TƯỢNG ĐỨC MẸ KHỔNG LỒ LÀM TỪ THÂN MÁY BAY

Niềm Vui Tin Mừng

TƯỢNG ĐỨC MẸ KHỔNG LỒ LÀM TỪ THÂN MÁY BAY

Đây là Pho tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình ‘Blessed Virgin Mary’ tại Nhà thờ Công Giáo ‘Our Lady of Peace’ tại Santa Clara, California.

Nhìn pho tượng, ít ai có thể tưởng tượng và biết rằng pho tượng đã được ghép bởi hàng chục vạn mảnh thép trắng bạc, không hoen rỉ (stainless steel) được cắt ra từ thân các máy bay Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam trong suốt thời gian 10 năm, từ 1965 đến 1975.

Đó là những chiếc máy bay Skyhawk, F-100 Thunderbird, F-105 Thunderchief, F-4 Phantom, F-111 Aardvark… một thời xoải cánh tung bay ngang dọc trên bầu trời Việt Nam..

Pho tượng Đức Mẹ là một sáng kiến vô cùng độc đáo và là tác phẩm tuyệt hảo của nhà điêu khắc lừng danh thế giới Charles C. Parks.

Pho tượng có chiều cao hơn 11m, nặng gần 3,3 tấn.

Pho tượng vươn lên giữa trời xanh với vòng tay Đức Mẹ mở ra ân cần, ánh mắt buồn da diết và một trái tim lộ ra bên ngoài đầy những vết thương.

(St)

Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa 

Có gì hơi lạ nơi tôi tô xanh: giá chính phủ đưa ra: đồng bằng vàng lại rẻ hơn đồng bằng bạc?

2023.04.19

Posted by GLN

Đồng 2 đô la Úc có cờ VNCH được bán trên eBay với giá 1.360 đô la Úc

Đồng tiền hai đô la mới của Úc kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam hiện có giá hơn 1,200 đô la chỉ sau khoảng hơn một tuần phát hành.

Australia Mint (công ty độc quyền sản xuất tiền cho Australia) phát hành đồng bạc hai đô la lần đầu tiên hôm 6/4 với thiết kế màu sắc kỷ niệm 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.

Báo Daily Mail của Anh dẫn lời một người sưu tập tiền có tên Jeol Kandiah ở Perth, cho biết người này phải chờ đến 16 giờ đồng hồ để mua được một đồng trong khi nhiều người khác phải xếp hàng dài để mua.

Mint cho biết chỉ phát hành giới hạn 5.000 đồng bạc với giá 80 đô la trong khi bản vàng có 80.000 đồng và được bán với giá là 15 đô la.

Cả hai đồng tiền đều có hình máy bay trực thăng UH-1 bao quanh bởi đường tròn màu sắc giống như ba miếng ribbon trao cho các cựu binh Việt Nam. Trong hình ảnh của đồng tiền này  có hình cờ của Việt Nam Cộng Hòa.

Hiện giá của một đồng bạc được bán trên eBay là từ 1.200 đến 2.300 đô la và giá đồng vàng là khoảng 80 đô la.

RFA

From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

Dân tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu.

(Dân trí) – Trải qua hơn 500 năm lịch sử, bộ tộc Kinh tại Trung Quốc vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống, dùng tiếng Việt làm phương tiện giao tiếp hằng ngày.
 

“Yêu nhau cởi áo ối à trao nhau. Về nhà dối rằng cha dối mẹ a à a á a qua cầu, tình tình tình gió bay” – giọng hát hòa vào tiếng gảy đàn bầu cổ khiến chúng tôi không khỏi xúc động khi được nghe ở bên kia biên giới nước bạn.

Thấy khách đến nhà, bà Tô Tiết – người phụ nữ thuộc bộ tộc Kinh – thì tay bắt mặt mừng khoe: “Người Việt Nam đây này. Người Kinh qua thăm người Kinh đây này!”.

Dù đã 500 năm trôi qua, trong làng chài nhỏ Vạn Vĩ (thị trấn Giang Bình, TP Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) nhiều người bà con như bà Tô Tiết vẫn dùng lời ca, tiếng hát để giữ gìn tiếng mẹ đẻ và văn hóa Việt Nam. 

Dân tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu - 1

Bà Tô Tiết là một trong những người thuộc dân tộc Kinh còn nói sõi tiếng Việt (Ảnh: Diệp Bình).

 

Bộ tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt

Cách cửa khẩu Móng Cái 30 km về hướng Bắc, thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) hiện ra với những dãy nhà cao tầng, trung tâm thương mại sầm uất. Ở đây, vùng làng chài Tam Đảo là nơi sinh sống duy nhất của bộ tộc Kinh. Và hằng ngày họ vẫn dùng tiếng Việt giao tiếp, con em được giáo dục thông qua những cuốn sách giáo khoa bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Theo gia phả ghi lại, vào thế kỷ thứ 17, một bộ phận người Việt từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đã sang Tam Đảo (Trung Quốc) định cư và hành nghề chài biển. Thời đó chữ quốc ngữ chưa ra đời nên tất cả sổ sách, chữ viết là chữ Nôm.

Ban đầu, vùng đất này có 3 thôn là Vạn Vĩ, Mu Đầu và Sơn Tâm, chưa đầy 100 người với 12 dòng họ: Tô, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Vũ, Bùi, Cao, Ngô, La, Cung, Khổng và Lương. 

Dân tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu - 2

Dù 500 năm, nhiều cư dân ở Tam Đảo vẫn giữ gìn những nét văn hóa của quê hương Việt Nam (Ảnh: Lê Phong).

Sau này, nhờ sự bù đắp phù sa nên 3 hòn đảo đã hợp thành đất liền và phát triển thêm một số thôn xóm khác. Thế nhưng, cái tên Tam Đảo vẫn còn giữ nguyên vẹn. Đồng thời, bộ tộc có nguồn gốc Việt Nam được ghi nhận là tộc Kinh cùng 56 dân tộc khác của Trung Hoa.

Trải qua 500 năm, Tam Đảo hiện nay ước tính có gần 20.000 người gốc Việt thuộc thế hệ thứ 9-10. Mặc dù đã không còn mối liên hệ với gốc gác tại Việt Nam, thế nhưng họ vẫn luôn giữ gìn bản sắc, ngôn ngữ mẹ đẻ thông qua việc sử dụng hằng ngày.

Dân tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu - 3

Chiếc áo dài xuất hiện tại Trung Quốc (Ảnh: Lê Phong).

Nói tiếng Việt, biết đánh đàn bầu, ăn nước mắm

Dường như bỏ mặc thời gian, làng chài Vạn Vĩ hiện ra đầy đủ những nét bản địa với cây đa, bến nước, mái đình. Đặc biệt, ngay trước cổng làng, chính quyền địa phương đã cho xây dựng một bảo tàng, lưu giữ tất cả văn hóa của người Việt Nam để nhắc nhở cuội nguồn cho con cháu bộ tộc Kinh.

Hình ảnh tranh vẽ rước kiệu, áo dài, điếu cày, chum vại, vó đánh cá, truyện Thạch Sanh hay những món đặc sản nước mắm, bún, miến, đồ khô tẩm ướp gia vị… khiến chúng tôi không khỏi xúc động. 

Dân tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu - 4

Bảo tàng tại Tam Đảo nơi lưu giữ những văn hoa của người Việt (Ảnh: Diệp Bình).

Bước vào bên trong làng, thấy chúng tôi là khách phương xa, một cụ bà ngoài 80 đặt câu hỏi: “Người Việt Nam sang hả?”. Nhận sự gật đầu, cụ nở nụ cười niềm nở. Dù chưa từng nghe qua địa danh TPHCM, nhưng biết tôi là người Việt gốc, cụ vẫn rất tự hào.

Đón chúng tôi trước cửa nhà, cô Tô Tiết với giọng tiếng Việt sõi của mình đã khoe ngay với gia đình: “Người Việt Nam đây này. Người Kinh qua thăm người Kinh đây”.

Cô Tiết chia sẻ, tổ tiên cô đã sang vùng biển này lập nghiệp được hơn 500 năm. Mặc dù từ đó chưa từng quay về Việt Nam tìm gốc gác, thế nhưng bằng việc cùng ba mẹ sử dụng tiếng Kinh nên bà đều có thể nghe và hiểu. Mãi đến đời con cháu hiện tại đã sinh sống với người Hán, nói tiếng phổ thông nên việc duy trì trở nên khó khăn.

Thế nhưng, dường như cái cảm giác thèm tiếng Việt khiến bà cứ tay bắt mặt mừng, hỏi đủ chuyện về phía bên kia biên giới.

“Hàng xóm ở đây chủ yếu là người Kinh, từ 12 đến 17 tuổi thì có thể nói tiếng Việt. Mặc dù đã không trở về quê hương, nhưng ai cũng có ý thức giữ nguyên văn hóa bản địa…” – bà Tiết nói.

Dân tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu - 5

Bà Tô Tiết gảy đàn bầu cổ chiêu đãi khách phương xa (Ảnh: Lê Phong).

Bên cạnh ngôn ngữ, tộc Kinh ở Trung Quốc vẫn giữ gìn đầy đủ văn hóa lễ Tết của Việt Nam. Đặc biệt với ngư dân, ngày 6/9 hàng năm luôn là lễ hội lớn nhất để người dân cầu mưa thuận gió hòa.

“Từ thời mẹ nằm trong đoàn văn nghệ làng, nên tôi đã tiếp xúc với đàn bầu cổ, sáo trúc, và hát các làn điệu dân tộc. Cứ vào ngày cầu Hải Long Vương tôi sẽ đảm nhiệm đàn hát. Ba đảo làm lễ ba ngày khác nhau, giúp dân làng đổ về đó chung vui và cầu may” – cô Tiết chia sẻ thêm.

Dân tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu - 6

Người dân vẫn dùng tiếng Việt để giao tiếp hằng ngày (Ảnh: Lê Phong).

Dân tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu - 7

Khung cảnh sống yên bình ở làng Vạn Vĩ (Ảnh: Lê Phong).

Chị Nương (hướng dẫn viên du lịch tại Trung Quốc) nói: “Tam Đảo hiện này là nơi duy nhất của còn sử dụng tiếng Việt. Thậm chí, trên các biển báo giao thông vẫn còn đề chữ quốc ngữ cho người dân sử dụng.

Ở đây lâu, mình đã gặp rất nhiều bà con Kinh. Họ rất tự hào dân tộc, mến khách và có lòng tự tôn lưu, giữ văn hóa cao”.

(Sưu tầm)

From: TRUONG LE

Tin vui cộng đồng công giáo

Trong đêm Lễ Vọng Phục sinh năm nay, tối ngày 08 tháng 04 năm 2023, có tất cả 36 người được rửa tội và có 3 em thêm sức.

Trong số người được thanh tẩy đa số là học đạo để lập gia đình, có người vì con đã rửa tội, đang sinh hoạt trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, nên cũng đi học đạo, để mục đích hướng dẫn con cái sống theo tinh thần phúc âm.

Đặc biệt có anh Minh (David) Trần và vợ là Sương Trần là hai vợ chồng 78 tuổi và vợ 77 tuổi đã tham gia lớp này. Cùng có một người nữa anh Duy (Thomas) mới vừa về hưu, trên 70 tuổi cũng đã ghi danh học đạo năm nay. Chị Trần Lợi năm nay trên 70 tuổi cũng tham gia lớp Tân tòng này và cũng được rửa tội dịp lễ phục sinh vừa qua. Anh Đinh Sơn và vợ là chị Liên, niên khóa rồi (2021-2022) đã học hết khoá tân tòng, nhưng vì hoàn cảnh lo lập gia đình cho con ở tiểu bang khác, anh phải đi xa, nên không rửa tội được. Năm nay anh cũng đã trở về Houston và được rửa tội kỳ này.

Xin chúc mừng, chúc mừng.

Hình Cha Chánh Xứ, Cha Phó Xứ, hai thầy Phó Tế, các Giáo Lý Viên và các Tân Tòng chụp đêm vọng Phục Sinh 08-04-2023 tại Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể

Phùng Văn Phụng ghi nhận

Người Việt tị nạn ở Thái Lan cảm thấy bất an sau việc ông Đường Văn Thái bị bắt

Nhà báo độc lập Đường Văn Thái phát biểu trên kênh YouTube Thái Văn Đường.

Nhà báo độc lập Đường Văn Thái phát biểu trên kênh YouTube Thái Văn Đường.

Người Việt tị nạn chính trị tại Thái Lan nói với VOA rằng họ rất “hoang mang, lo sợ” sau vụ nhà báo độc lập Đường Văn Thái bất ngờ mất tích ở Bangkok và sau đó được chính quyền Việt Nam loan rằng ông đã bị bắt vì “nhập cảnh trái phép”.

“Người tị nạn rất lo lắng, hoang mang bởi vì đây là trường hợp đầu tiên người đã có quy chế tị nạn và đã phỏng vấn tái định cư mà bị Cộng sản Việt Nam bắt cóc về”, ông Đoàn Huy Chương, cựu tù nhân chính trị Việt Nam, cho biết hôm 18/4.

Hôm 13/4, ông Đường Văn Thái, sử dụng mạng xã hội với tên Thái Văn Đường, đã biến mất tại phi trường Bangkok nơi ông chuẩn bị đón một người bạn.

Các nhà hoạt động cho biết vào buổi sáng ngày mất tích, ông Thái đã có một cuộc phỏng vấn tái định cư với Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR), cơ quan đã cấp quy chế tị nạn cho ông từ năm 2020.

Đến ngày 16/4, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin rằng nhà chức trách Hà Tĩnh đã bắt giữ một “đối tượng” có tên Đường Văn Thái mà họ cho là “xâm nhập trái phép” vào Việt Nam.

Nhà văn Dương Thu Hương đoạt giải văn học Pháp trị giá 200 ngàn euro

Báo Nguoi-viet

April 22, 2023

PARIS, Pháp (NV) – Nhà văn nữ Dương Thu Hương vừa được trao giải thưởng văn học Cino del Duca World Prize 2023 với số tiền thưởng 200,000 euro ($222,000) hôm Thứ Sáu, 21 Tháng Tư, theo báo mạng dayFREURO.

Qua đề nghị của tuyệt đại đa số ban giám khảo giải thưởng Cino del Duca World Prize, do bà Helene Carrere d’Encausee, thư ký thường trực Viện Hàn Lâm Pháp, làm chủ tịch, Ủy Ban Quỹ Del Duca quyết trao giải 2023 World Prize cho bà Dương Thu Hương để bày tỏ lòng kính trọng đối với một nhà văn có tác phẩm và nhân cách đặc biệt mang thông điệp của chủ nghĩa nhân văn hiện đại, được giải thưởng thế giới này công nhận.

Nhà văn Dương Thu Hương hồi năm 2009. (Hình: Bertrand Guay/AFP via Getty Images)

Ban giám khảo gồm 14 thành viên, đa số là thành viên Viện Hàn Lâm Pháp. Dự kiến lễ trao giải cho nhà văn Dương Thu Hương sẽ được tổ chức vào ngày 21 Tháng Sáu tại trụ sở Viện Hàn Lâm Pháp.

Theo Wikipedia, bà Dương Thu Hương sinh năm 1947 tại Thái Bình. Lúc 8 tuổi, trong thời kỳ cải cách ruộng đất, bà đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến phong trào chia đất cho nông dân và tố cáo địa chủ.

Năm 1967, bà tình nguyện tham gia Thanh Niên Xung Phong, phong trào Tiếng Hát Át Tiếng Bom, phục vụ trong một đoàn văn công tại Bình Trị Thiên, một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó.

Sau chiến tranh, trở ra Bắc, bà viết văn và công tác trong ngành điện ảnh. Bà tham dự khóa đầu tiên của Trường Viết Văn Nguyễn Du (1980). Các tác phẩm của bà nhanh chóng nổi tiếng và thuộc những tác phẩm được nhiều người đọc lúc đó trong phong trào Cởi Mở.
Bà từng là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng bị khai trừ năm 1989 do không tuân thủ điều lệ đảng và phê phán thể chế hiện hành.

Bà viết nhiều tác phẩm như Những Thiên Đường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Các Vĩ Nhân Tỉnh Lẻ, Quãng Đời Đánh Mất, Hành Trình Ngày Thơ Ấu, Đỉnh Cao Chói Lọi v.v… về hiện thực xã hội Việt Nam, đặc biệt là những năm sau khi chiến tranh chấm dứt, có nội dung chỉ trích hệ thống chính trị Việt Nam.

Bà đã từng phải vào tù do viết sách và phát biểu phê phán việc áp dụng chủ nghĩa Mác Lê Nin, kêu gọi người dân lật đổ đảng Cộng sản Việt Nam.

Mấy năm sau, với sự trợ giúp của các hội đoàn hải ngoại, bà rời Việt Nam sang định cư tại Pháp, và được ông Jacques Toubon, bộ trưởng Bộ Văn Hóa Pháp, trao tặng Huân Chương Văn Hóa Nghệ Thuật “Chevalier des Arts et des Lettres” ngày 13 Tháng Mười Hai, 1994.
Năm 1969, bà Simone Del Luca lập ra giải thưởng mang tên chồng bà, nhà xuất bản Cino Del Duca, để vinh danh những người có đóng góp mang tính nhân văn theo ý nguyện của chồng bà.

Năm 1975 bà lập quỹ Simone và Cino Del Duca để lo từ thiện và quản lý việc chọn và trao giải. Sau khi bà qua đời năm 2004, Viện Hàn Lâm Pháp tiếp tục điều hành giải này.

Nhà văn Dương Thu Hương và Huân Chương Văn Hóa Nghệ Thuật “Chevalier des Arts et des Lettres” được ông Jacques Toubon, bộ trưởng Bộ Văn Hóa Pháp, trao tặng tại Paris, Pháp, ngày 13 Tháng Mười Hai, 1994. (Hình: Joel Robine/AFP via Getty Images)

Được biết trong 54 năm qua có hai người Việt Nam được giải này. Năm 2012 là nhà khoa học kiêm nhà văn Trịnh Xuân Thuận là người Việt Nam đầu tiên được trao giải này.

Với 200,000 euro, Cino del Duca World Prize là giải thưởng văn học có số tiền lớn thứ nhì sau giải Văn Chương Nobel. (Đ.D.)

Đối thủ Trung Quốc đáng gờm nhất của hãng Tesla vừa phát hành xe điện rẻ nhất thế giới

Câu chuyện của Luc Olinga

BYD, có cổ đông là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, vừa tiết lộ Seagull, một chiếc xe điện trị giá 11.000 đô la, trở thành chiếc xe điện rẻ nhất hiện có trên thị trường.

Tesla’s Biggest Chinese Rival Drops a Bombshell© Provided by TheStreet 

áp lực của anh ấy đang đè nặng lên Tesla. Công ty hàng đầu thế giới về xe điện đang phải đối mặt với một cuộc tấn công chưa từng có từ các tập đoàn Trung Quốc và đặc biệt hơn là từ BYD, nhà sản xuất xe sạch hàng đầu thế giới – xe chạy bằng pin, hay BEV, và plug-in hybrid.

Vào tháng 1, khi Tesla (TSLA) – Nhận báo cáo miễn phí Giám đốc điều hành Elon Musk được hỏi trong cuộc gọi về thu nhập quý 4 của Tesla vào ngày 25 tháng 1, người mà ông nghĩ sẽ là đối thủ chính của Tesla trong vòng 5 năm tới, ông đã chỉ ra rằng đó có thể sẽ là một nhóm người Hoa. “Tôi tò mò muốn biết bạn thấy bối cảnh cạnh tranh hiện tại thay đổi như thế nào trong vài năm tới và bạn coi ai là đối thủ cạnh tranh chính của mình trong 5 năm tới,” một nhà phân tích hỏi anh ấy. “Tôi không nghĩ đó là bất kỳ công ty nào mà chúng tôi biết. Tôi chỉ đoán rằng cuối cùng thì ai đó cũng có thể chọn nó,” Musk trả lời. “Chúng tôi rất tôn trọng các công ty xe hơi ở Trung Quốc. Họ là những công ty cạnh tranh nhất trên thế giới. Đó là kinh nghiệm của chúng tôi và thị trường Trung Quốc là cạnh tranh nhất. Họ làm việc chăm chỉ nhất và thông minh nhất. Chúng tôi có rất nhiều tôn trọng các công ty xe hơi Trung Quốc mà chúng tôi đang cạnh tranh.”

Kết quả là, “Tôi đoán có lẽ sẽ có một số công ty bên ngoài Trung Quốc [mà] rất có thể sẽ đứng thứ hai sau Tesla,” ông kết luận mà không nêu tên.

Xe điện rẻ nhất thế giới

BYD Seagull đi kèm với hai phiên bản phạm vi: 305 đến 405 km (190 đến 252 dặm) trong một lần sạc.

Điều nổi bật nhất về Seagull không phải là tính năng hay thiết kế mà là giá cả của nó. Chiếc xe này sẽ có giá từ 78.000 nhân dân tệ (11.326 USD). Con số này thấp hơn một nửa so với giá cơ sở của Nissan Leaf là 28.040 USD hoặc Chevy Bolt là 26.500 USD. Seagull do đó sẽ là phương tiện điện rẻ nhất trên thế giới.

Mẫu xe Model 3 của Tesla, hiện là mẫu xe rẻ nhất của nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Austin, Texas, có giá 39.990 USD ở mức giá cơ bản. Tesla đã phát động cuộc chiến giá cả ở Trung Quốc và Hoa Kỳ trong vài tháng để làm cho những chiếc xe của họ có giá cả phải chăng hơn. Lần giảm giá cuối cùng diễn ra vào ngày 18 tháng 4 tại Hoa Kỳ.

The Seagull dự kiến ​​ra mắt thị trường Trung Quốc trong năm nay. BYD vẫn chưa cho biết liệu tập đoàn đã xuất khẩu ô tô sang châu Âu có bán loại xe thành phố này ở các thị trường khác hay không. Tập đoàn Thẩm Quyến (miền nam Trung Quốc), cũng là nhà sản xuất pin và nhà cung cấp cho Tesla, đã đặt mục tiêu xuất khẩu 300.000 xe trên toàn thế giới trong năm nay, so với 50.000 vào năm 2022, theo đài truyền hình CCTV. BYD tiếp thị ô tô chở khách ở khoảng 50 vùng lãnh thổ, bao gồm cả châu Âu, một trong những ưu tiên của họ cũng như đối với nhiều tập đoàn Trung Quốc khác. Thông báo mới nhất của BYD phản ánh cuộc tấn công của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang làm thay đổi cục diện của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Sự gia tăng quyền lực này của các nhà sản xuất Trung Quốc là một phần trong chính sách chung của chính quyền địa phương. Trung Quốc, quốc gia phát thải khí nhà kính chính trên thế giới, đang tìm cách giảm lượng khí thải gây ô nhiễm và sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài. Nước này đặt mục tiêu bán khoảng 20% ​​xe điện hoặc xe hybrid vào năm 2025. Do đó, chính phủ đang tự tạo cho mình phương tiện để đạt được thành công bằng cách cung cấp các khoản tín dụng thuế, bên cạnh các khoản trợ cấp do chính quyền địa phương cấp. Theo Liên đoàn các nhà sản xuất ô tô cá nhân Trung Quốc, doanh số bán ô tô điện và ô tô hybrid thực tế đã tăng gấp đôi vào năm 2022, chiếm hơn một phần tư số xe bán ra, tức là mức chưa từng có.

Nguồn:

Tesla’ s Biggest Chinese Rival Drops a Bombshell

Vòi bạch tuộc của chế độ độc tài

 Báo Nguoi-viet

April 19, 2023

Hiếu Chân/Người Việt

Hôm Thứ Hai, 17 Tháng Tư, FBI và cảnh sát New York bắt giữ hai người gốc Hoa bị cáo buộc thành lập và điều hành một đồn cảnh sát chìm tại khu Chinatown, New York, chuyên theo dõi và đe dọa những người đối kháng với chính phủ Trung Quốc định cư tại Mỹ. Cũng thời gian này, dư luận Việt Nam xôn xao vụ ông Đường Văn Thái – tên khác là Thái Văn Đường, một Youtuber đang tị nạn chính trị tại Thái Lan – có vẻ như đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc đưa về nước, lặp lại một kiểu đàn áp mà Hà Nội đã thực hiện vài lần ở một số quốc gia.

Youtuber Thái Văn Đường (Đường Văn Thái). (Hình: YouTube Thái Văn Đường)

Hai câu chuyện xảy ra ở hai nơi cách xa nhau, không liên quan với nhau, nhưng cho thấy cùng một thực tế đáng ngại: Vì quyền lực độc tôn, đảng Cộng Sản Trung Quốc và đàn em Việt Nam sẵn sàng chà đạp lên luật pháp quốc tế, rải mật vụ khắp nơi như những vòi bạch tuộc để đàn áp những tiếng nói đối lập.

Nhật báo The New York Times cho biết nhà cầm quyền Trung Quốc thiết lập khoảng 100 đồn cảnh sát chìm ở nhiều nước. Những đồn cảnh sát bí mật này, bề ngoài là nơi cung cấp một số dịch vụ hành chính cho Hoa kiều, nhưng chủ yếu là để theo dõi những người Trung Quốc bất đồng chính kiến hoặc đấu tranh dân chủ hóa đất nước.

Trung Quốc có hẳn vài kế hoạch bắt Hoa kiều ở nước ngoài đem về xét xử. Đáng chú ý là các “Chiến Dịch Săn Cáo” (Operation Fox Hunt) và “Chiến Dịch Lưới Trời” (Operation Sky Net), hoạt động bí mật toàn cầu từ năm 2014 theo chỉ thị của Chủ Tịch Tập Cận Bình. Dưới chiêu bài bắt các quan chức tham nhũng bỏ trốn đưa về Trung Quốc xử tội, hai chiến dịch này thực chất nhắm mục tiêu vào những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài nhằm ngăn chặn hoạt động chống đảng và chính phủ Cộng Sản. Trang mạng Wikipedia dẫn nguồn từ nhật báo The South China Morning Post cho biết, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2015, “Chiến Dịch Săn Cáo” đã “hồi hương” về Trung Quốc hơn 680 người.

Thành tích lớn đầu tiên của chiến dịch này là bắt và dẫn độ một phụ nữ họ Trương (Zhang) từ Ý năm 2015 – lần đầu tiên một nước Châu Âu cho phép dẫn độ một công dân Trung Quốc. Tháng Ba, 2017, công an tỉnh Ninh Hạ phối hợp với Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Paris, Pháp, bắt ông Zheng Ning đưa về nước. Ông là người đã sống ở Pháp ba năm mà chính quyền Pháp không hề hay biết. Ông Paul Charon, chuyên gia về Trung Quốc của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược thuộc Bộ Quốc Phòng Pháp, nói rằng vụ này cho thấy sự liều lĩnh của Bắc Kinh, dám thực hiện bắt cóc người ở nước ngoài, chà đạp chủ quyền của các quốc gia khác.

Chừng như chưa thỏa mãn, sang năm 2015, ông Tập cho mở thêm “Chiến Dịch Lưới Trời” do Bộ Công An (MSS) thực hiện, sử dụng các biện pháp như lập đồn cảnh sát chìm, phái đặc vụ ra ngoại quốc để đe dọa người bất đồng chính kiến, bắt cóc và mang họ về Trung Quốc chịu tội. Cả hai chiến dịch của Bắc Kinh trong 10 năm qua đã đưa về Trung Quốc gần 10,000 “người đào tẩu,” trong đó có nhiều nhà hoạt động và người đấu tranh chính trị. Cộng tác đắc lực cho các chiến dịch này là các đồn cảnh sát chìm nêu trên. Đồn cảnh sát chìm tại New York bị lục soát năm ngoái chẳng hạn, thuộc quyền chỉ đạo của Sở Công An Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

***

Việt Nam học rất nhanh bài học của Trung Quốc, nước đàn anh có cùng thể chế chính trị. Sau khi thành công trong việc cưỡng ép các nước láng giềng Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia đập bỏ các bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam bỏ mình trên đường đi tìm tự do, gần đây, Hà Nội đẩy mạnh việc cử đặc vụ ra ngoại quốc bắt những người mà chế độ căm ghét mang về nước xét xử, chả coi luật pháp quốc tế ra gì.

Trong vụ mới nhất, truyền thông độc lập cho biết ông Đường Văn Thái – người được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cấp quy chế tị nạn và đang chờ định cư ở một nước thứ ba – rời nhà trưa ngày 13 Tháng Tư, chạy xe gắn máy ra phi trường đón người quen và mất liên lạc từ đó. Hai hôm sau, báo chí trong nước đưa tin “Tối 14 Tháng Tư, công an xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, phát hiện một người đàn ông không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1. Người đàn ông này khai nhận tên Đường Văn Thái (41 tuổi, quê quán ở thôn Hà Lâm 3, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Hiện công an huyện Hương Sơn đã tiếp nhận người đàn ông này để kiểm tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.”

Mối nghi ngờ của bạn bè ông Thái rằng ông bị mật vụ Việt Nam bắt cóc trên đất Thái Lan và bí mật đưa về nước chứng tỏ là có căn cứ vì ông Thái không thể lội bộ từ Bangkok về Hà Tĩnh trong tình trạng chỉ có bộ quần áo mặc trên người, không giấy tờ tiền bạc gì cả. Vả lại, một người tị nạn đang chờ đi định cư thì không có lý do gì phải băng rừng vượt núi về nơi họ đã bỏ ra đi. Tin “phát hiện người xâm nhập trái phép” chẳng qua chỉ là một lối tuyên truyền thô thiển của công an cộng sản, không lừa được ai, nhằm che giấu hành vi tội ác, nhằm trả thù một Youtuber độc lập thường tung hê những bí mật cung đình trong các cuộc đấu đá giành quyền lực ở Hà Nội.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam phái đặc vụ ra nước ngoài đe dọa hoặc bắt cóc những người bất đồng chính kiến. Báo Taz của Đức hôm 17 Tháng Tư dẫn lời ông Daniel Bastard thuộc tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) cho biết vụ bắt cóc mới này được cho là do cơ quan mật vụ Việt Nam thực hiện, cho thấy “sự vô đạo đức ngày càng tăng của chính quyền Việt Nam trong việc theo đuổi những tiếng nói độc lập.” Theo báo Taz, nếu được xác nhận thì vụ ông Thái sẽ là vụ bắt cóc công dân Việt Nam ở nước ngoài thứ bảy do mật vụ Việt Nam thực hiện kể từ năm 2003.

Tháng Năm 2007, ông Lê Trí Tuệ, sáng lập viên Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, mất tích ngay tại thủ đô Phnom Penh của Cambodia và từ đó đến nay không có tin tức gì về ông. Có lẽ ông Tuệ đã bị thủ tiêu. Tháng Giêng, 2019, nhà báo Trương Duy Nhất, một cộng tác viên của đài Á Châu Tự Do (RFA), đang xin quy chế tị nạn với UNHCR tại Bangkok, bị bắt cóc và đưa về nước xét xử. Nhưng gây chú ý nhất là vụ các mật vụ của Bộ Công An Việt Nam sang tận thủ đô Berlin của Đức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – một quan chức tham nhũng – trong một chiến dịch gây đổ vỡ quan hệ ngoại giao Việt Nam với Đức.

Còn rất nhiều vụ khác ít người biết, nhưng thực tế là nhà cầm quyền Việt Nam bố trí mật vụ dày đặc ở các nước, tác động các chính phủ hoặc hối lộ cảnh sát địa phương để theo dõi, đe dọa và bắt cóc những người mà họ quyết trừng trị, nhất là những nhà báo, nhà hoạt động cho dân chủ, tự do, nhân quyền.

Chưa có bằng chứng cho thấy Cộng Sản Việt Nam lập đồn công an chìm hoặc bắt cóc người bất đồng chính kiến tại Hoa Kỳ, nhưng chuyện gì Trung Quốc đã làm thì sớm muộn gì Việt Nam cũng sẽ làm theo, nếu có lợi cho đảng. Các nơi tập trung đông đảo người Việt tị nạn trên đất Mỹ như Little Saigon (Orange County, California), Bellaire (Houston, Texas), Eden (Falls Church, Virginia) biết đâu đã có sẵn những mật vụ mà Hà Nội cài cắm để theo dõi các nhà đấu tranh và sẵn sàng ra tay khi có lệnh từ Ba Đình!

Có điều Mỹ không phải là nơi các vòi bạch tuộc dễ tác oai tác quái. Trong cuộc đối đầu với các chế độ chuyên chế, từ thời chính quyền Tổng Thống Barack Obama, Hoa Kỳ rất cảnh giác, thực hiện nhiều vụ bắt giữ gián điệp Trung Quốc. Ông Christopher Wray, giám đốc FBI, nhận định: “[Trung Quốc] đã có những hành động mà chúng ta không trông đợi từ một nhà nước có trách nhiệm. Thay vì vậy, nó giống như những hành động của một băng đảng tội phạm có tổ chức” khi ông thông báo vụ bắt giữ tám đặc vụ Trung Quốc chuyên quấy rối các cộng đồng người Mỹ gốc Hoa hồi Tháng Mười, 2020. Hy vọng với nỗ lực của bộ máy công lực Mỹ, các vòi bạch tuộc bí mật của Trung Quốc và Việt Nam sớm bị chặt đứt, trả lại cuộc sống an lành, tự do cho những cộng đồng hải ngoại. [đ.d.]

Phạm Thanh Nghiên dựng lại nhà trên vùng đất mới

Duong Luzon

Theo như mới đây, Hà Nội đã gửi tặng “món quà” cho Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 14 đến 16 tháng Tư năm 2023 về việc chính quyền CSVN để cho cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên cùng gia đình lên đường đến Mỹ tỵ nạn .

Phạm Thanh Nghiên tại phi trường Tân Sơn Nhất, chuẩn bị rời “nhà tù lớn”, bắt đầu những ngày dựng lại nhà trên vùng đất mới. (Ảnh: Tác giả gửi)

Gia đình nhỏ của cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Phạm Thanh Nghiên đặt chân đến Houston, Texas vào ngày 14 tháng Tư năm 2023, bắt đầu một hành trình mới dựng lại ngôi nhà cho mình, ở một vùng đất mới, sau nhiều năm tháng phải chịu đựng sự đàn áp im lặng. Việc chính quyền CSVN để cho Phạm Thanh Nghiên cùng gia đình lên đường tỵ nạn có thể được coi như là một “món quà” của Hà Nội gửi tặng cho Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 14 đến 16 tháng Tư năm 2023.

Từ khi ra tù, cuộc sống của vợ chồng Huỳnh Anh Tú, Phạm Thanh Nghiên chưa bao giờ yên ổn. Năm 2019, sau khi ngôi nhà nhỏ ở Vườn rau Lộc Hưng bị cào nát, vợ chồng TNLT Tú–Nghiên cùng đứa con nhỏ chỉ mới 13 tháng tuổi của họ lại lang thang tìm chỗ an trú lần… thứ năm. Mỗi nơi họ đến đều phải chịu đựng sự theo dõi, sách nhiễu vô cớ của giới an ninh. Vào lúc đó, một nhân viên của Toà Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã tìm gặp, và hỏi, “Bà có muốn đi tỵ nạn chính trị tại Mỹ không?”.

Nếu đồng ý vào lúc đó, Phạm Thanh Nghiên cùng con gái đã đến Mỹ từ rất lâu. Nhưng Nghiên từ chối. Bà nói rằng nếu được, xin hãy đợi đến lúc ông Tú có được đủ giấy tờ thì cả gia đình cùng đi.

Vợ chồng TNLT Huỳnh Anh Tú, Phạm Thanh Nghiên những ngày cuối ở Việt Nam (Ảnh: tác giả gửi)

Huỳnh Anh Tú tham gia phong trào phục quốc sau năm 1975, bị kêu án 14 năm tù. Ông được trả tự do năm 2013 nhưng lại không được cấp bất cứ giấy tờ tùy thân nào, dù với cái gọi là “chứng minh nhân dân”. Con đường đi “xin” từ giấy tờ tùy thân cho đến hộ chiếu để xuất cảnh kéo dài suốt thời gian đó với không biết bao nhiêu là điều khó khăn kỳ lạ. Có lúc, Phạm Thanh Nghiên nói với viên công an làm giấy tờ hộ chiếu rằng: “Tôi muốn hỏi rõ là các anh có làm không? Nếu không thì cứ nói thẳng để tôi dừng, vì khát vọng đi nước ngoài của chúng tôi cũng không nhiều”.

‘Vì ai gia đình chúng tôi phải ra đi?’

Đầu năm nay, cùng với các biến chuyển theo chiều tích cực của ngoại giao Mỹ–Việt, chuyện đi tỵ nạn của gia đình Phạm Thanh Nghiên có vẻ được xúc tiến tốt hơn. Tháng Hai 2023, một nhóm công an từ Bộ gọi bà Nghiên lên làm việc. Đó là cuộc trao đổi thăm dò để xem có nên để Phạm Thanh Nghiên ra đi hay không.

Trích từ băng ghi âm của Phạm Thanh Nghiên, nghe như phía công an có vẻ cố tạo sự hoà hoãn:

– Chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ quyết định ra đi của chị.

– Nếu tôi là các anh thì tôi sẽ không nói như vậy. Phạm Thanh Nghiên đáp.

Viên công an có vẻ sững sờ khi nghe câu trả lời trên. Phạm Thanh Nghiên nói tiếp:

– Các anh, với tư cách đại diện cho nhà nước để nói chuyện với tôi là một công dân. Một nhà nước mà khen quyết định phải bỏ tổ quốc để ra đi, đến một đất nước khác tỵ nạn là quyết định đúng đắn và đáng được hoan nghênh, thì phải đặt câu hỏi đây là nhà nước gì, chế độ này là chế độ gì.

Nhóm công an tái mặt. Viên công an kia nói tiếp như để làm dịu lại bầu không khí đang trở nên căng thẳng:

– Thế thôi cứ coi như là chị đi vì con nhỏ của mình vậy…

– Thật ra tất cả những người làm cha làm mẹ đều nghĩ đến con cái của mình. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng vì con, Nguyễn Xuân Phúc cũng vì con. Anh cũng vì con anh. Tôi cũng vì con tôi. Các anh vẫn thường ra rả luận điệu rằng những người lên tiếng ủng hộ nhân quyền đều nhằm mục đích “kiếm vé đi Mỹ”. Nhưng nếu tôi muốn, tôi đã có cơ hội từ nhiều năm trước, nhất là thời gian tôi ở tù.

Khi tôi vay mượn, gom góp để xây căn nhà ở Vườn rau Lộc Hưng là tôi đã quyết chí ở lại. Các anh nhớ cho, khi nhà tôi bị đập, con gái tôi được 13 tháng tuổi. Nghĩa là tôi đã xác định khi sống, da thịt tôi gắn bó với mảnh đất này. Khi chết, nắm xương tàn của tôi cũng được chôn nơi mảnh đất này. Vậy thì vì ai, vì thế lực nào mà gia đình tôi phải ra nông nỗi này?

Cả đám công an im lặng.

Suốt một thời gian trước khi lên đường, phía viên chức ngoại giao Hoa Kỳ luôn nhắc khéo gia đình Phạm Thanh Nghiên là tuyệt đối kiên nhẫn và im lặng cho chuyến đi vì mọi thứ đều có thể ập tới những điều khó lường. Sự kiện luật sư Võ An Đôn bị chặn ở phi trường Tân Sơn Nhất ngay vào lúc xuất cảnh là một bài học đau đớn cho tất cả những người đi tỵ nạn, bởi phía chính quyền CSVN có thể đổi ý vào bất kỳ lúc nào.

“Nếu tôi bị chặn lại ở sân bay, chồng và con tôi có thể tiếp tục đi không?” Phạm Thanh Nghiên hỏi viên chức Toà Tổng Lãnh Sự.

“Rất tiếc là không được,” viên chức trả lời.

Trong những ngày tháng cuối cùng Phạm Thanh Nghiên còn ở trong nước, Việt Nam liên tục xảy ra nhiều vụ xét xử, bắt bớ vô lý của công an CSVN. Nhưng số người lên tiếng phản đối không nhiều vì việc đàn áp diễn ra ở khắp nơi.

“Nhiều lúc tôi muốn vứt hết chuyện đi đứng để cùng lên tiếng với xã hội nhưng vì nghĩ đến chồng, con mà đành nín nhịn. Có lúc giận phát điên,” Phạm Thanh Nghiên kể.

Nếu theo dõi Facebook và blog cá nhân của Phạm Thanh Nghiên, có thể thấy chị luôn là một trong những người thường có phản ứng tức thì trước các vụ bắt bớ, đàn áp. Nhưng vài tháng trước khi đi, có lúc chị phải đóng trang lại vì không muốn mình bộc phát lên tiếng.

Biết bao giờ thấy lại quê hương?

Ngày 12 Tháng Tư, Phạm Thanh Nghiên cùng gia đình im lặng đi ra sân bay. Làm thủ tục có nhân viên IOM (International Organization for Migration) đi kèm. Bên ngoài thì có hai nhân viên của Toà Tổng Lãnh sự Mỹ giám sát. Dù đến sân bay trước giờ khởi hành 3 tiếng rưỡi đồng hồ, nhân viên làm thủ tục check in của hãng hàng không Qatar đã nhận được lệnh phải treo trường hợp của gia đình Phạm Thanh Nghiên suốt hơn hai tiếng. Mục đích là để chờ ý kiến cuối cùng của Bộ công an là có xác nhận cho đi tỵ nạn hay không. Lúc đó, nếu vì bất kỳ lý do gì mà Ngoại truởng Mỹ thay đổi hành trình đến Việt Nam, cũng có nghĩa là gia đình Phạm Thanh Nghiên phải quay về.

Khi chỉ còn vài chục phút nữa là chuyến bay cất cánh, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất mới nhận được lệnh cho phép ra đi. Khi bắt đầu vào, qua cửa kiểm tra an ninh ra phòng chờ lên sân bay, tay công an cầm giấy tờ và cười cười hỏi, như không biết gì “đi Mỹ vì lý do gì đấy?”

Phạm Thanh Nghiên không trả lời. Tay công an lại nhếch mép hỏi:

– Ai bảo lãnh đi Mỹ thế?

– Chính phủ Mỹ – Nghiên đáp, quay mặt đi.

– Chắc phải có công gì thì chính phủ Mỹ mới bảo lãnh chứ, tay công an cười khẩy.

Phạm Thanh Nghiên nhịn, không trả lời, cố để cho xong phần của mình, đi vào phòng chờ. Ngay sau đó ông Huỳnh Anh Tú qua phần kiểm tra, bị tay công an đó giữ lại, cầm hộ chiếu lật qua lật lại, rồi nói “chuyến đi này chúng tôi hỗ trợ các anh chị đi nhanh chóng, các anh chị cũng nên cho mấy anh em chút gì đó uống cafe chứ”.

‘Chuyến đi này chúng tôi “hỗ trợ” các anh chị đi nhanh chóng, các anh chị cũng nên cho mấy anh em chút gì đó uống cafe chứ?’ – Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất nói với ông Huỳnh Anh Tú.

Ông Tú lưỡng lự, rồi bất đắc dĩ thả tờ 500 ngàn xuống trước mặt tên công an theo sự ra hiệu của hắn. Câu chuyện đó, nhắc nhớ có lần nhà văn Tưởng Năng Tiến từ San Jose, Hoa Kỳ, gửi chút tiền mừng Tết cho bé Tôm, con của hai vợ chồng Nghiên – Tú. Khi ra đến nơi gửi tiền, nhân viên chuyển tiền sau khi đánh số điện thoại của Phạm Thanh Nghiên để nhận tiền, bần thần nói với nhà văn Tưởng Năng Tiến rằng công an Việt Nam có gửi kèm danh sách cấm không được nhận tiền chuyển về trong nước, đặc biệt với “nhân vật phản động này.”

Chuyến bay quá cảnh bình yên ở Doha, Qatar. Bé con nhà Phạm Thanh Nghiên thức dậy và làm quen với vài đứa bé Afghanistan cũng đang trên đường tỵ nạn. Những đứa trẻ hồn nhiên đi vào thế giới mới, tìm sự tự do không thể thấy được nơi quê hương mình. Có lẽ nhiều năm nữa, chúng mới hiểu hơn cha mẹ mình đã hy sinh như thế nào cho một cuộc đời mới, mái ấm mới.

“Buồn quá, không biết khi nào mới nhìn thấy lại quê hương”, tin nhắn cuối cùng của Phạm Thanh Nghiên cho một người bạn trong nước.

14 giờ 30 phút ngày 13 Tháng Tư, năm 2023, gia đình Phạm Thanh Nghiên đặt chân xuống Houston, sau ba giờ làm thủ tục vào Mỹ, cho một hành trình dựng lại nhà trên vùng đất mới.

Facebook Nguyen Do

Xem: Saigon nho

Hải Di Nguyễn: Gia đình bà Lê Thị Trang – “Ba thế hệ vô tổ quốc”

Diễn Đàn Thế Kỷ

Bà Lê Thị Trang

Trong số những người Việt tỵ nạn lâu nay tại Thái Lan, có một trường hợp đặc biệt là bà Lê Thị Trang, vừa qua đời tháng 2/2023 ở tuổi 85, sau hơn 30 năm lưu lạc tại nước này.

Còn lại là con gái Nguyễn Thị Na (55 tuổi) và cháu trai A Tỷ (20 tuổi).

Cả ba thế hệ đều vô tổ quốc, giấy tờ Việt Nam không còn, giấy tờ Thái Lan không có.

Vì cô Nguyễn Thị Na bị bệnh tâm thần, ngày 11/4/2023 tôi phỏng vấn anh Nguyễn Văn Ân (sinh năm 1988), một người tỵ nạn tại Thái Lan đã nhiều lần đến thăm và hỗ trợ, về gia đình bà Lê Thị Trang.

Bà Lê Thị Trang và anh Nguyễn Văn Ân.

Vượt biên 

Anh Nguyễn Văn Ân sang Thái Lan tỵ nạn từ năm 2018 và tham gia một số hoạt động thiện nguyện. Anh cho biết trong khoảng năm 2018-2020, anh đến thăm gia đình bà Lê Thị Trang mỗi tháng một-hai lần; sau đó ít hơn, vài tháng một lần.

Anh không biết thời điểm chính xác bà Trang vượt biên, chỉ biết là ít nhất hơn 30 năm trước.

“Cô ấy nói là… bố mẹ bị nhà cầm quyền cộng sản thu hồi, cưỡng chế hết đất, bố mẹ cô phải đi vùng kinh tế mới. Khi đó cô ấy không còn nhà, không còn đất để ở, cô ấy buộc phải trốn sang Thái Lan… cùng với con gái của mình sang Thái Lan để vào trại tỵ nạn.”

Khi các trại tỵ nạn đóng cửa và thuyền nhân bị cưỡng bức hồi hương, có người tự sát trong phẫn uất, có người may mắn được định cư nước khác, có người bị ép về và chết ở Việt Nam. Riêng bà Lê Thị Trang, theo anh Ân, trốn ra ngoài và từ đó ở lại Thái Lan tới khi nhắm mắt xuôi tay.

Hơn 30 năm tại Thái Lan 

Để mưu sinh, bà Lê Thị Trang bán hàng dạo như trái cây, bánh kẹo… nhưng không còn sức tiếp tục trong khoảng mười năm cuối đời.

Người con gái Nguyễn Thị Na bị vấn đề tâm thần và không có khả năng lao động. Theo anh Ân, bà Trang khi còn sống có kể là “lâu lâu cô này lên cơn, có khi đánh cả bà Trang. Khi đó không kiểm soát được đầu óc của mình.”

Do hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt từ khi bà Trang không còn sức đi làm, gia đình thường được nhà thờ Fatima (Din Daeng, Bangkok) giúp đỡ.

“Khi cô [Nguyễn Thị Na] tỉnh táo, cô ấy đi ra quét dọn sân nhà thờ. Đứa cháu thì giúp lễ trong nhà thờ, giúp tưới cây, chăm sóc trong vườn của nhà thờ.”

Ba thế hệ vô tổ quốc 

Theo anh Nguyễn Hoàng Ân, bà Lê Thị Trang cho biết từng được Liên Hiệp Quốc đưa giấy xác nhận là người xin tỵ nạn, nhưng đó chỉ là một tờ giấy A4.

“Khi phỏng vấn UN thì không được đậu UN, UN thu lại bản gốc, cô ấy chỉ còn lại bản sao cô ấy đưa cho mình xem thôi.”

Anh cho rằng một số người ghi danh xin tỵ nạn có thể không biết cách trả lời hoặc không thể đưa ra bằng chứng cụ thể cho thấy cần tỵ nạn, nên hồ sơ bị đánh rớt.

“Còn mình xác định cô ấy là người tỵ nạn thực sự… Mình biết rằng cô ấy là người vô tổ quốc.”

Anh Ân cũng nói “Cô cho biết là ở Việt Nam cô ấy không còn nhà cửa, không có giấy tờ, cũng không còn người thân nữa… thì việc về Việt Nam là bất khả thi… Cô ấy là một người vô tổ quốc, cô không có lựa chọn và buộc phải ở lại Thái Lan.”

Như bà và mẹ, A Tỷ cũng không có bất kỳ giấy tờ nào (ngoài giấy khai sinh) và gần như sống bên rìa xã hội, dù sinh ra lớn lên ở Thái Lan và không nói tiếng Việt. Tuy nhiên anh Ân nói, gần đây cha xứ giúp được giấy nào đó ở Thái Lan – không rõ chi tiết – cho phép A Tỷ được đi học.

Lê Thị Na và A Tỷ

Ba thế hệ co cụm trong một phòng nhỏ 

Anh Nguyễn Văn Ân cho biết, gần 20 năm nay, gia đình bà Lê Thị Trang được một gia đình người Thái cho ở trong nhà, không tính tiền.

Tuy nhiên đó chỉ là một căn phòng nhỏ bít bùng, cửa sổ không mở và đồ đạc gần như không có. Cả ba người sống trong một phòng, mọi sinh hoạt gói gọn trong một phòng.

“Không có tủ, không có bàn ghế. Trước đây chỉ có một tấm nệm, một cái quạt nhỏ, với một bình oxy khi [bà Trang] khó thở.”

Bà Lê Thị Trang bị hen, hay khó thở và bị nhiều bệnh về bao tử và tim phổi.

Anh Ân nói “Gia đình cô may mắn được nhà người Thái và cha xứ Fatima hỗ trợ… khi đi bệnh viện. Họ là người đứng ra chịu trách nhiệm, liên hệ với bệnh viện cũng như làm các giấy tờ liên quan… Họ chịu trách nhiệm cả về chi trả phí chữa bệnh cũng như thuốc men cho cô này.”

Hỗ trợ từ nhà thờ và hội nhóm 

Ngoài nhà thờ Fatima, gia đình bà Lê Thị Trang lâu lâu cũng được giúp chút tiền hoặc lương thực từ các cha xứ, tổ chức từ thiện, hoặc các mạnh thường quân, dù không nhiều.

Chẳng hạn, theo anh Nguyễn Văn Ân, trong khoảng năm 2017-2019, gia đình được hỗ trợ từ Linh mục Joseph Nguyễn Văn Thiện từ Hoa Kỳ, qua người trung gian là Cao Lâm.

Sau đó, “vào khoảng tháng 6/2019, Linh mục Nguyễn Văn Khải có giới thiệu một đoàn có hai linh mục cùng với một số người sang Thái Lan. Từ đó Cha Hảo có nhờ mình chuyển tiền hàng tháng, trong một năm, từ tháng 6/2019.”

Ngoài ra cũng có các hội nhóm đến thăm và động viên, hoặc cho gạo, thùng mì, chút tiền mặt.

Qua đời tại Thái Lan, không tang lễ 

Bà Lê Thị Trang mang nhiều bệnh trong người.

“Dường như khoảng tầm độ hai năm trở lại đây, cô ấy không còn ra được khỏi căn phòng đó nữa. Trước đây cô vẫn còn đi lại được, đi ra nhà thờ, đi lễ, đi đọc kinh được, nhưng trong khoảng hai năm trở lại đây, mình có lên thăm thì cô chỉ ngồi một chỗ thôi, không đi lại được nữa.”

Bà nhắm mắt lìa đời vào tháng 2/2023.

“Mình tìm hiểu thì được biết là gia đình người Thái đó và nhà thờ đưa đi bệnh viện, rồi từ bệnh viện họ đưa vào nhà chùa để thiêu. Hiện tại hài cốt cũng để trong chùa.”

Anh Ân nói thêm “Không có đám tang. Lúc đó cũng là Tết Việt Nam nên người tỵ nạn tiếp cận được thông tin này rất ít. Sau này mình nghe được thông tin, mình lên, thì mọi việc đã xong hết rồi.”

Con cháu 

Cô Nguyễn Thị Na và người con trai A Tỷ hiện nay vẫn sống trong căn phòng đó, vẫn không biết tương lai sẽ đi về đâu. Bà Lê Thị Trang là người trước đây nộp hồ sơ xin tỵ nạn, người con và cháu chỉ đi theo hồ sơ đó và giờ đây bà đã qua đời, chưa có quy chế.

Anh Nguyễn Văn Ân nói “Mình muốn kêu gọi hỗ trợ… cứu lấy mảnh đời người con cũng như người cháu, không rơi vào tình trạng như người mẹ, đến hết đời vẫn rơi vào tình trạng vô tổ quốc, không có một giấy tờ gì và không có điều kiện hưởng những quyền lợi như những người bình thường. Cũng mong là có sự can thiệp nhân đạo từ các tổ chức.”

Anh nói ở Thái Lan có nhiều người cũng sống mấy chục năm không được quy chế tỵ nạn, nhưng “trường hợp vô tổ quốc cả ở Việt Nam và ở Thái Lan là cực kỳ hiếm”.

Blogger Thái Văn Đường mất tích ở Thái, bạn bè nghi bị an ninh Việt Nam dẫn giải

RFA

Blogger Thái Văn Đường trong một video nói chuyện trên Youtube

Blogger Thái Văn Đường, tên thật là Đường Văn Thái bị mất tích tại Thái Lan nơi ông đã sống tị nạn từ nhiều năm qua. Nhiều người quen và bạn bè lo ngại ông bị an ninh bắt cóc để đưa về Việt Nam xét xử vì đưa nhiều thông tin thuộc dạng “thâm cung bí sử” của nhiều quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản lên mạng xã hội.

Ông Thái, 41 tuổi, sang Thái Lan tị nạn chính trị từ năm 2018 và sau đó được cấp quy chế tị nạn bởi Văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok. Ông đưa nhiều tin về tham nhũng và đấu đá nội bộ của quan chức trung ương hoặc lãnh đạo nhiều địa phương của Việt Nam lên Facebook và Youtube, và có khoảng 120.000 người đăng ký theo dõi trên Youtube.

Những người quen của ông không liên lạc được với ông từ chiều thứ năm (13/4) và thông báo cho nhau trên mạng xã hội.

Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ biên trang tin Thoibao.de và đang sinh sống ở Đức, là một trong những người đầu tiên loan tin về việc ông Đường Văn Thái mất tích. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào chiều ngày 14/4 về nội dung thông tin nhận được từ Thái Lan:

Thái Văn Đường chiều ngày hôm qua (13/4- PV) tại Bangkok (Thái Lan) có một cuộc hẹn với một người bạn từ Việt Nam bay sang Bangkok. Hẹn đón ở sân bay Bangkok đó.

Sau đó buổi chiều hôm qua Thái Văn Đường có đi sân bay Bangkok (Suvarnbhumi- PV) và hành trình tôi đều có hết đây.

Sau đó vào buổi chiều hơn 15 giờ 30 gì đấy bắt đầu mất liên lạc và từ đó tới nay gọi điện vào máy điện thoại của Thái Văn Đường thì không thấy ai cầm máy hết.”

Trên kênh YouTube Thái Văn Đường, video cuối cùng ông này đăng là hai tuần trước với tiêu đề “Ngành công thương CẦN 11 tỷ đô hay phế truất Bộ trưởng,” tuy nhiên trên tab cộng đồng (community) của kênh, bài đăng cuối cùng của ông Thái lúc khoảng 2 giờ chiều ngày 14/4 viết:

“Dự kiến 18h50 tối nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinke(n) sẽ hạ cánh tại sân bay Nội Bài; có thể thêm 1 TNLT sẽ được rước qua bển.”

Một ngày trước đó, ông đăng tải hình ảnh lễ hội té nước Songkran của Thái Lan, tuy nhiên phóng viên phát hiện hình ảnh này là lễ hội té nước ở thành phố Pattaya mà báo chí đã đăng tải, chứ không phải hình ảnh ông chụp.

Ảnh chụp màn hình tab cộng đồng kênh Youtube của Thái Văn Đường, nơi có hai bài đăng bất thường trong khoảng thời gian mất tích

Bà Grace Bùi, một công dân Mỹ gốc Việt hiện đang sinh sống ở Bangkok, cho biết vào tối 14/4 bà nhận được tin Đường Văn Thái bị mất tích. Ngay tối đó bà cùng một số người Việt tị nạn đã đến phòng trọ của blogger này để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Bà nói với RFA vào trưa ngày 15/4:

Tối hôm qua (14/4) khi nghe tin tôi có chạy xuống nhà trọ của Đường để xem xét có chuyện gì xảy ra. Khi tới nơi thì thấy xe hơi của Đường ở nhà, cửa thì khoá. Tôi có nói chuyện với người hàng xóm thì ông ta nói sáng ngày 13/4 Đường có rời nhà buổi sáng bằng xe gắn máy rồi sau đó không ai có tin tức gì hết.

Những người tị nạn ở đây có gọi Whatsapp cho Đường nhưng không kết nối được. Gọi vào số điện thoại di dộng thì có đổ chuông nhưng không ai nghe máy.

Bà Grace Bùi, một nhà hoạt động nhân quyền và thiện nguyện trợ giúp người tị nạn ở Thái Lan trong nhiều năm qua, cho RFA biết bà đã báo lên Văn phòng UNHCR và một số tổ chức nhân quyền quốc tế về việc mất tích của ông Đường Văn Thái.

Việc một người Việt sống bất hợp pháp ở Thái Lan mất tích có thể có các nguyên nhân như là do bị cảnh sát di trú Thái bắt, tai nạn giao thông hay tệ hơn là bị an ninh Việt Nam bắt giữ như trường hợp của ông Trương Duy Nhất, một blogger của RFA, vào đầu năm 2019.

Tuy nhiên, bà cho rằng ít có khả năng bị cảnh sát Thái bắt giữ căn cứ vào việc gọi điện thoại vào số di động của Đường Văn Thái có tiếng chuông nhưng không ai bắt máy. Theo bà, nếu bị cảnh sát bắt, người bị bắt vẫn có thể dùng điện thoại để liên lạc với người thân hoặc bạn bè trước khi bị tịch thu điện thoại.

Việc điện thoại đổ chuông nhưng không có người nghe cho thấy khả năng Đường Văn Thái bị tai nạn giao thông là thấp, một người quen của blogger này nói với RFA trong điều kiện giấu tên vì lý do an ninh. Người này cũng chia sẻ ông Đường Văn Thái đã có cuộc phỏng vấn định cư với UNHCR qua video vài giờ trước khi bị mất tích.

Phóng viên gọi điện cho Cảnh sát di trú Thái Lan nhưng điện thoại trả lời tự động cho biết cơ quan này chỉ tiếp nhận điện thoại trong giờ hành chính. Chúng tôi có gửi email cho họ nhưng chưa nhận được trả lời.

Bị an ninh Việt Nam bắt cóc?

Ông Đường Văn Thái, người đã tốt nghiệp cao học nông nghiệp về quản lý đất đai, từng làm việc cho một cơ quan Nhà nước ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau khi bỏ việc, ông làm nghề tự do và tham gia một số phong trào phản đối chính quyền và thiện nguyện ở vùng núi phía bắc.

Ông có tham gia nhóm “Lều của đầy tớ,” một trang Facebook chia sẻ thông tin về nhà cửa dinh thự của quan chức cộng sản. Ông cũng đưa nhiều tin tức khó kiểm chứng về tham ô hay sự cấu kết giữa các quan chức hay của quan chức và doanh nghiệp sân sau. Cũng có nhiều tin tức ông đưa ra đúng với thực tế diễn ra sau đó.

Bà Grace Bùi không loại trừ khả năng ông Đường Văn Thái bị an ninh Việt Nam bắt giữ. Bà nói với RFA:

Đường (Văn Thái- PV) làm rất nhiều video thì khả năng bị cảnh sát Việt Nam bắt rất là cao nhưng giờ mình cũng chưa kết luận được gì.”

Kênh YouTube của ông này tạo dựng từ năm 2020, có gần 800 video với hơn 37 triệu lượt xem.

Bà Grace cho rằng nếu an ninh Việt Nam bắt cóc Đường Văn Thái, có thể sau một vài ngày báo chí Việt Nam sẽ đưa tin bắt giữ hoặc “tự đầu thú,” giống như trường hợp của Trương Duy Nhất hoặc Trịnh Xuân Thanh, người bị bắt cóc từ Đức năm 2017 khi đang xin tị nạn và bị đưa về Việt Nam.

Ông Lê Trung Khoa cho RFA biết ông cũng nhận được thông tin bắt cóc và đưa về Việt Nam trong chiều 13/4. Ông nói:

Nguồn tin thứ hai báo từ Hà Nội là Thái Văn Đường đã bị bắt đưa về Việt Nam.”

Một người quen của Đường Văn Thái, người hiện ở Việt Nam và không muốn nêu tên vì lý do an ninh, cho RFA biết đã nhận được thông tin từ một số nguồn tin khả tín nói rằng blogger này bị bắt và đưa về Hà Nội. Hai tuần trước khi Phạm Đoan Trang bị bắt, chính các nguồn tin này đã mật báo cho người này và người này đã chuyển cho nhà báo-nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhưng lời cảnh báo bị lờ đi.

Người này cho biết thêm, khác với trường hợp Trịnh Xuân Thanh và Trương Duy Nhất, truyền thông Nhà nước Việt Nam sẽ hoàn toàn im lặng và Đường Văn Thái sẽ bị trừng phạt một cách âm thầm vì một số bài viết về quan chức công an cao cấp trong thời gian gần đây.

Chúng tôi có gọi điện cho Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cùng Đại Sứ quán Việt Nam tại Bangkok để hỏi thông tin về Đường Văn Thái nhưng không có ai trả lời. Chúng tôi cũng gửi email tới các cơ quan này nhưng chưa nhận được phản hồi.

Đường Văn Thái là một nhân vật nhiều tranh cãi. Trong khi có nhiều người thường xuyên theo dõi tin tức chia sẻ từ người này trên Facebook và YouTube thì có một số người khác cho rằng tin tức mà ông chia sẻ không có độ tin cậy cao.

Trong video gần đây, Đường Văn Thái nói về “ngôi sao đang lên” của công an Việt Nam, thiếu tướng Đinh Văn Nơi, rằng ông này đã có quan hệ tình ái với một phụ nữ rồi bỏ rơi khi người này mang thai hay nhận tiền hối lộ để thả nhiều người bị bắt khi đang đánh bạc, những thông tin này chúng tôi không thể kiểm chứng.

Trong số những quan chức Việt Nam bị Đường Văn Thái gọi tên trên các bài nói chuyện có cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Thượng tướng Trần Quốc Tỏ.

Báo chí Nhà nước như Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân và Báo Bắc Giang… có nhiều bài viết từ năm 2021 gọi Đường Văn Thái là “con rối chống phá đất nước” hay “phần tử cơ hội chính trị” vì bị cho là có nhiều bài viết xuyên tạc chống phá đảng và nhà nước, và bôi nhọ quan chức của chế độ.

Phạm Thanh Nghiên đi tị nạn tại Mỹ trước lúc Blinken đến Hà Nội

Báo Nguoi-viet

April 13, 2023

HOUSTON, Texas (NV)  Bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm, cùng chồng và một đứa con, đã đến Houston, Texas, vào đêm Thứ Năm, 13 Tháng Tư.

Một nhà hoạt động không muốn nêu danh tính, tại Sài Gòn, xác nhận với nhật báo Người Việt tin này và cho biết, chuyến bay của gia đình bà Nghiên quá cảnh tại Doha, Qatar.

Bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm. (Hình: Facebook Phạm Thanh Nghiên)

Blogger, nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, 46 tuổi, tác giả cuốn “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt,” từng thụ án bốn năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước,” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Bà Nghiên được biết đến là bạn thân của bà Phạm Đoan Trang, blogger, nhà báo tự do, hiện đang thụ án chín năm tù.

Chồng bà, cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú, mãn án 14 năm tù hồi năm 2013. Sau khi kết hôn, hồi cuối năm 2015, vợ chồng bà dọn vào Sài Gòn và sống tại khu Vườn Rau Lộc Hưng cho đến khi nơi này bị cưỡng bức giải tỏa vào dịp cận Tết Kỷ Hợi 2019.

Chuyến đi tị nạn Mỹ của bà Nghiên diễn ra chỉ vài giờ trước lúc ông Antony Blinken, ngoại trưởng Mỹ, đến Hà Nội hôm 14 Tháng Tư và dự kiến gặp một số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào ngày hôm sau trước khi đến Tokyo, Nhật, để tham dự cuộc họp của các ngoại trưởng nhóm G7.

Theo nguồn tin của Người Việt, gia đình bà Phạm Thanh Nghiên đã làm hồ sơ đi tị nạn tại Mỹ từ vài năm trước, nhưng bà giữ kín chuyện này vì “không muốn ồn ào.”

Trước chuyến đi tị nạn Mỹ, bà Nghiên được ghi nhận giữ im lặng trên trang cá nhân.

Hồi năm ngoái, bà chia sẻ trên Facebook Phạm Thanh Nghiên: “Hơn ba năm kể từ khi Vườn Rau Lộc Hưng bị đập, đây là lần chuyển nhà thứ ba. Nếu tính thêm hai lần đi ở nhờ thì đã tá túc qua năm chỗ khác nhau. Mong rằng đây là nơi cuối cùng để rồi chẳng phải thu dọn đồ đạc thêm lần nào nữa.”

Cả hai vợ chồng bà Phạm Thanh Nghiên đều là cựu tù nhân lương tâm. (Hình: Facebook Phạm Thanh Nghiên)

Bà Nghiên viết thêm rằng, với nhiều người, trong đó có gia đình bà, “đến vài mét vuông đất ở Sài Gòn còn không dám mơ tới, nói chi đến 40 mét vuông đất.”

“Chẳng ai đủ hoặc gần đủ khả năng mua đất, mua nhà, dù là nhỏ, mà phải chấp nhận đi ở nhà thuê. Nhất là cái cảnh đi thuê nhà cũng khó khăn và thấp thỏm như nhà tôi,” bà Nghiên viết.

Hồi năm 2017, tổ chức nhân quyền Front Line Defenders tại Dublin, Ireland, đề cử bà Phạm Thanh Nghiên vào tốp 5 giải thưởng “Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Bị Đàn Áp Năm 2017.”

Hồi năm 2009, bà Phạm Thanh Nghiên đã được tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) trao giải Hellman-Hammett. (N.H.K) [qd]