Việt Nam xét xử 14 người Công giáo và Tin Lành

Việt Nam xét xử 14 người Công giáo và Tin Lành

14 thanh niên Công giáo và Tin Lành bị cáo buộc ‘thực hiện các hành động nhằm lật
đổ chính quyền’ (ảnh: thanhnienconggiao)

 

nguồn: VOA Tiếng Việt

08.01.2013

Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An hôm 8/1 đã tiến hành xét xử 14 người, trong đó có 12 người Công giáo. Họ bị chính quyền cáo buộc thực hiện các hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Một trong các luật sư tham gia bào chữa, ông Trần Thu Nam cho VOA Việt Ngữ biết
rằng vụ xử hôm 8/1 đã kết thúc phần xét hỏi và đã chuyển sang phần tranh luận.

Luật sư Nam cho biết: “‘Viện Kiểm sát đã phát biểu những lời luận tội của mình và các luật sư đã đưa ra quan điểm. Việc tranh luận tại phiên tòa chấm dứt do hết giờ. ”

Trong khi đó, báo chí trong nước đưa tin, đây là phiên tòa sơ thẩm vụ án hình
sự ‘Hồ Đức Hòa cùng đồng phạm hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’.

Tờ báo này cũng đưa tin là có hàng trăm Công an tỉnh Nghệ An tham gia bảo vệ
phiên tòa.

Các tin tức trên các trang mạng xã hội cho biết đã xảy ra xô xát giữa người thân các bị cáo và lực lượng an ninh.

Những hình ảnh đăng trên các trang blog cho thấy người nhà của những người bị
đưa ra xét xử đứng đối mặt với các nhân viên bảo vệ bên ngoài tòa án.

Tờ báo dẫn lời cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An gọi 14 người
vừa kể là ‘đường dây tội phạm được tổ chức Tân Việt huấn luyện tại Thái Lan,
Campuchia, Philippines và Mỹ từ năm 2010’.

Luật sư Nam cũng cho biết rằng tất cả các bị cáo đều bị cáo buộc là thành viên
của tổ chức hoạt động ở hải ngoại.

Ông Nam nói: “Luật sư chúng tôi phản bác rất là nhiều. Có 4 luật sư thay
nhau đưa ra quan điểm cho rằng một số bị cáo không tham gia Đảng Việt Tân. Cái
thứ hai là không đủ cơ sở để kết tội các bị cáo đã tham gia đảng Việt Tân. Chưa
đủ chứng cứ và có một số những cái trình tự thủ tục tố tụng còn thiếu và có vi
phạm cho nên Luật sư Hà Huy Sơn thì nói rằng các bị cáo không có tội. Luật sư
Nguyễn Thị Huệ nói bị cáo Sơn không có tội. Còn quan điểm của tôi thì cho rằng là
với những cái chứng cứ trong hồ sơ thì chưa đủ kết tội các bị cáo. Nếu như cần
làm rõ hơn thì cần thiết phải trả lại hồ sơ và bổ sung tất cả các chứng cứ cần
thiết và làm rõ những cái vi phạm tố tụng mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã
vi phạm.”

Được biết, các bị cáo chưa lên tiếng trong phiên xử hôm nay vì hết giờ. Phiên
xử sẽ tiếp tục vào ngày mai, 9/1.

Việt Tân chưa lên tiếng trước cáo buộc mới nhất đối với họ.

Chính quyền Hà Nội coi Việt Tân là một tổ chức khủng bố, nhưng tổ chức hoạt
động ở hải ngoại này từ trước tới nay luôn bác bỏ tố cáo đó.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng Việt Nam tống giam những người bày tỏ
quan điểm một cách ôn hòa, nhưng Hà Nội cho rằng chỉ những người vi phạm pháp
luật mới bị trừng phạt.

Nguồn: VOA’s interview

Nhà thờ Mằng Lăng:

Nhà thờ Mằng Lăng:

Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy
An, tỉnh Phú Yên,
cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc.

Đây là một trong những nhà thờ cổ nhất ở VN. Vẻ đẹp của công trình 118 năm tuổi này nằm ở lối kiến trúc gô-tích cổ điển với nhiều hoa văn trang trí, nằm ở khung cảnh thanh bình của vùng thôn quê yên ả.

Đây mới dúng nghĩa là cuốn SÁCH HIẾM..

Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ Lm Alexandre de Rhodes fát minh

Du khách từ các tỉnh lân cận Phú Yên, từ Hà Nội, TPHCM, đến Bình Thuận, Gia Lai mỗi lần có dịp đến Tuy Hòa đều muốn ghé nhà thờ Mằng Lăng. Không chỉ vì kiến trúc đẹp mắt, không chỉ vì lớp bụi thời gian phủ  trùm Mằng Lăng từ màu vôi bạc trắng đến từng viên gạch cũ, mà còn bởi nơi đây có bề dày lịch sử với nhiều chứng tích vô cùng đặc biệt. Tại đây đang lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của nước VN, in tại Roma, Italia, năm 1651. Đó là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) – người khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhà thờ Mằng Lăng còn có một khu hầm được xây trong lòng một quả đồi nhỏ. Du khách đến đây, bước xuống tầng hầm độc đáo này sẽ thấy toàn bộ các chứng tích liên quan đến nhà thờ Mằng Lăng được trưng bày trang trọng: hình ảnh nhà thờ Mằng Lăng từ thuở mới xây dựng và qua hai lần sửa chữa, các bức ảnh, câu chuyện về linh mục Alexandre de Rhodes..

Anh Nguyễn v Thập gởi

Xã Hội Bạo Lực & Sex?

Xã Hội Bạo Lực & Sex?

(01/04/2013)

nguồn:Vietbao.com

Bạn thân,

Đất nước ngày càng kinh dị. Không có vẻ gì như đời thường. Y hệt như trong phim
ảnh căng thẳng, nơi xã hội đen khống chế cả quan quyền và trong đời dân thường.

Có phải đó là bản chất xã hội, khi người trên không ngay chánh thì người dưới
cũng hỗn loạn — có phải đó là nghiệp lực ám cả nước, khi vị vua sáng lập đời
nhà Hồ cho tới cuối đời vẫn không dám mở miệng nói gì về vị hoàng hậu họ Tăng
bị giấu kín bên Tàu và về nàng thiếp trẻ có bầu bị trùm công an hiếp và giết
quăng xác? Thế là, sex và bạo lực bao trùm cả nước tới giờ.

Báo Người Lao Động 2/1/2013 kể chuyện chưa từng thấy:

“Đòi nợ con, hiếp dâm mẹ già 62 tuổi

Thấy Trung tự tiện lục lọi tủ để tìm tiền, bà H. ngăn cản thì bị Trung xô ngã
xuống giường, bóp cổ rồi cưỡng hiếp. Bà H. sau đó tử vong tại bệnh viện do bị
đa chấn thương.

Thượng tá Ngô Đình Thu, Phó trưởng Công an quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng, ngày 2-1 cho biết đang củng cố hồ sơ để bàn giao nghi phạm Nguyễn Thành Trung (SN 1990, trú huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng) lên công an TP thụ lí vụ án hiếp dâm đặc biệt nghiêm trọng.

Trước đó, vào khoảng 21 giờ tối 24-12, Trung đến nhà anh S. (SN 1994, ở quận
Ngũ Hành Sơn) để đòi số tiền nợ 9 triệu đồng. Không gặp được anh S., Trung chạy
vào nhà lục lọi tủ để tìm tiền. Khi mẹ anh S là bà N.T.H. (62 tuổi) ngăn cản
thì bị Trung xô ngã xuống giường, bóp cổ rồi cưỡng hiếp.

Thực hiện hành vi đồi bại xong, Trung bỏ đi. Nghe bà H. kêu cứu, người dân gần
đó chạy sang đưa bà đi cấp cứu. Đến ngày 31-12, bà H. đã tử vong do gãy đốt
sống 5, 6, thoát dịch tủy đốt sống cổ, tứ chi có nhiều vết thương tích do xô
xát, vùng kín bị tổn thương nặng.

Vào cuộc điều tra, Công an quận Ngũ Hành Sơn đã bắt được Trung. Bước đầu kẻ đồi
bại đã khai nhận toàn bộ vụ việc.”

Và cũng báo Người Lao Động hôm 2/1/2013 kể chuyện:

“Hà Nội: Nữ sinh 14 tuổi bị 5 bạn trai hiếp dâm tập thể

Tin tưởng đi chơi với nhóm bạn trai trước Tết Dương lịch, nữ sinh D.T.V. (14
tuổi, ở Hà Nội) đang học THCS đã bị 5 bạn trai đưa ra cánh đồng để hiếp dâm tập
thể.

Trong báo cáo ngày 1-1-2013, Công an huyện Sóc Sơn – Hà Nội cho biết một vụ
hiếp dâm nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn huyện trong dịp Tết Dương lịch năm
nay.

Theo đó, tối 28-12, nữ sinh D.T.V (SN 1998, ở huyện Sóc Sơn – Hà Nội), là học
sinh trường THCS Minh Phú, đi chơi cùng nhóm 5 người bạn trai quen biết.

Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, khi về qua cánh đồng thôn Thanh Trí (xã Minh Phú,
huyện Sóc Sơn), nhóm bạn trai ép đưa nữ sinh V. vào chỗ khuất rồi thay nhau
thực hiện hành vi hiếp dâm.

Ngay sau khi nhận được trình báo của gia đình nữ sinh V., Công an huyện Sóc Sơn
đã khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ và bắt cả 5 “yêu râu xanh”
khi chúng trốn ở thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.”

Đúng là những chuyện chưa từng nghe trong lịch sử. Y hệt như Tiên Đế nhà Hồ,
đời ông cũng đầy chuyện sex và bạo lực trong những kiểu chưa từng xảy ra trong
lịch sử. Lạ vậy.

 

LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC

LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC
“Không ít trí thức Việt nam dễ dàng bán mình cho những quyền lợi tầm thường và phi pháp.” (Dr. Nikonian)

Nói chung là bán đắt không ai mua thì phải bán rẻ thúi.

TL: Thỉnh thoảng mình được đọc note của một bạn trẻ có nickname là Tiếu Bối, đâu chừng ngoài 20 tuổi. Hôm nay lại được đọc bài này. Nếu tuổi trẻ đã ưu tư những chuyện như thế này của đất nước thì VN vẫn còn hồng phúc lắm…Tự an ủi mình như vậy!

Tượng trí thức (Thổ Nhĩ Kỳ)
Theo số liệu thống kê cho biết : Cả nước hiện có hơn 9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1]. Một con số lý tưởng
cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như: nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,….Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người, do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người, không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia.
Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu. Cũng theo số liệu thống kê cho biết các chuyên gia WB tính toán
“Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.” [2]
Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo
dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với
bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt, èo uột, đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3]. Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên, một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học – sáng tạo – sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống…Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình… “sản xuất mì tôm”.
Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu quốc tế như: Sam Sung, Huyndai. Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota. Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.
Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bị lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo
(đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và dỏm), lãng phí cả khâu sử dựng (Nhân tài
thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).
Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên Xã hội này. Trí thức Việt nói riêng, dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đợi mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.
Nghèo, dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội. Cái tội là ở chỗ: nghèo, đói, lạc hậu, thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chịu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ, để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình. Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước, nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.
Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa
đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết
bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương
tây, tinh thần Samurai của Nhật…Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong
sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được
cống hiến !?
Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển
được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của
mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm, muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là “nạn nhân” mà còn đồng thời là “thủ phạm”. Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:
-Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc , chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.
-Một thương gia (doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bất chính không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, độc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều, xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.
-Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,… những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng?
-Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục “dẫn dắt” (chăn dắt!?) thế hệ kia.
-Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hối lộ cho người
này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra. Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn!
-Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm
bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng
chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa
nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố
bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu
đúng, đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh
ta cũng đã lấm bùn trước rồi…
Và cứ thế, mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói
trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại
người, nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh
đạo và dẫn dắt tồi tệ.
Trong một xã hội, khi “sự thật” bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chỗ “người sáng” cũng trở thành “người mù”, người thẳng cũng thành “còng lưng”. Hoặc im lặng, cúi đầu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.
Với mức giá, mức lương hiện tại, Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói
mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến
chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống.
Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao
động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu, nâng cao chuyên môn tay nghề,
phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền kiếm sống,
làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc
trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội…
Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội!
Chưa dừng lại ở đó, Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa
về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi…) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến  thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.
Mặt khác, một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định, cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ . Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai, họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao. Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.
Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống,
trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực
làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý
thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong
sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ
sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng
chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.
Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.
Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này
rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn
thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng
luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.
[1] Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra.
[2] Tính toán của các chuyên gia dựa trên báo cáo của WB năm 2007
[3]Theo TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc Gia.
OH, 30/12/2012
Cám ơn Nguyễn Thọ gởi

Nói cho con người: Lm. Chân Tín (31)

Nói cho con người: Lm. Chân Tín (31)

Đăng bởi lúc 2:09 Sáng 2/01/13

nguồn:Chuacuuthe.com

VRNs (02.01.2013) – Sàigòn –

Tự do Tôn giáo

(Thư kính gửi Đức Hồng y Phạm Đình Tụng, Chủ tịch HĐGMVN)

Vũng Tàu, ngày 10 tháng 7 năm 1998

Kính thưa Đức Hồng y,

Hôm kỷ niệm 49 năm thụ phong linh mục của Đức Hồng y và của 3 anh em chúng con (6.6.1998), con có điện thoại cho Đức Hồng y dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn. Đức Hồng y có nhã ý mời con ra Hà Nội nhưng con không đi được vì bận dạy giáo lý tân lòng và cũng vì những vết thương ở chân và tay con chưa lành hẳn. Những vết thương này là do “người ta” cố ý gây tai nạn giao thông, trong khi anh Nguyễn Ngọc Lan chở con vào Tân Sơn Nhất để dự đám tang của cụ Nguyễn Văn Trấn thọ 84 tuổi và đã trên 60 tuổi Đảng, đồng thời cũng là người bạn thân của chúng con trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền và cho tự do báo chí ở Việt Nam.

Nay con về Vũng Tàu vài hôm, con xin gửi đến Đức Hồng y một vài trăn trở của con, khi đọc những chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo, ra ngày 2 tháng 7 vừa qua.

Trước hết, khi đề cập đến tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo, Bộ Chính trị nói: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước chủ trương và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, không tín ngưỡng và không tôn giáo của nhân dân”. Con xin thưa với Đức hồng y: Đây không phải là một nhu cầu của một bộ phận nhân dân nhưng là của đại đa số nhân dân, chỉ có một số nhỏ không tín ngưỡng. Đã là nhu cầu tinh thần của đại đa số thì Đảng và Nhà nước càng phải tạo điều kiện để các tôn giáo phát huy những giá trị tinh thần của đại đa số nhân dân, phải tôn trọng các giáo hội xây dựng đời sống tinh
thần của các tín đồ. Nhưng trong thực tế hiện nay Đảng và Nhà nước gây nhiều
khó dễ cho các giáo hội, hạn chế hoạt động tôn giáo và gây khó khăn cho việc đào tạo các chức sắc và các tu sĩ của các giáo hội, bóp nghẹt các giáo hội bằng cách hạn chế việc chiêu sinh.

Riêng phái Công giáo thì như trong giáo phận Sài Gòn, từ 1975 đến nay có khoảng 250 linh mục qua đời và Nhà nước chỉ chấp thuận 150 tân linh mục. Chính con đã viết thư cho Đức Hồng y Etchegaray ngày 7 tháng năm 1989: “Tự do tôn giáo đích thực mặc nhiên bảo đảm  cho Giáo hội được tự do chọn các giáo sư và các chủng sinh. Thế mà hiện nay, việc tổ chức các chủng viện phải chịu đủ thứ hạn chế, chẳng hạn ấn định tỷ số về các chủng sinh. Việc tuyển chọn chủng sinh và các giáo sư chủng viện phải lệ
thuộc sự chấp thuận của Nhà nước… Hiện nay tại Sài Gòn chúng con có một khóa
tuyển sinh 50 chủng sinh cho 10 giáo phận phía Nam. Thời hạn ấn định cho khóa
này là 6 năm, không có tuyển khóa mỗi năm mà chỉ có mãn khóa đầu. Cụ thể mỗi
giáo phận gửi vào chủng viện 5 chủng sinh. Sau 6 năm, 2 chủng sinh có thể tự ý
xin rút lui, một anh khác có thể không được phong chức vì không hợp nhãn Nhà
nước, một anh khác có thể không đạt tiêu chuẩn của Giáo hội, chỉ còn một chủng
sinh thôi. Trong thời gian đó có biết bao linh mục chết đi vì già, vì bệnh, vì
tai nạn”. (Xem hồ sơ Chân Tín: Nói cho con người. tr.27, nxb Tin Paris,
1993). Thế có nghĩa là từ 1975 đến 1989, không có một khoá đào tạo nào trên
toàn thể Đất nước. Và từ 1989 đến nay có đổi đôi chút nhưng không thấm vào đâu,
như thư của một vị giám mục viết sau hội nghị Thường niên Hội đồng Giám Mục
Việt Nam (tháng 10.1997): “Hội đồng Giám mục Việt Nam chúng ta hôm nay chỉ có
33 vị. Về tuổi tác, đại đa số nay đã già, về sức khỏe hầu hết đều bệnh hoạn,
hoàn cảnh các linh mục cũng không khác nhau bao nhiêu vì việc đào tạo và phong
chức đã bị gián đoạn nhiều năm”. Về vấn đề chủng viện, lá thư ấy nói tiếp:
“Giáo hội Việt Nam trước đây có hàng chục đại và tiểu chủng viện… nhưng hiện
nay chúng ta chỉ có 6 đại chủng viện cho toàn quốc với tổng số 752 chủng sinh.
Cơ sở vật chất thì chật chội, ban giảng huấn thì vừa cao niên vừa thiếu hụt. Từ
lâu, Hội đồng Giám mục đã xin phép mở thêm hai đại chủng viện nữa nhưng đến nay
vẫn chưa được”. (Tin Nhà số 31, tr.13).

Kính thưa Đức Hồng y,

Phải chăng những gì con viết vào năm cho Đức Hồng y Etchegaray thì nay vẫn còn y nguyên. Người ta cố tình giết chết Giáo hội khi không cho phép mở thêm chủng viện đào tạo linh mục và tự do chiêu sinh.

Với những hạn chế như thế mà Bộ Chính trị dám nói: “Chính sách tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, củng cố niềm tin đối với Đảng và Nhà nước, tạo được tinh thần phấn khởi cho đồng bào tín đồ các tôn giáo… tín đồ các tôn giáo ngày càng yên tâm tin tưởng và hăng say thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước”. Ôi thật mỉa mai!

Tự do in sách tôn giáo cũng chẳng có. Nhà nước đòi áp đặp một số luật về in ấn sách kinh tôn giáo. Mấy ông vô thần và vô tín ngưỡng lại đòi kiểm soát sách tôn giáo thì thật là ngô nghê. Biết gì về Đạo, hiểu gì về Đạo mà đòi kiểm soát về giáo lý của các tôn giáo và các hoạt động nội bộ của tôn giáo.

Chỉ thị của Bộ chính trị còn nêu ra một điều trái ngược với bản chất tôn giáo: “Một số người không phải là nhà tu hành truyền đạo vi phạm pháp luật”. Ta phải nói thẳng: không có quyền lực nào cấm tín đồ của một tôn giáo truyền đạo cho kẻ khác. Đối với đạo Chúa Kitô đó là mệnh lệnh, là một nghĩa vụ tối cao của mỗi tín ngưỡng của mỗi tín hữu phải đem Tin Mừng Cứu độ cho mọi người, chứ không riêng gì người tu hành mới giảng đạo. Nhà nước không có quyền áp đặt hạn chế đó. Hội đồng Giám mục phải lên tiếng chống lại ý đồ của Đảng và Nhà nước. Họ lăm le áp đặt nay mai nhiều luật lệ phá đạo: “Nhà nước chưa kịp thời bổ sung các văn bản hướng dẫn và qui định cụ thể
về các hoạt động tôn giáo. Chính phủ bổ sung nghị định qui định về hoạt động
của tôn giáo, soạn thảo pháp lệnh tôn giáo trình ủy ban thường vụ Quốc hội ban
hành”.

Một vấn đề quan trọng khác là vấn đề các dòng tu, các tu hội. Chỉ thị Bộ Chính trị viết: “Chính phủ có qui định và hướng dẫn cụ thể về hoạt động của các tôn giáo”. Trong vấn đề các dòng tu và tu hội, các bề trên các dòng tu cùng với Hội đồng Giám mục phải có tiếng nói và đưa ra đường hướng để tránh sự lệch lạc của mấy người vô thần duy vật muốn định đoạt sinh hoạt của người tu hành dấn thân phục vụ con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng.

 

Ngoài chỉ thị công khai của Bộ Chính trị nói trên còn chỉ thị ngầm qua Ban Tôn giáo trung ương. Trong dịp Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam vào tháng 10.1997, ông Lê Quang Vịnh, Trưởng Ban Tôn giáo trung ương có đề cập dài dòng về Ủy ban Đoàn kết Công giáo. Giáo sư Đỗ Mạnh Tri gọi là ngôn ngữ gỗ thứ luận điệu cũ rích về chính sách tự do tôn giáo. Đòi hỏi đoàn kết chưa đủ, ông Vịnh còn thêm vào thái độ cha chú, quan lại một cách ngây thơ (để khỏi nói là ngu xuẩn)” (Tin Nhà số 32, tr.11).

Có thể là ông Lê Quang Vịnh dựa vào chỉ thị ngầm của Bộ Chính trị để có thái độ cha chú. Điểm cần nói ở đây có thể là một âm mưu mới của Đảng Cộng sản muốn biến một số linh mục, giám mục làm tay sai trong cái gọi là Ủy ban Đoàn kết Công giáo. Họ không thể tạo ra một giáo hội tự trị như ở Trung Quốc, hoặc một giáo hội quốc doanh. Do đó, họ muốn có những linh mục, giám mục trong Ủy ban Đoàn kết công giáo để chi phối hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Họ muốn củng cố lại Ủy ban Đoàn kết đang tan rã để làm một thứ giáo hội quốc doanh ngay trong lòng Giáo hội Việt Nam. Họ có tham vọng “muốn cứu vớt Ủy ban Đoàn kết với bất cứ giá nào” (Đỗ Mạnh Tri, tài liệu đã dẫn) và hơn nữa muốn dùng Ủy ban Đoàn kết để phá hoại Giáo hội Việt Nam từ bên trong.

Trong bài phát biểu về vấn đề “Đảng Cọng sản Việt Nam thật sự tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng”, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu có nói với lãnh đạo các tỉnh, các ban, bộ, ngành trung ương đã về dự đại hội: “Đảng ta thật sự tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, nhân dân ta có quyền theo đạo, đổi đạo, bỏ hoặc không theo đạo. Không một thế lực nào ngăn cản hoặc vi phạm quyền tự do đó”. Nhưng thực tế trong các cơ quan người ta không tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhân viên cao cấp và đảng viên phải từ bỏ đạo Công giáo. Ông Tổng bí thư nói thế nghĩa là đảng viên và công chức cao cấp
Chính phủ không phải là nhân dân, thế họ là thứ gì? Như vậy, chính sách tôn
giáo của Đảng Cộng sản vẫn trước sau như một, nghĩa là chống phá tôn giáo, chứ
chưa có gì đổi mới.

Kính thưa Đức Hồng y,

Trên đây là những trăn trở của một người con Giáo hội Công giáo Việt Nam và cũng chắc là trăn trở của mọi Kitô hữu chân chính, Đức Hồng y và Hội đồng Giám mục Việt Nam cần phải lên tiếng đòi hỏi tự do tín ngưỡng một cách cụ thể, tách riêng trong những vấn đề căn bản của Giáo hội và mong rằng những vấn đề quan trọng ấy cần được công khai hóa, chứ không thể âm thầm gửi cho Nhà nước để rồi lặng lẽ chờ người ta trả lời và không bao giờ có câu trả lời của Nhà nước, như thư của Hội đồng Giám mục gửi cho Nhà nước tháng 10.1997 vừa qua. Cần phải công khai hóa để gây ý thức cho mọi người, để Dân Chúa cùng một lòng đấu tranh cho tự do tín ngưỡng.

 

Kính chúc Đức Hồng y nhiều sức khỏe, sáng suốt và can đảm.

Xin Đức Hồng y chúc lành cho chúng con.

Kính thư,

Lm. Chân Tín

38, Kỳ Đồng, Q.3, Tp.HCM

(TN số 35,1998)

Lời Chủ Chăn Tháng 01/2013

Lời Chủ Chăn Tháng 01/2013

Tòa TGM Thành phố HCM

Mừng Xuân và Năm Quý Tỵ
(Hướng đến sống tròn đầy hồng ân đức tintrước những thách đố của xã hội hôm nay)
Thưa anh chị em, linh mục, tu sĩ,

giáo dân, trong gia đình giáo phận,

Mở. Hành trình 15 năm. Năm Quý Tỵ sắp đến, đánh dấu 15 năm tôi đồng
hành với gia đình giáo phận, chia sẻ vui buồn, lo âu và hy vọng với anh chị em
trong Thành phố. Nơi đó, một mặt, sau năm 1975, gia đình giáo phận cùng nhiều
người đã phải gánh chịu nhiều mất mát, mất của cải vật chất, mất những quyền tự
do của con người; mặt khác, hôm nay là thời tự do của kinh tế thị trường, tự do
cạnh tranh sinh tử, tự do chạy đua hưởng thụ duy vật chất. Những tự do đó vừa
mở đường cho sự phát triển kinh tế, vừa làm cho hố sâu phân cách giàu nghèo
ngày càng thêm sâu thẳm, làm cho đời sống tinh thần cùng phẩm vị con người ngày
càng bị sa mạc hóa, càng trở nên khô cằn. Mười lăm năm đồng hành với anh chị em
cũng là 15 năm hành trình đức tin của tôi với những nỗ lực không ngừng sống
theo Lời Chúa dạy cùng sự Khôn Ngoan của Ngài, nhằm đáp lại những thách đố gay
go của xã hội thành phố đông dân và đầy phức tạp này. Nhìn lại hành trình đó,
tôi muốn chia sẻ với anh chị em những cảm nhận từ lòng tin của mình.
1. Có Chúa luôn đồng hành. Mười lăm năm sống trong thành phố này,
nhờ ánh sáng đức tin, tôi cảm nhận Chúa Giêsu luôn đồng hành với chúng ta, như
sau khi phục sinh Ngài đã đồng hành với hai môn đệ làng Êmau cùng phục hồi niềm
tin và hy vọng của hai ông. Đồng hành với chúng ta, Chúa Giêsu Phục Sinh cũng
đã và đang giúp chúng ta vượt qua những mất mát, khổ đau, khó khăn trong cuộc
đổi đời, và mở rộng lòng đạo chia sẻ cho nhau hồng ân đức tin Chúa thương ban
cho mọi người. Vì thế, trước những thách đố của xã hội, tôi luôn trông cậy vào
Ngài, lắng nghe Lời Ngài và ghi tạc vào lòng, đưa ánh sáng Chân Lý cùng Tình
Yêu của Ngài vào trong suy nghĩ và hành động hàng ngày. Nhờ đó, trong gian
truân thử thách, tôi cảm nhận chính Chân Lý và Tình Yêu của Ngài luôn dẫn dắt
bản thân yếu kém của tôi vượt qua mọi nỗi sợ hãi hoảng hốt. Chính hồng ân đức
tin của Ngài giúp tôi kiên tâm cầu nguyện, từ tốn thi hành chức vụ, và lòng dạ
thanh thản phục vụ cho sự sống cùng phẩm vị của mọi người.
2. Có Chúa luôn dìu dắt. Thứ đến, tôi cảm nhận Thánh Thần của
Chúa Phục Sinh vẫn đang ban ơn canh tân đổi mới lòng trí và mở rộng tầm nhìn
của tôi, tăng thêm khả năng đáp lại những thách đố của xã hội thời kinh tế thị
trường. Vì thế tôi luôn cố gắng cộng tác với Ngài, dẫn dắt gia đình giáo phận,
không chạy theo cánh hữu hay cánh tả trong cuộc đấu tranh loại trừ nhau để tồn
tại, song dõi theo bước Chúa Giêsu yêu thương và phục vụ, khiêm tốn hòa nhập
vào truyến thống văn hóa, tìm nơi đó hạt mầm Lời Chúa, sử dụng những hạt mầm đó
xây đắp nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương cho xã hội hôm nay. Tôi xác
tín đó là cách Chúa Giêsu cùng Giáo Hội của Ngài phục vụ cho Tin Mừng cứu độ,
và yêu thương mở đường cho mọi người đi đến nguồn sống mới trong Nước Chúa là
Nước chân thật, yêu thương và bình an.
3. Lấy tình yêu đáp trả tình yêu. Trước những thách đố của một xã hội luôn phải chống chọi với tình trạng bị phân hóa nhiều mặt, tôi nhận thấy rằng, nhờ sự dìu dắt của Chúa Giêsu và Thánh Thần của Ngài, cùng sự trợ lực của Thánh Maria và các thánh Tử Đạo Việt Nam, nhiều người trong gia đình giáo phận, thay vì khép mình trong bản năng tự vệ để sinh tồn và hưởng thụ, ngày càng mở rộng lòng nhân cùng lòng đạo, lấy tình yêu đáp trả tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người, người tin và người không tin, người thiện tâm  và người vô tâm, người giàu và người nghèo, cách riêng người lâm cảnh cùng khổ, sống bên lề xã hội.
4. Xây giếng nước đầu làng. Sau cùng, trong thành phố đông dân này, tôi nhận thấy rất nhiều người cần đến nguồn nước hằng sống của Chúa Giêsu để giải cơn khát thâm sâu của lòng mình, để sống xứng với phẩm vị làm người. Đối diện với nhu cầu đó, mọi người công giáo đồng trách nhiệm. Do đó, tôi cảm thấy có bổn phận tạo điều kiện cho mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn công giáo : – trở nên giếng nước đầu làng, nơi đó có Chúa Giêsu hiện diện và cung nguồn nước trong lành cho mọi người; – thứ đến là trở nên sứ giả Tin Mừng, chia sẻ niềm vui, niềm tin và hy vọng cho thân hữu cùng bà con láng
giềng. Trong khi thi hành nhiệm vụ mục tử đó, tôi vui mừng thấy có sự đồng tình
và hợp lực của hàng linh mục, các dòng tu, cùng các tổ chức giáo dân trong giáo
phận.
Kết. Nhân dịp Xuân về, chúng ta hãy hợp lòng chung lời tạ ơn Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, đã luôn yêu thương, chăm sóc, dẫn dắt gia đình giáo phận
vượt qua mọi khó khăn, đi đến nguồn sống mới là Chúa Giêsu Kitô. Cùng với tâm
tình cảm mến tạ ơn Thiên Chúa, tôi xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn đối với
mọi người, mọi cộng đoàn, mọi tổ chức trong giáo phận. Cám ơn 15 năm trước đã
mở rộng lòng đón nhận tôi vào gia đình giáo phận. Cám ơn suốt 15 năm qua đã
chung sức thi hành sứ vụ phục vụ cho Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, và chung lòng mở
đường cho mọi người đi đến nguồn sống mới, nguồn sống dồi dào chan hòa ánh sáng
chân lý, yêu thương và bình an. Cám ơn và cầu chúc cho mọi gia đình, mọi cộng
đoàn, mọi tổ chức, Một Mùa Xuân an lành cùng Một Năm Mới đầy phúc thật.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y Tổng Giám mục

Maria Thanh Mai gởi

 

Mừng lễ Giáng Sinh 2012 tại Thánh thất Bàu Sen

Mừng lễ Giáng Sinh 2012 tại Thánh thất Bàu Sen
Một mùa Giáng Sinh nữa lại về. Những người Công giáo hẳn đã quen với hình ảnh thân thương của hang đá, máng cỏ, với không khí nôn nao của những ngày chuẩn bị đón mừng đại Lễ. Nhưng có bao giờ bạn mừng Lễ Giáng Sinh ở một không gian không thuộc khuôn viên nhà thờ giáo xứ chưa? Mời bạn cùng Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn trải nghiệm không khí ngày lễ Giáng Sinh nơi Thánh Thất Bàu Sen của các bạn đạo Cao Đài nhé!
Không gian Thánh Thất Bàu Sen hôm nay là sự hòa quyện tinh tế giữa Đông và Tây, một hồ sen nho nhỏ làm nền cho Thiên Nhãn kỳ vương cao trên nền trời xanh, được điểm thêm hình ảnh những quả châu màu đỏ. Màu của không khí Giáng Sinh hòa cùng màu xanh cánh sen của làng quê Việt Nam. Nơi góc sân, một hang đá nhỏ đơn sơ với mái nhà tranh, nơi gia đình Thánh Gia cư ngụ…
Sau lời cầu nguyện dâng lên Đức Chí Tôn, mọi người cùng lắng nghe chia sẻ của linh mục Phanxicô Xaviê Bảo Lộc, trưởng Ban MVĐTLT đề tài “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Những bạn đạo Cao Đài và các tín hữu Công giáo có dịp nhìn lại lịch sử của ngày lễ Giáng Sinh cũng như niềm vui của những người có Chúa ở cùng.
THÁNH THẤT BÀU SEN: MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

Đáp lời, giáo sỹ Huệ Ý nhắc lại truyền thống thờ Trời của của người Việt ta. Từ ngàn xưa, khi chỉ có vua mới được gọi là Thiên Tử, thì người Việt đã cảm nhận sự xa vời vợi của vị “Thiên Tử” này, trong khi ngước mắt lên, họ có thể thấy cả bầu trời rộng lớn phía trên đầu. Ông bà ta đã cắm một cây cột giữa sân nhà, lập một bàn thờ nhỏ chỉ một hai gang tay, đó là Bàn Thiên, là nơi thờ Trời. Trong niềm tin dân gian, khi đó ông Trời đang ở cùng chúng ta. Và trong giáo lý Cao Đài có dạy con người luôn hướng thượng và tu tập:
“Tu là học để làm Trời
Phải đâu muôn kiếp làm người thế gian”
Bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe các Đạo tỷ Cao Đài hát rất tâm tình bài “Chứng nhân tình yêu” của linh mục Nguyễn Duy. Một bài thánh ca các tín hữu quen nghe trong thánh đường được cất lên tâm tình trong không gian mang nét Á Đông với lư đèn, các bài vị cùng hương trầm lan tỏa…
Buổi lễ kết thúc với bữa cơm chay huynh đệ. Có một Đạo huynh Cao Đài nói vui: “Ngộ hén, cơm chay mà có cả cơm rượu, đây là rượu của Gia-tô ban cho trong ngày vui này!”.
Giáng Sinh đang trở nên ngày lễ dân gian của toàn xã hội, là ngày của niềm vui và là dịp để tri ân nhau, trao tặng những món quà nhân ái và thắt chặt mối tương giao bằng hữu. Nhưng để có được niềm vui hôm nay, mỗi người chúng ta cần tạ ơn về món quà đầu tiên được trao ban nơi hang đá nhỏ Bêlem, trong một đêm đông lạnh giá cách nay hơn hai ngàn năm. Ước mong sao Chúa Hài Đồng luôn ngự trị trong tâm hồn chúng ta mọi ngày, để tất cả cùng đồng tâm xây dựng đại gia đình nhân loại tốt đẹp hơn.
Nguồn:  nhipcautamgiao
Maria Thanh Mai gởi

Đột kích nhà mẹ đẻ: Tuyên bố không thừa nhận bố mẹ

Đột kích nhà mẹ đẻ: Tuyên bố không thừa nhận bố mẹ
nguồn: Báo Datviet.vn
(ĐVO) – Ngày 12/12, cụ Nguyễn Thị Muộn (82 tuổi) đã có đơn trình báo gửi cơ quan chức năng tố cáo hai người con trai thuê côn đồ đột nhập vào nhà cụ cắt khóa, sinh sống trong nhiều ngày.
Con trai
Cụ Nguyễn Thị Muộn (82 tuổi, Láng Hạ, Hà Nội) sinh được 7 người con, 2 gái, 5
trai.
Theo trình bày của cụ Muộn, cụ có quyền sử dụng thửa đất cùng quyền sở hữu nhà
ở tại địa chỉ: 153 phố Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, HN theo Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất số do Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, cấp ngày 26/04/2012 mang tên bà Nguyễn
Thị Muộn (có chồng là ông Đào Văn Sỏi đã chết).
Hình ảnh được cho là nhóm côn đồ đã phá khóa, chiếm nhà cụ muộn
Hình ảnh được cho là nhóm côn đồ đã phá khóa, chiếm nhà cụ Muộn
Nhưng 2 phòng của ngôi nhà ở tầng 1 (nơi cụ Muộn vẫn sống và thờ cúng chồng) bị con trai cả của cụ là Đào Văn Chung (60 tuổi, phố Hàm Long, phường Hàng Bài) cho một chủ cửa hàng kinh doanh nước đóng bình thuê bất hợp pháp (cửa hàng kinh doanh nước chính là của ông Chung làm chủ thuê vợ chồng anh em trai quản lý).
Sau khi cụ Muộn cùng 5 người con đuổi nhân viên cửa hàng ra khỏi nhà để cho người khác thuê lại, người con trai út là Đào Minh Lợi cùng vợ xông vào hành hung, khóa cửa lại. Người thuê mới buộc phải dùng khóa khác, khóa lần 2.
Ngày 7/12, ông Lợi đã thuê các đối tượng xã hội và các đối tượng mạo danh
thương binh đến cắt khóa nhằm chiếm căn phòng. Cụ Muộn đã trình báo chính quyền
địa phương nhưng không được giải quyết.
Ngày 11/12, anh Lợi cùng vợ tiếp tục thuê hàng chục đối tượng xã hội cùng nhiều
xe tự chế (giả xe thương binh) đến tiếp tục cắt khóa cả cửa trong và cửa ngoài,
chiếm dụng cả 2 phòng. Các đối tượng còn ăn ở, sinh hoạt trái phép trong nhà từ
ngày 11/12 đến chiều tối ngày 14/12.
“Nó còn đổ mắm tôm, dầu nhớt trước cửa để cho tôi đi trơn ngã mà chết”, cụ Muộn cay đắng cho biết.
Cụ Muộn cùng các con đã phải cầu cứu công an phường Láng Hạ và cảnh sát 113,
nhưng khi cơ quan chức năng đến lại chỉ đứng nhìn mà không giải quyết.
Trước hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện tính côn đồ, coi thường pháp luật của
các đối tượng, cụ Muộn đã có đơn cầu cứu tới các cơ quan chức năng. Trong đơn
cụ viết: “Là một công dân lương thiện, tôi khẩn thiết mong quý cơ quan có
biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của gia đình tôi,
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”.
Ngày 18/12, trao đổi với phóng viên, cụ Muộn chỉ mong muốn được trả lại tầng 1
của ngôi nhà cho cụ ở đỡ phải leo lên, leo xuống.
Theo anh D (người thuê gian nhà tầng 1 của cụ Muộn để bán phở) cho biết:
“Có khoảng 7 xe giả xe thương binh xếp thành hàng dài dọc ngõ 151 Lạng Hạ.
Mỗi xe ít nhất là một người, họ có phải là xã hội đen hay đầu gấu hay không tôi
không biết. Tôi chỉ thấy họ vào nhà ngồi trong nhà nhưng không đập phá, đánh
đập hay gây gổ gì.
Sự việc kéo dài trong mấy ngày, nhưng vì là người thuê nhà nên tôi cũng không
quan tâm chuyện nhà chủ. Nói ra nói vào không phải đầu cũng phải tai”, anh
D cho biết.
Một cụ ông ngõ 151 cho biết thêm, mâu thuẫn thực chất đã xảy ra từ mấy năm
trước. Nhiều lần cụ thấy chuyện tranh chấp, xảy ra giữa anh em, mẹ con tại ngôi
nhà này.
Không thừa nhận bố mẹ
Theo cụ Muộn, mọi mâu thuẫn bắt nguồn từ quyển sổ đỏ của cụ bị vợ chồng ông Đào
Văn Chung tự ý đi làm thủ tục sang tên đổi chủ. “Nó bảo tôi cho nó mượn
quyển sổ đỏ để làm thủ tục kê khai. Ai nghĩ rằng nó lại làm lại sổ đứng tên vợ
chồng nó mà gạt tên tôi ra khỏi sổ”.
Ông Đào Văn Chung và Đào Minh Lợi đã có đơn gửi cơ quan chức năng không thừa nhận cụ Muộn là mẹ đẻ của mình
Ông Đào Văn Chung và Đào Minh Lợi đã có đơn gửi cơ quan chức năng không thừa nhận cụ Muộn là mẹ đẻ của mình
Nghĩ rằng, cũng là con cái, nhà cửa không ai khiêng đi được nên cụ Muộn cũng bỏ qua. Đến khi các con cụ ở nước ngoài trở về đã yêu cầu trả lại tên sổ đỏ cho cụ.
Đến ngày 26/4/2012, Ủy ban quận Đống Đa đã ra quyết định hủy sổ đỏ của vợ chồng
ông Chung, cấp lại GCN Quyền sở hữu cho cụ Muộn.
Ngày 25/10/2012, ông Chung cùng em trai là Đào Minh Lợi đã có Đơn khiếu nại
khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng cho rằng chính quyền địa phương đã cấp nhầm
sổ đỏ cho người đã chết.
Vì sổ hộ khẩu mới cấp cho cụ Nguyễn Thị Muộn và chồng là Đào Văn Sỏi (đã chết).
Nhưng hai người đó không phải là bố mẹ ông.
Theo ông Chung, bố mẹ ông phải là cụ Đào Văn Sõi (đã chết) và mẹ là Nguyễn Thị
Muôn (chứ không phải là cụ Muộn và cụ Sỏi).
Do vậy, các giấy chứng nhận sở hữu nhà đất tại số nhà 153 phường Láng Hạ mà UBND
quận Đống Đa cấp ngày 26/4/2012 cho cụ Nguyễn Thị Muộn và chồng là Đào Văn Sỏi
(đã chết) là trái pháp luật vì… hai người có tên trong sổ mới không phải là
mẹ và bố ông Chung, không phải là chủ sử dụng mảnh đất tại 153 phố Láng Hạ,
quận Đống Đa, Hà Nội.
Sau khi cấp lại giấy chứng nhận, cụ Muộn đã đòi lại 1 phòng tầng 1 cho thuê lại
với giá 21 triệu/tháng. Căn phòng thứ 2 do Công ty nước của con trai cụ Đào Văn
Chung và Đào Minh Lợi là nhân viên không chịu rời đi dù đã được cụ đưa thông
báo.
Cụ Muộn cùng các con đã dùng khóa khóa cửa phòng, cho người khác thuê, dẫn đến
sự việc ông Lợi thuê người đến phá khóa, đột nhập vào sinh sống trong nhà.
“Ngôi nhà 153 Láng Hạ là ngôi nhà do bố mẹ tôi là ông Đào Văn Sõi và mẹ Nguyễn Thị Muôn để lại, những người tên là Nguyễn Thị Muộn và ông Đào Văn Sỏi không phải là bố mẹ của chúng tôi,
không có quyền hành gì tại ngôi nhà 153 Láng Hạ”, ông Lợi và ông Chung khẳng định.
Tuy nhiên, tại công văn trả lời của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, đã khẳng
định, việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở cho cụ Muộn là hoàn toàn hợp pháp.
Đồng thời cũng khẳng định, cụ Nguyễn Thị Muộn với cụ Đào Văn Sỏi chỉ là một.
Việc ông Chung phủ nhận bố mẹ, cho rằng cụ Muộn và ông Sỏi không phải bố mẹ ông
Chung là không có cơ sở.
Trả lời phóng viên, ông Cáp Quang Thành – Trưởng công an phường Láng Hạ cho biết,
những đối tượng đó không phải là xã hội đen. Khi công an xuống, thì họ đã rút hết
khỏi hiện trường.

Ông Thành cũng cho biết, căn phòng đó là nơi vợ chồng ông Lợi đã từng sinh sống,
làm ăn từ nhiều năm nay, giờ đang xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, ông Thành không nói rõ về hình thức xử lý những đối tượng này. Theo
ông Thành, đó là chuyện nội bộ trong gia đình.

Đan viện Châu Sơn.

.Đan viện Châu Sơn.

Trên con đường lớn vào rừng quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình,  xuôi theo dòng sông Nho Quan không chỉ có khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long thu hút đông du khách nước ngoài với “tour’ du lịch xe trâu, mà còn có một công trình kiến trúc độc đáo được dựng nên hoàn toàn bằng bàn tay của những người tu hành – đó là Tòa Thánh đường Đan viện Châu Sơn. Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi Thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945  bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của cha Phêrô Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của cha Phêrô.


Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới, bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông, có hồ và có rất nhiều cây cối bao quanh. Khởi công xây dựng tháng 2-1939, mặc dù không hề có bản vẽ thiết kế trên giấy, mà hoàn toàn dựa vào sự nghiên cứu, hướng dẫn của Linh mục Placiđô Trương Minh Trạch – là chủng sinh của Đại Chủng viện Sài Gòn ra đây thành lập Đan viện; cũng không có các phương tiện hiện đại, xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và bàn tay vài chục thày trò và thợ địa phương, công trình kéo dài đến cuối năm 1945 mới hoàn tất, song lập tức nổi bật giữa vùng núi non heo hút. “Vỏ bọc” Tòa Thánh đường toàn bằng gạch tự nung, không trát, độc đáo ở chỗ hơn 6 thập kỷ trôi qua không hề bị rêu phong, vẫn mộc mạc một màu đỏ son giống như công trình Nhà thờ lớn ở Sài Gòn.

Thánh đường Đan viện Châu Sơn quay về hướng Đông, thiết kế theo kiểu Gothique với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m, tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.

Nhìn từ hai bên, điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng. Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá và cầu nguyện.

Phía trong Thánh Đường, ánh sáng tự nhiên lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn, tôn lên những hàng cột tròn và họa tiết trang trí hay những bức phù điêu đơn giản, có tính khái quát cao.

Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng Thánh đường Đan viện Châu Sơn, làm nổi bật gian cung thánh với các bức phù điêu màu tuyệt tác (biểu tượng Chúa Ba Ngôi, tượng Đức Mẹ, các Thánh).


Khuôn viên Đan viện được bao phủ một màu xanh đầy sức sống bởi rất nhiều loại cây khác nhau, hiện tại, các Thầy đang tìm kiếm và trồng thêm nhiều loại cây khác để tạo bầu không khí tự nhiên cho Đan viện.

Một góc khu vực vườn Con Voi, nằm giữa Thánh Đường và Nhà nghỉ dành cho khách hành hương, phía trước là một hồ nước lớn nuôi cá trê.


Một gốc cây trong vườn Con Voi, nhìn qua, chúng ta cũng có thể thấy nó giống con chim Thiên Nga.

Nhà nghỉ dành cho khách hành hương của Đan Viện, cũng là nơi tiếp khách của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và các Cha. Phía cuối nhà nghỉ là dãy nhà ăn, gồm một phòng lớn và hai phòng nhỏ liền kề, phía sau là hồ nước nuôi cá chim và vườn cây xanh.

Một góc vườn thuộc khu vực Nội Vi (nơi sinh hoạt và học tập của các Tu Sĩ), tuy thuộc cùng một khối trong kết cấu Gothique với phần phía trước là Thánh Đường, nhưng không gian nơi đây cách biệt hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi những dãy tường nối tiếp và những hàng cây mọc khin khít nhau.

Con đường dành riêng cho các Tu sĩ trong khu vực Nội Vi, đi thẳng vào mạn trái Thánh Đường.


Nếu nói về “Của Lạ” trong tự nhiên thì có lẽ Đan Viện Châu Sơn không thiếu, đơn cử như gốc Dừa này, tuy đã bị đốn ngang tới gần sát gốc nhưng từ trong thân cây, nước vẫn tự động tuôn đổ thấm ướt cả thân Dừa


Tượng đài Đức Mẹ – một phần trong quần thể Vườn Fatima mà Đan Viện Châu Sơn hiện tại đang thi công, theo lời Đức Tổng và Cha Bề trên thì vườn Fatima sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Cách tượng đài Đức Mẹ không xa là khu vực nuôi bốn cây Sồi và hai cây Olive, theo như lời giới thiệu của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thì sáu gốc cây này được đích thân Ngài nhờ người đưa trực tiếp từ Mỹ về, để sau khi lớn lên sẽ đặt vào Vườn Fatima. Và vì khí hậu nơi cây sồi và cây Olive phát triển rất giống với khí hậu Việt Nam, nên khi đem về Đan Viện thì chỉ trong thời gian ngắn chúng đã phát triển rất nhanh.

Phía xa xa, trên đỉnh núi là tượng Thánh giá được đúc bằng xi Măng, mọi vật liệu như xi măng, sắt thép đều được các thầy chuyển lên thủ công.

Còn có hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già mất đi được chôn cất tại đây.

Điều đặc biệt: Nơi đây luôn mở rộng cửa cho những người muốn về tĩnh tâm, hàng ngày Đan viện tiếp đón rất nhiều đoàn khách, chủ yếu là các tổ chức, hội đoàn, dòng tu và sinh viên giới trẻ thuộc khu vực miền Bắc về tĩnh tâm cũng như hành hương.

Không khí cực kỳ yên tĩnh và trong lành vào buổi sáng sớm. Được biết ở Đan Viện Châu Sơn, ngày mới bắt đầu vào lúc 3h40 sáng. lúc 4h00 các thầy sẽ cùng vào Thánh Đường đọc kinh và chúc tụng, vinh danh Thiên Chúa.

Về với Đan Viện Châu Sơn, chúng ta tìm được sự bình yên và thảnh thơi trong tâm hồn mỗi người…!

nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’

Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’

Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

Thứ tư, 12 tháng 12, 2012

Mốc thời gian quan trọng: Sài Gòn 30 tháng 4 năm 1975

Khi tin ‘giải phóng miền Nam’ lan  đến một vùng quê Hà Tĩnh, một cậu bé còn chơi với bạn ở ngoài ruộng và bọn trẻ đã ‘buông nhau ra thôi không đánh vật’ nữa, nhưng cuộc giằng co chọn lối đúng và sai cho cả một dân tộc hóa ra mới chỉ bắt đầu và còn chưa kết thúc.

Với cậu bé chăn trâu ngày đó  mà nay thành danh với cái tên blogger Osin, hành trình vào đời và nghiệp làm báo cũng bắt đầu từ tháng 4/1975 khi sự ‘nhận mặt nhau’
diễn ra có triệu người vui và triệu người buồn của hai miền Nam Bắc Việt Nam sau cuộc nội chiến quốc tế hóa.

Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’ (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí
cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu?

Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ và trận chiến vì tâm hồn và tương lai Việt Nam vẫn chưa dứt?

Những suy luận đến từ cuốn sách chắc sẽ còn nhiều, vì chỉ trong vòng vài tuần qua, số bài bình luận về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ đã xuất hiện đông đảo với đầy
đủ những lời khen nhưng cũng có một số ý phê bình, đa số tôn trọng và không gay gắt.

Vì thế nên ở đây, tôi chỉ chia sẻ một số cảm quan riêng và tập trung vào những gì tôi nghĩ rằng sách đã gợi mở ra và tạo đà cho những người viết trong và ngoài nước đi
tiếp.

Trước hết, cuốn sách mổ xẻ khá rành mạch, chi tiết và làm mới lại nhiều giai đoạn lịch sử, biến cố, sự kiện quan trọng trong một thời kỳ cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1975 đến Đổi Mới.

Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn,
và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.

“Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”

Sau đó là các diễn biến của thời kỳ đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa, văn nghệ tự do, quy kết loại trừ tư bản Hoa kiều, cưỡng bức kinh tế mới, cho tới cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng thời gian các nỗ lực duy chí ý nhằm áp đặt mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước, đưa đến các thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.

Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.

Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.

Dòng đời trong lịch sử

Cách viết ‘sử ký’ di chuyển từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu nguồn mà tác giả ghi lại hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhiều nhân chứng, người trong cuộc ở cả các cấp cao.

Cuộc đời riêng, hoạt động và suy nghĩ, tính toán cá nhân và chính trị của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ…được tái hiện rõ rệt.

Chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình vợ con họ được kể lại, ghi lại vừa đủ để phụ thêm cho các hiểu tính cách, các bước ngoặt trong đời những nhân vật này trong
bối cảnh xã hội, lịch sử mà không sa đà vào chuyện riêng tư.

Chẳng hạn cuộc tình và cuộc đời làm vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn mà bà Nguyễn Thụy Nga phải gánh chịu cho thấy một giai đoạn mà văn hóa chính trị cộng sản rất hà khắc, thậm chí tàn khốc với việc riêng của tất cả mọi người, kể cả những nhân vật cao cấp, ngược hẳn với thời kỳ tung hê, thả cửa của quan chức hiện nay.

Một cách nhìn khác xuyên qua những tư liệu quý mà Huy Đức thu lượm và tìm cách kiến giải là dòng ‘sinh hoạt quân sự’.

Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông

Lồng vào các chiến dịch tiến vào Sài Gòn năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột Trung – Việt, hay đi ngược về thời kỳ kháng Pháp, chiến tranh Mỹ – Việt là
các chân dung sỹ quan, tướng lĩnh, nhân chứng của nhiều phía.

Các trận đánh, các cuộc ra quân, những vụ thảm sát, tàn phá của quân Pol Pot, quân Trung Quốc được mô tả bằng ngòi bút của người làm báo, viết phóng sự nên sống
động hơn nhiều so với các cuốn tiếng Việt từ trước tới nay về cùng chủ đề mà tôi được đọc.

Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của
các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động.

Cuộc đời và các suy tư của ông Võ Văn Kiệt mà tác giả có thời gian gặp gỡ nhiều cũng được trình bày lại khá đầy đủ, cho người đọc cơ hội thấy được chân dung một
nhân vật cộng sản miền Nam luôn trăn trở để càng về cuối đời lại càng về gần với tinh thần dân tộc.

Nhân chứng và tư liệu

Đã có người khác đã bình luận về phương pháp viết của Huy Đức, gồm cả phần được và phần thiếu sót nên ở đây, tôi chỉ muốn chú ý đến cách sử dụng tư liệu của tác
giả để tạo dựng bối cảnh quốc tế hoặc khu vực cho phần nội dung Việt Nam của anh.

Giai đoạn viết về cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu và Liên Xô sụp đổ không phải là phần mạnh nhất của tác giả.

Nhà báo Huy Đức và TBT Lê Khả Phiêu: bản thân tác giả là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử

Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.

Sang để ‘chấn chỉnh’ lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi,
coi thường của ‘đồng chí đàn anh’ – dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.

Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.

“Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’, tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí cách mạng? “

Nguyễn Giang

Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam
War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten
Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.

Các đoạn về quan hệ Trung Xô  hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa gia thời gian qua như cuốn ‘Revolution
1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).

Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng
sản’ vẫn được  giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.

Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.

Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới
cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.

Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước
ngày hôm nay.

Xé rào: ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983

Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.

Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến ‘Bên Thắng Cuộc’ không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore
trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.

‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận
khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.

Và nếu vì đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ mà có các tác giả khác nung nấu muốn viết thêm, viết lại, viết tiếp về chủ đề Việt Nam thì hẳn cũng là một thành công ‘ý tại ngôn
ngoại’ cho tác giả.

 

Tham Nhũng: VN Hạng 123

Tham Nhũng: VN Hạng 123

(12/06/2012)

nguồn:Vietbao.com

Vào hôm Thứ Tư 5/12/2012, tổ chức chống tham nhũng có uy tín trên thế giới là Transparency International – Minh bạch Quốc tế – trụ sở tại Đức, đã công bố bản Chỉ số Tham nhũng CPI thường  niên, xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về mức độ tham nhũng được ghi nhận.

RFI ghi nhận rằng, trong danh sách năm 2012 này, Việt Nam chỉ xếp thứ 123 tụt
hơn 10 hạng so với năm ngoái.

Chỉ số CPI, tên tắt của Corruption Perception Index là một số liệu tổng hợp,
dựa trên các thống kê, điều tra, thăm dò khác đã được công bố trong năm về tình
hình tham nhũng tại một quốc gia nhất định.

Đây không phải là một chỉ số xếp loại tình trạng tham nhũng thuần túy, mà chỉ
là con số nêu bật cảm nhận – chẳng hạn như của các doanh nhân ngoại quốc – về
tình hình tham nhũng tại một nơi.

RFI nói, trên danh sách 176 được Minh bạch Quốc tế xếp hạng năm nay, theo thứ
tự từ «trong sạch» nhất đến «tham nhũng» nhất, như vậy là Việt Nam đứng thứ
123, bị thụt lùi 11 hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái, khi Việt Nam được xếp
thứ 112, và trên tổng số 183 quốc gia.

Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, Việt Nam lẽ dĩ nhiên thua xa Singapore, nước
thường xuyên đứng trong các thứ hạng đầu của các nước trong sạch nhất. Năm nay
Singapore xếp thứ 5 trong danh sách, chỉ thua Đan Mạch, Phần Lan, New Zealand
và Thụy Điển.

Việt Nam cũng thua Brunei (hạng 46), Malaysia (hạng 54), Thái Lan (88), thậm
chí thua cả Philippines (hạng 105) và Indonesia (hạng 115), hai nước thường bị
tiếng tăm vì tham nhũng. Philippines chẳng hạn, trong năm 2011, còn đứng dưới
Việt Nam với hạng 129, nhưng năm nay đã qua mặt Việt Nam.

RFI ghi thêm, rằng trong bản xếp hạng CPI năm 2012, Việt Nam vẫn hơn ba nước
còn lại trong vùng, bị rớt vào diện các quốc gia bị xem là tham nhũng nhất thế
giới : Cam Bốt (hạng 157), Lào (hạng 160) và Miến Điện (hạng 172).

 

Cha Stêphanô Chân Tín với những năm bị quản thúc

Cha Stêphanô Chân Tín với những năm bị quản thúc

Đăng bởi cheoreo lúc 1:00 Sáng 5/12/12
nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (05.12.2012) – Sàigòn – Sau 3 bài giảng sám hối vào Mùa chay năm 1990 tại Đền Đức Mẹ HCG Sàigòn, cha Stêphanô Chân Tín, DCCT đã bị nhà cầm quyền quản thúc 3 năm tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Chính trong thời gian khó khăn tại đây, Thiên Chúa đã chọn ngài cho một sứ vụ mới.

Trong thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ An Thới Đông tại huyện Cần Giờ (27.3.2004), trong bài diễn văn, cha Stêphanô Chân Tín kể lại như sau: “Đầu thập niên 80, một người trong xã thuộc ấp An Hòa là anh Nguyễn Văn Bạc bị đưa đi học tập cải tạo. Trong trại anh gặp những người Công giáo tốt. Anh được giới thiệu đến DCCT Sàigòn. Tại đây, cha Bạch Văn Lộc cùng thầy Đỗ Minh Hạo đã nhận giúp anh học Giáo lý. Sau đó, các anh chị Legio từ Sàigòn tới An Thới Đông để chia sẻ, nâng
đỡ đời sống đức tin của anh và tiếp tục dạy giáo lý cho gia đình anh, cho bà mẹ
và vợ chồng con cái người em trai của anh tất cả là 13 người. Con đã ban bí tích Rửa tội cho họ vào tháng 6.1993. Sau đó, cùng một hai thầy DCCT và một số anh chị em Legio xuống chia sẻ với bà con giáo dân vào mỗi Chúa nhật hàng tuần. Công việc phân chia một cách đơn giản. Con thăm hỏi chung mọi người và cử hành phụng vụ tại nhà anh Bạc. Các thầy phụ trách giáo lý dự tòng trong một gia đình khác. Các anh chị Legio thì tới từng gia đình để thăm hỏi, tiếp cận và giúp đỡ mọi chuyện trong chừng mực có thể được.

Tới đầu năm 1997, chính quyền địa phương phát hiện ra công việc hoạt động của con và các anh chị Legio. Công việc dạy giáo lý và cử hành phụng vụ với phẩm phục tại gia bị nghiêm cấm. Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi cho phép không mang lễ phục để dâng lễ.

Chuyện học giáo lý cũng vẫn được tiếp tục, số người xin gia nhập dự tòng mỗi ngày một gia tăng. Chính quyền không cho tụ tập đông người thì bà con tụ tập học giáo lý tại các gia đình ngoài Công giáo. Một thời gian sau, đến lượt các gia đình này cũng xin theo Đạo khi họ nhận ra niềm vui của những người dự tòng và giáo lý tốt đẹp của Chúa. Sự khó dễ của chính quyền lại hóa ra duyên cớ khiến hạt giống đức tin được gieo vãi trên diện tích rộng hơn và số người đón nhận đức tin mỗi ngày một gia
tăng.” (Lịch sử DCCT, Lm. Rôcô Nguyễn Tự Do)

Với nhiều người, cha Stêphanô Chân Tín là một linh mục trí thức có những tư tưởng phản biện sâu sắc, luôn lên tiếng bênh vực Giáo hội, bảo vệ quyền con người trước những bất công, trước việc phẩm giá con người bị xúc phạm dù trong bất cứ chế độ nào. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều anh chị em giáo dân, đặc biệt là những anh chị em giáo dân tại An Thới Đông biết tới cha như là một linh mục tận tụy với những công việc dạy giáo lý, ban các Bí tích cho những người muốn tin theo Chúa.

Đường lối của Thiên Chúa thật kỳ diệu. Trong những năm tháng tưởng chừng như khó khăn nhất của cuộc đời, Thiên Chúa lại xếp đặt để cha Stêphanô Chân Tín có thể loan báo Tin Mừng một cách trực tiếp như Hiến pháp của Dòng mời gọi.

Trong bài giảng thánh lễ  nhập quan cho cha Stêphanô Chân Tín, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên tu viện DCCT Sàigòn nói: “Người trí thức xem cái tước tiến sĩ thần học là đỉnh cao của cuộc đời cha Chân Tín. Còn trong Nhà dòng xem vị trí Giáo sư thần học và chức Giám đốc Học viện DCCT ở Đàlạt là đỉnh cao của đời tu của ngài. Nhưng Thiên Chúa không xét xử dựa trên những chuyện đó. Có lẽ đỉnh cao của cuộc đời ngài là thời gian ngài bị quản thúc ở Cần Thạnh. Vì chính thời gian đó mở đầu cho công cuộc truyền giáo của ngài ở vùng An Thới Đông. Từ chỗ chỉ một vài người theo Đạo,
đến nay vùng truyền giáo này đã có hơn 500 anh chị em theo Đạo. Như thế, chúng
ta mới thấy ơn Chúa đã làm nơi ngài trong thời gian mà người ta cho là tù ngục.”

Những năm bị quản thúc, Thiên Chúa đã chọn cha Stêphanô cho một sứ vụ mới

Những người con An Thới Đông về dự lễ tang người cha đã sinh ra mình trong đức tin

Giáo phận Sàigòn tự hào về điểm truyền giáo An Thời Đông mà Thiên Chúa đã dùng cha Stêphanô để khởi đầu

Cha Stêphanô gắn bó với giáo điểm An Thới Đông từ năm 1990-1997. Hiện nay giáo điểm này đã có hơn 500 giáo dân

PV.VRNs