Đàn ông Việt uống bia hàng đầu thế giới

Đàn ông Việt uống bia hàng đầu thế giới

RFA

000_Hkg10126268.jpg

Thanh niên với Lễ hội bia hàng năm tại Hà Nội ngày 07 tháng 12 năm 2014.

 AFP photo

Khoảng 77% nam giới Việt Nam uống rượu bia, cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực và thế giới vốn ở mức khoảng 48%.

Đây là kết quả khảo sát điều tra được Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới công bố tại Hà Nội.

Theo kết quả điều tra, Việt Nam hiện đứng thứ hai ở Đông Nam Á (sau Thái Lan), thứ 10 ở châu Á,  và thứ 29 trên thế giới về lượng rượu bia được sử dụng. Cụ thể vào năm 2015, người Việt đã tiêu thụ 3,4 tỷ lít bia.

Khảo sát cũng cho thấy trong số 1.840 bệnh nhân tại nạn giao thông nhập viện thì có đến 67% người điều khiển phương tiện có độ cồn trong máu cao. 45% số người tham gia giao thông hai giờ sau khi uống rượu bia.

Thơ Bùi Chí Vinh

Thơ Bùi Chí Vinh

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA
2016-09-24

RFA

1385425_346712252141330_267839227_n.jpg

Nhà thơ Bùi chí Vinh trong ngày khai mạc triển lãm tranh sơn dầu tại Nhà Triển Lãm Thành Phố.

Courtesy of Bui Chi Vinh’s facebook
“Sinh nghi ta viết một bài hành
Vợ nghi chồng, em út nghi anh
Cha nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành
Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm
Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh
Ngay ta khi viết bài in báo
Cũng nghi mình kiếm chác công danh
Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt
Chén kiểu thường nghi kỵ chén sành
Thời buổi công hầu như chén cứt
Thiếu chó, mèo ăn cũng rất nhanh
Mèo ăn cho chó leo bàn độc
Vừa sủa vừa nhai riết cũng rành
Trẻ con khát sữa ai cho bú
Vú mẹ gầy, sâu rúc nồi canh
Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành
Nguyễn Du chỉ một đêm dạo phố
Đoạn Trường ngồi viết lại Tân Thanh
Thuý Kiều phát triển nhiều như thế
Thảo nào đất nước hóa lầu xanh
Nhà tù phát triển nhiều như thế

Tình cảnh đất nước của mình hiện nay cũng như thế, Bắc – Nam sau ngày 30 tháng tư đã được thống nhất nhưng thật ra là sự thống nhất giả hiệu.
– Nhà thơ Bùi Chí Vinh

Kẻ sĩ làm sao dám học hành
Ta làm thơ mà lòng đứt ruột
Suốt đời bao tử chạy loanh quanh
Lãnh tụ nói: đói quên nghi kỵ
Ơn ấy ngàn năm sáng sử xanh!”

Đây là bài thơ có tên “Sinh nghi hành” của nhà thơ Bùi Chí Vinh do Hoàng Việt đọc.

Bài thơ như một clip video ngắn tô đậm những nhân vật của cuộc sống mà tất cả đang láo liên giữ lấy phần tốt nhất của xã hội cho mình. Bài thơ dựng lại cái hồn vía bên trong con người, dù ăn mặc sang trọng hay rách rưới, dù công nhân hay cán bộ họ len lén nhìn nhau mà sợ bị người kia hãm hại mình trong lúc sơ ý hay lơ đễnh.

Bài thơ ngắn và vẫn ngôn ngữ đầy chất giang hồ của Bùi Chí Vinh làm cho người đọc, người nghe có cảm tưởng anh đang cầm chiếc máy quay phim chỉa thẳng vào mình để rồi sau đó lại thở ra vui mừng vì không phải mình trong ấy.

Mặc Lâm: Chào nhà thơ Bùi Chí Vinh, rất vui được tiếp chuyện với anh ngày hôm nay trong chương trình Văn hóa nghệ thuật của đài Á châu tự do.

Thưa anh, chúng tôi vừa nhận được một bài thơ của anh nhưng không biết anh sáng tác vào dịp nào? Bài thơ có tên là “Sinh nghi hành”, cái tựa thôi đã gây một ấn tượng rất lớn, chữ “hành” tuy cũ nhưng khi nằm cạnh “sinh nghi” thì nó thành mới, nó có vẻ gì đó làm cho người ta tò mò. Anh có thể cho biết là bài thơ làm hồi nào? Từ xưa hay chỉ mới đây?

Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Bài này viết từ thập niên 80, thời kỳ rong ruổi giang hồ, thời không có công ăn việc làm, sống bằng nghề đạp xích lô, bán ve chai, làm công nhân xưởng nguyên liệu, làm ở xưởng đồ chơi, làm tất cả nghề để mưu sinh, kiếm sống. Tôi được tiếp xúc lại với tất cả những nhân vật trước khi tôi đi bộ đội, tức là thời kỳ tôi còn làm báo. Từ các tổng biên tập cho đến bí thư Thành ủy cho đến phó Chủ tịch thành phố, Chủ tịch thành phố, Ủy viên Trung ương Đảng… tức là người ta chỉ bằng mặt nhưng không bằng lòng, người ta sống không tin tưởng lẫn nhau, và bài thơ “Sinh nghi hành” xuất hiện vào lúc đó.

Đất nước tang thương

Mặc Lâm: Nhưng tại sao bao nhiêu chục năm qua rồi mà bài thơ theo tôi nhận xét thì như là anh mới vừa nói chuyện ngày hôm qua vậy? Vì trong này có một câu nói về Kiều, anh nói là:

“Thúy Kiều phát triển nhiều như thế

Thảo nào đất nước hóa lầu xanh.”

Ngay câu này đã làm cho người ta liên tưởng rằng, chuyện này vừa mới xảy ra ngày hôm qua giữa một người tên Nga và một người tên Mỹ đang ồn ào dư luận, đây có phải là một sự trùng hợp hay không? Hay xã hội vẫn tiếp tục lặp lại những gì mà nó vốn có từ xưa tới nay không thay đổi thưa anh?

Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Một bài thơ lớn bao giờ nó cũng mang tính chất tiên tri. Bài thơ này lúc làm không có bút mực nào ghi lại, chỉ đọc trên bàn nhậu anh em giang hồ thôi, sau đó anh em họ truyền khẩu gần như cả nước và nước ngoài. Những anh em đi ra nước ngoài cũng mang theo bài thơ đó.

Một bài thơ đậm dấu ấn trong lòng người đọc, nó tồn tại mãi bởi vì nó có tính cách dự báo, tiên tri trước những gì sẽ xảy ra. Anh có thể thấy nó trùng hợp với những gì xảy ra gần đây, nóng bỏng. Một đất nước tráo trở như thế, người phụ nữ, người đàn ông, tất cả cư xử nhau một cách nhỏ mọn, đề phòng lẫn nhau, thậm chí chụp giựt, trục lợi lẫn nhau, những cái đó luôn luôn lặp lại, cái vòng quay lịch sử luôn luôn lặp lại, đất nước này như một cô gái điếm phải bán thân nuôi mình… đều làm những công việc như thế.

Người bán và người nhận đều tính giá của món hàng, đất nước giả dối “sinh nghi hành” vậy đó. Đặc biệt tập trung vào vấn đề tình ái, vấn đề này phát triển nhiều như thế… Tạo ra cảnh tang thương cho đất nước mình.

12977039_845043585641525_1738917678368504528_o.jpg
Một bài thơ của nhà thơ Bùi Chí vinh được dịch sang ngoại ngữ khác.

Mặc Lâm: Đó là nói về số phận của những người đàn bà. Về kẻ sĩ trong xã hội, anh là một trong những người đã viết cho những tờ báo lớn và cũng là người làm thơ nữa, thì cũng có thể nói là một kẻ sĩ, nhưng anh lại viết, “kẻ sĩ làm sao dám học hành”, phải nói đây là một câu than đứt ruột vì “nhà tù phát triển nhiều như thế” thì làm sao xã hội này có thể phát triển được? Cái nhìn của anh về vấn đề kẻ sĩ, về đàn bà, về nhà tù, về Thúy Kiều, về Quang Trung . . .  chúng tôi thấy có vẻ lấy lịch sử để soi rọi và đối chiếu với xã hội hiện nay. Anh có thể nói thêm về cái nhìn của anh về xã hội thật, xã hội chung quanh anh đang xảy ra, nó như thế nào dưới mắt nhìn của anh, thưa anh?

Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Người ta nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, mình là một con người không phải thất phu mà mình là kẻ sĩ thì mình cần phải vượt qua tất cả để nói những gì mình đã thấy, những gì mình dự báo được. Thật ra cái việc đất nước mình đang lặp lại cuộc chiến tranh. Đặc biệt là chiến tranh nam kỳ, chiến tranh bắc nam, Quang Trung bỏ Tây Sơn, tức là sau khi thống nhất đất nước, ngay cả gia đình Tây Sơn cũng phải chia ra làm đôi, một bên là Thái Đức đế Nguyễn Nhạc, một bên là Nguyễn Huệ gần như từng đấu với nhau, thành ra có cảnh “nồi da xáo thịt”.

Tình cảnh đất nước của mình hiện nay cũng như thế, Bắc – Nam sau ngày 30 tháng tư đã được thống nhất nhưng thật ra là sự thống nhất giả hiệu, trên thực chất nó là hình ảnh một con đỉa, cắt đỉa ra rồi thả lại vào ao nhưng đỉa không bơi được, hai cái đầu trôi theo hai hướng khác nhau. Đất nước mình hiện nay đang là như vậy, đất nước tôi như hình con đỉa dính liền bằng lưỡi dao, lưỡi dao ở đây là sông Bến Hải nên khi thiên hạ đã được nối lại thì đất nước vẫn hai đầu, cõi đất nước ký sinh theo hai kiểu khác nhau, nước thì bám theo Mỹ, nước đi theo Nga, Tàu, thành ra đất nước mình nó luôn như vậy, nó giống như:

“Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành.”

Ngay sau năm 1975 tôi đã thấy được điều đó, phải nói lên điều đó. Còn trước khi thống nhất chúng ta thường hay nói câu “nhà tù nhiều hơn trường học”, nhưng bây giờ sau khi thống nhất, chẳng những nhà tù không bớt đi chút nào, thậm chí còn nhiều hơn nữa. Nhà tù để nhốt những người vượt biên, để nhốt những người tranh đấu, nhốt dân oan, nhốt những tệ nạn xã hội.

Tôi ở quân lao rồi, sau khi ở quân lao xong tôi bị đưa ra tòa quân sự. Chỗ ở của tôi bề ngang là 1 viên gạch bông, bề dài là 5 viên gạch bông, vì tôi chống đối cấp chỉ huy trong quân đội nên người ta chuyển từ quân lao này sang quân lao khác, mà anh biết một viên gạch bông có hai tấc, chật chội ở nhà tù đến mức độ khiến người ta chán ghét. Ở tù nóng nực phải cởi trần truồng ra để nằm, rồi lây bệnh truyền nhiễm, đó là nhà tù chỉ có ở Việt Nam.

Tôi từng là một thành viên trong nhà tù quân lao, nhà tù nhiều hơn trường học gấp đôi gấp ba lần nên đất nước chúng ta tang thương như thế.

Thoát Trung?

Mặc Lâm: Thưa anh, cái từ “sinh nghi” của anh thì âm hưởng rất rộng có thể từ mắt nhìn, từ nghi ngờ từ tư duy cũng có thể sinh nghi được.  Xã hội hiện nay có những hiện tượng không sinh nghi nữa mà nó hiển hiện tại Việt Nam đó là thực phẩm bẩn. Khi ăn uống bất cứ cái gì người ta cũng lo sợ bởi người bán chuốc độc cho nhau bằng những phương pháp làm lợi một cách vô lương tâm, rồi bây giờ lại xảy ra vụ cá nữa, những câu chuyện như vậy không còn sinh nghi nữa nhưng để miêu tả sự việc đó anh có nghĩ rằng sẽ đánh động xã hội bằng một bài thơ khác nữa hay không?

Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Tôi có viết điều anh vừa nói rất nhiều, chẳng hạn như bài thơ “Chúng tôi không bầu cho một thể chế xa dân”. Bài thứ hai là “Bài thơ của một xác người bó chiếu chở sau xe gắn máy” mới đây nhất.

Tất cả những nguồn gốc đều do Trung Quốc mà ra hết. Hễ còn dính líu Trung Quốc là còn đầu độc, còn mua đi bán lại còn hóa chất đổ về. Trước giải phóng làm gì có thực phẩm độc như thế, ẩm thực rất đàng hoàng con người ta ra chợ lựa bó rau con cá không cần dè dặt nhưng sau giải phóng thì thực phẩm bẩn đổ về, tất cả hóa chất đổ về mua đi bán lại những thứ xấu xa bỉ ổi toàn từ Trung Quốc và thậm chí như anh vừa nói cá ăn không được cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Bởi Formosa tuy là của Đài Loan nhưng công nhân ở đó 70 – 80% người Trung Quốc thậm chí cổ phần người Trung Quốc cũng chiếm cũng lớn. Tất cả những gì xấu xa đầu độc dân tộc mình đều do người Trung Quốc gây ra vì vậy phải thoát ra hoàn toàn từ sự lệ thuộc với Trung Quốc, nô lệ Trung Quốc thì mới thoát ra được sự xấu xa hiện nay.

Tất cả những gì xấu xa đầu độc dân tộc mình đều do người Trung Quốc gây ra vì vậy phải thoát ra hoàn toàn từ sự lệ thuộc với Trung Quốc, nô lệ Trung Quốc thì mới thoát ra được sự xấu xa hiện nay.
– Nhà thơ Bùi Chí Vinh

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà thơ Bùi Chí Vinh. Sau đây là bài thơ có tên “Bài thơ về xác người bó chiếu chở trên xe gắn máy” qua giọng đọc Hoàng Việt:

“Đất nước nghèo mạt hạng
Anh bó xác em vào manh chiếu cột sau xe
Bọn quý tộc đỏ tiền muôn bạc vạn
Mở mắt mà coi chân người chết xanh lè

Mở mắt mà coi dân chúng chửi thề
Có đánh bắt xa bờ, cá cũng không ăn được
Vua quan hàng ngày tẩm bổ nhân sâm
Trong khi con nít ốm đau không có thuốc

Đất nước biến thành chư hầu Trung Quốc
Lũ Mạc Đăng Dung quỳ mọp trước thiên triều
Đám Lê Chiêu Thống xem dân như thù địch
Gò Đống Đa đồng nhân dân tệ phủ xanh rêu

Đất nước nghèo bởi một bầy sâu
Gặm tất cả tài nguyên đem dâng giặc
Thân xác Việt Nam mà hồn vía tận nước Tàu
Có biến cố là quay đầu phương Bắc

Đất nước quá nghèo nên anh bó xác
Chở em đi lủng lẳng khóc cuộc đời
Bọn quý tộc đỏ quá giàu nên không dư nước mắt
Chúng dại gì cho nước bốc thành hơi…”

Hy vọng cuộc trao đổi của chúng tôi với nhà thơ Bùi Chí Vinh sẽ giúp quý vị hiểu hơn hiện trạng xã hội hiện nay từ góc nhìn của một nhà thơ. Mỗi câu thơ của anh là một tấm ảnh sống động thể hiện đúng bản chất nhân vật mà máy móc dù hiện đại cách nào cũng không lột tả được cái thần của nó.

Thơ Bùi Chí Vinh đã biểu đạt hữu hiệu và nhạy bén với sinh hoạt xã hội mà con người trong đó đang tranh đấu để sống còn. Thơ anh giống như phát súng khởi đầu cho một cuộc đua mà chỉ có nhà thơ chạy việt dã với chính mình trên cung đường đầy sạn sỏi. Khán giả vừa là nạn nhân vừa là người bàng quan đứng bên lề đường vỗ tay một cách hồn nhiên và ra về sống cuộc sống như ngày hôm qua đã từng.

Tin tặc xâm nhập 500 triệu trương mục Yahoo

Tin tặc xâm nhập 500 triệu trương mục Yahoo

Nguoi-viet.com

Một người chạy bộ ngang qua phía trước trụ sở chính của Yahoo ở Sunnyvale, tiểu bang California. (Hình: Getty Images/Justin Sullivan)

SUNNYVALE, California (NV) – Công ty mạng Yahoo xác nhận ít nhất 500 triệu trương mục của thân chủ họ bị tin tặc xâm nhập.

Theo USA Today, dữ liệu bị xâm nhập có thể gồm tên tuổi, địa chỉ email, số điện thoại, và trong một số trường hợp có thể gồm cả các câu hỏi về an ninh được mã hóa.

Mặc dù chuyện thông tin cá nhân bị xâm nhập thường nghe nói đến, nhưng với qui mô như vụ này khiến không ít người quan ngại, và nguy cơ một quốc gia khác có thể nhúng tay vào khiến yếu tố gây sốc lại càng lớn hơn.

FBI nói qua một thông cáo: “Việc xâm phạm các hệ thống trong khu vực tư nhân và công cộng là điều mà chúng tôi rất quan tâm.”

Thông cáo tiếp rằng cơ quan sẽ “tiếp tục điều tra và bắt kẻ tạo sự đe dọa đối với an ninh mạng phải chịu trách nhiệm.”

Yahoo đề nghị khách hàng chưa hề đổi mật mã từ năm 2014 thì nay nên làm, đồng thời thông báo với người có trương mục của công ty mà họ nghi là có bị ảnh hưởng nên theo hướng dẫn để bảo vệ an toàn cho trương mục của mình.

Hoa hậu, đại gia, và ‘hợp đồng tình dục’ $16.5 tỷ ĐVN

 Hoa hậu, đại gia, và ‘hợp đồng tình dục’ $16.5 tỷ ĐVN

Nguoi-viet.com

Cựu hoa hậu Trương Hồ Phương Nga bị đưa vào tòa xét xử. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)

SÀI GÒN (NV) – Tòa án Sài Gòn đã quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm Sát để điều tra lại vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của cựu hoa hậu Việt kiều tại Nga 2007, khi cô này khai trước tòa về một “hợp đồng tình dục ” với “đại gia” trị giá 16.5 tỷ đồng.

Truyền thông Việt Nam loan tin, hôm 21 tháng 9, tòa án Sài Gòn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hoa hậu Trương Hồ Phương Nga (29 tuổi), ngụ tại Hà Nội cùng bà Nguyễn Đức Thùy Dung (27 tuổi), bạn thân ở chung nhà với hoa hậu này, phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Trương Hồ Phương Nga, cựu hoa hậu Thế Giới Người Việt tại Nga 2007, bị công an bắt ngày 19 tháng 3, năm 2015 tại Sài Gòn với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Người phía bị hại là ông Cao Toàn Mỹ (39 tuổi), ngụ ở quận 7, giám đốc một công ty tư nhân. Bà Nga bị bắt khẩn cấp vào ngày 19 tháng 2 năm 2015 tại nơi cư trú quận 2, thành phố Sài Gòn.

Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn cáo trạng cho biết, sau khi đoạt vương miện hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, bà Phương Nga về Việt Nam sống và làm MC, diễn viên… Trong thời gian này, bà Nga đã quan hệ qua lại với ông Mỹ.

Theo tố cáo của ông Mỹ, lợi dụng lòng tin, bà Nga đã nói với ông Mỹ rằng, có thể mua nhà với giá rẻ hơn thị trường. Tin lời, ông Mỹ đưa bà Nga 6 tỷ đồng để nhờ mua một căn nhà tại quận 5. Thế nhưng bà Nga không giao nhà mà đưa ra lý do “có căn nhà giá 16.5 tỷ đồng ở quận 1, có giá hời hơn”. Lần này ông Mỹ đưa tiếp cho bà Nga 10.5 tỷ đồng để mua căn nhà này.

Theo cáo trạng: “Sau khi đưa cho Nga 16.5 tỷ đồng mà không có nhà, ông Mỹ làm đơn tố cáo với cơ quan công an. Cơ quan điều tra cho là Nga đã bàn với Dung làm giả một số giấy tờ, nhằm mục đích chứng minh bà Nga không dính líu tiền bạc gì với ông Mỹ nên là đồng phạm trong việc lừa đảo.”

Tại tòa án, trong phần xét hỏi, bà Nga khai có viết biên nhận về việc nhận tiền 16.5 tỷ đồng của ông Mỹ để mua nhà, nhưng thực tế tiền này là tiền thỏa thuận trong “Hợp đồng tình dục” giữa ông Mỹ với mình để thay thế hôn thú vì ông Mỹ đã có gia đình.

Ông Cao Toàn Mỹ khai trước tòa. (Hình: Báo Lao Động)

Ông Cao Toàn Mỹ khai trước tòa. (Hình: Báo Lao Động)

“Trong bản thỏa thuận này có ghi họ tên, thông tin cá nhân, số tiền là 16.5 tỷ đồng và có dấu lăn tay của bà Nga với nội dung “phải duy trì quan hệ trong vòng ít nhất 7 năm tính từ năm 2012.”

Báo Lao Động tường thuật từ phiên tòa dẫn lời bà Nga nhấn mạnh: “Đây là số tiền ông Mỹ đưa cho tôi với cam kết là ông Mỹ sẽ giao cho tôi 16 tỷ đồng, tôi sẽ quan hệ tình cảm với ông Mỹ trong vòng 7 năm, với điều kiện là tôi không được quen người khác. Đúng là quan hệ của bị cáo với ông Mỹ là quan hệ tình cảm, nên mới để ông Mỹ giao lắt nhắt mà không giao một lần.”

 “Hợp đồng tình dục” này được bà Nga kể chi tiết rằng: “Hàng ngày ông Mỹ ‘ghé’ nhà ‘thăm’ bà Nga tại căn hộ ở quận 2. Với lịch trình rất cụ thể, là vào Thứ Hai, Tư và Sáu là ‘ghé’ buổi trưa, còn Thứ Ba, Năm và Bảy ‘ghé thăm’ vào buổi chiều…”

Trả lời câu hỏi “quá trình chuyển tiền nhờ mua nhà và bà Nga sử dụng tiền ra sao ông Mỹ có biết không?” Ông này khai “là bạn bè nên tôi không hỏi quá sâu.” Ông Mỹ cũng thừa nhận, không biết và cũng không hỏi vì hợp đồng thỏa thuận giữa ông và bà Nga… “không cho phép gặp chủ nhà”(?!)

Theo tường thuật của truyền thông Việt Nam, sau khi nghe các bên trình bày, tòa tạm dừng để hội ý. Sau khi hội ý, tòa thấy còn nhiều vấn đề chưa được điều tra làm rõ nên quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung. (Tr.N)

Người Việt có tài giỏi như chúng ta đang tự hào?

Người Việt có tài giỏi như chúng ta đang tự hào?

Sông Hàn-Duy Linh

Nguồn VNN

Người Việt Nam ta có thực là một dân tộc thông minh, với những đóng góp giá trị cho văn minh nhân loại như nhiều người thường tự hào? Lần lại cả lịch sử và hiện tại, câu trả lời khá buồn.

Trước đây, ta thường nghe báo chí nói rằng nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao  người Việt Nam thông minh, cần cù, khéo tay… và tương lai không xa nữa nền kinh tế Việt Nam sẽ “hóa rồng”, “hóa cọp”.

Những lời có cánh sẽ chắp cho ước mơ của người Việt Nam bay bổng. Nhưng thực tế hiển nhiên và lời nói thật sẽ kéo ta về gần hơn với thực tại.

Một dân tộc thông minh, cần cù, khéo tay lẽ nào lại là chủ nhân của một quốc gia nhận viện trợ rất nhiều? Và là chủ nhân của một quốc gia có đôi lúc “không chịu phát triển” như lời Chuyên gia kinh tế nước ngoài nói với bà Phạm Chi Lan?

Tháng 6 năm 2014, nhà cố vấn chính sách độc lập Simon Anholt công bảng xếp hạng “Good Country Index” (Chỉ số quốc gia tử tế), Việt Nam đứng áp chót bảng xếp hạng 124/125 nước được điều tra (chỉ trên mỗi quốc gia đang chìm trong nội chiến là Lybia).

Thần đồng piano gốc Việt tỏa sáng trên truyền hình Mỹ

Thần đồng piano gốc Việt tỏa sáng trên truyền hình Mỹ

Cậu bé Evan Le, 4 tuổi rưỡi, khiến MC và khán giả thán phục khi thể hiện tài năng chơi piano trong show truyền hình Little Big Shots của đài NBC.

 

than-dong-piano

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Evan là một trong những khách mời của Little Big Shots, chương trình về các tài năng nhí mới ra đời của đài NBC. Chương trình vừa được phát sóng hôm qua, nhiều tháng sau khi ghi hình.

Anh Quoc Le, bố của Evan, cho VnExpress hay vào sáng đó, Evan phải tới trường quay từ sớm để chuẩn bị phục trang. Cậu bé 4 tuổi rưỡi vẫn còn ngái ngủ và tỏ ra hơi khó chịu khi phải trang điểm và làm tóc theo yêu cầu.

Dù trước đó, ekip của Little Big Shots đã đến tận nhà Evan để quay phóng sự phát trong chương trình, đây là lần đầu tiên MC Steve Harvey gặp cậu bé. Ông đã dẫn dắt chương trình một cách hoàn toàn tự nhiên mà không hề chuẩn bị trước.

Evan hồn nhiên thể hiện khả năng chơi piano “thiên tài” của mình qua hai bản nhạc Flight of the Bumblebee và Rondo Alla Turca. Mỗi lần cậu bé ngồi vào chiếc đàn và say sưa lướt phím, MC Harvey lại tròn xoe mắt ngạc nhiên còn toàn bộ khán giả trong trường quay vỗ tay không ngớt. Mỗi bản nhạc Evan cũng chỉ đánh một lần và không hề phải ghi hình lại.

Sau chương trình, Evan chia sẻ rằng em rất vui khi được biểu diễn trên truyền hình và nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của mọi người.

Evan nổi lên như một “thần đồng” piano vào tháng 7/2015, khi tham gia cuộc thi tài năng dành cho trẻ em người Việt ở Mỹ VStar Kids với những bản nhạc nổi tiếng như Hoài Cảm, Rondo Alla Tura hay Asturias.

Dù mới học đàn được 7 tháng, thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi này đã chinh phục được ban giám khảo và mang về giải ba chung cuộc, cũng là tài năng piano duy nhất đạt giải.

Evan được các cô giáo dạy đàn nhận xét là “thiên tài” với khả năng vừa đọc bản nhạc vừa đánh bằng cả hai tay và chỉ ít ngày sau có thể đánh thành thạo cả bài mà không cần nhìn nốt nhạc. Evan còn tự sáng tác và đánh lại những đoạn nhạc bất chợt nảy sinh trong đầu.

Nhiều chương trình giải trí lớn của Mỹ như Ellen Show hay America Got Talent đã bày tỏ sự ngưỡng mộ khi xem các video trình diễn của Evan và nhiều lần thuyết phục cậu bé tham gia. Tuy nhiên, vợ chồng anh Quoc Le cho hay chỉ lựa chọn cho những chương trình phù hợp với lứa tuổi, khả năng và tính cách của Evan vì không muốn gây áp lực hay thương mại hóa niềm đam mê của con trai.

Anh Ngọc
vnexpress online

httpv://www.youtube.com/watch?v=UsWwVFdBWCc

Thần đồng Piano Mỹ gốc Việt

132 mẫu hải sản tầng đáy ở bốn tỉnh miền Trung có phenol

132 mẫu hải sản tầng đáy ở bốn tỉnh miền Trung có phenol

20/09/2016

TTO – Bộ Y tế phát hiện 132/1040 mẫu hải sản của bốn tỉnh miền Trung có phenol, bao gồm: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá – đây là những loài hải sản sống ở tầng đáy.

 132 mẫu hải sản tầng đáy ở bốn tỉnh miền Trung có phenol

Ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ NN&PTNT công bố thông tin sáng 20-9 – Ảnh: Đ.TRANG

Nguồn: Tuoitre.vn

Một xác người đi qua dưới ánh mặt trời

Một xác người đi qua dưới ánh mặt trời

                Phạm Trung Tuyến

15/09/2016

xac-nguoi

Hôm qua, khi mới nhìn thấy bức ảnh cái xác của một người đàn bà bó chiếu buộc sau chiếc xe máy chạy trên đường, tôi đã lặng người đi vì xót xa cho thân phận con người. Rồi sau đó là cảm giác gai người vì nghĩ đến chặng đường 60km từ Thành phố Sơn La về huyện Quỳnh Nhai

Trên hành trình chiếc xe chở xác đi qua, bao nhiêu người đã nhìn thấy tận mắt hình ảnh đó? Đó là một hình ảnh thách thức mọi giá trị sống mà con người chúng ta đã vun đắp, xây dựng qua hàng trăm, hàng ngàn thế hệ.

Nhưng mà chiếc xe máy chở xác người ấy cứ thế mà đi qua bao nhiêu ánh mắt, như một ảo giác, như một điều không thật, như một đoạn phim.

Người nhà của người đàn bà đã chết ấy, người đàn ông đã lái chiếc xe máy với cái xác bó chiếu trên yên xe suốt 60 km ấy, có thể anh ấy chẳng còn nghĩ được gì ngoài sự kết thúc của một quá trình đã rất nhiều khổ đau.

Người phụ nữ ấy đã chết vì lao phổi, một thứ bệnh của người nghèo, vì tuyệt vọng sau quá trình chạy chữa kéo dài và xin ra viện để về nhà chờ chết, rồi chết trên đường đi.

Người thân của chị có lẽ không bất ngờ về điều đó, anh đưa chị về, theo cái cách mà anh có thể làm, trong khả năng, giản đơn như đặt một dấu chấm trên dòng đời.

Nhưng một xác người đi qua dưới ánh mặt trời suốt cả một hành trình hơn 60 km, trong trạng thái đó, là một hình ảnh không thể bất nhẫn hơn.

Dấu chấm hết cho cuộc đời người đàn bà ấy, dấu chấm cho những tháng ngày kiệt quệ theo đuổi việc cứu chữa người thân của gia đình chị, lại là những dấu hỏi về ý nghĩa cuộc đời những con người đã vô tình nhìn thấy hình ảnh cuối cùng của chị.

Rốt cuộc thì cuộc sống của chúng ta, quá trình làm người của chúng ta có ý nghĩa gì khi thờ ơ nhìn thân xác đồng loại của mình trong trạng thái khốn cùng đi qua như thế?

Bao nhiêu con người đã nhìn thấy hình ảnh đó dưới ánh mặt trời trên suốt hành trình dài 60 cây số? Bao nhiêu cái chép miệng, bao nhiêu cái nhún vai, bao nhiêu ý nghĩ về sự đáng thương, về sự nghèo khó được thầm nhủ trong đầu? Theo thông tin từ bệnh viện thì người phụ nữ ấy đã chết sau khi ra viện, trên đường về nhà.

Bức ảnh chụp cái xác chị trên yên xe máy tại thành phố Sơn La. Như vậy, là người nhà chị đã bó chiếu và buộc xác chị lên xe máy ngay trên đường phố Sơn La, giữa ban ngày.

Bao nhiêu người đã chứng kiến quá trình đó và quay đi? Bao nhiêu tiền cho một chuyến xe để đưa cái xác ấy tử tế trở về nhà? Có thể gia đình người phụ nữ đó quá nghèo để nghĩ tới việc thuê một chiếc xe.

Nhưng bao nhiêu con người chứng kiến sự việc đó, họ đều nghèo tiền bạc, hay nghèo lòng trắc ẩn?

Một người đàn ông chở xác người đi qua dưới ánh mặt trời, lầm lũi suốt hành trình 60 cây số. Đó là một hình ảnh khốn cùng không phải của riêng thân phận người đàn bà đã chết, không phải sự khốn cùng của một gia đình nghèo.

Đó là sự khốn cùng của một xã hội nghèo nàn lòng trắc ẩn, nghèo nàn tính người, nghèo nàn sự sẻ chia.

Người đàn bà ấy chết rồi. Chị không còn cảm thấy đau khổ vì thân phận của mình nữa. Mọi nỗi đau chị đã để lại hết cho cõi nhân gian này, cho những người mà số phận bắt họ phải chứng kiến hình ảnh cái xác của chị được đưa đi như thế.

Người đàn bà ấy đã sống một cuộc sống quá khổ sở rồi, chị đã thoát khỏi cuộc sống ấy rồi, với chị, được đưa về quê bằng xe tang tử tế, hay nằm ngang yên xe máy thực có khác gì nhau?

Chỉ có chúng ta, những người vẫn đang sống nốt  cuộc đời của mình là sẽ phải nghĩ suy về hạnh phúc và khổ đau của tháng ngày trước mắt.

Khánh Ly ‘lần đầu hát lại tại Sài Gòn’

Khánh Ly ‘lần đầu hát lại tại Sài Gòn’ 

BBC

QUANG THANH

Khánh Ly nói Trịnh Công Sơn là “người tôi nhớ nhất khi về lại Sài Gòn”

Danh ca Khánh Ly dành cho BBC Tiếng Việt cuộc phỏng vấn riêng trước đêm diễn “lần đầu tiên tại Sài Gòn sau 30/4/1975”.

Nữ danh ca trình diễn trong chương trình ‘Vòng tay nhân ái – Khánh Ly và bạn hữu’ diễn ra vào đêm 18/9 tại khách sạn Equatorial Saigon.

Bên cạnh Khánh Ly, chương trình còn có sự góp mặt của các ca sĩ Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Hồng Vân, Nhật Hạ, Hồng Nhung và Quang Thành.

Khánh Ly dự kiến sẽ hát những tình khúc trước 1975.

Sau chương trình, bà sẽ đóng góp cho quỹ tái thiết Nhà thờ Đức Bà cũng như Trung tâm nuôi dưỡng nghệ sĩ nghèo, nhà hưu dưỡng của Nữ tu Mân Côi…

QUANG THANH

Khánh Ly viếng mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hôm 17/9

Hôm 17/9, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, danh ca Khánh Ly nói: “Tôi không diễn tả được cảm xúc của mình lúc này.”

“Ngày mai, tôi xem như hành trình ‘Huế – Sài Gòn – Hà Nội‘ của mình trọn vẹn, vì ước nguyện du ca ba miền đã đến được những nơi cần phải đến.”

“Show diễn ngày mai nói muộn cũng không muộn, sớm cũng không sớm.”

“Chúa, Đức Mẹ cho bao nhiêu thì mình có được bấy nhiêu.”

Tôi tin mình không làm được những việc vĩ đại, nhưng tôi đã cố gắng đem lời ca tiếng hát đến gần những số phận không may, góp phần san sẻ những mất mát của họ.

danh ca Khánh Ly

“Tôi nghĩ rằng đời mình do Chúa, Đức Mẹ dẫn dắt, dẫu có gian nan thì tin rằng mình luôn được bình an.”

‘Thanh đạm’

“Hôm nay, tôi vừa đi viếng mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về. Ông Sơn là người tôi nhớ nhất và là một trong những lý do chính khiến tôi muốn trở lại Sài Gòn.”

“Ngày trước, ông dặn tôi sống với một tấm lòng và tôi lúc nào cũng gắng sống theo lời ông.”

Nữ danh ca nói thêm: “Bên cạnh ông Sơn, tôi còn muốn thực hiện ý nguyện của chồng tôi trước khi mất là đến gần những người không may mắn, giúp họ có được nụ cười trên môi.”

“Ơn trên cho tôi còn khỏe để đi theo chương trình ‘Vòng tay nhân ái’ đến những nơi mà người ta bỏ quên, không ai nghĩ tới”.

“Hành trình đó một mình tôi không dám làm nếu không có sự giúp sức của ca sĩ Quang Thành, bà Xuân Hòa – chủ phòng trà Tiếng Xưa và những anh chị em ca sĩ, Công giáo, Phật giáo khác.”

FACEBOOK QUANG THANH

Danh ca Khánh Ly trong một chuyến đi từ thiện tại Việt Nam

Trả lời câu hỏi: “Bà nghĩ gì về những ý kiến phản đối bà quay trở về hát tại Sài Gòn”, danh ca đáp: “Ở đâu, thời nào cũng vậy, có người ủng hộ và cũng có những người không thích mình.”

“Tôi tin mình không làm được những việc vĩ đại, nhưng tôi đã cố gắng đem lời ca tiếng hát đến gần những số phận không may, góp phần san sẻ những mất mát của họ.”

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt, Khánh Ly cũng bày tỏ mong muốn “những ca khúc ‘Da vàng’ của Trịnh Công Sơn sớm được cất lên trở lại trên quê hương”.

Bà cũng cho hay: “Cuộc sống của tôi bây giờ thanh đạm, ăn khoai sắn không phải vì nghèo mà muốn sống đời nhẹ nhàng”.

“Ở tuổi 72, tôi cũng muốn ngỏ lời xin lỗi đến những ai cảm thấy tôi đã làm gì phật ý họ”, danh ca Khánh Ly nói với BBC.

Em Alexandria Huynh:Thần đồng VN ở tuổi 17 vào học tiến sĩ ở đại học Harvard

Em Alexandria Huynh:Thần đồng VN ở tuổi 17 vào học tiến sĩ ở đại học Harvard

English version: Nguồn anh ngữ :

http://www.calstatela.edu/univ/ppa/newsrel/grad10-youngest.htm

 Thần đồng VN ở tuổi 17 vào học tiến sĩ ở đại học Harvard


than-dong

Trường Đại Học Cal State L.A. cho Vietnamese Daily biết em Alexandria Huynh, một sinh viên gốc Việt vừa ra trường năm nay được trường đại học danh tiếng Harvard nhận vào học chương trình tiến sĩ y khoa với học bổng toàn phần ở tuồi 17.

Em Alexandria Huynh vào đại học lúc mới tuổi 13 qua chương trình dành cho các sinh viên vào đại học sớm trước tuổi (University’s Early Entrance Program), em Alexandria Huynh mới ra trường năm nay với bắng cử nhân sinh học hạng ưu. Cal State L.A. còn cho biết Alexandria Huynh là một sinh viên ra trường với bằng cử nhân trẻ nhất từ xưa đến nay của trường.

Em Alexandria Huynh không chỉ được trường Harvard chấp nhận vào học chươnh trình tiến sĩ mà còn có các trường danh tiếng khác như Đại học Yale và Đại học Pennsylvania cũng chấp nhận em.

Em Alexandria Huynh sẽ vào học ở Harvard mùa thu này với một học bổng toàn phần. Đây là niềm hãnh diện và tự hào của người Việt khắp nơi.

Du Lê

Nguồn anh ngữ :

http://www.calstatela.edu/univ/ppa/newsrel/grad10-youngest.htm

Anh Kim Nguyễn gởi

Quấn chiếu chở thi thể về nhà bằng xe máy, cần lắm một lời xin lỗi!

 Quấn chiếu chở thi thể về nhà bằng xe máy, cần lắm một lời xin lỗi!

Ngày đăng: 15/09/2016

Dongtenvietnam

can-lam-mot-loi-xin-loi

Hình ảnh khiến dư luận xôn xao trên mạng xã hội. Nguồn: tuoitre.vn

Chị Lò Thị P thương mến,

Hôm nay báo chí đưa tin cảnh đau lòng về sự ra đi của chị. Đau lòng vì chúng tôi nhìn hình thi thể của chị được quấn chiếu chở về nhà bằng xe máy. Hình ảnh ấy để lại nỗi đau thương và nhiều uẩn khúc vì đâu chị lại chịu cảnh bi đát như thế? Trên hết, lúc này chúng tôi cầu nguyện cho linh hồn chị thật nhiều. Mong chị được nghỉ yên nơi vĩnh hằng!

Là vợ của một người chồng đã chết vì căn bệnh HIV, chị đến bệnh viện trong tình trạng suy kiệt rất nặng, không đi đứng được, thậm chí gọi thì hiểu nhưng không nói được. Là bệnh nhân 40 tuổi, chị chỉ nặng 32 kg… Là người nghèo, dĩ nhiên chị không thể đến những bệnh viện sang trọng để điều trị dưỡng bệnh. Do đó, chị được người nhà đưa đến Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La cách nhà chị khoảng hơn 100km.

Trước hình ảnh thi thể của chị trên xe máy, Bộ Y tế đã vào cuộc để xác minh xem lỗi thuộc về bệnh viện hay người nhà chị. Ông giám đốc Bệnh viện này cho rằng: “Thời điểm ra viện, bệnh nhân P. có mạch, huyết áp, tri giác bình thường, đi và nói được. Vì thế bệnh viện cho ra viện chứ không phải vô cảm. Chúng tôi cũng hỏi đến 4 lần là có cần xe không thì gia đình nói không mà đi xe ôm. Tuy nhiên sau này chúng tôi mới biết bệnh nhân tử vong sau khi rời bệnh viện 30km.”

Trong khi đó, anh chị là ông Muôn nói rằng: “Thời điểm ra viện chị P. rất yếu, phải dìu mới đi được, chỉ nói được thều thào là ‘cho em về nhà’.” Tại sao bệnh viện không cho xe cứu thương đưa chị về nhà? Anh chị bảo ông không có tiền và cũng không biết việc này, bệnh viện cũng không thông báo, nên ông đành thuê xe ôm. Trên đường về nhà được 30 km thì chị ra đi…! Không có tiền thuê xe, anh chị đành cuốn thi thể chị trong mảnh chiếu và chở chị về nhà bằng xe máy. Do để hở chân của chị nên người dân chụp được hình ảnh đau lòng này.

Quanh câu chuyện đau đớn của chị, người dân không khỏi băn khoăn: “bệnh viện hay gia đình chị đúng? Ai hợp tình, ai đúng lý!?” Trước khi có câu trả lời, hẳn là cần lắm một lời xin lỗi chân thành gửi đến chị. Mong chị thứ lỗi cho những điều đáng tiếc đã xảy ra với chị. Chỉ thầm ước sao trên đất nước mình vắng bóng những câu chuyện não lòng như thế! Để mỗi ngày, chúng ta đối xử với nhau xứng đáng với nhân phẩm của một con người. Dù giàu sang hay nghèo hèn, khỏe mạnh hay ốm đau, chúng ta đều là con người cần được yêu thương và trợ giúp, được chăm sóc và tôn trọng, chị nhỉ!

Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện cho chị được nghỉ yên trên Thiên Quốc.

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ 

bình luận

Phạm Công Thạnh ·

Hóc Môn, Hồ Chí Minh, Vietnam

cái khẩu hiệu ” lương y như từ mẫu” đã bị tháo gỡ và vứt bỏ hết rồi, vào BV nếu bạn không có tiền tạm ứng, thì có ai cứu bạn họ vô tâm vô cảm hết rồi. người nhà của chị đã ngậm ngùi làm theo cách của những người nghèo, và rồi chị cũng an lòng thôi, bằng lòng với số phận kiếp nghèo thà chết ngoài đường xác nằm trên xe máy, còn hơn nếu chị chết trong BV thì bao nhiêu thủ tục mà người nhà chị phải chạy theo phải ký những cam kết mà họ không muốn, rồi những dịch vụ chuyển xác mai táng nhảy vào. Tiền đâu để trang trải

Hop Nguyen ·

Làm việc tại MOL (company)

Lậy Chúa xin đừng để trái tim chúng con trở nên chai đá, xin cho chúng con biết rung cảm trước mỗi sự việc xảy ra xung quanh con.