16 năm ngồi tù oan chỉ vì cung cấp thông tin kẻ giết người

Facebook: Lê hồng Song
16 năm ngồi tù oan chỉ vì cung cấp thông tin kẻ giết người

(PLO) – 16 năm ngồi tù, cho đến tận khi đã thi hành xong bản án, ổn định cuộc sống, ông Chiến mới được minh oan khi hung thủ thực sự bị bắt.
Bỗng dưng bị khép tội giết người
Vụ án oan xảy ra ngày 19/5/1979. Khi đó, chàng thanh niên tên ông Trần Văn Chiến (SN 1960, ngụ ấp Nam, xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vừa đi làm đồng về. Cùng lúc này, em họ tên U chạy ngang qua nói: “Tao giết thằng Sên” rồi lấy chiếc túi nhét vội mấy quần áo bỏ đi.
Hai ngày sau, cả ấp rúng động khi trưởng công an xã được phát hiện đã chết ngoài bãi đất hoang. Cảnh sát xác định nạn nhân bị giết. Hay tin, ông Chiến giật mình nhớ lại lời U nói, vội sang kể với người thím, rồi chạy đến công an xã cung cấp thông tin.
Lạ rằng vừa khai xong mấy câu, ông bị công an xã bắt trói, ép nhận tội giết người. “Ở trại tạm giam khoảng 2 tuần, ông Chiến đành nhận tội giết trưởng công an vì bị đánh quá đau. Ngày CQĐT dựng lại hiện trường, ông Chiến cầm gậy quơ tứ tung theo “hướng dẫn” của điều tra viên. Chàng thanh niên 19 tuổi bị khép vào tội giết người. “Tìm được hung thủ”, CQĐT mới thả những người bị tạm giam trước đó.
Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang đưa bị cáo ra xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là U. Nhưng HĐXX vẫn tuyên ông Chiến án chung thân với tội “giết người”:
“Tui đã kí hết vào các giấy tờ, lúc trong trại tạm giam nói câu nào bị đánh câu đó, đau quá mới kí bậy. Ra toà kêu oan cũng chẳng ai nghe. Tui ức quá nhận hết, ai bảo gì tui đều gật đầu nhận”, ông Chiến kể.
Nhờ cải tạo tốt, ông Chiến được giảm án, thả tự do từ ngày 21/8/1995. Thời gian ngồi tù tổng cộng 16 năm 3 tháng.
16 năm tù oan được bồi thường hơn 200 triệu
Ra tù đã gần 36 tuổi, ông Chiến mang trong mình bản án giết người, nỗi mặc cảm tương lai tối mịt. Cầm 100 ngàn đồng cán bộ trại giam cho, ông ở lại Gia Lai tìm việc. Thanh niên vừa ra tù may mắn được cô gái Nguyễn Thị Hồng Loan đem lòng cảm mến, cưu mang.
Sau khi người vợ sinh con được 3 tháng, ông xin phép đưa gia đình về quê. Cuộc trở về không như ông mong đợi. Mọi người đều nhìn ông bằng con mắt xa lạ, ghét bỏ. Gia đình nghèo khó không giúp được gì. Ông đành dắt vợ con ra dựng tạm chòi lá tá túc nhờ mảnh đất hoang của người cậu. Tiếng xấu giết người vẫn đè lên cái tên. Mỗi lần đi làm thuê ở đâu, ông đều bị “soi” bởi lý lịch “đen”.
Mãi gần 2 năm sau ra tù, ông Chiến mới được minh oan. Đó là một ngày giữa tháng 10/1997, ông Chiến đang trồng rau ngoài đồng thì hay tin U bị bắt bên Lào, công an đã giải về Tiền Giang.
Cơ hội được minh oan đã đến, ông Chiến bỏ lại cuốc, cào chạy ào về nhà hỏi chuyện. Ông khóc òa vì sung sướng, từ nay đã được thoát tiếng oan giết người. Mấy ngày sau, công an tỉnh cứ vài ngày lại mời ông lên làm việc.
Nhà có mỗi chiếc xe đạp, ông lại lạch cạch đạp hơn 40km “hầu án”: “Bắt thằng U rồi, họ (ý nói cán bộ công an) vẫn chưa tin tui. Phần tui chẳng nghe đả động gì đến chuyện giải oan, nhà lại thiếu gạo đành bỏ dở đi làm thuê”.
Trở lại diễn biến vụ án trưởng công an xã bị sát hại, hung thủ thực sự Trần Văn U khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. U khai nghiện rượu, mỗi lần say xỉn gây mất trật tự địa phương nên bị công an xã mời đến giáo dục nhiều lần. Nhưng U không sửa đổi mà vẫn chứng nào tật ấy mà còn sinh ra thù hằn người lập hồ sơ đưa mình đi cưỡng bức lao động.
Khoảng 14h ngày 19/5/1979, U thấy anh Sên đi bộ đã bí mật chuẩn bị 2 cây gậy “mai phục”. Nạn nhân bị đánh vào đầu dẫn đến tử vong. Sau khi gây án, hung thủ kéo xác nạn nhân đến giấu tại nghĩa địa, bỏ trốn về Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, sang tận Lào sinh sống. Ngày 24/10/1997, U bị bắt theo lệnh truy nã số 82 ngày 13/6/1979 của CA Tiền Giang.
Ngày 5/7/2001, TAND Tiền Giang đưa ra xét xử vụ án. Bị cáo khai một mình thực hiện hành vi giết người, không liên quan gì đến ông Chiến. Bị cáo U nhận án chung thân về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Ông Chiến được tuyên không phạm tội giết người.
Ông Chiến sau đó đã làm đơn yêu cầu các cơ quan gây oan sai cho mình đền bù 800 triệu đồng. Đến tháng 12/2004, ông Chiến được TAND Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng, đồng thời công khai xin lỗi tại địa phương, trên báo đài.
Những người thực thi công quyền cẩu thả, ông Chiến đã bị “nhốt” cả đời trai trẻ trong nhà lao. 16 năm tù đủ dài để con người ta xây dựng một cuộc sống đàng hoàng. Chừng đó thời gian cũng đủ biến một thanh niên trẻ khoẻ thành ông già trong nhà tù.
“Ra tù, tui mất hết tương lai. Căn nhà vợ chồng đang ở là do một người Việt kiều biết hoàn cảnh tù oan đã tài trợ xây dựng. Nhưng chủ đất nói gần nói xa, ý muốn đòi lại đất. Các con tui vì nghèo phải bỏ học giữa chừng. Tất cả do tù oan mà ra”, ông uất ức.
Tiễn khách ra ngõ, người đàn ông nhắc lại: “Hồi trước toà án tỉnh gọi tui lên thương lượng. Họ nói chỉ bồi thường chừng đó tiền (chính xác là 252,7 triệu đồng), nếu không đồng ý thì ra toà. Lúc đó toà xử xử. Tui không hiểu, đành gật đầu chấp nhận”./.

tu-oan

Có bao nhiêu án oan tại Việt Nam?

Có bao nhiêu án oan tại Việt Nam?

Nguoi-viet.com

Ông Nguyễn Thanh Chấn, một người bị oan nổi tiếng, trong ngày được trả tự do. (Hình: Pháp Luật Thành Phố)

HÀ NỘI (NV) – Có bao nhiêu người bị kết án oan ức dù người ta không phạm tội tại Việt Nam trong hàng trăm ngàn vụ án?

Đây là câu hỏi được luật sư Lê Công Định nêu ra trong một bài viết ngắn trên mạng xã hội hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Mười Hai, 2016, khi ông hỏi rằng “Còn bao nhiêu bản án và nghi án oan khuất nữa đang dày vò thân phận của bao người mà chúng ta biết và không biết đến?” nhân có tin tử tù Hàn Đức Long mới được trả tự do sau 4 lần bị kết án tử hình khi bị vu cho tội hiếp dâm và giết một bé gái 5 tuổi hàng xóm.

Buổi tối 20 Tháng Mười Hai, 2016, ông Hàn Đức Long (57 tuổi, cư dân thôn Yên Lý xã Phúc Sơn huyện Tân Yên, Bắc Giang) trở về nhà trong sự ngỡ ngàng của gia đình theo “quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can” đối với ông vì “không đủ căn cứ kết tội” của Viện Kiểm Sát tỉnh Bắc Giang.

Luật sư Ngô Ngọc Trai, một trong những luật sư theo đuổi vụ này, từng có nhiều bài viết liên quan đến vụ án. Vợ ông đã cầm cố cả nhà đất, hàng ngày đi làm thuê, lấy tiền chạy ngược chạy xuôi kêu oan cho ông hơn 11 năm trời. Cả ông cựu tổng bí thư đảng, Lê Khả Phiêu, cũng đã viết thư cho ông Trương Tấn Sang, khi đang là chủ tịch nước, yêu cầu xét lại bản án.

Trước nhiều áp lực, ông Hàn Đức Long mới được trả tự do. Ra tù, ông nói rằng nếu không “nhận tội” thì ông đã bỏ xác trong tù bởi những trận tra tấn khủng khiếp bên trên sức chịu đựng. Không có chứng cứ nào từ nhân chứng đến vật chứng chứng tỏ ông là thủ phạm, công an CSVN chỉ căn cứ vào lời “tố cáo” của mẹ con một người hàng xóm dù không nhìn thấy cảnh bé gái bị hãm hiếp và giết hại.

Khi bị lôi ra các phiên tòa, ông Hàn Đức Long đều phủ nhận hành vi hiếp dâm, giết người mà nói đã bị bức cung, nhục hình, ép phải nhìn nhận cái tội không hề phạm. Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2016, một số báo ở Việt Nam trong đó có cả tờ “Pháp Luật Việt Nam” của Bộ Tư Pháp đưa tin các điều tra viên trong hai vụ án oan Hàn Đức Long và Nguyễn Thanh Chấn “là một.”

Ngày 12 Tháng Giêng, 2015, tờ Pháp Luật Thành Phố cho hay “Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã thống kê 47 vụ án có dấu hiệu oan sai mà luật sư của đoàn từng trợ giúp pháp lý từ 1 Tháng Mười, 2011 đến 30 Tháng Chín, 2014.” Nguyên nhân của các vụ oan sai “chủ yếu xuất phát từ giai đoạn điều tra,” tức là điều tra viên đã tra tấn nhục hình nghi can “đánh cho ra tội.”

Tờ Pháp Luật Thành phố dẫn lời Luật Sư Lê Đức Bính (phó chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) cho biết: “47 vụ án có dấu hiệu oan sai mà Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội thống kê chỉ mang tính ước lệ, chưa đầy đủ. Nếu thật đầy đủ thì chắc chắn các vụ án có dấu hiệu hoặc về bản chất là oan sai sẽ nhiều hơn! Việc nắm các vụ án có dấu hiệu oan sai chủ yếu là qua các báo cáo cụ thể của các tổ chức hành nghề luật sự và các luật sư thành viên. Phản ánh án oan sai từ các thành viên của đoàn, từ khách hàng, công luận cho thấy tình hình oan sai ngày càng gia tăng và phức tạp hơn.”

Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam, ngày 8 Tháng Chín, 2016, có bài viết trên trang mạng của họ rằng “tình trạng ép cung, bức cung trong giai đoạn khởi tố, điều tra của điều tra viên với người bị tạm giam, bị can vẫn còn diễn ra.”

Tổ chức này cho rằng “Pháp luật tố tụng còn thiếu quy định cụ thể về căn cứ, cách thức trưng cầu để bảo đảm sự độc lập, khách quan và hiệu quả của hoạt động tố tụng và hoạt động giám định; cơ chế xem xét, đánh giá và sử dụng kết luận giám định trong hoạt động tố tụng với tư cách là một loại chứng cứ đặc biệt trong hoạt động tố tụng, những trường hợp bắt buộc người giám định tư pháp phải có mặt tham dự phiên tòa để trình bày và bảo vệ kết quả giám định chưa được quy định cụ thể thành điều luật.”

Nhân chuyện Hàn Đức Long được thả, Luật Sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook hôm 23 Tháng Mười Hai, 2016, rằng “Tôi tin rằng còn có rất nhiều vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng khác, nhưng khó có chuyện các cơ quan Bộ Công An, Viện kiểm Sát NDTC và Tòa Án NDTC chịu thừa nhận họ đã gây ra oan sai, bằng cách này hay cách khác.”

Chỉ kể riêng trong 3 năm (2011-2014), hệ thống công an, tư pháp CSVN đã “khởi tố, điều tra 219,506 vụ với 338,379 bị can,” thì có bao nhiêu vụ oan sai vì nghi can bị tra tấn, ép cung, không ai biết đích xác trừ phi có các cuộc điều tra độc lập và thẳng thắn, một điều không thể có trong chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam.

Luật Sư Trần vũ Hải kể rằng, sau vụ Nguyễn Thanh Chấn (ra tù Tháng Mười Một, 2013) “mỗi năm các cơ quan này lại “són” ra một vụ được thừa nhận oan sai nghiêm trọng. Năm 2015 là Huỳnh Văn Nén sau 17 năm tù và án chung thân cùng hai vụ đại oan. Năm 2016 là vụ Trần Văn Thêm, thực ra vụ này đã được xác định oan sai từ hơn 40 năm trước, nhưng với lý do thất lạc hồ sơ, đến năm nay mới chính thức xác nhận. Một vụ khác là vụ Trần Văn Vót, cơ quan pháp luật nói hồ sơ đã bị tiểu hủy do trên 20 năm, mặc dù ông Vót và gia đình kêu oan liên tục từ đó đến nay. Dù không có hồ sơ, nhưng hai cơ quan tố tụng tối cao vẫn khẳng định “xét xử đúng!” Những vụ án khác đang đợi chờ trong hy vọng mong manh là các vụ án Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng và nhiều vụ khác, chỉ tính những án bị tuyên tử hình hoặc chung thân.”

Mỗi năm, có vài chục người bị công an CSVN tra tấn chết chỉ vài giờ hay vài ngày khi bị bắt để điều tra. Tất cả dấu vết bầm tím, dập xương, nứt sọ, tổn thương các bộ phận trong cơ thể đầy trên thi thể các nạn nhân nhưng hầu hết các thủ phạm tra tấn đều được bao che dung dưỡng. Các nạn nhân bị đổ cho là “tự tử,” “sốc thuốc,” “có tiền sử bệnh tim” dù thân nhân của họ cả quyết các nạn nhân đều khỏe mạnh, bình thường. (TN)

Việt Nam 2016 nhìn lại: 10 sự kiện đáng ghi nhớ

 Trong năm 2016, nhiều sự kiện môi trường, xã hội diễn ra với mức độ tác động lớn, dồn dập và khắc nghiệt như thảm họa ô nhiễm biển miền Trung, hạn hán và xâm mặn khốc liệt ở miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL, lũ lụt và xả lũ liên tiếp tại miền Trung, cá chết hàng loạt, sập hầm vàng, thảm sát…
Ô nhiễm môi trường, băng tuyết bất thường, hạn hán, lũ lụt, thảm họa ô nhiễm môi trường biển... là những sự kiện đáng chú ý trong năm 2016. (Ảnh sử dụng nhiều nguồn)
Ô nhiễm môi trường, băng tuyết bất thường, hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng, thảm họa ô nhiễm môi trường biển, cá chết hàng loạt… là những sự kiện đáng chú ý trong năm 2016. (Hình ảnh tổng hợp)

Những tổn thất là khó vãn hồi, thậm chí là không thể vãn hồi như tổn thất về sinh mạng. Xin điểm lại 10 sự kiện nổi bật trong năm qua như một lần rung lại tiếng chuông cảnh tỉnh để cùng chung tay bảo vệ tự nhiên và cộng đồng khi bậc thềm bước vào năm 2017 đang gần kề.

1. Lũ lụt và thủy điện xả lũ 5 đợt liên tiếp ở miền Trung: 232 người thương vong

Từ giữa tháng 10 tới giữa tháng 12/2016, 5 đợt mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung. Nguyên nhân trước tình trạng lũ chồng lũ được cho là do mưa lớn kéo dài nhiều ngày cùng hàng loạt các đập thủy điện và hồ chứa đồng thời xả lũ.

Thời điểm cao nhất, 49 hồ chứa thủy lợi đồng loạt xả lũ; một số tỉnh như Hà Tĩnh xả 5/7 hồ, Quảng Bình 6/7 hồ, Phú Yên 3/3 hồ, Khánh Hòa 8/11 hồ, Ninh Thuận 9/11 hồ.

Đối với các hồ chứa thủy điện, vào thời điểm cao nhất, 29 hồ đồng loạt xả lũ, một số hồ xả lũ với lưu lượng lớn nhất, tới trên 11.000 m3/s (như thủy điện sông Ba Hạ, tỉnh Phú Yên).

Người dân cho biết lũ lên nhanh, ngập sâu và thoát chậm. Mực nước ngập trên dưới 1m, có thời điểm ngập cao 2m.

Trong đợt mưa lớn, xả lũ liên tiếp, Bình Định đã có 16 người chết, tất cả 11 huyện, thị xã với 100 xã, phường bị ngập lụt, trong đó khoảng 50 xã, phường bị ngập sâu, 26 xã bị cô lập. Hình ảnh ngày 16/12/2016, tại Bình Định. (Ảnh: Fanpage Bình Định Quê Tôi)
Tại Bình Định, 16 người chết do mưa lũ, tất cả 11 huyện, thị xã với 100 xã, phường bị ngập lụt, trong đó khoảng 50 xã, phường bị ngập sâu, 26 xã bị cô lập. Hình ảnh ngày 16/12/2016. (Ảnh tổng hợp: Fanpage Bình Định Quê Tôi)

Chỉ trong vòng khoảng 2 tháng (từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12/2016), 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương do mưa lũ, 316.719 nhà chìm trong lũ, 42.804 ha lúa, 4.703 ha mạ và 39.261 ha hoa màu bị ngập hư hại,…, Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai, đa phần các hộ dân trong vùng mưa lũ đã mất hoàn toàn cây trồng và diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo này, trong vòng một năm 2016, 235 người chết và mất tích trong thiên tai, tổn thất kinh tế trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD)

2. Thảm họa ô nhiễm biển do Formosa xả thải

Ngày 6/4, ngư dân phát hiện hiện tượng cá chết hàng loạt gần khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan tiếp sang các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Ước tính ban đầu, ít nhất 70 tấn cá tự nhiên chết dạt bờ suốt dọc hơn 200km bờ biển của 4 tỉnh này.

Ngày 24/4, thợ lặn Lê Văn Ngẩy (46 tuổi, quê tại Khánh Hòa) chết sau khi lặn tại cảng Sơn Dương, Formosa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Nhiều người trong tổ lặn ở vùng biển cảng Sơn Dương cho hay cùng có các triệu chứng da vàng, tức ngực kéo dài nhiều ngày sau mỗi ca lặn.

Việc điều tra và công bố nguyên nhân gây cá chết liên tục bị trì hoãn. Khoảng ngày 6/5, một cuộc thám sát do phóng viên trong nước tự thực hiện tại vùng biển ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), trong phạm vi cách bờ chừng 1,5 hải lí, ngư dân cho biết cá chết nằm la liệt dưới đáy biển, nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ, rặng san hô chết, mùi cũng tanh nồng như xác cá chết. Theo nhận định của các nhà khoa học, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển tại bốn tỉnh Bắc Trung Bộ mới có thể phục hồi hoàn toàn.

Ước tính 100 tấn cá chết dạt vào bờ suốt dọc 4 tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: FB Dương Phong)
Ước tính 100 tấn cá chết dạt vào bờ suốt dọc 4 tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: FB Dương Phong)

Gần 2 tháng sau thảm họa, chính phủ mới công bố nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng (ngày 30/6), là do những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa. Thừa nhận sai phạm, Formosa cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và bồi thường xử lý môi trường biển với số tiền 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).

Trong báo cáo trình Quốc hội, Chính phủ cho biết riêng số hải sản chết dạt vào bờ khoảng 100 tấn. Nhưng tổn thất có tính lâu dài, do các rạn san hô, phù du sinh vật cũng chết, dẫn tới nguy cơ làm gián đoạn chuỗi thức ăn biển, khiến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản khu vực.

Hàng triệu người sống nhờ vào kinh tế biển thất nghiệp. Theo báo cáo, trên 17.600 tàu cá và gần 41.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp. Trên 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo.

Không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý. 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4.000 tàu không lắp máy phải nằm bờ. Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng.

Về hoạt động nuôi trồng thủy sản, 9 triệu tôm giống bị chết, hàng ngàn lồng nuôi cá bị thiệt hại.

Về hoạt động du lịch, không chỉ các doanh nghiệp ở 4 tỉnh miền Trung, nhiều doanh nghiệp du lịch ở Hà Nội và TP.HCM cũng bị thiệt hại khi khách dự định đến 4 tỉnh miền Trung hủy tour. Công suất sử dụng phòng tại 4 tỉnh trên mất 40-50%. Riêng tại Hà Tĩnh, công suất phòng khách sạn chỉ còn 10-20%.

Một góc dự án Formosa Hà Tĩnh - thủ phạm xả nước thải làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển. (Ảnh chụp từ Google Maps)
Một góc dự án Formosa Hà Tĩnh – thủ phạm xả nước thải làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển. (Ảnh chụp từ Google Maps)

Chính phủ thừa nhận sự việc đã khiến giảm lòng tin của các bộ phận người dân. Người dân nghi vấn về quá trình thẩm định, phê duyệt đầu tư; giảm cả lòng tin về khả năng của các cơ quan chức năng trong ứng phó các tình huống khẩn cấp về môi trường. Một bộ phận không còn tin vào sự an toàn của cá biển và các sản phẩm liên quan như nước mắm, rong tảo…

Sự việc tiềm ẩn nguy cơ an ninh khi người dân lo lắng về sinh kế, thất nghiệp, thậm chí nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được hải sản.

Về giải pháp, Chính phủ nêu đã xuất cấp trên 4.000 tấn gạo cứu đói và hứa đến tháng 8/2016 sẽ đưa tiền đền bù đến cho người dân.

Tuy nhiên, ngày 29/9 mới có quyết định về mức bồi thường thiệt hại cho người dân 4 tỉnh miền Trung sau thảm họa môi trường biển từ Chính phủ. Mức bồi thường cao nhất 37,48 triệu đồng dành cho chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên; lao động bị mất thu nhập nhận 2,91 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, tính từ tháng 4.

Tới cuối tháng 10-nửa đầu tháng 11, việc trả tiền bồi thường thiệt hại mới được thực hiện, chia thành nhiều đợt, dưới hình thức tạm cấp.

3. Băng giá, tuyết rơi: Nhiệt độ xuống thấp dưới mức kỷ lục 33 năm

Kéo dài hơn một tháng, từ ngày 24/1 đến 26-27/2, đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã phá vỡ mốc kỷ lục 33 năm trước, nhiệt độ thấp nhất dưới -4,4 độ C.

Tại Lào Cai, rét đậm và mưa tuyết khiến người dân thiệt hại khoảng 32 tỷ đồng. (Ảnh tổng hợp/baolaocai.vn)
Tại Lào Cai, rét đậm và mưa tuyết khiến người dân thiệt hại khoảng 32 tỷ đồng. (Ảnh tổng hợp/baolaocai.vn, tuoitre.vn)

Tuyết rơi vùng nhiệt đới gây nên nhiều bối rối về hiện tượng khí hậu kỳ lạ này. Tuyết rơi dày từ 2-10 cm tại các vùng núi cao như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa, Ô Quý Hồ (Lào Cai), Phia Oắc (Cao Bằng), Yên Tử (Quảng Ninh), núi Ba Vì (Hà Nội),  vùng cao Cao Sơn, Sài Khao, Nhi Sơn (Thanh Hóa), huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).

Nhiệt độ xuống dưới 0 độ C như Sa Pa -2 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) -0,2 độ C, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) -0,4 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) -4 độ C… kéo dài nhiều ngày. Đêm xuất hiện mưa băng.

Theo Cục Chăn nuôi, chỉ tính tới cuối tháng 1, giá rét đã làm 9.202 con trâu, bò chết, vùi lấp gần 6.000 ha lúa, 81 ha mạ và hơn 4.600 ha rau màu, hơn 80.000 ha diện tích rừng bị tuyết phủ.

4. Hạn hán xâm nhập mặn khốc liệt ở Tây Nguyên, miền Trung và ĐBSCL

  • Hạn hán, xâm mặn tại ĐBSCL: Cơn ‘khát’ nước ngọt nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm

Xuất hiện từ tháng 11/2015 (sớm hơn trung bình hàng năm 1,5 tháng), tới tháng 2/2016, ranh mặn đã xấp xỉ ranh mặn cao nhất ở năm trung bình và tiếp tục lên cao. Đến tháng 3, ranh mặn đạt đỉnh cao nhất 4 g/l, vượt năm trung bình 20-25 km, thậm chí có nơi xâm sâu trên 30 km (sông Vàm Cỏ Tây).

Tất cả 13 tỉnh của ĐBSCL bị mặn xâm nhập; 10 tỉnh công bố thiên tai, trong đó nhiều tỉnh công bố cấp độ 2.

Hạn hán, xâm mặn tại ĐBSCL 2016. (Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam)
Hạn hán, xâm mặn tại ĐBSCL 2016. (Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam)

Hơn 230.000 hộ dân thiếu nước, thiếu đói. Khoảng 1,5 triệu người liên tục nhiều tháng không có thu nhập (theo quy ước mỗi gia đình có diện tích sản xuất khoảng 0,5ha). Chỉ riêng hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng đã có hơn 40.000 người bỏ quê đi làm ăn xa trong điều kiện túng quẫn.

Ước tính thiệt hại của người dân trong đợt hạn – mặn 2015-2016 toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 5.500 tỷ đồng.

Theo phân tích, có hai nguyên nhân chính gây ra đợt hạn hán này. Nguyên nhân thứ nhất do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino dẫn đến nắng hạn gay gắt và lượng mưa thấp hơn hẳn so với các năm. Năm 2015 ít mưa nên dòng chảy kiệt mùa khô 2015-2016 vào ĐBSCL giảm xuống từ 7.000 xuống còn 200 m3/s, bằng 20-30% lượng bổ sung hàng năm.

Hạn nghiêm trọng, Mặn xâm nhập gần như toàn bộ các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.... (Ảnh: nongnghiep.vn)
Hạn nghiêm trọng, Mặn xâm nhập gần như toàn bộ các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…. (Ảnh: nongnghiep.vn)

Nguyên nhân thứ hai là do hàng loạt thủy điện mọc lên ở thượng nguồn sông Mekong, chặn dòng chảy khiến nước từ sông Mekong về khu vực ĐBSCL thiếu hụt, dẫn đến tình trạng dòng chảy cạn kiệt, nước mặn thâm nhập ngược dòng vào sâu trong đất liền.

Trận hạn hán, xâm mặn khốc liệt chỉ kết thúc vào đầu tháng 6.

  • Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Hạn hán khốc liệt nhất 10 năm qua

Kéo dài từ tháng 11-12/2015 tới cuối tháng 6/2016, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên kiệt quệ trong cơn khô hạn nghiêm trọng nhất 10 năm qua. Ròng rã nhiều tháng không mưa, các hồ chứa nước, nhiều sông, suối đều khô trơ đáy. So với trung bình nhiều năm, lượng mưa thiếu hụt khoảng 30-50%, có nơi 80%.

Bản đồ thiên tai hạn hán tại 05 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa) năm 2016. (Nguồn: dmc.gov.vn)
Bản đồ thiên tai hạn hán tại 05 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa) năm 2016. (Nguồn: dmc.gov.vn)

Theo Bộ NN&PTNT, tính tới giữa tháng 4, thiên tai hạn hán đã khiến hơn 390.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; thiệt hại gần 233.000 ha cây trồng và trên 4,52ha thủy sản. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 5.200 tỷ đồng.

Theo nhận định chung, nguyên nhân gây hạn hán và mặn xâm nhập ở khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ là do hiện tượng El Nino dài nhất trong lịch sử (từ cuối năm 2014 đến 2016). Tuy nhiên, theo phân tích của nhà văn Nguyên Ngọc, còn một nguyên nhân cơ bản là do rừng tự nhiên Tây Nguyên đã bị tàn phá kiệt quệ, làm tổn hại nguồn nước ngầm, gây nạn hạn hán khốc liệt kéo dài từ Tây Nguyên tới ĐBSCL trong năm.

5. Cá chết hàng loạt tại nhiều tỉnh

Tại Phú Yên, tới giữa tháng 6, số lượng tôm, cá chết tại vùng biển xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu lên tới 12 tấn. Trong đó, hơn 10.000 con tôm hùm bông, 13.000 con tôm hùm xanh và 900 con cá mú thương phẩm.

Cá nuôi chết hàng loạt ở thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông (huyện Tuy An). (Ảnh: baophuyen.com.vn)
Cá nuôi chết hàng loạt ở thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông (huyện Tuy An). (Ảnh: baophuyen.com.vn)

Tại thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông, H.Tuy An, khoảng 72.000 con cá của 100 hộ đã chết, thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng. Nguyên nhân chính được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm, phát sinh vi khuẩn vibrio alginolyticus.

Đầu tháng 10, cá chết nổi trắng Hồ Tây (Hà Nội). Theo thống kê ban đầu, cá chết ước khoảng 200 tấn, trên diện tích hơn 500 ha, tại 24 cửa xả xuống Hồ Tây.

Khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng tại Hồ Tây (Hà Nội). (Ảnh tổng hợp/Facebook)
Khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng tại Hồ Tây (Hà Nội). (Ảnh tổng hợp/FB)

Thành phố cho biết cá chết do 4 nguyên nhân: hiện tượng tái ô nhiễm nước; thời tiết thay đổi dẫn tới thiếu oxy trong nước, ý thức người dân kém, xả thẳng rác thải và xả thải trái phép vào hồ; môi trường hồ bị ảnh hưởng do hiện tượng cho phép nuôi, thả cá kinh doanh. Ban quản lý hồ Tây cho hay mỗi ngày có khoảng 4.000 m3 nước thải chưa qua xử lý đổ xuống hồ. Hàm lượng amoniac trong nước gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép.

Cuối tháng 11, trên vùng biển xã Vạn Thạnh, Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, cá tiếp tục chết hàng loạt. Ước tính hơn 10 tấn cá chết dạt vào bờ. Nguyên nhân công bố là do tảo nở hoa (còn gọi là hiện tượng thủy triều đỏ).

Người dân thu dọn xác cá bớp chết nổi trên vịnh Cam Ranh. (Ảnh: baokhanhhoa.com.vn)
Người dân thu dọn xác cá bớp chết nổi trên vịnh Cam Ranh. (Ảnh: baokhanhhoa.com.vn)

6. Ô nhiễm không khí

Nhiều tháng qua, trạm đo của Đại sứ quán Mỹ ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội hầu như ở ngưỡng nguy hại cho sức khỏe.

Chỉ số AQI ở khu vực trung tâm Hà Nội hầu như lên đến trên 250 hoặc trên 300 – tức, có tới 250-300 hạt bụi PM2,5 trong một mét khối không khí.

Chưa có công bố chính thức về tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo các bảng xếp hạng quốc tế trong nhiều năm, Việt Nam liên tục nằm trong 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Bản đồ ô nhiễm không khí tại Việt Nam. (Nguồn: Đại học Yale/dẫn qua Tạp chí Forbes Việt Nam)
Bản đồ ô nhiễm không khí tại Việt Nam. (Nguồn: Đại học Yale/dẫn qua Tạp chí Forbes Việt Nam)

Theo kết quả nghiên cứu công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos năm 2012, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia về ảnh hưởng của chất lượng không khí. Cuộc khảo sát do 2 trường Đại học Yale và Columbia thực hiện.

Năm 2014, Việt Nam đứng thứ 170/178 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới, theo Bảng chỉ số xếp hạng môi trường của Tổ chức Thương mại Thụy Điển.

Cuối tháng 9/2016, một phúc trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cùng với Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam nằm trong số các nước ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Ngày 11/12/2016 vừa qua, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2016 (Vietnam Business Forum 2016), nhiều doanh nghiệp quốc tế công bố sẽ rút vốn đầu tư khỏi Việt Nam vì môi trường sống không còn đảm bảo do ô nhiễm không khí và môi trường nghiêm trọng.

7. Sập hầm khai thác vàng vùi lấp nhiều người`

Đêm 19/8, do ảnh hưởng của bão số 3, mưa to trên diện rộng tại tỉnh Lào Cai, gây lũ cuốn, sạt lở đất. Lũ cuốn sập hầm vàng tại khu khai thác trên địa bàn thôn Mà Sa Phìn, xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, Lào Cai, vùi lấp nhiều phu vàng.

2, 9 hay hàng chục người đã tử nạn trong vụ sập hầm ở bãi vàng Mà Sa Phìn (Lào Cai) trong đêm 19, rạng sáng 20/8 vẫn còn là một câu hỏi chưa được trả lời. (Ảnh tổng hợp/laodong.com.vn)
2, 9 hay hàng chục người đã tử nạn trong vụ sập hầm ở bãi vàng Mà Sa Phìn (Lào Cai) trong đêm 19, rạng sáng 20/8 vẫn còn là một câu hỏi chưa được trả lời. (Ảnh tổng hợp/laodong.com.vn)

Sự việc gây chú ý khi số người tử nạn bị cho là bị ‘ém’ thông tin. Cho tới ngày 23/8, phía chính quyền Lào Cai cung cấp thông tin có 2 người tử vong và 4 người bị thương do cơn bão số 3 gây ra.

Tuy nhiên, khi báo chí tiếp cận các nhân chứng từ hiện trường trở ra, con số người chết ít nhất là 9 hoặc 12. Một số tờ báo khẳng định vụ sập hầm khai thác vàng khiến 18 người tử nạn, trong đó có 15 người Việt Nam và 3 người Trung Quốc.

8. Cháy quán karaoke làm 13 người thiệt mạng

Gần 2h chiều 1/11, lửa bùng từ quán karaoke, sau đó lan rộng, thiêu rụi 4 căn nhà 8 tầng cùng ôtô, xe máy đậu gần đó trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội). Hỏa hoạn kéo dài hơn 5 giờ, làm 13 người thiệt mạng, hàng chục người phải đu ống nước, trèo thang thoát thân.

Hiện trường vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng khiến 13 người tử vong, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi tại số 68 Trần Thái Tông (Hà Nội). (Ảnh tổng hợp/FB)
Hiện trường vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng khiến 13 người tử vong, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi tại số 68 Trần Thái Tông (Hà Nội). (Ảnh tổng hợp/FB)

Chủ quán karaoke cùng 1 thợ hàn và người chủ cơ sở hàn bị khởi tố. Phó trưởng Phòng Văn hóa Thông tin quận và Phó Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu bị cách chức, một số người khác bị khiển trách do quán karaoke hoạt động khi chưa có giấy phép kinh doanh, chưa có giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Từ ngày 5/11, Hà Nội tạm dừng cấp phép kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn; kiểm tra, rà soát điều kiện, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy ở các công trình, chung cư, chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí. Theo thống kê, có tới 23 vụ hỏa hoạn tại các cơ sở kinh doanh karaoke trên cả nước trong năm, bình quân 2 vụ/tháng.

9. Thảm sát 

Liên tiếp nhiều vụ thảm sát gây chấn động xảy ra trong năm 2016.

  • Thảm án 4 bà cháu bị sát hại tại Quảng Ninh

Sáng sớm 24/9, tại khu Hợp Thành, phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, chị Vũ Thị Thanh đi làm ca đêm về thì thấy mẹ đẻ cùng 2 con (8 và 9 tuổi) và 1 cháu (2 tuổi) bị sát hại.

Qua điều tra, đối tượng Doãn Trung Dũng (45 tuổi), cháu rể nạn nhân là nghi can duy nhất, bị phát lệnh truy nã.

Tối cùng ngày Dũng bị bắt, khai gây án do ảo giác của ma tuý. Liên tục nhiều ngày trước khi gây án, hắn đã dùng thuốc lắc. Ngày 16/12, sau gần 4 tháng gây ra thảm án, Dũng bị tuyên phạt án tử hình.

  • Thảm sát tại Lào Cai: 4 người trong gia đình bị sát hại

Tối 9/8, tại thôn Phìn Ngan, Trịnh Tường, huyện Bát Xát, Lào Cai, thi thể chị Tẩn Tà Mẩy (22 tuổi), hai con gái (2 tuổi và 28 ngày tuổi) cùng cháu gái (6 tuổi) bị phát hiện dưới ao, suối và khe nước cạnh nhà. Các nạn nhân đều bị giết trước khi bị dìm xuống nước, đè đá để phi tang. Trong nhà bị lục tung, mất 14 triệu đồng.

Sau khi gây án, Lở vào bếp đặt bẫy súng kíp với ý định giết nốt chồng nạn nhân nhưng bất thành.

Cảnh sát xác định Tẩn Láo Lở (hàng xóm với nạn nhân) là nghi can duy nhất. Sau gần một tháng lẩn trốn trong rừng, đêm 4/9, Lở bị bắt. Nghi phạm hiện bị khởi tố về tội Giết người và Cướp tài sản.

  • Thảm án tại Hà Giang: 4 người bị sát hại

Khoảng 4g ngày 1/12, xảy ra một vụ giết người khiến 4 người thiệt mạng tại xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

4 nạn nhân gồm: ông Phù Láo Tả (59 tuổi), Phù Thị Nguyệt (hơn 1 tuổi), bà Tải Thị Mở (51 tuổi) và anh Phù Văn Thịnh (23 tuổi). Anh Phù Láo Sán (26 tuổi) bị thương được đưa đi cấp cứu.

Nghi phạm gây án là Phù Minh Tuấn (32 tuổi, trú xã Tân Trịnh, cùng huyện) bị bắt giữ ngay sau đó.

Được biết, đầu tháng 1/2015, Tuấn từng dùng dao sát hại con ruột và bị công an bắt giữ. Do có tiền sử bị tâm thần nặng, Tuấn bị buộc đưa đi chữa trị ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương và mới được về nhà đầu tháng 7 thì tiếp tục gây án.

Và còn nhiều vụ án mạng nghiêm trọng khác.

10. Cuốn tử thi vào chiếu

Hình ảnh người nghèo chết vì bệnh, không có tiền được người nhà bó chiếu mang về gây nên làn sóng trong dư luận trước tình cảnh nghèo khổ tới cùng cực của người dân.

Ngày 14/9, công an tỉnh Sơn La xác nhận thông tin một xe máy chở thi thể người cuốn chiếu tại TP. Sơn La. Thi thể là chị Lò Thị P. tử vong vì viêm phổi vào ngày 12/9. Do quá nghèo, khi thấy sức khỏe chị P trở yếu, người nhà viết đơn xin về, thuê xe ôm chở từ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La về. Đi tới giữa đường, chị P. qua đời, xe ôm bỏ cuộc. Người anh trai không đủ tiền thuê ôtô nên tự bó chiếu thi thể em gái, buộc sau xe máy đưa về nhà.

(Ảnh tổng hợp/Facebook)
(Ảnh tổng hợp/FB)

Ngày 16/9, cũng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Sơn La, những người con bó xác bố (vừa mất vì lao) vào chăn chiếu, rồi buộc sau xe máy đưa về nhà, vì nghèo túng.

Chiều 11/12, anh Bùi Văn L. (SN 1983, quê ở xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn. Gia đình cuốn chăn, khiêng về nhà.

Lê Trai

Việt Nam, mãnh hổ hay mèo rừng?

Kính Hòa, phóng viên RFA
Tác phẩm Việt Nam, mãnh hổ hay mèo rừng và tác giả Phạm Văn Thuyết

Tác phẩm Việt Nam, mãnh hổ hay mèo rừng và tác giả Phạm Văn Thuyết

RFA photo

Việt Nam, Mãnh hổ hay mèo rừng là tên một quyển sách hiếm hoi tổng kết một cách ngắn gọn sự phát triển của Việt Nam mấy mươi năm qua, hiện nay, và tương lai. Sách do giáo sư Phạm Văn Thuyết biên soạn và được nhà xuất bản Tiếng quê hương xuất bản tại Mỹ.

Ý kiến của một số nhà quan sát, nhà báo về những điều mà giáo sư Phạm Văn Thuyết đề cập trong quyển sách này như thế nào?

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Giáo sư Phạm Văn Thuyết là một chuyên viên của Ngân hàng thế giới, đã từng làm việc ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, và ông đã tham gia vào các kế hoạch khác nhau để giúp đỡ các quốc gia đang phát triển, hoặc chuyển mô hình phát triển kinh tế ở các quốc gia như các nước Đông Âu và Việt Nam.

Quyển sách Việt Nam mãnh hổ hay mèo rừng chỉ dày hơn 250 trang, gồm 8 chương và 4 phụ lục. Tác giả đã trình bày nhiều kiến thức về kinh tế, và qua đó lịch sử thay đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam trong 30 năm qua, bằng một ngôn ngữ phổ cập cho mọi tầng lớp dân chúng.

Về cơ bản mình tán thành ý kiến của anh Thuyết, mình muốn đi sâu vào bề sâu của nó, cái đằng sau của nó, là nó không chỉ phản ánh hoàn toàn ý thức hệ còn sót lại, nhưng thực sự đằng sau đó không có ý thức hệ gì cả, mà hoàn toàn là quyền lực.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Trong hai chương đầu tiên tác giả tóm tắt sự thay đổi lớn nhất của Việt Nam trong ba mươi năm nay, đó là chuyển từ mô hình phát triển kinh tế  kế hoạch hóa theo kiểu Liên Xô, sang một mô hình tự do hơn với những yếu tố thị trường. Nhưng ông nhấn mạnh rằng tại Việt Nam, đảng cầm quyền chủ trương rằng mô hình của Việt Nam phải là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với vai trò rất áp đảo của lĩnh vực quốc doanh.

Mô hình này được tác giả phân tích kỹ hơn trong chương năm, trong đó bàn luận kỹ về việc giải quyết sự cồng kềnh và không hiệu quả của các công ty quốc doanh. Ông cho rằng do vấn đề ý thức hệ cho nên nhà nước Việt Nam không dám tư nhân hóa các công ty quốc doanh, mà chỉ cổ phần hóa nó, và như vậy các công ty quốc doanh mua chằng chéo qua nhau, giữ thế mạnh của lĩnh vực quốc doanh trong nền kinh tế. Nhận định này của giáo sư Thuyết được Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội, một doanh nhân thành công trước khi trở thành một nhà hoạt động dân sự, bình luận:

“Họ ngại cái tư nhân hóa, vì họ muốn không có sự chống đỡ của những người rất là bảo thủ theo chủ nghĩa Mác hay cái gì đấy. Họ bèn vẽ ra cái chữ cổ phần hóa. Họ làm như vậy để qua mặt được các ông kia. Nhưng hệ quả thì không lường được, vì cách làm như thế không triệt để, không giống ai cả. Về cơ bản mình tán thành ý kiến của anh Thuyết, mình muốn đi sâu vào bề sâu của nó, cái đằng sau của nó, là nó không chỉ phản ánh hoàn toàn ý thức hệ còn sót lại, nhưng thực sự đằng sau đó không có ý thức hệ gì cả, mà hoàn toàn là quyền lực.”

Giáo sư Phạm Văn Thuyết cũng đưa vào quyển sách này những kinh nghiệm ông làm việc khắp nơi trong lĩnh vực ngân hàng. Ở chương cuối cùng, tác giả có đưa ra lời khuyên về việc cải tổ ngành ngân hàng tại Việt Nam theo hướng giảm số lượng ngân hàng, tập trung phát triển những ngân hàng lớn. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, người từng nhiều lần làm việc với giáo sư Thuyết nhận định:

Đấy là một chuyên gia am hiểu về ngân hàng. Theo tôi hiểu thì ý của ông Thuyết là phải có những ngân hàng đủ lớn, có qui mô và chất lượng để nó có thể cạnh tranh trong khu vực. Nếu mà ngân hàng nhỏ quá thì khó mà cạnh tranh được, khó vươn ra được với quốc tế. Hiện nay các ngân hàng của Việt Nam chưa có đủ độ lớn để vươn ra cạnh tranh quốc tế và cũng khó đảm nhận tốt các chức năng mà ngân hàng hiện nay cần phải làm.”

Thực tế là vào năm 2016 người ta chứng kiến sự phá sản của nhiều ngân hàng tại Việt Nam, mà theo Tiến sĩ Nguyễn Quang, người có nhiều kinh nghiệp trong ngành ngân hàng, chính là do sự phát triển số lượng ngân hàng vô tội vạ, đưa đến các ngân hàng nợ chồng chéo lên nhau, và lâm vào khủng hoảng.

Một điều quan trọng có thể gọi là xương sống của việc cải cách kinh tế Việt Nam sang hướng thị trường là giải quyết vấn đề sở hữu đất đai. Giáo sư Thuyết cho rằng đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, và điều này khó lòng thay đổi khi đảng cộng sản vẫn còn cầm quyền. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng đó là một điều khó khăn nhất của cải cách kinh tế ở Việt Nam:

Đó là một trong những điều nan giải nhất. Thực tế Việt Nam hiện nay cho thấy rất rõ. Tức là nếu không giải quyết vấn đề sở hữu toàn dân đối với đất đai thì việc lạm dụng sở hữu toàn dân, cho lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân còn rất lớn.

Khu rừng giáo dục và luật pháp

IMG_7611-400.jpg
Tác phẩm Việt Nam, mãnh hổ hay mèo rừng của tác giả Phạm Văn Thuyết. RFA photo

Giáo sư Phạm Văn Thuyết dùng khá nhiều thời gian để bàn về vấn đề luật pháp tại Việt Nam. Theo nhận định của giáo sư Thuyết, thì Việt Nam cũng như Trung quốc, quốc gia láng giềng có hệ thống kinh tế xã hội khá tương đồng, có hai hệ thống luật pháp, một là các văn bản do nhà nước ban hành, còn hai là cách thức hành xử luật trong thực tế, và điều mập mờ này tạo rất nhiều khó khăn cho việc phát triển. Bàn về việc này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói:

Việc thực thi luật pháp của Việt Nam là rất kém, vì ở Việt Nam không có cái luật về sự lãnh đạo của đảng, và người ta dựa vào các nghị quyết tập thể, để trên cơ sở đó người ta nói rằng cái việc tôi làm là nghị quyết tập thể, chứ không phải là quyết định của cá nhân tôi. Bởi vậy hiệu lực của luật pháp Việt Nam là rất thấp.”

Giáo sư Thuyết cho rằng vẫn có những vấn đề về luật pháp ở Việt Nam hiện nay vẫn không thể cải cách được do những trở ngại về mặt chính trị.

Cũng có những người chủ trương đóng góp trước, rồi nhà nước, hay những người cộng sản cố chấp nhìn thấy những cái tốt rồi từ từ thay đổi
-Nhà báo Việt Nguyên

Một nội dung quan trọng được giáo sư Thuyết nhấn mạnh rất nhiều trong tập sách này là làm sao cải thiện được nền giáo dục Việt Nam để có thể đào tạo được nhân lực cho đất nước. Theo ông thì sự yếu kém của ngành giáo dục ngày càng lộ rõ khi các công ty hàng đầu thế giới không thể tìm được người làm việc trong nước, trong khi đó nhiều người Việt Nam thành đạt ở nước ngoài khó có thể trở về nước làm việc do một sự nghi hoặc về chính trị.

Nhà báo Việt Nguyên, từ Hoa Kỳ nhận xét rằng giáo sư Thuyết nhấn mạnh phần giáo dục vì một đất nước cần có những viễn kiến để phát triển. Ông nói tiếp về phần nói về giáo dục tại Việt Nam trong sách của giáo sư Thuyết:

“Đọc kỹ thì thấy cũng giống như ý nghĩ của những người từ ngoại quốc về, hay những người trong nước ra nước ngoài rồi về, thì phải có một thay đổi về căn bản chính trị.”

Những nghi ngại về chính trị, hay là những cố chấp về chính trị không ngăn cản được những người như giáo sư Phạm Văn Thuyết về nước góp ý. Nhà báo Việt Nguyên, cũng là bác sĩ Nguyễn Đức Tuệ, nhận xét rằng tập sách của giáo sư Thuyết ghi nhận cố gắng của nhiều trí thức người Việt ở hải ngoại mong muốn đất nước phát triển:

Không cần để ý đến vấn đề chính trị, vì mình chủ trương thay đổi nước nhà. Có nhiều cách thay đổi. Có người chủ trương thảy đổi chế độ chính trị trước, rồi những cái khác sẽ tới. Nhưng cũng có những người chủ trương đóng góp trước, rồi nhà nước, hay những người cộng sản cố chấp nhìn thấy những cái tốt rồi từ từ thay đổi.”

Giáo sư Phạm Văn Thuyết qua đời vào ngày 15 tháng giêng năm 2015. Nhà báo Việt Nguyên nhận xét rằng những điều mà giáo sư Phạm Văn Thuyết đề cập thể hiện ở 90% sự thay đổi của Việt Nam trong mấy mươi năm qua, nhưng những trở ngại về chính trị mà giáo sư Thuyết cũng như các nhà quan sát trong nước nhận xét, đã làm cho Việt Nam không thể trở thành con hổ của châu Á được mà chỉ trở thành con mèo rừng, trong một môi trường hãy còn hoang dại của luật pháp và giáo dục.

Đình chỉ vụ án Lợi dụng tự do dân chủ với ông Kim Quốc Hoa

Đình chỉ vụ án Lợi dụng tự do dân chủ với ông Kim Quốc Hoa

BBC

Ông Kim Quốc Hoa được nói "đã nhận thức rõ sai phạm". Nguồn: báo NCT

Ông Kim Quốc Hoa được nói “đã nhận thức rõ sai phạm”. Nguồn: báo NCT

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa quyết định đình chỉ vụ án Lợi dụng quyền tự do dân chủ theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự với Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa.

Theo quyết định số 01/QĐ-VKSTC-V1 mà BBC có trong tay ra ngày 21/12 do Kiểm sát viên Vụ trưởng Nguyễn Tố Toàn ký thừa lệnh Viện trưởng, ông Hoa được đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự do “đã nhận thức rõ sai phạm và có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự”.

Vụ án hình sự ở báo Người Cao Tuổi đã bị khởi tố từ tháng 2/2015 và ông Kim Quốc Hoa bị Bộ Công an khởi tố bị can từ tháng 5/2015.

Lý do khởi tố ông Hoa được mô tả là “vì đã có hành vi viết, duyệt cho đăng trên Báo Người Cao Tuổi một số bài báo có nội dung sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của một số tổ chức, công dân, phạm vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, quy định tại Điều 258, Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.”

Cùng lúc, nơi ở và nơi làm việc của ông cũng bị khám xét.

Trước đó, ông Kim Quốc Hoa đã bị tạm dừng chức vụ tổng biên tập báo Người Cao Tuổi và bị Hội Nhà báo Việt Nam ra quyết định rút thẻ nhà báo.

Tên miền của tờ báo cũng bị thu hồi.

Tờ báo do ông Hoa làm chủ bút đã đăng nhiều bài điều tra cáo buộc tình trạng tham nhũng trong quan chức hoặc nêu ra các vấn đề khác nhau liên quan đến công an và quân đội ở Việt Nam.

Trong số đó có các bài như: ‘Chống tham nhũng khi trao “vũ khí” cho bọn biến chất’, ‘Bàn về “Thị trường sao và vạch”‘, ‘Huyện Văn Giang quyết định thực hiện cưỡng chế trái luật’… và nhiều bài khác.

Theo kết quả điều tra của Bộ Công an, trong thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 1/2015, với trách nhiệm tổng biên tập ông Hoa đã cho đăng 22 bài báo và tự viết một bài có tựa đề “Sự thật về ‘công tử’ Hà Thành ra Trường Sa” bị cho là có một số nội dung “sai sự thật, làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của các cá nhân, tổ chức Nhà nước”.

Ông Kim Quốc Hoa từng phản bác các cáo buộc và tuyên bố tờ báo của ông ‘sẽ kiên trì khiếu nại làm rõ sự thật để bảo vệ thanh danh’.

Tai nạn giao thông ở Việt Nam: Mỗi ngày 24 chết, 60 bị thương

Tai nạn giao thông ở Việt Nam: Mỗi ngày 24 chết, 60 bị thương

Nguoi-viet.com

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam. (Hình: Báo Hà Nội Mới)

HÀ NỘI (NV) – Thông tin trên được chính phó thủ tướng, kiêm chủ tịch Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia đưa ra tại “Hội Nghị An Toàn Giao Thông Việt Nam năm 2016,” vào ngày 22 Tháng Mười Hai.

Theo báo Hà Nội Mới, tại hội nghị, ông Trương Hòa Bình, phó thủ tướng CSVN nhìn nhận, những thiệt hại to lớn mà tai nạn giao thông gây ra đối với sinh mạng, sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam là rất lớn.

Đặc biệt, với số lượng xe cộ lưu thông gia tăng nhanh chóng đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện “các giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng thể chế, có các giải pháp kiềm chế và bảo đảm an toàn giao thông…”

“Tình hình trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông tại Việt Nam diễn biến phức tạp, khiến mỗi ngày có đến  24 người chết và 60 người bị thương tật suốt đời vì tai nạn giao thông. Chưa hết, nạn ùn tắc giao thông vẫn xảy ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… Thậm chí ngay cả trên trời, hàng chục chuyến bay kẹt chỗ phải chờ đáp mỗi ngày ở phi trường Tân Sơn Nhất,” ông Bình nói. (Tr.N)

Thực trạng bệnh viện công hiện nay

Anh Vũ, thông tín viên RFA

Một bệnh viện nhi đồng công ở Hà Nội chụp hôm 17/4/2014.

Một bệnh viện nhi đồng công ở Hà Nội chụp hôm 17/4/2014.

AFP photo
Tình trạng các BV công quá tải bệnh nhân diễn ra đã nhiều chục năm nay, tình trạng người bệnh nằm ghép trên một giường là chuyện hết sức phổ biến.

Quá tải

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, trong 10 năm qua nhiều bệnh viện công đang ở trong tình trạng quá tải trầm trọng, công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức 90-110%. Bệnh nhân thường phải nằm ghép 3-4 người một giường. Một phòng có 4 giường, nhưng cả chục bệnh nhân nằm điều trị là điều thường thấy, tại hầu hết các bệnh viện của nhà nước.

Điều đáng nói là, tình trạng bệnh nhận phải nằm ghép đến nay được coi là chuyện đương nhiên, và người bệnh phải chấp nhận.

Ông Thành quê ở Thanh Hóa, hiện đang chăm sóc con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết:

“Bệnh viện đông quá, phải nằm 02 cháu một giường, nhưng do các cháu ốm đau nhiều quá thì phải chấp nhận như thế, biết làm sao được?”

Dưới nhan đề “Người dân vây Bộ trưởng Y tế tại Bệnh viện K vì bức xúc “, báo VnExpress ngày 9/12/2016 cho biết, sáng 8/12, khi đi thị sát Bệnh viện K (Hà Nội), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được nhiều bệnh nhân vây quanh phàn nàn về tình trạng nằm ghép giường và nhiều khoản chi “khó nói”…

Bệnh viện đông quá, phải nằm 02 cháu một giường, nhưng do các cháu ốm đau nhiều quá thì phải chấp nhận như thế, biết làm sao được?
– Ông Thành

Theo đó, tại khoa Nội 2, Bộ trưởng Tiến đã hết sức bức xúc khi chứng kiến có tới 4 bệnh nhân ngồi chung nhau trên một giường bệnh. Lập tức bà Bộ trưởng đã chỉ trích lãnh đạo Bệnh viện rằng, “Thử hỏi các bác sĩ, bắt các anh 4 người ngồi trên cùng một giường bệnh cá nhân này, các anh có chịu được không? Đến người khoẻ còn không chịu đựng nổi nữa là bệnh nhân”.

Truyền thông nhà nước ở VN đã không ít lần báo động tình trạng quá tải ở các bệnh viện hiện nay đã ở mức nghiêm trọng, nhất là mỗi khi xảy ra dịch bệnh. Nói về tình trạng quá tải ở các bệnh viện hiện nay, BS Đông ở bệnh viện Ung bướu TP. HCM cho biết:

“Từ trước đến giờ bệnh viện luôn quá tải, nguyên nhân là do nguồn bệnh nhân từ các tỉnh chuyển lên thêm tới 60-70%. Theo định biên thì bệnh viện có 1.300 giường nhưng chỉ có 700 giường nội trú thôi, nhưng số bệnh nhân nội trú luôn là 1.700-1800 người, kể cả bệnh nhân ngoại trú là 8.000 người. Vì thế tình trạng một giường nằm 2-3 người thậm chí không phải là nằm nữa, mà gọi là ngồi.”

Ngành y nói gì?

Trả lời câu hỏi về nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh viện công quá tải hiện nay, Bác sĩ Thắng một bác sĩ tại Khoa Khám bệnh một Bệnh viện Trung ương ở Hà nội cho biết:

000_Del8393216-400.jpg
Phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Hải Phòng chụp hôm 29/12/2015.AFP photo

“Tính từ năm 1975 dân số của chúng ta đã tăng gấp đôi nhưng số lượng bệnh viện lại không tăng bao nhiêu, thêm vào đó lượng khách vãng lai, lao động ngoại nhập vào làm các công trình, nên càng làm nhu cầu khám bệnh tăng cao vì vậy dẫn đến quá tải bệnh viện. Thêm vào đó quá trình ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn nhiễm hóa chất lại càng làm người dân mắc bệnh nhiều hơn.”

Theo báo Người Lao động, TS. Lý Ngọc Kính, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế y tế Việt Nam, nguyên cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế)  cho rằng, các BV đang tồn tại 2 tình trạng là quá tải thật và quá tải “ảo”. Quá tải “ảo” là do người bệnh vượt tuyến điều trị trong khi bệnh tình không đáng phải vậy. Song theo ông, điều đáng lo là trên thực tế, nhiều BV không muốn giảm tải, vì quá tải sẽ mang lại thu nhập cho bệnh viện. Theo ông, Bộ Y tế cần phải quy định rõ danh mục cơ bản mà tuyến trên phải làm, những danh mục còn lại thuộc tuyến dưới.

Theo Bác sĩ Thắng, hiện nay tình trạng người bệnh cứ ốm là vượt tuyến để khám, không cần biết bệnh nặng hay nhẹ diễn ra rất phổ biến, theo ông có nhiều ca bệnh nhân mắc bệnh thông thường, mà các cơ sở tuyến dưới thừa sức giải quyết. Ông giải thích:

“Năng lực y tế tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế cũng là nguyên nhân khiến các bệnh viện tuyến trên quá tải trầm trọng – rất nhiều bệnh viện tuyến huyện xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu thốn, thiếu cán bộ y tế giỏi chuyên môn…, trong khi điều kiện kinh tế người dân các tỉnh ngày càng khá, họ có xu hướng lên tuyến trên điều trị…”

Khi được hỏi làm thế nào để có thể nhanh chóng giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng quá tải tại các bệnh viện công?

Cần tăng cường chất lượng điều trị, một Bác sĩ thuộc Trung tâm Phát triển năng lực quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đề nghị dấu danh tính cho biết:

“Đầu tiên là phải nâng cao chất lượng điều trị, làm thế nào để giảm số ngày nằm viện càng ít càng tốt, bằng cách chúng tôi sẽ đưa ra các tiêu chuẩn được nằm viện một cách chặt chẽ, không cho nhập viện một cách ồ ạt. Đối với các bệnh nhân không xứng đáng phải nằm viện thì chúng tôi sẽ chuyển xuống tuyến dưới hoặc cho họ điều trị tại nhà với các tư vấn thật là chi tiết.”

Giải quyết cách nào?

Theo Bác sĩ  Thắng, muốn giải quyết triệt để tình trạng quá tải cần đầu tư nhiều hơn cho ngành y, giải quyết tận gốc, toàn diện và triệt để, cả về tổ chức nhất là con người và chính sách đầu tư, đãi ngộ cho y, bác sĩ. Bắt đầu bằng cải cách tiền lương, phân bố hợp lý lực lượng nhân sự hiện có, tránh tình trạng cán bộ giỏi và trang thiết bị hiện đại dồn lên tuyến trên. Ông khẳng định:

Muốn chống quá tải thì Nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn cho ngành y về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là con người có chuyên môn thật tốt…
– Bác sĩ Thắng

“Theo tôi, muốn chống quá tải thì Nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn cho ngành y về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là con người có chuyên môn thật tốt, và phải được đào tạo bài bản thì mới có thể giảm quá tải ở các bệnh viện.”

Chúng tôi đã liên lạc tới Cục Quản lý khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế để tìm hiểu về chủ trương của Bộ Y tế trong việc giải quyết vấn đề này, nhưng không nhận được sự trả lời.

Theo báo Tuổi trẻ, TS-BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, đã không cầm được nước mắt khi cho biết, “Chúng ta tự hào tay nghề bác sĩ cao, tự hào điều trị khỏi được những căn bệnh rất đặc biệt, nhưng người bệnh vào bệnh viện phải nằm ghế bố, hành lang, thậm chí phải nằm gầm giường. Sản phụ sinh xong như cua mới lột xác, cần nằm nơi kín gió, không có ánh mặt trời nhiều nhưng có người vẫn phải nằm hành lang, nằm ghế bố. Tôi thật sự rất đau lòng”. Phát biểu của Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết có lẽ còn là một câu hỏi đặt ra đối với trách nhiệm của những nhà quản lý trong ngành y tế.

Sài gòn bây giờ sang trọng quá phải không Anh..????

Sài gòn bây giờ sang trọng quá phải không Anh..????

Sài gòn bây giờ dù mưa hay nắng
Rác ngập đầy đường xe kẹt quanh năm
Sài gòn bây giờ ăn xin khắp lối
Quán nhậu lan tràn hạnh phúc tối tăm

saigon-1

 

 

 

 

 

 

 

Sài gòn bây giờ mánh mung hết biết

Một bước ra đường bao kẻ rình ta
Sài gòn bây giờ cơn mưa trút nước
Phố xá thành sông nước ngập tràn nhà

saigon-2

 

 

 

 

 

 

 

Sài Gòn bây giờ mạnh ai nấy tiểu
Chẳng chút ngượng ngùng tiểu giữa thanh thiên
Sài Gòn bây giờ quán ôm trăm thứ
Phẩm giá con người đạo đức đảo điên

tho-che-vui-dai-duong

 

 

 

 

 

 

Chỉ biết đến tiền, tình người không có
Chân ngắn chân dài tìm cách lừa nhau
Ngậm đắng nuốt cay đổi tình thay bạn
Tan nát gia đình nuốt hận niềm đau

saigon-4

 

 

 

 

 

 

 

Sài Gòn bây giờ bụi ơi là bụi
Cái nóng nung người da thịt mồ hôi
Sài  Gòn bây giờ cướp ngày hết ý
Tích tắc một giây tấm lắc bay rồi .

Sài Gòn bây giờ khói xe mù mịt
Nghẹt thở tim gan phèo phổi mệt nhoài
Sài Gòn bây giờ kẹt xe không ngớt
Đâu dám qua đường ngại chết banh thây

sai-gon-5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sài Gòn bây giờ suốt ngày ăn nhậu
Đĩ điếm đầy đường chèo kéo người qua
Sài  Gòn bây giờ khắp nơi đồ giả
Giả vật giả người giả cả tình xa

sai-gon-6

 

 

 

 

 

 

Sài  Gòn bây giờ cường hào ác bá
Tham nhũng vòi tiền mọi thứ trao tay
Tình người tan nhanh đồng tiền trước đã
Sài  Gòn bây giờ đạo đức đã bay .

sai-gon-7

 

 

 

 

 

 

 

Thực phẩm ngập đầy tràn lan hoá chất
Tráo trở lọc lừa giết cả Mẹ Cha
Sài  Gòn bây giờ dù mưa hay nắng
Cắt xéo lọc lừa xẻ thịt banh da .

biem-hoa-trung-quoc-8

Sài  Gòn bây giờ chỉ toàn người Bắc
Nắm giữ quyền hành to nhỏ cơ quan
Khắp cả phố phường âm thanh the thé
Một lũ ngu si cuồng sắt đầy đàng

Sài  Gòn bây giờ tang thương khiếp quá
Bệnh viện một giường năm bảy người chen
Bác sỹ y công đua nhau móc túi
Tán tận lương tâm một lũ ươn hèn

benh-vien-8

 

 

 

 

 

 

 

Sài  Gòn bây giờ Đài Loan kiếm vợ
Những gái trần truồng để lựa tự nhiên
Văn hoá thuần phong nát tan hết cả
Một đám côn đồ một xã hội điên .

Sài  Gòn bây giờ trăm phương ngàn kế
Móc ngoặc, phong bì, tham nhũng, mánh mung
Tai nạn giao thông lăn đùng ra chết
Vô cảm làm ngơ văn hoá điên khùng .

Sài  Gòn bây giờ nhà cao cửa rộng
Của đám cường quyền vơ vét người dân
Khóc lóc kêu oan biểu tình khắp lối
Sắt máu côn đồ đàn áp thẳng tay .

thang-tay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sài  Gòn bây giờ ôi thôi hết biết
Còn nữa ta đâu Hòn Ngọc Viễn Đông
Tan nát niềm tin lòng dân căm phẫn
Mong muốn có ngày xoá sạch cho xong

nguoi-ngheo

 

 

 

 

 

 

 

Sài  Gòn còn nhớ hay quên

Từng đêm ray rức cạnh bên đoạ đày
Hỡi người còn nhớ chăng thay
Sài  Gòn năm cũ tháng ngày yêu thương .

Poem By: Nguyễn Trãi.

CÔNG LÝ CỦA SỰ ĐOẠ ĐÀY

From facebơk:    Thảo Tâm and 2 others shared Luân Lê‘s post.
Image may contain: 1 person, text
Luân LêFollow

CÔNG LÝ CỦA SỰ ĐOẠ ĐÀY

Không biết mọi người còn nhớ vụ án diễn ra ở Bình Phước mà một cô bé 13 tuổi đi nhặt hạt điều để kêu oan cho bố mẹ mình bị bắt giam và xét xử về tội cố ý gây thương tích bấy lâu mà tôi đã đề cập hay không?

Trong phiên toà đó, người đàn bà đã khóc lóc trong đau đớn mà khai giữa công đường rằng, điều tra viên dí súng vào đầu tôi và quát, mày không ký vào biên bản tao bắn.

Nay đến tử tù Hàn Đức Long, ở Bắc Giang, cũng lâm vào cảnh tương tự khi ra khỏi ngục tù ông mới cất được lên tiếng nói oan khuất của mình, nếu không nhận tội tôi đã nằm dưới mồ từ lâu.

Quả là dãn man và kinh hoàng.

Trước đó là ông Nguyễn Thanh Chấn, cũng ở Bắc Giang, bị tra tấn và ép cung đến mức phải nhận tội bằng những lời khai được mớm, ép hoặc viết sẵn. Rồi 17.6 năm sau thì thủ phạm thực sự đã ra đầu thú để giải oan cho ông.

Ông Huỳnh Văn Nén, ở Bình Thuận, lâm vào hai án oan, mà ngay tại giữa phiên toà hôm xét xử ông phải cởi áo ra để cho tất cả những ai chứng kiến ở đó thấy trên cơ thể mình là những vết sẹo lớn và dọc khắp thân mình được tạo nên bởi nhục hình của những kẻ vô lương và bất chấp luật pháp chỉ để kết tội bằng được nhằm thăng quan tiến chức hoặc cố để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Còn biết bao nhiêu những tử tù hay những mảnh đời oan khiên vô tình nằm dưới tay những tên bạo quyền và những kẻ bất nhân mà nắm cán cân luật pháp đang chịu cảnh tù đày mà chưa thể chứng minh mình vô tội nữa?

Mạng người rẻ rúng quá, luật pháp bị coi khinh quá, bởi tâm lý kết tội bằng được, bởi nghiệp vụ non kém, bởi lương tâm cầm thú, nên mới rắp tâm dùng những thủ đoạn, biện pháp mà thế giới nghiêm cấm trong quá trình tố tụng để kết tội một người, đó là việc điều tra khép kín, không có sự tham dự của luật sư từ đầu, tư duy suy đoán có tội và sử dụng những hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ của người khác để lấy cung làm bằng chứng kết tội một ai đó.

Tôi đã đặt ra kế hoạch viết sách (khoảng 4 cuốn trong vòng 2 năm tới), và trong đó, tôi sẽ đặt tên cho một trong số những cuốn tôi sẽ viết là: CÔNG LÝ CỦA SỰ PHỤC TÙNG – để lột tả lên thân phận con người khi nằm dưới cán cân quyền lực, sự yếu kém của trình độ và nhân lực trong tố tụng, sự lạm dụng luật pháp để xâm hại quyền sống và được bảo vệ về thân thể của bất kỳ ai, sự thất bại của chu trình thẩm vấn khép kín mà thiếu vắng luật sư, sự trọng cung hơn trọng chứng để kết tội.

Tất cả, sẽ được lột tả trong cuốn sách ấy, khi chỉ cần có sự phục tùng là sẽ tìm thấy một phần thi thể của công lý.

Trung Cộng tung tiền giả mệnh giá 200 ngàn đồng vào Việt Nam

Trung Cộng tung tiền giả mệnh giá 200 ngàn đồng vào Việt Nam

Trung Cộng tung tiền giả mệnh giá 200 ngàn đồng vào Việt Nam
Tiền giả thu được khi bắt giữ. (Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp)

Sáng 20-12, Tòa án tỉnh Quảng Nam đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhóm 7 bị cáo về tội tàng trữ, lưu hành tiền giả.

Theo cáo trạng, trung tuần tháng 5-2016, nhà chức trách ở Quảng Nam bắt quả tang nhóm 7 người đang mua bán 1,158 tờ tiền giả mệnh giá 200,000 đồng được đưa từ Trung Cộng sang. Nhóm người này đến từ tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nghệ An.

Nguồn tiền giả được giao dịch tại cửa khẩu Tào Lùng, Cao Bằng. Người cung cấp lượng tiền giả này là người đàn bà có tên A Mỉng đã không bị bắt giữ, vì phía Trung Cộng từ chối.

Trước đó, hàng loạt vụ tiền giả khác bị bắt giữ cũng là đồng tiền mệnh giá 200 ngàn đồng, chất liệu polymer, từ Trung Cộng đưa sang với tỉ giá 1.5/10 (tức 1.5 triệu đồng tiền thật mua được 10 triệu đồng tiền giả). Sau đó số tiền giả này được bán lại cho đường dây tiêu thụ với tỉ giá 4/10 (4 triệu đồng tiền thật đổi 10 triệu đồng tiền giả).

Cho đến nay, phía Trung Cộng từ chối mọi cáo buộc có liên quan đến số lượng tiền giả từ những người Trung Cộng đưa sang Việt Nam.

Theo lời khai của những người buôn bán tiền giả, thì phía bên người Trung Cộng cho biết họ có hẳn nhà máy chuyên sản xuất tiền giả để bán sang Việt Nam.

Vũ Minh Ngọc / SBTN

Chính phủ ở đâu khi miền Trung chìm trong lũ?

Cát Linh, RFA

RFA

Một người đàn ông lội qua nước lũ ngay trước nhà ông ở Bình Định hôm 18/12/2016.

Một người đàn ông lội qua nước lũ ngay trước nhà ông ở Bình Định hôm 18/12/2016.

AFP photo

Hàng loạt đập thuỷ điện ở miền Trung và Nam Trung Bộ trong hơn một tháng qua liên tiếp xả lũ dồn dập gây thiệt hại lớn đến đời sống người dân địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng chính phủ chỉ quan tâm đến kinh tế mà đặt nhẹ sự mất mát của người dân, kể cả có thể đã do có vấn đề lợi ích nhóm trong việc cấp giấy phép làm thuỷ điện.

Lũ chồng lũ

Ngày 16 tháng 12, hàng loạt báo chí trong nước cùng đưa tin về các các thuỷ điện đồng loạt xả lũ dồn dập, nhấn chìm hoàn toàn các vùng hạ lưu.

Báo Tuổi trẻ đưa tin tập đoàn điện lực VN (EVN) xác nhận có 13 hồ chứa thuỷ điện của các đơn vị thuộc EVN đang xả lũ. Cùng ngày, thuỷ điện sông Tranh 2 tăng lưu lượng điều tiết.

Dồn dập những quyết định xả lũ vì mưa lớn vượt quá khả năng tích nước của hồ thuỷ điện ở miền Trung làm cho người dân từ Bình Định cho đến Hội An hứng chịu những trận ngập  “chưa từng thấy”.

Qui trình vận hành không đúng

Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam, qua email, cho chúng tôi biết những hồ thuỷ điện trên đã thực hiện không đúng nguyên tắc của tràn xả lũ:

“Tràn xả lũ là một hạng mục công trình rất quan trọng trong tổ hợp công trình đầu mối hồ chứa thủy điện (hay thủy nông). Nếu tràn xả lũ được thiết kế theo hình thức ‘tràn tự do’ (tức tràn không có cửa, ngưỡng tràn có cao trình ngang bằng với mực nước dâng bình thường), nên không thể có chuyện “xả lũ cấp tập” xảy ra. Vì với hình thức tràn tự do (không có cửa), lưu lượng xả lũ (Qxả) luôn nhỏ hơn lưu lượng lũ đến (Qđến): Qxả < Qđến.”

Theo lời ông Trần Nhơn, tại các hồ chứa thủy điện (kể cả cho thủy nông) ở miền Trung hiện tại được xây dựng theo mô hình bụng hồ thì rất nhỏ, nhưng tràn xả lũ lại thường được thiết kế theo hình thức ‘tràn có cửa’, là ngưỡng tràn đặt thấp hơn mực nước dâng bình thường 5 – 6 m, có thể tháo lưu lượng tối đa gấp rưỡi hay gấp đôi lũ lịch sử, cũng tức là gấp rưỡi hay gấp đôi Qđến (mục đích chính là để giảm chiều cao đập, do đó giảm khối lượng công trình xây dựng).

Thêm vào đó, theo lời ông Trần Nhơn, hầu hết các công trình thuỷ điện được thiết kế theo quy trình vận hành không đúng tiêu chuẩn:

“Người thiết kế lại thiết kế quy trình vận hành không chuẩn, và người quản lý có phần tùy tiện, không chịu xả lũ đúng lúc (sớm hơn) vì sợ không tích được đầy nước. Đến khi mực nước trong hồ dâng lên gần đến mực nước dâng bình thường mới vội vã xả lũ cấp tập (lo sợ vỡ đập). Lúc đó tràn xả lũ tháo một lưu lượng nước quá lớn (lớn hơn lũ lịch sử rất nhiều).”

Vì lợi ích kinh tế?

Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội cho biết các chuyên gia cũng đã đưa ra ý kiến về tình trạng xả lũ cấp tập là do địa hình miền Trung dốc, và khả năng trữ nước ở các đập thuỷ điện không quá lớn. Bên cạnh đó còn một lý do khác:

“Thứ hai là rừng đã bị tàn phá rất nhiều. Cho nên mỗi 1 gốc cây có thể giữ lại được từ 30 đến 60 lít nước, bây giờ cả triệu cây bị đốn thì sẽ bị thiệt hại.”

Chính vì vậy, không như những đập thuỷ điện ở miền Bắc có thể trữ nước và ngăn cản lũ, khi mùa khô đến thì trở thành nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp, miền Trung không có những đập thuỷ điện có được chức năng đó:

“Các thuỷ điện đó đã được một số công ty nào đó đã xin phép để xây dựng và bây giờ họ bán điện, thu lại được tiền. Bên cạnh việc họ bán điện, họ cũng tận dụng việc chặt cây khai thác ở dưới lòng hồ hay những vùng xung quanh.”

000_J936C.jpg
Một cậu bé chèo thuyền qua ngôi nhà bị ngập tại tỉnh Bình Định hôm 18/12/2016. AFP photo

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề cập đến lý do dẫn đến lũ lụt là vì lợi ích kinh tế trước mắt nên đã để xảy ra việc chặt cây phá rừng quá nhiều, dẫn đến tình trạng các hồ thuỷ điện không đủ tích nước mỗi khi có lượng mưa lớn.

Điều này đã được báo điện tử VNExpress trong nước đưa tin rằng chỉ sau một ngày mưa lớn, nhiều hồ thủy điện khu vực miền Trung nước dâng cao lên mức báo động 3, buộc phải xả tràn để đảm bảo an toàn hồ chứa.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết hiện tại đã có nhiều  ý kiến yêu cầu phải có sự xem xét lại chính sách làm thuỷ điện:

“Vì vậy nhiều chuyên gia đã phê phán mạnh mẽ và coi đây là biểu hiện của lợi ích nhóm. Nghĩa là những người làm thuỷ điện đã có 1 liên kết nào đó, hành động như thế nào đó để họ có thể xin được giấy phép làm thuỷ điện, để bây giờ gây thiệt hại rất lớn cho người dân.”

Im lặng từ chính phủ.

Tuy nhiên, cũng theo ông, cho đến nay chính phủ cũng chưa có một đánh giá, chưa có ý kiến gì về việc xả lũ và nguyên nhân như thế nào, cũng chưa có ý kiến gì là sẽ có xử lý thế nào đối với tình hình hiện tại:

“Nhưng các chuyên gia trên các mạng xã hội thì đã có lên tiếng rất nhiều. Một số chuyên gia trực tiếp gửi ý kiến đó cho lãnh đạo của đất nước để xem xét.”

Anh Nguyễn Văn Thạnh, người từng được xem là đi tiên phong trong công cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người dân bị thiệt hại vì thuỷ điện xả lũ không đúng qui trình cho biết ý kiến đóng góp cũng như đòi hỏi bồi thường thiệt hại sẽ không dễ dàng:

“Các nhà máy thuỷ điện thì cũng một nhà máy sản xuất công nghiệp sản xuất ra hàng hoá bán ra thị trường có lãi và nó tuân thủ các qui tắc an toàn như tiêu chuẩn cộng đồng. Nếu xả lũ làm thiệt hại người khác thì phải bồi thường. Nhưng sau một thời gian thì tôi biết là các đơn vị thuỷ điện ở Việt Nam thuộc tập đoàn nhà nước. Thứ hai nữa là người nắm quyền chưa muốn có những vụ kiện tụng làm cho họ bối rối cho nên bằng mọi cách họ hăm hoạ, làm mọi người sợ hãi. Và cuối cùng thì không đi đến đâu.”

Nếu Tiến sĩ Lê Đăng Doanh bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều tổ chức lên tiếng đòi hỏi xem xét lại các hồ thuỷ điện một cách nghiêm túc thì anh Nguyễn Văn Thạnh đưa ra mong muốn:

“Theo tôi, nếu là một chính phủ công tâm, họ nắm quyền lực giữ cho xã hội bình đẳng thì họ sẽ nhanh chóng điều tra hoặc mời các vị giám đốc các nhà máy thuỷ điện điều trần, sau đó họ thu thập hoặc cho những tổ chức dân sự độc lập tiến hành kiện tụng.”

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, ông Trần Nhơn thì đặt câu hỏi rằng:

“Bộ Công Thương làm sao hiểu được điều đó? Chính phủ làm sao hiểu được điều đó???”

Trong những chia sẻ đến với người dân đang khốn khó trong lũ, nhiều người nói rằng dù Venice rất đẹp và họ mong một lần được đi trên dòng sông đó, nhưng họ chưa bao giờ mong muốn   phố cổ Hội An trở thành một Venice của Việt Nam.

Xã hội dân sự kêu gọi ‘quốc tang cho người chết vì lũ’

Xã hội dân sự kêu gọi ‘quốc tang cho người chết vì lũ’

BBC

lũ lụt

Bottom of Form

Anhcalu

Hình kêu gọi tổ chức quốc tang người chết vì lũ lụt miền Trung trên mạng xã hội

Một số tố chức xã hội dân sự đang phát đi lời kêu gọi trên mạng xã hội về việc tưởng niệm, tổ chức quốc tang cho khoảng 235 người chết vì lũ lụt miền Trung trong năm 2016.

Truyền thông Việt Nam dẫn nguồn Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết từ đầu năm 2016 đến nay mưa lũ khiến 235 người chết và mất tích, ước tính tổng thiệt hại trên 37.650 tỷ đồng.

Hôm 20/12, đại diện một số tổ chức xã hội dân sự đồng loạt phát đi lời kêu gọi tưởng niệm và đề xuất tổ chức quốc tang cho những người thiệt mạng do lũ lụt tại miền Trung vào các ngày 26 – 28/12.

Cùng ngày, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, nói: “Tôi nghĩ việc để tang người chết vì bão lụt miền Trung thể hiện sự đồng cảm và thương xót của cộng đồng mạng xã hội đối với những mất mất về người và tài sản của bà con nơi đây.”

“Như thế thì sự chung tay, góp sức giúp đỡ bà con vượt qua khó khăn cũng nhiều hơn.”

“Và qua đó cũng đánh động chính quyền nên có sự quan tâm lớn hơn với những nạn nhân thiên tai tại miền Trung.”

“Mà để tang như thế thì cũng giúp nhiều người quan tâm, tìm hiểu hơn về nguyên nhân gây ra nạn lũ lụt.”

Trong đó có nguyên nhân từ thủy điện mà nói đúng ra là nhân tai chứ không phải thiên tai.”

“Rồi thì người ta sẽ thấy sự lãng phí của chính quyền trong các dự án trị giá hàng ngàn tỷ đồng mang tính tuyên truyền như tượng đài, quảng trường tại các địa phương mà người dân còn khốn khổ vì lũ lụt”.

‘Nhạy cảm’

Hôm 20/12, từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Cống trao đổi với BBC: “Tôi không tán thành lời kêu gọi làm quốc tang cho người chết vì lũ lụt.”

“Ở nước ngoài, người ta chỉ tổ chức quốc tang khi có thiên tai hoặc tai nạn chết nhiều người cùng ở một địa điểm chứ không tại các địa phương như lũ lụt miền Trung.”

“Vả lại, không nên vì cái sai lỡ tổ chức quốc tang tại Việt Nam cho Fidel Castro mà lại làm thêm những cái sai khác.”

“Còn nếu nói làm quốc tang để đánh động sự chú ý đến những nhà máy thủy điện gây chết người thì nên tổ chức biểu tình phản đối sự tồn tại của những công trình này, bắt họ phải đóng cửa, đền bù cho nạn nhân”.

Việt Nam tổ chức quốc tang cho Fidel

Hôm 20/12, một nhà báo đang công tác ở Hà Nội đề nghị không nêu danh tính, nói với BBC: “Nếu sự kiện tưởng niệm người dân chết vì lũ lụt do một tổ chức đoàn thể chính trị xã hội chính thống nào đó phát động thì tôi sẽ ủng hộ ngay.”

“Nhưng tôi chỉ thấy những nhân vật liên quan tới dân chủ lên tiếng về vụ này thì tôi xem như không đáng quan tâm.”

“Hơn nữa, lời kêu gọi đấy rất nhạy cảm.”

Nhà báo này từ chối giải thích thế nào là ‘nhạy cảm’.

Trước đó, giới chức Việt Nam gây tranh cãi khi thông báo tổ chức quốc tang cho lãnh tụ Cuba Fidel Castro vào hôm 4/12.

Vào ngày hôm ấy, trong khi nhiều công sở treo cờ rủ thì đại diện các tổ chức dân sự đăng hình họ rủ nhau đi uống bia ‘mừng quốc tang Castro’ trên mạng xã hội.