Ukraine: 200 thi thể được tìm thấy dưới tầng hầm đống đổ nát ở Mariupol

VOA Tiếng Việt 

Các công nhân đào bới đống đổ nát của một tòa nhà chung cư ở Mariupol đã tìm thấy 200 thi thể trong tầng hầm, chính quyền Ukraine cho biết hôm 24/5, khi ngày càng nhiều điều kinh hoàng được đưa ra ánh sáng trong thành phố đổ nát đã chứng kiến những đau khổ tồi tệ nhất của cuộc chiến đã kéo dài 3 tháng.

Petro Andryushchenko, cố vấn của thị trưởng cho biết các thi thể đang phân hủy và mùi hôi thối bao trùm cả khu phố. Ông không biết các thi thể được phát hiện từ khi nào, nhưng số lượng nạn nhân đã làm cho vụ việc trở thành một trong những cuộc tấn công chết chóc nhất được biết đến trong chiến tranh.

Trong khi đó, giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn tại Donbas, khu vực công nghiệp phía đông mà lực lượng của Moscow đang có ý định chiếm giữ. Quân Nga tăng cường bao vây, đánh chiếm Sievierodonetsk và các thành phố lân cận.

Mariupol đã bị pháo kích liên tục trong cuộc vây hãm kéo dài gần ba tháng kết thúc vào tuần trước sau khi khoảng 2.500 chiến binh Ukraine từ bỏ một nhà máy thép nơi họ đã cố thủ. Các lực lượng Nga đã chiếm phần còn lại của thành phố, nơi ước tính vẫn còn khoảng 100.000 người trong số 450.000 cư dân trước chiến tranh. Nhiều người trong số họ bị mắc kẹt trong cuộc bao vây với rất ít thức ăn, nước uống, lò sưởi hay điện.

Ít nhất 21.000 người đã thiệt mạng trong cuộc bao vây, theo các nhà chức trách Ukraine, những người đã cáo buộc Nga cố che đậy sự thật kinh hoàng bằng cách đưa vào các thiết bị hỏa táng di động và chôn người chết trong các ngôi mộ tập thể.

Trong cuộc tấn công vào Mariupol, các cuộc không kích của Nga đã đánh vào một bệnh viện phụ sản và một nhà hát nơi thường dân đang trú ẩn. Một cuộc điều tra của AP cho thấy gần 600 người đã chết trong vụ tấn công rạp hát, gấp đôi con số mà chính quyền Ukraine ước tính.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, cáo buộc người Nga tiến hành “chiến tranh tổng lực” và tìm cách gây ra nhiều chết chóc và tàn phá nhất có thể cho đất nước của ông.

Ukraine: 200 thi thể được tìm thấy dưới tầng hầm đống đổ nát ở Mariupol
VOATIENGVIET.COM

Ukraine: 200 thi thể được tìm thấy dưới tầng hầm đống đổ nát ở Mariupol

Các công nhân đào bới đống đổ nát của một tòa nhà chung cư ở Mariupol đã tìm thấy 200 thi thể trong tầng hầm, chính quyền Ukraine cho biết hôm 24/5.  

Chiến tranh Nga-Ukraine: Hiện tình, nguyên nhân, giải pháp và lịch sử

Chiến tranh Nga-Ukraine: Hiện tình, nguyên nhân, giải pháp và lịch sử

BPB

Tác giả: Andreas Umland

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

22-5-2022

Những ngôi mộ tập thể ở Bucha ngày 15-5-2022. Hàng trăm thi thể được tìm thấy ở Bucha sau khi quân Nga rút đi, một số bị trói tay sau lưng. Nguồn: picture-alliance, EPA

Sau tất cả những nỗ lực của Nga nhằm gây bất ổn, xâm nhập và sát nhập Ukraine đã ít nhiều thất bại, Moscow phát động một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô. Do đó, cuộc xung đột địa chính trị giữa Nga và phương Tây về trật tự an ninh châu Âu bước vào một giai đoạn mới.

Hiện tình

Với sự khởi đầu của cuộc chiến tranh xâm lược công khai của Nga chống lại Ukraine vào ngày 24-2-2022, đặc điểm của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã thay đổi theo nhiều cách.

Thay vì ủng hộ phe ly khai thân Nga được gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine, hiện nay Moscow sử dụng các phương tiện xâm lược quân sự trực tiếp và không che giấu. Cuộc tấn công diễn ra đồng thời ở miền đông, miền bắc và miền nam Ukraine, trên đất liền, trên biển và trên không, bằng cách sử dụng toàn bộ kho vũ khí thông thường, bao gồm thiết giáp, pháo binh, hỏa tiễn và chiến đấu cơ.

Cuộc chiến chống Ukraine cũng được tiến hành do quân đội Nga đang đóng tại Belarus. Theo những tin tức nhận được cho đến nay, đầu tháng 5 năm 2022, không có đơn vị chính quy nào của Belarus được huy động trên vùng đất của Ukraine hoặc quân đội Ukraine trên lãnh thổ Belarus. Tuy nhiên, việc Nga sử dụng Belarus trong một quy mô lớn như là một khu vực tiến quân, đã làm thay đổi đặc điểm của cuộc xung đột song phương Nga-Ukraine và biến tình hình thành một cuộc xung đột quân sự ba bên.

Song song với cuộc tấn công trên bộ gần như là hàng ngày, Nga ném bom tại các thành phố, cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghiệp, cũng như các kho đạn dược và căn cứ quân sự của Ukraine. Tên lửa tầm ngắn, tên lửa đường dài, chiến đấu cơ, máy bay trực thăng và máy bay không người lái được sử dụng. Ở Donbas, một số khu vực dường như đã bị quân đội Nga gài mìn hoàn toàn.

Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga được thực hiện một phần từ lãnh thổ Nga và một phần từ các chiến hạm ở Biển Đen và Biển Caspi. Chúng gây ảnh hưởng đến thủ đô Kiev cũng như các thành phố lớn khác, như Kharkiv và Odessa, mở rộng đến các khu vực phía tây Ukraine của Galicia, Volynia và Transcarpathia, cách xa cuộc chiến ở phía nam và phía đông của đất nước.

Trong ý đồ khủng bố, quân đội Nga dường như cũng đang pháo kích các cơ sở dân sự như bệnh viện, trường học, cơ sở văn hóa và các nơi trú ẩn. Việc cướp bóc quy mô, tra tấn, giết người thành từng mảnh, hãm hiếp và giết hại thường dân Ukraine là một phần của trong cuộc chiến tranh Nga. Bị ảnh hưởng đặc biệt bởi tội ác chiến tranh là thành phố cảng Mariupol và một số vùng ngoại ô của Kyiv, như các thị trấn nhỏ Butsha, Borodyanka và Irpin. Ở đó và một số nơi khác, hàng ngàn thường dân Ukraine là nạn nhân của mục tiêu khủng bố của quân đội chính quy Nga, các đơn vị với quy chế không rõ ràng của Chechnya và các tổ chức của “các nước Cộng hòa Nhân dân”.

Do hậu quả của cuộc chiến hủy diệt của Nga chống lại thường dân Ukraine, số lượng người tị nạn Ukraine đã tăng lên nhanh chóng, cả trong và ngoài nước. Đến tháng 5 năm 2022, khoảng 5,4 triệu người đã rời khỏi đất nước. Ngoài ra, Moscow còn tổ chức trục xuất [người dân Ukraine]  trong một quy mô lớn, bao gồm cả công dân vị thành niên của Ukraine, và vận chuyển kho dư trữ ngũ cốc và máy móc nông nghiệp của Ukraine sang Nga. Sự tích tụ các loại tội ác chiến tranh đã dẫn đến việc một số nhà quan sát chính trị, lịch sử và luật pháp sử dụng thuật ngữ diệt chủng khi mô tả về hành vi của Nga ở Ukraine.

Mặc dù các lực lượng vũ trang Ukraine chịu tổn thất đáng kể, nhưng thật ra là họ mạnh hơn nhiều, không phải như các nhà quan sát, đặc biệt là từ Nga, đã giả định. Thành công tương đối của quân đội Ukraine một phần là do tinh thần chiến đấu cao độ, sự hỗ trợ của dân chúng, một phần là do thiết bị với vũ khí phòng thủ hiện đại do Ukraine sản xuất và từ phương Tây, cũng như hợp tác tình báo cấp tốc với các quốc gia phương Tây. Kể từ tháng 4 năm 2022, đã có một số vụ nổ và hỏa hoạn ngày càng tăng trong các cơ sở hạ tầng và quân sự ở Nga, mặc dù vẫn chưa xác định được là các cuộc tấn công này đang được thực hiện như thế nào.

Nguyên nhân

Bản đồ Ukraine. Màu vàng: vùng nói tiếng Ukraine. Màu xám nhạt: vùng nói tiếng Nga. Nguồn: bpb.de

Từ khi Ukraine giành được độc lập năm 1991, quy chế chính thức của tiếng Nga (khoảng 17% dân số Ukraine là người dân tộc Nga), việc giải thích lịch sử Sa hoàng và Liên Xô, và định hướng địa chính trị của Ukraine đã là các chủ đề thường xuyên gây ra nhiều tranh cãi trong các cuộc diễn ngôn công khai của Ukraine. Nhưng trong hai thập niên qua, những cuộc tranh luận này đã diễn ra trong êm thắm. Không giống như ở một số quốc gia thời hậu Xô Viết khác như Estonia, Georgia hoặc Latvia, các vấn đề về bản sắc, dân quyền và văn hóa đã được tự do đề cập.

Nguyên nhân sâu xa hơn của tình trạng công kích trong lập luận, chính trị và quân sự ngày càng tăng ở Ukraine của giới lãnh đạo Nga trong và sau cuộc cách mạng Euro-maidan (tháng 11 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014) chủ yếu do các đặc điểm trong chính sách đối nội hơn là đối ngoại.

Bằng cách kích động các thuyết âm mưu và hoang tưởng, chế độ Putin muốn mở ra các nguồn hợp pháp mới để bảo đảm sự cai trị độc đoán của mình. Mãi cho đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khế ước xã hội độc tài giữa giới tinh hoa cầm quyền và người dân nhằm tạo phúc lợi không còn có thể thực hiện được, vì sự phát triển kinh tế bị trì trệ và các thu nhập thực tế bị thu hẹp.

Điện Kremlin ngày càng lo ngại rằng, một Ukraine khi được “châu Âu hóa” thành công có thể nổi lên như một mô hình đối nghịch hậu Xô Viết để chống lại “hệ thống Putin” trong việc tướt đoạt bằng cách cắt giảm lương hưu từ việc xuất khẩu nguyên liệu (không chỉ sang EU). Với việc hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream đầu tiên qua vùng biển Ostsee Baltic, từ Vyborg đến Lubmin vào cuối năm 2012, sự phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước Nga Gazprom vào hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Ukraine cũng giảm.

Từ năm 2013 trở đi, việc không lệ thuộc kinh tế năng lượng ngày càng tăng giữa Nga và Ukraine đã góp phần đáng kể vào căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia.

Trong bối cảnh này, giới lãnh đạo Nga trong khi hỗn loạn của biến động năm 2013/ 2014, đã cố tình sử dụng sự khác biệt về quan điểm văn hóa và địa chính trị, cũng như sự hiện diện ngày càng tăng của các nhóm dân tộc cực đoan sống bên lề ở Ukraine để huy động một bộ phận dân số Donbas cho một “cuộc nội chiến” chống lại “Banderovtsy”.

Moscow đã thành công trong việc tuyển mộ hàng chục ngàn người quá khích ủng hộ Đại Nga ở cả Ukraine và Nga để can thiệp bán quân sự hoặc hợp tác ly khai ở Donbas. Một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ đã bôi nhọ tiến trình dân chủ hóa đang khởi đầu, giải phóng quốc gia và châu Âu hóa Ukraine như là một cuộc đảo chính chống Nga, thậm chí là “phát xít” và định hướng theo phương Tây của Ukraine, là một sự vi phạm cơ bản lợi ích quốc gia và địa chiến lược của Nga.

Song song với việc chiếm đóng Crimea và một phần của miền đông Ukraine, là vi phạm luật quốc tế, “cuộc chiến tranh hỗn hợp” chống lại Ukraine đã được tăng cường, trong đó các hình thức đấu tranh phi quân sự (ví dụ như kinh tế, truyền thông, “hộ chiếu”) đóng một vai trò quan trọng như các hoạt động trá hình bằng tình báo và trực tiếp bằng quân sự. Bán đảo Crimea ngày càng được sát nhập vào chính quyền và nền kinh tế Nga, cũng như đời sống văn hóa và hệ thống giáo dục của Liên bang Nga. Với việc xây một cây cầu bắc qua eo biển Kerch, một tuyến giao thông giữa Crimea và lục địa Nga đã được thành hình.

Sự thay đổi quyền lực ở Kyiv sau cuộc bầu cử đưa Volodymyr Zelenskyi lên làm tổng thống và chiến thắng của đảng “Người phục vụ nhân dân” trong cuộc bầu cử quốc hội vào mùa xuân và mùa hè năm 2019, đã dẫn đến sự thay thế gần như toàn bộ giới tinh hoa chính trị và một nhóm chính trị chống chủ nghĩa dân tộc mới tiếp quản các ngành hành pháp và lập pháp. Tuy nhiên, định hướng thân châu Âu và Đại Tây dương của Ukraine còn tiếp tục tồn tại ngay cả với giới lãnh đạo mới của Ukraine.

Sau khi Tổng thống thứ năm Petro Poroshenko từ chức, Moscow hy vọng một sự thay đổi chính trị thân Nga tại Kyiv đã không xảy ra. Không có sự nhượng bộ lãnh thổ hoặc chính trị nào của Ukraine trong khuôn khổ các cuộc đàm phán của Nhóm tiếp xúc ba bên ở Minsk và cái gọi là Định dạng Normandy.

Giải pháp

Ngay trong tháng 3 năm 2014, Ukraine và các chính phủ phương Tây đã khởi xướng một cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, trong đó có 100 quốc gia phản đối việc sát nhập Crimea, trong khi có 11 quốc gia (Armenia, Belarus, Bolivia, Cuba, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Nga, Zimbabwe, Sudan, Syria và Venezuela) đã bác bỏ Nghị quyết.

Tổ chức OSCE cũng đã hành động. Họ đã gửi một Phái bộ Quan sát viên đặc biệt đến Ukraine với trọng tâm là khu vực chiến sự và hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình ở thủ đô Minsk của Belarus. Ở đó, vào tháng 9 năm 2014 và tháng 2 năm 2015, Đức và Pháp đã cố gắng làm trung gian cho một thỏa hiệp giữa Nga và Ukraine trong vấn đề Donbas.

Tuy nhiên, các thỏa thuận đã không dẫn đến một lệnh ngừng bắn hiệu quả hoặc phục hồi quyền kiểm soát của Kyiv đối với lãnh thổ của hai “nước Cộng hòa Nhân dân” ở miền đông Ukraine.

Thay vào đó, tháng 2 năm 2015, được sự hỗ trợ của quân đội Nga chính quy, “phe ly khai” đã không tuân thủ thỏa thuận Minsk lần thứ hai được ký kết gần đây, đã chiếm đóng trạm kiểm soát đường sắt Debaltseve và các khu vực xung quanh trong một trận chiến đẫm máu.

Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu của chính phủ Ukraine nhằm tạo ra một quy chế hợp hiến đặc biệt cho các khu vực Luhansk và Donetsk đã gặp phải sự kháng cự không chỉ giữa các nhóm dân tộc cực đoan, mà còn hầu hết nơi các phe phái của quốc hội và trong phần lớn xã hội Ukraine. Hầu hết những người chỉ trích Thỏa thuận Minsk yêu cầu các nhóm vũ trang bất hợp pháp trước tiên phải rút ra khỏi các khu vực ly khai và trở lại biên giới Nga, được đặt hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Ukraine. Chỉ sau khi đó, các cuộc bầu cử khu vực và địa phương mới có thể được tổ chức và các quyền tự trị đặc biệt được bảo đảm. Giới phê bình khác chỉ ra rằng, tình trạng địa phương tản quyền của Ukraine đã diễn ra từ năm 2014, và từ chối các quyền đặc biệt bổ sung cho các vùng lãnh thổ do Kremlin kiểm soát.

Trong khi đó, sự cách biệt trong lĩnh vực văn hóa giữa Ukraine và các vùng lãnh thổ bị sáp nhập cũng liên tục xảy ra. Đạo luật Giáo dục năm 2017 đã cho phép tiếng Ukraine (với một số ngoại lệ) xem như là một ngôn ngữ được giảng dạy thống nhất trong các trường công lập từ cấp trung học trở đi. Năm 2018, Đạo luật về ngôn ngữ từ năm 2012, cho phép sử dụng tiếng Nga như một ngôn ngữ chính thức, đã bị Tòa Bảo Hiến đình chỉ vì vi hiến. Đạo luật mới về ngôn ngữ năm 2019 định nghĩa tiếng Ukraine là ngôn ngữ quốc gia duy nhất và quy định ứng dụng độc quyền hoặc chiếm ưu thế trong nhiều lĩnh vực xã hội.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược quy mô của Nga vào tháng 2-2022, các điều kiện cho một giải pháp đàm phán về cuộc xung đột đã xấu đi một cách đáng kể. Các Thỏa thuận Minsk đã hết hiệu lực. Tính đến tháng 5 năm 2022, cả hai phía Ukraine và Nga không có cơ sở cũng như không sẵn sàng đàm phán. Vào tháng 3 năm 2022, Ukraine đã gợi ý về những nhượng bộ khả thi, bao gồm tình trạng trung lập cho đất nước trong trường hợp có các biện pháp đảm bảo an ninh tương ứng và các cuộc đàm phán với Nga liên quan đến các vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng trước ngày 24-2-2022.

Tuy nhiên, những đề xuất này cũng không dẫn đến bất kỳ một sự xích lại gần nhau nào. Thay vào đó, chiến tranh kéo dài và tội ác chiến tranh phơi bày đã gây ra các quan điểm thành cứng rắn.

Lịch sử

“Cuộc cách mạng về nhân phẩm” vào ngày 21-11-2013 bắt đầu với các cuộc biểu tình nhỏ chống lại việc trì hoãn việc ký kết Hiệp định hội nhập Ukraine với EU. Sau khi giải tán một cách đẫm máu trong một trại lều của các trí thức và sinh viên thân châu Âu trên Quảng trường Độc lập của Kyiv, các cuộc biểu tình mở rộng nhanh chóng. Phong trào quần chúng chống đối giới đầu sỏ chính trị và ủng hộ dân chủ lên đến đỉnh điểm vào ngày 21-2-2014 trong chiến thắng trước chế độ cướp bóc của Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, cũng như chuyến trốn chạy của ông đến Nga. Sau đó, Quốc hội đã bãi nhiệm tổng thống và quy định bầu cử mới.

Sau chiến thắng của Euro-maidan, Nga đã lấy tình hình đen tối như là một cơ hội để sát nhập Crimea, nơi chủ yếu là dân tộc Nga (khoảng 60% dân số địa phương). Trong một hành động ban đêm và sương mù, tòa nhà quốc hội của Cộng hòa tự trị Crimea ở Simferopol đã bị một đơn vị đặc biệt của căn cứ hải quân Nga ở Sevastopol tấn công. Sau đó, các cơ sở hành chính và doanh trại Ukraine đã lần lượt bị chiếm đóng bởi các đơn vị vũ trang hạng nặng của Nga mà không có cấp bậc và biểu tượng. Dưới áp lực của họ, quốc hội cộng hòa và chính phủ lâm thời do Điện Kremlin chỉ định đã quyết định ly khai và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý giả mạo. Sáng ngày 18-3-2014, hiệp ước (bất hợp pháp) về việc gia nhập Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol vào Liên bang Nga đã được ký kết tại Moscow.

Cuộc chiến ở miền đông Ukraine bắt đầu vào mùa xuân năm 2014, với sự chiếm đóng bằng bạo lực các tòa nhà của chính phủ ở khu vực Luhansk và Donetsk bởi các nhóm vũ trang thân Nga, thường là do công dân Nga lãnh đạo, gián tiếp được hướng dẫn và tài trợ bởi Moscow.

Những cao điểm đau buồn đầu tiên của cuộc chiến leo thang nhanh chóng là các cuộc đụng độ đầy bạo lực giữa các nhà hoạt động thân Nga và thân Ukraine ở Odessa vào ngày 2-5-2014, trong đó 48 người thiệt mạng và vụ bắn hạ một máy bay chở khách của Malaysia bằng tên lửa phòng không loại “Buk” của Nga ở miền đông Ukraine vào ngày 17-7-2014, trong đó tất cả 298 hành khách đã thiệt mạng.

Vào đầu cuộc chiến năm 2014, quân đội Ukraine đã thiếu trang bị và tài trợ, và một phần trong giới lãnh đạo đã bị các đặc vụ Nga xâm nhập. Do đó, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, các đơn vị tình nguyện yếu về số lượng nhưng có động lực cao, họ đóng vai trò quan trọng, bao gồm các đơn vị được thành lập bởi những kẻ cực đoan cánh hữu, chẳng hạn như tiểu đoàn “Azov”, được chuyển đổi thành một trung đoàn vào cuối năm 2014, được sát nhập vào Vệ binh Quốc gia của Bộ Nội vụ và tiếp tục không còn đặt vấn đề ý thức hệ.

Vào mùa hè và mùa thu năm 2014, các hội đoàn, một phần nổi lên từ các cuộc biểu tình Euro-maidan, đã ngăn chặn sự mở rộng can thiệp bí mật của Nga vào Donbas. Ngoại trừ một vài nhóm dân quân nhỏ mang tính bán quân sự và chính quy, chẳng hạn như Đoàn quân Tình nguyện Ukraine của Cánh Hữu, các đơn vị đã được sát nhập vào quân đội của Bộ Quốc Phòng hoặc Bộ Nội Vụ.

Lính Nga nhận tội giết thường dân Ukraine

Lính Nga nhận tội giết thường dân Ukraine

Nguoi-Viet

May 18, 2022 

KIEV, Ukraine (NV) — Một lính Nga, 21 tuổi, trong phiên xử tội ác chiến tranh đầu tiên kể từ khi Nga xâm lăng Ukraine, hôm Thứ Tư, 18 Tháng Năm, nhận tội giết thường dân không võ trang, theo bản tin hãng thông tấn AP.

Trung Sĩ Vadim Shishimarin có thể bị tuyên án tù chung thân do bắn vào đầu một người đàn ông Ukraine, 62 tuổi, qua cửa sổ xe, ở vùng Sumy nằm về phía Đông Bắc Ukraine, hôm 28 Tháng Hai, bốn ngày sau khi cuộc xâm lăng khởi sự.

Bị cáo Vadim Shishimarin, giữa, trong phiên tòa xử tội ác chiến tranh ở Ukraine. (Hình: Genya Savilov/AFP via Getty Images)

Bị cáo Shishimarin, bị bắt khi đang phục vụ trong một đơn vị chiến xa Nga, bị truy tố theo bộ luật hình sự của Ukraine về tội phạm chiến tranh.

Trưởng Công Tố Viên Ukraine Iryna Venediktova trước đây từng cho biết văn phòng của bà đang chuẩn bị hồ sơ để truy tố tội ác chiến tranh nhắm vào 41 quân nhân Nga, về nhiều hành vi gồm cả oanh kích vào hạ tầng cơ sở dân sự như bệnh viện, giết hại thường dân, cưỡng hiếp và hôi của.

Hiện chưa rõ có bao nhiều trong số này bị phía Ukraine bắt giữ và bao nhiêu người bị xử khiếm diện.

Phía công tố viện dự trù tiếp tục đưa ra các bằng chứng buộc tội Shishimarin dù rằng bị cáo nhận tội. Tuy nhiên, phiên xử nhiều phần sẽ ngắn hơn dự trù.

Vì là phiên xử tội ác chiến tranh đầu tiên ở Ukraine, việc truy tố Shishimarin đã được thế giới để ý kỹ càng.

Các điều tra viên cũng đang thu thập tất cả các chứng cớ tội ác chiến tranh để có thể đưa ra tòa án quốc tế ICC ở The Hague.

Văn phòng của bà Venediktova nói rằng đang xem xét hơn 10,700 trường hợp gây tội ác chiến tranh, liên quan đến hơn 600 nghi can, gồm cả các quân nhân và giới chức chính quyền Nga.

Với sự trợ giúp của các chuyên gia quốc tế, các công tố viên đang điều tra cáo buộc cho rằng lính Nga vi phạm luật Ukraine và quốc tế khi giết hại, tra tấn cùng là có các hành vi tàn bạo khác nhắm vào hàng ngàn người dân Ukraine.

Shishimarin ở trong số một nhóm lính Nga bị lính Ukraine truy đuổi hôm 28 Tháng Hai. Toán lính này chặn và cướp đoạt một chiếc xe dân sự, lái tới làng Chupakhivka, nằm cách Kiev chừng 200 dặm về phía Đông.

Trên đường đi, toán lính Nga này nhìn thấy một người đàn ông đang đi bộ trên vỉa hè và nói chuyện qua điện thoại di động. Shishimarin được lệnh giết người này để ông ta không báo cáo với giới chức quân đội Ukraine.

Shishimarin dùng khẩu AK bắn qua cửa sổ xe, trúng vào đầu người này.

Trưởng Công Tố Viên Venediktova nói nạn nhân chết khi chỉ còn cách nhà vài chục thước. (V.Giang)

TÔI MUỐN CHẾT THAY CHO MỘT NGƯỜI (Cha Maximilian Kolbe)

Chau Nguyen Thi

TÔI MUỐN CHẾT THAY CHO MỘT NGƯỜI

Trong trại tù Đức Quốc Xã ở Ba Lan vào năm 1941, có 3 tù nhân vượt ngục ở khám 14. Karl Fritzsch, tên tổng giám thị trại tù lên tiếng:

– Những tên vượt ngục chưa tìm thấy. 10 người khác phải chết thay. Lần thứ hai sẽ phải là 20 người.

Sau đó y đưa tay chỉ:

– Tên này.

Lập tức Palitsch, cộng sự viên của y ghi số đó vào sổ tử, vì ở trại Oswiecim tù nhân được tiêu biểu bằng con số.

Mặt tái mét, các tù nhân lần lượt bước ra khỏi hàng.

Fritsch tiếp tục chọn:

– Tên này, tên kia, tên kia nữa…

Bây giờ đủ 10 người rồi, 10 tù nhân sẽ chết thay cho những kẻ vượt ngục. Trong số họ, có một người còn trẻ, lúc bước ra khỏi hàng đã thốt ra một câu làm cho những người chung quanh phải chú ý:

– Ôi! Vợ dại con thơ của tôi, từ đây tôi sẽ không được gặp lại bao giờ nữa!

Mười tử tội được lệnh tiến về khám tử, khám số 13. Giữa lúc không ngờ, một người rẽ đám đông đi ra. Mọi người bỡ ngỡ. Có tiếng xì xèo qua các hàng:

Cha Kolbe! Cha Maximilian Kolbe đấy!

Fritsch giật mình, y sờ khẩu súng lục đeo sau lưng, lùi lại một bước đề phòng và hô to:

– Đứng lại! Đồ con lợn Ba Lan!

Cha Kolbe không chuyển động, cha đứng đối diện với y, nét mặt bình tĩnh, đôi môi nhẹ nở nụ cười:

– Tôi muốn chết thay cho 1 trong 10 người này.

Bỡ ngỡ, Fritsch nhìn cha. Con người ấy giờ đây như bị thôi miên trước cái nhìn thấu suốt của cha Kolbe.

Fritsch hỏi:

– Tại sao?

Đấy là câu hỏi tò mò. Trong đầu cha chợt nảy ra một ý nghĩ để nắm lấy thắng lợi. Theo luật tập trung trong trại tù Đức Quốc Xã thì các người già yếu phải thanh toán trước, nên cha trả lời:

– Tôi già yếu, đời tôi vô dụng.

– Mày muốn chết cho ai?

– Cho người có vợ dại con thơ.

Vừa nói, cha vừa chỉ vào trung sĩ Francois Gajowniczek trẻ tuổi.

Trước cử chỉ anh hùng ấy, máu độc ác của Fritsch dịu đi nhường chỗ cho tính tò mò. Y muốn tìm hiểu cha Kolbe:

– Ông là ai?

– Tôi là linh mục Công giáo.

Cha không nói mình là một tu sĩ dòng Phanxicô, hay là vị sáng lập Đạo binh Đức Mẹ mà chỉ nói tôi là linh mục Công giáo. Cha thích danh hiệu đó vì linh mục là môi giới giữa trời và đất, vì linh mục nắm trong tay kho tàng quí báu: Đức tin KiTô, những ai trong lúc nguy nan sau cùng đều cần có linh mục giúp đỡ.

Cha Kolbe chờ đợi. Nét mặt cha tươi vui khác thường. Mặt trời đang lặn dần và tỏa ra màu vàng đỏ. Và cha là nhân vật duy nhất của giờ phút lịch sử ấy.

Sau cùng, Fritsch khàn khàn nói:

– Được, đi với chúng!

Từ giây phút ấy, người ta thấy Fritsch trầm lặng, không nguyền rủa và thóa mạ như trước nữa. Cha Kolbe nhẹ nhàng mấp máy môi cầu nguyện cho những người chịu chết với cha, cho những ai còn sống, nhất là cho Fritsch.

Palitsch cầm sổ lấy bút xóa một số và thay vào bằng con số khác, con số của cha Kolbe: 16.670. Chàng thanh niên mà tên vừa được xóa khỏi sổ tử tù, vui như điên. Anh có cảm tưởng mình vừa được sinh ra lần nữa.

Fritsch ra lệnh đưa cha Kolbe cùng 9 người khác trong hầm ngầm để răn đe việc trốn trại. Sau hai tuần bị bỏ đói bỏ khát, chỉ còn cha Kolbe sống sót. Chiều 14.8.1941, cha Kolbe bị tiêm liều Phenol kết liễu cuộc đời trong trại giam. Thi thể của cha được hỏa táng ngày 15.8.1941, nhằm ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời.

Ngày 10.10.1982, cha Maximilian Kolbe đã được phong Hiển thánh bởi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và có sự hiện diện của trung sĩ Francois Gajwniczek, người được cứu sống bởi ngài.

Còn tổng giám thị Karl Fritzsch, để tránh bị trả thù nên đã tự sát ngày 2.5.1945 ở tầng hầm của căn nhà tại số 42 Sächsische Strasse ở Berlin.

Bài và ảnh: BÙI THỊNH (NKYN)

Bao Nguyen Quang ST

NẠN NHÂN CHIẾN TRANH

NẠN NHÂN CHIẾN TRANH

Đây là tấm hình người mẹ Natalia chụp với cặp song sinh 11 tuổi Yana và Yaroslav của mình.

Gia đình cô may mắn sống sót sau loạt bom chùm của Nga tấn công ga tàu Kramatorsk.

Rất nhiều phụ nữ, các tình nguyện viên và trẻ em đã mất mạng trong cuộc không kích bằng bom “ngu” của Nga nhắm vào thường dân tại nhà ga này.

Bây giờ cả ba mẹ con đang ở trong bệnh viện tại Lviv.

Loạt bom thả xuống sảnh ga tàu Kramatorsk đang khi Natalia và cô con gái Yana chờ lấy trà do các tình nguyện viên mang đến.

Cậu con trai Yaroslav ở trong nhà ga nên không hề hấn gì.

Người mẹ bị mất cả bàn chân trái, trong khi cô con gái Yana mất cả hai chân thật đáng thương.

Алчевськ UA

Cuộc chiến Ukraine: Lính Nga ‘bắn chết dân thường không có vũ khí’

BBC News Tiếng Việt 

Video cho thấy rõ ràng các binh sĩ Nga súng ống đầy mình đang bắn hai người Ukraine không có vũ khí và sau đó cướp đồ trong cửa hàng.

“Bố tôi hoàn toàn không phải là một quân nhân. Ông ấy đã về hưu. Họ đã giết một người đàn ông 65 tuổi. Để làm gì?” Con gái của Leonid, Yulia Androshchuk, mong một câu trả lời.

Cô đang ở nước ngoài và thậm chí vẫn chưa thể chôn cất cha mình vì chiến tranh.

“Tôi tức giận thì dĩ nhiên, nhưng chủ yếu là đau buồn – và sợ hãi. Những tên Nga chết tiệt này quá mất kiểm soát, tôi sợ những gì họ có thể làm tiếp theo,” cô nói.

Yulia hy vọng những người có trách nhiệm sẽ phải hầu tòa vào một ngày nào đó, bằng cách nào đó. Hiện tại, cô muốn mọi người biết chính xác điều gì đã xảy ra với cha mình và mong sự tàn bạo chấm dứt.

Cáo buộc 'tội ác man rợ' của lính Nga bắn dân Ukraine, bị camera ghi lại - BBC News Tiếng Việt
Leonid 65 tuổi khi bị giết chết
BBC.COM

Cáo buộc ‘tội ác man rợ’ của lính Nga bắn dân Ukraine, bị camera ghi lại – BBC News Tiếng Việt 

Chúng tôi đã cho cảnh sát trưởng vùng Kyiv xem đoạn phim và ông nói rằng thi thể của 37 thường dân, tất cả đều bị bắn chết, đã được tìm thấy dọc đường tới thủ đô Ukraine sau khi quân Nga bị đẩy lùi.

Văn phòng Công tố xác nhận rằng họ đang điều tra vụ giết Leonid và ông chủ của anh, tình nghi là một tội ác chiến tranh: một trong số hơn 10.000 trường hợp mà họ đã lên hồ sơ.

“Bố tôi hoàn toàn không phải là một quân nhân. Ông ấy đã về hưu. Họ đã giết một người đàn ông 65 tuổi. Để làm gì?” Con gái của Leonid, Yulia Androshchuk, mong một câu trả lời.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trừng phạt kinh tế đã trở nên phổ biến hơn can thiệp quân sự

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trừng phạt kinh tế đã trở nên phổ biến hơn can thiệp quân sự

Đăng ngày: 12/05/2022

Một người biểu tinh chống Nga cầm tấm biển ghi ‘loại Nga khỏi SWIFT’ tại Frankfurt am Main, Đức ngày 26/02/2022. AFP – YANN SCHREIBER

Phan Minh

 

Đã có 1.275 lệnh trừng phạt mới được ban hành, đặc biệt là việc loại trừ Nga khỏi hệ thống thông tin tài chính quốc tế (SWIFT). Đây là phản ứng của nhiều quốc gia trên thế giới trước việc tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận các nước cộng hòa ly khai Lugansk và Donetsk, và sau đó tiến hành cuộc xâm lược vũ trang Ukraina.

QUẢNG CÁO

Cuộc khủng hoảng hiện nay là một ví dụ điển hình về việc sử dụng cái được gọi là “địa kinh tế”. Trong chính sách đối ngoại, biện pháp này có thể được định nghĩa bằng việc sử dụng các công cụ kinh tế để tác động đến các mục tiêu chính trị của một quốc gia khác. 

Vào năm 1989, trong một bài báo dự báo về tương lai, chuyên gia về chiến lược quân sự người Mỹ Edward Luttwak đã dự đoán về việc phổ cập công cụ địa kinh tế. Theo ông, trong bối cảnh kép như việc toàn cầu hóa và Chiến tranh Lạnh kết thúc, cán cân quyền lực sẽ dựa vào kinh tế nhiều hơn là các phương tiện quân sự. 

Theodore Levitt, nhà kinh tế học tại Trường Kinh doanh Harvard, nơi ông là tổng biên tập của tạp chí trong 4 năm vào năm 1983 đã thông báo sự lên ngôi của “toàn cầu hóa”. Ông chỉ ra thực tế rằng các thị trường đang gia tăng sự kết nối với nhau trên quy mô toàn cầu. Hiện tượng này không hề suy yếu nếu dựa theo chỉ số KOF do một viện kinh tế Thụy Sĩ tạo ra, cường độ toàn cầu hóa các trao đổi thương mại và tài chính đã tăng gấp đôi trong vòng 50 năm qua. 

Đồng thời, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của các hình thức chiến tranh khác nhau. Trong khi xung đột giữa các quốc gia trở nên hiếm hoi hơn, thì nội trong một quốc gia, căng thẳng và xung đột đã tăng hơn gấp đôi. 

Vào năm 2020, chỉ có ba cuộc xung đột giữa các nước trên thế giới nhưng lại có khoảng 50 cuộc nội chiến. Trong đó có Syria, Ethiopia, Miến Điện và Mali. Ở tất cả các quốc gia này, Nhà nước đang phải vật lộn với các thành phần của xã hội dân sự chống lại nhau hoặc đối đầu với chính Nhà nước. Đây là một trong những dấu ấn của thời đại này : chiến tranh, từ lâu là một biểu hiện của (siêu) sức mạnh của các quốc gia, nhưng nay thường là dấu hiệu của sự sụp đổ của một quốc gia. 

Lợi ích kép 

Việc các xung đột giữa các quốc gia giảm không có nghĩa là các nước, đặc biệt là những quốc gia giàu nhất và quyền lực nhất đã từ bỏ việc bảo vệ hoặc áp đặt lợi ích của mình. Đơn giản là vì họ có xu hướng sử dụng các công cụ quyền lực khác, đỡ tốn kém hơn quân sự. 

Sự chuyển dịch từ địa chính trị quân sự sang địa kinh tế phần lớn bắt nguồn từ sự liên đới giữa các nước do toàn cầu hóa kinh tế tạo ra. Mặc dù địa chính trị truyền thống chưa biến mất, nhưng địa chính trị giờ đây dựa vào các vũ khí của thời đại này : dùng sắt thép (vũ khí) ít hơn tư bản (kinh tế), ít đại bác, nhưng nhiều trừng phạt. Theo Joseph Nye, một lý thuyết gia lỗi lạc của Mỹ về « sức mạnh », và thường được coi là đồng nghiệp bảo thủ hơn cả Samuel Huntington, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia có xu hướng thay thế các trừng phạt quân sự bằng trừng phạt kinh tế. 

Có hai lý do : Tương quan lực lượng trong địa kinh tế nhắm vào chính nền tảng của toàn cầu hóa, tức là việc tạo ra giá trị, mà không phá hủy vốn tư bản về lâu dài, các cơ sở hạ tầng, thành phố hoặc không trực tiếp giết hại nhân mạng như chiến tranh thông thường. 

Với việc áp dụng các trừng phạt, nguyên tắc trò chơi có tổng lớn hơn KHÔNG của toàn cầu hóa (tức các bên đều có lợi) trở thành trò chơi có tổng bằng KHÔNG (người thua kẻ thắng) : một khi áp dụng trừng phạt thì không phải tất cả mọi người đều có lợi. 

Kỷ nguyên trừng phạt mới 

Việc xem xét về định lượng và cấu trúc về bản chất của các biện pháp trừng phạt mà các nước áp dụng với nhau cho thấy tính chất của xung đột đã phát triển ở mức độ nào. Không chỉ số lượng các lệnh trừng phạt tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1990, mà trên hết, bản chất của chúng đã thay đổi. 

Các trừng phạt truyền thống, chẳng hạn như việc cấm vận vũ khí hoặc thương mại, vẫn còn tồn tại cho đến nay. Thế nhưng, các trừng phạt liên quan trực tiếp đến sự phát triển của toàn cầu hóa về tài chính và việc di chuyển của con người đã phát triển mạnh. Hội nhập tài chính, theo dõi chặt chẽ hơn các khoản thanh toán, nguyên tắc ngoài lãnh thổ của luật pháp Mỹ gắn liền với việc sử dụng rộng rãi đồng đô la Mỹ, cũng như mong muốn sử dụng các trừng phạt nhắm vào các mục tiêu chọn lọc, các yếu tố này đã góp phần vào việc đa dạng hóa các công cụ trừng phạt địa kinh tế. 

Kỷ nguyên mới của các trừng phạt cũng liên quan đến các mục tiêu của chúng. Ngày nay, phần lớn các biện pháp trừng phạt là sáng kiến của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu (EU), tức là những nước có khả năng mạnh mẽ trong thương lượng kinh tế. Các nước này thường hướng tới việc buộc tôn trọng các nguyên tắc nền tảng của họ ở nước ngoài như việc bảo vệ nhân quyền và bảo đảm pháp quyền. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào các trừng phạt cũng đạt được mục đích. Trung bình, các biện pháp trừng phạt chỉ thực sự thành công trong hơn một phần ba trường hợp. Vì vậy, trong bối cảnh chiến tranh Ukraina, điều đáng lo là địa kinh tế có thể sẽ nhường chỗ cho địa chính trị cổ điển, đặc biệt nếu Nga cố gắng tăng cường hợp tác thương mại với các đối tác kinh tế vẫn giữ lập trường trung lập như Trung Quốc. Các đồng minh của Kiev đang tính đến việc hỗ trợ quân sự Ukraina lâu dài bằng việc cung cấp cho nước này các vũ khí hạng nặng. 

Cuối cùng, cần phải nhớ rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể sẽ không đạt được kết quả như mong đợi, trong khi lại gây ra những hậu quả khủng khiếp cho những người dân phải chịu đựng các biện pháp trừng phạt đó. Tác phẩm của nhà sử học Nicholas Mulder về Chiến tranh thế giới thứ nhất và các đế chế thuộc địa nhắc nhở mọi người về điều này.

 

Đối mặt với sinh tử thì phải mạnh mẽ

Đối mặt với sinh tử thì phải mạnh mẽ

Nguyễn Ngọc Chu

Đại sứ Andriy Melnyk: “Một khi sự việc liên quan đến sự sống hay cái chết, đến sự tồn vong của đất nước tôi, thì tôi bất cần phải chọn lựa ngôn từ như thế nào”!

1. Nên học ai?

Lúc Tổng thống Nga Putin mang quân xâm lược Ukraine, không ít người cho rằng Ukraine phải “học Phần Lan”. Nghĩa là Ukraine giữ vị trí trung lập, không gia nhập NATO, thì tránh bị Nga tiến đánh.

Nhưng bây giờ, thì cả Phần Lan lẫn Thuỵ Điển lại có ý định “học Ukraine”, bỏ vị thế trung lập mà đầu đơn xin gia nhập NATO.

Nên học ai?

2. Mềm dẻo và cứng rắn?

Cũng không ít người chê lãnh đạo Ukraine không “mềm dẻo”.

Nhưng mềm dẻo để cam chịu cho kẻ mạnh “ăn thịt” dần, thì cuối cùng sẽ không tránh khỏi cái chết. Ngồi mà nhìn kẻ thù ăn thịt dần cho đến lúc mất mạng thì thà đánh dẹp chúng còn có cơ may sống sót.

Không phải mình “mềm dẻo” mà bắt người khác phải “mềm dẻo” như mình.Trong nhiều trường hợp, phải cứng rắn và mạnh mẽ chứ không phải “mềm dẻo”. Nhất là khi đối mặt với sự sống còn thì chỉ có thể cứng rắn và mạnh mẽ.

3. Khác biệt của lãnh đạo mạnh mẽ

Lãnh đạo Ukraine đã nhận được lời khuyên đầu hàng. Nhưng họ không chịu. Lãnh đạo Ukraine cũng nhận được lời khuyên cắt đất đổi lấy hoà bình. Họ cũng không chịu.

Lãnh đạo Ukraine, từ Tổng thống cho đến các Thành viên Chính phủ và các Đại sứ ở nước ngoài đều trẻ trung và rất mạnh mẽ. Chính sự mạnh mẽ của Lãnh đạo Ukraine đã làm thay đổi quan điểm của lãnh đạo nhiều nước.

Quan trọng hơn, sự mạnh mẽ của lãnh đạo Ukraine đã làm thay đổi cục diện của cuộc chiến Nga – Ukraine.

Đức là quốc gia đầu tàu của EU. Nhưng Ukraine đã từ chối ý định thăm Ukraine của Tổng thống Đức, tạo nên một scandal ngoại giao có thể nói là vô tiền khoáng hậu. Thật bất ngờ, trái với suy nghĩ thông thường, chính sự cứng rắn không khoan nhượng của lãnh đạo Ukraine cuối cùng đã làm thay đổi đường lối của lãnh đạo Đức. Từ không viện trợ vũ khí đến viện trợ vũ khí phòng thủ. Từ chỉ viện trợ vũ khí hạng nhẹ đến phải viện trợ vũ khí hạng nặng. Từ không cấm vận dầu hoả đến cấm vận dầu hoả. Từ chưa muốn cho gia nhập EU đến tạo điều kiện nhanh chóng gia nhập EU.

Thiết nghĩ, trường hợp thực tiễn Ukraine – Đức cho thấy, mạnh mẽ, thẳng thắn hiệu quả hơn so với “mềm dẻo”.

4. Tính cách Ukraine

Chỉ hơn 2 tuần sau ngày Tổng thống Nga Putin tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, hôm 10/3/2022, Đại sứ Ukraine tại Đức, Tiến sĩ luật học Andriy Melnyk (sinh năm 1975) đã có bài trả lời phỏng vấn cực kỳ thẳng thắn, mạnh mẽ cho kênh truyền hình WELT của Đức .

Là người nghiên cứu khoa hoc, Tiến sĩ Andriy Melnyk yêu thích ở trong phòng nghiên cứu hơn là đứng trên sân khấu để đôi co với các chính khách. Nhưng Ông không ngần ngại phê phán các chính trị gia Đức đến mức không cần giữ ý đến phương diện ngoại giao vì “một khi sự việc liên quan đến sự sống hay cái chết, đến sự tồn vong của đất nước tôi, thì tôi bất cần phải chọn lựa ngôn từ như thế nào”!

Ông phê phán các chính trị gia Đức vì hành xử của Đức đối với Putin là sai lầm. Andriy Melnyk nói: “ Y không phải là vị tư lệnh trên chiến trường, y là người của KGB. Và y biết chính xác người Đức suy nghĩ gì ở trong đầu. Hắn đã nắm bắt hồn vía người Đức. Có thể Putin biết rõ hơn ngày mai Olaf Scholz định làm gì, còn hơn bản thân ông ta nữa kia”.

Để hiểu thêm tính cách Ukraine, xin giới thiệu toàn văn Bài trả lời phỏng vấn của Đại sứ Andriy Melnyk cho kênh truyền hình WELT (Nguồn: “Mein Präsident hat mit Scholz telefoniert – als ob man mit einer Wand gesprochen hätte”, WELT, 10/03/2022; Lời Việt do tác giả Nguyễn Xuân Hoài biên dịch (https://nghiencuuquocte.org/tag/andriy-melnyk/)).

ĐẠI SỨ UKRAINE TẠI ĐỨC: PUTIN NHÌN THẤU TÂM CAN THỦ TƯỚNG SCHOLZ

HỏiThưa ông Melnyk, với tư cách là đại sứ Ukraine, từ nhiều tuần nay ông đã phát đi thông điệp: “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!” Người Đức phản ứng như thế nào, đoàn kết, thờ ơ, hèn nhát?

Đáp: Điều này phụ thuộc vào người Đức nào mà người ta đối diện. Các phương tiện truyền thông, hầu hết đều đứng về phía chúng tôi, cũng như rất, rất nhiều người giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn! Với giới chính trị thì có phần khó khăn hơn ít nhiều.

HỏiHiện cũng vẫn như vậy sao?

Đáp: Đúng thế. Mặc dù cuộc chiến này, địa ngục này, đã diễn ra được 14 ngày. Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn phải kêu cứu. Và chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính nước Đức và Quốc hội hiểu được điều gì đang diễn ra.

HỏiThủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz vừa mới tuyên bố không tham gia lệnh cấm vận dầu khí.

Đáp: Đó là nhát dao đâm sau lưng Ukraine. Chúng tôi tin rằng quan điểm này là không thể đứng vững về mặt đạo lý và nó sẽ giảm, không phải trong vài ngày tới, thì trong vài tuần tới. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu thường dân Ukraine sẽ bị chết trong các vụ tấn công tên lửa.

HỏiCó đúng là trong NATO và EU Chính phủ liên bang Đức đã và vẫn luôn do dự nhiều nhất không?

Đáp: Tiếc rằng cảm nhận đó lại hoàn toàn chính xác. Lúc loại (các ngân hàng Nga) ra khỏi SWIFT đã như vậy, giờ ngưng nhập khẩu cũng vẫn thế. Điều đó đối với chúng tôi thật hết sức cay đắng. Và tôi nghĩ chắc hàng triệu người Đức phải rất xấu hổ vì luôn ở phía sau chứ không phải đi đầu trong hàng ngũ lãnh đạo.

Hỏi: Nguyên do tại đâu?

Đáp: Hầu hết người Đức coi chính sách về nước Nga của Berlin không chỉ thất bại trong vài tháng qua mà là thất bại trong vài năm qua và nhiều thập niên qua. Nhưng giới chính trị vẫn bám lấy cái chính sách đó. Ngoài ra, xã hội này đã quên cách sử dụng ngoại giao phòng ngừa và răn đe quân sự.

HỏiAi là người chịu trách nhiệm chính về việc để Vladimir Putin tấn công Ukraine, Angela Merkel hay Donald Trump?

Đáp: Có một nhóm người đông hơn nhiều phải chịu trách nhiệm. Các chính phủ liên bang Đức tiền nhiệm có thể đã ngăn chặn được cuộc chiến này. Nguy cơ là rõ ràng, ít nhất kể từ năm 2014, kể từ khi Crimea bị sáp nhập và cuộc chiến của Nga diễn ra ở Donbass. Đối với chúng tôi đó là một bước ngoặt. Ngay cả Liên minh đèn giao thông (tức chính phủ Đức hiện nay – ND) cũng đã có nhiều thời gian để chủ động hành động và ngăn chặn thảm họa tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến Thứ hai. Nhưng ngoài việc xoa dịu Putin, hoàn toàn không có bất cứ điều gì khác. Cho đến khi chiến tranh bùng nổ.

HỏiNhưng sau đó trong phiên họp Quốc hội, thủ tướng Scholz đã đề cập đến từ: “thời cuộc thay đổi”.

Đáp: Tôi có tham dự phiên họp Quốc hội này. Có một cảm giác kỳ lạ, dường như các vị dân biểu trút được gánh nặng, thở phào nhẹ nhõm. Nó giống như bản thân mình đạt được thành tích và tất cả đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Từ đó đến nay mười ngày đã trôi qua. Nhưng chúng tôi, những người Ukraine, hầu như không cảm nhận được điều gì. Không có sự giúp đỡ nào tương xứng với mức độ tàn bạo và tuyệt vọng đang diễn ra ở quê hương tôi.

HỏiThưa ngài Đại sứ, ngài xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông Đức và trên Twitter. Ngài thách thức các chính trị gia, ngài giáng trả và mỉa mai. Việc sử dụng các ngôn từ đôi khi thiếu ngoại giao này có giúp ích gì cho việc truyền tải thông điệp của ngài không?

Đáp: Thưa ông, một khi sự việc liên quan đến sự sống hay cái chết, đến sự tồn vong của đất nước tôi, thì tôi bất cần phải chọn lựa ngôn từ như thế nào.

HỏiĐó là phong cách của ông hay là sự tuyệt vọng?

Đáp: Đấy không phải là phong cách của tôi, tôi thuộc diện trầm tính. Và tôi là một nhà khoa học, tôi đã viết nhiều sách. Tôi cảm thấy thoải mái nhất khi ở trong phòng làm việc của mình, chứ không phải khi đứng trước ánh đèn sân khấu nơi tôi phải tranh luận, đôi co với các chính trị gia. Qua đó tâm lý của tôi cũng không được lắng dịu. Ngày nào tôi cũng khóc và tôi phải cố cưỡng lại. Mặc dù vậy, sự lựa chọn từ ngữ của tôi không phản ánh sự tuyệt vọng, mà là một phương tiện để thức tỉnh mọi người. Cách đây năm sáu năm tôi đã cảnh báo người Đức, Putin muốn tiêu diệt người Ukraine chúng tôi. Tôi đã bị cười nhạo.

HỏiViệc chuyển giao vũ khí, mà chính phủ liên bang Đức đã từ chối trước khi bắt đầu chiến tranh, giờ đã được thông qua. Ông còn mong muốn điều gì ở nước Đức và cái gì đã được đáp ứng?

Đáp: 500 quả rocket Stinger và 1000 quả đạn rocket đã được phê duyệt, và cũng đã đến nơi. Ngoài ra còn có 23.000 mũ bảo hiểm, 1.300 áo giáp và 50.000 bọc lương khô cho quân nhân. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ so với những gì chúng tôi cần. Và cuộc chiến này có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, chỉ cung cấp một lần là không đủ. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị tiếp xúc hàng ngày với Bộ Quốc phòng và ngành công nghiệp quốc phòng. Nhất là chúng tôi không thể bảo vệ dân thường. Những ngôi nhà bị đánh bom để trả thù vì các cuộc tấn công trên bộ của quân đội Nga bị chặn lại.

HỏiDo đó Tổng thống Volodymyr Zelensky đòi phải có một vùng cấm bay?

Đáp: Và rất khẩn trương! NATO, Liên hợp quốc, OSCE – tất cả đều đã thất bại. Bây giờ chúng tôi khẩn cầu cần phải thực hiện một điều gì đó.

HỏiThử tưởng tượng một lần nhé: NATO tuyên bố vùng trời Ukraine là vùng cấm bay. Người Nga tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công, đáp lại NATO đưa máy bay chiến đấu của họ đến, đồng nghĩa với chiến tranh.

Đáp: Đó là cách đánh giá của Đức và các nước NATO khác, ít nhất là vào lúc này.

HỏiÔng không chia sẻ đánh giá này à, hay là theo ông thì NATO phải chấp nhận đối đầu về quân sự với Nga?

Đáp: Đấy là quyết định của các vị. Tôi không đề cập đến chuyện binh sỹ Đức phải hy sinh mạng sống của mình vì Ukraine. Nhưng những gì tôi thấy ở người Đức là các quyết định của họ hầu như đều xuất phát từ nỗi sợ hãi.

HỏiNước Nga là cường quốc nguyên tử.

Đáp: Đúng thế. Nỗi lo sợ chiến tranh hạt nhân là có thể hiểu được, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sợ hãi khi ra các quyết định. Cần phải nói rõ: đây là một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt Ukraine. Ngày thứ Năm đen, ngày 24 tháng 2 năm 2022, cũng là một lời tuyên chiến với châu Âu và đặc biệt là với Đức, cho dù người Đức chưa muốn thừa nhận điều đó và hy vọng rằng họ sẽ thoát được khỏi vấn nạn này. Nếu người ta không chặn tay Putin lúc này thì chúng tôi sẽ không phải là nạn nhân cuối cùng của y. Vì vậy, tôi nghĩ vì lý do đó đáng để mạo hiểm.

HỏiMạo hiểm đối với một cuộc chiến tranh nguyên tử?

Đáp: Putin là tội phạm chiến tranh và có lẽ y là một chính khách điên rồ, nhưng y không phải là một kẻ muốn tự sát. Do đó, tôi không tin sẽ xẩy ra chiến tranh nguyên tử. Mới hai tuần trước, người ta đã nói với tôi ở Berlin: Nếu một máy bay trực thăng của Nga bị tên lửa Đức bắn hạ, điều đó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hôm nay chúng ta đã tiến xa hơn một chút. Nhưng nỗi sợ hãi vẫn bao trùm. Đó là một phần trong tính toán của Putin. Y không phải là vị tư lệnh trên chiến trường, y là người của KGB. Và y biết chính xác người Đức suy nghĩ gì ở trong đầu. Hắn đã nắm bắt hồn vía người Đức. Có thể Putin biết rõ hơn ngày mai Olaf Scholz định làm gì, còn hơn bản thân ông ta nữa kia.

HỏiVậy thì phải làm gì?

Đáp: Ông hãy để NATO tuyên bố vùng cấm bay. Để xem Putin có dám cho máy bay của y cất cánh. Hoặc là: mọi người nhìn thấy đoàn xe quân sự Nga dài 65 km hướng về Kiev. Tại sao châu Âu không tạo một đoàn xe cứu trợ còn dài hơn và tạo ra những bức ảnh sắc nét hơn? Để thể hiện: “Chúng tôi sát cánh các bạn.” Trong thực tế, người ta đang đứng nhìn cho đến khi chúng tôi đầu hàng. Cũng có thể đó là điều mà nền chính trị ở Berlin trông đợi. Nhưng điều đó sẽ không khi nào xẩy ra.

HỏiVới sự yếu kém về quân sự của mình, đầu hàng trong danh dự có phải là điều hợp lý nhất mà chính phủ Ukraine có thể làm để bảo vệ công dân của mình?

Đáp: Suy nghĩ này đã được gợi ý cho chúng tôi kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, đây là điều độc địa nhất mà tôi từng nghe. Giờ đây, các tòa nhà chung cư, nhà trẻ và toàn bộ thành phố của chúng tôi đang bị đánh phá tan hoang. Nếu chúng tôi đầu hàng, điều tương tự sẽ xảy ra với tâm hồn chúng tôi. Quốc gia Ukraine sẽ bị tiêu diệt. Sẽ không còn Ukraine nữa.

HỏiLiệu Ukraine có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này?

Đáp: Tôi chắc chắn 100% là chúng tôi có thể làm được. Về mặt đạo đức chúng ta đã thắng từ lâu, chúng tôi đang chiến đấu trên chiến trường. Tuy nhiên chúng tôi nhận thức được sự vượt trội của Nga. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần cả những biện pháp trừng phạt thậm chí cứng rắn hơn và những đợt chuyển giao vũ khí nhiều hơn nữa.

HỏiHơn hai triệu người tị nạn, điều đó cho thấy hy vọng đang tắt dần?

Đáp: Mọi người chạy loạn vì sợ bom đạn, phụ nữ và trẻ em. Đối với nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 60, chúng tôi có đợt tổng động viên.

HỏiKhi nói đến việc giúp đỡ những người tị nạn, giới chính trị và xã hội ở Đức không gặp khó khăn như vậy, ít nhất là cho đến bây giờ.

Đáp: Người ta không phải thuyết phục người dân ở đất nước tươi đẹp này giúp đỡ, trái tim của họ đã được đặt đúng chỗ. Nhưng chính phủ Đức có thể làm được nhiều hơn thế, chỉ với một cử chỉ đơn giản. Điều đó không tốn một xu, nhưng nó sẽ mang lại cho người Ukraine chúng tôi một niềm hy vọng.

HỏiÔng nói về cử chỉ gì?

Đáp: Vào ngày thứ ba của cuộc chiến, Tổng thống của tôi đã nộp đơn khẩn cấp xin gia nhập EU. Bây giờ chúng tôi muốn một tuyên bố của Chính phủ tại Quốc hội rằng: “Chúng tôi muốn công nhận Ukraine là một ứng cử viên gia nhập”. Với triển vọng trở thành thành viên EU, Đức có thể bù đắp cho mọi điều không hay đã xẩy ra đối với Ukraine trước đây.

HỏiChính phủ đã phản ứng như thế nào?

Đáp: Hôm thứ hai, Tổng thống Zelensky của tôi đã gọi lại cho Thủ tướng Scholz. Nó giống như nói chuyện với một bức tường. Suýt chút nữa thì Tổng thống của tôi đã cúp máy khi ông nói: Vấn đề chính không phải là viện trợ nhân đạo, chuyện đó đàng nào cũng đang diễn ra. Chúng tôi muốn có quy chế ứng cử viên! Chúng tôi mong muốn Ủy ban Liên minh Châu Âu xử lý đơn của chúng tôi thật khẩn trương để Ukraine có thể được kết nạp muộn nhất trong vòng năm năm. Nhiều nước EU ủng hộ điều này, chẳng hạn như Ba Lan và Slovakia. Riêng Đức vẫn: Không, không, không, không.

HỏiĐiều đó lại gây thất vọng cho Kiev một lần nữa?

Đáp: Gây tức giận. Đó là từ vô hại nhất mà tôi được phép sử dụng ở đây.

HỏiTrước chiến tranh, chắc chắn Ukraine không đáp ứng được tất cả các yêu cầu để có thể bắt đầu đàm phán về việc gia nhập. Năm năm, thực vậy sao?

Đáp: Chúng tôi biết đây là một quá trình lâu dài, và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của Ukraine. Tám năm nay chúng tôi đã rất cố gắng để xử lý mọi yêu cầu. Nhưng bây giờ chúng tôi mong muốn có một tín hiệu chính trị mạnh mẽ từ Berlin. Chúng tôi không cần những lời bào chữa cho ngày hôm qua, chúng tôi cần những quyết định đúng đắn cho hôm nay.

HỏiNếu Ukraine vượt qua được cuộc chiến tranh này, những kinh nghiệm này sẽ để lại những dấu ấn gì? Liệu đất nước có thể từ bỏ định hướng châu Âu bắt đầu từ cuộc cách mạng Maidan?

Đáp: Chúng tôi sẽ vượt qua cuộc chiến tranh này! Sự vỡ mộng có thể khiến một số người nghi ngờ liệu chúng tôi có nên là một phần của EU còn do dự của ngày nay hay không. Nhưng tôi loại trừ khả năng chúng tôi dựa trên nguyên tắc Ukraine là trên hết. Ukraine sẽ vẫn là một quốc gia tự do và dân chủ. Đó là thông điệp quan trọng nhất của tôi: Bạn có thể bay từ Berlin đến Lviv trong một giờ đồng hồ cũng nhanh như đến Freiburg. Ukraine không phải là một nơi nào đó ở bên rìa của thế giới. Chúng tôi đang sống ở đây, trên lục địa này.

(Nguồn: “Mein Präsident hat mit Scholz telefoniert – als ob man mit einer Wand gesprochen hätte”, WELT, 10/03/2022. Lời Việt do tác giả Nguyễn Xuân Hoài biên dịch (https://nghiencuuquocte.org/tag/andriy-melnyk/)).

5. Cảm nhận

Mưu lược không đồng nhất với mềm dẻo. Đối mặt với sống chết thì chỉ có thể mạnh mẽ chứ không thể yếu đuối.

Ở thời điểm hiện tại, nhìn lại đường lối ngoại giao mà lãnh đạo Ukraine đã tiến hành trong hơn 2 tháng chiến tranh, mới thấy được giá trị của sự mạnh mẽ, thẳng thắn, rạch ròi. Mạnh mẽ, thẳng thắng, rạch ròi là vì phải đối mặt với sự sống còn, là vì nhìn thấu được tâm can của đối thủ và đối tác.

N.N.C.

Tác giả gửi BVN

Nước Nga suy vong, xu thế khó cưỡng

Nước Nga suy vong, xu thế khó cưỡng

Đỗ Ngà

10-5-2022

Xuất khẩu năng lượng của Nga chiếm đến 47,29% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, xuất dầu thô là 22,5%, xuất dầu thành phẩm là 14,5%, và xuất than 4,4%, còn lại giá trị khí đốt chỉ là 5,98% mà thôi. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu khác của Nga hầu như đều bị chặn đứng, phần còn lại là năng lượng. Các mặt hàng năng lượng như dầu thô, dầu thành phẩm và than, chậm nhất là cuối năm 2022 là bị chặn hoàn toàn. Khí đốt thì phải đến 2024 nước Đức mới tìm nguồn thay thế cho nguồn khí đốt đến từ Nga.

Như vậy, dù cho EU có để kẽ hở cho Nga xuất khí đốt thì khoản tiền mà nước Nga thu về là không đáng kể. Tình hình kinh tế Nga vào cuối năm nay hứa hẹn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với hiện tại. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách Nga.

Ảnh minh họa. Nguồn: Christina Animashaun/ Vox

Khi Mỹ cắt các ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT thì nền kinh tế Nga bị khó khăn ngay lập tức, đồng ruble giảm giá ngay sau đó. Tuy nhiên, sau đó Nga lấy lại sức mạnh cho đồng ruble nhờ áp dụng những biện pháp kịp thời. Ngoài những giải pháp hợp lý thì của chính quyền Nga thì việc Mỹ và EU chừa lại kẽ hở để Ngân hàng Trung ương và Chính phủ Nga có dư địa để xử lý khủng hoảng. EU vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng Nga nên không thể cấm vận hoàn toàn mà chỉ cấm vận được một phần. Muốn cấm vận hoàn toàn phải có lộ trình.

Từ nay đến cuối năm 2022 thì nguồn thu nhờ xuất khẩu năng lượng Nga giảm bị chặn gần hết, chỉ còn lại nguồn khí đốt. Được biết, nguồn khí đốt Nga chỉ chiếm 12,5% tổng thu xuất khẩu năng lượng nên đến cuối năm khe hở mà lệnh cấm vận tạo ra không còn rộng như hiện tại. Khi đó Nga thực hiện chính sách tiền tệ để ổn định đồng ruble lại càng khó khăn hơn nữa.

Trong các thị trường mà Nga xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn nhất với 14,9% tổng kim ngạch. Như vậy đến cuối năm, Nga sẽ chỉ cậy vào thị trường Trung Quốc mà thôi. Chính quyền Bắc Kinh vẫn giang tay chào đón, tuy nhiên, những ông lớn công nghệ Trung Quốc đang dần tháo chạy khỏi thị trường Nga. Nguyên nhân là họ lo sợ Mỹ sẽ trừng phạt giống như Trump đã trừng phạt Huawei trước đây. Lúc đó Huawei mới vừa vượt Samsung về doanh số điện thoại, lập tức bị tụt lại phía sau đối thủ Hàn Quốc sau lệnh trừng phạt. Thị trường Nga rất nhỏ bé so với thị trường Mỹ, vậy nên các ông lớn công nghệ Trung Quốc không dại gì chọn Nga bỏ Mỹ. Tương tự như vậy, những nhà nhập khẩu hàng Nga nào mà có làm ăn với Mỹ, cũng sẽ giảm dần việc làm ăn với Nga.

Như vậy, dù cho chính quyền Trung Quốc không cấm các doanh nghiệp của họ làm ăn với Nga, nhưng bản thân các doanh nghiệp cũng tự co vòi để đảm bảo an toàn. Khi lệnh cấm vận thít chặt, dù có muốn dựa Trung Quốc để tồn tại, thì khả năng của Trung Quốc cũng chỉ có giới hạn. Lệnh cấm vận ảnh hưởng đến nước Nga từ mọi hướng. Nước Nga giờ đang vùng vẫy trong khuôn khổ rất hẹp, mà cái khuôn đó là ngày càng teo lại, nền kinh tế Nga chẳng có gì sáng sủa.

Lộ trình cấm vận Nga được EU lên kế hoạch thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Cụ thể là Đức, phải cần đến 2 năm sau mới cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt Nga. Điều này có nghĩa là, khi Nga rút quân khỏi Ucraina chưa chắc gì Mỹ và EU dỡ bỏ lệnh cấm vận. Nguyên nhân? Nguyên nhân là, dù Nga rút quân thì tính hung hăng vẫn còn. Nên nhân cơ hội này tròng vào cổ nước Nga cái thòng lọng kinh tế để hạn chế sự điên cuồng của nó.

Hiện nay Phần Lan và Thụy Điển đang có kế hoạch gia nhập NATO, nếu không dùng chính sách cấm vận làm cho Nga thấm đòn thì các nước thành viên mới của NATO chưa chắc gì yên thân. Putin tưởng rằng sẽ lấn tới đe dọa NATO nhưng ngược lại, NATO tương kế tựu kế, chớp thời cơ lấn sang hướng Đông, và tròng cái thòng lọng kinh tế vào cổ Nga Ngố của Putin.

Nước Nga đang suy vong. Từ cường quốc lớn, Nga đang lùn dần và khi kết thúc triều đại Putin, Nga sẽ không còn tư cách để để đứng thành một cực ở Âu châu nữa. Không có một điểm sáng nào cho thấy nước Nga có thể duy trì vị thế cường quốc của nó nữa.

________

Tham khảo:

https://oec.world/en/profile/country/rus/

https://thesaigontimes.vn/cac-cong-ty-cong-nghe-trung-quoc-lang-le-cat-giam-xuat-khau-sang-nga/

Nga – Từ kẻ săn mồi sắp trở thành con mồi

Nga – Từ kẻ săn mồi sắp trở thành con mồi

Đỗ Ngà

3-5-2022

Dù là mãnh hổ hay mãnh sư mà nếu bị cắt đứt nguồn thức ăn, nó cũng sẽ là miếng mồi ngon cho kền kền hoặc thậm chí là mồi cho những con vật nhỏ nhất như ruồi hoặc giòi bọ. Đó là quy luật, quy luật này được con người áp dụng vào những cuộc chiến để thay đổi cục diện. Chính nhờ nó mà nhiều kẻ yếu đã quật ngã những tên khổng lồ hơn mình gấp nhiều lần.

Năm 220, tại trận chiến Quang Độ, Tào Tháo dùng 7 vạn quân đánh bại Viên Thiệu 70 vạn quân trong tay. Đây là cuộc chiến không cân sức nhưng kẻ thắng lại là kẻ yếu hơn. Nguyên nhân là do Tào Tháo phá được kho lương của địch. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Dù thời nào, thì kế hoạch cắt nguồn lương thực của địch luôn là kết hoạch hiệu quả để triệt hạ sức mạnh kẻ thù. Việc quân đội Ucraina đánh vào các căn cứ hậu cần của quân Nga tại nước Nga cũng là chiến thuật đấy. Và hiệu quả trông thấy, quân Ucraina ngày càng chủ động hơn trong cuộc chiến không cân sức.

Ở tầm cao hơn, nước Mỹ cũng đang dùng cấm vận để “bóp bao tử” người Nga. Khi kinh tế Nga kiệt quệ thì nguồn tiền nuôi sống chính quyền Nga và nuôi sống quân đội Nga cũng bị bóp lại. Đây là cách gián tiếp làm suy yếu nội lực của quân đội Nga. Quân đội đã rệu rã, vũ khí đã lạc hậu, cần rất nhiều tiền để hiện đại hóa, tuy nhiên với việc bị “đói triền miên” thì quân đội Nga khó có cơ hội hiện đại hóa để theo kịp các cường quốc khác được. Trên cuộc đua này, Nga sẽ bị bỏ lại phía sau.

Hiện giờ Nga đang dùng lợi thế dầu mỏ để làm cho Phương Tây và Mỹ chưa thể cấm vận hoàn toàn nền kinh tế Nga vì nhiều quốc gia đang phụ thuộc vào nguồn khí đốt nước này. Nếu ngưng mua khí đốt của Nga, nền kinh tế Đức đang bị mắc kẹt. EU đang tiến tới cấm vận hoàn toàn đối với nước Nga theo lộ trình. Các quốc gia nhỏ trong EU tiêu thụ năng lượng ít nên việc chuyển đổi nguồn cung không khó khăn gì. Vấn đề lớn nhất là nước Đức – nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, muốn cắt đứt nguồn cung khí đốt từ Nga, nước Đức phải có lộ trình.

Hiện nay, Đức đang rất nỗ lực để thực hiện điều đó. Vào ngày 24/2, ngày mà Nga xâm lược Ucraina, trên 50% lượng khí đốt nhập khẩu của Đức là từ Nga. Tuy nhiên, đến nay Đức chỉ còn nhập của Nga khoảng 35% và đang điều chỉnh giảm dần. Bù vào phần khí đốt đó, Na Uy và Hà Lan sẽ thay thế. Với nguồn dầu mỏ, thì ngày 24/2, Đức nhập từ Nga 12% nhưng nay giảm xuống chỉ còn 8%. Đến cuối tháng 5, Đức sẽ ngưng nhập hoàn toàn nguồn dầu mỏ từ Nga.

Khi EU giải quyết xong tài toán năng lượng thì lúc đó nước Nga sẽ bị cấm vận hoàn toàn. Khi đó, nền kinh tế Nga sẽ kiệt quệ chứ không được thong thả như bây giờ. Sợi dây thòng lọng kinh tế đang siết, và sức mạnh “cơ bắp” của Nga đang giảm đi một cách rõ rệt. Chỉ mới hơn 2 tháng mà từ vị trí kẻ săn mồi, nước Nga của Putin đang trở thành con mồi trong chiến lược của nước Mỹ và Phương Tây.

Ngay từ đầu, khi Nga hung hăng tấn công Ucraina, NATO phản ứng rất thận trọng, thậm chí có phần thờ ơ. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng, khi mà sức mạnh Nga thực sự được định vị là “con hổ giấy”, đồng thời quân Nga bị tiêu hao sinh lực khá nhiều thì NATO tiến thêm bước nữa là áp sát biên giới Nga bằng cách tập trận chung với Ba lan, Phần Lan, Estonia, Litva. NATO đang sẵn sàng chia lửa với Ucraina.

Ở mũi tấn công chính, Mỹ thông qua luật Lend and Lease (mượn và cho thuê) vũ khí. Song hành với đó, Mỹ bung gói viện trợ 33 tỷ đô. Mục đích là chuẩn bị cho quân Ukraine mở đòn phản công lại lực lượng Nga. Bên mạn đông, Nga bị NATO áp sát, với động thái này của NATO thì Nga không thể không điều quân đồn trú nơi đó để phòng ngừa.

Đấy là cách NATO phân tán sức mạnh quân đội Nga. Ở mặt trận chính, Ucraina đang được chiến đấu bằng vũ khí của Mỹ rất hiện đại và rất dồi dào. Chính vì thế, cố vấn của Tổng thống Ukraine – Volodymyr Zelensky đã không ngần ngại công bố ra toàn thế giới rằng “từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 Ucraina sẽ chuyển từ phòng thủ sang phản công”.

Thời gian tới, quân Nga khó tránh khỏi thân phận con mồi trước quân đội Ucraina. Trên bình diện quốc tế, nước Nga của Putin từ chỗ muốn nuốt chửng những quốc gia hướng đông của NATO và EU để hòng giành lấy vị thế cân bằng trước Mỹ thì nay đang trở thành con mồi của họ. Rồi sau chiến tranh, đẳng cấp của quân đội Nga bị giáng, cùng với đó, sức mạnh nền kinh tế Nga cũng bị hạ bệ nốt. Một cường quốc hung hăng như nước Nga cần phải hạ bệ nó thì thế giới tiến bộ được bình yên.

Putin là một kẻ vừa không biết người mà lại không biết ta, thì sẽ trăm trận trăm bại. Ảo tưởng sức mạnh cường quốc số 2 thế giới, Putin vác súng đi săn mồi nhưng cuối cùng ông ta trở thành con mồi cho kẻ khác. Chính Putin đã trao cho Mỹ cơ hội hạ bệ nốt vai trò cường quốc quân sự mà Nga đã thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ.

Năm 1991, Mỹ đánh sập chủ nghĩa CS ở Nga, đến hơn 30 năm sau, Mỹ hạ bệ vai trò cường quốc của nước Nga. Đây là thông điệp hay nhất mà Mỹ muốn gởi tới anh cường quốc mới nổi Trung Quốc. Như lời của bà Ngoại trưởng Anh Liz Truss gởi thông điệp đến Trung Quốc hôm ngày 27/4 rằng: “muốn trỗi dậy thì phải biết chơi theo luật”.

Vâng! Đấy cũng là thông điệp của Mỹ, và Mỹ làm thật chứ không phải chỉ nói bằng mồm. Trung Quốc nhìn “vật thí nghiệm Nga” mà biết tự lượng sức mình.

Tổng thống Ukraine họp trực tuyến với lãnh đạo G7

 VOA Tiếng Việt

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm Chủ nhật họp trực tuyến với lãnh đạo Nhóm 7, vốn là những người đứng đầu các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các nhà lãnh đạo của Anh, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Đức và Mỹ gặp trực tuyến với ông Zelenskyy để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Ukraine trong khi nước này chống lại cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào tháng Hai.

Nhóm G7 đã cam kết viện trợ quân sự hàng tỷ đô la cho Ukraine.

Cuộc họp hôm Chủ nhật diễn ra một ngày trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng hàng năm của Nga, đánh dấu 77 năm thắng lợi của Liên Xô trước Đức Quốc xã. Ngày lễ được tổ chức trên khắp nước Nga với các cuộc diễu hành quân sự.

Các quan chức Ukraine đã cảnh báo người dân về sự tăng cường pháo kích trước lễ kỷ niệm hôm thứ Hai ở Nga.

Trong bài phát biểu hàng ngày hôm thứ Bảy, ông Zelenskyy chỉ trích việc Nga đánh bom một bảo tàng dành riêng cho nhà triết học và nhà thơ thế kỷ 18 Hryhorii Skovoroda ở vùng Kharkiv.

Ông cũng cho biết Nga đã phá hủy gần 200 địa điểm văn hóa của Ukraine.

Tổng thống Ukraine họp trực tuyến với lãnh đạo G7

VOATIENGVIET.COM

Tổng thống Ukraine họp trực tuyến với lãnh đạo G7

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm Chủ nhật họp trực tuyến

UKRRAINE VÀ NHỮNG TỪ NGỮ DẪN ĐẾN SỰ GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT

Oanh Vy Lý

UKRRAINE VÀ NHỮNG TỪ NGỮ DẪN ĐẾN SỰ GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT

Anne Applebaum – Tạp chí Atlantic

Vào mùa đông khủng khiếp năm 1932–33, nhiều lữ đoàn thuộc Đảng Cộng sản Liên Xô đi đến từng nhà trong vùng nông thôn Ukraine để tìm kiếm thực phẩm. Họ đến từ Moscow, Kyiv, Kharkiv, cũng như các làng bên dưới đường. Họ đào các khu vườn, đập toang các bức tường và dùng que dài chọc vào ống khói, để tìm chỗ người ta giấu ngũ cốc.

Họ tìm khói bốc ra từ ống khói nhà dân, vì điều đó nghĩa là có người đã giấu bột và đang nướng bánh mì. Họ cướp đi gia súc và tịch thu cây giống. Sau khi họ bỏ đi, nông dân Ukraine thiếu thốn lương thực, đã phải ăn chuột, ếch và cỏ luộc. Họ gặm nhấm vỏ cây và da thuộc cho đỡ đói. Nhiều người còn ăn thịt đồng loại để sống sót. Khoảng bốn triệu người chết đói thời gian này.

Khi đó những người tham gia chiến dịch không hề cảm thấy tội lỗi. Liên Xô tuyên truyền rằng những người nông dân đó là kulaks, là những chủ đất giàu có, là kẻ thù nguy hiểm của giai cấp vô sản. Thành phần kulaks nên được quét sạch, nghiền nát như ruồi muỗi, như ký sinh trùng.

Thực phẩm họ sở hữu phải được trao cho những người lao động trong thành phố, xứng đáng được nhận nó hơn họ.

Nhiều năm sau, nhiều văn sĩ Nga, những người đã tham gia vào chiến dịch cướp bóc đó, đã có dịp nhìn lại, và thấy rằng để không bị lương tâm cắn rứt, người ta che đậy sự thật vô nhân đạo khó thể chấp nhận bằng cách nhắm mắt, và đóng cửa lương tâm mình.

Họ nhớ về những từ ngữ được chính trị hóa giúp ngụy trang sự thật về những gì họ đã làm. Những từ ngữ đó làm cho họ không thấy thương cảm cho những người nông dân khốn khổ Ukraine, mà thay vào đó nhìn những người nông dân đó như một mối đe dọa cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội. Họ lý giải cho những việc làm vô nhân đạo đó là yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giúp kế hoạch 5 năm thành công.

Các nhà văn này kể lại họ đã nghe và chính họ đã lặp đi lặp lại rằng những người nông dân Ukraine đó không phải là con người, mà chỉ là một thứ rác rưởi.

Chín thập niên đã trôi qua kể từ khi những điều khủng khiếp đó xảy ra. Liên bang Xô Viết không còn tồn tại. Sách viết ra của các nhà văn đã sáng mắt đó giờ có sẵn khắp nơi. Chúng ta đã nghĩ nếu kể ra những câu chuyện này sẽ khiến người ta không lặp lại những sai lầm đã mắc phải. Nhưng người dân Nga lại bị một thứ trở ngại khác che lấp tầm nhìn của họ. Đó là sự thờ ơ với bạo lực, sự thờ ơ vô nhân đạo đối với việc giết người hàng loạt.

Tuy dùng ít bạo lực hơn thời Stalin để trấn áp dân, chính phủ Putin có một chiêu khác: Ngày nay, truyền hình Nga, do chính phủ Nga điều hành đã mang tính giải trí hơn, phức tạp hơn, có phong cách hơn so với các chương trình trên đài phát thanh thời Stalin. Phương tiện truyền thông xã hội hiện giờ cũng gây nghiện và hấp dẫn hơn nhiều so với những tờ báo in thô thiển thời Stalin.

Những kẻ có tài châm biếm được đào tạo chuyên nghiệp và những người nổi tiếng được công chúng ủng hộ có thể định hướng sự tranh luận trên mạng xã hội, mang lại lợi ích cho Điện Kremlin mà lại ít tốn công sức hơn xưa rất nhiều.

Nhà nước Nga hiện giờ thay vì đưa ra một số viễn cảnh thiên đường cho người dân, họ lại muốn người dân trở nên hoài nghi và thụ động; dân có tin chính phủ hay không cũng không quan trọng. Mặc dù nói dối, nhưng họ cố gắng làm cho lời giả dối của họ như thật. Họ tức giận khi ai đó buộc tội họ nói dối, và họ đưa ra “bằng chứng” giả mạo để phản bác.

Ở nước Nga của Putin, chính trị gia và các nhân vật tiếng tăm trên truyền hình có một trò chơi khác, một trò chơi mà chúng ta ở Mỹ chỉ mới biết đến từ khi có các thủ đoạn chính trị của Donald Trump: Đó là nói dối liên tục, trắng trợn, rõ ràng. Nhưng nếu bị buộc tội nói dối, họ không bận tâm đưa ra lời phản bác. Cả một sự giả dối triền miên như thế dần dần làm người ta mệt mỏi, rồi trở nên thờ ơ, thay vì phẫn nộ. Vì liên tục dối trá như thế làm sao người ta có thể biết đâu là sự thật?

Thay vì ca ngợi một thiên đường Cộng sản, tuyên truyền hiện đại của Nga gần đây tập trung vào kẻ thù. Người Nga biết rất ít về những gì đang xảy ra nơi họ ở. Do đó, họ không phải thấy sự tương phản giữa thực tế và điều chính phủ rêu rao như trước đây dưới thời Liên xô. Mà họ được nghe liên tục về những nơi họ chưa biết chưa thấy như Mỹ, Pháp, Anh, Thụy Điển và Ba Lan — những nơi đầy rẫy sự suy đồi, đạo đức giả và “hội chứng bài người Nga”.

Nước Mỹ còn bị họ phác họa tồi tệ hơn. Người Mỹ sẽ rất kinh ngạc khi biết rằng truyền hình nhà nước Nga dành ra rất nhiều thời gian để nói về nền chính trị và người dân Mỹ, và cả các cuộc chiến tranh văn hóa của Mỹ. Có cả một đội ngũ lừa đảo của Putin được giao cho công việc tham gia điều khiển và thúc đẩy sự chia rẽ, phân cực ở người Mỹ,

Ukraine từ lâu đã đóng một vai trò đặc biệt trong các bản tin hàng đêm gây sợ hãi cho người dân Nga. Theo tuyên truyền của chính phủ Nga, Ukraine là một quốc gia giả tạo, không có lịch sử và không là một đất nước hợp pháp, một nơi mà theo lời của Putin, chỉ là “một mảnh đất phía tây nam” của Nga, một phần của “lịch sử, văn hóa và linh hồn Nga.”

Tệ hơn, Putin còn nói, đất nước giả tạo này đã bị các cường quốc phương Tây kiểm soát , bị vũ khí hóa, lầm lạc sai đường và sẽ hóa thân thành một tổ chức thù địch “chống Nga”. Xâm lược Ukraine là để bảo vệ Nga. Như những người kulaks trước đây, Ukraine phải bị loại bỏ không chút thương xót.

Putin nói với dân như vậy!

Con người ta có thể xúc phạm nhau, hạ nhục, thoá mạ nhau bằng từ ngữ căm thù mà không giết nhau. Nhưng khi đã quá quen thuộc với việc sử dụng ngôn ngữ diệt chủng thì hậu quả hành động của con người ta rất khó lường. Tất cả những cuộc diệt chủng trước giờ trong lịch sử đều xuất phát từ sự chuẩn bị bằng ngôn ngữ hăm dọa, căm thù, giết chóc. Sự tuyên truyền hiện giờ của nhà nước Nga đã chuẩn bị cho người Nga một sự thờ ơ, không còn chút thương cảm đối với Ukraine.

Họ đã thành công. Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến, rõ ràng là quân đội Nga đã có kế hoạch giết hàng triệu thường dân, làm cho họ bị thương hoặc phải bỏ nhà ra đi. Chưa có thành phố nào bị tấn công trong lịch sử lại bị tàn phá chỉ vài ngày sau khi cuộc tấn công bắt đầu như vậy.

Ở Ukraine, vào tuần đầu tiên của cuộc chiến, tên lửa và pháo của Nga đã không từ một nơi nào, họ nhắm vào các khu chung cư, bệnh viện và trường học. Khi chiếm đóng, lính Nga đã sát hại cả nhân viên chính phủ Ukraine lẫn dân thường.

Khi quân đội Ukraine tái chiếm Bucha, ở phía bắc Kyiv, họ tìm thấy những xác chết bị trói tay sau lưng, nằm trên đường. Khi có mặt ở đó vào giữa tháng Tư, tôi nhìn thấy nhiều người đã bị ném vào một ngôi mộ tập thể. Chỉ trong ba tuần đầu tiên của cuộc chiến, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ghi lại rất nhiều các trường hợp hành quyết nhanh, hãm hiếp và cướp bóc hàng loạt tài sản của người dân.

Mariupol, một thành phố dân chúng nói tiếng Nga, rộng khoảng Miami, đã bị tàn phá gần như hoàn toàn. Trong một cuộc phỏng vấn đầy ấn tượng vào cuối tháng 3, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, lưu ý rằng trong các cuộc xung đột ở châu Âu trước đây, những người chiếm đóng đã không phá hủy mọi thứ, bởi vì bản thân họ cần một nơi nào đó để nấu nướng, ăn uống, giặt giũ; trong thời gian Đức Quốc xã chiếm đóng, “các rạp chiếu phim vẫn hoạt động ở Pháp.”

Nhưng Mariupol thì khác: “Mọi thứ đã cháy hết.” 90% các tòa nhà đã bị phá hủy chỉ trong vòng vài tuần. Một nhà máy luyện thép khổng lồ mà quân Nga muốn kiểm soát đã hoàn toàn bị san phẳng. Vào lúc cao điểm của cuộc giao tranh, dân thường bị mắc kẹt trong thành phố, không có thức ăn, nước uống, điện, sưởi, và thuốc men.

Đàn ông, phụ nữ, trẻ em chết vì đói khát. Những người cố gắng trốn thoát đã bị bắn theo. Những người bên ngoài cố gắng mang tiếp tế cũng bị nã súng vào. Thi thể của những người thiệt mạng, cả thường dân Ukraine và binh lính Nga, nằm trên đường phố nhiều ngày không được chôn cất.

Tuy nhiên, ngay cả khi những tội ác này được phơi bày trước toàn thế giới, chính quyền Nga đã che giấu được dân Nga thảm kịch này: bởi vì như đã xảy ra trong quá khứ, ngôn từ chính phủ dùng cho tuyên truyền bao lâu nay đã có ích cho họ. Đa số người Nga không còn lòng thương xót.

Các đoạn ghi âm cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa binh sĩ Nga và gia đình cho thấy họ có đầy sự khinh miệt đối với người dân Ukraine. Một người lính nói với một người phụ nữ, có lẽ là vợ hoặc chị của anh ta: “Tôi đã bắn vào một chiếc xe.”

“Cứ bắn hết những đứa khốn kiếp đó đi,” cô ta đáp lại, “ Mẹ kiếp bọn chúng, cái đám nghiện ma túy và bọn phát xít chết tiệt đó!” Họ nói về việc ăn cắp tivi, uống rượu cognac, và những vụ bắn người trong các khu rừng. Họ không quan tâm đến thương vong, ngay cả thương vong về phía họ. Liên lạc vô tuyến giữa các binh sĩ Nga tấn công dân thường ở Bucha cho thấy họ lạnh lùng bất nhân.

Tổng thống Zelensky thật sự kinh hoàng trước sự thờ ơ của người Nga khi họ đề nghị gửi một số túi rác để người Ukraine bọc xác những người lính Nga: “Ngay cả khi một con chó hay một con mèo chết, người ta cũng không làm như thế,” ông nói với các nhà báo.

Tất cả những điều này – sự thờ ơ với bạo lực, sự thản nhiên vô nhân đạo trước việc giết người hàng loạt, thậm chí là sự coi thường mạng sống của những người lính Nga – là điều quen thuộc đối với bất kỳ ai biết lịch sử Liên Xô. Nhưng dân Nga và binh sĩ Nga hoặc không biết lịch sử đó hoặc không quan tâm.

Tổng thống Zelensky đã nói với tôi rằng, giống như “những người nghiện rượu không bao giờ thừa nhận họ nghiện rượu”, những người Nga này “sợ phải công nhận mình có tội”. Không có sự hối cải nào sau nạn đói ở Ukraine, hay trại tập trung Gulag, hay Đại khủng bố năm 1937–38, không khi nào thủ phạm bày tỏ chính thức sự ân hận.

Bây giờ chúng ta đã thấy. Ngoài những thiểu số hướng thiện như các nhà văn Kravchenko và Kopelev, hầu hết người Nga tin vào những điều nhà nước tẩy não họ trong quá khứ và cả hiện tại.

Kulaks không phải là con người; họ là một thứ rác rưởi, người ta đã được nhồi sọ như thế.

Và bây giờ, đa số dân Nga tin rằng dân Ukraine không phải là con người; mà là phát xít!

Thụy Mân lược dịch.

https://www.theatlantic.com/…/ukraine-mass…/629629/