Kế hoạch tấn công của các giới nghiên cứu binh pháp: Việc Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan sẽ diễn ra như thế nào?

Báo Tiếng Dân

Foreign Policy

Tác giả: Neal E. Robbins

Đỗ Kim Thêm dịch

23-12-2022

Tác giả Neal E. Robbins trong buổi triển lãm về ‘Một Trung Quốc’ vào ngày 9-11-2022 tại Học viện Quốc phòng của Vương quốc Anh. Nguồn: Foreign Policy

Lời người dịch: Bài viết của Neal E. Robbins chưa cập nhật một số diễn biến mới nhất từ cuối năm 2022.

Một là, Liên minh quân sự Mỹ – Nhật công khai đẩy mạnh hợp tác quân sự và Mỹ long trọng cam kết bảo vệ Nhật Bản trước mọi thử thách bằng mọi phương tiện, kể cả hạt nhân. 

Nhật Bản quyết định gia tăng ngân sách quốc phòng trong 5 năm tới để tăng cường khả năng tự vệ và phản công. Nhật dự trù xây dựng lại đảo Mageshima với mục đích mở rộng các cuộc thao diễn chung với Mỹ và huy động nhiều phương tiện chiến đấu hữu hiệu hơn. Trong trường hợp Đài Loan bị tấn công, Nhật còn cho phép Mỹ can thiệp khẩn cấp khi cần thiết.

Trong cuộc họp báo hôm 11-1-2023 vừa qua tại Washington, hai nước công bố kế hoạch đối phó với hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên và nguy cơ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Thông cáo nêu đích danh Trung Quốc là “thách thức lớn nhất” về chiến lược vượt ra ngoài khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương. Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng đã báo động về hành vi khiêu khích của Trung Quốc khi muốn thiết lập một thế lực mới trên toàn cầu.

Do tình thế đòi hỏi, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực Thái Bình Dương. Do đó, hai nước sẽ mở rộng hiệp ước phòng thủ chung sang lĩnh vực không gian, nhằm đối phó với hiểm họa bị tấn công bằng tin học và các phương tiện công nghệ mới. Ngoài ra, hai nước sẽ tăng cường khả năng phòng thủ trên biển, cụ thể là chỉnh đốn các lực lượng của Mỹ đang đồn trú tại đảo Okinawa, cách Đài Loan hơn 100 km. Đây sẽ là biện pháp cần thiết khi Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan.

Hai là, giới hoạch định chính sách quốc phòng các nước đều nhận định chung là Trung Quốc hoàn toàn không từ bỏ mục tiêu kiểm soát Đài Loan bằng vũ lực; nhưng vấn đề là thời điểm thích hợp để một cuộc chiến có thể xảy ra. Thực tế hiện nay cho thấy, Trung Quốc đang phải đương đầu với dịch bịnh COVID-19, hệ thống y tế đang nguy khốn và triển vọng hồi phục kinh tế sẽ còn kéo dài. Cả hai thách thức mới này làm cho Trung Quốc trì hoãn các hành động về Đài Loan, ít nhất trong vài năm.

Ba là, một nguồn tin mới nhất của NBC News cho biết, hôm thứ Sáu, ngày 27-1-2023 vừa qua, Đại Tướng Mike Minihan, Chỉ huy trưởng Bộ Tư Lệnh Tiếp Vận Không Quân Mỹ (AMC) gửi bản ghi nhớ cho các sĩ quan thuộc cấp với nội dung tiên liệu về chiến tranh Trung Quốc–Hoa Kỳ sẽ xảy ra trong năm 2025 vì năm 2024 cả Đài Loan và Mỹ đều sẽ bận rộn với cuộc bầu cử tổng thống. Trong thời gian này, Trung Quốc sẽ tận dụng hoàn cảnh để chuẩn bị xung kích Đài Loan.

Trước mắt, Tướng Minihan yêu cầu tất cả sẵn sàng ứng chiến vào năm 2025  các thuộc cấp phải báo cáo về công tác chuẩn bị ứng chiến trước ngày 28 tháng 2 năm nay. Bộ Tư Lệnh có khoảng 50,000 quân nhân và 500 máy bay lo chuyển vận và tiếp tế nhiên liệu.

Sau đây là bản dịch bài viết của ông Robbins.

***

Đó là năm 2025. Trung Quốc phong tỏa Đài Loan. Các tàu sân bay, tàu ngầm và máy bay chiến đấu bay vòng quanh đảo, ngăn chặn tất cả, ngoại trừ việc viện trợ nhân đạo. Các chiến hạm của Mỹ, Đài Loan và đồng minh bay lượn gần đó, nhưng các cuộc đàm phán căng thẳng không có kết quả. Sau đó, cuộc xâm chiếm đẫm máu bắt đầu.

Làm thế nào chuyện này xảy ra như vậy?

Thiếu tá Tom Mouat quan sát với sự thất vọng. Đây không phải là cách mà mọi sự thường diễn ra. Ông nói: “Chúng ta tham chiến có đấu súng, điều này thực sự đáng buồn“. Chuyên gia người Anh chuyên nghiên cứu về các binh pháp chiến tranh đã thực hiện cách mô phỏng này trước đây. Thông thường, khi Bắc Kinh đặt các tham vọng kiểm soát chống lại việc cam kết tự quản của nước láng giềng dân chủ, xung đột chỉ “tiến gần hơn một chút để xảy ra“. Sau đó, mọi phe thoái bước. Như Mouat nói, nhưng lần này, có một loạt “những lời tuyên bố đến từ Trung Quốc và cuộc chiến Ukraine làm thay đổi tình trạng quân bình“. Khi những tác nhân gây chiến đang thực hiện các động thái vào ngày 9 tháng 11 trong thế giới thực, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với các giới chỉ huy quân đội là, “tăng cường toàn diện huấn luyện quân sự để chuẩn bị chiến tranh“, những lời nói được coi là cảnh báo cho Đài Loan và Hoa Kỳ, nước giúp Đài Bắc trang bị và duy trì chính sách “khiến họ phải suy đoán” về việc sẵn sàng bảo vệ hòn đảo.

Vị Thiếu tá mặc quần áo dân sự ngồi trong một hội trường dài tại Học viện Quốc phòng của Vương quốc Anh. Nơi ông làm việc có cuộc triển lãm về huấn luyện, trong đó có một phần hình mẫu với các xe tăng, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu. Trước mặt ông là những chiếc bàn loại gấp lại có một bản đồ Đông Á bằng màu phấn và rải rác những mảnh gỗ mang hình các tàu, máy bay, binh sĩ, vũ khí hạt nhân, tiền bạc, gián điệp và một người được in màu xanh lam đứng trên bục giảng – mà ông luôn gọi là “hành động ngoại giao mơ hồ“.

Xung quanh bàn là hình các nhân vật quân sự và khoa bảng của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, những người mà lý do an ninh không được nêu tên, đang đóng các vai trò lãnh đạo Trung Quốc, quân đội Trung Quốc và chính phủ Hoa Kỳ, Đài Loan, Úc và Nhật Bản. Họ đã đặt ra các mục tiêu chính sách bí mật của mình và từng người một đề xuất bất cứ điều gì họ muốn xảy ra để theo đuổi mục tiêu của đất nước họ, bất cứ điều gì, nghĩa là họ có thể đưa ra lập luận thuyết phục cho mục tiêu. Sau đó, các tác nhân thảo luận về từng hành động một. Nếu họ bất đồng về tính hợp lý, Mouat, với tư cách là người điều phối chương trình, sẽ phán đoán cơ hội thành công từ những tác nhân khác và giới quan sát chuyên nghiệp quanh bàn, họ là những người chọn trong số các thẻ xác suất từ 10 đến 90%. Sau đó, như trong sòng bạc, ông tung những viên xúc xắc đỏ và xanh biểu hiện cho cơ hội. Những gì được coi là khó có thể xảy ra vẫn thành công, nếu được đủ điểm cao (hoặc ngược lại). Thành công hay thất bại được tính bằng khúc tuyến xác suất kết hợp với các số trên các con xúc xắc và mức tỷ lệ phần trăm trung bình của các thẻ.

Mouat đã phát triển các binh pháp như một trò chơi từ năm 1988. Qua thời gian, ông đã chỉnh sửa các quy tắc dựa trên nghiên cứu học thuật về nguồn lực của cộng đồng, việc phân bổ các vai trò và dự đoán. Ông nói: “Một trò chơi bình thường mất khoảng ba giờ và không nên kéo dài hơn một ngày. Hình của các xác suất càng rộng ra khi bạn càng chơi lâu, vì vậy cơ hội đạt được một kết quả dự đoán tốt sẽ càng ít hơn”.

Cái gọi là các trò chơi binh pháp theo bảng ma trận như thế được các nhà ngoại giao, phân tích chính sách và quan chức quân sự cấp cao sử dụng thường xuyên, nó không chỉ để khám phá cách các cuộc xung đột có thể diễn ra như thế nào, mà còn để “đối mặt với những điều họ biết là đích thực nhưng miễn cưỡng chấp nhận“, David A. Shlapak, chuyên gia về binh pháp chiến tranh của tổ chức Rand Corporation cho biết. “Khi họ hiểu các niềm tin mà tự họ không nói ra về thế giới, đó là điều cực kỳ quý giá“. Những trò chơi như vậy đã giúp phân tích nhiều vấn đề nan giải trên toàn cầu và đóng vai trò quan trọng, ví dụ như trong việc đánh bại tàu ngầm của Đức trong Đệ nhị Thế chiến.

Một trong những binh pháp chiến tranh được biết đến sớm nhất được đề ra từ thời Trung Quốc cổ đại, thường được cho là của Tôn Tử. Đến thế kỷ 17, các binh pháp phức tạp đã được phát triển, chẳng hạn như một “trò chơi của vua” được sử dụng rộng rãi bởi quân đội của các tiểu bang Đức. Trong thế kỷ 19 và 20, khi các đội quân đang phát triển khiến cho việc thực hành các huy động toàn diện trở nên không thực tế hoặc khiêu khích, nhiều quốc gia bắt đầu sử dụng các binh pháp để giúp mô phỏng việc phối trí. Kể từ đó, binh pháp đã phát triển mạnh, cho cả trong chiến lược và giải trí. Mouat phân loại các binh pháp cho giới hoạch định ở Anh và các quốc gia khác; các phiên bản chưa phân loại được dành riêng cho những người hâm mộ mà Mouat đã phổ biến trên mạng, cùng với hướng dẫn cách thực hành dài 52 trang.

Do sự hiện diện của tôi là một phóng viên, binh pháp được sử dụng là các tài liệu tóm tắt chưa được phân loại, đó là một phần của loạt bài trong chương trình huấn luyện dành cho các chiến lược gia quân sự để họ trau dồi kỹ năng phân tích. Mouat mô tả bài thực tập là thiên về phẩm hơn là lượng, ít xác suất tiêu diệt và hơn thế nữa như bài tập: “Bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các dòng tweet của Donald Trump có hiệu quả như thế nào?” Gần đây nhất, ông đã được yêu cầu đặc biệt của Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace. Mouat nói, các chuyên gia quân sự, quan chức chính sách và các dân biểu đã được khuyến khích sử dụng các binh pháp này để “suy nghĩ và hiểu biết” và hành động nhiều hơn là phản ứng như phản xạ.

Binh pháp tối nay bắt đầu trong hiện tại và mở đầu bằng việc các tác nhân của chính phủ Trung Quốc tham gia, họ thúc đẩy chính sách thống nhất thông qua áp lực kinh tế. Bắc Kinh cung cấp cho Đài Bắc nguồn thực phẩm được trợ cấp để cắt giảm lợi ích của Mỹ và giành đòn bẫy đối với nền kinh tế của hòn đảo. Không ai trong số những người tham gia phản đối, tất cả đều coi hành động này là thường lệ, vì vậy Bắc Kinh vẫn tiến hành. Nhưng Đài Loan không hề bị ảnh hưởng. Đến lượt mình, Đài Loan kéo dài thời gian cưỡng bách việc thi hành nghĩa vụ quân sự để tăng cường lực lượng, vốn đang bị Trung Quốc áp đảo ồ ạt. Washington cử một phái đoàn kinh tế đến Bắc Kinh với hy vọng xoa dịu các căng thẳng, nhưng giới chức tham gia và giới chuyên gia quan sát chê trách. Các thẻ định các xác suất đặt ra 30% cơ hội thành công và việc tung xúc xắc thấp cho thấy thiện chí thương thuyết của Hoa Kỳ không giúp ích được gì.

Một năm sau trong thời gian binh pháp tăng tốc, Hoa Kỳ tăng cường các cuộc thao diễn hải quân với Úc, Nhật Bản và các quốc gia khác ngoài khơi của bờ biển Philippines. Để đáp trả, Trung Quốc thể hiện một màn trình diễn quy mô về sức mạnh xung quanh eo biển Đài Loan, giống như họ đã làm trong chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào tháng 8 vừa qua. Rất nhiều mảnh gỗ biểu tượng cho hải quân và máy bay được tung ra trên bàn để minh hoạ cho việc này.

Mouat tuyên bố là hiện nay binh pháp đã kéo dài thêm một năm nữa. Khi các nỗ lực ngoại giao để tiến gần đến Đài Loan bị từ khước, Trung Quốc bắt đầu lén lút chiếm đóng quần đảo Kim Môn. Ngay ngoài khơi của bờ biển Trung Quốc, những hòn đảo nhỏ kiên cố này là điểm du lịch của du khách Trung Quốc đi bằng phà yêu thích, nhưng nhóm người mới nhất này lại hóa ra là những binh sĩ không mặc quân phục, họ không bắn một phát súng, nhưng chiếm giữ mảnh đất xa xôi này của Đài Loan. Hoa Kỳ tuyên bố gửi vũ khí mới với công nghệ cao đến Đài Loan. Đài Loan bảo vệ Kim Môn và các đảo nhỏ nơi tiền tuyến xa ven biển, bằng cách gài mìn trên biển. Trung Quốc phải phản ứng mạnh bằng cách phong tỏa không phận và hải phận, cắt đứt 23,5 triệu cư dân Đài Loan liên lạc ra khỏi thế giới bên ngoài. Vì vậy, một cuộc đối đầu như kiểu khủng hoảng tên lửa ở Cuba bắt đầu, chỉ có viện trợ nhân đạo là được phép.

Bây giờ là đầu năm 2025. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đài Loan gặp nhau để đàm phán, nhưng bị bế tắc ngay, vì Trung Quốc khăng khăng là Đài Loan phải chấp nhận sự kiểm soát của Trung Quốc, và Đài Loan kiên quyết từ chối bị bó buộc cho sự thống nhất này. Vẫn chưa có phát súng nào được bắn ra, nhưng lực lượng xâm lược Trung Quốc ồ ạt đang ở trên bờ biển, một tiến trình phải mất ít nhất một tháng.

Liệu họ có thực sự xâm lăng? Các tác nhân cùng tranh luận về điểm này, nhưng họ kềm chế trong phong cách:

Trung Quốc: “Chúng tôi sẵn sàng đàm phán“.

Đài Loan: “Chúng tôi vừa thử đàm phán và dường như có một sự bế tắc“.

Trung Quốc: “Chúng tôi đang nói rằng chính phủ của các bạn đã hoàn toàn không có thiện chí đối thoại cởi mở như chúng tôi định nghĩa; chính vì thế, chúng tôi sẽ nói chuyện trực tiếp với chính phủ của các bạn”.

Đài Loan: “Không đúng sự thật“.

Trung Quốc: “Vậy thì hành động trong chính sách của chúng tôi là ra lệnh cho quân đội… đổ bộ trên đất liền, không bắn vào thường dân, đi thẳng về phía thủ đô Đài Loan, và sau đó bắt chính phủ đang cầm quyền và quốc hội làm con tin”.

Đài Loan: “Điều đó sẽ không hiệu quả. Chúng tôi sẽ có thể bắt họ và phát hiện ra khi họ đến khá dễ dàng. Các nhân vật quan trọng của chính phủ chúng tôi có lẽ ở trong một lô cốt vào thời điểm này“.

Xâm lược Đài Loan khó khăn hơn Ukraine nhiều. Bị ngăn cách với lục địa bởi một eo biển dài 160 km, nơi thời tiết khắc nghiệt khiến cuộc xâm lược gần như không thể xảy ra trong mọi lúc, trừ vài tháng trong năm, ở hầu hết các phía, Đài Loan được bảo vệ bằng các ngăn cản của vách đá ven biển. Phương cách tiến hành khả thi nhất là đi qua các vùng đất trũng thấp được củng cố nghiêm ngặt ở phía tây, nơi những bãi bùn nguy hiểm sẽ khiến cho việc băng qua đường đổ bộ bằng hỏa lực trở thành cơn ác mộng đối với những kẻ tấn công. Sự khôn ngoan thông thường là Trung Quốc, ngay cả với quân đội 2 triệu người và hải quân lớn nhất thế giới, vẫn chưa có đủ năng lực hoặc lực lượng đổ bộ đầy đủ để thúc đẩy một cuộc xâm lược khi mà Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan. Nhưng trong binh pháp này, Trung Quốc không hề nao núng.

Các tác nhân thuộc chính phủ Trung Quốc tin rằng, đó là thời điểm thích hợp. Quân đội Trung Quốc đưa ra một tuyên bố lạnh lùng: “Chúng tôi hỏi dân chúng Đài Loan rằng liệu họ có sẵn sàng chịu mất hoàn toàn mọi thứ, thay vì đi đến một giải pháp mà cả hai bên đồng ý không“. Các cuộc đàm phán bế tắc, lực lượng đặc biệt của Trung Quốc bay đến để bắt giữ các nhà lãnh đạo dân cử Đài Loan ở Đài Bắc, giống như Nga đã cố gắng làm ở Kyiv lúc đầu trong cuộc xâm lược). Bây giờ việc đổ máu mới bắt đầu. Thúc đẩy một cuộc xâm chiếm toàn diện có nguy cơ làm cho binh sĩ Trung Quốc thiệt hại nặng nề, gây thảm họa to lớn hơn cho Đài Loan và tạo biến động cho tình trạng quân bình quyền lực toàn cầu. Nhưng Hoa Kỳ vẫn đang do dự, không sẵn sàng gởi quân đội tới và khăng khăng đòi đưa cuộc xung đột ra Liên Hiệp Quốc, vốn phải mất thêm một tuần nữa.

Đến đây trò chơi kết thúc.

Mouat nói, cuộc chiến và các làn sóng của cú sốc diễn ra như thế nào là một dạng khác của binh pháp, “binh pháp xâm lược Đài Loan” đang sử dụng các quy tắc khác.

Trong cuộc phỏng vấn, các tác nhân đại diện cho chính phủ Trung Quốc nói, họ đã tấn công hung hãn, nhưng đó là “một sự leo thang rất cân bằng“, vì Bắc Kinh đã cho phép viện trợ nhân đạo và cố gắng “không bỏ đói dân chúng” trước khi tấn công. Nhưng tại sao Hoa Kỳ không đáp trả kịp thời cuộc xâm lược? Các tác nhân người Mỹ viện dẫn về sự thiếu ủng hộ quốc tế đối với tính hợp pháp của Đài Loan và sự mệt mỏi sau chiến tranh Ukraine. Liệu Trung Quốc hay Mỹ có thể thực sự mạo hiểm tham gia khi không có việc sản xuất các chất bán dẫn hàng đầu thế giới của Đài Loan? Tại sao Hoa Kỳ không mạnh mẽ phá vỡ lệnh phong tỏa, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, khi họ có cơ hội? Liệu điều đó có thể thuyết phục được Trung Quốc lùi bước? Mọi người đang tránh xa trong khi suy gẫm lại những vấn đề như vậy.

Theo Mouat, các binh pháp dựa theo bảng ma trận có thể làm cho mọi thứ đúng 60%, tốt hơn là của các nhà phân tích cá nhân, nhưng mục tiêu cuối cùng là tác động “các cuộc trò chuyện thông minh“.

Các chuyên gia đã tham khảo tạp chí Foreign Policy trước khi họ đồng thuận về binh pháp xâm lược là có thể, thậm chí xảy ra, nhưng họ bất đồng về thời điểm. “Với thành tích của ông Tập Cận Bình, cuộc chiến có thể bắt đầu bất cứ lúc nào và có thể diễn ra theo những cách khiến cho chúng ta ngạc nhiên“, nhà phân tích Ian Easton, tác giả cuốn sách Mối đe dọa xâm lược của Trung Quốc, nhận định. Đối với Easton, ngoài việc Trung Quốc tăng cường quân sự, Bắc Kinh bắn tên lửa đạn đạo gần Đài Loan vào tháng 8 là “hành vi gây bất ổn“, nó không có cơ sở theo luật quốc tế và “do đó, phải được coi là một tín hiệu của ý định thù địch“.

Nhưng Shlapak, cũng là một chuyên gia về Đông Á, đã bác bỏ những dự đoán gần đây của quân đội Mỹ về cuộc xâm lăng vào năm 2027. Ông nói: “Những điều này nhầm lẫn giữa khả năng với ý định. Trung Quốc chắc chắn đang gia tăng khả năng  hành động để chống Đài Loan, nhưng họ nhận ra rủi ro cố hữu của cuộc xâm lược“. Ông bác bỏ “sự cứng rắn gần đây về ngôn ngữ” của Trung Quốc là phản ánh nhận thức của họ về việc thắt chặt các mối quan hệ Mỹ-Đài Loan. Ông tin rằng, hiện trạng sẽ không thay đổi trong khoảng 10 năm tới, trừ khi có những thay đổi đáng kể trong lập trường của Đài Loan hoặc Trung Quốc.

Steve Tsang, Giám đốc Học viện Trung Quốc của Đại học London, cũng có dự đoán tương tự. Theo “điều kiện như cách đếm đậu“, Trung Quốc sẽ có khả năng xâm lược “khoảng năm 2027“, ông Tsang nói, nhưng họ vẫn sẽ thiếu sức mạnh tổ chức tổng thể để thực hiện một cuộc xâm lược toàn diện. Ông nói: “Nhưng cuối cùng, khi vấn đề đến là Tập Cận Bình cảm thấy có thể làm như vậy với cái giá phải trả có thể chấp nhận được, thì ông sẽ thực hiện“. Tsang hy vọng, ông Tập sẽ nắm quyền suốt đời và hành động chống lại Đài Loan trong 10 đến 20 năm nữa. Ông nói: “Tuy nhiên, một cuộc xâm lược là lựa chọn cuối cùng“. Giải pháp ưa thích của Bắc Kinh là chính phủ Đài Loan đầu hàng để Washington khó can thiệp, mặc dù ông hy vọng Đài Loan sẽ tăng cường phòng thủ và chống trả, như “bình thường đối với một nền dân chủ sinh động“.

Theo quan điểm của Tsang, những lời lẽ hùng biện của Bắc Kinh có tác dụng khiến cho mọi người tin rằng, hành vi của Bắc Kinh là sự thống nhất Trung Quốc, thực sự là hướng về một mục tiêu lớn lao hơn: “Làm cho Mỹ phá sản về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương” và biến Đài Loan là thành trì trong sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, ông Tsang nói, kiểm soát Đài Loan là một bước quan trọng trong “giấc mơ trẻ trung hóa quốc gia“.

_________

Tác giả: Neal E. Robbins là một nhà báo tự do cư ngụ tại Cambridge, Anh. Trước đây, ông là phóng viên nước ngoài tại Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ và Vương quốc Anh.

***

Bài liên quan: Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan khi Trung Quốc xâm chiếm? — Đài Loan và cuộc chiến đấu cho nền dân chủ

 

Chiến tranh có thể nổ ra ở eo biển Đài Loan trong vòng hai năm

Tổng hợp từ ReutersSCMPNewYorkPost và các báo khác

WASHINGTON (Reuters) – Một đảng viên Cộng hòa hàng đầu tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm Chủ nhật cho biết tỷ lệ xung đột với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan “rất cao” sau khi một vị tướng Hoa Kỳ gây kinh ngạc với một bản ghi nhớ cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ chiến đấu với Trung Quốc trong hai vòng hai năm tới đây.

Dân biểu Hoa Kỳ Michael McCaul (R-TX) hình chụp lúc ông đến Tháp Trump để gặp Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump ở New York mấy năm trước đây.

Trong một bản ghi nhớ đề ngày 1 tháng 2 nhưng được công bố vào thứ Sáu vừa qua, Tướng Mike Minihan,

người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tiếp Vận hàng không, đã viết thư cho ban lãnh đạo khoảng 110.000 thành viên của cơ quan này, nói rằng: “Linh tính tôi mách bảo rằng chúng ta sẽ chiến đấu vào năm 2025.”

“Tôi hy vọng ông tướng ấy đoán sai… Tuy nhiên, tôi nghĩ ông ấy đúng,” Mike McCaul, tân Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại tại Hạ viện Hoa Kỳ, nói với Fox News Sunday.

Quan điểm của vị tướng này không đại diện cho Lầu Năm Góc nhưng thể hiện mối quan ngại ở các cấp cao nhất của quân đội Hoa Kỳ về nỗ lực có thể có của Trung Quốc nhằm kiểm soát Đài Loan, mà Bắc Kinh tuyên bố là một tỉnh ương ngạnh.

Minihan viết rằng cả Hoa Kỳ và Đài Loan sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2024, có khả năng tạo cơ hội cho Trung Quốc thực hiện hành động quân sự.

McCaul nói rằng nếu Trung Quốc không thể đạt được quyền kiểm soát Đài Loan một cách không đổ máu thì “theo nhận định của tôi, họ sẽ xem xét một cuộc xâm lược quân sự. Chúng ta phải chuẩn bị cho điều này”.

Ông cáo buộc chính quyền Dân chủ của Tổng thống Joe Biden đã thể hiện sự yếu kém sau cuộc rút quân vụng về khỏi Afghanistan, điều có thể khiến chiến tranh với Trung Quốc dễ xảy ra hơn.

Nhà Trắng từ chối bình luận về nhận xét của McCaul.

Một quan chức Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Bảy, những bình luận của vị tướng này “không đại diện cho quan điểm của bộ về Trung Quốc.”

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hồi đầu tháng này cho biết ông thực sự nghi ngờ rằng các hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc gần eo biển Đài Loan là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sắp xâm chiếm hòn đảo này. (Ông không tin sự xâm chiếm sẽ xẩy ra cho dù Bắc Kinh gia tăng hoạt động quân sự nhằm đe dọa eo biển Đài Loan)

Phan Sinh Trần

Sóng ngầm trong lòng nước Nga

Báo Tiếng Dân

Tác giả: Boris Bondarev

Nguyễn Chiến Thắng, dịch

25-1-2023

Boris Bondarev là một nhà ngoại giao tại Bộ Ngoại giao Nga từ năm 2002-2022, sau đó là cố vấn tại Phái bộ Nga tại Văn phòng LHQ ở Geneva. Nguồn: Mail

Châu Âu đang có chiến tranh – bây giờ quan trọng nhất là phải làm tất cả những gì có thể làm để phe chính nghĩa phải chiến thắng – Cựu ngoại giao Nga Boris Bondarev nói.

Nước Anh đang có chiến tranh với Nga. Nó có vẻ khó tin. Các chính trị gia của bạn có thể không hiểu điều đó. Nhưng tin tôi đi – đối với Vladimir Putin bạn của kẻ thù của ông ta là kẻ thù đáng căm nhất.

Nước Anh đã trung thành ủng hộ Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm ngoái. Và kẻ độc tài sẽ không bao giờ quên hay tha thứ cho nước Anh vì điều đó.

Ngày nay, nhiều độc giả của Mail có thể lo lắng rằng, bằng cách tăng cường viện trợ vũ trang cho Ukraine, Anh và NATO đang làm leo thang nguy cơ chiến tranh tổng lực với Nga.

Nhưng bạn phải vượt qua nỗi sợ hãi đó. Đừng để Putin nuôi dưỡng sự hèn mạt khiếp nhược đó trong bạn – Đó là lý do tại sao lời chỉ trích của Boris Johnson trên Mail tuần này lại quan trọng đến vậy.

Bằng ngôn ngữ điển hình, ông kêu gọi phương Tây cứng rắn hơn. Đó chính là tinh thần mà thế giới cần bây giờ.

Tôi nói với tư cách là một người Nga yêu nước sâu sắc. Trong 20 năm, tôi đã làm việc trong ngành ngoại giao Nga, trước khi từ chức trong sự phẫn nộ vào tháng 5 năm ngoái để phản đối cuộc xâm lược – nhà ngoại giao Nga duy nhất đã làm được điều đó cho đến nay.

Tôi thấy Putin và tay chân của ông ta đã bị lừa dối như thế nào, và bất chấp mọi thứ, họ tin rằng phương Tây quá hèn yếu để chống lại sự xâm lược của họ.

Sự thật là chừng nào Putin còn nắm quyền, châu Âu sẽ không bao giờ an toàn trước mối đe dọa chiến tranh với Nga, chủ nghĩa khủng bố do nhà nước hậu thuẫn hoặc bóng ma hủy diệt hạt nhân mà nước này tượng trưng.

Đó là lý do tại sao cuộc chiến phải tiếp tục.

Putin nắm giữ hàng ngàn vũ khí hạt nhân chiến lược và tầm xa trong kho vũ khí của mình. Việc sử dụng chúng có thể là điều không tưởng đối với bạn — nhưng với Putin và cận thần của ông ta thì không.

Kho vũ khí tàn khốc này đe dọa tất cả các quốc gia NATO, đặc biệt là Mỹ, quốc gia đã cung cấp nhiều nguồn tài nguyên cho Tổng thống Zelensky ở Kiev hơn bất kỳ đồng minh nào khác.

Ảnh: Quân đội Ukraine đang “tiêu diệt kẻ thù tối đa” theo lệnh của Tổng thống Zelensky ngày 24-2-2022. Nguồn: Reuters

Đức cũng vậy, bằng cách đồng ý gửi 14 xe tăng Leopard 2 trong tuần này (tương ứng với 14 chiếc Challengers do Vương quốc Anh gửi đến), đã thực hiện một bước đi dũng cảm và không thể thay đổi.

Đó là một cử chỉ táo bạo. Nhưng Zelensky đã nói rõ rằng vài chục xe tăng sẽ không đủ. Anh ta cần ít nhất 300.

Phương Tây có khả năng cung cấp chúng – và họ phải làm như vậy mà không do dự.

Tại sao? Vì đây không phải là một cuộc chiến nhỏ. Putin có thể gọi một số lượng gần như vô hạn lính nghĩa vụ làm bia đỡ đạn.

Nhưng mặc dù ông ta sẽ vứt bỏ rất nhiều mạng sống của những người đàn ông khác, nhưng điều đó không giống như một đội quân.

Khi cuộc xâm lược bắt đầu vào đầu năm ngoái, thế giới đã đánh giá quá cao sức mạnh của Nga. Các đồng nghiệp của tôi tại Phái bộ Nga tại Văn phòng Liên Hợp quốc ở Geneva đều tin vào những tuyên bố của các tướng lĩnh của Putin rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” sẽ kết thúc trong vòng 96 giờ và “Phương Tây sẽ phải chấp nhận” – họ nói- “Người Mỹ hèn nhát và người châu Âu yếu đuối, sẽ không dám chống lại chúng ta” (!?)

Nhưng điều đó đã được chứng minh là một ảo tưởng, khi Ukraine tỏ ra ngoan cường, cứng rắn và bất chấp; và ngay sau đó nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, với người đi đầu là Boris Johnson, đã nhanh chóng thể hiện quyết tâm của họ.

Nhưng giờ đây, bất chấp những đề xuất quân sự mới nhất, quyết tâm ban đầu đó đang trở thành chủ nghĩa tự mãn. Thay vì dốc hết sức hỗ trợ, ngay cả Vương quốc Anh cũng miễn cưỡng cam kết mọi hỗ trợ mà Kyiv cần. Đức đã do dự trong nhiều tháng trước khi quyết định gửi xe tăng Leopard của mình.

Ukraine không thể chấp nhận sự chậm trễ như vậy nếu muốn giành chiến thắng. Hiện tại, nó đang bất chấp các tỷ lệ cược. Sẽ là một sai lầm khủng khiếp nếu đánh giá thấp Nga trong năm nay – khi nước này lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới tàn khốc vào mùa xuân – như đã được đánh giá vào năm 2022.

Tôi đã phạm một sai lầm tương tự khi Putin đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tôi đã đánh giá thấp khả năng phạm tội ác chống lại loài người của ông ta.

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi ngày càng có cảm giác rằng nạn tham nhũng ở đất nước tôi cuối cùng sẽ lấn át chúng tôi. Được cai trị bởi một kẻ hoang tưởng tự đại, được nuôi dưỡng bằng tuyên truyền, với sự mua chuộc làm tê liệt mọi khía cạnh của nền kinh tế của chúng ta, nước Nga đang dần bị bóp nghẹt.

Nhưng tôi tin tưởng vào sự kiên cường của người dân Nga và tôi vô cùng hy vọng rằng đất nước của chúng tôi có thể phục hồi – ngay cả khi phải mất thêm 20 năm nữa và phần còn lại của sự nghiệp của tôi.

Tôi sinh ra ở Moscow năm 1980, trong một gia đình yêu nước sâu sắc. Ông nội tôi từng là một anh hùng của Liên Xô, một vị tướng dũng cảm đã lãnh đạo một sư đoàn bộ binh của Hồng quân chống lại quân Đức Quốc xã xâm lược trong Thế chiến II, mà người Nga chúng tôi gọi là ‘Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại’.

Mặc dù tôi chưa bao giờ biết ông ấy, nhưng ông ấy là một sự hiện diện đầy cảm hứng trong gia đình chúng tôi: những câu chuyện về lòng dũng cảm của ông ấy đã trở thành huyền thoại. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy phát ốm khi quân đội Nga tiến vào Ukraine năm ngoái.

Năm 1944, quân ta là một trong những người giải phóng, đánh đuổi bọn phát xít sát nhân. Nhưng bây giờ, vào năm 2022, chúng tôi là những kẻ xâm lược. Ông tôi sẽ kinh hoàng.

Nhưng không giống như một người sống trong một nền dân chủ, tôi không thể làm một cử chỉ đơn giản để phản đối. Nếu tôi lên tiếng, tôi sẽ mất việc và bị trục xuất khỏi đất nước của mình, nơi sẽ không bao giờ an toàn cho tôi nữa.

Tại Phái bộ ở Geneva, tôi không thể nói cho ai biết tôi cảm thấy thế nào. May mắn thay, 20 năm trong ngành ngoại giao đã rèn luyện rất tốt để duy trì nụ cười chuyên nghiệp. Có lẽ một số đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ sự khó chịu của tôi, nhưng chúng tôi giữ kín điều đó với nhau.

Người duy nhất tôi có thể tin tưởng để tiết lộ bí mật của mình là vợ tôi, Stanislava. Cô ấy cũng ngày càng vỡ mộng: cô ấy làm việc trong khu vực bán tư nhân, có mối quan hệ trong các ngành cung cấp cho khu liên hợp quân sự, và tình trạng tham nhũng và kém cỏi mà cô ấy gặp phải là điều hiển nhiên.

Tháng 1 năm ngoái, cô ấy quyết định nghỉ việc, trước quyết định của chính tôi.

Cô ấy hiểu tôi cảm thấy bực bội như thế nào khi các thông báo của tôi tới Moscow không bao giờ có thể nói lên sự thật. Không có lời nói dối hay bịa đặt công khai nào, nhưng sự thật phải được thể hiện bằng nhiều lớp từ ngữ thận trọng.

Putin chỉ nghe những gì ông ấy muốn nghe, vì vậy không quan chức cấp cao nào muốn được nói điều gì đó có thể khiến tổng thống không hài lòng.

Ở mọi tầng lớp quan chức Nga, cấp dưới được chọn không phải dựa trên năng lực mà vì lòng trung thành của họ, thường là từ bạn bè và gia đình.

Trên hết, đây là lý do tại sao các tướng lĩnh đã hứa với Putin rằng, cuộc xâm lược Ukraine của ông sẽ được chào đón bằng những tràng pháo tay và hoa.

Bản thân họ cũng nửa tin nửa ngờ – bởi vì thật nguy hiểm khi tin vào bất cứ điều gì khác.

Họ — cũng như những người bạn theo chủ nghĩa đạo tặc của Putin — càng sớm nhận ra rằng cuộc chiến đã thất bại, thì nhà độc tài sẽ càng sớm ra đi và chế độ của ông ta sẽ sụp đổ.

Trong vài năm qua, tôi đã nhiều lần ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều nhà ngoại giao Nga — kể cả một số người đã sống ở phương Tây trong nhiều năm — cho rằng các nền dân chủ không hơn gì Nga. Ho tự tin tuyên bố rằng quyền lực tập thể và tự do là ảo tưởng. Họ tin rằng Joe Biden có thể gọi điện cho thống đốc bang và ra lệnh, giống như Putin vẫn làm. Họ tin rằng các thẩm phán (Mỹ) sẽ làm những gì cảnh sát trưởng nói với họ, và rằng cảnh sát trưởng được trả tiền từ các băng đảng có tổ chức.

Vào tháng 5, khi chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để bảo đảm an toàn cho mình, tôi đã đưa ra một tuyên bố, tuyên bố phản đối chiến tranh.

Vâng, vợ tôi và tôi hiện đang gặp nguy hiểm từ Putin, nhưng mọi người ở châu Âu cũng vậy. Nhưng tất cả chúng ta cần thôi giả vờ: lục địa đang có chiến tranh. Bây giờ tất cả những gì quan trọng là bên đúng phải chiến thắng.

______

Lời bình của Nguyễn Chiến Thắng: Dân tộc Ukraine ngoan cường đang thức tỉnh và truyền cảm hứng cho nhân loại! Đang làm Mỹ và Phương Tây tỉnh cơn mê.

Thay vì sợ Nga, lùi bước trước Nga thì hãy vượt qua sự sợ hãi, hãy chung tay cùng Ukraine đánh cho Nga dập đầu, đánh cho “sạch không kình ngạc, đánh cho tan tác chim muông” đánh cho con rắn độc không còn ngóc đầu lên, đánh cho chừa, cho 100 năm hồn xiêu phách lạc; đánh cho đám chư hầu hết nơi bấu víu.

Anh đột kích đường dây buôn người ở London, phát hiện 3 nạn nhân người Việt

26/01/2023

Cảnh sát quận Essex, Anh, phát hiện một ngôi nhà có trồng 500 cây cần sa hôm 1/2/2022. Anh là một trong những quốc gia điểm đến lớn nhất của các nạn nhân buôn người từ Việt Nam.

Cảnh sát quận Essex, Anh, phát hiện một ngôi nhà có trồng 500 cây cần sa hôm 1/2/2022. Anh là một trong những quốc gia điểm đến lớn nhất của các nạn nhân buôn người từ Việt Nam.

Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia (NCA) của Anh vừa thực hiện một loạt các cuộc đột kích trên khắp London và phát hiện 3 người Việt có thể là nạn nhân buôn người, còn gọi là nô lệ thời hiện đại.

Đây là một phần của cuộc điều tra về một nhóm tội phạm có tổ chức bị nghi ngờ sử dụng nạn nhân buôn người để vận hành các trang trại cần sa.

Ba người đàn ông đã bị bắt vào sáng 25/1 vì tình nghi phạm tội buôn người và sản xuất cần sa.

Các vụ đột kích diễn ra sau một chiến dịch vào tháng 4/2022 khi NCA phát hiện ra một trang trại cần sa khổng lồ hoạt động bên ngoài một nhà máy ở Stroud, Gloucestershire.

Cảnh sát tìm thấy 3 nạn nhân có thể là nô lệ thời hiện đại. Tất cả đều là công dân Việt Nam và đang làm việc tại cơ sở trên.

Cảnh sát đã thu giữ và tiêu huỷ khoảng 500 cây cần sa, có giá trị hơn 400.000 bảng Anh.

Một giới chức điều tra cấp cao của NCA, Neil Gardner, cho biết: “Ba cá nhân đã được bảo vệ an toàn, nhưng có khả năng còn nhiều nạn nhân khác mà chúng tôi chưa biết”.

Một báo cáo mới đây cho biết số lượng tội phạm nô lệ thời hiện đại ở Anh vào năm 2022 đã tăng gấp 11 lần so với năm 2015. Tính trung bình, các báo cáo về tội phạm nô lệ hiện đại đã tăng khoảng 56% mỗi năm kể từ năm 2015.

Những “nô lệ thời hiện đại” thường bị bóc lột, cưỡng bức lao động, làm những công việc bất hợp pháp hoặc bị lấy nội tạng.

Ước tính trên toàn cầu vào năm 2022 có khoảng 49,6 triệu người đang sống trong chế độ nô lệ hiện đại, tương đương với tỷ lệ 1/150 người. Con số này đánh dấu mức tăng thêm 9,3 triệu kể từ lần ước tính toàn cầu gần đây nhất vào năm 2017.

Lời Bàn:

Chuyện rừng rú chỉ có ở CHXHCN hôm xưa thì bắt cóc người thiểu số bán làm nô lệ ở Trung Quốc.

Kỳ này thì phát hiện thêm một đợt nô lệ bán sang Anh Quốc.

Thật đúng như Bác Trọng nói, chưa bao giờ cơ đồ nước Việt được như ngày hôm nay, tự hào thay với các dịch vụ  tham ô từ người nhà Chủ tịch nước, sân sau của Thủ Tướng, Phó Thủ Tướng đến Bộ Trưởng, Cục Trưởng cộng với nạn buôn người qua Trung Quốc, Anh, Campuchia. Nước Ta còn có cách làm giả kit test nghiệm cho chết bệnh nhân COVID, đòi tiền mãi lộ người bị kẹt không về nhà được vì COVID, vân vân và vân vân.

Chưa bao giờ và Chưa bao giờ… đau đớn hơn.

From: Phan Sinh Trần 

“Mèo kêu bá tánh lao-xao…” – Nguyễn thị Cỏ May

Nguyễn thị Cỏ May

Năm Mèo 1939, tại làng Hòa Hảo, Huỳnh Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo viết quyển « Khuyên Người Đời Tu niệm » trong đó có một đoạn Ngài báo trước tình hình thế giới và cả Việt nam sẽ bất ổn và kéo dài do Thế chiến bùng nổ để nhắc nhở người ta hảy hồi tâm mà lo tu tập, sớm cải thiện thân tâm. Lời tiên tri của Ngài ứng nghiệm đúng thực tế của giai đoạn đó:

… « Mèo kêu bá tánh lao-xao,

Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê.

Con ngựa lại đá con dê,

Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao.

Khỉ kia cũng bị xáo-xào,

Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng. »… (Huỳnh Giáo chủ)

Năm Kỷ Mão (Mèo) bắt đầu Thế chiến II và kéo dài qua các năm kế tiếp Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi và Thân, nhận chìm các nước trong khói lửa ác liệt cho tới năm Ất Dậu 1945 mới kết thúc sau 2 trái bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Nagasaki và Hiroshima. Nhựt đầu hàng và Trục phát-xít tan rả

Năm nay 2023 cũng lại năm Mèo tuy không phải Kỷ Mão, Âu châu đang bị chiến tranh do Nga xâm lược và viễn ảnh thế chiến cả nguyên tử mà nhiều người cho rằng không phải xa vời . Nếu nay Thế chiến xảy ra thì thực tế chắc không phải « máu đào chỉn ghê » mà trái đất sẽ biến thành bải hoang vu, không còn sanh vật sanh sống .

Viễn ảnh Thế chiến nguyên tử chắc sẽ không  xảy ra vì quá ác nhưng « Khắp trong trần hạ nhiều điều gian lao » và thiên hạ bị nạn « máu đào chỉn ghê » e sẽ khó tránh .

Từ năm Mèo 2023

Tuy không phải Kỷ Mão nhưng Mèo 23 sẽ bắt đầu một thời kỳ bất ổn lớn cho thế giới . Âu châu đang bị chiến tranh xâm lược của Nga chưa thấy ngày kết thúc mà cường độ ngày càng ác liệt, thường dân khốn khổ hơn hết . Trong lúc đó, thế giới đang từng bước lao vào nạn kinh tế đình đốn, lạm phát, công nợ vượt sự kiểm soát, dân số lao động giảm do lớp già gia tăng, thiên tai, dịch bịnh, việc làm bị máy móc chiếm, … (Theo Gs kinh tế Nouriel Roubini của Đại học NY, được giới tài chánh Wall Street đặt tên Doctor Doom – sách Mégamenaces) .

Một số bất ổn có thể thấy được ngay và sẽ ảnh hưởng quan trọng trong ngắn hạn như lạm phát làm cho vật giá tăng vọt và kinh tế đình đốn . Lải xuất cao dẫn đến khủng hoảng nợ .

Có những bất ổn ảnh hưởng về lâu về dài hơn như thay đổi khí hậu gây ra tình trạng thất mùa làm khan hiếm lương thực . Và đồng thời gây ra nhiều phong trào di dân to lớn trên toàn cầu .

Thấy lạm phát làm cho đời sống khó khăn nhưng khắc phục lại phức tạp vì hậu quả sẽ khó tránh khỏi kinh tế bị khựng lại . Khi kinh tế đình đốn sẽ dẫn đến nợ, công nơ và cả nợ của xí nghiệp .

Trong nhiều năm, chánh phủ một số nước cho rằng công nợ không phải là vấn đề vì người ta có thể quản lý được .

Năm 1970, mức công nợ chấp nhận được là 100% trên PIB, tăng dần lên 220% năm 1989, tới 350% năm 2001, và được  thế tăng liên tục . Theo FMI (Quĩ tiền tệ thế giới) thế giới có hơn 60% quốc gia lợi tức thấp bị rơi vào tình trạng suy sụp vì ảnh hưởng công nợ . Nhiều nước đã bị phá sản như Liban, Sri Lanka hoặc Ghana . Còn Argentine và Turquie thì tứ bề khó khăn .

Còn nợ tư nhơn ? Ngày nay dân huê kỳ có tới phân nửa đang sống tính từng tháng vì không thể để tiết kiệm được nữa .

Vậy họ làm sao thoát được tình trạng bi đát này nếu thất nghiệp gia tăng, lạm phát tiếp tục gặp nhắm vào thu nhập của họ ?

Về địa chánh

Ngoài ra tưởng cũng nên nhìn tới những rủi ro của tình hình địa chánh .  Ở Âu châu, chiến tranh Nga xâm lược Ukraine sẽ dẫn tới xung đột trực tiếp giữa Nga và Otan ? Ở bên vùng Cận-Đông, xung đột muôn đời giữa Do thái và Iran nay đang trên đà leo thang . Sau cùng, xung  đột giữa Huê-kỳ và Tàu có tránh dẫn tới chiến tranh giữa hai nước ở Thái Bình dương hay không khi Tướng chỉ huy Hải quân huê-kỳ tuyên bố « hãy chuẩn bị đối phó với sự xâm chiếm Đài loan của Trung cộng từ đây tới năm 2024 ? » .

Vì vậy  mà những nhà phân tích tình hình thế giới như Ts Henry Kissinger hay sử gia Niall Ferguson tự hỏi phải chăng thế chiến thứ ba đã bắt đầu ?

Thường có nhiều chuyện lớn xảy ra mà người ta không thấy được . Nếu Nga dùng nguyên tử chiến thuật ngăn chận quân Ukraine tiến chiếm các vùng Donbass thì Huê kỳ và Otan sẽ phản ứng không và như thế nào ? Hoặc Huê kỳ ngăn cấm Tàu dùng bằng sáng chế trong khu vực bán dẫn . Quyết định này không khác gì một thứ tuyên chiến kỷ thuật vì những chất bán dẫn là tối cần cho máy móc dân dụng và quân sự . Những hậu quả của chuyện này sẽ như thế nào ?  Khó nói và cũng khó tránh .

Tàu và Nga bắt tay nhau ngăn chận ảnh hưởng của huê-kỳ và Âu châu nhưng chiến tranh Nga và Ukraine đã làm cho hai nước này phải suy nghĩ lại vì giấc mơ thay đổi trật tự thế giới theo hướng độc tài và kinh tế tư bản toàn trị nay đã thành mây khói .

Tàu và Nga cam kết nhau « môi hở răng lạnh » tại hội nghị ở Ouzbékistan, hồi tháng 9/2022, ký kết Tổ chức hợp tác Thượng hải (OCS) bao gồm thêm các nước Kazakhstan, Kirgghizistan, Tadjikistan, Ouzbékistan, Pakistan,  Inde . Nay Iran gia nhập . Iran đã từng giúp Nga máy bay không người lái để đánh Ukraine . Khi tham gia Tổ chức này, Poutine tỏ ra phấn khởi, tuyên bố từ nay anh ta sẽ gần gủi Á châu hơn .

Giữa Tàu, Nga và Iran, khi cùng đứng chung trong Tổ chức Thượng hải, cả ba tạm thời để qua một bên những khác biệt về văn hóa và tôn giáo và những tranh chấp của tổ tiên trước kia, mà chỉ tập trung vào một mục tiêu là chống Tây phương, tức Âu châu và Huê kỳ .

Đừng quên Turquie của Erdogan tuy đang là thành viên của Otan nhưng sẽ sẳn sàng nhảy theo Tổ chức Thượng hải của các nườc độc tài để nhờ đó được bảo vệ giữ ghế Tổng thống bền vững .

Về mặt xã hội, những mạng lưới đem lại những thông tin sai lạc nhằm xuyên tạc, phá hoại hơn là thông tin tử tế, chính xác . Như Tàu và Nga dùng thông tin nhằm chia rẻ Âu châu cho có lợi . Ở Huê kỳ, hệ thống thông tin giả vô cùng trầm trọng . Nhiều người đã lên tiếng tố cáo những mạng lưới này để mong tránh nội chiến . Nhiều nơi tổ chức những nhóm dân sự võ trang đi lùng kiếm nguồn gốc của những mạng lưới này . Một tình trạng xã hội căng thẳng và nguy hiểm .

Nhớ lại thời kỳ chiến tranh lạnh tuy không phải là thiên đường nhưng lại không có những rủi ro nguy hiểm như hiện nay . Âu châu nằm ở lằn ranh Đông-Tây mà vẫn có đời sống an lành trong suốt hơn nửa thế kỳ.

Hôm nay thế giới vô cùng bất ổn.

Là lúc mọi người nên phản tỉnh . Không phải để chờ « Canh khuya gà gái máu đào mới ngưng » !

Nguyễn thị Cỏ May 

From: TU-PHUNG

Ngày thống trị thế giới của Trung Quốc đã bị đẩy lùi lại

Báo Đồi Quốc Hội (The Hill) và Tuần tin tức (Newsweek)

Kế hoạch hai bước để phát triển Trung Hoa của Bắc Kinh bao gồm hai bước, bước đầu tiên liên quan đến việc nâng cao mức độ giàu có công cộng và tăng gấp đôi nền kinh tế quốc gia vào năm 2035. bước hai là xây dựng cái mà họ gọi là “một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại về mọi mặt” vào năm 2049 nhân kỷ niệm một trăm năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đó là kế hoạch của hai năm trước đây, khi ông Tập nói rằng “hoàn toàn có thể” tăng gấp đôi GDP quốc gia và GDP bình quân đầu người vào năm 2035.

Để đạt được điều đó, các nhà kinh tế tin rằng Trung Quốc sẽ cần duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm ít nhất là 5%, một quỹ đạo phát triển từng có tính thực tế và có thể một ngày nào đó nước này sẽ vượt qua nền kinh tế Mỹ về GDP — trị giá 23 nghìn tỷ đô la so với 17,73 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc vào năm 2021, theo hồ sơ của Ngân hàng Thế giới.

Kế hoạch qua mặt Hoa Kỳ về kỹ thuật vào năm 2025

Bắc Kinh đã đẩy nhanh nỗ lực giành vị trí lãnh đạo toàn cầu trong các công nghệ then chốt, lên kế hoạch bơm hơn một nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế thông qua việc triển khai mọi thứ, từ mạng không dây thế hệ tiếp theo đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong kế hoạch tổng thể được đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ, Trung Quốc sẽ đầu tư ước tính 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) trong vòng 6 năm tới năm 2025, kêu gọi chính quyền ở đô thị và những hãng lớn khổng lồ về công nghệ cao kỹ của tư nhân như Huawei Technologies hỗ trợ xây dựng mạng không dây 5G. lắp đặt camera và cảm biến, đồng thời phát triển phần mềm AI làm động lực tự động hóa cho các nhà máy và hệ thống giám sát đại trà.

Sáng kiến cơ sở hạ tầng mới dự kiến sẽ thúc đẩy chủ yếu các đại gia địa phương, từ Alibaba Group Holding và Huawei đến SenseTime Group với chi phí đầu tư xuất xứ từ các công ty Mỹ.

Những trở ngại cho sự phát triển của Trung Quốc

Nhưng những kỳ vọng về sự tất yếu của sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc bị giảm bớt bởi các xu hướng kinh tế và nhân khẩu học tiềm ẩn. Triển vọng phát triển của Trung Quốc bị hạn chế bởi nợ nần chồng chất, dân số già và những thiếu sót về năng suất sẽ hạn chế triển vọng tăng trưởng trong tương lai của nước này.

Và triển vọng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc có thể bị tê liệt bởi nợ nần. IMF báo cáo rằng tổng nợ công, nợ tư nhân và nợ doanh nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 172% năm 2010 lên 265% năm 2021, tức là tăng 54%. Tỷ lệ nợ của U. S. cao hơn, nhưng nó đang tăng chậm hơn.

Tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia chủ yếu là nhờ vào năng suất trong sản xuất và nhân khẩu lao động. Cả hai điều này đều không đứng về phía Trung Quốc.

Một nghiên cứu năm 2022 của IMF đã kết luận rằng trong khi năng suất tổng hợp của Trung Quốc, đo lường cả lao động và vốn đầu vào, tăng 22% từ năm 2003 đến 2011, thì nó chỉ tăng 5% từ năm 2011 đến 2019.
Trong khi đó, dân số Trung Quốc đang già đi và thu hẹp lại, giảm 850.000 người vào năm 2022. Liên Hợp Quốc ước tính rằng dân số quốc gia này sẽ giảm 113 triệu người vào năm 2050. Năm 2020, 17,8% dân số Trung Quốc trên 60 tuổi. Đến năm 2050, tỷ lệ đó là dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 38,8 phần trăm. Ít công nhân khỏe mạnh hơn, năng suất thấp hơn sẽ chỉ đẩy nhanh tốc độ suy thoái kinh tế.

Cuộc điều tra dân số mỗi thập kỷ một lần của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ sinh giảm và lực lượng lao động bị thu hẹp. Nó dẫn đến sự cấp bách mới để đánh bại cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình” của tình trạng già trước khi giàu. Tỷ lệ sinh trong số 1,4 tỷ người của Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm xuống mức thấp mới vào năm 2022, giảm xuống dưới mức của năm 2021 là 10,6 triệu trẻ sơ sinh, mức thấp nhất được ghi nhận chính thức kể từ những năm 1950.

Các hiệu ứng dây chuyền

Các công ty Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã đầu tư hàng tỷ đô la vào Trung Quốc với giả định rằng đây là thị trường tiêu dùng của tương lai. Đầu tư hàng năm của Hoa Kỳ đạt trung bình khoảng 13 tỷ đô la trong thập kỷ qua. Dòng vốn vào này được xác định dựa trên những kỳ vọng ở thị trường tiêu thụ khổng lồ của Trung Quốc.

Không có gì ngạc nhiên khi một cuộc khảo sát năm 2022 đối với các thành viên của Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc cho thấy 23% các công ty Châu Âu, tỷ lệ cao nhất trong thập kỷ qua, đang cân nhắc chuyển các khoản đầu tư hiện tại hoặc theo kế hoạch vào Trung Quốc sang các thị trường khác.

Tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã thúc đẩy chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng mạnh: chỉ riêng trong năm 2022, mức tăng 7,1%. Nếu Bắc Kinh tiếp tục mở rộng chi tiêu quân sự trong bối cảnh nền kinh tế đang chậm lại, họ sẽ phải từ bỏ các khoản đầu tư kinh tế và xã hội, làm chậm sự cải thiện mức sống của người dân Trung Quốc. Hoặc nó sẽ phải gánh thêm nợ, gây nguy hiểm cho triển vọng kinh tế trong tương lai.

Bắc Kinh đã cam kết đạt mức phát thải carbon bằng không vào năm 2060. Để đạt được tham vọng đó, Ngân hàng Thế giới ước tính Trung Quốc cần tới 17 nghìn tỷ USD đầu tư bổ sung vào cơ sở hạ tầng xanh, năng lượng tái tạo và vận tải điện. Tăng trưởng kinh tế chậm hơn sẽ giúp giảm lượng khí thải — một điểm cộng. Nhưng tăng trưởng yếu kéo dài sẽ khiến việc cấp vốn cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc trở nên cực kỳ khó khăn.

Một Trung Quốc chậm lại

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố nền kinh tế của họ tăng trưởng 3% vào năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,4% vào năm 2023, gần bằng một nửa tốc độ tăng trưởng vào năm 2021. Nhưng ngay cả những kỳ vọng thấp như vậy, sẽ chỉ thành hiện thực nếu mọi việc suôn sẻ. Rhodium Group ước tính mức tăng trưởng của Trung Quốc có thể thấp tới 0,5%. Điều này sẽ khác xa so với mức tăng trưởng 8-10% mà thế giới đã từng mục kích về sự gia tăng kinh tế dễ nể của Trung Quốc trước đây.

Trung Quốc dường như không còn sớm vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Goldman Sachs, trước đây từng dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào giữa những năm 2020, giờ đây họ đã đẩy lùi thời hạn qua mặt Hoa Kỳ đến năm 2035. Thậm chí có một số nhà phân tích còn cho rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Trong tuyên bố mới nhất của Tập cận Bình, ông đã bỏ qua mục tiêu qua mặt Mỹ vào năm 2025 cả về kinh tế và kỹ thuật, bây giờ Tập nói:
– Đến năm 2035, mục tiêu phát triển tổng thể của chúng ta là tăng cường đáng kể sức mạnh kinh tế, năng lực khoa học và công nghệ, và sức mạnh toàn diện của quốc gia; tăng trưởng GDP bình quân đầu người một cách đáng kể để đạt mức của một quốc gia phát triển trung bình”.

From: Phan Sinh Trần

Báo cáo: Cuộc đàn áp Kitô giáo đang ở đỉnh cao nhất trong 30 năm

Báo cáo: Cuộc đàn áp Kitô giáo đang ở đỉnh cao nhất trong 30 năm

Giáo hội

Thứ Năm, 19-01-2023

Nigeria tiếp tục là tâm điểm của các vụ thảm sát với 5.014 Kitô hữu bị giết hại vào năm 2022, gần 90% tổng số Kitô hữu bị giết hại trên toàn thế giới—5.621 người 

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại sau buổi tiếp kiến công chúng hàng tuần vào ngày 18 tháng Giêng năm 2023.

♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ 

Theo báo cáo mới nhất từ nhóm vận động Open Doors, cuộc đàn áp các Kitô hữu đang ở mức cao nhất trong ba thập kỷ.

Danh sách Theo dõi Thế giới, do Open Doors phát hành vào ngày 18 tháng 1, báo cáo rằng, về tổng thể, số lượng các Kitô hữu phải đối mặt với sự ngược đãi trên toàn thế giới vẫn (xảy ra) đều đặn vào năm 2022 ở mức xấp xỉ 360 triệu người.

Trong danh sách 50 quốc gia bị đàn áp nghiêm trọng nhất, Triều Tiên đã quay trở lại vị trí đầu tiên vào năm 2022. Năm trước đó, Afghanistan đã lọt vào bảng xếp hạng hàng đầu sau khi Taliban tiếp quản chính phủ nước này.

Afghanistan đứng thứ 9 trong danh sách mới nhất vì các Kitô hữu của nước này đã bị giết hại, bỏ trốn hoặc đang lẩn trốn hoàn toàn, theo giám đốc người Ý của tổ chức Open Doors, Cristian Nani.

 

 

“Một số ít Kitô hữu còn ở lại Afghanistan hiện đang sống giống như Giáo hội thời sơ khai”, ông Nani cho biết tại buổi thuyết trình bày Danh sách theo dõi thế giới vào ngày 18 tháng 1 tại Hạ viện Ý. “Họ sống đức tin trong bí mật vì đó là cách duy nhất để sống đức tin đó một cách an toàn”.

Ông Nani giải thích rằng hiện nay có một hiện tượng ngày càng gia tăng của một Giáo hội “tị nạn”, do số lượng Kitô hữu chạy trốn khỏi cuộc đàn áp.

Các quốc gia khác được phân loại là có mức độ đàn áp Kitô hữu “cực đoan” trong năm nay là Somalia, Yemen, Eritrea, Libya, Nigeria, Pakistan, Iran, Sudan và Ấn Độ.

Báo cáo cho biết rằng ở vùng cận Saharan châu Phi, bạo lực chống Kitô giáo đã đạt đến “mức độ chưa từng thấy”.

Nigeria tiếp tục là tâm điểm của các vụ thảm sát với 5.014 Kitô hữu bị giết hại vào năm 2022, gần 90% tổng số Kitô hữu bị giết hại trên toàn thế giới—5.621 người.

 

 

 

Gần 90% vụ bắt cóc được thực hiện nhằm vào các Kitô hữu vào năm 2022 cũng đã diễn ra ở Nigeria, nơi mà ông Nani cho biết có một “nhiệm vụ” bắt cóc đang diễn ra.

Ông Nani cho biết một kịch bản quá phổ biến là hành động bắt cóc vợ và con gái của một người đàn ông theo Kitô giáo, những người thường xuyên phải chịu đựng bạo lực tình dục và buôn bán tình dục trước khi được thả để đòi tiền chuộc.

Ngoài Danh sách theo dõi của mình, ông Nani cho biết Open Doors đang nỗ lực làm việc nhằm tìm ra “các giải pháp triệt để” cho cuộc đàn áp và đồng thời giúp các Kitô hữu bị đàn áp tìm được sự chữa lành và tha thứ, đồng thời “phá vỡ vòng xoáy của bạo lực”.

Ông Andrea Benzo, Đặc phái viên về Bảo vệ tự do tôn giáo tại Bộ Ngoại giao Ý, đã gọi cuộc đàn áp Kitô giáo không chỉ là việc thiếu quyền tự do thờ phượng mà còn là sự thất bại của xã hội.

Ông Benzo đã ghi nhận sự phổ biến của chủ đề về “các quyền” ở Ý và các nước phương Tây khác trong khi quyền tự do tôn giáo của con người lại bị phớt lờ.

Danh sách Theo dõi Thế giới cũng nhấn mạnh việc tiếp tục đàn áp Kitô giáo ở Trung Quốc, quốc gia đứng thứ 16 trong danh sách.

Trung Quốc, báo cáo cho biết, “đang thành lập một liên minh quốc tế nhằm tái định nghĩa vấn đề nhân quyền”, trong khi nhiều quốc gia áp dụng “mô hình kiểm soát tập trung quyền tự do tôn giáo của Trung Quốc”.

Một thành viên của Hạ viện Ý, Andrea Delmastro Della Vedove, cho biết Ý cần có can đảm để đề xuất các nguyên tắc tự do tôn giáo ở những quốc gia nơi tự do tôn giáo không được tôn trọng đúng mức.

Ông cho biết rằng chính phủ Ý cần phải gây áp lực đối với cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy đa nguyên tôn giáo.

Ông Delmastro là Chủ tịch của một nhóm liên nghị viện chịu trách nhiệm bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các Kitô hữu được thành lập vào năm 2019 bởi đảng cánh hữu Fratelli d’Italia (Những người anh em Italia), một phần của liên minh hiện đang nắm quyền ở Ý.

Ông Delmastro đề nghị mọi người xem xét những điều xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo và đặt câu hỏi: “Những người anh chị em bị bỏ rơi của chúng ta ở Trung Đông và Trung Quốc có thể nghĩ gì về điều đó?”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại sau buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư ngày 18 tháng 1 vừa qua. Đức Thánh Cha cho biết ngài đang cầu nguyện cho Cha Isaac Achi, một Linh mục Công giáo đã thiệt mạng sau khi bọn cướp phóng hỏa nhà xứ của ngài ở miền bắc Nigeria vào Chúa nhật vừa qua.

 

 

Minh Tuệ (theo NCR)

Dân Trung Quốc tiếp tục phản đối chính quyền và chủ tịch Tập Cận Bình

Báo tài chính Bloomberg

Tình trạng bất ổn bùng lên vào đầu tháng giêng, khi cư dân của một thành phố miền trung Trung Quốc lật đổ một chiếc xe cảnh sát trong cuộc xung đột gay gắt với cơ quan thực thi pháp luật về quyền đốt pháo hoa, một tập tục truyền thống để xua đuổi vận rủi và khai tết năm mới. Hồi trước,  mọi người thường chỉ dám phàn nàn về các cấm đoán nhưng phản ứng của dân chúng năm nay lại trở nên dữ dội một cách bất thường.

Biểu tình chống biện pháp cấm đốt pháo (xin bấm vào đây để xem video)

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là chính phủ đã lùi bước và nhượng bộ nhanh nhảu như thế nào. Mặc dù các nghi phạm chánh đã nhanh chóng bị chính quyền bắt giữ, nhưng biện pháp nới lỏng ngay lập tức được áp dùng ơ các thành phố trên khắp Trung Quốc – từ đô thị trung tâm Trịnh Châu đến Côn Minh ở phía tây nam – chính quyền đã bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế bắn pháo hoa ở một số khu vực đô thị trong những giờ quy định.

Cảnh bạo động lật xe của cánh sát tại quận Luyi, tỉnh Hà Nam ( xin bấm vào đường liên kết này)

Việc rút lui nhanh chóng các biện pháp hạn chế cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phe phái của ông lo ngại đến mức nào trước phản ứng dữ dội có thể xảy ra vào dịp mọi gia đình đoàn tụ trên khắp đất nước, ở thời điểm chỉ vài tuần sau khi ông đột ngột dỡ bỏ các hạn chế của Covid. Với vô số ca bệnh, bệnh viện đông đúc bệnh nhân chờ điều trị, lò hỏa táng quá tải và nền kinh tế đang gặp khó khăn, người dân sẽ có nhiều điều để nói trong dịp này— và không điều nào trong số sự kiện đó khiến Xi được xem là người lãnh đạo kiệt xuất.

Frank Tsai, giảng viên tại cơ sở Thượng Hải của Trường Kinh doanh Emlyon, cho biết: “Tập Cận Bình cảm thấy xấu hổ và người dân Trung Quốc không hài lòng với sự mở cửa cẩu thả – họ tự hỏi ba năm (cô lập chống COVID) vừa qua để làm gì nếu nó kết thúc như thế này. “Từ đó, có thể giải thích về các động thái dự kiến (chính quyền) sẽ hướng tới khả năng thích ứng và cởi mở hơn.”

Tưởng cũng nên biết, Trung Quốc thề sẽ kiểm duyệt cuộc trò chuyện trực tuyến về Covid trên các mạng internet trong kỳ nghỉ tết.

Tập đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong khi Trung Quốc lặng lẽ giam giữ những người biểu tình trẻ tuổi đòi cởi trói cô lập Covid. Kể từ làn sóng phản đối phong tỏa lịch sử vào tháng 11 năm ngoái, người biểu tình đã phá vỡ điều cấm kỵ trong việc kêu gọi loại bỏ Đảng Cộng sản, và thậm chí hạ bệ chính ông Tập.

Ngày càng có nhiều người lên tiếng bất chấp hệ thống giám sát khổng lồ và bộ máy kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc.

Bên cạnh tình trạng bất ổn vì phản đối cấm đốt pháo hoa, các sinh viên đã phản đối việc đóng cửa các trường học kéo dài sau thời điểm xoay đầu chính sách Covid của chính phủ.

Trong khi đó, khách du lịch nội địa tại các sân bay ở Quảng Châu và Nam Kinh đụng độ với cảnh sát để tránh các biện pháp kiểm dịch bắt buộc đang được loại bỏ dần dần.

Đầu tháng này, những công nhân y tế, những người từng  giúp ông Tập thực thi chính sách quan trọng hàng đầu “Không Covid” của ông đã phản đối về việc không được trả lương sau khi chính phủ đột ngột chấm dứt ba năm áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt về vi rút.

From: Phan Sinh Trần

 Tình hình kinh tế của năm 2023 sẽ không sáng sủa

 Nhiều hãng sa thải nhân viên tin học ngay từ hai tuần đầu năm 2023

Theo các báo Market WatchBloomberg và Wall Street Journal

Trong một phân tích được công bố hôm thứ Năm, Viện Tài chính Quốc tế dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ là 1,2% vào năm 2023, ngang bằng với năm 2009, khi thế giới mới bắt đầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đồng ý với dự báo bi quan này.

Tình hình kinh tế của năm 2023 sẽ không sáng sủa, công ăn việc làm trong các ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hơn 25.000 nhân viên lĩnh vực công nghệ toàn cầu đã bị sa thải trong những tuần đầu tiên của năm 2023, theo dữ liệu được tổng hợp bởi trang web Layoffs.fyi.

Dưới đây là các công ty nằm trong tâm điểm của sự kiện sa thải nhân viên: Coinbase gia nhập Cisco, Amazon, Salesforce, Intel, Google, HP.

  • Microsoft Corp lên kế hoạch thêm đợt sa thải mới vào sáng thứ Tư (1-18-2023).

    Giám đốc điều hành Satya Nadella (CEO) cho biết trong một bài đăng trên blog cho nhân viên hôm thứ Tư rằng việc sa thải sẽ ảnh hưởng đến ít hơn 5% lực lượng lao động toàn cầu của công ty. Ông Nadella  nói với các nhân viên rằng các công ty trên toàn cầu đã bắt đầu “thận trọng vì một số nơi trên thế giới đang trong thời kỳ suy thoái và những nơi khác đang dự đoán điều đó”. Ông nói thêm rằng công ty sẽ phải trả khoản phí 1,2 tỷ đô la trong khoản thu nhập sắp được công bố liên quan đến chi phí thôi việc.

  • Amazon.com Inc cũng cho biết việc sa thải nhân viên đang tiến hành vốn đã công bố vào năm ngoái, sẽ ảnh hưởng đến hơn 18.000 nhân viên, nhiều hơn dự kiến ban đầu.
  • Salesforce Inc. CRM, trong một hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch vào ngày 4 tháng 1, cho biết họ sẽ sa thải 10% lực lượng lao động như một phần của kế hoạch tái cơ cấu. Tính đến tháng 2 năm 2022, công ty cung cấp phần mềm quản lý quan hệ khách hàng này có hơn 78.000 nhân viên trên toàn cầu.
  • Tuần trước, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global Inc. COIN, đã thông báo cắt giảm 950 việc làm trong nỗ lực cắt giảm chi phí.

Chúng ta cần chuẩn bị tinh thần và tài vật cho những ngày mưa gió sắp đến trong năm mới để có thể đối phó một cách bình thản, an toàn.

From: Phan Sinh Trần

Làm thế nào để tránh một thế chiến khác

Báo Tiếng Dân

Spectator

Tác giả: Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm dịch

17-12-2023

Tạm biệt người yêu để lên đường ra trận. Nguồn ảnh: Getty Images

Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger cảnh báo về một thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn.

Một là, Kissinger đã đề cao vai trò tích cực của Nga trong việc đóng góp cho hòa bình thế giới mà không đề cập đến các chi tiết về tội ác Liên Xô cũ. Kissinger lập luận: “Nga đã có những đóng góp quyết định cho tình trạng quân bình trên toàn cầu và cán cân quyền lực trong hơn nửa thiên niên kỷ. Vai trò lịch sử của Nga không nên bị hạ thấp”.

Lịch sử của Liên Xô đã chứng minh ngược lại. Từ thế kỷ XV-XVII, các triều đại Iwan VI, Peter I hay Katherina II đã mở rộng lãnh thổ Liên Xô bằng quân sự, tiến chiếm Ba Lan, Baltic, Biển Đen, Biển Đông và nhiều vùng khác.

Ngay đến thời Stalin và Chruschtchow, tham vọng này vẫn còn được tiếp tục nuôi dưỡng. Trong thế kỷ XX, Liên Xô đã can thiệp quân sự trực tiếp ở Đông Đức (1953), Hungaria (1956), Tiệp Khắc (1968) và Afghanistan (1979). Không có viện trợ quân sự hùng hậu của Liên Xô, Bắc Việt không thể đạt được chiến thắng năm 1975.

Các can thiệp của Nga ở Ethiopia, Angola, Syria, Iraq và Iran, gây xáo trộn cho các khu vực, là một bằng chứng khác.

Có lẽ điểm son duy nhất của Liên Xô mà Kissinger đề cập là Breschnew và Gorbatschow tham gia các hội nghị về giới hạn vũ khí chiến lược (SALT I và II). Ngay trong năm 1978, 70% dân chúng Mỹ không tin tưởng thiện chí hoà đàm của Liên Xô và Thượng Viện Mỹ cũng nhiều lần tìm cách trì hoãn việc phê chuẩn.

Phủ nhận các bằng chứng này, Kissinger đã chối bỏ thực tế lịch sử hiếu chiến của Liên Xô để ca ngợi chủ trương xâm lược của Nga ngày nay.

Hai là, chiến trường Ukraine chưa định hình ưu thế chiến thắng cho Nga hay Ukraine. Trước hết là Nga. Dù các nguồn tin không thể kiểm chứng, nhưng số binh sĩ thương vong đáng cho Putin phải lo ngại, trong đó việc tăng cường 300.000 tân binh trừ bị là một bằng chứng.

Gần đây nhất, Putin bổ nhiệm tướng Valeri Guerassimov, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga, làm Tổng Chỉ huy chiến trường Ukraine, thay cho Sergey Surovikin. Quyết định này cho thấy, quân đội Nga không hùng hậu và các tướng lãnh không tài ba như công luận thường đề cập trong các biện pháp cải cách. Dù với 100 ngàn quân và có hơn 4.000 xe tăng hỗ trợ, việc tấn công Ukraine mang về kết quả thảm hại. Lý do chính là binh pháp của Nga là tạm bợ và công nghệ quân sự còn tụt hậu.

Theo các thăm dò hiện nay, Nga đang chuẩn bị cho một đợt tấn công mới. Với binh pháp mới và việc tuyển dụng thêm 500.000 tân binh, Putin hy vọng sẽ mang lại tin vui trên chiến trường, nhưng không có gì bảo đảm cho sự lạc quan này.

Không vì Nga suy yếu mà Ukraine chiếm được nhiều ưu thế hơn trên chiến trường. Dù tinh thần anh dũng, nhưng Ukraine cần được trang bị nhiều xe tăng, xe thiết giáp bộ binh để tiếp tục chiến đấu. Các nước Pháp, Mỹ, Anh và Đức sẽ cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho Ukraine, nhưng tốc độ còn quá chậm so với nhu cầu khẩn cấp của chiến trường. Cho đến nay, NATO vẫn rất thận trọng vì lo ngại Nga xem mọi hình thức gián tiếp can thiệp là hành động leo thang và trực tiếp tham chiến.

Nói chung, cuộc chiến còn kéo dài. Do khả năng cung cấp hạn chế, nên các nước phương Tây cũng sẽ giảm mức yểm trợ. Các nước châu Âu đều muốn cuộc chiến kết thúc nhanh chóng vì tình trạng giá năng lượng tăng cao và lạm phát leo thang làm cho dân chúng bất bình. Dư luận ở Mỹ, những thay đổi gần đây cũng cho thấy ít ủng hộ Ukraine hơn so với ban đầu. Hậu quả chung cho Ukraine là phải chịu nhiều thất thế trong khi cần nhiều viện trợ vũ khí để có thể chiến thắng.

Lo ngại chung trong công luận vẫn là vấn đề, nếu phương Tây tiếp tục cung cấp thì sẽ có nguy cơ leo thang thành xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO. Nhưng điểm chính là tinh thần hiếu chiến của Putin khó thay đổi nhanh chóng, bất cứ thỏa thuận nào, nếu có trong tạm thời, cũng giúp Nga có thêm thời gian chỉnh đốn và chuẩn bị cho các đợt tấn công tiếp theo.

Trong lúc này, các biến chuyển nghịch lý sẽ còn tiếp tục diễn ra và khó phân biệt ai thắng ai bại. Diễn biến chiến trường càng khó lường thì Nga có mất mặt hay thiện chí hoà đàm không, đó không phải là yếu tố liên quan như Kissinger đề cập.

Ba là triển vọng hoà hội. Kissinger có nói đến quyền dân tộc tự quyết của Ukraine, nhưng trên cơ sở nào là vấn đề nan giải. Cụ thể, đó là các chủ đề thương thuyết mà Nga cần phải chấp nhận: trao trả các vùng đã chiếm đóng, rút quân và bồi thường cho việc tái thiết hậu chiến. Liệu Liên Hiệp Quốc có thể triệu tập một hội nghị quốc tế không, là một vấn đề chưa rõ.

Đang hưởng lợi trong việc mua năng lượng với giá rẻ của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không hỗ trợ cho một giải pháp nào bất lợi cho Nga. Nga là một đồng minh cung cấp vũ khí cho Việt Nam, nên Việt Nam không quan tâm đến việc Nga tái lập hoà bình ở Ukraine. Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Nga xâm lăng Ukraine.

Nhiều giải pháp ngoại giao cực đoan đã được thảo luận, thí dụ như trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an LHQ hay truất quyền phủ quyết tại Hội đồng. Giới tình báo quân sự cũng nghĩ đến các biện pháp thay thế Putin bằng cách đảo chính hay đưa đi an trú. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tất cả giải pháp này đều không thể thực hiện được.

Tóm lại, đề xuất của Kissinger trong việc tái lập hoà bình cho Ukraine qua phương thức ngoại giao là thiếu dẫn chứng lịch sử và không khả thi.

Tuy nhiên, cảnh báo của Kissinger có một giá trị thực tế mà chúng ta cần quan tâm. Khi diễn tiến chiến cuộc vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính giới quốc tế, việc định hình cho các chiến lược trong tương lai đều do các máy móc được trang bị bằng công nghệ tiên tiến và thông tin nhân tạo đảm trách, nó có đủ khả năng tự quy định và thực hiện, đó là tình trạng nguy hiểm nhất.

Do đó, Kissinger hợp lý khi cho rằng, để tránh hai phía khỏi phải tiếp tục chịu thương tổn, các loại vũ khí hạt nhân và quy ước hiện đại không thể được phép tiếp tục sử dụng, một tình trạng lý tưởng. Sau đây là bản dịch:

***

Thế chiến thứ nhất là một kiểu tự sát văn hóa, làm hủy hoại thanh danh của châu Âu. Theo như cách nói của nhà sử học Christopher Clark, giới lãnh đạo châu Âu đã mộng du trong một cuộc xung đột, trong số tham chiến không ai có thể tiên đoán được thế giới lúc kết thúc cuộc chiến vào năm 1918. Trong những thập niên trước đó, họ thể hiện sự cạnh tranh bằng cách tạo ra hai tập hợp liên minh mà các chiến lược đã trở nên liên kết nhau bởi lịch trình động viên riêng biệt. Do đó, vụ một người theo chủ nghĩa dân tộc Serb sát hại Hoàng tử Áo ở Sarajevo tại Bosnia năm 1914 đã leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nó bắt đầu khi Đức thực hiện kế hoạch cho nhiều mục tiêu của mình để đánh bại Pháp bằng cách tấn công Bỉ, một nước trung lập ở phía bên kia châu Âu.

Các nước châu Âu chưa quen thuộc với cách thức công nghệ tăng cường lực lượng quân sự của họ, nên họ đã gây ra sự tàn phá lẫn nhau chưa từng có. Vào tháng 8 năm 1916, sau hai năm chiến tranh với hàng triệu người thương vong, các nước tham chiến, chủ yếu phương Tây (Anh, Pháp và Đức) bắt đầu khám phá triển vọng để chấm dứt cảnh chém giết. Ở phía Đông, các đối thủ Áo và Nga đã cũng có những cảm nhận tương tự. Bởi vì không có sự thỏa hiệp nào có thể tưởng tượng ra được để biện minh cho những hy sinh đã gây ra và vì không ai muốn mang đến ấn tượng về sự yếu đuối của mình, các giới lãnh đạo khác nhau đã ngần ngại khởi xướng một tiến trình hòa bình chính thức. Do đó, họ tìm kiếm sự hòa giải của Mỹ.

Đại tá Edward House, sứ giả riêng của Tổng thống Woodrow Wilson, đã thăm dò và tiết lộ rằng, một nền hòa bình dựa trên hiện trạng được tu chỉnh là trong tầm tay. Tuy nhiên, trong khi sẵn sàng và cuối cùng mong muốn tiến hành hòa giải, Wilson đã trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Đến lúc đó, cuộc tấn công tại Somme của Anh và cuộc tấn công tại Verdun của Đức đã gây thêm hai triệu người thương vong.

Theo lời kể trong cuốn sách về chủ đề này của Philip Zelikow, ngoại giao đã trở thành giải pháp mà ít người theo đuổi hơn. Đại chiến tiếp tục trong hai năm nữa và cướp đi hàng triệu nạn nhân khác, gây tổn hại không thể cứu vãn cho trạng thái quân bình của châu Âu đã được thiết lập. Đức và Nga bị cách mạng làm tan nát; nhà nước Áo-Hung biến mất khỏi bản đồ. Nước Pháp đã đổ máu đến khô cạn. Nước Anh đã hy sinh một phần đáng kể của thế hệ trẻ và năng lực kinh tế cho các yêu cầu chiến thắng. Hiệp ước Versailles mang tính trừng phạt đã kết thúc chiến tranh, nó tỏ ra mong manh hơn nhiều khi so với cấu trúc mà nó thay thế.

Liệu thế giới ngày nay có thấy mình đang ở trong một bước ngoặt tương đương như tại Ukraine không, khi mùa đông áp đặt một việc tạm đình hoãn các cuộc hành quân quy mô? Tôi đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với việc nỗ lực quân sự của đồng minh, nhằm ngăn chặn Nga xâm lược ở Ukraine. Nhưng thời điểm đã đến để xây dựng dựa trên những thay đổi chiến lược mà nó đã được thực hiện và kết hợp chúng vào trong một cấu trúc mới, hướng tới việc đạt được một nền hòa bình thông qua phương cách đàm phán.

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Ukraine đã trở thành một quốc gia quan trọng ở Trung Âu. Được hỗ trợ bởi các đồng minh và được truyền cảm hứng từ Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine đã ngăn cản các lực lượng thông thường của Nga tràn ngập châu Âu kể từ thế chiến thứ hai. Và hệ thống quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, đang phản đối mối đe dọa của Nga hoặc việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tiến trình này đã đưa ra các vấn đề nguồn gốc liên quan đến tư cách thành viên của Ukraine trong khối NATO. Ukraine đã có được một trong những đội quân bộ binh lớn nhất và hiệu năng nhất ở châu Âu, được trang bị bởi Mỹ và các đồng minh. Tuy nhiên, một tiến trình hòa bình liên kết Ukraine với khối NATO phải được thể hiện. Một giải pháp thay thế của tính cách trung lập không còn ý nghĩa nữa, đặc biệt là sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối NATO. Đây là lý do tại sao hồi tháng 5 năm ngoái, tôi đã đề nghị thiết lập một đường ngừng bắn dọc theo biên giới hiện có, nơi mà chiến tranh bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 [năm 2022]. Từ đó, Nga sẽ từ bỏ các cuộc chinh phục, nhưng không phải là lãnh thổ mà họ chiếm đóng gần một thập niên trước, bao gồm cả Crimea. Lãnh thổ đó có thể là chủ đề của một cuộc đàm phán sau lệnh ngừng bắn.

Nếu đường ranh giới phân chia trước chiến tranh giữa Ukraine và Nga không thể đạt được bằng chiến đấu hoặc bằng đàm phán, việc dựa vào nguyên tắc tự quyết có thể được đề ra. Các cuộc trưng cầu dân ý có giám sát quốc tế liên quan đến quyền tự quyết có thể được áp dụng cho các vùng lãnh thổ đặc biệt bị phân chia mà nó đã đổi chủ nhiều lần qua nhiều thế kỷ.

Mục tiêu của một tiến trình hòa bình sẽ có hai mặt: xác nhận quyền tự do của Ukraine và định nghĩa một cấu trúc quốc tế mới, đặc biệt là đối với Trung và Đông Âu. Cuối cùng, Nga nên tìm một vị thế trong một trật tự như vậy.

Kết quả mà một số người ưa chuộng hơn là một nước Nga trở thành bất lực do chiến tranh. Tôi không đồng ý. Với tất cả xu hướng thiên về bạo lực, Nga đã có những đóng góp quyết định cho tình trạng quân bình trên toàn cầu và cán cân quyền lực trong hơn nửa thiên niên kỷ. Vai trò lịch sử của Nga không nên bị hạ thấp. Những thất bại về quân sự của Nga đã không loại bỏ phạm vi hoạt động về hạt nhân trên toàn cầu của Nga, cho phép Nga đe dọa leo thang ở Ukraine. Ngay cả khi khả năng này giảm sút, sự tan rã của Nga hoặc phá hủy khả năng chính sách chiến lược của Nga có thể biến lãnh thổ bao gồm 11 múi giờ thành một khoảng trống gây tranh chấp. Các xã hội đang cạnh tranh nhau của Nga có thể quyết định cách giải quyết tranh chấp bằng bạo lực. Các quốc gia khác có thể tìm cách mở rộng yêu sách bằng vũ lực. Tất cả những nguy hiểm này sẽ trở nên phức tạp hơn bởi sự hiện diện của hàng ngàn vũ khí hạt nhân, làm cho Nga thành một trong hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.

Khi giới lãnh đạo thế giới cố gắng chấm dứt cuộc chiến mà trong đó hai cường quốc hạt nhân cạnh tranh với một quốc gia được vũ trang thông thường, họ cũng phải suy nghĩ về tác động đối với cuộc xung đột này và về chiến lược trong trường kỳ của công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo. Vũ khí tự động vốn dĩ đã có sẵn, nó có khả năng định nghĩa, đánh giá và nhắm mục tiêu vào các mối đe dọa theo nhận thức của riêng mình và do đó, ở vị trí để bắt đầu cuộc chiến riêng biệt cho mình.

Một khi ranh giới trong lĩnh vực này bị vượt qua và công nghệ cao trở thành vũ khí tiêu chuẩn và máy tính trở thành người thực hiện chủ yếu cho chiến lược, thế giới sẽ thấy tự mình đang ở trong tình trạng mà chưa có khái niệm nào được định hình. Làm thế nào giới lãnh đạo có thể thực hiện việc kiểm soát khi các máy tính quy định các hướng dẫn chiến lược dựa trên quy mô và theo cách vốn đã hạn chế và đe dọa việc can thiệp của con người? Làm thế nào nền văn minh có thể được bảo tồn giữa một mớ hỗn độn thông tin, các nhận thức và các khả năng phá hoại như vậy?

Tuy nhiên, hiện nay không có lý thuyết nào áp dụng cho thế giới đang rộng mở này và các nỗ lực tham khảo ý kiến về chủ đề này cần phải triển khai, có lẽ bởi vì các cuộc đàm phán có ý nghĩa có thể tiết lộ những khám phá mới và tự việc tiết lộ này tạo thành một rủi ro cho tương lai. Vượt qua sự khác biệt giữa công nghệ tiên tiến và khái niệm chiến lược kiểm soát nó, hoặc thậm chí có những am hiểu về ý nghĩa đầy đủ của nó, ngày nay đó là một vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu, và nó đòi hỏi giới lãnh đạo có quyền chỉ huy cả công nghệ và lịch sử.

Việc tìm kiếm hòa bình và trật tự có hai thành phần, đôi khi được coi là mâu thuẫn: Theo đuổi các yếu tố an ninh và yêu cầu đối với các hành vi hòa giải. Nếu chúng ta không thể đạt được cả hai, thì chúng ta cũng sẽ không thể đạt được một trong hai mục tiêu này. Con đường ngoại giao có vẻ phức tạp và gây nản lòng. Nhưng tiến bộ để đạt đến trong cuộc hành trình đó đòi hỏi chúng ta cả tầm nhìn và sự can đảm để thực hiện.

Bài liên quan: Chiến tranh hạt nhân không thể tránh khỏi? —  Putin đối phó với việc bại trận? — An ninh và trật tự thế giới

Mở mặt trận Crimea để giải quyết vấn đề Crimea

Báo Tiếng Dân

Nguyễn Ngọc Chu

13-1-2023

  1. THAY ĐỔI BỘ MẶT CHIẾN TRANH

Đại tướng Sergei Shoigu là Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nga. Nhưng ông không phải là nhà quân sự. Bộ mặt quân sự Nga là Tổng tham mưu trưởng đại tướng Valery Gerasimov.

Giai đoạn đầu chiến tranh từ ngày 24/2/2022, chỉ huy quân đội Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine là các tư lệnh quân khu. Nghĩa là để giải quyết Ukraine chỉ cần các quân khu. Nhưng liên tiếp thất bại về mục tiêu xâm chiếm Ukraine, ngày 8/10/2022 ông Putin đã phải bổ nhiệm Tư lệnh lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, đại tướng Sergey Surovikin, làm tổng tư lệnh chiến trường. Nghĩa là phải dùng đến tư lệnh binh chủng, chứ không phải tư lệnh quân khu nữa.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov thăm trụ sở của các lực lượng vũ trang Nga tham gia vào các hoạt động quân sự ở Ukraine, tại một địa điểm không xác định ở Nga. Bức ảnh này được công bố ngày 17-12-2022. Nguồn: Sputnik/ Gavriil Grigorov/ Kremlin/ REUTERS

Nhưng tư lệnh binh chủng Surovikin dù có chiến tích ở chiến trường Syria cũng không làm nên trò trống gì ở Ukraine ngoài thất bại rút khỏi Kherson. Ngày 11/1/2023, ông Putin bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga đại tướng Valery Gerasimov làm tổng tư lệnh chiến trường. Trong vòng chưa đầy 11 tháng, Nga đã 3 lần thay tư lệnh chiến trường. Lần thứ 3 là át chủ bài của quân đội Nga.

Trước ngày 11/1/2023, mọi quyết định lớn trên chiến trường đều phải báo cáo cho tướng Gerasimov. Hơn thế nữa, kế hoạch đánh chiếm Ukraine cũng có vai trò to lớn của Gerasimov. Thay đổi mục tiêu đánh chiếm cùng với kế hoạch tác chiến cũng dưới quyền chỉ huy của Gerasimov. Gerasimov cũng đã từng đi thị sát chiến trường Ukraine, bị Ukraine biết nên lên kế hoạch tiêu diệt, nhưng đã may mắn sống sót, phải vội vã rút ngay về Nga. Kể từ ngày 11/1/2023, tướng Gerasimov là người trực tiếp lên kế hoạch và thông qua kế hoạch. Mọi kết quả của Nga ở chiến trường Ukraine là do tướng Gerasimov trực tiếp chịu trách nhiệm.

Với việc bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov làm tổng tư lệnh chiến trường, bộ mặt chiến tranh của Nga trên mặt trận đã thay đổi. Giờ đây, chỉ huy quân Nga trên chiến trường Nga – Ukraine, không phải là tư lệnh quân khu, cũng không phải tư lệnh binh chủng, mà là Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga. Sự tham gia của Nga vào cuộc chiến Nga – Ukraine không phải là các quân khu, cũng không phải là các binh chủng, mà là toàn bộ quân đội Nga. Bộ mặt chiến tranh của Nga ở Ukraine đã thay đổi toàn diện. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine là cuộc chiến tranh của toàn bộ quân đội Nga.

Bổ nhiệm tướng Gerasimov làm Tổng tư lệnh chiến trường, ông Putin đã đưa bộ 3 hạt nhân Nga: Putin – Soigu – Gerasimov vào cùng một chiến hào.

  1. MỞ RỘNG LÃNH THỔ LÀ MỤC TIÊU KHÔNG THAY ĐỔI CỦA ÔNG PUTIN

Ngay từ đầu chiến tranh 24/2/2022, mục đích thực sự của ông Putin đã bị lật tẩy. Chính phủ phát xít, mối đe doạ NATO, Ukraine là do Lenin tạo ra, Nga và Ukraine là một dân tộc… tất cả chỉ là cớ. Mục đích cuối cùng là lãnh thổ. Nhưng vì thất bại trên chiến trường mà ông Putin chia mục đích lãnh thổ ra nhiều mức. Tiểu mục đích là 4 tỉnh của Ukraine bao gồm Luhansk, Donetsk, Zaporizhizhyia, Kherson mà ông Putin đã tuyên bố là lãnh thổ của Nga. Mục đích trung bình là cộng thêm các tỉnh miền Nam Ukraine gồm Mykolayiv, Odessa nối tới Transnistria của Mondova; biến toàn bộ miền Đông và Nam Ukraine thành của Nga. Mục đích lớn là đánh chiếm Kiev, xoá bỏ Ukraine.

Chiến sự đẫm máu khốc liệt ở Soledar và Bakhmut nói lên quyết tâm của ông Putin phải chiếm bằng được toàn bộ tỉnh Donetsk, một trong những tỉnh quan trọng nhất ở miền Đông Ukraine. Quân Wagner của Prigozhin gồm những tội phạm muốn thoát án tử hình nên liều lĩnh, gồm những kẻ chuyên nghiệp đánh thuê kiếm tiền nên thiện nghệ. Đó là đội quân tinh nhuệ hạng nhất của phía Nga, vượt xa cả quân chính quy Nga. Prigozhin muốn chiếm được một thành phố dù nhỏ để chứng tỏ trước Putin. Putin đang muốn có một chiến thắng, một dịch chuyển chiến tuyến lên phía trước dù vài kilomet để lấy tinh thần. Vì thế, phía Nga đang dồn binh khí cho Wagner để quyết chiếm Soledar và Bakhmut. Nhưng phía Ukraine không thể lùi. Bởi thế, chiến trường Soledar và Bakhmut vô cùng đẫm máu.

Ông Putin không có ý định dừng ở Bakhmut. Phía Nga đã mở rộng tuổi tòng quần từ 21- 30 tuổi. Sau đợt động viên 300.000 cuối năm 2022, phía Nga rồi sẽ huy động thêm nhiều đợt tuyển quân mới. Quân đội Nga sẽ tăng lên 1,5 – 2 triệu quân và hơn thế nữa để cho ông Putin giành cho được trọn 4 tỉnh Luhansk, Donetsk, Zaporizhizhyia, Kherson mà ông đã vội vã tuyên bố là lãnh thổ Nga.

Rất tỉnh táo, lãnh đạo Ukraine cũng như nguyên thủ nhiều nước đã xác định rõ ràng, rằng không thể có đàm phán khi phía ông Putin có lợi thế hay cầm cự được trên chiến trường. Đàm phán trong điều kiện Ukraine phải chấp nhận đất bị Nga tạm thời chiếm đóng là lãnh thổ của Nga là điều hoang tưởng. Đề nghị đàm phán của phía ông Putin chỉ để kéo dài thời gian giúp quân đội Nga tập trung lực lượng mới, rồi mở đợt tấn công mới. Ông Putin phải bị đánh bại, hay trên đường đi đến đại bại, thì mới có thể ngồi vào bàn đàm phán.

  1. MỞ MẶT TRẬN CRIMEA LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CRIMEA

Crimea mà ông Putin chiếm đoạt của Ukraine từ năm 2014 là vấn đề nan giải nhất cho kết thúc chiến tranh Nga – Ukraine. Không ít các nguyên thủ quốc gia lo sợ khi Ukraine giải phóng Crimea thì ông Putin sẽ sử dụng bom nguyên tử. Nhưng Ukraine kiên quyết không từ bỏ lãnh thổ, không tử bỏ Crimea để đổi lấy hoà bình. Đàm phán hoà bình để quay lại tình trạng biên giới trước ngày 24/2/202 là thất bại đối với Ukraine.

Ông Putin kiên quyết không đưa vấn đề Crimea vào danh mục đàm phán. Vậy cách tốt nhất để đưa Crimea vào đối tượng phải đàm phán là mở mặt trận Crimea ngay khi đang giao tranh trên toàn tuyến. Biến Crimea thành chiến trường như Luhansk, Donetsk, Zaporizhizhyia, Kherson thì mới trở thành đối tượng bắt buộc phải giải quyết trên bàn đàm phán. Giao tranh trên toàn tuyến chưa phân thắng bại không phải là lý do và tình thế để ông Putin liều lĩnh sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ông Putin chưa đủ binh lực để thắng tại Soledar và Bakhmut. Tướng Gerasimov rồi cũng không thể xoay chuyển được thế trận. Mở thêm mặt trận Zaporizhizhyia – Kherson – Crimea sẽ làm cho lực lượng của tướng Gerasimov phải phân tán. Lấy lại một phần lãnh thổ Crimea là vấn đề Crimea không thể tách rời trong mọi giải pháp.

Các nhà nhà lãnh đạo Ukraine giàu lòng dũng cảm và thừa đủ sáng suốt biết phải làm gì để đi đến chiến thắng cuối cùng: giải phóng toàn bộ lãnh thổ Ukraine theo đường biên giới năm 1991.

  1. CHIẾN THẮNG CỦA UKRAINE CÓ LỢI TRỰC TIẾP CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Sự hy sinh của nhân dân Ukraine chống lại sự xâm lược của Putin không những chỉ vì châu Âu, vì công lý, vì bảo vệ Hiến chương Liên Hợp quốc, mà còn góp phần giúp cho Đông Nam Á duy trì hoà bình, củng cố sức mạnh.

Nếu ông Putin thắng, ông Tập Cận Bình sẽ hành động ngang ngược ở Biển Đông. Sự thất bại của ông Putin làm cho ông Tập Cận Bình phải thay đổi chiến lược địa chính trị trên toàn thế giới, phải định hình lại quan hệ với Mỹ, phải chùn tay trong mưu toan dùng vũ lực ở Biển Đông.

Trung Quốc vừa bổ nhiệm Đại sứ tại Mỹ là Tần Cương làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Tần Cương là người chủ trương phát triển quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ. Trang tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho đăng lại bài báo của Tần Cương trên Washington Post ngày 4/1/2023, khẳng định “Tương lai hành tinh phụ thuộc vào sự ổn định của quan hệ Trung – Mỹ” (“The planet’s future depends on a stable China – U.S. relationship”: https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/202301/t20230105_11001104.html). Rằng “thế giới đủ rộng cho Trung Quốc và Mỹ để cả hai cùng phát triển và thịnh vượng”.

Ông Tập Cận Bình cũng bẻ lái trong quan hệ Trung – Nga. Trong cuộc trao đổi điện thoại đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/1/2023, theo lịch hẹn của Bộ trưởng Ngoai giao Nga Sergey Lavrov, ông Tần Cương đã cho thấy sự thay đổi quan điểm của Trung Quốc trong quan hệ với Nga. Thay vì chiến lược “ba không” trước đây là “không điểm dừng, không vùng cấm, không giới hạn” thì ông Tần Cương đã giải thích cho ông Lavrov quan điểm “ba không” mới của Trung Quốc là “không liên kết, không đối đầu, không nhằm vào các bên thứ ba”. Với sự thay đổi quan hệ này, hy vọng của ông Putin vào Trung Quốc xem như kết thúc. Ông Putin có thêm bài học về Trung Quốc, nhưng đã muộn.

Ông Tập Cận Bình đã nhìn thấy những tổn thất to lớn của Trung Quốc trong mấy năm qua khi quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng. Ông Tập cận Bình đã nhìn thấy cả thế giới phản ứng với ông Putin như thế nào. Là bậc thầy của chiến lược “toạ sơn quan hổ đấu”, Tập Cận Bình thừa biết không thể vì Putin mà để bị thế giới cô lập. Qua việc bổ nhiệm Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Tần Cương làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tập Cận Bình gửi đi tín hiệu về sự đổi chiều trong quan hệ quốc tế.

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc dựa trên các vũ khí sao chép của Liên Xô đã được chính Trung Quốc thức tỉnh từ thực tế của chiến tranh Nga – Ukraine. Sự ủng hộ rộng rãi, mạnh mẽ của cả thế giới cho Ukraine, sự cô lập toàn diện đối với Putin là tấm gương cho Tập Cận Bình soi chiếu khi hành động quân sự ở Biển Đông. Ở mặt khác nữa, các nước Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia từ thực tế chiến sự Nga – Ukraine, đã rút ra bài học tức thời để thay đổi chiến lược mua sắm vũ khí và xây dựng lại quân đội.

Châu Âu chịu ơn nhân dân Ukraine. Nhân loại tiến bộ biết ơn nhân dân Ukraine. Các nước Đông Nam Á có biển bị đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm, nợ nhân dân Ukraine, không chỉ lời cảm ơn.

Dịch Covid Trung Quốc: Cái chết của minh tinh nổi tiếng gây lo ngại về số người chết

Báo thoi su-doi song

Ca sĩ opera Chu Lanlan qua đời vào tháng 12 ở tuổi 40

Bởi Phạm Vương – tin tức BBC

Ngày càng nhiều nhân vật nổi tiếng của công chúng Trung Quốc chết được công bố khiến mọi người đặt câu hỏi về số người chết chính thức của Covid.

Cái chết của Chu Lanlan, một ca sĩ kịch sĩ 40 tuổi, vào tháng trước là một cú sốc đối với nhiều người, vì cô này còn rất trẻ.

Gia đình cho biết họ rất đau buồn trước “sự ra đi đột ngột” của cô, nhưng không cho biết chi tiết về nguyên nhân cái chết.

Trung Quốc đã hủy bỏ chính sách nghiêm ngặt không-Covid vào tháng 12, đã chứng kiến ​​​​sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm trùng và tử vong.

Có báo cáo các bệnh viện và lò hỏa táng đã quá tải.

Nhưng quốc gia đông dân này đã ngừng công bố dữ liệu các trường hợp bệnh hàng ngày và chỉ công bố 22 trường hợp tử vong do Covid kể từ tháng 12, sử dụng các tiêu chí nghiêm ngặt của riêng mình.

Bây giờ họ chỉ tính đến những người chết vì các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi.

Hôm thứ Tư, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng Trung Quốc đang đánh giá thấp tác động thực sự của Covid-19 ở nước này – đặc biệt là các trường hợp tử vong.

Nhưng cái chết của Chu Lanlan và những người khác đang làm dấy lên đồn đoán về những tổn thất lớn lao những gì được báo cáo trên các tài khoản chính thức.

Theo trang web tin tức chuyên ngành Operawire, Chu Lanlan là một giọng nữ cao chuyên về Hoạt kịch – một loại hình nghệ thuật sân khấu trong đó người biểu diễn sử dụng lời nói, bài hát, điệu nhảy và các động tác để kể chuyện – và cũng tham gia vào các hoạt động từ thiện.

Vào ngày đầu năm mới, tin tức về cái chết của nam diễn viên Gong Jintang đã khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc đau buồn.

Gong Jintang được biết đến với vai diễn trong bộ phim truyền hình dài tập nhất In-Laws, Out-laws.

Củng Lợi, 83 tuổi, được nhiều hộ gia đình biết đến nhờ vai diễn trong bộ phim truyền hình dài tập nhất của TQ, Em rể, em dâu. Chân dung Cha Kang của anh đã làm say đắm người hâm mộ trong hơn hai thập kỷ kể từ khi bộ phim được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2000.

Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều người dùng mạng xã hội đã liên hệ nó với cái chết gần đây của những người lớn tuổi khác.

“Lạy chúa, xin hãy đối xử tốt hơn với người già,” bạn diễn Hồ Diên Phân của anh viết trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo.

“RIP Cha Kang. Làn sóng này đã thực sự cướp đi sinh mạng của nhiều người lớn tuổi, hãy đảm bảo rằng chúng ta sẽ bảo vệ những người lớn tuổi trong gia đình mình”, một người dùng Weibo viết.

Nhà biên kịch nổi tiếng Ni Zhen cũng nằm trong số những cái chết gần đây. Người đàn ông 84 tuổi này nổi tiếng với tác phẩm của mình trong bộ phim Raise the Red Lantern năm 1991, được các nhà phê bình đánh giá là một trong những bộ phim Trung Quốc hay nhất.

Trong khi đó Hu Fuming, cựu nhà báo và giáo sư của Đại học Nam Kinh đã về hưu, qua đời ngày 2 tháng 1 ở tuổi 87.

Ông là tác giả chính của một bài bình luận nổi tiếng xuất bản năm 1978, đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ “Boluan Fanzheng” của Trung Quốc – thời kỳ loại bỏ hỗn loạn và trở lại bình thường sau biến động của Cách mạng Văn hóa dưới thời nhà lãnh đạo Cộng sản đầu tiên của đất nước Mao Trạch Đông.

Hu Fuming là một học giả và tác giả nổi tiếng

Theo thống kê của truyền thông Trung Quốc, 16 nhà khoa học từ các học viện khoa học và kỹ thuật hàng đầu của đất nước đã chết trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 12.

Không ai trong số những cái chết này có liên quan đến Covid trong cáo phó của họ, nhưng điều đó không ngăn được những đồn đoán trên mạng.

“Có phải anh ấy cũng chết vì ‘cúm nặng’ không?” một trong những bình luận được đánh giá cao nhất dưới tin tức về cái chết của ông Ni cho biết.

“Ngay cả khi bạn tìm kiếm trên toàn bộ internet, bạn cũng không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào liên quan đến nguyên nhân cái chết của anh ấy”, một người dùng internet khác nói.

Nhưng cũng có những lời chỉ trích đối với những người biểu tình xuống đường vào tháng 11 trong các cuộc biểu tình chính trị hiếm hoi kêu gọi chấm dứt chính sách không có Covid của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

“Những người đó bây giờ có hạnh phúc không, gặp lại những người cũ… giờ đang mở đường cho họ tự do?” một người dùng phương tiện truyền thông xã hội hỏi.

Ông Tập dường như ám chỉ đến các cuộc biểu tình trong bài phát biểu năm mới của mình, nói rằng việc mọi người có ý kiến ​​khác nhau là điều tự nhiên ở một đất nước rộng lớn như vậy.

Tuy nhiên, ông kêu gọi mọi người xích lại gần nhau và thể hiện sự đoàn kết khi Trung Quốc bước vào “giai đoạn mới” trong cách tiếp cận với Covid.

Các nhà chức trách Trung Quốc nhận thức được sự hoài nghi đang lan rộng mặc dù họ tiếp tục hạ thấp mức độ nghiêm trọng của làn sóng Covid đang càn quét đất nước này.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước, giám đốc Viện các bệnh hô hấp của Bắc Kinh thừa nhận số người tuổi cao tử vong trong mùa đông năm nay “chắc chắn nhiều hơn” so với những năm trước, đồng thời nhấn mạnh rằng các trường hợp nguy kịch vẫn chiếm thiểu số trong tổng số các trường hợp Covid.

Tuần này, Nhân dân nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản, kêu gọi người dân nỗ lực hướng tới “chiến thắng cuối cùng” trước Covid và bác bỏ những lời chỉ trích về chính sách không-Covid trước đó.