Cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên: Không có chỗ tá túc lâu dài ở Việt Nam

RFA

Gia đình cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên

Facebook Phạm Thanh Nghiên

Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên cùng chồng cũng là cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú và con gái vào ngày 12/4 lên trường sang Hoa Kỳ. Sau hơn một tháng định cư tại nước Mỹ, bà xác nhận lại với RFA tình trạng của gia đình khi còn ở Việt Nam và lý do phải lên đường đến “xứ lạ, quê người”. Bà trình bày:

“Thực sự ra đi là quyết định rất khó khăn, quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của tôi. Nếu chỉ phải đối mặt với khó khăn và tù đày thì chưa chắc chúng tôi đã ra đi.

Thế rồi cuối cùng tôi cũng phải ra đi khi căn nhà nhỏ bé của chúng tôi ở Vườn rau Lộc Hưng bị đập. Con gái tôi mới 13 tháng tuổi nhưng tôi không có chỗ.

Không có chỗ cho chúng tôi tá túc lâu dài, dù chỉ là phòng trọ. Tôi thật sự không biết người khác sẽ làm gì khi họ ở vào hoàn cảnh của chúng tôi.”

Hai vợ chồng bà Nghiên mua được mảnh đất ở Vườn rau Lộc Hưng và dùng số tiền tiết kiệm ít ỏi để cất một căn nhà đơn sơ, nhưng chỉ vài tháng sau, nhà chức trách địa phương đã dùng máy ủi sang bằng trong cuộc cưỡng chế ngay trước Tết Nguyên đán năm 2019.

Từ đó tới khi rời Việt Nam, gia đình bà đã phải chuyển chỗ ở năm lần, vì sự can thiệp của an ninh TP HCM lên chủ nhà nhằm trả thù vì các hoạt động ôn hoà cổ suý dân chủ, nhân quyền và bảo vệ chủ quyền của quốc gia ở Biển Đông trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Bà Phạm Thanh Nghiên bị bắt vào ngày 18/09/2008 khi đang tọa kháng tại nhà trước băng rôn có dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, phản đối công hàm bán nước 14/9/1958.”

Tuy nhiên, bà bị kết tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 vì bài viết đưa lên mạng Internet có tựa đề “Uất ức quá biển ta ơi” về những ngư dân bị Trung Quốc bắn giết và cướp bóc ở biển Đông, và trả lời phỏng vấn nhiều đài báo tiếng Việt ở nước ngoài như RFA và Radio Chân trời mới với nội dung “chống chế độ.”

Bà bị kết án bốn năm tù giam và ba năm quản thúc tại gia, mãn hạn tù vào tháng 9/2012.

Ông Huỳnh Anh Tú và em trai là Huỳnh Anh Trí, bị kết án 14 năm tù giam vì “khủng bố, âm mưu lật đổ chính quyền.” Họ mãn hạn tù vào cuối năm 2013, và nửa năm sau đó, người em mất vì bệnh AIDs do sử dụng chung dao cạo râu với bạn tù nhiễm HIV.

Cho đến gần thời gian ra đi, ông Tú mới được cấp thẻ căn cước công dân, một thứ giấy tờ thiết yếu mà vì không có nên ông không thể đăng ký tạm trú hay đi thi để lấy bằng lái xe máy trong gần 10 năm qua.

Bà Nghiên cho RFA biết bà có cơ hội đi định cư ở nước ngoài khi đang thi hành án tù hoặc ngay cả khi đã mãn hạn tù, nhưng trước đó, bà đã lựa chọn ở lại vì “đất nước mình thì mình sống thôi.”

Khi quyết định rời bỏ đất nước ra đi, bà rất day dứt, giống như những người vượt biên sau năm 1975 hoặc những tù nhân lương tâm bị buộc phải sống lưu vong sau này:

“Mỗi cuộc ra đi đều mang một câu chuyện khác nhau. Có thể không phải là tất cả nhưng tôi tin phần lớn những người phải ra đi ấy đều đứng trước quyết định khó khăn, bị giằng xé trước nghĩa vụ, trách nhiệm, tình thân và cả tương lai trước mắt nữa.

Thậm chí có người còn dằn vặt bởi mặc cảm rằng mình phải bỏ nước bỏ bạn bè ra đi.”

Sau khi đến Houston, tiểu bang Texas, bà cho biết nhận được sự trợ giúp của những người đi trước, để ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.

Bà cho biết chồng mình, ông Huỳnh Anh Tú đã lấy được bằng lái xe hơi chỉ sau vài tuần đến đây, và đang tìm việc. Còn bản thân mình thì tiếp tục công việc làm báo và cộng tác với một tổ chức nhân quyền để đưa tin về phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam- như một cách của riêng mình để đồng hành cùng với những người đồng đội trong nước.

An ninh gây khó, hạch sách người thân

Bà Phạm Thanh Nghiên kể lại có ba người thân tiễn họ đến Sân bay Tân Sơn Nhất để đi Hoa Kỳ: hai chị của bà Nghiên và chị của ông Tú. Tuy nhiên, người đi tiễn được khuyên không nên vào khu vực bên trong nơi người ra đi làm thủ tục.

Đi cùng họ là nhân viên IOM (Tổ chức Di cư Quốc tế) và viên chức chính trị của Tòa Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở vòng ngoài.

Sau ba tiếng rưỡi trong sân bay, họ mới được xuất cảnh, và máy bay cất cánh vào lúc 19 giờ 50, bỏ lại quê hương, gia đình và bạn bè và tất cả những đắng cay ngọt bùi của hơn nửa đời người. Họ tới phi trường George Bush của tiểu bang Texas vào sáng ngày 14/4.

Bà Nghiên cho biết khi bà còn ở nhà thì an ninh ở thành phố Hồ Chí Minh thường tìm cách tránh đối mặt với bà. Tuy nhiên, khi bà đã đi rồi thì họ lại đến phòng trọ cũ của bà để hạnh hoẹ hai người chị ruột mà bà nhờ họ giải quyết việc còn tồn đọng với chủ nhà và trả lại nhà cho họ.

Chỉ vài giờ sau khi gia đình bà Nghiên đặt chân lên đất Mỹ, công an lại xông vào nhà thuê của bà ở phường 9, Gò Vấp. Khi ấy, chỉ còn hai người chị của bà đang thu dọn đồ đạc, và họ yêu cầu được gặp bà.

Khi được hai người chị thông báo gia đình bà Nghiên đã đi Mỹ, họ không hề ngạc nhiên nhưng lại quay sang điều tra lý lịch và hạch hỏi, hoạnh hoẹ về sự có mặt của hai người phụ nữ đó. Cuối cùng, công an lập biên bản hai người chị vì “không khai báo tạm trú” và về hành vi “giúp em gái dọn đồ đạc, trả lại nhà cho chủ,” bà cho biết.

Trước khi rời Việt Nam vài tháng, bà Nghiên cũng bị an ninh triệu tập vài lần vì liên quan đến cuốn sách “Những mảnh đời sau song sắt” mà bà là tác giả ghi lại những chuyện chứng kiến trong bốn năm tù. Công an Hà Nội có thu giữ được một cuốn này cùng cuốn “Chính trị bình dân” của nhà báo Phạm Đoan Trang khi khám nhà của Nguyễn Lân Thắng, blogger của RFA, người bị kết án sáu năm tù giam về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” trong phiên toà gần đây.

Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội giám định nội dung cuốn sách và đưa ra kết luận “có nội dung gây chiến tranh tâm lý, tuyên truyền chống nhà nước, kích động nhân dân đứng lên chống đảng…,” bà nói với RFA.

Bà Phạm Thanh Nghiên là một trong nhiều người hoạt động bị buộc phải sống tị nạn ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Nhiều trong số họ đi thẳng từ nhà tù như Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và Trần Thị Nga sang Mỹ hay Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà sang Đức.


 

Vẻ vang dân Việt: Cô Alexandra Huỳnh, 18 tuổi, là người Mỹ gốc Việt…đã được trao tặng danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia

Theo Báo Người Việt

Ngày này hai năm trước, hãnh diện với thế hệ người Mỹ gốc Việt trẻ, sanh ở Mỹ. Thế hệ thứ hai, giống thế hệ di dân của Obama, và Kamala Harris.

“Một cô gái gốc Việt, sắp vào đại học Stanford University, mới đây đã được trao tặng danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia (National Youth Poet Laureate) năm 2021.

Cô Alexandra Huỳnh, 18 tuổi, là người Mỹ gốc Việt, thế hệ thứ nhì, sống tại thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California. Cô coi thơ là phương cách để tự bày tỏ chính mình và cũng là để đòi sự công bằng xã hội.” (Nguoi Viet)

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một cô gái Việt đạt danh hiệu ‘Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia’ Mỹ.

“Danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia là cách mà em kể câu chuyện chính mình, rằng người Việt không hẳn chỉ là người tị nạn mà chúng ta còn luôn ‘vươn lên’ tại đất nước này. Câu chuyện của chúng ta cũng đáng được kể.”

“… Tổ chức văn học nghệ thuật và phát triển Urban Word, vốn thành lập chương trình nhà thơ trẻ quốc gia vào năm 2017, cùng với trung tâm Kennedy Center loan báo việc cô Alexandra Huỳnh được chọn để trao danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia năm nay.

Trong vai trò này, cô sẽ viếng thăm học sinh các trường trung học và sẽ có các buổi hội thơ trên khắp nước Mỹ. Cô Alexandra từng nói rằng một trong những điều cô muốn thực hiện được là phổ biến các kinh nghiệm của chính mình đến những người khác…” (Nguoi Viet)

Báo “Tường Trình -Stanford” của Đại Học Stanford có bài về Alexandra như sau:

… Với tư cách là Nhà thơ trẻ toàn quốc năm 2021, Huynh sẽ phục vụ với tư cách là đại sứ văn hóa của Hoa Kỳ, sử dụng thơ ca làm nền tảng cho nghệ thuật văn học và sự tham gia của công dân.

Huỳnh sẽ đại diện cho chương trình đoạt giải Nhà thơ trẻ toàn quốc và cộng đồng văn học nghệ thuật trẻ toàn quốc thông qua một loạt các buổi biểu diễn và cam kết công dân cho đến tháng 5 năm 2022. Trước khi được vinh danh là Nhà thơ trẻ toàn quốc năm 2021, Huỳnh từng là Đại sứ khu vực miền Tây của Hoa Kỳ .

Là người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, Huỳnh sử dụng thơ ca như một công cụ tự phục hồi và công bằng xã hội cho các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội, theo thông cáo báo chí của Urban Word.

Mùa thu này, với tư cách là sinh viên năm thứ nhất tại Stanford, Huỳnh đặt mục tiêu kết hợp niềm đam mê viết lách sáng tạo, khoa học và tham gia công dân.

Huỳnh nói với USA Today : “Tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ, vì vậy thơ đối với tôi là một loại cơ chế sinh tồn . “Tôi sẽ không thể khám phá thế giới với mức độ rõ ràng tương tự nếu tôi không tìm ra nó trước trên trang giấy.”

Huỳnh được chọn trong số bốn thí sinh lọt vào vòng chung kết khu vực. Người đoạt giải Nhà thơ trẻ quốc gia trước đây là Amanda Gorman, người đã trở thành một người nổi tiếng quốc tế sau khi đọc (một trong những) diễn văn  tại lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden.

Hãng Thông Tấn AP nói về Alexandra Huỳnh

Huỳnh cho biết cô đã viết lời bài hát từ năm 7 tuổi và bắt đầu tiếp cận cách nghiêm túc với thơ ca ở trường trung học, đặc biệt là sau khi biểu diễn trong một cuộc thi thơ địa phương và cảm nhận được sức mạnh gia tăng của từ ngữ khi được nói lên. Cô cho biết Ocean Vương và Diana Khôi Nguyên là một trong những nhà văn yêu thích của cô, và cô hy vọng cuối cùng sẽ xuất bản tác phẩm của chính mình và xem nó được dịch sang tiếng Việt, “tiếng mẹ đẻ” của cô.

“Bản thân tiếng Việt là một ngôn ngữ rất giàu chất thơ,” cô nói. “Trong văn hóa Việt Nam, thơ được nói hàng ngày. Chúng là tài liệu tham khảo về văn hóa đại chúng. Đối với tôi, có thơ trong đời không bao giờ có cảm giác như tôi đang đi ngược lại quy luật.”

Hầu hết các báo, đài TV Hoa Kỳ đều viết về người trẻ đoạt giải thưởng cao quý này, bao gồm CBS News, USA Today, NBC News, LA Times, AP và còn nhiều hơn nữa.


GIÁO DỤC MIỀN NAM QUA CÁI NHÌN CỦA GIÁO SƯ QUYÊN DI

Nguyễn Hoành

GIÁO DỤC MIỀN NAM QUA CÁI NHÌN CỦA GIÁO SƯ QUYÊN DI

Bài viết của Quyên Di, giáo sư giảng dạy văn hóa Việt Nam tại Trường Cal State Long Beach, đảm trách bộ môn tiếng Việt và văn chương Việt Nam khoa Ngôn Ngữ và Văn hóa Á châu thuộc Đại học UCLA (University of California, Los Angeles)

Bài copy có sự đồng ý của giáo sư Quyên Di

Người đã gây ” bão mạng ” khi thu hút hơn 7 triệu lượt xem và hơn 700.000 lượt thích chỉ trong ít ngày với vidéo tặng gấu bông cho học trò

Has COVID-19 Disrupted Higher Education For the Better?... Vietnamese ...

LỄ NGHĨA & LƯƠNG BỔNG THẦY GIÁO TRƯỚC 75

Lương của thầy cô giáo cao và dư giả để sống, để dành được tiền mua nhà, mua xe, nuôi vợ con đầy đủ là yếu tố quan trọng nhất chứng tỏ chính thể tốt, xã hội ổn định, gia đình là nền tảng cho xã hội vững mạnh, con người có đạo đức và có nhân quyền.

Năm 1967 tôi 19 tuổi, vừa tốt nghiệp Tú Tài toàn phần là chuẩn bị khăn gói vào Đại chủng viện Sài Gòn, gọi là “đi tu” để tương lai trở thành linh mục Công giáo. Nhưng Ơn Trên định cho tôi con đường khác: Đúng năm ấy thân phụ tôi qua đời. Mẹ tôi loay hoay với nhà thuốc bắc bố tôi để lại, tôi thì đông em. Vị linh hướng của tôi là linh mục Trần Văn Hiến Minh gọi tôi vào văn phòng và dạy rằng tôi không được nhập Đại chủng viện mà phải ở nhà lo giúp mẹ phụ nuôi các em.

Trường công lập và Trường tư thục

Tôi vốn là học sinh trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn suốt từ năm đệ Thất đến đệ Nhất. Đây là trường trung học Công giáo. Ban Giám đốc gồm toàn linh mục và hầu hết là thầy dạy của tôi. Chắc hồi đi học tôi cũng là học sinh khá và ngoan nên các vị này bàn bạc với nhau sao đó rồi cho tôi dạy hai lớp đệ Thất. Nhà trường gửi tên tôi lên Nha Trung Học. Nha cấp cho tôi Giấy phép dạy học bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (từ đệ Thất đến đệ Tứ).

Tôi kể trường hợp riêng để thưa với người đọc rằng thời VNCH có hai hệ thống trường học song hành: Trường công lập và trường tư thục.

Giáo chức trường công lập phải tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn, hay Đại Học Sư Phạm, được Bộ Quốc Gia Giáo Dục (thông qua Nha/Ty Tiểu học và Nha Trung học) bổ nhiệm. Giáo chức trường tư thục do Ban Giám đốc nhà trường tuyển dụng, tùy theo bằng cấp và khả năng mà xếp cho dạy lớp thuộc cấp nào. Giáo chức trường công lập lấy làm hãnh diện vì đã tốt nghiệp trường Sư Phạm, có giai đoạn đi thực tập, sau đó được bổ nhiệm, trở thành công chức ngành giáo dục. Giáo viên trường tư thục cũng “vẻ vang” không kém vì có khả năng và đủ bằng cấp mới được trường mời giảng dạy.

Bộ Quốc Gia Giáo Dục quy định: Người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (học xong lớp đệ Tứ, học sinh được quyền thi để lấy bằng này) được phép dạy các lớp bậc Tiểu học.Người có bằng Tú Tài toàn phần được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (đệ Thất – đệ Tứ). Người có bằng Cử nhân hay Cao học được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp (đệ Tam – đệ Nhất). Trong bài này, tôi không đề cập đến các vị giáo sư, giảng sư, phụ khảo Đại học.

Tình cảm thầy trò và phụ huynh

HT6b_NhaTro_NguyenHongAn_HocTro_1966

Giáo viên, giáo sư được phụ huynh và học sinh kính trọng lắm. Thời ấy người ta vẫn giữ lễ như thời Nho học còn thịnh hành. Tết nhất phụ huynh thường biếu quà thầy/cô. Quà không đắt tiền nhưng thể hiện lòng tôn kính. Thầy/cô tiếp nhận quà, đôi khi lại nhờ học sinh gửi lại quà tặng cho cha mẹ. Học trò rất kính trọng và quý mến thầy/cô.

Tôi có kinh nghiệm đi thăm cô giáo bị bệnh. Năm học lớp Nhì, tôi học với cô giáo Lan (hiện cô ở Texas). Cô đẹp và hiền. Cô bị yếu mệt phải nằm nhà thương Chợ Rẫy. Bảy đứa con trai góp tiền mua được sáu trái cam, đi thăm cô. Có bao nhiêu tiền đã mua cam hết rồi, không còn tiền đi xe buýt. Thì cứ leo đại lên xe, chui dưới chân người lớn. Nhưng các bác soát vé lanh lắm, lâu lâu bác kiếm được một đứa, xách tai ném ra khỏi xe. Bị ném khỏi xe này lại leo lên xe khác, cuối cùng cả bọn cũng gặp nhau đủ bảy đứa trước cổng nhà thương. Tìm đến phòng cô, cả bọn tranh nhau kể khổ cho cô nghe. Cô khóc rồi lấy dao xẻ cam cho cả bọn ăn sau đó cho tiền xe về.

Lớn lên, đi dạy học, tôi không có kinh nghiệm dạy trường miền xa như vùng lục tỉnh hay các tỉnh miền Trung hoặc Cao Nguyên Nam Trung Phần. Tuy nhiên có những cuối tuần đi thăm các bạn dạy trường công lập ở vùng lục tỉnh, thấy các đồng nghiệp ấy được phụ huynh thương mến mà ham. Có nải chuối, trái mít, trái sầu riêng ngon, phụ huynh cũng sai con biếu thầy/cô. Có những đồng nghiệp đang đêm nghe đập cửa, mở cửa nhìn ra thì là một phụ huynh nào đó tới mời đi nhậu cá lóc nướng trui ngoài đồng. Tôi được được mời ké. Bữa nhậu giữa đồng, trăng thanh gió mát, đương nhiên có “nước mắt quê hương”, vui và ngon hết biết!

“Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”…

Giáo chức dạy trường công lập có việc làm vững chắc, vì là công chức, trước sau cũng nhận được sự vụ lệnh bổ đi dạy trường này trường nọ. Chỉ có điều may mắn thì được dạy trường gần nhà. Thí dụ, ở Sài Gòn mà lại được dạy tại Sài Gòn thì còn gì bằng. Không may thì phải đi dạy trường xa, khi ấy phải dời nhà đến gần trường mà dạy. Gọi là “may” hay “không may” là theo quan niệm chung thôi. Thật ra về trường xa, thầy/cô thường được phụ huynh học sinh rất kính trọng, quý mến như nói ở trên.

Giáo chức dạy trường tư thục, việc làm bấp bênh hơn. Cứ gần đến hè, thầy giáo thường “hát” câu “Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”. Lý do là không biết nhà trường còn tiếp tục mời mình dạy niên học tới hay không. Vào dịp đó, ban Giám đốc nhà trường Trung học thường gửi các giáo sư một lá thư, bỏ trong phong bì rất trịnh trọng, gọi là “Thư cám ơn”. Mở thư mà thầy hồi hộp. Thư có hai phần: phần đầu là lời lẽ cám ơn rất lịch sự về sự cộng tác trong suốt một năm. Phần này thì thư nào cũng như nhau. Phần hai mới là quan trọng vì nó không giống nhau: ban Giám đốc hân hạnh mời thầy tiếp tục dạy vào niên học tới và xin thầy vui lòng chấp thuận; hoặc ban Giám đốc lấy làm tiếc không thể mời thầy tiếp tục cộng tác, chúc thầy may mắn và hy vọng có cơ hội mời thầy trở lại trong tương lai…Đó là trường hợp thầy là giáo chức bình thường, việc dạy học không lấy gì làm xuất sắc.

Đối với các giáo sư có uy tín, được học sinh mong ước theo học thì lại khác. Ban Giám đốc thường phải thưa chuyện với thầy từ rất sớm, mong thầy xếp đặt giờ giấc, đừng nhận dạy ở trường khác vào những ngày giờ mà nhà trường dự định dành cho thầy vào niên học tới. Những giáo sư này thường dạy nhiều trường; xong giờ dạy trường này là lên xe phóng sang trường khác ngay, mà thời ấy chúng tôi gọi là “chạy trường”. Cá nhân tôi vào những năm cuối nền đệ Nhị Cộng Hòa cũng dám nhận dạy một niên khoá tới 4, 5 trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn, Cứu Thế Học Đường (đường Kỳ Đồng), Phước An (Thị Nghè), Tân Khoa (Gia Định), Chân Phước Liêm và Dũng Lạc (Gò Vấp). Ấy là chưa kể buổi tối dạy luyện thi mà tôi sẽ nói sau. Nghĩ lại, lấy làm sợ hãi.

BÀI SOẠN”

Nói chung, thời VNCH, có thể nói hơi ngoa ngữ một chút là “đã biết cầm cục phấn là biết dạy học”. Có những vị có khiếu dạy học, dạy rất hay, mặc dù có thể không tốt nghiệp trường Sư Phạm. Năm học đệ Tứ, tôi có một thầy dạy Toán tuyệt vời. Thầy có thể cầm phấn vẽ trên bảng 10 vòng tròn đồng tâm chỉ trong nháy mắt. Lại có những giáo sư dạy Quốc Văn hay Sử Địa, giảng bài hay đến độ học trò ngồi im phăng phắc cả tiếng đồng hồ mà không biết chán. Tôi nghe nói, bộ ba giáo sư “Tế-Khoan-Đáng” (Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng) khi lên lớp giảng bài, học trò lớp khác bỏ lớp, đứng ngoài cửa lớp của các thầy để nghe ké.

Giáo chức dạy học không có “giáo án” nhưng có cuốn “bài soạn”. Việc hình thành một bài soạn để dạy trong lớp gọi là “soạn bài”. Vậy thôi. Mỗi năm, thầy/cô bổ túc cho “bài soạn” của mình thêm phong phú, đem lại kết quả tốt hơn. Bình thường thì như thế, nhưng cũng có giáo sư dạy tùy hứng và có khiếu ăn nói. Những vị này thường được nhà trường xếp dạy lớp đệ Tam là lớp cuối năm không phải đi thi, học sinh gọi đùa là “năm dưỡng lão”. Thầy giảng thao thao bất tuyệt, học trò cứ há miệng nghe mà không biết chán.

Tôi nói vụng, thầy tôi, giáo sư Vũ Khắc Khoan (dạy tôi môn Hát Bội ở Đại học Văn khoa Sài Gòn), khi dạy Sử Địa ở trường Trung học, suốt một niên khóa vẫn chưa dạy xong bài “Quân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất!”. Ấy là tôi “nghe nói” như thế.

LƯƠNG BỔNG GIÁO CHỨC

Cuộc sống nhà giáo được xem là “thanh bạch” (cách nói khác của “nghèo”) nhưng thực tế thì không đến nỗi. Một thí dụ: Năm 1964 là năm giao thời giữa đệ Nhất và đệ Nhị Cộng Hòa, một giáo sư Trung học đệ Nhị cấp (dạy từ lớp đệ Tam đến đệ Nhất) mới tốt nghiệp ba năm Đại học Sư Phạm bắt đầu đi dạy, lương và phụ cấp chức nghiệp cộng phụ cấp đắt đỏ, tổng cộng khoảng 7.405 đồng, phụ cấp cho vợ 1.000 đồng, phụ cấp cho ba con, mỗi con 800 đồng, sẽ là 10.805 đồng một tháng. Trong khi đó, một ký gạo giá chỉ có 5 đồng rưỡi.

Cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, giáo sư dạy trường Trung học tư thục, thù lao một giờ dạy, thấp nhất khoảng 250 đồng, cao nhất khoảng 1.000 đồng. Nếu vị có lương giờ thấp nhất, dạy một ngày bốn tiếng, mỗi tuần năm ngày (ngày thứ Bảy cũng dạy bình thường), lương tháng vào khoảng 20.000 đồng. Vị có lương giờ cao nhất, cũng dạy với số ngày, giờ như thế, lương tháng sẽ vào khoảng 80.000 đồng. Trong khi đó, giá tiền một ký gạo năm 1971 là 48 đồng, năm 1974 là 171,3 đồng. Như thế thì không thể nói nhà giáo sống thiếu thốn được.

Giáo sư Trung học có uy tín, được mời dạy luyện thi Trung học đệ Nhất cấp, Tú Tài 1, Tú Tài 2 thì khó mà có con số lương bổng rõ ràng. Những môn học sinh thường học thêm để luyện thi là Toán, Lý, Hóa, Vạn vật, Ngoại ngữ, Triết học, Quốc văn. Các trung tâm luyện thi có thể trả những vị giáo sư này đến 1.500-1.600 đồng một giờ. Vì tiền lương không đến nỗi chật hẹp, giáo chức không phải làm thêm nghề phụ, có thì giờ để chuyên tâm vào việc dạy học, kết quả đương nhiên là tốt đẹp.

Viết bài này, tôi hồi tưởng lại đời dạy học, từ khi là một “cậu giáo” 19 tuổi mặt mũi non choẹt, không chút kinh nghiệm cho đến khi lớn hơn, được gọi là “ông Giáo sư Trung học” với lương giờ khá cao, lại cũng vì muốn có nhiều tiền giúp mẹ nuôi các em nên còn nhận dạy luyện thi buổi tối. Mỗi tháng đem về nhà mấy trăm ngàn đồng. Nhưng chuyện ấy không làm tôi nhớ bằng tình thầy trò . Tôi đã vừa là trò, vừa là thầy, nên có thể làm chứng rằng đời sống tinh thần và tình cảm của người thầy/cô thời VNCH thật phong phú mà ai từng trải qua, suốt một đời không thể nào quên.

Cóp từ FB TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM

Phái đoàn USCIRF thăm Việt Nam, gặp gỡ các nhóm tôn giáo độc lập

Phái đoàn USCIRF gặp các nhóm tôn giáo độc lập tại Tp. HCM ngày 18/5/2023. Photo Facebook Trung Kien Pham.

Phái đoàn USCIRF gặp các nhóm tôn giáo độc lập tại Tp. HCM ngày 18/5/2023. Photo Facebook Trung Kien Pham.

Một phái đoàn của Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đang có chuyến công du Việt Nam, gặp gỡ các nhóm tôn giáo độc lập – nhóm thường xuyên cho rằng bị chính quyền sách nhiễu – và cả Đức pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước hậu thuẫn.

Đại diện của Hội đồng Liên tôn Việt Nam (HĐLTVN), nhóm gồm 5 các tôn giáo độc lập không được nhà nước công nhận, hôm 19/5 cho VOA biết một phái đoàn của USCIRF do Uỷ viên Frederick Davie dẫn đầu, có cuộc gặp với các lãnh đạo và thành viên của hội đồng sáng ngày 18/5 tại chùa Giác Hoa Tp. Hồ Chí Minh.

“Hội đồng Liên tôn Việt Nam qua đại diện của Hòa thượng Thích Không Tánh đã trình bày tình hình chung và trao bản kiến nghị của HĐLTVN cho phái đoàn. Ngoài ra, mỗi tôn giáo đều trình bày những sự bách hại của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mà mỗi tôn giáo đó gặp phải”, ông Lê Quang Hiển, Thư ký của hội đồng, cho biết.

KHÁNG NGHỊ THƯ của HÒA THƯỢNG THÍCH KHÔNG TÁNH….Gởi giới cầm quyền cộng ...

Bản kiến nghị mà VOA xem được có đoạn viết: “Cộng sản Việt Nam công khai cầm tù những người tu hành ở Tịnh thất Bồng Lai của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương tại tỉnh Long An; khủng bố, đe dọa khởi tố vụ án vô căn cớ với Hội Thánh Tin Lành Phục Hưng tại Sài Gòn; Mục sư Đinh Diêm bị chết đột ngột trong tù! Ngăn cấm, sách nhiễu các Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ, Hội Thánh Đức Chúa Trời, Hội Thánh Tin Lành Cộng Đồng Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ ở Quảng Nam, Nghệ An, Đắc Lắc. Đặc biệt ở vùng sắc tộc Tây Nguyên nhiều mục sư, tín hữu không được sinh hoạt đạo sự!”.

Thượng Toạ Thích Vĩnh Phước thuộc tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, thành viên của HĐLTVN, người tham dự cuộc gặp hôm 18/5, cho VOA biết:

“Những tổ chức tôn giáo độc lập luôn luôn bị bách hại, bị khó khăn, điển hình riêng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất là chùa Sơn Linh ở Kon Tum do thầy Thích Nhật Phước làm nhà tạm để ở, và chùa Thiên Quang của thầy Thích Thiên Thuận ở Bà Rịa – Vũng Tàu”.

“Có lẽ là nhờ sự lên tiếng của các giới chức ngoại giao như Tổng Lãnh sự quán của Đức, tùy viên Hoa Kỳ đến thăm chùa Thiên Quang cho nên đến hôm nay chùa Thiên Quang tạm bình yên, không bị tháo dỡ những công trình đã xây dựng từ nhiều năm”.

Hoạt động của Hội Đồng Liên Tôn tại Việt Nam - VietVungVinh.com

ngày 29/1/2019, tại chùa Giác Hoa, Nơ trang Long, Bình Thạnh, HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VN đã có buổi làm việc và trao đổi với phái đoàn Canada.

Ông Lê Quang Hiển lặp lại đề xuất của hội đồng như nêu trong bản kiến nghị gửi USCIRF:

“Chúng tôi tha thiết mong muốn chính phủ Hoa Kỳ áp lực đối nhà cầm quyền Cộng sản để cho các tôn giáo độc lập trong nước Việt Nam được hoạt động; phải tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của các tổ chức tôn giáo độc lập…Nếu cần, chính phủ Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp chế tài, như đưa Việt Nam vào danh sách CPC [Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt], hay luật Magnitsky đối với những quan chức nào của chính phủ Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo”.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ cho bình luận về bản kiến nghị này, nhưng chưa được phản hồi.

Chiều ngày 18/5, tại chùa Huê Nghiêm ở thành phố Thủ Đức, phái đoàn USCIRF đến gặp Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giáo hội được nhà nước chính thức công nhận và hậu thuẫn.

“Tình hình tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cũng có những chuyển biến tích cực, thay đổi phù hợp với sự phát triển chung; mối liên hệ giữa các tổ chức tôn giáo được tăng cường và mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo cũng ngày càng tốt đẹp hơn”, báo Giác Ngộ dẫn lời Hòa thượng Thích Trí Quảng nói với phái đoàn USCIRF.

Tại buổi tiếp phái đoàn USCIRF hôm 16/5 ở Hà Nội, ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết: “Việt Nam luôn sẵn sàng và mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với phía Hoa Kỳ nói chung và Ủy ban USCIRF nói riêng trong lĩnh vực tôn giáo trên cơ sở thiện chí, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau”, theo Cổng thông tin Bộ Công an, cơ quan thường xuyên chỉ trích sự lên tiếng của USCIRF về tình hình tự do, tôn giáo Việt Nam.

TinHoaThinhDon: Khi công dân tra khảo công an: Vài ngày có một lời khai mới

Thứ trưởng Lương Tam Quang khẳng định: “Đảng và Chính phủ Việt Nam có chính sách nhất quán và luôn nỗ lực đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, coi đó là một mục tiêu quan trọng đi cùng với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam”, trang này cho biết.

Vụ Đường Văn Thái: 19 tổ chức nhân quyền kêu gọi LHQ thúc ép Việt Nam phóng thích

RFA

YouTuber Thái Văn Đường (Đường Văn Thái) trong một ảnh chụp tháng 2/2023 (Twitter Thái Văn Đường)

Đường Văn Thái: 19 tổ chức nhân quyền kêu gọi LHQ thúc ép Việt Nam phóng thích

00:00/04:52

Phần âm thanh 

Bức thư chung của 19 tổ chức nhân quyền quốc tế được gửi tới Văn phòng Cao uỷ của Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR) ở Thụy Sĩ, kêu gọi cơ quan này hối thúc Chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Đường Văn Thái cũng như blogger Trương Duy Nhất – hai người được cho là bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Thái Lan.

Bức thư được ký ngày 18/5 bởi chín tổ chức phi chính phủ ACAT đến từ nhiều quốc gia khác nhau, hướng đến việc xoá bỏ các hình thức tra tấn và án tử hình trên khắp thế giới, cũng như bảo vệ quyền tị nạn, cùng một số tổ chức có tiếng khác như Văn bút Mỹ (PEN Ameria), Phóng viên Không Biên giới (RSF)… bên cạnh hai tổ chức của người Việt là Việt Tân và Hội Anh em Dân chủ.

Trong thư chung gửi người đứng đầu Cao ủy của LHQ về Người tị nạn – ông Filippo Grandi, các tổ chức cho rằng hàng trăm người Việt hiện đang tị nạn tại xứ Chùa Vàng có nguy cơ bị bắt cóc và cưỡng bách trở về nước bởi đặc vụ của Nhà nước Việt Nam sau khi blogger Thái Văn Đường (tên thật là Đường Văn Thái) bị bắt cóc hơn một tháng qua.

Sau khi đưa tin rầm rộ về việc ông Thái bị cho là xâm nhập trái phép từ Lào, nhà chức trách Việt Nam đến nay hoàn toàn im lặng về tình trạng của ông Thái. Chính quyền địa phương không thông báo về việc ông bị bắt, giam giữ hoặc khởi tố với người mẹ già 75 tuổi, bà chỉ biết tin về con trai của mình từ hàng xóm, bà Dương Thị Lư nói với phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong chiều 19/5.

Nhắc lại vụ ông Trương Duy Nhất, blogger của RFA, bị bắt cóc tại thủ đô Bangkok khi vừa nộp đơn xin tị nạn chính trị cho cơ quan của LHQ vào tháng 1/2019, bị đưa về Việt Nam và bị kết án 10 năm tù giam, bức thư cho rằng cả hai sự vụ đều cho thấy sự vi phạm trắng trợn luật lệ quốc tế về tị nạn và nhân quyền của chính quyền Việt Nam.

Người tị nạn tại Thái Lan lo lắng về an nguy

Theo một thống kê không đầy đủ, hiện có hơn 1.500 người Việt gồm nhiều sắc tộc khác nhau như người Thượng, người Hmong, Khmer Krom, người Kinh… đang tị nạn tại Thái Lan và mỏi mòn chờ được định cư ở một nước thứ ba.

Một số người trong số họ có tâm lý hoang mang, lo sợ sau sự việc xảy ra với ông Đường Văn Thái.

Cựu tù nhân chính trị Trần Hồng Giang, người đào thoát khỏi Việt Nam từ năm 2018 vì không chịu được sự đàn áp của lực lượng an ninh sau khi mãn án 15 năm tù giam, cho RFA biết trong ngày 19/5:

Thông tin anh Đường Văn Thái bị bắt làm đa số anh em ở đây ai cũng hoang mang lo sợ. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sang đây bắt người tuỳ tiện vậy đó. Mình không biết khi nào chuyện bắt bớ này xảy ra với mình hay với người khác.”

Ông Y Quynh Buon Dap, người tị nạn chính trị vì các hoạt động về tự do tôn giáo, cho biết trong cùng ngày:

Từ cái vụ việc đó, nhiều người Việt ở Thái Lan này họ cũng lo lắng vì họ có thể là những mục tiêu của cộng sản Việt Nam.”

Ông cho biết, vì Thái Lan chưa tham gia Công ước về người tị nạn nên chính quyền Bangkok không cho người tị nạn được phép lao động và tự do đi lại nên những người như ông phải cẩn trọng hơn nhằm tránh bị cảnh sát Thái bắt nộp phạt hoặc đưa vào giam ở Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép (IDC). Gần đây, cảnh sát Thái tăng cường kiểm tra những khu vực có người tị nạn thuê, ông nói.

Bức thư của 19 tổ chức kêu gọi Cao ủy LHQ về Người tị nạn chú tâm đặc biệt đến các trường hợp bị bắt cóc và có những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan không bị bắt cóc và cưỡng bách về lại đất nước.

Các biện pháp được đưa ra bao gồm, thực hiện các đánh giá rủi ro cho những người đã được cấp quy chế tị nạn nhằm xác định xác suất bị tấn công bạo hành, kể cả bắt cóc và cưỡng bách về Việt Nam, và để tiến hành các biện pháp bảo vệ cụ thể.

Thứ hai là thúc đẩy nhanh hơn thủ tục tái định cư  sang quốc gia thứ ba, để có được một nơi an toàn hơn là Thái Lan cũng như tránh bị cưỡng bách về Việt Nam.

Sau việc ông Thái bị bắt cóc, ông Y Quynh Buon Dap nói rằng, Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tị nạn không có động thái gì nhằm bảo vệ người tị nạn ngoài việc thăm hỏi qua điện thoại và dặn dò cẩn trọng trong việc đi lại.

Người sáng lập và điều hành tổ chức Người Thượng Vì Công lý, một nhóm đấu tranh cho quyền của người Thượng ở Tây Nguyên, nói về nguyện vọng của người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan:

Người Thượng và người Việt nói chung, mong muốn của người tị nạn thứ nhất là được sự bảo vệ từ Liên Hiệp quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Thứ hai là mong muốn sớm để có thể đi được sang nước thứ ba.”

Cuối tháng trước, một nhóm khoảng 50 người tị nạn đến từ Việt Nam đã biểu tình trước Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tị nạn ở Bangkok để đề nghị cơ quan này có các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ họ trước nguy cơ bị bắt cóc bởi an ninh Việt Nam, và nhanh chóng tiến hành thủ tục tái định cư cho những người có quy chế tị nạn.

Blogger Thái Văn Đường, sinh năm 1982, sống như một người tị nạn chính trị ở gần Bangkok từ đầu năm 2019 và đang chờ được định cư sang nước thứ ba, Ông làm ra hàng trăm video clip trên Youtube có nội dung về tham nhũng và đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 13/4, ông bị mất tích ở gần nhà trọ ở tỉnh Pathum Thani, truyền thông nhà nước Việt Nam ba ngày sau đó đưa tin ông bị bắt vào chiều 14/4 khi đang nhập cảnh bất hợp pháp từ Lào vào xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.

Thua bạc ở Cambodia, Việt kiều Canada vận chuyển ma túy về Việt Nam

Nguồn: Báo Nguoi-viet

May 11, 2023

SÀI GÒN, Việt Nam (NV)  Chu Bá Chung, 39 tuổi, Việt kiều Canada, là một trong số các nghi can xuyên quốc gia vừa bị bắt giữ trong đường dây vận chuyển hàng trăm kg ma túy từ Cambodia về Việt Nam.

Theo báo VNExpress hôm 11 Tháng Năm, đường dây nêu trên đổ bể khi nghi can Trương Ngọc Mai, 26 tuổi, bị bắt trong lúc đang đi giao “hàng” tại quận 5, Sài Gòn, hồi giữa Tháng Chín năm ngoái.

Nghi can Trương Ngọc Mai (áo cam) lúc bị bắt. (Hình: VNExpress)

Khám xét ba thùng giấy được quấn băng keo để trên xe gắn máy của nghi can này, công an phát giác gần 12 kg ma túy loại methamphetamine (ma túy đá).

Tiếp tục khám xét nơi ở của nghi can Mai tại quận 4, công an tịch thu thêm 11.5 kg heroin, 40 kg ma túy đá, 12 kg thuốc lắc và ketamine, máy ép, cân điện tử.

Cùng thời điểm, công an ập vào một căn nhà trên đường Trần Văn Đang, quận 3, một căn chung cư tại quận 8… bắt nhiều người trong đường dây, tịch thu tổng cộng 85 kg ma túy.

Khi đường dây bị bể, Chu Bá Chung lập tức chạy trốn đến thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị bắt vài ngày sau đó.

Lúc bị bắt, nghi can Chung khai hồi đầu năm 2019, thua bạc tại các sòng Cambodia và nợ tiền một người đàn ông chưa rõ danh tính. Do Chung không có khả năng chi trả nên ông này đề nghị nghi can làm đầu mối giao ma túy cho khách tại Sài Gòn, với thù lao từ $100-$200 mỗi chuyến.

Từ đầu năm 2020, mỗi lần Chung nhận chuyển 5-30 kg ma túy đá, ketamine, thuốc lắc… từ đường dây của ông chủ bên Cambodia, vận chuyển về Sài Gòn và giao đến địa điểm được ấn định sẵn.

Để mở rộng hoạt động, Chu Bá Chung thuê Trương Ngọc Mai làm đầu mối tiếp nhận ma túy, sau đó giao đến những đại lý.

Một nghi can khác trong đường dây là Nguyễn Vũ Khải Hoàng, 28 tuổi, khai rằng hồi Tháng Ba năm ngoái, vay 400 triệu đồng ($17,045) của một người tên Thạch chưa rõ lai lịch, với lãi suất cao.

Các gói ma túy tổng hợp là tang vật của vụ án. (Hình: VNExpress)

Do không có tiền trả nợ, Hoàng nhận lời đi xe hơi đến các tỉnh gần biên giới với Cambodia để nhận các lô ma túy mang về Sài Gòn giao cho hai nghi can Chung, Mai để nhận tiền công 100-200 triệu đồng ($4,261-$8,522) mỗi chuyến.

Công An thành phố Sài Gòn được ghi nhận đang mở rộng điều tra vụ án này. (N.H.K) 

Bao năm giải phóng như thế này phải không anh…?

Lmdc Viet Nam

48 năm rồi từ sau ngày 30.4.75 người Việt vẫn tiếp tục vượt biên.

‘Ngàn dặm trần ai’ của lao động bất hợp pháp người Việt ở Đài Loan

Câu thơ trong ‘Stopping by Woods on a Snowy Evening’ cũng là nhan đề phim tài liệu về lao động Nguyễn Quốc Phi, (1990 – 2017) người đã chết sau khi bị cảnh sát Đài Loan bắn chín phát đạn vào năm 2017.

‘And Miles to Go Before I Sleep’, tạm dịch ‘Ngàn dặm trần ai’ của đạo diễn Đài Loan Thái Sùng Long (Tsai Tsung-lung) đã đoạt giải phim tài liệu xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Kim Mã lần thứ 59 (năm 2022).

Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt, đạo diễn Thái Sùng Long cho biết ông muốn làm phim để cho “thấy điều gì sai đã xảy ra và Nguyễn Quốc Phi không đáng chết.”

“Đây không phải là một vụ riêng rẽ, mà mang tính điển hình cho thấy lỗi hệ thống của Đài Loan đối với người lao động nhập cư. Lao động nhập cư không có làm hại gì, chỉ là trần truồng ngay trước mặt họ, không có vũ khí, thế mà cảnh sát lại nghĩ họ như một con quái vật. Thế là thảm kịch đã xảy ra.”

Linh mục Nguyễn Văn Hùng, người từ nhiều năm nay từng giúp đỡ cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan xác nhận với BBC News Tiếng Việt về tuyến đường từ Việt Nam đi qua ngả Trung Quốc.

Ông cho biết một số lao động Việt Nam đã ra đi ‘trót lọt’ đến Đài Loan nói với ông rằng họ “đi vượt biển từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc)”.

“Hiện có nhiều đường đi, từ miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, họ sẽ đi xe buýt đến cửa khẩu, rồi từ đó có người đón,” Linh mục Hùng nói.

“Họ phải leo núi nữa, rất nguy hiểm, và phải mất thời gian rất lâu.”

“Sau khi leo núi, họ đến được Trung Quốc thì bên đó có đường dây, đưa về một địa điểm. Khi chồng đủ tiền thì họ đưa những người này đi bằng ghe, tàu sang Đài Loan.”

“Những người muốn đi chỉ trả một số tiền, rồi ngồi trên ghe. Sau đó có tàu chở ra biển và có ghe từ Đài Loan ra nhận. Nếu xuôi lọt thì không sao, nếu không thì họ phải xuống biển để bơi,” Linh mục Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm.

“Từ các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình qua Trung Quốc rất gần. Những ngả đường mà họ đi leo núi sang Trung Quốc cũng đã có nhiều người đi rồi. Thành thử ra người trước nói với người sau. Ngoài ra họ có đường dây tổ chức nên có những chuyến đi thành công rồi, như ngày 14/04 cũng có một nhóm người vượt biên từ Việt Nam, và bị bắt. Những người này cũng đi tuyến đường vượt biên qua ngả Trung Quốc.”

“Đa số người vượt biên đi bằng tàu, sau đó một số tàu cập bến, một số tàu sẽ không cập bến. Một số sẽ có thuyền cao su đến rước người vượt biên, hoặc có khi cách bờ 1, 2 km họ sẽ thả người vượt biên xuống để họ tự bơi vào bờ.”

Nhiều người vẫn tiếp tục bất chấp vượt biển ra đi từ Việt Nam vì đời sống khó khăn nơi quê nhà, Linh mục Hùng nói. Chi phí cho một hành trình như vậy là vào khoảng 200 triệu đồng, và đây được coi là tuyến đường dễ đi nhất.

TL BBC

Toạ đàm ‘50 cộng đồng người Việt tự do ở Hoa Kỳ’ | VOA Tiếng Việt

Hội thảo do Cộng Đồng Người Việt Thủ đô Washington tổ chức, chủ đề bao gồm:

  • 50 năm Cộng Đồng Người Việt hải ngoại xây dựng và phát triển ra sao, có những thành công như thế nào?
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cộng hòa  và tư tưởng dân chủ tại Việt Nam từ 1920 tới 1963 ra sao?

Mời bạn đọc theo dõi.

2 thanh niên gốc Việt bị bắn chết trong lúc mua giày ở Houston

Báo Nguoi-viet

May 8, 2023

HOUSTON, Texas (NV) – Hai thanh niên gốc Việt bị bắn chết ở Houston sau một vụ mua bán giày tại bãi đậu xe trong khu aparment ở Houston vào tối Thứ Sáu, 5 Tháng Năm, đài truyền hình ABC 13 dẫn lời cảnh sát cho biết hôm Thứ Hai, 8 Tháng Năm.

Cảnh sát cho hay, hai thanh niên Khôi Trần và Gavin Trần, đều 20 tuổi, bị ba thanh niên da đen đi trên một chiếc xe màu xám bắn.

Cảnh sát Houston có mặt tại hiện trường sau khi án mạng xảy ra. (Hình: Twitter Houston Police)

Bãi đậu xe thuộc khu nhà đoạn đường số 8200 đường Fulton, trong khu Northside/Northline của Houston.

Theo Trung Úy Larry Crowson của Sở Cảnh Sát Houston, khi đến nơi, cảnh sát thấy hai thanh niên gốc Việt chết tại chỗ.

Cảnh sát nói đây là hai người bạn, mặc dù có cùng tên họ.

Theo cảnh sát, sau khi mua bán giày gì đó, một thanh niên da đen từ trong chiếc xe Dodge SUV bước ra, tay cầm súng trường, bắn hai thanh niên gốc Việt.

Cảnh sát không nói đây là vụ cướp hoặc mua bán giày trước khi nổ súng xảy ra.

Hiện cảnh sát chưa mô tả được ba thanh niên da đen, và yêu cầu bất cứ hai có thông tin xin báo cho họ qua hai số điện thoại 713-308-3600 và 713-222-8477.

Houston là thành phố lớn nhất tiểu bang Texas, có khoảng 5 triệu dân, và là thành phố có cộng đồng người Việt lớn thứ nhì ở Mỹ. (Đ.D.)

“Mẹ con bị thương!” Chúng tôi cũng bị thương

Báo Tiếng Dân

Nhã Duy

9-5-2023

Cindy và Kyu Cho, cùng cậu con trai ba tuổi tên James và William 6 tuổi. Cả 3 người đều qua đời, chỉ còn cậu con trai 6 tuổi. Nguồn: Annie Gimbel/ GoFundMe

“Steven lật xác người phụ nữ, ôm cậu bé máu phủ đầy người ra. Cậu bé hét toáng lên, giọng nức nở, ‘mẹ con bị thương, mẹ con bị thương’.

Là một cựu biệt hải rồi trở thành một cựu cảnh sát, nhìn vết đạn trên cơ thể bất động của người phụ nữ, Steven đã quá kinh nghiệm để biết rằng mọi chuyện đã vô phương. Nhưng ông vẫn hy vọng mình sai. Ông cúi xuống đặt nhẹ hai ngón tay lên cổ cô ta. Ông thở ra, rồi xót xa nhìn qua cậu bé.

Chỉ mươi phút trước đó, mọi chuyện xảy ra như trong những thước phim đầy bạo lực trên màn ảnh chứ không phải một buổi chiều cuối tuần nhộn nhịp, vui vẻ tại khu thương mại đông người bậc nhất tại khu vực North Texas này.

Chưa bao giờ nghe tiếng súng ngoài đời, người mẹ trẻ quay lại phía sau khi nghe như có tiếng pháo nổ dồn dập. Cô hốt hoảng khi thấy những người chung quanh ngã xuống. Chân ríu lại, cô muốn dắt con chạy mà như có ai đang ghì lại.

Như một phản xạ tự nhiên của người mẹ, người phụ nữ Á Đông nhỏ nhắn đã đẩy đứa con trai nằm xuống và lấy thân mình đè lên, che cho đứa con trai. Bên cạnh là người chồng cũng ôm đứa con trai út nằm xuống. Cô cũng chẳng biết anh kéo con nằm xuống hay bị vấp ngã.

Con trai! Mẹ sẽ bao bọc, chở che cho con như khi con còn trong bụng mẹ. Chỉ có mẹ mới biết con đã thở ra sao, trái tim con đã đập như thế nào từ lúc con còn chưa chào đời. Đừng sợ, con, đừng sợ.

Và rồi người mẹ trẻ thấy mình như bồng bềnh, bồng bềnh. Hai tay cô vẫn ôm chặt đứa con”.

***

Cả ngày nay tôi vẫn mường tượng cảnh tượng khủng khiếp về những giây phút cuối cùng của một gia đình gốc Nam Hàn, nạn nhân vụ nổ súng tại Allen của Texas như vậy. Nó đến tự nhiên, vô thức. Tôi chỉ viết lại từ những bản tin mà cả thế giới đang đọc. Bằng nỗi ám ảnh của chính mình.

Nhìn tấm ảnh một gia đình trẻ trung, hạnh phúc và giờ đây chỉ còn mỗi đứa con trai sáu tuổi còn sống sót, tôi chẳng biết phải nói điều gì. Chẳng biết đứa bé may mắn hay định mệnh lại nghiệt ngã đến mức chừa lại mỗi đứa bé mồ côi để gánh chịu nỗi mất mát, tang thương quá lớn như vậy. Không ai chịu đựng nổi, huống hồ đứa bé sáu tuổi. Tôi không muốn nghĩ tiếp…

Tôi vẫn nghe như có tiếng thảng thốt của cậu bé bên tai. “Mẹ con bị thương, mẹ con bị thương”. Không con, tất cả chúng tôi cũng đang bị thương. Trái tim chúng tôi cũng đang tan nát.

Và tôi cũng không muốn nghĩ đến cuối tuần này có ngày lễ Mẹ. Nó bất công cho con quá, Will.

Đồng 2 dollar Úc và nỗi hoang tưởng Hà Nội

Báo Tiếng Dân

Jackhammer Nguyễn

6-5-2023

Nước Úc phát hành đồng dollar sưu tập trị giá 2 dollar, trên đó có hình lá cờ vàng ba sọc đỏ của nhà nước Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam Việt Nam trước kia. Trong cuộc chiến tranh thường được gọi là chiến tranh Việt Nam (1955-1975), quân đội Úc tham chiến bên cạnh quân đội VNCH, cũng như các đồng minh phương Tây, trong đó có Mỹ. Đồng tiền sưu tập này được phát hành để kỷ niệm tròn 50 năm quân đội Úc rút khỏi cuộc chiến.

Australia's commemorative Vietnam War coin with South Vietnam's yellow flag

Lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến 1975, giai đoạn xảy ra cuộc chiến ấy (và cũng là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam từ năm 1949-1955), thế nên một đồng tiền kỷ niệm có hình lá cờ ấy, bên cạnh những biểu tượng khác của nước Úc, Liên hiệp Anh, quân đội Úc,… là một chuyện vô cùng bình thường.

Thế nhưng Hà Nội lại “kiên quyết” phản đối! Hà Nội nói rằng, vì lá cờ ấy đại diện cho “một chế độ không còn tồn tại”, nên việc phát hành nó ảnh hưởng tới quan hệ Việt – Úc!

Không có một sự phân tích logic nào để có thể hiểu rằng, tại sao biểu tượng của “một chế độ không còn tồn tại” lại ghê gớm tới mức ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt – Úc!

Có thể vài lý do sau đây làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam phản ứng như thế, mà nhiều người bảo là thái quá.

1/ Nỗi sợ của chế độ toàn trị

Dù thắng lớn về quân sự trong cuộc chiến Việt Nam; thậm chí suốt thời gian dài của cuộc chiến, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiểm soát được đa số dân chúng miền Nam, nhưng với bản chất của chế độ toàn trị, đảng này không muốn có một đối trọng nào, dù chỉ là một biểu tượng không có một sức mạnh vật chất gì. Đảng này tối kỵ sự đa dạng về văn hóa và chính trị của một xã hội.

Ai cũng biết chế độ VNCH đã chấm dứt gần nửa thế kỷ rồi, hiện nay không có một sức mạnh vật chất nào cả. Tại hải ngoại, những nơi có cộng đồng người Việt xuất thân từ miền Nam Việt Nam trước kia, cờ vàng ba sọc đỏ chỉ là một biểu tượng mang tính văn hóa mà thôi. Tất cả những tổ chức nhân danh VNCH, cho đến nay chỉ là những cái tên. Đảng CSVN, với hệ thống “cảm tình viên” của họ tại hải ngoại, dư sức hiểu tường tận điều này.

Thế việc gì phải sợ?

Họ sợ là vì họ không tự tin rằng họ đã và đang cai trị quốc gia một cách đúng đắn; họ làm đúng theo “truyền thống” phong kiến Á Đông, “nhổ cỏ là nhổ tận gốc”. Họ sợ một ngày nào đó một cái bóng trở nên hình hài cụ thể, vì cái bóng ấy dù là biểu tượng, nhưng vẫn có những giá trị của nó. Họ đã từng chứng kiến Công đoàn đoàn kết Ba Lan từ dăm người thợ đã tiến tới lật đổ cả chế độ, dăm vị trí thức Tiệp Khắc trói gà không chặt dấy lên cuộc cách mạng nhung vô cùng êm đẹp, một cái êm đẹp đau lòng cho đảng CSVN.

2- Thói ngạo nghễ độc quyền chân lý

Đảng CSVN, cũng như tất cả các đảng cộng sản khác, lúc nào cũng cho rằng họ là duy nhất của dân tộc họ, họ không bao giờ công nhận những giá trị xã hội khác họ (mà nghĩ cho cùng thì ĐCS có giá trị gì?).

Thế nên bây giờ ở xứ Úc lại nỗi lên biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ trên những đồng tiền bằng bạc, bằng đồng, sẽ tồn tại mãi mãi cho đến khi nào nước Úc biến mất trên trái đất này. Làm sao các “nhà tư tưởng” của ông Nguyễn Phú Trọng chịu nổi?

Bạn có thể vặn ngược lại rằng, thế cờ vàng tung bay khắp nước Mỹ thì sao?

À các “nhà tư tưởng” ấy cho rằng, sự tung bay đó sẽ tàn phai theo năm tháng; khi lớp người già chết đi, lớp trẻ chẳng còn gắn bó gì với lá cờ ấy. Ở Mỹ, chỗ này chỗ nọ công nhận cờ vàng, nhưng đấy cũng chỉ là những điều luật, do người làm ra, thì người có thể tay đổi.

Nếu nước Mỹ in hình cờ vàng lên một đồng tiền Mỹ, có thể tay chân ông Trọng lại nhao nhao lên phản đối.

Thế nhưng có thể có những lý do cụ thể hơn, tầm thường hơn hai lý do có vẻ mang tính lý tưởng, có vẻ cao cấp như trên kia.

3/ Cơ sở hải ngoại nước Úc

Úc là nơi có nhiều du học sinh đến từ Việt Nam, cũng như khá đông cán bộ cộng sản hạ cánh an toàn. Cộng đồng người Việt thân Hà Nội tại Úc có thể mạnh hơn những quốc gia phương Tây khác. Lý do đơn giản là khoảng cách địa lý của nước Úc gần hơn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với cộng đồng người Hoa thân Bắc Kinh tại Úc. Chính tại Úc, người ta thấy những hoạt động xen vào chính trị Úc của Bắc Kinh mạnh mẽ nhất.

Số lượng người Việt có nguồn gốc xuất thân từ VNCH lại ít hơn ở những quốc gia khác, vì thế họ càng loãng đi khi số nhập cư sau này tăng lên.

Du học sinh Việt Nam tại Úc thuộc tầng lớp bình dân hơn du học sinh tại các quốc gia phương Tây khác, do chi phí đi lại và sinh sống thấp hơn. Giới thanh niên bình dân này dễ bị tẩy não bởi Đảng CSVN khi họ còn ở trong nước hơn. Tại Melbourne, tôi từng chứng kiến cảnh du học sinh đi biểu tình chống Trung Quốc, kẻ thù chung của người Việt, mang theo cờ đỏ sao vàng. Cảnh này không hề thấy ở Mỹ.

Đám cán bộ cộng sản nhũng lạm, giới chủ tư bản Việt Nam, cũng ưa thích nước Úc.

Từ nền tảng đó, có thể thấy các vụ liên quan đến VNCH và cờ vàng đều xuất phát từ Úc. Vụ một du học sinh xé cờ vàng, hay chuyện một ngôi sao nhạc pop người Úc gốc Việt bị tẩy chay ở Việt Nam vì có gốc VNCH, nay lại đến đồng 2 dollar.

4- Cảnh sát tư tưởng không có việc gì làm?

Đôi khi từ bên ngoài nhìn vào ta cứ tưởng đám cảnh sát tư tưởng của Hà Nội, tức là cơ quan tuyên giáo, tổng biên tập thật sự của hàng trăm tờ báo, là ghê gớm lắm. Thật ra cũng tầm thường thôi. Nền “giáo dục xã hội chủ nghĩa” lỡ tay đào tạo hàng chục ngàn sinh viên Mác – Lê, thì bây giờ cũng phải để họ làm cái gì chứ!

Trong tình trạng kinh tế phát triển sung túc, đám cán bộ tư tưởng này cũng được mưa móc từ kinh phí của Đảng, nhưng nay, trước sự phát triển chậm lại, nguy cơ suy thoái và tương lai bất định của nền kinh tế, đám cán bộ tư tưởng này… đói. Đói thì phải la lên, ra vẻ ta đây đang làm việc đấy!

Mà cơ khổ, lợi bất cập hại.

Việc đồng 2 dollar này làm tôi nhớ lại câu chuyện xảy ra cũng đã 10 năm rồi. Lúc ấy một nhà xuất bản VN in tác phẩm “Trại súc vật” của nhà văn Anh, George Orwell. Tác phẩm này trình bày chế độ toàn trị cộng sản dưới lăng kính khôi hài (tất cả các chế độ toàn trị, các nhân vật độc tài đều ghét cay ghét đắng sự khôi hài). Vì thế, nhà xuất bản lại đổi tên thành “Chuyện ở nông trại”, để lọt lưới kiểm duyệt.

Nhưng cơ quan kiểm duyệt cuối cùng cũng phát hiện ra, và thế là các tờ báo “vừa hồng vừa chuyên” như Quân đội Nhân dân, sùng sục lên tiếng phê bình.

Kết quả là thêm nhiều người Việt, nhất là thế hệ trẻ, biết đến “Trại súc vật” và George Orwell.

Nay cũng thế, nhờ bà phát ngôn bộ ngoại giao Hà Nội và những tờ báo Đảng, và cảnh sát tư tưởng của Đảng, mà nhiều cư dân trong nước biết đến cờ vàng ba sọc đỏ và chế độ VNCH.

Theo các ý kiến khác trên đài VOA tiếng Việt 

Một số người am hiểu luật pháp quốc tế cho rằng Hà Nội đã can thiệp vào công việc nội bộ của Australia khi lên tiếng phản đối nước này lưu hành đồng xu kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam có mang hình cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trước đây.

Như VOA đã đưa tin, vào ngày 4/5, một đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ trích hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Australia phát hành đồng xu có hình cờ vàng nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh ‘cờ vàng’, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.

Việt Nam đã đề nghị phía Australia “dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”, bà Hằng cho biết và nói thêm: “Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia”.

Bình luận với VOA về động thái kể trên, luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền từng bị Việt Nam bỏ tù và trục xuất sang Đức, khẳng định rằng Việt Nam chắc chắn đã “can thiệp vào công việc nội bộ của Úc”. Ông phân tích thêm:

“Lá cờ đó thuộc về VNCH trước đây. Chế độ đó không còn nữa nhưng nó vẫn là di sản của cộng đồng người Việt ở Úc, Mỹ và một số nơi trên thế giới, và đã được một số bang ở Mỹ và Úc công nhận là di sản văn hóa. Việc Bưu chính và một công ty Úc đưa vào đồng xu để kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Úc, không liên quan gì đến Việt Nam”.

Theo quan sát của VOA, đây cũng là quan điểm được không ít người bày tỏ trên mạng xã hội.

Bà Nguyễn Hoàng Ánh, một phó giáo sư-tiến sĩ có hơn 63.000 người theo dõi trên Facebook, viết trên trang cá nhân rằng bản thân bà “không có cảm tình đặc biệt gì với cờ vàng” song bà “khá ngạc nhiên” về lời phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam mà bà xem là “sự gay gắt … không cần thiết” này.

Lưu ý đến thực tế là chính quyền Việt Nam hiện nay, nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, không sở hữu cờ VNCH cũng như không liên quan gì đến tiền tệ của Australia, bà Ánh cho rằng quốc gia đó in gì lên tiền lưu niệm là quyền của họ.

Nữ phó giáo sư-tiến sĩ nhấn mạnh rằng “lịch sử là không thể bác bỏ” trước khi chỉ ra sự thật là Australia có tham chiến với VNCH trong quá khứ và bà đặt câu hỏi “họ kỷ niệm cựu chiến binh của họ có gì sai đâu?”

Vẫn bà Ánh đề cập thêm rằng hiện nay có hàng trăm ngàn người gốc Việt sống ở Australia, chủ yếu là những người ra đi từ VNCH trước đây, nên theo bà, việc chính quyền Australia công nhận gốc gác của họ cũng là điều dễ hiểu.

“Ta có quyền gì mà cấm đoán một quốc gia có chủ quyền sử dụng một hình ảnh không thuộc sở hữu của mình?” bà Ánh chất vấn.

Từ góc độ quan sát của mình, bà Ánh thấy rằng việc Hà Nội “cao giọng” như vậy “có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tốt đẹp” của quan hệ hai nước. Nhiều Facebooker khác cũng có chung quan điểm, theo quan sát của VOA.

Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài đưa ra nhận định: “Việc phát hành đồng xu đó trùng với thời điểm 30/4, cho nên có lẽ phía Việt Nam hơi vội vàng, hấp tấp, không chín chắn trong việc đưa ra phản ứng của mình, cho nên hoàn toàn không phù hợp, không đúng”.

Một số Facebooker, trong đó có ông JB Nguyễn Hữu Vinh, có 66.000 người theo dõi, liên hệ việc Việt Nam vừa phản đối Australia về vật phẩm kỷ niệm chiến tranh với việc Trung Quốc có nhiều hoạt động, vật phẩm kỷ niệm cuộc chiến tranh đẫm m

Tìm thấy “tình yêu đích thực” trong bãi rác

Sinh ra tại Edinburgh (Scotland) nhưng Scott Neeson đã chuyển tới Australia định cư khi mới 5 tuổi. Ông là con trai của một lao công và một quân nhân. Năm 17 tuổi, Scott quyết định bỏ học và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ, ông được nhận vào làm việc trong một rạp chiếu phim là nhân viên kỹ thuật phòng chiếu.

Câu chuyện nhẽ ra sẽ kết thúc tại đây nếu không phải Scott là người khá tham vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Người đàn ông này kiên trì leo lên từng bậc thang trong ngành điện ảnh, từ một nhân viên phát hành phim đến nhân viên kinh doanh phim. Cuối cùng, mọi công sức của Scott cũng được đền đáp khi ông được bổ nhiệm là Giám đốc Chi nhánh Australia của hãng 20th Century Fox (nay là 20th Century Studios thuộc Disney).

Bước ngoặt đến với Scott vào năm 2000 khi ông chuyển tới Los Angeles để tiếp quản vị trí trong mơ – Chủ tịch của 20th Century Fox International. Ông có thu nhập hơn 1,5 triệu USD/năm, sánh vai cùng với những tài tử hạng A của Hollywood trên thảm đỏ.

Chuyến đi định mệnh tới bãi rác nghèo nhất Campuchia

Trong 10 năm tại Fox, Scott đã có một sự nghiệp thành công rực rỡ, giám sát nhiều bộ phim có doanh thu cao nhất thời đại như Titanic, Star Wars, and X-Men. Đối với nhiều người, vị Chủ tịch sở hữu mọi thứ trong tay: một vị trí quyền lực trong ngành phim, những người bạn nổi tiếng, một căn biệt thự nguy nga, siêu xe và du thuyền.

Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy thiếu điều gì đó. “Tôi nghĩ là mình có vấn đề. Càng kiếm được nhiều, tôi càng không hạnh phúc”, ông tâm sự.

Năm 2003, chỉ vài tuần trước khi nhận vị trí mới ở Sony Pictures, Scott tới Phnom Penh (Campuchia) để du lịch. Chuyến đi 6 tuần này đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông.

“Tôi muốn xem nơi nghèo nhất đất nước”, Scott nói. “Họ đưa tôi đến Stung Meanchey – một bãi rác sâu hơn 90m và rộng hơn 100.000 m2”. 

Tại đây, Scott chứng kiến hơn 1.500 đứa trẻ đang nhặt nhạnh giữa cái nóng hơn 50 độ C, xung quanh là đống rác đang phân hủy đầy và thải khí mê-tan, còn mặt đất như bị nung chảy. Ông còn bị bỏng ở chân do không để ý nơi mình giẫm lên. Khắp nơi nồng nặc mùi hôi thối.

Nhiều đứa trẻ ở đây bị cha mẹ bỏ rơi vì nợ nần, ốm đau, nghiện rượu hoặc tái hôn. Chúng buộc phải tìm phế liệu ở bãi rác này để đam bán, hôm nào may mắn thì được khoảng 1 USD (khoảng 23.000 VNĐ).

Scott muốn giúp những đứa trẻ này, nhưng ông có thành kiến với các tổ chức từ thiện. Cựu Chủ tịch 20th Century Fox sợ tiền không đến tay các em, lại lo “một cây chẳng làm nên non”.

“Lý do thứ ba: Đây vốn không phải là chuyện của tôi”, ông nói. “Tại Mỹ, bạn như đang sống ở bên kia thế giới. Bạn trả tiền thuế và chính phủ có quyền quyết định các khoản viện trợ nước ngoài”. 

Tuy nhiên, bản chất lương thiện khiến Scott không thể lờ đi hoàn cảnh của lũ trẻ.

“Tôi biết chúng sẽ không bao giờ rời khỏi bãi rác nà. Chúng sống ở đây, chết cũng ở đây. Chúng có thể trở thành nạn nhân buôn người. Những bà mẹ sẽ sinh con tại đây. Điều này chẳng khác nào tận thế. Thật kinh khủng”, ông nói.

Khi thấy một đứa trẻ 9 tuổi đi ngang qua mình trong bộ dạng rách rưới, Scott đau lòng khôn xiết. Bụi bẩn, rác thải bám đầy người đứa trẻ, khiến ông còn chẳng thể nhận ra em là trai hay gái. Chỉ mất 90 phút và 35 USD tiền phí dịch vụ, Scott đã giúp đứa trẻ đó được tới trường và có tiền trang trải sinh hoạt hàng tháng.

Đây cũng là lúc mọi hoài nghi về từ thiện biến mất trong lòng ông.

“Là một con người, là một sinh vật đang sống trên Trái đất này, đây là nghĩa vụ của tôi. Tôi không ngờ rằng việc thay đổi số phận của đứa trẻ đó lại dễ như vậy“, ông cho biết.

Cuộc sống giằng xé giữa hai thế giới giàu – nghèo

Khi quay về Mỹ để bắt đầu công việc mới, Scott Neeson tự hứa sẽ không để bản thân rơi vào cảnh khủng hoảng tuổi trung niên thường thấy tại Los Angeles.

“Tôi đã làm việc hơn 26 năm trong ngành điện ảnh. Từ một nhân viên kỹ thuật chiếu bóng tại rạp phim lưu động, tôi đã nỗ lực hết mình để có ngày hôm nay. Tôi sẽ không vứt bỏ mọi thứ đi như vậy”, ông thuyết phục chính mình.

Tuy nhiên, khao khát được giúp đỡ lũ trẻ khiến Scott suy nghĩ rất nhiều. Trong một năm sau đó, cựu Chủ tịch 20th Century Fox vừa làm việc tại Hollywood, vừa tới Campuchia để làm thiện nguyện.

Có hai thế giới song song tồn tại trong cuộc sống của ông: Mỗi tháng, ông sẽ dành 3 tuần để giải quyết công việc, ngồi ghế hạng nhất trên máy bay, tham dự giải Oscars, gặp gỡ các ngôi sao điện ảnh, kiếm cả triệu USD/năm. Sau đó, ông sẽ gửi số tiền này đến Campuchia.

“Điều tôi không tính tới là những sang chấn tâm lý do phải liên tục chuyển đổi giữa hai thế giới khác nhau trong vòng 24 tiếng. Một bên là lối sống buông thả và xa hoa, một bên là bãi rác nghèo nàn và tồi tệ – nơi lũ trẻ có thể chết trước mặt bạn chỉ vì thiếu sự chăm sóc y tế cơ bản”, ông nói.

“Tôi không thể sống giữa hai thế giới như vậy được”.

Dù vậy, phải đến khi chứng kiến một khoảnh khắc sinh tử khó quên, Scott Neeson mới hạ quyết tâm buông bỏ tất cả.

Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch 20th Century Fox đang đàm phán với một diễn viên nổi tiếng cho bộ phim sắp công bố. Xong việc, ông bay tới Campuchia, còn ngôi sao kia đến Tokyo (Nhật Bản).

Scott tới thẳng bãi rác và gặp bốn đứa trẻ mồ côi dưới 10 tuổi. Các em đang hấp hối và không ai có thể đưa các em tới bệnh viện. Ông hoảng sợ và không biết mình nên làm gì.

Đúng lúc ấy, nam diễn viên vừa bay tới Tokyo kia gọi điện cho Scott. Anh ta khá bực mình vì công ty ông đã cung cấp sai tiện nghi trên chuyên cơ. “Tôi không nên bị làm khó như vậy”, ngôi sao đó phàn nàn.

“Đó là điều anh ta đã nói với tôi, khi tôi đang đứng trước mặt những đứa trẻ hấp hối”, ông nhớ lại. “Chính giây phút ấy đã thức tỉnh tôi; mọi nỗi lo lắng về việc bỏ Hollywood để tới sống ở Campuchia đều biến mất. Đó là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy tôi đang đi đúng hướng”.

Ngay lập tức, Scott trở về Los Angeles và xin từ chức vào ngày thứ Hai.

Không phải ai cũng nghĩ quyết định của Scott là đúng đắn. “Cả thế giới đều cho rằng tôi bị điên khi từ bỏ công việc trong mơ đó”, cựu Chủ tịch 20th Century Fox nhớ lại. “Nhưng tôi không cần nó nữa”.

Năm 2004, Scott chuyển hẳn tới Campuchia và thành lập Quỹ Trẻ em Campuchia (CCF). Tổ chức này giúp đỡ các cộng đồng nghèo đang sống nhờ bãi rác ở Steung Meanchey, cung cấp các chương trình giáo dục, lãnh đạo, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em và hướng nghiệp.

Để có tiền, Scott không ngần ngại từ bỏ mọi thứ mình sở hữu. Ông bán biệt thự sang trọng ở Los Angeles, tổ chức một buổi garage sale (bán đồ cũ) để loại bớt “những thứ vô dụng” trong nhà. Kể cả siêu xe Porsche và du thuyền ông cũng không cần tới.

Vứt bỏ hào quang Hollywood để tới bãi rác làm từ thiện

Khi mới bắt đầu, mục tiêu của Scott chỉ là đưa 80 trẻ em ở bãi rác Stung Meanchey đến trường. Năm 2007, khi con số này lên tới 200 em, CCF đã thành lập một trung tâm cộng đồng, xây dựng các trường học lưu động, cung cấp nước sạch, lương thực và các dịch vụ cơ bản cho người dân nơi đây.

Năm 2009, bãi rác khổng lồ này chính thức đóng cửa. Số học sinh tại CCF cũng đã đạt số lượng 500 em. Tổ chức này mở thêm nhiều phòng khám tại địa phương, cung cấp dịch vụ y tế và tư vấn miễn phí cho người dân ở mọi lứa tuổi.

“Tôi khiến nhân viên phát điên”, Scott nói về 300 cấp dưới của mình, nhiều người trong số họ cũng từng lớn lên ở bãi rác. “Nếu nghĩ ra một kế hoạch nào đó, tôi muốn nó được thực hiện trong vòng 48 tiếng. Bạn không muốn mọi người phải chịu khổ quá lâu”. 

Điều khiến Scott ấn tượng nhất về lũ trẻ là dù sống trong cảnh khốn cùng, chúng không bao giờ vòi tiền.

“Mỗi lần tôi đến bãi rác, các em sẽ chạy theo tôi và nói: ‘Som tov rien’ (Xin hãy cho cháu đi học)”, ông nhớ lại. “Thật khó để nói không, bởi đơn giản là chúng chỉ hỏi xin một cơ hội”.

Trong vòng 16 năm qua, Scott Neeson đã thay đổi hoàn toàn số phận của hơn 3.300 mảnh đời bất hạnh ở đây. Sreyoun – cô bé 9 tuổi năm xưa được ông cứu giúp – đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính và kinh tế vào năm 2019. 80% số trẻ được CCF hỗ trợ đều vào được đại học, theo đuổi các chuyên ngành như luật, kỹ sư xây dựng dân dụng, tâm lý học…

Vị doanh nhân này cũng chia sẻ rằng ông nhớ mặt, nhớ tên của từng đứa trẻ mà mình đã cứu, bởi “mỗi em là một cuộc hành trình”.

Bên cạnh đó, Scott cũng có nhiều đóng góp tích cực trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở sản phụ và trẻ sơ sinh tại Stung Meanchey. Ông còn cùng người cao tuổi ở đây khôi phục lại những giá trị truyền thống đã mai một tại Campuchia, để thế hệ trẻ có thể hiểu hơn về văn hóa nước mình.

Giờ đây, Scott Neeson vẫn sống một cuộc đời giản dị ở Phnom Penh, tiếp tục theo đuổi sứ mệnh cứu người của mình. Ông thường mặc áo phông và quần canvas trắng, chân đi đất, nhìn như dân Campuchia thứ thiệt.

Trên bức tường trong văn phòng ông, bên cạnh những chiếc poster phim có chữ ký người nổi tiếng là hàng trăm tấm ảnh trước-và-sau của từng đứa trẻ được cứu giúp.

*** 

Sống quá lâu ở Campuchia, Scott Neeson đã thấm nhuần không ít tư tưởng Phật giáo. Ông hiểu rằng mình phải thay đổi bản thân trước khi thay đổi những số phận ngoài kia.

“Bạn phải bỏ đi cái tôi của mình”, ông nói. Đây chính là lý mà vị doanh nhân này cố gắng rèn luyện để vượt qua sự phán xét của chính mình và người khác, kiên trì với lý tưởng của mình.

Phải bỏ lại cuộc sống hào nhoáng ở Hollywood sau lưng nhưng chưa một giây nào Scott Neeson cảm thấy hối hận.

“Tôi chưa từng cảm thấy vừa không có gì, vừa có tất cả như lúc này”, Scott bày tỏ. “Về mặt vật chất, tôi không còn gì. Nhưng lạ thay, tôi cũng không cần chúng. Đó là một cảm giác tuyệt vời. Nó đem lại sự tự do tuyệt đối”. 

“Sống ở Hollywood có nhiều lợi ích – những chiếc xe limo hiện đại, những chuyên cơ đắt tiền, những cô bạn gái xinh đẹp, được tham dự Oscars. Tuy nhiên, đó không còn là lối sống mà tôi theo đuổi nữa, khi tôi có thể thay đổi cuộc sống của hàng trăm đứa trẻ theo hướng tốt hơn”.

Scott Neeson tâm niệm rằng ông chính là người may mắn nhất thế gian này.

“Có những người sống cả một đời mà chưa từng trải qua giây phút giác ngộ như khi tôi gặp lũ trẻ ngày ấy tại bãi rác Stung Meanchey. Tôi cảm thấy thật may mắn”, vị doanh nhân mỉm cười nói.

(Theo CCF, Csmonitor, Lion’s Roar)

From: Hồ Công Hưng