Hành xác ở lễ hội đền Hùng: Lạc con, mất tài sản

Hành xác ở lễ hội đền Hùng: Lạc con, mất tài sản
Nguoi-viet.com

PHÚ THỌ (NV) – Gần 2 triệu người cùng đổ dồn về đền Hùng cùng lúc khiến nơi đây trở nên hỗn loạn, nhiều gia đình thất lạc con nhỏ, ngất xỉu vì chen lấn, mất tài sản do bị móc túi.

Dòng người chật kín đổ về lễ hội đền Hùng. (Hình: Thanh Niên)

Theo tin Thanh Niên, do Lễ hội đền Hùng năm nay diễn ra vào cuối tuần nên hơn 2 triệu người cùng lúc đỗ về núi Nghĩa Lĩnh để “làm lễ tạ ơn các vua Hùng.”

Mặc dù lực lượng an ninh ưu tiên cho gia đình có trẻ nhỏ lên phía trên trước. Tuy nhiên do biển người chen chân chật kín sân trước lối lên núi, bậc thang lên núi lại quá nhỏ, ùn tắc dẫn đến chen lấn, xô đẩy, gây nên hỗn loạn.

Nói với phóng viên Thanh Niên đang có mặt tại lễ hội đền Hùng sáng 16 tháng 4, chị Hà Mai Hoa, ở Hà Nội cho hay: Sáng sớm chị cùng gia đình đi Phú Thọ để dự lễ hội. Lúc đi thuận lợi, tuy nhiên khi cả nhà vừa đến nơi để đi bộ lên núi Nghĩa Lĩnh thì chị lạc mất con trai 5 tuổi và hiện đang nhờ cảnh sát gọi loa, nhờ giữ cháu và đưa cháu về khu nghỉ dưới chân núi.

Nhiều em nhỏ thất lạc bố mẹ phải nhờ an ninh đưa xuống chân núi chờ người nhà tới đón. (Hình: Thanh Niên)

Ông Hà Kế San, phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ, trưởng ban tổ chức Lễ Hội Đền Hùng xác nhận, dù ban tổ chức đã tung toàn bộ lực lượng để bảo vệ khu vực diễn ra lễ hội, nhưng lượng người quá đông khiến nơi này bỗng trở nên hỗn loạn. Tình trạng móc túi, rơi đồ đã liên tục diễn ra, có những gia đình lạc mất con đã đến nhờ ban tổ chức phát loa gọi nhờ người giúp đỡ tìm kiếm.

“Nhiều người vì nóng lòng muốn lên đền Thượng sớm nên đã chen lấn, xô đẩy nhau để được lên trước. Các đám đông liên tục giằng kéo khiến các em nhỏ bị lạc khỏi bố mẹ. Thậm chí nhiều người đã bị ngất xỉu do bị xô ép, không đủ sức chen chân lên đền Thượng,” ông San nói. (Tr.N)

Bị công an ‘đánh vì 700.000 đồng’?

Bị công an ‘đánh vì 700.000 đồng’?

Báo trong nước mô tả “thượng sĩ Hà đã tác động mạnh khiến anh Phong ngã xuống đường nằm bất động”

Hôm 16/4, vợ của người bán hàng rong bị công an đánh tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC rằng vụ việc xảy ra do chồng bà ‘không chịu nộp 700.000 đồng tiền bảo kê mỗi tháng’.

Thượng sỹ Lương Việt Hà là người xuất hiện trong video clip đánh ông Phạm Thiện Minh Phong, 28 tuổi, người bán hàng rong tại khu vực chợ Bình Tiên, (đường Phạm Phú Thứ, phường 4, quận 6) khiến nạn nhân phải nhập viện vì “xuất huyết màng não bán cầu ở bên phải”.

Hôm 15/4, báo trong nước đưa tin ông Hà “đã bị tạm đình chỉ công tác để xác minh”.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang được Tuổi Trẻ hôm 15/4 dẫn lời: “Hành xử của Thượng sỹ Hà trong đoạn video là không đúng quy tắc ứng xử và điều lệnh của ngành. Công an TP. Hồ Chí Minh sẽ xử lý nghiêm, sai đến đâu xử lý đến đó”.

Khởi kiện?

Hoang Dinh Nam AFP Getty Images

Trả lời BBC qua điện thoại hôm 16/04, bà Nguyễn Ngọc Thúy, vợ ông Phong, nói: “Chồng tôi đi nghĩa vụ quân sự về, nhất quyết không đóng 700.000 đồng mỗi tháng như những người khác để được yên ổn bán rong”.

“Bán trái cây mỗi tháng thu nhập chỉ vài triệu đồng, đóng 700.000 đồng thì còn đâu ra để lo tiền thuê nhà, tiền học cho con?”.

Bà Thúy nói thêm, hai tháng trước, vì không đóng ‘hụi chết’, chồng bà bị thu chiếc xe lôi và mới dành dụm mua lại chiếc xe mới với giá 1,5 triệu đồng (xuất hiện trong đoạn clip).

Bà cũng cho hay: “Thượng sĩ Hà và mẹ có đến gặp vợ chồng tôi để nhận trách nhiệm vụ hành hung, xin bỏ qua và trả viện phí cho chồng tôi tại Bệnh viện 115. Hiện chồng tôi vẫn bị đau ở cổ và cột sống. Chồng tôi nói không thể bỏ qua vì ông Hà có thể tái diễn việc hành hung những người dân khác”.

Bà nói gia đình đang suy tính việc kiện Thượng sỹ Hà ra tòa.

LÒNG XÓT THƯƠNG

LÒNG XÓT THƯƠNG

 Lm. VĨNH SANG, DCCT

 EPHATA 689

 Chiều nay tôi có việc đến thăm một gia đình sống trong khu “ổ chuột”, con đường giao thông trong khu vực quanh co bí hiểm, lối di chuyển chỉ vừa hơn một chiếc xe hai bánh, khi hai xe đối đầu thì một xe phải dừng lại nghiêng một bên để nhường xe kia đi qua, tiếng máy xe nổ vang do dội âm từ hai bức tường đối diện. Bề bộn trên con hẻm là những vũng nước, những chai lọ và những rác rưởi lặt vặt. Dân cư sống trong khu vực đến từ nhiều nơi có thể gọi là “giang hồ tứ chiếng” ( bốn phương sông nước), dĩ nhiên khu vực ấy chỉ dành cho những người nghèo, đáp ứng những khả năng và nhu cầu tối thiểu của người nhập cư vào thành phố.

Bất ngờ khi tôi ngồi ngoài hiên ngôi nhà tôi muốn thăm, một người đàn ông đến gần xin gặp, tôi không xa lạ gì anh vì đã đôi ba lần gặp nhau, nhưng trong những dịp ấy tôi chưa bao giờ nói chuyện với anh, tôi có biết đôi chút về anh qua những người quen khác, sau này tôi biết thêm qua mạng Facebook nhờ những hoạt động của anh. Xuất thân từ giới giang hồ của thành phố, anh sống đời dọc ngang, dĩ nhiên là trong giới anh chị, anh có nhiều thành tích và nổi tiếng gan lì khi đối đầu với cảnh sát.

Thế rồi cách đây hai năm, anh tập tành chơi Facebook, mạng thông tin đã nhanh chóng biến đổi anh, những tấm gương sống hy sinh trên Facebook, những câu chuyện về những người sẵn sàng dấn thân được kể trên Facebook, những sự thật phũ phàng trong xã hội ở “thượng tầng kiến trúc”, tất cả đã tác động lên anh, từ một tay anh chị, anh trở thành người thao thức và trăn trở với tình thương, sự thật và công bằng. Anh đã tâm sự với một người bạn rằng anh muốn theo đạo Công Giáo vì khi dấn thân xã hội anh tìm được điểm tựa đáng tin cậy.

Câu chuyện anh nói với tôi chiều nay làm tôi băn khoăn suy nghĩ. Trong một lần đi về một vùng quê miền Bắc, anh gặp một em bé bị hư thận, nhà rất nghèo, căn bệnh đe dọa tính mạng của em, anh cưu mang em bé này vào thành phố. Các xét nghiệm y khoa cho thấy anh và em bé này có những tương đồng để có thể cho và nhận thận của nhau, anh quyết định hiến một trái thận cho cháu. Anh nói với tôi rằng anh quá nghèo nên kêu gọi bạn bè của anh mỗi người giúp một tay chi trả chi phí cho ca ghép thận, anh không xin tôi tiền nhưng anh xin tôi cầu nguyện và nâng đỡ, ủng hộ anh trong việc này, anh bảo với tôi rằng:

“Con chỉ cần cha ủng hộ và nâng đỡ con là con đủ sức mạnh rồi !”

Chiều hôm qua khi tập thể dục ở Nhà Dòng, tôi theo dõi bộ phim “Vết Sẹo” để quên thời gian, khúc phim kể về nỗi đau của một bà vợ trẻ miền quê, chị khám phá ra quả thận mà chị hiến cho chồng đã bị anh ta giả vờ đau thận, đánh lừa vợ để chuyển cho người tình của anh ta ! Còn chiều nay thì tôi lại gặp một người nghèo hiến thận vì tình thương vô vị lợi. Tôi băn khoăn suy nghĩ vì một người nghèo nhưng giàu lòng nhân ái, dám hy sinh cả mạng sống mình vì tình thương, dám sống lòng thương xót một cách cụ thể.

Trong lá thư Mùa Chay 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với chúng ta rằng “Chỉ khi chúng ta cảm nhận được Lòng Thương Xót của Chúa, chúng ta mới có khả năng sống lòng nhân ái với nhau”. Vậy có thể nói được rằng, khi một người vì Danh Chúa mà dám sống lòng nhân ái với người khác, đó là con người đã chạm được chính Lòng  Thương Xót của Ngài. Hoặc có thể nói là người Kitô hữu mà không sống lòng nhân ái với anh em, thì đó là dấu chỉ con người ấy chưa chạm được vào Lòng Thương Xót của Chúa. Có lắm khi tôi đã sống vỏ bọc đạo đức, thi hành nhiệm vụ của một cán bộ công chức ngành tôn giáo, hoạt động chu toàn nhiệm vụ cần mẫn, nhưng không bao giờ cho đi cái của mình, mà chỉ nhiệt thành cho người khác cái mà mình “lạc quyên” được, rồi tâm đắc thanh thản với những thành tích hoạt động, và vênh vang với địa vị chiếu trên…

Lạy Chúa, xin biến đổi chính mình con, lạy Chúa giàu lòng thương xót.

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

14.4.2016

Vợ chồng Việt kiều Mỹ bị cướp ở Ðà Nẵng

Vợ chồng Việt kiều Mỹ bị cướp ở Ðà Nẵng
Nguoi-viet.com


ÐÀ NẴNG (NV)
Ðang lái xe máy chạy trên đường, vợ chồng Việt kiều Mỹ đã bị một tên cướp giật mất túi xách, bên trong có nhiều tài sản có giá trị, khiến hai vợ chồng “xanh máu mặt.”


Tên cướp Hoàng Kim Long tại cơ quan công an. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)

Theo tin Pháp Luật Sài Gòn, chiều 14 tháng 4, cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Ðà Nẵng đã ra lệnh bắt khẩn cấp ông Hoàng Kim Long, ngụ thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, Gia Lai để điều tra, làm rõ tội cướp giật tài sản.

Tin cho biết, vào lúc 22 giờ 45 ngày 13 tháng 4, ông Nguyễn Việt Cường, Việt kiều Mỹ lái xe máy chở vợ là bà Ngô Thị Thu Hương. Khi đến gần ngã ba Võ Văn Tần-Hải Phòng, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thì bất ngờ bị một thanh niên lái xe từ phía sau vượt lên bên trái, giật túi xách của bà Hương đang cầm trên tay rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Tài sản bên trong túi xách bị cướp gồm một điện điện iPhone 6plus, $320 đô la, 7 triệu đồng, một sợi dây chuyền, một kiềng vàng cùng một số giấy tờ quan trọng khác.

Sau khi tiếp nhận thông tin, công an đã tiến hành xác minh và may mắn bắt được tên Long. Tuy nhiên, sau khi bắt được tên cướp, công an chỉ thu lại được điện thoại, dây chuyền, do tiền và kiềng vàng Long khai đã bán tiêu xài hết. (Tr.N)

Bộ ảnh giúp bạn hiểu rằng nước rất quan trọng

  Bộ ảnh giúp bạn hiểu rằng nước rất quan trọng

Nước là ngọn nguồn của sự sống, đây là điều mà ai cũng hiểu nhưng điều duy nhất họ không hiểu lại là ngọn nguồn sự sống ấy đang dần dần cạn kiệt.


Nơi sự sống sinh sôi đang lâm nguy vì thiếu nước.


Không có nước, không có sự tồn tại của con người và vạn vật.


Khi nước dần biến mất trên Trái Đất này thì chút còn lại dẫu bẩn cũng trở thành quý hiếm.


Đói, khát và cái chết,…


Đàn gia súc tại vùng hạn hán California.(Ảnh: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)


Bangladesh cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước. Chúng ta có thể sống mà không có nước?


Bé gái Pakistan trong cuộc khủng hoảng nước. Nước càng vơi, hy vọng sống càng mong manh. Khi ấy mọi thứ thành vô nghĩa nếu bạn không có nước. (Muhammed Muheisen/Associated Press)


Chúng tôi đang thiếu nước, còn bạn? Hãy trân quý những gì bạn đang có.


Chúng tôi khát.


Chúng tôi đang tuyệt vọng.


Bạn có hiểu sự khốn cùng mà chúng tôi đang phải đối mặt?


Đừng đẩy nhân loại chúng ta vào tình cảnh như thế này.


Vì nước …


Hành trình vì sự sống.

Hai tháng, Việt Nam chi $51.6 triệu nhập ‘thuốc độc’ Trung Quốc

Hai tháng, Việt Nam chi $51.6 triệu nhập ‘thuốc độc’ Trung Quốc
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Đó là thông tin từ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, Việt Nam đã trả 51.6 triệu Mỹ kim cho Trung Quốc để nhập cảng thuốc “bảo vệ thực vật.”

“Tưới, tắm, ngâm, tẩm” cây trái, rau củ trong thuốc “bảo vệ thực vật” – thực chất là thuốc độc đã trở thành chuyện bình thường ở Việt Nam. (Hình: Báo Bảo Vệ Pháp Luật)

Thuốc “bảo vệ thực vật” là cách Việt Nam gọi các loại thuốc diệt trừ côn trùng có hại cho cây cối. Tất cả những loại thuốc này đều là thuốc độc đối với con người và môi trường.

Trong một vài thập niên gần đây, số tiền mà Việt Nam chi cho việc nhập cảng thuốc “bảo vệ thực vật” liên tục gia tăng. Đặc biệt là những loại thuốc “bảo vệ thực vật” hoặc nguyên liệu chế tạo những loại thuốc này do Trung Quốc sản xuất.

Chẳng hạn, năm 2005, Việt Nam chỉ nhập cảng khoảng 20,000 tấn thuốc “bảo vệ thực vật” hoặc nguyên liệu chế tạo những loại thuốc này nhưng đến 2012, con số này đã tăng lên thành 55,000 tấn, năm 2013 con số này là 112,000 tấn, năm 2014 con số này khoảng 116,000 tấn…

Đáng ngại là càng về sau này, các công ty kinh doanh thuốc “bảo vệ thực vật” tai Việt Nam càng có khuynh hướng mua thuốc và nguyên liệu chế tạo thuốc “bảo vệ thực vật” của Trung Quốc, cho dù chúng bất chấp những tiêu chuẩn nhằm hạn chế tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường. Năm 2015, Việt Nam đã trả đến 376 triệu Mỹ kim cho Trung Quốc để nhập cảng thuốc và nguyên liệu chế tạo thuốc “bảo vệ thực vật” của Trung Quốc.

Riêng hai tháng đầu năm nay, Việt Nam chi tổng cộng 111 triệu Mỹ kim để nhập cảng thuốc “bảo vệ thực vật” và nguyên liệu chế tạo chúng, trong đó có đến 51.6 triệu Mỹ kim được trả để mua sản phẩm hoặc nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc.

Nhiều năm qua, các chuyên gia, đặc biệt là giới chuyên gia về y tế và môi trường đã liên tục cảnh báo về đủ loại nguy cơ cho sức khỏe con người, môi trường do lạm dụng thuốc “bảo vệ thực vật” nhưng chính quyền Việt Nam không thèm bận tâm.

Báo chí Việt Nam khẳng định tại Việt Nam “tưới, tắm, ngâm, tẩm” cây trái, rau củ trong các loại thuốc bảo vệ thực vật đã trở thành trào lưu và một thói quen không thể thay đổi. Dù trào lưu và thói quen đó đã và đang đầu độc nhiều thế hệ người Việt.

Các chuyên gia y tế và môi trường khẳng định, việc chính quyền Việt Nam làm ngơ trước tình trạng nhập cảng ồ ạt và lạm dụng thuốc “bảo vệ thực vật” là một trong những nguyên chính khiến Việt Nam trở thành quốc gia nằm trong nhóm thứ hai theo xếp hạng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới về tỉ lệ thiệt mạng do các loại ung thư.

Năm ngoái, bộ phận thực hiện theo thống kê của Dự Án Phòng Chống Ung Thư Việt Nam công bố một thống kê, theo đó, mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 70,000 người chết và có thêm hơn 200,000 người mắc bệnh ung thư. Các chuyên gia thực hiện dự án vừa kể khẳng định, tuy những số liệu đã kể là hết sức kinh khủng nhưng chúng sẽ còn tiếp tục gia tăng chứ không phải chỉ ngừng ở mức đó.

Tuần trước, vừa có một dự báo khác được công bố. Theo đó, đến năm 2020 sẽ có một triệu trong số 100 triệu người Việt bị ung thư. (G.Đ)

Số người Việt Nam đầu tư vào Mỹ để có thẻ xanh tăng vọt

Số người Việt Nam đầu tư vào Mỹ để có thẻ xanh tăng vọt
Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV) Nhà nước cố chèo kéo tư bản ngoại quốc đổ tiền vào các dự án đầu tư sản xuất tại Việt Nam, người giàu có tại nước này lại đua nhau đổ tiền vào Mỹ để lấy thẻ xanh sống ở đó.

Một bài viết tường thuật trên tờ Lao Ðộng hôm Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016 về một cuộc hội đàm ở Hà Nội giới thiệu chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5 với lời mời hấp dẫn: Chỉ cần đầu tư $500,000 vào Mỹ sẽ được cấp “thẻ xanh.”


Một chương trình hội thảo giới thiệu đi Mỹ đầu tư trực tiếp EB-5 đổi thẻ xanh vĩnh viễn của 36Visa phát trên mạng YouTube. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo báo Lao Ðộng kể lại về cuộc hội đàm được tổ chức tại một khác sạn sang trọng, “con số do công ty tư vấn USIS (công ty tư vấn cho cá nhân và công ty Việt Nam đầu tư vào thị trường Mỹ) đưa ra khiến nhiều người giật mình: Năm 2015, chỉ riêng với loại hình EB-5 tăng chóng mặt so với các loại hình khác như EB-1, EB-2. Cụ thể EB-5 được dành riêng cho các nhà đầu tư và các doanh nhân đầu tư vốn đáng kể vào nền kinh tế Mỹ, từ 6,418 suất năm 2014, đến năm 2015 đã tăng vọt 17,662 suất.”

Trong đó, dẫn đầu là Trung Quốc, và Việt Nam hiện đang đứng thứ hai, bỏ xa hàng loạt các nước khác như các nước ASEAN hay Ấn Ðộ,…. báo Lao Ðộng kể lại.


Một website quảng cáo đầu tư để nhận “thẻ xanh” định cư tại Mỹ. (Hình: Lao Ðộng)

Hình thức đầu tư EB-5 của chính phủ Mỹ là đầu tư $500,000 hoặc $1 triệu vào dự án EB5. Mỗi “suất” đầu tư phải tạo ra được tối thiểu 10 việc làm toàn thời gian cho người lao động Mỹ. Nhà đầu tư và gia đình được cấp thẻ xanh Mỹ.

Tuy nhiên, luật lệ Mỹ không đơn giản, đặc biệt Hoa Kỳ khá chặt chẽ về “chống rửa tiền.” Nếu người đổ tiền vào Mỹ đầu tư mà không chứng minh được nguồn gốc “sạch” của ngân khoản, sẽ bị trở ngại.

Hồi năm ngoái, có một số bản tin của VNExpress và Tuổi Trẻ viết về những công ty ngoại quốc tới Việt Nam mở văn phòng hoặc sử dụng những công ty môi giới ở Việt Nam để lôi kéo, bắt mối cho dịch vụ đầu tư lấy thẻ xanh EB-5. Trên Internet, người ta có thể tìm thấy một số công ty quảng cáo dịch vụ này.


Thuyết trình tại Sài Gòn về dự án đầu tư và triển vọng tương lai qua chương trình đầu tư EB5. (Hình: VNExpress)

VNExpress ngày 21 tháng 9, 2015 có bản tin tường thuật về cuộc hội thảo tại khách sạn Renaissance Riverside Hotel Sai Gon, số 8-15 đường Tôn Ðức Thắng, quận 1, giới thiệu chương trình mà người ta đổ ra khoảng $500,000 “đầu tư vào dự án Europa Village, bạn có cơ hội nhận được thẻ xanh cho cả gia đình định cư tại Mỹ.”

Ðáng để ý là bản tin này nói dự án Europa Village do thị trưởng thành phố Temecula làm chủ tịch dự án đầu tư. Theo tường thuật, dự án Europa Village là một tổ hợp nhà máy rượu, nằm ngay trên ranh giới thành phố Temecula, quận Riverside, California.

“Dự án có diện tích khoảng 188,000 feet vuông (tương đương 16,920 mét vuông) gồm nhà máy rượu vang, cơ sở nếm rượu vang, 60 phòng khách sạn bổ sung, một spa, nhiều nhà hàng, cơ sở phục vụ tiệc lớn trong nhà, ngoài trời và các địa điểm bán lẻ hàng hóa. Tổ hợp này sẽ nằm trên diện tích 45 mẫu Anh (hơn 18 ha) ngay phía đông lối vào chính của thung lũng rượu vang Temecula. Khu vực này hiện có 44 nhà máy rượu vang và dự kiến mở rộng đến 104 nhà máy trong vòng 20 năm tới,” VNExpress kể.

Trước đó, ngày 17 tháng 8, 2015, tờ Tuổi Trẻ kể lại một số trường hợp đầu tư đổi lấy thẻ xanh với nhiều bấp bênh và “rủi ro cao” vì người đầu tư không nắm vững vấn đề. Nếu việc đầu tư không được chấp thuận, chi phí môi giới dịch vụ hàng chục ngàn có thể mất trắng. (TN)

Cuộc đời và cái chết rất buồn của một con người chính trực

Cuộc đời và cái chết rất buồn của một con người chính trực
Nguoi-viet.com

Bài này của tác giả Mai Thanh Truyết viết sau khi cố BS Dương Quỳnh Hoa mất. Mới mà đã 8 năm rồi. Một số các bạn muốn biết về nữ chí sĩ được xem là người đầu tiên thẳng thắn ra khỏi đảng cộng sản ở Việt Nam vào năm 1979. Bài viết tương đối đầy đủ. Ai chưa đọc thì nên đọc, vì gần đây rộ lên phong trào ra khỏi đảng của những nhân vật một thời sùng kính đảng cộng sản như một tôn giáo. Hôm nay, tôi xin lưu lại ở đây như một nén hương tưởng nhớ 8 năm ngày mất của Bà, một đồng nghiệp đàn Chị, mà tôi đã từng gặp, và tâm sự năm 1986 và vài lần sau đó năm 2001. Vẫn còn nhiều vấn đề về Bà mà một số bài báo phỏng vấn sau này đều bịa đặt để bôi nhọ Bà.

Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa

Mai Thanh Truyết

Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày Thứ Ba, 28 tháng 2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Ðài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28 tháng 2.

Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trải và chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất “chuyên chính vô sản” của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.

ÔB DQH và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

BS DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40. Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự. LS Tín đã bị ám sát tại Ðà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.

Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?).Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Ðảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.

Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Ðảng CSVN. Tháng 12, 1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô “bưng” qua ngõ Ba Thu-Mõ Vẹt xuyên qua Ðồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt Trận.

Khi vào trong bưng, Bà gặp GS Huỳnh Văn Nghị (HVN) và kết hôn với GS. Trở qua GS Huỳnh Văn Nghị, Ông cũng là một sinh viên du học tại Pháp, đỗ bằng Cao học (DES) Toán. Về VN năm 1957, ông dạy học tại trường Petrus Ký trong hai năm, sau đó qua làm ở Nha Ngân sách và Tài chánh. Ông cũng có tinh thần thân Cộng, chạy vô “bưng” năm 1968 và được kết nạp vào đảng sau đó.

Do “uy tín” chính trị quốc tế của Bà Hoa thời bấy giờ rất cao, Mặt Trận, một lá bài của CS Bắc Việt, muốn tận dụng uy tín nầy để tạo sự đồng thuận với chính phủ Pháp hầu gây rối về mặt ngoại giao cho VNCH và đồng minh Hoa Kỳ. Từ những lý do trên, Bà Hoa là một người rất được lòng Bắc Việt, cũng như ông chồng là GS HVN cũng được nâng đỡ theo. Vào đầu thập niên 70, Ông được chuyển ra Bắc và được huấn luyện trong trường đảng. Tại đây, với một tinh thần thông thoáng dân tộc, cộng thêm nhiều lý luận toán học, Ông đã phân tích và chứng minh những lý thuyết giảng dạy ở trường đảng đều không có căn bản lý luận vững chắc và Ông tự quyết định rời bỏ không tiếp tục theo học trường nầy nữa.

Nhưng chính nhờ uy tín của Bà DQH trong thời gian nầy cho nên ông không bị trở ngại về an ninh. Cũng cần nên nói thêm là ông đã từng được đề cử vào chức vụ bộ trưởng Kinh Tế nhưng ông từ chối.

ÔB DQH và Ðảng Cộng Sản VN

Chỉ một thời gian ngắn sau khi CS Bắc Việt giải tán Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời miền Nam, Ô Bà lúc đó mới vỡ lẽ ra. Về phần Ô HVN, ông hoàn toàn không hợp tác với chế độ. Năm 1976, trong một buổi ăn tối với 5 người bạn thân thiết, có tinh thần “tiến bộ,” Ông đã công khai tuyên bố với các bạn như sau “Các ‘toi’ muốn trốn thì trốn đi trong lúc nầy. Ðừng chần chờ mà đi không kịp. Nếu ở lại, đừng nghĩ rằng mình đã có công với “cách mạng” mà “góp ý” với đảng.” Ngay sau đó, một trong người bạn thân là Nguyễn Bá Nhẫn vượt biên và hiện cư ngụ tại Pháp. Còn 4 người còn lại là Lý Chánh Trung (giáo sư văn khoa Sài Gòn), Trần Quang Diệu (TTKý Viện Ðại Học Ðà Lạt), Nguyễn Ðình Long (Nha Hàng Không Dân Sự), và một người nữa người viết không nhớ tên không đi. Ông Trung và Long hiện còn ở Việt Nam, còn ông Diệu đang cư ngụ ở Canada.

Trở lại BS DQH, sau khi CS chiếm đóng miền Nam tháng 4, 1975, Bà Hoa được “đặt để” vào chức vụ tổng trưởng Y tế, Xã hội, và Thương binh trong nội các chính phủ. Vào tháng 7, 1975, Hà Nội chính thức giải thể Chính phủ Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng thứ trưởng và làm bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Ðịnh… Chính trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Ðông Nam Á.

Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ: “Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Ðảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả.” Ðến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ thứ trưởng. Dĩ nhiên là Ðảng không hài lòng với quyết định nầy; nhưng vì để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền Nam, họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong vòng 10 năm.

Mười năm sau đó, sau khi được “phép” nói, Bà nhận định rằng Ðảng CS Việt Nam tiếp tục xuất cảng gạo trong khi dân chúng cả nước đang đi dần đến nạn đói. Và nghịch lý thay, họ lại yêu cầu thế giới giúp đỡ để giải quyết nạn nghèo đói trong nước. Trong thời gian nầy Bà tuyên bố: “Trong hiện trạng của Ðất Nước hiện tại (thời bấy giờ), xuất cảng gạo tức là xuất cảng sức khỏe của người dân” và Bà cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động vào năm 1989 cho thế giới biết tệ trạng bán trẻ em Việt Nam ngay từ 9,10 tuổi cho các dịch vụ tình dục trong khách sạn và các khu giải trí dành cho người ngoại quốc do các cơ quan chính phủ và quân đội điều hành.

Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, Bà trở về vị trí của một BS nhi khoa. Qua sự quen biết với giới trí thức và y khoa Pháp, Bà đã vận động được sự giúp đỡ của hai giới trên để thành lập trung tâm nhi khoa chuyên khám và chữa trị trẻ em không lấy tiền và Bà cũng được viện trợ thuốc men cho trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng nhất là acid folic và các loại vitamin. Nhưng tiếc thay, số thuốc trên khi về Việt Nam đã không đến tay Bà mà tất cả được chuyển về Bắc. Bà xin chấm dứt viện trợ, nhưng lại được “yêu cầu” phải xin lại viện trợ vì… nhân dân (của Ðảng!). Về tình trạng trẻ con suy dinh dưỡng, với tính cách thông tin, chúng tôi xin đưa ra đây báo cáo của Bà Anneke Maarse, chuyên gia tư vấn của UNICEF trong hội nghị ngày 1 tháng 12, 2003 tại Hà Nội: “Hiện Việt Nam có 5.1 triệu người khuyết tật chiếm 6.3% trên tổng số 81 triệu dân. Qua khảo sát tại 648 gia đình tại ba vùng Phú Thọ, Quảng Nam và Tp HCM cho thấy có tới 24% trẻ em tàn tật dạng vận động, 92.3% khuyết tật trí tuệ, và 19% khuyết tật thị giác lẫn ngôn ngữ. Trong số đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh chiếm tới 72%.

Vào năm 1989, Bà đã được ký giả Morley Safer, phóng viên của đài truyền hình CBS phỏng vấn. Những lời phỏng vấn đã được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản. Qua đó, một sự thật càng sáng tỏ là con của Bà, Huỳnh Trung Sơn bị bịnh viêm màng não mà Bà không có thuốc để chữa trị khi còn ở trong bưng và đây cũng là một sự kiện đau buồn nhất trong đời Bà. Cũng trong cuốn sách vừa kể trên, Bà cũng đã tự thú là đã sai lầm ở một khoảng thời gian nào đó. Nhưng Bà không luyến tiếc vì Bà đã đạt được mục đích là làm cho những người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam.

Sau cùng, chúng tôi xin liệt kê ra đây hai trong những nhận định bất hủ của BS DQH là: “Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẻ thù tiềm ẩn.” Và khi nhận định về bức tường Bá Linh, Bà nói: “Ðây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại.”

BS DQH và Vụ kiện Da Cam

Theo nhiều nguồn dư luận hải ngoại, trước khi ký kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đã đồng ý trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đối lại, Mỹ sẽ ký thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai.

Có lẽ vì “mật ước” Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt Nam cho thành lập Hội Nạn Nhân Chất Ðộc Da Cam/Dioxin Việt Nam ngày 10 tháng 1, 2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội Vụ ngày 17 tháng 12, 2003. Ðây là một hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát. Ban chấp hành tạm thời của hội lúc ban đầu gồm:

– Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự;

– Thượng tướng Ðặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QÐND làm Chủ tịch;

– GS,BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch;

– Ô Trần Văn Thụ làm Thư ký.

Trong buổi lễ ra mắt, Bà Bình đã khẳng định rõ ràng rằng: “Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hóa học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lý. Những người phục vụ chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp.” Theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hóa học và là đại diện pháp lý của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đã thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đã từng phục vụ cho VNCH trước đây thì không được đưa vào danh sách nầy (Ðược biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.

Vào ngày 30 tháng 1, 2004, hội đã nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại tòa án liên bang Brooklyn, New York do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Ðược biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đã từng phục vụ cho tòa Ðại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lý gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoản. Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau:

– Hội Nạn Nhân Chất Da Cam/Dioxin Việt Nam;

– Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Ðại Học Hà Nội;

– Ông Nguyễn Văn Quý, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989);

– Bà Dương Quỳnh Hoa, Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và

– Những người cùng cảnh ngộ.

Ðây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn. Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ý đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất chánh để: (1) Ðòi bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và (2) Yêu cầu tòa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và (3) Ðể hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đã kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang.

Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief). Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Ðại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Ðại học Columbia, New York.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.

Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé (?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề. Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi. (Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).

Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.

Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đầu bị chứng ngứa ngáy ngoài da. Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần lễ. Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai. Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường. Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đã được giải phẫu. Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).

Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.

Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở Brooklyn?

Ðể tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5, 2004. Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì

“Người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli).

“Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Úc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam.” Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Úc không bao giờ xảy ra.

Bà còn thêm rằng: “Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt).”

Ðến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện. Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bõ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn, New York.

Bài học được rút ra từ cái chết của BS DQH

Từ những tin tức về đời sống qua nhiều giai đoạn của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôm nay Bà đã đi trọn quãng đường của cuộc đời Bà. Những bước đầu đời của Bà bắt đầu với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, lý tưởng phục vụ cho tổ quốc trong sáng. Nhưng chính vì sự trong sáng đó Bà đã không phân biệt và bị mê hoặc bởi những lý thuyết không tưởng của hệ thống cộng sản thế giới. Do đó Bà đã bị lôi cuốn vào cơn gió lốc của cuộc chiến VN. Và Bà đã đứng về phía người Cộng sản.

Khi đã nhận diện được chân tướng của họ, Bà bị vỡ mộng và có phản ứng ngược lại. Nhưng vì thế cô, Bà không thể nào đi ngược lại hay “cải sửa” chế độ. Rất may cho Bà là Bà chưa bị chế độ nghiền nát. Không phải vì họ sợ hay thương tình một người đã từng đóng góp cho chế độ (trong xã hội CS, loại tình cảm tiểu tư sản như thế không thể nào hiện hữu được), nhưng chính vì họ nghĩ còn có thể lợi dụng được Bà trong những mặc cả kinh tế – chính trị giữa các đối cực như Pháp và Hoa Kỳ, trong đó họ chiếm vị thế ngư ông đắc lợi. Vì vậy, họ không triệt tiêu Bà.

Hôm nay, chúng ta có thể tiếc cho Bà, một người Việt Nam có tấm lòng yêu nước nhưng không đặt đúng chỗ và đúng thời điểm; do đó, khi đã phản tỉnh lại bị chế độ đối xử tệ bạc. Tuy nhiên, với một cái chết trong im lặng, không kèn không trống, không một thông tin trên truyền thông về một người đã từng có công đóng góp một phần cho sự thành tựu của chế độ như Bà đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, suy nghĩ về tính vô cảm của người cộng sản, cũng như suy nghĩ về tính chuyên chính vô sản của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ðối với chế độ hiện hành, sẽ không bao giờ có được sự đối thoại bình đẳng, trong đó tinh thần tôn trọng dân chủ dứt khoát không hề hiện hữu như các sinh hoạt chính trị của những quốc gia tôn trọng nhân quyền trên thế giới. Vì vậy, với cơ chế trên, hệ thống XHCN sẽ không bao giờ biết lắng nghe những tiếng nói “đóng góp” đích thực cho công cuộc xây dựng Ðất và Nước cả.

Bài học DQH là một bài học lớn cho những ai còn hy vọng rằng cơ hội ngày hôm nay đã đến cho những người còn tâm huyết ở hải ngoại ngõ hầu mang hết khả năng và kỹ năng về xây dựng quê hương. Hãy hình dung một đóng góp nhỏ nhặt như việc cung cấp những thông tin về nguồn nước ở các sông ngòi ở Việt Nam đã bị kết án là vi phạm “bí mật quốc gia” theo Quyết định của Thủ tướng Việt Nam số 212/203/QÐ-TTg ký ngày 21 tháng 10, 2003. Như vậy, dù là “cùng là máu đỏ Việt Nam” nhưng phải là máu đã “cưu mang” một chủ thuyết ngoại lai mới có thể được xem là chính danh để xây dựng quê hương Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước, còn nặng lòng với đất nước, tưởng cũng cần suy gẫm trường hợp Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa ngõ hầu phục vụ tổ quốc và dân tộc trong sự thức tỉnh, đừng để bị mê hoặc bởi chủ thuyết cưỡng quyền.

Tổ quốc là đất nước chung – Dân tộc là tất cả thành tố cần phải được bảo vệ và thừa hưởng phúc họa bình đẳng với nhau. Rất tiếc điều này không xảy ra cho Việt Nam hiện tại.

Ghi chú: Ngày 3 tháng 3, 2006, trên báo SGGP, GS Trần Cửu Kiếm, nguyên ủy viên Ban Quân Y miền Nam, một người bạn chiến đấu của Bà trong MTDTGPMN, có viết một bài ngắn để kỷ niệm về BS DQH. Chỉ một bài duy nhứt từ đó đến nay.

Mong tất cả trí thức Việt Nam đặc biệt là trí thức miền Nam học và thấm thía bài học nầy qua trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa.

TÌNH MUỘN TÌNH GIÀ

TÌNH MUỘN TÌNH GIÀ

Ảnh cưới của chú rể 80 tuổi và người vợ ‘nhặt’ từ bãi rác

Gặp nhau ở bãi rác, về chung sống trên bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) gần nửa thế kỷ, ông Thành bà Thủy lần đầu mặc đồ cô dâu chú rể khi đã trên dưới 80.
Ông Nguyễn Văn Thành (80 tuổi) mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đã phiêu bạt khắp nơi xin ăn kiếm sống rồi tình cờ gặp bà Nguyễn Thị Thủy (hiện 75 tuổi) ở một bãi rác tại Hà Nội. 
Con số 26/9/1969 ông Thành xăm lên cánh tay chính là ngày ông gặp và “nhặt” được vợ. “Nhìn bà ấy lúc đó ngơ ngác, tôi đến hỏi thăm thì biết hoàn cảnh cũng éo le nên rủ về chung một nhà luôn”, ông kể lại. Người phụ nữ quê Thái Bình, mồ côi mẹ từ nhỏ đó đã tìm thấy sự đồng cảm ở người cùng cảnh ngộ và đồng ý theo về làm vợ ông.
Hai vợ chồng ông cùng ngày ngày lượm rác, tối ngủ bờ bụi, rau cháo bên nhau. Năm 1990, do cuộc sống khó khăn, ông bà quyết định chuyển tới bãi sông Hồng thuộc phường Phúc Xá, Hà Nội để an cư.
Suốt từ đó đến nay, họ vẫn cùng nhau chia sẻ cuộc sống đạm bạc trong con chòi nhỏ ở bài giữa. Ngoài thu gom phế liệu để đổi lấy vài chục ngàn đồng lo từng bữa ăn, ông Thành còn đảm đương thêm nhiệm vụ vớt xác trôi sông, cứu người không may ngã nước…
Về sống với nhau suốt gần nửa thế kỷ, cặp vợ chồng già chưa từng nghĩ sẽ có ngày họ mặc đồ cô dâu chú rể, ôm hoa, bưng đồ lễ làm đám cưới. Một nhóm các nhiếp ảnh gia tại Hà Nội đã giúp ông bà thực hiện ước nguyện này.
Ông Thành chia sẻ, đến bây giờ, tình cảm ông dành cho vợ vẫn như ngày đầu. Ông thương bà lấy phải người chồng cảnh cùng khổ nên chẳng nhờ cậy được gì.
Điều ông đau đáu nhất là thương vợ chưa một lần được hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ. Ông kể rằng mình sống đơn giản không nghĩ ngợi gì nhiều nhưng bà thì héo hon vì buồn dù chẳng nói ra.
“Con cái không có, chỉ có hai vợ chồng già, tôi cứ một câu nhịn 9 câu lành, cho đến khi khuây khỏa, ổn định ngồi mâm cơm, 2 ông bà lại tâm sự, nói chuyện với nhau”, ông Thành chia sẻ trong một phóng sự truyền hình.
Trong căn chòi nhỏ của cặp vợ chồng này hầu như không có đồ đạc gì giá trị nhưng ai đến cũng phải chú ý ngay tới hai chiếc điếu cày đặt ngay ngắn. “Phải sắm hai cái cho khỏi tranh nhau”, ông Thành nói vui.
Ông Thành kể, nhiều lúc buồn, bà Thủy hay ngồi hút thuốc lào một mình, có khi còn uống rượu. Ông hiểu tâm sự của bà và những lúc có chút tiền, ông còn mua bia về cho bà uống.
Còn bà Thủy, khi được hỏi về điều cảm thấy thích nhất ở chồng, bà nói thẳng thắn: “Chả thích điều gì, cốt phải thật với tôi, đừng nên dối trá là được rồi”.
Tác giả bộ ảnh cưới của cặp vợ chồng đặc biệt này, nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải cho biết, với anh, được ghi lại những hình ảnh này là một sự may mắn bởi nó khiến anh thay đổi suy nghĩ về tình yêu và hạnh phúc.
Bộ hình này sau khi được chia sẻ trên trang cá nhân của anh Hải đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng mạng, với hơn 22.000 người thích, gần 4.600 lượt chia sẻ và hơn 1.000 bình luận.
Vương Linh
Ảnh: Lê Cao Hải

Bốn mươi năm thời gian dài quá đủ.

Bốn mươi năm thời gian dài quá đủ.

Tác giả: Phùng văn Phụng

Tạ ơn Trời mỗi sớm mai thức dậy,

Cho con còn ngày nữa để yêu thương. (1)

   *    *    *

Vào đầu năm 1970,  tôi có nhờ Ông Hiệu Trưởng Uông Đại Bằng đề nghị với Nha Khảo Thí để tôi chuyển về trường Lương văn Can, còn được gọi là trường Trung học Tổng Hợp Đô Thị Quận 8, để giữ vai trò Tổng giám thị. Năm đó tôi được 28 tuổi . Ông Uông Đại Bằng và Giám Học Hồ Công Hưng lúc đó hơn tôi chừng vài tuổi.

Thời gian 40 năm hơn nửa đời người cũng là thời gian quá dài  “ biết bao vật đổi, sao dời ” vui mừng cũng có mà đau buồn cũng không ít . Ngày nay nhiều cựu học sinh đã là ông bà nội, ông bà ngoại rồi đã trên dưới 60. Tại sao thời gian dài như thế tình thầy trò, tình bạn hữu của các em cựu học sinh vẫn gắn bó nhau. . Vậy sự gắn bó, liên kết, chia xẻ ngọt bùi với nhau phải có lý do chứ?

Với tuổi đời hiện tại” thất thập cổ lai hy” mới cảm nghiệm được rằng thời gian trôi qua quá mau, đã hiểu được rằng đời người như “ bóng câu qua cửa sổ”. Nhớ lại mới đó mà thấm thoát nay đã già.

Vài ghi nhớ về trường Lương văn Can.

Nhìn lại thời gian qua, trước năm 1975  số giáo sư trong ban giảng huấn khoảng 100 tới nay đã ra đi khoảng 14 người ( 14%),  ban giám thị khoảng 13 và mất khoảng  5 người (gần phân nửa). Trong số học sinh cũng đã có các em lẽ tẻ ra đi với tuổi chưa đầy 60 .

Tại sao hơn bốn mươi năm qua tình thầy trò vẫn đậm đà thấm thiết? Tôi nghĩ là nhờ có tình yêu thương thật sự đã gắn bó với nhau.

Tôi nhớ có lần trong khi tập hợp học sinh chào cờ buổi sáng có một em học sinh bị xỉu tại sân trường và đích thân chính ông Hiệu trưởng Uông Đại Bằng đã chở học sinh này đi nhà thương mà không nhờ nhân viên nào khác trong trường, đủ thấy tấm lòng yêu thương lo lắng cho học sinh của Ông Hiệu trưởng .

Với với số lương hàng tháng cuộc sống của thầy cô lúc bấy giờ cũng tạm đủ sống không thiếu thốn gì. Hơn nữa đa số thầy cô giáo ra trường đi dạy học cũng còn rất trẻ, sống có lý tưởng, nên đã cố gắng làm việc hết lòng, hết khả năng, làm việc đàng hoàng mà còn cố gắng sống đời sống gương mẫu, sợ mang tai tiếng, để làm chứng nhân  cho học trò noi theo, bắt chước.

Ông Hiệu trưởng Uông Đại Bằng trong những năm làm việc không có mang tiếng gì về tiền bạc mà sáng sớm đã thấy ông ngồi trong văn phòng và tối mịt mới rời văn phòng về nhà. Việc thi tuyển vào học trường Lương Văn Can đều do hội đồng thi tổ chức và chấm điểm rất công tâm . Không có việc chạy chọt tiền bạc hay thế lực nào áp đặt .

Ngoài ra tinh thần làm việc cộng đồng cùng nhau chia xẻ khó khăn, nâng đỡ nhau trong công việc cũng đã làm cho tình thầy trò,tình bạn hữu giữa các học sinh với nhau càng yêu thương gần gũi nhau hơn.

Tôi vẫn không quên câu nói như sau : Giá trị của bạn chính là việc bạn đã làm gì, đóng góp gì, chứ không phải vỏ bọc hình thức bạn tốt nghiệp trường nào, có bao nhiêu bằng cấp.

Bằng cấp rất cần thiết nếu bằng cấp ấy là do học tập siêng năng, cần mẫn mà có, do tài năng thật sự mà có, chớ không phải bằng cấp do chạy chọt bằng tiền bạc hay do áp lực quyền hành mà có. Ngoài ra với tài năng thực sự đó cũng chưa đủ, giá trị con người chính là sự đóng góp cho xã hội,  cho tha nhân, làm việc hữu ích cho con người mới là điều quan trọng, phải không ?

Nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã đóng góp cho hậu thế gần một trăm đầu sách đủ loại vừa sách học làm người, sách dịch các tác phẩm nổi tiếng của Mỹ, của Pháp, sáng tác đủ loại để giúp cho các bạn trẻ, sinh viên, học sinh học hỏi hiểu biết triết lý Đông Phương, Tây Phương, nền văn minh Âu Mỹ để các bạn trẻ tìm cho mình con đường lý tưởng để sống . Ông có thuật lại ông cùng học chung một lớp với người bạn học rất giỏi luôn luôn đứng đầu lớp, ông không thể nào học hơn người bạn đó được, nhưng rồi thời gian trôi qua ông không còn thấy tin tức, sự đóng góp gì của người bạn đó nữa.

  Đến cuối cuộc đời có gì để tiếc:

Là một người có tài, tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du đã viết:

“ Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

Còn người viết bài này là người tầm thường, không có gì xuất sắc chỉ:

Tạ ơn trời – hôm nay tôi còn sống
Mt còn nhìn, còn đc được Emails
Đi còn vui, đâu đến ni cô liêu.
Thêm kiến thc, thêm t tâm h x !
T ơn các bn gn xa
Hng ngày chia s cùng ta đ điu.
Emails nhn được bao nhiêu
Là bao tình cm thương yêu nng nàn.
* – Cám ơn tất cả các bạn đã cho tôi biết bao kỷ niệm buồn vui, những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được.

*. – xin cám ơn tất cả … những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi từng biết mà chưa quen.
* – Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này thật vô cùng ý nghĩa …

* – Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây chán nản buồn phiền nhất, để quên đi những sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương, để vui mà sống .

T ơn Tri mi sm mai thc dy,

Cho con còn ngày na đ yêu thương .(1)

(Sưu tầm trong internet)

Vài kỹ niệm về Hội Phụ Huynh Học Sinh Trường Lương Văn Can (trước năm 1975)

Tôi còn giữ hai quyển kỷ yếu đóng chung thành một tập do cựu học sinh Nguyễn Tấn Luyện từ Canada gởi tới.

Hai cuốn đều có tên là “Trung Học Tổng Hợp Đô Thị Quận 8” Kỷ Yếu 1972-1973 và Kỷ Yếu 1973-1974 . Nhờ hai cuốn này tôi nhớ lại được những hình ảnh, những sinh hoạt của thầy cô và học sinh trong thời gian tôi làm việc tại trường này.

Lúc tôi về trường chỉ có dãy lầu ở bên trái, đối diện với dãy lầu này chỉ là khu đất trống.

Trong cuộc bầu cử ban Quản Trị  Hội Phụ Huynh học sinh và Giáo chức, ông Đỗ Đăng Lợi được bầu làm Hội trưởng còn tôi làm Chánh thơ Ký, ông Nguyễn văn Sinh làm Chánh Thủ Quỹ của Hội.

Tôi còn nhớ Hội Phụ Huynh lo việc xây cất dãy bên phải của trường.

Khi đào mống để xây trường học gặp rất nhiều hòm chôn người chết. Đào chỗ nào cũng đụng hòm do đó bà con mới biết khu này là khu nghĩa địa cũ.

Chủ thầu xây cất phải lo cúng kiến và lo cải táng cho các ngôi mộ đó.  Nhà thầu làm mấy phòng học ở phía sau để có đủ chỗ cho học sinh học, sau đó mới xây dãy bên phải có lầu. Ông Đỗ Đăng lợi rất cẩn thận thường xuyên kiểm soát thât chặt chẻ việc xây cất. Chính ông Lợi và ban Quản trị Hội đã đích thân đến kiểm soát từng giai đoạn xây cất, xem có đủ chất lượng, đúng theo bản vẽ họa đồ không rồi mới cho tiếp tục xây cất.

Mỗi tháng Hội phụ huynh họp một lần, luôn luôn lấy ý kiến đa số các thành viên của Hội.

Xây cất nửa chừng nhà thầu bị lỗ lúc đó công việc đạt được 70, 80 phần trăm. Nhà thầu bỏ trốn vì vật giá gia tăng .

Lúc đó Hội phụ huynh rất có uy tín dưới sự điều hành của ông Đỗ Đăng Lợi và với sự theo dõi của Hiệu trưởng Uông Đại Bằng.

Về phần trợ giúp cho học sinh nghèo Hội cũng thường họp Ban Quản trị Hội để lấy ý kiến xem xét để trợ cấp từng trường hợp một, chỉ trợ cấp cho các em học khá mà gia đình nghèo thật sự.

Suốt mấy năm Ông Đỗ Đăng Lợi làm Hội trưởng (1970-1975) không hề bị mang tai tiếng gì mà mỗi lần họp Đại Hội Phụ Huynh Học sinh rất đông bà con phụ huynh tham dự và bầu cử,  kiểm phiếu công khai không hề có sự sắp đặt nào trước.

Sinh hoạt của Hội Phụ Huynh Học sinh trường Lương văn Can  chấm dứt vào ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Không biết có phải vì đặt tình yêu thương lẫn nhau và đã làm việc công tâm, đàng hoàng, không tơ hào, không gian lận, dính líu tiền bạc vì tư lợi thì sẽ được yêu thương dầu  là 40 năm hay 50 năm hay lâu hơn nữa.

Tất cả là tình yêu thương.

Phùng Văn Phụng  

(1) Câu thơ nguyên văn là:

  Cám ơn đời mi sm mai thc dy
Ta có thêm ngày n
a đ yêu thương

 Tác gi nguyên thy ca 2 câu thơ này là 1 thi sĩ lng danh, người Lebanese (Li Băng) 
tên là Kahlil Gibran (1883-1931), tri
ết gia ln lên sinh sng Mỹ .

Gibran

 

 

 

 

 

 

 

Hình Kahlil Gibran

 Xem thêm về Kahlil Gibran:  https://en.wikipedia.org/wiki/Kahlil_Gibran

DSC03342

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả cùng với Giáo sư Trần Nguyên Khôi

Hình chụp trước năm 1975 tại trường Lương văn Can

trong ngày bầu cử Ban Quản Trị Hội Phụ Huynh Học Sinh và Giáo Chức

http://luongvancan.avcyber.com/D_1-2_2-1401_4-12890_5-15_6-1_17-8_14-2_15-2/

Một Bà Mai Khác – S.T.T.D Tưởng Năng Tiến –

Một Bà Mai Khác

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến –

tuongnangtien

RFA

Tôi đang lẽo đẽo theo chân Anh Vũ đi lòng vòng Phnom Penh để tìm hiểu về sinh hoạt tôn giáo, và xã hội của một số người Việt đang sống ở thủ đô Cambodia thì nhận được thư của anh Ngô Thế Vinh. Tác giả Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng biểu tôi chạy lên Nam Lào chụp vài tấm ảnh – nơi vừa khởi công xây con đập Don Sahong – để dùng cho ấn bản tiếng Anh (The Nine Dragons Drained Dry The East Sea In Turmoil) cuốn sách sẽ do Giấy Vụn xuất bản nay mai.

Cùng lúc, anh Trịnh Ngọc Lân và bằng hữu cũng rủ tôi qua Hạ Lào. Qúi anh muốn cùng bà quả phụ Nguyễn Văn Đương đến tận chiến trường xưa, để thắp một nén nhang tưởng niệm người anh hùng đã hy sinh trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, hơn bốn mươi năm trước.

Dù rất ham đi, ham vui, và dễ dụ, tôi vẫn phải từ chối lời đề nghị thứ hai vì không thể đi hainơi trong cùng một lúc. Hơn nữa, tôi cũng thành thực tin rằng khi công luận đã biết đến tình cảnh khó khăn của bà Trần Thị Mai thì ước nguyện thắp một nén nhang – ở nơi xa xôi – cho người quá vãng sẽ không còn là một việc khó khăn.

Nhờ nán lại Cambodia vài hôm nên tôi và Anh Vũ đã gặp được thêm một bà Mai nữa. Chúng tôi tình cờ nhìn thấy bà đang dạo quanh những bàn ăn ở quán cơm Ba Số Bẩy – trong khu chợ Tô Sanh, ở Nam Vang – để chào mời thực khách mua vé số. Loại số sổ hàng ngày, phát hành từ những tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long – Việt Nam.

Bà nhận lời mời ngồi chơi, uống nước, nói chuyện “tâm tình” mươi/mười lăm phút. Nhờ thế, chúng tôi mới biết được những nỗi khó khăn trong cuộc đời của một bà Mai khác – bà Nguyễn Thị Mai. Cũng như bà Trần Thị Mai, bà Nguyễn Thị Mai cũng có chồng là một người lính miền Nam đã mất, và cả hai đều đang chia chung một cảnh đời cùng quẫn.

Một bà Mai khác ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016

Bà Mai Nguyễn quê ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, nơi mà chỉ cần vài giờ xe là đã bước sang xứ khác – xứ Chùa Tháp. Tuy thế, đã lâu lắm rồi bà không trở lại chốn xưa vì không còn thân bằng quyến thuộc gì nơi cố quốc.

Bà Mai đành nhận Cambodia làm mảnh đất dung thân. Quê hương thứ hai – may thay – đủ lượng dung cho một người dân Việt Nam ở bước đường cùng (không chồng, không con, không tiền, không nhà, và không cả manh giấy tùy thân) vẫn sống được lây lất qua ngày. Mặc dù không thể đi nhiều trên đôi chân đã bắt đầu run rẩy, bà Mai còn có thể kiếm được mười lăm/hai mươi ngàn đồng riels mỗi ngày, nghĩa là khoảng trăm hai đến trăm năm mươi Mỹ Kim hàng tháng. Chỉ cần nửa số tiền này cũng đã đủ để thuê được một chỗ tắm rửa, và ngủ nghỉ qua đêm.

  • Ban ngày tôi đi suốt mà, đi mệt thì ngồi, được cái người Miên họ dễ lắm mấy chú à. Họ cho mình ngồi trong quán nghỉ, cho sài cầu tiêu cầu tiểu thoải mái, và có khi còn cho đồ ăn dư luôn nữa.

Lời bà Mai khiến tôi thốt nhớ đến dòng chữ (“Vé Số Không Được Vào Nhà Vệ Sinh”) trong một tiệm cà phê, ở An Giang. Nó cũng giúp tôi hiểu tại sao lại có cả “một đạo quân vé số” xuất hiện ở Nam Vang. Người Miên – xem chừng –  “dễ” hơn người Việt, và “dễ” hơn nhiều lắm!

Ảnh: Đất Việt

Trong khi chuyện trò với chúng tôi, bà Mai hay nhắc đến Chúa và khẳng định nhiều lần: “Chúa chỉ sao thì tui chịu vậy thôi.” Bà khiến tôi tự hỏi ngoài bà Trần Thị Mai và Nguyễn Thị Mai, hiện còn có bao nhiêu bà Mai khác nữa đang “chịu vậy” mà không một lời than van – và cũng chả một ai đoái hoài tới họ – từ nửa thế kỷ qua!

Phải đợi đến mãi thời gian gần đây, mới có những lời kêu gọi “tri ân” và “giúp đỡ” những thương phế binh thuộc QLVNCH. Hai chữ “tri ân” tuy nghe vô cùng trang trọng nhưng sự “giúp đỡ” – xem ra – lại không được nhiều nhặn gì cho lắm, và chỉ có tính cách tượng trưng.  Đối với người sống sót (dù sống trong cảnh tàn phế) còn thế thì nói chi đến những bà quả phụ mà chồng đã chết trận tự lâu.

Cuộc chiến Bắc/Nam kết thúc vào năm 1975. Hơn bốn mươi năm đã trôi qua nhưng công luận – dường như – mới chỉ được nghe nhắc đến tên của năm ba bà quả phụ: Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Nguyễn Văn Đương …

Khi nghe hỏi về ước nguyện hiện tại của mình, bà Mai trả lời với ít nhiều bình thản:

  • Tui không có mong ước gì ráo trọi. Bây giờ còn đi bán được ngày nào thì hay ngày đó thôi. Bữa nào cũng phải đi lòng vòng hơi mệt nhưng tui thấy khuây khoả, lúc nào cũng có xấp nhỏ bao quanh, và cả lũ đứa nào cũng sẵn sàng “bán dùm vé ế cho ngoại Mai kẻo tội.” Đêm về thì có sẵn chỗ để nằm, không ai đụng chạm phiền phức gì mình, vậy là được rồi. Chỉ sợ khi chết bỏ xác ở xứ này không ai chôn cất thôi.

Tôi buột miệng:

  • Chết là hết chị ơi, hơi đâu mà lo mấy chuyện lùm xùm sau đó. Mình nằm xuống thì mấy người ở lại buộc phải chôn thôi. Nếu không, cái xác thúi rùm tụi nó chịu đời sao thấu.

Câu nói bạt mạng của tôi, không ngờ, lại được bà chị tán thưởng bằng một nụ cười móm mém. Tuy thế, tận trong ánh mắt của người phụ nữ “nhiều nỗi chuân truyên” này, tôi vẫn thấy (thấp thoáng) một nỗi buồn – không kín.

Tôi không đùa (cũng không dám dở giọng khinh bạc) khi nói về những chuyện liên qua đến thân xác của con người, sau khi đã nhắm mắt kìa đời. Chết là hết, chớ còn khỉ gì nữa!

Tôi dặn con nhiều lần: “Không cần mang tro cốt ra biển làm chi, cứ đổ cha nó hết vào cầu tiểu rồi giựt nước là xong. Nếu làm vậy tụi bay thấy hơi khó coi (hay sợ tiếng đời dị nghị) thì bỏ nhúm tro tàn vào bồn rửa chén, mở nước chẩy ri rỉ qua đêm, là bố cũng tà tà ra tới … biển thôi.”

Khi tao chết chớ mang tao ra biển

Đừng mất công làm chuyện tào lao!

Thế hệ chúng tôi (Ngô Thế Vinh, Trịnh Ngọc Lân, Trần Thị Mai, Nguyễn Thị Mai, Tưởng Năng Tiến …) rồi sẽ qua, và cũng sắp qua rồi. Điều băn khoăn không phải là chúng tôi sẽ chôn cất ở đâu, hay thiêu đốt ra sao mà là kiếp sống bấp bênh và nhếch nhác của những người còn ở lại – những thanh niên thiếu nữ Việt Nam đang “đồng nghiệp” của ngoại Mai, ở Cambodia. Tôi nhìn họ đang tò mò vây quanh thiết bị thu thanh của Anh Vũ, lắng nghe chúng tôi trò chuyện, mà thấy nặng lòng.

Một đồng hương và “đồng nghiệp” trẻ của “ngoại Mai” ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016.

Họ đều còn rất trẻ, đều rất hồn nhiên, và (tất nhiên) đều thất học – dù tuổi chỉ khoảng từ 15 đến 20. Các em từ đâu đến, và tại sao lại quanh quẩn trong hàng quán nơi đây thay vì đang ngồi dưới mái trường? Câu trả lời có thể tìm được trong một bài viết ngắn của nhà báo Hữu Danh:

“Ở vùng ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp xổ số nộp ngân sách cả ngàn tỉ đồng/năm. Với nhiều địa phương, thu từ xổ số là nguồn thu chính. Để có nguồn thu này, các công xổ số đều dựa vào lực lượng bán vé số dạo. Họ là ai? Là trẻ em, thay vì được đến trường thì áo quần rách rưới, tay cầm xấp vé số đi ‘bán cái rủi may’; là những ông bà lão bảy – tám mươi tuổi, lẽ ra phải được an hưởng tuổi già, vui vầy cùng con cháu thì phải còng lưng mời từng tờ vé số; là những người tật nguyền, khi mà hệ thống an sinh xã hội còn quá kém, phải vừa bò vừa lết ngoài đường, bò lết dưới chân trai thanh gái lịch trong những quán cà phê, nhà hàng để bán từng tờ vé số bằng cách kêu gọi lòng thương…”

Những đồng hương và “đồng nghiệp” trẻ của “ngoại Mai” ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016.

Lòng thương (ngó bộ) đã cạn kiệt ở quê hương, nơi mà người bán nhiều hơn người mua, và “bán vé số không được vào nhà vệ sinh” nên không ít kẻ phải lần dò qua đến tận xứ người. Dù không phải là thầy bói, tôi vẫn có thể đoán được là trong lòng bàn tay của tất cả các em đều có đường xuất ngoại nhưng lại thiếu đường may mắn. Số mệnh của cả một thế hệ (e) đã được an bài.

Sẽ còn có thêm vài ba thế hệ kế tiếp đi chào mời vé số (hay thân xác) nơi xứ lạ, nếu dân Việt vẫn giữ thái độ thản nhiên trước những mảnh đời rách nát và vẫn đồng lòng nhắm mắt để cho chế độ hiện hành tiếp tục hoành hành trên đất nước này.

http://danlambaovn.blogspot.com/2016/04/mot-ba-mai-khac.html

Bài văn điểm 10 của HS Đà Nẵng về nghịch cảnh trần gian khiến người ta buộc phải suy ngẫm

Bài văn điểm 10 của HS Đà Nẵng về nghịch cảnh trần gian khiến người ta buộc phải suy ngẫm

“Cô sẽ ghi vào nhật ký đời đi dạy của mình về bài viết này với thật nhiều cảm xúc. Cô cảm ơn em”. Đó là lời chia sẻ rất tình cảm của cô giáo dạy văn Nguyễn Thị Châu dành cho Nguyễn Thị Cúc – học sinh lớp 12/11 – trường THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng).

bai-van-diem-10-ve-nghich-canh-tran-gian

Bài viết được thực hiện bởi đề bài: “Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay”. Trong phần chấm điểm, cô Châu nhận xét: “Bài viết đáp ứng được yêu cầu của đề bài, giàu sự sáng tạo, có nhiều ý sâu sắc, thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ và nhận thức xã hội. Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả nhưng không nhiều”. Cô giáo Châu đã chấm điểm bài văn được chấm “9+1=10” bởi lý giải: “Bài viết còn mắc lỗi về chính tả nên tôi cho 9 điểm, nhưng lại cộng thêm 1 điểm về sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ”. Được biết, đây cũng là điểm 10 đầu tiên cô Châu chấm trong suốt 15 năm dạy học.

Sau đây bài văn của học sinh Nguyễn Thị Cúc được cô giáo Nguyễn Thị Châu – giáo viên dạy Văn trường THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng) chia sẻ. Bài viết như một sự cảnh tỉnh, và khiến người đọc buộc phải suy ngẫm về những đau đớn giữa cuộc đời này:

“Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!”

Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: “Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!”. Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: “Gia đình là nơi để yêu thương”.

Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi… và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập… Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này – bạo lực gia đình.

Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.

Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”. Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? – người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi… là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.

Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?

Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh… Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.

Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng “phụ nữ như đóa phù dung”. Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.

Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn… bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn…”. Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài…

Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu me đầy người… nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.