CÁM ƠN CALI (US)

CÁM ƠN CALI

Huy Phương

Huy Phương

mùa đông cali

Hơn một tháng trước đây, 20 tiểu bang của miền Đông nước Mỹ đã chịu một trận bão tuyết lịch sử, trận bão tuyết đã làm khốn khổ 85 triệu dân, gây ra tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, với 42 người chết. Tại nhiều nơi ở Mỹ, nhiệt độ hạ xuống dưới độ âm, băng giá bao phủ mọi nơi, đường sá ngập tràn trong tuyết lạnh. Đài truyền hình CBS đưa tin, chỉ trong ngày 9 Tháng Mười Hai, 2015, đã có đến 1,650 chuyến bay bị hủy, hơn một nửa là tại sân bay quốc tế Dallas-Fort Worth của hãng American Airlines trong tổng số hơn 6,000 chuyến bay đã bị hủy trên toàn quốc. Tình trạng mất điện do tuyết đóng trên các đường dây, làm gãy cột điện cũng phổ biến tại các tiểu bang Virginia, Maryland, và thủ đô Washington, DC. Hàng trăm nghìn gia đình đã phải chịu cảnh sống không có điện trong đợt bão tuyết này.

May quá, tôi là người đang sống ở California với những ngày nắng ấm chan hòa, cũng khó mà tưởng tượng ra cái cảnh tuyết xuống mịt mù, lạnh lẽo, cơn gió thổi buốt xương và những ngày cực nhọc dọn tuyết để kiếm một lối ra cho chiếc xe của mình, như câu chuyện cách đây 20 năm.

Tôi đến Mỹ vào một ngày nắng ấm cuối Tháng Tám, 1990. Quá cảnh tại San Francisco, gia đình tôi được chuyển máy bay đi Ontario, một phi trường khá lớn gần nhà cô em gái đứng ra bảo trợ. Đối với những người từ vùng nhiệt đới đến Mỹ, thời tiết Tháng Tám xem như khá lạnh với chúng tôi. Đến Ontario vào lúc 8 giờ 30 tối nhưng trời vẫn còn rất sáng, làm cho tôi có ý nghĩ là người Mỹ ngủ rất ít mà làm việc quá nhiều.

Một hai tháng sau, tôi nhận ra là người Mỹ làm việc nhiều thật, mỗi người hai ba công việc. Lúc nào cũng thấy họ tất bật, uống cà phê và đôi khi ăn sáng trên xe, phần đông đều thiếu ngủ, nhiều phụ nữ rời nhà rất vội vã, còn kẻ viền mắt qua cái kính chiếu hậu trên xe nữa, nhưng tôi thì không có việc làm. Thời gian bây giờ tôi thấy những người trai trẻ khoảng tuổi tôi, 53, khi đến Mỹ rất mạnh khỏe giỏi giang, mà hồi ấy bằng tuổi này, khi đến Mỹ, tôi cảm thấy mình già nua, ốm yếu quá. Nước Mỹ giàu có, không có công việc nào cho một “thanh niên” như tôi, chỉ mới đặt chân đến Mỹ vài tháng, không biết tiếng Anh, chỉ quen ăn mì gói chứ chưa biết ăn hamburger.

Thế là tôi đành mang mối hận với nước Mỹ, chịu cảnh thất nghiệp. An ủi cho tôi là thỉnh thoảng tôi cũng thấy nhiều anh chàng tóc cả tháng không cắt, râu không cạo mang chữ “homeless” đứng đầu đường. Bạn tôi nói họ lười biếng, nghiệp ngập không chịu đi xin việc làm. Tôi không lười biếng, nghiện ngập mà cũng không kiếm ra việc, kể ra cũng oan cho họ.

Nếu nói Mỹ không có việc làm cho tôi thì cũng không công bằng. Những việc như cắt chỉ, đóng khuy trong shop may, bỏ báo, mang cái bị đi bỏ tờ rơi quảng cáo, đi lượm thùng carton, lượm lon, hay đứng ở chỗ đèn xanh đèn đỏ… thì lúc nào cũng có. Trong hoàn cảnh ấy, tôi đành phải bỏ California bốn mùa nắng ấm, khí hậu ôn hòa mà đi!

Tôi nghe lời “dụ dỗ” của bạn bè nhắm hướng Philadelphia đi tới, người ta nói đi hái trái cây cũng có tiền, mà lại tiền mặt. Tôi nhắm khu South là nơi anh em H.O. đã tụ tập từ lâu, làm việc rất vất vả, nhưng kiếm khá nhiều tiền mà ít tiêu pha. Người ta nói đúng: “Ở Mỹ, không phải có cây đô la mà ai cũng phải vất vả khó nhọc mới có tiền!” Ở đây, một người mới nhập cư vào đất Mỹ phải vất vả gấp hai lần hơn một người sống ở California.

Bạn cứ tưởng tượng có những công việc làm mà bạn phải thức dậy từ 5 giờ sáng, khi trời đất còn lờ mờ, trong cơn gió tuyết lạnh lẽo, như nghề bỏ báo, nghề này, cái cửa xe luôn luôn phải hạ xuống. Hay khổ hơn phải chờ hai, ba chuyến xe bus dưới khí trời lạnh giá để đến sở làm, và chiều đến, giờ tan sở, cũng vậy, khi bạn phải trở về nhà.

Nhưng các bạn tôi ở đây, sau trên dưới 20 năm, ai cũng có một căn nhà tươm tất và con cái khá thành đạt.

Nếu bạn là một người đã đến và sinh sống ở California năm bảy tháng rồi mà phải đến Philadelphia thì bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng. Philadelphia là một thành phố lịch sử của Hoa Kỳ có nhiều di tích lịch sử, với những khu phố, đền đài, nhà cửa tráng lệ, những cũng có những khu phố nghèo nàn đành cho những người mới đến nhập cư, đầy tội ác, trong những khu phố da đen, đường dầy dẫy những quán “bar.” Vách phố hay trường học đầy nạn vẽ bậy và trên đường phố những mảnh chai vỡ vất đầy ngoài đường. Mỗi đêm, gần như thường trực, tiếng xe cảnh sát hú còi qua những con phố một chiều, chật hẹp. Trong tâm trạng đó, đứa cháu ngoại tôi, mới lên năm, đã nói với tôi: – “Ông ngoại ơi, mình đi chỗ khác đi, đây đâu phải là Mỹ, ông ngoại!” – “Đi thì đi!” Thế là chưa đầy một tháng, gia đình tôi lại dắt díu nhau, rời bỏ Philadelphia để đi Virginia, như giã từ một mùa Đông u ám để trở lại mùa Xuân. Đúng nơi đây là mùa Xuân vì Virginia không những có lá mùa Thu đẹp mà hoa mùa Xuân cũng ngạt ngào.

Nhưng đến mùa Đông, Viginia thường chịu chung số phận của những cơn bão tuyết của miền Đông nước Mỹ. Cơn nóng chưa tan, trong nhà vừa tắt máy lạnh thì một tuần sau, người ta đã phải mở máy sưởi ấm. Tuyết xuống đêm ngày, đóng băng, rồi tuyết tan. Mùa hoa anh đào đẹp đẽ mới đây, mùa lá Thu vàng của Skyline hình như không hiện hữu ở nơi này. Tôi thấy nơi đây, hình như đời sống vất vả hơn ở California. Những căn phố mua bán, cửa ra vào có hai lớp, có những thứ cây chỉ sống được một mùa, mùa hoa nở trong những tháng Xuân cũng đem lại dị ứng cho mọi nhà, và tôi không thấy cảnh những ông già rỗi công ngồi đánh cờ trong khi một số người khác đứng bâu quanh, ngoài công viên hay trong phố chợ Việt Nam.

Đôi lúc tôi nhớ bạn bè ở xa, những bạn bè mà mỗi lúc tôi gọi họ thì họ chưa thức dậy lúc ban sáng, họ gọi tôi thì tôi đã lên giường vào buổi tối. Trong gia đình nhỏ bé của tôi, chưa có ai có một nghề nghiệp khiến phải giữ chân một chỗ. Những đứa cháu tôi, những năm tiểu học, có năm đổi ba lần trường, vì cảnh nhà thuê. Còn tôi, ngày trước tôi than không tìm ra việc, ngày nay với việc của tôi, chỗ nào cũng có, nếu chỉ cần năm, bảy đồng một giờ chịu khó đứng trong xưởng thợ. Con đường quá dài, tôi không bao giờ đi hết, dù tôi có cố gắng hết sức cũng không có nổi một căn nhà tươm tất, hay số thời gian hưu đủ mỗi năm, cứ đến mùa Hè, đi du lịch một chuyến thế giới. Tôi cũng không cần có một ngôi mộ thật đẹp trong một nghĩa trang đắt tiền đầy bóng mát nhìn xuống một hồ nước. Từ năm 1975 trở đi, tôi đã bỏ phí 25 năm cho một quãng đời thanh xuân không có gì bù đắp nổi. Trong cuộc đua đường dài, tôi không theo kịp bạn đến đích, con người ta không thể chạy lui, thì tôi đứng lại một chỗ.

Ở miền Đông, tôi thường nhớ đến California. Nhớ nắng ấm, nhớ bạn bè. Tôi có những người bạn nghèo, suốt 26 năm nay vẫn còn giữ nguyên một địa chỉ, trong khu chung cư một phòng. Tôi có nhiều bạn bè hình như thích hẹn chung một chỗ về, đó là khu đất trong Peek Family ở cuối con đường Bolsa.

Tôi thường nghe câu nói: “Hòn đá lăn hoài không đóng rêu!” Tôi là một hòn đá như vậy. Tôi đã quyết định trở về California. Các bạn đồng nghiệp người Mỹ tiễn tôi bằng một cái nhún vai hay lè lưỡi với hai chữ “động đất!” và nhiều người tin rằng rồi đây California sẽ trôi ra biển, ra biển rồi California sẽ trôi đi đâu, hay cứ tìm hướng Tây mà trôi tới?

Tôi trở về California cùng với mớ hành trang cũng như lúc bỏ California ra đi, chiếc xe hình như cũng không mới hơn nhiều so với thời gian năm năm qua. Khi tôi trở về, có nhiều bạn tôi đã sớm ra đi, mà từ đó đến nay, bạn bè bỏ tôi cũng không ít. Ít ra tôi còn viếng thăm được, thắp cho bạn một nén nhang và đưa bạn đi một quãng đường ngắn. Phần tôi, cũng như bạn, tôi đã chọn California là trạm cuối cùng.

Ở đây, chỉ cách quê nhà có một vùng biển thôi, khi chúng ta chưa chọn cho mình một quê nhà Việt Nam thì đành chọn mình một mảnh đất California.

California (dù Nam hay Bắc) vẫn được xem là chốn “gió tanh mưa máu,” thậm chí ở đây bây giờ có đến hai cộng đồng, hai hội chợ, hai tượng Đức Thánh Trần… Tại đây cũng có những cái “nhiều” đáng quý như 20 đài truyền hình, năm đài phát thanh, 20 tờ báo, có tờ phải bỏ tiền mua, nhưng cũng có tờ vứt ở chợ. Hai đặc tính của California là vui và… đông. Năm nào ở đây cũng có múa lân, đốt pháo, đôi khi còn có “bầu cua cá cọp” nữa, xem diễn hành Tết, xong ta lại đi hội chợ Tết.

Sáng nay, sau mấy ngày lạnh lẽo, trời nắng ấm, thấy đời bỗng vui, lòng hạnh phúc, muốn ra phố tìm ăn một bát phở hay uống một ly cà phê nóng, tình cờ được gặp anh chị Đàm Trung Pháp ở Houston, Texas, từ 40 năm nay, vừa mới “dọn về Nam California” được mấy tháng nay. Câu trả lời của cư dân mới của California, khi được hỏi lý do chọn nơi đây, là: “Khí hậu California quá tuyệt!”

Chừng đó thôi, cũng đủ!

Xin cám ơn California!*

Mỹ tịch thu $4.6 triệu tiền âm phủ của vợ chồng Việt Nam

Mỹ tịch thu $4.6 triệu tiền âm phủ của vợ chồng Việt Nam
Nguoi-viet.com

DETROIT, Michigan (NV)Cơ quan Quan Thuế Mỹ ở phi trường Detroit, Michigan, vừa tịch thu $4.6 triệu tiền âm phủ của một cặp vợ chồng Việt Nam hôm Thứ Sáu tuần trước, theo tin của báo Detroit News.

Giới chức Quan Thuế Mỹ nói rằng cặp vợ chồng này, vừa bay từ Seoul, Nam Hàn, đến và có lời khai mâu thuẫn về số tiền họ mang theo.


Số tiền âm phủ do Quan Thuế Mỹ tịch thu tại phi trường Detroit. (Hình: CBP)

Nhân viên Quan Thuế kiểm tra hành lý của họ một lần nữa, và phát hiện số tiền âm phủ.

Khi đếm ra, nhân viên phát hiện tổng cộng 93 bó tiền âm phủ $100 và 32 bó tiền âm phủ tiền đồng Việt Nam.

Hiện chưa biết số tiền âm phủ tiền Việt Nam là bao nhiêu, theo ông Ken Hammond, phát ngôn viên Quan Thuế Mỹ.

Mặc dù là tiền âm phủ, số lượng tiền này sau đó được giao cho Sở Mật Vụ, một cơ quan chuyên bảo vệ yếu nhân Hoa Kỳ, nhưng lại trực thuộc Bộ Tài Chánh và kiêm thêm nhiệm vụ chống làm tiền giả.

Cặp vợ chồng này nói rằng họ mang tiền âm phủ này sang Mỹ để đốt trong đám tang của người thân.

Theo Detroit News, cặp vợ chồng Việt Nam này không bao giờ có ý định “xài” số tiền âm phủ, nên không bị bắt.

Dù vậy, giới chức Quan Thuế Mỹ vẫn cho rằng đây là hành động nhập cảng tiền giả, cho dù sử dụng với bất cứ mục đích gì, và người vi phạm có thể bị truy tố.

Tiền âm phủ, còn quen được gọi nhiều cách khác như tiền địa phủ, tiền vàng bạc, tiền vàng mã. Chúng được in có thể lòe loẹt trên một loại giấy kích thước và trang trí giống (hoặc gần giống) như giấy bạc thật. Chúng được cúng rồi đốt trong các dịp ma chay, đám giỗ, cúng kiến.

Quan niệm dân gian cho rằng, những người đã chết xuống cõi âm, vẫn có đời sống giống với cõi dương. Người ở cõi âm đều sinh hoạt giống như trên dương thế và họ cũng cần có những vật dụng dành cho cuộc sống. Chính vì vậy, ngoài gửi tiền, người cõi dương còn đốt cả xe hơi, xe mô tô, xe đạp, điện thoại, nhà, ti-vi, tủ lạnh v.v… bằng vàng mã cho người thân ở cõi âm tiêu xài và sử dụng.

Tại Việt Nam, ngoài chuyện đốt tiền vàng mã cho người dưới cõi âm tiêu xài, người ta còn thấy có những vụ án lừa đảo, trong đó, người ta dùng tiền âm phủ để mua nhà thật.

Theo báo mạng VNExpress ngày 25/7/2014, bà Lê Thị Thanh (41 tuổi, quê Hà Nam) đã bị tống giam và khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà này đã dùng 4 tỉ đô la tiền âm phủ (mệnh giá 100 đô la) để mua một căn nhà. Bà Thanh đóng tiền đôla âm phủ thành từng khối, đặt hai tờ 500,000 đồng ở mỗi đầu, quấn băng keo vàng nhưng cố tình để hở tờ tiền polymer cho chủ nhà thấy.

Người chủ bán căn nhà chỉ biết bị lừa mấy ngày sau khi kiểm soát lại số tiền giả cất trong két sắt.

Theo tờ Dân Trí ngày 10/11/2015, trên mạng xã hội Facebook lan truyền nhiều fanpage và địa chỉ facebook cá nhân rao bán nhiều loại tiền được cho là tiền polymer giả của Việt Nam. Tiền này được rao bán với nhiều mệnh giá: 50,000 đồng, 100,000 đồng, 200,000 đồng và 500,000 đồng. Chúng được rao bán theo cặp 10 triệu tiền giả ăn 3 triệu tiền thật ở mọi mệnh giá. (TN-ĐD)

Người cha thầm lặng…

Người cha thầm lặng…

Huy Nam

(TBKTSG XUAN) – Tôi định viết về ông đôi lần, nhưng lại thôi do nghĩ đây là chuyện riêng tư. Bởi, tuy có một tính cách lớn, một tấm lòng cao thượng, là ân nhân của hàng trăm gia đình cùng cực trên đất nước này, ông lại rất thầm lặng, ngại ồn ào và chưa bao giờ tiếp xúc truyền thông.

Ông là một doanh nhân Úc, là giám đốc điều hành một công ty cung ứng thiết bị máy xây dựng hàng đầu thế giới có trụ sở tại Hà Nội. Năm 1997, trong một chuyến thăm Việt Nam, khi biết người hướng dẫn mình là một sinh viên có hoàn cảnh vô cùng khốn khó, ông đã đề nghị trợ giúp để em học đại học. Lúc đó, khoản tiền hỗ trợ này chẳng là bao đối với ông, nhưng lại quá lớn, quá bất ngờ đối với một sinh viên nghèo hiếu học.

Một thời gian sau khi ông sắp quên chuyện cũ thì em sinh viên ông giúp ngày nào đã tìm đến. Lúc này em đã ra trường, đã có việc làm ổn định. Và điều em đem đến cho ông không là lời cảm ơn, cũng không phải món quà cảm tạ, mà chỉ để xin được gọi ông là cha (daddy). Khoảnh khắc ấy làm ông xúc động, hạnh phúc, thoáng như lời kêu gọi, rằng còn nhiều em khác đang cần ông, bởi đây không là cá biệt… Chính sự nặng lòng này đã kéo ông trở lại Việt Nam làm việc cực hơn, ở lại lâu hơn, trực tiếp chia sẻ với người bất hạnh, cụ thể là nuôi sinh viên. Dấu ấn của người cha tôi muốn kể là đây…

Những sinh viên được ông nuôi là những em có gia cảnh đặc biệt khó khăn. Nhẹ là những trường hợp không đủ cái ăn, cái mặc, là lây lất qua ngày, và chuyện học hành trở nên xa vời. Nặng thì vô cùng: là ung thư, tật nguyền, tàn phế, tai ương, neo đơn, mồ côi, không nơi nương tựa. Tuy vậy, ông chọn rất kỹ, có tiêu chí rõ ràng. Để cho chắc, lúc đầu ông phải nhờ cộng đồng người Việt ở Adelaide tư vấn về thông tin và cách xét. Theo đó, chỉ những em đậu đại học và cao đẳng mới được chọn. Bởi ông nuôi bằng tiền túi của mình, không ai bảo trợ, nên không thể mở rộng. Các em sẽ được nuôi ăn học cho đến khi tốt nghiệp, được tiếp sức đến nơi đến chốn để về sau có thể tự sống, tương trợ và giúp người cùng khổ khác.

Trong hơn mười lăm năm qua, số sinh viên “trúng tuyển” vào gia đình ông đã lên đến 650, trải dài 45 tỉnh thành từ Bắc tới Nam. Bình quân mỗi năm có hơn 50 em được nhận thêm và cũng khoảng chừng đó em tốt nghiệp đủ ngành nghề. Không ít trong số này nay là các kiến trúc sư, bác sĩ, kỹ sư giỏi, thành đạt và đã có gia đình. Điều đặc biệt, mặc dù rất bận rộn với công việc điều hành doanh nghiệp, phải di chuyển liên tục trong và ngoài nước, ông vẫn dành thời gian đi thăm từng gia đình, dự đám cưới các em, không ngại ngồi ăn chung hay thậm chí nghỉ lại tại một gia đình nghèo nào đó. Rất bình dị!

Bên cạnh việc nuôi các em ăn học, ông còn làm nên nhiều điều kỳ diệu. Câu chuyện về em bị dị tật ở Đồng Nai là một ví dụ. Em này có đôi chân co quắp, từ nhỏ đến lớn chỉ có thể bò chứ không đi được. Thấu hiểu ước mơ của em và nỗi đau của gia đình, năm 2008 ông đã đưa em sang Úc, cho ăn ở tại nhà mình, thu xếp bác sĩ giỏi và cơ sở chỉnh hình tốt nhất tại Sydney để hội chẩn, tiến hành nhiều bước phẫu thuật phức tạp, thực hiện các kỹ thuật tái lập đồng thời, để đôi chân em có thể duỗi ra và đi đứng được. Quá trình này kéo dài hơn một năm và tôi chắc rất tốn kém. Nhưng chính lòng nhân từ, sự quyết đoán kiên trì của ông mới đáng phục. Bởi không chỉ có lạc quan, bởi ngay giới phẫu thuật Úc cũng thấy đây là ca khó và kết quả đạt được là ngoài mong đợi. Giấc mơ “hóa kiếp” ông đem lại cho em thật là kỳ diệu! Nay thì em đã có thể đi xe máy và đang làm việc tại một công ty trong khu công nghiệp Amata.

Theo nguyên lý kinh tế, lạc phúc cho bởi những đồng tiền vượt xa ngưỡng thỏa mãn sẽ ít dần, ít dần, và sự hoang phí rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, nếu chúng được sử dụng để mang lại điều tốt cho xã hội, cho tha nhân, thì lạc phúc sẽ được nhân đôi.

Những câu chuyện vượt lên số phận như vậy còn nhiều… Có em đã ví đó như chuyện thần tiên của ngày xửa ngày xưa, với fairy taleonce upon a day… trong một bài viết bằng tiếng Anh của mình.

Tôi gặp ông và đã trở thành thân thiết khoảng hơn mười năm nay. Tháng 7-2010, sau khi dự một sự kiện gia đình cùng chúng tôi tại Wollongong, trên đường cho cả nhà tôi quá giang lên Sydney để bay đi Melbourne, ông nói vui “ngày mai chiếc xe này của tôi sẽ có chủ khác…”. Lúc ấy tôi mới hay đó là thời gian ông thu xếp nhiều việc tại Úc để đến Hà Nội với dự định sẽ ở lâu tại Việt Nam.

Năm ngoái, trong một dịp ra Hà Nội làm việc, tôi được ông đưa về nhà ăn tối. Căn nhà nhìn ra toàn cảnh hồ Tây trông thoáng đãng, hao hao như có chút biển trời của khu Vaucluse sang trọng tại mạn Đông Sydney nơi ông ở.

Ngày nay, vào các dịp “sum họp” hàng năm tại Sài Gòn và Hà Nội, gia đình ông còn có thêm nhiều dâu, rể và các cháu nội, ngoại. Vài thân hữu gần gũi, trong đó có tôi, cũng được ông mời dự như chú bác của các em. Đây là dịp ông truyền thêm sức sống cho các em. Thông điệp mà ông thường nhắc là “dream, believe and do”, và hình tượng ông thích trưng dẫn để động viên các em vươn lên là biểu tượng chuột túi kangaroo và chim emu của Úc, là những con vật có đặc điểm chỉ đi tới chứ không bước lùi. Gần đây ông bắt đầu quan tâm nhiều đến việc làm của các em…

Chắp cánh ước mơ là cách dùng phổ biến khi các em kể lại bước ngoặt làm thay đổi đời mình… “Dad không chỉ giúp tài chính cho sinh viên mà còn là người cha tuyệt vời, là chỗ dựa vững chắc và là tấm gương để chúng con noi theo. Dad là người cha đặc biệt, đã chắp cánh ước mơ cho rất nhiều sinh viên Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước”.

Những lời lẽ đẹp và chân thành tải đi lòng biết ơn của các em với người cha Úc ấy đã được các em tập hợp thành một tập sách dày nhiều trăm trang, coi đó như món quà tinh thần tôn vinh ông. Tôi đã đọc những dòng cảm động của một em gái tên Duyên ở Bến Tre: “Cha tâm thần, mẹ ung thư giai đoạn cuối và mất chỉ ba ngày trước ngày em thi vào đại học… Trong hoàn cảnh khốn cùng ấy ông đã cưu mang cả nhà em, an ủi em khi bế tắc, vực em dậy lúc suy sụp. Nay em đã ra trường, tự tin sống tốt. Tất cả là nhờ công ơn Daddy”. Em kể trong nước mắt…

Theo nguyên lý kinh tế, lạc phúc cho bởi những đồng tiền vượt xa ngưỡng thỏa mãn sẽ ít dần, ít dần, và sự hoang phí rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, nếu chúng được sử dụng để mang lại điều tốt cho xã hội, cho tha nhân, thì lạc phúc sẽ được nhân đôi. Đây có chăng một triết lý kinh tế phước thiện, chút thăng hoa của sự nghiệp kinh doanh, toát lên phẩm giá cao đẹp của doanh nhân sau thành đạt…

Quý mến tấm lòng nhân ái của ông, tôi trộm viết bài này. Và do viết từ xa nên khó tránh thiếu sót. Xin ông bỏ qua nếu có điều không phải. Đến đây, dù rất muốn nêu tên ông, tôi vẫn không thể, vì biết ông thầm lặng. Nhưng với 650 đứa con và chừng ấy gia đình thương mến ông, tôi chắc ông hạnh phúc…

Obama “tới Việt Nam vào tháng Năm”

Obama “tới Việt Nam vào tháng Năm”

BBC

AP

Hai ông Barack Obama và Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp bên lề Thượng đỉnh Sunnylands

Chính phủ Hoa Kỳ thông báo Tổng thống Barack Obama sẽ tới thăm Việt Nam vào tháng Năm tới.

Dường như ông Obama sẽ tới Hà Nội khi đang ở Á châu nhân tham dự Hội nghị Thượng đỉnh khối G7 tại Nhật Bản từ 26–27/5.

Nhà Trắng cho hay ông tổng thống đã nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng rằng ông nhận lời tới thăm Việt Nam.

Một viên chức Mỹ được Reuters dẫn lời: “Tổng thống và Thủ tướng Dũng đã thảo luận về quan hệ Mỹ – Việt được thắt chặt trong 2015, là năm đánh dấu 20 năm khôi phục quan hệ ngoại giao.”

“Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của TPP, an ninh hàng hải và nhân quyền để thúc đẩy quan hệ song phương.”

Hai ông Barack Obama và Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp riêng hôm thứ Hai 15/2 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean tại Sunnylands, tiểu bang California.

Thông cáo của Chính phủ Mỹ nói hai vị lãnh đạo đã thảo luận thúc đẩy quan hệ song phương.

Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm ngoái.

Cũng năm 2015, ông Obama đã đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng.

Trong chuyến thăm này ông Trọng đã ngỏ lời mời ông Obama sang thăm nhưng không có tin ông tổng thống đồng ý hay không.

Đây sẽ là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Barack Obama.

Trước ông, có hai tổng thống Mỹ đã thăm Việt Nam sau 1975: Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000 và Tổng thống George W. Bush vào năm 2006.

Hạn hán khốc liệt bắt đầu đe dọa Việt Nam

Hạn hán khốc liệt bắt đầu đe dọa Việt Nam
Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV) Cảnh báo của giới chuyên gia khí tượng-thủy văn và nông nghiệp về tình trạng hạn hán khốc liệt dường như đang trở thành sự thật, kể cả tại đồng bằng sông Cửu Long, vốn chằng chịt sông rạch.

Khoảng 30,000 hecta lúa Ðông-Xuân ở Tiền Giang bị nước mặn bủa vây từ trước Tết và dù đã làm đủ cách, nông dân ở thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Ðông, Gò Công Tây vẫn không cứu được lúa. Khoảng 700 hecta lúa đã chết khô.


Một nông dân chuẩn bị bơm nước từ kênh vào ruộng. Kênh sắp trơ đáy trong khi lúa cần nước trong khoảng 30 ngày nữa. (Hình: Tuổi Trẻ)

Bất kể đang Tết, nông dân Tiền Giang vẫn đổ ra đồng bơm nước cứu lúa song gần như các ruộng lúa trong vùng đều đã vàng quạch. Ðông-Xuân là vụ lúa chính trong năm. Ðúng vào lúc lúa cần nước để phát triển thì kênh, mương trơ đáy, lúa chết khô trên diện rộng. Cũng vì vậy, người ta tin rằng, năm nay, nông dân coi như đói.

Chính quyền tỉnh Tiền Giang đã yêu cầu bơm nước mặn vào kênh mương nhằm trộn với nguồn nước ngọt còn sót lại, sao cho độ mặn không vượt quá mức 2 gram/lít rồi lấy nước đó tưới cho lúa nhưng giải pháp này bất thành vì lượng nước ngọt trong kênh giảm xuống quá nhanh và độ mặn trong nguồn nước bên ngoài tăng nhanh không kém.

Chẳng riêng nước tưới mà giờ, người ta phải xếp hàng để nhận nước ngọt dùng cho ăn uống, tắm giặt. Chính quyền tỉnh Tiền Giang ước đoán, hiện có ít nhất khoảng 7,000 gia đình, với 35,000 người cư trú ở các xã ven biển, ven sông,… thiếu nước ngọt để dùng.

Tình trạng vừa kể bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi. Chẳng hạn du lịch ở buôn Ðôn, tỉnh Ðắk Lắk đang gặp khó vì sông Srepok đã trơ đáy làm mất hứng của du khách. Năm nay, các công ty du lịch trong vùng phải hủy nhiều dịch vụ gắn với sông Srepok như chèo thuyền vượt thác, ngồi thuyền ngoạn cảnh vì lòng sông chỉ còn đá.

Diễn biến của thời tiết tại Việt Nam càng ngày càng dị thường và năm sau, có khuynh hướng khắc nghiệt hơn năm trước.

Năm ngoái, tại Việt Nam có tất cả 14 đợt nắng, nóng bất thường ở khu vực Tây Nguyên, miền Trung, miền Nam. Nhiệt độ trung bình cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 0.5 độ C đến 1.5 độ C.

Dẫu Việt Nam có nhiều đợt mưa lớn chưa từng có với thời gian dài cũng chưa từng có nhưng vũ lượng lại thấp hơn nhiều so với mức trung bình của nhiều năm. Cũng vì vậy, đến cuối năm, khi mùa mưa chấm dứt, các hồ chứa nước của các nhà máy thủy điện và các công trình thủy lợi trên toàn Việt Nam đều thiếu nước.

Cuối năm ngoái, trước khi vào mùa khô, các hồ chứa nước của các nhà máy thủy điện ở miền Bắc Việt Nam thiếu khoảng 9 tỉ mét khối nước. Tại miền Trung đa số các hồ chỉ mới tích được từ 20% đến 30% lượng nước cần thiết để duy trì hoạt động trong mùa khô. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với khu vực Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam.

Người ta ước tính, lượng nước ở miền Nam Việt Nam hụt mất khoảng từ 20% đến 40% so với bình thường. Lưu lượng dòng chảy thấp hơn mức trung bình của nhiều năm từ 35% đến 48%. Mực nước lũ được ghi nhận là thấp nhất từ năm 1926 đến nay. Ðó cũng là lý do tai họa chồng tai họa: vừa hạn hán, vừa bị nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền.

Năm nay, trong tháng 1 và tháng 2, Việt Nam đối diện với hai đợt lạnh được xem là chưa từng có. Nhiệt độ trung bình ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và phía Bắc miền Trung Việt Nam tụt xuống chỉ còn từ âm 4 độ C đến 0 độ C nên tuyết và băng giá xuất hiện nhiều nơi. Nhiệt độ trung bình ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và khu vực ven biển phía Bắc miền Trung chỉ còn từ 6 độ C đến 9 độ C.

Nếu những dự báo của Cục Trồng Trọt thuộc Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam hồi cuối năm ngoái chính xác, hạn hán sẽ gây thiệt hại trầm trọng cho Việt Nam, đặc biệt là cho đồng bằng sông Cửu Long trong vụ Ðông-Xuân 2015-2016 này.

Ðồng bằng sông Cửu Long có khoảng 620,000 hecta đất trồng lúa. Do hạn hán và tác động của nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, khoảng 100,000 hecta ruộng hiện hữu khó mà trồng lúa, ít nhất là trong vụ Ðông-Xuân này.

Khoảng 16% diện tích đất trồng lúa bị ảnh hưởng bởi hạn hạn và tác động của nước mặn trải rộng trên nhiều tỉnh ven biển: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Cục Trồng Trọt từng cảnh báo, nông dân ở những vùng cách cửa biển từ 25 cây số đến 35 cây số sẽ thấy nước mặn tác động đến ruộng của mình từ tháng 1 năm 2016 với nồng độ có thể lớn hơn mức 4 gram/lít. Từ tháng 2 năm 2016 trở đi, những khu vực này sẽ khó có thể lấy nước ngọt từ cửa sông.

Ðến tháng 3 và tháng 4, những vùng cách cửa biển từ 40 cây số đến 65 cây số sẽ thấy nước bị nhiễm mặn với nồng độ 4 gram/lít. Thậm chí những vùng ở xa cửa biển hơn 65 cây số cũng cần cẩn thận vì tác hại của nước mặn khi thủy triều dâng cao.

Cuối năm ngoái sau khi thực hiện một thống kê về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong hai thập niên vừa qua, Germanwatch xác định, Việt Nam đứng thứ bảy trong 10 quốc gia thiệt hại nặng nhất vì thiên tai. (G.Ð)

 

Chúng tôi không là Việt Kiều

Chúng tôi không là Việt Kiều

Nếu là người Mỹ gốc Việt thì nên đọc bài viết này để bảo vệ bản thân và gia đình khi đi sang nước ngoài, nhất là Việt Nam.

Viet Kieu 1Viet Kieù 2

 

 

 

Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.
“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.
Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài.
Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không là muốn nhận vơ chúng tôi là dân của ông ấy?
Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do.

Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.
Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.

Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”
Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.”
Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta.

Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?
Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ. Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.
Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.

Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau:“Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thìnhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. Tôi tin là vậy.

Nhìn Tuyết Nhớ Ba Sàm

Nhìn Tuyết Nhớ Ba Sàm

S.T.T.D  Tưởng Năng Tiến

RFA

Một nền báo chí mà không có tiếng nói phản biện và những phân tích độc lập, thì phải nói là một nền báo chí buồn chán, nếu không muốn nói là một nền báo chí chết lâm sàng.

Nguyễn Văn Tuấn

Mới đầu năm/đầu tháng mà blogger Nguyễn Văn Tuấn đã nói chuyện chết chóc (nghe) thấy ghê chết mẹ:

Theo dõi báo chí chung quanh sự kiện Đại hội đảng CSVN, tôi thấy nền báo chí bên nhà (hình như gọi là “báo chí cách mạng”) thật là u ám. Thuở đời nay một sự kiện tương đối quan trọng và có ảnh hưởng đến tương lai đất nước, mà báo chí không hề có một bài bình luận chung quanh sự kiện. Không hề có một bài phân tích các ứng viên. Không có tranh luận công khai. — đành rồi. Nhưng cũng chẳng có một diễn thuyết nào của bất cứ một ứng viên nào về viễn kiến và tương lai của đất nước.

Thay vào đó là những cái tít mang tính thông cáo hơn là phân tích, như “Hôm nay bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư khoá mới”, “Nhiều ủy viên Bộ Chính trị được giới thiệu tái cử”, rồi giả bộ “Trung ương giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng” hay “Trung ương giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng ở lại làm Tổng Bí thư” trong khi báo lề trái ai cũng đã tỏ tường!

Một nền báo chí mà không có tiếng nói phản biện và những phân tích độc lập, thì phải nói là một nền báo chí buồn chán, nếu không muốn nói là một nền báo chí chết lâm sàng.

Làm gì có chuyện “phản biện” và “phân tích độc lập” tại Việt Nam, hả Trời? Ở xứ sở này, tuyết mà còn phải rơi đúng lề và đúng hướng luôn nữa đó – theo như tin loan của TTXVN:

Sáng 24/1 tại Sa Pa, băng tuyết đã phủ trắng thị trấn kéo dài từ khu vực Trạm tôn đến địa phận xã Trung Chải dài khoảng 25km, độ dày tuyết phủ có nơi lên tới 10cm.

Du khách thích thú ngắm tuyết rơi tại Sa Pa. Chùm ảnh: Lê Phú

Theo quan sát của phóng viên, hiện tuyến đường 4D từ thành phố Lào Cai đi Lai Châu, giao thông đi lại khó khăn một phần do tuyết trơn, một phần do lượng người và các phương tiện đổ xô lên Sa Pa ngắm tuyết rơi quá đông, gây tắc nghẽn cục bộ nhiều đoạn. Đặc biệt lưu ý đối với những du khách di chuyển bằng phương tiện xe hơi cá nhân nên di chuyển chậm tránh những đoạn đường xấu bị băng tuyết đóng dày khá nguy hiểm.

Hiện chính quyền địa phương đã huy động tối đa lực lượng cảnh sát giao thông, công an xã tham gia giữ trật tự an toàn giao thông để hướng dẫn các phương tiện, nhất là những du khách đến từ các tỉnh xa.

Ai ai cũng muốn lưu lại cho mình một tấm ảnh đẹp giữa trời tuyết trắng. Chùm ảnh: Lê Phú

Bên lề kia, lề trái –  còn gọi là lề dân, hay Thông Tấn Xã Vỉa Hè –  cảnh tuyết rơi (hơi) khác.

Những ngày cuối đông này, khi thời tiết Tây Bắc giá lạnh đến mức đổ tuyết, đóng băng với nhiều hình ảnh thương tâm, chúng tôi đã đến thăm một xóm nhỏ người H’Mông tại Tây Bắc.
Câu chuyện được kể qua hình ảnh.

Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Thời tiết khắc nghiệt, nhiều nơi khí hậu xuống dưới 0 độ, tuyết rơi dầy đặc khiến cho trâu bò lợn gà chết hàng loạt, hoa màu tan nát, trẻ em ko có đủ tấm áo ấm để mặc đến trường, tấm chăn ấm để đắp… Cuộc sống của người dân vốn vất vả, thiếu thốn trăm bề nay năm hết tết đến rồi lại trở nên cơ hàn hơn.

Ấy vậy mà ở đâu đó cs tốt đẹp hơn, một bộ phận giới trẻ lại tỏ ra rất hào hứng, phấn khích với hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt đó và hò reo nhau bỏ tiền bỏ của, bỏ công bỏ việc, bỏ học hành đi để…ngắm, để cười đùa thỏa thích bên cạnh những gương mặt khắc khổ cơ hàn.

 Thiết nghĩ nếu các bạn ấy thấu hiểu được nỗi đau của đồng loại, cũng với chuyến đi đó, cũng với tinh thần đó nhưng là đi để hỗ trợ, giúp đỡ cho đồng bào mình dù chỉ là manh áo cũ, tấm chăn mỏng hay vài đôi dép cho con đường đến trường của các em nhỏ bớt lạnh hơn,…chắc hẳn chuyến đi của các bạn sẽ ý nghĩa hơn và tình người cũng sẽ ko bị rơi theo những bông tuyết lạnh giá ấy!

Ảnh: Nông Đức Giỏi

Cảnh “thương tâm” ở Tây Bắc (“trâu bò lợn gà chết hàng loạt, hoa màu tan nát, trẻ em ko có đủ tấm áo ấm để mặc đến trường, tấm chăn ấm để đắp”) có thể làm mờ nét “ưu việt” của XHCN nên không thể lọt vô ống kính của nhà báo thuộc Thông Tấn Xã Việt Nam. Họ tác nghiệp có định hướng mà.

Cũng vì cái “hướng” này nên, đôi lúc, “các nhà báo cách mạng” của ta đã đi quá xa sự thực. Cách đây chưa lâu, TTXVN đi tin tỉnh rụi:

Việt Nam đối thoại thành công về chống phân biệt chủng tộc.

rong các ngày 21 – 22.2, tại Ủy ban Công ước chống phân biệt chủng tộc (CERD) ở thành phố Geneva (Thụy Sĩ), đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Công ước chống phân biệt chủng tộc đã có hai phiên đối thoại rất bổ ích, cởi mở và thẳng thắn về báo cáo của Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc giai đoạn 2000-2009.

Ông Hà Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam cho biết, đoàn Việt Nam đã trả lời hơn 40 câu hỏi của các thành viên Ủy ban Công ước chống phân biệt chủng tộc, xoay quanh vấn đề đảm bảo các quyền của người dân tộc thiểu số do công ước quy định. Nhiều câu hỏi đề cập đến các biện pháp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội cho người dân tộc thiểu số trong thời gian tới, những khó khăn thách thức khi thực hiện các chương trình, chính sách cho họ, việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số trong hội nhập kinh tế và hiện đại hóa, giáo dục…

Ảnh: baoquangngai.vn                                                               

  Ảnh: soha

Cùng sự kiện trên nhưng BBC và VOA loan tin khác hẳn.

BBC: VN bị chất vấn về chính sách dân tộc.

VOA: Việt Nam bị chỉ trích tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Vụ này khiến blogger Thiên Lý phải vò đầu, bứt tóc:

“Đọc những tin như thế, người đọc dù IQ thấp cở nào cũng có thể phán đoán tin nào là tin chính xác. Hậu quả là hiện nay báo lề Đảng ngày càng giảm số lượng người đọc, từ dạng báo in cho đến báo mạng…

Nhà báo Nguyễn Công Khế cũng than phiền tương tự: “Tôi thấy chính sách thông tin như hiện nay, ta chỉ từ thua đến thua.”

Thua me gỡ bài cào!

Ta (bèn) bắt giam “đối thủ cạnh tranh” của mình cho …đỡ tức. Một trong những nạn nhân của vụ “gỡ gạc” này là ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, theo tin của báo Pháp Luật – số ra ngày 10 tháng 5 năm 2014:

“Như đã đưa tin, ngày 5/5, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy về hành vi ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.

Khoảng năm 2009, trên mạng Internet lần đầu tiên xuất hiện một trang blog có tên ‘anhbasam’ mà ngay khi vừa xuất hiện, trang blog này đã thu hút sự chú ý của nhiều người thường xuyên truy cập Internet, thậm chí có ngày đã đạt lượng truy cập hàng trăm nghìn lượt…”

Chính vì trang “anhbasam” có “hàng trăm nghìn lượt truy cập” nên những người điều hành Thông Tấn Xã Vỉa Hè mới bị bắt giam vô thời hạn, không có ngày xét xử. Hôm 13 tháng 1 vừa qua, BBC vừa (buồn bã) cho hay:

Blogger Nguyễn Hữu Vinh bị bắt ngày 5/5/2014 với cáo buộc từ trang thông tin của Bộ Công An là “đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 – Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội thông báo hoãn phiên xử ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy trong tuần tới “sang một ngày khác”.

Trước đó cũng tòa này thông báo sẽ xét xử blogger Anh Ba Sàm, tức ông Vinh, và bà Thúy vào sáng 19/1, một ngày trước Đại hội Đảng XII. Thời điểm thông báo đã gây ra nhiều đồn đoán về các phe cánh trong Đảng dùng phiên tòa được dư luận chú ý để sát phạt lẫn nhau.

Đại Hội Đảng XII đã qua nhưng phiên toà “xét xử Anh Ba  Sàm, tức ông Vinh, và bà Thúy” vẫn tiếp tục bị trì hoãn.  Chắc tòa án Nhân dân TP Hà Nội vẫn chưa “nghĩ ra” được tội danh cho hai nhân vật này. Thôi, tôi đề nghị cứ mang họ ra xử (đại) đi. Làm mất hết độc giả của TTXVN cũng là một trọng tội chớ bộ, đúng không?

Hệ thống ngân hàng Việt Nam thêm những dấu hiệu bất ổn

Hệ thống ngân hàng Việt Nam thêm những dấu hiệu bất ổn
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV)Ngân hàng Ðầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) vừa chính thức xác nhận có hai thành viên trong Hội Ðồng Quản Trị của ngân hàng này bị khởi tố.

Cả hai (một tên là Huỳnh Nam Dũng, một tên là Nguyễn Phước Hòa) đều từng là lãnh đạo của ngân hàng Phát Triển Nhà Ðồng Bằng Sông Cửu Long (MHB), trước khi MHB được sáp nhập với BIDV và bị khởi tố vì những sai phạm khi còn làm lãnh đạo MHB.


Khai trương chi nhánh Dak Lak của MHB năm 2012. Chỉ ba năm sau hệ thống chi nhánh này bị xóa tên cùng với MHB. (Hình: nganhangonline.com)

Báo chí Việt Nam cho biết thêm là công an Việt Nam cũng đã khởi tố thêm hàng loạt cựu cán bộ, nhân viên của MHB vì liên quan tới MHB khiến MHB “hoạt động không hiệu quả.”

Vào lúc này, BIDV đang ra sức phân bua rằng ông Dũng và ông Hòa không dính dáng gì đến hoạt động của BIDV. Sở dĩ họ là thành viên Hội Ðồng Quản Trị của BIDV vì BIDV phải chấp nhận để MHB sáp nhập vào với mình theo “chỉ đạo của chính phủ”!

Kể từ khi MHB sáp nhập với BIDV (tháng 5 năm 2015) đến nay, tuy là thành viên Hội Ðồng Quản Trị của BIDV nhưng ông Dũng và ông Hòa chỉ cùng làm một loại việc là “giải quyết tiếp những tồn tại liên quan tới hoạt động của MHB trước khi sáp nhập vào BIDV”!

Tuy chính quyền Việt Nam và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam không cho biết chi tiết về hiện trạng của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam song có nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và có thể sụp đổ theo kiểu dây chuyền.

Năm ngoái, chỉ trong vòng năm tháng, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã tuyên bố mua lại ba ngân hàng thương mại (GP Bank – Ngân hàng Thương mại Dầu khí Toàn cầu, Ocean Bank, VNCB) với giá 0 đồng nhằm thực hiện “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng – thực chất là níu giữ không để ba ngân hàng này phá sản.

Chưa kể có những ngân hàng như MHB được “chính phủ chỉ đạo” phải “sáp nhập” với những ngân hàng khác như BIDV. Người ta tin rằng việc quốc hữu hóa (mua lại 100% cổ phần với giá 0 đồng) của các ngân hàng thương mại hay cưỡng bức sáp nhập là một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự sụp đổ đó.

Cũng cần nhắc lại là từ năm 2014 đến nay, có rất nhiều viên chức lãnh đạo của nhiều ngân hàng thương mại (Ocean Bank, VNCB – Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, ACB, MHB,…) tại Việt Nam bị bắt giữ vì những sai phạm như: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”

Tháng 7 năm ngoái, sau khi ông Nguyễn Xuân Sơn, chủ tịch Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) bị bắt ngay sau khi bị cách chức (ông Sơn bị cách chức ngày 19 tháng 7, ngày 20 tháng 7 vào bệnh viện cấp cứu và ngày 21 tháng 7 bị bắt tại bệnh viện) vì những sai phạm khi làm tổng giám đốc Ocean Bank, hai chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của hai ngân hàng thương mại tại Việt Nam Ngân Hàng Ðông Á (DongA Bank) và Ngân hàng Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đồng loạt xin từ chức và rút lui khỏi Hội Ðồng Quản Trị.

Vào thời điểm đó, ông Cao Sỹ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước và đang giữ vai trò chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của DongA Bank giải thích việc xin rút lui là vì “lý do cá nhân.” Còn ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Eximbank thì nói rằng lý do xin thôi là vì “kinh doanh ngân hàng giống như đá bóng, thắng làm vua, thua làm giặc.”

Năm 2008, Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) từng cảnh báo, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam là nguy cơ tiềm ẩn cho kinh tế Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của hệ thống này là rót tiền vào lãnh vực bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng, hệ thống này có thể tạo ra khủng hoảng tín dụng.

Cũng thời điểm đó, một số chuyên gia kinh tế khác nhận định, dù được gọi là “cổ phần” song đa số ngân hàng ở Việt Nam đều do chính quyền Việt Nam thành lập hoặc cung cấp vốn. Bởi có sự trộn lẫn giữa vốn nhà nước và vốn tư nhân, chuyện kiểm soát việc góp và sử dụng vốn lại lỏng lẻo, thậm chí có nhiều dấu hiệu đáng ngờ nên “nợ xấu” (nợ không có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi) đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng.

Các chính sách của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nhằm cứu hệ thống ngân hàng được xem là một trong những lý do chính khiến kinh tế Việt Nam tụt dần xuống đáy.

Trong 15 năm từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã thực hiện ba đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng vì kinh tế Việt Nam suy thoái và tác động của kinh tế thế giới: 2000-2003 (sau khủng hoảng tài chính Châu Á), 2005-2008 (vì gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới-WTO), 2012-2015.

Các đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng bao gồm đóng cửa một số ngân hàng thương mại, cho ngân hàng này mua lại ngân hàng khác, hợp nhất ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với công ty tài chính cổ phần, chuyển ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần vào với nhau.

Tuy nhiên, trong một báo cáo về kết quả khảo sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam nhận định, ba lần “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng cho thấy, việc quản lý hệ thống ngân hàng không ổn và đó là lý do khiến hệ thống này bất ổn, nguy hiểm cho toàn hệ thống.

Dường như đã đến thời điểm những cảnh báo trở thành sự thật. (G.Ð)

THƯ GỬI TỪ NGÀY CHƯA QUA, CHÚNG TA, TẤT CẢ VÌ TỰ DO VÀ LẼ CÔNG BẰNG!

THƯ GỬI TỪ NGÀY CHƯA QUA, CHÚNG TA, TẤT CẢ VÌ TỰ DO VÀ LẼ CÔNG BẰNG!

FB LS Lê Văn Luân

10-2-2016

H1

Chúng ta tranh đấu cho sự tự do và văn minh đúng nghĩa một cách ôn hòa dựa trên sự tôn trọng những quy định của luật pháp công bằng, nhưng chúng ta không chấp nhận những sự bất công hoặc hàm chứa sự bất công hay sự thực thi sai lệch mục đích của những đạo luật còn mơ hồ, đầy áp chế phi nhân tính nhằm cai trị bạo quyền theo ý chí của những kẻ nhân danh hay đại diện cho luật pháp.

Chúng ta tranh đấu cho những giá trị tiến bộ, sự văn minh, những lương tâm và đạo đức. Chúng ta đấu tranh là để cho tất cả mọi người đều hiểu rằng chúng ta tôn trọng pháp luật và những điều đúng đắn. Nhưng chúng ta cũng sẵn sàng cho mọi sự cáo buộc hoặc chấp nhận lao tù để thức tỉnh những lương tri của cộng đồng là cho những con người của và cả thể chế cai trị đó thấy được ta tôn trọng luật pháp của họ và dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm.

Chúng ta tranh đấu cho tự do, cho nhân quyền, cho sự dân chủ và cho những phẩm giá của con người được nâng cao, và chúng ta không chấp nhận những đạo luật bất công hay được sử dụng là công cụ cho những cai trị bất chấp với chúng dân, với con người hay nhằm mục đích loại trừ, phân biệt một nhóm người hay bởi lợi ích của chính mình mà chà đạp lên quyền lợi chính đáng của cộng đồng, của xã hội.

Chúng ta sống để tôn trọng nhau, để bảo vệ những giá trị vĩnh viễn và cao đẹp của cuộc sống, chúng ta không cổ súy cho những hành vi bạo động bằng bất kể hình thức nào chống lại nhà nước nếu chính thể đó cùng luật pháp của họ luôn tôn trọng và bảo vệ người dân.

Chúng ta không cổ súy cho những hành động sai trái, thù hằn, xúi giục, kích động bởi những con người hướng chúng ta đến những giá trị bạo ngược, phi lý và bất công, vô đạo đức, đi ngược lại sự văn minh của con người.

Chúng ta chỉ cổ súy cho những lương tri và đạo đức, chỉ cổ vũ và khích lệ những tranh đấu cho những điều tốt đẹp hơn cho xã hội mà tạm thời chúng ta trở thành những kẻ mang xu hướng đối kháng hay sẽ là tội phạm trong mắt của những kẻ cầm quyền thiếu phẩm chất và cai trị bất công. Vì nếu để sự bất công ngự trị và tồn tại thì cũng đồng nghĩa chúng ta đều sẽ sẵn sàng trở thành những nạn nhân của hệ thống đó bất kỳ lúc nào bởi sự không rõ nghĩa hay theo sự áp chế bất quy tắc của nhà nước ấy.

Chúng ta đấu tranh cho những ranh giới và giá trị rõ ràng, chúng ta sẵn sàng đi vào những bất công để phá bỏ chúng, sẵn sàng chấp nhận chúng để chính thể ấy hiểu ta luôn tôn trọng luật pháp cho và bảo vệ những điều đúng đắn.

Chúng ta cần phá bỏ những rào cản ngăn ta đến với tự do. Chúng ta chấp nhận bị cáo buộc bởi sự bất công để đấu tranh cho những thứ bất công phải được dẹp bỏ.

Chúng ta không sợ những cáo buộc phi lý từ những bất công và sự suy diễn độc đoán, chủ quan. Bởi nó vốn dĩ thực sự không có giá trị dù họ có thể bắt bớ, nhốt giam hoặc hành hạ một vài người trong cộng đồng cần và đang đấu tranh cho lương tri và đạo đức.

Chúng ta không sợ sự bạo hành, súng ống, quân đội và công an, chúng ta chỉ sợ sự công bằng không được thực thi và luật pháp cho sự công bằng không được tôn trọng.

Chúng ta, tất cả vì tự do và lẽ công bằng.

Hãy cùng đoàn kết lại để có tự do và sự tôn trọng từ nhà nước mang danh đại diện cho dân chúng mà lại đang tìm cách can thiệp thô bạo vào đời sống tự do của những người dân.

TÔI TIẾP TỤC ỨNG CỬ QUỐC HỘI

TÔI TIẾP TỤC ỨNG CỬ QUỐC HỘI

FB LS Võ An Đôn

11-2-2016

LS VO AN DON

Theo qui định của pháp luật thì công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng thực tế bầu cử Quốc hội ở Việt Nam chỉ là trò diễn kịch của giới cầm quyền, người dân khó mà lọt vào sân chơi độc quyền này.

Tôi là người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đầu tiên ở tỉnh Phú Yên. Năm 2011, tôi nộp đơn xin tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, sau khi tôi nộp đơn tự ứng cử được 10 ngày, thì có thầy giáo Đào Tấn Phần, giáo viên dạy sử, Trường cấp ba Trần Quốc Tuấn cũng nộp đơn tự ứng cử cùng tôi.

Theo qui định thì người muốn ứng cử đại biểu Quốc hội phải trải qua năm bước: thứ nhất là nộp đơn xin tự ứng cử, thứ hai là lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú, thứ ba là lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc, thứ tư là hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh (bước này được xem là cửa ải khó vượt qua của người tự ứng cử), thứ năm là được vào danh sách bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.

Năm 2011, khi lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú, tôi được 100% người dân địa phương ủng hộ, sau đó lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc là Đoàn luật sư, tôi cũng được 100% tín nhiệm. Đến khi hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh thì tôi bị loại, không được lọt vào danh sách bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội (Khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và tại Đoàn luật sư thì tôi được mời tham dự, nhưng khi tổ chức hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh thì tôi không được mời tham dự, nghe những người tham dự kể lại là họ đấu tố và nói xấu tôi dữ lắm).

Mục đích tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội lần trước và lần này không phải là tôi muốn làm đại biểu Quốc hội để được hưởng nhiều bổng lộc ban phát, mà tôi muốn thực hiện quyền ứng cử của một công dân theo hiến định và muốn mọi người dân nhận thức được rằng bầu cử Quốc hội chỉ là trò diễn kịch với vở kịch vụng vờ, lộ liễu, lâu năm đã lỗi thời.

Dù biết trước rằng 99,99% người tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị loại, nhưng tôi vẫn tiếp tục nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 sắp tới.

Mong tất cả mọi người hãy ủng hộ tôi !

Lễ gia tiên ngày Tết

Lễ gia tiên ngày Tết
Nguoi-viet.com

Ngô Nhân Dụng

Hiện nay dù theo tôn giáo nào, người Việt Nam cũng có thể thắp nén nhang, lạy trước bàn thờ tổ tiên vào ngày giỗ, tết. Ðối với người Việt ở xa quê hương lễ gia tiên còn quan trọng hơn khi ở quê nhà. Vì đó là một cơ hội cho chúng ta nối quá khứ với hiện tại, hướng thế hệ trẻ về tương lai với một niềm tin vào truyền thống.

Ngày Tết là cơ hội mọi gia đình nhắc nhở con cháu biết lịch sử của ông bà, tạo cơ hội giải thích với con cháu tại sao phải lễ lạy trước bàn thờ. Chúng ta có thể tạo cho các thế hệ trẻ về niềm tự hào truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó có phong tục làm giỗ, làm lễ và tưởng nhớ tổ tiên.

Người Việt Nam có phong tục thờ cúng tổ tiên từ nhiều thế kỷ trước khi bị các quan thái thú đời Hán ép sống theo văn hóa Trung Hoa, trong các cuốn sách về lịch sử Giáo Sư Lê Mạnh Thát đã nêu nhiều chứng cớ. Những ngôi mộ cổ từ hàng ngàn năm trước Tây lịch cho thấy nhiều vật tùy táng chôn theo trong mộ. Hiện tượng này chứng tỏ người Việt đã coi những người đã chết như còn vẫn tiếp tục sống ở một thế giới khác. Trong Tiền Hán Thư đã kể chuyện một người Việt trình bày cho Hán Vũ đế nghe về phong tục thờ vong và gọi hồn người chết. Thời Tiền Hán kéo dài trong hai thế kỷ trước Công Nguyên (206 TCN – 9 CN).

Lê Mạnh Thát thấy trong Lục Ðộ Tập Kinh đã trình bày quan niệm về đạo Hiếu. Kinh này được thiền sư Khương Tăng Hội, sống ở nước ta vào thế kỷ thứ ba, dịch sang chữ Hán. Thân phụ nhà sư di cư từ bán đảo Ấn Ðộ sang nước ta, thân mẫu ngài chắc là người Việt. Kinh Lục Ðộ Tập hiện nằm trong bộ đại tạng chứ Hán, nhưng được dịch từ ngôn ngữ nào? Lê Mạnh Thát biện luận rằng bản gốc không viết bằng chữ Phạn mà có thể bằng tiếng Việt, vì trong kinh có nhiều từ ngữ và khái niệm mà các kinh văn chữ Phạn không bao giờ nói tới.

Thí dụ, kinh nói đến tục chôn người chết, tục bỏ tiền vào miệng thi hài, những tục đó không thông dụng ở Ấn Ðộ cũng như Trung Hoa, còn người Việt đã theo từ lâu. Những luận giải trong kinh này về Hiếu, Hạnh, không thấy trong văn học chữ Phạn mà cũng không giống quan niệm Nho giáo ở Trung Hoa trong các thế kỷ đầu công nguyên. Ngoài ra, cấu trúc ngôn ngữ nhiều chỗ lại viết theo văn pháp tiếng Việt, ngược với văn pháp chữ Hán. Thí dụ, trong kinh viết Tượng Phật theo văn pháp tiếng Việt, người Hán phải viết Phật Tượng; có hàng chục trường hợp tương tự, đặt tĩnh từ sau danh từ.

Lê Mạnh Thát kết luận rằng Kinh Lục Ðộ Tập đã thông dụng với tổ tiên người Việt chúng ta trong mấy thế kỷ trước và sau Công Nguyên. Trong kinh đó đã bàn đến đạo Hiếu, chứng tỏ các quan niệm này đã phổ thông với người Việt từ rất lâu. Sau một ngàn năm bị người Trung Hoa cai trị, người Việt Nam đã hấp thụ Nho giáo, hòa lẫn tư tưởng đạo Nho với phong tục thờ cúng tổ tiên có sẵn. Nhưng so sánh với người Trung Hoa người Việt không quá chú trọng đến hình thức như họ. Từ đời Hán người Trung Hoa coi chữ Hiếu là đứng đầu các tính tốt, họ theo đạo Hiếu với một thái độ “giáo điều.” Con có hiếu là “vững lập trường,” có đủ mọi đức hạnh, ai không giữ hiếu là vứt đi! Trong khi đó đối với người Việt, như Lê Mạnh Thát thuật lại theo Kinh Lục Ðộ Tập, thì chữ Hiếu không có vai trò độc tôn. Giá trị của chữ Hiếu còn ở dưới lòng thương người, thương muôn vật, tình thương này là quan trọng nhất.

Ngày nay chúng ta làm lễ tổ tiên như thế nào? Bàn về việc hành lễ, đức Khổng Tử nói:“Tế như tại” (Luận Ngữ, Thiên Bát Dật, câu 12). Theo tinh thần đó, khi làm lễ tổ tiên chúng ta cung kính như thể tổ tiên đang ở trước mặt mình.

Nghi lễ đặt ra không phải chỉ vì người ta muốn làm bổn phận với Trời, Phật, Tiên Tổ, mà còn một mục đích quan trọng khác là tác dụng trên lòng người, giúp con người hướng đến điều lành, ghi khắc trong lòng các giá trị trong truyền thống. Việc thờ cúng ông bà chỉ có tác dụng nếu người hành lễ chú tâm tưởng niệm. Những lời khấn mời ông bà về họp mặt cùng con cháu nhân ngày giỗ, ngày Tết, chỉ cần nói một cách chân thành, giản dị, như thể có dịp trò chuyện với tổ tiên, tất cả hiện diện trước mặt mình. Ðiều mà các bậc phụ huynh chúng ta cần giải thích cho con em là, tổ tiên lúc nào cũng có mặt ở bên ta, nói đúng ra, ở ngay trong mỗi con người chúng ta.

Ðiều các em có thể hiểu, nói một cách khoa học, là trong mỗi cá nhân đều có những hạt giống, có dòng máu di truyền của ông bà, cha mẹ. Những hạt giống di truyền đó nằm ở trong mình, ở với chúng ta suốt cuộc đời. Mỗi người sẽ truyền lại hạt giống di truyền cho các thế hệ sau. Có thể nói mỗi người đều mang trong mình một phần những tế bào sống và những kinh nghiệm đạo lý, tâm linh mà tổ tiên đã thu nhận, đã nuôi dưỡng. Di sản của tổ tiên còn gồm cả những việc làm, những lời nói của người đã khuất. Khi còn sống, tổ tiên đều ý thức các hành động của mình sẽ ảnh hưởng tới con, cháu, nhiều thế hệ. Tổ tiên người Việt lúc nào cũng ước ao, cũng mong mỏi những việc mình làm sẽ đem kết quả tốt lành cho các thế hệ sau. Quan niệm đó, người Việt gọi là Phước Ðức Ông Bà. Khi một người Việt làm điều thiện, tránh điều ác, hành động đó không phải chỉ cốt tạo ra những hậu quả tốt cho chính mình, mà còn muốn, có khi chỉ làm với mục đích “để dành phước đức,” truyền lại cho con cháu.

Người Việt Nam tin vào Phước Ðức. Ðây cũng là một niềm tin đặc biệt Việt Nam, người Trung Hoa hay Ấn Ðộ không đề cao niềm tin vào Phước Ðức như vậy. Người Việt nghĩ rằng mỗi cá nhân có một “kho” các điều lành, gọi là “Phước Ðức.” Cái kho đó do mình tạo ra, do các hành động của chính mình; nhưng kho Phước Ðức cũng thu nhận hậu quả các hành động do cha mẹ, ông bà đã làm. Niềm tin đó nối liền các thế hệ. Nó khiến mỗi cá nhân cố gắng làm điều lành, tránh điều ác, không những để mình nhận được hậu quả tốt lành mà còn “góp vốn” cho con cháu đời sau được hưởng phước. Hoặc ít nhất con cháu “không phải trả nợ” những lỗi lầm vì những việc mà ông cha đã làm.

Cũng vậy, mỗi thế hệ cũng nghĩ rằng trong đời mình có khi gặp được điều tình cờ may mắn không hiểu được tại sao, thì sẽ giải thích may mắn đó một phần là do Phước Ðức ông bà để lại. Với niềm tin tưởng vào Phước Ðức, mỗi thế hệ đều biết ơn tổ tiên vì những phước đức tích lũy từ đời trước. Rồi đến lượt chính mình cũng muốn làm điều thiện để cất đầy trong kho phước đức chung, cho con cháu đời sau được hưởng.

Tổ tiên chúng ta đều chia sẻ niềm tin vào Phước Ðức, từ bao nhiêu thế kỷ nay vẫn giữ niềm tin này. Trong giống dân nào cũng vậy, ông bà cha mẹ đều cầu mong con cháu gặp mọi sự tốt lành, muốn để lại cho con cháu những di sản có giá trị. Nhưng đặc biệt trong truyền thống của chúng ta, niềm tin vào Phước Ðức khiến tổ tiên chúng ta không phải chỉ dùng lời nói để cầu khẩn, ước mong. Vì tin vào Phước Ðức, tổ tiên chúng ta cầu chúc cho con cháu bằng các hành động lương hảo, nhân từ, bác ái. Tổ tiên đã dùng chính bản thân, chính cuộc đời của mình để chúc lành cho con cháu. Khi hiểu như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy một sợi dây thiêng liêng nối liền các thế hệ, sẽ nhớ tới tổ tiên với một niềm biết ơn sâu xa. Và chúng ta hiểu chính mình cũng phải làm bổn phận như vậy cho các thế hệ sắp tới.

Thế hệ trẻ có thể hiểu dễ dàng rằng trong mỗi người chúng ta mang các hạt giống di truyền của tổ theo sinh học.

Quan niệm Phước Ðức giúp họ thấy mình cũng mang theo hạt giống của các điều thiện mà tổ tiên để lại. Các bạn trẻ có thể cảm thấy sự hiện diện của tổ tiên rõ ràng hơn. Tổ tiên đang hiện diện thật sự trong bản thân họ. Khi đó việc cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên có một ý nghĩa sâu xa hơn; châm ngôn “Tế như tại” được thể hiện.

Nghi lễ cúng bái tổ tiên không cần phải phức tạp hay sang trọng. Ðức Khổng Tử cũng nói “Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm,” nghĩa là việc hành lễ mà xa xỉ thì nên kiệm ước còn hơn. (Luận Ngữ, Bát Dật, 4.) Ðể cho thế hệ trẻ tham dự nghi lễ thờ cúng ông bà một cách tự nhiên, thoải mái, chúng ta cần hành lễ theo cách nào đơn giản hơn cả, chú ý đến nội dung hơn là hình thức. Như lời Khổng Tử nói về tang lễ, trong cùng đoạn trên, “Tang, dữ kì dị dã, ninh thích” (Tang lễ mà quá chú trọng nghi tiết thì chỉ bày tỏ lòng thương xót còn hơn.) Nhưng giản dị không có nghĩa là vội vàng, cẩu thả. Lòng thành kính phải được thể hiện ra với hình thức bên ngoài, trong y phục và cử chỉ người lễ.

Hành lễ với khung cảnh, thái độ cung kính và trang nghiêm sẽ tạo được tác dụng sâu xa trong lòng các bạn trẻ, giúp họ tham dự vào phong tục thờ cúng ông bà. Giữ phong tục thờ cúng tổ tiên sẽ truyền lại cho các thế hệ sau một di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam.

Texas: Ăn hối lộ của 1 người gốc Việt, lãnh đạo thành phố bị bắt

Texas: Ăn hối lộ của 1 người gốc Việt, lãnh đạo thành phố bị bắt
Nguoi-viet.com

CRYSTAL CITY, Texas (NV)Ông Joel Barajas là nghị viên duy nhất của thành phố Crystal City, tiểu bang Texas, còn thấy đến văn phòng làm việc hôm Thứ Sáu vừa qua.

Ðiều đó là vì tất cả những đồng nghiệp khác của ông trong thành phần lãnh đạo thành phố đều bị FBI bắt giữ và truy tố về các tội hình sự.


Cảnh sát liên bang FBI bố ráp các nghi can. (Hình: AP/Photo)

Có năm giới chức cao cấp hàng đầu ở thành phố này bị bắt hôm Thứ Năm và bị truy tố trước tòa án liên bang, cáo buộc họ đã nhận hàng chục ngàn đô la tiền hối lộ để giúp một người chủ sòng bài lậu, có tên là “Mr. T.”, theo bản tin của tờ Washington Post.

Có tên trong cáo trạng gồm thị trưởng thành phố, phó thị trưởng (cả hai đều có thể bỏ phiếu trong cuộc họp của hội đồng thành phố) và một nghị viên, cùng với giám đốc điều hành thành phố, một cựu nghị viên thành phố, cũng như người bị coi là điều hành sòng bạc lậu, ông Ngọc Trí Nguyễn.

Bản tin của tờ Washington Post cho hay người thứ tư trong hội đồng thành phố, ông Marco Rodriguez, bị bắt hồi tháng qua về tội đưa người vượt biên giới từ Mexico vào Mỹ bất hợp pháp.

Do đó, chỉ còn có ông Barajas là còn làm việc tại tòa thị chánh thành phố Crystal City, nơi có khoảng 7,500 dân, cách San Antonio chừng 130 miles về phía Tây Nam. Ông chỉ mới được bầu vào hội đồng thành phố chừng 9 tháng nay và cho hay ngay khi nhậm chức là thấy có những điều không bình thường.

Theo bản cáo trạng, những người trong vị trí lãnh đạo thành phố này đã “dùng chức vụ của họ để làm giàu bất chính bằng cách đòi hỏi và nhận hối lộ từ ông Nguyễn và các người khác.”

Cáo trạng liệt kê các vụ đòi tiền nhà thầu xây cất, bỏ lơ việc sòng bài hoạt động bất hợp pháp của ông Nguyễn, trong khi truy xét gắt gao các đối thủ của ông ta và giảm thuế để đổi lấy việc ông ta cho giảm nợ.

Bản cáo trạng cũng cho hay Thị Trưởng Ricardo Lopez ra lệnh cho thanh tra thành phố phải có sự dễ dãi khi đến khám xét các nơi do ông Nguyễn làm chủ. Ông Lopez bị tố cáo từng nhận số tiền $6,000 từ ông Nguyễn để mua xe mới.

Cũng theo tờ Washington Post, bản cáo trạng cho biết những giới chức thành phố bị bắt cũng từng bỏ phiếu gia hạn giao kèo làm việc cho luật sư thành phố William Jonas, với mức lương $180,000, được coi là quá cao với thành phố nhỏ này và còn cao hơn lương ở Laredo và Corpus Christi. Hơn thế nữa, ông Jonas chưa từng làm việc trong chức vụ luật sư thành phố và cũng chẳng nộp đơn xin việc nơi đây. Ðổi lại, bản cáo trạng cho hay ông Jonas trợ giúp những người kia trong việc nhận hối lộ của họ.

Hồi Tháng Mười Hai, khi ông Barajas tìm cách giải nhiệm ông Jonas, các thành viên khác trong hội đồng thành phố không một ai đến họp mà lại gửi 8 cảnh sát viên với lý do “bảo vệ an ninh.”

Thành phố Crystal City nay có số nợ vào khoảng $2 triệu và có thể phải khai phá sản, theo ông Barajas. (V.Giang)