Bảo Nguyễn thắng cử thị trưởng Garden Grove

Bảo Nguyễn thắng cử thị trưởng Garden Grove

Nguoi-viet.com
Đỗ Dzũng/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV)Lần đầu tiên, cộng đồng người Việt tại thành phố Garden Grove tạo nên lịch sử vào lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy, 15 Tháng Mười Một. Đó là, ông Bảo Nguyễn về nhất trong cuộc đua ba người tranh chức thị trưởng thành phố có 175,000 dân, qua một cuộc bầu cử và đếm phiếu kéo dài 11 ngày.

Ông Bảo Nguyễn (giữa), thị trưởng đắc cử, trả lời phỏng vấn của báo giới,
ngay trước tòa thị chính Garden Grove. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

“Cuộc bầu cử năm nay cho thấy cộng đồng Việt Nam chúng ta lại tạo nên lịch sử. Sau chiến thắng của Giám Sát Viên Janet Nguyễn vào Thượng Viện California, hôm nay, tôi hân hạnh được đồng hương và cử tri Garden Grove bầu vào chức vụ thị trưởng. Một lần nữa, cuộc bầu cử này chứng minh sức mạnh lá phiếu của cộng đồng chúng ta. Cộng đồng Việt Nam chúng ta tiếp tục tạo nên lịch sử ở Hoa Kỳ.”

Như vậy, sau 58 năm chính thức thành lập, Garden Grove có một thị trưởng gốc thiểu số, mà lại là người Việt Nam.

Ngoài ra, vào năm tới, lần đầu trong lịch sử Garden Grove, có ba người gốc Việt trong Hội Đồng Thành Phố.

Đó là ông Bảo Nguyễn, Luật Sư Chris Phan, và ông Phát Bùi.

Ông Chris Phan đắc cử nghị viên năm 2012 và ông Phát Bùi đắc cử hôm 4 Tháng Mười Một.

Trở lại cuộc bầu cử thị trưởng, ông Bảo chỉ hơn người về nhì đúng 15 phiếu!

Chị Marthe Robin – Đấng Sáng Lập Tu Hội Bác Ái (Foyers de Charite) được nâng lên hàng Tôi Tớ Chúa.

Chị Marthe Robin – Đấng Sáng Lập Tu Hội Bác Ái (Foyers de Charite) được nâng lên hàng Tôi Tớ Chúa.

Lm John Minh

11/10/2014

Chị Marthe Robin

Đức Ông Bernard Podvin, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Pháp đã tuyên bố với báo chí tin vui là Đức Thánh Cha Phanxicô, hôm mùng 7 tháng 11 vừa qua, đã chuẩn y sắc lệnh do Đức Hồng Y Angelo Amato đệ trình về việc nâng 8 người có những nhân đức anh hùng lên hàng Tôi Tớ Chúa; trong số đó có chị Marthe Robin – Đấng Sáng Lập Tu Hội Bác Ái.

Chị Marthe Robin sinh ngày 13 tháng 3 năm 1902 tại một nông trại ở Chateauneuf de Galaure miền đông nam nước Pháp. Cha mẹ chị không có gì đặc biệt về đời sống Công Giáo, nhưng bản thân chị là một thành viên của Dòng Phan Sinh tại thế. Khoảng năm 16 tuổi chị bị một căn bệnh hiểm nghèo và đến năm 25 tuổi thì phải nằm liệt giường cho đến khi qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1981.

Cuộc sống của một cô gái phải nằm liệt gường hơn nửa thế kỷ trong một nông trại có lẽ sẽ không có gì đáng nói nếu cô chỉ biết phó mặc cho số phận là mình đã trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, chị Marthe đã thánh hiến căn bệnh của mình để được hiệp thông trọn vẹn với Chúa Giêsu trên thánh giá, phó thác trọn vẹn cho thánh ý Chúa theo gương của Mẹ Maria. Vị linh mục thường xuyên mang Mình Thánh Chúa đến cho chị biết rằng mình đang được tiếp xúc với một nhà chiêm niệm tuyệt vời. Không phải chỉ mình Cha, mà dần dần nhiều người cũng nhận thấy những nhân đức anh hùng của chị. Họ đến tiếp thăm chị, ghi lại những suy niệm của chị, và đặc biệt là xin chị cầu nguyện cho họ.

Ngày 10 tháng 2 năm 1936 đánh đấu một cột mốc quan trọng khi Cha George Finet chấp nhận trở thành linh phụ đầu tiên cho Tu Hội Bác Ái do chị thành lập. Đặc sủng Tu Hội là tham gia vào công cuộc Phúc Âm hoá của Giáo Hội qua việc lập những trung tâm tĩnh tâm cho mọi thành phần của xã hội. Hiện nay Tu Hội đã có mặt ở khoảng 40 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam.

Tuy còn nhiều khó khăn, Tu Hội Bác Ái tại Việt Nam đã có được ba cơ sở ở Cao Thái, Bình Triệu (TGP-SG), và Phú Dòng (GP-LK). Tin vui về Đấng Sáng Lập được Giáo Hội chính công nhận ở bậc Đáng Kính là một sự khích lệ lớn lao cho mọi thành viên của Tu Hội. Ước mong những công việc truyền giáo âm thầm của Tu Hội tại quê hương Việt Nam cũng như trên toàn thế giới sẽ tiếp tục được yểm trợ bằng lời cầu nguyện tha thiết của chị Marthe Robin trước mặt Chúa.

Lm John Minh

“Nhân đức anh hùng” của cậu thiếu niên12 tuổi được ĐTC Phanxicô công nhận

“Nhân đức anh hùng” của cậu thiếu niên12 tuổi được ĐTC Phanxicô công nhận

Chuacuuthe.com

VRNs (11.11.2014) – Sự ra đi của cậu trai 12 tuổi vào năm 1970 cùng với 7 người đàn ông và phụ nữ khác đã bước gần hơn tới việc tuyên thánh vì ĐTC Phanxicô đã công nhận nhân đức anh hùng của cậu. Thông báo này đã được ĐHY Angelo Amato trường Thánh bộ Phong Thánh công bố hôm 7 tháng 11.

ĐTC đã ủy quyền để Thánh bộ Phong thánh tuyên bố 8 trường hợp được tôn phong lên Bậc đáng Kính, gồm có giáo dân, linh mục và các tu sĩ, trong số này cũng có trường hợp của cậu Silvio Dissegna.

Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1967 ở tỉnh Turin của Moncalieri, Italia – cậu Dissegna đã được chuẩn đoán bị ung thư xương hồi đầu năm 1978.

Theo thông tin trên website dành riêng về trường hợp của cậu (www.silviodissegna.org) cho biết, cậu đã trải qua thời gian đau bệnh trong việc cầu nguyện và đặc biệt là lòng sùng ái mãnh liệt đối với Kinh Mân côi. Cậu đã hiến dâng sự đau khổ cùng với lời cầu nguyện cho ĐGH, cho các nhà truyền giáo, những hối nhân trong số các ý nguyện của mình. Cậu đã chết vào ngày 24 tháng 9 năm 1979 ở Poirino của Ý.

Marthe Louise Robin, một giáo dân nữ người Pháp và là nhà sáng lập của tổ chức cứu trợ Foyers cũng đã được công nhận nhân đức anh hùng, bà Robin được cho là một nhà huyền bí và bị bêu xấu. Bà mất vào ngày 6 tháng 2, 1981.

Một người Pháp khác là bà Jeanne Mance là người sáng lập của bệnh viện  Hotel-Dieu (Hotel-Dieu hospital) ở Montréal, Canada. Bà mất ở Montréal  ngày 18 tháng 6, 1963.

ĐTC Phanxicô cũng đã thông qua những bước tiến mới trong trường hợp của cha John Sullivan, một linh mục dòng tên người Ailen. Cha mất ở Dublin 1933.

Một số Bậc đánh Kính mới khác có trong danh sách gồm có, Linh mục người Đức, cha Pelagius Sauter; tu sỹ Phanxicô người Chile, Francesco Massimiano Valdes Subercaseaux; Bề trên và là người sáng lập dòng Các chị em bảo trì gương mặt Thánh của Chúa Giê-su (Sisters of the Reparation of the Holy Face of Jesus), nữ tu Ildebrando Gregori người Ý; và linh mục người Ý Raimondo Calcagno của Nhà nguyện thánh Philip Neri.

Việc công nhận một người là “Đấng đáng kính” là một bước trong quá trình dẫn đến việc tuyên thánh. Để chuyển sang bước tiếp theo – là giai đoạn tuyên phong chân phước – phải có ít nhất một phép lạ được chuyển cầu từ người đó, nếu người đó không phải là một vị tử đạo. Và theo thông lệ, nếu một phép lạ thứ hai được xác nhận thì người đó sẽ được tuyên bố là một vị thánh, mặc dù yêu cầu này có thể được miễn bởi ĐTC.

Pv. VRNs

Janet Nguyễn, người phụ nữ VN đầu tiên được bầu vào Thượng viện California

Janet Nguyễn, người phụ nữ VN đầu tiên được bầu vào Thượng viện California

Hoài Vũ, phóng viên RFA
2014-11-09

11092014-janet-ngy-win-senat.mp3

Janet Nguyễn, người phụ nữ gốc Việt đầu tiên trở thành thượng nghị sĩ tiểu bang California.

Janet Nguyễn, người phụ nữ gốc Việt đầu tiên trở thành thượng nghị sĩ tiểu bang California.

Photo Ngọc Lan, RFA

Cộng đồng người Việt khắp nước Mỹ hân hoan vui mừng sau khi có tin Janet Nguyễn đắc cử vào thượng viện bang California. Ở tuổi 37, Janet Nguyễn là phụ nữ châu Á đầu tiên của đảng Cộng hoà được bầu vào thượng viện bang California và là phụ nữ gốc Việt đầu tiên là thượng nghị sĩ đắc cử ở một bang của nước Mỹ. Tạp chí phụ nữ tuần này xin giới thiệu chân dung người phụ nữ giỏi giang này.

Trước hôm 4/11, cái tên Janet Nguyễn đã nổi đình đám trong cộng đồng người Việt nói riêng, cộng đồng Mỹ ở bang California nói chung. Bà Janet Nguyễn, năm nay mới 37 tuổi, hiện là phụ nữ gốc Việt giữ vị trí cao nhất trong chính phủ Mỹ.

Janet Nguyễn tranh cử vào thượng viện bang California với chủ trương cổ vũ giáo dục cấp đai học cho thanh niên, bảo vệ duy trì thuế, đặc biệt là thuế đất. Bà cũng đứng về phía các doanh nghiệp ở California, để có thể tạo nhiều công ăn việc làm ở bang này.

Bà vừa được bầu vào thượng viện bang, đại diện cho quận 34, từ Long Beach tới Orange County. Phát biểu về cảm nghĩ sau khi đắc cử, Thượng nghị sĩ đắc cử Janet Nguyễn cho biết:

Janet Nguyễn: Mình rất là mừng, cái mừng đó không phải mừng cho riêng Janet Nguyễn mà mình mừng cho cộng đồng chúng ta, cộng đồng Việt Nam, cộng đồng Mỹ gốc Việt đã trong 40 năm qua Mỹ, bỏ nước mẹ của chúng ta, bỏ quê hương, bây giờ mình có được một đứa con gái, một đứa cháu của cộng đồng thành thượng nghị sĩ của tiểu bang lớn nhất ở trong nước Hoa Kì. Số phiếu mình mà số đầu tiên nó rất là mạnh, rất là nhiều. Cái đó nói sức mạnh của cộng đồng và tiếng nói của mình đã đoàn kết  bởi vì không có cách nào Janet thắng được con số rất mạnh mẽ như vậy được mà không có cộng đồng đoàn kết với nhau.

” Mình rất là mừng, cái mừng đó không phải mừng cho riêng Janet mà mình mừng cho cộng đồng chúng ta, cộng đồng VN, cộng đồng Mỹ gốc Việt đã trong 40 năm qua Mỹ, bỏ nước mẹ của chúng ta, bỏ quê hương, bây giờ mình có được một đứa con gái, một đứa cháu của cộng đồng thành thượng nghị sĩ của tiểu bang lớn nhất ở Hoa Kì

Janet Nguyễn”

Giấc mơ Mỹ

Trong video phát động tranh cử, Janet Nguyễn cho biết quá khứ của gia đình bà đã định hướng cho những suy nghĩ của bà. Bà nói rằng gia đình bà đã đạt được cái gọi là “Giấc mơ Mỹ” song cũng phải trải qua đủ đắng cay ngọt bùi.

Câu chuyện của gia đình Janet Nguyễn cũng giống nhiều người Việt Nam từng làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà trước đây. Janet Nguyễn sinh năm 1976 tại Sài Gòn. Cha của bà từng là một người lính trong dhính quyền Sài Gòn cũ. Sau năm 1975, cả gia đình đã phải trốn về quê sống cùng bà ngoại của Janet Nguyễn để tránh không phải vào trải cải tạo của chế độ mới.

Gia đình của nữ thượng nghị sĩ đắc cử đã trốn đi nước ngoài nhiều lần, tuy nhiên cũng nhiều lần thất bại. Sau mỗi lần thất bại như thế, cha mẹ của Janet Nguyễn bị tống giam còn anh chị em của bà thì ở cùng bà ngoại. Cuối cùng, khi bà 3-4 tuổi, gia đình bỏ đi sang Thái Lan. Lúc này, Thái Lan không thể tiếp nhận thêm người tị nạn do quá nhiều người bỏ sang quốc gia này. Họ không có nhiều sự lựa chọn nào nữa. Janet Nguyễn kể lại về chuyến vượt biên cùng mẹ:

Janet Nguyen: Lúc đó, chúng tôi chỉ có ba sự lựa chọn. Trở về Việt Nam mà không còn đồ ăn và nước uống thì cũng chết thôi. Nếu trở về được thì dễ bị giết. Sự lựa chọn thứ ba là đánh đắm cái thuyền rồi bơi vào bờ.

Khi đến Thái Lan, cả gia đình được đoàn tụ và sau đó họ được một nhà thờ giúp đỡ làm giấy tờ sang Mỹ vào năm 1981, khi đó Janet Nguyễn mới 5 tuổi. Janet Nguyễn nhớ lại:

Janet Nguyễn: Khi qua Mỹ, gia đình mình rất nghèo mà lại không biết tiếng Anh. Mình cũng sống nhờ trợ cấp và tem phiếu.

Nữ thượng nghĩ sĩ cho biết bà đi học trường công và nhận đồ từ thiện, chẳng hạn như quần áo thì nhận từ Salvation Army. Có lúc, bà phải mặc đồ con trai đi học do họ không có đủ đồ dành cho các cô bé gái. Đến Giáng sinh, gia đình họ không có tiền để mua quà mà phải nhờ tới lòng thương của nhà thờ.

” Mình muốn đóng góp vào trong tiến trình này, rằng những cái luật gì mà ảnh hưởng tới một người như Janet, một người phụ nữ, một người Mỹ gốc Việt, một người mẹ, một người trả thuế, một người có doanh nghiệp nhỏ, một người đi làm, mình muốn nêu lên những mối quan tâm của những người đó tới những người dân cử

Janet Nguyễn “

Cha mẹ của Janet Nguyễn hết lòng vì con cái. Trong khi đi học tiếng Anh ở một trường học, ông còn tranh thủ làm bồi bàn cho một nhà hàng. Cả hai cha mẹ của Janet Nguyễn đều đi làm để con cái có thể đến trường học đại học và trở thành bác sĩ, luật sư. Janet Nguyễn đáng lẽ sẽ trở thành một bác sĩ như mong ước của cha mẹ bà. Trong năm thứ hai đại học ở trường California tại Irvine, bà học một lớp về chính trị và từ đó say mê con đường này. Lớp học của Janet Nguyễn khi đó do một giáo sư khách mời đứng lớp. Đó chính là chủ tịch ban giám sát Bill Steiner. Bà Janet Nguyễn khi đó vừa đi học vừa đi làm ba công việc ngoài giờ đã xin thực tập ở chỗ của vị giáo sư kia. Sau khi đợt thực tập kết thúc, bà cảm thấy muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong quá trình xây dựng luật ảnh hưởng tới phần đông dân số.

Janet Nguyễn kể lại:

Janet Nguyen: Mình thấy đi làm bác sĩ giúp người cũng tốt thôi, nhưng trong xã hội thì mọi thứ đều do chính phủ lãnh đạo. Vì thế, mình muốn đóng góp vào trong tiến trình này, rằng những cái luật gì mà ảnh hưởng tới một người như Janet, một người phụ nữ, một người Mỹ gốc Việt, một người mẹ, một người trả thuế, một người có doanh nghiệp nhỏ, một người đi làm, mình muốn nêu lên những mối quan tâm của những người đó tới những người dân cử đưa ra luật ảnh hưởng tới đời sống của mình.

Kể từ đó, Janet ngày càng đi sâu vào con đường chính trị. Bà trở thành người phụ nữ gốc Á đầu tiên của đảng Cộng hoà trong Thượng viện bang California. Bà hiện vẫn giữ chức giám sát viên của quận Cam, bang California.

” Một cái mình muốn cho các em gái biết là mình chỉ cần làm việc chăm chỉ thôi, đừng tạm ngừng sự nghiệp vì mình muốn có một gia đình. Chúng ta có thể có cả hai. Có thể khó khăn hơn nhưng mình làm được

Janet Nguyễn”

Chiến thắng của Janet Nguyễn trong cuộc bầu cử vừa qua có thể coi là một chiến thắng lịch sử cho phụ nữ di dân. Nó cũng cho thấy sự trưởng thành của cộng đồng gốc Việt trong xã hội Mỹ sau gần 40 năm có mặt trên mảnh đất của những cơ hội đổi đời này.

Người vợ, người mẹ

Người ta biết đến Janet Nguyễn với vai trò một chính trị gia thành công. Ngoài ra, bà còn là một người vợ và là mẹ của hai cậu con trai, Tommy, năm nay 3 tuổi, và Timothy mới 21 tháng tuổi. Đối với người phụ nữ này, gia đình chính là một chỗ dựa vững chắc cho bà. Bà cho biết làm chính trị cũng chính là vì thế hệ tương lai.

Janet Nguyen: Cái chính trị mình làm là vì tương lai con cái, không phải là chỉ vì con cái của Janet mà là con cái của cả cộng đồng mình, con cái của hạt 34.

Chồng của Janet Nguyễn, tên là Tom Bonikowski, luôn ủng hộ bà trong con đường sự nghiệp làm chính trị. Ông chính là người đầu tiên bà hỏi ý kiến khi muốn ra tranh cử thượng nghị sĩ bang California. Trong những tháng ngày vận động tranh cử cam go, Tom luôn đảm bảo hai cậu con vẫn duy trì cuộc sống thường nhật. Bà Janet Nguyễn cho biết:

Janet Nguyen: Chồng mình rất ủng hộ mình. Hai đứa con còn thỉnh thoảng tham gia các cuộc họp với mình. Tommy, ba tuổi, còn đi gõ cửa từng nhà để xin phiếu (cho mẹ).

Dù công việc vận động tranh cử bận rộn, nữ thượng sĩ đắc cử cho biết bà luôn về nhà ăn bữa tối một tuần ba lần. Gia đình bà cũng đi theo các cuộc họp để gắn kết nhau hơn.

Bà khẳng định rằng một phụ nữ có thể có tất cả, cả gia đình hạnh phúc lẫn sự nghiệp chính trị thành công. Bà khuyên các cô gái như sau:

Janet Nguyễn: Một cái mình muốn cho các em gái biết là mình chỉ cần làm việc chăm chỉ thôi, đừng tạm ngừng sự nghiệp vì mình muốn có một gia đình. Chúng ta có thể có cả hai. Có thể khó khăn hơn nhưng mình làm được.

Nữ chính trị gia Janet cho rằng chìa khóa của sự thành công là tìm được một sự nghiệp mà bản thân thực sự say mê. Bà nói niềm đam mê của bà là phục vụ cộng đồng. Bà nói rằng bà muốn có mặt tại nơi mà các quyết định được đưa ra ảnh hưởng tới những người như bà. Đó chính là chìa khoá thành công của nữ chính trị gia gốc Việt, người phụ nữ gốc Việt đầu tiên được bầu vào trong thượng viện của bang California.

Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Hải Ninh xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Mọi đề nghị hay thắc mắc liên quan tới nội dung của trang tạp chí phụ nữ, xin mời quý thính giả gửi tới hộp thư của ban Việt Ngữ tại [email protected] hoặc trang Facebook của đài Á châu Tự do tại www.facebook.com/rfavietnamese.

Hải Ninh xin chúc quý vị một tuần mới vui vẻ.

Quận Cam: Họp Báo Công Bố Giải Nhân Quyền VN 2014

Quận Cam: Họp Báo Công Bố Giải Nhân Quyền VN 2014; Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Nguyễn Bắc Truyển, và hai nhạc sĩ Võ Minh Trí (tức Việt Khang) và Trần Vũ Anh Bình

Vietbao.com

Share on facebook

blank

Garden Grove (Bình Sa)- – Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014, tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2014.

Tham dự buổi họp báo có hầu hết các cơ quan truyền, về phía quan khách có: cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, ông Nguyễn Việt Hùng, Nhà Văn Trần Phong Vũ, Nhà Văn Nguyễn Quang, ông Phan Thanh Thắng Bí Thư Đảng Vụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Nguyễn Kim Bình, Phó Chủ Tịch Nội Vụ Cộng Đồng Việt Nam Nam California, ông Nguyễn Khanh, Giám Đốc Chương Trình Phát Thanh Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Nhạc Sĩ Xuân Điềm và Thanh Liễu, cô Julie Hạnh Nguyễn, Hội Trưởng Đồng Hương Quảng Ngãi… về phía Mạng Lưới Nhân Quyền có: Tiến Sị Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam; Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, Phụ Tá Trưởng Ban; và một số các thành viên MLNQVN gồm có Luật Gia Trần Thanh Hiệp đến từ Paris, và các Ông: Đỗ Anh Tài, Đoàn Thế Cường, Kỹ Sư Đỗ Như Điện, Nhà Văn Nguyễn Ninh Thuận… Đặc biệt có sự hiện diện của nhà báo Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải.

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm, tiếp theo Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng mời một số qúy vị lên bàn chủ tọa, sau đó Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng lên cho biết nhân buổi họp báo hôm nay Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam chính tận tay trao giải nhân quyền năm 2008 cho nhà báo Điếu Cầy, vì trước đây định gởi về Việt Nam nhưng gia đình nhờ Mạng Lưới Nhân Quyền giữ lại, vì vậy, nhân dịp nầy trao tận tay đến anh trong đó có số hiện kim là $3,000. Tiếp theo Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng cho biết giải nhân quyền năm nay 2014 sẽ được tổ chức trao giải tại Thành Phố San Jose, Bắc California vào ngày 7 tháng 12 năm 2014.


Sau đó là phần trình bày về thành tích những tổ chức và cá nhân được trao giải nhân quyền năm 2014 trong đó có: Dòng Chúa Cứu Thế……

Nhà hoạt động nhhân quyền Nguyễn Bắc Truyền, và hai Nhạc Sĩ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (Việt Khang).

Sau phần trình bày thành tích để được trao giải nhân quyền là những câu hỏi dành cho giới truyền thông.

Cho biết: danh sách khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2014 gồm: Dòng Chúa Cứu Thjế Việt Nam, Nhà hoạt động Nhân Quyền Nguyễn Bắc Truyền và hai Nhạc Sĩ Võ Minh Trí (tức Việt Khang) và Trần Vũ Anh Bình. Những khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay được bầu chọn từ 22 đơn đề cử từ Việt Nam và Hải Ngoại.

Bản tin Mạng Lưới Nhân Quyền VN viết như sau:

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển, và hai nhạc sĩ Võ Minh Trí (tức Việt Khang) và Trần Vũ Anh Bình được bầu chọn từ 22 hồ sơ đề cử.

Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN) do MLNQVN thành lập vào năm 2002 và được tổ chức hàng năm nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, GNQVN còn nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam.

Từ ngày thành lập đến nay, MLNQVN đã tuyên dương và trao tặng GNQVN cho những nhà đấu tranh hàng đầu cho nhân quyền tại Việt Nam. Lễ trao GNQVN năm nay sẽ được long trọng tổ chức vào ngày 7 tháng 12 năm 2014, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 66 tại thành phố San Jose, TB California với sự hợp tác của nhiều đoàn thể người Việt địa phương.

* * *

blank

Sau đây là tóm tắt thành tích đấu tranh cho nhân quyền của các khôi nguyên GNQVN năm 2014:

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Là một dòng tu Công giáo, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam (DCCTVN) là một tổ chức khá đông đảo với gần 600 tu sĩ và tu sinh. DCCTVN có 22 cơ sở truyền giáo trên toàn quốc, hoạt động trên khắp đất nước Việt Nam, từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến miền núi, tới các vùng sâu xa ít được biết tới. Với truyền thống dấn thân đem lý tưởng tôn giáo vào mọi sinh hoạt trần thế, đặc biệt chú trọng tới những thành phần xã hội bị bỏ rơi, quyền con người bị xâm phạm tước đoạt bất công, DCCTVN trong nhiều năm qua đã có rất nhiều hoạt đông đa dạng nhằm tranh đấu cho “Công Lý và Hòa Bình”, cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Ngoài lãnh vực tự do tôn giáo, bảo vệ sự sống, chống nạn buôn người, bảo vệ dân oan, giúp đỡ đồng bào sắc tộc nghèo và các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, DCCTVN còn tiên phong trong công tác huấn luyện truyền thông ngoài luồng và tổ chức các buổi hội thảo học hỏi về nhân quyền và dân chủ. Cơ quan Truyền thông Chúa Cứu Thế VN (VRNs) có nội dung rất phong phú đa dạng, gồm nhiều chuyên mục về nhân quyền.

Nhưng nổi bật hơn hết, DCCTVN là một tổ chức xã hội dân sự quan trọng có khả năng nối kết các nỗ lực bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người và các nhân quyền căn bản. Ở đây những người hoạt động cho nhân quyền thuộc nhiều thành phần xã hội có cơ hội ngồi lại với nhau, chia sẻ cho nhau những ưu tư về tình hình đất nước và ấp ủ với nhau những ước mơ cho một Việt Nam có tự do và nhân quyền được tôn trọng.

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển

Với kiến thức bậc đại học về kinh tế và pháp luật, tuy bước vào đời hoạt động qua ngả thương trường trên cương vị giám đốc xí nghiệp, nhưng ông Nguyễn Bắc Truyển đã đặc biệt quan tâm đến các vấn đề dân sinh xã hội. Ông tận tình hướng dẫn giúp dân oan khiếu kiện và, mặt khác, không ngần ngại công khai thách thức bạo quyền, đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi Tự do – Dân chủ – Nhân quyền tại Việt Nam. Ông viết báo giấy, báo điện tử lên tiếng tố cáo sự thối nát của chế độ đương quyền và giãi bày nổi thống khổ của người dân. Năm 2006, Ông bị kết án 3 năm 6 tháng tù cộng thêm 2 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Ra tù và bị quản chế nhưng ông vẫn theo đuổi cuộc đấu tranh cho Tự Do, tham gia Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, tiếp tục làm tư vấn pháp lý cho các gia đình có thân nhân bị bắt vì tham gia các hoạt động đấu tranh tại Việt Nam cùng vận động tài chính giúp đỡ những cựu tù nhân chính trị và gia đình tù nhân chính trị. Ông thường xuyên bị công an theo dõi và nhều lần bị hành hung. Khi được phỏng vấn về cảm nghĩ của ông về những hành vi đàn áp bạo ngược này, ông đã thẳng thắn trả lời rằng ông không có gì để tự vệ cả, nên ông đành chiu nhưng không vì thế mà ông ngưng tranh đấu.

blank
Hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (Việt Khang)

Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, bút hiệu Hoàng Nhật Thông, và Nhạc sĩ Võ Minh Trí, bút hiệu Việt Khang là những biểu tượng cho sự trưởng thành và dấn thân của thế hệ thanh niên mới. Hai người được nối kết với nhau bằng lòng yêu mến tổ quốc, bất bình trước những hành động đàn áp, vi phạm nhân quyền và âm mưu bán nước của nhà cầm quyền cộng sản VN. Hai người đã cùng chia sẻ nhiều hoạt động chung, đặc biệt dùng sáng tác ca nhạc để đánh động lòng người, nhất là giới trẻ, cùng tham gia các hoạt động yêu nước, đòi dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ cho đất nước.

Những sáng tác của họ, đặc biệt là hai bản nhạc “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang đã trở thành động lực giúp tuổi trẻ tại Việt Nam vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm đứng lên đấu tranh, đòi hỏi công bằng, dân chủ, nhân quyền, và toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ QuốcViệt Nam. Chính vì những sáng tác âm nhạc nầy mà Trần Vũ Anh Bình bị kêu án án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế, và Võ Minh Trí bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế trong phiên tòa ngày 30 Tháng Mười 2012.

Ngoài lãnh vực sáng tác âm nhạc, Trần Vũ Anh Bình đã cùng một số thanh niên sinh viên thành lập nhóm “Tuổi Trẻ Yêu Nước” vào tháng Tư năm 2011, và trang mạng “Tuổi Trẻ Yêu Nước”, là nơi các bạn trẻ tại Việt Nam dùng để trao đổi phổ biến những ý thức về dân chủ, nhân quyền, dân quyền, và các vấn nạn xã hội khác, và nhất là nạn ngoại xâm từ phương Bắc.

Hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình là biểu tượng của quyền tự do sáng tác và quyền tự do diễn đạt. Ảnh hưởng của các nhạc sĩ nầy đã có tác động sâu rộng nơi quần chúng, làm khơi dậy lòng yêu nước và ý thức về những quyền tự do căn bản khác. Việc chính quyền cộng sản huy động hàng trăm công an cảnh sát ngăn cản dân chúng tham dự phiên tòa xử Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã chứng tỏ sự lo sợ của bạo quyền trước sức mạnh của âm nhạc kết hợp với lòng yêu nước và quyết tâm cho tự do-nhân quyền.

Medicare 2015 Có Gì Mới? Chi Trả Những Gì?

Medicare 2015 Có Gì Mới? Chi Trả Những Gì?
Bảo Hiểm Thuốc Part D – So Sánh Các Loại Medicare – Extra Help

* HÀ NGỌC CƯ

Medicare 2015

Năm nay, vào đầu tháng 10, tất cả những người có Medicare đều nhận được cuốn “Medicare and You – 2015 do trung tâm CMMS (Center for Medicare & Medicaid Services) ấn hành, sớm hơn mọi năm vì thời hạn ghi danh được đôn lên sớm hơn, bắt đầu từ ngày 15 tháng 10 cho đến 07 tháng 12, 2014. Đây là tài liệu chính thức của chính phủ Mỹ. Tài liệu 154 trang này  gồm nhiều chi tiết phức tạp. Chúng tôi sẽ cố gắng thu gọn và chỉ trích dịch những đọan có liên quan đến đại đa số người Việt để độc gỉa dễ theo dõi. Nhưng xin độc gỉa giữ tài liệu này để tham khảo mỗi khi cần đến một dịch vụ y tế. Chúng tôi cũng sẽ không chuyển ngữ các danh từ chuyên môn về y khoa hoặc các từ Anh ngữ quá thông dụng như “plan”, “premium”  “deductible”, “co-payment”, “coinsurance”….vì để nguyên Anh ngữ lại dễ hiểu hơn. Chúng tôi cũng không theo thứ tự của tài liệu mà sắp xếp sao cho độc giả dễ theo dõi. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng các thông tin cho mỗi nhu cầu ta nên dùng một mẩu giấy nhỏ đánh dấu từng danh mục của cuốn “Medicare and You- 2015” .
Medicare 2015 có một số thay đổi về quyền lợi,  kể cả một số dịch vụ miễn phí, đáng kể nhất là dịch vụ “Yearly Wellness” trong khuôn khổ “preventive services” (y tế phòng ngừa), cho phép ta khám bệnh , chủng ngừa, thử nghiệm, tham vấn….miễn phí . Để tiện dụng xin copy trang “Preventive Services Checklist” (trang 61 ) và mang theo khi đi chích ngừa hoặc khám bệnh để được bác sĩ theo dõi giùm, giúp ta “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.  Những dịch vụ có hình trái táo bên cạnh là miễn phí.
Thời hạn ghi danh, thay đổi “plan” cho năm 2015 cũng được dời lên sớm hơn như sau:
Muốn thay đổi Medicare y tế hay Medicare Prescription Drug thì phải quyết định trong khỏang  thời gian từ 15 tháng 10 năm 2014 và  7 tháng 12 năm 2014, để được Medicare bắt đầu chi trả từ ngày 1 tháng Giêng năm 2015. Muốn thay đổi “plan” cũng phải quyết định trong thời gian này.
Nếu bạn đã lĩnh tiền hưu tức trợ cấp Social Security Benefit thì bạn tự động nhận được thẻ Medicare có hiệu lực kể từ ngày đầu tiên của tháng sinh năm bạn đủ 65 tuổi.  Nếu còn bảo hiểm của nơi làm việc thì không cầm xin Part B (vì phải đóng premium). Khi hết bảo hiểm của nơi làm việc hãy xin Part B. Nếu chưa lĩnh tiền hưu thì bạn nên nộp đơn tại sở Social Security Administration (SSA),  3 tháng trước khi đủ 65 tuổi. Số điện thọai liên lạc với SSA là 1-800-772-1213. Muốn có các thông tin khái quát về Medicare thì ta có thể vào website: www. medicare.gov.

1.MEDICARE LÀ GÌ?

Medicare là bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho:
*công dân Hoa Kỳ  hoặc thường trú nhân (đã làm việc và đóng thuế từ 40 quarters trở lên)  từ 65 tuổi trở lên
*người ít tuổi hơn nếu bị khuyết tật
*người mang bệnh thận phải lọc máu thường trực hoặc đã thay thận (End-Stage Renal Disease)

2.KHI NÀO GHI DANH

Thời hạn dành cho nhũng người ghi danh Medicare Part B lần đầu tiên là 7 tháng kể cả tháng bạn tới 65 tuổi  và chấm dứt 3 tháng sau khi bạn 65 tuổi.
Bạn phải ghi danh 3 tháng trước khi tới 65 tuổi để khỏi thiệt thòi.
Nếu bạn KHÔNG sinh vào ngày mồng Một của tháng sinh của mình thì Medicare của bạn sẽ có hiệu lực kế từ ngày mồng một của tháng sinh của bạn. Thí dụ ngày  sinh nhật thứ 65 của bạn là 20/7/2012 và bạn ghi danh vào tháng Tư, hoặc tháng Năm hay tháng Sáu thì Medicare của bạn có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Nhưng nếu bạn sinh vào ngày mồng Một của tháng sinh thì Medicare có hiệu lực từ ngày mồng một của tháng trước tháng sinh của bạn. Trong thí dụ trên thay vì sinh vào ngày 20 mà bạn sinh vào ngày 1 tháng 7 thì Medicare của bạn có hiệu lực từ ngày 1/6/2014
Nếu bạn ghi danh vào tháng bạn 65 tuổi hay 3 tháng sau khi bạn 65 tuổi thì Part B của bạn sẽ bị chậm trễ như dưới đây nếu bạn 65 tuổi vào tháng 7 mà bạn
Ghi danh vào tháng 7 thì Part B có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8
Tháng 8……………………………………..   ngày 1 tháng 10
Tháng 9…………………………………….   Ngày  1 tháng 12
Tháng 10…………………………………..  ngày 1 tháng Giêng
Nếu bạn không ghi danh Part A và Part B (mà bạn phải trả premium tức lệ phí hàng tháng cho part B) khi bạn đủ điều kiện thì bạn có thể ghi danh trong thời gian từ ngày 1 tháng Giêng tới ngày 31 tháng 3 mỗi năm và Medicare của bạn sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7,  nhưng bạn có thể phải trả một premium cao hơn –  có khi tới 10%. Nhưng nếu:
– Bạn hay người phối ngẫu còn làm việc và được bảo hiểm bởi nơi làm việc thì có thể ghi danh bất kỳ lúc nào
– Hoặc  ghi danh trong vòng 8 tháng sau khi mất việc hoặc bảo hiểm chấm dứt, tính theo lúc sự việc nào tới trước
Xin lưu ý: Nếu nếu bạn được hưởng Part A miễn phí mà bạn không xin khi mình hội đủ điều kiện lần đầu thì sau này premium của bạn sẽ tăng 10%. Hơn nữa nếu bạn trễ 1 năm thì premium tăng trong 2 năm
Và cứ thế nhân lên.
Medicare gồm 3 phần. Dưới đây là những nét chính về Medicare. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết ở phần sau.

Part A (Hospital)
–           Bảo hiểm cho bệnh nhân khi điều trị ở bệnh viện
–           Viện Dưỡng Lão có y tá (Skilled nursing facility),
–           Dịch vụ săn sóc tại gia (home health care gồm các dịch vụ cần y tá hay vật lý trị liệu (physical therapy), bán thời gian (part-time hoặc không liên tục). Xin dừng lầm lẫn Home Health Care với Custodial Care (còn gọi là Long-term Care) là dịch vụ săn sóc tại gia không thuộc phạm vi y tế (non-medical care). Medicare, Medigap và Medicare Part C  không trả dịch vụ này. Muốn có Long-term care thì phải mua từ các hãng bảo hiểm tư.
–           Hospice
Xin xem thêm chi tiết ở  trang 63

Part B (Medical)
Part B chi trả chi phí cho các nhu cầu y tế như khám bệnh và thử nghiệm (test), săn sóc người bệnh ngọai chẩn (outpatient), săn sóc cho người bệnh tại gia (home health care), dụng cụ y khoa dài hạn và một số dịch vụ y tế khác. Part B cũng chi trả y tế phòng ngừa. Xem các chi tiết ở các trang 35-54. Dịch vụ nào thuộc lọai y tế phòng ngừa thì có in hình trái táo ở bên cạnh (nghĩa là được Part B trả hết).
Xin ghi nhớ kể từ ngày 1-1-2013 bạn không phải trả Một Xu cho các dịch vụ y tế phòng ngừa khi bạn đi bác sĩ (nhận Medicare) ngòai tiền co-payment trả cho tiền khám bệnh (chứ không phải phí tổn về y tế phòng ngừa).
Part D (Prescription Drug)
Là bảo hiểm thuốc theo toa bác sĩ được điều hành bởi các hãng bảo hiểm tư nhân  được Medicare chấp thuận. Part D trả giúp ta một phần tiền thuốc theo toa và có khả năng giúp ta chống lại tiền thuốc leo thang trong tương lai.
3. So Sánh Giữa Original Medicare và  Medicare Advantage
– Original Original do chính phủ Liên Bang quản trị và điều hành
– Medicare Advantage (còn gọi là Medcare Part C) do hãng bảo hiểm tư (được chính phủ chấp thuận ) điều hành.
Sau khi đã có Medicare Part A và Part B, mà ta không chọn hãng bảo hiểm tư nhân nào thì đương nhiên  ta đã ở trong Original Medicare  nhưng vì  Original Medicare không có Part D nên để có Medicare Part D thì ta phải chọn một hãng bảo hiểm tư.
Vì Medicare chỉ trả tối đa 80% y phí. Nếu  không muốn trả 20% còn lại thì bạn phải mua thêm một bảo hiểm phụ (Medicare Supplement Insurance còn gọi là Medigap) từ một hãng bảo hiểm tư nhân (dĩ nhiên tốn thêm tiền lệ phí hàng tháng) để hãng bảo hiểm này trả 20% còn lại cho mình.
Nếu bạn chọn Medicare Advantage (như HMO hay PPO) nghĩa là bạn sử dụng Medicare qua một hãng bảo hiểm tư nhân thì hãng bảo hiểm đó sẽ cung cấp Part A, Part B và nhiều hãng còn bao thầu luôn Part D.  Nếu hãng này không cung cấp Part D thi bạn phải chọn một hãng bảo hiểm khác lo Part D cho mình.
Original Medicare
Nếu chọn Original Medicare thi hơn thiệt  như thế nào?
–           Part A hòan tòan miễn phí nghĩa là không phải đóng premium (trừ một vài trường hơp)
–           Tiền premium hàng tháng cho Part B của năm 2015: chưa có thông tin chính thức (Premium của Part B năm 2014 là $104.90).
–           Home Health care: bạn không phải trả đồng nào cho home health care service. Nhưng phải trả 20% cho các dụng cụ y khoa sử dụng lâu dài.
–           Hospice Care: Bạn không phải trả dịch vụ hospice care. Nhưng phả trả copayment $5 cho mỗi toa thuốc giảm đau. Medicare KHÔNG TRẢ TIỀN ĂN Ở nếu sử dụng hospice care tại nhà hoặc nơi khác ngòai trung tâm hospice (như Viện Dưỡng Lão chẳng hạn)
–           Bệnh Viện Phí:
•           Bạn phải trả  deductible nhưng không phải trả copayment cho 60 ngày đầu tại bệnh viện  nhưng sau đó không phải trả Copayment (từ ngày 61 đến ngày 90)
•           Bạn trả $275 mỗi ngày cho  thời kỳ thứ hai kể từ ngày thứ 61 đến ngày thứ 90  ở bênh viện (gía biểu của năm 2012)
•           Bạn trả $550 cho mỗi ngày của thời kỳ thứ 3 tức  “lifetime reserve day” nếu ở bệnh viện trên 90 ngày. Lifetime reserve day chỉ có 60 ngày (gía biểu của năm 2012)
•           Sau thời kỳ 60 ngày của “lifetime reserve day” bạn phải trả 100%
–           Skilled Nursing Facilitiy: Bạn không phải trả đồng nào cho 20 ngày của thời kỳ “benefit period”
Bạn phải trả $137.50 cho mỗi ngày kể từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 100 (gía biểu của năm 2012) . Sau ngày thứ 100 bạn phải trả 100%.
Part B :
Năm 2011 bạn phải trả $155 deductible trước (của mỗi năm, deductible của năm 2014 chưa công bố) sau đó Medicare mới chi trả cho các dịch vụ được Part B bao cấp
Clinical Laboratory Services (Thử nghiệm tại phòng Lab ở bệnh viện): Không phải trả đồng nào nếu các thử nghiệm đó được Medicare chấp thuận
Home Health Services (Săn sóc cho bệnh nhân tại nhà): Không phải trả đồng nào. Nhưng phải trả 20% cho các dụng cụ y khoa dùng lâu dài.
Medical and other Services (khám bác sĩ và các dịch vụ y tế khác). Phải trả 20% tiền bác sĩ, (kể cả tiền bác sĩ tại bệnh vịên, ngọai chẩn (outpatient), vật lý trị liệu (số lần khám bị giới hạn) và dụng cụ y khoa dùng lâu dài
Outpatient Hospital Services (Dịch vụ ngọai chẩn): Phải trả coinsurance (cho tiền bác sĩ) hoặc copayment cho các dịch vụ ở ngòai bệnh viện.

NHỮNG THUẬN LỢI CỦA ORIGINAL MEDICARE :

Không cần phải chọn một bác sĩ chính (primary doctor) do đó ta có tòan quyền muốn đi bác sĩ nào cũng được kể cả các bác sĩ chuyên khoa miễn là các bác sĩ này nhận Medicare. Sau khi đã trả xong deductible thì Medicare trả 80% cho mình, mình chỉ trả 20% còn lại (tức coinsurance hay copayment). Không có giới hạn hàng năm cho số tiền túi mình phải bỏ ra nghĩa là mình không phải lo việc Medicare sẽ ngưng trả (vì Medicare đã phải trả nhiều quá). Cũng không phải điền các “Medicare Claim” vì luật pháp ấn định các nơi cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ, bệnh viện…phải lo phần việc đó.
–           Lưu ý: Nếu bạn đi một bác sĩ không qua hệ thống  Medicare (nghĩa là họ không nhận bảo hiểm Medicare ) thì Medicare sẽ không trả bất cứ chi phí nào. Trong trường hợp này họ sẽ yêu cầu bạn ký một Private Contract (Hợp Đồng Tư), nếu bạn ký hợp đồng này là coi như tình nguyện tự trả chi phí.
Medigap (Medicare Supplement Insurance)

Vì Original Medicare chỉ trả 80% cho các dịch vụ y tế. Nhiều hãng bảo hiểm tư nhân sẽ giúp ta trả phần sai biệt (gap) 20% mà Original Medicare không trả. Medigap của nhiều hãng còn trả những cái mà Original Medicare không chi trả như copayment, coinsurance và deductible; có nhiều plan của Medigap còn trả cả y phí khi ra nước ngòai. Dĩ nhiên để được trả các khỏan này thì  bạn trả premium cao hơn.
Xin nhớ Original Medicare là bảo hiểm chính (primary ) nên sau khi Original Medicare trả xong phần của nó thì Medigap mới nhẩy vào trả phần của họ.  Tất cả các hãng bảo hiểm bán Medigap cho khách hàng đều phải tuân thủ luật lệ của Liên bang và tiểu bang và phải nói rõ với khách hàng đó là “Medicare Supplement Insurance”(để tránh lẫn lộn với các lọai bảo hiểm khác) và chỉ được bán “plan” (chương trình)  tiêu chuẩn (standardized policy) . Luật lệ cũng ấn định các quyền lợi căn bản mà mọi hãng bảo hiểm phải cung cấp cho khách hàng. Nhiều hãng bảo hiểm còn cung cấp thêm một số quyền lợi khác để khách hàng lựa chọn theo nhu cầu của họ. Riêng các tiểu bang Massachusetts, Minnesota và Wisconsin các hợp đồng Medigap đươc tiêu chuẩn khác với các tiểu bang khác.
Kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2010, các plan của Medigap sẽ được thay đổi như sau:
–           Thêm hai “plan” mới: Plan M và N
–           Bỏ các “plan” E, H , I và J nhưng nếu đã mua các “plan” này trước ngày 1 tháng 6 năm 2010  thì vẫn có thể giữ các “plan” này.
–           Trước khi chọn plan (A, B, C….) của Medigap xin đọc kỹ các quyền lợi (benefits) của mỗi plan như “coinsurance, phi tổn tại bệnh viện, hospice care, deductible….) , trang 93
Các hãng bảo hiểm tính tiền premium khác nhau và premium cho mỗi plan cũng khác nhau, mặc dầu các quyền lợi cung cấp cho khách hàng hòan tòan giống nhau. Do đó khi chọn một hãng bảo hiểm ta phải so sánh:
–           Tiền premium
–           Các “plan” của mỗi hãng bảo hiểm. Thí dụ plan A của hãng này với plan A của hãng khác.
–           Lựa plan nào thích hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Vì mỗi plan cung cấp lợi ích khác nhau và dĩ nhiên càng nhiều lợi ích thì tiền premium càng cao. Bạn hãy chọn plan nào đáp ứng vừa đủ các nhu cầu của mình mà không phải trả premium nhiều.
Để được mua Medigap bạn phải có cả Part A và Part B của Medicare. Hai vợ chồng không thể dùng chung một Medigap mà mỗi người phải mua riêng. Tiền premium có thể tăng theo số tuổi. Thời gian tốt nhất để ghi danh Medigap là giai đọan 6 tháng kể từ ngày mồng một của tháng sinh của mình khi đủ 65 tuổi tức lúc mình ghi danh Part B. Nếu ghi danh trễ hơn thì có thể phải trả premium cao hơn. Thí dụ: Nếu bạn 65 tuổi vào tháng 6 và ghi danh Part B vào tháng 6 thì thời gian tốt nhất để mua Medigap là khỏang thời gian từ tháng 6 tới tháng 11. Nếu bạn ở chương trình Medicare Advantage thì không cần và không được mua Medigap. Mặt khác , các hãng bảo hiểm không được phép bán Medigap cho những người đã có Medicare Advantage.

MEDICARE ADVANTAGE (Medicare Part C)

Medicare Advantage (như HMO hay PPO) còn được gọi là Medicare Part C hay “MA Plans” là Medicare do các hãng bảo hiểm tư nhân “ thầu” lại của Liên Bang. Nghĩa là họ điều hành Medicare thay Liên Bang mặc dầu vẫn phải chịu sự quản lý của Liên Bang.  Nếu bạn ở trong Medicare Advantage (từ đây xin gọi tắt là MA) thì hãng bảo hiểm bán MA cho bạn buộc phải cung cấp tất các quyền lợi của Part A và Part B. Mọi MA của các hãng bảo hiểm phải chi trả y khoa cấp cứu và khẩn cấp (emergency and urgent care) cho mình. MA cũng phải cung cấp tất cả những gì Original Medicare cung cấp ngọai trừ “hospice care” . Vì Original Medicare sẽ chịu trách nhiệm về hospice care cho dù bạn ở MA.
Xin lưu ý Medicare Advantage không phải là Medigap. Nhiều plan của MA còn trả cho khách hàng cả tiền khám mắt, răng, hoặc những dịch vụ khác. Cũng có hãng bao thầu luôn cả Part D (bảo hiểm thuốc). Ngòai tiền premium part B mà ta phải đóng, nhiều  hãng bảo hiểm bắt ta đóng thêm  tiền premium của họ. Mỗi hãng bảo hiểm có một chính sách  khác nhau. Có hãng buộc ta phải khám bệnh trong hệ thống bác sĩ (In-Network) của họ, hoặc muốn đi bác sĩ chuyên khoa thì phải được bác sĩ chính (primary doctor) của mình giới thiệu (referral) hoặc phải sử dụng các phương tiện, nơi cung cấp dịch vụ y tế do họ chỉ định ngọai trừ trường hợp khẩn cấp (nghĩa là trong trường hợp emergency ta có quyền đến nhà thương nào  cũng được)
Có bốn lọai MA plan chính:
–           Health Maintenance Organization (HMO) . Xin xem chi tiết ở trang 82
–           Preferred Provider Organization (PPO). (trang83)
–           Private Fee-for-Service (PFFS) (trang 84)
–           Special Needs Plans (SNP) (trang 85)
–           Ngòai ra còn có hai ba MA ít thông dụng khác như HMOPOS, MSA…
Trước khi chọn môt hãng bảo hiểm để mua MA thì ta phải so sánh các plan để khỏi “ân hận”. Hãy so sánh các khỏan:
–           Tiền premium
–           Giới hạn tiền ta phải trả (Out-of-Pocket Limits)
–           Primary Care Visit (Tiền khám bác sĩ chính)
–           Tiền khám bác sĩ chuyên khoa (Specialist visit)
–           Part B Chemo/và các thuốc khác
–           Home Health Care
–           Tiền deductible của Part D
–           Tiền copayment hoặc coinsurance cho mỗi lọai thuốc trong Part D
–           Nếu không đi bác sĩ thuộc hệ thống của hãng (In-Network) thì ta phải trả như thế nào…..
Ở cuối cuốn “Medicare 2015 and You” có liệt kê các hãng bảo hiểm phục vụ trong tiểu bang mình.
Nếu muốn tìm hiểu thêm vế các hãng bảo hiểm tham dự Medicare Advantage thì xin vào website MyMedicare.gov
THAM GIA, THAY ĐỔI HAY BỎ MEDICARE
Ta có thể tham gia, thay đổi hay bỏ Medicare Advantage trong các khỏang thời gian sau:
-Lần đầu tiên đủ điều kiện để xin Medicare tức 7 tháng (gồm 3 tháng trước khi đủ 65 tuổi và 3 tháng sau khi 65 tuổi)
-Nếu Xin Medicare vì lý do phế tật thì 3 tháng trước và 3 tháng sau tính từ tháng thứ 25  bị phế tật
– Trong khỏang từ 15 tháng 10 đến 8 tháng 12 năm 2011. Medicare có hiệu lực từ 1-1-2012 nếu ghi danh trước 08-12-2011

ĐIỀU LỆ MỚI: THỜI HẠN THAY ĐỔI MEDICARE

Trong khỏang thời gian từ 15  tháng 10 đến 7 tháng 12  năm 2014, bạn có thể tham gia, thay đổi hay bỏ Medicare Advantage
Trong khỏang thời gian từ 1 tháng Giêng đến 14 tháng 2 năm 2014 nếu bạn ở trong chương trình Medicare Advanatage bạn có thể bỏ chương trình này và sang Original Medicare. Nếu bạn muốn chuyển từ Medicare Advantage sang Original Medicare thì bạn phải thực hiện trước ngày 14 tháng 2 để có thể gia nhập chương trình Medicare Prescription Drug (Part D). Bảo hiểm của bạn sẽ có hiệu lực từ ngày đầu tháng sau khi bạn gia nhập.
Trong thời gian này bạn KHÔNG được:
–           Đổi từ Original Medicare qua Medicare Advantage
–           Đổi từ Medicare Advantage này sang Medicare Advantage khác.
–           Đổi từ chương trình (MPD)Medicare Prescription Drug này sang MPD khác.
–           Tham gia, thay đổi hay bỏ chương trình Medicare Medical Savings Account Plan.
Nếu bạn di chuyển sang một nơi mà bảo hiểm của bạn không có ở nơi bạn tới hoặc bạn đủ điều kiện được Extra Help hoặc đi đến một viện y tế như Viện Dưỡng Lão chẳng hạn thì bạn có thay đổi Medicare.
Muốn tham gia Medicare Advantage thì có thể lấy đơn trên website: www.medicare.gov hoặc gọi cho số điện thọai 1-800-633-4227 (1-800-MEDICARE). Cá hãng bảo hiểm không được phép gọi bạn để “quảng cáo”
Muốn đổi chương trình Medicare thì phải làm thế nào?
1/Nếu bạn đang ở trong chương trình Medicare Advantage và muốn:
–           Đổi  sang một Medicare Advantage khác thì bạn chỉ cần gọi cho hãng bảo hiểm mới trong thời hạn đã nói ở trên là hãng cũ tự động bị chấm dứt để bạn  được chuyển sang hãng mới.
–           Nếu bạn xin chuyển từ Medicare Advantage sang Original Medicare thì hãy gọi cho số điện thọai 1-800-MEDICARE nhưng xin nhớ chọn Part D vì Original Medicare không cung cấp Part D.
Muốn biết thêm chi tiết xin gọi cho 1-800-MEDICARE
Xin nhớ không ai được phép gọi điện thọai hay đến nhà mình (nếu mình không mời) để bán Medicare.

MEDICARE PRESCRIPTION DRUG (PART D)

Muốn tham gia chương trình Part D thì bạn có hể gọi cho số điện thọai 1-800-MEDICARE hoặc vào website: www.medicare.gov để lấy đơn và chọn một hãng bảo hiểm.
Muốn thay đổi chương trình Part D thì chỉ cần gọi cho hãng bảo hiểm mới mà mình chọn, bạn không cần phải gọi cho hãng bảo hiểm cũ. Nếu bạn đã thay đổi hãng bảo hiểm cho chương trình Medicare Advantage có cả Part D mà bạn lại ghi danh một chương trình Part D khác thì người ta coi như bạn đã tự động bỏ Medicare Advantage của hãng cũ và tự động trở về Original Medicare.
Phí tổn của Part D như thế nào?
Tiền premium, tiền deductible mỗi năm và tiền thuốc (theo toa bác sĩ) mà bạn phả trả khác nhau tùy theo hãng bảo hiểm mà mình chọn. Nếu tham gia Part D trễ tiền premium sẽ cao hơn.
Bạn có thể trả tiền premium bằng cách yêu cầu hãng bảo hiểm trừ thẳng vào tiền hưu (Social Security payment) của mình.
Điều lệ mới: Kể từ ngày 1-1-2011, tiền premium hàng tháng có thể cao hơn căn cứ theo lợi tức của mình.
Khi chọn hãng bảo hiểm cho Part D bạn phải so sánh:
-tiền premium hàng tháng
– tiền deductible mỗi năm
– tiền mình phải trả tức copayment hay coinsurance cho từng lọai thuốc.

COVERAGE GAP TỨC DONUT HOLE (KHỎANG TRỐNG BẢO HIỂM THUỐC)

Medicare Part D gồm 4 giai đọan:
Giai đọan 1: Yearly Deductible.
Bạn phải trả hết tiền thuốc cho đến khi số tiền túi xuất ra qua tiền deductible thì hãng bảo hiểm mới nhập cuộc. Có plan miễn deductible cho mình.
Giai đọan 2: Copayment hay coinsurance
Hãng bảo hiểm trả phần của họ, bạn trả copayment hay coinsurance. Tiền copayment hay coinsurance tùy thuộc từng lọai thuốc và tùy từng hãng bảo hiểm và còn tùy theo tiểu bang nữa. Thuốc theo toa trong danh mục thuốc được Medicare chấp thuận chia ra làm 4 lọai, gọi là “Tier”. Muốn biết thuốc mình dùng thuộc tier nào thì đọc cuốn Formulary do hãng bảo hiểm mình chọn cung cấp.
Tier 1 gốm các lọai thuốc “generic” rẻ – Tier 2 gốm các lọai thuốc “brand name” hoặc generic đắt tiền…Thuốc nằm trong Tier 4 rất đắt và hãng bảo hiểm chỉ trả cho mình 33%
Bạn nên tham khảo Formulary để xin bác sĩ kê đơn theo lọai thuốc tương đương với giá rẻ.
Giai đọan 3: Coverage Gap (Donut Hole)
Sau khi bạn đả trả (tiền túi của mình) gồm: Tiền Deductible  +  Tiền hãng bảo hiểm đã trả cho mình và tiền copayment mình trả cho tiệm thuốc đạt ngưỡng $2.960 thì bạn  rơi vào donut hole tức khỏang trống bảo hiểm. Trước khi ban hành luật bảo hiểm mới thì hầu như bạn phải trả trọn tiền thuốc khi ở trong donut hole. Kể từ năm 2011 khi luật bảo hiểm y tế “Obamacare” có hiệu lục thì khi ở trong giai đọan donut hole tiền thuốc của bạn đuợc discount 47,5% (cho các lọai thuốc nằm trong danh mục được hãng bảo hiểm chi trả) và 72% cho các lọai thuốc generic
Giai đọan 4: Catastrophic Coverage
Khi nào thì được ra khỏi donut hole? Khi tổng số tiền túi bạn đã xuất ra lên tới $4.700 thì bạn được ra khỏi donut hole nghĩa là ra khỏi giai đọan trống bảo hiểm để bước vào giai đọan gọi là “Catastrophic coverage”. Khi vào giai đọan “catastrophic coverage”, nghĩa là đã thóat ra khỏi donut hole thì hầu như bạn không phải trả tiền thuốc nữa.

EXTRA HELP

Người có lợi tức thấp và nguồn tài chính (resource) không đáng kể có thể xin được trợ cấp chính phủ kể cả trợ cấp về tiền thuốc. Trợ cấp thuốc gọi là Extra Help, (còn được gọi là low-income subsidy, việt tắt là LIS) do Medicare điều hành. Để được Extra Help phải ở trong các trường hợp sau:
–           Cá nhân: Lợi tức hàng năm dưới $17.505 và nguồn tài chính dưới $13.440
–           Vợ-chồng: lợi tức dưới $23.595 và nguồn tài chính dưới $26.860
–           Trên đây là các thông tin của năm 2014, năm 2015 chưa có.
Nguồn tài chính bao gồm tiền trong chương mục, cổ phiếu, trái phiếu nhưng KHÔNG kể nhà ở, xe, vật dụng trong nhà, đất hậu sự, quỹ mai táng (tới $1.500 cho một đầu người) hoặc bảo hiểm nhân thọ.
Nếu được Extra Help thì bạn sẽ không phải trả những phần sau đây:
–           Premium , deductible, copayment hoặc coinsurance
–           Không bị rơi vào Donut Hole
–           Không bị phạt vì tham gia chương trình trễ.
Nếu bạn có Medicare và thuộc một trong các  trường hợp sau thì tự động được Extra Help (automatic Extra Help)
–           Có Medicaid tòan phần
–           Được chương trình Medicaid của tiểu bang trả premium của Part B (trong chương trình Medicare Savings Program)
–           Được trợ cấp SSI (Supplemental Security Income)
Nếu bạn thuộc trường hợp tự động được Extra Help thì Medicare báo cho bạn biết bằng một lá thư mầu vàng hoặc màu xanh, vì thuộc diện “tự động” nên bạn không cần nộp đơn. Xin hãy giữ kỹ bức thư này. Bạn khỏi cần nộp đơn xin.
Lưu ý:
Nếu bạn đã có Part D rồi thì phải nộp đơn xin Extra Help
Nếu chưa có Part D thì bạn nên nhờ Medicare giúp tham gia Part D và nếu bạn được Extra Help thì Medicare sẽ gửi  thư  báo cho bạn.
Nếu có Extra Help thì bạn có quyền thay đổi hãng bảo hiểm cung cấp Part D bất cứ lúc nào.
Nếu có Medicaid và đang ở trong một viện y tế như Viện Dưỡng Lão thì bạn không phải trả đồng nào cho tất cả các thuốc theo toa (được chấp thuận).
Nếu không ở trong trường hợp tự động được Extra Help thì bạn có thể nộp đơn xin bằng cách gọi cho số điện thọai 1-800-772-1213 hoặc vào website : www.socialsecurity.gov để nộp đơn online. Nếu không thông thạo Anh ngữ thì nhờ người thông dịch dẫn tới văn phòng State Medical Assistance (Medicaid).
Tiền trợ cấp thuốc của năm 2014 cho hầu hết người được hưởng Extra Help tối đa là $2,65 cho mỗi lọai thuốc “generic” và $6,60 cho mỗi lọai thuốc “brand name”. Trong thư gửi cho bạn có ghi rõ bạn phải trả bao nhiêu. (Các thông tin này cho Năm 2015 chưa có)
MEDICAID
Medicaid là chương trình bảo hiểm y tế hỗn hợp giữa Liên bang và tiểu bang nhằm trợ cấp y tế cho người có lợi tức thấp và nguồn tài chính eo hẹp và hội đủ một số điều kiện. Nhiều người có cả Medicare lẫn Medicaid, tức những người thuộc diện “dual eligibles”
–           Nếu có cả Medicare và Medicaid (tòan phần) thì hầu như được miễn phí hết về y tế và muốn chọn Original Medicare hay Medicare Advantage tùy ý. Trong trường hợp này Medicare sẽ trả tiền thuốc và Medicaid sẽ trả những gì Medicare không trả.
–           Medicaid có thể trả những gì Medicare không trả như nursing home và home health care
–           Medicaid thay đổi theo từng tiểu bang và có khi có tên gọi khác như “Medical Assistance” hay “Medi-Cal”. Mỗi tiểu bang quy định điều kiện thụ hưởng một khác. Có tiểu bang buộc phải có Medicare mới cấp Medicaid.
Xin lưu giữ số điện thọai và địa chỉ website dưới đây:
–           Điện thọai: 1-800-MEDICARE
–           Website: www.medicare.gov
–           Social Security Office (Văn phòng An Sinh Xã Hội)
1-800-772-1213   website: www.socialsecurity.gov

Dân Singapore quyên tiền giúp du khách Việt bị lừa khi mua iPhone

Dân Singapore quyên tiền giúp du khách Việt bị lừa khi mua iPhone

Trung tâm thương mại ở Quảng trường Sim Lim, Singapore.

Trung tâm thương mại ở Quảng trường Sim Lim, Singapore.

Dân chúng Singapore, bất bình về vụ một cửa tiệm bán đồ điện tử lừa đảo một du khách Việt Nam, khiến anh phải khóc ròng trước công chúng, đã quyên góp hàng chục ngàn đôla để bồi thường nạn nhân.

Tin của Pháp Tấn Xã và tờ The Bangkok Post tường thuật rằng anh Phạm Văn Thoại, một công nhân Việt Nam 28 tuổi, hôm thứ Hai đã chi ra 950 đôla Singapore để mua một chiếc iPhone 6 ở Quảng trường Sim Lim, một khu thương mại chuyên bán hàng điện tử của Singapore.

Nhân viên cửa tiệm Mobile Air không cho anh mang chiếc iPhone mới sắm ra khỏi cửa tiệm trừ phi anh trả thêm 1,500 đôla “phí bảo hiểm,” theo một hợp đồng anh đã ký vì bị lừa. Sau khi nhờ cảnh sát can thiệp, anh Thoại chỉ được trả lại có 400 đôla Singapore, mà không được trao điện thoại.

Một đoạn video tải lên mạng chiếu cảnh chủ tiệm và nhân viên đứng cười sau khi anh Thoại qùy gối, van xin họ hãy trả lại toàn bộ số tiền cho anh. Truyền thông Singapore tường thuật với thu nhập của một công nhân, anh Thoại chỉ kiếm được khoảng 200 đôla một tháng và đã tiết kiệm nhiều tháng trời mới đủ tiền mua chiếc iPhone để tặng bạn gái.

Một chiến dịch quyên tiền phát động trên trang mạng Indiegogo đã quyên góp được gần 12.000 đôla, tính cho tới khuya ngày 6 tháng 11, với sự đóng góp của hơn 1.600 người.

Người phát động chiến dịch là anh Gabriel Kang, nhân viên của một công ty kinh doanh điện tử Singapore. Anh Kang , 37 tuổi, nói hành động lừa đảo này không thể được chấp nhận, vì theo lời anh, “Singapore không phải là một đất nước của những kẻ trộm cắp, lừa đảo.”

Trên trang Indiegogo, anh Kang nói anh chỉ là một người Singapore bình thường, bất bình vì một sự bất công và muốn làm một điều gì đó. Anh Kang nói anh kinh ngạc về sự hưởng ứng nồng nhiệt ngoài mức dự đoán, bởi vì anh chỉ hy vọng quyên được đủ tiền để mua một chiếc iPhone, và trong 30 phút đầu tiên, chỉ nhận được có 39 đôla. Anh Kang dự định sẽ tự bù vào số tiền còn thiếu để thực hiện ý định của mình, nhưng ba giờ đồng hồ sau đó, anh nhận được 200 tin nhắn trên Facebook, 600 emails, và quyên được 3.000 đôla, và số tiền này vẫn tiếp tục gia tăng hàng giờ.

Với số tiền đó, ngoài ý định bồi thường cho anh Thoại chiếc iPhone, anh Kang dự định sẽ mời anh Thoại và bạn gái trở lại Singapore du lịch một vòng miễn phí, ở khách sạn 5 sao, để bù lại sự bất công mà anh Thoại và  bạn gái đã chịu đựng. Số tiền còn dư sẽ được dùng để bồi thường cho các nạn nhân khác bị lừa trong các trường hợp tương tự.

Báo Straight Times cho hay anh Thoại hiện đã rời Singapore. Trước đó, có tin nói rằng anh Phạm Văn Thoại bày tỏ lòng cảm kích về nghĩa cử của người dân Singapore.

Đoạn video được phát tán rộng rãi trên mạng đã gây nên một làn sóng đả kích từ Việt Nam, có người cho rằng khóc lóc giữa công chúng như thế là một hành vi gây sỉ nhục cho quốc gia, nhưng đã làm động lòng nhiều người Singapore, một quốc gia vẫn lệ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập do du khách mang lại.

Nguồn: AFP, Bangkok Post, Malayonline

Bảo mẫu hành hạ trẻ em gây nhức nhối

Bảo mẫu hành hạ trẻ em gây nhức nhối

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-11-06

TTVN11062014.mp3

giu-tre-622.jpg

Một trung tâm giữ trẻ tư nhân tại TPHCM, ảnh minh họa.

RFA PHOTO

Tình trạng bảo mẫu hành hạ trẻ em ở các nhà trẻ tư nhân cũng như một số cơ sở dạy trẻ nhà nước đã làm dấy lên nỗi lo chung của xã hội về hiện tại và tương lai. Nếu như hiện tại, kiểu sống vô cảm, tàn nhẫn đã lấn sân đến tận các bảo mẫu, những người làm công việc nuôi dưỡng từ thể xác đến tâm hồn của các em nhỏ thì vấn đề nhân cách của những em nhỏ từng bị các bảo mẫu hành hạ sẽ ra sao trong tương lai là câu hỏi gây nhức nhối đến những bậc làm cha làm mẹ, đến xã hội.

Tính vô cảm và nạn hối lộ

Một người tên Thúy, sống ở quận 12, Sài Gòn, có con đang độ tuổi gửi trẻ, chia sẻ:

“Nói chung là làm nghề bảo mẫu thì phải được đào tạo kỹ mới làm được, ở mình thì họ hơi lôm côm. Nguyên nhân chính là do sự vô cảm của xã hội mình nó nhiễm vào từng cá nhân bảo mẫu, một cách không có ý thức. Vậy nên khi họ bộc phát những hành động như vậy thì bản thân họ, thứ nhất là họ thiếu tự chủ, thứ hai là nếu họ nghĩ như vậy là tội ác thì họ đã không làm rồi. Mỗi ngày, những vấn đề của xã hội làm họ vô cảm, họ trở nên phi nhân tính, khi họ bạo hành như thế với các thiên thần – trẻ em. Ở các nước thì những bảo mẫu được đào tạo rất kỹ, nghiêm túc thậm chí lương của họ có thể là cao nhất trong giáo dục , nhưng ở mình thì ngược lại, đời sống của các bảo mẫu không được đảm bảo, dần dần… Nói chung là rõ ràng để xảy ra những việc như vậy thì tôi thấy tệ lắm!”

” Nguyên nhân chính là do sự vô cảm của xã hội mình nó nhiễm vào từng cá nhân bảo mẫu, một cách không có ý thức.
-Chị Thúy “

Theo bà Thúy, hiện tượng bảo mẫu hành hạ trẻ em không còn là trường hợp cá biệt ở một số nơi mà là hiện tượng xã hội đã đi đến chỗ phổ biến khắp mọi hang cùng ngõ hẻm Việt Nam. Ngay cả em gái của bà về làm dâu xứ Bắc cũng than thở về tình trạng này, báo chí cũng đôi lần nói về chuyện bảo mẫu xứ Bắc hành hạ trẻ em một cách man rợ, không còn gì để nói.

Và miền Nam, đặc biệt là thành phố Sài Gòn, theo bà Thúy dự đoán thì có vẻ như không có bất kì cơ sở nuôi dạy trẻ nào không tiềm tàng nguy cơ hành hạ trẻ em. Lý giải về điều này, bà Thúy đưa ra hai giả thuyết: Tình trạng xã hội bị băng hoại nhân tính và; Nạn hối lộ đã tiếp tay cho thói phân biệt đối xử và tàn nhẫn với trẻ em.

Ở khía cạnh xã hội bị băng hoại, một phần do giáo dục, phần khác do cạnh tranh khốc liệt, do cơ chế tham ô, hối lộ và toa rập quá cao, con người chỉ còn biết nghĩ đến lợi nhuận và làm giàu bất chấp lương tri có ray rứt hay không. Chính điều này dẫn đến xã hội dần trở thành một guồng máy quay cuồng mất hết nhân tính, và càng về sau, con người càng phải sống trong một sinh quyển thiếu tình người, thiếu lòng yêu thương. Chính vì vậy, việc các bảo mẫu, về mặt chữ nghĩa là bà mẹ thứ hai nuôi giữ trẻ lại đối xử tàn tệ với trẻ em chỉ là hệ quả của một xã hội băng hoại tận gốc rễ.

Nạn hối lộ, nếu chỉ nhìn bên ngoài thì người ta cứ nghĩ rằng nó chỉ diễn ra ở các quan chức và một số cơ quan nhà nước, trên thực tế thì nạn hối lộ đã len vào tận chân tơ kẽ tóc của bất kì người nào, không chừa một ai, làm chức lớn thì hối lộ lớn, làm chức nhỏ thì hối lộ nhỏ, không làm chức nào cũng hối lộ cho quan chức hoặc hối lộ giữa những kẻ không chức quyền với nhau nhằm bôi trơn một số quan hệ nào đó. Tiền hối lộ ở Việt Nam cũng giống như dầu nhớt bôi trơn động cơ xe, việc hối lộ các bảo mẫu cũng nằm trong hệ lụy này.

giu-tre-400.jpg

Ảnh minh họa chụp trước đây. RFA PHOTO.

Thường thì cha mẹ nào cũng thương con và lo lắng khi con mình đến lớp, nhất là các lớp vỡ lòng hay đến nhà trẻ, chính vì thế cha mẹ hay gửi gắm con cái cho các bảo mẫu, cô giáo mầm non. Cũng vì nếp nghĩ và thói quen hối lộ, đút lót bởi sống quá lâu trong văn hóa hối lộ, đút lót nên người ta không ngần ngại trao phong bì cho các bảo mẫu, giáo viên mầm non để con mình được chăm sóc kĩ hơn, tốt hơn. Và đương nhiên muốn con mình được tốt hơn, cha mẹ phải có tiền, mà trong một lớp mầm non, có mấy trẻ em có cha mẹ đủ tiền để đút lót cho bảo mẫu, giáo viên?

Đặc biệt là các lớp mầm non, nhà giữ trẻ ở những khu công nghiệp, những xóm nghèo, trẻ em ở đây toàn con nhà khó khăn, thiếu thốn, việc chi trả tiền hằng tháng cho con đi học đã khó khăn lắm rồi, lấy đâu ra tiền để bỏ phong bì. Có lẽ chính vì thế mà hầu hết các cơ sở nuôi dạy trẻ từng bị phanh phui hành hạ trẻ em đều nằm ở các vùng nghèo khó, hơn nữa, những em bé bị hành hạ mà báo chí trong nước đã nêu đều có hoàn cảnh cha mẹ khó khăn, làm công nhân hoặc lao động phổ thông. Những dấu hiệu này cho thấy trẻ em Việt Nam đã bị phân biệt đối xử ngay từ lúc bước vào giai đoạn giáo dục vỡ lòng.

Tương lai sẽ về đâu?

Một người mẹ khác tên Liên, sống ở quận Tân Bình, Sài Gòn, có con đang độ tuổi mẫu giáo, chia sẻ:

“Khi họ học nghề chẳng hạn như sư phạm mầm non đi, nhưng mà họ không được truyền lửa, truyền thông điệp tình yêu trong nghề nghiệp đó thì khi họ ứng xử như vậy, họ không thấy có gì áy náy hay ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của họ. Phụ huynh khi lo cho con mình thì thường tặng quà, còn với họ, thu nhập của họ không được cao nên khi nhận những món quà đó, họ thấy đôi khi còn nhiều hơn cả tiền lương của họ nữa, vậy nên không tránh khỏi những đứa trẻ mà cha mẹ có tiền thì được đối xử tốt hơn, luôn được thiên vị, còn những đứa trẻ con nhà nghèo thì… Nói chung là những trường quốc tế, trường tư thục thì ít xảy ra tình trạng đó hơn là trường nhà nước thì thu nhập của giáo viên mầm non, bảo mẫu thấp nên không tránh khỏi tình trạng họ muốn kiếm thêm từ phụ huynh, tâm lý mà…!”

” Khi họ học nghề chẳng hạn như sư phạm mầm non đi, nhưng mà họ không được truyền lửa, truyền thông điệp tình yêu trong nghề nghiệp đó thì khi họ ứng xử như vậy, họ không thấy có gì áy náy.
-Chị Liên”

Theo chị Liên, sự thiệt thòi bao giờ cũng dành cho người nghèo, không có quyền thế. Một gia đình người làm công nhân khu công nghiệp như chị với thu nhập cả hai vợ chồng mỗi tháng chưa đầy bảy triệu đồng cho cả hai vợ chồng, mọi chi tiêu, điện nước, chỗ thuê trọ, ăn uống và tiền đến nhà giữ trẻ của con chị cũng chỉ trông vào chưa đầy bảy triệu đồng, thiếu trước hụt sau. Đôi lúc chị cũng muốn dành phong bì cho cô bảo mẫu để con chị được chăm sóc tốt nhưng dành mãi cũng không đủ, nhiều khi dành được vài trăm ngàn, định bỏ phong bì thì con chị lại bệnh, cuối cùng, chị đành bỏ qua khoản này.

Đương nhiên khi bỏ qua khoản phong bì cho bảo mẫu, anh chị luôn sống trong bất an về con mình bởi vì khu vực chị sống từng có nạn bảo mẫu hành hạ trẻ em. Và cha mẹ của đứa bé bị hành hạ vốn là bạn cùng công ty với chị Liên, cặp vợ chồng này cũng nghèo khổ, vất vả, không có tiền để gửi gắm con. Chính vì không có tiền gửi gắm con nên con của các gia đình nghèo luôn bị phân biệt đối xử, luôn phải chịu hành hạ. Điều này làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em rất nặng nề.

Chị Liên bày tỏ sự lo lắng của mình trong tình trạng phân biệt đối xử với trẻ em nhà nghèo như hiện tại. Tương lai, các thế hệ mới sinh ra lớn lên sẽ phân biệt đối xử với nhau rất nặng nề và nhân cách của chúng cũng sẽ bị méo mó bởi ngay từ nhỏ, chúng đã sống trong sự phân biệt đối xử, sống trong bạo lực và hành vi man rợ. Nỗi đau này là món quà của xã hội hiện tại dành tặng cho đất nước tương lai.

Nói đến đây, chị Liên bật khóc.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

httpv://www.youtube.com/watch?v=QsbNemCQZVk

Cảnh người già neo đơn nơi thành phố (RFA)

Quốc hội California lần đầu tiên có Thượng nghị sĩ gốc Việt

Quốc hội California lần đầu tiên có Thượng nghị sĩ gốc Việt

Nguoi-viet.com

Bầu cử Ðịa Hạt 34: Janet Nguyễn thắng với  62% số phiếu


Linh Nguyễn & Ðỗ Dzũng/Người Việt

SANTA ANA, California (NV) “40 năm rồi cộng đồng chúng ta mới làm nên lịch sử ngày hôm nay,” Giám Sát Viên Janet Nguyễn cảm động tuyên bố, khi kết quả của Cơ Quan Bầu Cử Orange County cho thấy bà dẫn trước đối thủ Jose Solorio 62% so với 38% vào lúc 10 giờ tối Thứ Ba, 4 Tháng Mười Một, tại nhà hàng Azteca Mexican Restaurant, Garden Grove.

Ðây là lần đầu tiên Hoa Kỳ có một thượng nghị sĩ tiểu bang gốc Việt.


Giám Sát Viên Janet Nguyễn (trái) và Luật Sư Andrew Ðỗ cùng mừng chiến thắng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Bà nói tiếp: “Ðây là cuộc bầu cử gay go nhất trong đời tôi. Ðây là David đối chọi với Goliath, và David đã chiến thắng. Ðây là chiến thắng của cộng đồng Việt Nam chúng ta, không phải của riêng cá nhân tôi. Kết quả cuộc bầu cử này cho thấy cử tri Ðịa Hạt 34 muốn thay đổi tiểu bang California.”

“Chúng ta là tiểu bang lớn nhất Hoa Kỳ, có thu nhập cao nhất, nhưng lại bị đánh thuế nặng nhất. Ðiều này không thể chấp nhận được. Trong vai trò thượng nghị sĩ Ðịa Hạt 34, tôi sẽ tiếp tục bảo vệ Prop. 13, bảo vệ an toàn cho người dân, và bảo đảm con em chúng ta phải được vào đại học, cho dù chủng tộc của họ là gì,” bà Janet Nguyễn nói trong tiếng vỗ tay vang dội của một nhà hàng chật kín người.

Tuy nhiên, đối thủ của bà Janet Nguyễn, ông Jose Solorio, chưa chấp nhận thua cuộc.

Tại nhà hàng Original Mike’s ở Santa Ana, ông nói với nhật báo Người Việt như sau: “Vẫn còn sớm để nói ai thắng. Trong cuộc bầu cử giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, chúng tôi vẫn có thể thắng. Ðây là một cuộc tranh cử lớn và là một trận thư hùng tầm cỡ nên chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ biết kết quả sau cùng.”

Nhân dịp này, ông Solorio cũng cảm ơn cử tri gốc Việt.

Ông nói: “Tôi muốn cảm ơn người Mỹ gốc Việt ủng hộ cuộc tranh cử Thượng Viện của tôi. Tôi là người lãnh đạo cộng đồng địa phương và sẽ tiếp tục vai trò này lâu dài trong tương lai. Tôi sẽ tiếp tục phục vụ cư dân Orange County lâu dài trong tương lai.”

Ông Jose Solorio từng là nghị viên Santa Ana, rồi sau đó làm dân biểu tiểu bang, và hiện là chủ tịch Hội Ðồng Giáo Dục Ðại Học Rancho Santiago.

Nhân dịp này, bà Janet Nguyễn cũng cảm ơn tất cả mọi người ủng hộ bà, bao gồm gia đình, bạn bè, tình nguyện viên, nhân viên, và đặc biệt đồng hương Việt Nam đã giúp bà thắng cử.

Bà cũng cảm ơn các cơ quan truyền thông Việt ngữ đưa tin, làm cho cử tri gốc Việt hiểu hơn về cuộc bầu cử, và tham gia bầu cử.

“Nếu không có các cử tri gốc Việt, chúng ta sẽ không có chiến thắng ngày hôm nay,” vị giám sát viên Ðịa Hạt 1 của Orange County tuyên bố.

Bà Janet Nguyễn cũng đặc biệt cảm ơn ông Tony Lâm, nghị viên gốc Việt đầu tiên của một thành phố ở Hoa Kỳ.

“Xin cảm ơn chú Tony Lâm. Nhờ chú mở đường mà từng lớp chúng cháu mới có ngày hôm nay,” bà Janet Nguyễn nói.


Ứng cử viên Jose Solorio nói sẽ tiếp tục phục vụ cư dân Orange County. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Có mặt tại nhà hàng, ông Tony Rackauckas, chánh biện lý Orange County, cho rằng bà Janet Nguyễn rất xứng đáng thắng cử và chúc mừng cộng đồng Việt Nam.

“Tôi xin chúc mừng cộng đồng Việt Nam có một vị dân cử ở Thượng Viện. Ðây là một thành công rất đáng tự hào, và tôi nghĩ bà Janet Nguyễn rất xứng đáng với chiến thắng hôm nay,” ông Rackauckas, người chính thức ủng hộ bà Janet Nguyễn trong cuộc bầu cử này, nói với nhật báo Người Việt.

Luật Sư Michael Schroeder, cựu chủ tịch đảng Cộng Hòa California, chia sẻ: “Tôi biết Janet đã làm rất nhiều cho cộng đồng, cho quận hạt, và bà đã được cử tri tin tưởng. Tôi rất vui khi thấy bà thắng cử hôm nay.”

Giám Sát Viên Janet Nguyễn là người gốc Châu Á đầu tiên đắc cử vào Hội Ðồng Giám Sát Orange County, trong một cuộc bầu cử đặc biệt năm 2007, đại diện Ðịa Hạt 1, và lúc đó là giám sát viên trẻ nhất trong lịch sử quận hạt này. Bà tái đắc cử năm 2008. Năm 2010, bà được các đồng viện chọn làm chủ tịch Hội Ðồng Giám Sát. Bà cũng là chủ tịch Ủy Ban Giao Thông Công Cộng, phó chủ tịch Ủy Ban Thông Tin và Lập Pháp, và thành viên Ủy Ban Ðiều Hành, thuộc Cơ Quan Giao Thông Quận Cam (OCTA). Bà đại diện hơn 600,000 cư dân thuộc các thành phố Fountain Valley, Garden Grove, Santa Ana, Westminster và khu vực Midway City. Orange County được xếp hạng là quận hạt đông dân thứ 6 tại Hoa Kỳ và có ngân sách hàng năm lớn hàng thứ 7 toàn quốc.

Cuộc bầu cử hôm Thứ Ba là lần đầu tiên bà ứng cử vào Thượng Viện California.

Kết quả các cuộc bầu cử khác ở Little Saigon

Tại Fountain Valley, có ba chỗ trống trong Hội Ðồng Thành Phố, và có bốn ứng cử viên gốc Việt cùng năm ứng cử viên không phải gốc Việt.

Dẫn đầu là ông Michael Võ, đương kim thị trưởng, với 18% số phiếu. Hai người dẫn đầu kế tiếp hai nghị viên đương nhiệm, không phải là người Việt.

Tại Garden Grove, cuộc đua tranh chức thị trưởng có ba ứng cử viên, trong đó có ông Bruce Broadwater, đương kim thị trưởng, và ông Bảo Nguyễn, ủy viên Học Khu Garden Grove, và ông Abert Ayala. Hiện tại, ông Bảo đang dẫn đầu với 43.2% so với 42.3% số phiếu của ông Broadwater.

Cuộc đua vào hai ghế trống Hội Ðồng Thành Phố Garden Grove có chín ứng cử viên, trong đó có ba người gốc Việt.

Hiện tại, ông Phát Bùi dẫn đầu với 24.8% số phiếu. Hạng nhì là ông Kris Beard, nghị viên đương nhiệm, được 22.1% số phiếu.

Tại Westminster, Thị Trưởng Trí Tạ tái đắc cử dễ dàng.

Trong khi đó, có bốn người tranh hai ghế trống trong Hội Ðồng Thành Phố Westminster, trong đó có hai người gốc Việt.

Hiện tại, ông Tyler Diệp dẫn đầu với 35.4% số phiếu, và bà Margie Rice, đương kim phó thị trưởng, hạng nhì, với 28.5% số phiếu.


Một vị cao niên dặn dò bà Janet Nguyễn, sau khi biết bà thắng cử. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Cử tri Việt Nam đi bầu

Cũng trong ngày Thứ Ba, nhiều người Việt ở Little Saigon sốt sắng đi bầu từ lúc 7 giờ sáng sớm vì có ứng cử viên gốc Việt tranh cử chức vụ quan trọng tại Thượng Viện California. Hầu như bất cứ phòng phiếu nào trong khu vực tập trung người Việt này đều có nhân viên nói tiếng Việt. Phòng phiếu đóng cửa lúc 8 giờ tối cùng ngày.

Tại trường Morningside Elementary School tọa lạc tại góc đường Ward và Bowen ở Garden Grove, chị Hương Nguyễn, một nhân viên tình nguyện làm việc tại phòng phiếu, vui vẻ cho biết: “Chúng tôi có mặt tại đây từ 5 giờ sáng để chuẩn bị các máy bầu cử và danh sách cử tri đã ghi danh trước. Lúc 7 giờ sáng, chúng tôi tiếp một cử tri gốc Việt đầu tiên, ông Giàu Dương, 65 tuổi, và mời ông ký tên trên miếng băng dán thùng phiếu, chứng kiến thùng phiếu trống,” bà Hương nói.

“Năm ngoái người vào phòng phiếu đầu tiên là người Mỹ, năm nay là một người Việt. Hy vọng có tin vui cho người Việt,” chị nói thêm rồi quay ra tiếp một người khác đến bỏ phiếu.

Trước đó chị giới thiệu người trưởng nhóm, bà Maxine Scott, một nhân viên thanh tra phòng phiếu.

“Tôi rất thích làm việc với Hương và Christine vì hai người Việt này rất siêng năng và đáng tin cậy. Tôi đến đây lúc 5 giờ 15 sáng thì họ đã có mặt lúc 5 giờ rồi. Khu này đa sô dân cư là người Việt nên có họ thật là tốt,” người trưởng nhóm chia sẻ.

“Từ sáng số người bỏ phiếu khoảng 95 người và một số khác đem bỏ phiếu bầu khiếm diện chưa kịp gởi trước đây. Hy vọng tối nay con số sẽ lên khoảng 200 người,” bà Scott nói thêm.

Khi ấy tới phiên một thiếu nữ trẻ chờ bỏ phiếu, cô cho biết cảm tưởng khi đi bỏ phiếu.

“Em lần đầu đi bỏ phiếu và đến đây vì có công chuyện ở gần khu này, có bỏ phiếu ở đây được không?” cô Anna Tạ, 18 tuổi, cư dân Westminster, hỏi.

“Em vẫn có thể bỏ phiếu ngay tại đây, nhưng phải điền một bao thư cho lá phiếu tạm (provisional ballot) vì em đã không bầu phiếu tại khu vực gần nhà mình. Ủy ban bầu cử sẽ phải xem xét lại xem em có ghi danh hợp lệ chưa, trước khi đếm lá phiếu của em,” chị Hương, nhân viên phòng phiếu, giải thích.



Một cử tri gốc Việt (trái) đến bỏ phiếu tại Little Saigon. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ðây là một tình trạng mà nhân viên phòng phiếu cho biết rất thường xảy ra. Nếu cử tri nhận được lá phiếu mẫu thì nên lưu ý chi tiết địa điểm phòng phiếu gần nơi cư ngụ nhất luôn được ghi trên tài liệu đó. Nếu đi bầu ở một nơi khác thì phải điền phiếu xin bầu bằng lá phiếu tạm, nhưng vẫn hợp pháp.

Một người khác, bà Vân Nguyễn, 45 tuổi, cư dân Garden Grove, cùng chồng và một người bạn rủ nhau đi bầu.

“Tôi qua Mỹ năm 1991 và đi bầu lần thứ ba. Lần này tôi đi bầu vì thấy dự luật quan trọng SCA5 ảnh hưởng đến việc học của các con tôi. Tôi bầu cho ai chống dự luật này,” bà Vân nói.

Tại một địa điểm khác, phòng phiếu đặt trong khu Kensington Garden Mobile Home, trên đường Bolsa, gần khu thương mại Catinat và chợ T & K, theo ông Alan Nguyễn, trưởng toán: “Số người đi bầu tại đây, tới 2 giờ chiều là khoảng 30 người.”

“Ðây là năm thứ hai tôi tình nguyện làm việc tại phòng phiếu. Tôi rất vui khi giúp được đồng hương mình,” ông nói thêm.

Cùng nhóm là ông George Nguyễn, 61 tuổi, cư dân Westminster.

“Tôi làm công việc này từ khi ông Lê Khắc Lý còn làm tại Sở Ghi Danh Bầu Cử Orange County. Tôi sẽ bỏ phiếu sau khi làm việc xong. Vợ tôi cũng đi bầu vì việc bỏ phiếu là quan trọng,” ông George nói và cho biết xưa ông phục vụ quân y tâm lý chiến và qua Mỹ năm 1975.

Vừa khi ấy thì có một người đến để bỏ phiếu.

“Tôi không kịp bầu khiếm diện vì năm nay đổi chỗ ở. Tôi phải làm sao?” ông Chung Dương hỏi.

“Không sao. Ông phải điền phiếu bầu tạm. Ðây này. Ông ra bàn ngồi cho thoải mái,” ông Alan nói.

Cũng gần khu Little Saigon, một phòng phiếu từ nhiều năm đặt tại tư gia của ông Ed Remero, 8362 Tulipwood Cir., Westminster, được nhiều người Việt đến bỏ phiếu.

“Chủ nhà đi vắng, nhờ con trai cho văn phòng bầu cử mượn đặt làm phòng phiếu. Chúng tôi có hai người nói tiếng Việt. Chúng tôi từ sáng nhận một số phiếu bầu khiếm diện và theo kinh nghiệm, có lẽ tối nay sẽ đông hơn,” ông John D. Tomlinson, 61 tuổi, trưởng nhóm, nói.

Một vị cao niên hớn hở bước ra sau khi bỏ phiếu, ông tự giới thiệu: “Tôi là Hạnh Nguyễn, tên Mỹ là Brown, 80 tuổi. Cuộc bầu cử năm nay rất quan trọng. Tôi quý những người hy sinh ra ứng cử. Tôi thay mặt bạn bè nhóm Phật tử xin được chuyển lời cám ơn các ứng cử viên. Tôi là người Việt, tôi bầu cho người Việt, nếu họ đắc cử là tôi vui rồi.”

“Tôi đi bầu lần thứ tư và qua Mỹ năm 1984. Tôi bầu cho Giám Sát Viên Janet Nguyễn. Cứ tên Việt Nam là tôi chơi, xấu tốt tính sau!” ông Xa Ðoàn, 75 tuổi, cư dân Westminster, vui vẻ nói.

Tại đây có hai người Việt tình nguyện phục vụ tại phòng phiếu, ông Tâm Nguyễn, 73 tuổi, cựu đại úy phục vụ lục Quân Công Xưởng trước năn 1975, hiện sinh sống ở Westminster và bà Minh Tâm Trần, 64 tuổi. Bà qua Mỹ năm 1986 và làm công việc này từ năm 1996 sau khi thôi công việc làm cho Tiểu Bang.

Một phòng phiếu khác đạt tại nhà thờ The Journey Evangelical Church tọa lạc tại số 14614 Magnolia St., Westminster, gần góc Hazard, cử tri người Việt đến rất đông.

“Tổng cộng tất cả khoảng 500 người, gồm cả người bỏ bao thư phiếu khiếm diện và người đến bầu tại chỗ. Tôi chắc sẽ đông hơn nữa có lẽ vì quen thuộc, tiện đường và có chỗ đậu xe dễ dàng,” ông Nicholas Rodriguez, nhân viên thanh tra, nói với báo Người Việt.

Trong khi đó, bà Kim Yến, một tình nguyện viên, chia sẻ: “Ðây là lần thứ ba tôi làm việc này. Năm nay tôi thấy vui hơn vì có chị Hường, bạn tôi cũng đi theo hôm nay.”

“Giúp được đồng hương là vui rồi. Tôi cầu sao cho người Việt mình đắc cử,” chị Hường nói.

Niềm Rực Rỡ, Niềm Đau, Lòng Tin Kính

Niềm Rực Rỡ, Niềm Đau, Lòng Tin Kính

Tác giả: Cecilia Phạm thị Mỹ Phụng

Khi xếp hàng ra xe bus tại phi trường Prague, tôi đã có cơ hội lượt mắt nhìn quanh để quan sát người dân của thành phố đã từng có thời vàng son trong nền văn minh trung cổ và phục hưng.  Chưa tìm thấy gì khác biệt nơi dòng người qua lại, tôi quay lại với tiếng nói của Cha Thụ về phân chia nhóm, dựa trên những chiếc thẻ treo vào hành lý mà Cha đã làm cho từng người.  Đoàn hành hương chúng tôi là 88 giáo dân, 1 nữ tu và 1 linh mục trưởng đoàn, được chia ra 2 nhóm để đi vào 2 chiếc xe bus lớn.  Khi phái đoàn đã đứng ra làm 2 nhóm rõ rệt, tôi mới thấy có 4 người hướng dẫn viên du lịch nói chuyện cách trân trọng với Cha Thụ.  Thật ấm áp khi nhìn thấy những người Kytô hữu ở xứ lạ có cung cách kính trọng linh mục Việt Nam.  Mọi người trong đoàn đều có vẻ mệt vì đã có hơn 10 giờ trên 2 chuyến bay.  Tuy vậy, lá thư trong sách chương trình mà Cha Thụ đã soạn, và phát ra cho từng người đọc, sau khi đã ký gửi hành lý ở Houston, làm ai cũng có dòng tư tưởng riêng.  Tôi suy nghĩ đến chương trình của Cha Thụ và đã tự hỏi tại sao lại bắt đầu ở Prague, thủ đô nước Tiệp Khắc?  Rồi mới đến nơi sinh trưởng của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, thánh Faustina, đến Budapest, thủ đô của xứ Hung Gia Lợi.  Ba quốc gia này có bề dày lịch sử như nhau hay sao?  Đến Roma để được dự buổi yết kiến Đức Thánh Cha Phanxico vào ngày lễ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, là niềm vinh hạnh và hân hoan của mọi người trong đoàn, nên chắc chắn ai cũng không thắc mắc gì.  Thêm nữa, được đặt chân đến kinh thành tràn đầy di tích của các thánh cách đây trên ngàn năm, cho đến các thánh của thế kỷ 20, là mơ ước của mọi người trong phái đoàn.

Đi bộ trên 2 chiếc cầu cũ xưa, mang màu đen của bụi bám, có mang tên chiếc cầu Charles và chiếc cầu Prague dẫn du khách vào phố xưa và phố tân thời, tôi bất chợt cảm thấy mình như được bay cao lên giữa 2 màu thời gian.  Được biết Kytô giáo đã vào nước Tiệp Khắc này từ năm 900.  Quốc gia Ba Lan và Hung Gia Lợi cũng có bề dày thời gian của lịch sử Kytô giáo như vậy.  Như thế đã có biết bao câu chuyện đã xảy ra trong không gian này, dưới dòng sông Vlata, và trên hai chiếc cầu vẫn còn nguyên vẹn các pho tượng cao hơn 2 thước của những nhân vật lịch sử, kể cả các đường nét tỉ mỉ trên những gương mặt uy nghiêm và suy tư.  Phái đoàn chúng tôi say sưa nghe Cha Thụ thông dịch về câu chuyện của 1 vị linh mục vì đã giữ kín tội của 1 nữ hoàng đã xưng, nên đã bị vua giết chết.  Sau đó ít lâu, dân trong thành phố rất kính phục nên đã cải táng vị linh mục đó để đem vể nhà thờ St. Vitus và đã thấy cái lưỡi của vị linh mục này vẫn còn nguyên trong thân xác đang tan rã.  Tôi nhận thức được rằng luật của Giáo Hội trong tòa giải tội, thật đã được Thiên Chúa toàn năng bảo vệ.

Các lâu đài nguy nga với lối kiến trúc của thời trung cổ và phục hưng cách thời nay hơn 600 năm vẫn còn sắc sảo tuyệt đẹp.  Chắc chắn, những thế hệ sau của các vị vua lỗi lạc trong xứ này, đã có nhiều người hiểu tường tận về nghệ thuật Gothic và Byzantine theo như cô hướng dẫn viên người Czech đã kể.  Họ đã giữ gìn thật đáng khen di sản phong phú của tổ tiên họ.  Tôi đã ngắm nhìn và tưởng tượng đươc thời huy hoàng của các vị vua và hoàng hậu Tiệp Khắc, đã từng cai trị 3 lãnh thổ, qua các tranh vẻ trên gỗ thật sống động.   Tiệp Khắc, Ba Lan, và Hung Gia Lợi đã có nhiều trăm năm bình yên sống bên nhau dưới quyền cai trị của những vị vua anh minh hay độc tài.

Sau khi đi viếng toà lâu đài Prague lớn nhất Châu Âu từ thế kỷ thứ 9, phái đoàn hành hương đi đến nhà thờ Đức Mẹ Khải Hoàn có tượng Chúa Giêsu Hài Đồng thật xinh tươi, làm mọi người trong đoàn đều chiêm ngưỡng tận tình.  Cho dù mang nghệ thuật của nhiều màu sắc kết cấu trong trang phục, khác với nghệ thuật nhẹ nhàng ở Châu Âu, tiếng tăm của Đức Mẹ và Chúa Giêsu trong thánh đường này, cũng đã thu hút Đức Thánh Cha Danh Dự Biển Đức XVI đến viếng, sau vài năm nhậm chức Giáo Hoàng.  Tôi dường như đã nhận ra được ý của Cha Thụ khi đưa phái đoàn đặt chân đến đây trước, vì để cho chúng tôi cảm giác được lịch sử rực rỡ của vùng trung âu.   Nền văn minh lâu dài ở nơi đây, cách nào đó đã ảnh hưởng đến khí chất của thánh Gioan Phaolo II.

Đến thành phố Wadowice của xứ Ba Lan bằng xe bus, đoàn 90 người hành hương này ai cũng có suy tư riêng vì đoạn đường trường 7 giờ lái xe.  Lidia và Isabella là 2 hướng dẫn viên du lịch người Ba Lan thật là đáng mến.  Hai cô gái này đã toát lên 1 sức sống vừa năng động, vừa đạo đức, vừa trí thức, và vừa dí dỏm làm ai cũng đầy hiếu kỳ trong những buổi ăn trưa và tối mà các cô đã dẫn đến.  Thật là sang trọng và đầy nét đặc biệt của dân tộc Ba Lan.  Trong khi trong đoàn hành hương gần một nửa là trên 55 tuổi, sự mệt mỏi tỏ lộ ra nhanh nhưng cũng mau chóng đượm được nét sinh động như những hướng dẫn viên du lịch này.

Đến viếng nơi sinh trưởng của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II là nơi làm trái tim tôi đập mạnh theo từng lời kể của 1 nữ tu làm việc trong giáo họ Wadowice.  Cô tu sĩ này cũng trông coi luôn ngôi nhà mà thân phụ và thân mẫu của thánh Giáo Hoàng đã thuê cách đây hơn 80 năm, bây giờ là viện bảo tàng.  Người Ba Lan xem đây là Đất Thánh Giêrusalem của họ.  Cha Thụ đã thông dịch câu này trong âm sắc của lòng ngưỡng mộ.  Tôi như đang ngồi trong căn nhà của thánh Gioan Phaolo II, chứng kiến buổi cơm gia đình đầm ấm, giờ đọc kinh chung trang nghiêm, giờ cầu nguyện riêng của thân phụ thánh Gioan Phaolo II, và nếp sống ngăn nắp giản dị.   Gia đình này đã luôn bên nhau trong sinh hoạt thường nhật, nên khi chị, Mẹ, và anh, của thánh Giáo Hoàng qua đời, ngài đã thật là buồn, và thường tìm đến Đức Mẹ để đọc kinh Mân Côi với lòng sốt mến khi còn ở tuổi thiếu niên.  Thật khó có đủ lời để diễn tả cảm xúc của chúng tôi, vì ai cũng rất là yên lặng đi bên nhau để lắng nghe Cha Thụ thông dịch rất rõ ràng bên tai.

Đến quảng trường của Lâu Đài Hoàng Gia ở Krakow có từ thế kỷ 16, tôi nghe được mùi vị thanh thản nên thơ trong gió, đến từng hàng cây, tường lá được trồng rất nghệ thuật, và trên những chiếc ghế đá dưới trời mưa phùn.  Chắc thánh Gioan Phaolo II cũng đã từng đến đây đọc sách vì rất gần với trường đại học cổ kính, có từ thế kỷ 14, mà ngài đã theo học.   Hang Mỏ Muối cũng làm phái đoàn chúng tôi hiếu kỳ lắm, vì đã có in dấu chân của thánh Giáo Hoàng vào đệ nhị thế chiến.  Hơn 300 nấc thang đã xây vào năm 1978,  cho du khách đi xuống và đi vào Mỏ Muối lớn nhất Châu Âu, có từ năm 700.  Những người lớn tuổi trong đoàn đã được xử dụng thang máy, cấu trúc rất lạ, để đi xuống.  Phái đoàn của chúng tôi đã được chụp chung 1 tấm hình kỷ niệm trong ngôi nhà nguyện của Mỏ Muối.  Tấm lòng kính mến thánh Giáo Hoàng khi còn sinh tiền của những người thợ trong Mỏ Muối đã được biểu lộ xuất thần, qua những hình khắc trên vách Muối về những câu chuyện trong Kinh Thánh.  Những tác phẩm Muối điêu khắc này thật sắc sảo dù đã hơn 40 năm.  Tôi không có đủ ngôn ngữ để tả hết lời ca khen tài năng không chuyên của 3 ngườI thợ này.

Đi viếng trại tập trung Auschwitz 1, thật là niềm đau không thể nào quên! Tội ác của Đức Quốc xã làm cho người Ba Lan thời nay cũng còn giữ khoảng cách với họ.  Dù đã gia nhập khối Liên Âu, nhưng Ba Lan vẫn không xử dụng tiền Euro chung với khối này, vì có người Đức.  Đoàn hành hương chúng tôi xếp hàng đi vào tận ngỏ ngách của lò sát nhân như là 75 năm trước hàng trăm ngàn người Do Thái và Ba Lan đã xếp hàng đi vào.  Thật nhiều hành trang chồng chất lên nhau đã được gom lại trong vài phòng kiến lớn.  Tên tuổi của họ vẫn còn rõ ràng để đọc, kể cả các đồ vật của trẻ sơ sinh.  Họ là những người Chúa đã cho sự sống, họ sinh hoạt và làm việc bình thường, và đã bị bức tử cách khoa học và man rợ bởi Đức quốc xã.   Tôi nghe lời thông dịch của Cha Thụ về cuộc đời bị bức bách của họ mà không ngăn được nước mắt tuôn trào.  Sau khi ra khỏi trại tập trung Auschwitz đoàn người trong xe bus số 2 đã lần chuỗi Kính Lòng Thương Xót Chúa cho các linh hồn trong đó đã ra đi 75 năm trước, hầu để trấn an tâm hồn của chúng tôi đang tức tưởi dùm cho họ.  Chúng tôi cũng đã cầu nguyện cho cả những kẻ thi hành bản án ghê rợn đó.

Từ sau chuyến hành hương Đất Thánh, tôi rất chú ý đến phép lành trong mỗi cuối thánh lễ, vì đời sống Kytô hữu của tôi lấy giờ khắc ấy làm hành trang và bước đi về phía trước.  Buổi Tiệc Thánh kết thúc, tôi trở về đời thường nhật, từng chút một, tôi xin Thiên Chúa Ba Ngôi cho tôi biết suy xét từng bước đã làm tôi vấp ngã.  Đặc biệt trong thánh lễ tại tu viện Jasna Gora, của các Cha Dòng Thánh Phaolo, có ảnh Đức Mẹ Đen mang vết gươm cắt trên mặt khiến ai trong phái đoàn đều rất cảm xúc.  Được nghe kể rằng Đức Mẹ đã gìn giữ nước Ba Lan này trong phong ba bão táp từ thế kỷ 14.  Nhất là thánh Gioan Phaolo II đã yêu mến cách đặc biệt Đức Mẹ Đen.  Phép lành cho chúng tôi sau thánh lễ trong ngôi nhà nguyện này thật cần thiết, vì chúng tôi không kèm chế được tư tưởng hạ bệ người Đức.  Chúng tôi thật đã mang cảm giác đau lòng xót xa sau vài giờ nghe kể về Auschwitz 2 [Birkanau] nơi đã bỏ đói các phụ nữ và trẻ em vào những năm 1942-1944.

Tôi trân trọng và ghi khắc thánh lễ Chúa Nhật 26 thường niên trong ngôi thánh đường Lòng Chúa Thương Xót ở Ba Lan.   Vì các bài sách thánh thật thích hợp với tâm tình hành hương của chúng tôi, và vì không gian bàn thờ thật thánh thiện, đơn sơ, sốt sắng và trang nghiêm.  Cha Thụ đã tráng chén xong mà Cha vẫn còn ở trong phút ngây ngất của Mình Máu Thánh Chúa đang ngự trong lòng.  Tâm tình này đã theo tôi đến Roma và còn lưu lại đến phút này khi viết đến đây.  Quang cảnh yết kiến Đức Thánh Cha Phanxico và bài giảng ngắn của ngài về thơ của Thánh Phaolo gởi tín hữu Corinto, làm tôi suy tư nhiều về ơn gọi khác nhau của nhiều người mà tôi đã quen biết.  Theo thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, tôi được thêm can đảm sống bổn phận thường nhật của mình trong lòng Giáo Hội. Thêm nữa, Phép lành Toà Thánh mà Cha Thụ đã xin cho từng người trong đoàn, thật là món quà bất ngờ vô giá!  Chúng tôi đã không biết nói thế nào đối với tấm lòng chu đáo và rộng rãi của Cha.

Tất cả 90 người đã về nhà bình yên, sau khi đi qua 5 quốc gia, Tiệp Khắc, Ba Lan, Slovakia, Hung Gia Lợi và Roma.  Tôi thầm thán phục khí chất bình tĩnh của Cha Thụ.  Chúng tôi có 89 tư tưởng đôi khi đồng phát biểu, Cha vẫn có cách làm cho trật tự.  Chúng tôi có 89 đôi chân thỉnh thoảng bước đi xa đoàn,  Cha vẫn có cách thấy và gọi chúng tôi về nhanh.  Chúng tôi có 89 tâm tình diễn tả khác nhau, Cha vẫn có cách làm chúng tôi cùng nhìn một hướng.  Chúng tối có 89 vấn đề, Cha vẫn có cách nghe và tìm cách giúp đỡ.  Chúng tôi có 3 trục trặc ngoài ý muốn ở phi trường.  Cha cũng nhẹ nhàng giải quyết làm tôi thấy chuyện nào cũng bị nhỏ lại, khi đến tay của Cha.  Tạ ơn Chúa đã ban cho Cha 1 nhóm người giúp đỡ rất đắc lực.  Đi theo nhóm nhỏ mà Cha đã phân chia là thượng sách để khỏi bị lạc, nhất là khi đi bộ trên thành phố người, cũng như khi di chuyễn qua nhiều chuyến bay, và xe bus.

Sau 10 ngày sống hành hương vùng Trung Âu, chúng tôi đã ăn và uống theo những người dân địa phương, chắc chắn không thoải mái như tại nhà mình.  Nhưng thật là thú vị!  Tôi đã gần như hoàn toàn bị cuốn theo chuyện kể của họ, nếm thữ thực phẩm theo nền văn hoá rực rỡ lâu đời của họ.  Đáng giá nhất là tôi đã đi viếng những nơi mà thánh nữ Faustina, thánh Maximilian Kolbe, thánh Gioan XXIII, và thánh Gioan Phaolo II đã từng cư ngụ và nên thánh.  Niềm đau của các vị thánh này chúng tôi cũng đã được nghe Cha Thụ thông dịch, khi đi viếng những vùng đất đã từng in những dấu chân thánh thiện.  Lòng Tin Kính vào Giáo Hội tại thế càng thêm củng cố, vì Hội Thánh này luôn dựa vào Chúa Giêsu Thánh Thể và Chúa Thánh Thần, “Vị khách kín đáo” của từng Kytô hữu.

Cecilia Phạm thị Mỹ Phụng

Giáo xứ St. Francis de Sales, Houston, Texas

Ngày 7 tháng 10 năm 2014

Đảng Cộng hòa và ứng viên gốc Việt

Đảng Cộng hòa và ứng viên gốc Việt

Bùi Văn Phú Gửi cho BBC Việt ngữ từ California

Janet Nguyễn, đương kim giám sát viên Quận Cam, đã làm nên lịch sử khi được bầu chọn vào thượng viện tiểu bang California

Kết quả bầu cử 4/11 là một chiến thắng lớn cho Đảng Cộng hòa. Đó cũng là tiếng nói không tán đồng của dân Mỹ đối với chính sách của Tổng thống Barack Obama.

8.30 tối ở California, tức gần nửa đêm bầu cử, khi các nơi bỏ phiếu ở miền đông đã đếm phiếu được hơn ba giờ, các cơ quan truyền thông đưa tin Đảng Cộng hòa đạt 51 ghế tại Thượng viện để nắm đa số và quyền kiểm soát nghị trình trong hai năm tới.

Với 435 dân biểu được bầu lại, Đảng Cộng hòa cũng vẫn tiếp tục nắm đa số tại Hạ viện Hoa Kỳ.

Hai năm chót của Tổng thống Barack Obama chắc chắn sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn, trừ khi ông tìm sự đồng thuận với đảng đối lập trong việc đưa ra những chính sách mới.

Tính đến khuya ngày bầu cử, Cộng hòa đạt con số 52/100 nghị sĩ và 226/435 dân biểu Quốc hội.

Luật chăm sóc y tế Obamacare sẽ được quốc hội với cộng hòa nắm đa số đưa ra tu sửa.

Các chính sách về người nhập cư, năng lượng và phát triển thương mại với châu Âu và châu Á sẽ được Đảng Cộng hòa quan tâm trong hai năm tới và xa hơn nữa nếu đảng này đưa được người vào Bạch Ốc năm 2016.

Riêng về phát triển thương mại, với Đảng Cộng hòa nắm đa số sẽ thuận lợi hơn cho việc Hoa Kỳ hoàn tất thương thảo với các nước để ký kết hiệp định TPP.

Ứng viên gốc Việt ở Quận Cam

Bà Janet Nguyễn, đương kim giám sát viên Quận Cam, đã làm nên lịch sử khi được bầu chọn vào thượng viện tiểu bang sau một cuộc tranh cử gay cấn và ồn ào nhất từ trước đến nay trong cộng đồng người Việt ở Little Saigon, Quận Cam.

Bà là người Đảng Cộng hòa, đánh bại ứng viên Đảng Dân chủ gốc Mễ là Jose Solorio với tỉ số 60/40.

Trong cuộc đua tại Garden Grove, đương kim thị trưởng Bruce Broadwater in truyền đơn với hình cờ đỏ sao vàng với lời cáo buộc đối thủ Bảo Nguyễn là thân cộng

Như thế tại cơ quan lập pháp cao nhất của tiểu bang California sẽ có dân cử gốc Việt trong bốn năm tới.

Thành phố Westminster, được coi là thủ phủ của người Việt vì chiếm đến nửa số cư dân, ông Trí Tạ tái đắc cử với trên 85% số phiếu. Tyler Diệp trúng cử vào hội đồng thành phố. Khanh Nguyễn vào hội đồng giáo dục.

Bên cạnh là Garden Grove, có mật độ cư dân Việt cao thứ nhì sau Westminster, đương kim thị trưởng Bruce Broadwater chỉ hơn Bảo Nguyễn chưa đến 2%. Cuộc tranh cử tại đây sôi nổi vì ông Bruce đã in truyền đơn với hình cờ đỏ sao vàng với những lời cáo buộc đối thủ Bảo Nguyễn là thân cộng, làm lợi cho cộng sản.

Hội đồng thành phố Garden Grove cũng sẽ có nghị viên Phát Bùi, về nhất trong số 9 ứng viên tranh cử để dân chọn 2. Nghị viên Michael Võ tái đắc cử ở thành phố Fountain Valley.

Sự kiện có nhiều ứng viên gốc Việt được bầu chọn vào các hội đồng giáo dục cho thấy sự quan tâm của người Việt đến các sinh hoạt nhà trường các cấp, từ cấp một lên đến cao đẳng.

Dina Nguyễn, cựu nghị viên Garden Grove, trúng cử Đặc khu Thủy lợi Quận Cam.

Thung lũng điện tử San Jose

Trên San Jose, với 10% là gốc Việt trong số một triệu cư dân, luật sư Tâm Nguyễn đánh bại ủy viên giáo dục Maya Esparza để giành ghế đại diện cho Khu vực 7 trong hội đồng thành phố. Đây cũng là cuộc tranh cử cam go giữa một ứng viên gốc Việt và một gốc Mễ, như cuộc tranh cử của Janet Nguyễn với Jose Solorio ở Quận Cam.

Trong lãnh vực giáo dục, Scott Hưng Phạm và Hương H Nguyễn trúng cử vào Hội đồng Giáo dục Cao đẳng San Jose – Evergreen. Vân Lê tái đắc cử ủy viên giáo dục East Side Union. Thanh Trần vào học khu Franklin-McKinley. Khánh Trần vào học khu Alum Rock.

Tại Hoa Kỳ, tranh cử vào hội đồng giáo dục cũng là bước khởi đầu cho những ai muốn dấn thân vào con đường hoạt động chính trị.

Tại California, nơi có đông người Việt sinh sống nhất tại hải ngoại, hiện có khoảng 20 dân cử gốc Việt các cấp, đa số là ủy viên giáo dục và nghị viên hội đồng thành phố.

Với kết quả bầu chọn hôm 4/11, bà Janet Nguyễn sẽ là thượng nghị sĩ tiểu bang và là dân cử cao cấp nhất của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Xem thêm:

Janet Nguyễn thắng chức Thượng nghị sĩ tiểu bang California (RFA)

Nữ y tá Nina Phạm: “Tôi tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện”

Nữ y tá Nina Phạm: “Tôi tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện”

dongten.net

Nina_Pham_after_release_Screen_Shot_CNA

Nữ y tá Nina Phạm*, người đầu tiên nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, vừa khỏi bệnh sau nhiều tuần bị cách ly và điều trị tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Theo ABC News, vừa bước ra khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia Mỹ ở thành phố Bethesda, bang Maryland cô đã chia sẻ niềm vui vì được khỏi bệnh với giới báo chí. Trong bài phát biểu của mình, cô đã mạnh mẽ bày tỏ đức tin của mình khi nói rằng cô “tạ ơn Chúa”, “đặt niềm tin nơi Chúa” và “tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện.” Mời quý vị xem video (phụ đề Việt ngữ) phát biểu của cô:

httpv://www.youtube.com/watch?v=lKMIWZv5sH8

Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.

* Cô Nina Phạm là một tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ Fatima, giáo phận Fort Worth, Hoa Kỳ (theo Vietcatholic)