Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực
Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực
|
Những Tấm Lòng VÀNG
Tuổi Trẻ Sau 30 Năm Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam
Tuổi Trẻ Sau Ba Mươi Năm Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam
Chuẩn Tướng Lương Xuân ViệtChỉ Huy Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 của Sư đoàn Không vận 101 USA
Ngày 5-2-2009, Chuan Tuong Lương Xuân Việt là người Việt Nam tị nạn đầu tiên nhận chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 của Sư đoàn Không vận 101. Đại tá Việt chính thức lên thay Đại tá Dominic Caraccilo, trong một nghi lễ bàn giao tổ chức lúc 10 giờ sáng tại Hangar 3 trong căn cứ Fort Campbell ở Kentucky.
Đại Tá Việt tốt nghiệp bằng cử nhân môn Sinh-Hóa Học tại trường University of Southern California. Cũng đậu bằng tiến sĩ Khoa Học và Nghệ Thuật Quân Sự.
Ông Việt sinh tại Biên Hòa, sống với cha mẹ ở Sài Gòn trước năm 1975 và trong vùng Los Angeles sau khi tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông lớn lên trong một gia đình gồm có tám anh chị em. Từ một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi phải di tản khỏi Sài Gòn vào cuối Tháng 4/1975, theo đoàn người tị nạn cộng sản đến nước Mỹ, nay 42 tuổi .
Cha của Đại Tá Việt là Lương Xuân Đương, nguyên thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến quân lực Việt Nam Cộng Hòa . Và đã qua đời tại California vào năm 1997.
Vợ ông Việt là bà Quyên Kimberly Lau ở Denver. Có ba con gồm một gái, hai trai: Ashley Thu Diễm, 13 tuổi; Brandon Xuân Huy, 10 tuổi; và Justin Xuân Quốc, 7 tuổi. Gia đình ông đang sống tại Fort Bragg, North Carolina .
____________________Trung Tá Lê Bá Hùng (39 tuổi)Hạm Trưởng Khu Trục hạm USS LASSEN (DDG 82)
Trung Tá Lê Bá Hùng vừa được bổ nhiệm chức vụ Hạm Trưởng Khu Trục hạm USS LASSEN (DDG 82). Lễ bàn giao được cử hành ngày 23.4/2009 tại US Yokosuka Naval Base, Nhật Bản .
Ngày 7.11/2009, Trung tá Hùng hạm trưởng khu trục hạm USS Lassen cập cảng Tiên Sa – Đà Nẵng . Chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam trong bốn ngày nhằm phát triển mối quan hệ đang bắt đầu giữa hải quân hai nước.
Trung Tá Lê Bá Hùng là con của ông Lê Bá Thông, cựu Trung Tá Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, hiện định cư tại Virginia, Hoa Kỳ từ năm 1975. Ông Hùng sinh ra tại thành phố Huế và lớn lên tại tiểu bang Virginia. Năm 1988, ông theo học tại US Naval Academy ở Annapolis, Maryland và tốt nghiệp ưu hạng năm 1992, với văn bằng Cử Nhân về Kinh tế .
Ông Hùng đã tốt nghiệp ưu hạng Trường Naval Post Graduate School với bằng Cao Học Khoa học về Operations Research; tốt nghiệp Summa – Laude từ Touro University International với bằng Master of Business Administration Degree in Military Management. Trung Tá Hùng hoàn tất The Naval War College – Non Resident Seminar Program và tốt nghiệp Trường Joint Forces Staff College .
Vợ là cô Lyn Lê ở Virginia Beach, Virginia và có 1 cháu gái, Allison và 1 cháu trai, Christian.
Ông Hùng cùng cha mẹ rời Sài Gòn bằng thuyền đánh cá và cha ông làm hoa tiêu, ngày hôm sau 01.05/1975 được một tàu tiếp dầu hải quân kéo đi và tới ngày 02/05 thì gặp tàu chiến Hoa Kỳ và được đưa lên rồi sang định cư tại Mỹ . Sau 8 năm, anh chị còn lại tại Huế mới đoàn tụ vào năm 1983 .
________________________Trung tá Võ Phi Sơn (39 tuổi)Thăng Trung Tá 01.3.2009, đang cố vấn huấn luyện Trực Thăng
Trung tá Võ Phi Sơn
Con của cựu Trung tá Phi công Võ Phi Hổ, khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Sơn cùng gia đình thoát khỏi Việt Nam vào cuối tháng 4.1975. Sơn đến Hoa Kỳ khi mới lên 5 tuổi . Trung tá Hổ đoàn tụ gia đình tại đảo Guam, và được đưa về định cư tại Miami, Florida cuối tháng 5.1975.
Từ lớp 9, Sơn đã giữ vai trò Chủ tịch của National Honor Society và Science Society tại trường Trung Học. Năm 1985, Sơn đỗ thủ khoa tại W.R. Thomas Junior High với nhiều giải thưởng lớn của liên bang như:
Award of Honor do The National Leadership Organization trao tặng;
The American Legion School Award do The American Legion trao tặng.
Sơn đã tốt nghiệp Tối Ưu trên tổng số 597 học sinh của lớp 1988; đoạt giải The Best Student of the Year và Outstanding Math Student Award cùng rất nhiều giải khác với nhiều hiện kim.
Ra trường, Thiếu Úy Võ Phi Sơn lần lượt phục vụ tại nhiều đơn vị như Sư đoàn 2 Thiết Giáp, Sư đoàn 4 Bộ Binh, Sư đoàn 82 Nhảy Dù. Anh lái các phi cơ trực thăng OH-58 AC, Apache tham chiến tại chiến trường Afghanistan .
Hiện Trung tá Võ Phi Sơn là Cố vấn phụ trách huấn luyện Trực thăng cho quân đội các nước Ả Rập đồng minh.
_________________________Nữ đại úy phi công F18 Elizabeth Phạm
Ðại Úy Elizabeth Phạm sinh tại Seattle, Washington . Cô là ái nữ của Bác Sĩ Phạm Văn Minh hiện có phòng mạch tại Seattle.
Elizabeth Phạm tốt nghiệp đại học University of California, San Diego (UCSD) . Học kỹ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, với cấp bậc thiếu úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỹ thuật bay cấp cao T45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi.
Cuối năm 2003, Trung Úy Elizabeth Phạm tốt nghiệp “Top Hook” (thủ khoa), được đại tướng chỉ huy trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp và được tuyển chọn phi công đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ điều khiển một chiến đấu cơ siêu thanh F18 Hornet trị giá $7 triệu. Elizabeth Phạm được thăng đại úy năm 2005.
Cô thành hôn với Ðại Úy Alexander Roloss, cũng là một sĩ quan phi công F-18, và hai vợ chồng cùng ở chung một đơn vị.
—————————–Đại úy Phi Công Michelle VũNữ phi công phi đội kỵ binh 6-17 CAV
Đại úy Michelle Vũ học lái máy bay là muốn theo nghiệp cha, một cựu phi công QLVNCH.
Cử nhân thương mại tại đại học Cal Poly San Luis Obispo, California .
Cô Michelle Vũ cùng đơn vị đến Iraq vào Tháng 8, 2008 và vừa được thăng cấp đại úy 2/2008
Vừa tốt nghiệp đại học lúc 22 tuổi, tham gia lục quân Hoa Kỳ, học lái máy bay hai năm, sau đó được điều động về trung đoàn kỵ binh 17, rồi cùng đơn vị di chuyển từ Alaska sang Kuwait, rồi sang chiến trường Iraq và đang đóng quân tại căn cứ FOB Diamdback, gần Mosul._______________________Nữ Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh
Dương Nguyệt Ánh sinh 1960, phụ nữ người Mỹ gốc Việt làm trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Bà sinh ở Việt Nam, cùng gia đình tỵ nạn sang Mỹ năm 1975
Dương Nguyệt Ánh tốt nghiệp Đại học Maryland ngành kỹ sư hóa học, khoa học điện toán và quốc gia hành chính.
Bà làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chức Tổng giám đốc Khoa học và Kỹ thuật của Trung tâm Vũ khí Hải quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center) tại Maryland, tiểu ban chất nổ với nhiều giải thưởng.
Bà từng là người đại diện cho Hoa Kỳ trong Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bà cũng là tác giả của bom áp nhiệt (Thermobaric Bomb).
Bà nhận giải Dr. Arthur Bisson Award for Naval Technology Achievement vào năm 2000, giải Civilian Meritorious Medal năm 2001 và giải Service to America Medal for National Security năm 2007
Dương Nguyệt Ánh có lập trường chống Cộng sản rõ rệt . Bà là dòng dõi cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, là cháu ruột của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Dương Nguyệt Ánh,Thứ Trưởng Nội An Paul Schneider,
Tổng Giám Đốc Sở Di Trú Emilio Gonzalez.
Dương Nguyệt Ánh được Bộ Nội An (Homeland Security Dept.) vinh danh trong một buổi lễ đặc biệt, tổ chức ngày 15.1.2008 tại White House____________________Đại Úy Michael ĐỗThủy Quân Lục Chiến Mỹ
Đại úy Michael Đỗ, là một thuyền nhân, theo gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ năm 1980 khi vừa 4 tuổi. Anh là con trai duy nhất của cựu Đại úy QLVNCH đã bị tù “học tập cải tạo” sau 30.4/1975 .
Anh đã tốt nghiệp trường đại học quân sự nổi tiếng West Point, và theo học để trở thành một kỹ sư ngành chế tạo hỏa tiễn hay thiết kế phi đạn (Missile Design) . Cũng có bằng Tiến sĩ ngành Quản trị Hành Chánh.
Năm 2005, Đại úy Michael Đỗ nhận lệnh đi chiến đấu tại Iraq , và đồn trú tại một thành phố đầy biến động là Fallujah. Với tư cách là một kỹ sư trong quân đội, anh được biệt phái làm việc trong Bộ Tham Mưu của Thiếu tướng Stephen Johnson.
Điều đáng chú ý là Đại úy Michael Đỗ luôn luôn dựng ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tại Bộ Chỉ Huy hành quân của đơn vị mình .
—————————————–Ðại Tá nữ bác sĩ Mylene Trần Huỳnh 44 tuổi
Trung Tá Bác Sĩ Không Quân Mỹ Mylene Trần Huỳnh, 44 tuổi, giám đốc của Air Force Medical Service (AFMS), thuộc chương trình Chuyên Viên Y Tế Quốc Tế (International Health Specialist – IHS), trực thuộc văn phòng “Office of the Air Force Surgeon General,” vừa được vinh thăng Ðại Tá trong một buổi lễ được tổ chức ngày 14.5.2010. Y Sĩ Đại Tá Trần Huỳnh là con của cựu Y Sĩ Thiếu Tá Trần Đoàn thuộc binh chủng Nhẩy Dù QLVNCHNgày 19 tháng 9, năm 2009 vừa qua, cô Tini Trần đã lập gia đình với Edward Wong, hiện là thông tín viên của tờ New York Times tại Bắc Kinh. Wong cũng tốt nghiệp báo chí tại Đại Học California, Berkeley
Các giải thưởng về báo chí của Tini Trần2005 Associated Press Managing Editors Award – Deadline Reporting AP staff coverage of Asian tsunami
2000 – National Headliners Award – 1st Place Coverage of a Major News Event AP coverage of 25th Anniversary of Fall of Saigon, “Vietnam Legacy” – Associated Press Managing Editors Award – Enterprise Reporting AP coverage of 25th Anniversary of Fall of Saigon, “Vietnam Legacy”
1999 Los Angeles Times – Top of the Times Award Beat Coverage & Investigative Reporting
1995 – Associated Press Managing Editors Award, 1st Place Non-Deadline Writing “Return to Vietnam” Series,
The Tennessean – Asian American Journalists Association Award – 2nd Place Asian American Issues “Return to Vietnam” Series, The Tennessean – Green Eyeshade Investigative Awards, Finalist
Tại chiến trường Iraq
———————————————–Đại Tá Nguyen M Hung,Lực lượng duyên phòng, được giao trọng trách điều tra về vụ dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm làm tràn dầu vùng vịnh năm 2010.
USCG photo. Đai tá Nguyen M Hung trã lời phỏng vấn trong cuộc hợp báo từ giới Truyền thông Hoa Kỳ.
_________________Một người Mỹ gốc Việt làm cố vấn cho Tổng thống MỹTổng thống Mỹ ngày 7-10 vừa qua đã bổ nhiệm thêm 8 người vào những vị trí then chốt, trong đó người Mỹ gốc Việt, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng được bổ nhiệm vào Ủy ban cố vấn của Tổng thống về người Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương.
Theo website chính thức của Nhà Trắng, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng là giáo sư y khoa tại trường Đại học California, San Francisco (UCSF), nơi ông chăm sóc y tế cho cộng đồng đa sắc tộc và đào tạo bác sĩ lâm sàng. Ông cũng là giám đốc Dự án phát triển sức khỏe cộng đồng người Việt và là điều tra viên chính của Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư cho cộng đồng người Mỹ gốc châu Á tại UCSF, trong vai trò này ông đảm nhiệm nghiên cứu chăm sóc sức khỏe cho người Mỹ gốc Á. Ông nghiên cứu sự phát triển của ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng và tác hại của thuốc lá đối với người Mỹ gốc Á.
——————————-
Một phụ nữ Việt Nam được bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán Liên Bang Mỹ
Với 91 phiếu thuận và 3 phiếu chống, Thượng viện Hoa Kỳ vào hôm qua, 07/05/2012 đã chấp thuận việc bổ nhiệm bà Jacqueline H. Nguyễn vào chức vụ thẩm phán tại Tòa Kháng án Liên bang Khu vực 9. Theo giới quan sát, nữ thẩm phán Việt Nam như vậy đã trở thành một phụ nữ gốc Á Châu đầu tiên được cử vào một tòa kháng án liên bang, định chế tư pháp ngay dưới Tối cao Pháp viện.
—————————————–
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh một phụ nữ Việt
Chị Ðỗ Minh Thùy mới đây được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là cựu sinh viên xuất sắc nhất của tháng Bảy
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên dương chị Ðỗ Minh Thùy (người mặc áo dài màu vàng), trong một cuộc họp mặt nhân kỷ niệm 20 năm chương trình Fulbright Việt Nam.
————————————
Ngô Thanh Hải : Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên ở Canada
Thẩm phán Ngô Thanh Hải (Bên phải, ngoài cùng)
Thủ tướng Canada Stephen Harper hôm qua, 07/09/2012, đã loan báo quyết định bổ nhiệm 5 thượng nghị sĩ mới, trong đó có giáo sư, thẩm phán Ngô Thanh Hải. Đây là công dân Canada gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào Thượng viện nước này. Ông Ngô Thanh Hải sẽ là thượng nghị sĩ đại diện cho vùng Ottawa.
—————————————————-Janet Nguyen hay Janet Q. Nguyen,
Thượng nghị viện – California 11.1014
Janet Nguyễn (sinh 1976) là một chính khách người Mỹ gốc Việt. Bà là thành viên thuộc Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ), Thượng viện tiểu bang California vào tháng 11 năm 2014. Bà là người gốc Việt đầu tiên làm giám sát viên một quận của Hoa Kỳ và cũng là người đầu tiên được bầu vào Thượng viện của một tiểu bang. Với chiến thắng của mình, bà sẽ là người giữ chức vụ dân cử cao cấp nhất của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ (trong thời điểm hiện nay, 2014).
Janet Nguyễn sinh năm 1976 tại Sài Gòn. Cha của bà từng là một người lính trong chính quyền Sài Gòn cũ. Sau năm 1975, cả gia đình đã phải trốn về quê sống cùng bà ngoại của Janet Nguyễn để tránh không phải vào trải cải tạo của chế độ mới.
———————————Joseph Cao Quang Ánh
Sinh ngày 13.3.1967, là cựu dân biểu thuộc Đảng Cộng hòa
Đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana trong Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2009 đến 2011. Ông đã đánh bại ứng cử viên Dân chủ đương nhiệm William J. Jefferson vào ngày 6 tháng 12 năm 2008 để trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ. Trước khi trở thành dân biểu, ông là một luật sư tại vùng New Orleans.
Cao Quang Ánh sinh tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa, là con thứ 5 trong một gia đình Công giáo có 8 người con. Khi ông 8 tuổi, ông cùng một người chị và một người em trai rời Việt Nam đến Hoa Kỳ, vài ngày trước khi Sài Gòn thất thủ. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cha ông, một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bị chính quyền Cộng Sản bắt đi “học tập cải tạo” 6 năm. Sau đó, ông sống ở Houston, Texas và tốt nghiệp trung học Jersey Village. Năm 1990, ông nhận bằng cử nhân khoa học (Bachelor of Science) ngành vật lý tại Đại học Baylor.
———————————————Ève-Mary Thái Thị Lạc – sinh ngày 6.2,1972 tại Việt Nam,
Người Canada gốc Việt đầu tiên đắc cử dân biểu Quốc hội Canada và cũng là người gốc Việt đầu tiên giữ chức vụ dân biểu cấp liên bang tại một quốc gia Tây phương.
————————————–
Chân dung 9 tân sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp HV Hải Quân Mỹ .
Con cháu của Ngụy Saigon anh hùng thiệt tình đấy thế.
ANNAPOLIS, Maryland (NV) – Lần đầu trong lịch sử Hoa Kỳ, số sĩ quan Hải Quân Mỹ gốc Việt khóa 2015, theo học bốn năm và tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ đông nhất, vào ngày Thứ Sáu, 22 Tháng Năm, tại sân vận động Navy-Marine Corps Memorial của học viện ở Annapolis, Maryland, với sự chủ tọa của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden.
—————————————
Kenny Hồ
Thiếu Úy Hải Quân Kenny Hồ, 23 tuổi, sinh tại Los Angeles, California và tốt nghiệp trung học West Covina, West Covina. Gia đình không có ai tham gia quân đội. Ước vọng đi khắp thế giới và ảnh hưởng tích cực đến những ai được gặp và tại bất cứ nơi nào đặt chân đến.Thiếu Úy Hải Quân Kenny Hồ. (Hình: Kenny Hồ cung cấp)——————————–Heather Bùi
Thiếu Úy Hải Quân Heather Bùi, 22 tuổi, sinh tại San Diego, California. và tốt nghiệp trung học Mira Mesa, San Diego. Anh em không có ai tham gia quân đội, nhưng thân phụ cô phục vụ trong Hải Quân QLVNCH. Mong gia đình được hãnh diện bằng cách gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ và sẽ phục vụ hải quân cho đến khi không còn thích công việc đang làm nữa.Thiếu Úy Hải Quân Heather Bùi.——————————————Lưu Lệ Hằng (Thiên văn học, Vật lý thiên văn).
Sinh năm 1963 ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm việc cho quân đội Hoa Kỳ.
Ngày 30.4.1975, Lưu cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam và tị nạn vào Hoa Kỳ, tiểu bang Kentucky, bà thi đậu vào Viện Đại học Stanford và tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1984.
—————————————–Đại Tá Hải Quân HK Vũ Thế Thùy Anh
Đại Tá Hải Quân Vũ Thế Thùy Anh————————Còn.. còn rất nhiều con Ngụy Quân, Ngụy Quyền khắp 5 Châu thành đạt, ích cho xã hội, lợi cho nhân loại, là những nhân tài hữu dụng góp sức cho nhân sinh cho hành tinh này… không như cặn bã.. rác rến…tệ đoan bất hảo của con cháu Đảng Cướp, Đảng Trộm Cắp của chế độ CSVN chỉ biết học hỏi và mưu sinh bằng con đường hèn hạ bất lương và vô đạo đức khắp nơi trên thế giới làm nhục quốc thể.
Dừng chân tại Baltimore Maryland
Dừng chân tại Baltimore Maryland
Bút ký
Đoàn Thanh Liêm
* * Ngày 20 tháng Tư năm 2010, tôi đã từ Dallas Texas bay đến phi trường quốc tế Baltimore Washington (BWI) vào lúc 5.00 chiều và được cháu Hoà là ông xã cuả cháu Vui đón đưa về nhà tại thành phố Owings Mills ở phiá tây bắc cuả Baltimore, gần với biên giới tiểu bang Pennsylvania. Muà hè năm 2009, tôi cũng đã ở đây và được các cháu chăm sóc mọi chuyện thật là tươm tất chu đáo, trong bàu không khí thật là thân thương ấm cúng cuả gia đình. Đó là lý do tại sao tôi lại lấy nhan đề là “Dừng chân” cho bài viết này.
Sau mấy tuần lễ bận rộn ở Houston, New Orleans và Dallas, tôi cần phải nghỉ ngơi lấy lại sức, và giải quyết một số công việc còn tồn đọng cuả mình. Nhất là còn phải khai triển tiếp theo (follow-up) những điều tiếp thu được trong các kỳ đại hội tại Texas và Louisiana, cũng như là gửi thư và hình ảnh liên hệ đến các vụ việc đó cho các bạn hữu khắp nơi.
Cũng như năm ngoái, các cháu Hoà Vui đã dành cho tôi cả một căn phòng rộng rãi dưới tầng hầm (basement), với đủ tiện nghi về phòng ngủ, nhà vệ sinh và nhất là bàn máy computer – để tôi có thể làm việc và trao đổi thông tin cho gọn gàng thoải mái. Rõ ràng đây là thứ “căn cứ hậu cần” cho tôi trên bước “đường hành quân” tại khu vực miền Đông nước Mỹ, cách xa với bản doanh chính là California đến trên 4,000 cây số.
Trong dịp này, vào ngày Thứ Sáu 23 tháng Tư, các cháu còn chở tôi đến thăm anh hoạ sĩ Vũ Hối ở thành phố Laurel cũng gần với Baltimore. Nhà anh chị ở chung với con cháu rất đông, nhân số lên đến tất cả 16 người, ai nấy đều có công ăn việc làm, nên cuộc sống cũng thoải mái. Anh vẫn cặm cụi làm việc như ngày nào, mà lại hay được bạn hữu khắp nơi mời đến tham gia các buổi triển lãm với những tác phẩm độc đáo cuả anh về cả bốn thể loại : Thi, Thư, Ảnh, Hoạ, tức là có Thơ, có Thư hoạ, có Nhiếp ảnh vá có Tranh do chính anh sáng tác, thực hiện. Anh nhắc lại hai câu thơ tôi nhờ anh viết để tặng Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị hồi cuối năm ngoái 2009, và bảo tôi ghi ra một số câu thơ khác nưã cho anh trình bày qua lối Thư hoạ độc đáo (calligraphy) để gửi tặng bạn bè. Và tôi đã ghi ra một số câu thơ tôi làm hồi còn ở trại tù Z30D tại khu Rừng Lá Hàm Tân hồi năm 1994-95, để tặng các bạn tù chính trị như Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Trung Tá Phạm Đức Khâm. Tôi cũng viết vài câu thơ tặng Chị Jackie Bông và Nghệ sĩ Kiều Chinh, tất cả đều là các bạn thân thiết cuả cả hai chúng tôi. Rồi chỉ trong vòng hơn một giờ đồng hồ là anh Vũ Hối đã hoàn thành được tất cả 5 bức thư hoạ để gửi tặng các người bạn nói trên cuả tôi. (Chi tiết cuả mấy câu thơ này, tôi xin ghi trong Phần Phụ Lục kèm theo bài viết này). Anh còn yêu cầu tôi cứ việc gửi thêm các câu thơ tặng bạn hữu khác nưã, để anh thực hiện trình bày và gửi làm kỷ niệm cuả chung hai chúng tôi đến các người bạn đó. Thật rõ ràng là tôi có cái duyên hợp tác gắn bó rất là thân tình với anh bạn hoạ sĩ thật dễ mến này vậy đó.
Chiều Thứ Bảy 24, các cháu còn chở tôi cùng gia đình đi tham dự thánh lễ tại nhà thờ Sacred Heart cũng gần nhà. Sau buổi lễ, lại còn chở đi vòng quanh khu vực nông thôn trong vùng. Muà Xuân cây cỏ thật xanh tươi nơi các nông trại được chăm sóc khá lớp lang gọn ghẽ, với nhiều đàn ngưạ đua nhau gặm cỏ ven đường. Dọc theo đường làng quê, có nhiều chỗ dân chúng tụ họp rất đông đảo để cắm trại và xem biểu diễn đua ngựa (horse show), tạo thêm vẻ sinh động cho cảnh thiên nhiên vốn thật tĩnh lặng thanh bình, bao quanh khu vực đô thị thường náo nhiệt ồn ào như Baltimore, Philadelphia ở hai đầu phiá nam và phiá bắc. Vẫn còn muà Xuân, nên khí hậu thật mát diụ, ban ngày chỉ vào khoảng trên dưới 10 độ bách phân, với những cơn mưa rào nho nhỏ kéo dài có khi cả một vài ngày, khiến cho cây cối càng thêm tươi tốt, với vòm lá lung linh sáng loáng phản chiếu ánh mặt trời ban mai.
Cái cảnh thanh bình tĩnh lặng ở miền nông thôn này thật trái ngược hẳn với tình trạng xô bồ, phức tạp trong khu nội ô thành phố Baltimore, nơi có tỷ lệ cao nhất so với các thành phố lớn khác về loại tội phạm giết người, mà phần lớn do nạn nghiện ngập và buôn bán ma tuý phát sinh ra. Đó là vấn đề gây cho chánh quyền, cũng như dân chúng điạ phương nhiều nỗi bế tắc lo âu, nhức nhối mà từ nhiều năm nay vẫn chưa làm sao tìm được lối thoát khả dĩ vậy.
Nói về sức khoẻ cuả tôi, thì nhờ Trời và cũng nhờ đông đảo bà con chăm sóc cái ăn cái uống, cũng như nơi ở tĩnh mịch tiện nghi, nên ai gặp lại tôi cũng phải khen là hồi này coi bộ sắc diện có vẻ tươi vui, dáng đi vững chãi. Cô Uyên ở New Orleans, thì nói : “Trông anh mạnh khoẻ hơn cái hồi mấy năm trước, mà nhất là anh vẫn giữ được cái tạng thon thon với cái bụng thật là flat…” Bạn Phan Đình Minh ở Dallas, thì nói : “Anh Liêm coi thật là healthy…” Cháu Vui ở Baltimore, thì nói : “Coi bộ bác khoẻ mạnh rắn chắc hơn năm ngoái đấy…” Tôi thật mừng vì ai cũng vui lây vì thấy tôi khoẻ mạnh, lạc quan, yêu đời và say mê với công việc này nọ.
Sau chừng một tuần lễ dừng chân nơi đây, tôi lại sắp sưả đến vùng thủ đô Washington DC, để tiếp tục làm công việc nghiên cứu tại Thư Viện Quốc Hội Mỹ như vẫn thường làm mỗi năm vào các muà hè.
Xin hẹn sẽ trình bày tiếp trong các bài viết sau vậy nhé
Baltimore, 26 Tháng Tư 2010
Đoàn Thanh Liêm
Phụ Lục : Mấy câu thơ tặng bạn với thư hoạ cuả hoạ sĩ Vũ Hối
1/ Tặng Chị Jackie Bông :
“ Trời thu nắng nhẹ hiền hoà
Mây thu lãng đãng ngàn hoa phiêu bồng.”
2/ Tặng Chị Kiều Chinh :
“Let’s live fully
By loving totally
And enjoying peace & ecstasy
Deep in our inner-selves.”
3/ Tặng Anh Phạm Đức Khâm :
“Mưa nắng dãi dầu, thân sức kiệt
Vẫn lòng son sắt, dạ kiên trung”
4/ Tặng Anh Đoàn Viết Hoạt :
“ Tường đá rào cao kiên cố đó
Hồ dễ làm ta bỏ cuộc chơi?”
5/Tặng Anh Nguyễn Đan Quế :
“Tù mấy phen rồi, ai thắng ai?
Bạo quyền muôn thuở sợ công khai
Bịt mồm khoá miệng người công chính
Ta vẫn kiên cường, há thua ai?”
6/ Tặng Anh Nguyễn Bảo Trị :
“Đường xa vạn lý mỏi mòn
Vẫn nòi quân tử sắt son với Đời.”/
Lịch sử Dinh Độc Lập
Lịch sử Dinh Độc Lập
1. Vài nét về lịch sử dinh Gouverneur de la Cochinchine:
Năm 1858, Pháp đã phát động một cuộc tấn công vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược của Việt Nam. Năm 1867, Pháp đã hoàn thành cuộc chinh phục của miền Nam Việt Nam (Đàng Trong), bao gồm các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Để củng cố thuộc địa mới được thành lập, vào ngày 23 tháng 2 năm 1868, Lagrandière, Thống đốc Nam Kỳ có những động thái đầu tiên là xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ mới và chọn một vị trí đắc địa nhất. Đó là một vùng đất cao nhất Sài Gòn, rộng 15 ha, có nơi làm công viên, vườn cây và những bãi cỏ xanh mướt, nhìn ra một không gian rộng thoáng.
Ngày 5.2.1865, tờ Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn) đăng một thông báo của chính quyền thuộc địa dành một khoản tiền thưởng trị giá 4.000 franc cho các kiến trúc sư hay nghệ sĩ nào giới thiệu một đề án tốt nhất được chọn làm cơ sở xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ.
Khoản tiền thưởng không phải là nhỏ, song đến ngày 20.4.1865, vượt quá thời hạn chót 25.3.1865, chỉ mới có một đề án được gửi tới ban tổ chức. Sau đó không lâu, một đề án do một nhóm kiến trúc sư ở Singapore soạn thảo được chuyển đến Sài Gòn, song sau khi xem xét kỹ cả hai đề án, ban tổ chức không chấp thuận một cái nào.
Cuối cùng, cơ hội bắt tay xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã xuất phát từ một sự tình cờ. Trong một dịp ghé Hong Kong, hai đô đốc Pháp Ohier và Roze (cũng từng làm Thống đốc Nam kỳ) được giới thiệu với một kiến trúc sư người Pháp trẻ tên Hermitte, nguyên là học viên trường Mỹ thuật Paris.
Tại Hong Kong, Hermitte đã đoạt giải thưởng trong việc thiết kế đồ án Tòa Thị chính, vượt qua nhiều kiến trúc sư khác. Nắm bắt được những thông tin này, Roze và Ohier trở về Sài Gòn, thuyết phục đương kim Thống đốc Nam kỳ De La Grandìere chính thức nhờ Hermitte thiết kế và xây dựng dinh Thống đốc.
Một trong những biện pháp được sử dụng để lôi kéo nhân tài trẻ này là khoản thu nhập 36.000 franc/năm, cao hơn rất nhiều so với các viên chức Pháp đứng đầu các cơ quan tọa lạc tại Sài Gòn. Và những gì De La Grandìere làm đã có một hiệu ứng tốt: chỉ mấy ngày sau khi đến Sài Gòn, Hermitte trình một đồ án được viên Thống đốc chấp thuận ngay.
Chủ nhật ngày 23 tháng 2 năm 1868, trước đông đảo người tham dự, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đô đốc De La Grandìere, với sự tháp tùng của nhiều sĩ quan và viên chức cao cấp của Pháp.
Người làm phép cho công trình là Giám mục Miche với một diễn từ gây xúc động cho cử tọa. Với sự phụ giúp của kiến trúc sư Hermitte, Thống đốc De La Grandìere làm lễ đặt viên đá đầu tiên được chôn sâu 2,6m bên dưới mặt đất, trên một tầng đất rất cứng chắc.
Đó là một viên đá hoa cương vuông vắn, mỗi cạnh 50cm, được mang từ Biên Hòa về. Trong thời gian xây dựng, Hermitte đã cho đào một hố móng sâu 3,5 mét, lấy đi 2.436 m3 đất đá và sử dụng khoảng 2 triệu viên gạch.
Đường Norodom nhìn từ dinh thống đốc Nam kỳ
Năm 1870, công trình đang thực hiện theo tiến độ đã định thì cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra, hoàng đế Pháp Napoléon III bị bắt làm tù binh, nước Pháp thất trận. Sự kiện này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ, do nhiều vật liệu phải được chuyển từ chính quốc sang. Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Tất cả đều được xây theo phong cách tân Baroque giống với kiểu của hoàng đế Napoleon III.
Cũng vì thế mà mãi đến năm 1875, kiến trúc đồ sộ này mới hoàn chỉnh phần trang trí. Sốt ruột về sự chậm trễ trong tiến độ xây dựng và hoàn thành cơ sở, ngay từ năm 1873, Thống đốc Nam kỳ Dupré đã dọn về đây để ở và làm việc trong lúc việc trang trí còn tiếp diễn. Dinh gỗ “Thủy sư Đề đốc” còn được lưu giữ, mãi đến năm 1877 mới bị phá hủy hoàn toàn.
Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc.
Trước khi có dinh Thống đốc Nam kỳ là Dinh gỗ “Thủy sư Đề đốc” được xây dựng bằng gỗ đặt trên một khu đất rộng được giới hạn bởi các con đường Nguyễn Du-Tự Do-Gia Long-Hai Bà Trưng về sau (khu vực sau này là trường Taberd). (nguồn historicvietnam.com do Tim Doling viết)
Trong sảnh dinh thống đốc Nam kỳ
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam. Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
2. Vài nét về dinh Độc Lập thời đệ I Cộng Hòa:
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng Thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
Dinh Độc Lập thời đệ I Cộng Hòa
Đến năm 1960 vào ngày 11 tháng 11 xảy ra cuộc đảo chính quân sự đầu tiên tại Việt Nam Cộng hòa, do đại tá Nguyễn Chánh Thi và trung tá Vương Văn Đông cầm đầu. Mục đích cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa bấy giờ là Ngô Đình Diệm. Ban đầu, quân đảo chính kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài Gòn do yếu tố bất ngờ, tuy nhiên nhanh chóng thất bại khi các thủ lĩnh quân sự không kiên quyết cũng như không có được sự ủng hộ quân chúng. Ngày 12 tháng 11, đại tá Huỳnh Văn Cao chỉ huy bộ binh và thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho cùng đại tá Trần Thiện Khiêm và trung tá Bùi Dzinh chỉ huy bộ binh và Pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc đã tiến vào Sài Gòn. Cuộc giao tranh sau đó chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống phố để xem cuộc giao tranh. Lực lượng trung thành đã tiêu diệt gọn quân đảo chính.Sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, một số sĩ quân quân đội và chính khách đối lập liên quan đến cuộc đảo chính bị chính quyền Ngô Đình Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, tiêu biểu như vụ án nhà văn Nguyễn Tường Tam.
Tem hình dinh Độc Lập
Tôi còn nhớ sau cuộc đảo chính, quân dù của đại tá Nguyễn Chánh Thi rút đi ngược đường Công Lý hướng lên Tân Sơn Nhất, dân chúng sài Gòn đã mua bánh mì bỏ trong những giỏ cần xé lớn để dọc hai bên đường cho quân đảo chính.
Cảnh dân chúng tán loạn khi đi xem đảo chính
Đến năm 1962 lại xảy ra vụ ném bom dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2 do hai phi công tên là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện. Mục đích của cuộc tấn công là nhằm ám sát Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và gia đình ông, những người tham gia triều chính, trong đó có cố vấn Ngô Đình Nhu.
Vào lúc 7 giờ sáng, bầu trời Sài Gòn bị khuấy động bởi tiếng bom và tiếng súng máy nổ. Dinh Độc Lập chìm trong biển khói của cuộc tấn công từ hai chiếc máy bay ném bom A-1 Skyraider được Hoa Kỳ cung cấp.
Hai chiếc máy bay này đã ném bom và napalm. Nhiều quả rocket và nhiều loạt đạn súng máy cũng được bắn vào tòa nhà. Ngày hôm đó nhiều mây, hai viên phi công này đã bay với độ cao khoảng 150 m, đã hoàn thành một vòng tấn công tứ phía trước khi bay lên mây. Họ đã tấn công trong 30 phút trước khi lực lượng phòng không trung thành với Ngô Đình Diệm có thể đến và phản công.
Cuộc tấn công đã làm cho lực lượng bảo vệ Sài Gòn bất ngờ, bởi vì họ đã không biết là các chiếc máy bay này độc lập tác chiến hay có sự phối hợp với lực lượng dưới đất. Xe tăng và xe chở lính vội vàng đến tham chiến và pháo đất đối không khai mào trước, một chút nữa thì bắn trúng máy bay trung thành đang truy đuổi hai chiếc phản loạn.
Cuộc tấn công đã kết thúc trong một tiếng đồng hồ nhưng hai viên phi công đã không trút hết bom, nếu không đã có thể san phẳng Dinh Độc Lập. Máy bay của Quốc đã bị hư hỏng bởi tảo lôi hạm ở trên sông Sài Gòn và đã hạ cánh ở Nhà Bè. Cử thì đã đến Campuchia an toàn, tin rằng cuộc tấn công đã thành công.
Quả bom nặng 500 lb đầu tiên đã xuyên vào một căn phòng mà trong đó Diệm, một người hay thức dậy sớm đang đọc sách. Quả bom này không nổ và Diệm đã chạy xuống tầng hầm của Dinh Độc Lập cùng với Tổng giám mục Ngô Đình Thục, em trai Ngô Đình Nhu và vợ Nhu là Trần Lệ Xuân và con của họ. Trần Lệ Xuân bị gãy tay khi đang chạy xuống tầng hầm. Ba người phục vụ và lính gác chết, 30 người khác bị thương. Một nhà thầu người Mỹ leo lên nóc nhà để xem vụ tấn công đã bị rơi xuống và chết.
Tôi vẫn nhớ sáng hôm đó khi chuẩn bị đi học (lúc đó tôi học tư ở trường Michelet góc ngả tư Trương Minh Giảng – Hiền Vương) thì tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời và một tiếng nổ lớn vang lên. Pháo cao xạ từ dinh bắn lên xối xả, đạn bay hết tầm rơi vào khu biệt thự kế bên tôi ở (230 Công Lý); mọi người chạy hết vào trong nhà tránh đạn.
Bà Trần Lệ Xuân đang xem bản thiết kế dinh Độc Lập mới
Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963.
3. Vài nét về dinh Độc Lập thời đệ II Cộng Hòa:
Ngày 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Phí tổn xây dựng Dinh Độc Lập tốn khoảng 150.000 lượng vàng và mỗi quân nhân, nhân viên chính quyền thời ấy phải đóng góp mỗi người một ngày lương. Một vài số liệu về vật liệu đã sử dụng: bê-tông cốt sắt độ 12.000m3, gỗ quí 200m3, kính làm các cửa 2.000m2, đá rửa và đá mài 20.000m2…
Theo đồ án, tòa nhà có diện tích xây dựng 45.000 m2 (rộng 21 gian 85m, sâu 19 gian 80m). Diện tích mặt sàn sử dụng khoảng 20.000m2, gồm ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng (có sân bay trực thăng) và một tầng nền. Tổng số các phòng trong toàn dinh là 95 phòng, không kể các khu vực vệ sinh, hành lang và khách sảnh. Các phòng lớn bố trí cho các công việc đối nội, đối ngoại nằm ở các tầng trệt và lầu 1, lầu 2. Trang trí trong dinh có nhiều bức họa của những danh họa có tiếng đương thời. Bức “Giang sơn cẩm tú” của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, bức “Khuê văn các”, “Vua Trần Nhân Tông” của họa sĩ Thái Văn Ngôn.
Đặc biệt ở phòng trình quốc thư có bức “Bình Ngô đại cáo” (của Nguyễn Trãi viết trong thời giúp Lê Lợi chống giặc Minh), một bức tranh sơn mài lớn gồm 40 bức tranh sơn mài nhỏ ghép lại, tả cảnh sinh hoạt của nhân dân Việt Nam dưới thời Lê của họa sĩ Nguyễn Văn Minh. Ngoài ra còn bức tranh “Giang Sơn Cẩm Tú” của KTS Ngô Viết Thụ; bức “Khuê Văn Các” (Vua Trần Nhân Tông) của họa sĩ Thái Văn Ngôn.
Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu tam Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con ngườ i hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Dinh có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính đó là:
• Ðường Công Lý ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)
• Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)
• Ðường Hồng Thập Tự ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)
• Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh)
Dinh có 04 khu nhà:
• Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng.
• Khu nhà 2 tầng diện tích 8m x 20m phía đường Nguyễn Du trước 1975 là trụ sở làm việc của Ðảng Dân chủ.
• Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du – Huyền Trân Công Chúa trước 1975 là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc lập.
• Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa – Hồng Thập Tự, trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái máy bay cho Nguyễn Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc vườn cây.
Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Hồng Thập Tự còn có một nhà bát giác đuờng kính 4m, xây trên một gò đất cao, chung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn.
Các bạn nhìn thấy những cây cao bên trong dinh, đó là những cây nhãn rừng. Trong dinh có rất nhiều sóc, chúng thường ăn trái này. Đó là hồi trước năm 1975 chứ không biết giờ này còn không.
Tôi còn nhớ vào năm 1970 vào dịp tất Trung thu, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có tổ chức lễ trước thềm của dinh. Lúc đó trường mình có dự, thầy Linh dẫn một ban hợp ca hát bài Trung thu gặp mưa do thầy sáng tác. Trùng hợp thay đêm đó trời mưa, học sinh các trường tràn vào sảnh chính của dinh dẫm lên sàn và thảm làm dơ hết.
Xen giữa 04 khu nhà trên là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quí và 04 sân tenis phía sau khu nhà chính.
Dinh Độc Lập lúc đầu chưa có bao bọc bởi hàng dây kẽm gai, chỉ có từ năm 1968 mới được rào thêm để bảo vệ an ninh cho dinh để tránh bị tấn công như trong vụ tết Mậu Thân và đường Huyền Trân Công Chúa cũng bị ngăn lại không cho xe qua lại.
Về sau có thêm những rào sắt đặt dài theo hàng rào dinh
Đường Huyền Trân Công Chúa bị chắn ngang bởi hàng rào bảo vệ
Dinh độc Lập được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai bảo vệ dưới mặt đất nhưng trớ trêu thay nó bị tấn công từ trên không. Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể. Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ. Lúc đó tại trường Lê Quý Đôn các lớp khối 10 trở xuống đang thi đệ nhị bán niên riêng lớp tôi thì bắt đầu vô lớp học toán với thầy Quãng Lan, thì chúng tôi bỗng nghe một tiếng rú của máy bay trên đầu và một tiếng nổ sau là tiếng pháo cao xạ. Chúng tôi chạy ra ngoài lớp thì thấy mấy thầy cô và các học sinh chạy tán loạn, tôi với anh Hồ Tuấn Ngọc lấy máy chụp hình chạy ra cổng trước băng qua đường và chụp một số hình. Rất tiếc giờ anh Ngọc không còn và các hình đó cũng thất lạc. Đây là lần thứ hai trong lịch sử dinh Độc Lập bị đánh bom.
Rồi lịch sử cái gì đến phải đến tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức nhường quyền lãnh đạo cho ông Trần Văn Hương nhưng ông này không ở trong dinh. Đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống chỉ ở vỏn vẹn hai ngày trong dinh.
Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiếc xe tăng T 54 của Bùi Quang Thận húc sập cổng dinh chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Nguồn: ThaoLQĐ
Biển Chết – Dead Sea – La Mer Morte.
Biển Chết – Dead Sea – La Mer Morte.Mất hơn 10 giờ bay đêm từ Bangkok (Thái Lan), rạng sáng, chiếc Boeing 747 chở hơn 400 hành khách mới hạ cánh xuống sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv (Israel) bên bờ Địa Trung Hải. Anh Chali, hướng dẫn viên du lịch thuộc công ty Sharon Tours nói: “Cả ngày hôm nay chúng ta dành cho biển Chết. Các bạn sẽ được tắm ở một nơi mặn nhất thế giới và là nơi thấp nhất trên bề mặt trái đất, âm 400m so với mặt biển. Không cần phao, mọi người vẫn nổi trên Biển Chết”.Vượt bao đồi núi khô cằn, gần trưa mới đi ngang qua thánh địa Jerusalem để bắt đầu “đổ dốc” vào lòng Biển Chết.Độ mặn của muối và khoáng chất đặc biệt nơi đây có công dụng chữa bệnh nổi tiếng.Trong nước có chứa hơn 35 loại khoáng chất khác nhau cần thiết cho sức khỏe và chăm sóc da toàn thân bao gồm Magiê, Canxi, Kali, Brôm, Lưu huỳnh và Iodine. Tất cả có tác dụng giảm đau, chữa trị hiệu quả các bệnh thấp khớp, vẩy nến, nhức đầu, đau chân, nuôi dưỡng và làm mềm da.Biển Chết dài 76km, chỗ rộng nhất tới 18km và chỗ sâu nhất là 400m. Bề mặt Biển Chết nằm ở 4175m dưới mực nước biển nên là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất.Chỉ cần dang thẳng tay chân, ngẩng cổ lên để tránh nước mặn vào mắt, thì đã như cái bong bóng nổi phình trên mặt biển.Biển Chết đúng là một nơi du lịch tuyệt vời lỡ có sảy chân người ta cũng không bị chết chìm mà nổi bồng bềnh trên mặt nước một cách tự nhiên.Mỗi năm, hàng trăm du khách đổ xô đến Biển Chết để được thả nổi cơ thể mình trên mặt nước. Điểm thấp nhất trên trái đất này luôn là nơi hấp dẫn du khách nhất.Biển Chết còn được gọi là” Biển Muối”, khu vực chứa nước bị vây kín này có thể được xem là một hồ nước muối có độ mặn cao nhất trên thế giới. Biển Chết nằm giữa biên giới 3 nước Israel, Palestine và nằm sâu trong thung lũng Jordan, cách thành phố Amman khoảng 55 km về phía Đông.Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m.. Đây là một trong những khu nghỉ dưỡng sức khỏe đầu tiên trên thế giới, người ta sử dụng muối và khoáng chất từ Biển Chết để làm ra mỹ phẩm và các gói thảo dược tiêu thụ trên toàn thế giới. Từ xa xưa người ta đã biết khai thác nguồn muối và khoáng chất tại Biển Chết này để làm ra nhiều sản phẩm khác nhau, đặc biệt là kem để ướp xác ở Ai Cập. Như tên gọi của nó, Biển Chết không có một loài sinh vật nào có thể tồn tại được cả vì độ mặn rất cao. Độ mặn của muối và khoáng chất đặc hữu nơi đây có công dụng chữa bệnh nổi tiếng. Biển chết có nồng độ mặn là 38% trong khi đó độ mặn của nước biển ở các đại dương trên thế giới bình thường vào khoảng 2,5%. Chính vì hàm lượng muối trong biển rất cao nên sức đẩy của nước rất lớn. Lỡ có sảy chân người ta cũng không bị chết chìm mà nổi bồng bềnh trên mặt nước một cách tự nhiên, bơi lội ở đây cũng thật sự độc đáo không thể bỏ qua. Đây là nơi có một không hai trên thế giới mà bạn có thể thả mình trên mặt dưới để đọc một tờ báo.Biển Chết mang không khí khô, giàu oxy mà không có bất kỳ một sự ô nhiễm môi trường nào, nhiệt độ tương đối cao ngay cả mùa đông cũng không thuyên giảm. Thực tế là các tia cực tím có hại được lọc một cách tự nhiên. Vì vậy bạn vẫn có thể tắm nắng mà không lo sợ bị cháy nắng. Vùng nước chữa bệnh tự nhiên nằm dọc theo bờ biển kết hợp với lớp bùn đen ở bên dưới là liệu pháp điều trị sức khỏe và vẻ đẹp lý tưởng. Ngoài ra khu bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng của khu vực danh lam thắng cảnh mang lại một sự kết hợp độc đáo cho khung cảnh. Những ốc đảo sa mạc khô cằn bên cạnh những hồ bơi và thác nước đông đúc với hệ động thực vật. Các di tích lịch sử của khu vực là một trong những nơi nổi tiếng thế giới cụ thể như Massada, Jericho, Ein Gedi, các pháo đài La Mã và các pháo đài ở sa mạc Judea.Massada- Pháo đài của người Do Thái nằm ở hướng tây Biển ChếtDọc theo bờ biển là những tòa nhà cao tầng, quán bar, vũ trường … Sắc trắng của các tòa các pha trộn với màu vàng của cát, màu xanh nước biển tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ.Ven bờ biển còn có các đụn muối trắng hình thành từng cụm, nhô lên như những chiếc nấm trông rất đẹp. Đây là kết quả của nước biển bốc hơi trải qua nhiều năm.Gọi là biển chết, vì trong lòng biển không có sinh vật nào sống nổi và biển không có lối nào thông ra các đại dương.Mặc dù mang tên Biển Chết, nhưng nơi đây không chết bao giờ, luôn mang một sức sống mãnh liệt. Biển Chết tiếp đón hàng triệu lượt khách mỗi năm đến viếng thăm, nghỉ dưỡng và tắm biển với màn trình diễn thả nổi mình trên mặt nước.
Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa…”
Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa…”
Cát Linh, phóng viên RFA
2015-11-14

“Dòng nhạc Anh Bằng”
Nền âm nhạc Việt Nam lại thêm một lần khoác chiếc khăn sô, cúi đầu tiễn biệt người nhạc sĩ mà mỗi khi nhắc về Hà Nội, người ta thầm thì ca khúc Nỗi lòng người đi; mỗi khi muốn nói về thân phận người trên con đường đi về bên kia thế giới, người ta hát lên “Khúc Thuỵ du”; mỗi khi nói về lính trận xa nhà, người ta hát lên “Nửa đêm biên giới”… Nói chung, khi nói về nhạc của ông, người ta hay gọi là “dòng nhạc Anh Bằng”.
Chương trình âm nhạc cuối tuần kỳ này, mời quí vị đến với những ca khúc bất hủ của ông, cố nhạc sĩ Anh Bằng, người vừa ra đi sau 8 năm chống chọi với bệnh tật.
“Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thuỵ ơi và tình ơi…” (Khúc thuỵ du)
Những lời ca, giai điệu ám ảnh của giây phút đi về cái nơi gọi là “ở chỗ nhân gian không thể hiểu” (Du Tử Lê) trong Khúc Thuỵ Du, được cố nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Du Tử Lê, giờ đây vô hình trung trở thành bài ca tiễn biệt ông.
Ông viết từ nhạc hồi xưa, thường gọi là nhạc sến, rồi những bài nhạc lính cộng hoà. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng có rất nhiều bài sang như ‘Khúc Thuỵ du, Nỗi lòng người đi…
-Nhà văn Nguyễn Đông Thức
Lại thêm một người nữa ra đi…
Lại thêm một tài hoa thuộc thế hệ vàng son của nền âm nhạc nước nhà từ biệt nghiệp dĩ…
Năm 1954, trong gần một triệu bước chân của người Việt di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, có một chàng thanh niên 28 tuổi tên Trần Anh Bường, mang theo một chiếc vali hành trang chất đầy nỗi nhớ quê hương quay quắt. Đường xa vạn dặm. Nỗi nhớ ấy khi đối diện với Sài Gòn xa lạ, đèn hoa rực rỡ đã trở thành ca khúc “Nỗi lòng người đi” được ký tên nhạc sĩ Anh Bằng.
“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi nào biết ra sao bây giờ?
Ai đứng trông ai ven hồ
Khua nước trong như ngày xưa…” (Nỗi lòng người đi)
Nỗi lòng người đi không phải ca khúc đầu tay của cố nhạc sĩ Anh Bằng. Ca từ trau chuốt, đẹp như thơ đã nhẹ nhàng lột tả trọn vẹn tình cảm, thân phân phận của con người trong một biến cố lịch sử. Mấy mươi năm sau, ca khúc này vẫn tiếp tục đi vào lòng những thế hệ tiếp nối, nói lên nỗi niềm chung của những người xa quê. Để rồi cho đến tận bâ giờ, không cần phải là người Hà Nội, mà chỉ khi muốn nhắc về Hà Nội thì người ta sẽ hát lên bài hát này.
Nửa đêm biên giới

Nhạc của cố nhạc sĩ Anh Bằng là dòng nhạc quê hương, thân phận và tình yêu. Ông dung hoà tất cả những lĩnh vực đó trong nhạc của mình bằng một trái tim nhẹ nhàng và bao dung. Ông viết về quê hương mình như chứng nhân của thời chiến tranh loạn lạc, kêu lên tiếng kêu trăn trở của người con đi lính trận xa nhà, nhớ mẹ trong những đêm đóng quân vùng biên giới.
“Mẹ ơi… biên cương giờ đây
Trời không… mưa nhưng nhiều mây
Nửa đêm nghe chim muông hú trong rừng hoang
Nghe… gió rung cây đổ lá vàng
Sương xuống mênh mang
Khèn trong…. buôn xa còn vang
Nhịp chìm… tiêu sơ nhặt khoan
Tưởng nhớ đến những phút sống bên mẹ yêu
Con… hát ca vui lều tranh nghèo
Ôi đẹp làm sao…” (Nửa đêm biên giới)
Rồi cũng chính ông, đã nói lên cả nỗi niềm nhung nhớ của người lính trận xa gia đình, xa người vợ hiền ngoan.
“Tôi đứng bên này sông, bên kia vùng lửa khói.
Làng tôi đây, bao năm dài chinh chiến,
từng lũy tre muộn phiền.
Tôi có người vợ ngoan.
Đẹp như trăng mười sáu, cưới rồi đành xa nhau…”(Chuyện giàn thiên lý)
Ông viết về tình ca nhẹ nhàng, chân thành mang lời thú tội của kẻ si tình. Những ca từ đẹp như thơ, nhưng không ngại ngùng để toát lên cái đẹp trần tục, cái đẹp nhân danh bản ngã của con người.
“Anh còn yêu em như rừng lửa cháy
Anh còn yêu em như ngày xưa ấy
Chiều xuống mờ sương
Cửa đóng rèm buông
Gối kề bên gối
Môi kề bên môi
Anh còn yêu em đường xanh ngực nở
Anh còn yêu em lồng tim rạn vỡ
Bạch đàn thâu đêm
Bạch đàn thâu đêm
Thầm thì tóc rũ
Anh còn yêu em…” (Anh còn yêu em)
Tình yêu trong nhạc của Anh Bằng khi thì cháy bỏng, nồng nàn với “rèm buông, ngực nở”, với “gối kề gối, môi kề môi”; khi thì thanh thoát như cõi thiên đường.
“Khi áng mây cao đừng trên nếp trán.
Anh chợt nghe tình vỗ cánh baỵ
Trái tim anh hờn dỗi trên vaị
Đêm hạnh phúc như hạt sương gầy
Bỗng mùa xuân về trên năm ngón.
Trên bàn tay lộc biếc lá non.
Anh đứng nghe âu yếm gọi tên em.
Khi em đến nằm ngoan trên cỏ biếc…” (Kỳ diệu)
Anh còn nợ em
Những nhà thơ trong nước, ông vẫn tìm tòi phổ nhạc, một sức lao động rất mạnh và lạ. Rồi đến khi cần, ông vẫn bày tỏ thái độ với những ca khúc mạnh mẽ lên án Trung Quốc, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa.
-Nhà văn Nguyễn Đông Thức
Rồi cũng có khi ông hoá thân vào cuộc tình không trọn vẹn, thốt lên lời thú tội của kẻ tình si không thể thực hiện được điều mình đã hứa, dù là điều đơn giản nhất trong cuộc sống. Cái tài hoa của Anh Bằng là đây. Từ những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, và cách lặp lại mỗi câu hai lần trong một đoạn nhạc, cố nhạc sĩ đã nói lên nỗi niềm trăn trở của một cuộc tình nguyên sơ, cháy bỏng.
“Anh còn nợ em
Công viên ghế đá
Công viên ghế đá
Lá đổ chiều êm
Anh còn nợ em
Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ
Con sông êm đềm
Anh còn nợ em
Chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm
Trời mờ mưa đêm…”(Anh còn nợ em)
Có lẽ vì vậy mà bất cứ một chủ đề nào thuộc về ca khúc do ông sáng tác, người nghe cũng dễ dàng soi thấy một phần cuộc đời của mình trong ấy. Nhạc của ông gần gũi, chan hoà với tất cả thế hệ. Với hơn 600 ca khúc để lại cho đời, một khối lượng sáng tác không nhỏ. Nhà văn Nguyễn Đông Thức, từ Sài Gòn cho biết ông rất nể phục và ngạc nhiên về sức sáng tác cũng như dòng nhạc đa dạng của cố nhạc sĩ Anh Bằng:
“Ông viết từ nhạc hồi xưa, thường gọi là nhạc sến, rồi những bài nhạc lính cộng hoà. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng có rất nhiều bài sang như ‘Khúc Thuỵ du, Nỗi lòng người đi…”
“Qua Mỹ ông vẫn phổ thơ, phổ nhạc những bài thơ của tác giả ở Việt Nam, không có gì ngại ngần hết. Những nhà thơ trong nước, ông vẫn tìm tòi phổ nhạc, một sức lao động rất mạnh và lạ. Rồi đến khi cần, ông vẫn bày tỏ thái độ với những ca khúc mạnh mẽ lên án Trung Quốc, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa.”
Thật như vậy, khi qua đến Hoa Kỳ năm 1975, không những ông tiếp tục cho ra đời rất nhiều những ca khúc giá trị và đi vào lòng người đến mãi tận hôm nay, mà ông còn là người sáng lập trung tâm Asia, một trong hai trung tâm ca nhạc lớn nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại.
Có lẽ giờ này ông đã hội ngộ với những bằng hữu của mình nơi xa xôi đó. Này là Phạm Duy, là Trầm Tử Thiêng, kia là Lê Uyên Phương, là Trịnh Công Sơn… Ông đang cùng mọi người hàn huyên về một cố đô xa vời vợi, một Sài Gòn hoa lệ, diễm tình chỉ còn là kỷ niệm.
Thông báo
Xin thông báo :
8 giờ sáng ngày 15 tháng 11 – 2015
Số lượt người xem đã tròn 500,001.
Xin thành thật cám ơn quí độc giả
Ban Biên Tập “Kẻ đi tìm”
Hành trình theo đuổi giấc mơ của cô bệnh nhân ung thư nhí 11 tuổi
Hành trình theo đuổi giấc mơ của cô bệnh nhân ung thư nhí 11 tuổi
Noa học may từ người bà của em.
Faiza Elmasry
15.11.2015
Năm nay là một năm bận rộn đối với cô bé Noa Sorrell, 11 tuổi. Em đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, phải trải qua hóa trị nhưng trong quá trình điều trị, em đã đạt được một giấc mơ của riêng mình.
Kể về trải nghiệm thay đổi cả cuộc đời mình, em Noa nói:
“Hồi tháng 1 năm nay, em bị chẩn đoán mắc chứng ung thư lâm bào Hodgkin. Em cũng hơi sợ nhưng bác sĩ nói rằng bệnh này có thể chữa được, hoàn toàn có thể chữa được, mặc dầu không phải là một việc đơn giản.”
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh Hodgkin hay ung thư lâm bào Hodgkin là một loại ung thư bắt đầu phát triển trong các tế bào bạch cầu được gọi là lâm bào. Lâm bào là một phần trong hệ miễn dịch.
Trong quá trình điều trị căn bệnh này, em Noa có nhiều thời gian rảnh rỗi và em nghĩ mình cần phải làm gì đó để tìm niềm vui cho bản thân:
“Em trải qua hóa trị trong ba tháng. Em chẳng có gì để làm cả. Nếu em không bắt đầu may vá và thiết kế quần áo thì em chắc sẽ chán chết mất.”
Em Noa học may quần áo từ người bà quá cố của em, đã qua đời năm ngoái. Em Noa luôn luôn mơ ước mình sẽ trở thành một nhà thiết kế thời trang và Quỹ Make a Wish đã giúp điều ước đó của em trở thành sự thật.
Tổ chức phi lợi nhuận này giúp những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện những điều ước. Họ đã sắp xếp tổ chức cho em Noa có cơ hội trình bày bộ sưu tập thiết kế quần áo của em trong tuần lễ Thời trang LA.
Chỉ với chiếc máy may cũ hiệu Singer được bà để lại, Noa đã tạo ra cả một bộ sưu tập thời trang mùa xuân dành cho các em gái trong độ tuổi thiếu niên, lấy cảm hứng từ hoa và những màu sắc tươi sáng. Noa nói:
“Em đã rất lo lắng bởi em không chắc là liệu mình có thể hoàn thành chúng đúng hạn hay không. Nhưng cùng lúc đó thì em cũng rất háo hức cho Tuần lễ Thời trang. Em đã làm việc rất chăm chỉ bởi vì ngoài việc phải cố gắng may hết 10 bộ cho bộ sưu tập trong một tháng rưỡi, em vẫn phải đi học và làm nhiều việc khác nữa.”
Mẹ em Noa, bà Maralice Sorrell, nhận xét về việc làm của con gái mình:
“Tôi nghĩ rằng ý tưởng về việc sản xuất ra một thứ gì đó trong giai đoạn như thế này quả thực rất có ý nghĩa truyền cảm hứng cho mọi người.”
Noa và em gái của em trong Tuần lễ Thời trang LA.
Bà Sorrell nói rằng, sự quyết tâm và sự yêu mến dành cho công việc máy vá đã giúp em Noa đánh bại căn bệnh ung thư:
“Con bé cứ đi học về là làm bài tập rồi ngồi vào máy may, đôi khi ngồi cả bốn tiếng một ngày. Có lúc nó ngồi may đến tận 4 giờ sáng.”
Em Noa tiếp tục thiết kế và may quần áo cho những người bạn của em ở trường và cho cả gia đình em. Bà Sorrell cho biết:
“Con bé có mắt thẩm mỹ, tạo được ra những bộ quần áo phù hợp với phong cách và tính cách của người đó, và chúng tôi thực sự rất mong muốn sẽ giúp nó phát triển điều đó.”
Kể về ước mơ của mình, em Noa nói:
“Em mơ ước trở thành một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Em muốn bán những mẫu thiết kế của mình. Em không chắc là em có thể làm điều đó như thế nào nhưng em biết rõ là em muốn trông thấy mọi người mặc những bộ quần áo do em thiết kế.”
Mẹ của Noa cũng có một ước mơ.
“Tôi muốn được nhìn thấy con bé lớn lên, muốn nhìn thấy nó được sống hạnh phúc, vui vẻ.”
Noa nói rằng em đang rất hạnh phúc. Em có một chiếc máy may mới và đang rất bận rộn với việc học và tạo ra những bộ sưu tập thời trang thu đông.
Nguồn: VOA, cancer.org
Nữ sinh viên Cal State Long Beach chết trong vụ tàn sát ở Paris
Nữ sinh viên Cal State Long Beach chết trong vụ tàn sát ở Paris
Nguoi-viet.com
LONG BEACH, Nam California (NV) – Một nữ sinh viên từ California bị thiệt mạng trong vụ thảm sát ở Paris đêm Thứ Sáu, USA Today trích dẫn lời của trường đại học Cal State Long Beach, nơi cô theo học, cho biết.
![]() |
Nữ sinh viên Nohemi Gonzalez. (Hình: Facebook) |
Cô Nohemi Gonzalez, 20 tuổi, là sinh viên năm thứ ba ngành thiết kế thời trang. Trong khi đó, CNN nói rằng cô 23 tuổi.
Trang Facebook của trường Cal State Long Beach nói rằng, cô Gonzalez có ghi danh tại đây và cũng đang tham dự lớp tại trường Strate College of Design ở Paris trong một tam cá nguyệt.
Nhà trường không cho biết khi vụ thảm sát xảy ra cô ở đâu và chết trong trường hợp nào.
Đại học Cal State Long Beach dự trù tổ chức lễ tưởng niệm cô Gonzalez vào lúc 4 giờ chiều Chủ Nhật, 15 Tháng Mười Một.
Viện Trưởng Jane Close Conoley hôm Thứ Bảy nói: “Tôi vô cùng đau đớn trước tin ra đi đột ngột của sinh viên Gonzalez. Trường chúng tôi sát cánh bên cạnh gần 80 sinh viên từ Pháp sang đây du học, vào lúc mà họ đang vật lộn với thảm kịch.”
Bà Dominique Sciamma, hiệu trưởng trường Strate College of Design ở Paris, cũng công bố một văn bản trên Facebook: “Từ tâm khảm, tôi hy vọng rằng không ai trong cộng đồng chúng ta phải chịu ảnh hưởng vì những hành động tội phạm vừa qua. Đáng tiếc thay, điều này không được như mong muốn.”
Bà Sciamma thêm rằng các sinh viên khác của trường bà cũng bị hại, “nhưng họ nay đã vượt qua sự hiểm nguy.” (TP)
Khởi tố nhưng cần làm rõ động cơ đánh luật sư
Khởi tố nhưng cần làm rõ động cơ đánh luật sư
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-11-13
Luật sư Trần Thu Nam hôm bị côn đồ tấn công.
Courtesy photo
Your browser does not support the audio element.
Bước chuyển mới
Khủng hoảng pháp luật, qua vụ hai luật sư bị hành hung gây thương tích trong khi thi hành nhiệm vụ ở Hà Nội, đã có bước chuyển mới. Hôm thứ sáu 13/11/2015 Công an Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích liên quan tới hai luật sư Trần Thu Nam Và Lê Văn Luân.
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật sư Trần Thu Nam cho biết ông và Luật sư Lê Văn Luân hôm 13/11 đã có buổi làm việc với Cơ quan điều tra của Công an TP. Hà Nội và được thông báo đã có quyết định khởi tố vụ án. Ông nói:
“Ngày 12 họ có quyết định khởi vụ án, tuy nhiên chưa có quyết định khởi tố bị can. Chúng tôi cho rằng, thứ nhất khởi tố vụ án rất là chậm chạp, cuộc họp báo thì chưa được chính xác như chúng tôi đã nói. Tuy nhiên họ đã bắt buộc phải làm việc này, chúng tôi hy vọng họ sẽ làm việc một cách nghiêm túc hơn.”
“ Ngày 12 họ có quyết định khởi vụ án, tuy nhiên chưa có quyết định khởi tố bị can. Chúng tôi cho rằng, thứ nhất khởi tố vụ án rất là chậm chạp, cuộc họp báo thì chưa được chính xác như chúng tôi đã nói. Tuy nhiên họ đã bắt buộc phải làm việc này, chúng tôi hy vọng họ sẽ làm việc một cách nghiêm túc hơn.
-LS Trần Thu Nam”
Ngay sau khi quyết định khởi tố vụ án liên quan tới các luật sư bị đánh, VnExpress trích lời LS Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng việc khởi tố thể hiện cơ quan điều tra đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến của Liên đoàn và giới luật sư. Tuy nhiên Phó Chủ tịch Phan Trung Hoài nhấn mạnh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam mong muốn cơ quan điều tra làm rõ sự thật khách quan, động cơ gây án để xử lý đúng pháp luật.
Cùng về vấn đề liên quan Luật sư Trần Thu Nam nhận định:
“Động cơ có nghĩa là mục đích đánh chúng tôi thì chỉ có những người bày ra mục đích đó, những người tạo ra kế hoạch đó, hoặc những người thực hiện thì mới biết động cơ nhằm mục đích gì, thì chỉ có họ biết chứ chúng tôi không biết. Chúng tôi chỉ biết rằng có công an xã đã tham gia tổ chức đánh chúng tôi, chỉ đạo những người khác đánh chúng tôi. Chúng tôi chỉ khẳng định được đến mức đó, còn những việc khác chúng tôi chưa xác minh được… động cơ mục đích thì chắc phải qua quá trình điều tra thì mới xác minh được.”
Một vụ cố ý gây thương tích, hoặc cướp giật có thể là những thường án xảy ra hàng ngày. Tuy nhiên vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị tấn công lại được kết nối từ một chuỗi các sự kiện liên quan đến ngành công an. Trước hết là chuyện thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại tạm giam của Công an, gia đình nạn nhân đòi công lý. Hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân là các luật sư tình nguyện giúp đỡ pháp lý cho họ. Hai ông bị tấn công hôm 3/11/2015 tại Xã Đông Phương Yên, Huyện Chương Mỹ TP. Hà Nội, sau khi đến gặp gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư.
Theo dòng thời sự Giám đốc Công an Hà Nội kiêm đại biểu quốc hội Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã mau chóng thay đổi quan điểm, khi chỉ đạo quyết định khởi tố vụ án mà dư luận quen gọi là vụ luật sư bị đánh. Theo Người Lao Động Online, ngày 11/11 Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cũng là Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có gặp gỡ tướng Nguyễn Đức Chung ngay tại Quốc hội và đề nghị cần khởi tố vụ án. Tuy nhiên tướng Chung trả lời là vụ này hai luật sư bị thương tích dưới 11% nên chưa thể khởi tố.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phản biện rằng, theo điều 104 Bộ Luật hình sự thì phải khởi tố, vì vụ hành hung hai luật sư có hành vi côn đồ nguy hiểm. Trước đó vào ngày 10/11 Công an Hà Nội đã họp báo công bố kết luận điều tra, theo đó hai Luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị 8 người tấn công gây thương tích hôm 3/11 ở Xã Đông Phương Yên, Huyện Chương Mỹ Hà Nội là vì hai ông lái ô tô làm tung bụi bẩn. Điều này hai vị luật sư đã phản đối kịch liệt vì không đúng sự thật.
Kết luận điều tra của Công an Hà Nội không được sự đồng tình của giới chuyên môn. Riêng Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã có nhận định được báo chí đưa tin rộng rãi theo đó, vì phóng xe gây bắn bụi mà hành hung luật sư thì xã hội sẽ loạn.
Áp lực dư luận đè nặng ngành công an
“ Có thể nói luật sư và ngành công tố là hai trụ cột chính của một nền công lý quốc gia. Thiếu một trong hai thì công lý không thể có, đặc biệt là trụ cột luật sư. Lý do vì sao?
-Luật gia Lê Công Định”
Trong vụ này Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội đã có những phản ứng mạnh mẽ. Ngoài ra khối báo chí chính thống qua thông tin thời sự cũng góp phần tạo áp lực về việc giải quyết vụ việc tới nơi tới chốn. Báo chí đã tải lên mạng ảnh hai luật sư mặt bầm dập vì thương tích, gây tác động dư luận rất lớn.
Có thể nói áp lực dư luận đè nặng ngành công an, đặc biệt là công an Hà Nội. Theo các chuyên gia, áp lực lớn nhất là qua sự kiện luật sư bị đánh, hơn 200 luật sư đã ký vào kiến nghị gởi Quốc hội về việc sửa đổi Bộ Luật hình sự tố tụng, đặc biệt bãi bỏ những giấy phép và thủ tục rườm rà đối với luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi thân chủ.
Trả lời Gia Minh đài ACTD, Luật gia Lê Công Định hiện cư ngụ ở Sài Gòn nhận định:
“Có thể nói luật sư và ngành công tố là hai trụ cột chính của một nền công lý quốc gia. Thiếu một trong hai thì công lý không thể có, đặc biệt là trụ cột luật sư. Lý do vì sao? Vì công tố – bên buộc tội, luôn dựa vào sức mạnh công quyền có sẵn để truy tố những ai xét về mặt luật pháp vi phạm trật tự công cộng, gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên thường những cá nhân liên quan đến tố tụng hình sự họ luôn ở vào thế yếu và do đó họ luôn cần có bênh vực về phương diện pháp lý, do vậy vai trò luật sư rất quan trọng. Suốt chiều dài lịch sử nhân loại thì quyền bào chữa, quyền biện hộ các bị cáo trong những vụ án hình sự rất quan trọng, cho nên vai trò luật sư cũng được xem xét là quan trọng như một định chế để bảo vệ quyền con người.”
Vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị tấn công trong khi thực hiện nhiệm vụ sẽ còn mất nhiều thời gian để được làm sáng tỏ, nhưng rõ ràng đã có một bước ngoặt trong cách xử lý của ngành công an. Việt Nam đang hội nhập nhanh chóng với thế giới, việc cải tổ pháp luật là nhu cầu cấp bách.