Người tù thế kỷ’ ở Việt Nam được xin lỗi

Người tù thế kỷ’ ở Việt Nam được xin lỗi

Ông Huỳnh Văn Nén đã ngồi tù oan suốt hơn 17 năm vì hai vụ án giết người hồi những năm 90. (Ảnh chụp từ trang Laodong).

Ông Huỳnh Văn Nén đã ngồi tù oan suốt hơn 17 năm vì hai vụ án giết người hồi những năm 90. (Ảnh chụp từ trang Laodong).

VOA Tiếng Việt

03.12.2015

Các cơ quan tố tụng ở tỉnh Bình Thuận hôm nay đã công khai xin lỗi ông Huỳnh Văn Nén về thời gian ngồi tù oan suốt hơn 17 năm vì hai vụ án giết người hồi những năm 90.

3 cơ quan gồm tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan cảnh sát điều tra đã lên tiếng chính thức giải oan cho người được coi là “người ở tù xuyên hai thế kỷ”.

Theo báo chí trong nước, lên tiếng trước sự chứng kiến của hàng trăm người, ông Nén cho rằng ông “bị đi tù hơn 17 năm vì sai sót có chủ đích của những người làm trong cơ quan tố tụng”.

Ông nói thêm rằng hơn một chục năm qua, “gia đình tôi tan nát, các con lớn lên không được cha dạy dỗ, miếng ăn cũng không đủ no”.

Gia đình ông Huỳnh Văn Nén và các luật sư chúng tôi chờ đợi ông Cao Văn Hùng (điều tra viên vụ án) đến đây để xin lỗi, và thực ra không chỉ xin lỗi đối với ông Huỳnh Văn Nén mà ông còn xin lỗi gia đình vợ của ông Huỳnh Văn Nén là những người đã bị oan từ vụ án này và vụ án vườn điều…Tuy nhiên, việc vắng mặt ở đây và một số phát biểu của ông Cao Văn Hùng gần đây trên báo chí chứng tỏ ông không nhận rõ trách nhiệm này.

Luật sư Trần Vũ Hải nói.

Ông Nén cũng bày tỏ hy vọng rằng, với những “đòn roi và oan ức” mà ông phải chịu đựng, ông mong “các điều tra viên, thẩm phán khi đặt bút phán quyết một điều gì hãy cân nhắc thật kĩ, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho một người nào nữa”.

Trong khi đó, đại diện các cơ quan tố tụng của tỉnh Bình Thuận đã lên tiếng xin lỗi ông Nén và gia đình vì “những sai sót vô cùng nghiêm trọng này”.

Trong một đoạn video đăng tải trên trang Facebook cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải, một trong các luật sư tìm cách giải oan cho ông Nén, nói rằng người lẽ ra ‘không thể vắng mặt’ là ông Cao Văn Hùng, điều tra viên chính của hai vụ án oan. Luật sư này nói trong đoạn video:

“Gia đình ông Huỳnh Văn Nén và các luật sư chúng tôi chờ đợi ông Cao Văn Hùng đến đây để xin lỗi, và thực ra không chỉ xin lỗi đối với ông Huỳnh Văn Nén mà ông còn xin lỗi gia đình vợ của ông Huỳnh Văn Nén là những người đã bị oan từ vụ án này và vụ án vườn điều. Và chúng tôi cũng nghĩ rằng nếu ông đến đây thì gia đình ông Huỳnh Văn Nén có thể phần nào tha thứ và không yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Tuy nhiên, việc vắng mặt ở đây và một số phát biểu của ông Cao Văn Hùng gần đây trên báo chí chứng tỏ ông không nhận rõ trách nhiệm này.”

Ông Hải cho rằng “công lý phải được thực thi đối với những người bị oan sai và những người làm oan sai.”

VOA Việt ngữ không liên lạc được với ông Hùng để hỏi ý kiến.

Gần đây, khi giải trình trước Quốc hội Việt Nam về các vụ án oan sai, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết sẽ “kiên quyết khắc phục và giảm tối đa oan sai”.

Ông Bình cũng được báo trí trích lời nói rằng đối với các án oan sai đã xảy ra thì cần phải “minh oan cho người bị oan; làm sáng tỏ vụ án, tìm hung thủ gây án; bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai theo đúng quy định của pháp luật”.

Phi trường Tân Sơn Nhất ‘tệ từ trong ra ngoài’

Phi trường Tân Sơn Nhất ‘tệ từ trong ra ngoài’
Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV)Tại phi trường Tân Sơn Nhất, hệ thống wifi miễn phí có cũng như không vì không dùng được; ô nhiễm tiếng ồn trầm trọng; nhà vệ sinh chưa đáp ứng được yêu cầu…

Ðó là một số nhận định được Cục Hàng Không đưa ra trong phúc trình vừa gởi Bộ Giao Thông Vận Tải về chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (gọi tắt Tân Sơn Nhất). Báo Tuổi Trẻ loan tin ngày 2 tháng 12, 2015.


Hình ảnh không được đẹp mắt tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo Cục Hàng Không, ngoài các điểm chưa ổn nêu cần phải được cải thiện, thì việc bảo đảm chất lượng dịch vụ ở Tân Sơn Nhất còn đang có nhiều vấn đề kém cỏi khác như: chưa có bảng chỉ dẫn hoặc chỉ dẫn chưa cụ thể về hệ thống nhà hàng, dẫn đến việc hành khách không biết hoặc không thuận tiện trong việc tìm và lựa chọn nhà hàng thích hợp tại đây.

Chưa hết, thực phẩm và món ăn trong một số nhà hàng còn nghèo nàn, phẩm chất tồi trong khi giá bán rất đắt và sau 23 giờ thì hành khách bị “bỏ đói.”

Tại nhà ga hành khách quốc tế, chưa có quầy nước uống miễn phí, chưa có sóng wifi, thiếu dịch vụ ăn uống thiết yếu ở khu vực khách chờ nối chuyến tại sảnh đến nhà ga hành khách quốc tế. Kế đến, các bảng chỉ dẫn hành khách quá nhỏ và ở vị trí khuất, nhân viên hỗ trợ hành khách còn thiếu, quầy thu đổi ngoại tệ không phục vụ được hành khách đi các chuyến bay đêm.

Khoảng cách giữa khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh và an ninh hàng không tương đối hẹp, không đủ diện tích cho hành khách xếp hàng tại khu vực thủ tục an ninh hàng không vào giờ cao điểm.

Ngoài ra, Cục Hàng Không cho rằng, giao thông tiếp cận Tân Sơn Nhất vượt tải, vượt công suất. Bên cạnh do giờ cao điểm các chuyến bay trùng với giờ tan tầm, giờ mưa trong ngày, còn có tình trạng lộn xộn ở khu vực đậu xe của nhà ga nội địa do khâu tổ chức điều hành dịch vụ taxi tại Tân Sơn Nhất chưa hợp lý.

Song song đó, việc dừng đỗ tùy tiện của xe ưu tiên tại làn ưu tiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ùn tắc trước cửa nhà ga nội địa. Việc không chấp hành quy định dừng đỗ xe không quá 3 phút của xe thuộc các cơ quan nhà nước có dấu hiệu gia tăng do thiếu chế tài xử phạt.

“Tân Sơn Nhất thiếu sự nghiên cứu, cập nhật, học hỏi và áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiên tiến trên thế giới trong công tác quản lý, vận hành, khai thác; chưa có bộ phận chuyên trách và chưa có quy trình, quy định cụ thể về công tác kiểm tra, giám sát nội bộ đối với việc bảo đảm chất lượng dịch vụ,” ông Võ Huy Cường, phó cục trưởng Cục Hàng Không chỉ ra một trong những nguyên nhân về mặt chủ quan.

Mới đây, Tân Sơn Nhất đứng hàng thứ 8 trong danh sách 10 phi trường tệ nhất thế giới năm 2015, theo cuộc khảo sát của trang mạng The Guide To Sleeping In Airports.

Tương tự, cũng theo xếp hạng của The Guide To Sleeping In Airports, trong số 10 phi trường tệ nhất của Á Châu, Tân Sơn Nhất đứng hàng thứ 4. (Tr.N)

Ít nhất 14 người thiệt mạng trong vụ xả súng ở California

Ít nhất 14 người thiệt mạng trong vụ xả súng ở California

Nhân viên cứu hộ đầu tiên bên ngoài trung tâm dịch vụ xã hội miền Nam California ở San Bernardino, nơi một hoặc nhiều tay súng đã bắn nhiều người, ngày 2/12/2015.

Nhân viên cứu hộ đầu tiên bên ngoài trung tâm dịch vụ xã hội miền Nam California ở San Bernardino, nơi một hoặc nhiều tay súng đã bắn nhiều người, ngày 2/12/2015.

03.12.2015

Ít nhất 14 người chết và 14 người khác bị thương khi những tay súng xông vào một trung tâm đào tạo người khuyết tật ở thành phố San Bernardino, bang California, và bắt đầu xả súng.

San Bernardino cách thành phố Los Angeles khoảng một tiếng lái xe. Cảnh sát trưởng San Bernardino, Jarrod Burguan, cho báo giới biết có ít nhất ba tay súng tham gia trong vụ việc và họ tới trong tình trạng sẵn sàng giết người. Ông Burguan nói họ sử dụng những khẩu “súng trường.”

Nhà chức trách cho rằng những kẻ tình nghi có thể đã tẩu thoát bằng một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV). Cảnh sát kêu ngọi công chúng giúp tìm ra những người này.

Cảnh sát trưởng Burguan mô tả vụ xả súng là một vụ “khủng bố trong nước,” nhưng nói rằng ông không biết động cơ có thể là gì. Ông không cho biết liệu những người chết và những người bị thương làm việc tại trung tâm này hay là khách.

Một quan chức FBI tại hiện trường nói các nhà điều tra hiện không biết liệu vụ tấn công có liên quan tới khủng bố quốc tế hay không.

Cơ sở nơi vụ nổ súng diễn ra, Trung tâm Khu vực Nội địa, được thành lập hơn 40 năm trước để giúp đỡ những người khuyết tật bằng việc đào tạo những kỹ năng sống.

Phát biểu trên đài truyền hình CBS, Tổng thống Barack Obama nói rằng mức độ xảy ra những vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ là không có nơi nào khác trên thế giới sánh bằng.

Ông cho biết có thể thực hiện những bước để làm cho người Mỹ được an toàn hơn. Ông nói thêm rằng nhà chức trách ở mọi cấp chính quyền nên hợp sức trên cơ sở lưỡng đảng để biến những vụ nổ súng trở thành điều hiếm hoi thay vì điều bình thường.

Hai ứng viên tổng thống Mỹ đang dẫn đầu đã phản ứng trên Twitter. Ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton nói bà từ chối “chấp nhận chuyện này là chuyện bình thường. Chúng ta phải hành động để ngăn chặn bạo lực súng ống ngay bây giờ.”

Một nhân viên cứu hộ sơ cứu nạn nhân ở San Bernardino, California ngày 2/12/2015.

Một nhân viên cứu hộ sơ cứu nạn nhân ở San Bernardino, California ngày 2/12/2015.

Còn ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng vụ việc “trông rất tệ.” Ông ta chúc may mắn những sĩ quan cảnh sát tại hiện trường và nói đây là lúc mà cảnh sát “rất được đánh giá cao.”

Vụ nổ súng này xảy ra chưa đầy một tuần sau khi một tay súng giết chết ba người và làm bị thương chín người khác trong một vụ xả súng tại một cơ sở y tế của tổ chức Planned Parenthood ở thành phố Colorado Springs, bang Colorado.

Vào tháng 10, một tay súng giết chết chín người tại một trường đại học ở bang Oregon và hồi tháng 6 một tay súng người da trắng bắn chết chín giáo dân người da đen trong một nhà thờ ở bang South Carolina.

Hà Nội: Buôn người, bán thận ngày càng tinh vi

Hà Nội: Buôn người, bán thận ngày càng tinh vi
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV)Ông Lê Huy, phó Phòng Cảnh Sát Hình Sự công an thành phố Hà Nội, cho biết như trên tại hội nghị giao ban báo chí do Thành Ủy Hà Nội tổ chức chiều 1 tháng 12. Tin từ báo Tuổi Trẻ.

Thông tin tới báo chí về tình hình tội phạm mua bán người, ông Huy cho biết, tình hình tội phạm mua bán người ở Hà Nội đang có nhiều tiềm ẩn phức tạp, xuất hiện một số thủ đoạn mới.


Những nạn nhân của các nhóm mua bán thận. (Hình: Tri Thức Trẻ)

“Ðối tượng ngoài tỉnh về thuê nhà tại thành phố Hà Nội để tìm các thanh niên khỏe mạnh có nhu cầu bán thận, sau đó cấu kết với các nhóm ‘cò’ ở Sài Gòn, Ðà Nẵng, Nam Ðịnh làm giả giấy tờ và đưa vào bệnh viện Trung Ương Huế bán thận với giá từ 150-200 triệu đồng (khoảng $7,500-10,000). Còn người bán chỉ nhận được từ 100-150 triệu đồng,” ông Huy nói.

Chưa hết, theo ông Huy, các nhóm buôn người còn lợi dụng thành lập công ty tuyển dụng cung cấp nguồn nhân lực trong và ngoài nước để hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ xin cấp hộ chiếu, visa và cấu kết với người nước ngoài, chủ yếu là Việt kiều Ðông Âu, Trung Quốc để đưa người ra nước ngoài bán vào các ổ mại dâm hoặc bóc lột sức lao động.

“Từ đầu năm 2015 đến nay, công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, điều tra, khám phá 3 vụ mua bán người, mua bán trẻ em, bắt 5 người, giải cứu 3 nạn nhân,” ông Huy dẫn chứng.

Hiện công an thành phố đã phải phối hợp với tổ chức Rồng Xanh ở quận Hoàn Kiếm để xác minh, giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm, ông Huy cho biết thêm. (Tr.N)

Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực

Hầm chứa hạt giống chống tận thế dưới lớp băng Bắc Cực

Mừng con gái chào đời, chủ nhân Facebook hiến tặng 99% cổ phần

Mừng con gái chào đời, chủ nhân Facebook hiến tặng 99% cổ phần
Nguoi-viet.com

SILICON VALLEY, California (NV)Tổng giám đốc Facebook, ông Mark Zuckerberg, hôm Thứ Ba loan báo ông sẽ hiến tặng phần lớn tài sản để vinh danh sự chào đời của đứa con gái đầu lòng.

Chủ nhân Facebook và vợ mừng đứa con gái đầu lòng mới chào đời. (Hình: AP/Mark Zuckerberg)

Popular Science trích dẫn lời ông Zuckerberg nói rằng ông hiến tặng để “phát huy tiềm năng của nhân loại và cỗ súy sự bình đẵng.”

Ông Zuckerberg nói: “Tôi sẽ hiến tặng 99% cổ phần Facebook của tôi, trị giá hiện tại là $45 tỉ, trong đời sống hiện tại để phát huy sứ mạng này.”

Chủ nhân Facebook tiếp: “Chúng tôi biết rằng đây chỉ là một sự đóng góp nhỏ nhoi so với tất cả nguồn tài nguyên và tài năng của những người đã thực hiện cho những vấn đề này. Nhưng chúng tôi muốn làm điều mình có thể làm được, chung sức cùng với những người khác.”

Gần đây ông Zuckerberg cũng đã từng tham gia vào công tác bác ái khác.

Hồi đầu tuần, ông cùng với Bill Gates, nhà đồng sáng lập công ty Microsoft cùng nhiều chủ nhân công ty kỹ thuật khác, thành lập một quỹ năng lượng sạch trị giá hằng tỉ dollar.

Mục tiêu của quỹ này là mang ý tưởng năng lượng sạch vào thị trường và khuyến khích việc sử dụng năng lượng này. (TP)

Vụ án Ân Đàn Đại Đạo: những người tù kêu oan

Vụ án Ân Đàn Đại Đạo: những người tù kêu oan

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ

RFA

phan-van-thu-b7cdd

Ông Phan Văn Thu trước tòa.

File photo

Tuy nhiên sau một thời gian thụ án những người trong tù viết đơn kêu oan và nhờ người nhà bên ngoài lên tiếng.

Thư kêu cứu

Bà Võ thị Thanh Thúy, vợ của ông Phan Văn Thu, tự Trần Công – người khai sáng giáo phái Ân Đàn Đại Đạo có thư kêu cứu mới nhất vào ngày 21 tháng 11 vừa qua.

Những nơi mà thư kêu cứu được nói gửi đến gồm Hội Đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Ủy hội Tự Do Tôn giáo Quốc tế, Các tổ chức Nhân quyền Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ quán các nước tại Việt Nam cùng các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước.

Người đứng đơn Võ thị Thanh Thúy cho biết lý do phải tiếp tục có thư kêu cứu:

“Tôi gửi thư ra ngoài Hà Nội mà chờ lâu quá không thấy nên làm thêm một bộ hồ sơ nữa. Ngoài ra tôi cũng nghe họ chuyển khu vực miền Trung về Đà Nẵng nên mọi người cũng làm đơn, ký mang ra Đà Nẵng gửi cho Tòa án Tối cao và Viện Kiểm Sát Tối cao. Nhưng thất vọng lắm, tôi rất ức, đau khổ vì giống như họ bao che với nhau vậy. Họ xem xét một vụ án mà rất sơ sài đơn giản; họ chỉ dựa trên bản án cũ của tỉnh Phú Yên rồi cho là không oan. Chỉ nói vậy thôi. Sau khi đi thăm ông Trần Công trở về, tôi nhận được công văn đó nên rất ức. Tôi nói mọi người đồng ký tên gửi lên Liên Hiệp Quốc. Bây giờ chỉ nhờ Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng can thiệp giúp chứ tôi không biết gửi đi đường nào nữa.”

Qui định của pháp luật Việt Nam

Xin được nhắc lại, phiên sơ thẩm diễn ra tại Phú Yên vào tháng 2 năm 2013 tuyên án ông Phan Văn Thu/Trần Công mức án chung thân và hơn 20 người khác đều chịu mức án nặng.

Vào tháng 10 vừa qua, bà Võ Thị Thanh Thúy gửi đơn đến Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm cho trường hợp của ông Phan Văn Thu/Trần Công và những người đồng đạo trong cùng vụ án.

Chỉ 18 ngày sau khi gửi đơn bà nhận được công văn trả lời cho rằng không hề có oan sai trong việc xét xử.

Bây giờ chỉ nhờ Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng can thiệp giúp chứ tôi không biết gửi đi đường nào nữa.
– Bà Võ thị Thanh Thúy

Luật sư Võ An Đôn cũng là một người Phú Yên cho biết qui định của  luật pháp Việt Nam về vấn đề xét xử lại sau khi có bản án như sau:

“Theo qui định của pháp luật Việt Nam, sau khi có bản án rồi mà bị cáo kêu oan thì tòa sẽ xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Có nghĩa khi có tình tiết mới người ta sẽ chấp nhận. Khi có tình tiết mới làm thay đổi vụ án thì tòa sẽ xem xét lại và nếu có cơ sở thì hủy án để điều tra lại, xét xử lại từ đầu.

Khi mà tòa án tối cao đã trả lời xem xét vụ án rồi mà không có tình tiết mới thì phải chấp hành thôi, không còn cách nào nữa!”

Yêu cầu

Những người trong cuộc kêu oan và yêu cầu cơ quan chức năng Việt Nam xem xét lại vụ án của họ. Những điều đó được bà Võ thị Thanh Thúy trình bày:

“Nếu họ nói chúng tôi có tội thì phải đưa hết bằng chứng, nhân chứng, vật chứng ra. Những gì thu được họ phải đưa ra chứ đừng giấu; những cái nên đưa thì không đưa ra. Còn họ nói có hằng trăm tập tài liệu thì hằng trăm tập tài liệu đó là gì. (Chúng tôi) yêu cầu hãy đưa ra ánh sáng, cho tất cả mọi người xem; cho Đài, báo được xem, cho dân chúng xem để biết được vụ án Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn mà Nhà nước đặt cho. Đó là Ân Đàn Đại Đạo mà từ trước năm 1975 chúng tôi được sự ủng hộ và chứng nhận của Việt Nam Cộng Hòa. Cho đến nay chúng tôi cũng chỉ là đạo thôi; không có bất kỳ gì là chính trị mà cho là có hành vi lật đổ chính quyền.

Khi vào họ bắt thì thấy rồi tất cả là những người già, người bệnh tật. Ban ngày đi làm sinh thái, ban đêm học đạo pháp.

Tôi đặt câu hỏi như vậy xã hội có công lý, công bằng chưa! Tôi không còn hiểu chế độ này nữa vì trong đêm bắt đó tôi có mặt trên chiếc xe và chứng kiến hết tất cả mọi việc. Dù họ có dối gian, mọi sự bày ra đó tôi thấy hết và đã nói hết với cán bộ rồi.

Ông Trần Công là một người già. Ông làm gì? Ông chỉ thuyết pháp, thuyết đạo; ông giảng đạo pháp cho bào tộc, cho đệ tử đi vào con đường chính pháp.

Trên tay ông ta chỉ có cái kìm bấm cây. Ông bấm cây thôi và chỉ cho con cái làm những công trình đẹp đẽ tại khu du lịch sinh thái Đá Bia. Đó là những bằng chứng thực nhất.”

Ông theo đạo cũng đâu có làm hại gì cho ai. Mình đi tu mà bị hàm oan, không giết đến con kiến. Gia đình làm đơn nhiều lắm nhưng Nhà nước chỉ nói theo ý của họ.
– Bà Trương thị Hiệp

Còn bà Trương thị Hiệp, vợ của tù nhân Lê Trọng Cư, 51 tuổi và hiện phải thụ án 12 năm tù trong vụ án bị cho ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam nói rằng chồng bà chỉ vì niềm tin tôn giáo mà bị tù tội:

“Ông theo đạo cũng đâu có làm hại gì cho ai. Mình đi tu mà bị hàm oan, không giết đến con kiến. Gia đình làm đơn nhiều lắm nhưng Nhà nước chỉ nói theo ý của họ.”

Bà  Hiệp cho biết chồng của bà vào tháng 9 vừa qua bị chuyển từ trại giam Xuyên Mộc ở Bà Rịa- Vũng Tàu ra trại 5 Yên Định, Thanh Hóa. Việc bị chuyển đi xa như thế khiến gia đình chưa thể thăm nuôi ông này.

Còn ông Phan Văn Thu/Trần Công thì hiện đang thụ án tù tại trại Phú Giáo, Bình Dương. Một số bị giam tại An Điềm, Quảng Nam.

Cựu tù nhân chính trị- nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và luật sư Lê Quốc Quân từng bị giam chung với một số tù nhân trong vụ án Ân Đàn Đại Đại, Khu Sinh thái Đá Bia. Cả hai đều cho biết đó là những con người chân chất, một lòng vì đạo và hiểu biết về luật pháp của Việt Nam không được nhiều.

Vụ án Ân Đàn Đại Đạo, Khu Sinh Thái Đá Bia tại Phú Yên năm 2012 kết thúc với phiên xử sơ thẩm một năm sau đó. Những người chứng kiến cho biết tất cả những người trong cuộc đều phải nhận tội tại tòa.

LẠC LÕNG

LẠC LÕNG

Phạm Đình Trọng

1-12-2015

H1Ảnh: TT Barack Obama đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân ở Paris bị khủng bố giết chết. Nguồn: internet

Cuối tháng 11. 2015 không khí tang tóc còn đang bao trùm thủ đô nước Pháp sau vụ khủng bố đẫm máu đêm 13.11.2015 nhằm vào dân lành Paris giết chết hơn 150 dân thường. Cuối tháng 11. 2015, cả thế giới còn đang hướng về nước Pháp, hướng về Paris, chia sẻ đau buồn với người dân Pháp.

Ngày cuối cùng của tháng 11 tang tóc đó của Paris, của nước Pháp, cùng với 150 người đứng đầu nhà nước trên khắp thế giới đến Paris tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từ sân bay Orly đến thẳng nhà hát Bataclan, quận 11 trung tâm thủ đô Paris, trung tâm của nỗi đau Paris 13.11.2015, cúi mình tưởng niệm 118 người dân trong nhà hát Bataclan bị khủng bố xả súng giết hại đêm 13.11.2015.

Cũng thời điểm đó, Thủ tướng của nhà nước cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Paris liền cùng đoàn tùy tùng từ sân bay Charles de Gaulle vội vã đi thẳng một mạch gần 20 km bỏ qua thủ đô Paris, bỏ qua nỗi đau Paris 13.11.2015, đến vườn hoa của thành phố Montreuil, ngoại ô Paris đặt giỏ hoa trước bức tượng nhỏ nửa thân Hồ Chí Minh chỉ cao 50 cm trên trụ đá cao 1,5m.

H3 TT Nguyễn Tấn Dũng đặt hoa trước bức tượng ông HCM ở TP Montreuil, ngoại ô Paris

Tổng thống Barack Obama mang hoa đến viếng ở Bataclan nơi dân lành Paris bị khủng bố giết tàn bạo nhất, khủng khiếp nhất, đẫm máu nhất và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mang hoa đến viếng Hồ Chí Minh đều là hành xử rất chính trị. Nhưng là hai thứ chính trị khác hẳn nhau.

Đặt chân đến Paris, Tổng thống Barack Obama đến ngay nơi người dân Paris bị khủng bố tàn sát là thứ chính trị vì con Người, hướng đến con Người, thứ chính trị cao cả, chân chính, bền vững của mọi thời đại, mọi dân tộc.

Tổng thống Barack Obama nghiêng mình, cúi đầu trước nỗi đau của người dân Paris, trước nỗi đau của con Người. Trong dáng nghiêng mình của Obama có vóc dáng lớn lao của loài Người..

Đến Paris, đến với thế giới, đến với Nhân loại nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn chỉ biết có lãnh tụ của mình, hối hả mang hoa đến lãnh tụ của đảng mình là thứ chính trị nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ biết có đảng chính trị của mình, không biết đến con Người, không biết đến loài Người, không biết đến thời đại. Đảng chính trị thực chất chỉ là công cụ, là phương tiện để giành quyền lực, để có quyền lực. Thứ chính trị chỉ vì quyền lực, chỉ đế có quyền lực, không vì con Người làm sao có thể là thứ chính trị nhân đạo, làm sao có thể bền vững!

Đứng giữa đám tùy tùng trước bức tượng đá Hồ Chí Minh trong vườn hoa Montreuil hiu quạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thật lạc lõng với thế giới, lạc lõng với thời đại, càng lạc lõng với loài Người! Người lãnh đạo đất nươc lạc lõng thì cả dân tộc lạc lõng!

Những em bé bán diêm thời xã hội chủ nghĩa

Những em bé bán diêm thời xã hội chủ nghĩa

Nhóm phóng viên tường trình từ VN

RFA
2015-11-30

620

Cậu bé này bán vé số chuyên nghiệp vì đã nghỉ học, mới học hết lớp ba

RFA photo

Mùa Giáng Sinh sắp về, cái lạnh giá của mùa Đông cũng đang phủ dần mặt đất. Đâu đó giữa gió mùa lạnh lẽo, có những em bé không mẹ, không cha, không người thân lang thang giữa cuộc đời để tìm hơi ấm của sự sống.

Những em bé bán vé số, đi đánh giày, đi làm thuê trong bến xe, quán nước… Có thể các em còn cha mẹ nhưng đời sống quá kham khổ đã dần đẩy các em xa tuổi thơ, bươn bả với cuộc đời. Ngày Giáng Sinh, những em bé may mắn có cha mẹ dắt đi chơi lễ, đi nhà thờ, ăn những món ngon. Với những em bé lang thang cơ nhỡ, một ổ bánh mỳ nóng đã là thiên đường. Chúng tôi gọi các em là những em bé bán diêm thời xã hội chủ nghĩa với đầy đủ nỗi thống khổ trong khái niệm này.

Món quà Noel…

Một em bé bán vé số trong thành phố Sài Gòn, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, tên Hùng, chia sẻ: “Con nít làm việc ở các quán nhậu á, với lại bán hàng rong, bán vé số thì tội lắm. Buổi tối đi bán phụ với gia đình, ban ngày đi học hoặc cũng đi bán luôn. Không có tuổi thơ gì đâu, cũng không có sân chơi cho tuổi thơ đâu. Chỉ biết làm kiếm tiền, lây lất ngày qua ngày vậy thôi!”.

Theo Hùng tâm sự, cuộc đời em buồn nhiều hơn vui. Em có đầy đủ cha mẹ và các em nhưng gia cảnh nghèo khổ quá thể, không còn cách nào khác, em phải bỏ học từ năm lớp ba để đi bán vé số phụ giúp cha mẹ. Em theo cha mẹ rời bỏ quê hương, vào thành phố Sài Gòn lây lất qua ngày. Cha của Hùng đi phụ hồ, mẹ em đi bán trái cây dạo, còn em thì đi bán vé số. Hằng tháng, cả nhà gom tiền lại gởi về quê để ông bà nộp tiền học cho hai đứa em.

Không có tuổi thơ gì đâu, cũng không có sân chơi cho tuổi thơ đâu. Chỉ biết làm kiếm tiền, lây lất ngày qua ngày vậy thôi!.
– Hùng, bán vé số

Hùng nói rằng ở quê nhà, đất đai chật chội, không có ruộng vì thời người ta chia ruộng đất thì cha mẹ em vẫn còn ở Tây Nguyên nên không có tiêu chuẩn ở Quảng Ngãi, sau khi rời bỏ đất Tây Nguyên bởi không có cơ hội nào cho gia đình em, cả nhà kéo về Quảng Ngãi sống với ông bà. Công việc bữa được bữa mất ở đất Quảng Ngãi không bao giờ giúp gia đình em đủ sống, cả nhà lại kéo vào Sài Gòn để làm thuê làm mướn, buôn thúng bán mẹt với hy vọng đổi đời.

Nhưng suốt gần mười năm nay, gia đình em vẫn cứ âm u và chưa bao giờ dư được một số tiền đáng kể để mà đổi đời. Hùng nói rằng nếu kiếm được một số tiền kha khá thì em sẽ cùng cha mẹ về quê để chăn nuôi. Vì cuộc sống ở thành phố đất chật người đông, tiền thuê phòng trọ đắt đỏ, mọi thứ nguy hiểm rình rập. Đó là chưa nói đến những ngày mưa ngập, em và mẹ phải lội nước cả ngày với hy vọng bán được đồng nào mừng đồng đó. Hùng chưa bao giờ thấy được một ngày vui vẻ và không còn lo toan. Nỗi lo của em sâu thẳm mỗi khi nghe âm thanh của gạo rơi vào chiếc nồi rỗng. Âm thanh đó như một thứ gì đó vừa thân thiết lại vừa ai oán của số phận.

Với tuổi đời chưa tròn mười lăm mà phải luôn căng trán suy nghĩ về bữa cơm của gia đình, về những ngày nếu lỡ đau ốm, về hai đứa em học hành thiếu thốn ở quê và về ông bà nội. Đôi khi Hùng tự hỏi nếu lỡ không may, ông hay bà qua đời, gia đình Hùng lấy gì để về xe, mua áo quan cho ông và bà, rồi tiền lo đám… Thời đại coi nặng đồng tiền, nếu không có tiền thì sẽ không làm được gì. Em biết hy vọng vào phép màu gì đây?

Mùa Noel đến, cũng như mọi năm, em lại đi bán vé số buổi tối, cùng bạn bè có số phận như em tụm năm tụm ba để ngắm đèn màu, ngắm những bạn cùng lứa được cha mẹ đưa đi chơi trong bộ áo quần mới thơm tho và sạch bóng. Đôi khi em ước mơ có một ông già Noel xuất hiện và tặng cho em một món quà, duy nhất chỉ một món quà này thôi. Đó là em được đi học, em rất muốn tới trường. Nhưng rồi em lại thấy buồn bởi vì bây giờ nếu tới trường để học trở lại lớp ba thì em không tài nào học được cùng các em nhỏ. Nếu học đúng độ tuổi thì em không thể học nổi bởi đầu óc em hoàn toàn trống rỗng, ngay cả những cái chữ thời học lớp ba cũng rơi dần trên đường đi bán vé số.

Những em bé tuổi mười lăm

Nói về đội tuổi mười lăm, người ta ví đó là độ tuổi trăng rằm, trong sáng, vô tư và đẹp nhất trong cuộc đời. Đây cũng là độ tuổi mà trang ký ức mở rộng hết mức để đón nhận mọi tín hiệu của đời sống. Nhưng, trong đất nước xã hội chủ nghĩa này, độ tuổi mười lăm hình như không phải là độ tuổi trăng rằm của bất kỳ ai, đó có thể là độ tuổi trăng rằm của những em bé may mắn. Có những em bé ở tuổi trăng rằm phải lây lất ngoài đời, thậm chí phải theo cha mẹ ăn nắng ngủ sương giữa thành phố lạ để đấu tranh giành lại quyền lợi chính đáng về chỗ ở, chỗ học tập.

Câu chuyện về Nguyễn Mai Trung Tuấn qua nhận xét của bé Nga, một em bé đang bán vé số ở thành phố Sài Gòn nhau nhiều năm cùng cha mẹ ra Hà Nội chờ kêu oan trên công Lý Tự Trọng và vườn hoa Mai Xuân Thưởng nhưng không được:

“Em thấy người ta đối xử với bạn Mai Trung Tuấn như vậy là không đúng đâu vì bạn còn nhỏ. Những người như tụi em bị đối xử bất công nhiều lắm, thậm chí em bán vé số mà có khi người ta không muốn trả tiền, quát tháo em nữa kia. Trẻ em ở Việt Nam bị đối xử bất công nhiều lắm, em không tin vào nhà nước Việt Nam và pháp luật Việt Nam đâu. Toàn là bất công thôi. Kinh nghiệm gia đình em là một vết thương làm cho em hết tin vào nhà nước này!”.

Theo bé Nga, nếu Chúa rũ lòng yêu thương và cho em một điều ước, em sẽ ước mình không phải sống ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bởi cuộc sống đã cho em một kinh nghiệm quá đau buồn. Từ chỗ có nhà cửa đàng hoàng, được đến trường học hành cùng bạn bè, nhà nước qui hoạch đất, nhà em bị tịch thu nhà với mức tiền đền bù rẻ mạt, ba mẹ em không đồng ý nhưng người ta vẫn cứ giải tỏa, cưỡng chế di dời và đập bỏ căn nhà của em.

Cuối cùng, em theo cha mẹ ra tận Hà Nội để nộp đơn kêu oan nhưng chờ mãi vẫn không được giải quyết, khoản tiền đền bù nhỏ nhoi chỉ đủ để sống trong thời gian đầu, sau đó cả nhà lây lất, sống nhờ vào tiền nhặt ve chai, giấy hộp bỏ và thi thoảng có người nào thương tình lại cho gia đình em vài chục ngàn đồng, vài ký gạo để cầm hơi. Cuối cùng, oan vẫn cứ oan, tiền thì khô túi, cả nhà phải ra bến xe Nước Ngầm để khuân vác thuê gần hai tháng trời mới đủ tiền mua vé vào Sài Gòn.

Những người như tụi em bị đối xử bất công nhiều lắm, thậm chí em bán vé số mà có khi người ta không muốn trả tiền, quát tháo em nữa kia.
– Một em bé bán vé số

Và cuộc đời làm thuê làm mướn của gia đình em bắt đầu từ đó. Nga nói rằng cuộc đời đã cho em quá nhiều nỗi buồn để em đủ trưởng thành mà nhìn thấy mình may mắn hơn nhiều bạn khác bởi mình còn có cha mẹ bên cạnh và không đến nỗi phải vào tù như bạn Nguyễn Mai Trung Tuấn. Nga lắc đầu ngán ngẩm và sợ hãi khi nói về bốn năm rưỡi ngồi tù của một bạn nhỏ có tuổi đời ngang với em.

Em nói rằng mặc dù không quen biết, chưa hề gặp nhau lần nào nhưng nhân danh những đứa bé không may mắn trong xã hội, nhân danh những đứa trẻ kêu oan giữa xã hội, em tha thiết cầu mong Đức Chúa Trời hãy nhìn thấy bạn Nguyễn Mai Trung Tuấn và chìa bàn tay yêu thương của Ngài để cứu lấy bạn ấy. Bởi bạn Tuấn không làm nên tội tình gì và còn quá nhỏ để chịu sự đày đọa kinh khủng như vậy.

Mùa Noel sắp đến, chúng tôi xin cầu nguyện cho các em bé không may mắn trong xã hội có được một mùa Noel ấm áp trong tình yêu thương của Chúa! Xin Ngài đừng để những que diêm tuổi thơ cuối cùng phải cháy hết mà vẫn không đủ để sưởi ấm giá lạnh của cuộc đời!

NGƯỜI SÀI GÒN

NGƯỜI SÀI GÒN

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y. Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi. Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán, mà bụng vẫn trống không.

Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm, cơm bới mang đi theo chứ có khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám, vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ. Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thỉnh thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo. Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.

Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại. Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn, chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu.

Chỉ có nải chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.

Cuộc sống không thẳng tắp. Bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ kiếm tiền. Cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô. Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã muốn hụt hơi. Thế nhưng vẫn ráng vì trong túi không còn tiền. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu: Xích lô !

Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: Anh chị đi đâu ?

-Cho ra Bến xe Miền Tây. Nhiêu ?

Dân miền Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết Bến xe Miền Tây đâu mà cho giá. Thôi đành chơi trò may rủi: Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho.

Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên. Người con trai nói: -15 đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi tui chỉ đường.

Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người. Xuống giọng: -Em mới chạy xe, đi xa không nổi. Anh chị thông cảm đi xe khác giùm.

Ai ngờ người con trai ngoái đầu lại: -Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô mà !

Thế là, vừa được khách chở, lại vừa được lấy tiền. Không phải 15 đồng mà tới 20 đồng.

Chắc cũng chỉ có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy !

Người Sài Gòn tốt bụng, chia xẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu. Già trẻ, lớn bé, gặp ai hỏi người ta cũng chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm. Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Đôi khi, kèm theo một câu đùa, câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì cười. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới đây: “Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. Hỏi hoài mệt quá !

Đi xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị chặt chém, vẽ vời. Đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết khách ở đâu, có trả hay không. Với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.

Ở Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước nhà, kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí.

Và bình nước này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn. Sẽ có nhiều người bảo cái ly nhiều người uống , bẩn chết đi được , nhưng không biết họ có cách nào hay hơn ? ( mua ly giấy , uống xong vứt : mời các người ấy về Saigon mua ly giấy cho khách thập phương dùng).

Có người đã phát hiện, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống, hay nhét lại cái ví sâu vào túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn !.

Bi giờ còn vậy nữa không? cũng còn, nhưng mà nếu bà con không gặp người như vậy ở Sàigòn là vì những người bà con gặp đó không phải là người Sàigòn!

S.T.

Phụ nữ Việt bị bắt vì ‘giết người tình, phi tang xác’ ở Đài Loan

Phụ nữ Việt bị bắt vì ‘giết người tình, phi tang xác’ ở Đài Loan

Cô Soi đã bị bắt tại tơi làm việc ở thành phố Cao Hùng trong khi chuẩn bị về Việt Nam hôm 27/11.

Cô Soi đã bị bắt tại tơi làm việc ở thành phố Cao Hùng trong khi chuẩn bị về Việt Nam hôm 27/11.

Một phụ nữ người Việt bị bắt ở Đài Loan vì bị tình nghi giết bạn trai rồi chặt xác anh này sau một trận cãi vã, cảnh sát địa phương cho biết.

Tin cho hay, cô Nguyễn Thị Soi, 33 tuổi, đã bị bắt tại tơi làm việc ở thành phố Cao Hùng trong khi chuẩn bị về Việt Nam hôm qua, 27/11.

Cô Soi bị cáo buộc giết chết anh Kiều Văn Mạnh, 43 tuổi, trước khi chặt xác người đồng hương rồi sau đó vứt xuống rãnh.

Cả hai đến Đài Loan làm việc ở hai thời điểm khác nhau đầu năm nay, và cảnh sát cho hay, anh Kiều bị giết vì muốn chấm dứt quan hệ với cô Soi.

Vụ việc vỡ lở hôm 18/11 sau khi người ta thấy một con chó ngậm một cái sọ người. Phần còn lại thi thể của anh Kiều sau đó được tìm thấy đựng trong một trong bao tải dùng để đựng thức ăn cho heo.

Các điều tra viên sau đó lần theo manh mối và phát hiện ra một trại nuôi heo ở quận Lô Trúc nơi cô Soi làm việc.

Cảnh sát cho biết, anh Mạnh đã gặp cô này tại trang trại trên hôm 15/10, ngay trước khi anh mất tích.

Đài Loan là một trong những thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu thống kê được báo trong nước loan tải, có hàng chục nghìn công nhân người Việt đang làm việc ở Đài Loan.

Mới đây, chính quyền Đài Loan đã huy động lực lượng để truy tìm 4 công nhân người Việt bỏ trốn khỏi một nhà tù ở thành phố Đông San, trong khi đang chờ bị trục xuất về Việt Nam.

Tin cho hay, những người lao động bỏ trốn bằng cách dùng khí cụ để phá cửa sổ có chấn song sắt.

Trước đó, họ bị bắt vì làm việc trái phép ở Đài Loan sau khi tự động bỏ làm việc cho một công ty họ đã ký hợp đồng.

Theo CAN, Focus Taiwan News Channel, Taipei Times

Bình Thuận chính thức thừa nhận một tử tù bị kết án oan

Bình Thuận chính thức thừa nhận một tử tù bị kết án oan
Nguoi-viet.com
PHAN THIẾT (NV) – Cuối tuần qua, công an tỉnh Bình Thuận đã công bố quyết định “đình chỉ điều tra” đối với ông Huỳnh Văn Nén, một người từng bị kết án tử hình và bị giam 17 năm.

Ông Huỳnh Văn Nén (trái) mừng như điên khi nghe công an Bình Thuận quyết định “đình chỉ điều tra”
đối với mình. (Hình: Tuổi Trẻ)

Quyết định “đình chỉ điều tra” được xem là sự thừa nhận ông Nén vô tội. Cũng vì vậy, hệ thống tư pháp tỉnh Bình Thuận (bao gồm tòa án, viện kiểm sát, công an) loan báo, ngày 3 Tháng Mười Hai sắp tới, sẽ “tổ chức xin lỗi công khai đối với ông Huỳnh Văn Nén và gia đình.”

Cách nay 17 năm, vào một đêm của Tháng Tư, 1998, bà Lê Thị Bông ở xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, bị giết, hung thủ lấy của bà một chiếc nhẫn vàng 24K.

Tháng sau, trong một cuộc nhậu, ông Nén nói đùa ông là hung thủ rồi bị công an Bình Thuận bắt khẩn cấp. Trong tù, ông Nén nhận tội nhưng tại tòa, ông kêu oan và giải thích, sở dĩ ông nhận tội vì bị tra tấn. Tố cáo của ông Nén không được hội đồng xét xử xem xét. Ông Nén bị phạt chung thân.

Chuyện vẫn chưa ngừng ở đó. Hồi Tháng Năm, 1993, năm năm trước ngày bà Bông bị giết, tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, từng có một phụ nữ tên Dương Thị Mỹ bị giết và công an Bình Thuận bó tay, không tìm ra thủ phạm. Trong tù, ông Nén đột nhiên nhận thêm rằng, ông còn là thủ phạm giết bà Mỹ. Giúp ông thực hiện vụ án mạng này là tám thành viên trong gia đình của vợ ông.

Cũng vì vậy, toàn bộ gia đình bên vợ ông bị bắt, và sau đó, một trong tám người chết trong tù.

Bất chấp phân tích của các luật sư và báo giới về những điểm phi lý trong kết luận điều tra của công an và cáo trạng của viện kiểm sát, cũng như lời kêu oan, tố giác bị tra tấn để buộc phải nhận tội của các bị cáo, tòa án vẫn xác định họ là đồng phạm và phạt bảy người còn lại trong gia đình vợ ông Nén nhiều mức hình phạt khác nhau. Riêng ông Nén bị án tử hình.

Sau khi phải xử đi, xử lại nhiều lần do áp lực của công luận, tám năm sau, bản án kết tội ông Nén và các thành viên trong gia đình vợ của ông đã giết bà Dương Thị Mỹ bị hủy, vì không có căn cứ để kết luận họ giết người. Án tử hình đã tuyên đối với ông Nén được rút lại nhưng ông Nén vẫn phải ở tù vì “tội” giết bà Lê Thị Bông. Bảy người trong gia đình vợ của ông thì được trả tự do.

Bản án chung thân dành cho ông Nén đã khơi dậy lương tâm của một người tù. Khi ra tù ông viết thư, gửi cho nhiều nơi, kể rằng, hai người bạn của ông mới thực sự giết bà Lê Thị Bông. Hai thủ phạm không chỉ kể với ông về chuyện giết bà Bông, mà còn thuật lại tỉ mỉ về việc đã đem chiếc nhẫn vàng 24K đi bán thế nào.

Các con của bà Bông cũng gửi đơn kêu oan cho ông Nén. Một vài viên chức trong chính quyền xã cũng đề nghị xét lại bản án đã tuyên với ông Nén vì không ai tại nơi ông cư trú tin ông là thủ phạm giết bà Bông.

Đáp lại những đề nghị này, công an Bình Thuận cử chính điều tra viên đã từng bị ông Nén tố cáo là tra tấn, ép ông nhận tội đi… “xác minh.” Kết quả tất nhiên là không có cơ sở để xét lại vụ án.

Vụ Huỳnh Văn Nén “giết người, cướp tài sản” tiếp tục bị “nâng lên, đặt xuống” cho tới tháng trước thì công an Bình Thuận liên lạc với gia đình ông Nén, yêu cầu họ làm đơn xin cho ông tại ngoại để chữa bệnh. Đến hạ tuần tháng trước thì ông Nén được tạm tha.

Mới đây, cùng lúc với việc công bố quyết định “đình chỉ điều tra” đối với ông Nén, một phó giám đốc công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã bắt được hung thủ giết bà Bông để cướp tài sản.

Chưa rõ những điều tra viên đã tra tấn ông Nén, bắt ông nhận tội cũng như những kiểm sát viên, thẩm phán, tham gia buộc tội, kết tội ông Nén, bất chấp chuyện ông kêu oan, các lời khai, bằng chứng mâu thuẫn nhau, sẽ bị xử lý thế nào. (G.Đ.)