BỊ LỪA !

Ngô Trường An

BỊ LỪA !

Ôi Trời! Trải qua gần 60 năm trong cuộc đời, tui ăn ở đâu có bất nhơn, thất đức chi mô mà người ta cứ thay nhau lừa tôi hoài vậy?
Tuổi 17 là tuổi của mộng mơ, trong sáng. Nhưng tôi thì bắt đầu nếm quả lừa từ đây! Tôi há hốc miệng khi nghe các chú bộ đội Bắc Việt kể về ông Liên Xô, kể về ông Trung Quốc. Tôi trằm trồ thán phục về sự văn minh và giàu có của Miền Bắc VN XHCN trong sự mô tả của ông bác họ tập kết vừa về. Tôi chăm chú lắng nghe cán bộ hoạch định tương lai quê hương của mình tiến lên XHCN. Tôi ước ao ngày đó mau đến, ngày mà toàn dân VN muốn cái gì, chỉ cần ấn nút là có ngay cái đó.
Tôi ngưỡng mộ về các anh hùng: Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trổi…. Tôi xúc động về cuộc đời hoạt động của bác. Tôi khâm phục về tài ém máy bay trong mây của phi công Phạm Tuân, của anh 2 Thiêng dùng Rìu chém rơi trực thăng Mỹ…..
Trải qua 40 năm cuộc đời, tôi đã thấu hiểu phần nào về sự đần độn, cả tin của mình. Thế nhưng, những lời nói có cánh của bọn họ, luôn đưa tôi vào tròng, không thoát ra được! Họ nói sẽ xoá nghèo cho quê hương của tôi! Họ dứt khoát sẽ đưa tỉnh tôi thành một tỉnh công nghiệp! Họ quyết tâm không để cho một công dân nào thất nghiệp!!! Và cứ thế. Tôi ăn quả lừa hết lần này đến lần khác. Haida!
Cách đây 2 ngày, truyền thông loan tải tin một tài xế xe tải mưu trí, dũng cảm cứu một xe khách mất thắng ở giữa đèo. Tin này báo nhà nước đưa liên tục. Bộ giao thông khen thưởng đặc cách trao vô lăng vàng cho tài xế xe tải Phan Văn Bắc. Công an Lâm Đồng thưởng nóng 10 triệu cho Bắc. Mạng xã hội chia sẻ chóng mặt….
Tôi mừng cho 30 mạng đồng bào tôi thoát chết! Tôi ngưỡng mộ và khâm phục tài xế Bắc! Tôi LIKE tất cả những stt nói về tài xế Bắc! Tôi phong anh tài xế này là anh hùng, là anh dũng, là thiên thần…. có những mỹ từ nào tốt đẹp nhất, tôi đều dành hết cho anh.
Thế nhưng, hôm nay đọc bài báo này mới biết mình bị bọn truyền thông nó lừa.http://motthegioi.vn/…/vu-xe-tai-cuu-xe-khach-tren-deo-bao-…. Đại khái là xe khách mất thắng chạy với tốc độ 120km/h. Phía trước là xe tải anh Bắc đang chạy cùng chiều, xe khách muốn vượt qua mặt xe tải nhưng có một chiếc xe ngược chiều đang chạy đến, tài xế xe khách hết đường tránh nên buộc lòng cho đầu xe khách đâm vào đuôi xe tải, sau đó 2 xe dừng hẳn.
Thái độ của tài xế xe tải (Phan Văn Bắc) lúc đó muốn giữ nguyên hiện trường để báo công an. Như vậy, anh ta có ý bắt đền xe khách. Thế mà bọn truyền thông tung hô mọi đức tính cao đẹp của anh này làm cho tôi mắc lởm! Uổng công tôi ca ngợi, like, comment những lời có cánh…
Chế độ bịp bợm sản sinh ra nền giáo dục gian manh, đối trá. Truyền thông là công cụ của chế độ, là sản phẩm của giáo dục. Bởi thế, sống trong xã hội này, muốn tìm cho được một sự thật hoàn hảo, thì điều đó hết sức xa xỉ.

CẢM HẬN

Inna Lyna shared Linh Nguyen‘s post.
Linh Nguyen's photo.
Linh Nguyen's photo.
Linh Nguyen's photo.
Linh Nguyen's photo.
Linh Nguyen's photo.
+3

Linh Nguyen added 7 new photos — with Cao Sieu Nguyen.

Đất nước tôi những tượng đài ngàn tỉ
Những công trình thế kỷ… bỏ hoang vu
Những cuộc tiệc tiền chùa… vua chúa sợ
Mà sao em…liều sinh mạng đến trường

Đất nước tôi dư nhà thơ, nhà báo
Xúm tung hô ngụy tạo, xạo, lăng nhăng..
Có ai biết những mảnh đời bất hạnh
Mái tranh nghèo từng bữa ruột thiếu ăn

Đất nước tôi thừa giáo sư, tiến sĩ
Làm thầy đời hô khẩu hiệu… trăng sao
Phòng máy lạnh, xe công xài…quý tộc
Những sinh linh nầy mạng sống tựa lông bay.

Đất nước tôi có lắm điều oan khuất
Bao người nghèo, nghèo đến chết thì thôi.
Hai ổ bánh mì thành phiên tòa quái gỡ
Vạn vạn tỉ đồng… rút kinh nghiệm trơn tru.

Ôi đất nước của ngàn năm văn vật
Có lẽ nào bọn thánh vật nhởn nhơ
Mạng các em thua con gà, con chó
Chưa biết cười đã đẫm lệ tuổi thơ.

Thơ : MAI CHIÊU SƯƠNG
Hình : Linh Nguyen
8/8/2016

CẦU NGUYỆN CHO MÔI TRƯỜNG QUÊ VIỆT

CẦU NGUYỆN CHO MÔI TRƯỜNG QUÊ VIỆT

Lm. Lê Quang Uy, DCCT,

Trích EPHATA 710

Thật   bất   ngờ,   trong   những   ngày   cuối   tháng   8, Papa Phanxicô đã mở lời mời gọi toàn Hội Thánh Công Giáo hãy cùng nhau cầu nguyện cho Môi Trường vào ngày thứ năm 1.9.2016,  và từ nay hằng năm, ngày  1 tháng   9   sẽ   là   Ngày   Thế   Giới   Cầu   Nguyện   cho   Môi Trường,   nguyên   văn   được   đặt   nêu   là   “World   Day   of Prayer for the Care of Creation”, cùng một ngày như bên Chính Thống Giáo ( Orthodox Church ) đã làm từ lâu.

Tiếc quá, đúng vào ngày này, Nhóm Fiat chúng tôi lại đang trên đường rong ruổi từ Sàigòn ra Quy Nhơn để tổ chức Vui Trung Thu sớm cho các em thiếu nhi và cũng là dịp thăm viếng các bệnh nhân phong của Làng Quy Hòa. Thiết nghĩ việc cầu nguyện cho Môi Trường sẽ còn phải làm hằng năm và làm liên tục lâu dài trong năm, chứ không chỉ tổ chức theo “phong trào” như Nhà Nước vẫn hay làm theo kiểu “đánh trống” xong rồi thì “bỏ dùi”.

Chúng tôi quyết định dời lại đến đêm thứ bảy 3.9.2016 mới tổ chức được 1 giờ cầu nguyện cho Môi Trường của quê hương Việt Nam ngay dưới chân Thập Giá Thầy Giêsu sát bãi biển của làng phong Quy Hòa. Và chắc chắn trong mỗi Thánh Lễ anh chị em chúng tôi hiệp dâng ở mọi nơi mọi lúc, sẽ còn luôn nêu lên ý cầu nguyện cho Môi Trường của chúng ta, tương tự như việc cầu nguyện trong Phụng Vụ dành cho Hội Thánh, cho người còn sống cũng như đã qua đời.

Thứ bảy 3 tháng 9. 18g chiều, các trò chơi sinh hoạt cho các em thiếu nhi đã kết thúc bằng cuộc rước đèn Trung Thu trên các ngả đường của làng phong, rồi cứ thế nhẹ nhàng các em cầm đèn đi về -với gia đình. Anh em Fiat chúng tôi dùng bữa cơm chiều, nghỉ ngơi một chút. Đúng 20g chúng tôi quay quần chung quanh tượng đài Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá nằm ngay sát bờ biển Quy Hòa. Mỗi bạn trẻ đều mặc đồng phục áo thun xanh da trời, một chiếc khăn quàng bịt đầu màu vàng yến, một ngọn nến với lồng giấy trên tay.

“Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa, thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời…” Tiếng hát của vỏn vẹn mấy chục bạn trẻ chúng tôi như tan loãng vào giữa biển trời dào dạt tiếng sóng vỗ và phi lao lộng gió. Chúng tôi mở đầu với những dẫn nhập ngắn gọn về Thông Điệp Laudato Si của Papa Phanxicô, sau đó chọn công bố bài Tin Mừng Tám Mối Phúc theo Thánh Mátthêu… “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” ( Mt 5, 9 ). Thật sự thì không thể có một Môi Trường trong sạch và nhân ái, hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nếu như con người ta không cùng nỗ lực vun đắp hòa bình, chữa lành các tổn thương xúc phạm của con người đối với Thiên Chúa,của con người đối với nhau và của con người đối với môi trường sinh thái. Tiếp theo là 3 bạn trẻ tiến lên dâng 3 lời nguyện hoàn toàn tự phát nên rất chân thành mộc mạc, giống như 3 lời sám hối xen kẽ với 3 lần Kinh Lạy Cha được xướng lên: “Chúng con xin lỗi Chúa vì đã từ khước Chúa, đã gạt Chúa ra khỏi cuộc sống của chúng con…” – “Chúng con xin lỗi nhau vì bao nhiêu tranh chấp, gian dối và độc ác đã dành cho nhau…” – “Chúng con xin lỗi thế giới thiên nhiên vì đã xả rác, vì đã gây ô  nhiễm, vì đã lạm dụng và tàn phá môi trường chung quanh…”

Cuối cùng, chúng con xin cùng với Thánh Phanxicô, vị Thánh của Môi Trường, hát lên Kinh Hòa Bình: “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ Bình An của Chúa…” Vâng, các bạn trẻ chúng con sẽ luôn nhớ sống điều chúng con đã tâm nguyện, khởi đi từ những việc rất nhỏ như: dừng xe ngã tư thì tắt máy, không bấm còi xe vô tội vạ, khóa vòi nước thật cẩn thận, không hắt nước ra đoạn đường nhựa trước nhà, không dùng điện hoang phí, không xả rác bừa bãi nhất là bã kẹo cao su, hạn chế dùng các hộp xốp và túi nhựa, không cắt hoa chết để chưng bàn thờ nhưng dùng những chậu hoa nhỏ được ươm trong vườn… Không những bản thân nhớ làm thật ân cần, mà còn rủ rê mời gọi người khác cùng làm từ những thay đổi nhận thức và hành vi đối với Môi Trường.

Vâng, những việc nhỏ ấy ngỡ như tầm thường và lẩm cẩm, có vẻ như chẳng xoay chuyển được cục diện Môi Trường Sống đang ngày một xấu đi, thế nhưng với ơn Chúa, tất cả sẽ như những ngọn nến nhỏ xíu góp chung thành những bó đuốc lớn thắp sáng Tình Yêu của Chúa giữa cuộc đời… Hôm sau, Chúa Nhật 4.9.2016, các bạn trẻ đã dàn hàng ngang đổ ra bãi biển, tay cầm các bao tải , nhặt cho sạch bao nhiêu là rác thải của những người ngoài thành phố Quy Nhơn vào đây pique- nique ngày lễ 2 tháng 9 vừa qua. Đến giữa trưa thì chúng tôi chia tay với các Nữ Tu  Phan  Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, chúng tôi hứa  cầu nguyện cho  Quy  Hòa thật  nhiều, các dì đã nộp  đơn khiếu kiện Nhà Nước vì đã ngang nhiên lên dự án giải tỏa toàn bộ làng phong 60 ha đã có từ năm 1929 do Lm. Paul Maheu và Sr. Charles Antoine gầy dựng, đẩy các bệnh nhân phong và gia đình họ vào khu vực chân núi Long Mỹ. Chúng tôi nghĩ bụng, Nhà Nước nói là để làm khu du lịch sinh thái, nhưng thực chất có lẽ đã bán đứng cho nước ngoài   kinh doanh trong   thời gian  50   năm, không chừng cũng vẫn là mất vào tay Trung Quốc như ở các bãi biển tuyệt đẹp khác của Việt Nam.

“Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn An Bình.”

Lm. Lê Quang Uy, DCCT,

8.9.2016

Vì sao Tổng BT Trọng khó có thể xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh?

 Vì sao Tổng BT Trọng khó có thể xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh?

Kami

RFA

Ngày 7/9/2016 truyền thông nhà nước đưa tin nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh đã xin ra khỏi Đảng CSVN. Theo đó, ông Trịnh Xuân Thanh nói ông xin ra khỏi Đảng vì lý do “không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Cùng thời điểm đó trên mạng internet cũng xuất hiện tài liệu ba trang, được cho là báo cáo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo báo Thanh Niên cho biết, ngày 4/9/2016 ông Trịnh Xuân Thanh đã bất ngờ gọi điện thoại cho một phóng viên của tòa báo này ở Cần Thơ. Sau khi trình bày nhiều nội dung nhằm giải trình và kêu oan sai trong những vấn đề liên quan đến bản thân mình như báo chí thông tin, thì ông Thanh cho biết đã làm đơn xin ra khỏi Đảng và đã gửi đến các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang.

Vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh là mối quan tâm lớn của Đảng CSVN và dư luận, nên thông tin của báo Thanh Niên đưa ra cho thấy là có cơ sở. Tôi cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh còn tự do để viết ba lá đơn như dư luận đã đọc, vì chỉ có ông Thanh mới biết rõ các chi tiết về những quan hệ của cha của ông, Trịnh Xuân Giới với đảng và với cá nhân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Câu hỏi “Bây giờ ông Trịnh Xuân Thanh ở đâu?” cũng không khó để trả lời, vì ông Thanh đang là đối tượng điều tra của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương và Tổng Cục An Ninh 2 của Bộ Công An, nên khó có thể đi khỏi Việt Nam, dù có muốn.

Nhưng lá đơn có nội dung chỉ trích ông Trọng lọt ra ngoài cho ta thấy những cán bộ đảng và an ninh đang quản lý ông Thanh là không thuộc phe của ông Trọng. Sở dĩ không nói là ông Trịnh Xuân Thanh vẫn ngoài vòng cương tỏa của chính quyền cũng vì, thực sự ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là nạn nhân bị các phe phái trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN mượn làm cái cớ để thanh trừng lẫn nhau.

Nhìn chung, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng muốn dùng vụ việc Trịnh Xuân Thanh để tạo ngòi nổ trong việc thanh trừng các thành phần thân Mỹ trong ban lãnh đạo Đảng CSVN còn lại sau Đại Hội Đảng 12. Mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng, một cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng lâu nay. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ báo Tuổi Trẻ gỡ bài trả lời của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng về tranh cãi quanh việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey vào chức vụ quan trọng của Đại học Fulbright Việt Nam.

Dư luận cần nhớ là Tổng cục dầu khí là thành trì và cái nôi đưa ông Thăng đi lên đến vị trí hôm nay. Những sai phạm của ông Thanh ở ngành dầu khí thì ông Thăng phải biết, nhưng ông Thanh vẫn lọt qua và leo cao hơn cho thấy sự quan hệ nâng đỡ, thậm chí là bao che giữa ông Thăng và ông Thanh là có.

Nếu biết khi ông Trịnh Xuân Thanh lúc nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), thì ông Vũ Quang Thuận là Tổng giám đốc PVC và hai người cùng phải chịu trách nhiệm trong việc Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) lỗ 3.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay ông Vũ Quang Thuận Tổng giám đốc, người trực tiếp điều hành doanh nghiệp thì lại “hạ cánh an toàn”. Người chịu toàn bộ trách nhiệm chỉ là ông Trịnh Xuân Thanh.

Dư luận thì khẳng định rằng, ông Vũ Quang Thuận là cánh tay phải của ông Đinh La Thăng thời ở Tổng công ty Sông Đà. Đến tháng10/2005, khi ông Thăng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và sau đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (12/2008) thì đã kéo ông Vũ Quang Thuận đi theo.

Đáng chú ý, sau khi PVC thua lỗ, ông Thuận bị miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc PVC, thì ngay sau đó tháng 10/2013, ông Vũ Đức Thuận lại được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Bình. Ngày 27/2/2015, Bộ GTVT đã có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Vũ Đức Thuận – Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Bình làm Chánh Văn phòng Bộ Giao Thông Vận tải kể từ ngày 1/3/2015. Đó cũng là thời kỳ, ông Đinh La Thăng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (8/2011). Việc này cho thấy, bản thân ông Đinh La Thăng phải chịu một phần trách nhiệm.

Nói như vậy để thấy, để tấn công ông Đinh La Thăng, thì trước hết phải xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh để lấy cớ “thịt” tiếp ông Vũ Quang Thuận để tạo đà xốc tới.

Về lâu dài, ít ai biết được rằng, mục tiêu diệt trừ hết các cách thành phần thân Mỹ trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN là âm mưu của Bắc Kinh, họ muốn dùng bàn tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang có thanh thế sau vụ “lật ngược” thế cờ hạ ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội 12.

Dù rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chính phủ tiếp tục làm rõ các sai phạm với quan điểm là xử lý nghiêm, điều tra làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể sai phạm theo quy định, không bao che bất kỳ ai. Điều đó đã được ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng khẳng định “Tổng Bí thư đã chỉ đạo, hiện các cơ quan của Đảng, Chính phủ đang khẩn trương làm rõ để kết luận, xử lý đến cùng và công bố cho nhân dân biết. Đây là quyết tâm của Đảng, Chính phủ, bất kỳ cán bộ nào có sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm để tránh các sai phạm tương tự”.

Tuy nhiên, những dự định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang khó trở thành hiện thực, khi có những thế lực trong Đảng đang tìm mọi cách để ngăn chặn tiến trình này. Việc ông Trịnh Xuân Thanh tuyên bố ra khỏi Đảng đồng thời gửi đơn tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thông qua báo báo Thanh Niên và các kênh khác đề nghị công bố lá đơn là bằng chứng cho thấy ông Thanh không đơn độc

Cứ xem “lý luận” của lá đơn nói trên không phải việc thành khẩn nhận khuyết điểm như thông lệ, mà lý do không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng. Cụ thể là vì “Không tin vào sự chỉ đạo của đ/c Tổng Bí Thư”. Điều đó cho thấy, một mình ông Trịnh Xuân thanh và “sư phụ” Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương không đủ tầm làm việc của “Thần Trụ Trời” như thế. Mà phải có một nhân vật tay to hơn, có uy lực hơn trong đảng và có đủ sức mạnh để ngăn chặn những toan tính nguy hiểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vậy ai đã chống lưng cho ông Trịnh Xuân Thanh ?

Ngược dòng thời gian trước đây ít ngày, Ban Bí thư đã bất ngờ ra Thông báo số 13-TB/TW ngày 17/8/2016 lưu ý các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của đảng viên mà thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng.

Đó chính là cái đích mà phe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắm đến. Nói rõ luôn cho khỏi phải đoán, đó là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, người từ nhiều năm nay đã mang tai tiếng nhờ tỉnh lãnh đạo Ninh Bình quê hương ông sửa năm sinh từ 1950 thành 1956. Tức là sau chỉ một đêm, nhờ một giấy xác nhận, ông Trần Đại Quang, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công An trẻ lại tới 6 tuổi. Ít tuổi hơn cả em ruột mình.

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang gần đây đã có nhiều hoạt động để chống sức ép từ phía Trung Quốc. Còn nhớ là trong 1 tháng ở Mỹ vào đầu năm 2015, ông Trần Đại Quang đã có nhiều tiếp xúc với các cơ quan tình báo, phản gián và hội đồng an ninh quốc gia Mỹ .

Các động thái mới đây nhất của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trong việc Việt Nam đưa tên lửa ra bảo vệ Trường Sa, là điều mà báo chí quốc tế đánh giá rằng “Việt Nam đã âm thầm phòng vệ nhiều đảo của mình tại khu vực có tranh chấp tại Biển Đông bằng các giàn pháo di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc”.

Hay mới nhất, phát biểu tại Đối thoại Singapore lần thứ 38 do Viện Yusof Ishak – Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức hôm 30/8/2016, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã cảnh báo rằng những diễn biến gần đây trong khu vực và trên Biển Đông đã “tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không”. Đây là những điều điều khiến Trung Quốc hết sức căm tức.

Các quan hệ đối ngoại theo chính sách “viễn giao cận công” mà ông Quang đang thực thi như mua tên lửa Brahmos của Ấn Độ ( 500 triệu USD) bằng tín dụng của Ấn Độ cấp, liên kết với Pháp-Anh cùng lên tiếng về an ninh hàng hải..chính là kế thừa con đường ngoại giao quốc phòng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Điều này được nhiều người trong đảng gọi là “thực thi đường lối của Nguyễn Tấn Dũng mà không có Nguyễn Tấn Dũng”. Chính sách này đang được một bộ phận trong đảng thúc đẩy, nó phù hợp nhu cầu “chống Tàu nhưng không vỡ đảng” của họ.

Từ khi Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 kết thúc, với việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức vụ cao nhất trong đảng thêm một thời gian theo tỏa thuận giữa các phe là 2 năm trước khi nghỉ hưu và nhường lại vị trí này cho người khác (có lẽ là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang) kiêm luôn 2 chức vụ Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước.

Tuy nhiên theo các nhà quan sát cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng ỷ vào sự ủng hộ của Bắc Kinh nên đang định lật kèo để ở lại tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư đến hết nhiệm kỳ, thông qua việc tiêu diệt vây cánh của cựu Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng. Điều đó sẽ xâm hai trực tiếp đến quyền lợi của ông Trần Đại Quang. Nên buộc ông Quang phải ra tay chặn đứng âm mưu này.

Nếu nói như Tiến sỹ Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản thì, tình trang của Đảng CSVN hiện nay: “Các tổ chức của đảng là tập hợp những củ khoai tây trong cái bao tải. Cắt cái dây một cái là nó bung ra mỗi củ khoai tây lăn một góc… Lợi ích phường hội, bè cánh trong Đảng là những u bướu ác tính, hay nói cách khác, là những cục nghẽn mạch, nếu không kịp thời chữa trị thì Đảng sẽ bị đột quỵ”. Đây là một điều hết sức nguy hiểm đối với sự tồn vong của Đảng CSVN.

Do vậy, ngoài mặt, thì việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xử lý các sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh nhằm giúp lấy lại lòng tin trong dân chúng đối với Đảng CSVN, khi đã ở mức tồi tệ chưa từng thấy và điều đó được đáng giá là “Đây cũng là giọt nước cuối cùng để Đảng khôi phục niềm tin của người dân.”.

Tuy nhiên phía sau là mục đích nhằm tranh giành quyền lực của một kẻ tham quyền cố vị. Và vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh trong thời gian gần đây đã cho thấy việc đấu đá tranh giành quyền lực vẫn chưa hề chấm dứt, và có lẽ đây là việc muôn thủa sẽ không có hồi kết.

Không chỉ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam Mai Tiến Dũng đã chính thức bác bỏ tin đồn cho rằng, đã xảy ra việc bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh. Thật ra việc bắt ông Trịnh Xuân Thanh đâu có dễ như ông Trọng và mọi người nghĩ? Nếu dễ bắt ông Thanh thì họ (phe ông Trọng) đã từ lâu bắt rồi.

Song ông Trịnh Xuân Thanh bây giờ đang ở đâu?

Nhiều ý kiến cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, đó là những người không biết gì về những điều vừa kể trên. Chả có ai trốn chui chốn lủi lại gọi điện cho báo Thanh Niên (vì họ sẽ truy ra ở đâu gọi đến), là tờ báo xung kích đầu tiên khui vụ của ông Trịnh Xuân Thanh ra trước công luận.

Hơn thế nữa, ông Trịnh Xuân Thanh còn cả gan vuốt râu hùm, khi dùng vụ việc này để mượn đơn từ để tố cáo và chỉ trích Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách công khai; kể cả việc ông Trọng ép bên công an xử lý nhanh vụ việc này. Điều đó cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh chả phải trốn đi đâu hết cả. Muốn biết thì cứ hỏi Chủ tịch Nước Trần Đại Quang là rõ.

Bộ trưởng công an Tô Lâm, người đang đứng giữa cầm chịch cho trận đấu võ đài này của hai bên, dường như có vẻ nghiên về ủng hộ ông Trần Đại Quang. Ít ra ông Tô Lâm cũng là một trong những người hiếm hoi được Mỹ đánh giá cao. Phải chăng vì thế nên ông Trịnh Xuân Thanh mới đủ tự do mà công bố lá đơn ra dư luận?

Vì thế, có lẽ còn lâu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 08/09/2016

© Kami

Ghế đại biểu Quốc Hội CSVN được mua với giá $1.5 triệu

 Ghế đại biểu Quốc Hội CSVN được mua với giá $1.5 triệu

Nguoi-viet.com

Bà Châu Thị Thu Nga. (Hình: VietNamNet)

Bà Châu Thị Thu Nga. (Hình: VietNamNet)

HÀ NỘI (NV) – Một nữ doanh nhân ở Hà Nội đang bị giam giữ và tiếp tục điều tra về tội lừa đảo hàng trăm tỉ đồng, khai rằng bà đã phải chi $1.5 triệu cho cái ghế đại biểu Quốc Hội.

Một số báo tại Việt Nam đưa tin cơ quan điều tra của Bộ Công An đã chấm dứt giai đoạn một của cuộc điều tra đối với bà Châu Thị Thu Nga, nữ doanh nhân bị hàng trăm người tố cáo là đã nhận tiền mua nhà nhưng suốt một thời gian dài chẳng thấy nhà đâu.

Bà Châu Thị Thu Nga, 51 tuổi, gốc Huế nhưng trúng cử đại biểu Quốc Hội khóa 2011-2016 đơn vị Hà Nội. Bà Nga bị bắt từ đầu năm ngoái và đến tháng 6, 2015 thì bị lột chức đại biểu Quốc Hội.

Bà Nga được truyền thông tại Việt Nam cho hay là có học vị tiến sĩ, với một tiểu sử kinh doanh và chính trị rất “cộm cán.”

Liệt kê thấy gồm: Chủ tịch công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group). Trước khi “trúng cử” đại biểu Quốc Hội khóa 13, bà là phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam khu vực miền Bắc-Cục Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Ðộng Sản-Bộ Xây Dựng; Chủ tịch câu lạc bộ Vườn Ươm Doanh Nhân-Hội Liên Hiệp Thanh Niên thành phố Hà Nội; Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất; Ủy viên Ban Thường Trực nhóm nữ đại biểu Quốc Hội Việt Nam; Thành viên tổ chuyên gia liên ngành – Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về chính sách nhà và thị trường bất động sản; Ủy viên thường vụ Ban Chấp Hành Hiệp Hội Bất Ðộng Sản Việt Nam; Ủy viên tổ chức Nghị Sĩ Hữu Nghị Việt Nam-Ðức; Phó chủ tịch Hội Bảo Trợ Người Tàn Tật và Trẻ Mồ Côi thành phố Hà Nội; Ủy viên Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội.

Có thể với những chức vụ chính trị và vai trò đại biểu Quốc Hội đã giúp cho bà tạo uy tín để kinh doanh.

Cuối năm 2000, bà Nga thành lập công ty cổ phần đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) với 3 xí nghiệp, cung cấp sản phẩm chính là gạch, ngói không nung. Dần dần, bà nổi tiếng trong giới bất động sản với vai trò chủ tịch tập đoàn Housing Group.

Với 3 xí nghiệp ban đầu, Housing Group phát triển hệ thống thành 5 công ty thành viên gồm: Công ty TNHH Nội Thất Housing, Công ty Cổ phần Ðầu tư Xây dựng Công nghiệp Ðô thị, Công ty Xây lắp Housing, Công ty Truyền thông Housing, Công ty Ðầu tư Xây dựng Bất động sản Á Châu.

Ngoài ra, tập đoàn của bà còn có sàn giao dịch bất động sản cùng một số chi nhánh tại các tỉnh thành và phát triển theo hướng đa ngành, mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế.

Theo tin các báo tại Việt Nam, bản kết luận điều tra lần 1 của cơ quan điều tra nói rằng, “Mặc dù chưa được giao làm chủ đầu tư, cấp phép dự án B5 Cầu Diễn nhưng bà Châu Thị Thu Nga đã chỉ đạo nhân viên thực hiện chủ trương huy động vốn của khách hàng theo hình thức ký hợp đồng vay vốn với tổng số tiền hơn 377 tỷ đồng. Sau đó, bà Nga đã trả lại hơn 28 tỷ đồng cho một số nhà đầu tư rút vốn.”

Trong số 349 tỷ đồng còn lại, bà Nga khai đã dùng 85 tỷ đồng trả cho các đơn vị ký hợp đồng một số hạng mục tại dự án B5 Cầu Diễn; chi hơn 80 tỷ đồng cho mục đích cá nhân gia đình bà Nga; chi 25 tỷ đồng cho các dự án khác… Còn lại 157 tỷ đồng, bà Nga khai dùng để “bôi trơn” dự án.

Theo tờ Tiền Phong kể, “Tại kết luận lần này, cơ quan điều tra đã làm rõ 6 nội dung trong vụ án theo yêu cầu Viện KSND Tối Cao. Ðáng chú ý, về nội dung khoản tiền hơn 157 tỷ đồng, bà Nga không có tài liệu gì chứng minh, không ký nhận chứng từ. Khi đối chất với bà Nga, các cá nhân liên quan đều phủ nhận việc nhận tiền.”

 

Trong những số tiền mà Châu Thị Thu Nga khai với cơ quan điều tra có số tiền $1.5 triệu (tương đương 30 tỉ đồng Việt Nam) mà bà giao cho một công ty vàng bạc đá quý ở Hà Nội giúp “chạy” cái ghế “đại biểu Quốc Hội” khóa 13. Tin cho hay, sếp của ông ty này cũng đã phủ nhận.

“Phải làm rõ đưa cho ai, đưa bao nhiêu, đưa làm gì? Nếu có thực thì đó là chuyện tày trời.” Ông Nguyễn Hạnh Phúc, tổng thư ký Quốc Hội CSVN nói với báo giới về số tiền bà Nga chi ra để “chạy ghế.”

Dịp này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, “Văn Phòng Quốc Hội chưa nhận bất cứ thông tin nào về việc này. Thông tin này cũng chưa được kiểm chứng vì đang chờ cơ quan công an điều tra.”

Theo những bài viết về “tội trạng của bà Nga, dự án mà bà Nga thực hiện mới chỉ có chủ trương để xây nhà tái định cư 13 tầng, nhưng bà Nga đã lập thành dự án nhà thương mại với 33 tầng, đã rao bán hết và số người nộp tiền (theo đơn của nhóm người bị hại) là 1,036 người là nạn nhân, số tiền đã thu là hơn 400 tỷ đồng.

Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, từ khi ra đời, tập đoàn Housing Group đưa ra phương châm hoạt động: “Uy tín là tài sản quan trọng nhất…” Tuy vậy, “trong nhiều năm qua tập đoàn Housing Group của bà Nga đã đi ngược lại với chính phương châm đặt ra. Khi tham gia đầu tư nhiều dự án, họ vẫn thu tiền của khách hàng nhưng lại để dự án trì trệ, kéo dài trong nhiều năm.”

Ðể bà Châu Thị Thu Nga có thể dùng một bãi đất trống ở phía Nam huyện Từ Liêm Hà Nội làm mồi nhử lấy tiền mua nhà, đầu năm ngoái, báo Kiến Thức đã liệt kê một loạt sở, ngành, và chức sắc của địa phương đã quay mặt đi để bà Nga đi chạy thuốc, biến một dự án chung cư cao ốc 13 tầng dành để “tái định cư” thành một dự án 33 tầng, nhà ở và thương mại.

Ðể chứng minh được những số tiền “bôi trơn,” bà Châu Thị Thu Nga đã chi ra trong thế giới cái gì cũng phải chạy và bằng tiền mặt hay vàng, đào đâu ra chứng cớ nếu không có video và audio clips?

Cuối cùng thì cái “chuyện tày trời” này, có lẽ, sẽ có cuộc họp báo nói “không có bằng chứng”? (TN)

Tại sao đảng tốt mà dân bỏ đi?

Tại sao đảng tốt mà dân bỏ đi?

Phạm Trần (Danlambao) – Bấy lâu nay, mỗi lần kỷ niệm cuộc “gọi là” Cách mạng mùa Thu 1945 (19/08/1945), Ban Tuyên giáo đảng lại nhắc nhở báo đài nhà nước đừng quên mài chữ, uốn lưỡi và tăng giờ lao động để bảo vệ cho bằng được món đặc sản “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử.”
Nhưng có ai biết tại sao cho đến bây giờ, sau 70 năm có Chính phủ đầu tiên do đảng kiểm soát (1946) và 86 năm đảng Cộng sản được ông Hồ Chí Minh thành lập (1930) mà các cơ quan tuyên truyền của nhà nước vẫn còn phải bươn chải khổ sở về chuyện tự cho mình chính danh, chính phận này không?

Thưa “rằng thì là”, vì chuyện lịch sử chọn đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước chỉ là món hàng tự biên và tự diễn của đội ngũ của những cái đầu óc ít bùn nhiều của đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuộc tranh cãi có thể sẽ kéo dài đến tận chân mây nếu có ai cắc cớ muốn hỏi người Cộng sản: ngày 18 tháng 9 năm 1945 là “ngày cách mạng” hay “ngày cướp chính quyền” từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim?

Làm theo chỉ thị đảng, Dư luận viên Trần Văn Huyên viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 29/08/2016: “Những ngày gần đây, khi cả nước thực hiện các hoạt động kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 thì trên một số mạng xã hội, các phần tử cơ hội về chính trị lại tiếp tục tán phát những bài viết có nội dung tuyên truyền, nói xấu chế độ, phản đối chủ trương, đường lối của Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Chúng cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là trở ngại duy nhất cho dân tộc và nền dân chủ chân chính của nhân dân” v.v… Tóm lại, họ muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thôi giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam, nhường quyền lãnh đạo dân tộc cho một “lực lượng chính trị mới”.

Chắc nhóm “chuyên cãi lấy được” của Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân chỉ còn một con mắt nên không thấy đất nước đang đi về đâu sau 71 năm đảng nắm quyền cai trị độc tôn. Những người “bảo hoàng hơn vua” này cũng chưa hiểu được giá trị của dân chủ và tự do đã giúp các nước trong khu vực, kể cả hai nước Lào và Cao Miên từng bị Việt Nam coi thường, đã qua mặt Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là về xây dựng và phát triển.

Về chính trị, Lào giống như Việt Nam, chỉ có một đảng cầm quyền là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Chịu ảnh hưởng toàn diện, nhất là về chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Nhưng Cao Miên có tới 15 đảng chính trị. Hai đảng có thế lực trong chính quyền hiện nay là Đảng Nhân dân Campuchia do Thủ tướng Hun Sen cầm đầu. Đảng này có 46/57 ghế tại Thượng viện và 68/123 ghế tại Hạ viện.

Đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia do ông Sam Rainsy lãnh đạo chiếm 11/57 ghế Nghị sỹ và 55/123 ghế trong Hạ nghị viện.

Ông Hun Sen cũng lệ thuộc và chịu ơn Trung Quốc nặng nề nên đã ngả theo Bắc Kinh trong chuyện tranh chấp ở Biển Đông để tránh họa Việt Nam khiến cả khối các nước Đông Nam Á (khối ASEAN) và Việt Nam nổi điên. Tuy nhiên ông ta đã thức thời khi để cho 12 báo, phần lớn độc lập và tự do, phát triển khác với Việt Nam chỉ có báo đài của nhà nước độc quyền thông tin để kiểm soát dự luận quần chúng.

Vì vậy, người dân chả biết ai mà hỏi hay được phép chất vấn khi thấy Dư luận viên Trần Văn Huyên múa tiếp trên báo báo QĐND rằng: “Trước hết cần khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn sáng suốt của lịch sử. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam là sứ mệnh lịch sử mà dân tộc, giai cấp công nhân, nhân dân lao động trao cho Đảng.”

Nhưng “lịch sử nào” và “của ai” nếu không phải là thứ đảng nói, đảng nghe và đảng làm để tự vinh danh mình, và tự đeo vòng Nguyệt quế vào cổ cho mình quyền cầm đầu nhân dân mà chả có ai “trao cho Đảng” bầu đảng lên lãnh đạo cả!

Điều rõ ràng nhất là từ xưa cho đến bây giờ, nhân dân chưa bao giờ trao quyền lãnh đạo đất nước cho đảng, nói chi đến chuyện tổ chức bầu cử cấp nhà nước.

Các cuộc gọi là bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ mấy chục năm nay đều do đảng chọn người của đảng hay tổ chức do đảng lập ra cho dân bỏ phiếu chứ có tổ chức nhân dân nào, ngoài những người của đảng, được phép ra tranh cử đâu.

Bằng chứng như trong cuộc bầu cừ Quốc hội khóa XIV ngày 22/5/2016, đảng đã loại bỏ tất cả các ứng cử viên độc lập có máu mặt, điển hình như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Tiến sỹ Lê Văn Diện và nhiều Nghệ sỹ nổi tiếng khác như Ca sỹ Mai Khôi và Danh hài Vượng Râu.

Vì vậy, sự mạo nhận “đại diện cho dân” của 494 Đại biểu Quốc hội, thay vì 500 như dự kiến của đảng, chỉ là những “cán bộ lập pháp” của đảng mà thôi.

Do đó tư cách chính danh gọi là lãnh đạo cuộc “cách mạng” 19/8/1945 của đảng CSVN và của ông Hồ Chí Minh chẳng qua cũng chỉ mạo nhận trên danh nghĩa.

Hãy nghe Giáo sư Tiến sỹ ngành Xây dựng Nguyễn Đình Cống, một nhân sỹ nổi tiếng trong nước viết về ngày gọi là “cách mạng 19/08/1045″.

Ông kể: “Đêm 9 tháng 3- 1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất VN không còn một người Pháp cai trị. Ngày 11 -3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp. Tháng 4- 1945 giải tán Triều đình phong kiến với các Thượng thư, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các Bộ trưởng. Ngày 15-8 Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 17-8 Chính quyền Hà nội tổ chức Mit tinh, treo Cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mit tinh này đã bị người của VM cướp đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương Cờ đỏ sao vàng lên và kêu gọi đi theo VM.”

Chuyện này, các nhà khoa học và lịch sử đã tốn nhiều giấy mực và sức khỏe tranh biện mà vẫn chưa xong. Hãy nghe tiếp những lời đanh thép của Giáo sư Nguyễn Đình Cống: “Một số người lập luận rằng nếu không có đảng CS lãnh đạo làm CM tháng 8 thì đất nước VN không có được như ngày nay. Đó là một kiểu ngụy biện. Và ngày nay của VN như thế nào, có đáng mơ ước và tự hào không. Nếu năm 1945 những người theo Đảng làm CM tháng 8 biết được tương lai của VN sau 70 năm sẽ như bây giờ, rất nhiều giá trị bị đảo ngược, nếu họ biết Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Văn Linh nói: “Biết đi với Trung quốc thì mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng” thì liệu có bao nhiêu người hăng hái theo Đảng, hy sinh cho Đảng. Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ, Tiến sỹ Sinh học) bình luận câu nói của ông Linh là rất dại, rất ngu, rất phản động. Thực ra rất đau xót và nhục nhã cho dân tộc vì con đường đi với Trung quốc đó đang được một số người có chức quyền ra sức thực hiện chỉ vì lợi ích nhóm của ĐCS, còn một số khá đông khác thuộc nhân dân thì vì sợ đủ mọi thứ mà chịu yên lặng, chịu hèn yếu chấp nhận sự hủy hoại, sự diệt chủng do Trung cộng gây ra cho dân Việt một cách từ thâm trầm đến ào ạt.”

Tại sao ra đi?

Như vậy, những người làm công tác tuyên truyền cho đảng có thấy nước đã mất vào tay Trung Quốc từ thời Nguyễn Văn Linh (1986-1991), hay biết mà không dám hé răng để cam tâm hèn hạ cho dạ dầy được no? Và từ đó đến nay, qua các triều đại nối nghiệp Nguyễn Văn Linh gồm Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và bây giờ đến phiên Nguyễn Phú Trọng, nhân dân Việt Nam có biết đã bị đảnh đánh lừa đến mức độ nào không?

Những gì đang diễn ra ở Việt Nam cho thấy hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam không dám bỏ Trung Quốc để chọn tương lai cho dân tộc mà chỉ biết dựa vào Bắc Kinh để củng cố quyến lực và danh vọng.

Đó là lý do tại sao người dân Việt Nam đã tìm mọi cách để ra đi.

Có rất nhiêu lý do không ai muốn sống ở Việt Nam, nhưng có thể thu ngắn lại mấy nguyên do sau đây:

– Không có tự do, dân chủ.

– An ninh cá nhân không được bảo vệ.

– Tình hình kinh tế bấp bênh và tồn tại tùy vào những kẻ có chức và có quyền.

– Tệ nạn tham nhũng đã hết thuốc chữa. Cá lớn bắt nạt cá bé. Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng từng nói bây giờ cái gì cũng tiền, không tiến không xong!

– Bất công, tội phạm xã hội, mức độ ô nhiễm không gian, nước uống và an toàn thực phẩm, có sự tiếp tay của con buôn Trung Quốc và sự bất cẩn, ích kỷ của người Việt, không còn kiểm soát được nữa.

Vì vậy, tại cuộc họp của Quốc hội ngày 01/04/2016, Đại biểu Luật sư Trương Trọng Nghĩa của Thành phố Hồ Chí Minh đã nói như đang khóc: “Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?”.

“Không phải vì đất nước nghèo mà vì họ cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không được đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc. Điều này ai cũng thấy cũng biết!”

“Lệ thuộc” ở đây là lệ thuộc vào Trung Quốc.

Tại sao, lời giả trình của Ông Nghĩa được báo Tuổi Trẻ online tường thuật lại: “Nói về nỏ thần, ông nhắc lại hai câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ “Tâm sự”, được sáng tác năm 1967: “Nỏ thần vô ý trao tay giặc/Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…”. Nhưng ở hội trường Diên Hồng của Quốc hội, ông mạn phép được sửa lại cho phù hợp với tình hình đất nước, thành: “Nỏ thần chớ để sa tay giặc/Mất cả đất liền, cả biển sâu”.

Rồi Ông đề nghị phải xác định đúng: ta, bạn, thù. Ông phân tích: “Ta là dân tộc Việt Nam đang sống ở Việt Nam và hải ngoại, ta là nhân dân ta. Bạn là những ai ủng hộ nước Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền, giàu mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”.

“Thù là thế lực thù địch, cản trở đổi mới, cản trở phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, làm cho nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại an toàn và an ninh của đất nước.”

Và để ngăn chặn làn sóng người bỏ nước ra đi, Luật sự Nghĩa nói với Quốc hội: “Phải bảo đảm cho người dân nếu chưa giàu thì cũng phải được tự do dân chủ, an toàn, an ninh và công lý, được xã hội quan tâm, sống với nhau có tình nghĩa, đạo đức tốt đẹp. Nhân dân tự hào về người Việt Nam, nước Việt Nam, cho dù chúng ta còn nghèo và chưa phát triển” (Báo Tuổi Trẻ online, 01/04/2016)

Đưa nhau ra nước ngoài

Bằng chứng cho chuyện đảng viên có tiền nhiều của bỏ nước sang Mỹ, cựu thù của CSVN, không có gì muối mặt cho đảng bằng bài viết mang tựa đề “Khu định cư mới của “việt cộng” ở Quận Cam USA” của Nhạc sỹ nổi tiếng Tuấn Khanh.

Bài viết phổ biến trên Internet bắt đầu: “Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của “Việt cộng”.”

Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình. 

Phần lớn những người này đều nói giọng miền Bắc, mới. Họ có một lối diễn đạt thời thượng thật dễ gây ấn tượng. Anh bạn tôi, một người làm real estate – môi giới mua bán bất động sản ở Mỹ – kể lại cuộc trò chuyện với một khách hàng như vậy, và được biết nhà được mua ngay bằng tiền mặt, mà người khách dằn giọng “tiền tươi!”.”

Nhưng những “cán bộ chạy làng, bỏ đảng” không chỉ muốn đến quận Cam, nơi định cư của vài trăm nghìn người Việt ra đi từ năm 1975, mà nhiều nơi khác trên đất Mỹ.

Nhạc sỹ Tuấn Khanh viết tiếp: “Không chỉ ở nơi đó, nhiều năm gần đây, cộng đồng Việt Nam ở Texas cũng hay nói với nhau rằng khu Bellaire đang ngày càng nhiều những người chạy khỏi Việt Nam hợp pháp như vậy. Thậm chí, không chỉ xuỳ tiền nhanh để mua nhà – lớp người này rất nhiều tiền – họ mua luôn các cơ sở thương mại. Từ các tiệm nail với giá vài chục ngàn cho đến các siêu thị giá trên chục triệu USD, một thế hệ khác chính kiến, khác tư duy đang len lỏi vào các cộng đồng Việt Nam chống Cộng để mong an cư và sinh tồn. Nơi quần cư cho tiếng Việt, văn hóa Việt không chấp nhận chế độ cộng sản mà nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từng gọi là “một Việt Nam bên ngoài Việt Nam”.”

Chuyện ca sỹ Mỹ Lệ

Nhưng ra đi không chỉ là chạy thoát của riêng cán bộ, đảng viên để bảo vệ tài sản vơ vét được bằng mọi cách ở Việt Nam mà còn để bảo vệ tương lai cho bản thân và gia đình.

Câu chuyện gửi 2 con gái tuổi nhỏ sang Đức của gia đình Ca sỹ Mỹ Lệ được cô giải thích với Phóng viên Hoàng Nguyên Vũ của báo Trí Thức Trẻ trong số ra ngày 22/08/2016: “Là một người mẹ không ai muốn xa con, nhất là khi con mới hơn 10 tuổi. Nhưng, chỉ có cách đó, tôi mới bảo vệ được con mình, khi người dân đang đầu độc nhau như thế…”

Lý do Mỹ Lệ đưa ra vì ở Việt Nam bây giờ thực phẩm độc hại, con người bán thực phẩm độc cho nhau và các giá trị về đạo đức và nhân phẩm đã tụt hậu đến mức “phải bỏ chạy”.

Mỹ Lệ nói: “Bạn vào bếp chăm sóc cho gia đình cái ăn từng bữa, bạn sẽ hiểu việc ăn uống không phải là thứ có thể qua loa thế nào cũng được. Nhất là giờ đây, thị trường thực phẩm của Việt Nam đã không còn niềm tin. Gia đình bạn, con bạn sẽ bị đầu độc bất cứ lúc nào. Và đầu độc từ từ. Đó là lý do tôi phải đưa con qua nước ngoài học, để bảo vệ con mình. Chúng sống bên Việt Nam, ăn uống tội quá. Với tình hình thực phẩm kinh khủng như ở Việt Nam thì lũ trẻ sẽ có nguy cơ bị đầu độc từ từ.”

Mỹ Lệ còn tiết lộ: “Tôi ít ăn đồ hải sản ở Sài Gòn vì tôi sợ khi chúng về đến Sài Gòn thường phải “ăn” phân đạm để giữ tươi lâu, nhất là mực. Còn những thứ nuôi được thì nỗi sợ dùng thuốc tăng trưởng. Một con heo ngày xưa nuôi 1 năm mới xuất chuồng, giờ chỉ mấy tháng. Các loại cá tôm cũng thế, thu hoạch nhanh chắc chắn sẽ dùng thuốc… Nhưng chứng kiến thực phẩm bẩn thì nhiều. Tôi thực sự thấy sợ. Ở Huế, có những lò bún làm cạnh chuồng heo. Rau để tươi lâu thì chất bừa trong nhà vệ sinh… Người ta làm mọi cách để có thể sinh lời mà không cần biết đồng loại sẽ ăn phải những thứ gì.”

Nói về nhà nông, Ca sỹ Mỹ Lệ bảo: “Rất nhiều hộ nông dân trồng rau bán, cái ngạc nhiên là họ biết loại nào độc loại nào không, cái độc thì đem đi bán cho đồng loại.

Chung quy lại, đồng bào ăn phải thức ăn bẩn cũng là do những người đồng bào gần gũi mang lại. Lòng tham đã tạo ra cái ác, và hủy hoại rất nhiều thứ của con người.”

Vậy chuyện người Việt ra nước ngoài thấy gì, Mỹ Lệ kể: “Tôi từng đi Nhật, Thái và nhiều nước. Nhật, Thái, tôi từng nhìn thấy những bảng tiếng Việt như: “Không được ăn cắp”, “Không được lấy quá nhiều buffet, lấy nhiều phải ăn hết”…, nhìn thấy cảnh đó cũng nhục lắm.”

Kể lại vài mẩu chuyện trên đây để ta thấy những lời cảnh giác của Đại biểu Quốc hội, Luật sư Trương Trọng Nghĩa về tình trạng dân bỏ nước ra đi, người đi học không về và thoi thóp sợ bị “lệ thuộc Tầu” của dân không phải là vô tình hay nói cho vui miệng.

Bởi vì ngày nay ai cũng đã thấy xã hội Việt Nam đang xuống cấp, luân thường đạo lý dân tộc bị bạc tiền hóa giải và chỉ có nhà nghèo trong tuyệt đại đa số 90 triệu người dân phải ăn thực phẩm độc hại, uống nước dơ, không được học hành.

Những kẻ lắm tiền nhiều của là thành phần cán bộ có chức có quyền đã tìm mọi cách đem gia đình chạy khỏi Việt Nam sau khi đã vơ vét đầy túi thì đó có phải là “thành tích” sau 30 năm đổi mới, hay cũng là “chọn lựa tất yếu của lịch sử” của đảng và cuộc “cách mạng Tháng Tám 1945”?

Ban Tuyên giáo, Tổng cục chính trị Quân đội và các Dư luận viên thử phản bác nghe coi. -/-

Phạm Trần

danlambaovn.blogspot.com

Việt Nam sắp ‘thừa nhận xã hội dân sự’?

Việt Nam sắp ‘thừa nhận xã hội dân sự’?

 Phạm Chí Dũng

clip_image002

Chỉ trong thời gian khoảng một năm từ giữa 2013 đến giữa 2014, xã hội Việt Nam đã hình thành trong lòng nó hơn hai chục tổ chức xã hội dân sự. (Ảnh tư liệu)

Tín hiệu mới

Vào tháng 8/2016, một lần nữa trong năm tôi nhận được tín hiệu về khả năng chính quyền Việt Nam có thể chấp nhận sự tồn tại của xã hội dân sự trong tương lai gần. Một quan chức đương chức cao cấp của đảng Cộng sản cho tôi biết: theo quan điểm của ông, cần thừa nhận và tăng cường vai trò của xã hội dân sự.

Thái độ có vẻ khá cởi mở về quan điểm nhân quyền chính trị như thế là khác biệt lớn so với đúng 4 năm trước, vào tháng 8 năm 2012, khi báoNhân Dân – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam – còn đăng một bài viết hằn học mang tựa đề “‘Xã hội dân sự’ – một thủ đoạn của Diễn biến hòa bình”.

Thậm chí đến năm 2013, tôi còn nghe kể lại là trong một cuộc họp của Ủy ban nhân dân TP HCM, một phó chủ tịch ủy ban đã giận dữ đập bàn dằn mặt cấp dưới là các lãnh đạo quận huyện và sở ngành: “Ông nào mà còn dám nói tới từ ‘xã hội dân sự’ là tôi kỷ luật liền!”.

Âm thầm chấp nhận

Bất chấp tiêu chí của thế giới về xã hội dân sự chẳng liên quan gì đến chuyện tham gia vào các hoạt động lật đổ chế độ chính trị, trong suốt nhiều năm qua giới quan chức “còn đảng còn mình” ở Việt Nam luôn nhìn xã hội dân sự như kẻ lăm le chiếm ghế của mình. Nhiều “bài học kinh nghiệm” từ Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan cho tới Cách mạng màu ở Đông Âu và Cách mạng Hoa nhài ở Bắc Phi được tâm lý vừa lo sợ vừa chống phương Tây thổi phồng thành nguy cơ ở mức hiểm họa rất cao đối với sự tồn vong của đảng và dân tộc. Nhiều nhà hoạt động dân sự ở Việt Nam đã bị chính quyền bắt bỏ tù vì cái lẽ chỉ có đảng mới bịt tai nhắm mắt ấy.

Song cái gì cũng có giới hạn của nó. Tất cả những gì quá quắt và vượt xa quá quắt mà đảng cầm quyền đã tạo ra để đối xử với dân tộc đáng thương này đã khiến xã hội tự phát sinh ra xã hội dân sự – một cơ chế tự quyết định lấy quyền dân bất chấp ý chỉ “đã có đảng và nhà nước lo”.

Chỉ trong thời gian khoảng một năm từ giữa 2013 đến giữa 2014, xã hội Việt Nam đã hình thành trong lòng nó hơn hai chục tổ chức xã hội dân sự – tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do văn học, tự do tôn giáo, tự do biểu tình, nhân quyền dân oan đất đai, nhân quyền tù chính trị…

Chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cuộc gặp gỡ giữa ông với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 7/2013 là một mốc quan trọng cho xã hội dân sự ở Việt Nam: với quyết tâm “không gì lay chuyển nổi” phải vào được Hiệp định TPP để cứu vãn nền kinh tế chỉ chực chờ lao xuống vực thẳm, Hà Nội lần đầu tiên phải chấp nhận sự ra đời của hàng loạt tổ chức xã hội dân sự mà không dám bắt bớ và thẳng tay vi phạm nhân quyền như từ năm 2012 về trước.

Tuy nhiên, điều kiện đánh đổi của giới lãnh đạo Việt Nam khi đó mới chỉ là thả một số tù nhân chính trị. Nửa cuối năm 2013 và 10 tháng đầu năm 2014 đã phóng thích số tù nhân lương tâm nhiều chưa từng có kể từ năm 1975 – khoảng 13-14 người – được thả theo từng đợt.

Cũng vào thời gian trên, trên mặt báo đảng thưa dần lối gán ghép giữa xã hội dân sự với “thế lực thù địch”. Thậm chí thi thoảng một tờ báo nhà nước còn bạo phổi đăng nguyên văn từ “xã hội dân sự”, tuy sau đó bị cơ quan tuyên giáo tuýt còi và xóa mất từ ngữ hay ho này. Thái độ của giới quan chức nói chung đối với các tổ chức xã hội dân sự bắt đầu có sự thay đổi: vẻ thù địch và coi thường trước đó chuyển sang “nghiên cứu về xã hội công dân”.

Chẵn hai năm sau cuộc gặp Obama – Sang, một cuộc gặp khác diễn ra giữa người không phải nguyên thủ quốc gia mà là tổng bí thư Việt Nam – ông Nguyễn Phú Trọng – với cùng tổng thống Hoa Kỳ đã mang lại một kết quả làm đà phóng cho ông Trọng giành thắng lợi trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội XII, đồng thời lần đầu tiên chế độ vẫn muốn chỉ một đảng ở Việt Nam âm thầm chấp nhận định chế Công đoàn độc lập của các quốc gia đa đảng.

Cần nhớ rằng trong tâm lý của giới lãnh đạo bảo thủ ở Việt Nam, nếu xã hội dân sự nguy hiểm một thì Công đoàn độc lập nguy hiểm gấp ba lần như thế. Chẳng phải vô cớ mà cứ mỗi khi nói đến Công đoàn độc lập là giới quan chức Việt lại nhắc ngay về Công đoàn Đoàn kết cùng thành tích “lật đổ” của nó.

Sau khi Tổng Bí thư Trọng và Bộ Chính trị chấp nhận sẽ triển khai Công đoàn độc lập như một điều kiện tiên quyết để Việt Nam được vào TPP, màn sương nhân quyền đã bớt xám xịt. Muốn có Công đoàn độc lập thì phải có luật Lập hội, mà đã có luật Lập hội thì lại phải công nhận, hoặc thừa nhận một số hội đoàn phi nhà nước, trong khi chính những hội đoàn phi nhà nước đó đã hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam.

Tức việc thừa nhận/công nhận Công đoàn độc lập sẽ đương nhiên dẫn đến việc thừa nhận/công nhận xã hội dân sự, và ngược lại.

Thế còn quan điểm của giới học giả công an về chủ đề cực kỳ nhạy cảm đã diễn biến ra sao vào thời gian này?

Thuyết âm mưu về xã hội dân sự

Một trong những quan điểm mang tính sơ khai của giới học giả công an cho rằng: “Việc hình thành, phát triển xã hội dân sự sẽ tạo môi trường, điều kiện để phát triển các mặt của xã hội, tuy nhiên cần phải đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để xã hội dân sự thực sự hoạt động theo đúng mục đích, tôn chỉ của nó”.

Hoặc một cách nhìn khác của học giả – điều tra viên công an được cụ thể hóa hơn: “Nhìn chung, các tổ chức xã hội dân sự này đều mang lại lợi ích, giúp Việt Nam thuận lợi hơn trong vấn đề hội nhập, tuy nhiên, như đã phân tích do bản chất xã hội dân sự là sự liên kết mềm, nên một số tổ chức khi hoạt động vẫn không tuân thủ theo pháp luật Việt Nam đã quy định; một số tổ chức bị các thế lực bên ngoài có quan điểm thù địch với Việt Nam lợi dụng nhằm phục vụ cho lợi ích riêng; một số hoạt động không đúng với tiêu chí, mục đích đề ra ban đầu; đặc biệt, một số tổ chức có hoạt động chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nội bộ, đi ngược lại lợi ích chính đáng của người dân, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước… Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các xã hội dân sự trá hình do một số tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động tài trợ tiền, kinh phí cho một số đối tượng trong nước hoạt động thành lập các hội, nhóm kiểu xã hội dân sự nhằm hoạt động chống Đảng, gây phương hại đến Nhà nước ta”.

Dĩ nhiên với những quan chức “còn đảng còn mình” thì quan điểm trên là tạm chấp nhận được, và nói chung là có thể chấp nhận cho đến lúc Nhà nước Việt Nam vào được TPP thì sẽ tiến hành “hồi tố” những tổ chức xã hội dân sự bị chính quyền căm ghét nhất. Còn trước mắt, phải làm thế nào để đưa ra một số tổ chức hội đoàn có nguồn gốc nhà nước sang khu vực “xã hội dân sự”, nhưng là xã hội dân sự của nhà nước – như một bằng chứng để chứng minh với quốc tế rằng Việt Nam tôn trọng nhân quyền và đòi hỏi về xã hội dân sự của nhiều nước trên thế giới, nhưng sẽ cố gắng lấn át khối “xã hội dân sự độc lập”.

Có thể từ năm 2017 trở đi, trên mảnh đất Việt Nam hỗn tạp sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh đầy tính đố kỵ lẫn thủ đoạn chơi xấu của “xã hội dân sự quốc doanh” đối với “xã hội dân sự độc lập”.

Ở một khía cạnh khác, sâu xa và ẩn giấu hơn nhiều, những quan chức “còn đảng còn tiền” lại đã từ lâu nhận ra ở các tổ chức xã hội dân sự độc lập một “tài nguyên” hiếm có: nếu biết cách lợi dụng hay ít ra là vận dụng khối tự phát nhưng đang hình thành khối này, đó sẽ là con đường đủ ngắn và đủ nhanh để bảo đảm cho một số quan chức “về với nhân dân” trong bối cảnh một Việt Nam tương lai bể dâu xung đột, hoặc tìm ra lối thoát ở phương Tây một khi nội tình trong nước “có biến”.

P. C. D.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-sap-thua-nhan-xa-hoi-dan-su/3497697.html

Ông Nguyễn Quang A đứng đầu cuộc bầu chọn Giải Nhân Quyền Hòa Lan

Ông Nguyễn Quang A đứng đầu cuộc bầu chọn Giải Nhân Quyền Hòa Lan

Nguoi-viet.com

Ông Nguyễn Quang A được 13,805 phiếu bầu chọn. (Hình: Getty Images)

Ông Nguyễn Quang A được 13,805 phiếu bầu chọn. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, một nhân vật đấu tranh dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam được bầu chọn với số phiếu bầu cao nhất cho Giải Nhân Quyền của chính phủ Hòa Lan.

Cuộc bầu chọn một nhân vật hoặc một tổ chức đấu tranh bảo vệ nhân quyền trên thế giới hàng năm được chính phủ Hòa Lan trao giải thưởng vừa chấm dứt ngày 8 tháng 9, 2016.

Kết quả sơ khởi của tổng số 45,467 phiếu bầu gồm: ông Nguyễn Quang A được 13,805 phiếu, bà Nighat Dad được 12,401 phiếu, trung tâm El Nadim Centre được 7,940 phiếu, trung tâm Centro de Derechos Humanos de las Mujeres được 2,994 phiếu, bà Nahid Gabralla được 2,927 phiếu và Pierre Claver Mbonimpa được 2,651 phiếu.

Hồi tháng trước, Bộ Ngoại Giao Hòa Lan cho hay họ đã chọn lọc ra 6 tổ chức và 4 cá nhân hoạt động nhân quyền trên thế giới trong số 91 tổ chức và cá nhân được đề cử Giải Nhân Quyền hàng năm do chính phủ nước này thành lập. Mục đích của giải thưởng là yểm trợ các cá nhân và tổ chức can đảm đầu tranh bảo vệ nhân quyền cho dù bị nhà cầm quyền khủng bố, sách nhiễu.

Mười cá nhân và tổ chức được đưa vào chung kết để Bộ Ngoại Giao Hòa Lan quyết định lựa chọn là: Tổ Chức Bảo Vệ Nhân Quyền Mwatana (Yemen), ông Pierre Claver Mbonimpa (Burundi), bà Nighat Dad (Pakistan), Trung Tâm El Nadim (Egypt), Trung Tâm Centro de Derechos Humanos de las Mujeres (Mexico), Tổ Chức Cộng Ðồng Người Bản Xứ Santa Clara de Uchunya (Peru), Trung Tâm Prodh (Mexico), ông Nguyễn Quang A (Việt Nam), bà Nahid Gabralla (Sudan) và Hội Người Lebanon cho Bầu Cử Dân Chủ (LADE) (Lebanon).

Chính phủ Hòa Lan giành quyền bầu chọn những người xứng đáng nhất để nhận lãnh giải thưởng cho nhân dân các nước bầu chọn qua Internet. Kết quả như trên sẽ được Bộ Ngoại Giao thẩm xét lại và tuyên bố sẽ trao giải thưởng cho cá nhân hay tổ chức nào trong số ba ứng viên nhiều phiếu bầu nhất.

Giải thưởng sẽ được trao tặng vào ngày Nhân Quyền Quốc Tế, 10 tháng 12 tới đây. Hoa Tulip là biểu tượng của Hòa Lan nên giải thưởng nhân quyền của chính phủ Hòa Lan còn được gọi là Giải Nhân Quyền Tulip.

Giải thưởng là một bức tượng bằng đồng hình hoa tulip, biểu tượng của nước Hòa Lan, và 100,000 Euros hiện kim.

Ông Nguyễn Quang A, 70 tuổi, tiến sĩ khoa học, từng là một trong những người kiên trì vận động dân chủ hóa đất nước và nhân quyền tại Việt Nam suốt nhiều năm qua.

Ông là cựu chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Việt Nam-Hungary, nguyên chủ tịch Hội Tin Học Việt Nam, nguyên tổng giám đốc công ty 3C, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, đồng sáng lập ngân hàng VP Bank.

Ông là thành viên của diễn đàn xã hội dân sự, một tổ chức trong phong trào quần chúng “trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị” của Việt Nam “từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa.”

Ông là một trong số hơn chục người thuộc các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam được mời tham dự cuộc tiếp xúc với Tổng Thống Mỹ Barack Obama ngày 24 tháng 5, 2016 nhưng khi vừa ra khỏi nhà đã bị công an bắt cóc. Họ tống ông kên xe chở đi lòng vòng, ngoạn cảnh bất đắc dĩ ở một khu vực ngoại thành Hà Nội chờ cuộc tiếp xúc của Tổng Thống Obama qua đi rồi ông mới được cho về nhà.

Ông cũng đã bị công an bắt cóc ngày 2 tháng 6, 2016 khi đến điểm hẹn theo lời mời của đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam. Trước khi bị chặn không cho gặp tổng thống Mỹ, ông Nguyễn Quang A có cuộc gặp với ông Tom Malinowski, phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, cũng đã bị chặn.

Ông Nguyễn Quang A từng ra ứng cử đại biểu Quốc Hội đơn vị Hà Nội hồi tháng 4 vừa qua. Cũng như mấy chục ứng cử viên độc lập khác và không phải là đảng viên cao cấp được chế độ cài cắm vào làm đại biểu, ông bị ủy ban bầu cử gạt ra ngoài. (TN)

Cựu ĐBQH khai ‘bỏ 1,5 triệu USD chạy vào QH’

 Cựu ĐBQH khai ‘bỏ 1,5 triệu USD chạy vào QH’

BBC

HOANG DINH NAM AFP

Bà Châu Thị Thu Nga đã bị Quốc hội Việt Nam khóa 13 bãi nhiệm

Bà Châu Thị Thu Nga, đã mất tư cách đại biểu quốc hội Việt Nam, khai với công an rằng từng chi 30 tỉ (1,5 triệu đôla) để lo các thủ tục ứng cử ĐBQH khóa 13.

Thông tin được công bố hôm 7/9 sau khi Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra vụ bà Thu Nga và đồng phạm “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Phía công an tiết lộ bà Nga khai đã chi 30 tỉ cho một doanh nghiệp vàng bạc ở Hà Nội để lo thủ tục ứng cử đại biểu quốc hội khóa 13.

Doanh nghiệp này, không được công bố tên, đã phủ nhận cáo buộc, theo truyền thông Việt Nam.

Ngày 8/9, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói ông chưa biết thông tin này.

Nhưng ông Phúc khẳng định: “Nếu có thông tin thế thì phải kiểm chứng ngay để tránh ảnh hưởng đến uy tín của Quốc hội.”

Tháng Giêng 2015, bà Thu Nga bị khởi tố và bị bắt vì cáo buộc có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án xây dựng nhà ở tại khu B5 Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tháng Sáu năm đó, Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu bãi nhiệm bà.

Bà Thu Nga cùng sáu người khác bị đề nghị truy tố hồi tháng Tư 2016.

Cùng khóa 13 có một đại biểu Quốc hội khác bị bãi nhiệm là doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến vào năm 2012.

Ở Quốc hội khóa 14 vừa được bầu năm nay, đã có hai đại biểu bị bãi nhiệm là ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.

Vì sao du học sinh Việt nam “một đi không trở về”?

Vì sao du học sinh Việt nam “một đi không trở về”?

 Trong số 13 nhà vô địch chương trình đường lên đỉnh Olympia được đi du học thì 12 người đã không trở về, hầu hết các sinh viên du học sau khi tốt nghiệp đều muốn ở lại nước ngoài làm việc.

Phan Mạnh Tân – quán quân năm thứ 2 chương trình đường lên đỉnh Olympia (học sinh từ trường THPT Năng khiếu Hà Tĩnh), đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và đã đi làm ở công ty IBM, Melbourne, Australia.

Huỳnh Anh Vũ – quán quân năm thứ 8 chương trình đường lên đỉnh Olympia, có điểm số rất cao trong trận chung kết (325 điểm), là một trong hai người hiếm hoi được giữ lại làm giảng viên ngành kinh tế trường ĐH Swinburne, Australia.

Con số thống kê cho thấy, có 70% số du học sinh sau khi tốt nghiệp đã chọn ở nước ngoài chứ không về nước.

Vì sao du học sinh không muốn về nước?

Các sinh viên khi du học ở các nước tự do, việc đầu tiên là cần thích nghi với môi trường cởi mở nơi đây. Nhưng sau khi thích nghi cuộc sống nơi đầy rồi họ lại không còn muốn về nước nữa, bởi họ không muốn về nước lại phải đối mặt với những thủ tục chạy chọt xin việc, ngay cả du học về nhiều khi vẫn phải có tiền mới mong xin được việc.

Môi trường ở nước ngoài khác biệt hoàn toàn ở trong nước, các du học sinh ra nước ngoài đã quen với cung cách “dám nghĩ dám làm”, nói những điều thực với lòng mình, còn ở trong nước, nói ra điều gì cũng phải dè chừng xem ý lãnh đạo thế nào mới dám nói, không thể sống thực với chính mình.

Nếu về nước làm việc nhiều khi không phát huy được sở trường sở học của mình, trang thiết bị trong nước yếu kém và thiếu thốn, dữ liệu phục vụ nghiên cứu không có. Chưa kể cần phải có những mối quan hệ thì mới tồn tại và phát triển được.

Thực tế cho thấy có những trường hợp sau khi du học về nước lại phải làm những việc trái với sở trường, lại phải lo lắng xây dựng các mối quan hệ với lãnh đạo cho tốt, khiến tài năng cũng như ước mơ hoài bão bị thui chột theo thời gian.

Chưa kể nếu về nước, thu nhập thấp không tương xứng với cống hiến, lại phải đối mặt với tệ nạn con ông cháu cha đầy rẫy trong các cơ quan, DN nhà nước.

Các du học sinh nói gì?

Một sinh viên kiến trúc học tại Pháp, 28 tuổi, sắp lấy bằng tiến sỹ cho trang Ngoisao biết: “Em không biết khi về có một môi trường tốt để làm việc không? Ở đây, em đang có cơ hội việc làm. Một năm làm việc ở đây có thể bằng nhiều năm làm việc tại VN. Vấn đề không chỉ là thu nhập cao, mà là sự rút ngắn thời gian trưởng thành và cơ hội sáng tạo”.

du-hoc-sinh

A.Đ – một trong những sinh viên hiếm hoi có được tấm bằng tiến sĩ khi mới ngoài 20 tuổi chia sẻ với Ngoisao rằng: “Những gì chúng em được học và muốn làm thì rất khó thực hiện ở Việt Nam. Sự thiếu thốn các điều kiện thực hiện, và hàng loạt những vấn đề tế nhị khác về vấn đề thủ tục hành chính, về kinh phí, về con người và đặc biệt là sự nhìn nhận thiếu công bằng đối với những trí thức trẻ đã khiến những sinh viên giỏi không muốn trở lại môi trường làm việc ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp”.

Thanh Tuấn – là một du học sinh tại Mỹ cho RFA biết: “Vấn đề xin việc làm hay vào công ty của Việt Nam thì phải là con ông cháu cha, phải đút lót. Bên này, vấn đề đó dựa vào thực lực của mình nhiều hơn. Và bên này, tốt nghiệp ra đi làm với đồng lương căn bản mới bắt đầu thì mọi người vẫn sống đủ chứ không phải quá chật vật như bên Việt Nam. Còn với một số bạn nhà có cơ sở ở Việt Nam muốn quay về làm cho nhà thì cũng tốt, nhưng đa số mọi người muốn ở lại chứ không muốn đi về tại vì cuộc sống bên này tốt và thoải mái hơn. Hơn nữa là tự do hơn và được thể hiện hơn”.

Một du học sinh nữa ở Mỹ cũng cho biết: “Lý do khiến đa số muốn ở lại Mỹ là về Việt Nam chính quyền không biết trọng dụng nhân tài. Giống như anh có tiền nhiều anh sẽ được chức cao hoặc công việc tốt; còn nếu anh không có tiền cho dù có tài cũng không có được”.

Anh Trung Kiên – nghiên cứu sinh tiến sĩ tại một trường đại học của Canada đã chia sẻ ý kiến của mình trên Vnexpress rằng: “Trước khi sang đây, tôi cũng đã làm công tác giảng dạy khá lâu tại một trường đại học của Việt Nam. Ở cơ quan tôi cũng có nhiều cán bộ được đi đào tạo tại các nước trên thế giới, kể cả châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Khi mới về nước mọi người đều rất hăm hở với các vấn đề khoa học mà họ đã được đào tạo, nhưng dần dần tôi nhận thấy mọi người đều phải chuyển sang làm thêm những việc khác mặc dù không thích vì lý do thu nhập đơn thuần. Một số bạn bè cùng công tác với tôi đã được đào tạo tiến sĩ hoặc thạc sĩ ở nước ngoài nhưng khi về nước xin đi làm cho một số tổ chức phi chính phủ và chịu nộp một phần thu nhập hằng tháng cho cơ quan. Do vậy việc giảng dạy vẫn chủ yếu tập trung vào một số cán bộ cũ hoặc những người mới ra trường không có điều kiện đi làm thuê bên ngoài. Thực chất vấn đề là ở chỗ việc trả lương và sắp xếp công việc cho các cán bộ khoa học chưa hợp lý. Lương thấp buộc mọi người phải tìm các công việc có thu nhập cao hơn. Chính vì vậy việc giảng dạy và nghiên cứu lúc này trở nên là việc phụ đối với họ.

Còn việc trang thiết bị của một trường đại học đối với chúng ta hiện nay thực sự là vấn đề bức xúc, mặc dù trong các năm gần đây đã được sự đầu tư nhiều hơn từ nhà nước, trang thiết bị của chúng ta còn quá ít ỏi và quá lạc hậu so với nhiều nước trong vùng, chứ chưa nói tới các nước đã phát triển”

Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng từ Canada cũng chia sẻ với Vnexpress rằng:“Tôi không biết phải bắt đầu như thế nào ở Việt Nam bởi lẽ điều kiện ở đây còn quá thấp. Các trường đại học chưa có hoặc chỉ mới sơ sài những ngành nghề mà chúng tôi được học ở nước ngoài. Thêm vào đó là trường đại học lại không tiếp nhận và tin tưởng những cái mới của chúng tôi. Nói cách khác nếu trở về Việt Nam, thật sự chúng tôi không có điều kiện để phát triển khả năng. Với tình hình như vậy xin hỏi có người trí thức nào muốn trở lại Việt Nam làm việc không?”

Anh Nguyễn Hải Nam – hiện đang công tác ở Mỹ chia sẻ: “Nhiều đề tài cấp nhà nước tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng nhưng về giá trị khoa học cũng như thực tiễn nó chỉ giúp đánh bóng hoặc làm dày thêm ngăn kéo vốn đã đầy của Bộ KHCN&MT. Mặt khác sự quản lý lỏng lẻo trong việc quyết toán đề tài đã biến nguồn kinh phí này trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự tham nhũng (ví dụ: như sự mua bán hoá đơn chứng từ, những hợp đồng khoa học khống…). Trong khi đó ở đại đa số các trường đại học, nhiều cán bộ khoa học rất cần nguồn kinh phí của nhà nước, dù là rất nhỏ để hoạt động và tồn tại. Điều này dẫn đến thực trạng là đa số máy móc trong phòng thí nghiệm ở Việt Nam hiện nay hết sức cũ kỹ và lạc hậu, nhiều cán bộ có điều kiện ra nước ngoài thực tập không biết cầm pipet thí nghiệm như thế nào”.

Vậy để thu hút du học sinh trở về nước làm việc, thì cần phải có môi trường tốt để thu hút du học sinh và những người tài trở về, nếu không những tài năng của đất nước sẽ “một đi không trở lại”.

Chương trình đường lên đỉnh Olympia, mỗi năm tổ chức một lần, được xem là sân chơi đỉnh cao trí tuệ trẻ ở Việt Nam, được ĐH Kỹ thuật Swinburne Úc trao tặng 100% học bổng. Vì thế đừng để những chương trình như vậy chỉ để sàng lọc học sinh giỏi và nhân công cho nước ngoài, khi mà chỉ 1 trong số 13 quán quân của chương trình này trở về nước.

Ngọn Hải Đăng

Anh chị Thụ & Mai gởi

Công an cưỡng chế đất của nông dân làng Dương Nội

Công an cưỡng chế đất của nông dân làng Dương Nội

RFA
2016-09-06

  •  duong-noi-1-620.jpg

Dân Dương Nội lập bàn thờ và dàn hỏa tự thiêu để chống công an cưỡng chế đất, ảnh minh họa chụp trước đây.

File photo

02:19/06:50

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Sáng nay (6/9) lực lượng công an đã đến làng Dương Nội, ngoại thành thủ đô Hà Nội để cưỡng chế đất đai của nông dân tại đây.

Một dân làng là anh Trịnh Bá Phương cho chúng tôi biết:

“Sáng nay vào khoảng sáu giờ sáng, một lực lượng công an rất đông khoảng 300 người đến đây, có cả xe chở tù nữa. Lực lượng cưỡng chế gồm bên Ủy ban, bên công an. Họ đã huy động để cưỡng chế một số gia đình, trong đó có hai gia đình thường đi khiếu kiện ở Hà Nội. Hai gia đình đó cùng các gia đình khác bị ủi phá lúa và hoa màu. Phá đến đâu họ cho công nhân quay tôn đến đó. Bà con lên đây có rất ít, một số người đã bị công an ngăn chận ở vòng ngoài khu vực cưỡng chế không vào được bên trong. Thái độ của công an rất là hung hãn nên bà con đã quyết định rút lui.

Anh Trịnh Bá Phương cũng nói thêm là đã không xảy ra xung đột, không có người dân nào bị bắt sáng nay, và hiện nhóm của anh gồm hơn 300 hộ gia đình nhất quyết không nhận tiền đề bù để đi nơi khác.

Xin nhắc lại là vào năm 2011, một công ty tên là công ty Nam Cường được giao đất ở làng Dương Nội, và số đất đai này được nói là dùng vào việc phát triển giao thông, nhưng dân chúng làng Dương Nội cho rằng công ty này lấy đất để phát triển đô thị, phân lô bán nền đất, và hơn nữa số tiền đền bù để cho họ đi nới khác cũng ít ỏi không đủ để tạo dựng cuộc sống mới.

Nhiều người dân Dương Nội phản đối biện pháp thu hồi đất không theo đúng qui định luật pháp và khiếu nại đến các cơ quan chức năng. Thanh tra chính phủ có kết luận một số sai trái trong việc thu hồi đất; nhưng yêu cầu của dân Dương  Nội vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Một số người dân Dương Nội bị tù vì phản đối cưỡng chế đất của họ; trong số này có bà Cấn Thị Thêu. Sau khi bị tù lần thứ nhất, hiện bà đang bị giam với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.