ĐẾN NGUỒN TÌNH YÊU VÀ RA ĐI VỚI TÌNH YÊU

ĐẾN NGUỒN TÌNH YÊU VÀ RA ĐI VỚI TÌNH YÊU

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Cv 10,2-26.34-35.44-48; 1Ga 4,7-10; Ga 15,9-17

Sau thế chiến lần thứ II, Nước Pháp có nhiều người vô gia cư, ăn xin các nơi… Cha Pierre (Abbé Pierre) giúp họ có công ăn việc làm, tìm chỗ ở…

Mùa thu 1949, cha Pierre đã cứu thoát Georges, một người đang cô đơn và thất vọng sau 20 năm tù khỏi ý định tự tử. Cha đề nghị anh về ở với mình để, cùng nhau, xây dựng nơi tạm trú cho những người bất hạnh khác. Từ đó, Cộng đoàn Emmaus ra đời và căn nhà nơi Cha trú ngụ biến thành trung tâm Emmaus đầu tiên.

Mùa đông buốt giá 1954 tại Pháp, lạnh đến 20 độ âm, Cha Pierre đã lên tiếng trên Radio Luxembourg báo động : ‘xin mọi người hay giúp đở vì một người đàn bà vừa chết cóng lúc 3 giờ sáng nay trên vỉa hè đại lộ Sépastopol, tay còn cầm án lệnh tòa cho phép trục xuất khỏi nhà… Để thảm trạng không tái diễn, từ đêm nay, những nhà có treo bảng ‘Trung tâm huynh đệ khẩn cấp’, các bạn đau khổ hãy vào đó ăn uống và ngủ nghỉ, tìm lại niềm hy vọng…

Trong 20 phút sau, người ta lần lượt kéo đến khách sạn Rochester, kệ nệ áo quần, chăn mền, trao các chi phiếu lẫn nữ trang… để cứu trợ.

Chiều đó, Cha lại lên tiếng kêu gọi các tình nguyện viên để chở những người bất hạnh đến nơi mà các lều vừa dựng lên hầu không một người lớn lẫn trẻ em phải ngủ trên vỉa hè qua đêm giá lạnh. Đúng 21 giờ như đã định, khoảng 500 xe cộ mới củ, tốt xấu đã có mặt để chở người vô gia cư, dưới sự điều khiển của Abbé Pierre. Từ đó, Cha đã là hình ảnh một ‘Linh mục bác ái chăm lo cho người vô gia cư’ trong lòng dân Pháp…

Đầu mùa đông bất thường đó, dựa vào các dự đoán khí tượng, Cha Pierre đã đề nghị Quốc hội biểu quyết một ngân khoản một tỉ francs để lo xây nhà cho người vô gia cư nhưng các dân biểu đã bác bỏ. Thế nhưng chỉ ba tuần sau, chính họ đã phải thông qua ngân khoản 10 tỉ để xây cất ngay 12.000 căn nhà cho người bất hạnh…

Và cứ thế, cha giúp đỡ anh chị em bất hạnh đầu đường xó chợ có công ăn việc làm để mưu sinh. Giúp các thanh niên lầm lỡ hội nhập… Các cuộc thăm dò dư luận quần chúng của Viện thăm dò dư luận quần chúng Pháp (Institut francais d’opinion publique) cho thấy Cha Pierre là người được dân chúng Pháp yêu thích nhất liên tục trong 17 năm liền, từ năm 1989 tới 2003, đến nỗi tới năm 2004 Cha phải xin rút lui, để nhường cho những người khác.

Khi người ta hỏi Cha Pierre : nếu mai đây ngài mất đi, người ta nên ghi lại điều gì về cuộc đời ngài. Cha trả lời liền không ngần ngại: “Xin đề trên mộ tôi câu nầy: nơi đây yên nghỉ của một người đã cố gắng yêu thương”. Sống tình yêu, trao ban tình yêu cho những người bất hạnh nhất như lệnh truyền của Chúa Giêsu : Yêu thương anh chị em chung quanh như Ngài đã yêu thương chúng ta.

Cha Pierre, đã sống yêu thương, được nuôi dưỡng bởi tình yêu như lời mời gọi của Chúa Kitô dành cho những ai bước đi theo Ngài: “Hãy ở lại trong Tình thương của Thầy” (Ga 15,9c). Dịch sát theo nguyên tự Hy lạp là: “hãy ở trong tình yêu vốn thuộc về Thầy” (xe lu Abel, Gl:ammaire du treo biblique 33r Rem.I), nghĩa là “trong tình yêu Thầy dành cho anh em”. Yêu Chúa Kitô, gắn bó với Ngài thúc đẩy theo mệnh lệnh của Ngài thực thi điều răn quan trọng nhất: “Ðây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).

Tình yêu xuất phát từ nguồn – Thiên Chúa Cha như Thánh Gioan sau này đã định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,16a), một tình yêu vô tận và không ngừng trao ban:

– Từ Chúa Cha qua Chúa Con như Chúa Giêsu đã nhấn mạnh: như “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào” (Ga 15,9a). Đức Giêsu nhiều lần nói về tình yêu của Chúa Cha dành cho Người (x. Ga 3,35; 5,20; 17,24). Chúa Cha cũng nhiều lần xác nhận điều này (x. Mt 3,17; 17,5)

– Rồi từ Chúa Con – Đức Giêsu đến môn đệ, như Ngài khẳng định: “Thầy cũng yêu mến anh em như vậy” (Ga 15,9b). Người môn sinh khám phá  và chiêm nghiệm: “Hãy ở lại trong Tình thương của Thầy” (Ga 15,9c).

–  Chính vì xuất phát nguồn từ nơi Thiên Chúa đến với nhau rồi lan ra giữa các môn đệ với nhau theo tiêu chuẩn mô phạm tình yêu của Thầy: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Ở lại trong tình yêu và trung tín với lệnh truyền yêu thương của Người, môn sinh sẽ được “tràn đầy niềm vui” vì “ai ở trong tình yêu thì ở trong Chúa, và Chúa ở trong người ấy” (1 Ga 4,16b).

Từ ngữ trung tâm của lời Chúa truyền là “tình yêu” (tiếng Hy lạp: agape), và tình yêu cũng là từ chìa khoá của chuyển động tuần hoàn vòng tròn, A.Marchadour đưa ra một nhận xét: “Trong trường hợp này, hoàn trả và tặng đáp lễ, luật của tình yêu, luôn hướng về một đối tượng khác với người đã trao tặng. Sự đáp trả của Đức Giêsu đối với tình yêu của Chúa Cha lại hướng về các môn đệ. Cũng thế sự đáp trả của các môn đệ đối với tình yêu của Đức Giêsu dành cho mình lại hướng về anh em” (Tin Mừng theo thánh Gioan Centurion, trang 202).

Tình yêu trao ban cho anh em mà Đức Giêsu muốn người môn đệ thực hành luôn mang những đặc tính tiệm tiến:

– Yêu như Chúa yêu: “Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống… và sai Con Một Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,8.11). Tình yêu chia sẻ ấy đã được thánh Gioan tông đồ mô tả: “Căn cứ vào điều này chúng ta biết tình yêu là gì, đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta” (1Ga 3,16), hãy yêu thương nhau như yêu như thầy chúng ta (x.Ga 15,12). Yêu tận cùng bằng hy sinh bản thân và cho đến chết.

– Yêu đến tận cùng như Chúa Giêsu dạy: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,13). Ngài đã thực hiện chính sự hy sinh cao độ như các tông đồ xác tín: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (Rm 5,6.8; x. Ep 5,2; 1Ga 3,16). Thánh Gioan diễn giải “Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em” (1Ga 3,16). Bằng việc làm cụ thể, đòi phải hy sinh, mà hy sinh càng lớn thì tình yêu càng sâu đậm, càng tha thiết.

– Tình yêu phải được thể hiện trong việc làm như Chúa Giêsu truyền là: “… các con giữ điều răn của Thầy” như Thánh Gioan sau này diễn giải: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu nhau nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,16-17).

Theo lời Chúa Giêsu đã mời gọi: “Hãy ở lại trong Tình thương của Thầy” (Ga 15,9), đó là cội nguồn của  tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu tuôn chảy đến nhân loại và nhân loại trao cho nhau như Chúa Giêsu truyền, cho nên R.Tagore nói :

“Vạn sự đã do Tình yêu sáng tạo, vạn sự được Tình yêu nâng đỡ, vạn sự đi về tình yêu và đi vào trong tình yêu”

Vâng, tôi và bạn cùng tiến bước vào thế giới mang tâm tình:

“Chúng ta được đặt để vào trong trái đất này một không gian nhỏ bé, để chúng ta có thể học hỏi được việc mang lại những tia sáng của tình yêu” (William Blake).

Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn

Từ nhà giam tới hành hung trên đường phố

Từ nhà giam tới hành hung trên đường phố

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-05-12

Ông Felix Schwarz, tham tán Chính trị và Nhân quyền đại sứ quán Đức đang thăm hỏi anh Nguyễn Chí Tuyến tại nhà riêng - hồi 10:45 ngày 12/05/2015.

Ông Felix Schwarz, tham tán Chính trị và Nhân quyền đại sứ quán Đức đang thăm hỏi anh Nguyễn Chí Tuyến tại nhà riêng – hồi 10:45 ngày 12/05/2015.

Ảnh: Lã Việt Dũng

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến tại Hà Nội vào ngày 11 tháng 5 bị một nhóm người không quen biết bất ngờ tấn công hành hung trên đường vừa đưa con đi học về. Gần đây những người công khai lên tiếng vì quyền con người cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội dân sự như anh Nguyễn Chí Tuyến bị tấn công đến thương tích do những thành phần côn đồ mà xuất xứ của họ có nhiều nghi vấn. Tình trạng này khiến dư luận công phẫn đặt câu hỏi ai là người chịu trách nhiệm trước hành vi xem thường luật pháp này?

Côn đồ lộng hành an ninh không có?

Một lần nữa dư luận bất mãn khi nhìn thấy bức ảnh chụp khuôn mặt đầy máu của anh Nguyễn Chí Tuyến. Những giòng máu chảy xuống trán xuống cằm cho thấy anh bị đánh bằng hung khí và những vết thương này trực tiếp gây cho người nhìn cảm giác mất tin tưởng vào hệ thống bảo vệ pháp luật của nhà nước khi bất lực trước các hành vi chà đạp luật pháp của chính những nhân viên của mình.

Tất cả các nạn nhân của côn đồ đều sẵn sàng tố cáo kẻ thủ ác nhưng do chính quyền khước từ vai trò điều tra nên mọi chuyện cứ lập đi lập lại một cách bình thường làm cho người bị hại không biết phải làm gì trước những kẻ được lệnh tấn công với tâm lý an toàn tuyệt đối.

Một người bạn của anh Tuyến tới nhà thăm anh sau khi anh ra viện cho biết:

-Sáng nay vào lúc 7 giờ rưỡi thì anh Tuyến có đưa con đi học khi quay trở về nhà để chuẩn bị đi làm thì có 5 người thanh niên đi trên hai xe máy, một xe chở ba còn xe kia chở hai người. Xe chở ba người họ chặn xe của anh Tuyến lại, họ nhảy xuống và lao vào họ đánh anh Tuyến.

Lúc đó anh Tuyến bất ngờ và không có cách nào phản kháng hay có một hành động nào chống trả. Ba người nhảy xuống đánh trước và hai người đi xe máy đàng sau dùng tuýp sắt vụt vào tay anh ấy và vết thương thâm tím ở tay bây giờ vẫn còn.

“ Sáng nay vào lúc 7 giờ rưỡi thì anh Tuyến có đưa con đi học khi quay trở về nhà để chuẩn bị đi làm thì có 5 người thanh niên đi trên hai xe máy, một xe chở ba còn xe kia chở hai người. Xe chở ba người họ chặn xe của anh Tuyến lại, họ nhảy xuống và lao vào họ đáng anh Tuyến

bạn anh Tuyến”

Khi chúng nhảy vào chúng đánh hội đồng anh Tuyến thì anh bị thương trên đầu dài 6 cm còn mũi khâu thì trong khi trong phòng tiểu phẩu thì mình và ngay cả người thân của anh Tuyến cũng không được vào nên không biết được bao nhiêu mũi khâu, mình hỏi họ họ cũng không nói. Còn chân tay mặt mũi thì bị đánh sưng tím, máu tụ lại trên mắt còn phía sau gáy sau tai phải thì bị thương nặng, thâm tím bây giờ động vào thì rất đau.

Anh Nguyễn Chí Tuyến được biết là một người hoạt động xã hội tích cực tham gia vào các cuộc diễu hành phản đối dự án chặt cây xanh của chính quyền Hà Nội. Tấn công anh Tuyến là thông điệp của côn đồ nhắn tới những người khác và người dân rất ngạc nhiên trước động thái im lặng bỏ qua kẻ phạm pháp của UBND thành phố Hà Nội.

Anh Nguyễn Chí Tuyến (tức Facebooker Anh Chí) đã bị 5 tên côn đồ dùng tuýp sắt vây đánh dã man, gây thương tích nặng nề, trên đường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội)

Anh Nguyễn Chí Tuyến (tức Facebooker Anh Chí) đã bị 5 tên côn đồ dùng tuýp sắt vây đánh dã man, gây thương tích nặng nề, trên đường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội)

Anh Tuyến chỉ là nạn nhân thứ ba, hai người trước là anh Sơn Tiến và blogger  Gió lang thang đã từng bị hành hung thô bạo. Gió lang thang tức Trịnh Anh Tuấn kể lại việc mình bị công an giả danh côn đồ tấn công như sau:

-Hôm đó sáng ngày 22 tháng 4 thì em trên đường đi mua một số đồ đạc cho con bé của em. Vừa ra khỏi nhà thì em phát hiên có 3 đối tượng theo dõi nhưng em không quan tâm vì không muốn gây kinh động cho họ. Tuy nhiên khi đến một đoạn cách nhà khoảng gần 1 cây số tới đường Cổ Lý thuộc địa hạt Long Biên thì em bị ba đối tượng này đạp xe ngã và lao vào đánh, đạp xe té xuống và lao vào đánh hội đồng rồi họ dùng gạch đập vào đầu em bị thương tích ở đầu và tay và các vết xướt trên cơ thể.

“ Đến một đoạn cách nhà khoảng gần 1 cây số tới đường Cổ Lý thuộc địa hạt Long Biên thì em bị ba đối tượng này đạp xe ngã và lao vào đánh, đạp xe té xuống và lao vào đánh hội đồng rồi họ dùng gạch đập vào đầu em bị thương tích ở đầu và tay và các vết xướt trên cơ thể

anh Trịnh Anh Tuấn”

Anh Sơn Tiến, từng bị tấn công với thương tật nặng nề cho biết việc anh và các bạn có ý định khởi kiện bọn côn đồ nhưng sự thật về cách làm việc của tòa án đã làm cho các anh do dự, anh nói:

-Chế độ này nó không bắt mình ra tòa nhưng mà nó dùng bạo lực dùng cách đàn áp những người đấu tranh dân chủ. Anh em chúng tôi sẽ họp bàn nhau làm đơn khởi kiện công an ra tòa án. Cái khởi kiện ấy thì tòa án nó cầm đơn của mình. Anh em đang muốn làm việc ấy nhưng mà đang bàn với nhau thôi chứ chưa bàn được.

Một trong các người bạn của phong trào bảo vệ cây xanh Hà Nội chia sẻ:

-Trước đây có Gió lang thang, tức là Trịnh Anh Tuấn bị đánh và tiếp theo là anh Nguyễn Chí Tuyến thì chắc chắn là bên phía anh em sẽ có một động thái nào đó phản ứng việc này. Nếu mà mình không có động thái phản ứng gì thì chắc chắn thời gian tới thì người tiếp theo trong việc Hà Nội chặt hạ cây xanh này sẽ bị bên phía thành ủy Hà Nội, nói thằng luôn là bên phía thành ủy Hà Nội, họ sẽ có các động thái đàn áp tiếp những người nhiệt tình có thể thu hút một số bạn trẻ thời gian vừa qua đang làm.

Ai trách nhiệm bảo vệ an toàn cho người dân ?

Trong một thể chế pháp trị, người dân được bảo vệ sự toàn vẹn thân thể và không một ai được quyền xâm phạm. Côn đồ tấn công anh Tuyến như muốn tận diệt kẻ thù cho thấy sự lộng hành trong hệ thống an ninh không còn giới hạn và người dân chính là nạn nhân trực tiếp bất kể họ là ai, nếu có ý định phản đối những sai trái của bộ máy.

Về trường hợp bị tấn công của Gió lang thang anh khẳng định vì mình đã tham gia phong trào Vì Một Hà Nội Xanh nên mới bị trả thù, anh cho biết:

“ Chế độ này nó không bắt mình ra tòa nhưng mà nó dùng bạo lực dùng cách đàn áp những người đấu tranh dân chủ

Anh Sơn Tiến”

-Từ khi đi bảo vệ cây xanh mà UBND Hà Nội thực hiện đề án chặt hạ 6.700 cây xanh trong nội đô Hà Nội thì có một phong trào phản đối đề án này để bảo vệ cây xanh. Một tháng trước khi bị đánh thì ngày nào cũng có đối tượng lạ mặt như an ninh theo dõi và rình rập quanh nhà cho đến ngày hôm đó thì họ hành hung em. Em nhận ra các đối tượng này là các đối tượng thường xuyên theo dõi rình rập trước cửa nhà em.

Anh Nguyễn Chí Tuyến cũng nằm trong danh sách côn đồ nhắm vào vì anh là người thường dẫn đầu các cuộc diễu hành và có những hành động được người dân chú ý khích lệ. Sau khi bị đánh anh chủ động tố cáo trước cơ quan chính quyền và nói rõ lý do bọn côn đồ tấn công mình:

-Khoảng 4 giờ chiều tôi chủ động đi ra phường Ngọc Thụy trình báo. Tôi tường trình sơ tình trạng xảy ra như chi tiết nào mà tôi quan sát được. Họ hỏi tôi có mâu thuẩn gay cấn gì với ai không thì tôi nói là tôi sống tại đây hơn 10 năm nay thì tôi không gây với bất cứ ai hay có hận thù gì với những người chung quanh cả.

Gần đây tôi có tham gia tuần hành phản đối việc chặt hạ cây xanh trong thành phố, tôi dẫn đầu người dân. Cứ mỗi Chúa Nhật thì có nhiều người người ta vây quanh nhà tôi trong đó tôi nhận ra có một số là công an quận Long Biên. Thế thì việc sáng nay người ta dùng hung khí người ta tấn công gây thương tích cho tôi như thế thì tôi thấy là có sự liên hệ với nhau tôi đề nghị họ phải tìm ra những kẻ đánh tôi cũng như những kẻ bao vây nhà tôi vào Chúa Nhật hàng tuần.

Một ngày sau khi bị tấn công tàn bạo, sáng 12 tháng 5 anh Nguyễn Chí Tuyến được một nhà ngoại giao Đức đến tận nhà để thăm hỏi và ghi nhận mọi việc vừa xảy ra. Anh Tuyến kể:

-Ông Felix Schwarz, tham tán Chính trị và Nhân quyền đại sứ quán Đức sáng nay ông ấy đến nhà tôi khoảng 10 hay 10 giờ rưỡi sáng gì đấy, lái xe của ông ấy đưa ông tới nhà thăm tôi. Ông có hỏi diễn biến vụ việc thì tôi cũng có nói chuyện cho ông ấy biết. Ông ấy nói là nắm vụ việc của tôi rồi ông ấy sẽ báo cáo cho Đại sứ quán Đức về việc nó như thế.

Những vụ tấn công người khác lập trường với chính phủ đang làm cho sự lên án nhân quyền ngày một nặng nề hơn. Báo chí thế giới đã bắt đầu râm ran về vai trò của côn đồ trong nỗ lực bịt miệng người dân không phải bằng nhà giam mà bằng bạo lực đường phố.

Tổng giám đốc RFA phát biểu tại Ngày Nhân Quyền Việt Nam 2015

Tổng giám đốc RFA phát biểu tại Ngày Nhân Quyền Việt Nam 2015

RFA

Untitled-1.jpg

Tổng giám đốc RFA Libby Liu phát biểu tại Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tổ chức tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 11/5/25015

RFA photo

Xin cảm ơn người bạn thân thiết của tôi, bác sĩ Nguyễn Quân và dân biểu Byrne cho những hoạt động không ngừng nghỉ của họ trong công cuộc kêu gọi sự quan tâm đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Tôi rất vinh dự tham gia sự kiện này, cũng như tôi đã vẫn làm trong suốt 10 năm qua.

Tôi rất  vinh dự đại diện cho đài Á Châu Tự Do, một cơ quan truyền thông mà mặc dù gặp phải rất nhiều sự ngăn chặn, cản trở từ chính phủ Việt Nam, vẫn luôn tiếp tục chuyển tải những thông tin không bị kiểm duyệt cho người dân Việt Nam.

Và, trên tất cả, ngày hôm nay, tôi rất vinh dự tham gia sự kiện này với những người bạn trong cộng đồng người Việt hải ngoại của chúng tôi và những thành viên của quốc hội.

Những đóng góp to lớn của các bạn dành cho Đài Á Châu Tự Do cũng như cho sứ mệnh của chúng tôi trong những năm qua đã làm cho bước tiến đó trở thành hiện thực ở Việt nam.

Năm nay, chúng ta đánh dấu 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ; 20 năm Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ. Và cũng tròn 18 năm Đài Á Châu Tự Do thực hiện sứ mệnh truyền đạt tự do báo chí đến cho người dân Việt Nam.

Hiện nay, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trở nên tồi tệ hơn dưới rất nhiều hình thức. Rất nhiều những thách thức cho một tổ chức báo chí ở Việt Nam. Họ rất khó khăn.

Chính phủ Việt Nam kiểm soát chặt chẽ tất cả các kênh truyền thông trong nước. Các nhà chức trách đã thể hiện sự hạn chế đó bằng cách bắt giam những nhà hoạt động và bloggers, những người bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình.

Họ liên tục có hành động sách nhiễu, quấy rối và đe doạ những nguồn lực hoặc cá nhân ở Việt Nam, những người gửi đến cho chúng tôi hình ảnh, băng hình và những tin tức. Và một điều hiển nhiên rằng, không có một phóng viên của RFA nào được phép vào đất nước Việt Nam để tác nghiệp.

Nhưng, chúng ta vẫn ở đây – và – chúng ta vẫn tranh đấu.

Chúng tôi xin phép được chia sẻ vài điểm nổi bật và những dấu hiệu đáng khích lệ mà chúng tôi đã có ở RFA.

Vào cuối tháng Tư năm 2015, chúng tôi cử một phóng viên về Việt Nam để thực hiện dự án “Việt Nam Through the lens”, nhìn lại Việt Nam sau 40 năm từ ngày kết thúc chiến tranh.

Dự án này bao gồm cả bài phóng sự Viếng nghĩa trang quân đội Biên Hoà ở ngoại ô Sài Gòn, nơi yên nghỉ của những người lính VNCH. Và đặc biệt, phóng sự về cuộc thảo luận với những nhà hoạt động và các bloggers ở Hà Nội.

Nội dung cuộc trao đổi là những vấn đề đang được quan tâm như: tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do truyền thông mạng.

Cũng cần phải nói thêm rằng, đây là hình thức phóng sự đầu tiên được thực hiện bởi RFA, một cơ quan truyền thông bị cấm mở văn phòng ở Việt Nam.

Có lẽ, dấu hiệu đáng khích lệ nhất là hiện nay có rất nhiều các cá nhân ở Việt Nam là cộng tác viên với chúng tôi.

Chúng tôi hiện nay có một nhóm 10 blogger trong nước gửi bài cho chúng tôi (điều này được so sánh với các hãng tin nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam)

Và cũng là lần đầu tiên, chúng tôi có những người thực hiện các video ở Việt Nam. Họ thực hiện 4 phóng sự phim mỗi tuần, và một nhóm phóng viên thực hiện 3 bài phát thanh một tuần.

Trong tháng vừa qua, blogger Mẹ Nấm đã được tổ chức Civil Rights Defender, một tổ chức bất lợi nhuận quốc tế đặt tại Thuỵ Điển trao giải thưởng Người Bảo Vệ Quyền Dân Sự năm 2015.

Chúng tôi biết tin tức báo chí của chúng tôi đang được đón nhận bởi một lượng lớn khán thính giả ở Việt Nam, bất chấp những cản trở từ chính phủ.

Mỗi tháng, khoảng 1 triệu người truy cập vào các video của chúng tôi qua kênh Youtube, trong đó khoảng 70% là khán thính giả trong nước.  Bên cạnh đó, trang mạng Facebook của chúng tôi có hàng trăm ngàn người hưởng ứng. Con số này luôn được giữ ở mức cao hơn so với của chính phủ.

Tôi xin kết thúc bằng một chia sẻ với các bạn về điều gì làm cho tôi tin chắc rằng Đài Á Châu Tự Do đang có một bước tiến thật sự ở Việt Nam.

Những nhà hoạt động Việt Nam nói với chúng tôi rằng họ không lo sợ bày tỏ chính kiến của họ, bởi vì: Họ có Đài Á Châu Tự Do luôn đứng về phía bên họ.

Những sự khác biệt mà chúng tôi làm, với sự hỗ trợ của các bạn, thật sự cho chúng tôi rất nhiều động lực.

Hãy cùng nhau thực hiện bước tiến đó.

– Vì lợi ích của các nhà hoạt động.

– Vì lợi ích của việc phát triển nhân quyền ở Việt Nam.

– Và vì lợi ích của chính người dân Việt Nam.

httpv://www.youtube.com/watch?v=xKM6mIdSn5Q

Thân chủ thâm niên tặng hai nữ tiếp viên nhà hàng $100,000

Thân chủ thâm niên tặng hai nữ tiếp viên nhà hàng $100,000

Nguoi-viet.com

NEW YORK, New York (NV) Một ông nhà giàu, người “không bao giờ nhìn vào hóa đơn và luôn cho tiền tip 20%” khi ăn ở nhà hàng Donahue’s Steak House, vừa cho một số tiền tip cao hơn bình thường rất nhiều, khi ông để lại di chúc tặng $100,000 cho hai nữ tiếp viên, theo Business Insider.


Bên trong nhà hàng Donahue’s Steak House. (Hình: blog.preservationnation.org)

Ông Robert Ellsworth, một nhà sưu tập nghệ thuật giá trị bạc triệu, sống tại một chung cư 20 phòng ở 960 Fifth Avenue, trong tòa nhà được tạp chí New York Magazine mệnh danh là “The Impenetrable Co-Op.”

Một căn trong cùng tòa nhà bán được hồi năm ngoái với giá kỷ lục $70 triệu.

Ông Elllsworth đi tản bộ 15 khu phố để đến ăn tối tại Donohue’s trong 50 năm vừa qua, thậm chí có khi ông đến ăn hai bữa trong một ngày.

Nhà hàng gần như trở thành căn nhà thứ hai của ông trước khi ông qua đời vào hồi Tháng Tám, 2014, ở tuổi 85.

Cô Maureen Donohue-Peters là con gái của người sáng lập nhà hàng, và từng làm việc trong nhà hàng của gia đình trong suốt cuộc đời.

Cô kinh ngạc lẫn biết ơn khi được biết tên mình được ghi thêm trong di chúc của ông Ellsworth, chung với cháu gái cô là Maureen Barrie.

Trong di chúc, cả hai chỉ được đề cập đến như là “Maureen-at-Donohue’s” và “Maureen-at-Donohue’s Niece Maureen.”

Mặc dù ông Ellsworth đến nhà hàng rất thường xuyên, ông chưa bao giờ biết đến họ của hai phụ nữ, tiếp viên ưa chuộng nhất của ông.

Ðây không phải là lần đầu tiên mà các tiếp viên nhà hàng được những món tiền tip hậu hĩ đến như vậy, nhưng đây là sự biểu lộ lòng biết ơn việc phục vụ trong suốt một đời người, chứ không phải là một nghĩa cử có tính cách may rủi.

Ngoài hai cô, ông Ellsworth còn để lại $100,000 tặng người làm việc trong nhà ông cùng các bạn bè khác của ông. (TP)

Chuyện một thuyền nhân Việt mất con

Chuyện một thuyền nhân Việt mất con

Trần Nhật Phong Gửi tới BBC từ Quận Cam, California

Ông Tăng Bảo Can nói ông vẫn hy vọng sẽ tìm được lại con gái mình

Vượt biên và tới được Hoa Kỳ vào năm 1985, suốt hàng chục năm nay ông Tăng Bảo Can, hiện đang sống ở nam California, vẫn đi tìm đứa con gái bị hải tặc Thái Lan bắt đi trong hành trình lênh đênh trên biển khơi.

Cô con gái 14 tuổi của ông bị đem đi mất ngày 26/10/1984, khi con tàu chở gia đình ông cùng nhiều người khác đã tới được hải phận quốc tế.

“Đó là chuyến đi rất đau thương. Nó khiến cho tôi khóc bao phen, mà đến giờ mỗi khi có ai hỏi tới là nó vô tình gợi lại vết thương như dao khứa mỗi ngày, mỗi đêm.”

“Tôi là đàn ông, phải cố chịu đựng nỗi ám ảnh [mất con] để tranh đấu mà sống, nhưng vợ tôi bị trầm cảm cho tới tận ngày hôm nay,” ông Can nói.

Trong hành trình kéo dài năm ngày, tàu của ông đã bị cướp ba lần, và tai họa mất con xảy ra khi hải tặc nhảy lên tàu vào lần thứ tư.

“Trên chuyến tàu có bốn cô gái, hai cô 17 tuổi, hai cô 14 tuổi, trong đó có con gái tôi.”

“Khi lên tàu, chúng xô hết thanh niên ra, trong đó có con gái tôi. Tôi cố gắng ôm giữ cháu, và những lời cuối cùng cháu nói với tôi là ‘Ba đừng bỏ con, ba ơi cứu con’, vợ tôi khi còn nằm trong khoang thuyền, không biết chuyện gì đang xảy ra ở ngoài.”

“Hải tặc bắt con gái tôi cởi bỏ quần áo, mà tôi nghĩ là để chúng tìm vàng, nhẫn giấu trong người. Con gái tôi đã chống cự lại.”

Cách đây khoảng ba năm, hội thiện nguyện East Asia Missing Children Foundation được thành lập nhằm tìm kiếm những đứa trẻ bị thất lạc trong hành trình vượt biên

“Có lẽ bởi vậy nên chúng đẩy con gái tôi sang chiếc tàu của chúng. Đó là những giây phút quá hãi hùng, khi mà tôi phải chứng kiến cảnh đứa con gái yêu thương bị cướp khỏi vòng tay và ngoái lại cầu cứu.”

“Không có một chút khí giới trong tay, nhưng sự sống hay chết đối với tôi khi đó không còn quan trọng. Tôi bất chấp nỗi sợ, cố giành con gái lại từ tay một tên cướp biển có lẽ khoảng 20 tuổi, rồi bị một tên cầm giáo đâm sau lưng khiến tôi bất tỉnh.”

“Con gái tôi rất can đảm, cháu không khóc mà ngoái nhìn tôi. Tôi nhớ giọt lệ lăn tròn trên mặt cháu. Hình ảnh đó ám ảnh tôi suốt ba chục năm nay.”

Ông Can cho biết ông cùng một số người khác từng qua Thái Lan để tìm kiếm, và đã có hai gia đình may mắn tìm được con cũng bị cướp biển Thái Lan bắt đi từ khi mới được vài tháng tuổi.

Cách đây ba năm, ông Can thành lập hội South East Asia Missing Children Foundation – Hội những đứa trẻ Đông Nam Á bị mất tích, với hy vọng chưa bao giờ nguôi ngoai là mình và những người cùng cảnh ngộ sẽ tìm thấy được những đứa con đã bị thất lạc.

“Phép lạ cũng sẽ đến cho con gái tôi, đến cho gần 100 gia đình có con thất lạc [tham gia Hội]. Tôi không được hỗ trợ nhiều, nhưng tôi sẽ cố gắng đi làm thật nhiều để có tiền cho hội từ thiện này của chúng tôi,” ông Can nói.

Giới thiệu sách ‘Chân Dung H.O.’ trở thành một buổi hội ngộ H.O.

Giới thiệu sách ‘Chân Dung H.O.’ trở thành một buổi hội ngộ H.O.

Nguoi-viet.com

Nguyên Huy/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV)Cả phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt đầy kín, không còn một chỗ trống, cựu tù nhân cải tạo mang danh H.O. tấp nập đến tham dự buổi giới thiệu cuốn sách mới xuất bản của hai nhà văn Huy Phương và Võ Hương An, “Chân Dung H.O. và Những Cuộc Đổi Đời” vào chiều Chủ Nhật, 10 Tháng Năm.

Tác giả Võ Hương An (trái) giới thiệu một cựu tù Cộng Sản còn giữ được một
tấm bảng đeo ngực có chữ H.O. của cơ quan IOM khi ra phi trường
xuất cảnh đi Hoa Kỳ. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Số anh em H.O. đến tấp nập ngay trước giờ khai mạc khiến không khí buổi giới thiệu sách như một buổi hội ngộ của các cựu tù nhân “cải tạo.”

Có lẽ trong số khách tham dự có rất ít người không là H.O. nên buổi giới thiệu sách không chỉ là những mục thường có như giới thiệu tác giả, giới thiệu nội dung tác phẩm, nhận xét về tác phẩm của bạn bè thân hữu.

Buổi giới thiệu sách này lại rơi vào một buổi hội ngộ H.O. khi các diễn giả như Giáo Sư Phạm Cao Dương và ký mục gia Bùi Bảo Trúc đề cập đến vấn đề H.O. như một sự kiện lịch sử, khi tác giả Huy Phương giới thiệu đến một số H.O. tham dự, vừa từng là thân hữu của tác giả, vừa là những H.O. có những hoàn cảnh rất đặc thù trong cuộc đổi đời khốc liệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Giáo Sư Phạm Cao Dương đã nhận định sâu sắc rằng, cuốn sách là một tác phẩm của lịch sử. Nó động đến rất nhiều khía cạnh của một giai đoạn lịch sử trong đó lớp người từng là những anh hùng an dân cứu nước, “được cải tạo” thành những tên “ngụy quân” có tội “trời không dung đất không tha” phải bị giam giữ trong các “hỏa ngục đỏ.”

Sau đó, họ lại “được cải tạo” trở thành những công dân của một nước “hùng mạnh, văn minh nhất thế giới.” Sau hai lần “cải tạo,” những H.O. này đã được đi từ nơi “hỏa ngục” đến chốn “thiên đàng.” Cuộc đổi đời của họ ảnh hưởng sâu rộng đến thế hệ sau là lớp con cháu của họ. Lần “cải tạo” đổi đời thứ nhất cho con cháu họ hiểu thế nào là tự do, thế nào là Cộng Sản, thế nào là hạnh phúc, thế nào là đói khổ, thế nào là quyền sống, quyền được giáo dục, quyền được làm việc, nghĩa là quyền được làm người. Đến lần “cải tạo” thứ hai thì lớp con em đã được huấn luyện trong những lò luyện bằng đau khổ, áp bức, bất công, phi nhân trước đó, nay được bà “tiên tự do” hóa phép cho được hưởng cuộc đời mới mà tương lai nằm trong tầm tay của mình.

Đại diện cho lớp trẻ này là cô Jocelyn Nguyễn, ái nữ của ông Nguyễn Văn Đán, một cựu tù H.O. Cô phát biểu rất rành rọt và lưu loát bằng tiếng Việt dù cô đến Mỹ mới có 6 tuổi.

Cô Jocelyn Nguyễn phát biểu. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Khi được mời lên phát biểu, cô đã “Thưa các bác, các chú” rồi kể rằng khi cô cùng gia đình được ra phi trường đi Mỹ thì cả nhà đều khóc. Trong con mắt của đứa trẻ mới 6 tuổi cô đã hiểu rằng đó là những giọt nước mắt hòa trộn nhiều tâm trạng, tâm trạng lo âu có thể bị ngưng chuyến đi, bị bắt lại, có thể là tâm trạng của cha mẹ khi phải rời bỏ quê hương mà không biết có ngày trở lại hay không, tâm trạng lo âu về một tương lai chưa biết thế nào… Nay thì mọi sự đã qua, cô đã hiểu nguyên do vì đâu cô được có mặt trên phần đất thiên đàng này và cô đã không ngớt nói điều này với những bạn bè cùng thế hệ với cô.

Trước những phát biểu của thế hệ con em H.O., ký mục gia Bùi Bảo Trúc nhận định “đây là những chứng nhân của một giai đoạn lịch sử dân tộc.”

Phần văn nghệ phụ diễn không có những ca nhạc sĩ mà bằng những trình bày một vài ca khúc của các H.O. làm ở trong tù bầy tỏ tâm trạng của mình đã được thu vào các CD.

Bài “Anh Ở Đây” của nhà thơ Thục Vũ được phổ nhạc, được ban tổ chức cho phát lên. Cả hội trường hàng trăm người đã yên lặng lắng nghe để hồi tưởng lại những ngày ở trong ngục tù Cộng Sản.

Cũng thế, bài thứ hai là “Hai Hàng Cây So Đũa,” thơ Nguyên Huy, nhạc Trọng Minh, diễn tả tâm trạng của người tù được vợ con thăm lần cuối trước khi lên đường vào Biển Đông đem con đi tìm tự do.

Trở lại với tác phẩm “Chân Dung H.O. và Những Cuộc Đổi Đời” của Huy Phương và Võ Hương An, đó là một tập tài liệu khá phong phú về chương trình H.O. kể cả về tài liệu, tiến trình hình thành chương trình này và những cuộc đổi đời từ trên những đau thương đổ nát để xây dựng nên những cơ ngơi dù chưa huy hoàng nhưng cũng đã là những bệ phóng cho tuổi trẻ Việt Nam vươn cao ở xứ người.

Các diễn giả đều đưa ra nhận xét rằng tác phẩm được trình bày khúc chiết rõ rệt qua lời văn súc tích của các tác giả. Đó là một tác phẩm không chỉ để đọc mà thôi mà còn là một tài liệu, một chứng tích lịch sử cho các thế hệ sau.

Quý độc giả muốn có sách có thể liên lạc (949) 241-0488, hoặc email: [email protected].

Công ty Google mở trường đại học đầu tiên ở châu Á

Công ty Google mở trường đại học đầu tiên ở châu Á

Google quyết định chọn Seoul bởi vì ở đó tốc độ Internet nằm trong số nhanh nhất.

Google quyết định chọn Seoul bởi vì ở đó tốc độ Internet nằm trong số nhanh nhất.

Briden Padden

Hôm nay tại Seoul, công ty Google khai trương đại học đầu tiên ở châu Á nhằm hỗ trợ cho các doanh nhân khởi nghiệp.

Google hy vọng dự án mới sẽ giúp các chương trình và ứng dụng kỹ thuật cao của Triều Tiên tiếp cận được thị trường thế giới, và giúp Google tiếp cận thêm với thị trường Triều Tiên.

So với khu cao ốc trải rộng và những khoảng trống xanh cấu thành khuôn viên chính và trụ sở tổng công ty Google tại thung lũng Silicon ở tiểu bang California, thì “Đại học Seoul, một Không gian Google” chỉ là một dự án nhỏ.

Tọa lạc trong một cao ốc văn phòng ở khu Gangnam sang trọng, trường gồm 2 ngàn mét vuông không gian dành cho văn phòng để các nhà kinh doanh Internet Triều Tiên làm việc.

Nhưng hy vọng Google đặt vào cơ sở này lớn hơn nhiều so với kích thước của nó. Công ty muốn biến nó thành nơi hun đúc sáng kiến ở châu Á.

Bà Mary Grove, giám đốc Google dành cho các nhà Kinh doanh, nói tại Đại học Seoul, các mầm non phát triển chương trình Internet  sẽ được khuyến khích, hướng dẫn và dành cho các cơ hội để lập mạng lưới, và giúp tìm các nhà đầu tư. Bầu không khí hỗ trợ mà Google cung cấp miễn phí này, theo bà, còn giúp công ty xâm nhập thị trường Triều Tiên.

Bà nói: “Google cũng có lợi khi những công ty mới ra lò thành công. Chúng tôi hiểu càng lập được nhiều công ty mới, các công ty lên mạng, sử dụng Internet, sử dụng Google, sử dụng các sản phẩm của Google. Điều đó cũng có lợi cho chúng tôi.”

Nam Triều Tiên là một trong số ít các nước trên thế giới nơi Google không phải là công cụ tìm kiếm Internet hàng đầu. Công ty Naver của Hàn quốc chiếm lĩnh thị trường đó.

Google có các cơ sở tương tự ở London và Tel Aviv, nhưng đây là dự án đầu tiên thuộc loại này ở châu Á.

Trong 3 năm hoạt động ở London, trường đại học Google đã giúp các công ty vừa khởi nghiệp thu hút trên 110 triệu đôla vốn đầu tư và tạo dựng 18 ngàn công ăn việc làm mới.

Một trong các thành viên của Trường Đại học Google ở Seoul là April Kim, người mở một công ty dịch thuật dựa vào Internet có tên là Chatting Cat.  Cô nói cô thích không gian làm việc và những khu hội nghị.

Cô nói điều hay hơn nữa là họ có thể chia sẻ thông tin và những mối quan tâm với những người vừa khởi sự kinh doanh trong khuôn viên đại học, và đây là một động cơ tích cực cho mọi người.

Google quyết định chọn Seoul bởi vì ở đó tốc độ Internet nằm trong số nhanh nhất, và một tập thể kỹ sư có trình độ học thức cao và nhiều tài năng, và ở trong số có tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh cao nhất thế giới.

Ông Jung-min Lim, giám đốc Đại học Seoul nói chính phủ Nam Triều Tiên cũng tạo điều kiện dễ dàng để khởi sự các dự án kinh doanh mới.

Ông nói cách đây vài năm chính phủ Nam Triều Tiên đã dẹp bỏ nhiều luật lệ cho các cơ sở kinh doanh mới và cung cấp các chính sách ủng hộ các công ty mới.

Tổng thống Park Geun-hye có mặt tại lễ khai trương Đại học Seoul. Năm 2013, chính quyền của bà đã chuẩn chi 3 tỷ đôla để hỗ trợ cho các công ty kỹ thuật cao mới tăng trưởng và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Những bà mẹ già không cô đơn

Những bà mẹ già không cô đơn

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-05-09

IMG_1308-622.jpgNhà dưỡng lão Woodland Hill Senior Housing ở thành phố Arlington, bang Virginia, ảnh chụp hôm 8/5/2015.

RFA PHOTO/Hòa Ái

Your browser does not support the audio element.

Ngày “Mother Day”, Lễ Mẹ ở Hoa Kỳ là dịp những người con tri ân và cảm tạ tình mẫu mẫu tử thiêng liêng. Nhân ngày Lễ Mẹ năm nay, mời quý vị cùng Hòa Ái đến thăm các bà mẹ ở tuổi gần đất xa trời trong viện dưỡng lão cũng như tìm hiểu về cuộc sống buồn vui của họ qua những tháng ngày không ở cạnh người thân.

Có bạn bè, cảm thấy vui hơn

Đặt chân đến tòa nhà dưỡng lão Woodland Hill Senior Housing ở thành phố Arlington, bang Virginia vào một buổi chiều xuân trước ngày lễ dành cho các bà mẹ trong tâm trạng ngỡ ngàng. Nhà dưỡng lão nơi đây là một tòa nhà bê tông kiên cố với hàng trăm căn hộ được bao bọc xung quanh bởi nhiều cây xanh rợp bóng mát, tiếng chim thánh thót quyện trong ánh nắng vàng ngọt của buổi chiều tà ánh trên những bông hoa nhiều màu đang khoe sắc. Tiếng cười nói rộn ràng của những cụ bà người Việt trong sảnh tiếp tân vẳng ra đến tận sân đậu xe của nhà dưỡng lão.

Nhà dưỡng lão mà người Việt ở Mỹ quen gọi là “nhà già” thường gợi lên cảm tưởng đó là một nơi rất cô đơn. Tuy nhiên, ngôi nhà già của gần một trăm cụ bà mà Hòa Ái đến thăm hoàn toàn khác biệt.

” Có gì đâu trở ngại, ở một mình thì chịu thôi. Ở đây cũng vui vì có bạn bè nhiều. Ở nhà con cháu đi làm nên có một mình thôi. Còn ở đây có bạn bè, cảm thấy vui hơn. Nói chuyện vui, có khi nói chuyện nấu ăn, đi chợ này kia nọ…
-Bà Hoa Lưu”

Những bà cụ này đến từ mọi miền trên lãnh thổ rộng lớn Hòa Kỳ. Họ khác nhau về tuổi tác, hoàn cảnh cũng như tình trạng sức khỏe nhưng họ đều có một điểm tương đồng là tận hưởng từng giây phút vui vẻ cùng nhau.

Hòa Ái may mắn tiếp xúc được với nhiều cụ bà đang ngồi hàn huyên trong sảnh tiếp tân. Nhiều cụ đang chờ con cháu ghé qua thăm, chia sẻ rằng mỗi chiều đều có người nhà đến vì con cháu đông đúc quá. Có những cụ không có người thân ở gần nhưng không thấy buồn tủi hay chạnh lòng chi cả vì các cụ rôm rả nói cười, bàn luận nhiều đề tài thật đơn giản nhưng vô cùng quan trọng đối với họ như phải uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, bớt ăn cơm lại, giảm đường, giảm mặn và nhớ tập thể dục đều đặn…Bà cụ Hoa Lưu, 92 tuổi, ở trong nhà già được 6 tháng, cho biết cuộc sống mới của bà ra sao:

“Có gì đâu trở ngại, ở một mình thì chịu thôi. Ở đây cũng vui vì có bạn bè nhiều. Ở nhà con cháu đi làm nên có một mình thôi. Còn ở đây có bạn bè, cảm thấy vui hơn. Nói chuyện vui, có khi nói chuyện nấu ăn, đi chợ này kia nọ…”

IMG_1311-400.jpg

Nhà dưỡng lão Woodland Hill Senior Housing ở thành phố Arlington, bang Virginia, ảnh chụp hôm 8/5/2015. RFA PHOTO/Hòa Ái.

Câu nói “ở một mình thì chịu thôi” trong âm hưởng của tiếng cười giòn tan không nói lên sự than thân trách phận. Dù 92 tuổi bà cụ Hoa Lưu vẫn có thể chăm sóc bản thân. Bà kể lại chi tiết hằng ngày tự nấu ăn. Một tuần có xe buýt chở đi khắp các chợ. Và nhà già cho thức ăn miễn phí một lần/tuần nên các cụ thường nấu và mang xuống nhà ăn tập thể để ăn chung. Cuối tuần còn được chở đi chơi đây đó, tham quan các viện bảo tàng, thăm những thắng cảnh thiên nhiên cũng như đi đến các công viên quốc gia trong thời tiết ấm áp.

Trả lời câu hỏi của Hòa Ái những chuyến đi cùng các hoạt động ngoài trời có nhiều cụ bà tham gia hay không, cụ Đính Nguyễn, 94 tuổi, cho biết rất thích tham gia nhưng bây giờ lớn tuổi nên muốn dành nhiều thời gian cho con cháu vào cuối tuần. Bà cụ Đính Nguyễn còn chia sẻ là rất vui vì mỗi ngày sáng tối đều có người chăm sóc nói tiếng Việt ở bên cạnh mình, giúp nấu ăn, giặt giũ, lau chùi và trò chuyện. Bà nói:

“Tôi giờ già rồi, chín mươi mấy tuổi, sắp trăm tuổi rồi, không còn nhớ lắm đâu. Các cô tốt với tôi lắm, nhắc nhớ ăn uống suốt. Ở đây trò chuyện, hội đàm vui lắm. Cảm ơn chính phủ Mỹ có lòng tốt với những người già.”

Đề cập đến vấn đề sức khỏe, các cụ cho biết không có gì lo lắng. Khi cần đi khám bệnh thì có nhân viên xã hội người Việt đến đưa đón và thông dịch. Dược sĩ người Việt giao thuốc đến tận nơi ở. Còn trường hợp khẩn cấp thì chỉ cần thực hành một bước đơn giản. Cụ bà Cẩm Vân, 80 tuổi, ở nhà già 20 năm, giải thích:

“Ở đây đầy đủ phương tiện. Ở trong nhà này cho mình đeo cái thẻ ‘emergency’ (thẻ cấp cứu), bất cứ lúc nào có xỉu, có gì thì mình bấm vào cái thẻ thì nhà thương chạy tới. Khỏi cần kêu ai hết, bấm cái thẻ đó thôi.”

Mong ước khi chết được bình thản

” Ở tuổi này không còn ước ao gì. Chỉ muốn khi chết không có lẫn lộn, không bị bệnh hoạn thôi.
-Bà Nguyễn Thị Vân”

Hòa Ái được các cụ nhiệt tình dắt tham quan từng căn hộ, nơi các cụ an dưỡng tuổi già. Tòa nhà được thiết kế một cách có hệ thống và tiện lợi với phòng tập thể dục, phòng giải trí đánh bóng bàn, bi-da… phòng họp mặt và còn có phòng vi tính để các cụ kết nối với xã hội bên ngoài. Mỗi căn hộ của các cụ được bày trí đơn sơ, ngăn nắp. Và những căn hộ yên ắng này luôn nhộn nhịp mỗi dịp lễ lạc như Noel hay Tết cổ truyền. Nhiều hội đoàn đến thăm hỏi với nhiều lời chúc tụng cùng những bữa ăn đầm ấm sum vầy.

Vì thuộc trong nhóm sắc dân đông nhất ở ngôi nhà già Woodland Hill Senior Housing, các cụ còn được ban quản lý ưu ái cho phép sử dụng khoảng đất trống ở sân sau, trồng dăm loại rau, vài bụi hành để nhắc nhớ về quang cảnh cùng hương vị nơi quê nhà xa lắc.

Giải đáp thắc mắc của Hòa Ái tại sao các cụ không chọn ở cùng con cháu để họ được gần gũi báo hiếu, hầu hết các cụ bà cho biết họ chọn một cuộc sống tự do, thoải mái sau khi cả đời đã tận tụy làm tròn bổn phận với người thân. Bà cụ Nguyễn Thị Vân, người cao tuổi nhất ở đây, 102 tuổi, kể lại gia đình bà có 5 đời ở Hoa Kỳ. Khi bà muốn vào nhà già ở, từ con đến chắt đều bịn rịn, níu kéo nhưng không bao lâu sau họ nhận ra quyết định của bà là đúng đắn. Lão bà Nguyễn Thị Vân chia sẻ:

“Ở tuổi này không còn ước ao gì. Chỉ muốn khi chết không có lẫn lộn, không bị bệnh hoạn thôi.”

Thỏa lòng với cuộc sống nơi xứ người ở tuổi đời gần đất xa trời, các cụ bà trong nhà già mà Hòa Ái đến thăm hầu như không ao ước gì hơn ngoài thực tại mỗi ngày đều là một ngày vui. Tuy nhiên, khi nghe đến 2 chữ “Việt Nam”, các cụ bà đều đồng thanh mong muốn một ngày về thăm lại làng quê, bà con, họ hàng thêm một lần trước khi họ vĩnh biệt cho chuyến đi cuối cùng trở về cát bụi.

Chia tay trong lưu luyến người cháu gái phóng viên không quen biết, những lão bà với gương mặt hiền lành như những bà tiên trong truyện cổ tích tươi cười dặn dò ‘nhớ giữ gìn sức khỏe và hẹn ngày gặp lại”. Hòa Ái vẫy tay tạm biệt với lòng thầm mong tất cả những bà mẹ VN trong các nhà dưỡng lão khắp nơi mỗi ngày qua đi đều không cô đơn và hạnh phúc như vậy.

Tin mừng cho Thương Phế Binh VNCH

Tin mừng cho Thương Phế Binh VNCH

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) – Mới đây sau khi họp Thượng Viện Hoa Kỳ xong Bà Janet Nguyễn người Mỹ gốc Việt đã thông báo một tin rất mừng cho Anh Em TPB/QLVNCH còn sót lại tại VN: “Thượng Viện Mỹ đã thông qua Nghị Quyết SJR5 về việc cho phép TPB/VNCH và gia đình được đi định cư tại Hoa Kỳ. Chỉ còn chờ Hạ Viện Mỹ đang họp thông qua chuyển lên cho Tổng Thống Mỹ duyệt là chương trình HO&ODP sẽ được tiếp tục khởi động lại.

Họ là những người bị bỏ quên, bị ngược đãi sau 40 năm chấm dứt cuộc chiến. Họ là những người ngã Ngựa đã hy sinh một phần thân thể cho miền Nam được hưởng những ngày Tự Do trước năm 1975, với họ phải nói là những người bị thiệt thòi nhất, mù mắt, mất chân, tay, thương tật khắp người, có những người mấy chục năm nay vẫn nằm liệt trên giường choét cả phần lưng, mông. Đương nhiên họ trở thành gánh nặng bất đắc dĩ cho những thành viên trong gia đình.

Những người còn lê lết được thì ban ngày đi bán vé số, bán nhang, bán bàn chải, bán mọi thứ kể cả đi ăn xin để kiếm sống qua ngày, số phận họ tùy thuộc vào lòng thương hại của bá tánh giúp đỡ.

Chính họ đã từng sát cánh với những người bạn Đồng Minh chặn đứng làn sóng Đỏ trước năm 1975.

Sau khi VNCH bị ông bạn Đồng Minh thí Chốt bỏ rơi thì một số đông các cựu viên chức trong chính phủ VNCH đã bị tập trung cải tạo, bù lại họ đã được phía Mỹ can thiệp cho đi định cư cả hơn 10 năm nay rồi.

Còn các Anh Em TPB/VNCH thì bị đối xử phân biệt, CSVN coi họ như những người gây tội ác, có nợ máu với họ, tuy không còn nguy hiểm cho chế độ, nhưng họ vẫn không bao giờ quên lòng thù hận, không giúp đỡ, không hỗ trợ, không có bảo hiểm sức khỏe, mọi thứ trong cuộc sống người TPB/VNCH hầu như tự túc hết, đói khát, bệnh hoạn ráng mà tự lo lấy thân.

40 năm trở thành Công Dân loại 3 (loại 2 là người Dân thường), bị thiệt thòi, bị bỏ rơi, bị khinh bỉ, bị nhục mạ, bị phân biệt đối xử, nhưng họ vẫn cắn răng chịu đựng cho dù sống một cách cơ cực trăm bề, lây lất, lê lết kiếm ăn từng bữa. Với họ sức khỏe dù giới hạn nhưng họ vẫn cố gắng bước đi bằng chiếc nạng gỗ hay chiếc xe lăn để mong kiếm những đồng tiền ít ỏi nuôi thân và phụ giúp gia đình, bớt đi gánh nặng cho vợ con.

Mong rằng chính phủ Hoa Kỳ vì lý do Nhân Đạo thông qua Nghị Quyết này một cách nhanh chóng để vơi đi bớt phần nào đau khổ cho các Anh Em TPB/VNCH, cũng như con cháu của các Anh Em được có điều kiện qua học tập nơi đất Nước Tự Do, không còn bị phân biệt đối xử.

Đôi lời trong thánh lễ kỷ niệm 40 năm Giám mục.

Đôi lời trong thánh lễ kỷ niệm 40 năm Giám mục.

Tác giả bài viết: ĐGM. GB Bùi Tuần

Thánh lễ kỷ niệm 40 năm Giám mục của tôi hôm nay là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho tôi.

1-

*Hồng Ân lớn lao, vì qua Lễ Thụ Phong Giám Mục trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi nhận ra sự Chúa sai tôi vào lịch sử Việt Nam, ngay trong giờ phút Quê hương bước sang một giai đoạn mới, là một ơn đặc biệt.
*Hồng ân lớn lao, vì khi nhận ra sự trùng hợp lịch sử đó là do ý Chúa, tôi đã cùng với nhiều người, góp phần vào việc xây dựng sự hòa hợp, sự yêu thương trên Quê hương Việt Nam yêu dấu.
Hôm nay, mừng 40 năm hồng ân được Chúa sai đi, tôi xin nói ba lời: Xin cảm tạ, xin tha thứ và xin cầu nguyện.
2.
Trước hết, xin hết lòng cảm tạ Chúa vì muôn ơn Chúa ban cho tôi trong suốt 40 năm qua. Ơn mà tôi coi là quý giá nhất, đó là ơn biết lo nhận ra ý Chúa và biết lo thực thi ý Chúa trong một giai đoạn lịch sử đầy chuyển biến phức tạp.
3.
Thực vậy, giai đoạn lịch sử 40 năm qua đã có nhiều chuyển biến phức tạp, trong xã hội, trong Giáo Hội, và trong chính bản thân tôi.
Chúa dạy tôi là không nên và không thể tránh được những chuyển biến phức tạp đó, nhưng hãy nhìn chúng như một thực tế mà Chúa sai tôi vào, để sống mầu nhiệm nhập thể.
4.
Ý Chúa mà tôi nhận ra là: Sống trong một thực tế phức tạp như thế, tôi phải chú ý rất nhiều đến việc đào tạo mình. Chúa soi sáng cho tôi điều đó, bằng những lo âu rất nóng, Chúa đốt lên trong tôi.
Ý Chúa còn là: Tôi phải đào tạo mình nhờ động lực nội tâm luôn khao khát thuộc về Chúa, luôn thao thức được là người trung tín trong ơn gọi được sai đi.
Ý Chúa còn là: Sự đào tạo mình nhờ động lực nội tâm như thế sẽ phải thường xuyên gặp gỡ Chúa, luôn coi ơn thánh là ưu tiên hàng đầu, luôn kiên trì phấn đấu từ bỏ mình. Tất cả ý Chúa trên đây ví như ngọn lửa nung nấu lòng tôi.
5.
Tôi đã lo nhận ra ý Chúa.
Tôi đã lo cố gắng thực thi ý Chúa. Những lo lắng đó thực là ơn Chúa. Xin tạ ơn Chúa. Nhiều người tại Việt Nam đã làm gương cho tôi về sự nhận ra ý Chúa và thực thi ý Chúa như vậy.
6.
Gương sáng gần gũi nhất của tôi là Đức Cha Cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ.
Trong suốt mấy chục năm sống thầm lặng, Đức Cha Cố Micae luôn là con người cầu nguyện, hãm mình và đọc các tài liệu tu đức. Ngài hay nói: “Phải tận dụng mọi thời giờ để lập công đền tội, xin Chúa cứu các linh hồn”. Tôi coi nếp sống đạo đức như thế của Đức Cha Cố Micae là một gương sáng về đào tạo chính mình trong tình hình mới.
Từ đó tôi nhận ra rằng: Đào tạo chính mình như vậy là chuẩn bị cho mình một nền nhân bản chắc về nhân ái, một nền văn hoá rộng về yêu thương, một nền tu đức sâu về bác ái, để dễ làm chứng cho tình yêu Chúa trong lịch sử phức tạp hiện nay. Những chứng nhân như thế có thể ví như những hạt lúa tốt gieo vào lòng đất Quê Hương Việt Nam này. Họ sẽ âm thầm liên kết các bàn tay hợp tác. Họ sẽ âm thầm nối kết các trái tim tình nghĩa. Tất cả sẽ đều vì lợi ích chung của Nước Chúa
7.
Tôi thường sợ mình không tự đào tạo mình đủ và đúng theo thánh ý Chúa. Biết sợ như vậy là một ơn Chúa. Nên tôi hết lòng cảm tạ Chúa về ơn biết sợ đó.
8.
Cùng với lời cảm tạ trên đây, tôi xin phép nói lên lời xin tha thứ.
Tôi xin hết lòng khẩn nài ơn tha thứ, vì suốt 40 năm qua, tôi đã lỗi phận rất nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những thiếu sót.
9.
Lãnh vực, mà tôi xin Chúa tha thứ nhiều hơn hết, chính là lãnh vực tha thứ. Nghĩa là: Tôi đã không biết lãnh nhận sự tha thứ và tôi đã không biết cho đi sự tha thứ.
Thực vậy, trong tình yêu, việc tha thứ là rất quan trọng. Thế mà, 40 năm làm chứng cho tình yêu Chúa, biết bao lần tôi đã không coi trọng những tha thứ được dành cho tôi, từ Chúa, từ Hội Thánh, từ Quê Hương, từ các tôn giáo bạn, từ những người nghèo, từ chính cộng đoàn của tôi. Hơn thế nữa, 40 năm qua, để làm chứng cho tình yêu Chúa, bao lần tôi đã không cho đi sự tha thứ, cho dù sự tha thứ đó chỉ là lẽ công bằng.
10.
Không biết đón nhận sự tha thứ và không biết cho đi sự tha thứ, những hiện tượng đó đang có chiều hướng gia tăng. Có thể tôi cũng đang phần nào rơi vào cảnh đáng buồn đó. Do vậy, tôi đặc biệt xin Chúa tha thứ cho tôi mọi lỗi lầm thiếu sót trong lãnh vực tha thứ. Tôi cũng xin gởi lời xin tha thứ đó tới Hội Thánh của tôi, Quê Hương của tôi, cộng đoàn của tôi.
11.
Thú thực là: Tha thứ là việc không dễ chút nào. Chính vì nó rất khó, nên tôi hết lòng xin Chúa thương ban ơn giúp sức cho chúng ta, nhất là trong một tình hình mà niềm tin vào con người đang giảm sút trầm trọng.
12.
Những lời xin cảm tạ và xin tha thứ trên đây sẽ được kết thúc bằng lời xin cầu nguyện. Tôi xin các Đức Cha và tất cả anh chị em cầu nguyện nhiều cho tôi. Tôi yếu đuối lắm về mọi mặt. Xin anh chị em hãy coi tôi như một bức thư nhỏ Chúa gửi cho anh chị em. Bức thư nhỏ này chỉ mang một lời kêu gọi thân thương, đó là “Chúa Giêsu vẫn là Đấng hiền lành, khiêm nhường, giàu lòng thương xót. Người là Đấng cứu độ. Hãy tin cậy phó thác nơi Người”. Vậy, tôi xin phó thác cho Chúa Giêsu mọi lo lắng của tôi về bản thân, về Hội Thánh, về Quê Hương, về mọi người thân.
Xin khiêm nhường phó thác cho Chúa tương lai của chúng ta, một tương lai sẽ có nhiều khó khăn và nhiều bất ngờ đáng sợ, nhưng cũng có nhiều hy vọng lớn lao mang ơn cứu độ.

Xin Chúa thương xót chúng con. Amen.

Long Xuyên, ngày 30.4.2015.

Tác giả bài viết: ĐGM. GB Bùi Tuần

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Blogger Điếu Cày: Tự do báo chí ở VN không thể cản trở

Blogger Điếu Cày: Tự do báo chí ở VN không thể cản trở

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp các nhà báo bị đàn áp tại Tòa Bạch Ốc hôm 1 tháng 5, blogger Điếu Cày ngồi bên phải Tổng thống Obama

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp các nhà báo bị đàn áp tại Tòa Bạch Ốc hôm 1 tháng 5, blogger Điếu Cày ngồi bên phải Tổng thống Obama

Trà Mi-VOA

09.05.2015

Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay 3/5 ghi dấu một sự kiện đáng chú ý đối với nền tự do báo chí Việt Nam khi một blogger bị Hà Nội xem là phản động và cầm tù hơn 6 năm trước khi trục xuất thẳng từ nhà giam sang Hoa Kỳ được Tổng thống Mỹ mời đến Tòa Bạch Ốc để thảo luận về thực trạng tự do ngôn luận, tự do thông tin tại Việt Nam.

” Vi 3 nhà báo được la chn t danh sách trên 30 nhà báo đ được gp Tng thng hôm y là mt ch du ca chính quyn Tng thng Obama cho thy nn t do báo chí Vit Nam rt ti t.

Điếu Cày “

Đây là lần thứ nhì blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những người đi đầu phong trào dân báo Việt Nam, được Tổng thống Barack Obama vinh danh nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới sau khi được nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tên cách đây 3 năm khi ông còn ngồi sau song sắt nhà tù.

Sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do nói cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ (7/5) cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tồi tệ ra sao và Hoa Kỳ quan tâm đến thực trạng này đến mức nào trong mối bang giao Việt-Mỹ.

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, tiếng nói tiên phong tranh đấu cho tự do báo chí tại Việt Nam và là tác giả của các bài viết về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cũng như phản đối Trung Quốc xâm lược chủ quyền Việt Nam cũng khẳng định rằng ‘tự do báo chí ở Việt Nam là không thể cản trở,’ đồng thời kêu gọi Hà Nội ‘không nên tiếp tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân’ sau 40 năm chiến tranh kết thúc.

Trà Mi: Một cựu tù nhân lương tâm Việt Nam được Tổng thống Mỹ vinh danh 2 lần, anh có cảm nghĩ thế nào?

Blogger Điếu Cày: Đây là điều rất vinh dự đối với tôi, tôi rất cảm động. Gặp Tổng thống lần này, tôi đã gửi lời tri ân sâu sắc đến Tổng thống và chính phủ Mỹ đã giúp đỡ tôi có được tự do hôm nay. Trong cuộc gặp, tôi đã trình bày đầy đủ các vấn đề về tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam, và vấn đề tù nhân lương tâm. Tôi đã nhắc tới một danh sách các bạn bè cần Tổng thống quan tâm, giúp đỡ. Tôi nói với Tổng thống đôi khi những sự lên tiếng không đem lại tự do ngay tức khắc cho tù nhân lương tâm nhưng đem lại sức mạnh cho họ đứng vững trong các nhà tù, để họ hiểu rằng họ không đơn độc.

” Nhân quyn ca các nước không th khác nhau. Vì vy, h phi sa đi nhng điu lut bt công và xây dng mt xã hi văn minh, tiến b. H không nên tiếp tc tuyên truyn gây thêm hn thù vi người dân”

Trà Mi: Còn những ưu tiên mong muốn hàng đầu của anh gửi gắm qua cuộc gặp lần này ra sao?

Blogger Điếu Cày: Tất cả những điều tôi nói đều nhằm vào các điều luật của Việt Nam vì nếu không thay đổi các luật mơ hồ cho phép chính quyền bắt giữ bất kỳ ai có chính kiến khác thì việc đàn áp, bắt bớ sẽ còn tiếp diễn. Điều quan trọng nhất chúng tôi muốn là Mỹ phải gây sức ép với chính phủ Việt Nam, phải gắn nhân quyền vào các cam kết về kinh tế như TPP. Việt Nam phải từ bỏ các điều luật mơ hồ như 258, 88, 79; bãi bỏ Thông tư 37 của Bộ Công an; và sửa đổi Luật thi hành án hình sự. Tất cả quyền của tù nhân được ghi trong Luật này đã bị Thông tư 37 tước đoạt hết. Họ giam giữ tù nhân với chế độ rất khắc nghiệt, làm cho các tù nhân lương tâm thời gian gần đây liên tục tuyệt thực để phản đối.

Trà Mi: Ngoài đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền hằng năm, Mỹ cũng muốn lắng nghe trực tiếp từ những người đã kinh qua các kinh nghiệm từ Việt Nam. Hành động của nhà lãnh đạo Mỹ đối với anh, một nhân vật bị Việt Nam xem là phản động, theo anh, có thông điệp thế nào?

Blogger Điếu Cày: Với 3 nhà báo được lựa chọn từ danh sách trên 30 nhà báo để được gặp Tổng thống hôm ấy là một chỉ dấu của chính quyển Tổng thống Obama cho thấy nền tự do báo chí ở Việt Nam rất tồi tệ.

Trà Mi: Gặp Tổng thống lần này không chỉ là dịp để trình bày mà còn là cơ hội để thể hiện. Anh muốn thể hiện điều gì với nhà cầm quyền Việt Nam và người dân Việt Nam qua cơ hội này?

Blogger Điếu Cày: Tôi muốn nói với bạn bè còn trong nước rằng chúng tôi tuy ra ngoài này nhưng không quên họ, chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước. Anh em Câu lạc bộ nhà báo tự do chúng tôi vẫn tiếp tục chung tay để làm những công việc đó.

Trà Mi: Đó là thông điệp anh muốn gửi tới những người có cùng suy nghĩ với mình. Còn với những người khác suy nghĩ với anh, chẳng hạn như nhà cầm quyền Việt Nam, anh muốn gửi thông điệp gì tới họ qua sự xuất hiện lần này bên cạnh Tổng thống Obama?

Blogger Điếu Cày: Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam sau 40 năm chiến tranh và giờ đây đã bang giao với Mỹ, nên xem xét lại thái độ của mình hành xử trong cộng đồng quốc tế, một xã hội loài người đang tiến tới các chuẩn mực nhân quyền phổ quát chung cho cả nhân loại. Nhân quyền của các nước không thể khác nhau. Vì vậy, họ phải sửa đổi những điều luật bất công và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ không nên tiếp tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân.

“… thông tư 37 ca B Công an, mt văn bn được giu kín và được s dng đ tước đot các quyn mà tù nhân được hưởng trong Lut Thi hành án hình s. Ln này, Hoa Kỳ s làm rõ, h không mun chính quyn Vit Nam s dng các điu lut không được công b đ đàn áp tù nhân...”

Trà Mi: Nhìn lại tự do báo chí ở Việt Nam 10 năm trước với thời điểm này, anh nhận xét thế nào?

Blogger Điếu Cày: Tôi thấy có những tiến triển rất mạnh về số người tham gia mạng truyền thông xã hội ngày càng mạnh mẽ. Các thông tin nhà nước muốn bưng bít không thể bưng bít được nữa. Sự phản biện trên các phương tiện truyền thông tự do giờ đã rất mạnh mẽ. Trong tương lai, việc cản trở thông tin là không thể. Hiện nay Việt Nam có 20 triệu trang Facebook. Chỉ cần 1% trong số đó dùng Facebook của mình như một trang báo nhỏ độc lập thì chúng ta có biết bao nhiêu tờ báo nhỏ độc lập. Trong tương lai, sẽ không gì ngăn cản nổi truyền thông internet và tự do báo chí ở Việt Nam là không thể cản trở được.

Trà Mi: Với tư cách một nhà báo độc lập của Việt Nam được thế giới biết tiếng, anh sẽ đóng góp cho tiến trình đó ra sao một cách cụ thể và hiệu quả nhất?

Blogger Điếu Cày: Khi còn trong nước, chúng tôi thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do vì những quyền đó. Sau thời gian hoạt động, tôi nhận ra rằng khi các blogger cùng lên tiếng, sẽ tạo ra một mạng lưới truyền thông rất mạnh. Vì vậy, chúng tôi phát động phong trào dân báo từ 1/1/2008: Mỗi blogger hãy là một nhà báo công dân. Phong trào dân báo đã đem lại hiệu quả nhất định. Hiện nay người dân Việt Nam sử dụng blog để cất lên tiếng nói ngày càng nhiều. Mặc dù chúng tôi bị đàn áp, nhưng đã đóng góp được phần nhỏ bé vào phong trào dân báo đó. Trang Danlambao với lượng truy cập rất cao cũng cho thấy sự thành công của mạng lưới báo công dân, hoặc anh em blogger cũng đã lập ra Mạng lưới blogger Việt Nam. Đó là những chỉ dấu của một phong trào dân báo đã bước lên một bước cao. Chúng tôi và Câu lạc bộ nhà báo tự do cũng vinh dự là đóng góp được một phần vào đó.

Trà Mi: Anh từng chia sẻ ước muốn làm cầu nối giúp mở rộng mạng lưới truyền thông độc lập trong-ngoài. Những khó khăn nhất đối với kế hoạch đó tới thời điểm này là gì?

Blogger Điếu Cày: Vì tôi mới ở tù ra, anh em chúng tôi cũng không có kinh phí hoạt động, phải đi khắp nơi để vận động đóng góp. Chúng tôi cũng xây dựng các hồ sơ về các tù nhân lương tâm để lên tiếng bảo vệ họ.

Trà Mi: Điếu Cày sau song sắt nhà tù cách đây 3 năm được Tổng thống Mỹ nhắc tới nhân ngày Tự do báo chí thế giới và hiện nay bên cạnh Tổng thống Mỹ khác nhau thế nào?

Blogger Điếu Cày: Tôi vẫn là Điếu Cày như cũ, chỉ khác là trách nhiệm giờ nặng nề hơn rất nhiều, chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đáp ứng mong mỏi của mọi người.

Trà Mi: Nếu có cơ hội chia sẻ với những người khao khát tự do báo chí trong nước, anh sẽ ưu tiên chia sẻ điều gì với họ và anh cần họ chia sẻ điều gì với anh?

Blogger Điếu Cày: Tôi muốn các bạn đoàn kết hơn nữa để chúng ta hướng tới một nền tự do báo chí, tự do ngôn luận cho Việt Nam. Các bạn chính là liên kết những cầu nối với nhau để tạo nên những mạng lưới truyền thông mạnh mẽ. Còn chúng tôi ngoài này sẽ cố gắng giúp các bạn, tìm mọi cách thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước, lên tiếng bảo vệ các bạn khi các bạn bị tù đày, sẽ chuyển tải thông điệp các bạn muốn chuyển tới quốc tế. Tôi mong muốn cộng đồng, tất cả những người quan tâm đến nhân quyền Việt Nam cố gắng chung tay giúp đỡ, đặc biệt trong việc ký thỉnh nguyện thư gửi lên Liên hiệp quốc sắp tới, đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải sửa đổi những điều luật về nhân quyền. Trong những ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, tôi biết rằng chính phủ Hoa Kỳ lần này cũng rất quan tâm đến thông tư 37 của Bộ Công an, một văn bản được giấu kín và được sử dụng để tước đoạt các quyền mà tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật không được công bố để đàn áp tù nhân như vậy. Tôi hy vọng các bạn tù của tôi trong nước nghe được những tin này sẽ biết rằng chúng tôi không quên họ, chúng tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh cho các bạn ấy.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Học giả = làm ruộng

Học giả = làm ruộng

GS Nguyễn Văn Tuấn

Nguyễn Đổng Chi là một học giả nổi tiếng. Mới đọc bên fb của Hoàng Oanh thấy người ta tổ chức hội thảo 100 năm ngày sinh của ông, và cái hình chụp lại tờ “Giấy thông hành” cấp cho ông vào ngày 24/5/1955 (tức thời Cải cách ruộng đất) rất thú vị. Tờ giấy ghi nghề nghiệp của ông là “làm ruộng”, nhưng phía dưới ghi mục đích của chuyến đi là “gặp Ban nghiên cứu Văn Sử Địa”. Vui thật! Một anh nông dân mà có việc gì phải đi gặp một cơ quan nghiên cứu, mà còn nghiên cứu văn sử địa!

Tờ giấy thông hành là một chứng từ cho một thời tăm tối. Thời đó, dĩ nhiên những người như cụ Nguyễn Đổng Chi được xem là thành phần trí thức, tức là nằm trong nhóm bị “Đào tận gốc, trốc tận rễ”. Cho nên, ông quan chức công an Hà Tĩnh mới thương tình cho ông cái nghề rất hiền lành là “làm ruộng” cho an toàn trên đường đi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội.

Tôi không rõ có bao nhiêu bạn trẻ ngày nay còn nhớ — hay thậm chí biết — đến Nguyễn Đổng Chi, chứ những người thuộc thệ hệ tôi lớn lên ở miền Nam trước 1975 thì ông là học giả rất nổi tiếng. Gia đình tôi có một bộ sách do Ba tôi sưu tầm. Bộ sách gồm nhiều truyện Tàu như Tam Quốc Chí, Thuỷ Hử, Hán Sở Tranh Hùng, v.v.. Đặc biệt là cuốn Kho Tàng Truyện Cổ Tích của Nguyễn Đổng Chi. Có thể nói tôi lớn lên với những truyện trong cuốn đó. Ngày ngày đi học về, tôi ngấu nghiến đọc những truyện trong đó và tha hồ .. tưởng tượng. Ôi, một thời thiếu niên thật thần tiên với những truyện con sam, sự tích cái chổi, ông bình vôi, cái chân con chó, v.v. Văn chương giản dị, nhân cách hoá sự vật làm cho mình rất gần với sự vật, cộng với minh hoạ (chỉ vẽ tay) làm cho cuốn sách là một cuốn không thể thiếu được trong tủ sách gia đình.

Ấy thế mà sau này tôi được biết ông cụ này cũng bị lọt vào dòng xoáy của cơn lốc “Nhân văn giai phẩm”. Dưới áp lực của đảng, ông viết bài chỉ trích và vu khống cụ Phan Khôi, một học giả nổi tiếng khác. Nhưng cụ Đổng Chi là người đàng hoàng và nhà văn hoá lớn, nên ông có chối lại cho con trai (tức là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi) giải oan cho cụ.

Nhưng qua buổi hội thảo kỉ niệm ngày sinh của ông, chúng ta mới biết “người ta” vẫn còn rất dè dặt với các học giả đương thời. Theo Hoàng Oanh kể lại thì hội thảo không phải suôn sẻ như chúng ta nghĩ. Oanh viết:

“Để hội thảo có thể tiến hành được thì Ban tổ chức (Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM, Nhà xb Trẻ, Tập đoàn truyền thông Thanh Niên) không được đăng tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc vào kỷ yếu hội thảo, không được mời nhà văn Nguyên Ngọc; ông con Nguyễn Huệ Chi không được phát biểu cám ơn và những người tham dự hội thảo mà phải giao cho cô út, muốn trao đổi với các ý kiến tham luận thì đứng dưới hội trường chứ không được lên bục diễn giả, và nhiều chuyện khác …”

Hoàng Oanh nói là “chuyện bên lề”, nhưng tôi thì thấy đó là chuyện quan trọng. Quan trọng là vì những câu chuyện như thế nói lên một sự thật là có những thế lực vô hình cố tình gây cản trở cho tự do học thuật. Và, thế lực này không từ bỏ một tiểu tiết nào, cho dù là rất hèn, để đạt được mục tiêu của họ. Do đó, tôi cũng rất ngạc nhiên như Hoàng Oanh là “Nền tự do như vậy mà lại đi ‘giải phóng’ một nơi tự do khác”. Thế mới có ông nhạc sĩ nào đó sáng tác bài “Anh giải phóng tôi, hay tôi giải phóng anh”.

Nguồn: FB Nguyễn Tuấn