NGƯỜI MẪU – TÀI TỬ ĐANG NỔI TIẾNG NHẤT BỖNG TRỞ THÀNH NỮ TU.

NGƯỜI MẪU – TÀI TỬ ĐANG NỔI TIẾNG NHẤT BỖNG TRỞ THÀNH NỮ TU.

Trầm Hương Thơ

Người Mẫu đẹp nổi tiếng, đang trong thời kỳ sự nghiệp hưng thịnh nhất bỗng nhiên theo tiếng gọi trong tâm hồn để trở thành một nữ tu bình dị.

Đang đứng ở phía trên cùng của sự nghiệp hưng thịnh của cô, một người mẫu Tây Ban Nha xinh đẹp đã cho đi tất cả để trở thành một nữ tu.

Cô Olalla Oliveros, một photo Model đang làm người mẫu trên đài truyền hình thể thao Tây Ban Nha, và đồng thời cô cũng là một nữ diễn viên điện ảnh đã từ bỏ sự nghiệp của mình và theo tiếng gọi quyết định trở thành một nữ tu.

Từ tháng trước, cô Olalla Oliveros đã gia nhập Dòng thánh Michael.

Cô Olalla Oliveros không muốn nói về bản thân mình, nhưng cô miễn cưỡng cho biết: Cô đã trải qua một biến động rất lớn trong tâm hồn “như một trận đông đất” từ kinh nghiệm của một chuyến viếng thăm viếng Đức Mẹ Fatima. Từ tiếng gọi này mà cô quyết định rũ bỏ hình ảnh của mình để trở thành một nữ tu. Đây là một điều mà trước đây cô tưởng là hoàn toàn vô lý nhưng nay đã trở nên hiện thực.

Cuối cùng, cô nhận ra rằng hình ảnh trong tâm trí cô là một ƠN GỌI. “Chúa đã chọn không bao giờ sai.

“Ngài gọi trong hồn tôi, hãy theo Ngài! và tôi không thể từ chối,”

-Oliveros nói.

-Bây giờ tôi chỉ muốn trở thành một nữ tu bình thường.

Trầm Hương Thơ

Khách Trung Quốc tạt nước sôi tiếp viên hàng không Thái

Khách Trung Quốc tạt nước sôi tiếp viên hàng không Thái

Nguoi-viet.com

BANGKOK, Thái Lan (AP)Một phi cơ của hãng hàng không Thái Lan đã phải quay trở lại Bangkok sau khi một hành khách Trung Quốc tạt nước sôi vào một nữ tiếp viên phi hành, theo công ty này hôm Thứ Sáu.

Một bản thông cáo của hãng hàng không giá rẻ Thai AirAsia cho hay một hành khách Trung Quốc trong chuyến bay tối Thứ Năm đến Nam Kinh đã mắng chửi người tiếp viên phi hành này trước khi tạt nước sôi vào cô ta.


Thai AirAsia là một trong số các hãng hàng không giá rẻ của Thái Lan. (Hình: Getty Images)

Bản tin cho hay các bạn trong nhóm tiếp viên phi hành đã cấp thời trợ giúp người này trong khi phi công quay trở lại Bangkok và yêu cầu người nữ hành khách kia cùng ba người trong nhóm rời khỏi phi cơ.

Bản thông cáo cho hay phi công và phi hành đoàn mời hành khách nói trên vào văn phòng ở phi trường để thảo luận về sự việc xảy ra và “đạt được sự giải quyết êm thấm.”

Tin tức từ giới truyền thông Trung Quốc nói rằng hành khách này hắt tô mì ăn liền vào tiếp viên phi hành. Trong một đoạn video loan tải trên trang mạng của đài phát thanh China National Radio, người ta cũng thấy một người đàn ông đứng lên đe dọa nổ bom phi cơ. Bản thông cáo của hãng hàng không Thai AirAsia không thấy nói gì về vụ đe dọa nổ bom.

Các vụ lộn xộn về hành động giận dữ của du khách Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh phải đưa ra các hướng dẫn cho dân chúng về cách hành xử khi ra nước ngoài.

Hồi Tháng Hai, theo tin từ giới truyền thông Thái Lan cũng như Trung Quốc, có 27 người trong một đoàn du lịch người Trung Quốc đã bị mời ra khỏi chuyến bay của China Eastern Airlines trước khi cất cánh từ đảo nghỉ mát Phuket ở Thái Lan vì đánh nhau giành chỗ ngồi. Người Trung Quốc là thành phần du khách ngoại quốc đông đảo nhất đến Thái Lan.

Công ty Thai AirAsia không cho biết bốn hành khách nói trên có được phép lên lại phi cơ hay không, vốn khởi hành trễ gần 6 giờ so với dự trù lúc đầu. (V.Giang)

Vatican chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha Trương Bửu Diệp

Vatican chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha Trương Bửu Diệp 12/6/2014

VUI MỪNG VÀ HY VỌNG.

Văn phòng Cáo Thỉnh Viên vụ án phong thánh cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp chính thức lên tiếng

Kinh xin ơn với tôi tớ Chúa – Cha Fx. Trương Bửu Diệp

Lời chứng của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt về Cha Px.Trương Bửu Diệp

Kinh xin ơn với Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

Kính thưa quí bà con lương giáo, quí ân nhân đang yểm trợ việc tuyên thánh cho Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp.

Hồ sơ tuyên thánh Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp đã được Đức Giám Mục có thẩm quyền, tức Đức Cha, Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám Mục Cần Thơ chính thức cho xúc tiến từ ngày 25.8.2011. Và tôi, linh mục Phêrô Trần thế Tuyên, cáo thỉnh viên được chính thức bổ nhiệm đã cố gắng hết sức lo sao cho tiến trình tuyên thánh được phù hợp với Giáo Luật và được mọi người lương giáo ủng hộ. Một trong những cố gắng nầy là tôi đang sang học chương trình tiến sĩ Giáo Luật ở Roma trong ý hướng chuẩn bị chu đáo cho nhiệm vụ của mình.

Một trong những kết quả lớn lao và rất đáng vui mừng và hy vọng là ngày 31 tháng 10, năm 2014 vừa qua, Thánh bộ Tuyên Thánh ở Rôma đã gửi văn thư chính thức bằng tiếng La Tinh cho Đức Cha Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám mục Cần Thơ tuyên bố: NIHIL OBSTAT – KHÔNG CÓ GÌ NGĂN TRỞ trong việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho Cha Diệp.

Qua văn thư Nihil Obstat của Thánh Bộ tuyên thánh, chúng ta, những người yêu thương và thọ ơn Cha Diệp vừa vui mừng, vừa mạnh dạn hơn và vừa tích cực hơn trong việc thực hiện tiến trình tuyên thánh cho Cha và cầu xin tiến trình được sớm thành công.

Hôm nay ngày 5.12.2014 tôi đã đóng nộp lệ phí 150 EUR cho Thánh Bộ theo qui định cho việc ra văn thư Nihil obstat nầy. Xin kèm theo đây văn thư Nihil obstat bằng tiếng la tinh cũng như bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Việt.

Vui mừng, hy vọng và cầu nguyện.

Lm. Phêrô Trần thế Tuyên

Cáo thỉnh viên

chafanxicotruongbuudiep.jpg
nihilobstat.jpg

(VCN 05.12.2014)

Campuchia tìm nhóm người Thượng VN

Campuchia tìm nhóm người Thượng VN

Nhiều người Thượng trốn từ Việt Nam vào Campuchia vào năm 2001.

Cảnh sát Campuchia cho biết họ đang rà soát các khu rừng hẻo lánh phía đông bắc để tìm một nhóm người Thượng từ Việt Nam vượt qua biên giới để xin tị nạn.

Các nhóm nhân quyền nói rằng 13 người Thượng trong đó có một người phụ nữ, đã bỏ trốn khỏi Việt Nam vào cuối tháng trước và kể từ đó ẩn náu tại tỉnh Rattanakiri của Campuchia.

“Chúng tôi đang tìm kiếm họ. Chúng tôi chưa tìm thấy họ,” giám đốc công an tỉnh Rattanakiri nói với hãng thông tấn AFP.

Tướng Nguon Koern nói thêm rằng Bộ Nội vụ Campuchia sẽ quyết định xem có trục xuất nhóm người này hay không.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa bình luận về việc họ có tìm cách yêu cầu phía Campuchia trục xuất những người này hay không.

“Tuy nhiên, mọi công dân của tất cả các quốc gia đều phải tuân thủ luật pháp của nước họ nước cũng như các quy định liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh,” phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói với AFP.

13 người này bỏ trốn khỏi Việt Nam để tránh bị truy tố và họ muốn được tị nạn tại Campuchia, ông Chhay Thy, điều phối viên cho các nhóm nhân quyền tại Rattanakiri, Campuchia cho biết.

Họ đang thiếu thức ăn và bị sốt rét nhưng sợ không dám ra khỏi rừng vì lo bị trục xuất, ông Chhay Thy nói với AFP.

Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) nói rằng ép buộc 13 người từ Việt Nam về nước sẽ là một việc vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế.

Việt Nam thường yêu cầu Campuchia đưa trở về Việt Nam người Tây Nguyên bỏ trốn và Campuchia thường tuân thủ, đặc biệt là kể từ năm 2001, khi nhà chức trách Việt Nam có đợt trấn áp biểu tình lớn ở Tây Nguyên khiến có làn sóng bỏ trốn quy mô của người Thượng.

Một phụ nữ Việt bị giết ở Nam Hàn

Một phụ nữ Việt bị giết ở Nam Hàn

Các vụ phụ nữ Việt bị sát hại làm chấn động dư luận Hàn Quốc

Nguồn tin Sứ quán Việt Nam ở Hàn Quốc cho hay một phụ nữ Việt Nam vừa bị sát hại sáng sớm Chủ nhật 30/11 ở đảo Jeju.

Cô Nguyễn Thị Thanh Ngân, sinh năm 1992, đã bị một người Hàn Quốc sát hại vào hồi 03:00 ngày 30/11, nguồn tin cho hay.

Cô Ngân, từ TP HCM, đã kết hôn với một người Hàn Quốc và sang nước này sinh sống từ tháng 6/2012 nhưng nay đã ly hôn.

Được biết hiện cô thuộc diện lưu trú bất hợp pháp tại đây.

Cảnh sát Hàn Quốc đã xác định người sát hại cô Nguyễn Thị Thanh Ngân tên là Kim Hee Cheol, sinh năm 1973. Hai người mới gặp nhau trong ngày.

Ông Kim đã tự thú và hiện đã bị cảnh sát bắt để điều tra động cơ giết người.

Nguồn tin đại sứ quán nói họ đang “duy trì liên lạc với cảnh sát miền Tây tỉnh đảo Jeju và gia đình cô Ngân tại Việt Nam để tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ xử lý vụ việc”.

Tại Hàn Quốc hiện có ước chừng khoảng 50.000 cô dâu Việt. Mỗi năm trung bình có khoảng 3-5 vụ phụ nữ Việt lấy chồng bị sát hại mà cơ quan lãnh sự được biết.

Lấy chồng Hàn Quốc

Việc cô dâu Việt lấy chồng Hàn bị ngược đãi, thậm chí sát hại, đã trở thành đề tài được báo chí Hàn Quốc và Việt Nam phản ánh nhiều năm nay.

Năm 2010, một vụ cô dâu Việt bị người chồng tâm thần giết chết đã được chính Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là ông Lee Myung-bak đề cập đến.

Trong 10 năm qua, số lượng ngày càng tăng nam giới Hàn Quốc, nhất là từ những làng nông nghiệp mà dân số ngày càng ít đi, đã ra nước ngoài tìm vợ. Thông qua các công ty mai mối, họ làm quen với những phụ nữ trẻ muốn ổn định kinh tế, đa số là từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

Tổng thống Lee khi đó hứa chính phủ sẽ có hành động để trợ giúp tốt hơn cho các gia đình đa văn hóa và sẽ theo dõi cũng như quản lý tốt hơn các hãng mai mối.

Cái chết trên cạn của một người vượt biển

Cái chết trên cạn của một người vượt biển

Chuacuuthe.com

67_7_1329058282_81_nguoiduatin-xacchet

VRNs (27.11.2014) – Sài Gòn-

Người đàn ông cô đơn đó chết sớm nửa năm. Chỉ còn sáu tháng nữa thôi là anh bước vào năm thứ bốn mươi của một người di tản bất hạnh. Anh sẽ được nghe những người đồng hương trong thành phố anh đang lang thang, nhắc đến cái ngày kinh hoàng đó.

Anh chết tình cờ, chết bất ngờ, chết không kịp quay đầu nhìn lại. Vào ngày đầu tháng 10 trong tiệm bánh ngọt quen thuộc, trong một giờ khắc gần như cố định, anh đang cho đường vào tách cà phê hay anh đang ngửa cổ nhấp ngụm đầu tiên. Một chiếc xe rất to, tông vào tiệm, tông vào anh, anh chết.

Có một vài người đồng hương quen biết anh, trò chuyện với anh, nhưng biết tận tường về anh thì không có ai. Khi anh chết người ta hoàn toàn không có thêm một chi tiết gì về anh, ngoài cái tên “Người không nhà”. Trước đây anh có nhà chứ, có cha mẹ nữa, có cả quê hương nữa. Anh có thố lộ một lần. Trước 1975 anh là một học sinh trung học, và anh đã vượt biển cùng với gia đình. Cả nhà chết chỉ mình anh sống. Anh đã chứng kiến những gì thêm trong cái thảm kịch đó, anh không nói tiếp.

Anh chết ở tuổi 53, không biết anh vượt biển năm nào, nếu ta trừ đi 40 năm thì khi anh vượt biển anh khoảng 14, 15 tuổi. Ngoài cha mẹ chết, làm sao ta biết anh còn phải chứng kiến cảnh kinh hoàng nào trong chuyến vượt biển đó, trầm trọng đến thế nào? Chuyến tầu anh đi có bao nhiêu người, anh có chứng kiến hải tặc hiếp mẹ anh và giết cha anh không?

Anh không nhớ được nữa, họ chết hết chỉ còn anh thôi sao? Trí óc anh mù lòa hay anh nhớ quá rõ ràng cũng là một bất hạnh cho anh.

Em thơ dại sao mà em may mắn/Cả một thuyền chết hết chỉ còn em.(*)

Nếu cả một thuyền chết hết, chỉ còn một cậu bé thì cậu phải nhận gánh tất cả bất hạnh của thảm họa đó vào người. Làm sao cậu chất cho hết được vào cái thân thể bé nhỏ đó.

Cậu lang thang trong các thành phố gần 40 năm. Mỗi năm cậu đánh rơi một mảnh bất hạnh xuống những con phố cậu đi qua, những công viên cậu ngủ trên ghế đá, những quán cà phê, những tiệm buôn bán nhỏ của người đồng hương. Cậu đánh rơi xuống, cậu lại nhặt lên. Giống như những cái lon cậu nhặt trên mặt đường, bán đi lấy tiền sinh sống. Những bất hạnh đó là cơm gạo, là thức ăn nuôi cậu bé thành một người đàn ông.

Người đàn ông đó được những người quen biết gọi là: “Người vô gia cư lương hảo”. Vì anh thân thiện, hiền lành, không làm phiền ai dù anh không có nơi ăn ở.

Người ta nghĩ anh là một người thầm lặng, kín đáo. Vì còn rất nhiều điều không ai biết về anh. Khi cái chết bất ngờ xẩy đến, người ta chỉ tìm thấy trong túi anh vài trăm bạc, một cái phôn tay. Trong phôn anh không có gọi cho ai và cũng không ai gọi anh để có số phôn lưu lại.

Một người đàn ông thật sự cô đơn!

Anh không có giấy tờ gì cả, có người cho biết anh sinh năm 1961 và tên là Nguyễn Tuấn. Có biết bao nhiêu người Việt Nam tên là Nguyễn Tuấn và sinh năm 1961. Cuối cùng, sở giảo nghiệm thành phố (Coroner) coi cái chết của anh như  hàng trăm cái chết của kẻ không nhà, không thân thích, không cả họ tên. Người ta cài vào xác anh cái thẻ John Doe No.278 trong một nhà xác công cộng của thành phố Los Angeles, với số cư dân gần 10 triệu.

Nhưng có thật anh là người không lý lịch, vô gia cư vô tổ quốc không?

Thật ra, tất cả những tờ giấy hợp pháp chúng ta mang theo trên mình để chứng minh chúng ta là ông nọ, bà kia chỉ có một cái nghĩa giới hạn nào thôi.

Một người như anh Nguyễn Tuấn không có một giấy tờ tùy thân, không có địa chỉ, số phôn, nhưng khi anh chết, chính cái “Không có gì” của anh nói lên được tất cả tiểu sử của một người Việt Nam di tản. Nói lên thảm nạn của chiến tranh Việt Nam đã mang đến những đau thương, bất hạnh gì cho người dân Việt.

Cái chết cô đơn trên cạn của một thuyền nhân (Có thể anh là người chết cuối cùng trong chuyến vượt biển ấy) sau gần 40 năm là một vết đen trong trang sử nội chiến Bắc Nam, không bao giờ xóa được.

Anh Nguyễn Tuấn anh gặp lại mẹ cha rồi đó. Bây giờ anh đã có một mái ấm gia đình.

Trần Mộng Tú

Tháng 11/9/2014

(*) Thơ tmt

Ghi Chú: ký giả David Montero, đã viết về cái chết của Nguyễn Tuấn (10/8th/2014) trên tờ Los Angeles Daily News.

Đèn Cù tập 2: Bí ẩn cung đình đỏ và thân phận con người

Đèn Cù tập 2: Bí ẩn cung đình đỏ và thân phận con người

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-11-25

kinhhoa11252014.mp3

dencu-2-622.jpg

Bích chương quảng cáo Đèn Cù tập 2 của Trần Đĩnh.

Courtesy Người Việt Books

Tác phẩm Đèn cù phần 2 của nhà văn Trần Đĩnh sẽ ra mắt bạn đọc trong thời gian tới đây. Những dòng tự sự về thân phận con người trong chế độ cộng sản cũng như những bí ẩn chính trị bị che dấu tiếp tục được phơi bày. Sau đây là góc nhìn của một trong những độc giả đầu tiên của Đèn cù phần hai.

Hồng cung bí sử

“Ông Lê Trọng Nghĩa xuất thân là một sinh viên khoa Luật, thông thạo nhiều thứ tiếng. Năm 23 tuổi (tức 1945) ông làm thuyết khách gặp gỡ Trần Trọng Kim, thuyết phục chỉ huy Nhật ở Trại Bảo an binh và tham gia đàm phán với Tổng chỉ huy quân đội Nhật ở Hà Nội. Chia sẻ về công việc của mình, ông nói: “Tôi theo dõi tất cả các vấn đề có quan hệ tới đối phương như Pháp, Mỹ, và các nước khác có liên quan đến cách mạng Việt Nam. Dựa vào những tin tức đó, Bộ Chính trị đưa ra chủ trương, quyết sách”. Giai đoạn Cách mạng Tháng 8, ông Nghĩa đại diện chính quyền Việt Minh liên hệ với quân đội Nhật. Chủ trương lúc đó của Việt Nam là chỉ huy quân giải phóng đánh vào quân Nhật đang co cụm ở Thái Nguyên để mở đường Nam tiến.”

Đó là đoạn trích từ bài báo ngày 11/10/2014 trên báo mạng Vnexpress tại Việt nam. Bài báo này ghi nhận cảm nghĩ của ông Lê Trọng Nghĩa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời cũng ghi vắn tắt tiểu sử của ông Nghĩa, một người từng đứng đầu ngành tình báo Việt nam và giữ vai trò quan trọng nhất trong cuộc cướp chính quyền tháng Tám năm 1945.

Điều mà báo này không nhắc đến là chuyện ông Nghĩa bị bắt, không án trong cái gọi là vụ án xét lại chống Đảng.

” Sự thành công của cách mạng tháng tám không phải là sự tổ chức sắc sảo từ đầu đến cuối của đảng cộng sản Việt nam mà là một khoảng trống về quyền lực lúc ấy trên bán đảo Đông Dương.
-Trần Đĩnh”

Điều này lại được tác giả Trần Đĩnh ghi nhận rất chi tiết trong phần hai cuốn tự truyện Đèn Cù. “Nhưng thân phận cựu Đại tá tình báo Lê Trọng Nghĩa không quan trọng bằng tiết lộ của ông về cuộc cách mạng tháng tám mà Trần Đĩnh ghi lại”. Theo tiết lộ này thì trong tháng tám 1945 những người đứng đầu Việt minh, mà nòng cốt là đảng cộng sản đã ra quân lệnh số 1 tấn công quân đội Nhật bản đang chiếm đóng Đông dương lúc ấy. Trong khi đó thì bộ phận Việt minh ở Hà nội do ông Lê Trọng Nghĩa đứng đầu thương lượng thành công với quân đội Nhật để lên nắm chính quyền. Ông Hồ Chí Minh và các cố vấn của ông đều không biết việc này. Và khi những đội quân Việt minh đầu tiên tiến về Hà nội từ Việt bắc vẫn phải xin phép quân đội Nhật.

“Điều này có nghĩa là sự thành công của cách mạng tháng tám không phải là sự tổ chức sắc sảo từ đầu đến cuối của đảng cộng sản Việt nam mà là một khoảng trống về quyền lực lúc ấy trên bán đảo Đông Dương.

Những tiết lộ lịch sử ấy ắt hẳn là điều mà nhiều người quan tâm đến lịch sử và chính trị Việt nam mong đợi từ quyển sách Đèn Cù tập 2 sắp xuất bản, cũng như họ đã mong đợi từ phần một quyển tự truyện này.

Một điều có lẽ cũng sẽ gây ngạc nhiên cho người đọc khi Đèn cù 2 tiết lộ rằng Lê Duẫn đã từng tiếp xúc với tình báo Mỹ, mặc dù sau đó tại đại hội trung ương đảng lần thứ 9 ông là người đứng đầu phái thân Mao chủ trương dùng bạo lực để tiến đánh miền Nam.

TranDinh-1998-250.jpg

Nhà văn nhà báo Trần Đĩnh, ảnh chụp năm 1998. Hình do ông cung cấp.

Cũng liên quan đến ông Lê Duẫn, những điều Trần Đĩnh ghi chép lại cho biết rằng sự “bất kính” của ông Duẫn đối với ông Hồ đã bắt đầu từ khi ông được huấn luyện bởi các bậc đàn anh như Trần Phú, Hà Huy Tập, những người được Quốc tế cộng sản công nhận chứ không phải là ông Hồ, một kẻ bị thất sủng, dù ông cũng là người được Đệ tam quốc tế đào tạo từ rất lâu.

Người ta cũng sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Trần Đĩnh nghi ngờ nhân vật Trần Xuân Bách khi ông này đề ra những ý tưởng cải cách chính trị cởi mở hơn cho Việt nam.

Và những câu chuyện thâm cung bí sử về những nhân vật chính trị một thời của đảng cộng sản Việt nam tiếp tục được ghi lại qua ngòi bút dí dỏm của Trần Đĩnh, người chỉ khiêm tốn đặt tên cho quyển sách đầy ắp tư liệu lịch sử của ông là “Truyện tôi”.

Những chi tiết lịch sử ấy Trần Đĩnh gọi là “Hồng cung bí sử”.

Thân phận con người

Những sự kiện lịch sử dù bị che dấu, cũng sẽ dần dần lộ ra trong thời đại thông tin toàn cầu này, “điều mà Trần Đĩnh đem đến nhiều nhất cho người đọc chính là sự mô tả thân phận con người trong và dưới chế độ cộng sản.”

Những nhân vật trong guồng máy như các ông Lê Liêm, Bùi Công Trừng, Đặng Kim Giang, Ung Văn Khiêm,… những người có công gầy dựng nên đảng cộng sản bị đối xử một cách tàn khốc khi sa cơ thất thế, bị chính các đồng chí ngày hôm qua của họ giáng xuống những bản án nặng nề. Trần Đĩnh viết:

” Đất nước bị mắc phải một giống vi trùng có tên là tính đảng. Nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.
-Trần Đĩnh”

“Đất nước bị mắc phải một giống vi trùng có tên là tính đảng. Nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.

Ông viết thêm là ở nước Việt nam, nhờ có đảng mà cái gì cũng là hai mặt, hai mang. Và những tư tưởng giai cấp mà đảng cộng sản đem vào Việt nam đã để lại những sự đảo điên vô cùng nghiêm trọng cho xã hội Việt nam:

“Nó gây sốc đảo điên dân tộc, nó đem vào lập trường đấu tranh giai cấp, đi vào trong mọi quan hệ xã hội, họ hàng gia đình, bạn bè để đấu tố nhau, xin mạng nhau.

Tuy nhiên cuộc đấu đá quyền lực của những người lãnh đạo cộng sản không làm họ xao nhãng việc cai trị. Trần Đĩnh viết tiếp:

“Tôi lạ là các bộ óc đầy hằn học, nghi ngờ nhau như vậy vẫn nhất trí được với nhau trong việc trị dân.

Sự phản kháng của dân chúng trước sự toàn trị ngặt nghèo của đảng được Trần Đĩnh mô tả lại qua những buổi trò chuyện dài giữa ông và anh thanh niên vá xe đạp. Qua đó người đọc thấy sự phản ứng rất đặc biệt của người dân dưới chế độ cộng sản: Không có những cuộc biểu tình, những cuộc nổi dậy mà có sự châm biếm các giới lãnh đạo, sự biến thái của ngôn ngữ để chuyển tải những câu chuyện khôi hài đen.

Đọc Đèn cù tập 2 người ta cũng thấy một mối quan hệ đặc biệt giữa những người bất đồng chính kiến, những người bị chế độ lên án với những nhân viên an ninh theo dõi họ. Họ tồn tại song song nhau, khai thác nhau. Bộ máy an ninh dày đặt đã gieo rắc sự sợ hãi vào trong lòng dân chúng, và cả những người có cương vị trong xã hội. Trong xã hội ấy một khi người ta ngại tiếp xúc với các cơ cấu của bộ máy quyền lực chính là lúc người ta bắt đầu có biểu hiện của sự khủng hoảng tâm thần do bị đàn áp về tinh thần.  Đó là nhận xét của Trần Đĩnh về những thân phận con người xung quanh mình và ông thường xuyên tự nhắc mình rằng trong cái sợ đó “phải ứng phó làm sao cho đúng cốt cách một con Người”.

Dù biết rằng bất cứ sự so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng câu chuyện về những nhân vật cộng sản Việt nam mà Trần Đĩnh ghi lại, không khỏi gợi cho độc giả nhớ đến cuốn tiểu thuyết chính trị của nhà văn Pháp Andre Malraux mang tựa đề “Thân phận con người”, mô tả cuộc nổi dậy của lực lượng cộng sản tại Thượng hải, Trung quốc vào những năm 1930. Người ta thấy nhiều âm mưu, nhiều sự bội phản, nhiều sự cơ hội, và trên hết là sự ảo tưởng mà Trần Đĩnh gọi là sự Mộng tưởng. Sự mộng tưởng vào chủ nghĩa cộng sản ám ảnh tác giả lớn đến mức mà ông lập lại đến hai lần trong phần hai của tác phẩm Đèn cù:

“Mộng tưởng không trọng lượng nhưng đè sập biết bao đời người.

Homeless tại Hoa Kỳ và tại San Jose 2014

Homeless tại Hoa Kỳ và tại San Jose 2014

Bữa ăn của dân Homeless

Bữa ăn của dân Homeless

Thực đơn thân ái

Mỗi tháng một lần và đôi khi 2 lần, chương trình dọn ăn thực đơn Việt Nam cho khách giang hồ tổ chức vào chiều thứ bẩy lần thứ tư tại Lữ quán đường Montgomery, San Jose. Năm nay, chiều thứ bẩy 22 tháng 11-2014 sẽ do hội Petrus Ký của bác sĩ Trần Văn Nam lên phiên. Đặc biệt có sự tiếp sức của hội gia tộc họ Vũ về tài chánh và sự hiện diện của nhóm ái hữu Hoa hậu phu nhân với nhiều quà tặng mùa đông. Qua chiều chủ nhật 28 tháng 11-2014 sẽ có một tiệm vàng bảo trợ do sự phối hợp của cô Hoàng Mộng Thu. Tháng tới mùa Giáng Sinh sẽ đến lượt gia đình họ Vũ chính thức lên phiên. Bài viết này để tặng cho các nhà hảo tâm và nhân viên tình nguyện.

Vấn nạn 100 năm cũ

Vào ngày Lễ tạ Ơn và Giáng Sinh, tổng thống Hoa Kỳ và phu nhân năm nào cũng dậy sớm đi lễ nhà thờ và buổi chiều thì đi dọn ăn cho Homeless Hoa Kỳ.

Từ hơn 100 năm nay, truyền thống của nước Mỹ đã trở thành tục lệ. Hiệp Chủng quốc là đất nước tiền rừng bạc bể, viện trợ cho khắp thiên hạ nhưng ngay tại quê nhà, mỗi năm vẫn có cả ngàn người Hoa Kỳ đói rét và nằm chết ở gầm cầu, xó chợ trong kiếp sống không nhà. Không một chính quyền nào, Dân Chủ hay Cộng Hòa, không một vị lãnh đạo nào giải quyết được hoàn toàn vấn đề Homeless. Các chính khách chỉ còn cầu nguyện buổi sáng và đãi ăn khách không nhà buổi chiều.

Thời kỳ còn chiến tranh lạnh, các vị nguyên thủ của khối Cộng muốn làm Hoa Kỳ mất mặt thường tìm cách đi thăm các khu nghèo tại Nữu Ước và tìm đến phát quà cho dân Homeless ở xóm Mỹ đen Harlem.

gia -ěnh..

Nước Mỹ kể cả Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp cùng với truyền thông đều coi như chuyện nhỏ, không đáng kể. TV và báo chí vẫn chụp hình và loan tin tự do. Mọi người đều biết rõ là xã hội công nghiệp và đời sống của đô thị đã sinh ra giai cấp không nhà. Đôi khi họ là Homeless thường trực Full-time, có khi là Homeless bất chợt, Part-time thuộc loại lỡ độ đường.
Nước Mỹ ngày xưa chưa có các đô thị lớn, dân nào cũng là dân quê, cuộc sống gần thiên nhiên thì sự phân biệt giữa dân có nhà và dân Homeless không cách biệt. Ngày nay với trên 300 triệu dân, với hàng ngàn đô thị đông đảo thì số người không nhà lên cao là chuyện không có gì mới mẻ.

Con số không nhà

Toàn quốc Hoa Kỳ tính ra lúc nhiều lúc ít, hiện nay lên đến 3 triệu dân không nhà. Và con số này gia tăng nhiều hơn mức độ dân số phát triển hàng năm. Như vậy cứ 100 người Mỹ là một người ở ngoài đường dù là cố ý hay vô tình. Vô tình trở thành Homeless vì đói.  Cố ý Homeless vì điên.

Niềm đau thương hơn cả là trong số hơn 3 triệu Homeless đàn ông và đàn bà có cả một triệu trẻ em. Những đứa trẻ từ lúc sinh ra đã sống ở ngoài đường và suốt thời thơ ấu không được tắm trong nhà, không được ngủ với cửa buồng đóng lại, không được nằm trong chăn ấm, bên ngọn đèn ngủ và lời ru của mẹ.

Tất cả những đứa trẻ đó đều là công dân Hoa Kỳ, đang cư ngụ trên đất mẹ, ở xứ sở thiên đường mà hàng triệu người di dân trên thế giới muốn đến để lập nghiệp. Những cụ già, các gia đình, trẻ em homeless đều không bận tâm xin thẻ xanh hay thi quốc tịch. Tất cả đều là công dân hợp lệ.

Tại sao lại có hiện tượng vô lý như vậy? Không một nhà giáo dục, không nhà xã hội học, các kinh tế gia, các chính khách, các vị lãnh đạo chính phủ lãnh đạo tôn giáo tìm ra được giải pháp cho vấn nạn Homeless tại Hoa Kỳ.

Hiện nay, các đại học Mỹ có ngành xã hội và nhân chủng đều bỏ ra hàng triệu Mỹ kim để nghiên cứu giải pháp. Hàng chục ngàn cơ quan thiện nguyện từ trung ương đến địa phương đều nỗ lực đi tìm cách giúp đỡ và chấm dứt nạn Homeless tại các đại đô thị. Tất cả đều vô phương.

Các tiểu bang đều có những đô thị với nạn Homeless trầm trọng. Riêng California dẫn đầu với Los Angeles, San Francisco, Berkeley, và Fresno. Florida cũng có 3 điểm nóng. Texas cũng có 3 thành phố lên bảng đen. Ngay cả Las Vegas và Honolulu cũng nổi tiếng có nhiều Homeless.

Và Homeless cũng có nơi hiền lành, có nơi nảy sinh nhiều tội ác và những phiền phức cho xã hội. Ăn mày, ăn xin, trộm cắp, phóng uế bừa bãi, xả rác nơi công cộng, chiếm cứ các công viên, phá hoại môi sinh.

Homeless luôn luôn đi cùng với cần sa, ma túy, rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm. Vì Homeless mà đi đến tứ đổ tường hay vì tứ đổ tường mà trở thành Homeless. Dù ngược hay xuôi thì cũng đen tối như nhau.

Đi tìm nguyên nhân

Một trong các yếu tố căn bản của Homeless là tinh thần tự do cá nhân cùng với bệnh tâm thần. Hoa Kỳ đã từng có nhiều người muốn sống gần thiên nhiên nên suốt đời ở với núi rừng. Đã có cả một thời xưa, dân Ho Bo chuyên sống và di chuyển dọc theo đường xe lửa. Và ngày nay, nhiều gia đình và phần đông là dân Mễ, cả vợ chồng con cái sống trên xe, đi từ cánh đồng này qua cánh đồng khác, sống theo mùa gặt.

Và rất nhiều các tay da đen uống rượu thích lấy đất làm giường và trời cao làm mái nhà. Khi các đấng lưu linh đã say sưa thì trời đất quay cuồng và nhà cửa không còn là vấn đề quan trọng.

Vì vậy vào mùa đông, các trại tạm trú của chính phủ mở ra với đạo quân cứu tế đi đến các công viên, khiêng dân Homeless lên xe chở về nơi cư ngụ để khỏi chết cóng.

Có nhiều trường hợp khách giang hồ ăn xong lại trốn ra ngoài để hoàn tất giấc mơ với cuộc sống tự do.

Tin tức thống kê

Thống kê Hoa Kỳ kiểm tra khảo sát quanh quẩn thì cũng chỉ có từng đó đáp số. Chỗ có nhà thì không có dân. Trên khắp nước Mỹ đang có nơi hàng ngàn căn nhà trống. Chỗ không có nhà thì dân kéo về quá đông. Không có công việc, không có tiền và không đủ nhà. Lương thấp, tiền nhà cao nên dân thầy thợ đôi khi có việc làm nhưng không có đủ nhà để cư ngụ, dù là nhà thuê.

50% Homeless thiếu ăn, không biết cách xoay sở nên cả vợ con đều đói. Không có nhà nên không có địa chỉ và vì vậy không thể khai trợ cấp. Nhiều quận hạt cho khai rồi giữ Check lại, tháng tháng Homeless đến lãnh Check, lãnh Foodstamp. Tất cả đều biến thành rượu và chỉ một tuần là hết sạch.

Rồi thiên tai, hỏa hoạn, nước lụt đóng góp thêm vào các hiểm họa đưa con người vào chỗ không nhà.
Tùy theo từng vùng dân số nhưng luôn luôn da đen, da đỏ, Mễ và dân Châu Mỹ La Tinh có số lượng Homeless cao nhất. Dân Á châu tương đối còn đùm bọc nhau được nên lại có con số thấp nhất.

Mặc dù như vậy, nhưng không bao giờ chính phủ có con số Homeless chính xác. Cứ 10 năm một lần, Hoa Kỳ đếm đầu người, gửi phiếu kiểm tra để biết lòng dân mà cai trị đất nước. Gọi là kiểm kê dân số.

Biết dân số tăng giảm, số trẻ con ra đời, người lớn về già. Biết ước mong của toàn dân qua phiếu kiểm kê để mở trường, lập nhà thương và làm nhà cửa đường xá. Nhưng dân không nhà thì không bao giờ ghi giấy kiểm kê nên không hề có ý kiến nào được ghi nhận.

Các toán công tác đi đếm Homeless phải đi lúc nửa đêm, chiếu đèn ở xó chợ, gầm cầu mà đếm từng người. Nhờ đó mới biết được bao nhiêu ông, bao nhiêu bà, bao nhiêu trẻ em Homeless.

Từ thập niên 90 cho đến 2000 rồi 2010 chúng tôi có tham dự những kỳ đi đếm Homeless ban đêm. Không khác gì ở Việt Nam, cảnh sát công an khám sổ gia đình. Việt Nam vào nhà vì lý do an ninh. Ở Mỹ, ra đường mà đếm vì lý do xã hội. Chỉ có khác ở chỗ là nửa đêm dựng đầu khách giang hồ đứng lên để đếm. Không cần kiểm tra giấy tờ, không bắt bớ nhưng cũng bắt gặp biết bao nhiêu chuyện phi pháp và đồng thời nhân viên chính phủ cũng nghe chửi điếc cả tai. Được cái, dân Homeless chửi từ thống đốc lên tổng thống chứ không thèm chửi cấp dưới nên cả hai bên đều hết sức vui vẻ để chia tay, sau khi đã chào hỏi và Good Night.

Chúng ta có thể làm gì?

Sau khi có dịp đi đếm Homeless, chúng tôi lại tiếp tục họp các buổi điều trần về vấn đề xã hội tại địa phương và ước mong có thể đóng góp phần nhỏ vào công tác chung. Tất cả các giới chức có kinh nghiệm đều nói rằng, hãy bắt đầu bằng những bước cụ thể. Hãy tới các trung tâm xã hội ở địa phương tìm hiểu một thời gian và thấy rằng, chúng ta có thể làm được điều gì dễ dàng và thực tế cho người không nhà.

Riêng tại tại quận hạt Santa Clara hiện có cả chục cơ quan thiện nguyện lo cho dân Homeless. Nào là nơi phát thực phẩm cho người nghèo như Food Bank. Rồi đạo quân cứu tế Salvation Army, thêm vào đó còn có City Team và Inn Vision đều lo cho các gia đình vô gia cư tạm trú và thức ăn hàng ngày.

Chúng tôi đã đến thăm Inn Vision tại San Jose vào một buổi sáng mùa Giáng Sinh 1991, và quan sát các họ đạo Hoa Kỳ chia phiên nấu ăn cho Homeless. Đây là kỷ niệm đáng ghi nhớ 23 năm về trước.

Theo truyền thống lâu đời, các Homeless trong vùng là đàn bà, trẻ em thì được ưu tiên nuôi ăn. Còn các Homeless độc thân thì phải tự túc mà lang thang đây đó.

Mỗi chiều về dân độc thân đến khu tập trung ở cơ quan cứu tế. Có gì thì phát ra thứ đó. Đa số thực phẩm từ các chợ, các quán ăn, nhà tư còn dư đem cho, thấy còn ăn được là đem phân phối. Đây là thức ăn nguội. Mỗi cuối tuần thì các nhà thờ chia phiên đem thức ăn nóng có chuẩn bị ngon lành đến cho bà con Homeless.

Sau khi quan sát và ước lượng tình hình, cơ quan IRCC tại San Jose chúng tôi ghi tên nhận 2 kỳ 1 tháng. Một kỳ chính thức lên phiên vào mỗi chiều thứ Bảy lần thứ tư và một kỳ thường trực bất thường tức là bất cứ lúc nào họ kêu trước vài giờ là phải có ngay. Đồ ăn nguội cũng tốt.

Mở đường khai lối

Bắt đầu từ tháng 1-1991, chương trình Thực Đơn Thân Ái, dọn cơm Việt Nam 3 món cho Homeless San Jose bắt đầu. Suốt năm 1992 tổng cộng 12 tháng, cơ quan IRCC một mình lên phiên nên khá vất vả.

Phiên thường lệ vào mỗi thứ Bảy còn chuẩn bị được. Phiên khẩn cấp thí dụ có hội nhận lời nhưng giờ chót bỏ cuộc phải thay thế cấp cứu thì chúng tôi gọi điện cho 4 tiệm quanh Downtown San Jose mua mỗi nơi 25 ổ bánh mỳ cắt đôi là đủ 200 phần ăn. Mỗi phần ăn kèm theo một lon nước.

Từ lúc được báo tin cho đến lúc có đủ 200 phần ăn chỉ cần 2 giờ đồng là sẵn sàng. Gọi điện thoại cho 3 hay 4 nơi đặt hàng, ghé lấy rồi đưa đến phát ngay.

Tuy nhiên, cứ như vậy quanh năm 1992 tuy chuyện nhỏ mà cũng trở thành gánh nặng. Qua năm 1993, chúng tôi mời gọi sự cộng tác của các đoàn thể. Mỗi nơi một năm chỉ cần lên phiên một lần. Xem ra rõ ràng là gánh nặng đã nhẹ đi nhiều mà các tổ chức đều có cơ hội tham gia công việc từ thiện vô cùng ý nghĩa.

Công việc cứ như vậy tiến hành đều đặn suốt 23 năm, kể từ 1992 đến hết năm nay 2014. Qua 2015 là bắt đầu vào năm thứ 24. Chương trình Thực Đơn Thân Ái đã tổ chức cả phiên chính thức lẫn đặc biệt là 265 lần với vào khoảng 100 ngàn phần ăn đã dọn ra.

Biết bao nhiêu là sự khen thưởng của các giới chức xã hội từ liên bang, tiểu bang và quận hạt. Tuy nhiên, lời khen thưởng gây xúc động nhất vẫn là những ánh mắt vui vẻ của khách hàng. Những tràng pháo tay của quý vị đến ăn. Những tiếng cảm ơn bằng Việt ngữ của Homeless học được qua các bạn Việt Nam.

Đa số các vị đến ăn đều rất tự nhiên, không hề mặc cảm vì hoàn cảnh không nhà. Họ ăn uống rất thoải mái. Có đôi khi cả gia đình vợ chồng, con cái đến ăn. Có những người trông rất tả tơi, nhưng cũng có những người ăn mặc rất lịch sự.

Trong một gian phòng ăn rộng rãi, ấm cúng, mọi người xếp hàng trật tự tiến qua quầy thức ăn. Các nhân viên của hội đoàn Việt Nam đội nón nhà bếp màu trắng, áo choàng trắng, bao tay múc thức ăn cho quan khách đưa khay đến trước mặt. Cơm chiên, gà quay, chả giò, rau trộn, tráng miệng, trái cây, bánh ngọt. Những bàn tay ân tình, những lời nói chào đón lịch sự. “Thưa ông, thưa bà. Cảm ơn. Vâng, xin một chút nữa. Thưa đủ rồi. Không có chi.” Người dọn ăn và người được mời đều hết sức lễ độ. Xin mời thêm nước uống. Sữa hay nước cam. “Vâng xin ông cứ tự nhiên dùng cả hai.” Các em nhỏ Việt Nam mắt long lanh ngời sáng đứng lo quầy nước. Các bà nội trợ đứng hàng tiền đạo múc thức ăn. Các đấng phu quân đứng phía sau lo tiếp liệu từ nhà bếp. Quầy rau trộn đổi tay làm việc để tăng cường. Các khay cơm đã hết, đưa ra phía sau để khay cơm mới thay thế.
Thực khách ăn xong một lượt thì tạm nghỉ rồi làm thêm vòng thứ hai và đôi khi đi vòng thứ ba.

Thực phẩm thì vơi dần nhưng tình cảm thì tăng cao. Thực khách trong cả phòng chợt dừng tay nghe ông đại diện Homeless nói lời cám ơn Việt Nam rồi tràng pháo tay vang dội. Không phần thưởng nào sánh bằng.

Quan khách không bao giờ biết, đây là đại diện tôn giáo nào hay tổ chức nào. Không biết quan điểm chính trị Dân Chủ hay Cộng Hòa. Không biết đây là hội ái hữu địa phương nào. Tất cả chỉ là người Việt Nam và thức ăn Việt Nam. Ngon lành và rất hậu hĩnh.

Và chương trình Thực Đơn Thân Ái bền bỉ nhất đã góp phần trên 23 năm, nuôi ăn Homeless San Jose, những khách giang hồ không nhà hiền lành nhất Hoa Kỳ.

Trong lịch sử 100 năm Homeless tại Mỹ, San Jose là vùng đất tương đối bình yên. Các tiệm ăn Việt không bao giờ bị Homeless làm phiền. Nước Mỹ không giải quyết dứt khoát được vấn nạn Homeless nên chính tổng trưởng an sinh và xã hội phải lên tiếng kêu gọi toàn dân tiếp tay. Chúng ta là dân Mỹ gốc Việt, đã đến đất nước này, xin tiếp tay với Thực Đơn Thân Ái là bày tỏ chút ân tình cụ thể và dễ dàng nhất.

Hơn 23 năm qua rất nhiều hội đoàn đã tiếp tay với chúng tôi nhiều lần. Tuy nhiên, thành tích đáng kể công tác từ 10 lần trở lên gồm có 5 tổ chức: Ban Xã Hội Công Giáo, Gia Đình Phật Tử An Lạc, nhóm anh em Báo Mõ, Gia Đình Kiến Trúc Việt Nam và Hiệp Hội Kim Hoàn.

Cộng đồng Việt Nam hiện nay tại Bắc và Nam Cali, tại Houston – Texas đều bắt đầu tiếp tay với chính quyền địa phương về việc giúp đỡ Homeless. Tuy nhiên, vẫn còn ở giai đoạn rất tượng trưng chỉ làm vào mùa lễ hội. Thực ra, nhu cầu nhân đạo cho Homeless phải là việc làm quanh năm.

Khi bài báo này phổ biến mở đầu lễ hội 2014, quý vị độc giả vẫ còn có thì giờ để đóng góp từ thiện nếu muốn ghi thành tích cho mùa thuế năm nay.

Dành lời kêu gọi cuối năm gửi đến quý vị muốn góp một bàn tay cho các em nhỏ Homeless Hoa Kỳ. Xin nhắc lại, một triệu em bé tại Mỹ hoàn toàn vô tội, không cần sa ma túy, không rượu chè, chỉ vì sinh ra ở ngoài đường nên trở thành Homeless từ lúc còn thơ ấu. Mở mắt chào đời mà chỉ thấy trời xanh. Cả tuổi thơ chưa thấy cái trần nhà. Không ai có thể tưởng tượng được rằng, nước Mỹ có đến một triệu em bé Homeless. Có thể tưởng tượng được không. Trong số này lại có cả hàng ngàn trẻ em homeless còn đi học. Các em bé trai, bé gái như con cháu quý vị. Sáng dậy dưới gầm cầu, đi bộ đến trường có bữa ăn trưa miễn phí. Giờ tan học em làm homework trong thư viện cho dến khi đóng cửa. Em sống nhờ nhà vệ sinh của trường. Chiều em về lại gầm cầu một mình. Không muốn mẹ đẩy xe chợ đón em. Không bao giờ em muốn trông thấy mẹ đi xin tiền gần trường học. Mẹ phải đi làm ở nơi nào thật xa…

Hãy gửi cho chúng tôi $3 Mỹ kim, chúng tôi sẽ bỏ thêm công sức để làm thành một bữa ăn Việt Nam cho một em bé Hoa Kỳ đang sống ở nơi gầm cầu hay xó chợ trên đất nước hùng mạnh nhất thế giới hiện nay.

Nghĩa cử của quý vị luôn luôn được ghi nhận và đồng tiền đóng góp của quý vị sẽ được xử dụng một cách xứng đáng, trân trọng nhất.

Xin chúc quý vị một mùa Tạ Ơn và Giáng Sinh bình an.

© Giao Chỉ

© Đàn Chim Việt

Thị trưởng đắc cử người Mỹ gốc Việt ‘ghi nhớ sự hy sinh của cha mẹ’

Thị trưởng đắc cử người Mỹ gốc Việt ‘ghi nhớ sự hy sinh của cha mẹ’

Nếu sau khi kiểm phiếu lại, anh Bảo vẫn dẫn trước, chính trị gia 34 tuổi này sẽ trở thành thị trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử thành phố Garden Grove.

Nếu sau khi kiểm phiếu lại, anh Bảo vẫn dẫn trước, chính trị gia 34 tuổi này sẽ trở thành thị trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử thành phố Garden Grove.

VOA Tiếng Việt

20.11.2014

Một người Mỹ gốc Việt mới đánh bại một ứng cử viên kỳ cựu trong cuộc chạy đua vào vị trí thị trưởng thành phố Garden Grove thuộc khu Little Sài Gòn, nơi nhiều người Việt cư ngụ, ở California.

Anh Nguyễn Bảo, Ủy Viên Học Khu Garden Grove, đã giành chiến thắng sát nút trước thị trưởng kỳ cựu đương nhiệm Bruce Broadwater chỉ với 15 lá phiếu.

Anh nói với VOA Việt Ngữ: “Tôi nghĩ rằng đây là một chiến thắng quan trọng, mang lại hy vọng cho những người trẻ tuổi rằng lá phiếu của họ quan trọng, và sự tham gia của họ trong chính phủ sẽ mang lại lợi ích cho nhiều người trong cộng đồng mà họ lớn lên. Tôi cũng hy vọng nó sẽ mang lại cảm hứng cho những người nghĩ rằng lá phiếu của họ không có ý nghĩa gì tham gia nhiều hơn vào tiến trình chính trị ở địa phương”.

Nếu sau khi kiểm phiếu lại, anh Bảo vẫn dẫn trước, chính trị gia 34 tuổi này sẽ trở thành thị trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử thành phố Garden Grove.

Cuộc kiểm phiếu lại sẽ được tiến hành vào thứ Hai tuần sau, và anh Bảo cho biết anh tự tin rằng mình sẽ vượt qua được thử thách cuối cùng này để trở thành thị trưởng.

” Mẹ tôi có thai 8 tháng khi bà tháo chạy khỏi Việt Nam vào giữa đêm khuya khoắt, bất chấp nguy hiểm đối với tính mạng của bà, và của bào thai chính là tôi. Tôi sau đó sinh ra trong trại tị nạn. Lý do họ ra đi là bởi vì chính phủ không đối xử tốt với họ. Tôi muốn chính phủ tại đây hoạt động tốt, một cách có trách nhiệm, vì quyền lợi của tất cả mọi người.

Anh Nguyễn Bảo nói.”

Trên trang Twitter của mình, anh Bảo viết: “Tôi là con trai của những người nhập cư tới nước Mỹ trong hoàn cảnh khắc nghiệt”.

Anh kể thêm với VOA Việt Ngữ: “Mẹ tôi có thai 8 tháng khi bà tháo chạy khỏi Việt Nam vào giữa đêm khuya khoắt, bất chấp nguy hiểm đối với tính mạng của bà, và của bào thai chính là tôi. Tôi sau đó sinh ra trong trại tị nạn. Lý do họ ra đi là bởi vì chính phủ không đối xử tốt với họ. Tôi muốn chính phủ tại đây hoạt động tốt, một cách có trách nhiệm, vì quyền lợi của tất cả mọi người”.

“Người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử Thị trưởng Garden Grove” và “Thành phố Mỹ có thị trưởng gốc Việt trẻ nhất” là hai trong số nhiều hàng tít trên báo chí Việt Nam.

Nhưng tất cả các bài báo này đều lược bỏ thông tin về nơi chính trị gia trẻ tuổi này chào đời cũng như cuộc ra đi rời bỏ tổ quốc của cha mẹ anh.

Khi được hỏi là anh nghĩ sao về đất nước Việt Nam sau những trải nghiệm mà gia đình anh trải qua, anh Bảo nói: “Việt Nam là một quốc gia với dân số trẻ, và có rất nhiều tiềm năng. Nhưng thật không may là còn có quá nhiều vấn đề trong chính phủ nước này, trong đó có nhân quyền và dân chủ. Tôi nhìn Joshua Wong (thủ lĩnh biểu tình sinh viên) ở Hong Kong, và tôi hy vọng rằng những người trẻ tuổi ở Việt Nam sẽ có cảm hứng từ những người như Joshua Wong”.

” Việt Nam là một quốc gia với dân số trẻ, và có rất nhiều tiềm năng. Nhưng thật không may là còn có quá nhiều vấn đề trong chính phủ nước này, trong đó có nhân quyền và dân chủ. Tôi nhìn Joshua Wong (thủ lĩnh biểu tình sinh viên) ở Hong Kong, và tôi hy vọng rằng những người trẻ tuổi ở Việt Nam sẽ có cảm hứng từ những người như Joshua Wong.

Anh Nguyễn Bảo nói.”

Anh Bảo cho biết không ai trong gia đình anh theo nghiệp chính trị, và mọi người đều tự hào về thành quả bước đầu của anh.

“Tôi muốn chống lại những bất công, và lắng nghe mọi tiếng nói từ người dân. Tôi cảm thấy đó như là trách nhiệm từ sâu thẳm trong tôi,” chính trị gia trẻ tuổi nói. “Tôi luôn ghi nhớ những hy sinh của cha mẹ tôi để tôi có được ngày hôm nay”.

Trước anh Bảo, tại thành phố Westminster cũng thuộc Little Sài Gòn, anh Tạ Đức Trí đã thắng cử chức thị trưởng ở độ tuổi ngoài 30 năm 2012, và vừa qua đã tái đắc cử.

Anh Trí được coi là thị trưởng gốc Việt đầu tiên tại một thành phố của Hoa Kỳ. Trả lời VOA Việt Ngữ khi ấy, anh nói rằng sự  tham gia của người Việt, nhất là giới trẻ, vào các cơ quan chính quyền tại Mỹ vô cùng quan trọng.

Anh lên tiếng khuyến khích các bạn trẻ trong cộng đồng gốc Việt ‘dấn thân, ra tranh cử vào các chức vụ trong dòng chính bởi vì tôi tin tưởng rằng chúng ta phải có tiếng nói ở trong các cấp chính quyền thì những vấn đề, những quan tâm trong cộng đồng Việt mới được lắng nghe, mới được giải quyết’.

Trên 1 thước tuyết phủ kín thành phố Buffalo

Trên 1 thước tuyết phủ kín thành phố Buffalo

buggtue

Category: FeaturedTin Hoa Kỳ

Buffalo, New York: Một trận bão tuyết đầu mùa và khủng khiếp diễn ra ở thành phố Buffalo, tiểu bang New York trong hai ngày thứ ba và thứ tư 19 tháng 11 năm 2014, đã khiến ít nhất 4 người chết và hàng trăm xe cộ bị kẹt trên xa lộ nhiều tiếng đồng hồ, trên khúc xa lộ kéo dài 6 cây số.

Nhiều người trên những xe bị kẹt đã phải nhịn đói trong đêm thứ ba. Nhiều người đã bị kẹt trong xe, trên xa lộ trên 24 tiếng đồng hồ.

Anh Bryce Foreback, 23 tuổi, đã nói chuyện qua cell phone với phóng viên hãng AP, là anh ta bị kẹt gần 20 tiếng trên xa lộ, không ngủ trong 30 tiếng đồng hồ, và thật là cơn ác mộng dường như không chấm dứt.

Một đoàn nữ tuyển thủ bóng rổ gồm 25 người, của trường đại học Niagra đã bị kẹt gần một ngày trên xe bus. Nhiều nữ cầu thủ không có nước uống, phải ăn tuyết. Các tuyển thủ này đã ra khỏi xe bus vào lúc 4 giờ sáng hôm thứ tư.

Chính quyền tiểu bang Buffalo đã tạm đóng cửa một khoảng xa lộ dài 200 cây số trong hồm thứ ba.

Một người Mỹ bị chết trong tai nạn giao thông, trong khi ba người khác chết vì đau tim, khi đang xúc tuyết.

Cũng trong ngày thứ tư, 50 tiểu bang Hoa Kỳ và Canada đã chìm trong một tủ lạnh khổng lồ, khi nhiệt độ trong ngày ở hầu như trên toàn nước Mỹ, đã xuống dước mức 0 độ C.

Sở khí tượng quốc gia Mỹ cũng tiên đoán là sô tuyết rơi tring vùng Đại Hồ có thể lên đến 6 feet (180 cm), cao ngập đầu người.

Cũng trong hôm thứ tư, thống đốc Andrew Cuomo cùa tiểu bang New York đã điều động 150 vệ binh quốc gia trợ giúp việc cào tuyết.

Nhiều cư dân trong thành phô Buffalo đã không mở cửa ra ngoài được, vì tuyết phủ kín các cửa ra vào,các cửa sổ. Họ phải nhờ những nhân viên cứu hỏa, những cấp cứu viên, cào tuyết từ bên ngoài.

Tại Canada, sở Khí tượng Canada cũng khuyến cáo cư dân trong tỉnh bang Ontario không nên ra ngoài nếu không cần thiết, khi lượng tuyết rơi ở nhiều vùng trong tỉnh bang sẽ lên đến 25 cm, và sức gió có thể lên đến 80 cây số một giờ.

Tuyết cao phủ kín cửa ra vào

Tuyết cao phủ kín cửa ra vào

Thư gửi Anh chị em giáo chức Công giáo nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11.2014

Thư gửi Anh chị em giáo chức Công giáo nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11.2014

– Tin nổi bật, Tin Công Giáo Việt Nam

VRNs (20.11.2014) – Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11.2014, Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Phụ tá Gp Xuân Lộc cũng là Chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã viết thư gửi giáo chức Công giáo. VRNs giới thiệu với quý vị bức thư này:

THƯ GỬI ANH CHỊ EM GIÁO CHỨC CÔNG GIÁO

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11.2014

Kính thưa quý Thầy Cô Giáo,

Ngày 20 tháng 11 hằng năm là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Trong ngày này, các sinh viên, học sinh nô nức bày tỏ tâm tình tri ân và quý mến đối với quý Thầy Cô Giáo của mình. Với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi muốn hợp cùng các sinh viên, học sinh và cha mẹ của các em, bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng của tôi đối với quý Thầy Cô. Trong bầu khí thân thương, đầy tình nghĩa của Ngày Nhà Giáo, tôi cũng muốn chia sẻ với quý Thầy Cô đôi tâm tư về một nhu cầu của xã hội mà lời giảng dạy của quý Thầy Cô cho các sinh viên, học sinh chắc chắn sẽ giúp giải quyết rất hiệu quả, đó là vấn đề An toàn Giao thông.

Đây là vấn đề nghiêm trọng trên thế giới và tại Quê hương Việt Nam chúng ta. Nhiều tai nạn giao thông xảy ra hằng ngày đã cướp đi bao sinh mạng, gây ra đau thương cho biết bao gia đình. Do đó, ngày 10 tháng 5 năm 2010, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy những năm 2011 – 2020 là Thập niên An toàn Giao thông trên khắp thế giới. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chúng ta đã đưa ra những chương trình cụ thể để tăng cường và bảo đảm an toàn giao thông.

Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo

Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo

Các tai nạn giao thông phát sinh từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên tố chính vẫn là những người tham gia giao thông. Nếu mọi người biết tuân thủ luật giao thông, nhường nhịn nhau, nhất là biết tôn trọng sự sống của mình và của người khác, chắc chắn giao thông sẽ trật tự hơn và các tai nạn giao thông sẽ giảm bớt rất nhiều. Vì vậy, canh tân luật giao thông, sửa chữa và phát triển đường đi, điều hành và kiểm soát giao thông là những điều rất quan trọng và cần thiết, nhưng không đủ, còn cần phải gây ý thức và giáo dục lương tâm của những người tham gia giao thông.

Trong việc giáo dục Giới Trẻ, ngoài các bậc cha mẹ, quý Linh mục, Tu sĩ và quý Hội đồng Mục vụ hay Ban Hành giáo và các giáo lý viên trong các giáo xứ, chắc chắn không ai được các em quí mến và lắng nghe bằng quý Thầy Cô Giáo. Sự tín nhiệm và lòng quí mến của các em là niềm vinh dự và cũng là cơ hội quý báu để quý Thầy Cô Giáo có thể dễ dàng thực hiện trách nhiệm giáo dục lương tâm cho các thế hệ tương lai. Trong hiến chế “Vui mừng và Hy vọng” của Công đồng Vaticanô II, có một đoạn tuyệt vời nói về lương tâm như sau: “Nơi tận sâu thẳm của lương tâm, con người khám phá ra một lề luật không do chính mình đặt ra nhưng lại phải tuân theo, và tiếng nói của luật lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải sống yêu thương và thi hành điều thiện cũng như tránh xa điều ác. Trong tâm hồn con người, tiếng nói ấy luôn vọng lên đúng lúc: hãy làm điều này, hãy tránh điều kia. Thiên Chúa đã khắc ghi sẵn trong tâm hồn con người một lề luật, phẩm giá con người có được nhờ tuân giữ lề luật ấy và con người cũng sẽ bị xét xử theo lề luật ấy. Lương tâm là nơi thẳm sâu thầm kín, là cung thánh của lòng người, nơi đây chỉ còn một mình con người với Thiên Chúa, Đấng đang lên tiếng trong thâm tâm con người. Nhờ trung thành nghe theo lương tâm, các Kitô hữu liên kết với mọi người để cùng tìm kiếm chân lý và giải quyết trong chân lý những vấn đề luân lý được đặt ra trong đời sống cá nhân cũng như trong giao tiếp xã hội.” (Vui mừng và Hy vọng, số 16).

Xin quý Thầy Cô dạy dỗ và huấn luyện cho các em biết sống theo lương tâm để trở thành muối men tốt trong xã hội. Chớ gì quý Thầy Cô Giáo Công giáo được nhận biết và cảm phục như những người sống và giáo dục các sinh viên, học sinh có lương tâm ngay thẳng, có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự sống. Đây không đơn giản chỉ là danh dự của người Công giáo, nhưng là đòi buộc của đức bác ái đối với tha nhân và lòng tôn kính đối với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và ban sự sống cho muôn loài vì Tình Yêu. Xem thường luật lệ giao thông, điều khiển phương tiện giao thông cách tuỳ tiện có thể gây tổn thương đến sự sống con người, mà “sự sống con người vốn dĩ là thánh thiêng, nghĩa là thuộc về Thiên Chúa, là sỡ hữu của Thiên Chúa… chỉ có Người mới có thể lấy lại” (Giáo lý Hội Thánh Công Giáo cho người trẻ, số 378).

Tôi mới đọc trên mạng một câu chuyện có tựa đề “Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?”. Câu chuyện kể về một anh lái xe, vì xe hỏng nên xuống lấy hai hòn đá chặn hai bánh sau để sửa xe. Sửa xe xong, anh lên xe, để lại hai hòn đá trên đường. Mặc dù được một cụ già nhắc bảo, anh vẫn rồ máy cho xe chạy. Đến trạm kiểm soát, anh thấy mất ví tiền, trong đó có giấy phép lái xe. Trở lại chỗ sửa xe để tìm, anh không thấy ví tiền, nhưng thấy một mảnh giấy yêu cầu anh vác hòn đá lên đồi để tìm ví tiền. Theo hướng chỉ dẫn, anh lên tới một nấm mộ, trên đó đặt ví tiền và một tờ giấy. Giấy phép lái xe và tiền đầy đủ không thiếu một đồng. Còn tờ giấy thì viết như sau: “Cái ví này là do tôi nhặt được… Đây là mộ của con trai tôi. Hai năm trước, vào một đêm, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: “Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm”. Nhờ nhiệt tâm giáo dục của quý Thầy Cô, những câu chuyện tương tự chắc sẽ không xảy ra.

Cầu chúc quý Thầy Cô tràn đầy niềm vui, nhất là trong Ngày Nhà Giáo. Xin Đức Mẹ gìn giữ, che chở quý Thầy Cô và gia đình. Thân ái chào quý Thầy Cô và xin quý Thầy Cô chuyển đến quý Thầy Cô Giáo đồng nghiệp không Công giáo lời chào thân ái và quí trọng của tôi.

Ngày 17 tháng 11 năm 2014

Giuse Đinh Đức Đạo

Giám mục Phụ tá Gp Xuân Lộc

Chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo

Việt Nam nằm trong top 10 nước có du học sinh đông nhất ở Mỹ

Việt Nam nằm trong top 10 nước có du học sinh đông nhất ở Mỹ

Sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học ở Mỹ.

Sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học ở Mỹ.

18.11.2014

Báo cáo hàng năm của Viện giáo dục quốc tế (IIE) và Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cho biết Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 nước có đông du học sinh ở Mỹ nhất, xếp ở vị trí thứ tám.

Tổng số sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại các trường của Mỹ trong năm 2014 là 16.579 người, tăng 3% so với 16.098 người năm 2013.

Số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học của Mỹ đã tăng 75% trong ba năm qua, lên gần 275.000 người trong năm học 2013-2014.

Báo cáo hàng năm của Viện Giáo dục Quốc tế cho biết sinh viên đến từ Trung Quốc chiếm số lượng đông đảo nhất trong số 886.052 du học sinh nước ngoài ở Mỹ vào năm ngoái, ở mức 31%. Ấn Độ đứng thứ hai, chiếm 12% tổng số và thứ ba là Hàn Quốc với 7,7%.

Theo bản báo cáo, sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% của tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học của Mỹ.

Các trường có nhiều sinh viên nước ngoài là Đại học New York, Đại học Nam California và Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.

Nguồn: IIE, VOA