Nguyễn Phú Trọng: công với ai và tội với ai?-Gió Bấc-RFA

Ba’o Tieng Dan

20/07/2024

Blog RFA

Gió Bấc

20-7-2024

Ngày 17-7, người dân Việt chợt giật mình khi Bộ Chính Trị lần đầu tiên ban bố đặc ân hé ra cho người dân thông tin tối mật về sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng. Té ra bấy lâu nay ông Trọng “vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe” nay đã đến lúc “cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để đồng chí Tổng bí thư tập trung điều trị tích cực”.

Thật ra đây chỉ là cái cớ, là thông tin nền, chủ đề chính, nội dung cốt lõi của bản tin này là công bố “tân nhiếp chính vương”: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư, căn cứ quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII, trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định” (1).

Bổ nhiệm nhiếp chính khi vua chưa băng hà là ngoại lệ chưa từng có trong các triều đại cộng sản “cường thịnh”, từ Lenin, Stalin ở Nga, Mao ở Tàu hay Lê Duẩn ở ta. Các “lãnh tụ anh minh yêu đảng, yêu nước vĩ đại” luôn phấn đấu hy sinh phụng sự đến hơi thở sau cùng. Chính vì vậy, khi lãnh tụ trút hơi tàn thì đám cận thần phải sống mái dành vị trí quan trọng nhất trong ban lễ tang, vị trí đứng cạnh quan tài để bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, cũng đồng thời gián tiếp thể hiện vai trò kế vị. Thông thường là tắm máu. Trotsky đã đào tẩu vẫn bị truy sát. Beria phải dựa cột. Tứ nhân bang phải vào tù để tế cờ cho vương triều mới.

Công bố quyền lực Nhiếp Chính Vương kèm theo lời hiệu triệu “toàn đảng đoàn kết”, vừa huấn thị, vừa răn đe trước khi báo tang, hy vọng quyền lực đã và sẽ được chuyển giao êm thắm mà không phải tắm máu như các tiên triều của đàn anh.

Triều đình ít biến động, chém giết, hy vọng rằng dân đen cũng đỡ lầm than khổ nạn tai bay họa gió. Phải chăng đây là tiên liệu, là sự sắp đặt của “người đốt lò vĩ đại”, vị tổng bí thư ba nhiệm kỳ Nguyễn Phú Trọng?

E rằng không mà còn ngược lại! Càng về cuối nhiệm kỳ ba, quyền lực Tổng Trọng ngày càng suy giảm, song hành với tình trạng sức khoẻ; nhưng sự suy giảm quyền lực chừng như không phải do sức khỏe mà do hậu quả những tính toán sai lầm trong “công cuộc đốt lò”, trong việc điều hành các nhóm lợi ích, các phe nhóm dưới trướng. Lửa đốt lò càng lúc càng đậm nhưng củi đưa vào lò càng lúc càng xa tay với của chủ lò.

Về công cuộc đốt lò, nhiều người khen Nguyễn Phú Trọng là đầu tàu chống tham nhũng nhưng có không ít ý kiến nghi ngại đây chỉ là công cụ chiến lược tạo thế cho bọn đàn em thành lũ quần ngư tranh thực để Tổng Trọng tọa sơn quan hổ đấu, ngư ông đắc lợi. Thoạt đầu, củi đốt lò là đàn em thân tín của Ba X như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà… Nhưng trước những thanh củi to Lê Thanh Hải, Vũ Huy Hoàng, lửa lò lại chập chờn khi nóng khi lạnh.

Lửa thật sự dữ dội từ sau “tai nạn” bò dát vàng của Tô Đại Tướng. Câu nói xa gần của Tổng Trọng “Tôi nhớ nhà văn Nga Maxim Gorky có nói: ‘Con người – hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh làm sao!’. Nhưng con người cũng có không ít tật: ‘Kém một miếng không chịu được’, ‘Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng thì lộn gan lên đầu!’Vì vậy, thường rất khó, rất phức tạp. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” (2).

Chừng như đã kích hoạt năng lượng tiềm tàng của thanh kiếm Tô Lâm, mục tiêu đốt lò dần chuyển hướng. Từ vụ test kit Việt Á, đến chuyến bay giải cứu, rồi đến Nguyễn Thị Thanh Nhàn, tăng dần đến Hậu Pháo, Phúc Sơn, cái trật tự quyền lực Công An báo cáo, Kiểm Tra kết luận, Công An khởi tố đã bị đảo lộn. Công An khởi tố sân sau, bắt nóng trợ lý lãnh đạo cấp cao thậm chí cả Ủy Viên Trung ương đảng đương nhiệm như Hoàng Thị Thúy Lan, bí thư Vĩnh Phúc buộc Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ phải tự xin từ chức. Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương phải cập rập bẽ bàng đề nghị kỷ luật đảng viên với những phạm nhân. Uy thế của hai cánh tay quyền lực của Đảng ngày càng mờ nhạt, thụ động hợp thức hóa các quyết định tố tụng của Công  An.

Mới đây nhất, Phó Ban Nội Chính Nguyễn Văn Yên bị bắt giam, cuộc điều tra các dự án môi trường đang mở rộng, số phận của Trưởng ban Nội chính, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra rung lắc như cây non trong bão lớn, càng cho thấy “công cuộc đốt lò” đã nằm ngoài tầm tay của Nguyễn Phú Trọng và trước sau nó hoàn toàn không nhằm chống tham nhũng như đã nhân danh. Thực chất nó chỉ là cuộc đấu đá giữa các nhóm quyền lực, lợi ích.

Quy mô, tính chất các vụ tham nhũng đã lộ sáng càng về sau càng lớn hơn các vụ trước với cấp số nhân. Với Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng số tiền thiệt hại tham nhũng ngàn tỷ đã là con số khủng nhưng các đại án sau này như Trịnh Văn Quyết, SCB số tiền thiệt hại là chục ngàn, trăm ngàn tỷ. Trong cái nhìn của giới chuyên môn, vẫn còn đó nhiều vụ án tiềm năng giá trị thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ hoặc lớn hơn.

Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng qua ba khóa Tổng Bí thư của Tổng Trọng, hàng loạt ngân hàng phải quản lý đặc biệt, phải mua lại 0 đồng; kinh khủng nhất là ngân hàng SCB, nhà nước phải chi 25 tỉ USD (bằng 6% GDP cả nước năm 2023) để giải cứu. Thế nhưng các Thống Đốc Ngân Hàng Nguyễn Văn Bình, Lê Minh Hưng không chịu trách nhiệm gì, mà còn thăng tiến vào Bộ Chính Trị. Rõ là “công cuộc đốt lò” không ngăn chặn, giảm thiểu, mà tham nhũng ngày càng lớn mạnh hơn.

Giới chức tự xưng yêu đảng, tung hô Nguyễn Phú Trọng có công xây dựng đảng. Quả thật, Nguyễn Phú Trọng nói nhiều, ra nhiều quy định mới, in nhiều sách  về xây dựng đảng nhưng nhìn lại cái đảng sau gần ba khóa được Trọng xây dựng, đã rệu rã như thế nào?

Với tầng lớp lãnh đạo cao cấp do Tổng Trọng đào tạo, tuyển chọn trong khóa 13 này thì 7/18 Ủy viên Bộ Chính Trị bị cách chức, cho thôi giữ chức do bị nhúng chàm. Hơn 30 Ủy Viên BCH TƯ bị bắt, cách chức, cho thôi giữ chức vì tham nhũng. Cấp thấp hơn tuần tự là số trăm, số ngàn. Những thiệt hại nhân sự khủng khiếp chưa từng có, ngay cả trong thời non trẻ hoạt động bí mật bị thực dân Pháp đàn áp hay trong chiến tranh. Đây chỉ là con số nhúng chàm đã bị lộ, con số đảng viên cán bộ nhúng chàm chưa bị lộ thì khó có thể thống kê.

Đảng có trăm tai nghìn mắt, đảng viên ai cũng học theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện 19 điều cấm, kê khai tài sản hàng năm… theo chương trình xây dựng đảng của Tổng Trọng. Thế nhưng, nhờ bọn tin tặc lừa đảo, đảng mới biết chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị chiếm đoạt hơn 170 tỉ đồng. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc nhưng cũng chẳng ai giải đáp thắc mắc của người dân số tiền khổng lồ ấy từ đâu mà có. Cơ quan chống tham nhũng, xây dựng đảng thực chất chỉ làm công việc xử lý lấp liếm sai phạm lộ liễu không thể giấu và cố tình che đậy thô thiển những gì có thể che đậy.

Một chính sách lợi hại của Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng đảng là luân chuyển cán bộ. Nhưng thực chất đó chỉ là thủ thuật xào bài, cài người phe đảng để Trọng chiếm đa số Ủy viên Trung ương, lật đổ Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội khóa 12 và duy trì quyền lực cho Trọng trong khóa 13. Điểm lại các trường hợp cán bộ lãnh đạo bị lộ, bị xử lý, hầu hết là sai phạm từ nhiều năm trước, từ những chức danh trước đó mấy khóa và chỉ bị lộ ra nhờ những nguyên cớ tình cờ.

Trịnh Xuân Thanh sai phạm từ thời làm ở xây dựng dầu khí, được luân chuyển về Bộ Công thương, luân chuyển tiếp về Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang mới bị lộ nhờ vụ xe bảng trắng bảng xanh. Đinh La Thăng cũng sai phạm từ dầu khí, luân chuyển về Bô Giao thông, Bí thư Thành Ủy Hồ Chí Minh, bị lộ từ nâng đỡ Trịnh Xuân Thanh. Võ Văn Thưởng sai từ khi làm Bí thư Quảng Ngãi, luân chuyển hàng tá chức lên đến Chủ tịch nước thì mới lộ vì đàn em Hậu Pháo…

Nói cách nào đó, luân chuyển là phương cách hữu hiệu để kẻ sai phạm chuyển vùng hoạt động né tránh, che giấu hậu quả sai phạm của mình. Luân chuyển cán bộ cũng là cơ hội, phương tiện cho loại hình tham nhũng mới là mua bán chức quyền.

Có người khen Nguyễn Phú Trọng kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin. Nguyễn Phú Trọng cũng tự hào về điều đó dù tuyên bố rằng con đường lên chủ nghĩa xã hội còn dài lắm không biết bao giờ mới tới. Chủ nghĩa Mác – Lê có hai phần chính là ảo tưởng về xã hội tốt đẹp phân phối theo lao động, người dân hạnh phúc ấm no nhờ phúc lợi dồi dào mà hiện các nước Bắc Âu đang thụ hưởng. Phần thứ hai là thực thể chuyên chính vô sản với chính quyền độc tài toàn trị và công cụ bạo lực là công an, quân đội. Xem ra ba nhiệm kỳ của ông Trọng những chỉ số phúc lợi an sinh xã hội của nhà nước không có gì khởi sắc nếu không nói là ảm đạm. Theo số liệu do Bộ Tài chính công bố, năm 2021, dự toán chi ngân sách cho Bộ công an là khoảng 96 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 10 lần Bộ y tế (khoảng 9,1 ngàn tỷ đồng) và Bộ giáo dục là 7,1 ngàn tỷ đồng. Năm 2022, Bộ Công an được phân bổ số tiền 95,5 ngàn tỷ đồng và tăng lên gần 100 ngàn tỷ đồng trong năm 2023 (3).

Ngoài ra, ngành Công An còn được trích đến 85% tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, bán đấu giá bản số xe,… điều này cho thấy ông Trọng không kiên định với đường lối, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, mà kiên định và đầu tư chăm chút cho thực thể bộ máy chuyên chính vô sản.

Sự đàn áp, tước đoạt tài sản người dân nhất là trong lĩnh vực đất đai trong ba nhiệm kỳ của Tổng Trọng quy mô lớn, tàn bạo và đẫm máu nhất so với các Tổng bí thư khác từ 1975 đến nay. Nhà nước đã dùng pháp quyền hành chính, hình sự và cả sức mạnh súng đạn để đàn áp người dân vừa cướp đất vừa bắn giết, tù đày những người mất đất. Điển hình là vụ Cống Rộc, Hải Phòng với gia đình Đoàn Văn Vươn, vụ Văn Giang, Hưng Yên,… Đặc biệt, vụ Đồng Tâm, Hà Nội, dân thôn Hoành bị cướp hàng chục ha đất. Cụ Lê Đình Kình, đảng viên lão thành trên 60 năm tuổi đảng bị thảm sát, con cháu bị án tử hình, chung thân ngược lại ba hung thủ trong số hơn 300 tên khủng bố nửa đêm xông vào nhà dân bắn giết lại được chính Nguyễn Phú Trọng ký truy tặng huân chương.

Báo chí, tôn giáo dưới thời Nguyễn Phú Trọng cũng bị bóp nghẹt hơn bao giờ hết. Quy hoạch báo chí, Luật An ninh mạng, điều 331 đã giết chết hoàn toàn tự do báo chí và cả không gian mạng xã hội. Nhiều nhà báo phản biện hay điều tra chống tiêu cực như Phạm Đoan Trang, Mai Phan Lợi, Nguyễn Hoài Nam, Trương Châu Hữu Danh … bị kết án tù rất nặng nề.

Ngay trong số cán bộ đảng viên, Nguyễn Phú Trọng cũng có sáng kiến độc đáo, vũ khí đặc biệt để đàn áp, bóp nghẹt tiếng nói phản biện. Đó là  khái niệm mơ hồ “tự chuyển biến, tự chuyển hóa, tha hóa mất phẩm chất” và bị kết tội về những hành vi mơ hồ ất ơ lợi dụng chức vụ quyền hạn, trốn thuế như vị lão tướng nhà báo Nguyễn Kim Hoa, luật sư Trần Vũ Hải. Gần đây nhất là Phó ban Dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, nhà báo Huy Đức, Luật sư Trần Đình Triển, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

Đạo lý của dân tộc, nghĩa tử là nghĩa tận, lẽ ra không nên nặng lời với người đã khuất. Nhưng ngay khi chúng tôi viết những dòng chữ này thì cả hệ thống truyền thông đồ sộ của Đảng đang huy động hết công suất ca ngợi công đức của Nguyễn Phú Trọng bằng ngôn từ dối trá, hài hước không kém “Người kể chuyện phi thường” Hồ Chí Bảo và “Quốc Trung hiền sĩ” tán tụng khen nhau. Một lần nữa họ lại lấy tiền của, phương tiện hiện đại của đất nước, của người dân để đầu độc nhận thức cộng đồng. Ai đã tuyệt nghĩa tử nghĩa tận với cụ Lê Đình Kình khi thi hài cụ bị bị hành hạ, phanh thây, tang lễ cụ bị bao vây? Ai sẽ nói thay những người đã và đang bị cướp tài sản, bị đàn áp giam cầm?

Lịch sử đảng cộng sản, các tổ chức độc tài khác sẽ tán dương công đức, tài trí kinh nghiệm củng cố thể chế chuyên quyền đàn áp của Nguyễn Phú Trọng. Phần còn lại của thế giới cần phải hiểu và nhận diện con người thật của ông ta.

_________

Chú thích:

  1. https://tuoitre.vn/thong-bao-cua-bo-chinh-tri-ve-tinh-hinh-suc-khoe-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-20240718125833601.htm
  2. https://vov.gov.vn/nhung-cau-noi-tham-thia-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-trong-nam-2021-dtnew-350969
  3. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ministry-of-public-security-budget-is-ten-times-of-the-ministry-of-health-and-the-ministry-of-education-08182023150520.html    

 

Bắt giữ ‘đại gia’ Nguyễn Thị Như Loan, chủ Quốc Cường Gia Lai

Ba’o Nguoi-Viet

July 19, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Bà Nguyễn Thị Như Loan, 64 tuổi, tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai, vừa bị bắt với cáo buộc dính vụ án xảy ra tại tập đoàn Cao Su Việt Nam và công ty Cao Su Đồng Nai.

Bà Nguyễn Thị Như Loan, người được coi là một trong những nữ “đại gia” bất động sản giàu nhất Sài Gòn, cũng được biết đến là mẹ ông Nguyễn Quốc Cường, tự Cường “Đô La,” chồng cũ của ca sĩ Hồ Ngọc Hà. Ông Cường gây chú ý vì là một trong vài tay chơi siêu xe ở Việt Nam nhiều năm qua.

Bị can Nguyễn Thị Như Loan, tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai, được coi là một trong những nữ “đại gia” bất động sản giàu nhất Sài Gòn. (Hình: Dân Trí)

Theo báo Dân Trí hôm 19 Tháng Bảy, bị can Loan bị bắt, khởi tố với tội danh “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”

Bản tin cho biết, ngoài cáo buộc nêu trên nhắm vào bị can Loan, Bộ Công An Việt Nam còn đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của công ty Quốc Cường Gia Lai và các đơn vị, cá nhân có liên quan, để thu hồi triệt để tài sản cho nhà nước.

Quốc Cường Gia Lai có tên ban đầu là xí nghiệp Tư Doanh Quốc Cường do bị can Loan sáng lập hồi năm 1994.

Đến năm 2007, doanh nghiệp này đổi tên thành Quốc Cường Gia Lai, hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư, phát triển, kinh doanh bất động sản, thủy điện và trồng cây cao su.

Bị can Loan là cổ đông lớn nhất tại công ty này, với tỷ lệ sở hữu 37% vốn, tương đương 102 triệu cổ phiếu.

Sau khi vụ bắt giữ bị can Loan được công bố, báo VietNamNet đưa tin rằng bà này có “biệt tài” mua các khu “đất vàng” với giá rẻ và có “nhiều tai tiếng.”

Báo này nhắc lại chuyện công ty Quốc Cường Gia Lai dính lùm xùm với hai dự án đô thị tại Phước Kiển, Sài Gòn, trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Hồi Tháng Ba, công ty của bị can Loan bị tòa tuyên buộc phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là gần 2.900 tỷ đồng ($114.5 triệu), để đảm bảo thi hành án cho bị cáo này.

Nhà chức trách tịch thu máy điện toán, tài liệu tại biệt thự của bà Nguyễn Thị Như Loan ở đường Trần Quốc Thảo, quận 3, Sài Gòn hôm 19 Tháng Bảy. (Hình: ZNews)

Bản tin cũng ghi nhận, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia La biến động rất mạnh trong nhiều năm qua, với biên độ tăng, giảm nhiều lúc lên tới năm, bảy lần.

“Trong hơn thập kỷ, QCG liên tục dính lùm xùm, tai tiếng, từ những dự án liên quan tới đất công, việc chậm giải phóng mặt bằng, dự án bị khách hàng kiện tụng, cho tới việc ít trả cổ tức, cổ phiếu thất thường…,” theo VietNamNet. (N.H.K)


 

Di sản Nguyễn Phú Trọng để lại khi về vườn hay nằm xuống

Ba’o Nguoi-Viet

July 18, 2024

*Chuyện Vỉa Hè

*Đặng Đình Mạnh

Khi một chính trị gia qua đời hoặc rời chức vụ, công chúng sẽ có dịp được truyền thông tóm lược lại về di sản của người ấy để lại cho hậu thế.

Lúc này, khi tổng bí thư đảng Cộng Sản, người lãnh đạo cao nhất của chế độ theo hiến pháp là ông Nguyễn Phú Trọng, chọn (hoặc bị chọn) phòng bệnh tại bệnh viện 108 Hà Nội làm nơi thường trú, dưới sự bảo vệ (hoặc quản thúc) nghiêm ngặt của tân chánh văn phòng TW đảng Nguyễn Duy Ngọc, báo hiệu sự cáo chung của thời đại của “ông chủ đốt lò” đã đang điểm những giờ khắc cuối cùng. Thì việc điểm lại di sản của ông ấy cũng không còn là quá sớm.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa 3 ngón tay khi họp báo ở Hà Nội sau Đại hội đảng ngày 1 Tháng Hai 2021 khoe ông được “tín nhiệm” ở lại thêm nhiệm kỳ thứ ba, trái điều lệ đảng. (Hình: Manan Vatsyayana/AFP/Getty Images)

Dĩ nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được công chúng nhớ đến nhiều với tư cách là “ông chủ đốt lò”. Khi phát động đốt lò, ông ấy có mục đích không thể rõ ràng hơn là củng cố đảng. Nhưng qua đó, thì ông Nguyễn Phú Trọng đã giúp phơi bày trọn vẹn bản chất của chế độ, không có gì khác ngoài một tập thể lãnh đạo bất tài, ăn tàn, phá hoại… lúc nào cũng chỉ nhăm nhăm trấn lột tài sản của người dân. Đến mức độ, công chúng không thể thấy đảng cầm quyền ấy có giá trị gì để mà cần củng cố.

Cũng thế, khi ưu ái giao quyền hạn lớn cho công an nhằm mục đích bảo vệ đảng, thì ông Nguyễn Phú Trọng đã giúp cho lực lượng này trở thành kiêu binh của chế độ. Không chỉ đàn áp nhân dân, tận thu tài nguyên của đất nước, cướp đoạt tài sản của doanh nghiệp và thâu tóm quyền lực. Lực lượng công an sẵn sàng hạ bệ các quan chức lãnh đạo cao cấp nếu ngáng đường hoặc không thuộc phe cánh. Đến mức độ, công chúng không còn thấy lực lượng công an đầy quyền lực ấy là chỗ dựa tin cậy để giữ gìn trật tự trị an cho đất nước nữa.

Nhiều người đã công khai nói đến sự ao ước có một Gorbachev, người làm tan rã Liên bang Xô Viết cho Việt Nam. Thật ra, có cần Gorbachev nữa không khi đã có Nguyễn Phú Trọng, người đã làm tan rã mối quan hệ giả hiệu về “Lòng dân, ý Đảng”, người đã chứng minh cho thấy rằng chẳng có một “Lòng dân, ý Đảng” nào đang song hành cả, mà chỉ có lòng dân chán ghét về ý đảng độc tài, tàn phá tan hoang đất nước mà thôi.

Nếu cái đảng Cộng Sản độc tài lúc này là một đảng không dân, thì cái đảng ấy không còn cơ sở để tồn tại nữa.

Thế nên, một mặt, chúng ta không mảy may nghi ngờ gì về nỗ lực của ông Nguyễn Phú Trọng muốn cứu đảng Cộng Sản để duy trì được quyền lực chính trị độc tôn của mình, thế nhưng, mặt khác, cũng cần thấy rằng không có cái gọi là thế lực thù địch nào phá hoại đảng Cộng Sản giỏi hơn ông Nguyễn Phú Trọng, người đang đứng đầu của đảng ấy. Và đó là di sản của ông Nguyễn Phú Trọng mà người đời sau sẽ nhớ khi nhắc về ông ấy.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng rời chức vụ tổng bí thư chỉ còn là chuyện ngày một, ngày hai mà thôi. Thậm chí, cách thức ông rời chức vụ bằng chết bệnh hoặc bị hạ bệ cũng không còn quan trọng nữa. Nhưng việc sau thời đại của ông sẽ đáng nói hơn.

Dĩ nhiên, lúc này chẳng có ai có thể thách thức được vị thế số một của ông Tô Lâm trước cơ hội tiếp nhận chiếc ghế tổng bí thư, đồng thời, sẽ sớm tiếp nhận hợp nhất với chức vụ chủ tịch nước mà ông ấy đang nắm giữ.

Thu giang sơn về một mối dưới bàn tay của lực lượng công an, tuy vậy, chúng ta khó mà cho rằng điều ấy sẽ giúp mở ra thời kỳ ổn định chính trị mới dưới họng súng. Trái lại, hệ thống quyền lực chính trị Việt Nam ở thượng tầng sẽ vẫn tiếp tục bất ổn trong tương lai gần.

Tổng bí thư đảng CSVN tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội ngày 20 Tháng Sáu 2024. (Hình: Gavriil Grigorov/AFP/Getty Images)

Vì lẽ, với việc ông Nguyễn Phú Trọng tự đặt ra ngoại lệ “trường hợp đặc biệt” để duy trì quyền lực cá nhân của mình trong nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba vào đầu năm 2021. Điều này chẳng khác gì việc mở chiếc hộp “Pandora” đầy tai ác khi ông ấy tùy tiện dẫm đạp lên điều lệ đảng. Gây nên hậu quả rất nghiêm trọng về sự khủng hoảng niềm tin, tôn trọng điều lệ đảng đối với các đảng viên cao cấp đầy tham vọng trước cơ hội thay đổi nhân sự theo cách không cần tuân thủ điều lệ đảng nữa. Ông Tô Lâm sẽ sớm nắm giữ chiếc ghế tổng bí thư theo cách ấy.

Theo đó, chúng sẽ thành tiền lệ cho những cuộc thoán đạt quyền lực chính trị về sau đó mà hầu hết, đều chỉ dựa trên nền tảng sức mạnh của họng súng mà thôi. Trong bối cảnh đó, nhân dân, người chủ tội nghiệp của đất nước tiếp tục giữ vai trò đầy thụ động, là khán giả trong tấn tuồng mà thôi.

Xứ sở này, còn trả giá đến mức nào nữa trước khi đến hồi thái lai…


 

Cựu phó Chủ Tịch Sài Gòn Nguyễn Thị Hồng Bị Bắt Do Liên Quan Đến Vụ Án Tại Tập Đoàn Cao Su Việt Nam

Ba’o Dat Viet

July 17, 2024

Ngày 15/7 vừa qua, bà Nguyễn Thị Hồng, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Sài Gòn kiêm cựu Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 09, đã bị bắt do dính líu đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ Tài nguyên-Môi trường và các đơn vị liên quan. Bà Hồng bị cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cáo Buộc và Các Bị Can Liên Quan

Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Bộ Công an Việt Nam đã ra quyết định khởi tố bà Nguyễn Thị Hồng. Cùng với bà, ba người khác cũng bị khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nhà và nơi làm việc. Các bị can bao gồm:

Ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT), Tổng Giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam, bị cáo buộc tội “nhận hối lộ”.

Ông Võ Sỹ Lực, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cao su Việt Nam, và ông Trần Thoại, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam, cả hai bị cáo buộc tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Khởi Tố và Bắt Giam Các Cựu Lãnh Đạo Khác

Vào ngày 23/5, Cơ quan CSĐT thuộc Bộ Công an đã khởi tố chín cựu lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam liên quan đến khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, Sài Gòn. Trong số này, có hai người bị bắt giam theo cáo buộc “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo khoản 3 Điều 219 Bộ Luật Hình sự Việt Nam:

Ông Lê Quang Thung, nguyên Tổng Giám đốc, quyền Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cao su Việt Nam.

Ông Huỳnh Trung Trực, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam.

Đáng chú ý, ông Lê Quang Thung đã từng bị Tòa án Sài Gòn tuyên án bốn năm tù vào tháng 8/2019 vì tội “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với số tiền hơn 43 tỷ đồng trong một vụ án khác.

Tình Hình Hiện Tại và Những Bước Tiếp Theo

Vụ án liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thu hút sự chú ý lớn từ công chúng do tính chất nghiêm trọng và phạm vi rộng của các vi phạm. Việc khởi tố và bắt giữ các cựu lãnh đạo cấp cao này phản ánh quyết tâm của chính quyền trong việc xử lý các sai phạm liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản nhà nước.

Trong thời gian tới, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ các sai phạm và trách nhiệm của từng cá nhân liên quan. Những diễn biến của vụ án sẽ tiếp tục được theo dõi chặt chẽ, không chỉ bởi cơ quan chức năng mà còn bởi toàn thể xã hội, nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc xử lý các vụ án kinh tế nghiêm trọng. (Đất Việt/KTT)


 

Hơn 250 bị cáo ra toà trong vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam vào ngày 18/7

RFA

2024.07.15

Trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam

 Báo điện tử Đảng Cộng sản/Phạm Dự

Toà án Nhân dân TPHCM sẽ mở phiên toà xét xử 254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam vào ngày 18/7 tới, trong đó có hai cựu Cục trưởng là Đặng Việt Hà và Trần Kỳ Hình cùng bị truy tố tội “nhận hối lộ” với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Theo truyền thông Nhà nước, ngoài hai cựu Cục trưởng còn có 82 người khác cũng bị truy tố tội “nhận hối lộ” với khung hình phạt cao nhất trong vụ án này.

Ông Trần Kỳ Hình bị cáo buộc đã nhận hối lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế hơn 6,5 tỷ đồng và 23.000 USD.

Ông Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ của Phòng Kiểm định xe cơ giới giai đoạn từ ngày 1/8/2021 đến ngày 30/9/2022 là 31,1 tỷ đồng, số tiền nhận hối lộ của bốn trung tâm đăng kiểm khối V tại TP.HCM từ ngày 1/4/2022 đến tháng 11/2022 là 7,6 tỷ đồng, số tiền nhận hối lộ của 5 trung tâm đăng kiểm khối V tại TP Hà Nội là 780 triệu đồng và số tiền hối lộ của các giám đốc trung tâm đăng kiểm khối D là 680 triệu đồng.

Đây là vụ đại án liên quan đến các sai phạm xảy ra tại Cục Đang kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM và ba trung tâm đăng kiểm ở Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Trong số 254 người bị truy tố, có 132 người bị truy tố tội “nhận hối lộ”.

Vụ án được bắt đầu từ tháng 10/2022 tại TPHCM và sau đó mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Theo Cục Đăng kiểm, hơn 900 người đã bị khởi tố trong các vụ án liên quan đến Cục Đăng kiểm và các trung tâm đăng kiểm trên cả nước.


 

 Mê chơi bời, bồ bịch, ‘ác phụ’ giết chồng và người thân bằng xyanua

 Ba’o Nguoi-Viet

July 15, 2024

ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Nữ nghi can Nguyễn Thị Hồng Bích, 38 tuổi, ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, cho rằng vì chơi bời, “bồ bịch” nên đã bỏ xyanua đầu độc chồng và người thân.

Báo VNExpress hôm 14 Tháng Bảy, cho hay sau hơn 10 ngày bắt giam, Công An Tỉnh Đồng Nai tiếp tục lấy lời khai nghi can Bích để điều tra về tội “giết người.”

Nghi can Nguyễn Thị Hồng Bích, thừa nhận đã giết ba người thân bằng chất độc xyanua. (Hình: VNExpress)

Khai với công an, nghi can Bích thừa nhận ngoài việc đầu độc anh NHBT, 18 tuổi, con trai anh ruột mình hôm 22 Tháng Sáu, trong tám tháng gần đây bà ta còn dùng xyanua sát hại chồng và hai người cháu khác.

Bà Bích khai, khoảng Tháng Mười, 2023 thấy chồng “ham mê cờ bạc” dẫn đến kinh tế gia đình kiệt quệ, khuyên mãi không nghe nên nảy sinh ý định sát hại “để khỏi bị làm phiền.” Sau đó, bà ta mua xyanua để vào chai, giấu trong nhà vệ sinh.

Một ngày cuối Tháng Mười, 2023, ông NTTT, 38 tuổi, chồng bà Bích, đi làm nhưng để bịch thuốc Tây (đang uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ) trong phòng ngủ. Bà Bích lẻn vào lấy những viên con nhộng đổ hết thuốc ra ngoài, dồn xyanua vào trong, rồi để bịch thuốc vào chỗ cũ và bỏ ra ngoài để tránh bị phát hiện.

Trưa cùng ngày, thấy chồng trên đường về nhà, bà Bích đi theo, rình xem ông T. có uống thuốc độc như kế hoạch hay không. Sau khi tận mắt thấy chồng đã uống thuốc, bà ta bỏ đi.

Hai ngày sau, ông T. chết, bà Bích tung tin với người thân và hàng xóm là chồng “bị đột quỵ” rồi nhanh chóng đưa đi hỏa táng.

Một thời gian ngắn sau khi chồng chết, bà Bích công khai quan hệ tình cảm với một ông không nghề nghiệp ở địa phương và bị gia đình phản đối.

Do túng thiếu tiền ăn chơi, bà Bích tìm đến nhà em gái út hỏi mượn nhưng bị từ chối vì “không muốn chị lấy tiền nuôi bồ.”

Trong khi đó, ông Lâm cha của anh NHBT, sống chung nhà biết chuyện tình cảm của bà Bích cũng khuyên em gái không nên qua lại với người tình chỉ mê bài bạc, ăn chơi.

Tuy nhiên, bà Bích cho rằng em gái và anh trai muốn chia rẽ tình cảm của mình và người yêu nên tức tối, lên kế hoạch “dằn mặt.”

Canh lúc hai người này đi làm vắng nhà, để các con là cháu NKD, 7 tuổi, con của em gái, và bé NHN, 12 tuổi, con của anh trai, ở với mình, bà Bích lấy xyanua bỏ vào nước ngọt rồi đưa cho hai cháu uống. Sau đó vài ngày, hai đứa trẻ bị ngộ độc chết.

Đến lúc này, những người trong gia đình cũng không nghi ngờ trước những cái chết đột ngột của người thân. Họ cho rằng căn nhà đang ở “có vấn đề” nên bàn chuyện sửa chữa.

Trong lúc bàn tính, bà Bích và vợ ông Lâm xảy ra mâu thuẫn do không thống nhất cách sửa nhà. Nhân dịp này, bà ta nghĩ đến việc trả thù.

Đến hôm 22 Tháng Sáu, khi nhìn thấy anh T. (cháu bà Bích) đang ngồi học bài một mình, bà Bích đã lấy chất độc xyanua bỏ vào thuốc con nhộng “trị mụn” rồi đưa cho cháu uống.

Uống xong, anh T. rơi vào hôn mê, mất tri giác và được người thân đưa vào bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Sài Gòn, cấp cứu và may mắn đã qua cơn nguy kịch.
Đến cuối Tháng Sáu, khi có kết quả xét nghiệm anh T. bị ngộ độc xyanua.

Sau khi bệnh viện thông báo anh NHBT bị nhiễm độc xyanua, người họ hàng bên ngoại thấy khuất tất nên đã trình báo công an, đồng thời chỉ ra năm cái chết bất thường của gia đình bà Bích. Khi qua đời, những người này đều có cùng triệu chứng đau đầu, khó thở, nôn ói, ngưng tim… như anh T.

Lúc này, bà Bích lập tức mang chai nhựa đựng xyanua ra nghĩa trang đào hố chôn nhằm tránh bị phát hiện.

Khám xét nơi ở của bà Bích, giới hữu trách thu giữ chai nhựa chứa chất xyanua (trọng lượng khoảng 0.7 kg) giấu trong nghĩa trang thuộc ấp Sơn Hà, xã Vĩnh Thanh gần nhà.
Theo một cán bộ điều tra, công an phát hiện bà Bích mê đánh “lô đề.” Sau khi chồng chết “có mối quan hệ xã hội phức tạp,” thường xuyên mâu thuẫn với anh chị em trong nhà…

Kết quả điều tra ban đầu xác định, sau cái chết của chồng và con, bà Bích được hưởng khoảng 800 triệu đồng ($31,476) tiền bảo hiểm. Số tiền này bà Bích dùng trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Chai xyanua Nguyễn Thị Hồng Bích đem giấu ở nghĩa trang. (Hình: VNExpress)

Việc sử dụng số tiền nói trên, bà ta cũng khai nhận không rõ ràng, thiếu tính thực tế.
“Bị can thể hiện không một chút e sợ, khuôn mặt lạnh lùng, không có bất cứ biểu hiện hối hận,” một điều tra viên cho biết.

Cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án, hiện chưa công bố nghi can Bích có đồng phạm hay không, chất xyanua có nguồn gốc ở đâu…

Phản ảnh trên báo VNExpress, độc giả “minhthiennh0705” nhận định: “Trong những người ác tôi từng được đọc kể cả trong truyện kinh dị, chưa gặp kẻ nào ác bằng ác nhân này! Toàn đầu độc người thân vì họ cản trở cô ta cờ bạc, trai gái. Cái lý do a chồng cờ bạc cũng từ miệng của ác phụ này, chứ từ kết quả điều tra cô ta mới là kẻ nghiện lô đề, cờ bạc.” (Tr.N) [kn]


 

Bão từ chức – Tản mạn về văn hóa từ chức thời Cộng Sản

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Văn Lục

13/07/2024

Câu nói thời danh của một viên quan lại nhà nước Cộng sản khi nhận lãnh chức Chủ tịch nước:

“Nếu cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ thì tốt nhất là xin từ chức, chứ đừng nên để đến lúc sai phạm và rơi vào sai phạm, phải chịu kỷ luật là điều không ai muốn.”

Ông Trần Đức Lương đã tuyên bố câu trên ngay khi ông vừa tái đắc cử chức Chủ tịch nước CHXHCNVN. Đúng ra chính ông là người đầu tiên phải xin từ chức mới phải vì ông chẳng làm được việc gì cho ra hồn.

Mà bản thân ông, muốn từ chức cũng không được, vì đảng đã phân công và chỉ định rồi. Như thế, từ chức là vô kỷ luật và có thể bị gán ghép vào tội chống Đảng, chống lại Nhân dân.

Câu tuyên bố trên hình như ông chỉ nhắm vào thuộc hạ của ông. Mà thuộc hạ của ông thuộc loại thiếu cái văn hóa từ chức nên chẳng ai chịu từ chức cả. Chính vì thế mà kể từ khi ông tuyên bố đến nay chưa hề có quan chức nào xin từ chức cả.

Cơn bão vì thế từ chức đã không xảy ra. Người cộng sản đã thiếu thứ văn hóa ấy?

Thật ra từ chức là một ứng xử văn hóa của nước ta đã có từ lâu đời. Chu Văn An, đời Trần, phụ trách Quốc Tử Giám thấy bọn tham quan lộng quyền và tham nhũng dâng sớ “thất tử trảm” xin chém đầu 7 kẻ vô tài, vô đạo đức. Vua không nghe bầy tôi. Ông bèn “cáo quan”, trả lại mũ áo triều đình, trở về vùng Chí Linh mở trường dạy học.

Từ “cáo quan” dùng ở thời xưa bây gìờ người ta gọi là từ chức. Cho dù là cáo quan hay từ chức thì đó vẫn là thứ văn hóa truyền thống giúp cho kẻ hiền tài, người đạo đức không bị vấy bẩn trong thời buổi nhiễu nhương.

Thuở xưa đã vậy, ngay thời ông Ngô Đình Diệm, ông cũng đã thể hiện đúng cái cung cách của một nhà nho khí tiết khi xin với vua Bảo Đại được từ chức. Xin đọc những lời trần tình của Bảo Đại trong Le Dragon D’Annam,

Je faisais confiance au tandem Phạm Quỳnh-Ngô Đình Diệm. Ce dernier n’avait accepté les fonctions de ministre qu’à la condition de pouvoir modifier la société Vietnammienne, sa réputation de caractère me laissait espérer qu’il irait de l’avant.

Au bout de quatre mois, au début de septembre 1933, Ngo Đinh Diem qui n’avait pas trouvé en Pham Quynh le soutien qu’il espérait, me demander audience.

‒ Sire, me dit-il, je viens vous présenter ma démission et vous đemnaner l’autorisation d’abandonner toutes les fonctions dont votre Majesté a bien voulu m’honorer.

‒ Excellence, mon secrétaire Nguyen – De m’a tenu au courant de vos difficultés, mais je pense que votre devoir est de rester à votre poste.

‒ Sire, que Votre Majesté me pardonne, mais ce n’est pas tenable. Demeurer à mon poste serait une lamentable comédie à laquelle je ne peux me prêter. Les Francais ont tous les pouvoirs, ils en sont arrivés à admistrés directement le pays sous le couvert d’un traité de protectorat dont les dispositions sont violés tous les jours

Lược dịch: Tôi tin tưởng vào cặp Phạm Quỳnh-Ngô Đình Diệm. Phần Ngô Đình Diệm, ông ta chỉ nhận chức bộ trưởng với điều kiện là ông ta có thể thay đổi được xã hội Việt Nam, ông ta vốn nổi tiếng là người có cá tính cho tôi có hy vọng ông ta có thể tiến xa được.

Nhưng chỉ chừng 4 tháng sau, vào tháng 9-1933, Ngô Đình Diệm đã không tìm thấy ở Phạm Quỳnh sự hỗ trợ mà ông ta mong đợi, ông đã xin được gặp tôi.

‒ Thưa Hoàng Thượng, ông ta nói, tôi muốn trình lên hoàng thượng xin từ chức đồng thời xin hoàng thượng cho tôi từ bỏ tất cả các trách nhiệm mà hoàng thượng đã ưu ái dành cho tôi.

‒ Thưa ngài, người thư ký của tôi, ông Nguyễn Đệ đã cho tôi biết những khó khăn mà ngài đã gặp phải, nhưng theo ý tôi, ngài có bổn phận phải ở lại chức vụ của ngài.

‒ Thưa hoàng thượng thứ lỗi cho tôi, nhưng mà thưa hoàng thượng hoàn cảnh không thể nào được nữa rồi, nếu tôi ở lại chức vụ thì sẽ chỉ là một trò hề thê thảm mà tôi thấy không thể làm được. Người Pháp nắm hết mọi quyền hành đến nỗi coi như họ chỉ huy trực tiếp đất nước của ta dưới chiêu bài Hiệp ước bảo hộ mà mỗi ngày có những vi phạm trắng trợn hiệp ước ấy.

Cuối cùng thì vua Bảo Đại viết một câu khá chua chát, “Me voici seul.” Nay thì tôi còn lại chỉ có một mình.

(Trích Le Dragon d’Annam, Bao Dai, trang 59-61).

Lúc xin từ chức, ông Ngô Đình Diệm mới 31 tuổi. Cung cách từ chức của ông Diệm đã ứng xử một thứ văn hóa từ chức đúng mực. Phần người chấp nhận đơn từ chức ấy, vua Bảo Đại cũng hành xử đẹp, có văn hóa.

Ngoài cái văn hóa hấp thụ được từ phương Tây, phải chăng ông vua Bảo Đại cũng học được tinh thần hòa giải, khoan dung của các tiên đế? Sau này dù bị ông Diệm truất phế trong một cuộc Trưng cầu dân ý, ông cũng không có lúc nào dùng những lời lẽ khiếm nhã đối với ông Diệm.

Phần sách xưa cũng có viết như sau:

Khi Lê Văn Duyệt có bắt được đại đô đốc giặc là Trần Đại Cửu giải về kinh. Vua tha, bèn cho áo mặc. Quân ta bắt được tướng giặc rất nhiều, đều tha tội cả, sai Lê Đình Chính trông nom, nhưng người bị bắt vẫn lo không giữ mình nổi. Vua biết ý, dụ Nguyễn Văn Khiêm rằng Trần Đại Cửu trước làm tướng giặc, nay làm bầy tôi của ta. Ta suy lòng thành mà đãi, thương yêu phân cách gì. Người nên yên ủi vỗ về cho họ được yên lòng.”

(Trích Quốc Sử quán triều Nguyễn, cuốn Đại Nam thực lục, quyển một, trang 486)

Phần bây giờ thì cho đi học tập cải tạo mút mùa.

Mới đây, tôi có viết bài “Từ việc viện nghiên cứu IDS tự đóng cửa đến việc báo Tia Sáng tự đóng cửa” sau đó có gửi cho bạn bè ở Việt Nam đọc đồng thời gửi cho mấy chuyên viên trong nhóm chiều thứ sáu theo lời đề nghị của một cựu chuyên viên ngân hàng vốn là bạn bè của nhóm “chiều thứ sáu”.

Bài mới gửi đi thì thì tôi nhận được hai tin xấu gửi cho tôi từ Việt Nam:

  • Thứ nhất, một tu sĩ tại NhaTrang mà nhóm Quê Việt, Montréal có chương trình trợ giúp hằng năm để lo cho trại cùi và các trạm y tế ở miền Trung gửi những hình ảnh tang tóc của bão lụt đang hoành hành ngoài đó.Hết bão số 9, rồi số 10 và nay số 11 đang tàn phá các vùng phía Nam miền Trung, trong đó có Nha Trang, nơi mà tôi đã từng sống nhiều năm ở đó.Bão táp dù sao cũng chỉ là nhất thời trong một giai đoạn nhất thời rồi ta vẫn có thể xây dựng lại làm tốt và đẹp hơn.

Nhưng tôi mới nhận thêm được một thư khá dài của một người bạn thân, bạn Hồ Công Danh (HCD)cho biết có một cơn bão thứ hai đang có cơ bùng phát ở Việt Nam mà chưa biết hậu quả sẽ ra sao?

Đó là cơn Bão từ chức hay là bão khao khát tự do đòi hỏi có tiếng nói. Nghe tin này, tôi nghĩ đến phong trào hiến chương 77 do trí thức cộng sản thành lập. Trận bão thời thế do con người đựng lên chẳng mấy chốc đã thổi bay, phá sập bức tường Bá Linh và chủ nghĩa cộng sản tại nhiều nước trên thế giới.

  • Honecker vừa mới được hưởng cái vinh danh là 99% dân chúng ủng hộ chẳng mấy chốc mà cái ghế đảng dựng lên cho ông bị xô đẩy gẫy sập do chính các đồng chí của ông. Chẳng mấy chốc mà hơn 4 triệu người Đức đã đổ xô nhau chạy sang Tây Đức. Tôi rất lấy làm tiếc là tôi có một người bạn tình ở Tây Đức, vùng Munich- TKL- du học trong nhiều năm, đã không đủ can đảm để viết lại biến cố này như một nhân chứng sống. Chị ấy vẫn sống hèn ôm chân cộng sản cho đến bây giờ cùng với Cao Huy Thuần vừa mới qua đời..
  • Tôi vẫn thấy ấm ức về chuyện này là sự thật lịch sử như thế mà vẫn có kẻ mù quáng ôm chân cộng sản.Lá thư ngườI bạn chê trách bài viết của tôi “mất thời gian tính, quá chậm, quá trễ” không thấy được diễn biến quan trọng đang xảy ra trong nước. Bây giờ nó đang là thời điểm lập lại “hiến chương 77” ở Tiệp Khắc những năm 1989 đòi hỏi, Hãy để chúng tôi tự do.Người bạn tôi đã cùng một ý nghĩ như tôi, khi so sánh với biến cố “Hiến chương 77”!

Và anh ta lên lớp tôi: “Cậu phải ráng tập để mà biết thua người ta. Chuyện cậu viết về nhóm IDS là “xưa” rồi.”

Cơn bão thời đại sẽ khó tránh được như nó đã từng làm sụp đổ bức tường Bá Linh vào tháng 10-1989. Người bạn gửi sang một số thông tin mới nhất của cơn báo cấp số 6 như sau mà tôi gọi là “Tin Nhà”.

Cậu còn nhớ Lữ Phương không? Làm sao quên được phải không? Cậu từng “chửi” LP mà. Năm 1960, LP cũng đỗ vào Đại học Sư Phạm Triết Đà Lạt, rồi bỏ không lên học, sau đó mới có vụ Bé “bụng” lên thế chỗ. Và rồi biết bao cớ sự đã xảy ra sau đó do Bé bụng gây ra. Sau này tụi mình mới biết Lữ Phương theo Mặt Trận để rồi 1968 bỏ vào bưng.

Năm 2005 cậu về đây, tôi hẹn lên nhà LP để dẫn cậu đi xem cái biệt thự của LP. Một thành quả của cách mạng ban cho.

Nhưng tôi biết cậu chẳng muốn xem nhà mà chỉ muốn xin cuốn: “Cuộc xâm lăng về Văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam”.Rồi tôi đã lỡ hẹn với cậu. Nhưng tôi biết là thể nào cậu cũng tìm cách “bắt” cho bằng được cuốn sách đó.

Nhưng mà thôi dẹp chuyện viết lách phê bình đó đi. Cậu có viết cũng vô ích vì LP đã không nhìn nhận đứa con của mình nữa. Vì LP đã tuyên bố, “Mình đã đốt thẻ đảng thì còn tiếc rẻ gì cuốn sách “nâng bi” này nữa.

” Mà đốt thật cậu ạ. Tin moa đi. Không tin cậu cứ vào trang nhà của Trần Hữu Dũng(cũng đã mới qua đời) hay Viet-Studies có phần giới thiệu đặc biệt các công trình sáng tác của LP. Anh ta đã loại tất cả những gì viết trước 1975 và sau 1975, trong đó có cuốn sách ở trên. Anh chỉ để lại những phần viết được coi là “phản tỉnh”, chống lại đảng thôi.

Phải nhìn nhận LP cũng can đảm lắm.

Như thế cũng nên coi LP là một hình thức nằm trong Văn hóa từ chức. Hay nói đúng ra là thứ văn hóa từ đảng.

Tuy nhiên, vì LP đã không có chức vụ gì trong mấy chục năm nay rồi, bị cho ra rìa, “ngồi chơi xơi nước có lương”, mỗi tháng vẫn phải nhắm mắt lên trụ sở “Văn Phòng của Mặt trận Giải phóng Miền Nam” lãnh lương theo ngạch chuyên viên là bộ trưởng văn hóa.

Một số bạn bè xúi LP từ chức, nhưng có chức gì đâu mà xin từ chức? Và cũng còn phải chờ xem có dám trả lại nhà nước căn biệt thự đang ở không? Khi nào trả moa sẽ tin cho cậu hay.

Nhưng nói vậy thôi, đừng bắt người ta đến đường cùng. Căn biệt thự đó là nồi cơm nuôi sống cả nhà mà không cần ai đi làm. Chỉ nội tiền cho thuê cũng dư sức sống.

Phần Lý Chánh Trung thì đôi này không được khỏe, người gầy đi nhiều. Ít khi nào lái xe về Sài Gòn thăm anh em nữa. Lần cậu về, cậu định tổ chức thuê một cái xe Van kéo lên Thủ Đức chơi nhà LCT, rồi anh em hụ hợ đồng ý, nhưng rồi chẳng thằng nào chịu đi, lấy cớ này cớ kia cận tết bận bịu nhiều truyện.

Cuối cùng chỉ còn mình tôi với cậu lên thôi. Ổng có tặng mỗi thằng một cuốn: “Một thời bom đạn, một thời hòa bình”. Nhưng chắc bây giờ ông có vẻ “ê càng” rồi.

Hôm đám ma Nguyễn Ngọc Lan vừa rồi, moa tự nhiên hỏi đùa về cuốn sách. LCT có vẻ buồn rầu nói, “Thôi quên đi, nhắc làm gì”. LCT pha chè thêm, thôi đổi lại tên sách là:

Một thời bom đạn, một thời nhiễu nhương” cho thích hợp.

Chả còn gì đúng hơn nữa. Thời bom đạn đã xong, nay chỉ là thời nhiễu nhương, nhố nhăng lộn tùng phèo.

Nói xong, LCT cho biết đã làm đơn từ chức Phó chủ tịch Mật trận mà ông ngồi ở đó mấy chục năm rồi.

Đơn từ chức gửi đi đã lâu, gần một năm nay, vẫn chưa có thơ trả lời đồng ý hay không đồng ý. Nhưng bữa nào moa phải lên nhà xem LCT có tháo cái bức tranh chụp chung với “lãnh tụ” treo chình ình ở phòng khách hay không?

Tình hình này, rất có thể LCT kín đáo bỏ xuống rồi đấy.

Nhiều lúc nghĩ lại cũng tội cho LCT. Cả một đời chạy theo ảo tưởng. Một nhân cách, một trí thức miền Nam có tầm cỡ! Vậy mà gần nửa đời người, vẫn phải khép mình theo lề phải, mặc dầu biết nó thối tha tận căn gốc.

Đầu tư cuộc đời vào chế độ cộng sản là một đầu tư phá sản, tiêu ma cả đời sống. Chỉ những kẻ giả vờ đầu tư là sống hạnh phúc trong chế độ cộng sản.

Cái khổ nhục của LCT gấp hai lần người khác. Nay từ chức cũng chưa phải là đã muộn!

Nhưng chuyện này mới quan trọng Lục ạ. Thích Trí Siêu tức Lê Mạnh Thát(bạn chí thân với Hòa Thượnng Tuệ Sỹ, một cao tắng trí thức và đạo hạnh cũng vừa qua đời) phó viện trưởng viện Phật học mà bữa tiệc cuối năm 2005, cậu yêu cầu mời thêm Thát, nhưng mấy đứa khác như Đặng Thần Miễn, cùng lớp với Thát nói, “thôi anh ta làm lớn, mời làm gì, mời chắc gì đã đến dự với anh em.”

Mới đây thiên hạ ác khẩu đồn anh ta bị Đảng xía vô chuyện nội bộ Phật giáo đá văng ra khỏi viện Phật học. Lê Mạnh Thát- Trí Siêu có tâm sự với thằng Tâm gà tồ là:

“chính tôi xin từ chức, làm gì có chuyện bị đấm đá gì đâu”.

Hỏi tại sao xin từ chức thì LMT nói là nhà nước hứa cho Viện Phật Học 30 mẫu tây đất xây làng đại học Phật giáo.

Bữa NVL về chơi, Lê Mạnh Thát cũng có dẫn NVL đi coi. Có cả Tuệ Sỹ nữa. Vậy mà tính đến nay đã trên 6 năm kể từ lúc ký giấy: Đất vẫn hoàn đất. Chẳng giúp gì cả. Đòi không được, xin cũng không được chán quá mình xin thôi.

Tôi có hỏi: thôi chức viện trưởng “thơm như mít”, có xe chính phủ, có nhà ở biệt thự, có tài xế là một nhà sư trẻ chừng 20 tuổi, chung quanh không thiếu người phục dịch thì ông tính sẽ làm gì để sống?

Lê Mạnh Thát trầm ngâm, do dự mãi mới nói: “chắc mình tìm chỗ đi tu lại. Le retour về “Chúng Trung Tôn”. Lâu lắm không có dịp tụng kinh gõ mõ!”

Nhìn cái đầu LMT xem, lại cạo trọc nhẵn thín rồi. Rồi LMT cười nói, “Kể từ nay, không đứa nào nắm được tóc của tớ nữa.”

Cuộc đời này, người ta chỉ nắm được người khác vì cái tóc và “cái ấy”. Cắt đi hai cái ấy thì Niết bàn, Thiên đàng nằm trong túi áo rồi.

Chắc là trở về chốn thiền môn thật đấy. Trở về dịch sách như TT Thích Trí Quang. Hơn 30 năm diện bích mới dịch được hai đầu sách, “Kinh Pháp Hoa và Kinh Kim Cương”.

Có điều sách của Trí Quang phải mang lén sang Munich, bên Đức do nhà xuất bản Mai Lan lệ ấn bỏ tiền ra in, nghe quen quen như là Thái Kim Lan lệ ấn vậy.

Theo Robert Topmiller, người viết cuốn sách đáng giá về Phật giáo “Lotus Unleashed”, ba lần xin gặp Thượng tọa để xin gặp phỏng vấn đều bị từ chối, vì Thượng tọa Trí Quang sợ nhà nước không dám tiếp khách ngoại quốc.

Hơn 30 năm, hầu như tuyệt đối bị cách ly, không tiếp xúc với bất cứ ai, trừ giai đoạn được “hỏi ý kiến” nhân dịp nhà nước chuẩn bị tổ chức “Thống nhất Phật giáo”, năm 1981. Đây là lần thống nhất thứ ba và có lẽ là lần cuối cùng!

Và có lẽ đây cũng là một hình thức “cưỡng bức từ chức TT Trí Quang” của văn hóa từ chức.

TT Trí Quang chắc đau khổ gấp hai lần hơn cái đau khổ của Lý Chánh Trung. Những ai còn nhắm mắt vu cho TT. Trí Quang là cộng sản là một tội oan nghiệt khó rửa. Tôi sẽ có bài viết kỳ tới để rửa oan cho nạn nhân của cả hai phía.

Nhưng Lê Mạnh Thát là người thẳng thắn, cương trực, dám ăn, dám nói. Không biết có theo gương được TT Trí Quang không? Ông dễ “lỡ lời” lắm, nếu cần, ông chửi oáng lên Đâu có đức nhẫn nhịn như TT Trí Quang.

Ông đã có lần nói với tôi: mình đã có chứng chỉ tử hình rồi thì còn sợ cái nỗi gì nữa?

Trời đất, trên đời này tôi chưa từng thấy có ai có cái giấy chứng chỉ tử hình mà sống phây phây như ông ta. Tôi chỉ rất tiếc là không đòi xem cái chứng chỉ ấy mặt mũi nó như thế nào?

Xin nói cho rõ, Thượng Tọa Thich Trí Siêu là người tù kiệt xuất. Còn nói về Lê Mạnh Thát là nói về một giáo sư Phật học!

Không biết có phải vì cái tính cương trực này mà bị nhà nước trù ếm không?

Nhưng tôi nghĩ, ông ta thôi cũng phải. Mang tiếng viện phật học đào luyện tăng sinh mà: tiền cũng của nhà nước quản lý, chương trình học thì kèm thêm chủ nghĩa Mác-Lê cũng của nhà nước, tuyển sinh cũng nhà nước quyết định chọn thì một người tài ba, xuất chúng nhất của Phật giáo Việt Nam ngồi ở đó làm gì?

Lê Mạnh Thát trước sau gì cũng phải từ chức. Chỗ ngồi của ông dành cho những nhà sư biết cúi đầu, theo lề phải. Nói trắng ra là sư quốc doanh, sư ăn lương nhà nước, không phải vất vả đi khất thực mỗi ngày. Muốn ăn thịt chó thì cứ thoải mái.

Tôi vẫn kính nể và hãnh diện về Thượng Tọa Thich Trí Siêu, một người tù “kiệt xuất” hiên ngang nhận lãnh án tử hình, rồi xuống chung thân khổ sai; rồi Lê Mạnh Thát được tha và bốc lên thành Phó viện trưởng viện Phật học. Cuộc đời sao lại có thể “sắc sắc không không” đến quái đản như thế!

Phật giáo mất ai cũng được. Nhưng mất đi một người như Lê Mạnh Thát là thiệt thòi lắm. Ông ấy viết nghiên cứu ngang dọc, sâu cũng có, cao cũng có, nào biết trên đầu có ai?

Tiếc cho một người tài hoa. Bao nhiêu thế hệ mới có một người như thế?

Hồ Công Danh còn nhắc một truyện mà tôi đã quên. Có lần tôi nhờ HCD chở Honda đến viếng thắp hương cựu phó thủ tướng Vũ Đình Liệu đã qua đời. Nhà ông ở số 55 hay 57 gì đó ở đường bà huyện Thanh Quan. Một biệt thự tường cao đến 2 mét, sân trải sỏi, đất rộng mênh mông. Lối cửa vào là một bồn hoa rộng cả 15 mét.

Sau khi thắp hương vái ông cụ, tôi thấy trên tường còn treo 5 vòng hoa cườm, một bên ba vòng, một bên hai vòng. Trên đó ghi vòng hoa của chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội, thủ tướng chính phủ và một vòng của gia đình, vòng hoa thứ năm tôi không nhớ của ai. Các vòng hoa cườm lớn nhỏ khác nhau tùy theo chức vụ.

Bà Liệu là một người đàn bà dáng quê, chất phác, hiền lành, không có cái vẻ gì là một bà phó thủ tướng. Bà biết tôi đến vì có hẹn nên đứng ngóng chờ và ra tận cửa đón mặc dầu có bảo vệ. Sau khi đi thăm nhà, hỏi thăm về cái chết của ông Liệu. Bà kể ông ấy được chăm sóc đến nơi đến chốn nên lúc nào cũng sẵn sàng hai bác sĩ kề cận để phục dịch. Bà kể say sưa cho tôi và bạn tôi, HCD, nghe nhiều chuyện, từng chi tiết một về những ngày ông đứng đầu khu 9, ít khi nào có dịp về Bắc.

Bà cho biết, vì ông nhà là người công giáo nên được sự tin tưởng của các linh mục theo kháng chiến. Ở khu 9, phía Tây Nam Bộ, qua ông Trịnh Khánh Vàng đã chính thức đề cử các linh mục làm tuyên úy quân đội như linh mục J.B. Pham Gia Vạng, tiểu đoàn 122, Cần Thơ. Lm. J.B Hồ Thanh Biên, tiểu đoàn 125, Bạc Liêu. Lm. Trương Quang Nghiêm, tiểu đoàn 125 Bạc Liêu, cha Nguyễn Trung Quang, tiểu đoàn 363, Hà Tiên.

Ông còn tổ chức cho các cha ra tờ báo “Vì Chúa, vì Tổ quốc”, trong đó nội dung lên án người Pháp đồng thời gián tiếp thông tin về những cuộc hành quân của Pháp trong vùng.

Và cũng nhờ vậy, dân công giáo miền Tây cũng như các linh mục ít bị ám sát hoặc thủ tiêu như miền Bắc. Ung Văn Khiêm, phụ trách bộ nội vụ còn ra thông tư căn dặn rõ ràng không được giết các chức sắc công giáo, tránh tất cả những gì có thể tạo ra đối đầu, khiêu khích giới công giáo. Và tốt hơn hết giải quyết mọi chuyện bằng biện pháp hành chánh hay nhất là bằng thái độ chính tri khôn ngoan.

Cuộc sống của ông bà, theo lời bà kể rất là khắc khổ, đạm bạc cho dù sau này làm đến phó thủ tướng. Bà cười nói ngay chuyện vợ chồng cũng thật hiếm hoi, có khi một năm gặp nhau đôi ba lần. Vậy mà cũng đẻ được hai đứa.

HCD bẻm mép, biết nói đưa đẩy theo bà nên bà rất thích nói chuyện với anh ta.

Bà kể tiếp về cuộc sống hiện nay. Tôi quan sát nhà bà cũng trung bình như mọi nhà, trừ bộ salon bằng gỗ trạm kiểu cũ.

Bà cho hay, lợi tức nay trông vào căn nhà ba tầng làm trường mẫu giáo quốc tế do chính người ta xây, mỗi tháng nộp cho bà 2000 đô la. Nhưng bà nói, sau 5 năm thì cả khu trường học đó đương nhiên thuộc về bà. Lúc đầu căn nhà cũng bị hóa giá, nhưng khi ông chết thì nhà nước cũng không đụng tới nữa vì bà không có tiền trả.

Bà cho biết thêm: con gái đi học Liên Xô về nay có hai cháu ngoại đi học bên Mỹ. Còn con trai làm giám đốc một đài truyền hình nào đó ở Cần Thơ .( Họ là con cái thuộc thái tử đỏ)

Như lúc đến, lúc chúng tôi ra về, bà tiễn ra tận cửa nhân tiện bà mời cả hai đến ăn một bữa cơm gia đình, rồi bà chỉ căn nhà ở đối diện về phía phải nhà bà nói: Căn nhà đó là chú Dũng(sau là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) ở đấy, bận nào về đây, chú cũng sang chào tôi. Lúc ông nhà tôi còn sống, ông quý chú Dũng lắm và kỳ này, chắc chắn là chú sẽ lên làm thủ tướng (Lúc đó là cuối năm 2005). Sau đó, HCD được bà quý mến nên thỉnh thoảng vẫn lại thăm nhà bà.

Nhưng dạo này bà lẩn thẩn lắm rồi, HCD viết, ra đứng trước cổng, gặp ai bà cũng chỉ sang nhà chú Dũng. Nhà chú Dũng đấy, chú bây giờ là thủ tướng đấy, lâu lắm chú không còn về đây thăm tôi nữa, ông nhà tôi lúc còn sống quý chú lắm.

Bà lẩn thẩn rồi chú Dũng đâu có còn là chú Dũng ngày xưa nữa.

Nó tệ lắm, bây giờ tham nhũng hối lộ hà rầm.” (Xem chú thích 1)

Từ chức đi cho rồi. Nguyễn Tấn Dũng mà từ chức thì còn gì là Đảng Cộng sản? Tội nghiệp bà, bà lẩn thẩn lắm rồi. Người ta bây giờ đâu có giống những người như ông nhà bà thời xưa nữa!

HCD còn cho tôi biết những đám sinh viên tranh đấu thời xưa do Việt Cộng trong các tổ chức sinh viên như Nguyễn Thanh Công, sinh viên (sv) y khoa, Bùi Nghị sv Vạn Hạnh, Nguyễn Văn Thuất, sv Quốc gia hành chánh, Hoàng Tiến Dũng, sv Vạn Hạnh, Trần Quốc Thuận, sv Khoa học, Lê Hiếu Đằng, sv Luật khoa, Đào Thị Nguyên Thanh, sv Luật khoa, Vũ Anh Đạt, cũng Luật khoa, Hoàng Đôn Nhật Tân, học sinh Cao thắng, Dương Văn Đây, sv Y khoa, Nguyễn Thị Hạnh, học sinh Huỳnh Khương Ninh.

Bọn này đứa chết, đứa kha khá như Lê Hiếu Đằng, đứa bị đảng bỏ rơi, bị ngồi chơi xơi nước đều kể như rã đám. Ai lo phận nấy.

Cũng vậy, đám sinh viên “Văn Nghệ” trong tổng hội sinh viên Sài Gòn thời đó như Trần Thiện Tứ, Trương Thìn, Nguyễn Văn Sanh, Tôn Thấp Lập, Võ Thành Long, Trần Xuân Tiến đều “không khá” sau Giải phóng.

Có lẽ khá nhất là bác sĩ Trương Thìn được làm Viện trưởng bệnh viện dân tộc thì nay chỉ lấy vẽ với đàn hát cho vui cuộc đời, tụ tập với nhóm Huế như Hỷ Khương, Trần Văn Khê, Thái Kim Lan, vợ chồng Sơn, chủ tiệm ăn Huế ở Đa Kao, cộng thêm bác sĩ Bùi Minh Đức, việt kiều yêu nước.

Họ là dàn cách mạng theo cộng sản rất là Huế.

Mặc dầu đã về hưu Trương Thìn vần chiếm căn lầu trên bệnh viện làm chỗ treo tranh ảnh và chỗ tiếp đãi bạn bè thay vì tiếp đãi ở nhà.

Thế giới của những Trương Thìn và đám bạn bè trên chỉ là một thế giới sau Thiên Đường mù, giả vờ quên, giả vờ sống, giả vờ không nghe, giả vờ không biết.

Họ là những thành phần “từ chức bằng vô thức

Đây có thể là những đám thanh niên trí thức đầu tiên cảm nhận được cuộc sống sau 1975 không được như lòng mong muốn của họ.

Ít được trọng dụng, họ là những người trước đây đi hàng đầu trong giới sinh viên chống chế độ VNCH thì nay họ cũng là những người thất vọng nhiều nhất về chế độ cộng sản.

Một cách gián tiếp họ đứng trong hàng ngũ những người từ chức từ lâu rồi.

Chi có điều họ không có tư thế, không có uy tín để lên tiếng như cán bộ miền Bắc.

Tin giờ chót, tôi mới đọc được tin trên Talawas là Hội Nhà Văn, một hội đã tồn tại từ 52 năm rồi chỉ nhờ có nguyên tắc ba không, không thấy, không nghe và không nói trong đó ông chủ tịch Hữu Thỉnh ra quyết định, “Quyết định tự giải tán hội nhà văn Việt Nam.” Bao giờ đến lượt Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Văn Nghệ dân gian, hội điện ảnh, hội nhạc sĩ, v.v… lên tiếng từ chức?

Khác những thành phần trên, những vị này là thứ cách mạng cộng sản thứ ruột, từ ngoài Bắc, tiếng nói của họ không nhỏ!

Tôi nghi ngại có một phong trào văn hóa từ chức đồng loạt xảy ra. Xin chờ xem.

Phần tôi, tôi chờ tin tức bạn Hồ Công Danh ở bên nhà sẽ cho biết tin thêm.

Tôi gọi loại bài viết này là Tin Nhà. Để tưởng nhớ lại một Diễn đàn dân chủ ở Pháp do một số trí thức trong nước và ở Pháp xây dựng nên.

——————-

Chú thích: Chuyện tôi viết về bà góa phụ phó thủ tướng là truyện có thật về mối quen biết. Sự quen biết của tôi là do là người cùng làng với ông phó thủ tướng. Nhưng điều quan trọng hơn cả của việc đến thăm bà là để hỏi xem về việc anh cả tôi đã đi tù cộng sản hơn 20 năm xảy ra như thế nào? Ông phó thủ tướng có liên hệ anh em kết nghĩa với anh ruột tôi, vì thế, khi có cơ hội, ông cũng cho người đến tiếp tế cho anh tôi.

Cái ơn nghĩa ấy có đến thăm cũng là trong cư xử tình người. Rất tiếc, bà góa phụ đã từ chối nói không biết gì về vụ án của anh tôi cả.

Tôi cũng đã đi gặp các người có liên hệ mật thiết như anh em với anh tôi như Giám mục quá cố Lê Đức Trọng, Đức ông quá cố Nguyễn Ngọc Oánh.

Kết quả cũng tương tự.

Đức ông Nguyễn Ngọc Oánh còn nặng lời với tôi là: “À ra thế, ra đây thăm chỉ cốt để hỏi về chuyện đó. Đi về, tôi không biết.” Về sau, nguôi nóng, hai chúng tôi ngồi lại một ngày với nhau tâm sự.

Nhưng tuyệt đối không một lời về chuyện anh tôi bị đi tù. Đến chết, họ vẫn còn sợ.


 

 Bộ trưởng Bộ Công an đã công khai điều hành Chính phủ

 Ba’o Tieng Dan

Đặng Đình Mạnh

13-7-2024

Ngày 10/07/2024, truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin đầy bất thường về việc ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 613/QĐ-TTg “phân công” ông Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an thay mặt Chính phủ làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Cụ thể, ông Lương Tam Quang làm việc về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật, kỷ cương hành chính… và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn.

Đọc danh mục liệt kê những công việc thuộc thẩm quyền mới được giao cho ông Lương Tam Quang, công chúng không thể “tá hỏa” tự hỏi: Tại sao ông Lương Tam Quang lại có thể được giao vai trò như Thủ tướng Chính phủ và vai trò Bộ trưởng một loạt bộ, gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công thương và Thanh tra Chính phủ?

Vì lẽ:

– Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới có thẩm quyền làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có thẩm quyền về xây dựng hạ tầng.

– Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có thẩm quyền về tháo gỡ khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản.

– Bộ Trưởng Bộ Công thương có thẩm quyền về tình hình xuất nhập khẩu.

– Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền về kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Chưa đặt ra vấn đề năng lực của ông ấy liệu có khả năng kinh bang tế thế để đảm nhiệm vai trò lớn hơn cả một Thủ tướng hay không? Mà chỉ cần đặt vấn đề về tương quan quyền lực chính trị, đã thấy ngay vị thế khuynh loát tuyệt đối của Bộ Công an trong giai đoạn hiện nay.

Về phương diện pháp lý, thì Bộ Công an vẫn chỉ là một trong các bộ thành viên thuộc Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng, người lãnh đạo cao nhất. Nhưng trong thực tế, công chúng đều hiểu rằng Bộ Công an có vị thế như là một “siêu bộ”. Cho đến những ngày gần đây, thì “siêu bộ” này đã hoàn toàn khống chế toàn bộ hệ thống quyền lực chính trị, bao gồm cả Bộ Chính trị và các ban đảng trung ương.

Thế nên, để Bộ trưởng Bộ Công an chính thức điều hành trực tiếp Chính phủ cùng các bộ, thì vẫn cần Thủ tướng ký văn bản quyết định “phân công” để hợp thức hóa quyền hạn. Đó là lý do Phạm Minh Chính phải muối mặt ký phân công chia sẻ vai trò cho Lương Tam Quang. Trong đó, Lương Tam Quang nắm giữ quyền quản lý, điều hành 5 bộ quan trọng và sặc mùi lợi ích nhất trong Chính phủ.

Xét về khối lượng công việc, Thủ tướng vốn chỉ là người điều hành chung. Thế nhưng, nếu một người được giao thẩm quyền quản lý điều hành trực tiếp 5 bộ trong 5 lĩnh vực khác nhau như ông Lương Tam Quang, thì thật sự, ông ấy phải có khả năng thiên tài xuất chúng, ít nhất phải gấp 5 lần ông Thủ Tướng.

Tất nhiên, ông Lương Tam Quang không cần phải là thiên tài. Vì lẽ, cái ông ấy cần vẫn chỉ là quyền lực để chi phối Chính phủ và 5 bộ mà thôi. 5 Bộ trưởng vẫn làm công việc chuyên môn của mình và phải báo cáo công việc cho ông Lương Tam Quang là chính. Chính quyền các địa phương cũng vậy, trước đây chịu sự lãnh đạo và báo cáo Thủ tướng, nay Lương Tam Quang thay thế vai trò đó.

Tóm lại, sau Hội nghị Trung ương 9 họp vào trung tuần tháng 05/2024 với ý đồ phản công Bộ Công an bất thành của phe Nguyễn Phú Trọng và đồng đảng trung thành, dẫn đến sự khẳng định uy thế chính trị tuyệt đối của Bộ Công an, đến mức buộc Bộ Chính trị phải ra nghị quyết yêu cầu Quốc hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an, cho dù trước đó đã từng loại Lương Tam Quang ra khỏi Bộ Chính trị.

Chỉ một tháng sau đó, ông Lương Tam Quang đã sớm chìa những vòi bạch tuột nhớp nhúa vươn rộng ra ngoài phạm vi Bộ Công an, đích đến là các bộ “ngon ăn” trong Chính phủ.

Qua đó, mới thấy sự thâm trầm của các mưu sĩ Bộ Công an đối với cá nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính. Vì lẽ, sau những bản án xét xử khiếm diện bà trùm Nguyễn Thị Thanh Nhàn, được cho là “tiểu tam” của Thủ tướng, thì họ đã có thể hạ bệ Phạm Minh Chính dễ như trở bàn tay. Nhưng thay vì hạ bệ, họ khống chế và sai bảo như gia nô để phục vụ lợi ích cho Bộ Công an.

Còn Quốc hội, sau những quyết định khởi tố, bắt giữ các đại biểu trực tính, thường xuyên to mồm nhất như Lưu Bình Nhưỡng và mới đây là Lê Thanh Vân, thì số còn lại đều đã tự giác “khớp mõm” vì đã biết rõ thân phận nghị gật của mình. Đó cũng là lý do họ đã phải phê chuẩn tất cả những yêu sách được đưa ra từ Bộ Công an, cho dù, chúng vô lý như thế nào đi nữa, bao gồm cả yêu sách giữ lại đến 85% số tiền xử phạt giao thông, thì nay, đã chính thức trở thành luật…

Sau những cơn bão thoán đạt quyền lực chính trị một cách vô pháp, càn quét từ đảng đến chính quyền, từ Quốc hội đến Chính phủ, từ trung ương đến địa phương. Lúc này, một cách công khai và chính thức, Bộ trưởng Bộ Công an đang trực tiếp điều hành Chính phủ. Dĩ nhiên, trong đó, Lương Tam Quang chỉ là kẻ được ủy nhiệm từ ông trùm họ Tô, người sắp hợp nhất hai ghế Chủ tịch nước và Tổng bí thư. Không lâu đâu…


 

 Phạm Nhật Vượng đang tìm đường giải cứu VinFast bằng tiền ngân sách nhà nước?

Ba’o Dat Viet

July 13, 2024

Trong bản tin ngày 11/7/2024, Tuổi Trẻ đưa tin:

“Sáng 11-7, tại hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith ở Vientiane (Lào), Chủ tịch nước Tô Lâm đã công bố món quà của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em là 20 xe điện VinFast. Số xe này sẽ góp phần hỗ trợ Lào tổ chức thành công các hoạt động quan trọng trong Năm Chủ tịch ASEAN 2024.”

Như vậy có thể khẳng định đảng và nhà nước đã bỏ tiền ngân sách (tiền thuế dân) để mua 20 chiếc xe hơi điện VF9 của VinFasts làm quà tặng chính phủ Lào.

Từ đó có thể nhận định Phạm Nhật Vượng đã thành công trong việc vận động chính phủ Việt Nam – ở đây là các ban bệ của đảng cộng sản Việt Nam – để chính thức tham gia vào cuộc chơi trình diễn của VinFast/Vingroup nhằm kiến tạo “luật chơi cấp nhà nước” với mục tiêu của ông Vượng là cứu cổ máy đốt tiền đang lao dốc là hãng xe hơi điện VinFast.

Cho đến tháng 3/2024, VinFast Auto có tổng nợ vay là 3,23 tỷ USD và tổng nợ phải trả lên đến 9,09 tỷ USD.

Trong các báo cáo tài chính, kinh doanh của VinFast cho thấy không còn các đối tác cho vay nước ngoài tham gia vào dự án này của ông Vượng ngoài ngân hàng.

Techcombank là chủ nợ chính.

Nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng và cho rằng VinFast hay chủ nhân của VinFast là Vingroup là một doanh nghiệp đầu ngành, chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng thực chất VinFast chỉ là một doanh nghiệp tư nhân với vốn sở hữu của cá nhân ông Phạm Nhật Vượng nắm 98%.

Cho nên việc lầm tưởng VinFast hay Vingroup là trụ cột kinh tế Việt Nam e rằng nhiều người Việt đã bị đội quân PR của ông Vượng nhồi sọ quá lâu và quá sâu.

Vì thế VinFast có ăn nên làm ra hay có gặp trở ngại về hoạt động thì phải được hiểu ngọn ngành là vấn đề làm ăn của cá nhân ông Phạm Nhật Vượng và những chủ nợ của ông ấy khi đồng ý tham gia vào dự án VinFast mà thôi.

Bất chấp các áp lực nợ nần, đáo hạn, thị trường thu hẹp, khó khăn về sai sót kỹ thuật, các dự án mở nhà máy liên tục được triển khai ở nhiều nước như Mỹ, Indonesia, Ấn Độ…của VinFast dưới bàn tay phù phép của Phạm Nhật Vượng cũng chỉ là những động tác mà các chuyên gia tài chính đánh giá là “làm giá” để kéo dài cơn hấp hối của dự án xe hơi điện VinFast.

Sau nhiều cố gắng vận động để tiếp cận với các gói trợ cấp ưu đãi từ ngân sách liên bang tại Mỹ và các định chế tài chính quốc tế không đạt thành công, VinFast được đánh giá ngày càng lún sâu vào khó khăn về tài chính, nếu không muốn nói thẳng là khủng hoảng tài chính nghiêm trọng trong thời gian ngắn sắp tới.

VinFast cũng đã tạo nhiều chiêu trò để kéo giá cổ phiếu theo cách ông Vượng đã áp dụng nhiều lần trước đây cho các cổ phiếu khác trong Vingroup nhưng hấp lực tài chính từ VinFast với các ngân hàng Việt Nam dường như không gì thay đổi: VinFast khó có thể tạo thêm cơ hội để vay vốn từ các ngân hàng Việt Nam bởi rủi ro ngày càng cao thêm.

Nếu đánh giá về sức sống của VinFast một nhận định rõ ràng: không có phương thuốc nào có thể cứu được con bệnh đang hấp hối.

Thị trường tiêu thụ của xe hơi điện VinFast đang rơi tự do. Chi phí vận hành, marketing, bão trì bão dưỡng… gia tăng nhanh chóng sẽ góp phần gia tăng số nợ của VinFast. Nếu muốn cứu VinFast, ông Vượng phải đốt 2-3 tỷ USD mỗi năm trong vòng 5-10 năm tới thì cơ may sống còn của VinFast mới có thể được nghiêm túc xem xét sau 10 năm nữa.

Ai sẽ đủ lực đốt số tiền như thế bất chấp mọi rủi ro từ thị trường xe hơi điện? Không một ai có thể làm được điều này.

Cho nên ông Vượng phải vận động và tìm kiếm cơ may từ bầu sữa ngân sách của Việt Nam – ở đây là các lãnh tụ của đảng cộng sản Việt Nam tại Ba Đình.

Chiêu trò đầu tiên ghi nhận được là “đảng, nhà nước” chi ra một khoản ngân sách mua 20 chiếc xe VF 9 để làm quà tặng cho chính phủ Lào.

Tô Lâm xem như đã chính thức vào cuộc chơi của Phạm Nhật Vượng. Tô Lâm phải đổi chác lại phần không nhỏ để tham gia cuộc chơi được đánh giá chuẩn bị cho “gói giải cứu con bệnh hấp hối VinFast” từ bầu sữa ngân sách (tiền thuế dân)?

Tô Lâm đang chuẩn bị cho cuộc đổi ngôi quyền lực tại Ba Đình mà ở đó ông ta lăm le vị trí quyền lực cao nhất là tổng bí thư đảng thay Nguyễn Phú Trọng.

Liệu nước cờ bắt tay với Phạm Nhật Vượng ở canh bạc VinFast là một nước đi khôn ngoan hay nước đi bất lợi để có thể làm tiêu tan giấc mộng đế vương của họ Tô?

Liệu Tô Lâm có ‘ĐỚP” được cục xương VinFast mà Phạm Nhật Vượng đang nhử? Lành ít rủi nhiều ở nước đi này của chủ tịch Đớp Tô Lâm.

P/S: Lời nhắc nhở cho phóng viên Duy Linh/Tuổi Trẻ trong bản tin về 20 chiếc xe điện tặng chính phủ Lào, nên đưa tin chính xác và đẩy đủ nhất bởi thời đại 4.0, người đọc không dễ tìm hiểu thông tin để fact check.

“Sau khi ra mắt tại thủ đô Lào vào tháng 11-2023, Hãng xe Xanh SM sử dụng xe điện VinFast đã hoạt động hiệu quả và mở rộng mạng lưới ra nhiều thành phố khác của nước bạn.” – hãng xe Xanh SM là hãng gì nếu cố tình giấu đi thông tin không có lợi về nội dung?

Xe Xanh SM là hãng xe taxi của Vingroup tạo ra để làm chỗ tiêu thụ xe cho VinFast.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh


Pha đánh bóng vô tiền khoáng hậu!-Nguyễn Xuân Diện

Ba’o Tieng Dan

Nguyễn Xuân Diện

12-7-2024

Bình luận từ Tiếng Dân: Cuối bài này, tác giả Nguyễn Xuân Diện than thở: “Tôi năm nay gần 60 tuổi, đọc sách mấy chục năm mà chưa từng thấy chuyện như thế này!” Có lẽ tác giả chưa đọc sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của T. Lan, hay “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên, nên mới than thở như vậy.

Thật ra chuyện “ngáo danh” của Vương Tấn Việt có lẽ học được từ người bác cùng cha khác mẹ với bố của ông Việt, tên là Nguyễn Sinh Cung, aka Hồ Chí Minh. Nếu đọc hai tác phẩm nói trên, thì ông Diện sẽ thấy bác – cháu họ giống nhau lắm.

***

Trên đời này, có lẽ ít người làm được như ông Thích Chân Quang. Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực chết ba năm rồi, mà còn đội hồn ma dậy để trao bảng vàng vinh danh “Nhân Tài Đất Việt” cho ông, đến nỗi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải tổ chức sự kiện và Đài Truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải đưa tin trang trọng.

Buổi lễ tri ân lúc ông đang làm nghiên cứu sinh ở trường Đại học Luật Hà Nội, chưa bảo vệ luận án mà ông này mời được 50 giáo sư, tiến sĩ, quan chức, giảng viên, cán bộ và 1000 phật tử đến dự, có người còn quỳ rạp xuống để dâng hoa cho ông.

Nhưng quả này cũng quá ngoạn mục: Ông tự bỏ tiền cho làm hai sản phẩm khánh vàng QUỐC TRUNG HIỀN SĨ và khánh vàng ĐẠI QUỐC HỒNG ÂN tưởng là ĐỂ LÀM QUÀ TẶNG THẦY CÔ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI.

Ảnh: Khánh vàng có dòng chữ “Quốc Trung Hiền Sĩ” của ông Vương Tấn Việt đặt để tặng cho ông Thích Chân Quang. Nguồn: Khanhvangducphat.com

(Mà bọn chế tác gia công kia, cũng như Chân Quang này không kẻ nào biết cái “khánh” nó hình thù thế nào, nên mới gọi hai cái biển hình chữ nhật là cái “khánh”. Sư mà không biết gì về cái khánh – một pháp khí của nhà Phật thì tu hú chứ tu gì!)

Không! Ông làm khánh vàng QUỐC TRUNG HIỀN SĨ để dúi vào tay đám giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội để đám người đó tặng ông. (Xin xem cách họ đề chữ ở ảnh dưới).

 

Ảnh: Khánh vàng ghi bốn chữ “Quốc Trung Hiền Sĩ”. Nguồn: Khanhvangducphat.com

Thế là, đám giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội danh tiếng đã “Kính tặng Tiến sĩ Luật học Vương Tấn Việt”, và tôn vinh Vương Tấn Việt danh hiệu QUỐC TRUNG HIỀN SĨ (Bậc sĩ phu tài giỏi trong nước).

Thế mà đám giảng viên kia cũng hớn hở cầm lấy để trao cho Vương Tấn Việt.

Ối giời đất ơi! Xuân Tóc Đỏ của Thiên Hư Vũ Trọng Phụng, giờ có sống lại cũng phải gọi chàng Vương Tấn Việt là cụ!

Tôi năm nay gần 60 tuổi, đọc sách mấy chục năm mà chưa từng thấy chuyện như thế này!

_________

Ghi chú của Tiếng Dân: Dòng chữ trên trang web khanhvangducphat.com, giới thiệu về khánh vàng “Quốc Trung Hiền Sĩ” như sau: “Thông Tin Sản Phẩm: Khánh vàng Quốc Trung Hiền Sĩ là một trong hai sản phẩm được chúng tôi chế tác theo đơn đặt hàng của Tiến sĩ Luật học Vương Tấn Việt (TT. TS Thích Chân Quang) cùng với Khánh và Quốc Đại Hồng Ân, đây là một sản phẩm quà tặng tri ân được chế tác cá nhân hóa vô cùng ý nghĩa không chỉ có giá trị lưu niệm cao mà còn mang giá trị nghệ thuật đẳng cấp”.


 

 Sư Thích Minh Tuệ bất ngờ đi khất thực trở lại

Ba’o Dat viet

July 12, 2024

Cộng sản lo sợ ảnh hưởng của sư Thích Minh Tuệ đến quần chúng

Sư Thích Minh Tuệ đã tái xuất hiện đi khất thực vào ngày 12/7 sau khoảng một tháng vắng bóng. Một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy hình ảnh của ông đi khất thực trên đường phố, có người dân quay phim và chụp hình.

Trước đó, vào ngày 13/6, ông Lê Thìn đã xuất hiện trong một video trên mạng xã hội khẳng định rằng Sư Minh Tuệ đã rời khỏi khu vực rẫy gần nhà ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai một cách bí ẩn sau ba ngày xuất hiện. Việc này xảy ra khi nhiều khất sĩ trong số 70 người từng hành trình cùng Sư Minh Tuệ biến mất trên đường đến Gia Lai.

Theo thông tin từ BBC, trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với em trai của Sư Minh Tuệ là ông Lê Thìn, ông này xác nhận rằng Sư Minh Tuệ đã trở lại và khỏe mạnh. Tuy nhiên, ông Lê Thìn cho biết chưa xem video trên mạng có hình ảnh của ông đi cùng Sư Minh Tuệ nên chưa thể xác nhận tính xác thực của nó.

Trong một video khác trên kênh YouTube Nhịp Sống News ngày 13/6, vào khoảng bốn giờ chiều, một đoàn gồm năm khất sĩ đi trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Kon Tum, dự định đến huyện Ia Grai, Gia Lai để gặp Sư Minh Tuệ. Khi đến gần KM1455+788, họ được một chiếc xe biển xanh 82A 00173 của tỉnh Kon Tum mời lên xe. Một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng đề nghị đưa họ về Gia Lai và họ đồng ý. Tuy nhiên, từ đó không còn thông tin về năm vị khất sĩ này.

Một nhóm khác gồm bảy vị hành giả cũng mất tích sau khi nghỉ đêm ở khu đất trống gần đường Hùng Vương, xã Đắk Pék, huyện Đắk Glei. Theo kênh YouTube Nhịp Sống News và Hải Đăng Vlog, vào khoảng 9 giờ tối ngày 13/6, chủ hai kênh này đã đến khu vực nơi bảy vị sư nghỉ tạm qua đêm và trò chuyện với họ. Nhưng sáng hôm sau, họ không còn thấy các hành giả này nữa. Một người dân gần đó cho biết có hai chiếc xe lớn đến đưa họ đi vào khoảng 1-2 giờ đêm.

Sáng 14/6, hiện trường nơi các sư nghỉ lại vẫn còn một số mảnh y áo, máy nghe kinh. Các YouTuber cho rằng điều này bất thường vì các sư thường dọn dẹp sạch sẽ trước khi rời đi. Họ cũng phát hiện sư Như Ngộ và một người vừa cạo đầu cũng rời đi một cách bí ẩn từ khu vực Đèo Lò Xo, để lại quần áo và các vật dụng cá nhân.

Sư Minh Tuệ, tên thật là Lê Anh Tú, sinh năm 1981, tu theo 13 hạnh đầu đà của Phật giáo, từng ba lần hành hương từ Nam ra Bắc. Trong chuyến đi vào tháng 6/2024, Sư Minh Tuệ nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Khi đến Thừa Thiên-Huế vào đêm 3/6, đoàn khất sĩ hơn 70 người bị lực lượng an ninh chặn và sau đó thả ra tại nhiều địa phương khác nhau, trong khi Sư Minh Tuệ được yêu cầu “ẩn tu” bởi cơ quan chức năng. 


 

 Cuộc Đua Quyền Lực trong Chính Trường Việt Nam: Cuộc Đối Đầu Giữa Phạm Minh Chính và Tô Lâm

Ba’o Dat Viet

July 11, 2024

Việc Vương Đình Huệ, người từng được cơ cấu kế nhiệm ghế Tổng Bí thư, bất ngờ thất thế đã làm thay đổi cục diện chính trị tại Việt Nam. Cả Phạm Minh Chính và Tô Lâm đều bớt đi một đối thủ lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho họ.

Liên Minh và Sự Cạnh Tranh

Việc Vương Đình Huệ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ một thế lực lớn đã khiến Phạm Minh Chính và Tô Lâm phải liên minh để chống lại. Sự liên minh này, tuy nhiên, chỉ là tạm thời vì một khi xung đột lợi ích xảy ra, họ sẽ trở mặt và chiến đấu với nhau. Chính trường Việt Nam luôn là một mớ hỗn độn, nơi mà bất kỳ phe phái nào cũng muốn mình là kẻ chiến thắng cuối cùng.

Sự Trỗi Dậy của Tô Lâm

Với sự ngã ngựa của Vương Đình Huệ, Tô Lâm nổi lên như người dẫn đầu cuộc đua. Phạm Minh Chính hiện đang bị khuất sau cái bóng lớn của Tô Lâm. Việc làm người về nhì không bao giờ là an toàn, như bài học của Lý Khắc Cường trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho thấy. Chính vì vậy, Phạm Minh Chính phải nhanh chóng chuẩn bị thế và lực riêng nếu không muốn trở thành con mồi cho kẻ về nhất.

Thanh Kiếm của Quyền Lực

Đảng Cộng sản Việt Nam có hai thanh kiếm quyền lực: quân đội và công an. Thanh kiếm công an hiện đang nằm trong tay Tô Lâm. Nếu Phạm Minh Chính không nhanh chân giành lấy sự ủng hộ từ quân đội, ông sẽ không có gì để “phòng thân” trước Tô Lâm.

Sự Chuẩn Bị của Phạm Minh Chính

Vào sáng ngày 10/7, ông Chính tham dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2024 do Bộ Quốc phòng tổ chức. Đây là một động thái cho thấy ông đang thắt chặt mối quan hệ với quân đội để chuẩn bị cho những bước đi tiếp theo. Ông Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Tô Lâm và Phạm Minh Chính đều là ủy viên, nhưng chỉ có Phạm Minh Chính đến dự hội nghị này.

Cuộc Chiến Không Tránh Khỏi

Hiện tại, Bộ Công an đang đánh mạnh vào các vụ án liên quan đến Nguyễn Văn Yên và Công ty Cây xanh Công Minh, trong khi Phạm Minh Chính đứng ngoài quan sát. Điều này cho thấy Tô Lâm đang sử dụng quyền lực trong tay để tấn công các đối thủ. Phạm Minh Chính, hiểu rằng không thể dùng công an để điều tra Tô Lâm, đã chọn cách chèo kéo sự ủng hộ từ quân đội.

Cuộc chiến giữa Tô Lâm và Phạm Minh Chính khó tránh khỏi, và người quyết định cán cân quyền lực sẽ là Phan Văn Giang. Cho tới lúc này, ông Giang vẫn án binh bất động, không theo phe nào. Cuộc chiến giữa Phạm Minh Chính và Tô Lâm mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị, và diễn biến tiếp theo sẽ được thời gian trả lời.

Hãy chờ xem cuộc đua quyền lực này sẽ đi đến đâu!