Phỏng vấn ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp về môi trường biển ô nhiễm Miền Trung và hướng giải quyết ra sao?

Phỏng vấn ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp về môi trường biển ô nhiễm Miền Trung và hướng giải quyết ra sao?

httpv://www.youtube.com/watch?v=1KOFV1mpZAI

LM Trần Công Nghị, Giám đốc VietCatholic Network, hôm nay đã có cuộc phỏng vấn với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh về tình hình môi trường biển nhiễm độc Miền Trung.

Trước tiên Linh mục Giám đốc gửi lời chào thăm Đức Cha Phaolô và hiệp thông với giáo phận Vinh trước những khó khăn và thảm trạng môi trường mà giáo phận Vinh đang phải gánh chiụ.

Linh mục giám đốc cho biết hiện nay giáo dân cũng như đồng bào Việt Nam ở hải ngoại hướng nhìn về tổ quốc với đầy những âu lo sau những biến động kinh hoàng về môi trường ô nhiễm ở miền Trung.

Linh mục nhận định rằng: Trước những cuộc tuần hành hòa bình để đưa ra những yêu cầu chính đáng của người dân trong giáo phận Vinh, là nơi chịu những thiệt hại về môi sinh nặng nhất trong vụ Formosa; và thái độ xuyên tạc, vu cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam đối với anh chị em giáo dân và đặc biệt là đối với cá nhân Đức Cha, mọi người hết sức quan ngại.

Và Linh mục giám đốc cảm ơn Đức Cha giáo phận Vinh đã dành thì giờ trả lời cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Sau đây là những câu hỏi của Linh mục Trần Công Nghị với Đức Cha Nguyễn Thái Hợp:

  1. Thưa Đức Cha, dù ở xa ngàn dặm chúng con cũng có thể hình dung ra được tình trạng bế tắc của các ngư dân đã mất hết ngư nghiệp, đi đánh bắt cá về không ai mua, làm muối cũng không có nơi tiêu thụ. Xin Đức Cha cho chúng con biết thêm những thông tin cập nhật về tình trạng khó khăn mà người dân trong vùng đang phải đương đầu.
  2. Thưa Đức Cha, bên cạnh những khó khăn về mặt kinh tế của người dân bốn tỉnh miền Trung, âu lo của nhiều người là khả năng nhiễm độc tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân trong vùng và trên một bình diện rộng lớn hơn. Đức Cha nghĩ sao về quan ngại này, thưa Đức Cha?
  3. Trước những khó khăn như thế, vậy mà mới đây các quan chức chính quyền lại muốn đánh lừa dân chúng, nói rằng nước biển sẽ tự làm sạch! Và còn đi tắm biển nữa để cho dân biết rằng hết nguy hại rồi… Thực là hoang tưởng! Đức Cha nhận định thế nào về hướng giải quyết của nhà cầm quyền Việt Nam, thưa Đức Cha?
  4. Có những thông tin trái chiều về số tiền bồi thường của Formosa, Đức Cha có thể soi sáng cho chúng con hiểu thêm về vấn đề này không? Theo Đức Cha, hướng giải quyết hợp tình, hợp lý về vấn đề này là gì?
  5. Đức Cha đã và đang can đảm lên tiếng kêu đòi công lý và hòa bình cho anh chị em giáo dân của mình. Chúng con rất thán phục Đức Cha. Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm mời gọi chúng ta đừng vô cảm trước tiếng kêu của người nghèo, đừng ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của người khác. Nhưng chúng con biết là ở Việt Nam các phương tiện truyền thông thường xuyên tạc câu nói của Đức Bênêđíctô thứ 16, “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt” với một thâm ý rõ rệt là muốn đẩy lui tôn giáo vào sâu trong chiều kích cá nhân, không quan tâm tới đời sống xã hội và quốc gia, không ưu tư gì tới sự lành mạnh của các cơ chế dân sự và tối hậu là im lặng trước những sai trái của chế độ. Chúng con rất mong được nghe ý kiến của Đức Cha rõ ràng và dứt khoát về vấn đề này.
  6. Theo thói quen cố hữu, “người ta” thường vu cáo những ai dám lên tiếng đấu tranh cho người nghèo, và cho nhân quyền. Xin Đức Cha cho biết tình trạng các linh mục hay các giáo của Đức Cha đang dân dấn thân nói lên sự thật và tranh đấu cho công lý hiện có đang gặp những khó khăn nào từ phía chính quyền không?
  7. Đức Cha hay giáo phận Vinh có nhận được sự ủng hộ tinh thần hay vật chất nào không?

Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/189988.htm

Nguyên tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận bị bắt giam

 Nguyên tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận bị bắt giam

RFA

vtc.vn.jpg

Ông Vũ Đức Thuận trong thời gian còn tại chức năm 2011.

 Photo courtesy of vtc.vn

Một cựu quan chức của Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam – PVC, ông Vũ Đức Thuận bị Cơ quan Cảnh sát Điều Tra thuộc Bộ Công An khởi tố bị can và ra lệnh bắt giam khẩn cấp, cùng khám xét.

Các lệnh liên quan được cơ quan chức năng Việt Nam ký vào ngày hôm qua và ông Vũ Đức Thuận bị cáo buộc ‘cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ theo điều 163 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Ông Vũ Đức Thuận cùng với nhân vật đang bị đảng Cộng sản Việt Nam truy tìm cũng như bị khai trừ khỏi đảng là Trịnh Xuân Thanh là hai lãnh đạo chủ chốt của PVC lúc tổng công ty này thua lỗ hơn 3200 tỷ đồng.

Biện pháp đối với hai ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận như vừa nêu được giới quan sát cho là nằm trong kế hoạch bài trừ tham nhũng mà ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang tiến hành.

CHI TIẾT CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT QUA LỜI KỂ CỦA NHÀ THƠ HỮU LOAN:

Image may contain: 2 people
Bùi Quang MinhFollow

 CHI TIẾT CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT QUA LỜI KỂ CỦA NHÀ THƠ HỮU LOAN:

Lúc đó còn là chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng.

Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần 500 mẫu tư điền.

Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.

Thế rồi, một hôm, Tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại 2 cái đầu đó, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ, nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.

Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi ; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.

Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no…

Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa…

(Nguồn: Xuân Bình Nguyễn)

Việt Nam trước đổi mới vòng hai

Việt Nam trước đổi mới vòng hai

Nguyễn Quang Dy

“Đổi mới hay là chết”. Đó là khẩu hiệu đặt ra trước đổi mới vòng một (cởi trói). Nay cần đặt ra trước đổi mới vòng hai (cải cách thể chế) như “Báo cáo Việt Nam 2035” đã khuyến nghị. Đất nước đang đứng trước một loạt nan đề như những quả bom nổ chậm chờ phát nổ. Phải đổi mới thể chế trước khi quá muộn. Không còn lối thoát nào khác.

Tóm lược bối cảnh

Đổi mới vòng một (1986-1990) là giai đoạn khởi đầu cải cách ở Việt nam. Đó là những năm tháng khó quên khi người Việt Nam nếm trải làn gió đổi mới và mở cửa tràn đầy hy vọng, như một thử nghiệm cách mạng “từ trên xuống” (top-down). Nhưng đáng tiếc, phong trào đổi mới đã chết yểu (short-lived) vì thỏa thuận Thành Đô (9/1990) đồng nghĩa với đóng cửa và giữ nguyên trạng chính trị. Có thể rút ra hai bài học kinh nghiệm: Một là Việt Nam chỉ thực sự đổi mới khi nào bị dồn đến chân tường. Hai là đổi mới “từ trên xuống” sẽ không toàn diện và không triệt để, khi ý thức hệ và thể chế chính trị vẫn không thay đổi.

Nhưng dù sao, đó là một cuộc tập dượt bổ ích. Lần đầu tiên người Việt Nam thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt của chế độ bao cấp với sự bần cùng về vật chất lẫn tinh thần. Việt Nam đứng trước nan đề “đổi mới hay là chết” khi bức tường Berlin và CNCS tại Liên Xô-Đông Âu sụp đổ. Ông Nguyễn văn Linh vừa là người có công dẫn đầu đổi mới, vừa là người có tội khởi xướng Thành Đô. Nay cải cách đã hết đà, và thành quả đổi mới trong 2 thập niên 1990 và 2000 đã bị triệt tiêu gần hết, vì thể chế chính trị. Thỏa thuận Thành Đô đã đem lại cho Việt Nam cái “vòng kim cô”, chứ không phải cái “phao cứu sinh”.

Trung Quốc là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng gần đây các học giả hàng đầu đánh giá Trung Quốc đã phát triển “kịch đường” và đang ở “màn chót” (end game) trước khi sụp đổ. Mô hình phát triển của “Nền độc tài dẻo dai” (resilient authoritarianism) đã hết đà, đang trả giá. Việt Nam là bản sao của mô hình Trung Quốc, nhưng yếu kém hơn, và phụ thuộc quá nhiều vào họ. Muốn tránh “bẫy thu nhập trung bình” và tụt hậu, Việt Nam phải đổi mới cơ chế toàn diện (vòng hai) và từng bước thoát Trung.

Liệu lúc này Việt Nam đã bị dồn đến chân tường chưa? Trước cơ hội và yêu cầu cấp bách phải đổi mới vòng hai (Reform 2.0), liệu Việt Nam có sẵn sàng đổi mới toàn diện và triệt để, bao gồm đổi mới cả thể chế kinh tế lẫn chính trị? Đó chính là nội dung đề cương đổi mới của “Báo cáo Việt Nam 2035” (do MPI và World Bank chủ trì). Thực ra, báo cáo này cần điều chỉnh lại thành “Báo cáo Việt Nam 2025”. Tôi đồng ý với quan điểm của giáo sư Kenichi Ohno: Tầm nhìn kế hoạch đặt ra quá xa (tới 2035), không thực tiễn.

Nhưng đã nhiều tháng qua, kể từ khi báo cáo được công bố, và phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh (tại Đại hội Đảng), vẫn chưa thấy dấu hiệu triển khai. Tại sao? Thứ nhất, thái độ của Chính quyền đối với “Báo cáo Việt Nam 2035” thiếu nghiêm túc (không ra phản đối, cũng không hẳn ủng hộ). Thứ hai, các nhóm lợi ích chưa muốn đổi mới vòng hai, mà muốn hoãn binh và câu giờ để tranh thủ “chuyến tàu vét”. Thứ ba, Trung Quốc không muốn Việt Nam đổi mới, vì sợ giảm phụ thuộc vào họ, ngả theo Mỹ và phương Tây.

Phải chăng ban lãnh đạo mới đang triển khai “chống tham nhũng” để mở đường đổi mới vòng hai? Hay là các nhóm lợi ích tiếp tục tranh giành quyền lực? Hãy điểm lại thực trạng đất nước và những lý do gây ách tắc để cản đường đổi mới vòng hai.

Bức tranh toàn cảnh: Báo động đỏ!

Tiếp tục tranh giành quyền lực

Nhân ngày lễ Quốc khánh, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một bài viết đáng chú ý (Trước tương lai, sao thể yên lòng”, Trương Tấn Sang, Tuổi Trẻ, 2/9/2016). Vấn đề không phải ông Sang viết cái gì (những cụm từ quen thuộc như “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau gia đình”… có “bóng dáng” của những cán bộ quản lý cấp cao…) mà là tại sao lại viết cái đó vào lúc này? Có phải ông Sang kêu gọi chống tham nhũng là dấu hiệu lãnh đạo nhận thức ra vấn đề và đang tìm biện pháp để cải cách (như tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét) hay chỉ nhằm ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng, để loại trừ thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng (như nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định)? Phải chăng đích nhắm của hai ông không phải chỉ có Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng, mà còn Đinh La Thăng, và hơn thế nữa?

Bàn cờ chính trị Việt Nam đang diễn biến khó lường, làm bầu không khí cuối hè thêm ngột ngạt, khó đoán được chuyện gì sẽ xảy ra (như hệ quả không định trước). Người ta có cảm giác một biến cố chính trị lớn sắp bùng nổ trong nay mai. Nhưng khả năng bùng nổ (explosion) hầu như không có, và khả năng tự suy xụp (implosion) là nhiều hơn, thường do nội bộ choảng nhau chứ không phải do kết quả đấu tranh của lực lượng dân chủ (còn non yếu, khó khả thi). Người ta đồn đoán có thế lực ngầm bảo vệ Trịnh Xuân Thanh (như một quân bài) để thách thức quyền lực của TBT Nguyễn Phú Trọng, rằng đó là một thế lực đủ mạnh mới cứu được Thanh, và đang chuyển sang thế phản công. Dù đúng hay sai, nó phản ánh khủng hoảng lãnh đạo vẫn tiếp diễn (sau Đại hội Đảng), nhưng với mức độ bạo lực còn cao hơn.

Những cái chết bí ẩn của Tư lệnh quân khu 2, tướng Lê Xuân Duy (trong bệnh viện) sau 3 tháng được bổ nhiệm, của 3 lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong một vụ ám sát kiểu giang hồ (18/8), và của phạm nhân Dương Chí Dũng (trong trại giam) là những dấu hiệu bất ổn. Trận đấu giữa thế lực TBT Nguyễn Phú Trọng và thế lực ngầm bảo vệ Trịnh Xuân Thanh làm mất lá bùa chống tham nhũng (bên ngoài), và làm bộc lộ bản chất đấu tranh quyền lực vì lợi ích nhóm (bên trong). Trận đấu này huy động mọi phương tiện, không chỉ các ban/ngành chức năng, mà còn cả thế giới mạng và thế giới ngầm. Nó làm người ta nhớ lại cuộc đấu tranh khốc liệt đầy kịch tính trước và trong Đại hội Đảng, tuy đã tạm dừng sau khi phe ông Nguyến Tấn Dũng chịu thua cuộc và rút lui, nhưng nay đang có dấu hiệu bùng phát trở lại.

Phải chăng vấn nạn tham nhũngvẫn ổn định” nên khó chống? Transparency International công bố chỉ số tham nhũng của Việt Nam xếp thứ 112/168, với điểm số 31/100 (không đổi từ 2012). Có lẽ chống tham nhũng chỉ là cái cớ để thanh trừng nội bộ. Vì năng lực chống tham nhũng của Viêt Nam kém xa Trung Quốc, nên “chưa đánh chuột đã vỡ bình”. Vụ xử lý Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ (case study), làm kế sách chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng có nguy cơ đổ bể, và làm chìm đi các vụ án khác như Phạm Công Danh, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, và Châu Thị Thu Nga (khai chạy vào Quốc hội mất 30 tỷ đồng).

Kinh tế và tài chính bất ổn

Hiện nay, nợ công, nợ xấu, và thâm hụt ngân sách là nỗi ám ảnh hàng đầu của lãnh đạo. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối 2015, con số dư nợ công (tuyệt đối) lên đến 2.608 nghìn tỷ VNĐ, và con số nợ công/GDP (tương đối) ở mức 62,2%, sát ngưỡng 65% của Quốc hội. Theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí Economist, mỗi người Việt Nam phải gánh 1.039 USD nợ công, tăng gần 4 lần so với 279 USD (năm 2006).

Ngày 4/7/2016, TVTK cho biết thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong nửa đầu 2016 là 82,9 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 3,7 tỷ USD) do tăng chi thường xuyên và trả nợ đến hạn. Tổng thu ngân sách giai đoạn này đạt 425,6 nghìn tỷ đồng, trong khi chi ngân sách lên đến 508,5 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ Tài chính, mức chi thường xuyên năm nay là 67% mức chi ngân sách, so với con số 50% mức chi ngân sách năm ngoái (2015).

Trong khi đó nhập siêu và lệ thuộc vào Trung Quốc chưa có dấu hiệu giảm. Ví dụ, nhập siêu từ Trung Quốc (năm 2015) là 32,3 tỉ USD, tăng 12,5% (so với 2014). Nếu tính cả con số nhập lậu là 20 tỷ USD, thì tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 52 tỷ USD (năm 2015). Kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ví dụ, các nhà thầu Trung Quốc nắm tới hơn 90% các gói thầu EPC của 77/106 các dự án lớn thuộc các ngành trọng điểm. Việt Nam phải nhập hơn 60% nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc.

Hiện nay, tuy TPP chưa triển khai nhưng Trung Quốc đã “đi tắt đón đầu” tuồn hàng hóa ế thừa sang thị trường Việt Nam để xuất khẩu cho họ (proxy), biến Việt Nam không những thành bãi rác công nghiệp mà còn thành chợ trung chuyển để biến hàng hóa “made in China” thành “made in Vietnam”. Nhiều người Việt tham tiền đang tiếp tay cho người Trung Quốc. Họ mua nhà đất, lập công ty ma, lấy vợ sinh con, vơ vét nguyên liệu, tiêu thụ hàng hóa ế thừa? Phải chăng đây là “ma trận” người Trung Quốc từng bước thôn tính Việt Nam?

Cùng với đà suy thoái kinh tế trong những năm qua, hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã bị phá sản và giải thể, do hệ quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như bất ổn vĩ mô trong nước. Đà suy thoái này vẫn tiếp tục. Theo TCTK, số doanh nghiệp ngừng hoạt động (trong 2015) là gần 81.000, tăng mạnh ở mức 19% (so với 2014). Trong quý I/2016, số doanh nghiệp ngừng hoạt động lên tới 20.044 (tăng 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái).

Dòng người và dòng vốn ra đi

Do hệ quả của suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị, ngày càng nhiều người Việt bỏ đất nước ra đi. Theo số liệu của UN DESA, từ 1990 đến 2015 có 2.558.678 người Việt đã di cư (trung bình mỗi năm có 100 nghìn người ra đi). Riêng đi Mỹ có 1,3 triệu người, Úc có 227,3 ngàn, Canada có 182,8 ngàn, Pháp có 125,7 ngàn, Đức có113 ngàn, và Hàn Quốc có 114 ngàn. Cách thức di cư ngày càng đa dạng và quy mô ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu do mất lòng tin, và môi trường sống ở Việt Nam ngày càng bất ổn. Doanh nhân ra đi để “phân tán rủi ro”, và quan chức ra đi để “bảo vệ tài sản” (chủ yếu do tham nhũng).

Việt Nam có khoảng 100 ngàn sinh viên theo học ở 49 quốc gia, trong đó 90% là du học tự túc. Tính đến tháng 10/2015, tại Mỹ có 28.883 sinh viên VN, tại Úc có 28.524 sinh viên VN. Hầu hết sinh viên Việt đi du học không trở về, dẫn đến chảy máu chất xám. Nhiều công ty khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam có bằng cấp trong lĩnh vực kinh doanh IT và Internet đang chạy qua Singapore, vì quy định luật pháp ở Việt Nam có nhiều bất cập. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bức xúc, “Vậy lấy ai xây dựng đất nước này đây?”

Trong tổng số hơn 2,5 triệu người Việt di cư, số người định cư ở nước ngoài bằng vốn đầu tư đã tăng lên đáng kể. Ví dụ, loại visa EB-5 (dành cho các đối tượng có vốn đầu tư vào Mỹ) đã tăng chóng mặt so với các loại visa khác (như EB-1 và EB-2). Số lượng người Việt được cấp visa EB-5 từ 6.418 suất (năm 2014) đã tăng vọt lên 17.662 suất (năm 2015). Dòng người (và dòng tiền) ra đi là hiện tượng “bỏ phiếu bằng chân”, phản ánh khủng hoảng lòng tin của người dân, bao gồm sinh viên, trí thức, doanh nhân, và quan chức.

Theo báo cáo của GFI, trong giai đoạn 2004-2013, có gần 93 tỷ USD chạy ra khỏi Việt Nam một cách bất hợp pháp. Tính trung bình mỗi năm có hơn 9,29 tỷ USD chạy ra khỏi Việt Nam. Với số lượng tiền này, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 18 trong số 149 quốc gia đang phát triển theo xếp hạng của GFI về số lượng tiền phi pháp chảy ra nước ngoài. Tại thời điểm năm 2013, lượng tiền được chuyển bất hợp pháp ra khỏi Việt Nam lên tới 17,837 tỷ USD, gấp hơn 4 lần lượng tiền được chuyển khỏi VN năm 2004 là 4,034 tỷ USD.

Theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt (chuyên gia LHQ), trong vòng 6 năm (2008-2013) đã có 33 tỷ USD chạy khỏi Việt Nam một cách bất hợp pháp, rất khó kiểm soát (như đầu tư chui, du học tự túc, mua tài sản, buôn lậu, rửa tiền, hoán đổi bằng đồng tiền ảo…). Hàng trăm cá nhân và tổ chức Việt Nam có tên trong “Hồ sơ Panama” và “Offshoreleakes”. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong bức tranh toàn cảnh Việt Nam.

Tiềm ẩn thảm họa môi trường

Trong khi dự án thép Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) đã gây ra thảm họa môi trường, vẫn còn vô phương cứu chữa, thì một dự án thép khác có quy mô không thua kém Formosa (10,6 tỷ USD) đang nổi lên đe dọa phá nốt môi trường biển miền Trung. Đó là dự án thép Hoa sen Cà Ná (Ninh Thuận) do tập đoàn Hoa Sen (HSG) là chủ đầu tư. Cả hai dự án thép khủng nói trên đều có quy mô quá lớn, cùng tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường và đe dọa an ninh quốc gia, vì có cùng bàn tay nhà thầu Trung quốc (MCC/CISDI).

Nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp: (1) Tại sao HSG đầu tư vào thép khi giá thép giảm, thị trường dư thừa (đặc biệt là Trung Quốc)? (2) HSG lấy đâu ra tiền để đầu tư lớn như vậy (có “nguồn vốn lạ” nào không)? (3) HSG sử dụng công nghệ/thiết bị Trung Quốc, và nhà thầu Trung Quốc, thì khác gì với Formosa? (4) HSG làm thế nào để không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo các quy chuẩn môi trường quốc gia/quốc tế? (5) Bộ Công thương dựa trên cơ sở và quy trình nào để đưa dự án thép Cà Ná “vào quy hoạch”? (phát biểu của ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng, Bộ Công thương).

Như vậy, bất chấp bài học đau đớn về Formosa, dự án HSG Cà Ná có thể được ưu ái cấp phép, vì lý do tương tự như Formosa. Thứ nhất, đằng sau chủ đầu tư là nhóm lợi ích (nghe nói ông Vũ chủ tịch HSG là anh em cọc chèo với Bộ trưởng Bộ Công thương). Họ có thể thao túng quy trình thẩm định và bất chấp phản biện. Thứ hai, đằng sau nhóm lợi ích có bàn tay Trung Quốc (nhà thầu MCC/CISDI) được chính phủ Trung Quốc chống lưng. Họ có thể dùng đòn bẩy chính trị và tài chính để thao túng chính quyền (như Formosa).

Đối với ông Vũ (và nhóm lợi ích), đây là cơ hội cuối cùng như “chuyến tàu vét” nên “ngu gì mà không làm thép!” Thái độ của ông Vũ làm người ta nhớ đến ông Phàm với câu nói nổi tiếng “chọn cá hay thép”. Còn đối với Trung Quốc, “ngu gì” mà họ không tuồn thép dư thừa sang Việt Nam để xuất khẩu (nhân tiện tuồn luôn chất thải độc hại sang đổ). “Ngu gì” mà họ không câu kết với nhau để hai bên cùng có lợi, “vì đại cục”.

Nếu vì lý do nào đó mà chính quyền bất chấp dư luận phản biện, vẫn cấp phép cho dự án thép HSG Cà Ná, thì đó là dấu hiệu tự sát. Một Formosa đã đủ gây ra thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị-xã hội, nay có hai Formosa thì chưa biết quy mô thảm họa và khủng hoảng sẽ khủng khiếp đến đâu. Nếu nhà đầu tư HSG và chính quyền vẫn vô cảm và vô minh, đặt lợi ích nhóm của họ (và “vì đại cục”) lên trên lợi ích quốc gia, thì thật vô vọng. Nếu không cải cách thể chế, sẽ còn nhiều Formosa nữa. Đó là bi kịch tái diễn.

Vì vậy, nhiều dự án từ trước tới nay tuy tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn được cấp phép triển khai, bất chấp phản biện của giới khoa học và phản đối của dư luận. Ví dụ, dự án bauxite Nhân Cơ và Tân Rai (Đắc Nông), wolfram Núi Pháo (Thái Nguyên), nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh), nhiệt điện và dầu khí Nhơn Trạch 1 và 2 (Đồng nai), nhà máy giấy Lee & Man (Hậu Giang), và nhiều dự án thủy điện và khai thác khoáng sản khác đã và đang hủy hoại môi trường Việt nam. Vì sao quy hoạch và cấp phép lại có tình trạng lộn xộn, hỗn loạn, “vô chính phủ?” như vậy?

Các dự án đầu tư lớn phải chú ý đến Tài nguyên Thiên nhiên và Tài nguyên Con người, là một khái niệm đang được các nước tiên tiến trên thế giới coi là tiêu chí hàng đầu trong quá trình phát triển. Nếu các nhà đầu tư hay quan chức chính phủ nào không biết quý trọng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người, để biết cách khai thác và quản lý dự án một cách khoa học và có trách nhiệm thì họ sẽ hủy hoại tương lai của dân tộc.

Văn hóa và giáo dục xuống cấp

Văn hóa xuống cấp và khủng hoảng giáo dục là một vấn nạn. Theo Bộ KH-CN, cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. Theo VUSTA, số giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á. Nếu tính từ cấp thứ trưởng trở lên, số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Nhưng tại sao đất nước vẫn tụt hậu? Chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động của VN vẫn bị đánh giá là thấp nhất khu vực? Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, 225.500 cử nhân và thạc sĩ bị thất nghiệp (chiếm 20%).

Bộ máy công chức của Việt Nam quá lớn, không ngân sách nào chịu nổi. Theo bà Phạm Chi Lan, bộ máy hành chính hiện có khoảng 2,8 triệu công chức, viên chức. Nếu cộng cả số người hưởng lương hưu trí, thì có 7,5 triệu (chiếm 8,3% dân số). Nếu tính cả các tổ chức quần chúng (trả lương từ ngân sách) thì có 11 triệu người. Trong khi đó, bộ máy hành chính của Mỹ chỉ có 2,1 triệu công chức (tuy dân số Mỹ gấp 4 lần VN).

Theo Uỷ ban An toàn Giao thông, trong 9 ngày nghỉ Tết (2016), cả nước có hơn 400 vụ tai nạn giao thông, làm hơn 300 người chết. Trong 3 ngày lễ Quốc khánh (2-4/9/2016), có 71 vụ TNGT, làm 33 người chết, 59 người bị thương. Bình quân mỗi năm có 8,700-11,500 người chết, mỗi tháng có 900-1,000 người chết, mỗi ngày có hơn 30 người chết, do TNGT. Theo Wikipedia, Việt Nam có tỉ lệ chết do TNGT vào loại cao nhất thế giới. Không có cuộc chiến tranh nào bị nhiều thương vong như tai nạn giao thông ở Viêt Nam. Nguyên Bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng ví tai nạn giao thông nguy hiểm “như sóng thần”!

Lễ hội là vấn nạn “cờ đèn kèn trống”. Theo Bộ VH-TT-DL, mỗi năm nước ta có 7.966 lễ hội, bình quân mỗi ngày có 20 lễ hội. Nhiều lễ hội đã trở thành tệ nạn, thừa bạo lực và thiếu văn hóa. Dịp Tết 2016, có hàng nghìn vụ đánh nhau làm hơn 5000 người phải nhập viện. Rượu bia là một tác nhân gây ra bạo lực và tai nạn giao thông đường bộ. Theo Eurowatch, mỗi năm trung bình một người Việt uống 32 lít bia, cả nước uống hơn 3 tỷ lít. Nếu quy ra tiền thì người Việt uống bia tốn hơn 3 tỷ USD/năm. Năm 2015, người Việt uống 3,4 tỷ lít bia, 68 triệu lít rượu, tăng 10% so với 2014. Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ rượu bia nhiều nhất Đông Nam Á và đứng thứ ba Châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản).

Biển Đông lại dậy sóng

Việc Trung Quốc bất ngờ đem dàn khoan HD 981 tới Trường Sa gây sốc dư luận (5/2014), lặng lẽ san lấp và quân sự hóa các đảo tại Biển Đông để thay đổi nguyên trạng, là TUYÊN CHIẾN BẰNG HÀNH ĐỘNG, tạo ra một bước ngoặt làm thay đổi cục diện Biển Đông. Trong khi Trung Quốc hành động quyết liệt thì Mỹ và đồng minh phản ứng không đủ quyết liệt. Những tuyên bố và hành động của Mỹ (như tuần tra FONOP) để triển khai “xoay trục” vẫn là “tiếng kèn ngập ngừng”, không đủ làm Trung Quốc chùn bước.

Để đáp trả Trung Quốc “gậm nhấm” để chiếm Biển Đông như “chuyện đã rồi”, phán quyết của PCA (12/7/2016) là TUYÊN CHIẾN BẰNG LỜI của cộng đồng quốc tế. Tuy không có cơ bắp, nhưng PCA có vai trò lá cờ hiệu và tiếng kèn thúc trận để tập hợp lực lượng, làm Trung Quốc cô lập, Mỹ và đồng minh quyết liệt hơn. Trung Quốc rất lo ngại, tìm mọi cách phá thế “cờ vây”, và triển vọng hình thành một liên minh chiến lược “tứ cường” mới gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, làm trụ cột cho một khối “NATO mới” ở Châu Á-TBD.

Để đối phó, Trung Quốc một mặt mua chuộc Campuchia làm lá bài chính trị phá đồng thuận ASEAN, mặt khác ráo riết mua chuộc và lôi kéo Nga làm lá bài chiến lược, để thiết lập trục chiến lược Trung-Nga nhằm đối trọng với chiến lược “xoay trục” của Mỹ, hình thành thế cờ vây cô lập Trung Quốc. Cuộc tập trận hải quân Trung-Nga diễn ra tại Biển Đông (12-19/9/2016) là bước khởi đầu để Trung Quốc răn đe Mỹ và đồng minh. Sau hội nghị G20, và sau khi Nga tuyên bố ủng hộ Trung Quốc, liệu Trung Quốc có dám manh động, vượt “lằn ranh đỏ” (red line) để quân sự hóa Scaborough Shoal và áp đặt ADIZ hay không?

Trong khi liên liên minh bốn nước Mỹ-Nhật-Ấn-Úc còn đang hình thành (Ấn Độ đã tích cực hơn nhưng Úc còn lưỡng lự, sợ Bắc Kinh trả đũa), thì trục chiến lược Trung-Nga vẫn còn lỏng lẻo như “cuộc tình một đêm” của hai kẻ “đồng sàng dị mộng”. Thách thức của bàn cờ Biển Đông là kẻ nào quyết liệt hơn sẽ thắng. Kẻ nào thắng và làm chủ Biển Đông sẽ làm chủ Châu Á-TBD. Và kẻ nào làm chủ Châu Á-TBD sẽ làm chủ thế giới.

Sau phán quyết của PCA, tuy Trung Quốc bị cô lập nhiều hơn, nhưng ASEAN cũng bị Trung Quốc phân hóa và thao túng mạnh hơn (sử dụng lá bài Campuchia). Ai cũng biết hết năm nay ông Obama sẽ kết thúc nhiệm kỳ cuối và vai trò “tổng thống vịt què” của mình, trong khi tranh cử tổng thống còn đầy ẩn số, chưa biết ai thắng, và chưa biết chính sách của chính quyền mới về TPP và chiến lược “xoay trục” sẽ ra sao. Phát biểu của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang tại “Đối thoại Singapore” (30/8) phản ánh bức xúc của nhiều nước về nguyên tắc đồng thuận đang làm vô hiệu hóa ASEAN. Trong khi đó, chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (10-15/9/2016) cũng chỉ nhằm duy trì nguyên trạng.

Lời kết: Trò chơi kết thúc!

Khi nhìn lại bức tranh toàn cảnh Việt Nam, người ta có cảm tưởng như điểm lại danh sách những quả bom nổ chậm. Khi các phe phái choảng nhau là lúc chế độ dễ sụp đổ. Tám phát súng K59 tại Yên Bái giống như một quả bom cảnh báo tình trạng mất lòng tin, mất kiểm soát, và mất chính danh của chế độ, phải dùng bạo lực kiểu giang hồ thanh toán lẫn nhau. Sẽ còn nhiều vụ Yên Bái khác, và lần sau không phải chỉ có K59.

Nhưng vụ Yên Bái (và các vụ khác) bỗng nhiên bị mờ nhạt và chìm đi trước vụ Trịnh Xuân Thanh đang nổi lên như một vở bi hài kịch có những “cảnh nóng” thu hút rất đông người xem. Ai cũng tò mò, vì sao Trịnh Xuân Thanh chạy thoát? Vì sao cộng tác với “Người Buôn Gió” phản pháo lại tổng hành dinh của Đảng? Thực ra Thanh chỉ là một quân bài. Đằng sau Thanh chắc có một thế lực mạnh đang tập hợp lực lượng để phản công, nếu không phải để lấy lại những gì đã mất tại Đại hội Đảng, thì để bảo vệ những gì còn lại.

Phe nào cũng muốn giành quyền bính, vì họ biết đây là cơ hội cuối cùng để làm “chuyến tàu vét”, trước khi chuồn. Trong khi hô khẩu hiệu “trung với nước, hiếu với dân” hay “chống diễn biến hòa bình”, thì họ lặng lẽ chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, cho con du học và xin định cư cho gia đình tại Mỹ hay một nước phương Tây.

Phe nào thắng thì nhân dân cũng thua, vì người dân chỉ là công cụ bị lợi dụng. Nhưng một khi người dân bị dồn đến đường cùng, họ có thể trở thành “Quả bom Đoàn Văn Vươn” (Tiên Lãng, Hải Phòng) hay “Tiếng súng Đặng ngọc Viết” (Thái Bình). Những cuộc biểu tình nhỏ lẻ phản đối Formosa có thể bị trấn áp, nhưng những cuộc biểu tình lớn hàng vạn người được tổ chức chặt chẽ và ôn hòa (như tại Vinh) lại là câu chuyện khác.

Chính quyền càng tìm cách bảo vệ và cứu vãn chế độ, thì càng làm cho chế độ nhanh sụp đổ. Càng chống lại thay đổi, thì thay đổi càng đến nhanh hơn. Đó là một nghịch lý của chế độ toàn trị tại Trung Quốc và Việt Nam, mà David Shambaugh gọi giai đoạn này là “màn chót”. Nếu Trung Quốc là chế độ “Độc tài Hoàn hảo” (Perfect Dictatorship) thì Việt Nam là “Imperfect Dictatorship” (không hoàn hảo). (“The Perfect Dictatorship: China in the 21st Century”, Stein Ringen, Hong Kong University University Press, 2016).

Nói cách khác, trò chơi kết thúc. Tranh giành quyền lực đang biến sân khấu chính trị Việt Nam thành rạp xiếc. Thật bi hài đến thế là cùng. Nếu vụ Trịnh Xuân Thanh không phải là “màn chót” thì thế nào mới là “màn chót”? Những nguyên nhân cản trở đổi mới cũng chính là những lý do cấp bách phải đổi mới vòng hai, vì “đổi mới hay là chết!”

15/9/2016

N.Q.D.

Nguồn: http://viet-studies.info/kinhte/NQuangDy_DoiMoiVongHai.htm

Tuyên giáo trung ương: dừng phản biện, đưa tin về dự án thép Hoa Sen – Cà Ná

 Tuyên giáo trung ương: dừng phản biện, đưa tin về dự án thép Hoa Sen – Cà Ná

CTV Danlambao – Theo facebook của Lê Nguyễn Hương Trà (1), ngày 13.9, Tuyên giáo TƯ đã ra lệnh cho báo chí lề đảng ngưng việc đưa tin và bài vở về dự án Liên Hợp Luyện Cán Thép Hoa Sen tại Cà Ná – Ninh Thuận. Thông báo này được ký bởi Phạm Văn Linh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo gửi cho giới báo chí qua thư điện tử.

Vào ngày 25/8/2016 Bộ trưởng Bộ Công thương là Trần Tuấn Anh, cũng là anh em cột chèo với Lê Phước Vũ, chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) ký quyết định số 3516/QĐ-BCT để chạy nước rút đưa dự án 10,6 tỉ đô vào “quy hoạch”. Hành động này của Trần Tuấn Anh nhằm phục vụ cho âm mưu khai triển dự án thép tại Cà Ná bằng mọi giá của liên minh bịp bợm Lê Phước Vũ – Nguyễn Xuân Phúc đã gặp nhiều phản biện và chống đối của dư luận như:

– Sản xuất thép đang dư thừa. (2)

– Bổ sung thêm dự án Thép Cà Ná Quy hoạch Phát triển Hệ thống sản xuất là vội vã.

– Tình trạng hạn hán tại Ninh Thuận. (3)

– Mối quan tâm về một Formosa thứ hai tại Ninh Thuận với công nghệ được giao cho nhà thầu CISDI của Tàu cộng.

Bên cạnh đó là những phát biểu kiểu đại ngôn của Lê Phước Vũ như “ngu gì không làm thép”“đừng thấy Formosa mà sợ”… đã làm nóng các kênh truyền thông lề dân cũng như lề đảng.

Kết luận người đọc có thể rút ra từ những thông tin, phân tích báo chí là dự án thép của Tôn Hoa Sen là một hiểm hoạ lớn đối với môi trường, một cuộc phiêu lưu đầu tư nhiều rủi ro, hay tệ hơn là một trò lừa bịp với những ý đồ về lợi nhuận cá nhân và tiếp tay cho Tàu cộng tiếp tục âm mưu làm ô nhiễm môi trường Việt Nam.

Trước nguy cơ ngày càng bị vạch trần, sau khi “hoàn tất nhiệm vụ” chính thức đưa dự án 10,6 tỉ đô vào quy hoạch, tuyên giáo đảng đã ra lệnh bịt miệng báo chí với ý đồ âm thầm xúc tiến “quy hoạch” này cho đến lúc mọi sự đã “vượt qua ngưỡng cửa có thể hủy dự án”.

Sau “mệnh lệnh” bịt mồm báo chí của Phạm Văn Linh vào ngày 13.9, các bài báo có nội dung không thuận tai với liên minh Phúc-Vũ-Anh đã không còn thấy xuất hiện. Ngược lại chỉ có một vài bài báo được đăng tải với nội dung ủng hộ dự án thép của Tôn Hoa Sen:

– Bộ Công Thương khẳng định đưa Hoa Sen – Cà Ná vào quy hoạch là không “đốt cháy giai đoạn” (4)

– Ninh Thuận lên tiếng về dự án thép Hoa Sen – Cà Ná“Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận nêu rõ quan điểm: “Ủng hộ chủ trương đầu tư dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận nếu dự án đáp ứng các yêu cầu về môi trường, công nghệ tiên tiến kiểm soát được môi trường theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…” (5)

Báo Đất Việt đăng bài:

– Dự án thép Cà Ná: Ninh Thuận trả lời chưa thống nhất

Trong đó đề cập chuyện “Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ủng hộ dự án thép 10 tỷ USD, một lãnh đạo khác lại nói chưa có chủ trương gì.” cũng như phản ứng của một số chuyên gia về chuyện “quy hoạch” của Bộ Công thương mà họ gọi là“quy hoạch kiểu điền vào chỗ trống” hay “quy hoạch ngẫu hứng”. (6)

Bài báo này đã được lệnh gỡ xuống nhưng nội dung vẫn còn lưu lại trong bộ nhớ của Google (7)

Bài này được đăng lại và đang thoát lưới kiểm duyệt, hiện còn tồn tại trên Báo Mới (8)

Tóm lại, sau một thời gian khua chiêng gõ trống lên tận trời xanh để chào hàng cho dự án lừa bịp và tàn phá môi trường này, sau khi bị lộ hành vì dư luận vạch trần, đảng và tuyên giáo quay lại chiêu trò cũ: im lặng để âm thầm vừa ăn, vừa phá cơ đồ Việt Nam.

15.09.2016

CTV Danlambao

danlambaovn.blogspot.com

Khi nào bỏ đảng mới trở thành phong trào?

 Khi nào bỏ đảng mới trở thành phong trào?

15.09.2016

 VOA

Khách quan mà nói, đảng cầm quyền ở Việt Nam đã thành công còn nước còn tát trong việc níu chân đảng viên bất mãn chế độ cho tới thời điểm này, ngoại trừ vụ Trịnh Xuân Thanh chủ động ra đảng vì “không còn tin cậy đồng chí Tổng bí thư” như một trường hợp ngoại lệ.

Thành công còn nước còn tát

Nếu lấy mốc thời gian từ đầu năm 2013 là lúc bùng nổ phong trào Kiến nghị 72 với khá nhiều nhân sĩ, trí thức xuất thân từ lòng đảng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp để chuyển sang đa đảng, một số ít người dám công khai từ bỏ đảng đã chỉ làm nên một bức tranh ly khai phơn phớt. Con số từ bỏ quá ít ỏi so với gần 4 triệu đảng viên đăng ký trên sổ sách của đảng đã phản ánh tâm thế e ngại và e sợ vẫn bao phủ trong tâm não tuyệt đại đa số đảng viên, mặc dù nhiều người còn giữ thẻ đảng thừa nhận đã quá chán ngán chế độ chính trị và hầu như mất hẳn niềm tin vào đảng.

Đợt từ bỏ đảng đồng loạt và ấn tượng nhất đã chỉ diễn ra vào cuối năm 2013 với 3 đảng viên, sau đó là rời rạc từng người. Rất nhiều văn bản chỉ thị và công văn lẻ chỉ đạo lẫn “vận động” của các cấp ủy đảng từ trung ương xuống địa phương đã bó chân những đảng viên chỉ chực chờ thoát khỏi vòng kim cô.

Thậm chí còn xuất hiện một hiện tượng khó tưởng tượng nếu xảy ra cách đây mười năm: bất chấp một quy định của Điều lệ đảng về việc đảng viên sẽ bị khai trừ nếu không đóng đảng phí trong 3 tháng liên tiếp, một số chi bộ địa phương sẵn sàng “tạm ứng” hoặc đóng luôn đảng phí của đảng viên, chỉ với điều kiện là đảng viên không đòi rút tên khỏi danh sách sinh hoạt đảng nơi cư trú.

Cho tới nay, công tác “vận động” vẫn tỏ ra hiệu quả tương đối với một số đảng viên “không biết nên ra hay nên ở”. Cứ thấy đảng viên nào có biểu hiện “dao động tư tưởng” cấp ủy cơ quan hoặc cấp ủy địa phương lại tổ chức một đoàn đại biểu, có thể cả với thành phần “ủy viên” là công an, đến “làm việc” theo phương châm “vừa đấm vừa xoa”. Thể loại răn đe vừa kín đáo vừa lộ liễu luôn theo cách “Ông rút tên thì không sao, nhưng cũng phải biết nghĩ cho tương lai con cái mình chứ!”.

Có những đảng viên chẳng mấy quan tâm đến sổ hưu (vì trong thực tế chẳng có quy định nào tước sổ hưu của những người bỏ đảng, và cũng bởi những đảng viên này đã có cuộc sống đủ sung túc sau thời làm quan), nhưng cứ nghe đến chuyện “con cái chúng ta” là lập tức từ bỏ ngay ý định từ bỏ đảng.

Hiển nhiên, một trong những lý do chính mà nhiều đảng viên không dám công khai, kể cả âm thầm từ bỏ đảng là lo sợ bị chính quyền gây áp lực hoặc trả thù. Khi thấy kết quả thuyết phục và “giáo dục tư tưởng” không ăn thua, cấp ủy đảng và cơ quan chính quyền liền gây áp lực bằng cách đe dọa cắt bớt chế độ hưu trí, gây khó khăn về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chế độ hộ khẩu… Nhưng thường nhất là chính quyền và công an gây khó khăn đối với người thân của người bỏ đảng, đặc biệt về công ăn việc làm. Đó là nguyên do chủ yếu để những người muốn bỏ đảng phải chấp nhận bỏ đảng trong âm thầm, bị khai trừ hoặc chưa dám ra đảng.

Cũng bởi thế, từ đầu năm 2016 đến nay mới có hai trường hợp công khai bỏ đảng là giáo sư Nguyễn Đình Cống ở Hà Nội và cựu giám đốc Sở Tư pháp TP HCM là ông Võ Văn Thôn.

Trong khi đó, “Nhóm 61” – một nhóm đa phần là đảng viên đã một số lần gửi kiến nghị về “chỉnh đảng” cho Bộ Chính trị và yêu cầu được gặp để đối thoại, nhưng lại chưa hề được các nhân vật tai to mặt lớn như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng (thời còn là thủ tướng), Trương Tấn Sang (thời còn là chủ tịch nước)… hồi âm lần nào – vẫn chưa thể hiện thái độ dứt khoát rời xa bến cũ dù đã có vài lần dự tính “làm một cuộc ra đảng tập thể”.

Đủ cách thoái đảng và bất lực của chính quyền

Khá tương đồng với hiện tình đảng viên cộng sản Trung Quốc, tình trạng xa rời đảng ở Việt Nam không phải chủ yếu là công khai tuyên bố bỏ đảng, mà nằm ở dạng “thoái đảng”. Phần lớn những người thoái đảng thuộc về lớp cán bộ, công chức hưu trí khi âm thầm không nộp hồ sơ đảng từ nơi làm việc trước đó về chi bộ nơi cư trú, và nếu sau một thời gian mà không thấy được “nhắc nhở” thì coi như không sinh hoạt đảng và tự nhiên “ra đảng”.

Cũng có những đảng viên thoái đảng theo những cách khác như cố ý không sinh hoạt đảng dù có tên trong chi bộ địa phương, cố ý không đóng đảng phí, cố ý gây ra mâu thuẫn nội bộ để chi bộ bắt buộc phải khai trừ mình. Một số đảng viên khác, vì nguyện vọng đi định cư ở nước ngoài cùng gia đình, đã tha thiết và nằng nặc xin đảng xóa tên mình…

Năm 2013, con số thống kê chính thức của một cơ quan đảng đã cho thấy có đến 40% đảng viên nằm trong những dạng thoái đảng khác nhau tại các địa phương. Cho tới nay, hẳn tỷ lệ này còn phải cao hơn trong bối cảnh chính trị và xã hội nhiễu nhương hơn trước đây nhiều và còn chưa tới đáy.

Tỷ lệ trên cũng khá tương đồng với hiện tình Trung Quốc. Vào năm 2013, một phụ trương của tờ Nhân Dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc – đã báo động về thực trạng có đến 30 triệu trong tổng số hơn 80 triệu đảng viên nước này “suy thoái tư tưởng” và cảnh cáo “sẽ không giữ”.

Tuy nhiên, những câu chuyện truyền miệng của nhiều đảng viên hưu trí và cả đảng viên đương chức cho biết càng về sau này, hậu quả đến với những người bỏ đảng hoặc muốn bỏ đảng càng nhỏ. Nếu trước đây chỉ mới manh nha ý tưởng ra đảng thì đã bị cấp ủy hoặc thi hành khiển trách hoặc cảnh cáo đảng, gần đây áp lực tấn công người bỏ đảng đã giảm đi khá nhiều.

Tổng hợp tình trạng của những người công khai bỏ đảng trước đây, chẳng hạn như nhà báo Kha Lương Ngãi ở TP HCM – nguyên Phó tổng biên tập tờ báo đảng Sài Gòn Giải Phóng – có thể thấy áp lực của chính quyền và công an chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, nếu người bỏ đảng tỏ ra cương quyết và không sợ sệt. Khi đó, những thủ đoạn gây khó khăn đối với người thân của người bỏ đảng cũng giảm dần và sau đó mất hẳn, theo đúng phương châm “mềm nắn rắn buông”.

Cũng gần đây, phản ánh của một số trường hợp bỏ đảng cho thấy áp lực và thủ đoạn gây khó khăn của chính quyền và công an đối với họ và những người thân đã giảm hẳn. Thậm chí đã xuất hiện một số trường hợp cán bộ hưu trí xuất thân từ lực lượng vũ trang như quân đội và công an cũng muốn công khai bỏ đảng. Còn với nhiều người thoái đảng, chính quyền gần như bất lực.

Một trong những phương cách hữu hiệu cuối cùng của đảng để răn đe đảng viên chỉ còn dựa vào một thứ luật bất thành văn của đảng: không có đảng viên ra đảng, chỉ có đảng viên bị khai trừ.

Theo đó, những trường hợp đảng viên tỏ ý kiên quyết ra đảng, và nếu đảng không “giáo dục” được thì sẽ được đối xử bằng một quyết định khai trừ đảng.

Khi nào bỏ đảng trở thành phong trào?

Căn cứ vào thực tế tâm lý đảng viên ở Việt Nam, một làn sóng bỏ đảng có thể phát triển thành tính phong trào có thể chỉ diễn ra trong hai trường hợp chủ yếu:

Hoặc nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và kéo theo sự sụp đổ của các quỹ an sinh xã hội như Quỹ hưu trí, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Khi đó, chẳng cần ai phải vận động, hàng triệu đảng viên về hưu cũng sẽ “xuống đường”. Cho tới nay, khả năng vỡ các quỹ này đang lớn dần khi trong những năm qua Chính phủ đã phải vay mượn tiền từ các quỹ an sinh để “bù đắp khó khăn ngân sách”, mà thực chất là để trám vào lỗ hổng bội chi toang hoác do tham nhũng và lãng phí gây ra. Nếu trong tương lai vài ba năm tới mà Chính phủ không có đủ tiền, hoặc không in đủ tiền, để trả nợ cho các quỹ an sinh xã hội, hậu quả sẽ hiện thực hóa: nhiều cán bộ hưu trí bước vào phòng phát lương hưu ở ủy ban nhân dân phường xã và tận mắt chứng kiến két sắt trống rỗng. Do vậy, không quá quắt để dân gian chuyển vè từ “còn đảng còn tiền” thành “còn tiền còn đảng”.

Hoặc diễn ra một cuộc tự tách đảng Cộng sản, có thể trở về tên gọi cũ là đảng Lao động hoặc thậm chí lấy lại hai cái tên từng bị đảng Cộng sản kỳ thị là đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Khi đó, nhiều đảng viên sẽ “nhân cơ hội” để tự nhiên ra khỏi đảng Cộng sản, trong khi một số khác, có lẽ không nhiều, sẽ “xin nghỉ” sinh hoạt trong đảng Cộng sản để chuyển sang đầu quân cho đảng mới hoặc những đảng mới. Cho tới nay, khả năng này đã bắt đầu mang mầm mống và không loại trừ đang kết tụ bằng một lực lượng nào đó trong nội bộ đảng cầm quyền.

Vụ Trịnh Xuân Thanh “trở cờ” ra đảng vào năm 2016 và thậm chí còn có hơi hướng nhảy sang “dân chủ nhân quyền” có thể được xem như một chỉ dấu đặc biệt cho xu hướng “tách đảng” – có thể bất ngờ phát ra trong năm 2017.

Vay tiền Trung Quốc thì khó bỏ công nghệ bẩn

 Vay tiền Trung Quốc thì khó bỏ công nghệ bẩn

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-09-15

051_XxjpbeE001297_20151224_TPPFN0A001.jpg

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Trương Đức Giang và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng ký thỏa thuận hợp tác tại Bắc Kinh, ngày 24 tháng 12 năm 2015.

 AFP photo

Vay tiền Trung Quốc thì khó bỏ công nghệ bẩn

02:36/06:31

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố hôm 11/9/2016 ở Quảng Tây Hoa Lục là Công nghệ Trung Quốc nếu tốt và sạch thì Việt Nam chào đón. Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mang ý nghĩa gì, trong bối cảnh 90% dự án công nghiệp nặng như điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm. Nam Nguyên trình bày một số khía cạnh liên quan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vẻ muốn chuyển một thông điệp tới cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc, sau khi ông hứa hẹn với người dân Việt Nam là phải chấm dứt thời kỳ đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế.

Trả lời chúng tôi vào tối 13/9/2016, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:

Tuyên bố này là một tuyên bố ngoại giao, còn thực thi đối với việc nhập khẩu này là phải do các bộ, các ngành người ta đặt hàng.
– GSTS Vũ Văn Hóa

“Chúng tôi cho rằng bây giờ thì Trung Quốc cũng có những tiến bộ nhất định, đối với những ngành thích hợp thì cần phải kiểm tra kỹ lưỡng mới có thể nhập được. Tuyên bố này là một tuyên bố ngoại giao, còn thực thi đối với việc nhập khẩu này là phải do các bộ, các ngành người ta đặt hàng. Nhưng bây giờ các bộ các ngành đặt hàng đấy là phần lớn các doanh nghiệp cổ phần hóa có tính chất tư nhân thì cái quyền lại thuộc về của họ, không phải là quyền thuộc về Thủ tướng nữa. Cho nên đặt ra vấn đề quan hệ ngoại giao như thế nhưng còn việc thực thi chính sách nhập khẩu cụ thể thì lại do các công ty thực hiện.”

Trên thực tế các nhà môi trường ví von Việt Nam đang trở thành bãi rác công nghệ phế thải, đặc biệt từ kỹ thuật và máy móc thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo thống kê công bố vào tháng 4/2014 của Viện Nghiên cứu cơ khí thuộc Bộ Công thương, thì vào thời điểm đó Trung Quốc làm tổng thầu 15 công trình trong tổng số 20 dự án nhiệt điện. Tài liệu trước đó của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội từng cho thấy có đến 90% các dự án tổng thầu EPC bao gồm tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp  là do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm. Phía Trung Quốc bao sân gần như hầu hết các dự án điện, dầu khí, hóa chất, xi măng, khai khoáng và dệt kim. Nhà thầu Trung Quốc có lúc thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia.

Những dự án với công nghệ kỹ thuật và thiết bị Trung Quốc đầy tai tiếng phải kể tới hai dự án bauxite Tây Nguyên là Tân Rai Lâm Đồng và Nhân cơ Đak Nông mà các nhà phản biện từng cảnh báo rất nhiều. Các thí dụ khác phải kể tới dự án gang thép Thái Nguyên và phân bón Hà Bắc. Báo điện tử Tuổi Trẻ, bản tin trên mạng ngày 16/11/2015, từng mô tả dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên tiêu tốn 8.100 tỉ đồng nhưng đắp chiếu trở thành đống sắt gỉ.

TS Nguyễn Quang A nhà phản biện độc lập, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội, từng nhiều lần cảnh báo về việc các dự án công nghiệp nặng sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, tưởng rẻ nhưng cuối cùng là quá đắt. Ông nói:

“Thí dụ như Dự án Khu Gang thép Thái Nguyên, không những là vấn đề ô nhiễm môi trường mà là chuyện hậu quả kinh tế, là một chuyện sờ sờ ra đấy…thực sự những chuyên gia như chúng tôi đã cảnh báo từ thời cách đây 20 năm rồi là đối với những trường hợp như thế không bao giờ nên tiếp tục mở rộng với công nghệ như vậy. Tôi có quen Tổng Giám đốc của Nhà máy Phân đạm Hà Bắc cách đây khoảng 26 năm, anh ấy nói rằng nếu mà Trung Quốc có cho không công nghệ mở rộng, anh ấy cũng không lấy và các chuyên gia chúng tôi đã cảnh báo kể cả với các cá nhân… nhưng rất đáng tiếc phân đạm Hà Bắc cũng mở rộng, Gang thép Thái Nguyên cũng mở rộng và đến bây giờ những thiệt hại về kinh tế chưa nói gì đến môi trường đã chình ình ra đấy rồi…”

Khi Trung Quốc là chủ thầu

Trong chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc lần đầu tiên trong cương vị Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký vay Trung Quốc thêm 250 triệu USD để giải quyết chuyện dự án đường sắt trên cao Cát linh-Hà Đông bị đội vốn từ mức tổng vốn đầu tư 552 triệu USD tăng lên 868 triệu USD. Báo chí Việt Nam từng mô tả đây là một dự án bê bối, nhiều tai nạn lao động và làm đau đầu Chính phủ. Dự án bị chậm tiến độ là do Việt Nam lệ thuộc vốn vay Trung Quốc, nên bị tổng thầu Trung Quốc trì hoãn công việc và đòi nâng giá thực hiện.

Dự án đường sắt trên cao Cát linh Hà Đông là một thí dụ điển hình về việc sử dụng công nghệ thiết bị Trung Quốc và giao cho phía Trung Quốc làm tổng thầu. GSTS Vũ Văn Hóa nhận định:

Việc này khó tránh, đây là một dự án mà bây giờ không thể phá đi được mà bây giờ biết chắc chắn nó là loại thiết bị lạc hậu rồi.
– GSTS Vũ Văn Hóa

“Việc này khó tránh, đây là một dự án mà bây giờ không thể phá đi được mà bây giờ biết chắc chắn nó là loại thiết bị lạc hậu rồi. Bây giờ cũng phải xem xét nhập các toa xe và các thiết bị còn lại thì phải xem lại. Tôi nghĩ là các ông ấy nói như thế thì Chính phủ cũng phải giao nhiệm vụ cho Tổng Công ty Đường sắt để khai thác và sử dụng thì bây giờ phải làm thế nào nhập cho nó những máy hiện đại. Cũng phải chờ đợi thôi dù biết chắc chắn nó là chậm tiến độ, nó là đội vốn lên…cái đó không phải chỉ Chính phủ biết mà dân chúng đều biết cả…bây giờ khắc phục như thế nào thì là trách nhiệm của Chính phủ cũng như các đơn vị thực hiện dự án đó.”

Có thể xem Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhân vật đầu tiên của thuộc hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản hứa hẹn chấm dứt thời kỳ phát triển kinh tế bằng mọi giá xem nhẹ việc bảo vệ môi trường. Nhưng giới chuyên gia nói rằng, cho dù Việt Nam làm được điều bất khả thi là ngừng nhập khẩu công nghệ và thiết bị máy móc giá rẻ từ Trung Quốc, thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dù có tại vị 2 nhiệm kỳ 10 năm cũng chưa đủ thời gian để giải quyết hậu quả môi trường và dọn sạch bãi rác công nghệ lạc hậu xuất xứ Trung Quốc.

Xác người bó chiếu: Trách nhiệm thuộc về ai?

Xác người bó chiếu: Trách nhiệm thuộc về ai?

BBC

FACEBOOKER TUNG HAI

Những hình ảnh một thi thể quấn chiếu sơ sài nằm vắt ngang đằng sau xe máy ở tỉnh Sơn La xuất hiện trên Facebook cách đây ít hôm khiến nhiều người cảm thấy sốc.

Được biết đó là thi thể một phụ nữ 40 tuổi, bị bệnh nặng, gia đình xin xuất viện để được về nhắm mắt xuôi tay tại nhà bên người thân, nhưng bệnh nhân đã tử vong sau khi rời Bệnh viện Lao – Phổi Sơn La trên xe máy được 30km, và còn cách nhà chừng 100km nữa.

Bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng, nói với BBC Tiếng Việt về sự việc có thể nói là chưa từng xảy ra ở Việt Nam, mà theo bà là “như một lời cảnh tỉnh xã hội”:

‘Tình trạng cùng quẫn, bần cùng hóa’

Ở Việt Nam, người chết rất được tôn trọng. Thi thể người chết luôn được tôn trọng, bảo vệ, nâng niu.

Cho dù điều kiện kinh tế, học vấn ra sao, thì trong đạo lý của nguời Việt, bất kể tầng lớp xã hội, bất kể giàu nghèo hay trình độ học vấn, việc tôn trọng thi thể người chết là thứ đạo lý phổ cập.

Người ta cũng tin vào linh hồn người chết, coi việc người chết có linh hồn – linh hồn đó rất được trân trọng. Niềm tin đó có ở mọi trình độ.

Gia đình xin đưa bệnh nhân về nghĩa là người ta muốn làm thủ tục mai táng, tiễn đưa linh hồn người chết về thế giới bên kia. Tôi tin chắc là gặp phải hoàn cảnh rất bần cùng, bất đắc dĩ họ mới làm như vậy.

Để đến mức người ta phải quấn chiếu chở đằng sau xe máy, chắc gia đình họ thực sự không còn lựa chọn nào khác.

Điều khiến chúng ta suy nghĩ ở đây là điều gì đã làm cho người ta phải hành xử như thế với thi thể của một người đã chết? Cách đối xử với thi thể người chết mới chính là điều làm dư luận bức xúc, chứ không chỉ là cách hành xử hay những gì đã diễn ra ở bệnh viện.

Có thể nói đó là tình trạng bần cùng hóa, có lẽ gia đình bệnh nhân đã quá cùng quẫn.

Vai trò của nhà nước và các tổ chức xã hội

GETTY

Câu chuyện này là một lời cảnh tỉnh xã hội. Nó phản ánh vấn đề đạo đức xã hội. Để một người chết phải bị đối xử như vậy thì mỗi người chúng ta đều phải suy nghĩ, từ các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo, các cấp chính quyền cho tới những người dân.

Đây chỉ là hiện tượng của một vấn đề. Nhưng ẩn đằng sau, nguyên nhân sâu xa là gì thì mỗi chúng ta cần phải suy nghĩ, tìm cách giải quyết.

Về mặt chính sách, nhà nước có rất nhiều chính sách nhân văn, như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo, cho người nghèo vay vốn, hay chương trình hỗ trợ người bị HIV được điều trị miễn phí v.v…

Tuy nhiên, trên thực tế có hai vấn đề.

Thứ nhất là không một nhà nước nào có khả năng đi đến mọi ngóc ngách xã hội để giải quyết, hỗ trợ từng trường hợp đơn lẻ.

Nếu xã hội phát triển hơn, như ở nhiều nước khác, người ta vận động sự tham gia của xã hội dân sự, của các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng, các tổ chức thiện nguyện, để có thể giúp đỡ tối đa những trường hợp cần giúp.

Ở Việt Nam, các tổ chức xã hội cũng đã được thành hình, nhưng còn rất lẻ tẻ.

Sự ủng hộ của nhà nước đối với các chương trình hoạt động đó cũng chưa rõ rệt, cho nên các tổ chức xã hội chưa phát huy được vai trò của mình. Nếu nhà nước ủng hộ hơn, khuyến khích hơn các hình thức huy động cộng đồng, sẽ có nhiều trường hợp khó khăn sẽ có thể được hỗ trợ nhiều hơn.

Thứ hai, rất nhiều chính sách của nhà nước trên lý thuyết là rất tốt đẹp, nhưng trong quá trình thực hiện thì không phải lúc nào cũng tốt như theo lý thuyết.

Hiệu quả của các chương trình hỗ trợ cho người nghèo, những người yếu thế vẫn còn đang rất hạn chế, dẫn đến tình trạng những người gặp khó khăn chưa được giúp đỡ nhiều như lẽ ra họ đã có thể nhận được, nếu tính trên nguồn lực của đất nước, tính trên sự quan tâm của người dân trong xã hội.

Ai chịu trách nhiệm?

AFP

Trách nhiệm của Nhà nước là phải lo cho dân. Một trong những cách để lo cho dân là huy động lực lượng có khả năng đóng góp vào việc đó. Các lực lượng khác có thể tham gia nhưng Nhà nước phải chủ động trong việc đảm nhận, thực hiện trách nhiệm này.

Theo tôi, trong vụ việc cụ thể này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền tỉnh Sơn La.

Bệnh nhân tử vong giữa đường là người dân của Sơn La, vừa xuất viện khỏi bệnh viện của Sơn La, cho nên những người chịu trách nhiệm phải là thuộc tỉnh.

Tôi tin là họ cũng cảm thấy rất chua xót, và cũng phải cảm thấy mình phải có trách nhiệm trong việc chưa làm tròn bổn phận của mình.

Một chính quyền quản lý tốt, một chính quyền lo cho người dân, làm việc hiệu quả, thì bệnh viện sẽ không để xảy ra những trường hợp để bệnh nhân ra về theo cách như vậy, gia đình bệnh nhân cũng không phải tới mức hành xử như thế với người thân đã chết của mình.

Hành hung và đập phá Hội Thánh Tin Lành (MNVN) TP. Sóc Trăng

Hành hung và đập phá Hội Thánh Tin Lành (MNVN) TP. Sóc Trăng

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-09-12

2_650x433-622.jpg

Tín đồ Hội Thánh Tin Lành (MNVN) tham dự chương trình hiệp nguyện Mục sư, Truyền đạo tỉnh Sóc Trăng tại Hội Thánh An Lạc Tây.

Courtesy httlvn.org

00:07/04:53

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Đập phá đồ nhà thờ

Một vụ đập phá Hội Thánh Tin Lành (MNVN) TP. Sóc Trăng tại Phường 6, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đã xảy ra sáng ngày Chúa Nhật 11/9/2016 và đến hôm nay sự việc vẫn chưa chấm dứt.

Sáng ngày Chúa Nhật 11/9/2016, tại Hội Thánh Tin Lành (MNVN) TP. Sóc Trăng tại địa chỉ 62, Đường Lê Lợi, Phường 6, TP. Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, đã xảy ra vụ hành hung và đập phá của một số người lạ mặt.

Vụ việc xảy ra khi Mục sư Lê Văn Hòa và các tín đồ Tin Lành ở đây đang làm lễ cầu nguyện vào sáng ngày Chúa Nhật.

  1. Lê Văn Hòa cho chúng tôi biết, cho đến lúc này 16h45’ ngày 12/9/2016 lực lượng nói trên vẫn áp đảo Hội Thánh. Ông nói với chúng tôi:

Do Tổng Liên Hội tổ chức bạo động, đánh anh em trong nhà thờ, đập phá đồ nhà thờ, rồi vây kín nhà thờ. Sáng nay họ tăng cường lực lượng ngoài tỉnh kéo về đây để gây rối, tùm lum lên hết.
-MS Lê Văn Hòa

 “Tôi đang cầu nguyện trên bục hướng dẫn thì bị một đám 20-30 người xông vào nhà thờ, sau đó họ dập đầu tôi xuống đất, tôi móc điện thoại ra thì bị họ giật điện thoại. Họ xông lên tòa giảng, họ tắt loa, rồi họ đánh anh em, có một số người bị đổ máu. Mà do Tổng Liên Hội tổ chức bạo động, đánh anh em trong nhà thờ, đập phá đồ nhà thờ, rồi vây kín nhà thờ. Sáng nay họ tăng cường lực lượng ngoài tỉnh kéo về đây để gây rối, tùm lum lên hết.

Đây là lệnh của ông Phan Diễm Tự -Tổng Liên Hội, hiện đang chờ chính quyền đến giải quyết. Bây giờ thì tài sản hư hỏng không nhiều, tòa giảng bị vỡ 3 đèn ne’on, sai trang trí hỏng, gãy micro, đập phá hệ thống nước. Bây giờ họ đang tuôn xuống từ tỉnh Hậu Giang, họ xông vào nhà thờ đầy ắp hết, trước sự chứng kiến của chính quyền. Tình trạng của Sóc Trăng đang bị xâm chiếm bất hợp pháp, đánh đuổi tín đồ, không cho thờ phượng.”

Ông Giỏi, một tín đồ tham gia dự lễ hôm Chúa Nhật đã kể lại sự việc như sau:

“Chúng tôi đang cầu nguyện, rồi người của Tổng Liên Hội vô dưới sự chỉ đạo của ông Kha, đột nhập với số lượng thanh niên quá đông, bất thình lình chúng tôi đang cầu nguyện nên không trở tay kịp. Họ chiếm tòa giảng, đè 2 bên ông mục sư. Tôi chạy lên can thiệp để nó giải tỏa ông mục sư, nó bóp cổ tôi. Tôi thì không rõ lắm nhưng trước khi đột nhập vô đây thì họ đã xuống với chính quyền cấp thành phố, cấp phường liên quan để làm lơ cho họ vô đây, mà không biết có ngõ sau không. Nên chúng tôi đang rất lo”

Ngăn cản tự do tôn giáo?

ms-le-thanh-bach-400.jpg

Mục sư Lê Thanh Bạch. Photo courtesy of httlvn.org

Chúng tôi đã liên lạc tới Mục sư Lê Thanh Bạch, một người có trách nhiệm trong Tổng Liên Hội Thánh Tin Lành tỉnh Sóc Trăng được ông cho biết, cách đây 10 năm MS. Lê Văn Hòa đã nhận được quyết định điều chuyển đi nơi khác, song đã không chấp hành và tiếp tục ở lại. Theo ông, đến nay, Tổng Liên Hội Thánh Tin Lành tỉnh Sóc Trăng phối hợp với các cấp chính quyền quyết định cưỡng chế để đòi lại tài sản của Nhà thờ. Ông giải thích:

“Đây là việc nội bộ, tổng lễ hội phát động để gây rối cho địa phương, chính quyền chỉ can thiệp để giãn hồi trật tự thôi, chính quyền không đi sâu. Từ đó nó lợi dụng sự dễ dãi của chính quyền, nó mới làm loạn.

Mục sư Lê Văn Hòa thì nó lưu nhiệm cách đây 10 năm, mà ông ấy phải đổi đi, nhưng ông ấy chống lại Tổng Lễ Hội, ông ấy không chịu đi. Ông ấy chiếm cơ sở cho đến bây giờ là 10 năm rồi, không còn ở trong Mục sư đoàn nữa. Và cơ sở là của Hội thánh Tin lành Việt Nam, nên bây giờ nhờ chính quyền để lấy cơ sở lại. Giờ ông ấy đâu có quyền gì trong này nữa nhưng ông ấy giữ nhà thờ, coi như chiếm nhà thờ của hội thánh.”

Tôi không nghĩ là đàn áp đâu, vì cái này chính thức là của Hội thánh Tin lành Việt Nam, hiện chính quyền can thiệp lấy cơ sở lại chứ đâu có gì đàn áp.
-MS Lê Thanh Bạch

 Trả lời câu hỏi: hành động trên có phải là việc ngăn cản tự do tôn giáo hay không?

Mục sư Lê Thanh Bạch khẳng định:

“Tôi không nghĩ là đàn áp đâu, vì cái này chính thức là của Hội thánh Tin lành Việt Nam, hiện chính quyền can thiệp lấy cơ sở lại chứ đâu có gì đàn áp. Các ông (RFA) ở nước ngoài chỉ nghe có một phía thôi. Bây giờ chính quyền cùng với Tổng Liên Hội đang giải quyết vấn đề này.”

Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc tới ông Tâm, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Phường 6 và những người có trách nhiệm của UBND TP. Sóc Trăng để tìm hiểu và xác minh tính xác thực của vụ việc, nhưng không nhận được sự trả lời.

Báo cáo tổng kết về tình hình Tự do Tôn giáo ở VN năm 2015, của Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo cho biết, chỉ tính riêng năm 2015 đã có tới 50 vụ vi phạm xảy ra. Những sự vi phạm này thể hiện qua việc sách nhiễu các tín đồ Tin Lành, các tín đồ là đồng bào khu vực thiểu số, các nhóm tôn giáo nhỏ lẻ chưa được “cho phép” hoạt động. Bằng những hình thức như ngăn cản không cho tham dự thánh lễ, đe dọa, không cho phép tụ tập đông người.

Trịnh Xuân Thanh và cú vồ hụt của Nguyễn Phú Trọng

Trịnh Xuân Thanh và cú vồ hụt của Nguyễn Phú Trọng

RFA

Ảnh của nguyenhuuvinh

Như một vở hài kịch được sắp sẵn, nhưng vừa đưa ra diễn bị cháy, vụ việc Trịnh Xuân Thanh đang là tâm điểm dư luận mấy ngày qua tại Việt Nam. Nhiều báo chí và mạng xã hội tập trung vào chủ đề này, thậm chí đến mức quên đi cả điều hết sức lớn lao đang từng ngày gây nhức nhối xã hội như Thảm họa Biển Miền Trung – cho đến nay đã gần nửa năm, người dân vẫn không được đền bù thiệt hại.

Trịnh Xuân Thanh – Một cán bộ là con cựu cán bộ cao cấp, được trung ương chăm bẵm, nâng niu ưu tiên đủ thứ, công danh leo vòn vọt từ chức nọ đến chức kia, con đường quan lộ ít ai so bì được, may ra chỉ có con của Thủ tướng.

Bỗng dưng báo chí lôi ra vụ dùng biển xanh lắp vào xe biển trắng rằng là vi phạm luật, là nọ, là kia… cứ như những việc đó ở Việt Nam là lạ lắm không bằng. Gì chứ việc quan chức lạm quyền và làm những điều ngang ngược, coi pháp luật không bằng cái quần lót ở Việt Nam thì chỉ là chuyện bụi bám áo quần. Tưởng rồi  chuyện cũng qua đi như bao chuyện tương tự hoặc hơn thế nhiều.

Nhưng không phải thế.

Cú ra đòn bẩn thường thấy

Người dân thấy ngạc nhiên là chuyện cái biển xanh gắn xe biển trắng được báo chí đưa lên, ông Tổng bí thư lại quan tâmyêu cầu kiểm tra. Nghe tin này, người dân cứ tưởng hồi này ông TBT tiến sĩ xây dựng đảng không có việc làm nên có đọc báo và quan tâm những chuyện bụi đường?

Thế rồi bắt đầu báo chí được phép khai thác, móc chuyện cũ về bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, rồi việc thua lỗ ở công ty anh ta từng làm… Thậm chí cả việc con anh ta được cất nhắc từ thằng nhân viên quèn lên làm quan chức.

Thế rồi lại TBT chỉ đạo quyết liệt moi ra việc anh ta được bổ nhiệm dù “đúng quy trình”, dù có cả ý kiến của bộ máy đảng, là “tinh hoa dân tộc” có “trăm tay nghìn mắt”, “sáng suốt tài tình” đồng ý và phê duyệt cất nhắc anh ta, thì lỗi vẫn thuộc về anh ta. Nghe chuyện này, người dân cứ nghĩ đến chuyện đảng đang kỷ luật con dao, còn người cầm dao đâm chết người thì vô can!

Rồi đảng cho khai thác chuyện ở PVC, nơi anh ta được bổ nhiệm năm 2009 làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Đến lúc này, người ta mới biết rõ rằng cái Công ty PVC thuộc ngành dầu khí này đã thua lỗ trầm trọng trong những năm đó.

Oái oăm thay, chính năm đó, PVC lại được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới! Mà để đạt được danh hiệu này, thì đơn vị đó phải có những tiêu chuẩn “nghiêm ngặt” của Nghị định Số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Trong đó quy định chỉ tặng cho các đơn vị “có thành tích đặc biệt xuất sắc, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là tấm gương sáng, mẫu mực về mọi mặt.”?

Vậy thì việc khen thưởng của tổ chức do đảng sáng suốt lãnh đạo bao năm nay đã thành trò đùa hoặc trò lừa bịp người dân cả nước. Một lần nữa vạch trần việc phong tặng, khen thưởng là trò bịp bợm sau vụ Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế bị tước danh hiệu Anh hùng do bị chính đồng đội y tố cáo dối trá, bịa đặt, lấy tội làm công để được phong anh hùng.

Thế rồi dù kết quả của cuộc bầu cử “dân chủ đến thế là cùng” mà anh ta trúng vào Quốc hội với số phiếu rất cao, thì Ủy ban bầu cử Quốc gia vẫn không công nhận anh ta là đại biểu Quốc hội, chỉ vì Ban Kiểm tra trung ương yêu cầu. Có nghĩa là cái Ban này hơn cả đám “nhân dân” mà đảng vẽ ra bấy lâu nay.

Thế mới hiểu thêm một điều: Cái gọi là bầu cử, ý dân, nguyện vọng của nhân dân, sự sáng suốt bầu người có tài, có đức vào Quốc hội mà đảng luôn khua chiêng, gõ mõ bấy lâu nay chỉ là một trò hề.

Và việc bầu anh ta vào chức vụ trong bộ máy tỉnh Hậu Giang đã phải dừng lại.

Xem xét cái “quy trình” của vụ này, người ta nhớ đến những việc đảng vẫn hay làm với các nhà đấu tranh cho dân chủ hoặc bất đồng chính kiến. Người ta nhớ đến vụ án “Hai bao cao su đã qua sử dụng bỗng nhiên thành chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam” của Cù Huy Hà Vũ hoặc vụ án “Trốn thuế trở thành Tuyên truyền chống Nhà nước”  của Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày.

Thì vẫn bài cũ, tuồng tích cũ diễn lại, dù là đồng chí, đồng đảng với nhau.

Thế nhưng, qua vụ các đồng chí chơi nhau theo kịch bản này, lại là dịp cho người dân được “đảng cho ta sáng mắt, sáng lòng”.

Thực chất của vở bi hài kịch

Người dân biết rõ rằng câu ca dao: “Mèo tha miếng thịt thì đòi. Hổ tha con lợn, mắt coi trừng trừng” là chuyện ngày càng được chứng minh trong chế độ này.

Ai cũng biết rằng, Trịnh Xuân Thanh, với vai trò và chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong một đơn vị làm ăn và đốt của người dân đến hơn 3.000 tỷ đồng là tội đáng chém. Thế nhưng, số vụ việc và quan chức làm hại đất nước cỡ Trịnh Xuân Thanh trở lên ở Việt Nam thì “đông như quân Nguyên”, nếu bị móc ra trừng trị, thì nói như Nguyễn Sinh Hùng là “lấy đâu ra cán bộ mà làm việc”.

Đơn giản là ngay Nguyễn Phú Trọng, khi còn là người đứng đầu Hà Nội, với vai trò Bí thư Thành ủy – một ông vua tại Thủ đô, thì chỉ riêng Dự án Ciputra đã trốn thuế đến 3.000 tỷ đồng, nhưng rồi vẫn rơi vào im lặng. Vậy trách nhiệm của ông ta là người đứng đầu, lãnh đạo toàn diện… để ở đâu? Liệu ông ta có bị khai trừ đảng?

Chỉ nói riêng trong ngành dầu khí Việt Nam, thời Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu ngành dầu khí là Đinh La Thăng, thì ngành này đã đốt bao nhiêu tiền dân? Chỉ nêu vài phi vụ “làm ăn” của ngành này sẽ hiểu.

Hàng trăm tỷ đồng mà ngành Dầu khí đổ vào Sân Golf Hoàng Gia, Ninh Bình, để rồi thu lại được con số âm hàng trăm tỷ. Cũng tương tự, ngành dầu khí đã đầu tư và mất trắng 800 tỷ đồng tại OceanBankthì đã sao.

Cứ tưởng con số mất trắng 800 tỷ đồng đã là lớn ư? Chưa ăn thua. Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ với con số 7.000 tỷ đồng do Tập đoàn Dầu khí đầu tư để rồi… đắp chiếu. Chỉ sau hơn một năm hoạt động, nhà máy liên tục “đắp chiếu”, lỗ hơn 1.700 tỉ đồng và đứng trước nguy cơ phá sản.

Những tưởng sự thiệt hại, thất thoát, đến con số đó là khủng khiếp và dừng lại? Xin thưa là chưa.

Dự án mà Ngành Dầu khí Việt Nam đầu tư ở Venezuela góp 40% vốn trong tổng mức đầu tư giai đoạn 2009-2014 là 1,825 tỷ USD, đã buộc phải dừng lại vào cuối 2014. Con số 40% Dầu khí Việt Nam góp vốn tại đây giai đoạn này là 730 triệu dola, nghĩa là 16.200 tỷ đồng tiền của người dân Việt Nam đã được “gửi hương cho gió”.

Thế thì đã sao? Đinh La Thăng vẫn được điều sang làm Bộ trưởng một ngành huyết mạch hơn, nắm nhiều tiền của hơn, vung tay thoải mái hơn: Bộ Giao thông Vận Tải.

Và khi số tiền 16.200 tỷ tại Venezuela chính thức phá sản, thì Đinh La Thăng vẫn ung dung vào Bộ Chính Trị.

Có thể nói không ngoa điều này: Ngay trong Trung ương Đảng Cộng sản, nếu lấy tội trách nhiệm làm lãng phí, phá hoại, tham nhũng, hối lộ ra mà xét thỉ thử hỏi, mấy người thoát tội? Và thử hỏi cả ngàn Ủy viên Trung ương Đảng, có được mấy người hoặc nói cụ thể hơn là có tìm được người nào dám đứng thẳng, hiên ngang không sợ xấu hổ rằng: Tôi thanh bạch, tôi không tham nhũng, hối lộ mà tôi chỉ sống bằng đồng lương và những đồng tiền chân chính của tôi?

Có lẽ, đó lại là câu chuyện trong Kinh Thánh về thành Sodom và Gomorrah bị tiêu diệt vì không tìm ra được chỉ 10 người công chính.

Trên hết, tất cả những tham nhũng, thì vật chất, tiền bạc… vẫn chưa gây hậu quả lớn bằng việc tham nhũng quyền lực, chiếm cứ ngôi vị, vị thế quyền lực nhằm phục vụ phe nhóm mình và làm đất nước tụt hậu, nghèo nàn và đời sống người dân đi vào cùng khổ, dân tộc đi vào con đường nô lệ. Mà điều này, không cần nói thì ai cũng biết Đảng CS và dẫn đầu là Nguyễn Phú Trọng chiếm giải quán quân.

Thực chất của vụ việc chỉ là sự thanh trừng phe nhóm nội bộ của đảng. Những chuyện nhân danh chống tham nhũng, nhân danh vì sự trong sạch, liêm khiết của đảng, lấy lại lòng tin với người dân… cứ như những vở tuồng diễn lại bao năm nay đã không còn lạ với người dân Việt Nam vốn đã có thời gian thừa thãi lòng tin và giờ đây thấm đòn.

 Cú vồ hụt và vị thế của Nguyễn Phú Trọng

Tưởng rằng, việc đứng ở vị trí đỉnh cao của quyền lực độc tài, TBT Nguyễn Phú Trọng mở màn vụ thanh trừng bằng nút mở Trịnh Xuân Thanh dễ như trở bàn tay. Để rồi từ đó, đường dây phe nhóm dần dần bị lôi ra khỏi vị thế của mình và ông Trọng một mình một ngựa.

Đâu ngờ mọi việc không như mong đợi.

Dù đã chuẩn bị công phu bằng tuyên giáo, báo chí mở màn bằng những bài viết mổ xẻ, kết tội Trịnh Xuân Thanh. Dù đã chỉ thị, yêu cầu và thậm chí họp xét khai trừ Trịnh Xuân Thanh khỏi Quốc hội, khỏi đảng và các chức vụ… cứ tưởng như Trịnh Xuân Thanh chỉ còn chờ ngày bị người ta thò tay vào giỏ để lôi ra.

Đùng một cái, Trịnh Xuân Thanh biến mất.

Thế rồi anh ta làm nóng cư dân mạng xã hội bằng đơn, thư, hình ảnh… từ nước ngoài hoặc nơi bí mật nào đó, kể tội không chỉ Nguyễn Phú Trọng mà cả đám bộ sâu Trung ương đảng.

Điều này nói lên hai khả năng:

Thứ nhất, là cuộc chiến phe nhóm lợi ích và quyền lực ngày càng gay gắt và đến hồi quyết liệt. Đã có những thanh toán nhau bằng súng, bằng nhiều cách và giờ đây là thanh toán trực tiếp bằng Chỉ thị.

Thứ hai, là vị thế của Nguyễn Phú Trọng nói riêng, Đảng CS nói chung đã không đủ để làm người ta khiếp sợ và cung cúc chấp nhận những sự bất minh mà điều này vốn đã thành lệ xưa nay.

Qua vụ việc này, nếu có chút suy nghĩ, hẳn Nguyễn Phú Trọng sẽ nhìn thấy khả năng, uy tín hiện đang ở đâu, không chỉ trong lòng dân mà ngay cả trong lòng các “đồng chí” của mình.

Hà Nội, ngày 15/9/2016

Nghiệt ngã

Nghiệt ngã

FB Luân Lê

14-9-2016

Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể về mai táng. Ảnh: Tùng Hải/ DV

Chúng ta đang ở thiên đường rồi, chết đâu cần quan tài, chết là hoá xác giữa trần ai.

Nếu ai đã đọc “Đèn Cù” của Trần Đĩnh sẽ thấy được bà Năm Cát Hanh Long những năm 1950s chết cũng còn khổ nhục thế nào, dù là một đại địa chủ giàu có nổi tiếng cả nước, cống hiến tất cả cho cách mạng, nhưng rồi khi chết chỉ được mua một cái quan tài nhỏ hơn cả người, bị ném và nhét vào trong bằng cách một số kẻ đạp xuống cho vừa chiếc hòm đó.

Chúng ta đều hiểu, ai rồi cũng chết, nhưng có những cái chết sao cùng cực và bi thảm quá. Như chuyện vì nhà nghèo quá nên cha thiêu sống ba con rồi cũng tự tử. Ba chị em đói quá chết trên đường đi học về. Chuyện bố vợ chém chết con rể rồi chở xác bằng xe máy đến công an đầu thú chỉ vì để bảo vệ đứa con gái khổ hạnh trước người chồng rượu chè mà lại vũ phũ suốt bao năm. Nay thì chùng lòng cám cảnh hình ảnh người chồng cũng vì nghèo quá mà không cả có tiền thuê xe ô tô chở xác vợ từ bệnh viện phổi Sơn La về, nên  đành bó xác trong chiếc chiếu manh mà đi rong khắp đường quê heo hút.

Khổ thật. Và xót xa nữa.

Bao trẻ em thì thất học vì thảm hoạ miền Trung biển chết, vùng Tây Nguyên hạn hán, phía miền Tây Nam Bộ ngập mặn. Những đứa được đi học thì còng lưng lên đóng các loại phí, rồi phải học thêm, phụ đạo đủ loại, thi cử liên miên, đến nỗi ở Tây Nguyên các em học sinh cấp 3 đã phải đến tận cổng trường “biểu tình” phản đối nhà trường về vấn đề ép học sinh học thêm (phụ đạo). Người nghèo khổ bán vé số “trái tuyến” (tức khác tỉnh) bị đè ngửa ra xử phạt 10.000.000 đồng và tịch thu toàn bộ số vé của người ta. Viện phí, học phí, lộ phí đều tăng trong năm 2016, thuế ô tô tăng vọt, giá xăng vẫn cao nhất thế giới, giá nông sản rẻ nhất, thu nhập thấp nhất, môi trường sống bất ổn và ô nhiễm nhất. Quỹ Bảo hiểm xã hội thì dần cạn kiệt, nền kinh tế đã không còn nguồn lực tái sinh. Tham nhũng vẫn đầy ra đấy. Chính phủ liên tiếp đi vay nước ngoài để chi trả thường xuyên và đầu tư công, rồi trả nợ quốc gia.

Bên cạnh những cái chết khốc liệt và ai oán, phía bên kia cuộc sống vẫn còn những cảnh bầu bán chức tước rất rôm rả và đầy hứa hẹn.

Cứ thế này, dân tình sẽ sống sao?

Bộ Công an và tỉnh ủy Hậu Giang phản thùng Nguyễn Phú Trọng!?

Bộ Công an và tỉnh ủy Hậu Giang phản thùng Nguyễn Phú Trọng!?

CTV Danlambao – Sự việc Trịnh Xuân Thanh đang bị Nguyễn Phú Trọng chiếu tướng, chưa kịp trảm thì con ruồi xanh màu xuân xanh đã bay mất làm cho người ta đặt vấn đề về thái độ, thế đứng của Bộ Công an trong vụ này. Hôm qua, 13/09 những trả lời của Cục Cảnh sát Hình sự (C45) Bộ Công an lại làm tăng thêm nghi vấn – Bộ Công an gián tiếp đứng về phe Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn và phản thùng Nguyễn Phú Trọng?

Trao đổi với PV báo Tiền Phong, đại diện C45, Bộ Công an khẳng định chưa nhận được đơn thư trình báo của gia đình cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang về việc đề nghị tìm kiếm ông Trịnh Xuân Thanh. (1)

Điều này có nghĩa là C45 sẽ bình chân như vại, khi gia đình không yêu cầu, cũng như tỉnh uỷ Hậu Giang không đề nghị. Gia đình thì có lẽ đã nằm trong và nắm rõ “quy trình đào thoát” của thân nhân, cần gì phải đề nghị đi tìm. Tỉnh ủy Hậu Giang thì cũng mặc kệ đồng chí cựu phó chủ tịch tỉnh đi đâu thì đi, không cần phải tìm. Phải chăng tỉnh ủy không xem Tổng bí thư ra gì?

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang là Trần Công Chánh còn có vẻ… xỏ lá, nói với phóng viên rằng Tỉnh uỷ Hậu Giang sẽ làm văn bản báo cáo về việc ông Thanh không có mặt tại Hậu Giang để gửi các các cơ quan Trung ương. Tức là báo cáo về chuyện vắng mặt mà ai cũng biết!

Cần nhắc lại là vào ngày 19/7, Trịnh Xuân Thanh đã gửi đơn đến Tỉnh ủy Hậu Giang xin nghỉ phép và điều trị bệnh trong 1 tháng, kể từ ngày 3/8 đến 2/9 tại nước ngoài. Tức là tỉnh uỷ Hậu Giang đã biết tỏng tòng tong rằng đồng chí “mình” dự tính sẽ vọt ra khỏi nước từ trước đó. (Theo ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, trung tuần tháng 7, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang có gửi đơn đến Tỉnh ủy xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Sau đó, ngày 19/8, ông Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ phép một tháng để đi nước ngoài trị bệnh, từ ngày 3/8 đến 2/9. – tức là Trịnh Xuân Thanh nghỉ trước và gửi đơn sau) (2)

Mặc dù bây giờ thì tỉnh uỷ Hậu Giang bày tỏ quan điểm của tỉnh là: “Tuyệt đối không được cử hoặc cho phép ra nước ngoài vì bất cứ lý do gì đối với Đảng viên đang trong thời gian xem xét kỷ luật Đảng, đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm tư cách đảng viên, có vấn đề liên quan đến chính trị hiện nay nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận”. Tuy nhiên, chỉ đến lúc Trịnh Xuân Thanh chim sa cá lặn đâu mất thì chuyện xin đi ra nước ngoài chữa bệnh mới được nhắc đến.

Trở lại cánh công an thì ngoài thái độ vô can của C45, thì phía địa phương, công an phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội cho biết Trịnh Xuân Thanh không thuộc diện quản lý của địa phương nên không nắm được Thanh đã chuyển hộ khẩu và tạm trú ở đâu. Tức là cũng theo chiều hướng không hay, không biết, không quan tâm.

Vụ việc một người mà Ban bí thư kết luận rằng là kẻ chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC, không hoàn thành nhiệm vụ và bị kỷ luật đảng khiếm diện mà Bộ Công an từ địa phương đều án binh bất động, không truy tìm cho thấy có điều gì không ổn trong bối cảnh chính trị độc tài toàn trị với khẩu hiệu công an còn đảng còn mình.

Tuy nhiên, để chứng tỏ cũng có làm nhiệm vụ theo yêu cầu, C46 – Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng của Bộ Công an cho biết đã tiến hành điều tra vụ thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (3) mà Ban bí thư kết luận là trách nhiệm của Trịnh Xuân Thanh ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Tức là C46 chỉ điều tra xem kết luận của Ban bí thư có đúng hay không, còn kẻ đã đào tẩu thì vẫn phải chờ người nhà và tỉnh uỷ Hậu Giang yêu cầu thì sau đó Cục Cảnh sát Hình sự C45 mới “vào cuộc”.

Thái độ hiện nay của Bộ Công an cho thấy có khả năng công an đã làm ngơ, thả lỏng cho Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi cái lưới chụp ruồi của Nguyễn Phú Trọng.

14.09.2016

CTV Danlambao

danlambaovn.blogspot.com

___________________________________

(1) http://baophapluat.vn/chinh-tri/neu-ong-trinh-xuan-thanh-tron-mat-moi-viec-se-ra-sao-294308.html

(2) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-trinh-xuan-thanh-xin-di-nuoc-ngoai-truoc-khi-hau-giang-mat-lien-lac-3467338.html

(3) http://trandaiquang.org/bo-cong-an-dang-dieu-tra-vu-trinh-xuan-thanh-ong-nguyen-ba-thuyen-neu-y-kien.html