Người phụ nữ mặc đầm xanh luôn đi cạnh Tổng thống Mỹ là ai?

Người phụ nữ mặc đầm xanh luôn đi cạnh Tổng thống Mỹ là ai?

CO VAN AN NINH

 

 

 

 

 

 

Co van An Ninh 2

 

 

 

 

 

 

 

Facebook Danny Doan

Trong hàng loạt hoạt động của Tổng thống Obama tại Việt Nam, người ta thấy một phụ nữ mặc đầm xanh luôn đi cạnh ông, đó là ai? Đó chính là bà Susan Rice, Cố vấn an ninh của ông. Trong hàng loạt người làm việc trong nội các Mỹ dưới thời Obama, phụ nữ chiếm vai trò rất quan trọng.

Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice (mặc đầm xanh) luôn sát cánh cùng Tổng thống Obama khi ông làm việc với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Ảnh: EPA

Với nhiệm vụ cố vấn, bà Rice là người trực tiếp báo cáo với “ông chủ Nhà Trắng” về tình hình an ninh quốc gia hàng ngày, cũng như chịu trách nhiệm điều phối và tích hợp các chính sách đối ngoại, tình báo và quân sự cho chính phủ.

Bà Susan Rice sinh ngày 17/11/1964 tại Washington, Mỹ, từng theo học ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Stanford (Mỹ) và Đại học Oxford (Anh). Gia đình bà thuộc tầng lớp ưu tú ở Washington. Cha bà, ông Emmett J. Rice là chuyên gia kinh tế thuộc Đại học Cornell và là cựu Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Trong khi, mẹ bà là Lois Dickson Fitt, một nhà nghiên cứu chính sách giáo dục và học giả lâu năm tại Viện Brookings – tổ chức tư vấn chính sách nổi tiếng của Mỹ.

Trong khoảng thời gian từ 1995 – 1997, bà Susan Rice là Trợ lý đặc biệt cho Tổng thống Bill Clinton, kiêm Giám đốc cao cấp về các vấn đề châu Phi tại Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng.

Bà đảm nhận vị trí Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Phi từ năm 1997 – 2001. Khi đó, Rice là Trợ lý Ngoại trưởng trẻ nhất trong lịch sử và bị nhiều chính trị gia lớn tuổi hơn xem nhẹ. Họ phản đối việc để bà giữ chức vụ đó vì cho rằng bà khó có thể đàm phán với các nam lãnh đạo nhiều tuổi hơn.

Tuy nhiên, Susan Rice đã sớm khẳng định được danh tiếng của mình với lập trường thẳng thắn, rõ ràng cũng như khả năng thuyết phục người khác trên bàn đàm phán.

Ở cương vị này, bà đã thiết lập và triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ đối với 48 quốc gia vùng cận Sahara ở châu Phi, cũng như giám sát quản lý 43 đại sứ quán cùng với hơn 5.000 cán bộ, nhân viên Mỹ làm tại khu vực này.

Năm 2000, bà Susan Rice đã nhận được kỷ niệm chương Samuel Nelson Drew của Nhà Trắng vì những đóng góp quan trọng đến công tác thiết lập hòa bình, duy trì quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.

Hai năm sau đó, bà Rice quyết định rời khởi chính quyền liên bang để trở thành một chuyên viên cao cấp về chính sách đối ngoại tại Viện Brookings. Công việc của bà chú trọng vào nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ, tìm ra điểm yếu kém và thất bại của các quốc gia khác cũng như các tác động của nạn nghèo đói trên toàn cầu và các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia.

Năm 2008, Bà Rice rời Viện Brookings để tham gia cố vấn cho ứng cử viên Barack Obama trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông.

Từ trái qua: Ngoại trưởng John Kerry, Tổng thống Barack Obam và Cố vấn An ninh Susan Rice tại cuộc họp song phương với các lãnh đạo Việt Nam ngày 23/5. Ảnh: EPA

Tháng 12/2008, Rice được Tổng thống vừa đắc cử Barack Obama chọn làm Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ). Lần này, bà lại lập kỷ lục là đại sứ Mỹ trẻ nhất tại LHQ, đồng thời là nữ đại sứ Mỹ gốc Phi đầu tiên của cơ quan này.

Dưới thời bà làm Đại sứ, phái đoàn Mỹ tại LHQ đã đề xuất thành công các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất chống lại Iran và Triều Tiên, một hành động chưa từng có tiền lệ để ngăn chặn vũ khí hạt nhân; hỗ trợ tình hình chiến sự tại Libya và Cote d’Ivoire, hợp tác trong cuộc trưng cầu dân ý về độc lập ở Nam Sudan…

Tháng 6/2013, bà Susan Rice chính thức đảm nhiệm vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia. Tổng thống Obama đã chia sẻ cảm nghĩ về cố vấn mới của mình trên kênh NBC News rằng: “Tôi hoàn toàn vui mừng khi cô ấy sẽ quay trở lại, dẫn dắt đội ngũ an ninh quốc gia trong nhiệm kỳ thứ hai của tôi”.

Về đời tư, bà Rice kết hôn với ông Ian Cameron, một nhà sản xuất chương trình tại ABC News năm 1992. Hai người đã có hai con và hiện đang sinh sống tại Washington, D.C

Bài diễn văn Tổng thống Obama gửi người dân Việt Nam

Bài diễn văn Tổng thống Obama gửi người dân Việt Nam

RFA
2016-05-24

obama-Saigon-622.jpg

Người dân Sài Gòn chào đón Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm 24/05/2016.

Courtesy of Tuoitre Online

Your browser does not support the audio element.

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hoàn tất ngày thứ nhì của ông ở Việt Nam, với nhiều hoạt động kéo dài từ buổi sáng sớm ở Hà Nội cho đến chiều tối ở Sài Gòn, từ cuộc gặp gỡ với đại diện những tổ chức xã hội dân sự, bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam, cho đến bài nói chuyện trước các doanh nghiệp để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương.

Trong bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam đọc trước 2,000 người ngồi chật cứng Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội, Tổng Thống Hoa Kỳ đã thu hút sự chú ý của cử tọa khi ông mở đầu bài phát biểu bằng hai câu “Xin Chào, Xin Chào Việt Nam”, trước khi cho hay sự thân thiện mà người dân Việt dành cho ông đã tạo niềm xúc động đến trái tim của ông và của phái đoàn.

Ông cũng nói đùa rằng trong đời, ông chưa bao giờ bao giờ thấy có nhiều xe máy chạy trên dường phố như ở Việt Nam, nói thêm ông chưa thử đi qua đường, nhưng khi nào có dịp trở lại đất nước này, thế nào ông cũng phải nhờ mọi người chỉ cho ông cách làm thế nào qua đường cho an toàn.

Sau những lời mở đầu duyên dáng, Tổng Thống Obama đi thẳng vào vần đề, cho biết ông không phải là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, nhưng cũng như đa số người dân Việt, ông là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên trưởng thành sau cuộc chiến, và ông cho hay những người trẻ bây giờ chỉ biết đến hòa bình, đến bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước, bảo thêm rằng mọi người đều ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng tất cả đều hướng về tương lai, hướng tới thịnh vượng, an ninh và ổn định, vì hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh.

Tổng Thống Hoa Kỳ cũng khiến cho mọi người xúc động khi ông mời mọi người cùng ông đi theo chiều dài của lịch sử, cho hay cá nhân ông trân quý quá khứ lịch sử huy hoàng của Việt Nam, lịch sử mà ông nói rằng “đã được viết lên những chiếc trống đồng Đông Sơn, Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm, thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của Việt Nam và Văn Miếu là bằng chứng kiến thức của Việt Nam.”

Với lịch sử huy hoàng đáng kính trọng đó, nhà lãnh đạo nước Mỹ không quên nói đến chuyện từng có thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, vận mệnh của người dân Việt Nam lại bị quyết định bởi người khác, đất nước thân yêu của người Việt có lúc không nằm trong tay của người Việt, ý muốn nói đến thời kỳ Việt Nam bị đô hộ bởi người Trung Hoa. Nhưng, ông bảo thêm rằng như những cây tre đứng thẳng ở các ngôi làng, “tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở-Rành rành đã định tại sách trời”.

Tổng Thống Hoa Kỳ không quên nhắc đến những hình ảnh của chiến tranh, và những gì còn sót lại, khi ông nói và chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn như sau: “Trong các nghĩa trang liệt sĩ, trên bàn thờ của các gia đình Việt Nam chứa đựng đầy những nỗi đau. Có khoảng 3 triệu người Việt Nam, dân thường và binh sĩ ở cả hai phía, đã mất đi. Trên bức tường tưởng niệm ở đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào tên của 58.315 binh sĩ vĩnh viễn không trở về. Hôm nay chúng ta cùng với nhau, người Việt và người Mỹ, cùng nhận thức nỗi đau và mất mát mà chiến tranh đem đến.”

Khi nói đến điều này, ông Obama đưa ra thí dụ của 2 người lính được xem là tiêu biểu cho nước Mỹ và Việt Nam là Thượng Nghị Sĩ John McCain và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, những người đã đồng ý quên quá khứ chiến tranh để mở một trang sử thân tình mới, nhắc lại việc Thượng Nghị Sĩ John McCain đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nói rằng “Hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, nên làm bạn”, giúp nhân dân hai nước cơ hội đến gần với nhau, như câu hát của Văn Cao: “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người.”

Ông nói rằng với vai trò của người đang lãnh đạo nước Mỹ, ông muốn tiếp tục những sự tiến bộ này của quan hệ hai nước và với quan hệ đối tác toàn diện, nhấn mạnh mục tiêu của ông trong chuyến viếng thăm Việt Nam là 2 nước cùng nhau xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới vì ngày hôm nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau.

Theo lời Tổng Thống Hoa Kỳ, quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên những điều căn bản: Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy, ông nói tiếp “do người dân Việt Nam quyết định”.

Liên quan đến Biển Đông, Tổng Thống Hoa Kỳ nhắc lại mặc dù nước Mỹ không phải là một bên tranh chấp, nhưng Washington khẳng định và đề cao quyền tự do hàng hải và hàng không; tự do thương mại không bị ngăn trở; giải quyết các tranh chấp thông qua pháp lý và luật pháp quốc tế. Vì vậy, Hoa Kỳ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác hành động như vậy.

Tổng Thống Obama cũng nhắc lại hôm qua (23/5/2016), ông đã tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh hoàn toàn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, không chỉ để thể hiện Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ toàn diện với Việt Nam, mà còn nhằm mục đích đảm bảo Việt Nam có thể có vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh.

Bài diễn văn gửi nhân dân Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ cũng nhắc đến nhân quyền, điều được ông gọi là một trong những điểm quan trọng trong việc xây dựng quan hệ giữa 2 nước, thẳng thắn nhìn nhận “vẫn còn những khác biệt cần phải giải quyết”.

Theo lời Tổng Thống Obama, không một quốc gia nào hoàn hảo, ngay chính nước Mỹ cũng đang nỗ lực để đi đến hoàn hảo bằng cách chấp nhận, lắng nghe những lời phê bình của người dân, vì những lời phê phán đó giúp dất nước tiến bộ hơn về mọi mặt.

Vì thế, Tổng Thống Obama nói thêm rằng Hoa Kỳ không bao giờ áp đặt với Việt Nam, nhưng ông nhấn mạnh ở điểm những giá trị căn bản, quyền căn bản của con người phải được thể hiện, đặc biệt những quyền căn bản, giá trị căn bản đó được nêu trong hiến pháp của Việt Nam, như người dân có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do bày tỏ tư tưởng hay quyền được lập hội, nhấn mạnh ở điểm quốc gia sẽ tiến bộ hơn khi nhân quyền được tôn trọng.

Tổng Thống Hoa Kỳ nhắc lại Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, nói rằng mọi người sinh ra bình đẳng, tạo hóa cho họ các quyền không thể xâm phạm trong đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, để giải thích thêm, và chúng tôi cũng xin trích dẫn nguyên văn lời ông như sau: “Khi có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng qua internet và mạng xã hội mà không gặp một cấm đoán nào thì điều đó sẽ thúc đẩy sự sáng tạo mà mọi nền kinh tế đều cần để phát triển. Chính như vậy mới có những ý tưởng mới. Chính như vậy mà Facebook đã bắt đầu. Những công ty lớn của chúng tôi đã ra đời như thế, bởi vì một ai đó đã có một ý tưởng mới mẻ. Ý tưởng này rất khác biệt. Và họ đã có thể chia sẻ những ý tưởng đó với nhau”.

Khi có tự do báo chí, khi các nhà báo và bloggers có thể đưa ra ánh sáng những nỗi bất công, những sự lạm quyền, điều đó bắt các giới chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm, và điều đó làm cho công chúng tin rằng chúng ta đang có một chế độ tốt.

Tổng thống Hoa Kỳ nói tiếp: “Khi mọi người có thể ra ứng cử, và vận động tranh cử một cách tự do, khi mà cử tri có thể lựa chọn người lãnh đạo của mình trong những cuộc bầu cử công bằng, thì điều đó làm cho đất nước ổn định, bởi vì dân chúng biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe, và những thay đổi hòa bình có thể xảy ra. Và xã hội sẽ giang rộng vòng tay đón những người mới”.

“Khi có tự do tín ngưỡng thì không chỉ giúp con người có điều kiệu biểu đạt tình yêu của họ đối với các tôn giáo lớn, mà các nhóm tinh thần khác nhau có thể phục vụ cộng đồng bằng các hoạt động giáo dục, giúp đỡ bệnh viện, những người nghèo, và những người dễ bị tổn thương của xã hội. Và khi người dân có quyền tự do tụ họp thì họ được tự do tổ chức trong xã hội dân sự. Điều đó sẽ giúp chính quyền giải quyết các thách thức mà đôi khi họ không thể một mình làm được. Vì thế nhân quyền không làm tổn hại sự ổn định mà giúp nền tảng xã hội ổn định hơn, và tiến bộ hơn”.

Ông bảo thêm: “Nói cho cùng, những điều đó đã làm cho mọi người khắp nơi trên thế giới lật đổ chế độ thuộc địa. Và tôi tin rằng tôn trọng nhân quyền là cách diễn đạt đầy đủ nhất nền độc lập, của một dân tộc tuyên bố tuyên bố rằng chính quyền của mình là của dân, do dân và vì dân”.

Bài diễn văn dài nửa giờ đồng hồ Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama gửi người dân Việt Nam kết thúc với lời nhắn gửi của ông là chính người Việt quyết định tương lai cho người Việt, nước Mỹ luôn luôn là đối tác và cũng là người bạn tốt của Việt Nam.

Ông bảo thêm rằng mai sau, khi người dân Hoa Kỳ và Việt Nam cùng nhau học hỏi, cùng phối hợp sáng tạo chung với nhau, ông hy vọng mọi người nhớ đến khoảnh khắc ông đứng ở Việt Nam để đưa ra cái nhìn hy vọng chung cho tương lai của 2 nước, như đại thi hào Nguyễn Du đã nói: “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.

Ứa nước mắt với bài tập làm văn về thực phẩm bẩn.

Ứa nước mắt với bài tập làm văn về thực phẩm bẩn.

Đề bài: Hãy tả lại công việc hàng ngày của gia đình em

Bài làm của học sinh lớp 6:

Sáng nào cũng vậy, khi con gà trống nhà em gáy te te là mẹ em trở dậy lục tục chuẩn bị ra đồng. Mấy năm nay mẹ em cứ dậy là kêu đau người, đau đầu liên tục.

Mẹ thường ca cẩm với bố, ông to xác thế, sao không chăm bẵm mấy sào rau cho tôi, ngày nào tôi cũng phải quần quật từ sáng đến tối ngoài đồng, tôi sắp chết rồi ông có biết không?

Bố em cũng đã dậy từ lâu, ông đăm chiêu nhấp một ngụm rượu sếch (ở quê em uống rượu vã không có đồ nhắm thì gọi là rượu sếch) rồi bảo mẹ: Bà phải chịu khó mà cày cấy, tôi ở nhà còn đàn lợn, gà rồi lại còn bán quán lòng lợn tiết canh, vất vả lắm thay.

Mẹ em không nói không rằng, chuẩn bị quần áo, khẩu trang kín mít rồi ra đồng.

Ở đồng, mẹ em trồng nhiều rau muống, rau cải với xu hào, thi thoảng bà còn tăng gia thêm cả vài sào dưa hấu. Mùa nào cũng vậy, rau xanh mơn mởn, lá nảy mượt mà.

Em rất muốn giúp mẹ nhưng cứ hễ thò mặt ra đồng là mẹ em đuổi em quầy quậy, bà bảo: “Về ngay, cái thằng ranh kia, chỗ sung sướng thì mày không ở lại đâm đầu ra đây. Mày có muốn chết sớm không con.”

Em hỏi mãi thì mẹ mới nói thật: “Con ơi rau nhà ta chỉ có 1 luống ở gần nhà ăn được, mấy sào này phải phun thuốc cho nó lớn nhanh, bán nhanh thì mới có tiền cho mày ăn học.

Mẹ ngày nào cũng ra đồng, cũng phun thuốc nên đầu hay đau nhức, cơ thể mệt mỏi, mắt mờ, tai ù, chân chậm… chẳng biết rồi mẹ sống được để chăm bẵm mày đến bao giờ”.

Em thương mẹ quá nhưng chẳng biết làm gì giúp mẹ. Em còn bé chưa phun được thuốc sâu.

Nghe mẹ nói em mới biết, hóa ra kiến thức sinh học trong mấy cuốn sách giáo khoa cô giáo vẫn dạy chẳng còn đúng nữa.

Sách dạy trồng rau muống, rau cải, su su, rau ngót, rau cần… phải 1,2 tháng mới cho thu hoạch còn rau của mẹ em cho thu hoạch chỉ 4,5 ngày.

 Hôm trước em thấy mẹ phun thuốc chì chạt, sáng hôm sau đã thấy rau xanh mơn mởn rồi mẹ cắt xoàn xoạt đem đi chợ bán.

Em thèm ăn mấy mớ rau đó lắm vì nó xanh và mướt nhưng mẹ toàn bắt em phải ăn luống rau còi cọc quanh nhà.

Một hôm vào vụ dưa, em đi học về ngang qua ruộng dưa gần nhà, đói và khát nước quá nên em nhảy xuống vặt tạm một quả định ăn cho mát.

Ai ngờ đang hí hoáy thì mẹ em chạy từ đằng xa lại kêu như cháy nhà, bà la lên bai bải: “Ối con ơi mày không thương bố mẹ nữa sao, muốn ăn thì về luống dưa ở vườn mà ăn chứ mẹ có tiếc con đâu.

Mày ăn quả này vào sau này con có mệnh hệ gì mẹ sống làm sao được”.

Em chán quá bỏ ngang miếng dưa rồi về. Mẹ chắc chẳng thương em, mấy quả dưa trong vườn nhà cũng trồng cùng ngày với dưa ngoài ruộng mà nó bé bằng con chuột nhắt. Đợi đến bao giờ em mới được ăn.

Ra đồng giúp mẹ không được, em muốn về nhà để phụ bố. Nhưng bố em cũng chẳng khiến. Ông và mấy chú hàng xóm giết lợn rất nhanh và thạo.

Hàng chục con lợn lúc bắt về nó kêu eng éc điếc cả tai nhưng bố chỉ hòa hòa cái thuốc gì đó cho chúng uống là con nào con ấy ngủ lăn quay. Chờ cho lũ lợn ngủ hết ông mới sai mấy chú giúp việc bơm nước vào mồm lợn cho bọn nó no ễnh bụng lên.

Đợi một lúc lâu cho lợn ngấm nước bố em mới sai các chú đem đi mổ. Chú Tỉn là chú họ của em hay bảo: “Bây giờ có cái chiêu bơm nước này hay thật, một con lợn lãi được bao nhiêu từ nước lã.

Cái thuốc an thần này cũng đúng là lợi hại, mổ con lợn cả tạ mà chả phải vất vả, thịt lại được giữ lâu, rất tươi mầu”.

Mang tiếng là nhà bán thịt lợn lại bán cả lòng lợn tiết canh đầu ngõ nhưng em chẳng bao giờ được ăn miếng thịt, miếng lòng nào.

Hễ em ho he ra quán bảo bố: “Bố ơi con đói là ông lại quát ầm lên: “Vào nhà xem còn cơm nguội không, ăn tạm đi con ạ, thiếu chất tí cũng được còn hơn ăn thịt lợn này thừa chất.

Mấy cái nước lã với thuốc an thần bố bơm vào lợn đã ăn thua gì, ở chỗ nuôi người ta còn cho lợn ăn toàn chất cấm, thuốc kích thích tăng trọng, lợn nuôi có 2 tháng mà được non 1 tạ. Lợn này là lợn thuốc đấy con ạ”.

Thế là ngày nào em cũng chẳng được ăn gì, dù toàn thứ nhà em làm. Ăn gì bố mẹ em cũng cấm chỉ sợ em phải thực phẩm bẩn ngộ độc, ung thư. Sao em khổ thế?

Hôm trước, bác hàng xóm có tổ chức đám cưới cho con trai lấy vợ ở làng bên. Tiệc cưới rất vui nhưng đến lúc ăn cỗ thì hai họ đánh nhau ầm ĩ.

Lệ làng em là khi làm cỗ cưới, nhà trai nhà gái đều phải góp thực phẩm để mâm cỗ thêm ấm cúng, tình nghĩa chan hòa.

Vào tiệc, bố chú rể gắp một miếng thịt gà vào bát của bố cô dâu rồi bảo: “Đây, đây, mời bác xơi miếng thịt gà, gà nhà bác thì mời bác xơi trước mới phải phép”. Bố cô dâu hình như đã nóng mắt lắm nhưng vẫn cố kìm chế.

Ông lại gắp miếng thịt lợn rồi bảo: “Mời bác xơi miếng thịt lợn nhà bác, tôi cung kính nhường bác ăn lợn nhà bác trước.” Hai bên thông gia cứ đùn đẩy cho nhau nhưng chẳng ai dám ăn gì.

Bố cô dâu ngà ngà say rồi đỏ mặt tía tai nói: “Thịt lợn nhà nó mà nó không dám ăn, nó định lừa cho cả họ nhà mình ăn để mình chết sớm à?” Thế là cả hai họ lao vào đánh nhau.

Bố chú rể và bố cô dâu vật lộn với nhau rất hăng, ông thì cầm miếng thịt gà, ông thì cầm miếng thịt lợn cứ đòi nhét vào mồm nhau xong rồi hét toáng lên: “Hôm nay tao cho mày chết, hôm nay tao cho mày chết.”

Đám cưới lẽ ra là ngày vui mà cuối cùng bung bét hết. Cả hai họ đói ngao lên rồi vác bụng rỗng đi về. Họ nhà giai thì chê thực phẩm nhà gái bẩn, nhà gái thì bảo mấy con lợn tăng trọng vù vù của nhà trai ăn sao được. Cô dâu chú rể khóc hết cả nước mắt.

Em với thằng Tủn đi xem đám cưới từ sáng, mà phải đem cơm nắm rang muối trắng để ăn.

Cả mấy năm ăn chay trường như vậy em,  với Tủn, với nhiều đứa trẻ nữa trong làng, đều gầy giơ xương, má hóp, đít tóp, da xanh tái hoặc vàng bủng. Em với thằng Tủn đi xem đám cưới từ sáng mà phải đem cơm nắm rang muối trắng để ăn.

Chiều nay khi đi học về ngang ruộng dưa, em với Tủn đói quá bèn ngồi xuống bờ để thở.

Cô bảo chúng em bị suy dinh dưỡng rồi, nếu bố mẹ các em cũng như nhiều người nông dân khác không thay đổi cách trồng chọt, chăn nuôi thì sớm muộn gì cả lớp, cả trường sẽ có nguy cơ bị ung thư.

Ung thư thể chất đã đáng lo nhưng ung thư tâm hồn còn đáng sợ hơn gấp bội.

Em và Tủn chưa hiểu rõ ung thư tâm hồn là như thế nào. Em chỉ thấy đói, đói và thèm bát canh bầu mẹ nấu, thèm đến ứa nước miếng đĩa thịt gà thơm phức bố luộc cho ăn.

Tủn thì bảo, nó mơ được chạy chân trần trên bờ ruộng thơm mùi cỏ mật, thèm miếng dưa hấu mát lành, thèm bầu trời xanh mát không có mùi thuốc trừ sâu. Hai đứa cứ thế nằm trên bờ ruộng kể về nỗi thèm thuồng bình dị của trẻ thơ.

Hình như chúng em đói lả và ngất đi. Trong mơ em vẫn nghe thấy tiếng mẹ khóc nấc lên rồi kêu thảm thiết: “Ối con ôi sao mà ra nông nỗi này, sao hai đứa nằm thiêm thiếp ở đây”.

Em muốn nói với mẹ, con chỉ đói lả đi thôi, chỉ cần mẹ cho con ăn miếng dưa hấu là sẽ tỉnh lại ngay. Thế mà mẹ nhất quyết không cho em ăn.

Buồn quá. Người lớn sao lại khó hiểu như vậy nhỉ. Ai cũng nhăm nhăm kiếm thật nhiều tiền. Nhưng tiền nhiều để làm gì khi hàng ngày cứ hủy hoại, đầu độc lẫn nhau. Em sợ rồi sẽ giống bố mẹ. Em sợ rồi sẽ ung thư cả tâm hồn.

Obama đến Việt Nam: NGƯỜI ĐI XA LÂU NGÀY TRỞ VỀ NHÀ

Hoang Nguyen Van's photo.
Hoang Nguyen Van's photo.
Hoang Nguyen Van's photo.
Hoang Nguyen Van's photo.
Hoang Nguyen Van's photo.
+2
Hoang Nguyen Van added 6 new photos.

Obama đến Việt Nam: NGƯỜI ĐI XA LÂU NGÀY TRỞ VỀ NHÀ

Có lẽ đảng không lường được tình huống “thế lực phản động” – người dân Hà Nội ùa ra đường chào đón Obama.

Không rõ truyền thông được cởi trói hay đang vượt khỏi tầm kiểm soát, đang “tự diễn biến” khi ồ ạt ra vô số bài viết về mọi góc cạnh, vế bất cứ thứ gì liên quan cả trước và trong chuyến thăm của Obama với thái độ hết sức vui mừng, hân hoan. Thật chẳng bù cho vài bài lẹt đẹt ngượng ngập qua loa về chuyến thăm của Tập.

Không khí tưng bừng, rộn rã bao trùm khắp cả nước. Đâu đâu cũng thấy Mỹ, Obama ở trên môi người dân. Những ngày này mới thực sự là ngày hội của nhân dân Việt Nam. Người dân tự động đổ ra đường trông đợi Obama háo hức, hồ hởi, phấn khởi mà không do Việt Tân, “kẻ xấu” kích động, mua chuộc, lôi kéo (“kẻ xấu” đang bị chính quyền nhốt tại nhà của họ). Giá xuất hiện những lá cờ Mỹ (lẽ ra các cá nhân, hội nhóm đấu tranh dân chủ nên phát động) thì không còn gì bằng.

Ai muốn biết ý dân, hãy nhìn người họ ngóng chờ, đón chào (lâu nay có lãnh đạo nào được người dân ra đón không?). Nên nhớ 21 phát đại bác còn không giá trị bằng sự xuất hiện của 1 người dân chứ đừng nói hàng ngàn người. Dạo Tập sang Việt Nam, dù đích thân lãnh đạo cao cấp tung hô, tuyên truyền, cũng có người dân nào thèm đi (dân chứ không phải những kẻ mặt dày, không biết xấu hổ được trả tiền để làm theo “định hướng” đứng sắp hàng vẫy cờ đón đứa cướp lãnh thổ giết nhân dân)!?

Hình ảnh người dân náo nức mong đợi TT Mỹ cho thấy thất bại nặng nề đầy tủi hổ của cả hệ thống chính trị của cộng sản Việt Nam bao gồm từ bộ chính trị, ban bí thư đến chính quyền địa phương trong việc nhồi nhét, ấn định tư tưởng, đường lối vào đầu nhân dân suốt mấy chục năm; là cái tát thẳng cánh vào sự nghiệp định hướng dối trá, dai dẳng, ghê tởm đáng khinh bỉ luôn được cả hệ thống truyền thông hỗ trợ đắc lực. Quá đau cho đảng.

Obama lần đầu đặt chân đến Việt Nam nhưng cứ như người đi xa lâu ngày trở về nhà. Người dân Việt Nam thì đặc biệt thân mật, vồ vập như Obama là ruột thịt, là rất đỗi thân thương, là lãnh đạo thực sự của họ.

N.V.H

Người dân Việt Nam thì đặc biệt thân mật, vồ vập như Obama là ruột thịt, là người rất đỗi thân thương, là lãnh đạo thực sự của họ. Ảnh nguồn internet.

Hình ảnh ông Tổng Thống Mỹ – Barack Obama – đứng trú mưa

Dưới mái hiên nhà.
Trú mưa!
Tội nghiệp Barack Obama!
Thèm bánh cốm làng Mễ Trì.
Chịu mưa rơi, tầm tả!

Hình ảnh ông Tổng Thống Mỹ – Barack Obama – đứng trú mưa dưới mái tôn, hiên nhà người dân Việt Nam, chắc là lần đầu tiên trong đời ông trải qua.

Không còn thấy một con người vĩ đại, đứng đầu nước Mỹ, mà trông ông rất giản dị, rất Việt Nam.

Quả là một chuyến công du của vị Tổng Thống một nước hùng mạnh nhất thế giới, tưởng như chuyến đi phượt của giới trẻ Việt Nam, thật là thú vị và đáng ngưỡng mộ vô cùng.
Chúng tôi xin kinh gởi đến ngài Tổng Thống lòng yêu quý chân thành của dân tộc Việt Nam chúng tôi.

Mưa to, gió lạnh và ướt át đáng để ghi nhớ, chuyến công du – đi phượt tràn đầy kỷ niệm!

Hình ảnh đầy cảm xúc, tự nhiên và dân giã.

Baravo Barack Obama!

Hoang Le Thanh's photo.

Việt Nam mỗi ngày có 100 người chết vì thuốc lá

Việt Nam mỗi ngày có 100 người chết vì thuốc lá
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) Hàng năm, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân khiến hơn 40,000 người chết tại Việt Nam, tương đương với khoảng 100 người chết mỗi ngày, theo Zingnews.

Zingnews.vn cho biết, tại hội thảo khoa học triển khai Chương Trình Phòng Chống Tác Hại Thuốc Lá và hưởng ứng Ngày Thế Giới Không Thuốc Lá năm 2016, diễn ra tại Hà Nội, ngày 23 tháng 5, ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh – Bộ Y Tế, giám đốc Quỹ Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá, cho biết, Việt Nam nằm trong 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, trung bình mỗi năm “đốt” khoảng 22,000 tỷ đồng/năm cho việc mua thuốc lá.


Người dân Việt Nam đã “đốt” khoảng 22,000 tỷ đồng cho thuốc lá mỗi năm. (Hình: Zingnews)

Cụ thể, 15.3 triệu người trưởng thành ở Việt Nam đang hút thuốc lá (trung bình 2 ông có một ông hút thuốc lá), 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà, 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà.

Nguyên nhân khiến nhiều người dễ dàng tiếp cận và trở thành người nghiện thuốc lá là do giá bán khá rẻ, trung bình loại thuốc lá tầm trung có tính phổ biến nhất của người Việt chỉ có giá bán lẻ từ 800-2,000 đồng/điếu.

Trong khi đó, ông Ngô Quý Châu, phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hơn 40,000 người chết tại Việt Nam mỗi năm, tương đương với khoảng 100 người chết mỗi ngày, với thống kê 22% ca chết ở nam giới và 9.5% ca ở nữ giới. Con số này có thể tăng lên tới 70,000 người/năm vào năm 2030 theo dự báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).

Tin cho hay, thống kê từ bệnh viện K Trung Ương từng chỉ ra, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm tới 96.8%. Khói thuốc còn là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động. Trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc. (Tr.N)

Một nền văn hóa man rợ của loài khỉ!

Một nền văn hóa man rợ của loài khỉ!
Trong những sự kiện lớn thì ta thấy người dân Việt đón Tổng thống Barack Obama nồng nhiệt chân tình hơn cả đám táng Võ Nguyên Giáp hay bất cứ một viên chức chinh phủ hay quan khách cs nào.

Ta có thể bắt con khỉ ra khỏi rừng, nhưng chúng ta không thể tách rừng rú ra khỏi con khỉ.

Theo: Đài Á Châu Tự Do
Công an thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo người xé bỏ băng rôn chào đón ông Obama, khi ông còn đang phát biểu ở Hà Nội sáng 24.5.2016.

Địa điểm tấm ảnh là siêu thị iCare, đối diện ngôi chùa ông Obama dự kiến tới.

Ảnh: FB phóng viên báo Tuổi Trẻ Lê Đức Dục.

Thuy Van's photo.
Thuy Van's photo.
Thuy Van added 2 new photos.

Hình ảnh này đã được lan truyền khắp thế giới. Hành động này nói lên điều gì?

Tất nhiên uy tín, giá trị của Obama, TT một cường quốc số một thế giới chẳng vì thế mà suy suyển. Chỉ là, người Mỹ không thể hiểu được vì sao có những hành động như thế này từ cương vị chủ nhà của lãnh đạo, chính khách Việt, những người đang bắt tay đón chào người khách được mời- vị tổng thống đáng kính của họ?
Và cũng tất nhiên là, người dân Việt đau đớn, buồn tủi nhận ra, mình vô phúc đến ngần nào!

Vài bức ảnh mới nhất Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

Vài bức ảnh mới nhất Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

  Sáng Thứ Sáu, 20.5.2016, vào lúc 07g55 , Tòa Tổng Giám Mục Huế đón Linh Mục Nguyễn Văn Lý trở về với ngôi nhà mẹ của Giáo phận sau những năm tháng ở trại giam Nam Hà, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Vài bức anh mới nhất của Linh Mục Lý.

Công dân Mỹ gốc Việt mất tích trước khi Tổng thống Obama đến Việt Nam

Công dân Mỹ gốc Việt mất tích trước khi Tổng thống Obama đến Việt Nam

RFA

nancy-622.jpg

Cô Nancy Nguyễn, có biệt danh Bánh Ngọt chụp hình cùng LM Lê Ngọc Thanh tại văn phòng công lý và hoà bình sau khi Cô đến Sài Gòn.

Courtesy FB Nancy Nguyễn

Một công dân Mỹ mất tích tại Sài Gòn trước khi Tổng thống Obama đến Việt Nam.

Cô Nancy Nguyễn, có biệt danh Bánh Ngọt được bạn bè và người thân cho là mất tích đêm hôm qua sau khi về tới Sài Gòn ba ngày trước. Trên Facebook của cô công khai một bức thư gửi cho cha mẹ nói rằng cô về Việt Nam để thực hiện giấc mơ tranh đấu của cô.

Nancy Nguyễn đã tới thăm Dòng Chúa Cứu Thế và Linh mục Lê Ngọc Thanh thông báo trên Facebook của ông rằng rất lo ngại cho sự biến mất của cô.

Chiều tối hôm qua không ai liên lạc được với Nancy và có nguồn tin chưa tiện tiết lộ báo rằng cô đã bị công an bắt.

Nancy Nguyễn từng tham gia biểu tình ở Hồng Kông khi phong trào dù vàng nổ ra. Cô hăng say trong sinh hoạt chính trị ở hải ngoại nhưng luôn chủ trương bất bạo động và tin tưởng vào sự thành công của phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Trong thời gian gần đây nhiều người trẻ hải ngoại đã có mặt tại Việt Nam để có thể quan sát, tham dự các cuộc biểu tình chống ô nhiễm môi trường trước chuyến công du của tổng thống Obama đến Việt Nam vào ngày 22 tháng này.

Linh mục Nguyễn Văn Lý được thả

Linh mục Nguyễn Văn Lý được thả

 

Linh mục Nguyễn Văn Lý (phải) trở về giáo phận Huế

Hôm 20/5, Tòa Tổng Giám Mục Huế xác nhận với BBC là Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý vừa ra tù sau 8 năm bị giam ở trại giam Nam Hà, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Linh mục Lý, 70 tuổi, tù nhân lương tâm vì tôn giáo và nhân quyền, là một trong những người sáng lập khối đấu tranh dân chủ 8406.

Phiên tòa ngày 30/3/2007 tại Huế kết án linh mục Lý 8 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” (Điều 88), trong phiên tòa không có luật sư biện hộ.

Phiên xử khi đó bị chính phủ và các tổ chức nhân quyền nước ngoài lên án, đặc biệt vì hình ảnh một công an bịt miệng linh mục khi ông lên tiếng phản đối tại phiên tòa.

Sau khi ra tù, ông hiện được đưa về nghỉ ở Nhà Hưu dưỡng Huế.

Hôm 20/5, Tổng Giám mục Lê Văn Hồng, Giáo phận Huế nói với BBC: “Cha Lý ra tù trước thời hạn khoảng 3 tháng và Tòa Tổng Giám Mục được chính quyền báo tin trước một ngày”.

Cùng ngày, trả lời BBC từ Nhà Hưu dưỡng Huế, Linh mục Louis Nguyễn Văn Bính cho hay: “Các cha ở đây đều mừng khi thấy cha Lý trở về. Tuy vẫn hoạt bát nhưng sức khỏe của ngài xuống rất rõ”.

“Từ hôm qua, những người trong Nhà Hưu dưỡng đã được thông báo dọn phòng cho cha Lý về”.

NguyenXuanVinhFoundation

Phiên tòa ngày 30/3/2007 tại Huế kết án linh mục Lý 8 năm tù giam và 5 năm quản chế

“Ngài nói thẳng với công an hôm nay là đừng canh gác Nhà Hưu dưỡng. Nếu họ tiếp tục canh gác thì ngài vẫn sẽ đấu tranh. Nếu không thì ngài sẽ tiếp tục hành đạo”.

‘Biệt giam’

Linh mục Bính từ chối bình luận về việc Linh mục Lý được thả có liên quan gì với chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Cuối tháng 4/2016, liên minh các nhóm nhân quyền quốc tế thúc giục Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama yêu cầu Hà Nội trả tự do cho các nhà hoạt động bị bắt giam trước khi ông đến Việt Nam, theo AP.

Trong danh sách tù nhân đính kèm có nhà hoạt động Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Linh mục Nguyễn Văn Lý và luật sư Nguyễn Văn Đài.

Tháng 9/2015, Ủy ban vận động về tự do tôn giáo, một tổ chức của người Việt hải ngoại, đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố thỉnh nguyện thư xin chữ ký ủng hộ Linh mục Lý thời điểm ấy đang bị biệt giam tại trại Ba Sao, Tân Sơn Kim Bảng, Hà Nam.

Năm 2010, ông Lý gửi đơn lên Tòa án Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kiện nhà nước Việt Nam vì đã bắt ông ‘trái công luật quốc tế’.

Ông được cho tạm thi hành án, ra ngoài chữa bệnh năm 2010 nhưng phải quay lại nhà tù năm 2011.

Cầu nguyện cho môi trường đang bị ô nhiễm.

facebook JB Nguyễn văn Duyệt

Vào 19h30 ngày 19/5/2016. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giám Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, hai giáo xứ Thuận Nghĩa và Thanh Dạ với số giáo dân đông nhì nhất Giáo Phận Vinh đã lên tiếng cầu nguyện cho môi trường đang bị ô nhiễm. Con số giáo dân xứ Thuận Nghĩa hiện nay hơn 10.000, còn giáo dân xứ Thanh Dạ hơn 12.000 giáo dân.
Nguồn fNGHE AN 6b Thanh nguyen Anton và Dung nguyen quan.

NGHE AN 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGHE AN 4

NGHE AN 2