Linh mục Dudarenko bị bắn ở Ukraina

Linh mục Dudarenko bị bắn ở Ukraina

  Biên Tú viết theo Aleteia

  Ngày 28/03/2022  

TGPSG / Aleteia — Vào ngày 5-3-2022, cha Rostyslav Dudarenko đã giơ cao thánh giá trên đầu khi đến đứng trước quân Nga và đã bị bắn chết.

Cha Dudarenko, 45 tuổi, là linh mục Chính thống Ukraina, quản xứ ở làng Yasnohorodka, cách thủ đô Kyiv khoảng 25 dặm về phía Tây. Cha đang giúp các tình nguyện viên dân sự thi hành bổn phận trên đường vào làng thì biết được rằng có ba xe tăng Nga đã lái qua Yasnohorodka.

Khi nhận ra có những người đang trốn trong bãi cỏ, quân Nga đã lái xe tăng chạy tới và bắt đầu “bắn về mọi hướng”. Khi xe tăng quay trở lại con đường, cha Dudarenko, mặc quần áo thường dân, đã ra khỏi nơi ẩn nấp.

Linh mục này không có vũ khí. Cha cầm cây thánh giá trên đầu khi chạy ra trước quân Nga, với hy vọng kêu gọi bản năng đạo đức của họ là những người đồng đạo, mong họ để cho ngôi làng nhỏ đó được yên ổn. Tuy nhiên, cha đã bị bắn chết.

Eduard, người đang đóng quân tại một trạm kiểm soát khác, đến đúng lúc xe tăng Nga đang phóng đi và phát hiện các thi thể nằm rải rác trên đường. Anh ta cho biết các thi thể này bao gồm Cha Dudarenko và trợ lý của cha – cũng không có vũ khí.

Việc giết cha Dudarenko là một trong hàng nghìn trường hợp tội phạm chiến tranh đang được điều tra để truy tố trong tương lai. Tổng công tố viên Ukraina, Iryna Venediktova, nói với BBC rằng: nước này đang trong quá trình ghi lại những vụ việc như vậy.

Tính đến ngày 24-3-2022, một tháng sau khi cuộc xâm lược bắt đầu, văn phòng của Venediktova đã ghi nhận 2.472 trường hợp.

Vào ngày 16-3-2022, Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague đã tuyên bố hành động xâm lược của Nga đối với Ukraina là bất hợp pháp và yêu cầu chấm dứt ngay lập tức hành động này. Các cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh đang chờ Tòa án Hình sự Quốc tế đưa ra xét xử.

Biên Tú (TGPSG) viết theo Aleteia

 Ký Thiệt: “Vladimir khủng khiếp”

Ký Thiệt: “Vladimir khủng khiếp”

Cuộc chiến tranh do ông Putin phát động nhằm đánh chiếm Ukraine kéo dài đã một tháng, đoàn quân xâm lược đã tổn thất nặng mà vẫn chưa dứt điểm được nước láng giềng nhỏ yếu hơn,  dù đã bắn phá tan hoang nhiều thành phố và giết hại hàng ngàn thường dân, kể cả nhiều trẻ em, khiến không những đang bị gần khắp thế giới chống đối, ông Putin còn bị chính dân Nga phản kháng.

Vừa mới đây, Putin đã lên tiếng xỉ vả những người này, mà ông ta gọi là bọn người gây rối, phản bội, phản quốc, và răn đe sẽ làm một cuộc “thanh lọc” nội bộ (purification).

Từ ngày phát động cuộc chiến trang xâm lược Ukraine đến nay, khoảng 15 ngàn người Nga đã bị chính thức bắt giam, hàng ngàn người khác đã bị khủng bố hay mất tích một cách mờ ám.

Những vụ “thanh lọc” này đã xảy ra kể từ ngày ông Putin lên nắm quyền. Không kể những cái chết ám muội, có những người đã bị giết chết một cách công khai, táo bạo, gây sôi nổi dư luận mà hung thủ đã không bao giờ bị xét xử và trừng phạt.

Nhà báo Paul Klebnikov, chủ bút của tờ Forbes ở Nga. Ông ta viết về nạn tham nhũng và đời sống riêng tư của những người Nga giàu có. Ông bị giết bên ngoài văn phòng do những kẻ lái xe chạy ngang qua và bắn vào ông vào năm 2004.

Anna Politkovskaya, nhà báo tự do, tác giả của cuốn “Putin’s Russia” (Nước Nga của Putin). Bà là người chỉ trích Putin gay gắt và lên án ông ta đã biến nước Nga trở thành một quốc gia kiêu binh. Năm 2006, bà bị bắn chết bằng phát đạn tầm gần trong thang máy của toà nhà bà cư ngụ. Có 5 người bị kết tội vụ này và toà án tìm thấy đây là vụ giết thuê có trả tiền với giá 150 ngàn đô la do một người ẩn mặt trả tiền.

Liên hệ đến cái chết của Anna Politkovskaya, có lẽ vụ ám sát Alexander Litvinenko, cựu nhân viên tình báo KGB thời Liên Sô cũ, bị đầu độc chết tại London năm 2006 là vụ đã được báo chí và truyền thông quốc tế loan tin ồn ào nhất.

Litvinenko đã chết sau khi uống một tách trà có chất polonium-210 tại một khách sạn ở London ba tuần trước. Nhà chức trách nước Anh cho biết Litvinenko bị đầu độc bởi hai điệp viên Nga tên là Andrei Lugovoi và Dmitry Kovtun. Hai người này cho biết họ hành động dưới chỉ đạo trực tiếp của TT Putin. Litvinenko là người chống đối Putin một cách gay gắt và kết tội Putin đã ra lệnh làm nổ tung cả một khu chung cư và giết hại nhà báo Anna Politkovskaya vào năm 2006. Andrei Lugovoi và Dmitry Kovtun đã kịp thời đào tẩu về Nga mà sau đó chánh quyền Nga không bao giờ giao nạp hai nghi can này cho tòa án Anh xét xử, dù được yêu cầu nhiều lần.

Tỉ phú Boris Berezovsky bỏ trốn khỏi nước Nga sau khi chống đối Putin. Trong khi ông ta sống lưu vong tại Anh, chính Putin đe doạ sẽ lấy mạng ông ta bằng mọi cách. Năm 2013, thi thể của Berezovsky được tìm thấy trong buồng tắm được khoá trái ở tư gia của ông ở Berkshire. Nhà chức trách Anh  cho biết có vết siết trên cổ ông làm như là tự sát nhưng cơ quan khám tử thi thì không thể xác định chính xác ông chết vì cái gì. Còn ai trồng khoai đất này?

Nhà vật lý học Boris Nemtsov, một chính trị gia đối lập với chính quyền Putin. Ông bị bắn bốn phát vào lưng chỉ cách điện Kremlin vài bước sau khi kêu gọi dân chúng ủng hộ cuộc xuống đường phản đối cuộc chiến do Nga khởi động ở Ukraine năm 2015. Mười năm trước đó, ông bị đầu độc bằng một thứ  độc dược lạ trong món xúp nhưng ông đã không chết mà da mặt bị hoàn toàn đổi màu để rồi sau 10 năm không còn may mắn lần thứ hai.

Năm 2009 Nhà báo nhân quyền người Nga Stanislav Markelov bị bắn gục gần điện Kremlin bằng súng cự ly xa sau khi ông ta viết bài chỉ trích Putin. Cái chết của Markelov hoàn toàn chìm vào quên lãng và không có ai chịu trách nhiệm. Còn ai trồng khoai đất này.

Putin: Muốn hồi sinh đế chế theo con đường của  Stoplypin và Stalin

Anastasia Baburova, nữ ký giả nhân quyền thân cận với Stanislav Markelov cũng bị bắn gục tại chỗ sau khi bà ta cố gắng giúp Markelov. Hai người này bị hạ sát gần như cùng một lúc vào năm 2009. Cái chết của Baburova và Markelov làm rúng động giới đấu tranh ở Nga thời đó và cũng không bao giờ biết là ai đã sát hại họ. Còn ai trồng khoai đất này?

Nhà báo tự do Natalia Estemirova, chuyên về điều tra những vụ vi phạm nhân quyền của chính phủ Nga ở Chechnya. Năm 2009, Estemirova bị bắt cóc ngay bên ngoài tư gia của bà và bà bị bắn vào đầu. Thi thể của bà bị vứt vào cánh rừng gần đó. Cho đến nay, vẫn không có ai bị điều tra về cái chết của bà.

Luật sư Sergei Magnitsky được cho là đã bị cảnh sát Nga đánh đập đến chết trong nhà tù ở Mạc-Tư-Khoa. Magnitsky được nhà kinh doanh người Mỹ gốc Anh, ông William Browder mướn, để điều tra những vụ tham nhũng liên quan đến nước Nga có trị giá hàng triệu đô la. Magnitsky bị bắt sau khi tìm ra bằng chứng quan trọng của nội vụ . Năm 2012, William Browder đã vận động thành công với chính phủ Hoa Kỳ việc chế tài có liên can đến cái chết của Magnitsky, và do đó mà có đạo luật gọi là “luật Magnitsky”.

Sergei Yushenkov, chính trị gia người Nga, người truy tìm tin tức về vụ chính phủ Putin đã đánh bom làm sập cả một dãy chung cư. Ngay sau khi tổ chức Liberal Russia của ông được bộ tư pháp Nga công nhận là một đảng phái chính trị, Yushenkov bị bắn một phát vào ngực và chết bên ngoài căn nhà của ông.

Ngoài  những vụ trên đây, còn hàng trăm nhà báo hay những người chống đối Putin đã bị đe dọa, bị khủng bố hay bị giết chết một cách mờ ám từ năm 1999, sau khi Putin lên nắm quyền đã dùng xảo thuật tuyên truyền và huyền thoại để tự đánh bóng, đề cao mình, tạo được một vây cánh đủ mạnh và sự hậu thuẫn nào đó trong quần chúng, sau đó ông ta thẳng tay “thanh lọc” những thành phần chống đối.

Vây cánh của Putin gồm những ai?

Tờ Financial Times ra ngày 11 tháng 3 có đăng bài “Inside Putin’ s Circle – The Real Russian Elite” của Anatol Lieven, người có liên hệ với giới quyền thế Nga, đã cho thấy khá rõ ràng vây cánh của Putin hiện nay khi ông ta quyết định xuất quân xâm lăng Ukraine. 

Lieven nói rằng truyền thông phương Tây quen dùng thuật ngữ “oligarch” (thiểu số nắm quyền) để chỉ những người Nga siêu giàu nói chung, trong đó gồm cả những người bây giờ hoàn toàn hay phần lớn định cư tại phương Tây. Từ ngữ ấy đã đạt được sự hấp dẫn trong những năm 1990, và đã bị lạm dụng quá nhiều trong một thời gian lâu dài. Trong thời gian Boris Yeltsin làm tổng thống, một nhóm nhỏ doanh nhân giàu có đã thực sự khống chế nước Nga, họ đã bắt tay với quan quyền cấp cao để trấn lột đất nước. Tuy nhiên, nhóm này đã bị Putin phá tan trong năm đầu tiên cầm quyền của ông ta.

Ba trong bảy “oligarch” đã cố thách thức Putin về chính trị. Boris Berezovsky và Vladimir Gusinsky đã bị cưỡng bách ra khỏi nước, và Mikhail Khodorkovsky đã bị tống vào tù và sau đó lưu vong. Những người khác, và yếu thế hơn được cho phép tiếp tục làm ăn tại Nga, đổi lấy sự phục vụ Putin vô điều kiện. Khi Putin gặp (qua video link) các doanh gia hàng đầu của Nga sau khi phóng ra cuộc xâm lăng Ukraine, đã không có câu hỏi nào về việc ai là người đã ra lệnh đó.

Lực lượng đã phá vỡ “oligarch” là cơ quan KGB ngày trước, đã được tổ chức lại thành nhiều sở phục vụ thừa kế khác nhau. Còn chính Putin, dĩ nhiên xuất thân từ KGB, và một đa số lớn ưu tú thượng đỉnh dưới qyuền Putin cũng đều xuất thân từ KGB (và không phải quân đội). Nhóm này còn được yên thân dưới quyền Putin, và quan hệ mật thiết với cá nhân ông ta. Dưới sự lãnh đạo của Putin, họ trấn lột đất nước (tuy không như các “oligarch” trước kia, những người này cất giữ hầu hết sự giàu có của họ tại Nga) và đã tham dự hay chia phần trong những tội lỗi của ông ta, kể cả tội lớn nhất, cuộc xâm chiếm Ukraine. Họ đã nhai lại cả sự tuyên truyền ác độc của Putin chống lại Ukraine lẫn sự cáo buộc của ông ta về sự suy đồi của phương tây.

Trong khi nước Nga lao sâu xuống bãi lầy quân sự và cuộc khủng hoảng kinh tế, một câu hỏi trung tâm cần đặt ra là – nếu cuộc chiến tranh không chấm dứt một cách nhanh chóng bởi một thỏa hiệp hòa bình – Putin có thể bị truất phế (hay được thuyết phục để từ chức) bởi chính nhóm tinh hoa người Nga, để cố tránh cho nước Nga và cả chính họ rơi xuống cái hố sâu do ông ta đã đào cho họ.

Lieven viết rằng để đánh giá những cơ may của việc này đòi hỏi một sự hiểu rõ bản chất của những người Nga ưu tú, và trên hết là phe cánh của Putin.

Và, dưới đây là vây cánh của Putin, theo Lieven:

Khi khuynh hướng chuyên quyền độc đoán của Putin phát triển, quyền hành thực sự bên trong hệ thống đã trở nên ngày càng tùy thuộc vào sự tiếp xúc cá nhân với tổng thống, và số người có những tiếp xúc như vậy đã thu hẹp dần –  đặc biệt là từ ngày có bệnh dịch Covid đã đưa tới sự cô lập bản thân triệt để của Putin. Chỉ còn một nhóm nhỏ gồm năm người thân cận:  Sergei Lavrov, 71 tuổi, Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Naryshkin, 67 tuổi, Chỉ huy Trưởng tình báo hải ngoại  Nikolai Patrushev, 70 tuổi, Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Igor Sechin, 61 tuổi, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, 66 tuổi.

Như vậy, vây cánh thân cận của Putin gồm có Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (không phải là một quân nhân chuyên nghiệp), Nikolai Patrushev (cựu giám đốc tình báo quốc nội), Naryshkin và Igor Sechin, cựu phó thủ tướng do Putin chỉ định để điều hành công ty dầu khí Rosneft.

Quân đội Nga, theo truyền thống từ thời cộng sản đã không bao giờ có đảo chính lật đổ chính quyền và ngày nay đối với Putin cũng vậy. Quân đội Nga đang cố tạo một chiến thắng tại Ukraine, hay ít nhất cũng đạt được cái đó có thể gọi là chiến thắng, đổi lại quân đội được tiêu xài công quỹ như nước. Mặt khác, sự trừng phạt tàn nhẫn của Putin những cấp bậc cao trong quân đội, cùng với sự bất lực hiển nhiên trong nhiệm vụ xâm lăng Ukraine có thể đưa tới sự bất mãn đáng lo ngại trong tương lai trong quân đội, trong đó gồm cả những viên tướng lon thấp. Điều này có nghĩa là quân đội sẽ không đứng lên chống lại Putin, nhưng cũng khó có chuyện quân đội sẽ can thiệp để cứu ông ta.

Theo Lieven, vài áp lực có hiệu quả nhất trên vây cánh của Putin có thể đến từ con cái của chính họ. Cha mẹ của họ hầu hết lớn lên và bắt đầu sự nghiệp trong những năm cuối cùng của Liên bang Sô-Viết. Ngược lại, con cái những người này trong nhiều trường hợp đã sống ở phương Tây và học hành tại đây.

Bằng cớ là nhiều người đã đồng ý, ít nhất là trong chỗ riêng tư, với Elizaveta Peskova, con gái của Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Putin, kẻ đã phản đối cuộc chiến tại Ukraine trên Instagram. Những câu chuyện trong bữa ăn tối của gia đình Peskov những ngày này chắc hẳn là rất sôi nổi. Tuy nhiên, giới quyền thế tại Nga rất thân cận riêng tư với Putin và cuộc chiến tại Ukraine có thể đưa đến sự thay đổi chế độ tại Nga liên hệ tới việc rời khỏi quyền lực của hầu hết những người này, đổi lấy một lời hứa họ sẽ không bị bắt giữ và bảo toàn tài sản của gia đình (như bảo đảm mà Putin đã làm với người tiền nhiệm Boris Yeltsin trước đây).

Lieven kết luận bài phân tích dài bằng cách trích dẫn lời của cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski: “Không có Ukraine, nước Nga hết còn là một đế quốc Âu-Á.”

Putin đang cố dựng dậy cái thây ma thời Liên-Sô cũ mà Tổng thống Ronald Reagan khi ấy gọi là “evil empire”, nhưng chắc không thành công, vì toàn dân Ukraine đang chiến đấu vô cùng hào hùng quyết liệt để bảo vệ từng tấc đất dưới sự lãnh đạo can trường sáng suốt của Tổng thống Zelensky, được loài người yêu công lý và tự do trên mặt đất này hậu thuẫn.

Có lẽ ông ta chỉ xứng đáng với danh hiệu “Vladimir khủng khiếp”, như chính ông ta mong ước.

Ký Thiệt, 24/3/2022

Mariupol – thành phố bị thảm sát:

Mariupol – thành phố bị thảm sát:

Chính quyền PUTIN muốn chối đến cùng các tội ác tại Ukraina

@@@

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” mà chính quyền Putin tiến hành từ bốn tuần qua, với danh nghĩa tiêu diệt các lực lượng “phát xít” đe doạ người nói tiếng Nga vùng Donbass, đang ngày càng trở thành một cuộc chiến tranh huỷ diệt tàn bạo chống lại người dân Ukraina.

Mariupol, thành phố cảng đông nam Ukraina, là một minh chứng rõ ràng. Bệnh viện phụ sản, nhà hát thành phố, trường nghệ thuật nằm trong số các cơ sở dân sự bị oanh kích. Tổng lãnh sự Hy Lạp Manolis Androulakis tại Mariupol, người rời khỏi thành phố hôm 15/03, trở về nước ngày 19/03, ví thành phố thuộc hàng đẹp nhất Ukraina này, giờ đây như thành phố Tây Ban Nha Guernica (một biểu tượng của sự huỷ diệt do chiến tranh).

Ít nhất 2.000 người thường dân chết vì bom đạn, theo chính quyền thành phố. Một số nhà quan sát đưa ra con số hàng chục nghìn người trên tổng số hơn 400.000 dân cư trước chiến tranh. Ngày 21/03, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Joseph Borell khẳng định cuộc tấn công của quân đội Nga vào Mariupol là “một tội ác chiến tranh lớn”.

Mariupol – bị vây hãm ba tuần nay – tiếp tục kháng cự lại quân Nga. Kể từ ngày 19/03, một số nhóm quân Nga đã lọt vào trung tâm thành phố. Cho đến hôm nay, 23/03/2022, ước tính còn khoảng 100.000 người dân kẹt lại trong thành phố Mariupol nơi chiến sự tiếp diễn.

Ngày 21/03/2022, tức ngày thứ 26 của cuộc xâm lăng, quân đội Nga ra tối hậu thư cho chính quyền Ukraina tại thành phố cảng đầu hàng trước 5 giờ sáng. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky bác bỏ.

***

CHÍNH QUYỀN PUTIN TRÊN GHẾ BỊ CÁO

Vừa đánh, vừa đàm. Vừa xâm lăng, vừa tỏ ra nhân đạo. Hồi tuần trước, chính quyền Nga đã cố gắng vận động đưa ra Hội Đồng Bảo An một dự thảo nghị quyết yêu cầu mở các “hành lang nhân đạo” tại nhiều thành phố Ukraina, trong đó có Mariupol. Rút cục Matxcơva phải huỷ bỏ ý định này do không được thành viên nào ủng hộ. Dự thảo nghị quyết của Nga bị lên án là giả dối, khi Matxcơva không chấp nhận nói đến các bên xung đột, cuộc tấn công Ukraina – nguyên nhân của các bạo lực.

Cuộc xâm lăng Ukraina của Nga đã bị cộng đồng quốc tế lên án dữ dội. Bảy ngày kể từ khi quân đội Putin mở màn cuộc tấn công, Đại Hội Đồng LHQ đã ra nghị quyết với 141 phiếu thuận, đòi Nga chấm dứt cuộc xâm lăng. Chính quyền Nga đã phớt lờ nghị quyết không mang tính cưỡng chế của cộng đồng quốc tế.

Ngày 04/03, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Genève thông qua một nghị quyết yêu cầu điều tra về các xâm phạm nhân quyền tại Ukraina, kể từ khi Nga quyết định tấn công Ukraina.

Ngày 16/03, Toà án Công lý Quốc tế của LHQ, trụ sở tại La Haye, ra phán quyết yêu cầu Nga chấm dứt “chiến dịch quân sự” phi pháp tại Ukraina, nhân danh chống Diệt chủng.

***

Đại sứ Nga tuyên bố Quân đội NGA NÉM BOM “KHÉO LÉO”

Cho dù đang bị cô lập trên trường quốc tế, do cuộc chiến tranh chống lại Ukraina càng ngày càng bị cộng đồng quốc tế lên án là phi nghĩa, chính quyền Putin dường như không từ bỏ quyết tâm dùng bạo lực đến cùng tại Ukraina, để đạt mục tiêu.

Theo nhiều nhà quan sát, quân Nga – bị sa lầy ở nhiều nơi tại Ukraina – đang coi việc chiếm được Mariupol, thành phố cứng đầu ven biển Azov, là một bằng chứng để khẳng định chiến thắng.

Để che giấu mức độ tàn bạo do quân đội Nga gây ra tại Ukraina, tại thành phố cảng Mariupol, ngành ngoại giao Nga tiếp tục tung ra các tuyên truyền chống chế.

Hôm 21/03, Gennady Gatilov, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ở Genève, tuyên bố Nga đang cố gắng “ủng hộ việc chấm dứt thảm sát”. Đại sứ Nga quy lỗi cho truyền thông phương Tây đã dùng nhiều cách để “bóp méo” sự thật, đồng thời trấn an, “chúng tôi đang cố gắng (ném bom) một cách hết sức khéo léo, để không làm thường dân bị thương”.

***

Hai phóng viên chuyên nghiệp cuối cùng đã rời khỏi thành phố

Thảm kịch của người dân thành phố Mariupol được nhiều nhà báo dũng cảm ghi lại. Hai nhà báo Mstyslav Chernov và Evgeniy Maloletka là hai phóng viên chuyên nghiệp cuối cùng rời khỏi Mariupol hôm 15/03. Đây là hai nhân chứng hiếm hoi của truyền thông quốc tế đưa được ra ngoài các hình ảnh về thành phố bị tàn phá, cùng cuộc sống gian khổ của người dân. Hình ảnh do Mstyslav Chernov và Evgeniy Maloletka (*) thu được đã được truyền ra ngoài, xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông khắp thế giới. Hai phóng viên Mỹ ẩn trong một xe hơi của người tị nạn, rốt cuộc đã vượt ra được bên ngoài, qua 15 trạm gác của lính Nga, bảo vệ được các hình ảnh, tư liệu về những tuần Mariupol bị vây hãm và oanh kích.

Rất ít thông tin về bạo lực tại Mariopul những ngày gần đây, sau khi các nhà báo cuối cùng rút đi. Tội ác của quân đội Nga tại Mariupol có nguy cơ bị các thông tin một chiều của truyền thông Nga che giấu. Theo phóng viên của đài Pháp France Télévison, Stéphanie Perez từ Odessa, không còn các phóng viên, “những hình ảnh duy nhất đến với thế giới là đến từ các binh sĩ Chechnya, tay chân của chính quyền Nga”, điện Kremlin giờ đây có thể “toàn quyền kể lại cuộc chiến tại Mariupol”. Các tội ác sẽ có thể tiếp tục diễn ra đằng sau “những cánh cửa đóng kín”.

***

(*) Bài giới thiệu “20 days in Mariupol: The team that documented city’s agony” / “20 ngày tại Mariupol : ê kíp phóng viên ghi lại sự hấp hối của một thành phố”

https://apnews.com/…/russia-ukraine-europe…

Ảnh trên : người dân Mariupol chôn xác người chết ngay trong thành phố (Reuters)

Ảnh dưới: Một khu nhà tại thành phố bị tàn phá

Ảnh dưới: Mariupol trước cuộc xâm lăng Nga (Wikipedia)

‘Ủng hộ Ukraine chống Nga xâm lăng, nhưng đừng lạc quan tếu’ – BBC News Tiếng Việt

BBC News Tiếng Việt

Ý kiến cảnh báo dư luận phương Tây cần thận trọng, đừng vội nghĩ rằng chiến thắng của Ukraine trước Nga sẽ là sự thật.

“Hãy hỏi những người Syria, vẫn còn mắc kẹt dưới chế độ Assad, các thành phố của họ bị bom Nga phá hủy. Hãy hỏi những người Chechnya, những người đã thấy thủ đô của họ bị san phẳng theo lệnh của Vladimir Putin. Hoặc, hãy hỏi vô số người Ả Rập, Iran, Belarus và Myanmar dũng cảm, những người đã liều mạng để phản đối những kẻ thống trị áp bức mà chưa đi tới đâu.”

'Ủng hộ Ukraine chống Nga xâm lăng, nhưng đừng lạc quan tếu' - BBC News Tiếng Việt

BBC.COM

‘Ủng hộ Ukraine chống Nga xâm lăng, nhưng đừng lạc quan tếu’ – BBC News Tiếng Việt

Ý kiến cảnh báo nói dư luận phương Tây cần thận trọng, đừng vội nghĩ rằng chiến thắng của Ukraine trước Nga sẽ là sự thật.  

Thêm một tướng Nga tử trận tại Ukraine

Thêm một tướng Nga tử trận tại Ukraine

March 26, 2022

KIEV, Ukraine (NV) – Bộ quốc phòng Ukraine hôm Thứ Bảy, 26 Tháng Ba, thông báo thêm một tướng Nga, Trung Tướng Yakov Rezantsev, bị giết trong cuộc tấn công gần thành phố Kherson, nằm về phía Nam Ukraine.

Tướng Rezantsev là tư lệnh quân đoàn 49 bộ binh hỗn hợp của Nga, theo bản tin của BBC News. Các đơn vị trực thuộc Rezantsev gồm cả biệt kích Spetnaz, bộ binh cơ giới, chiến xa và pháo binh.

Lính Nga bị giết trên chiến trường Ukraine. (Hình minh họa: Sergey Bobok/AFP via Getty Images)

Một giới chức Tây Phương nói rằng Rezantsev là sĩ quan cấp tướng thứ bảy tử trận ở Ukraine và là trung tướng thứ nhì của Nga bị giết ở nơi này.

Các nguồn tin tình báo nói rằng tinh thần chiến đấu suy sụp của lính Nga đã khiến cho các sĩ quan cao cấp phải ra sát trận địa để điều động các đơn vị trực thuộc.

Nguồn tin truyền thông Ukraine cho hay tướng Rezantsev bị giết tại căn cứ không quân Chornobaivka gần Kherson, nơi quân đội Nga có bộ chỉ huy tiền phương và đã bị quân Ukraine mấy lần tấn công.

Một trung tướng khác, Andrei Mordvichev, nghe nói cũng thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào cùng căn cứ.

Kherson là thành phố đầu tiên của Ukraine lọt vào tay quân Nga ngay sau cuộc xâm lăng, dù rằng có các báo cáo là người dân thành phố hàng ngày vẫn tổ chức biểu tình phản đối quân chiếm đóng.

Trung Tướng Nga Yakov Rezantsev. (Hình: BBC News)

Tuy phía Nga chỉ mới xác nhận cái chết của một tướng, chính phủ Kiev và các cơ quan tình báo Tây Phương tin rằng có tới bảy tướng lãnh bị giết kể từ khi Nga xâm lăng.

Hôm Thứ Sáu, một nguồn tin Tây Phương cho hay một đại tá lữ đoàn trưởng Nga mới đây đã bị chính lính dưới quyền hạ sát sau khi đơn vị này bị tổn thất nặng nề.

Theo nguồn tin này, việc tư lệnh lữ đoàn bộ binh cơ giới số 37 bị chính lính thuộc quyền hạ sát, cho thấy “sự suy sụp tinh thần kỷ luật và chiến đấu của quân đội Nga.” (V.Giang)

“Cuộc chiến dựa trên sự mơ tưởng của Putin”

“Cuộc chiến dựa trên sự mơ tưởng của Putin”

N-TV

Phan Ba, dịch

23-3-2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn: AP

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu cách đây 4 tuần. Nó diễn ra khác với những gì Điện Kremlin nghĩ. Quân đội tiến công chậm chạm, nhiều vấn đề về hậu cần. Chuyên gia về Nga và quân sự, ông Gustav Gressel từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu (ECFR) giải thích tại sao lại như vậy.

Ông cũng giải thích lý do tại sao những cuộc tấn công vào dân thường ở các thành phố như Mariupol lại tàn bạo đến vậy, những gì tương đồng với cuộc chiến Syria – và tại sao ngày 1 tháng 4 lại có tầm quan trọng lớn đối với quân đội Nga.

NTV.de: Tại sao Nga hiện đang ném bom Mariupol vô cùng dữ dội?

Gustav Gressel: Trước hết, Nga đương nhiên muốn có thành phố này. Đây là trung tâm giao thông chính cuối cùng cạnh Biển Azov, cảng lớn nhất ở đó. Và thành phố nằm trên đường nối từ Crimea đến Donbass. Thứ hai, tôi nghe những người ở Moscow nói rằng cá nhân Putin rất thất vọng vì Mariupol đã không chạy sang với quân đội Nga ngay lập tức. Vì vậy mà ông ta cảm thấy cá nhân bị xúc phạm và đó là lý do tại sao thành phố này phải biến đi.

NTV.de: Tức là sự trả thù cũng đóng một vai trò trong lần hủy diệt này?

Gustav Gressel: Vâng. Mariupol là một thành phố quan trọng mang tính biểu tượng, từng nằm trong tay những người ly khai thân Nga trong một thời gian ngắn vào năm 2014 và sau đó được tái chiếm. Kể từ đó, nó đã là một thành phố tiền tuyến và là thủ phủ thay thế của Donetsk Oblast. Đã có một số khách thăm nổi tiếng kể từ năm 2014, bắt đầu với Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain. Mariupol là thành phố biểu tượng cho sự phản kháng của Ukraine. Vì vậy mà nó cũng làm khởi phát những cảm xúc phi lý trí.

NTV.de: Cuộc đàn áp cực kỳ tàn bạo nhằm vào các mục tiêu dân sự có phải là một chương mới trong cuộc chiến này không?

Gustav Gressel: Ban đầu, Nga đã cố gắng giữ cho thiệt hại dân sự ở mức tương đối thấp, ít nhất là theo tiêu chuẩn của Nga. Không bắn vào dân thường, không có cuộc không kích nhiều mạo hiểm nào được thực hiện. Cách tiếp cận này đã sụp đổ vào cuối tuần đầu tiên của cuộc chiến vì xã hội Ukraine rõ ràng là ủng hộ cuộc bảo vệ đất nước và không muốn được nước Nga “giải phóng”. Đó là lý do tại sao người ta đang cố làm cho người dân kiệt sức và phá vỡ ý chí kháng cự bằng cách cố tình ném bom vào các mục tiêu dân sự với cường độ ngày càng tăng.

Chẳng hạn, Lực lượng Không quân Nga không hề được chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện các nhiệm vụ trên không ở tốc độ cao ngay từ đầu. Thời gian sau này đã có 300 cuộc không kích vào Ukraine mỗi ngày, có nghĩa là 300 đơn vị, mỗi đơn vị gồm hai chiếc máy bay, cất cánh mỗi ngày. Đó cũng là một tốc độ mà tôi đã dự đoán.

NTV.de: Putin đã mô tả người Ukraine như là một dân tộc anh em và chính đất nước ấy là một phần của Nga. Sự tàn bạo này không đáng để cho người ta ngạc nhiên sao?

Gustav Gressel: Tôi nghĩ có thể so sánh điều này với một mẫu hình trong tội phạm tình dục khi nạn nhân bị sát hại: Trong lúc đó kẻ hiếp dâm thấy rằng nạn nhân không hề có tình yêu với hắn ta và cũng không thể bị ép buộc yêu hắn, và để trả thù cho sự sỉ nhục đó, hắn đã giết chết nạn nhân. Đây là một mẫu hình phổ biến trong các tội phạm tình dục mà thủ phạm không còn suy nghĩ có lý trí. Tôi nghĩ hình ảnh một kẻ hiếp dâm này là phù hợp, bởi vì chính Putin đã sử dụng một cụm từ trong một cuốn phim mafia của Nga khi đề cập đến Ukraine: “Dù muốn hay không, em sẽ phải phục tùng, người đẹp của tôi ơi“.

NTV.de: Mariupol thường được xếp chung với Grozny của Chechen và Aleppo của Syria, cả hai đều đã bị phá hủy hoàn toàn. Điều đó có đúng không?

Gustav Gressel: Có những điểm tương đồng, vì quân đội Nga đã có cách thức này để chiến đấu trong thành phố kể từ Thế chiến thứ hai. Đó là dùng nhiều pháo binh để bắn nát các khả năng ẩn nấp của kẻ địch. Thành phố và những người bảo vệ nó cần phải bị phá hủy để phá vỡ sự kháng cự. Chiến thuật của người Mỹ thì ngược lại, họ tiến vào với vũ khí chính xác và cố gắng bắn đẩy kẻ thù ra bằng vũ khí nhỏ nhất có thể và bảo vệ phần còn lại của dân thường càng nhiều càng tốt. Quân đội Nga có một cách tiếp cận khác, và đó là điều xảy ra ở tất cả các thành phố cần phải xâm chiếm bằng quân sự.

NTV.de: Nhiều người, đã từng quan sát hoặc trải qua cuộc chiến ở Syria, chỉ ra nhiều tương đồng với cuộc chiến ở Ukraine, ví dụ như về cách giải quyết các hành lang sơ tán hoặc chiến lược nước đôi từ pháo kích và đàm phán. Hành vi của Nga ở Syria có phải là một mẫu mực cho cuộc chiến hiện tại?

Gustav Gressel: Tất nhiên là xã hội Ukraine khác với xã hội Syria, và quân đội Ukraine được tổ chức khác với quân nổi dậy Syria. Nhưng cũng đã có những cuộc tấn công có chủ đích của Nga, ví dụ như vào các bệnh viện và trường học ở Syria – Nga thậm chí còn cố gắng tìm ra các địa điểm chính xác từ Hội Chữ Thập đỏ. Đây là một kiểu làm nhục kẻ thù, nói với họ rằng họ không thể bảo vệ được những người cần được bảo vệ, phụ nữ và trẻ em của họ. Đã xảy ra như vậy ở Syria và bây giờ đang được lặp lại ở Ukraine.

NTV.de: Đó có phải là một phần của truyền thống quân sự Nga?

Gustav Gressel: Người Nga đã vay mượn rất nhiều từ tư duy quân sự của Mỹ mà không hiểu về nó. Trong tài liệu quân sự của Mỹ có chiến thuật “sốc và sợ”. Mục đích là tạo một cú sốc bằng một cuộc tấn công để ngăn chận đối thủ tiếp tục chống cự quân sự có tổ chức. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, người Mỹ đã tiến quân nhanh tới mức họ không cho kẻ địch có thời gian để tái tổ chức, cho tới khi kẻ địch bị xé ra thành những lực lượng riêng lẻ và sẽ không còn có ý nghĩa gì nữa khi tiếp tục cuộc chiến và chết một cái chết vô nghĩa.

NTV.de: Người Nga đã làm điều đó như thế nào?

Gustav Gressel: Người Nga áp dụng điều này bằng cách là họ muốn phá vỡ sự phản kháng của xã hội, không phải của lực lượng vũ trang. Họ muốn phá vỡ sự ủng hộ của dân chúng đối với cuộc chiến bằng cách gây ra cú sốc thông qua các hành động nhanh chóng, tàn bạo và cố tình đưa ra con số nạn nhân thật cao. Cho đến khi người dân chống đối nói: Tôi thà có hòa bình dưới một chế độ khủng bố hơn là sự khủng bố hàng ngày của chiến tranh. Tất nhiên, đây là một cách đọc rất khác của cùng một chiến thuật.

NTV-de: Người Nga có thiếu tốc độ để sao chép người Mỹ không?

Gustav Gressel: Họ không thể sao chép người Mỹ vì họ thiếu cả tốc độ lẫn thiết bị kỹ thuật để thực hiện các hành động có chủ đích chống lại kẻ thù. Người ta có thể thấy điều đó trong vụ tấn công trung tâm mua sắm Kiev, chẳng hạn. Trong hai hoặc ba ngày đầu tiên của cuộc chiến, quân đội Ukraine đã cất giữ xe cộ ở đó như là một lực lượng dự bị cho đến khi chúng được tập trung lại ở phía bắc thành phố để phòng thủ. Có cả những bức ảnh về điều đó nữa. Nhưng trung tâm mua sắm chỉ mới bị đánh bom gần đây, và lúc đó thì các phương tiện ấy đã không còn ở đó từ nhiều tuần rồi. Chậm trễ về thời gian rất nhiều.

NTV.de: Tại sao quân đội Nga lại tiến quân chậm đến như vậy – có sai lầm chiến lược nào không?

Gustav Gressel: Có, tất nhiên. Toàn bộ cách tiến hành cuộc chiến vào lúc ban đầu về cơ bản đều dựa trên sự mơ tưởng của Putin, sự mơ tưởng của giới lãnh đạo cao nhất ở Nga và giới tinh hoa chính trị của đất nước này. Ukraine đã bị đánh giá hoàn toàn sai lầm, thực tế xã hội và việc tạo quan điểm trong xã hội hoàn toàn bị bỏ qua hoặc hiểu sai. Về cơ bản có thể thấy trước được những thất bại, nhưng tôi không thể nghĩ rằng điều này lại có tác động mạnh như vậy đến các chi tiết hành quân và chiến thuật. Người Nga không tin rằng họ sẽ thực sự gặp phải một cuộc kháng cự có tổ chức về mặt quân sự và sự thức tỉnh của họ tất nhiên là tồi tệ tương ứng.

NTV.de: Vào đầu cuộc chiến, người ta nói đến công nghệ lạc hậu của quân đội Nga, chẳng hạn như những chiếc xe tăng cũ kỹ. Bây giờ, theo thông tin của Nga, đã có hai cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh. Công nghệ hiện đại chỉ bây giờ mới được sử dụng?

Gustav Gressel: Thành thật mà nói, tôi thậm chí không muốn đánh giá xem tên lửa siêu thanh đã được sử dụng ở đâu và như thế nào. Tôi vẫn đang chờ các hình ảnh vệ tinh về các điểm bị bắn. Cho đến nay chỉ có những tuyên bố của Nga. Vì vậy mà tôi rất nghi ngờ về số lượng tên lửa và loại thiệt hại. Trong trường hợp các cuộc tấn công bằng tên lửa Kalibr hoặc Iskander, có tài liệu tương đối tốt về những gì đã bị tấn công, ai đã tấn công và có bao nhiêu tên lửa đã được sử dụng. Cho đến nay, có thể nói rằng những vụ bắn tên lửa Kinzhal này là do người Nga tuyên bố trên Twitter. Có thể tên lửa siêu thanh đã thực sự được sử dụng, nhưng cũng có thể không phải như vậy.

NTV.de: Nga có yếu hơn nhiều về mặt quân sự so với giả định không?

Gustav Gressel: Tôi đã đánh giá quân đội Nga mạnh hơn hiện tại. Tôi đã xem xét cách tiến hành chiến thuật của quân đội Nga ở Syria và quân đội Ukraine ở Donbass. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, liệu người ta có thể đưa ra kết luận về phần còn lại của quân đội từ những gì đã được nhìn thấy hay không.

Nhìn chung, tôi phải nói rằng người Ukraine nói chung không chỉ sẵn sàng bảo vệ đất nước của họ, họ còn giỏi về mặt chiến thuật. Mặt khác, đối với người Nga, những thành công của các đội quân tinh nhuệ ở Syria lại là những trường hợp cá biệt mà họ không thể tái tạo ở quy mô lớn hơn. Với Nga, luôn tiềm ẩn nguy cơ được đánh giá cao hơn hoàn toàn hoặc bị đánh giá thấp hơn hoàn toàn. Thực tế rồi thì nằm ở đâu đó ở giữa.

NTV.de: Bây giờ ông dự đoán sẽ có một cuộc chiến tranh chiến hào, Nga có trở nên mạnh hơn, hay thậm chí sẽ có một chiến thắng cho Ukraine hay không?

Gustav Gressel: Không thể nói được tại thời điểm này. Nga đang cố gắng tiếp tục tạo thêm lực lượng. Thêm vào đó là sắp tới ngày 1 tháng 4. Đây là một thời điểm nhập ngũ quan trọng ở Nga khi thanh niên nghĩa vụ được gọi nhập ngũ. Những người lính nghĩa vụ cũ được giải ngũ – và người ta hiện đang cố sức tuyển mộ họ làm lính chuyên nghiệp càng nhiều càng tốt, những người mà sau đó có thể sẽ được gửi đến Ukraine. Điều đó sẽ cho phép Nga tiến hành một cuộc tấn công mới vào giữa tháng Tư. Cho đến lúc đó, họ sẽ cố gắng giữ vững vị trí, tái tổ chức lại và giải quyết các vấn đề hậu cần của mình.

Vì vậy, ngoài Mariupol và các hoạt động ở Donbass, tôi hy vọng rằng người Nga sẽ không khởi động bất kỳ cuộc hành quân lớn nào cho đến lúc đó. Tôi không nói rằng chiến tranh đã kết thúc hay Ukraine đang trên đường chiến thắng. Tuy nhiên, Ukraine có cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến này bằng cách buộc Nga đi đến một nền hòa bình vì kiệt sức. Nhưng vẫn còn chưa đến đó.

NTV.de: Ở Ukraine, cái gọi là mùa sình lầy, Rasputiza, rất nổi tiếng mà trong lúc đó địa hình rất khó có thể đi qua được. Điều này có đóng vai trò gì trong tiến trình cuộc chiến hay không?

Gustav Gressel: Điều đáng chú ý là quân Nga chỉ tiến dọc theo những con đường nhựa, đặc biệt là phía đông Kyiv, điều này tạo nên những luồng nhất định cho các cuộc di chuyển của họ. Có thể nói là họ không dám bước xuống sình lầy, xuống bùn tuyết. Nhưng thật ra thì cũng có đủ đường trải nhựa, không thể so sánh với thời Đệ nhị Thế chiến. Vì vậy mà mùa sình lầy này không đóng một vai trò lớn.

NTV.de: Thế thì tại sao nhiều xe cộ lại bị mắc kẹt nằm lại?

Gustav Gressel: Đóng một vai trò lớn trong các vấn đề hậu cần là tình trạng của các loại xe cơ giới. Nhiều cơ xưởng dã chiến, những thứ lo bảo dưỡng vật tư – thay nhớt, thay dầu bôi trơn, thay mới xích và bánh xe – đã không được mang theo cùng, chúng không thuộc trong các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn được triển khai. Và vì một số lực lượng đã tiến hành những cuộc tập trận từ tháng 10 tại biên giới với Ukraine nên xe cộ đã hao mòn tương ứng và phải được gửi trở lại cơ xưởng.

Khi người ta nhìn vào cấu trúc mà người Nga đã bắt đầu cuộc chiến này với nó, thì những dấu hiệu kiệt quệ này là đúng thôi. Nếu họ biết điều gì đã chờ đón họ thì có lẽ họ đã hành động khác đi.

Léo Tolstoï và Putin

Lâm Bình Duy Nhiên

Léo Tolstoï và Putin

Marta Albertini là cháu gọi đại văn hào Leo Tolstoï (1828-1910) bằng ông cố ngoại. Bà năm nay 85 tuổi và sống tại bang Valais (Thuỵ Sĩ).

Bà vừa mới quyết định dành một trong những căn nhà của bà để đón nhận 2 gia đình người Ukraine tị nạn chiến tranh.

Martin Albertini là con của bà Tania Albertini (1905-1996) và là cháu ngoại của Tatiana Lvovna Soukhotine (1864-1950), con gái của Leo Tolstoï.

Tác giả của hai tác phẩm văn học kinh điển là “Chiến tranh và Hoà bình” và “Anna Karénine”, Leo Tolstoï không chỉ là một đại văn hào, ông còn là một nhà đấu tranh bất bạo động chống lại Nga hoàng.

Chắt của ông, bà Marta Albertini tâm sự muốn tiếp nối tấm lòng nhân văn của Tolstoï khi dang tay đón tiếp những người Ukraine, nạn nhân của cuộc xâm lược do Putin khởi xướng.

Một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của ông, “Chiến tranh và Hòa bình” (1865-1869), Leo Tolstoï đã phát hoạ một cuộc chiến tranh hoành tráng nhưng bi quan như một định mệnh bi thảm. Một điều nghịch lý là cuốn sách nổi tiếng này thậm chí còn được Stalin sử dụng để khuyến khích binh lính của mình trong cuộc kháng chiến vũ trang.

Chỉ cần đọc lại những trang sử thế giới, chúng ta có thể hiểu được cái xu hướng của các quân vương và bạo chúa là giải thích lịch sử sao cho phù hợp với cái nhìn của họ. Vladimir Putin, một tên tội phạm chiến tranh, là kẻ “thượng thừa” trong tất cả các loại thao túng và bóp méo lịch sử. Nó thể hiện bằng sự khinh thường của ông ta đối với sự tồn tại lâu đời của Ukraine. Đó còn là sự thiếu tôn trọng của ông ta đối với chủ quyền của các dân tộc và hiến pháp dân chủ của họ.

Hành động “diễn giải” lịch sử sao cho có lợi cho chính mình khiến chúng ta nhớ việc Stalin đã xóa Trotsky trên các bức ảnh chính thức của Liên Xô.

Putin được mô tả là một kẻ hoang tưởng (theo Tổng thống Pháp, Macron) và là một thành viên kém cỏi, thất bại của KGB (theo Sergueï Jirnov, cựu nhân viên tình báo KGB). Putin nay trở thành một dạng Nga hoàng, thâu tóm mọi quyền lực tối cao và đang điên cuồng tìm lại cái quá khứ huy hoàng của Liên Xô ngày xưa. Không chỉ cái quá khứ của một Liên bang đẫm máu mà đó còn chính là sự trả thù cho chính cá nhân Putin để bằng mọi cách tạc tên mình trong lịch sử nhân loại.

Nếu tinh ý, chúng ta không khó thấy được bóng dáng của Stalin và của cả Hitler trong con người cô độc, lạnh lùng và tàn bạo của Putin Đại đế. Đó là điều khiến chúng ta không khỏi rùng mình lo lắng khi hồi tưởng lại những tội ác diệt chủng của hai nhà độc tài trên. Putin phần nào giống như Tướng Koutouzov trong tiểu thuyết của Leo Tolstoï.

Nước Nga thánh thiện của những tên tuổi lớn như Pouchkine, Dostoïevski, Gogol và Leo Tolstoï chẳng dính dáng gì đến nước Nga độc tài và tàn bạo của Stalin hay của Putin. Khi nuôi mộng tái lập biên giới rộng lớn của Đế chế Xô viết, thậm chí bằng xương máu của những binh lính Nga trẻ tuổi, bằng cái chết thảm thương của hàng ngàn người dân Ukraine vô tội hay cả một đất nước Ukraine bị tàn phá, huỷ diệt bởi bom đạn, hoả tiễn, Putin đã bộc lộ rõ bộ mặt thật: kẻ thù của nền dân chủ!

Nước Nga trong “Chiến tranh và Hoà bình” là một nước Nga dũng cảm, hào hùng và đoàn kết chống quân xâm lược. Leo Tolstoï còn gởi gắm hình ảnh của một nước Nga nhân ái có nhiệm vụ bảo vệ thế giới.

Nhưng nước Nga của Putin lại là một hình ảnh nhạt nhoà của một phiên bản Liên Xô đẫm máu và hung tàn. Nước Nga của Putin đang tự đưa mình vào thế giới của cái Ác, của những quốc gia chà đạp nhân quyền và những giá trị dân chủ.

Nước Nga của Putin là sự ám ảnh về quyền lực tối cao và bằng mọi giá phải áp đặt sự kiểm soát chính trị lên những quốc gia có chủ quyền dân tộc, qua đó tước đoạt chính quyền tự quyết thiêng liêng của người dân.

Cũng như các bạo chúa độc tài và khát máu Stalin và Hitler, đến lúc nào đó Putin cũng sẽ bị quật đổ. Chỉ khi ấy, nhân loại mới có thể thật sự chứng kiến sự ra đời của nền dân chủ Nga với tất cả những phẩm chất và giá trị tốt đẹp của nó.

Bản thiên hùng ca “Chiến tranh và Hoà bình” gióng lên hồi chuông cảnh báo định mệnh bi thảm của một nước Nga đang bị Putin bôi nhọ và huỷ diệt một cách tàn nhẫn và ích kỷ.

Leo Tolstoï có viết “Vua là nô lệ của Lịch sử”. Putin còn hơn cả vua. Putin là một bạo chúa muốn bằng mọi giá để lại danh tiếng trong lịch sử. Ông chính là nô lệ của Lịch sử đẫm máu và diệt chủng.

Nga không loại trừ dùng vũ khí nguyên tử ở Ukraine

Nga không loại trừ dùng vũ khí nguyên tử ở Ukraine

MOSCOW, Nga (NV) – Nga thừa nhận chưa đạt được bất kỳ mục tiêu quân sự nào ở Ukraine và không loại trừ sẽ dùng vũ khí nguyên tử, theo CNN.

Trong buổi phỏng vấn với CNN hôm Thứ Ba, 22 Tháng Ba, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, liên tục từ chối loại trừ việc Nga sẽ cân nhắc dùng vũ khí nguyên tử đối phó với điều mà nước này xem là “mối đe dọa sống còn.”

Một người đứng trước tòa nhà dân cư bị hư hại sau trận pháo kích của Nga ở Chernihiv, Ukraine, hôm 4 Tháng Ba. (Hình minh họa: Dimitar Dilkoff/AFP via Getty Images)

Khi được hỏi tình huống nào ông Putin sẽ dùng vũ khí nguyên tử, ông Peskov trả lời “nếu đó là mối đe dọa sống còn cho đất nước chúng tôi, có thể như vậy.”

Ông Putin trước đây tỏ ý cho biết sẽ dùng vũ khí nguyên tử chống quốc gia nào mà ông xem là mối đe dọa cho Nga.

Hồi Tháng Hai, trong bài diễn văn truyền hình trực tiếp, ông Putin tuyên bố: “Bất kỳ ai cản đường chúng tôi, hoặc nghiêm trọng hơn, đe dọa đất nước và người dân chúng tôi, họ phải hiểu Nga sẽ lập tức đáp trả, và sẽ có hậu quả mà quý vị chưa từng thấy trong lịch sử.”

Tại buổi họp được truyền hình trực tiếp với giới chức quốc phòng Nga sau đó, ông Putin cho hay: “Giới chức các quốc gia hàng đầu NATO tự cho phép mình nói năng hung hăng về đất nước chúng ta, do đó tôi ra lệnh bộ trưởng Quốc Phòng và tổng tư lệnh quân đội đặt Lực Lượng Răn Đe Của Quân Đội Nga vào tình trạng báo động chiến đấu.”

Về câu hỏi ông Putin nghĩ đã đạt được mục tiêu nào ở Ukraine tính đến nay, ông Peskov trả lời: “À, trước hết là chưa. Ông ấy chưa đạt được gì.”

Ông Peskov cũng tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” – cách Moscow gọi cuộc xâm lăng Ukraine – “đang diễn ra đúng kế hoạch và mục đích đề ra trước đó.”

Ông cũng lặp lại những yêu sách của ông Putin, cho hay “mục tiêu chính của chiến dịch này” là “phi quân sự hóa Ukraine,” bảo đảm Ukraine là “quốc gia trung lập,” loại bỏ “thành phần theo chủ nghĩa dân tộc” để Ukraine chấp nhận Crimea – bán đảo bị Nga xâm chiếm và sáp nhập năm 2014 – thuộc Nga, cũng như chấp nhận hai khu vực ly khai Luhansk và Donetsk “là quốc gia độc lập.”

Ông Peskov cũng khẳng định Nga chỉ tấn công mục tiêu quân sự ở Ukraine, bất chấp vô số báo cáo cho biết quân Nga không kích mục tiêu dân sự mà người dân Ukraine đang ẩn náu.

CNN phỏng vấn ông Peskov giữa lúc tình báo Tây phương cho hay cuộc xâm lăng của Nga bị chựng lại tại nhiều nơi ở Ukraine. (Th.Long) 

NHỮNG TRANG SỬ ĐEN TỐI

Nguyễn Kim Chi

NHỮNG TRANG SỬ ĐEN TỐI

(Từ fb Lucky Nguyen)

Ukraine có một lịch sử đen tối với người Nga vì những sự thật tàn bạo dưới đây:

Mùa đông năm 1932-33, Ukraine, quốc gia nhỏ bé phía Tây nước Nga đã trải qua một nạn đói khủng khiếp khiến cho bẩy triệu (7) người chết thê thảm. Đây là cuộc đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu này vì đã dám đòi độc lập và chống lại Xô Viết.

Mặc dù con số người bị giết khổng lồ như thế nhưng trang sử ghê tởm nhất của Xô Viết đã không được nhân loại biết tới trong suốt 70 năm. Người ta khen Staline đã khéo giấu kín tội ác tầy trời này trước mắt cả thế giới. Cho tới nay cuộc diệt chủng này cũng ít được biết tới, nó còn được gọi là The forgotten Holocaust. Có thể người ta tưởng nó chỉ là chuyện nội bộ của Liên bang Xô Viết.

Trận đói khủng khiếp mùa đông giữa 1932 và 1933 không do thiên tai hạn hán mà do con người làm ra, do lệnh của một người. Trong một phiên họp Trung ương đảng ngày 11-9-1932, Staline cho biết tình hình Ukraine nghiêm trọng, nếu không sớm ra tay Xô Viết sẽ mất miền đất mầu mỡ này. Năm 1932 dân số Ukraine là 32 triệu, khoảng 75% điền sản tại đây đã phải gia nhập Hợp tác xã.

Để đối phó với tình hình, Staline bèn đưa một kế hoạch ác ôn, man rợ vừa để trả thù và để dẹp tắt phong trào, kế họach đã khiến 7 triệu người dân quê Ukraine phải chết đói la liệt khắp các xã thôn. Staline ra lệnh cho tịch thu hết thực phẩm tại Ukraine: khoai tây, cải bắp, lúa mì.. chở sang Liên Xô. Từ tháng 8, tháng 10 -1932 và tháng 1-1933, số lượng tịch thu tăng cao khiến Ukraine không còn thực phẩm nhất là tại các miền quê. Staline cho xuất cảng lúa mì tịch thu để lấy ngọai tệ phục vụ Ngũ niên kế hoạch (Kế hoạch 5 năm) canh tân Nông nghiệp và củng cố Quốc phòng. Số lúa mì bị Xô Viết cướp đi đủ sức nuôi dân Ukraine trong vòng 2 năm. Đảng Cộng sản Ukraine khẩn xin Moscow bớt lấy lúa mì của Ukraine và cứu trợ thực phẩm, nhưng Staline từ chối rồi đưa 100 ngàn quân Nga tới thanh trừng đảng Cộng sản Ukraine.

Quân Nga đóng cửa biên giới Ukraine, ngăn chặn thực phẩm đưa vào Ukraine khiến cho đất nước này biến thành một trại giam khổng lồ. Theo lệnh của Staline, chính quyền phải để mặc nhân dân chết đói cho họ biết tay!

Người dân miền quê còn giấu giếm được một số thực phẩm sống lay lắt, nhưng Staline lệnh cho mật vụ Nga tại Ukraine đi từng nhà tịch thu hết mọi thực phẩm dự trữ của các gia đình, nhân dân không còn đến một củ khoai, một miếng bánh.

Nông dân bị cấm không được đi các địa phương khác hoặc lên tỉnh xin ăn, họ cũng bị cấm lấy trộm thực phẩm của hợp tác xã. Nhiều người đói quá ra đồng lấy một vài bông lúa ăn đỡ hoặc lấy trộm khoai, lúa trong các kho thì bị công an bắn chết ngay.

Nạn đói lan nhanh, từ già đến trẻ bắt đầu chết đói la liệt khắp nơi. Các đội mật vụ đi gom các xác chết quẳng xuống hố tập thể chôn cất hàng ngày, theo lời các nhân chứng kể lại những người suy nhược chưa chết cũng bị quẳng xuống hố.

Khác với Hitler giết người bằng hơi ngạt khiến nạn nhân chết ngay không đau đớn, Staline bắt các nạn nhân phải suy nhược quằn quại, đói khổ, họ phải sống trong đau khổ cho tới chết. Mặc dù bị cấm đi địa phương khác kiếm ăn người dân quê vẫn lên tỉnh để rồi cũng lăn ra chết thê thảm.

Thành phố được cấp theo khẩu phần, dân tỉnh bị cấm không được cứu giúp những người chết đói, bác sĩ không được chữa bệnh cho những dân quê đang chết đói. Người dân quê lên tỉnh cuối cùng chết la liệt ngoài đường phố, hàng ngày có xe chở đi chôn tập thể. Trong khi các đảng viên, mật vụ lính Nga béo tốt, được ăn uống no đủ thì người dân Ukraine, nhất là miền quê đói rã họng ra. Theo lời các nhân chứng còn sống sót kể lại, vì hết thực phẩm người dân phải ăn lá cây, vỏ cây, mèo chuột, chó, cả sâu bọ … để cầm hơi qua ngày. Cả trẻ nít vô tội cũng bị Xô Viết bắt phải chết như người lớn. Ngoài ra nhân dân còn bị quân Nga, mật vụ cướp bóc hãm hiếp. Nhân dân đói quá phải ăn thịt người chết, có người phải giết cả trẻ nít đang hấp hối để nuôi gia đình. Theo lời các nhân chứng còn sống, dân Ukraine tại miền quê năm 1932-1933 ăn thịt người là chuyện thường!

Mùa xuân 1933, cao điểm của nạn đói, khoảng 250 ngàn người chết mỗi ngày tại Ukraine, có nơi cả làng chết. Tại Âu châu, Canada, Mỹ người gốc Ukraine gửi thực phẩm về giúp đồng bào nhưng chính quyền Xô Viết cấm chở thực phẩm tới biên giới vì họ phủ nhận không có nạn đói. Tại Ukraine ai nói có nạn đói bị kết án tuyên truyền chống Xô Viết và bị bắt giam ngay!

Tới cuối năm 1933, khoảng 25 % dân Ukraine, tức 8 triệu người bị chết đói kể cả 3 triệu trẻ em. Tầng lớp hào phú bị tiêu diệt, nhà nông toàn nước bị dìm xuống, Staline đã đạt được mục đích, đã tiêu diệt xong bọn phản động, tiểu tư sản thoái hóa chống lại Hợp tác xã để tạo dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa. Nhà độc tài bèn cho phân phối thực phẩm trở lại Ukraine nên nạn đói chìm dần. Tuy nhiên những cuộc thanh trừng chính trị, bắt bớ phản động vẫn tiếp tục và chỉ ngưng lại năm 1941, khi bị Đức Quốc Xã tấn công. Hitler xua quân vào Ukraine, cướp bóc vựa lúa và thay thế chế độ Cộng Sản hà khắc bằng khủng bố phát xít.

Admin:==NL==NKYN.

20 NGÀY BÊN TRONG MARIUPOL: HAI PHÓNG VIÊN GHI LẠI SỰ ĐAU ĐỚN CỦA THÀNH PHỐ

20 NGÀY BÊN TRONG MARIUPOL: HAI PHÓNG VIÊN GHI LẠI SỰ ĐAU ĐỚN CỦA THÀNH PHỐ

– Mstyslav Chernov – AP

Ông Mstyslav Chernov là một phóng viên quay phim của Associated Press. Ông đã cùng với nhiếp ảnh gia Evgeniy Maloletka ở lại trong thành phố Mariupol trong 20 ngày để tường thuật lại tình trạng bên trong thành phố bị vây hãm.

Đây là lời kể lại của ông Mstyslav Chernov.

___

Binh lính Nga đang săn lùng chúng tôi. Họ có một danh sách tên, trong đó có tên của chúng tôi, và họ đang thắt chặt vòng vây.

Chúng tôi là những nhà báo quốc tế duy nhất còn lại ở thành phố Mariupol của Ukraine, và chúng tôi đã ghi lại cuộc vây hãm của quân đội Nga trong hơn hai tuần. Chúng tôi đang tường trình từ bên trong một bệnh viện khi nhưng người vũ trang bắt đầu tìm kiếm trong các hành lang. Các bác sĩ phẫu thuật đã cho chúng tôi những chiếc áo bác sĩ màu trắng để ngụy trang.

Đột nhiên vào lúc bình minh, một chục binh sĩ xông vào: “Các nhà báo đang ở đâu?”

Tôi nhìn vào chiếc băng trên cánh tay của họ, màu xanh lam cho Ukraine, và cố gắng tính toán khả năng họ là lính Nga ngụy trang. Tôi bước tới để xác nhận mình là nhà báo. Họ nói: “Chúng tôi tới đây để đưa các bạn ra ngoài”.

Các bức tường của khu phẫu thuật rung chuyển do pháo và súng máy bắn ở bên ngoài, và dường như ở lại bên trong bệnh viện an toàn hơn. Nhưng những người lính Ukraine được lệnh phải đưa chúng tôi đi.

Chúng tôi chạy ra đường, bỏ lại những bác sĩ đã che chở cho chúng tôi, những sản phụ bị trúng đạn pháo và những người ngủ ở hành lang vì họ không còn nơi nào để đi. Tôi cảm thấy xấu hổ khi bỏ lại tất cả họ.

Chín phút, có thể là 10, nhưng cảm giác như dài vô tận, đi qua những con đường và những tòa nhà chung cư bị đánh bom. Khi đạn pháo rơi gần, chúng tôi nằm rập xuống đất. Thời gian được đo từ lần pháo kích sang lần pháo kích khác, chúng tôi căng thẳng và nín thở. Cơn chấn động này đến cơn chấn động khác làm tim tôi đập mạnh trong lồng ngực và tay tôi lạnh ngắt.

Chúng tôi đến một lối vào, và những chiếc xe bọc thép chở chúng tôi đến một tầng hầm tối đen. Sau đó, chúng tôi mới biết được từ một cảnh sát, lý do tại sao người Ukraine lại mạo hiểm tính mạng của những người lính để đưa chúng tôi ra khỏi bệnh viện.

Anh ta nói: “Nếu họ bắt được các bạn, họ sẽ đưa bạn ra trước ông kính và bắt các bạn nói rằng những gì các bạn tường trình đều là dối trá. Tất cả những nỗ lực của các bạn và tất cả những gì các bạn đã làm ở Mariupol sẽ trở thành vô nghĩa”.

Người sĩ quan, người đã từng năn nỉ chúng tôi để cho cả thế giới thấy thành phố đang hấp hối của anh ấy, giờ đã năn nỉ chúng tôi rời khỏi đây. Anh thúc chúng tôi đi về phía hàng ngàn chiếc xe đầy dấu vết chiến tranh đang chuẩn bị rời Mariupol.

Đó là ngày 15 tháng 3. Chúng tôi không biết liệu chúng tôi có sống sót ra khỏi thành phố Mariupol hay không.

___

Là một thiếu niên lớn lên ở Ukraine trong thành phố Kharkiv, chỉ cách biên giới Nga 20 dặm, tôi đã học cách xử dụng súng như một phần trong chương trình giảng dạy ở trường. Lúc đó tôi cho rằng điều này thật vô ích. Tôi lý luận rằng Ukraine được bao quanh bởi những người bạn.

Kể từ đó, tôi đã tường trình từ các chiến trường Iraq, Afghanistan và lãnh thổ tranh chấp Nagorno Karabakh, cố gắng cho thế giới trực tiếp thấy sự tàn phá của chiến tranh.

Nhưng khi Hoa Kỳ và sau đó là châu Âu sơ tán các nhân viên đại sứ quán của họ khỏi thành phố Kyiv vào mùa đông vừa qua, và khi tôi nhìn trên các bản đồ vị trí các đoàn quân Nga ngay bên kia quê hương của tôi, suy nghĩ duy nhất của tôi là “Đất nước của tôi thật đáng thương”.

Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, Nga đã ném bom Quảng trường Tự do khổng lồ ở Kharkiv, nơi tôi thường đến chơi cho đến khi tôi 20 tuổi.

Tôi biết các lực lượng Nga sẽ coi thành phố cảng phía đông Mariupol là một địa điểm chiến lược cần đánh chiếm vì vị trí của thành phố này trên Biển Azov. Vì vậy, vào tối ngày 23 tháng 2, tôi đến đó cùng với đồng nghiệp lâu năm Evgeniy Maloletka, một nhiếp ảnh gia người Ukraine của hãng tin AP, trên chiếc xe tải Volkswagen màu trắng của anh ấy.

Trên đường đi, chúng tôi bắt đầu lo lắng về những lốp xe dự phòng, và tìm thấy trên mạng một người đàn ông gần đó sẵn sàng bán cho chúng tôi vào nửa đêm. Chúng tôi giải thích với anh ta và với một nhân viên thu ngân ở cửa hàng tạp hóa thâu đêm rằng chúng tôi đang chuẩn bị cho chiến tranh. Họ nhìn chúng tôi như thể chúng tôi bị điên.

Chúng tôi đến Mariupol lúc 3:30 sáng. Chiến tranh bắt đầu một giờ sau đó.

Khoảng một phần tư trong số 430.000 cư dân của Mariupol đã rời đi trong những ngày đầu tiên, khi họ vẫn còn có thể. Nhưng ít ai tin rằng một cuộc chiến sắp xảy ra, và đến lúc nhận ra sai lầm của mình thì đã quá muộn.

Với mỗi một quả bom, quân Nga cắt điện, nước, nguồn cung cấp lương thực và cuối cùng, rất quan trọng, là tháp điện thoại di động, đài phát thanh và truyền hình. Một số nhà báo khác trong thành phố đã thoát ra ngoài trước khi các kết nối cuối cùng bị cắt đứt và một cuộc phong tỏa hoàn toàn được thiết lập.

Việc không có thông tin trong một cuộc phong tỏa nhắm vào hai mục tiêu.

Đầu tiên là gây hỗn loạn. Mọi người không biết chuyện gì đang xảy ra và họ hoảng sợ. Lúc đầu, tôi không thể hiểu tại sao Mariupol lại tan rã nhanh chóng như vậy. Bây giờ tôi biết đó là vì thiếu liên lạc.

Mục tiêu thứ hai là trốn tránh tội. Không có thông tin về một thành phố, không có hình ảnh của các tòa nhà bị phá hủy và những đứa trẻ sắp chết, lực lượng Nga có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Nếu không có chúng tôi, sẽ không có gì cả.

Đó là lý do tại sao chúng tôi chấp nhận rủi ro như vậy để có thể gửi cho thế giới những gì chúng tôi đã thấy và đó là điều khiến Nga đủ tức giận để săn lùng chúng tôi.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy việc phá vỡ sự im lặng lại quan trọng đến thế.

___

Những cái chết đến rất nhanh. Vào ngày 27 tháng 2, chúng tôi đã chứng kiến cảnh một bác sĩ cố gắng cứu một bé gái bị mảnh đạn bắn trúng. Cô ấy đã chết.

Một đứa trẻ thứ hai chết, rồi đứa thứ ba. Xe cứu thương ngừng chạy đến nơi những người bị thương vì người ta không thể gọi họ nếu không có tín hiệu và họ không thể điều hướng trên những đường phố bị đánh bom.

Các bác sĩ đã năn nỉ chúng tôi quay hình ảnh các gia đình phải tự mang những người thân đã chết và bị thương đến bệnh viện, và để cho chúng tôi sử dụng nguồn điện máy phát đang cạn kiệt của họ cho máy quay của chúng tôi. Họ nói rằng “không ai biết chuyện gì đang xảy ra trong thành phố của chúng tôi”.

Pháo kích trúng vào bệnh viện và những ngôi nhà xung quanh. Nó làm vỡ cửa sổ của chiếc xe tải của chúng tôi, làm thủng một lỗ bên hông và làm thủng lốp xe. Đôi khi chúng tôi chạy ra ngoài để quay một ngôi nhà đang cháy và sau đó chạy trở lại giữa những đạn pháo nổ xung quanh.

Vẫn còn một nơi trong thành phố có thể có được kết nối internet ổn định, đó là bên ngoài một cửa hàng tạp hóa bị cướp phá trên Đại lộ Budivel’nykiv. Mỗi ngày một lần, chúng tôi lái xe đến đó và thu mình dưới gầm cầu thang để tải hình ảnh và video ra thế giới bên ngoài. Cái cầu thang chắc chắn không thể che chở được gì cho chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy an toàn hơn là ở ngoài trời.

Đến ngày 3 tháng 3 thì tín hiệu biến mất. Chúng tôi đã cố gắng gửi video của mình từ cửa sổ tầng 7 của bệnh viện. Chính từ đó, chúng tôi đã chứng kiến những mảnh vụn cuối cùng của thành phố trung lưu kiên cố Mariupol tan rã.

Cửa hàng Thành phố Cảng đang bị cướp phá, và chúng tôi đi về hướng đó xuyên qua làn đạn pháo và súng máy. Hàng chục người chạy và đẩy những chiếc xe hàng chất đầy đồ điện tử, thực phẩm, quần áo.

Một quả đạn pháo nổ trên nóc cửa hàng, làm tôi văng xuống đất bên ngoài. Tôi nằm căng thẳng, chờ đợi cú trúng thứ hai và tự nguyền rủa bản thân hàng trăm lần vì chưa bật máy ảnh lên nên không quay lại được cảnh đó.

Và nó đã đến, một quả đạn pháo khác trúng vào tòa nhà chung cư bên cạnh tôi với một tiếng nổ khủng khiếp. Tôi thu mình vào một góc để núp.

Một thiếu niên đi ngang qua, đẩy một chiếc ghế văn phòng chất đầy đồ điện tử, những chiếc hộp đổ xuống hai bên. Thiếu niên nói với tôi: “các bạn của tôi đã ở đó và quả đạn pháo trúng cách chúng tôi 10 mét. Tôi không biết họ ra sao.”

Chúng tôi chạy trở lại bệnh viện. Trong vòng 20 phút, những người bị thương đã được đưa đến, một số người được để trong các xe mua hàng.

Trong nhiều ngày, sự nối kết duy nhất mà chúng tôi có với thế giới bên ngoài là thông qua một điện thoại vệ tinh. Và vị trí duy nhất mà chiếc điện thoại đó hoạt động là ngoài trời, ngay bên cạnh một miệng hố bom. Tôi ngồi xuống, thu nhỏ mình và cố gắng kết nối tín hiệu.

Mọi người đều hỏi, hãy cho chúng tôi biết khi nào chiến tranh kết thúc. Tôi không có câu trả lời.

Mỗi ngày, có tin đồn rằng quân đội Ukraine sẽ đến để phá vòng vây. Nhưng không có ai đến cả.

___

Đến lúc này tôi đã chứng kiến những người chết ở bệnh viện, những xác chết nằm ngoài đường, hàng chục xác người bị bỏ vào một hố chôn tập thể. Tôi đã chứng kiến cái chết nhiều đến mức tôi đã quay phim như một cái máy, đầu óc tôi gần như bị đóng băng.

Vào ngày 9 tháng 3, hai cuộc không kích đã xé toạc tấm nhựa dán trên cửa sổ xe tải của chúng tôi. Tôi nhìn thấy quả cầu lửa chỉ trong tích tắc trước khi cơn đau xuyên qua tai, da thịt, mặt của tôi.

Chúng tôi đã chứng kiến khói bốc lên từ một bệnh viện phụ sản. Khi chúng tôi đến, các nhân viên cấp cứu vẫn còn đang kéo các sản phụ bê bết máu ra khỏi đống đổ nát.

Pin của chúng tôi đã gần hết và chúng tôi không thể kết nối để gửi hình ảnh. Giờ giới nghiêm đã trôi qua vài phút. Một sĩ quan cảnh sát tình cờ nghe chúng tôi bàn với nhau tìm cách đưa tin tức về vụ đánh bom bệnh viện.

Ông nói: “Điều này sẽ thay đổi tiến trình của cuộc chiến. Ông đã đưa chúng tôi đến chỗ phát điện và kết nối internet.

Chúng tôi đã ghi lại rất nhiều hình ảnh người chết và trẻ em chết, một dòng dài vô tận. Tôi không hiểu tại sao ông ấy nghĩ rằng nhiều cái chết hơn có thể thay đổi bất cứ điều gì.

Tôi đã sai.

Trong bóng tối, chúng tôi gửi hình ảnh bằng cách xếp ba điện thoại di động với clip video được chia thành ba phần để chuyển đi nhanh hơn. Chúng tôi đã mất nhiều giờ đồng hồ, vượt quá giờ giới nghiêm. Các cuộc pháo kích vẫn tiếp tục, nhưng các sĩ quan được giao nhiệm vụ hộ tống chúng tôi đi lại trong thành phố đã kiên nhẫn chờ đợi.

Sau đó, nối kết của chúng tôi với thế giới bên ngoài Mariupol một lần nữa bị cắt đứt.

Chúng tôi quay trở lại một tầng hầm trống của khách sạn với một hồ cá giờ đây đầy những con cá vàng chết. Trong sự cô lập của chúng tôi, chúng tôi không biết gì về một chiến dịch thông tin sai lệch ngày càng tăng của Nga nhằm làm mất uy tín công việc của chúng tôi.

Đại sứ quán Nga tại London đã đưa ra hai dòng tweet gọi những bức ảnh của AP là giả mạo và khẳng định một phụ nữ mang thai là một nữ diễn viên. Đại sứ Nga giơ các bức ảnh tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và lặp đi lặp lại những lời nói dối về vụ tấn công bệnh viện phụ sản.

Trong khi đó, ở Mariupol, rất nhiều người hỏi chúng tôi về những tin tức mới nhất về cuộc chiến. Rất nhiều người đã đến gặp tôi và nói rằng, “hãy quay phim tôi để gia đình tôi ở ngoài thành phố biết tôi còn sống”.

Vào thời điểm này, không có tín hiệu truyền hình hoặc đài phát thanh Ukraine nào hoạt động ở Mariupol. Đài radio duy nhất mà bạn có thể bắt được lại phát đi những lời nói dối xuyên tạc của Nga – rằng Ukraine đang bắt Mariupol làm con tin, bắn vào các tòa nhà, phát triển vũ khí hóa học. Tuyên truyền mạnh mẽ đến nỗi một số người mà chúng tôi nói chuyện đã tin vào điều đó bất chấp bằng chứng tận mắt của họ.

Thông điệp được lặp đi lặp lại liên tục, theo kiểu Xô Viết: Mariupol bị bao vây. Hãy buôn vũ khí đầu hàng.

Vào ngày 11 tháng 3, trong một cuộc gọi ngắn mà không có thông tin chi tiết, biên tập viên của chúng tôi đã hỏi liệu chúng tôi có thể tìm thấy những phụ nữ sống sót sau vụ không kích bệnh viện phụ sản để chứng minh sự tồn tại của họ hay không. Tôi nhận ra rằng đoạn video của chúng tôi đã phải đủ mạnh để kích động phản ứng từ chính phủ Nga.

Chúng tôi tìm thấy họ tại một bệnh viện tuyến đầu, một số với đứa con mới sanh và một số người khác đang chuyển dạ. Chúng tôi cũng được biết rằng một phụ nữ đã mất đứa con và sau đó cô cũng đã qua đời.

Chúng tôi đi lên tầng 7 để gửi video qua nốt kết Internet yếu ớt. Từ đó, tôi chứng kiến cảnh xe tăng này đến xe tăng khác lăn bánh bên cạnh khuôn viên bệnh viện, mỗi chiếc được đánh dấu bằng chữ Z, biểu tượng của Nga trong chiến tranh.

Chúng tôi đã bị bao vây: Hàng chục bác sĩ, hàng trăm bệnh nhân và chúng tôi.

___

Những người lính Ukraine bảo vệ bệnh viện đã biến mất. Và con đường dẫn đến chiếc xe tải của chúng tôi, với thức ăn, nước uống và thiết bị của chúng tôi, bị giám sát bởi một tay súng bắn tỉa người Nga, đã bắn một nhân viên y tế mạo hiểm đi ra bên ngoài.

Nhiều giờ trôi qua trong bóng tối, chúng tôi lắng nghe những tiếng nổ bên ngoài. Đó là khi những người lính đến đón chúng tôi, la lên bằng tiếng Ukraine.

Nó không giống như một cuộc giải cứu. Có cảm giác như chúng tôi vừa được chuyển từ mối nguy hiểm này sang mối nguy hiểm khác. Vào thời điểm này, không nơi nào ở Mariupol được an toàn và không có sự cứu trợ nào. Bạn có thể chết bất cứ lúc nào.

Tôi vô vàn biết ơn những người lính, nhưng cũng cảm thấy tê tái. Và xấu hổ khi tôi ra đi.

Chúng tôi chen chúc trên một chiếc Huyndai với một gia đình ba người và nối vào đoàn xe dài 5 km trên đường ra khỏi thành phố. Khoảng 30.000 người đã rời khỏi Mariupol vào ngày hôm đó – nhiều đến mức lính Nga không có thời gian để quan sát kỹ bên trong những chiếc xe có cửa sổ được phủ bằng những mảnh nhựa bong tróc.

Mọi người hồi hộp. Họ đánh nhau, la hét nhau. Mỗi phút đều có một chiếc máy bay hoặc một cuộc oanh tạc. Mặt đất rung chuyển.

Chúng tôi đã vượt qua 15 trạm kiểm soát của Nga. Ở mỗi nơi, người mẹ ngồi phía trước xe của chúng tôi sẽ cầu nguyện dữ dội, đủ lớn để chúng tôi có thể nghe thấy.

Khi chúng tôi lái xe qua các trạm kiểm soát – trạm thứ ba, thứ mười, thứ 15, tất cả đều có binh lính trang bị vũ khí hạng nặng – hy vọng của tôi rằng Mariupol sẽ sống sót tắt dần. Tôi hiểu rằng chỉ để đến được thành phố, quân đội Ukraine sẽ phải vượt qua rất nhiều quân Nga. Và điều này sẽ không xảy ra.

Vào lúc hoàng hôn, chúng tôi đến một cây cầu bị quân Ukraine phá hủy để ngăn chặn bước tiến của quân Nga. Một đoàn xe của Hội Chữ Thập Đỏ, khoảng 20 chiếc đang bị mắc kẹt ở đó. Tất cả chúng tôi cùng nhau rẽ vào cánh đồng và các đường ngõ sau.

Các lính canh tại trạm kiểm soát số 15 nói tiếng Nga với giọng thô của vùng Caucasus. Họ ra lệnh cho cả đoàn xe tắt đèn pha để che giấu vũ khí, trang thiết bị đậu bên đường. Tôi gần như không thể nhận ra chữ Z màu trắng sơn trên các chiếc xe.

Khi chúng tôi kéo đến trạm kiểm soát thứ mười sáu, chúng tôi nghe thấy tiếng nói. Tiếng Ukraine. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng. Người mẹ ngồi trước bật khóc. Chúng tôi đã ra ngoài.

Chúng tôi là những nhà báo cuối cùng ở Mariupol. Bây giờ không còn ai nữa.

Chúng tôi vẫn bị tràn ngập bởi những tin nhắn từ những người muốn tìm biết số phận của những người thân yêu mà chúng tôi đã chụp hình và quay phim. Họ viết thư cho chúng tôi một cách tuyệt vọng và thân mật, như thể chúng tôi không phải là người lạ, như thể chúng tôi có thể giúp họ.

Khi một cuộc không kích của Nga tấn công một nhà hát nơi có hàng trăm người trú ẩn bên trong, vào cuối tuần trước, tôi có thể xác định chính xác nơi chúng tôi cần đến để tìm hiểu về những người sống sót, để tận mắt nghe cảm giác bị mắc kẹt trong nhiều giờ liên tục dưới đống gạch vụn. Tôi biết tòa nhà đó và những ngôi nhà bị phá hủy xung quanh nó. Tôi biết những người bị mắc kẹt bên dưới nó.

Và hôm Chủ nhật, chính quyền Ukraine cho biết Nga đã đánh bom một trường nghệ thuật ở Mariupol với khoảng 400 người bên trong.

Nhưng chúng tôi không thể đến đó được nữa.

Nguồn: https://apnews.com/…/russia-ukraine-europe…

Putin được gì khi xâm lược Ukraine?

Xin giới thiệu một ghi chép rất chân thực và thật xuất sắc của một người có hiểu biết rất rõ về nước Nga.
Bài viết của Thu Dương

Putin được gì khi xâm lược Ukraine?

Với mình, một đứa đã lang thang trong thời trẻ trâu dọc nước Nga, từ thủ đô tới Sibêri, qua đến Saint Petersburg, cái thời đáng ra phải đi học nhưng đi buôn là chính, từng được sống với tất cả sự nồng ấm chân thành của người dân Nga ngay sau khi liên bang Xô viết sụp đổ, từ tính cách của người dân đến lịch sử chính trị của đất nước này, việc quân đội Nga sa lầy như hiện nay giữa chiến trường Ukraina thực sự mình không ngạc nhiên.

Nhìn lại từ thời Sa hoàng, nước Nga chưa bao giờ có dân chủ. Lịch sử cai trị của đất nước này luôn chỉ ra sự tàn bạo của kẻ mạnh với người yếu thế. Mạng người trong lịch sử nước này chưa bao giờ có giá trị, đơn giản với những ví dụ về các trại cải tạo lao động dành cho những người đối lập trong suốt chiều dài lịch sử, với điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, được dựng lên tại vùng đất băng giá Sibêri, nơi nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè có thể chênh lệch tới 100oC. Chỉ có bạch dương mới sống sót được trong khí hậu này. Hàng trăm ngàn tù nhân đã phải bỏ xác khi hoàng cung mới được xây dựng tại Saint Petersburg. Rồi đến thời Stalin với những thảm sát đẫm máu những người bất đồng chính kiến và giới trí thức. Lịch sử chính trị của Nga được in dấu bởi sự dối trá và tàn bạo. Cho đến tận hôm nay.

Điều này giải thích cho những hành động mà quân đội Nga đang ngày đêm thực hiện trong cuộc chiến tại Ukraina khi giết hại dân lành một cách man rợ.
20 năm Putin cai trị nước Nga, cũng vài lần mình trở về thăm chốn cũ. Ngoài những hào hoa phồn thịnh tại các thành phố lớn cùng với những vấn nạn của sự phát triển không có quy mô, khí thải và nạn kẹt xe tại Mátxcơva là một tình trạnh kinh hoàng. Nếu không tính toán cụ thể và ra sân bay vào chiều cuối tuần, khi dân cư thành phố nườm nượp đổ ra nhà nghỉ ngoại ô và các cửa ngõ tắc nghẹt, việc bạn bị trễ máy bay là chuyện không ai quan tâm. Phương tiện giao thông công cộng cũng chỉ có bus ra sân bay, nếu bus vì tắc đường không đến kịp cũng là chuyện của bạn. Không ai có trách nhiệm ở đây cả.

Về đến nông thôn, thanh niên trai gái trẻ không có việc làm, tụ tập nghiện hút. Không có tiền, họ tự pha chế đồ hàng từ xăng, mà theo nghiên cứu thì tác dụng của nó có thể phá hủy cơ thể trong vòng 1 năm. Trong làng chỉ duy nhất rượu bia và thuốc lá là bán chạy, ngoài thanh niên nghiện ngập chỉ có người già ở lại, còn lại thì bỏ xứ lên thành phố kiếm sống. Một viễn cảnh khiến mình cảm thấy thực sự bị trầm cảm khi về thăm.
Con trai mẹ nuôi mình ở Nga đi lính nghĩa vụ, lúc sang thăm mình hỏi cái mũi làm sao mà vẹo thế kia. Nó bảo vào lính bị đánh hội đồng, lính mới bao giờ cũng vậy. Và bạo lực trong quân ngũ là bình thường.

Thật tình, nếu không có những kỷ niệm quá sâu đậm với những người dân Nga bình dị, mình sẽ không bao giờ quay lại cái xứ sở bất an này.
Mấy tháng sau khi sang Nga, mình bị viêm ruột thừa phải mổ. Lúc vết mổ chưa khô, một cụ già làm thêm trong bệnh viện ngày nào cũng mang máy tới sấy vết mổ cho mình và trò chuyện. 18 tuổi, lơ ngơ giữa một đất nước xa lạ, mình nhớ mãi tình cảm bà cụ dành cho mình. Có tối đi tàu điện ngầm từ nhà bạn về ký túc xá ở Mát, bị thằng say xỉn bám theo, một cô trung niên kéo mình xuống tàu, vừa đi vừa nói với thằng say bám theo hai cô cháu, mày cút đi, nó là cháu tao đấy, để cho nó yên. Ra khỏi ga tàu rồi bà lại đưa mình xuống tàu, để chắc chắn là thằng kia không còn bám theo mình nữa.
Và nhiều lắm những may mắn như vậy.

Nhưng mà cảnh sát Nga sách nhiễu người nước ngoài để kiếm tiền thì cũng không còn lời nào để tả. Bất nhân và vô pháp luật, không coi nhân phẩm con người ra gì.

Tham nhũng từ bộ máy hành chính đến tư pháp, hành pháp thật khủng khiếp tại đây.

Đầu những năm 90, người nước ngoài, đặc biệt là người Việt nam, bị giết tại Mát vì cướp của hay vì lý do nào đó, rất nhiều. Trong số đó, lực lượng đặc nhiệm của Nga cũng dính tay vào nhiều vụ giết người mà không ai phải chịu một sự trùng phạt nào trước pháp luật.

Đến nay, nước Nga vẫn là một điểm đến không an toàn. 20 năm Putin cai trị, nước Nga chỉ được hoành tráng hơn về bề nổi, và những nhóm lợi ích thân Putin trục lợi theo hệ thống chính sách. Cơ sở hạ tầng, và đời sống của người dân, đặc biệt là người già, không kề được cải thiện. Đầu những năm 90 sống ở Mát, nhìn những cụ già đứng giữa trời lạnh bán thêm mới rau củ hành bù vào đồng lương ít ỏi, mình xót xa nghĩ nếu mẹ mình cũng phải bươn chải thế này thì khổ lắm. Nghiện ngập say xỉn chết cóng ngoài đường mùa đông là bình thường. Giờ cũng vẫn y nguyên như vậy.

Putin với mình như một đứa trẻ hư cảm thấy không được quan tâm đủ như nó mong muốn, và vì tự ti trước sự nhỏ bé của mình nên lần này tấn công Ukraina cho đàn anh phía Tây biết sức mạnh của kẻ tự ti. Nhớ những clips Putin quảng bá sức mạnh cơ bắp bằng việc cởi trần cưỡi ngựa, câu cá hay săn gấu, đồng nghiệp người Nga của mình cười và bảo, mày nghĩ gì khi bà Merkel thời mấy năm trước khi còn là Thủ tướng Đức cũng làm vậy? Mình cười bảo, lạy trời chuyện đó sẽ không xảy ra, nếu không chắc tao lại phải di cư đi miền đất mới mày ạ.

Hay ho gì với cái quá khứ điệp viên KGB để giờ đây khoác lên mình bao nhiêu cái chết của người đối lập, nhà báo hay người đào thải vì đầu độc hay ám sát họ, từ trong nước tới nước ngoài?

Cuộc tấn công Ukraina của Putin, với mình là phiên bản đúp của bài học về suy nghĩ đám đông. Điển hình của cách suy nghĩ này được nhắc tới trong tâm lý học là trận đánh của những người Cu ba di tản qua Mỹ dưới sự điều hành của chính quyền Hoa kỳ vào vịnh Pigs Bay tại Cu ba năm 1961. Tất cả các tướng lĩnh trong bộ chỉ huy đều biết rằng trận đánh không có cơ hội chiến thắng, vì khi đổ bộ vào vịnh thì khả năng lính bị bắn chết là chắc chắn cao. Nhưng vì sợ là người duy nhất nói ra điều này, và sợ bị đào thải khỏi guồng máy, không ai đã dám nói ra sự thật. Kết quả là những người di tản Cu ba quay trở lại tấn công nước này đã bị chết thê thảm khi đổ bộ vào vịnh.

Vì sợ bị đầu độc, giết hại và không có cơ hội kiếm chác thăng tiến, nên những người tham gia họp bàn chiến sự trong bộ chỉ huy của Putin đã phạm đúng lỗi group thinking này. Câu lạc bộ 99 phần trăm của quốc hội độc tài đã bỏ phiếu tán thành việc tấn công Ukraina. Và họ chủ quan sẽ ăn gỏi Ukraina trong một tuần. Họ sống trong môi trường với những giá trị đạo đức và nhân phẩm suy đồi, nên họ đã nghĩ loài người tiến bộ cũng giống như họ. Họ đã không thể nghĩ đến phản ứng mạnh mẽ và đoàn kết của cộng đồng quốc tế trước hành động xâm lấn của họ vào lãnh thổ Ukraina. Putin và đồng bọn đã quá coi thường sức mạnh của sự tử tế.

Việc quân đội Nga rệu rã, vũ khí lạc hậu, với mức độ tham nhũng như ở Nga, chẳng thể ngạc nhiên về việc này. Quân đội Nga qua cuộc chiến này đã chứng tỏ họ không mạnh mẽ như họ và người khác tưởng. Ý chí và khả năng chiến đấu của thế hệ lính mới nhập ngũ không cao, nhiệt huyết lại của kẻ xâm lược gây tội ác lại càng không phải là nhiệt huyết của người dũng cảm hy sinh cứu nước, dẫn đến việc lính Nga hiện nay bắt đầu đảo ngũ. Đảng tự do dân chủ FDP tại Đức đang đưa ra đề nghị chấp nhận tị nạn chính trị cho lính Nga đảo ngũ. Tay chân của Putin, tổng thống Bạch nga, muốn quân đội của nước này tham chiến tại Nga, nhưng tướng lĩnh của họ đã không đồng tình với việc này. Tình trạng lính Bạch nga vượt biên sang Ukraina ủng hộ nước này chiến đấu với Nga khiến thủ tướng Bạch nga phải ra lệnh kiểm sóat chặt chẽ biên giới nước này. Kazachstan, nước Cộng hoà thuộc liên bang Nga cũ với cuộc bạo động của người dân phản đối chính quyền ngay trước khi Putin tấn công Ukraina đã gửi viện trợ cho Ukraina thể hiện tinh thần đoàn kết với nước này. Trong sự kiện này, Putin đã ủng hộ chính quyền nước này đàn áp người dân và tuyên bố Nga sẽ không chấp nhận các nước thuộc hệ thống Xô viết cũ có quyền tự trị.
Các nước cộng hoà khác thuộc liên bang Xô viết cũ cũng đang quay lưng lại với Nga sau sự kiện  nước này tấn công Ukraina.
Nga đã thua chưa?

Xin thưa, đã, và trên mọi mặt trận. Từ kinh tế, chiến thuật, quân sự, và đặc biệt là lòng người. Chỉ có những kẻ không có não và chẳng có tim mới có thể ủng hộ cuộc chiến phi nghĩa và vô nhân đạo này. Chưa thấy bài trừ phát xít ở Ukraina chỗ nào, chỉ thấy quân đội Nga tàn phá và huỷ diệt đất nước và con người ở đây. Mình không tin Nga sẽ thắng trận đánh này, không chỉ bởi cái ác không thể thắng cái thiện, mà đây là một cuộc chiến về giá trị nhân loại. Không có luật pháp nào cho phép được tấn công xâm phạm lãnh thổ và hủy diệt một nước có chủ quyền. Điều này cả thế giới văn minh đang chỉ ra cho Nga bằng thái độ của mình.

Nga sẽ được gì khi xâm chiếm được Ukraina khi chỉ còn là đống đổ nát, lòng dân không phục, và cả thể giới tẩy chay?

Mình nghĩ Putin sẽ hướng tới một cuộc đàm phán và những thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh trước khi mất mặt. Mình hy vọng ngày đó sẽ sớm tới, để không phải thêm một ngày nào cuộc sống và hoà bình tại Ukraina và trên thế giới bị đe dọa bởi một đứa trẻ hư như Putin nữa.

Mình nghĩ chắc Putin, ngoài bệnh tâm lý hoang tưởng quyền lực gì đó, cái này phải BS tâm lý mới kết luận được, còn là một đứa trẻ đáng thương không được biết đến tình yêu thương của cha mẹ. Đứa trẻ được yêu thương sẽ cảm nhận được hạnh phúc và muốn lan tỏa nó, thay vì gây đau thương, bởi nó không được biết đến thương yêu.

Đức Dalai Lama chắc chắn sẽ nói, những kẻ như Putin tạo ra Karma, vòng luân hồi rất xấu, và chúng ta càng phải cầu nguyện cho họ nhiều hơn.

\Mình ít ăn thịt vì hạn chế mức tối thiểu sinh vật sống phải chết vì mình, nhưng nếu có đóng góp để trả tiền cho ai triệt hạ được Putin, mình xin góp phần.

Việc Putin mang bom nguyên tử ra dọa thì cũng giống thằng ủn chơi ngông. Hai thằng này chắc có hầm trú ẩn chống bom nguyên tử với 70 tiên nữ để cưỡi, giống như mấy đồng chí đánh bom cảm tử đạo Hồi mong ước được thưởng sau khi chết. Nhưng triệt tiêu nguồn sống của nhân loại, và chui rúc dưới hầm trú ẩn, sống vậy thì là động vật ở kỷ nguyên nào chứ đâu có thể là con người?

Chiều hôm qua bầu trời nước Đức được phủ vàng. Mình tỉnh giấc ngủ trưa trong chùa nhìn ra, thấy lạ không biết tại sao. Chiều đọc tin mới biết cát từ sa mạc Sahara được gió thổi sang tận đây. Nếu Putin dùng bom nguyên tử, môi trường sống tại châu Âu và cả tận đâu nữa coi như không còn.

Chính trị, chỉ đơn giản là không khí ta ở, nguồn nước ta uống. Và giá trị nhân phẩm và đạo đức của con người là bất khả xâm phạm.

Đừng chỉ nghĩ đến nồi cơm điện nhà mình vì dù thế giới có sụp đổ, thảm họa nó sẽ trừ mình ra.

Nghĩ như vậy thì cũng coi như là không biết nghĩ.

 From: Do Tan Hung & Kim Bang Nguyen 

CUỘC CHIẾN NGA – UKRAINA VÀ CÂU CHUYỆN CON RỂ TÔI

Lê Vi

CUỘC CHIẾN NGA – UKRAINA VÀ CÂU CHUYỆN CON RỂ TÔI

– Trần Quốc Quân

Con rể tôi người Nga, tên là Stepan Lavrov, cùng họ với Ngài Sergey Lavrov Bộ trưởng Ngoại giao Liên Bang Nga. Con rể tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố Saint Petersburg, quê hương của cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov. Mẹ con rể tôi là Biên tập viên Đài Truyền hình nhà nước thành phố Saint Petersburg. Con rể tôi mang trong người 3/4 dòng máu Nga và 1/4 dòng máu Do Thái.

Khoe thế để mọi người biết, xuất thân của con rể tôi không phải dạng vừa đâu mà rất ngầu trong quan hệ với nước Nga.

Con rể tôi học đến 16 tuổi thì sang London thủ đô Vương quốc Anh để học A level (tương đương với phổ thông trung học của Việt Nam). Năm 20 tuổi chàng quen con gái tôi đang học Khoa Thiết kế Thời trang tại Đại học Nghệ thuật London (University of the Arts London). Sau đó chàng sang học violon tại Đại học Nghệ thuật Berlin, Đức rồi làm thạc sĩ violon tại Đại học Nghệ thuật Salzburg, Áo, thành phố quê hương của nhà soạn nhạc Mozart lừng danh thế giới.

Con rể tôi khá là có số có má trong làng nhạc công violon thế giới với thành tích vào vòng 2 giải vionlon mang tên Paganini (tương đương với giải Piano mang tên Chopin), 1 giải nhất ở Singapore, 1 giải nhất ở Chile, và 1 giải nhì ở Nhật Bản. Ai muốn nghe con rể tôi kéo đàn violon cứ vào Youtube, gõ từ khóa Stepan Lavrov là ra các clip tuyệt hay của chàng.

Con rể tôi từ sau ngày cưới con gái tôi thường gọi tôi bằng cụm từ tiếng Việt rất dễ thương là “Bố Quân”.

Ngay sau ngày con rể tôi và con gái tôi cưới nhau năm 2014, tôi tổ chức cho chàng nàng một chuyến về Việt Nam vừa để ra mắt họ hàng bên vợ, vừa hưởng tháng trăng mật tại Hà Nội, Sa Pa và Vịnh Hạ Long. Tất nhiên có bố mẹ vợ theo chàng từng bước chân. Suốt chuyến về thăm Việt Nam, câu xuýt xoa cửa miệng của chàng luôn là: Ôi! Việt Nam đẹp thế. Ôi! Việt Nam ngon thế (ý là món ăn, chứ không phải gái, lơ mơ vợ cho ăn tát ngay). Ôi! Việt Nam thích thế (kể cả những lúc xe nườm nượp không đi bộ sang được đường ở thủ đô). Đại loại là chàng rất yêu Việt Nam, và nhất là… vợ Việt Nam.

Những ngày cuối năm 2014, thông gia mời cả nhà tôi đến thành phố Salzburg, Áo để dự lễ bảo vệ thạc sĩ của con rể tôi. Những phút cuối cùng của đêm giao thừa năm 2014/2015, con rể tôi đã mở laptop xem chương trình Tổng thống Putin đọc Thông điệp Liên bang, chúc mừng năm mới tới nhân dân Nga và cả thế giới.

Lúc đó, nhìn con rể tôi rơm rớm nước mắt, tôi biết chàng đang tự hào và xúc động ghê gớm lắm, không chỉ về nước Nga mà cả với thần tượng Putin.

Đến bây giờ, sau 8 năm chung sống, chàng và nàng đã có 2 con gái (5 tuổi và 3 tuổi), tức là cháu ngoại tôi. Con rể tôi là chàng trai của gia đình, rất đảm đang, rất yêu chiều vợ và chăm chút con. Nhìn gương mặt chàng lúc nào cũng thường trực một nụ cười, không trên bờ môi thì cũng trên khóe mắt.

Từ ngày 24/2/2022, sau khi Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, tôi rất ngại, không biết thái độ của con rể đối với việc này thế nào. Suốt những ngày chưa gặp nhau (vì vợ chồng con gái sống riêng, mặc dù nhà rất gần, chỉ cách nhau 2 bên mặt phố), tôi vẫn dè chừng con rể. Bởi rất có thể 2 cha con sẽ mang không khí chiến tranh trên chiến trường Ukraina vào tận gia đình.

Tính tôi thẳng, nghĩ gì làm nấy tuy có chút nhã nhặn ôn hòa. Nên trong những ngày đó, tôi vẫn thả đều các bài viết về cuộc chiến tranh xâm lược của Nga trên đất nước Ukraina theo quan điểm của tôi. Mặc dù con rể là bạn trong FB của tôi.

Vào một ngày chủ nhật, khoảng mười ngày sau sự kiện đau lòng đó, tôi “rón rén” mời cả gia đình con gái sang nhà ăn shushi bữa trưa. Khi con rể bước chân qua cửa, tôi len lén theo dõi gương mặt chàng. Vẫn nụ cười tươi rói thánh thiện trên bờ môi, khóe mắt ấy. Chàng không hề biểu lộ thái độ khác thường nào. Tuy nhiên, trước khi ngồi vào bàn ăn, tôi vẫn cố gắng né tránh, không dám hỏi chàng và con gái về chuyện chiến tranh đầy nhạy cảm đó.

Khi tôi đang cuộn miếng cá hồi sống trong cánh lá tía tô và rong biển, bất ngờ con gái tôi khoe: “Bố ơi! Vợ chồng con vừa ra siêu thị mua đầy một cốp xe toàn Pamper để mai chở đến Trại tị nạn giúp trẻ em Ukraina. À, Hôm qua vợ chồng con mới gửi 2000 USD vào Quĩ giúp người Ukraina tị nạn chiến tranh nữa.” Tôi nghe, mừng quá, lén lấy khăn giấy lau mồ hôi trán. Nhưng tôi vẫn hỏi nhỏ con gái, tất nhiên bằng tiếng Việt: “Thái độ của chồng con về cuộc chiến tranh này thế nào?” Con gái tôi nói bằng tiếng Việt, không nhỏ chút nào: “Bố đi mà hỏi nó.”

Lấy hết can đảm, tôi quay sang hỏi con rể: “Con đánh giá thế nào về cuộc chiến tranh Nga – Ukraina?” Chàng nhún vai trả lời bằng tiếng Ba Lan rất dõng dạc: “Tất nhiên! Nga sai rồi. Trách nhiệm lớn nhất thuộc về Putin. Bây giờ là thời đại nào, mà một nước lớn ngang ngược xua quân xâm lược một nước nhỏ, gây ra bao đau khổ cho người dân cả 2 nước. Không một lí do nào có thể biện bạch được việc vi phạm luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc, trừ khi nước kia gây hấn xâm lấn giết hại người dân nước này trước thì nước này mới có quyền phản kích tự vệ.”

Chẳng biết những người Việt Nam biện hộ cho việc Nga xua quân xâm lược Ukraina rằng, cũng giống về bản chất như việc Việt Nam trừng phạt Campuchia năm 1979, nghĩ gì về câu trả lời của chàng người Nga đáng tuổi con cháu mình nhỉ. Mà những người “Hoài niệm Liên Xô” ấy đang bênh vực cho cuộc chiến tranh xâm lược của Nga trên đất nước Ukraina làm sao có thể so về mức độ gắn bó ruột thịt với nước Nga với con rể tôi cơ chứ.

Thế mới thấy, nhận thức về lương tâm và đạo lý của con người phải được đặt ở trong não, chứ không phải ở trong tim!

Trần Quốc Quân

Warszawa, ngày 20/3/2022.

Ảnh 1: Vợ chồng con gái tôi trong ngày cưới.

Ảnh 2: Tôi và con rể trước nhà thờ Sapa năm 2014.

Ảnh 3: Cốp xe con gái và con rể chở đầy Pamper đến trại tị nạn giúp trẻ em Ukraina.