Sáu cán bộ ngân hàng bị tạm giam

Sáu cán bộ ngân hàng bị tạm giam

RFA 25.03.2014

Sáu cán bộ ngân hàng Phát triển VN bị tạm giam hồi sáng hôm qua để điều tra. Đây là những cán bộ có chức danh từ Giám đốc cho tới cán bộ phòng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh tại tỉnh Cà mau.

Theo bản tin của báo mạng VNexpress thì những người này bị tạm giam để điều tra việc một số vốn lớn của ngân hàng phát triển VN lên đến hàng ngàn tỉ đồng bị dùng sai mục đích thay vì cho các doanh nghiệp thủy sản địa phương vay với lãi suất thấp.

Bản tin không nói rõ việc dùng sai mục đích là như thế nào, nhưng có đề cập đến một vài công ty xí nghiệp thủy hải sản có vay tiền nhưng không hoàn trả lại theo đúng qui định là từ 5 đến 10 năm.

Hệ thống ngân hàng Việt nam được cho là có nhiều sai phạm với các món nợ xấu chồng chéo lên nhau. Vào năm 2012 Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại lớn là Ngân hàng Á châu là ông Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt giam để điều tra.

 

Việt Nam suýt ‘bị lừa’ để ôm khoản nợ gần $56 tỷ

Việt Nam suýt ‘bị lừa’ để ôm khoản nợ gần $56 tỷ
March 25, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Vụ nhận hối lộ 80 triệu Yen vừa đổ bể khiến người ta liên tưởng đến nỗ lực vận động thực hiện “Dự án đường sắt cao tốc Bắc ố Nam,” trị giá gần 56 tỷ USD, bị bác hồi 2010.

Vừa qua, do có một số dấu hiệu cho thấy công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (Japan Transport Consultants – JTC) đã đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu, tư vấn cho các dự án thực hiện bằng viện trợ của Nhật ở Việt Nam, Indonesia, Uzbekistan, vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật đã mở một cuộc điều tra. Cuối cùng, ông Tamio Kakinuma, chủ tịch kiêm tổng giám đốc JTC, thú nhận đã đưa hối lộ ở cả ba quốc gia.

Một ga xe lửa ở Việt Nam. Scandal JTC khiến Việt Nam phải xem lại gần như toàn bộ các dự án phát triển đường sắt. (Hình: KN/Người Việt)

Riêng tại Việt Nam, JTC đã hối lộ 80 triệu Yen (khoảng 800 ngàn USD, tương đương 16 tỷ đồng Việt Nam,) để được chọn làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn thực hiện một dự án phát triển đường sắt ở miền Bắc Việt Nam, trị giá 4,2 tỷ Yen.

Hồi tháng 6 năm 2010, sau khi dân chúng, báo giới và các chuyên gia phản đối quyết liệt kế hoạch thực hiện “Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam” vì bất hợp lý, lãng phí quá lớn, chỉ tạo thêm khoản nợ khổng lồ cho quốc gia, dân tộc, Quốc Hội Việt Nam đã bác bỏ việc thực hiện dự án này, dù dự án cũng được xác định là chủ trương lớn của đảng, nhà nước.

Lúc đó, “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn” được xác định là “Dự án chiến lược của đường sắt Việt Nam,” nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020. Theo đó, sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam dài 1.570 km, với 27 ga, ngốn hết 55 tỷ 850 triệu USD. Vào lúc trình dự án, các viên chức ngành giao thông-vận tải đã thuê các doanh nghiệp Nhật và Nam Hàn khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư.

Mới đây, khi trò chuyện với VTC News, ông Lê Như Tiến – một viên chức Quốc Hội Việt Nam, tâm sự, sự hăng hái, nhiệt tình của một số cá nhân hồi 2010 đối với “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn” đã từng khiến ông ta thấy nghi ngờ. Ông Tiến tiết lộ thêm rằng, lúc đó các viên chức ngành giao thông- vận tải từng tổ chức đưa một số cá nhân ra nước ngoài tham quan “đường sắt cao tốc” để tìm sự ủng hộ.

Từ khi “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội- Sài Gòn” bị bác, các viên chức ngành giao thông-vận tải Việt Nam đã “chẻ nhỏ” dự án này để quy mô đầu tư có thể chỉ cần thủ tướng Việt Nam phê duyệt, chứ không cần thông qua Quốc Hội.

Tin mới nhất về những bê bối liên quan đến lĩnh vực phát triển đường sắt tại Việt Nam cho biết, trên thực tế, JTC-công ty Nhật đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu đảm trách công việc tư vấn cho một dự án phát triển đường sắt tại miền Bắc Việt Nam -ã vốn đã được chọn làm nhà thầu chào 14 dự án phát triển giao thông! Riêng trong lĩnh vực đường sắt, JTC được chọn làm nhà thầu của 5 dự án.

Vụ nhận hối lộ từ JTC đổ bể do điều tra của Nhật. Người ta chưa rõ nếu Nam Hàn cũng thực hiện cuộc điều tra tương tự thì có phát giác nhà thầu Nam Hàn được chọn để “khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư” cho “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn,” có phải đưa hối lộ như JTC hay không (?)

Sau khi những thông tin liên quan đến vụ đưa hối lộ của JTC được tờ Yomiuri Shimbun loan tải, chính quyền Việt Nam đã “tạm đình chỉ công tác” của ông Nguyễn Văn Hiếu, người đang là giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của tổng công ty đường sắt để “làm tường trình.”

Kế đó, họ tiếp tục “tạm đình chỉ công tác để làm tường trình” đối với các ông: Trần Văn Lục, giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của Cục Ðường Sắt thuộc Bộ Giao Thông-Vận Tải và Trần Quốc Ðông, Ngô Anh Tảo hiện đang cùng là phó tổng giám đốc của tổng công ty đường sắt Việt Nam.

Việt Nam cũng đã cử một viên thứ trưởng Giao Thông-Vận Tải sang Nhật để tìm thêm thông tin về vụ đưa – nhận hối lộ mà theo báo giới Nhật, đã được ông Tamio Kakinuma, chủ tịch kiêm tổng giám đốc JTC, khai báo chi tiết, song các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật chưa công bố…

Chiều 24 tháng 3, một viên tướng là tổng cục phó Tổng Cục Cảnh Sát Phòng, Chống Tội Phạm, của Bộ Công An Việt Nam cho biết, công an Việt Nam đã yêu cầu thuộc cấp phối hợp với thanh tra của Bộ Giao Thông-Vận Tải, xem xét lại toàn bộ các dự án xây dựng đường sắt đô thị ở Hà Nội, xem có sai sót, vi phạm gì không.

Viên tướng này nói thêm rằng, công an Việt Nam sẽ thực hiện việc xác minh tin báo, tố giác về tội phạm cũng như thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nếu Nhật có yêu cầu.
Cùng thời điểm này, Bộ Giao Thông -Vận Tải Việt Nam đã quyết định thanh tra đột xuất hàng loạt dự án dự án đường sắt do tổng công ty đường sắt làm chủ đầu tư và những dự án có JTC tham gia: Dự án xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội (tuyến Ngọc Hồi- Yên Viên), dự án xây dựng đường sắt đoạn Hạ Long-Cái Lân, Lim-Phả Lại, Phả Lại- Hạ Long. Các tiểu dự án do Cục Ðường Sắt thuộc bộ này làm chủ đầu tư cũng sẽ bị thanh tra.

Sự tích cực của Việt Nam sau scandal JTC được xem là vì Nhật luôn dẫn đầu trong việc cấp ODA cho Việt Nam và hồi 2010, Nhật từng cắt viện trợ do Việt Nam không quyết tâm điều tra vụ nhận hối lộ của PCI – một doanh nghiệp khác của Nhật – để chọn doanh nghiệp này làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn cho dự án đại lộ Ðông-Tây ở Sài Gòn. (G.Ð)

 

Những “thành quả” có 1 không 2

Những “thành quả” có 1 không 2

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-03-24

RFA

thanhquang03242014.mp3

nguoi-cay-305.jpg

Ba cô gái kéo cày thay trâu ở Hưng Yên.

Courtesy Tiền Phong

“Trâu cày” ở thế kỷ 21

Hôm 16 tháng Ba vừa rồi, TS Nguyễn Thị Từ Huy có dịp đọc bài báo tựa đề “Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thây trâu” mà xem chừng như không dằn được bực tức. Đó là cảnh mà blog Dân Lầm Thang gọi là “Thiên đường mới: Người kéo bừa thay trâu”. Theo báo mạng trong nước, trong khi nhiều người vẫn còn đang ăn Tết, du xuân… thì nông dân ở nhiều nơi phải ra đồng làm việc. Và tại Hưng Yên, “không trâu, không tiền thuê máy, một số hộ nông dân phải dùng sức người kéo bừa”, như báo Tiền Phong từng mô tả:

“Sáng mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Sợi dây thừng được buộc vào hai đầu chiếc bừa, con trai ông Kháng vòng qua bụng, hai tay nắm chặt dây, kéo bừa đi. Đằng sau, ông Kháng lựa chiếc bừa đi theo bước chân con trai…

Cách ruộng của ông Kháng vài khoảnh, dù ruộng khá rộng, nhưng cô Hòe (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng ba con gái cũng đang bừa ruộng bằng sức người. Cô Hòe cầm bừa, trong khi ba cô con gái ra sức kéo chiếc bừa trên ruộng cạn.”

Trước cảnh, nhất là phụ nữ, kéo bừa thay trâu đó, TS Nguyễn Thị Từ Huy nêu lên câu hỏi rằng “Bao giờ anh thôi sống hèn?”, “đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không?”.

Blogger Đào Dục Tú  viết “mấy dòng tạp cảm” về tình trạng “ ‘trâu cày’ ở thế kỷ 21”, lưu ý đặc biệt cảnh 3 cô gái ở một làng quê Hưng Yên kéo bừa thay trâu khiến xúc động nhân tâm, khiến, vẫn theo blogger Đào Dục Tú, “ Thậm chí có người  quy kết thẳng thừng vì đàn ông, các đáng mày râu nước này, quá hèn nên mới để chị em phải cõng việc thay trâu thật quá ‘phản cảm’ ở thế kỷ 21”.

“ Cảnh kéo cày thay trâu đã có hồi trước năm 1945. Bây giờ lại tái diễn cái cảnh này. Nó cũng chỉ là một trong những cảnh khổ (của nông dân ngày nay) thôi.
-Blogger Phạm Đình Trọng”

Qua bài “Ba cô trời rét kéo bừa thay trâu”, blogger Đào Dục Tú khẳng định rằng cho dù cảnh không vui ấy có thể là trường hợp cá biệt đi chăng nữa, thì chuyện con người phải kéo bừa thay trâu ở năm 2014 trong thế kỷ 21 này, ở năm thứ 39 kể từ ngày đất nước gọi là thống nhất, hòa bình và cùng đi lên “thiên đường” XHCN cũng “ khó có ai có thể chấp nhận, ngoảnh mặt vô cảm ngó lơ”.

Tác giả Đào Dục Tú cho biết là không muốn “vơ đũa cả nắm trách cứ đàn ông nước Việt”, khẳng định rằng họ quyết không phải là “nguyên nhân chính” đẩy chị em, mà cụ thể là ba chị em Hưng Yên vừa nói, vào cảnh kéo bừa thay trâu. Mà theo tác giả, nguyên nhân sâu xa, cũng là sự thật đáng buồn này, chính là do chính sách vĩ mô về nông nghiệp, nông dân nông thôn, dù có tốt đẹp bao nhiêu trên lý thuyết, lại “lộ ra quá nhiều sai lầm, sai lệch trầm trọng” trên thực tế, mà hậu quả nhãn tiền “giữa thanh thiên bạch nhật” là tình trạng cưỡng chế đất đai khắp nơi trong nước hiện nay; là tình trạng dân oan lũ lượt về thủ đô khiếu kiện “đứng ngồi vạ vật” trước  cơ quan công quyền cao nhất để kêu giải oan; rồi chuyện nông dân nhiều nơi bỏ ruộng “chạy lấy người”, tứ tán đi làm thuê làm mướn; rồi chuyện trẻ em vùng cao “quê hương cách mạng một thời” chỉ mong ngóng bát cơm có chút thịt, cho dù là thịt chuột…

Tác giả Đào Dục Tú khẳng định rằng chừng ấy thực trạng không còn là cá biệt nữa trong nhiều năm nay; và thực tế ấy có thể được xem như một hình thức “phản biện” đối với nhiều chính sách “vĩ mô” được mô tả là “vô cùng tốt đẹp” ở nhiều vùng miền, đặc biệt ở những nơi đất ruộng trở thành “điểm nhậy cảm” và vùng sâu vùng xa. Tác giả liên tưởng đến:

“Hình ảnh cánh đồng bị cắt chia chăng dây đóng cọc hoặc kín cổng cao tường và  những dãy căn hộ cao cấp cao tầng, những khu biệt thự kéo dài không người ở trên cánh đồng xưa kia mầu mỡ ruộng mật bờ xôi ở ven quốc lộ cách thủ đô không xa. Chỉ riêng những chiến dịch bất động sản một thời sôi sùng sục như vạc dầu không biết đã thu hút vào các đại gia bên trong và bên ngoài nhà nước bao nhiêu là đất  ruộng để rồi đẩy đến tình trạng đóng băng nhà cửa đất đai khiến nhà nước phải đổ hàng ngàn tỷ cấp cứu, nhưng nghe chừng không cứu được!  Để rồi không biết bao nhiêu gia đình nông dân… đã và đang rơi vào cảnh như cây bật gốc vì  mất chân đế cơ bản là ruộng, là nghề trồng cấy cổ truyền…”

Rồi hình ảnh ba cô gái kéo bừa thay trâu khiến tác giả không khỏi liên tưởng đến câu thơ dân gian “Ba cô đội gạo lên chùa” trong bối cảnh quá thanh bình êm ái của ngày xưa, để ngày nay chỉ thấy trước mắt trên màn hình nhỏ “Ba cô trời rét kéo bừa thay trâu”!

Blogger TuấnDDK khẳng định rằng “hình ảnh người nông dân kéo cày thay trâu, lặp đi lặp lại suốt hàng chục năm và hoàn toàn không phải là cá biệt”, cho thấy điều gọi là “chiến thắng của nông nghiệp” phát xuất từ tình trạng “mồ hôi của nông dân đang phải bán quá rẻ” trong bối cảnh tỷ lệ đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư xã hội vừa quá ít lại vừa bị cắt giảm…

Từ Hà Nội, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhận xét rằng vấn đề người nông dân VN phải kéo bừa, kéo cày thay trâu thì có thể người nước ngòai thấy lạ, nhưng dân trong nước, trong những năm gần đây, thấy việc đó đã trở thành bình thường – nó bình thường trong một xã hội không bình thường. Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh giải thích rằng khi sức kéo không còn và người dân phải tự lao động trên mảnh đất giữa lúc mức chi phí về nông nghiệp rất lớn trong khi nông phẩm lại rất rẻ, không thể bù đắp được, thì người dân không thể có đủ tiền để thuê máy móc nhằm thay sức lao động con người. Trong khi đó, họ nuôi con trâu, con bò trong thời điểm này cũng không phải dễ dàng, đồng cỏ thì ngày càng bị thu hẹp…thì con người phải dùng sức lao động của mình để thay trâu bò! Blogger JB Ngưyễn Hữu Vinh lưu ý:

“Tình trạng này phát xuất từ một thời gian dài người ta phát động “3 cuộc cách mạng”, trong đó thì cuộc cách mạng KH-KT là ‘then chốt”, rồi thì cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng văn hóa… Nhưng chúng tôi thấy đây là cái “thành quả” đi ngược lại xu thế tiến bộ xã hội, đi ngược lại thành quả mà thế giới đạt được. Trong khi thế giới đang tiến hành những lao động bình thường, giản đơn cùng nhiều loại lao động khác chủ yếu bằng máy móc để thay thế sức lao động của con người, thì người VN trong xã hội ngày nay lại thay trâu bò kéo cày.”

Về vấn đề này, blogger Phạm Đình Trọng từ trong nước phân tích:

“Cảnh kéo cày thay trâu đã có hồi trước năm 1945. Bây giờ lại tái diễn cái cảnh này. Nó cũng chỉ là một trong những cảnh khổ (của nông dân ngày nay) thôi. Nhưng cái khổ lớn nhất của nông dân bây giờ là họ bị mất đất đai. Đó mới là điều nguy hiểm! Tức là trong số người dân VN hiện nay, thì giới nông dân là khổ nhất và cuộc sống của họ bị đe dọa đến tận cùng rồi. Người nông dân phải thay trâu cày cũng đã là khổ rồi, nhưng cái nguy hiểm hơn là đất của họ có thể bị tước mất vào bất cứ lúc nào. Đó mới là điều đen tối, nguy hiểm và bi đát của người nông dân ngày nay.”

Thưa quý vị, vừa rồi là cảnh người nông dân thế kỷ 21 kéo cày thay trâu. Bây giờ là cảnh “sang sông bằng bao ny-long” của cô giáo và học trò ở vùng cao thuộc tỉnh Điện Biên.

Lãnh đạo chui vào túi nào?

boi-song-305.jpg

Hình ảnh chụp từ video clip: cô giáo chui túi nilon vượt suối lũ đến trường.

Qua bài “Trường mẫu giáo Sam Lang: Có ai rơi nước mắt?”, blogger Cao Thoại Châu mở đầu rằng “dù rộng lòng hay lạc quan tới mấy thì cũng khó lòng coi là chuyện cười ra nước mắt cảnh các cô giáo và học trò trường mẫu giáo Sam Lang tỉnh Điện Biên ngày ngày qua sông trong 6 tháng mùa mưa bằng một ‘phương tiện giao thông thủy’ không hề có trên đất nước này (trước đây) và chắc cũng khó có ở nơi nào trên trái đất này. Và tác giả không khỏi kinh ngạc:

“Thật không hình dung ra nổi cái cảnh những con người ngồi trong bao nilông nhờ một người khác một tay túm bao, tay kia bơi kéo “bao người” qua dòng nước chảy xiết. Và hình ảnh này sẽ cứ còn chìm trong im lặng nếu không được chính “khách qua sông” là các cô giáo quay lại bằng điện thoại di động…Chuyện người dân trong đó có cả học trò ngày ngày qua sông bằng cách đu dây ròng rọc vừa nguy hiểm vừa hết sức nghịch lý đã từng xảy ra… nhưng có ai rơi nước mắt rùng mình khi lỡ sơ sẩy một chút thì sinh mạng của cô và trò nơi ấy đã trôi theo dòng nước?”

Qua bài “Chui vào… ‘Lãnh đạo chui vào túi nào’?”, Blogger Bùi Văn Bồng nêu lên câu hỏi rằng “Phải chăng Bộ GTVT và các địa phương chỉ nhăm nhe dán mắt vào các Dự án lớn, đắt tiền để… có chùm khế ngọt thật to chia nhau?”, và “Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt suối trên tuyến Nà Hỳ – Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới trường, cho người dân bình an lên nương?”. Về vấn đề này, blogger Phạm Đình Trọng cảnh báo:

“ Thật không hình dung ra nổi cái cảnh những con người ngồi trong bao nilông nhờ một người khác một tay túm bao, tay kia bơi kéo “bao người” qua dòng nước chảy xiết.
-Blogger Cao Thoại Châu”

“Có điều bi đát là trong lúc nhu cầu tối thiểu về cuộc sống của người dân còn thiếu thốn như thế thì người ta đổ ra hàng chục nghìn tỷ, hàng trăm nghìn tỷ để xây, chẳng hạn như, đền tưởng niệm của những Trần Phú, của những nhà cách mạng tiền bối.v.v… Đó là những cái rất là nghịch lý.”

Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh cho đây không phải là trường hợp cá biệt, đồng thời, nó thể hiện mạng sống con người bị coi rẻ ở VN:

“Thật ra, khi nói đến hiện tượng như vậy thì người ta nghĩ rằng mình nói xấu, nghĩ rằng mình tiêu cực, nghĩ rằng mình không có cái nhìn lạc quan…Nhưng dù có muốn thì người dân khó có thể lạc quan trước hiện tượng như vậy. Và theo chỗ tôi biết, hiện tượng như vậy không phải là cá biệt. Nó chỉ đơn giản thể hiện rằng mạng sống của người dân Việt Nam trong nước hiện nay rất rẻ! Tại VN hiện nay, đất đai đắt, nhà cửa đắt, mọi thứ đều đắt, chỉ có mạng con người thì rất rẻ, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi, mạng sống người dân bị coi rẻ. Vấn đề này, nếu người ta cho rằng mình nói xấy hay thế nào đó, thì tôi xin miễn bình luận. Mà tôi chỉ biết rằng đó là nói thật, và nói thật nó khác với nói xấu. Vì đó là sự thật. Và có những sự thật ở VN ngày nay còn đau xót hơn thế nữa!”

Vẫn theo bloger JB Nguyễn Hữu Vinh, hiện tượng đó phản ảnh điều mà người ta giăng những khẩu hiệu khắp nơi, trên khắp mọi nẻo đường của đất nước, ở những chỗ trang trọng nhất trong các hội trường, trong các hội nghị, trong các cuộc phát động tiêu tốn thậm chí hàng tỷ đồng gọi là “học tập đạo đức HCM”.

Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh chua chát rằng không biết cảnh “khách qua sông bằng túi ny long” có phải là một “thành quả cách mạng” hay không. Và nhà báo khẳng định là “cái lớp người hiện đang sống phè phỡn trên xương máu của người dân này là lớp người gọi là “con cháu HCM ”, khiến người dân không khỏi thấy đau xót là “nền giáo dục mà hồi năm 1945, ông HCM gọi là nền giáo dục hòan toàn VN, thì cái nền giáo dục đó đã tạo ra loại người như vậy tức những người hiện đang lãnh đạo đất nước này, đang tạo ra một đất nước như ngày hôm nay.

Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi Tạp chí Điểm Blog hôm nay, và xin hẹn với quý vị tuần sau.

Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN

Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN

Thứ sáu, 21 tháng 3, 2014

Hình ảnh học sinh vượt suối trong túi nylon đã khiến cư dân mạng xúc động lẫn phẫn nộ

Cảnh cô giáo và học sinh xã bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên phải băng qua suối để đến trường trong túi nylon đã xuất hiện trên báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận, trong lúc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam thông báo sẽ sớm xây cầu treo.

Đoạn video dài khoảng 4 phút do cô giáo Tòng Thị Minh, một giáo viên trường Tiểu học Nà Hỳ 2 ghi lại đã khiến dư luận trong nước bị chấn động trước thực trạng khó khăn của các trường học ở vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam trong lúc chính quyền đang bị chỉ trích là đổ hàng triệu đôla vào những công trình không có giá trị kinh tế.

‘Rơi nước mắt’

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 21/3, bà Lò Thị Thùy, hiệu trưởng Trường tiểu học Nà Hỳ 2, cho biết trường được thành lập từ tháng 8 năm 2004 nhưng trung tâm trường lại đặt ở một bản rất xa.

“Đến năm 2006 thì trường xin được chuyển về trung tâm xã Nà Hỳ. Tuy nhiên, công tác chiêu sinh vẫn gặp nhiều khó khăn vì chúng tôi phụ trách 10 điểm trường lẻ mà học sinh toàn là dân tộc Mông và Dao,” bà cho biết.

“Tháng Tám là chuẩn bị vào năm học mới thì tháng Bảy các thầy cô giáo phải bắt đầu đi chiêu sinh. Ngay cả trong mùa mưa thì vẫn hoàn toàn phải đi bộ, băng qua rừng suối, điểm gần thì 5km mà điểm xa thì 18km.”

“Mặc dù vất vả khó khăn” nhưng “học sinh vẫn quyết tâm lội suối đi học” và “các thầy cô vẫn cố gắng làm đúng chỉ tiêu của nhà nước”, bà nói thêm.

Cũng theo hiệu trưởng trường, trong số 59 thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường thì có “80% là người miền xuôi”.

Những ngày đầu, chứng kiến cảnh học sinh lặn lội đến trường, họ “cũng bỡ ngỡ và còn phải rơi nước mắt đấy”, bà nói.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Nhưng với thời gian rồi cùng với tâm huyết với nghề thì cũng vượt qua hết.”

“Các thầy cô lên đây một, hai năm rồi cũng xây dựng gia đình ở trung tâm xã. Đầu tuần thì các thầy cô vào bản dạy xong cuối tuần lại về với gia đình.”

“Con suối đấy mùa khô thì bình yên thôi, nhưng đến tháng 5, 6 thì lũ to lắm, các thầy cô có hôm không dám băng qua để về”

“Ban giám hiệu nhà trường cũng chỉ đạo các thầy cô giáo là lũ to quá thì không được đi qua nhưng những lúc có việc phải về thì phải nhờ nhân dân dắt qua suối.”

Bộ Giao thông vào cuộc

Các báo trong nước trong tin đăng ngày 19/3 cho biết sau khi xem đoạn video do bà Tòng Thị Minh ghi lại, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã trực tiếp nhắn tin để cảm ơn bà và hứa sẽ “nghiên cứu để làm sớm một cây cầu treo.”

Báo Dân trí trong tin ngày 20/3 thì dẫn thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự án cầu treo qua suối Nậm Pồ, bản Sam Lang, sẽ được triển khai xây dựng trong hai tháng, với vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ đồng và sẽ do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.

Cũng theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, dự án cầu treo chỉ là giải pháp tạm thời và trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu để triển khai thi công đường giao thông.

Trước tin này, bà Thùy cho biết “thầy cô giáo mừng, học sinh cũng mừng, nhân dân trong bản cũng mừng”.

“Cũng bất ngờ vì cái clip đã được quay từ tháng Tám năm 2013 nhưng mà do ở xa xôi quá nên cũng không biết gặp ai để đưa nên cứ giữ mãi từ hồi đó đến giờ,” bà nói.

“Đến khi đoàn công tác báo Tuổi Trẻ lên thì họ mới nói là sao đường đi khó thế này, chúng tôi mới bảo chừng đó chưa ăn thua gì so với mùa mưa đâu. Chúng tôi đưa clip cho xem họ mới tin.”

“Ngoài hỗ trợ những cây cầu cho các cháu học sinh cũng như thầy cô đi lại thuận tiện thì cũng rất muốn là nhà nước, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp giúp đỡ cho trường cho các cháu đỡ khổ.”

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thông báo sẽ sớm thi công cầu treo giúp học sinh băng qua suối

“Trường thì giờ chỉ có phòng học thôi, còn phòng ở cũng như công trình vệ sinh, bể nước rồi nhà tắm thì chưa có, học sinh vẫn phải ra suối để tắm nên mùa lũ thì rất nguy hiểm.”

Dân Anh ‘ngạc nhiên’

Hình ảnh học sinh Việt Nam vượt suối trong túi nylon để đến trường đã xuất hiện trên nhiều báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận.

Báo Telegraph gọi cảnh tượng này là “kỳ lạ”, trong khi trang Express.co.uk viết: “Những đứa trẻ này muốn được học đến nỗi chúng sẵn sàng được đưa đến trường trong một cái túi nylon. Đây mới thực sự gọi là quyết tâm.”

Một độc giả trên báo Daily Mail với nick ‘Joy’, viết: “Cảnh tượng này khiến tôi rơi nước mắt. Chúa phù hộ người đàn ông này vì đã bảo vệ con mình khỏi bị ướt và bị ốm. Nhà cầm quyền nên cảm thấy xấu hổ vì để xảy ra những cảnh tượng như thế này. Chắc chắn rằng con cái của giới lãnh đạo sẽ không bị bọc trong một cái túi nylon để đưa đến trường.”

Độc giả ‘Marshall1964’ bình luận: “Cảnh tượng này khiến những đứa trẻ lười biếng, hư hỏng, được nuông chiều quá đỗi của chúng ta phải xấu hổ.”

Một độc giả khác với nick ‘elephante’ thì viết: “Tôi ngưỡng mộ trước động lực và quyết tâm được tiếp cận giáo dục. Thế nhưng chẳng lẽ không ai nghĩ đến việc xây một cây cầu hay sao?”

“Đường đến trường ở Việt Nam cứ như là ở Thế Vận hội. Anh ta là một vận động viên đoạt huy chương vàng,” nick ‘noodle’ viết.

RSF : Khi kết án Phạm Viết Đào, Việt Nam dấn sâu vào chế độ độc tài

RSF : Khi kết án Phạm Viết Đào, Việt Nam dấn sâu vào chế độ độc tài

Blogger Phạm Việt Đào tại toà án Hà Nội ngày 19/03/2014

Blogger Phạm Việt Đào tại toà án Hà Nội ngày 19/03/2014

@RSF

Thụy My

RFI

Trong thông cáo đề ngày 19/03/2014, Phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã tố cáo bản án 15 tháng tù dành cho blogger Phạm Viết Đào hôm qua vì « tạo ra một hình ảnh xấu về Đảng và Chính phủ » thông qua việc viết và đưa lên mạng 91 bài viết.

Ông Benjamin Ismail, phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên không biên giới tuyên bố : « Bản án mới này cho thấy sự sách nhiễu của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động trong lãnh vực thông tin. Chúng tôi đòi hỏi trả tự do ngay lập tức cho ông Phạm Viết Đào, bị án tù chỉ vì muốn thông tin cho đồng bào mình và chia sẻ quan điểm chính trị trên mạng ».

Ông Phạm Viết Đào bị công an Hà Nội bắt ngày 13/06/2013. Ông bị kết án theo điều 258 Luật Hình sự về việc « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ». Trước đó ông đã từng bị quấy nhiễu trong nhiều tháng trời. Phạm Viết Đào là người cuối cùng trong số các blogger bị bắt giam trong năm 2013 nay được đem ra xét xử.

Tháng 12/2012, ông Phạm Viết Đào tuyên bố mình « không hề vi phạm luật lệ về thông tin » với tư cách là « hội viên Hội Nhà văn và Hội Nhà báo Việt Nam ». Theo ông, « nếu Nhà nước cho phép thành lập các hội này, thì họ phải chịu trách nhiệm bảo vệ công việc của chúng tôi ».

Năm nay 62 tuổi, ông Phạm Viết Đào ngày càng viết nhiều bài chỉ trích chính phủ. Tốt nghiệp về văn chương ở Rumani, ông làm việc ở Bộ Văn hóa Thông tin với tư cách cán bộ thanh tra, đến tháng 6/2012 thì về hưu.

Blog của ông tại địa chỉ phamvietdao3.blogspot.com nhiều lần bị tấn công nhất là vào tháng 3/2013, rồi mở được trở lại, nhưng đến tháng 6/2013 thì ông bị bắt.

Thông cáo của RSF nhắc lại, Việt Nam hiện đứng thứ 174/180 trong bảng xếp hạng về tự do báo chí trên thế giới của tổ chức này. Việt Nam cũng bị Phóng viên không biên giới coi là kẻ thù của internet do chính sách trấn áp các blogger và các nhà ly khai trên mạng.

 

Giải cứu sáu cô gái Việt Nam ‘bị bóc lột tình dục’ ở Ghana

Giải cứu sáu cô gái Việt Nam ‘bị bóc lột tình dục’ ở Ghana

Phóng viên điều tra người Ghana Anas Aremeyaw Anas ít khi để lộ mặt thật. Ông tham gia vào cuộc điều tra dẫn tới cuộc giải cứu các cô gái người Việt.

Phóng viên điều tra người Ghana Anas Aremeyaw Anas ít khi để lộ mặt thật. Ông tham gia vào cuộc điều tra dẫn tới cuộc giải cứu các cô gái người Việt.

VOA Tiếng Việt

19.03.2014

Cảnh sát Ghana với sự hỗ trợ của tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol mới phá ‘một đường dây buôn người do công dân Trung Quốc cầm đầu’ tại nước này, và đã giải cứu 6 cô gái Việt Nam ‘bị buộc phải bán thân’.

Tin cho hay, các cô gái đã bị các ‘má mì’ Trung Quốc bắt ‘đi khách’ ở Ghana suốt hơn một năm qua, và họ sử dụng các tên giả để trao đổi với ‘khách làng chơi’.

Phóng viên địa phương Anas Aremeyaw Anas tham gia cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và đã giả làm người Mỹ đi mua dâm nhằm tìm hiểu manh mối.

Ông Anas cho VOA Việt Ngữ biết rằng cảnh sát Ghana hiện đang giữ các cô gái tại một nơi an toàn với sự hỗ trợ của Tổ chức Di dân Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (IOM).

” Họ nói rằng khi còn ở Việt Nam, có người đã hứa hẹn với họ một công việc với tiền lương hậu hĩnh ở Na Uy. Những kẻ buôn người đã lợi dụng và đưa họ tới Ghana và bị bóc lột tình dục. Họ trở thành món hàng bị mua đi bán lại. Họ không có tiền và những kẻ giữ họ cầm hộ chiếu nên họ không có cách nào đào thoát về Việt Nam được.

Ký giả Anas Aremeyaw Anas nói.”

Theo phóng viên điều tra này, các nạn nhân được yêu cầu viết bản tường trình về những gì đã xảy ra.

Ông nói: “Các cô gái đã kể lại cho cảnh sát mọi chuyện. Họ nói rằng khi còn ở Việt Nam, có người đã hứa hẹn với họ một công việc với tiền lương hậu hĩnh ở Na Uy. Những kẻ buôn người đã lợi dụng và đưa họ tới Ghana và bị bóc lột tình dục. Họ trở thành món hàng bị mua đi bán lại. Họ không có tiền và những kẻ giữ họ cầm hộ chiếu nên họ không có cách nào đào thoát về Việt Nam được. Hiện họ nói là họ muốn về nước vì Ghana không phải là quê hương của họ”.

Về việc một số tờ báo địa phương đưa tin nói rằng các cô gái người Việt làm gái mại dâm ở Ghana, ông Anas nói rằng họ là ‘nạn nhân của đường dây buôn người và không phải là gái bán thân’.

‘Họ bị hành hạ và bị buộc phải bán thân. Họ phải tiếp khách vài lần một ngày và nhân phẩm bị chà đạp’, ông nói.

Theo nhà báo này, vụ giải cứu các cô gái Việt tại Ghana không phải là chuyện lạ vì trước đây từng nhiều lần xảy ra việc các cô gái châu Á bị đưa lậu tới nước này, và bị ép quan hệ tình dục với ‘khách làng chơi’ người Hoa.

Ông nói: “Người Trung Quốc hiện có mặt tại các địa điểm chiến lược như các thành phố cảng ở Ghana. Đó là ‘khách’ tiềm năng của các cô gái này. Ngoài ra còn cả người Việt nữa. Tôi thấy có cả người Việt và Nhật Bản. Nói chung, ‘khách’ là những người châu Á tại Ghana”.

Báo chí Ghana đưa tin, hơn 120 người Trung Quốc đã bị bắt giữ tại nước châu Phi này vì dính líu vào các việc làm bất hợp pháp như khai mỏ lậu hay cung cấp thuốc giả.

” Người Trung Quốc hiện có mặt tại các địa điểm chiến lược như các thành phố cảng ở Ghana. Đó là ‘khách’ tiềm năng của các cô gái này. Ngoài ra còn cả người Việt nữa. Tôi thấy có cả người Việt và Nhật Bản. Nói chung, ‘khách’ là những người châu Á tại Ghana.

Nhà báo Anas Aremeyaw Anas nói.”

Theo ông Anas, Đại sứ quán Việt Nam đã yêu cầu phía Ghana giúp làm rõ đường dây buôn người và đã hỗ trợ vấn đề dịch thuật cho các cô gái trong cuộc điều tra.

Một đại diện của Đại sứ quán Việt Nam ở Nigeria, cơ quan ngoại giao kiêm nhiệm cả Ghana, xác nhận với VOA Việt Ngữ về trường hợp của các cô gái ở Việt ở Ghana, nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.

Ông này chỉ cho hay cơ quan đại hiện ngoại giao Việt Nam hiện đang ‘thực hiện chức năng bảo vệ công dân đối với các nạn nhân Việt Nam ở Ghana’.

Giới chức này nói: “Nội dung cụ thể của 6 cô gái kia thì hiện tại mọi việc vẫn chưa ngã ngũ nên có nhiều vấn đề chưa thể công khai được. Khi nào mọi việc xong xuôi thì chắc chắn sẽ có thông tin về nhà cũng như bên Ghana họ cũng sẽ có thông tin thôi”.

Ký giả Anas cho biết, IOM đã mua cho các cô gái mới được giải cứu vé máy bay, nhưng họ cần phải ra làm chứng trước tòa, nên sẽ phải mất một hoặc hai tháng nữa để hoàn tất mọi việc.

“Hiện họ rất vui vẻ. Khi gặp họ, tôi luôn thấy họ cười. Họ biết rằng giờ họ không còn phải ‘tiếp khách’ nữa,” ông Anas nói.

Phạm Viết Đào bị 15 tháng tù.

Phạm Viết Đào bị 15 tháng tù.

BTV Mac Lâm, RFA

RFA

Sáng hôm nay 19 tháng 3 Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên xử nhà báo Phạm Viết Đào về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân theo điều 258 bộ luật hình sự.

Từ 8 giờ sáng một blogger có mặt tại trước cổng tòa cho biết công an và an ninh dày đặc không cho bất cứ ai tiếp cận, anh nói:

-Khi tôi ra đấy thì lực lượng an ninh và công an dàn quanh phiên tòa rất đông. Có một an ninh ở quận Hoàn Kiếm thì phải, đến đuổi không cho đứng ở khu vực đó khi em đưa điện thoại lên để chụp ảnh thì họ đuổi đi ngay. Ngoài tôi ra thì hiện tại không nhìn thấy ai quen trong những người đấu tranh. An ninh nó vây quanh khu vực tòa và các mặt đường. Tòa án nó có hai cửa, một cửa ở Hai Bà Trưng và một cửa ở Lý Thường Kiệt thì tất cả các cửa ấy an ninh và công an đều vây quanh hết.

Lúc 11 giờ sáng hôm nay theo thông tin từ trang Basam cho biết đề nghị của Viện Kiểm sát với mức án từ 15 tới 18 tháng tù và tòa đã tuyên phạt ông 15 tháng tù giam.

Do nhà báo Phạm Viết Đào không nhận sự giúp đỡ của luật sư nên mọi thông tin về lời khai của ông trong biên bản điều tra cũng như các diễn tiến trong phiên tòa hoàn toàn không thể tiếp cận.

Ông Phạm Viết Đào bị bắt vào ngày 13 tháng 6 năm 2013 vì vậy do ông đã bị giam 9 tháng ông phải thi hành án thêm 6 tháng nữa.

Nhà văn, nhà báo và blogger  Phạm Viết Đào, sinh năm1952 tại Nghệ An; thường trú tại đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ Hà Nội.

Từ năm 1975 đến 1992 ông công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa. Sau đó giữ chức Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin và Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa.

Ông Phạm Viết Đào bị xét xử vì vi phạm điều 258 nổi tiếng nhất hiện nay, một điều luật bị nhiều người lên án là có tính chất mơ hồ cũng như tùy tiện có thể bắt ai cũng được. Đã có hàng chục người bị đem ra tòa xét xử bởi tội danh này tuy họ chỉ viết ý kiến của mình trên trang blog cá nhân mà thôi. Riêng trường hợp của nhiều đồng bào H’mong cũng bị ghép vào điều 258 mặc dù họ chỉ thực hành nghi thức tôn giáo chứ hoàn toàn không phát biểu hay đưa ý kiến trên trang mạng xã hội.

Xin xem thêm:

Blogger Phạm Viết Đào bị kết án 15 tháng tù giam (RFI)

Tội ác chiến tranh của TQ trong cuộc chiến Gạc Ma

Tội ác chiến tranh của TQ trong cuộc chiến Gạc Ma

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-03-13

gac-ma-305.jpg

Tàu HQ 604 của Việt Nam trước trận chiến Gạc Ma.

File photo

Mỗi năm vào ngày 14 tháng 3 các chiến sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma lại ngậm ngùi nhớ về những phút giây bị tàu Trung Quốc tấn công và cách hành xử vô nhân đạo của họ đối với bộ đội Việt Nam. Hai mươi sáu năm sau, những giờ phút kinh hoàng đó vẫn đọng lại trong nhiều người tuy với suy nghĩ khác nhau nhưng cái chung vẫn là sự dã man của lính Trung Quốc.

Cuộc chiến không cân sức

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 hải quân Trung Quốc đã đưa quân đánh chiến đảo Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lúc đó những đảo này còn rất hoang sơ mặc dù Việt Nam đã tổ chức tuần tra theo dõi nhưng vẫn chưa xây dựng kịp những căn cứ tạm thời chứng minh chủ quyền trên đó.

Trong lần đem bộ đội công binh hải quân ra đảo để xây dựng căn cứ, ba tàu vận tải của Việt Nam không được trang bị như tàu chiến mà chỉ có vũ khí cá nhân để tự vệ đã bị 6 tàu chiến Trung Quốc tấn công. Kết quả là ba tàu Việt Nam bị chìm, 64 bộ đội công binh hải quân hy sinh, 11 người khác bị thương trong khi đó Trung Quốc cũng báo cáo là có 24 binh sĩ bị giết.

” Trung Quốc bất chấp luật lệ quốc tế nó không cần gì cả, đấy là trận chiến đấu không cân sức mà. Một bên là vũ trang còn một bên là xây dựng.
-Đại tá Phạm Xuân Phương”

Cuộc chiến không cân sức này đã để lại không những dấu ấn lịch sử đối với người dân Việt Nam về sự mất mát đất đai của ông cha mà nó còn hằn sâu nỗi đau của những anh bộ đội công binh hải quân, những người may mắn sống sót nhưng trong ký ức họ vẫn đọng lại những hình ảnh dã man của giặc.

Anh Lê Hữu Thảo, một trong vài nhân chứng còn sống sót kể lại giây phút chính anh chứng kiến lính Trung Quốc bắn vào đồng đội đang ngụp lặn dưới biển khi tàu của họ đã bị chìm. Mặc dù họ không còn khả năng tự vệ hay không thể sống sót nếu không được vớt lên nhưng lính Trung Quốc vẫn điềm nhiên nhìn họ chết dần dưới biển. Anh Thảo kể:

“Hành động của Trung Quốc quá là dã man, nó dã man như thế này: nó sử dụng vũ khí, dùng lê nó đâm và nó bắn luôn bộ đội mình. Bộ đội mình thì chủ yếu là tay không trên tay chỉ có mấy cái xẻng, xà beng để làm việc xây dựng thôi chứ không phải chiến đấu. Nó dã man nhiều chỗ lắm, khi bộ đội mình bị tàu chìm rồi thì nó vẫn bắn giết. Nó bắn chết người đang trôi trên biển. Nó không làm đúng như trong nghĩa vụ quốc tế là khi đối phương bị rơi xuống biển không còn vũ khí nữa thì phải có trách nhiệm cứu vớt. Nó không hề cứu vớt, nó không làm gì cả. Nó rất dã man đề cho mình tự chết hoặc nó bắn cho mình chết để cho cá mập ăn.”

Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của Cục Chính trị xác nhận những chiếc tàu này là tàu vận tải, hoàn toàn không trang bị vũ khí như các tàu chiến nhưng vẫn bị Trung Quốc tấn công:

edu.vn-250.jpg

Một buổi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ tử trận trong trận chiến Gạc Ma 1988. Photo courtesy of edu.vn

“Cái trận đó không phải là trận chiến đấu giữa hai lực lượng hải quân với nhau mà bộ đội Việt Nam là bộ đội đi xây dựng, không vũ khí mà tàu là tàu xây dựng chở nguyên vật liệu xây dựng. Trung Quốc bất chấp luật lệ quốc tế nó không cần gì cả, đấy là trận chiến đấu không cân sức mà. Một bên là vũ trang còn một bên là xây dựng hai chuyện rất khác nhau. Chúng tôi cho rằng giữ được lá cờ và cố cho tàu đổ bộ lên trên đảo là hành động đáng khen ngợi trong hoàn cảnh như thế.”

Quy luật của chiến tranh là giết chóc và dành chiến thắng trên máu của quân thù, thế nhưng sự giết chóc nào cũng bị lên án nếu vượt quá phạm vi đạo đức con người cho phép. Ngay trong chiến tranh, sự đau thương mất mát và các hành vi tàn sát đối phương hàng loạt trong các trận chiến vẫn là nỗi ám ảnh nhân loại dẫn đến việc khai sinh Luật Nhân đạo quốc tế, một phần chủ yếu trong Công Pháp quốc tế bao gồm các quy tắc nhằm bảo vệ những người đã bị loại khỏi vòng chiến, hay không còn khả năng chiến đấu. Luật Nhân đạo quốc tế được bốn nước Liên xô, Mỹ, Anh và Pháp ký ngày 8 tháng 8 năm 1945.

Trái công ước quốc tế

Bên cạnh đó Công ước Geneve ra đời tiếp theo sau đã quy định cụ thể từng hành vi được định nghĩa là tội phạm chiến tranh nhằm hạn chế việc giết người của kẻ chiến thắng hay của một đạo quân, một nhóm, thậm chí một cá nhân đi ngược lại với những quy định trong công ước này.

Công ước Geneva năm 1949, còn gọi là Công ước Geneve thứ hai, và các Nghị định thư bổ sung I và II năm 1977 ghi thêm điều khoản bảo vệ cho các người bị ốm, bị thương trên chiến trường hay trong các trận hải chiến. Điều này cũng bao gồm việc bảo vệ cho các quân nhân bị đắm tàu​.

” Những hành vi nào đi nữa trong chiến tranh mà đối xử tàn ác dã man đối với đồng loại đều đáng lên án, lên án một cách nghiêm khắc thậm chí còn phải lưu lại để người đời sau biết.
-GS Vũ Minh Giang”

Trung Quốc tỏ ra không cần hiểu về nguyên tắc này nên quân đội của họ vô tư bắn vào kẻ thất trận, hơn nữa bỏ mặt nạn nhân giữa biển khơi cho cá mập ăn thịt là hành động của thời ăn lông ở lổ chứ không thể nói là của một quân đội nhất nhì thế giới. Những tuyên truyền về sự gìn giữ hòa bình của họ chỉ làm xấu thêm bộ mặt thật qua hai cuộc chiến với Việt Nam là cuộc chiến Biên giới 1979 và Gạc Ma năm 1988.

GS-TSKH Vũ Minh Giang Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết bất cứ ai cũng có thể lên án hành động sát nhân này, và cảm xúc ấy cần truyền lại cho người trẻ hơn để họ thấy và hiểu được lịch sử Việt Nam qua những cuộc chiến tranh giữ nước đối với giặc phương Bắc, ông nói:

“Cái cảm xúc của một con người, cảm xúc của một người bình thường thôi trước những hành vi vô nhân tính, dã man thì sẽ như thế nào? Đối với tôi những hành vi nào đi nữa trong chiến tranh mà đối xử tàn ác dã man đối với đồng loại đều đáng lên án, lên án một cách nghiêm khắc thậm chí còn phải lưu lại để người đời sau biết được cái đó. Với ý nghĩa đó sự kiện Gạc Ma thì như thế này: thứ nhất đây là câu chuyện có thể nói nó nằm trong cái mà chúng ta xác định đó là cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước sự xâm lấn của Trung Quốc.

Với ý nghĩa đó rồi đây lịch sự thậm chí trong sách giáo khoa tức là phần phổ biến lịch sử phải ghi vào vì là đây là sự việc thiêng liêng của Việt Nam đã chuyển rất nhiều đời mà vẫn còn chuyển đến mai sau, chắc chắn là như thế và chúng tôi kiên quyết làm việc này bằng được.”

Nhìn Gạc Ma dưới lăng kính tội phạm chiến tranh không phải để mang Trung Quốc ra tòa hay cổ vũ cuộc chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng không thể không nhắc nhở sự tàn ác này của quân đội Trung Quốc nhất là mỗi ngày nó mỗi lớn mạnh và tỏ ra nguy hiểm hơn đối với Việt Nam.

Và lại càng phải nhắc tới khi từng phần chủ quyền đất nước đang mòn dần nếu cứ tiếp tục im lặng trên cái nền của lý thuyết phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước cộng sản anh em.

 

RSF tố cáo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet

RSF tố cáo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet

Báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)

Báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)

DR

Đức Tâm

RFI

Nhân ngày thế giới chống kiểm duyệt internet, tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF- có trụ sở tại Paris, Pháp, ngày hôm nay, 12/03/2014, công bố bản báo cáo « Những kẻ thù của internet ». Trong báo cáo 2014, RSF tố cáo những thủ đoạn kiểm duyệt internet, bưng bít thông tin, của 32 định chế tại nhiều quốc gia, kể cả ở phương Tây.

Đối với Việt Nam, báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trực thuộc Bộ này, là kẻ thù của internet.Theo RSF, để kiểm soát thông tin trên mạng, chính quyền Việt Nam đã sử dụng các phương tiện tư pháp, hành chính và công nghệ, được tập trung vào tay Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cho dù chính quyền và tư pháp Việt Nam không ngần ngại lạm dụng các điều khoản 88 và 79 trong Bộ Luật hình sự để bỏ tù những người làm thông tin, Bộ Thông tin và Truyền còn tiến hành chính sách riêng của mình để kiểm duyệt internet một cách khắc nghiệt và tỉ mỉ.

Để làm việc này, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã soạn thảo và đề xuất những văn bản pháp luật cho phép chính quyền dựa vào đó để tiến hành truy tố các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet. Nhằm tránh phải trình bầy tại Quốc hội với nguy cơ bị các đại biểu chất vấn hoặc thậm chí bác bỏ các văn bản này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã soạn thảo các nghị định và trình Thủ tướng ký.

Đó là trường hợp nghị định 97 được ban hành năm 2009. Tháng 11/2013, Việt Nam công bố nghị định 174, có hiệu lực từ 15/01/2014. Văn bản này đưa ra những biện pháp trừng phạt mới đối với cư dân mạng đăng các bài có nội dung « tuyên truyền chống Nhà nước » hoặc « các tư tưởng phản động » trên mạng xã hội.

RSF nêu ra một văn bản khác : Đó là nghị định 72, có hiệu lực từ 01/09/2013, được đánh giá là một sự vi phạm chưa từng thấy về quyền tự do thông tin tại Việt Nam. Nghị định này hạn chế việc sử dụng các blog và mạng xã hội trong việc « phổ biến » hoặc « chia sẻ » thông tin « cá nhân ». Thậm chí, văn bản này cấm cả việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin của báo chí.

Do Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhiều người phải dùng blog để thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề của đất nước. Thế nhưng, hầu như toàn bộ các blog và website, bị coi là có quan điểm trái ngược với chế độ, đã bị phong tỏa và chủ nhân các blog này bị bắt, kết án tù giam.

Theo RSF, các tập đoàn cung cấp dịch vụ internet lớn tại Việt Nam như VNPT hay Viettel đã phong tỏa các website, blog theo yêu cầu của chính quyền. Đồng thời, chính quyền còn áp dụng các biện pháp theo dõi, nghe lén, gây nhiễu, đánh sập các blog, website, câu lưu các blogger, cài virus tin học. Bất chấp các hành động ngăn chặn, trấn áp của chính quyền, RSF nhận định là đã xuất hiện xu hướng quốc tế hóa các hoạt động của blogger Việt Nam.

Ngoài Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, RSF đặc biệt chú ý đến những kẻ thù của internet khác như Cơ quan quản lý Viễn thông của Pakistan, Cơ quan an ninh liên bang Nga – FSB, Trung tâm khai thác và phân tích thông tin của Belarus, Cơ quan quản lý thông tin điện tử Nhà nước của Trung Quốc hay Cơ quan thông tin khoa học và kỹ thuật trung ương của Bắc Triều Tiên.

Ba định chế tại các quốc gia dân chủ cũng bị RSF coi là kẻ thù của internet, như Cơ quan an ninh quốc gia – NSA – Hoa Kỳ, Cơ quan tình báo điện tử – GCHQ của Anh Quốc và Trung tâm phát triển phần mềm tin học – CDOT – của Ấn Độ.

 

Công an Lấp Vò ép cung nhân chứng như thế nào?

Công an Lấp Vò ép cung nhân chứng như thế nào?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-03-11

702738_001.mp3

 

Chị Dương Thị Tân, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Chí Dũng Trao Qua Cho Đặng Thị Quỳnh Anh, Là Con Gái Của Bùi Hằng.

Chị Dương Thị Tân, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Chí Dũng Trao Qua Cho Đặng Thị Quỳnh Anh, Là Con Gái Của Bùi Hằng.

vnwhr.net

Nghe bài này

Công an huyện Lấp Vò đã có biểu hiện ép cung một cách thô bạo để khởi tố bà Bùi Minh Hằng sau khi giam giữ một cách trái phép ba người gồm bà Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và blogger Thúy Quỳnh gần một tháng mà không có lệnh của Viện Kiểm Sát. Năm nhân chúng bị ép cung cùng lúc lên tiếng về hành vi này với Mặc Lâm như sau.

Ngày 10 tháng 3 năm 2014, 28 ngày sau khi công an huyện Lấp Vò giam giữ trái pháp luật ba người là Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Bùi Thị Minh Hằng khi họ đến gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển để thăm hỏi tình trạng của anh bị công an Lấp Vò đối xử thô bạo.

Phương cách điều tra mới của công an Lấp Vò

Trong ba người thì bà Bùi thị Minh Hằng được công an xem là đối tượng gây rối và cáo buộc bà tội gây mất trật tự giao thông. Để lấy lời khai của những nhân chứng trong cùng chuyến về Lấp Vò với bà Hằng công an đã triệu tập 5 người đến công an huyện. Năm người ấy gồm: anh Phan Đức Phước, anh Nguyễn Vũ Tâm, ông Tô Văn Mãnh, chị Bùi Thị Diễm Thúy và Đỗ Thị Thùy Trang.

Cả năm người đều tố cáo với chúng tôi rằng nhân viên điều tra có hành động mớm cung và ép cung, tự tiện ghi thêm trên biên bản những điểu mà nhân chứng hoàn toàn không nói tới. Thêm nữa những điều họ chứng kiến, khai ra thì nhân viên điều tra không ghi vào biên bản.

“ Khi em trình bày như thế thì anh công an ảnh suy nghĩ nhưng không ghi như lời em trình bày mà ghi theo cái ý của ảnh. Ảnh ghi là chị Hằng là người gây rối trật tự công cộng, ảnh ghi trong biên bản đó như vậy

anh Phan Đức Phước”

Chúng tôi ghi nhận lời tố cáo của tất cả năm người này để rộng đường dư luận. Thứ nhất là anh Phan Đức Phước, anh cho biết:

-Vào sáng ngày hôm nay tôi đến công an Huyện Lấp Vò như giấy triệu tập. Tôi gặp thiếu tá Nguyễn Hùng Dũng hỏi tôi việc xảy ra vào ngày 11 tháng 2 năm 2014. Tôi có trả lời là khi chạy về Lấp Vò thì chúng tôi chạy theo hàng dọc cách nhau an toàn. Lúc đó có lực lượng công an giao thông và công an xã và khoảng 5-600 người mặc thường phục cầm cây chặn lại đòi xét hành lý. Họ mặc đồ thường phục và không mang bảng tên. Chị Hằng không cho kiểm tra, có một anh tự xưng là công an, mặc đồ thường phục nói rằng nếu không cho thì đè xuống giật, đập bỏ máy và đánh nó.

Khi họ xúm lại giựt đồ thì chị Hằng la lên: chúng mày là bọn ăn cướp chứ công an gì mà ăn cướp của dân?

Khi em trình bày như thế thì anh công an ảnh suy nghĩ nhưng không ghi như lời em trình bày mà ghi theo cái ý của ảnh. Ảnh ghi là chị Hằng là người gây rối trật tự công cộng, ảnh ghi trong biên bản đó như vậy. Còn ghi là lời khai của em hoàn toàn sự thật và em không khai gì thêm và em trách nhiệm lời khai của mình trước pháp luật. Em ghi là đây không phải là lời khai của em nên em không chịu ký.

Người thứ hai là ông Tô Văn Mãnh, ông cho biết:

-Tui nói là công an hình sự nó ra lệnh nó đánh Bùi Thị Minh Hằng tới tấp luôn. Bà Hằng mới la các anh ăn cướp hay là công an vừa đánh mà vừa giật đồ, tôi khai như vậy đó.

Chi Bùi thị Minh Hằng và bà con Phật Giáo Hoà Hảo trước khi bị công an đánh và bắt

Chi Bùi thị Minh Hằng và bà con Phật Giáo Hoà Hảo trước khi bị công an đánh và bắt. binhtrung.org

 

“ Có những người ở trong lùm cây hai bên đường ẩn nấp ở đâu sẵn rồi ùa ra đánh những người đi đường túi bụi luôn. Con nói vậy thì cái ông điều tra viên ổng không chịu ghi theo em mà lại ghi theo ý ổng không à

Đỗ Thị Thùy Trang”

Nó kêu tui ký giấy tui nói muốn tui ký thì phải cho tui hai cái biên bản tui một cái và một cái cho cán bộ. Nhưng tôi phải đem ra cho cháu tui coi hai cái biên bản đó giống hay không rồi tôi mới ký. Họ ép tôi phải ký, tôi nói “không”.

Người thứ ba là chị Đỗ Thị Thùy Trang:

-Có những người ở trong lùm cây hai bên đường ẩn nấp ở đâu sẵn rồi ùa ra đánh những người đi đường túi bụi luôn. Còn giựt chìa khóa xe tôi nữa. Trong khi đó thì công an mặc thường phục chỉ huy những người cũng mặc thường phục đánh người đi đường. Con nói vậy thì cái ông điều tra viên ổng không chịu ghi theo ổng mà lại ghi theo ý ổng không à.

Mục đích ổng hỏi là có tụ tập đi chung với nhau không, cái quảng đường đó có bị ách tắc giao thông hay không? Con nói là con không biết. Họ ghi là tập trung đông người, có một số người tập trung trên đường la ó rồi có hành vi muốn đánh công an, con nói là con không thấy. Điều tra viên không ghi lời khai của con nên con không ký.

Người thứ tư là anh Nguyễn Vũ Tâm:

-Cái chỗ nó chận đường nó đánh mình thì nó không ghi chỗ đó mà nó chỉ biểu ghi chỗ chị Hằng không à. Em mới nói công an chận đường đánh đập như vậy thì nó hỏi công an nào đánh? Anh có thấy mấy người này đánh công an hay không? Em mới hỏi nó có khi nào mà người dân đánh công an không? Họ kêu em ký em không ký tại vì trong biên bản không đúng với lời mình khai, họ ghi theo ý họ không. Họ ghi theo ý buộc tội cô Hằng chứ không phải cái ý mình khai là trên đường đi bị công an chận đánh đập như vậy.

“ Họ kêu em ký em không ký tại vì trong biên bản không đúng với lời mình khai, họ ghi theo ý họ không. Họ ghi theo ý buộc tội cô Hằng chứ không phải cái ý mình khai là trên đường đi bị công an chận đánh đập như vậy

anh Nguyễn Vũ Tâm”

Người thứ năm là chị Bùi Thị Kim Phượng, vợ của anh Nguyễn Văn Minh hiện đang bị giam chung với bà Bùi Thị Minh Hằng, chị Phượng kể:

-Lúc đầu nó ghi lời khai thì giống như lời con nói nhưng đến lúc cuối nó ghi là ùn tắt giao thông nên con không ký vì lời khai này không đúng của tôi nên tôi không ký. Tôi không nói ùn tắc giao thông gì hết. Nó nói đây là quyển lợi của chị thì chị ký hay không ký tùy chị. Nói chung là nó muốn ép cung cho cô Hằng chứ thật sự không có gì hết.

Trước những biểu hiện sai phạm pháp luật rõ ràng này chúng tôi xin ý kiến của luật sư Trần Thu Nam người được gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng ủy nhiệm để bảo vệ quyến lợi của bà, luật sư Trần Thu Nam cho biết:

-Tôi nghĩ rằng làm như vậy là vi phạm pháp luật. Bộ luật hình sự Việt Nam cấm mớm cung, ép cung và ngoài việc vi phạm pháp luật ra nó còn thể hiện cái âm mưu gì đó không tốt cho những bị can bị cáo.

Chúng tôi cũng đã lường trước những sự việc này rồi và may mắn là họ không ký vào biên bản lấy lời khai đó. Đây là khó khăn cho quá trình bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng. Nếu không ký tên thì không có chứng cứ trong hồ sơ nhưng nếu ký thì sẽ bất lợi. Đây là khó khăn mà chúng tôi đang nghĩ để tìm cách giải quyết nó. Đây là một thử thách rất lớn.

Phải nói rằng pháp luật Việt Nam nó có một số hạn chế cho nên nếu có sự ép cung, mớm cung đó thì sẽ tiến hành việc tố cáo người điều tra trong vụ án này trước pháp luật. Sẽ làm đơn tố cáo các điều tra viên lên các cơ quan cao hơn để giải quyết.

Khi chúng tôi tỏ ra quan ngại cho sức khỏe của cả ba người đã bị giam giữ đến ngày thứ 29 nhưng họ vẫn tiếp tục tuyện thực, làm cách nào can thiệp kịp thời để không đi đến chuyện đáng tiếc xảy ra, luật sư Nam cho biết:

-Tôi chưa được cấp giấy bào chữa cho bà Hằng nên chưa thể biết được tình trạng của bà Hằng như thế nào được.

Viện Kiểm sát Tối cao không thể bỏ qua những lời khai cùng một lúc của cả năm nhân chứng về sự xem thường pháp luật của nhân viên điều tra huyện Lấp Vò. Người dân huyện Lấp Vò nói riêng và cả nước cũng như quốc tế nói chung đều rất chú tâm đến vần đề nghiêm trọng này nhất là khi Việt Nam đã là một thành viên của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Lịch sử phải là những câu chuyện có thật

Lịch sử phải là những câu chuyện có thật

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-03-11

03112014-hist-shld-real-stor.mp3

Các mũi tấn công của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979

Các mũi tấn công của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979

Files photos

Nghe bài này

Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung quốc thường được nói tránh đi trong các văn bảng chính thức, trong các bài giáo khoa lịch sử. Lịch sử có nên được trình bày bằng cách thức như vậy để tránh xung đột hay không?

Sự tế nhị mang tên Trung quốc

Các dân tộc cổ xưa sống cạnh nhau không tránh khỏi những mối hiềm khích. Những hiềm khích ấy vẫn còn là những xung đột, lúc ngấm ngầm lúc công khai giữa thời buổi của công nghệ thông tin mà nhiều người tin rằng nhân loại đang đi đến một thế giới phẳng. Người Nga và Ukraine đang thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Người Nhật và người Trung quốc lời qua tiếng lại suốt hai năm nay. Và ở chiều ngược lại, những cảm xúc dân tộc chủ nghĩa đó ở Việt Nam lại đang được dồn nén lại, dồn nén tới mức tên của quốc gia gây ra cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là Trung quốc không được nêu lên.

Một hội thảo tại Hà nội mang tên “Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại” có vẻ muốn làm một điều gì đó đột phá trong cách thức mà những kiến thức lịch sử được truyền tải trong xã hội hiện nay. Trong lời phát biểu kết thức cuộc hội thảo của Giáo sư Phan Huy Lê được TS Nguyễn Xuân Diện ghi lại trên blog của ông như sau: SGK đã đọc lại hết từ phổ thông, riêng về chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc là có, nhưng rất ngắn. Đến mức tôi đọc cũng không hiểu nổi. Vậy các học sinh sẽ học như thế nào. Còn riêng với Hoàng Sa – Trường Sa  không có chữ nào về chủ quyền.

” SGK đã đọc lại hết từ phổ thông, riêng về chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc là có, nhưng rất ngắn. Đến mức tôi đọc cũng không hiểu nổi. Vậy các học sinh sẽ học như thế nào. Còn riêng với HS-TS không có chữ nào về chủ quyền

(blog Nguyễn Xuân Diện)”

Các cuộc chiến tranh mà cuộc hội thảo trên nêu ra đều có liên quan đến Trung quốc. Và lịch sử nói về những cuộc chiến tranh này không được thực hiện như bản thân môn lịch sử phải có là kể lại trung thực những câu chuyện đã xảy ra. Có vẻ như sự thể lại rắc rối hơn khi hai quốc gia láng giềng có lịch sử xung đột với nhau là Trung quốc và Việt nam lại có cùng một mô hình chính trị xã hội là chế độ cộng sản.

Sự rắc rối này thể hiện ở từ tế nhị mà GS Vũ Dương Ninh dùng trong phát biểu với biên tập viên Mặc Lâm của đài Á châu tự do,

Bộ đội Việt Nam bị Trung Quốc bắt năm 1979

Bộ đội Việt Nam bị Trung Quốc bắt năm 1979. files photos

Có một cái sự tế nhị vô hình nào đó luôn ngăn cản việc này. Chúng tôi cho là đơn giản, lịch sử là lịch sử ta cứ đưa vào, nhưng không đơn giản như vậy. Cuối cùng thì thôi ta phải đưa vào nhưng có lẻ mức độ thôi. Mức độ là thế nào? Lúc đầu viết 3 trang 4 trang sau coi đi coi lại mãi cuối cùng được 12 dòng! Khi trả lời nhà báo tôi nói đây là sự cố gắng rất lớn nhưng có lẻ họ không thể hiểu được cố gắng ấy như thế nào.

Có phần chắc là sự tế nhị đó nằm trong sự tương đồng về thể chế chính trị “anh em” của hai nước, vì sự tế nhị tương tự không hề được nêu lên trong những bài học lịch sử có liên quan đến cuộc can thiệp quân sự của người Mỹ vào Việt nam trước đây. Nhưng sự tế nhị đó không tránh được các cuộc biểu tình chống Trung quốc nổ ra mỗi khi có ngư dân trên biển Đông bị lực lượng hải giám Trung quốc đánh đập, không ngăn được lời phát biểu chống ảnh hưởng của Trung quốc của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi khi ông được hỏi về việc thành lập Khổng tử học viện tại Việt Nam,

“Đối với sự xâm lấn về tư tưởng về văn hóa của người Tàu đã trở thành máu, tôi không cho rằng những cái gì người Tàu làm là tốt.”

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi”

“Đối với sự xâm lấn về tư tưởng về văn hóa của người Tàu đã trở thành máu, tôi không cho rằng những cái gì người Tàu làm là tốt.”

Mặc dù với tư cách một chuyên gia trong lĩnh vực Hán Nôm, ông rất tường tận về sự ảnh hưởng của văn hóa Hán trong xã hội Việt nam.

Sách lịch sử Việt Nam. Files photos

Sách lịch sử Việt Nam. Files photos

Lịch sử dưới mái trường xã hội chủ nghĩa

Lịch sử được giảng dạy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa do những người cộng sản điều hành không đơn giản là là những câu chuyện xưa được kể lại một cách trung thực, mà theo những người cộng sản thì nó phải mang tính giai cấp. Tức là nó phải mang quan điểm của giai cấp lãnh đạo mà cụ thể là đảng cộng sản. Do vậy lịch sử dưới mái trường xã hội chủ nghĩa mang tính chính trị rất cao, và thời lượng được tập trung rất nhiều vào giai đoạn từ khi đảng cộng sản ra đời, 1930, trở về sau, tức là vỏn vẹn chưa đầy 100 năm trên hơn 2000 năm của lịch sử dân tộc nếu kể từ khi có những văn bản ghi chép đầu tiên.

Cũng chính vì học thuyết giai cấp ấy trong môn lịch sử mà rất ít học sinh Việt Nam biết về cuộc xâm lăng miền Đông Ba Lan của Liên Xô đầu thế chiến thứ hai, hay là những cuộc nổi dậy Budapest tại Hungary năm 1956, Prague tại Tiệp Khắc năm 1968.

Môn lịch sử-chính trị ấy đang bị các học sinh Việt nam từ chối học, như một tin được đưa trên báo Thanh niên gần đây là tỉ lệ học sinh của một ngôi trường trung học tại thủ đô Hà nội chọn môn lịch sử để thi là…không có em nào cả

Trong những bài học lịch sử mang tính chính trị, thế giới cộng sản được hình dung là các nước anh em, vào thời hoàng kim của nó gồm 13 nước, chống lại hệ thống tư bản bóc lột phía bên kia. Những bài học lịch sử chính trị ấy không làm tránh được những cuộc chiến tranh đẫm máu Xô Viết-Trung quốc năm 1969, và Trung quốc –Việt nam mười năm sau đó. Và trong chừng mực nào đấy là những cuộc chiến dân tộc chủ nghĩa trong không gian hậu Xô Viết khi đế chế Liên xô sụp đổ.

” Môn lịch sử-chính trị ấy đang bị các học sinh Việt nam từ chối học, như một tin được đưa trên báo Thanh niên gần đây là tỉ lệ học sinh của một ngôi trường trung học tại thủ đô Hà nội chọn môn lịch sử để thi là …không có em nào cả.”

Liệu sự tế nhị mà giáo sư Ninh đề cập có tránh được chiến tranh như nó từng xảy ra giữa các quốc gia cộng sản “anh em”? Hay là phải hóa giải những xung đột dân tộc bằng những phương cách khác với sự che dấu (tế nhị) những gì đã thực sự diễn ra?

Và sau cùng sự tế nhị ấy có làm cho học sinh Việt nam trở lại với môn lịch sử? Hay nó chỉ làm những gười Việt biểu tình bên bờ hồ Hoàn Kiếm thêm bực bội vì ngày 17/3 vì tế nhị mà nhường bước cho buổi nhảy đầm dưới chân tượng đài vua Lý? Đây dường như là câu hỏi lớn mà cuộc hội thảo vừa qua cũng chưa cho thấy câu trả lời như lo ngại của nhà báo Nguyễn Hữu Vinh khi kết thúc buổi hội thảo rằng nó sẽ dừng lại ở đâu đó mà không tiến triển gì thêm.

Giáo xứ Cồn Dầu sắp bị xóa sổ

Giáo xứ Cồn Dầu sắp bị xóa sổ

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-03-10

14-huynhngocchenh.jpg

Người dân trong một lần tập trung khiếu kiện về đất đai.

Courtesy of huynhngocchenh

Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, hiện chỉ còn lại khỏang 100 hộ, xem chừng như sắp sửa bị “xóa sổ” theo biên bản của một phiên họp hồi tuần rồi giữa quan chức Đà Nẵng và đại diện của dân oan Cồn Dầu.

Hôm mùng 7 tháng Ba vừa rồi, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến chủ trì buổi họp bao gồm 16 quan chức hàng đầu các ban ngành địa phương và 12 đại diện cho khỏang 100 hộ giáo dân còn ở lại Giáo Xứ Cồn Dầu.

Đúc kết phiên họp, phía quan chức khẳng định, đại ý, rằng việc thu hồi đất của các hộ còn lại này để gọi là triển khai dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân được thực hiện theo “đúng quy hoạch”, “đúng quy định của pháp luật”; cho rằng yêu cầu của giáo dân được tái định cư tại nơi giải tỏa là “không có cơ sở giải quyết”; và đề nghị “các hộ phải bàn giao mặt bằng trước ngày 15 tháng Tư năm 2014” này.

Nhưng hầu như tất cả đại diện phía giáo dân vừa nói “không đồng ý với sự giải quyết”, “không đồng ý buổi họp”, hay “chưa thỏa đáng”.

Tôi bức xúc lắm. Bởi vì gia đình tôi hiện có mẹ già, 3 con thì còn quá nhỏ. Cho nên tôi không biết gia đình sẽ ở đâu!
– Anh Trần Nhất Huy

Theo kế họach của giới cầm quyền thì trước mắt, họ cưỡng chế  3 gia đình vào thứ Ba ngày 11 tháng này. Gia đình giáo dân Trần Nhất Huy thuộc trong 3 hộ ấy. Anh Huy lên tiếng:

Tôi bức xúc lắm. Bởi vì gia đình tôi hiện có mẹ già, 3 con thì còn quá nhỏ. Cho nên tôi không biết gia đình sẽ ở đâu! Tôi nói thiệt chớ gia đình rất bức xúc trong tình cảnh một mẹ già và 3 đứa con thơ !

Giáo dân Ngô Thị Liên, từng là nạn nhân của hai lần bị cưỡng chế, cho biết:

Giáo dân hiện rất lo sợ. Còn khỏang 100 hộ ở lại Giáo xứ Cồn Dầu. Nhưng giờ chính quyền quyết liệt bắt đầu lại cưỡng chế, mà trước mắt là 3 gia đình, vào thứ Ba 11 tháng Ba này. Nhưng mình chẳng làm chi được. Mọi việc đều do bên chính quyền hết trơn. Giáo dân đi tới TP thì chính quyền cũng không giải quyết. Rồi bây giờ TP Đà nẵng lại ra quyết định cưỡng chế toàn bộ giáo dân vốn đang bám trụ ở Giáo xứ Cồn Dầu. Bây giờ giáo dân đang hoang mang, không biết sẽ đi đâu !

Khi đề cập tới hành động tiếp tục cưỡng chế của giới cầm quyền, một giáo dân khác lưu ý:

Giáo dân chấp nhận bị cưỡng chế chứ họ không chịu đi. Trước đây, cấp phường với quận cưỡng chế, còn bây giờ có thêm TP nhúng tay vào cuộc cưỡng chế này.

Nguyện vọng của giáo dân

Nói chung, số giáo dân hiện còn lại ở Giáo Xứ Cồn Dầu mơ ước chính quyền giải quyết cho họ được ở lại gần Nhà Thờ. Họ cho biết là “bức xúc lắm”, bởi vì nếu như đi thì giáo dân đã đi rồi. Cho đến bây giờ, giáo dân nghĩ rằng đất của tổ tiên, ông bà để lại cho họ lâu nay rồi, nên họ mong được tiếp tục ở lại trên đất của cha, ông. Nhưng nhà nước không chấp nhận và “lúc nào cũng cưỡng chế”. Giáo dân Ngô Thị Liên bày tỏ nỗi niềm này:

Nguyện vọng giáo dân chúng tôi muốn được tiếp tục ở bên cạnh Nhà Thờ, ở trên mảnh đất của mình do ông bà để lại. Đất của mình mà họ kêu bán cho người khác, để người khác được ở mà giáo dân thì không được ở. Giáo dân muốn ở lại quê hương, trên đất của mình, bên cạnh Nhà Thờ để sớm hôm đi lễ, nguyện cầu. Nguyện vọng chừng đó thôi mà cũng không được. Chính quyền đang ra sức cưỡng chế, mà trước mặt là 3 gia đình. Và trong tháng Tư này, họ nói số còn lại phải “trả mặt bằng”, phải giao mặt bằng cho họ, nếu không, họ sẽ cưỡng chế tòan bộ.

Chị Ngô Thị Liên vừa tâm sự đó có lẽ là một trong số giáo dân lâm cảnh oan khuất nhất vì gia đình chị bị cưỡng chế tới hai lần trong khi người chồng thương yêu cũng vừa qua đời. Chị Liên than rằng:

Giáo dân chấp nhận bị cưỡng chế chứ họ không chịu đi. Trước đây, cấp phường với quận cưỡng chế, còn bây giờ có thêm TP nhúng tay vào cuộc cưỡng chế này.
– Một giáo dân

Chính gia đình tôi, chồng tôi vừa mới qua đời mấy ngày. Tôi rất bức xúc. Ảnh cứ lo âu là không có nhà có cửa. Rồi gia đình chúng tôi, sau khi nhà bị cưỡng chế, đang thuê được nhà trong xóm thì họ vô cưỡng chế tiếp. Mình con cái rồi không nhà không cửa. Chồng tôi lo nghĩ quá rồi bị lên máu, bị xuất huyết não. Chứ ảnh thì không có bệnh họan chi hết. Tôi rất là bức xúc, chẳng biết nói làm sao hết. Hiện mẹ con tôi đang bơ vơ đây ! Lỡ mà mai mốt họ lại cưỡng chế nữa thì tôi không còn đường nào mà chạy nữa (khóc) !

Phản ứng trước cảnh nhiễu nhương như vậy, một giáo dân Cồn Dầu không dằn được cơn tức giận:

Hành động này là quá gian ác, tàn bạo. Không phải chỉ chính quyền Đà Nẵng, mà hầu như toàn thể bộ máy chính quyền độc đảng VN quyết làm việc gì là họ không còn nghĩ đến lương tâm nữa. Muốn làm việc gì thì họ làm cho bằng được, bằng mọi giá. Họ muốn nói thế nào là họ nói. Bây giờ TQ đã chiếm Hòang Sa, nhưng mình lên tiếng thì họ bắt nhốt. Bởi vì, mình nghĩ, chính quyền này quá tàn bạo…

Từ cuối năm 2013, dân oan Cồn Dầu đã 3 lần ra Hà Nội để khiếu kiện, mỗi lần đều được chính quyền trung ương cấp giấy đề nghị chính quyền địa phương “giải quyết thỏa đáng” cho yêu cầu tái định cư của giáo dân. Nhưng các quan chức địa phương cố tình “đổ qua đổ lại”, “đùn đẩy cho nhau” để rồi không bao giờ giải quyết cho nguyện vọng chính đáng của dân oan. Và cho đến hôm nay, giới cầm quyền Đà Nẵng mới chính thức tuyên bố không giải quyết theo yêu cầu của giáo dân Cồn Dầu.

Từ North Carolina, Hoa Kỳ, ông Trần Thanh Tùng, đại diện Giáo dân Côn Dầu Hải ngọai, cho biết vào đầu tuần tới, dân oan Cồn Dầu sẽ ra Hà Nội để khiếu kiện và cung cấp những giấy tờ văn bản rõ ràng của chính quyền Đà Nẵng, qua đó cho thấy giấy tờ dự án khu sinh thái Hòa Xuân trình lên chính quyền trung ương chỉ có 110 hecta, vậy 300 hecta còn lại là dự án ‘chui’ để các quan chức địa phương “chia chác nhau”.