Đưa hai Thánh Giá nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sang Bỉ phục chế

Báo Nguoi-viet

March 8, 2023

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 8 Tháng Ba, đại diện Tổng Giáo Phận Sài Gòn cho hay hai Thánh Giá – biểu tượng quan trọng nhất của đạo Công Giáo – đặt trên đỉnh tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, quận 1, vừa được tháo dỡ để đưa sang Bỉ phục chế.

Theo báo VNExpress, hai Thánh Giá cao gần 4 mét, chiều ngang hơn 1.8 mét, nặng 600 kg mỗi cây, gắn trên hai tháp chuông trước cửa nhà thờ Đức Bà được chuyên gia ngoại quốc và công nhân dùng máy móc đưa xuống từ độ cao hơn 57 mét.

Thánh Giá được tháo dỡ khỏi tháp chuông nhà thờ Đức Bà hôm 6 Tháng Ba. (Hình: VNExpress)

Sau 127 năm tồn tại, hai cây Thánh Giá đã bị gỉ sét sẽ được chuyển tới tập đoàn Monument ở Bỉ – đơn vị phụ trách trùng tu nhà thờ Đức Bà, để phục chế.

Việc trùng tu hai Thánh Giá trên nằm trong dự án tu bổ nhà thờ Đức Bà khởi công từ năm 2017. Dự án có vốn đầu tư hơn 140 tỷ đồng ($5.9 triệu), do Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn thực hiện.

Trước đó, việc trùng tu dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2023, nhưng nay phải kéo dài đến năm 2027 do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, bởi vì nhiều vật liệu công trình phải nhập từ ngoại quốc.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây năm 1877, hoàn thành sau ba năm và được Tòa Thánh Vatican phong hàng “Tiểu Vương Cung Thánh Đường” từ năm 1959. Tên gọi chính thức của nhà thờ là Vương Cung Thánh Đường Chính Tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Đây là công trình kiến trúc đặc sắc từ thời Pháp thuộc do Kiến Trúc Sư J.Bourard thiết kế. Sau 140 năm, nhà thờ bị xuống cấp nghiêm trọng nên Tổng Giáo Phận Sài Gòn quyết định đại trùng tu công trình này.

Theo Wikipedia, trong quá trình xây dựng nhà thờ, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Phía ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.

Một số mảnh ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ “Guichard Carvin, Marseille St André France,” các mảnh ngói khác lại có hàng chữ “Wang-Tai Saigon,” có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong Đệ Nhị Thế Chiến do những cuộc không kích của quân Đồng Minh.

Nhà thờ Đức Bà đang được trùng tu. (Hình: Tổng Giáo Phận Sài Gòn)

Trước 1975, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được ghi nhận đã trải qua ba cuộc trùng tu. Lần trung tu đầu tiên là việc xây dựng thêm phần mái kẽm cho hai tháp chuông của nhà thờ vào năm 1895. Lần thứ nhì vào năm 1903, mặt tiền nhà thờ được tôn tạo, xây thêm vườn hoa và tượng đài Bá Đa Lộc. Lần thứ ba là lần dựng tượng Đức Bà Hòa Bình vào năm 1959.

Do nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chính Tòa của Tổng Giáo Phận Sài Gòn nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là lễ Giáng Sinh. Ngày thường, quanh nhà thờ Đức Bà là địa điểm quen thuộc của nhiều bạn trẻ và cũng là nơi nhiều cô dâu, chú rể đến chụp hình cưới.

Không chỉ với người dân thành phố, công trình này còn là điểm thăm viếng của rất nhiều khách du lịch quốc tế. Mỗi ngày có hàng trăm đoàn khách ngoại quốc đến thăm viếng, dự lễ tại thánh đường. (Tr.N)

 Bà cụ Kentucky có gần 600 cháu nội ngoại, cố, chắt, chít

Báo Nguoi-viet

March 9, 2023

KINGS MOUNTAIN, Kentucky (NV) – Tấm hình chụp gia đình sáu thế hệ phụ nữ và bà cụ Kentucky gặp đứa chít (cháu sáu đời) lần đầu tiên mới đây, được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội, theo Fox News hôm Thứ Tư, 8 Tháng Ba.

Trong hình, bà MaeDell Taylor Hawkins, 98 tuổi, nằm trên giường ẵm cô bé Zhavia Hawkins, 7 tuần tuổi, tại nhà dưỡng lão ở Kings Mountain, Kentucky, hôm 18 Tháng Hai.

Gia đình sáu thế hệ của bà MaeDell Taylor Hawkins. (Hình: Facebook Gracie Snow Howell)

Đứng sau giường là bà Frances Snow, con gái bà MaeDell Hawkins; cô Gracie Snow Howell, cháu ngoại bà; cô Jacqueline Ledford, cháu cố bà; và cô Jaisline Wilson, chắt của bà.

Cô Sheryl Blessings, cháu ngoại bà MaeDell Hawkins và là chị cô Gracie Snow Howell, là người chụp hình.

Gần một tuần sau, cô Howell đăng tấm hình lên Facebook.

“SÁU thế hệ (còn sống,)” cô viết hôm 24 Tháng Hai. “MaeDell, Frances, Gracie, Jacqueline, Jaisline, và Zhavia.”

Tới nay, tấm hình được rất nhiều người khác chia sẻ trên Facebook lẫn Twitter.

Bà MaeDell Hawkins sinh ra và lớn lên ở Kentucky. Bà có hai đời chồng, cả hai đều qua đời. Bà lập gia đình với người chồng đầu tiên năm 1940, năm bà 16 tuổi còn ông 50 tuổi, gia đình cho hay.

“Lúc đó, ông có 10 người con riêng. Vợ ông mất khi sinh đôi ở nhà. Ông làm ngành đường sắt. Ông phải đi làm lại. Ông cần người chăm sóc mấy đứa con,” cô Howell kể.

Do đó, bà MaeDell Hawkins phải làm mẹ ở tuổi 16, rồi bà sinh thêm 13 đứa nữa.

Cô Howell cho biết bà MaeDell Hawkins chăm sóc cả gia đình mà không có nhiều “tiện nghi tân tiến” như ngày nay, như nước từ vòi, phòng vệ sinh trong nhà, bếp điện, máy giặt, máy sưởi.

“Bà ngoại chăm sóc tất cả mọi người,” cô Howell kể tiếp. “Tôi chưa bao giờ nghe mẹ kể bà ngoại than phiền bất kỳ chuyện gì.”

Bà MaeDell Hawkins hiện có 106 cháu nội, ngoại; 222 cháu cố; 234 chắt và 37 chít.

Bà đang nằm nhà dưỡng lão sau khi té ở nhà cách đây hai năm. Tháng Bảy năm nay, bà sẽ tròn 99 tuổi.

Theo Kỷ Lục Guinness Thế Giới, kỷ lục gia đình đông thế hệ còn sống nhất do một gia đình ở New York lập năm 1989, với bảy thế hệ. (Th.Long) 

Tiểu Tử: người tiếp lửa và giữ hồn của miền Nam

Nguyễn Văn Lục

Tôi biết Tiểu Tử khá muộn khi ông đã thành danh và tích lũy một di sản văn học đáng nể như một loại trầm tích lắng đọng từ lâu. Nhưng khi biết rồi thì càng đọc văn của ông càng thấy gần gũi, gắn bó.

Hình như ông không viết truyện dài mà chỉ chuyên viết truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn đều như nhắc nhở xa gần đến những cột mốc văn học đàn anh, xa xôi như Hồ Biểu Chánh, hay gaadn hơn như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên. Có thể vì cách thức diễn tả, ngôn từ xử dụng, tâm tình và cá tính của ông thì đặc sệt là dân Nam Kỳ.

Nhưng về nội dung cũng như mục đích viết của Tiểu Tử thì tôi xin vài thưa rằng: Nó hoàn toàn không giống các “nhà văn miệt vườn” ‒ không giống Bình Nguyên Lộc, càng xa Sơn Nam ‒ và còn có thể khác biệt với Lê Xuyên. Tôi không dám nói rằng tôi phủ nhận các nhà văn miền Nam tiền bối. Tôi đã từng mê truyện dài đầu tiên Chú Tư Cầu của Lê Xuyên ‒ cuốn truyện dài viết phơi-ơ-tông1 mỗi ngày ‒đã từng làm Lê Xuyên nổi tiếng.

Việc cầm bút để trở thành một nhà văn chẳng những là một nghề cao quý mà còn cá biệt.

Không nên lấy cái đúng, cái hay của nhà văn này làm chuẩn mực để so sánh với nhà văn khác. Văn là người. Mỗi người là một cá thể mà sự so sánh là một điều xúc phạm đến chân dung nhà văn. Vì thế, tôi chỉ có thể nghĩ cho riêng mình là: Tiểu Tử là người truyền cảm hứng, người tiếp lửa văn học miền Nam mà nhiều người tưởng rằng có nguy cơ nó đã là tro nguội, bị lão hóa hoặc hết thời. Nhưng thật sự qua văn của Tiểu Tử nó vẫn giữ được cái hồn của miền Nam với trọn vẹn ý nghĩa.

Trong thời kỳ giúp việc cho tờ Tân Văn. Tân Văn, số 7, tháng 2, 2005 lần đầu tiên đã có đăng truyện ngắn: Thằng Đi Mất Tiệt. Đó là một cái duyên cho tôi.

Và sau đó, trên nhiều số Tân Văn khác, lần lượt truyện ngắn của Tiểu Tử có mặt như: Mài dao, mài kiếm, Chuyện di tản 1975, Thằng Khùng, Tôi nằm gác tay lên trán, Làm Thinh,Tấm vạc giường, Chuyện chẳng có gì hếtm Học ăn, học nói,‒ Chị Tư Ù, Người bán liêm xỉ, Con rạch nhỏ quê mình, Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Con mẹ hàng xóm, Chiếc khăn Mùi xoa, Ông già hốt rác, Tô Cháo huyết, Viết một chuyện tình,Tôi nằm gác tay lên trán.

Những truyện ngắn của nhà văn Tiểu Tử được đăng từ Tân Văn, số 7 và chấm dứt ở Tân Văn, số 94.

Số truyện của Tiểu Tử viết cho thấy quả thực, ông viết muộn. Từ khi khi sang Côte D’Ivoire2 tác giả mới bắt đầu viết tuyện ngắn3 ‒ mà như thể viết không cạn dòng. Tiểu Tử viết như thể còn sức còn viết cố vớt vát níu kéo thời gian đã qua.

Đấy mới chỉ nói đến trên dưới 100 truyện về lượng. Kể là nhiều, chỉ kém Bình Nguyên Lộc dưới 1000 cuốn. Phẩm chất mỗi truyện đều chuyên chở, gửi gấm một tâm sự, một nỗi lòng, một tỏ bày.

Báo Tân Văn nợ ông nhiều lắm, vì ông không nhận tiền nhuận bút.

Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.

Đôi hàng về tiểu sử Tiểu Tử

Ông tên thật là Võ Hoài Nam. ông sinh ngày 19 tháng bảy năm 1930, tại quận Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và là con trai duy nhất của giáo sư Võ Thành Cư, cựu giáo sư trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký. Ông cũng dạy Lý Hóa một năm, 1955‒1956, ở trường này…

Tiểu Tử (1930-)

Ông lớn lên ở miền Nam với dòng họ, với bà con, với láng giềng đan kết như một khúc ruột mềm thân thương, che chở, đùm bọc. Tất cả trở thành những kỷ niệm êm đẹp thời tuổi trẻ với nhiều trẻ cùng lứa tuổi, nghịch ngợm, chơi đùa của một thời. Sau này lớn lên ông vẫn không quên được, đi đâu, làm gì rồi cũng nhớ về. Rồi ông ông sang Tây du học trở về4, với mảnh bằng trong tay, ông làm việc cho hãng dầu Shell ở Sài Gòn cho đến ngày mất nước.

Rồi vài năm như mọi người, ông còn kẹt lại, ông phải sống chung với cộng sản. Ông đã chứng kiến, đã thấy hết những gì cộng sản nói và cộng sản làm với mặt trái của nó. Quyết định phải vượt biên thôi, hành lý mang theo chỉ là những kinh nghiệm, nỗi nhớ để sau này ông ghi lại trong: Con rạch nhỏ quê hương mình.

Ông ghi lại trong truyện Ông già hốt rác tâm sự cay đắng của một người miền Nam hiền lành đến khờ khạo bị cướp đoạt, bị bóc trần như bươi rác từ trên xuống dưới, trần như nhộng đến không còn gì.

Sự chia xẻ của ông từ một ông thày tiền bạc rộng rãi nay trở thành người cùng khổ không dám vào ăn một tô cháo lòng như trước kia nữa. Bà Ba bán cháo lòng cảm thông hoàn cảnh của ông thất cơ lỡ vận, bán tô cháo lòng không lấy tiền. Đắt giá nhất trong truyện Tô Cháo Huyết là chị Ba bán nói, “Chỗ quen biết, tôi nói thiệt.Thày Hai cứ tới ăn tự nhiên, đừng ngại. Chừng nào thầy Hai trả cũng được hết. Mình với nhau mà.. Phải thông cảm với nhau chớ. Thầy Hai hiểu tôi không?” Thực quá sức cảm động.

Bất mãn cùng cực, trong nhà không còn gì để bán, chỉ còn chiếc xe đạp và chút liêm xỉ treo bảng bán luôn, nhưng không ai mua. Ông viết trong truyện: Người bán liêm xỉ.

Và nhìn ra mặt trái của cuộc đời khi thấy con mẹ hàng xóm đua đòi, nịnh bợ mấy tên cán bộ để bán thân nuôi miệng ông viết Con mẹ hàng xóm.

Sau này, tất cả nó hun đúc, kết nén làm vốn cho ông cầm bút viết lại. Ông không cần hư cấu, không cần bóp méo sự thật, chỉ cần cúi xuống nhặt nhãnh Những mảnh vụn cuộc đời ghi lại như một nhân chứng những cuộc đổi đời, những lầm than và cả tình con người người diễn ra mỗi ngày.

Văn phong của Tiểu Tử

Mặc dù học cao thành đạt ‒ hơn nửa đời người sống nơi xứ người ‒ tốt nghiệp kỹ sư dầu hỏa ở Marseille, 1955. Về nước mới đầu dạy trường Petrus Trương Vĩnh Ký một năm. Sau đó sang làm việc tại hãng xăng Shell cho đến ngày miền Nam đổi chủ. Ông có viết lại giai đoạn này, khi miền Nam sắp mất, bị người Mỹ bỏ rơi, không đủ xăng cho máy bay. Chẳng biết, ông có cay đắng với người Mỹ không?

Năm 1978, vượt biên rồi định cư tại Pháp 1979. Sau đó đi làm việc cho công ty Đường Mía tại Côte D’Ivoire, Phi Châu cho đến 1982, rồi đó trở lại làm cho hãng Shell Côte d’ Ivoire từ năm 1982 đến 1991, và về hưu tại ngoại ô Paris.

Bấy nhiêu năm lưu lạc ở xứ người. Vốn chữ nghĩa vẫn không bị han rỉ, xói mòn. Ông vẫn giữ được cá tính miền Nam: bình dân, giản dị, thật thà, dí dỏm. Ông vẫn giữ được cốt cách một lối viết chân chất, kiểu nghĩ sao viết dzậy, không màu mè, không kiểu cách, không uốn éo văn hoa làm dáng. Điều này cho thấy ông khác hẳn nhà văn Mai Thảo. Mai Thảo vẫn nghĩ rằng ông là nhà văn, Những người làm ra chữ.

Nhưng chính lối viết chân chất ấy quyến rũ người đọc. Chính chỗ bình dị làm nên vóc dáng văn học. Chữ của ông là có sẵn, chỉ khác nó nằm trong văn cảnh toàn bộ hỏi đáp trao đổi giữa những người dân bình thường. Đọc là gợi nhớ, đọc là thấy mình trong đó như tìm về như có người nhắc hộ.

Một lần nữa, tên tuổi nhân vật truyện cũng đặc sệt tính miền Nam. Không có những tên văn hoa như Lan, như Cúc, như Bạch Tuyết ‒ hoặc như Dũng, như Long, như Tiến kiểu miền Bắc. Hoặc những tên như Diễm, Công Tằng Tôn nữ Lan Chi, Tôn nữ Hỷ Khương kiểu miền Trung, v.v..

Tên nhân vật truyện của Tiểu Tử không có những tên cao sang “với không tới”, mà bình dân như Con Lúa, con Nhàn, con Huệ, thằng Rớt, Thằng Lượm, Con mẹ hàng xóm, Thày Năm Chén, bà Năm cháo lòng, Chị Tư ù.

Bình dị mà gần gũi thân thương mỗi khi gọi đến tên làm ấm lòng người gọi và cả người được gọi. Nó biểu lộ một thứ thẻ căn cước ‒ tính chất miền Nam ‒ như một lẽ sống còn. Mất nó là mất tất cả lẽ sống ở đời.

Ngay cả những tiếng chửi thề cũng chứa đựng chút lòng thương. Như: Nội. Thằng chó đẻ của má. Người đọc chỉ thấy hình bóng một bà mẹ thương con, chịu nỗi đau cắt ruột đành đoạn để con cháu mình vượt biên. Thật vậy, có người mẹ nào muốn xa con. Thật ngược đời. Chỉ có ở chế độ xã hội chủ nghĩa mới xảy ra những chuyện đổi đời như vậy.

Nó khác hẳn những tiếng chửi tục của miền Bắc thô tục và áp đặt.

Thú thật bản thân người viết rất dị ứng và khó chịu với ngôn ngữ miền Bắc khi họ đối đáp với nhau kèm theo tiếng Đ. Mẹ. Một xã hội trượt giốc. Một thứ Đất khổ-Người Khổ. Đối với cá nhân tôi, họ là những loại người mặt lạ, không mời mà đến trân trân, tráo tráo. Họ tự hào đi làm lịch sử mà thật ra lịch sử chỉ là một con tin ‒ mà thật ra gián tiếp họ hiếp dâm lịch sử.

Liệu có một làn ranh đỏ giữa cộng sản và người dân miền Nam đến không thể nối liền được. Chắc là có qua văn phong các truyện ngắn của Tiểu Tử. Có thể đến 8 phần 10 nội dung các câu truyện là chửi xéo cộng sản.

Xem ra tuổi càng lớn, ông càng viết hăng, viết lại “tới nữa”. Điển hình là truyện ngắn Bài Ca Vọng Cổ khi ông đang làm ở bên xứ người. Đây có thể là truyện tiêu biểu nhất về tâm trạng con người Tiểu Tử.

Câu truyện gây ngạc nhiên, thích thủ đến kỳ lạ, đến ngoài sức tưởng tượng. Nó miêu tả nỗi lòng của một người sống tha phương cầu thực mà nỗi nhớ quê hương vẫn canh cánh bên lòng.

“Trong lúc tôi thiu thiu ngủ thì loáng thoáng nghe ai ca vọng cổ. Tôi mở mắt nhìn quanh rồi thở dài nghĩ: “Tại mình nhớ quê hương xứ sở quá nên trong đầu nghe ca như vậy.” Rồi lại nhắm mắt lim dim. Lại nghe vọng cổ nữa. Mà lần này nghe rõ câu ngân nga trước khi “xuống hò”.

“Mấy lớp nhà tranh ẩn mình sau hàng tre rũ bóng đang vươn lên ngọn khói… á…lam…à.. chiều.”

Hóa ra đó là một thanh niên da đen đang ca vọng cổ. Tác giả chào “Bonjour” và hỏi, vẫn bằng tiếng Pháp: “Anh hát cái gì vậy?” “Một bài ca của Việt Nam”. Anh ta tự giới thiệu mình là Jean, người ta thường gọi là “Jean le Vietnamien” à Borotou. Jean là “con lai” có mẹ gốc Nha Trang. Tiểu Tử cũng tự giới thiệu mình là người Việt Nam.

Ruộng mía ở Borotou, Côte d’Ivoire. Nguồn: www.fatom.org

“Bỗng hắn trợn mắt có vẻ vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, rồi bật ra bằng tiếng Việt, giọng đặc sệt miền Nam, chẳng có một chút lơ lớ:

– Trời ơi! … Bác là người Việt Nam hả?

Rồi hắn vỗ lên ngực:

– Con cũng là người Việt Nam nè!

Thiếu chút nữa là tôi bật cười. Nhưng tôi kiềm lại kịp, khi tôi nhìn gương mặt rạng rỡ vì sung sướng của hắn. Rồi tôi bỗng nghe một xúc động dâng tràn lên cổ. Thân đã lưu vong, lại “trôi sông lạc chợ” đến cái xứ “khỉ ho cò gáy” nầy mà gặp được một người biết nói tiếng Việt Nam và biết nhận mình là người Việt Nam, dù là một người đen, sao thấy quý vô cùng. Hình ảnh của quê hương như đang ngời lên trước mặt.

Tôi bước tới bắt tay hắn. Hắn bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay, vừa lắc vừa nói huyên thuyên:

– Trời ơi! … Con mừng quá! Mừng quá! Trời ơi!… Bác biết không? Bao nhiêu năm nay con thèm gặp người Việt để nói chuyện cho đã. Bây giờ gặp bác, thiệt… con mừng “hết lớn” bác à!”

Tiểu Tử, Bài ca vọng cổ,

Đọc biết bao truyện ngắn của Tiểu Tử làm tôi cảm thấy mình may mắn. Mỗi truyện có cái hay của nó, mỗi truyện đều nhắn gửi điều chi đó. Nhưng cũng xin có đôi lời nhận xét thô thiển qua những chuyện ông kể lại.

Giọng văn, hơi văn thuần túy Việt miền Nam.

Điều này thật không dễ cho bất cứ ai. Ông đặt những câu chữ đúng lúc, đúng chỗ khi cần phải đặt. Ngòi bút tuôn chảy ra tự nhiên. Tôi tự hỏi, điều gì đã giúp ông không bị “nhiễm trùng”, lai căng, nửa Tây, nửa ta. Và nhất là không bị nhiễm các từ lai căng của cộng sản.

2004

Tôi cũng không hề thấy ông bị ảnh hưởng một chút nào về văn hóa Pháp mà lẽ thường ông chịu ảnh hưởng từ nếp sống, phong tục hoặc cao hơn nữa đến các trào lưu văn học Pháp như nhiều người, trong đó có kẻ viết bài này.

Phải thành thật nhận rằng những từ ngữ ông xử dụng thuần túy là “miệt vườn” 100%. Nó có thể dễ tự nhiên và thoải mái cho một nhà văn Lê Xuyên. Nhưng nó không thật dễ cho ông.

Điều thứ hai cũng lạ không kém. Ông không sài bừa bãi một từ ngữ nào mà cộng sản quen dùng. Nhưng nét độc đáo của ông chửi Việt Cộng là có bề thế, bài bản và và sâu sắc như trong truyện:

Bới rác”. Câu chuyện kể một ông già có công với Cách Mạng, sau đó bị cách mạng cướp hết tài sản nên phát điên, ngày lang thang ngoài đường bới rác. “Tao bới rác để kiếm mấy thằng Việt Cộng nuôi trong nhà.”

Đúng là “qua” nói ít, mà hiểu nhiều.

Trong truyện Bà Năm bán cháo lòng: Bà mang thằng con ra chửi đổng mà như thể cứ chửi cả nước. Truyện Chiếc khăn mùi xoa là một chuyện tình cảm động và đầy nước mắt, tình nghĩa của những người sống lưu vong nơi xứ người: Nhớ lại “Con Huê” lúc còn nhỏ thương anh Cương. Sau 1975, Cương vượt biên rồi định cư ở Pháp. Trước khi chết, Cương dặn con gái:

Con ráng tìm cách về Nhơn Hòa, Cầu Cỏ, trao cái này cho cô Hai Huê, nói ba không quên ai hết’. ‘Cái này’ là một bao thư, trong đó có chiếc khăn mùi xoa cô Huê đã tặng Cương thời trẻ. (…)

Cô Hai Huê ngất xỉu khi nghe tin người bạn xưa nay đã chết bên trời Tây.”

Tiểu Tử, ‘Chiếc Khăn Mùi Xoa’ 

2006

Truyện này tình tiết gay go và phức tạp hơn nhiều mà bạn đọc cần phải đọc.

Chung cuộc, tôi nghĩ rằng mình bất lực vì không diễn tả nổi cái “cái hay cốt lõi” của một nhà văn. Cho nên, cách tốt nhất vẫn là khuyên người đọc tự tìm lấy mà đọc. Chính mỗi người phải tự mình chạm vào tác phẩm.

Đọc Tiểu Tử cũng vậy. Không thể diễn tả cũng không thể bắt chước được. Cũng khó mà tóm lược nói thay cho ông được. Vì thế, chỉ xin nhớ cho rằng nhà văn Tiểu Tử mà tôi vinh danh gọi là: Người tiếp lửa và giữ hồn của miền Nam. Ông làm công việc đó một cách trọn vẹn.

Nhà văn Tiểu Tử nay cũng đã lớn tuổi, một ngày nào đó, ông sẽ để lại một cái “ghế trống” (chữ của Nguyễn Xuân Hoàng) trong văn học cần có người “tiếp lửa”, ngồi vào cái ghế trống ấy.

Rồi ai sẽ là những người tiếp lửa thế chỗ ông?

Trong cái tinh thần ấy, tôi nghĩ đến những nhà văn cũng trong dòng chảy văn chương đó như những con suối nhỏ róc ráy chảy để cuối cùng chảy vào dòng sông lớn. Mỗi người họ là một vóc dáng, mỗi người họ là một tên tuổi chảy vào dòng chung ra biển lớn. Họ có thể là những người như: Nguyễn Đặng Mừng đã có nhiều truyện đăng trên Tân Văn, truyện ngắn đầu tiên trên Tân Văn, Về làng. Cũng có thể làPhạm Tín An Ninh, Nguyễn Vĩnh Long Hồ, Nguyễn Bửu Thoại với truyện, Đôi mắt Người bị xử bắn trong rặng Bình Bát. Tôi rất xúc động khi đọc truyện này và đã đôi lần tôi muốn giới thiệu, nhưng chưa thực hiện được.

Ở ngay Montréal, nơi tôi ngụ cư đà trên 40 năm, có nhà văn Tiểu Thu. Một phong thái viết phảng phất “văn chương miệt vườn”, “sư tỷ hay sư muội” của nhà văn Hồ Trường An, em ruột nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ.

Cuối cùng, trẻ hơn nữa, xông xáo hơn nữa, tôi muốn dành một vài dòng cuối cho một người trẻ tuổi tên thật: Hoàng Thị Ngọc Thúy, bút hiệu Hoàng Quân, hiện định cư ở Đức cùng gia đình và anh chị em. Đi đó đi đây rất nhiều, trải nghiệm không thiếu. Tốt nghiệp Đại học ở Đức ‒ Đại học J.W Goethe, Frankfurt thành chuyên viên trong ngành học tài chánh nên có dịp đi hội họp và công tác trên 30 Quốc Gia. Được biết tác giả có bốn tác phẩm đã xuất bản, tuyển tập với nhiều truyện ngắn. Hoàng Quân: Bông Hoa trên Phím, 2015; Nhớ Tiếng À Ơi, 2016; Đứng Ngẩn Trông Vời, 2018; Sợi Vắn Sợi dài, 2021.Bắt đầu lên đường như thế cũng báo hiệu một thành tựu vững chãi hơn sau này. Các tác phẩm của Hoàng Quân đều điểm xuyến bằng khá nhiều các bức tranh của người chị lớn Hoàng Thanh Tâm làm cho cuốn truyện có mầu mát mắt. Nay đã có nhận định của Luân Hoán và người viết phiếm luận Song Thao cũng ở Montréal. Tôi cũng có tình cờ đọc trên Thế Kỷ 21, thấy tác giả trẻ này “viết ngon” tính hỏi thăm gốc gác của tác giả. Nghĩ rồi lại thôi sợ hiểu lầm là tò mò.

Ý muốn “nhận định” về 4 tác phẩm này cũng có. Nhưng thấy thật sự không dễ tý nào. Tác giả viết phóng khoáng, thi tứ quá, ẩn ý tế nhị khó mà bắt kịp. Tôi mới kịp nhận ra rằng cầm bút vốn là cay cực, lầm than mà đọc xem ra cũng không dễ dàng gì. Mong là tác giả vẫn giữ cái hồn nhiên tự tại như thế trong truyện cũng như cuộc đời.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn: Bài tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính, trình bày và phụ chú.

Đọc thêm: Tiểu Tử, Bài ca vọng cổ, DCVOnline, DECEMBER 28, 2015
Tiểu Tử, Chiếc khăn mu-soa, Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu

1 Phơi-ơ-tông (phát âm tiếng Việt của chữ ‘feuilleton’ của tiếng Pháp) ban đầu là một loại phụ trang gắn liền với phần chính trị của những tờ báo Pháp, phần lớn gồm tin tức phi chính trị và tin đồn, văn học, và phê bình nghệ thuật, biên niên sử về thời trang mới nhất, và các biểu tượng, trò đố chữ và những chuyện vặt vãnh văn chương khác. Thuật ngữ Phơi-ơ-tông do những biên tập viên của Journal des débats, Julien Louis Geoffroy và Bertin the Elder, phát minh năm 1800. Feuilleton đã được mô tả là “câu chuyện của thị trấn”, ví dụ đương đại là mục “Talk of the Town” của The New Yorker. Trong báo tiếng Anh, thuật ngữ này dùng để chỉ một phần của một câu chuyện nhiều kỳ (‘serial’) đăng trên một phần của tờ báo.

2 Phi Châu, từ 1979 đến 1982.

3 Trước 1975, Tiểu Tử giữ mục biếm văn “Trò Ðời” của nhựt báo Tiến. Tập truyện “Những Mảnh Vụn” (Làng Văn Toronto xuất bản) là tập truyện đầu tay.

4 Tốt nghiệp Kỹ sư, Marseille năm 1955

33 truyện ngắn của Tiểu Tử dưới đây:
(xin bấm vào links)

33. Tấm vạc giường

  From: TU-PHUNG

Phỏng vấn Thần đồng AI ở đại học Stanford

Theo Work&Money và các báo khác

Mariana Zapata 7-3-2023  3:43 PM

Adrit Rao không giống như hầu hết thiếu niên. Năm 15 tuổi, cậu học trung học. Nhưng cậu ấy cũng đang viết các bài báo y tế được đánh giá ngang hàng với trình độ của một thực tập sinh ở đại học Stanford, đề tài, tạo ra một công cụ hỗ trợ AI để giải quyết các vấn đề y tế, quản lý năm ứng dụng do anh ấy tạo phần mềm và điều hành một tổ chức phi lợi nhuận do anh ấy thành lập tên là Arètech Inc.

Rao bắt đầu lập trình năm 8 tuổi và phát triển ứng dụng năm 12 tuổi. Cậu ấy đã thực tập tại Đại học Stanford từ năm 13 tuổi, độ tuổi mà Rao bắt đầu thuyết trình tại các hội nghị y khoa. Nếu bạn cảm thấy bị đe dọa vì Rao! Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy.

Một số người sẽ gọi Adrit Rao là thiên tài. Nhưng bên cạnh bộ não, cậu ấy còn có sự kiên trì, tự tin và niềm tin. Báo Work + Money đã trò chuyện với Rao về ứng dụng mới nhất của anh ta để giúp đỡ cộng đồng người khiếm thính (câm điếc), hành trình đi vào phần mềm cách ấn tượng của anh ấy và bí quyết đi đến thành công khi ở độ tuổi còn rất trẻ. Hành trình của anh ấy bắt đầu với STEM, Lập trình khối và Swift

Báo Công việc + Tiền bạc: Bạn đã bắt đầu với lập trình khối như thế nào và điều đó dẫn đến việc bạn xây dựng ứng dụng của riêng mình như thế nào?

Adrit Rao: Các trường xung quanh Palo Alto cố gắng kết hợp nhiều STEM vào các chương trình. Lập trình khối đã được nhà trường giới thiệu với chúng tôi khi còn nhỏ. Nhưng khi tôi khoảng 8 tuổi, tôi muốn chuyển từ lập trình khối sang thứ gì đó như lập trình dựa trên văn bản, vì vậy tôi đã thử một vài ngôn ngữ tạo phần mềm.

Và điều tôi nhận ra là nó không thực sự hấp dẫn tôi nhiều bởi vì tôi muốn thấy một sản phẩm cuối cùng có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề. Và đó là khi tôi nghĩ đến các ứng dụng.

Sử dụng ngôn ngữ lập trình của Apple, Swift, tôi đã làm quen với các ứng dụng lập trình. Lúc đầu, có vẻ như nó sẽ thực sự khó khăn, nhưng có rất nhiều khóa học trực tuyến thực sự giúp ích cho tôi trong hành trình của mình. Và tôi chỉ bắt đầu điều đó khi tôi khoảng 12 tuổi. Nhưng vì có tất cả các tài nguyên tuyệt vời mà tôi nghĩ rằng rất nhiều trẻ em có thể sử dụng, nên nó thực sự dễ dàng. Điều thực sự thú vị đối với tôi là tôi có thể viết một số mã trong Swift và ngay bên cạnh đó, tôi có thể thấy một ứng dụng đi vào cuộc sống.

Khoảng hai tuần sau khi [Tôi bắt đầu phát triển ứng dụng], Apple đã tổ chức hội nghị dành cho nhà phát triển hàng năm có tên là WWDC. Hàng năm, họ tổ chức một cuộc thi dành cho sinh viên Swift. Khi nhìn thấy cơ hội đó, tôi muốn thử vận may của mình. Trước sự ngạc nhiên của tôi, tôi thực sự đã thắng năm đó. Tôi là một trong 12 đứa trẻ gặp Tim Cook. Đó là điều rất thú vị tại thời điểm đó.

Sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống

Báo Công việc + Tiền bạc: Thật tuyệt. Có vẻ như rất nhiều việc bạn làm, cả trong ứng dụng và nghiên cứu ở Stanford, đều liên quan đến việc sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống. Điều gì làm cho bạn cảm thấy rất đam mê về điều đó?

Adrit Rao: Tôi nhận ra các ứng dụng có thể truy cập được như thế nào vì chỉ từ máy tính ở nhà, tôi có thể tiếp cận được rất nhiều người. Một chương trình mà tôi đã viết có thể tiếp cận được rất nhiều iPhone của mọi người sử dụng Swift. Vì vậy, đó là lúc tôi bắt đầu nghĩ, “Tôi thực sự có thể tạo ra sự khác biệt, mặc dù tôi còn trẻ. Tôi vẫn có thể cố gắng tìm ra một vấn đề trong cộng đồng của mình hoặc một vấn đề xã hội (hoặc bây giờ, trong thời gian thực tập ở Stanford, một vấn đề về chăm sóc sức khỏe ) và tôi có thể thử tạo một ứng dụng có thể giải quyết vấn đề đó.”

Đó là mục tiêu của tôi với các ứng dụng của mình. Và bây giờ tôi có năm trong cửa hàng ứng dụng (của Apple). Cái gần đây nhất của tôi có tên là Signer. Tôi đang đọc một bài báo về sự khác biệt lớn giữa số người giao tiếp bằng Ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ và số người không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu đó. Vì vậy, có một rào cản giao tiếp lớn giữa hai cộng đồng.

Vì vậy, tôi đã sử dụng một trong các khung của Apple có tên là Core ML — trước đây tôi đã sử dụng nó chỉ để thử nghiệm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi sử dụng nó trong một trong các ứng dụng của mình — để đào tạo một mô hình hoặc thuật toán xem video của mọi người tay và tự động chuyển đổi chúng sang ASL. Cho đến nay, tôi đã làm như vậy với khoảng 10 cử chỉ và tôi không ngừng cố gắng cập nhật điều đó cũng như tăng thư viện cử chỉ.

Ứng dụng diễn dịch dấu của người câm ra tiếng nói 

Giải pháp thực sự hữu dụng cho đời

Báo Công việc + Tiền bạc: Các ứng dụng đầu tiên của bạn tập trung vào giải quyết các vấn đề như giúp trẻ em theo dõi giờ phục vụ cộng đồng hoặc giúp mọi người tính toán thời gian chờ đợi khi xếp hàng ở cửa hàng tạp hóa. Làm thế nào bạn thực hiện bước chuyển từ điều đó sang các vấn đề y tế?

Adrit Rao: Khi tôi bắt đầu phát triển ứng dụng, tôi chỉ tập trung vào thay đổi xã hội, vào những vấn đề mà tôi có thể tự mình tìm ra. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng mình muốn bắt đầu tập trung vào thứ gì đó có tác động thực sự. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẽ dừng các ứng dụng thay đổi xã hội này. Tôi muốn tiếp tục làm điều đó.

Nhưng tôi đã đọc về cách AI đang được sử dụng trong lĩnh vực y tế để giải quyết rất nhiều vấn đề. Họ đang phát triển các hệ thống AI có thể phát hiện bệnh, chụp X-quang ngực và những thứ tuyệt vời khác. Vì vậy, tôi nghĩ, “Liệu mình có thể có cái nhìn độc đáo về vấn đề này và sử dụng kiến thức phát triển ứng dụng của mình không, v.v. ” Bởi vì tôi biết rằng khả năng tiếp cận thực sự quan trọng, nên có thể phát triển một giải pháp có thể áp dụng trực tiếp vào vấn đề cần quan tâm. Đó là khi tôi nhận được một suất thực tập tại Stanford bằng cách liên hệ với một số giáo sư. …Tôi đã liên hệ với khoảng tám giáo sư, và thật ngạc nhiên, khoảng sáu người trong số họ đã viết thư lại cho tôi, một con số thực sự lớn.

Người đầu tiên hồi âm là một giáo sư về phẫu thuật mạch máu, nhưng ông ấy cũng là giám đốc về sức khỏe kỹ thuật số tại Stanford. Vì vậy, ông thực sự ở trong khu vực mà tôi muốn nhắm mục tiêu. Và khi làm việc với thầy, tôi đã được giới thiệu về một vấn đề gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Về cơ bản, đó là cách các động mạch ở chân của bạn bị tắc hoặc bị ăn mòn theo thời gian. Sau đó, tôi phải phát triển một ứng dụng có tên là AutoABI. Nó thực sự đang được thử nghiệm tại phòng khám và hy vọng một ngày nào đó nó có thể trở thành một giải pháp y tế thực sự.

…Thật ngạc nhiên là giờ đây chỉ bằng cách liên hệ với các giáo sư, tôi đã có khả năng phát triển một ứng dụng trong Swift thực sự có thể tạo ra sự khác biệt. Và đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên.

Tôi được thực tập khi tôi khoảng 13 tuổi. Đã hơn hai năm rồi. Tuy nhiên, quá trình kéo dài hai năm đó đã giúp tôi phát triển một ứng dụng đang được sử dụng trong môi trường lâm sàng. Và tôi thậm chí đã có cơ hội đến thăm các bệnh viện và thấy ứng dụng của mình được sử dụng trong văn phòng, điều này thực sự tuyệt vời.

Nó thực sự xác nhận công việc của tôi. Cảm giác thật tuyệt vì ngay từ đầu tôi đã biết mình muốn tạo ra sự khác biệt với Swift. Và bằng cách làm việc chăm chỉ hướng tới mục tiêu đó, đó là cách tôi đạt được điểm đó. Thấy ứng dụng của tôi được sử dụng thực sự thú vị.

Học bằng cách thực hành và chứng minh những nghi ngại phản biện là không chuẩn xác

Báo Công việc + Tiền bạc: Bạn có gặp phải sự phản đối nào từ những người ở Stanford hoặc chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ, có thể họ không coi trọng bạn vì tuổi tác của bạn không?

Adrit Rao: Vâng, đôi khi tôi gặp phải những người không coi trọng tôi vì tuổi tác của tôi và những thứ tương tự. Nhưng nếu họ đưa cho tôi một vấn đề, tôi sẽ cho họ thấy rằng tôi có thể phát triển một ứng dụng thực sự có thể giải quyết vấn đề đó. Vì vậy, tôi nghĩ đó là cách họ coi trọng tôi.

Họ thực sự cởi mở. Tính đến thời điểm gần đây, tôi đã viết được hơn 10 ấn phẩm nghiên cứu với các giảng viên của Stanford. Và hầu hết trong số chúng tôi là tác giả đầu tiên, điều này thực sự tuyệt vời vì chúng cho tôi cơ hội viết các bài nghiên cứu có sức ảnh hưởng. Nó vô cùng thú vị. Tôi viết toàn bộ bài báo và sau đó họ sẽ chỉnh sửa nó, và chúng tôi sẽ có một vài cuộc họp, và chúng tôi sẽ trao đổi qua lại. Nhưng họ đã cho tôi sự linh hoạt để viết báo. Toàn bộ môi trường thực sự hỗ trợ. Tôi cũng đã tham dự rất nhiều hội nghị để trình bày công việc của mình, vì vậy tôi nghĩ rằng họ có niềm tin vào tôi để đưa tôi ra khỏi đó khi còn là một đứa trẻ 13, 14 và bây giờ là 15 tuổi.

Adrit Rao lúc 13 tuổi

Xác định kỹ năng của bạn và tự học để tự thiết lập khả năng của mình

Báo Công việc + Tiền bạc: Làm thế nào để bạn phát triển sự tự tin để viết thư cho các giáo sư của Stanford và trình bày tại các hội nghị toàn những người có học vị tiến sĩ khi bạn vẫn còn học trung học? Và làm thế nào những học sinh trung học khác có thể bắt chước điều này?

Adrit Rao: Điều thực sự quan trọng là lần đầu tiên làm quen với một kỹ năng nhất định. Khi tôi liên hệ với các giáo sư đại học, tôi nói với họ rằng tôi có thể phát triển ứng dụng, tôi có một số kiến thức về AI và tôi muốn kết hợp cả hai. Vì vậy, bạn nên thực sự xác định kỹ năng của mình là gì và cố gắng trở nên thực sự giỏi những kỹ năng đó.

Về phát triển ứng dụng, tôi hoàn toàn tự học. Tôi chưa bao giờ tham gia một lớp học. Nhưng số lượng nội dung trực tuyến như các video và khóa học trên YouTube thực sự giúp ích, nó đơn giản và chuyên về thực tập chỉ cần xem nhiều video và thu được kiến thức.

Một số cha mẹ có thể thúc ép con cái họ đi theo một con đường nhất định, nhưng trong trường hợp của tôi, cha mẹ tôi chưa bao giờ thực sự bảo tôi phải làm điều gì đó cụ thể. Đây là lợi ích cá nhân của riêng tôi. Nhưng tôi nghĩ việc bắt đầu tự học là thực sự quan trọng vì đó là cách bạn thực sự học.

Không quên về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Báo Công việc + Tiền bạc: Bạn vẫn đang đi học và đang thực tập trong khi quản lý năm ứng dụng. Làm thế nào để bạn cân bằng thời gian của bạn?

Adrit Rao: Tôi làm việc trên các ứng dụng sau khi hoàn thành bài tập ở trường. Sau khi đi học về, tôi cố gắng làm bài tập ở trường cách nhanh nhất có thể, và sau đó tôi đi thực tập. Tôi sẽ xem một số email hoặc gặp giáo sư của mình, sau đó tôi sẽ làm việc trên một ứng dụng. Nhưng chủ yếu tôi làm việc trên các ứng dụng vào dịp cuối tuần.

Về thư giãn, giải trí, tôi là một vận động viên đấu kiếm chuyên nghiệp. Tôi đã đấu kiếm được vài năm, nhưng vì COVID, tất cả đã dừng lại. Vì vậy, tôi đang chờ đợi để có thể bắt đầu lại. Sở thích khác, tôi thích chơi bóng rổ với bạn bè của tôi. Và gần đây, tôi thích làm điện ảnh.

Adrit Rao: Mục tiêu chính của tôi trong suốt thời gian còn lại của trường trung học và thậm chí ở trường đại học chỉ là làm điều tương tự mà tôi đang làm: phát triển ứng dụng vì tôi nghĩ ứng dụng rất tuyệt vời. Rất nhiều người có iPhone ngày nay.

Phan Sinh Trần

ĐÁI NGOÀI ĐƯỜNG-Tác Giả : DƯƠNG CHI LAN

Tác Giả : DƯƠNG CHI LAN

Tôi là một bà già quê dốt đặc cán mai, nửa chữ bẻ đôi mà hỏi tui còn hổng biết, làm sao mà nói được tiếng Mỹ. Những người quen biết, ai gặp tui cũng hỏi thăm sao tui hay quá vậy.

Thật ra, chuyện tui “tự nhiên “ được chữa khỏi con mắt bị hỏng, lãnh tiền trợ cấp và được ở nhà housing thiệt hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của tui và tất cả những người quen biết với tui.

Tui qua Mỹ theo làn sóng vượt biên, cũng nhờ gia đình tui là nghề đánh cá, một chiếc tàu vượt biên lớn sợ “bể” đã cho tui đi “chùa” nghĩa là không phải đóng “cây”. Thuyền tui đi lại gặp may nên chẳng gặp một thằng cướp biển nào, khi đến đảo lại được “bốc” vô Mỹ rất nhanh.

Thế là tui được ở một đất nước mà mọi người đều mơ ước. Tui nghe nói nhiều người có tiền mà đi hoài không được, nhiều khi còn bị bắt giam cả mấy năm, ở tù phải lao động cực khổ không thua mấy ông sĩ quan học tập cải tạo.

Một hôm, cũng như mọi ngày, tui đi bộ để vừa chiêm ngưỡng những nhà cửa sang trọng với những bãi cỏ xanh và đủ loại hoa đẹp rực rỡ như cảnh tiên. Đang đi bỗng mắc đái không chịu được, sẵn thấy chân cầu có vẻ kín đáo, tui bèn bước vội đến đó, nhìn trước nhìn sau thấy coi bộ hổng có ai dòm, chỉ có xe hơi chạy nườm nượp hàng hàng lớp lớp, yên chí lớn, ai mà thèm dòm đít bà già. Thì tui đã quen làm như vậy khi ở Việt Nam mà!

Tui ung dung ngồi chồm hỗm xuống, khoai khoái dễ chịu vô cùng. Vừa đứng lên thì xe cảnh sát ở đâu bất ngờ trờ tới, thắng nghe một cái réec, ra dấu biểu tui để hai tay lên xe, tui vừa để lên thì nó lấy hai tay tui bẻ quặt ra đàng sau, tui nghe một tiếng “cắc” rồi cảm thấy hai cổ tay lạnh ngắt, thì ra tui đang bị còng tay.

Tui sợ điếng người nhưng đành chịu vì có biết tiếng Mỹ nào đâu mà nói với chẳng nói. Mấy ổng dìu tôi vô xe, thật ra mấy ổng vừa dìu vừa đẩy thì đúng hơn vì tui thấy sợ quá, không muốn vô xe cảnh sát chút nào.

Mấy ông cảnh sát đưa tui tới một chỗ gì mà thấy rùng rợn lắm, chỗ nào cũng có máy móc thấy ngộp, muốn xỉu. Một ông đi đâu một hồi rồi trở lại với một ông khác, nhìn thấy ông này tui càng sợ hơn vì ổng mặc cái áo choàng màu xanh và lại còn đeo mặt nạ màu xanh, không biết họ sẽ làm gì tui đây! Tự nhiên tui nổi gai ốc khắp người. Ông mới ra dấu biểu tôi nằm vô giữa máy rồi ấn hết nút này đến nút khác, một hồi cái đầu tui bị kẹp chặt, tui cố cựa quay mà hổng ăn thua gì.

Tui nhắm mắt lại thật chặt, bụng nghĩ là chắc tụi nó cho tui lên máy chém, tui niệm Chúa niệm Phật lung tung. Biết vậy thà ở Việt Nam cho sướng hơn, muốn đái đâu cũng được, cùng lắm thì bị chọc quê chứ làm gì mà tới phải lên máy chém! Nhớ lại hồi còn ở Việt Nam, mỗi lần đi xe đò, lâu lâu xe đậu lại là mấy ông mấy bà mạnh ai nấy đái: mấy ông thì cứ đứng đái đại lề đường, còn mấy bà thì kiếm lùm cây.

Tui tưởng mình đã chết, chợt nghe hai bên đầu được nới rộng dần, rồi có người lay tôi dậy. Thì ra tui vẫn còn sống! Để chắc ăn, tui lắc thử cái đầu và sờ vào cổ không thấy máu me gì cả. Hú hồn!

Rồi có một người Việt Nam đến, ông ta tự giới thiệu là thông dịch, họ đua nhau hỏi tại sao tui có sẹo trên mặt phía trên con mắt bên phải, họ nói trong óc của tui có dấu vết tổn thương nặng. Hèn chi tui nhức đầu hoài. Họ hỏi tui nhiều câu lắm. Tui giải thích là do bị VC đánh bằng báng súng trong lúc họ đuổi tui đi kinh tế mới mà tui hổng chịu, tui cho họ biết con mắt phải của tui bị hư là do lần bị đánh đó.

Kết quả gởi về tận nhà cho biết tui bị thần kinh và bị mù một mắt. Họ còn gởi cho tui nhiều giấy tờ khác nữa. Nhờ những giấy tờ này mà sau này tui được hưởng đủ thứ giúp đỡ: được Mỹ chữa khỏi con mắt bị hư, được cấp thuốc uống không mất tiền, rồi lại còn được ở nhà housing đến bây giờ, mỗi tháng tui còn được lãnh một món tiền nho nhỏ, tui xài tiện tặn, lâu lâu gởi về chút đỉnh cho bà con, hàng xóm.

Nếu tui còn ở Việt Nam thì giờ này vẫn còn ngày hai bữa ăn cơm với rau muống luộc chấm nước mắm, một giỏ cá nục phải chia ra ăn cho đủ hai ngày. Con mắt của tui làm gì mà có tiền chữa, mà có tiền chưa chắc đã chữa được. Cái đầu của tui bây giờ không còn bị giựt giựt như trước khi được Mỹ mổ. Thiệt không uổng công tui vượt biên đi Mỹ chút nào.

Nhưng xin bà con đừng bắt chước tui mà đái ngoài đường à nghen! May mà họ tưởng tui điên. Người không điên làm sao dám làm chuyện đó ở xứ văn minh lịch sự này! Tui nghe người ta nói tội đái bậy bị phạt rất nặng mà còn bị ghi vào lý lịch suốt đời. Nước Mỹ có nhà vệ sinh sạch và tiện nghi lắm, bởi vậy nên nó được đặt tên là “Rest room” là “nhà để nghỉ” đó mà. Nghe nói đi xa vài chục dặm là có một “rest area” để khách du lịch đi vệ sinh và nghỉ ngơi thoải mái không những thế còn có những bàn ghế bằng đá, có thùng đựng rác khắp nơi và nhất là có phong cảnh rất hữu tình. Vậy thì đái bậy bị phạt nặng cũng phải.

Tui cũng muốn nói thêm điều này, vì đây là điều tui rất khoái: người nào đến xứ Mỹ cũng biến thành người lịch sự, đi đâu làm gì cũng “get line” chớ không có thói quen chen lấn như ở nước mình nên bà con cứ yên tâm. Tui bây giờ cũng lịch sự lắm.

Mỗi lần kể chuyện này, tui chỉ muốn đi tìm lại hai ông cảnh sát Mỹ để nói lời cám ơn đã còng tay tui lúc đó. Nếu không thì làm gì tui có ngày nay.

From: T. Nguyen

Tesla đang dẫn đầu về công nghệ sản xuất xe hơi

Theo Electrek, InsideEVS và các báo khác

Tesla được biết đến với các kỹ thuật sản xuất tiên tiến và gần đây, ngay cả Toyota cũng đã chú ý đến và khen là Tesla có công nghệ thông minh (Toyota tháo rời hoàn toàn một chiếc Tesla Model Y để quan sát quy trình chế tạo). CEO Elon Musk đã nhiều lần nói rằng vị trí dẫn đầu của Tesla so với các nhà sản xuất ô tô khác chủ yếu đến từ lợi thế sản xuất của hãng. Công ty gần đây đã mở hai nhà máy mới, một ở Đức và một ở Texas, và họ vừa thông báo rằng một nhà máy khác sẽ được thiết lập ở  Mexico.

Nhà máy chính của Tesla vẫn đang hoạt động ở Fremont, California, mặc dù Giga Shanghai ở Trung Quốc được cho là nhà máy quan trọng và thành công nhất của hãng cho đến nay. Nó không chỉ sản xuất xe điện cho thị trường trong nước Trung Quốc, nơi vốn là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, mà còn để xuất khẩu.


Nhà máy Tesla ở Thượng Hải

Có tất cả các loại chi tiết quan trọng trong video dài gần 30 phút. Tuy nhiên, trọng tâm chính là “Tốc độ Tesla”. Cụ thể hơn, chúng tôi tìm hiểu xem Tesla có thể sản xuất loại xe điện phổ biến nhất trên thế giới, Tesla Model Y, nhanh như thế nào.

https://youtu.be/KmGaAcWbRMk

Trong video, người dẫn chương trình hỏi Tesla mất bao lâu để chế tạo một chiếc crossover điện Model Y tại nhà máy Trung Quốc. Được biết, phải mất khoảng hai tiếng rưỡi từ trạm đầu tiên đến khi kết thúc quá trình lắp ráp cuối cùng. Nhân viên Giga Thượng Hải trong video phỏng vấn chia sẻ, “Tôi nghĩ từ trạm đầu tiên đến trạm cuối cùng mất khoảng hai tiếng rưỡi để đi hết các trạm”.

Mặc dù điều đó nghe có vẻ như hơi lâu phải không, vì bạn từng nghe nói rằng cứ sau vài phút lại có ô tô ra khỏi dây chuyền lắp ráp tại một số nhà máy sản xuất ô tô tiên tiến của Đức, Nhật và Mỹ, nhưng điều đó không hẳn là tốc độ sản xuất  nói đến ở đây. Những con số đó không bao gồm toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối, thường có thể mất trung bình từ 18 đến 35 giờ cho mỗi xe ở các nhà máy của hãng xe hơi khác.

Tesla dường như đã có lợi thế rất lớn so với hầu hết các nhà sản xuất ô tô khi nói đến hiệu suất và tốc độ sản xuất đang khi Tesla không ngừng tăng tốc các nhà máy của mình và xây dựng thêm nhà máy mới. Các nhà sản xuất ô tô khác,  thậm chí còn chưa tiến gần đến việc chuyển dòng sản phẩm của mình sang kỹ thuật Gigacasting và bộ pin cấu trúc mới, giúp cải thiện tốc độ theo cấp số nhân. Hơn nữa, Tesla đã làm việc trên một nền tảng mới, nhỏ hơn, sẽ tốn ít chi phí xây dựng hơn và tăng tốc đáng kể quá trình sản xuất.

Kỹ thuật Giga Casting của Tesla nay được học theo bởi nửa tá nhà sản xuất khác.

Cách tiếp cận của Tesla trong việc sử dụng những cỗ máy đúc khổng lồ, có biệt danh là Giga Press, để chế tạo thân xe chỉ với một vài bộ phận đúc khổng lồ đang gây chú ý trong ngành công nghiệp ô tô.

Trong vài năm qua, Tesla đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ đúc và hợp kim để cho phép các bộ phận đúc lớn hơn có khả năng đơn giản hóa rất nhiều việc sản xuất. Công ty đã mua lại một số đơn vị máy đúc lớn nhất trên thế giới. Chúng đã được triển khai tại các nhà máy của Tesla ở Mỹ, Berlin và Trung Quốc.

Tesla đã sản xuất Model Y với một mảnh thân sau duy nhất thay vì phải có 70 bộ phận khác nhau ráp lại như thông lệ.

Theo Teslarati, dựa trên một bản ghi nhớ nội bộ do Reuters chia sẻ, Tesla Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng sản lượng tại Giga Thượng Hải lên 20.000 EV mỗi tuần, có hiệu lực ngay lập tức. Nếu thành công, nhà sản xuất xe điện này có thể sản xuất khoảng 80.000 xe điện Model 3 và Model Y mỗi tháng để tiêu thụ trong nước và toàn cầu.

Lời Bàn:

Lại một lần nữa, Elon Musk đi tiên phong và thực hiện những phát kiến, phát minh chưa ai nghĩ ra.

Elon Musk tuy là tỷ phú giàu nhất thế giới nhưng làm việc gấp mấy lần một người công nhân bình thường. Có khi trong những giai đoạn dầu sôi lửa bỏng, Ông đã mang cả con vào văn phòng để vừa được gần gũi con vừa tiếp tục phối trí  công việc bề bộn.

Coi chừng, có lẽ xe Tesla còn tiếp tục hạ giá để chiếm thêm thị phần thế giới.

Elon Musk xứng đáng là thần tượng phát minh cho giới trẻ Việt chúng ta.

Phan Sinh Trần 

Florida: Cụ bà 76 tuổi bắn chết cụ ông được tại ngoại hậu tra

Báo Nguoi-viet

March 5, 2023

DAYTONA BEACH, Florida. (NV) Một phụ nữ cao niên 76 tuổi bị buộc tội bắn chết người chồng bị bệnh nan y trong một bệnh viện ở Florida được trả tự do và tại ngoại hậu tra với số tiền thế chân $150,000 vào tối Thứ Sáu vừa qua, theo AP.

Cụ bà Ellen Gilland ban đầu bị buộc tội giết người cấp độ một vào Tháng Giêng khi bắn chết chồng mình là ông Jerry Gilland, 77 tuổi, trong một vụ “cùng kết liễu cuộc đời” theo nguyện ước mà bà cho biết họ đã bàn tính trong nhiều tuần lễ.

Cụ bà Ellen Gilland, 76 tuổi, người bắn chết chồng là ông Jerry Gilland, 77 tuổi. (Hình: Volusia County Division of Correction)

Tuy nhiên, cuối cùng bà không dám quay súng tự sát sau khi bắn chết chồng mình trong phòng bệnh ở tầng thứ 11 của bệnh viện AdventHealth Daytona Beach.

Ông Jakari Young, cảnh sát trưởng thành phố Daytona Beach, cho biết trong một cuộc họp báo sau khi sự việc xảy ra vào hôm 21 Tháng Giêng.

Thay vì tự nguyện trình diện và giao nộp vũ khí, bà Gilland lại tự khoá phòng đối đầu với lệnh gọi trong bốn giờ với cảnh sát.

Cuối cùng, nhân viên công lực sử dụng thiết bị nổ không gây chết người để đánh lạc hướng và sau đó bắt giữ người phụ nữ trên, Cảnh Sát Trưởng Young tường thuật.

Bà Gilland bị giam tại nhà giam Volusia County Jail kể từ khi bị bắt.

Hồ sơ nhà tù cho thấy bà đã được thả vào tối Thứ Sáu.

Vào Thứ Tư vừa qua, cụ bà Gilland bị truy tố với các tội danh nhẹ hơn là hỗ trợ tự sát/ngộ sát và hành hung nghiêm trọng một nhân viên công lực.

Cảnh sát được nhân viên bệnh viện báo cáo họ chứng kiến cảnh cụ bà cầm súng bên cạnh xác đẫm máu của người chồng tại phòng số 1106 của bệnh viện.

Khi cảnh sát ra lệnh buông súng bà không chịu, dù bị bắn súng điện, cụ bà 76 tuổi vẫn không chịu khuất phục.

Mãi đến khi cảnh sát phải cho nổ một thiết bị không gây sát thương, bà Gilland bị choáng nhưng vẫn bắn một phát súng lên trần, rồi mới buông súng. (MPL) 

Abby Choi bị giết thảm như thế nào?

Việt Bình

Abby Choi (Ảnh: Instagram/xxabbyc)

Bốn thành viên cùng một gia đình liên quan vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi đã xuất hiện tại tòa vào Thứ Hai 27 Tháng Hai 2023: Alex Kwong 28 tuổi (chồng cũ của nạn nhân); Anthony 31 tuổi (anh của Alex Kwong); Kwong Kau 65 tuổi (cha của Alex Kwong); và Jenny Li 61 tuổi (mẹ của Alex Kwong). Cả bốn nghi phạm đều bị khước từ tại ngoại.

Ngoài bốn người trên, một nghi phạm thứ năm cũng đã bị bắt. Nhân vật này, bà “Ng”, được tình nghi là người tình của ông Kwong Kau, liên can việc giúp ông Kwong Kau thuê căn hộ để các nghi phạm đưa nạn nhân đến và phân xác phi tang. Bà “Ng” là nhân viên massage, dan díu với ông Kwong Kau khoảng sáu tháng nay.

Hôm qua, ngày 26 Tháng Hai 2023, cảnh sát đã tìm thấy được cái đầu bị cắt rời của Abby Choi, cùng một số xương sườn và tóc, bỏ trong một cái nồi. Những bộ phận thi thể còn lại của Abby Choi vẫn chưa được tìm ra. Như đã thuật trong bài trước, vụ việc bắt đầu gây chú ý từ ngày 22 Tháng Hai sau khi cảnh sát nhận được tin Abby Choi mất tích. Hai ngày sau, một số bộ phận thi thể nạn nhân được tìm thấy trong căn nhà ở Tai Po; cùng với đó là dao chặt thịt, cưa điện và một ít quần áo.

Vụ việc đang gây chấn động xã hội lẫn giới truyền thông Hong Kong. Tại sao Abby Choi bị giết một cách tàn bạo vẫn đang được điều tra nhưng những thông tin ban đầu cho biết, vụ việc liên quan đến tranh chấp tài sản giữa Abby Choi và người chồng cũ thất nghiệp Alex Kwong cùng gia đình đương sự, liên quan một bất động sản trị giá hàng chục triệu đôla Hong Kong tại khu hạng sang Kadoorie Hill ở Ho Man Tin. Abby Choi dự tính bán bất động sản này mà lúc trước cô mua dưới tên của ông Kwong Kau (cha của Alex Kwong). South China Morning Post đã thuật lại những ngày cuối cùng của Abby Choi…

Đầu Tháng Hai, Kwong Kau (cha của Alex Kwong) thuê một villa tại Lung Mei Tsuen. Một căn hộ diện tích 500 sq ft ở khu vực này có giá thuê khoảng HK$10,000 ($1,273)/tháng. Đó chính là nơi họ đưa Abby Choi đến và phân xác nạn nhân.

Gần cuối Tháng Hai, ngày 21, nạn nhân Abby Choi được ghi nhận mất tích. Theo nguồn tin cảnh sát, Anthony Kwong – tài xế riêng của Abby Choi (cũng là anh ruột của người chồng cũ Alex Kwong) – lái xe đến Kadoorie Hill để đón Abby Choi và họ dự định cùng đến đón đứa con gái của cô (đây là đứa con của Abby Choi với Alex Kwong trước khi họ ly dị). Tuy nhiên, Abby Choi đã không có mặt tại điểm đón và mất tích từ đó.

Sau khi có tin Abby Choi mất tích, nhà chức trách liên lạc với (tài xế) Anthony Kwong lẫn bố mẹ của người chồng cũ (Alex Kwong). Đối mặt cảnh sát, họ nói vòng vo. Sau đó, điều tra cho thấy những nghi phạm đến nghĩa trang Junk Bay vào ngày 22 Tháng Hai. Hai ngày sau, ngày 24 Tháng Hai, cảnh sát phát hiện một phần thi thể Abby Choi tại căn nhà ở Tai Po. Ngày 25 Tháng Hai, cảnh sát bắt Alex Kwong khi hắn trên đường tẩu thoát. Cùng ngày, cảnh sát dò tìm những phần còn lại của thi thể nạn nhân tại nghĩa trang Junk Bay cũng như các ống cống trong khu vực.

Một số phần còn lại của thi thể Abby Choi được tìm thấy thêm vào ngày 26 Tháng Hai. Đó là cái đầu và vài xương sườn đựng trong một nồi súp to. Cái nồi, sâu 50 cm, ngập mỡ và thịt (được cho là thịt người), trộn lẫn với củ cải và cà rốt. Trong một cái nồi khác nhỏ hơn, người ta thấy xương người. Đầu nạn nhân có một lỗ to 6.5cm x 5.5cm ở phía sau. Đây chắc chắn là cú đập chí mạng giết chết nạn nhân. Trên chiếc xe bảy chỗ chở nạn nhân, vẫn còn nhiều vết máu.

Bernard Cheng, một trong những bạn thân của Abby Choi, cho biết Abby Choi có bốn người con: Hai đứa với chồng cũ Alex Kwong và hai đứa với chồng sau (Chris Tam). Abby Choi kết hôn với Alex Kwong năm cô 18 tuổi nhưng sau đó chia tay, dù vậy, theo những người quen biết thuật lại, Abby Choi luôn đối xử tốt với gia đình chồng cũ. Sau khi lập gia đình lần thứ hai với Chris Tam, Abby Choi có hai con và cô thường xuyên đưa con đến chơi với hai con trước của mình.

Trước sự việc kinh hoàng, Chris Tam mới đây cho biết anh sẽ nhận nuôi cả hai đứa con của Alex Kwong. Dù nổi tiếng trên mạng xã hội nhưng có ít thông tin về Abby Choi, chỉ biết rằng cô xuất thân trong gia đình giàu có, cha mẹ có làm ăn ở Hoa Lục. Bản thân Abby Choi cũng quản lý bốn công ty với tài sản hơn HK$100 triệu. Cô cũng thành lập một tổ chức từ thiện chuyên cứu động vật.

Với vụ án Abby Choi, do còn nhiều tình tiết chưa rõ ràng, phiên tòa liên quan bốn thành viên gia đình Alex Kwong được hoãn lại cho đến ngày 8 Tháng Năm 2023.

From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

Bộ Ngoại Giao Mỹ tiếp tục thúc giục Việt Nam thả Phạm Đoan Trang

Báo Nguoi-viet

March 3, 2023

WASHINGTON, DC (NV) –Bộ Ngoại Giao Mỹ tiếp tục vận động đòi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả tự do cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang hiện đang bị tù với bản án chín năm.

“Là một nhà báo và tác giả, Phạm Đoan Trang cổ võ một cách ôn hòa cho nhân quyền, cai trị theo pháp luật, và một Việt Nam toàn diện hơn. Bà đã bị kết án tù chín năm chỉ vì những gì bà vận động,” trang Twitter dưới tiêu đề “Without Just Cause” (Không có lý do chính đáng) của Bộ Ngoại Giao Mỹ viết như vậy hôm 27 Tháng Hai vừa qua.

Trang Twitter của Bộ Ngoại Giao Mỹ “Without Just Cause” đăng tải lời kêu gọi trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang. (Hình: Twitter State Department: Democracy, Human Rights, & Labor)

Ngày 11 Tháng Giêng, Bộ Ngoại Giao Mỹ phát động chiến dịch vận động đòi trả tư do cho 19 nhân vật vận động nhân quyền trên thế giới, hầu hết đều là dân các nước độc tài đảng trị, Cộng Sản hay quân phiệt, tôn giáo cuồng tín, trong đó có bà Phạm Đoan Trang của Việt Nam. Bây giờ, Bộ Ngoại Giao Mỹ tiếp tục cổ võ để cho thấy họ vẫn tiếp tục chiến dịch.

Bà Phạm Đoan Trang, 44 tuổi, đã bị nhà cầm quyền kết án chín năm tù ngày 14 Tháng Mười Hai, 2021, khi vu cho bà “tuyên truyền chống” chế độ độc tài đảng trị và cực kỳ tham những tại Việt Nam. Hoa Kỳ, Canada, Anh và nhiều nước khác đã lên án Việt Nam vi phạm quyền con người của bà Phạm Đoan Trang vì bà không làm gì ngoài chuyện phát biểu ý kiến một cách ôn hòa.

Chính phủ Mỹ kêu gọi Việt Nam phải để công dân phát biểu ý kiến công khai một cách ôn hòa mà không bị khủng bố, đe dọa hay bỏ tù. Mỹ cũng như nhiều nước khác từng nhắc nhở Việt Nam rất nhiều lần là luật lệ cũng như hành động của họ phải nhất quán với các cam kết quốc tế về nhân quyền. Việt Nam ký vào Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị nhưng hoàn toàn làm ngược lại.

Theo thống kê của một số tổ chức vận động nhân quyền cho Việt Nam, nhà cầm quyền đang cầm tù ít nhất hơn 200 tù chính trị và tôn giáo trong những điều kiện giam cầm khắc nghiệt. Một số tù nhân đã chết thời gian gần đây vì bệnh nặng mà không được săn sóc y tế.

Ngay sau khi loan báo chiến dịch “Without Just Cause,” bà Michele Taylor, đại sứ Mỹ tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đã đến Hà Nội. Người ta tin rằng bà Taylor đã thúc giục Việt Nam trả tự do cho bà Đoan Trang cũng như các tù nhân lương tâm khác. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đến nay vẫn nín lặng trước các đòi hỏi cải thiện nhân quyền.

Ngay như Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc từng nhiều lần phê phán Việt Nam đàn áp nhân quyền, bỏ tù người dân ngược với các cam kết quốc tế về nhân quyền, cũng không hề có tác dụng. Hiện bà Phạm Đoan Trang đang bị giam giữ tại nhà tù An Phước, tỉnh Bình Dương. Mẹ bà muốn đi thăm nuôi, phải đi từ Hà Nội vào Nam đường xa khoảng 2,000 km.

Bà Bùi Thị Thiện Căn (trái) gặp bà Michele Taylor, đại sứ Mỹ tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, khi đi vận động cho con gái Phạm Đoan Trang. (Hình: Twitter Ambassador Michèle Taylor)

Bà Phạm Đoan Trang từng được nhiều tổ chức quốc tế trao tặng giải thưởng để biểu dương lòng quả cảm của một phụ nữ đã bất chấp sự an nguy của bản thân, đấu tranh cho một nước Việt Nam có dân chủ, nhân quyền thật sự. Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng vinh danh bà là một trong những phụ nữ can đảm trên thế giới năm 2022.

Bà là cái gai trong mắt chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam qua những bài viết sắc sảo, phơi bày sự sai trái của nhà cầm quyền, làm ngược lại hết những lời tuyên truyền “của dân, do dân và vì dân.”

Bà là tác giả của một số sách nổi tiếng hiện đang được bán trên mạng và qua Amazon như “Chính Trị Bình Dân,” “Cẩm Nang Nuôi Tù,” “Phản Kháng Phi Bạo Lực.” Bản “Báo Cáo Đồng Tâm” trình bày nguyên nhân, diễn tiến và hậu quả của vụ đàn áp cưỡng chế đất đẫm máu đất tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đầu năm 2020 là giọt nước làm tràn ly, dẫn đến việc bắt giữ và bỏ tù bà.

Bà Phạm Đoan Trang còn là đồng sáng lập Luật Khoa Tạp Chí, và The Vietnamese là một tạp chí viết bằng Anh Ngữ, và nhà xuất bản Tự Do hoạt động “chui” tại Việt Nam. Khi tham dự cuộc biểu tình vì cây xanh ở Hà Nội năm 2015, bà từng bị công an lấy gậy sắt đánh vào đầu gối làm bà mang thương tật, phải giải phẫu, nhưng đi đứng vẫn rất khó khăn. (TN) 

18 NƠI CỔ XƯA NHỨT SÀI GÒN

-Đàm Ngọc Tuyên-

  1. Ngôi trường xưa nhứt

Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Chasseluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau. Năm 1967, trường được trả cho người Việt quản lý mang tên Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.

2.Nhà máy điện xưa nhứt

Nhà máy điện Chợ Quán được xây vào năm 1896, máy phát điện chạy bằng hơi nước có 5 lò hơi với 150m2, cung cấp dòng điện 3 pha, công suất chưa tới 120MW [Megawatt]. Máy phát điện chính công suất 1000A/h [A=Ampere hay Amp./h=hour]. Hiện nay, nhà máy đã được trang bị hiện đại với 7 máy phát điện, hòa với lưới điện quốc gia cung ứng phần quan trọng cho lưới điện thành phố. Nhà máy tọa lạc tại số 8 Bến Hàm Tử, quận 5.

  1. Nhà thương xưa nhứt

Nhà thương Chợ Quán được xây vào năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 nhà thương được giao cho Quân đội và đổi tên thành Viện Bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn-Việt với 522 giường. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay có 610 Cán bộ-Công nhân viên và 550 giường bệnh.

  1. Nhà hát xưa nhứt

Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp khởi công và hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956-1975, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện cho các chánh phủ Đệ I & II Việt Nam Cộng Hòa; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn, toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát đã được tu sửa lại như lúc nguyên thủy.

  1. Khách sạn xưa nhứt

Khách sạn Continental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, được xây vào năm 1880 do Kiến trúc sư người Pháp thiết kế, tên khách sạn có ngay từ những ngày đầu. Sau ngày cướp được miền Nam, khách sạn Continental bị Bắc Việt đổi thành Hải Âu. Đến năm 1989, khách sạn được nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental với diện tích 3430m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, khách sạn Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế.

  1. Nhà thờ xưa nhứt

Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5 được xây vào năm 1674 là nhà thờ cổ nhứt tại Sài Gòn và cổ nhất ở miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo Chợ Quán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷ Nhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Chữ thập đỏ [Hội Hồng Thập Tự] Quận 5.

  1. Ngôi đình xưa nhứt

Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ là đình Thông Tây Hội, được xây vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông–thôn khởi nguyên của Gò Vấp, sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. Đình Thông Tây Hội thuộc P.11, Gò Vấp.

  1. Nhà văn hóa xưa nhứt

Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cèrcle Sportif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao cho các quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Mỹ, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho cả giới quý tộc. Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn–Gia Định trao toàn bộ khu này cho Liên đoàn Lao động Thành phố để biến cải thành khu hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân lao động, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2.8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhứt của Sài Gòn.

  1. Công viên lâu đời nhứt

Thảo Cầm Viên do người Pháp xây vào năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi & trồng những động & thực vật thuộc miền nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp lúc bấy giờ chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki… Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, báo đen, gà lôi xanh, chim cú lợn… Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được trùng tu, mở rộng và nhận thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã tròn 134 tuổi, số lượng động & thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của thành phố và là một trong những công viên khoa học lớn nhứt Đông Dương.

  1. Ngôi nhà xưa nhứt

Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất còn hiện diện tại Sài Gòn nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, số 180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá-Đa-Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá-Đa-Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay.

Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục. Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trổ công phu với hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Bá-Đa-Lộc, một bên là “Tứ Kỳ Thịnh Hy”, một bên là “Thần Chi Cách Tư”.

Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống – bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch

  1. Ngôi chùa xưa nhứt

Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến, [đó] là chùa Huê Nghiêm, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở TP Sài Gòn nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo cúng đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như hiện nay.

Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầu đăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh.

Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ “long ẩn vân” dùng trang trí.

Chùa Huê Nghiêm là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ.

  1. Đường sắt đầu tiên ở thành phố

Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đường sắt Sài Gòn–Mỹ Tho dài 71km, được xây vào năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi ba đường Hàm Nghi–Huỳnh Thúc Kháng–Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đường sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn–Mỹ Tho đã ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gòn được dời về Ga Hòa Hưng. Vào ngày 8/8/1998, người ta khởi công xây cất Trung Tâm Văn Hóa Thương Mại Sài Gòn trên nền Ga Sài Gòn cũ.

  1. Người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp

Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Trương Vĩnh Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hóa phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán–Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn “Giáo trình lịch sử An Nam” đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời.

  1. Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên

Tờ “Gia Định Báo” là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869.

  1. Tờ báo đầu tiên của Phụ nữ Việt Nam

Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ “Nữ Giới Chung” nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công-nông-thương, đề cao người Phụ nữ trong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tín dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc “Nữ quyền”. Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nội trợ phải am hiểu “tình trong thế ngoài”.

Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thương đồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng “Nữ Giới Chung” cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay.

  1. Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên

“Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ La-tinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ.

  1. Người kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên

Trong lúc ở Sài Gòn, ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao-lô (số 4 Tôn Đức Thắng). Đây là công trình xây cất theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được khởi công từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gô-thic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây cất này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao-Lô vẫn giữ được đường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp.

  1. Người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ địa lý và đồ họa Sài Gòn theo phương pháp phương Tây

Ông Trần Văn Học, sanh quán ở Bình Dương, giỏi Quốc ngữ, La-tinh và tiếng Tây Dương, được giới thiệu làm thông ngôn cho Nguyễn Ánh. Ông phụ trách việc dịch sách kỹ thuật phương Tây, đồng thời kiêm việc chế tạo hỏa xa, địa lôi và các loại binh khí. Năm 1790, Nguyễn Ánh xây thành Bát Quái. Trần Văn Học phụ trách “phác họa đường sá và phân khu phố phường”.

Ông rất có tài vẽ địa đồ, họa đồ và kỹ thuật bản đồ như: tỷ lệ, trắc địa, và vẽ gần như chính xác các thành trì và công trình. Ông được coi như là người đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn-Gia Định theo phương pháp Tây phương.

Bản đồ Gia Định – Sài Gòn – Bến Nghé do Trần Văn Học vẽ 1815.

Ảnh : Nhà thờ xưa nhứt ở quận 5

Đất và Người Nam – Kỳ

#Annam #Yakukohaiyo

Copy từ: Đàm Ngọc Tuyên

Họ có thể mất nhà – vào tay Medicaid

Báo Calitoday

Gia đình của Fran Ruhl đã nhận được một lá thư gây sửng sốt từ Bộ Dịch vụ Nhân sinh Iowa bốn tuần sau khi mẹ của cô qua đời vào tháng 1 năm 2022.

Bức thư bắt đầu: “Chúng tôi đã được thông báo về cái chết của mẹ của cô và chúng tôi muốn bày tỏ lời chia buồn chân thành.”

Bức thư đi thẳng vào vấn đề: Chương trình Medicaid của Iowa đã chi 226.611,35 đô la cho việc chăm sóc sức khỏe của Ruhl và chính phủ có quyền thu lại số tiền đó từ tài sản của cô ấy, bao gồm gần như mọi tài sản mà cô ấy sở hữu hoặc có phần sở hữu. Ruhl sống sót, bộ sưu tập có thể bị trì hoãn cho đến sau khi họ qua đời, nhưng số tiền vẫn sẽ được ghi nợ.

Thông báo cho biết gia đình có 30 ngày để trả lời.

Jen Coghlan, con gái của Ruhl, nói: “Tôi tự hỏi, ‘Bức thư này để làm gì? Đây là cái gì?’”

Nó có vẻ không có thật, nhưng nó là sự thật. Luật liên bang yêu cầu tất cả các tiểu bang phải có “các chương trình thu hồi tài sản“, nhằm tìm kiếm các khoản hoàn trả cho chi tiêu theo Medicaid, chương trình bảo hiểm y tế liên bang và tiểu bang chủ yếu dành cho những người có thu nhập thấp hoặc khuyết tật. Theo một báo cáo năm 2021 từ Ủy ban Truy cập và Thanh toán Medicaid và CHIP, hay MACPAC, một cơ quan tư vấn cho Quốc hội, các nỗ lực phục hồi thu về hơn 700 triệu đô la mỗi năm.

Các tiểu bang có quyền tự do quyết định ai sẽ lập hóa đơn và loại tài sản nào sẽ nhắm mục tiêu. Một số tiểu bang thu thập rất ít. Ví dụ: chương trình thu hồi tài sản Medicaid của Hawaii chỉ thu được 31.000 đô la vào năm 2019, theo báo cáo liên bang.

Báo cáo cho biết Iowa, nơi có dân số gấp đôi Hawaii, đã thu hồi được hơn 26 triệu đô la trong năm đó.

Iowa sử dụng một nhà thầu tư nhân để thu lại số tiền đã chi cho bảo hiểm Medicaid cho bất kỳ người tham gia nào từ 55 tuổi trở lên hoặc là cư dân của một cơ sở chăm sóc dài hạn khi họ qua đời. Ngay cả khi một người Iowan sử dụng ít dịch vụ y tế, chính phủ có thể lập hóa đơn cho tài sản của họ đối với số tiền mà Medicaid đã chi cho phí bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm tư nhân được gọi là tổ chức chăm sóc được quản lý.

Những người ủng hộ nói rằng các nỗ lực thu hồi giúp đảm bảo những người có tài sản đáng kể không lợi dụng Medicaid, một chương trình chi tiêu hơn 700 tỷ đô la mỗi năm trên toàn quốc.

Các nhà phê bình cho rằng các gia đình có nguồn lực, bao gồm cả luật sư, thường tìm cách bảo vệ tài sản của họ trước thời hạn nhiều năm — khiến các gia đình khác phải gánh chịu gánh nặng thu hồi tài sản. Đối với nhiều người, ngôi nhà của gia đình là tài sản quý giá nhất và những người thừa kế sẽ phải bán nó để thanh toán hóa đơn Medicaid.

Đối với gia đình Ruhl, đó sẽ là một ngôi nhà có mặt bằng thép rộng 832 foot vuông mà Fran Ruhl và chồng bà, Henry, đã mua vào năm 1964. Nó nằm trong một khu dân cư khiêm tốn ở Perry, một thị trấn trung tâm Iowa với 8.000 dân. Người đánh giá thuế quận ước tính nó trị giá $81,470.

Henry Ruhl, 83 tuổi, muốn để lại ngôi nhà cho Coghlan, nhưng vì vợ ông là chủ sở hữu chung nên chương trình phục hồi Medicaid có thể đòi lại một nửa giá trị sau khi ông qua đời.

Fran Ruhl, một nhân viên chăm sóc trẻ em đã nghỉ hưu, được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ thể Lewy, một chứng rối loạn suy nhược não bộ. Thay vì đưa bà vào viện dưỡng lão, gia đình đã chăm sóc bà tại nhà. Một người quản lý hồ sơ từ Cơ quan Khu vực về Người cao tuổi đã đề xuất vào năm 2014, họ xem xét chương trình “Miễn trừ Người cao tuổi” của tiểu bang để giúp thanh toán các chi phí không được Medicare và Tricare chi trả, bảo hiểm quân sự mà Henry Ruhl kiếm được trong sự nghiệp Vệ binh Quốc gia Iowa của mình.

Coghlan vẫn còn giấy tờ mà gia đình đã điền. Biểu mẫu cho biết đơn đăng ký dành cho những người muốn nhận “Tiêu đề 19 hoặc Medicaid“, nhưng sau đó liệt kê “các chương trình khác trong Chương trình Hỗ trợ Y tế“, bao gồm cả Miễn trừ cho Người cao tuổi, mà biểu mẫu giải thích “giúp mọi người ở nhà và không ở trong một viện dưỡng lão.”

Coghlan cho biết gia đình không nhận ra chương trình này là một nhánh của Medicaid và giấy tờ trong hồ sơ của cô không giải thích rõ ràng rằng chính phủ có thể yêu cầu bồi hoàn cho các khoản trợ cấp được chi trả hợp lý.

Một số tiền Trợ cấp y tế đã được chuyển đến Coghlan để giúp chăm sóc mẹ cô. Cô ấy đã trả thuế thu nhập cho những khoản tiền lương đó và cô ấy nói rằng cô ấy có thể sẽ từ chối nhận tiền nếu cô ấy biết chính phủ sẽ cố gắng lấy lại số tiền đó sau khi mẹ cô ấy qua đời.

Giám đốc Medicaid của Iowa, Elizabeth Matney nói rằng trong những năm gần đây, tiểu bang đã thêm các thông báo rõ ràng hơn về chương trình thu hồi tài sản trên các mẫu đơn mà mọi người điền khi họ đăng ký bảo hiểm.

“Chúng tôi không thích các gia đình hoặc các thành viên mất cảnh giác,” cô nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi rất thông cảm với những người đó.”

Matney cho biết cơ quan của cô ấy đã xem xét những thay đổi đối với chương trình thu hồi tài sản và cô ấy sẽ không phản đối nếu chính phủ liên bang hạn chế hoạt động này. Bộ sưu tập bất động sản Medicaid của Iowa đạt mức cao nhất là 30 triệu đô la trong năm tài chính 2022, nhưng điều đó thể hiện một phần chi tiêu của Medicaid ở Iowa, hơn 6 tỷ đô la một năm. Và hơn một nửa số tiền thu được sẽ được trả lại cho chính phủ liên bang, cô ấy nói.

Matney lưu ý các gia đình có thể nộp đơn xin “miễn trừ khó khăn” để giảm hoặc trì hoãn việc thu hồi tiền từ bất động sản. Ví dụ, cô ấy nói, “nếu thực hiện bất kỳ hình thức thu hồi tài sản nào sẽ khiến một gia đình không được cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản, như thực phẩm, quần áo, chỗ ở hoặc chăm sóc y tế, thì chúng tôi sẽ nghĩ về điều đó.”

Sumo Group, một công ty tư nhân điều hành chương trình thu hồi tài sản của Iowa, đã báo cáo rằng 40 yêu cầu khó khăn đã được chấp thuận trong năm tài chính 2022 và 15 yêu cầu đã bị từ chối. Công ty Des Moines báo cáo đã thu tiền từ 3.893 bất động sản trong năm đó. Giám đốc của nó, Ben Chatman, từ chối bình luận với KHN.

Tập đoàn Sumo là nhà thầu phụ của một công ty quốc gia, Health Management Systems, công ty giám sát việc thu hồi tài sản Medicaid ở một số tiểu bang. Công ty quốc gia từ chối xác định những tiểu bang mà nó phục vụ hoặc thảo luận về các phương pháp của nó. Iowa trả cho các công ty 11% số tiền thu được từ các bộ sưu tập thu hồi tài sản của họ.

Báo cáo tư vấn liên bang năm 2021 kêu gọi Quốc hội cấm các tiểu bang thu tiền từ các gia đình có tài sản ít ỏi. Báo cáo cho biết: “Chương trình chủ yếu thu hồi từ các bất động sản có quy mô khiêm tốn, cho thấy rằng các cá nhân có nhiều phương tiện hơn sẽ tìm cách tránh thu hồi bất động sản và gây lo ngại về vốn chủ sở hữu“.

Dân biểu Hoa Kỳ Jan Schakowsky đã đưa ra một dự luật vào năm 2022 sẽ chấm dứt các chương trình.

Đảng Dân chủ Illinois cho biết nhiều gia đình không hề hay biết trước các thông báo thu hồi tài sản của Medicaid. Những người thân yêu của họ đủ điều kiện tham gia Medicaid mà không nhận ra rằng điều đó sẽ khiến gia đình họ phải trả giá đắt sau này. “Đó thực sự là một kết quả tàn khốc trong nhiều trường hợp,” cô nói.

Schakowsky lưu ý rằng một số bang đã cố gắng tránh thực hành này. West Virginia đã kiện chính phủ liên bang trong nỗ lực đảo ngược yêu cầu mà họ thu đối với tài sản của người nhận Medicaid. Thử thách đó đã thất bại.

Dự luật của Schakowsky không có các nhà đồng tài trợ của Đảng Cộng hòa và không nằm ngoài ủy ban. Nhưng cô ấy hy vọng đề xuất có thể được tiến hành, vì mọi thành viên của Quốc hội đều có những cử tri có thể bị ảnh hưởng: “Tôi nghĩ đây là khởi đầu của một cuộc chiến rất xứng đáng và khả thi.”

Các tiểu bang có thể hạn chế các hoạt động thu thập của họ. Ví dụ: Massachusetts đã thực hiện các thay đổi vào năm 2021 để miễn thuế cho các bất động sản có giá trị từ 25.000 đô la trở xuống. Chỉ riêng điều đó đã được dự kiến ​​​​sẽ cắt giảm một nửa số lượng bất động sản được nhắm mục tiêu.

Massachusetts cũng thực hiện những thay đổi khác, bao gồm cho phép những người thừa kế giữ ít nhất 50.000 đô la tài sản thừa kế nếu thu nhập của họ thấp hơn 400% mức nghèo liên bang năm 2022, hoặc khoảng 54.000 đô la cho một người.

Trước những thay đổi này, Massachusetts đã báo cáo hơn 83 triệu đô la thu hồi tài sản Medicaid vào năm 2019, nhiều hơn bất kỳ tiểu bang nào khác, theo báo cáo của MACPAC.

Những người ủng hộ các chương trình thu hồi tài sản nói rằng họ cung cấp một biện pháp bảo vệ quan trọng chống lại việc lạm dụng Medicaid.

Mark Warshawsky, một nhà kinh tế của Viện Doanh nghiệp Mỹ bảo thủ, lập luận rằng các tiểu bang khác nên làm theo sự dẫn dắt của Iowa trong việc tích cực thu hồi tiền từ các bất động sản.

Warshawsky cho biết nhiều tiểu bang khác loại trừ các tài sản nên là trò chơi công bằng để phục hồi, bao gồm các tài khoản hưu trí được miễn thuế, chẳng hạn như 401(k)s. Ông nói, những tài khoản đó chiếm phần lớn tài sản của nhiều người cao niên và mọi người nên khai thác số dư để chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe trước khi dựa vào Medicaid.

Warshawsky nói rằng Medicaid được dự định là một mạng lưới an toàn cho những người Mỹ có ít tiền. “Đó là bản chất tuyệt đối của chương trình,” ông nói. “Medicaid là phúc lợi.”

Ông nói, mọi người không thể che giấu sự giàu có của họ để đủ điều kiện. Thay vào đó, họ nên được khuyến khích tiết kiệm cho khả năng họ sẽ cần được chăm sóc lâu dài hoặc mua bảo hiểm để giúp trang trải các chi phí. Bảo hiểm như vậy có thể tốn kém và có những cảnh báo khiến người tiêu dùng không được bảo vệ, vì vậy hầu hết mọi người từ chối mua nó . Warshawsky nói rằng đó có thể là do mọi người cho rằng Medicaid sẽ bảo lãnh cho họ nếu cần.

Eric Einhart, một luật sư ở New York và là thành viên hội đồng của Học viện Luật sư Người cao tuổi Quốc gia, cho biết Medicaid là chương trình lớn duy nhất của chính phủ tìm kiếm sự hoàn trả từ các di sản cho các khoản trợ cấp được trả đúng.

Medicare, chương trình sức khỏe khổng lồ của liên bang dành cho người cao niên, bảo hiểm cho hầu hết mọi người từ 65 tuổi trở lên, bất kể họ có bao nhiêu tiền. Nó không tìm kiếm sự hoàn trả từ bất động sản.

Einhart nói: “Có sự phân biệt đối xử với cái mà tôi gọi là ‘loại bệnh không phù hợp’. Medicare có thể chi hàng trăm nghìn đô la cho việc điều trị tại bệnh viện cho một người mắc bệnh tim nghiêm trọng hoặc ung thư và không có đại diện chính phủ nào cố gắng thu lại số tiền từ tài sản của người đó. Nhưng những người mắc các bệnh khác, chẳng hạn như chứng sa sút trí tuệ, thường cần được chăm sóc tại viện dưỡng lão kéo dài mà Medicare sẽ không chi trả. Nhiều bệnh nhân như vậy kết thúc với Medicaid và tài sản của họ được lập hóa đơn.

Vào một buổi chiều gần đây, Henry Ruhl và con gái ngồi bên bàn ăn trong bếp của ông ở Iowa, xem lại các giấy tờ và tự hỏi mọi việc sẽ diễn ra như thế nào.

Gia đình cảm thấy an ủi phần nào khi biết rằng hóa đơn thanh toán chi phí Medicaid của Fran Ruhl sẽ được hoãn lại chừng nào chồng cô còn sống. Ông ấy sẽ không bị đuổi ra khỏi nhà. Và ông ấy biết rằng một nửa tài sản của vợ anh ấy sẽ không cộng vào bất cứ thứ gì gần 226.611,35 đô la mà chính phủ nói rằng họ đã chi cho việc chăm sóc vợ của ông.

Việt Linh (Theo The Real News Network)

Xe Mercedes được chứng nhận có hệ thống lái tự động cấp độ 3 cao nhất trong các loại xe ở Hoa Kỳ

Theo Electrek và CNN

Ngày 26 tháng 1 năm 2023 – 12:34 PM

Mercedes-Benz DRIVE PILOT trở thành hệ thống lái tự động cấp độ 3 đầu tiên được chứng nhận cho phép sử dụng trên các con đường của tiều bang Nevada, Hoa Kỳ.

Hình của Scooter Doll

Hệ thống Drive Pilot của Mercedes

Drive Pilot được thiết kế để hoạt động trên đường phố có mật độ giao thông dày đặc ở tốc độ dưới 40 dặm một giờ. Không giống như các tính năng hỗ trợ lái tự động đã có sẵn trên khắp Hoa Kỳ ở một số mẫu xe sang trọng ngày nay, bao gồm cả xe hơi của Mercedes-Benz, hệ thống Drive Pilot cho phép người lái hoàn toàn không quan tâm đến thao tác lái xe. Khi hệ thống đang hoạt động, Mercedes coi việc người lái không chú ý đến đường xá là an toàn – mặc dù người lái vẫn phải sẵn sàng lấy lại quyền kiểm soát nếu cần, chẳng hạn như nếu tình hình giao thông thay đổi như đi vào xa lộ có tốc độ trên 40 dặm, … hoặc nếu hệ thống tự lái gặp sự cố tình huống bất thường mà nó không có khả năng xử lý.

Hệ thống của Mercedes được coi là Tự động hóa cấp độ 3, theo định nghĩa của Hiệp hội kỹ sư ô tô. Nó có tính tự động cao hơn hệ thống Cấp 2, đang có trong hệ thống Autopilot của Tesla hay hệ thống Super Cruise của General Motors hoặc BlueCruise của hãng xe Ford, trong đó hệ thống phanh và hệ thống lái của xe tự hoạt động trong một số tình huống nhất định nhưng người lái vẫn phải chú ý đến đường đi. Trong hệ thống Cấp độ 3, người lái xe không cần phải chú ý đến trình trạng lưu thông, không cần đặt tay lên vô lăng mặc dù vẫn phải ngồi ở ghế của tài xế, người lái có thể kiểm tra email trên điện thoại của họ hoặc xem video, chơi các game trên màn hình điều khiển đang khi hệ thống tự lái hoạt động bình thường.

Drive Pilot hiện là hệ thống SAE Cấp 3 duy nhất trong số các xe điện sản xuất được cấp chứng nhận để vận hành tại tiểu bang Nevada đang khi Mercedes có kế hoạch mở rộng kinh doanh thêm nhiều hơn về các tiểu bang phía tây (của Hoa Kỳ) trong năm nay.

Theo Mercedes-Benz, hệ thống lái có điều kiện  Drive Pilot của họ tuân thủ các yêu cầu của Chương 482A của Nevada dành cho Xe tự hành và hiện được phép để cho người lái chuyển giao quyền lái cho phương tiện trong một số điều kiện nhất định. Ví dụ:  Drive Pilot  hiện chỉ được phép hoạt động ở tốc độ tối đa 40 dặm/giờ.

Drive Pilot của Mercedes-Benz lần đầu tiên xuất hiện trên các con đường ở Đức vào tháng 5 năm 2022. Drive Pilot được xây dựng dựa trên các cảm biến xung quanh hiện có của Gói Hỗ trợ Lái xe trong EQS, nhưng sử dụng các cảm biến bổ sung, bao gồm LiDAR và camera ở cửa sổ sau. Ngoài ra,  Drive Pilot sử dụng mi-crô để phát hiện các phương tiện di chuyển khẩn cấp như xe cứu hỏa, cứu thương đang chạy đến gần. Nó có cảm biến đo độ ướt của mặt đường trong hốc bánh xe. Thêm hệ thống lái dự phòng, bộ truyền động phanh và hệ thống điện tích hợp, và bất kỳ chiếc xe nào của Mercedes có  Drive Pilot đều được đảm bảo an toàn trong quá trình trao lại quyền kiểm soát tay lái một cách an toàn cho tài xế nếu xảy ra sự cố bất ngờ. Sự an toàn của con người là điều mà Mercedes-Benz thường xuyên đề cao và đưa ra trong các cuộc hội thảo về công nghệ xe tự lái của mình và hãng luôn kiên định với chủ trương này.

Một khi người lái xe Mercedes không lấy lại quyền kiểm soát xe sau khi  Drive Pilot có lời nhắc khẩn càng lúc càng gia tăng mức độ cấp bách (chẳng hạn như trong trường hợp người lái đang có vấn đề về sức khỏe một cách nghiêm trọng), hệ thống sẽ tự động dừng xe trong khi kích hoạt đèn báo hiểm. Sau khi dừng lại, chiếc xe thậm chí sẽ kích hoạt hệ thống gọi khẩn cấp của Mercedes-Benz và mở khóa cửa cho những người đến cứu thương.

https://youtu.be/0yiPaKfKLZs

Sắp tới Mercedes DRIVE PILOT sẽ lăn bánh ở tiểu bang California

Mercedes-Benz đã nộp hồ sơ chứng nhận lái xe tự động cấp độ 3 SAE ở California và hy vọng sẽ nhận được sự chấp thuận vào cuối năm nay.

Drive Pilot sẽ ra mắt tại thị trường Hoa Kỳ trên các phiên bản đời 2024 của dòng xe S-Class và EQS, với những đợt giao hàng đầu tiên dự kiến vào nửa cuối năm nay (2023).

Hãng tin CNN nói, “Mercedes đã nhảy vọt qua mặt Tesla về hệ thống tự lái xe trên đường”

Xem  Drive Pilot tự lái trong Youtube Video ở đây: 

Phan Sinh Trần