Ba quản lý cấp cao của VinFast nghỉ việc

RFA

2023.03.17

Người xem xe điện VF-8 của VinFast tại một showroom ở Santa Monica, Mỹ, hôm 13/9/2022

AFP

Hãng xe điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm 17/3 ra thông báo cho biết ba lãnh đạo cấp cao phụ trách bán hàng, marketing và phục vụ khách hàng vừa nghỉ việc.

Reuters dẫn thông báo của VinFast cho biết, Gareth Dunsmore – Phó giám đốc phụ trách bán hàng và marketing toàn cầu của hãng đã nghỉ việc vì “lý do cá nhân và hãng tôn trọng quyết định này”.

Hai lãnh đạo khác ở thị trường Mỹ là Gregh Tebbutt – trưởng ban marketing, và Craig Westbrook – Trưởng ban phục vụ khách hàng. Cả hai người đều nghỉ vì “những thay đổi trong mô hình quản lý và các yêu cầu kinh doanh cụ thể” – thông báo của VinFast viết.

Thông tin về ba quản lý cấp cao VinFast nghỉ việc xuất hiện vào khi VinFast đang trong giai đoạn bắt đầu thâm nhập thị trường Bắc Mỹ với việc xuất khẩu 999 xe điện đầu tiên sang Mỹ từ tháng 11 năm ngoái nhưng đã bị trì hoãn cho đến tận cuối tháng 2 vừa qua mới giao 45 xe điện đầu tiên.

VinFast hiện đang đối mặt với những thách thức không nhỏ tại thị trường Mỹ khi hãng xe điện nổi tiếng đã có mặt nhiều năm ở Mỹ là Tesla liên tục cắt giảm giá xe của mình trong thời gian qua. Trong khi đó, các hãng xe điện mới khác ở Mỹ như Lucid, Rivian và Nikola cũng đang phải đối mặt với tình trạng đơn hàng thấp, lãi suất cao và sự cạnh tranh khốc liệt.

Hồi tháng hai vừa qua, VinFast tuyên bố hợp nhất hoạt động của hãng tại Canada và Mỹ đồng thời cắt giảm khoảng 80 người, trong đó có phụ trách tài chính thị trường Mỹ là Rodney Haynes.

Hồi tháng sáu năm ngoái, VinFast cũng chấm dứt hợp đồng với một phụ trách bán hàng toàn cầu khác là Emmanuel Brett. Ba lãnh đạo cấp cao khác của hãng cũng rời đi trong thời gian này.

Huy Chieu, một cựu kỹ sư tại General Motor và gia nhập VinFast vào tháng 11/2021, phụ trách mảng phát triển sản phẩm xe điện, cũng xin nghỉ việc vào tháng 12 năm ngoái trước khi các xe điện đầu tiên của hãng đến Mỹ.

Chiếc xe điện đầu tiên của Toyota

Theo KBB,  Motorbiscuit và các báo khác

Toyota bZ4X đang trên đường đến các đại lý bắt đầu từ tháng này, nhằm cung cấp cho người mua xe crossover một lựa chọn trong phân khúc đang mở rộng nhanh chóng này.

Có kích thước tương tự như RAV4 , bZ4X sẽ là chiếc xe điện thực sự dành cho thị trường đại chúng đầu tiên của Toyota tại Mỹ, sau nhiều năm thống trị doanh số hybrid với Prius .

Ưu

  • nội thất rộng rãi
  • Công nghệ xe điện cập nhật từng phút từ một thương hiệu đáng tin cậy
  • Thiết bị tiêu chuẩn hào phóng
  • Hệ dẫn động bốn bánh tùy chọn ấn tượng                                                                                                                                                                       Nhược điểm
  • Một số đối thủ mất ít thời gian hơn để sạc
  • Một số đối thủ có khoảng cách chạy trong 1 lần xạc điện tốt hơn
  • Có gì mới?
  • Năm nay đánh dấu sự ra mắt của mẫu SUV chạy hoàn toàn bằng điện Toyota bZ4X hoàn toàn mới

Là một mẫu xe điện hoàn toàn mới, Toyota bZ4X SUV 2023 có phạm vi hoạt động lên tới 252 dặm và có kích thước tương tự RAV4. Xạc 80% điện dung trong vòng 60 phút.

Chiếc crossover điện cỡ RAV4 sẽ cạnh tranh với một dàn các nhân vật EV ngày càng tăng bao gồm VW ID.4 , Nissan Ariya , Kia EV6 và Tesla Model Y

BZ4X sẽ được cung cấp chỉ trong hai phiên bản, XLE và Limited, với mỗi phiên bản được cung cấp với lựa chọn dẫn động cầu trước hoặc dẫn động bốn bánh.

Phiên bản cơ sở XLE dẫn động cầu trước (FWD) sẽ có giá khởi điểm 43.215 USD, được trang bị động cơ 201 mã lực từ pin 63,4 kWh và được đánh giá ở mức tối đa 252 dặm trong một lần xạc điện theo chu kỳ EPA.

Phiên bản này bao gồm các mục tiêu chuẩn như hệ thống thông tin giải trí Toyota Audio Multimedia 12,3 inch, cập nhật qua mạng, Drive Connect trong ba năm với trợ lý điều hành bằng giọng nói.

“Với Trợ lý thông minh, các cụm từ đơn giản như ‘Xin chào Toyota’ sẽ đánh thức hệ thống để ra lệnh kích hoạt bằng giọng nói nhằm tìm kiếm chỉ đường, tìm Điểm ưa thích (POI), điều chỉnh điều khiển âm thanh, thay đổi nhiệt độ cabin và hơn thế nữa”, nhà sản xuất ô tô lưu ý.

Màn hình điểm mù cũng là trang bị tiêu chuẩn, cùng với Hỗ trợ thoát hiểm an toàn, giúp tránh va chạm khi có vật thể tiếp cận từ phía sau, song song với xe. Tất cả các phiên bản cũng có tính năng hỗ trợ giữ làn đường, kiểm soát hành trình và cảnh báo chệch làn đường theo tiêu chuẩn

Nâng cấp lên phiên bản Limited với hệ dẫn động cầu trước mang đến cho người mua bộ vành 20 inch, ghế có sưởi và thông gió, ghế bọc giả da Softex, vô lăng có sưởi và cốp điện kích hoạt bằng chuyển động. Phiên bản này có giá bắt đầu từ $ 47,915.

Điều hơi bất ngờ về chiếc crossover này là phiên bản AWD, truyền lực cả 4 bánh, áp dụng cho cả hai phiên bản nêu trên chỉ có giá tăng thêm $2080. Các phiên bản động cơ kép có pin 65,6 kWh lớn hơn một chút và công suất cũng tăng nhẹ, với 214 mã lực.

Ở phiên bản XLE, phiên bản AWD của bZ4X có giá khởi điểm 45.295 USD, trong khi phiên bản Limited phiên bản động cơ kép có giá 49.995 USD.

Ngoài ra, về mặt giá cả, khả năng giảm thuế liên bang 7500 đô la cho các mẫu xe Toyota sẽ hết hạn vào cuối năm nay, vì vậy những chủ sở hữu cần phải mua nhanh tay trước khi ưu đãi thuế từ chính phủ hết hạn.

https://www.motorbiscuit.com/2023-toyota-bz4x-safety-adas-features-everything-need-know/

Lời bàn: Xe chạy xa hơn, rẻ hơn VF8 ít nhất là USD 5000 hay hơn nữa sau khi trừ tín dụng Liên Bang dành cho xe điện sản xuất ở Mỹ. Xe BZ4X đóng góp thêm vào mớ khó khăn đang chồng chất của VinFast.

Phan Sinh Trần 

NHỚ VỀ MỘT NHẠC SĨ VẮN SỐ

Nguyễn Quyết  TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM

NHỚ VỀ MỘT NHẠC SĨ VẮN SỐ

(Bài viết có sưu tầm một số tài liệu)

Trước năm 75, ở miền Nam nổi lên rất nhiều nhạc sĩ tài năng. Nhạc sĩ gốc miền Tây như Thanh Sơn, Nhật Ngân, Trúc Phương, Lam Phương…nhạc sĩ ở miền Bắc di cư vào Nam như Anh Bằng, Phạm Đình Chương, Phạm Duy…đã có những sáng tác rất hay khi tuổi đời mới 16,17. Lam Phương có ca khúc ” Chiếc đò vĩ tuyến” khi ông mới 16 tuổi là một điển hình.

Nhưng có lẽ mọi người còn nhớ một nhạc sĩ khác không hề kém cạnh, người gốc Mỹ Tho, đấy là Anh Việt Thu. Ông sáng tác bài “Giòng An giang” nổi tiếng khi mới 17 tuổi. Cũng năm ấy ông thi đậu vào trường Quốc gia âm nhạc Sài gòn và mấy năm sau tốt nghiệp loại Á khoa khóa học. Cùng trào lưu nền nhạc điệu bolero, Anh Việt Thu đã cho ra đời những nhạc phẩm “Tám điệp khúc”, “Người ngoài phố” v.v… và một nhạc phẩm rất hay khác là “Hai vì sao lạc” nói về tình bạn giữa nhạc sĩ và người bạn nam thi sĩ Anh Phương quê ở Sóc Trăng. Danh xưng “Người” và “Ta” làm mọi người nhầm Nhạc sĩ có tình cảm với người con gái nào đó.

Năm 1972, Anh Việt Thu là một trong 12 nhạc sĩ du ca ấn hành tuyển tập nhạc “Hát cho những người sống sót”. Ông đã viết những ca từ đậm chất hồn quê: “Một ngày Việt Nam thơm lừng hòa bình, một ngày Việt Nam bay tràn thế giới”…

Tài năng vắn số. Anh Việt Thu qua đời khi ông mới 37 tuổi, lúc đó là tháng 3 năm 1975 vì căn bệnh “Hoại thận” quá ngặt nghèo. Ông ra đi để lại bao thương tiếc cho người vợ là bà Nguyễn Nữ Hiệp, cựu nữ sinh Gia Long và 2 cậu con trai. Khán giả mất đi những ca khúc hay, càng thương cảm khi biết cuối đời nhạc sĩ sống trong bệnh tật và nghèo đói kiệt quệ. Ông ra đi sau khi để lại ca khúc cuối là bài ” Đi về phía mặt trời” mà khán giả ít có người được thưởng thức.

Chỉ những người bạn thân của ông mới biết và hát vĩnh biệt ông: “Tôi đưa anh đi, đi về phía mặt trời/ Đưa ngày về, đưa ngày về bóng xế trưa trưa…/ Tôi đưa anh đi về phía có ruộng đồng/ Đồng rạ vàng, đồng rạ vàng, /Nơi bạn bè rong chơi an nghỉ lần cuối cùng”.

Trong những ngày bệnh tật, nhạc sĩ Anh Việt Thu vẫn khao khát cuộc sống. Ông chỉ khao khát có được một căn nhà nhỏ nơi quê nhà, có được một chiếc xe đạp, và chiều về có gì ăn nấy. Vậy mà không được. Ông về thế giới bên kia khi mùa xuân năm ấy chưa tàn!

Khi sưu tầm những bài viết về nhạc sĩ Anh Việt Thu, người viết không khỏi bùi ngùi thương xót, nhớ lại những câu hát trong nhạc phẩm “Tám điệp khúc” của ông:

“Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu/Bàn tay năm ngón mưa sa/Dìu anh trong tiếng thở/Đưa tiễn anh đi vào đời”.

Thực phẩm VN – Bs. Phạm Hiếu Liêm

Bs. Phạm Hiếu Liêm

Người bán thực phẩm,  những phù thủy độc ác

Có lần tôi ra cảng cá, thấy cá từ tàu mang lên ướp nước đá nhão nhoét, tôi thắc mắc

“Cá như này sao bán được?”

Chủ vựa trả lời:
Ðây mới là cá tươi, bạn hàng mang cá về nhà sẽ “muối” hàn the và ure,  hôm sau mang ra chợ thấy cứng sảng, tươi chong chớ mà ăn độc lắm á em.

Hàn the là chất cấm sử dụng trong thực phẩm, là chất độc và lưu trữ vĩnh viễn trong cơ thể mà không bị đào thải qua bài tiết, nhưng người dân quê vẫn sử dụng để bảo quản thực phẩm, làm cho thức ăn tươi lâu, cứng giòn và dai.

Chả lụa ướp hàn the sẽ dai ngon và để ngoài nhiệt độ thường hàng tuần lễ không bị hư.

Hàn the ướp dưa chuột, dưa kiệu cho giòn, hàn the hay formol dùng trong sản xuất bún, bánh phở cho dai và để được lâu.

Người ta còn dùng Tynopal là chất tẩy trắng trong công nghiệp giấy để làm cho bún trắng sáng.

Chập tối đi chợ chiều,  tôi từng bắt gặp người bán rải từng vốc hàn the lên thớt thịt để giữ thịt có màu đỏ tươi;  sáng mai đem ra bán lại,  bán hết thịt cũ mới bán tới thịt tươi, trong khi người nội trợ cứ nghĩ đi chợ sớm sẽ mua được thịt tươi ngon,  tội nghiệp biết bao!

Ði về vùng biển,  tôi được bà con ngư dân chia sẻ một bí mật trong cách làm tôm khô.

Tôm biển từ tàu đánh bắt xa bờ  (đi ít nhất nửa tháng mới về)
thì phải ướp để bảo quản.

Cá có thể ướp nước đá,  nhưng tôm tép thì không bởi tôm ướp nước đá sẽ bị đen đầu.

Do đó, ngư dân phải muối tôm bằng hàn the để giữ được con tôm có màu tươi. Vậy là tôm khô biển rất độc hại, bạn chỉ nên ăn tôm biển từ những tàu đánh bắt gần bờ sáng đi chiều về mà thôi.

Cá khô cũng vậy.

Bây giờ ra chợ hải sản khô người ta không thấy ruồi.

Cả làng cá ven biển phơi cá lớp lớp trên giàn phơi bốc mùi tanh nồng cũng không thấy con ruồi nào đậu vào.

Tại sao?

Bạn bè miền biển cho tôi biết,  gia đình họ tự phơi cá ăn chứ không bao giờ mua ở chợ, vì cá khô bây giờ đều được ngâm “thuốc ruồi”.

Ðó là một loại hóa chất diệt côn trùng mua từ bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia, chỉ cần ngâm cá vào hóa chất, treo lên giàn một đêm là cá khô bán được, không cần phơi nắng, không bị ruồi bu sinh dòi,  làm “cá một nắng” bằng cách ngâm thuốc sẽ bảo quản lâu mà không cần đông lạnh gì cả.

Người ta cũng phát hiện nhà kinh doanh hải sản nhuộm ruốc bằng phẩm màu công nghiệp,  đó là chất Rhodamine B dùng nhuộm vải, có thể gây ngộ độc cấp tính và gây ung thư.

Vàng Ô (Auramine O) là tên thương mại của chất diarylmethane.

Ðây là chất màu tổng hợp,  chỉ được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm và dùng để làm màu sơn quét tường.

Thế nhưng người Việt dùng chất đó để nhuộm màu vàng cho măng và dưa cải! Và họ dùng oxyt đồng để nhuộm cho dưa chuột ngâm chua giữ được màu xanh tươi.

Ở Sài Gòn, dù thèm sầu riêng đến mấy tôi cũng không mua.
Nhiều người giống như tôi vậy.

Họ sợ sầu riêng ngâm thuốc.

Con buôn đến từng vườn sầu riêng, bao mua hết vườn, trái non trái già gì họ cũng hái hết, rồi ngâm sầu riêng trong thùng hóa chất; vài hôm sau, sầu riêng chín đều, bán được hết. Những loại trái cây khác như táo, nhãn…, họ cũng ngâm hóa chất

– gọi là thuốc phì, chỉ một đêm là táo nở to, trái trông rất ngon;
long nhãn nở to đến nỗi nứt cả hạt ra.

Nguồn fb Ðông Thanh Vt

Starbuck không thắng nổi cà phê Việt ở Sài Gòn

Theo báo Nikkei Á Châu

Mọi người tự hỏi chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbuck sẽ hoạt động như thế nào ở Việt Nam, quốc gia xuất khẩu hạt cà phê Robusta lớn nhất thế giới.

Báo Nikkei đã đặt câu hỏi về kết quả kinh doanh của Starbuck có trụ sở tại Seattle. Họ đã im lặng về tiến độ của việc xâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng như thị phần đạt được ở đây. Công ty nói với Nikkei Asia rằng họ sẽ đánh dấu 10 năm hoạt động tại Việt Nam bằng cách mở địa điểm thứ 100 nhưng từ chối trả lời câu hỏi liệu nó có sinh lãi ở quốc gia này hay không?

Trong khi Việt Nam có thị trường cà phê lớn nhất Đông Nam Á tính theo giá trị và số lượng cửa hàng, thì chỉ có 0,9 cửa hàng Starbucks trên 1 triệu dân,  con số nhỏ nhất trong số 6 nền kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á.

Số tiệm cà phê Starbuck ở các quốc gia Đông Nam Á:

Giá cả là một trong ba yếu tố giải thích khả năng của các đối thủ địa phương trong việc bảo vệ thị phần cà phê của họ trong thị trường trị giá 1 tỷ USD của Việt Nam. Hương vị và văn hóa uống khác biệt là hai yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa của khách hàng.

Trong khi Starbucks cung cấp một tách cà phê arabica nhẹ với giá tới 5 đô la, thường được trộn với xi-rô, sữa tươi béo thì các đối thủ Việt cạnh tranh, bán các loại cà phê đặc biệt chế biến từ hạt cà phê robusta, giá chỉ có 1 đô la, loại cà phê có xu hướng đắng hơn nhưng cũng rẻ hơn và có hàm lượng caffein cao hơn so với các loại cà phê arabica.

Đối với Enma Bùi, chủ nhân của một tiệm cà phê địa phương cho biết, Starbucks thật là một trải nghiệm có buồn vui lẫn lộn. Một mặt, cô cho biết gã khổng lồ toàn cầu đã tạo ra nhiều sự tò mò hơn về cà phê sau khi nó đến Việt Nam; mặt khác, sự pha chế có đường của nó làm lu mờ khẩu vị đặc trưng của cà phê.

Bùi, đại sứ thương hiệu tại quán cà phê và nhà bán buôn Lacaph, cho biết: “Có một khách hàng đến gặp tôi và hỏi liệu họ có thể uống một cốc caramel macchiato của Starbucks không. “Làm thế nào để bạn thuyết phục ai đó uống cà phê đen và thưởng thức những nốt hương tuyệt vời của nó nếu họ đã quen với cách uống khác?”

Thị hiếu cà phê của Việt Nam có từ thế kỷ 19, khi những người thực dân Pháp gieo hạt giống để trở thành nơi trồng cà phê robusta lớn nhất thế giới. Trong những năm 2000, uống cà phê đã phát triển thành thói quen quốc gia, được thống trị bởi các chuỗi nội địa Highlands Coffee và Trung Nguyên. Hàng ngàn quán cà phê nhỏ mọc lên nhan nhản và cạnh tranh tới mức có thể thay đổi chủ trong vòng vài tháng.

Nhưng trong những năm 2010, hai xu hướng đã nổi lên. Các chuỗi cà phê Việt Nam dẫn đầu là The Coffee House và Phúc Long. Các nhãn hiệu mới đã có sức thu hút những khách hàng trẻ tuổi với gu thẩm mỹ sành điệu và tiệm cà phê cung cấp WiFi miễn phí. Và nền kinh tế mở cửa của đất nước cộng sản đã mang lại những ảnh hưởng quốc tế trong cách thưởng thức, chẳng hạn như cà phê “làn sóng thứ ba”, tập trung vào việc chưng cất hương vị tự nhiên của hạt cà phê.
Những cửa hàng mới hơn này đã bổ sung vào biển các quán cà phê và cửa hàng gia đình hoạt động bên trong và bên ngoài căn nhà của mình, dẫn đến một thị trường bao gồm 19.000 quán cà phê. Chỉ có Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc có nhiều tiệm hơn Việt Nam, theo dữ liệu của Euromonitor.

Thị phần cà phê của các nhãn hiệu nội địa:

Ngoài Starbuck, còn có các hãng cà phê quốc tế khác, họ sớm đến Việt Nam và không thành công, Coffee Bean & Tea Leaf chỉ có 15 cửa hàng sau khoảng 15 năm ở trong nước, trong khi Gloria Jeans đã rời Việt Nam vào năm 2017, mặc dù công ty đang cố gắng quay trở lại.

Cà phê ở Việt Nam mang tính xã hội, Ngân của Mindfully Cafe cho biết. “Bạn bè tôi thích dùng bữa tại nhà hàng, sau đó chuyển đến quán cà phê để uống nước, chuyển chỗ chỉ để uống nước, là một phần của thói quen. Hoặc chỉ đơn thuần đi uống cà phê vì họ thích ngắm nhìn đường phố từ một quán cà phê, đôi khi ngay trên vỉa hè của đường phố”

Phan Sinh Trần 

Nhóm học giả Mỹ gốc Việt giới thiệu ‘cái nhìn mới’ về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa

Nhóm học giả Mỹ gốc Việt giới thiệu ‘cái nhìn mới’ về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa

18/03/2023

Hai cuốn sách sẽ được giới thiệu tại sự kiện ở Boston, Hoa Kỳ, vào ngày 19/3/2023.

Một sự kiện giới thiệu những công trình nghiên cứu của nhóm học giả người Mỹ gốc Việt nhằm “sửa sai”, “bổ sung” phần lịch sử đã bị giấu kín hay xuyên tạc về nền Cộng hoà tại Việt Nam, cuộc chiến Việt Nam và di sản của người Việt tại Mỹ sẽ diễn ra vào cuối tuần này (19/3) tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Bà Triều Giang (Nancy Bùi) – Chủ tịch Hội Hội Bảo Tồn Lịch Sử Và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt – một thành viên trong ban tổ chức, cho VOA biết buổi thảo luận sẽ giới thiệu đến cộng đồng hai cuốn sách dự kiến sẽ là “sách giáo khoa mới” do các nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt thực hiện.

Cuốn sách đầu tiên được giới thiệu là cuốn “Building A Republican Nation In Vietnam, 1920-1963” (“Xây dựng một quốc gia cộng hoà ở Việt Nam từ năm 1920 – 1963”) do Tiến sĩ – Giáo sư Tường Vũ, Trưởng khoa Chính trị học của Đại học Oregon, và Tiến sĩ – Giáo sư Nữ Anh Trần của Khoa Lịch sử Đại học Connecticut, làm chủ biên.

Cuốn sách thứ hai là “Toward A Framework For Vietnamese American Studies” (“Hướng tới xây dựng ngành học Người Mỹ gốc Việt – Lịch sử cộng đồng và ký ức”) do Tiến sĩ – Giáo sư Linda Ho Peché, Tiến sĩ – Giáo sư Alex-Thai Dinh Vo và Tiến sĩ – Giáo sư Tường Vũ chủ biên.

“Hai cuốn sách đầu tiên này cũng chưa thấm vào đâu so với lịch sử của người Việt tự do, của chiến tranh Việt Nam cũng như của người Mỹ gốc Việt chúng ta ở đây, mà trong nửa thế kỷ qua đã bị viết sai, viết sót hoặc viết xuyên tạc trong hầu hết sách giáo khoa, phim ảnh hoặc trên truyền thông”, bà Triều Giang nói với VOA.

Là một trong những học giả chính của các cuốn sách, Giáo sư Tường Vũ cho biết sở dĩ ông tham gia nghiên cứu về chủ đề trên vì khi “là người trong giới giảng dạy và nghiên cứu, tôi nhận thấy trong giới giảng dạy và nghiên cứu họ có quan điểm rất sai về Việt Nam Cộng hoà (VNCH), lịch sử Việt Nam và lịch sử Chiến tranh Việt Nam”.

Nhóm các nhà nghiên cứu - tác giả của hai cuốn sách mới về lịch sử Việt Nam.

Nhóm các nhà nghiên cứu – tác giả của hai cuốn sách mới về lịch sử Việt Nam.

“Xưa nay người Mỹ, phương Tây và ở Việt Nam sau năm 1975 họ không nhắc tới Việt Nam Cộng hoà nữa. Họ hay gọi thể chế đó là ‘nguỵ quân, nguỵ quyền’, là tay sai của Hoa kỳ thôi chứ không xem đó là một thể chế chính trị”, Giáo sư Alex Thái Võ, tác giả của cuốn sách thứ hai, giải thích thêm.

“Những người liên quan đến thể chế đó cũng không được nhắc tới. Khi họ ra nước ngoài, như ở Hoa Kỳ đây, thì khi người Mỹ hay người phương Tây họ viết về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử của cuộc chiến nói riêng thì họ cũng mang tâm thế giống như chính quyền Việt Nam hiện tại, nghĩa là họ viết về những người liên quan đến VNCH thì họ chỉ xem những người đó chỉ là những con rối của Hoa Kỳ thôi, không có chính kiến, lập trường riêng và họ hay dùng những từ ngữ mang tính chất phỉ báng những con người và chính thể VNCH. Thành ra, chúng tôi mới làm ra bộ ba sách này”, Giáo sư Alex cho biết thêm.

“Sách Giáo khoa mới”

Cuộc hội thảo được tổ chức với hai mục tiêu chính, theo bà Trường Giang. Một là các tác giả muốn lắng nghe đóng góp và ý kiến của những người Việt lớn tuổi, những người được xem là “nhân chứng sống” trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam hay trước đó cho mục đích nghiên cứu của họ.

“Và mục đích thứ hai là để cho những người trẻ mà bây giờ ở độ tuổi 50, 40, 30, 20 đang làm việc trong ngành giáo dục, truyền thông… để họ có thể tranh đấu để những cuốn sách sử này được dạy trong các khu học chính, các trường đại học nơi họ đang sinh sống và hơn nữa là được đưa vào thư viện của vùng đó”, bà Triều Giang nói thêm.

Ngoài ra, theo Giáo sư Tường Vũ, “Làm sao để giúp các thế hệ sau họ hiểu và tự hào về lịch sử của dân tộc, của gia đình? Làm thế nào để bảo tồn di sản đó lâu dài? Làm sao để cộng đồng Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn? Làm sao để giải quyết những xung đột văn hoá và quan điểm chính trị giữa những thế hệ (người Việt) đến từ Việt Nam và thế hệ sinh ra và lớn lên ở Mỹ” cũng sẽ là những nội dung được bàn thảo trong chương trình.

Dự kiến, ngoài hai cuốn sách trên, cuốn thứ 3 của bộ sách, với nội dung viết về giai đoạn lịch sử từ 1963 – 1975, sẽ được xuất bản vào tháng 9 tới.

Các nhà nghiên cứu cho biết với bộ sách trên, họ mong muốn đưa ra quan điểm mới toàn diện hơn về lịch sử của Việt Nam nói chung và của VNCH, của cuộc chiến Việt Nam nói riêng, đã không được các sử gia phương Tây chú ý đến trong thời gian qua.

Việc hiểu rõ tư tưởng Cộng hoà và thời điểm nó du nhập vào Việt Nam là vô cùng cần thiết vì đây là nền tảng hình thành nên thể chế VNCH trong những năm sau đó, cũng là yếu tố rất cần thiết để hiểu và giải thích nguyên nhân vì sao hàng triệu người Việt đã bỏ nước ra đi tị nạn sau năm 1975, theo GS. Alex.

“Lịch sử này đã chìm khuất trong rất nhiều năm nên bây giờ đòi hỏi phải có những tài liệu mới, cách nhìn mới và cả sự can đảm để đưa cách nhìn này ra với giới học thuật của Mỹ”, GS. Tường Võ nói.

Ông cho biết trong thời gian qua, những cuốn sách của nhóm nghiên cứu cũng đã nhận được sự phản hồi tích cực, sự ủng hộ, khuyến khích từ giới học thuật Mỹ. Một số học giả Hoa Kỳ cũng bắt đầu đồng ý với những quan điểm và dữ liệu được trình bày trong sách.

Ngoài Boston, nhóm tổ chức sau đó sẽ tiếp tục đến các bang khác của nước Mỹ để giới thiệu sách và ghi nhận thêm ý kiến đóng góp từ cộng đồng người Việt ở những nơi này.

“Mọi người hy vọng trong vòng 10 năm nữa, từ 5 – 10 năm, với cái đà mà mình đang làm đây thì mình sẽ làm sáng được trang sử của mình. Bởi vì mình viết là mình có chứng cứ, nhân chứng sống, tài liệu đã bị ẩn, bị giấu đi thì bây giờ được những nhà nghiên cứu, những giáo sư này họ đưa ra để chứng minh và đưa sự thật vào trong lịch sử của Việt Nam, người Việt Nam tự do cũng như người Việt Nam đang sinh sống tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới”, bà Triều Giang bày tỏ.

 Tưởng nhớ Những người trong Gia đình Tư pháp Việt nam đã thiệt mạng dưới chế độ cộng sản dã man tàn bạo

 Nguồn: AIHƯULUATKHOA

LS Đoàn Thanh Liêm

Ngành Tư pháp của Việt nam Cộng hòa bao gồm hệ thống các Tòa án Dân sự, Tòa án Hành chánh, Tòa án Quân sự – với các nhân viên gồm Thẩm phán, Lục sự, Thư ký v.v… Giới Luật sư được tổ chức thành hai Luật sư Đòan Tòa Thượng Thẩm Sài gòn và Tòa Thượng Thẩm Huế.

Sau ngày 30 tháng 4  năm 1975, đa số các  vị Thẩm Phán thuộc Tối Cao Pháp Viện, các Thẩm phán thuộc Bộ Tư Pháp, các Thầm phán thuộc hai Tòa Thượng Thẩm Sai Gon, Huế và  các thẩm phán thuộc các Tòa Sơ Thẩm  đểu phải đi tù ” cải tạo” . Các Luật sư vì nằm ngòai guồng máy chánh quyền, nên không phải đi tù cải tạo. Tuy nhiên cũng có một số Luật sư bị đi tù vì lý do chính trị, điển hình như các Luật sư Trần Văn Tuyên, Nguyễn Lâm Sanh v.v…Ngòai ra có một số Giáo sư các Đaị Học Luật Khoa Việt Nam cũng bị đưa đi tù cải tạo như GS Bùi Tường Huân, GS Vũ Quốc Thông, GS Mai Văn Lễ.  Cựu Đại sứ VNCH tại Anh quốc LS Lê Ngọc Chấn,  vị Chưởng Khế tại Saigon Cụ Nguyễn Bích Lưu, cũng bị bắt đi tù cải tạo. Tất các vị trên đã qua đời sau khi ra tù.

Có khá nhiều Thẩm phán và Luật sư bị thiệt mạng trong các trại giam – cũng như lìa đời hay bị mất tích ngòai biển khơi trong các chuyến vượt biên. Năm 2015, nhằm kỷ niệm 40 năm (1975 – 2015) ngày Việt nam Cộng hòa bị bức tử, ta cần phải tổ chức những Lễ Tưởng niệm đối với những người đã thiệt mạng trong các nhà tù cộng sản hay đã chết hoặc mất tích trên đường vượt biên để tìm tự do. Riêng trong phạm vi của Gia đình Tư pháp, tôi ghi nhận được một số trường hợp của các nhân vật bị thiệt mạng trong các trại giam hay ngòai biển khơi – và xin được kê khai trong một danh sách sau đây:

Số người tuẩn tiết sau khi CS chiếm thủ đô Saigon

Trần Chánh Thành, Luật sư

Số người chết trong ngục tù cộng sản:

Dương Đức Thụy, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Saigon

Hồ Minh, Thẩm phán Tòa án Quân sự

Tống Đức Hoành, Thẩm phán Tòa án Quân sự Đà nẳng

Lê Sĩ Giai, Luật sư

Lưu Đình Việp, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon

Nguyễn Mạnh Nhụ, Phó Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon

Nguyễn Ngọc Lời, Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm Saigon

Nguyễn Văn Doanh, Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Pleiku

Ngô Quý Thuyết, Thẩm phán Tòa án Quân sự*

Ngô Văn Vũ, Chánh Án Tòa Án Hành Chánh

Phạm Văn Hiền, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Huế

Phạm Quang Cảnh, Luật sư (bị CS xử tử)

Trương Văn Trước, Chánh Án

Vũ Tiến Tuân, Chưởng Lý tại Tối Cao Pháp Viện

Vũ Trung Vịnh, Chánh Án???

Trần Văn Tuyên, Thủ Lảnh Luật sư Đoàn Saigon

Số người chết hay mất tích trên đường vượt biên:

Đặng Như Kỳ, Luật sư
Đàm Quang Đôn, Luật sư
Đặng Ngọc Lân, Lục sự
Hùynh Văn Ngãi, Dự thẩm Tòa Sơ Thẩm Bình Tuy
Nguyễn Hữu Lành, Giáo sư Khoa trưởng Đại học Luật khoa Cần Thơ
Tô Lai Chánh, Thẩm phán Tòa án Quân sự*
Vương Quốc Cường, Chánh án Tòa Sơ Thẩm Quảng Ngãi
Vũ thị Bình Minh, Luật Khoa (Khóa 1964-1967)
. Tống Đức Hoành , Thẩm Phán Tòa án Quân sự Đà nẳng

Số người chết hay mất tích trong biến cố Mậu Thân tại Huế:

Bữu Thạnh, Ủy Viên Chánh phủ Tòa án Quân sự Huế *

Nguyễn Khoa Hoàng, Chánh án phòng

Nguyễn Khoa Kiêm, Luật sư

Ghi chú : Danh sách này chỉ có tính cách tạm thời, xin các bạn đồng nghiệp đồng môn bổ túc cho đày đủ và chính xác hơn. Xin đa tạ.

LS Đoàn Thanh Liêm

From TP Ngô Bút

Kính chị Ngọc Thụy,

Cảm ơn Chị đã chuyển tin và đã hỏi.  Thời gian phôi pha nên nhiều việc đã không còn nhớ chính xác.  Chỉ xin thưa với chị là chúng tôi đã biết mấy trường hợp sau đây:

  1. Hội thẩm Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Nguyễn Ngọc Lời đã uống thuốc ngủ tự sát trong thời gian bị giam cầm ở trại cải tạo Long Thành vào khoảng cuối năm 1975 hay đầu năm 1976.  Tuy không ở chung nhà nhưng chúng tôi đã thấy tận mắt thi hài của bậc huynh trưởng xấu số nầy vào sáng hôm sau.  Có lẽ đây là Thẩm phán nạn nhân đầu tiên thiệt mạng trong trại tù của người cọng sản tại miền Nam.
  2. Thủ lãnh Luật sư đoàn Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Luật sư Trần Văn Tuyên đã ngã xuống ngay trong buổi “tọa đàm” vào cuối tháng 10 năm 1976 tại trại cải tạo Hà Tây ở miền Bắc. Cùng với hơn một trăm người cùng cảnh ngộ, chúng tôi đã chứng kiến tại chỗ khi bậc tiền bối khả kính bị đột qụy và hôn mê.  Sau đó được chuyển đi bệnh viện, từ trần ở bệnh viện Hà Đông và an táng ở nghĩa trang bên ngoài trại.
  3. Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Dương Đức Thụy là bậc tiền bối của chúng tôi mà lâu ngày tôi quên chức vụ ở tòa.  Chỉ nhớ là thời gian cuối cùng được chuyển qua làm một trong các Cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.  Cụ Thụy cũng bị giam cầm với chúng tôi ở trại cải tạo Hà Tây.  Cụ qua đời sau một thời gian dài buồn rầu và bị suy nhược.Ngoài ba trường hợp trên, chúng tôi cũng đã nghe tin về nhiều đồng nghiệp đã qua đời trong trại cải tạo.  Một số đã được qúy anh kể lại.  Xin kể về cụ Chánh Nhất Tòa Thượng thẩm Huế Phạm Văn Hiền.  Bậc tiền bối trực tiếp của chúng tôi cũng đã qua đời vì bệnh tại một trong các trại cải tạo ở miền Bắc.

Nhờ hai anh Hiển và Thanh bổ sung cho sai sót của chúng tôi.  Thân chúc Chị cùng hai Anh vạn sự như ý.

Ngô Bút

________________________________________________________________

From TP Đặng Xuân Thanh

Dung nhu Anh But noi, Cu Hoi Tham Nguyen Ngoc Loi uong thuoc ngu tu sat o trai Long Thanh, Bien Hoa trong nam 1975 sau may thang vao trai. Cu Nguyen Ngoc Loi o chung cung mot buong voi chung toi .Cu Loi nam sat canh Anh TP Le Dinh Ngoc,con toi thi nam sat Anh Ngoc .

May thang dau, chung toi thay Cu co ve buon, it noi, duong nhu nghi dau xa xam va hut thuoc nhieu.

Mot buoi sang ( toi khong nho) moi nguoi trong buong deu day de chuan bi di lao dong, thi thay mung cua Cu Loi van chua ven len. Anh Nha Truong, hinh nhu ten NEN,  bao cao can bo trai,va than xac Cu Loi duoc chuyen len benh xa cua trai. Roi khong ai biet ho chon Cu Loi o dau?

Con Anh TP Truong Van Truoc, o trai Thanh Cam ,Thanh Hoa, thi bi tieu duong nang.Toi nho hom ay chung toi dang lao dong thi  thay can bo CS dua Anh len xe bo cho di Huyen Cam Thuy,Thanh Hoa de chua tri vi binh qua nang. Chung toi thay Anh  xanh xao va qua yeu ot, di khong noi va leo len xe bo khong duoc. Can bo CS bao anh em tu nhan khieng Anh len xe bo. Xe bo di.. ,roi sau do nghe tin anh mat!.

Ve Cu Nguyen Van Doanh, thi phan vi tuoi tac cao, phan vi thieu an lau ngay ,nen Cu Doanh kiet suc ma mat !.. Cu mat duoc may hom thi co 2 goi qua cua nguoi nha cua Cu goi den, nhung khong nguoi nhan! Phai chi hai goi qua do den truoc mot tuan, thi may ra Cu con song sot ve voi Gia Dinh!

Dang Xuan Thanh

_________________________________________________________________

From TP Lê Thế Hiển

Tôi chỉ biết một số vị Thẩm Phán đã chết trong ngục tù CS sau ngà VNCH bị bức tử 30 Tháng 4 năm 1975 như các vị DƯƠNG ĐỨC THỤY, PHẠM VĂN HIỀN , NGUYỄN VĂN DOANH , VŨ TIẾN TUÂN , NGUYỄN MẠNH NHỤ sau khi tôi đã ra tù năm 1983 vì khi được đưa ra miền Bắc tôi không ở cùng trại với các vị này.

Những vị này đều đã được liệt kê đầy đủ trong danh sách mà LS Đoàn Thanh Liêm lập ra.

TP DƯƠNG ĐỨC THỤY nguyên Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp VNCH-Cố vấn Pháp Luât của TT Nguyen Văn Thiệu ở cùng buồng với tôi ở Trại Thủ Đức/Biên Hòa trước khi được đưa ra Miền Bắc năm 1976. TP Thụy lúc ấy đã có tuổi, người cao ráo gày gò, sức khỏe đã yếu. Tôi ẫn tự hỏi, không biêt ra ngoài Bắc làm sao TP Thụ có thể chịu đựoc cái lạnh thấu xương mà tôi đã từng biết thưở nhỏ.

TP PHẠM VĂN HIỀN nguyên là THAM LÝ(khi tôi làm việc ở Tòa Sơ Thẩm Huế/1965) rồi CHÁNH NHẤT Tòa Thượng Thẩm Huế(chứ không phải là CHƯỞNG LÝ) khi cụ đi tù CS. Cụ là một TP mẫu mực, thanh liêm , bình dị, một gương sáng cho những TP trẻ như chúng tôi thời ấy. Sau 75, cụ Bà và cô con gái út(2 con trai của cụ lúc ấy đang du học ở Đức, người con trai cả là một BS quân Y cùng đi tù với bố) lại ở cùng khu Bàn Cờ/SaiGon với vợ tôi nên cùng cảnh ngộ trong việc bàn thảo gửi quà và thăm nuôi bọn tù chúng tôi ở ngoài Bắc dù khác trại. Những việc này tôi có kể rõ trong các Email gửi TP NGÔ BÚT trong Mục KỶ NIỆM NGÀY XƯA/AHLK.

TP NGUYỄN MẠNH NHỤ nguyên PHÓ CHƯỞNG LÝ Tòa Thượng Thẩm Saigon, hàng năm thường hay xuống ngồi ghế Công Tố trong các phiên xử Đại Hình tại Tòa Sơ Thẩm Long Xuyên. Tôi là Chánh Án Tòa địa phưong LX nên cũng ngồi ghế Phụ Thẩm mà Chánh Thẩm là một vị Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm Saigon do Tối Cao Pháp Viện bổ nhiệm. Việc cụ TP Nguyễn Mạnh Nhụ mất sau 75 chắc chắn hai con của cụ(LS Nguyễn Hồng Nhuận và TP Nguyễn Hồng Nhuận Tâm o Cali) biết rõ hơn cả.

TP Nguyễn Văn Doanh nguyên Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Pleiku thì cùng ở Trại Long Thành/Saigon với tôi trong 3 tháng 6,7,8/1975 trước khi tôi được chuyên về Trại Thủ Đức. Thời gian này, tinh thần TP Doanh rất yếu. TP Doanh thường tìm tôi nói chuyện, luôn luôn thắc mắc về chuyện sinh sống của vợ con ở nhà, nhất là thời gian học tập có kết thúc sớm như chính quyền CS nói trong thông cáo gọi đi trình diện không. Tôi chỉ biết an ủi là lúc này có lo cũng không làm gì được , phải nghĩ đến bảo vệ sức khỏe của minh là giải pháp tốt nhất. Tôi thấy TP Doanh là người cả lo và tôi tự hỏi nếu thời gian tu kéo dài thì TP Doanh có chịu nổi không.

TP VƯƠNG QUÓC CƯỜNG nguyên là Dự Thẩm Tòa Sơ Thẩm Ban Mê Thuột về thay thế tôi làm Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Quảng Ngãi năm 1970 khi tôi được thuyên chu yển về Tòa Sơ Thẩm Long Xuyên. Khi TP Cường đi tù về thường rủ tôi đạp xe đạp lòng vòng trên đường phố Saigon bàn chuyện tìm đường vượt biên. Ít lâu sau, tôi được tin ông tìm được tuy ô ra đi nhưng nhà đợi mãi không có tin tức báo về. Sau có tin đồn là ông đã mất tích. Cho đến nay vẫn bặt vô âm tín về ông.

Ở Trại Long Thành/Saigon tôi cũng nghe tin một vị TP tự sát nhưng không rõ lắm. Việc này LS hỏi TP NGÔ BÚT chắc biết rõ hơn đấ. Sau cùng, tôi gởi  2 bài viết về những KỶ NIỆM CẢI TẠO để tùy nghi phổ biến nếu thấy được…..

Lê Thế Hiển

From LS Nguyễn Hữu Thống (trích từ bài Kẻ sĩ dấn thân vì đại nghĩa)

… Luật Sư Trần Danh San cũng ra người thiên cổ. Anh sáng lập phong trào đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam.

Đồng thời với việc ban hành Hiến Chương 77 tại Prague, ngày 23-4-1977, Anh đã tuyên đọc tại khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà Saigon “Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Viết Nam Khốn Cùng”.

Kết quả Anh đã bị giam giữ 12 năm tại trại cải tạo cùng với các Luật Sư Nguyễn Hữu Giao, Trần Nhật Tân, Triệu Bá Thiệp, Vũ Hùng Cương và Thủ Lãnh Vũ Đăng Dung tại Luật Sư Đoàn Huế.

Trong thời gian này Luật Sư Khuất Duy Trác cũng bị bắt giam 12 năm, 6 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ” và 6 năm về tội sĩ quan biệt phái. Sau khi Cộng Sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ.

Luật Sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền, Các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân. Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.

Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigòn đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ”.

Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này.Ngoài ra, các Luật Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên. Trong số 14 luật sư nói trên, cho tới nay ít nhất có 6 vị đã ra người thiên cổ là các Luật Sư Trần Chánh Thành, Trần Văn Tuyên, Vũ Đăng Dung, Trần Danh San, Nguyễn Hữu Giao và Nguyễn Quý Anh.

Cùng với các tầng lớp trí thức khác như bác sĩ và gíao sư, giới luật sư đã đứng lên tranh đấu đòi tự do nhân quyền ngay từ khi Ðảng Cộng Sản thiết lập chế độ độc tài vô sản tại Miền Nam. Lý do là vì người luật sư có truyền thống bất khuất không chấp nhận chuyên chế và bạo hành.

Từ thời Napoleon giới luật sư vẫn là kẻ thù số một của các chế độ độc tài.

Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, Luật Sư Ðoàn Sàigòn đã phản kháng chính sách cưỡng bách học tập chính trị. Các luật sư đã công bố lập trường trên báo chí đòi phải có thuyết trình và thảo luận về đường lối và chính sách quốc gia, thay vì học tập một chiều như trong các chế độ độc tài toàn trị. Vì không có thuyết trình viên đủ sức thuyết phục, kết cuộc Chính Phủ đã phải hủy bãi chương trình học tập chính trị tại Luật Sư Ðoàn Sàigòn. Và Công Tố Viện đã thâu hồi khởi tố lệnh trạng về tội “nhục mạ nhà cầm quyền”. Do giáo dục và sinh hoạt nghề nghiệp trong môi trường đối thoại, người luật sư chấp nhận đối lập thường xuyên giữa luật sư và biện lý, luật sư và chánh án, luật sư và đồng nghiệp. Nhờ đối thoại, tranh luận, biện minh và thuyết phục để đi đến hòa giải, thỏa hiệp hay đồng thuận, người luật sư được hấp thụ tinh thần đấu tranh công khai, ôn hòa, bất bạo động trong việc đề xướng và tôn trọng Sự Thật và Công Lý.

Dầu sao, về lương tâm và chức nghiệp, người luật sư phải giữ chính trực, vô tư, ôn hòa và tình đồng nghiệp để duy trì hòa khí và tương thân tương kính, mà nếu thiếu vắng, pháp đình tôn nghiêm sẽ trở thành đấu trường hỗn loạn….

FBI có thể làm gì để bắt tiến sĩ Nguyễn Quốc Minh trong vụ rửa tiền 3 tỷ đô la?

VOA

17/03/2023

Ảnh chụp màn hình lệnh truy nã của FBI đối với ông Nguyễn Quốc Minh, công dân Việt Nam.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phát lệnh truy nã hôm 16/3 đối với tiến sĩ Nguyễn Quốc Minh, công dân Việt Nam, sinh năm 1973, quê ở Quảng Bình, cư trú ở Hà Nội, về tội điều hành một trang mạng rửa tiền Bitcoin lên tới 3 tỷ đôla. Trong số những kẻ sử dụng trang mạng này, có các hacker Triều Tiên và các tay gián điệp Nga.

FBI từng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đa dạng để bắt giữ một số nghi phạm người Việt và người Mỹ lẩn trốn ở Việt Nam sau khi họ vi phạm luật pháp Mỹ. Tới đây, FBI có thể làm gì để bắt ông Minh?

VOA tìm hiểu vấn đề này với một cựu công chức từng làm việc trong nhiều năm tại phái bộ ngoại giao Mỹ ở Việt Nam và am hiểu hoạt động hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thực thi luật pháp.

Chưa có hiệp định tương trợ tư pháp

Người này, hiện sống ở Mỹ và không muốn nêu danh tính, lưu ý rằng Mỹ và Việt Nam chưa ký kết một hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự nên các cơ quan thực thi luật pháp Mỹ gặp trở ngại lớn khi muốn bắt nghi phạm là công dân Việt Nam thuần túy và vẫn cư trú ở trong nước.

Một biện pháp nghiệp vụ để đi lách qua trở ngại này, đã chứng minh tính hiệu quả cao đối với FBI nhưng cũng đòi hỏi nhiều công sức lẫn chất xám để chuẩn bị và thực hiện, là giăng bẫy, dụ nghi phạm rời khỏi Việt Nam.

Một vụ như vậy đã được đông đảo công chúng Việt Nam biết đến là trường hợp hacker Ngô Minh Hiếu, sinh năm 1989 ở Gia Lai, bị FBI dụ đến đảo Guam và bắt ở đó hồi tháng 2/2013 sau khi ông Hiếu phạm tội đánh cắp danh tính của nhiều người Mỹ và bán cho bọn tội phạm, hưởng lợi hơn 3 triệu đô la.

Ông Hiếu đã phải ngồi tù ở Mỹ trong 7 năm trước khi được giảm án, trả tự do. Khi quay về Việt Nam, ông Hiếu trở thành chuyên gia tại Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia.

Tuy nhiên, theo cựu công chức của phái bộ Mỹ ở Việt Nam, xét đến việc FBI đã phát lệnh truy nã ông Nguyễn Quốc Minh, có thể xem như cơ quan điều tra này hầu như không còn tính đến phương án giăng bẫy, bắt ông Minh bên ngoài Việt Nam nữa.

Khi VOA hỏi liệu FBI có thể cử đặc vụ âm thầm vào Việt Nam, bí mật bắt và đưa một công dân Việt như ông Minh sang Mỹ được không, cựu công chức của phái bộ Mỹ nói rằng trong nhiều năm làm việc ở Việt Nam, người này chưa từng bao giờ thấy Mỹ làm như vậy. “Một hoạt động ngầm kiểu đó khi lộ ra sẽ là một sự cố, một tai tiếng về ngoại giao, về xâm phạm chủ quyền rất nghiêm trọng”, người này nói.

Vẫn cựu công chức của phái bộ Mỹ nhắc lại rằng giữa Mỹ và Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nên việc Washington đề nghị Hà Nội bắt giữ nghi phạm là công dân Việt và giao cho Mỹ là một vấn đề mới mẻ, chưa có tiền lệ, dường như sẽ khó được Việt Nam chấp nhận do liên quan đến cả vấn đề chủ quyền lẫn thể diện quốc gia.

Đã từng làm: Mỹ truy vết, Việt Nam bắt công dân Mỹ

Mặc dù vậy, hai nước đã có nhiều hợp tác trong việc truy tìm, bắt giữ, bàn giao và đưa về Mỹ các nghi phạm là công dân Mỹ, trong số đó có những người gốc Việt, cựu công chức phái bộ Mỹ cho VOA biết.

Về quy trình điều tra, bắt giữ những trường hợp đó, cựu công chức phái bộ Mỹ mô tả rằng văn phòng của FBI ở Campuchia kiêm nhiệm cả Việt Nam sẽ gửi một đề nghị sang Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, tiếp đến, đại sứ quán sẽ gửi một công hàm đến Bộ Công an đề nghị hỗ trợ bắt giữ và các công việc khác theo sau.

Với hiểu biết của mình, cựu công chức phái bộ Mỹ cho hay khi Cục Hợp tác Quốc tế của Bộ Công an nhận được đề nghị của Mỹ, họ chuyển đến Văn phòng Interpol (Cảnh sát Quốc tế) của Việt Nam và Cục Cảnh sát Hình sự. Trên thực tế, Cục Cảnh sát Hình sự thường tiến hành việc bắt giữ nghi phạm cho phía Mỹ.

Sau khi bắt được nghi phạm, công an Việt Nam thông báo cho Đại sứ quán Mỹ để hai bộ phận An ninh và Dịch vụ Công dân Mỹ của đại sứ quán đến nhận nghi phạm, chủ yếu diễn ra tại một sân bay.

Trong hầu hết các trường hợp, nghi phạm sẽ bị nhân viên của Cảnh sát Tư pháp Liên bang Hoa Kỳ (US Marshals Service) áp giải về Mỹ. Trong một số ít những trường hợp khẩn cấp, các nhân viên cấp cao của bộ phận an ninh hoặc thực thi luật pháp thuộc phái bộ Mỹ ở Việt Nam sẽ áp giải.

Cựu công chức phái bộ Mỹ cho biết thêm rằng tuy không trực tiếp ra tay bắt giữ các nghi phạm là công dân Mỹ lẩn trốn ở Việt Nam, song các nhân viên thực thi luật pháp Mỹ đã nhiều lần điều tra, truy tìm, định vị chính xác một số nghi phạm, giúp phía Việt Nam rút ngắn thời gian điều tra và bắt giữ thành công.

“Có một số trường hợp phía công an Việt Nam ngần ngại, thoái thác, cho rằng rất khó khăn, không lần được dấu vết, nhưng phía Mỹ có các phương tiện, máy móc hiện đại, kinh nghiệm dày dặn đã tìm ra địa điểm chính xác của những tên tội phạm người Mỹ vì chúng vẫn liên lạc với thân nhân, và báo cho Việt Nam bắt”, cựu công chức phái bộ Mỹ nói.

Câu hỏi để ngỏ

Như VOA đã đưa tin, giới thực thi pháp luật Mỹ xác định rằng từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022, có hơn 149.000 thông tin dữ liệu liên quan đến một tài khoản gmail do tiến sĩ Nguyễn Quốc Minh sử dụng, cho thấy nghi phạm này ở xung quanh Hà Nội, Việt Nam.

Các dữ liệu đó, kết hợp với nhiều nguồn thu phát sóng khác nhau bao gồm điện thoại di động, GPS và WiFi, cho thấy ông Minh, nghi phạm trong vụ án rửa tiền trị giá 3 tỷ đô la, đã thực sự ở Việt Nam trong những thời điểm diễn ra hoạt động truy cập dữ liệu, theo FBI.

Nhưng tiến sĩ Minh là công dân Việt Nam, không phải công dân Mỹ như các nghi phạm khác mà Mỹ và Việt Nam đã phối hợp bắt giữ trong quá khứ. Vì vậy, liệu Việt Nam có sẵn lòng truy bắt ông Minh theo lệnh truy nã của Mỹ hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

VOA cố gắng liên lạc với Bộ Công an Việt Nam nhiều lần để tìm hiểu quan điểm của họ về vấn đề này nhưng không có hồi đáp.

Mỹ truy nã một công dân Việt Nam với cáo buộc rửa tiền 3 tỷ đô la | VOA Tiếng Việt

https://www.youtube.com/watch?v=i9zC0HOhloY

Mỹ truy nã một công dân Việt Nam với cáo buộc rửa tiền 3 tỷ đô la | VOA Tiếng Việt

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa ra lệnh truy nã một công dân Việt Nam tên Nguyễn Quốc Minh, sinh năm 1973 quê ở Quảng Bình, cư trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, về tội rửa tiền Bitcoin 3 tỷ đôla. Trong một thông cáo hôm 15/3 Bộ Tư pháp Mỹ cho biết FBI, Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức (Bundeskriminalamt), Cục Cảnh sát Liên minh Châu Âu đã đánh sập sàn tiền điện tử ChipMixer do ông sáng lập.

Theo FBI, ông Minh có bằng tiến sĩ ở Đài Loan năm 2016 và được đào tạo cơ bản về kỹ thuật tiền mã hóa, bị cáo buộc điều hành đường dây rửa tiền, đánh cắp danh tính và giao dịch tiền tệ bất hợp pháp thông qua ChipMixer.

Vào ngày 14/3/2023, ông Nguyễn Quốc Minh bị buộc tội “Rửa tiền, Điều hành Doanh nghiệp Chuyển tiền Không có Giấy phép và Trộm cắp Danh tính” tại Tòa án Quận Đông Pennsylvania ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania.

“ChipMixer đã tiếp tay cho hoạt động rửa tiền điện tử, cụ thể là Bitcoin, trên quy mô quốc tế rộng lớn, tiếp tay cho những kẻ bất chính và tội phạm đủ loại trốn tránh việc bị phát hiện. Các nền tảng như ChipMixer, được thiết kế để che giấu nguồn gốc và đích đến của một số tiền khổng lồ đáng kinh ngạc của tội phạm, làm suy yếu niềm tin của công chúng vào tiền điện tử và công nghệ”, Công tố viên Jacqueline C. Romero, thuộc Tòa án Quận Đông Pennsylvania, cho biết trong thông cáo của Bộ Tư pháp. Phó Giám đốc FBI Paul Abbate cho biết: “Chúng tôi sẽ không cho phép bọn tội phạm mạng núp sau bàn phím cũng như trốn tránh hậu quả của những hành động phi pháp của chúng. Việc chống lại tội phạm mạng đòi hỏi mức độ hợp tác cao nhất giữa tất cả các đối tác thực thi pháp luật.

FBI sẽ tiếp tục nâng cao các mối quan hệ đối tác đó và tận dụng tất cả các công cụ có sẵn để xác định, bắt giữ và quy trách nhiệm cho những kẻ xấu này cũng như chấm dứt hoạt động bất hợp pháp của chúng”.

Ông Nguyễn Quốc Minh với tư cách là người điều hành mạng ChipMixer, “đã cố gắng hết sức để che giấu danh tính và hành tung thực sự của mình”,

Đặc vụ FBI Steven Parker cho biết trong bản cáo trạng hình sự ngày 14/3.

Văn bản này cho biết người đàn ông Việt Nam này đã sử dụng nhiều danh tính và tài khoản email khác nhau, gồm Minh Nguyễn Quốc, Quốc-Minh Nguyen, Minh Nguyen Quoc, Quoc-Minh Nguyen, James Smith, David Minh, theo cách viết trong tiếng Anh.

Từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022, có 149.027 điểm dữ liệu liên quan đến một tài khoản gmail do ông này sử dụng cho thấy ông ở xung quanh Hà Nội, Việt Nam. “Dữ liệu lịch sử vị trí này là sự kết hợp của nhiều nguồn khác nhau bao gồm điện thoại di động, GPS và WiFi, cho thấy rằng ông đã thực sự ở Việt Nam trong những thời điểm truy cập dữ liệu này”, cũng theo Đặc vụ FBI Steven Parker.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết với tội danh trên, nếu bị kết án, ông Minh sẽ phải đối mặt với khung hình phạt tối đa là 40 năm tù.

Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về trường hợp truy nã này. –

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích [1944-2023]

Báo Tiếng Dân

Huy Đức

16-3-2023

Ảnh: Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và một trong những học trò của ông, luật sư Ngô Thanh Tùng [ảnh xin từ facebook Tung Ngo]

Chiều qua, khi nghe tin, luật sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, tự nhiên tôi nhớ tới cuộc nói chuyện với ông gần 20 năm trước, rồi, tìm mở kinh thánh, tìm lại bài giảng về Tám Mối Phúc Thật:

“Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa… Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.”

Như rất nhiều trí thức miền Nam khác, ba ngày trước tổng tuyển cử, 26-4-1976, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích bị bắt. Ông Bích từng làm cho cơ quan trợ giúp Mỹ USAID trong chương trình “cấp căn cước cho người từ mười sáu tuổi trở lên” và, năm 1972, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông nhận được học bổng đi học thêm một năm tại Đại học Harvard, Mỹ. Tháng 4-1975, ông là “chuyên viên đặc nhiệm” cho Tổng cục Dầu hỏa và Khoáng sản.

Trước đó, 2-1976, ông Nguyễn Ngọc Bích được mời lên cơ quan công an. Cán bộ hỏi cung đặt vấn đề: “Tại sao 15-4 mới được nhận vào mà Tổng cục đã cho làm chuyên viên đặc nhiệm ngay?”. Làm sao mà ông trả lời được câu hỏi đó.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích bị giam trong xà lim loại dành cho tử tù suốt một năm và khi bị hỏi cung: “Anh biết gì về kế hoạch hậu chiến; trong đó, anh được giao nhiệm vụ gì?”, ông đoán ra, “Cách mạng nghĩ ông là người do Mỹ cài lại”. Hai năm sau, khi đã được đưa ra phòng giam chung, khi “được” thẩm vấn, luật sư Nguyễn Ngọc Bích nói: “Lưng tôi bị gù thế này làm sao được tuyển làm tình báo!” Khi ấy, những người hỏi cung dường như vô tình nói ra lý do khiến ông bị bắt: “Anh là người do Mỹ đào tạo, anh sẽ chống chúng tôi đến cùng”.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích bị giam cầm suốt 13 năm, từ 1976 cho đến năm 1988.

Khi được hỏi làm sao mà ông có thể đi qua được những tháng năm oan khuất, luật sư Nguyễn Ngọc Bích nói với tôi, “Kinh thánh. Hằng ngày, tôi đọc đi đọc lại Tám Mối Phúc Thật.”

“Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa…”

Trong hơn 30 năm biết ông, tôi chưa bao giờ thấy ông than phiền, oán trách. Sau khi ra tù, ông chọn ở lại Việt Nam. Và, khi đất nước đổi mới, bằng trí tuệ và kiến thức học được từ các “thế lực thù địch”, ông đã giúp những nhà lãnh đạo ở trong cái thể chế đã bắt bỏ tù mình, giúp các thế hệ luật sư hiểu như thế nào là pháp quyền, như thế nào là kinh tế thị trường, bằng cách nào để dẫn dắt một công ty đúng cách.

Từ hôm qua, rất nhiều luật sư có tiếng từ Bắc chí Nam cùng viết trên Face gọi ông là “THẦY”, dù nhiều người trong số họ chỉ học ông qua những cuốn sách của ông và qua những bài ông viết trên báo chí, chủ yếu trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, từ thập niên 1990s.

Khi cầm bút, dù là những vấn đề mới mẻ, phức tạp ông đều trình bày giản dị và mạch lạc. Khi ngồi với những học trò trẻ tuổi, cho dù vẫn là con người uyên bác ấy, ông trở nên rất ân cần, gần gũi. Chính ông tự phá bỏ khoảng cách trí tuệ và hàng rào thế hệ để những người trẻ tuổi vẫn có thể dễ dàng tiếp cận và học được từ ông.

Cho dù, đóng góp rất nhiều để xây dựng nền tảng pháp luật, luật sư Nguyễn Ngọc Bích luôn tin rằng:

“Nền kinh tế thị trường kiểu gì thì cũng chỉ hoạt động được trên nền tảng đạo đức cá nhân. Mỗi người tự mình phải biết kiềm chế mình. Nền kinh tế của ta đang phát triển nhưng vấn đề đạo đức cá nhân chưa được coi trọng. Muốn có đạo đức thì phải bắt đầu từ giáo dục…”

Ai có lòng khó khăn, ấy là phúc thật… Ai hiền lành, ấy là phúc thật… Ai khao khát nhân đức trọn lành, ấy là phúc thật… Ai thương xót người, ấy là phúc thật… Ai giữ lòng sạch sẽ, ấy là phúc thật… Ai làm cho người hòa thuận, ấy là phúc thật… Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là phúc thật…”

Tôi đọc thêm một lần “Tin Mừng” để cố gắng hiểu ông. Giờ đây thì ông đã coi “Nước của Đức Chúa Trời là của mình” rồi.

Trần Trung Đạo: Việt Nam buồn lắm em ơi

Diễn Đàn Thế Kỷ

Nhạc phẩm Tình Bơ Vơ của Lam Phương được sáng tác trước năm 1975. (Hình Tài liệu)

Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.

Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình. Đó là một cách sửa lời đáng quý.

Nhưng trường hợp của ca sĩ Tuấn Ngọc thì khác. Trong video, rõ ràng ông đã cố tình sửa hai chữ quan trọng nhất trong bản nhạc từ “Việt Nam” sang “Chiều nay”.

Ca sĩ Tuấn Ngọc nhìn vào bản nhạc để ngay trước mặt và còn đeo kính lão nữa. Dù sao, để công bằng cho ca sĩ Tuấn Ngọc, người viết ‘google’ câu “chiều nay buồn lắm em ơi“ nhiều lần để biết đâu ai đó đã sửa trước và ông gặp vận xui nên đã dùng bản sai đó. Nhưng không có. Ông cố tình hát “Chiều nay buồn lắm em ơi”.

Sửa những chữ khác không sao nhưng thay chữ “Việt Nam” bằng “Chiều nay” thì khác. Dư luận khắt khe, có khi nặng lời không cần thiết nhưng họ không có lý do riêng gì để thù hằn ca sĩ Tuấn Ngọc mà chỉ ghét thế lực mà họ nghĩ ca sĩ Tuấn Ngọc vừa thỏa hiệp. Dù ghét bao nhiêu cũng không nên mạt sát vì mạt sát là hành động của những người tuyệt vọng.

Do đó, trong chiều sâu và thực chất của vấn đề, sự phẫn nộ vừa qua không phải là phẫn nộ giữa người dân với ca sĩ Tuấn Ngọc mà giữa người dân với đảng Cộng sản. Những người phê bình ca sĩ Tuấn Ngọc nghĩ rằng ông “mặc áo giấy” để làm vừa lòng “ma”. Phê bình ca sĩ Tuấn Ngọc là một cách phê bình đảng mà không sợ bị tù.

Người viết cũng không nhắm vào cá nhân ca sĩ Tuấn Ngọc mà chỉ mượn câu chuyện thời sự có liên quan đến ông để viết về một quan tâm lớn hơn, đó là tính thỏa hiệp.

Khái niệm thỏa hiệp (compromise) được dùng trong mọi lãnh vực để chỉ một sự nhân nhượng giữa hai bên tranh chấp mong đạt đến một điểm có thể cùng chấp nhận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thỏa hiệp chỉ có tính đơn phương, một chiều, tự khuất phục, tự hạ thấp giá trị của mình để lấy lòng người khác, thế lực khác.

Nhạc sĩ Vũ Thành An biện hộ cho ca sĩ Tuấn Ngọc: “Các bài hát cũ được truyền từ người nọ qua người kia, không có nguyên bản, không tham khảo Nhạc Sĩ nên sai lời là phổ biến. Ca Sĩ khi hát thường tìm lời trên Internet. Những gì trên Internet cũng là sao chép lại.”

Lời biện hộ này không đủ tính thuyết phục. Ít thuộc nhạc và chưa từng hát Tình Bơ Vơ như người viết bài này mà còn biết trong nhạc phẩm đó có câu “Việt Nam buồn lắm em ơi” nói chi là một ca sĩ đã hơn nửa thế kỷ sống bằng nghề ca hát. Ông có thể chưa hát nhưng hẳn đã nghe đồng nghiệp hát không phải một lần mà nhiều lần.

Một bản nhạc, một bài thơ hay một bài văn đều có tâm hồn và tâm hồn được thể hiện bằng những câu nổi bật làm người đọc sẽ nhớ lâu. Trong nhạc phẩm Tình Bơ Vơ câu nổi bật là “Việt Nam buồn lắm em ơi”.

Nhạc sĩ nổi tiếng ở miền Bắc là Phú Quang từng bị trù dập suốt 10 năm chỉ vì câu “đâu phải bởi mùa thu” nhưng ông nhất định không thay lời bài hát mà còn chửi đám tuyên huấn là “ấu trĩ”. Nhạc sĩ Phú Quang không thỏa hiệp và đã thắng.

Các nghệ sĩ Lộc Vàng, Phan Thắng Toán và Văn Thành bị kết án 10 năm tù chỉ vì hát những bản tình ca, đa số là về mùa thu, của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, nhưng không ai đọc chuyện các anh sửa lời bài hát dù đang sống trong xích xiềng sắt máu của chế độ Cộng sản thập niên 1960. Ba nghệ sĩ trong nhóm Lộc Vàng không thỏa hiệp và bước ra khỏi nhà tù như những người chiến thắng.

Một ngày khi chế độ Cộng sản ra đi, âm nhạc là lãnh vực được thay đổi nhanh chóng và dễ dàng nhất. Ngay hôm nay trên đường phố Sài Gòn, trong những quán nhạc, những quán cà phê đều hát nhạc Việt Nam Cộng Hòa và đặc biệt là nhạc lính Việt Nam Cộng Hòa. Bên cạnh những Tình Ca, Hướng Về Hà Nội, các nhạc phẩm Những Rừng Lá Thấp, Anh Không Chết Đâu Em, Trăng Tàn Trên Hè Phố v.v… đang được hát. Nhạc Việt Nam Cộng Hòa là một phần trong đời sống tinh thần của người dân thuộc nhiều thế hệ khắp ba miền. Các em, các cháu có thể chưa hiểu hết nội dung nhưng chắc chắn biết Việt Nam đã từng có một thời tự do và đáng yêu như thế.

Có lẽ hôm nay ca sĩ Tuấn Ngọc đang tự trách phải chi mình cứ giữ nguyên và hát một cách tự nhiên. Nhưng giấu đi hai chữ “Việt Nam” làm cho vấn đề không chỉ trở nên trầm trọng mà còn xúc phạm đến mọi người Việt Nam có ý thức và tình cảm dân tộc.

“Việt Nam” hai tiếng rất thiêng liêng nhưng cũng đầy đau thương và nhức nhối.

Tiếng súng đã ngưng 47 năm nhưng mỗi người Việt trong cũng như ngoài nước, ở mức độ khác nhau, đều còn mang trong tâm hồn một vết thương chưa lành nằm phía dưới làn da mỏng. Họ sống có vẻ bình thường nhưng một hạt muối, một mũi kim, một cơn gió mạnh có thể sẽ làm vết thương đang mưng mủ vỡ ra.

“Việt Nam buồn lắm em ơi” không chỉ là câu nhạc của nhạc sĩ Lam Phương mà cả một khung trời, một tâm cảm của con người và một vấn nạn chưa giải quyết xong của đất nước.

Những kẻ làm cho “Việt Nam buồn lắm em ơi” đang sống trong các biệt thự cao sang, khi chết được chôn trong các nghĩa trang rộng 55 ngàn mét vuông như trường hợp Trần Đại Quang, con cái họ học trung học tư ở Mỹ, học đại học tư ở Mỹ, mua nhà giá hàng triệu dollar bằng tiền mặt ở Mỹ. Tiền đâu nếu không phải tham nhũng từ mồ hôi, nước mắt và cả máu của đại đa số người dân bị trị.

Sau 47 năm nhưng cuộc chiến vẫn chưa tàn. Các thành phần dân tộc chống độc tài đảng trị cũng đang một lớn dần. Họ không còn cô đơn, lẻ loi, đơn độc như những ngày sau 1975 ở nhà thờ Vinh Sơn, Sài Gòn hay ở chùa Dược Sư, Cần Thơ. Sức mạnh của người dân không thua kém gì sức mạnh của đảng. Họ tận dụng mọi thành quả của cuộc cách mạng tin học và khai thác mọi kẻ hở của bộ máy cai trị để chống lại bạo quyền. Dĩ nhiên trong đó có việc chống lại những kẻ a dua, toa rập và thỏa hiệp với bạo quyền.

Đảng có nhà tù nhưng người dân có lương tri. Đảng có bộ máy tuyên truyền lừa bịp nhưng người dân có sự thật. Cuộc đấu tranh giữa công lý và bạo lực rất cam go và có thể còn kéo dài khá lâu nhưng đảng cũng biết không nhà tù nào đủ lớn để nhốt hết được lương tri.

Nhà tù Cộng sản có giới hạn không gian trong khi lương tri là cả một dòng sông lịch sử dài mang tâm hồn Việt Nam bao la bát ngát chảy qua nhiều thế hệ. Dòng sông đó vẫn chảy và vẫn đang bồi đắp phù sa khát vọng tự do dân chủ cho hôm nay và mai sau.

Sau 30 tháng 4, 1975, khi chủ trương đốt sách, đảng nghĩ chỉ cần nửa thế kỷ khi các thế hệ chiến tranh qua đời hết sẽ không còn ai nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến sách vở, âm nhạc, thơ ca được sáng tác trước 1975.

Nửa thế kỷ sắp qua nhưng Việt Nam Cộng Hòa không chỉ được nhắc nhở mà đang sống hào hùng trong giáo dục, văn học, âm nhạc, thi ca và lý luận chính trị. Sự thật như ánh sáng mặt trời có thể nhất thời bị che khuất bởi đám mây đen nhưng không mất. Tần Thủy Hoàng, Stalin, Hitler đều đốt sách nhưng cũng đều không che giấu được tội ác của mình.

Chế độ Cộng sản tại Việt Nam chỉ là một chế độ tạm thời. Cơn bão sẽ qua đi và những ngọn lúa Việt Nam sẽ đứng dậy. Wojciech Jaruzelski của Ba Lan biết điều đó. Janos Jozsef Kadar của Hungary biết điều đó. Họ là những hung thần của một thời chuyên chính vô sản nhưng cuối cùng đã phải đầu hàng trước lương tri của dân tộc họ và của loài người yêu chuộng tự do. Việt Nam rồi cũng thế.

“Việt Nam buồn lắm em ơi” là sự thật hôm nay.

Tùy theo tầm hiểu biết và nhận thức của mỗi người, một chị bán hàng rong hay một nhà nghiên cứu chính trị chiến lược dù không nói ra nhưng đều công nhận “Việt Nam buồn lắm em ơi”.

Thân phận Việt Nam trong lòng một chị bán hàng rong và một nhà nghiên cứu có một điểm băn khoăn giống nhau là không biết ngày mai sẽ ra sao. Ngày mai gia đình chị sẽ ra sao. Ngày mai đất nước anh sẽ ra sao. Ngày mai dân tộc chúng ta sẽ ra sao.

Nhà nghiên cứu nhìn sang Cambodia, nhìn sang Philippines, nhìn sang Đài Loan, nhìn ra những dàn hỏa tiễn đặt trên bảy căn cứ quân sự dưới dạng “đảo nhân tạo” của Trung Cộng trên Biển Đông đang chĩa vào Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn và lo cho tương lai dân tộc sẽ về đâu. Việt Nam như con ếch “ổn định” trong nồi nước nóng của Tập Cận Bình đang đun. Lửa mỗi ngày một bốc cao hơn. Nước mỗi ngày một nóng hơn. Với tình cảnh này, sớm hay muộn, nếu không tìm cách nhảy ra, ếch Việt Nam cô đơn sẽ bị luộc chết trong nồi Đại Hán.

Chị bán hàng rong cũng thế. Chị nhìn đàn con ốm yếu, nhìn bếp lửa tối âm u, nhìn căn nhà tôn dột nát và lo cho gia đình mình, các con rồi sẽ ra sao. Chúng có cơ hội đến trường như bao nhiêu đứa trẻ khác hay không. Cho dù đủ sức học thì tiền đâu để đóng học phí, để ăn, để sống cho tới khi ra trường. Mùa đông nào cũng lạnh nhưng con nhà nghèo sẽ lạnh hơn và đêm nhà nghèo sẽ dài hơn.

Phân tích từ phạm vi quốc tế cho đến gia đình để thấy Việt Nam cần thay đổi tận căn bản và cần sự góp sức của mọi người còn quan tâm đến vận nước. Thỏa hiệp với chế độ là phản bội lợi ích của đại đa số người dân Việt Nam.

Dòng văn minh nhân loại đã chảy qua những sa mạc ở Bắc Phi và Trung Đông như Tunisia, Libya, Ai Cập v.v.. và Mùa Xuân Arab (The Arab Spring) đang có ảnh hưởng tích cực tới Việt Nam. Các cuộc cách mạng dân chủ Arab là những cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử loài người được hướng dẫn bằng cách mạng tin học. Trong cuộc cách mạng xã hội lần này, không cần ai phải “xếp bút nghiên”, không cần ai phải “biệt kinh kỳ”. Cuộc tranh đấu để bào mòn chế độ, cô lập chế độ và loại bỏ chế độ đang diễn ra ngay trước mắt mọi người dưới nhiều hình thức.

Vô số việc cần làm và nên làm. Một nhóm bạn mang tình thương đến cho các cháu mồ côi, một nhóm bạn khác quyên góp từng áo mùa đông cho các cháu vùng cao, một nhóm bạn mở trường dạy chữ, mỗi người một việc, đơn giản nhưng tràn đầy ý nghĩa. Một khi nhận thức được nâng cao, tình thương được lan tỏa rộng, hận thù và nghi kỵ sẽ tan dần đi như khói như sương.

Đảng đang ở trong thế thủ chỉ còn trông cậy vào nhà tù và bộ máy tuyên truyền đang mất dần tác dụng. Các thành phần dân tộc chống thỏa hiệp với chế độ có mặt ở khắp nơi và đang thắng thế.

“Việt Nam buồn lắm em ơi” nên Việt Nam phải thay đổi để sống còn với thời đại. Mỗi người trong điều kiện và khả năng của mình nên thuận theo đà phát triển của văn minh để góp phần làm thay đổi xã hội Việt Nam thay vì thỏa hiệp với giới cầm quyền để kéo dài chế độ độc tài đảng trị.

Về nước sống dưới sự cai trị của đảng Cộng sản là thỏa hiệp với chế độ dù người đó là ai và nhân danh bất cứ lý do gì. Nhưng trong khi sống và hành nghề trong lòng chế độ cũng nên đặt ra cho chính mình một lằn đỏ tránh vượt qua. Lằn đỏ đó chính là tư cách và trách nhiệm của một người Việt Nam đối với tương lai dân tộc và các thế hệ đi sau.

Trần Trung Đạo

Mạng xã hội rộ tin ca sĩ Hà Thanh Xuân chia tay ‘vua cá Koi Việt Nam’

Báo Nguoi-viet

March 12, 2023

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Chưa đầy một năm sau khi làm đám cưới tại Sài Gòn, mạng xã hội đang rộ tin đồn ca sĩ hải ngoại Hà Thanh Xuân và doanh nhân Thắng Ngô được cho là đã “đường ai nấy đi”.

Ca sĩ Hà Thanh Xuân, 35 tuổi, được biết đến là ca sĩ hát cho Trung Tâm Asia trước đây và Thúy Nga sau này, trong lúc doanh nhân Thắng Ngô, 48 tuổi, được truyền thông Việt Nam đặt biệt danh “vua cá Koi Việt Nam,” vì ông này kinh doanh cá Koi, một giống cá chép kiểng của Nhật. Một số báo cho rằng ông Thắng Ngô làm chủ một vựa cá Koi trị giá “30 tỷ đồng” ($1.2 triệu) nên cuộc sống “toát ra mùi tiền”.

Đám cưới của ca sĩ Hà Thanh Xuân và doanh nhân Thắng Ngô hồi năm ngoái. (Hình: Dân Trí)

Tin đồn về việc đổ vỡ hôn nhân của cô Hà Thanh Xuân và ông Thắng Ngô rộ lên sau khi trang facebook cá nhân của hai người trên mạng xã hội đột nhiên gỡ bỏ hết hình ảnh “đẹp đôi”.

Hôm 12 Tháng Ba, cô Hà Thanh Xuân đăng ảnh mình chuẩn bị tham gia một show diễn ở Mỹ cùng chú thích: “Sau cơn mưa trời lại sáng”.

Báo Zing cùng ngày dẫn lời ông Thắng Ngô: “Đây là cuộc sống riêng tư nên chúng tôi không nói gì hết. Những thông tin trên mạng xã hội không hề liên quan.”

Trong khi đó, theo báo Dân Trí, ông Thắng Ngô cho hay mình đã khóa trang cá nhân từ mười ngày trước “do bị kẻ gian ăn cắp thông tin và đăng tải vớ vẩn”.

Cô Hà Thanh Xuân và doanh nhân Thắng Ngô làm đám cưới tại một trung tâm tiệc cưới sang trọng ở quận 1, Sài Gòn vào hồi Tháng Năm, 2022.

Thời điểm đó, truyền thông Việt Nam dẫn lời Hà Thanh Xuân nói cô và chồng được một đạo diễn “làm mai”.

Trước khi cưới cô Hà Thanh Xuân chỉ sau vài tháng quen nhau, doanh nhân Thắng Ngô đã có một đời vợ và có con riêng.

Hồi năm ngoái, chuyện tình cảm của Hà Thanh Xuân trở thành chuyện “ngôn tình” trên báo Việt Nam khi hai người trong cuộc dành nhiều mỹ từ cho nhau.

Báo Dân Trí mô tả ông Thắng Ngô không ngại “thả tim” từng livestream ca hát của cô Hà Thanh Xuân, kiên trì nhắn tin trò chuyện với cô trong thời điểm hai người yêu xa do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

“Tôi là người rất ít khi cười, khó có ai làm cho tôi cười được nhưng khi nói chuyện với Xuân, thời gian tôi cười bằng cả cuộc đời cộng lại,” ông Thắng Ngô được dẫn lời.

Ca sĩ Hà Thanh Xuân và doanh nhân Thắng Ngô. (Hình: Zing)

Đáng lưu ý, không lâu trước khi làm đám cưới với cô Hà Thanh Xuân, doanh nhân Thắng Ngô từng khoe chuyện tình cảm sâu nặng và “hôn nhân viên mãn” với người vợ trước, bà Thanh Đào, trong một chương trình truyền hình ở Việt Nam.

Sau đó, ông này đột ngột xác nhận mình đã ly dị vợ để cưới nữ ca sĩ. (N.H.K)