Chuyện một người nóng nảy tìm được an bình qua thư pháp

Chuyện một người nóng nảy tìm được an bình qua thư pháp

Nguoi-viet.com

Thư pháp gia Hà Trọng Đức tại tư gia. (Hình: Hà Trọng Đức cung cấp.)

Đằng-Giao/Người Việt

RESEDA, California (NV) – “Năm tháng sau ngày mất nước 30 Tháng Tư, 1975, cuộc đời tôi bắt đầu có những cơn nóng giận đột phát dữ dội đến nỗi tôi không thể kềm hãm kịp,” ông Hà Trọng Đức nói. Nhờ học viết thư pháp, sự nóng giận kinh khủng này mất hẳn, để lại cho ông một sự thanh thản yên bình.

Sau ngày đó, từ một người hiền lành, ông Đức trở thành một người nóng nảy, liều lĩnh, bất chấp tất cả. Ông sẵn sàng lao vào những trận đánh nhau đổ máu bất cứ lúc nào bị khiêu khích.

Đây là câu chuyện của ông.

Tháng Tư, 1975, khi Sài Gòn vừa sụp đổ thì gia đình ông cũng có những thay đổi lớn lao.

Ông kể: “Vừa từ trường nội trú Duy Tân ở Nhà Bè về nhà trên đường Tô Hiến Thành, Quận 10, Sài Gòn, thì mới hay là mẹ tôi đã đi Mỹ cùng với chín người con, để lại tôi và người chị. Ba tôi lúc đó ở chỗ khác để giữ nhà vì ông có rất nhiều nhà.”

Sóng gió ụp xuống đời ông vào Tháng Chín, 1975.

“Đùng một cái, cả bọn quan chức phường khóm kéo nhau ập vô nhà tôi, hoạnh họe là tại sao tôi trên 18 tuổi mà không có công ăn, việc làm. Vừa học xong lớp 12, lại vừa mất nước thì công ăn, việc làm ở đâu mà có,” ông phân trần.

Thế là họ bắt ông phải đi “cải tạo.” Họ bắt “học” ở nhiều trại khác nhau, nhiều đến nỗi ông không thể nhớ hết nổi.

“Tôi biết là tôi bị giam ở 13 trại khác nhau nhưng không thể ra rõ ràng là ở đâu. Có vài trại lớn mà tôi nhớ được là Long Khánh, Long Giao, và Phước Long,” ông nói.

Ông Đức hồi tưởng: “Tôi không thể quên được. Năm 1975, gia đình tôi tan tác. Tôi mất tất cả và hậu quả của những năm tháng bị đánh đập, hành hạ trong trại tù này là một sự căm hận, tức giận lúc nào cũng hừng hực trong lòng tôi.”

Trong tù, vì bản năng sinh tồn, ông trở nên hung hăng và lúc nào cũng sẵn sàng dùng nắm đấm để giải quyết tranh chấp. Chẳng mấy chốc, thói quen này trở nên cách “thu xếp mọi việc” một cách gọn gàng, nhanh chóng.

Bốn năm sau, năm 1979, ông ra tù với cái hỗn danh “Đức Rồng,” vì hình con rồng xâm trên cánh tay phải của ông.

“Không tiền, tôi làm nghề bảo vệ bạn hàng đi buôn hàng chuyến trên xe lửa Thống Nhất. Lúc đó, rất nhiều người sợ phải đến ga Mường Mán vì cả làng này hay kéo nhau lên xe lửa đánh cướp. Từ bảo vệ đến công an đều sợ làng này. Gần tới đây, cả đám kéo nhau vô phòng đóng cửa để tránh mặt. Cả nước, ai ai cũng sợ khi phải qua ga này,” ông nói.

Ông và vài người khác nhận đi theo một nhóm gồm năm bạn hàng từ Sài Gòn cho đến khi qua khỏi ga Mường Mán với giá là một chỉ vàng.

“Tôi rất thích công việc này vì vừa có tiền vừa có dịp ‘vận động tay chân,’” ông nói.

Nhưng khi chạm trán với nhóm cướp thì người thủ lãnh bên kia lại có ý thích ông nên tìm cách hòa giải.

Ông kể: “Từ đó về sau, cứ mỗi lần thấy chúng tôi, họ bỏ đi qua toa khác.”

Sau đó, phần vì Tổng Cục Đường Sắt bỏ ga Lê Lai và thay vào đó là ga Bình Triệu, phần vì ông vừa quen người vợ tương lai nên ông không làm việc này nữa.

Giải nghệ rồi, tưởng mọi việc sẽ bình lặng cho ông kể từ nay. Không dè, một đêm khuya năm 1981, một nhóm phường đội ngồi đàn hát ở trước nhà ông. Chẳng hiểu từ đâu, ông đùng đùng nổi giận chạy ra rượt đánh cả bọn.

“Đây là lần hiếm hoi mà tôi đánh người ta khi không bị khiêu khích. Chắc đây là lúc tôi bộc lộ thái độ căm thù chế độ,” ông nói.

Cũng may, cả đám kéo nhau chạy kịp nên không ai bị thương tích gì. Nhưng lòng căm giận những đại diện của chế độ cộng sản không hề suy xuyển trong ông.

Sau đó, ông bị bắt vào trại tù Phương Lâm trong rừng mật khu Hố Bò. Không chịu đựng sự bất công, phi lý trong tù, ba tháng sau, ông vượt ngục.

Ông đạp xe đạp, cứ nhắm hướng Tây mà đạp.

Ông kể: “Dọc đường, tôi vừa làm nghề vá dép nhựa, vừa bán bong bóng vẽ hình bằng màu nước, vừa khuân vác tạp lục để kiếm ăn.”

Lúc ngủ đường, ngủ chợ, lúc ngủ chùa, ngủ miếu, ông đội nắng, đội mưa mà đạp miết. Sáu tháng sau, ông đến Cambodia.

Ở gần Chợ Cũ Nam Vang được hai năm, thấy tình hình ở nhà có vẻ êm dịu, ông quay về.

coinguon

Năm 1985, trong lúc băng qua đường ở ngã ba Hòa Hưng, ông bị một đại úy công an lái xe Honda vô tình đụng phải.

“Không kịp suy nghĩ, tôi tấn công hắn ta tới tấp. Hắn móc súng ra, tự khoe rằng mình là công an thành phố, tôi càng đánh dữ hơn,” ông kể.

Thấy ông quá nóng giận, không ai dám can thiệp. Ông Đức thì như trong cơn say, cứ nhắm vào kẻ thù mà đánh tới tấp. Đánh bằng tay chán, ông chụp đồ bơm xe dọc đường đánh tiếp. Cho đến khi đại úy công an thành phố quay lại với một xe vận tải chở đầy công an, ông mới biết người bị đánh bị chảy máu đầu, rách tay và mất luôn khẩu súng.

Vừa bị lệnh truy nã vụ vượt ngục, vừa bị đại úy công an săn lùng, ông trốn vào Chợ Lớn.

Lúc này, con gái lớn của ông vừa lên năm tuổi.

Ở Chợ Lớn đến năm 1986, con ông không được đi học vì ông bị nhiều lệnh truy nã.

Ông quyết định ra đầu thú vì tương lai con mình. Lần này, ông bị tuyên án ba năm tại trại tù Duyên Hải.

Năm 1987, ông được gọi phỏng vấn đi Mỹ đoàn tụ gia đình nên vợ ông thu gom tất cả tiền bạc trong nhà lo đút lót để ông được trả tự do sớm.

Rồi ông cùng đứa con gái bảy tuổi đi Mỹ trước, và sẽ lo liệu cho vợ và con gái nhỏ đi sau.

Đến Mỹ, ông ở với cha mẹ ở Texas. Nhưng vì tính nóng nảy vẫn còn trong người, hai tuần sau, ông bỏ về Reseda, California, và ở đến nay.

“Tới Mỹ rồi, tưởng tôi bớt nóng nảy. Không ngờ tôi vẫn như xưa. Vừa gặp chuyện gì phật ý là tôi đánh liền, không chần chờ gì hết,” ông Đức nói.

Ông Henry Phan, cư dân El Monte, nói: “Tôi chưa thấy ai nóng tính và bất chấp như ông ‘Đức Rồng’ hết. Có lần, ông xích mích gì đó với ông chủ đất ở Reseda, không thèm nói gì, ông Đức nhảy vô đánh tới tấp làm ông chủ đất không kịp trở tay, phải bỏ chạy. Mà ông này người Do Thái, to như con trâu nước, nặng trên 200 pound trong lúc ông Đức thì nhỏ con hơn nhiều.”

Ông Henry tiếp: “Cảnh sát tới làm biên bản nhưng không tin là ông đánh ông Do Thái vì ông Đức quá nhỏ con.”

Dù không cố tình gây lộn để đánh nhau, quá khứ tại Mỹ của ông cũng vẫn là những trận ấu đả liên tục.

Năm 2011, tất cả mọi điều tốt đẹp trong đời ông bỗng thành mây khói.

Năm ấy, người vợ mà ông hết lòng thương yêu bị định bệnh ung thư bứu cổ. Chưa hết, toàn bộ tài sản trên $2 triệu do ông gầy dựng chợt tiêu tan.

Cuộc đời ông bỗng là một một sự dồn nén tột cùng.

“Lúc đó, tôi tưởng là mình sắp chết rồi. Tôi không nghĩ tới chuyện tự tử nhưng tôi không hề sợ chết. Ngược lại, tôi sẵn sàng ‘chơi xả láng’ nếu cần,” ông nói.

Mãi cho đến khi, do một sự tình cờ, ông thấy thích thư pháp.

Ông Hà Trọng Đức (trái) và một người bạn. (Hình: Hà Trọng Đức cung cấp)

Ông Hà Trọng Đức (trái) và một người bạn. (Hình: Hà Trọng Đức cung cấp)

Ông hồi tưởng: “Tôi không được ai dạy dỗ cả. Chỉ tự nhiên thấy thích môn này vô cùng. Rồi tôi tự học. Càng học, càng thấy bớt suy nghĩ lung tung. Dần dà, tôi thấy lòng mình thanh thản một cách lạ lùng.”

Ông Trí Trần, cư dân Reseda, nói: “Lúc trước, anh ‘Đức Rồng’ là người rất cọc tính. Anh không cố tình gây sự với ai, nhưng bất kể Việt Nam, Mỹ, Mễ gì, ai mà đụng tới anh là anh ‘phang’ liền. Tôi chưa được chính mắt chứng kiến cảnh anh đánh lộn. Nhưng ai ai ở vùng Reseda này mà không biết anh.”

Ông Henry nói: “Càng biết ông Đức hồi xưa thì càng thấy ông thay đổi. Ông không hề giống gì với lúc trước. Bây giờ cung cách nói chuyện và sự tử tế trong lòng anh làm tôi ngạc nhiên lắm.”

Ông Trí nói: “Phải nói là anh Đức thay đổi 180 độ so với ngày xưa. Anh có đạo đức rõ ràng. Tôi mừng cho anh.”

Ông Đức nói: “Khi xưa, tưởng đánh lộn là để giải tỏa nỗi hận thù trong lòng. Ai dè, càng đánh người ta, tôi càng thấy nóng giận hơn. Bây giờ nhờ thư pháp, tôi có một cái gì đó vô cùng bình an trong tâm hồn.”

Bắt đầu học thư pháp năm 2011, ông dùi mài học hỏi và thực tập cho đến năm 2015 thì mới thực sự hài lòng với khả năng của mình.

“Tôi cứ viết đi, viết lại, xé không biết bao nhiêu bản thảo, tốn không biết bao nhiêu giấy mực rồi mới thấy vừa ý,” ông nói.

Là người không tin vào tôn giáo, nhưng lúc bắt đầu học viết thư pháp, ông Đức bắt đầu cảm thấy có những suy tư đến một đấng thiêng liêng mà ông gọi là “Đấng Vô Hình.”

Ông nói: “Có những lúc, không hiểu vì sao, tôi cầu xin ‘Đấng Vô Hình’ cho mình mau có khả năng viết thư pháp thật giỏi để phục vụ những người chung quanh.”

Nhờ thư pháp, ông Đức, từ một người luôn nóng giận và hung hăng, dần dà trở nên một người hoàn toàn khác.

“Tôi tin là mọi chuyện không hay xảy đến cho tôi năm 2011 đều do một sắp xếp nào đó để tôi có dịp thành người tốt hơn,” ông nói.

Ông càng tin tưởng vào “Đấng Vô Hình” hơn khi sau những tái khám mới nhất, bác sĩ rất ngạc nhiên khi thấy những dấu hiệu ung thư của vợ ông hoàn toàn không còn nữa.

Bắt đầu viết thư pháp cho cộng đồng từ Tết năm 2015 ở hội chợ Mile Square Regional Park, Fountain Valley, ông Đức cảm thấy một cái gì đó rất huyền bí trong thư pháp của mình.

Ông nói: “Tôi không dám nói với ai vì sợ người ta không tin. Tôi còn không tin mà. Có lần, một người nhờ tôi viết bất cứ chữ gì để cầu tài. Tôi định viết chữ ‘tài lộc dồi dào,’ nhưng tới khi cầm giấy đưa cho người ta, tôi mới thấy mình vừa viết chữ ‘thiện tâm.’ Đang ngạc nhiên, nhưng khi người ta hỏi tại sao, tự nhiên tôi giải thích là ‘phải làm điều lành mới có tài lộc’ mà lòng mình thì không hiểu lý do.”

“Mấy tháng sau, người đó tình cờ gặp tôi và cám ơn rối rít vì lời khuyên vô giá đó,” ông nói.

Ông nhớ thêm: “Lần khác, bà này nhờ tôi viết chữ ‘phúc lộc,’ tôi định viết theo ý bà thì tay tôi lại viết thành chữ ‘hỷ xả.’ Bà chưa kịp hỏi thì tôi, vẫn không biết sao, giải thích là ‘nên tha thứ, đừng oán ghét ai thì sẽ có tài lộc.’”

Gặp lại bà trong một lần đi chợ, bà cho ông Đức hay là lời khuyên ấy quả là có hiệu ứng và xin gởi tiền nhưng ông không nhận.

“Tôi viết thư pháp vì thích. Ai muốn cho vài ba đồng mua giấy mực thì tôi nhận. Nhiều hơn nữa, tôi không dám lấy,” ông dứt khoát.

Liên lạc tác giả: [email protected]

Hơn 1,500 tiểu thương chợ Hà Tĩnh bãi thị thành công

Hơn 1,500 tiểu thương chợ Hà Tĩnh bãi thị thành công

Nguoi-viet.com

Tiểu thương đã mở nhạc cùng nhau hò reo nhảy múa vì được kinh doanh lâu dài. (Hình: VNExpress)

HÀ TĨNH (NV) – Chiều 29 tháng 11, tiểu thương ở chợ trung tâm thành phố Hà Tĩnh đã mở nhạc cùng nhau hò reo nhảy múa, mở cửa kinh doanh trở lại sau nhiều ngày kéo nhau đi phản đối việc ban quản lý bán ngôi chợ này.

VNExpress dẫn lời bà Hoàng Thị Bích Lan, kinh doanh hàng vải, cho biết, các tiểu thương mở nhạc, reo hò, nhảy múa là vì sáng cùng ngày tiểu thương Hà Tĩnh có cuộc đối thoại thành công với ông Ðặng Quốc Khánh, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương bán chợ Hà Tĩnh cho doanh nghiệp.

Trước đó, từ ngày 26 đến 29 tháng 11, hơn 1,500 tiểu thương chợ Hà Tĩnh đóng cửa sạp để biểu tình phản đối việc ép tiểu thương ký hợp đồng tạm thời 3 tháng để chờ chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

Chợ Hà Tĩnh đồng loạt ngừng kinh doanh từ ngày 26 tháng 11. (Hình: VNExpress)

Chợ Hà Tĩnh đồng loạt ngừng kinh doanh từ ngày 26 tháng 11. (Hình: VNExpress)

Tại cuộc họp này, đại diện của Sở Công Thương Hà Tĩnh và ban quản lý chợ yêu cầu người dân giao lại hợp đồng mua ki-ốt trước đây, để ký hợp đồng mới với thời hạn 3 tháng, hết thời hạn này sẽ tính tiếp, mà theo ông Nguyễn Duy Hòa, trưởng ban quản lý chợ Hà Tĩnh cho biết “việc ký hợp đồng 3 tháng là thực hiện theo chỉ đạo của Sở Công Thương Hà Tĩnh nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi ban quản lý chợ thành doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ.”

Các tiểu thương không đồng tình thời hạn trên, họ muốn ký hợp đồng thuê ki-ốt dài hạn như trước kia. Trước áp lực của tiểu thương và dư luận, sáng 29 tháng 11, ông Ðặng Quốc Khánh buộc phải đối thoại với hơn 1,500 hộ tiểu thương.

Tại cuộc đối thoại, ông Khánh hứa chính quyền tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thương ở chợ Hà Tĩnh được kinh doanh lâu dài, không phải kinh doanh 3 tháng mà trước đó ban quản lý chợ đã thông báo. (Tr.N)

Phản ứng về Quốc tang cho Chủ tịch Fidel Castro tại Việt Nam

Phản ứng về Quốc tang cho Chủ tịch Fidel Castro tại Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-11-29

Ảnh chụp bên ngoài Tòa Đại sứ Cuba tại Hà Nội hôm 28/11/2016.

Ảnh chụp bên ngoài Tòa Đại sứ Cuba tại Hà Nội hôm 28/11/2016.

AFP
Dư luận xã hội đang tranh luận về việc Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có quyết định để tang Chủ tịch Fidel Castro của Cuba với hình thức Quốc tang.

Chúng tôi có đồng minh?

Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không có điều khoản nào quy định tổ chức một Quốc tang cho bất cứ ai. Tuy nhiên theo một nghị định của chính phủ ban hành vào năm 2012 thì một lễ Quốc tang cho cá nhân sẽ được áp dụng trong những trường hợp như sau: thứ nhất bốn vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội dù đang tại chức hay mãn nhiệm khi chết đều được cử hành Quốc tang. Trong trường hợp đặc biệt một cán bộ cao cấp nào đó có công lao to lớn với quốc gia hay quốc tế sẽ được xét và tổ chức Quốc tang. Tuy nhiên theo luật cán bộ ban hành năm 2008 thì người này phải là công dân Việt Nam.

Cái Đảng Việt Nam này tổ chức Quốc tang coi như là một cách nói với thế giới cũng như với người dân trong nước rằng chúng tôi có đồng minh đây!
-Nguyễn Huệ Chi

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho biết:

“Trong Hiến pháp Việt Nam không có quy định gì về lễ Quốc tang còn trong nghị định của chính phủ cũng như quy định nội bộ thì có quy định Quốc tang. Còn về trong văn bản nhà nước thì có một nghị đỉnh của chính phủ rất cụ thể trong trường hợp đó. Cũng có một nghị quyết của Bộ chính trị, một nghị quyết của Thường vụ Quốc hội quy định về các lễ tang của Việt Nam gồm có Quốc tang, lễ tang nhà nước, lễ tang cấp cao còn cái chuyện làm lễ Quốc tang cho một người nước ngoài thì nếu 4 cơ quan đó họ hè nhau họ làm thì coi như họ quyết định rồi.”

Đối với trường hợp Chủ tịch Fidel Castro Việt Nam quyết định để tang cho ông với nghi thức Quốc tang vào ngày 04 tháng 12 năm 2016. Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang như quy định, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Về việc này Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi nhận định:

“Cái Đảng Việt Nam này tổ chức Quốc tang coi như là một cách nói với thế giới cũng như với người dân trong nước rằng chúng tôi có đồng minh đây! Đồng minh ở nơi xa xôi ấy và đã từng là hai nước chống Mỹ thì đồng minh ấy đối với chúng tôi rất quan trọng, nghĩa là họ vẫn muốn sống lại những ngày quá khứ chứ họ không nhìn đến tương lai gì cả.”

000_MVD2004030634023.jpg
Chủ tịch Fidel Castro (phải) tiếp Nguyên Tổng bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh tại Havana, Cu Ba hôm 6/3/2004. AFP

Chủ tịch Fidel Castro được công bố Quốc tang tại Việt Nam khiến rất nhiều người bức xúc. Câu hỏi đặt ra là ông Fidel không có công trạng cụ thể nào đối với đất nước nhưng lại hưởng vinh dự to lớn đối với nhân dân Việt Nam là một sai lầm mang tính trình diễn.

Trong thông cáo đặc biệt quyết định về việc này có loan đầy đủ tiểu sử của Chủ tịch Fidel Castro từ những hoạt động đầu tiên cho tới khi mất. Trong khoảng thời gian ấy ông sang thăm Việt Nam ba lần, ông vô cùng gần gũi với Đảng và nhà nước Việt Nam bằng những sự ủng hộ, lên tiếng cũng như luôn đứng về phía Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ. Ông là nguyên thủ đầu tiên tới thăm Việt Nam sau khi Quảng Trị được giải phóng đầu tiên vào năm 1973.

Bản thông cáo cũng ghi nhận trên phương diện quốc tế, Fidel Castro là nhà hoạt động Nhà nước và Lãnh đạo xuất sắc trong Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, có đóng góp to lớn và tích cực cho Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Không thể nâng lên thành hàng Quốc tang?

Nhìn tổng quát nội dung bản thông cáo dân chúng không tìm ra được một việc làm cụ thể nào của Chủ tịch Fidel đối với cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam ngoài các cử chỉ đầy tính ngoại giao giống như các nước cộng sản với nhau.

Những quan hệ được gọi là đặc biệt dù sao cũng không thể nâng lên thành hàng Quốc tang, vốn dành riêng cho người có công với tổ quốc.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi phân tích việc Hà Nội tổ chức Quốc tang cho Fidel như sau:

Bây giờ làm Quốc tang cũng là cách bày tỏ sự tương liên đối với người bạn xưa, tức là tưởng niệm quá khứ. Tức là họ nhìn về quá khứ, còn nếu nhìn về tương lai thì mọi chuyện đều vô nghĩa rối…
-GS Nguyễn Huệ Chi

“Fidel Castro thực lòng khâm phục Việt Nam bởi vì ông ấy là biểu tượng cho một đội quân đã lật đổ một chế độ độc tài nhưng mà lại dựng lên một chế độ độc tài khác. Có lẽ trên phương diện nào đó còn kinh khủng hơn chế độ độc tài cũ vì độc tài cũ chỉ là một cá nhân còn độc tài này là cả một đảng. Đứng về phương diện ấy ông Fidel Castro không phải là người để đất nước này làm Quốc tang mà chính Đảng Cộng sản Việt Nam làm Quốc tang cho một ông thủ lĩnh đảng Cộng sản Cuba như thế đúng hơn. Fidel Castro chỉ vì ý thức hệ mà quy phục Việt Nam, còn ông Việt Nam thì thấy có một ông từ xa xôi quy phục mình thì đồng bệnh tương liên cho nên quy phục lại!

Bây giờ làm Quốc tang cũng là cách bày tỏ sự tương liên đối với người bạn xưa, tức là tưởng niệm quá khứ. Tức là họ nhìn về quá khứ, còn nếu nhìn về tương lai thì mọi chuyện đều vô nghĩa rối bởi vì chúng ta đang phải đi theo quy luật là đi theo con dường dân chủ tự do.”

Người dân tự hỏi, nếu những quan hệ mang tính rất đặc biệt cho một người bạn cùng ý thức hệ được áp dụng vào Trung Quốc thì biết bao nhiêu cán bộ cao cấp của họ sẽ đương nhiên được hưởng vinh dự này vì trong chiến tranh Trung Quốc đã bỏ rất nhiều của cải lẫn xương máu để Việt Nam chống Mỹ.

Người dân Việt Nam theo dõi cái chết của Fidel Castro với những góc nhìn khác nhau. Nếu hàng trăm người xếp hàng trước Tòa đại sứ Cuba tại Hà Nội để khóc lóc, tỏ bày sự thương tiếc thì cũng có hàng ngàn người khác bày tỏ sự hả hê của mình trên hệ thống mạng xã hội. Sự mâu thuẩn ấy đã làm cho Quốc tang của Fidel tại Việt Nam nếu có sẽ đào thêm hố sâu chia rẽ vì ngăn cách.

Từ khi Việt Nam thống nhất, Hà Nội đã nhiều lần giúp cho Cuba thoát khỏi khó khăn về lương thực bằng hàng ngàn tấn gạo viện trợ, đây cũng đủ trả mối thân tình mà Fidel dành cho Việt Nam.

Nếu vì mục đích trả lễ cho cá nhân ông Fidel Castro thì Quốc hội Việt Nam đã có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, trong tư cách Chủ tịch đã dẫn phái đoàn sang Cuba vào ngày 28 tháng 11 để dự lễ tang đã trả đủ lễ đối với một nước cộng sản anh em nằm bên kia bán cầu có cùng ý thức hệ cũng như giữ vững lập trường tiến lên Chủ nghĩa xã hội như Việt Nam đang theo đuổi.

Cùng lúc với cái chết của Fidel, báo chí Việt Nam loan tải Tư lệnh hải quân Trung Quốc là tướng Ngô Thắng Lợi hôm 25 tháng 11 đã tới tham dự lễ tưởng niệm 18 tử sỹ Trung Quốc trong trận đánh vào tháng 1 năm 1974 với hải quân Việt Nam Cộng hòa để chiếm Hoàng Sa. Nếu ngay lúc này Việt Nam làm Quốc tang cho 74 người lính đã đổ máu cho tổ quốc ấy thì ý nghĩa biết bao nhiêu thay vì đem Fidel Castro vào vòng tranh cãi.

Tấn công bằng dao trong Đại học Ohio, 8 người bị thương

Tấn công bằng dao trong Đại học Ohio, 8 người bị thương

VOA

Cảnh sát được điều động đến khuôn viên trường Đại học bang Ohio, ở Columbus, Ohio, 28/11/2016.

Cảnh sát được điều động đến khuôn viên trường Đại học bang Ohio, ở Columbus, Ohio, 28/11/2016.

Giới hữu trách cho biết kẻ tình nghi tấn công bằng dao trong trường Đại học bang Ohio hôm sáng thứ Hai 28/11 đã bị bắn hạ. Có ít nhất 8 người bị thương phải nhập viện, trong đó có một nạn nhân nguy kịch.

Trong lúc hoảng loạn, những người trong trường học có nghe tiếng súng nổ, có thể là tiếng súng của cảnh sát truy chặn nghi can.

Các nhà điều tra cho hay, kẻ tình nghi lúc ban đầu có sử dụng một chiếc  ôtô làm phương tiện tấn công.

Sinh viên Jacob Bower nói với đài truyền hình CNN rằng kẻ tấn công “rút ra một con dao lớn và bắt đầu rượt đuổi những người chung quanh và tấn công họ.” Kẻ tấn công hoàn toàn im lặng cho đến khi bị cảnh sát bắn hạ bằng ba phát đạn. Hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công này.

NGƯỜI VIỆT VÀ VĂN HÓA NGỤY BIỆN


From facebook:  Suong Quynh

NGƯỜI VIỆT VÀ VĂN HÓA NGỤY BIỆN

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một cách vô hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, và nhất là trong cộng đồng cư dân mạng…

Ngụy biện hay Fallacy là khái niệm để chỉ những cách lập luận tưởng chừng là đúng, nhưng thực chất lại là sai lầm và phi logic trong tranh luận. Ngụy biện có thể biến một vấn đề từ sai thành đúng, và từ đúng trở thành sai. Ngụy biện có thể dẫn đến những cái nhìn sai lệch và tư duy sai lầm mà chính bản thân người nói cũng không nhận ra được.

Những ai đã có kiến thức về ngụy biện đều hiểu một điều đáng buồn rằng: Người Việt rất hay ngụy biện và tư duy ngụy biện! Chúng ta đều biết hai chữ “ngụy biện”, nhưng liệu chúng ta có thật sự hiểu về nó? Bạn có tin rằng tại Việt Nam, ngụy biện đã cướp đi mạng sống của con người?

Người Việt và “văn hóa” ngụy biện

Trên thế giới, ngụy biện đã trở thành một kiến thức được biết đến rộng rãi, và các nhà nghiên cứu đã thống kê khoảng trên dưới 100 loại ngụy biện khác nhau. Đáng tiếc là tài liệu về ngụy biện tiếng Việt chỉ có một vài nguồn, đó là trang GS Nguyễn Văn Tuấn, trang Thư viện khoa học, hay trang “Ngụy biện – Fallacy” của TS. Phan Hữu Trọng Hiền.

Dưới đây xin được tổng hợp lại 9 câu “ngụy biện” điển hình của người Việt đã được nêu ra tại các nguồn tài liệu trên:

  1. “Nhìn lại mình đi rồi hẵng nói người khác”

Mình làm sai thì là sai rồi, sao lại không nhận sai, không nói thẳng vào vấn đề “mình sai” mà lại quay qua tìm điểm yếu của người khác? Việc này cũng giống như là khi nhận được góp ý: “Viết sai chính tả rồi kìa”, thì thay vì sửa sai, bạn lại bốp chát: “Thế mày chưa viết sai bao giờ à?”

  1. “Có làm được gì cho đất nước đâu mà to mồm”

Người ta có làm được gì hay không thì là điều mình chưa biết, hơn nữa bạn đã “lạc đề” rồi. Vấn đề người ta nêu ra thì bạn không trả lời, không đưa ra luận điểm logic, mà lại đi đường vòng, chuyển qua công kích người khác.

  1. “Nó ăn trộm chó thì cứ đánh cho nó chết”

Lập luận này đã khiến cho những kẻ trộm chó vốn không đáng phải chết bị giết chết bởi chính những người dân tưởng chừng “lương thiện”. “Ăn trộm chó” là sai, nhưng “giết người” cũng là sai, hai sai thì không phải là một đúng, mà là sai lại càng sai.

  1. “Làm được như người ta đi rồi hãy nói”

Lại một hình thức “lạc đề”. Luận điểm mà người ta đưa ra thì bạn không xoay quanh mà bàn luận, lại cứ phải công kích cá nhân người khác thì mới vừa lòng sao?

  1. “Nếu không hài lòng thì cút xéo ra nước ngoài mà sinh sống”

Lời nói này không chỉ đánh lạc hướng vấn đề, mà còn rất bất lịch sự, chuyên dùng để làm người đối diện tức giận, chứ chẳng có một chút logic nào trong đó cả.

  1. “Chỉ có những người chân lấm tay bùn từ nhỏ mới là người cần cù chăm chỉ xây dựng đất nước”

Câu khẩu hiệu này đã từng xuất hiện ở Việt Nam trong quá khứ. Người ta có câu “vơ đũa cả nắm”, ấy chính là để chỉ việc lập luận cảm tính, khái quát cảm tính, mà không hề đưa ra logic hợp lý nào cả. Cũng như vậy, khi phân chia giai cấp và tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp, thì người ta đã mắc sai lầm ngụy biện, ví như chủ đất không nhất định là xấu, chủ doanh nghiệp cũng không nhất định là xấu, và người làm công ăn lương hay nông dân chắc gì đã là một người tốt cần cù chăm chỉ?

  1. “Nước nào mà chẳng có tham nhũng”

Vì nước nào cũng có tham nhũng nên Việt Nam được phép có tham nhũng hay sao? Vì mọi người đều vượt đèn đỏ nên tất nhiên tôi cũng phải vượt đèn đỏ? Vì xã hội thiếu gì nghiện hút nên trong nhà có người hút chích cũng là bình thường?

  1. “Nếu anh là họ mà anh làm được thì hẵng nói”

Đặt mình vào vị trí người khác là một tiêu chuẩn người xưa dùng để tu sửa bản thân, hướng vào bản thân tìm lỗi, là một nét văn hóa rất độc đáo của phương Đông. Tuy nhiên câu nói đó chỉ sử dụng khi một người tự răn mình, chứ không phải là một câu nói dùng trong tranh luận. Việc sử dụng nó trong tranh luận không chỉ là sự bịt miệng những phê bình của người khác, không giải thích các luận điểm của người khác, mà còn chứng tỏ rằng chúng ta đang phá hoại và lãng quên văn hóa truyền thống của chính mình.

  1. “Tại sao anh dám nói chúng tôi sai? Anh là một tên phản bội dân tộc”

Kiểu lập luận chụp mũ này mặc nhiên coi mình là đúng, họ là sai, và những người đồng quan điểm với họ cũng là sai. Nó không hề đưa ra một thứ logic nào, nhưng lại cắt ngang một cái giới tuyến, và tùy tiện định tội cho người khác.

Tất nhiên đây mới chỉ là những câu ngụy biện cơ bản nhất, thường thấy nhất. “Văn hóa ngụy biện” đã ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn, muôn hình vạn trạng, và luôn ẩn giấu trong tư duy của người Việt. Vậy nguyên nhân của thói quen này là từ đâu?

Trong phần nhiều các lỗi ngụy biện thường gặp của người Việt, có một tâm lý cơ bản hiện rõ ra khi tham gia thảo luận, đó chính là tâm tranh đấu, hiếu thắng, và không hề tôn trọng người đối diện. Ngoài đó ra, chúng ta cũng hay bị ảnh hưởng của tâm lý đám đông, lợi dụng tâm lý đám đông để che đi trách nhiệm của bản thân mình.

Muốn tránh cách tư duy ngụy biện, chúng ta không những phải sửa lối tư duy vòng vo, thiếu suy nghĩ, mà còn phải sửa chính từ tâm thái của mình khi trao đổi và luận bàn về mọi việc. Điều cơ bản nhất khi tham gia tranh luận là có trách nhiệm trong lời nói của chính mình và biết tôn trọng người đối diện.

Quang Minh tổng hợp
NTV st

Câu chuyện buồn ngày Tạ Ơn

Câu chuyện buồn ngày Tạ ơn

Nguoi-viet.com

Hình minh họa. (Hình: AP Photo/Bree Fowler)

Tạp ghi Huy Phương

Năm rồi, tôi mất hai người bạn. Không phải họ chết thành ma chôn trong nghĩa địa hay thiêu ra tro gửi cho gió ngàn bay. Những người này còn sống, nhưng đối với tôi cũng như gia đình họ, xem như họ đã đi qua một thế giới khác! Năm nay, trong bữa ăn sum họp cuối tháng 11 tại Hoa Kỳ, những người chồng, người cha này không có mặt, vì vậy tôi muốn dành câu chuyện này cho những ngày cận kề của lễ Tạ Ơn.

Sang đến đây, anh bạn miền Đông tâm sự: “Không có nước Mỹ, thì giờ này con trai tôi đang ôm bình cà-rem ở chợ Cồn, làm sao mà trở thành kỹ sư như hôm nay!” Người bạn miền Tây thường nói nghĩ đến những ngày đạp xe đi giao mối cà phê giữa Sài Gòn nắng gắt, bữa đói bữa no, giờ hạnh phúc được nước Mỹ giang vòng tay đưa cả gia đình anh đến Mỹ. Sang Mỹ trong vòng hơn mười năm, anh nào cũng khá giả, có một ngôi nhà tươm tất, và mới chục năm trở lại đây, về hưu, ai cũng có đồng lương cao. Tôi không nghĩ là vì hưu cao, người ta có thể sống ung dung, dư dả ở ngoài nước Mỹ, nhưng đó có thể là một lý do tài chánh đã ảnh hưởng đến quyết định trở về Việt Nam của họ. Nếu họ còn độc thân, trơ trọi, mà còn cha mẹ già nơi đất quê hương, sự trở về của họ chắc cũng có lý do thông cảm.

Người bạn miền Đông của tôi, sau khi đi tù về, người vợ đã ra đi, bỏ lại bầy con dại, mà đứa nhỏ nhất mới lên ba tuổi. Trong những ngày ấy, một người đàn bà khác đã nhận kê vai gánh vác cuộc đời vô vọng rách nát của anh. Sang đến Mỹ, anh thành công trong thương mãi, về chiều, có một số lương hưu lớn, có thể sống dư dả đến cuối cuộc đời.

Anh bạn miền Tây của tôi, chân ướt chân ráo đến Mỹ, bắt đầu với một cuộc đời khá vất vả, nhưng may mắn sau đó, làm công nhân trong một hãng lớn, tiếng tăm của nước Mỹ. Các con của anh, ngày nay đều là những người thành đạt.

Đến tuổi về hưu, gia đình họ đều đổ vỡ sau những chuyến đi Việt Nam.

Nơi quê hương ngày trước, người bạn miền Đông gặp một người đàn bà tuy không phải thuộc loại nhan sắc, hay còn tuổi xuân sắc, nhưng chắc chắn là đẹp hơn, trẻ hơn vợ nhà, và lời lẽ hẳn là ngọt bùi, khêu gợi lại những thứ tình yêu thời trẻ dại. Sau một thời gian đắn đo, suy nghĩ, anh xẻ đôi căn nhà hạnh phúc ngày trước, quyết định làm lại cuộc đời bằng cách trở lại quê hương, sống với người đàn bà kia.

Bây giờ bạn bè cũ ở Việt Nam, sáng sáng gặp anh nhúm lửa, pha vợt cà phê đầu ngày, dọn bàn ghế cho khách ngồi theo nghề của nàng, và mỗi ngày, như lời tỏ bày chân thật, cần đến một viên viagra.

Người bạn miền Tây, đến tuổi “tri thiên mệnh” mới gặp người tri kỷ, mới ngộ ra được, thế nào là tình yêu. Để bù vào số tuổi, anh có số tiền. Họ là những người trong giới yêu thích văn nghệ, và người anh gặp hẳn là một nàng Thơ ngày xửa ngày xưa, thế là anh ra đi không trở lại. Tình yêu đâu phải dễ kiếm, thì ra lâu nay, cái thứ anh tưởng là tình yêu, chỉ là một thứ tình nào đó, mãi cuối cuộc đời anh mới được gặp mặt cái gọi là Tình Yêu (viết hoa) đích thực!

Thì ra lâu nay những người bạn của tôi không tìm thấy hạnh phúc. Người ta định nghĩa “hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí!” Những người bạn tôi đang sống ở một đất nước mà loài người cơ cực, ai cũng mong tìm đến. Những người bạn tôi đang có một mái ấm gia đình, đời sống cao hơn no đủ là dư dả, vợ không ngoại tình, con không hư hỏng& nhưng như vậy, chưa đủ cho tiêu chuẩn của một thứ gọi là hạnh phúc.

Trong một chừng mực nào đó, có lẽ hai người bạn của tôi tâm đắc với câu nói của George Sand: “Chỉ có một thứ hạnh phúc trên đời, là yêu và được yêu!” Và như vậy, lâu nay họ chẳng hề yêu ai và chưa bao giờ được yêu! Phải chăng thực sự, bạn tôi yêu sắc dục, và được yêu lại vì có tiền. Tôi cũng không ngờ rằng, đến lúc xế chiều, mà ngọn lửa tình yêu của hai người bạn tôi, bùng phát mạnh mẽ đến như vậy!

Lý Ngư trong Nhục Bồ Đoàn, một tác phẩm cổ bên Tàu về sắc dục, đã viết: “Theo lời các nhà nho xưa, thì cái vật dưới eo phụ nữ chính là cánh cửa sinh ra ta, mà cũng là cánh cửa chôn ta!”

Hai người bạn tôi không thể đem một người đàn bà khác không là vợ mình từ Việt Nam sang định cư tại Mỹ, trước sự chê trách của dư luận và sự quay mặt của gia đình, vậy tốt hơn là trở lại Việt Nam.

Tôi hy vọng rằng, một ngày kia, dù thế nào, hai người bạn tôi cũng không trở lại Mỹ, với một tấm thân tàn tạ để kiếm một chỗ trong bệnh viện hay đủ thuốc men dùng cho một giai đoạn hấp hối.

Đã hai năm, rồi tôi nghĩ đến ngày Lễ Tạ Ơn hôm nay trên đất Mỹ, có hai gia đình quạnh quẽ, buồn phiền và chắc bạn bè, thân thuộc cũng không ai nỡ nhắc lại tên của người bạn tôi đang ở xa. Tôi biết họ cũng như tôi, đã có những ngày tù đày nơi rừng thiêng nước độc, đã có một người vợ khốn khổ, tảo tần xuôi ngược, đã có những đứa con bất hạnh bơ vơ. Chúng ta tin tưởng gì ở một người lính thất trận, một người đã ngồi trong nhà tù tập trung, đã được thoát ra, còn bất cố liêm sỉ trở lại chốn xưa, vì một thứ gì đó dưới cái eo của đàn bà. Hai người bạn tôi đã quên rất nhiều thứ, trong đó có giá trị của gia đình, đạo lý và những điều ân nghĩa.

Tôi còn nhớ câu nói của MC Nguyễn Ngọc Ngạn: “…Một phần nữa vì người MC lâu đời của Thúy Nga là một cựu tù nhân chính trị, đã viết nhiều sách phê phán chế độ trong nước.” Tôi không đánh giá cao phẩm chất tất cả những người gọi là “cựu tù nhân chính trị!” Hai người bạn tôi, một người ở miền Tây, một người ở miền Đông, sau thời gian đến Mỹ, ai cũng có viết báo, in sách và đã không tiếc lời lên án chế độ Cộng Sản Việt Nam!

Bị bắt vì hiếp dâm, khai thêm vụ giết, hiếp 2 cháu bé

Bị bắt vì hiếp dâm, khai thêm vụ giết, hiếp 2 cháu bé

Ông Ðào Văn Hùng tại cơ quan công an. (Hình: báo Lao Ðộng)

HÀ NỘI (NV) – Một nghi can hiếp dâm bất thành, khi bị bắt còn khai ra đã hãm hại 2 cháu gái mất tích bí ẩn nhiều tháng trước và chỉ nơi chôn cất. Vụ việc gây chấn động dư luận.

Sáng 21 tháng 11, ông Nguyễn Viết Thắng, chủ tịch xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội xác nhận với báo Lao Ðộng về vụ việc ông Ðào Văn Hùng (30 tuổi), sau tố giác và bị bắt vì cưỡng hiếp bất thành một phụ nữ cùng thôn đã tự khai thêm các tội ác khác, đặc biệt là sự mất tích bí ẩn của 2 bé gái địa phương cách đó vài tháng.

Lễ Tạ ơn của người Việt ở Mỹ

 Lễ Tạ ơn của người Việt ở Mỹ

Đây không chỉ là dịp mua sắm cho bản thân mà theo bạn Nhật Nữ, còn là thời điểm tốt để mua quà Giáng Sinh cho người thân, bạn bè, vì các mặt hàng giảm giá nhiều.

Đây không chỉ là dịp mua sắm cho bản thân mà theo bạn Nhật Nữ, còn là thời điểm tốt để mua quà Giáng Sinh cho người thân, bạn bè, vì các mặt hàng giảm giá nhiều.

 

Hàng năm, người Mỹ sẽ ăn mừng Lễ Tạ ơn vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11, đánh dấu khởi đầu của mùa lễ hội và Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ sẽ thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây truyền thống. Theo đó, một đôi gà tây được đặc biệt lựa chọn cho nghi lễ này sẽ không bị đưa lên bàn ăn tối của Lễ Tạ ơn và được đưa về công viên gà tây để đón chào công chúng đến xem.

Đối với người Việt ở Mỹ, Lễ Tạ ơn cũng là dịp để mọi người trong nhà tập trung lại với nhau, cùng tổ chức bữa ăn gia đình và sau đó đi mua sắm. Gia đình bạn Nguyễn Kim Nhật Nữ, sinh viên năm cuối trường Đại học George Mason, Virginia – Hoa Kỳ, cũng là một trong những gia đình như vậy.

Nhật Nữ kể: “Mỗi người mang một món thì ăn potluck (hình thức tiệc truyền thống tại các nước phương Tây, mọi người chia sẻ những món ăn do chính mình chuẩn bị), thì gặp nhau tại một nhà bác. Nhưng mà năm vừa rồi chỉ có gia đình tổ chức thôi, không có họ hàng, tại vì gia đình bác về tiểu bang khác chơi. Tụi em cũng ăn turkey (gà tây) và gravy (một loại nước sốt ăn kèm với gà tây) của người Mỹ, nhưng cái đó chỉ là cho có, còn vẫn ăn đồ Việt Nam.”

Sau bữa tiệc mọi người sẽ nghỉ ngơi, và sau đó, bạn Nhật Nữ cho biết, mọi người cùng nhau đi mua sắm “thâu đêm”: “Ăn xong đi ngủ sớm, đến 8 giờ mọi người mặc đồ sẵn sàng, lên mall (trung tâm mua sắm) chơi, tại vì người ta cũng mở cửa sớm chứ không có mở cửa lúc 12 giờ đêm nữa. Có nhiều tiệm mở cửa lúc 10 giờ, rồi đi tới thường thường là 3-4 giờ sáng, rồi về nhà ngủ tiếp rồi tới 8 giờ sáng đi tiếp.”

Đây không chỉ là dịp mua sắm cho bản thân mà theo bạn Nhật Nữ, còn là thời điểm tốt để mua quà Giáng Sinh cho người thân, bạn bè, vì các mặt hàng giảm giá nhiều.

Dịp Lễ Tạ ơn năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây có tên "Abe".

Dịp Lễ Tạ ơn năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây có tên “Abe”.

Nói về không khí trường lớp trước dịp Lễ Tạ ơn, bạn Nữ chia sẻ sinh viên được nghỉ học từ ngày thứ Tư, cũng có thầy cô giáo cho lớp nghỉ từ thứ Hai nên các bạn trẻ đi học xa rất háo hức lên kế hoạch về thăm gia đình.

Nhật Nữ sang Mỹ học từ năm lớp 11 trung học nên có học về lịch sử, và bạn cho biết nguồn gốc của ngày Lễ Tạ ơn bắt đầu từ một nhóm người châu Âu sang Mỹ, gặp người dân bản địa, sau những xô xát ban đầu hai nhóm bắt đầu hòa hợp và người dân bản địa giúp đỡ những người châu Âu vượt qua mùa đông, biết cách trồng trọt… Những người châu Âu muốn cảm ơn dân bản địa nên đã tổ chức một buổi lễ và sau này trở thành ngày lễ chính thức được tổ chức hàng năm.

Dịp Lễ Tạ ơn năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây có tên “Abe” và bông đùa “Bằng quyền lực mà ta có được, ngươi đã được ân xá”. Sau khi được phóng sinh, gà tây Abe sẽ thực hiện nhiệm vụ đi vòng quanh và gáy cả ngày tại Tòa Bạch Ốc trước khi được đưa đến “Ngọn đồi Gà tây” để sống nốt phần đời còn lại. Trong trường hợp gà Abe không thể thực hiện nhiệm vụ, gà Honest ở một địa điểm bí mật sẽ được thay thế gà Abe thực hiện nhiệm vụ và trở thành TOTUS Con Gà tây của Hoa Kỳ.

Truyền thống này tại Tòa Bạch Ốc được bắt đầu từ thời Tổng thống Harry Truman, người đã ân xá cho một con gà tây vào năm 1947. Năm nay sẽ là lần thứ 8 và cũng là lần cuối cùng ông Obama ân xá gà tây tại Tòa Bạch Ốc trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1 năm tới.

Tin Việt Nam

Hai cô gái 16 tuổi chặn đường, chém tới tấp một phụ nữ ở Sài Gòn để cướp xe máy

 Phát hiện người phụ nữ điều khiển xe máy ở đoạn đường vắng, hai thiếu nữ liền áp sát chặn đầu xe, dùng dao tự chế đe dọa. Nạn nhân tìm cách hô hoán bỏ chạy thì bị chém tới tấp.

Ngày 20/11, Công an Q.12, TP.HCM cho biết, đang tạm giữ hình sự Nguyễn Quỳnh Như và Võ Nguyễn Thúy Vy (cùng 16 tuổi, ngụ Q.12) để điều tra về hành vi Cướp tài sản.

 

Tưởng Niệm 4 Năm Bác sĩ Richard Teo (1972-2012).

Bài hay quá, nên phổ biến sâu rộng để chúng ta cùng đọc và suy ngẫm.

Tưởng Niệm 4 Năm Bác sĩ Richard Teo (1972-2012).

Dưới đây là bản ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo, một triệu phú 40 tuổi, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4 đến chia sẻ với khóa nha D1 về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012.  Anh vừa qua đời cách đây vài ngày vào 18/10/2012.

dr-richard-teo-600x370

Chào tất cả các em .  Giọng tôi hơi bị khàn một chút, mong các em chịu khó nghẹ.  Tôi xin tự giới thiêu, tôi tên là Richard và là một bác sĩ.  Tôi sẽ chia sẻ vài suy nghĩ về cuộc sống của mình và rất hài lòng khi được các giáo sư mời đến đây.  Hy vọng sẽ giúp các em cách suy nghĩ khi bắt đầu theo ngành để trở thành nha sĩ giải phẫu cũng như suy nghĩ về những việc chung quanh.

Từ lúc trẻ, tôi là một sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay, một sản phẩm khá thành công mà xã hội đòi hỏi.  Hồi nhỏ tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới mức trung bình.  Tôi được bảo ban bởi người chung quanh và môi trường rằng thành công thì hạnh phúc.  Thành công có nghĩa là giàu có.  Với suy nghĩ này, tôi trở nên cực kỳ ganh đua ngay từ nhỏ.

Không những chỉ cần đi học ở trường giỏi, tôi cần phải thành công trong mọi lãnh vực – từ các hoạt động tập thể đến chạy đua, mọi điều.  Tôi cần phải đoạt được cúp, phải thành công, phải được giải, giải quốc gia, mọi thứ.  Tôi rất ganh đua.  Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ.  Chắc một số em biết rằng trong ngành y, giải phẫu mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất.  Tôi cũng vào được và được học bổng nghiên cứu của NUS phát triển tia laser để chữa bịnh mắt.

Trong khi nghiên cứu tôi có hai bằng phát minh- một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng các em có biết không, tất cả các thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có.  Sau khi hoàn tất MOH, tôi quyết định rằng theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn.  Nếu các em để ý, vài năm qua, ngành thẩm mỹ đang lên, kiếm được khối tiền.  Vi` vậy tôi quyết định bỏ ngành giải phẫu mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.

Các em có biết, rất mâu thuẫn, một người có thể không vui vẻ  khi trả $20 cho một bác sĩ tổng quát, nhưng cũng chính người đó không ngần ngại trả $10,000 để hút mỡ bụng, $15,000 cho sửa ngực, vv… và vv .  Không cần phải suy nghĩ nhiều, phải không?  Tại sao lại muốn thành bác sĩ tổng quát mà không là bác sĩ thẩm mỹ?  Do vậy, thay vì chữa bịnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp.  Công việc làm ăn rất khấm khá.  Bịnh nhân mới đầu chờ đợi một tuần, rồi 3 tuần, sau lên một tháng, 2 tháng, đến 3 tháng. Quá nhiều bịnh nhân.  Tôi choáng váng.   Tôi mướn một bác sĩ, hai bác sĩ, ba bác sĩ, rồi bốn bác sĩ.  Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú.  Nhưng chẳng thế nào là đủ vì tôi trở nên mê muội.  Tôi bắt đầu khuếch trương tới Nam Dương, thu hút các “tai-tais” những người muốn có cuộc giải phẫu trong chớp mắt. Cuộc sống thật lên hương.

Tôi làm gì với mớ tiền dư thưà?  Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao?  Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xẹ hơi.  Tôi sắm riêng cho tôi một chiếc xe đua.  Chúng tôi đến Sepang ở Mã Lai và đua xe.  Cuộc sống của tôi là thế đó.  Với mớ tiền măt, tôi sắm chiếc Ferrari.  Lúc đó chiếc 458 chưa ra, chỉ có chiếc 430.  Một người bạn học cũ của tôi làm ngân hàng.  Anh ta mua chiếc màu đỏ mà anh mong muốn từ lâu.  Tôi sắm chiếc màu bạc.
Tôi làm gì sau khi có chiếc xe?  Đến lúc mua nhà, xây cửa.  Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm đất để xây nhà nghỉ mát. Tôi đã sống cuộc đời như thế nào?  Chúng tôi nghĩ rằng phải cần hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng.  Chúng tôi bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.

richard-teo

Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp và tất cả.  Đó là tôi của một năm trước đây.  Lúc ở trong câu lạc bộ thể thao, tôi nghĩ tôi đã chế ngự được mọi chuyện và đạt đến đỉnh vinh quang.

Nhưng tôi lầm.  Tôi không chế ngự được mọi chuyện.  Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bắt đầu bị đau lưng.  Tôi nghĩ chắc tại tôi thường vận động manh.  Tôi đi đến SGH và nhờ bạn học làm MRI để xem chắc là không bị trật đốt sống hay thứ nào khác. Tối hôm đó, anh ta gọi tôi và cho biết tủy sống thay đổi trong cột sống của tôi.  Tôi hỏi như thế nghĩa là sao?  Tôi biết nó có nghĩa như thế nào nhưng không thể chấp nhận sự thật.  Tôi gần như muốn nói “anh nói thiệt sao?” tôi đang sắp sửa chạy đi tập thể dục.  Ngày hôm sau chúng tôi có nhiều khám nghiệm hơn- PET scans- và họ tìm thấy tôi đang ở thời kỳ thứ tư của ung thư phổi. Tôi nghĩ “từ đâu mà ra thế này?”.  Ung thư đã lan tới não, cột sống và nội tuyến.   Các em biết, có lúc tôi hoàn toàn nghĩ mình đã chế ngự được tất cả , đã đạt đến tột đỉnh của cuộc sống, nhưng kế đó, tôi mất tất cả.

Đây là bản CT scan của phổi.  Nhìn vào, mỗi chấm đều là nang ung thư.  Và thật sự, tôi có cả chục ngàn nang trong phổi.  Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3,4 tháng tối đa.  Cuộc sống tôi bị nghiền nát, dĩ nhiên rồi, làm sao tránh khỏi?  Tôi chán nản, tuyệt vọng, tưởng rằng mình đã có mọi thứ trước đây .

Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được- sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đã mang hạnh phúc đến cho tôi; khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui.  Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà ngủ. Chuyện đó không thể xảy ra.  Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong mười tháng cuối cùng của cuộc đời tôi.  Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy.  Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi.  Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.  Đây thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi.  Những thứ tôi sở hữu, đáng lý ra mang lại hạnh phúc, nhưng không. Nếu có, tôi đã cảm thấy vui khi nghĩ đến.

Các em có biết, Tết sắp đến.  Trước đây, tôi thường làm gì?  À, thì tôi thường lái chiếc xe hào nhoáng của mình một vòng, thăm viếng họ hàng, phô trương với bạn bè.  Tôi tưởng đó là niềm vui, thật sự vui.  Nhưng các em có nghĩ họ hàng, bạn bè tôi đang chật vật kiếm sống có thể chia sẻ niềm vui cùng tôi  khi thấy tôi khoe khoang chiếc xe bóng loáng?  Chắc chắn là không.  Họ sống khó khăn, đi xe công cộng.  Thật sự những gì tôi làm chỉ khiến họ thêm ganh ghét, thậm chí có khi thành thù hận.

Những thứ này chúng ta gọi là đối tượng của sự ganh tị.  Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hãnh và cái tôi của mình.  Chúng chẳng mang lại niềm vui cho bạn bè, người thân như tôi tưởng.

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác.  Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII.  Tôi có một người bạn khá lạ lùng đối với tôi.  Cô ta tên là Jennifer.  Chúng tôi vẫn là bạn thân của nhau.  Khi chúng tôi thả bộ, nếu cô ta thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ.  Tôi thắc mắc tại sao phải làm như thế? tại sao phải để bẩn tay?  chỉ là một con ốc sên.  Sự thật là cô ta đã cảm được cho con ốc có thể bị đạp nát chết.  Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tiến hóa thội.   Đối ngược nhau quá, phải không? .

Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm.  Nhưng tôi không có.  Sau khi tốt nghiệp y khoa, tôi làm việc ở khoa ung thư tại NYH.  Hàng ngày, tôi chứng kiến cái chết trong khoa ung thư.  Tôi nhìn thấy tất cả đau đớn mà bịnh nhân phải chịu đựng. Tôi thấy tất cả các thuốc giảm đau họ cứ vài phút phải bấm vào người.  Tôi thấy họ vật lộn với hơi thở cuối, thấy tất cả.  Nhưng đây chỉ là một công việc.  Tôi đến bịnh xá mỗi ngày lấy máu, cho thuốc nhưng bịnh nhân có “thật”  đối với tôi không?  Không   Tôi chỉ làm công việc và nóng lòng về nhà để làm việc riêng của mình.

Sự đau đớn, chịu đưng của bịnh nhân “thật” không?  Không.  Dĩ nhiên là tôi biết tất cả các từ ngữ chuyên môn để mô tả về sự đớn đau mà họ phải trải qua, nhưng thật sự tôi không hề “cảm” được cho đến khi tôi trở thành bịnh nhân.  Mãi đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu được cảm giác của họ. Nếu các em hỏi tôi, nếu được làm lại cuộc đời, tôi có muốn thành một người bác sĩ khác không.  Tôi sẽ trả lời các em là Có.  Vì bây giờ tôi thật sự hiểu đươc họ.  Tôi phải trả giá đắt cho bài học này.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.

Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư.  Các em sẽ thành giàu có.  Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng đươc.  Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có, tuyệt đối không gì sai trái.  Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.

Tại sao tôi nói như vậy?  Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn.  Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Như tôi đã đề cập trước đây, tôi muốn sở hữu nhiều hơn, đạt tới đỉnh vinh quang như xã hội muốn đào tạo chúng ta.  Tôi trở nên mê muội đến nỗi mà chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa.  Bịnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.

Nhiều khi chúng ta quên đi mình cần phục vụ ai.  Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai cả ngoài chính mình.  Điều đó đã xảy ra với tôi.  Dù là ở y hay nha khoa, tôi có thể nói với các em ngay bây giờ rằng, trong khi khám bịnh, đôi khi chúng ta khuyên bịnh nhân chữa trị bịnh không hẳn có, vùng xám không rõ rệt.  Và ngay cả khi không cần thiết, chúng ta cũng nói thêm.  Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi.  Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền .

Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, “đối thủ” của chúng tôi và không hề thấy khó chịu.  Nếu hạ thấp được họ xuống để nâng mình lên, chúng tôi làm.  Điều đó đang xảy ra trong ngành y, nha và ở mọi nơi. Tôi thử  thách các em không để đánh mất lương tâm mình.  Tôi trả giá đắt cho bài học.  Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.

Điều thứ nhì, nhiều người trong chúng ta muốn số lượng bịnh nhân, dù ở bịnh viên công hay tư. Tôi có thể kể cho các em nghe, khi tôi làm trong bịnh viện, với chồng hồ sơ bịnh lý, tôi chỉ muốn làm cho xong càng nhanh, càng tốt.  Tôi chỉ muốn họ ra khỏi phòng khám bịnh của tôi càng nhanh, càng tốt vì có quá nhiều bịnh nhân.  Thực tế là vậy. Đây chỉ là một công việc, một công việc thường nhật.  Lúc đó, tôi có thật sự biết về cảm xúc của bịnh nhân của tôi như thế nào không?  Không.  Sự sợ hãi, nỗi lo âu của họ, tôi có thật sự hiểu điều gì họ đang trải qua không?  Không, mãi cho đến khi sự cố xảy ra với tôi.  Tôi nghĩ rằng đây là một lỗi lầm lớn nhất trong xã hội của chúng ta.

Chúng ta được huấn luyện để trở thành lương y, nhưng chúng ta không cảm được cho bịnh nhân.  Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không?  Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây.  Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bịnh nhân.

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em.  Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5.  Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng.  Hóa trị là thứ mà các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa.  Cảm giác khủng khiếp!   Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bịnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào.  Hơi muộn màng và ít ỏi !

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết.  Tôi thử thách các em, ngoài bịnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng.  Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận.  Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi.  Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất vv.vv..   Họ có thật.  Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.

Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, với tay đến những người cần sự giúp đỡ.  Bất cứ việc gì các em làm điều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ.  Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình.  Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.

Tôi sẽ ngưng với lời sau, trong cuốn sách có tựa đề là “Những ngày thứ ba với Morris”.  Có lẽ một số các em đã đọc cuốn này. Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vây.  Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác.  Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu.  Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào.  Tôi biết điều này nghe bịnh hoạn nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống.  Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì.  Điều này đã xảy ra cho tôi.  Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc.  Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em.  Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự khác biệt cho đời sống của người khác.  Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình.  Sự thật không như tôi đã tưởng.
Quan trọng nhất, tôi nghĩ  niềm vui sướng thật sự là khi biết Thượng Đế.  Không phải là chỉ biết về Thượng Đế khi như khi các em đọc Kinh Thánh- mà là bản thân biết đến Thượng Đế, tiếp cận với Ngài. Đây là điều quan trọng nhất mà tôi học hỏi được.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt.  Đừng giống như tôi.  Tôi không còn cách khác và đã phải trả giá đắt cho bài học.  Tôi phải quay lại tạ ơn Thượng Đế vì Ngài đã cho tôi cơ hội sống- tôi gặp 3 tai nạn lớn trong quá khứ- tai nạn xe hơi đua.  Tôi đua nhanh và xe muốn lật ngửa nhưng không hiểu sao vẫn sống sót.  Mặc dù tôi được rửa tội, đây chỉ là hình thức, nhưng sự kiện xảy ra đã cho tôi cơ hội trở về với Chúa .

Vài điều tôi học được:

1)   Tin tưởng vào Thượng Đế với cả tấm lòng.  Điều này rất quan trọng.

2)   Thương yêu và sống vì người khác, không chỉ cho bản thân mình.

Không có gì sai trái khi được giàu có cả.  Tôi nghĩ hoàn toàn tốt vì được Thượng Đế ban ơn .

Nhiều người được hồng ân với sự giàu có nhưng vấn đề là chúng ta không biết kiềm chế.  Có nhiều lại càng muốn có thêm.  Tôi đã đi qua, lỗ đào càng sâu, chúng ta càng bị lún, đến nỗi chỉ biết phụng thờ của cải và quên cả việc chính.  Thay vì phụng thờ Thượng Đế, chúng ta thờ phượng sự giàu có.  Đây là bản năng con người và rất khó thoát khỏi.

Chúng ta thành danh, đi làm, hiển nhiên, bắt đầu gây dựng sự giàu có.  Tôi nghĩ, khi giàu sang và có cơ hội đến, các em nên nhớ, tất cả những thứ này không thuộc về chúng ta.  Chúng ta không thật sự sở hữu và có quyền hành.  Những thứ này là quà tặng của Thượng Đế. Remember that it’s more important to further His Kingdom rather than to further ourselves.

Tôi đã trải qua và tôi biết rằng sự giàu có thiếu đức tin sẽ thành trống rỗng .  It is more important that you fill up the wealth, as you build it up subsequently, as professionals and all, you need to fill it up with the wealth of God.}

BÃO NỔI LÊN RỒI

BÃO NỔI LÊN RỒI
nguồn: conggiaovietnam.net

LTS. Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý Vị

Một người anh em chúng con không may bị ung thư, suốt hơn một năm từ theo dõi, chẩn đoán và điều trị anh đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc, tận mắt chúng kiến nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt của anh chị em đồng bệnh, đồng bạn với mình. Anh có ghi lại một ít chứng từ và từ đó suy nghĩ, cầu nguyện đồng thời đề nghị với BBT chúng con nên làm một điều gì đó để giúp đỡ những hoàn cảnh thật đáng thương của những bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những anh chị em từ khắp các tỉnh thành trong cả nước đang buộc phải đổ về Saigon là nơi có đến 5/10 Trung Tâm Ung Thư của cả nước để được điều trị chuyên môn với đầy gian nan trắc trở.

BBT CGVN

Bão nổi lên rồi

1. Tên nó là Bão Ung Thư

Hình như chưa ai gọi nó là “bão”, nhưng thực ra nó tàn khốc và kinh hoàng hơn cả bão biển, bão lũ lụt, bão sa mạc, hay ngay cả bão FORMOSA, có lẽ cũng chỉ vì ai cũng thờ ơ với nó và nhất là không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường nên ai cũng nghĩ nó ở đâu xa xôi chẳng liên quan gì đến mình! Nó đang thổi khắp Bắc Trung Nam, không chừa một tỉnh thành nào, không sợ bất cứ thứ quyền lực trần gian nào. Nó không thổi cho sập nhà cửa nhưng khi nó thổi tới đâu là con người trở nên tay trắng nhanh chóng, nhà cửa và tải sản lần lượt ra đi, mà ngay cả mạng sống cũng tiêu tan.

Xin hãy gọi đúng tên nó chính là BÃO UNG THƯ, bão đã nổi lên rồi, cũng không ai dám chắc nó thổi từ đâu và sẽ đi hướng nào nhất định, rất có thế nó đang ẩn khuất đâu đây, trong tim gan phèo phổi tai mũi họng hay xương da của anh, của chị, của em. Nó đến thật âm thầm rón rén đến độ chủ nhà vẫn bình an vô sự như chẳng có gì khác thường: vẫn ăn, vẫn uống, vẫn quyết liệt tranh giành quyền lực tiền tài và hưởng thụ, cho đến một ngày bất chợt khi “ông chủ” nhận ra nó đang hiện diện “ngay trong nhà mình” thì mọi sự rất có thể đã muộn màng! Hằng năm tại Việt Nam có khoảng gần 100.000 người chết vì ung thư, gấp mười lần so với tại nạn giáo thông, và có thêm khoảng 200.000 bệnh nhân mới, nghĩa là tương đương khoảng 40 giáo xứ có số nhân danh trung bình là 5.000 người. Một con số thật khủng khiếp cho nên đáng lẽ phải gọi tên nó là “SIÊU BÃO” mới đúng “đẳng cấp” của nó!

Ai dám mở miệng nói không sợ ung thư thì đó chỉ là kẻ nói dối hoặc “không bình thường”. Ung thư lại có cá tính rất mạnh mẽ, nó chẳng biết sợ ai, nhất là những kẻ huênh hoang tỏ ra không biết sợ nó. Nó rất ghét loại người này, dù nó không biết nói tiếng người. Nó chẳng phân biệt người đội mũ tím hay đỏ, hoặc đầu trần đầu trọc cũng như nhau. Bão lụt đáng sợ song chỉ là ít ngày là qua đi ngay, còn bão ung thư thì ngày càng tăng tốc đáng kinh hoàng. Thế đấy, nhưng lạ một điều là xem ra chẳng có mấy ai nghĩ đến việc “cứu trợ bão ung thư”, mặc cho các y bác sĩ và các nhà chuyên môn kêu gào: “Chung tay đẩy lùi ung thư”.

2. Cánh cửa của Lòng Thương Xót.

Chẳng biết nó nặng bao nhiêu mà trông nó quá mệt mỏi, cho dù con người luôn hối hả vội vã thúc giục thì nó vẫn cứ lừ đừ, lờ đờ nhúc nhích từng xăng ti mét để tự vận hành theo các “y lệnh” của kỹ thuật viên Phòng Xạ. Nó mở ra rồi khép kín lại suốt từ 5 giờ sáng tới khuya cho khoảng 80 bệnh nhân ra vào trong một ngày làm việc. Bệnh nhân thì chỉ qua cửa hai lần ra và vào trong một buổi xạ, song các kỹ thuật viên thì phải ra vào nhiều hơn hàng chục lần cho mỗi ca bệnh để điều chỉnh các thiết bị kỹ thuật chuyên môn của dàn máy cho mỗi tia xạ trên từng loại ung thư khác nhau. Chẳng có ai can đảm ngồi đếm xem trong ngày cái cánh cửa ấy đã đóng mở bao nhiêu lần: Đó chính là Cánh Cửa của Phòng Xạ Trị Ung Thư.

Người hiền hoà có thể gọi đó là Cánh Cửa của Lòng Thương Xót, dù nó chẳng biết xót thương nghĩa là gì, nhưng rõ ràng là những ai được nó “mời vào” thì mới mong được cứu sống. Kẻ khó tính thì lại có thể giận dữ với nó vì để được ra vào cửa hẹp này, bệnh nhân phải trả số tiền một vài ba bốn triệu (tuỳ nơi và tuỳ dàn máy) cho một lần xạ trị, mỗi người phải xạ ít là 10 lần (2 tuần x 5 ngày) và nhiều là 35 lần (7 tuần x 5 ngày) cho một đợt điều trị. (hoá trị thì phải trả từ chục triệu đến hằng trăm triệu cho một “liều”, và mỗi bệnh nhân thường cần phải hoá trị từ 4 liều trở lên cho một đợt). Nhưng bằng ấy con số cộng trừ nhân chia với nhau có lẽ cũng chẳng thấm vào đâu với số tiền trị giá của một dàn máy xạ trị đời mới: 56 (năm mươi sáu) tỷ tiền VN. Bệnh viện luôn phải cậy dựa vào các Cty Đa Quốc Gia để có thể hợp tác thực hiện.

3. Chỗ nào bán băng ca?

Hôm nay cánh cửa Phòng Xạ này lại có dịp phải mở hết cự ly để đón nhận một người bệnh không thể tự ra vào bằng hai chân, cũng không thể ngồi xe lăn hay do người nhà bồng ẵm vào, ông ra vào bằng băng ca, cho nên cánh cửa càng tỏ ra chậm chạp đến đáng thương hại.

Chiếc băng ca có ai đó nằm sõng xoài bên trên được đẩy ra khỏi Phòng Xạ và đến đúng chỗ tôi đang ngồi thì dừng lại. Tôi hiểu ra ngay người nhà của bệnh nhân cần tôi giúp một tay để điều chỉnh thân hình đã bị liệt của ông phải được nằm trên cái băng ca lạnh lùng này một cách ngay ngắn nhất có thể để giảm bớt những cơn đau đớn ghê gớm, vì ông đã bị di căn xương, vừa mới mổ cột sống tại một bệnh viện khác nay được chuyển đến đây để xạ trị.

Người con trai của ông vội vã dặn dò mẹ ở lại để trông coi bố, anh bước đi thật nhanh ra cổng vì anh còn phải tranh thủ đi làm rồi tối sẽ quay lại bệnh viện giúp mẹ lo cho cha. Tôi chỉ vừa kịp tìm cho chị ấy một chiếc ghế nhựa ngồi tạm bên băng ca của chồng thì cô điều dưỡng đã đến “xin lại” chiếc băng ca ông đang nằm vì bên ngoài đang có bệnh nhân cần cấp cứu, phải có băng ca để tải bệnh.

Mọi người đều ngỡ ngàng song không có ai dám can đảm sỗ sàng nặng nhẹ gì với nhau. Vì hình như tuy chưa ai nói ra với ai điều gì mà trong lòng như đã hiểu nhau thật rõ ràng từ kiếp nào:

–         Cô ơi, ông ấy vừa mới bị mổ cột sống hai ngày, vết thương chưa lành, lại bị liệt hai chân rồi, làm ơn cho tôi mượn chiếc bằng ca này đi cô.

–         Không được bác ơi, đây là chiếc băng ca dùng để tải thương, dùng cho khẩn cấp, cháu không cho bác mượn lâu được, vì bác trai là bệnh nhân ngoại trú, đã xạ trị xong thì phải về nhà hoặc tự tìm chỗ trọ nếu nhà ở xa hoặc chỉ có thể nằm tạm ở đây như cô bác đây. Cô chỉ tay xuống nhiều chiếc chiếu nửa cuộn nửa trải ra trên sàn nhà, kẻ nằm người ngồi lố nhố.

–         Nhà tôi ở ngay quận 8 đây thôi cô ạ, nhưng vì ông ấy bị liệt cho nên phải di chuyển bằng xe cứu thương có băng ca chứ không thể đi taxi được, cô làm ơn cho ông ấy mượn tạm chiếc băng ca này đi cô.

–         Những kẻ ngồi dưới “sàn nhà” trước Phòng Xạ nhốn nháo và bắt đầu dịch chuyển, người ta thu vén “phần đất” của từng “gia đình” cho gọn hẳn lại như để sẵn sáng hỗ trợ cho người bệnh tội nghiệp này (tiêu chuẩn tự nguyện chung mỗi “gia đình” ở đây là một chiếc chiếu chín tấc rưỡi bề ngang). Riêng cô điều dưỡng có lẽ đã quen việc và ý thức rằng hôm nay mình “hơi bị xui và sẽ bị mệt” vì phải làm thêm một công việc không được trả lương, đó là chạy đi sang các khoa khác để tìm mượn một chiếc băng ca… khác! Cô đã chạy nhanh biến mất hút về phía khu A.

Tôi chưa dám hỏi thăm gì thì người phụ nữ đã kể một hơi từ đầu đến cuối, cuộc chữa chạy rất không may mắn này. Họ không có Bảo Hiểm Y Tế, khi bị bệnh thì lại đi khám và mổ gấp tại một bệnh viên tư, mổ xong vì bệnh viện ở đó không có máy xạ, nên cho xuất viện về nhà và tự lo chữa trị tiếp theo sau đó, chị nói trong nghẹn ngào đã hết trên 80 triệu rồi, nay lại gặp cảnh này, nếu phải đi về mỗi ngày sẽ mất thêm gần 1 triệu tiền xe cho một lần, dự trù ông phải xạ 10 lần, còn hoá trị thì đang chờ chỉ định.

Tôi chẳng dám góp ý với chị điều gì mà chỉ nhắc một điều thật quan trọng này, điều mà hình như hầu hết bà con chúng ta chưa hề chú ý hoặc hay biết: Chị hãy mua ngay bảo hiểm y tế cho ông, vì bệnh này còn phải chữa trị lâu dài, và đừng có quá lo lắng, bệnh này tuy là khó chữa trị song lại không phải là bệnh cấp tính, nghĩa là chậm một chút cũng không sao, mà việc mua bảo hiểm thì chỉ trong vòng khoảng 1 tháng là xong, có thẻ bảo hiểm là bệnh viện sẽ trừ cho chị đến 80% các chi phí. Cô điều dưỡng đã bỏ đi rồi, có nghĩa là sẽ không có ai đòi cái băng ca này nữa đâu, chẳng có ai can đảm bế ông bỏ xuống sàn nhà này đâu, chị cứ yên tâm “giữ” chặt chiếc băng ca này là ổn mọi sự, còn ngày mai thì sẽ tính sau…

Bà cụ ngồi dưới chiếu cách chúng tôi ít bước chân có lẽ đã theo dõi câu chuyện nãy giờ rồi nên nói lớn vọng lại bằng cung giọng của một người miền Nam chất phác đến độ thật đáng trân trọng: “Mua luôn chiếc băng ca đó đi, mỗi người tụi tôi sẽ giúp một tay!”. Quá bất ngờ với lời đề nghị “độc đáo” ấy, tôi chưa kịp nói gì cả thì đã nghe gọi tên đến lượt tôi vào Phòng Xạ.

Nằm nhắm mắt trên bàn xạ, tôi cứ miên man suy nghĩ và chẳng còn nghe thấy những tiếng lách cách, lọc  cọc hay rung reo rít lên từng hồi của máy xạ. Tôi nhớ lại chuyện đã hai lần tôi đi làm sinh thiết. Nghe hai chữ “sinh thiết” sao mà có vẻ thơ mộng thế, lạ tai và có vẻ kỹ thuật quá, nhưng khi nằm trên bàn mổ mới thấy mình quá mỏng manh. Cả hai lần tôi đều được nhắc nhở điều quan trọng là phải có người nhà đi kèm theo (để làm gì thì lúc đầu tôi cũng chưa rõ). Tôi phải ký giấy cam kết (đại ý là nếu lỡ chết thì thôi không kiện cáo gì cả), ngay sau thủ tục cam kết khá nhanh gọn ấy, cô điều dưỡng đẩy đến giao cho con tôi một chiếc băng ca y chang thế này và căn dặn cháu: “Đây là chiếc băng ca của bác, tôi giao tận tay anh giữ và đừng cho ai mượn hay kéo đi mất thì phiền phức lắm, vì sau khi sinh thiết, bác sẽ phải nằm bất động trên băng ca này đề phòng bị chảy máu ít là ba bốn giờ đồng hồ rồi mới an toàn về được”. Chuyện ấy đã qua cả năm rồi mà tôi vẫn khó quên, chiếc băng ca là cái thường nằm ở các góc bệnh viện, nay sao nó trở nên quan trọng đến thế, có ai nghĩ rằng mình phải mang ơn những chiếc băng ca này không? Có ai biết chỗ nào bán băng ca không? Xin cho chúng tôi mua một cái, vì người bạn của chúng tôi đang rất cần nằm trên băng ca mà bệnh viện thì không đủ cung cấp. Thật ra không phải các bệnh viện thiếu trách nhiệm đâu, nhưng đúng là lực bất tòng tâm. Từ nhiều năm trở lại đây, tình trạng quá tải trong các bệnh viện ngày càng báo động đỏ, vì thế số bệnh nhân phải nằm trên băng ca thay cho giường bệnh ở tất cả các khoa đều tăng lên rất nhanh, có khi đông hơn số giường thực thụ của bệnh viện. Bà cụ vừa gợi ý cũng là một bệnh nhân ung thư như chúng tôi, chính bà đưa ra một đề nghị mà có lẽ đã xuất phát từ tấm lòng nhân hậu sẵn có trong lòng chứ không phải bởi lý trí: “Hãy mua luôn chiếc băng ca đó đi, chúng tôi sẽ giúp một tay!”

Chợt nghe kỹ thuật viên nói: ”Xong rồi chú”, tôi vội vã cám ơn và đi ngay ra khỏi Phòng Xạ.

Lạ thật, ai đã đẩy chiếc băng ca lúc nãy đi đâu mất rồi, bà cụ đề nghị mua luôn chiếc băng ca cũng chẳng thấy đâu cả, phải chăng họ đang dắt nhau đi mua băng ca thật sao? Tôi không biết được điều gì đã xảy ra cho họ và cũng chẳng có thể hỏi ai, vì bệnh viện một ngày có hàng ngàn người vào rồi lại vội vã ra ngay chứ có ai chú ý tới nhau làm gì? Tôi phải trở về nhà thôi, và thường thì chúng tôi sẽ không có dịp gặp lại nhau lần nữa. Cầu chúc nhau luôn bình an.

4. Những “phái đoàn hộ tống” ung thư.

Đến một ngày mà tôi đã quá mệt mỏi do ngày nào cũng phải đến bệnh viện. Phòng chờ xạ hôm nay sao lại cũng có người “đi” vào bằng băng ca, tôi nhìn họ mà thấy chẳng giống người “hôm trước” tý nào. Khác xa vì hôm nay có đến 4 người đàn ông đi theo và một phụ nữ xách giỏ tháp tùng, bệnh nhân này tuy cũng là đàn ông nhưng trông có vẻ rất “chuyên nghiệp” đi xạ, ông ăn mặc phong phanh áo sơ mi và chỉ có quần xà lỏn thôi, mắt ông tỉnh táo và lồ lộ có lẽ do đã gầy rộc. Sau khi họ ổn định “chỗ đậu” cho chiếc băng ca thì người phụ nữ đã nhìn thấy tôi và mở lời chào hỏi tôi trước. Ngay lập tức tôi sực nhớ ra chị và anh “bạn” này, đúng là chúng tôi đã “biết” nhau mà.

–         Như một phản xạ, tôi hỏi ngay: Hôm đó chị đi đâu vậy? Có mượn được băng ca không?

–         Không, tụi tui về liền sau đó! Tôi hỏi thêm đúng chỉ vì tò mò: tại sao vậy? Chị bèn kể khá gẫy gọn:

–         Nếu ở lại thì phải trả tiền phòng mấy trăm ngàn một ngày vì ông ấy đâu có nằm dưới đất được, ở lại thì khổ sở hơn về nhà bội phần, chỉ là đỡ được chút tiền xe, nên tụi tui quyết định chấp nhận “số phận” đi và về mỗi ngày bằng xe cứu thương.

–         Tôi hỏi thăm: “vậy anh ấy có khá hơn chút nào không”? Chị ngần ngừ hồi lâu và khẽ lắc đầu: “cũng dzậy thôi à”. Chị nói rất nhỏ đủ cho tôi nghe: “di căn rồi, bác sĩ đang kêu mua thuốc uống mỗi ngày một viên, mỗi viên một triệu, tụi tôi dấu ổng mấy chuyện này và tính mua đỡ mấy viên thôi, hôm nay xạ ngày cuối, mừng hết lớn”.

Khi được gọi tên, tôi đã xin với kỹ thuật viên phòng xạ cho tôi làm sau và xin nhường cho người bạn này, sợ chẳng may trên đường về lại gặp cơn mưa chiều cũng tội cho anh. Cả 4 người đàn ông lúc nãy (không rõ là bà con ra sao) đã nhanh chóng đứng dậy và đẩy chiếc băng ca đi vào phòng xạ, người vợ của bệnh nhân đi sau, tôi cũng bon chen đi vào, và cũng vì phòng xạ khá rộng và ai cũng biết mặt tôi quen rồi nên không ai chận lại. Kỹ thuật viên khá chuyên nghiệp hướng dẫn ngay người nhà lót bên dưới thân hình của bệnh nhân một chiếc khăn dày và đủ rộng, bốn người đàn ông nắm lấy bốn góc chiếc khăn lớn rồi nhắc bổng người bệnh lên, di chuyển sang bàn xạ thật nhẹ nhàng. Tôi đã giơ chiếc điện thoại lên định chụp một tấm, nhưng lại không dám bấm máy nữa, vì tôi chợt nhận ra hình ảnh này đúng là thao tác của việc nhập quan!

Tôi vội vã ra khỏi phòng xạ và chưa kịp đến ghế ngồi thì đã thấy trước mắt là hình ảnh của một người đàn ông đẩy chiếc xe lăn có một cô gái còn rất trẻ, và phái đoàn hộ tống đi theo cũng đông không kém anh bạn vừa rồi, có đến 4 phụ nữ đi theo. Cô gái thì vừa khóc vừa ói liên tục, 4 người phụ nữ thì thay nhau an ủi cô, vuốt tóc cô và bàn tính việc cắt tóc cho cô vì nghe nói cô sẽ bị cạo trọc đầu để xạ trị. Tôi không thể im lặng vì biết rằng cố gái này đang bị sốc rất nặng. Tối nói cho cả 6 người cùng nghe:

– Xạ lần đầu phải không?

Cả nhóm gật đầu. Tôi bèn nói một hơi: Có gì mà sợ, tôi đã xạ cả hơn tháng rồi, có mất sợi tóc nào đâu, chưa gì mà đã bàn tính cắt tóc người ta thì không nên, cứ đến đâu tính đến đó, chẳng có đau đớn gì, cứ coi như vào nằm nghỉ chừng mười lăm phút là xong, máy sẽ rung lên khoảng 5 lần và mỗi lần chỉ 15 giây thôi, có gì mà sợ hãi quá vậy, cứ tin rằng mình đến được nơi đây là may mắn lằm rồi, đừng làm cho cô ấy sợ. Ai cũng tranh nhau hỏi tôi nhiều điều và tôi sẵn lòng chỉ vẻ tất cả. Kể cả phải biết “thảo luận” với bác sĩ điều trị, vì điều trị ung thư thế giới còn đang tranh cãi nhau tứ phía…

5. Một “cuộc chiến mẫu mực”: cả hai đều thắng.

Cách chỗ chúng tôi ngồi chỉ mấy bước, một “cuộc chiến” đang xảy ra giữa cô điều dưỡng và một bệnh nhân đã lớn tuổi:

– Ngồi dậy đi bác, vì đang trong giờ làm việc không thể nằm ở đây được, tôi vừa bị nhắc nhở rồi.

– Cho tôi nằm đi cô, vì tôi đau lưng lắm, không thể ngồi được. Bà vừa nói vừa cố co quắp thân mình cho thật nhỏ lại chỉ còn khoảng nửa chiếc chiếu nhỏ nhưng cô điều dưỡng vẫn không chịu “thua”:

– Không được đâu bác ơi, chỗ này là lối đi, sẽ ngăn trở các nhân viên qua lại, ngồi dậy đi bác, bác có thể ngồi dựa lưng váo cái cột nhà này chứ không thể nằm được đâu. Người bệnh vẫn nằm im không trả lời trả vốn gì cả và cô điều dưỡng cũng cứ đứng đó như một bức tượng, cả hai bên đều giữ thái độ rất nhỏ nhẹ là “năn nỉ lẫn nhau”.

Chỉ trong chốc lát thoáng qua, người bệnh bèn lồm cồm bò dậy và cuộn chiếc chiếu lại, đặt chiếc gối nhỏ lên trên và ngồi dựa lưng vào cái cột nhà đúng như cô điều dưỡng đã mách nước cho.

– Cô điều dưỡng im lặng bỏ đi mà không nói năng gì thêm. Lại mấy chục giây trôi qua nhanh, người bệnh đang nhắm mắt nhưng hình như bà đã trực giác biết “đối phương” của mình đã bỏ đi rồi nên vội mở mắt ra, trải lại chiếc chiếu và nằm co quắp tiếp tục.

Tôi suy nghĩ hai điều: Cả hai người này ai đúng ai sai? Thưa chẳng có đúng hay sai gì ở đây cả, mà cả hai đều đáng thương, họ phải chọn điều mà chính họ không hề mong muốn tý nào. Họ rất khôn ngoan khi chỉ biết “tấn công bằng sự năn nỉ”. Ngoài ra, tôi thực sự xót xa thương cảm với những người bệnh ung thư ở đây, vì đã chẳng có gì ăn bồi bổ khi bệnh nặng (cơm từ thiện chỉ là cơm chay) cũng chẳng được nghỉ ngơi thì quả thật là số phận nghiệt ngã quá. Trong khi có biết bao nhiêu nhà thờ ngay trong thành phố này chỉ là nơi “giam giữ” Thiên Chúa suốt ngày đêm chỉ trừ vài giờ kinh lễ sáng chiều! Có nơi nào dám cho họ ngủ nhờ bên hiên nhà không? Có khuôn viên nhà thờ rộng mênh mông nhưng chỉ là chỗ giữ xe hơi suốt ngày đêm (cho thuê chỗ đậu xe).

6. Ngoại Trú  XA  QUÊ.

Xưa nay người ta chỉ phân loại bệnh nội trú và ngoại trú, nội trú thì ai cũng biết là gì rồi, còn ngoại trú có nghĩa là KHÔNG nằm trong bệnh viện mà chỉ đến bệnh viện vào một số giờ giấc đã được định sẵn. Tiếc rằng đó chỉ là những bệnh thông thường, còn bệnh ung thư thì lại thật là rắc rối. Điều nan giải trước hết vì không phải bệnh viện nào cũng có thể điều trị ung thư, cả nước chỉ có 3 nơi có khả năng là Huế Saigon và Hànoi, trong đó Saigon là gánh nặng nề nhất, và vì việc điều trị ung thư quá phức tạp, kéo dài hàng nhiều tháng mà số bệnh ngày càng đông lên rất nhanh. Chẳng có chỗ cho họ nội trú (và giả sử có thì cũng khó khăn bội phần do việc phải trả tiền phòng), nếu người bệnh ở gần bệnh viện hoặc có thân nhân cho tá túc thì may mắn lắm, song hầu hết là đồng bào ở Quê lên Thánh Phố để chữa chạy, họ không thể lo được chỗ ăn và ở nên chỉ còn cách duy nhất là nằm vật vã ngay trong bất cứ chỗ nào đó trong bệnh viện. Xạ trị thì mỗi ngày chỉ mất khoảng 15 phút, sau đó là… cứ “mỏi mòn” chờ chực cho đến hôm sau; Còn hoá trị cũng rắc rối không kém, vì có khi 10 ngày, 20 ngày hoặc một tháng mới hoá trị một lần, được truyền dịch vào người trong khoảng vài ba bốn tiếng đồng hồ. Đa số sẽ phải hoá trị khoảng từ 4 liều trở lên và như vậy cũng có nghĩa là họ sẽ phải ở lại chờ đợi suốt mấy tháng trời… ròng rã trong bệnh viện, vì không thể lo tiền xe đi về nhiều lần. Ngoại Trú Xa Quê chính là những đồng bào ruột thịt của chúng ta từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, chẳng may bị ung thư, đang phải “cư trú bất hợp pháp” ngay tại các bệnh viện của Thành Phố.

Trong tấm hình dưới đây, có một “hộ gia đình” đủ 3 thế hệ, đứa cháu bị ung thư, mẹ đi theo nuôi, ông ngoại đã già song không nỡ để con cháu phận gái đi xa nhà. Họ ở mãi tận miền Trung vào Saigon chữa trị, họ không thể về quê dễ dàng vì tiền xe cả vài triệu đi về một lần nên đành phải chầu chực suốt nhiều tháng cho đến khi xong đợt điều trị. Ăn thì xin cơm từ thiện (cơm chay và chỉ có bữa trưa duy nhất), ngủ thì cứ vật vờ cả ngày vì  không được phép “nằm” trong giờ làm việc.

Chúng ta sẽ làm gì để giúp đỡ họ vượt qua thời gian dài nghiệt ngã này?

Xếp hàng xin cơm từ thiện (hiện nay chỉ có buổi trưa và là cơm chay):

Sự lựa chọn của BBT CGVN:

“Chính anh em hãy cho họ ăn”.

(Mt 14,16; Mc 6,37; Lc 9,13)

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý Vị

Chúng con đã có hơn hai năm thực hiện chương trình Quà Tặng Tin Mừng với sự giúp đỡ của mọi người và cũng đã có chút kết quả nhất định, nay ý thức thêm rằng khi Loan Báo Tin Mừng cho muôn dân, Chúa Giêsu còn quan tâm tới cả của ăn phần xác cho dân chúng; vì thế chúng con cũng có ý sẽ quan tâm tới những hoàn cảnh đáng thương của các bệnh nhận, đặc biệt là các bệnh nhân ung thư từ khắp các tỉnh thành đang được điều trị tại Saigon là nơi chúng con có thể tiếp cận được. Họ chính là dân vùng sâu vùng xa đang là “khách trọ” của thành phố. Chúng con sẽ cố gắng lo cho họ có bữa ăn hoặc một chút giúp đỡ vật chất nào đó để hy vọng họ sẽ thêm can đảm chiến đấu với bệnh tật và mau bình phục trở về với gia đình thân yêu. Điều này chúng con chỉ có thể làm được với sự cộng tác của mọi người.

Mọi sự giúp đỡ, xin gởi đến Cha Phanxicô Xaviê Hoàng Đình Mai

(đại diện cho BBT CGVN), tại một trong hai địa chỉ sau đây:

1. Toà Giám Mục Long Xuyên

Số 80/1 Bùi Văn Danh, Long Xuyên, An Giang

 

2. Hoặc tại Phòng Đón Tiếp Thân Chủ (nhờ chuyển đến cha Mai)

Tu Hội Nữ Tử Bác Ai Thánh Vinh Sơn

Số 42 Tú Xương, Quận 3, Saigon.

Quý Vị cũng có thể chuyển khoản qua Ngân Hàng ACB (Asia Commercial Bank):

Chủ Tải Khoản: Hoàng Đình Mai

Số Tài Khoản: 182 232 169 (chi nhánh Phan Đăng Lưu)

SWIFT Code ASCBVNVX

442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, HCM VN

Chớ gì khi Cánh Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót khép lại cũng sẽ là lúc Cánh Cửa Lòng Từ Tâm của mỗi người được mở rộng. Hãy Thương Xót để được Xót Thương.

Chúng con xin chân thành cám ơn và xin thương cầu nguyện cho chúng con.

BBT CGVN

Tác giả:  Ban Biên Tập CGVN

Ước vọng từ nhà giam Ba Lan

Ước vọng từ nhà giam Ba Lan

Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-11-17

Một trại giam tại Warszawa, Ba Lan. Ảnh minh họa chụp ngày 8/2/2015.

Một trại giam tại Warszawa, Ba Lan. Ảnh minh họa chụp ngày 8/2/2015.

 AFP PHOTO/WOJTEK RADWANSKI

Ước vọng từ nhà giam Ba Lan

02:51/03:35

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Những người Việt đang bị tạm giam tại Ba Lan

Liên quan đến vấn nạn buôn người, Ba Lan có thể được xem là một nơi quá cảnh của các đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp đến các quốc gia Tây Âu. Trong thời gian gần đây, số vụ nạn nhân buôn người bị bắt giữ ở biên giới nước này hầu hết là những người đến từ Việt Nam.

Chúng tôi liên lạc được với một số nạn nhân của các tổ chức buôn người, hiện đang bị giữ tại các trại giam trên khắp lãnh thổ Ba Lan và được cho biết hầu như trại giam nào cũng có mặt của những người đến từ Việt Nam, ít thì vài người, nhiều thì vài chục người.

Qua bạn bè bên kia thì người ta bảo sang đây làm ăn, sang có công việc thế này thế kia. Nghe vậy thì em đi. Em không biết rủi ro như vậy. Biết thế này thì chả đi làm gì.
-Cô A

Những người Việt đang bị tạm giam tại hai trại Krosno Odrzanskie Guarded Centre for Aliens và Przemysl Deportation Arrest mà chúng tôi tiếp xúc được, chia sẻ họ phải chi trả số tiền 16 ngàn đô la Mỹ cho chuyến đi từ Việt Nam đến một quốc gia Tây Âu như Anh Quốc hay Đức chẳng hạn. Họ được chở trên những chiếc xe container như thế này hay các loại xe ô tô để vào và ra khỏi lãnh thổ của quốc gia Đông Âu Ba Lan. Nếu ai quyết định ở lại Ba Lan thì trả từ 12 đến 15 ngàn Mỹ kim. Những nạn nhân không dám xưng danh vì có hăm dọa sẽ bị giết hại mà tổ chức buôn người đưa ra. Họ bảo không được khai báo bất cứ điều gì khi bị bắt, ngoại trừ câu nói duy nhất “Tôi muốn đến Ba Lan”. Hai nạn nhân cho RFA biết về quyết định và hành trình trở thành nạn nhân của bọn buôn người:

Cô A: “Qua bạn bè bên kia thì người ta bảo sang đây làm ăn, sang có công việc thế này thế kia. Nghe vậy thì em đi. Em không biết rủi ro như vậy. Biết thế này thì chả đi làm gì.”

Em B: “Em năm nay 26 tuổi. Đi đường rừng qua Ba Lan trên một chiếc xe container có 9 người. Sang tới biên giới Belarus thì em bị bắt ở tù 1 tháng 16 ngày. Ở đó khổ lắm. Nói chung ăn uống không bằng chó ăn.”

Điều kiện giam giữ ở Ba Lan tốt

Lao động Việt Nam tại một khu chợ ở Ba Lan. RFA PHOTO

Các nạn nhân này cũng cho biết điều kiện giam giữ ở Ba Lan tốt, ngày được ăn 3 bữa, được sử dụng điện thoại và internet. Họ đếm từng ngày trôi qua mà không biết số phận của mình sẽ về đâu? Tuy vậy, nỗi lo sợ của họ càng gia tăng khi được gặp đại diện của chính quyền Việt Nam.

Ông D: “Nghe nói chính quyền Việt Nam, A18 sang trục xuất về. Nói thật, sang tận đây làm ăn mà bị bắt gần năm trời mà giờ công an sang đây trục xuất về thì anh em cũng đang lo, không biết làm sao.”

Anh C: “Họ vô dọa mình khai thật để về. Trong quá trình phỏng vấn, họ đe dọa khai thật, khai giả gì thì cũng bị bắt buộc về thôi. Nếu không khai thật thì về Việt Nam họ sẽ gây khó khăn cho mình.”

Những người Việt đang bị bắt giữ ở các trại giam tại Ba Lan, họ là ai? Đó là một người cha còn rất trẻ, ra đi chưa kịp nhìn mặt đứa con gái đầu lòng chào đời. Đó là một người mẹ đã ly dị, đành gửi lại hai đứa con thơ nhờ ông bà trông giúp và còn rất nhiều hoàn cảnh khác nữa…Họ chấp nhận trở thành nạn nhân của đường dây buôn người với hy vọng tìm kiếm công ăn việc làm để nuôi sống gia đình và người thân ở Việt Nam dù trong thân phận sống bất hợp pháp nơi xứ người. Uớc vọng có thể phụ bán hàng, trông kho hàng hóa hay phụ bếp…tại các khu trung tâm thương mại giờ đây là điều gì đó không tưởng đối với họ. Và nếu bị buộc phải hồi hương, những người kém may mắn này cũng không biết làm thế nào để trả khoản nợ vay mười mấy ngàn đô la Mỹ cho chuyến đi định mệnh của cuộc đời họ.

Thông tin mới nhất chúng tôi ghi nhận được là chính quyền Ba Lan bắt đầu trục xuất những người Việt này về nước từ bây giờ cho đến cuối năm nay.