Mất mặt hay vận Trời?

Mất mặt hay vận Trời?

Lưu Trọng Văn

clip_image002 clip_image004

clip_image006clip_image008

1. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đến Đài Loan. Trung Hoa Đỏ không nổ súng thị uy như tuyên bố.

Tuy vậy thế giới xin chớ thấy cái nhũn ê mặt này của Tập Cận Bình, Vương Nghị mà vội mừng. Bản chất của chúng là vậy, mềm nắn, rắn buông. Nhưng buông không có nghĩa là… buông.

Người Việt Nam bao đời nay quá hiểu kẻ thống trị Trung Quốc. Họ luôn được soi rọi cái phương châm cai trị, phương châm sống: Quân tử 10 năm trả thù không muộn. Và họ không bao giờ đánh mất giấc mộng Trung hoa: bá chủ thiên hạ.

Mỹ chỉ có thể giữ vai trò của mình nếu thu phục được thiên hạ bởi các giá trị nhân văn, dân chủ thực sự.

Cuộc đua thách đố nhau những thắng thua này nọ mất mặt nhau chỉ tạo cảm hứng nhất thời. Pelosi tới Đài Loan như một thách thức mà Tập Cận Bình và Vương Nghị không xung trận cuồng phong như doạ dẫm mới là điều đáng ngại.

Hiểu rành rẽ điều đáng ngại này, Mỹ sẽ trưởng thành thêm. Và Mỹ hiểu rằng làm mất mặt nhau không có gì là ghê gớm mà nhanh chóng, nước rút hoàn thiện khuôn mặt của chính mình mới quyết định kẻ thắng người thua thật sự.

Nếu thế giới hôm nay được chứng kiến cuộc chạy đua cạnh tranh giành Nhân tâm thiên hạ giữa hai đại cường Mỹ và Trung Quốc thì đó mới là vận Trời đã điểm.

2. Nếu Đài Loan đang thịnh vượng, người Dân đang hạnh phúc thực sự thì hợp nhất hay thống nhất với Đại lục chỉ là vấn đề thời gian và tất yếu, khi và chỉ khi, chính Đại lục Trung Hoa kia có những khớp thể chế Dân chủ và Nhân quyền như của Đài Loan để tự khớp.

Việc tự khớp ấy phải trên nền tảng tự nguyện không những của 1,4 tỷ người Đại lục và 23 triệu người Đài Loan vì một Trung Hoa Dân chủ, thịnh vượng hoà trong một thế giới mà sự tử tế lên ngôi.

Chỉ có hai cách thống nhất Đài Loan với Trung Quốc.

– Trung Quốc đủ mạnh để dùng vũ lực. Nhưng Trung Quốc chỉ có thể giành được lãnh thổ và ép Đài Loan theo mô hình độc đảng, độc tài của mình chứ không thống nhất được lòng người. Sự chia cắt sẽ không biết đến bao giờ ngưng. Và Trung Quốc tự gài hàng triệu quả mìn cháy chậm trong lòng đất nước mình, chỉ chờ cơ hội dây chuyền phát nổ để đế chế sụp đổ.

– Trung Quốc chủ động dân chủ hoá để có cùng mô hình phát triển như Đài Loan, đồng thời Trung Quốc từ bỏ thói ức hiếp, cướp đoạt lãnh thổ, biển đảo của các nước láng giềng sẽ tạo nên hình ảnh một Trung Quốc vĩ đại tử tế, 23 triệu dân Đài Loan chủ động hoà nhập với Trung Quốc hoặc chấp nhận quy chế là một bang tự trị của Trung Quốc. Sự thống nhất ấy bền vững không chỉ cho cộng đồng người Hoa mà cho cả nhân loại yên bình, phát triển.

Một Trung Quốc như vậy cùng Mỹ dẫn dắt thế giới thì thế giới sẽ yên lành.

Hơn bất cứ quốc gia nào khác, Việt Nam chỉ mong có một Trung Quốc như thế. Và tự nhiên người VN sẽ bỏ qua quá khứ thù hận để chìa bàn tay thân thiện với người Trung Quốc láng giềng.

L.T.V.

Trung Quốc leo thang chiến tranh?

Trung Quốc leo thang chiến tranh?

Bởi  AdminTD

Lâm Bình Duy Nhiên

3-8-2022

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã tới Đài Loan hôm 2/8, bất chấp phản đối của Bắc Kinh. Ảnh trên mạng

Một bà cụ 82 tuổi. Một ông già 80 tuổi. Họ là Chủ tịch Hạ viện và Tổng thống Hoa Kỳ. Cả hai đều thuộc loại “cáo già” trong quan hệ ngoại giao và trong lĩnh vực địa chính trị.

Tất cả những gì người Mỹ làm đều có toan tính sao cho có lợi cho chính nước Mỹ. Ukraine và Đài Loan, không là ngoại lệ.

Ông Biden lặng im. Bộ Quốc phòng bảo nguy hiểm. Bà Pelosi im re. Tất cả chỉ là nước cờ chiến lược về việc bà Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ có đến thăm Đài Loan hay không trước sự phản đối, thậm chí đe doạ từ phía Bắc Kinh.

Người Mỹ thà cứ chẳng khẳng định hay phủ định chuyền đi. Dư luận quốc tế cũng không rõ. Trung Quốc còn đau đầu hơn khi chẳng biết Mỹ có “dám” lấn tới không khi mọi tín hiệu đều bị nhiễu, khó biết rõ.

Có tay nhà báo Việt Nam, cho rằng thái độ của Nhà Trắng là “nhục” khi không dám công khai lộ trình cũng như chuyến đi thăm Đài Loan. Tựu trung, đảng Dân chủ hèn nhát, khác hẳn thái độ rõ ràng của ông Newt Gingrich, Chủ tịch Hạ Viện thuộc đảng Cộng Hoà vào năm 1997. Khi ấy, dẫu bị Bắc Kinh phản đối, ông vẫn đến thăm Lý Đăng Huy tại Đài Bắc, chỉ vài ngày sau khi thăm chính thức Trung Quốc.

Ông nhà báo trong nước nọ quên rằng vị thế và khả năng kinh tế, nhất là quân sự của Trung Quốc vào năm 1997 khác hẳn với thế lực của họ vào thời điểm hiện tại.

Bối cảnh chính trị quốc tế thời điểm ấy cũng khác hẳn tình hình quốc tế căng thẳng hiện nay với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và khả năng toàn cầu bị thiếu thốn trầm trọng về nhiên liệu.

Chính trị của người Mỹ cứ như thể phải làm chiều lòng người Việt xa tít xa lơ. Bằng không bị cho là hèn nhát và nhục nhã!

Quay trở lại chuyện giờ bà Pelosi đã đến Đài Loan. Người Trung Quốc sẽ làm gì? Có dám “leo thang xung đột quân sự” như từng hăm doạ hay không?

Trung Quốc có thừa cơ lấy chuyện bà Pelosi để “thống nhất” sơn hà, đưa Đài Loan về với đất Mẹ hay không? Hoặc họ sẽ chỉ thị uy, tập trận bắn đạn thật sát gần Đài Loan hay bắn vài hoả tiễn để cứu vớt danh dự? Hải quân Trung Quốc hiện nay chỉ có hai hàng không mẫu hạm cho một cuộc tấn công Đài Loan. Một con số quá ít để đương đầu với hải quân Hoa Kỳ, nếu quốc gia này ra tay bảo vệ Đài Loan.

Quân đội Trung Quốc ngay lập tức lập bản đồ các khu vực tập trận bắn đạn thật thuộc lãnh hải và nội thuỷ thuộc chủ quyền của Đài Loan. Ảnh: CIGeography

Người Trung Quốc còn nhiều thời gian để thôn tính Đài Loan. Đối với họ, không phải hôm nay hay ngày mai vấn đề Đài Loan sẽ được giải quyết. Dường như trong tính toán của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mục đích và cột mốc thời gian để sát nhập Đài Loan là vào năm 2049.

Đó là thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa!

Pelosi và phái đoàn Hạ Viện Mỹ thăm Đài Loan

Pelosi và phái đoàn Hạ Viện Mỹ thăm Đài Loan

August 2, 2022

TAIPEI, Đài Loan (NV) – Phi cơ chở Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi đã hạ cánh xuống phi trường thủ đô Đài Bắc (Taipei) của Đài Loan vào lúc 10 giờ 43 phút tối, giờ địa phương, ngày Thứ Ba, 2 Tháng Tám, hành động bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ lớn lao đối với đảo quốc này, bất chấp đe dọa của Trung Quốc là sẽ có các biện pháp trả đũa.

Việc bà Pelosi đến Đài Bắc đánh dấu lần đầu tiên từ 25 năm nay có một chủ tịch Hạ Viện Mỹ, đang tại chức, viếng thăm Đài Loan. Một giới chức Đài Loan nói với CNN rằng bà Pelosi sẽ qua đêm nơi đây.

Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi. (Hình: Nathan Howard/Getty Images)

Bà Pelosi và phái đoàn, đi trên một phi cơ của Không Quân Mỹ, đã đáp xuống phi trường Songshan ở trung tâm thủ đô Đài Bắc, sau khi có chuyến bay đêm từ Malaysia, để khởi sự chuyến viếng thăm có thể khiến mối giao hảo Mỹ-Trung xuống mức thấp nhất, theo bản tin hãng thông tấn Reuters.

Trong số các giới chức đón tiếp phái đoàn tại phi trường có Ngoại Trưởng Đài Loan Joseph Wu và trưởng đại diện Mỹ ở Đài Loan, bà Sandra Oudkirk.

Phi cơ chở Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và phái đoàn đáp xuống phi trường Songshan tại Đài Bắc, Đài Loan. (Hình: Annabelle Chih/Getty Images)

Trong phát biểu đưa ra ngay sau khi tới Đài Loan, bà Pelosi nói rằng “Phái đoàn chúng tôi đến đây để xác định quyết tâm không lay chuyển là ủng hộ nền dân chủ Đài Loan. Sự đoàn kết của Mỹ với 23 triệu dân Đài Loan đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trong bối cảnh thế giới phải có chọn lựa giữa chế độ độc tài và dân chủ.”

Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) sẽ gặp bà Pelosi và phái đoàn vào sáng ngày Thứ Tư và sau đó cùng dùng bữa trưa.

Ngay sau khi phi cơ chở phái đoàn Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan, Trung Quốc loan báo mở cuộc tập trận từ ngày Thứ Ba đến ngày Thứ Năm trong khu vực quanh đảo quốc này.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken hôm Thứ Hai tuyên bố rằng quyết định viếng thăm là của bà Pelosi và từ trước đến nay đã có các chuyến viếng thăm tương tự của thành viên Quốc Hội Mỹ. Các giới chức Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai cũng cảnh cáo Bắc Kinh là chớ có hành động làm leo thang sự căng thẳng liên quan đến chuyến đi của bà Pelosi.

Tuy Tổng Thống Joe Biden không lên tiếng công khai bày tỏ ủng hộ chuyến đi của Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, các giới chức Mỹ tin rằng thành phần lãnh đạo Trung Quốc vẫn coi đây là một chuyến viếng thăm chính thức, ở tầm vóc quốc gia, và họ cũng cho rằng Trung Quốc không phân biệt giữa bà Pelosi và ông Biden, vì cả hai đều phía đảng Dân Chủ.

Bất chấp đe dọa của Trung Quốc, CT Hạ Viện Nancy Pelosi cũng nhiều lần gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. (Hình minh họa: Chip Somodevilla/Getty Images)

Bà Pelosi từ nhiều năm nay vẫn làm cho Trung Quốc khó chịu. Bà nhiều lần gặp các nhà tranh đấu đòi tự do dân chủ Trung Quốc, cũng như gặp vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bà cũng từng mạnh mẽ bày tỏ sự ủng hộ cuộc tranh đấu đòi dân chủ của người dân Hồng Kông. (V.Giang)

Tình báo Mỹ ước tính hơn 75,000 lính Nga thương vong trong cuộc chiến Ukraine

Tình báo Mỹ ước tính hơn 75,000 lính Nga thương vong trong cuộc chiến Ukraine

July 29, 2022

LONDON, Anh (NV) – Tình báo Mỹ cho biết hơn 75,000 binh lính Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược vào Ukraine hồi Tháng Hai, theo tin từ giới truyền thông Mỹ hôm Thứ Năm, 29 Tháng Bảy.

Dân Biểu Elissa Slotkin (Dân Chủ-Michigan) cho hay con số trên được tiết lộ trong cuộc họp kín với giới chức chính quyền Biden.

Một chiến xa Nga bị phá hủy gần thủ đô Kiev của Ukraine. (Hình: Christopher Furlong/Getty Images)

“Chúng tôi đã được thông báo rằng hơn 75,000 lính Nga đã chết hoặc bị thương ở Ukraine, một con số rất lớn. Hơn 80% lực lượng bộ binh của họ đang kiệt sức,” bà nói với CNN.

Ước tính của tình báo Mỹ phù hợp với con số thương vong mà ông William Burns, giám đốc CIA, từng đề cập vào ngày 20 Tháng Bảy. Tại Aspen Security Forum, ông cho rằng có khoảng 15,000 lính Nga đã thiệt mạng và số người bị thương có thể nhiều gấp ba lần.

Theo ông, quân đội Ukraine “cũng bị tổn thất” nhưng vẫn kém hơn một chút so với đối phương. Mới đây, cố vấn cao cấp của tổng thống Ukraine tiết lộ số trường hợp thương vong của quân đội vào khoảng 100-200 người mỗi ngày.

Chiến xa và thiết vận xa Nga bị tiêu diệt ở Irpin, Ukraine. (Hình: Christopher Furlong/Getty Images)

Trước cuộc xâm lược của Nga, Tổng Thống Biden cho biết Nga đã tập trung khoảng 150,000 quân. Trong khi đó, ông Boris Johnson, thủ tướng Anh, tuyên bố 200,000 binh lính đang đóng quân ở biên giới Ukraine. Bộ Quốc Phòng Nga từ chối cung cấp thông tin.

Trong cuộc họp báo ngày 25 Tháng Bảy, Bộ Quốc phòng Anh nhận định số binh lính Nga chết trong ba tháng đầu tiên của cuộc chiến tương đương với tổn thất của Liên Xô trong cuộc xung đột kéo dài cả thập niên ở Afghanistan.

“Hậu quả chung giữa chiến thuật thấp kém, khả năng không yểm hạn chế, thiếu tính linh hoạt và lối chỉ huy luôn lập lại các sai lầm đã dẫn đến tỷ lệ thương vong cao. Con số này tiếp tục tăng trong cuộc giao tranh ở Donbas,” nguồn tin này cho biết.

Nga vẫn luôn giữ im lặng về mức độ thương vong mà nước này gánh chịu. Ngày 25 Tháng Ba, Nga công bố thống kê cho thấy 1,351 binh lính đã thiệt mạng. Kể từ đó, Nga không còn công khai dữ liệu cập nhật. (V.Giang)

Suy nghĩ bên đèn đỏ ở Nara – Trần Trung Đạo  

Suy nghĩ bên đèn đỏ ở Nara

Trần Trung Đạo  

Buổi chiều mùa hè sáu năm trước ở Nara, cố đô Nhật Bản, tôi có ý viết bài dưới đây khi nhìn các em học sinh Nhật trên đường về nhà. Thời gian trôi qua. Thành phố cổ kính mà tôi đã có dịp ghé thăm lại là nơi cố Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vĩnh viễn ra đi. Đăng lại để nhắc nhở mình về một kỷ niệm với cố đô Nara của Nhật và vai trò thiết yếu của hiến pháp trong việc xây dựng những thế hệ con người mới sau chiến tranh dù ở Nhật hay ở Miền Nam Việt Nam.

Mời đọc bài viết:

SUY NGHĨ BÊN ĐÈN ĐỎ Ở NARA

Tháng 6, 2016, trên đường từ cố đô Nara về lại Kyoto, chiếc xe bus du lịch dừng trước đèn đỏ của một ngã tư. Một toán học sinh Nhật khoảng lớp sáu hay lớp bảy băng qua đường. Nhật Bản đang vào mùa hè và học sinh còn nghỉ học nhưng các em hình như đang trở về từ một sinh hoạt tập thể nên đều mặc đồng phục áo trắng quần xanh.

Đèn bắt đầu chớp. Ba em cuối cùng trong toán cố vượt theo bạn dù tiếng chuông trên trụ đèn đã báo sắp hết giờ dành cho người đi bộ. Dĩ nhiên xe bus tiếp tục dừng để các em đi qua hết. Ba em cuối cùng băng nhanh qua đường nhưng thay vì chạy theo cùng các bạn, các em dừng lại, sắp hàng ngang nghiêm chỉnh hướng về phía xe bus và cúi gập người xuống để xin lỗi và cám ơn anh tài xế. 

Nhìn học sinh Nhật, người viết chợt nhớ thế hệ mình ngày xưa.

Học trò miền Nam được dạy không chỉ cúi đầu thôi mà còn vòng tay để chào, cám ơn hay xin lỗi các bậc trưởng thượng. Trên đường, khi gặp một đám tang đi qua, chúng tôi được dạy phải đứng nghiêm trang và dở mũ xuống nếu đội mũ, cúi đầu kính tiễn biệt người quá cố cho đến khi xe tang qua hẳn mới tiếp tục đi. Khi thầy hay cô vào lớp, chúng tôi được dạy cả lớp phải đứng dậy chào và chờ cho đến khi thầy hay cô ngồi xuống, chúng tôi mới được ngồi. 


Khi có người lớn tuổi đến nhà, chúng tôi được dạy phải vòng tay cúi chào thưa theo đúng thứ bậc so với cha hay so với mẹ. Dù đang đi đâu, khi nghe tiếng Quốc Ca cất lên, từ một trại lính hay một công sở nào đó, chúng tôi được dạy phải đứng lại nghiêm chỉnh để chào cho đến khi bài Quốc Ca chấm dứt. Mỗi sáng thứ Hai trên bảng đen trong lớp học bao giờ cũng bắt đầu bằng một câu châm ngôn đầu tuần thắm đậm tình dân tộc như “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây” hay tương tự và chúng tôi được dạy phải dành vài phút đầu tuần để học về ý nghĩa của câu châm ngôn đó. 

Trong giờ Công Dân Giáo Dục, chúng tôi được dạy trung thành với tổ quốc Việt Nam chứ không phải với riêng một đảng phái nào. Trên tường của trường Trần Quý Cáp ở Hội An nơi người viết học và hầu hết trường trung học, tiểu học ở miền Nam đều có hàng chữ chạy dài “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời.” Và rất nhiều lễ nghi, phép tắc đạo lý đáng quý, đáng giữ gìn khác. 

Nguyễn Hồng Quốc, một bạn học lớp đệ Tam (lớp 10) ở Trung Học Trần Quý Cáp kể lại trên Facebook “Qua Trần trung Đạo mình có được thông tin về thầy Phan đình Trừng sau 44 năm không gặp, thầy dạy sử và công dân mình thời trung học đệ nhị cấp, thầy có giọng nói hùng hồn đầy tự tin nghe thầy giảng bài thật thú vị… năm đệ Tam vào giờ công dân thầy kêu mình lên dò bài, thầy đặt trên bàn lá Quốc kỳ thầy bắt mình tay phải đặt lên lá cờ, tay trái đặt lên ngực đọc lời tuyên thệ “Tôi là công dân VNCH nguyện tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc. Xin thề. Xin thề” Mình đọc thật to và dõng dạc được thầy cho 20 điểm trên 20… Thấm thoát đã 44 năm rồi từ một đứa học trò hồn nhiên vô tư ngày nào giờ đây tóc đã hoa râm.” 

Câu chuyện rất bình thường của 44 năm trước nhưng kể lại cho các thế hệ hôm nay nghe giống như chuyện cổ tích. 

 Miền Nam phải chịu đựng chiến tranh và tàn phá nhưng vẫn cố gắng hết sức để duy trì và phát huy các giá trị nhân bản trong chừng mực còn phát huy được. Từ những hố hầm bom đạn, bông hoa tự do dân chủ vẫn cố nở ra, vẫn cố vươn lên. Nhựa nguyên nuôi dưỡng thân cây non đó là Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hiến pháp VNCH do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967 ghi rõ: “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hoà của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.” 

Những yếu tố nào làm cho người Nhật ngày nay đươc nhân loại khắp năm châu kính nể? 

Câu trả lời dễ dàng và nhanh chóng mà ai cũng có thể đáp là nhờ nền tảng văn hóa Nhật. Thật ra câu trả lời đó chỉ đúng một phần. Nền văn hóa của một đất nước chỉ xứng đáng được kính trọng khi nền văn hóa đó không chỉ là kết tụ giá trị văn hóa riêng của dân tộc mà còn phải phù hợp với giá trị văn minh của thời đại. 

Không ai phủ nhận Đức là quốc gia có nền văn hóa cao nhất tại Châu Âu. Trước năm 1945, Đức là một trong ba quốc gia được nhiều giải Nobel nhất. Bao nhiêu triết gia, khoa học gia, văn sĩ, thi sĩ nổi tiếng thế giới đã sinh ra ở Đức. Nhưng chế độ Quốc Xã Hitler do chính nhân dân Đức bầu lên lại là một trong vài kẻ giết người tàn bạo nhất trong lịch sử loài người và chà đạp lên mọi giá trị văn minh của nhân loại. 

Nhật Bản trước năm 1945 cũng vậy. Nhật Bản có giá trị văn hóa cao, một dân tộc có kỷ luật nghiêm khắc nhưng không phải là một nước văn minh nhân bản. Bước chân của đạo quân Nhật đi qua cũng để lại những điêu tàn, thảm khốc từ Mãn Châu, sang Triều Tiên, xuống Mã Lai, Singapore, Việt Nam không khác gì vó ngựa của đạo quân Mông Cổ đi qua trong nhiều trăm năm trước. Cơ quan mật vụ Nhật tại Singapore tàn sát khoảng 50 ngàn người dân Singapore một cách không phân biệt. Chính sách đồng hóa thay tên đổi họ đối với Triều Tiên là một bằng chứng tội ác khó quên. 

Do đó, câu trả lời chính xác, chính hiến pháp dân chủ 1946 đã làm cho nước Nhật hoàn toàn thay đổi, giúp cho người Nhật biết kính trọng con người, không chỉ riêng con người Nhật như trước đây, và tôn trọng luật pháp mà chính họ đặt ra. 

Phần nhập đề của Hiến Pháp 1946 khẳng định chính phủ do dân và vì dân của Nhật Bản sẽ hợp tác hòa bình với tất cả các quốc gia trên thế giới trong ánh sáng tự do dân chủ, đặt chủ quyền của nhân dân làm căn bản cho hiến pháp và kính trọng sâu sắc của Nhật về quyền của con người được sống trong tự do và không sợ hãi. Tóm lại, cơ chế chính trị thời đại được chuyên chở trong Hiến Pháp Nhật 1946 hội nhập hài hòa với văn hóa Nhật và làm cho dân tộc Nhật khác đi trong nhãn quan thế giới. 

Việt Nam cần thay đổi gì? 

Con thuyền Việt Nam đang phải chở một cơ chế chính trị độc tài, lạc hậu về mọi mặt so với đà tiến của văn minh nhân loại, một nền giáo dục hủy diệt mọi khả năng sáng tạo, một xã hội tham nhũng thối nát trong đó giới lãnh đạo thờ ơ trước đòi hỏi bức thiết của nhân dân và nhân dân không có niềm tin nơi giới lãnh đạo.

Việt Nam cần thay đổi. Ai cũng có thể đồng ý như vậy, nhưng thay đổi gì trước? 

Đổi mới kinh tế?

Cải cách giáo dục? 

Chống tham nhũng? 

Nới lỏng chính trị? 

 Không. Một mảnh ván, một lớp sơn không làm chiếc thuyền chạy nhanh hơn. 

Như người viết trình bày trong bài trước, những hiện tượng bất nhân, độc ác giữa người và người đang thấy tại Việt Nam chỉ là quả chứ không phải là cây và do đó hái dăm trái thối hay thậm chí hái hết trái trên cây đi nữa sang mùa khác chúng sẽ được sinh ra. 

Tội ác sẽ không bao giờ xóa được khi các nguyên nhân gây ra tội ác vẫn còn tồn tại. 

Và nguyên nhân chính của mọi thảm trạng trên đất nước ngày nay là cơ chế độc tài CS. Do đó, thay đổi mà Việt Nam cần là thay đổi cơ chế CS đang thống trị Việt Nam bằng một chế độ tự do dân chủ làm tiền đề cho công cuộc phục hưng và phát triển Việt Nam.

Trần Trung Đạo

KHÂM PHỤC NGƯỜI DO THÁI…!

KHÂM PHỤC NGƯỜI DO THÁI…!
(Nguồn: Time of Israel – Đinh Trực sưu tầm)

Ngày 2 tháng 5 năm 2022, Israel đã khai trương: Ngân hàng Máu Quốc gia.

Họ đầu tư vào đây 135 triệu USD, và đặt ngân hàng tại Ramla, miền Trung Israel. Họ đã xây Công trình đã sử dụng 11.000 tấn sắt thép và mất tới 4 năm để hoàn thành. Đây sẽ là nơi quản lý hầu hết lượng máu dự trữ của cả nước, phục vụ cho mục đích Dân sự và Quân sự của Quốc gia trong mọi tình huống…!

Ba tầng quan trọng nhất của ngân hàng này được đặt dưới lòng đất, nằm sâu hơn 15 mét. Nó là tòa nhà xây kiên cố bằng bêtông cốt thép, cửa chống bom, có thể chống lại tấn công bằng vũ khí sinh học và hóa học, động đất, khủng bố qua mạng Internet…

Kho dự trữ máu được đặt ở tầng dưới cùng, rộng 300 m², có thể chống chịu được hầu hết các loại tên lửa hiện đại. Phía bên trên mặt đất, có 3 tầng đều có các phòng trú ẩn riêng. Tại đây cũng đặt luôn Ngân hàng sữa mẹ cho trẻ sinh non hay đau ốm…!

Tòa nhà còn có hai đường hầm sơ tán khẩn cấp, 4 hệ thống thang máy, 4 máy phát điện dự phòng…

Tất cả các tiện ích này nhằm phục vụ Quốc gia trong mọi trạng thái, tình huống xấu xảy ra, cho dù là nhân tai, thảm họa hay chiến tranh hoặc thiên tai…

Hiện đây là ngân hàng dự trữ máu kiên cố nhất trên thế giới…!

Nó được đặt tên để vinh danh ông Bernie Marcus, người sáng lập chuỗi Home Depot của Mỹ, và vợ ông Billi, người đã quyên góp 35 triệu USD cho dự án…!
Dân Do Thái không làm thì thôi, làm cái gì cũng tính tới tận chân răng kẽ tóc. Qua đây…, người dân trên Thế giới hiểu “cái đầu” của người Do Thái như thế nào…!

Đinh Trực sưu tầm

From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

Xác ướp hay lăng tẩm không làm họ trở thành vĩ nhân!

Lê Vi

Sáng sớm ngày 21.8.1999 dân chúng ở Sofia giật mình khi nghe một loạt tiếng nổ lớn ở quảng trường Battenberg, khói bụi mịt mù, lăng của chủ tịch Dimitrov đã bị giật sập.

Georgi Dimitrov, người anh hùng Leipzig được coi là cha già dân tộc Bulgaria, qua đời vào ngày 2.7.1949, được đưa qua Moskva ướp xác, và được đưa vào lăng để dân chúng chiêm ngắm và suy tôn. Cho đến thời điểm đó, chỉ có hai lăng mộ như vậy trong khối cộng sản, đó là lăng Lenin ở Moskva và lăng Dimitrop ở Sofia. Việc xây dựng lăng là nhằm phô trương lý tưởng của chế độ cộng sản, mà cụ thể là chủ nghĩa sùng bái cá nhân. Lăng Dimitrov còn là nơi đặt vòng hoa của các phái đoàn nước ngoài khi đến thăm Bulgaria, cũng như dùng làm khán đài trong các lễ duyệt binh, diễn hành.

Người ta kéo thi hài của chủ tịch Georgi Dimitrov ra khỏi lăng và mang đi hỏa táng. Sau đó, tro cốt của ông được chôn cạnh phần mộ của mẹ ông.

Vinh quang của một con người là những gì họ đã làm cho đất nước và cho dân tộc chứ không phải là cái xác ướp như kiểu biểu tượng vua chúa Ai cập thời cổ.

Xác ướp hay lăng tẩm không làm họ trở thành vĩ nhân!

Fb Le Van Quy

‘Tôi không thể quên cô ấy’ – Binh lính Myanmar thừa nhận những hành vi tàn bạo (BBC)

BBC News Tiếng Việt 

Các binh sĩ trong quân đội Myanmar đã thừa nhận giết hại, tra tấn và hãm hiếp dân thường trong các cuộc phỏng vấn độc quyền với BBC.

Ngày 20/12/2021, ba chiếc máy bay trực thăng bay vòng quanh ngôi làng Yae Myet ở miền trung Myanmar, thả xuống những người lính được lệnh nổ súng.

Quân đội đã chia thành ba nhóm riêng biệt tiến vào, bắn vào đàn ông, phụ nữ và trẻ em một cách bừa bãi.

Hạ sĩ Aung cho biết: “Mệnh lệnh là phải bắn bất cứ người nào bạn nhìn thấy”.

Hầu hết dân làng đã chạy trốn, nhưng không phải tất cả. Một ngôi nhà ở trung tâm ngôi làng vẫn có người.

Thiha nhìn thấy một cô gái vị thành niên bị mắc kẹt sau song sắt trong một ngôi nhà sắp bị thiêu rụi.

Khi Thiha nói lại với đội trưởng của mình thì nhận được trả lời: “Tôi đã bảo cậu giết tất cả những người mà chúng ta thấy”. Vì vậy, Thiha bắn pháo sáng vào phòng.

“Tôi không thể quên được tiếng la hét của cô gái ấy, tôi vẫn còn nghe thấy bên tai và ghi nhớ trong lòng”, anh nói.

https://bbc.in/3v6a4g7

Lính Myanmar đào ngũ thừa nhận những hành vi tàn bạo - BBC News Tiếng Việt

BBC.COM

Lính Myanmar đào ngũ thừa nhận những hành vi tàn bạo – BBC News Tiếng Việt

Các binh sĩ trong quân đội Myanmar đã thừa nhận giết hại, tra tấn và hãm hiếp dân thường.

Nhóm Tịnh Thất Bồng Lai tội gì ???

Lmdc Viet Nam

* Nhóm Tịnh Thất Bồng Lai tội gì ???

– Bọn bò đỏ và đám DLV vu khống họ cái tội loạn luân:

* Nhưng sau khi thử nghiệm ADN, không có trường hợp nào phạm tội loạn luân hết.

– Cáo trạng tại tòa, được báo chí nhà nước dẫn lại, nói từ năm 2019 đến 2021, bị cáo Lê Tùng Vân đã chỉ đạo Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên lập tài khoản Youtube 5 Chú Tiểu – Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ và Nhất Nguyên – Hoàn Nguyên Official.

* Từ lúc nào lập tài khoản Youtube để post những bản nhạc ca hát của mình lên mạng là có tội ???

– Biết bao nhiêu người ở VN trong nước cũng làm như vậy nhưng không bị ghép tội ???

– Bộ Luật nào bắt buộc những người “tu tại gia” phải đăng ký cái gọi là GH Phật giáo quốc doanh ????

*** Rốt cuộc rồi Nhóm Tịnh thất Bồng Lai bị tuyên án nhưng họ không có và cũng không nhận tội gì hết, trừ cái tội bị công an hành hạ, đánh đập, ép cung…

– Bảng án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự chỉ là một cái cớ “mơ hồ & vô lý” để nhà nước CSVN “đàn áp Tự Do Tôn Giáo” và “bắt bớ & bỏ tù” những ngườic công dân vô tội không tuân phục cái chế độ thối nát độc tài đảng trị CSVN.

TL BBC & RFA

Chuyện Suy Ngẫm –  Đông Quyên phiên dịch

Chuyện Suy Ngẫm

“…Những người anh hùng trên một đất nước anh hùng, dù thắng hay bại vẫn được coi trọng, “luận anh hùng không dựa theo thành bại”. Người Nhật người Đức, sau khi bại trận vẫn được người Mỹ kính trọng. Còn Việt nam mình thế nào? …

Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra trong thế chiến thứ hai, một câu chuyện đầy tình người, đáng cho chúng ta đọc và suy ngẩm.

Trung uý Charlie Brown 21 tuổi, trưởng phi cơ chiếc B17F Flying Fortress tên phi cơ (Ye Olde Pub) thuộc phi đoàn 527th United States Army Air Force (USAA) đồn trú tại Kimbolton England.

Ngày 20 tháng 12 năm 1943. Trung uý Charlie Brown cất cánh từ Kimbolton cùng phi hành đoàn 10 người, trong một phi vụ đánh bom khu kỷ nghệ gần thành phố Bremen Đức Quốc, thành phố được bảo vệ dầy đặc phòng không và 250 chiến đấu cơ gồm Bf 109, Fw 190 và GJ 11.

Trên vòm trời Bremen chiếc B17 của Charlie Brown bį phòng không của Đức bắn gần gãy lìa đuôi, mủi phi cơ bị hư hại nặng, phi cụ không còn hoạt động, điện, thủy điều hoàn toàn hư hỏng. Ba trong bốn động cơ không còn hoạt động được. Sau đó chiếc B17 bị các chiến đấu cơ Đức vây quanh, bắn nát như tổ ong, chiếc phi cơ B17 mất cao độ chúi xuống, trong lúc hỗn loạn không còn phi cụ, phi cơ lạc hướng bay sâu vào nội địa nước Đức. Trung uý Charlie Brown hồi tưởng:Phi cơ trong tình trạng tuyệt vọng nhưng anh không thể ra lệnh cho phi hành đoàn nhảy dù được, vì trên tàu còn 4 phi hành đoàn bị thương, một rất nặng, nên anh quyết định bay tiếp cho đến khi nào không còn bay được, anh sẽ đáp ép buộc, và tất cả phải chịu chung số phận với con tàu.

Anh Franz Stigler, người phi công lái chiếc Bf 109. Một anh hùng không chiến của không lực Luftwaffe (Đức Quốc) từng hạ 27 phi cơ của đồng minh, đang tiếp tế nhiên liệu, nạp đạn cho phi cơ dưới đất, được lệnh cất cánh khẩn cấp, bắn hạ chiếc B17, đang lảo đảo bay trong không gian vô định.

Trung uý Charlie hồi tưởng: tôi phải vất vã lắm mới kéo được con tàu trở lại bình phi, thì lù lù bên trái của tôi một chiếc Bf109 của Đức kèm sát cánh

Trong giây phút kinh hoàng, tôi nhắm mắt lại, hy vọng đây chỉ là giấc mơ. Khi mở mắt ra chiếc Bf109 vẫn còn đó, và người phi công ra lệnh cho tôi phải đáp ép buộc xuống phi trường Đức, hay phi trường nước trung lập Sweden, tôi không đồng ý. Cuối cùng tôi thấy người phi công lái chiếc Bf109 bay nhanh phía trước, lắc cánh ra hiệu cho tôi theo, không còn lựa chọn tôi bay theo, độ hơn một giờ sau tôi nhìn thấy biển Bắc. Chiếc phi cơ Bf109 bay chậm lại song song với tôi, đưa tay chào, rồi lắc cánh nhẹ vài cái, dấu hiệu tạm biệt của người phi công, rồi mất dạng trong sương chiều.

Như một phép lạ, anh Charlie Brown bay được 250 miles(400 km) qua biển Bắc. Sau cùng đáp ép buộc xuống phi trường của hoàng gia Anh ở Seething, nơi đồn trú của phi đoàn 440th bomber group, chỉ có một người chết, còn tất cả những người bị thương đều được cứu. Sau đó tất cả phi hành đoàn báo cáo với sỉ quan chỉ huy ở đây, họ được chỉ thị giữ kín chuyện này, vì nói ra sự thật có vẽ phản tuyên truyền, vì không thể có một phi công Đức nào hào hùng và độ lượng với kẻ thù như vậy

Sau chiến tranh Charlie Brown ở lại phục vụ trong không lực Hoa Kỳ cho đến năm 1972 giải ngũ với cấp bậc trung tá sống tại Florida.

Câu chuyện không chấm dứt ở đây. Trở về lại quê hương, anh Charlie Brown viết rất nhiều thư để mong tìm ra tông tích người phi công Đức đã không cướp đi mạng sống của cả phi hành đoàn chiếc B17 của anh. Tìm một người phi công sau một cuộc chiến tranh tàn khốc, không tên họ, chỉ có một câu chuyện, đâu phải dể tìm. Không nản lòng anh vẫn tiếp tục. Cuối cùng vào năm 1989, sau 46 năm tìm kiếm, anh Charlie Brown đã tìm ra được người phi công bí mật, lái chiếc Bf109. Một anh hùng không chiến của không lực Luftwaffe (Đức) cũng là một thiên thần độ lượng trên vòm trời Bremen vào những ngày cận giáng sinh năm 1943. Đó là anh Franz Stigler.

Sau khi chiến tranh chấm dứt anh Franz Stigler di dân sang sống ở Vancouver Canada. Trong bức thư đầu tiên anh Franz Stigler viết cho Charlie Brown “suốt bao nhiêu năm dài tôi luôn tự hỏi, không biết chiếc B17 đó có đưa phi hành đoàn về đáp an toàn hay không “

Họ gặp nhau sau 46 năm tìm kiếm diễn ra rất cảm động. Anh Franz Stigler hồi tưởng: tôi được lệnh cất cánh rượt đuổi bắn hạ chiếc B17, tống ga đuổi kịp, thì tàu của tôi báo hiệu máy đã nóng vượt bực, tôi đến từ phía sau quan sát chiếc B17. Một cảnh tượng thật tang thương, phần đuôi của con tàu gần như tan nát, một lổ hổng lớn có thể nhìn từ đuôi cho đến cockpit, người xạ thủ tail gun turret nằm chết đong đưa, nửa trong nửa ngoài trên pháo tháp. Tôi bay lên quan sát bên thân tàu, cả một vùng thân đầy lổ đạn to lớn, tôi có thể thấy cả phi hành đoàn bị thương nằm la liệt bên trong, người trưởng phi cơ đang vật lộn với con tàu mong giữ được bình phi, tôi ra hiệu cho anh ta theo tôi đáp xuống một căn cứ gần đó, để cứu những phi hành đoàn bị thương, anh ta nhìn tôi chăm chăm rồi nhè nhẹ lắc đầu, tôi không có can đảm giết những người anh hùng không còn vũ khí để tự vệ, tôi là một người phi công hào hùng, tôi chém giết để bảo vệ quê hương tôi, nhưng không hề có thù hận, khi còn chiến đấu ở Bắc Phi, người chỉ huy của tôi đã nói, nếu tụi mầy bắn một người phi công đã nhảy dù ra khỏi phi cơ, đó là một hành động tồi tệ, tao sẽ là người bắn rơi tụi mầy, trong trường hợp nầy cũng vậy, chiếc B17 nầy không còn tự vệ được, tôi phải để cho họ có một cơ hội, ngày mai tôi sẽ bắn họ khi họ ngang ngửa với tôi. Biết là không thể thuyết phục được người trưởng phi cơ B17 tôi bay ra phía trước lắc cánh, tôi cũng mừng khi thấy anh đã bay theo tôi, hướng dẫn chiếc B17 độ một giờ sau thì tôi thấy biển Bắc, tôi bay chậm lại song song, chào anh ta rồi quay trở về đáp, dĩ nhiên là tôi phải báo cáo với cấp trên, là tôi đã bắn hạ chiếc B17 trên biển.

Anh Charlie Brown và Anh Franz Stigler trở nên đôi bạn thân, họ đã gặp lại nhau nhiều lần, sau đó họ đã được không lực Hoa Kỳ bạn tặng những huy chương cao quý

Anh Charlie Brown mất ngày 24 tháng 11 năm 2008

Anh Franz Stigler mất ngày 22 tháng 3 năm 2008

Những người anh hùng trên một đất nước anh hùng, dù thắng hay bại vẫn được coi trọng, “luận anh hùng không dựa theo thành bại”. Người Nhật người Đức, sau khi bại trận vẫn được người Mỹ kính trọng. Còn Việt nam mình thế nào? Những người lính miền nam bại trận được đối xử ra sao? Nếu không có người Mỹ và thế giới tạo áp lực, chắc chắn người Nga, đã để cho cộng sản Việt Nam giết chết hết hai triệu Quân Cán Chính của miền Nam trong tù, mà họ gọi là trại cải tạo, giống như họ đã làm ở Tiệp khắc, Ba Lan, và ngay tại Liên bang sô-viết. Thật là xấu hổ cho bọn Cộng sản hèn hạ.

httpv://www.youtube.com/watch?v=_lp9-cN_Oog

The Franz Stigler and Charlie Brown Incident

 Đông Quyên phiên dịch

From: TU-PHUNG

Breaking News: Cựu Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật bị ám sát trong lúc vận động tranh cử

Breaking News: Cựu Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật bị ám sát trong lúc vận động tranh cử

July 8, 2022

NARA, Nhật (NV) – Ông Shinzo Abe, cựu thủ tướng Nhật, một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất của quốc gia này, vừa qua đời sau khi bị một người bắn hai phát từ phía sau, gục xuống, chảy máu, và được đưa vào bệnh viện.

Ông bị bắn lúc 11 giờ 30 phút sáng Thứ Sáu, 8 Tháng Bảy, và qua đời khoảng 5 giờ sau đó.

Cựu Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật. (Hình: Franck Robichon – Pool/Getty Images)

Hãng thông tấn AP dẫn lời Bác Sĩ Hidetada Fukushima, trưởng phòng cấp cứu bệnh viện Nara Medical University nói ông Abe qua đời vì vết thương ở tim cùng với hai vết thương ở cổ làm hỏng động mạch.

Vụ ám sát xảy ra trong lúc ông Abe đang vận động tranh cử cho đảng LDP của ông tại thành phố Nara, phía Đông thành phố Osaka, Nhật, theo đài truyền hình NHK.

Theo AP, nghi can là một người đàn ông 41 tuổi, từng là lính Hải Quân của Cục Phòng Vệ Nhật, bị an ninh đè xuống đất và bắt ngay lập tức.

Một phụ nữ Nhật bày tỏ xúc động tại nơi cựu Thủ Tướng Shinzo Abe bị bắn ở Nara. (Hình: Philip Fong/AFP via Getty Images)

Đài NDTV nói nghi can tên là Tetsuya Yamagami, 41 tuổi.

AP cho biết nghi can bắn ông Abe vì bất mãn với ông, nhưng không liên quan đến chính trị.

Đài NTV nói nghi can đứng cách ông Abe chừng 3 mét, và khẩu súng là súng tự tạo.

Hình ảnh của NHK cho thấy có khói bốc lên lúc súng nổ.

CNN cho biết, sau khi bị bắn trúng vào cổ, ông Abe được đưa lên xe cứu thương và sau đó được trực thăng đưa vào bệnh viện để giải phẫu.

Sau khi vụ nổ súng xảy ra, Thủ Tướng Fumio Kishida, người từng là ngoại trưởng của ông Abe, hủy vận động tranh cử và quay trở lại Tokyo, theo Bloomberg News.

Khẩu súng tự chế của nghi can bắn ông Shinzo Abe. (Hình chụp qua màn hình NHK)

Tại cuộc họp báo sau khi trở về Tokyo, ông Kishida cho biết ông Abe trong tình trạng nguy kịch và các bác sĩ lúc đó đang tìm cách cứu sống ông, theo CNN. Thủ tướng cũng cho biết các giới chức sẽ giải quyết vụ này “một cách đúng đắn” và “hành động này không thể tha thứ được.”

Hiện chưa biết vụ ám sát này có ảnh hưởng cuộc bầu cử Thượng Viện diễn ra vào Chủ Nhật này hay không mà trong đó đảng LDP sẽ thắng dễ dàng.

Một số cử tri Nhật đã bỏ phiếu sớm.

Thủ Tướng Fumio Kishida phản ứng tại cuộc họp báo ở Tokyo sau khi ông Abe bị bắn. (Hình: STR/Jiji Press/AFP via Getty Images)

“Sự kiện này thật là sốc,” ông Hiromichi Watanabe, một thành viên cao cấp của LDP, nói tại tổng hành dinh của đảng LDP đang cầm quyền. “Tôi không thể tin là chuyện này xảy ra ở Nhật.”

Ông Rahm Emanuel, đại sứ Mỹ tại Nhật, nói ông Abe “là một nhà lãnh đạo xuất chúng của Nhật và là một đồng minh đáng tin cậy của Mỹ,” và nói thêm là người dân Mỹ đang cầu nguyện cho cựu thủ tướng.

Ông Abe năm nay 67 tuổi, từng là thủ tướng và chủ tịch đảng LDP từ năm 2006 đến năm 2007 và từ năm 2012 đến năm 2020.

Ông là thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật, và cũng từng là bộ trưởng Nội Các từ năm 2005 đến năm 2006 dưới thời Thủ Tướng Junichiro Koizumi và cũng từng là lãnh đạo đảng đối lập trong một thời gian ngắn năm 2012.

Từ khi thôi làm thủ tướng, ông thường có những phát biểu mạnh mẽ về Trung Quốc, nhất là về an ninh trong vùng và thế giới và tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo. (Đ.D.)

Boris Johnson: Nếu Putin là phụ nữ thì sẽ không xâm lăng Ukraine

Boris Johnson: Nếu Putin là phụ nữ thì sẽ không xâm lăng Ukraine

Nguoi-viet

June 29, 2022

MADRID, Tây Ban Nha (NV) — Thủ Tướng Anh Boris Johnson nhận định rằng “Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ không xâm lăng Ukraine nếu ông ta là phụ nữ,” vì không có “tính nam độc hại” (toxic masculinity) theo BBC News hôm Thứ Tư, 29 Tháng Sáu.

Vị thủ tướng Anh cho biết cuộc xâm lăng “điên cuồng, thể hiện tính khí hiếu chiến đàn ông” là “một ví dụ rõ ràng về tính nam độc hại” và ông kêu gọi cần có “nhiều phụ nữ hơn đảm nhiệm các vị trí quyền lực.”

Thủ Tướng Anh Boris Johnson, trái và Thủ Tướng Hòa Lan Mark Rutte tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha. (Hình: Stefan Rousseau – WPA Pool/Getty Images)

Bình luận của ông Johnson được đưa ra trước cuộc họp của NATO, nơi các đồng minh sẽ thảo luận về cách ứng phó với những mối đe dọa trong tương lai.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, ông Johnson sẽ kêu gọi các thành viên khác của liên minh tăng cường chi tiêu quốc phòng.

Chi tiêu quốc phòng của Anh dự trù đạt 2.3% GDP trong năm nay, sau khi tăng cường đầu tư vào ngành kỹ nghệ quốc phòng và chi 1.3 tỷ bảng Anh hỗ trợ quân sự cho Ukraine, chính phủ Anh cho hay.

Hôm Thứ Ba, 28 Tháng Sáu, ông Ben Wallace, bộ trưởng Quốc Phòng Anh, thúc giục Thủ Tướng Johnson tăng ngân sách quân đội hơn nữa, trước mối đe dọa từ Nga.

Phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bavaria, ông Johnson đã trả lời phỏng vấn với đài truyền hình ZDF của Đức.

Tại đây, thủ tướng Anh cho biết thế giới “cần nhiều phụ nữ hơn ở các vị trí quyền lực.”

“Nếu ông Putin là một phụ nữ, và rõ ràng không phải như vậy, nhưng nếu là như vậy, tôi không cho rằng ông ta sẽ mở cuộc chiến tranh xâm lăng và bạo lực điên cuồng, thể hiện tính khí hiếu chiến đàn ông theo cách mà ông ta đang làm,” ông Johnson nhận định.

Ông Johnson nói rằng Tây Phương phải ủng hộ chiến lược quân sự của Ukraine, nhằm giúp Tổng Thống Volodymr Zelensky “có thể đạt được vị thế tốt nhất” trong các cuộc đàm phán sau này với Nga. (V.Giang)