Phạm Ðoan Trang – Cái sự hèn của Làng báo Việt Nam

Phạm Ðoan Trang – Cái sự hèn của Làng báo Việt Nam

“Trời Làm Cơn Mưa Bão, Tình Người Như Tơ Liễu…”

Dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản, đạo đức của con người Việt Nam đã suy thoái về căn bản, nhưng trong đó nổi bật nhất là suy thoái về cái dũng, cái nhân. Chỉ còn lại một chữ HÈN.

Về điểm này, ông Hà Sĩ Phu đã từng viết trong tiểu luận nổi tiếng Chia tay ý thức hệ (1995): “Nền đạo đức vô sản thâu nạp đủ điều đạo đức của Nho giáo, từ trung, hiếu, đức, tài , lễ, nghĩa, đến cần kiệm liêm chính… đến kế hoạch trăm năm trồng người, đến điều lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ, đến dân là gốc, coi cán bộ là nô bộc của dân… Duy có chữ QUÂN TỬ là cái tử tế nhất của Nho giáo thì ta tránh hẳn”, “Người cộng sản thích chơi trò đạo đức nhưng không dám chơi trò quân tử”.

Than ôi, tâm tính của người Việt Nam dưới chế độ cộng sản đúng là như thế. Quân tử tuyệt chủng như khủng long rồi!

https://www.danluan.org/files/timgs/mpl.jpg

Cựu nhà báo Mai Phan Lợi

Làng báo Việt Nam vừa cho chúng ta một ví dụ rõ ràng về cái sự hèn. Một đồng nghiệp bị “trên” đánh, ào ào hàng chục, hàng trăm kền kền lao vào xâu xé. Từ dạy khôn đến mắng chửi tàn tệ trên facebook; từ viết bài lên án trên báo đến chỉ điểm, xúi bẩy, kích động quân đội, công an vào cuộc; từ vu khống, bôi nhọ trên mạng xã hội đến phỏng vấn “luật sư”, gợi ý phương án ghép tội cho đồng nghiệp. Tòa soạn hối hả kỷ luật, cách chức, đuổi việc v.v. Những người có vẻ hiểu chuyện nhất thì hoặc im lặng, hoặc can đảm lắm thì lên facebook khóc mếu chia tay.

Rất nhiều trong số những người ấy, cách đây mới vài tháng, thậm chí vài tuần, vẫn còn ăn nhậu vui vẻ, hội thảo tưng bừng, du lịch tung tăng, phối hợp sâu sắc cùng với nhà báo tội nghiệp vừa ngã ngựa kia trong các chuyến công cán, trong các dự án truyền thông, nghiên cứu này nọ. Nhiều người khác là những đồng nghiệp của nhà báo đó trong bao nhiêu năm, không ít lần đã từng được nhà báo ấy bảo vệ khỏi những tai nạn nghề nghiệp vốn xảy ra như cơm bữa trong cái nghề nguy hiểm này.

Nay, họ đâu cả rồi?

Nhẹ nhất là họ im lặng. Nặng nhất là họ lao vào đạp túi bụi kẻ vừa ngã ngựa, cho nó chết hẳn. Hăng hái nhất là các nhà báo-đảng viên đang muốn chứng tỏ lòng trung với chế độ.

Nhà báo Trần Ngọc Kha đã cay đắng viết: “Ngày tôi nhầm lẫn người được phỏng vấn trong một bài viết… cái gọi là “đồng nghiệp” của tôi cũng thế, vội vàng làm mọi cách để đẩy tôi ra đường như đẩy một con chó”.

Và cả tôi cũng thế. Cách đây 7 năm, tôi bị bắt ngày hôm trước, ngày hôm sau tòa soạn ra văn bản đuổi việc. Tôi ra khỏi trại, có những đồng nghiệp đi trên vỉa hè, nhìn thấy tôi đi ngược lại, là vội tìm cách… sang đường ngay hoặc vồn vã sà vào một sạp báo, một quán cóc nào đó để tránh phải chạm mặt kẻ vừa bị bắt vì tội “phản động”.

Thời nay còn thế, thời Nhân văn Giai phẩm, Xét lại… không hình dung nổi cái sự hèn hạ còn kinh tởm đến mức nào.

Tôi không muốn trách ai cả. Tôi hiểu lắm chứ. Sức chịu đựng của mỗi người trước sự đàn áp, khủng bố của bạo quyền là có hạn. Lòng can đảm không phải là thứ bẩm sinh được phân phát đều cho mỗi người. Nhưng than ôi, dù chỉ một chút dũng cảm đủ để bạn hiểu rằng “thấy cái sai thì phải lên tiếng, thấy người bị hại thì phải bảo vệ”, và nhất là đừng hùa theo cái xấu, chỉ một chút dũng cảm để giữ đạo lý thôi, cũng khó đến thế sao?

Phạm Ðoan Trang

(Blog Đoan Trang)

Năm em gốc Việt trong 8 thủ khoa trung học Học Khu Garden Grove

Năm em gốc Việt trong 8 thủ khoa trung học Học Khu Garden Grove
Nguoi-viet.com
GARDEN GROVE, California (NV) – Học Khu Garden Grove vừa làm lễ tốt nghiệp cho học sinh tám trường trung học, với tám học sinh thủ khoa được đọc bài diễn văn ra trường trước bạn học, trong những ngày qua.

Nhân dịp này, nhật báo Người Việt xin giới thiệu chân dung tám thủ khoa này, trong đó có năm học sinh gốc Việt.


Tám thủ khoa các trường trung học trong Học Khu Garden Grove, từ trái, Lisa Bang, Kelly Trần, Amber Yardley, James Thiệu, Cindy Bích Châu Trần, Jo Ann Cho, Cindy Ngô, và Zaira Bernal. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Lisa Bang, Bolsa Grande High School

Sẽ theo học đại học UCLA và muốn theo đuổi một sự nghiệp có tác động tích cực đối với xã hội. Trong khi cô chưa quyết định một con đường sự nghiệp nào, cô thích y khoa, sư phạm, và ngành kỹ sư. Lisa là chủ tịch National Honor Society, phó chủ tịch California Scholarship Federation, và chủ bút cho cuốn kỷ yếu. Cô nhận được các giải thưởng như Principal Honor Roll; bằng tốt nghiệp trường Việt ngữ; AP Scholar; và nhiều giải thưởng khác. Lisa Bang hiện là cư dân Garden Grove.

Kelly Trần, Garden Grove High School

Từng đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo trong trường, bao gồm chủ tịch National Honor Society, Junior Classical League, và câu lạc bộ môi trường; thư ký Ambassador Club; thành viên California Scholarship Foundation và đội bơi lội trung học Garden Grove. Thành tích của cô rất nhiều, trong đó có Principal’s Honor Roll; Summa Cum Laude cho các kỳ thi tiếng Latin toàn quốc; đạt điểm tối đa kỳ thi tiếng Latin toàn quốc; giải thưởng National Honor Society Service Award và Outstanding Acchievement Award; cùng nhiều giải thưởng khác. Trong khi cô định chọn theo khoa kinh doanh kinh tế, mục tiêu của cô là theo đuổi niềm đam mê để thành công và báo hiếu cho cha mẹ. Cô hiện là cư dân Garden Grove.

Amber Yardley, Hare Continuation High School

Amber từng có tên trên bảng danh dự của hiệu trưởng trong bốn tam cá nguyệt, là sinh viên xuất sắc Tháng Mười, được chứng chỉ khen thưởng đặc biệt của Quốc Hội Mỹ, và học bổng Muzet H. Hall Foster Youth – Holy Helping Hands. Khi học trung học, cô là thủ quỹ năm đầu và phục vụ như là một nhân viên nhân viên nhà bếp.

James Thiệu, La Quinta High School

Ðược học bổng toàn phần tại đại học Stanford University và chọn ngành kỹ sư điện, James rất quan tâm trong việc giúp đỡ để thúc đẩy xã hội hướng tới một tương lai bền vững hơn bằng cách mạng cơ sở giao thông hạ tầng, đặt nền móng cho sự đổi mới kinh tế. Những thành tựu của James bao gồm: AP Scholar hạng danh dự; giải chung kết National Merit; 21 huy chương Decathlon; Lóp 10 và 11 Vocal Ensemble; giải thưởng khoa toán cao cấp. James đội trưởng của Academic Decathlon và Debate Club, cũng như thủ quỹ cho Vocal Ensemble, và là thành viên của National Honor Society, California Scholarship Federation, và đội bơi lội. James Thiệu là cư dân Westminster.

Cindy Bích Châu Trần, Los Amigos High School

Cindy được nhận vào đại học Georgetown University, Washington, DC, và sẽ học ngành khoa học chính trị. Mục đích cuối cùng của cô là tạo ra các thay đổi tích cực cho thế giới. Tại trường Los Amigos, cô là thủ quân đội bóng chuyền, chủ tịch hội National Honor Society, và là thư ký Girls’ League. Cô từng được vinh danh là Lực Sĩ Xuất Sắc Nhất Trong Tháng và đoạt danh hiệu Francisco Ayala Scholar, được học bổng GGEA, và mở một cuộc vận động trên mạng xã hội để đánh động mọi người chú ý đến cuộc khủng hoảng liên quan đến người tị nạn Syria. Cô Cindy hiện là cư dân Santa Ana.

Jo Ann Cho, Pacifica High School

Ðược nhận vào đại học UC Berkeley và sẽ học ngành khoa học dinh dưỡng, sinh lý học, và sinh vật học. Tại trường Pacifica, Jo Ann Cho là thành viên hội National Honor Society, phó chủ tịch California Scholarship Federation, và thư ký kiêm thủ quỹ của UNICEF. Cô từng được các giải thưởng AP Scholar with Distinction; A.C.E. Award về khoa học xã hội và ngôn ngữ; cùng nhiều giải thưởng khác. Mục tiêu của cô là luôn sống tích cực và đầy yêu thương. Cô hiện đang sống tại Garden Grove.

Cindy Ngô, Rancho Alamitos High School

Cô Cindy Ngô sẽ học ngành tâm sinh lý học tại đại học UCLA, và sau đó dự định vào trường y khoa, để trở thành một bác sĩ về tâm thần, chuyên trị các trường hợp tâm thần rối loạn. Tại trường Rancho Alamitos, cô tham gia nhiều hoạt động qua các vai trò thủ quỹ và chủ tịch California Scholarship Federation, thủ quỹ Student League, thành viên National Honor Society, và nhiều tổ chức khác. Cô cũng nhận được nhiều giải thưởng của các khoa toán, Anh Văn, trong trường, và từng là Cầu Thủ Quần Vợt Xuất Sắc Nhất của trường. Cô Cindy Ngô là cư dân Garden Grove.

Zaira Bernal, Santiago High School

Zaira dự trù học khoa học chính trị tại đại học UCLA, rồi vào trường luật, và muốn trở thành một luật sư về dân quyền. Cô là học sinh trong nhóm Honor Roll, Scholar of the Quarter, AP Scholar with Distinction, Frederick Douglass, và từng được các giải thưởng Susan B. Anthony Award, Laura Schwalm Scholarship, và Outstanding Senior in Choir. Tại trường Santiago, Zaira là chủ tịch Academic Decathlon, và là thành viên của nhiều tổ chức khác. Cô cũng tham gia dàn đồng ca của trường, và hiện sống tại Santa Ana. (L.N., Ð.D.)

 

Vị bác sĩ Nhật bỏ việc lương cao, đi khắp Việt Nam chữa mắt miễn phí cho người nghèo

Vị bác sĩ Nhật bỏ việc lương cao, đi khắp Việt Nam chữa mắt miễn phí cho người nghèo

“Chính bố tôi đã truyền cảm hứng để tôi sống nhiều hơn cho các mục đích thiện nguyện. Trước khi ông chết, ông bảo tôi hãy luôn sống vì mọi người…”

BAC SI CHUA BINH NGUOI NGHEO

Năm nay đã 52 tuổi, nhưng bác sỹ Hattori vẫn miệt mài cho những mục đích thiện nguyện của mình tại Việt Nam.

8h sáng một buổi sáng mùa hè nắng gắt tháng 6 tại Hà Nội, một chuyến xe hàng nhét chật những thuốc men và thiết bị y tế đậu lại trước văn phòng của một tổ chức thiện nguyện ở Hà Nội. Rồi từ đây, các thiết bị y tế và thuốc men sẽ đi cùng bác sỹ Tadashi Hattori đến nhiều miền quê rất nghèo của Việt Nam.

Hôm nay đoàn đi đến huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, một vùng quê nghèo nơi phần lớn người dân sống bằng nghề nông. Thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 500 USD/người/năm, chỉ bằng 1/4 so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Tại đây, có rất nhiều người dân không có điều kiện chữa mắt và phải chấp nhận bị mù lòa.

Bệnh viện Đa khoa Đông Triều hiện nay chỉ có 5 bác sỹ nhãn khoa và trang thiết bị y tế còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, vậy cũng đã là tốt hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác chẳng có bác sỹ hay phòng khám nào.

Hơn 10 năm qua, bác sỹ người Nhật Tadashi Hattori đã trở thành một cái tên rất quen thuộc với bệnh nhân nơi đây bởi ông đã về khu vực này phẫu thuật mắt miễn phí nhiều lần. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, bác sỹ đã phẫu thuật cho 123 người trong huyện.

Nắng nóng hay thời tiết giá lạnh, bất kỳ biến động thiên nhiên bất thường nào cũng không thể ngăn được nỗ lực của bác sỹ Tadashi Hattori người Nhật trong việc đi lại và phẫu thuật cho các bệnh nhân có vấn đề về mắt tại Việt Nam.

BS TADASHI HATTORI

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sĩ Tadashi Hattori khám chỉ định trước khi phẫu thuật. (Ảnh: Internet)

Suốt mười mấy năm qua, tổng số bệnh nhân nghèo Việt Nam được ông phẫu thuật miễn phí đã lên hơn 15 nghìn. Giá trị các thiết bị y tế dùng cho phẫu thuật rất cao. Giá trị của thủy tinh thể và các vật tư trị liệu đi kèm của mỗi lần chữa bệnh cũng lên đến cả trăm triệu đồng, tất cả đều có được nhờ nguồn đóng góp thiện nguyện của người Nhật dưới sự kêu gọi của bác sỹ Tadashi Hattori và những người bạn của ông.

12 năm trước đây, bác sỹ nhãn khoa Tadashi Hattori đã từ bỏ công việc có mức lương đáng mơ ước tại Nhật để sang Việt Nam giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo.

Khi được hỏi tại sao ông lại làm như vậy, ông trả lời: “Chính bố tôi đã truyền cảm hứng để tôi sống nhiều hơn cho các mục đích thiện nguyện. Trước khi ông chết, ông bảo tôi hãy luôn sống vì mọi người.

Sau này, một người thầy đã dậy tôi rằng: “Hãy luôn đối xử với bệnh nhân như cha mẹ của mình”.”

Chính bố của bác sỹ Hattori đã chết vì sự tắc trách của bác sỹ điều trị bệnh, vì vậy ông đã quyết định học ngành y để cứu người.

Từ năm 2002, bác sỹ Hattori đã phẫu thuật miễn phí cho hàng nghìn bệnh nhân, đồng thời ông cũng đào tạo tay nghề cho nhiều bác sỹ khác. Bác sỹ Hattori tốt nghiệp ngành Y khoa tại đại học Kyoto, một trong 8 trường đại học uy tín nhất tại Nhật. Sau đó ông làm việc tại nhiều bệnh viện ở Nhật. Gần nhất ông công tác tại viện Hamamatsu, tỉnh Shizuoka.

Cuộc đời ông bắt đầu thay đổi khi trong một buổi hội thảo khoa học vào năm 2001, ông gặp một bác sỹ người Việt Nam. Người này đã hối thúc ông sang thăm Việt Nam. Ông kể lại: “Người bác sỹ ấy nói với tôi rằng ở Việt Nam có rất nhiều người quá nghèo nên không có tiền chữa bệnh, chính vì vậy họ phải chịu cảnh mù lòa, có khi mới chỉ ở độ tuổi trung niên.”

Sau khi nghe câu chuyện đó, ông đã về nhà suy nghĩ đến nửa năm, cuối cùng ông quyết định sang Việt Nam đi mổ mắt miễn phí. Khi trình bày ý định này với giám đốc bệnh viện, ông bị yêu cầu phải xin nghỉ việc nếu muốn sang Việt Nam dài hạn. Bác sỹ Hattori đã chấp nhận nghỉ việc để sang Việt Nam để đi theo tiếng gọi của lương tâm, đạo đức.

Chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam của ông kéo dài 1 tháng, ông ghi chép lại tất cả những gì liên quan đến thực trạng bệnh nhân mắt có hoàn cảnh quá nghèo không có tiền chữa trị tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Sau đó, ông quay lại Nhật và kêu gọi các công ty y tế tài trợ, nhưng khi mà ông không làm tại một bệnh viện nào nữa, chẳng ai tài trợ cho ông xu nào. Ông nộp đơn xin hỗ trợ lên chính phủ Nhật nhưng cũng bị từ chối, đại diện của văn phòng chính phủ cho biết họ chỉ giúp đỡ các tổ chức NGO.

Cuối cùng, ông quyết định dùng tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để mua thiết bị mang sang Việt Nam mổ miễn phí. Ở Nhật, nghề bác sỹ là nghề hái ra tiền, chỉ cần chăm chỉ làm ăn dù không quá danh tiếng cũng đã đủ có cuộc sống sung túc giàu có. Tuy nhiên, vợ ông lại không có cái “may mắn” đó vì những mục tiêu thiện nguyện của chồng.

Khi ông hỏi về việc muốn dùng tiền tiết kiệm dưỡng già của hai vợ chồng để mua thiết bị phẫu thuật cho người nghèo Việt Nam, vợ ông đã tức giận đến nỗi không nói nên lời. Hai vợ chồng ông không nói chuyện với nhau 3 ngày. Cuối cùng, bà ấy đã đồng ý. Bà thậm chí còn ủng hộ ông trong những chương trình thiện nguyện ở Việt Nam sau này.

Nguồn cafebiz

Sáu người Việt ăn trộm dưa ở Nhật bị bắt

Sáu người Việt ăn trộm dưa ở Nhật bị bắt

Nguoi-viet.com

 

HÀ NỘI (NV) – Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 6 người Việt Nam sau khi nhóm này bị phát hiện ăn trộm 112 quả dưa lưới chưa chín trong một trang trại ở tỉnh Chiba.

Tang vật 112 quả dưa lưới Takami trong vụ trộm. (Hình: Tuổi Trẻ)

Truyền thông Việt Nam ngày 22 tháng 6 dẫn tin từ nhật báo Asashi Shimbun cho biết, ngày 19 tháng 6 cảnh sát quận Asashi, tỉnh Chiba, Nhật Bản đã bắt được 6 ông Việt Nam khi nhóm người này đang chuyển 112 trái dưa lưới, đặc sản chỉ có ở thành phố Asashi vừa trộm được để mang đi tiêu thụ.

Theo tin báo Tuổi Trẻ, khoảng 2 giờ 30 sáng (giờ Nhật Bản) cùng ngày, nhóm 6 người trên đã đột nhập vào một trang trại chuyên trồng dưa lưới thương hiệu Takami trên bán đảo Boso, tỉnh Chiba lấy đi 112 trái dưa lưới mà không biết rằng nó vẫn chưa chín.

Năm người đã thừa nhận tội trộm cắp nhưng đưa ra lý do “chỉ vì muốn ăn thử cho biết.” Người còn lại, được cho là sống tại Yotsukaido, tỉnh Chiba phủ nhận có liên quan tới vụ trộm. Tổng giá trị số dưa bị trộm là 67,000 yen (khoảng gần $700).

Đại diện Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Nhật Bản cho biết, mùa thu hoạch dưa lưới Takami thường rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Tuy nhiên, những trái dưa trong vụ trộm vừa rồi còn quá xanh để có thể ăn như lời những người này nói.

Những câu chuyện về người Việt Nam ăn cắp ở Nhật Bản có xu hướng gia tăng. Theo báo điện tử VietNamNet, cơ quan cảnh sát Nhật Bản hồi tháng 5 năm 2015 đã công bố, tình hình bắt giữ tội phạm nước ngoài trong năm 2014, trong đó liên quan đến người Việt Nam là 2,488 vụ, tăng 61.6% so với năm 2013. Tính ra, trung bình mỗi ngày xảy ra 8 vụ ăn trộm dính đến người Việt Nam. (Tr.N)

Người Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối Formosa

Người Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối Formosa

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-06-21

RFA

000_C00Z1-622.jpg

Biểu tình tại Đài Loan phản đối công ty Formosa xả nước thải khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 18 tháng 6 năm 2016.

AFP PHOTO

00:00/00:00

Liên quan đến thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam mà nghi phạm là công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, thì tại Đài Loan liên tiếp 2 ngày 15-16 tháng 6 đã có một cuộc họp báo ở quốc hội và một ngày họp tiếp sau của các cổ đông Formosa, trong lúc bên ngoài thì một cuộc biểu tình phản đối Formosa với sự góp mặt của một số người Việt.

Gây ảnh hưởng môi trường sống

Được mời tham dự và góp tiếng tại buổi họp báo ở quốc hội cũng như có mặt trong cuộc biểu tình ngày hôm sau, linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt ở Đài Loan, thuật lại diễn biến sự việc. Đầu tiên, ông trình bày những thông tin về Formosa Việt Nam mà ông biết được:

Cái huy hiệu gắn trên con đường vào công ty Formosa thì quốc huy đó là quốc huy của Trung Quốc chứ không phải của Đài Loan. Thứ hai là hiện nay trong công ty Formosa cò rất nhiều công nhân lao động người Trung Quốc.
-LM Nguyễn Văn Hùng

LM Nguyễn Văn Hùng: Công ty Formosa ở Hà Tĩnh có vốn đầu tư là 75% của công ty Formosa Plastic Đài Loan, 25% của công ty gang thép là công ty quốc doanh của Đài Loan, và 5% của công ty Nhật Bản. Tính ra vốn đầu tư hết 95% là của Đài Loan.

Những gì tôi vừa mới nói là dựa trên tư liệu được công khai trên trang mạng của công ty Formosa Plastic ở bên Đài Loan. Còn ở trong Formosa Plastic có bao nhiêu cổ đông là người Trung Quốc thì chúng tôi không biết, tuy nhiên nhìn cái huy hiệu gắn trên con đường vào công ty Formosa thì quốc huy đó là quốc huy của Trung Quốc chứ không phải của Đài Loan. Thứ hai là hiện nay trong công ty Formosa cò rất nhiều công nhân lao động người Trung Quốc.

Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Hùng, được biết hôm thứ Năm 16 tháng Sáu 2016 có một cuộc họp báo ở quốc hội Đài Loan để nêu vấn đề Formosa, Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Lao Động Việt Nam tại Đài Loan, mà linh mục làm giám đốc, có được mời?

LM Nguyễn Văn Hùng: Cuộc họp báo được tổ chức bởi các dân biểu quốc hội Đài Loan cộng với các tổ chức phi chính phủ gồm Liên Minh Theo Dõi Và Thực Thi Công Ước Nhân Quyển, Hiệp Hội Luật Sư Về Môi Trường và Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam . Phia văn phòng có tôi và một người lao động, anh Lê Quang Đông, xuất thân từ huyện Kỳ Anh. Gia đình của họ cũng là một trong những gia đình bị bắt di dời khỏi vùng Đông Yên. Anh ấy đã trình bày những gì đã thấy, đã nghe và đã biết.

Thanh Trúc: Xin linh mục cho biết nội dung những phát biểu của ba nhà lập pháp Đài Loan về Formosa tại cuộc họp báo ở quốc hội?

LM Nguyễn Văn Hùng: Dân biểu Ngô Công Dụ, một giáo sư đại học, nói về vấn đề hóa chất có thể gây nên thảm trạng ô nhiễm môi trường. Dân biểu Tô Trị Phân, đến từ tỉnh Vân Lâm, là tỉnh mà ở đó cũng có một công ty Formosa lọc dầu. Chính công ty này đã gây nên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống chung quanh của người dân Đài Loan cũng như các loài cá sống trong vùng biển mà họ thanh lập công ty.

SAM_0825-400.jpg

Biểu tình tại Đài Loan phản đối công ty Formosa xả nước thải khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Sau cùng là dân biểu Vu Mỹ Nữ đã nói lên quyền được sống, được an cư lạc nghiệp, được chọn nơi mình ở, được giáo dục… Thì những quyển đó đã bị tước đoạt khi mà công ty Formosa đền Hà Tĩnh, đã bắt cả ngàn hộ dân ở vùng Đông Yên phải di dời mà hiện nay còn 180 hộ từ chối không di dời vì mức bồi thường không công bằng. Vì vậy cho nên để tạo áp lực, nhà nước Việt Nam không cho con em của họ đi học ở trường quanh đó mà bắt các em phải đến cái trường nơi đó họ yêu cầu gia đình các em phải di dời đến.

Thanh Trúc: Thưa linh mục, đại diện các tổ chức NGO đã trình bày những gì?

LM Nguyễn Văn Hùng: Sau đó, đến những phát biểu của đại diện Hiệp Hội Luật Sư Về Môi Trường. Lý do là năm 2009 công ty Formosa cũng đã đệ trình dự án thành lập một công ty như công ty Formosa ở Hà Tĩnh nhưng đã bị chính quyền Đài Loan yêu cầu làm lại những việc họ nghĩ chưa tốt và sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống, Sau đó công ty Formosa đã rút lui dự án đó và đưa dự án đó qua Việt Nam.

Sau đó, đến phần báo cáo của một nhân viên cao cấp trong Bộ Môi Sinh, là khi biến cố cá chết xảy ra ở Hà Tĩnh thì chính họ có đề nghị với chính phủ Việt Nam là hợp tác để điêu tra nhưng bên phía Việt Nam từ chối.

Yêu cầu Formosa Đài Loan phải điều tra

Thanh Trúc: Về phần linh mục thì ông đã nói điều gì thưa ông?

LM Nguyễn Văn Hùng: Tôi nhấn mạnh đến vấn đề quan tâm của giáo hội Công Giáo. Năm ngoái Đức Giáo Hoàng Francis đã ra một công huấn liên quan đến môi sinh, Ngài có nói đến một yếu tố rất quan trọng là sự liên hệ việc tàn phá môi trường sống mà những công ty kinh doanh trong đó có công ty của nước ngoài, làm ô nhiễm môi trường sống là tội lỗi chống lại tự nhiên, chống lại chúng ta và chống lại Thiên Chúa.

Công ty Formosa Đài Loan phải điều tra và phải giải trình một cách công khai cho người Đài Loan, cho chính phủ Đài Loan và cho người Việt Nam biết được nguyên nhân gây tác hại môi trường sống như vậy.
-LM Nguyễn Văn Hùng

Tôi cũng yêu cầu chính phủ Đài Loan nghiêm túc yêu cầu công ty Formosa Đài Loan phải điều tra và phải giải trình một cách công khai cho người Đài Loan, cho chính phủ Đài Loan và cho người Việt Nam biết được nguyên nhân gây tác hại môi trường sống như vậy.

Thanh Trúc: Thưa linh mục, được biết là bước sang ngày thứ Sáu 17 tháng Sáu 2016 lại có cuộc họp các cổ đông Formosa, linh mục cũng có tham dự?

LM Nguyễn Văn Hùng: Vâng, ngày 17 tháng Sáu các tổ chức phi chính phủ đã có cuộc họp báo biểu tình tại khách sạn Vương Triều là bởi vìu công ty Formosa có một cuộc họp cổ đông tại khách sạn này. Mục tiêu của cuộc biểu tình là để nói cho những cổ đông của công ty Formosa biết họ giúp vốn làm ăn để kiếm lợi nhưng họ có biết là công ty Formosa đã đến những quốc gia, trong đó có Việt Nam, và nơi họ đầu tư đã xảy ra tình trạng cá chết hàng trăm tấn, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Dân không đi biển được  vì sợ không an toàn, có những người đi biển bắt cá về thì dân không dám ăn và những vấn đề liên quan khác đến nước mắm, đến muối, hệ quả của việc thải chất độc kim loại nặng trong lòng biển.

Buổi họp báo biểu tình hôm nay có rất đông báo chí , truyền thanh, truyền hình đến lấy thông tin. Số người Việt Nam chúng tôi khoảng chừng 30 người, chúng tôi in hình ảnh cá chết, hình ảnh người thợ lặn chết là anh Lê Văn Ngày, hình ảnh những gia đình vì không muốn di dời thành ra nhà họ bị phá, con em không được đi học. Chúng tôi dùng những hình ảnh đó dơ lên cao, hô khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Hoa để những người cổ đông họ thấy và mong là họ hiểu được tại sao chúng tôi có mặt ngày hôm đó.

Trong khi biểu tình ở ngoài này thì một vài người trong ban tổ chức đã vào được bên trong buổi họp cổ đông. Họ đã lên phát biểu, nêu những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường sống, họ đặt vấn đề với công ty Formosa.

Thanh Trúc: Thưa linh mục, phản ứng của các cổ đông trong công ty Formosa như thế nào?

LM Nguyễn Văn Hùng: Phải nói là công ty Formosa phủ nhận, nói là không có chuyện cưỡng bức di dời ở vùng Hà Tĩnh ở ngay Vũng Án. Họ nói họ không biết chuyện con em những gia đình không đồng ý di dời không được đi học. Rồi họ nói họ hiện đã và đang hợp tác với chính phủ Việt Nam, đã thành lập một nhóm đặc biệt để mà điều tra vụ cá chết này bởi vì đến cuối tháng Sáu họ sẽ công bố kết quả. Sau đó họ cũng nói luôn là họ đã bồi thường cho những người di dời vân vân và vân vân… họ không chấp nhận những nghi ngờ họ chính là nguyên nhân.

Tôi nghĩ cuộc họp báo biểu tình ngày hôm nay đã tạo nên sự chú ý của dư luận cũng như các cơ quan truyền thông Đài Loan. Những điều mà công ty Formosa Đài Loan tự biện bạch cho mình, nói là họ không làm sai thì tôi nghĩ tối thứ Hai tới đây một đài truyền hinh công cộng sẽ cho trình chiếu đề tài liên quan đến sự kiện cá chết và vấn đề cưỡng bách di dời người dân sống tại Vũng Án. Tại vì phai đoàn của đài TV này đã về tới Việt Nam sau khi có sự cố cá chết. Tôi nghĩ họ đã có được một số thông tin chính xác hoặc những hình ảnh có thể chứng minh được là những cái phủ nhận của công ty Formosa trong buổi họp cổ đông ngày hôm nay là thiếu sự thành thật.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn linh mục Nguyễn Văn Hùng.

Kể từ vụ thảm sát Orlando, Mỹ có thêm 125 người chết vì súng

Kể từ vụ thảm sát Orlando, Mỹ có thêm 125 người chết vì súng
Nguoi-viet.com

WASHINGTON, DC (NV) Ít nhất 125 người bị giết bằng súng và năm vụ tàn sát hằng loạt xảy ra, từ hôm Omar Mateen nổ súng trong một hộp đêm của người đồng tính ở Orlando vào rạng sáng Chủ Nhật tuần trước.

 (Hình minh họa: Getty Images/Spencer Platt)

Theo báo mạng DailyBeast, bạo động bằng súng vẫn không ngưng sau vụ thảm sát tại hộp đêm Pulse ở Orlando, Florida, khiến 49 người chết và 53 bị thương.

Thống kê cho thấy từ hôm đó đến nay có ít nhất 125 người chết và 269 bị thương vì súng đạn.

Vào đêm Thứ Hai, một tay súng, cảnh sát nhận diện là Erick Shute, bắn chết ba người ở West Virginia trong một vụ tranh cãi về củi đốt.

Ở Oakland, California, súng đạn cũng giết chết một cô gái 17 tuổi hôm Thứ Ba tại một buổi lễ truy điệu hai nam thiếu niên bị chết đuối vào ngày Memorial Day.

Trong lúc Reggina Jefferies cùng khoảng 3,000 người dự lễ vào lúc 6 giờ chiều thì hai người đàn ông xuất hiện và nổ súng vào đám đông, khiến cô thiệt mạng và ba người khác bị thương.

Đến hôm Thứ Tư, một tay súng bắn chết ông Robert Sowers, 46 tuổi, một bác sĩ chỉnh hình ở Roy, Washington, trước khi tự sát.

Hung thủ tên Robert Knapp là chồng của một nhân viên văn phòng của ông Sowers.

Tại Houston, Texas, một người đàn ông bắn chết vợ và con gái trong một cuộc cãi vã.

 Ông Michael Ratliff, 44 tuổi, khai rằng khi ông vừa trở về nhà vào sáng sớm Thứ Năm, ông bị vợ con tấn công bằng dao, ông phải bắn họ để tự vệ.

Theo dữ kiện do tổ chức Mass Shooting Tracker thu thập về những vụ với bốn người trở lên bị bắn chết, tính đến nay, trong năm 2016, có ít nhất 288 người chết trong 182 vụ giết người hằng loạt.

Trong năm 2015, 469 người bị giết do hậu quả của 371 vụ tàn sát hằng loạt, so với 364 người chết trong 325 vụ của năm trước đó. (TP)

VN không muốn Đài Loan điều tra cá chết?

VN không muốn Đài Loan điều tra cá chết?

  • 16 tháng 6 2016

BBC

Báo Đài Loan hôm 16/6 đưa tin về việc tạm hoãn vận hành nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh

Một linh mục người Việt tại Đài Loan nói với BBC về cuộc họp báo liên quan đến Công ty Formosa Hà Tĩnh.

Hôm thứ Năm 16/6 đã có cuộc họp báo tại Quốc hội Đài Loan liên quan đến cáo buộc công ty Formosa Hà Tĩnh thải chất độc gây ô nhiễm môi trường biển với sự tham dự của ba dân biểu và đại diện các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Từ Đài Bắc, linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng, trưởng Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô dâu Việt ở Đài Loan, nói:

“Cuộc họp này là bước khởi đầu cho cuộc họp báo được tổ chức tại buổi họp cổ đông của công ty Formosa hôm 17/6.”

“Một thông tin mới được tiết lộ trong cuộc họp hôm nay là khi thảm họa cá chết xảy ra ở vùng biển miền Trung Việt Nam, Cơ quan Bảo vệ môi sinh Đài Loan đã đề nghị với chính phủ Việt Nam về việc hợp tác điều tra vụ cá chết nhưng không được đồng ý.”

  • BBC: Ông có thể cho biết những điểm chính trong cuộc họp báo hôm nay?

Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng: Các đại diện NGO đặt vấn đề về mối liên hệ giữa Formosa Hà Tĩnh và vụ cá chết hàng loạt. Bên cạnh đó, các nhà báo và luật sư yêu cầu chính phủ Đài Loan điều tra về vụ cá chết cũng như việc Formosa Hà Tĩnh thải kim loại nặng ra môi trường biển.

Một quan chức Bộ Kinh tế Đài Loan cũng cho hay là dự kiến kết quả điều tra sẽ được công bố cuối tháng 6/2016.

BBC: Hôm nay, truyền thông Đài Loan tường thuật nhà máy sản xuất thép Formosa Hà Tĩnh bị buộc phải tạm hoãn thời gian khởi động, ông có bình luận gì về sự kiện này?

Tôi cho rằng có điều gì đó làm cho họ phải ngưng. Nhưng với người Việt ở Đài Loan và trong nước, đó là một tin vui, ít nhất là nhà máy này sẽ không còn thải chất độc ra biển nữa.

Nhưng việc này là chưa đủ, vì đang có những áp lực đòi chính phủ Đài Loan và Việt Nam phải điều tra rốt ráo vụ cá chết và công khai kết quả cho người dân hai nước được biết.

  • BBC: Dường như vấn đề không chỉ dừng lại ở vụ việc Formosa Hà Tĩnh mà còn liên quan đến chính sách đầu tư của doanh nghiệp Đài Loan ở nước ngoài?

Đúng vậy, chính phủ của bà Thái Anh Văn đang có chính sách Nam Tiến, do vậy công luận đặt vấn đề các công ty Đài Loan ra nước ngoài kinh doanh không chỉ tuân thủ luật pháp về môi trường của nước sở tại mà còn phải tuân theo luật quốc tế.

Việc này là để giảm thiểu những vấn đề liên quan đến cung cách làm việc quan liêu cũng như vấn nạn tham nhũng và hối lộ khiến chính quyền sở tại không nghiêm minh khi xử lý vấn đề môi trường do doanh nghiệp gây ra.

  • BBC: Hiện tại, ông ghi nhận công luận Đài Loan đang đặt những áp lực nào lên tập đoàn Formosa?

Bên cạnh việc họ phải lập Ủy ban điều tra và hợp tác với các tổ chức NGO về nạn cá chết ở Việt Nam, công luận còn muốn khi có kết quả về việc họ gây ra thảm họa, tập đoàn này công khai chính sách bồi thường cho các nạn nhân, cụ thể là gia đình những thợ lặn, ngư dân tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.

Ngoài ra là họ phải công bố kế hoạch làm sạch vùng biển mà họ gây ra ô nhiễm.

  • Vào ngày 9/6, Đại sứ Mỹ Ted Osius nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington rằng Việt Nam không chấp nhận đề nghị từ Hoa Kỳ về việc hỗ trợ điều tra nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt.

Bác sĩ triệu phú khi sắp từ giả cuộc đời

Bác sĩ triệu phú khi sắp từ giả cuộc đời

Dù bạn bao nhiêu tuổi, dù bạn làm nghề gì cũng nên đọc bài này.

Đây là lời tâm sự của một bác sĩ Triệu phú ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn sẽ thay đổi khi đọc những dòng chữ này. Quỹ thời gian không còn là bao mà.

Bác sĩ Richard Teo Keng Siang, 40 tuổi, triệu phú ngành giải phẫu thẩm mỹ ở Singapore, phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi ở đỉnh cao nhất của tiền tài, danh vọng.

Từ nhỏ, bác sĩ Richard Teo luôn đứng đầu trường trong mọi môn học, từ khoa học đến thể thao. Khi vào ngành y, ông chọn giải phẫu thẩm mỹ vì lợi nhuận của nó vượt qua các ngành nghề khác. Ông trở thành một triệu phú chóng vánh.

Tháng 3/2011, bác sĩ Richard Teo được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Ông qua đời cuối năm 2012. Câu chuyện cảm động và những lời chia sẻ của ông trước khi mất vài ngày đã và đang được thanh niên khắp nơi theo dõi, lan truyền trên các trang mạng xã hội, được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Dưới đây là trích đoạn những tâm sự của bác sĩ Richard Teo về tiền tài, danh vọng, hưởng thụ… với sinh viên tại khóa Nha khoa D1 ở Singapore, tháng 11/2011, 8 tháng sau khi bị chẩn đoán ung thư:

“Tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới trung bình. Tôi học được từ mọi người xung quanh và môi trường sống rằng có thành công thì mới hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi luôn ganh đua ngay từ nhỏ.

Không chỉ học ở trường giỏi, tôi cần thành công trong mọi lĩnh vực, từ các hoạt động tập thể đến chạy đua. Tôi cần đoạt được cúp, phải được giải cao nhất. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, phẫu thuật mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi đã vào được và đạt học bổng nghiên cứu của ĐH quốc gia Singapore.

BAC SI TEO

Trong khi nghiên cứu, tôi có hai bằng phát minh, một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng tất cả thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi học hoàn tất, tôi thấy theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi quyết định bỏ ngành phẫu thuật mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.

Một người có thể không vui vẻ khi trả 20 USD cho một bác sĩ tổng quát nhưng không ngần ngại trả 10.000 USD để hút mỡ bụng, 15.000 USD sửa ngực… Do vậy, thay vì chữa bệnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp. Công việc làm ăn rất khấm khá. Bệnh nhân đến rất đông. Tôi mướn một, hai, ba rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thể nào là đủ vì tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu bành trướng sang thị trường Indonesia để làm phẫu thuật cho những người giàu ở đó. Họ phung phí tiền bạc một cách dễ dàng. Làm tiền ở đó quá dễ…

Tôi làm gì với mớ tiền dư thừa? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao? Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xe hơi. Thỉnh thoảng tôi dự đua xe ở Sepang, Malaysia. Tôi mua một chiếc Ferrari 430. Sau khi có xe, tôi mua nhà, khu nghỉ mát. Tôi nghĩ phải hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng và bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng Internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.

Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp. Đó là tôi của một năm trước đây. Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại mình hay vận động mạnh. Tôi đến Bệnh viện đa khoa Singapore và nhờ bạn học chụp cộng hưởng từ để xem có phải bị trật đốt sống hay không. Rồi tôi thực hiện PET scans và được phát hiện đang ở giai đoạn 4 của ung thư phổi. Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3-4 tháng tối đa. Tôi chán nản, tuyệt vọng.

Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa – tất cả những thứ tôi nghĩ mang hạnh phúc – khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari ngủ. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác. Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng tên là Jennifer. Khi chúng tôi đi bộ, nếu thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm thế, sao phải bẩn tay chỉ vì một con ốc sên? Sự thật là cô ta đã cảm được rằng con ốc có thể bị đạp nát chết nếu nằm đó. Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?

Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm nhưng tôi không có. Là một bác sĩ trực trong bệnh viện chuyên trị ung thư NUH (National University Hospital), tôi từng chứng kiến bao nhiêu người chết. Tôi đã thấy họ đau đớn và chịu sự tàn phá của cơ thể vì cơn đau. Tôi cũng đã chứng kiến bệnh nhân nhấn nút morphine tiêm vào máu từng giờ từng phút vì không chịu nổi sự đau đớn dày vò. Nhiều bệnh nhân phải dùng oxygene để thở hơi thở cuối cùng. Nhưng đó là công việc. Khi xong việc tôi chỉ muốn chạy ngay về nhà vì nghĩ là đã hoàn tất công việc hằng ngày.

Tôi thực sự không hiểu họ đau đớn như thế nào cho đến khi tôi là bệnh nhân. Nếu được làm lại từ đầu với cương vị một bác sĩ, tôi sẽ đổi khác. Vì tôi đã trải qua cơn đau đớn mà bệnh nhân vấp phải nên tôi rất hiểu họ chịu đựng sự dày vò của đau đớn như thế nào.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.

Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.

Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Tôi trở nên mê muội đến nỗi chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bệnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.

Nhiều khi chúng ta quên mất mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai ngoài chính mình. Điều đó đã xảy ra với tôi. Trong khi khám bệnh, đôi khi chúng ta khuyên bệnh nhân chữa trị bệnh không hẳn có, không rõ rệt và ngay cả khi không cần thiết.

Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.

Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, hạ thấp họ xuống để nâng mình lên. Điều đó đang xảy ra trong ngành y và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm mình. Tôi trả giá đắt cho bài học này. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.

Thứ hai là đa số chúng ta khi bắt đầu công việc đều chưa có “cảm giác” đối với bệnh nhân. Cho dù trong bệnh viện hay nhà thương tư cũng có vô số bệnh nhân để chữa trị. Tôi chỉ muốn bệnh nhân rời phòng làm việc của tôi càng sớm càng tốt. Đó là sự thật và trở thành một công việc bình thường hằng ngày.

Tôi đã thực sự hiểu bệnh nhân nghĩ về mình thế nào chăng? Thực ra là không. Nỗi lo sợ và lo âu của bệnh nhân và những thứ khác mà họ đã trải qua. Thực ra tôi cũng không biết đến khi tôi lâm trọng bệnh và đó là một sai lầm to nhất của hệ thống y khoa tân tiến. Chúng ta được huấn luyện để trở thành những chuyên gia y cũng như nha khoa nhưng chúng ta lại không hiểu bệnh nhân cảm nhận chúng ta như thế nào.

Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bệnh nhân.

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em. Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa. Cảm giác khủng khiếp. Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi.

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bệnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất… Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.

Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hãy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm đều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.

Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vậy. Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt. Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học…”.

*  *  *

Khi một bệnh nhân nhập viện,  bác sĩ luôn luôn thử những thử máu cơ bản là: CBC (Complete Blood Count), Electrolytes, và LFT’s (Liver Function Tests). CBC dùng để xem bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bị thiếu máu hay không. Electrolytes để xem cân bằng của các lượng muối khoáng như sodium, potassium, calcium, mangnessium, nồng độ đường trong máu và các chất chất liên hệ đến sự hữu hiệu của trái thận. Còn LFT’s để xem xét sức khoẻ của lá gan.

Nói về các thử máu để làm gì? Để hiểu là cơ thể của ta rất tinh khôn, tự điều chỉnh những gì chúng ta ăn hay uống vào, để giữ cho cơ thể luôn được…mát! Tất cả những gì đi qua bao tử đều được “rả đám” ra thành những phần tử nhỏ, những gì cần sẽ được hấp thụ và biến chế lại, còn những gì không cần sẽ bị thảy ra ngoài.

Bây giờ hãy bàn về thuốc bổ.

Thuốc bổ, vitamin, được dùng như những chất phụ cho các phản ứng sinh hoá của cơ thể và số lượng cần rất nhỏ. Vì là “phụ gia” cho nên chỉ một mình vitamin không thôi, sẽ không đủ làm cho chúng ta khoẻ! Có nghĩa là, thức ăn là chính, và vitamin chỉ là phụ.

Hầu hết những vitamin mà cơ thể cần hằng ngày đều có trong thực phẩm. Một người khoẻ mạnh trung bình có thể hấp thụ đủ những vitamin cần thiết, với điều kiện là ăn uống cân bằng, mà không nhất thiết là ăn sáng! Chỉ có những cụ già, những người bị bệnh kinh niên, bị ung thư hay AIDS, và phụ nữ mang thai mới cần thêm vitamin. Cho dù cần đi nữa, theo cơ quan FDA, mỗi ngày một viên đa sinh tố (multivitamin) là đủ.

Trong trường hợp bạn uống nhiều vitamin, cơ thể sẽ xem đó như là chất…độc và tìm cách thải ra nước tiểu. Không tin, bạn thử ngửi mùi nước tiểu, sau vài ngày uống vitamin sẽ thấy…thơm lừng…mùi thuốc bổ.

Một vài ví dụ điển hình về thuốc bổ mà nghiên cứu cho thấy uống nhiều chẳng có lợi gì cả.

Trước hết là calcium, “thuốc bổ xương”. Nghiên cứu cho thấy uống thuốc calcium nồng độ cao không làm cho xương cốt rắn chắc hơn. Đúng là trẻ em đang lớn sẽ cần calcium để tăng trưởng. Để cho calcium có thể nhập vào trong xương, cần có những tế bào xương hoạt động. Calcium nhập vào xương còn tuỳ thuộc vào các “hormone xương” khác nhau, kể cả hormone estrogen và testosterone. Khi chúng ta đã qua thời kỳ nhổ giò, những tế bào xương bắt đầu tàn lụi, hormone sút kém đi thì khả năng nhập calcium vào xương chỉ ở mức độ bảo trì, và cần rất ít.

Calcium cũng cần cho sự co thắt của bắp thịt và sự truyền tín hiệu của các dây thần kinh, ở mức độ thấp. Vì thế nồng độ calcium trong máu bao giờ cũng được bảo hoà. Cao hơn mức bình thường, bị thải ra nước tiểu, có khi nghẽn đường ống, sanh ra sạn thận. Đó là lý do tại sao, bác sĩ sẽ thử calcium khi có vấn đề như đã nói ở đầu bài. Lượng calcium tốt nhất ở trong sữa tươi, chứ không phải ở trong viên thuốc! Và, calcium nhập vào xương khi chúng ta…đi bộ!

Liên hệ đến calcium là vitamin D, thật ra là một loại hormone, giúp cho cơ thể hấp thụ calcium, chống bệnh còi xương. Chỉ cần uống một viên vitamin D là đủ cho cả tháng.

Ví dụ khác là so với ăn cá, uống dầu cá cũng không có lợi gì ráo. Những viên thuốc dầu cá không cung cấp đúng lượng omega-3 như quảng cáo so với ăn cá, ăn trái bơ, hay đậu phộng.

Hiệu ứng của nhiều thuốc vitamin khác cũng lần lượt được các nghiên cứu bác bỏ. Lý do là hầu hết các loại vitamin đóng chai chỉ là hoá chất được biến chế bằng các phản ứng hoá học. Cơ thể rất khôn, chỉ cho nhập những vitamin “tự nhiên” chứa trong thực phẫm mà thôi. Điều này làm cho một số công ty sản xuất vitamin tranh nhau cãi là thuốc của mình gần với tự nhiên hơn.

Không có gì gần với tự nhiên bằng chính…tự nhiên!.

Kế đến, hãy nói về thức ăn bổ.

Hằng ngày bạn nghe nhiều quảng cáo là thức ăn này hay thức ăn nọ bổ, khoẻ. Không có gì sai trái cả về những điều được nói, nhưng, có những điều chưa nói đến mà người tiêu thụ cần phải biết.

Một vài ví dụ điển hình nhé.

Ví dụ thứ nhất là nước cam tươi…đóng chai. Đã gọi là tươi tại sao lại đóng chai? Đúng, là nước cam được vắt từ cam tươi thu hoạch đầu mùa, tuy nhiên sau đó được chứa trong những thùng chưa containers có khi cả năm trước khi bán cho người tiêu thụ. Để tăng cường chất sợi fiber trong nước cam, người ta trộn…bột giấy vào trong đó. Ngoài ra, nồng độ đường trái cây fructose rất cao trong nước cam khi hàm lượng nước được cho bay hơi để làm cho ngọt hơn.

Trước khi nêu ví dụ kế tiếp, xin ôn lại kiến thức về…đường. Như đã nêu, một trong những thứ   khi nhập viện là lượng đường trong máu. Bạn có biết, tổng số lượng đường trong máu ở mức bão hoà chỉ vào khoảng một muỗng cà phê đường? Như vậy, khi ăn nhiều đường vào, cơ thể sẽ tìm cách cân bằng và giải quyết lượng đường thặng dư, đa phần là biến thành…mỡ. Đường trái cây fructose còn tệ hơn là đường mía glucose vì nó không tiêu được và phải chạy qua lá gan, nhọc nhằn để biến chế trước khi được tiêu thụ vào tế bào.

Ví dụ kế tiếp là sữa chua “da ua”, tức là yogurt. Đúng là sữa chua tốt cho cơ thể vì có chứa calcium và men sữa giúp tăng cường vi khuẩn tốt trong đường ruột. Tuy nhiên hầu hết sữa chua bán trong siêu thị đều được trộn đường hay trái cây khô cho…bớt chua. Một hủ yogurt có chứa 16 gram đường, trong khi đó cơ quan USDA khuyên mỗi ngày chúng ta chỉ cần có 12 gram đường (4 muỗng) mà thôi. Nên ăn sữa chua tự làm lấy, hay loại sữa chua Greek yogurt.

Liên hệ tới sữa chua là trái cây khô như nho khô chẳng hạn. Nho khô có nhiều trong các loại cereal, ăn sáng cho..bổ. Nho tươi, trái cây tươi trên nguyên tắc, ăn nhiều cũng không tốt vì có chứa đường fructose, nhưng bù lại ta có chất sợi fiber, vitamins, và…nước. Nồng độ đường trong trái cây khô cao hơn trái cây tươi gấp 5 đến 10 lần. Hơn nữa, vì khô, nên chúng ta sẽ ăn nhiều hơn là khi ăn trái cây tươi.

 Ví dụ cuối cùng là sữa đậu nành. Đúng là đậu nành cung cấp nguồn protein và được sử dụng trong nhiều món ăn chay. Tuy nhiên hầu hết đậu nành ở Mỹ là sản phẩm GMF/ GMO (Genetic Modified Foods, Genetic Modified Organism). Thực phẫm GMF, súc vật GMO có DNA được thay đổi để chống…thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, chống bệnh tật, hấp thụ nhiều thuốc trụ sinh và hormone. Các bạn chắc đã từng vào Costco hay Home Depot để mua thuốc trừ cỏ dại Round Up? Thuốc này và các loại thuốc trừ sâu được phun “tưới hột sen” vào các loại cây, trái GMF. Dĩ nhiên, vì đã bị thay đổi DNA, các loại cây này không chết vì sâu bọ, và thuốc xịt, nhưng thuốc lại thấm vào cây và truyền vào súc vật và người tiêu thụ.

Ngoài ra, sữa đậu nành bán ở siêu thị Mỹ còn chứa chất carrageenan làm cho sữa
giống như sữa” có thể gây ra ung thư ruột già
. Riêng đậu nành, có chưa các chất sau đây:

Chất phyto-estrogen, tương tự như hormone nữ estrogen có thể làm xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt và làm khó có thai, và thậm chí nghi ngờ tăng nguy cơ ung thư vú.
Chất haemagglutinin, làm cho các tế bào máu chụm lại với nhau, dễ nghẽn mạch máu.
Chất phytic acid ngăn chận sự hấp thụ các chất như calcium, magnesium, chất đồng copper, chất sắt và kẽm.
Chất nhôm, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, trái thận, và bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Chất isoflavones- genistein and daidzein, có thể kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư vú.
Chất goitrogens, làm giảm sự hoạt động của tuyến giáp thyroid, gây ra suy tuyến giáp.

 Dĩ nhiên, thông tin của bài viết này không nhằm doạ nạt bạn đọc, không được ăn đậu nành, uống nước cam, ăn sữa chua hay uống thuốc bổ… Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên giữ những thuốc bổ và đồ ăn bổ ở mức tối thiểu.

Ăn uống đồ bổ nhiều chưa hẳn là khoẻ. Ăn đồ cao lương mỹ vị chưa hẳn là tốt. Bổ nhiều quá chỉ có hại cho sức khoẻ mà thôi.
BS Hồ Ngọc Minh

“Đại Gia Rác, Việt Kiều Yêu Nước” David Dương Ôm Đầu Máu Bỏ Của Chạy Lấy Người Thoát Khỏi Thiên Đường CsVN?

“Đại Gia Rác, Việt Kiều Yêu Nước” David Dương Ôm Đầu Máu Bỏ Của Chạy Lấy Người Thoát Khỏi Thiên Đường CsVN?

Sunday, June 12, 2016:

VietPress USA (12/6/2016): Nhà “đại Việt kiều Yêu nước” có nhiều bằng cấp do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ CsVN Nguyễn Tấn Dũng; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CsVN Phạm Bình Minh trao tặng; có “vinh dự” đọc diễn văn ca ngợi đảng CsVN và Nhà nước CHXHCNVN trong Đại hội Họp Mặt Kiều Bào Mừng Xuân Quê Hương Ất Mùi 2015; có công thu xếp các phái đoàn CsVN qua kết nghĩa “Sister Cities” với nhiều thành phố ở Hoa Kỳ.. hôm nay được chính thức ôm đầu máu bỏ của chạy lấy người!

 
David Dương

Tin từ Hà Nội vừa tiết lộ rằng văn phòng Trung ương đảng CsVN và Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định theo yêu cầu của liên Bộ Tài Chánh và Bộ Tài Nguyên Môi trường cho thanh tra thuế vụ; thanh tra vi phạm môi trường, truy thu trốn thuế và xử lý các vi phạm của “Kiều bào Yêu nước của ta” là “Vua rác David Dương” liên quan đến hoạt động đầu tư “công nghệ mới nhất của Mỹ” về chôn rác tại dự án xử lý rác thải ở Đa Phước thuộc thành phố Saigon.

Trên báo mạng “Tình Thương & Cuộc Sống” (http://tinhthuongvacuocsong.com/dai-gia-rac-david-duong-lai-tay-khong-bat-giac-xu-ly-rac-o-long-an/) mở đầu bài viết về “Việt kiều Rác” dưới tựa đề “Đại gia rác” David Dương lại “tay không bắt giặc” xử lý rác ở Long An” đã viết như sau:

“Chủ đầu tư nhiều tai tiếng:

Ông David Dương, Tổng Giám đốc Công Ty Cổ Phần (CTCP) Xử lý chất thải Việt Nam – Long An là một Việt kiều Mỹ, và là người sáng lập VWS (Vietnam Waste Solution). VWS là chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (gọi tắt là bãi rác Đa Phước) tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.000 tấn rác của thành phố với khá nhiều “tai tiếng” trong thời gian gần đây.

“Những tai tiếng của VWS đã được ông Lê Mạnh Hà, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nay là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nêu ra và đăng tải công khai trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là việc UBND TP.HCM thanh toán chi phí cho VWS cao hơn so với các doanh nghiệp cùng sử dụng công nghệ chôn lấp.

 
David Dương được Thủ tướng CsVN khen thưởng

“Hàng năm ngân sách TP.HCM chạy vào khoản lợi nhuận của doanh nghiệp này 3 triệu USD. Chưa kể Nhà nước phải thanh toán tăng hằng năm 3% giá xử lý rác cho VWS, trong khi các doanh nghiệp khác không được tăng như vậy. Bên cạnh đó là việc bất hợp lý khi đóng cửa bãi chôn lấp số 3 Khu xử lý rác Phước Hiệp để chuyển về khu xử lý rác Đa Phước của VWS. Và vì sao mấy năm qua TP.HCM không thực hiện đấu thầu xử lý rác?

“Trên thực tế, bãi rác Đa Phước được cho là có sự “can thiệp công nghệ” hiện đại của Mỹ, và TP.HCM mỗi ngày phải mất hơn 49.000 USD để chi trả cho việc xử lý rác ở đây. Công nghệ hiện đại ở đâu chưa thấy, nhưng việc gây ô nhiễm từ bãi rác này khiến người dân quanh vùng lên tiếng phản đối kịch liệt.

“Kết luận của Thanh tra TP.HCM mới đây về hoạt động của bãi rác Đa Phước cho thấy nhiều điểm bất thường về chủ đầu tư VWS. Vì theo hợp đồng VWS ký với Sở TN&MT TP.HCM vào ngày 28/2/2006, VWS sẽ tiếp nhận khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sau đó tiến hành phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ chôn lấp.

“Tuy nhiên, trên thực tế VWS chưa thực hiện phân loại, tái chế như hợp đồng mà chôn lấp toàn bộ với công suất 3.000 tấn/ngày trong thời gian 24 năm. VWS cũng chưa thực hiện đúng giấy phép đầu tư số 2535 cấp ngày 28/12/2005 khi không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500 – 3.000 tấn/ngày.

 
David Dương được bầu là Kiều bào tiêu biểu nhất năm 2015 đang đọc diễn văn trước Đại hội Kiều bào Xuân 2015

“Tại khâu xử lý nước rỉ, bãi rác Đa Phước đưa vào hoạt động từ năm 2007 nhưng phải đến 31/12/2015, Sở TN&MT mới ban hành quy định về kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác cung ứng dịch vụ. Như vậy, trong vòng 8 năm hoạt động, bãi rác Đa Phước không có ai giám sát về các công tác cung ứng dịch vụ.”

Ngày 29-3-2016, trên trang tin tức của VOA (http://m.voatiengviet.com/a/ong-david-duong-va-dau-tu-rac-o-viet-nam/3259702.html) có đăng tải bài phỏng vấn của ông Bùi Văn Phú hỏi ông David Dương với phần mở đầu rằng:

Công ty rác California Waste Solutions (CWS) do một người Việt làm chủ đã hoạt động ở California trong hơn hai thập niên, hiện có hợp đồng thu gom rác cho hai thành phố Oakland và San Jose ở miền bắc California.

Năm 2005, ông David Dương là tổng giám đốc của CWS quyết định đem công nghệ rác từ Hoa Kỳ về Việt Nam và đã mở ra công ty con là Vietnam Waste Solutions (VWS) với dự án khu liên hợp xử lý chất thải tại Đa Phước thuộc Tp Hồ Chí Minh.

Trong thời gian đầu các cơ quan truyền thông trong nước hết lời ca ngợi VWS là một đóng góp của Việt kiều từ Mỹ trong việc đầu tư giúp đất nước phát triển. Nhưng hơn một năm qua báo chí trong nước lại nhắc VWS đến với nhiều thông tin rất tiêu cực.”

Ông Bùi Văn Phú viết trên VOA hỏi rằng “trong một buổi họp giữa tân Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh là ông Đinh La Thăng với các nhà đầu tư nước ngoài, bà Huỳnh Thị Lan Phương, phó tổng giám đốc của VWS, đã phát biểu một câu mà báo Tiền Phong Online có ghi lại: “Em nói xong không biết có còn về Mỹ được không”. Câu nói đó gây nhiều hoang mang cho Việt kiều về nước đầu tư, thưa ông David, chuyện gì đã xảy ra với công ty VWS?”

Ông David Dương nói rằng vào “Thời điểm đó bà Lan Phương có bức xúc về những khó khăn về thuế má, hợp đồng của công ty. Trong buổi họp, bà ấy đã đăng ký để phát biểu nhưng chương trình gần hết rồi mà không thấy kêu bà phát biểu nên bà giơ tay lên. Trong lúc bức xúc đó vì nói hết mọi chuyện sợ là quá dài, vì công ty của chúng tôi đang bị nói xấu, đánh phá và có một mạng xã hội trên Facebook còn nhân danh phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ cũng đánh phá chúng tôi, đưa lên nhiều bài nói xấu có ảnh hưởng đến công ty, vì quá bức xúc nên bà Lan Phương đã có những phát biểu như thế.”

Ông David Dương kể ra các khó khăn của công ty VWS hiện nay là ông làm tốt, công nghệ kỹ thuật chôn rác cao, tiền lãnh giá cao; trong khi những Công ty trong nước cũng sử dụng công nghệ tốt nhất nhân loại là chôn rác như thế mà lại lãnh tiền giá thấp, không được ưu đãi về giảm miễn thuế; ít được báo chí truyền thông ca ngợi nên sinh loi2ng ganh ghét đố kỵ với công việc đầu tư của VWS và cá nhân ông; moi chuyện cũ từ năm 2005, 2006 ra nói hoài như vụ Thành phố trả trước USD 9 Triệu.. v.v. và v.v…!

 
David Dương tặng 1 Tỷ 427.040.000 ĐVN
cho chương trình địa phương CsVN.

Ông David Dương cũng giải thích rằng Công ty xử lý rác thải Phước Hiệp đã hoạt động 10 năm rồi mà không đầu tư gì cả, không hiệu quả nên tự nhiên Thành phố đóng cửa và lấy số rác thải 2.000 tấn mỗi ngày của bãi rác Phước Hiệp giao cho bãi rác Đa Phước của ông David Dương xử lý giúp. Ông David Dương nói :”Phước Hiệp là dự án của công ty môi trường đô thị. Họ đã không đầu tư và thực hiện công việc đến nơi đến chốn, vận hành không đúng như để nước dơ tràn xuống sông, ngấm vào hệ thống nước ngầm, vì vấn đề bảo vệ môi trường nên nhà nước quyết định đóng cửa và giao cho mình trên 2 nghìn tấn rác. Nên có thể họ nghĩ là do tác động của mình. Thực sự chúng tôi không tác động vào việc đó vì mình có hợp đồng với thành phố để xử lý 3 nghìn tấn rác tối thiểu một ngày. Mình chỉ muốn đem công nghệ từ Mỹ về và làm công việc cho được tốt. Còn bên Phước Hiệp từ đó đến nay đã mười năm rồi mà không đầu tư đến nơi đến chốn, không nhẽ họ nhận chi phí thấp hay sao? Mình không có tham vọng làm hết mọi chuyện vì ở thành phố hiện nay cũng còn vài ba dự án xử lý rác nữa. Tuy nhiên nay đã có văn bản cho biết đến năm 2020 sẽ đóng cửa các bãi rác của thành phố.”

Ông David Dương ký hợp đồng xử lý rác tới 50 năm vào ngày 28/2/2006, đã làm được 10 năm 4 tháng 10 ngày tính cho đến ngày hôm nay 12/6/2016. Ông cho biết nếu đáng cửa bãi rác Đa Phước thì Thành phố sẽ ưu ái dành đất cho ông chuyển về Khu xử lý Môi Trường Xanh ở Long-An mà ông đã ký kết với vốn đầu tư USD500 Triệu.

Tuy nhiên trong bài viết “Tay không bắt cọp” nói về đầu tư của David Dương tại Dự án Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An, báo mạng “Tình Thương & Cuộc Sống” chỉ ra rằng: “Khi những tai tiếng tại dự án Đa Phước vừa được công bố không bao lâu, Sở TN&MT tỉnh Long An lại khiến dư luận đặt nhiều dấu chấm hỏi khi đặt bút ký bản hợp đồng với chủ đầu tư VWS.

“Theo quy hoạch, Khu Công nghệ Môi trường xanh thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cách trung tâm TP.HCM khoảng 55-60km (đi theo hướng Quốc lộ 1A) có diện tích 1.760 ha. Tuy nhiên, thực tế khu đất dự án này do UBND TP.HCM chi tiền ngân sách đền bù giải phóng mặt bằng và VWS dù không tốn bất cứ chi phí nào, vì sao vẫn nghiễm nhiên là chủ đầu tư của dự án?

“Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện trạng dự án chỉ mới thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa được san lấp mặt bằng, chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cấp điện, cấp nước) và do khu vực chưa có đường vào nên việc di chuyển đến khu công nghệ này từ hướng Quốc lộ 1A hoàn toàn được thực hiện bằng phương tiện đường thủy.

“Hiện vẫn chưa rõ dự án này đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường hay chưa? Theo các chuyên gia, khu vực dự án nằm ở vùng lõi của vùng Đồng Tháp Mười, nếu các yếu tố môi trường không đạt tiêu chuẩn 100% theo quy định của Nhà nước sẽ đe dọa đến môi trường sinh thái và môi trường sống của hàng triệu người dân khu vực này.”

Báo báo mạng “Tình Thương & Cuộc Sống” cho hay rằng ông David Dương chỉ “mượn đầu heo nấu cháo” mà thôi vì ông không có vốn đầu tư, ông chưa làm dự án mà đã đem cầm cố mượn tiền! Báo nầy viết: “Có thể khẳng định, hiện VWS không có năng lực xử lý rác cho tỉnh Long An và việc ký kết hợp đồng này hoàn toàn có thể bị chủ đầu tư lợi dụng để vay, huy động vốn. Trên thực tế, vừa qua VWS đã công bố ký kết hợp đồng vay 148 triệu USD với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho giai đoạn 1 của dự án Khu công nghệ Môi trường xanh Long An.

“Tài sản thế chấp cho khoản vay này được mô tả: “Tài sản hình thành trong tương lai thuộc khu dự án Khu công nghệ môi trường xanh theo hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai số 01/2016/7839490/HĐBĐ ký ngày 7/4/2016 giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm gồm toàn bộ lợi ích thu được từ dự án, máy móc thiết bị và công trình xây dựng thuộc dự án”.

“Theo tìm hiểu của phóng viên, thì dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đã được VWS mang đi “cắm” tại BIDV từ năm 2006 đến nay. Như vậy, phải chăng các cơ quan chức năng nên thẩm định lại năng lực tài chính của nhà đầu tư này vì theo như công bố của VWS thì vốn đầu tư giai đoạn I của Khu Công nghệ Môi trường xanh lên đến 500 triệu USD.”

Trong khi đó, báo Pháp Luật CsVN ca ngợi ông David Dương vì tinh thần yêu quê hương, yêu dân tộc của ông như sau (http://plo.vn/thi-truong-tieu-dung/doanh-nhan-viet-kieu-va-trach-nhiem-que-huong-479559.html ):

“Mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho đất nước, ý chí và sự quyết tâm là đặc điểm khiến ai cũng phải nể phục khi nhắc đến ông David Trung Dương (còn gọi là David Dương), Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions –  VWS).

“Cho dù tôi hay mọi người ở khắp nơi trên thế giới hay ngay tại Việt Nam thì đều mong muốn được cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho đất nước mình…” – ông David Dương mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.

Báo Pháp Luật hỏi: “Có người nói rằng khi đi xa, cho dù bôn ba mưu sinh ở bất kỳ đâu, người ta vẫn nhớ, lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về nơi mình được sinh ra. Và bằng cách này hay cách khác họ sẽ cố gắng đóng góp để phát triển đất nước. Là một doanh nhân Việt kiều, cá nhân ông cảm nhận thế nào?

“Ông David Dương: “Tôi nghĩ rằng câu nói này rất đúng về niềm khát khao được đóng góp một cái gì đó cho quê hương Việt Nam. Không chỉ của riêng tôi mà tôi tin rằng rất nhiều người gốc Việt đang định cư trên toàn thế giới đều có mong muốn như vậy. Bản chất của người Việt Nam mình vốn rất yêu quê hương, luôn hướng về đất nước.

“Tôi rất tự hào vì mình là một trong những người gốc Việt đầu tiên làm về thu gom và tái chế rác ở Mỹ. Công việc của mình không chỉ tạo ra việc làm cho vài trăm công nhân viên nước sở tại mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Tôi luôn ao ước có thể cống hiến những thành quả như vậy tại Việt Nam. Và tôi đang làm theo nguyện vọng của đấng sinh thành là thành lập Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam. Mỗi ngày, công ty tôi nhận xử lý 3.000 tấn rác. Khi thấy công việc của mình đem lại nhiều nguồn lợi về môi trường, sức khỏe cho người dân, tôi cảm thấy mãn nguyện.”

 
David Dương trong lễ ký kết đầu tư USD500 Triệu lập nhà máy rác tại khu Môi Trường Xanh Long An

Là “đại Kiều Bào Yêu nước như thế, yêu đảng, yêu Xã Hội Chủ nghĩa như thế”, ông David Dương đã tích cực đóng góp nhiều thứ để được giới lãnh đạo phe nhóm trước đây cho nhiều ưu ái miễn giảm thuế, khỏi thanh tra.. nước thải của rác thúi chảy tràn vào nhà dân ở vùng Đa Phước, dân biểu tình thì quan lớn cho công an trấn áp dọa nạt cũng như tình trạng dân biểu tình vì môi trường cá chết hiện nay.. Lấy tiền rác cho mấy tên cầm đầu đảng và Chính phủ thuộc phe cũ ăn, nay phe mới đang “bới lông tìm vết” để diệt tội ác tham nhũng của phe cũ.. và con vịt bầu David Dương bắt đầu bị đưa ra làm thịt!

Bộ Tài Chánh Hà Nội phúc trình cho biết mức truy thu trốn thuế của Công ty VWS do ông David Dương làm chủ trong 10 năm hoạt động vừa qua sẽ trên 10 Triệu USD. Có tin nói là USD 12 Triệu tiền truy thu trốn thuế. Ngoài ra khoản tiền phạt kinh doanh trốn thuế sẽ bị mức phạt 150% tức khoảng USD 15 Triệu nữa.

Từ khi ông David Dương nhận được Giấy phép Đầu tư khu xử lý rác thải Đa Phước ngày ngày 28/2/2006, nước thải ô nhiễm sình hôi cả vùng Đa Phước dân kêu cứu, báo chí phản ảnh nhưng chưa hề có lần nào bị phái đoàn điều tra Môi trường đến thăm hỏi xem xét. Cho đến khi Hà Nội đưa ông tân Bí thư Thành ủy Saigon là ông “Vớt bèo” Đinh La Thăng vào thì mới có phái đoàn Thanh tra của Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố đi điều tra kết luận những điều tệ hại không như Công ty VWS báo cáo và quảng cáo lâu nay!

 
Dư án Môi trường Xanh Long An

Hiện nay trước làn sóng dân đòi “Môi trường Sạch”, thay vì phải có biện pháp đối với Nhà máy Formosa thì Hà Nội cho làm thịt “Kiều bào ta có công vì đảng, vì nhà nước XHCNVN và vì nhân dân Việt Nam anh hùng” David Dương để làm gương.

Theo kế hoạch của CsVN và Trung Quốc thì những Công ty nào từ Hoa Kỳ hiện đang hoạt động tại Việt Nam sẽ lần lượt bị thanh tra, phạt thuế, bị sách nhiễu và kết quả bị “tự rút lui” hoặc “bị đóng cửa” để không còn ảnh hưởng của Mỹ dù tời đây Việt Nam sẽ vào làm thành viên của Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership).

CsVN sẽ ưu tiên cho các Công ty từ Bắc Âu hoặc các Công ty Trung quốc đội lốt dưới danh nghĩa Đài Loan (giống như Formosa) hay các quốc gia khác, nhất là Lào và Campuchia vào đầu tư, hợp tác với Việt Nam để xuất hàng hóa Trung Quốc qua thị trường Mỹ và các nước trong khối TPP trong thời gian tới.

Chúng tôi nhận được tin rằng sau khi làm thịt “Việt kiều yêu nước, Kiều bào ta ở hải ngoại” David Dương thì sẽ có thêm ít nhất 2 Công ty Việt kiều ở Mỹ làm ăn tại Việt Nam sẽ bị giũ sổ. VietPress USA đang theo dõi và sẽ tường trình tiếp đến đọc giả khắp nơi.

Dù có tin chắc chắn rằng, chính quyền Hà Nội sẽ có biện pháp dứt điểm đối với “Đại gia rác” David Dương trong tuần nầy; nhưng chúng tôi vẫn khẳng định rằng tin nầy được loan dè dặt. Trong thời gian TT Barack Obama về Việt Nam, mặc dầu ông David Dương rất muốn đi trong đoàn doanh nghiệp Mỹ tháp tùng Tổng Thống; nhưng ông David Dương đã không “dám” xuất hiện. Thà là bỏ của chạy lấy người còn hơn vừa bị “ủ tờ” vừa bị tịch thu toàn bộ tài sản. Nếu với mức truy thu thuế và mức phạt thuế tối thiểu 20 Triệu USD, chắc chắn ông David Dương không có khả năng chi trả và như vậy nhà máy xử lý rác thải của ông nếu có máy móc hiện đại gì thì sẽ bị tịch thu. Ông “Việt kiều yêu nước” đã dạy cho CsVN biết cách xử lý rác thải thì nay đã đến lúc họ tự làm lấy và bắt ông phải ói ra cho họ ăn những gì ông đã nuốt vào lâu nay từ bãi rác Đa Phước!

Hạnh Dương
www.Vietpressusa.com 

HÀ NỘI NIỀM TIN và HY VỌNG !

Facebook  Nguyễn Thành Luân

HÀ NỘI NIỀM TIN và HY VỌNG !

Mặt hồ gươm đã không in bóng rùa
Rồi tàn phá tan hoang ôi hàng cây
Đường ngập nước mênh mông năm cửa ô
Nghe tiếng người kêu than sầu ai oán …

Na noi

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú thêm: Xe bị ngập nước như thế này thành phế thải.Thiệt hại vô cùng to lớn sau cơn mưa.