Đó là Sơn Nam ! – Hồi ký Lê Phú Khải (Trích)

Nghệ Lâm Hồng

Đó là Sơn Nam !

Hồi ký Lê Phú Khải (Trích)

Sơn Nam kể với tôi: Hồi tao mới lên Sài Gòn kiếm sống, một lần bà già tao từ quê lên hỏi: Mày lên đây làm gì để sống? – Viết văn. Bà già hỏi lại: Viết văn là làm gì? Tao thưa: Viết văn là có nói thành không, không nói thành có (!). Bả nổi giận mắng: Mày là thằng đốn mạt. Tao không cãi, chỉ làm thinh! Sau chừng như thương con quá, bà lại hỏi: Thế viết văn có sống được không? Tao bảo: Viết một giờ bằng người ta đạp xích lô cả ngày! Bả thấy vậy không hỏi gì nữa rồi lặng lẽ ra về.

Sơn Nam đã viết văn từ đó đến nay, 50 năm có lẻ. Tập truyện nổi tiếng nhất của ông là Hương rừng Cà Mau đã tái bản nhiều lần. Ông được độc giả tấn phong là nhà “Nam bộ học” với hàng loạt tác phẩm khảo cứu: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long, Văn minh miệt vườn, Cá tính miền Nam, Bến Nghé xưa … Ông rành về phong tục, lễ nghi, ẩm thực của dân Nam bộ. Mỗi buổi sáng, ông thường uống cà phê ở quán sân Nhà truyền thống quận Gò Vấp đường Nguyễn Văn Nghi. Ai có việc gì cần hỏi về đất nước con người Nam bộ thường ghé tìm ông ở đó. Kể cả mời ông đi tế lễ ở đình chùa! Có người làm ăn khá giả tìm ông để biếu ít tiền uống cà phê (!)

Dạo nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập, có mời ông với tư cách là cộng tác viên ruột lên phát biểu trong buổi lễ long trọng đó. Ông nói ngắn gọn: “Tôi sức yếu quá, nếu khỏe như Huỳnh Đức thì đã đi đá banh rồi. Lại xấu trai nữa, nếu không đã đi đóng phim như Chánh Tín từ lúc còn trẻ. Vừa ốm yếu lại vừa xấu trai nên đành đi viết văn vậy. Bây giờ Nhà xuất bản Trẻ làm ăn khấm khá, các anh chị có cơm ăn, tôi cũng có chút cháo!” Mọi người cười rộ.

…Dạo Sài Gòn kỷ niệm 300 năm, Sơn Nam có theo một đoàn phim ra Quảng Bình dự lễ tưởng niệm Tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh người Quảng Bình có công khai phá đất Nam bộ. Khi làm lễ, Sơn Nam giở gói đồ khăn đóng áo dài của mình đem từ Sài Gòn ra, mặc vô và tế lễ rất đúng bài bản. Các cụ Quảng Bình khen nức nở: Trong Nam người ta có lễ hơn cả mình ngoài này! Sơn Nam nói: Trong Nam cũng có nhiều thằng lưu manh lắm, nhưng cử người đi xa, phải cử thằng có lễ chớ! Các cụ Quảng Bình ngẩn người!

Trong giới nhà văn, Sơn Nam là tác giả được một nhà xuất bản lớn ở thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền hầu hết tác phẩm. Khi tôi hỏi nhà văn giá bao nhiêu ông lắc đầu: “bí mật” (!)

Những lần trà dư tửu hậu với Sơn Nam như thế, tôi thường mời ông ăn trưa, vì biết ông đi bộ đến quán cà phê rồi ở đó đến tối mới về. Vào quán, bao giờ ông cũng kêu: Cho cái món gì rẻ nhất, ngon nhất, và ngồi được lâu nhất (!)

Sơn Nam để lại cho đời một sự nghiệp sáng tạo thật đồ sộ. Bao gồm nhiều đầu sách khảo cứu, truyện ngắn, tiểu thuyết. Đọc Sơn Nam người ta kinh ngạc về sự độc đáo của văn phong. Ông viết như nói, như một ông già Nam bộ kể chuyện đời trong quán cà phê. Nhưng sức nặng của thông tin và cảm xúc của người viết khiến lời văn biến hóa khôn lường. Đừng có ai đi tìm thể loại hay bố cục trong một truyện ngắn hay một cuốn sách của Sơn Nam. Nhưng đã chạm đến nó là phải đọc đến trang cuối. Vì càng đọc càng thấy yêu nhân vật của ông. Càng thấy yêu mảnh đất Nam bộ, miền cực nam của đất nước.

Lần cuối cùng tôi gặp Sơn Nam là cách đây vài tháng, tại nhà riêng của ông ở một con hẻm đường Đinh Tiên Hoàng. Hôm đó tôi đem một cái nhuận bút của báo Cà Mau về cho ông. Không ngồi dậy được, ông phải nằm tiếp khách. Bất ngờ ông hỏi tôi: Một tỷ là bao nhiêu tiền hả mày? Câu này ông đã hỏi tôi một lần, nghĩ là ông hỏi giỡn, nên lần đó tôi không trả lời. Nay ông lại hỏi, nên tôi thưa: Là một nghìn triệu “bố” ạ! Ông trợn mắt: Dữ vậy? Tôi nói: Không tin “bố” hỏi con gái “bố” kia kìa.

Khi biết rõ một tỷ là một nghìn triệu, nét mặt nhà văn nặng trĩu ưu tư. Có lẽ ông đang nghĩ đến những vụ tham ô, lãng phí cả trăm tỷ, ngàn tỷ mà ông đọc được trong những xấp báo đang để quanh người ông kia!

Nếu ai hỏi tôi về Sơn Nam, tôi sẽ trả lời: Sơn Nam là một nhà văn rất vui tính, đã… chết vì quá buồn!

14-8-2008

Sơn Nam đã đi xa. Nhiều người bây giờ còn nhớ câu nói dí dỏm của ông: “Làm văn chương là nghèo rồi. Nếu làm nghề này mà giàu được thì Ba Tàu Chợ Lớn đã làm rồi!”

Lúc còn sống, Sơn Nam ý thức một cách rõ ràng về cái sự nghèo của nhà văn. Bây giờ thì Sơn Nam của chúng ta không còn nữa. Nhưng nghĩ cho kỹ thì ông không nghèo. Trái lại, rất giàu có là đàng khác. Ngắm ngôi nhà lưu niệm Sơn Nam tọa lạc trên một thế đất 2000 mét vuông, nhìn ra phong cảnh cỏ cây, sông nước và những gì có trong ngôi nhà đó, người ta phải suy nghĩ như thế.

Ngày 13 tháng 7 năm Canh Dần, tức ngày 22 tháng 8 năm 2010, nhà lưu niệm Sơn Nam được vợ chồng chị Đào Thúy Hằng, con gái của nhà văn khánh thành nhân ngày giỗ thứ hai của ông, tại ấp 4 xã Đạo Thạnh ngoại ô thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Là một công trình văn hóa “phi chính phủ” nên ngày khánh thành không có giấy mời in ấn, dấu mộc nhiêu khê. Chỉ nhắn bằng điện thoại, ai biết thì tới.

Nhà xây ba gian hai chái, hàn hiên rộng, thoáng mát, có cửa lá sách thông với ba gian bên trong. Một kiểu nhà ba gian hai chái ở miền Bắc, được các phú hào ở Nam bộ cải tiến cho hợp với miền Nam xứ nóng quanh năm. Đặc biệt, mái ngói hai tầng làm cho ngôi nhà rất bề thế. Anh Nghị, con rể nhà văn cho hay, chính anh lái máy ủi để ủi đất tạo thế một quả đồi thấp làm nền cho ngôi nhà. Vì thế, đứng từ thềm nhà nhìn ra, thấy được cả phong cảnh cỏ cây, sông nước phía trước. Để có được phong cảnh này, vợ chồng chị Hằng đã phải chắt chiu mua lại từng mảnh đất nhỏ của 5-6 chủ đất phía trước nhà trong gần hai năm. “Ông bà ta chỉ xây dựng phong cảnh một ngôi chùa, chứ không xây dựng một ngôi chùa.” Nguyễn Đình Thi đã có nhận xét xác đáng như vậy về kiến trúc đình chùa nước ta. Điều này rất đúng với nhà lưu niệm Sơn Nam.

Ấn tượng nhất là ngay lối trước sân, phía bên phải là tượng Sơn Nam tạc trên một phiến đá dựng đứng, bên trái là bút tích, cũng được tạc trên đá: bài thơ duy nhất của ông, không đề, mà ông lấy làm lời tựa cho cuốn Hương rừng Cà Mau trong đó có hai câu kết mà bao nhiêu người thuộc:

Phong sương mấy độ qua đường phố

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê.

Tôi đặc biệt thích thú một cái máy chữ cổ, do một sinh viên có tên là Bùi Thế Nghiệp tặng nhà lưu niệm, kèm theo lá thư Sơn Nam viết lúc tặng anh cái máy. Số là, sinh viên Nghiệp là bạn đọc hâm mộ nhà văn.. Cậu thường chở nhà văn đi chơi (Sơn Nam không biết đi xe đạp, xe máy – LPK). Lúc nhà văn bệnh nặng vào năm 2005, Nghiệp đến xin nhà văn một kỷ vật gì đó, phòng khi ông đi xa. Nhà văn đã cho anh cái máy chữ kèm theo lá thư nhỏ chứng nhận đây là máy chữ của Sơn Nam tặng. Nay đọc báo biết có nhà lưu niệm Sơn Nam, Nghiệp đến tặng lại.

Với những nhà lưu niệm do người dân tự tạo nên như nhà lưu niệm Sơn Nam, ai dám bảo đồng bằng sông Cửu Long là “vùng trũng” văn hóa?

L.P.K.


 

Thích Chân Quang và xứ sở gồm toàn những chuyện khó ngờ!- Trân Văn- VOA

Ba’o Tieng Dan

21/08/2024

Blog VOA

Trân Văn

Thượng tọa Thích Chân Quang trong ngày nhận bằng tiến sĩ luật. (Ảnh: Cổng Thông Tin Điện Tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)

Những thông tin và sự kiện liên quan đến Thượng tọa Thích Chân Quang (thế danh Vương Tấn Việt, sinh năm 1959), trụ trì Thiền tôn Phật Quang tọa lạc ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) tiếp tục khiến công chúng sửng sốt.

Sau khi Sở Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) TP.HCM khẳng định, ông Việt không có tên trong danh sách thí sinh đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc văn hóa (BTVH) cấp ba khóa 1989, trong khi ông Việt từng sử dụng một văn bằng, chứng nhận ông đã hoàn tất chương trình BTVH cấp ba năm 1989 của TP.HCM để lập tự, làm trụ trì, học hai đại học, được chọn làm nghiên cứu sinh, nhận học vị Tiến sĩ Luật,… Thượng tọa Thích Thiện Thuận, Phó ban Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG VN) ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) lập tức loan báo: Thượng tọa Thích Chân Quang không phải là chức sắc trong GHPG VN, GHPG VN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ quản lý thượng tọa Thích Chân Quang với tư cách hành chính [1]. Đại học Hà Nội nơi từng cấp cho ông Việt văn bằng Cử nhân Anh ngữ (2001) để ông lấy thêm văn bằng Cử nhân Luật, tham gia chương trình nghiên cứu sinh rồi nhận học vị Tiến sĩ Luật ở Đại học Luật Hà Nội cũng vội vàng loan báo: Không còn lưu hồ sơ tuyển sinh của ông Vương Tấn Việt [2]

Giống như Quốc Ấn Mai với nhận xét: Giờ quay lưng y chang gà quẹt mỏ [3] – Kiều My, một thành viên của nhóm Chuyện tuổi Trung niên trên Facebook – cũng có cảm nhận tương tự: Ngay cả giới thầy tu cũng chơi trò đá bóng, phủi trách nhiệm [4]! Đó cũng là lý do khiến Nguyễn Thanh Bình cám cảnh, nhắn ông Thích Chân Quang: Lúc hoạn nạn mới biết ai là bạn mình thầy ạ. Lúc thầy nhận bằng tiến sĩ thì người ta bu quanh quỳ lạy, tâng bốc thầy lên tận trời xanh, nào là bậc chân tu hiền sĩ, Tấn Việt là nước Việt …tiến lên. Bây giờ khi biết thầy chưa xong bổ túc cấp ba, người ta quay xe hết rồi thầy ạ [5].

Tuy nhiên với công chúng, những thông tin, sự kiện liên quan đến ông Vương Tấn Việt/Thượng tọa Thích Chân Quang không đơn thuần chỉ là “thế thái, nhân tình”! Chẳng phải tự nhiên mà Duong Thang thắc mắc: Ông Thích Trúc Thái Minh tài cao đến thế, thậm chí có khả năng ‘trục vong’ khỏi các thai nhi vậy mà không chịu ra tay trục vong giúp ông Vương Tấn Viêt/Thích Chân Quang để ông này bị vong quấy nhiễu, bị nghiệp quật, bị ma đưa lối quỷ đưa đường… đang yên, đang lành, nguồn thu đang cực kỳ ổn bỗng đi dùng bằng giả để kiếm hai bằng đại học, một bằng cao học, một bằng tiến sĩ… Giờ thì không chỉ sẽ bị tước hết các loại bằng, danh tiếng bị hủy hoại mà chiểu theo pháp luật hiện hành về việc xài bằng giả, nguy cơ bị đi tù là rất cao và cũng liên lụy đến vô số người, chẳng hạn như Giáo sư Hoàng Chí Bảo ‘đáng kính’.

Duong Thang nửa đùa, nửa thật: Tại sao có một đồng đạo cao tay như Thích Trúc Thái Minh mà ông Thích Chân Quang không nhờ vả nhỉ? Chuyện phi thường như một sợi tóc 4.000 năm tuổi mà ông ấy còn lôi ra trưng bày … thì việc hô ‘biến’, cho ra một văn bằng BTVH xịn chỉ mới từ 1989 có là gì đâu. Cũng có thể vì đầu năm nay ông Thích Chân Quang quên không nhờ ông Thích Thanh Quyết dâng sao giải hạn cho chính mình. Nếu có nhờ chắc giờ này hạn nào, nặng đến mấy cũng được ông Quyết hóa giải cho bằng hết. Song nên lưu ý, nếu nhờ ông Quyết ‘dâng sao giải hạn’ thì nhớ gửi từ 500.000 trở lên nhé, dưới là thày Quyết ‘lỗ chỏng vó’ đấy [6].

Khác với nhiều người, Cuong Huy Ngo long trọng ‘cám ơn ông Thích Chân Quang’ vì: Cái giả dối của ông đã giúp cho cả nước nhìn ra một sự thật, mà trước kia hễ đụng vào sự thật đấy khi chưa có sự phát giác ra cái giả dối của ông thì kẻ đụng đến ít nhất là bị chửi khó tìm ra lối thoát, thậm chí còn bị đe dọa bỏ tù. Vậy không cảm ơn ông sao được? Cái sự thật về nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ chỉ biết đọc những quy định trên giấy của nhà nước, thậm chí không hiểu đúng và diễn giải lại chúng bằng những lời lẽ thông thường để truyền đạt cho học trò nhưng lại gọi đó là dạy luật. Cái sự thật về nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ bị hút hồn trở thành ngơ ngẩn, trở thành đơ bởi vẻ bề ngoài hào nhoáng, địa vị xã hội cao, hay những lời lẽ uốn lượn vô tri mê hoặc… để không còn nhận ra được sự giả dối mà người thường chỉ cần bâng quơ cũng đủ thấy. Cái sự thật về việc ‘dồn hết cả trứng’ vào một khóa học trò tốt nghiệp được giữ lại trường và hiện nắm giữ các vị trí chủ chốt. Cái sự thật về cơ quan nào đó có thẩm quyền thiếu sâu sát để tin tưởng nhầm mà suýt nữa thì phá hỏng cả hệ thống đào tạo luật bằng việc trao cầm trịch xác định chuẩn đào tạo. Cái sự thật về nhiều người được phong hàm giáo sư, phó giáo sư mà điếc về nghiên cứu khoa học tới mức ca ngợi đứt lưỡi một công trình giả nhân, giả nghĩa có tính phản động chống lại điều kiện tồn tại bình thường của nhân loại [7].

***

Trước những thông tin, sự kiện càng ngày càng khiến thiên hạ vừa kinh ngạc, vừa cảm thấy não nề vì toàn những sự thật chưa từng tưởng tượng, Nguyễn Văn Phước than: Vương Tấn Việt – Thích Chân Quang đã làm bằng giả tốt nghiệp cấp ba! Chỉ có thể ở Việt Nam – chưa tốt nghiệp cấp ba mà lấy bằng Tiến sĩ! Và ở Việt Nam còn nhiều trường hợp như vậy nữa? Ai? Những ai [8]? Gọi những thông tin, sự kiện liên quan đến ông Vương Tấn Việt – Thượng tọa Thích Chân Quang là ‘drama hài’, sau những ‘tập’ như: Mất hồ sơ, Không thuộc giáo hội, Con nhang Giáo sư Tiến sĩ quay xe, Cù Mai Công dự đoán: Drama hài còn nhiều tập. Đón xem hồi sau sẽ rõ [9]!

Chú thích

[1] https://thanhnien.vn/vu-bang-cap-cua-thuong-toa-thich-chan-quang-ghpgvn-tinh-ba-ria-vung-tau-noi-gi-185240814164636328.htm

[2] https://tuoitre.vn/truong-dh-ha-noi-khong-con-luu-ho-so-tuyen-sinh-cua-ong-vuong-tan-viet-20240814221555699.htm

[3] https://www.facebook.com/quocan.mai/posts/pfbid0D7jxwkeWd5SmKKV4tc8hgGYMRdgrQ3XapbhxRMXQFsrdDAJwSRKTe1eKwZ1LQUUgl

[4] https://www.facebook.com/groups/267411247747886/posts/1290564298765904/

[5] https://www.facebook.com/binh.thanh.963/posts/pfbid02fkBy6fD8CANGt5LgBfirW3qqLry7deR5kcuvgefzgUvKPPUqxMBWWrf9LUVbUJnml

[6] https://www.facebook.com/duong.thang.10/posts/pfbid02b3bqcoPeyo76bQ3Yuqs6RmftURi92fGHYw7ie6TH8Fm114ZESSVPfzqEBwoXC8Hrl

[7] https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02XUktawvWefeNXEFDf5EackxaXh7j1JuHWxqsPAL3ykHC3C75e6o5bWKAH6Fg4Ackl&id=100010780718014

[8] https://www.facebook.com/nguyenvanphuocfirstnews/posts/pfbid02Lrp5ZuDceUwv11p7vAT5vpvoFJ8dCAZFDKz9ATVCaWbe4GAUSqXr2Whe5PWifLFQl

[9] https://www.facebook.com/he.via.54/posts/pfbid05HePoppWd1RsUjYn6bZMeTN381UnPgzVkMfvx9zyX6vUeQ3onid34eQZvkBntyUFl


 

Nhớ xiết bao thuở còn thơ đi học.-DẠ THƯA CÔ

Nghệ Lâm Hồng

DẠ THƯA CÔ

Ngày xưa, khi bước chân vào lớp học đầu tiên… Cô giáo đầu đời đã dạy ngay điều lễ:

khi trò được hỏi, được gọi thì câu nói đầu tiên phải là:

“Dạ thưa Cô…!”.

Các con hãy nhớ nhé…!

Học trò nhỏ ngồi trong lớp học không lo tập trung nhìn con chữ, con số cô dạy…, mà cứ ngong ngóng ra đường, chờ tan trường ùa nhau mua đồ ăn quà vặt. Chờ mẹ đón về…

Thời đó, trẻ con theo ba mẹ ra đồng bắt cá bắt cua.., thích thú hơn đi học nhiều!

Hơn nửa thế kỷ đã đi qua,

một thời gian gần cả một đời người,

tôi ngồi ngẫm lại, bây giờ lớp Thầy Cô chúng tôi đa phần đã đi xa mãi…!

Những ông thầy bà cô ngày ấy,

nếu còn thọ thì chắc cũng đang trên đường về phía hoàng hôn, chập tối…!

Chúng tôi, những đứa học trò ngày xa xưa cũ rích cũng đang lần theo ánh chiều tà mặt trời ở buổi xế bóng….!

Nhớ những ngày đầu trần, chân đất ăn vội chén cơm nguội hoặc một tay cầm củ khoai, ung dung… đến trường.

Hình như ngày ấy ăn sáng là điều xa xỉ, không chỉ trẻ con đến trường mà ngay cả những người đi làm đồng cũng chỉ có hai buổi cơm trưa và cơm chiều. Năm tháng đi qua, tuổi đời chồng chất, nghĩ lại có nhiều cái để nhớ, nhưng riêng tôi, tôi lại nhớ da diết,

nhớ quay quắt, nhớ đến cồn cào là thèm được nghe và nói tiếng:

– “Dạ thưa cô”.

Vâng, “dạ thưa cô” ba tiếng ấy nghe sao mà trìu mến, thân thương, nó bùi tai và ngọt thấm đến tận đáy lòng…!

– “Dạ thưa cô… em nghỉ học vì má bắt giữ nhà”.

– “Dạ thưa cô… mai em nghỉ, ở nhà phụ ba ra đồng xách nước uống”.

– “Dạ thưa cô… em không thuộc bài vì đêm qua nhà không còn dầu lửa để thắp đèn”,

– “Dạ thưa cô, con nhức răng quá!”,

– “Dạ thưa cô, con nhớ má quá!”

Đằng sau tiếng “dạ thưa cô” ấy là những gì cô giáo không lường trước được, toàn là những lý do “chính đáng” của lũ học trò nhỏ ngây thơ, tóc khét mùi nắng, da đen sạm vì chơi ngoài nắng thường, quần áo lấm lem vì mực vẩy vào,…, tất cả đến trường vì mê… cô giáo đẹp và mê chơi hơn mê học…!

Hồi tưởng lại… tôi không thể tin được một cô giáo dáng tiểu thư đài các mới ra trường lại chịu nhận về dạy một ngôi trường nhỏ quê tôi, chỉ có nhà vệ sinh nhỏ thôi.

Cô hỏi:

– Không có nhà vệ sinh thì các em làm sao…?

– “Dạ thưa cô”… tìm chỗ vắng ạ…!

Ngày đầu nhận lớp, cô thất kinh hồn vía trước lũ học trò “to xác” mà mới đi học.

Cô hỏi, cả lớp nhau nhau dành phần trả lời:

– “Dạ thưa cô, tại….”.

Cô chỉ từng em để biết tên.

– “Dạ thưa cô… em tên Đực, Mực, Bé, Mười, Út, Rớt, Lượm…

Đó là tên trong giấy khai sinh, tôi lắng nghe mà nghĩ trong lòng:

sao tụi nó có tên “xấu quá” nhưng đâu có hiểu thời đó người lớn tuổi đặt tên con theo “sự kiện” và không dám đặt tên đẹp vì sợ “Ông Bà bắt đi..!”

Cả lớp cười vang vì nghe bạn nói tên của mình, mà cũng lạ tụi nó cũng chẳng mắc cỡ hay xấu hổ gì..!

Nhớ lắm cụm từ thân thương ấy lắm…! Bởi khi nghe lại, lòng tôi bồi hồi, ngậm ngùi lâng lâng, lại được quay về những kỷ niệm thật vui của ngày xưa…!

Nhớ lắm: “Dạ thưa Cô…!”.

Sưu tầm


 

Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề ở Quảng Ninh nhảy lầu tự tử

Ba’o Nguoi-Viet

August 19, 2024

QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Trường Cao Đẳng Nghề Việt-Hàn ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, vừa loan báo phát hiện thi thể ông Vũ Đức Minh, hiệu trưởng trường, tại khuôn viên trụ sở chính ở phường Hoành Bồ, hôm 19 Tháng Tám.

Báo Thanh Niên dẫn tin ban đầu cho biết khoảng 1 giờ 15 phút trưa cùng ngày, nhân viên bảo vệ của trường nghe tiếng động từ tòa nhà 19 tầng.

Thi thể ông Vũ Đức Minh, hiệu trưởng trường Cao Đẳng Nghề Việt-Hàn, được chiếc dù che lại tại khuôn viên trụ sở chính. (Hình: Thông Tấn Xã Việt Nam)

Khi tới hiện trường, nhân viên bảo vệ thấy một ông nằm bất động trong tình trạng đa chấn thương, quần áo rách nát liền báo sự việc tới ban giám hiệu để trình báo cơ quan công an.

Nhận được tin báo, Công An Thành Phố Hạ Long tới hiện trường và xác nhận nạn nhân là ông Vũ Đức Minh, 52 tuổi, cư ngụ phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.

Đến 4 giờ chiều cùng ngày, cơ quan pháp y tiến hành thu thập các thông tin tại hiện trường và đưa thi thể ông Minh về bệnh viện Bãi Cháy để tiến hành các thủ tục pháp y.

Cùng lúc, cơ quan hữu trách lấy lời khai của cán bộ, nhân viên trường để điều tra sự việc.

Trường Cao Đẳng Nghề Việt-Hàn là trường công lập trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh, dự án được nhà nước xây dựng từ nguồn vốn ODA của chính phủ Nam Hàn và vốn đối ứng của tỉnh với mục tiêu “đào tạo nguồn nhân lực phẩm chất cao.” (Tr.N) [đ.d.]


 

 Đã bao nhiêu người dân Thủ Thiêm được đền bù và đền bù đến đâu?

 Ba’o Tieng Dan

Đoàn Bảo Châu

18-8-2024

Bao nhiêu đau khổ của người dân mất đất, cả suối nước mắt dân Thủ Thiêm đã đổ, có cả những mạng người đã mất trong quằn quại uất ức…

Nước mắt, những tiếng khóc kia sẽ thành cái gì? Những khuôn mặt già nua mà khóc nức nở như trẻ con ở chốn công cộng… Chắc trong lòng họ uất ức, đau khổ lắm. Sự thiệt thòi, nỗi đau bị cướp đất cướp nhà đã kéo dài đến mấy chục năm, nên sự tích lũy của uất ức, của cảm giác bất lực khi công lý chỉ là một tiếng kêu tuyệt vọng chìm vào chốn hư không đen đặc chắc đã dày lên theo năm tháng.

Những giọt nước mắt của họ không chỉ là giọt nước; đó là những giọt đau thương, rơi vào bóng tối và bị đập nát bởi sự thờ ơ của chính quyền. Nhưng sự vô cảm và bất công này cũng như lửa dưới lớp than tro, chỉ chờ ngày bùng lên thiêu đốt tất cả. Những cơn gió của thời gian không thể nào dập tắt được ngọn lửa công lý đã bị che giấu quá lâu.

Tôi vốn không tin vào cách suy diễn đơn giản về thuyết nhân quả. Thế giới này phức tạp hơn thế, và nhân quả đến theo một cách khác. Những kẻ đã gây đau khổ cho người dân sẽ mở miệng dạy con cái thế nào về sự tử tế? Về bài học lao động? Về tính thiện trong đối đãi với đồng loại? Bọn chúng sẽ chỉ dạy con cách làm loài sói mang bộ dạng con người, làm loài quái vật hút máu đồng loại để trở nên giàu có. Đồng tiền mà bọn chúng có được sẽ đưa cho con cái. Nhưng những đứa con được hưởng đồng tiền vấy máu và nước mắt của dân lành chắc chắn sẽ phung phí. Không kẻ nào lại trân trọng đồng tiền cướp được cả.

Con cháu của chúng dù có giả vờ mù loà câm điếc, cũng hiểu rằng cha ông chúng là những kẻ cướp, những kẻ ăn thịt uống máu đồng loại. Nhà cửa có thể hoành tráng lộng lẫy, xe có thể bóng loáng xa xỉ, nhưng liệu những con sói khát máu có thể sống như con người đích thực? Rồi sói sẽ cắn nhau; sói con không thể tôn trọng sói cha khi bài học chúng nhận được là sự ác ôn, lưu manh, ăn thịt đồng loại. Nhận được bài học ăn thịt đồng loại, thì sói con cắn xé sói bố là điều thường tình.

Đó là sự mục ruỗng trong tâm hồn, và đó chính là cái gọi là nhân quả mà chúng ta hay bàn đến. Nhưng chẳng lẽ những giọt nước mắt dân lành kia, những tiếng khóc ai oán kia, sẽ thực sự rơi vào hư không một cách vô nghĩa mà không có kết quả gì sao?

Chính bởi suy nghĩ ấy mà tôi không thể không viết những dòng này. Tôi không muốn nỗi đau khổ của họ trở thành vô nghĩa. Để không thành vô nghĩa, chúng ta cần phải quan tâm tới họ, tới nỗi đau của họ. Nếu không, rồi sẽ đến lượt chúng ta gào khóc, chỉ để cho chính chúng ta tự nghe tiếng khóc của mình mà thôi.

Tệ hơn nữa là rồi có ngày con cháu của những kẻ như vậy sẽ tiếp tục làm những kẻ ăn thịt uống máu đồng loại, và con cháu chúng ta sẽ lại là nạn nhân.


 

Vạch mặt trò lùa gà mới Phạm Nhật Vượng

August 17, 2024

Sonnie Tran/SGN

Hôm 6 Tháng Tám vừa qua, tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm “sục sôi” thị trường chứng khoán Việt Nam khi công bố thông tin Hội Đồng Quản Trị Công Ty Vinhomes (mã cổ phiếu: VHM) thông qua kế hoạch mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM để làm cổ phiếu quỹ, với lý do “Thị giá VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty, việc mua lại cổ phiếu nhằm bảo đảm quyền lợi của công ty và cổ đông.”

Có thật sự mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM làm cổ phiếu quỹ?

Ai theo dõi chuyện của Phạm Nhật Vượng cũng đều còn nhớ, năm 2019, Vinhomes đã từng mua lại một phần cổ phiếu của chính mình (gọi là cổ phiếu quỹ) với giá 92,425 đồng/cổ phiếu. Lý do họ đưa ra là giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị thực, nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông. Đến năm 2021, khi giá cổ phiếu tăng lên hơn 110,000 đồng, Vinhomes bán hết số cổ phiếu quỹ này để kiếm lời và bổ sung vào vốn lưu động.

Tuy nhiên, lần mua cổ phiếu quỹ này khác với trước đó. Theo Luật Chứng Khoán Việt Nam năm 2019 có hiệu lực từ năm 2021, việc mua lại 370 triệu cổ phiếu sẽ khiến vốn điều lệ của Vinhomes giảm 3,700 tỷ đồng do doanh nghiệp phải hủy số cổ phiếu đã mua. Điều này đồng nghĩa với việc Vinhomes không thể làm trò ảo thuật với cổ phiếu quỹ để kiếm lời và bổ sung vốn lưu động như năm 2019 nữa.

Vinhomes viện dẫn lý do rằng khi mua lại và hủy cổ phiếu quỹ, số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ giảm. Điều này sẽ làm tăng lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu (EPS), và từ đó có thể khiến giá cổ phiếu VHM tăng lên, mang lại lợi ích cho cổ đông.

Nhưng bạn có biết Earning per Share, hay EPS là gì? Hãy tưởng tượng công ty kiếm được 100 triệu đồng lợi nhuận và có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành. EPS sẽ là 100 triệu / 10 triệu = 10.000 đồng/cổ phiếu. Nói cách khác, EPS cho biết mỗi cổ phiếu mang lại lợi nhuận bao nhiêu. EPS càng cao, cổ phiếu càng có giá trị và hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.

Lần mua cổ phiếu quỹ này nếu thành công sẽ làm tổng số cổ phiếu VHM đang lưu hành giảm đi. Ví dụ, nếu Vinhomes mua lại và hủy 1 triệu cổ phiếu, với lợi nhuận vẫn là 100 triệu, EPS sẽ tăng lên 100 triệu / 9 triệu = 11,111 đồng/cổ phiếu.

Với mức giá đóng cửa 34.800 đồng/cp vào phiên ngày 6 Tháng Tám, ước tính Vinhomes sẽ phải chi hơn 12.876 tỷ đồng để mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Tuy nhiên, ngay cả khi mua lại thành công toàn bộ số cổ phiếu này, EPS thực tế cũng chỉ tăng khoảng 8-9%, mang lại lợi ích không đáng kể cho cổ đông so với chi phí bỏ ra. Thực tế, nếu công ty hoạt động hiệu quả, giá cổ phiếu thấp sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư mua vào, chứ không nhất thiết phải hủy niêm yết để tăng EPS như Vinhomes biện minh.

Hơn nữa, cần lưu ý rằng gần 70% cổ phiếu VHM đang được nắm giữ bởi người trong nội bộ, chủ yếu là VinGroup và ông Phạm Nhật Vượng. Trong khi đó, các quỹ đầu tư chỉ nắm giữ khoảng 6,83%, phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, lợi ích từ việc tăng EPS, nếu có, chủ yếu chỉ thuộc về ông Vượng và những người liên quan.

Trong khi đó, báo cáo tài chính nửa đầu năm 2024 của Vinhomes cho thấy lượng “tiền và tương đương tiền” của công ty chỉ còn khoảng 17,000 tỷ đồng. Liệu trong bối cảnh này, ông Vượng có thực sự chi tới 13.000 tỷ đồng, tương đương 70% lượng tiền mặt còn lại, chỉ để mang lại lợi ích ít ỏi cho cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu quỹ? Đặc biệt khi Vinhomes đang cần nguồn vốn lớn để triển khai dự án Vinhomes Royal Island ở Vũ Yên, Hải Phòng và bơm tiền để nuôi “đứa em nghiện ngập” VinFast, đứa em cùng mẹ VinGroup?

Câu trả lời khả năng cao là không.

Thực tế, thời hạn tối đa cho việc mua lại chỉ vỏn vẹn 30 ngày kể từ khi được Ủy Ban Chứng Khoán Việt Nam thông qua,  khả năng cao ông Vượng sẽ thông báo chỉ mua được một ít cổ phiếu quỹ, hoặc thậm chí không mua được với lý do quen thuộc mà ông ta hay biện bạch là “điều kiện thị trường không cho phép,” tức công ty không thể mua được cổ phiếu quỹ vì giá tăng cao so với dự kiến.

Lúc này, kế hoạch “chơi lớn” của Vinhomes mua cổ phiếu quỹ đã trở thành trò hề và tất cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ FOMO theo đều trở thành những con gà bị ông Vượng vặt lông.

Sự thật đằng sau việc ông Vượng tung tin thổi giá cổ phiếu VHM

Vậy thực sự tại sao ông Vượng phải tung tin để thổi giá cổ phiếu VHM mà không để nó tiếp tục giảm giá theo xu thế thị trường. Câu trả lời nằm ở việc ông Vượng không thể để giá cổ phiếu VHM giảm quá sâu, vì ông đã dùng một số lượng lớn để đem đi thế chấp vay ngân hàng.

Báo cáo giữa năm 2024 của Vinhomes cho thấy đã có hơn 35,000 tỷ đồng là các khoản vay “được bảo đảm bằng một số cổ phần của một số công ty trong tập đoàn, quyền tài sản từ một phần của dự án, một số tài sản…”

Có thể không phải là tất cả, nhưng khả năng lớn là cổ phiếu VHM nằm trong nhóm những tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Vì hiện nay, trừ Vincom Retail về danh nghĩa là đã bán một phần cho Techcombank thì trong hệ sinh thái VinGroup còn mảng nào đem lại lợi nhuận tốt hơn Vinhomes đâu. Không lẽ lấy cổ phiếu VFS của đứa con nghiện VinFast ra làm tài sản bảo đảm!

Khi giá trị tài sản thế chấp càng ngày càng giảm như cổ phiếu VHM thì nguy cơ số cổ phiếu được thế chấp sẽ bị thanh lý hàng loạt càng cao. Nếu ông Vượng để điều đó xảy ra sẽ chả khác gì một hiệu ứng domino vỡ trận cho các khoản vay và hạn mức tín dụng của tập đoàn này.


 

Tòa án Việt Nam tuyên án 5 năm tù đối với nhà hoạt động chính trị nổi tiếng

Ba’o Tieng Dan

Diplomat

Tác giả: Sebastian Strangio

Trúc Lam chuyển ngữ

16-8-2024

Ảnh: Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí, được thấy trong bức ảnh đăng trên Facebook ngày 2-12-2022. Nguồn: FB Nguyễn Chí Tuyến

Ông Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí, là nhà bất đồng chính kiến ​​mới nhất bị đàn áp vì chỉ trích Đảng Cộng sản trên mạng.

Tòa án Việt Nam hôm qua đã kết án nhà hoạt động chính trị Nguyễn Chí Tuyến 5 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Tuyến – được bạn bè và những người theo dõi trên mạng xã hội biết đến với biệt danh Anh Chí – bị bắt vào ngày 29 tháng 2 vì chỉ trích chính phủ trên mạng xã hội. Ông bị truy tố theo Điều 117 Bộ luật Hình sự, trong đó hình sự hóa việc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”.

Theo tin từ Đài Á Châu Tự do (RFA), phiên tòa xét xử ông Tuyến chỉ kéo dài hơn năm tiếng đồng hồ và chỉ có vợ ông Tuyến là bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết và ba luật sư của ông tham dự. Trong khi ông Tuyến không nhận mức án tối đa là 12 năm, một thành viên trong nhóm bào chữa của ông nói với RFA, rằng họ đã “đưa ra bằng chứng chứng minh rằng Nguyễn Chí Tuyến hoàn toàn vô tội và mức án dành cho ông là không phù hợp”.

Ông Tuyến là người sử dụng mạng xã hội thành thạo và có lượng người theo dõi lớn trên Facebook. Project88, tổ chức ủng hộ tự do ngôn luận ở Việt Nam, mô tả ông “được cho là một trong những blogger Việt Nam nổi tiếng nhất từ đầu và giữa thập niên 2010”, thời kỳ mà mạng xã hội nổi lên như một yếu tố quan trọng của không gian công cộng. Kênh YouTube chính của ông là Anh Chí Rau Den (rau den có nghĩa là “râu đen” trong tiếng Việt) có gần 100.000 người theo dõi, trong khi tài khoản Facebook Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí) có hơn 53.000 người theo dõi.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Hà Nội năm 2018, ông Tuyến nói với tôi rằng Facebook là “công cụ chính để bày tỏ quan điểm của chúng tôi hoặc thảo luận về một số vấn đề xã hội, chính trị hoặc vấn đề nhân quyền”. Ông nói thêm rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) “phải coi trọng tiếng nói của nhân dân, phải trao quyền cho nhân dân để dân chọn được những người xứng đáng làm lãnh đạo đất nước”.

Điều này khiến ông Tuyến tham gia vào các hoạt động tự do ngôn luận, ủng hộ dân chủ và bảo vệ môi trường, đồng thời lên tiếng bảo vệ nhiều nhà bất đồng chính kiến ​​và những người ủng hộ chính trị khác, những người đi trước ông và ở trong lòng nhà nước công an trị Việt Nam. Ông thường cùng gia đình các tù nhân chính trị đi thăm họ.

Anh Tuyến là một người bộc trực, một con người ngay thẳng. Tình yêu đất nước của anh ấy rất sâu sắc và mãnh liệt”, một người bạn và là nhà hoạt động lâu năm nói với Project88.

Giống như nhiều nhà hoạt động dân chủ Việt Nam, ông Tuyến cũng đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và kỷ niệm các cuộc xung đột trong quá khứ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Ông là một trong những người thành lập Câu lạc bộ bóng đá No-U, một đội bóng đá có các thành viên cương trực, phản đối yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cũng tham gia các hoạt động không được [chính quyền] cho phép, như tưởng niệm các cuộc xung đột trong quá khứ ở Biển Đông, gồm trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và vụ chạm trán bạo lực ở quần đảo Trường Sa năm 1988, cũng như các sự kiện tưởng nhớ các binh sĩ Việt Nam thiệt mạng trong cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu năm 1979. Tất cả những sự kiện này đều là những vấn đề hết sức nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền, vốn giám sát chặt chẽ ý kiến ​​của công chúng về mối quan hệ của nước này với Trung Quốc.

Bennett Murray, cựu chánh văn phòng Hà Nội của cơ quan báo chí Đức DPA, là người đã làm việc với ông Tuyến về nhiều vấn đề từ năm 2016 đến năm 2019, mô tả ông Tuyến là một “anh hùng” trong một bài đăng trên Facebook hôm qua.

Murray viết: “Anh ấy yêu đất nước của mình và luôn làm việc không mệt mỏi hướng tới mục tiêu một đất nước Việt Nam tự do, nơi Đảng Cộng sản cạnh tranh trong các cuộc bầu cử công bằng. Anh ấy sẽ không bao giờ làm hại một con ruồi, nhưng chính phủ lại quyết định tống anh ấy vào tù vì những kẻ hèn nhát đã đánh giá rất thấp khả năng của người dân trong việc tạo ra một chính phủ Việt Nam dân chủ”.

Việc kết án ông Tuyến được đưa ra ngay sau khi Chủ tịch nước Tô Lâm đảm nhận vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng trước, sau cái chết của Tổng Bí thư lâu năm Nguyễn Phú Trọng vào ngày 19/7. Hồi tháng 5, ông Lâm được bổ nhiệm làm chủ tịch nước sau 8 năm giữ chức bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, trong thời gian đó Đảng CSVN phát động một cuộc đàn áp nhắm vào những người chống đối và những người bất đồng chính kiến. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ước tính rằng, trong thời gian ông Lâm làm Bộ trưởng, công an Việt Nam đã bắt giữ “ít nhất 269 người thực hiện các quyền dân sự và chính trị cơ bản của họ một cách ôn hòa”.

Do không gian phát biểu chính trị bị thu hẹp, việc ông Tuyến vẫn được tự do trong thời gian đó, chỉ là một điều kỳ diệu nho nhỏ. Trong suốt thập niên 2010, ông đã phải đối mặt với nhiều hình thức đe dọa, gồm cả vụ ông bị tấn công thể xác từ năm người đàn ông không rõ danh tính ở Hà Nội hồi năm 2015, nhưng ông chưa bao giờ đưa ra sự lựa chọn có thể hiểu được là giữ im lặng. Chắc chắn là việc ông phải trả giá đắt cho chuyện tiếp tục hoạt động của mình, khiến điều đó càng trở nên đáng chú ý hơn.

Ông Tuyến nói với tôi hồi năm 2018: “Họ có thể bắt tôi bất cứ lúc nào mà họ muốn. Nếu họ bắt tôi, tôi nói với họ rằng, được rồi, quý vị có thể bắt tôi, chắc chắn rồi – quý vị có mọi thứ, còn tôi chẳng có gì, nhưng tôi có một thứ tốt hơn quý vị nhiều. Tôi được sự ủng hộ của mọi người. Tôi có một trái tim và khối óc mạnh mẽ. Tôi sẵn sàng hy sinh thể xác hay mạng sống của mình”. 


 

Sao Bộ Trưởng ‘Thánh nổ’ Nguyễn Mạnh Hùng chưa từ chức?

Ba’o Nguoi – Viet

August 15, 2024

Trần Anh Quân/SGN

Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông (bộ 4T) Nguyễn Mạnh Hùng từng hai lần hứa sẽ từ chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ, vậy mà bây giờ lại tráo trở và đổ lỗi cho những người đứng đầu là các ông Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Tô Lâm.

Ông Hùng là bộ trưởng nổi tiếng với nhiều tuyên bố chấn động dư luận, và được mệnh danh là “thánh nổ” của CSVN.

Ví dụ như năm 2019, trong lễ ra mắt mạng xã hội Lotus của VCCorp (tập đoàn công nghệ truyền thông Việt Nam), ông Hùng “nổ” bung trời: “Đây chính là sức mạnh Việt Nam, sức mạnh của tất cả chúng ta. Tôi có một niềm tin rằng người Việt Nam sẽ làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm!”

Tới giờ này thì chẳng thấy ai xài cái mạng vĩ đại mà thế giới chưa từng làm này. Thậm chí người ta cũng không biết mạng Lotus là mạng gì.

Năm 2020, ông Hùng tuyên bố Việt Nam sẽ sản xuất những chiếc smartphone với giá $20 (khoảng 500,000 VNĐ) để 100% người dân có thể sử dụng điện thoại thông minh. Đến nay là gần hết năm 2024, nhưng cái “smartphone 20 đôla” của ông Hùng vẫn chưa thấy đâu.

Trước khi làm bộ trưởng bộ 4T, ông Hùng mang hàm thiếu tướng quân đội, từng là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Viettel (một công ty sân sau của quân đội cộng sản). Từ năm 2016 tới nay, ông cũng kiêm nhiệm chức phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Có lẽ vừa là tướng, vừa làm kinh tế lại vừa làm tuyên giáo nên cái bệnh vĩ cuồng của ông bộ trưởng 4T càng ngày càng “thăng hoa.”

Ông Hùng cũng “nổ” hăng tới mức, từng hai lần tuyên bố sẽ từ chức nếu không làm được việc. Những tuyên bố hùng hồn chắc có lẽ chỉ để nhận được những tràng pháo tay từ hội trường, chứ thật ra vẫn như lời cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng nói “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm.”

“Thánh nổ” có hai lần nói từ chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ

Lần đầu tiên ông hứa từ chức là tại Diễn đàn quốc gia về Phát Triển Doanh Nghiệp Công Nghệ Số, ngày 11 Mười Hai 2021, có sự chứng kiến của Thủ Tướng Phạm Minh Chính. Bộ trưởng 4T hứa là sau một năm, chuyển đổi số sẽ mang lại kết quả “giúp cho người dân hạnh phúc, đất nước phát triển.”

Ông Hùng cam kết với ông Chính rằng: “Nếu ngày này năm sau thủ tướng đến diễn đàn, mà không nhìn thấy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ số, các sản phẩm do những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm ra, giúp cho người dân hạnh phúc, đất nước phát triển, tôi xin phép từ chức!”

Kết quả là một năm sau ông Hùng chẳng làm gì cho dân cho nước, nhưng vẫn không từ chức mà lại tiếp tục hứa.

Ngày 18 Tháng Mười Hai 2022, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, cũng trước sự chứng kiến của ông Chính, ông Hùng tiếp tục tuyên bố: “Năm 2022 cũng là lần đầu tiên mà cán bộ, nhân viên nhận nhiệm vụ mới ở bộ đã hứa, sau một năm nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì chủ động xin từ chức, ‘nhường chỗ’ cho người khác trong năm tới.”

Dĩ nhiên, tới năm 2023 thì ông Hùng cũng không thể thực hiện những lời hứa hùng hồn của mình. Và rồi bộ trưởng 4T lại hứa tiếp, hứa rất… hùng hổ, rằng “năm 2023 là năm nâng cao chất lượng làm thể chế. Năm 2023 là năm chất lượng, bền vững của hạ tầng số. Năm 2023 cũng là năm xử lý triệt để sim rác. Năm 2023 là năm dữ liệu quốc gia. Năm 2023 là năm thực thi các chiến lược đã ký. Năm 2023 là năm sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra trợ lý ảo, đạt mức chuyên gia, cho các lĩnh vực, các doanh nghiệp, các tổ chức. Năm 2023 là năm vận hành các hệ thống giám sát online. Năm 2023 là năm dùng công nghệ cao, công nghệ mới để giải bài toán nhỏ Việt Nam nhưng tạo ra giá trị lớn.”

Chưa hết, “năm 2023 là năm đưa doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và làm thịnh vượng Việt Nam. Năm 2023 là năm đưa báo chí, xuất bản lên các nền tảng số. Năm 2023 là năm thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền về truyền thông. Năm 2023 là năm tập trung lành mạnh hóa báo chí. Năm 2023 cũng là năm quản lý các nền tảng xuyên biên giới vào đúng qui định của pháp luật Việt Nam. Năm 2023 cũng là năm nhấn mạnh lại nội hàm của khẩu hiệu hành động Làm gương – Kỷ cương – Trọng tâm – Bứt phá”.

Nổ riết thì quá đà, rồi chẳng làm nên việc gì ra hồn. Để rồi sau “cơn bão từ chức” của các lãnh đạo cộng sản gần đây, có lẽ áp lực từ chức của ông Hùng cũng lớn dần theo sự nghiệp nổ của ông ta.

Đổ lỗi cho ‘người đứng đầu’

Nhưng thay vì từ chức để bảo vệ danh dự, ông Hùng lại tráo trở đổ lỗi cho cấp trên. Cuối Tháng Bảy vừa qua, trong một hội nghị của bộ 4T, ông nhấn mạnh về vai trò mang tính quyết định của người đứng đầu.

Bộ trưởng 4T nói: “Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ. Chuyển đổi số 70% là thay đổi, 30% là công nghệ. Chuyển đổi số muốn thành công quyết định ở việc người đứng đầu muốn thay đổi.”

Theo ông Hùng, bộ 4T đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và sẵn sàng chuyển đổi. Nhưng “yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc chuyển đổi số quốc gia bây giờ đang nằm trong tay những người đứng đầu các cấp. Nếu người đứng đầu không trực tiếp vào cuộc, không trực tiếp chỉ đạo, không trực tiếp làm, không trực tiếp dùng, không trực tiếp tự mình chuyển đổi thì sẽ không thành công,” ông Hùng nói.

Như vậy, có thể thấy ông Hùng đã phủi bỏ trách nhiệm của mình và đổ lỗi cho những người đứng đầu. Cụ thể là Thủ Tướng Phạm Minh Chính, cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, và bây giờ là ông Tô Lâm. Với việc đổ lỗi này, có lẽ ông Hùng muốn gửi đi thông điệp rằng thủ tướng và tổng bí thư phải từ chức để chịu trách nhiệm của người đứng đầu.  Nếu ông Tô Lâm mà hiểu được thông điệp này thì Thiếu Tướng Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khó có thể hạ cánh an toàn. 


 

Mối liên hệ giữa Giá – Lương – Tiền và tham nhũng-Nguyễn Đình Cống

Ba’o Tieng Dan

Nguyễn Đình Cống

15-8-2024

Giá – Lương – Tiền là ba từ được đề cập nhiều nhất vào thập niên 1980, nhất là năm 1985, thời Tố Hữu giữ chức phó thủ tướng, qua kế hoạch đổi tiền, dẫn đến lạm phát hơn 700% trong năm 1986 và nhiều năm sau đó.

Đất nước ta đã từng trải qua một thời mà giá hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm tăng hàng ngày, có khi hàng giờ, nhưng lương thấp, không đủ ăn, nên chính phủ ra quyết định “bù giá vào lương”.

Tôi tạm gọi công chức là những người nhận lương từ ngân sách nhà nước, dù họ đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu.

Để biết Giá – Lương – Tiền biến động như thế nào, xin điểm qua một chút lịch sử tài chính của Việt Nam.

Từ năm 1945 đến năm 1951, gọi đồng tiền là TIỀN TÀI CHÍNH (đồng TC).

Năm 1951, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) phát hành đồng tiền mới, gọi là đồng ngân hàng (NH) và giữ tên gọi ấy cho đến ngày nay, trải qua một số lần đổi tiền. Gọi NH1 là đồng tiền NH đầu tiên từ năm 1951. Có sự đổi tiền lần đầu tiên. Một NH1 = 10 đồng TC

Năm 1953, phát hành đồng NH2 = 10 đồng NH1 (Đổi tiền lần hai).

Năm 1959, phát hành đồng NH3 = 1000 đồng NH2.  Lần đổi tiền này nhằm đánh vào những nhà giàu vì trước mắt chỉ cho đổi tối đa 2000 NH3.

Năm 1985, sau khi thống nhất đất nước, chính phủ CHXHCNVN phát hành đồng NH4 = 10 đồng NH3. Vụ đổi tiền chớp nhoáng năm 1985 cũng chỉ cho đổi ngay tối đa 2000 đồng NH4. Vụ này đã làm náo loạn thị trường.

Hãy thử tính xem từ năm 1959 đến nay đồng NH mất giá mấy lần.

Lấy bữa ăn làm chuẩn. Hồi năm 1959, chúng tôi ăn mỗi ngày hai bữa ở nhà ăn tập thể, phải trả 0,5 đồng NH3, (tiền ăn mỗi tháng 15 đồng), ăn sáng chỉ khoảng một hào.

Bây giờ, ăn hai bữa phải trả khoảng 50.000 NH4, bằng 500.000 NH3.

Tính ra tỷ lệ mất giá của đồng tiền NH3, bây giờ so với năm 1959 (sau 66 năm) là: 500 000 ÷ 0,5 = 1 triệu lần.

Vừa qua nhà nước tăng lương đồng loạt, người nhận lương hưu được tăng 15%. Mục tiêu của tăng lương là để cải thiện đời sống cho công chức, nhưng việc tăng lương như vậy xem ra chẳng cải thiện đời sống của họ được bao nhiêu, vì nhà nước đã không kiểm soát được giá cả thị trường, để cho một số mặt hàng thiết yếu như gạo, rau, thịt, cá… đều tăng giá.

Tăng lương mà không ổn định được giá cả thì tác dụng nâng cao đời sống rất ít, thậm chí không có. Truyền thông nhà nước nói rằng, kinh tế thị trường định hướng XHCN là có sự lãnh đạo của đảng Cộng sản và sự quản lý của nhà nước XHCN. Vậy, để cho tiểu thương tự do tăng giá thì thử hỏi lãnh đạo được ai, quản lý như thế nào?

Cho nên, nếu muốn nâng cao đời sống công chức thì phải làm cách khác. Làm như thế nào, đó là trách nhiệm của các nhà quản lý tài chính.

Trở lại chuyện Giá – Lương – Tiền, để đánh giá lương cao hoặc thấp, tôi đề nghị dùng tỷ số TS, trong đó TS = 12 L/G, với L là bình quân lương tháng của công chức và G là thu nhập quốc dân tính cho mỗi đầu người hàng năm.

Tôi không có số liệu thống kê của Việt Nam và các nước qua các thời kỳ, mà chỉ có nhận xét trên đại thể. Tôi chỉ nêu một gợi ý để bạn nào có điều kiện thì tiến hành nghiên cứu.

Ở Việt nam trước năm 1945 và ở Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975, tỷ số TS không dưới 3 vì một công chức có thể nuôi sống một gia đình trung bình với vợ và hai con, trong lúc tỷ số TS của Việt Nam trong giai đoạn 1945-1951 chỉ xấp xỉ 1 và có lúc còn tụt xuống dưới 1. Hồi ấy một gia đình nông dân có con làm công chức, thỉnh thoảng còn phải nhận trợ cấp thêm để con đủ sức làm việc cho nhà nước.

Trong xây dựng hòa bình, cả L và G đều tăng. Có lúc ngay sau khi tăng lương thì tỷ số TS có thế đạt đến trên 2 nhưng trong quá trình dài, G tăng nhanh, còn L tăng chậm hơn, nên cùng với việc tăng lương thì tỷ số TS giảm.

Vì sao lương công chức Việt Nam thấp? Để trả lời câu hỏi này, phải lui về năm 1945, ngay sau Cách Mạng Tháng Tám mới thành công.

Để tuyên truyền, một trong những lời lên án thực dân Pháp là sưu cao thuế nặng, nên chính quyền cách mang sẽ giảm thuế cho dân. Trong lúc ngân khố trống rỗng, lại phải kiếm nhiều vàng đút lót cho quân Tưởng Giới Thạch để chúng nhường quyền giải giáp quân Nhật cho Pháp (Việc này hay dở ra sao, có dịp sẽ bàn sau), thì lấy tiền đâu để trả lương cao? Chính phủ mới buộc phải dùng biện pháp động viên tinh thần dân chúng, chịu đựng gian khổ để phục vụ lý tưởng tươi đẹp.

Ở Singapore, ngay từ ngày đầu lập quốc, Lý Quang Diệu đã chủ trương trả lương cao cho công chức. Có như thế mới yêu cầu họ giữ được liêm chính và làm việc với năng suất và chất lượng cao.

Ban đầu lương công chức Việt Nam thấp, nguyên nhân là vì nhà nước lúc đó quá nghèo, lại lo dồn sức cho kháng chiến, nhưng cơ bản là do nhầm lẫn trong chủ trương, đường lối. Nhầm thứ nhất là chủ trương mị dân, cho rằng công chức là phải phục vụ nhân dân, càng chịu đựng gian khổ thì càng vẻ vang. Thứ nữa là Chủ tich nước gương mẫu nhận lương tương đối thấp, thế thì cấp dười, từ thủ tướng trở xuống không thể nhận lương cao.

Để bù đắp cho Chủ tịch, Thủ tướng, Bộ trưởng và nhiều công chức cấp cao khác, Nhà nước tổ chức ra hệ thống phân phối theo bao cấp, mà quyền lợi này nhiều khi vượt rất xa tiền lương chính thức. Đó là chưa kể những thu nhập hợp lệ khác. Còn những người lợi dụng quyền lực để tham nhũng thì có điều kiện kiếm tiền nhiều không kể xiết.

Ở chỗ tôi, một ông phó hiệu trưởng trường đại học được hóa giá đất ở, ông ta bán đi, thu lời hơn 20 tỷ, bằng hơn bốn lần tiền lương cả đời. Với công chức cấp cao hơn thì họ nhận được lợi lộc gấp nhiều lần hơn nữa, trong lúc nhiều giáo sư nhận được lội lộc không đáng kể. Như thế phải chăng là không công bằng?

Lương thấp làm cho nhiều công chức làm việc với năng suất kém. Để làm hết việc phải tăng biên chế, làm phình to tổ chức. Từ những năm kháng chiến chống Pháp, Chính phủ đã nhiều lần kêu gọi giảm biên chế, nhưng rồi nếu có giảm được chỗ này lại làm phình chỗ khác. Nguyên nhân chính của việc này là một số sơ hở trong điều lệ tổ chức mà thủ trưởng cơ quan có thể dễ giàng lợi dụng. Đó là tổ chức có càng nhiều người thì quyền và lợi của thủ trưởng càng cao. Vì thế những thủ trưởng kém năng lực thường tìm đủ trăm phương ngàn kế để tăng biên chế.

Lương thấp còn góp phần làm suy đồi đạo đức của công chức. Chuyện xảy ra như sau: Giả sử A là công chức chịu trách nhiệm dịch vụ công và B là người cần dịch vụ ấy. Để được A làm nhanh, B nghĩ ra cách bôi trơn bằng một chút quà vui vẻ. Nhưng rồi chút quà ấy biến thành hạt giống để tạo nên nhiều rừng cây tham nhũng.

Một giọt dầu bôi trơn phát triển thành suối dầu bất tận. Đến lúc này, thay cho việc làm dịch vụ thì A chỉ lo nghĩ ra những cách để làm khó B, buộc B phải ‘nôn ra’ những thứ mà A cần. Nạn tham nhũng tràn lan bắt đầu. A nguyên là một công chức bình thường, đã biến thành kẻ tội đồ lúc nào không biết.

Nạn tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã thành bệnh dịch lây lan kinh khủng mà chưa có thuốc chữa trị. Việc “đốt lò” chỉ trừng phạt được một số tên mà không có cách gì phòng chống.

Tìm hiểu việc phòng chống tham nhũng trên thế giới, tôi thấy cách làm của các nước phương Tây có hiệu quả, qua sự kiểm soát và cân bằng quyền lực, cộng với sự tự do báo chí, bảo đảm mọi thứ minh bạch, giúp phát hiện tham nhũng, hối lộ một cách dễ dàng.

Ngoài ra, tôi cũng tham khảo được cách làm của hoàng đế Ung Chính đời nhà Thanh bên Tàu. Sau đời Khang Hy, chính quyền nhà Thanh đầy rẫy tham nhũng ở mọi cấp, Ung Chính đã nghiên cứu, tìm được đúng nguyên nhân cơ bản và đã có biện pháp liên hoàn, đồng bộ để diệt trừ.

Ở Việt Nam hiện nay tuy cũng có nghiên cứu, tìm nguyên nhân cơ bản của tham nhũng, nhưng theo tôi, những người chịu trách nhiệm chính vẫn tìm chưa đúng hoặc chưa muốn diệt trừ tham nhũng.

Muốn tìm đúng nguyên nhân cơ bản của nạn tham nhũng cần mở rộng tự do ngôn luận và đối thoại với những người phản biện. Chính dân chúng là những người nhìn thấy rõ nạn tham nhũng, hối lộ diễn ra hàng ngày, ở đâu… Nếu họ có được nơi để cung cấp thông tin, chứng cứ, giúp chính quyền dẹp nạn tham nhũng, tôi tin rằng tham nhũng sẽ sớm bị diệt trừ. Nhưng tiếc rằng lãnh đạo nhà nước đang cấm người dân làm việc ấy.


 

Chuyện một người lính phản chiến

Ba’o Tieng Dan

Nguyễn Tuấn Khoa

13-8-2024

Đồn tiền tiêu của Trung Đoàn 16, Sư Đoàn 9 Bộ Binh ở Cầu Kè xây dựng xong trong 6 tháng. Từ ngày đó, xóm làng quanh đồn không một ngày im tiếng súng. Đã hai năm lính nhưng trung úy Nguyễn Văn Hồng vẫn còn băn khoăn về nghiệp lính mà anh đang mang. Lệnh đôn quân đã đưa anh vào trường Bộ Binh Thủ Đức, để rồi giờ đây, nơi tiền đồn này, hàng ngày anh phải chứng kiến cảnh máu đổ thịt rơi của những người anh em từ cả hai phía.

Khu vực Cầu Kè là vùng “xôi đậu”, ngày là Quốc Gia, đêm là Việt Cộng. Thật khó phân định đâu là dân, đâu là du kích. Người Cộng Sản thật khôn ngoan khi lôi kéo người dân vào cuộc chiến với nhiệm vụ của một người lính thực sự. Họ là nông dân, là học sinh nhưng phải nhận lệnh đi gài mìn, bắn vào đối phương rồi sau đó trở lại đi học, làm ruộng. Chiến Tranh Nhân Dân mà thực chất là chiến tranh không quy ước này tuy không nhiều vũ khí giết người nhưng lại đưa cuộc chiến lên đỉnh điểm của sự phi nhân tính.

Một buổi tối bình yên trôi qua. Gần sáng, một tiếng nổ lớn trong làng làm rung động đồn gác. Sáng ra trung úy Hồng cùng đồng đội đến vị trí nổ đêm qua. Kinh hoàng! Một đứa bé trạc 14 tuổi, mặc áo sơ-mi trắng đã bị mìn phá nát nửa người bên dưới. Thật thương tâm.

Chuyện này cứ xảy ra hoài. Lính đạp phải mìn thì ít, thường dân nhiều hơn. Không biết thằng bé đạp phải mìn do du kích cài hay nó nhận nhiệm vụ đi cài mìn rồi sơ ý làm nổ? Hồng thất thần trở về đồn, rít một hơi thuốc thật sâu như để xóa mùi tanh. Giọng Khánh Ly từ chiếc máy cassette cũ bình thản như đang kể về một cái chết oan nghiệt vừa xảy ra.

Một buổi sáng mùa xuân,

Một đứa bé ra đồng,

Đạp trái mìn nổ chậm,

Xác không còn đôi chân.

(Một Buổi Sáng Mùa Xuân – Trịnh Công Sơn)

Những cuộc tuần tra và bố ráp những ngày sau đó, lính bắt được nhiều người tình nghi. Sau thẩm vấn nhóm điều tra chỉ giữ lại hai người có quả tang: Một ông già khoảng 70 tuổi và một đứa bé 15 tuổi gầy trơ xương. Tờ trình về nhân thân của hai Việt Cộng (VC) này được đặt trên bàn của trung úy Hồng.

Đêm hôm đó, sau nhiều giờ thẩm vấn trực tiếp, trung úy Hồng thấy rằng hai VC này chỉ là thường dân, không làm theo mệnh lệnh của VC thì gia đình họ phải trả giá bằng tính mạng. Họ là nạn nhân của chiến tranh không quy ước đang bị cả thế giới văn minh lên án.

Nhìn thân hình tiều tụy của hai VC sau nhiều ngày tra tấn, người trung úy phản chiến đã âm thầm làm chuyện động trời. Dàn xếp cho hai VC bỏ trốn! Anh đã dặn dò họ thật kỹ rằng: Khi rời khỏi đồn phải trốn về thành, mai danh ẩn tích, làm việc nhân nghĩa để mưu sinh. Không được trở về với VC vì sẽ bị nghi là tình báo do lính Quốc Gia cài trở lại. Họ đi xuyên đêm đen vô tận. Đi đâu, về đâu?

Những ngày sau đó anh sống với tâm trạng dằn vặt. Vừa làm nhiệm vụ của người sĩ quan ở tiền tuyến, vừa phải tránh cảnh máu đổ thịt rơi, vừa mơ về một đất nước thanh bình. Những lần hành quân, trong tai anh luôn văng vẳng giọng Khánh Ly với Phụ Khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn.

Khi đất nước tôi thanh bình

Tôi sẽ đi thăm, nhiều nghĩa địa buồn

Đi xem mộ bia nhiều như nấm.

Khi đất nước tôi không còn chiến tranh

Mẹ già lên núi tìm xương con mình

Khi đất nước tôi không còn chiến tranh

Bạn bè mấy đứa vừa xanh nấm mồ.

Khi đất nước tôi không còn giết nhau

Trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường

(Tôi Sẽ Đi Thăm- Trịnh Công Sơn)

Một ngày định mệnh của tháng 12 năm 1969, Hồng nhận lệnh cùng đại đội đi tiên phong để phối hợp với hai đại đội ở mặt trận phía Đông. Bước chân người lính lướt đi trên con đường mòn quen thuộc. Gần đến nơi, hai tiếng nổ long trời gần như cùng lúc, hất tung trung úy Hồng và những người đi đầu. Thế là xong một kiếp người. Kết thúc một giấc mơ. Trong giây phút ngắn ngủi còn lại, Hồng nghĩ đến người vợ với ba con thơ, một trai hai gái, thương nhất là bé gái chưa đầy tháng.

“Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên” – Trịnh Công Sơn

Anh ra đi là một sự giải thoát khỏi cuộc chiến giữa những người anh em. Anh không oán trách ai đó đã gài mìn dù đó là hai VC một-già-một-trẻ mà anh đã thả. Chiến tranh thật nghiệt ngã. Để ghi nhớ chiến công của người lính can trường, trung tá trung đoàn trưởng Trung Đoàn 9 Huỳnh Văn Chính đã thừa lệnh Sư Đoàn Trưởng vinh thăng ông lên đại úy. Trung đoàn đã xây một trường tiểu học mang tên Nguyễn Văn Hồng tại Cống Đất Méo, cách thị xã Vĩnh Long 20 km rồi đưa bà quả phụ Hồng về dạy tại đây.

Bảy năm sau ngày ông Hồng hy sinh, giấc mơ của ông mới trở thành sự thật. Đất nước hòa bình nhưng không thanh bình. Nét lo lắng hằn trên gương mặt mỗi người.

Khi đất nước tôi không còn giết nhau

Mọi người ra phố mời rao nụ cười”. (Trịnh Công Sơn)

Bà Hồng, có chồng là sĩ quan VNCH, đang dạy ở trường mang tên chồng, bị buộc ngưng dạy ngay khi tựu trường trở lại. Các cô giáo khác có chồng làm lính cũng rời trường sau đó ít lâu.

Một tháng sau, chỉ một mình bà Hồng được gọi đi dạy trở lại trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Bà linh cảm rằng có một bàn tay bí mật nào đó trong quyết định khó hiểu này. Ân huệ này quá lớn vì nó giúp cho những đứa con thơ của bà không rơi vào cảnh chết đói. Bà lúc nào cũng lo sợ tai họa lại ập đến một lần nữa nên luôn chu toàn nghiệp sư phạm.

Thấm thoát, hai đứa đầu đã 17 và 18 tuổi. Nhờ ơn Trời-Phật, cả hai đứa đều đậu vào đại học Tổng Hợp khoa Toán và khoa Sinh. Bà như ngất đi vì sung sướng.

Niềm vui chưa tày một gang, biến cố lại đổ ập xuống nhà bà. Cả hai đứa dù đã vượt qua một ngưỡng điểm đầy bất công nhưng không được đi học. Lý lịch của cha đã chặn lối vào đời của tụi nhỏ. Đứa con gái, suốt một tuần, ngày nào cũng ngồi đồng ở văn phòng Ủy Ban tỉnh Cửu Long để xin gặp ông Chủ Tịch.

Một ngày, có người ra mách nước rằng, hãy đến nhà ông Ba Trà, Trưởng Ban Tuyển Sinh. Suốt một tuần, ngày nào về đến nhà, ông Ba Trà cũng thấy con bé ngồi đó, dù ông đã từ chối tiếp. Cuối cùng, ông buộc ngồi xuống lắng nghe. Con bé nói trong nước mắt:

– Ba con đã chết trận lúc con 2 tuổi. Sao chuyện của người lớn con nít phải gánh chịu? Bây giờ con đậu nhưng chấp nhận rớt. Vậy bác cho anh hai con đi học đi.

Ông bối rối vì lập luận của con bé ngây thơ. Ông nói ngắn rằng chuyện này lớn quá, ông không có quyền làm khác và hứa sẽ trả lời. Ít hôm sau con nhỏ lại đến nhà. Ông nói, kêu anh con lên Ban nhận Giấy Báo Trúng Tuyển. Anh con phải chuyển sang học khoa Toán đại học Sư Phạm.

Con nhỏ khóc nấc, vừa mừng vừa tủi. Bà mẹ thì vừa mừng vừa lo vì không biết còn tai họa gì nữa không? Chuyện này chưa có tiền lệ nên bà lại linh cảm rằng có bàn tay bí mật nào đó trong quyết định khó hiểu này?

***

Tôi lần theo câu chuyện bà nhạc kể rồi tìm ra trường tiểu học Nguyễn Văn Hồng năm xưa. Nơi đây, bây giờ là Trạm Y Tế thị trấn Long Hồ, còn trường dời sang bên kia đường, mang tên Trường Tiểu học Thị trấn Long Hồ.

Làng quê thật yên bình, tôi không cảm nhận sự khốc liệt nơi ông từng tham chiến. Những người đồng đội của ông, những người bên kia chiến tuyến và cả hai Việt-Cộng-một già-một trẻ chắc bây giờ đã trở về với cát bụi hoặc không còn ở đỉnh cao quyền lực nữa.

Hôm nay đám giỗ lần thứ 56 của ông. Tôi thắp một nén nhang lên bàn thờ với lời khấn dành cho tất cả những người đã nằm xuống ở hai bên chiến tuyến, rằng họ sẽ mãi mãi là bạn, là anh em của nhau.

“Quen lạ bạn thù chung giấc ngủ.

Chung lời thương tiếc khóc trên bia”.

(Tô Thùy Yên)


 

Liên Hiệp Quốc Đưa Ra 320 Khuyến Nghị Về Nhân Quyền Đối Với Việt Nam

Ba’o Dat Viet

August 13, 2024

Nhóm Công tác về Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) thuộc Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa công bố một bản  báo cáo tổng hợp với 320 khuyến nghị từ 133 quốc gia nhằm giúp cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.  Báo cáo này là kết quả của kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát chu kỳ IV diễn ra vào ngày 7 tháng 5 năm 2024 tại Geneva.

Nội Dung Các Khuyến Nghị

Trong số các khuyến nghị, một lượng đáng kể đến từ nhiều quốc gia đề nghị Việt Nam xóa bỏ án tử hình. Các quốc gia như Pháp, Thụy Sĩ, Iceland, Malta, Uruguay, Bồ Đào Nha, và Canada đã đưa ra khuyến nghị này, trong khi một số quốc gia khác kêu gọi Việt Nam nên giảm áp dụng hình phạt tử hình, xem đây là bước tiến trong cải thiện tình hình nhân quyền.

Bên cạnh đó, các khuyến nghị còn tập trung vào việc sửa đổi các điều luật liên quan đến an ninh quốc gia, cụ thể là Điều 117 của Bộ luật Hình sự quy định về tội “tuyên truyền chống nhà nước” và Điều 331 về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, và Bỉ đã kêu gọi Việt Nam sửa đổi hoặc xóa bỏ các điều khoản này. Ngoài ra, Đức cũng đề xuất Việt Nam xem xét sửa đổi Điều 109 về tội “lật đổ chính quyền”.

Phản Ứng Từ Các Tổ Chức Nhân Quyền

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Paris, Pháp, đã bày tỏ quan điểm đồng tình với các khuyến nghị này. Bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, Chủ tịch của VCHR, nhấn mạnh rằng các điều luật về an ninh quốc gia của Việt Nam rất mơ hồ và không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Bà Faulkner đã tích cực vận động các chính phủ châu Âu và diễn đàn Liên Hiệp Quốc tại Geneva để thúc đẩy Việt Nam sửa đổi hoặc xóa bỏ các điều luật như Điều 117, 331, và 109.

Yêu Cầu Phản Hồi Và Tiến Trình Tiếp Theo

Theo thông cáo  báo chí của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chính quyền Việt Nam được yêu cầu phản hồi về các khuyến nghị trước kỳ họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền, dự kiến diễn ra vào ngày 9 tháng 9 năm 2024. Đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện cam kết của mình trong việc cải thiện tình hình nhân quyền, đồng thời cũng là thời điểm mà cộng đồng quốc tế sẽ theo dõi sát sao các động thái từ phía chính quyền Việt Nam.

Việc Liên Hiệp Quốc đưa ra 320 khuyến nghị về nhân quyền đối với Việt Nam là một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm lớn từ cộng đồng quốc tế đối với tình hình nhân quyền tại đây. Các khuyến nghị về việc xóa bỏ án tử hình, sửa đổi các điều luật về an ninh quốc gia không chỉ là những yêu cầu mang tính pháp lý, mà còn thể hiện mong muốn cải thiện thực sự đời sống nhân quyền của người dân Việt Nam. Sự phản hồi từ phía Việt Nam đối với các khuyến nghị này sẽ là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ cam kết của quốc gia này trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền.


 

Thích Chân Quang xài bằng ‘tú tài’ giả để lấy bằng tiến sĩ Đại Học Luật Hà Nội

Ba’o Nguoi-Viet

August 13, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hai tháng sau khi Thượng Tọa Thích Chân Quang bị cộng đồng mạng xã hội phanh phui vụ lấy bằng tiến sĩ “thần tốc” của Đại Học Luật Hà Nội, các báo tại Việt Nam đồng loạt đưa tin xác nhận ông này “không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên, ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp cấp ba (tú tài) “bổ túc văn hóa” năm 1989.”

Ông Thích Chân Quang, tên thật là Vương Tấn Việt, trụ trì thiền tôn Phật Quang ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện đang bị Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) áp lệnh cấm thuyết giảng hai năm do có các phát ngôn và bài giảng gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Thượng Tọa Thích Chân Quang có nhiều bài thuyết giảng gây tranh cãi cho đến khi bị vỡ lở vụ lấy bằng tiến sĩ “thần tốc.” (Hình: VietNamPlus)

Ông Thích Chân Quang cũng từng gây sự phẫn nộ trên mạng xã hội, vì trong một bài giảng trước các Phật tử, ông này ám chỉ và xách mé gọi sư Thích Minh Tuệ, người tu theo hạnh đầu đà, là “thằng ba trợn.”

Bằng tú tài (tốt nghiệp cấp ba, hay trung học) là điều kiện cần để có thể học tiếp lên đại học (bằng cử nhân) hay thạc sĩ, tiến sĩ. Nếu bằng này là giả, thì các bằng cấp tiếp theo sẽ trở nên vô giá trị, không được công nhận.

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm 13 Tháng Tám, trong báo cáo đề gửi Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Bộ Nội Vụ Việt Nam, Sở Giáo Dục và Đào Tạo ở Sài Gòn cho biết xác minh bằng tú tài “bổ túc văn hóa” của ông Việt thì không có tên ông trong danh sách dự thi và bảng ghi tên, ghi điểm hồi năm 1989.

Ngoài ra, cũng không có tên ông Việt trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba “bổ túc văn hóa” ngày 6 Tháng Sáu, 1989 của Sở Giáo Dục ở Sài Gòn.

Như vậy, tấm bằng tú tài của ông Chân Quang rò rỉ trên mạng xã hội từ vài tháng trước chính thức được xác nhận là “đồ giả.”

Công bố của Sở Giáo Dục ở Sài Gòn bỗng nhiên đẩy trường Đại Học Luật Hà Nội vào thế kẹt vì ông Chân Quang nộp bằng tú tài nêu trên để lấy tiếp bằng cử nhân ngành Luật, “văn bằng hai hệ vừa học vừa làm.”

Tiếp đó, ông này làm nghiên cứu sinh ngành Luật Hiến Pháp- Hành Chính tại Đại học Luật Hà Nội rồi bảo vệ luận án “với điểm cao gần như tuyệt đối.”

Cũng theo bản tin của báo Tuổi Trẻ hôm 13 Tháng Tám, ông Tô Văn Hòa, hiệu phó trường Đại Học Luật Hà Nội, cho biết nhà trường “sẽ thực hiện theo kết luận, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.”

Ông Hòa không nói thêm về khả năng có tước bằng tiến sĩ của ông Chân Quang hay không và liệu có bất kỳ giới chức nào của Đại Học Luật Hà Nội phải chịu trách nhiệm về quy trình cấp bằng tiến sĩ cho người chưa có bằng tú tài.

Theo giới quan sát, phản hồi này cho thấy ban giám hiệu trường Đại Học Luật Hà Nội giờ đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan,” do trước đó họ đã cố gắng biện hộ rằng việc ông Chân Quang lấy bằng tiến sĩ “thần tốc” là “đúng quy định” và rằng ông này “đã hoàn thành chương trình đào tạo.”

Trong vụ này, ngoài trường Đại Học Luật Hà Nội, công luận còn đặt dấu hỏi về sự trợ giúp của những nhân vật được coi là “có uy tín” khác.

Ông Thích Chân Quang (thứ nhì, phải qua) nhận bằng tiến sĩ luật vào Tháng Tư, 2022 . (Hình: Tuổi Trẻ)

Tờ Pháp Luật TP.HCM hồi cuối năm 2021 từng ghi nhận ý kiến của Giáo Sư Hoàng Chí Bảo, cựu ủy viên Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, cho rằng luận án của ông Thích Chân Quang “là sự đột phá, có những sự phá cách trong quá trình bảo vệ luận án.”

Hồi đầu Tháng Tám, trong thư ngỏ đề gửi ông Tô Lâm được đăng trên trang cá nhân, Luật Sư Lê Ngọc Luân, ở Sài Gòn, viết: “Mong ông sẽ có ý kiến chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng để vụ việc [Thích Chân Quang] sớm sáng tỏ trước công luận. Đó là cách bảo vệ uy tín tốt nhất cho trường Đại Học Luật Hà Nội và công dân Vương Tấn Việt nếu họ đúng. Còn trường hợp cấp bằng sai, vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm mà lúc còn sống cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã đề ra.”

Đến nay, công luận không hề thấy ông Nguyễn Kim Sơn, bộ trưởng Giáo Dục, cũng như hiệu trưởng Đại Học Luật Hà Nội lên tiếng về sự việc. (N.H.K) [kn]