Tranh chấp đất đai dẫn đến chết người

Tranh chấp đất đai dẫn đến chết người

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-10-26
Hiện trường vụ nổ súng

Hiện trường vụ nổ súng

Courtesy of vietnamnet

Ba người chết và hơn chục người bị thương trong vụ nổ súng hôm chủ nhật 23 tháng 10 tại  xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nông,  là người của công ty Long Sơn tức phía được Ủy ban Nhân dân tỉnh Dak Nông cho thuê đất cũng như cho phép san ủi đất lâm nghiệp của dân để kinh doanh.

Người dân bị san lấp đất dùng súng hoa cải để chống trả lại biện pháp của công ty Long Sơn. Trả lời về việc cưỡng chế đất ngày 23 tháng 10 trên địa bàn tỉnh, ông Lê Diễn, nguyên chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Dak Nông, nay là bí thư tỉnh ủy Dak Nông, cho biết:

Vụ đó có xảy ra, được báo chí trên mạng đăng đầy rồi. Cô cần thì cứ tham khảo trong đó chứ tôi không thể trả lời điện thoại được, cũng không biết cô là ai.

Cô coi trên mạng người ta đăng, tức là nhà nước nói trên báo chí và đài hết rồi chứ sao lại không nói, báo chí đăng rất nhiều rồi.

Ông Lê Văn Quang, nguyên phó chủ tịch Dak Nông, nói rằng ông không biết gì về  chuyện đất lâm nghiệp của dân bị ủy ban nhân dân Dak Nông ra lịnh thu hồi và giao qua cho công ty Long Sơn:

Cái đó tôi không trả lời được vì tôi không nắm rõ, không thuộc lãnh vực mà tôi phụ trách. Ông Lê Diễn trước làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân sau làm bí thư tỉnh ủy đấy,

Vụ xả súng hôm Chúa Nhật 23 và được báo chí trong nước đăng tải  với tin đã có một người tên Thắng bị tạm giữ để điều tra. Ông Thắng là người đang canh tác một diện tích 5 sào nằm trong khu vực đất mà công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sơn bắt đầu tiến hành việc san bằng:

Già Vưng, một cư dân Dak Nông, xác nhận đã có xô xát đánh nhau giữa dân với những người làm việc trong công ty Long Sơn:

Biết, người ta cưỡng chế đất, ủi đất rồi đánh lộn, chết 3 người đúng rồi, súng tự chế. Đất đó là đất của người ta, 10 năm, 20 chục năm là cưỡng chế hết, dân không chịu rồi chống lại đó. Giờ không biết sao rồi chứ mà còn lùm xùm.

Mâu thuẫn tranh chấp đất đai đến nỗi có 3 người bị bắn chết làm người ta liên tưởng đến vụ Tiên Lãng, Hải Phòng hồi năm 2012 mà dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý. Năm 2012,  ông Đoàn  Văn Vươn và người em Đoàn Văn Quí, vì chống lệnh cưỡng chế khu đất đầm họ bỏ công xây dựng để nuôi tôm, đã dùng súng hoa cải bắn vào những người đến thu hồi đất và dỡ bỏ nhà của họ.

Vì hành động chống đối bằng súng hoa cải mà anh em ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giữ và bị kêu án 5 năm tù giam tội chống người thi hành công vụ. Vụ án, được dư  luận biết tới dưới tên “ phát súng hoa cải”  ở Tiên Lãng,  cũng khiến một số viên chức địa phương bị kiểm điểm hoặc mất chức. Sau 3 năm rưỡi ngồi tù, anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn được trả tự do sớm nhân dịp quốc khánh.

Trả lời đài Á Châu  Tự Do liên quan đến vụ xả súng ngày 23 ở Dak Nông, ông Đoàn Văn Vươn nói:

Súng hoa cải là loại súng ca líp 12, loại súng thể thao dùng để bắn thú, bắn chim. Súng hoa cải nếu người ta lắp loại đạn 8 ly hoặc  8 ly rưỡi mà ở tầm gần thì có thể gây chết người.

Tôi cũng rơi vào tình cảnh như vậy, thế nhưng chuyên môn của tôi, là một công binh trong quân đội, tôi hiểu cái mức nguy hiểm của nó và kiểm soát được, không để gây chết người mà chỉ bị thương trong giới hạn.

Suy từ sự việc của gia đình nàh tôi thì sự việc ở Dak Nông chắc chắn là có vấn đề.Nó đã đẩy con người ta, vì cuộc sống gắn liền với tài sản, với đất mà bị mất hết thì đó là phản ứng tiêu cực mà tôi chắc người ta cũng không mong muốn. Khi mà bức xúc đẩy lên đỉnh điểm thì nó dẫn đến cực đoan, chính người hành động không mong muốn nhưng rất tiếc là họ không kiểm soát được mức giới hạn và dẫn đến chết người. Việc xảy ra ở Dak Nông tới mức chết 3 người là một điều rất đáng tiếc.

Sau vụ 3 bảo vệ của công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sơn không may bị bắn chết, chưa kể hơn chục người khác bị thương phải nhập viện, đích thân thứ trưởng Bộ Công An là thượng tướng Phạm Dũng, trực tiếp chỉ đạo tiến trình điều tra.

Theo chỉ thị từ ông Phạm Dũng, tất cả những người  âm mưu sử dụng sống hoa cải để bắn chết người của  công ty Long Sơn phải bị bắt và bị xử phạt.

Nguồn tin từ trong nước chúng tôi  nhận được là vụ việc Dak Nông vẫn chưa ngã ngũ tính đến lúc này.

73 nghị sĩ Quốc hội 14 nước kêu gọi thả LS. Nguyễn Văn Đài

 73 nghị sĩ Quốc hội 14 nước kêu gọi thả LS. Nguyễn Văn Đài

VOA

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 với tội danh 'tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam', theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. (Ảnh tư liệu)

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 với tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam’, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. (Ảnh tư liệu)

73 nghị sĩ Quốc hội từ 14 quốc gia vừa gửi một lá thư ngỏ cho Thủ tướng Việt Nam yêu cầu trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự của ông, bà Lê Thu Hà.

Trong lá thư đề ngày 24/10, các nghị sĩ Quốc hội của các nước nói họ “quan ngại về tình cảnh hiện nay và sức khỏe của các công dân Việt Nam Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà”.

Lá thư của các nghị sĩ nhắc lại trường hợp LS. Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam”, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Thư nói “Vào thời điểm bị bắt, ông Đài đang chuẩn bị có cuộc họp với các thành viên trong đoàn đại biểu của Liên hiệp châu Âu đang ở Hà Nội cho cuộc thảo luận nhân quyền hằng năm với Việt Nam”.

“Trong cùng ngày, bà Lê Thu Hà, trợ lý của ông Đài, cũng đã bị bắt tại văn phòng của ông ở Hà Nội. Nếu bị kết án, ông Đài và bà Hà có thể phải đối mặt với mức án lên đến 20 năm tù giam”, thư nêu lên quan ngại.

Ngoài việc kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà, các nghị sĩ quốc hội cũng đề nghị Việt Nam phải bảo đảm rằng điều kiện ở nơi giam giữ hai nhà hoạt động này phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm cho họ tiếp cận được những trợ giúp pháp lý cần thiết, và tôn trọng các quyền cơ bản của họ trong nhà tù, bao gồm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đứng tên trong thư ngỏ là nghị sĩ từ Đức Marie-Luise Dott và đồng ký tên bởi hơn 70 nghị sĩ từ Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Campuchia, Chad, Indonesia, Lithuania, Nepal, Zimbabwe, cũng như đại diện của nhiều tổ chức phi chính phủ khác.

Theo aseanmp.org, vietnamhumanrightsdefenders.net

Bảo Lộc: Một người 8 năm lặng lẽ chôn cất các hài nhi xấu số

Bảo Lộc: Một người 8 năm lặng lẽ chôn cất các hài nhi xấu số

Ông Hùng chăm chút từng ngôi mộ thai nhi ở nghĩa trang Tín Thác. (Hình: báo Phụ Nữ Sài Gòn)

LÂM ÐỒNG (NV) – Ông Trần Ðình Hùng, 62 tuổi, ngụ xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, người đã 8 năm âm thầm làm công việc đi nhặt, chôn cất và chăm mộ cho các hài nhi bị mẹ chối bỏ.

Một bài phóng sự của báo Phụ Nữ xuất bản ở Sài Gòn đã mô tả về đời sống và việc làm lặng lẽ nhưng đầy tinh người của ông Trần Ðình Hùng.

Ðêm ở thành phố Bảo Lộc khá lạnh. Mặc trên người chiếc áo phông, khẽ nhúng chiếc khăn mềm vào thau nước ấm, ông Trần Ðình Hùng nhẹ nhàng lau từng ngón tay, ngón chân, ngực và bụng của thai nhi xấu số.

Nhìn ông, nếu không biết trước, sẽ nghĩ người đàn ông này đang chăm cháu, càng… ớn lạnh hơn khi công việc này được ông thực hiện ngay trong căn phòng ngủ của vợ chồng ông.

Nhiều người không khỏi rùng mình khi biết ông có một quy tắc, nếu nhận các bé trước 0 giờ, ông sẽ mang ra nghĩa trang chôn cất, sau 0 giờ các bé sẽ được mang về nhà, thắp nhang cho ấm áp, đợi đến sáng ông sẽ mang ra nghĩa trang.

“Không là gì cả, vợ tôi bảo các cháu thiệt phận, mang về nhà cho ấm áp, cũng có đêm hai-ba cháu được mang về phòng này.” Ông Hùng nói.

Giữa màn sương lạnh lẽo, men theo con dốc, ông đến nghĩa trang Tín Thác, nơi an nghỉ của hơn 8,000 thai nhi từ 4 đến 7 tháng xấu số trong nghĩa trang, thắp nén nhang, đốt mớ lá khô để xua tan rét mướt.

Ông Hùng kể: “Ngày 19 tháng 1 năm 2009, nghĩa trang được thành lập do soeur Nguyễn Thụy Hường làm trưởng nhóm. Do cảm thương các cháu bị mẹ mang bỏ bên gốc thông, bờ hồ, khe suối lạnh lẽo, chúng tôi mang các cháu về tắm rửa, quấn khăn bông, chôn cất và nhang khói. Rồi nhiều cháu cứ lần lượt được đưa về đây, từ 800 nấm mộ vào cuối năm 2009 đến nay lên đến 8,000 nấm mộ.”

Và những đứa trẻ mồ côi được cứu sống đang ăn ở tại ở mái ấm Tín Thác. (Hình: báo Phụ Nữ Sài Gòn)
Và những đứa trẻ mồ côi được cứu sống đang ăn ở tại ở mái ấm Tín Thác. (Hình: báo Phụ Nữ Sài Gòn)

Nói đến đây, giọng ông chùng xuống: “Tôi đã bỏ dở cuốn nhật ký vì không còn chỗ để viết, nhưng có lẽ trong đời, tôi không bao giờ quên buổi sáng ngày 5 tháng 5 năm 2009.”

Ông Hùng kể tiếp, mới 5 giờ sáng, ông nhận được điện thoại từ một bệnh viện biểu đến mang các cháu về. Nhận hai “gói quà” là hai bọc thai nhi, ông treo ở hai móc xe. Vừa rời bệnh viện, lại nhận cuộc điện thoại bảo ông đến bờ hồ nhận tiếp hai thai nhi. Trên đường mang các cháu về, ông lại tiếp tục nhận một cuộc điện thoại nữa. Ðến nơi, ông bàng hoàng khi bệnh viện trao một thai nhi quá lớn, nặng đến 2.8kg. Biết đặt cháu ở đâu bây giờ?

Tần ngần mãi cuối cùng ông xin mấy cái khăn bông để quấn cháu lại. Chưa an tâm, ông cởi luôn chiếc áo khoác quấn một vòng nữa rồi đặt cháu phía sau xe. Chiếc xe chạy hơn chục cây số, băng qua nhiều dốc đồi mà chỉ dám nhích từng chút một, nhẹ nhàng lách qua từng ổ gà vì ông sợ làm đau các cháu. Cứ thế, có ngày ông chạy tới 100 cây số, khi sáng sớm, lúc nửa đêm để kịp mang những thai nhi về nhà cho ấm áp.

“Thật kỳ lạ, đứa bé này trước khi mang về đây đã khiến tôi nghe tiếng nó nói, nó cười và xin được thắp hương, cắm hoa. Thai nhi là gái hơn bảy tháng nằm ở mộ số 16 cũng cho tôi thấy rõ hình ảnh nó. Thai nhi này được mẹ lén lút mang bỏ ở nghĩa trang trong ba lớp bọc ni lông,” ông điềm nhiên nói, như đã quen rồi, như ngồi xuống cạnh các cháu đang hiện hữu, đang vui chơi trên cõi đời này.

Trên những nấm mộ bé xíu còn đó những cây kẹo mút, hộp sữa và rất nhiều giỏ hoa tươi xinh xắn mà ai đó đã âm thầm mang đến, lặng lẽ ngồi khóc và rời đi…

Nghĩa trang Tín Thác sau 8 năm thành lập nay đã gần kín mộ, sắp tới phải phát thêm ba sào rẫy cà phê để có chỗ đón các cháu về. Ðể có ba sào rẫy cà phê này, ông Hùng phải thế chấp giấy tờ nhà đất, vay ngân hàng 400 triệu đồng. Vậy mà mọi sự cứ ổn dần, “sổ hồng” ông đã lấy ra nhờ rất nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ. Chưa kể, tiền phát rẫy, san lấp nền cho kế hoạch sắp tới cũng đã có người ủng hộ…

Ðiều kỳ diệu nhất trong hành trình thầm lặng này của ông và nhóm thiện nguyện có lẽ là 81 mầm sống đang dần lớn lên trong mái ấm Tín Thác, xã Lộc Thanh. Ðó là kết quả của những lần tư vấn, thuyết phục các mẹ giữ lại thai nhi thành công.

Ðó là các bé Giang Ân, Hồng Ân, Bảo Ân, Gia Ân,… những đứa bé đầu tiên đến mái ấm này nay đã bảy-tám tuổi, rồi đến Cà Rốt, Khoai Tây, Su Su, Mãng Cầu, Súp Lơ… vừa bi bô tập nói. 81 đứa trẻ ở đây là 81 hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng chung nghịch cảnh là bị mẹ bỏ rơi sau khi sinh ra và hiếm hoi lắm mới có trường hợp được mẹ mang về nhà nuôi.

“A, ông về!” Ðám trẻ tụ lại quanh người đàn ông đi xe thồ, đội nón cối, trên xe lỉnh kỉnh đồ ăn. Ông cười tươi khoe: “Hôm nay có cải thảo, cá tươi và mớ su hào, đổi món cho các cháu nhé!,” ông Hùng nói với phóng viên báo Phụ Nữ Sài Gòn.

Men theo con dốc, nhà ông cách mái ấm chừng 500 mét. Ngôi nhà khang trang, rộng lớn. Trước sân nhà, bà cụ 87 tuổi, mẹ ông Hùng, đang ngồi phơi thóc. Bà nói với phóng viên báo Phụ Nữ Sài Gòn: “Cậu Hùng đi vào rẫy cà phê rồi, mừng vì cà phê đặng, hứa hẹn mùa bội thu.”

Mong cho ông nhiều sức khỏe, công việc ổn định để tiếp tục đồng hành cùng 81 bé ở mái ấm Tín Thác và nghĩa trang tình người. (Tr.N)

Cán bộ cướp đồ tiêu hủy, sự khốn cùng của nhân cách

Cán bộ cướp đồ tiêu hủy, sự khốn cùng của nhân cách

Phạm Trung Tuyến 

(Dân Việt) Tại buổi tiêu hủy công khai hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thương mại do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Công an TP.Hà Nội tổ chức, hàng chục người, gồm quan khách, cán bộ cơ quan chức năng và nhà báo đã lao vào chia nhau toàn bộ số hàng hóa đang chờ tiêu hủy. Sự việc đáng xấu hổ xảy ra ngày 21.10.

  •   *   *   *

Họ đã lao vào tranh cướp nhau, hỉ hả chia nhau chính những thứ của cải phi pháp mà họ có chức năng, nhiệm vụ loại trừ khỏi cuộc sống văn minh. Họ không phải một đám đông vô danh tính. Họ là những người có vị trí nhất định trong xã hội, là quan khách đến chứng kiến việc tiêu hủy hàng giả, là cán bộ có trách nhiệm đấu tranh với hàng giả, là nhà báo đến phản ánh, đưa tin nhằm truyền thông giáo dục công chúng nói không với hàng giả. Nhưng, họ tranh nhau số hàng giả đó, thay vì tiêu hủy.

can bo cuop do tieu huy, su khon cung cua nhan cach hinh anh 1

Nhiều người tranh vào nhặt đồ trong buổi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp (ảnh cắt từ clip). Nguồn: TP

HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO: TỪ SĨ QUAN QLVNCH ĐẾN THUYỀN NHÂN BI LÃNG QUÊN

HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO: TỪ SĨ QUAN QLVNCH ĐẾN THUYỀN NHÂN BI LÃNG QUÊN

VPY – Trong số 19 đồng bào tỵ nạn thuộc nhóm thuyền nhân cuối cùng bị bỏ quên ở Thái Lan đến vùng đất hứa hôm 23/09, có bà Lê Thị Ba, cựu nữ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

ba-le-thi-ba

Năm 1974, đang học năm thứ 2 Luật khoa, bà Lê Thị Ba giã từ giảng đường đại học, tình nguyện gia nhập Quân đội. Tốt nghiệp trường Nữ Quân nhân, bà được gửi đi học khóa đào tạo huấn luyện viên tại trường Sĩ quan Trừ bị Long Thành.

 le-thi-ba
Nữ chuẩn úy Lê Thị Ba (thứ 7 hàng đầu từ trái sang) trong ngày lễ tốt nghiệp khóa sĩ quan nữ quân nhân.

Mãn khóa ngày 18 tháng 4 năm 1975, bà Lê Thị Ba được thuyên chuyển về trường Nữ Quân nhân đảm nhiệm chức vụ huấn luyện viên. Đúng 12 ngày sau, Sài Gòn sụp đổ. “Tôi buồn không thể nào nói được, chỉ biết khóc, ước mơ tan vỡ từ đây”, bà Lê Thị Ba hồi tưởng.

Đoạn đường chông gai bắt đầu sau ngày oan nghiệt 30 tháng Tư năm 1975. Để mưu sinh, bà Lê Thị Ba lặn lội suốt ngày ở chợ trời mua bán quần áo cũ hoặc bất cứ vật dụng nào. Sau một thời gian, bà chuyển sang mua bán cám từ Long An về Sài Gòn. “Sau đó, tôi mua bán dầu phọng, đường chảy. Khổ cực nhưng vẫn không yên. Mỗi khi có sự kiện nào xảy ra, tôi bị giam lỏng ở đồn Công an suốt ngày. Ngoài ra còn phải lao động xã hội chủ nghĩa, đào kinh, thủy lợi”, bà Lê Thị Ba nói.

Không thể sống trên quê hương, bà Lê Thị Ba bán các tài sản có giá trị của gia đình bỏ nước ra đi. Từ tỉnh Đồng Tháp (Sa Đéc và Kiến Phong trước 1975), điểm xuất phát của một hành trình nhiều gian nan, hiểm nguy, với ước mơ sẽ được sống trong Tự do, bà vượt biên sang Campuchia. Tạm trú ở quận ngoại ô Miengchay, khu vực cầu Sài Gòn (cầu Chba Om Pau), nơi có nhiều người Việt cư ngụ trong vài ngày, sau đó bà được đưa đến một địa điểm gần thành phố Kompong Som (Sihanoukville), và phải băng rừng để vào hải cảng này. Từ nơi đây, bà xuống tàu, đi một ngày một đêm đến tỉnh Trat, Thái Lan. Sau một tháng tạm trú tại Trat, Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc chuyển bà Lê Thị Ba về trại tỵ nạn Phanat Nikhom vào ngày 26 tháng 11 năm 1989.

Để giảm bớt làn sóng người rời bỏ “thiên đường Cộng sản”, ngày 04 tháng 3 năm 1989, Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc thi hành chính sách thanh lọc người tỵ nạn. Do tỷ lệ được công nhận là người tỵ nạn ở Thái Lan rất thấp, bà Lê Thị Ba bị từ chối cấp quy chế tỵ nạn và bị cưỡng bách hồi hương. Năm 1996, nhiều thuyền nhân bất hạnh bị xếp vào thành phần này, bị biệt giam, đã mổ bụng tự sát. Bà Lê Thị Ba uống thuốc tự vẫn, được đưa vào bệnh viện cứu cấp. Từ bệnh viện, bà trốn thoát ra ngoài, bắt đầu cuộc sống vô định, trở thành một người vô tổ quốc, lưu lạc ở Thái Lan và cương quyết không trở lại nơi bà đã ra đi.

“Lúc đó, khi trở thành người sống bất hợp pháp ở Thái Lan, tôi rất đau khổ. Tôi tự hỏi tại sao tôi phải như vầy và tôi sẽ ra sao. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng sống dù không còn chút hy vọng về tương lai”, bà Lê Thị Ba nói thêm.

Hơn 20 năm qua, bà Lê Thị Ba cư ngụ ở một khu vực cách Bangkok 80 cây số và sinh sống với nghề may. Ròng rã trong hai thập niên, mỗi ngày lúc 3 giờ rưỡi sáng, từ nhà trọ, bà đi xe đạp đến ga xe lửa lên Bangkok làm “chui” và trở về nhà lúc 8 giờ tối. Trên đường đi làm, bà phải né tránh cảnh sát và xa lánh đám đông. Do chỉ nói được vài câu tiếng Thái thông dụng, trên xe lửa, bà phải giả vờ ngủ để không phải trả lời những hành khách hay bắt chuyện.

“Khi được tin Canada vì lý do nhân đạo, chấp nhận cho định cư, tôi vui mừng không thể diễn tả được thành lời. Tôi đếm từng ngày, mong cho đến ngày được khám sức khỏe, được cấp giấy xuất nhâp cảnh. Tôi và những người cùng đi Canada chuyến này vô cùng tri ơn vị mạnh thường quân ẩn danh đã đài thọ tiền vé máy bay và hai cô gái đã đóng tiền phạt cư trú bất hợp pháp cho chúng tôi để chúng tôi có thể rời khỏi Thái Lan”, bà Lê Thị Ba nói.

“Bây giờ đã đến được đất nước Tự do như đã ước mơ, và sẽ trở thành công dân thực thụ nhưng lo lắng đã bắt đầu hình thành dù tổ chức VOICE đã thu xếp nơi cư trú ổn định. Với hành trang đến xứ người chỉ là vài bộ quần áo cũ, tôi lo lắng đủ thứ: Ngôn ngữ bất đồng, làm thế nào để hội nhập xã hội mới khi tuổi trẻđã không còn. Nay chỉ ước mong sao có việc làm để có thể tự lập”

Tối thứ bảy 08/10 vừa qua, khi tham dự đêm Đại Dương do Hội Ái hữu Hải quân VNCH tổ chức, bà Lê Thị Ba cho biết bà vô cùng xúc động được nhìn thấy lại hình ảnh năm xưa qua bộ quân phục, bao nhiêu kỷ niệm hào hùng của những ngày tháng cũ chợt hiện về khi đứng nghiêm chào lá cờ Vàng ba sọc đỏ.

Đoạn đường trước mặt tất nhiên sẽ có nhiều khó khăn, nhưng với ý chí của một phụ nữ đã từng có thời chọn binh nghiệp là lý tưởng phục vụ tổ quốc, từng lưu lạc xứ người trong bao năm, chắc chắn bà Lê Thị Ba sẽ vượt qua.

VPY

Mẹ liệt sĩ như thế đấy!

From:   Hung Tran shared Ngoc Nhi Nguyen‘s post.

Mẹ liệt sĩ như thế đấy!

Image may contain: outdoor and nature

Ngoc Nhi NguyenFollow

 *** Không biết mẹ già này bị bọn đế quốc thực dân nào xâm lược và bóc lột suốt 41 năm qua mà khổ sở như thế này ?

Mẹ già bị bệnh động kinh , chồng của mẹ bị bại liệt , con trai của mẹ là người lái chiếc đò rách nát ngoài kia , cố gắng mỗi ngày kiếm miếng cháo nuôi song thân .

Cả gia đình 3 người không có nhà ở , phải ăn nhờ ở đậu hoặc phải nằm ngoài đường như thế này .

Đảng đâu ? Bác Hồ đâu ? Còn chờ gì mà không phát động chiến tranh giải phóng cho mẹ đi kìa ? Hay còn đang bận xây tượng đài nghìn tỉ ??

( Hình mượn từ bên nhà Thầy giáo Trần Đình Trợ )

Từ tự quyết, tẩy chay tiêu dùng đến tự quyết, tẩy chay chính trị

 Từ tự quyết, tẩy chay tiêu dùng đến tự quyết, tẩy chay chính trị

Truongduynhat

 RFA

Tối qua, lắc đầu với hơn chục chiếc taxi Mai Linh, dù phải hơn nửa tiếng đứng chờ. Một sự lựa chọn, tự quyết cho quyền lợi của chính mình – Tại sao không?

Nhiều cuộc vận động tẩy chay, thấy vẫn chưa đạt ngưỡng. Trước đó là chiến cuộc tẩy chay “con ruồi” Tân Hiệp Phát, tiếp đến là Taxi Mai Linh, hiện đang là nước mắm Masan. Và lớn hơn, rộng hơn là con quỉ Formosa.

Người Việt, vẫn chưa quen với phương cách tẩy chay- thể hiện quyền lựa chọn cho những quyền lợi chính đáng mà mình đương nhiên tự quyết. Chỉ khi tạo nên những phong trào, những cuộc vận động tẩy chay lớn, mới có thể đóng sập cửa những thương hiệu xảo trá ma mãnh dạng “con ruồi” Tân Hiệp Phát, Mai Linh, Masan, Formosa…

Bất tuân dân sự, còn phải tập tành nhiều. Bởi tư duy người Việt vẫn còn xa lạ với khái niệm này (nếu không muốn nói là… sợ hãi). Nhưng quyền lựa chọn, tự quyết cho quyền lợi mặc nhiên của chính mình, như việc tẩy chay những “con ruồi” Tân Hiệp Phát, taxi Mai Linh, lò thuốc độc Formosa thì nói ra ai cũng có thể hiểu, hiểu ngay và có thể thực thi ngay.

Yes or no? Rất đơn giản, tại sao không?

Vận động các phong trào tự quyết, nên bắt đầu từ đâu, nếu không phải từ chính các chiến cuộc tẩy chay như thế, từ những lá phiếu nước mắm, lá phiếu taxi…

Từ lựa chọn, tự quyết trong quyền lợi tiêu dùng đến việc lựa chọn, tự quyết và tẩy chay chính trị- Sự bẻ ghi này là một khoảng cách đâu có xa?

Tình huống của ông Trump ngày càng không sáng sủa

Tình huống của ông Trump ngày càng không sáng sủa

Nguoi-viet.com

Ứng cử viên Donald Trump. (Hình: AP Photo/ Evan Vucci)

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

Ông Donald Trump chưa thua, nhưng trong cuộc tranh luận lần thứ ba giữa ông và bà Clinton, ông đã chê trách hệ thống bầu cử Mỹ hư hỏng, gian lận và công khai hăm dọa sẽ không công nhận kết quả bầu cử ngày 8 Tháng Mười Một.

Ông trông mong tạo nên một thành tích xuất sắc ở lần tranh luận cuối cùng hầu cứu vãn tình thế yếu kém của cuộc tranh cử, nhưng đã không khai thác được cơ hội này. Các quan sát viên đều đồng ý bà Hillary Clinton là người thắng, còn nếu muốn biết rõ nhận định của cử tri như thế nào thì phải chờ các thăm dò dư luận mấy ngày tới, mà quan trọng hơn hết là thăm dò ở các tiểu bang chiến trường tranh chấp (swing state).

Khi tỏ ra không muốn chấp nhận kết quả bầu cử, dường như ông Trump đã dự kiến mình sẽ thua nên mới phải nói trước như vậy. Nhưng không đơn giản là thế, phê phán hệ thống bầu cử Mỹ là chiến thuật ông dùng để kích động thành phần dân chúng mang nặng tâm lý hoài nghi và bất mãn chiếm đa số trong những cử tri ủng hộ ông.

Bài viết này chú ý về chuyện ấy, một sự kiện rất bất thường trong lịch sử hơn 240 năm ở nước Mỹ. Không công nhận người thắng cuộc là việc chưa bao giờ xảy ra, khi điều hợp viên Chris Wallace hỏi tới, ông Trump đáp: “Ðể lúc ấy tôi sẽ xem. Tôi dành bất ngờ cho ông.”

Ngày hôm sau, ông tuyên bố với các ủng hộ viên: “Tôi sẽ chấp nhận kết quả bầu cử, nếu tôi thắng.”

Ðó không phải lời giải thích, có lẽ chỉ là lối nói nhằm động viên những người ủng hộ, chứ ông Trump không diễu dở đến như vậy.

Ðiều nguy hại là có một số không ít cử tri gắn bó với ông Trump bằng mọi giá, tin tưởng điều ông nói và có thể sẵn sàng đi tới những phản ứng ngoài dự đoán.

Truyền thông quốc nội và quốc tế coi thái độ này của ông Trump là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc tranh luận lần thứ ba, thể hiện sự rủi ro của nền dân chủ Mỹ vẫn được xem là mẫu mực toàn thế giới.

Tiến Sĩ Alex Vines, giám đốc ban địa phương thuộc cơ quan nghiên cứu Chatham House ở London, Anh, nói: “Rất nhiều nước đã chứng kiến những sự phản đối, biểu tình, nổi loạn chống kết quả bầu cử bị coi là gian lận, nhưng đó là ở Châu Phi, Châu Á, chứ không phải nước Mỹ.”

Ông David Boies, luật sư bênh vực cho ông Al Gore trong vụ tranh chấp với ông George W. Bush trước Tối Cao Pháp Viện, bác bỏ lập luận của ông Trump khi nói bầu cử Mỹ gian lận và đem so sánh với kỳ bầu cử tổng thống năm 2000.

Ông Boies nói: “Năm 2000, cả Bush và Gore đều minh định tôn trọng và tuân hành kết quả bầu cử dù như thế nào.”

Nói chuyện ở Miami, Florida, trong một chuyến vận động cho bà Hillary Clinton hôm Thứ Năm, Tổng Thống Barack Obama phê phán ông Trump rằng hệ thống bầu cử Mỹ là căn bản cho sự tồn tại ổn định và tiến bộ của quốc gia này qua lịch sử, không phải là chuyện để đùa giỡn hay nói đến cái bất ngờ.

Thượng Nghị Sĩ John McCain cho biết ông không bằng lòng với kết quả bầu cử năm 2008, nhưng đã gọi điện thoại đến chúc mừng ông Barack Obama thắng cử. Ông nói: “Ðây là truyền thống sinh hoạt dân chủ Mỹ, không phải để biểu lộ thái độ lịch sự bề ngoài, mà là sự xác định tôn trọng tiếng nói của cử tri.”

Từ trước đến nay, ông Trump từng dọa kiện rất nhiều người nói ra những điều trái ý ông, nhưng thực tế rất ít khi ông thực hiện như lời hứa hẹn. Vậy thì nếu ông thất cử vào ngày 8 Tháng Mười Một, ông có thể có hành động gì?

Những đại diện của ông Trump lập luận rằng đến bây giờ cử tri chưa đi bầu và nếu kết quả là chênh lệch sít sao thì sẽ phải duyệt xét kỹ trước khi quyết định. Cựu thống đốc Alaska, bà Sarah Palin, nói: “Nếu là kết quả hợp lệ thì mới chấp nhận được. Ông Trump khôn ngoan khi trước hết đòi hỏi mọi chuyện phải hợp lệ.”

Thuần túy trên bình diện pháp lý, ông Trump được quyền khiếu nại kết quả bầu cử ở một số tiểu bang, kêu gọi biểu tình trên đường phố, nhưng không thể phủ nhận ứng cử viên đắc cử hay tổ chức đảo chính. Là công dân Mỹ, ông phải tôn trọng Hiến Pháp và tuân hành những luật lệ quy định việc giải quyết những trường hợp xảy ra tranh chấp.

Ngay cả trường hợp ông Trump thắng phiếu cử tri toàn quốc (phổ thông), nhưng thua phiếu cử tri đoàn, không chiếm được đủ 270 phiếu đại cử tri, ông cũng không có lý do để khiếu kiện. Trong lịch sử bầu cử Mỹ, tình trạng ấy đã ba lần xảy ra, gần đây nhất là năm 2000, ông George W. Bush hơn ông Al Gore số phiếu đại cử tri toàn quốc (271/266), nhưng lại thua ông Gore số phiếu phổ thông. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, hoàn cảnh này khó có thể xảy tới để phải lo ngại về việc ông Trump viện cớ tiếp tục gây rắc rối kéo dài.

Ông Trump nói rằng ông có quyền hiến định để kiện kết quả bầu cử chứ không đầu hàng trước. Thủ đoạn này ông đã dùng trong bầu cử sơ bộ khi ông gợi ý là có thể ứng cử với tư cách độc lập nếu không được đảng Cộng Hòa chấp nhận làm ứng cử viên chính thức. Nhưng trong tổng tuyển cử bây giờ, lời đe dọa này lại trở thành đe dọa dân Mỹ chứ không phải đe dọa đảng Cộng Hòa, và như vậy ông ngầm cho biết là sau ngày bầu cử sẽ còn nhiều rắc rối lộn xộn kéo dài.

Vậy ông Trump có thể kiện cáo ra sao? Tình huống thuận lợi nhất cho ông là nếu chênh lệch phiếu đại cử tri với bà Clinton không nhiều – ví dụ chỉ vài chục – thì ông có thể khiếu nại kết quả ở vài ba tiểu bang là không công bằng. Lúc đó các tiểu bang này phải hoàn tất mọi thủ tục cần thiết như đòi hỏi để xác định kết quả, bao gồm không có trường hợp cử tri bị ngăn trở đi bỏ phiếu, không có phiếu bất hợp lệ, và đếm lại phiếu nếu kết quả chênh lệch dưới 1%.

Sau khi tiểu bang đã xác định, vẫn có thể kiện ra tòa, tiểu bang rồi liên bang và cuối cùng lên tới Tối Cao Pháp Viện nếu chưa đồng ý phán quyết của các tòa dưới. Hiện nay, Tối Cao Pháp Viện chỉ có tám thẩm phán nên rất có thể biểu quyết không đi đến đến kết luận. Trong trường hợp này, không biết mọi việc sẽ được giải quyết thế nào.

Một trường hợp đặc biệt, rất khó xảy ra, nhưng vẫn có thể có. Ðó là hai ứng cử viên cùng được 269 phiếu đại cử tri. Lúc đó, căn cứ theo Hiến Pháp, Hạ Viện Mỹ sẽ bầu ra tổng thống, và mỗi tiểu bang chỉ được một phiếu. Trong khi đó, Thượng Viện Mỹ bầu phó tổng thống, mỗi thượng nghị sĩ được một phiếu.

Chiến thuật hiệu quả nhất của bên đảng Dân Chủ là tích cực vận động để giành một chiến thắng lớn chiếm tuyệt đại đa số trong đại cử tri đoàn. Các nhân vật chính bên phía Dân Chủ từ Tổng thống Obama và Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle đến Phó Tổng Thống Joe Biden, Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders đều đang liên tục đi đến nhiều nơi vận động cho “gà” của mình.

Ban tranh cử của bà Hillary Clinton tin rằng, đến giờ này, bên phía ông Donald Trump không còn có phương cách gì đáng kể để có thể đảo ngược tình thế, ngoài những chuyện gây ồn ào nhưng vô hiệu quả. Về tiền bạc, trong tháng trước, mỗi ban tranh cử Clinton và Trump đều đã chi tiêu trên $70 triệu, theo số liệu do Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang vừa công bố.

Tóm lại, việc ông Donald Trump tuyên bố trước là không chấp nhận kết quả bầu cử có thể sẽ đưa tới những tranh tụng pháp lý rất rắc rối kéo dài. Ðó là chưa kể một số ủng hộ viên cứng rắn nhất của ông cảnh cáo là “nếu ông Trump thua nước Mỹ có thể đi đến nội chiến.”

Hôm Thứ Sáu, trong một cuộc vận động ở Pennsylvania, ông Trump lại tuyên bố, nhưng lần này hơi khác: “Thắng, thua, huề – tôi đều hài lòng” (Win, lose, draw – I will be happy).

Hiến Pháp Mỹ đã có những quy định rõ ràng về bầu cử và tất cả mọi rắc rối được giải quyết bằng luật lệ, không thể vượt qua pháp luật ở đất nước này. Lời giải đáp đúng nhất bây giờ là hãy chờ tới ngày 8 Tháng Mười Một, và đừng vì lý do gì mà không đi bầu.

NƯỚC ZIMBABWE VÀ TỔNG THỐNG MUGABE

From :   Thuong Phan shared Dương Quốc Chính‘s post.
Image may contain: 1 person
Dương Quốc Chính

NƯỚC ZIMBABWE VÀ TỔNG THỐNG MUGABE

Năm 2000, ông này đã từng trúng giải đặc biệt trị giá 100 000 đô Zimbabwe, gấp khoảng 5 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của đất nước. Ông TT Zimbabwe từ năm 1980 này thật may mắn! Đất nước Zimbabwe lạm phát kinh khủng thế nào dưới thời ông này nắm quyền thì mọi người biết rồi, lên tới 100.000% và hơn nữa, do nhà nước không dám thống kê! Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 94%.

Nhưng ít người để ý là TT Mugabe từng là anh hùng giải phóng dân tộc, đánh đuổi thực dân Anh. Zimbabwe nguyên là thuộc địa của công ty Nam Phi của Anh – tương tự công ty Đông Ấn ở Ấn Độ. Những người da trắng ở đây đã từng tuyên bố độc lập khỏi nước Anh, tương tự Nam Phi và Mỹ, nhưng không được nước nào công nhận. Người da đen tổ chức chiến tranh du kích để đánh đuổi người da trắng và nước Zimbabwe ra đời vào năm 1980, bằng đàm phán, do Mugabe, 1 lãnh tụ du kích, làm TT. Sau khi “cướp chính quyền” TT Mugabe đã thẳng tay đàn áp phe đối lập đã sát cánh cùng mình để giành độc lập (có 2 nhóm du kích liên minh với nhau, Mugabe lãnh đạo 1 nhóm). Mugabe soạn thảo hiến pháp, tự xưng làm TT, năm 1990 ông xóa bỏ thượng viện và biến Zimbabwe thành 1 quốc gia độc đảng.

Sau khi nắm trọn quyền lực, Mugabe thi hành chính sách kinh tế kế hoạch, nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế, kiểu XHCN, giành đặc quyền kinh tế cho phe nhóm ủng hộ ông. Dĩ nhiên nền kinh tế đó phải khủng hoảng khiến ông mất dần uy tín và phải ngồi lại ghế TT bằng cách gian lận bầu cử.

Để giành lại uy tín, Mugabe dùng các biện pháp dân túy như tấn công các chủ sở hữu đất là người da trắng, cướp đất để xung công, chính là cải cách ruộng đất. Hành động này được lãnh đạo bởi hội cựu chiến binh và cho nhóm này được hưởng đặc quyền từ tài sản cướp được. Tuy nhiên, giải pháp này không thể cứu vãn nền kinh tế. Chính phủ phải in tiền ra để chi tiêu dẫn đến siêu lạm phát kể trên. Mệnh giá đồng tiền lên tới 10ng tỷ đô la! Lạm phát tạm thời ổn định khi CP vô hiệu hóa đồng tiền bản địa, dùng đô la Mỹ thay thế. Nền kinh tế của Zimbabwe năm 2009 quay về tương đương với năm 1953, còn tệ hơn thời thực dân.

Rất tiếc là chính quyền của ông Mugabe vẫn đang tồn tại.

Hiện tượng ‘Phan Anh’

Hiện tượng ‘Phan Anh’

19.10.2016

Một người đàn ông chèo thuyền vận chuyển hàng cứu trợ giúp các nạn nhân lũ lụt ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. (Ảnh tư liệu)

Một người đàn ông chèo thuyền vận chuyển hàng cứu trợ giúp các nạn nhân lũ lụt ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. (Ảnh tư liệu)

Báo chí Việt Nam đưa tin MC Phan Anh, một người dẫn chương trình nổi tiếng trong nước, đã quyên góp được hơn 16 tỷ đồng, tính đến ngày 19/10, để giúp cho các nạn nhân lũ lụt ở miền Trung Việt Nam.

Trong khi đó, tin cho hay các tổ chức chính thức như Hội Chữ thập Đỏ hay một số đoàn thể của chính quyền các tỉnh, thành phố đã không quyên góp được số tiền tương tự.

Trên mạng xã hội, nhiều người nói việc MC Phan Anh huy động được một số tiền kỷ lục chỉ trong ít ngày có một phần lý do là anh được công chúng vô cùng yêu mến không chỉ về khả năng nghề nghiệp, mà còn vì anh thường đưa ra những thông điệp ủng hộ tiến bộ xã hội.

Song bên cạnh đó, sự kiện quyên tiền này cũng được nhiều người nhìn nhận là một “hiện tượng” về lòng tin ở Việt Nam.

Nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng họ tin tưởng hơn khi đóng góp tiền cho những cá nhân như Phan Anh hay các nhóm xã hội dân sự vì có sự minh bạch. Ngược lại, họ cho rằng họ không biết tiền của họ khi nộp vào các tổ chức gắn với chính quyền sẽ được chi tiêu, phân phối ra sao.

Phân tích về vấn đề này, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, nói với VOA:

“Cách hành xử của anh [Phan Anh] từ trước đến nay tạo ra một niềm tin. Và anh luôn công khai, rất là minh bạch về những đóng góp của mọi người và update thường xuyên về những việc mình làm. Thế còn cũng có một số tổ chức đã có truyền thống kêu gọi hỗ trợ thì ở một vài nơi cũng có những vụ lùm xùm khiến cho người dân không tin tưởng. Trong những vụ lùm xùm đó, câu chuyện về tài chính nó không được minh bạch. Hình như là cũng có vấn đề tư lợi ở đó. Cho nên là bây giờ người ta đặt niềm tin vào những người như là Phan Anh. Điều đấy nó cũng phản ánh những thay đổi của xã hội chúng ta trong những năm gần đây”.