Nghệ sĩ Thành Được, ‘Ông vua không ngai’ làng cải lương miền Nam, qua đời

Ba’o Nguoi-Viet

November 16, 2023

SAN JOSE, California (NV) – Nghệ sĩ Thành Được, người được mệnh danh “Ông vua không ngai” của làng cải lương miền Nam Việt Nam, vừa qua đời lúc 8 giờ 20 phút sáng Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một, tại nhà riêng ở San Jose, hưởng thọ 90 tuổi.

MC Thanh Tùng, con nuôi cố nghệ sĩ, xác nhận tin này với nhật báo Người Việt, và cho biết: “Sáng nay, má Liên, vợ của ba Thành Được, có báo cho Thanh Tùng biết hung tin. Thế là Thanh Tùng chạy lên nhà liền và kịp nhìn mặt ông lần cuối trước khi nhà quàn đến đem ông đi.”

Nghệ sĩ Thành Được trong trích đoạn cải lương “Tuyệt Tình Ca” trên sân khấu Trung Tâm Thúy Nga. (Hình: Chụp từ YouTube Thúy Nga)

Trên trang Facebook của mình, MC Thanh Tùng viết: “Nghệ sĩ Thành Được sinh ngày 8 Tháng Tám, 1934 tại Kế Sách, Sóc Trăng… Ông qua đời tại tư gia ở San Jose, Cali, trong vòng tay chăm sóc chu đáo, thương yêu của Má Liên và Út Dung.”

Nghệ sĩ Thành Được khoe ảnh cưới hiếm hoi cách đây 40 năm trước

“Ông ra đi trong giấc ngủ nên gương mặt vẫn hồng hào, hiền lành và vẫn còn nét đẹp trai đầy nam tính của ông vua không ngai của sân khấu cải lương. Cả gia đình đều đang rất đau buồn nên kính mong mọi người tôn trọng sự riêng tư. Em sẽ đăng cáo phó trong nay mai,” MC Thanh Tùng viết tiếp.

Theo Wikipedia, cố nghệ sĩ Thành Được thành danh cùng thời với các nghệ sĩ Năm Châu, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Út Trà Ôn, và Phùng Há. Ông từng được mệnh danh là “Ông vua không ngai” hay “Kép hát thượng thặng” trong làng sân khấu cải lương Nam Bộ.

Ông có nguyên danh Châu Văn Được, sinh ra trong một gia đình phú nông.

Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát, và lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu. Sau đó hai năm, ông nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng “Khi Hoa Anh Đào Nở”). Năm 1958, Thành Được về đoàn Kim Chưởng, sau đó tới đoàn Thanh Minh-Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng.

Thành Được - Út Bạch Lan: Duyên và nợ! - Văn Chương Phương Nam

Năm 1961, ông kết hôn với nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành cặp diễn nổi tiếng trong các vở “Con Gái Chị Hằng,” “Tấm Lòng Của Biển,” “Bọt Biển,” “Chuyện Tình 17,” “Tình Xuân Muôn Tuổi,” “Rồi 30 Năm Sau,” “Giấc Mộng Giữa Hoàng Lăng”… nhưng đặc biệt hơn cả là vở “Nửa Đời Hương Phấn.” Đến năm 1964, hôn nhân của ông với Út Bạch Lan tan vỡ.

nghe si thanh duoc va vo

Năm 1966, nghệ sĩ Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (tuồng “Tiếng Hạc Trong Trăng”).

Ca Cổ Thanh Nga Thành Được | Trích đoạn cải lương Tiếng Hạc Trong Trăng ...

Năm 1984, nghệ sĩ Thành Được đi lưu diễn tại Đức, sau đó xin tị nạn chính trị tại đây, và mở một nhà hàng.

Năm 1995, ông sang Hoa Kỳ sinh sống và mở nhà hàng Thành Được tại Milpitas, một thành phố giáp phía Bắc San Jose.

MC Thanh Tùng cho biết, nhà hàng Thành Được vẫn còn đó, nhưng cố nghệ sĩ đã chuyển nhượng cho người khác trước khi ông nghỉ hưu. (Đ.D.)


 

Chủ quán gốc Việt ở Washington DC và tấm lòng trân quý cựu chiến binh Mỹ

Ba’o Nguoi-Viet

November 13, 2023

WASHINGTON DC (NV) – Hai vợ chồng gốc Việt, chủ một quán ăn ở Washington DC, cứ mỗi năm lại tổ chức họp mặt mừng lễ Veterans Day cho cựu chiến binh Hoa Kỳ trong suốt 23 năm qua.

Theo báo Washington Post, đó là ông bà Hoàng Bùi và Hiền Bùi, chủ nhân quán ăn Froggy Bottom ở Washington DC. Họ tổ chức họp mặt mừng lễ Veterans Day nhằm giúp nhiều cựu chiến binh cảm thấy được thấu hiểu, được nhớ đến và trân trọng.

Quán ăn Froggy Bottom ở Washington DC do hai ông bà Hoàng và Hiền Bùi làm chủ. (Hình: Facebook Froggy Bottom)

Ông Don Litz, 73 tuổi, cư dân Bellwood, Pennsylvania đi cùng ông Jim Vanecek, cũng 73 tuổi, cư dân Council Bluffs, Iowa, đến quán Froggy Bottom để nhớ lại những ngày chiến đấu ở Việt Nam.

Nhờ buổi họp mặt của ông Hoàng và bà Hiền, họ cảm thấy mình được chào đón và có thể dễ dàng chia sẻ nhiều câu chuyện, tưởng nhớ các đồng đội và kể lại những chuyện mà ai cũng muốn quên đi.

Ông Rich Sanders, 74 tuổi, cư dân Bowling Green, Kentucky, cho biết ông không đến dự buổi họp mặt của năm 2023 được, nhưng nói mình từng đến dự tổng cộng 15 lần. Ông là cựu chiến binh Việt Nam, ra trận vào năm 1970 và 1971, luôn cảm thấy xúc động khi nói về hai ông bà chủ quán.

“Khi bước vào cửa, tôi cảm thấy mình được chào đón rất nồng nhiệt,” ông nói về cách bà Hiền tiếp khách. “Tôi không biết phải tả lại như thế nào. Bà ấy gọi tên tôi và chạy từ đầu kia của quán để gặp tôi. Đó là sự chào đón mà tôi chưa bao giờ thấy được.”

Không chỉ giúp các cựu chiến binh chữa lành các vết thương trong lòng, bà Hiền Bùi cho biết những buổi họp mặt Veterans Day cũng giúp vợ chồng mình quên đi nỗi đau.

Bà kể mình vượt biên vào năm 1980, sau đó gặp ông Hoàng trong trại tị nạn ở Thái Lan, rồi sống chung với nhau ở Hoa Kỳ vào năm 1982 mà trong túi chỉ có vài đô la.

Bà từng là giáo viên ở Việt Nam, phải đi cải tạo 18 tháng , còn ông Hoàng là sĩ quan pháo binh của Việt Nam Cộng Hòa, phải đi cải tạo ba năm.

Ông Hoàng Bùi (giữa) đứng cạnh hai con trai và bồng cháu nội. (Hình: Twitter Froggy Bottom)

Hai vợ chồng bày tỏ sự kính trọng các cựu chiến binh người Mỹ bằng những buổi họp mặt, cho họ ăn tối và uống rượu miễn phí, và cho rằng đó chỉ là một cử chỉ nhỏ để bày tỏ sự biết ơn và kính trọng.

Bà Hiền nói: “Tôi làm vì trái tim kêu gọi. Tôi cảm thấy mình mang ơn người Mỹ.”

Ông Hoàng thì nói những buổi họp mặt không chỉ là để cám ơn các cựu chiến binh, mà còn giúp họ vượt qua nhiều nỗi đau.

“Chúng tôi muốn giúp họ biến những ngày buồn bã thành những ngày hạnh phúc,” ông nói.

Khi được Washington Post hỏi về chi phí tổ chức buổi họp mặt Veterans Day hằng năm, ông Hoàng và bà Hiền chỉ vẫy tay, rồi cho biết họ không quan tâm đến chi phí, chỉ muốn trả ơn bằng cách cho các cựu chiến binh ăn uống thoải mái.

Hai vợ chồng này từng sống trong một căn chung cư nhỏ ở khu Đông Bắc Washington, rồi chuyển đến Virginia, sau đó mở quán Froggy Bottom ở Washington DC vào năm 1999. Họ có hai người con trai, và cả hai đều là nhà giáo.

Anh Peter Bùi, con út của ông Hoàng và bà Hiền, cho biết buổi họp mặt hằng năm đầy ý nghĩa với cha mẹ mình vì là tình bạn, tình huynh đệ và là cách họ biến những điều đau đớn thành điều tốt.

Bà Hiền Bùi (giữa) chụp hình với khách. (Hình: Facebook Froggy Bottom)

Vì vậy, anh rất tự hào vì những gì mà cha mẹ đã mang lại cho mình và các cựu chiến binh.

“Họ là những người tuyệt vời nhất mà tôi biết,” anh Peter nói và sau đó đùa thêm. “Xin quý vị đừng ghi câu này vào bài báo, họ biết được thì sẽ nở mũi.”

Bà Hiền kể gia đình từng về Việt Nam hai lần để thăm họ hàng, nhưng quê nhà đã thay đổi quá nhiều, đến mức bà cảm thấy đó không còn là quê nhà nữa. Hai vợ chồng công nhận Hoa Kỳ không phải hoàn hảo, có nhiều vấn đề, nhưng không biết nơi nào sống tốt hơn.

“Tôi cảm thấy mình thật sự về đến nhà khi vào phi trường Dullies, đưa hộ chiếu ra và nghe nhân viên phi trường chào đón mình,” bà nói. (TL)


 

Cháu trai giết rồi chặt đầu bà nội, gây chấn động Bắc California

Ba’o Nguoi-Viet

November 6, 2023

SANTA ROSA, California (NV) – Trong vụ án gây chấn động và khủng khiếp ở Santa Rosa, California, một thanh niên bị bắt vì liên quan đến việc giết rồi chặt đầu bà nội của mình, theo CBS Bay Area dẫn thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Hai, 6 Tháng Mười Một.

Nghi can Luis Gustavo Aroyo-Lopez, một cư dân 23 tuổi ở Santa Rosa, hiện đang bị cảnh sát giam giữ.

Nghi can Luis Gustavo Aroyo-Lopez. (Hình: SRPD)

Án mạng kinh hoàng được đưa ra ánh sáng khi cảnh sát Santa Rosa hôm Thứ Năm đến hiện trường sau khi nhận tin báo về một vụ giết người xảy ra ở khu 2500 trên đường Pomo Trail.

Bên trong nhà, cảnh sát phát hiện thi thể của bà Elvia Lopez-Arroyo, 64 tuổi, tuy nhiên đầu của nạn nhân đã biến mất khỏi hiện trường.

Aroyo-Lopez, cháu trai của nạn nhân, nhanh chóng được xác định là nghi can chính, đồng thời, đây cũng là một tù nhân vừa được trả tự do, nhưng trong vòng quản chế, sau khi lãnh án đánh nhau với vũ khí giết người và sở hữu vũ khí.

Đương sự trốn khỏi hiện trường cùng với đầu của nạn nhân, khiến nhà chức trách ban hành lệnh truy nã toàn tiểu bang.

Một cảnh sát tuần tra ở San Francisco nhận ra mặt Aroyo-Lopez trong lệnh truy nã.

Đương sự không kháng cự khi bị bắt, sau đó được đưa vào nhà tù Sonoma County Main Adult Detention Facility.

Nghi can Aroyo-Lopez hiện phải đối mặt với cáo buộc giết người và vi phạm lệnh quản chế, đồng thời không được tại ngoại hậu tra.

Sau khi đương sự bị bắt, nhà chức trách tiếp tục tìm kiếm chiếc đầu bị mất tích.

Cuối cùng, thủ cấp của nạn nhân được tìm thấy ở con suối Santa Rosa Creek gần đường xa lộ Prince Memorial Greenway và đã được gửi đến văn phòng điều tra của Sonoma County.

Vụ án khủng khiếp này gây chấn động mạnh trong cộng đồng và các cuộc điều tra sâu hơn đang được tiến hành để xác định vũ khí giết người được sử dụng trong tội ác kinh hoàng này. (MPL)


 

Một bác sĩ gốc Việt tại Orange County khai gian lấy $150 triệu từ quỹ COVID-19

Ba’o Nguoi-viet

September 29, 2023

LOS ANGELES, California (NV) – Một đại bồi thẩm đoàn liên bang đã buộc tội một bác sĩ điều hành các phòng khám ở thành phố Westminster và Garden Grove lừa gạt chương trình COVID-19 dành cho những bệnh nhân không có bảo hiểm bằng cách lập hóa đơn giả đòi tiền chính phủ lên đến khoảng $230 triệu, theo trang tin Local OC News cho biết hôm Thứ Sáu, 29 Tháng Chín.

Chính phủ đã trả khoảng $150 triệu dựa trên các hóa đơn giả nêu trên trên cho Bác Sĩ Đinh Hào Anthony, 64 tuổi, cư dân Newport Coast, theo Bộ Tư Pháp công bố hôm Thứ Tư.

Một bác sĩ gốc Việt điều hành các phòng khám ở Westminster và Garden Grove lừa gạt $150 triệu từ quỹ COVID-19. (Hình minh họa: Brian Van Der Brug/Pool/AFP via Getty Images)

Bản cáo trạng cáo buộc Bác Sĩ Hào với 12 tội lừa đảo chuyển tiền bất hợp pháp, năm tội rửa tiền (với hai tội trong số đó được cho là chuyển hơn $11 triệu vào tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân) và một tội cản trở công lý.

Ông Hào hiện được tại ngoại hậu tra sau khi nộp khỏan tiền thế chấp lên đến $7 triệu.

Bị cáo phải trình diện tại Toà Liên Bang ở Santa Ana vào ngày 30 Tháng Mười để nghe buộc tội trong phiên sơ thẩm.

Hai đồng phạm với ông Hào bị buộc tội vào Tháng Tư cũng phải đối mặt với tội danh mới.

Bà Đinh Trinh (Hằng) Hanna, 65 tuổi, ở Lake Forest, là chị của ông Hào, đã nhận tội âm mưu thực hiện hành vi gian lận chuyển khoản và thừa nhận đã giúp nộp hồ sơ gian lận để xin tiền từ Chương Trình Bảo Vệ Tiền Lương (PPP) và vay tiền trong chương trình khắc phục thiệt hại kinh tế do thiên tai (EIDL) để lấy về hơn $260,000 từ quỹ cứu trợ COVID-19.

Ông Hồ Matthew Hoàng, 66 tuổi, ở Melbourne, Florida, bị buộc tội vào ngày 2 Tháng Năm với tội âm mưu thực hiện hành vi gian lận chuyển khoản, lừa đảo chuyển khoản và rửa tiền liên quan đến các ứng dụng PPP và EIDL. Theo dự kiến, ông Hoàng ​​sẽ bị xét xử vào ngày 6 Tháng Hai, 2024. (MPL) 

Về sự ra đi của con trai tôi – tác giả Phùng Văn Phụng

Ngày hôm nay là 02 tháng 10 năm 2023. Bài này viết cách nay hai năm. Hôm nay xin gởi các bà con, anh chị em thân hữu để chia sẻ tâm tư, tình cảm của tác giả.

Về sự ra đi của con trai Phùng Ái Quốc

Năm giờ rưởi sáng ngày thứ bảy 02 tháng 10 năm 2021, đứa con trai thứ tư là Phùng Ái Quốc (ở nhà thường gọi là Tý), đã cùng với bạn là Nguiên lên xe đi câu cá ở Gaveston cách Houston khoảng 2 giờ lái xe. Phải qua phà mới tới chỗ câu cá. Nơi câu cá gọi là (the Galveston- Bolivar ferry) có con đường lởm chởm đá de ra biển, dài khoảng 30 mét.

Thông thường chừng 4, 5 giờ chiều là con tôi về tới nhà. Hôm đó tới sáu, bảy giờ tối vẫn chưa thấy Quốc về, cứ đinh ninh rằng Quốc đi đâu đó, tối sẽ về. Suốt đêm thứ bảy không thấy về. Cả nhà lo âu, hồi hộp. Suy nghĩ, nếu có accident nằm ở nhà thương thì nhà thương cũng cho hay. Hay là bị cướp. Không có lẽ, vì đi câu cá đâu có tiền bạc gì nhiều để bị cướp?

Sáng chúa nhật, dự định đến nhà Nguiên, bạn cùng đi câu chung, để hỏi thăm tin tức, nhưng đâu biết nhà của Nguiên ở đâu. Sau cùng đi tìm đến nhà của Phạm Tuân, cũng là bạn rất thân, thường hay đi câu cá chung với nhau gồm Quốc, Nguiên và Tuân. Không biết chính xác nhà Tuân ở chỗ nào, cứ đi đại đến khu đường Cook và Ridgeside, hỏi thăm mấy người Việt nam đang đi bộ, tập thể dục, hỏi thăm nhà Tuân. Họ thấy tìm nguời Việt Nam nên họ chỉ. May thay đúng nhà Tuân. Tuân đã chở tôi và bà xã đi ngay xuống Gaveston, chỗ thường câu cá, để xem sự thể ra sao. Vợ chồng con gái từ Pasadena cũng xuống Gaveston.

Lúc đó cũng đã báo tin cho cảnh sát biết để đi tìm giùm.

Tôi đến nơi câu cá khoảng 11 giờ trưa. Lúc 11 giờ 30 cảnh sát đến cho hay đã tìm thấy một cái xác. Cảnh sát đưa hình ảnh họ chụp được, con gái nhìn mặt biết là Tý rồi nhưng sợ ba má chịu không nổi, sợ xỉu, bất tỉnh, nên không dám nói và bảo đi về Houston trước đi. Tới khoảng 2 giờ hơn thì xác thứ hai của Nguiên cũng tìm được. nghe nói có 6 chiếc canô và cả trực thăng đi tìm. Xác trôi hơn một dặm (khoảng hai cây số) trôi qua bên kia đảo.

Ngày thứ hai, 04 tháng 10 năm 2021 cảnh sát có cho biết tin trên báo Gaveston (1)

Và cảnh sát cũng đã xét nghiệm xem có bị có bị đánh đập gì hay không?

Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2021 vợ Tý đến nhà quàn Vĩnh Cửu để ký tên cho nhà quàn đi Gaveston để nhận xác.

Bàn thờ trong nhà quàn

Mấy ngày nay như người mất hồn, không tin Tý đã ra đi. Đau lòng lắm. Gậm nhấm nỗi đau. Không thể biết được cái gì xảy ra. Đơn giản có ai tin rằng đi câu cá mà chết đuối? Sinh năm 1973 mới có 48 tuổi để lại hai đứa con 16 và 11 tuổi.

Nhìn mấy đứa trẻ mà đau lòng.

Khi có đứa con này phụ giúp nhiều nhứt trong nhà, cái đau đớn mất con không thể nào diễn tả được. Bây giờ mới cảm nghiệm được cái đau này để phần nào hiểu được cái đau của bạn bè đã mất con như thế nào.!

Đau đớn lắm.

Sáng thứ hai, 04 tháng 10, khoảng 10 giờ có con bướm màu đen bay đến sau nhà, đậu trên lá cây đậu ròng, đến gần con bướm cũng không bay. Vợ Tý chụp được, Uyên Phương cũng chụp con bướm vẫn không bay? Đến khi để phone sát vào mặt con bướm nó mới chịu bay đi. Đây có thể là dấu chỉ con trai tôi là Tý đã về thăm nhà vào ngày thứ ba sau khi chết.

Qua Mỹ cuối năm 1993 gồm hai trai hai gái. Bốn đứa con nay chỉ còn ba.

Cháu nội trai 11 tuổi, đang học lớp sáu, hỏi mẹ nó: “Sao daddy đi câu cá mà lâu về quá. Mai mốt mamy đừng cho ba đi câu cá nữa”. Nó vẫn chưa biết ba nó đã ra đi.

Con bướm xuất hiện sáng ngày thứ ba trên cây đậu ròng sau nhà

 

Tôi liên tưởng đến chuyện Trang Tử đã vỗ bồn mà hát khi vợ ông mất, tôi không thể hiểu nỗi (2)

Là người công giáo, tin tưởng vào Thiên Chúa toàn năng, trong Cáo phó tôi đã viết như sau:

“Trong niềm tin tưởng sâu xa vào mầu nhiệm phục sinh, trong niềm cậy trông vào lòng nhân từ của Chúa:

Gia đình chúng con kính xin thông báo cùng quý linh mục, quý phó tế, các hội đoàn công giáo tiến hành, cộng đồng dân Chúa, thân bằng quyến thuộc, bạn hữu xa gần, quý sui gia và các anh chị em; Chồng, Anh, Cha, con trai của chúng con là:

Ông PhaoLô Phùng Ái Quốc

Đã rời bỏ thế gian, đi về nhà Cha trên Trời”

Lễ phát tang nhằm ngày thứ tư, 13 tháng 10 (nhằm ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917).

Những lời chia buồn, thăm viếng của các đoàn thể trong nhà thờ và của bà con cô bác đã an ủi rất nhiều cho cha mẹ, vợ con, anh chị em người đã khuất. Rất ấm cúng khi có bạn bè đến chia sẻ, ủi an.

Quả nhiên là cái chết không biết trước được. Có ai ngờ đâu đi câu cá mà bị nước cuốn trôi và chết đuối?

Tất cả những bài cáo phó, lời cám ơn đọc ở nhà thờ là những bài tôi đã viết sẵn để phòng hờ cho các con tôi đem ra dùng khi tôi chết, sợ rằng lúc gấp rút các con tôi không biết phải làm gì.

Đâu có ngờ rằng thay vì đọc cho tôi, thì lại đọc cho con tôi.

Trong nhà quàn tôi làm banner viết câu: “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời” (Thánh Phanxicô Assisi). Con tôi rất hiền từ, thường không tranh cãi với ai, hết lòng với cha mẹ, vợ con. Và nay đã ra đi, bình an về với Chúa đầy quyền năng, đầy lòng xót thương.

Một banner để ở nhà quàn

Rồi chúng ta, cả tôi nữa cũng sẽ lần lượt đón nhận cái chết, vì sinh ra là để chết, nhưng không biết sẽ xảy ra lúc nào, ngày nào và chết như thế nào? Rồi mọi người trong gia đình cũng sẽ đoàn tụ với con trai tôi trong một ngày nào đó, trong nước Trời, trong sự chờ đợi sống lại trong ngày sau hết.

Bổn phận chúng ta những người còn sống trong gia đình là cầu nguyện và chỉ biết cầu nguyện mà thôi.

Phùng Văn Phụng

Ngày 20 tháng 10 năm 2021

Chú Thích

          • Two drown in water near Bolivar Peninsula

Oct 4, 2021 Updated 23 hrs ago

PORT BOLIVAR

Two men drowned in the waters off Bolivar Peninsula over the weekend, according to the Galveston County Sheriff’s Office.

The bodies of Quoc Phung and Nguien Nguyen were recovered from the Gulf Intracoastal Waterway and the Galveston Bay on Sunday morning, Sheriff Henry Trochesset said.

Both men were from Bellaire.

The men knew each other and were believed to have gone wade-fishing Saturday on Bolivar Peninsula, Trochesset said. They were reported missing on Sunday morning, shortly before their bodies were found, Trochesset said.

The circumstances that led to the men’s drowning were unclear, Trochesset said. Both men were wearing waders, which could have made it difficult for them to surface if they slipped under water.

It’s unclear whether they were fishing when a rain storm passed over parts of the county on Saturday afternoon.

— John Wayne Ferguson

https://www.galvnews.com/news/police/free/article_e250cc38-ed59-5952-abd8-652e9f37b23a.html

(2)Bài “Trang tử cổ bồn” (…)

“Vợ Trang tử chết, Huệ tử lại điếu, thấy Trang tử ngồi xoạc chân ra, gõ nhịp vào một cái vò mà hát, bèn bảo:

– Ăn ở với người ta, người ta nuôi con cho, nay người ta chết, chẳng khóc là bậy rồi, lại còn hát gõ nhịp vào cái vò, chẳng là quá tệ ư?

Trang tử đáp:

– Không phải vậy. Khi nhà tôi mới mất, làm sao tôi không thương xót? Nhưng rồi nghĩ lại thấy lúc đầu nhà tôi vốn không có sinh mệnh; chẳng những không có sinh mệnh mà còn không có cả hình thể nữa; chẳng những không có hình thể mà đến cái khí cũng không có nữa. Hỗn tạp ở trong cái khoảng thấp thoáng, mập mờ mà biến ra thành khí, khí biến ra thành hình, hình biến ra thành sinh mệnh, bây giờ sinh lại biến ra thành tử, có khác gì bốn mùa tuần hoàn đâu. Nay nhà tôi nghỉ yên trong cái Nhà Lớn (tức trời đất) mà tôi còn ồn ào khóc lóc ở bên cạnh thì tôi không hiểu lẽ sống chết rồi. Vì vậy mà tôi không khóc” (…)

Trích Nguyễn Hiến Lê: Thân thế Trang Tử

http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?4080

 


 

Cảnh sát Pháp giải cứu bốn người Việt trốn trong thùng xe đông lạnh để vào Anh

RFA

2023.09.29

Đám tang (ở Nghệ An) một trong số 39 nạn nhân chết trong container đông lạnh vào Anh hồi năm 2019 (minh hoạ)

AFP

Cảnh sát Pháp vừa giải cứu được bốn phụ nữ Việt trong tổng số sáu người phụ nữ trốn trong một thùng xe đông lạnh tìm đường vào Anh hôm 27/9.

BBC tiếng Việt loan tin này hôm 28/9 sau khi đã nhận được tin nhắn từ một trong các nạn nhân và phối hợp cùng cảnh sát Pháp để giải cứu những người này.

Vào ngày 27/9, một người trong số bốn phụ nữ đã gửi tin nhắn cho phóng viên của BBC tiếng Việt ở London cầu cứu. Tin nhắn viết: “Ở đây rất lạnh. Gió điều hòa liên tục thổi”.

Sử dụng GPS được người phụ nữ chia sẻ, phóng viên BBC đã phối hợp với cảnh sát Pháp phát hiện xe ở cao tốc E15 gần Drace, phía bắc Lyon, và dừng xe lại.

Laetitia Francart, công tố viên vùng Villefranche-sur-Saone, phía bắc thành phố Lyon, miền đông Pháp, cho biết nhóm phụ nữ lên thùng xe tải với biển số Ireland với hy vọng đến được Anh hoặc Ireland.

Tuy nhiên, xe này chỉ chở hàng đến Dunkirk, Pháp sau đó hướng về Italy. Sau khi kiểm tra vị trí trên bản đồ bằng điện thoại và phát hiện xe tải đi hướng ngược lại, nhóm phụ nữ hoảng loạn. Một người trong số họ đã liên hệ BBC.

Cảnh sát Pháp cho biết sức khỏe của cả sáu người ổn định. Pháp yêu cầu bốn người phải rời Pháp trong vòng 30 ngày, hai người còn lại được phép ở lại chờ xin tị nạn, nhưng không nêu thông tin cụ thể.

Nhiều người Việt đã tìm đường nhập cư vào Anh từ Pháp trong các năm qua. Con đường chủ yếu mà họ sử dụng là đi lậu trên các xe container vào Anh.

Hồi tháng 10/2019, cảnh sát Anh đã phát hiện 39 người Việt bị chết trong một xe container vượt biên từ Pháp vào Anh.

Những người Việt vượt biên vào Anh cho biết họ phải trả hàng chục ngàn bảng Anh để bọn buôn người đưa vào Anh. Khoản tiền này họ phải vay mượn với hy vọng vào Anh kiếm được việc làm, kiếm tiền trả dần.


 

BÁC VƯỢNG KHÔNG XONG RỒI

Chau Trieu 

Cạnh tranh ở thị trường của các xứ tư bản rất gay gắt, đang tạo ngày càng khó khăn cho bác Vượng. Không biết ông có vượt qua nổi con trăng này được không?

Nghe nói Vinfast dự kiến sẽ mang ô tô điện sang Âu châu để cạnh tranh cùng các công ty lớn.

Muốn cạnh tranh ở thị trường Âu châu không dễ, khi các hãng xe lâu đời nổi tiếng thế giới đều tập trung tại Âu châu. Đó là chưa nói đến vụ VN cho người bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hiện vẫn đang còn để lại ấn tượng rất xấu cho Đức và một số quốc gia Âu châu có liên hệ. Cho đến nay vẫn chưa giải quyết. Có lẽ vụ bắt cóc sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các doanh nghiệp đầu tư sang Âu châu đến từ Việt Nam, trong đó có VinFast.

Le Anh

Nguyễn Phương Hằng đã đổ lệ vẫn chưa thấy quan tài

Báo Tiếng Dân

Blog RFA

Gió Bấc

24-9-2023

“Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” là khẩu ngữ mà người dân mượn hình ảnh những kẻ nghĩa chưa nhìn thấy cái chết nên chưa biết sợ. Câu này dùng để nói tới những người coi thường sự nguy hiểm, làm những việc cận kề với cái chết nhưng họ vẫn không biết sợ, bởi họ chưa biết đến cái chết là gì, đến khi hối hận thì đã muộn, hậu quả đã xảy ra.

Với nữ đại gia “cuồn cuộn” Nguyễn Phương Hằng, qua phiên tòa sơ thẩm, lãnh án ba năm tù, nước mắt đã rơi nhưng tội nghiệp thay đương sự vẫn chưa thấy được cái quan tài nguyên nhân, hậu quả. Chưa biết mình phạm lỗi gì, với ai, và ba năm tù vẫn chưa phải là hậu quả sau cùng.

Phiên tòa xử vụ nữ đại gia Phương Hằng có nhiều điểm vui, hay, mới lạ, đúng là chuyện vui chỉ có ở “xứ thiên đường”!

Phiên tòa kín, hở oái oăm!

Chửi lộn online, bị khởi tố điều tra theo điều 331 là chuyện hiếm hoi trong lịch sử tố tụng của loài người. Hồ sơ điều tra bị trả tới lui, quá tam ba bận, cân lên nhắc tới khởi tố bổ sung cũng hai ba lượt, kéo dài 18 tháng mới đưa ra xét xử.

Các nghệ sĩ họ Đàm, Vy Oanh, Hoài Linh, nhà báo Năm Mực (Đức Hiển) bị Phương Hằng vạch mặt chỉ tên, bị tố cáo thâm lạm, chiếm đoạt tiền từ thiện ít nhiều có dấu hiệu nhưng chưa đủ chứng cớ cấu thành tội, không được xem là bị cáo, cũng không là bị hại mà lừng lững sắm vai người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong tố tụng “xứ thiên đường” vai trò pháp lý này dễ bị chuyển hóa thành vai khác, ai cũng kêu oai oái đòi được làm người bị hại, tòa nhất định không cho.

Người tham gia chửi hàng xáo như nhà báo Hàn Ni, luật sư Đặng Anh Quân… dính chưởng cùng một tội danh 331 cũng là kỳ. Những nhân viên kỹ thuật đơn thuần bưng mâm dọn chén, bấm nút chuyển file lại bị tuyên đồng phạm, với vai trò giúp sức. Nếu theo logic ấy thì cả các công ty cung cấp đường truyền và các kênh youtube, các nền tảng xã hội chuyển tải các clip chửi nhau cũng phải xem là đồng phạm.

Trớ trêu là người đồng giường chiếu, đồng ngồi livestream với nữ đại gia hàng chục buổi lại thoát tội đồng phạm. Ngay sau khi xử xong, tòa cũng không biết ông này có phạm tội không nên ra cái kiến nghị mông lung, yêu cầu cơ quan điều tra xem xét!

Phiên tòa xét xử vụ thường phạm chửi lộn nhưng kín kẽ, long trọng như án an ninh quốc gia. Công an, dân phòng bảo vệ, rào chắn nhiều tầng nhiều lớp quanh tòa. Dân không được vô coi, báo chí tác nghiệp qua màn hình. Điều tra, truy tố kéo dài 18 tháng nhưng xét xử, tuyên án cái rụp trong một ngày làm các fan của hai phe và người hiếu kỳ chưng hửng mất hứng vì hạ màn quá sớm.

Phương Hằng, Hàn Ni: Kẽ phởn phơ, người xơ xác

Phiên tòa “thành công rực rỡ” khi tái diễn màn chửi mắng, đá xéo, đá đểu công khai giữa các phe. Sau 18 tháng nghỉ mát, người đẹp Phương Hằng ra tòa với vóc dáng phổng phao, thậm chí còn đẫy đà hơn lúc trước, dung mạo được make up chỉnh chu, thần thái tươi tỉnh không hề hom hem mệt mỏi như các bị cáo tội 331 khác. Ngay như cựu nhà báo Hàn Ni, dù bị bắt sau Phương Hằng nhiều tháng, số ngày tạm giam ngắn hơn nhưng dáng người gầy đi, vẻ mặt hốc hác thấy rõ. Chứng tỏ, hoặc Phương Hằng có chế độ cơm tù đặc biệt, hoặc người đẹp này hạp khẩu với cơm tù.

Trước tòa, khẩu khí của Phương Hằng dù có hạ nhiệt, phong thái dao búa có giản lược so với các buổi livestream, nhưng sự cao ngạo chua ngoa thì vẫn còn nguyên.

Phương Hằng khai lấy các thông tin trên trên mạng và một số bài báo, có nội dung kiểm chứng, có nội dung không. “Thực ra ban đầu bị cáo không biết mình vi phạm. Khi Công an TP HCM mời lên làm việc cũng không nói bị cáo vi phạm luật an ninh mạng. Bị cáo thấy trên mạng nhiều người mắng nhiếc nhau cũng không bị gì, nên có phần chủ quan“.

Luật sư hỏi tại sao khi không biết thông tin của mình có đúng sự thật hay không, bị cáo tiếp tục livestream, Phương Hằng không trả lời mà câu mâu, dấm dẳng “Tại sao, thì đứng đây rồi mà cứ hỏi tại sao. Về học thêm đi!”. Phương Hằng tận dụng quyền im lặng và được tòa tạo điều kiện để sử dụng quyền im lặng đó. Câu thần chú vạn năng của nữ đại gia này là “Mọi thứ đã được thể hiện trong cáo trạng rồi, đó là lý do tại sao tôi phải đứng tại phiên tòa này. Luật sư có đọc cáo trạng trước khi ra tòa chưa?” (1)

Phải nói rằng, trong nền tố tụng có “bình đẳng cao với bình đẳng thấp”, nữ đại gia “cuồn cuộn” đứng trước tòa đường bệ hiên ngang gấp vạn lần các bị cáo từng là quan chức đầu triều. Không chỉ xem các luật sư bảo vệ quyền lợi ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng như rơm rác, mà cả với quan tòa, Phương Hằng cũng gắt gỏng như những người bằng vai phải lứa. Chủ tọa hỏi, có hay không đồng ý xin lỗi những người liên quan tại tòa? Bà Hằng trả treo: “Đến nay bị cáo đã bị tạm giam gần 18 tháng. Bị cáo đã phải trả cái giá quá đắt. Một lời xin lỗi không là gì nhưng bị cáo cũng đã bị xúc phạm nhiều nên không thể xin lỗi“. Sau đó đá quả bóng cho tòa “chấp nhận mọi phán quyết của tòa” (2).

Đáp lại, tòa cũng hành xử hết sức “nhân văn”, nhẹ nhàng khuyên người đẹp không được đôi co với luật sư và luôn miệng nhắc tuồng rằng, bị cáo được quyền không trả lời.

Nhà văn Thu Trân đã dí dỏm, tự hỏi: “Nói trộm vía hội đồng xử án, chứ không biết bà Hằng có sân sau nào không, mà khi ra toà tưng tưng quá thể và có phần bất kính với mọi người chung quanh” (3).

Giá mà các bị cáo khác phạm tội theo điều 331 đều được quý tòa cho hưởng quyền bình đẳng cao, được không trả lời câu hỏi thẩm vấn, không bị răn đe là thái độ thiếu hợp tác, thiếu thành khẩn sẽ là tình tiết tăng nặng thì người dân ở nền tư pháp “xứ thiên đường” sẽ hạnh phúc biết bao.

Tòa không xao xuyến nước mắt giai nhân

Dù hiên ngang với các đối thủ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan nhưng sau khi nghe bị đề nghị mức án từ 3 đến 4 năm tù, trong phần tự bào chữa, “người hùng” Nguyễn Phương Hằng đã nhiều lần bật khóc, kể lể công lao.

Bị cáo biết ở ngoài xã hội còn rất nhiều người nghèo chờ đợi bị cáo. Bị cáo thiết tha mong muốn được trở về để giúp đời, giúp người. Bản thân bị cáo được sinh ra trong gia đình có giáo dục, bị cáo chưa bao giờ cãi nhau với ai cả, nhưng bị cáo đau khổ do bị biết bao nhiêu con người tấn công nên đã sai phạm. Bị cáo đã biết sai, xin tòa xem xét cho bị cáo sớm trở về làm việc kiếm tiền lo cho dân nghèo.

Bị tổn thương quá mức nên bị cáo mới có những lời lẽ như vậy, cũng do bị cáo uống rượu, do đau khổ, bị ức chế. Một mình bị cáo mà chống chọi với bao nhiêu con người. Bị cáo xin lỗi tất cả các cấp chính quyền, xin lỗi tất cả những người mà bị cáo đã vô tình hay cố ý đụng chạm.

Bị cáo là người có nhiều việc để làm chứ không phải rảnh rỗi để lên mạng xã hội dẫn đến ngày hôm nay. Bị cáo mong HĐXX thấu tình, đạt lý và hiểu được lòng bị cáo lúc nào cũng vì dân nghèo.

Quỹ mổ tim của bị cáo đã cứu hơn 3.000 trẻ em, đó là 1 bằng chứng thật sự. Xin HĐXX cho bị cáo được về để làm những điều bị cáo từng làm. Hôm nay bị cáo vô cùng ân hận” (4).

Vì sao người đẹp kể lể dễ thương vậy mà tòa vẫn không động lòng giảm án?

Dù nước mắt đã rơi, nhưng qua thái độ trước phiên tòa và nội dung đã bày tỏ lòng hối hận xin lỗi chính quyền, nữ đại gia Phương Hằng “chưa thấy được cái quan tài” là nguyên nhân hệ quả phải ngồi tù và sau khi ra tù.

Thiếu hiểu biết văn hóa xã hội, mù quáng về sức mạnh đồng tiền, thành công dễ dàng từ những mưu mẹo trong các quan hệ với thế giới quyền lực trước đây làm Phương Hằng không hiểu được tình thế, thực trạng của mình, vẫn hy vọng vào quan hệ với nhà nước cộng sản, dù bị xử thua trước Đức Hiển, Thủy Tiên, Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, vẫn lồng lộn không chịu xin lỗi Mít stờ Đàm, vẫn muốn ăn thua đủ với ca sĩ Vy Oanh trong phiên tòa khác.

Tội “người có khả năng ảnh hưởng”

18 tháng tĩnh tâm trong trại giam, Phương Hằng vẫn không hiểu được vì sao không bị xử về tội làm nhục người khác hay vu khống mà bị xử theo điều 331? Khi tòa giải thích với các luật sư của Đức Hiển, Đàm Vĩnh Hưng về tư cách người có quyền nghĩa vụ liên quan chứ không phải là người bị hại, Phương Hằng cũng không hiểu nốt.

Tòa đã xác định chủ thể mà Phương Hằng đã xâm hại ở đây là “các quan hệ xã hội, lợi ích nhà nước” chứ không phải là 10 đối tượng mà Phương Hẳng đã “chửi lộn”. Thật ra Phương Hằng đã “chửi trúng”. Nếu chửi sai thì đã phạm tội vu khống hoặc làm nhục người khác. Nếu chửi sai thì 10 đối tượng bị chửi đã được xác định là bị hại, chứ không phải người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cái vai trò pháp lý lưng lửng đó giống như sợi dây thòng lọng treo lơ lửng trên đầu họ có thể chuyển hóa thành bị can, bị cáo bất cứ lúc nào, tùy theo ý muốn của cơ quan điều tra.

Hành vi thật sự để nhà nước “thương yêu” mà Phương Hằng vẫn hy vọng xuống tay, bắt giam, phạt tù, không phải là việc chửi. Bằng chứng là trong thời gian dài hơn một năm, nhà nước cho Phương Hằng chửi thả ga, không chỉ livestream, mà còn họp báo khua chiêng, giống trống. Không hề bị cúp điện như các đêm nhạc của Khánh Ly hay các ca sĩ hải ngoại.

Phương Hằng khai trước tòa, công an nhiều lần mời lên làm việc nhưng không hề nói Phương Hằng phạm luật An ninh mạng, thậm chí ngay trong cao điểm mùa dịch covid, Phương Hằng xuất quân đến Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ hạch tội cụ Lê Tùng Vân, quy tụ hàng ngàn người hiếu kỳ, đã không bị xử phạt vi phạm 5 K mà bên ngoài có công an Đức Hòa bảo vệ, bên trong xe có hai đại tá đi cùng (5).

Tính về công thì Phương Hằng có hai đại công với đảng, nhà nước.

Công thứ nhất, đắp đập, be bờ, khóa kín dòng tiền cứu trợ của xã hội chảy ra cửa tư nhân, lùa hết gà này vào túi Mặt Trận Tổ Quốc độc quyền tiếp nhận. Một chủ trương lớn mà đảng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhưng chưa thực hiện được. Qua vạ miệng từ cái loa Phương Hằng, niềm tin của người dân vào giới văn nghệ sĩ những nhà từ thiện tư nhân sẽ giảm sút. Sợi dây thòng lọng “người có liên quan” treo lơ lửng trên đầu Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên… cũng làm những người tâm huyết phải chùn tay.

Công thứ hai, Phương Hằng đã khuếch đại tối đa làn sóng vu cáo Thầy Ông Nội Lê Tùng Vân và Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ để công an dễ bề tung đòn dứt điểm khởi tố, bắt giam, sau mấy năm dài ủ mưu, tìm cớ.

Công lớn nhưng tội cũng không phải nhỏ. Tội lớn nhất của Phương Hằng cũng giống như Thiền Am là, có quá nhiều người hâm mộ. Với chế độ cộng sản thì tiền bạc, lợi ích vật chất có thể chia sẻ được, nhưng niềm tin, quyền lực chính trị thì không. Gần 50 năm sau chiến tranh, quyền lập hội vẫn nằm im trong Hiến Pháp và mãi mãi nằm im. Ngay tổ chức xã hội phi chính phủ rất hữu ích trên toàn thế giới như Hướng Đạo Sinh từng được ông Hồ Chí Minh đứng ra làm chủ tịch danh dự, lại không được phép tồn tại. Hội Chữ Thập đỏ được phép hoạt động, do đã quốc doanh hóa, được đảng lãnh đạo hoàn toàn.

Ngay các tổ chức bình phong do đảng lập ra để tuyên truyền, dụ khị người dân, như Mặt Trận Giải Phóng, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam, Đảng Xã Hội, Đảng Dân Chủ… khi xong việc, đều được cho “hoàn thành nhiệm vụ”. Đảng phòng xa và tiêu diệt những cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng đến đông đảo công chúng từ trong trứng nước.

Thiền Am nổi tiếng vì các kênh youtube đạt nút vàng, nút bạc, các chương trình văn nghệ có hàng triệu lượt view, lại không đầu phục “triều đình” giáo hội quốc doanh.

Phượng Hằng có hàng vạn fan cuồng, hàng triệu lượt view qua các livestream. Phương Hằng lại ngắn não, ảo tưởng về sức mạnh tiền bạc, mối quan hệ thân quen với anh này, anh khác, nên nói năng quýnh cướng, tố cả chị Doan, Phó Chủ Tịch Nước, lấy 10 tỉ mổ tim xài chuyện khác, cờ đèn kèn trống kéo quân ra Bắc, đầu đơn với bác Trọng, hò hét kể công với anh Mãi, tội đáng chết gấp trăm lần. Án 3 năm là có châm chước rất nhiều cho giai nhân phồn thực.

Lời khuyên không dành riêng cho Nguyễn Phương Hằng về bài học chọn bạn mà chơi. Đừng thấy đỏ mà tưởng là chín. Phải biết “quan tài” để không “đổ lệ”.

Chú thích:

1- https://www.youtube.com/watch?v=xn26E1oqYo8

2- https://vnexpress.net/ba-phuong-hang-toi-da-phai-tra-gia-qua-dat-4655733.html

3- https://www.facebook.com/thutran.nguyenthi/posts/pfbid02N5WBJaHguQFksJgqciq7srZMf1LsEHd1Pz8XXTrX4u4qxz1hKztnEdk76twtiiMHl

4- https://tuoitre.vn/ba-phuong-hang-xin-loi-cac-cap-chinh-quyen-va-nhung-nguoi-bi-ba-dung-cham-20230921165322618.htm

5- https://nld.com.vn/thoi-su/clip-hay-tin-ba-phuong-hang-den-hang-ngan-nguoi-tap-trung-tai-tinh-that-bong-lai-20211104144733711.htm


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Trúc Phương

Báo Đàn Chim Việt

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

14/09/2023

Tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc sau nhà thì chuông điện thoại reo :

  • Tiến hả?
  • Dạ…
  • Vũ Đức Nghiêm đây …
  • Dạ …
  • Anh buồn quá Tiến ơi, mình đi uống cà phê chút chơi được không?
  • Dạ … cũng được!

Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Dù cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên tôi thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà muốn đi đâu thì đi, và muốn đi giờ nào cũng được – mấy cha?            

Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi … ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!

Vũ Đức Nghiêm sinh sau Mai Thảo và trước Hoàng Anh Tuấn. Ông chào đời vào năm 1930. Hơn 80 mùa xuân đã (vụt) trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng với nước mưa và nước mắt – đã ào ạt (và xối xả) chẩy qua cầu, hay trôi qua cống. Những dịp đi chơi với ông (e) sẽ cũng không còn nhiều lắm nữa. Tôi chợt nghĩ như thế khi cho xe nổ máy.

Quán cà phê vắng tanh. Nhạc mở nhỏ xíu nhưng tôi vẫn nghe ra giai điệu của một bài hát rất quen:

Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương…

  • Hình như là nhạc Vũ Đức Nghiêm … Anh nghe xem có đúng không? Tôi đùa.
  • Em nói nghe cái gì?
  • Anh thử nghe nhạc coi…
  • Nhạc của ai?

Tôi chợt nhớ ra là ông anh đã hơi nặng tai nên gọi cô bé chạy bàn :

  • Cháu ơi, người ngồi trước mặt chúng ta là tác giả của bản nhạc Gọi Người Yêu Dấumà mình đang nghe đó. Cháu mở máy lớn hơn chút xíu cho ổng … sướng nha!

Thấy người đối diện có vẻ bối rối vì cách nói vừa dài dòng, vừa hơi quá trịnh trọng của mình nên tôi cố thêm vào một câu tiếng Anh (vớt vát) nhưng ngó bộ cũng không có kết quả gì. Đúng lúc, chủ quán bước đến :

  • Cháu nó mới từ Việt Nam sang, ông nói tiếng Mỹ nó không hiểu đâu. Ông cần gì ạ?
  • Dạ không, không có gì đâu. Never mind!

Tôi trả lời cho qua chuyện vì chợt nhận ra sự lố bịch của mình. Cùng lúc, bản nhạc của Vũ Đức Nghiêm cũng vừa chấm dứt. Tôi nhìn anh nhún vai. Vũ Đức Nghiêm đáp lại bằng một nụ cười hiền lành và  … ngơ ngác!

Tự nhiên, tôi thấy gần và thương quá cái vẻ ngơ ngác (trông đến tội ) của ông. Tôi cũng bị nhiều lúc ngơ ngác tương tự trong phần đời lưu lạc của mình. Bây giờ hẳn không còn mấy ai, ở lứa tuổi hai mươi – dù  trong hay ngoài nước – còn biết đến tiếng “Gọi Người Yêu Dấu” (“ngập ngừng tha thiết bồn chồn”) của Vũ Đức Nghiêm nữa. Thời gian, như một giòng sông hững hờ, đã vô tình bỏ lại những bờ bến cũ.

Vũ Đức Nghiêm, tựa như một cây cổ thụ hiếm hoi, vẫn còn đứng lại bơ vơ trong khi bao nhiêu nhạc sĩ cùng thời đều đã ra người thiên cổ. Trúc Phương là một trong những người này. Qua chương trình Bẩy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam đã cho biết nhiều chi tiết vô cùng thê thiết về cuộc đời của người viết nhạc (chả may) này.

Trang sổ tay hôm nay, chúng tôi xin được nắn nót ghi lại đây những nhận xét của Hoài Nam, và mong được xem như một nén hương lòng (muộn màng) gửi đến một người đã khuất :

Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tìnhÔng tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, chào đời năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”

“Nhạc của Trúc Phương thường buồn, rất buồn. Trong số những ca khúc của ông, hình như, chỉ có hai bản vui. Đó là: Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Riêng bản Chiều Làng Em nói rằng vui là so sánh với những sáng tác khác của ông. Chứ thực ra, bản nhạc này tuy có nội dung êm đềm trong sáng nhưng giai điệu của nó cũng man mác buồn.

Không hiểu vì cuộc đời của Trúc Phương vốn nhiều chuyện buồn và đã được ông gửi gấm vào dòng nhạc hay vì ông thích sáng tác nhạc buồn nên riết rồi nó ám vào người, chỉ biết những sáng tác phổ biến nhất, nổi tiếng nhất của ông đều là những ca khúc buồn: Chiều Cuối Tuần, Nửa Đêm Ngoài Phố, Tầu Đêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Đường Chiều …”

Tháng 4 năm 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn video phỏng vấn ông, được Trung Tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc Phương cho biết :

 Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rày đây mai đó,’bèo dạt hoa trôi’… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…

Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nỗi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được… đến nữa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắt, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…

Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….

Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi, tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng cha đi tiểu vỉa hè’, thế rồi cũng phải nằm thôi.

Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi, còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này…”

Chất liệu, rõ ràng, đã có (và có quá dư) nhưng cơ hội để Trúc Phương viết bài sau này (tiếc thay) không bao giờ đến – vẫn theo như lời của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:

Vào một buổi sáng năm 1995, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá.”

“Chúng ta ở đây là những người yêu nhạc, trong nước cũng như hải ngoại, bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Bởi vì hơn ba mươi ca khúc nổi tiếng của ông cho dù có một hai bài có nhắc đến chữ ‘cộng hoà’ vẫn phải được xem là những tình khúc viết cho những con người không phải cho một chế độ chính trị nào.

Những con người sinh ra và lớn lên trong một cuộc chiến không lối thoát với niềm khắc khoải chờ mong một ngày thanh bình . Cuối cùng thanh bình đã tới nhưng không phải là thứ thanh bình mà những ‘con tim chân chính’ trong nhạc của Lê Minh Bằng hằng mơ ước mà là thứ thanh bình của giai cấp thống trị, của một thiểu số may mắn nào đó. Chính cái thanh bình ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trong đó có người Việt Nam xấu số đáng thương tên Nguyễn Thiện Lộc, tức nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng của chúng ta.”   

Thôi thì cũng xong một kiếp người! Và dòng đời, tất nhiên, vẫn cứ lạnh lùng và mải miết trôi. Sáng nay, tôi lại chợt nhớ đến Trúc Phương sau khi tình cờ đọc được một mẩu tin ngăn ngắn – trên báo Người Lao Động :

Ngày 31-1, một số cán bộ hưu trí, người dân ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TP.HCM) bức xúc phản ánh cuộc họp mặt đầu năm do phường tổ chức …  Ngay phần khai mạc lúc gần 9 giờ sáng, trên nền nhạc hip hop, hai phụ nữ ăn mặc hở hang, thiếu vải lên nhún nhảy, múa những động tác khêu gợi…Chúng tôi tiếp tục liên lạc với bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch phường kiêm Chủ tịch Công đoàn phường … bà Tuyền lý giải: ‘Tiết mục múa chỉ diễn ra gần 3 phút và đây là vũ điệu theo phong cách Hawaii nên hơi lạ…”

Nếu ngay sau khi chiếm được miền Nam mà quí vị cán bộ cộng sản cũng có được cách “lý giải” tương tự thì Mai Thảo, Hoàng Anh Tuấn … đã không phải bỏ thân nơi đất lạ. Vũ Đức Nghiêm cũng đã tránh được những giây phút bơ vơ, ngơ ngác, lạc lõng ở xứ người. Và Trúc Phương – chắc chắn – vẫn đã còn ở lại với chúng ta, vẫn có những nửa đêm ngoài phố, thay vì nằm chết cong queo trong đói lạnh – trên một manh chiếu rách – với tài sản duy nhất còn lại chỉ là một đôi dép nhựa.

Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!

02/2012


 

Ái Hữu Cựu Tù Cộng Sản Suối Máu giữ mãi tinh thần huynh đệ chi binh

Báo Nguoi-viet

Đằng-Giao/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV) – Ái Hữu Cựu Tù Cộng Sản Suối Máu tổ chức buổi họp mặt Hè 2023 sáng Thứ Bảy, 9 Tháng Chín, tại Thư Viện Việt Nam ở Garden Grove.

Biệt Đội Văn Nghệ Ái Hữu Cựu Tù Cộng Sản Suối Máu trong nghi thức chào cờ. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Tự lâu rồi, các chiến hữu cựu tù Suối Máu cứ theo thông lệ gặp nhau hằng năm để cùng nhau ôn lại những tháng ngày tủi hờn gian khổ trong các trại tù cải tạo Cộng Sản, lâu đến nỗi chính ông Vũ Long Sơn Hải, trưởng ban tổ chức, cũng không nhớ chính xác là bao lâu.

“Theo tôi nhớ thì chúng tôi gặp gỡ hằng năm có tới trên 20 năm rồi nhưng tôi không dám nói dứt khoát là bao lâu,” ông Hải nói. “Và tuy lấy tên là Ái Hữu Cựu Tù Cộng Sản Suối Máu nhưng chúng tôi sẵn sàng vui vẻ đón nhận tất cả các anh em cựu chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”

Ông thêm: “Buổi họp mặt mùa Hè bữa nay, ngoài lý do là để anh em cựu tù gặp gỡ nhau, ngồi bên nhau thưởng thức văn nghệ, chúng tôi còn để cùng nhau dành một phút mặc niệm cho một chiến hữu là Nguyễn Phương Cương, trước thuộc binh chủng Biệt Động Quân vừa vĩnh viễn chia tay chúng tôi hôm 25 Tháng Tám tại thành phố Westminster.”

Gian phòng râm ran tiếng thăm hỏi thân mật. Những chiến hữu thân tình nghiêm chỉnh thẳng người đưa tay lên trán chào nhau rồi mới bắt tay vồn vã.

Cựu Trung Tá Nhan Hữu Hậu cho biết ông rất vui cùng phu nhân là bà Minh Hiếu đến họp mặt với các chiến hữu.

Đây là dịp ông ôn lại thời gian nhục nhằn trong lao tù Cộng Sản.

Gian phòng ấm áp tiếng hỏi han, thăm hỏi nhau của những cựu tù Suối Máu. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Ông nhắc lại chuyện xưa: “Trước 1975, tôi là Lực Lượng Đặc Biệt Biệt Kích Dù rồi được biệt phái về Dinh Độc Lập trong vai trò trưởng nhóm bảo vệ. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên và đau buồn khi chưa nắm quyền tới 48 tiếng mà Đại Tướng Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng.”

Sau năm 1975, ông Hậu cũng như bao nhiêu chiến sĩ đã bị đọa đày khổ nhục từ trại tù này sang trại tù khác, khắp miền Nam rồi ra đến Bắc rồi lại vô Nam.

Nhưng, như bao nhiêu chiến hữu, tinh thần bất khuất của những người lính luôn sống mãi trong lòng ông.

“Tụi tôi lăn lóc bao nhiêu trại tù chứ không chỉ Suối Máu. Nhưng người lính lúc nào cũng là người lính,” ông chia sẻ.

Những vị lính già luôn tuân hành quân kỷ. Từ trái, ông Hồ Ngọc Minh Đức, ông Nhan Hữu Hậu và ông Phạm Minh Đức. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Hiện diện trong buổi họp mặt có ông Hồ Ngọc Minh Đức, một người chưa hề nếm mùi lao tù Cộng Sản.

Ông trình bày: “Tôi thuộc binh chủng Hải Quân và rời Việt Nam hôm 30 Tháng Tư, 1975, sau khi Đại Tướng Dương Văn Minh kêu gọi anh em binh sĩ buông súng đầu hàng nên tôi không bị lưu đày trong các trại tù cải tạo. Nếu ở lại thì chắc chắn tôi cũng bị đọa đày như các chiến hữu thôi.”

Hôm nay ông đến đây để được ngồi cùng phòng với các chiến hữu.

Ông Hồ Ngọc Minh Đức là thành viên Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ.

Trong số người trông ngóng được gặp lại anh em bằng hữu có cựu Trung Tá Phạm Minh Đức. Ông từng là sĩ quan huấn luyện viên kiêm cán bộ Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt.

“Tôi chưa từng bị tù tại Suối Máu nhưng tôi đến đây gặp anh em vì tù ở đâu thì cũng là tù Cộng Sản thôi,” ông Đức khẳng định.

Từ trái, ông Vũ Long Sơn Hải, ông Lê Thành Long, bà Nguyễn Thanh Thủy và ông Trần Văn Phước chào mừng chiến hữu. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Có người chỉ đứng bên ngoài nhìn vào để tìm hiểu hơn về tâm tư người cha vợ qua đời vì COVID-19 năm 2021.

Ông Frank Nguyễn, cư dân Irvine, nói: “Hồi đó, tôi có lần chở ba vợ tôi họp mặt Cựu Tù Cộng Sản Suối Máu. Nói thiệt, hồi đó tôi bận coi nhà hàng nên rất làm biếng, tôi thường mướn người chở ông đi. Nhưng bây giờ nghĩ lại, nếu tôi chịu khó chút thì tôi có thể hiểu ông và cái ông và bạn bè kêu là huynh đệ chi binh.”

“Mấy ‘ổng’ thường nhậu rồi hát bài ‘Huynh Đệ Chi Binh’ (của Anh Bằng) rồi khóc với nhau,” ông thêm.

Bà Minh Hiếu hát nhạc phẩm “Tiếng Còi Trong Sương Đêm” của Lê Trực, bài hát có lời ca gắn bó tình người chiến sĩ với quê hương. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Một câu nói của người cha vợ mà ông Frank không quên được là “‘Huynh đệ chi binh’ là đặt sinh mạng mình vào tay bạn đồng đội và chịu trách nhiệm cho sinh mạng của bạn mình.”

Ông Frank kết: “Hồi đó tôi không tin. Nhưng bữa nay nhìn thấy ‘lửa’ trong mắt mấy ông cựu quân nhân ở đây, tôi thấy huynh đệ chi binh là có thiệt.” [qd]

–—-
Liên lạc tác giả: [email protected]


 

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển đi thẳng từ nhà tù Việt Nam đến Đức sau 6 năm thụ án

RFA
2023.09.09

Vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển ở Berlin hôm 9/9/2023

FB Kim Phuong Bui

Tối 8/9, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Bắc Truyển cùng vợ đến Berlin, thủ đô của nước Đức sau khi được trả tự do từ trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden chỉ vài ngày.

Truyền thông Nhà nước hoàn toàn im lặng trước thông tin này và cũng không giải thích lý do vì sao ông Truyển được trả tự do khi chưa chấp hành xong án phạt tù, hồi năm 2018 Bộ Ngoại giao Việt Nam giải thích lý do trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) là “nhân đạo”.

Ông Truyển bị bắt hồi năm 2017 và bị tuyên án 11 năm tù với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cùng với các thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ và chỉ mới thụ án đến năm thứ sáu.

Theo quy định của Luật đặc xá năm 2018, tội danh ông Truyển bị cáo buộc thuộc trường hợp “không được đề nghị đặc xá.”

Bà Bùi Kim Phượng, vợ của ông Truyển đăng tải trên Facebook cá nhân Kim Phuong Bui bức hình cả hai đứng trước một bức tường có các bức vẽ graffiti nhiều khả năng là bức tường Berlin cho hay:

“Vợ chồng tôi đã đến thủ đô Berlin- CHLB Đức bình an vào đêm ngày 8/9/2023 (giờ Berlin).

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự vận động để trả tự do cho tôi của Chính phủ CHLB Đức và sự hỗ trợ nhiệt tình của các Viên chức Toà Đại sứ và Tổng lãnh sự CHLB Đức trong suốt chuyến đi.”

Bà cũng cho biết hai người cần thời gian để hồi phục sức khoẻ, ổn định cuộc sống và sẽ nói chuyện nhiều hơn trong tương lai.

Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xác nhận tin tức ông Truyển được trả tự do và đang trên đường đến Đức với tờ báo Taz và cho rằng đây là “động thái nhân đạo”:

“Chúng tôi hoan nghênh việc trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền này. Đây là một động thái nhân đạo quan trọng của chính phủ Hà Nội.”

Việc trả tự do cho các tù nhân chính trị và buộc phải đi tị nạn ở nước ngoài thường diễn ra trước các sự kiện quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là các chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Hà Nội.

Nam Hàn bắt giữ 2 nữ tiếp viên hàng không Việt Nam vì vận chuyển tinh dầu cần sa

Báo Nguoi-viet

September 6, 2023

INCHEON, Nam Hàn (NV) – Đài MBC của Nam Hàn hôm 6 Tháng Chín cho hay hai tiếp viên hàng không Việt Nam bị bắt vì buôn lậu ma túy giấu trong túi hành lý.

Danh tính hai nghi can và tên của hãng hàng không Việt Nam không được tiết lộ.

Bản tin của MBC cho biết Sở Cảnh Sát thành phố Incheon, phía Tây Seoul, đã bắt giữ hai trong số bốn tiếp viên quốc tịch Việt Nam.

Hai nghi can được mô tả ở độ tuổi 20 và bị tình nghi mang tinh dầu cần sa trị giá 300 triệu won ($225,161) đến Nam Hàn hồi Tháng Tư bằng cách giấu chúng trong các hộp đựng mỹ phẩm.

Không rõ vì sao sự việc xảy ra từ hồi Tháng Tư mà nay truyền thông Nam Hàn mới công bố.

Theo kết quả điều tra của cảnh sát, các nghi can thừa nhận họ nhận vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Nam Hàn để lấy 68,000 won ($51) cho mỗi đơn hàng.

Ngoài ra, hai nghi can khai với cảnh sát Nam Hàn: “Chuyện nhận vận chuyển hàng xách tay qua đường hàng không đã là thói quen” và họ “chỉ nhận vận chuyển hàng mà không biết đó là ma túy.”

Cũng theo Đài MBC, cảnh sát Nam Hàn đang tiếp tục truy lùng hai tiếp viên còn lại liên quan vụ việc, đồng thời mở rộng điều tra xem có thêm nghi can nào tham gia đường dây này hay không.

Theo tìm hiểu của nhật báo Người Việt, ngoài các hãng hàng không Nam Hàn, hiện có ba hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đều có tuyến bay đến phi trường Incheon.

Vụ việc nêu trên khiến công luận nhớ lại vụ bốn nữ tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines bị bắt quả tang mang 11.4 kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp trong hành lý sau chuyến bay từ Pháp về Sài Gòn hồi giữa Tháng Ba.

Bốn tiếp viên sau đó được thả do “không biết bên trong kem đánh răng nhận vận chuyển có 157 tuýp đã được giấu ma túy.” Do đó, “không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự” đối với bốn cô này.

Theo kết luận của Công An ở Sài Gòn, từ manh mối của vụ bốn nữ tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines, nhà chức trách lần ra đường dây lợi dụng người Việt Nam học tập, định cư tại Pháp để vận chuyển ma túy về Việt Nam qua hai phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Tính đến Tháng Năm, có tổng cộng 78 người bị khởi tố liên quan đường dây của bốn nữ tiếp viên nêu trên. (N.H.K)