Ðại đức trụ trì chùa Từ Nghiêm quyên sinh

Ðại đức trụ trì chùa Từ Nghiêm quyên sinh

Nguoi-viet.com

Nhóm phóng viên Người Việt

SANTA ANA, California (NV)Ðại Ðức Thích Nhuận Thư, trụ trì chùa Từ Nghiêm, Santa Ana, vừa được phát hiện tự tử tại chùa sáng Thứ Năm, 26 Tháng Năm.

Nói với Người Việt, Tỳ Kheo Thích Minh Trí, trú sứ chùa Từ Nghiêm và là người phát hiện sự ra đi của Ðại Ðức Nhuận Thư, kể lại: “Sáng sớm nay có người đến gõ cửa chùa, nhưng thầy không muốn tiếp. Vào khoảng 9 giờ, tôi muốn ra xem họ đi chưa thì thấy thầy treo cổ bằng dây thừng. Tôi rất lúng túng, muốn bồng thầy xuống để cứu nhưng nặng quá không làm được, tôi gọi ngay cảnh sát.”


Cảnh sát chuẩn bị mang thi thể Ðại Ðức Thích Nhuận Thư đi giảo nghiệm. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Ông Anthony Bertagna, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Santa Ana, xác nhận với nhật báo Người Việt rằng: “Có vụ tự tử tại chùa Từ Nghiêm. Một người chết và nhân viên giảo nghiệm tử thi của Orange County đã mang thi hài đi.”

Tuy nhiên, về chuyện ra đi của vị đại đức, ông Bertagna chỉ nói: “Chúng tôi không thể cho biết chết ra sao và vào lúc nào, vì phải đợi liên lạc với thân nhân của người quá cố.”

“Sáng nay đông người tới chùa quan sát. Có đầy đủ báo chí chứng kiến người ta đến đem thi hài đi. Chúng tôi tới chùa phải ra phía sau để tụng kinh. Phía trên chùa không được vào,” nữ Phật tử Chơn Hòa nói.

Tỳ Kheo Thích Minh Trí cho biết thêm: “Gần đây thầy gặp ai cũng than thở. Thầy có nói ý định tự tử cho ba của thầy là Hòa Thượng Thích Nhất Pháp, và hòa thượng có khuyên thầy rằng tự tử không phải là con đường của nhà Phật.”

“Tôi nghĩ sự việc này có liên quan đến việc chuyến đi hành hương. Thời gian đầu, các Phật tử đến đòi tiền, thầy còn nhỏ nhẹ giải thích. Sau này, giọng của thầy hơi gắt gỏng vì mọi người cứ đòi trả tiền ngay, bằng chi phiếu hoặc tiền mặt,” vị tu sĩ cho biết thêm. “Có nghe thầy nói là đã tìm được người giựt tiền bên Việt Nam. Có đến nhà mấy lần nhưng không gặp.”


Tỳ Kheo Thích Minh Trí, người phát hiện thi thể vị tu sĩ trụ trì chùa Từ Nghiêm. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Tỳ Kheo Thích Minh Trí kể tiếp: “Hôm qua thầy và tôi có việc ở bên ngoài cả ngày. Trước đây nhiều lần chùa bị cúp nước và điện cho đến khi thầy đi đóng tiền. Khi đi đóng tiền điện ở Santa Ana hôm qua, thầy có nói ‘sẽ không có lần sau.’ Mấy ngày trước, khi ngồi nói chuyện với thầy, tôi thấy thầy cầm trên tay một sợi dây thừng, vuốt tới vuốt lui.”

“Cách đây khoảng hai ngày, vào lúc 9 giờ tối, có một thanh niên đến tìm thầy, trong tình trạng không được tỉnh táo, có vẻ như say rượu. Người đó đòi tiền và có ý định hành hung thầy. Một người trong chùa lúc đó đã gọi báo cảnh sát nhưng cảnh sát không đến,” vị tu sĩ nói thêm.

Sự việc xảy ra làm một số cư dân sống gần chùa và Phật tử ngậm ngùi và thương tiếc.

Ông Frank, không muốn cho biết tên họ, cư ngụ sát bên chùa, nói: “Ông ấy là một người tốt. Tuy chúng tôi trao đổi với nhau rất ít vì trở ngại ngôn ngữ, nhưng với tôi, ông ấy là một người tốt. Mẹ của tôi cũng nói thế. Ông hay mang cho mẹ tôi bánh cookie.”

Phật tử Trúc Tâm, 67 tuổi, cư dân Santa Ana, người có ghi danh trong chuyến đi hành hương, kể: “Từ khi xảy ra sự việc, tôi chưa lần nào hỏi thầy về nguyên nhân hoặc đòi thầy số tiền. Không phải chỉ riêng tôi mà những Phật tử khác nữa. Tôi và họ khuyên thầy rất nhiều lần mỗi khi thầy nói ‘chắc thầy không sống nổi.’ Chính tôi có nói với thầy nếu mình đã trót làm sai thì mình vẫn còn cơ hội sửa sai.”

Cảnh sát Orange County mang tang chứng đi để điều tra. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Bà Trúc Tâm nói rằng tất cả Phật tử rất kính mến vị tu sĩ trụ trì chùa Từ Nghiêm.

Riêng bà, sau khi xảy ra sự việc, bà tự nhủ và cũng nói với gia đình bà là “giống như con của mình mà qua xứ người mà bị hoàn cảnh này thì cũng đau khổ như vậy.”

“Thầy hay nói với tôi là ‘thầy muốn chết đi, thầy không sống nổi. Người đạp lên người mà đi.’ Thầy hay nói vợ chồng tôi là thầy xem vợ chồng tôi như cha mẹ của thầy,” bà Trúc Tâm nói thêm. “Có một lần thầy nói với tôi là ‘cám ơn chúng tôi, nhưng áp lực lớn quá thầy chịu không nổi.’”

Chùa Từ Nghiêm có tổ chức chuyến hành hương cho khoảng 50 người. Nơi đến là Hà Nội, Miến Ðiện và Thái Lan. Chuyến đi dự kiến khởi hành sáng Thứ Hai, 2 Tháng Ba, nhưng phải hủy bỏ vì chùa xảy ra hỏa hoạn vào tối Thứ Bảy trước đó.

Tất cả sổ thông hành do Phật tử nộp cho vị đại đức một số bị thiêu rụi, một số cháy một phần, trong đó còn cả hình của người hành hương nộp để xin visa.

Sau khi sự việc xảy ra, một số Phật tử ghi danh hành hương có đến chùa đòi lại tiền. Một số nhận được chi phiếu, nhưng không rút được tiền.

Riêng vụ cháy ở chùa, một ngày trước khi xảy ra vụ tự tử, Sở Cứu Hỏa Orange County xác nhận rằng: “Các nhân viên điều tra của chúng tôi tin rằng có một sự cố ý gây ra vụ hỏa hoạn ở chùa Từ Nghiêm. Vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra.”

Người Việt tiếp tục trốn chạy khỏi đất nước bằng mọi giá

Người Việt tiếp tục trốn chạy khỏi đất nước bằng mọi giá

Sau 40 năm kể từ ngày CSVN cai trị tòan cõi Việt Nam người dân tiếp tục bỏ xứ ra đi bằng mọi cách vẫn tiếp tục diễn ra.

Sau những đợt di tản năm 1975, đến lượt người dân Việt Nam liều mình vượt biên bắt đầu từ cuối thập niên 70. Sau đó là các đợt định cư theo diện H.O. Rồi đến những đợt người đi theo diện bảo lãnh, đòan tụ.

Gần đây hơn là dạng các em du học sinh đi học ở nước ngoài, rồi tìm mọi cách để được ở lại hợp pháp.

Tình trạng những người dân miền Bắc tìm cách trốn ở lại Anh sau khi đi du lịch châu Âu đang diễn ra một cách thầm lặng nhưng đều đặn. Sau đây là một câu chuyện được một thiếu nữ miền Bắc, mới đến được Anh trong tháng 02/2015, kể lại:

Làm sao em tìm được đường dây qua đây ?

* Bây giờ bên Việt Nam nhiều lắm, rồi bạn bè qua trước thì mình hỏi và họ sẽ chỉ.

– Đi tốn kém bao nhiêu ?

* Có hai giá. Một giá gọi là VIP và một giá gọi là “Cỏ”

VIP nghĩa là gì ? còn “Cỏ” là gì ?

* VIP thì đắt hơn, sẽ được giàn xếp , chỗ ngủ đàng hoàng . Còn “Cỏ” rẻ hơn nhưng chỗ ngủ không tốt và không được giàn xếp.

Giá cả thế nào?

* VIP thì USD 34,000 còn “Cỏ” thì USD 20,000

Chừng nào phải trả tiền

* Đi tới nơi là trả ngay.

Em đi giá VIP và đi ra sao?

* Vâng em đi giá VIP, em đi du lịch, ngồi máy bay tới một nước châu Âu, trước khi sang Pháp, rồi mới trốn qua Anh.

Vậy em đi du lịch ?

* Dạ vâng

Em đi vậy có sợ không? Và không biết tiếng Anh thì sao?

* Em nói được vài câu và trước khi đi người ta hướng dẫn. Em cũng sợ lắm, lúc ngồi máy bay lo sợ vì không biết tới châu Âu làm gì?

Vậy em vào Châu Âu có bị hỏi gì không? Rồi em tính cuộc hành trình như thế nào?

* Thì người ta đưa em giấy hộ chiếu , rồi dặn em lên máy bay , khi tới châu Âu cứ làm người du lịch.  Họ có viết trong tờ giấy dặn em phải làm gì khi ra khỏi sân bay châu Âu.

Rồi em có bị an ninh và hải quan hỏi gì không? Mà em không biết tiếng thì sao?

* Em nói được vài chữ trước khi đi , rồi tới đó em bập bẹ rồi ra được.

Sau đó thì sao?

* Em ra khỏi sân bay, trong tờ giấy họ dặn em đón taxi ra ga xe lửa để đi Paris

Em không biết gì hết thì sao?

* Em text về cho người hướng dẫn, họ text vào điện thoại rồi em đưa cho tài xế taxi , họ xem rồi đưa em ra ga.

Tất cả chi phí taxi và ăn uống em phải trả ?

* Vâng em phải trả hết.

Tới Paris thì sao?

* Em lại mua vé đi về phía bờ biển, đi phà qua Anh , rồi em đợi và có người đón.

Tới bờ biển có người đón em sao nữa ?

* Dạ người đón em, vì em trả giá VIP nên có nhà ngủ, nhưng cũng kinh lắm chứ không phải khách sạn. Nhưng ai đi vé “Cỏ” là nằm ngoài biển.

Rồi sao nữa?

* Khi trả vé VIP thì họ sẽ xếp cho mình lên xe hàng. Họ xếp em vào loại xe y như là xe đưa bưu phẩm, trong đó chia làm hai ngăn. Còn đi vé “Cỏ” thì họ sẽ phá những thùng container mình lén vô trong. Loại này dễ bị bắt hơn.

Trong thùng xe của em bao nhiêu người ?

* Tới 15 hay 16 người chật lắm anh.

Trong đó có người Việt không?

* Vài người thôi anh, còn lại là Trung Quốc, Ấn độ và Trung Đông

Rồi làm sao họ lái xe lên trên phà được mà em không bị bắt?

* Họ có kinh nghiệm anh, họ đợi cái giờ đổi ca thì lúc đó khám xét không chặt chẽ, có sơ hở thì xe chạy vào giờ đó thì nhóm kiểm tra không dò máy kỹ , nhờ đó xe lên được phà.

Vậy là em qua tới đây ?

* Dạ có 5 ngày là em tới đây rồi. Nhiều người nói em may lắm, vì không phải ngủ bờ ngủ bụi nhất là không bị cưỡng hiếp. Nếu em được lựa chọn thì em sẽ không đi nước ngoài đâu. Giờ không biết cuộc đời như thế nào? Và đi như thế này khiếp quá.

Đúng là làm người Việt Nam y như những kẻ khốn cùng, từ năm 1975 phải đi, và đến giờ 2015 vẫn còn người phải ra đi… Cô gái vừa trải qua một hành trình gian khổ chỉ im lặng, không nói gì. nhưng ánh mắt cô hiện lên một nỗi buồn khó tả.

Đoàn Hưng / SBTN

Bạo lực học đường

Bạo lực học đường

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-03-25

03252015-violence-in-school.mp3

Một cảnh học sinh đánh nhau trước cổng trường học

Một cảnh học sinh đánh nhau trước cổng trường học

Clip-from youtube

Your browser does not support the audio element.

Trong vòng chưa đầy một tháng, có đến hơn một chục video clip nữ sinh đánh nhau, cấu xé nhau được tung lên mạng và có đến vài chục video clip nam sinh lập thành bằng nhóm, dàn trận đánh nhau, chém nhau theo kiểu xã hội đen. Tất cả những video clip này đều do học sinh tải lên. Đó là chưa kể đến hơn 6000 vụ đánh nhau gây thương tích, chết người kể từ Mồng Một Tết đến nay. Và tất cả những vụ xô xát, đánh nhau trong giới trẻ Việt Nam đều có liên quan đến vấn đề giáo dục, học đường và tính dục, bạo lực do văn hóa xuống cấp.

Tính dục và giáo dục bị chằng chéo

Ông Vận, cựu giáo viên một trường phổ thông trung học tại thành phố Sài Gòn đưa ra nhận xét: “Do cái nghiệp quả của tiền duyên nhiều đời. Nó muốn làm anh chị, nó muồn làm anh hùng nên nó tranh nhau, nó cấu xé nhau, tranh nhau vậy đó. Nó muốn làm thì nó làm, mình can đâu có được. Nói nó cũng như không. Không nói được, không thể nói hết nổi!”.

Theo thầy Vận, là một giáo viên dạy qua hai chế độ chính trị, trước 30 tháng 4 năm 1975, ông vừa tốt nghiệp đại học và đi dạy chưa đầy hai năm thì thành phố có sự thay đổi lớn, ông về quê làm ruộng một thời gian dài và năm 1980, ông quay trở lại Sài Gòn, tiếp tục nộp đơn xin dạy học. Sau gần một năm chờ điều tra lý lịch, không có thành phần gia đình dính đến chế độ cũ nên ông được nhận vào dạy môn toán trở lại với điều kiện chỉ được dạy toán và không được bàn luận gì về chính trị dù bất cứ với ai.

Ông Vận chấp nhận điều kiện và đi dạy mãi cho đến năm 1990 thì về hưu. Trong suốt quá trình dạy học, ông nhận ra bầu không khí dạy và học trước và sau 1975 có thể nói là khác nhau một trời một vực. Và quá trình dạy giữa những năm trước 1988 và sau 1988 cũng khác nhau đáng kể. Càng về sau, nền giáo dục càng có dấu hiệu lụn bại, hết phương cứu chữa.

Giải thích thêm, ông Vận cho rằng hình ảnh người thầy giáo thời trước 1975 có những đặc thù mà hiện tại không có được. Sự uy nghiêm, tính mẫu mực cũng như lương tâm nhà giáo, luôn sẵn sàng cống hiến hết mình vì sự nghiệp dạy học, lấy viên phấn trắng và tấm bảng đen làm cảm hứng của cuộc đời. Chính vì thế, người thầy dạy cấp hai và cấp ba thời đó đã được gọi là giáo sư, họ được học trò và phụ huynh coi trọng, kính nễ.

Chính tình trạng bệ rạc của nền giáo dục bởi nạn mua quan bán chức, chạy bằng giả, kinh doanh kiến thức, lạm dụng tình dục học đường đã đẩy nhiều thế hệ đến chỗ thực dụng, máu lạnh và bạo lực học đường diễn ra như cơm bữa

Sự kính nễ này một phần nhờ vào cơ chế giáo dục coi trọng tính người, coi trong nhân cách và mỗi người thầy bắt buộc phải là một tấm gương về nhân cách trong xã hội đã giúp cho học trò có cảm hứng trong việc học tập, kính trọng thầy cô và luôn noi gương thầy cô như một trách nhiệm mà con người phải làm trong cuộc đời. Chính nền giáo dục với triết lý nhân bản xuyên suốt của thời đó đã tạo ra nhiều thế hệ học trò vừa thành đạt lại vừa có nhân cách lớn trong xã hội. Điều đó hiếm có và hầu như không có trong hiện tại.

Chỉ riêng không khí dạy và học trước và sau năm 1988 cũng đã có quá nhiều thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Trước năm 1988, nền giáo dục bao cấp, dù không thể so sánh với nền giáo dục nhân bản trước 1975 nhưng dù sao nó cũng không phải là một cái thị trường giáo dục lộn xộn như thời kỳ giáo dục thị trường sau này. Kể từ sau 1988, nền giáo dục Việt Nam rơi vào tình trạng mua bán chữ, hoạt động dạy thêm dạy kèm nở ra rầm rộ. Sau đó là thời kỳ mua bằng cấp, đút lót trong giáo dục, và gần đây nữa là tình trạng hối lộ bằng tình dục giữa học sinh và thầy giáo, giữa hiệu trưởng với các quan chức.

Chính tình trạng bệ rạc của nền giáo dục bởi nạn mua quan bán chức, chạy bằng giả, kinh doanh kiến thức, lạm dụng tình dục học đường đã đẩy nhiều thế hệ đến chỗ thực dụng, máu lạnh và bạo lực học đường diễn ra như cơm bữa. Điều đáng buồn nhất là hiện tại, những danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giáo sư tiến sĩ… đều không được trọng vọng như những giáo viên cấp trung học thời xưa. Theo thầy Vận, đây là một vấn đề cần đặt dấu hỏi lớn về cơ chế giáo dục hiện tại.

Bạo lực tới sau

Một cô giáo tên Hà, sống tại Gò Vấp, Sài Gòn, chia sẻ thêm: “Khó nói lắm, mà về nguyên nhân thì không lẽ mình đổ thừa hết cho giáo dục nó cũng không đúng. Nói chung là do môi trường. Khó nói lắm!”.

Chuyện các nữ sinh đánh nhau, các nam sinh dàn trận chém nhau ngày càng có nguy cơ phát triển và lan rộng là một bằng chứng về nền giáo dục mua bán bằng cấp, chạy chọt và hối lộ trong nghề nghiệp đã chuyển hóa thành một thứ tệ nạn và kéo theo hàng triệu hệ lụy phía sau

Theo cô Hà, vấn đề bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay có thể nói là vô phương cứu chữa, nó có thể bùng phát bất kì giờ nào và lan rộng đến mức khó mà lường được. Tiếng nói của giáo viên đối với học trò hiện tại không phải là tiếng nói của một vị thầy trước lớp học mà là tiếng nói của một người bán chữ trước đám đông các thượng đế mua chữ.

Trong các thượng đế mua chữ này, có nhiều thành phần khác nhau, cũng có thể là thượng đế con nhà bình dân, cũng có nhiều thượng đế con nhà quí tộc, trọc phú, đại gia. Và yêu cầu của các thượng đế đối với người bán chữ cũng khá gắt gao. Không thiếu học sinh yêu cầu phải đổi cô giáo vì cô giáo không đủ đẹp để mình học. Đương nhiên là chuyện này hiếm nhưng đã từng xãy ra tại Sài Gòn. Thậm chí có nhiều nam sinh cấp trung học trêu ghẹo cô giáo, viết thư rủ cô giáo cùng đi phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn.

Khi cô giáo nhận lá thư, chỉ biết run rẩy và khủng hoảng, không dám tố cáo sự việc vì sợ trả thù. Nhiều cô bỏ trường, chuyển trường. Nhưng cũng có nhiều cô chấp nhận điều kiện của học sinh để được nhận một khoản thù lao béo bở. Chính vì môi trường giáo dục hết sức kì quặc này mà nhiều nam sinh, nữ sinh và thầy cô giáo trở thành bạn tình với nhau. Mà một khi thầy cô giáo trở thành bạn tình của học sinh thì tiếng nói của họ với nhau không còn là tiếng nói của giáo dục, nó thành tiếng nói của tình dục và luyến ái. Mối quan hệ thầy trò bị phá vỡ ngay tức khắc sau khi vào nhà trọ, vào khách sạn với nhau.

Không dừng ở đây, nhiều đường dây mua bán dâm trong học đường xuất hiện, nhiều thầy giáo, cô giáo kiêm thêm nghề tú ông, tú bà chăn dắt các nữ sinh đến với khách hàng là các quan chức thèm của lạ, thèm gặm cỏ non. Và khi điều này trở thành một thế lực ngầm, một hoạt động ngầm trong học đường thì học đường đó có thể trở thành một kiểu nhà thổ trá hình. Vấn đề giáo dục trở nên khủng hoảng và bế tắc.

Theo cô Hà, chuyện các nữ sinh đánh nhau, các nam sinh dàn trận chém nhau ngày càng có nguy cơ phát triển và lan rộng là một bằng chứng về nền giáo dục mua bán bằng cấp, chạy chọt và hối lộ trong nghề nghiệp đã chuyển hóa thành một thứ tệ nạn và kéo theo hàng triệu hệ lụy phía sau. Cho đến thời điểm hiện nay, có thể nói rằng không còn cách nào để cứu chữa được nữa.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Năm người Việt trộm hàng hiệu ở Thái Lan bị bắt

Năm người Vit trm hàng hiu Thái Lan b bt

24.03.2015

Giới hữu trách Thái Lan cho hay cảnh sát vừa bắt giữ 5 người Việt Nam lấy trộm đồ hàng hiệu trị giá hàng trăm ngàn bath tại các cửa hàng ở quận Muang, tỉnh Chiang Mai

Tờ The Nation của Thái Lan hôm 24 tháng 3 loan tin rằng ba phụ nữ và hai người đàn ông, tuổi từ 24 đến 39, bị bắt với tang vật 64 món đồ lấy trộm – là những đồ hiệu cất giấu trong hai túi bọc giấy bạc ở quận Muang, thành phố Chiang Mai, tỉnh Chiang Mai.

Giám đốc sở cảnh sát tỉnh Chiang Mai, ông Montri Sambunnanont, cho biết cả năm nghi can người Việt này đã thừa nhận trộm đồ hiệu tại hai khu trung tâm mua sắm.

Các nghi can này nhận là họ định đem đồ trộm được về Việt Nam bán với giá rẻ hơn.

Những người ăn trộm Việt Nam này nói họ giấu đồ hiệu lấy trộm vào túi bọc giấy bạc để đánh lừa máy phát hiện mã vạch, theo ông Sambunnanont.

Giới hữu trách Thái Lan cảnh báo các cửa hàng về tình trạng trộm cắp, và có những biện pháp đề phòng như yêu cầu khách gởi túi xách trước khi vào mua sắm, và cảnh giác cao hơn với trộm cắp.

Trước đó, vào ngày 22 tháng 3, cơ quan phòng chống tội phạm kinh tế Thái Lan cho biết một công dân Malaysia, tên Wong Chen Jear, 29 tuổi, đã bị bắt giữ cùng 11 thẻ tín dụng giả mạo và 5 túi hàng hiệu trị giá 46.000 đôla tại sân bay Don Muang ở Bangkok.

Nguồn: The Nation, TNO

Một cuộc chiến, một gia đình, một số phận

Một cuộc chiến, một gia đình, một số phận

Tien Phan

RFA

NYC149403.jpg 

Một bà mẹ già trong ngày 30/4/1975 

Hiroji Kubota/Magnum Photos

Nói đến tháng tư đen, nói đến ngày Quốc hận và nói đến ngày miền Nam Việt Nam bị bức tử thì chúng ta

Một bà mẹ già trong ngày 30/4/1975

Hiroji Kubota/Magnum Photos

Nói đến tháng tư đen, nói đến ngày Quốc hận và nói đến ngày miền Nam Việt Nam bị bức tử thì chúng ta không thể bỏ qua Tết Mậu Thân và mùa hè đỏ lửa năm 1972.

Miền Nam trước 1975 đang sống một cuộc sống bình yên, mọi người dân đều được Dân chủ, được bày tỏ chính kiến của mình và được tham gia bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhưng cộng sản Bắc Việt không chịu để yên cho người dân Miền nam, không chịu thực hiện hai hiệp định họ đã đặt bút ký vào đó mà lại vi phạm trắng trợn rồi để lại biết bao tang tóc, đau khổ cho hàng ngàn, hàng triệu gia đình Miền Nam trong đó có gia đình tôi.

Và đây là một ký ức, một câu chuyện hoàn toàn sự thật, không hề hư cấu dù một ý nhỏ nào của gia đình tôi trong những ngày tháng đó.

Bà Nội tôi sinh ra được năm người con, hai gái và ba trai. Trong năm người con đó có Ba tôi, tất cả đều phục vụ cho chế độ VNCH. Ba người con trai và một người rể tham gia Quân đội VNCH, còn một người con dâu tham gia bên hành chánh ở Quận thuộc tỉnh Quảng Tín. Với gia đình tôi thời kỳ đó là một niềm vinh hạnh nhất. Rồi chiến tranh, một cuộc chiến phi lý huynh đệ tương tàn đã cướp đi tất cả những con người đó. Để lại biết bao tang thương, ly tán và bất hạnh cho gia đình tôi, khi tôi mới vừa lên năm tuổi.

Cái tháng 3 đen của gia đình tôi là tháng 3/1972. Trong một tháng mà gia đình bà nội tôi phải chịu mất đi vĩnh viễn sáu người. Ngày đó mặc dù còn rất nhỏ nhưng tôi vẫn còn nhớ nội tôi phải đội trên mái đầu đến sáu chiếc khăn tang. Có sự tang thương nào bằng, có sự mất mát nào lớn lao đến thế, có nỗi đau nào bằng nỗi đau mẹ mất con, vợ mất chồng và con mất cha?

Đầu tháng 3/1972. Một tin như sét đánh vào gia đình tôi là Chú tôi đang chiến đấu ở chiến trường Khe sanh, Quảng Trị trong Thiết đoàn tăng thiết giáp đã hy sinh. Lúc đó chú tôi mới tròn 27 tuổi và thím tôi đang mang thai được 7 tháng.

Ba tôi đang công tác ở đơn vị quân vận đóng tại Đà Nẵng nghe tin đó và đưa cả gia đình tôi về lập bàn thờ cho chú tôi ở quê nhà nội tôi là tỉnh Quảng Tín. Lập xong bàn thờ cho chú tôi thì Ba tôi nhận được lệnh hành quân ra Quảng trị. Nghe Má tôi kể lại là lúc đó cộng sản bắc việt đang tấn công thành cổ Quảng Trị dữ dội lắm và VNCH đang ra sức đánh để tái chiếm lại. Đơn vị Ba tôi phải vận chuyển nhu yếu phẩm và vũ khí đạn dược ra để tiếp tế cho Thuỷ Quân Lục Chiến thời bấy giờ đang giành giật lại từng tấc đất.

Ba tôi đi hành quân được một tuần lễ thì một thông tin báo về cho gia đình tôi như sét đánh tiếp là đoàn chiến xa của Ba tôi đã bị cộng sản Bắc việt chặn đánh tại cầu Mỹ Chánh. Tất cả đoàn xe lọt vào ổ phục kích cộng sản nên đã bị thiêu rụi không còn một chiếc nào trở về được do pháo kích dữ dội của cộng sản. Lúc bây giờ Má tôi, Nội tôi và cả gia đình tôi như chết lặng đi trong cơn tuyệt vọng và tan gtóc. Rồi sau đó một di ảnh và một cái bàn thờ nữa đã đặt ở nhà nội tôi với mùi khói hương u ám, chết chóc bao trùm lên cả gia đình tôi. Từ mẹ già, vợ hiền đến con thơ ai nấy đều chít trên đầu những chiếc khăn tang trắng.

Lúc ba tôi tử trận thì má tôi đang có bầu sắp sanh hai em tôi (thai song sinh). Mặc dầu đau thương cực độ nhưng gia đình tôi hy vọng sẽ đến nơi lửa đạn khốc liệt đó để tìm xác ba và chú tôi đem về với đất mẹ. Nhưng hoàn toàn tuyệt vọng cho dù chỉ cần mong mỏi tìm thấy được chút gì còn lại của hai cái thân xác ba và chú tôi. Tất cả hai con người đó, hai thân xác đó không còn chút gì để tìm thấy được nữa.

Bất hạnh không dừng lại ở đó với gia đình tôi. Ngày đó cả gia đình tôi đều dồn vào mỗi công việc là đi tìm kiếm cho bằng được thân xác của ba và chú tôi đem về đất mẹ. Tất cả những nơi nào nghe ngóng được là Quân lực VNCH thu gom chiến trường và đưa xác của tử sĩ về vùng an toàn là gia đình tôi đều tìm đến. Nhưng tất cả đều tuyệt vọng, không tìm được chút gì còn sót lại cả. Nỗi đau chồng chất nỗi đau.

NYC149404-350.jpg

Những người mẹ mang con di tản ngày 30/4/1975. Hiroji Kubota/Magnum Photos

Có lẽ do đau buồn quá nhiều, tuyệt vọng quá nhiều và đi lại tìm kiếm quá nhiều nên má tôi và người bác dâu của tôi đã không giữ được những sinh linh trong bào thai non nớt đó. Cả hai đều sanh ra nhưng những sinh linh vô tội đó không sống được trên cõi đời này nữa. Bác dâu tôi cũng mang thai song sinh như má tôi. Bốn con người vô tội nữa cũng ra đi vĩnh viễn.

Như vậy là trong tháng 3/1972 gia đình tôi đã mất đi sáu người. Cuộc chiến phi lý này đã cướp đi những gì bình yên và hạnh phúc nhất của một gia đình trong nhiều gia đình ở miền nam lúc bấy giờ. Hậu quả của nó để lại không hề quên lãng được. Những đứa trẻ mồ côi như chúng tôi sống làm sao trong nhũng ngày loạn lạc còn lại. Bà Nội tôi như điên dại, Má và Thím dâu tôi như chết rồi, còn chúng tôi thì ngơ ngác, ngây thơ và bơ vơ cứ hỏi sao Ba không về hả Má.

Ngày 30/4/1975. Sài gòn thất thủ, kẻ ở người đi, kẻ cười người khóc, ly tan ly tán. Trước ngày Sài gòn thất thủ, gia đình tôi chỉ còn lại hai người đàn ông duy nhất mà gia đình có thể dựa vào đó để mà sống những ngày còn lại đó là Bác tôi và người Dượng chồng cô tôi. Lúc đó đang còn ở Quân đội VNCH. Nhưng rồi họ cũng mất đi từ cái tháng 4 đen đó. Sau 30/4 không còn một tin tức gì với hai người đó nữa. Không biết họ đã sống chết như thế nào?  Sau 30/4 gia đình tôi chỉ còn lại bà già, goá phụ và trẻ mồ côi mà thôi. Cuộc chiến này đã cướp hết những gì gia đình tôi đã có trước đây và mất đi từ năm1972 đến 1975.

Bốn mươi năm trôi qua, bốn mươi năm thành trẻ mồ côi cha. Thời gian chừng ấy  đủ để một đứa trẻ lúc đó đến bây giờ cũng ngoài 40 tuổi suy ngẫm, nhận thức mà đem vào ký ức. Bốn mươi năm một gia đình toàn bà già và con nít sống trong chế độ cộng sản.

Tôi không muốn nhắc lại quá khứ tang thương này của gia đình tôi và nhiều gia đình giống như vậy ở miền nam. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, tội ác vẫn là tội ác. Không có ai có quyền bóp méo. Mọi người cứ thử tưởng tượng một người mẹ hàng đêm không ngủ mà trên tay cứ cầm chiếc đèn dầu heo hắt đi quanh nhà mà gọi tên con, cho dù những đứa con đó đã bỏ mẹ già, bỏ vợ con ra đi đã hơn 10 năm rồi. Đến lúc nhắm mắt lìa đời ở tuổi 84 như bà Nội tôi cũng chỉ có một mình trên giường, không con, không cháu và không một lần thắp được cho những đứa con mang nặng đẻ đau một nén nhang trong đêm giá lạnh vì tất cả đã chết mà không hề có mộ phần.

Cuộc chiến này đã cướp đi linh hồn và cả thể xác những đứa con của Nội tôi. Còn nhiều nỗi đau nữa mà những đứa trẻ mồ côi như chúng tôi phải chứng kiến và gánh chịu. Tôi không than thở vì tôi ý thức được rằng đó là hậu quả của một cuộc chiến mà anh em, cha con bắn giết nhau để phục vụ cho một chủ nghĩa. Tôi chỉ muốn thức tỉnh những ai đó còn chút lương tri của con người, còn chút suy nghĩ về đồng loại của mình mà đang là lãnh đạo, có quyền chức, có điều kiện, được học hành thì hãy thức tỉnh lại để dân tộc này bớt khổ đau, trao lại cho nhân dân quyền dân chủ thực thụ như bao dân tộc dân chủ cường thịnh khác trên thế giới này.

Tôi cũng xin khẩn thiết kêu gọi những ai mà đã ra đi tìm được cuộc sống tự do ở hải ngoại hãy nghĩ về những đứa trẻ mồ côi của đồng đội mình đang ở trong nước hay ngoài nước mà động viên, an ủi và ủng hộ cho cuộc đấu tranh nhân quyền của dân tộc này.

Có trách nhiệm hơn với đất nước, với dân tộc, với chủ quyền lãnh thổ, với những đứa trẻ mồ côi đã chết hay còn sống như tôi dù chỉ một lời chia sẻ hay động viên an ủi. Ít ra cũng làm chúng ấm lòng và biết được cha ông chúng đã ngã xuống không phi nghĩa mà chúng đã chịu miệt thị, cô đơn và phân biệt hơn 40 năm rồi. Tôi cũng kêu gọi tất cả những đứa trẻ mồ côi cha hay mẹ trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn trước năm 1975 hãy liên lạc, chia sẻ, giúp đở nhau để làm điều gì đó không phụ lòng cha mẹ mình đã nằm xuống cho đất nước.

Chúng tôi mong muốn sao một Việt nam thực sự Tự Do Dân Chủ, Đoàn Kết Dân Tộc, cùng nhau xây dựng đất nước cường thịnh để đủ mạnh về quân sự, vững chắc về kinh tế cùng nhau bảo vệ và chống lại giặc ngoại xâm. Để trẻ em như chúng tôi ở những ngày 40 năm về trước được học hành, được tự do thực thụ và được sống trong vòng tay yêu thương, che chắn của cha mẹ.

Một Việt Kiều Từ Pháp Về VN Thê Thảm Vì: Gửi 1 Ngân Hàng SG 423,000 Đô Biến Mất

Một Việt Kiều Từ Pháp Về VN Thê Thảm Vì: Gửi 1 Ngân Hàng SG 423,000 Đô Biến Mất

Vietbao.com

Share on facebook

SAIGON — Con số 400 ngàn Euro là tương đương 423 ngàn đôla Mỹ… sau khi gửi vào một ngân hàng ở Sài Gòn đã biến vào hư vô.

Ông Nghị là người gửi tiền. Đại diện cho ngân hàng là ông Quang nhận tiền, và rồi ông Quang cũng biến vào hư vô cùng với khôi tiền.

Báo Dân Việt có bản tin “Việt kiều tố gửi ngân hàng 400 ngàn euro nhưng… không rút được” cho biết công an đang điều tra về trường hợp 1 Việt kiều Pháp có đơn tố cáo gửi 400 ngàn euro tại Phòng giao dịch Hòa Hưng thuộc Ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi (TP.SG), nhưng… không rút được.

Bản tin cũng nói, phía Ngân hàng Agribank cũng có văn bản nói rõ một số thông tin cơ bản về vụ việc.

Theo đơn gửi cơ quan công an của ông Dương Thanh Nghị (SN 1975, quốc tịch Pháp): Thời gian làm việc tại Pháp ông có dành dụm, sau đó gửi tiết kiệm nhiều lần tại Phòng giao dịch Hòa Hưng (đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, TP.SG). Ông Nguyễn Lê Kiều Quang (SN 1978, ngụ quận Bình Thạnh, TP.SG; Giám đốc Phòng giao dịch Hòa Hưng) là người trực tiếp liên hệ, thuyết phục ông gửi tiền tại đây.

Báo Dân Việt cho biết, ông Nguyễn Lê Kiều Quang là người “biến mất” với số tiền 17 tỷ đồng khi đi lấy tiền tiếp quỹ cho phòng giao dịch, xảy ra cuối tháng 1.2015, gây xôn xao dư luận. Sau đó ông Quang bỏ trốn và bị Công an TP.SG phát lệnh truy nã về hành vi “tham ô tài sản”.

Cuối tháng 12.2014, ông Nghị đến Phòng giao dịch Hòa Hưng rút hết các khoản gửi tiết kiệm trước đó, cộng dồn và gửi tiết kiệm với tổng số tiền 400 ngàn euro. Theo ông Nghị, lúc này ông Quang có đưa nhiều giấy tờ, trong đó có những giấy tờ còn để trắng, đề nghị ông ký vào. Ông Nghị thực hiện theo yêu cầu.

Ngoài ra theo ông Nghị, ông Quang có mở máy tính cho ông thấy số tiền 400 ngàn euro ông gửi đã có trên hệ thống quản lý của ngân hàng.

Ông Nghị cho biết, đến ngày 2.2 vừa qua, ông Nghị đến rút toàn bộ số tiền tiết kiệm nói trên thì được nhân viên ngân hàng hẹn 2 ngày sau. Đúng hẹn ông Nghị lại đến, nhưng lần này ông tá hỏa khi nghe thông tin từ cán bộ ngân hàng và 1 cán bộ công an mặc thường phục tên là Hải cho biết, số tiền tiết kiệm 400 ngàn euro có trong tài khoản của ông nhưng có 2 sổ tiết kiệm khác nhau: 1 sổ đã được thế chấp vay tại Ngân hàng Agribank số tiền 10,4 tỷ đồng, còn sổ ông cầm trong tay là không có tiền, không có thể hiện trên hệ thống quản lý dữ liệu của ngân hàng.

Bản tin ghi rằng:

“Trước việc xảy ra, ông Nghị nghi ngờ tiền của mình bị chiếm đoạt, nên đã cùng luật sư tố cáo vụ việc tới cơ quan công an. Ông Nghị hiện đã ủy quyền cho ông Dương Thanh Tịnh để giải quyết các vấn đề với ngân hàng và phía công an.”

Lời trối trăng lạ lùng trong di chúc của Cụ Lý Quang Diệu :

DI CHÚC CỦA CỰU THỦ TƯỚNG LÝ QUANG DIỆU VIẾT ĐIỀU GÌ?

Lời trối trăng lạ lùng trong di chúc của Cụ Lý Quang Diệu :

“XIN PHÁ BỎ NGÔI NHÀ TÔI SAU KHI TÔI CHẾT”

Thơ Trần Mạnh Hảo

Ghi chú : Vì an ninh, Singapore có luật các nhà xung quang ngôi biệt thự của cụ Lý Quang Diệu không được phép xây cao hơn ngôi nhà của người cha đẻ ra đất nước Singapore .

Không được dùng nhà này làm nhà tưởng niệm tôi sau khi tôi mất
Hãy đập ngôi nhà tôi cho hàng xóm được cao tầng
Rồi trồng cỏ cây thành công viên xanh mát
Còn chút lòng này xin được hiến dâng

Không còn lời nào ca ngợi Lý tiên sinh được nữa
Cụ khiêm nhường giống hệt một thường dân
Cụ đã biến Singapore thành thiên đường dưới thế
Bằng tất cả thiên tài và một tấm lòng nhân…

Sài Gòn 22 h 10’ ngày 23-3-2015
T.M.H.

Chú thích ảnh : 1- Lý tiên sinh sinh thời . 2- Ngôi nhà của cụ Lý Quang Diệu trong di chúc chúc cụ để lại : xin đập ngôi nhà này cho các nhà xung quanh được xây cao tầng và biến nó thành công viên cây xanh công cộng.

Đường vào Harvard của Khoa Vũ: ‘Hãy để ước mơ dẫn đường’

Đường vào Harvard của Khoa Vũ: ‘Hãy để ước mơ dẫn đường’

Nguoi-viet.com

Thiên An/Người Việt

BERKELEY, California (NV) – Một sáng cuối năm 2010, trên tuyến xe bus đường Garden Grove có một anh chàng 21 tuổi tên Khoa Vũ mới sang Mỹ đang ngày ngày đến lớp học Tiếng Anh miễn phí. Một sáng năm 2015, chàng trai đó đang đứng giữa hội trường rộng lớn của trường UC Berkeley, trước hàng trăm kiến trúc sư và giáo sư, để được vinh danh về mẫu thiết kế anh vẽ cho mùa học trước. Giải thưởng này chưa phải là điều khiến anh vui nhất ngày hôm đó. Anh vừa nhận được thư chúc mừng và mời vào học của ngôi trường mơ ước: Đại học Havard.

“Đừng bỏ cuộc, hãy để ước mơ dẫn đường.” (Hình: Khoa Vũ)

Chưa ở Mỹ đến 5 năm, chàng trai cao mảnh khảnh và có gương mặt rất hiền sau cặp kiếng dày cộm đã có nhiều giải thưởng đáng nể trong giới sinh viên kiến trúc. Từ nay, “tấm vé” vào bậc cao học tại đại học Harvard sẽ mở ra thêm rất nhiều cơ hội nữa cho anh.

Chưa ở Mỹ đến 5 năm, với các khó khăn mà mọi bạn trẻ không sinh ra và lớn lên tại Mỹ thường đối mặt, Khoa Vũ đã làm thế nào để theo đuổi mơ ước?

Sau đây là cuộc trò chuyện Khoa Vũ dành cho trang Người Việt Trẻ.


Người Việt (NV): Bạn nộp hồ sơ và nhận được tin từ Đại học Harvard thế nào?

Khoa Vũ: Hạn chót nộp đơn là vào Tháng 12, ngay tuần thi. Đây cũng là năm cuối nên mình khá bận với các giờ studio. Hôm nhận được thư của Havard là một ngày tuyệt vời. Lúc đó là giờ ăn trưa và còn hai tiếng nữa thì mình phải thuyết trình về dự án của mình trước hàng trăm kiến trúc sư. Bạn bè mình bắt đầu nhận được thư trả lời từ các trường mà mình thì cứ canh chừng hộp thư mà chưa thấy. Hôm đó là ngày các trường trả lời, bạn bè mình cứ hỏi kết quả, nên mình càng hồi hộp. Đã gần tới phiên mình phải thuyết trình, tay mình run run khi mình vào kiểm tra kết quả của trường Havard. Khi thấy dòng chữ “Congratulation” thì mình la lên sung sướng. Bạn bè quay sang hỏi chuyện gì vậy thì mình giải thích. Và sau đó gọi ngay cho bố mẹ để báo tin thật nhanh trước khi phải bắt đầu phần thuyết trình. Chắc nhờ vui và tự tin lên hẳn nên mình là một trong hai sinh viên được giải thưởng trong ngày hôm đó.

Một thiết kế khi mới bắt đầu học tại đại học cộng đồng. (Hình: Khoa Vũ)

NV: Việc đi học của bạn từ ngày sang Mỹ?

Khoa Vũ: Khoa qua Mỹ cách đây khoảng bốn năm rưỡi. Khoa qua với bố mẹ. Bố mẹ lớn tuổi nên cũng khó khăn khi phải bắt đầu cuộc sống ở đây. Năm đầu tiên thì Khoa chờ để vào cư dân chính thức của tiểu bang, để tiền học rẻ hơn. Năm đó mình đi học Anh Văn ở một trường ở Garden Grove. Mọi thứ đều mới mẻ, mình phải cố gắng để hòa nhập cuộc sống. Giờ nghĩ lại, thấy hồi đó công nhận mình không biết gì hết về Mỹ, tiếng Anh không rành, cũng stress lắm, không biết phải làm gì, đi học lại ra sao. Mỗi ngày đi học tiếng Anh, xung quanh toàn là những người lớn tuổi. Phải nói là lúc đó mình thấy rất mất phương hướng. Nhưng có một điều duy nhất mình luôn chắc chắn, đó là mình phải theo đuổi ngành kiến trúc.

Khó khăn là Khoa phải kiếm việc làm để phụ với bố mẹ. Gia đình Khoa cũng được họ hàng giúp đỡ phần nào, nhưng cũng phải tự cố gắng và cũng nhiều khó khăn. Ở Mỹ 6 tháng thì Khoa kiếm được việc làm rồi thì mới mua xe đi. Cũng may mắn tìm được một việc toàn thời gian. Rồi sau một năm ở Mỹ thì Khoa vào học ở trường đại học cộng đồng OCC, vừa đi học vừa tiếp tục đi làm. Từ từ mình thấy mọi việc suông sẻ hơn, quen dần với cuộc sống.

Khoa tiếp tục theo đuổi ngành kiến trúc, vì đó là ngành Khoa đang học ở Việt Nam. Học ở OCC thì Khoa cố gắng để được chuyển lên vào một trường tốt. Vừa đi học vừa đi làm thì cũng khó khăn về thời gian, để giữ điểm tốt và có thiết kế tốt. Cũng có lúc mình nghĩ đến việc nghỉ làm để tập trung vào việc học, nhưng lại không muốn để ba mẹ phải cực khổ thêm nên thôi. Mình cố giúp đỡ bố mẹ, ít nhất là về tiền bạc.

Sau hai năm ở OCC thì Khoa may mắn được nhận vào UC Berkeley. Ở đây, môi trường học khó hơn, cạnh tranh hơn, nhưng có nhiều cơ hội cho mình học hỏi. Mình chuyển sang làm việc part-time, dành giờ cho việc học. Một ngày thì hầu hết thời gian là mình ở tại trường, trong studio để làm project. Trong studio mình dần quen với nhiều bạn bè. Hồi ở college thì mình đi học xong là chạy đi làm, không quen nhiều bạn bè. Giờ thì mình có nhiều thời gian để làm quen với bạn bè, và nhất là với các giáo sư.

Năm cuối, mình còn đang phân vân là nên học tiếp cao học hay đi làm trước rồi sau này mới học cao học, thì nhận được thư từ một giáo sư cũ của mình ở OCC, khuyên mình cứ mạnh dạn nộp đơn vào Harvard. Thầy nói hãy nộp đơn vào trường giỏi nhất, nếu không được thì đi làm, và nộp đơn cho đến khi nào được thì thôi.

Khoa trả lời thầy, nói rằng việc học rất bận và có rất nhiều dự án phải nộp, sợ không có giờ để chuẩn bị hồ sơ vì phải có “portfolio” các mẫu thiết kế và phải có thư giới thiệu và nhiều thủ tục khác nữa. Thầy vẫn khuyên dành thời gian để nộp đơn, thầy sẽ giúp hướng dẫn. Giờ Khoa rất cám ơn thầy, vì nhờ thầy mà Khoa quyết định viết đơn.

Trong lúc đi học ở Berkeley, Khoa có theo một giáo sư để giúp về việc nghiên cứu, và sau này cũng được thầy giúp viết thư giới thiệu.

Khoa nộp đơn hai trường, UC Berkeley và Havard, và cả hai trường đều nhận vào học.

“Đến trường, ngoài giờ trong lớp học thì còn lại mình ở trong studio làm đến 2, 3 giờ sáng.” (Hình: Khoa Vũ)

NV: Hiện một ngày của bạn diễn ra như thế nào?

Khoa Vũ: Dậy sớm, uống cà phê, đến trường, ngoài giờ trong lớp học thì còn lại mình ở trong studio làm đến 2, 3 giờ sáng. Không chỉ Khoa và dân kiến trúc là vậy, cuộc sống mình là trong studio. Khoa dành hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy để làm việc, và giúp tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ sinh viên kiến trúc. Khoa cũng làm việc rất gần với giáo sư mà mình phụ nghiên cứu.

NV: Đâu là một số điều khó khăn khi theo đuổi việc học và bạn làm cách nào để vượt qua?

Khoa Vũ: Khoa, cũng như nhiều người không lớn lên ở Mỹ, mỗi ngày khi thức dậy mình đều có cảm giác đây là một môi trường mới mẻ mà mình phải cố hòa nhập. Thói quen, văn hóa, ngôn ngữ… đó là những khó khăn. Bạn bè mình có nhiều lợi thế hơn, như sinh ra ở đây, có giúp đỡ từ gia đình… Một khó khăn khác của Khoa là thời gian. Đa số mọi người trong ngành kiến trúc dành toàn bộ thời gian để làm dự án, vì ai cũng muốn có sản phẩm xuất sắc. Mình vẫn đi làm, kiếm tiền, và đi phụ nghiên cứu.

Trước khi sang Mỹ, mình cũng không mơ tới là mình sẽ vào UC Berkeley hay Harvard. Có người thì có mục đích và tiến tới, với Khoa thì mọi thứ nó xảy ra từng bước một. Khoa nghĩ điều khiến Khoa cố gắng từng ngày một và vượt qua khó khăn chính là niềm đam mê thực sự dành cho kiến trúc.

Nếu mình thực sự thích những gì mình đang học, đang làm, thì mình sẽ vượt qua những khó khăn bên ngoài, như sự khác biệt ngôn ngữ và văn hóa. Và khi mình thực sự có đam mê trong công việc, bạn bè và thầy cô có thể cảm nhận được và họ sẽ trân trọng điều đó và ủng hộ mình.

Những khó khăn của Khoa vẫn còn, và Khoa vẫn cố gắng để vượt qua và làm tốt hơn. Khó khăn nhưng cũng là điểm tốt, vì mình biết hoàn cảnh mình thì mình có động lực để làm việc nhiều hơn.

“Nhiều lúc tự nhiên sợ một ngày nào đó bỗng quên cách cầm bút.” (Hình: Khoa Vũ)

NV: Theo bạn, đâu là những điều giúp bạn được nhận vào Đại học Harvard?

Khoa Vũ: Thế mạnh của Khoa là đam mê cho ngành kiến trúc. Các thiết kế của Khoa cũng được các thầy yêu thích. Ngành kiến trúc khác với nhiều ngành khác, sản phẩm sẽ thể hiện khả năng của người thiết kế. Khoa cũng làm việc rất nhiều, cố gắng rất nhiều, vì mình biết hoàn cảnh mình khó khăn hơn.

Nếu có ai hỏi Khoa về những gì đạt được hiện tại, Khoa thường khuyên rằng: Hãy tự hỏi mình là mình có thực sự thích ngành học mình đang học hay không. Cho bất kỳ ngành nghề gì, sự yêu thích công việc rất rất quan trọng. Khi biết được mình thích làm gì và mình có thể làm gì, hãy cố gắng hết sức để đạt thành quả.

Đừng nghĩ rằng: “mình mới qua, mình được trung bình cũng là tốt rồi.” Có thể bạn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, nhưng tất cả sẽ vượt qua được. Đừng không dám mơ ước chỉ vì nghĩ hoàn cảnh mình thua người khác. Đừng hạ thấp ước mơ và tiêu chuẩn của mình.

NV: Nếu gặp lại chàng trai tên Khoa đang đứng đợi ở trạm xe bus để đi học tiếng Anh hơn bốn năm trước, Khoa sẽ nói gì?

Khoa Vũ: Khi đó mình muốn làm nhiều thứ lắm, nhiều kế hoạch trong đầu lắm, nhưng cứ sợ không thực hiện được và có ý nghĩ bỏ cuộc. Nếu gặp lại mình của bốn năm trước, mình sẽ nói rằng: “đừng bỏ cuộc, hãy để ước mơ dẫn đường.”

NV: Cám ơn Khoa đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Khoa Vũ: Cám ơn Người Việt.–

Liên lạc tác giả: [email protected]

Mario Joseph-Một giáo sĩ Hồi giáo cải đạo sang Công giáo

Mario Joseph-Một giáo sĩ Hồi giáo cải đạo sang Công giáo

dongten.net

Là một giáo sĩ Hồi giáo, Mario Joseph thành thạo kinh Koran và trong giáo lý của đạo Hồi. Thực tế, chính kinh Koran đã đưa anh đến một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô và với chân lý của đức tin Công giáo. Nhưng cuộc cải đạo của anh không phải dễ dàng, và vì nó mà anh đã trải qua những cuộc bách hại khắc nghiệt Làm thế nào anh đạt được tình yêu mãnh liệt với Thiên Chúa, Giáo Hội, Thập Giá và Thiên đàng?

httpv://www.youtube.com/watch?v=N-78Nwboka0

Mario Joseph

https://www.facebook.com/pages/Mario-Joseph/1524660227763417

Lý Quang Diệu: Nửa thế kỷ gắn bó với vận mạng Singapore

Lý Quang Diệu: Nửa thế kỷ gắn bó với vận mạng Singapore

Nguoi-viet.com

HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt


Lý Quang Diệu, tên đọc theo âm Hán-Việt của Lee Kuan Yew, là chính trị gia có vai trò đưa Singapore từ một tiền đồn chiến lược thuộc Anh ở Viễn Đông trong gần 200 năm, một xứ sở trong hàng các nước thế giới thứ ba, trở thành trung tâm tài chính thương mại quan trọng bậc nhất Á Châu và trên thế giới.


Ông Lý Quang Diệu

Trong hơn nửa thế kỷ từ khi Anh trao trả chủ quyền để Singapore trở nên nước cộng hòa độc lập, Lý Quang Diệu trực tiếp hay gián tiếp nắm giữ quyền lực trong suốt 55 năm. Lý Hiển Long, con trai lớn trong ba người con của ông, là cựu chuẩn tướng quân đội Singapore, bộ trưởng tài chính từ 2004 và Thủ Tướng từ 2011 cho đến nay. Mới đây, ở tuổi 92, với sức khỏe đã suy kém, ông Lý Quang Diệu lâm bệnh nặng và chưa biết còn sống được bao lâu nữa.

Thuộc thế hệ thế tư trong một gia đình di dân, ông cố nội từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đến Singapore năm 1862, Lý Quang Diệu sinh tại Singapore ngày 16 tháng 9 năm 1923, ngôn ngữ chính từ nhỏ là tiếng Anh và hoàn toàn chịu ảnh hưởng văn hóa Anh. Tới năm 20 tuổi ông mới bắt đầu học tiếng Hoa và cùng lúc là tiếng Nhật khi thuộc địa Singapore của Anh bị Nhật chiếm đóng trong Thế Chiến II từ 1942 đến 1945.

Sau chiến tranh, Lý Quang Diệu qua Anh tiếp tục con đường học vấn, với một thời gian ngắn theo học trường Kinh Tế London rồi chuyển sang học luật tại Fitzwilliam College, đại học Cambridge. Năm 1949, ông trở về hành nghề luật sư trong một tổ hợp pháp lý ở Singapore cho tới 1954 cùng một nhóm bạn hữu có giáo dục Anh thành lập Đảng Hành Động Nhân Dân (People’s Action Party – PAP).

PAP là đảng của giai cấp tư sản với những đảng viên thuộc tầng lớp trung lưu, có khuynh hướng xã hội và liên minh với các công đoàn thiên cộng. Liên minh này, theo mô tả của ông Lý, là một cuộc hôn nhân vì lợi. Vào thời kỳ ấy, PAP là đảng của thiểu số 20% dân nói tiếng Anh, trong khi 70% dân chúng Singapore dùng tiếng Hoa và những thổ ngữ khác. PAP cần sự ủng hộ của đại chúng do những người cộng sản chiếm ưu thế và ngược lại đảng cộng sản cần có ban lãnh đạo PAP làm “màn khói” che chở hoạt động vì  Đảng Cộng Sản Mã Lai là đảng bất hợp pháp.

Lúc đó Singapore và Malaya vẫn còn là thuộc địa Anh với một số quyền tự trị. Năm 1955, Lý Quang Diệu đắc cử đại biểu đơn vị Tangjong Pagar, và trở thành nhà lãnh đạo phe đối lập với chính phủ liên hiệp thân Anh của Mặt Trận Lao Động. Tanjong Pagar nằm giữa bến cảng và trung tâm thương mại Singapore là khu có nhiều di dân gốc Hoa hoạt động thương mại hay làm công nhân lao động. Qua thời gian biến đổi, ngày nay Tanjong Pagar trở nên khu du lịch quen biết với Koreatown và Little Korea ở Singapore.

Thời gian này, Lý Quang Diệu gặp nhiều khó khăn với các đối thủ bên ngoài và trong. Năm 1957, những phần tử thân cộng giành được các chức vụ lãnh đạo PAP và vị trí của Lý Quang Diệu bị đe dọa nặng nề. Nhưng may mắn cho ông và những phần tử trung dung, chính phủ Singapore do Lim Hew Hock lãnh đạo, cho lệnh bắt giữ tất cả các thành phần cộng sản và Lý Quang Diệu trở lại làm Tổng Thư Ký PAP.

Trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1959, PAP thắng 43 trong 51 ghế hội đồng đại biểu, một hình thức quốc hội của Singapore tự trị trong Liên Hiệp Anh. Lý Quang Diệu trở thành Thủ Tướng Singapore thay thế Lim Hew Hock.

Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 9 năm 1962 dân chúng Singapore và Malaya muốn chọn độc lập hoàn toàn, Anh Quốc trao trả chủ quyền cho hai lãnh thổ tự trị và Singapore gia nhập Liên Bang Malaysia từ 16 tháng 9 năm 1963.

Sự kết hợp này không lâu dài. Dân chúng Singapore, đa số gốc Hoa chống đối ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo Malaya. Những vụ xung đột chủng tộc / tôn giáo bùng nổ và bạo loạn xảy ra trong năm 1964 ở Singapore. Ngược lại chính quyền liên bang ở Kuala Lumpur lo ngại với thành phần đa số người Hoa ở Singapore cũng như những thách thức chính trị của PAP trong Malaya. Không tìm được phương cách giải quyết cuộc khủng hoảng, Thủ Tướng Tunku Abdul Rahman quyết định trục xuất Singapore khỏi Liên Bang Malaysia.

Ngày 7 tháng 8 năm 1965, Lý Quang Diệu ký thỏa ước ly khai trong đó có phác họa mối quan hệ sau này với Malaysia để duy trì sự hợp tác trong những lãnh vực như thương mại và quốc phòng. Singapore trở thành nước cộng hòa độc lập, một đảo quốc nhỏ bé diện tích 700 km2 và dân số chưa tới 4 triệu khi ấy.

Lý Quang Diệu là người đã nỗ lực vận động gia nhập liên bang, viết trong bản thông báo gởi tới dân chúng: “Suốt cuộc đời tôi từ khi trưởng thành, tôi luôn luôn tin tưởng vào sự kết hợp và thống nhất hai vùng lãnh thổ.” Ông tuyên bố: “Kể từ nay Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc gia độc lập, dân chủ với đầy đủ chủ quyền, đặt trên nền tảng những nguyên lý của quyền tự do và công bằng, hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhân dân đang sinh sống trong một xã hội tối hảo, công bằng và bình đẳng.”

Thực tế sau này cho thấy ông không thực hiện đúng những cam kết và hứa hẹn ấy. Ông đã đưa nước Cộng Hòa nhỏ bé Singapore, thực tế chỉ là một thành phố, mau chóng trở nên “Con Hổ Châu Á, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất, một trong 5 cảng bận rộn nhất và trung tâm tài chính quan trong hàng thứ tư trên thế giới. Singapore có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba thế giới, hệ thống giáo dục, y tế công cộng, tính minh bạch của chính quyền và khả năng cạnh tranh kinh tế đều đứng vào hạng cao quốc tế.

Nhưng bản thân Thủ Tướng Lý Quang Diệu, chính thức cầm quyền đến năm 1990, bị chỉ trích là một nhà lãnh đạo độc đoán, khống chế đối lập và không tôn trọng những nguyên tắc dân chủ, hạn chế nhân quyền và tự do ngôn luận. Nói cách khác, có thể coi ông thuộc loại “độc tài sáng suốt,” đem lại kết quả tốt đẹp cho người dân, nhưng không thể gọi là nhà lãnh đạo tiêu biểu trong một chế độ dân chủ tự do.

Quan niệm từ trước của ông Lý Quang Diệu, cho đến khi gia nhập Liên Bang Malaya, vẫn tin rằng Singapore không thể đứng đơn độc và kết hợp là yếu tố căn bản cho sư tồn vong. Singapore không có tài nguyên thiên nhiên, không có nguồn nước, thiếu khả năng phòng thủ và tài nguyên duy nhất là con người cùng nỗ lực cần cù làm việc của dân chúng. Có thể ông đã bị đẩy tới hoàn cảnh ngoài ý muốn, nhưng ông đã dần dần tìm được giải pháp và biết khai thác đúng chỗ đúng lúc những điều kiện trong tầm tay để đi đến kết quả tốt đẹp.

Lý Quang Diệu đã ý thức đúng những nhu cầu của Singapore trong thời kỳ độc lập là an ninh quốc gia, phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội.

Ngay sau khi Singapore được làm hội viên Liên Hiệp Quốc, Lý Quang Diệu tìm cách mở rộng sự công nhận của quốc tế. Ông tuyên bố chính sách trung lập và đường lối không liên kết. Lực lượng vũ trang Singapore được tổ chức trong chừng mực tối thiểu cần thiết với sự vận động các quốc gia khác trợ giúp trong các lãnh vực trang bị, huấn luyện và tư vấn.

Singapore gia nhập Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 và tìm cách phát triển quan hệ hữu nghị trước hết với Indonesia từng có những đối đầu trước kia, rồi tới các nước trong khu vực từ Malaysia, Việt Nam tới Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản…

Tách rời khỏi Liên Bang Malaysia có nghĩa là Singapore mất thị trường chung và thị trường nội địa, đồng thời các căn cứ quân sự của Anh sẽ  triệt thoái hoàn toàn và phá hủy năm 1975. Lý Quang Diệu đã vận động Anh để chuyển đổi các căn cứ và công xưởng quân sự dùng vào mục đích dân sự. Việc này giúp Singapore có điều kiện tiến dần vào con đường công nghiệp hóa. Chính phủ lập kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài, huấn luyện cho một lực lượng lao động lương thấp nhưng kỷ luật và tay nghề cao. Hệ thống hạ tầng cơ sở, phi trường, hải cảng, đường lộ, mạng lưới thông tin được phát triển cùng với nhiều kế hoạch kinh tế khác đã làm thay đổi hoàn toàn tình trạng Singapore. Thủ Tướng Lý Quang Diệu cũng có được nhiều phụ tá giỏi và những bộ trưởng tài năng như Goh Keng Swe và Hon Sui Sen, những người giúp nhiều cho việc hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và những chương trình xã hội khác.

Qua 25 năm lãnh đạo một nước cộng hòa độc lập, ở chức vụ Thủ Tướng, và sau đó 14 năm ở cương vị Bộ Trưởng Cao Cấp, Lý Quang Diệu kiến tạo Singapore thành một đất nước hoàn toàn mới, một xã hội đứng ngang hàng các quốc gia văn minh tiên tiến trên thế giới. Singapore nổi tiếng là thành phố đẹp, sạch, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, hệ thống giao thông hiện đại.

Nhưng vị trí địa dư của Singapore vừa là thuận lợi cho sự phát triển vừa là điều kiện đưa tới nhiều khó khăn phức tạp như buôn lậu, ma túy, hải tặc. Thủ Tướng Lý Quang Diệu cũng nổi tiếng về việc cho áp dụng luật pháp khắt khe và đôi khi vượt nguyên tắc của các chế độ dân chủ như bãi bỏ bồi thẩm đoàn ở tòa án trong một số trường hợp xét xử.

Một số những chỉ trích cho rằng Lý Quang Diệu là người dành đặc quyền lãnh đạo đất nước cho giới thượng lưu ưu tú. Ông cũng bị chỉ trích về thủ đoạn đàn áp đối lập và ngăn chặn tự do ngôn luận theo đó ông dùng con đường khởi kiện đưa đối thủ hay người chống đối ra tòa cho đến khi họ phá sản hay tiêu tan sự nghiệp và như thế chẳng khác gì thủ tiêu các quyền con người được Liên Hiệp Quốc quy định.

Ông cũng bị tố cáo là có chủ trương gia đình trị. Đây là chuyện có thể tranh cãi lâu dài không dứt vì như ông giải thích, những người trong gia đình ông nếu có đạt tới chức vụ cao là do khả năng cá nhân và nỗ lực bản thân. Những tố cáo này căn cứ trên thực tế, con trai trưởng của ông làm Thủ Tướng từ 2011, và từng là Phó chủ tịch ủy ban quản trị đầu tư Singapore (ông là chủ tịch). Người con trái thứ cũng là một cựu chuẩn tướng, hiện làm chủ tịch – tổng giám đốc tập đoàn truyền thông xuyên Á Sing Tel., công ty được liệt kê là lớn nhất trên thị trường chứng khoán Singapore. Bà vợ của ông cũng có liên hệ đến những công ty tài chính quốc doanh nắm quyền kiểm soát nhiều công ty quan trọng như Singapore Airlines và Ngân Hàng DBS.

Dù có những tranh luận như thế, không ai có thể phủ nhận ông Lý Quang Diệu có vai trò của người lập quốc Singapore, đã có công đưa nước cộng hòa nhỏ bé này lên vị trí thượng đẳng  trên thế giới, và toàn thể câu chuyện ấy là bài học đáng suy ngẫm cho nhiều nước khác ở Á Châu. (HC)

ÔNG BỐ QUYẾT KHÔNG TỪ BỎ CON TRAI BỆNH DOWN MẶC CHO VỢ LY HÔN

ÔNG BỐ QUYẾT KHÔNG TỪ BỎ
CON TRAI BỆNH DOWN MẶC CHO VỢ LY HÔN

Trích EPHATA 643

Ngày 21.1.2015, tại một bệnh viện ở Armenia, con trai đầu lòng Leo của ông bố người New Zealand chào đời. Niềm hạnh phúc làm cha chưa được trọn vẹn, Samuel sửng sốt nhận tối hậu thư của vợ là Ruzan Badalyan bắt buộc anh phải chọn lựa hoặc con trai hoặc vợ.

Người phụ nữ sống cùng anh hơn một năm qua đã thẳng thừng đòi bỏ rơi Leo ngay sau khi bé ra đời. Đứa trẻ mắc hội chứng Down. Theo tờ Newstral, người mẹ này từ chối nhìn hay thậm chí chạm vào đứa trẻ mình mang nặng đẻ đau, bởi trong văn hóa Armenia, đứa trẻ như Leo là sự hổ thẹn cho cả gia đình.

Trái ngược với thái độ kỳ thị ấy, ông bố Samuel quyết định bằng mọi giá phải nuôi nấng con trai mình. Điều ấy đồng nghĩa với lá đơn ly hôn của người vợ và rất nhiều khó khăn phải đối diện khi làm bố đơn thân nuôi con khuyết tật.

Samuel vẫn nhớ như in buổi tối bé trai Leo ra đời. Các bác sĩ không cho phép anh được gặp vợ hay con trai mình ngay lập tức. “Các bác sĩ bước ra khỏi phòng hộ sinh với một cái bọc nhỏ trên tay. Trong đó gương mặt thằng bé bị che lại và các nhân viên không cho tôi gặp vợ hay con trai”, Samuel kể lại. Lời nói của bác sĩ khi ấy rằng “con trai anh thật sự có vấn đề” là điều khiến ông bố trẻ lo sợ.

Sự thật cuối cùng cũng sáng tỏ, Samuel biết con trai mắc phải hội chứng Down. Anh sốc và đau đớn khi nhận tin xấu từ bác sĩ nhưng ý nghĩ từ bỏ con tuyệt nhiên chưa một lần hiện lên trong tâm trí anh. “Cuối cùng, họ cũng cho tôi vào thăm thằng bé. Tôi nhìn chàng trai nhỏ, nói rằng nó thật đáng yêu và hoàn hảo. Tôi chắc chắn sẽ nuôi bé”, Samuel nhớ lại giây phút gặp con trai lần đầu tiên trong đời.

Samuel hoàn toàn không hay biết thiên thần nhỏ của anh đã bị chính mẹ đẻ lạnh lùng chối bỏ và mọi việc diễn ra âm thầm sau lưng anh. Khi Samuel bế con trai tới thăm vợ, cô dọa sẽ ly hôn nếu anh giữ lại đứa bé. Bất ngờ trước phản ứng của vợ, Samuel vẫn đi theo lời mách bảo của tình phụ tử thiêng liêng. Cô vợ đệ đơn ly hôn một tuần sau đó.

Đối diện với nhiều khó khăn tài chính của một người hành nghề tự do trong ngành kinh doanh, Samuel đang nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ để rời Armenia và trở về quê hương New Zealand nuôi nấng con trai khuyết tật. Cảm động trước tình cảm anh dành cho con trai nhỏ bất hạnh, nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp giúp đỡ hai cha con trong hành trình về nhà xây cuộc sống mới.

Trang gây quỹ mang tên “Mang Leo về nhà” do Samuel lập ra đã nhận được hơn 100.000 USD trong 24 giờ. Ông bố hoàn toàn bất ngờ trước sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều người xa lạ.

“Leo và tôi thấy mình đã vượt mục tiêu nhanh chóng. Bé thật may mắn khi nhận được sự quan tâm của hàng nghìn bạn bè trên toàn thế giới”, ông bố bày tỏ sự cảm ơn tới những người ủng hộ mình từ khắp mọi nơi.

Số tiền quyên góp sẽ được sử dụng để tìm một ngôi nhà ở Auckland và cho Leo cơ hội đến trường. Samuel cũng dự định sử dụng một phần trong quỹ để ủng hộ cho trẻ em khuyết tật ở Armenia.

Theo dailymail.co.uk

Hà Nội ‘dừng chặt cây do áp lực dư luận’

Hà Nội ‘dừng chặt cây do áp lực dư luận’

UBND TP Hà Nội phải yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh do áp lực từ người dân lẫn truyền thông trong nước, theo một nhà quan sát.

Trong cuộc họp sáng 20/3, Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng TP Hà Nội và các đơn vị liên quan tạm dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố để phục vụ việc “rà soát, phân loại” lại, báo điện tử VnExpress đưa tin.

“Chỉ hạ chuyển những cây phải giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng theo quy hoạch, thay thế những cây mục ruỗng có nguy cơ đổ gãy, cây nghiêng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tính mạng, tài sản của nhân dân,” ông được dẫn lời nói.

“Với những cây cong nghiêng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và cây không đúng chủng l oại đô thị thì thực hiện chỉnh trang thay thế từng bước. Chỉ thay thế những cây không thể chỉnh trang và duy trì được.”

Ông Thảo cũng ‘hoan nghênh’ báo chí đã phản ánh kịp thời ý kiến dư luận, VnExpress cho biết thêm.

Đề án cải tạo và thay thế 6.700 cây xanh do Sở Xây dựng Hà Nội đề ra đã gây nhiều sự phản đối trong nước.

Trang ‘6.700 người vì 6.700 cây xanh’ đã thu hút gần 40.000 thành viên chỉ trong vài ngày.

Nhiều trí thức trong và ngoài nước cũng đã đặt câu hỏi về tính hợp lý của đề án trên, trong đó có Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.

‘Sức ép từ dư luận’

” Vụ này phải truy đến cùng. Nếu không thì cần gì luật thủ đô? Các ông nói cần luật riêng để chúng tôi hành động và khi được cho rồi thì chính các ông phá

Luật sư Trần Vũ Hải”

Trả lời BBC ngày 20/3 Luật sư Trần Vũ Hải, từ Hà Nội, cho biết chính quyền địa phương Hà Nội đang “chịu sức ép rất lớn từ dư luận”.

“Sáng nay theo tôi được biết đã có nhiều phụ nữ, sinh viên giơ các khẩu hiệu phản đối trước cửa phòng tiếp dân của UBND TP Hà Nội”, ông nói.

“Trước đây phản ứng trên báo chí nhà nước còn phải mất nhiều ngày qua biên tập”.

“Hiện nay có mạng xã hội thì họ có thể biểu đạt sự phản đối một cách thoải mái và phản ứng đó sẽ có tác động ngay tức thì.”

“Cho dù thế nào thì các nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương cần biết rằng họ không thể tự tung tự tác được.”

Tuy nhiên ông cũng cho rằng “để nói là sức ép của người dân lên chính sách đã đủ lớn thì cũng không hẳn”.

“Sức ép phải được gây từ khi ban hành chính sách,” ông nói.

“Hiện nay người dân chỉ có thể gây sức ép khi chính sách đã bắt đầu gây hậu quả.”

Luật sư Trần Vũ Hải nói việc chặt cây đi ngược lại với chính luật lệ mà chính quyền TP Hà Nội đã đề ra

Sai pháp luật

Trước đó, UBND TP Hà Nội trong công văn hôm 18/3 nói việc thay thế cây được “hầu hết nhân dân khu vực” ủng hộ.

Bình luận về việc này, Luật sư Hải cho rằng “không phải là có hỏi ý kiến dân mà là việc hỏi ý kiến như thế nào, có đúng hình thức hay không”.

“Chính quyền thì phải làm đúng thẩm quyền và đúng pháp luật.”

“Ở đây việc chặt cây tôi khẳng định là trái pháp luật, cụ thể là Nghị định 64 về quản lý cây xanh đô thị.”

“Theo Nghị định 64 thì cây bị bão đổ, già mục yếu thì có thể chặt, nhưng có rất nhiều cây trong này không thuộc đối tượng bị chặt.”

“Cái thứ hai là phải hợp lý và được dân chấp nhận, ở đây không chỉ là người dân trong địa bàn nào đó mà là người dân toàn thành phố, vì là cây xanh trên đường chung. Và cho tới giờ thì tôi chưa thấy ai hỏi người dân thành phố cả.”

“Theo luật về quy hoạch đô thị năm 2009 thì việc thay đổi cây xanh phải có sự bàn bạc của dân cư tại khu vực bị ảnh hưởng.”

“Luật thủ đô cũng ghi rõ là “nghiêm cấm chặt phá rừng, cây xanh”. Cây trong khu vực dự án cũng không được chặt mà là chuyển đi khu vực khác.”

“Họ không những chưa tôn trọng người dân mà còn chưa tôn trọng chính luật lệ đã ban hành.”

Ông Hải cũng cho rằng cần phải có người chịu trách nhiệm trước những hậu quả đã gây ra.

“Hiện đã có 500 cây bị chặt rồi, đường Nguyễn Chí Thanh từng được xem là một trong các đường đẹp nhất Việt Nam, thì đã đốn sạch”, ông nói.

“Việc đốn như thế tôi khẳng định là không đúng luật, mà đã làm không đúng luật là phải có người chịu trách nhiệm.”

“Vụ này phải truy đến cùng. Nếu không thì cần gì luật thủ đô? Các ông nói cần luật riêng để chúng tôi hành động và khi được cho rồi thì chính các ông phá.”

“Chính quyền Hà Nội đang vi phạm luật mà chính họ yêu cầu. Điều này là trách nhiệm rất lớn của lãnh đạo Hà Nội.”