Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo Phận Vinh thân hành đi đến với bà con vùng lũ lụt miền Trung.

Quế Tâm and 3 others shared Sơn Văn Lê‘s post.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê added 2 new photos — with Trịnh Bá Phương and 5 others.

12 hrs ·

Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo Phận Vinh thân hành đi đến với bà con vùng lũ lụt miền Trung.

Một hình ảnh nói lên tất cả tấm lòng của người mục tử nhân lành vì đoàn chiên và tha nhân trong những cảnh đau khổ và khốn cùng nhất.

Chúng tôi nhớ đến Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt lội nước bì bõm đứt cả dép để đến với tất cả mọi người trong đợt ngập lụt kinh hoàng năm 2008 tại Hà Nội.

Tại sao cộng sản lại sợ hãi và luôn đánh phá những Con Người như vậy? Vì họ có trái tim và tình yêu đối với tất cả mọi người.

Người cộng sản và tín ngưỡng

Người cộng sản và tín ngưỡng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-10-13

Những người tham dự lễ hội cướp phết cúng tiền tại đình làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, vào ngày 20 tháng 2 năm 2016.

Những người tham dự lễ hội cướp phết cúng tiền tại đình làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, vào ngày 20 tháng 2 năm 2016.

 AFP photo

07:02/12:01

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Báo chí trong nước đang chú ý tới một nhân vật cao cấp trong chính phủ là ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Y tế sau khi một video clip cho thấy ông này tham gia một buổi hầu đồng tại Hà Nội nhưng sau đó được ông đính chính không phải hầu đồng mà là lễ tạ, là lễ trả ơn thần thánh sau khi đã được thăng quan tiến chức.

Mê tín dị đoan

Hầu đồng và những thể loại khác mang dáng vẻ mê tín dị đoan đang hoành hành trong nhiều cơ sở tôn giáo Việt Nam, Mặc Lâm có cuộc trao đổi với nhà báo Ngô Nhật Đăng xoay chung quanh đề tài “Người cộng sản và tín ngưỡng” để tìm hiểu thêm về hiện tượng quay về với tôn giáo của họ. Trước tiên nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết về hầu đồng:

Theo sự hiểu biết của tôi thì hầu đồng bắt nguồn từ đạo thờ “Mẫu” của dân mình. Từ thời xa xưa ngoài chuyện hầu đồng nó có một tác dụng là nhắc lại những người có công với đất nước. Trong những giá hầu đồng có nói đến ông Hoàng Bảy ông Hoàng Mười. Một số giá khác là các cô cũng là những người có công với đất nước cũng giúp dân chống ngoại xâm. Có một điều mà rất ít người biết tức là khởi thủy của hầu đồng ông bà ta dùng hầu đồng để chữa bệnh tức là chữa những người bệnh điên, tâm thần.

Bây giờ có hiện tượng là theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết rằng các quan chức lớn, nhất là trong ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.
– Ngô Nhật Đăng

 Hầu đồng sau thời gian 1954 thì Hà Nội hầu như bị cấm tuyệt đối, mọi điều liên quan đến hầu dồng đều bị xếp vào mê tín dị đoan và gần như tuyệt chủng ở miền Bắc.

Hầu đồng nó cũng mới chỉ xuất hiện trở lại vào năm 1980 khi nước ta bắt đầu mở cửa rồi cũng có những số nơi phục hồi lại nhưng phục hồi một cách quá đáng. Có hiện tượng người ta thấy là các cán bộ nhà nước, quan chức cao cấp đều tham gia vào trong chuyện này và biến tướng rất nhiều. Trong khi hầu đồng họ tiêu tiền một cách khủng khiếp.

Tiền lễ người nghèo lắm cũng vài chục triệu còn quan chức thì vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng và người ta thấy nó bị biến tướng trong các buổi hầu đồng. Người ta tin tưởng rằng qua thánh thần sự ban phát lộc của thánh mà mình xin. Xin thăng quan tiến chức, giàu có cần xin các thánh thì sẽ được ban chỉ cần thành tâm và lễ vật phải càng hậu hỉ.

Tôi cũng có thời gian nghiên cứu những người hầu đồng có tên tuổi ở Hà Nội thí dụ như Quách Trang Thịnh ở khu Hắc Quảng ông ta nổi tiếng và giàu khủng khiếp nên tất cả chùa chiền nổi tiếng ở Hà Nội như Chùa Hương cũng như các chùa khác trong những lần cầu thì đóng góp tiền thì bao giờ cũng có tên của ông Thịnh đứng đầu tiến đó người ta gọi là con nhang đệ tử đóng góp. Hiện tượng này không có gì lạ người dân người ta còn biết đầu năm thì Nam Định Phủ Dầy nó là nơi xuất phát nghề xem bói và hầu đồng. Dịp sau tết có những vị quan chức rất lớn xuống đó và người ta có thể hầu đồng hai ba ngày ở đó nói chung dân chúng họ cũng biết.

Mặc Lâm: Hình ảnh của ông Phạm Văn Tác khi cúng tạ cho ta thấy điều gì khi tham dự vào một hoạt động mê tín mà một cán bộ cao cấp tới chức Vụ trưởng của nhà nước trực tiếp tham gia?

Ngô Nhật Đăng: Vừa qua người ta ngạc nhiên chuyện ông Tác, Vụ trưởng Vụ Y tế đi hầu đồng tôi có xem cái clip đó thì thấy rằng ông ta nói không phải hầu đồng là đúng mà đó là một nghi lễ “lễ tạ” có thể là trước đó con nhang đệ tử đã xin một điều gì đó và được thánh ứng thánh ban cho nên làm lễ tạ.

Nhìn dưới con mắt của mọt người bình thường thì ta thấy con người sống cần phải có niềm tin, thí dụ như người đảng viên cộng sản trước họ tin vào lý tưởng cộng sản, làm cho cuộc sống tươi đẹp giải phóng đất nước và những điều đó bây giờ người ta biết là chuyện nói dối rồi nên xảy ra hiện tượng mà người ta gọi là “khủng hoảng niềm tin”.

Khi người ta không còn tin vào lý tưởng nào đó thì tìm đến niềm tin tôn giáo chẳng hạn. Trong đó có những tôn giáo chân chính và cả những cái ta có thể gọi là biến tướng, biến thái hay tà đạo. Bây giờ có hiện tượng là theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết rằng các quan chức lớn, nhất là trong ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.

Khi cán bộ đi chùa

Một cửa hàng bán vàng mã ở Hà Nội chụp ngày 16/8/2016. AFP photoMột cửa hàng bán vàng mã ở Hà Nội chụp ngày 16/8/2016. AFP photo

Mặc Lâm: Trên cái nhìn xã hội, chính trị hay tín ngưỡng anh giải thích thế nào về nạn công an chạy theo hầu đồng như tại Hà Nội mà anh vừa nói?

Ngô Nhật Đăng: Như tôi nói ban đầu những người nào còn chút lương tâm hoặc là họ đã trót tin vào điều gì đó chẳng hạn nhưng khi thấy niềm tin đó không thật, không đúng như họ suy nghĩ thì họ bị rơi vào khủng hoảng niềm tin do đó họ đi tìm cái gì đấy mà đặt niềm tin vào đấy. Tôi rất ngạc nhiên khi phần lớn sĩ quan công an nhất là phái nữ thì rất ham mê hầu đồng. Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh tranh khốc liệt nên họ phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người khác, hoặc họ coi đó là niềm an ủi hay một lý do nào đó. Tôi nghĩ vấn đề này chắc cũng cần phải nghiên cứu thêm nữa.

Mặc Lâm: Trong xã hội ngày nay người dân thấy xuất hiện rất nhiều chùa mới mà hầu hết trong số đó không còn dáng vẻ kiến trúc của những ngôi chùa Việt Nam nữa mà hoàn toàn theo cung cách của Đài Loan, hay Trung Quốc rất rõ, chẳng hạn như chùa Bái Đính ở miền Bắc. Xin anh cho biết phải chăng cái gu thẩm mỹ của Phật tử thay đổi hay còn gì phía sau đó?

Ngô Nhật Đăng: Vâng cũng phải nói một chút về lịch sử xa xưa như nước ta vào thời nhà Lý thì đạo Phật rất phát triển gần như quốc đạo và đạo Phật thời ấy còn rất thuần khiết. Có hiện tượng các chùa chiền thời Lý được xây dựng rất hoành tráng có cái Tứ đại An Nam của thời nhà lý xây bây giờ còn sót lại tháp chuông chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh.

Nó cũng xảy ra hiện tượng khi mà nhà nước tốn kém tiền bạc xây dựng những công trình đó không khoan sức dân thì cũng báo hiệu cho chế độ suy tàn. Tới thời nhà Trần thì chúng ta thấy các chùa chiền tại miền Bắc rất nhỏ và hợp với các khung cảnh chung quanh. Ta cũng thấy vua Trần Nhân Tông từng đi tu cũng là người sáng lập ra phái thiền Nam tông của Việt Nam.

Sau năm 54 gần như là những chùa chiền như thế gần như bị phá hỏng mà thay vào đó là những ngôi chùa to lớn ví dụ như anh vừa nhắc đến đó là chùa Bái Đính. Trong dân gian có tin đồn cái chùa đó là do tiền xây riêng cho mười mấy vị trong Bộ chính trị và các kiến trúc cũng như tượng trong chùa hoàn toàn theo văn hóa Trung Hoa. Làm người dân bình thường tất nhiên ai cũng phải đặt câu hỏi đau xót cho truyền thống dân tộc của chúng ta mặc dù là gần gũi với văn hóa Trung Quốc nhưng không hề phụ thuộc một cách quá đáng như bây giờ.

Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh tranh khốc liệt nên họ phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người khác, hoặc họ coi đó là niềm an ủi hay một lý do nào đó.
– Ngô Nhật Đăng

 Người dân cũng đặt câu hỏi phải chăng họ theo âm mưu của Bắc triều đồng hóa người Việt chúng ta với Trung Quốc? Vấn đề này không còn là bình thường nữa rồi mà rất nguy hiểm vì đặt đất nước trước hiểm họa xâm lăng về mặt văn hóa. Chúng ta cũng biết người Trung Quốc rất giỏi trong cái gọi là quyền lực mềm với các Viện Khổng Tử đặt khắp nơi còn Việt Nam thì với những ngôi chùa kiến trúc cũng như việc thờ cúng mê tín hoàn toàn theo người Trung Hoa.

Mặc Lâm: Như chúng ta đã biết tín ngưỡng không bao giờ được người cộng sản chấp nhận nhưng trong những năm gần đây từ ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rồi bây giờ là Nguyễn Xuân Phúc đều vào chùa khi có dịp . . .phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam đã thay đổi lý tưởng mà sống theo tâm linh?

Ngô Nhật Đăng: Vâng theo cá nhân tôi nghĩ nếu chúng ta nhìn vào tổ chức Đảng Cộng sản thì chúng ta thấy trên cùng là một vị giáo chủ không ai có thể động chạm đến uy tín như một vị thần thánh thí dụ nước ta là ông Hồ Chí Minh chẳng hạn, giống như một ông thánh một giáo chủ đứng bên trên. Họ có các cơ sở lý luận về chủ nghĩa, các tài liệu rồi Ban tuyên huấn, rồi những điều mà các đảng viên phải tụng niệm hàng ngày như một thứ kinh nhật tụng. Cái mô hình đó nó giống như của một tôn giáo có thể gọi đó là thứ tôn giáo nhập thế mà biến thái.

Khi họ đã có tư duy như một tôn giáo và bây giờ tôn giáo đấy có vẻ không còn tác dụng nữa thì theo tôi nghĩ có lẽ họ phải đi tìm một niềm tin nào đó. Các tín ngưỡng của những người lãnh đạo mà người ta nhầm tưởng là đạo Phật thật ra không phải mà theo tôi nó không phải đạo Phật đành rồi nhưng nó không phải là đạo Lão không phải đạo Giáo mà nó là thứ pha trộn gì đó mà có lẽ chúng ta phải cất công tìm hiểu mới có thể cắt nghĩa được điều này.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn nhà báo Ngô Nhật Đăng.

Việt Nam ăn thịt chó đứng thứ nhì thế giớ

 Việt Nam ăn thịt chó đứng thứ nhì thế giới

Nguoi-viet.com

Mỗi ngày ở Việt Nam có cả ngàn con chó bị đánh cắp hoặc bán giết để ăn thịt. (Hình: VietNamNet)

HÀ NỘI (NV) – Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam giết chó để bán ăn thịt khoảng 5 triệu con, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc với khoảng 20 triệu con, phần lớn là vật nuôi bị bắt trộm từ Lào, Cambodia…

Sau Trung Quốc và Việt Nam, Nam Hàn xếp thứ 3 với khoảng 2-3 triệu con mỗi năm. Số liệu này vừa được Liên Minh Bảo Vệ Chó Châu Á (ACPA) công bố.

Tin báo điện tử VietNamNet, ngày 14 Tháng Mười, cho hay số liệu này cũng chưa được xem là hoàn toàn chính xác bởi vì buôn bán thịt chó là hoạt động phi pháp ở Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Hong Kong, hoặc hợp pháp nhưng phần lớn không được kiểm soát ở Trung Quốc, Việt Nam và Nam Hàn.

Theo ACPA, thịt chó phổ biến rộng rãi nhất ở Châu Á và “ngành sản xuất thịt chó” được phát triển từ đây bằng mô hình kinh doanh hộ gia đình, biến công nghệ giết mổ thành nền công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Chính quá trình thương mại hóa này đã dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề phúc lợi động vật và sức khỏe con người.

Thực tế, đã có rất nhiều cuộc điều tra ở khắp Châu Á đã ghi nhận “sự tàn nhẫn trong tất cả các giai đoạn của hoạt động bán thịt chó, thu mua, vận chuyển và giết mổ.” Bởi nhiều người tin là thịt chó sẽ ngon hơn khi con vật bị kích động mạnh, vì vậy chó lấy thịt thường bị ngược đãi và giết hại theo cách dã man nhất để khiến hương vị thịt trở nên ngon lành hơn.

ACPA cho rằng, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam thường biện hộ rằng, thịt chó là “nền văn hóa” hoặc “truyền thống,” nhưng xét về khía cạnh nhân đạo và phúc lợi, thịt chó vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, quan ngại.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã cảnh báo rằng, ăn thịt chó và cách vận chuyển chó lấy thịt sẽ tăng nguy cơ bùng phát dịch tả và bệnh dại cho người dân cũng như khách du lịch. (Tr.N)

Xót xa cảnh dân dỡ mái ngói chui lên nóc nhà chạy lũ

Xót xa cảnh  dân dỡ mái ngói chui lên nóc nhà chạy lũ

Áp thấp nhiệt đới dội thẳng vào miền Trung gây mưa lũ nhấn chìm làng mạc, trường học, “xé tan” đường sá… Hình ảnh nước lũ ngập tận nóc nhà tại Quảng Bình, lũ quét san phẳng cả cánh đồng hoa màu ở Hà Tĩnh… khiến cả nước xót xa.

lu-ha-tinh

Dân dỡ ngói chui lên nóc nhà thoát lũ.

Tranh cử tổng thống 2016 sôi nổi, nhưng hết hào hứng

Tranh cử tổng thống 2016 sôi nổi, nhưng hết hào hứng

Ông Donald Trump xuất hiện cùng một số phụ nữ ủng hộ ông trong cuộc vận động ở North Carolina. (Hình: AP Photo/ Evan Vucci)

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

WASHINGTON, DC (NV) – Cuộc tranh cử tổng thống đang ở giai đoạn quyết liệt nhất trong hơn ba tuần lễ cuối cùng. Tuy vậy, có lẽ không còn hào hứng để chờ kết quả vì mọi chuyện hầu như đã ngã ngũ, với ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump không còn bao nhiêu hy vọng đảo ngược tình hình.

Trong một cuộc vận động chiều Thứ Năm, ông Trump tuyên bố với những người ủng hộ: “Thăm dò dư luận cho thấy chúng ta đang ngang ngửa (dead heat).” Nhưng tờ Huffington Post không đồng ý với sự mô tả ấy. Trích dẫn từ điển Merriam-Webster: “’Dead heat’ là tình trạng tranh đua mà hai đối thủ ngang điểm hay đạt mức đến cùng lúc.” Và tờ báo này nói rằng đó là tình hình hồi Tháng Chín, còn bây giờ căn cứ trên các thăm dò mới nhất, cuộc tranh cử của ông Trump đang gần tới “dead” (chết) chứ không phải “dead heat.”

Theo Huffington Post, tỉ lệ cử tri toàn quốc ủng hộ bà Hillary Clinton là 49.2%, ông Donald Trump là 42.9%, ông Gary Johnson 6.4%. Nếu cuối cùng không có bao nhiêu cử tri sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên Johnson của đảng Libertarian thì bà Clinton hơn ông Trump tới 8%, và đó không phải “dead heat.”

FiveThirtyEight tổng hợp các thăm dò, toàn quốc và tiểu bang, cho kết quả Clinton 49.3% – Trump 42.9%.

Trang mạng của cơ quan chuyên nghiên cứu về bầu cử này phân tích các dữ kiện tâm lý, xã hội và dùng các phương tiện điện tử, dự đoán triển vọng đắc cử của bà Clinton 84.7%, ông Trump 15.3%.

Cuộc tranh cử bây giờ trở thành một trận đánh có ba phe tham chiến: Dân Chủ, Cộng Hòa và truyền thông. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các cơ quan truyền thông, từ các hệ thống truyền hình lớn đến các tờ báo có ảnh hưởng toàn quốc hay chỉ ở cấp tiểu bang và địa phương, đều đồng thanh phê phán ông Trump.

Xét trên nhiều bình diện khác nhau, theo họ, ông Trump không có khả năng của một nhà lãnh đạo, không có tư cách xứng đáng ở vị trí tổng thống/tổng tư lệnh nước Mỹ, chỉ là một kẻ mị dân, kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, nói những điều sai sự thật, liên tục phát biểu bừa bãi rồi chối. Vì vậy, họ có trách nhiệm phải trình bày với dân chúng về tác hại cho đất nước nếu bỏ phiếu cho ông Trump.

Nhà báo Lê Phan, trong một bài viết trên nhật báo Người Việt, cho biết, báo chí Mỹ có truyền thống tin tưởng ở bổn phận thông tin đúng đắn của mình và đồng thời ít khi nào trực tiếp can thiệp vào bầu cử bằng cách công khai ủng hộ bên nào. Nhưng năm nay rất nhiều tờ báo đã phá bỏ thông lệ ấy để đả kích thẳng ứng cử viên Cộng Hòa. Mặc dù nhìn nhận rằng ý kiến của báo chí chưa chắc đã ảnh hưởng thay đổi suy nghĩ của cử tri, họ đồng thuận là phải thẳng thắn nói ra, không thể nào khác.

Ngược lại, ngay từ giai đoạn bầu cử sơ bộ, ông Trump đã tấn công truyền thông bằng những lập luận rất gay gắt. Ông diễn tả họ là “những nhóm đặc quyền đặc lợi, gian lận mỗi ngày với dân chúng Mỹ.” Ông cũng mạnh mẽ phê phán truyền thông thiên vị và bị ban tranh cử Dân Chủ mua chuộc. Tất cả những điều này chắc chắn chỉ thu phục và củng cố được sự tin tưởng của những người đã quyết ủng hộ ông Trump. Dù vậy, truyền thông có lợi thế cùng phương tiện để duy trì cuộc chiến kéo dài cho đến ngày bầu cử và tổn thất lớn nhỏ chắc chắn về phía ông Trump.

Từ cuối tuần trước, bùng nổ chuyện tai tiếng về ông Trump liên quan đến phụ nữ với cuốn băng video Access Hollywood năm 2005. Tiếp theo, dù cho có thể nhiều người không thích những chuyện ruồi bu ấy, nhưng tất cả đều là sự kiện có bằng chứng cụ thể, và các cơ quan truyền thông liên tiếp đưa ra thêm nhiều chuyện bê bối khác về cá nhân ông Trump. Số phụ nữ lên tiếng tố giác ông Trump mỗi ngày mỗi thêm, từ hai, rồi ba, bốn, và tám, rồi chưa biết còn bao nhiêu nữa.

Chưa từng thấy ở những cuộc tranh cử trước kia, năm nay ông Trump có lối đặt cho đối thủ những biếm danh. Ông gọi cựu Thống Ðốc Jeb Bush là “yếu pin,” Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz là “Ted nói láo,” Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio là “thằng nhỏ Marco,” và bà Hillary Clinton là “Hillary lươn lẹo.” Bây giờ đến lượt các phụ nữ tố giác ông Trump về hành vi sách nhiễu tình dục, gọi ông là “Trump Octopus” vì bị tố cáo có bàn tay như bạch tuộc khi sờ soạng phụ nữ.

Hôm Thứ Năm, hội những người nuôi bạch tuộc làm thú nuôi lên tiếng phản đối cách gọi ấy. Ðề cập tới lời cô Lessica Leed tố giác ông Trump đã sờ soạng mình trên máy bay, một phát ngôn viên hội này nói: “Mặc dù những phát biểu ấy có thể khiến người ta hiểu lầm, bạch tuộc không có gì giống như ông Donald Trump. Các con bạch tuộc của chúng tôi dùng sáu vòi vào việc lấy đồ ăn và nắn bóp thăm dò các vật, hai vòi để di chuyển. Không, tôi xin nhắc lại là không, có chiếc vòi nào dùng để sờ soạng.”

Dù muốn dù không, ông Trump phải vất vả chống đỡ, phủ nhận, giải thích về những cáo buộc đã có và có lẽ sẽ còn nữa. Cho đến tuần này đã có tới 10 phụ nữ lên tiếng tố cáo ông. Phát biểu trong một cuộc vận động ở Greensboro, North Carolina, hôm Thứ Sáu, ông nói “chẳng biết những phụ nữ ấy ở đâu ra.” Nhưng ông tố cáo họ đã toa rập với truyền thông và ban tranh cử Dân Chủ. Ông khẳng định tất cả là “chuyện 100% bịa đặt, dàn dựng, không có nhân chứng.” Tuy vậy có một số trường hợp truyền thông đưa ra băng video hoặc ghi âm. Rồi không nói tên ai nhưng ông lại lần lượt phản bác lời của các phụ nữ ấy.

Vói sự tế nhị khôn khéo, phía Dân Chủ không đi sâu khai thác trận chiến giữa ông và truyền thông, nhưng tất nhiên không bỏ qua lợi thế do từ tình hình ấy.

Hôm Thứ Sáu, Tổng Thống Barack Obama đến Cleveland, Ohio, vận động cho bà Clinton. Ông mô tả ông Trump là “con người sống trên Trái Ðất 70 năm chỉ nói về những cao ốc của mình lớn thế nào, sự giầu sang phú quý của mình ra sao, rồi loanh quanh bên cạnh những tài tử, diễn viên, bỗng chốc tự nhận mình là người của dân chúng, một nhân vật ưu tú toàn cầu…” Và ông kết luận bằng một ngôn ngữ bình dân nhắc lại hai lần: “Come on, man,” tương đương tiếng Việt có thể là “Thôi đi cha nội.”

Tổng Thống Obama cũng chỉ trích đảng Cộng Hòa về quyết định lánh xa Trump là quá ít, quá trễ. Hôm Thứ Năm, Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama, bằng những lời lẽ tình cảm trong bài nói chuyện với dân chúng lần thứ tư vận động cho bà Clinton, đã nặng nề và quyết liệt phê phán ông Trump.

Tình hình tranh cử của ông Donald Trump hiện nay như một cuộc chiến trên ba mặt trận: Ðương đầu với bà Hillary Clinton, đối phó với những nhân vật Cộng Hòa lìa bỏ ông, và chống trả những trận đánh liên tục của truyền thông. Mặt trận thứ nhất ông đang yếu thế, mặt trận thứ nhì không thể thắng, và mặt trận thứ ba chỉ có thể là thua. Nếu ông đắc cử thì có lẽ là phép lạ trong cuộc bầu cử 2016 hoàn toàn không giống các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong lịch sử.

 

ĐÔI NÉT VỀ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

 ĐÔI NÉT VỀ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

FB Phạm Thanh Nghiên

(Chân dung Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua nét vẽ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh)

Chân dung Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua nét vẽ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh ngày 18/7/1979 tại Nha Trang trong một gia đình Công Giáo gốc miền Bắc. Năm 1953, ông ngoại Quỳnh là Nguyễn Minh Sơn đưa cả gia đình di cư vào Nam. Có một chi tiết đặc biệt mà ít người biết đến, Quỳnh là hậu duệ của vị Thánh tử đạo Anrê Phú Yên. Thánh Anrê được xem là một trong những vị quan thầy của Giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới. Ông được phong Thánh ngày 5 tháng 3 năm 2000 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Hiện gia phả dòng họ còn được lưu giữ tại nhà thờ Quy Nhơn.

Quỳnh có ông nội và ông ngoại là những sĩ quan cảnh sát dưới thời Việt Nam Cộng Hòa và cả hai ông đều bị bắt đi tù cải tạo sau 1975. Ông ngoại Nguyễn Minh Sơn là một cảnh sát điều tra, chịu trách nhiệm thẩm vấn những vụ án liên quan đến chính trị. Bố của Quỳnh – ông Nguyễn Ngọc Anh sinh năm 1956 và là một Thương phế binh VNCH. Giấy tờ còn ghi rõ “Binh nhì Nguyễn Ngọc Anh, số quân 76/409.342, tham gia hành quân chiến dịch Hòa Bình 23/BĐQ/2/74 và bị thương ở tọa độ ZA199.200Pleime Pleiku bởi đạn AK vào chân trái”. Sau khi Sài Gòn thất thủ, người lính biệt động Nguyễn Ngọc Anh cũng bị “lùa” đi tù cải tạo hơn một tháng.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh học chuyên ngành Anh ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM. Sau này cô làm việc trong một Công ty du lịch nước ngoài cho tới khi bị bắt.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những Blogger nổi tiếng tại Việt Nam. Cô bắt đầu được công luận chú ý từ khoảng năm 2009 với bút danh Mẹ Nấm. Đây là thời điểm được cho là khó khăn lớn đối với các tiếng nói phản biện trong nước, nhất là sau khi một loạt những người bất đồng chính kiến bị bắt theo điều 88 vào cuối năm 2008.

Thời gian Quỳnh lăn lộn bên ngoài, tôi đang phải chống chọi với những năm tháng trong tù. Sau khi mãn án, tôi và Quỳnh cùng làm việc chung với nhau trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên Quỳnh “ăn cơm tù”, cô từng bị giam giữ chín ngày với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước” hồi tháng 9/2009.

Nhìn khối công việc Quỳnh làm và những gì cô đã đóng góp cho cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam, tôi thực sự thán phục. Không biết cô lấy thời gian, sức lực ở đâu để vừa chăm cho con, vừa đi làm và vừa góp sức tranh đấu.

Sức khỏe Quỳnh không tốt, cô mắc bệnh máu loãng và mang trong người một khối u. Thi thoảng hai chị em đang trao đổi công việc, Quỳnh phải tạm ngừng để đi nằm hoặc đi uống thuốc. Hồi đầu năm, Quỳnh tâm sự với tôi “Em chỉ ngại một ngày nào đó, bệnh viện thông báo rằng khối u của em di căn, thì…”. Nói tới đó Quỳnh bỏ lửng, rồi lại thao thao bàn công việc như không có gì xảy ra. Trong khi đó, tôi không còn tâm trạng nào nói về công việc nữa. Những lúc như thế, Quỳnh lại chê tôi dở, hay để nỗi buồn lấn át.

Tôi hơn Quỳnh hai tuổi nhưng tôi thua xa Quỳnh về kinh nghiệm sống, hiểu biết xã hội và lòng can đảm. Tôi chỉ hơn Quỳnh về kinh nghiệm ở tù thôi, nhưng điều đó, tôi cầu mong sao Quỳnh sẽ chẳng bao giờ vượt qua tôi. Ngoài áp lực từ nhà cầm quyền, từ công việc, Quỳnh còn chịu nhiều sức ép từ những kẻ không thiện chí với cô. Đôi khi vì vô tình hoặc cố ý, người đời trao cho Quỳnh những cay đắng ngoài sức chịu đựng của một con người bình thường.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ít nói về bản thân, vì thế những gì tôi vừa chia sẻ có lẽ khiến bạn đọc ngạc nhiên. Những người yêu mến luôn bày tỏ sự mến phục và đồng cảm với một người mẹ đơn thân như Quỳnh. Nhưng cũng không ít người coi đó là cơ hội và đề tài để tấn công cô. Sự tự vệ của Quỳnh, đôi khi càng gây thêm những rắc rối khác. Không ít lần tôi đã chứng kiến những ẩn ức, tổn thương và nỗi cô đơn mà Quỳnh phải một mình gánh chịu. Nhưng ý chí và nghị lực của Quỳnh đã giúp Quỳnh không gục ngã.” Với tôi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thật sự là một phụ nữ đầy bản lĩnh. Cô cản đảm không chỉ khi đối mặt với những thử thách, mà còn dám đương đầu với mọi chỉ trích và luôn tỏ thái độ sòng phẳng trước mọi vấn đề.

Nhìn lại chặng đường bốn năm qua với những chiến dịch, phong trào mà Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã khởi xướng, không nhiều để tự hào nhưng đủ để khích lệ nhau trên chặng đường khó khăn phía trước: “Lời tuyên bố của các công dân tự do”, “Tuyên bố 258”, “Dã ngoại nhân quyền”, “Cà phê 258”, “Phong trào “Không bán nước”, “No- HD981”, “Chúng Tôi Muốn Biết”, “We Are One”. Gần đây nhất là phản đối Đường lưỡi bò và các hoạt động bảo vệ môi trường. Không quá lời khi nói rằng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những bloggers để lại dấu ấn đậm nét nhất trong cuộc chiến chống lại tập đoàn Formosa. Ngay từ khi thảm họa môi trường xảy ra từ sáu tháng qua cho đến khi bị bắt, Quỳnh đã liên tục có những bài viết phân tích sâu sắc, góp phần gia tăng sức mạnh cho phe “lề dân” trong cuộc chiến truyền thông với “lề đảng”. Bên cạnh đó, không thể không kể đến các hoạt động đường phố mà cô và các bạn ở Nha Trang đã thực hiện.

Ngoài những việc làm cụ thể trên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã làm nhiều công việc thầm lặng khác. Một trong những “mảng” cô sốt sắng nhất là đấu tranh cho các Tù nhân lương tâm và dành mối quan tâm đặc biệt cho các nạn nhân tử vong khi “làm việc” trong các trụ sở của cơ quan công quyền.

Nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bà Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Giống như mẹ tôi, bà Lan luôn là người ủng hộ tinh thần cho con gái mình trong mỗi bước đường tranh đấu. Tuổi sáu mươi của bà Lan, lẽ ra đã được nghỉ ngơi nhưng bà lại bắt đầu một chặng đường mới đầy chông gai, cơ cực. Không biết bà sẽ xoay xở ra sao để chăm cho hai đứa cháu nhỏ, một mẹ già chín mươi tuổi ốm đau bệnh tật. Và nhất là làm hậu phương cho cô con gái tù đày không biết bao giờ mới có ngày đoàn tụ. “Cô chỉ còn biết trông cậy vào Chúa thôi, cháu ạ”, lần nào nói chuyện với tôi, bà cũng nói câu ấy.

Bước chân vào nhà tù, Quỳnh để lại một khoảng trống không nhỏ trong lòng người mẹ già. Và một gánh nặng quá lớn cho chúng tôi, những anh chị em của Quỳnh.

Chủ chuỗi cửa hàng bánh mì Việt lớn nhất Mỹ qua đời

 Chủ chuỗi cửa hàng bánh mì Việt lớn nhất Mỹ qua đời

VOA

Gia đình ông Hướng hiện sở hữu hơn 60 cửa hàng khắp Hoa Kỳ, và mới đây còn mở rộng kinh doanh cả sang Đài Loan.

Gia đình ông Hướng hiện sở hữu hơn 60 cửa hàng khắp Hoa Kỳ, và mới đây còn mở rộng kinh doanh cả sang Đài Loan.

Người đồng sáng lập một chuỗi cửa hàng Lee’s Sandwiches, bán bánh mì kẹp kiểu Việt Nam nổi tiếng ở Hoa Kỳ, mới qua đời.

Ông Henry Lê Văn Hướng từ trần hôm 6/10 tại San Jose, California, sau một thời gian mắc bệnh ung thư gan.

Theo Mercury News, doanh nhân gốc Việt này qua đời ít ngày trước khi đón sinh nhật tuổi 59.

Tờ báo này còn dẫn lời Ryan Hubris, một người bạn thân của ông Hướng, cho biết rằng ông chủ Lee’s Sandwiches mới biết mình bị ung thư vài tháng trước, sau khi ngã bệnh trong khi đang đi nghỉ dưỡng trên một du thuyền.

Báo Người Việt đưa tin rằng lễ an táng ông Hướng sẽ được tổ chức vào ngày 16/10.

Ông Hướng sinh ra ở Thốt Nốt, An Giang, và là con thứ trong số 9 người con. Ông cùng ra đình rời Việt Nam bằng thuyền sau Chiến tranh Việt Nam.

Không chỉ là một người kinh doanh thành đạt với hàng chục chi nhánh của Lee’s Sandwiches trên khắp nước Mỹ, ông còn được nhiều người gốc Việt biết tiếng vì tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Theo Mercury News, hai anh em ông Hướng thành lập công ty cung cấp dịch vụ ăn uống đầu những năm 80, và giờ đây, gia đình ông sở hữu hơn 60 cửa hàng khắp Hoa Kỳ, và mới đây còn mở rộng kinh doanh cả sang Đài Loan.

Bé gái Việt Nam 12 tuổi bị bắt cóc, ép mang thai ở Trung Quốc

Bé gái Việt Nam 12 tuổi bị bắt cóc, ép mang thai ở Trung Quốc

Nguoi-viet.com

Bé gái người Việt Nam đang mang thai được 12 tuần. (Hình: báo Người Lao Ðộng)

HÀ NỘI (NV) – Một bé gái người Việt Nam mới 12 tuổi đã bị bắt cóc bán sang Trung Quốc rồi bị cưỡng dâm mang thai vừa bị các giới chức Trung Quốc phát hiện.

Truyền thông Việt Nam ngày 9 tháng 10, dẫn tin tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) cho biết, cảnh sát tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, xác nhận, bé gái 12 tuổi mang thai đang mang thai 12 tuần, nghi ngờ bị bắt cóc là người Việt Nam.

Theo tờ BestChinaNews, sự việc xảy ra sáng sớm ngày 4 tháng 10, một người đàn ông tự xưng là chồng cô bé và một người phụ nữ nói là mẹ chồng, đã dẫn theo một thai phụ nhìn rất trẻ và yêu cầu bác sĩ bệnh viện thành phố Từ Châu kiểm tra cho thai phụ được khai là 20 tuổi này. Tuy nhiên sau đó các bác sĩ phát hiện thai phụ chỉ mới 12 tuổi và nghi bị bắt cóc nên đã gọi cho cảnh sát.

Khi nhân viên an ninh của bệnh viện đến khoa phụ sản làm việc, “thai phụ 20 tuổi” lại không thể cung cấp hồ sơ, giấy tờ gì để chứng minh nhân thân và tuổi tác. Trong khi nói chuyện với bác sĩ, theo tờ China.org.cn, cô gái bị thuyết phục và trả lời chỉ mới 12 tuổi và có thể là nạn nhân của nạn buôn người.

Ngay lập tức, bệnh viện gọi cho cảnh sát và bị người đàn ông cùng phụ nữ đã mang cô gái tới bệnh viện đòi “đánh bom bệnh viện vì bác sĩ hỏi quá nhiều.”

Vì cô gái không thể giao tiếp với mọi người, nên cảnh sát nước này đã đăng thông tin nhận dạng để phục vụ cho quá trình điều tra.

Theo Ðài Truyền Thanh Trung Ương Trung Quốc (CCTV), sau khi mở cuộc điều tra chính thức, cảnh sát phát hiện người phụ nữ đó mang tên là Xie, đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã bắt cóc cô gái và bán cho người đàn ông tên Liu, ở Từ Châu. Mặc dù vậy, cảnh sát quận Ðông Sơn (Tongshan), thành phố Từ Châu, không cung cấp thêm thông tin nào về nhân thân của cô bé này.

 Cũng theo CCTV, có khoảng 14 phụ nữ và trẻ em người Việt Nam bị bắt cóc và bán ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc từ năm 2011. (Tr.N)

Châu Âu kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Mẹ Nấm

Châu Âu kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Mẹ Nấm

Trọng ThànhTú Anh

media

Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh@CRD

Hôm nay, 11/10/2016, Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị bắt tại nhà riêng hôm qua 10/10/2016, ở Nha Trang. Blogger Mẹ Nấm được tổ chức Civil Rights Defenders (CRD), có trụ sở tại Thụy Điển, trao giải thưởng « Người bảo vệ nhân quyền » năm 2015.

Theo Reuters, đại diện Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam khẳng định việc bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là « đi ngược lại các cam kết về quyền con người của Việt Nam với quốc tế và trong nước ».

Hôm qua, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị công an bắt với cáo buộc « tuyên truyền chống Nhà nước ». Một thông báo của công an được đưa lên mạng cho biết blogger Mẹ Nấm đã công bố một tài liệu mang tên « Stop police killing civilians  » (Dừng ngay việc công an giết dân), thông tin về 31 người dân bị chết trong đồn cảnh sát trong thời gian gần đây.

Công an Việt Nam cũng cáo buộc blogger nổi tiếng này nhận tiền từ tổ chức « Việt Tân », có trụ sở tại Hoa Kỳ (bị bộ Công An đưa vào danh sách « tổ chức khủng bố » từ ngày 04/10/2016), để in áo thun phản đối dự án bô xít ở Tây Nguyên, tham gia nhiều nhóm hội độc lập với nhà nước như « Tuyên bố công dân tự do », « Mạng lưới blogger Việt Nam » trong các hoạt động vì nhân quyền và phản đối Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn Reuters, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết hành động bắt bớ nói trên là nhằm để « trả thù » con gái bà, về các hoạt động vì dân chủ.

Theo nhiều nhà quan sát, « cho dù có nhiều cải cách rộng lớn về kinh tế và thái độ cởi mở đối với nhiều thay đổi xã hội, như thừa nhận quyền của những người đồng tính, chuyển giới, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn duy trì một hệ thống kiểm duyệt khắc nghiệt và không chấp nhận các chỉ trích nhắm vào chế độ ».

Trong thời gian gần đây, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đặc biệt tích cực trong các hoạt động phản đối công ty thép Formosa tại tỉnh Hà Tĩnh, một chi nhánh của tập đoàn Formosa Đài Loan, thủ phạm gây ra thảm họa cá chết, khiến cuộc sống của hàng triệu cư dân bốn tỉnh miền Trung điêu đứng. Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là thành viên đồng sáng lập Mạng lưới blogger Việt Nam vào năm 2013.

Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Right Watch, tính cho đến cuối năm 2015, chính quyền Việt Nam cầm tù ít nhất 130 tù nhân chính trị.

‘Người vẫn cứu người’!

‘Người vẫn cứu người’!

Nguoi-viet.com

Ngưỡng cửa tự do, phi trường Bangkok, Thái Lan. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Nam Lộc

Khi sáng tác nhạc phẩm “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” năm 1996, với câu hát “Người Ðã Cứu Người” để đánh dấu ngày thành lập Làng Việt Nam ở Palawan, Phi Luật Tân, chắc nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng không ngờ rằng chỉ 10 năm sau đó thì toàn bộ 3,000 người tỵ nạn bị kẹt lại và sống ở trong làng, đã được Luật Sư Trịnh Hội với sự tiếp tay của cộng đồng người Việt tại hải ngoại tranh đấu để họ được thế giới tự do đón nhận. Và chắc ông lại càng ngạc nhiên khi biết, cho đến ngày hôm nay, sau 20 năm thì “người vẫn cứu người.”

Quả thật là như vậy, bởi vì ít ai có thể nghĩ được rằng, sau 41 năm kể từ ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam mà vẫn còn có những thuyền nhân long đong, vất vưởng, sống ngoài vòng pháp luật trên những mảnh đất không cả được tạm dung! Vâng, đó là 28 thuyền nhân tỵ nạn muộn màng, sau hơn một phần tư thế kỷ miệt mài tìm kiếm tự do, cuối cùng họ đã đến được bến bờ hạnh phúc. Cuộc hành trình gian khổ này được kết thúc một cách tốt đẹp, là nhờ vào lòng bao dung cùng sự tranh đấu kiên trì của những người mà tôi xin được gọi họ là những “thiên thần trong bóng tối”!

Hồi tưởng lại, cách đây hơn 10 năm, khi số phận hẩm hiu của 3,000 đồng bào tỵ nạn Việt Nam bị thế giới lãng quên ở Phi Luật Tân, qua cuộc vận động và tranh đấu không mệt mỏi của luật sư Trịnh Hội cùng các thiện nguyện viên trong nhóm của anh, khoảng gần 1,000 người được đoàn tụ gia đình, số 2,000 “không thân nhân” còn lại đã được nhận vào định cư tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu và Na Uy, v.v… Khoảng thời gian đó không mấy ai tin rằng nỗ lực của Trịnh Hội có thể thành công được, thậm chí, chính bản thân những người tỵ nạn cũng không nghĩ là giấc mơ của mình sẽ trở thành sự thật! Ngay cả ông giám đốc của một cơ quan gọi là “cứu người vượt biển” lúc đó đã ra một thông báo cho biết đây chỉ là chuyện viển vông, không có thật! Ấy thế mà nó đã thành hiện thực! Ðó là nhờ vào sự hỗ trợ và tiếp tay của những “thiên thần trong bóng tối”! Họ là ai? Họ là những người tin vào lý tưởng tự do của bất cứ ai phải bỏ nước ra đi vì không muốn sống dưới chế độ Cộng Sản. Họ là những vị luật sư, nghệ sĩ, hay thiện nguyện viên có lòng hy sinh thì giờ và tiền bạc để bay sang Phi Luật Tân hỗ trợ và tiếp tay Trịnh Hội, họ là những viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ, Canada hay Na Uy nhưng tin vào lòng thành tâm cùng sự hy sinh kiên trì của một người luật sư trẻ dù anh ta mang quốc tịch Úc Châu. Họ là quý vị tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo, các vị dân cử, viên chức chính quyền của nhiều quốc gia và quan trọng hơn cả, họ là những thiện nguyện viên âm thầm đóng góp và hỗ trợ, họ là những luật gia trẻ tuổi, tình nguyện gia nhập tổ chức VOICE để tiếp tục cuộc hành trình cứu người bất hạnh mà Trịnh Hội đã đánh đổi bằng cả quãng đời thanh xuân của mình.

Người bạn ẩn danh, thuyền nhân năm xưa, đài thọ toàn bộ vé máy bay cho các thuyền nhân cuối cùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Người bạn ẩn danh, thuyền nhân năm xưa, đài thọ toàn bộ vé máy bay cho các thuyền nhân cuối cùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Phần thưởng mà Thượng Ðế tặng lại cho tất cả những người tôi vừa kể, là nụ cười hạnh phúc của hàng ngàn đồng bào tỵ nạn đã được họ cứu giúp. Sự thành công trong cuộc sống, thành đạt trong sự nghiệp, và nhất là thành tích về học vấn cùng tương lai xán lạn của các trẻ em tỵ nạn muộn màng chính là niềm hãnh diện lớn lao đối với những người mà tôi gọi là “thiên thần trong bóng tối”!

Những tưởng sứ mạng cứu người tỵ nạn đã chấm dứt sau khi 3,000 đồng bào còn lại tại Phi Luật Tân được đến bến bờ tự do, thế nhưng không lâu sau đó qua lời kêu gọi của Linh Mục Peter Prayoon Namwong (vị tu sĩ nhân từ, đã tận tình giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam tại Thái Lan trong suốt hơn 40 năm qua), anh chị em trong nhóm VOICE lại nhận được lời kêu cứu của một số thuyền nhân và người tỵ nạn cũng có hoàn cảnh tương tự, họ đã trốn ra khỏi trại vì nhất định không chịu bị cưỡng bức hồi hương, trong số đó có những người đã từng mổ bụng tự tử hay uống thuốc độc để quyên sinh, có những cựu quân nhân QLVNCH, họ đang sống vất vưởng ở các nước Ðông Nam Á. Trước hoàn cảnh chẳng đặng đừng Trịnh Hội và các thành viên của VOICE cùng những thiện nguyện viên ở khắp nơi trên thế giới lại tiếp tục cuộc hành trình đấu tranh cho quyền tỵ nạn của những người di tản bất hạnh nói trên! Tuy nhiên lần này có vẻ phức tạp hơn, vì đồng bào phải sống rải rác ở nhiều nơi, vì thế ngoài trụ sở chính ở Phi Luật Tân, VOICE đã phải mở thêm văn phòng ở Thái Lan. Ðiều lệ mà chính phủ Canada đòi hỏi trong vấn đề định cư cũng cam go hơn, qua chương trình “private sponsorship” thì mỗi người tỵ nạn cần phải có 5 công dân Canada ký tên bảo trợ và chịu trách nhiệm toàn bộ về chi phí định cư tối thiểu là $11,800.00 dollars cho một đầu người. Ngoài ra VOICE phải lo mọi thủ tục giấy tờ, lệ phí đơn từ, visas, khám sức khỏe, đóng tiền phạt, thuê nhà tạm trú ở thành phố, chi phí di chuyển cho những lần phỏng vấn, đồng thời đài thọ vé máy bay từ Bangkok đến Canada cho tất cả mọi người tỵ nạn, v.v… ước tình trung bình cũng mất gần $5,000 cho một người.

Tuy nhiên như một phép lạ, tình đồng hương vẫn bao la, lòng người vẫn không mệt mỏi và một lần nữa “người vẫn cứu người.” Các đợt gây quỹ để giúp định cư đồng bào tỵ nạn đã được chính các hội đoàn, tổ chức thiện nguyện hay cộng đồng người Việt tại nhiều địa phương đứng ra tổ chức. Chính cá nhân tôi dù không yêu cầu, nhưng qua các chương trình truyền thanh, truyền hình mà tôi chia sẻ, vẫn có những đồng hương hoặc thân hữu nghe tin và tự động đóng góp cho VOICE ở khắp nơi trên thế giới, mà điển hình và gần đây nhất là một người bạn, sau hơn 6 năm trời không gặp mặt, nhưng anh cũng đã tìm cách liên lạc với tôi để tự động xin được đài thọ cho toàn bộ vé máy bay với số tiền lên đến $33,600. Hoặc như hai nữ doanh gia trẻ tuổi đến từ Houston, Texas, nghe được chuyện này cũng đã tự động bay đến Thái Lan để tiếp tay VOICE hầu giúp đỡ đồng bào hoàn tất các thủ tục cuối cùng mà đặc biệt là đã tình nguyện đóng toàn bộ tiền phạt “cư trú bất hợp lệ,” lên đến hơn $6,000 dollars cho nhóm thuyền nhân cuối cùng này. Ðấy là chưa kể đến những cuộc gây quỹ có sự tham gia vô vụ lợi của các anh chị em nghệ sĩ, và được sự đóng góp, hưởng ứng từ mọi thành phần khán giả!

Nam Lộc, Trịnh Hội và thiện nguyện viên Đỗ Minh Tâm (Houston, TX) trong một buổi ăn tối tại Bangkok, Thái Lan. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Nam Lộc, Trịnh Hội và thiện nguyện viên Đỗ Minh Tâm (Houston, TX) trong một buổi ăn tối tại Bangkok, Thái Lan. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Tờ mờ sáng Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016, trong cơn mưa tầm tã như thác đổ xuống thành phố Bangkok, tôi cùng Trịnh Hội và Linh Mục Peter Namwong cũng như anh chị em tình nguyện viên đã đến nhà giam di trú (Immigration Detention Center) để đón họ ra tù! Ngồi trên chiếc xe bít bùng để đi ra phi trường BKK, nét mặt thuyền nhân nào cũng có một nụ cười thật tươi, bên cạnh nỗi khổ đau của một số người tỵ nạn thuộc những quốc gia khác đang bị các sĩ quan di trú Thái Lan áp tải ra phi trường để trục xuất về lại quê hương mà họ đã bỏ ra đi! Ôi thật là một cảnh tượng xót xa và kinh hoàng như cơn ác mộng trở về từ gần 30 năm trước đối với các thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam! Tuy nhiên vào giờ chót 9 trong số 28 thuyền nhân cuối cùng đó cũng vẫn chưa hội đủ điều kiện sức khỏe và thủ tục phỏng vấn nên đành phải ở lại để chờ chuyến bay sau.

Một mình trên phi cơ cùng đoàn người tỵ nạn, tôi có dịp chia sẻ về hoàn cảnh của từng thuyền nhân, hầu hết đều vượt biển đến Thái Lan năm 1989 và trốn trại năm 1996. Gặp chị Lê Thị Ba, người sĩ quan huấn luyện viên trường nữ quân nhân thuở nào, còn là một phụ nữ trẻ trung, khỏe mạnh ngày vượt biển, giờ nhìn chị khác hẳn, nhục nhằn, khổ đau cùng bao nỗi nỗi gian truân trong cuộc sống lưu lạc không tương lai, không bờ bến đã biến chị thành một người cao niên gầy yếu! Gặp cô bé Tăng Phannida, 15 tuổi, sinh ra ở Thái Lan nhưng hãnh diện mang dòng máu của một “người Việt tự do.” Cháu đã vẽ tặng Trịnh Hội, người luật sư đã và đang thay đổi toàn bộ tương lai cùng cuộc đời của cháu và gia đình cháu, hình ảnh lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ, bị trói trong một sợi xích, nhưng vừa được cắt đứt, kèm theo câu “Freedom is Not Free”! Cháu nói đúng, Tự Do không phải tự nhiên mà có, nhưng cái giá tự do mà cháu cùng những người đồng hành phải trả cũng không thể đo được bằng tiền, mà bằng tình thương vô bờ của những người Việt Nam tử tế, của những đồng hương nhân hậu và có lòng, bất chấp những gièm pha, tỵ hiềm của kẻ tiểu nhân!

Ðúng 7:56 phút tối giờ miền Ðông Canada cùng ngày, chuyến bay CX826 của hãng Pacific Airlines hạ cánh xuống phi trường Toronto trong cái xe lạnh vào Thu của miền Bắc Mỹ qua gần 19 tiếng đồng hồ trên chuyến bay đầu tiên trong đời của cả 19 người tỵ nạn, nhưng ai cũng cảm thấy ấm lòng vì họ đã được quốc gia nhân đạo này mở rộng vòng tay nhân ái nhận cho định cư và được đón chào bởi các thiện nguyện viên trong nhóm VOICE Canada cùng quý vị đồng hương và người bảo trợ, tất cả đã phải chờ đợi hơn 3 tiếng đồng hồ bởi thủ tục di trú và nhập cảnh để đón chào người tỵ nạn. Sau gần 30 năm trôi dạt, lần đầu tiên được chính thức và công khai phất cao lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ, bên cạnh quốc kỳ Canada, tất cả đều dạt dào nước mắt kể cả những đưa bé sinh ra “vô tổ quốc.” Tôi sợ mình cũng sẽ khóc theo họ nên tìm một góc kín thật riêng tư để ngẫm lại cuộc đời cùng sự nghiệp của một người may mắn được làm công việc định cư người tỵ nạn từ hơn 40 năm, mà bây giờ mặc dù đã về hưu gần một năm qua, nhưng định mệnh hình như vẫn gắn liền tôi với nó. Phải chăng Thượng Ðế đã tặng cho tôi cơ hội được giúp đỡ những thuyên nhân cuối cùng để rồi với đồng bào tôi, chúng ta cùng nhau khép lại trang sử bi thương của cuộc vượt biển ra đi tìm tự do vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại!

Những “tù nhân hạnh phúc”: Chị Lê Thị Ba đang tươi cười trên xe bít bùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Những “tù nhân hạnh phúc”: Chị Lê Thị Ba đang tươi cười trên xe bít bùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Còn nhớ mấy hôm trước đây, lúc ngồi trên chuyến bay từ Los Angeles đến Thái Lan qua ngã Hồng Kông, tôi ngỡ ngàng khi nhận ra gần nửa chỗ ngồi là người Việt Nam từ Hoa Kỳ về thăm quê hương, ai cũng ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi tưởng là bạn đồng hành và hỏi thăm rối rít “làm sao mà ông dám về Việt Nam”? Tôi nói đùa “đoán trước chuyện gì sẽ xẩy ra cho nên tôi chỉ mua vé một chiều”! Hình ảnh trên làm tôi làm tôi chợt nhớ đến một câu hát của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trong nhạc phẩm “Kinh Khổ”: “Người về một ngày một đông hơn, người đi càng lúc càng thưa dần”! Tôi cho ông là một nhà tiên tri về tương lai của đất nước qua âm nhạc, bởi vì với những biến chuyển đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, mới nhất là sự việc tàn phá các cơ sở tôn giáo và tiêu hủy ngôi chùa Liên Trì, là điểm tựa tình thần của hàng trăm ngàn Phật tử từ hơn 70 năm qua. Và nếu đúng như câu thành ngữ được truyền tụng trong dân gian: “Giặc đến Bồ Ðề, giặc phải tan,” thì có lẽ ngày tàn của chế độ CSVN đã điểm. Người Việt tại hải ngoại chuyển lửa về nước mỗi ngày một đông hơn qua nhiều hình thức, còn người ra đi tỵ nạn thì hầu như đã chẳng còn, và hy vọng 28 người thuyền nhân tỵ nạn mà thế giới tự do đang giương tay chào đón sẽ là nhóm cuối cùng. Vì có biết bao người đã quyết tâm ở lại trong nước dù đã được các quốc gia tự do đón nhận, như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều người ẩn danh khác nữa. Họ quyết định ở lại, không những để tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền, phi Cộng Sản, mà còn ở lại để giữ nước trước hiểm họa ngoại xâm, và trước hành động dâng đất, dâng biển cho quan thầy Trung Cộng của nhà cầm quyền CSVN hiện nay.

Chúng ta, những người Việt ở hải ngoại có tiếng nói, thì hãy lên tiếng để tranh đấu, để vận động và để nói thay cho những người không được nói, “VOICE for the VOICELESS”! Và xin đồng bào ở trong nước hãy vững niềm tin vì “người… sẽ cứu người.”

(Toronto, mùa Thu 2016)

Linh mục ở tù 28 năm được phong Hồng y

Linh mục ở tù 28 năm được phong Hồng y

 

BBC

Hình cố lãnh tụ cộng sản Albania, Enver Hoxha

Trong số 17 vị tân Hồng y được Đức Giáo hoàng Francis vừa tấn phong có cha xứ ở Shkodrë-Pult, Albania từng ngồi tù nhiều năm thời cộng sản.

Linh mục Ernest Simoni, sinh năm 1928, cũng là vị tân Hồng y của Giáo hội Công giáo mà chưa bao giờ giữ chức Giám mục.

Sống trong chủng viện dòng Franciscan thời Thế Chiến 2, và được thụ phong linh mục năm 1956, ngài và Giáo hội khi đó bị chính quyền cộng sản của ông Enver Hoxha ở Albania đàn áp tàn khốc.

Hai vị tiền nhiệm của cha Simoni bị bắn chết và bản thân linh mục này bị bắt năm 1963 khi ‘dám làm lễ Thánh’ ngày Giáng Sinh, theo trang Washington Post hôm 8/10.

Cha Ernest Simoni bị tuyên án tử hình, sau đổi thành án chung thân và bị giam trong trại cải tạo 28 năm, bị tra tấn và cưỡng bức bỏ đạo.

Trong thời gian bị tù, công việc chính của ngày là làm thợ trong mỏ và dọn cống.

Nhưng những lúc không bị theo dõi, cha Ernest Simoni đã làm Thánh Lễ bí mật cho các bạn tù và nghe họ xưng tội.

Ngài chỉ quay lại làm linh mục sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Albania năm 1991.

Đức Giáo hoàng Francis đã khóc và gọi cha Simoni là “người tử vì đạo” sau cuộc gặp năm 2014.

Tuy thế, việc tấn phong cho ngài Ernest Simoni chỉ có tính biểu tượng vì vị tân Hồng y đã ngoài 80 tuổi nên không tham gia Mật viện bầu ra tân Giáo hoàng.

Mỹ: Việt Tân không nằm trong danh sách khủng bố

Mỹ: Việt Tân không nằm trong danh sách khủng bố

Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington DC.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington DC.

 

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới lên tiếng nói rằng Việt Tân “không nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố theo luật của Mỹ”.

Reuters hôm 8/10 dẫn lời bà Katina Adams, nữ phát ngôn viên của Văn phòng Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao Mỹ, còn đề nghị hãng tin này liên hệ với chính phủ Việt Nam để có thêm thông tin về việc coi Việt Tân là tổ chức khủng bố.

Tới tối 9/10, trong danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế mà Văn phòng Chống khủng bố của Bộ này đăng tải trên trang web không có tên của Việt Tân.

Tuần trước, Bộ Công an Việt Nam ra cáo buộc đảng đặt trụ sở ở Mỹ là một tổ chức “đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố”.

Thông cáo của Bộ này còn cảnh báo “người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của Việt Tân, tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do Việt Tân tổ chức, hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân…” sẽ bị coi là “đồng phạm tội khủng bố” và sẽ bị “xử lý theo luật pháp Việt Nam”.

Sau đó, Đảng Việt Tân đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc, đồng thời chỉ trích chính quyền Hà Nội “dùng tiểu xảo đánh lạc hướng công luận khỏi thảm họa Formosa”.

Thông cáo hôm 8/10 của Đảng này có đoạn: “Chủ trương và quá trình hoạt động đã minh chứng Đảng Việt Tân là một tổ chức có mục tiêu đấu tranh cho dân chủ Việt Nam và quyền con người bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động”.

“Trước thảm họa do Formosa gây ra, nhà cầm quyền CSVN không những cho phép sự hiện diện của tập đoàn này mà vẫn tiếp tục nhân nhượng các vi phạm khác về xả thải thể rắn và những công trình phá hủy môi trường quy mô ở nhiều nơi”, thông cáo viết tiếp.

Hồi tháng Năm, chính quyền Việt Nam thông qua báo chí nhà nước nói rằng đã phát hiện “hai đối tượng là thành viên của các tổ chức như Con Đường Việt Nam và Việt Tân” đã “giật dây” các cuộc biểu tình rầm rộ vì môi trường biển ở miền trung.

Về cáo buộc này, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam “là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người”.

Ông nói thêm: “Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình”.

Ông Điềm cho biết đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam “lôi chúng tôi vào” vì Việt Tân “gây khó khăn, tạo sự khó chịu” cho Hà Nội vì “từ nhiều năm qua, Việt Tân đã tham gia các cuộc biểu tình và hoạt động đấu tranh như thế.”

Chính quyền Việt Nam, thông qua báo chí nhà nước, nhiều năm qua gọi Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, nhưng tổ chức bị cấm hoạt động ở trong nước luôn bác cáo buộc này.