H.O. và sự hãnh diện của thế hệ hậu duệ

H.O. và sự hãnh diện của thế hệ hậu duệ

Nguoi-viet.com

Thái Đinh & Thiện Giao

10 tháng 8, 1990 là “ngày đổi đời” của chàng thanh niên Lê Nguyên Phương.

Lê Nguyên Phương sinh năm 1962, đặt chân xuống nước Mỹ theo diện H.O. ngày 10 tháng 8, 1990, ở tuổi 28. Với $5 trong túi, ý nghĩ trong đầu ngày ấy vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 20 năm: “Ði, và sẽ trở về, để thay đổi đất nước.”

Ngày 15 tháng 3, 1991, một chuyến bay khác, mang theo cậu bé Trần Ngọc Quỳnh 17 tuổi sang Mỹ, cũng theo diện H.O.

Quỳnh bắt đầu “ngày đổi đời” trong một tâm trạng không như Lê Nguyên Phương. Những ngày đầu, thiếu niên Trần Ngọc Quỳnh “sợ xuống Bolsa, sợ đi chợ bằng foodstamp, và sợ bị gọi là ‘con H.O.’”

Lê Nguyên Phương và Trần Ngọc Quỳnh mang hoàn cảnh tương tự hàng trăm ngàn thanh, thiếu niên H.O. khác, đại diện cho lớp tuổi trẻ con em tầng lớp tinh hoa một thời của Việt Nam. Ở độ tuổi vừa bước vào đời, mọi cơ hội khai mở trí tuệ của họ bị đóng kín. Họ là “con Ngụy.” Cha, mẹ họ ở tù Cộng Sản. Và họ phải “gánh” trên vai những khó khăn mà thế hệ đồng trang lứa không phải gánh chịu.

Chương trình H.O. ra đời năm 1989, theo lời một trong những người tham gia vận động chính giới Hoa Kỳ, “là kỷ niệm vui và niềm an ủi lớn nhất, được nhìn thấy anh em cựu tù nhân và con cái đến được bến bờ tự do, làm lại cuộc đời bị đổ vỡ sau chiến tranh, tìm lại được đời sống xứng đáng trong tự do và nhân phẩm sau khi họ chấp nhận rời bỏ quê hương thân yêu mà họ từng hy sinh chiến đấu để gìn giữ từng tấc đất.”
Chương Trình H.O.

Chương Trình H.O. là cuộc vận động dài hơi, và là “giai đoạn chót của quá trình vận động đòi tự do cho tù nhân chính trị Việt Nam.” Theo lời bà Khúc Minh Thơ, người sáng lập Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.



Bà Khúc Minh Thơ, một trong những người đầu tiên vận động cho chương trình H.O.: “Tôi thấy vui khi thấy những người cựu tù tìm lại được đời sống xứng đáng trong tự do và nhân phẩm.” (Hình: Hà Giang)

Bà Khúc Minh Thơ kể lại những ngày đầu vận động: “Ngay từ lúc hội bắt đầu hoạt động, chúng tôi nhận được đáp ứng tích cực của cộng đồng, qua ‘Bữa Cơm Ðồng Tâm’ tổ chức tại Washington D.C. Cũng trong thời điểm này, qua sự liên hệ và hỗ trợ của Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị, Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị được thành lập gồm bốn khu hội đầu tiên là Houston, Nam California, Bắc California và Dallas. Ông Huỳnh Công Ánh là người lãnh đạo tổ chức này.”

Từ đó, Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị và Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị sát cánh với nhau trong các sinh hoạt và vận động tranh đấu cho tù nhân chính trị ở Việt Nam.

Ðến tháng 10, 2008, các nhân vật, gồm bà Khúc Minh Thơ, ông Huỳnh Công Ánh, ông Nguyễn Văn Sang và ông Thái Hóa Lộc quyết định tổ chức “Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.” Sự kiện này nhằm ghi lại con đường đã đi qua của chương trình H.O. và khép lại hoạt động của Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị.

Nhắc đến chương trình H.O., vốn bắt đầu vào giai đoạn Tổng Thống Ronald Reagan lãnh đạo Tòa Bạch Ốc, không thể không kể đến cuộc vận động với chính giới Hoa Kỳ, trong đó có các nhân vật tối quan trọng, là Nghị Sĩ John McCain và Nghị Sĩ Edward Kennedy.

Bà Khúc Minh Thơ kể lại, cuộc vận động tại Quốc Hội cần có sự hỗ trợ của cả hai đảng, Cộng Hòa và Dân Chủ, của cả hai viện, Thượng Viện và Hạ Viện. “Tại Thượng Viện, Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa) và Nghị Sĩ Edward Kennedy (Dân Chủ) tích cực hậu thuẫn. Ở Hạ Viện, có Dân Biểu Stephen Solarz (Dân Chủ) và Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hòa).”

“Về phía hành pháp, người giúp đỡ nhiều nhất là ông Robert Funseth, phụ tá thứ trưởng Ngoại Giao đặc trách về người tị nạn trên thế giới, đồng thời là người đại diện Tổng Thống Ronald Reagan thương thảo với chính quyền Hà Nội về tù nhân chính trị Việt Nam. Một người khác nữa là ông Shep Lowman, lúc bấy giờ là giám đốc Văn Phòng Việt-Miên-Lào, cũng tận tình giúp đỡ. Không có những trợ giúp này, thật khó mà có thỏa hiệp ngày 30 tháng 7, 1989.”

Chương trình H.O. bắt đầu từ đấy, cũng là thời điểm, theo tâm sự của bà Khúc Minh Thơ, thấy những người cựu tù tìm lại được đời sống xứng đáng trong tự do và nhân phẩm, và “con cái họ bắt đầu có cơ hội học hành để phát triển tài năng và có nghề nghiệp ổn định.”
Lê Nguyên Phương: “Tác động để chuyển hóa”

Lê Nguyên Phương là một trong những người con thuộc thế hệ ấy.

Kinh nghiệm cuộc sống những năm sau 1975 góp phần tạo nên ý thức dấn thân của một Lê Nguyên Phương sau này.



Tiến Sĩ Lê Nguyên Phương trong một lớp tập huấn về chánh niệm trong Ðiều Trị Tâm Lý. (Hình: Lê Nguyên Phương cung cấp)

Gốc Huế, xuất thân trong một đình nhà giáo, cuộc đời Lê Nguyên Phương thay đổi khi bước vào tuổi 13, ngày Sài Gòn sụp đổ. Thân phụ anh là nhà giáo, nhà báo Huy Phương, đi tù Cộng Sản hết bảy năm rưỡi. Lê Nguyên Phương ra đời rất sớm.

“Tôi đi làm từ năm 15 tuổi. Từng bán báo, đi bán thuốc tây chợ trời, làm thợ nhôm, thợ chụp hình,” Phương kể lại.

Gia đình lúc đó rất nghèo. “Tôi chỉ có một cái quần jean, loại quần phụ nữ, được người dì sửa lại. Mặc đi học sáu ngày mỗi tuần, đến Chủ Nhật mang giặt. Nếu Chủ Nhật mưa, quần không khô kịp, thì Thứ Hai… nghỉ học,” Lê Nguyên Phương kể, và cười ngất. “Nhưng tôi không mặc cảm. Ngược lại, tôi tự nhủ cần phải học giỏi, nhất là giỏi hơn con cán bộ, để tự hào là con sĩ quan chế độ cũ.”

Tới 18 tuổi, đến kỳ thi tốt nghiệp trung học, Lê Nguyên Phương bị nhà trường cấm thi, lý do: Nghỉ 64 ngày trong một năm trong khi luật của trường cho phép nghỉ tối đa 60 ngày. “Tôi biết tôi chỉ nghỉ có 24 ngày nhưng cô giáo chủ nhiệm và bà hiệu trưởng đã tự sửa lại thành 64 để tôi bị cấm thi. Ban giám hiệu và cô giáo nghi tôi ‘phản động,’ qua các phát biểu của tôi.”

Phải đợi đến năm năm sau, Lê Nguyên Phương mới lấy được bằng trung học, thông qua một kỳ thi “Bổ Túc Văn Hóa.”

Bước chân đến Hoa Kỳ, Phương vừa đi học vừa đi làm, có thời gian một ngày làm đến 3 “jobs.” Anh đi cắt cỏ, bán xe, làm assembler, đưa cơm, courier, thông dịch viên… Phương kể lại, “Ai cũng khuyên tôi qua Mỹ đã lớn tuổi, tiếng Anh làm sao bằng trẻ sinh ra ở đây, nên đi cắt cỏ, học Ðông y, hay có giỏi thì đi học sửa computer. Nhưng bao năm ở Việt Nam tôi đã không được đi học, nay qua Mỹ thì phải sống cho ước mơ của mình chứ.” Anh trở lại trường!

Năm 1999, anh tốt nghiệp Cử Nhân Tâm Lý tại đại học California State University, Fullerton; năm 2002 lấy bằng cao học Tâm Lý Giáo Dục tại California State University, Long Beach; rồi bảy năm sau lấy bằng Tiến Sĩ Giáo Dục tại đại học University of Southern California.

Ngành học và con đường đi học không phải là một tình cờ với người thanh niên này. “Hãy nhìn lại Việt Nam trong thời gian qua. Khi một quốc gia toàn trị bắt đầu mở cửa hội nhập với thế giới, đầu tiên họ sẽ chào mời giới khoa học kỹ thuật, rồi đến kinh tế. Sau cùng mới đến giới khoa học xã hội và nhân văn. Từ lúc rời Việt Nam, tôi biết sẽ không ‘về’ kịp các đợt đầu tiên nên đã chọn học ngành tâm lý giáo dục, đó cũng là ngành tôi yêu thích.” Anh chọn ngành khoa học xã hội này với tâm nguyện “tác động để chuyển hóa xã hội và đất nước.”

Từ năm 2009 đến nay, Tiến Sĩ Lê Nguyên Phương thực hiện nhiều chuyến trở về Việt Nam cùng các bạn là giáo sư và khoa trưởng từ nhiều đại học Hoa Kỳ – Cal State Long Beach, Chapman University, Loyola Marymount, Humboldt State University, the Chicago School of Professional Psychology… với mục tiêu xây dựng ngành và nghề Tâm Lý Học Ðường. Tổ chức do anh sáng lập với các bạn Hoa Kỳ, “Consortium to Advance School Psychology – International,” hiện có tám thành viên đại học Hoa Kỳ và sáu thành viên đại học Việt Nam.

Trong hội nghị và sau đó là lễ ký kết thành lập tổ chức này tại Việt Nam, đại sứ Hoa Kỳ lúc đó, ông Michael Michalak, đã đến tham dự và phát biểu: “Các anh chị đã đề ra kế hoạch, và ý tưởng tổ chức hội nghị này để đáp ứng với nhu cầu của hệ thống giáo dục [của Việt Nam] và trong đời sống của các em học sinh. Ở đây không ai bảo các anh chị phải làm, nhưng các anh chị tự thân muốn làm để cải thiện chất lượng đời sống của học sinh ở Việt Nam. Tôi ca ngợi anh chị đã sáng tạo và chủ động, vì đây là những hành động [tiêu biểu] của một xã hội hiện đại tôn trọng và quan tâm lẫn nhau, và tôi ủng hộ nỗ lực của các anh chị. Các anh chị đang làm một việc quan trọng tại đây.”

Trong 5 năm hoạt động, tổ chức của anh đã thực hiện bốn kỳ hội thảo quốc tế, năm khóa tập huấn, nhiều công trình nghiên cứu, và hiện đang xây dựng chương trình đào tạo ngành Tâm Lý Học Ðường cho bốn đại học tại Việt Nam. Vì những hoạt động này, anh nhận được giải thưởng Outstanding International School Psychology Practice của hiệp hội International School Psychology Association năm 2011. Và gần đây nhất, năm 2014, anh nhận tài trợ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để về làm việc một tháng với Ðại Học Sư Phạm Huế trong tư cách chuyên gia Fulbright.

Tâm Lý Học Ðường là chuyên môn và là đam mê của Lê Nguyên Phương. Có thể nói, anh là người góp phần xây dựng những bước đầu của ngành này cho Việt Nam, chuyên ngành mà theo anh “rất quan trọng cho đời sống tâm lý và học tập của học sinh” vì nó chủ động, “phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em-thanh thiếu niên trong các lãnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội trong môi trường học đường, gia đình và cộng đồng.” Tâm Lý Học Ðường vì vậy, theo anh, không phải chỉ dành cho trẻ khuyết tật mà là dịch vụ giúp trẻ phát triển toàn diện để trở thành công dân độc lập, bản lãnh và hữu dụng cho một xã hội dân chủ và nhân bản.

Lê Nguyên Phương không phải là tên tuổi xa lạ với cộng đồng Việt Nam tại Nam
California. Trước đây anh tham gia trong nhiều hoạt động xã hội, văn hóa, truyền thông với các cơ quan như VAALA, đài phát thanh VNCR, RFA… Hiện anh là chuyên gia Tâm Lý Học Ðường cho Học Khu Long Beach và giảng dạy trong chương trình Cao Học ngành Tâm Lý và Tham Vấn Học Ðường tại Ðại Học Chapman.

Anh kết luận cho những công việc đang thực hiện hiện nay: “Từ đầu đến cuối, tôi vẫn là người Việt Nam, mang văn hóa Việt Nam, sống và làm việc vì Việt Nam. Có người chọn công việc diệt cỏ dại, tôi đi trồng hoa. Mỗi học sinh được phát triển hài hòa toàn diện sẽ là đóa hoa trong vườn hoa Việt Nam tương lai.”
Trần Ngọc Quỳnh và ước mơ “được thấy quá khứ”

Trần Ngọc Quỳnh nhỏ hơn Lê Nguyên Phương đúng… một con Giáp. Thân phụ Quỳnh là nhà giáo nổi tiếng ở Quảng Nam, ông Trần Huỳnh Mính, nguyên hiệu trưởng Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An.



Nha Sĩ Trần Ngọc Quỳnh tại phòng mạch của mình tại Nam California. (Hình: Trần Ngọc Quỳnh cung cấp)

Thân phụ Quỳnh đi tù Cộng Sản khi anh vừa tròn… một tuổi. Ý thức non nớt của đứa trẻ mới lớn những năm giao thời sau 1975 không để lại điều gì quá rõ nét nơi Trần Ngọc Quỳnh. Nhưng anh có thể “cảm” được những điều bất ổn, và cả những âu lo.

“Có một lần ở nhà, thấy ông nội lấy một tấm hình của bác, là anh của ba, lồng vào khung rồi để lên bàn thờ. Lúc ấy bác đang ở tù, năm đó là năm 1979. Còn nhỏ, không hiểu hết chuyện, nhưng biết là bác mất, lòng buồn lắm,” Quỳnh kể lại.

Quỳnh thăm cha trong tù lần đầu tiên khi anh mới ngoài… một tuổi. “Ông nội dắt đi.” Anh kể. Tôi nhớ “tù và thân nhân ngồi hai bên dãy bàn. Tôi còn nhỏ, chạy lăng quăng sang phía cha. Thế là ba bị quản giáo la một trận dữ lắm.”

Hội An, quê hương của Quỳnh, là một thành phố đặc biệt. Thành phố này đa số dân là công chức trước 1975. Do đó, sau 1975 nhiều người đi tù cải tạo. “Cứ đầu tháng, các cô, các dì có chồng đi tù lại tụ tập về nhà Quỳnh, để sáng hôm sau cùng mẹ đi thăm nuôi chồng. Ði mấy tiếng đồng hồ đến nơi, thăm được mấy tiếng thì về. Về là lại lo cho chuyến thăm tháng sau.”

Cuộc sống của người ở nhà cũng đã thay đổi. “Có sự kỳ thị,” Quỳnh kể. “Cứ họp tổ dân phố, họ lại mang chuyện gia đình mình ra nói. Có khi chuyện chẳng đáng gì cả. Ăn gì, mặc gì. Người khác thì không sao, nhưng mình thì bị mang ra nói.”

Rồi vào một buổi trưa, cánh cửa nhà mở toang ra, ba bước vào. Ba về! “Ba đi tù khi tôi một tuổi, ba về lúc tôi năm tuổi. Tôi phải bắt đầu “làm quen” với ba, và ngược lại.” Trong hoàn cảnh như thế, Quỳnh nói rằng anh “kính ba, nhưng gần mẹ.”

Gia đình Trần Ngọc Quỳnh là một gia đình lớn tại thành phố Hội An. Những xáo trộn thời cuộc sau 1975, cho đến quyết định đi H.O. năm 1991 tạo cho cha mẹ anh nhiều băn khoăn. “Trước 1975, gia đình có tư thế. Sau 1975, sụp đổ hoàn toàn. Ðến khi ba đi tù về, bắt đầu gượng trở lại. Ði sang Mỹ lại một lần nữa bỏ hết tất cả để bắt đầu từ đầu.” Anh kể lại tâm trạng gia đình lúc ấy.

Sang đến Mỹ lại gặp một lối “kỳ thị” mới. Quỳnh cười phì, kể lại: “Bị kỳ thị là con cái H.O. Nhớ những ngày đầu đi học, tụi trong lớp nói, ‘Thấy thằng nào khù khờ thì biết thằng đó là con H.O.’”

Quỳnh không thoải mái đến trường. Quỳnh sợ cả việc phải “xuống Bolsa,” sợ đi chợ, sợ dùng foodstamps. “Có những lúc, lòng đã định sẽ đi lính hoặc đi làm, vì đó là cách tốt nhất để lấy lại sự tự tin.”

Có lẽ đó là cách suy nghĩ của đứa trẻ mới lớn. Sự tự tin vô hình sau lưng Quỳnh chính là ba, mẹ của Quỳnh. Họ đứng phía sau, thúc đẩy việc học hành.

Quỳnh vào đại học USC, tốt nghiệp ngành Nha Khoa, đi làm và nay đã có một phòng nha riêng của mình.

Nhưng Quỳnh không thuộc hạng chỉ biết đi làm kiếm tiền. Lớn lên trong một gia đình nền nếp, anh biết dung hòa nền văn hóa rất Mỹ của mình với những suy nghĩ rất Việt Nam của thân, phụ mẫu. Và anh biết anh hãnh diện như thế nào về nguồn gốc mình.

“Trái cây có rụng thì rụng gần gốc,” Quỳnh nói. “Ông nội ngày xưa làm Hồng Thập Tự. Ðến ba mẹ làm từ thiện, nay tôi cũng học theo, làm một cách tự nhiên.” Quỳnh tham gia tổ chức từ thiện SAP-VN, giúp xem hồ sơ cho các gia đình nghèo Mexico để giúp họ được hưởng Medical. Mỗi tuần anh bỏ ra vài giờ làm miễn phí cho một số bệnh nhân nghèo.

Quỳnh kể, có lần anh làm răng cho một cựu chiến binh Mỹ từng bị bỏng nặng tại phi trường Ðà Nẵng trong chiến tranh Việt Nam. Khi xong, anh nói với người cựu chiến binh rằng anh xin phép không nhận tiền của ông. Quỳnh nói với người cựu binh, “Ông đã hy sinh thân thể trong một cuộc chiến không phải tại đất nước ông. Tôi chỉ xin làm một nghĩa cử rất nhỏ, để cám ơn ông.”

Quỳnh có một ước mơ và một niềm hãnh diện.

Ước mơ của anh là được nhìn thấy quá khứ, cái quá khứ cả trước lúc anh sinh ra, để “được biết rõ ngày xưa, trước 1975, cha ông mình đã sống ra sao, đã làm việc ra sao, và tư thế như thế nào.”

Còn niềm hãnh diện, “Ngày xưa ngại chữ H.O. Nay thì hãnh diện, rất hãnh diện là con H.O.”


Hai chữ HO không phải là viết tắt của “Humanitarian Operation,” cũng không phải là “mã số” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Sau khi thỏa hiệp về việc di cư cựu tù nhân chính trị Việt Nam được ký ngày 30 tháng 7, 1989, tại Hà Nội, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chuẩn bị thi hành và nhận hồ sơ từ Việt Nam gửi sang với danh sách đầu tiên là H. O1. Khi ấy, những người vận động chương trình H.O. hỏi Văn Phòng Ðặc Trách người tị nạn thì được cho biết “mã số H.O.” là của Việt Nam chứ không phải của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Các bản văn chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khi nói đến chương trình này vẫn gọi là “Subprogram Vietnamese political prisoners,” hay “Former Re-Education Center Detainees.”

Khúc Minh Thơ

Houston, nơi ‘đất lành chim đậu’

Houston, nơi ‘đất lành chim đậu’

Nguoi-viet.com

Từ downtown đến Bellaire và sự lớn mạnh của cộng đồng Việt


Bài và hình: Khôi Nguyên & Ðông Nguyễn

HOUSTON, Texas Trần Hùng, có thể là người đàn ông hạnh phúc nhất mà chúng tôi gặp trong chuyến đến thăm Houston, thành phố phía Nam tiểu bang Texas. Trong buổi tham dự thánh lễ ở giáo xứ Ðức Mẹ La Vang vào ngày Thứ Bảy, bên người vợ trẻ cùng với cô con gái hai tuổi, gương mặt anh luôn nở nụ cười mãn nguyện.



Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và tượng đài Thuyền Nhân trên đường Bellaire, nơi thường diễn các sinh hoạt chính trị của người Việt Houston.

Ít ai biết, bảy năm trước, khi còn ở San Jose, miền Bắc California, Trần Hùng vốn là một thợ lắp ráp điện tử, dù chăm chỉ làm việc và sống tằn tiện trong suốt 14 năm, mơ ước của anh là có một căn nhà nhỏ để lấy vợ, lập gia đình, vẫn cứ xa vời vợi.

Theo lời Trần Hùng, “Nhà cửa ở San Jose khi đó đắt đỏ quá, giá nhà trung bình sáu, bảy trăm ngàn một căn, mà lương mình làm thợ, biết bao giờ mới có cái che trên đầu, không lẽ suốt cuộc đời cứ vạ vật với kiếp ‘share phòng.’”

Thế là, theo lời bạn bè rủ rê, Hùng qua Houston tìm việc thợ tiện. Chỉ khoảng 5 năm sau, anh làm đám cưới với Tiên Nguyễn, cô gái quê Bà Rịa-Vũng Tàu, và với vốn liếng dành dụm, anh mua được một căn nhà nhỏ ba phòng ngủ, hai phòng tắm, giá $140 ngàn làm tổ ấm cho gia đình.

Trần Hùng bộc bạch, “21 năm ở Mỹ, từ hai bàn tay trắng, dù mình làm thợ, thu nhập không cao, nay cũng đã có nhà cửa, vợ con như người ta, mà chắc chỉ có ở thành phố này mới làm được như thế.”

Nhưng, Hùng không phải là người duy nhất cảm thấy hài lòng với cuộc sống ở đây. Còn có cả một cộng đồng người Việt đông đảo, trên 100 ngàn người đang lớn mạnh từng ngày, tại địa phương này.


Con đường Milam khu downtown, một thời là nơi buôn bán sầm uất của người Việt Houston.

Houston, lời mời gọi hấp dẫn

Ai có dịp đến Houston vào những ngày cuối năm, lái xe ở khu vực Tây Nam thành phố trên con đường chính Bellaire, sẽ nhận thấy cảnh xây dựng 24/24 để biến con đường ngày xưa chỉ bốn làn xe nay thành sáu làn xe với các ngã tư là các trụ đèn đường đẹp đẽ.

Kế hoạch của thành phố đang muốn biến đại lộ tập trung hầu hết các cơ sở thương mại của người gốc Việt, gốc Hoa, gốc Nam Hàn, gốc Ấn Ðộ,… thành khu Asian Town sầm uất, như lời cựu nghị viên thành phố Houston, ông Hoàng Duy Hùng, khẳng định, “Texas, đặc biệt là Houston, đang trở thành vùng đất hấp dẫn bậc nhất với người Việt Nam ở Mỹ.”



Ông Hoàng Duy Hùng, cựu nghị viên thành phố Houston.

Lái xe trên đại lộ Bellaire ngày nay, người ta liên tưởng đến con đường Bolsa sầm uất của Little Saigon ở Quận Cam, miền Nam California, với hàng trăm cửa hàng và các khu thương mại nối liền san sát, mới mẻ, cung cấp mọi thứ hàng hóa, dịch vụ mà người Việt muốn tìm.

Theo lời ông Hoàng Duy Hùng, “Thống kê của thành phố cho thấy, số người gốc Việt ở Houston và vùng phụ cận khoảng 100 ngàn nhưng hiện nay, trên thực tế, đã vào khoảng 200 ngàn.”

Không giống Little Saigon ở Nam California, người Việt Houston sống ở ba khu vực chính, là Tây Bắc, Tây Nam, và Ðông Nam thành phố, một số khác chọn các thành phố nhỏ lân cận, nhưng đông đúc và sầm uất nhất vẫn là khu Tây Nam.

Khoảng 10 năm trở lại đây, người Việt ở nhiều tiểu bang khác, đặc biệt California, ùn ùn đổ về đây vì giá nhà rẻ, vật giá không đắt đỏ và công việc dễ tìm.



Khu thương mại Hồng Kông 4, nơi buôn bán sầm uất nhất của người Việt ở Houston.

Có một thực tế, ông Hùng phân tích, chỉ cần bán một căn nhà ở Nam hay Bắc California, người ta có thể mang số tiền đó sang Houston mua được từ hai đến ba căn nhà. Một căn để ở, các căn kia cho thuê. Vì thế, mỗi khi kinh tế California biến động thì Houston thường là nơi mà người Việt nghĩ đến đầu tiên.

Lời của ông cựu nghị viên thành phố được bà Jean Nga Dung Nguyễn, chủ nhân văn phòng địa ốc Alpha Realtor trên đường Beechnut, khẳng định, “Chưa bao giờ nhà ở Houston bán chạy như hai năm gần đây. Hồi trước, những căn nhà mới, rộng khoảng 2,000 sqf, ba phòng ngủ, hai phòng tắm, có thể mua được với giá khoảng $150 ngàn, nay muốn mua phải vào khoảng $200 ngàn.”



Một khu thương mại trên đường Bellaire, nơi có tiệm của hệ thống bánh mì nổi tiếng Lee’s Sandwiches.

Theo bà Nga Dung, nhà cửa “hot” đến mức mỗi ngày văn phòng của bà phải giải quyết khoảng 20 hồ sơ cả mua lẫn bán mà vẫn không phục vụ nổi nhu cầu của khách.

“Chỉ với tiền lương thu nhập khoảng $40-$50 ngàn/năm, một gia đình 4-5 người có thể mua được căn nhà rộng rãi và sống thoải mái,” bà Nga Dung nói về “tiêu chuẩn” để có thể sống ở thành phố này.

“Nhà rẻ, giá sinh hoạt rẻ, dễ tìm công việc. Ðó là ba yếu tố hấp dẫn, không chỉ đối với người Việt, mà cả với người Mỹ, khi họ tìm đến thành phố này.

Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc Ðiều Hành văn phòng CISS, chuyên về di dân và tị nạn tại khu downtown, cho biết, “Từ năm 2005 đến nay, Houston có thêm 600 ngàn việc làm, với ba điểm mạnh về kinh tế là kỹ nghệ dầu hỏa, y khoa và xây dựng.”

Ngoài ba ngành trên, người Việt đến đây còn làm nhiều ngành nghề khác như đánh cá, mở tiệm ăn, làm móng tay, hớt tóc.

Thế nhưng ngoại trừ những thế mạnh ấy, thời tiết ở đây vốn không chiều lòng người, vì bị coi là “khắc nghiệt.”

Theo ông Hà Ngọc Cư, “Mùa Ðông nhiệt độ xuống âm độ F, nhưng mùa Hè, cái nóng lại hơn 100 độ F.” Người đàn ông tuổi gần 80 này bật cười lớn, “Tôi ở Mỹ gần 40 năm, nhận thấy rằng, ở đâu có công việc thì ở đó có ‘thời tiết’ và cuộc sống tốt nhất, đúng không?”



Con đường Bellaire đang được mở rộng thành sáu làn xe.

Houston, nhất là khu Tây Nam, đang trở nên hấp dẫn khiến nhiều người gốc Việt ùn ùn đổ về, không phải ngày một ngày hai, mà là cả một quá trình kéo dài suốt hơn 30 năm. Ðặc biệt trong 15 năm qua, khi các cơ sở thương mại của người gốc Việt làm một cuộc dịch chuyển lớn từ khu downtown thành phố về khu Tây Nam, mà sầm uất nhất là đại lộ Bellaire.

Downtown “một thời cực thịnh”

Ngay sau biến cố 30 tháng 4, 1975, khi những người Việt đầu tiên di tản đến Mỹ thì đã có người đặt chân đến Houston.

Ông Hà Ngọc Cư, người có mặt tại Houston vào thời điểm này, nhớ lại, “Những năm đầu, từ 1975 đến 1982, người Việt còn thưa thớt lắm. Cả khu downtown chỉ duy nhất có một tiệm bán… nước mắm, ngay cả một quả ớt, loại mà người Việt thích ăn cũng quý… như vàng.”



Tiệm chăm sóc da hiếm hoi của người Việt còn sót lại trong khu downtown Houston.

Nhưng mà phải đến sau 1982 thì khu vực này mới bắt đầu trở thành nơi tập trung các cơ sở thương mại gốc Việt. Khi ấy, cả thành phố có đâu chừng 10 ngàn người.

Bồi hồi nhớ về quá khứ, người đàn ông có gần 40 năm gắn bó với mảnh đất này cho hay, “Thời cực thịnh và sầm uất nhất của khu vực downtown là những năm đầu 1990. Khi đó chỉ trên con đường Milam không thôi đã có 20 cơ sở thương mại Việt Nam, gồm bốn nhà hàng, sáu văn phòng bác sĩ, nhiều văn phòng bán bảo hiểm, tiệm vàng và một ngôi chợ nhỏ.”

“Hoạt động thương mại của người Việt Nam và người Mỹ hòa quyện với nhau và có cảm giác là chúng ta đã hòa nhập hẳn vào dòng chính.”

Người Việt hàng ngày hàng tuần tụ tập về đây mua bán, sinh hoạt, nhộn nhịp đến nỗi một số đường nhỏ ở khu vực này được đặt cho những cái tên Việt, như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Ðạo,… như là nơi chỉ dành riêng cho người Việt.

Nhưng, vẫn ông Hà Ngọc Cư, cho đến năm 1995, “tình hình hoàn toàn thay đổi.”

Chủ trương của thành phố Houston khi đó là muốn biến khu vực downtown thành một “night city” (phố đêm) mang tính quốc tế. Giá thuê nhà, văn phòng đột ngột tăng lên quá sức chịu đựng của các chủ tiệm người Việt cộng với việc khu vực này trở nên quá chật chội so với sự đông đúc của cộng đồng Việt Nam. Thế là người ta đi tìm vùng đất mới và khu vực Tây Nam thành phố.

Ngày nay, nếu đến downtown tìm lại dấu tích một thời của người Việt tại đây, cả khu vực chỉ còn lại khoảng 10 cơ sở thương mại và dịch vụ của người Việt, mà đáng kể nhất là tiệm phở mang tên Sài Gòn.

Ông Trần Phượng, chủ nhân phở Sài Gòn, người gốc Bình Ðịnh và vượt biên đến Mỹ năm 1983, nhớ lại, “Khi đó người Việt mình ùn ùn đổ về khu Tây Nam, nhưng tôi chọn ở lại. Bởi phở là món ăn khá phổ biến với người Mỹ, và tiệm của mình đang ổn định thì cố giữ, dù giá cho thuê cơ sở đắt hơn trước rất nhiều.”



Ông Trần Phượng, chủ nhân phở Sài Gòn.

“Tiệm sạch sẽ, phẩm chất ngon, và giá phải chăng là bí quyết thành công của Phở Sài Gòn.”


“Cho đến nay, sau gần 20 năm, tôi thấy quyết định ở lại downtown là đúng. Hồi đó, mỗi ngày phục vụ chừng 200 đến 300 khách, hiện nay con số ấy đã là 600, doanh thu mỗi tháng từ $90-$110 ngàn, nuôi được 14 nhân viên.”

Bellaire, vùng đất mới trù phú

Nhưng ông Trần Phương chỉ là người hiếm hoi ở lại, hầu hết chủ nhân gốc Việt đều chọn Bellaire “thẳng tiến” đến vùng đất mới với khẩu hiệu “Location, Location, Location.”

“Người Việt Nam mình tiến đến đâu, tụ tập và sống quây quần lại với nhau, thì chúng tôi đến đó.” Bà Văn Bạch Lan, chủ nhân nhà sách Phương My, lớn bậc nhất Houston, nằm trong khu thương mại Hong Kong 4, giải thích về lý do chuyển cơ sở kinh doanh từ downtown về Bellaire.



Một văn phòng nha sĩ của người Việt trên đường Bellaire, Tây Nam Houston.

“Khi người Việt mình mua đất và xây dựng khu thương mại Hong Kong 4 lớn như cái sân vận động thì chúng tôi nghĩ rằng, thế nào khu vực này cũng sẽ sầm uất.”

Ðúng theo dự đoán, Hong Kong 4 nhanh chóng trở thành khu thương mại lớn nhất của người Việt Nam tọa lạc trên đường Bellaire, con đường chính của khu Tây Nam. Người Việt ở đây hay gọi cả khu Tây Nam này bằng cái tên quen thuộc là “khu Bellaire” mỗi khi có các sinh hoạt văn hóa, chính trị, lễ Tết.

Theo lời bà Văn Bạch Lan, 20 năm qua, cộng đồng gốc Việt ở đây lớn mạnh rất nhanh, người dân khá giả hơn nhờ giá nhà rẻ, vật giá tiêu dùng không đắt, vì thế “người dân mình có đời sống tinh thần mà sách báo, băng đĩa nhạc, phim ảnh,… là nhu cầu tinh thần không thể thiếu.”

Nếu nói về đời sống tinh thần và văn hóa, chỉ riêng về truyền thông của người Việt thôi, Houston cũng quá đa dạng và phong phú với gần 10 chương trình truyền hình, vài chương trình phát thanh và cả chục tờ báo tuần.

“Quá nhanh, và ngoài sức tưởng tượng.” Ðó là mô tả của cô Amada Phương Nguyễn, chủ văn phòng A&N Insurance, chuyên về bảo hiểm và kế toán, về sự phát triển của “khu Bellaire” trong 15 năm qua.

Theo lời Amanda, người Việt từ nhiều nơi, mua nhà cửa, mua đất xây cơ sở thương mại. “Con đường Bellaire 15 năm trước còn vắng vẻ lắm, nhưng giờ đây gần như chật hết rồi.” Hồi xưa, các cơ sở dịch vụ nhiều nhưng dân ít. “Bây giờ dân nhiều lên và các cơ sở dịch vụ cũng nhiều lên.”



Khu thương mại Saigon Houston, được xây dựng cách đây chín năm.

Nhận xét của Amanada Phương Nguyễn tương tự ông Hà Ngọc Cư, “Cả khu Tây Nam, ngoài khu thương mại Hong Kong 4, có gần 10 cái chợ Việt Nam, mà mỗi chợ phục vụ khách hàng bằng những nét rất riêng rất khác nhau, tha hồ cho người Việt chọn lựa.”

“California có là Houston có”

Ðó là câu nói quen thuộc của nhiều người Việt ở Houston khi so sánh thành phố này với Little Saigon ở Nam California và San Jose miền Bắc California.

Cô Amada Phương Nguyễn nói vui, “Mình là phụ nữ mà, hồi xưa thấy Cali có đồ ăn gì mình cũng thèm, muốn ăn phải bay qua tận bên đó. Giờ ở đây cái gì cũng có, từ khô bò, chè, bánh mì, cơm tấm,… Houston giờ cũng nhộn nhịp không thua gì Cali rồi nhé.”

Theo Amanda, như thế để biết rằng, người Việt từ California chuyển qua đây sống rất nhiều và mang theo cả những dịch vụ, nhà hàng, món ăn từ “bển” qua.

Bánh mì Lee’s Sandwiches, Phở Gà Ða Kao, Giò Chả Nguyên Hương, Cơm Tấm Thuận Kiều, đến nhiều cái tên, bảng hiệu quen thuộc của California mà người ta có thể thấy trên phố Bellaire và nhiều con đường khác ở khu vực này.



Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc điều hành văn phòng CISS.

“Houston không thiếu những người Việt là triệu phú. Nhưng thành quả nổi bật nhất là 20% trong số sinh viên gốc Việt tốt nghiệp đại học là theo ngành y khoa và dược khoa.”


Các tiệm cung cấp thiết bị cho các ngành nail, tóc, gởi hàng hóa, về Việt Nam, cũng y chang như ở California.

Không có con số chính xác, nhưng theo Amanda, khách hàng mua bảo hiểm, khai thuế ở văn phòng của cô rất nhiều người từ California.

Còn theo bà Nga Dung Nguyễn, người Việt từ California về càng đông, thì cơ sở thương mại mọc lên càng nhiều, và tác động của người Việt từ California sang Houston là “điều có thật.”



Bà Jane Nga Dung Nguyễn, chủ văn phòng địa ốc Alpha Reators.

“Tôi từng ở California, tất nhiên đó là nơi lý tưởng, nhưng nay thì Houston cũng chẳng kém cạnh gì, ngoài yếu tố thời tiết.”


Nói như bà Văn Bạch Lan, chủ nhân nhà sách Phương My, phần lớn nguồn cung cấp các sản phẩm băng đĩa, sách báo đều từ California sang, “Chúng tôi phụ thuộc vào nguồn hàng từ California rất nhiều.”



Bà Văn Bạch Lan, chủ nhân nhà sách Phương My.


“Thật không ngờ khu Bellaire phát triển nhanh như vậy. Ði vào Bellaire người ta sẽ nghĩ đi lạc vào Việt Nam, y chang như đi vào Little Saigon ở California.”


“Ðất lành chim đậu”

Không chỉ thương mại, mà cả lãnh vực những người có chuyên môn cao như bác sĩ, luật sư, kỹ sư, cũng từ California sang hành nghề và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Bác Sĩ Phan Gia Quang, hiện có phòng mạch tại Sugar Land, thành phố kế cận Houston, là một trong số này.

Tốt nghiệp y khoa năm 1992, sau đó học nội trú chuyên ngành tiêu hóa và gan thêm sáu năm, Bác Sĩ Phan Gia Quang hành nghề ở Quận Cam, California thêm 5 năm nữa rồi chuyển sang Houston.

“Như bao nhiêu người khác, tôi đến Houston để thực hiện giấc mơ của mình: Mở một phòng mạch riêng, chủ động về thời gian để chăm sóc gia đình và con cái. Người Việt đông hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng gia tăng, mà đây được coi là vùng đất ‘mới’ nên cũng dễ cho mình thăng tiến.” Bác Sĩ Phan Gia Quang bày tỏ về quyết định của mình cách đây 11 năm.

“Tôi thích ăn đồ ăn Việt Nam, mà ở đây thì quá nhiều, nên nơi nào sống với người Việt thì đó là nơi tôi thích nhất.”

Ðiều mà Bác Sĩ Phan Gia Quang hài lòng nhất sau hơn 10 năm ở Houston là “con người ở đây hiền hòa và rất tốt bụng.” Có lẽ vì thế mà ông “rủ rê” và tụ tập các đồng nghiệp gốc Việt lập nên Hội Y Khoa Việt Mỹ Houston, nơi sinh hoạt của khoảng 60-70 bác sĩ, ngoài lĩnh vực chuyên môn, còn làm nhiều công tác xã hội và cộng đồng.



Bác Sĩ Phan Gia Quang.

“Houston đang rất cần bác sĩ gia đình, chuyên khoa về nội tiết và truyền nhiễm.”


Người Việt ở Houston hiền hòa, tốt bụng được cựu Nghị Viên Hoàng Duy Hùng làm cho rõ nét hơn: “Cuộc sống người Việt ở đây thoải mái hơn các nơi khác về mưu sinh. Bằng chứng là các chương trình gây quỹ cho chùa, nhà thờ, các tổ chức từ thiện, văn hóa, con số quyên được luôn xấp xỉ hoặc hơn $100 ngàn là chuyện bình thường.”

Rõ nét hơn, như lời Hòa Thượng Thích Huyền Việt, phó chủ tịch Văn Phòng 2 Viện Hóa Ðạo, GHPGVNTN, trụ trì chùa Liên Hoa: “Người Việt ở Houston rất giàu lòng từ bi và nhân hậu, ý thức xây dựng cộng đồng rất cao.”



Hòa Thượng Thích Huyền Việt, trụ trì chùa Liên Hoa, tọa lạc tại khu Tây Nam Houston.

“Người Việt ở Houston rất giàu lòng tư bi và nhân hậu, ý thức xây dựng cộng đồng rất cao.”


“Có cả chục ngôi chùa, nhà thờ, cơ sở tôn giáo của người Việt ở thành phố này đều do đồng bào mình đóng góp, và chùa Liên Hoa của chúng tôi đang xây dựng cũng là nhờ lòng hảo tâm của đồng hương Phật tử góp tay cùng làm.”

“Houston mà miền đất lành!” Hòa Thượng Huyền Việt kết luận sau câu chuyện rất dài về công cuộc xây dựng chùa Liên Hoa, cũng như sự phát triển của Phật Giáo tại đây trong gần 40 năm.

Mà “đất lành” thì chắc chắn là hàng trăm ngàn “cánh chim” di cư như người Việt Nam rời quê hương đã và đang tìm đến thành phố này.

‘400.000 đôla từ người xa lạ’

‘400.000 đôla từ người xa lạ’

Ông Alan Barnes, sống ở miền bắc nước Anh, chỉ cao 137cm

Người hảo tâm đã cam kết góp 400.000 đôla chỉ trong vòng bốn ngày để giúp một người già tàn tật bị kẻ xấu tấn công.

Ông Alan Barnes, sống ở miền bắc nước Anh, chỉ cao 137cm. Năm nay 67 tuổi, ông bị lùn và khiếm thị do mẹ ông mắc bệnh sởi trong thời gian mang thai.

Một tuần trước, trong lúc ra ngoài đổ rác, ông bị một thanh niên tấn công, tìm cách cướp của.

Kết quả ông bị gãy xương cổ và không còn dám về nhà.

Khi nhân viên làm đẹp Katie Cutler nghe chuyện, cô đã lập trang web kêu gọi giúp đỡ ông Barnes.

Trong vòng bốn ngày, hơn 20.000 người đã cam kết góp tiền, với tổng số lên đến 400.000 đôla.

Số tiền nay đủ để mua một căn nhà mới cho ông Barnes.

Việt kiều biểu tình chống kết nghĩa với Cần Thơ

Việt kiều biểu tình chống kết nghĩa với Cần Thơ

Những người biểu tình cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hàng trăm người gốc Việt biểu tình ở thành phố Riverside, bang California, Hoa Kỳ, hôm thứ Năm 29/1 để phản đối kế hoạch kết nghĩa với thành phố Cần Thơ của Việt Nam.

Những người biểu tình cáo buộc chính quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền.

Báo chí địa phương cho hay những người này được đưa bằng xe bus tới Riverside từ Quận Cam gần đó.

Họ đã tập trung bên ngoài tòa thị chính thành phố Riverside, kêu lớn chữ ‘Tự do’ và vẫy cờ Mỹ cùng cờ Việt Nam Cộng hòa.

Hồi tháng Ba năm ngoái, Tòa thị chính Riverside đã thông qua kế hoạch kết nghĩa với thành phố Cần Thơ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thế nhưng cho tới tận đầu năm nay, quan chức Cần Thơ mới bay sang California để hoàn tất kế hoạch này, dẫn đến biểu tình.

Kết nghĩa

Cần Thơ là thành phố kết nghĩa thứ chín của Riverside.

Việc kết nghĩa có thể giúp hai bên phát triển quan hệ về văn hóa, giáo dục và kinh doanh thương mại.

Tuy nhiên, theo những người biểu tình, cần gây áp lực để nhà nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền trước khi có quan hệ về các mặt khác.

Trước đây, kế hoạch kết nghĩa giữa hai thành phố Irvine và Nha Trang đã bị dừng lại vì áp lực của người Việt ở Hoa Kỳ.

Hiện còn chưa rõ cuộc biểu tình hôm 29/1 sẽ ảnh hưởng thế nào tới kế hoạch kết nghĩa của Riverside.

Trong một thông cáo mới ra, tòa thị chính thành phố nói họ “tôn trọng mọi quan điểm và ai cũng có quyền nói lên chính kiến của mình”.

Tuy nhiên thông cáo cũng nói việc kết nghĩa sẽ giúp thúc đẩy quna hệ giữa người với người “về những chủ đề các bên cùng có lợi”.

Người Little Saigon nói về phim “Những ngày cuối cùng ở VN”

Người Little Saigon nói về phim “Những ngày cuối cùng ở VN”

Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2015-01-31

ngoclan01312015.mp3

IMG_8325-622.jpg

Ông Lê Tất Giao, cựu sĩ quan quân đội VNCH, nêu cảm nghĩ sau khi xem phim Last Days in Vietnam.

RFA PHOTO/Ngọc Lan

Your browser does not support the audio element.

Cuối tuần qua, bộ phim tài liệu Last Days in Vietnam – Những ngày cuối cùng ở Việt Nam của nữ đạo diễn Rory Kennedy đã được trình chiếu miễn phí tại tòa soạn nhật báo Người Việt ở miền Nam California. Đây là cuốn phim đang được đề cử tranh giải Oscar 2015 cho thể loại phim tài liệu.

Tiếng thở dài và những giọt nước mắt

Đông đảo đồng hương gốc Việt sống quanh vùng Little Saigon và cả những người ở các thành phố khá xa đã đến xem cuốn phim này trong tâm tình vừa muốn tìm hiểu về một thời điểm đặc biệt khốc liệt của lịch sử Việt Nam vừa muốn chứng kiến sự thật mà phim nói đến là như thế nào.

” Xem cuốn phim này tôi rất buồn nhiều khi tôi muốn đứng lên đi về sớm, không muốn xem nhưng mà tôi cố ở lại để xem cho hết cuốn phim. Tôi buồn cho cảnh tang thương của xứ sở nhưng mà tôi rất kính phục ông đại sứ Martin.
-Ông Lê Tất Giao “

Nhiều tiếng thở dài, nhiều giọt nước mắt rơi xuống và cả những tiếng nấc bật lên trong khoảng thời gian Những Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam hiện lên màn ảnh.

Mời quý thính giả nghe tâm tình của ông Hùng Vũ, một cư dân ở San Gabriel Valley thuộc Los Angeles County:

“Tôi rất cảm động sau khi xem phim. Tôi là một trong những người may mắn được được di tản sang Mỹ năm 1975 bằng không vận C141 của Hoa Kỳ. Tôi rất may mắn hơn nhiều người. Nhưng kinh nghiệm của tôi sau 40 năm ở Mỹ, thành công tất cả mọi thứ, có một điều tôi nhận thấy là tôi đã mất tình quê hương. Và tôi không hề có hạnh phúc. Và tôi không thể thấy được tình đồng hương của những người ở bên Mỹ, ngay cả trong gia đình tôi, tôi cũng thấy nó biến đổi rất nhiều. Tôi chỉ mong tất cả những người may mắn sang Mỹ hiểu rằng lý do chúng ta được sang đây là bởi vì chúng ta là những người tị nạn, chúng ta có bổn phận cứu giúp những người còn lại ở Việt Nam.”

Ông Triết Nguyễn, 70 tuổi, từ tiểu bang Alabama về Little Saigon xem phim cũng không giấu được sự xúc động:

“Xem xong cuốn phim vừa chiếu, quan trọng nhất là tôi không cầm được nước mắt. Cái cảm xúc đầu tiên của tôi là tôi bị mất tất cả. Tôi là người di tản từ miền Trung vào và bài hát mà Trịnh Công Sơn viết “người chết hai lần, thịt da nát tan.” Điều đó là điều tôi thấy rất rõ ràng. Mẹ chết, mẹ ngồi dựa vào gốc cây, con xé áo quấn trên đầu lạy 3 lạy rồi ra đi. Những điều đó tôi đã trải qua. Ngày hôm nay xem lại cuốn phim tôi thấy ông đại sứ Martin quả là một người nhân bản. Tôi xin cám ơn ông hết lời.”

IMG_8342-400.jpg

Bà Ngân Nguyễn, cư dân Little Saigon, một trong những người lên chiếc trực thăng cuối cùng để di tản khỏi Sài Gòn từ tòa nhà DAO. RFA PHOTO/Ngọc Lan.

Cô Nhã Lan, một kỹ sư đang làm việc tại hãng Boeing, bày tỏ cảm nghĩ:

“Nó chỉ là một phim tài liệu nhưng thực sự phim tài liệu này đã giúp cho rất nhiều người, ngay cả chính Nhã Lan. Vì ngày 30 tháng 4, Nhã Lan còn ở tuổi thiếu niên nên cũng không rõ lý do tại sao mà miền Nam của mình mất trong tay của miền Bắc. Thực sự một tiếng rưỡi phim này, là phim tài liệu nó không có sự hư cấu, qua một tiếng rưỡi phim này chúng ta thấy chúng ta mất miền Nam nhưng từ xưa đến giờ, chính Nhã Lan cũng có câu hỏi tại sao Hoa Kỳ lại bỏ rơi miền Nam Việt Nam và một tiếng rưỡi phim này đã trả lời phần nào tại sao.”

Là một trong những người có mặt trên chuyến trực thăng cuối cùng rời khỏi Sài Gòn từ tòa nhà DAO, bà Ngân Nguyễn, khán giả xem đang sống tại thành phố Garden Grove nhớ lại:

“Khi chúng tôi lên chiếc trực thăng cuối cùng ở tòa nhà DAO thì chúng tôi cứ tưởng nó bay thẳng ra ngoài mẫu hạm, nhưng không, nó vào Tân Sơn Nhất, từ đó họ mới đổi lên chiếc trực thăng lớn hơn để chở người ra ngoài chiếc mẫu hạm Midway. Đêm 29 pháo kích đã làm tan nát phi trường rồi. Khi chúng tôi lên được được chiếc mẫu hạm Midway thì cũng đã gần sáng và mới thấy những chiếc trực thăng của phi công Việt Nam mình đáp trên những chiếc mẫu hạm đó. Và chiếc nào đáp xong thì họ cứ xô xuống biển, y như quý vị thấy trong phim.

Sáng hôm sau chúng tôi được đưa ra ngoài khơi quốc tế để lên những chiếc tàu hàng dân sự của Hoa Kỳ, chuyển hết từ 3.000 đến 5.000 người Việt Nam mình từ chiếc Midway ra hết bên ngoài. Rồi từ đó chúng tôi đi 11 ngày cho tới Guam.

Điều đầu tiên tôi muốn nói là cảm ơn Tổng Thống Ford đã ra lệnh cuộc di tản này. Tôi xin được cám ơn cả ông đại sứ Graham Martin. Cám ơn nhân dân Mỹ. Cám ơn nước Mỹ đã cưu mang chúng ta.”

Xin mượn lời của ông Lê Tất Giao, 78 tuổi, cư dân Garden Grove, từng là cựu Đại Úy Y sĩ làm việc ở Tổng Y viện Duy Tân Đà Nẵng trước 1975, thay cho lời kết:

“Xem cuốn phim này tôi rất buồn nhiều khi tôi muốn đứng lên đi về sớm, không muốn xem nhưng mà tôi cố ở lại để xem cho hết cuốn phim. Tôi buồn cho cảnh tang thương của xứ sở nhưng mà tôi rất kính phục ông đại sứ Martin, người Mỹ đã có tấm lòng đại lượng, nhân ái, đã cứu giúp những người Việt Nam muốn trốn khỏi cộng sản trong giờ phút cuối cùng với sức ông có thể làm được. Tôi kính phục ông lắm. Và chứng tỏ tinh thần người Mỹ dù sao cũng có những người tốt để cứu những người muốn thoát khỏi nạn cộng sản để đi tìm tự do.”

Cướp máy bay quân sự để vượt biên

Cướp máy bay quân sự để vượt biên

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-01-26

RFA

01262015-40nam-hoaai.mp3

photo-600-2.jpg

Ông Trương Văn Ẩm chụp tại Hoa Kỳ ngày 26/1/2015

Hình do ông Trương Văn Ẩm gửi RFA

Your browser does not support the audio element.

Vào ngày 24/11/1979,  một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoán hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:

“Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.

Ông Trương Văn Ẩm, một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975 bắt đầu câu chuyện kể của mình qua câu hỏi của Hòa Ái rằng động cơ nào khiến ông đi đến quyết định trở thành một tên không tặc đối với chính phủ VN lúc bấy giờ.

Tuy cuộc sống của ông và gia đình không còn được sung túc như thời VNCH nhưng vẫn tốt sau khi Sài Gòn đổi tên thành TP. HCM. Ông Ẩm không hề manh nha nghĩ đến một cuộc ra đi nào sau khi cả gia đình quyết định ở lại VN. Thế nhưng, một chuyến công tác ra Hà Nội đầu tiên và cũng là cuối cùng đã tác động ít nhiều đến cuộc không tặc định mệnh trong cuộc đời ông:

“Đùng một cái vào ngày mùng 2 tháng 9, lễ Quốc khánh năm 1979, tối đang ở nhà coi ti vi với bà con lối xóm thì ông thủ trưởng lái xe jeep ra, đi với mấy người lính, nói  với tôi rằng anh có lệnh phải đi công tác Hà Nội. Từ hồi mất nước khi tôi ở lại dù có yêu cầu đi Hà Nội mấy lần nhưng tôi không muốn đi. Không biết tại sao động lực nào xui khiến lần này tôi đi liền. Nhiệm vụ của tôi, thứ nhất là tôi phải coi một chiếc máy bay C30 bị hư lâu rồi mà không sửa được. Nhiệm vụ thứ hai là tôi phải vào Cục Kỹ thuật Không quân, thuộc Bộ Tư lệnh Không quân để thuyết trình những hoạt động máy bay của Mỹ trong này cho mấy ông lớn ngoài đó nghe. Tôi ra Hà Nội, tôi coi thì chiếc máy bay không bị hư hỏng nặng, chỉ bị hư nhẹ thôi nhưng vì mấy người không có kinh nghiệm. Tôi lên coi máy, tôi hỏi rồi tôi chỉ anh em làm có nửa tiếng đồng hồ xong”.

Cậu tôi nói là tôi phải đi, không được ở lại. ‘Bởi vì mày ở lại mai mốt cũng về cuốc đất. Nó chỉ sử dụng mày một thời gian thôi đến khi nào nó biết hết’
– Ông Trương Văn Ẩm

Nhiệm vụ thứ nhất đã hoàn thành nhanh chóng và đến giờ vào Cục Kỹ thuật để thuyết trình. Thế nhưng bức tranh về xã hội miền Bắc dưới chế độ Cộng sản lần lần được hiện ra rõ nét trong tâm tưởng ông Trương Văn Ẩm. Bắt đầu từ giây phút ông bị anh lính gác cổng không cho vào thuyết trình vì cách ăn mặc miền Nam không đúng theo tiêu chuẩn quy định cho đến Thượng úy trực ban cũng không thể can thiệp cho vào để ông làm tròn nhiệm vụ thứ 2 được giao. Vì nguyên nhân này mà ông Ẩm có thời gian tham quan Hà Nội, được tận mắt thấy cảnh đời sống thường nhật của người dân Hà thành, kể cả những trí thức trở về từ các nước Đông Âu.

Do thời tiết bị bão, không có máy bay về lại miền Nam, ông Trương Văn Ẩm quyết định về thăm cố hương Thái Bình, nơi ông di cư từ hồi 8, 9 tuổi. Họ hàng gần xa đều đến đông đủ tay bắt mặt mừng. Trong thời gian 3 ngày thăm viếng, lời khuyên ngắn gọn của người cậu ruột ám ảnh ông Trương Văn Ẩm:

“Cậu tôi nói là tôi phải đi, không được ở lại. ‘Bởi vì mày ở lại mai mốt cũng về cuốc đất. Nó chỉ sử dụng mày một thời gian thôi đến khi nào nó biết hết’”.

Rồi buổi gặp mặt tình cờ với phi công Tiêu Khánh Nha đã khiến ông Trương Văn Ẩm đi đến quyết định cho một chuyến vượt biên bằng máy bay quân sự sau khi nghe chia sẻ của Thượng úy “chế độ mới” này:

“Ông nói cái vụ chiến tranh biên giới năm 1978, tôi mang họ Tiêu, nó nói tôi gốc Tàu mà tôi có biết ông cố nội tôi có phải Tàu không. Nhưng bây giờ nó muốn hất tôi ra khỏi sân bay, không cho tôi được phép đi tới gần máy bay, chờ nó cho về vườn thôi”.

Kế hoạch cho một cuộc vượt thoát bằng cách cướp chiếc máy bay quân sự C130 đang được ông Ẩm phụ trách sửa chữa ở sân bay Tân Sơn Nhất được lập ra chớp nhoáng. Mọi dự trù về xăng nhớt, an ninh, phòng không đều được bàn tính chi ly chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày.

“Nếu đi đúng giờ giấc thì mình cất cánh rồi thì F5 Biên Hòa chưa cất cánh. Lý do khi nghe báo động dưới này thì phải gọi lên phòng tác chiến trên đó. Phòng tác chiến phải kiểm tra tới, kiểm tra lui. Đúng thì mới ra lệnh xuống Phòng hành quân và Phòng hành quân mới ra lệnh cho phi công ra máy bay thì mất khoảng 10 đến 15 phút. Thời gian nói chuyện với nhau cũng mất 5,10 phút rồi. Khoảng 25 đến 30 phút máy bay mới cất cánh được mà mình cất cánh 15 phút thì đã mất tiêu rồi”.

Kế hoạch bị trì hoãn, thay vì xuất phát vào giờ G ngày thứ Tư thì mãi đến giờ cơm trưa ngày thứ Bảy, nhóm người trong tổ nhân viên kỹ thuật hàng không của ông Ẩm và 1 bộ đội canh gác máy bay trên mặt đất bị khống chế bắt đầu giây phút trở thành không tặc:

“Khoảng 11 giờ bắt đầu tôi cho anh em quay máy. Khi vừa quay máy được chút xíu, khoảng 5 phút thì có 2 anh bộ đội kéo một chiếc máy bay loại C119 đi ngang ‘taxi way’(đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay), dừng lại ngay giữa đường, đứng đó là mình không bay ra vô được nữa. Chiếc máy bay đó lớn lắm”.

3sBddVM6-400.jpg

Chiếc máy bay C130, ảnh minh họa

Theo kế hoạch, vợ chồng và 2 đứa con nhỏ của phi công Tiêu Khánh Nha sẽ xé hàng rào chạy vào sau khi nghe tiếng 4 động cơ chiếc C130 được khởi động. Nếu trục trặc xảy ra thì các động cơ sẽ bị tắt. Đây là tín hiệu cho gia đình phi công này không được di chuyển tiếp cận máy bay. Do bị chiếc C119 chắn ngang, 4 động cơ bị tắt trong khi ông Ẩm đang cố gắng tìm cách giải quyết thì phi công Tiêu Khánh Nha không làm theo kế hoạch:

“Ông Nha nóng ruột, chung hàng rào chạy vô. Ông cứ hỏi, tôi nói anh cứ đi ra đi, ăn cơm xong rồi liên lạc sau. Anh đi ra khỏi đây đi. An ninh, Bảo vệ mà thấy anh với tôi nói chuyện là phiền phức”.

Sau đó không lâu, mọi việc suông sẻ:

“Tôi sắp xếp xong đàng hoàng thì quay máy khoảng 5 phút sau, nhìn ra phía hàng rào vẫn không thấy gia đình ông Nha đâu hết”.

Trong giây phút căng thẳng không thấy gia đình phi công Tiêu Khánh Nha xuất hiện thì 1 bộ đội chạy đến khiến mọi người chết đứng. Hóa ra là người trong gia đình phi công Nha “ăn theo”, mặc đồ lính, xé rào chạy về hướng máy bay. Cuối cùng 13 người có mặt trong phi hành đoàn bất đắc dĩ và chiếc C130 bắt đầu lăn bánh sau 2 giờ chiều ngày 24/11/1979.

“Vừa lái thẳng chiếc máy bay tới ngang Ga Hàng không Việt Nam, chỗ Đài kiểm soát là tống ga cất cánh lên liền quẹo về hướng Cát Lái. Lúc đầu định đi qua Biên Hòa rồi đi thẳng ra Vũng Tàu nhưng phút chót lại đổi ý. Khi cất cánh lên được rồi thì bay về hướng Thủ Thiêm. Bay khoảng 10 phút là chúng tôi thấy biển đến Vũng Tàu là bắt đầu lên cao. Anh em mừng ôm nhau khóc. Chúng tôi khóc trong máy bay vậy đó”.

Dường như kế hoạch được trót lọt, không gặp trở ngại nào từ lực lượng phòng không VN. Thế nhưng, thời tiết buổi chiều ngày thứ Bảy định mệnh là một thách thức cho nhóm không tặc bao gồm 2 trẻ em:

“La bàn thì không có, bị hư. Bản đồ không có. Chúng tôi theo cách hồi xưa được học địa lý, ra bờ biển Vũng Tàu thì theo bờ biển đi thôi. Trời xấu quá, tối và mưa nên phải bay lên cao. Bay lên cao khoảng 5,7, 10 phút lại xuống. Xuống lần thứ 4 thì chúng tôi thấy cái mỏm của Malaysia. Qua Malaysia thì sẽ đến Singapore. Chúng tôi học địa lý, chúng tôi biết. Bay khoảng 10 phút thì lên lại. Xuống trở lại thì thấy cảng của Singapore đèn đuốc sáng. Chúng tôi nói đúng Singapore phía trước rồi”.

Bay khoảng 10 phút là chúng tôi thấy biển đến Vũng Tàu là bắt đầu lên cao. Anh em mừng ôm nhau khóc. Chúng tôi khóc trong máy bay vậy đó.
– Ông Trương Văn Ẩm

Cất cánh được êm xuôi. Thế hạ cánh thì thế nào:

“Chúng tôi bật liên lạc. Chúng tôi không có tần số nên liên lạc không được. Không có ai trả lời hết thành ra chúng tôi phải đáp bằng tín hiệu gọi là MCC quốc tế. Chúng tôi lắc cánh 3 lần. Bật đèn xanh chớp rồi lắc cánh 3 lần. Khi lắc cánh 3 lần thì chúng tôi nhìn thấy Đài Kiểm soát của sân bay Singapore chớp đèn đỏ. Như vậy đã nhận được tín hiệu của mình nhưng đèn đỏ là không được đáp”.

Và chiếc C130 đáp xuống sân bay Singapore một cách an toàn. Mọi người được yêu cầu chờ trên máy bay, được cung cấp thức ăn và được chở đi vệ sinh. Sau vài giờ đồng hồ, cảnh sát Singapore nói rằng sẽ cho máy bay dẫn đường bay qua Philippines. Đoàn người nhất quyết không đồng ý và khẩn thiết xin được gặp nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Singapore.

Nhóm 13 người được giữ lại Singapore. Ngày Chủ Nhật hôm sau được làm việc với cảnh sát của đảo quốc Sư Tử. 2 ngày kế tiếp được gặp nhân viên Hoa Kỳ:

“Trong ngày khai báo thứ Hai và thứ Ba, có một ông Mỹ là Đại úy. Ông nói thẳng ông là CIA. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam như người Việt Nam vậy. Ông nói chào mừng chúng tôi. Ông nói rằng ‘mấy anh đi làm náo loạn không những Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, mà náo loạn cả nước Mỹ và thế giới. Chúng tôi nhận các anh nhưng chúng tôi không tin tưởng bởi chúng tôi còn đặt nghi vấn có chuyện sắp xếp của Việt Cộng cho các anh đi. Thành ra tôi đang ở Đức nhưng được lệnh về gấp gặp các anh”.

Kết quả là cả 13 người được quy chế tị nạn chính trị và sẽ được định cư ở Hoa Kỳ. Trả lời câu hỏi “mọi người mong muốn điều gì sau khi nhận được kết quả này”, ông Trương Văn Ẩm ước ao được đặt chân đến Mỹ trước ngày Noel sắp đến. Điều mong ước tưởng chừng không tưởng ấy được đáp ứng. Trong khi mọi người hài lòng với món quà một bộ đồ và đôi giày ba-ta mới chuẩn bị lên đường qua Mỹ đón Noel chỉ trong vòng 1 tuần thì người bộ đội “con tin” lại xin được quay về VN. Dù mọi người khuyên can thế nào thì anh lính cụ Hồ vẫn không thay đổi quyết định:

“Nó khóc lóc nói ba em già 70 tuổi, nếu cho em về nhìn ba em một cái rồi chết cũng được”.

Như hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do, 12 người này đã trở thành không tặc để đi tìm sự sống trong cái chết. Nhà nước CHXHCNVN mở phiên tòa xét xử khiếm diện, tuyên án tử hình đối với Thượng úy phi công Tiêu Khánh Nha, ông Trương Văn Ẩm và những người còn lại bị tuyên từ 20 đến 35 năm tù giam.

Cuộc đời mới ở Hoa Kỳ của 12 người thoắt đó đã 36 năm với nhiều đổi thay. Sau khi đến Mỹ không lâu, 1 người trong nhóm bị bạo bệnh. Tro cốt của người này được gửi về cho gia đình qua đường bưu điện. Thế nhưng tên họ của người đã khuất mang “tội phản quốc” nên bị gửi trả ngược lại Hoa Kỳ. Trong mấy năm qua, 1 thành viên khác trong nhóm trở về VN lại được chào đón như một Việt kiều yêu nước.

Riêng người chủ mưu cuộc không tặc vô tiền khoán hậu, ông Trương Văn Ẩm vẫn kiên định tư tưởng “Tôi chỉ về khi nào không Cộng sản. Còn Cộng sản thì không bao giờ tôi về”, đồng thời vẫn luôn thăm hỏi tông tích của người bộ đội tên Tạo dù đến nay vẫn chưa có manh mối nào. Trong những phút giây bất chợt nhớ về lần vượt thoát, lẫn trong âm thanh văng vẳng tiếng động cơ và cánh quạt của chiếc C130, còn có tiếng khóc nghẹn ngào đòi trở về VN của anh Tạo. Và ông Ẩm tự hỏi “liệu rằng sau bao vật đổi sao dời, người lính trẻ có còn giữ vững lập trường của mình hay chăng?”.

Free download Tuyển tập ”Hôn Nhân và Gia Đình”

Free download Tuyn tp ”Hôn Nhân và Gia Đình”

Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ

1/25/2015

Tuyển tập “Hôn Nhân và Gia Đình” do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ chủ trương và phát hành nhằm sửa soạn cho các gia đình Công Giáo Việt Nam ý thức và có thể tham gia tích cực Ðại Hội Thế Giới về Gia Ðình lần thứ 8 tại Philadelphia từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 27 tháng 9 năm 2015 với sự có mặt của Ðức Thánh Cha Phanxicô. Ðây là một cơ hội 3 năm 1 lần nhằm quy tụ những nhà thần học và giáo dục Công Giáo từ khắp các Châu để cùng nhau chia sẻ, học hỏi nhằm củng cố vai trò làm cha mẹ trong các gia đình Công Giáo.

Ý thức được tầm quan trọng của vai trò những người làm Cha, Mẹ trong gia đình, và những thách đố họ đang gặp khi giáo dục con cái trong môi trường tục hoá ngày nay, Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã mời Cha Nguyễn Khắc Hy, P.S.S., Giáo sư Ðại chủng viện, soạn một tài liệu để học hỏi và sống Năm Gia Đình cách tích cực và hữu hiệu. Trong những tháng vừa qua Cha giáo Hy đã mời một số linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân hiện đang sống tại Hoa Kỳ với khả năng chuyên môn của các vị cộng tác trong công tác này. Tuyển tập có bảy mục cơ bản: văn hóa, Kinh thánh, thần học tín lý, luân lý, giáo luật, linh đạo Công Giáo, và tâm lý xã hội. Hơn thế cũng bao gồm những bài viết về giá trị đạo đức gia đình theo văn hoá Việt Nam nhằm giúp thế hệ cha mẹ tìm lại giá trị mà mình đã cam kết khi thề hứa sống đời đôi bạn, và giúp con em Việt Nam sinh trưởng ở hải ngoại hiểu thêm về căn tính và giá trị đạo đức mà cha mẹ họ trân quý.

Nay tuyển tập này đã được hoàn thành và Liên Đoàn muốn gửi đến mọi thành phần Dân Chúa như một món quà tinh thần hầu giúp hầu giúp giáo dân hiểu hơn về Hôn Nhân và Gia Đình và làm nhân chứng cho Tin Mừng trong xã hội đang muốn từ chối mọi giáo huấn của Thiên Chúa qua những giải thích của Giáo Hội. Mục đích cũng là giúp sửa soạn chúng ta tham dự và đón mừng Ðại Hội Thế Giới về Gia Ðình lần thứ 8 tại Philadelphia vào tháng 9 năm 2015.

Muốn tải miễn phí (free download) dạng PDF. Xin nhấn vào đây Tuyển tập Hôn Nhân và Gia Đình này.

Muốn có sách in, xin các Cha chính xứ, các Cha quản nhiệm các Giáo xứ và Cộng đoàn và các Hội Đồng Mục Vụ liên lạc và order sách Truyển tập Hôn Nhân và Gia Đình với cha Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn, email: [email protected], để đỡ tốn kém tiền gửi chi phí bưu điện. Sách dầy gần 500 trang chỉ bán với giá vốn là $5.00 đo-la một cuốn.

Trân trọng giới thiệu,

Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ

Tự tử

Tự tử

Nguoi-viet.com

BS. Hồ Ngọc Minh

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com

Hôm lễ Giáng Sinh và Tết Tây, con trai út, đi học đại học ở xa về thăm nhà nhân dịp lễ, đi ăn tối với ba mẹ. Đang ăn, thì có tin nhắn text message qua điện thoại. Cháu liếc nhìn màn hình điện thoại, thoáng ưu tư. Tôi chợt nghĩ, thời buổi “kỹ thuật số”, tạo ra những áp lực không cần thiết cho con người, nhất là cho giới trẻ, thanh niên. Không đợi chúng tôi hỏi, cháu buông điện thoại xuống bàn, vò đầu: “Bạn con, ở trường đại học. Nó mới tự tử.”

Tự tử là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây ra tử vong cho lứa tuổi từ 15 đến 24. Riêng tại nước Mỹ, mỗi năm có khoảng 750 ngàn người muốn và đã trải nghiệm với việc tự tử, trong số đó có khoảng 30 ngàn thực sự chết vì tự kết liễu đời mình. Người tự tử thuộc mọi lứa tuổi và giai cấp xã hội: bần cùng cũng có, triệu phú cũng có, tài tử nổi danh cũng có, lính tráng phục viên cũng có… Không nhất thiết là người lớn tuổi, hay người bị bệnh tật kinh niên, số người trẻ, khoẻ mạnh, tự tử ngày càng nhiều, sớm nhất chỉ dưới 10 tuổi, tuổi “teen” và “tween” (mười mấy tuổi đến độ tuổi 20) cũng nhiều, ngay cả cựu chiến binh chết vì tự tử nhiều hơn là chết trên trận mạc.

Tại sao người ta muốn kết liễu đời mình?

Hầu hết những người muốn tự tử bị trầm cảm, phiền muộn mà hệ quả là những đau đớn, dằn vặt của nội tâm mà họ không thể kham nỗi. Một phần của cội nguồn sự phiền muộn lại là những áp lực do cuộc sống bên ngoài đưa đến. Những người tự tử không phải vì họ yếu đuối hay hèn nhát, nhưng chỉ vì họ không giải quyết được những bức xúc, những giằng co trong tâm thần.

Thật ra không ít người trong chúng ta, một thoáng nào đó trong cuộc đời, cũng đã từng nghĩ đến chuyện tự kết liễu đời mình, nhưng không nhất thiết là tất cả những suy tư nầy biến thành hành động. Chuyện nghĩ đến tự tử không phải là bất bình thường nhưng nếu ý định đó ám ảnh và giằng xé tâm tư thì bạn có vấn đề và cần sự giúp đỡ.

Những dấu hiệu của người muốn tự tử

Hầu hết những người muốn tự tử thường có những dấu hiệu báo trước mà người thân cần để ý mà giúp đỡ họ. Thí dụ, họ sẽ nói, sẽ viết, trên mạng lưới xã hội chẳng hạn về ý định muốn tự tử, hoặc có thể họ tìm kiếm nghiên cứu trên internet về các phương cách để tự kết liễu đời mình. Họ có thể than phiền những câu như, đời là vô nghĩa, đời không đáng sống v.v… Cuối cùng, những người nầy, đương không tự nhiên lại có thái độ rất bình tĩnh, thu xếp công việc rất ngăn nắp cho một chuyến đi xa.

Ngoài việc nói là họ muốn tự tử, những người nầy thường có dấu hiệu đè nặng của chứng phiền muộn trầm cảm như biếng ăn, biếng ngủ, biếng chơi…

Đừng nên khinh thường và bỏ qua khi một người nào nói, tâm sự với bạn là họ muốn tự tử, và cũng đừng thách thức họ là, nói mà không dám làm. Theo thống kê, đa số, người nói muốn tự tử là họ sẽ làm thiệt, không sớm thì muộn. Một số người tự tử có khi chỉ muốn đưa một thông điệp nào đó, nhưng khi hối thì quá trễ, không rút lại kịp. Vi thế biết sớm bạn có thể cứu họ ra khỏi tình huống tuyệt vọng.

Nếu bạn phát hiện, hay một người thân tự thú với bạn là họ có ý định tự tử, bạn nên lắng nghe họ. Đừng cãi cọ, thách thức, hay “lên lớp” giảng bài với họ, mà hãy từ tốn “tâm sự” là bạn hiểu niềm tuyệt vọng của họ và sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì để giúp họ ngoài chuyện… trợ tử. Nếu họ yêu cầu giữ bí mật, thì dĩ nhiên, là không. Bạn cần thông báo với những người khác, với bác sĩ, và nếu cần phải ngay gọi các số như 1-800-SUICIDE (784-2433), hay 9-1-1.

Trong trường hợp chính bạn là người muốn tự tử, bài biết này không nhằm mục đích khuyến khích bạn làm chuyện đó. Hy vọng bạn sẽ hiểu là thúc đẩy muốn kết liễu đời mình là chuyện có thể xảy ra mà bạn không thể cưỡng chế được. Tuy nhiên, nếu bạn nói ra những u uẩn trong lòng, sẽ có người giúp đỡ bạn. Bạn có thể gọi số điện thoại 1-800-273-TALK (8255) nếu bạn thấy có thôi thúc muốn tự tử để có nhân viên y tế giúp đỡ.

“Cô ấy còn trẻ, không chịu nỗi áp lực của việc học”

Con trai tôi cho biết về cô sinh viên vừa treo cổ tự tử trong phòng trọ nội trú ở trường đại học. Cái hình ảnh của tài tử Robin Williams treo cổ lủng lẳng bằng chính sợi dây nịt của mình lại hiện về trong đầu óc của tôi. Gần đây cũng có vài người quen của chúng tôi đã quyết định giã từ bằng phương pháp nầy. Tôi thấy thương cho cô sinh viên trẻ, cho cha mẹ cô ấy. Nói riêng về giới trẻ, nhất là sinh viên học sinh, con số tự vẫn ngày càng tăng vì những áp lực xã hội đưa đến. Có khi chúng ta, bậc làm cha mẹ có thể xem thường hay không để ý đến những áp lực đó, vì cho rằng nó không có thực và có khi “vô duyên”, “vô căn cứ” so với những áp lực mà thế hệ trước đã từng trải nghiệm. Không nên nói với người trẻ những câu như, ngày xưa bố mẹ cực như thế này thế nọ, hay ông bà khổ thế đó thế kia. Mỗi một thế hệ có những áp lực, những khó khăn khác nhau, và đối với những người muốn từ bỏ cuộc sống, những áp lực nầy rất thật. Thí dụ trong trường hợp cô sinh viên nầy, áp lực phải học cho giỏi khi vào được trường đại học có danh tiếng. Cái áp lực nầy có thể không đến nỗi nặng nề cho thế hệ của cha mẹ cô ta.

Vì thế nên hiểu cho con cái và người thân, không nên tạo những áp lực không cần thiết cho chính mình và cho những người chung quanh, là cách giảm thiểu khả năng tai nạn tử vong vì tự tử, là một nguy cơ có thật và kinh hoàng hơn cả bệnh Ebola!

Người khởi xướng phong trào ‘Tôi Không Thích ĐCSVN’ bị bắt, hành hung

Người khởi xướng phong trào ‘Tôi Không Thích ĐCSVN’ bị bắt, hành hung

Nguoi-viet.com


HÀ NỘI 25-1 (NV) –
Lã Việt Dũng, thanh niên phát động phong trào “Tôi Không Thích Đảng Cộng Sản Việt Nam,” bị công an bắt giữ và hành hung vào tối ngày 23 tháng Giêng, 2015.

Lã Việt Dũng, người khởi xướng phong trào “Tôi Không Thích ĐCSVN” bị Công An bắt giữ và hành hung. (Hình:FB Quang Thanh Tran)

Theo tin phổ biến trên Facebook, anh Lã Việt Dũng đã cùng một số người phản đối hành động lấn chiếm đất của hai Công An, ức hiếp một bà cụ già. Thay vì phục thiện, bảo vệ người dân thì công an địa phương đã bắt anh.

Theo sự kể lại trên FB Quang Thanh Tran, vào ngày 23/1/2015, hai công an lấn chiếm đất là Nguyễn Quang Vinh, sĩ quan phòng tổ chức công an Hà Nội; và Lê Ngọc Thái  sĩ quan công an quận Tây Hồ. Cả hai sĩ quan này cùng trú tại số 18 ngõ 34 phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Lợi dụng nhà hàng xóm gia đình chỉ có một bà cụ già  chồng đã mất, các con gái đã đi lấy chồng, gia đình hai sĩ quan công an Hà Nội cố tình lấn chiếm đất bà cụ khiến khu vực dân cư bất bình. Căn cứ vào hồ sơ đất đai, tòa án đã phán quyết việc gia đình hai sĩ quan công an trên đã vi phạm pháp luật, lấn chiếm đất trái phép.

Nhưng hôm thứ Sáu, khi gia đình cụ bà chủ đất cho dọn dẹp phần đất của mình, thì nhà hai sĩ quan công an gọi công an phường đến bắt giữ tất cả những người phản đối việc chiếm đất. Sau đó công an phường thả hết mọi người, nhưng riêng anh Lã Việt Dũng thì bị giữ lại.

Tại đó, Lã Việt Dũng bị hành hung, “đánh vào bụng” và bị giam giữ cho đến khuya mới được thả.

Lã Việt Dũng, 39 tuổi, thành viên của Câu Lạc Bộ “No U” ở Hà Nội, từng nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo và vận động dân chủ hóa Việt Nam. Anh đồng thời cũng là người khởi xướng phong trào “Tôi Không Thích ĐCSVN.”

Trước đó hai ngày, hơn một chục người tới thành phố Thái Bình thăm ông Trần Anh Kim, một tù nhân chính trị mới mãn hạn tù, đều đã bị hành hung dã man. (TN)

Trận bão tuyết thứ nhì kéo đến Ðông Bắc Hoa Kỳ


Trận bão tuyết thứ nhì kéo đến Ðông Bắc Hoa Kỳ

Nguoi-viet.com


NEW YORK, New York (AP)
Một trận bão tuyết lớn, với tình trạng tuyết bay mù mịt gây cản trở trầm trọng cho giao thông, có thể sẽ trút khoảng hơn 30 cm tuyết xuống nhiều nơi ở vùng Ðông Bắc nước Mỹ khi dân chúng nơi đây chuẩn bị cho tuần lễ làm việc, ngay sau một trận bão tuyết khác đưa đến tuyết và mưa tuyết gây lầy lội khắp nơi.



Một người chạy bộ ngang bức tượng Arthur Fiedler tại Esplanade, Boston, 24 Tháng Giêng. (Hình: AP Photo/Michael Dwyer)

Trận bão từ vùng Trung Tây Mỹ kéo tới có thể di chuyển chậm từ Philadelphia lên Massachusetts và Maine, với tuyết bắt đầu rơi từ tối ngày Thứ Bảy sang tới ngày Thứ Hai và trở nên mạnh mẽ hơn vào ngày Thứ Ba, theo Sở Khí Tượng Quốc Gia (NWS).

“Có khả năng là trận bão tuyết này sẽ ảnh hưởng toàn vùng Ðông Bắc Mỹ,” theo chuyên gia khí tượng Patrick Maloit.

Các khu vực quanh vùng phía Ðông của thành phố New York City có thể nhận hơn 30 cm tuyết, nếu trận bão phát triển như dự liệu, ông nói.

Trận bão này, hình thành vào khuya ngày Thứ Bảy quanh vùng Iowa-Minnesota, có thể sẽ tiến tới vùng núi Appalachian ở khu trung tâm rồi sau đó từ từ đi lên các tiểu bang ở vùng Ðông Bắc và tới Maine vào khuya ngày Thứ Ba.

Ông Maloit nói rằng việc tiến chậm của trận bão có thể khiến số lượng tuyết rơi tăng cao và gây ra tình trạng mờ mịt trên các hệ thống giao thông.

Trận bão này diễn ra ngay sau trận bão hôm Thứ Bảy, với tuyết và mưa trộn lẫn, gây lầy lội suốt từ Pennsylvania lên tới New England.

Có nhiều tai nạn xảy ra trên các xa lộ trong khu vực này nhưng không có tai nạn lớn liên hệ nhiều xe cộ.

Ở khu ngoại ô New York, một người đàn ông chạy đuổi con chó của mình khiến cả hai rơi xuống một hồ đóng băng. Lính cứu hỏa được gọi tới Hồ Massaqequa và kéo cả hai lên an toàn. Người đàn ông này được đưa vào bệnh viện điều trị vì thân nhiệt xuống quá thấp. (V.Giang)

TIẾNG AI GỌI MỜI

TIẾNG AI GỌI MỜI

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

Trích EPHATA 638

Trong mấy ngày qua tôi có dịp tiếp xúc với một chuyên viên về gỗ, anh còn rất trẻ nhưng lặn lội trong nghề gỗ “từ trong nôi”. Qua anh tôi học được nhiều điều, những tiến bộ trong công nghệ sấy và tẩm gỗ, tôi lạ lẫm và say mê nghe anh nói, kiến thức tôi có được khi ngồi trên ghế nhà trường từ hơn 40 năm trước về công nghệ gỗ bỗng bị anh bỏ xa tắp tít mù khơi. Tôi như bị choáng ngợp khi được anh mời vào thăm xưởng gỗ của anh, đi mỏi chân và khá mệt vì leo trèo qua các súc gỗ to vạm vỡ đường kính có đến trên dưới 2 mét. Cái lò sấy gỗ to đùng như một công xưởng lớn mà chúng ta chỉ thấy qua các hình ảnh ở các khu công nghiệp nước ngoài.

Anh giới thiệu với tôi về tính năng của một vài loại gỗ, tính cơ lý thể hiện qua độ dai, độ dòn, tính hóa học thể hiện qua khả năng chống mối mọt, tính cấu tạo thể hiện qua độ rỗng của thớ gỗ, và với các công cụ kỹ thuật anh đo độ ẩm trên từng súc gỗ đã sấy, kéo dài qua thời gian… Anh nói về Phượng tím Châu Phi, anh phân biệt Lim Lào, Lim Indonesia, Lim Châu Phi khác nhau thế nào, ảnh hưởng của núi lửa trên các tính năng của gỗ ra sao, tại sao Lim Châu Phi lại tốt hơn Lim Indonesia… Anh tiếp tục nói về các loại gỗ ưu việt từ rừng Amazone, Surinam, những chuyến hàng chuyển về từ những nơi xa lạ.

Ngồi nghe anh nói tôi bị cuốn hút vào một thế giới khoa học kỹ thuật đầy hấp dẫn, những tiếng trống bập bùng vang vang trong các cánh rừng Châu Phi, những cánh rừng Nam Mỹ bạt ngàn gỗ ẩn hiện trong mắt tôi. Những người anh em da đen. da đỏ cao lòng khòng nhảy múa trong trái tim tôi. Từ lâu rồi tôi biết về một con người, một người anh em của chúng tôi dấn thân và phục vụ trong những rừng già âm u ấy. Chân Phúc Phêrô Donders, DCCT.

Chân Phúc Phêrô Donders sinh tại Hà Lan năm 1809. Năm 1841 ngài thụ phong Linh Mục, ngay năm sau, 1842 ngài sang Surinam thuộc Nam Mỹ để thi hành sứ vụ. Từ công việc làm tuyên úy cho người da trắng, cảm thương tình trạng nô lệ của người da đỏ, ngài đứng về phía người bản địa rồi trở thành kẻ thù của chính người đồng hương da trắng. Công cuộc đấu tranh cho người da đỏ bị bóc lột đẩy ngài ngày một xa dần phố thị để đi mãi vào rừng sâu. Mười năm cuối đời ngài sống trong một khu rừng quy tụ những người bản địa bị bệnh phong cùi, ngài yêu thương phục vụ họ và ngài đã qua đời tại đó ngày 14 tháng 1 năm 1887, Batavia là địa danh cuối cùng trong đời ngài.

Phêrô Donders đã không chọn cho mình sự sung sướng, chăn êm nệm ấm, Phêrô Donders đã không tìm cho mình sự an toàn cá nhân và sự thăng tiến phẩm trật, nhưng Tin Mừng đã thôi thúc và đầy Phêrô Donders về phía người bị bóc lột, người bị coi khinh, người bị ruồng rẫy. Hẳn rằng ngài đã bị dằn vặt rất nhiều khi chọn lựa hướng dấn thân này, ngài phải vượt chính cá nhân mình và vượt qua cả những cản ngại của anh em cùng là Giáo Sĩ, vượt qua cả những âu lo, những ngăn cản “vì sự an toàn” của ngài và của anh em khác, vì công cuộc của Giáo Hội, vì sự nghiệp của người da trắng… Chắc hẳn ngài đã băn khoăn rất nhiều khi dã từ những sinh hoạt khá tiện nghi để đi dần vào rừng sâu, lang thang cùng những con người bị bách hại.

Phêrô Donders đã chọn Tin Mừng để dấn thân chứ không chọn công việc để hoạt động, và vì Tin Mừng gắn chặt với người nghèo, người bị bỏ rơi nên Donders không còn con đường nào khác ngoài con đường “theo chân” người bị bỏ rơi người nghèo mà sống. Thật cụ thể thiết thực, không lý thuyết xuông, không hô khẩu hiệu, không nói thuộc lòng những câu văn hoa mỹ để lòe bịp người nghe, ru ngủ người nghe, Donders dấn thân thức sự và chấp nhận thập giá trong cuộc đời mình.

uyến “xuất hành” của Donders vào rừng sâu là chuyến xuất hành theo chân chuyến “xuất hành” của An Phong vào Scala. Nhìn vào lịch sử của Dòng Chúa Cứu Thế, từng chuyến xuất hành về phía người nghèo được lập đi lập lại và tiếp nối nơi từng vị Thánh thích ứng với từng thời kỳ khác nhau, nhưng dù ở bất cứ thời kỳ nào, người nghèo và người bị bỏ rơi hơn cả vẫn luôn là điểm đến của những chuyến xuất hành mang tên An Phong.

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

19.1.2015

Chân dung quyền lực – Hồn ma báo oán?

Chân dung quyền lực – Hồn ma báo oán?

Cục Đất – Còm sĩ lâu năm của trang Ba Sàm

23-01-2015

Chân dung quyền lực (CDQL) là một kênh truyền thông đình đám hiện nay, với đủ các dạng như: blog, facebook, twitter v.v… với chế độ còm men khá thoải mái.

Đến nay, ít nhất nó đã vạch mặt chỉ tên việc tham nhũng của 3 vị lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN, với những cứ liệu hết sức rõ ràng, chi tiết.

Có nhiều phỏng đoán về chủ nhân và mục đích của Chân dung quyền lực:

Phải chăng, đó là sự báo thù của một vị Trưởng ban đang nằm chờ chết do nghi án bị đầu độc bằng phóng xạ.

Phải chăng, đó là sự báo thù của một vị Tổng thanh tra “đã bị lộ”.

Phải chăng, nó là của một vị đầy quyền lực đang đứng đầu bảng tín nhiệm.

Phải chăng, nó là của một nhà chính trị thật sự vì dân, đang tạm thời ẩn danh, chuẩn bị làm cách mạng.

Phải chăng nó là của Trung Nam Hải, CIA…

Phỏng đoán chỉ là phỏng đoán. Nhưng những điều dưới đây là có thật:

– CDQL mang lại cho dân những cứ liệu hết sức rõ ràng về sự thối nát của chế độ. Những suy luận hợp lý về việc độc tài, quyền lực không kiểm soát sẽ dẫn đến tham nhũng khủng khiếp, nay đã có nhiều bằng chứng cụ thể.

– Chủ nhân của CDQL là người rất can đảm, không sợ bị trả thù. Dầu anh ta mạnh đến đâu chăng nữa, ta cũng cần nhớ rằng những kẻ bị tố cáo – vốn có quyền lực – có thể sẽ phản đòn.

Thế nhưng, phản ứng của cộng đồng hiện nay thế nào?

Phần lớn những nhà bất đồng có tên tuổi đều phản ứng khá dè dặt, với những quan điểm như: đó là đấu đá nội bộ, mục tiêu không phải là dân chủ, nghi ngờ sự trung thực v.v…

Các comment ở CDQL thiếu vắng các còm sĩ nghiêm túc, quen thuộc.

Thậm chí trang B. khi đăng lại bài của CDQL về kết quả tín nhiệm, đã ngang nhiên cắt xén phần bình luận của nó. Theo tôi, việc làm này không đẹp.

Các tổ chức xã hội dân sự tiến bộ có vẻ khá chân chất và thiếu nhạy bén, thiếu kết nối trong tình huống này.

Cớ sao không hiệp đồng phát động phong trào rộng rãi: “Yêu cầu làm rõ và xử lý các vụ tham nhũng do Chân dung quyền lực nêu ra”

Việc ra đời của CDQL, bất kể chủ nhân của nó là ai, là một cơ hội tốt, có thể nói là độc nhất vô nhị, để có một phong trào rộng lớn thể hiện sự nhất trí cao của đông đảo mọi người, mọi tổ chức trong việc đấu tranh cho tiến bộ xã hội ở Việt Nam.