Hà Nội im lặng khi “chủ trương lớn” phá sản

Hà Nội im lặng khi “chủ trương lớn” phá sản
May 10, 2013

nguồn:nguoi-viet.com


HÀ NỘI (NV) .-
Các chuyên gia lại tiếp tục đề nghị tạm dừng dự án Alumin Nhân Cơ tại Đắk Nông và sớm có kết luận về dự án Tổ hợp Nhôm – Bauxite Lâm Đồng.

Dây chuyền tuyển quặng bauxite tại nhà máy Tân Rai tỉnh Lâm Đồng. (Hình: báo Kiến Thức)


Trong một cuộc hội thảo về “Bauxite Tây Nguyên: Thực trạng, định hướng và kiến nghị”, do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (thường gọi tắt là VUSTA) tổ chức, các chuyên gia khẳng định, nếu tiếp tục thực hiện hai dự án liên quan đến việc khai thác bauxite và chế biến quặng nhôm, Việt Nam sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt.

Có lẽ cần nhắc lại rằng, năm 2008, khi nghe tin chính quyền CSVN dự định tổ chức khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhiều nhà khoa học, chuyên gia của đủ mọi lĩnh vực ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam đã lên tiếng ngăn cản. Ý định đó không những sẽ không khả thi về mặt kinh tế mà còn lãng phí công qũy, gây nguy hại cho cả môi trường, an ninh – quốc phòng, lẫn văn hóa – xã hội.

Bất chấp các phân tích, khuyến nghị, đầu tháng 2 năm 2009, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đăng đàn tuyên bố: “Khai thác bauxite là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước”. Ý định khai thác bauxite ở Tây Nguyên vẫn được thực hiện thông qua hai dự án: Dự án Nhân Cơ và dự án Tân Rai.

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (thường được gọi tắt là Vinacomin), xác nhận: Tính đến cuối tháng 3, vốn đầu tư cho dự án đã tăng thêm 33% so với trù tính ban đầu. Hiện nay, tổng vốn đầu tư cho dự án này đã ở mức 11,000 tỉ đồng (tương đương 640 triệu USD). Vinacomin ứớc lượng, nếu so giá thành với giá bán, Vinacomin sẽ phải bù lỗ khoảng 5 năm và mất chừng 12 năm để thu hồi vốn.

Tương tự, với dự án Nhân Cơ, Vinacomin tiết lộ, vốn đầu tư cho dự án đã tăng thêm 31% so với ước tính khởi sự. Thời gian hoàn thành dự án chậm khoảng 18 tháng so với kế hoạch. Thời gian thu hồi vốn khoảng 13 năm. Trước mắt, theo tính toán, chi phí vận chuyển sẽ tăng thêm 250,000 đồng/tấn.

Vinacomin khẳng định cả hai dự án: Tân Rai và Nhân Cơ đều sẽ đạt hiệu quả kinh tế.

Các chuyên gia tham dự hội thảo “Bauxite Tây Nguyên: Thực trạng, định hướng và kiến nghị”, không đồng tình với cách nhận định của Vinacomin.

Ông Nguyễn Văn Ban, từng là Trưởng Ban Nhôm Titan của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, thành viên của Vinacomin, khẳng định, ông lo lắng về giá bán quặng nhôm. Khi giá bán thấp hơn giá thành thì đó rõ ràng là thua lỗ. Mong có lãi là điều không tưởng. Ông lưu ý, trong vài năm qua, giá khoáng sản liên tục giảm và chưa biết bao giờ ngưng. Nếu lấy giá của giai đoạn hoàng kim, cách nay năm, bảy năm để tính toán hiệu quả kinh tế thì hiệu quả đó rất mơ hồ.

Ông Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nói thêm, nếu so giá thành với giá bán quặng nhôm ở thời điểm hiện nay, mỗi năm, chắc chắn sẽ lỗ vài chục triệu USD. Còn miễn giảm thuế và phí môi trường để giảm lỗ cho Vinacomin thì đó là chuyện buộc xã hội phải “hy sinh” cho Vinacomin.

Các chuyên gia còn cảnh báo, nếu tính đúng, tính đủ, không thể loại bỏ khoản chi lên tới ba tỷ USD để xây dựng một tuyến đường sắt nhằm vận chuyển quặng nhôm từ Tây Nguyên đến cảng. Không tìm ra ba tỷ USD để làm tuyến đường sắt này, quặng nhôm sẽ kẹt trong núi, chẳng bán được cho ai. Trong thực tế, hiện có hơn 20,000 tấn quặng nhôm đang kẹt ở Tân Rai vì thiếu đường vận chuyển.

Các chuyên gia đề nghị nên thành lập nhiều nhóm cùng khảo sát cả hai dự án nhằm giúp chính quyền CSVN có cơ sở để sớm đưa ra kết luận cuối cùng trước khi quá muộn. Do vậy, theo họ nên tạm dừng việc thực hiện dự án Nhân Cơ.

“Chủ trương lớn” khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã có đầy đủ các dấu hiệu của một “thất bại lớn”, đúng như các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực từng dự báo cách nay năm năm.

“Thất bại lớn” này chỉ còn chờ chính quyền CSVN chính thức thừa nhận. Chưa rõ khi “chủ trương lớn” được xác nhận là “thất bại lớn”, Đảng và nhà nước CSVN sẽ nhận trách nhiệm theo kiểu nào? (G.Đ)

Việt Nam chậm cải cách, IMF hạ dự báo tăng trưởng

Việt Nam chậm cải cách, IMF hạ dự báo tăng trưởng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

REUTERS/Kham

Thụy My

nguồn:RFI

Theo bản tin Bloomberg hôm nay 07/05/2013, việc cải tổ chậm chạp của các ngân hàng Việt Nam là yếu tố góp phần vào quyết định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tuần rồi, hạ dự báo tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam.

Trong bản báo cáo công bố ngày 29/04/2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay còn 5,2% thay vì 5,8% như dự kiến trước đây, và trong năm 2014 cũng vẫn là 5,2% thay vì 6,4%. Đây là mức hạ nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á sau Singapore. Tăng trưởng năm nay của Việt Nam kém các nước khác trong khu vực như Indonesia, Miến Điện và Thái Lan. Thâm hụt thương mại của Việt Nam trong tháng Tư lên đến 1 tỉ đô la, cao hơn dự kiến.

Sanjay Kalra, đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam nói rằng việc này cho thấy điều quan trọng là phải tiến hành cho được các cải cách chính quyền đã tuyên bố, vì các cải tổ cơ cấu đã diễn ra chậm hơn so với mong muốn.

Hồi tháng Hai, Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung nói rằng chính quyền sẽ công bố một kế hoạch tái cấu trúc các tập đoàn quốc doanh lớn vào tháng Sáu. Trước đó, chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ lỡ mục tiêu thành lập một công ty quản lý tài sản công nhằm giải quyết nợ xấu của ngân hàng.

Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm ngoái là 5,03%. Đây là mức độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay. Ngân hàng Nhà nước vào tháng Ba đã giảm lãi suất chỉ đạo đến lần thứ bảy kể từ đầu năm 2012, nhằm mục đích kích thích tín dụng, cho dù Ngân hàng Thế giới đã nhận định các vấn đề của Việt Nam không thể giải quyết bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thông cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm 26/4 sau chuyến viếng thăm Việt Nam 18 ngày đã nhận định, để đưa đất nước vào con đường tăng trưởng cao hơn và bền vững, đòi hỏi phải đẩy nhanh các cải cách đối với hệ thống ngân hàng và công ty quốc doanh.

Theo ông Kalra, không cần thiết phải sáp nhập các ngân hàng, nhưng cần thực sự cải tiến cung cách quản trị và tái cấp vốn. Các ngân hàng Việt Nam cần cải thiện việc cân đối kế toán, tăng cường nguồn tiền gởi và đa dạng hóa các món tín dụng.

Công nhân bauxit đình công hơn 2 tuần lễ

Công nhân bauxit đình công hơn 2 tuần lễ


May 03, 2013

nguồn:nguoi-viet.com


BẢO LỘC (NV) .- Từ giữa Tháng Tư, một số công nhân nhà máy Alumina Tân Rai đã đình công đòi lương, nay có thêm 150 công nhân khác ngừng việc để phản đối tiền lương “không phù hợp”.

Công nhân dùng bạt che phủ hàng ngàn tấn alumin tồn kho đang phơi mưa nắng tại nhà máy alumina Tân Rai. (Hình: báo Bảo Lộc)

Báo Đất Việt hôm Thứ Sáu 3/5/2013 cho hay như vậy về tình trạng chết dở của công nhân nhà máy tuyển luyện quặng bauxite ở Tân Rai. Ban quản lý nhà máy đã không những trả tiền lương rất thấp lại còn ỳ ra không trả lương cho công nhân.

Theo tin báo Đất Việt “Ngày 2/5, chỉ sau hơn một tuần công nhân phân xưởng thi công cơ giới – xí nghiệp mỏ tuyển (Công ty TNHH một thành viên Nhôm Lâm Đồng) ngưng việc, nay khoảng 150 công nhân phân xưởng tuyển khoáng đã ngưng việc để phản ứng về định mức và tiền lương không phù hợp.”

Lấy cớ nhà máy “chưa có lãi” đám  “lãnh đạo xí nghiệp” chỉ hứa hẹn “sẽ cải thiện chế độ cho anh em trong thời gian tới”.  Tuy nhiên “Tất cả công nhân đều không đồng ý kết quả làm việc và đồng loạt bỏ về”.

Từ ngày 16/4/2013 vừa qua, hơn 50 tài xế thuộc Xí nghiệp mỏ tuyển bôxit Tân Rai (Lâm Đồng) đã đồng loạt ngưng việc vì càng làm càng mắc nợ công ty. Trong khi đó, 20,000 tấn alumin của nhà máy này chưa bán được.

Một phần nhà máy luyện alumina ở Tân rai, Lâm đồng. (Hình: Kiến thức Việt Nam)


Theo tin báo thành phố Bảo Lộc, việc làm thì thất thường, lương vừa thấp lại còn bị nợ từ Tháng ba không có, và lương những tháng trước đó cũng không được trả đủ mà nhà máy nợ lại một phần. Họ không đủ sống nên phải đình công.

Nhà máy luyện quặng bauxite Tân Rai bắt đầu chạy từ năm ngoái sau nhiều trở ngại kỹ thuật. Rất nhiều lời khuyến cáo, ngăn cản của giới chuyên viên vì đã nhìn thấy trước những thất lợi kinh tế cũng như những nguy hại cho môi trường sống của hàng triệu người, chế độ Hà Nội vẫn tiến hành. Chính ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phản ứng lại những sự chỉ trích rằng đây là ‘chủ trương lớn của đảng và nhà nước”.

Hiện có khoảng hơn 20,000 tấn alumina đã luyện xong, xếp đống phơi mua phơi nắng giữa trời không bán được cho ai dù muốn bán lỗ vốn.
Đường vận chuyển alumina thì cũng đầy trắc trở. Cảng Kê Gà ở Bình Thuận dự trù xây dựng làm cảng vận chuyển alumina ra bán ở ngoại quốc, nay phải bỏ vì “không phù hợp”. Cảng mới chưa có nên phải dùng đỡ một cảng ở phía nam. Nhưng con đường vận chuyển thì vừa nhỏ vừa hư hỏng và sẽ không chịu nổi những chiếc xe tải quá khổ quá nặng chở alumina.

Hiện giờ, vấn đề khai thác bauxite ngay ở dự án đầu tiên đang rơi vào bế tắc. Hàng trăm triệu đô la đổ vào dự án này và dự án Nhân Cơ (đang xây dựng) không ai biết sẽ đi về đâu.

Nạn Nhân Cuối Cùng Về Nhà: Cuộc Giải Cứu Hoàn Tất 15/15

Nạn Nhân Cuối Cùng Về Nhà: Cuộc Giải Cứu Hoàn Tất 15/15

(04/20/2013)

Tác giả : Mạch Sống

nguồn:  vietbao.com

Chiều hôm 19.4.2013, nạn nhân cuối cùng trong số 15 cô gái Việt bị lừa bán vào ổ mãi dâm ở Nga đã về đến phi trường Tân Sơn Nhứt.

Cô Trang Thị Diệu, 25 tuổi, đã gọi điện về báo cho gia đình ở Kiên Giang. Vì đã chiều tối, sáng mai Cô mới lấy xe đò về nhà.

“Chúng tôi đã gọi điện thoại chia mừng với gia đình”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, nói. “Họ rất nôn nóng khi thấy các cô gái khác đã lần lượt được giải thoát và hồi hương trong khi con gái vẫn còn kẹt ở Nga.”

Sự chậm trễ này là do bọn buôn người đã tịch thu và đánh mất sổ thông hành của Cô Diệu. Cách đây 2 tuần gia đình đã gởi một sổ thông hành thay thế sang Nga.

Tại buổi điều trần trước Quốc Hội ngày hôm trước, 18 tháng 4, Ts. Thắng đã nhắc lại hồ sơ 15 nạn nhân trong đường dây buôn người của Bà chủ nhà chứa Nguyễn Thuý An. Phần lớn các vị dân biểu dự buổi điều trần đều đã biết đến hồ sơ này qua lời điều trần đầy cảm động của Cô Danh Hui, chị ruột của một trong số 15 nạn nhân, tuần trước đó.

“Chúng tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều đồng hương ở hải ngoại đã quan tâm theo dõi và yểm trợ trong suốt một tháng rưỡi qua,” Ts. Thắng chia sẻ.

Ông đặc biệt cảm ơn giới truyền thông Việt ngữ và quốc tế đã nhập cuộc trong vụ giải cứu này: “Các bản tin trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang blog… đã giúp bảo vệ an toàn tính mạng cho các nạn nhân trong thời gian họ đang chờ để được giải thoát.”

Theo các nạn nhân đã hồi hương cho biết, Bà An đã ngưng đánh đập và tra tấn họ sau khi vụ việc được đưa ra công luận quốc tế.

Ts Thắng cho biết Ông cũng đã gửi lời cảm ơn các vị dân biểu đã lên tiếng can thiệp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chính quyền Liên Bang Nga và chính quyền Việt Nam.

“Hôm qua khi ở Quốc Hội tôi đã gặp riêng một số vị dân biểu để cảm ơn họ”, Ts Thắng nói.

Ts. Thắng nhắc đến vị nhân viên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ đặc trách theo dõi nạn buôn người ở Nga, đã rất tích cực trong việc chuyển thông tin từ Liên Minh CAMSA đến cảnh sát liên bang Nga.

“Sau cùng, chúng tôi cảm ơn các thân nhân ở Hoa Kỳ và Canada của một số nạn nhân đã cùng chúng tôi lên tiếng với báo chí và các giới chức dân cử trong cuộc giải cứu cam go và kéo dài này”, Ts Thắng nói.

Ngay khi được tin bốn nạn nhân trốn thoát đã bị bọn buôn người bắt lại làm con tin, Liên Minh CAMSA đề ra kế hoạch giải cứu gồm 3 mũi: vận dụng truyền thông để bảo vệ an toàn cho các nạn nhân còn đang bị giam giữ, vận động áp lực của chính phủ Hoa Kỳ để tách lìa sự bao che của một số giới chức Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga cho ổ buôn người, và cung cấp thông tin cho cảnh sát liên bang Nga để truy bắt các thủ phạm.

“Đây là cuộc giải cứu nạn nhân buôn người rất hãn hữu vì tính công khai của nó”, Ts. Thắng nhận xét. “Giới truyền thông không chỉ đưa tin mà đã góp phần đắc lực cho cuộc giải cứu từng nạn nhân một.”

Không những vậy, từng giai đoạn giải cứu đã được tường trình tại các buổi điều trần công khai ở Quốc Hội và được đưa vào hồ sơ Quốc Hội.

Trên 60 hồ sơ giải cứu do Liên Minh CAMSA thực hiện trong 4 năm qua đều diễn ra trong âm thầm.

Theo kế hoạch từ đầu của Liên Minh CAMSA, cuộc giải cứu cho 15 cô gái từ ổ mãi dâm của Bà An dự trù sẽ hoàn tất nội trong tháng 4.

Ts. Thắng thừa nhận rằng kế hoạch này khá phức tạp và gay go vì kẻ buôn người rất lộng hành do có sự che chở của nhiều giới chức của Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga.

“Chúng tôi tri ân rất nhiều người đã tiếp tay để cuộc giải cứu được hoàn tất đúng theo dự kiến”, Ông nói.

Ts. Thắng cho biết là sau buổi điều trần ngày hôm trước, Ông đã bàn với Dân Biểu Christopher Smith, vị chủ toạ buổi điều trần, bước kế tiếp: đôn đốc chính quyền Nga bắt và truy tố Bà An cùng với toàn bộ đường dây buôn người của bà ta.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA

Bài liên quan:

Quốc Hội Hoa Kỳ Tổ Chức Điều Trần Về Nhân Quyền Ở Việt Nam:

Phát biểu của cô Danh Hui
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2643

Việt Nam Phải Thuộc Hạng 3 Về Buôn Người, DB Chris Smith
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2654

Nạn Buôn Người: Đề Phòng Để Không Thành Nạn Nhân
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2650

Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam

Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam

Nghị viện châu Âu tại Straspourg.

Nghị viện châu Âu tại Straspourg.

REUTERS/Jean-Marc Loos

Anh Vũ

RFI

Theo trang thông tin của nghị viên châu Âu www.europarl.europa.eu, hôm qua 18/4/2013, tại Strasbourg, các nghị sĩ của Liên hiệp châu Âu đã nhất trí hoàn toàn về nghị quyết khẩn cấp kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các nhà báo, blogger và các nhà ly khai bị cầm tù vì bất đồng chính kiến với chính quyền. Đồng thời nghị quyết kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do tôn giáo.

Bản nghị quyết được thông qua khẩn cấp nói trên đã được sự ủng hộ của đa số các đảng phái chính trị tại nghị viện. Nghị quyết của Nghị viện châu Âu bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước các bản án nặng nề của chính quyền đối với các nhà báo và blogger Việt Nam, kêu gọi chính quyền Hà Nội sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều luật bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Văn kiện thông qua gấp này cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt các vụ cưỡng chế đất đai và sách nhiễu các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam.

Hôm 27/6/2012, Liên hiệp châu Âu và Việt Nam đã ký Thỏa thuận đối tác và hợp tác, trong đó bao gồm điều khoản cam kết về nhân quyền. Điều này có nghĩa là các bên ký thỏa thuận có thể « thảo luận » về những vấn đề nội bộ của nhau, nếu như một bên vi phạm các nguyên tắc căn bản về nhân quyền và dân chủ. Các nghị sĩ châu Âu đã đề nghị Liên hiệp phải nhất trí và sử dụng các cơ chế quy định trong thỏa thuận trên để bảo vệ đúng đắn nhân quyền và quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Theo giới quan sát tại châu Âu, nghị quyết vừa được thông qua tại Strasbourg là một thông điệp mạnh mẽ đối với chính quyền Hà Nội và sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đàm phán sắp tới về tự do mậu dịch giữa Liên hiệp châu Âu và Hà Nội. Văn kiện này cũng sẽ được tại Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève lưu tâm.

Việt Nam đang có tham vọng trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc vào năm 2014. Lập trường của các nghị sĩ châu Âu về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sẽ có một trọng lượng đáng kể trong các cuộc vận động quốc tế của Hà Nội.

Từ năm 2009, Việt Nam đã có cam kết với Hội đồng nhân quyền về việc cải thiện các quyền tự do báo chí nhưng từ đó đến nay các cam kết đó không hề được tôn trọng. Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cũng như theo nhà báo của quốc tế, thì từ một năm trở lại đây, chiến dịch trấn áp các tiếng nói đối lập có chiều hướng gia tăng. Hàng chục nhà động tôn giáo, blogger, nhà báo bất đồng chính kiến đã bị kết án bằng những bản án tù nặng nề.

Nguy cơ nô dịch văn hóa từ Trung Quốc

Nguy cơ nô dịch văn hóa từ Trung Quốc

Trái cây bày bán ở Việt Nam có dán cờ Trung Quốc (DR)

Trái cây bày bán ở Việt Nam có dán cờ Trung Quốc (DR)

Thụy My

Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các hiện tượng từ sách cho trẻ em có in cờ và nhiều hình ảnh của Trung Quốc, cho đến vụ một siêu thị liên tục dán cờ Trung Quốc lên trái cây bày bán. Dư luận trong nước rất bất bình và nhiều người đã đặt câu hỏi, liệu đây là những trùng hợp tình cờ, hay là có một bàn tay nào đó ở phía sau.

Trao đổi với RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ nô dịch văn hóa Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Mỹ – TP Hồ Chí Minh

13/04/2013
by Thụy My

Nghe (09:56)

RFI : Xin chào ông Nguyễn Văn Mỹ. Thưa ông, vừa qua liên tiếp có những vụ sách dành cho trẻ em Việt Nam lại in cờ Trung Quốc, hàng bán trong siêu thị dán cờ Trung Quốc, ông nghĩ thế nào về hiện tượng này ?

Ông Nguyễn Văn Mỹ : Dư luận trong nước hết sức bức xúc và bất bình trước những hiện tượng đặt ra rất nhiều vấn đề mà người dân có thể suy diễn. Liên tiếp những cuốn sách của nhiều nhà xuất bản bị phát hiện – còn những cuốn chưa bị phát hiện thì mình chưa biết được, bởi vì tôi thấy cứ vài ngày lại có thêm những thông tin mới – lãnh vực đó lâu nay chúng ta chưa quan tâm. Ở đây vai trò quản lý nhà nước cực kỳ kém, chủ yếu là nhờ người dân và báo chí phát hiện.

Việc cờ Trung Quốc xuất hiện trên sách, từ sách tham khảo, sách tập đọc và gần đây gần như là sách giáo khoa – sách đọc tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục, lại quên Hoàng Sa, Trường Sa. Hàng loạt sai sót liên tiếp diễn ra, người dân có thể đặt câu hỏi, đây không phải là ngẫu nhiên. Bởi vì thứ nhất là nếu nhầm lẫn thì tại sao lại không nhầm lẫn với nước khác trên thế giới ? Liên Hiệp Quốc có 193 nước, tại sao mình cứ toàn nhầm lẫn với Trung Quốc không là sao ?

Cái bất bình, thậm chí là phẫn nộ thứ hai, là sự giải thích vòng vo, loanh quanh, đổ lỗi, không nhận trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Ví dụ như là sách Phát triển trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí, đây là sách tham khảo. Hoặc là sách Bé làm quen với chữ cái của Nhà xuất bản Sư Phạm, ở mục đánh vần chữ C và cổng trường em, thì đều có cờ Trung Quốc. Người ta giải thích rằng cái này là vì mua bản quyền của Trung Quốc. Dư luận người ta đặt vấn đề là chả lẽ một cuốn sách tham khảo cho trẻ con chưa vô lớp 1 mà 10.000 giáo sư tiến sĩ Việt Nam không viết được, lại phải mua hàng Trung Quốc, mà hàng này là « hàng dạt ». Giáo dục Trung Quốc chưa bao giờ được xem là nền giáo dục tiên tiến cả.

Sách tham khảo đơn giản như vậy mà lại không thể biên soạn được, phải nhập. Và cách giải thích hết sức vô trách nhiệm của những người lãnh đạo, ví dụ như bà Bùi Thị Hương, giám đốc Nhà xuất bản Dân Trí cho rằng sách này mua bản quyền của nước ngoài, theo chương trình Trung Quốc nên sách vẽ trường Trung Quốc thì phải để cờ Trung Quốc. Nhưng khi báo chí chất vấn, như vậy tại sao giới thiệu đây là sách biên soạn theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo, thì bà Hương im lặng không trả lời. Bà ấy còn biện minh rằng việc treo cờ Trung Quốc chẳng có gì quan trọng, bình thường thôi, nếu thay cờ Việt Nam là vi phạm hợp đồng.

Tôi cho rằng thái độ như vậy là hết sức thiếu trách nhiệm. Nếu còn những con người, còn kiểu suy nghĩ của những người lãnh đạo như bà Hương, thì những chuyện như cờ Trung Quốc còn xuất hiện dài dài. Cái nữa là trách nhiệm giải quyết của những người cấp trên bà Hương. Họ cũng trả lời rất là loanh quanh. Thậm chí sách in sai thì Phó giáo sư tiến sĩ Đinh Ngọc Bảo cho rằng sách lỗi là chuyện bình thường, và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho phép 100 trang thì được sai dưới 5 lỗi.

Có cái nước nào mà cho phép như vậy không ? Có nhà xuất bản nào mà kỳ quái như vậy không ? Đã xuất bản, mà lại sư phạm thì không được phép lỗi. Lỗi là chuyện bất khả kháng thôi. Ông Bảo, Tổng biên tập Nhà xuất bản Sư Phạm còn phân trần rằng cô Thu Hà là giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm viết sách, cô chỉ viết phần nội dung thôi còn minh họa thì nhờ bạn lấy từ trên mạng. Lòi ra một cái việc bậy bạ nữa, tức là nội dung thì viết tào lao, minh họa thì ăn cắp hình từ trên mạng. Viết sách sư phạm mà như đi mua rau ! Nhờ cái chuyện lộn xộn đó mình mới biết được cái quy trình làm sách của Nhà xuất bản Sư Phạm và của ngành giáo dục hiện nay quá sức là tệ hại.

Ngoài ra gần đây lại có thêm một số cuốn sách khác, đặc biệt là sách của Nhà xuất bản Mỹ Thuật về Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ, và Mười phút cho bé trước khi đi ngủ, lại có cờ Trung Quốc tiếp. Và cách đây mấy bữa, có sách dạy Tiếng Hoa cho thiếu nhi (Việt Nam), không chỉ có cờ Trung Quốc mà còn có thủ đô Bắc Kinh và đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn Biển Đông, cùng toàn bộ thông tin về Trung Quốc.

Còn sách của Nhà xuất bản Giáo Dục, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 thì gần như không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Ngô Trần Ái là giám đốc nhà xuất bản thanh minh là bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, hơn nữa đây là sách học tiếng Việt chứ không phải là sách Địa lý. Chả lẽ là sách Địa lý mới chính xác, còn các sách học khác thì cứ thoải mái, tha hồ ?

RFI : Theo ông thì liệu đây có phải là một sự tình cờ hay không ?

Tôi cho rằng có thể những người làm sách, từ biên tập cho tới tổng biên tập họ ấu trĩ, họ đơn giản, nhưng mà dứt khoát người Trung Quốc thì họ không có đơn giản đâu. Người Trung Quốc có ý đồ rất rõ, họ tính toán cả một kế hoạch chi li, dài hơi và từng bước đi cụ thể. Không chỉ xâm lược về hàng hóa, mà họ sẽ xâm lược về văn hóa. Tại vì văn hóa mới là gốc, còn hàng hóa có thể tẩy chay được, và từ những việc rất nhỏ.

Dư luận có quyền đặt vấn đề, tại sao những người mang trách nhiệm đầy mình, cũng toàn là giáo sư tiến sĩ, học hàm học vị như thế, lại trả lời hết sức là vô trách nhiệm, lại để những chuyện hết sức tế nhị len vào trong giáo dục. Đặc biệt là người ta rất quan tâm tới giáo dục cho trẻ con, bởi vì trẻ con như tờ giấy trắng, mình viết chữ gì lên là nó in chữ đó.

Cho nên là cái nguy hiểm chúng ta chưa lường hết được, và thật ra theo ý kiến riêng của cá nhân tôi thì có khi cũng cần một cuộc hội thảo để mổ xẻ, tìm cho ra biện pháp mà sửa sai. Chứ nếu chúng ta cứ chấp nhận cái này thì chỉ là dung dưỡng cái xấu, bao che cho cái sai, dẫn đến hậu quả khôn lường là từ việc lệ thuộc về văn hóa thì chúng ta sẽ lệ thuộc về nhiều thứ khác.

Dư luận xã hội và người dân có quyền đặt nghi vấn, đằng sau những sai sót này là gì ? Giống như tại sao hầu hết những công trình xây dựng, đấu thầu hiện nay trong rất nhiều lãnh vực, người Trung Quốc đều giành được. Phải chăng là vì Trung Quốc bán giá rẻ hơn, và họ lót tay rất lớn, cho nên họ mua chuộc được cán bộ của mình ? Một, hai việc thì còn nói là sơ suất, nhưng mà nó liên tiếp xảy ra cả một hệ thống như thế, nếu không có những biện pháp quyết liệt và xử lý nghiêm minh, thì tôi nghĩ rằng cái xấu sẽ lan tràn như là sinh sản vô tính, và nó cực kỳ nguy hiểm.

Hàng loạt chuyện, kể cả việc trước đó VTV1 đưa hình cờ Trung Quốc có thêm một ngôi sao – nhầm lẫn đó ít nhất cần một lời xin lỗi, thì VTV1 chỉ gỡ cái cờ đó xuống và không thèm nói năng gì. Hoặc là chuyện dán cờ Trung Quốc ở trong siêu thị, tôi nghĩ rằng dư luận có quyền đặt câu hỏi là những sự nhầm lẫn vô tình này đều được chuẩn bị trước bởi một thế lực ngấm ngầm không biết ở đâu. Còn sự cố treo backdrop có tượng Phật ở Tứ Xuyên – Đại Phật Lạc Sơn – đi hội chợ mà không quảng cáo cho mình, lại quảng cáo cho nước khác là sao ? Mà thiếu gì nước, lại quảng cáo cho nước Trung Quốc ?

Tôi rất bức xúc và cho rằng những người chịu trách nhiệm, họ có vấn đề về cả khả năng và phẩm chất. Sai sót về giao thông có thể gây ra tai nạn, bị thương nhưng mà có thể lành. Còn văn hóa mà sai sót thì không chỉ ảnh hưởng tới một người, mà cả một đất nước sẽ bị ảnh hưởng. Cả một nền văn hóa sẽ bị tổn thương, và cái đó rất khó chữa trị, nó còn nguy hiểm hơn cả ung thư.

RFI : Ông có nói đến một cuốn sách dạy tiếng Hoa cho thiếu nhi nhưng lại có đường lưỡi bò, và Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Cuốn sách này đã được xử lý như thế nào ?

Cuốn sách đó là sách Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi – thiếu nhi đây là thiếu nhi Việt Nam gốc Hoa, như vậy thì tổ quốc của họ là Việt Nam mặc dù gốc của họ từ Trung Quốc. Đặc biệt nguy hiểm là trong cuốn sách đó có đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và phần lớn Biển Đông. Sách của công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái bản.

Sách này in từ năm 2008 nhưng mà không ai biết cả, tới lúc cả thế giới người ta lên án đường lưỡi bò, báo chí đăng lên, phụ huynh đọc mới té ngửa ra, mà trả lời thì loanh quanh lít quít. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm trước hết thuộc về những người quản lý. Nếu họ có một chút lòng tự trọng thì nên từ chức.

Tôi cũng không hiểu được tại sao chúng ta xử lý rất là đơn giản, không thể hiểu được : thu hồi sách rồi sửa lại. Những cuốn sách này chỉ có tịch thu, xử lý biên tập, xử lý nhà xuất bản một cách đích đáng thì may ra mới răn đe, may ra mới chặn đứng được cái xấu lâu nay đang núp bóng dưới nhiều hình thức văn hóa để xâm lấn Việt Nam, để làm hại cả một thế hệ trẻ như vậy. Những chuyện tày trời như thế mà chưa thấy một đơn vị nào chịu trách nhiệm, chưa thấy một cán bộ nào bị liên đới kỷ luật về chuyện này.

RFI : Tình trạng hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam mà hầu hết là hàng giả, hàng kém chất lượng thì nhiều người cũng nhìn thấy rồi. Nhưng những nguy cơ khác như sách học, sách tham khảo, phim ảnh, sách dịch Trung Quốc rất nhiều mà không chọn lọc…thì liệu dần dần sẽ có tình trạng nô dịch văn hóa không ?

Cái nguy cơ đó là có thật, và nó đã biểu hiện ở một số phát ngôn của các nhà quản lý rồi. Thí dụ những nhà quản lý có trách nhiệm, có bằng cấp đàng hoàng mà cho rằng chuyện đó là bình thường, chẳng có gì quan trọng cả, trong khi dư luận người ta cho rằng sự việc đối với trẻ con là sự việc lớn, chuyện tày đình. Thì ít nhất là từ vô thức những người này đã tiêm nhiễm nô dịch văn hóa của nước ngoài, mà trước hết là của người Trung Quốc.

Từ chuyện nho nhỏ như lá cờ, bức tranh hay cái bản đồ, không khéo rồi mấy chục năm nữa trên đất nước Việt Nam sẽ toàn « người lạ ». Tức là xác Việt Nam nhưng mà hồn Trung Quốc, bởi vì xem phim Tàu, đọc sách Tàu, xài hàng Tàu.

Cho nên nguy cơ nô dịch về văn hóa là có thật, và nó đã diễn ra từ lâu rồi. Bây giờ từng bước nó đang bộc lộ với nhiều góc độ khác nhau. Ban đầu là lá cờ thôi, rồi từ từ lá cờ nhỏ bên trong cuốn sách nó sẽ ra ngoài bìa, lấn ra ngoài cuộc sống…

Cái nguy hiểm là ở chỗ, nếu đây là sự xâm lược về quân sự, thì chúng ta sẽ đáp trả ngay, phản ứng ngay. Nhưng sự xâm lược về văn hóa dưới nhiều hình thức tinh vi, bằng nhiều biện pháp tổng hợp như vậy, thì rất là khó chống đỡ. Thậm chí người bị xâm lược không biết là mình đang bị nô dịch, thì cực kỳ nguy hiểm !

RFI : Xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Vụ xử Đoàn Văn Vươn : Đáng buồn cho nền tư pháp Việt Nam

Vụ xử Đoàn Văn Vươn : Đáng buồn cho nền tư pháp Việt Nam

nguồn: RFI

Hải Phòng huy động quân đội và công an can thiệp trong vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (huyện Tiên Lãng), 05/01/2012. Trong ảnh, đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng (bên trái). DR

Hải Phòng huy động quân đội và công an can thiệp trong vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (huyện Tiên Lãng), 05/01/2012. Trong ảnh, đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng (bên trái). DR

Hải Phòng huy động quân đội và công an can thiệp trong vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (huyện Tiên Lãng), 05/01/2012. Trong ảnh, đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng (bên trái). DR

Trọng Thành

Hôm nay, 05/04/2013, Tòa án Hải Phòng đã ra phán quyết trong vụ án xét xử ông Đoàn Văn Vươn và những người thân chống lại lực lượng cưỡng chế thu hồi đất cách đây hơn một năm. Theo đó, ông Đoàn Văn Vươn bị án 5 năm tù giam. Ba thành viên khác trong gia đình cũng bị phạt án tù giam. Vụ án Đoàn Văn Vươn – Cống Rộc (Tiên Lãng – Hải Phòng) được công luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm.

Trả lời RFI hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A (Hà Nội) cho rằng bản án này « bộc lộ sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam », « cho thấy một căn bệnh trầm kha của toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam (…). Đấy là một căn bệnh nếu không thực sự sửa chữa về căn bản, thì đây là căn bệnh ung thư và sẽ làm cho toàn bộ hệ thống sụp đổ nhanh chóng ».

Ông Nguyễn Quang A (Hà Nội)

05/04/2013

Nghe (06:56)

More

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan

Đăng bởi  lúc 11:08 Sáng 29/03/13

VRNs (29.03.2013) – Gia Lai – Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum, chủ tế lễ rửa chân tại làng cùi Đăk Pnan xã Konthup, Huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, chiều hôm qua, lúc 18 giờ thứ năm ngày 28 tháng 03 năm 2013 cùng hai Linh mục đồng tế là cha Nguyễn Văn Công CSsR quản hạt Mang yang và cha Trần Thành Tâm, dòng Ngôi Lời

Chúng tôi cùng với Đức Cha Micae rời Thành phố Pleiku từ 16 giờ vượt qua khoảng 60 km, về phía Đông, tới làng cùi Đăk Pnan. Nơi đây bà con dân làng đã đến đông đủ và đang cùng với cha Công tập hát chuẩn bị lễ và chào đón Đức Cha Micae. Khi Đức Cha tiến vào khu vực dâng lễ thì bà con cùng vỗ tay và ùa ra chào đón Đức Cha thấm tình cha con.

Đức cha Micae đội nón giám mục lên đầu cháu bé – Ảnh VRNs

Làng cùi Đăk Pnan trước kia có nhà nguyện, nhưng năm vừa qua nhà cầm quyền đã phá nhà nguyện và tháp chuông của dân làng, nên bà con dân làng phải dời tạm ra nhà dệt của làng để làm nơi đọc kinh và tham dự thánh lễ. Sau sự kiện đó thì bà con đồng bào có làm đơn xin nhà cầm quyền cho che bạt để bà con có nơi tham dự lễ và đọc kinh không bị mưa, nắng nhưng không được. Vì vậy hiện nay bà con làng cùi phải dự lễ ở ngoài trời.

Trong phần chia sẻ lời Chúa Đức Cha nói bằng tiếng Bahnar, đề cập đến Đạo yêu thương, bác ái, phục vụ mà tất cả mọi người chúng ta bất kể lương hay giáo, chúng ta đều là anh em với nhau, đã là anh em với nhau thì phải yêu thương nhau.

ĐGM Kontum giáo huấn cộng đoàn – Ảnh VRNs

Cộng đoàn Bahnar và Kinh lắng nghe chia sẻ Lời Chúa

Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức rửa chân tưởng nhớ lại việc Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ và lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Đức Cha đã đến cúi xuống rửa chân cho 12 người đồng bào dân tộc Bahnar và dân tộc Kinh.

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan – Ảnh VRNs

Cha Công, CSsR và cha Tâm, SVD đồng tế với Đức cha Micae

Sau phần nghi thức Thánh thể là giờ chầu chung của đồng bào, trước đó Đức Cha nói với đồng bào là vì chúng ta không có nhà nguyện nên chúng ta không có kiệu mình Thánh, nên chúng ta cùng quì chầu Thánh thể tại đây sau đó chúng tôi sẽ để ở trên phòng bà con đến chầu Thánh thể ở đó.

Một giáo dân người Bahnar nói với chúng tôi: “Chúng con rất cảm động và vui mừng vì Đức Cha đến làng Đăk Pnan dâng lễ trọng đại này, giúp cho bà con nhớ lại việc làm của Chúa khi xưa, bà con vui lắm và cũng cầu  xin sao cho chính quyền cấp phép dựng nhà nguyện cho đàng hoàng để bà con xem lễ không bị mưa nắng vì mùa mưa đến rồi không biết sao đây?”

Một chị khác thì nói: “Ôi bà con ở đây mừng lắm vì hôm nay Ông đến dâng lễ rửa chân cho bà con ở đây. Chúng tôi nhớ lời của Ông giảng khi nãy là yêu thương nhau và tất cả là anh em”.

Một anh khác nói tôi rất xúc động khi Đức Cha quì xuống rửa chân cho đồng bào làng cùi chúng tôi, chân chúng tôi dơ lắm làm rẫy mà chú. Bà con dân làng xin tất cả anh chị em ở xa có điều kiện hơn cầu nguyện cho dân làng Đăk Pnan chúng tôi để chúng tôi sớm được chính quyền cho dựng nhà nguyện để có cái chổ mà đọc kinh xem lễ.

PV. VRNs tại Pleiku

Anh chị Thụ & Mai gởi

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Đăng bởi lúc 1:08 Sáng 31/03/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (31.03.2013) – UB CL-HB – Ngày 29/3/2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình.

Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị “trả tự do và bồi thường thiệt hại” cho họ.

Văn thư có đoạn viết: “Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng.”

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Thứ bảy, 30 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

Nhà của gia đình ông Vươn bị chính quyền phá.

Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.

Luật sư Trần Vũ Hải, người không tham gia bào chữa trong vụ xử theo dự kiến diễn ra vào tuần tới, khuyến cáo giới thẩm phán cần xem xét các tình tiết được cho là sai trái về phía chính quyền huyện Tiên Lãng vốn dẫn tới việc gây ức chế và hành vi phản kháng của ông Vươn và người thân khi bị cưỡng chế đất.

Ông Vươn và gia đình gồm sáu người sẽ bị đưa ra xét xử vì tội “giết người và chống người thi hành công vụ.”

Luật sư Hải cũng so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với Bấm vụ án Nọc Nạn xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng.

“Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ”, luật sư Hải nói với BBC hôm 30/03.

Tin cho hay gần một chục luật sư có thể được chấp nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và người thân trong phiên tòa dự kiến từ ngày 2-5/4 xử vụ người dân nổ súng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1/2012, theo báo trong nước.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Tờ Bấm Người Lao Động hôm thứ Sáu cho hay tám luật sư có thể được tham gia bào chữa cho sáu anh em trong gia đình ông Vươn trong phiên sơ thẩm, nếu không có gì thay đổi.

Trước phiên tòa tuần sau, một số ý kiến của giới quan sát cho hay chính quyền Hải Phòng có thể sẽ muốn xét xử vụ án trong một động thái đa mục tiêu, vừa tiếp tục qua đó răn đe khả năng lặp lại các vụ phản kháng chống cưỡng chế vốn thu hút chú ý của công luận, vừa có thể muốn xoa dịu dư luận.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng”

Luật sư Trần Vũ Hải

Nhà báo Huy Đức vào tuần này viết trên Bấm Facebook về điều ông gọi là “tội và công” của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn.

“Về tội, anh Vươn chỉ làm “trầy da, tróc vảy” mấy cán bộ công an. Về công, anh thức tỉnh được ở tầm cao nhất.

“Tòa nên chiểu theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác) để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các thành viên trong gia đình anh.

“Rồi lịch sử sẽ còn nhắc lại vụ Đoàn Văn Vươn. Bản án là sự lựa chọn để lại tiếng thơm hay để lại vết nhơ trăm năm cho Chế độ”, nhà báo Huy Đức bình luận.

‘Ân giảm nếu nhận tội’?

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người”

Nguyễn Thị Ánh Hiền, Dân luận

Có dự đoán từ giới quan sát cho rằng các bị can là thành viên gia đình của ông Vươn có thể phải đối mặt với mức án tù khoảng dưới mười năm, hoặc có thể chỉ khoảng 7 năm trở xuống, một số có thể sẽ được giảm án qua các hình thức ân giảm qua các đợt ân xá hàng năm, nếu chịu nhận tội.

Tuy nhiên, trên truyền thông tự do trên mạng Internet, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị tha bổng cho các bị can, và đặt vấn đề các ông Vươn, Quý và những người thân chỉ “tự vệ chính đáng.”

Các phiên xử được dự đoán sẽ diễn ra trong vòng bảo vệ an ninh, trật tự nghiêm ngặt của chính quyền và các lực lượng cảnh sát, an ninh.

Ngay sau phiên xử ông Vươn và người thân tuần sau, từ 8-10/4 sẽ bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 5 bị can nguyên cán bộ huyện Tiên Lãng.

Đó là các ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tiên Lãng; ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, theo tờ Người Lao Động.

‘Tự vệ chính đáng’

Từ 8-10/4 sẽ xử cựu quan chức Tiên Lãng, Hải Phòng trong đó có cựu Chủ tịch Lê Văn Hiền

Hôm 30/3, bài báo trên tờ Bấm Dân Luận của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hiền với tựa đề “Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh “tự vệ” ở vụ án Đoàn Văn Vươn” đặt vấn đề:

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người.

“Biện pháp tự vệ được sử dụng khi phải đối mặt với tình huống sắp bị tấn công hoặc sắp bị đe dọa. Nếu không tự vệ thì nguy cơ xảy ra thiệt hại rất nghiêm trọng.”

Tác giả nhận đang là sinh viên Luật ở một đại học tại Sài Gòn khẳng định: “Một hành vi không làm cho một người có tội trừ phi tâm của họ có tội.”

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp”

Nhà báo Hồng Ngọc

Trước đó, trên BBC Việt ngữ trong bài viết “Đoàn Văn Vươn – từ công lý đến bạo lực”, tác giả Bấm Hồng Ngọc, cựu nhà báo của VietnamNet và Văn hóa – Thể thao đưa ra quan điểm:

“Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm,

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn,” nhà báo tự do Hồng Ngọc cảnh báo.

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-28

nguồn:RFA

thanhhoa.gov.vn-305.jpg

Một lớp học ở trường tiểu học Trung Lý I, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh minh họa.

Photo courtesy of thanhhoa.gov.vn

Nghe bài này

Tải xuống – download

Chiềng, một bản xa và nghèo nhất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, nơi phần đông cư dân sống bằng nghề cuốc đất trồng khoai bao đời nay.

Trường học quá xa

Để đến trường mỗi ngày, các em học sinh ở bản Chiềng phải vất vả lội bộ năm cây số ra bản Cò Cài, nơi có trường  tiểu học Trung Lý 2.

Thầy Phạm Đăng Dung, hiệu trưởng trường tiểu học Trung Lý 2, cho biết:

“Bản Cò Cài thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa và đặc biệt khó khăn của tỉnh và của huyện. Đồng bào nghèo ở khu vực, căn bản dân tộc Thái là chủ yếu, Thái trắng, thì làm nương làm rẫy thôi.”

Thấy con đội nắng đội mưa đi học xa, cha mẹ ra Cò Cài dựng lán cho con ở gần trường để đi học:

“Gọi là làm nhà tạm cho hai em học sinh ấy ở, bố mẹ thì ở trên nương cách nơi các em 5 kilômét để lao động sản xuất. Thứ Bảy và Chủ Nhật các em lại về với bố mẹ, chiều Chủ Nhật lại vào khu trường. Hàng tuần như vậy gia đình cũng hỗ trợ ít thức ăn để các em tự túc, lo toan  cuộc sống.”

Hai em học sinh mà thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung vừa nhắc tới là Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa, mười một tuổi, học lớp Năm trường Trung Lý 2. Từ mấy năm nay, cả hai ở ngoài lán do cha mẹ dựng gần trường, mang theo em nhỏ vào để trông và dẫn em đi học cùng.

Bản Cò Cài nằm ngoài vùng phủ sóng nên muốn nói  chuyện qua điện thoại thì mấy thầy trò phải ra một nơi có thể  bắt sóng liên lạc. Đây cũng là lần đầu Phạm Thị Nguyệt cầm đến cái điện thọai di động để  nói với Thanh Trúc. Năm bảy tuổi, còn học Lớp Một, Nguyệt đã ra lán ở với đứa em trai năm tuổi rồi:

Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.
-Ngân Thị Đòa

Đêm đầu tiên ở một mình, Nguyệt nhớ lại, Kiên khóc vì thiếu bố mẹ, Nguyệt dỗ dành mãi em mới nín:

“Nhà của cháu lợp bằng tre, cháu là người dân tộc Thái, cháu học Lớp Năm trường tiểu học Trung Lý 2. Vì cháu muốn học mà bố mẹ ở xa  nên bố mẹ vào lợp nhà cho, nhà chỉ có một phòng thôi, không có bếp.”

Khi được hỏi ăn uống ra sao thì Nguyệt cho biết thêm là hai chị em tự nấu cơm ăn với rau hái trên rừng chứ không có tiền mua thịt.

Ước mơ của Nguyệt là “lớn lên làm bác sĩ vì mấy năm nay mẹ em ốm nên em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ, nhà em nghèo. Em cũng không thích đồ chơi, Kiên thì thích xe ô tô.”

Đó là cô bé Phạm Thị Nguyệt mà chừng như khôn lớn trước khi kịp hồn nhiên tuổi nhỏ. Cứ mỗi chiều tan trường, Nguyệt về lán chuẩn bị nhóm lửa bắt cơm, giao cho Kiên trông giúp rồi mang quần áo xuống giặt dưới suối. Thực sự trước đó vì thấy con ham học, vả lại muốn con quen với cuộc sống tự lập, cả nhà Nguyệt dọn ra  Cò Cài một thời gian.

Được một năm, bố mẹ Nguyệt về lại dưới Chiềng để đi nương, còn hai chị em ở lại lán trên Cò Cài để tiếp tục đi học.

Theo thầy Phạm Đăng Dung cho biết, Vì lán ở cạnh suối, nước thường lên cao những ngày mưa, chị em Nguyệt dắt díu nhau trên chiếc cầu ghép bằng cây ngang giòng suối, có khi đến trường thì đã ướt ngoi ngóp. Vậy mà cô học trò siêng năng này không nghỉ học buổi nào.

Cách đó không bao xa là lán của Ngân Thị Đòa. Đòa vào Cò Cài đã hai năm. Ngày trước, Đòa đi học bên xã Mường Lý, mỗi lần đến trường thì phải ngồi bè qua sông Mã. Cảm giác hồi hộp mà Đòa nhớ lại là khi trời mưa nước dâng cao và chiếc bè  cây chở các em trở thành mong manh hơn bao giờ hết. Đòa phải nắm chặt lấy tay hai em và chỉ hết sợ khi bè tấp vào bờ bên kia. Những ngày mưa to quá thì ba chị em đều nghỉ học:

“Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.

Bố mẹ ở ngoài Chiềng, làm nương rẫy để nuôi ba chị em ăn học. Ăn rau rừng và măng. Măng thì hái trên rừng, còn rau thì đi hái ở dưới suối. Gạo thì cuối tuần em ra ở ngoài Chiềng bố mẹ lại lấy cho, chiều Chủ Nhật lại vào. Thường thì ăn rau thôi, không có thịt, có lần bố đi săn được thì bố gởi vào cho.

Ước mơ của Đòa là lớn lên “làm công an, vì em muốn thế giới này không còn kẻ xấu.”

Phải ở lán mà đi học

PIC2-200.jpg

Pham Thi Nguyet va em trai ten Kien trong lan cua hai em. Photo courtesy of Hoang Phuong

Nhà của Đòa trong bản Chiềng có tất cả bốn chị em. Khi Đòa học xong Lớp Ba, bố mẹ muốn em nghỉ học vì sợ có lúc em sẽ bị  rơi xuống sông khi đi bè tới trường, hơn nữa tiền đi bè mảng xem ra còn nhiều hơn cả học phí. Đứa em gái kế Đòa đã phải nghỉ học để phụ bố mẹ đi nương. Sợ hai em sau thất học, Đòa khóc lóc năn nỉ bố mẹ cho ba chị em ra ở lán ngoài Cò Cài như bạn Nguyệt. Đó là lý do thúc đẩy em phải chăm em giúp em học cho giỏi để sau này hai em trở thành bác sĩ và giáo viên như mơ ước:

“Em phải cố gắng học thật giỏi để có thể đạt được ước mơ của mình. Em ao ước những giấc mơ của chúng em sẽ thành hiện thực.”

Thương quá các em tôi, những đứa bé  sớm hiểu biết trong  một góc khuất vùng xa  nghèo khó kia, nơi mà thầy hiệu trưởng  Phạm Đăng Dung  của trường Trung Lý 2  thường hãnh diện khi nhắc tới  hai tấm gương  hiếu học,  ngoan ngoãn và chăm chỉ của trường:

“Từ Lớp Một đến Lớp Bốn Nguyệt là học sinh tiên tiến, một trong những học sinh hàng đầu của trường về cả hạnh kiểm lẫn học lực. Vừa rồi em có đi thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện và cũng đoạt giải. Nói chung Nguyệt rất chăm chỉ học tập.”

Đòa cũng vậy, mới đây em cũng được đại diện trường cùng với Nguyệt góp mặt trong chuyến đi giao lưu học sinh giỏi từ các trường tiểu học trong địa bàn huyện Mường Lát:

“Đòa thì mới chuyển sang trường hai năm nay, học lực của Đòa  khá. Nguyệt là giỏi nhưng mà Đòa thì khá. Em Đòa được bố mẹ quan tâm hơn một chút vì bố mẹ có điều kiện hơn.”

Được cái dân tình ở bản Cò Cài  hiền lành và chơn chất, mọi người đều biết nhau và biết cảnh sống xa nhà của các học sinh nhỏ trong những ngôi nhà tạm của các em, thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung nói:

“Đã nói nhà tạm thì không kiên cố được, nhà tạm cho em ở nói chung chỉ ở mức đảm bảo ở được thôi. Hầu hết dân trên địa bàn đều làm nhà sàn, mô hình nhà sàn của người dân tộc. Khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh, mùa hè thì nóng mặc dù ở trên rừng nhưng giáp Lào. Điều kiện ở thì cũng có chăn có nệm, tương đối là đảm bảo cuộc sống”

Chăn mền, vài bộ quần áo và sách vở, là tất cả những gì đáng giá trong lán của Nguyệt và Đòa. Mỗi cuối tuần hai chị dẫn các em băng rừng về bản Chiềng, được bố mẹ gom góp cho ít  gạo và thức ăn, chiều Chủ Nhật dắt  nhau trở về lán ở bản Cò Cài.

Nhờ học giỏi, hai em được trường miễn mọi khoản đóng góp. Thấy cô cũng thường đến lán thăm nom khuyến khích các em học, xin điện từ nhà dân bắt vào lán để các em có ánh sáng học bài.

Học sinh trường Trung Lý 2  huyện Mường Lát hầu hết là người Thái và người H’mông, nhà nào cũng hoàn cảnh khó khăn, con cái không học đến nơi đến chốn, kịp đến tuổi thanh thiếu niên thì đi làm rẫy với bố mẹ rồi lập gia đình sớm:

“Về thực chất, trước nhất là xuất phát điểm thấp, hai nữa lực học của các em không được cao, thứ ba là điều kiện gia đình rồi cái quan tâm của gia đình còn nhiều hạn chế, nên  việc để học và thi đỗ vào các trường đại học hoặc là các trường cao đẳng trong cả nước là hơi ít.

Cái thực tế của địa phương là khi các em học hết Cấp Một thì lên học Cấp Hai trên xã. Đường lên xã là băng qua hai mươi lăm cây số đường rừng nữa. Qua Cấp Hai thì có thể vào học Cấp Ba, còn nếu như em nào không theo được thì nghỉ ở nhà, xây dựng gia đình, tiếp tục cuộc sống làm nương rẫy như bố mẹ hoặc đi làm công nhân viên miền Nam miền Bắc chẳng hạn.

Chính vì thế  dù như cha mẹ có cho con ra ở lán, ở trong nhà tạm gần trường để đi học như Nguyệt và Đòa , thầy Phạm Đăng Dung nói tiếp, tưởng cũng là những tấm  gương vượt khó tiêu biểu  và rất đáng kỳ vọng:

“Ở góc độ người giáo dục và người thầy cái vui nhất là các em đã vượt hoàn cảnh khó khăn và biết vươn lên trong cuộc sống của mình của gia đình, biết vươn lên trong học tập. Các em biết suy nghĩ, biết lo lắng, biết hướng tới một tương lai để sau này giúp ích được điều gì đó cho quê hương cho làng xã của các em, nơi đang còn rất nghèo.”

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi với câu chuyện ở lán nuôi em ăn học của Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa tại bản Cò Cài, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, chấm hết ở đây.

Xin liên lạc và  góp ý qua địa chỉ:  [email protected]

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

28/03/2013

nguồn:tuoitre.vn

TTO – Chỉ vì một phút tức giận con dâu, người đàn ông 62 tuổi đã phải trả giá bằng 9 năm tù với hai tội: “giết người và hủy hoại tài sản”.

Theo cáo trạng, năm 2010 ông Lê Văn Chấn từ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai lên TP.HCM ở với gia đình con trai là anh Lê Văn Sinh tại khu phòng trọ số 36 đường số 10 phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Ông Chấn xin đi làm bảo vệ cho Công ty Bạch Đằng Giang.

Trong quá trình chung sống, giữa ông Chấn và con dâu là chị Ngô Thị Hải Nguyệt phát sinh mâu thuẫn nên khoảng tháng 1-2012, ông Chấn dọn đi chỗ khác ở. Tối 28-1-2012, ông Chấn đi xe đạp về nhà Sinh để thăm cháu nội. Thấy ông Chấn đến nhưng chị Nguyệt đóng cửa phòng không cho ông vào. Tức giận, ông Chấn đi về chỗ làm lấy một ổ khóa, một can nhựa và đi mua 150.000 đồng xăng (khoảng hơn 7 lít).

Nửa đêm, ông Chấn xách can xăng đến trước phòng trọ của con trai, con dâu. Sau khi quan sát, ông Chấn rót xăng ra hai bịch nilông (tổng cộng khoảng 5 lít) rồi ném hai bịch xăng trên vào phòng của anh Sinh qua lỗ thông gió. Số xăng còn lại ông tự tưới lên người mình với mục đích tự tử. Sau đó, ông Chấn lấy ổ khóa khóa cửa phòng của anh Sinh lại rồi châm lửa đốt. Khi lửa cháy nóng quá, ông Chấn cởi áo dập lửa rồi bỏ về công ty, sau đó đón xe về Đồng Nai và được gia đình đưa đến bệnh viện chữa trị vết bỏng (kết luận giám định ông Chấn bị thương tật 38%)