Tân Đại Việt tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy và hội thảo chính trị

 Tân Đại Việt tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy và hội thảo chính trị

July 24, 2016

Nguoi-viet.com  

Bàn thờ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy trong một buổi lễ tưởng niệm. (Hình: Ban tổ chức cung cấp)

Bàn thờ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy trong một buổi lễ tưởng niệm. (Hình: Ban tổ chức cung cấp)

Linh Nguyễn/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Đảng Tân Đại Việt sẽ tổ chức lễ tưởng niệm cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và hội thảo chính trị về “Những Bài Học Rút Ra Từ Cộng Sản và Hậu Cộng Sản Ở Nga và Ukraine,” từ 12 giờ 30 trưa đến 4 giờ 30 chiều Chủ Nhật, 31 Tháng Bảy, tại Trung Tâm Cộng Đồng Westminster, 8200 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.

Nhà báo David Satter tại một buổi hội thảo. (Hình: Ban tổ chức cung cấp)

Nhà báo David Satter tại một buổi hội thảo. (Hình: Ban tổ chức cung cấp)

“Đây là năm thứ 26 chúng tôi tổ chức lễ tưởng niệm cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, nhưng đặc biệt năm nay chúng tôi còn nhắm vào sự tham gia hội thảo chính trị của các bạn trẻ,” ông Hoàng Đình Khuê, trưởng ban tổ chức, nói với nhật báo Người Việt.

“Vì thế, chúng tôi mời một vài khuôn mặt trẻ hiện đang sinh hoạt trong cộng đồng, như cô Nancy Nguyễn, người bị Cộng Sản Việt Nam bắt giữ, vì tranh đấu cho dân chủ trong thời gian Tổng Thống Obama sang thăm Việt Nam mới đây,” ông Khuê nói.

“Với đề tài hội thảo lần này, Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, phó chủ tịch Đảng Tân Đại Việt, và tôi, trưởng ban tổ chức, sẽ phối hợp ý kiến của các tham dự viên trẻ, cùng nhà báo Mỹ David Satter, để rút tỉa những bài học từ chế độ cộng sản và hậu cộng sản tại Nga và Ukraine,” trưởng ban tổ chức nói thêm.

“Sở dĩ chúng tôi mời nhà báo Mỹ này, vì ông David Satter được coi là một chuyên gia về chế độ cộng sản tại hai nơi này, và là ký giả duy nhất bị Tổng Thống Putin tống xuất trong thời hậu cộng sản,” ông Khuê nói.

Theo ban tồ chức, người ký giả Mỹ từng sống tại Nga và là tác giả nhiều cuốn sách viết về chế độ cộng sản. Cuốn sách gần nhất của ông vừa được xuất bản, mang tên “The Less You Know, The Better You Sleep.”

Anh Nguyễn Kim Bình, một người trẻ, sẽ tham dự hội thảo với tư cách cá nhân, cho biết: “Tôi đã đọc vài tác phẩm của nhà báo Satter và gặp ông vài lần khi tham dự lễ tưởng niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy trong những năm trước, nên lần này tôi muốn tham gia, đóng góp ý kiến. Mới đây mà Liên Xô sụp đổ đã 25 năm rồi.”

Ban tổ chức cho biết: “Nga từ cộng sản chuyển sang chế độ đạo tặc (kleptocracy). Ukraine từ cộng sản chuyển sang chế độ đạo tặc rồi sang dân chủ. Các bài học nào chúng ta cần rút ra từ hai quốc gia này. Thảo luận sẽ dùng cả hai ngôn ngữ Anh và Việt.”

Buổi sinh hoạt sẽ được ban tổ chức trực tiếp truyền qua Facebook, Paltalk, Internet, và YouTube.

“Sự quan tâm và tham dự của đồng hương sẽ củng cố tinh thần, tạo sự phấn khởi cho những nhà dân chủ đang tranh đấu, và chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi để tránh sai lầm cho đất nước Việt Nam,” trưởng ban tổ chức kêu gọi.

Theo trang web của Đảng Tân Đại Việt, cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy sanh ngày 2 Tháng Mười Một, 1924 tại Chợ Lớn, nhưng quê chánh thuộc làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Ông tốt nghiệp tiến sĩ chính trị học năm 1963 Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế thuộc Viện Đại Học Paris. Ông từng là phụ khảo tại Đại Học Luật Khoa (Viện Đại Học Havard) từ năm 1976. Trước năm 1975, khi còn ở Việt Nam, ông từng giảng dạy tại các viện đại học dân sự và quân sự; và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam Việt Nam.

Về chính trị, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy từng là hội viên Ủy Ban Danh Dự của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do (1986) và Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ Việt Nam từ năm 1981. Ông là đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng từ năm 1945 đến 1964.

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời 9 giờ 30 tối, ngày 28 Tháng Bảy, 1990 tại Paris, Pháp.

Mọi chi tiết, xin liên lạc (714) 655-0585 hay (714) 414-8640, hoặc Lê Minh Nguyên (714) 719-5220 [email protected]. Trang web: www.tandaiviet.org.

Bất ngờ phát hiện số tiền lớn . . .

Với giá 20 đô la từ một cửa hàng từ thiện. Thật không ngờ là họ đã phát hiện ra 41 nghìn đô được giấu bên trong chiếc ghế cũ này. Tuy nhiên, cả 3 người sau đó lại có một quyết định không ngờ khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Nếu là một trong ba sinh viên này, bạn sẽ xử lí như thế nào với số tiền từ trên trời rơi xuống này?

Không phải mua vé số, cũng không tham gia một trò chơi may mắn nào, ba sinh viên này đã “nhận” được 41 nghìn đô la (tương đương 900 triệu đồng) khi mua về một món đồ cũ.

Được biết, ba sinh viên này cùng thuê một căn hộ sống cùng nhau ở thành phố New York (Mĩ). Và chiếc ghế sofa cũ với giá 20 đô la được mua tại cửa hàng từ thiện, đã vô tình mang đến cho họ số tiền khá lớn, khiến cả ba người đều không thể tin vào sự thật này.

BAT NGO 1

Ban đầu, họ phát hiện ra 700 đô la từ chiếc ghế sofa, nhưng vì nghi ngờ nó có thể sẽ chứa một kho báu lớn hơn thế, nên ba sinh viên này đã tiếp tục tìm kiếm. Quả không sai khi họ đã tìm thấy 41 nghìn đô ngay sau đó. Lúc ấy, cả ba sinh viên đều không thể kìm nén sự bất ngờ và vui mừng.

Thế nhưng, sau vài phút lấy lại bình tĩnh, họ bắt đầu nghĩ đến việc sẽ làm gì với số tiền lớn này. Với một số tiền được xem là từ trên trời rơi xuống, và không phải do trộm cắp có được, cả ba người đã nghĩ đến chuyện tiêu số tiền này vào những thứ mình thích.
BAT NGO 2

Tuy nhiên, chiếc phong bì có ghi tên phía ngoài đã thức tỉnh họ rằng đây không phải là số tiền có thể lấy đi tùy tiện, và nó cần được trở về tay chủ nhân của mình. Vậy nên, cả ba người đã quyết định đem câu chuyện này kể cho ba mẹ mình để nhờ người lớn tư vấn cách xử lí tốt nhất. Và ba mẹ đã cho họ lời khuyên rằng nên giữ im lặng, và đi tìm người chủ của số tiền.

Cuối cùng, họ cũng biết được số tiền này là của một bà lão. Và đây là số tiền mà người chồng quá cố của bà đã để lại cho vợ mình. Nhưng thật không may, trong thời gian bà buộc phải nhập viện để thực hiện ca phẫu thuật, thì các con bà lại mang chiếc sofa cũ bán đi để thay vào một chiếc khác mới hơn.

Bà đã rất vui mừng khi nhận lại được số tiền tưởng chừng như không cách nào có thể tìm lại được nữa. Với bà, đây chính là một sự may mắn thật đặc biệt. Và bà đã hậu tạ ba bạn trẻ tốt bụng bằng một bữa tối cùng 3000 đô la thay cho lời cảm ơn.

Tiền là thứ khiến người ta có thể dễ bị làm mờ mắt và nổi lòng tham. Nhưng không phải vì thế mà nó có thể điều khiển nhân cách của một con người. Ba bạn sinh viên trong câu chuyện này chính là những tấm gương sáng về lòng trung thực và dũng cảm vượt qua những lợi ích cá nhân để nghĩ về người khác.

hoalyly@ sưu tầm

Để là HIỆP HỘI GIÁO DÂN trong Hội Thánh Hoàn Vũ thì Mỗi Song Nguyền Cần Làm gì?

Để là HIỆP HỘI GIÁO DÂN

trong Hội Thánh Hoàn Vũ

thì Mỗi Song Nguyền Cần Làm gì?

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ Tịch Uỷ Ban Gia Đình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã gợi ý cách đây ít lâu là Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình có điều kiện để xin Toà Thánh nhận là Hiệp Hội về Đời Sống Gia Đình trong Giáo Hội Hoàn Vũ (“Giáo Dân” hay “Giáo Hoàng”? Đang thỉnh bàn việc này).

Đây là sự kiện lớn cho Chương Trình đã phục vụ gần 30 năm, được Thánh Trên Trời, là Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II chúc lành và ký vào Huy Hiệu ngày 28, 10, 1994. Nay thêm phúc lành khi Đức Chủ Tịch UB/GĐ/HĐGM/VN nhận là đáng tín nhiệm về nội dung và thực hành, có điều kiện trở thành Hiệp Hội Hoàn Vũ.

Điều kiện đó là gì? Các song nguyền cần sống điều kiện ấy thế nào để là thành viên của Hiệp Hội Hoàn Vũ? Cần thiết là “Hãy biết mình – Know thyself ” (Socrates #470BC), nên bài này chia sẻ ít điều Chương Trình đang thực hành.

  1. Từ 30 năm trước, linh mục sáng lập (lmsl) đã đưa ra “đường sống” hay điều kiện sống chuyên biệt, cô đọng trong nội dung và phương pháp hay thuật sống cụ thể.  Căn tính “ID” này quan trọng nhất, nếu thiếu là thiếu tất cả, không có Chương Trình TTHNGĐ.
  2. Trong Mục Đích “Yêu thương Gần Gũi bằng Việc Làm”, mỗi từđều dựa trên Kinh Thánh.

-Từ “Yêu thương” là yếu tính của Thượng Đế vì “Thiên Chúa là tình yêu” (IJn. 4:8).

-Từ “Gần gũi” diễn tả việc Nhập Thể của “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Jn. 1: 14). Rồi Chúa gần gũi tới mức thâm nhập vào tận tâm can mỗi người khi Rước Mình Máu Thánh Chúa (cf. Mt. 26: 27-28); v.v.

-Từ “bằng Việc Làm” là do “Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm” (Jn. 5: 17), và “Đức Tin không Việc Làm là đức tin chết” (cf. Jas. 2: 17). Cụm từ này thêm vào sau, khoảng 20 năm nay.

Lmsl đã rút tỉa từ Linh Thao của Thánh Inhaxiô Loyola, từ “Lectio Divina”, và từ “Centering Prayer”, đưa ra việc đọc một đoạn Kinh Thánh trước mỗi Buổi trong Khóa, hay trước mỗi Buổi Họp. Sau lại Kiện Toàn bằng phương thức Suy Tôn Lời Chúa. Cầu Nguyện qua KT theo ba bước cụ thể “Đọc – Chọn – Niệm”. Do liên hệ sít sao với KT, mà Thánh Inhaxiô Loyola là Bổn Mạng Thánh Nam của Chương Trình, Lễ Kính ngày 31 tháng 07 hàng năm.

  1. Trong Nền Tảng “Đá Nở Hoa Năm Cánh, là Khiêm nhường Biết lỗi, Nhậnlỗi, Xinlỗi, Sửalỗi, Tha lỗi”, thì:

-Từ “Đá” lấy theo Cựu Ước, việc Mười Giới Răn được ghi trên đá (cf. Ex. 34: 28). Việc Thánh Maisen đập gậy vào đá, và đá tuôn trào ra nước cho dân uống thoả thuê (cf. Ex. 17: 6-7). Rồi lấy theo Tân Ước, khi Chúa Giêsu công bố thánh Phêrô là “đá”, trên đá này Ngài xây Giáo Hội… (cf. Mt. 16: 18); v.v.

-Từ “Nở Hoa Năm Cánh” nhắc nhở ta là do Năm Dấu Thánh trên Mình Chúa mà nẩy sinh Ơn Cứu Chuộc cho từng người trong nhân loại, gồm có tôi và bạn đang đọc.

-Cụm từ “Biết, Nhận, Xin, Sửa, Tha lỗi” vừa siêu nhiên vì như mang Năm Dấu Thánh của Chúa, vừa tự nhiên vì mình cần làm cho từng người mình có liên hệ, theo như điều mình đã niệm, chiêm niệm trong đời sống của Chúa.

-Từ “Khiêm nhường” là dấu ấn của “Con Đường” mà Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã thực hành theo Kinh Thánh “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt. 11: 29).

Cách đây chừng 56 năm, lmsl đọc sách “Một Tâm Hồn” của Thánh Têrêsa tự thuật về đời sống của Ngài. Truyện Tự Thuật này gây ấn tượng mạnh về Khiêm Nhường Phó Thác, nên từ khởi đầu, lmsl đã xin các song nguyền nhận “Chị Têrêsa” là Bổn Mạng Thánh Nữ của Chương Trình, Lễ Kính ngày 01 tháng 10 hàng năm.

  1. Trong Phương Pháp “Ý chí Cảm nghiệm Cụ thể để Thay đổi Đời sống, bằng cách Khiêm nhường Nói Ra Một Yếu đuối Mình Đang chiến đấu”, có tiềm ẩn nhiều thực tế trong Kinh Thánh, như “Ý chí” trong Kinh Lạy Cha. Nếu muốn có ý chí (will power) thì phải có ý định (will) thật cương quyết. Cụm từ ‘Thay đổi Đời Sống’ chính là làm theo Kinh Thánh “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (cf. Mk. 1: 15).

Phương Pháp cảm nghiệm này là đặc điểm của Tâm Lý Thực Nghiệm đương thời. Khi lmsl áp dụng trong Khóa và các sinh hoạt sau Khóa, thì nó trở thành “tự nói ra một việc cụ thể để giải thoát mình”. Vì là một hệ thống, có từng giai đoạn để thực hành, nên khó ghi lại trong ít hàng.

Tuy nhiên “xem quả biết cây”. Có người muốn ly dị sau khi cưới mấy chục năm, nay dự Khóa trong hai ngày, mà thay đổi 180 độ, quyết ý ở lại với nhau.

  1. Bầu Khí Tin Cậy Cởi Mở là hậu quả, nhờ vậy các song nguyền sống thoải mái hồn nhiên, quấn quít gắn bó nhau như ruột thịt, hay còn hơn nữa. Thiếu bầu khí này, thì đó là dấu các song nguyền đi xa “con đường” theo mục đích, nền tảng, và phương pháp thực nghiệm ở trên. Đường này khởi điểm từ Chúa Cứu Thế là “đường, sự thật, và sự sống”. Nhiều gương đã đi theo Đường này, thật ấn tượng là Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Thánh Inhaxiô Loyola.

Nếu trệch đường, trệch “ID” Chúa ban cho mình, thì sau dăm năm mở Khóa và sinh hoạt, hẳn Chương Trình đã chết. Chết thì không có việc Đức Cha Giuse muốn giúp cho Chương Trình được nhận là Hiệp Hội trong Giáo Hội Hoàn Vũ.

  1. Để có sức sống hợp nơi, hợp cảnh, trở nên vững mạnh, thì cũng 30 năm nay, lmsl đã kiện toàn‘update’ trong các lãnh vực:

1) Về nội dung, sao cho mỗi song nguyền dễ thay đổi từ trong thâm tâm, nhờ sống cụ thể theo Kinh Thánh và theo tâm lý thực nghiệm. Vì vậy có

–Sách Kiện Toàn, để bổ túc điều lúc đầu chưa có nhu cầu. Hoặc để tu sửa vì khi lmsl “Trao Ra”, thì Vị/người khác hiểu khác đi; thí dụ đoạn KT ICor. 7: 1-5, cần áp dụng cho các khía cạnh trong Nghệ Thuật Cảm Thông, vì vợ chồng không chỉ cần thông cảm về chăn gối mà thôi; v.v.

–“Cách Cũ” vốn dùng được, nhưng cầu kỳ, tốn giờ, tốn công, chưa phối hợp chặt chẽ giữa khóa viên và trợ nguyền; v.v.

–Từ khoảng 2011, lmsl đưa ra “Cách Mới” để hoàn chỉnh, như việc Suy Tôn Lời Chúa; việc Cầu Nguyện qua Kinh Thánh; việc Chầu Mình Thánh; việc “Loan Báo Tâm Tình” khi Sinh Hoạt Liên Gia, Song Nguyền; v.v.

**Sau này vốn khẩn thiết cần cập nhật, nếu muốn Chương Trình sống “lâu”. Hội Thánh có Công Đồng Vatican I; rồi II. Hẳn sẽ có III. Chương Trình cũng cần theo gương đó.

2) Việc loan truyền nội dung và lập hệ thống tổ chức, đã tiến triển qua các mốc thời gian:

–Giai đoạn I, 1987-2003, mang danh hiệu “thế giới” nhưng chỉ ở hải ngoại.

–Giai đoạn II, 2003-2013, trăm hoa đua nở ở Hải Ngoại VÀ ở Bắc, Trung, Nam tại Quê Nhà.

**Sau vài năm chuyển tiếp, 2013-2015, thì tới

–Giai đoạn III, 2015, hình thành “thế giới” khi “nên một” giữa Hải Ngoại VÀ Quê Nhà.

3) Để hệ thống hơn về nội dung và cách thức sinh hoạt ở từng địa phương, quốc gia, tới thế giới, thì đã sinh hoạt theo Nội Quy chung mà lmsl đã viết ra từ mấy chục năm qua. Đàng khác, đang thành lập Ban Tu Chính để thành Nội Quy cho Chương Trình TTHNGĐ Thế Giới.

4) Để là “Hoàn Vũ” hay “Thế Giới”, thì ngoài tiếng Việt, cần có ngôn ngữ quốc tế. Nên trong 30 tác phẩm lmsl đã viết, có ba sách bằng tiếng Anh, để mong có Khóa “in English” càng sớm càng tốt. Có nhiều vợ chồng trẻ nay không đọc được tiếng Việt.

5) Lmsl cũng đã đưa ra Văn Thư phối hợp Quê Nhà và Hải Ngoại, để thành “Thế Giới” cho hai Sự Kiện vào năm 2017 và 2018, dịp Tạ Ơn về 30 năm Chương Trình phục vụ khắp nơi. Mong đây là lực đẩy, là “đà” để danh xưng Thế Giớiđi đôi với việc Đức Cha Giuse giúp cho Chương Trình trở thành Hiệp Hội Hoàn VũGiáo Hoàng hay Giáo Dân”.

  1. Để thực hiện theo lời Đức Cha Giuse, trước tiên xin đệ trình Bản Văn này lên Đức Cha, để Ngài nắm vững hơn về Chương Trình, nên dễ hướng dẫn hơn về các việc cần làm. Khi xong các thủ tục, thì Ngài đệ trình thay, hoặc chỉ dẫn về thủ tục và cách đệ trình lên Toà Thánh Vatican.

“Người toan tính, Chúa xếp đặt – Man proposes, God disposes”, nên mỗi người chúng ta sống ngay việc Cầu Nguyện, việc Gần Gũi trong Khiêm Nhường, Khiêm-Gần. Nói gọn, cần làm hơn nữa theo Căn Tính “ID” của Chương Trình.

“Tất cả là Ân Sủng – All is Grace”, xin trông nhờ nơi Đức Cha Giuse. Rồi xin ơn để làm theo Chúa muốn qua Đức Cha chỉ dẫn, các Vị hỗ trợ.◙

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

Sáng lập và Xây Dựng Chương Trình TTHNGĐ.

Lễ Kính Thánh Inhaxiô Loyola

31 tháng 07, 2016

From: vongtaysongnguyen

Một bức ảnh điển hình của mâu thuẫn đối lập…

Tú Ân Mai's photo.
Tú Ân Mai with Trần Bang and 6 others.

Một bức ảnh điển hình của mâu thuẫn đối lập…

Một bức hình thật đẹp của những ngày xuống đường sôi nổi. Người phụ nữ trong tấm hình thật nhỏ bé, đơn độc giữa một lực lượng an ninh đàn áp biểu tình hùng hậu. Vậy ai sẽ thắng ai ?
Chúng ta cùng phân tích bức hình. Có lẽ là do tình cờ mà tác giả của bức hình đã tạo nên một bức hình đỉnh cao của sự mâu thuẫn và đối lập. Bức hình thể hiện sự mâu thuẫn hiển nhiên giữa người dân và lực lượng an ninh, và cũng là chủ đề của bức hình.
– Đối lập về màu sắc. Cô gái mặc áo đỏ, lực lượng AN mặc đồ xanh.
– Đối lập về giới tính. Trong hình chỉ có duy nhất một người phụ nữ. Còn toàn là đàn ông.
– Đối lập về số lượng. Cũng chỉ có một phụ nữ đứng chơ vơ giữa một đám đông an ninh đông như quân Nguyên bao quanh.
– Đối lập về so sánh. Lực lượng an ninh quá mạnh, quá hùng hậu và người phụ nữ quá nhỏ bé, yếu đuối.
– Đối lập về bản chất. Giữa một rừng AN sắc phục hung hãn là một phụ nữ liễu yếu đào tơ.
– Đối lập về trang phục. Lực lượng AN mặc sắc phục chặt chẽ thì người phụ nữ mặc giản đơn, thoáng mát với áo thun và jean.
– Đối lập về thái độ. Trong khi lực lượng AN đứng xuội lơ, căng thẳng thì người phụ nữ lại cười nhẹ, tươi như hoa và làm sáng tấm hình lên.
– Đối lập về chủ thể. Góc độ đứng gần tâm và phong thái tự nhiên của người phụ nữ đã cho thấy sự tự tin của một người làm chủ, trong khi lực lượng an ninh đồng phục giống hệt nhau đang đứng ngẩn ngơ như chờ ai sai bảo khiến họ hiện ra như một đám sai nha không biết làm gì.
– Đối lập về con người. Trong khi lực lượng AN đứng sát bên nhau nhưng rời rạc, không thành một khối với anh ngó bên tê, anh ngó bên ni thì người phụ nữ lại vững chắc về một khối với khẩu hiệu của mình. Như một biểu tượng thống nhất, vững chắc khiến người xem cảm nhận được rằng, người phụ nữ sẽ thắng lực lượng AN kia. Đavit sẽ thắng Gioliad.
– Đối lậo về hành động. Trong khi lực lượng an ninh chỉ đứng nhìn thì người phụ nữ lại hoạt động với việc giơ tấm biểu ngữ lên như thách thức tất cả.
– Đối lập về vũ khí. Lực lượng an ninh khét tiếng về các thứ vũ khí đàn áp biểu tình như còng, điên, gậy… lại chơi chiêu giấu biến đi hết, nhưng người phụ nữ, đại diện cho người dân thì không làm như thế mà xuất hiện rõ ràng và minh bạch giữa ánh sáng ban ngày với khẩu hiệu chi tiết nhất.
– Cuối cùng là sự đối lập về chiến thắng. Người phụ nữ được đặt gần trung tâm của bức hình và nổi lên, trong khi lực lượng an ninh đông đảo lại bị giạt ra hai bên và chỉ còn là trò minh họa cho người phụ nữ.
Sự nổi bật của người phụ nữ trước lực lượng an ninh nói cho chúng ta rằng, bất kể chuyện gì xảy ra thì lực lượng an ninh cũng thua và người dân sẽ chiến thắng…
MTA

Nhà hàng đồ Việt gây tranh cãi ở Úc đóng cửa

Nhà hàng đồ Việt gây tranh cãi ở Úc đóng cửa

VOA

Sau khi khai trương, nhà hàng Uncle Ho phải đổi tên nhiều lần.

Sau khi khai trương, nhà hàng Uncle Ho phải đổi tên nhiều lần.

Một nhà hàng bán đồ ăn Việt ở Australia, từng bị phản đối vì cái tên ‘Uncle Ho’, đã phải đóng cửa, và công ty sở hữu nó được đặt trong tình trạng ngưng hoạt động.

Hồi tháng Tư, chủ sở hữu nhà hàng trên đã buộc phải đổi tên gắn với ông Hồ Chí Minh sau khi vấp phải cuộc biểu tình của khoảng 100 người gốc Việt.

Khi ấy, chủ ‘Uncle Ho’ cho biết họ đã bị “dọa giết”, và thậm chí nhận được đe dọa nhà hàng sẽ bị đốt cháy.

Sau sự khởi đầu không mấy suôn sẻ, chủ nhà hàng sau đó đã phải đổi tên hai lần. Lần thứ nhất tên đổi thành Uncle Bia Hoi và lần thứ hai là Aunty Oh’s Bia Hoi.

Chủ nhà hàng từng được trích lời cho biết nhận thức được “sự nhạy cảm” của thương hiệu Uncle Ho.

Một người biểu tình tên Phuong Nguyen từng được báo chí Úc dẫn lời nói: “Đối với người Việt Nam, đặc biệt từ miền nam, những người đã liều cả mạng sống để chạy khỏi đất nước bằng thuyền vào thập niên 70 và 80, chúng tôi ghét cái tên đó”.

Không chỉ vấp phải các cuộc biểu tình bên ngoài nhà hàng, kể từ khi khai trương vào đầu năm nay, tài khoản Instagram của nhà hàng tràn ngập chỉ trích vì đã khơi lại quá khứ.

Theo Courier-Mail, ABC, Daily Mail

Nhìn Larung Gar lần cuối

 Trần Trung Đạo

Nhìn Larung Gar lần cuối

Một Lạt ma trẻ nhìn xuống học viện Larung Gar và có thể đó cũng là lần cuối. Nếu không có áp lực nào, và chắc cũng không một áp lực nào, buộc Trung Cộng thay đổi ý định, vài hôm nữa một phần lớn của tu viện nổi tiếng thế giới này sẽ bị phá hủy.

Larung Gar không chỉ là học viện mà còn là biểu tượng văn hóa Phật Giáo Tây Tạng và lý do phá hủy cũng không phải vì đông đúc, thiếu an toàn như Trung Cộng viện lý do nhưng chính là nhằm xóa bỏ giá trị văn hóa.

Bởi vì, như tổ chức Human Right Watch phản bác, nếu chính quyền Trung Cộng cho là đông đúc thì thay vì phá hủy mà giải pháp đơn giản là xây thêm nhiều tu viện khác.

Từ khi chiếm đóng Tây Tạng năm 1950 đến nay, mục tiêu cuối cùng của nhà cầm quyền Trung Cộng là xóa bỏ Tây Tạng, một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, có chính phủ, đơn vị tiền tệ và được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận.

Chính sách xóa bỏ Tây Tạng của Trung Cộng được thực hiện bằng hai cách, (1) diệt chủng văn hóa (ethnocide) nhằm hủy diệt các giá trị văn hóa và (2) đồng hóa chủng tộc qua việc định cư ồ ạt người Hán vào Tây Tạng.

Năm 1949, chỉ vỏn vẹn 300 đến 400 người Hán định cư ở Lhasa, thủ đô Tây Tạng, nhưng hiện nay tính trên toàn lãnh thổ, người Tây Tạng đã trở thành thiểu số trên chính quê hương mình. Lịch sử vàng son của Tây Tạng đang chìm dần vào quá khứ.

Trong lúc tình cảm của nhân loại yêu chuộng tự do và hòa bình dành cho Tây Tạng luôn tràn đầy, thực tế chính trị cho thấy khả năng Tây Tạng được độc lập lần nữa phải gắn liền với sự tan rã của Trung Cộng, giống như trường hợp của các nước vùng Baltic trong cơ chế CS Liên Xô trước đây.

Tây Tạng là một bài học trước mắt cho người Việt Nam còn quan tâm đến tiền đồ đất nước.

Như người viết đã có lần viết đến, nhìn Tây Tạng để thấy nếu chỉ biết tôn vinh quá khứ mà làm ngơ trước hiểm họa Trung Cộng hôm nay, rồi lịch sử dân tộc Việt với những chiến công hiển hách của các thời Ngô, Đinh, Lý, Trần cũng sẽ chỉ là những tấm bia trong một ngôi đền cổ.

Nếu tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ, chịu nhục trước hiểm họa Trung Cộng, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ dòng Việt tộc đi ngang qua di tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi nghĩ về tổ tiên nhu nhược của chúng vào bốn ngàn năm trước đó.

Đừng để lại một ngôi đền.

Trần Trung Đạo

TAY TANG

Linh Muc Việt Nam đầu tiên làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo Hội Công Giáo La Mã

 Linh Muc Việt Nam đầu tiên làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo Hội Công Giáo La Mã

Baoconggiao.com

Linh Muc Việt Nam đầu tiên làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo Hội Công Giáo La Mã

Sự kiện thứ hai là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo La Mã có một phụ nữ được chỉ định làm hiệu trưởng trường đại học Pontifical University Antonianum, nữ giáo sư Mary Melone của dòng Franciscan Sisters Angeline.


Linh mục Đinh Anh Nhuệ Nguyễn (Ảnh: heraldmalaysia.com)

Theo heraldmalaysia.com, có 3 sự kiện lớn vừa diễn ra tại Rome trong thời gian qua.

Thứ nhất là sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng người châu Mỹ La tinh đầu tiên.

Sự kiện thứ hai là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo La Mã có một phụ nữ được chỉ định làm hiệu trưởng trường đại học Pontifical University Antonianum, nữ giáo sư Mary Melone của dòng Franciscan Sisters Angeline.

Sự kiện thứ ba là cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn, người Việt Nam đầu tiên được chỉ định làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo hoàng St. Bonaventure – Seraphicum tại Rome.

Vị linh mục 46 tuổi này thuộc dòng Phanxico Viện tu, OFMConv., và từng là kỹ sư điện.

Ông cũng từng là giáo sư của trường đại học Thần Học tại Melbourne, Australia, và hiện nay là giáo sư của trường đại học Pontifical Urbaniana University.

Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã nhận được nhiều giải thưởng, và năm 2014 đã được vinh danh và trao giải Martini International Award, nhờ cuộc nghiên cứu về chủ đề “Thánh Kinh Và Nền Văn Hoá”.

Tác phẩm giúp ông đoạt giải mang tên Thánh Kinh và các nền Văn Hoá Á Châu: Đọc Lời Chúa trong bối cảnh văn hoá của nó và ngữ cảnh Việt nam (The Bible and Asian cultures. Reading the Word of God in Its cultural background and in the Vietnamese context).

Công trình này khảo sát những câu châm ngôn Kinh Thánh trong tiếng Việt; hình ảnh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa trong Tân Ước và trong truyền thống Việt nam; và ngôn ngữ tình yêutrong Diễm Tình Ca cũng giống chữ tình trong văn chương tiếng Việt.

Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã vượt qua chặng đường dài từ Nga, đến Ba Lan, và rồi đến Italy để hoàn tất cuộc nghiên cứu về thần học. Theo ông, Thiên Chúa luôn luôn kêu gọi và chuẩn bị cho tất cả mọi người đến với con đường phụng sự Giáo Hội ở mọi thời đại, mọi nơi chốn và mọi quốc gia.

Song Châu / SBTN
https://zenit.org/articles/interview-a

Tìm thấy nữ Việt kiều mất tích trong trạng thái ngu ngơ

Tìm thấy nữ Việt kiều mất tích trong trạng thái ngu ngơ

Nguoi-viet.com  

Bà Huệ, Việt kiều Ðan Mạch, nghi bị bắt cóc ở Ðà Nẵng đưa vào Sài Gòn. (Hình: Thanh Niên)

Bà Huệ, Việt kiều Ðan Mạch, nghi bị bắt cóc ở Ðà Nẵng đưa vào Sài Gòn. (Hình: Thanh Niên)

ÐÀ NẴNG (NV) – Một người dân Sài Gòn tìm thấy nữ Việt kiều Ðan Mạch, người được gia đình báo bị “mất tích” cách đây 4 ngày trong tình trạng thẫn thờ như người mất trí, dẫn đến đồn công an.

Chiều 21 tháng 7, nói với phóng viên báo Thanh Niên, ông Trần Phước Hương, trưởng công an quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng, xác nhận, người nhà bà Nguyễn Kim Huệ (34 tuổi), Việt kiều Ðan Mạch, bị mất tích bí ẩn ở chợ Cồn, Ðà Nẵng cách đây gần 4 ngày, gọi điện đến công an quận cho hay đã tìm thấy bà Huệ ở Sài Gòn.

Theo bà Nguyễn Kim Diệu, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Ðà Nẵng, em gái bà Huệ cho biết, sáng cùng ngày, công an ở Sài Gòn đã điện báo tin cho gia đình biết, một người dân thấy bà Huệ đi thẫn thờ như người mất trí, ai hỏi gì cũng không biết nên đã đưa nữ Việt kiều này đến đồn công an để nhờ giúp đỡ.

Nhờ thông tin đăng trên báo, cơ quan hữu trách gọi điện báo tin cho bà Diệu. Sau đó gia đình đặt vé máy bay vào Sài Gòn để đưa bà Huệ về nhà. Tuy nhiên, đến hiện tại gia đình vẫn chưa biết nguyên nhân vì sao bà Huệ đi lạc vào tận Sài Gòn, bởi bà này vẫn còn ngu ngơ không thể nói chuyện với gia đình.

Trước đó, truyền thông Việt Nam loan báo, ngày 25 tháng 6, bà Huệ cùng chồng từ Ðan Mạch về Việt Nam để dự đám cưới em gái và tranh thủ thăm gia đình. Sáng 18 tháng 7, bà cùng 3 người em gái đi chợ Cồn, Ðà Nẵng mua quà biếu để sáng 19 tháng 7 trở về lại Ðan Mạch.

Tuy nhiên, khoảng 10 giờ 30, bà Huệ cùng em đến quầy mua cà phê, khi thanh toán tiền, bà Huệ rút tiền đưa cho em gái trả cho chủ quầy rồi mất tích bí ẩn. Ngay sau đó, mọi người gọi điện cho bà Huệ, lúc đầu có đổ chuông nhưng sau đó mất liên lạc hoàn toàn. (Tr.N)

“Chúng tôi không muốn làm nô lệ cho Hán tặc”

“Chúng tôi không muốn làm nô lệ cho Hán tặc”

Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-07-15

13627034_10154401083969571_1429851356194300963_622.jpg

Nhà giáo nghỉ hưu Tô Oanh sau khi gặp nạn.

Citizen photo

02:42/07:34

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Nhà giáo nghỉ hưu Tô Oanh, ở Bắc Giang, một nhà hoạt động dân chủ, từng tham dự phiên điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ về tự do báo chí ở Việt Nam. Vào chiều 13/7, 2 vợ chồng ông Tô Oanh bị tai nạn xe nghiêm trọng và vụ tai nạn này được cho là do công an mặc thường phục gây ra.

Chỉ mong sao lợi cho dân cho nước

Hòa Ái liên lạc với vợ của ông Tô Oanh, bà Hoàng Thị Như Hoa vào sáng sớm ngày 15 tháng 7 và được bà Hoa cho biết những gì đã xảy ra với vợ chồng bà:

Bà Hoàng Thị Như Hoa: Trước hết thay mặt Bác Oanh, cảm ơn cháu. Nói chung là phấn khởi mừng cho Philippines đã thắng kiện và cũng mừng cho Việt Nam, chắc chắn Philippines thắng được thì Việt Nam cũng không mất Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai. Hy vọng như thế! Các Bác ngồi ở sân nhà mừng vui, hô vài tiếng vào tối hôm trước (ngày 12/7).

Đi đến cách nhà ở Bắc Giang khỏang 60 cây số thì hắn đánh tay lái tạt xe ngang qua nên bắt buộc Bác phải lánh đường và xe thì văng ra giữa đường còn người thì bật lên thành vỉa hè, ngã xuống cách xe khỏang 5 mét. Khi Bác kêu cứu thì hắn không cứu, hắn quay xe lại và biến luôn.
-Bà Hoàng Thị Như Hoa

 

Sáng hôm 13/7, hai vợ chồng Bác đi thăm Đền Hùng, ý định lên đó để chia sẻ với học trò của Bác. Hai vợ chồng Bác trên đường đi thì có một thanh niên, tầm 35-37 tuổi đi cùng. Cứ nghĩ là khách đi đường thôi chứ mình không để ý chi hết. Lúc hắn đi trước, lúc hắn đi sau. Thế rồi đi đến cách nhà ở Bắc Giang khỏang 60 cây số thì hắn đánh tay lái tạt xe ngang qua nên bắt buộc Bác phải lánh đường và xe thì văng ra giữa đường còn người thì bật lên thành vỉa hè, ngã xuống cách xe khỏang 5 mét. Khi Bác kêu cứu thì hắn không cứu, hắn quay xe lại và biến luôn. Thật không ngờ! Lúc ấy cũng không kịp nhìn ra số xe. Sau đó, Bác Oanh nằm bất tỉnh khoảng 10-15 phút, không thở được nữa, máu me be bét, vừa vỡ đầu vừa vỡ mặt. May quá, Bác vẫy cứu thì người đi đường dừng xe lại và băng bó cho rồi đưa Bác về Bắc Giang vào bệnh viện lúc 10 giờ 30 phút.

Hòa Ái: Thưa bà, Hòa Ái xem được những hình ảnh trên Facebook thì có vẻ như ông Tô Oanh bị thương khá nặng. Xin hỏi hiện tại sức khỏe của bà và chồng bà như thế nào?

Bà Hoàng Thị Như Hoa: Bác Oanh tỉnh ngày hôm qua rồi sau 23 tiếng đồng hồ bất động. Giờ này vẫn chưa ăn được gì, vẫn nằm vì đau đớn. Hiện tại Bác Oanh vẫn còn tụ máu trên đầu, gãy xương má và bị dập mặt và ngực nữa. Giờ Bác Oanh vẫn đang nằm trong Khoa Cấp cứu ở bệnh viện tỉnh.

Tôi thì bị vỡ đầu gối. Đi lại khó khăn, cứ phải lê chân chưa co được vì ngay chỗ đầu gối nên đau lắm.

Hòa Ái: Bà có thông báo vụ việc với công an địa phương không, thưa bà?

Bà Hoàng Thị Như Hoa: Nó là công an chứ ai nữa mà đi báo. Toàn bọn kiểu đội lốt thôi, không mặc sắc phục đâu, chỉ mặc áo thường phục. Biết chắc nó là bọn công an.

Ví dụ có thông báo ngày mai Hà Nội có xuống đường thì chiều hôm nay kiểu gì bọn nó chẳng tụ tập bia kia (nhà), lúc 4 đứa, lần 3 đứa. Có lần thì lùi xe ô tô đâm vào Bác. Có lần hai bố con nhà Bác đang đi thì nó cũng làm cho hai bố con đều bị què… Lần này là lần nó gây tai nạn nặng nhất. Chắc là lần thứ năm rồi. Bác phẫn nộ vì làm sao mà Bác Oanh là người rất tử tế, là giáo viên cấp 3 dạy lâu năm mà học sinh của Bác là Tòng Thị Phóng, Ủy viên Trung ương Đảng, thường xuyên gọi điện hỏi thăm Bác; thế mà bây giờ lại có những kẻ muốn hại Bác như thế chỉ vì Bác quan tâm đến những người khó khăn nghèo khổ. Từ khi Bác về hưu thì Bác không làm việc gì khác để kiếm tiền mà chỉ giúp đỡ mọi người qua việc sửa máy tính và quan tâm đến các cháu học sinh với mong muốn làm sao thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An để giúp tương lai của các cháu học sinh khỏi mất đi lịch sử Việt Nam, giữ được môn lịch sử và làm sao giữ được nguồn cội. Vậy mà chúng lại hành Bác như thế. Hầu như năm nào Bác cũng bị chận.

Hòa Ái: Kể từ khi ông Tô Oanh đến Mỹ tham dự buổi điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ về tự do báo chí tại Việt Nam hồi năm 2014 và qua các lần tham gia tuần hành chống Trung Quốc, kêu gọi bảo vệ cây xanh, hay gần đây nhất biểu tình vì môi trường sau thảm họa cá chết thì vợ chồng bà có gặp trở ngại nào khác hay phải làm việc với công an, an ninh hay không?

Mong muốn làm sao những kẻ thủ ác đừng giở những trò thâm độc như thế để hại một người già cả chẳng còn sống bao lâu nữa. Bác là một người tâm huyết. Bác chưa làm hại ai bao giờ. Đấy, nhắn nhủ những kẻ dã tâm hãy dừng tay lại.
-Bà Hoàng Thị Như Hoa

 

Bà Hoàng Thị Như Hoa: Có chứ, có nhiều lần chứ. Không những mời lên mà còn đi tận về địa phương nơi Bác sinh sống ở Hà Nội, thông báo với mọi người rằng Bác Oanh là phản động. Thế rồi về quê vợ ở Hà Nam, cũng nói Bác Oanh là phản động, mọi người cảnh giác. Bác có làm điều gì xấu đâu? Phẫn uất quá nhưng Bác bảo “Thôi, đàng nào thì mình cũng phải chấp nhận thôi em”. Bác cứ động viên như thế vì mình biết mình làm việc này là vì nghĩa cử thôi chứ không bao giờ Bác làm việc gì tối tăm, chỉ mong sao lợi cho dân cho nước.

Hòa Ái: Vì bà cho rằng các vụ tai nạn xảy ra liên tiếp là do công an mặc thường phục gây ra cho gia đình bà. Vậy, qua làn sóng phát thanh của Đài RFA, để nói vài lời với những công an này, bà muốn nói gì với họ?

Bà Hoàng Thị Như Hoa: Bác chỉ mong muốn làm sao những con người có tâm địa độc ác như thế hãy quay đầu lại, đừng bao giờ nghĩ hại một người đàng hoàng như Bác Oanh. Bác là người hiền lành, chất phát, có tâm mong muốn cho quê hương đất nước làm sao giữ được nguồn cội cho con em, giữ gìn lịch sử đất nước. Mong muốn làm sao những kẻ thủ ác đừng giở những trò thâm độc như thế để hại một người già cả chẳng còn sống bao lâu nữa. Bác là một người tâm huyết. Bác chưa làm hại ai bao giờ. Đấy, nhắn nhủ những kẻ dã tâm hãy dừng tay lại.

Hòa Ái: Xin thưa, Hòa Ái cũng được biết học trò cũ của ông Tô Oanh có những người giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước, chẳng hạn như bà Tòng Thị Phóng là nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Vợ chồng bà sẽ chuyển thông điệp gì đến những học trò năm xưa nay là những người nắm giữ vận mệnh quốc gia với tâm tình của một người thầy cũng như nguyện vọng của một người công dân?

Bà Hoàng Thị Như Hoa: Mong muốn Ban lãnh đạo Trung Ương nhìn  nhận những việc họ làm chưa đúng. Họ dừng tay lại, đừng làm hại bà con nữa, đừng bán nốt quê hương đất nước vì chúng tôi không muốn làm nô lệ cho Hán tặc. Thế thôi!

Hòa Ái: Xin cảm ơn bà Hoàng Thị Như Hoa dành thời gian chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do. Cầu chúc hai vợ chồng bà sức khỏe được mau hồi phục.

Giao Chỉ viết quanh cuốn sách của Dương Phục, Vũ Thanh Thủy. Tình yêu, Ngục tù, Vượt biển. – Giao Chỉ, San Jose.

Giao Chỉ viết quanh cuốn sách của Dương Phục, Vũ Thanh Thủy. Tình yêu, Ngục tù, Vượt biển. – Giao Chỉ, San Jose.

SACH

Các bạn đọc thân yêu.

Bây giờ nói đến chuyện sách vở, xem ra hơi nản.  Chỉ còn ông chủ tiệm sách sau cùng đang cố thủ ở căn cứ Tự Do trong khu thương xá Lion. Khắp thị trường văn hóa San Jose với 150 ngàn dân Việt văn tự đầy mình nhưng không còn nơi nào bán sách.  Ấy vậy mà anh chị Dương Phục và Vũ Thanh Thủy mới hoàn tất cuốn hồi ký viết chung 700 trang có tên là Tình Yêu, Ngục tù, Vượt biển.

<!>Tựa sách ghi như vậy xem ra còn thiếu. Đầy đủ thì phải là Chiến Tranh, Tình yêu, Ngục Tù, Trốn trại, Hải tặc, Tố cáo tội ác và sau cùng là Cứu người vượt biển. Đó là cuộc đời đầy đủ của 2 phóng viên chiến trường nam nữ, cạnh tranh nghề nghiệp rồi lấy nhau và sống chết bên nhau. Họ đã có những quyết định sinh tử may mắn cũng như sai lầm, nhưng sau cùng định mệnh đen tối lại đưa đến những kết quả sáng ngời ở đoạn cuối. Tài giỏi, can đảm hay chỉ là số phận may mắn. Tác phẩm rất hay, cuộc đời đã nổi trôi hấp dẫn mà cách thức sắp xếp cuốn sách lại cũng xuất sắc. Anh kể phần anh, chị kể phần chị. Chàng nói trận miền Trung, nàng nói trận miền Đông.  Cô Thủy thấy tướng Đỗ Cao Trí khóc ở Vùng 3 thì anh Phục thấy tướng Dư quốc Đống gạt lệ ở Vùng 1. Phóng viên chiến trường mà thấy máu của chiến binh là chuyện thường, những dễ gì thấy tư lệnh khóc.

Ngay cả những ngày tháng chồng ở tù rồi vợ ở tù cũng đầy đủ tâm sự mỗi bên. Chuyện vượt biển bị cầm tù trên hoang đảo cũng ghi lại nỗi đau thương kinh hoàng của hai phía. Sách hay như thế nhưng nói đến chuyện ra mặt sách thì quân ta hơi ngại. Anh Huỳnh Lương Thiện mời chúng tôi tham dự. Ai chứ anh Phục và chị Thủy thì dù ngại mình phải tiếp tay. Anh Thiện nói rằng sách của anh chị này ra mắt bên Houston rất thành công có 600 người tham dự. Tôi nghĩ thầm rằng đồng hương tham dự vì tình hay vì sách. Anh chị làm truyền thông nổi tiếng bên Texas nên thiên hạ chỉ nghe tiếng mà tham dự. Sách 700 trang ai mà đọc hết. Xin phép cho tôi đọc qua rồi tính. Và chúng tôi nhận được sách và đọc suốt 3 đêm.

Mỗi đêm đọc từ nửa khuya. Mỗi lần đọc xong viết cho anh chị tác giả 1 lá thư.

Lá thư thứ nhất.

Sách hay hơn là sự trông đợi.

Thân gửi anh chị,

Đã nhận được sách tuần trước. Mới đọc đêm qua và đêm nay được một nửa.

Anh chị sống trọn vẹn trong chiến tranh, trong tay giặc thù, trong tay hải tặc, trong bàn tay định mệnh của trời đất khi ra khỏi Việt Nam. Không ai muốn phải trải qua đoạn trường như thế, dù bên nhau. Hoàn cảnh cho phép được viết hồi ký của hai vợ chồng, quả thực không có trường hợp thứ hai.

Sách này đối với tôi rất lôi cuốn vì các cuộc chiến tôi đều biết, các địa danh đều có đi qua và những tên người đều quen thuộc. Dù mới đọc được một nửa nhưng tôi rất xúc động. Chiến tranh, tình yêu, đôi lứa, chiến hữu, tử sinh tàn khốc, đầy đủ cả nhưng không không hề có căm hờn. Hay chưa thấy …

Đoạn Văn cô Thủy viết cho những người lính rất cảm động. Mới xem được một nửa mà thấy cả hai anh chị còn sống đến nửa cuốn sách thực rất may mắn. Đáng lẽ là chết ngay trong chiến tranh cũng không ngạc nhiên. Tôi có nhận xét, tuy hai người kể chuyện trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng văn phong không cách biệt. Nữ ký giả chiến trường viết rất xuất sắc nhưng hơi thiếu nữ tính. Không có chuyên thương vay khóc mướn. Không phải văn cải lương. Được lắm. Tuy nhiên điều quan trọng nhất đáng tiếc là sách này phát hành bây giờ là muộn từ 10 đến 20 năm. Trong 20 năm qua biết bao nhiêu độc giả cần đọc đã ra đi hết rồi. Kể cả các bạn của anh chị. Lê Thiệp hay Vũ Ánh có được đọc các đoạn văn này chưa. Thật đáng tiếc nếu chưa.. Xin tạm ngưng. Khi nào đọc hết sẽ cho thêm ý kiến. Sẵn sàng tiếp tay với anh Thiện để giới thiệu với các bạn San Jose. Rất yên tâm. Đọc xong sẽ để vào tủ sách của Việt Museum.

Lá thư thứ hai.

Tới luôn bác tài

Thân gửi quý anh chị,

Sau cùng tôi cũng đọc hết cuốn hồi ký viết chung của anh chị Phục và Thủy. Một cuộc đời đôi lứa gian truân lạ lùng. Chuyện này rất nên có bản anh ngữ và có cơ hội nên làm thành phim. Cuộc đời vượt qua định mệnh rất lạ lùng và viết lại cũng rất hấp dẫn. Tôi còn nhớ một vài chỗ đáng kể. Sinh con đầu lòng trong cảnh hỗn loạn cuối tháng tư. Những cái chết rõ ràng đã tránh đường cho anh chị. Chàng lãng tử vớt cái kẹp tóc trên đầu cô Thủy thay cho lời tỏ tình rất lãng mạn. Chuyện 2 ông tướng khóc. Thủy thấy ông Trí khóc và Phục thấy ông Đỗng khóc. Các bạn nhắc đến những người tôi quen. Đại tá Nguyễn thành Chuẩn San Fran sau này chết ở Paris. Tướng Trần Quốc Lich cùng khóa, cùng trung đội với tôi. Câu chuyện Phạm Huấn ở Hà Nội đứng nghiêm chào tay các tù binh Mỹ. Tuyệt vời. Tôi mà biết chuyện này thì khi vào nursing home thăm Huấn lần cuối đã bắt tay anh thêm một lần nữa. Cảm ơn hai tác giả. Sách của anh chị đúng là sách Viet Museum cần lưu trữ. Tôi có đề nghị anh Thiện tổ chức ra mặt sách tại San Jose vào chủ nhật 11 tháng 9-2016. Ngày thứ bẩy 10 thành 9 chúng tôi kỷ niệm 40 năm cơ quan IRCC. Sẽ làm luôn 2 ngày cho vui. Ngày của kỳ 40 năm tôi có mời nhiều khách phương xa. Các bạn sẽ ở lại dự kỳ ra mắt sách của Phục và Thủy.

Lá thư thứ ba.

Tuyên dương tác phẩm                                                                    

Thưa quý tác giả, nhân danh Viện bảo tàng thuyền nhân và VNCH xin được phép ngợi khen tác phẩm. Viet Museum của chúng tôi có một tủ sách chọn lọc theo chủ đề bảo tàng Thuyền Nhân và VNCH. Tôi đọc hết cuốn sách và quyết định chọn cuốn sách này là tác phẩm tiêu biểu của thân phận con người trải qua cuộc chiến tương tàn, qua thời kỳ hậu chiến tù đầy và vượt biển. Nếu mà Việt Museum có ngân sách chắc chắn sẽ có kỷ niệm tài chánh xứng đáng cho tác giả nhưng rất tiếc hiện nay rất thiếu thốn và còn nợ 200 ngàn mỹ kim.  Nên việc tuyên dương chỉ có giá trị danh dự trong hiện tại và mãi mãi về sau. Nhân dịp 40 năm IRCC và 10 năm Museum chúng tôi sẽ giới thiệu các nhân vật và thêm phần giới thiệu tác phẩm vào ngày thứ bẩy 10 tháng 9-2016. Sẽ có một số quan khách ở xa về dự. Anh chị Dương Phục và Thanh Thủy sẽ là khách danh dự của chúng tôi. 

DP VTT

 

Vũ Thanh Thủy & Dương Phục ký tặng sách trong buổi RMS ở Houston, TX tháng 6/2016

Chúng tôi sẻ đề nghị tất cả các quan khách danh dự cũng sẽ là khách của thành phố San Jose vào trưa thứ bẩy. Mời vị thị trưởng và các nghị viện gốc Viết tiếp đón. Buổi tối dự dạ tiệc của IRCC và Viet Museum. Quan khách danh dự của buổi tối sẽ nhận bằng tuyên dương của bà dân biểu Zoe Lofgren nhân danh quốc hội Hoa Kỳ. Các bạn đã đồng ý thì chúng tôi sẽ ra mắt sách vào ngày chủ nhật 11 tháng 9-2016. Tôi xin đề nghị anh Thiện dùng hội trường của Santa Clara County trong dịp này. Buổi ra mặt sách tôi xin đề nghị với hình thức trang trọng và hoàn toàn khác biệt với các buổi ra mắt sách thông thường. Xin mời giám sát viên County mở lời chào mừng và trao tặng tuyên dương. Đôi lời của ban tổ chức. Kế tiếp là hai MC đứng trên 2 Podium đọc tiểu sử của 2 tác giả. Hai diễn giả được chọn lọc giới thiệu 2 tác giả. Hai tác giả lên đọc mỗi người một hay 2 đoạn văn tiêu biểu trong trong tác phẩm. Các độc giả đã đọc sách, đã từng là độc giả của các tác giả trước và sau 75 lần lượt lên nói đôi lời. Sau cùng xin mời ban du ca nổi tiếng Bắc Cali cùng hai tác giả lên hát bài Đường Việt Nam của Nguyễn Đức Quang. Dương Phục và Vũ Thanh Thủy là 2 người Việt Nam đã đi trọn vẹn con đường Nam Việt ở cõi trần gian. Họ là những người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa sống chết tại chiến trưởng, sống chết trong ngục tù và sống chết trên biển cả, nhưng vũ khí mãi mãi chỉ là tiếng nói. Họ là phóng viên chiến trường một lần kéo dài suốt cuộc đời. Bên nhau.

Giao Chỉ, San Jose

MẢ TỔ FORMOSA ĐÂY RỒI.

MẢ TỔ FORMOSA ĐÂY RỒI.

thanhnientudo /

MO TO
Dưới đây là nguyên văn bài trên báo Người đưa tin mới nhất.

Tôi chép lại gửi lên đây để phục vụ nhiều bà con không quen đọc báo mạng và cũng đề phòng bài này sẽ bị gỡ trong vài giờ tới.
Toàn bộ rác thải sau khi bị bịt “Đầu ra” là biển Đông nay lộn lên rừng, chôn ngay trong vườn nhà một ông to của UBND tỉnh Hà Tĩnh..

Tôi đoán (không khẳng định) việc cho chôn chất thải này hiệu quả hơn việc gieo trồng nông nghiệp 1000 lần. Nên đề cử ông GĐ sở này vào danh sách những người làm vườn giỏi nhất VN !.

Dưới đây là nguyên văn bài viết:

CHẤN ĐỘNG.

Chấn động: Formosa chôn chất thải ở trang trại của GĐ môi trường

Câu hỏi đặt ra: Formosa đã đưa rác thải về đâu để tiếp tục sục rửa hệ thống, thì bất ngờ nhận được tin báo “rùng mình” từ người dân địa phương.

Trong khi chúng tôi đang đặt câu hỏi: Khi bị các cơ quan chức năng chặn đường biển để kiểm tra, lâu nay Formosa đã đưa rác thải về đâu để tiếp tục sục rửa hệ thống, thì bất ngờ nhận được tin báo “rùng mình” từ người dân địa phương. Chúng tôi đã cải trang thành những người dân bản địa, xâm nhập một trang trại “ma” ở đầu nguồn sông Trí, nơi được cho là đang chôn lấp hàng ngàn m3 cặn cô đặc, lấy từ hệ thống xả thải của Formosa.

Bên trong khu rừng tràm bí ẩn

Chúng tôi có mặt tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và một ngày đầu tháng 7/2016. Theo tin báo từ một người dân địa phương cho biết: Tại trung tâm xử lý rác thải của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh, người ta đang phân loại và đóng gói rất nhiều chất thải màu đen như bùn, bốc mùi khó chịu. Sau khi tập kết đủ số lượng, một số xe tải được điều động đến và vận chuyển theo hướng đường tránh thị xã Kỳ Anh rồi mất hút…

Rác vừa đổ xuống, chờ san lấp.

Những con đường đất ngoằn ngèo, đầy vết bánh xe tải nối trung tâm thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với vùng thượng Kỳ Trinh, đã đưa chúng tôi tiếp cận trang trại bí ẩn nằm giữa rừng tràm bao phủ. Chúng tôi đã hết sức bất ngờ và ngỡ ngàng, khi nhìn thấy hàng ngàn m3 rác thải công nghiệp đen kịt đang bốc mùi nồng nặc, được người ta vận chuyển đến, rồi chôn lấp ngay ở đây.

Phóng viên xuyên vào rừng tràm, mật phục ghi lại những hình ảnh khó tin: Khu đất hàng ngàn m2 tạo thành vùng lõm giữa những thân tràm bao bọc. Và những chiếc xe tải phủ kín bạt, oằn mình từ nhà máy Formosa Hà Tĩnh chở theo những bao tải chất thải mang đổ xuống bãi này. Xe đổ đến đâu, hệ thống máy múc tiến hành san lấp đến đó.

Theo ghi nhận của chúng tôi, đây là một khu rừng hoang vu, ít người qua lại và thường xuyên có nhiều thanh niên mặt mũi bặm trợn lai vãng, giám sát sự vào ra của những người lạ mặt. Thậm chí, người dân địa phương quanh vùng không ai được bén mảng đến nơi đây.
Nơi đây, người dân gọi là trang trại Hoàng Trinh. Giữa trang trại bí ẩn này, chỉ một ngôi nhà nhỏ với một đôi vợ chồng già trông nom, chăm sóc vườn tược và gia cầm cho ông chủ. Họ được thuê vào đây làm việc rồi dần dần chuyển đến sinh sống ở đây luôn.

Bất ngờ về sự tiếp tay của ông giám đốc

Cả một vùng đất trống phát ra mùi hôi thối nồng nặc – đấy là mùi của hóa chất. Phần lớn rác thải đã được người ta lấp đất lên nhưng chúng tôi vẫn có thể đánh giá được trữ lượng thông qua những bao tải lộ thiên.
Điều đáng chú ý là toàn bộ diện tích của trang trại này đều nằm bên cạnh thượng nguồn sông Trí và cách đó không xa chính là đập tràn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng ngàn hộ dân quanh vùng.

Sự thật rùng mình.

Trong quá trình xâm nhập, đám xe tải đã phát hiện ra chúng tôi. Họ dừng vận chuyển để dò la tung tích. Chúng tôi quyết định rút về TP Hà Tĩnh, liên hệ làm việc và trình báo về việc làm nguy hại này. Bằng sự tiếp thu thiện chí, chiều ngày 11/7, đoàn liên ngành gồm: Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về môi trường, Thanh tra Sở TN – MT, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh, Công an thị xã Kỳ Anh… đã theo chân chúng tôi đến hiện trường để tiếp cận sự việc. Điều bất ngờ đầu tiên với các cơ quan chức năng, trang trại “ma” này thuộc quyền sử dụng của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường – Đô thị thị xã Kỳ Anh.

Một cán bộ đang công tác tại Formosa Hà Tĩnh thừa nhận: “Đây chính là chất thải kim loại nặng, được lắng lại sau quá trình xử lý nước thải. Nó như một lớp bùn đen đọng lại dưới đáy hồ và được múc lên rồi đóng gói đi chôn lấp. Việc làm này là hết sức nguy hiểm vì có thể trong lớp bùn đó còn chứa rất nhiều kim loại nặng, có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường”.

Link bài này tại đây:

http://www.nguoiduatin.vn/chan-dong-formosa-chon-chat-thai-o-trang-trai-cua-gd-moi-truong-a249673.html

( ảnh không minh họa cho bài, chỉ cảnh báo thôi ,rằng: ta đã đến, dù chết ta vẫn ở lại đây!)