Phạm Thanh Nghiên đi tị nạn tại Mỹ trước lúc Blinken đến Hà Nội

Báo Nguoi-viet

April 13, 2023

HOUSTON, Texas (NV)  Bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm, cùng chồng và một đứa con, đã đến Houston, Texas, vào đêm Thứ Năm, 13 Tháng Tư.

Một nhà hoạt động không muốn nêu danh tính, tại Sài Gòn, xác nhận với nhật báo Người Việt tin này và cho biết, chuyến bay của gia đình bà Nghiên quá cảnh tại Doha, Qatar.

Bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm. (Hình: Facebook Phạm Thanh Nghiên)

Blogger, nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, 46 tuổi, tác giả cuốn “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt,” từng thụ án bốn năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước,” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Bà Nghiên được biết đến là bạn thân của bà Phạm Đoan Trang, blogger, nhà báo tự do, hiện đang thụ án chín năm tù.

Chồng bà, cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú, mãn án 14 năm tù hồi năm 2013. Sau khi kết hôn, hồi cuối năm 2015, vợ chồng bà dọn vào Sài Gòn và sống tại khu Vườn Rau Lộc Hưng cho đến khi nơi này bị cưỡng bức giải tỏa vào dịp cận Tết Kỷ Hợi 2019.

Chuyến đi tị nạn Mỹ của bà Nghiên diễn ra chỉ vài giờ trước lúc ông Antony Blinken, ngoại trưởng Mỹ, đến Hà Nội hôm 14 Tháng Tư và dự kiến gặp một số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào ngày hôm sau trước khi đến Tokyo, Nhật, để tham dự cuộc họp của các ngoại trưởng nhóm G7.

Theo nguồn tin của Người Việt, gia đình bà Phạm Thanh Nghiên đã làm hồ sơ đi tị nạn tại Mỹ từ vài năm trước, nhưng bà giữ kín chuyện này vì “không muốn ồn ào.”

Trước chuyến đi tị nạn Mỹ, bà Nghiên được ghi nhận giữ im lặng trên trang cá nhân.

Hồi năm ngoái, bà chia sẻ trên Facebook Phạm Thanh Nghiên: “Hơn ba năm kể từ khi Vườn Rau Lộc Hưng bị đập, đây là lần chuyển nhà thứ ba. Nếu tính thêm hai lần đi ở nhờ thì đã tá túc qua năm chỗ khác nhau. Mong rằng đây là nơi cuối cùng để rồi chẳng phải thu dọn đồ đạc thêm lần nào nữa.”

Cả hai vợ chồng bà Phạm Thanh Nghiên đều là cựu tù nhân lương tâm. (Hình: Facebook Phạm Thanh Nghiên)

Bà Nghiên viết thêm rằng, với nhiều người, trong đó có gia đình bà, “đến vài mét vuông đất ở Sài Gòn còn không dám mơ tới, nói chi đến 40 mét vuông đất.”

“Chẳng ai đủ hoặc gần đủ khả năng mua đất, mua nhà, dù là nhỏ, mà phải chấp nhận đi ở nhà thuê. Nhất là cái cảnh đi thuê nhà cũng khó khăn và thấp thỏm như nhà tôi,” bà Nghiên viết.

Hồi năm 2017, tổ chức nhân quyền Front Line Defenders tại Dublin, Ireland, đề cử bà Phạm Thanh Nghiên vào tốp 5 giải thưởng “Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Bị Đàn Áp Năm 2017.”

Hồi năm 2009, bà Phạm Thanh Nghiên đã được tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) trao giải Hellman-Hammett. (N.H.K) [qd]

60 NĂM VỤ ĐÁNH GHEN TÀN BẠO TẠI SÀI GÒN

Trúc Giang

Khoảng 8g tối ngày 17-7-1963, một phụ nữ vừa bước ra khỏi nhà, tiến về chiếc taxi chờ sẵn, thì bỗng nhiên một người đàn ông xuất hiện, tay bưng một ca axit tạt vào mặt người phụ nữ. Cô thét lên trong đau đớn: “Chết tôi rồi!. Cứu tôi với”, rồi ôm mặt ngã quỵ. Một người đàn ông chạy đến bế cô lên chiếc taxi, chạy vào Bệnh viện Sài Gòn cấp cứu, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đồn Đất (Grall) vào lúc 2g sáng hôm sau.

Cái tin vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit gây xôn xao trong giới thượng lưu thường lui tới các vũ trường. Báo chí đăng tấm hình rất xinh đẹp của Cẩm Nhung, đã gây xúc động và thương tiếc của người Sài Gòn.

Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi theo gia đình di cư vào Nam. Vào Sài Gòn ít năm, khi cuộc sống vừa ổn định, thì người cha mất vì bệnh. Gia đình còn lại ba người phụ nữ: bà mẹ, bà vú và Cẩm Nhung. Không đủ điều kiện tiếp tục học, Cẩm Nhung bỏ học, đi học khiêu vũ. Cô gái 17 tuổi có cái nhan sắc trời cho, nói chung là rất đẹp và hấp dẫn. Cô theo học khiêu vũ ở một lớp dạy tư, do hai nhạc sĩ-vũ sư Nguyễn Tình và Nguyễn Thống phụ trách. Hai nhạc sĩ nổi tiếng về ngón đàn Hạ uy cầm (Hawaiian guitar), đã từng đào tạo hàng chục vũ nữ cho các vũ trường thời đó.

Nhờ có sắc đẹp hấp dẫn, với năng khiếu xuất sắc, Cẩm Nhung nổi bật trong nghệ thuật khiêu vũ. Vũ sư Nguyễn Tình nói với người “tài pán” Marie Sang: “Đôi chân của nó, thân hình gợi cảm của nó, rồi đây sẽ có cả khối đàn ông ngã rạp dưới chân nó mà chết cho coi”. “Tài pán” là người quản lý vũ nữ ở vũ trường, còn gọi là “cai gà”. Khách đi solo muốn nhảy với vũ nữ đều phải do người cai gà đó sắp xếp. Phải mua ticket thời đó là 20$. Mỗi ticket chỉ nhảy được một vài bản mà thôi. Muốn bao thầu cả đêm thì phải mua trọn gói chừng 15 ticket. Năm 19 tuổi, Cẩm Nhung trở thành vũ nữ chuyên nghiệp, được mệnh danh là “Nữ hoàng vũ trường”. Khách sành điệu cùng vũ nữ rời vũ trường này đến một vũ trường khác, vừa khiêu vũ thoải mái vừa giữ được tiếng tăm về đức hạnh của vũ nữ, vừa giữ được địa vị trung lập để câu những khách nhảy khác.

Tại vũ trường Kim Sơn, đường Tự Do, Cẩm Nhung phải lòng một khách nhảy hào hoa, dân chơi có tiếng tại các vũ trường, đó là Trung tá công binh Trần Ngọc Thức. Việc ông Thức cặp kè với Cẩm Nhung đến tai bà vợ là Lâm Thị Nguyệt, biệt danh là Bà Năm Rado, vì bà chuyên bán đồng hồ Thụy Sĩ hiệu Rado, rất giàu có. Máu Hoạn Thư nổi lên. Bà Nguyệt thuê hai người tạt axit vào mặt Cẩm Nhung với giá hai lượng vàng.

Bà Ngô Đình Nhu vào cuộc

Vụ đánh ghen diễn ra trong khi bà Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân, đang ở nước ngoài. Nghe được tin, bà vô cùng tức giận. Ngay sau khi về nước, bà đến Bệnh viện Đồn Đất thăm Cẩm Nhung. Ban đầu cô được cho nằm ở khu dành cho thường dân, ai vào thăm cũng được. Bạn bè Cẩm Nhung vận động, gom góp tiền, thuê luật sư kiện thủ phạm.

Một hôm, có một khách thăm, kề vào tai Cẩm Nhung nói nhỏ: “Muốn yên thân thì hãy câm miệng, nếu làm lớn chuyện thì “bà” sẽ giết chết cô”. Sau đó bà vú báo cáo với ban giám đốc bệnh viện. Nghe được tin đó, bà Nhu đề nghị cho Cẩm Nhung vào nằm ở khu chăm sóc đặc biệt, ai vào thăm phải có sự chấp thuận của bệnh viện.

Với tư cách là người lãnh đạo Phong trào Liên đới Phụ nữ Việt Nam, bênh vực quyền lợi và sự bình đẳng của phụ nữ, bà Trần Lệ Xuân thúc đẩy điều tra và lập hồ sơ đưa ra tòa. Sau đó, bà đề nghị đóng cửa các vũ trường, vì cho đó là nơi ăn chơi sa đọa, làm tan nát nhiều gia đình.

Phiên tòa xét xử

Vào tháng 10-1963, tòa kết án Lâm Thị Nguyệt, vợ của Trung tá Trần Ngọc Thức, và người đàn ông tạt axit, mỗi người 20 năm tù. Một người đàn ông liên hệ 15 năm. Ông trung tá bị cho giải ngũ, sau 1975, bị đi tù cải tạo ở Trại Z.30C, Hàm Tân.

Sau khi bị tạt axit, dung nhan kiều diễm của Cẩm Nhung bị hủy hoại hoàn toàn. Do sự vận động của bà Nhu, cô được đưa qua Nhật chữa trị, hy vọng phục hồi gương mặt như trước kia song bác sĩ bó tay. Hơn hai tháng sau, khi Cẩm Nhung về nước thì nền Đệ nhất Cộng hòa đã sụp đổ. Bà Nhu sống lưu vong ở nước ngoài. Người vũ nữ nổi tiếng một thời đã biến mất trong các sinh hoạt ở Sài Gòn. Những biến cố chính trị dồn dập, khiến cho việc đánh ghen rơi vào quên lãng và chìm vào quá khứ.

Đi ăn mày khắp nơi

Từ địa vị của một “nữ hoàng” sống trên đỉnh cao danh vọng, rực rỡ dưới ánh đèn màu và điệu nhạc, các công tử phong lưu bay bướm đa tình và các thương gia giàu sụ săn đón, thì bỗng nhiên trở thành thân tàn ma dại, ngậm đắng nuốt cay cho số phận hẩm hiu, Cẩm Nhung lao vào con đường đập phá, rượu chè, nghiện ngập, sa đọa… Năm 1964 người mẹ qua đời. Cẩm Nhung sống với bà vú. Tiền bạc, nữ trang lần lượt từng bước ra đi. Cô bán căn nhà 200 lượng vàng và cùng với bà vú ra ở thuê nhà trọ. Bà vú qua đời, Cẩm Nhung tật nguyền, không nghề nghiệp, không nơi nương tựa, nên chỉ có con đường là đi ăn xin.

Trước Tết năm 1969, người ăn mày xuất hiện ở chợ Bến Thành. Mặt mày dị dạng, đeo trên ngực tấm hình chụp chung với người tình là ông trung tá, cô lê bước trên các con đường Sài Gòn, trên hành lang của thương xá Tax rồi đến chợ Bà Chiểu, Bình Tây…và sau cùng về miền Tây, ở bến phà Mỹ Thuận, Vĩnh Long.

Thời gian này ở Sài Gòn xuất hiện bản nhạc “Bài Ca Cho Người Kỹ Nữ” của hai nhạc sĩ Nhật Ngân và Duy Trung. Các tác giả viết bài hát này vì xót thương số phận của cô vũ nữ Cẩm Nhung. Bài hát có đoạn:

“Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người

Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi

Loài người vô tình giẫm nát thân em

Loài người vô tình giày xéo thân em

Loài người vô tình giết chết đời em…”

Nhà thơ Nguyên Sa nói về Cẩm Nhung

Trong hồi ký “Đời 1998”, Nguyên Sa thuật lại nhiều lần ông và nhà văn Mai Thảo đến nhà chở Cẩm Nhung đi vũ trường Arc en Ciel, ăn kem và hóng mát ở Bến Bạch Đằng. Lần sau cùng ông gặp Cẩm Nhung như sau:

“Lần chót tôi gặp lại người phụ nữ ấy, Mai Thảo dừng xe có phần gấp gáp, không có nét bay bướm nào. Anh đang phóng nhanh bỗng thắng lại, tấp xe vào lề, đậu xe bên phía tay mặt đường Pasteur. Mai Thảo ra khỏi xe không một lời giải thích. Tôi không hỏi, xuống theo ngay, linh cảm có chuyện gì khác lạ. Chúng tôi băng qua con lộ xe chạy một chiều vun vút. Mai Thảo dừng lại trước một người hành khất, một người phụ nữ, móc trong túi ra một nắm giấy bạc, anh chuyển sang tay kia, để tìm kiếm thêm. Tôi không nhận ra người hành khất là ai, chỉ thấy mặt loang lổ những vết cháy nổi lên, những mảng thịt nửa đỏ nửa tím sậm, dị dạng, hai mắt vết cháy càng rõ, lòng trắng và lòng đen bị hủy hoại lổn nhổn.

Bạn tôi bỏ nắm tiền vào chậu bằng nhôm, những tờ giấy chạm vào tay người đàn bà hành khất, dường như nàng biết ngay người cho tiền là ai, ai có thể cho nàng nhiều tờ giấy bạc như thế. Nàng ngẩng mặt lên gọi “anh”, Mai Thảo vỗ nhẹ vào bàn tay nàng, có tiếng nói an ủi bằng xúc giác, không có âm thanh nào được phát lên.

Tôi muốn nói lên tên người đàn bà hành khất. Tôi chưa kịp nói thì Mai Thảo kéo tôi băng qua đường. Tôi ngồi vào trong xe, nói lên ngay tên nàng. Mai Thảo gật đầu. Cẩm Nhung. Tên người vũ nữ thường thay quần áo sau tấm bình phong, mỗi lần Mai Thảo và tôi đến đón nàng đi làm, hay đi ăn, đi ra Pointe des Blagueurs (Bến Bạch Đằng) hóng mát. Cẩm Nhung bị tạt axit trong một trận đòn ghen có sức mạnh của tiền hô hậu ủng, có sự tàn bạo mới của thế kỷ khoa học.Tôi nhìn bạn tôi ngậm ngùi:

– Cẩm Nhung!

Mai Thảo nhìn về phía trước mặt, như nói một mình, rất khẽ:

– Nhung đấy!” (Nguyên Sa)

Cẩm Nhung qua đời

Sau nhiều năm bôn ba khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bà ẩn mình sống trong cô đơn, những năm cuối đời ở vùng đất thuộc chùa Tam Bảo, Hà Tiên. Một “đồng nghiệp” bán vé số thuật lại như sau: “Bà dáng người cao ráo, gương mặt đầy những vết sẹo lồi lõm. Đôi mắt mù, có một bên lồi ra. Lúc mới đến, bà dắt theo một bé trai, nhưng vài năm sau thì không thấy nó nữa. Bà sống khép kín. Đơn độc. Có một lần nói chuyện với bà, nghe giọng nói lơ lớ, tôi biết bà ở miền Bắc.

Sống một mình. Ban ngày đến trước cổng chùa bán vé số. Ở đó, nhiều người đi lễ Phật, động lòng trắc ẩn, giàu lòng nhân ái, mua nhiều vé số để giúp những người già mù lòa, bạc phận.

Một hôm, vào đầu năm 2013, nhiều ngày không thấy bà ra bán vé số, mọi người vào phòng thì thấy bà đã chết tự bao giờ. Những người đồng cảnh ngộ, quyên góp mua một chiếc áo quan rẻ tiền để tẩn liệm. Trong mớ hành lý của bà, có một tấm hình khổ lớn đã cũ, có nhiều chỗ bong tróc. Trong hình, một thiếu nữ đôi mươi, rất đẹp, bên cạnh người đàn ông đẹp trai, dáng người lịch lãm. Đã hơn 50 năm qua, không ngờ người thiếu nữ tuyệt đẹp trong hình, bây giờ lại ở bên cạnh những người nghèo khổ như chúng tôi. Và khi từ giã cõi đời cũng chính chúng tôi tiễn bà đi. Bà ra đi, tài sản không có gì. Không một người thân tiễn bà, chỉ có những mảnh đời bất hạnh, vất vưởng như chúng tôi, đưa bà về chín suối”. Bà 73 tuổi.

T.G

Fb Le Van Quy

Bơ Bretel …bị lừa

Bao nhiêu năm nay, Việt Kiều di tản hoặc  việt kiều di cư đều cố gắng tìm kiếm mua bơ Bretel để tìm lại mùi vị của tuổi thơ trong những năm 40-60.
Gần đây (2022), có 1 vài người đã rao bán bơ Bretel tại Montreal với giá 25$/1 lon 250gr. Và chỉ trong 24g là đã bán hết hai trăm lon !

Người bán cũng như người mua đều hài lòng.

Có ai biết đâu là đã bị gạt từ 50 năm nay : sau khi hãng Bretel đóng cửa, một người vn tên Ngô Văn Thế đã mua lại cái tên Bretel và xin bản quyền tên này trong 60 năm kể từ năm 1964.

Sau đó giả mạo địa chỉ, không xài công thức của Bretel mà lại bào chế 1 loại bơ mới theo công thức của bơ Francella, 1 loại bơ rẽ tiền của Pháp ( vẫn còn hiện hữu) và bỏ vào lon đánh hiệu Bretel.

Cứ thế mà gạt dân việt gần 60 năm nay. Và bán giá gấp 5 lần bơ Francella!
Cũng như chả cá lã vọng, phở Thìn lò đúc, bánh khoái mụ Đỏ….. chỉ lợi dụng cái tên mà làm tiền 1 cách …. chính trực

D Levan

Beurre Bretel mà dân VN đi tìm kiếm…bị Carnation mua từ năm 60. Theo cái deal, thì Carnation tiếp tục sản xuất beurre này thêm một thời gian…nhưng đến năm 64, thì chính thức ngừng sản xuất.

https://www.wikimanche.fr/Beurrerie_Bretel_Fr%C3%A8res

Năm 64, có một thằng cha VN gian tà… tên Ngô Văn Thế… .mua lại cái tên Bretel này và register ở World Intellectual Property Organization (WIPO). Cái license này chỉ có hiệu lực 60 năm…và sẽ hết hạn năm 2024:
https://trademar k.trademarkia.com/wipo/bretel-283508.htm

Thằng cha VN này rất gian tà…sau khi mua cái tên Bretel, nó chạy qua deal với hãng Briois, cũng chuyên làm beurre của Tây, rồi xử dụng một cái beurre của Briois cũng có 3% muối giống beurre Bretel, rồi cho vô hộp Bretel (mà chả redesign lại với address mới, rue de la Montagne…Paris) :
Rõ ràng là Made in France…một cách chính thức và công khai…😀.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ trên hình thì thấy cái license ghi là: FR.62.510.102 CE
Mà số này theo Ministère de l’agriculture của Tây là của hãng Briois ở vùng Liévin (102 là area code của Liévin)

Rốt cuộc…té ra đây là beurre Bretel giả. Cái packaging ở ngoài là Bretel, nhưng ở trong là beurre của Briois:

 http://www.briois.fr/en có tên là Francelia… bên Tây bán đầy chợ

From: Anh Dang & KimBangNguyen

Mất tập trung, chạy quá tốc độ và say rượu lái xe góp phần vào số ca tử vong do giao thông cao nhất trong 16 năm qua

NPR TV

Nhân viên cấp cứu làm việc tại hiện trường vụ tai nạn xe hơi chết người vào tháng 8/2021 ở Tulsa, Okla. Gần 43.000 người đã chết trong các vụ tai nạn giao thông ở Mỹ vào năm 2021, với số người chết do chạy quá tốc độ và lái xe bị suy yếu hoặc mất tập trung đang gia tăng.

Michael Noble Jr. / Tulsa World thông qua AP

DETROIT – Gần 43.000 người đã chết trong các vụ tai nạn giao thông ở Mỹ vào năm 2021, con số cao nhất trong 16 năm với số người chết do chạy quá tốc độ và lái xe trong tình trạng không tỉnh táo hoặc mất tập trung đang gia tăng.

Số liệu cuối cùng năm 2021, do Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia công bố hôm thứ Hai, đã xác nhận các ước tính trước đó của cơ quan này cho thấy số người chết tăng 10,5% so với năm 2020. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2005 và là mức tăng phần trăm lớn nhất kể từ năm 1975.

Dữ liệu cho thấy sự gia tăng 12% trong các vụ tai nạn chết người liên quan đến ít nhất một tài xế mất tập trung, với 3.522 người thiệt mạng. Điều đó đã thúc đẩy cơ quan này khởi động một chiến dịch quảng cáo trị giá 5 triệu đô la trong nỗ lực giữ cho các tài xế tập trung trên đường. Các quan chức cơ quan cho biết những trường hợp như vậy có thể không được cảnh sát báo cáo.

Lái xe mất tập trung: Tất cả chúng ta đều có tội, vậy chúng ta nên làm gì với nó?

Số người đi bộ thiệt mạng tăng 13% và tử vong do đi xe đạp tăng 2% trong năm. Số hành khách không thắt dây an toàn thiệt mạng tăng 8,1%, trong khi tử vong liên quan đến lái xe có nồng độ cồn tăng 14%.

Tử vong liên quan đến chạy quá tốc độ tăng 7,9%, trong khi tử vong do tai nạn liên quan đến xe tải lớn nặng hơn 10.000 pound tăng 17%.

Tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai ở Seattle, NHTSA tập trung vào các trường hợp tử vong do lái xe mất tập trung, mà các diễn giả cho biết hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu mọi người ngừng sử dụng điện thoại di động, ăn uống hoặc làm những việc khác làm chuyển hướng sự chú ý khỏi đường.

“Hãy nhớ rằng chỉ mất một chút thời gian để thay đổi cuộc sống của bạn mãi mãi”, Sophie Shulman, phó quản trị viên NHTSA nói.

Thông điệp của nhà tài trợ

Steve Kiefer, một giám đốc điều hành General Motors đã nghỉ hưu có con trai, Mitchel, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn lái xe mất tập trung năm 2016, cho biết điện thoại di động là nguyên nhân chính gây mất tập trung. Nhưng công nghệ có sẵn để ngăn chặn nó bao gồm các chế độ “không làm phiền”, cũng như các ứng dụng và hệ thống trong xe theo dõi người lái xe để đảm bảo họ chú ý.

“Tất cả công nghệ này đều có sẵn ngày hôm nay, và không có lý do gì chúng ta không thể sử dụng nó và triển khai nó một cách nhanh chóng”, Kiefer nói.

Thanh thiếu niên nói rằng họ thay quần áo và làm bài tập về nhà trong khi lái xe

Những cái chết do lái xe mất tập trung có liên quan đến chứng nghiện điện thoại di động của Mỹ, Kiefer, người bắt đầu một nền tảng với mục tiêu chấm dứt lái xe mất tập trung, cho biết. Ông cho biết 90% mọi người nhận thức được sự nguy hiểm của việc lái xe mất tập trung, nhưng 80% thừa nhận đã làm điều đó. Tại 25 tiểu bang có luật chống sử dụng điện thoại di động cầm tay, tử vong do giao thông, tai nạn và tỷ lệ bảo hiểm đã giảm, ông nói.

“Chúng tôi tin rằng luật pháp sẽ thay đổi hành vi”, Kiefer nói.

Mitchel Kiefer đang lái xe từ nhà đến Đại học Bang Michigan trên Xa lộ Liên tiểu bang 96 khi giao thông chậm lại và xe của anh ta bị một tài xế đâm từ phía sau vì bị phân tâm bởi điện thoại của cô, Kiefer nói. Chiếc xe của anh ta bị hất văng qua dải phân cách và lao                                                       vào dòng xe ngược chiều đang chạy nhanh, nơi anh ta bị giết chết ngay lập tức

Phan Sinh Trần         

Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế Thánh Lễ Lá ngày Chúa Nhật 4-2-2023 sau ba ngày nằm viện

Tổng hợp báo chí Hoa Kỳ

Trong chiếc áo choàng dài màu trắng với giọng nói còn bị “khàn khàn”, Đức Giáo hoàng Francis đã chủ sự Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Peter trước hàng chục nghìn tín hữu vào Chủ nhật Lễ Lá, một ngày sau khi Ngài rời bệnh viện Gemelli ở Rome, nơi ngài được điều trị bệnh viêm phế quản .

Thời báo LA cho biết, giọng của ĐGH nghe có vẻ mạnh mẽ khi mở đầu Thánh lễ, nhưng nhanh chóng trở nên yếu và khàn. Bất chấp bị khàn tiếng, Đức Phanxicô đã đọc một bài giảng dài 15 phút trước 30.000 người dự lễ, thỉnh thoảng thêm vào những nhận xét ngẫu hứng để nhấn mạnh đồng thời diễn đạt ý tưởng đó bằng tay.

Bài giảng tập trung vào những khoảnh khắc khi mọi người cảm thấy “đau đớn tột độ, tình yêu không thành, hoặc bị từ chối hoặc phản bội.” , (và) sự cô đơn của bệnh tật.”

Đức Phanxicô nói về một người đàn ông Đức vô gia cư vừa mới chết, “một mình, bị bỏ rơi,” dưới hàng cột bao quanh Quảng trường Thánh Phêrô, nơi những người vô gia cư thường ngủ. “Tôi cũng cần Chúa Giêsu vuốt ve tôi,” Francis nói.

“Toàn bộ các dân tộc bị bóc lột và bị bỏ rơi; người nghèo sống trên đường phố của chúng tôi và chúng tôi nhìn theo cách khác; những người di cư không còn là những khuôn mặt mà là những con số; các tù nhân bị từ chối, mọi người bị coi là có vấn đề,” ĐGH Phan xi cô nói.

Chúa Nhật Lễ Lá đã mở ra một lịch trình dày đặc các nghi thức mục vụ trong Tuần Thánh dành cho đức giáo hoàng, bao gồm cả Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại một nhà tù dành cho trẻ vị thành niên ở Rome. Tuần Thánh lên đến đỉnh điểm vào ngày 9 tháng 4 với Thánh lễ Chúa nhật Phục sinh, nhắc lại niềm tin của người Kitô giáo vào sự phục sinh của Chúa Giêsu.

ĐGH đã bị một số bệnh trong những năm gần đây, bao gồm cả chứng đau đầu gối nghiêm trọng, điều đó có nghĩa là ngài phải chống gậy và thường ngồi xe lăn khi xuất hiện trước công chúng. Những khó khăn trong việc di chuyển đã hạn chế sự tham gia của ngài vào một số sự kiện, và như đã xảy ra vào năm ngoái, một hồng y cấp cao đã cử hành Thánh lễ vào Chúa Nhật Tuần Thánh.

Thánh lễ vào Chủ nhật Phục sinh, ngày quan trọng nhất trong lịch phụng vụ của Công Giáo, trong Thánh Lễ này, theo thông lệ ĐGH sẽ công bố bài giảng “Urbi et Orbi” (cho thành phố và thế giới)

Phan Sinh Trần

Sinh hoat văn hóa cuối tuần ở Houston

Mời các bạn ở Houston đi xem để ủng hộ cho sinh hoạt văn hóa của địa phương.

 Vở kịch đã được đạo diễn hứa hẹn sẽ làm cho người xem rơi lệ, có vui , có buồn lẫn lộn.
Thêm phần văn nghệ của các ca sĩ local.
From: Phan Sinh Trần

Thương Tiếc Đặng Mỹ Dung và “Ngàn Giọt Lệ Rơi”

Nhận được tin buồn Nhà văn Đặng Mỹ Dung vừa từ trần lúc 7 giờ chiều ngày 23 tháng 3 năm 2023 tại Thành phố Atlanta, Tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ.

Tác phẩm A Thousand Tears Falling / Ngàn Giọt Lệ Rơi của bà đã xuất bản hơn 13 năm nên có nhiều websites đăng tải lắm.

Nhà văn Đặng Mỹ Dung có 7 anh chị em gồm Anh Đặng Văn Khôi, 1937 (đã mất); Chị Kim; Chị Cương (đã mất); Đặng Mỹ Dung, 1946-2023; Đặng Hải Vân, 1950 (đã mất); Đặng Hòa Bình, 1954; và Đặng Minh Tâm, 1956.

Mời đọc tác phẩm: Ngàn Giọt Lệ Rơi, – Trang Sách Truyện Việt Nam thư quán (vnthuquan.net)

Ða số hồi ký của các nhân vật lịch sử Việt Nam thường viết về thời gian trước tháng tư 75, và thiếu vắng tác phẩm của phụ nữ. Nhưng bút ký về cuộc đời bà Mỹ Dung đã viết về một giai đoạn chính từ sau tháng tư 75. Phải chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau tác phẩm bằng Anh ngữ “A Thousand Tears Falling..” mới được xuất bản.

Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi. Nhiều độc giả Việt Nam cũng đã mua và đọc nguyên tác Anh Ngữ. Nhưng đa số vẫn còn mong có cơ hội đọc bản Việt ngữ của một câu chuyện thực hết sức bi thương và hấp dẫn.

Ngàn Giọt Lệ Rơi

Bìa cuốn sách ” Ngàn Giọt Lệ Rơi”

Phác họa chuyện phim “Ngàn giọt lệ rơi”

“A thousand Tears Falling” bắt đầu từ ngoại cảnh tại Nhật Bản. Thời gian lúc đó là tháng 6-1975, không gian là tại phòng tiếp tân của đại khách sạn Nhật Bản tại Ðông Kinh. Tại đây, một hội nghị quốc tế giữa các nước Ðông Nam Á đang diễn ra. Ông Ðặng Văn Minh là trưởng phái đoàn của nước cộng sản Việt Nam vừa chiến thắng Sài Gòn 2 tháng trước, đến dự hội nghị với niềm tự hào và được sự lưu ý của báo chí thế giới. Tuy nhiên, cũng vào chiều hôm đó tại Ðông Kinh, người cán bộ cao cấp của phe cộng sản gặp lại con gái sau 23 năm xa cách. Từ hình ảnh trong đại sảnh của khách sạn quốc tế tại Tokyo, phía trước treo cờ các nước dự hội nghị, có cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh vị trưởng phái đoàn rạng rỡ tươi cười mở đầu cuốn phim để tiếp đến hình ảnh hồi tưởng thời kỳ trong chiến khu với cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Ông Minh sinh năm 1909 tại Vĩnh Long, đi theo Kháng Chiến và trở thành nhân viên cao cấp của Mặt Trận. Năm 1954, ông dẫn con trai lớn 17 tuổi là Ðặng Văn Khôi ra Bắc. Vợ ông Minh là bà Trần Thị Phàm và 5 con nhỏ ở lại miền Nam. Khi chia tay hẹn 2 năm trở lại nhưng thật sự phải hơn 20 năm sau người cộng sản mới vào được Sài Gòn thì lúc đó đã biết bao nhiêu vật đổi sao dời. Người con trưởng theo bố ra Bắc đã trở thành sĩ quan của quân đội nhân dân được gửi đi Nga học về hỏa tiễn phòng không năm 1968. Ðến năm 1975, ông Minh trong khi vẫn một lòng trung thành với chế độ và trở nên cán bộ cao cấp ngành ngoại giao thì người con trưởng Ðặng Văn Khôi có thái độ chống chiến tranh nên đã bị sa thải khỏi quân đội miền Bắc.

Tại miền Nam, người con trai thứ của ông bà là Ðặng Hải Vân, lúc ông tập kết chỉ có 5 tuổi sau này đã trở thành phi công của Không Quân Việt nam Cộng Hòa. Nhưng không may Hải Vân đã bị thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn luyện tại Hoa Kỳ lúc 21 tuổi. Chị Ðặng Mỹ Dung là con thứ tư của ông bà đã thành hôn với đại úy phi công của Hải Quân Hoa Kỳ tại Sài Gòn và năm 75 gia đình chị đang sống tại Hawaii. Cuộc sống thơ mộng và bình yên của ông Krall và bà Mỹ Dung hoàn toàn thay đổi từ tháng 4-1975.

Cũng vào tháng 4-1975, lúc đó cha của bà Dung là ông Minh đang làm đại sứ cộng sản Hà Nội tại Nga Sô, mẹ của bà và đứa em út thì kẹt ở Sài Gòn. Với bao năm xa cách, với quan niệm về cuộc sống khác biệt, bà Phàm vợ ông Minh không hề có ý muốn ở lại Sài Gòn để chờ đoàn tụ với chồng. Ðặng Mỹ Dung từ Hạ Uy Di liền yêu cầu thiếu tá Krall tìm cách về Sài Gòn đón gia đình bà mẹ qua Mỹ. Khi ông Krall qua Sài Gòn đã lâu mà chưa có tin tức gì, tại Hawaii, bà Ðặng Mỹ Dung lo sợ đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại cầu cứu với đề đốc Gaylor, tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng. Lời nói chỉ vắn tắt báo cáo chuyện chồng bà về Sài Gòn để lo cứu gia đình sao chưa thấy qua, nhưng bà nói thêm một tin tức động trời, bà là con gái của đại sứ cộng sản Việt Nam tại Mạc Tư Khoa.

Đặng Mỹ Dung

Lập tức guồng máy quân báo của Hải Quân Hoa Kỳ chuyển động và cả FBI lẫn CIA nhập cuộc. Hệ thống tình báo Mỹ ghi nhận ngay đây là một đầu mối vô cùng quan trọng mà tại sao lâu nay không ai biết. Ngay cả lúc hồ sơ thành hôn của vị sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không ai lưu ý đến mối liên hệ huyết tộc của cô dâu nước Mỹ có đầu mối Hà Nội. Họ cứ tưởng đây chỉ là cô gái thuần túy Sài Gòn.

Tiếp theo khi chuyến bay chở mẹ và em gái út của Ðặng Mỹ Dung ra khỏi Việt Nam do CIA Sài Gòn trực tiếp sắp đặt thì một khế ước bất thành văn đã bắt đầu. Mỹ Dung nợ khối tình báo Mỹ một yêu cầu. Cuộc đời điệp viên khởi sự. Khi bà Minh đã yên ổn tại Hoa Kỳ thì hơn 60 ngày sau Mỹ Dung dắt con nhỏ qua Nhật Bản thăm thân phụ đã hơn 20 năm xa cách. Guồng máy tình báo của thế giới tự do mở chiến dịch để Con Chim Xanh với Ngàn Giọt Lệ lên đường công tác.

Sơ lược chuyện phim

Bây giờ xin mời khán giả trở lại Ðông Kinh của tháng 6-1976. Cánh cửa phòng họp riêng của đại sảnh Tokyo hé mở, một cán bộ ngoại giao của Hà Nội bước vào trình với thủ trưởng Ðặng Quang Minh:
“Thưa đồng chí thủ trưởng, bà Việt kiều ở Mỹ và đứa con lai đã có hẹn xin vào gặp.”

Ông Minh vẫn còn đang ngồi xem hồ sơ hội nghị, nói mà không nhìn lên:
“Ðây là đại diện Hội Việt Kiều Yêu Nước đến để động viên và mừng đất nước thống nhất. Ðồng chí mời vào đi.”

Ðặng Lệ Dung bước vào cùng con gái nhỏ nép một bên.

Hơn 20 năm qua, lúc thân phụ ra đi, cô là đứa bé con. Giờ đây, đứa cháu ngoại lai Mỹ xinh đẹp mắt mở to nhìn người đàn ông xa lạ mà e ngại. Cuộc gặp gỡ riêng tư nhưng hết sức khách sáo. Cả cha con đều phải đóng kịch dù rằng trong lòng như lửa đốt. Trước khi chia tay, ông Minh nói nhỏ với con gái là sẽ thu xếp để gặp lại người vợ cũ là bà Phàm hiện đã di tản qua Hoa Kỳ.

Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào tháng 6-1975, cuộc đấu tranh chiến tranh chính trị, tình báo và ngoại giao giữa hai cha con bắt đầu. Một bên là Việt Nam cộng sản đã thống nhất và một bên là guồng máy tình báo Hoa Kỳ. Cả hai bên đều tìm cách mua chuộc lẫn nhau. Cuốn phim Ngàn Giọt Lệ Rơi thực sự sẽ có cả hàng trăm phân cảnh hết sức độc đáo để dàn dựng.

Chiến tranh tình báo

Thủ trưởng Ðặng Quang Minh về báo cáo lên bộ chính trị và được Lê Duẩn đồng ý cho phép qua Paris gặp lại vợ con. Ông dự trù sẽ thuyết phục để đưa vợ con trở về Hà Nội dưới hình thức chiến thắng ngoại giao sau khi tuyên bố là gia đình ông ở Sài Gòn đã bị Hoa Kỳ áp đảo bắt phải di tản. Hà Nội chắc chắn một lần nữa sẽ đạt được một thành tích đánh bại Hoa Kỳ trên diễn đàn dư luận quốc tế. Phía Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Ðốn đã cho phép CIA giúp đỡ hai mẹ con bà Minh qua Pháp để bắt nhịp cầu làm việc trực tiếp với tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Paris. Tình báo Mỹ chấp nhận nhập cuộc.

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chính trị giữa cộng sản và Hoa Kỳ đã trở thành một mối xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Ðặng, vượt ra khỏi tầm tay của những thế lực đằng sau từ cả hai bên. Ông Minh hết lòng thuyết phục bà vợ tao khang trở về với một đất nước nay đã thanh bình, độc lập, thống nhất và hoàn toàn chiến thắng. Ông thề thốt lấy cả cuộc đời ra để bảo đảm cho sự an toàn của bà và người con út cùng đi với bà. Nhưng bà Minh vẫn còn dè đặt và sau cùng quyết định ở lại Hoa Kỳ. Một quyết định sáng suốt mà sau này bà vẫn cho là hết sức may mắn.

Trong thời gian đó, phe cộng sản hết lòng chiều chuộng móc nối Ðặng Mỹ Dung với hy vọng cô sẽ thuyết phục bà mẹ. Và hơn nữa, dù bà Minh chưa muốn về Hà Nội nhưng Mỹ Dung với ảnh hưởng sẵn có trong quân đội Mỹ, có thể dễ dàng trở thành một nguồn tin đáng giá và tốt nhất là cô chuyển hộ các tài liệu trên đường hàng không từ Hoa Thịnh Ðốn qua Paris. Con Chim Xanh của Ngàn Giọt Lệ Rơi luôn luôn sẵn sàng hợp tác như là một người cảm tình với phe chiến thắng mà thân phụ của cô cũng góp phần.
Dần dân Mỹ Dung gián tiếp trở thành một phụ nữ Việt Nam yêu nước kết hôn với người Mỹ những vẫn hồn nhiên đóng góp công tác cho chính phủ Hà Nội và các tổ chức thân Cộng. Cũng vào thời điểm đó, sinh viên thân cộng Trương Ðình Hùng là con của luật sư Trương Ðình Dzu đang hoạt động cho tình báo cộng sản. Hùng du học Mỹ trước 1975 và tiếp tục ở lại Hoa Kỳ móc nối lấy tin tức từ bộ ngoại giao. Hùng rất tin tưởng ở sự thân hữu chặt chẽ của Mỹ Dung với Hà Nội và tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Pháp.

Ronald Humphrey là nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được phép đọc tài liệu tối mật. Lúc còn ở Việt Nam, Humphrey lấy cháu gái Võ Thị Ðịnh, một nữ cán bộ quân sự của Giải Phóng Miền Nam. Hà Nội đưa điều kiện nếu Ronald muốn cho phép đem vợ qua Mỹ phải lấy hồ sơ mật của bộ ngoại giao Mỹ trao cho Trương Ðình Hùng. Hùng nhờ Ðặng Mỹ Dung chuyển tài liệu cho cộng sản qua tòa đại sứ Việt Nam tại Paris. Tài liệu Humphrey đưa ra qua tay Hùng đến Mỹ Dung thì CIA đổi thành tài liệu giả để chuyển qua Pháp.

Khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định truy tố Trương Ðình Hùng và Humphrey thì cần có Mỹ Dung ra làm nhân chứng. Nếu như thế là cuộc đời gián điệp sẽ chấm dứt và đồng thời bà Dung phải chấp nhận mọi rủi ro thách đố về sau. Ðây là một quyết định khó khăn đối với một phụ nữ. Lần đưa mẹ ra khỏi Việt Nam, Mỹ Dung đã phải trả giá bằng cách bước vào con đường chông gai của nữ điệp viên. Lần này lại thêm một thử thách mới.
Sau cùng Mỹ Dung yêu cầu chính phủ Mỹ phải cam kết đưa cha và anh bà được vào Mỹ, trước khi phiên tòa bắt đầu. Việc này sẽ được thu xếp trước khi vụ gián điệp tại bộ ngoại giao được chuyển qua tòa án. Hồ sơ cam kết mật đưa lên tổng thống Carter xin chấp thuận. Guồng máy tình báo Hoa Kỳ lại mở chiến dịch mới.

Bà Mỹ Dung viết thư cho Lê Duẩn, tổng bí thư của dảng Cộng sản Việt Nam và Nguyễn Duy Trinh bộ trưởng ngoại giao Hà Nội xin cho cha là Ðăng Quang Minh qua London gặp gia đình vợ con vì bà Minh bị bệnh nan y có thể chết. Giáng Sinh năm 1977, Hà Nội chấp thuận cho ông Minh xuất ngoại. Trong hai tuần lễ sống bên cha, cả hai chị em bà Mỹ Dung thuyết phục ông Minh đi Mỹ nhưng không thành công. Cuộc tranh luận, phân giải trong gia tộc với nghĩa phu thê, và tình cha con của một gia đình Quốc Cộng đã kéo dài suốt mùa Giáng Sinh tại thủ đô sương mù London năm 1977. Ông Minh đã dành cả cuộc đời đi theo con đường của ông, đêm nằm trằn trọc cùng phòng với đứa cháu ngoại thân yêu.

Bà Minh suốt thời gian nghe con gái và chồng tranh luận mệt nhoài nên đã nói những lời sau cùng trước khi chia tay đôi ngả. Bà yêu cầu chồng và các con chấm dứt tranh luận, cãi cọ qua lại về chính trị, về chủ thuyết, và tương lai. Hãy ngồi với nhau lần cuối trong tình huyết tộc rồi đường ai nấy đi. Cuộc chia tay của hai phe đấu tranh chiến tranh chính trị trong một gia đình bây giờ chỉ còn toàn nước mắt của “Ngàn giọt lệ rơi.”

Sau cuộc họp mặt Giáng Sinh lịch sử 1977 của gia đình họ Ðặng, Hoa Kỳ quyết định đưa vụ án ra ánh sáng. Chính phủ Mỹ truy tố Trương Ðình Hùng và Ronald Humphrey mỗi người bị tù 15 năm. Cả hệ thống ngoại giao của cộng sản Hà Nội bị lung lay, rung động từ đại sứ Ðinh Bá Thi tại Liên Hiệp Quốc cho đến đại sứ Ðặng Văn Sung tại Paris.

Câu chuyện gián điệp nữ Ðặng Mỹ Dung được viết lại thành ký sự bằng Anh ngữ nhưng CIA đã yêu cầu bỏ đi gần 200 trang trước khi in. Về sau ông Ðặng Quang Minh sống độc thân tại Hà Nội, thỉnh thoảng đi thăm mộ con trai là thiếu úy Ðặng Hải Vân của KQVNCH tại miền Nam. Ông mất năm 1986, hưởng thọ được 77 tuổi. Ðặng Văn Khôi, người con trai lớn theo ông tập kết ra Bắc có đến chào cha trước khi vượt biên, đoàn tụ với mẹ và các em ở miền Ðông Hoa Kỳ. Từ một sĩ quan của đơn vị phòng không quân đội nhân dân đã du học bên Nga, nay ông trở thành người tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông sống độc thân, cho đến khi bà mẹ mất, rồi ông cũng qua đời mấy năm sau. Dù theo cha đi tập kết 1954, đi học bên Nga, sĩ quan của đơn vị phòng không tên lửa, nhưng ông không chịu vô đảng. Sau cùng ông chết theo mẹ trên miền đất tự do.

Bà Minh sống với vợ chồng con gái là Ðặng Mỹ Dung. Khi được tin chồng chết, bà không muốn về chịu tang dưới nghi lễ của đảng cộng sản. Một lòng kiên quyết, bà muốn để cho chồng đi trọn con đường ông lựa chọn. Ông chết trong lòng đất quê hương, nơi có mộ phần con trai út của ông là sĩ quan miền Nam. Bà Minh qua đời khi nước Mỹ bước vào thế kỷ thứ 21. Có thể ngày nay ông bà đã cùng những người con trai phục vụ cho hai miền đất nước đang đoàn tụ ở một nơi không còn khác biệt về ý thức hệ.

Cuốn sách A Thousand Tears Falling hiện được một số giáo sư Hoa Kỳ dùng để dạy cho các trường Trung Học. Tác phẩm Ngàn Giọt Lệ Rơi đến tay độc giả Bắc California cùng với chương trình 35 năm nhìn lại tại San Jose vào tháng 5-2010.

From: MY TRAN

Đức Giám mục Álvarez bị cầm tù xuất hiện trong cuộc phỏng vấn truyền hình cưỡng chế của chế độ độc tài

Đức Giám mục Álvarez bị cầm tù xuất hiện trong cuộc phỏng vấn truyền hình cưỡng chế của chế độ độc tài

Vị Giám mục người Nicaragua bị cầm tù, Đức Cha Rolando Álvarez, mặc áo xanh lam, bất ngờ xuất hiện trên truyền hình Nicaragua vào ngày 24 tháng 3 năm 2023, hơn 6 tuần lễ sau khi từ chối sống lưu vong và bị kết án 26 năm tù.(Ảnh chụp màn hình OSV News/Canal 4 Nicaragua)

Vị Giám mục người Nicaragua bị cầm tù, Đức Cha Rolando Álvarez, đã bất ngờ xuất hiện trên truyền hình Nicaragua vào ngày 24 tháng 3, hơn 6 tuần lễ sau khi từ chối bị trục xuất khỏi đất nước của mình, thay vào đó chọn cách đối mặt với bản án 26 năm tù.

Xanh xao, hốc hác và mặc bộ đồ màu xanh lam, Đức Giám mục Álvarez đã đoàn tụ với anh chị em của mình trong một bữa ăn tại nhà tù La Modelo, nơi ngài đã bị giam giữ kể từ khi bị kết án một cách vội vàng trong một phiên tòa bí mật về tội âm mưu “phá hoại sự toàn vẹn quốc gia” và truyền bá thông tin sai sự thật.

Sự xuất hiện của Đức Giám mục Álvarez diễn ra sau nhiều tuần lễ các nhà lãnh đạo Công giáo và các nhóm nhân quyền yêu cầu bằng chứng về việc ngài còn sống – với những bức ảnh gần đây nhất của vị Giám chức từ ngày ra tòa ngày 10 tháng Giêng. Trước đó, Đức Giám mục Álvarez đã bị quản thúc tại gia sau khi bị giam giữ trong một cuộc đột kích vào trụ sở Giáo phận của ngài vào tháng 8 năm 2022.

Các phương tiện truyền thông thân thiện với chính phủ chiếu cảnh Đức Giám mục Álvarez dùng bữa với bánh mì cùng với anh chị em của mình, sau đó chuyển sang một cuộc phỏng vấn cưỡng chế với ngài. Đức Giám mục Álvarez được yêu cầu xác nhận rằng ngài đã được “đối xử đàng hoàng tử tế”—điều mà ngài đã xác nhận, mặc dù các tù nhân chính trị khác đã mô tả tình trạng của họ là tồi tệ.

Sau đó, người phỏng vấn nói với Đức Giám mục Álvarez: “Chúng tôi rất vui khi thấy ngài khỏe manh”, vị Giám chức tươi cười trả lời: “Trông tôi thế nào? Khỏe mạnh? Và khuôn mặt của tôi trông thế nào?.

Đức Giám mục Rolando Álvarez bên trong nhà tù “La Modelo”, ngày 25 tháng 3 năm 2023 (Ảnh: CNA)

Mặc đồng phục tù nhân và gầy đi trông thấy, vị Giám chức Nicaragua cũng tạ ơn “Rất Thánh Trinh Nữ Maria vì hôm nay, Thiên thần Truyền Tin cho Đức Mẹ để cùng với Mẹ, Ngôi Lời trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta để cứu độ chúng ta, vì vào ngày Lễ Truyền Tin, anh chị em của tôi đã có thể đến thăm tôi”.

“Đức Mẹ bảo vệ chúng ta và luôn bao bọc tất cả chúng ta với cùng một tình mẫu tử”, Đức Giám mục Álvarez kết luận trong video, những lời đầu tiên được ghi lại kể từ khi bị kết án.

Đức Giám mục Rolando Álvarez Địa phận Matagalpa, Nicaragua. | Ảnh: Hội đồng Giám mục Nicaragua (CC BY-SA 4.0)

Hình ĐGM trước khi bị tù đày

Phản ứng của Đức Giám mục Álvarez đã gây ra một cơn bão trên mạng xã hội giữa những người dân Nicaragua — nhiều người trong số họ đã trốn khỏi quốc gia Trung Mỹ này khi chế độ Ortega ngày càng trở nên chuyên chế và đàn áp mọi tiếng nói bất đồng.

“Tôi vô cùng vui mừng khi xem những bức ảnh của Hiền huynh của tôi, Đức Giám mục Rolando. Tôi tạ ơn Chúa vì ngài vẫn còn sống!”, Đức Giám mục phụ tá Silvio José Baez Địa phận Managua, người đang sống lưu vong tại Miami, đăng tweet. “Việc dàn dựng điều này của chế độ độc tài thật ghê tởm và đáng hoài nghi và không xóa bỏ được tội ác của nó. Sức mạnh vủa những lời cầu nguyện của mọi người và áp lực quốc tế đã được tỏ lộ. Hãy trả tự do cho ngài ngay lập tức!”.

Đức Giám mục Baez đã phát biểu trong bài giảng vào ngày 26 tháng 3: “Những ai đã cầm tù và muốn bịt miệng tiếng nói của Đức Cha Rolando, đừng để mình bị lừa dối: các bạn là những tù nhân thực sự, tù nhân của sự dữ, của tham vọng, của sự tàn ác. Hãy di dời tảng đá khỏi cửa nhà tù và trả tự do cho Đức Giám mục Rolando”.

Luật sư người Nicaragua Yader Morazán phát biểu với OSV News rằng chế độ có thể đã xem xét áp lực quốc tế trong việc để cho vị Giám chức xuất hiện, vì các luật sư nhân quyền đang điều tra vụ mất tích cưỡng bức.

Vị luật sư cũng lưu ý rằng trang phục của vị Giám chức không phù hợp với trang phục được trao cho các tù nhân trong nhà tù Nicaragua.

“Chúng ta có thể coi đây là việc lợi dụng hệ thống tư pháp để tuyên truyền chính trị, hiện đã phô bày một người theo cách này”, Morazán, người đã trốn khỏi Nicaragua vào năm 2018 và gần đây đã bị tước quyền công dân, cho biết.

Daniel Ortega và vợ của ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo, đã coi các Giám mục Công giáo là “những kẻ khủng bố” và “những kẻ âm mưu đảo chính”, và gần đây đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican. Vatican đã đóng cửa Đại sứ quán của mình ở Managua vào tháng 3 với việc Đại biện lâm thời, Đức Ông Marcel Diouf, đã rời khỏi đất nước.

“Ở đây chúng ta có một Giám mục đang bị cầm tù, một con người cực kỳ nghiêm nghị và rất có năng lực. Ngài muốn làm chứng và không chấp nhận sống lưu vong”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với hãng truyền thông Argentina Infobae ngay trước khi mối quan hệ ngoại giao bị cắt đứt. “Đó là một điều gì đó không phù hợp với thực tế; cứ như thể chúng ta đang quay trở lại chế độ độc tài cộng sản vào năm 1917 hoặc chế độ độc tài Hitler vào năm 1935”.

Nicaragua đã trả tự do cho 222 tù nhân chính trị vào ngày 9 tháng 2, trục xuất họ sang Hoa Kỳ và tước quyền công dân Nicaragua của họ. Đức Giám mục Álvarez đã từ chối lên máy bay và sau đó bị kết tội và kết án 26 năm tù.

Minh Tuệ (theo America)

Mới hôm qua thôi-ĐỖ HỒNG NGỌC

Năm 1993, tháng 12, mùa tuyết trắng xóa ở Canada, tôi có dịp đến thăm một Nursing home ở Montreal, bên cạnh dòng sông Saint Lawrence. Canada là nơi có chế độ chăm sóc người già rất tốt, có thể nói nhất thế giới, thế nhưng lòng tôi nặng trĩu khi nhìn thấy những kiếp người, mà ngoài kia Như-lai vẫn “như như bất động”… vẫn tuyết rơi trắng xóa, vẫn dòng dòng mênh mông… Tôi viết mấy câu – thực ra, chỉ là một “ghi chép lang thang” những điều mắt thấy tai nghe giữa lạnh lùng băng giá hôm đó bên dòng sông tuyết trắng… “Trong một nhà giữ lão ở Montreal”.

Trong một nhà giữ lão ở Montreal

Họ ngồi đó

Bên nhau

Đàn ông

Đàn bà

Không nhìn

Không nói

Họ ngồi đó

Gục đầu

Nín lặng

Ngửa cổ

Giật nhẹ tay chân

Có người

Trên chiếc xe lăn

Chạy vòng vòng

Có người

Trên chiếc xe lăn

Bất động

Họ ngồi đó

Hói đầu

Bạc trắng

Móm sọm

Nhăn nheo

Mới hôm qua thôi

Nào vương

Nào tướng

Nào tài tử

Nào giai nhân

Ngựa xe

Võng lọng

Mới hôm qua thôi

Nào lọc lừa

Nào thủ đoạn

Khoác lác

Huênh hoang

Mới hôm qua thôi

Nào galant

Nào qúy phái

Nói nói

Cười cười

Ghen tuông

Hờn giận

Họ ngồi đó

Không nói năng

Không nghe ngóng

Gục đầu

Ngửa cổ

Móm sọm

Nhăn nheo

Ngoài kia

Tuyết bay

Trắng xóa

Ngoài kia

Dòng sông

Mênh mông

Mênh mông…

Đỗ Hồng Ngọc (Montréal, 1993).

MỚI HÔM QUA THÔI – Nhạc Võ Tá Hân – Thơ Đỗ Hồng Ngọc – Ca sĩ Ngọc Quy

Ba đi ‘tù cải tạo’, mẹ đi ‘kinh tế mới’, con nhà nghèo trở thành viện sỹ Viện hàn lâm kỹ thuật Mỹ

Ba đi ‘tù cải tạo’, mẹ đi ‘kinh tế mới’, con nhà nghèo trở thành viện sỹ Viện hàn lâm kỹ thuật Mỹ

Phỏng vấn GS.TS Nguyễn Thục Quyên, tân viện sỹ Viện Hàn lâm KHKT Hoa Kỳ
please wait
 

Ba đi tù ‘cải tạo’, mẹ đi ‘kinh tế mới’, con nhà nghèo trở thành viện sỹ Viện hàn lâm kỹ thuật Mỹ

25/03/2023

GS.TS. Nguyễn Thục Quyên vừa được Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ (NAE) kết nạp làm viện sỹ vào đầu tháng 2/2023. Photo: Courtesy photo

Xuất thân từ gia đình nhà giáo nghèo khó đông anh chị em ở xã Phước Lâm, huyện Long Điền, cô thôn nữ ngày nào thích thơ ca và văn chương Việt Nam, tò mò muốn tìm cách giữ ánh sáng ban ngày để dành cho ban đêm học bài vì nhà không có đèn điện, nay trở thành viện sỹ Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ, rạng danh với thành tựu quan trọng trong ngành hóa hữu cơ ứng dụng.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thục Quyên vừa được Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ (NAE) kết nạp làm viện sỹ vào đầu tháng 2 năm nay. GS. Thục Quyên được các đồng nghiệp tại NAE đánh giá cao về vai trò lãnh đạo trong giáo dục kỹ thuật và nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng ở lĩnh vực hóa hữu cơ ứng dụng. Bà cũng có những công trình nghiên cứu đặc biệt về quang điện hữu cơ cho các tòa nhà và nhà kính tiết kiệm năng lượng.

Ngoài vai trò là Giám đốc Trung tâm Polymer và Chất rắn hữu cơ tại Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ, (UCSB) bà còn là đồng chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture từ năm 2020, được bình chọn là trí tuệ khoa học mang tầm ảnh hưởng nhất thế giới nhiều năm liên tiếp.

Nhân tháng Lịch sử Phụ nữ Hoa Kỳ, tháng 3, VOA Việt ngữ có cuộc trò chuyện với GS. TS. Nguyễn Thục Quyên.

VOA: Xin GS cho biết cảm tưởng khi trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên trong NEA?

GS Nguyễn Thục Quyên (NTQ): Trước hết xin cho Thục Quyên kính chào quý thính giả của đài VOA. Thú thật là tôi cũng chưa từng mơ ước hay tưởng tượng được rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành viện sỹ của Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ.

Mình thấy vô cùng vinh hạnh bởi vì đó là một trong những sự công nhận cao nhất từ đồng nghiệp và đây cũng là sự ghi nhận cho nhiều năm lao động sáng tạo và cống hiến của mình và nhóm nghiên cứu của mình trong lĩnh vực khoa học. Rất là vui vì được NAE công nhận. Tôi được đào tạo để trở thành một nhà lý hóa chứ không phải bên khoa học kỹ thuật.

Vinh dự này đánh dấu một cột mốc sự nghiệp rất quan trọng đối với tôi. Nói chung là tôi không thể làm việc này một mình được mà có cả một nhóm nghiên cứu của tôi, những sinh viên, tiến sĩ và cộng tác viên đã làm việc chung với tôi. Ở cấp độ cá nhân thì không có từ ngữ nào có diễn tả được cảm giác của tôi trước sự công nhận này bởi vì tôi đã vượt qua nhiều thử thách và khó khăn trong cuộc sống và việc làm để có thể có ngày hôm nay.

Tôi không chỉ hoàn thành ước mơ của riêng bản thân mình mà còn là cho cả mẹ tôi nữa, cho cả những người phụ Việt Nam và phụ nữ trên thế giới vì những giấc mơ của họ bị tan vỡ vì những thử thách trong cuộc sống và lo toan cho gia đình họ. Như mẹ tôi từng ước mơ được học cao hơn nữa và được trở thành nữ bác sĩ phẫu thuật đầu tiên của thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng rồi mẹ tôi kết hôn năm 18 tuổi rồi sau đó có năm đứa con nên thành thử ước mơ của mẹ tan thành mây khói.

VOA: Thưa GS, với vai trò mới trong Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ, GS có kế hoạch gì để thực hiện vai trò đó?

NTQ: Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ có trách nhiệm cung cấp tư vấn, khả năng lãnh đạo kỹ thuật để phục vụ quốc gia, và không chỉ phục vụ cho quốc gia Mỹ mà còn có thể là của thế giới nếu cần. Là một thành viên của Viện mình có trách nhiệm và bổn phận nhiều hơn trong khoa học. Ngoài việc đóng góp cho nền khoa học công nghiệp và giáo dục, mỗi người đều cần cố gắng tạo ảnh hưởng, dùng uy tín của mình để mang đến những thay đổi tích cực cho nền giáo dục, cộng đồng khoa học ở Mỹ và trên thế giới, và cả cuộc sống của người dân.

Trách nhiệm của tôi là không chỉ làm công việc làm hàng ngày trong trường học ở California như là nghiên cứu, giảng dạy, mà còn có trách nhiệm với cộng đồng khoa học, với thế hệ trẻ trong và ngoài nước, và của cả xã hội. Tôi tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy việc đào tạo và nghiên cứu nhất là về STEM [STEM là một mô hình giáo dục dạy trẻ em kiến thức, kỹ năng về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp liên môn], tôi cũng muốn tăng sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhiều hơn để nâng cao sự đa dạng và có một cơ hội bình đẳng. Nói chung bây giờ trong lĩnh vực khoa học, số nam giới vẫn nhiều hơn so với phụ nữ nên tôi cố gắng là trong tương lai sẽ thay đổi để có nhiều phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học hơn.

Tôi cũng mong muốn cố gắng hỗ trợ các nhà khoa trẻ vì thế hệ trẻ rất là quan trọng, đặc biệt là những những thế hệ trẻ thuộc những nước đang phát triển. Tôi mong muốn đẩy mạnh hỗ trợ, kết nối với các nhà khoa học nước ngoài trên toàn cầu với nhau, và cả với cộng đồng khoa học Việt Nam.

Đồng thời tôi sẽ phối hợp sâu hơn với giới kinh doanh, công ty và các nhà hoạch định về chính sách của chính quyền để đề ra và thực hiện những chính sách có thể tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội như giảm chất thải ra môi trường, tái chế chất nhựa, dùng nhựa phân hủy sinh học thay vì dùng nhựa plastic, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo… Đó là những điều trước mắt tôi muốn thực hiện.

GS.TS Nguyễn Thục Quyên tại một hội thảo khoa học.

GS.TS Nguyễn Thục Quyên tại một hội thảo khoa học.

VOA: GS có nói về sự chệnh lệch số lượng nam và nữ làm khoa học. Theo GS, người phụ nữ làm khoa học có những trở ngại, khó khăn gì so với nam giới?

NTQ: Nữ giới làm khoa học thì khó hơn nam giới rất nhiều. Điều này không chỉ thấy qua phụ nữ làm khoa học ở Mỹ mà bất cứ nước nào khi tôi đi công tác thì cũng đều thấy điểm chung này trên toàn thế giới. Nữ giới làm khoa học rất vất vả vì về nhà họ còn phải chăm lo cho gia đình, làm nội trợ, lo cho chồng…ngoài việc làm nghiên cứu, giảng dạy. Họ thường bị thiếu ngủ, thường xuyên vội vã, không có thời gian cho bạn bè, không có thời giờ lo cho bản, không được gặp bố, mẹ, anh, chị, em…

Phụ nữ làm khoa học phải làm việc chăm chỉ và tốt hơn rất là nhiều để mà có được sự công nhận giống như là các đồng nghiệp nam; ở nhiều nước, tiền lương của nữ khoa học lại thấp hơn so với nam giới làm chung trong các cấp bậc, trong các nghề nghiệp giống nhau…

GS.TS Nguyễn Thục Quyên tại lễ trao giải VinFuture 2022.

GS.TS Nguyễn Thục Quyên tại lễ trao giải VinFuture 2022.

VOA: Lúc nảy GS có nói là trong vai trò ở Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ, GS khi không chỉ dừng lại ở trong đất nước Hoa Kỳ mà còn giúp những nước đang phát triển khác. Không rõ liệu GS có kế hoạch trợ giúp Việt Nam trong công tác khoa học?

NTQ: Tôi rất mong muốn được giúp đỡ Việt Nam. Từ hồi ra đi từ năm 1991 đến giờ thì lần đầu tiên tôi về nước – về thăm gia đình thôi – là vào năm 1999. Sau khi trở thành giáo sư đại học thì tôi bắt đầu về nhiều hơn. Lần gần nhất là vào năm 2023 để tham dự lễ trao giải thưởng của Quỹ VinFuture. Năm 2022, tôi về nước, Tôi cùng với Tiến sĩ Phùng Việt Bắc, là nhân viên của quỹ VinFuture, có tới thăm rất nhiều trường đại học ở Việt Nam. Tôi gặp gỡ các sinh viên, những nhà khoa học, những người làm nghiên cứu tại vì tôi muốn tìm hiểu thêm về những cái khó khăn, thử thách nào mà họ phải đối mặt khi mà làm nghiên cứu tại Việt Nam.

Người Việt mình thì rất khó chịu khó, siêng năng, rất cần cù, thông minh mà nếu có cơ hội thì người ta vươn lên rất thành công. Tôi trò chuyện với mọi giới từ Bắc tới trong Nam. Đó là chuyến đi rất là “mở mắt” cho tôi và tôi đã học hỏi từ mọi người…Tôi thấy rằng điều thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng một sở hạ tầng hiện đại nhất để phục vụ nghiên cứu khoa học khoa học kỹ thuật. Điểm thứ hai, tôi thấy các nghiên cứu sinh ở Việt Nam không nhận được tiền lương, chỉ một số rất ít mới có và cũng rất thấp; họ không được tiền lương như bên Mỹ hay châu Âu, do đó họ phải đi làm việc để kiếm sống, và làm nghiên cứu chỉ là phụ thôi…do vậy họ không tập trung làm nghiên cứu toàn thời gian được. Một điểm nữa, Việt Nam là nước đang phát triển…và các nhà khoa học Việt Nam cần hợp tác nhiều và chặt chẽ với nhau. Ông Bà ta có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Việt Nam nên vừa thực hiện nghiên cứu ứng dụng vừa kết hợp nghiên cứu căn bản.

Việt Nam gửi những người trẻ thông minh giỏi nhất đi du học ở nước ngoài, nhưng người ta học xong và ở lại nước ngoài, vì tại Việt Nam không có cơ sở hạ tầng và nhiều cơ hội để người ta làm việc nghiên cứu.

Việt Nam cần xây dựng những cơ sở hạ tầng, nếu như không có tiền để xây tại mỗi trường đại học một cái thì nên xây những cơ sở làm nghiên cứu chung như bên Mỹ gọi là phòng nghiên cứu quốc gia (national laboratory). Việt Nam có thể bắt đầu với ba cái trung tâm ở ba miền: Bắc, Trung, Nam. Những cơ sở này không thuộc về ai cả [mà dùng chung] để cho tất cả những người làm nghiên cứu muốn sử dụng những cái máy móc nào đó thì họ có thể viết một cái dự án xin một số giờ, sau đó họ có thể đi vô trong đó làm nghiên cứu. Tôi hy vọng trong tương lai tôi có thể giúp đỡ được những việc đó nếu Việt Nam chịu đầu tư vốn. Mô hình cơ sở hạ tầng này rất thông dụng ở Mỹ và những nước phát triển trên thế giới.

GS. TS Nguyễn Thục Quyên (thứ hai, từ trái) được sinh ra trong gia đình có bố là cảnh sát đặc biệt, mẹ là giáo viên, nhà có tất cả năm anh em.

GS TS Nguyễn Thục Quyên (thứ hai, từ trái) được sinh ra trong gia đình có bố là cảnh sát đặc biệt, mẹ là giáo viên, nhà có tất cả năm anh em.

VOA: GS có thể cho biết cơ duyên nào khiến GS dấn thân vào con đường ngành hóa học, đặc biệt là ngành hóa hữu cơ nghiên cứu về quang điện hữu cơ, cũng như là về những vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng?

NTQ: Con đường đến với khoa học của tôi rất là dài dòng, nó không như những nhà khoa học khác. Khi còn ở Việt Nam tôi yêu thích lịch sử thế giới và văn học. Tôi rất thích thơ, văn chương Việt Nam, thích địa lý nữa nhưng mà khi sang Mỹ lúc đó tôi 21 tuổi, không biết tiếng Anh, chỉ biết vài chữ tiếng Anh thôi, mà theo học văn chương thì phải đọc sách rất nhiều, tra tự điển mệt lắm. Tôi cũng có lấy một số lớp…nhưng sau đó từ từ tôi chuyển sang lớp toán, hóa học, rồi học sinh học, vật lý. Và tôi học những lớp này rất tốt nên thành thử chỉ đi theo con đường hóa học thôi.

Nói chung, tôi không phải là nhà hóa học truyền thống. Khi nghĩ về nhà hóa học, người ta thường nghĩ đến những người làm ra những vật chất gì đó…Tôi thì được đào tạo trở thành nhà lý hóa, tức là nghiên cứu về tính vật lý, tính hóa học.

Khi tôi đang làm nghiên cứu để bảo vệ luận án tiến sĩ thì tôi làm nhiều bên căn bản, nhưng tôi lại rất thích bên ứng dụng vì tôi muốn công trình nghiên cứu của mình có tác động nào đó trong cuộc sống hằng ngày. Trong các nghiên cứu của tôi, chất quang học và nhựa liên hợp, tôi muốn ứng dụng những chất này dùng làm pin năng lượng mặt trời, bóng bán dẫn, bộ tách song quang, điện tử sinh học…Tôi muốn có những ứng dụng từ những chất hữu cơ.

Tôi lớn lên từ ngôi làng nhỏ ở Việt Nam, ở Phước Lâm, Phước Tỉnh, Long Điền cho đến năm lớp 11 thì gia đình tôi chuyển qua Vũng Tàu [tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu]. Khi lớn lên thì ở làng chưa có điện, tôi ước mơ có cách nào đó để giữ được ánh sáng ban ngày để dùng cho ban đêm để học bài. Sở thích năng lượng mặt trời của tôi xuất phát từ đó, nhưng mình không để ý tới. Lớn lên trong sự nghèo khó dẫn đến sự tìm tòi, óc sáng tạo…Ông bà mình nói “Trong cái khó ló cái khôn”. Bản tính tò mò, sáng tạo thúc đẩy tôi đi theo con đường nghiên cứu khoa học, còn động lực theo nghề giáo của tôi xuất phát từ gia đình tôi có bốn thế hệ làm nhà giáo. Ông cố tôi dạy chữ Nho ở trong làng ngoài Bắc, ông ngoại tôi dạy toán, mẹ tôi dạy toán [trường] cấp hai.

GS Thục Quyên và các đồng nghiệp nữ.

VOA: Thưa GS, GS có một cái thông điệp nào đó cho các bạn trẻ mà đang ấp ủ giấc mơ làm khoa học giống như GS không ạ?

NTQ: Với các bạn trẻ, tôi khuyên các bạn phải nỗ lực theo đuổi những đam mê và ước mơ của mình và hãy cố gắng biến giấc mơ thành sự thật, đừng để cho ai ngăn cản việc theo đuổi ước mơ của mình. Các bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh mình và hãy học hỏi từ những người đã thành công. Những người thành công thường cho mình những lời khuyên rất hữu ích. Những phụ nữ đam mê khoa học nên nói chuyện nhiều với những nhà khoa học khác để có cơ được học hỏi người ta, được trao đổi ý kiến, làm việc chung.

Về phần tôi thì tôi sẵn sàng giúp đỡ những sinh viên trẻ, những nhà khoa học trẻ. Tôi có những sinh viên liên lạc với tôi từ Ấn Độ, Mexico, và từ các nước Trung Đông. Họ liên lạc với tôi qua email. Tôi hi vọng trong tương lai tôi có giúp đỡ được nhiều sinh viên trẻ hơn, nhất là các em sinh viên trẻ Việt Nam.

VOA: Được biết GS cũng có vai trò trong hội đồng sơ khảo giải VinFuture, xin GS chia sẻ một vài thông tin về vai trò này?

NTQ: Tôi giúp đỡ sáng lập quỹ VinFuture này vì nó có ý nghĩa rất lớn trên thế giới. Đây là cơ hội để góp phần đem lại những tác động tích cực cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Quỹ VinFuture giúp thế giới biết tới Việt Nam. Câu hỏi mà mọi người luôn đặt ra là: hiện nay có quá nhiều giải thưởng, làm sao chúng ta có thể phân biệt được giải thưởng của mình với những giải thưởng khác trên thế giới? Điều quan trọng nhất là chúng ta không cạnh tranh với họ, chúng ta chân thành tạo ra một điều gì đó độc đáo, một điều gì đó khác biệt, một điều gì đó của Việt Nam và là đại diện cho Việt Nam.

Tôi từng sống trong sự thiếu thốn và nghèo khó, tôi hiểu những người nghèo hoặc người dân lao động quan tâm những điều gì, họ chỉ lo là có đủ cơm ăn trong ngày, có được nước sạch để uống, có quần áo, có điện,…còn những việc như khoa học tối tân như phi thuyền lên sao Hoả, ít ai để ý tới…Vì có nguồn gốc từ Việt Nam, giải thưởng VinFuture vinh danh những trí tuệ xuất chúng, những thành tựu khoa học công nghệ và phát minh tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trên quy mô toàn cầu, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho hàng triệu người ở mọi tầng lớp và ngành nghề.

VOA: GS có thể cho biết một số thông tin về gia đình, sở thích của GS không ạ?

NTQ: Tôi sinh ra trong một đình có 5 anh chị em ở Buôn Ma Thuột. Ba tôi là cảnh sát đặc biệt, mẹ tôi là giáo viên dạy toán cấp 2. Khi tôi lớn lên thì chỉ biết ba chơi nhạc trong phòng trà. Tôi không biết ba là cảnh sát đặc biệt cho tới khi tôi học cấp hai.

Trong chiến tranh nhà tôi bị bỏ bom nên mất tất cả mọi thứ, và sau 1975 khi gia đình đi về Sài Gòn thì ba tôi đi học cải tạo hơn 5 năm [Chương trình giam giữ tập trung tù binh của chính quyền Việt Nam sau 1975 đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền này]. Gia đình tôi đi kinh tế mới [chính sách cưỡng bức giãn dân có nguồn gốc Việt Nam Cộng Hòa nhằm được cho là dễ kiểm soát “phần tử chống đối” sau 1975], mua rơm cối xây nhà nhỏ ven sông ở Phước Lâm. Mẹ tôi không được đi dạy học nên cuộc sống rất khó khăn, một thời gian sau nhà nước mới cho đi dạy học.

Năm tôi 21 tuổi thì gia đình tôi định cư sang Mỹ theo diện HO. Lúc ban đầu gia đình sống ở bang Michigan, sau đó chuyển về Nam California. Tôi đã trải qua nhiều sự nhọc nhằn, bố mẹ làm đủ nghề như là đi may, rửa chén cho nhà hàng, phụ bếp, rồi lại may, rồi mở tiệm nail.

Tôi đi học adult schools [trường dành cho người trưởng thành] ở Los Angeles, học ba trường/ngày vì quyết tâm học tiếng Anh cho thật lẹ. Vào 1993, tôi học trường đại học cộng đồng Santa Monica. Tôi vừa học vừa làm thêm ở thư viện và giúp mẹ ở tiệm nail nhưng cũng không đủ tiền sinh sống nên tôi mượn thêm tiền của chính phủ (loan).

Năm 1995 vừa đi làm vừa đi học Đại học California ở Los Angeles. Tôi rửa dụng cụ thí nghiệm cho một phòng nghiên cứu. Thấy họ làm thật thích nên tôi cũng xin làm nghiên cứu nhưng người ta nói tiếng Anh của tôi không giỏi nên họ không cho làm. Tôi xin cả chục phòng thí nghiệm nhưng người ta từ chối hết. Nhưng tôi xem đó là động lực để tôi cố gắng hơn mà thôi. Tôi không bỏ cuộc dễ dàng.

Sau khi tốt nghiệp năm 1997, tôi nộp đơn học cao học. Xong cao học thì tôi học luôn tiến sỹ và ra trường năm 2001, sau 10 năm đặt chân tới Mỹ với vài chữ tiếng Anh. Sau đó, tôi làm tu nghiệp ở Trường Đại học Columbia ở New York và hợp tác với đồng nghiệp ở IBM.

Năm 2004, tôi xin về làm việc ở Đại học California ở Santa Barbara (UCSB) và ở đây tôi gặp khó khăn trong sự nghiệp rất nhiều, nhiều lần khóc và muốn bỏ cuộc. Tôi phải đối mặt với sự kỳ thị chủng tộc, bị bắt nạt bởi những đồng nghiệp nam lớn tuổi hơn, và người Mỹ trắng.

Đằng sau sự thành công này có rất nhiều nước mắt nhưng “có công mài sắc có ngày nên kim”.

VOA: Xin chân thành cảm ơn GS.TS. Thục Quyên.

JPMorgan, Citi và BofA nói với nhân viên không câu khách hàng từ các ngân hàng đang gặp căng thẳng

Báo Tiếng Dân

Reuters

Cù Tuấn, dịch

24-3-2023

NEW YORK, ngày 23 tháng 3 (Reuters) – Khi hàng loạt công ty cho vay ở Hoa Kỳ bị bao vây bởi khách hàng rút tiền của họ trong tháng này, những gã khổng lồ ngân hàng bao gồm JPMorgan Chase & Co, Citigroup Inc và Bank of America Corp đã cảnh báo nhân viên: Đừng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

JPMorgan, ngân hàng lớn nhất quốc gia, đã nói với tất cả nhân viên rằng họ “không bao giờ nên tỏ ra lợi dụng tình huống căng thẳng hoặc không chắc chắn”, trong một bản ghi nhớ ngày 13 tháng 3, mà Reuters đã xem được. “Chúng ta không đưa ra những bình luận chê bai đối thủ cạnh tranh”.

Cùng ngày, các nhà lãnh đạo của đơn vị ngân hàng tiêu dùng và doanh nghiệp nói với các nhân viên chi nhánh: “Chúng ta nên kiềm chế việc thu hút khách hàng kinh doanh từ một tổ chức đang gặp căng thẳng”, theo các đoạn trích mà Reuters có được.

Citigroup cũng đã đưa ra hướng dẫn tương tự cho những người đứng đầu doanh nghiệp của mình, một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết. Hướng dẫn bao gồm không suy đoán về các ngân hàng khác hoặc tin đồn thị trường.

Ngân hàng này đã gửi một bản ghi nhớ nhắc nhở các nhân viên ngân hàng rằng, trong các cuộc thảo luận với các khách hàng tiềm năng, họ không nên thảo luận về vị thế và tình trạng của các công ty khác, nguồn tin cho biết.

Các giám đốc điều hành hàng đầu tại Bank of America Corp cũng được thông báo rằng nhân viên của họ không nên theo đuổi khách hàng của các công ty đang gặp khó khăn hoặc làm bất cứ điều gì để làm trầm trọng thêm tình hình, một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết.

Và Mary Mack, Giám đốc điều hành của ngân hàng tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ tại Wells Fargo & Co, đã gửi một bản ghi nhớ cho nhân viên vào thứ Năm 23/3 rằng: “Chúng ta không nên tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có thể được coi là lợi dụng tình hình hiện tại để gây bất lợi cho người khác”.

Vụ khách hàng ồ ạt rút tiền đã làm sụp đổ Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank, vụ sụp đổ ngân hàng cho vay lớn thứ hai và thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ, đã khiến khách hàng chuyển khoảng nửa nghìn tỷ đô la tiền gửi từ các ngân hàng “dễ bị tổn thương nhất” của Hoa Kỳ sang các tổ chức lớn hơn này. Các nhà phân tích của JPMorgan do Nikolaos Panigirtzoglou đứng đầu đã viết trong một ghi chú ngày 22/3.

Khi SVB chao đảo, hàng tỷ đô la tiền gửi đã đổ vào các ngân hàng lớn của Mỹ, vốn được các cơ quan quản lý yêu cầu nắm giữ nhiều vốn hơn để chống lại các cú sốc. Trong khi các tổ chức cho vay thường xuyên cạnh tranh để giành khách hàng, sự mất niềm tin đã làm rung chuyển hệ thống ngân hàng trong hai tuần qua đã làm dấy lên lo ngại về sự lây lan có thể dẫn đến sự hoảng loạn rộng lớn hơn.

Tình trạng hỗn loạn đã thúc đẩy các cơ quan quản lý có những động thái chưa từng có để đảm bảo tiền gửi của SVB và Signature Bank. Tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Giám đốc điều hành Citigroup Inc. C.N Jane Fraser trong những ngày gần đây đều đã đưa ra tuyên bố nhằm trấn an công chúng rằng hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ an toàn.

Người phát ngôn của JPMorgan cho biết: “Tất cả chúng ta đều có quyền lợi nhất định trong việc giữ cho hệ thống tài chính của Mỹ vững mạnh và thịnh vượng, mà là niềm tự hào với hàng ngàn tổ chức thuộc mọi quy mô phục vụ mọi nơi trên khắp nước Mỹ”.

Song Chi: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một lần…

Diễn Đàn Thế Kỷ

Bà Thạch Thị Phay

Người phụ nữ có khuôn mặt chất phác, tiếng Việt nói không giỏi, tiếng Khơ Me có đỡ hơn nhưng cũng không diễn đạt được tốt. Bà kể lại câu chuyện cuộc đời mình, một cuộc đời quá đỗi bất hạnh, nhục nhằn, nhưng với một giọng bình thản, như kể chuyện đời của ai khác. Không có một giọt nước mắt. Nhưng chính vì thế mà người nghe càng thêm đau xót…

Nếu tính từ ngày bà bị công an bắt giam lần đầu tiên năm 1985 cho tới nay là 37 năm, còn nếu tính từ khi bà bỏ trốn sang Campuchia năm 2000 là 32 năm, với bao nhiêu cay đắng, mà nguyên nhân chỉ bởi vì đâu?

 Chỉ vì niềm tin tôn giáo, vì bà theo đạo Tin Lành, tin Chúa và không muốn bỏ đạo, bỏ Chúa. Cụ thể hơn là Tin Lành Đấng Christ (đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 60, 70 nhóm/hệ phái khác nhau, nhưng nhà nước cộng sản chỉ cho phép Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc), Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã nằm trong sự kiểm soát, khống chế của đảng và nhà nước, là được phép hoạt động, còn các hội thánh, hệ phái khác đều không được công nhận và bị đàn áp). Có điều gì vô lý đến vậy mà lại là chuyện có thật….

***

Bà Thạch Thị Phay sinh năm 1951, tại ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình người Khmer Krom (người Khmer Nam Bộ, người Khmer Việt Nam, người Việt gốc Miên). Cha mẹ bà Phay có tất cả 14 người con, bà và người chị sinh đôi Thạch Thị Pát là hai người con nhỏ nhất –13 và 14. Tuy sinh nhiều vậy nhưng lại nuôi không được bao nhiêu, 6 người chết lúc tuổi còn nhỏ.

Cha mẹ bà Phay làm nghề nông, nghèo nên con cái không được đi học nhiều. Bản thân bà Phay chỉ học đến lớp Ba, tiếng Việt đọc và viết đều kém, tiếng Khmer đỡ hơn một chút nhưng cũng kém. Từ nhỏ cô bé Phay đã phải phụ giúp gia đình, đi coi trâu, làm ruộng.

Vùng quê bà Thạch Thị Phay là vùng “xôi đậu”, những cuộc tranh chấp, đụng độ liên miên xảy ra giữa hai phe Quốc gia và Cộng sản. Khi cô Thạch Thị Phay 19, 20 tuổi, thì một số thanh niên, phụ nữ trong đó có cô bị Việt Cộng bắt vào chiến khu để phục vụ cơm nước, chùi rửa, lau dọn; thỉnh thoảng cô phải chăm sóc các du kích quân bị thương hoặc khiêng xác chết. Sau 3 năm, cô chạy thoát, trở về nhà.

Năm 1975 cô Thạch Thị Phay lập gia đình với anh Thạch H., cũng là người Khmer Krom, cũng là dân làm ruộng. Theo thời gian họ có 3 đứa con: một trai, hai gái.

Phần lớn người Khmer Krom theo đạo Phật, gia đình nhà chồng và bản thân chồng bà Thạch Thị Phay cũng vậy. Nhưng bà lại theo đạo Công giáo, rồi sau theo đạo Tin Lành, đặt hết niềm tin vào Chúa. Bà thường đi dạy cho đám trẻ con trong vùng những bài thánh ca mà bà biết. Chính quyền địa phương không bằng lòng như vậy. Sau vài lần đánh tiếng hăm dọa, cuối cùng vào một ngày tháng 6.1985 họ bắt bà Thạch Thị Phay, giam ở Nhà tạm giữ Công an huyện Trà Cú, với tội danh “làm mất trật tự trị an”. Công an còn đổ tội vì bà đi dạy thánh ca, lũ nhỏ ham nghe mà bị mất xe, mất bò, mất trâu.

Trong quá trình bị giam giữ, thẩm vấn ở đây, bà Thạch Thị Phay bị công an đánh đập – họ tát mạnh đến nỗi hai bên tai đều bị ảnh hưởng – bị lãng tai, rồi họ dùng dùi cui đánh vào đầu, vẫn còn dấu vết lõm trên đỉnh đầu. Bà Thạch Thị Phay bảo vì vậy mà từ đó bà hay bị nhức đầu, đầu óc cứ “nhớ nhớ quên quên, nói trước quên sau”. Có lần họ còn đẩy mạnh đến mức bà té sấp mặt vào đống kính bị vỡ trên mặt đất, mảnh vỡ đâm vào mặt, vào tay. Những di chấn tâm lý, tinh thần của thời gian ở tù này còn để lại mãi sau này.

Khi bà Phay bị tù, ở nhà chồng đã bán miếng đất của cha mẹ để lại cho bà nên khi ra tù, bà phải về ở chung với bố mẹ chồng và chồng con. Bố chồng kêu hai vợ chồng bà Thạch Thị Phay ra ngồi nói chuyện rồi hỏi bà có bỏ đạo, bỏ Chúa không, khi bà Thạch Thị Phay nói không, bố chồng bảo bà gây phiền phức cho gia đình, nếu ông Thạch H., chồng bà Thạch Thị Phay không thôi (bỏ) bà thì bố chồng sẽ uống thuốc tự tử. Ông Thạch H. chỉ khóc, không nói gì. Bà Thạch Thị Phay đứng lên nói đại ý: “Khi còn trẻ, con thương ba mẹ chồng rồi mới thương đến chồng, vì ba mẹ chồng đi nói với ba mẹ con xin cưới; bây giờ ba mẹ chồng hết thương con rồi thì thôi theo ý ba mẹ đi. Bây giờ người nào lấy tài sản của ba mẹ tui cho thì nuôi con, còn tui xin đi một mình tui”.

Mẹ của bà Thạch Thị Phay chết từ trước khi bà lập gia đình, người cha chết năm 1982. Khi rời khỏi gia đình nhà chồng, bà Thạch Thị Phay về ở với người chị sinh đôi Thạch Thị Pát ở ấp Sóc Giụp, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Gia đình người chị cũng làm ruộng. Sống với người chị nhưng bà Thạch Thị Phay không đi làm ăn được gì, một phần vì cái giấy thả chỉ ghi là “tạm tha”, có nghĩa là vẫn có thể bị bắt lại, một phần vì không có giấy tạm trú tại địa phương của gia đình người chị, nên công an cứ thường xuyên tới kêu đi trình diện, đi làm giấy tờ tạm trú mỗi tháng. Đường thì xa, phải đạp xe đi rất vất vả. Rồi mỗi lần có người quen trong nhóm đạo Tin Lành tới thăm bà Phay là công an chặn lại hoạnh họe, gia đình người chị và ông anh rể cũng lục đục cãi nhau vì những phiền hà do bà Phay mang lại. Mà thật ra hồi đó những người theo đạo Tin Lành “nằm ngoài hệ thống” như bà Phay đâu đã có nhà thờ, có mục sư hay sinh hoạt tôn giáo gì, chỉ là vài ba người gặp nhau, bà Phay biết chút chút tiếng Khmer, tiếng Việt thì dạy cho mấy người khác biết cầu nguyện khi ăn cơm, khi ngủ, biết cái gì chỉ cái đó, cũng không có sách vở gì để tìm hiểu thêm. Vậy mà bao nhiêu phiền hà xảy ra. Buồn bực, năm 1990 bà Thạch Thị Phay liền tìm đường trốn sang Campuchia.

Ngày 4. 4.1990 bà Thạch Thị Phay tìm người dẫn đường đưa sang Campuchia, dự định từ đó sang Thái Lan, nhưng rồi trên đường đi xuyên rừng họ đụng phải một tốp lính Para (“lực lượng kháng chiến Para” người Khmer này là một nhóm quân lính ở trong rừng, vừa chống lại cộng sản Việt Nam vừa chống lại cộng sản Campuchia). Tốp lính Para này bắt bà Phay đem về “doanh trại” của họ nằm sâu trong rừng.

Chỉ một thời gian ngắn phải “qua tay” bao tên lính Para, bà Thạch Thị Phay đã bị bệnh phụ nữ. Bọn họ đưa bà tới gặp một bác sĩ của họ. Người bác sĩ này thấy tội nghiệp bà Thạch Thị Phay nên tìm cách giúp bà. Theo lời bác sĩ, ngày 30.4 là ngày có một nhóm bác sĩ, y tá tới “đổi ca”, bà Thạch Thị Phay tới gặp bác sĩ, đi theo xe của bác sĩ chạy thẳng tới một bệnh viện ở Thái Lan. Nằm gần bệnh viện là một trại tiếp nhận người tỵ nạn tạm thời, bà Thạch Thị Phay liền tới trại xin tỵ nạn. Họ ghi tên tuổi, lý lịch của bà sau đó chuyển bà tới trại Phanat Nikhom. Ở đây có khá đông người Việt, người Khmer Krom, người Hmong…tỵ nạn.

Năm 1990 bà Thạch Thị Phay quen ông Sơn N., người Khmer Krom, quê ở Sóc Trăng. Ông Sơn N. tâm sự vợ ông chết, ông có 9 người con đều còn ở lại Việt Nam, riêng bản thân ông vì là lính VNCH, sau 1975 bị đi “học tập cải tạo” một thời gian rồi khi về nhà cuộc sống cũng không yên ổn nên ông bỏ sang Campuchia rồi sang Thái Lan. Thời gian đó ông đang làm công việc thiện nguyện cho Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc.

Cuối năm 1991 đầu năm 1992 bà Thạch Thị Phay được chuyển qua trại Kikiew, lúc này bà đang mang bầu đứa con của ông Sơn N. Trước ngày bà sanh khoảng 3 tháng thì ông Sơn N. phỏng vấn đậu và được đi định cư ở Úc. Sau khi ông đến Úc khoảng 2 tháng rưỡi thì bà được tin ông lấy vợ mới.

Bà Thạch Thị Phay sanh con ở trại. Một bé gái. Bà đặt tên con là Sơn Hồng Nâu, tên ở nhà là bé Nụ.

Phỏng vấn 2 lần bị rớt, năm 1996 bà Thạch Thị Phay có tên trong danh sách cưỡng bức hồi hương. Buồn rầu quẫn trí, khi đến ngày bị đưa đi hồi hương, bà lấy dây cột tay hai mẹ con với nhau rồi uống thuốc tự tử. Khi người ta phát hiện ra thì bà đã bất tỉnh, họ vội vàng kêu xe cấp cứu đưa bà Thạch Thị Phay vào bệnh viện.

Ngày 20.2.1997 bà Thạch Thị Phay lại bị cưỡng bức hồi hương, lần này rút kinh nghiệm sợ bà lại tự tử, người ta không cho biết, chỉ nói là mời bà Thạch Thị Phay đi họp một chút. Nhưng khi bà tới thì họ đưa vô trại giam luôn. Nửa đêm người ta đến đưa hai mẹ con đi. Trên người bà Phay chỉ có một bộ quần áo. Từ sân bay Thái Lan bay về sân bay Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn. Công an Trà Vinh lên đón ghi tên tuổi bà Phay, sống ở huyện nào, xã nào…rồi cho xe chở về thả ngay tại bến xe. Không có một đồng trong túi, bà ôm con ngồi khóc.

Giữa lúc đó may mắn có một người quen đi qua chở hai mẹ con về nhà anh ta, một thời gian sau anh ta lại chở hai mẹ con về trình diện xã, ấp, huyện nơi bà từng sinh sống. Bà sống tạm nhà gia đình một anh chị khác vì người chị sinh đôi, Thạch Thị Pát đã đi Canada từ năm 1993.

Thời gian này thỉnh thoảng có các mục sư, những người cùng theo đạo Tin Lành đến thăm bà Thạch Thị Phay nên công an lại để ý.

Hồi hương được 3 tháng thì bà Thạch Thị Phay nhận được tiền của UN dành cho những người tỵ nạn đã hồi hương. Có tiền, bà mướn đất, cất cái chòi ở xã Đa Lộc, ấp Hương Phụ B, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, gần với nhà thờ để lui tới đi sinh hoạt. Bà cũng mua kẹp, bông, bàn máy may, vải…làm kẹp vải, làm bông đi bán, hai mẹ con sống qua ngày.

Một hôm có một đoàn mục sư Tin Lành gồm 16 người nước ngoài – người Campuchia, người Pháp…tới Trà Vinh có việc, nghe nói tới trường hợp của bà Thạch Thị Phay là người Khmer Krom theo đạo Tin Lành, từng trải qua bao nhiêu khó khăn, nhục nhằn, bị đàn áp vì niềm tin tôn giáo, nên họ tìm đến thăm, và cầu nguyện tại nhà bà Phay. Sau sự việc đó công an địa phương lại bắt bà Phay. Công an lấy lý do là bà Phay không đi trình diện thường xuyên và vẫn tụ tập, theo đạo.

Bà bị tạm giam một ngày, nhưng vì bà kêu nhức đầu, la hét nên công an đưa tới bệnh viện tâm thần. Bác sĩ khám xong, chứng nhận bà có dấu hiệu bệnh tâm thần nên công an không bắt nhốt mà chỉ bắt hàng tuần phải đi trình diện. Mặc dù vậy sau khi bà được thả, công an lại tiếp tục tới lui xách nhiễu, theo dõi và cô lập. Đến năm 2003 bà Thạch Thị Phay lại dẫn con đi Campuchia.

Sang Campuchia, bà đi phụ lặt rau, dọn dẹp ở chợ kiếm tiền. Bận rộn ngoài chợ cả ngày, bà để bé Nụ lúc đó đã 11 tuổi ở nhà một mình. Và cô bé đã bị một nhóm thanh niên người Khmer bắt cóc, may mà một thời gian ngắn sau cô bé lại trở về được.

Cuộc sống của hai mẹ con khó khăn quá, bé Nụ lại bị bệnh mà bà Phay không làm sao có tiền chạy chữa. Một người quen, cũng ở cùng quê với bà Thạch Thị Phay – bây giờ coi sóc một trại trẻ mồ côi, có tên là Sofoda – biết chuyện, đến nói với bà Phay là ký giấy gửi con cho trại, họ sẽ đưa cô bé đi chữa bệnh, cho cô bé ăn học. Bí quá bà Thạch Thị Phay đành đồng ý. Lúc đó là tháng 6.2003. Bé Nụ sinh năm 1992 nhưng sau đó trại trẻ mồ côi làm lại giấy, đổi lại năm sinh 1996, họ bảo để cho bé Nụ không “mặc cảm” khi ngồi học chung với những đứa bé nhỏ tuổi hơn nhiều. Bà nghe vậy thì biết vậy.

Bé Nụ được đưa đi bác sĩ, được học tiếng Khmer. Bà Phay ngày ngày ra chợ lặt rau, rồi cứ mười bữa nửa tháng bà lại đến nhà trẻ thăm con.

Bà Thạch Thị Phay và bé Nụ (bộ đồ màu Vàng)

Nhưng đến tháng 4.2004 bà đến nhà trẻ thì không thấy con đâu, đám trẻ con ở đó bảo Nụ đi Pháp rồi. Bà quýnh quáng hỏi nhân viên nhà trẻ, sao không cho tôi biết để tôi tạm biệt con tôi. Người ta nói không thể cho bà biết vì họ nói dối cặp vợ chồng xin con nuôi là Nụ được đem cho từ hồi mới hơn tháng tuổi, không biết mẹ là ai.

Tháng sau bà lại đến nhà trẻ. Thấy bà khóc lóc suốt, nhân viên đành gọi điện thoại cho bà nói chuyện với con. Chỉ nói được câu sao con không cho mẹ biết để mẹ đưa tiễn ra sân bay lần cuối rồi bà khóc. Bé Nụ nói người ta cấm, người ta không cho biết. Rồi hai mẹ con cùng khóc. Không nói được gì. Điện thoại bị ngắt. Đó là lần duy nhất bà Phay được nói chuyện với con.

Người ta nói với bà bé Nụ được một cặp vợ chồng nha sĩ người Pháp nhận nuôi, họ thương yêu cho ăn học đàng hoàng, bà đừng có lo buồn nữa, bao giờ nó lớn, trên18 tuổi họ sẽ cho nó gặp lại mẹ.

Buồn rầu bà Thạch Thị Phay lại quay trở về Việt Nam. Lại cất cái chòi trên đất nhà người chị thứ 5, lại đi bán kẹp, bán bông sống qua ngày và càng năng nổ nhiệt tình đi sinh hoạt với nhóm Tin lành sắc tộc Đấng Christ, dường như chính việc dồn hết lòng tin yêu vào Chúa đã cho bà chút nghị lực, niềm tin để mà sống.

Nhưng chính quyền không bao giờ chấp nhận các hội nhóm Tin Lành Đấng Christ, bất cứ khi nào các nhóm hội họp sinh hoạt, cầu nguyện là đều bị chính quyền địa phương cho công an, du kích giả danh côn đồ đàn áp.

Ngày 4. 4.2009, xảy ra vụ Thạch Thanh Nô là một thanh niên trẻ, 18 tuổi, người Khmer Krom, ngụ ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, sau khi đến nhà bà Thạch Thị Phay để cùng sinh hoạt nhóm, cầu nguyện, thờ phượng Chúa, lúc ra về thì bị một đám công an, du kích giả danh côn đồ đánh đến trọng thương, rồi chết sau đó cùng ngày trên đường được đưa đến Bệnh viện.

Khi gia đình và anh chị em trong Hội thánh đưa xác nạn nhân về nhà làm lễ an táng thì chính quyền xã Ngọc Biên, công an huyện Trà Vinh đã đến nhà cha mẹ Thạch Thanh Nô dọa nạt, ép gia đình phải khai là Thạch Thanh Nô uống rượu, lái xe và “bị tử vong là do tai nạn giao thông”, gia đình phải chấp nhận không yêu cầu khám nghiệm tử thi, không khiếu nại và tự giải quyết hậu quả vụ việc. Chính quyền cũng dọa nạt, hối thúc gia đình sau 3 tiếng đồng hồ phải chôn cất ngay nêu không thì chính quyền sẽ thực hiện khám tử thi tịch thu xác, vì sự thiếu hiểu biết của gia đình và sự hoảng loạn lúc tang gia bối rối, cho nên gia đình đã ký vào văn bản của chính quyền xã Ngọc Biên đã được lập sẵn, sau đó tiến hành hỏa táng theo phong tục người Khơme Krom.

Trên báo chí nhà nước, công an, chính quyền địa phương còn phủ nhận Thạch Thanh Nô là không phải tín đồ Tin lành.

Sự việc được nhiều người trong Hội Thánh làm chứng và tất cả những ai làm chứng đều bị bắt bớ, đánh đập dã man. Mục sư Nguyễn Công Chính, người thành lập Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc (VPEF) và là người đã lên tiếng vụ này với báo, đài bên ngoài đã bị đàn áp và vụ này cũng được nêu lên như một trong những lý do để cáo buộc mục sư Nguyễn Công Chính về tội Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo Điều 87 Bộ Luật Hình sự trong phiên tòa tỉnh Gia Lai xử Mục sư Nguyễn Công Chính 3 năm sau đó, ngày 26.3.2012, bản án là 11 năm tù giam.

Nhiều người trong Hội Thánh thì bị đàn áp nặng nề phải chạy trốn khỏi địa phương, trong đó có bà Thạch Thị Phay, người cũng rất tích cực lên tiếng về vụ việc. Bà chạy lên Sài Gòn sau đó chạy sang Campuchia và được các tổ chức nhân quyền sở tại giúp đỡ, thuê nhà trọ cho bà ở. Nhưng chưa được bao lâu thì chủ nhà trọ báo cho bà hay là có 2 người đàn ông Việt Nam tìm đến khu vực đó hỏi về bà. Các tổ chức nhân quyền vội đưa bà chạy thoát sang Thái Lan.

Ở Thái Lan, bà Phay nộp đơn với CUTN/LHQ, nhưng lần nữa bị từ chối tư cách tị nạn.

Bà đi mướn phòng trọ, đi bán bông bán kẹp sống lay lắt. Mãi đến năm 2015 khi gặp được tổ chức BPSOS và được giúp làm lại hồ sơ, bà Thạch Thị Phay mới được chấp nhận là người tỵ nạn. Với quy chế tị nạn, bà Phay chính thức được bảo vệ bởi Liên Hiệp Quốc, được trợ cấp tài chánh hàng tháng do lớn tuổi lại bệnh hoạn, và, quan trọng hơn cả, có cơ hội định cư tị nạn ở một quốc gia thứ ba.

Cuối năm 2016 bà Phay được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn định cư. Nhưng nhân viên phỏng vấn lại hoài nghi thắc mắc về thời kỳ “làm hậu cần cơm nước cho Việt cộng” hồi trẻ của bà, thêm vào đó, ngôn ngữ, cách diễn đạt không giỏi, nhớ trước quên sau của bà khiến họ không tin và đơn xin định cư của bà bị từ chối. Cánh cửa định cư Hoa Kỳ thực sự đã đóng.

Từ đó đến nay bà Thạch Thị Phay tiếp tục chờ đợi trong mỏi mòn. Không chỉ riêng bà Thạch Thị Phay, tổ chức BPSOS cho biết, theo danh sách của BPSOS, có đến 26 hộ gia đình cựu thuyền nhân đã bị bỏ rơi và mất cơ hội định cư. Từ nhiều năm qua, các luật sư của BPSOS đã cố gắng giúp họ bằng cách mở lại hồ sơ xin tị nạn với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, nhưng thủ tục mở lại hồ sơ sẽ mất từ 3 đến 5 năm và không gì bảo đảm CUTN/LHQ sẽ công nhận tư cách tị nạn của họ.

Ước mong của bà Thạch Thị Phay không chỉ là tìm được một chỗ định cư để được sống bình an trong những năm tháng cuối đời, mà còn là làm sao tìm lại được bé Nụ. Không phải để giành lại con với ai, mà chỉ muốn được gặp lại con, được biết cuộc sống của “bé Nụ” bây giờ ra sao. Bà vẫn còn lưu giữ được những thông tin ít ỏi về gia đình nhận nuôi bé Nụ. Bà cũng đã từng tìm đến nhà trẻ mồ côi đó nhưng họ đã dọn đi đâu mất không ai biết. Bà cũng từng nhờ cậy nhiều người, kể cả báo với UNHCR vào năm 2016 và họ đã đi tìm, vẫn không thấy.

Trả lời câu hỏi tại sao có 4 người con nhưng bà lại đau đáu nhớ thương “bé Nụ”, mong ngóng được gặp lại bé Nụ nhất, bà trả lời khi bà phải rời bỏ nhà ra đi, ba người con kia dù sao cũng còn được sống với cha, với gia đình bên nội, lại có anh có em, còn bé Nụ không cha, không anh chị em ruột, không có ai thân thích ngoài mẹ, lại phải rời xa mẹ từ nhỏ nên bà phải thương nhiều hơn. Đôi mắt như mờ đi, bà Thạch Thị Phay lập đi lập lại: Tôi nhớ con, nhớ bé Nụ lắm. Nhiều lúc tôi chỉ muốn chết.

Bà Thạch Thị Phay và cuộc sống hiện tại.

Liệu bà có gặp lại được con? Liệu bà có được sống bình yên những năm tháng còn lại ở một quốc gia nào đó? Chỉ mong sao cả hai điều ước ấy sẽ trở thành hiện thực – với người phụ nữ mà cuộc đời quá đỗi bất hạnh này…