Hinh ảnh cuộc sống mưu sinh người lao động Việt trong cuộc thi nhiếp ảnh thế giới

Hinh ảnh cuộc sống mưu sinh người lao động Việt trong cuộc thi nhiếp ảnh thế giới

 (Dân trí) – 5 nhiếp ảnh gia Việt Nam có tác phẩm dự thi về cuộc sống mưu sinh người lao động vinh dự đạt giải trong cuộc thi ảnh quốc tế của Nhóm tư vẫn hỗ trợ người nghèo 2015.
Cuộc thi nhiếp ảnh thế giới về cuộc sống mưu sinh của những người lao động do nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo 2015 (The 2015 CGAP Photo Contest) tổ chức, thu hút hơn 3300 nhiếp ảnh gia từ 77 quốc gia tới tham dự. Đây là một sáng kiến của ngân hàng thế giới, ủng hộ các dịch vụ tài chính hỗ trợ người nghèo ở những nước còn nhiều khó khăn.
Trong các tác phẩm đạt giải năm nay, xuất hiện 5 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia đến từ Việt Nam. Giành giải nhất là tác phẩm “Cấy lúa” của nhiếp ảnh gia Sujan Sarkar đến từ Ấn Độ với phần thưởng trị giá 2000 USD.
Khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương: Những người phụ nữ gánh hàng băng qua đụn cát nóng bỏng trong buổi sáng sớm ở Việt Nam. Tác giả: Lê Minh Quốc.
Khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương: Những người phụ nữ gánh hàng băng qua đụn cát nóng bỏng trong buổi sáng sớm ở Việt Nam. Tác giả: Lê Minh Quốc.
Những người phụ nữ đang vá lưới ở một làng chài thuộc Nha Trang. Tác giả: Lộc Mai.
Những người phụ nữ đang vá lưới ở một làng chài thuộc Nha Trang. Tác giả: Lộc Mai.
Nuôi vịt và thu hoạch trứng là nguồn thu nhập chính cho gia đình này ở Việt Nam. Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Tác giả: Tran Van Tuy.
Nuôi vịt và thu hoạch trứng là nguồn thu nhập chính cho gia đình này ở Việt Nam. Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Tác giả: Tran Van Tuy.
Đánh bắt cá lúc bình minh. Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Tác giả: Do Hieu Liem.
Đánh bắt cá lúc bình minh. Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Tác giả: Do Hieu Liem.
Gánh cá trên bờ biển. Hình ảnh chụp tại tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam và đạt giải khuyến khích. Tác giả: Phuc Ngo Quang.
Gánh cá trên bờ biển. Hình ảnh chụp tại tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam và đạt giải khuyến khích. Tác giả: Phuc Ngo Quang.
Nơi làm việc đầy bụi cát và sỏi đất ở Chittagong, Bangladesh. Những người công nhân tới đây làm trong khoảng 6 tháng, sau đó sẽ về nhà hoặc chuyển sang công việc khác. Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Tác giả: Faisal Azim
Nơi làm việc đầy bụi cát và sỏi đất ở Chittagong, Bangladesh. Những người công nhân tới đây làm trong khoảng 6 tháng, sau đó sẽ về nhà hoặc chuyển sang công việc khác. Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Tác giả: Faisal Azim
Ngư dân thả lưới buổi sớm. Nguồn thu nhập của họ phụ thuộc vào những gì bắt được bày bán trong phiên chợ sớm. Tác giả: Li Ming Cao.
Ngư dân thả lưới buổi sớm. Nguồn thu nhập của họ phụ thuộc vào những gì bắt được bày bán trong phiên chợ sớm. Tác giả: Li Ming Cao.
Khu vực Trung Đông và Bắc Phi: Một người thợ đang chăm chú sửa đồng hồ tại cửa tiệm nhỏ ở Bur Dubai. Tác giả: Evans Claire Onte
Khu vực Trung Đông và Bắc Phi: Một người thợ đang chăm chú sửa đồng hồ tại cửa tiệm nhỏ ở Bur Dubai. Tác giả: Evans Claire Onte
Một gia đình nông dân đang chăm chú với công việc đồng áng ở Cooch Behar, phía tây Bengal, Ấn Độ. Với người dân địa phương, gạo là lương thực chính rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Việc cày cấy là công việc chung cả gia đình và trẻ em cũng tham gia. Đây là một trong những bức hình đạt giải thưởng. Tác giả: Sujan Sarkar
Một gia đình nông dân đang chăm chú với công việc đồng áng ở Cooch Behar, phía tây Bengal, Ấn Độ. Với người dân địa phương, gạo là lương thực chính rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Việc cày cấy là công việc chung cả gia đình và trẻ em cũng tham gia. Đây là một trong những bức hình đạt giải thưởng. Tác giả: Sujan Sarkar
Đến từ ngôi làng cách xa tới 50 km, cô gái người Ấn Độ ngồi bán gừng và tỏi trong thành phố. Cũng như nhiều người lao động khác, cô không có quầy hàng cố định để bày bán. Tác giả: Subrata Adkhikary
Đến từ ngôi làng cách xa tới 50 km, cô gái người Ấn Độ ngồi bán gừng và tỏi trong thành phố. Cũng như nhiều người lao động khác, cô không có quầy hàng cố định để bày bán. Tác giả: Subrata Adkhikary
Khu vực Đông Âu và Trung Á. Một gia đình nông dân ở ngôi làng Bursa Aksu, Thổ Nhĩ Kỳ, đang làm bột cà chua. Tác giả: Bülent Suberk
Khu vực Đông Âu và Trung Á. Một gia đình nông dân ở ngôi làng Bursa Aksu, Thổ Nhĩ Kỳ, đang làm bột cà chua. Tác giả: Bülent Suberk
Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Dắt lạc đà đến bán tại một ngôi chợ ở Ai Cập. Tác giả: Mohamed Kamal
Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Dắt lạc đà đến bán tại một ngôi chợ ở Ai Cập. Tác giả: Mohamed Kamal
Một cậu bé đang giúp bố làm việc trong một xưởng rèn ở Kolkata, Ấn Độ. Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Tác giả: Subhasis Sen
Một cậu bé đang giúp bố làm việc trong một xưởng rèn ở Kolkata, Ấn Độ. Tác phẩm đạt giải khuyến khích. Tác giả: Subhasis Sen
Gia đình chăn cừu, bán len, sữa và thịt cừu để kiếm sống. Tác giả: Li Ming Cao
Gia đình chăn cừu, bán len, sữa và thịt cừu để kiếm sống. Tác giả: Li Ming Cao

Một Bông Hồng Cho H.O. 25 Năm Họp Mặt.

Một Bông Hồng Cho H.O. 25 Năm Họp Mặt.

 Ghi Nhanh: Phạm Gia Đại

Lần đầu tiên một chương trình mang tính cách quy mô về những người cựu tù nhân chính trị đã được tổ chức tại Quận Cam trong vùng Little Saigon, nam California: đó là H.O 25 Năm Họp Mặt. Theo như Ban Tổ Chức (BTC) đã phổ biến từ nhiều tháng qua, đây là cơ hội họp mặt của các cựu tù nhân chính trị sau 25 năm định cư tại Mỹ, nhưng thực tế chương trình này xứng đáng được mệnh danh là Đại Hội H.O. Toàn Cầu vì rất nhiều H.O và gia đình không những đã đến từ những tiểu bang khác mà còn đến từ những quốc gia khác, và xa nhất là Úc Châu. Sự kiện này được phổ biến sâu rộng trên toàn quốc Hoa Kỳ và các quốc gia khác, chính nhờ vào mạng lưới truyền thông mà SBTN đóng một vai trò trọng yếu.

Chương trình bao gồm ba ngày liên tiếp: Thứ Bẩy, 7-11-2015: Tri Ân các Quân Dân Cán Chính VNCH đã bỏ mình vì Chính Nghĩa Quốc Gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng vừa qua tại Đài Chiến Sỹ Việt-Mỹ tại thành phố Westminster, Nam California. Ngày Họp Mặt chính là Chủ Nhật 8-11 tại Sea Food  Palace II Restaurant; và ngày Thứ Hai 9-11 là chương trình thăm viếng cố TT Ronald Reagan.

DSC03290

Mới sáng sớm Chủ Nhật 8-11-2015 lúc 10 giờ tại nhà hàng Sea Food Palace II tại thành phố Westminster đã có tới 500 người tề tựu trong và ngoài nhà hàng. Con số quan khách tham dự theo BTC cho biết đã khóa sổ trước ngày tổ chức một tháng là 600 người. Tuy nhiên một sự kiện không ngờ và ngoài dự trù là số lượng các gia đình H.O và quan khách vẫn tiếp tục đến và đưa con số lên trên 700 người. BTC đã rất vất vả trong suốt một tiếng đồng hồ, nhưng nhờ có sự hợp tác của nhà hàng, và cũng nhờ nhà hàng có một hệ thống freezer dự trữ trước, nên cuối cùng khi chương trình được khai mạc, con số chính thức tham dự đã lên đến 770 người mà thành phần chính là gia đình H.O và các hậu duệ cùng quan khách và một số thân hữu, tất cả ngồi kín nhà hàng không còn một chỗ. Con số 770 là một con số đáng tự hào cho BTC nhưng đó cũng chỉ là một số lượng nhỏ bé đại diện cho gần ba trăm nghìn gia đình H.O đã tìm được tự do, và con cháu của họ đã tìm thấy tương lai nhờ vào chương trình nhân đạo Humanitarian Operation (H.O) này của chính phủ Hoa Kỳ. Hầu như tất cả các cơ quan truyền thông báo chí tại Quận Cam đều có mặt làm phóng sự về một tổ chức có ý nghĩa để kỷ niệm một phần tư thế kỷ những người cựu tù nhân chính trị và gia đình họ đã rời bỏ quê hương VN qua định cư tại Mỹ.

Chương trình khai mạc với phần nghi lễ Chào Cờ trang trọng với đoàn rước Quốc Kỳ Mỹ-VNCH với các H.O trong quân phục Biệt Động Quân, TQLC, Không Quân, Thủ Đức. Ngay sau đoàn quân và sát sân khấu là tấm biểu ngữ H.O 25 Năm trên nền hai lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và lá Cờ Sao & Sọc. Tấm biểu ngữ H.O 25 Năm lung linh nằm giữa hai lá Cờ trong suốt buổi lễ như tượng trưng cho tinh thần bất khuất của những Quân Dân Cán Chính VNCH – những người đã nằm xuống, và niềm kiêu hãnh của những người đã sống sót sau bao nhiêu năm bị tra tấn, biệt giam, và lưu đầy, sau ngày Miền Nam sụp đổ 30-4-1975, trong hàng trăm trại giam giết người mọc lên như nấm khắp nước, mà Cộng Sản VN đánh lừa thế giới bằng danh xưng các trại “Tập Trung Cải Tạo”. Những con người H.O đang hiện diện trong nhà hàng bao gồm những người ít nhất trên ba năm trong trại lao tù, cho đến 10 năm và những người tù cuối cùng ra khỏi trại giam CSVN là 17 năm. Theo anh Phan Tấn Ngưu, khi chương trình H.O khởi động tháng 1-1990, những người tù cuối cùng này vẫn còn đang bị giam giữ vì Hà Nội còn muốn áp lực Hoa Kỳ phải chi thêm tiền thì mới thả nốt 20 người cuối cùng – và họ đã ra đi theo một chương trình đặc biệt gọi là Z-05, nằm trong chương trình H.O.

DSC03299 (1)

Một số trong BTC là những anh chị H.O quen thuộc trong cộng đồng tại Quận Cam như chị Hạnh Nhơn, chị Thanh Thủy (Thiên Nga), anh Nguyễn Phán, chị Bích Huyền, các hậu duệ như Đỗ Tân Khoa, Uyển Diễm, v.v.. Hai MC Đỗ Tân Khoa và Uyển Diễm đã thành công trong vai trò khó khăn điều hợp một chương trình súc tích. Theo Trưởng BTC Nguyễn Phán, một cựu tù 13 năm, cho biết thì mục đích của H.O 25 Năm Họp Mặt lần này là để cho các bạn cựu tù năm xưa từ khắp các miền đất nước tụ hội về đây gặp nhau sau phần tư thế kỷ. Cũng nhân dịp này vinh danh các ân nhân của chương trình H.O như cố TT Ronald Reagan, cha đẻ của chương trình này; cựu Đại Tướng John Vessey và cố Thứ Trưởng Robert Funseth – những người đã nhiều năm thương thuyết với Hà Nội để CVVN chấp thuận hết các điều khoản; bà Khúc Minh Thơ, Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, và nhiều ân nhân khác đã không thể đến tham dự được. Bà Khúc Minh Thơ được mời lên sân khấu, bà nói lên niềm vui mừng của bà ngày trước khi chương trình H.O được thành hình, và niềm xúc động và vinh dự của bà hôm nay được đón tiếp ân cần và chu đáo. Bà kể lại những giây phút cuối bà ở bên cạnh ông Funseth, một con người mà khi lâm chung vẫn còn mang trong lòng một tình cảm to lớn bao la dành cho các cựu tù nhân chính trị của chương trình H.O, những người mà ông Funseth xem như anh hùng. Điểm đau buồn là ân nhân Reobert Funseth đã ra đi đúng 44 ngày trước chương trình tổ chức Họp Mặt H.O 25 năm hôm nay, nhưng có người cháu gái của ông và chồng là bà Sarah Funseth và Todd đã có mặt. Bà Sarah cho biết bà rất xúc động khi nhận được vinh dự này vì chú của bà cũng chính là người thầy từng hướng dẫn cho bà; và bà tin rằng hôm nay ông Funseth cũng nhận thấy điều đó và ông cũng đã đến và có mặt tại đây với chúng ta.

YouTube player

Đại hội họp mặt H.O sau 25 năm đã thành công ngoài sự mong ước. Trước hết là số lượng người tham dự 770, một số đáng kể mà BTC đã đạt được. Thứ hai là chương trình đã vinh danh được những Quân Dân Cán Chính đã vị quốc vong thân; và vinh danh cả những ân nhân Việt-Mỹ đã quá vãng hay còn đang sống, kể cả các thân nhân của các cựu tù nhân chính trị: Các mẹ, anh em, con cháu, và nhất là các bà vợ tù đã lặn lội qua rừng sâu núi thẳm, gom hết cả tàn lực và số tiền ít ỏi kiếm được để đến tận các trại giam từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau để thăm và cứu những người tù – nhờ đó mà họ còn sống và có mặt ngày hôm nay. Những bông hoa Hồng thắm đã được các anh H.O thân thương trao tặng cho chính vợ mình và cũng là ân nhân của mình. Nhiều chị đã không cầm được giọt nước mắt; bởi vì các anh ra khỏi được trại giam sắt máu của Cộng Sản đã là một điều kỳ diệu, nhưng lại đem được vợ con qua miền đất Tự Do theo chương trình H.O để làm lại cuộc đời, trên cả điều kỳ diệu thì phải là phép lạ. Điểm thứ ba là chương trình văn nghệ chọn lọc với các bài hát nói lên tình yêu quê hương, tình chiến hữu, và quê hương tan tác sau ngày CSVN chiếm Miền Nam, các họat cảnh về VC khủng bố phá hoại và các chiến sỹ QLVNCH che chở dân lành đã được tán thưởng với nhiều tràng pháo tay. Ngoài ra, các ca sỹ đã thành danh như Huỳnh Phi Tiễn, Diễm Liên, là hậu duệ của H.O. đã trình bầy các bài hát tặng cho các bác cô chú H.O. Còn một số đông các ca sỹ hậu duệ khác phải đi luân diễn xa tại Châu Âu hay Miền Đông Hoa Kỳ đã không về kịp như Như Quỳnh, Thế Sơn; hoặc thân hữu như Phương Hồng Quế đã tỏ ý rất tiếc không tham dự được dịp hội ngộ H.O này.

Sau phần tư thế kỷ, các gia đình H.O đã bước vào thời kỳ ổn định với các anh chị H.O đã vào tuổi hưu trí và các con cháu của họ đã trưởng thành, đã thành công và thành danh trên khắp thế giới. Sau bao biển dâu, biển đổi sao dời, các sỹ quan dân quân cán chính VNCH năm nào còn chiến đấu chống Cộng, năm nào nước mất nhà tan bản thân họ vụt sa vào tù đầy trong những nhà giam khủng khiếp nhất của Cộng Sản trên hành tinh này; hàng ngàn người đã nằm xuống, nhưng hàng ngàn người vẫn đứng vững và con cháu họ, nhưng H.O đang là những nhân tài cho xã hội Hoa Kỳ. Điều này chứng minh âm mưu thâm độc của Cộng Sản tại VN muốn tàn sát hết các người trong chế độ cũ VNCH và gia đình họ đã hoàn toàn thất bại. Giờ đây những cựu tù nhân chính trị, các anh chị H.O. có thể tự hào mình đã sống sót ra khỏi những trại giam tầng đầu địa ngục, đã đem được gia đình mình qua miền đất hứa nhờ vào tấm lòng nhân đạo của người Mỹ, và con cháu anh chị là những niềm vui và hãnh diện của chính anh chị ngày hôm nay.

Câu chuyện cảm động của cậu bé tặng 20 USD cho một người lính

Câu chuyện cảm động của cậu bé tặng 20 USD cho một người lính

Một trung tá không quân của Mỹ sinh sống tại bang Ohio, trong một lần đưa vợ và con tới một nhà hàng ăn tối thì bất ngờ được một cậu bé 8 tuổi tặng cho một tờ 20 USD kèm theo một tờ giấy. Sau khi đọc những dòng chữ trên tờ giấy đó, anh đã xúc động đến rơi nước mắt…

Vào tháng 2 năm ngoái, anh Frank Daley đã đưa vợ và con tới một nhà hàng ăn tối. Tại đây, cậu bé Myles Eckert 8 tuổi đã đưa cho anh một tờ giấy và 20 USD. Những dòng chữ được cậu bé ghi trên đó đã khiến anh rơi nước mắt.

Trên tờ giấy, cậu bé Myles đã viết: “Chú binh sĩ thân yêu! Bố của cháu cũng đã từng là một binh sĩ. Nhưng bây giờ bố cháu đã ở trên thiên đường rồi! Cháu đã nhặt được tờ 20 USD này ở bãi xe. Cháu muốn dùng số tiền này để thay chú thanh toán bữa ăn của ngày hôm nay. Hôm nay là ngày may mắn của chú! Cháu cảm ơn chú đã vì mọi người mà bảo vệ đất nước!  Myles – cậu bé Sao Kim.”

Tờ giấy của cậu bé Myles (Ảnh: cắt từ video)
Tờ giấy của cậu bé Myles (Ảnh: cắt từ video)

Phóng viên của CBS News đã tìm gặp cậu bé Myles và được biết: Khi Myles nhặt được 20 USD, điều đầu tiên mà cậu bé nghĩ tới là sẽ mua cho mình một đĩa nhạc yêu thích. Nhưng khi bước chân vào nhà hàng, cậu bé đã nhìn thấy anh Daley mặc quân phục. Điều này khiến Myles nhớ tới người bố đã mất của mình, thế là cậu bé đã hào phóng tặng lại nó cho anh Daley.

Myles nhớ đến cha của mình (Ảnh: Cắt từ video)
Myles nhớ đến cha của mình (Ảnh: Cắt từ video)

Cha của Myles, anh Andy Eckert khi còn sống là một binh sĩ nhưng đã bị hy sinh tại chiến trường Iraq, khi đó Myles mới chỉ có 5 tuần tuổi.

Anh Andy lúc còn sống và con trai (Ảnh: Cắt từ video)
Anh Andy lúc còn sống và con trai (Ảnh: Cắt từ video)

Cậu bé Myles đã cho phóng viên xem rất nhiều những kỷ vật mà cha cậu để lại như: nhẫn cưới, thẻ quân nhân…

Myles đang cho phóng viên của CBS News xem những kỷ vật của cha để lại (Ảnh: Cắt từ video)
Myles đang cho phóng viên của CBS News xem những kỷ vật của cha để lại (Ảnh: Cắt từ video)

Mẹ của Myles nói rằng: Ngay hôm ấy, Myles đã xin mẹ đưa tới mộ của cha và muốn được một mình ở bên cha. Mẹ cậu liền đồng ý, bởi vì chị cho biết, Myles luôn là một đứa trẻ ngoan và hiểu chuyện.

Lúc ngồi trong xe chờ đợi, mẹ của Myles nhìn thấy cậu bé ôm rất chặt tấm bia mộ của cha. Chị cho rằng, cậu bé đã muốn tới đây để kể lại cho cha việc mà cậu nhặt được 20 USD rồi tặng lại cho một người lính và cảm ơn họ.

Myles đang tâm sự với người cha đã mất của mình về chuyện mà cậu đã làm ngày hôm nay (Ảnh: Cắt từ video)
Myles đang tâm sự với người cha đã mất của mình về chuyện mà cậu đã làm ngày hôm nay (Ảnh: Cắt từ video)

Anh Daley cho biết, anh mỗi ngày đều lấy tờ giấy này ra đọc một lượt, để tự nhắc nhở trách nhiệm của mình và cố gắng hơn trong công việc. Ngoài ra, anh cũng đã sử dụng hợp lý tờ tiền 20 USD mà Myles đã tặng. Anh cũng chia sẻ câu chuyện về cậu bé Myles cho nhiều người hơn nữa được biết để cổ vũ mọi người.

Cô dâu Việt được rao bán trên mạng của TQ với giá 1.500 USD

Cô dâu Việt được rao bán trên mạng của TQ với giá 1.500 USD

Quảng cáo rao bán cô dâu Việt trên mạng Taobao trong ngày Độc thân ở Trung Quốc (Ảnh chụp từ trang scmp).

Quảng cáo rao bán cô dâu Việt trên mạng Taobao trong ngày Độc thân ở Trung Quốc (Ảnh chụp từ trang scmp).

13.11.2015

Các cô dâu Việt Nam đã được rao bán với giá 9.998 tệ/người (khoảng 1.500 USD) trên trang Taobao, một trang mạng mua bán trực tuyến được xem như ‘eBay’ của Trung Quốc, vào lễ hội mua sắm trong ngày Độc thân hôm thứ Tư.

“Cô dâu Việt trong ngày mua sắm Song thập nhất (ngày 11/11)”, SCMP trích một đăng tải vào lúc 4 giờ chiều hôm thứ Tư, tức ngày Độc thân – một ngày mua sắm trực tuyết cực lớn vào mỗi 11/11 hằng năm, được công ty e-commerce khổng lồ Alibaba đưa ra từ 7 năm trước.

“Chỉ với 9.998 tệ, có thể mang một người vợ xinh đẹp về nhà”.

Kèm với lời quảng cáo trên là bức ảnh nữ diễn viên Trung Quốc nổi tiếng Chương Tử Di và khoản ‘hàng dự trữ’ là 98 người sẵn sàng được gửi đi từ tỉnh Vân Nam đến bất cứ nơi đâu ở Trung Quốc.

Theo hồ sơ về người bán trên trang Taobao cho biết người bán là Cửa hàng Quà tặng Wang Xiao Xi, hiện đã bán được 2.568 món hàng trong vòng 30 ngày qua, chủ yếu là tất với giá 1,6 tệ/đôi.

SCMP cho biết đoạn đăng bán cô dâu Việt đã không còn truy cập được vào lúc 4:30 cùng ngày.

Đây không phải là lần đầu tiên cô dâu Việt bị rao báo trên mạng. Trước đây đã từng xuất hiện các trang web rao bán cô dâu Việt ở Trung Quốc dẫn đến vụ phát hiện đường dây buôn người liên quan đến hàng trăm cô gái Việt, trong đó có 28 cô được giải cứu hồi cuối năm ngoái.

Chính sách một con ở Trung Quốc trong một thời gian dài đã làm mất cân bằng giới tính ở nước này, khiến nhiều người đàn ông Trung Quốc không có cơ hội lấy vợ trong nước mà phải sang các nước láng giềng để ‘mua’ vợ. Việt Nam trở thành một trong những thị trường cung cấp cô dâu qua các đường dây môi giới hôn nhân, buôn lậu người.

Số liệu của Bộ Công an Việt Nam cho biết đã có gần 6.000 phụ nữ Việt bị bán ra nước ngoài trong những năm gần đây, phần lớn là bán sang Trung Quốc.

Nguồn: SCMP, China Watch.

Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời, thọ 90 tuổi

Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời, thọ 90 tuổi
Nguoi-viet.com

Đức Tuấn/Người Việt
ORANGE, CALIFORNIA (NV) – Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời lúc 9 giờ tối, ngày Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015, tại tư gia ở Orange Hill, Orange, California, thọ 90 tuổi. Theo tin của người cháu ruột, là ông Trần Thăng.

Nhạc sĩ Anh Bằng. (Hình: Trung Tâm Asia cung cấp)
Nhạc sĩ Anh Bằng sinh năm 1925, tại Thanh Hóa. Trong 60 năm sinh hoạt văn nghệ, nhạc sĩ Anh Bằng để lại một di sản âm nhạc đồ sộ, gồm trên 600 ca khúc, trong đó có khoảng 200 tác phẩm được chính thức trình làng. Trong số này, có những ca khúc nổi tiếng, như “Nỗi Lòng Người Đi,” “Đêm Nguyện Cầu,” “Nửa Đêm Biên Giới,” “Anh Còn Nợ Em,” “Anh Còn Yêu Em”…
Tám năm trước, trước chuyến đi lưu diễn Úc Châu, bác sĩ khám phá ông bị ung thư gan. Sau đó căn bệnh được chữa trị và tạm ngừng. Vài tháng trở lại đây, bệnh tái phát, nhưng chuyển sang loại ung thư khác.
Đầu tháng 11, khi bệnh trở nặng, ông vào bệnh viện cấp cứu. Lúc ấy, các bác sĩ cho biết thời gian còn lại của ông không còn bao lâu nữa.
Nhạc sĩ Anh Bằng ra đi để lại rất nhiều đau buồn cho giới ca sĩ, nghệ sĩ, báo chí, truyền thông, và số đông khán giả, những người yêu thích, ngưỡng mộ dòng nhạc của ông.
Nhật Báo Người Việt sẽ cập nhật và gửi đến độc giả tin tức liên quan đến tang lễ nhạc sĩ Anh Bằng.

Những nỗi chia lìa

Những nỗi chia lìa
Nguoi-viet.com

Tạp ghi Huy Phương

Làm nghề truyền thông, thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được điện thư của những người không quen biết ở nhiều nơi. Ngoài những chuyện trao đổi ý kiến, khen ngợi hay chê trách, nhiều lúc tôi lâm vào tình trạng khó xử về những lá thư nhờ tôi một vài việc nhỏ, mà tôi không làm được hay chần chờ không biết giải quyết, trả lời ra sao?

(Hình minh họa: Phil Eggman/US Navy)

Những bức thư này mang những hoàn cảnh khá giống nhau: “Tìm cha.” Không phải như những đứa con lai Mỹ được chính phủ Hoa Kỳ mang về quê cha, nhưng không biết cha là ai, tác giả những bức thư mà tôi nhận được biết rất rõ về cha mình, qua lời kể của mẹ. Ngày chiến tranh chấm dứt, các em còn quá nhỏ, bây giờ 40 năm trôi qua, các em đã trưởng thành, có gia đình, nhưng có mẹ mà không có cha, các em có nhu cầu đi tìm lại người cha của mình với những lời gọi buồn thảm:

-“Cha ơi! Bây giờ cha ở đâu?”

– “Ba cháu tên là Nguyễn Văn Ba, cấp bậc trung úy thuộc Tiểu Khu Long An. Tháng Tư, 1975, trong cơn hỗn loạn, ba cháu xuống tàu đi Mỹ, từ ấy đến nay không có tin tức gì về với gia đình. Mẹ cháu đem con về nương náu bên ngoại, nhẫn nhục nuôi con, mong chờ tin cha, nhưng tin cha biền biệt. Nghe nói cha cháu hiện ở California, mong bác rộng lòng nhắn tin, tìm giúp ba cháu. Cháu và gia đình không quên ơn bác.” (Nguyễn Thị Hoài)*

– “Ngày 30 Tháng Tư, 1975, cháu đang còn ở trong bụng mẹ. Ba cháu là lính không quân, di tản trước khi Sài Gòn mất. Từ đó đến nay, mẹ cháu nói không có tin tức gì của ba cháu. Bà ẩn nhẫn sinh và nuôi con, lập gia đình với một người đàn ông khác và sinh ra những đứa con khác cha với cháu. Ông dượng sau này rất yêu thương cháu và rất thông cảm với hoàn cảnh của mẹ con cháu. Cháu lớn lên, hiện nay đã có gia đình và sinh hai con.

Cháu biết chuyện xưa qua lời kể của bà ngoại lúc cháu sắp đi lấy chồng. Mẹ cháu không bao giờ nhắc chuyện cũ, nhưng trong thâm tâm, cháu vẫn tha thiết muốn biết cha cháu là ai, không phải để nhờ cậy gì nhưng, ít ra cho lòng cháu khỏi ray rứt.” (Phan Thị Hoàng Oanh)*

Bức thư kèm theo chi tiết, tên tuổi, trú quán ngày trước của người đàn bà mang thai ở lại và tên của của người cha không bao giờ biết mặt của người con gái gửi thư.

Trong cơn hỗn loạn của Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi nghe Cộng Quân sắp vào, phản ứng bình thường là ai cũng mong tìm đường ra đi lánh nạn, và không ai nghĩ đến ngày một, ngày hai mình sẽ trở về, không ai có thể hứa hẹn với những người thân yêu ngày tái ngộ là bao lâu. Họ để tất cả dĩ vãng lại sau lưng, tất bật làm lại cuộc đời trên quê hương mới, học hành hay làm lụng vất vả để sống còn. Ngày tháng trôi qua, những bản tin từ quê nhà mỗi ngày mỗi xấu đi, và nỗi sum họp hay trở về hầu như tan biến. Có những người chung thủy, sắt son nhưng cũng có những người yếu đuối, buông xuôi trong dòng đời xô đẩy, và thời gian không dừng lại để chờ đợi ai. Những người bạn của tôi đã có công ăn việc làm, lập gia đình mới, sinh con đẻ cháu, những đứa con ra đời nơi đây đã thành đạt, dưới một mái nhà hạnh phúc.

Tôi nghĩ là họ không bao giờ quên chuyện cũ, nhưng đã không một lần nói ra thì không bao giờ có cơ hội nói lại. Nếu đây hẳn không là một điều tội lỗi thì họ cũng có những giấc ngủ không yên, một nỗi lo sợ ám ảnh trong suốt cuộc đời còn lại, một thứ hạnh phúc mong manh, không an toàn.

Ở trường hợp này, có thể nào tôi đi tìm họ, người sĩ quan hay người lính không quân đã bỏ lại những đứa con hay cái bào thai trong bụng người yêu, để nói với những người này những sự thật mà không bao giờ họ muốn nghe hay sợ hãi nếu phải nghe.

Tôi không sống qua những khoảnh khắc của đời họ, với những định mệnh bất ngờ và lo toan của riêng mỗi người. Tôi cũng không muốn đem lại một thảm họa cho những người bạn này, mà hạnh phúc họ đã vun xới trong vài chục năm qua, bỗng nhiên đổ vỡ.

Nếu bạn là họ, giờ đây bạn phải cư xử như thế nào.

Nếu bạn là người phụ trách phân xử trong hội đồng gia tộc, trong họ hàng hay đang là người phụ trách “Gỡ Rối Tơ Lòng,” “Giải Đáp Tâm Tình,” cho một đại nhật báo có uy tín nhất, hay bạn là bà Tùng Long ngày xưa, hay là quý bà Phillips của Dear Abby để cho tôi xin một lời khuyên, một lời khuyên tốt đẹp của đôi bề, không làm tổn thương hạnh phúc của một ai.

Tôi sẽ nói gì với những đứa con đi tìm cha đã viết thư cho tôi.

Cứ xem như cha cháu không còn nữa. Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, rất nhiều gia đình hy vọng hay tưởng chồng mình đã lên được một con tàu nào đó để ra đi và mỗi ngày họ hy vọng có một tin tức hay một lá thư trở về. Nhưng sự thật, trên con đường vượt thoát, trong bom đạn, họ đã nằm lại trên một mảnh đất quê hương hay một bờ biển nào đó. Đó là trường hợp một quân nhân của Sư Đoàn 1, gia đình tưởng đã lên một con tàu nào đó ở Thuận An để ra đi, nhưng cuối cùng, 30 năm sau, người ta tìm thấy xương cốt của ông trên bãi biển An Dương cùng với đồng đội của mình.

Hay là tôi sẽ nói sự thật, là cha cháu còn sống, nhưng ông đã có một mái ấm gia đình khác, giàu có, thành đạt nhưng có thể không hạnh phúc, nếu mỗi khi ông nghĩ đến mối tình xưa và giọt máu của mình không biết giờ này ra sao, sống chết, phiêu bạt nơi nào? Nếu nói đến một người đang ray rứt khổ đau, thì người đó chính là ông, người cha mà con đang tìm kiếm, chứ không phải đó là mẹ của con hay chính là con.

Rồi ra, khi lớn lên, va chạm với những nghịch cảnh của cuộc đời, thấu hiểu số mệnh, con sẽ hiểu.

Chúng ta lên án ai bây giờ? Một người đàn ông phụ bạc hay là một người đàn bà không có lòng rộng lượng.

Chúng ta lên án chiến tranh, có hàng triệu nạn nhân, trong đó có mẹ, có cha cháu, và hiện nay là cháu.

Ở những đất nước bình an trên thế giới, không bao giờ nghe tiếng đạn bom, ít xảy ra những cuộc đổ vỡ, chia lìa, chết chóc như quê hương của chúng ta. Mang số phận Việt Nam, ở đó, đã có bao nhiêu nấm mồ chôn vội, bao nhiêu vành khăn tang, bao nhiêu nạng chống, bao nhiêu đứa trẻ không cha, và những người quả phụ, mất chồng khi chưa qua tuổi đôi mươi.

Nếu đêm nay cháu không ngủ, thao thức nghĩ đến một người cha không bao giờ biết, không bao giờ gặp, thì người cha ấy chắc cũng không tròn giấc, có khi lòng như lửa đốt, trên chăn êm, nệm ấm mà nghĩ như trên gai nhọn hằng đêm.

Có thể câu chuyện mà cháu nhờ đến tôi, tôi không bao giờ giúp cháu được.

Dù xót xa, tôi nghĩ rồi ra cháu sẽ hiểu, sẽ tha thứ và sẽ quên.

(*) Tên, tuổi, thông tin của những người trong cuộc đã được thay đổi.

Thương tiếc Bác Chín

  Thương tiếc Bác Chín

       (1920 – 2012)

 Đoàn Thanh Liêm

*     *     *

Bác Chín là tên gọi thân thiết riêng tư trong nhóm bạn hữu chúng tôi ở Sài gòn sau năm 1975 để gọi Bác Chín Tân (Chân Tín) – nhằm tránh sự theo dõi của mấy người công an mật vụ vốn thường bám sát những “đối tượng khả nghi”. Còn thông thường, thì mọi người đều gọi ông là Cha Chân Tín – nguời Mỹ thì gọi ông là Father Chân Tín.

Ở vào tuổi 92 (1920 – 2012), theo đúng với quy luật “Sinh Lão Bệnh Tử”, thì sự ra đi của ông vào ngày 1 tháng 12 năm 2012 tại Saigon là điều không mấy ai ngạc nhiên. Mặc dầu vậy, tôi cũng đã nhận được điện thư của mấy người bạn – họ bày tỏ “sự bàng hòang” (anh Nguyễn Xuân Sơn ở New York, bào đệ của họa sĩ Thái Tuấn) hay : “đó là sự mất mát lớn cho Việt nam” (chị Sophie Quinn-Judge ở Philadelphia).

Là người có duyên được quen biết gần gũi với ông từ trên 45 năm nay, tôi xin được ghi lại một số kỷ niệm thân thương với ông qua một số bạn hữu và một số chuyện ngộ nghĩnh khác – đặc biệt là sau năm 1975.

1 – Trước hết là nhóm người cùng bị bắt với Bác Chín vào tháng 4 & 5 năm 1990.

Trong đó có những người đã ra người thiên cổ như Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ, Nguyễn Ngọc Lan, Đỗ Trung Hiếu, Nguyễn Văn Tấn và Roxanna Brown v.v…

Còn anh Đỗ Ngọc Long, Lê Văn Trinh, Nguyễn Trọng Liêm và tôi, thì hiện đang sinh sống trên đất Mỹ. Mike Morrow hiện còn làm ăn ở Hongkong. Nhóm chúng tôi bị bắt giữ trong đợt này là do chính ông Mai Chí Thọ Bộ trưởng Nội vụ hồi đó là người đứng ra chỉ đạo chiến dịch mẻ lưới lớn “bắt giữ để phòng ngừa” (preventive arrests).

2 – Kỷ niệm với Mục sư Tullio Vinay (1909 – 1996) ở Italia.

Vào năm 1989, mục sư TullioVinay ở thành phố Turin Italia đã chuyển tòan bộ số hiện kim của giải thưởng ông nhận được từ bên nước Đức cho cha Chân Tín – số tiền lên đến trên 11,000 US dollar. Và dĩ nhiên là cha đã chia hết số tiền này cho những dự án xã hội và giáo dục ở Saigon và ở Cần Giờ. Bây giờ, thì ông cha có thể đi gặp lại người bạn mục sư Tin Lành rất mực thân thương và tốt bụng đó rồi.

3 – Chuyến viếng thăm của Nghị sĩ George McGovern năm 1972.

Thượng Nghị sĩ McGovern là ứng cử viên đại diện đảng Dân chủ trong cuộc bàu cử Tổng thống ở Mỹ năm 1972. Trong chuyến viếng thăm Sài gòn vào giữa năm đó, ông dành thời gian để đến thăm Linh mục Chân Tín. Nhưng ông lại bị lực lượng an ninh tìm cách cản trở, nên cuộc thăm viếng đã không thể thực hiện được. Sự kiện này đã gây sôi nổi trong công luận ở Mỹ lúc đó. Vài tháng trước đây, thì Nghị sĩ McGovern cũng vừa mới qua đời cũng trong năm 2012 – như thế thì hai nhân vật danh tiếng lần này sẽ dễ dàng gặp lại nhau, khỏi bị ai đó làm phiền hà ngăn cản nữa.

4 – Câu chuyện xung quanh vụ Phong Thánh Tử Đạo năm 1988.

Suốt trong hai năm 1987 – 88, Nhà nước cộng sản mở chiến dịch chống phá việc Giáo hội Công giáo tổ chức Phong Thánh Tử Đạo cho những vị bị sát hại trong thời cấm đạo ở Việt nam thời trước. Trong hàng ngũ tu sĩ và giáo dân có can đảm đứng ra bênh vực lập trường của Giáo hội, thì có Linh mục Chân Tín và Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan là hai vị viết những bài có sức thuyết phục cao đối với quần chúng giáo dân, nên được phổ biến cùng khắp cả nước – khiến gây e ngại cho giới cầm quyền, vì họ sợ chuyện “già néo bứt giây”.

Vì thế, mà trong dân gian bà con đã ví von gọi hai ông là “cặp kiện tướng Gullitt/Van Basten” của đội bóng tròn Hòà Lan là vô địch Âu châu năm 1988.

5 – Cuộc thẩm vấn của Đại tá Quang Minh tại trại giam B34 ở Saigon.

Trong suốt 3 tháng 5,6 và 7 năm 1990, tôi bị Đại tá Quang Minh Ngô Văn Dần thẩm vấn liên tục. Ông này là thủ trưởng của bộ phận Phản gián ở miền Nam. Ông tra hỏi tôi rất kỹ về mối liên hệ giữa tôi với linh mục Chân Tín và ông Tám Cần Tạ Bá Tòng. Ông còn nói với tôi : Ông Chân Tín là “người bạn lớn” của ông mà ! (Ông Minh hay chêm tiếng Pháp trong khi nói chuyện với tôi – cụ thể nguyên văn tiếng Pháp : “votre grand ami”). Trong thời gian thẩm vấn dài ngày đó, cũng ông Quang Minh này đã tặng cho tôi một danh hiệu dữ dằn khác nữa, đó là : “ kẻ sát nhân ngọai hạng “ (nguyên văn: “assassin de génie”).

6 – Tôi còn rất nhiều kỷ niệm vui buồn khác nữa với Bác Chín. Xin lần lượt ghi ngắn gọn mấy vụ điển hình như sau:

A – Đại khái như lúc bác rưng rưng nước mắt xác nhân với anh em chúng tôi là cháu Thiên Hương ái nữ của nhà văn Duyên Anh và chồng là David người quốc tịch Anh đều đã tử nạn máy bay ở Bangkok năm 1988.

B – Từ cuối thập niên 1980, Ông Tám Cần Tạ Bá Tòng và Linh mục Chân Tín là hai vị Cố vấn mà thường đến tham dự các buổi họp với chúng tôi trong Xí nghiệp Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật có trụ sở đặt tại Bến Chương Dương Sài gòn. Cả hai vị đều được anh em trong Xí nghiệp chúng tôi rất quý mến yêu chuộng. Và sau này cả hai đều bị bắt giữ, bị quản chế vào năm 1990 như đã ghi ở trên.

C – Vào cuối năm 1974, nhân dịp đến thăm các tù nhân chính trị từ Côn Đảo mới được trả tự do và đang tá túc tại chùa Ấn Quang trong thời gian chờ đợi tìm phương tiện chuyên chở để về lại nguyên quán tại miền Trung, thì tôi còn dẫn Bác Chín đến thăm Thày Trí Quang tại đây nữa. Đây có thể là lần duy nhất mà Bác Chín trực tiếp chuyện trò trao đổi với Thày Trí Quang. Hai vị chuyện trò với nhau thật thân tình cởi mở, biểu lộ sự thông cảm và tương kính giữa những bậc tu hành với nhau.

D – Và vào năm 1989, một số anh chị em giáo dân chúng tôi cũng đã rủ nhau đến hội họp tại văn phòng của Bác Chín để cùng nhau bàn luận về việc sọan thảo Búc Thư Ngỏ gửi đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và cả đến Tổng Giám Mục Sài gòn Nguyễn Văn Bình nữa.

Những chuyện vui buồn giữa Bác Chín và anh chị em chúng tôi ngộ nghĩnh đại lọai như vậy, thì rất là nhiều. Nhưng vì khuôn khổ của bài báo có giới hạn, nên tôi xin tạm ngưng bài viết này tại đây vậy.

Nay thì Bác Chín đã lìa xa cõi tạm này để đi gặp lại, quây quần xum họp với bao nhiêu người thân thiết yêu thương của Bác.

Xin vĩnh biệt Bác Chín với lòng quý mến muôn vàn

Và xin cầu chúc Bác luôn thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng.

Bài viết lần đầu tại Westminster California, tháng 12 năm 2012

Và được bổ túc cũng tại California vào tháng 11 năm 2015 – nhân dịp chuẩn bị Lễ Giỗ Đoạn Tang Ba Năm của Bác Chín (2012 – 2015)

Đoàn Thanh Liêm

Chủ tịch Trung Quốc sẽ được tiếp đón bằng nhiều cuộc biểu tình ở VN?

Chủ tịch Trung Quốc sẽ được tiếp đón bằng nhiều cuộc biểu tình ở VN?

15h00 hôm nay, Thứ Tư (4.11.2015), trước ngày ông Tập Cận Bình chủ tịch nhà nước Trung Quốc đến Việt Nam , dân Sài Gòn đã biểu tình phản đối tại trung tâm thành phố.

15h00 hôm nay, Thứ Tư (4.11.2015), trước ngày ông Tập Cận Bình chủ tịch nhà nước Trung Quốc đến Việt Nam , dân Sài Gòn đã biểu tình phản đối tại trung tâm thành phố.

Blog ptlambao
 Ngay trước chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Hà Nội và Sài Gòn diễn ra một số hoạt động với nội dung phản đối người đứng đầu đảng và chính phủ Trung Quốc sang thăm Việt Nam khi mà Bắc Kinh có những hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam.

Mít tinh- hội thảo tại Hà Nội

Ba đơn vị gồm Chương trình Minh Triết Làm chủ Biển Đông, Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Biển, Viện Nghiên cứu Lý Luận và Phát Triển đồng tiến hành buổi mítting- hội thảo vể ‘Lịch sử Chủ quyền Biển đảo Việt Nam’ vào sáng ngày 4 tháng 11 tại Hà Nội.

Theo kế hoạch sinh hoạt diễn ra từ 8 giờ 30 sáng thế nhưng trước đó nơi tổ chức sự kiện bị mất điện một cách bất thường. Ngoài ra bên ngoài khu vực còn có xe của cảnh sát, xe buýt chuẩn bị bắt người…

Tuy vậy buổi mít tinh- hội thảo cuối cùng cũng được tiến hành. Giám đốc Chương trình Minh triết Làm chủ Biển Đông, ông Nguyễn Khắc Mai, cho biết lại:

“ Có khoảng ngót 100 người dự gồm nhiều nhà trí thức, có cả những quan chức ví dụ như giáo sư Đặng Hữu- nguyên ủy viên trung ương trưởng Ban Khoa giáo, tiến sĩ Thanh Giang, tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Trần Ngọc Vương, phó giáo sư Trần thị Đoan Thanh, có rất nhiều nhà khoa học về các lĩnh vực, có nhiều cựu quan chức kể cả thành viên trong Ban tư vấn chính phủ cũng tham dự. Đặc biệt có những thành viên No-U, dân oan, những anh chị ở ngoại thành, cả dư luận viên, sinh viên, đoàn viên thanh niên cộng sản mặc áo xanh, đeo huy hiệu …

Như thế là cuộc họp mà chúng tôi gọi là một ‘tiểu Diên Hồng’ để bàn vấn đề chủ quyền biển đảo.

Chúng tôi cũng nói rằng ngày mai ông Tập Cận Bình đến Hà Nội, hôm nay anh tập hợp đây đã truyền một tinh thần mạnh tại khu vực Ba Đình để thấy thái độ của nhân dân Hà Nội không đồng tình và phản đối chính sách bá quyền, đại Hán, đế quốc chủ nghĩa theo kiểu Trung Hoa, thao màu sắc Trung Hoa hiện nay chứ không chỉ có vấn đề Biển Đông. Mà còn nhiều vấn đề trong các mối quan hệ với các dân tộc trên thế giới này ở Châu Á, Châu Phi… đặc biệt với Việt Nam.”

Một người tham dự và cũng là diễn giả tại buổi mít tinh- hội thảo, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn, có đánh giá về buổi mít tinh- hội thảo tại Hà Nội mà ông tham dự trong ngày 4 tháng 11  như sau:

” Chúng tôi cũng nói rằng ngày mai ông Tập Cận Bình đến Hà Nội, hôm nay anh tập hợp đây đã truyền một tinh thần mạnh tại khu vực Ba Đình để thấy thái độ của nhân dân Hà Nội không đồng tình và phản đối chính sách bá quyền, đại Hán, đế quốc chủ nghĩa theo kiểu Trung Hoa, thao màu sắc Trung Hoa hiện nay chứ không chỉ có vấn đề Biển Đông

ông Nguyễn Khắc Mai”

“ Mở đầu cuộc hội thảo, giáo sư Trần Ngọc Vương của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có bài tổng kết rất hay chỉ ra lịch sử của Trung Quốc là lịch sử của một nhà nước nội địa, nhà nước thảo nguyên không hề có văn hóa biển. Đó là điểm rất hay để phán bác lại lời nhận vu vơ chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa  của Việt Nam là của Trung Quốc từ rất lâu đời. Và giáo sư Trần Ngọc Vương cũng chỉ ra bản chất của nhà nước Trung Quốc là một đối kháng giữa Nho giáo và pháp gia từ trước đến giờ mà gây ra nhiễu loạn trên thế giới dẫn đến chủ nghĩa bành trướng bá quyền, sô vanh đại Hán.

Phát biểu của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng trên tinh thần của một nhà khoa học chỉ ra những sai lầm trong chính sách đối ngoại của nhà nước Trung Quốc hiện nay với chính sách bá quyền của họ. Giáo sư Hưng đặc biệt nhất mạnh Philippines là một nước nhỏ nhưng nhân dân, trí thức Philippines đã ngẩng đầu trước toàn thế giới. Mặc dầu phiên xử kiện của Tòa Trọng tài ở La Haye chưa tiến hành, nhưng Philippines ngẩng đầu vì đã đối đầu với một siêu cường như Trung Quốc.

Tôi thấy rằng hội thảo ngày hôm nay có một tiếng nói rất thống nhất yêu cầu lãnh đạo nhà nước Việt Nam khi tiếp Tập Cận Bình phải đặt vấn đề làm sáng tỏ chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam. Còn nếu Trung Quốc không chấp nhận phải đưa ra Tòa án Công lý quốc tế.”

Thanh niên Từ Anh Tú tham gia mít tinh- hội thảo bày tỏ cảm tưởng và ý kiến sau buổi mít tinh- hội thảo:

“ Nói chung buổi hôm nay rất tuyệt vời vì được thêm những thông tin quí về chủ quyền biển đảo của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa; những đòi hỏi rất phi lý của Trung Quốc về hai quần đảo này.

Cần phải làm nhiều việc: trước hết phải tuyên truyền ra cho người dân biết về thông tin này, thứ hai về phía chính phủ cần phải có những động thái mạnh mẽ hơn chẳng hạn kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. Tức là cần phải làm gì đó hơn là cứ im lặng, chính phủ không lên tiếng thì dần dần mặc nhiên Trung Quốc sẽ chiếm hai quần đảo này.”

” Trong những ngày qua trên mạng cũng xuất hiện lời kêu gọi của hơn 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam về việc đón Tập Cận Bình tại VN. Theo đó vào ngày 5/11 mọi người tập trung biểu tình để đưa ra thông điệp yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông; chấm dứt hành động bắn giết ngư dân VN”

Biểu tình- kiến nghị tại Sài Gòn

Cũng trong ngày 4 tháng 11, vào lúc 2 giờ chiều tại chân Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng, thành phố Sài Gòn, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng tiến hành cuộc biểu tình theo như kế hoạch thông báo trước đó.

Ông Đinh Quang Tuyến, một nhà hoạt động tham gia cuộc biểu tình ở Sài Gòn vào chiều 4 tháng 11 cho biết lại hoạt động đó:

“ Được khoảng 100 người, hôm nay tinh thần rất mạnh mẽ. Tổ chức rất bài bản mà công an không quấy phá và cho đến lúc này anh em đang đi taxi về vẫn không có quấy phá. Người quan trọng nhất là giáo sư Tương Lai và tất cả những vị bô lão của CLB Lê Hiếu Đằng làm nòng cốt. Còn lại có nhiều bạn trẻ Thanh niên Dân chủ, Con Đường Việt Nam…

Tôi cầm cái dù vàng ( viết chữ) ‘Tôi yêu Việt Nam, tôi yêu Hoàng Sa, tôi yêu Trường Sa’. Còn của những người khác mỗi người một kiểu viết tiếng Hoa, tiếng Việt, tiếng Anh. Anh em viết sao cho công chúng nhận ra được thôi. Vô số biểu ngữ với nội dung ‘Đả đảo Tập Cận Bình’, ‘Không tiếp Tập Cận Bình ở Việt Nam’…

Hôm nay người dân được thỏa mãn khi được xem một cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra hoàn hảo. Tổng thời gian chừng 1 tiếng 10 phút: ở Tượng đài nửa tiếng và ở khu phố đi bộ nửa tiếng. Đại khái thế.”

Kêu gọi biểu tình

Trong những ngày qua trên mạng cũng xuất hiện lời kêu gọi của hơn 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam về việc đón Tập Cận Bình tại Việt Nam. Theo đó vào ngày 5 tháng 11 mọi người tập trung biểu tình để đưa ra thông điệp yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông; chấm dứt hành động bắn giết ngư dân Việt Nam; nhà cầm quyền Trung Quốc phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Biểu tình sẽ diễn ra từ 9 giờ sáng trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn.

Vào ngày 3 tháng 11 tại Hà Nội, một số nhà hoạt động cũng xuống đường mang theo biểu ngữ phản đối chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo thông báo diễn ra trong hai ngày 5 và 6 tháng 11 này.

‘Bước tiến vĩ đại’: FDA chấp thuận cách trị ung thư mới

‘Bước tiến vĩ đại’: FDA chấp thuận cách trị ung thư mới
Nguoi-viet.com

WASHINGTON DC (NV) Cơ quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm (FDA) tuần qua lần đầu tiên chấp thuận cách chữa trị ung thư mới, chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà không đụng đến tế bào bình thường.

(Hình minh họa: Getty Images/Dan Kitwood)

Theo báo Guardian, chiến lược chữa ung thư mới mà theo các nhà chuyên môn, giúp bệnh nhân tránh khỏi sự hành hạ cơ thể của phản ứng phụ do việc hóa trị hay xạ trị.

Hóa trị và các phương pháp chữa trị ung thư hiện nay là tàn bạo, trong khi không ảnh hưởng mấy đến tế bào ung thư mà lại làm kiệt quệ cơ thể của bệnh nhân.

Phản ứng phụ do các lối chữa trị hiện nay nhiều trường hợp mang lại hậu quả thật kinh hoàng như rụng tóc, xuất huyết nội, nôn mửa và ngay cả gây thiệt mạng.

Phương pháp chữa trị mới chỉ tập trung vào việc tấn công tế bào ung thư, đồng thời kích thích hệ thống miễn nhiễm tự chống lại tế bào ung thư.

Sự chữa trị với tên gọi T-VEC (viết tắt từ talimogene laherparepvec) được bán với tên thương mại là Imlygic, sử dụng một vi rút đã được cải biến, được chích thẳng vào khối u để săn tìm và tiêu diệt tế bào ung thư, điều mà giới chuyên gia cho là bước tiến quan trọng trong việc chống lại căn bệnh gây chết người này.

Phương pháp chữa trị được phát triển bởi công ty kỹ thuật sinh học BioVex có trụ sở đặt tại Massachusetts. Năm 2011, tập đoàn dược phòng Amgen mua lại với giá $1 tỉ.

Vi rút tìm diệt ung thư từ lâu được xem như là nguồn chữa trị đầy nhân đạo.

Khác với lối chữa trị hiện nay như hóa trị và xạ trị, vốn tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời hủy hoại luôn phần còn lại của cơ thể, vi rút được lập trình để chỉ tấn công tế bào ung thư, khiến bệnh nhân chỉ chịu một hai ngày với triệu chứng giống như bị cảm cúm.

Bác Sĩ Stephen Russell, nghiên cứu gia của Mayo Clinic, nói rằng việc FDA cho phép chữa trị ung thư bằng phương pháp Imlygic tượng trưng cho “một bước tiến vĩ đại” trong sự chữa trị ung thư. (TP)

Hai luật sư bào chữa cho vụ anh Đỗ Đăng Dư bị đánh hội đồng

Hai luật sư bào chữa cho vụ anh Đỗ Đăng Dư bị đánh hội đồng

Từ trái qua phải: Ông Đỗ Đăng Kỷ (chú ruột Dư), LS Lê Văn Luân, LS Trần Thu Nam, LS Nguyễn Hà Luân, LS Ngô Ngọc Trai, bà Đỗ Thị Mai (mẹ Dư), hai pv.

Các luật sư đến thăm gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư Từ trái qua phải: Ông Đỗ Đăng Kỷ (chú ruột Dư), LS Lê Văn Luân, LS Trần Thu Nam, LS Nguyễn Hà Luân, LS Ngô Ngọc Trai, bà Đỗ Thị Mai (mẹ Dư), hai pv.

Ảnh: Facebook Trần Thu Nam

Hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân chiều hôm nay đến gia đình của nạn nhân chết trong trại giam Đỗ Đăng Dư giúp về pháp lý bị một nhóm người hành hung.

Tin cho biết luật sư Trần Thu Nam bị đánh vào mặt đổ máu, còn luật sư Lê Văn Luân bị nhẹ hơn.

Sau khi bị hành hung chừng một tiếng và còn ngồi chờ cơ quan chức năng đến giải quyết vụ việc, vào lúc 3 giờ 45 phút chiều luật sư Lê Văn Luân cho biết lại sự vụ như sau:

“ Bây giờ hai người bị đánh chảy máu mà anh Trần Thu Nam bị rất nặng, chảy máu mũi, mắt, miệng. Đến gặp gỡ làm thủ tục luật sư thôi; nhưng xong rồi đi ra giữa đường thì có chừng 8 cậu thanh niên, bịt mặt mang khẩu trang đánh. Đánh xong họ lấy mất luôn cả điện thoại. Luật sư không có thù oán gì với ai ở đây. Mấy lần về làm việc em Dư này có người bị rồi.”

Bà Đỗ thị Mai, mẹ của nạn nhân 17 tuổi Đỗ Đăng Dư chết, cho biết:

“ Các bác đến giúp cho gia đình kêu oan về việc cháu bị chết ở trại giam. Lúc đầu có 2 người đứng ở cổng nhà tôi và khi các bác đi khỏi nhà chừng 100 mét thì bị chúng đánh luôn.”

Xin được nhắc lại vụ việc thanh niên 17 tuổi Đỗ Đăng Dư con bà Đỗ thị Mai được công an thông báo chết hôm ngày 10 tháng 10 vừa qua gây nghi ngờ trong công luận về cái chết của nạn nhân.

Luật sư Trần Thu Nam bào chữa cho vụ anh Đỗ Đăng Dư bị đánh hội đồng
Luật sư Trần Thu Nam bào chữa cho vụ anh Đỗ Đăng Dư bị đánh hội đồng (Ảnh facebook Trần Thu Nam)

Nạn nhân Đỗ Đăng Dư bị bắt hôm ngày 5 tháng 8 do ăn cắp một khoản tiền chưa đến hai triệu đồng của một người hàng xóm. Công an địa phương bắt nạn nhân và nói với gia đình đưa đi cải tạo nhưng giam giữ tại trại giam Xa La, Hà Đông.

Đến ngày 4 tháng 10 thì báo với gia đình đến bệnh viện và nạn nhân trong tình trạng hôn mê do phù não. Sang ngày 10 thì cơ quan chức năng báo gia đình là nạn nhân đã chết.

Gia đình yêu cầu giám định pháp y. Luật sư Trần Thu Nam chứng kiến nhưng ông không đồng ý ký biên bản vì ghi không chính xác.

Vụ việc một thanh niên 17 tuổi chết trong khi bị giam giữ được công luận trong và ngoài nước chú ý vì có nhiều điểm không đúng pháp luật Việt Nam.

Một số luật sư như luật sư Trần Thu Nam, Lê Văn Luân, Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân ở Hà Nội có thư gửi các cấp lãnh đạo cấp cao phải cho điều tra vụ việc một cách khách quan để bảo đảm công lý cho nạn nhân.

Trong khi đó cơ quan chức năng cho rằng nạn nhân chết vì bị một bạn tù đánh.

Hành động của một người mẹ ở tiệm ăn nhanh đã khiến mọi người đều sững sờ

Hành động của một người mẹ ở tiệm ăn nhanh đã khiến mọi người đều sững sờ

bua_sang_mcdonald
Tôi là một bà mẹ ba con (14, 12 và 3 tuổi), vừa hoàn tất chương trình đại học và bộ môn cuối cùng là xã hội học.

Giảng viên bộ môn này đã hoàn toàn truyền cảm hứng cho sinh viên với những phẩm chất mà tôi ước gì người nào cũng được như thế.

Đề tài cuối cùng cô đặt ra cho chúng tôi mang tên “nụ cười”. Cả lớp được yêu cầu ra ngoài và cười với ba người đồng thời ghi lại phản ứng của họ.

Tôi thuộc tuýp người thận thiện, luôn mỉm cười và chào hỏi mọi người xung quanh. Vì vậy, đề tài này đối với tôi mà nói thật dễ như ăn bánh.

Ngay sau khi được giao đề tài, một buổi sáng đẹp trời tháng Ba, tôi cùng chồng và con trai nhỏ đến tiệm thức ăn nhanh McDonald’s. Đó cũng là cách vợ chồng tôi dành thời gian chơi đùa cùng con mình.

Khi chúng tôi đang xếp hàng đợi đến lượt mình gọi thức ăn thì đột nhiên tất cả mọi người đều lùi lại, ngay cả chồng tôi cũng làm thế.

Tôi đứng yên không nhúc nhích dẫu chỉ một chút. Một cảm giác hoang mang tràn ngập khi tôi quay đầu nhìn xem vì sao mọi người lùi lại.

Khi quay đầu lại, tôi ngửi thấy một mùi hôi cơ thể kinh khủng và đứng sau tôi là hai người đàn ông vô gia cư nghèo khổ.

Khi tôi nhìn xuống một người đàn ông thấp bé đứng gần mình, ông ta mỉm cười. Đôi mắt xanh tuyệt đẹp của ông ngập tràn ánh sáng thiên thần và ông đang tìm kiếm sự chấp nhận.

Ông nói “Một ngày tốt lành nhé!” khi đếm những đồng xu lẻ đang nắm chặt trong tay.

Người đàn ông thứ hai đang mò mẫm tay mình khi đứng sau lưng bạn. Tôi nhận ra rằng người đàn ông này có vấn đề về thần kinh và người mắt xanh ‘lịch sự’ kia là người giúp đỡ ông ấy.

Tôi cố cầm nước mắt khi đứng đó cùng họ.

Cô gái trẻ tại quầy hỏi họ muốn mua gì.

Ông mắt xanh nói “Cô cho chúng tôi cà phê cả nhé.” (Nếu họ muốn ngồi trong cửa hàng và sưởi ấm, họ phải mua gì đó. Họ chỉ muốn được ấm áp một chút, và cà phê là những gì họ có đủ khả năng chi trả.)

Lúc đó một động lực thôi thúc mãnh liệt khiến tôi dang tay ra và ôm lấy người đàn ông mắt xanh ấy.

Cũng trong khoảnh khắc đó, tôi nhận thấy mọi cặp mắt đang đổ dồn về phía mình và dò xét từng cử chỉ của tôi.

Tôi mỉm cười và gọi thêm hai phần ăn sáng đặt trên một khay riêng.

Sau đó, tôi đi vòng qua góc bàn mà hai người đàn ông chọn ngồi, để khay thức ăn lên bàn và đặt tay mình lên bàn tay đang lạnh cóng của người đàn ông mắt xanh.

Ông ngước nhìn tôi mắt ngấn nước và nói “Cám ơn cô.”

Tôi cúi xuống, vỗ vào tay ông ấy và nói “Tôi làm việc này không phải vì ông. Chúa thông qua tôi để ban tặng ông niềm hy vọng.”

Tôi bắt đầu khóc khi quay lại bàn với chồng và con trai mình. Khi ngồi xuống, chồng tôi mỉm cười và nói “Đó là lý do vì sao Chúa ban em cho anh, là để mang hy vọng đến cho anh, em yêu!”

Chúng tôi nắm lấy tay nhau một lúc lâu và biết rằng, bởi vì được nhận phước lành mà chúng tôi có thể lại cho đi những gì được nhận.

Vợ chồng tôi không phải là những ‘con chiên’, nhưng chúng tôi có niềm tin. Ngày hôm đó, ánh sáng thuần khiết của tình yêu Chúa trời đã soi rọi tôi.

Tôi quay lại trường vào buổi tối cuối cùng của lớp học với câu chuyện của mình trong tay. Tôi nộp bài và người hướng dẫn bộ môn đã đọc nó.

Sau đó cô ấy ngước lên nhìn tôi và nói “Tôi có thể chia sẻ câu chuyện này được chứ?”

Tôi nhẹ nhàng gật đầu khi cô yêu cầu cả lớp chú ý.

Và khi cô ấy bắt đầu đọc, tôi chợt nhận ra rằng, chúng ta là những sinh mệnh riêng lẻ và là một phần trong chỉnh thể vũ trụ, chia sẻ là điều cần thiết để hàn gắn và để được hàn gắn.

Bằng cách của mình, tôi đã làm những người tại cửa hàng McDonald’s, chồng tôi, con trai tôi, giáo viên bộ môn và tất cả mọi người tham dự ngày cuối cùng ở lớp học tối hôm đó xúc động.

Tôi tốt nghiệp với một bài học lớn nhất trong đời, đó là: Chấp nhận người khác một cách vô điều kiện.

Nguồn: inspire21
Biên dịch: Hướng Dương

Chú chó dũng cảm xông vào biển lửa cứu mèo con.

Chú chó dũng cảm xông vào biển lửa cứu mèo con.

DAM CHAY

Một vụ nổ xảy ra tại Donetsk, Ukraine, ngày 20/10/2014

Căn nhà bốc cháy, người chủ trước lúc chạy thoát thân đã nhớ và tháo bỏ dây xích của chú chó trong nhà, hy vọng nó cũng mau theo chủ bỏ chạy ra ngoài. Nhưng không …. con chó này đã không làm như thế mà quay đầu xông vào căn nhđ đang cháy.

Đây là điều người chủ không ngờ tới, nhưng lửa mỗi lúc một lớn, họ không tài nào quay trở lại để cứu con chó của mình. Khi người chủ còn đang lo âu nôn nóng, thì con chó từ trong biển lửa xông ra, miệng đang ngậm một chú mèo con.

Con mèo này cũng là thú nuôi của gia đình, cả hai vẫn đùa giỡn với nhau, vậy nên khi ngọn lửa bùng cháy, phản ứng đầu tiên của chú chó chính là đi cứu bạn.

Hành động dũng cảm của chú chó này đã khiến người chung quanh cảm động. Con mèo con thân thể gầy yếu, bị mắc kẹt trong biển lửa, không biết lối nao mà chạy; nếu chú chó không quay lại cứu, mèo con chắc hẳn sẽ chết trong biển lửa.

CHU CHO CUU MEO

Trong lúc nguy cấp đó, chú chó không một chút do dự, lao vào biển lửa để cứu người bạn thân. Tình bạn có hậu của nó rất đáng cho chúng ta thán phục.

Chính chúng ta đây, ngay tại thời khắc giữa sự sống và sự chết, sẽ có người chỉ lo cho mạng sống của riêng mình, nhưng chú chó này hoàn toàn ngược lại. Chú không ngại tình huống sống hay chết.

Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng hãy trân quý cuộc sống, ngay cả của những con vật, và tất cả mọi thứ xung quanh bạn, bởi chúng đều có linh tính và tình cảm.

Xin chuyển cho mọi người để càng nhiều người hơn nữa biết được câu chuyện cảm động này.