Chức sắc Hội đồng Liên tôn bị câu lưu và bị đánh ở Vĩnh Long

Chức sắc Hội đồng Liên tôn bị câu lưu và bị đánh ở Vĩnh Long

VOA

Công an địa phương đến kiểm tra hành chính và mời 4 chức sắc Hội đồng Liên tôn về trụ sở công an khi họ đến thăm nhà riêng của một thành viên của hội ở tỉnh Vĩnh Long, ngày 13/02/2017 (Facebook Linh mục Lê Ngọc Thanh)

Công an địa phương đến kiểm tra hành chính và mời 4 chức sắc Hội đồng Liên tôn về trụ sở công an khi họ đến thăm nhà riêng của một thành viên của hội ở tỉnh Vĩnh Long, ngày 13/02/2017 (Facebook Linh mục Lê Ngọc Thanh)

Chia sẻ

Print

Xem bình luận

Bốn chức sắc của Hội đồng Liên tôn bị câu lưu hơn 3 giờ và 3 chức sắc khác bị công an đánh khi họ đi đến tỉnh Vĩnh Long ngày 13/2, một thành viên của Hội đồng Liên tôn cho biết.

Trên đường từ Vĩnh Long về thành phố Hồ Chí Minh, Linh mục Lê Ngọc Thanh của Dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn, một người vừa bị chính quyền địa phương ở tỉnh Vĩnh Long câu lưu, cho VOA Việt ngữ biết rằng 4 chức sắc của Hội đồng Liên tôn đang cùng các thành viên khác dùng cơm trưa trong một buổi họp mặt đầu năm ở tư gia của ông Lê Văn Sóc thì bị chính quyền ập đến.

Đây là buổi gặp mặt đầu năm thường lệ của các thành viên Hội đồng Liên tôn. Khi họ đến thăm, chúc tết các chức sắc Đạo Cao Đài và Giáo hội Phật giáo Hòa hỏa Thuần túy ở tỉnh Vĩnh Long thì xảy ra sự việc này, Linh mục Lê Ngọc Thanh nói:

“Khi chúng tôi đang ngồi ăn uống thì công an kéo đến rất đông: công an khu phố, công an giao thông, công an mật vụ, công an xã, trên 30 vị. Họ đòi kiểm tra hành chánh, kiểm tra chứng minh dân nhân tất cả những người không thuộc địa phương này. Nói qua nói lại một lúc thì chúng tôi cũng đồng ý cho kiểm. Khi kiểm được mấy người thì một anh công an bảo rằng có lệnh của lãnh đạo yêu cầu 4 vị chức sắc là Hòa thượng Thích Không Tánh, Chánh Trị sự Hứa Phi, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, và tôi là Linh mục Lê Ngọc Thanh, phải lên làm việc với vị công an đó.”

Theo Linh mục Lê Ngọc Thanh thì chính quyền tỉnh Vĩnh Long “muốn thị uy, trầm trọng hóa sự có mặt của các chức sắc tôn giáo:”

“Chúng tôi bị đưa đi từ lúc 12 giờ 45, và ở đó cho đến 15 giờ. Tại trụ sở công an xã, họ tách mỗi người ra một phòng riêng, và thẩm vấn riêng. Một ông tự nhận mình là Dũng, không mặc sắc phục hay đeo bảng tên. Tất cả các nhân viên gọi ổng là lãnh đạo. Còn ông thì tự nhận mình là cán bộ an ninh phản gián của tỉnh Vĩnh Long. Nói với từng người, ông lên lớp dạy dỗ, nào là không chịu lo tu hành, nào là tôn giáo này đi với tôn giáo kia, nào là lập Hội đồng Liên tôn là bất hợp pháp. Chúng tôi mỗi người có một thái độ khác nhau… Chánh trị sự Hứa Phi thì bị đánh ngay tại đồn công an, bị đe dọa trong khi ông bị hạ đường trong máu nên ông đã xỉu.”

Cũng theo Linh mục Lê Ngọc Thanh, trước khi đoàn đến nhà ông Sóc thì chiếc xe của họ đã bị cảnh sát giao thông chặn với lý do “xe lấn tuyến,” và buộc mọi người phải về ủy ban xã, nhưng họ không đồng ý và các thành viên trong đoàn quyết định đi bộ khoảng 3 kilomet để đến nhà ông Sóc.

Linh mục Lê Ngọc Thanh nói rằng trong lúc một số thành viên đang đi bộ thì chính quyền địa phương đã chặn và đưa hai chức sắc tôn giáo là Thông sự Cao Đài Châu Văn Gòn, Chánh trị sự Cao Đài giáo Nguyễn Văn Tan Giang về trụ sở UBND xã Đông Thành, với lý do “nghi rằng hai người này phạm tội”. Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết thêm:

“Khi chúng tôi đi bộ khoảng 3 kilomet thì có 2 vị bị bắt và bị đưa vào UBND xã. Hai vị này không đồng ý, nên đi ra, thì anh Kiểm, công an mới đe rằng: ‘Ở đây thì chúng tôi bảo vệ an toàn, ra ngoài thì có thể bị đánh và mất tài sản. Thì đúng vậy, hai vị đó, tức là Thông sự Cao Đài giáo Châu Văn Gòn và ông Chánh trị sự Nguyễn Văn Tan Giang đã bị đánh, một ông thì gãy răng, một ông thì bị tét da tay, và bị trấn lột điện thoại, tiền bạc, và giấy tờ hoàn toàn.”

Theo các thành viên Hội đồng Liên tôn việc “dựng chuyện xe lấn tuyến là không thể chấp nhận được.”

Báo Tin mừng cho Người nghèo cho biết việc chính quyền hành hung ông Giang như sau: “sau khi bị câu lưu ít phút và ra khỏi đồn công an, ông Giang bị nhóm côn đồ hành hung, cướp điện thoại và giấy tờ tùy thân.

Ông Giang được báo trích lời nói rằng “Khi chúng tôi đi ra đến đường lớn, nhóm côn đồ đã xông ra đánh, giựt cướp tài sản của chúng tôi.”

Ông Lê Văn Sóc, Phó Hội trưởng Phật Giáo Hòa Hảo tỉnh Vĩnh Long, được cho là đã chứng kiến toàn bộ sự việc, xác nhận với tờ báo mạng Tin mừng như sau:

“Giới chức cầm quyền huy động công an, CSGT và an ninh chặn đường xe của các vị chức sắc trong HĐLT khi đi từ Sài Gòn xuống tỉnh Vĩnh Long. Tại Vĩnh Long, cách đạo trà của tôi khoảng 3 cây số, nhà cầm quyền huy động công an, CSGT, an ninh đến ngăn chặn các vị chức sắc không cho vào nhà tôi. Họ phải bỏ xe ở đó và đi bộ vào nhà tôi.”

Một nguồn tin cho biết ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng PGHH Thuần túy, cũng bị chặn ngay từ sáng sớm tại tư gia nên ông không thể đến nhà ông Sóc tham dự chúc Tết của Hội đồng Liên tôn.

Hôm 14/1, ông Lê Văn Sóc và Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng được biết là đã bị chính quyền địa phương ngăn chặn không cho gặp gỡ với Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ David Saperstein tại chùa Giác Hoa, ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo hội Phật giáo Hòa Hào Thuần Túy cũng như Hội Đồng Liên tôn từng cực lực lên án công an Vĩnh Long đã vi phạm nghiêm trọng quyền đi lại của công dân, chà đạp thô bạo nhân quyền, và quyền tự do tôn giáo.

Bà Minh Hằng: Thư gởi Bộ Ngoại Giao Mỹ ‘bị chặn’

Bà Minh Hằng: Thư gởi Bộ Ngoại Giao Mỹ ‘bị chặn’

VOA

12-2-2017

Bà Bùi Thị Minh Hằng (người cầm hoa) và những người ủng hộ bà khi bà vừa mãn hạn tù, ngày 11/2/2017 (FB Phaolo Hoang)

Ngay khi mãn hạn tù ngày 11/2, bà Bùi Thị Minh Hằng khẳng định ‘tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi cho dân oan.’

Từ Sài Gòn, bà Hằng nói với VOA Việt Ngữ rằng khi quyền lợi người dân chưa được đáp ứng thì bà sẵn sàng tranh đấu:

“Kể cả lúc trong trại cũng như lúc ra ngoài, tôi vẫn nói anh chị em là mục đích là đi đòi quyền lợi. Trong khi bây giờ quyền lợi chưa hề đòi được mà bị vào tù rồi. Mất cái này chưa đòi được thì mất cái khác. Quyền lợi của chúng tôi chưa được đáp ứng thì chúng tôi tiếp tục đi đòi.”

Thông qua VOA, bà Hằng mong muốn gửi lời tri ân đến các cơ quan quốc tế và bạn bè đã lên tiếng ủng hộ bà:

“Khi bước ra khỏi nhà tù với bản án oan khuất, cho tôi gửi lời cảm ơn đến những tổ chức, cá nhân, các cơ quan quốc tế đã không ngừng đấu tranh đòi tự do cũng như ủng hội tôi không cuộc đấu tranh này, và nhất là bản án oan khuất mà tôi phải chịu trong 3 năm qua.”

Khi hỏi về việc Bộ Công An khuyên bà đi Mỹ, bà Hằng nói rằng:

“Khi sức khỏe ổn định, tôi sẽ post toàn bộ lá thư cảm ơn Bộ Ngoại giao Mỹ và chính quyền Mỹ. Lá thư mà trại đã giữ lại. Họ đã không cho chuyển. Phía trại đã ngăn chặn tự do ngôn luận, họ đã vi phạm chính sách tự do thư tín. Đến ngày hôm qua, khi ra trại thì tôi có mang bức thư đó ra.”

Bà Hằng cho biết bà sẽ công bố chi tiết các thông tin liên quan đến bức thư này trong thời gian sớm nhất, cũng như quyết định không đi Mỹ của bà.

Ngoài ra, bà Hằng cho biết sức khỏe của bà không được ổn định, một phần do điều kiện trại giam, một phần do bà đã tuyệt thực để phán đối bản án “bất công” mà bà phải “chịu oan”:

“Về đến đây thì hiện tại sức khỏe cũng mệt. Sau một thời gian tuyệt thực nhiều, sức khỏe không ổn định. Tình trạng đối xử với tù nhân trong trại giam thì có nhiều vấn đề lắm.”

Kết thúc cuộc phỏng vấn với VOA, bà khẳng định lần nữa, sẽ tiếp tục con đường đấu tranh đòi quyền lợi cho dân oan.

Bà Hằng cho biết trước hết bà sẽ lên tiếng kêu cứu cho người bạn tù của bà là bà Nguyễn Thị Trí, ngụ ở tỉnh Bình Dương, người đang chịu án tù 3 năm tại trại giam Gia Trung, theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự “Truyên truyền chống nhà nước”:

“Kêu cứu cho tù nhân, dân oan Nguyễn Thị Trí, người đang bị khủng bố về tinh thần trong trại giam do cài cắm của cơ quan an ninh, gây chia rẻ, cô lập đến mức mà dân oan Nguyễn Thị Trí đòi tự tử. Điều này tôi và chị Cấn Thị Thêu đều chứng kiến.”

Bà Bùi Thị Minh Hằng bị tuyên án 3 năm tù vì “gây gối trật tự công cộng” theo điều 245 của Bộ Luật Hình sự. Bà bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi trên đường tới thăm nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Có hai người khác cùng bị xét xử trong vụ án này.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, từng vinh danh và kêu gọi phóng thích bà Bùi Thị Minh Hằng trong số 20 nữ tù nhân chính trị năm 2016.

Dân ta nhớ sử nước ta

Dân ta nhớ sử nước ta

Hoàng Khải Thụ

13-2-2017

Ngày 17/02/1979 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gây chiến xâm lược biên giới Việt Nam

Ngày 19/12/2012 đại tá Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư Tiến sĩ Nhà giáo ưu tú của Học viện chính trị Bộ quốc phòng giảng về Biển Đông cho các vị lãnh đạo các trường đại học Việt Nam, gồm các Bí thư đảng ủy, các Hiệu trưởng, đã nói một đoạn như sau: “trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, trên dưới hai chục lần các triều đại phong kiến Trung Quốc đã từng xâm lược Việt Nam. Từ nhà Tùy, nhà Đường, từ đại Tống, đại Minh, đại Nguyên, đại Thanh, đại đại gì đi chăng nữa thì đều bị Đại Việt ‘đánh cho nó chích luân bất phản, cho phiến giáp bất hoàn’ … đánh cho phải chui ống đồng trốn chạy về nước. Đó là điều rõ ràng chúng ta có quyền tự hào dân tộc của chúng ta. Hơi buồn cái là sinh viên thanh niên chúng ta hiện nay không biết lịch sử”.

Để tránh lặp lại nỗi buồn đó, bài tóm tắt ngắn gọn dưới đây sẽ giúp sinh viên thanh niên học sinh dễ nhớ một sự kiện lớn trong lịch sử hiện đại của nước ta đã xảy ra năm 1979.

Ngày bắt đầu và ngày kết thúc cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979:

Ngày Trung Quốc bắt đầu gây ra cuộc chiến: 17/02/1979

– Vùng chiến sự: Toàn tuyến biên giới phía bắc Việt Nam, bao gồm 6 tỉnh Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.

-Ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước: 05/03/1979

– Ngày Trung Quốc rút hết quân về nước: 16/03/1979

Những sự kiện lớn xảy ra trước ngày bắt đầu cuộc chiến:

– Ngày 03 /11/1978: Liên Xô và Việt Nam ký Hiệp định hợp tác

– Ngày 07/12/1978: Ủy ban quân sự trung ương Trung Quốc quyết định mở cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979.

– Tháng 12/1978: Đặng Tiểu Bình tuyên bố trên Đài truyền hình Trung Quốc “ Phải dạy cho Việt Nam một bài học “.

– Ngày 22/12/1978: Trung Quốc cắt đứt đường xe lửa liên vận đến Việt Nam.

– Tháng 01/1979: Trung Quốc cắt đứt đường bay Bắc Kinh – Hanoi

– Cũng trong tháng 01/1979: Đặng Tiểu Bình hoàn thành chuyến công du sang Mỹ.

Lực lượng tham chiến của mỗi bên:

Trung Quốc:

Huy động lực lượng của 2 quân khu là Đại quân khu Quảng Châu do tướng Hứa Thế Hữu làm Tư lệnh, có Bộ chỉ huy quân khu đóng ở thành phố Nam Ninh tỉnh Quảng Tây và Đại quân khu Côn Minh do tướng Dương Đức Chí làm Tư lệnh, có Bộ chỉ huy quân khu đóng ở thành phố Mông Tự tỉnh Vân Nam.

Tổng số các đơn vị tham chiến gồm 32 sư đoàn bộ binh, thuộc 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn pháo binh. Tổng số quân và binh khí kỹ thuật khoảng 300.000 người, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1260 súng cối và dàn phóng tên lửa. Ngoài ra trong lực lượng dự bị có 200 tàu chiến cỡ vừa và nhỏ của Hạm đội Nam Hải, 1700 máy bay chiến đấu MIG nhằm phòng ngừa đối phó nếu quân Liên Xô can thiệp.

Việt Nam:

Trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy là ông Lê Duẩn và tướng Văn Tiến Dũng. Lực lượng gồm 1 số sư đoàn của quân khu 1, quân khu 2 và 1 số đơn vị quân địa phương. Các sư đoàn tham chiến gồm sư đoàn 3, sư đoàn 316 A, sư đoàn 346, sư đoàn 325B, sư đoàn 345, sư đoàn 326, sư đoàn 346. Hầu hết các sư đoàn chủ lực thiện chiến còn đang ở chiến trường Tây Nam. Các lực lượng quân sự độc lập tham chiến có các trung đoàn bộ binh số 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh số 68. Các trung đoàn quân địa phương tham chiến có trung đoàn số 95, 121, 254, 741. Tổng số quân tham chiến khoảng 70.000 người. Cuộc chiến nổ ra ít lâu thì có quân tăng viện của sư đoàn 327 và sư đoàn 337. Ngày 27/02/1979 quân đoàn 2 được lệnh triển khai trên hướng Lạng Sơn thì Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.

Diễn biến cuộc chiến:

Chiến tranh bắt đầu vào 5 giờ sáng 17/02/1979. Trung Quốc bắt đầu tấn công trên toàn tuyến bằng bộ binh, xe tăng, pháo binh, kết hợp với “ đội quân thứ 5 “ là người Việt gốc Hoa làm chỉ điểm và phá hoại, cản đường tiến quân của quân Việt Nam.

Theo nhà nghiên cứu quân sự của Trung Quốc là Zhang Xiaming, đăng trên tạp chí nghiên cứu quốc tế 17/02/2016, trước khi nổ ra cuộc chiến này, phần lớn sĩ quan Trung Quốc từ cấp tiểu đoàn trở xuống còn phân vân liệu có đánh thắng được quân đội Việt Nam hay không, vì đó là đối thủ đã vừa đọ súng với quân viễn chinh Mỹ. Trong suốt 30 năm nay quân Trung Quốc chưa từng đánh một cuộc chiến tranh nào. Quân được trang bị kém. Cách luyện quân đã lạc hậu. Cuộc đại cách mạng văn hóa 10 năm đã làm cho tinh thần quân đội sa sút nghiêm trọng. Sĩ quan cao cấp đều là tướng của Mao. Cách đánh của họ vẫn là các nguyên tắc chiến thuật của Mao, ra đời từ thập kỷ 1930-1940. Họ chỉ có kinh nghiệm chiến tranh du kích thời kháng Nhật trước năm 1945, kinh nghiệm chiến tranh với quân Quốc dân đảng trước năm 1949 và kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, chưa có kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh hiện đại.

Ngay từ ngày bắt đầu cuộc chiến, quân Trung Quốc đã gặp phải sức kháng cự rất mạnh của quân địa phương Việt Nam nên tốc độ tiến quân rất chậm.

Chiến sự đã diễn ra 2 giai đoạn:

Trong giai đoạn 1, cánh quân phía đông của tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu chia làm 3 mũi đánh vào Lạng Sơn, Đông Khê Cao Bằng và Móng Cái. Cánh quân phía tây của tướng Dương Đắc Chí chia làm 3 mũi đánh vào Lào Cai, Hà Giang và Lai Châu. Trong ngày 18 và 19/02/1979 đã xảy ra những cuộc chiếc ác liệt nhất

Sau 1 tháng giao chiến, ngày 16/3/1979 quân Trung Quốc rút về nước. Cả 2 bên đều tuyên bố là mình chiến thắng.

Việt Nam tuyên bố đã đuổi hết quân xâm lược Trung Quốc ra khỏi biên giới còn Trung Quốc thì tuyên bố đã dạy cho Việt Nam một bài học.

Thương vong và thiệt hại của mỗi bên:

Phía Trung Quốc:

Theo nguồn tin của Việt Nam, sĩ quan và binh lính Trung Quốc chết 26.000 người, bị thương 37.000 người, 280 xe tăng bị phá hủy.

Theo Trung Quốc công bố, số binh sĩ Trung Quốc chết là 8.531 người, bị thương 21.000 người

Theo nguồn tin của Phương Tây, số binh sĩ Trung Quốc chết là 13.000 người

Phía Việt Nam:

Theo nguồn tin của Trung Quốc, số sĩ quan và binh sĩ Việt Nam chết là 30.000 người

Theo nguồn tin của Phương Tây, số binh sĩ Việt Nam chết là 8000 người

Phía Việt Nam công bố 10.000 thường dân Việt Nam bị quân Trung Quốc giết chết. Các thị xã và thị trấn nằm trong vùng chiến sự đều bị quân Trung Quốc hủy diệt, phá từng cây cột điện. Tại 2 tỉnh Cao Bằng và Lào Cai, 320/320 xã và 81 xí nghiệp, hầm mỏ bị phá hoại.

Trong bài phóng sự về cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979, đăng trên báo Saigon tiếp thị, nhà báo Huy Đức kể lại: Chỉ tính riêng tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, vào ngày 9/3/1979, trước khi rút về nước, quân Trung Quốc đã giết 43 người dân thôn này, trong đó có 14 phụ nữ, 7 người đang mang thai và 20 trẻ em. Tất cả đều bị họ giết bằng dao như quân Pôn Pốt đã làm ở Cam Pu Chia. 10 người bị ném xuống giếng. 30 người bị chặt xác ra từng khúc rồi vứt xuống bờ suối.

Trung Quốc gây ra cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979 thực sự nhằm mục đích gì?

Mục đích thực sự của Trung Quốc gây ra cuộc chiến, do Trung tướng chính ủy Đại học quốc phòng Trung Quốc Lưu Á Châu (nay là Thượng tướng, quân hàm cao nhất của quân đội Trung Quốc) nói  công khai trong bài phát biểu của ông ta tại căn cứ không quân Côn Minh tỉnh Vân nam, đăng trên tạp chí nghiên cứu quốc tế ngày 18/02/2016 như sau:

Năm 1978 Đặng Tiểu Bình trở lại cầm quyền. Sau khi sang thăm Mỹ vào đầu năm 1979, tháng 02/1979 ông phát động đánh Việt Nam. Về chính trị, cuộc chiến này không thể không đánh. Cuộc chiến với Việt Nam của Đặng Tiểu Bình thực sự đã đưa Trung Quốc ra khỏi cái phe xã hội chủ nghĩa. Ông dùng chiến tranh để vạch rõ ranh giới Trung Quốc với các nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến này vì chính chúng ta, vì cải cách mở cửa của Trung Quốc. Trung Quốc không thể cải cách mở cửa mà không có viện trợ của các nước Phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc. Cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đem lại cho Trung Quốc những gì? Đó là một lượng lớn viện trợ về thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố đó mà Trung Quốc đứng vững được sau khi Liên Xô sụp đổ. Thậm chí có thể nói bước đầu tiên của cải cách mở cửa của Trung Quốc chính là từ cuộc chiến tranh này” (*).

Ảnh chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979

h1Bản đồ các mũi tiến công của quân Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979

THÔNG TIN TỪ ĐOÀN ĐÓN TNLT ĐOÀN HUY CHƯƠNG

From facebook: Trần Bang added 3 new photos.
THÔNG TIN TỪ ĐOÀN ĐÓN TNLT ĐOÀN HUY CHƯƠNG

Sau 7 năm tù vì hoạt động công đoàn giúp công nhân, hôm nay 13-2-2017 anh Đoàn Huy Chương được ra tù.

Đoàn đi đón Đoàn Huy Chương xuất phát từ SG đã đến trại tù Xuân Lộc, nhưng khi đến trại CA chỉ cho Tường Mạnh- vợ Huy Chương và Minh Hạnh vào. Tuy nhiên khi hai bạn đó vào đến nơi thì đã có xe đưa Huy Chương về rồi.

Được biết có gần 50 người dự định đi đón Đoàn Huy Chương, nhưng phần lớn đã bị an ninh ngăn chặn tại nhà, do vậy chỉ còn gần 20 người thoát được đi đón.

(Minh Hạnh phải dạt vòm trước 4 ngày, nhiều người thoát được phải dạt dòm trước đó nhiều ngày)

FB Huynh Ngoc Chenh , Hoang Dung

Image may contain: 11 people, people smiling, people standing and outdoor
Image may contain: 9 people, people smiling, people standing and outdoor
Image may contain: 6 people, people standing, sky and outdoor

Công An Hay Côn Đồ??

From facebook:  Trần Bang added 3 new photos.
Công An Hay Côn Đồ??

“Côn đồ” hành hung chị Nguyễn Thị Thái Lai tại Nha Trang

Khoảng 18h45 phút tối 12/02, chị Nguyễn Thị Thái Lai đã bị 04 tên công đồ lao vào hành hung khi chị đang đi ăn cùng một người bạn tại một quán ăn ở phường Vạn Thạnh (Nha Trang – Khánh Hòa) .
Qua điện thoại, chị Lai kể: ” Tôi vừa rời khỏi quán ăn thì 4 người mang thường phục lao vào quật ngã tôi xuống đất. Chúng thay nhau đấm và đá vào đầu và cơ thể tôi. Tôi là phụ nữ nên không thể kháng cự 4 tên thanh niên được và chỉ biết nằm im chịu đòn. Sau một lúc thì tôi ngất đi”.
Khi tỉnh lại thì chị Lai cùng người bạn đến công an phường Vạn Thạnh để trình báo sự việc.

Tuy nhiên, khi đang trình báo tại đây thì chị Lai lại phát hiện những kẻ “côn đồ” vừa hành hung mình đang đi ra – vào trụ sở công an và có trao đổi với những nhân viên mang sắc phục công an. Rồi những tên “côn đồ” đó tiếp tục ra đứng phía ngoài trụ sở công an để đứng đợi chị.

Chị Nguyễn Thị Thái Lan là một trong những người tại Nha Trang đã cùng blogger Mẹ Nấm xuống đường để phản đối đường lưỡi bò tại những nơi có đông du khách Trung Quốc, yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa…

nguồn: AnNAm Dương Lâm
FB Hung Tran, Tấn Nguyễn

Image may contain: text
Image may contain: 1 person, eyeglasses, closeup and indoor
Image may contain: 1 person, standing and sunglasses

Vĩnh biệt loa phường!

Vĩnh biệt loa phường!

Tạp ghi Huy Phương

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Quảng Trị là một thành phố nhỏ miền Trung, giáp ranh với sông Bến Hải. Những năm dạy học ở đó, tôi thường đến thăm gia đình một người bạn đồng nghiệp mà ngôi nhà người bạn tôi thuê ở sát bên nhà máy phát điện, cung cấp điện lực cho cả nguyên thành phố nhỏ này. Tiếng động cơ nhà máy đèn ầm ì suốt ngày đêm, ở nhà bạn tôi, nhiều lúc nói chuyện với nhau, chúng tôi phải lớn tiếng người đối diện may ra mới nghe. Tôi không thể nào tưởng tượng ra vì sao gia đình người bạn tôi có thể sống, làm việc và ăn ngủ trong cái tiếng động ồn ào triền miên, mà không phải riêng ngôi nhà của bạn tôi, mà cả khu xóm này cùng phải chịu đựng chung một tình trạng như thế?

Khi nói đến tiếng động quanh năm của cái nhà máy đèn, bạn tôi chỉ mỉm cười nói nhỏ nhẹ: “Hồi mới ra đây, kiếm nhà thuê không có, mà ngày khai giảng đã gần kề, nên đành thuê đại cho có chỗ ở. Mới đầu cũng khó chịu, lâu rồi cũng quen đi!”

Cái gì lâu rồi cũng quen đi! Chúng ta thử tưởng tượng, như nhà chúng ta ở gần phi trường thường có máy bay lên xuống, hay nhà nằm cạnh đường xe lửa, mỗi đêm ngày thường có những chuyến tàu qua cùng với tiếng máy tàu sình sịch và tiếng còi tàu thét lên trong đêm. Nhưng ở đây, tiếng nhà máy đèn lại vang lên đều đặn, có khi lại dễ ru giấc ngủ chăng? Cũng như mọi thứ xẩy ra đều đặn, lâu rồi cũng quen đi!

Dễ thường, nếu bất chợt nhà máy đèn tắt tiếng, người bạn tôi chắc thức giấc và trăn trở không ngủ lại được.

Tôi nghĩ đến chiếc loa tuyên truyền oang oang đầu xóm, bám víu theo số kiếp con người phải chịu dưới chế độ Cộng Sản từ suốt hơn 70 năm nay, từ ngày những đôi dép râu vào Hà Nội, đến nay đã đến lúc cáo chung, có lẽ toàn dân bắt đầu khó ngủ! Từ nay, mỗi sáng, mỗi chiều không còn nghe tiếng loa gào thét nữa. Và cả cái chế độ này nữa, nó đeo đẳng theo số phận hẩm hiu của con người, chịu đựng lâu thành chai đá, sợ một ngày kia nó chết đi, là một sự bất bình thường cho những người đã quen thuộc, chai lỳ với nó chăng? Chỉ vì, như ông Khổng Tử nói: “Ở chung với người bất lương, như vào hàng cá ươn, tuy lâu mà chẳng nghe mùi hôi, vì mình cũng hóa theo nó vậy!”

Lớn lên trong thời Việt Minh, tôi còn nhớ đến cái loa và cái mã tấu. Một thứ để dọa nạt và một thứ để trấn áp! Loa thường ngày nay gắn thành cụm (chùm) mỗi cụm thường có hai đến ba loa, các cụm loa đặt cách nhau từ 400 đến 600 mét. Mỗi xã có từ 12 đến 20 cụm loa, ở các huyện thị trên toàn quốc có trung bình từ 300 đến 400 loa. Cả nước có 698 huyện, nên tổng số loa trong cả nước là 279,000 cái. Theo tài liệu của Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn nêu ra, thì trong cả nước Việt Nam hiện nay có 900,000 cái loa (http://press.anu.edu.au/wp-content/uploads/2013/11/Vietnam.pdf.)

Hệ thống loa tiếp cận dân số hơn 58 triệu người (chiếm 67.1% dân số Việt Nam). Như vậy, cứ hai người dân xã hội chủ nghĩa thì có hơn một người phải chịu cảnh đày đọa tra tấn của cái loa phóng thanh mỗi ngày. Con số loa nêu ở trên còn ít ỏi nếu so với loa thời nay. Xã Tả Phời, thuộc thành phố Lào Cai, theo quy định của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, toàn phố đã lắp đặt 380 cụm loa, với tổng số 900 loa công cộng, chuyển âm thanh từ 85% 2010 lên 90% năm 2014, 100% (theo nghị quyết đại hội chi bộ 2010- 2015). Loa trong XHCN không những sắp đặt san sát, mà năng suất của loa càng ngày càng lớn đủ sức làm cho người dân chảy máu tai.

Vậy mà cũng có người ngậm ngùi tiếc cái loa phường, cho rằng nó loan tin chiến đấu, sản xuất, ngày lãnh lương hưu, báo tin hôm nay bán thịt ở đâu, gạo bán độn hay không độn… Loa phường hiện diện cùng một lúc với bộ đội Việt Cộng khi vào tiếp thu Hà Nội năm 1954. Từ đó một hệ loa tuyên truyền luôn luôn đi theo với hình ảnh nón cối dép râu và là một tai nạn thường trực xẩy ra, trở nên một tai nạn bình thường. Dân Hà Nội khi mô tả về tiếng loa phường dùng những chữ như oang oang, chát chúa, tru tréo, tuy làm những đứa trẻ phải khóc thét lên, những ông cụ già đang nằm trên giường bệnh phải thở gấp, nhưng những con chó sinh ra và lớn lên trong cái âm thanh bệnh hoạn ấy không còn phản ứng gì nữa.

Đối với những xã hội văn minh khác, như miền Nam trước đây, không phải không có loa, nhưng cái loa gắn trên chiếc xe thông tin chạy quanh thành phố báo một tin tức gì quan trọng cho dân chúng, rồi trở về nằm trong chỗ ở của nó. Không như cái loa phường, nó được gắn cố định trên đầu trên cổ nhân dân, gào thét mỗi ngày những chỉ thị, những chiến công, hay hồ hởi loan tin những xe gạo, miếng thịt về phường. Cái loa hạ xuống rồi, nhưng chắc những ông bà cụ đã sống trong cái xã hội này không quên được âm thanh của nó, không thích nó nhưng hãy còn nhớ đến nó.

Quả là ghê gớm, nói như miệng lưỡi tuyên huấn, loa phường đã hoàn thành “sứ mệnh lịch sử” của nó! Chúng ta cũng đừng lấy làm lạ nếu nay mai chính phủ này trao cho loa phường một “huân chương lao động” hay “huân chương kháng chiến” hạng nhất, hay đôi khi là thứ “huân chương dũng cảm” vì suốt đời đã chịu mưa chịu nắng đến rỉ sét, nghe tiếng chửi rủa của thiên hạ trong bao nhiêu năm qua, mà vẫn trơ mặt ra đó mỗi ngày.

Rồi đây, sau khi đã “hoàn thành sứ mệnh lịch sử,” 900,000 chiếc loa phường sẽ được hạ xuống, vứt lăn lóc trong kho hay đem bán ve chai. Trong “nỗi tiếc thương” đó, chúng ta ngậm ngùi nghĩ đến số phận của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã xếp xó vào ngày 31 Tháng Giêng, 1976. Phải chi đảng Cộng Sản Việt Nam giờ đây cũng tuyên bố đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, mà tắt thở thì dân tộc này vui biết mấy!

Dư âm của một cái Tết sum vầy

Dư âm của một cái Tết sum vầy

Tưởng năng Tiến
2017-02-09

Một nông dân đem cành đào lên Hà Nội bán hôm 23/1/2017.

Một nông dân đem cành đào lên Hà Nội bán hôm 23/1/2017.

AFP photo
Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe chút điều tiếng về cung cách làm việc của những tiếp viên hàng không Việt Nam. Đầu năm 2015, từ Phnom Penh tôi sang Singapore bằng phi cơ của Vietnam Airlines. Cuối năm rồi, tôi cũng mua vé của hãng này để bay từ Phnom Penh đến Vientianne.

Trong cả hai chuyến đi trên, các cháu nam nữ tiếp viên đều ứng xử rất đàng hoàng, không có để phải phàn nàn cả. Duy chỉ có điều hơi kỳ (có lẽ do thời gian sắp xếp giữa hai chuyến bay quá ngắn) là trên ghế ngồi còn vương vãi những mẩu bánh vụn li ti khiến cho – đôi ba – hành khách hơi phải chau mày.

Nhờ sự vội vã của những công nhân lo việc vệ sinh nên tôi vớ được một tờ báo cũ (Báo Lao Động Số Xuân Đinh Dậu, phát hành vào thứ Tư 25 tháng 1, với chủ đề “Ấm Lòng Tết Sum Vầy 2017”) in mầu tuyệt đẹp.  Được nhìn thấy tiếng nước mình, giữa khung cảnh lạ, tôi mới chợt cảm nhận được cái niềm vui “ngộ cố tri” của kẻ tha hương.

Niềm vui đơn sơ này, tiếc thay, tắt ngấm ngay sau khi tôi đọc bài bình luận (“Tết Sum Vầy Và Những Giọt Nước Mắt Hạnh Phúc”) trên trang nhất của nhà báo Đình Chúc:

“Không tin vào mắt mình, cứ ngỡ như mơ, như một câu chuyện cổ tích…”. Và chị bật khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc.Đó là cảm xúc của nữ công nhân Cao Thị Luyện (quê Thanh Hóa) khi bất ngờ được gặp cha mẹ chồng cùng con trai từ Nam Định vào tận mảnh đất Bình Dương – nơi cách xa hơn ngàn cây số.

Càng cảm động hơn khi đây không phải là chuyến thăm viếng bình thường như bao cha mẹ, ông bà xa con cháu khác mà đó là kết quả của sự chăm lo, góp sức của tổ chức Công đoàn, của các nhà hảo tâm trong chương trình “Tết sum vầy” tại Bình Dương.

Ơ hay, thế là thế nào nhỉ? Bà Cao Thị Luyện là một công nhân của nước nước CHXHCNVN (Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc) chứ có phải tù nhân phát vãng (vào Thời Thực Dân/Phong Kiến) đâu mà việc đoàn tụ với người thân, vào dịp cuối năm, lại nhiêu khê đến thế?

Đã thế, ông Đình Chúc còn viết thêm rằng : Không cảm động sao được khi với nhiều công nhân tiền lương còn không đủ sống. Phiên chợ cuối chiều phải đắn đo nâng lên đặt xuống trước con cá, mớ rau. Đến tiền tàu xe về quê dịp tết còn không lo nổi, nói chi đến quà cáp, tết nhất cho gia đình. Nay được tổ chức Công đoàn lo quà, tặng vé để về quê thì không xúc động sao được…

Đọc báo Lao Động viết về đời sống của giới công nhân Việt Nam hiện nay mà tôi cứ có cảm tưởng như họ là những kẻ thuộc giai cấp cùng đinh (paria – untouchable) ở bên Ấn Độ, vào hồi đầu thế kỷ trước vậy.

Gần sáu mươi năm trước, đời sống của phu đồn điền cao su miền ở miền Nam (“vùng địch tạm chiếm”) cũng không đến nỗi tàn tệ và thảm thương đến thế, theo như tin báo Nhân Dân – số 2534 – phát hành ngày 26 tháng 2 năm 1961:

sumvay3.jpg
Nhà trọ công nhân khu công nghiệp Tân Tạo. Ảnh: N.B/ Tuổi Trẻ Online

 

“Công nhân đồn điền cao su miền Nam đấu tranh thắng lợi … Đây là một đợt đấu tranh lớn bao gồm hàng vạn công nhân và gia đình công nhân thuộc cá đồn điền cao xu Lộc Ninh, Lai Khê, Trảng Bom … Các chủ đồn điền nói trên đã phải nhận giải quyết các yêu sách do anh chị em đề ra như: định lại tiền lương, trả phụ cấp cho nữ công nhân khi sinh đẻ, trả phụ cấp năng xuất, sửa lại nhà ở, lập bệnh xá, lập nơi giải trí cho công nhân, mở trường học và vườn chơi cho trẻ em công nhân, và nhận lại những công nhân đã bị sa thải.

Bây giờ thì tìm đâu cho ra “nhà ở, bệnh xá, trường học, vườn chơi trẻ em, và khu giải trí” cho giới công nhân? Từ Việt Nam, phóng viên Khánh Hoà có bài tường thuật (“Nghiệt Ngã Phận Đời Ngày Làm Công Nhân, Tối Về… Bán Dâm”) trên báo Dân Việt:

“… những công nhân này, ban ngày đi làm, chiều tan ca về thì đàn ông lại xách xe đi chạy xe ôm ở mấy ngã ba, ngã tư hòng kiếm thêm vài chục ngàn đồng.

Ngoài ra, nhiều người phải nhận hàng về nhà làm thêm ban đêm hoặc đi bốc vác, phụ bồi bàn ở các quán ăn, quán cà phê ban đêm với mong muốn kiếm thêm chút đỉnh. Riêng với những công nhân nữ, dù biết là tội lỗi, là nhục nhã nhưng nhiều người vì miếng cơm, manh áo vẫn nhắm mắt đưa chân để làm cái việc nhơ nhuốc là đi bán dâm, như một cứu cánh duy nhất trong cơn cùng quẫn …”

Những cảnh đời “cùng quẫn” như trên, thực ra, không mới mẻ gì. Tôi đã nghe  Nguyễn Chí Thiện nói thế lâu rồi:

Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi
Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối!

(“Trên Mảnh Đất” – 1964)

Mãi đến năm 1986 ông TBT Trường Chinh mới chịu thừa nhận nỗi “nhục nhã” và sự “nhơ nhuốc” này:“Phải cứu giai cấp công nhân!”

Trời cũng chả cứu nổi được họ, nếu Tổ Chức Công Đoàn Việt Nam vẫn chỉ là cánh tay nối dài của Đảng – theo nhận xét của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng:

“Không những không hỗ trợ công nhân, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nối thêm một cánh tay giúp công an ngăn chặn đình công. Trong một số trường hợp, công nhân còn phát hiện chính cán bộ công đoàn làm công tác chỉ điểm để ‘khoanh vùng đối tượng’ và sau đó là bắt bớ tống giam những công nhân khởi xướng đình công.”

sumvay5-400.jpg
Đoàn Huy Chương & Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Ảnh: anhbasam

 

Nhân chuyện báo Lao Động số Xuân, với chủ đề Tết Sum Vầy, xin được ghi lại tên tuổi của vài ba công nhân hiện đang bị cầm tù (hay “dấu kín”) ở một nơi nào đó:

– Đoàn Huy Chương a.k.a. Nguyễn Tấn Hoành: Sinh năm 1985, thành viên sáng lập Tổ Chức Công Đoàn Độc Lập, bị bắt (lần thứ hai) vào ngày 23 tháng 2 năm 2010, và bị kết án bẩy năm tù vì tội “phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân.” Hiện ông đang bị giam giữ tại trại  giam Phước Hòa, Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang.

– Nguyễn Hoàng Quốc Hùng: Sinh năm 1981, thành viên của Khối 8406, hội viên của Phong Trào Các Nạn Nhân Của Sự Bất Công. Ngày 27 tháng 10 năm 2010, ông bị TAND tỉnh Trà Vinh kết án chín năm tù, cùng với tội danh với Nguyễn Tấn Hoành, và bị giam giữ trong cùng một trại.

– Lê Trí Tuệ: Sinh năm 1979, thành viên của Khối 8406, Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Ngày 20 tháng 10 năm 2006, ông tuyên bố thành lập Công Đoàn Độc Lập. Ông bị bắt vào ngày 29 tháng 03 năm 2007, bị ép buộc phải lên tiếng công khai giải tán công đoàn này. Lê Trí Tuệ từ chối và bỏ trốn sang Cambodia, sau khi bị đánh đập tàn tệ nhiều lần ngoài đường phố. Ông đột ngột “biến mất” khỏi cõi đời này, kể từ hôm 16 tháng 5 năm 2007 đến nay!

Theo bản tin của HRW, gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.”

Ông Bùi Văn Cường, Ủy Viên  Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – tiếc thay – không đủ can đảm để nhắc đến tên tuổi họ trong dịp Tết Sum Vầy vừa qua. Tổ chức Công Đoàn của đảng ông Cường, theo ý của một nhà phản biện độc lập ở Việt Nam là “nên chấm dứt hoạt động đi, nếu còn biết liêm sỉ.”

Ôi, tưởng gì chớ liêm sỉ thì là chuyện vô cùng xa xỉ đối với đám đảng viên CSVN!

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Thứ Tư, 02/08/2017

Người dân xã Nhân Thọ xuống đường biểu tình

Người dân xã Nhân Thọ xuống đường biểu tình

 2017-02-11

Người dân xã Nhân Thọ xuống đường biểu tình đòi bồi thường thiệt hại trong vụ Formosa xả thải

Vào khoảng 9 giờ sáng hôm nay 11 tháng 2 năm 2017 bà con giáo dân giáo xứ Nhân Thọ thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đã kéo nhau xuống quốc lộ biểu tình nhằm tỏ thái độ trước việc nhà nước không chi trả tiền bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra.

Chính quyền và công an tại địa phương đã có mặt nhằm giải tỏa những yêu cầu của giáo dân nhưng phía người biểu tình không nhượng bộ và giáo dân vẫn tiếp tục đội mưa bày tỏ quyết tâm của họ.

Đã có hàng chục vụ biểu tình diễn ra trong hai tháng qua khi chính quyền chi trả tiền của Formosa nộp cho chính phủ để bồi thường thiệt hại cho nạn nhân 4 tỉnh miền Trung một cách tùy tiện và rất nhiều hộ tuy thiệt hại trong công việc lẫn sức khỏe nhưng không được chính quyền bồi thường thỏa đáng như lời hứa.

clip_image002

Việt Nam mời ông Trump sang thăm

Việt Nam mời ông Trump sang thăm

RFA

2017-02-12
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, Donald Trump

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, Donald Trump

AFP photo

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ là ông Phạm Quang Vinh nói rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã mời ông Donald Trump, Tổng Thống Mỹ sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị các quốc gia châu Á Thái Bình Dương gọi tắt là APEC được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Phát biểu của ông Phạm Quang Vinh được đưa ra vào hôm thứ sáu 10 tháng 2 vừa qua tại một buổi tiếp tân do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tại thủ đô Washington, đón tiếp các nhân vật cố vấn, trợ lý của các ủy ban thuộc lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ.

Cá lại chết tại Hà Tĩnh

 Cá lại chết tại Hà Tĩnh

RFA

2017-02-12

Cá lại chết hàng loạt trên một con sông là sông Quyền ở tĩnh Hà Tĩnh, miền Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Theo những thông tin được truyền đi trên mạng xã hội mà chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng thì vào chiều 12/2 có khoảng 30 ngư dân mang cá chết đi biểu tình trước ủy ban phường Kỳ Thịnh, thị xã kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Những ngư dân này cho rằng chính công ty gang thép Formosa đóng tại Vũng Áng, Hà Tĩnh đã xả chất độc làm cá bị chết trên sông Quyền.

Nhưng theo trang báo điện tử của tỉnh Hà Tĩnh thì các viên chức địa phương nói rằng nguyên nhân làm cá chết trên sông Quyền có thể là do người dân tháo nước từ trong ruộng lúa ra sông. Trang báo mạng này cũng nói là sông Quyền không chảy ngang qua khu vực nhà máy thép Formosa, và tất cả hệ thống xả nước thải của Formosa không chảy ra sông Quyền.

Xin nhắc lại là nhà máy thép Formosa do người Đài Loan làm chủ đóng tại Vũng Áng, thị xã Hà Tĩnh đã xả nước thải ra biển hồi tháng tư năm ngoái làm cá biển chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Formosa đã thừa nhận mình là thủ phạm và đồng ý đền bù một món tiền là 500 triệu đô la Mỹ. Đây được xem là một thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Lễ hội miền Bắc Việt Nam: ‘Ôm rách nát trong tâm linh!’

Lễ hội miền Bắc Việt Nam: ‘Ôm rách nát trong tâm linh!’

Nguoi-viet.com

Những phong tục mang tính dân gian trong các lễ hội nay biến thành “văn hóa” mua bán, đổi chác, con người trở nên tham lam và thực dụng hơn. (Hình: Getty Images)

Trên lý thuyết, những thực hành tôn giáo và lễ hội đem đến cho con người sự cân bằng, yên ổn, cứu rỗi trong đời sống tâm linh. Tâm linh lành mạnh giúp con người hướng thượng, ngưỡng vọng những giá trị cao đẹp.

Nhưng những gì mà mùa lễ hội Tháng Giêng hằng năm diễn ra ở miền Bắc Việt Nam hiện nay lại đang cho thấy một thực tế khác.

“Vỡ trận!”

Mặc dù chính quyền ra tay “siết chặt quản lý,” “chấn chỉnh lễ hội”… thì những gì nhốn nháo, lộn xộn, nhếch nhác và nhất là bạo lực vẫn xảy ra ở các lễ hội lớn truyền thống. Chưa nói, ở nhiều địa phương của miền Bắc, còn có cả sự “phát sinh nhân rộng” của những lễ hội “truyền thống mới” để phục vụ “nhu cầu đại chúng ngày càng gia tăng.”

Năm nay, tại lễ hội Chùa Hương, nơi mà thi nhân Nguyễn Nhược Pháp từng có áng thơ “Em đi chùa Hương” (1934) rất trong trẻo, thanh tân, đã xảy ra chuyện cười ra nước mắt: sau đêm khai mạc lễ hội, một vị sư xuất hiện phát lộc, gây nên cảnh chen lấn, giẫm đạp lên nhau để giành lộc nhà chùa.

Còn tại lễ hội Phết Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ), tuy được chính quyền “bố trí lực lượng cảnh sát cơ động kiểm soát tình hình” nhưng đến khi tung Phết cầu may vẫn diễn ra ẩu đả, đậm màu bạo lực.

Trên tờ Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Thanh, Chủ tịch xã Hiền Quan, trưởng ban tổ chức lễ hội Phết Hiền Quan năm 2017 giải thích: “Trước khi lễ hội Phết được diễn ra, chúng tôi đã đến các khu dân cư để tuyên truyền với người dân về thể lệ mới và đề nghị mọi người tham gia lễ hội với tinh thần lịch sự có văn hóa và tránh ẩu đả, lợi dụng hội Phết để trả thù cá nhân.Tuy nhiên do lực lượng an ninh quá mỏng và số lượng người đến cướp phết quá lớn nên mong muốn ban đầu của ban tổ chức đã không thể trở thành hiện thực.”

Tại lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định) tình hình cũng không khá hơn. Theo tường thuật của các báo trong nước, cảnh chen lấn, la hét, hỗn loạn ở sân Tiêu Miếu vẫn diễn ra. Dù trước đó, ban tổ chức lễ hội này đã phát thẻ vàng cho các đại biểu để kiểm tra số lượng vào dự, nhưng do số thẻ vàng này vượt khuôn khổ sức chứa của không gian lễ hội nên… vỡ trận!

Báo chí mô tả cảnh chen chúc cướp ấn, lột cướp các vật dụng trên điện thờ, vo tiền ném kiệu ấn diễn ra đầy khốc liệt tại đền Trần có tiếng linh thiêng.

Trong khi đó, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh cũng chộn rộn manh nha cho ra đời một lễ hội Khai bút, Khai ấn với ý định “nhân rộng truyền thống tốt đẹp,” đã ngay lập tức gặp phải sự phản ứng của dư luận trong nước.

Nhìn vào bức tranh nhốn nháo đó, cần đặt câu hỏi điều gì đang xảy ra với những lễ hội dân gian và cả trong thực hành tôn giáo truyền thống đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam?

Cần nói thêm, việc phân chia hai cực Nam, Bắc vẫn biết là điều không cần thiết, nhưng một thực tế quan sát cho thấy mùa lễ hội Tháng Giêng ở miền Nam diễn ra êm đềm, hài hòa hơn, rất hiếm thấy xảy ra những hiện tượng như đã nêu ở các lễ hội phía Bắc. Việc giải thích vì sao có sự khác biệt này, người viết sẽ có quá trình suy tư, khảo cứu để đề cập trong thời gian gần nhất.

Quá nhiều và biến dạng

Hầu hết các lễ hội dân gian ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được sinh ra từ làng, rộng hơn, là sinh hoạt văn hóa dân gian của cư dân địa phương ở quy mô nhỏ. Các lễ hội là sự thực hành biểu hiện chữ lễ, sự thành kính với những đấng siêu nhiên – những thế lực bảo hộ đời sống trong tín ngưỡng người dân đặt trong bối cảnh không gian xã hội nông nghiệp, đi cùng với bối cảnh văn hóa Khổng giáo của quá khứ. Lễ hội được sinh ra từ làng và phục vụ cho đời sống tinh thần của làng, ở quy mô làng, một nhà nghiên cứu đã đúc kết như thế về lễ hội miền Bắc.

Và vì tính bối cảnh hóa đó, mà khi đời sống tinh thần xã hội thay đổi, những khả năng giao lưu được mở rộng với bên ngoài, các lễ hội đã không còn khu biệt là sinh hoạt tinh thần của làng xã, địa phương mà phải đáp ứng cho một quy mô đại chúng rộng lớn hơn. Quá tải diễn ra ở quy mô. Thêm vào đó, sự biến dạng về thông điệp do diễn dịch, cách hiểu của khách dự quy định ngược trở lại đối với lễ hội cũng là một phương diện quan trọng.

Lễ hội miền Bắc Việt Nam: ‘Ôm rách nát trong tâm linh!’

Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh bị dư luận lên án là quá tàn nhẫn đối với động vật. (Hình: Getty Images)

Nếu những nghi thức, thông điệp từ một lễ hội hứa hẹn mang lại điều mà đại chúng cầu mong, thì lễ hội đó lập tức trở thành thỏi nam châm thu hút cộng đồng mạnh mẽ. Sở dĩ có cảnh hàng trăm nghìn người chen chúc trong lễ khai ấn đền Trần (trong đó có nhiều quan chức làm trong bộ máy nhà nước) là bởi lễ hội có nguồn gốc từ thời nhà Trần này mang thông điệp mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy chính quyền, lá ấn mang kỳ vọng về đường hoạn lộ thăng tiến, được ban thưởng…

Nghĩa là, cơn khát được thành tích, thăng quan tiến chức, địa vị xã hội đang phóng chiếu một cách đầy đủ nhất qua cái cảnh chen lấn, giành giật lá ấn trong lễ hội này hàng năm, dẫn dắt ý nghĩa lễ hội đi rất xa khỏi cái lõi ý nghĩa ban đầu. Cơn khát quyền lực, địa vị đó mạnh đến mức các hàng rào nguyên tắc ở không gian lễ hội này được dựng nên nhưng luôn bị vượt qua, đạp đổ; cảnh giẫm đạp lên nhau để đoạt được “lá ấn công danh” xảy ra hằng năm.

Một yếu tố nữa, loại hình du lịch lễ hội ra đời kéo du khách thập phương đến với lễ hội nhiều hơn, bản thân họ hiểu biết về nguồn gốc, trải nghiệm truyền thống ít hơn nhưng tham vọng, thực dụng hơn.

Chính điều này cộng với việc tư duy lễ hội truyền thống như một sản phẩm du lịch địa phương đã làm cho các lễ hội bị áp đặt nghi thức, thương mại hóa. Lễ hội bấy giờ trở thành nơi “kiếm chác” của các ban tổ chức, ban quản lý. Chùa chiền, đền miếu mất thiêng bởi tính “quốc doanh” đã thâm nhập trong một quá trình cài đặt kiểm soát lâu dài của chính quyền.

Tính thiêng mất đi, tính tục được đẩy lên cao. Sự đè đầu cưỡi cổ, tranh đoạt trong lễ hội cho thấy những giá trị cao thượng, bao dung đang bị đảo lộn. Sự mạnh được yếu thua bất chấp trật tự nề nếp trong đời sống được phản ánh rõ nhất qua những cuộc tranh giành trong lễ hội. Sự nhốn nháo trần tục của lễ hội cho thấy những giá trị thực dụng đang trỗi vượt trong cộng đồng thay thế cho giá trị hướng nội, hướng thượng và hướng tha.

Tóm lại, bức tranh cuộc sống, tâm thức bất an, các giá trị sống tốt đẹp bị lung lay… tất cả đang phóng chiếu vào trong cái không khí hỗn độn vô phương hóa giải.

Và hậu quả

Quay sang đổ lỗi cho sự “xuống cấp đạo đức của một thành phần dân chúng” là việc phổ biến. Nhưng nguyên nhân sâu xa, nguồn gốc kiến tạo nên tâm thế sống ấy là từ đâu?

Sự chà đạp tôn miếu tâm linh bằng hệ thống can thiệp và kiểm soát đặt trên ý hệ vô thần hơn 80 năm qua đang phơi bày những hệ lụy lớn lao mà cộng đồng đang hứng chịu. Một đời sống tâm linh rách nát, gãy đổ, những giá trị tinh thần tốt đẹp bị đảo lộn, truyền thống bị diễn dịch có lợi cho kẻ có quyền lực, sự bất an lan rộng trong cộng đồng, những giả hình truyền thống, giả hình tâm linh đang bộc phát điều hướng quần chúng đi về những phía lệch lạc.

Chùa chiền không còn làm cho người ta trở về an tịnh trong tâm hồn mà là nơi thổi bùng ngọn lửa tham dục. Lễ hội không còn là nơi biểu hiện sự thành kính đối với tổ tiên, nhân thần, những đấng siêu nhiên, nơi giao cảm với cộng đồng mà trở thành nơi “cộng nghiệp” của một nhân quần hỗn loạn, hoang mang, hungbạo.

Nguồn gốc tâm linh trong trẻo, thanh cao, thành trì của những giá trị căn bản trong đời sống tinh thần bị truất hữu, đó là điều mà mô hình xã hội lấy đấu tranh làm động lực phát triển đang đớn đau trải nghiệm!

Đấu tranh thay đổi hay thay thế chế độ CSVN?

Đấu tranh thay đổi hay thay thế chế độ CSVN?

Mai Thanh Truyết (Danlambao) – Câu hỏi cho hôm nay: “Ngày mai, tương lai Việt Nam có tươi sáng, có trở thành một cường quốc hay không tùy thuộc vào thể chế chính trị có thay đổi thành dân chủ hay không?”
Đây là một sự thật rất rõ ràng mà có lẽ không người dân Việt Nam nào không thấy. Nhưng trước khi có dân chủ thì phải thoát khỏi ách độc tài toàn trị của cộng sản và chính vì vậy mà có phong trào đấu tranh với ĐCSVN. Tuy nhiên, công cuộc đấu tranh với ĐCSVN thường xảy ra với những cuộc vận động chưa dứt khoát mà thường hay giao động giữa hai mục tiêu: thay đổi thay thế chế độ CSVN.
 
“Thay đổi”“Thay thế” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau vì nó đòi hỏi những phương pháp đấu tranh khác nhau. Vì thế hai vấn đề mang tầm vóc chiến lược này cần phải được phân định rõ ràng và suy xét cẩn thận. Một khi mục tiêu đã được thống nhất thì phong trào đấu tranh sẽ cùng hướng về một điểm và sẽ tạo sức mạnh tổng hợp.
Một phương cách để tìm hiểu hai khuynh hướng là bằng cách đối chiếu quan điểm và lập luận giữa hai khuynh hướng thay đổithay thế. Từ sự đối chiếu sẽ hiện ra những điểm khôn ngoan hay sai lầm trong những hành động thực hiện. Phần tiếp theo được xếp theo hình thức đối đáp giữa hai khuynh hướng trong từng vấn đề hay quan điểm:
1. Quyền lực của ĐCSVN quá lớn chưa thế lực nào có thể đánh đổ
Khuynh hướng thay đổi:
Chế độ CSVN hay quyền lực của ĐCSVN quá lớn, quá bao trùm chưa thể lật đổ họ được. Những vấn đề căn bản trong khuynh hướng thay đổi có thể liệt kê như sau:
– Về chính trị, ĐCS có mặt, chi phối và kiểm soát mọi ngõ ngách trong cuộc sống của người dân VN. ĐCS tuy ngày nay bị thoái hóa nhưng “uy tín” và thành phần cảm tình với ĐCS vẫn còn quá đông.
– ĐCS đã ý thức được những mầm mống có thể gây nguy hại cho họ nên đã tìm cách nắm giữ tất cả các thành phần có thế lực trong xã hội như giới trí thức, giới doanh gia tư nhân, giới xã hội dân sự, báo chí.
– ĐCS đã học được những bài học Cách mạng Hoa Lài và nắm giữ quân đội rất chặt, đồng thời cũng học từ Tàu cộng về việc thành lập những cơ quan đặc biệt chống biểu tình hùng hậu và đánh trả một cách sắt máu.
– Tinh thần đối kháng của người dân Việt Nam chưa thấy thể hiện. Số lượng người dân thờ ơ và an phận còn quá nhiều. Đối diện với tất cả những trở ngại này, người dân tay không làm sao có thể chống lại? Cho dù có cả triệu người biểu tình cũng sẽ chẳng làm đổ được một nhà cầm quyền có quân đội chống lưng.
 
Khuynh hướng thay thế:
Chế độ độc tài nào cũng nắm gọn mọi quyền lực trong tay để có thể kiểm soát dân chúng.
– Họ chỉ có một phương pháp cai trị duy nhất là bằng bạo lực vì quyền cai trị của họ không đến từ dân chúng.
– Chính sự độc đoán này là yếu điểm của họ. Yếu điểm đó là không danh chính ngôn thuận và không hợp lòng dân, hay nói cách khác ĐCSVN không có chính nghĩa.
– Họ chỉ có thể đánh lừa dân chúng qua tuyên truyền hay mua chuộc dân chúng qua việc ban phát đặc quyền đặc lợi cho một tầng lớp nào đó để làm hậu thuẫn.
– Tất cả những cách thức lấy lòng dân này là sự cố gắng gượng ép cần luôn luôn phải có động lực thúc đẩy. Và nếu động lực thúc đẩy yếu đi thì những thành phần đi theo sẽ giảm đi hay biến mất.
Phương pháp đấu tranh dùng để lật đổ chế độ CS là bất bạo động. Với phương pháp này, việc sở hữu bạo lực chẳng đem lại lợi thế nào cho nhà cầm quyền vì bạo lực chỉ có thể chống lại bạo lực.
– Làm sao có thể đem xe tăng ra bắt người công nhân phải đi làm việc?
– Làm sao công an có thể bắt bỏ tù những người rút tiền của mình ra khỏi nhà băng?
– Sức mạnh của quân đội sẽ không góp gì được cho thế lực của nhà cầm quyền nếu phương pháp bất bạo động được sử dụng khôn khéo.
– Vì thế quyền lực của nhà cầm quyền sẽ không lớn khi cuộc đấu tranh được chuyển sang môi trường bất bạo động và việc lật đổ một nhà độc tài là chuyện khả thi.
2. Dân chúng Việt Nam chưa đủ hiểu biết để có thể thiết lập một thể chế dân chủ ổn định
Khuynh hướng thay đổi:
– Dân chúng Việt Nam chưa đủ ý thức, hiểu biết về dân chủ nên chưa biết tranh đấu cho quyền công dân.
– Nếu thực hiện dân chủ ngay lập tức ở Việt Nam thì sẽ chỉ tạo nên đảng phái chia rẽ, xâu xé nhau và làm đất nước yếu kém đi.
– Cách tốt nhất là thực hiện dân chủ từng bước để bảo đảm sự chuyển tiếp ổn định. Hơn nữa, trong giai đoạn khởi đầu phát triển kinh tế, Việt Nam cần phải có ‘một chút’ độc tài mới có thể phát triển được, như đường đi của các nước Nam Hàn, Đài Loan, Singapore.
– Về nhân quyền, các thứ quyền làm người này chỉ nên giao cho người dân từng bước với giáo dục và thông tin để người dân có thời gian thực tập, tránh khỏi việc lạm dụng và đưa đến tình trạng rối loạn xã hội. Các quốc gia Âu Mỹ cũng đã trải qua cả trăm năm mới có sự trưởng thành dân chủ ngày này. Phương cách thả lỏng dân chủ từng bước là cách thực hiện dân chủ ổn thỏa nhất.
 
Khuynh hướng thay thế:
Nguyên tắc dân chủ bảo đảm một thể chế chính trị của dân, do dân và vì dân. Đây là một thể chế đem công bằng đến cho mọi người dân và không ai, không đảng phái hay nhóm người nào đứng trên ý dân.
– Nguyên tắc này đã được thực hiện tại đa số các nước trên thế giới và không thể sai lầm. Chỉ có thể chế độc tài CS là sai lầm và hiện còn tồn tại ở Việt Nam và 4 quốc gia trên thế giới.
– Quan điểm dân chủ phải được thực thi từng bước để giữ cho xã hội ổn định và một cách chuyển đổi thích hợp cho phát triển kinh tế vững chãi của các nước chậm tiến là một ngụy biện.
– Về thể chế chính trị, tất cả các cuộc thay đổi từ độc tài sang dân chủ đều là sự thay đổi tức khắc, không từ từ từng bước, vì sự mâu thuẫn giữa độc tài và dân chủ không thể có sự trộn lẫn, hoặc 100% dân chủ hoặc 100% độc tài mà thôi.
– Về phát triển kinh tế thì một số nước như Nam Hàn, Đài Loan hay Singapore đã sử dụng quyền lực nhà nước để điều hướng kinh tế hầu tạo sức mạnh cạnh tranh cho các công ty quốc nội đối với các công ty quốc tế. Chuyện nhà nước nhúng tay vào kinh tế không thể được xem là độc tài nếu mục đích nhắm tới là đẩy mạnh tiềm lực kinh tế quốc gia. Chính sách điều hướng kinh tế của các chính phủ dân chủ là góp tay hỗ trợ, khuyến khích phát triển theo hướng hoạch định. Doanh nghiệp nào thuộc lãnh vực quan tâm của chính phủ sẽ được sự hỗ trợ. Chính phủ dân chủ không nhúng tay vào việc điều hành các doanh nghiệp như hình thức quốc doanh ở các chế độ độc tài.
– Vấn đề trật tự xã hội liên quan tới nhiều lãnh vực khác như giáo dục, an ninh, luật pháp. Bảo vệ nhân quyền là bảo vệ cho mọi người dân được nhà cầm quyền tôn trọng và đối xử công bằng. Chỉ có một chính quyền dân chủ mới bảo đảm nhân quyền cho người dân. Một chính quyền độc tài không bao giờ cho người dân có quyền làm người vì khi cho người dân một vài quyền nào đó thì người dân sẽ không phục tùng chính quyền nữa.
Trong giai đoạn đầu của khuynh hướng thay thế, thiết nghĩ hãy khoan đòi những tiêu chuẩn dân chủ cao. Khi chưa có quyền Tự do thực sự mà muốn có Dân chủ toàn vẹn thì nền Dân chủ đó có thể đưa đến giả hiệu ngay. Trước hết hãy nâng cao Dân trí trong những nỗ lực giành các quyền Tự do hiến định: Quyền Tự do Thông tin-báo chí, và Quyền Tự do lập các Hội dân sự, nghề nghiệp, Ái hữu… mà tuy trên danh nghĩa đã có, nhưng nay phải dành cho có được thực chất.
Chính quyền “thay thế” cần phải dựa trên thế hợp pháp mà gở từng bước, tiến tới quyền làm chủ đích thực của người dân. Có được hai loại Quyền nói trên mới mong tiến lên đòi Quyền thứ ba là Quyền ứng cử và bầu cử, để cải biến dần các cơ quan quyền lực và tiến tới một chính thể Dân chủ pháp trị văn minh phù hợp với Dân tộc.
Một khi chưa có khả năng huy động quần chúng để làm “Cách mạng” lật đổ CSVN trực tiếp, thì đây là cung cách duy nhất để thoát khỏi đêm dài toàn trị. Đây chính là con đường HOÀ BÌNH.
Kiến tạo Dân trí và Xã hội dân sự làm nền tảng, chính là tích cực tạo điều kiện để thời cơ xuất hiện.
Con đường diễn biến như vậy tuy có chậm. Không phải vì chúng ta muốn chậm mà không cách nào làm nhanh hơn được! Nhưng bù lại cũng có ưu điểm là vững bền và hợp với tình tự dân tộc và không có sự can thiệp của “thế lực thù địch” mà người dân phải lo sợ.
 
3. Yếu tố ngoại lai hiện tại
Theo Hà Sĩ Phu: “Tôi đã nhận được câu hỏi rằng Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi chính phủ Việt Nam và tôi đã trả lời thẳng rằng đó không phải là chính sách của Mỹ. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Lợi ích của Mỹ là muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ”.
Qua chiều hướng trên, chúng ta thấy gì?
Rõ ràng là Hoa Kỳ không muốn tìm cách “thay thế” CSVN ở Việt Nam mà chỉ muốn “thay đổi” một số “chính sách cai trị” của ĐCS!
Về phía Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn chịu thuần phục Tập Cận Bình trong chuyến “triều cống” ngày 12 tháng giêng vừa qua, nói lên tính cách nộ lệ của CSVN qua 15 Hiệp ước từ quốc phòng, kinh tế, chính trị, và thương mại ký ngày 15/1/17.
Như vậy, những người con Việt phải làm gì?
Trước khi tham gia vào bất cứ một cuộc đấu tranh nào, ngay cả trong cuộc sống, nếu không muốn thắng thì không nên bước vào. Sự quyết tâm và ý chí quan trọng hơn tính khả thi của vấn đề.
Và sự quyết tâm trong đấu tranh chống CS là:
Lật đổ, hủy bỏ chế độ CSVN, không phải tìm cách thay đổi nó.
– Có sự quyết tâm dứt khoát trên sẽ giúp chúng ta loại trừ được tâm trạng mất tự tin hay yếm thế và dẫn đến tính ỷ lại.
– Sự trợ giúp bên ngoài của ngoại quốc chỉ là phụ thuộc. Chúng ta phải tự lực cánh sinh.
– Sự quyết tâm còn giúp những người con Việt tránh được những tư tưởng ủy mị, dễ tin như tin vào sự thành thật của ĐCSVN đối với quốc gia, dân tộc trong suốt hơn 70 năm qua!
11.02.2017