Những dự án thủy điện “ma” và những cánh rừng mất dấu.

Những dự án thủy điện “ma” và những cánh rừng mất dấu.

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-07-10

RFA

07102013-thuydien-vn.mp3

thuydien-305.jpg

Khu vực thi công một công trình thủy điện, ảnh minh họa.

RFA files

Một kỹ sư điện than thở với chúng tôi rằng ông cảm thấy các dự án thủy điện bây giờ giống như những con ma đói, nó ngốn hết rừng mà báo hại nhân dân khổ vì lũ lụt, thời tiết thay đổi, nhưng nó chẳng mang lại lợi ích nào cho người dân, vì phần lớn những chủ đầu tư công trình thủy điện lại chẳng biết gì về điện và làm thủy điện hoàn toàn dựa vào khả năng vay mượn, xoay xở tiền bạc và thế lực.

Râu ông nọ cắm cằm bà kia

Như để giải thích thêm vấn đề này, ông đơn cử hàng loạt thủy điện ở tỉnh Bình Phước, nơi ông đang làm kỹ sư quản lý mạng lưới điện của tỉnh. Ông nói rằng năm 2012, có đến 3 công trình thủy điện ở tình Bình Phước được thi công nhưng trên  thực chất là khai thác gỗ rừng, phá rừng chứ chẳng có thủy điện nào. Mà nổi cộm nhất trong các công trình ma này là một công trình có liên quan đến quốc lộ 13. Lúc đó, ông cũng không hiểu vì sao mà một nữ doanh nhân có vốn không cao, trình độ cũng thấp lại nhận thầu được nguyên một đoạn đường dài gần 30km trên quốc lộ 13 để thi công, sửa chữa. Và bà này đã thi công đặc biệt lạ lùng.

Nó lạ lùng đến nỗi nhân dân phải ta thán, kêu rêu cả năm trời, trung ương Hà Nội phải rót vào 100 tỉ đồng để thi công, sửa chữa, và kết quả là sau khi mất gần cả ngàn tỉ đồng, quốc lộ 13 trở nên xấu xí chưa từng có, lỗ chỗ ổ gà ổ voi, tiền mất tật mang!

Trở lại chuyện thủy điện, bà doanh nhân này không dùng số tiền trong dự án sửa chữa quốc lộ 13 đúng mục đích mà đã mang số tiền đó mua một chiếc xe hơi với giá hơn một tỉ đồng để làm quà tặng cho ngày cưới của con gái chủ tịch Bình Phước. Sau đó, bà ta tha hồ mang số tiền ấy đi xây dựng thủy điện. Mặc dù chưa có quyết định khai thác rừng đầu nguồn, bà doanh nhân này vẫn ngang nhiên cho khai thác gỗ với danh nghĩa khai thác gỗ lòng hồ.

Ước tính lượng gỗ lim, sến, kiềng kiềng và nhiều loại gỗ khác mà bà doanh nhân này khai thác có thể lên đến cả vài trăm ngàn khối. Số tiền thu được từ gỗ rừng đầu nguồn ở Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long lên đến con số hàng ngàn tỉ đồng. Nhưng, sau khi khai thác gỗ xong, bà doanh nhân này tuyên bố không đủ vốn, vay không được vốn để xây dựng thủy điện vì số tiền có được bà phải dùng cho việc sửa chữa quốc lộ 13. Và, quốc lộ 13 vẫn cứ ổ gà ổ voi vì số tiền xây dựng được trả lời rằng đã dùng cho việc xây dựng thủy điện.

Kết cục, bà doanh nhân này được lợi cả hai nguồn, tiền sửa chữa quốc lộ và tiền khai thác rừng đầu nguồn. Mãi cho đến khi trung ương Hà Nội lên tiếng và rót tiền cho Bình Phước tái thiết con đường 13, bà doanh nhân này tuyên bố phá sản, còn ông chủ tịch tỉnh Bình Phước Trương Tấn Thiệu thì bị cách chức. Cả hai người này chưa thấy bị tòa án hỏi đến, họ vẫn sống vương giả và xa hoa, mặc cho rừng bị mất, mặc cho đường tuôn bụi mịt mù.

Rừng đã chết và tiền đã mất

moidedoatucacdaptran-250..jpg

Mối đe dọa từ các đập tràn. RFA files

Người kĩ sư điện vừa nói ở trên cho chúng tôi biết thêm là hầu như trong các công trình xây dựng thủy điện đầu nguồn ở Việt Nam, hết 60% nhà đầu tư đều không biết gì về điện và là tay lâm tặc có số có má. Chỉ riêng tỉnh Bình Phước đã có ba công trình thủy điện bỏ túi, nghĩa là không hề có công trình thủy điện này hoạt động trong tương lai với lý do thiếu vốn, nhưng trước đó, trong quá trình thực hiện dự án, người ta đã mặc sức khai thác gỗ đầu nguồn, gọi là gỗ lòng hồ.

Đồng cảm với vị kĩ sư điện này, ông Huỳnh Tiến Tấn, một người chuyên đi khai thác gỗ lòng hồ thuê cho các chủ đầu tư thủy điện chia sẻ với chúng tôi rằng không có gì mau giàu hơn làm thủy điện bây giờ, vì lượng gỗ đầu nguồn, gỗ lòng hồ không hề được xếp vào hạng mục nào trong dự án xây dựng thủy điện, chính vì thế, nó tạo ra khoảng hở để các tay lâm tặc vào cuộc với danh nghĩa nhà đầu tư.

Trước đây, việc khai thác gỗ lòng hồ còn diễn ra tinh vi hơn, nghĩa là người ta chưa cho khai thác gỗ mà cứ cho xây dựng đập, xây dựng xong, cho tích nước, và cứ cây gỗ nào nằm trong lòng hồ, bị chìm trong nước thì lần lượt được khai thác. Đây là lúc ông Tấn vào cuộc, ông sẽ ký hợp đồng khai thác thuê cho chủ công trình và nhà đầu tư, sau đó cho thợ lặn xuống đáy hồ cưa, đục và dùng ròng rọc bứng cây gỗ lên. Làm như vậy cũng có chỗ thuận tiện là lòng đất lúc này đã mềm ra, và nhờ vào lực đẩy của nước, cây gỗ sẽ được đưa lên bờ dễ dàng.

Nhưng cũng theo ông Tấn, khai thác gỗ khi hồ đã tích nước bao giờ cũng tốn chi phí hơn khai thác lúc hồ chưa tích nước. Và một nhà đầu tư muốn khai thác được gỗ lòng hồ lúc chưa tích nước thì phải biết tính toán, chung chi cho thật khéo các lãnh đạo tỉnh. Thường thì khoản tiền chung chi này cao lắm cũng chỉ tương đương với khoản tiền bỏ ra khai thác gỗ trong lòng hồ đã tích nước. Chính vì thế, gần đây, các nhà đầu tư chọn phương án chung chi trước đó để khai thác lúc chưa tích nước, và họ đã thành công trong công cuộc khai thác rừng trá hình bằng cái mác nhà đầu tư.

Thời tiết, sinh quyển trái đất đang ngày càng xấu đi, những cánh rừng nguyên sinh vốn là lá phổi của trái đất, là bình dưỡng khí cho con người đang dần bị mất đi bởi những công trình ma, dự án ma và lòng tham, tính thiển cận trong quản lý nhà nước.

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=uID3arDApt8

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận tiến gần hơn tới việc phong Chân Phước

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận tiến gần hơn tới việc phong Chân Phước
Lâm Phương
Tại đền thờ Laterano thứ Sáu 5 tháng Bẩy, chúng ta sẽ chứng kiến việc kết thúc giai đoạn giáo phận của vụ án liên quan đến người Việt Nam từng là tù nhân 13 năm của chế độ cộng sản.

Trong ngày thứ Sáu này, hầu như cùng lúc với việc trình bày thông điệp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Lumen Fidei, tại đền thờ Laterano cũng sẽ là lúc kết thúc giai đoạn giáo phận của tiến trình phong Chân Phước cho vị Hồng Y người Việt Nam Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận (1928-2002).

Nguyên là giám mục Nha Trang, trước khi được phong làm Tổng giám mục Saigon một vài ngày trước khi quân đội miền Bắc chiếm đóng Thủ đô của miền Nam Việt Nam, Đức Cha Thuận bị chế độ cộng sản bỏ tù 13 năm, sau đó, được thả ra và bị lưu đày. Tại Vatican, đầu tiên Đức Cha Thuận là Thư ký, sau là Chủ tịch của Hội đồng giáo hoàng về Công lý và Hoà bình, và được tấn phong Hồng Y bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài qua đời năm 2002.

Cũng trong ngày thứ Sáu, sau Thánh lễ long trọng tại Vương cung thánh đường thánh Antôn Padova tại Rôma, tại giảng đường Antonianum sẽ diễn ra việc công bố bản dịch tiếng Ý của 6 lá thư mục vụ của Đức Hồng Y Thuận, được viết giữa năm 1968 và 1973, được Libreria Editrice Vaticana ấn hành và được Hội đồng giáo hoàng Công lý và Hoà bình sắp xếp.

Đức Hồng Y Peter Appiah Turkson, Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng Công lý và Hoà bình phát biểu sáng nay trong cuộc họp báo nhân dịp giới thiệu cuốn sách: “Tham vọng chính của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người giáo dục dân của mình theo nguyện ước của Mẹ Têrêxa Calcutta: một cây bút chì trong bàn tay Thiên Chúa, để Người viết điều Người muốn”.

Suốt trong vụ án khởi đầu từ ngày 22/10/2010 và kéo dài khoảng hai năm rưỡi, ngoài những thành viên của Uỷ ban lịch sử, gần 120 Hồng Y, giám mục, linh mục và thân nhân của Đức Hồng Y và giáo dân đã được tham khảo. Sau khi một phái đoàn đi Việt Nam bị huỷ bỏ vào phút chót bởi chính quyền Hà Nội, họ thu được 26 chứng từ viết cho tiến trình vụ án, được xác nhận bởi những vị có thẩm quyền, những người ở tại Việt Nam, những họ hàng, đồng nghiệp và bạn bè của Đức Hồng Y. Tổng cộng, hồ sơ của trường hợp này lên đến 1,650 trang, cũng phải thêm vào đó 10,974 trang viết của Đức Hồng Y Thuận, phần lớn chưa được xuất bản.

Đối với Đức Cha Mario Toso, Thư ký của Hội đồng giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Đức Hồng Y Thuận đã có những đóng góp to lớn tương tự như của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, giờ đây là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với việc trình bày cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu và những chính sách có tầm vóc vĩ mô. Đức Cha Mario Toso nói: “Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa mới nhắc lại: trong thời đại có những xung đột xã hội và suy đồi chính trị… những người mạnh nhất thường nhìn những kẻ yếu nhất như cuộc đời họ coi như đồ bỏ”. Trước nền văn hoá này, còn cách đáp trả nào tốt hơn là cách của vị Hồng Y người Việt Nam, đó là “Khi còn là một tù nhân trong hoàn cảnh nghèo đói và hạn chế tự do, ngài không bị mất tinh thần, ngài chẳng hề căm ghét những kẻ bắt bớ… trong khi ngài bị “cải tạo” bởi vũ lực, ngài đã cải hoá các thù địch bằng một phương pháp khác. Những lính canh trở thành học trò của ngài.”

Sau khi đóng lại giai đoạn giáo phận của vụ án, vào ngày 5 tháng 7, tài liệu sẽ được gởi đến Thánh bộ phong thánh. Vào ngày 6/7, dự trù có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và Thánh lễ tại Nhà thờ Santa Maria della Scala tại Roma, nơi vị Hồng Y người Việt Nam được chôn cất.

Bị tạt acid vì giúp dân giữ đất

Bị tạt acid vì giúp dân giữ đất

Gia Minh, RFA
2013-07-04

RFA

victim

Bà Nguyễn thị Thiêm bị bỏng toàn bộ phần ngực và hai tay

Photo by Blog Nguyễn Tường Thuỵ

Người đấu tranh tích cực

Nạn nhân là bà Đỗ Thị Thiêm. Bà là một trong những người hăng hái giúp dân trong việc giữ đất ruộng đồng Lỗ Vó,  khu phố Trịnh- Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Bà bị kẻ lạ mặt tạt acid vào người hồi sáng nay, 4 tháng 7, khi đang đi trên Quốc lộ 1A tuyến Bắc Ninh- Hà Nội. May mắn, bà còn đủ sức kêu cứu bằng điện thoại, và đượcngười thân đưa vào khoa bỏng, bệnh viện Saint Paul.

Một người dân địa phương cho biết tình tiết dẫn đến việc bà Đỗ Thị Thiêm bị tạt acid như sau:

“Họ vào nhà  bà mấy hôm nay rồi. Họ nói con bà đi làm mái ngã, bị tàn tật không đi được. Họ từ Hội Chữ Thập Đỏ muốn giúp bà đưa con vào cơ sở ở bên Đông Anh, Hà Nội để sống cho khỏi cô đơn vì bệnh tật. Họ nói họ không liên quan gì đến Dự án nước thải cả. Họ cũng nói nếu muốn đưa vào Đông Anh thì bà phải sang nói chuyện với Giám Đốc. Con bà cũng muốn đi. Thế là chúng lừa được bà đi sang và tạt acid vào bà.”

Việc giữ ruộng của đối tượng thương binh- liệt sỹ, không để cơ quan chức năng địa phương lấy giao cho công ty tư nhân triển khai dự án mà được nói là xây dựng nhà máy xử lý nước thải, lâu nay được người dân địa phương đồng tình, ủng hộ.

Người dân nêu lý do là dự án xử lý nước thải xây dựng quá gần khu nhà dân như thế sẽ tác động ô nhiễm trực tiếp đến cho dân chúng. Thêm vào đó kế hoạch xây dựng dự án này có nhiều khuất tất chưa được làm rõ, và dân chúng tiến hành khiếu kiện lâu nay nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng địa phương giải thích rõ ràng.

Người dân đề nghị cơ quan chức năng dời dự án xử lý nước thải xuống phía dưới cánh đồng, giữ ruộng lại cho những gia đình chính sách được tiếp tục canh tác để có nguồn thu nhập. Vùng đất đồng này là đất tốt cho việc canh tác không nên phá bỏ đi.

acid-bottle

Côn đồ để lại chai để hăm doạ, sau khi chặt phá cây của dân – photo by blog Nguyễn Tường Thuỵ

“Ác hơn phát xít”

Thế nhưng tất cả những yêu cầu, lập luận và đơn từ của dân chúng địa phương không được giải quyết. Suốt ba tuần lễ qua, người dân phải tập trung dựng lều bạt để giữ đất.

Hôm ngày 18 tháng 6, một lực lượng gồm công an và những thành phần lạ đã đến và ra tay đánh đập người dân giữ đất mà chủ yếu là những người già, phụ nữ và trẻ em.

Tiếp sau đó những cây cối quanh nơi bà con giữ đất bị chặt phá và có hai chai hóa chất được bỏ lại hiện trường.

Dân rất căm phẫn, họ vẫn đi động viên dân. Trời mưa gió mà dân cứ phải ngủ trong lều để giữ đất. Ngủ đất khổ lắm gần cả 20 ngày nay. Họ còn đánh cả trẻ con và phụ nữ. Họ ác hơn cả phát- xít. Đất của thương binh liệt sĩ để ‘uống nước nhớ nguồn’, mà chúng uống cạn nước thôi.

Đầu gấu đánh người, xe công ty đưa đến toà

Cho đến lúc này dù chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng, nhưng người dân cho rằng có một âm mưu sử dụng những thành phần bất hảo lừa bà Đỗ Thị Thiêm đi sang Đông Anh, Hà Nội rồi trên đường tạt acid vào bà.

Lâu nay tình trạng người dân vì quyền lợi và sự bất minh trong việc thu hồi đất phải bảo vệ đất đai, tài sản của họ đã bị những thành phần bất hảo tấn công một cách vô cớ gây thương tích nặng nề và có khả năng mất mạng. Một trường hợp được nhiều người biết đến là hồi ngày 12 tháng 7 năm ngoái tại Văn Giang ba người gồm cụ ông ngoài 70 tuổi Lê Thạch Bàn, và hai anh em ông Đàm Văn Nghiệp, Đàm Văn Đồng bị những thành phần bất hảo đuổi đánh đến thương tích nặng.

Tuy nhiên, khi ra tòa những kẻ thủ ác chỉ bị án nhẹ. Người dân còn cho biết chính xe nhà đầu tư là Công ty Việt Hưng đưa những tội phạm đến tòa. Từ sự việc đó dân chúng tỏ ra hết sức bất mãn và họ chắc chắn là những thành phần bất hảo được sử dụng nhằm trấn áp người nào phản đối các dự án thu hồi đất.

Chuyện những thành phần bất hảo được sử dụng trong những trường hợp cưỡng chế đất của dân như ở Văn Giang không phải cá biệt, mà tại nhiều nơi khác cũng từng xảy ra tương tự như thế.

Vẫn phải đúng pháp luật

Sáng nay, ngày 4 tháng 7, mấy trăm người dân Văn Giang vẫn phải tiếp tục đến tại trụ sở tiếp dân của Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ở 41 Tràng Thi Hà Nội để khiếu nại về những sai phạm trong việc thu hồi đất ruộng của dân để giao cho Công ty Cổ phần Việt Hưng tiến hành dự án gọi là Khu đô thị Sinh Thái Văn Giang.

“Hôm nay đông lắm. Chúng tôi sang để đưa hai đơn tố cáo UBND huyện Văn Giang vì việc chưa xong đường mà đã thu hồi đất. Chúng tôi có giấy tờ liên quan cho biết ai lấy tiền là giao đất, còn chúng tôi chưa nhận tiền nên phải giữ đất thôi. Quá trình đấu tranh cho thấy là làm đúng pháp luật, đòi đúng quyền lợi và họ thấy dùng nhiều thủ đoạn nhưng không đạt mục đích.”

old-lady-injured

Một người già bị đánh trọng thương ở làng Trịnh Nguyễn, tháng 6-2013 – photo by blog Nguyễn Tường Thuỵ

Nhiều người dân sau khi thấy rõ những sai phạm trong việc thu hồi đất đai của họ phải đi khiếu kiện từ năm này qua năm khác; nhưng rồi đơn thư của họ bị đùn đẩy từ nơi này qua nơi khác. Cơ quan chức năng không giải quyết; trái lại nhiều trường hợp trong số họ còn phải gánh chịu đòn thù nặng nề như trường hợp của bà Đỗ Thị Thiêm.

Ngoại trưởng Úc đặt vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam

Ngoại trưởng Úc đặt vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam

VOA

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Bob Carr.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Bob Carr.

02.07.2013

Ngoại trưởng Australia Bob Carr yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích 3 nhân vật hoạt động cho quyền của người lao động đã bị giam cầm trong 3 năm qua.

SBS, Hệ thống phát thanh đặc biệt của Australia, trích tin của hãng tin AAP hôm nay tường trình rằng Ngoại trưởng Australia Bob Carr đã yêu cầu Hà Nội phóng thích 3 nhà hoạt động bênh vực quyền của người lao động Việt Nam ra khỏi nhà tù.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị kết án hồi năm 2010 vì vai trò của họ trong một cuộc đình công tại một xưởng sản xuất giầy dép tại Việt Nam.

Trong một thông báo, Bộ trưởng Ngoại giao Úc phát biểu:

“Chúng tôi nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do lập hội, và quyền tự do thành lập công đoàn. Hôm nay tôi đã yêu cầu Việt Nam trả tự do cho những cá nhân này.”

Hồi đầu tháng 6 vừa rồi, cả ba nhà hoạt động trẻ tuổi này đã được nêu tên trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, khi Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động Daniel Baer nhắc tới 120 tù nhân chính trị bị giam cầm tại Việt Nam chỉ vì đã hành sử quyền tự do ngôn luận.

Theo tin của AAP, Ngoại Trưởng Carr đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bên lề hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Brunei.

Nguồn tin cũng cho hay trong dịp này ông Bob Carr còn nêu lên trường hợp của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Luật sư  Lê Quốc Quân, người sẽ ra tòa về tội trốn thuế vào ngày 6 tháng 7 sắp tới.

Ngoại trưởng Carr thuật lại rằng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết ông sẽ yêu cầu điều tra 5 trường hợp đã được Ngoại trưởng Carr nêu ra.

Nguồn: AAP, Bloomberg, Vnexpress

Sài Gòn: Chè Khúc Bạch Chế Biến Từ Keo Công Nghiệp

Sài Gòn: Chè Khúc Bạch Chế Biến Từ Keo Công Nghiệp

(07/01/2013)

nguồn: Vietbao.com

SAIGON — Gần đây, tại Sài Gòn đâu đâu cũng thấy dựng bảng bán món chè khúc bạch. Hầu hết những điểm bán “trà chanh chém gió” nay cũng bán thêm món này… Chủ yếu làm từ nguyên liệu rẻ tiền, đáng ngờ của Trung Quốc, món chè ưa chuộng này của giới trẻ đã dễ dàng đem lại lợi nhuận cao cho người kinh doanh.

Theo báo Tuổi Trẻ, chị Hạnh – tiểu thương chợ An Đông, quận 5, Sài Gòn – tiết lộ là nguyên liệu chính để nấu chè khúc bạch “vừa ngon, vừa rẻ” đang được hầu hết các quán sử dụng chính là chất gelatine, nhờ có chất này mà sữa tươi và kem sữa mới kết dính với nhau và cho ra màu trắng sáng. Giá bán lẻ gelatine là 20,000 đồng/100gr., mua sỉ thì giá chỉ 100,000 đồng/kg.

Một xe chè khúc bạch trên vỉa hè đường Lê Quang Định (Bình Thạnh).

Gelatine là một loại chất keo công nghiệp chiết xuất từ da động vật sau khi ngâm thối rữa rồi nấu nhừ, đa số là hàng Trung Quốc. Và trên thị trường hiện nay rất hiếm có gelatine đúng là dùng trong thực phẩm, hoặc loại gelatin không phải của Trung Quốc. Như ở một cửa hàng có tiếng chuyên bán nguyên liệu làm bánh trên đường Bùi Viện (quận 1), người bán giới thiệu loại gelatine giá 24,000 đồng/100gr., quảng cáo là hàng Mỹ nhưng chỉ được đóng trong bịch ni-lông sơ sài, tuyệt nhiên không nhãn mác gì.

Bên cạnh đó, muốn lời nhiều, hầu hết chủ quán đều dùng sữa tươi và kem sữa tươi trôi nổi trên thị trường. Ngay cả hạnh nhân dùng “trang điểm” cho chè khúc bạch cũng xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo báo Tuổi Trẻ, thông tin về công nghệ chế biến gelatine siêu bẩn đã bị phát giác ở Trung Quốc năm 2012. Loại gelatine công nghiệp này được sản xuất từ da phế thải nhưng lại được nhiều công ty ở nước này dùng để chế biến vỏ nang cho nhiều loại thuốc, dùng sản xuất kem, sữa chua và nhiều loại đồ uống khác… Loại chất này, nếu dùng trong thực phẩm, sẽ trở thành hóa chất độc hại có khả năng gây suy thận, suy gan và ung thư.

Việt Nam điều tra về vụ nổi loạn ở trại Xuân Lộc

Việt Nam điều tra về vụ nổi loạn ở trại Xuân Lộc

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thanh Phương

RFI

Công an Việt Nam thông báo sẽ điều tra về vụ hàng trăm phạm nhân phân trại I, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai nổi dậy ngày 30/06/2013, giữ làm con tin giám thị trại, để đòi thực hiện những yêu sách của họ về điều kiện giam giữ.

Thông tin từ các tù nhân đưa ra hôm Chủ nhật cho biết vụ nổi loạn ở trại giam Xuân Lộc là để phản đối việc ngược đãi, đánh đập tù nhân, cắt xén các phần ăn của tù nhân. Theo báo chí trong nước ngày 02/07/2013, Tổng cục trưởng Tổng cục 8 (Tổng cục Thi hành án và hỗ trợ Tư pháp), tướng Cao Ngọc Ánh đã phủ nhận thông tin nói trên. Quan chức này khẳng định cán bộ trại giam Xuân Lộc vẫn « tôn trọng nhân phẩm, quyền con người » đối với tù nhân. Ông còn cho rằng các phạm nhân cần đầu vụ « gây rối » trong trại giam Xuân Lộc đều là « lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo ».

Về phần tướng Hồ Thanh Bình, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục 8, thì cho biết sẽ « sàng lọc » những người cầm đầu và tham gia vụ nổi loạn, để xử lý theo luật hoặc xử lý theo kỷ luật trại. Đại tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam Xuân Lộc thì thông báo là công an tỉnh Đồng Nai sẽ khởi tố vụ án « gây rối trật tự, phá hũy tài sản » tại trại giam Xuân Lộc.

Trại giam Xuân Lộc cũng là nơi giam giữ khoảng 10 tù chính trị, trong đó có Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn, Việt Khang…. Chính Nguyễn Ngọc Cường đã dùng điện thoại di động gọi ra ngoài để thông báo về vụ nổi loạn của phạm nhân trại Xuân Lộc. Anh Cường cùng với bốn tù chính trị khác là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Ngọc Trí ngay trong đêm 30/06/2013, tức là sau vụ nổi loạn, đã bị chuyển sang trại khác.

Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam

Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-06-26

nguồn:RFA

1b1f4abe6920e0a58dc7cb39e2688de1-305.jpg

Sau khi vượt tường lửa mới có thể truy cập trang facebook tiếng Việt tại Việt Nam.

Screen capture

Việt Nam sẽ ngăn chận mạng xã hội Facebook là điều mà giới chơi facebook quan tâm nhất hiện nay. Liệu lo ngại này có trờ thành sự thật?

Ảnh hưởng an ninh quốc gia?

Cộng đồng mạng đang chuyền nhau một công văn của cơ quan công quyền Việt Nam về việc ngăn chặn Facebook. Trước đây ít lâu, một nhân viên của Viettel, công ty cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam có cho thông tín viên An Nhiên của chúng tôi biết rằng:

Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn…”

Hưởng ứng mộp cách nhiệt tình với những tin này, một nhà báo lề phải là Đỗ Doãn Hoàng tuyên bố rằng, muốn trở thành nhà báo tử tế thì phải bỏ Facebook đi.

Từ khi trang mạng Facebook ra đời đã có nhiều lời đồn đoán rằng nó bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn, tới mức có lần cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phải đối diện với một câu hỏi của truyền thông nước ngoài rằng tại Việt Nam Facebook có bị chặn hay không. Trên thực tế việc truy cập Facebook trong nước thường xuyên gặp khó khăn.

Ông Triết, cũng như nhiều nhà chính trị Việt nam đương đại, đã không trả lời câu hỏi đó một cách trực tiếp. Công luận không lạ gì cách trả lời không trực tiếp của các nhà lãnh đạo Việt Nam, cũng như những chuyện kiểm duyệt, ngăn cấm không bao giờ được công khai.

Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn.
-Một nhân viên cty Viettel

Thế nào là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?

Những facebooker có thể làm gì để có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?

Có hai điều mà các chế độ toàn trị rất sợ khi thống trị xã hội. Thứ nhất là thông tin mà đảng cầm quyền muốn giấu bị tiết lộ ra ngoài. Thứ hai là sự tập hợp lại của các công dân mà họ cai trị. Và đó chính là an ninh quốc gia của họ.

Về điều thứ nhất, dưới sự che dấu thông tin của đảng cộng sản, những tin đồn, những câu chuyện khôi hài chế giễu chế độ, từ lâu vẫn tồn tại, trước khi Facebook ra đời, và thậm chí trước cả Internet. Nhưng trong một cơ cấu cai trị với những tế bào cơ bản là chi bộ đảng bám rễ đến tận làng xã, đảng cộng sản hoàn toàn có thể kiểm soát những tin đồn ấy. Nay với Facebook, nó vượt tầm kiểm soát của đảng, đến từng cá nhân riêng lẻ với tốc độ ánh sáng.

Nhưng tin đồn, ngay cả khi nó là sự thật mà chỉ tồn tại trên màn hình máy tính, hay qua cửa miệng người dân, thì cũng chẳng gây được tác hại gì. Tin đồn ấy chỉ có nghĩa khi được nghe và hiểu bởi một tập hợp con người. Và đó chính là nỗi sợ thứ hai của đảng cộng sản, và có lẽ là nỗi sợ lớn nhất.

Những người tù tiềm năng

IMG_6778-250.jpg

Công văn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chỉ đạo các công ty trực thuộc tại các tỉnh phải chặn truy cập trang Facebook.

Từ khi nắm chính quyền đến nay, đảng cộng sản đã dẹp tan hết các nhóm chính trị hay nghề nghiệp mang tính dân sự mà họ không thể kiểm soát. Nhóm Nhân văn giai phẩm ở miền Bắc trước kia và nhóm Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở miền Nam là những tập hợp như vậy. Tương tự, các hội nghề nghiệp cũng được đảng cộng sản chăm sóc kỹ càng, và trên thực tế không có một hiệp hội thực sự nào ở Việt Nam. Điều đó được minh chứng qua nỗi gian truân của Luật Lập Hội, cho đến ngày hôm nay cũng chưa được ra đời.

Sự thành lập các hiệp hội, tập hợp những con người giống nhau, cùng chia sẻ những giá trị chung, chính là nền tảng của xã hội dân sự hiện đại. Xã hội dân sự ấy góp phần thúc đẩy một tiến trình đối thoại hài hòa trong xã hội, cân bằng quyền lực với giai tầng cầm quyền cũng như giới tài phiệt mà bây giờ được định hình là nhóm lợi ích.

Luật lập hội vẫn chưa bao giờ đuợc thông qua tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và hơn thế nữa, bất cứ một cuộc tập hợp nào từ năm người trở lên đều phải xin phép nơi công cộng, một điều luật làm cho mọi công dân Việt Nam có thể trở thành những người tù tiềm năng.

Nay Facebook, ngoài khả năng truyền tin như ánh sáng của nó, lại thúc đẩy sự tập hợp. Các tập hợp hơn năm người nơi công cộng không được phép, nhưng Facebook lại tạo điều kiện thành lập những tập hợp hàng trăm, hàng ngàn người.

Nhà văn Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, có nhận xét về sự giành lại không gian công của giới văn nghệ sĩ Việt Nam như sau:

“Có một không gian công cộng trên mạng. Bên ngoài thì là của nhà cầm quyền, nhưng trên Internet thì người ta có thể nói thật cái gì người ta nghĩ.”

Từ sự chiếm lĩnh lại không gian công cộng, không gian bày tỏ ý kiến, cho đến sự thành lập các nhóm dân sự là không bao xa. Và đảng cộng sản chắc sẽ không thích thú điều đó.

Có một không gian công cộng trên mạng. Bên ngoài thì là của nhà cầm quyền, nhưng trên Internet thì người ta có thể nói thật cái gì người ta nghĩ.
-Andrew Lâm

Năm 2013 đã chứng kiến Nhóm kiến nghị 72 của các nhân sĩ trí thức ra đời với sự trợ giúp của internet. Sự đòi hỏi thẳng thắn của nhóm này về việc bãi bỏ Điều Bốn trong Hiến pháp, qui định đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền, đã làm cho nó mang hình ảnh, bản chất đúng nghĩa của một nhóm dân sự, đó là cân bằng quyền lực, đấu tranh quyền lực với giới cầm quyền.

Hỗ trợ cho việc lan truyền ý tưởng của nhóm 72 chính là Facebook. Sau đó, một loạt các nhóm khác cũng được hình thành trên sự kết nối mênh mông và hiệu quả của Facebook, một trong những nhóm đó là Nhóm các công dân tự do, cũng đòi viết lại Hiến Pháp.

Nếu không có Facebook thì vẫn có những trung tâm phát tán tư tưởng, ý kiến trái chiều với đảng cộng sản, đó là các trang mạng, các blog vô cùng đa dạng trong cuộc sống hiện đại. Nhưng Facebook lại tạo điều kiện cho các trung tâm ấy kết nối, trao đổi. Trước đây thì chỉ có người quan tâm đến các trang mạng, các blog mới theo dõi những ý tưởng của chúng rồi truyền bá cho nhau. Nay sự kết nối của Facebook cũng có thể khiến kẻ bàng quan cũng phải chú ý, đánh thức những quan điểm tiềm ẩn trong con người họ, và từ đó họ tự nguyện đi đến chia sẻ với những người đồng điệu, đồng lý tưởng với mình trong xã hội dân sự. Cứ như thế mà những nhóm độc lập trên Facebook được hình thành và phát triển.

Và biết đâu những nhóm ấy sẽ xuất hiện một lúc nào đấy trên dường phố. Lúc đó, nỗi ám ảnh của đảng cộng sản sẽ thành hiện thực.

Nếu chỉ có internet, mà khả năng tiếp cận của số đông dân chúng là không cao, nó sẽ không làm đảng cộng sản lo ngại. Nhưng đứa con lanh lợi của internet là Facebook thì lại thúc đẩy sự tiếp cận, và điều quan trọng là nó làm cho người ta tập hơp lại, hình thành xã hội công dân.

Đã có hai blogger bị bắt trong thời gian gần đây, vì lý do này hay lý do khác mà người ta tha hồ đồn đoán. Rồi lại có cả tin đồn rằng một danh sách 20 người khác sẽ bị bắt. Nhưng có vẻ như theo quan điểm của đảng cộng sản thì cũng phải cầm tù luôn cả kẻ đồng lõa của các blogger là Facebook.

Những người “ăn xin” cao cả

Một cô bé bán khoai, một chị bán cơm hộp, cùng cậu học trò thường ngày “buôn thúng bán bưng” ở bệnh viện đã không vô cảm khi thấy một sản phụ gần như bị bỏ rơi, nằm mê man bất tỉnh với vết thương sâu vào tận xương, dòi bọ lúc nhúc.

Thế rồi, một ngày nọ Hải Phòng nóng như đổ lửa, họ tạm gác công việc hằng ngày để “đi xin”, chỉ trong vài tiếng, họ đã xin được hơn 10 triệu đồng giúp sản phụ.
Con số tiếp tục lên tới hàng chục lần khi cảnh đời bất hạnh của người sản phụ ấy được đưa lên diễn đàn mạng, để rồi viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
Vác rổ xin tiền cứu người
Ngày 9.6, trên facebook cá nhân của tôi hiện “lời hiệu triệu” của một người bạn: “Hãy cứu giúp chị Hà Thị Ngân bị bệnh viêm não trong khi đang mang thai 8 tháng”. Lời lẽ thống thiết miêu tả chị này đang nằm ở Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp (Hải Phòng) thiếu sự chăm sóc của gia đình, bị bỏ bê dẫn tới những vết thương hoại tử. Trong khi người nhà dường như coi sản phụ như đã chết, thì có những người không hề quen biết dang tay giúp đỡ. Nhìn bức ảnh chụp 5 người tay giơ cao tấm biển, mang theo chiếc rổ, khóc nức nở mong mọi người thể hiện lòng từ tâm, tôi tự nhủ: Mình phải gặp những người này.
Người nằm trên giường bệnh là Hà Thị Ngân- sinh năm 1986, ở phố Thiên Lôi, quận Lê Chân (Hải Phòng). Chuyện đời của cô là chuỗi dài bất hạnh. Ngân người dân tộc Tày, ở vùng núi tỉnh Tuyên Quang. Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, 13 tuổi Ngân xuống Hà Nội, rồi Hải Phòng rửa bát thuê cho các hàng ăn kiếm sống. Ở thành phố cảng, số phận run rủi cô yêu rồi về sống như vợ chồng với một thanh niên có tên Khoa ở phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng. Không một lần được mặc áo cô dâu, may mắn lắm cách nay 3 tháng cô được đăng ký kết hôn với người đàn ông này khi cái thai trong bụng đã được 5 tháng. Nhưng rồi tai họa ập xuống, bỗng dưng cô bị co giật liên hồi, các bác sĩ chẩn đoán cô bị viêm não. Sau vài lần đưa cô đi điều trị tại bệnh viện, chồng và gia đình dường như… quên luôn.
Nửa tháng trước, khi Ngân được đưa đi điều trị tại Bệnh viện Sản Trung ương thì sức khỏe của cô cùng đứa con trong bụng đã yếu lắm rồi. Vì quá mệt mỏi hay thiếu tình yêu thương vợ con, chồng lên chăm vợ dường như chăm cho có vì. Bằng chứng là sau 15 ngày nằm viện, Ngân chẳng được vệ sinh sau mỗi lần tiểu tiện, đại tiện, sản phụ đã bị viêm nhiễm vùng hông. Vết thương ngày một lan rộng và tới ngày 7.6, khi các bác sĩ tiến hành tiểu phẫu, vệ sinh thì vết thương đã lan rộng to như cái bát, hoại tử sâu, nhìn thấy cả xương cùng xương cụt, dòi bọ lúc nhúc xung quanh vết thương.
Có lẽ sản phụ Hà Thị Ngân cùng đứa con trong bụng sẽ vẫn nằm đó, chết dần chết mòn với vết thương lở loét, ăn dần vào da thịt nếu không có một phép màu. Phép màu đó không đến từ cô tiên, ông bụt, mà đến từ một chị bán cơm hộp, cô gái bán khoai ở Bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng), một bác bệnh nhân nằm điều trị cùng khoa và một em học sinh lớp 10.
Trong những ngày xách cơm hộp, mang khoai lang, bánh mì đi bán dạo ở Bệnh viện Việt-Tiệp, chị Nguyễn Thị Hương cùng em trai là Nguyễn Quang Hào (học sinh lớp 10C6 Trường THPT Đồng Hòa) và chị Vũ Thị Hường- đều ở khu đường tàu quận Lê Chân- thấy cảnh tượng thương tâm: Sản phụ Hà Thị Ngân nằm bất động trên giường bệnh với vết thương lở loét mà thỉnh thoảng mới thấy người nhà đến chăm sóc. Trong một lần hiếm hoi, chị Hương gặp bà mẹ chồng sản phụ, hỏi sao lại để con dâu nằm đáng thương như vậy, bà mẹ chồng lạnh lùng: “Nhà nghèo, hết tiền”.
Như một định mệnh, ngày 6.6 chị Hương, chị Hường và em Hào cùng gặp một bệnh nhân chuẩn bị xuất viện là bác Xuân ở phòng 304 khoa Thần kinh, Bệnh viện Việt-Tiệp, chuyện của 4 người xoay quanh hoàn cảnh thương tâm của Hà Thị Ngân. Chị Hương kể: “Một quyết định “đi xin” được cả 4 người chúng tôi đưa ra một cách chóng vánh. Thằng Hào chạy về lấy tấm bìa cáctông viết dòng chữ: “Làm ơn!!! Mọi người hãy giúp một cô gái ở phòng 308 khu C, Bệnh viện Việt-Tiệp. Cô gái ấy đã bị bại não nhưng trong bụng là đứa bé 8 tháng tuổi. Không có tiền để phẫu thuật cứu đứa bé. Nếu không phẫu thuật nhanh thì cả hai người sẽ chết”. Hương lấy cái rổ thường ngày bán khoai làm rổ đựng tiền, và chúng tôi đi xin”.
Nhiều người đến thăm, giúp đỡ sản phụ Ngân sau hiệu ứng của mạng Internet.
Nhiều người đến thăm, giúp đỡ sản phụ Ngân sau hiệu ứng của mạng Internet.
Một bức ảnh người dân chụp được rồi đưa lên Facebook, trong ảnh có cô gái xinh xắn, nước mắt thấm ướt cả ngực áo – cô gái ấy tên Hường – người ta thường gọi là Hường khoai vì cô ấy bán khoai. “Chắc em mất nhiều nước mắt lắm nhỉ?” – tôi hỏi. “Em cũng chẳng biết vì sao mà lúc đó em lại khóc… như trẻ bị đòn đến thế. Khóc nức nở, khóc đến mức 2 ngày sau mắt vẫn còn sưng vù anh ạ. Em cũng chẳng biết người ta chụp ảnh mình rồi đưa lên mạng lúc nào nữa. Thật buồn cười nhưng vui lắm, vui nhất là khi đọc những dòng trên Facebook: “Cảm ơn em, vậy là chị Ngân được cứu rồi”.
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 2h chiều đến 11h ngày 6.6, họ đã xin được 10,5 triệu đồng giúp sản phụ Hà Thị Ngân. Không chỉ có vậy, một bức ảnh đắt giá đã được một người dân vô danh nào đó chụp rồi đưa lên mạng Internet, để rồi hàng trăm người xúc động kéo đến giúp sản phụ này, viết nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Khi bạn đọc bài này, các chị Hường, Hương đã quay lại công việc thường ngày: Bán cơm, bán khoai ở cổng Bệnh viện Việt-Tiệp, em Hào cắp sách đến trường, còn bác Xuân nằm nhà dưỡng bệnh. Tuy vậy, trong mắt nhiều người, họ đã là những ông bụt, cô tiên giữa đời thường.
“Cơn sốt nhân đạo” tái hiện ở đất cảng
Hai bạn tôi- một gã đeo quân hàm đại úy, công tác tại một tờ báo trong ngành công an Hải Phòng, gã kia là bác sĩ chuyên khoa Mắt của Trường Đại học Y Hải Phòng. Cả hai đều có một “sở thích” là, hễ rảnh rỗi là đi làm từ thiện, nên cùng một số người lập một nhóm từ thiện tự phát mang cái tên lạ hoắc: “Mặc ấm Hải Phòng”. Tấm ảnh chụp nhóm người mang rổ xin tiền để giúp sản phụ Ngân, một ngày sau đã đến với gã bác sĩ. Một cú điện thoại và 2 gã lập tức lên đường tới khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp.
Với những gì tận mắt chứng kiến, lời “hiệu triệu” với những lời lẽ thống thiết được 2 gã tung lên mạng Internet. Lập tức, thông tin lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Hàng ngàn bình luận đẫm nước mắt cùng những câu khẳng định sẽ đồng hành, giúp đỡ sản phụ Ngân được đưa ra. Và họ đã làm như đã hứa.
Chỉ trong vòng 3 ngày – từ 7 đến 10.6 – hàng trăm người nườm nượp đổ về khoa Thần kinh, Bệnh viện Việt-Tiệp thăm Ngân. Những đồng tiền 100, 200, 500 nghìn; có đồng tiền đặt trang trọng trong phong bì, có đồng tiền nhàu nhĩ được rút ra từ túi bà bán thịt, em sinh viên, anh công nhân… gom góp giúp Ngân. Số người đến quá đông khiến Bệnh viện Việt-Tiệp phải cử ra một ban để tiếp nhận ủng hộ, tiếp nhận số tiền này để điều trị cho Ngân và đứa con trong bụng cô.
Đến nay đã có gần 120 triệu đồng được gửi đến sản phụ Ngân. Nằm bất động trên giường bệnh, Hà Thị Ngân không biết tới vết thương ăn sâu vào tận xương tủy, cũng không biết tới những tấm lòng nhân ái đang cố giúp cô duy trì sự sống. Cô cũng không biết tới những chuyện buồn về gia đình, về những việc mà họ đã đối xử với mình, với những người hảo tâm đã giúp mình. Có lẽ sau khi tỉnh dậy, cô nên quên hết những bạc bẽo, thờ ơ, mà chỉ nên để đọng lại hơi ấm của “tình người dưng”…
Cháu bé sinh ra trong hạnh phúc vô bờ

Ngày 10.6, gia đình sản phụ Hà Thị Ngân đã quyết định xin chuyển viện cho bệnh nhân từ Bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng) lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Có 5 người thay mặt các nhóm tình nguyện theo xe từ Hải Phòng lên Hà Nội để chăm sóc cho Ngân. 20h ngày 11.6, Ngân được đưa lên bàn mổ lấy thai nhi.
Trao đổi với chúng tôi trước khi tiến hành ca mổ, bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tình trạng của mẹ con sản phụ tiên lượng rất xấu, bệnh viện chỉ hy vọng khả năng sống sót của cháu bé là 50%, còn Ngân thì không hy vọng gì. Tuy vậy, sau gần 1 giờ, con của Ngân đã chào đời, nặng 2kg, được chuyển sang nuôi trong lồng kính. Riêng Ngân thì đang hôn mê, nhưng vẫn còn nhiều hy vọng sống.
Theo Việt Hoà
Lao Động

Việt Nam vẫn ở Bậc 2 về tình trạng buôn người

Việt Nam vẫn ở Bậc 2 về tình trạng buôn người

Nạn nhân của nạn buôn người Trần Mai Hoa, 17 tuổi, nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP tại Việt Nam. (Ảnh tư liệu). Báo cáo cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị bán vào các đường dây mãi dâm xuyên Châu Á.

Nạn nhân của nạn buôn người Trần Mai Hoa, 17 tuổi, nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP tại Việt Nam. (Ảnh tư liệu). Báo cáo cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị bán vào các đường dây mãi dâm xuyên Châu Á.

nguồn:VOA

20.06.2013

Chính phủ Việt Nam chưa tuân thủ hoàn toàn các chuẩn mực tối thiểu về bài trừ nạn buôn người dù có nỗ lực đáng kể, theo đánh giá của phúc trình thường niên về tình trạng buôn người trên thế giới 2013 do Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố ngày 19/6.

Việt Nam năm nay vẫn tiếp tục bị xếp vào Bậc 2, tức các nước có vấn đề, chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu, nhưng có nỗ lực phòng chống buôn người.

Phúc trình nói Việt Nam là xuất phát điểm và cũng là đích đến của tệ nạn buôn người vào hoạt động mãi dâm và cưỡng bức lao động.

Báo cáo cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị bán vào các đường dây mãi dâm xuyên suốt Châu Á, bị lừa gạt với các hứa hẹn về công ăn việc làm tốt, nhưng rốt cuộc bị bán vào các ổ mãi dâm ở các nước láng giềng.

Vẫn theo phúc trình, các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam mà đa phần có liên hệ với các cơ sở nhà nước và các trung gian môi giới thường buộc những người muốn đi lao động nước ngoài phải trả các chi phí quá mức, khiến lao động Việt khi ra nước ngoài thường bị lâm vào cảnh nợ nần và dễ trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức lao động.

Khảo sát do UNICEF tài trợ năm 2012 cho thấy Việt Nam cũng là điểm đến của kỹ nghệ du lịch tình dục trẻ em với các khách hàng chủ yếu từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, hay Châu Âu, Mỹ, Anh quốc, Australia.

Trong số các khuyến nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa ra đối với Việt Nam có đề nghị ban hành các nghị định hay hướng dẫn cần thiết để thực thi đầy đủ luật mới năm 2011 về phòng chống buôn người, truy tố hình sự và trừng phạt mạnh tay những ai dính líu đến tệ buôn người trong lĩnh vực mãi dâm và cưỡng bức lao động, cũng như ngưng ngay việc cưỡng bức công dân vào các trung tâm cai nghiện của nhà nước.

Tại buổi điều trần hôm 18/4 ở Hạ viện Hoa Kỳ về tình trạng buôn người do dân biểu Christopher Smith triệu tập, dân biểu Smith cho rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ đã vội vã khi rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách Bậc 2 Cần theo dõi và đưa lên Bậc 2 vào năm ngoái. Ông nói đáng ra Việt Nam nên bị đẩy xuống vị trí Bậc 3.

Các nước trong danh Sách Bậc 2 Cần theo dõi quá 2 năm sẽ tự động rớt xuống Bậc 3 trừ khi được Tổng thống Hoa Kỳ đặc miễn.

Những nước bị xếp vào Bậc 3 trong phúc trình hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ là các nước không đạt các tiêu chuẩn tối thiểu mà cũng không có nỗ lực đáng kể trong lĩnh vực phòng chống buôn người.

Hàng loạt người ‘bỗng dưng lăn ra chết’ sau khi nhậu

Hàng loạt người ‘bỗng dưng lăn ra chết’ sau khi nhậu

nguồn:vietnam.net

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/127446/hang-loat-nguoi–bong-dung-lan-ra-chet–sau-khi-nhau.html

Hàng loạt đàn ông là trụ cột trong các gia đình ở thôn Liên Sơn 2 (xã Phước Vinh, Ninh Phước, Ninh Thuận) lăn ra chết đột ngột sau khi uống phải thứ rượu không rõ nguồn gốc bán trên địa bàn xã.

Trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua, hàng loạt đàn ông là trụ cột trong các gia đình ở thôn Liên Sơn 2 (xã Phước Vinh, Ninh Phước, Ninh Thuận) lăn ra chết đột ngột sau khi uống phải thứ rượu không rõ nguồn gốc bán trên địa bàn xã.

Sự việc xảy ra đến nay đã hơn 2 tuần nhưng vẫn khiến cho hàng ngàn người dân sống trong cảnh hoang mang, lo sợ.

Vợ mất chồng, con mồ côi cha vì rượu

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Di ảnh của Mang Cạch

Trở lại thôn Liên Sơn vào một chiều tháng 5/2013, từ đầu đến cuối thôn bao trùm cờ trắng lẫn trong tiếng khóc than ai oán bởi chỉ trong vòng mấy ngày đã có tới 9 người chết do ngộ độc rượu.

Nạn nhân được xác định là Mang Cạch (51 tuổi), Mang Phớ (53 tuổi), Mang Hơn (54 tuổi), Mang Hoa (46 tuổi), Mang Xoai (57 tuổi), Mang Hiệu Bơi (61 tuổi), Bay Ngọc Dũng (37 tuổi), Katơ Dáng (25 tuổi), Mang Xanh Bái (47 tuổi) và hai nạn nhân đang được cấp cứu gồm: Nguyễn Văn Ngà (SN 1966), Trần Ngọc Đen (SN 1988).

Anh Nguyễn Văn Ngà, người vừa qua cơn nguy kịch trong Bệnh viện Ninh Thuận run rẩy cho biết: “Tôi và mấy người bạn khi có tiệc vui hay liên hoan thường mua rượu ở quán Năm Mùa (ngay cuối thôn Liên Sơn 2). Hôm 2/5, tôi cùng Mang Cạch, Mang Dương sang mua mấy lít rượu, khi uống được mấy ly thì thấy nôn nao, ói mửa nên về trước.

Về đến nhà, tôi bỗng dưng sùi bọt mép và co giật từng cơn, may nhờ gia đình đưa vào viện cấp cứu kịp thời nên mới thoát chết”. Khi anh Ngà nhập viện xong thì cũng chính là lúc Mang Cạch, Mang Dương chết.

Thoát chết cùng ngày với anh Ngà còn có Trần Ngọc Đen, chỉ vào bụng mình, Đen bảo: “Các bác sĩ rửa ruột rồi mà tôi vẫn còn cồn cào lắm. Hôm đó, tôi mua rượu ở quán tạp hóa bà Hường cùng thôn về nhậu tại nhà, mới chỉ uống đến ly thứ 6, thứ 7 thì xây xẩm mặt mày, ói mửa, chân tay co giật”.

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Đám tang Mang Xanh Bái

Trước sự việc trên, bà Thu Hường, chủ quán tạp hóa cho hay: “Chúng tôi chỉ biết nhập rượu từ nơi khác về chứ không tự nấu nên không biết trong rượu đó chứa những gì. Khi biết những người dân bị ngộc đốc chết, tôi rất bất ngờ và sợ hãi!”.

Tại nhà Mang Cạch, người thứ 9 bị chết trong đầu tháng 5 vừa qua, không khí tang tóc bao trùm từ ngoài ngõ.

Ông Nguyễn Văn Đường, người dân đến phúng viếng chia buồn: “Chỉ trong có mấy ngày mà hàng chục bà vợ ở xóm này phải sống góa bụa, nhiều đứa trẻ phải mồ côi cha, đau đớn quá!”.

Ngay sát vách nhà Mang Cạch là nhà Mang Hơn, chôn cất chồng xong đã 2 hôm nay nhưng bà Mang Hút vẫn nằm bẹp trên giường vì buồn bã.

Bà nói trong nghẹn ngào: “Hôm đó là ngày nghỉ lễ nên ông ấy mới cùng hàng xóm mua ít rượu về uống cho vui, ngờ đâu uống xong thì hộc máu ra chết. Mới ngoài 50 tuổi, giờ bỏ lại đàn con nheo nhóc, tôi thì bị bệnh phổi chẳng biết những ngày tới sẽ sống ra sao!”.

Rượu độc bày bán tràn lan

Trao đổi với PV về sự việc trên, ông Nguyễn Mông, Chủ tịch UBND xã Phước Vinh cho biết: “Từ trước đến nay trên địa bàn xã chưa từng xảy ra cùng một lúc 9 đám tang thế này nên ngay khi nhận được tin báo, chúng tôi đã đề nghị Trạm y tế xã kiểm tra, xác minh làm rõ”.

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Trần Ngọc Đen đang điều trị ở Bệnh viện Ninh Thuận

Sáng ngày 6.5 vừa qua, Sở Y tế Ninh Thuận cho biết thứ rượu mà những người dân ở thôn Liên Sơn 2 uống và bị ngộ độc chết đã được Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm và kết quả là cả 4 mẫu rượu đều chứa hàm lượng methanol – là loại cồn công nghiệp tuyệt đối không được uống – cao gấp 1.500-1.700 lần so với mức cho phép.

Cũng theo Sở Y tế Ninh Thuận, loại rượu nồng độ methanol cao thế này, khi uống vào sẽ bị phá hủy khả năng kiểm soát của hệ thần kinh, gan và não bộ.

Theo ông Lê Minh Định – Giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận, hiện kết quả xét nghiệm các mẫu rượu đã được chuyển cho cơ quan công an tiến hành truy tìm nguồn gốc cũng như xác định ai là người đứng ra pha chế cồn công nghiệp vào rượu gây chết người hàng loạt ở Phước Vinh.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Ninh Thuận, methanol có thể gây ra tử vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,5%; nồng độ 0,3 – 0,4% gây ra tình trạng hôn mê.

Tài liệu y khoa cũng chỉ ra mối liên quan tỷ lệ thuận giữa methanol và sự phát triển của vi khuẩn acinetobacter baumannii gây viêm phổi, viêm màng não và viêm nhiễm hệ bài tiết. Vì vậy khi pha methanol vào rượu thì người uống vào sẽ rất nguy hiểm.

Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù đã có 9 người chết, nhiều người đang được cấp cứu trong Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận nhưng quan sát trên nhiều trục đường chính ở khu vực Phước Thiện, Bảo An (nơi nhập rượu không rõ nguồn gốc cho xã Phước Vinh) vẫn nườm nượp người đi chở những can rượu dạng 45 lít nhập vào các đại lý.

Một chủ đại lý thú nhận: “Dân ở đây ưa rẻ nên chấp nhận uống rượu trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường. Rượu này nấu bằng gạo hay cái gì thì cũng không biết được, chúng tôi chỉ nhập về và bán vào Phước Vinh thôi”.

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Một góc Liên Sơn 2 với trẻ con nheo nhóc

Theo bà Hường và chủ quán Năm Mùa cho biết đầu mối nhập rượu cho họ là ông Nguyễn Đình Toàn (xã Phước Sơn).

Hiện tại, Công an xã Phước Vinh đã thu giữ toàn bộ số rượu còn lại của ông Toàn. Bước đầu ông Toàn khai với cơ quan chức năng rượu của ông hoàn toàn được nấu từ gạo nguyên chất.

Tuy nhiên, theo nhiều người dân địa phương cũng như hàng xóm nhà ông Toàn cho biết rất ít khi thấy ông nấu rượu. Có thể ông đã dùng loại men đặc biệt của Trung Quốc hay pha thêm methanol.

Ông Nguyễn Huy Hùng, một người từng có nhiều năm làm trong ngành chế biến thực phẩm và pha chế cồn ở thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, cho biết thêm: “Nếu một lít rượu bình thường bỏ thêm 300ml methanol và pha thêm 4 lít nước lã nữa thì sẽ có ngay 5 lít rượu, có đầy đủ mùi vị mà người bình thường khó phát hiện được!”.

Sau khi vụ việc đau lòng xảy ra, ngày 3.5, ông Võ Đại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã trực tiếp đến thôn Liên Sơn 2 chỉ đạo các ngành chức năng cần sớm tìm ra nguồn gốc loại rượu mà các nạn nhân đã uống. Đến thăm hỏi, chia buồn với thân nhân những người chết, ông Đại đã dùng tiền cá nhân hỗ trợ 1 triệu đồng/gia đình.

Cùng với đó, ông Đại cũng cho biết đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Thuận khẩn trương xem xét hỗ trợ các gia đình này theo quy định.

Cùng với đó, UBND huyện Ninh Phước cũng hỗ trợ chi phí mai táng cho 9 người chết với số tiền 1 triệu đồng/trường hợp và gấp rút đưa ra các phương án tuyên truyền tác hại của các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc cho người dân trên địa bàn huyện.

(Theo Dòng Đời)

Lòng tin và sự xấu hổ

Lòng tin và sự xấu hổ

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn trong phiên họp khai mạc cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á, ngày 31/5/2013.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn trong phiên họp khai mạc cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á, ngày 31/5/2013.

Nguyễn Hưng Quốc

13.06.2013

nguồn:VOA

Nhân nhắc đến khái niệm lòng tin chiến lược trong bài nói chuyện của ông Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta thử bàn về chuyện lòng tin trong chính trị nói chung. Nói đến lòng tin, ở đây tôi chỉ muốn tập trung vào sự tin cậy (trust, chứ không phải faith hay belief) và chỉ giới hạn trong phạm vi chính trị đối nội, trong nội bộ một quốc gia.

Trước hết, hầu như ai cũng biết sự tin cậy là một trong những yếu tố quan trọng nhất để mọi người có thể sinh hoạt chung với nhau trong xã hội, từ phạm vi nhỏ và riêng tư nhất là gia đình và bạn bè đến những phạm vi lớn hơn như các cơ sở làm ăn buôn bán hoặc các đoàn thể và cuối cùng, sinh hoạt chính trị trong cả nước. Nền tảng của cái gọi là đạo đức công dân, thật ra, là vấn đề tin cậy: mình tin người khác và làm cho người khác tin mình bằng cách, trước hết, tự mình làm cho mình đáng tin cậy. Nền tảng của dân chủ, nghĩ cho cùng, cũng là sự tin cậy: tin cậy vào thiện chí của người khác và vào quyết định của đa số (biểu hiện cụ thể nhất là qua các lá phiếu).

Trong chính trị đối nội, lòng tin có ba loại: tin vào các nhà lãnh đạo, tin vào các tổ chức công quyền và tin vào cơ chế.

Trong các tổ chức công quyền, nổi bật nhất là lập pháp (tập trung vào Quốc hội – ở một số nước, có hai hình thức chính Thượng viện và Hạ viện), hành pháp (tập trung vào phủ Tổng thống và/hoặc văn phòng Thủ tướng) và tư pháp (qua hình ảnh của toà án cũng như công an). Ranh giới giữa lòng tin vào các nhà lãnh đạo và các tổ chức công quyền không hoàn toàn rạch ròi: Ở các cơ quan hành pháp, người ta có khuynh hướng nhìn vào người lãnh đạo cao nhất (tổng thống hoặc/và thủ tướng); còn ở các cơ quan khác, từ lập pháp đến tư pháp, vai trò tập thể nổi bật hơn vai trò của cá nhân, do đó, người ta có thói quen nhìn vào cả cơ quan hơn hơn là từng người cụ thể, ngay cả là người lãnh đạo cao nhất.

Đối với các nhà lãnh đạo, lòng tin cũng có nhiều loại: Một, tin vào cá tính và đạo đức của họ; và hai, tin vào lý tưởng cũng như các chính sách mà họ theo đuổi. Trong hai loại lòng tin ấy, cá tính của người lãnh đạo là yếu tố quan trọng đầu tiên, có vai trò thu hút quần chúng nhất. Không có cá tính mạnh và không có sức cuốn hút quần chúng, không ai có thể trở thành lãnh tụ được, nhất là ở các quốc gia dân chủ, nơi để trở thành lãnh tụ, người ta phải trải qua những cuộc tranh cử và bầu cử gay gắt, trước hết, trong nội bộ đảng, và sau đó, trong phạm vi quốc gia. Nhưng yếu tố đầu tiên này tức khắc trở thành thứ yếu khi người ta trở thành lãnh tụ thực sự. Khi trở thành lãnh tụ, yếu tố được quần chúng quan tâm nhất lại là lý tưởng và từ đó, chính sách của họ. Lý tưởng, vốn thường lớn và chung chung, là yếu tố đầu tiên để gây chú ý và sự đồng cảm. Tuy nhiên, yếu tố chính để quần chúng đánh giá giới lãnh đạo chính là đường lối và chính sách, tức những khía cạnh nhằm hiện thực hoá lý tưởng mà họ tuyên truyền. Đối với đường lối và chính sách, ba điều kiện căn bản nhất là: một, rõ ràng; hai, nhất quán; và ba, hiệu quả. Xuyên suốt từ đầu đến cuối, vấn đề đạo đức của nhà lãnh đạo luôn luôn là một vấn đề quan trọng. Có điều, ở đây là đạo đức công dân chứ không phải là đạo đức cá nhân. Những cái gọi là hiền lành, khiêm tốn, hòa nhã, dễ thương, mau nước mắt, v.v. đều thuộc loại đạo đức cá nhân. Là đạo đức cá nhân, chúng chỉ có ý nghĩa trong phạm vi liên-cá nhân, giữa người này và người khác, trong một không gian có giới hạn. Điều người ta quan tâm nhất ở nhà lãnh đạo là thứ đạo đức công dân, trong đó, nổi bật nhất là sự trong sạch, tinh thần trách nhiệm và tôn trọng pháp luật, bởi vậy, ba cái xấu thường dễ bị theo dõi và lên án nhất chính là tham nhũng, vô trách nhiệm và lạm dụng quyền hành.

Đối với các tổ chức, nội dung của cái gọi là lòng tin chỉ tập trung chủ yếu vào khía cạnh thực hành với hai nội dung chính: năng lực và tính hiệu quả. Tiêu chí để đánh giá việc thực hành là hiến pháp và luật pháp. Nói đến năng lực và tính hiệu quả của các cơ quan, người ta phải đối chiếu việc thực hành của các cơ quan ấy so với các quy định ghi trong hiến pháp và luật pháp. Nếu nhiệm vụ chính của công an, chẳng hạn, là bảo đảm an ninh và an toàn trong xã hội thì năng lực và tính hiệu quả của công an cần phải được đo lường và đánh giá trên mức độ tội phạm các loại trong xã hội.

Đối với cơ chế, lòng tin chủ yếu tập trung vào tính lý tưởng, tính hiệu quả và sự bền vững của nó.

Qua ba loại lòng tin ở trên, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các xã hội dân chủ và các xã hội phi dân chủ.

Ở các xã hội dân chủ, từ Mỹ đến Úc và toàn bộ các quốc gia Tây Âu và Bắc Âu, dân chúng có thể mất lòng tin vào giới lãnh đạo hay các cơ quan công quyền, nhưng họ luôn luôn tin tưởng vào cơ chế. Cơ chế dân chủ mà họ thiết lập và hoàn thiện suốt cả trăm năm hoặc lâu hơn nữa không những có tính lý tưởng cao, phù hợp với những bảng giá trị phổ quát của nhân lại (tôn trọng tự do cá nhân và sự bình đẳng giữa mọi người cũng như tinh thần thượng tôn pháp luật) mà còn có tính hiệu quả trong việc vận hành kinh tế, an sinh xã hội và đặc biệt, quản trị đất nước. Hơn nữa, mọi người còn tin tưởng vào sự bền vững của nó: Một mặt, giới lãnh đạo hay các cơ quan công quyền có thể thay đổi, nhưng cơ chế dân chủ thì không; mặt khác, chính cơ chế ấy bảo đảm mọi sự thay đổi quyền lực đều diễn ra một cách êm thắm, không gây nên bất cứ một xáo trộn nào trong xã hội. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước dân chủ, tâm lý quần chúng thường khá an tâm sau các cuộc bầu cử. Trong bầu cử, người ta có thể tranh đấu với nhau một cách dữ dội nhưng bầu cử xong, tuy có kẻ thắng người thua và tuy sẽ có những chính sách khác nhau, mọi người vẫn biết rõ một điều: tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp chế vẫn được tôn trọng và duy trì. Dưới chính phủ mới, một số người có thể bị cắt bớt một phần trong các trợ cấp thất nghiệp hay trợ cấp xã hội, chẳng hạn, nhưng chắc chắn, sẽ không có ai bị bỏ đói, bị tước đoạt đất đai hay bị bắt bỏ tù một cách vô lý vì một số phát ngôn hay vì tham gia một cuộc biểu tình nào đó.

Cũng chính vì tin cậy vào cơ chế nên ở các quốc gia Tây phương, hầu như không ai nghĩ đến chuyện gây bạo loạn để lật đổ chính quyền. Mọi sự thay đổi, nếu có, đều diễn ra bên trong cơ chế, với các luật chơi gắn liền với cơ chế.

Ở các nước phi dân chủ, ngược lại, điều người ta ít tin nhất, lại là cơ chế. Thoạt đầu, chế độ phi dân chủ nào cũng khuếch đại tính lý tưởng của nó để thu phục nhân tâm. Nhiều người sẵn sàng tin và có người sẵn sàng hy sinh tính mạng để thực hiện các lý tưởng ấy. Nhưng cái thiếu nhất của các chế độ độc tài là tính hiệu quả. Khái niệm hiệu quả ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn trải rộng ra mọi phạm vi khác, từ luật pháp đến xã hội, văn hóa, chính trị và nhân quyền. Cứ nói mãi đến tự do nhưng đi đâu cũng đối đầu với công an, lúc nào cũng có nguy cơ bị công an còng tay hay đạp vào mặt; cứ nói mãi đến dân chủ, nhưng tranh cử thì hạn chế, bầu cử thì gian lận, bộ máy công quyền đều được giao phó cho những kẻ bất tài nhưng có nhiều “quan hệ”… dần dần người ta sẽ mất hết niềm tin. Chính vì có sự trái ngược giữa tính lý tưởng và tính hiệu quả như vậy, mọi chế độ độc tài đều thiếu hẳn tính ổn định và bền vững. Kiểu tuyên truyền ưu tiên cho ổn định ở các nước độc tài, trong đó có Việt Nam, là một lối ngụy biện đầy nghịch lý, bởi, tự bản chất, đã độc tài thì không thể ổn định, và vì không ổn định, nó cũng không thể bền vững.

Đó chính là tình trạng ở Việt Nam hiện nay.

Lần lượt, nhiều người, ngay cả những kẻ từng cúc cung phục vụ chế độ gần như cả đời, đều nhận ra một điểm: tất cả các khuyết điểm ở Việt Nam đều bắt rễ từ một cái lỗi chính, có người gọi là “lỗi hệ thống”. Lỗi hệ thống tức là lỗi ở cơ chế. Lỗi ở cơ chế chủ yếu là lỗi ở ba khía cạnh: một, phương thức lên cầm quyền (thường, một cách chính đáng, phải gắn liền với các cuộc bầu cử tự do); hai, ở phương thức phân quyền (yêu cầu tối thiểu là tính chất độc lập của tư pháp, và đằng sau nó, lực lượng công an); và ba, phương thức kiểm soát quyền lực (chỉ đáng tin cậy khi, thứ nhất, người kiểm soát độc lập với người bị/được kiểm soát; và thứ hai, từ nhiều nguồn khác nhau. Ở Tây phương, cơ cấu kiểm soát quyền lực thường chằng chịt nhiều tầng và từ nhiều góc độ khác nhau, từ tư pháp đến truyền thông, các tổ chức chính trị đối lập, các tổ chức phi chính phủ và, bàng bạc khắp nơi, dân chúng).

Lâu nay, dường như chính quyền Việt Nam cảm thấy tuyệt vọng trong việc củng cố lòng tin của dân chúng vào cơ chế nên bộ máy tuyên truyền của họ thường hiếm khi đề cập đến cơ chế, vốn gắn liền với chế độ. Họ chỉ sử dụng biện pháp tiêu cực là cấm đoán việc phê phán cơ chế hoặc lâu lâu vẽ vời vài chuyện nhăng nhít (trong đó, mới nhất là việc bỏ phiếu tín nhiệm giới lãnh đạo) để mị dân hoặc lừa dân với ảo tưởng là cơ chế ấy đang trong tiến trình tự hoàn thiện. Nhưng cố gắng xây dựng lòng tin dựa trên lời hứa hẹn là nó đang tự thay đổi và hoàn thiện chỉ là một trò chơi nửa vời của những kẻ đang biết là mình thua cuộc. Nó thiếu hẳn tự tin. Và cũng thiếu lòng tin ở cơ chế.

Trước đây, bộ máy đảng và chính quyền tập trung thật nhiều công sức vào việc gây dựng lòng tin vào các nhà lãnh đạo bằng cách thần thánh hóa, hoặc ít nhất, thần tượng hóa một người nào đó, trước là Hồ Chí Minh, sau là Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Nhưng với giới lãnh đạo thuộc các thế hệ sau, các nỗ lức ấy bị biến thành tuyệt vọng ngay cả trước khi họ bắt đầu thực hiện. Lý do chính, tôi nghĩ, là do sự phát triển của truyền thông. Với thế hệ lãnh đạo đầu tiên, việc thần thánh hóa tương đối dễ: dưới mắt dân chúng, ông Hồ Chí Minh, chẳng hạn, lâu lâu mới thoáng qua một lần. Toàn bộ hình ảnh của ông là do các cán bộ tuyên truyền hoặc chính ông vẽ ra. Không ai có thể kiểm tra được cả. Giới lãnh đạo gần đây, đi đâu cũng có các ống kính chĩa vào ghi hình và ghi âm, rất dễ bộc lộ những sự hớ hênh trong cả trí tuệ lẫn nhân cách. Huống gì hầu hết các nhà lãnh đạo gần đây đều thuộc loại kém cỏi. Họ khó đủ sức để giữ được lòng tin của quần chúng.

Dĩ nhiên, nói đến lòng tin của dân chúng đối với lãnh đạo Việt Nam, chúng ta khó tìm ra một bằng chứng cụ thể nào để phân tích. Bầu cử thì gian lận; các cuộc điều tra dư luận thì bị cấm đoán, mọi cố gắng tìm kiếm số liệu đều trở thành vô vọng. Nhưng ít nhất cũng có một số người biết chắc chắn là dân chúng không tin giới lãnh đạo: Đó chính là giới lãnh đạo hiện nay. Biết, nên họ sợ và tìm mọi cách để tránh né việc đối đầu với việc bày tỏ cách đánh giá của dân chúng. Họ biết chắc chắn một điều: nếu để dân chúng tự do bộc lộ lòng tin, họ sẽ chỉ đạt được số âm.

Như vậy, ở đây, chúng ta lại thấy một khía cạnh khác: Ở Việt Nam, không phải chỉ có việc dân chúng mất lòng tin vào cơ chế, cơ quan công quyền và giới lãnh đạo mà còn có hiện tượng bản thân giới lãnh đạo cũng không tin vào cơ chế và đặc biệt, vào quần chúng. Họ không bao giờ dám để dân chúng phát biểu một cách tự do và trung thực. Họ cũng không dám để dân chúng được tự do lựa chọn. Đây đó, họ giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể đa đảng: đa đảng sẽ gây nên hỗn loạn. Tại sao đa đảng, ở các nơi khác không gây nên hỗn loạn mà ở Việt Nam thì có? Họ trả lời: Tại dân trí Việt Nam còn thấp! Nói thế tức là không tin vào trí tuệ, vào phán đoán, và cuối cùng, sự lựa chọn của dân chúng.

Trên diễn đàn quốc tế, giới lãnh đạo Việt Nam nói đến lòng tin, nhưng một trong những bi kịch lớn nhất ở Việt Nam là không ai tin ai cả. Trong quan hệ xã hội, người ta không tin nhau. Trong quan hệ chính trị, dân chúng không tin nhà cầm quyền và nhà cầm quyền, ngược lại, cũng không tin dân chúng. Khi lòng tin bị đánh mất, yếu tố thống trị mọi quan hệ xã hội và chính trị chỉ còn là sự giả dối.

Giả dối thì ở đâu cũng có, nhưng ở Việt Nam, sự giả dối có hai điểm đặc biệt: Thứ nhất, nó không phải chỉ hiện diện, thậm chí, không phải chỉ phổ biến mà còn thống trị mọi sinh hoạt và mọi loại quan hệ; và thứ hai, chính vì tính chất thống trị ấy, nó trở thành một điều bình thường, không còn làm cho ai xấu hổ cả.

Không có một xã hội nào có thể lành mạnh nếu thiếu sự tin cậy và không có một nền đạo đức nào có thể đứng vững nếu thiếu sự xấu hổ.

Tiếc, Việt Nam thiếu cả hai.

Blogger Phạm Viết Đào bị “bắt khẩn cấp”

Blogger Phạm Viết Đào bị “bắt khẩn cấp”

Blogger Phạm Viết Đào (DR)

Blogger Phạm Viết Đào (DR)

Thanh Phương RFI

Tại Việt Nam, hôm qua 13/06/2013, lại có thêm một blogger bị bắt giữ, đó là nhà văn Phạm Viết Đào. Đây là blogger Việt Nam thứ hai bị bắt giữ trong vòng chưa tới một tháng, trong bối cảnh chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp những người viết bài trên mạng chỉ trích chính phủ.

Theo tin của Thông tấn xã Việt Nam, hôm qua, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, hiện sống tại Hà Nội. Blogger này bị xem là có hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Thông tấn xã Việt Nam cho biết thêm là trong quá trình thực hiện lệnh khám xét, bắt khẩn cấp, ông Phạm Viết Đào “có thái độ chấp hành”.

Nguyên là một quan chức Bộ Văn hóa và Thông tin, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và đảng viên, ông Phạm Việt Đào đã trở thành một trong những nhà bình luận nổi tiếng về tình hình Việt Nam và trang blog của ông thu hút rất nhiều độc giả. Những bài viết của ông thường chỉ trích các lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính phủ, cũng như đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp lãnh hải Biển Đông.

Trang mạng nguyentandung.org ngay từ hôm qua đã có bài giải thích các lý do bắt giữ blogger Phạm Viết Đào, trong đó có việc ông bị xem là đã “ nói sai sự thật nhằm gây bất ổn chính trị, hoang mang, làm mất niềm tin của nhân dân vào các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước (chửi bới Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nay là Trưởng ban Nội chính Trung Ương), chửi bới chế độ, đòi đa nguyên đa đảng.”

Kể từ tối hôm qua, trang blog của ông Phạm Viết Đào không thể được truy cập nữa. Vụ bắt giữ ông Phạm Viết Đào xảy ra tiếp theo sau vụ bắt giữ một blogger nổi tiếng khác của Trương Duy Nhất, chủ trang blog “Một góc nhìn khác”, ngày 26/05, cũng với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Theo nhận định của hãng tin AP, vụ bắt giữ nhà văn Phạm Viết Đào cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng lo ngại trước nguy cơ từ các hoạt động thông tin trên mạng. Cho tới gần đây, đảng vẫn nắm độc quyền thông tin, nhưng nay vô số trang blog và Facebook chuyển tải rất nhiều thông tin về các đấu đá nội bộ, các thất bại về chính sách đến hàng triệu người, khiến dân chúng thêm bất mãn với sự cầm quyền của đảng.

Trả lời hãng tin AP, tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho rằng vụ bắt giữ ông Phạm Viết Đào nhằm buộc mọi người phải “câm miệng lại” và vụ này cho thấy chính quyền đang “suy yếu”.

Theo thống kê của AP, cho đến hiện giờ trong năm nay đã có 38 blogger và nhà hoạt động dân chủ bị bắt ở Việt Nam, gần bằng với số người bị bắt của cả năm 2012