CẢI TẠO NGƯỢC

CẢI TẠO NGƯỢC

Trích EPHATA  634

Dưới đây là một trích đoạn trả lời phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Đức với đài RFA:

“Tôi đã từng làm trong Phòng Tôn Giáo của Bộ Công An. Trong Phòng ấy người ta có “đối sách” về Đức Cha mà sau này là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị chuyển đổi từ miền Nam ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sàigòn làm Phó Tổng Giám Mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám Mục.

Và ông cứ thế bị chuyển ra ngoài Bắc. Trong thời gian ông ấy bị cầm cố ở Hà Nội ( có nghĩa là không ở tù ) tức là được giữ trong mật viện. Có một đội trông ông ta, nhưng tôi là một cán bộ cũng khá lâu năm, một sĩ quan khá lâu năm nên tôi đề nghị để tôi ra học tiếng Pháp với cha, trên tinh thần là luyện tiếng Pháp chứ không phải để trông cha. Cụ thể là như thế…

Sau khi học tiếng Pháp với ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức Cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tôi không còn muốn làm công an nữa, vì tôi làm ở Cục Chống Phản Động nên biết dễ phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.

Sau khi vào Sàigòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số các Nhà Thờ, Nhà Thờ trung tâm Đức Bà, Nhà Thờ Kỳ Đồng… Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi Nhà Thờ và tôi có rửa tội.

Đúng đêm tôi rửa tội ở Nhà Thờ lớn thì cha Ngân, bây giờ trở thành Giám Mục, bảo với cha Hùng, hiện nay đang học bên Ý hay bên Pháp gì đấy, mời tôi viết diễn giải về Đức Tin, và tôi có viết bài “Con đường Đức Tin qua cây cầu FX. Nguyễn Văn Thuận”. Bài này đã gởi qua Tòa Thánh và nằm trong hồ sơ và đã được cha Sỹ đang ở Việt Nam xin đưa chữ ký vào những bản dịch khoảng 4, 5 thứ tiếng. Tôi hiểu là việc phong Thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là Đức Tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là mồ mả phát. Tôi là một trong những phép lạ về Đức Tin.”

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC – RFA link

Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức nguyên là công an, từng học tiếng Pháp với Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Anh đã viết một chuyên luận về: “Hành trình Đức Tin qua cây cầu FX. Nguyễn Văn Thuận” để mô tả lại quá trình biến đổi tình cảm, tâm lý và đến với Chúa của anh. Tài liệu đó hiện đang được Bộ Phong Thánh ở Roma lưu giữ xem như một phép lạ Đức Tin.

Được Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình Tòa Thánh Vatican mời qua Rôma làm chứng về Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận nhân dịp lễ kết thúc điều tra phong Chân Phúc cấp Giáo Phận. Ngày 2.7.2013 anh lên đường sang Rôma, nhưng đã bị công an ngăn chặn và thu hộ chiếu tại sân bay Nội Bài mà không có lý do rõ ràng.

Đức cố Hồng Y sống 13 năm trong ngục tù Cộng Sản, một số sự việc trong đời sống tù đày đã được ngài kể lại trong “Năm chiếc bánh và hai con cá”, tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ tại Paris năm 1997. Mời bạn đọc xem lại vài trích đoạn sau:

Có lúc Chúa dùng Giáo Dân để dạy tôi cầu nguyện

Thời gian bị quản thúc ở Giang Xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ Giáo Xứ Ðại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi: “Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội Thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do !”

Ðức Mẹ còn sử dụng cả người cộng sản để nhắc tôi cầu nguyện

Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi: “Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh”.

Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho tôi ! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật ! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau: “Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chủ Nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Ðức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập Nhà Thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Ðức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Ðức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy”.

Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: “Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây !” ( Ảnh chụp Đức Hồng Y Thuận và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 tại Roma )

Ở trại giam Phú Khánh, một đêm tôi đau quá, thấy một người gác đi qua, tôi kêu: “Tôi đau quá, xin anh thương tình cho tôi thuốc !” Anh ta đáp: “Ở đây chẳng có thương yêu gì cả, chỉ có trách nhiệm“.

Ðó là bầu khí chúng tôi ở trong tù.

Lúc tôi bị biệt giam, trước tiên người ta trao cho năm người gác tôi: đêm ngày có hai anh trực. Cứ hai tuần đổi một tổ mới, để khỏi bị tôi làm nhiễm độc. Một thời gian sau không thay nữa, vì “cấp trên” nói: “Nếu cứ thay riết thì sở công an bị nhiễm độc hết !”

Thực thế, để tránh nhiễm độc, mấy anh không nói với tôi, họ chỉ trả lời “có” hoặc “không”. Họ tránh nói chuyện với tôi. Buồn quá ! Tôi muốn lịch sự vui vẻ với họ, họ vẫn lạnh lùng. Phải chăng họ ghét “cái mác phản động” nơi tôi: Tất cả áo quần đều đóng dấu hai chữ lớn “cải tạo”, kể từ ngày bước chân vào trại Vĩnh Quang ở Bắc Việt.

Tôi phải làm thế nào ?

Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: “Tại sao con dại thế ? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con”.

Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói… Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Ðức, Úc, Áo, v.v… Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời…

Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp… tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi ! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.

Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: “Ðiều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta”. Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ”.

Hát kinh “Veni Creator”

Một hôm một ông xếp hỏi tôi:

– Ông nghĩ thế nào về tờ tuần báo “Người Công Giáo” ?

– Nếu viết đúng cả nội dung cả hình thức thì có lợi; nếu ngược lại thì không thêm đoàn kết, lại còn thêm chia rẽ, bất lợi cho cả người Công Giáo và cho cả nhà nước.

– Làm thế nào cải thiện tình trạng ấy ?

– Những cán bộ phụ trách về tôn giáo phải hiểu đúng mỗi tôn giáo thì việc đối thoại, tiếp xúc các chức sắc mỗi tôn giáo cũng như các tín hữu mới có tính cách xây dựng, tích cực và tạo nên thông cảm giữa đôi bên.

– Ông có thể giúp được không ?

– Nếu các vị muốn, tôi có thể viết một cuốn Lexicon ( từ điển bỏ túi ) gồm những danh từ thông dụng nhất trong tôn giáo, từ A đến Z, chừng nào các vị có giờ rảnh, tôi sẽ giải thích rõ ràng, khách quan. Hy vọng các vị có thể hiểu lịch sử, cơ cấu, sự phát triển và hoạt động của Giáo Hội…

Họ đã trao giấy mực cho tôi, tôi đã viết cuốn “lexicon” đó, bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Latinh, Tây Ban Nha, và Trung Quốc với phần giải thích bằng Việt ngữ. Dần dà tôi có cơ hội giải thích hoặc giải đáp thắc mắc, tôi chấp nhận làm sáng tỏ những chỉ trích về Giáo Hội. “Lexicon” ấy trở thành một cuốn giáo lý thực hành.

Ai cũng muốn biết Viện Phụ là gì, Thượng Phụ là gì, Công Giáo khác Anh Giáo, Tin Lành, Chính Thống Giáo chỗ nào ? Tài chánh của Tòa Thánh từ đâu mà có ? Có bao nhiêu tu sĩ, giáo dân làm việc trong giáo triều, huấn luyện Tu Sĩ, Giáo Sĩ thế nào ? Giáo Hội phục vụ nhân loại thế nào ? Tại sao Giáo Hội gồm có nhiều dân tộc, sống qua nhiều thời đại cũng bị bắt bớ, tiêu diệt, cũng mang nhiều khuyết điểm mà vẫn tồn tại ? Ngang đây là đến biên giới của siêu nhiên, của sự quan phòng của Thiên Chúa… Cuộc đối thoại từ A đến Z giúp xóa tan một số hiểu lầm, một số thành kiến, có những lúc trở nên thú vị và hấp dẫn. Tôi tin tưởng có nhiều người cởi mở, muốn tìm hiểu và với những biến chuyển trong thời đại ta, đã có những tầm nhìn mới mẻ và xây dựng.

Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu Tu Sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo Hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:

– Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không ?

– Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào ?

– Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.

Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không ? Anh ta chọn bài Veni Creator ( Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm… ). Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe !

Nguồn: Diễn Đàn Người Giáo Dân

Phụ nữ Việt liên tục bị giết ở Đông Nam Á

Phụ nữ Việt liên tục bị giết ở Đông Nam Á

Nguoi-viet.com
Kuala Lumpur (NV) – Theo tờ The Star Online của Mã Lai thì nạn nhân trong vụ án mạng xảy ra ở một khách sạn tại thị trấn Bandar Utara, quận Sentul là bà Tran Thi Thuy, 30 tuổi, công dân Việt Nam.

Phụ nữ người Việt là nạn nhân vụ án mạng xảy ra hôm 21 tháng 12 ở Mã Lai
được cho là làm việc tại một quán karaoke. (Hình: New Straits Times)

Trước đó, cảnh sát trưởng quận Sentul cho biết, hôm 21 tháng 12, nhân viên của một khách sạn tại thị trấn Bandar Utara, tìm thấy một phụ nữ chết trong tình trạng lõa thể, tay chân bị trói, quanh cổ có nhiều vết bầm. Nay, nạn nhân đã được nhận dạng.

Bà Thuy từ Việt Nam sang Mã Lai làm việc trong một quán karaoke. Cảnh sát tin rằng bà Thuy đã bị siết cổ cho đến chết. Cảnh sát đang truy tìm một người đàn ông Mã Lai tên là Tan Kok Keong, 38 tuổi. Ông Tan đến khách sạn thuê phòng vào ngày 20 tháng 12, sau đó quay trở ra đưa ba Thuy đến và ở lại trong phòng khoảng 4 tiếng.

Cách nay hai tháng, cũng tại Mã Lai, cảnh sát đã tìm thấy thi thể một phụ nữ Việt Nam tại một ký túc xá dành cho công nhân ở vùng Taman Ungku Tun Aminah. Nạn nhân khoảng 50 tuổi bị lột trần, lưng, bụng có nhiều vết dao, máu vấy đầy sàn, vách và cửa ra vào.

Cảnh sát Mã Lai nhận định, nạn nhân chết ngay lập tức. Lúc đó, báo chí Mã Lai cho biết thêm là trong vụ án mạng này còn có một phụ nữ Việt Nam khác bị trọng thương và bệnh viện Sultanah Aminah cho biết nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Không có thêm thông tin nào về hai nạn nhân.

Tháng trước, tại Singapore, có một phụ nữ Việt Nam khác bị giết trong một căn hộ nằm ở tầng 9 của một chung cư trên đường Ang Mo Kio. Tờ The Straits Times không cho biết tên nạn nhân nhưng tiết lộ nạn nhân khoảng 30 tuổi. Cảnh sát đã bắt một người đàn ông Singapore là chủ căn hộ này. Các nhân chứng cho biết, họ gọi cảnh sát vì nghe tiếng phụ nữ la hét, cầu cứu.

Cùng với làn sóng người Việt đổ ra nước ngoài làm thuê là một làn sóng khác đổ ra nước ngoài làm gái mại dâm. Có người chủ động làm gái mại dâm để nuôi thân và nuôi gia đình nhưng cũng có người bị gạt bán vào các động mại dâm.

Trừ Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á như: Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Mã Lai,… đã cảnh báo về vấn nạn phụ nữ Việt Nam làm gái mại dâm trên lãnh thổ của họ.

ABN News của Mã Lai từng loan báo, phụ nữ Việt Nam dẫn đầu trong số gái mại dâm hành nghề ở Mã Lai. Tin này dựa trên các báo cáo của cảnh sát Mã Lai. Một thống kê do cảnh sát Mã Lai thực hiện cho biết, trong năm 2012, cảnh sát Mã Lai đã thực hiện 42,788 cuộc bố ráp, bắt giữ 12,434 phụ nữ hành nghề mại dâm. Trong số này có 3,456 phụ nữ Việt Nam. Xếp thứ hai trong số các quốc gia có nhiều phụ nữ đến Mã Lai hành nghề mại dâm là Bangladesh, kế đó là Lào, Uganda, Nigeria, Mongolia, Tajikistan, Sri Lanka, Kenya, Marocco, Kyrgystan, Iran, Singapore, Hồng Kông, Nga và Canada.

Ngoài cảnh báo về việc Việt Nam hiện dẫn đầu trong nhóm các quốc gia có nhiều phụ nữ đến Mã Lai hành nghề mại dâm nhất, cảnh sát Mã Lai còn cảnh báo thêm rằng, số phụ nữ Việt Nam đến Mã Lai hành nghề mại dâm tiếp tục tăng đáng ngại. Năm 2011, chỉ có 1,260 phụ nữ Việt Nam bị cảnh sát Mã Lai bắt vì hành nghề mại dâm. So với năm 2011, số phụ nữ Việt Nam hành nghề mại dâm bị bắt trong năm 2012 tăng thêm 2,196 người.

Việt Nam thường xuyên tỏ ra hoan hỉ khi kiều hối năm sau cao hơn năm trước và đã đạt mức hàng chục tỷ Mỹ kim/năm. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam không đếm xỉa gì đến số phận và thực trạng của những người Việt đi làm thuê ở ngoại quốc.

Chẳng hạn, hồi tháng 9 vừa qua, Verité – một tổ chức quốc tế công bố kết quả một cuộc khảo sát kéo dài trong hai năm, theo đó, 40% người Việt đến Mã Lai làm thuê bị cưỡng bức lao động. Verité cho biết, cưỡng bức lao động là tình trạng phổ biến tại các nhà máy sản xuất đồ điện tử của Mã Lai. Nhiều công nhân từ: Bangladesh, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Nepal, Phillippines, Việt Nam đến Mã Lai làm thuê bị giữ hộ chiếu và bị buộc làm thêm giờ để trả những khoản nợ do từng phải nộp phí môi giới tuyển dụng quá cao và bất hợp pháp.

Hiện có khoảng 200,000 công nhân ngoại quốc được các nhà máy sản xuất đồ điện tử của Mã Lai thuê làm việc. Khoảng một phần ba số này bị cưỡng bức lao động. Công nhân Việt Nam hiện là nhóm dẫn đầu về tình trạng bị cưỡng bức lao động (khoảng 40%).

Theo Verité, công nhân Việt Nam phải trả phí môi giới tuyển dụng cao nhất (trung bình là 1,028 Mỹ kim/người) nhưng lại bị trả lương thấp nhất (chỉ khoảng 308 Mỹ kim/người/tháng).

Verité không phải là tổ chức quốc tế đầu tiên cảnh báo về tình trạng người Việt bị các công ty môi giới lao động bóc lột từ trong nước và bị chủ ngoại quốc bóc lột tiếp khi ra ngoại quốc làm thuê. (G.Đ)

Tổ chức Hand To Hand nối vòng tay lớn đến người nghèo khó

Tổ chức Hand To Hand nối vòng tay lớn đến người nghèo khó

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-12-26

12262014-han-to-han-relie-rescu.mp3

Tổ chức Tay Nối Tay phá quần áo ấm cho người vô gia cư nhân dịp Giáng Sinh 2014

Tổ chức Tay Nối Tay phá quần áo ấm cho người vô gia cư nhân dịp Giáng Sinh 2014

RFA

Your browser does not support the audio element.

Hand To Hand Relief Organization, Tay nối Tay, là tổ chức vô vị lợi với những cơ sở từ thiện chuyên giúp người khó nghèo, khuyết tật, vô gia cư ở California, Hoa Kỳ. Chủ trương của Tay nối Tay là qui tụ người đồng chí hướng để đến với người nghèo không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính.

Phục vụ 24/24

Hand Relief Organization, Tay nối Tay, tổ chức từ thiện thành lập năm 2013 ở Nam California với những họat động trợ giúp người nghèo, người khuyết tật, người vô gia cư hơn một năm qua. Ông Ngọc, cư dân California, thành viên của hội, cho biết:

Dịp này là Noel, mọi người đã biết về hội Hand To Hand Tay Nối Tay thì dịp này là người ta mở lòng, người ta gọi đến cho đủ mọi thứ, bàn ghế, tủ giường, nệm, chăn mền, sách vở…Đại khái trong nhà người ta có dư gì đấy người ta gọi cho mình. Những đồ gọn nhẹ, quần áo, những vật dụng cần thiết ngay thì đưa vào 3 cửa hàng giá rẻ, những đồ nặng nề, bàn ghế tủ giường các thứ thì cho vào nhà kho. Những người nghèo, những người vô gia cư gọi đến hội 24/24, cần bất cứ cái gì thì Hand To Hand chở đi ngay.

” Những người nghèo, những người vô gia cư gọi đến hội 24/24, cần bất cứ cái gì thì Hand To Hand chở đi ngay

Ông Ngọc”

Cô Huệ, thích làm công tác xã hội và thường theo dõi những công việc của Hand To Hand:

Hand To Hand là hội thiện nguyện bất vụ lợi, họ mở những quán cơm từ thiện cũng như những cửa hàng xin đồ cũ bán lại để tạo nguồn thu thường xuyên để có tiền giúp đỡ cho những người nghèo, những người có lợi tức thấp, những người vô gia cư. Tất cả những đóng góp cho hội Hand To Hand đều được cấp biên nhận trừ thuế. Hand To Hand sắp sửa ra mắt một quán cơm từ thiện ngay tại Nam Cali, trên đường Bolsa vào ngày 27 tháng Mười Hai tới đây. Những người khó khăn có thể đến ăn miễn phí và những người nghèo khổ có thể đến ăn mỗi ngày chứ không phải chỉ Lễ Tạ Ơn mà thôi.

Một cửa tiệm bán hàng rẻ (Outlet-Thrift store) của tổ chức Hand to hand

Một cửa tiệm bán hàng rẻ (Outlet-Thrift store) của tổ chức Hand to hand

Một cựu quân nhân ở Nam California: :

Tôi là Hùng, cựu quân nhân biệt động quân. Chúng tôi là anh em thiện nguyện của Hand To Hand. Chúng tôi có cái garage sửa xe với giá rẻ cho người nghèo khó. Đồng hương và những người ngọai quốc không phân biệt, ai cần sự giúp đỡ của hội thì mang xe đến, chúng tôi phục vụ với giá rẻ.

Chị Hương, hội trưởng hội từ thiện Tay Nối Tay, nói về sự hình thành của hội:

Từ nhỏ tôi bị bại liệt rất nặng, đi không được. Đến 14 tuổi tôi nhận thức là nếu không đi được như vậy thì mình trở thành lệ thuộc, trở thành gánh nặng cho mọi người. Mẹ tôi có cho tôi đi Italy sáu năm trời, rồi nghe cái gì hay thí dụ như châm cứu, bấm huyệt hay cái gì hay là đi hết hưng bịnh không thuyên giảm.

Cuối cùng tôi cầu nguyện Thiên Chúa, tôi nói chỉ có Chúa đủ quyền năng chữa bệnh bại liệt của con cách nào đó để con đi được thôi. Nếu lời nguyện của con được Chúa nhậm lời thì con sẽ đem cả cuộc đời của con vinh danh Chúa qua phục vụ tha nhân.

Năm 25 tuổi, tôi gặp một bác sĩ du học từ Nga về tên Lê Đức Tố, trưởng ban Chấn Thương Chỉnh Hình ở bệnh viện Thống Nhất, lúc đó là năm 1987. Qua sáu cuộc đại phẩu, bây giờ tôi có thể đi được mà không bao giờ thấy mệt, đi cả 20 cây số hay 40 cây số cũng được. Đó là lý do ngay từ lúc được Chúa nhậm lời là tôi đã muốn giúp những ngừơi nghèo khổ bé mọn nhất.

Sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ năm 1989, gần hai năm sau khi được chữa khỏi và có thể đi lại, chị Hương làm nhân viên Sở Xã Hội, cùng gia đình lo ổn định cuộc sống và vẫn nuôi ý tưởng lập một tổ chức từ thiện để giúp người nghèo:

Mãi đến 2012 con tôi mới đủ lớn để tôi có thể bắt đầu. Tôi may mắn có được em trai là bác sĩ, tên là Huy. Thấy được phép lạ Chúa ban qua người chị thì em trai nói chị cứ làm việc thiện và em hỗ trợ, em phụ tôi để lập ra hội Hand To Hand.

Năm 2013, hội Tay Nối Tay ra đời với bước đầu là một nhà kho chứa quần áo và vật dụng trong nhà xin được rồi phát không cho người cần:

Tổ chức Hand to Hand với trẻ em tật nguyền Thái bình Việt nam

Tổ chức Hand to Hand với trẻ em tật nguyền Thái bình Việt nam

Đơn giản là tôi thấy ở đây ai cũng dư quần áo và dư đồ gia dụng, tôi nghĩ mình mở một nhà kho để xin những đồ đó rồi tôi phát cho người nghèo.

Nhưng khi nhận thấy họat động của nhà kho này không có hiệu quả, Tay Nối Tay chuyển sang hình thức khác là cửa hàng từ thiện. Tính đến lúc này, Tay Nối Tay có 3 cửa hàng giá rẻ tại 3 thành phố có nhiều người nghèo với lợi tức thấp.

” Khi mở như vậy chúng tôi thấy dân cư gần đó người ta rất vui, đặc biệt những người Mỹ nghèo, những người Mễ nghèo, tức là chúng tôi phục vụ được rất nhiều người thuộc các chủng tộc

Chị Hương”

Tháng Mười Một 2013 cửa hàng giá rẻ thứ nhất ra đời tại góc đường Euclid và Hazard, thành phố Garden Grove. Tiếp đó, cửa hàng thứ hai có mặt ở thành phố Stanton, đường Beach và Chapman và cửa hàng thứ ba nằm trên đường West Lincoln thành phố Buena Park:

Ba cửa hàng đó thứ nhất tạo công ăn việc làm cho những người mới qua tại vì bán ở cửa hàng từ thiện không cần nhiều khả năng hay nhiều kiến thức. Đơn giản cứ hai đồng, ba đồng vậy là mình tạo cái chỗ để cho người nghèo mua được đồ.

Khi mở như vậy chúng tôi thấy dân cư gần đó người ta rất vui, đặc biệt những người Mỹ nghèo, những người Mễ nghèo, tức là chúng tôi phục vụ được rất nhiều người thuộc các chủng tộc. Khi mở cửa hàng từ thiện thì chúng tôi tiếp xúc được nhiều người vừa khách hàng vừa những người cho mình đồ, chúng tôi lại qui tụ được một số anh em có tài sửa xe.

Đầu năm 2014 Hand To Hand Auto Service, cơ sở sửa xe từ thiện giá rẻ được thành lập tại đường Bolsa của Midway City:

Hiện bây giờ có 4 người sửa xe , tất cả đều là cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Các anh đã về hưu hoặc về hưu một nửa, nơi đó hội Hand To Hand để các anh làm việc sửa xe vừa làm Câu Lạc Bộ Quân Nhân. Ở đó chúng tôi sửa xe cho người nghèo bằng cách lấy công rất rẻ, có khi không lấy luôn. Có những người nghèo chưa lãnh lương chưa có tiền thì các anh cho thiếu, cho trả góp mà không lấy lời.

Với tôn chỉ tất cả cho người nghèo, cộng với chủ trương ngay từ đầu là không gây quĩ mà chỉ tự lực họat động rồi sau đó mời gọi những người hảo tâm góp một bàn tay, hơn một năm qua Hand To Hand đã hỗ trợ giúp đỡ những người nghèo sống rải rác khắp nơi.

” Hand To Hand Reloef Organization giống như hội mẹ có nhiều chi nhánh ở dưới. Một trong những chi nhánh đó là Hand To Hand World Rescue Mission. Hiện giờ đang có 6 cơ sở, những cơ sở này là Hand To Hand yểm trợ

Chị Hương”

Kế họach tương lai Tay Nối Tay

Ngoài 3 cửa hàng giá rẻ, một ga ra sửa xe giá rẻ và một tiệm ăn miễn phí cho người nghèo sẽ mở cửa ngày 27 này:

Được sự giúp đỡ của rất nhiều người hội Hand To Hand bây giờ mở được thêm quán chay từ thiện ở Bolsa Avenie. Ai có tiền thì cho vào, ai không có tiền thì không cần cho, tại vì mình mở ra để cố tình giúp cho những người không có tiền. Nếu mô hình này thành công, chắc chắn mình sẽ mở thêm một quán ăn từ thiện không cần chay tại có những người thích ăn thịt. Chắc chắn mình sẽ mở nếu quán chay này thành công.

Kế họach tới của Hand To Hand Tay Nối Tay là một Nhà Tình Thương. Theo chị hội trưởng Hương, nếu được thành phố cho phép xây dựng thì Nhà Tình Thương của Hand To Hand sẽ họat động như một trung tâm dành cho người vô gia cư của người Mỹ trong thành phố, ở đó những người không nhà có nơi tá túc và những bữa ăn hàng ngày, có một chỗ để ngã lưng ban đêm và cũng sẽ được giúp đỡ để kiếm công ăn việc làm cho qua giai đọan khó khăn.

Một chi nhánh rất quan trọng của Hand To Hand Tay Nối Tay là chương trình mang tên World Rescue Mission, tạm dịch là Cứu Trợ Thế Giới. Vẫn lời chị Hương:

Hand To Hand Reloef Organization giống như hội mẹ có nhiều chi nhánh ở dưới. Một trong những chi nhánh đó là Hand To Hand World Rescue Mission. Hiện giờ đang có 6 cơ sở, những cơ sở này là Hand To Hand yểm trợ mà tại sao làm được thì chỉ có Bề Trên chỉ có Chúa làm được. Trong có một năm trời là đã phát triển được như vậy.

Sáu cơ sở chi nhánh mà Tay Nối Tay đặt tên là Cứu trợ Thế Giới thì một đã phát triển tại Việt Nam nhằm bảo trợ trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi và những người già neo đơn. Năm cơ sở còn lại đã họat động ở Kampuchia, Lào, Thái Lan và Ấn Độ.

Thư: Bệnh nhân phong gửi Chúa Hài Đồng

Thư: Bệnh nhân phong gửi Chúa Hài Đồng

Dongten.net

Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng,

thu-gui-Chua

Con vào trại phong Bến Sắn gần 30 năm rồi. Nhưng Chúa ơi, mỗi mùa Giáng Sinh về, lòng con lại buồn sầu day dứt. Nhớ Noel 30 năm về trước, con bị người thân ruồng rẩy, gia đình khinh miệt và mọi người từ chối vì căn bệnh oan nghiệt này. Ngày đó tinh thần con sụp đổ, tâm trí con rối bời. Mọi mối tương quan thân thuộc bỗng nhiên bị cắt đứt: tình vợ chồng, tình cha con, tình anh em gắn bó… vậy mà cũng bị phá đổ. Bởi đâu ai dám chấp nhận một bệnh nhân phong là chồng, là cha, là anh em của mình kia chứ? Chúa biết rồi, con sợ nhất là bị chính những người thân loại trừ, phải sống lây lất cô đơn cho qua ngày đoạn tháng. Chúa ơi, điều làm con đau khổ nhất không phải thiếu thốn hay đói rách, nhưng là mặc cảm, vì cuộc đời không còn ai nhớ đến mình, mặc cảm vì có gia đình đó, có người thân đó, nhưng cứ phải sống thui thủi như kẻ không cha không mẹ.

Chúa ơi! Con có tội tình gì để phải mất hết những người thân yêu đó? Con đã làm gì để bao người xa lánh, bao người sợ hãi vì thấy cái thân thể của con. Con có thể chịu được đau đớn thể xác, nhưng đau đớn trong cõi lòng thì vẫn hằng rỉ máu, vẫn quá sức với con. Đã ngần ấy năm, căn bệnh đã khỏi và thành kiến xã hội cũng ít dần, nhưng chưa một lần con được người thân gọi điện hay đến tìm thăm con. Con ước ao lắm được một lần gặp lại vợ con, được một lần nghe các cháu gọi “ông ơi”, và được một lần hít thở lại không khí vui tươi và ấm áp gia đình thuở nào.

Lạy Chúa, xin hãy đến, xin đến để chữa lành cõi lòng tan nát của con.

Bến Sắn, 24/12/2014

Đình Ngọc

Một số rạp ở Mỹ sẽ chiếu phim ‘The Interview’ bất chấp đe dọa

Một số rạp ở Mỹ sẽ chiếu phim ‘The Interview’ bất chấp đe dọa

Nhân viên bảo vệ đứng sau hàng rào chắn trong buổi ra mắt phim The Interview ở Los Angeles, California, 11/12/14

Nhân viên bảo vệ đứng sau hàng rào chắn trong buổi ra mắt phim The Interview ở Los Angeles, California, 11/12/14

24.12.2014

Hãng phim Sony Pictures đã đảo ngược lập trường của mình về một bộ phim gây tranh cãi khơi ra một vụ tấn công mạng mà Mỹ nói là do Bắc Triều Tiên thực hiện.

Sony cho biết “The Interview,” bộ phim hài châm biếm về vụ ám sát nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, sẽ được trình chiếu ở một vài rạp bắt đầu từ ngày 25 tháng 12.

Tuần trước Sony thông báo sẽ không công chiếu bộ phim hài này sau khi máy tính của họ bị những kẻ tấn công không rõ lai lịch xâm nhập và đe dọa gây thiệt hại nhiều hơn nếu bộ phim được phát hành như dự kiến.

Hai rạp chiếu phim, Alamo Drafthouse ở thành phố Austin, bang Texas và Plaza ở thành phố Atlanta, bang Georgia cho biết họ có kế hoạch trình chiếu bộ phim.

Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama tán dương quyết định của Sony cho phép công chiếu bộ phim. Tổng thống đã nói rõ rằng Mỹ là đất nước tin vào tự do ngôn luận và vào quyền được biểu đạt bằng nghệ thuật.

Chủ tịch và và giám đốc điều hành Sony, Michael Lynton, nói công ty tự hào “đã kháng cự những người tìm cách ngăn chặn tự do ngôn luận” và hy vọng “đây chỉ là bước đầu tiên của việc phát hành của bộ phim.”

Chỉ cần thương mà hiểu

Chỉ cần thương mà hiểu

Tấm lòng vị tha của viên cảnh sát người Mỹ với 1 người phụ nữ nghèo khổ đang khiến hàng triệu người dân trên toàn thế giới vô cùng xúc động.

Image

Mới đây, một câu chuyện ấm áp tình người và đầy tính nhân văn đã được lan truyền chóng mặt trên khắp các trang báo mạng. Câu chuyện kể về nghĩa cử cao đẹp khi một viên cảnh sát ở thành phố Birmingham, bang Alabama, Mỹ đã quyết định không bắt giam một phụ nữ lớn tuổi ăn trộm trứng, mà thay vào đó anh đã mua 1 hộp trứng tặng cho bà.

Báo chí địa phương đưa tin sau khi vào siêu thị để mua đồ, bà Helen Johnson đã thiếu mất 50 xu mới đủ tiền mua 1 lố trứng, vì thế, bà nghĩ rằng nếu chỉ ăn trộm 5 quả trứng, bà đã có đồ ăn cho mấy đứa cháu đang ở nhà. Nghĩ vậy, bà Johnson bèn lấy 5 quả trứng bỏ vào túi áo khoác. Tuy nhiên, đúng lúc ra cửa, bà đã bị giữ lại.

Cảnh sát sau đó cũng đã được gọi tới để xử lý vụ việc, tuy nhiên, thay vì bỏ tù người phụ nữ đáng thương, viên cảnh sát William Stacey đã mua 1 lố trứng tặng bà. Hành động của anh khiến bà Johnson vô cùng ngạc nhiên và xúc động bởi lúc đó, bà nghĩ chắc chắn bà sẽ bị ngồi tù vì tội trộm cắp.

Chia sẻ trên đài truyền hình địa phương WIAT-TV, bà Johnson cho biết gia đình bà rất khó khăn, vì vậy, họ luôn phải kiếm ăn từng bữa. Lúc bà đặt chân vào siêu thị Dollar General, mấy đứa cháu của bà ở nhà đã phải nhịn đói suốt 2 ngày. Bởi vậy, bà đã đánh liều lấy trộm 5 quả trứng. “Tôi nghĩ nếu không kiếm được gì cho mấy đứa nhỏ ăn, chúng sẽ chết đói,” bà Johnson nói.

Sau khi được tặng trứng, bà Johnson đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Bà cho biết “Viên cảnh sát này đã giúp tôi nhận ra con đường chân chính, và tôi sẽ không bao giờ quên.”

Trong khi đó, anh Stacey thì cho biết khi tới hiện trường, bà Johnson đã bật khóc nức nở và cố gắng vét sạch túi để đưa toàn bộ số tiền bà ấy có cho anh. “Tôi nói với bà ấy là đừng bao giờ làm chuyện tương tự như vậy nữa. Tôi hy vọng và cầu nguyện và chắc chắn rằng bà ấy sẽ không làm việc đó lần nữa”, anh Stacey nói.

Hành động cao thượng của cảnh sát Stacy đã được 1 người tình cờ nhìn thấy và ghi lại. Sau khi được đăng tải, đoạn clip đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người dân trên toàn thế giới.

Thế nhưng, câu chuyện tốt đẹp vẫn chưa dừng lại ở đó, vào ngày thứ Tư vừa qua, cảnh sát Stacy cùng đồng nghiệp đã có mặt tại nhà bà Helen Johnson (47 tuổi) để trao tặng cho gia đình bà 2 xe tải chất đầy đồ ăn. Món quà này được trao tặng với mong muốn bà Johnson cùng con cháu có được 1 Giáng sinh ấm áp và đủ đầy.

Những giọt nước mắt không ngừng tuôn rơi, bà Johnson cho biết “Lần cuối cùng nhà tôi có nhiều thức ăn như này là khi tôi 12 tuổi, lúc ấy, tôi còn sống với bà.”

Câu chuyện sau khi được trang Dailymail chia sẻ cũng đang thu hút gần 120.000 lượt “like” cùng hàng nghìn lượt chia sẻ. Hiện, hành động cao cả của viên cảnh sát William Stacy vẫn đang được ngợi ca trên toàn thế giới.

Lịch sử những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng thế giới

Lịch sử những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng thế giới

http://baomai.blogspot.com/

Chỉ còn ít ngày nữa là mùa Giáng Sinh, một trong những ngày lễ hội mang tính tôn giáo lớn nhất hành tinh sắp sửa về. Và trong chương trình âm nhạc kỳ này, chúng tôi xin được cùng quí vị một lần nữa điểm lại sự ra đời của những ca khúc Giáng Sinh bất hủ tiêu biểu.

Silent Night

http://baomai.blogspot.com/

Silent Night, đây được xem là một trong những thánh ca lâu đời nhất, do một cha xứ người Áo viết năm 1817. Xác định sự ra đời của ca khúc này là cả một sự tranh cãi kéo dài… mãi cho đến năm 1995, khi người ta tìm được bản chép tay của bài nhạc thì tác giả mới chính thức được công nhận, đó là linh mục nghèo mang tên Joseph Morh với phần soạn nhạc của một thầy giáo trường làng Franz Gruber.

http://baomai.blogspot.com/

Hơn 40 năm sau đó, 1895 ca khúc này được linh mục John Young dịch sang tiếng Anh và bài hát nhanh chóng đến với công chúng, nhất là trong kỳ Đệ Nhất Thế Chiến, quân đội của cả 2 bờ chiến tuyến Anh và Đức đều có thể hát được theo 2 ngôn ngữ riêng.

http://baomai.blogspot.com/

Người ta nói rằng, những giai điệu thiêng liêng, trong trẻo ngân vang như tiếng thở đêm đã phần nào xoa dịu nỗi đau thể xác của binh lính khi đó… Giờ đây, gần 200 năm sau, Silent Night đã được dịch ra hơn 140 thứ tiếng và bản gốc đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2011.

httpv://www.youtube.com/watch?v=xRQzyAPfsIg

The First Noel

http://baomai.blogspot.com/

Cùng với Silent Night, bản The First Noel cũng thường được vang lên báo hiệu mùa Giáng Sinh đã về. Các nguồn tài liệu nói về sự ra đời bài hát này rất khác nhau, có nơi nói rằng bài hát này ra đời ở Pháp bởi có chữ Noel, nhưng có tài liệu khác lại cho rằng bài hát bắt nguồn từ xứ Cornwall của nước Anh.

http://baomai.blogspot.com/

Có thể nói The First Noel là một trong những bản nhạc Giáng Sinh ra đời sớm nhất, nó xuất hiện từ thế kỷ 16, thế nhưng đến nay nó không hề bị quên lãng. Bài hát ca ngợi sự tinh túy của lễ Giáng Sinh, là hồi chuông hân hoan loan báo tin vui ngày Chúa giáng trần, ca khúc mang chất dân ca… Lúc đâu người ta cho rằng bài hát có tên The First O Well hay The First Nowell, bài hát gần đây được trình bày thành công qua tiếng hát của nhóm Celtic Woman của Ireland.

httpv://www.youtube.com/watch?v=mawwURNqPC0

O Holy night

http://baomai.blogspot.com/

Cùng với chất nhạc nhẹ nhàng, ngân vang rung lên hòa nhịp với tiếng chuông ngân đổ dồn đêm Giáng Sinh, người ta không thể không nhắc tới O Holy Night.

Ca khúc này khởi nguồn từ nước Pháp, theo lời yêu cầu của một linh mục không tên tuổi, do một thi sĩ viết và một người Do Thái phổ nhạc… lần đầu tiên ca khúc được cất lên là vào năm 1847, đây là một trong những bản thánh ca được thu âm và trình diễn nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc với hàng trăm triệu đĩa hát do nhiều tên tuổi lẫy lừng trình bày.

http://baomai.blogspot.com/

Một trong những người đã trình bày rất thành công là Celine Dion, cô đã đáp ứng được độ khó và yêu cầu khắt khe về âm nhạc, nhạc cảm để đưa O Holy Night – Đêm Thánh Vô Cùng trở thành một dấu son trong sự nghiệp biểu diễn.

httpv://www.youtube.com/watch?v=q5n6X9sUznI

Jingle Bells

http://baomai.blogspot.com/

Khác với chất nhạc thánh ca trầm buồn, nhiều bản nhạc viết về Giáng Sinh nổi tiếng khác lại mang không khí vui tươi của lễ hội lớn nhất hành tinh. Trong số những bài hát vui nhộn này, Jingle Bells – Tiếng Chuông Ngân không thể bỏ qua.

http://baomai.blogspot.com/

Jingle Bells do nhạc sĩ James Lord Pierpont sáng tác năm 1857, rất nhiều bản cover với nhiều thể loại khác nhau đã xuất hiện như jazz, rock, pop… nhưng rõ ràng giai điệu nguyên thủy vui tươi vang ngân của tiếng chuông, thúc giục người người hãy hòa mình vào thiên nhiên, trời đất đón một mùa giáng sinh an lành vẫn được yêu mến hơn cả. Trong Jingle Bells người ta thấy được trọn vẹn bức tranh của ngày lễ Giáng Sinh với ông già Noel cưỡi xe tuần lộc, màu trắng của tuyết, màu xanh của thông, màu đỏ của ông già Noel và hơn hết là tiếng chuông ngân vang đổ dồn từ những giáo đường.

httpv://www.youtube.com/watch?v=p07T4dlw2cc

Joy to the World

http://baomai.blogspot.com/

Cùng để ngợi ca Chúa hài đồng, Joy To The World – Phước Cho Nhân Loại cũng là một trong những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng khác mà được rất nhiều người mến mộ. Nội dung bài hát là thông điệp chuyển tải niềm vui và tinh yêu thế chỗ cho những tội lỗi và đau buồn.

http://baomai.blogspot.com/

Dựa trên ý tưởng từ Kinh Thánh, lời của ca khúc do Issac Watts viết nên và phần âm nhạc được Lowell Mason đưa vào. Người ta nói rằng bài hát lần đầu được thu âm là năm 1954 và đĩa ghi âm nổi tiếng của Joy To The World là bản hòa tấu dưới sự điều khiển của Percy Faith và đến hôm nay thì Joy To The World vẫn luôn thuộc top đứng đầu trong những bảng xếp hạng về nhạc Giáng Sinh hay nhất.

httpv://www.youtube.com/watch?v=O5hj518Iugk

Từ Anh chị Thụ Mai gởi

Đài truyền hình SBTN vận động phục hoạt và điều chỉnh luật HO cho các thương phế binh VNCH

Đài truyền hình SBTN vận động phục hoạt và điều chỉnh luật HO cho các thương phế binh VNCH

Chuacuuthe.com

VRNs (10.11.2014) – California, USA – Đài SBTN đã khởi xướng một chiến dịch để vận động cho việc phục hoạt và điều chỉnh lại dự luật HO cũ, nhằm giúp đỡ các sĩ quan thương phế binh VNCH và gia đình họ có thể sang định cư tại Hoa Kỳ.

Ngoài việc gây quỹ cứu trợ cho các thương phế binh VNCH tại Việt Nam hằng năm, đây là một nỗ lực mới nhất của đài SBTN trong việc cứu trợ những mảnh đời khốn khổ này cho tương lai dài hơn.

Phóng viên Ngọc Trinh của STBN cho biết: “Để bắt đầu cuộc vận động này, vào chiều thứ Hai ngày 03.11.2014, phái đoàn có đại diện của SBTN và Hội HO cứu trợ Thương Phế Binh VNCH đã có buổi gặp gỡ với bà Dân biểu liên bang Loretta Sanchez tại văn phòng của bà để trình bày về chiến dịch cũng như mong muốn sự ủng hộ của bà trong việc đề nạp dự luật phục hoạt và điều chỉnh chương trình HO lên với Quốc hội Hoa Kỳ. Tiếp theo đó vào chiều thứ Ba ngày 04.11.2014, đài truyền hình SBTN đã hân hạnh được tiếp đón Dân biểu liên bang Alan Lowenthal trong cùng mục đích vận động này.

141109005

141109006

Và vào thứ Năm ngày 06.11.2013, đại diện SBTN là nhạc sĩ Trúc Hồ và Ls Đỗ Phủ đã có một buổi gặp gỡ đặc biệt với Thượng nghị sĩ John McCain tại văn phòng của ông ở Arizona để tiếp tục cho việc vận động này. Được biết Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu chiến binh Hoa Kỳ và tù nhân trong chiến tranh Việt Nam cũng là một trong những người đã hỗ trợ rất nhiều trong việc vận động cho chương trình HO ngày xưa. Ông rất vui khi nghe các đại diện của SBTN trình bày và hứa sẽ làm hết tất cả để giúp đỡ cho chiến dịch vận động được đạt nhiều thành quả”.

141109004

Về lịch sử của việc đoàn tụ ODP và HO, bài viết đăng trên website của STBN cho biết, từ năm 1979 vì lý do nhân đạo, chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành Chương trình Ra đi có Trật tự (Orderly Departure Program – ODP) cho người Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn. Chương trình ODP cho phép người Việt Nam tỵ nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau khi cuộc chiến tranh kết thúc.

Trong một chương trình phụ với tên gọi HO (Humanitarian Operation), chính phủ Hoa Kỳ đã bào trợ cho các cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa định cư tại Hoa Kỳ. Chương trình nhắm vào 3 đối tượng chính:

– Các cựu tù nhân bị “tập trung cải tạo” trong vòng ba năm hoặc trờ lên.

– Các cựu tù nhân bị “tập trung cải tạo” trong vòng một năm hoặc trở lên và đã từng được huấn luyện tại Hoa Kỳ hoặc thuộc địa Hoa Kỳ.

– Các cựu tù nhân bị “tập trung cải tạo” trong vòng một năm trở lên và đã từng làm việc cho các ông ty tư nhân hoặc tổ chức của Hoa Kỳ.

Năm 2008, chương trình HO coi như được kết thúc.

141109007

Phóng viên Ngọc Trinh nhấn mạnh: “Tuy nhiên, trên thực tế sau năm 1975 trong quân đội có nhiều sĩ quan Quân Lực VNCH bị thương tích nặng trong chiến tranh, vì vậy những người này đã không phải đi cải tạo hoặc cải tạo không đủ 3 năm. Cho đến nay, họ vẫn còn bị kẹt tại Việt Nam và không được bảo trợ sang Hoa Kỳ trong chương trình HO.

Đây là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong chiến tranh. Nhất là dưới chế độ cộng sản, họ bị phân biệt đối xử, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, con cái không được học hành, đời sống gia đình khó khăn cùng cực. Nhiều người đã sống lây lất qua ngày ở các bến xe, các khu chợ, hay các khu nghĩa trang, và làm đủ thứ ngành nghề cùng cực bằng tấm thân tàn phế của mình”.

Theo SBTN

ĐTC: Thiên Chúa đồng hành với lịch sử chúng ta trong những lúc vô vọng

ĐTC: Thiên Chúa đồng hành với lịch sử chúng ta trong những lúc vô vọng

Chuacuuthe.com

VRNs (19.12.20114) -Sài Gòn- theo news.va- Hôm qua thứ 5 ngày 18.12 Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu phải tin tưởng vào Thiên Chúa, ngay cả trong những giờ khắc đen tối nhất, cho dù đôi khi chúng ta không hiểu về đường lối của Ngài, vì Thiên Chúa luôn luôn đồng hành với chúng ta trong lịch sử cứu rỗi.

1

Những lời giảng ấy của ĐTC  diễn ra trong thánh lễ sáng tại nguyện đường Santa Marta.

ĐTC giảng như sau: “Thiên Chúa cứu độ chúng ta trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể chứ không phải kiểu tự dưng diễn ra như trong phòng thí nghiệm. Không! Đó là lịch sử cứu rỗi. Ngài đi vào lịch sử với dân của Ngài! Không có ơn cứu rỗi xa rời với lịch sử. Do đó lịch sử cứu rỗi là một hành trình dài mà Thiên Chúa cùng đồng hành với dân của Ngài.

Và như vậy, từng bước một, lịch sử được hình thành. Thiên Chúa làm nên lịch sử, chúng ta làm nên lịch sử. Và khi chúng ta thất bại, Thiên Chúa lại điều chỉnh và tái tạo lịch sử. Ngài đồng hành với chúng ta qua những thời kỳ. Nếu chúng ta không hiểu về lịch sử mà Thiên Chúa đồng  hành với dân Ngài, chúng ta sẽ không hiểu về mầu nhiệm Giáng sinh. Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Không bao giờ hiểu được! Giáng sinh là một câu chuyện của lịch sử diễn ra trong thời gian. Thiên Chúa vẫn đang cứu chúng ta trong lịch sử. Và đồng hành với dân của Ngài.

Trong câu chuyện này, Thiên Chúa tuyển chọn những con người, để giúp dân Ngài tiến về phía trước. Như tuyển chọn Abraham, Môsê và Êlia. Đôi khi có những lúc, các nhân vật ưu tuyển này cũng cảm thấy  chán nản, đêm tối, khó chịu và hoang mang. Có lẽ họ là những người chỉ muốn sống một cách bình thường, lặng lẽ nhưng Chúa lay tỉnh họ để mời gọi họ làm nên lịch sử! Vì vậy, thường Thiên Chúa cũng đặt chúng ta bước vào nẻo đường mà chúng ta không muốn đi. Như nhiều lần Môsê và Êlia cũng có những muốn buông xuôi, ngã quỵ nhưng sau đó họ lại tin tưởng vào Chúa.

Tin Mừng nói cho chúng ta về một thời điểm không tốt đẹp trong lịch sử cứu độ. Đó là khi Giuse phát hiện ra vị hôn thê của mình là Maria đang mang thai. Giuse đã đau khổ khi nghe những lời xì xầm từ những phụ nữ khác trong làng về cái thai vô chủ của Maria. Và Giuse suy gẫm rằng: Mình biết cô ấy mà. Cô ấy là một người đạo hạnh! Cô ấy là người của Thiên Chúa mà! Nếu Giuse buộc tội Maria, Mẹ sẽ bị ném đá. Nhưng đó không phải là điều mà Giuse muốn ngay cả khi Giuse chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Giuse biết con người của Maria không như vậy, Mẹ không phải là một người phụ nữ bất trung. Trong thời điểm khó khăn đó, Thiên Chúa chọn những người như vậy để làm nên lịch sử. Ngài trao cho họ sứ mạng, dù họ chưa hiểu biết điều gì. Thiên Chúa sẽ làm nên lịch sử.

Đây là những gì Giuse làm:  trong thời điểm tồi tệ nhất của cuộc đời mình, mơ hồ nhất, nhiều vấn đề đè nặng trên mình, và Giuse chấp nhận sự khinh miệt của người khác để bảo vệ cho người bạn đời của mình. Một nhà phân tâm học có thể sẽ lý giải giấc mơ của Giuse là sự ngưng tụ của những lo lắng khi cố tìm cách giải gỡ vấn đề … Hãy để họ nói những gì họ muốn. Nhưng Giuse đã làm gì sau đó? Sau khi tỉnh giấc ngài đã đón Maria về làm vợ. Tôi không hiểu, nhưng Chúa nói với tôi rằng: Cô ấy sẽ sinh một con trai và tôi phải đặt tên cho con của tôi!

Để làm nên lịch sử, Thiên Chúa đã đồng hành với dân Ngài tuyển chọn và thử thách họ. Cuối cùng Ngài sẽ cứu họ: Chúng ta hãy luôn nhớ rằng, bằng lòng tin, thậm chí trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, thậm chí trong lúc bệnh tật, trong những lúc không còn lối thoát, chúng ta thưa với Chúa: Lạy Chúa, con không làm nên lịch sử và con không có quyền kết thúc lịch sử! Xin Ngài hãy đi trước con, con sẵn sàng bước theo Ngài. Và chúng ta trao phó đời  mình trong tay Chúa. Còn lại Chúa sẽ thực hiện cho chúng ta.

Đó là Thiên Chúa cùng đồng hành với chúng ta. Chính Thiên Chúa mới là Đấng làm nên lịch sử. Thiên Chúa chọn, thử thách và chính Ngài sẽ cứu chúng ta trong những lúc vô vọng nhất, vì Ngài là Cha của chúng ta. Theo thánh Phao-lô tông đồ dạy, Thiên Chúa là cha của chúng ta.

Nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng hiểu được điều  bí nhiệm này là Ngài đang đồng hành với dân Ngài trong lịch sử, tuyển chọn và thanh luyện họ, để tâm hồn họ nên vững mạnh hầu có thể đương đầu với những vấn đề, thậm chí chịu đựng những nghi kỵ Chúng ta hãy tiến về phía trước cùng với Chúa Giêsu qua lịch sử.”

Hoàng Minh

Việt Nam trong số 5 quốc gia thiếu tự do báo chí nhất thế giới

Việt Nam trong số 5 quốc gia thiếu tự do báo chí nhất thế giới

Nguoi-viet.com

NEW YORK (NV) .- Trong số 10 nước thiếu tự do báo chí nhất thế giới, Tổ Chức Bảo Vệ Ký Giả quốc tế có trụ sở ở New York xếp Việt Nam hạng thứ 5 về số người bị bỏ tù trong năm 2014.

Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp CSVN hạng 5 trong số các nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ.(Hình: CPJ)

Trong danh sách 16 người cầm bút hiện đang bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù, Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả nêu tên các người viết blogs nổi tiếng như ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần, ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.

Trung Quốc là nước bỏ tù nhiều người viết báo nhất với 44 người (8 người nhiều hơn năm 2013), kế đến là Iran, Eritrea, Ethiopia rồi đến Việt Nam. Sau đó là đến các nước Ai Cập, Syria, Miến Điện, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một bản nhận định và tổng kết về tình hình tự do báo chí trên thế giới năm 2014 mới phổ biến, Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả CPJ (Committee to Protection Journalists) nói rằng năm nay tồi tệ hơn năm ngoái khi có số ký giả và người sử dụng internet để thông tin nhiều hơn.

CPJ thống kê thấy năm 2014 có tất 220 nhà báo trên khắp thế giới bị bỏ tù trong khi năm 2013 có 211 người bị tù. Năm 2012 có số nhà báo bị cầm tù nhiều nhất với 232 người.

Theo thống kê của CPJ, trên thế giới năm nay, 132 người hay 60% nhà báo bị các nước bỏ tù với cáo buộc tuyên truyền chống lại nhà cầm quyền, hoặc còn bị vu cho là “khủng bố”. Tội danh này nhiều hơn hẳn các loại tội trạng khác như vu khống hay nhục mạ.

Có đến 20% các nhà báo bị nhà cầm quyền tống giam mà không hề loan báo tội trạng. Vẫn theo CPJ, 119 người hay hơn một nửa những người bị bỏ tù đã sử dụng internet để đưa tin hay trình bày quan điểm cá nhân.

“CPJ tin rằng không nên bỏ tù các nhà báo chỉ vì người ta sử dụng quyền tự do thông tin”. Tổ chức CPJ nói như thế và cho hay đã gửi các thư phản đối đến các chính phủ bắt các nhà báo.

Cuối Tháng 11 đầu tháng 12 vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã tống giam hai nhà báo công dân là Hồng Lê Thọ (ngày 29/11/2014) và Nguyễn Quang Lập (ngày 6/12/2014). Ông Thọ viết blog “Người Lót Gạch” và ông Lập là chủ nhân blog “Quê Choa” đều là những người nổi tiếng với những bài viết đã kích các sai trái của nhà cầm quyền.

Lúc đầu cả hai đều bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” theo điều 258 Luật hình sự CSVN nhưng tin tức mới nhất cho biết ông Nguyễn Quang Lập bị đổi sang tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước…” theo điều 88 nên có thể bị kết án đến 20 năm tù.

Khi loan tin các ông Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập bị bắt giam, cũng như các trường hợp khác mà họ có thông tin, CPJ đều lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng quyền tự do thông tin và báo chí của người dân, trả tư do cho công dân.

Tương tự như CPJ, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) trụ sở ở Paris đưa ra một bản tổng kết cho biết, theo những thông tin họ thu thập được, năm 2014 trên thế giới có 180 ký giả bị cầm tù và 178 người sử dụng internet để thông tin hay bầy tỏ chính kiến đã bị bỏ tù.

Tổ chức RSF công bố bản chỉ số tự do báo chí toàn cầu căn cứ trên khảo sát tại 180 quốc gia cho thấy Việt Nam xếp hạng thứ 174, ở đám gần chót bảng cùng với những nước Cộng sản hay độc tài quân phiệt, tôn giáo cuồng tín như Iran, Trung Quốc, Somalia, Syria, Turkmenistan, Bắc Hàn, và Eritrea. (TN)

Phụ nữ Úc gốc Việt bị bắt vì tình nghi buôn lậu ma tuý

Phụ nữ Úc gốc Việt bị bắt vì tình nghi buôn lậu ma tuý

Heroin

Heroin

15.12.2014

Các giới chức hải quan Việt Nam hôm qua loan tin đã bắt giữ một phụ nữ Úc gốc Việt bị phát hiện giấu ma tuý trong hành lý.

Tờ báo của Hải quan Việt Nam số hôm nay cho biết người phụ nữ 71 tuổi mang theo 2,8 kg heroin trong hành lý, và đang chuẩn bị đáp chuyến bay sang thành phố Sydney hôm 10 tháng 12 thì bị bắt. Nguồn tin này cho hay trị giá của lượng ma tuý được ước lượng vào khoảng 10 tỉ đồng, tương đương với 468.000 đôla.

Hãng tin AP tường trình rằng người phụ nữ đã được giải giao cho cảnh sát.

Việt Nam là một trong những nước có luật chống ma tuý nghiêm khắc nhất thế giới, theo đó bất cứ ai bị kết tội buôn 100 gram heroin trở lên sẽ đối mặt với bản án tử hình.

Trong một trường hợp liên quan tới ma tuý khác, Báo Thanh niên tường thuật 6 người nước ngoài hôm qua bị câu lưu vì bị bắt quả tang với 31 kg heroin mà nhóm người dự tính nhập vào Việt Nam qua ngã Lào, trong một vụ mà cảnh sát biên giới tại tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với cảnh sát Lào, đã phá vỡ một đường dây buôn ma tuý lớn tại tỉnh Bolikhamsai của Lào.

Một trong 6 nghi can buôn ma tuý có quốc tịch Mỹ, một người có quốc tịch Miến Điên, 2 người Lào, và hai người Thái. Tất cả đều bị câu lưu tại Lào để chờ điều tra.

Các giới chức chống ma tuý Việt Nam cho biết là giới hữu trách 2 nước đã theo dõi đường dây ma tuý này trong suốt 6 tháng, trước khi ra tay bắt các đương sự. Nhóm người khai rằng họ dự định chuyển lậu heroin từ vùng Tam Giác Vàng tới Vientiane, thủ đô của Lào, rồi từ đó chuyển sang Việt Nam và tới các quốc gia khác.

Nguồn: The Guardian/Thanh Nien, news.com.au