Trung Quốc kêu gọi Philippines hủy bỏ vụ kiện Biển Đông

Trung Quốc kêu gọi Philippines hủy bỏ vụ kiện Biển Đông

Tàu đánh cá Philippines đã bị lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc phun vòi rồng hồi tháng Tư vừa qua.

Tàu đánh cá Philippines đã bị lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc phun vòi rồng hồi tháng Tư vừa qua.

Trung Quốc hôm thứ ba kêu gọi Philippines đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, thay vì tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế.

Philippines đã yêu cầu tòa án ở La Haye bác bỏ các yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc và cho rằng hành động của Bắc Kinh là chà đạp lên quyền lợi của các nước khác.

Trong khi đó, Bắc Kinh nói rằng tòa này không có thẩm quyền và từ chối tham gia giải quyết vụ việc mà Philippines đệ đơn kiện.

Tòa hoạt động theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã tổ chức một cuộc điều trần kéo dài một tuần, và kết thúc hôm qua nhằm xem xét vụ việc Manila nêu ra. Cơ quan này đặt thời hạn là ngày 17/8 để Bắc Kinh lên tiếng về cuộc điều trần này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã nhắc lại sự phản đối của Trung Quốc với các quyết định của tòa trọng tài. Bà Hoa nói: “Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận những nỗ lực đơn phương nhờ một bên thứ ba giải quyết tranh chấp”.

Bà Hoa Xuân Oánh nói thêm: “Trung Quốc kêu gọi Philippines trở lại đúng hướng giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn”.

Về phía mình, Philippines đề cao nỗ lực của tòa án ở La Haye nhằm thúc đẩy Trung Quốc tham gia giải quyết tranh chấp và nói rằng tòa trọng tài công bằng và minh bạch trong việc xử lý các khiếu nại của Manila đối với Bắc Kinh.

“Chúng tôi đã yêu cầu Trung Quốc tham gia và tiếp tục gia hạn cho phía họ phản biện”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói qua điện thoại tại Manila.

Đây là lần đầu tiên vụ tranh chấp Biển Đông được xử lý bởi một cơ quan quốc tế, và việc này diễn ra vào một thời điểm mà Trung Quốc đang ráo riết xây dựng những hòn đảo nhân tạo tại những bãi cạn có tranh chấp ở Biển Đông để thiết lập các cơ sở có thể dùng cho những mục tiêu quân sự.

Toà án ở La Haye cho biết họ dự kiến đưa ra phán quyết đối với vấn đề phạm vi quyền hạn trước cuối năm nay.

Nguồn AP, VOA

Dân biểu Mỹ: Trung Quốc phạm tội diệt chủng ở Tây Tạng

Dân biểu Mỹ: Trung Quốc phạm tội diệt chủng ở Tây Tạng

Các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng lưu vong cầu nguyện ở Dharmsala, Ấn Độ để tưởng nhớ nhà sư Tenzin Delek Rinpoche, vừa qua đời trong tù ở Trung Quốc, ngày 13/7/2015.

Các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng lưu vong cầu nguyện ở Dharmsala, Ấn Độ để tưởng nhớ nhà sư Tenzin Delek Rinpoche, vừa qua đời trong tù ở Trung Quốc, ngày 13/7/2015.

15.07.2015

Các nhà lập pháp Mỹ bày tỏ phẫn nộ trước cái chết của một vị cao tăng Tây Tạng trong nhà tù Trung Quốc và thúc giục Bắc Kinh ngưng ngay các chính sách đàn áp ở Tây Tạng. Theo tường thuật do thông tín viên Yang Chen của đài VOA gởi về từ Điện Capitol, nữ dân biểu Zoe Lonfgren còn tố cáo Bắc Kinh phạm tội diệt chủng ở Tây Tạng.

Các nhà lập pháp đã cử hành một phút mặc niệm để tưởng nhớ nhà sư Tenzin Delek khi họ bắt đầu một cuộc điều trần ở Hạ viện Mỹ hôm thứ ba.

Dân biểu James McGovern, chủ toạ cuộc điều trần, cho biết hồi tháng tư ông đã yêu cầu Bộ Ngoại giao gây sức ép để đòi chính phủ Trung Quốc phóng thích ông Tenzin Delek vì lý do sức khoẻ. Ông nói “Thế mà bây giờ chúng ta lại có thêm một nhà lãnh đạo Tây Tạng tử vong.”

Diễn viên Richard Gere và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông Gere là người đã tích cực vận động cho tự do của Tây Tạng trong nhiều năm qua.

Diễn viên Richard Gere và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông Gere là người đã tích cực vận động cho tự do của Tây Tạng trong nhiều năm qua.

Diễn viên điện ảnh Richard Gere là người đã tích cực vận động cho tự do của Tây Tạng trong nhiều năm qua. Ông cho biết chính phủ Trung Quốc cảm thấy lo sợ vì cơ sở quyền lực mà ông Tenzin Delek đã xây dựng được. “Ông ấy có hàng vạn môn đệ, cả người Tây Tạng lẫn người Trung Quốc, và tôi nghĩ rằng trên cơ bản thì đó chính là vấn đề,” ông Gere nói.

Theo tin của một tổ chức nhân quyền ở New York có tên Sinh viên cho một Tây Tạng Tự do, gia đình ông Tenzin Delek được thông báo về cái chết của ông hôm chủ nhật. Nhà sư nổi tiếng này đã ngồi tù trong 13 năm qua vì một bản án mà những người ủng hộ ông nói là có động cơ chính trị.

Bộ Ngoại giao Mỹ, cơ quan đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho ông Tenzin Delek, hôm thứ hai đã hối thúc Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra về cái chết của ông và công bố kết quả cuộc điều tra đó.

Ông Tenzin Delek, một trong những tù nhân chính trị nổi tiếng nhất Trung Quốc, đã bị kết án vào năm 2002 về tội khủng bố và âm mưu chia cắt đất nước. Ông bị tố cáo dính líu tới một vụ nổ bom tại một quảng trường ở thành phố Thành Đô trong tỉnh Tứ Xuyên năm 2002. Thoạt đầu ông bị tuyên án tử hình, nhưng bản án sau đó được giảm thành 20 năm tù.

Nhiều người Tây Tạng xem vụ truy tố đó là một sự trừng phạt cho mối liên hệ mật thiết của ông Tenzin Delek với Đức Đạt Lai Lạt Ma, là người đã thừa nhận ông là một vị lạt ma tái sinh.

Dân biểu James McGovern, chủ toạ cuộc điều trần, cho biết ông từng yêu cầu Bộ Ngoại giao gây sức ép để đòi chính phủ Trung Quốc phóng thích nhà sư Tenzin Delek vì lý do sức khoẻ.

Dân biểu James McGovern, chủ toạ cuộc điều trần, cho biết ông từng yêu cầu Bộ Ngoại giao gây sức ép để đòi chính phủ Trung Quốc phóng thích nhà sư Tenzin Delek vì lý do sức khoẻ.

Dân biểu McGovern nói rằng người dân Tây Tạng có quyền hành sử tự do tôn giáo và bảo vệ văn hoá truyền thống của mình. “Tình hình ở Tây Tạng đang nguy ngập, và chúng ta có thể không còn thời gian nữa để bảo vệ những quyền đó,” ông nói. Ông McGovern cho biết “Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sống lưu vong 56 năm nay, và mới đây, trong lúc chúng ta mừng sinh nhật thứ 80 của ông, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố họ có quyền chấp thuận người kế nhiệm ông.”

Nữ dân biểu Zoe Lonfgren cho rằng Trung Quốc đang thực hiện chính sách diệt chủng ở Tây Tạng. Bà nói “Chữ diệt chủng được dùng để chỉ hành vi giết người hàng loạt, như vụ giết hại người Do Thái thời Thế chiến thứ Hai, những hành vi không phải là sát nhân đơn thuần, bởi vì diệt chủng là tiêu diệt một dân tộc và đó chính là những gì mà Trung Quốc đang làm đối với người Tây Tạng.”

Nữ dân biểu Nancy Pelosi hối thúc Hoa Kỳ và thế giới Tây phương chớ nên làm ngơ trước những gì xảy ra ở Tây Tạng. Bà Pelosi nói:

Nữ dân biểu Nancy Pelosi hối thúc Hoa Kỳ và thế giới Tây phương chớ làm ngơ trước những gì xảy ra ở Tây Tạng.

Nữ dân biểu Nancy Pelosi hối thúc Hoa Kỳ và thế giới Tây phương chớ làm ngơ trước những gì xảy ra ở Tây Tạng.

“Chúng ta sẽ mất đi tư cách đạo đức để nói tới vấn đề nhân quyền ở bất cứ nơi nào trên thế giới nếu chúng ta không thách thức Trung Quốc về cách đ1ôi xử của họ với người dân Trung Quốc và người dân Tây Tạng.”

Dân biểu McGovern cho biết ông cảm thấy “bực bội” và “tức giận” đối với sự thiếu tiến bộ trong tình hình nhân quyền ở Tây Tạng. Ông nói chính sách của Mỹ không làm cho Trung Quốc thay đổi cách hành xử ở Tây Tạng. Ông McGovern nói:

“Cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Tây Tạng đã bị ngưng từ năm 2010; năm nay là năm 2015, và tôi không nghĩ rằng đã có những hậu quả nào đối với chính phủ Trung Quốc cho việc rút khỏi cuộc đàm phán.”

Ông cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ tìm cách phái một phái đoàn lưỡng đảng tới thăm Tây Tạng trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến Washington vào tháng 9.

Tuy nhiên, Trung Quốc lâu nay vẫn không ngớt chỉ trích Quốc hội Mỹ về điều họ gọi là “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Trung Quốc: Thị trường chứng khoán bị thao túng

Trung Quốc: Thị trường chứng khoán bị thao túng

Nguoi-viet.com

BẮC KINH, Trung Quốc (AP) Giới hữu trách Trung Quốc vừa lên tiếng cáo buộc là các công ty mua bán cổ phiếu đã thao túng giá cả và cho phép có các vụ mua bán trái phép trong thời gian thị trường chứng khoán ở quốc gia này mất giá nặng nề. Các quan sát viên cho rằng đây có thể là cố gắng nhằm đổ lỗi cho việc giới đầu tư trong nước bị mất vài ngàn tỉ đô la chỉ trong mấy tuần qua.


Thị trường chứng khoán Bắc Kinh, 10 Tháng Bảy. Hình minh họa. (Hình: AP Photo/Mark Schiefelbein)

Các cáo buộc được đưa ra tiếp theo những cố gắng chưa từng thấy của chính quyền Trung Quốc nhằm ngăn chặn tình trạng mất giá khiến thị trường cổ phiếu nơi đây giảm 30% trong tháng qua, làm mất đi khoảng $3.8 ngàn tỉ trị giá cổ phiếu do giới đầu tư nắm giữ.

Giá cổ phiếu đã phục hồi đôi chút tiếp theo các biện pháp do nhà nước đưa ra, trong đó có việc các công ty buôn bán cổ phiếu của nhà nước cũng như các quỹ đầu tư hưu tiền hưu trí của chính phủ hứa sẽ mua lại cổ phiếu, cùng là lệnh cấm các giới chức cao cấp cũng như những người có nhiều cổ phần bán ra.

Các điều tra viên đã “thấy có các chứng cớ tình nghi là một số công ty đã thao túng giá cổ phiếu,” theo Bộ Công An vào chiều tối ngày Chủ Nhật, cũng cho biết là cuộc điều tra đang tiếp tục tiến hành.

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Trung Quốc khởi sự hồi năm ngoái sau khi giới truyền thông nhà nước nói rằng giá cổ phiếu ở quốc gia này vẫn còn rất thấp. Ðiều này khiến các nhà đầu tư tin rằng Bắc Kinh sẽ can thiệp để đẩy giá lên cao nếu cần.

Ðảng Cộng Sản Trung Quốc muốn có thêm đầu tư vào thị trường chứng khoán để các công ty quốc doanh có thể huy động thêm vốn nhằm trả nợ và có khả năng cạnh tranh cao hơn. (V.Giang)

Hội đàm hạt nhân Iran đạt thỏa thuận

Hội đàm hạt nhân Iran đạt thỏa thuận

Hội đàm kéo dài tại Áo đã đạt một thỏa thuận hạn chế chương trình phát triển hạt nhân của Iran để đổi lấy quyết định bỏ cấm vận của Phương Tây với Tehran, theo tin từ giới ngoại giao.

Thỏa thuận cũng có mục về việc thanh tra các cơ sở hạt nhân Iran.

Liên hiệp châu Âu công bố ‘cuộc họp cuối cùng’ vào lúc 08:30 giờ GMT, trước khi có cuộc họp báo.

Hồi tháng 4 năm nay, một thỏa thuận khung về tương lai chương trình hạt nhân của Iran vừa được thống nhất sau tám ngày đàm phán với sáu cường quốc tại Thụy Sỹ.

Theo thỏa thuận, Iran sẽ giảm khả năng làm giàu uranium để được nới lỏng cấm vận.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khi đó nói các bên đã đi đến một “sự hiểu biết chung mang tính lịch sử” với Iran.

Giới bình luận tin rằng ông Obama muốn để lại một di sản lịch sử qua việc đạt thỏa thuận với Iran.

Cũng hồi tháng 4, các cường quốc và Iran đồng ý nhắm tới việc đạt thỏa thuận về nguyên tử toàn diện trước ngày 30/6.

Tuy thế, hạn chót này đã phải thay đổi nhiều lần, phản ảnh các khó khăn trong đàm phán.

null

Báo giới chờ đợi tin thỏa thuận về Iran

Thỏa thuận khung được đại diện Liên hiệp châu Âu và Iran công bố tại Lausanne, Thụy Sỹ hôm 15/04.

Nhưng thảo luận tiếp tục tại Vienna, thủ đô Áo cho tới sáng 14/07, cũng vẫn với nhóm P5+1, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức, và phái đoàn Iran.

Iran bác bỏ cáo buộc của phương Tây rằng nước này đang tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân và tham gia đàm phán để được gỡ bỏ cấm vận.

Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc chết dần. Nhà cầm quyền tìm kiếm sự hỗ trợ trong truyền thống

Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc chết dần. Nhà cầm quyền tìm kiếm sự hỗ trợ trong truyền thống

RFA

Maciej Michalek – Lê Diễn Đức dịch

86 triệu đảng viên Cộng Sản Trung Quốc vào đảng vì quyền lợi hơn là lý tưởng – Ảnh: TVN24

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng các tổ chức của đảng Cộng Sản sẽ sớm được dạy về văn hóa truyền thống và lịch sử của đất nước họ. Trung Quốc từ lâu đã không hoàn toàn tuân theo con đường cộng sản và ngày càng công khai trở lại với truyền thống, điều này có ý nghĩa rằng – dần dần sẽ có sự thay đổi hệ tư tưởng của siêu cường Châu Á này.

Vào tuần trước người ta thông báo rằng trong các trường học quan trọng nhất cho công chức ở Trung Quốc đã đuợc cung cấp sách giáo khoa về văn hóa truyền thống và lịch sử Trung Quốc. Tổng cộng có 21 cuốn sách – bao gồm cả sách nói về “ưu thế quốc tế” của văn hóa Trung Quốc – đây là môn mới đối với đối tượng giảng dạy của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ đưa vào chương trình ngay từ tháng 9.

Chính quyền mới, truyền thống cũ

Trong thời gian ngắn tới đấy sẽ có một môn học gọi là “guoxue” (quốc học), một môn có kiến ​​thức rộng nói về di sản nền văn minh Trung Quốc, bao gồm lịch sử, triết học, nghệ thuật và văn học. Tuy nhiên Đảng Cộng Sản Trung Quốc kể từ khi nắm chính quyền vào năm 1949, luôn có vấn đề với truyền thống dân tộc.

Sự lây lan sự nhiệt tình cách mạng và tạo ra một xã hội xã hội chủ nghĩa mới được kết hợp với những chỉ trích của quá khứ và Nho giáo được nói tới cho giới triết học xã hội và chính trị Trung Quốc như là nguồn gốc làm suy yếu nhà nước. Các giai đoạn đỉnh cao của cuộc chiến với lịch sử của chính mình đã diễn ra trong những năm 60 và 70, khi, trong cái gọi là “Cách mạng Văn hóa”, ở Trung Quốc người ta đã phá hủy các tòa nhà lịch sử, di tích, cổ vật, sách cũ.

Trên  cửa miệng là cách mạng, trong tim là người Trung Quốc

Mặc dù vậy, cá nhân Mao Trạch Đông thích văn học cổ điển Trung Quốc, và các nhà lãnh đạo tiếp theo cũng bắt đầu mạnh dạn hơn gắn bó với văn hóa và truyền thống cổ xưa. Khổng Tử và những lời dạy của ông cuối cùng đã chính thức giành lại vị thế một di sản vô giá của quốc gia, mà minh chứng là việc đặt tên của triết gia này cho các trung tâm xúc tiến mở ra trên toàn thế giới nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, tức là các Viện Khổng Tử. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc ngày càng đưa nhiều các triết lý Trung Quốc khác như Pháp gia, Đạo giáo và Mặc gia, trên cơ sở đó tìm cách cố vấn cho chính quyền Bắc Kinh.

Có thể lưu ý rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng được tiến hành phù hợp với các giả định tư tưởng của chính trị truyền thống hơn là học thuyết cộng sản. Bởi vì trong vị trí của cách mạng và chính sách tương phản xuất hiện các hành động được cân nhắc và dài hạn, trong đó, ít nhất là về mặt lý thuyết, các giá trị được nhấn mạnh như sự hài hòa, đạo đức và tìm kiếm lợi ích lẫn nhau.

Phong cách hoạt động mới có thể được nhìn thấy trong một số ví dụ, làm thế nào Bắc Kinh tìm cách biến đổi môi trường quốc tế hiện nay. Trước sự bá quyền thế giới của Mỹ, Trung Quốc tìm cách giảm dần vai trò của Mỹ và gia tăng ảnh hưởng của mình thông qua những tổ chức quốc tế mới như Ngân hàng Châu Á Đầu tư Hạ tầng và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, cũng như ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á.

“Dân tộc không có phẩm hạnh không thể kéo dài”

Sự tiến dần tới di sản văn hóa vĩ đại của Trung Quốc có lý do của nó. Ý thức hệ cộng sản, mặc dù vẫn được giảng dạy trong tất cả các trường học, đã nhàm chán và không còn truyền cảm hứng. Đa số các đảng viên mới của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đang đông hơn bao giờ hết, gia nhập đảng vì mong muốn cải thiện triển vọng nghề nghiệp của họ chứ không phải từ sự nhiệt tình tư tưởng.

Đồng thời, với dân tộc Trung Quốc đang bị thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học, xã hội và kinh tế, ngày càng trở nên khó khăn để tìm ra một la bàn đạo đức để họ có thể gắn bó với người dân. Phao cứu của xã hội không tôn giáo và đời sống với một ý thức hệ ngày càng yếu đi là “sự trở lại với cội nguồn của mình”, bởi vì nếu không có nó họ “không thể biết chính mình”, như Chủ tịch Tập Cận Bình giải thích.

Phá sản tư tưởng

Tuy nghiên, đối với Đảng Cộng sản, quảng bá truyền thống và văn hóa Trung Quốc khá khó khăn, vì những ý tưởng của Nho giáo, Đạo giáo, và các tư tưởng triết học khác mâu thuẫn với ý thức hệ Cộng Sản. Do đó, việc từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản ở Trung Quốc được thực hiện một cách kín đáo, để xã hội không có ấn tượng rằng quyền lực độc tài hiện nay là một hệ tư tưởng phá sản.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ nhiều thập kỷ nay cố gắng giả vờ rằng họ không thay đổi hướng đi mà chỉ thực hiện sự điều chỉnh liên tục. Kết quả là, ngày nay dễ dàng nhận ra rằng, những gì liên quan đến ý thức hệ cũ chủ yếu chỉ ở tên gọi và biểu tượng của nhà nước.

Nhiều khuôn mặt của chủ nghĩa xã hội

Bằng cách này, hệ thống chính trị chính thức của nhà nước vẫn là “chủ nghĩa xã hội” nhưng mang “đặc sắc Trung Quốc”. Đó là cách xác định thuận tiện, để trên một mặt, cho thấy sự liên tục với sự khởi đầu của cuộc khởi nghĩa cách mạng ở Trung Quốc, mặt khác có thể được diễn dịch tự do theo những cần thiết chính trị. Thật vậy, “đặc sắc Trung Quốc” là gì, không ai biết, và chỉ có Đảng mới có thể quyết định.

Tương tự như vậy, trong kinh tế vẫn được gọi là “thị trường’ nhưng “xã hội chủ nghĩa”. Trên lý thuyết, hệ thống này có nghĩa là Trung Quốc tham gia vào kinh tế thị trường, nhưng thông qua các đối tượng quốc doanh. Trong thực tế ở Trung Quốc đang hoành hành chủ nghĩa tư bản tham lam dựa trên sở hữu tư nhân, và tăng nhanh lối sống tiêu dùng được “phát minh” tại các nước giàu có ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc – lý thuyết và thực hành

Có bao nhiêu lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội đang hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc? Thực tế cho thấy trong nhiều khía cạnh, ít hơn so với dân chủ và tư bản chủ nghĩa ở Ba Lan.

Ở Trung Quốc, tiếp cận với giáo dục miễn phí ở một mức độ đạt yêu cầu gần như là ảo, còn được nhà nước trả tiền cho học đại học rất khó khăn. Hệ thống an sinh xã hội, bao gồm lương hưu trí, không thích hợp, cộng với chính sách một con và tăng dân số, sự cứu rỗi duy nhất là phải tư nhân hóa một phần của nó.

Ngoài ra chất lượng và tiếp cận chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang ở mức rất thấp. Như vậy cũng chưa đủ, ở Trung Quốc rất hiếm hoi việc trợ  cấp – ở Ba Lan thì thành luật – đối với học sinh, sinh viên, hoặc những người khuyết tật.

Bức tranh của “chủ nghĩa xã hội” ở Trung Quốc được bổ sung khoảng cách tài chính khổng lồ giữa người giàu nhất và nghèo nhất tạo ra trong ba thập kỷ qua – sự tập trung của cải vào giới giàu có nhất trong xã hội Trung Quốc ngày nay thậm chí còn lớn hơn ở Hoa Kỳ.

Kết thúc chủ nghĩa cộng sản và sự khởi đầu là gì?

Trở lại cội nguồn của tư tưởng chính trị ở Trung Quốc không có nghĩa là Trung Quốc lại áp dụng hệ tư tưởng Nho giáo ở vị trí của hiện tại, được xem là Cộng Sản. Trung Quốc có thể sẽ vẫn còn tiếp tục lâu dài với cờ đỏ và búa liềm.

Bởi vì, sự thay đổi hệ tư tưởng chính trị Trung Quốc dựa trên việc ngày mỗi đưa vào tuyên truyền và giáo dục nhiều đối tượng khác như tư tưởng Nho giáo. Nhìn thấy rõ ràng trong hành vi của Tập Cận Bình, người mà đồng thời vừa nói đến di sản vĩ đại của quá khứ, đứng đầu là tư tưởng của Khổng Tử, vừa ca ngợi chủ nghĩa cộng sản là con đường duy nhất đúng cho đất nước.

Đề cập đến nguồn gốc của mình chủ yếu là để thực hiện một chính sách rõ ràng. Thứ nhất, đánh giá cao thành tựu kinh tế sẽ làm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc có sự cảm thông và ủng hộ của xã hội. Thứ hai, nuôi dưỡng trong xã hội kiến ​​thức về di sản và niềm tự hào dân tộc. Thứ ba, nhấn mạnh Trung Quốc khác biệt với các nước khác và không cần phải lấy khuôn mẫu từ nước ngoài, bởi vì Trung Quốc có cái của riêng mình, tốt hơn.

Nho giáo bị khủng bố và ám ảnh

Một số người Trung Quốc nói rằng Nho giáo ở Trung Quốc tồn tại trong hai hình thức – bị bức hại bởi nhà cầm quyền khi họ cố gắng để áp đặt một hệ tư tưởng khác, hoặc bắt bớ người dân khi chính phủ  sử dụng nó để căn cước hóa chế độ chuyên chế.

Dù thế tranh luận thế nào thì quan điểm này đúng hay không cũng hoàn toàn phù hợp với kinh nghiệm của những người Cộng Sản Trung Quốc. Vào thời Mao Trạch Đông Nho giáo bị tấn công và phá hủy, và bây giờ họ đang cố gắng chọn lọc sử dụng để củng cố quyền lực của mình. Chính quyền muốn tồn tại phải đưa ra cho người dân một cái gì đó nhiều hơn là các trích dẫn từ chủ nghĩa Marx và sách đỏ của Mao Trạch Đông.

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức

—————————————————————————————-

Dịch từ tiếng Ba Lan bài được đăng trên trang Web của TV tin tức Ba Lan TVN24 ngày 11 tháng 7 năm 2015 tại link: http://www.tvn24.pl/chiny-odchodza-od-komunizmu-i-siegaja-do-tradycji,558226,s.html

Đảng cộng sản Mĩ

Đảng cộng sản Mĩ

GS Nguyễn Văn Tuấn

12-07-2015

Một sự kiện khá thú vị và phản ảnh tình nghĩa của đảng CSVN là trong chuyến Mĩ du vừa qua mà báo chí ít nhắc đến, đó là bác Trọng có buổi gặp mặt với một số người lãnh đạo đảng cộng sản Hoa Kì (1). Bác Trọng còn mời John Bachtell, đương kim Chủ tịch Đảng CS Hoa Kì, viếng thăm Việt Nam, và ông ấy đã vui vẻ ok. Có lẽ chúng ta hơi ngạc nhiên là trong một đất nước như Mĩ mà đảng cộng sản vẫn tồn tại và hoạt động, nhưng chính sự tồn tại đó là cơ hội cho Việt Nam …

Tôi thử dùng google để tìm hiểu chút ít về đảng cộng sản Hoa Kì (The Communist Party of USA, hay CPUSA) thì thấy có vài thông tin thú vị. Khác với đảng CSVN dùng búa liềm làm biểu tượng, CPUSA dùng búa và cái vòng tròn có vẻ giống như cọng dây xích có răng làm biểu tượng (2). Màu đỏ của CPUSA có vẻ tối hơn (giống như máu hơn) là màu đỏ của đảng CSVN và đảng CS Tàu.

CPUSA ra đời khá lâu (từ thập niên 1920), và đã trải qua nhiều sóng gió. Thời gian hưng thịnh nhất (thập niên 1930-1940), CPUSA có gần 100 ngàn đảng viên (nhưng trong lịch sử đảng con số chưa bao giờ vượt qua 100 ngàn). Nghe nói thời đó có 3 dân biểu Quốc hội Mĩ thuộc đảng Dân chủ là đảng viên của CPUSA. Đến nay thì số đảng viên CPUSA chỉ còn 2000-3000 người mà thôi. Đảng chỉ có 2 người làm việc có lương, phần còn lại đều làm việc thiện nguyện vì lí tưởng cộng sản.

Trong thời chiến, CPUSA xuống đường biểu tình chống can thiệp của Mĩ ở Việt Nam. Có lẽ do nghĩa cử đó mà bác Trọng lần này dành ra một buổi để tiếp kiến đồng chí của ông trong CPUSA. Kể ra đó cũng là nghĩa cử đẹp của phía VN, ăn ở có trước có sau, không quên những người từng giúp đỡ, dù chỉ là gián tiếp, trong quá khứ. Nếu đảng CSVN dùng tiền viện trợ của Mĩ để giúp đỡ cho CPUSA phát triển thì còn hay hơn nữa.

Thể chế Mĩ chắc chắn có nhiều cái dở, nhưng cái hay của nó là các đảng đối lập có quyền tồn tại và hoạt động chính thức. Trong cái guồng máy sặc mùi tư bản chủ nghĩa như Mĩ mà CPUSA tồn tại và hoạt động suốt 80 năm cũng là đáng tự hào quá đi chứ. Không biết sau chuyến Mĩ du lần này, bác Trọng có nghĩ đến việc phục dựng các đảng mà bác Linh đã khai tử trước đây (3).

____

(1) Tổng bí thư dự ra mắt dự án đại học Fulbright (VNN).

(2) http://cpusa.org/

(3) “Bên thắng cuộc” của Huy Đức.

Khủng hoảng Hy Lạp: Hủy họp thượng đỉnh

Khủng hoảng Hy Lạp: Hủy họp thượng đỉnh

Việc thảo luận về lần cứu trợ thứ ba cho Hy Lạp hôm thứ Bảy chưa đi đến kết quả

Cuộc họp thượng đỉnh của toàn bộ các thành viên Liên minh châu Âu (EU), dự kiến diễn ra vào Chủ Nhật, đã bị hủy trong lúc các cuộc đàm phán “rất khó khăn” về thỏa thuận cứu trợ lần ba cho Hy Lạp đang tiếp diễn.

Bộ trưởng tài chính các nước trong khu vực dùng đồng euro đã hoãn đàm phán hồi đêm hôm qua và sẽ sớm trở lại thương thảo.

Chủ tịch Hội đồng Âu châu Donald Tusk nói cuộc họp của các lãnh đạo khối các nước dùng đồng euro sẽ diễn ra vào lúc 14:00GMT và “kéo dài cho tới khi chốt lại được việc đàm phán về khủng hoảng Hy Lạp”.

Nếu không đạt được một thỏa thuận thì người ta cho rằng Hy Lạp sẽ phải ra khỏi khối sử dụng đồng euro.

Các cuộc đàm phán dai dẳng hôm thứ Bảy đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận gì, và người đứng đầu Nhóm các Bộ trưởng Tài chính Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup), ông Jeroen Dijsselbloem, nói rằng các cuộc đàm phán là “rất khó khăn”.

“Chúng tôi đã thảo luận sâu rộng về các đề án của Hy Lạp; vấn đề về tính khả tín và lòng tin đã được bàn tới, và tất nhiên là cả các vấn đề về tài chính nữa, nhưng chúng tôi vẫn chưa thể đi đến kết quả,” ông Dijsselbloem nói với các phóng viên.

“Rất khó khăn, nhưng quá trình làm việc vẫn đang tiến triển.”

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Valdis Dombrovskis, nói “rất khó có khả năng” đạt được kết quả trong cuộc họp Chủ Nhật để các bên có thể chính thức tiến tới đàm phán về gói cứu trợ thứ ba.

Lãnh tụ Bắc Hàn hành quyết 70 quan chức kể từ 2011

Lãnh tụ Bắc Hàn hành quyết 70 quan chức kể từ 2011

Nguoi-viet.com

SEOUL, Nam Hàn (AP)Ngoại trưởng Nam Hàn Yun Byung-se, cho biết nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un đã hành quyết khoảng 70 quan chức Bắc Hàn kể từ khi lên nắm quyền cuối năm 2011.

Trong số các sĩ quan cao cấp đi theo Kim Jong-un trong cuộc thanh tra  một đơn vị quân đội hồi năm 2014 này, khó có thể biết bây giờ ai còn ai mát. (Hình: Getty Images)

Nói chuyện tại một diễn đàn ở Seoul, ngoại trưởng Yun cho biết Kim Jong-il, người cha đã quá cố của Kim Jong-un, trong năm đầu tiên cầm quyền, chỉ giết khoảng 10 người.

Theo lời một giới chứ tình báo cao cấp Nam Hàn, không được phép công bố danh tánh theo luật của cơ quan, Kim Jong-un được tin là vào khoảng 32 tuổi, đã hành quyết khoảng 70 quan chức, hầu hết bằng cách xử bắn bằng súng đại liên. Những tin tức  ở Bắc Hàn, quốc gia cộng sản bí ẩn nhất thế giới, luôn luôn bị giấu kín và rất khó có thể kiểm chứng.

Hồi tháng 5 vừa qua, có tin bộ trưởng quốc phòng Hyon Yong-chol, đã bị hành quyết bằng súng phòng không tai một học viện quân sự gần Bình Nhưỡng trước sự chứng kiến của hàng trăm người. Hyon, 66 tuổi,  bị buộc tội bất kính và không trung thành với lãnh tụ, có âm mưu đảo chính.

Tháng 12 năm 2013, Kim Jong-un bất ngờ cho hành quyết người chú dượng Jang Song Thaek, trước đó vẫn được coi là nhân vật số quyền thế số 2 ở Bắc Hàn và là  người thân trong gia đình của lãnh tụ. Bà vợ của ông này là em gái Kim Jong-il có lẽ cũng đã bị giết sau đó. Tuy nhiên nhiều tin tức mâu thuẫn khiến người ta không thể nào biết chắc chắn số phận của bà này.  (HC)

Hằng triệu người dự Lễ đầu tiên của Đức Thánh Cha tại Bolivia

Hằng triệu người dự Lễ đầu tiên của Đức Thánh Cha tại Bolivia

Lm Trần Đức Anh OP

SANTA CRUZ. Hằng triệu tín hữu đã tham dự thánh lễ đầu tiên ĐTC Phanxicô cử hành tại thành phố Santa Cruz, thủ đô kinh tế của Bolivia, sáng ngày 9-7-2015.

ĐTC đã rời tòa nhà ĐHY Terrazas Sandoval, nguyên TGM Santa Cruz từ lúc quá 9 giờ sáng. Ngài đi xe díp mày trắng có mái kiếng che tiến qua các đại lộ rộng rãi dài 1 cây số dười dẫn đến quảng trường Chúa Kitô Cứu Thế để cử hành thánh lễ cho các tín hữu tụ tập tại đây. Ngoài những người da trắng còn có đông đảo các tín hữu thuộc 36 bộ tộc thổ dân tại Bolivia, nhiều người mặc y phục truyền thống.

Nhiều màn hình khổng lồ đã được bố trí dọc theo đại lộ để những người ở xa lễ đài cũng có thể tham dự thánh lễ ĐTC cử hành bắt đầu lúc 10 giờ sáng.

Thánh lễ này cũng là lễ khai mạc Đại Hội Thánh Thể toàn quốc kỳ 5 của Bolivia và sẽ được tiếp nối tại thành phố Tarija. Ngoài tiếng Tây Ban Nha, còn có những phần của thánh lễ, kinh nguyện, bài đọc bằng các tiếng thổ dân như Guaranì, Quechua và Aimara.

Đồng tế với ĐTC có khoảng 50 GM Bolivia và các GM khách, và hàng trăm Linh Mục trong phẩm mục màu trắng. Phần thánh ca do một ca đoàn hùng hậu 500 ca viên đồng phục màu đen và vàng đảm trách.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC đi từ sự kiện các môn đệ đứng trước tình trạng 4 ngàn người nghe Chúa Giêsu giảng và không có gì để ăn. Các môn đệ xin Chúa giải tán họ vì không thể kiếm đủ lương thực cho đám đông ấy. Từ đó ngài nêu bật trách nhiệm của mọi người góp phần làm việc để không ai bị loại trừ trong xã hội. ĐTC nói:

”Đứng trước bao nhiêu tình trạng đói khổ trên thế giới, có thể chúng ta nói: không thể nào đương đầu với những tình trạng như vậy, và thế là tuyệt vọng bắt đầu xâm chiếm tâm hồn chúng ta.

”Đường hướng người ta chủ trương áp đặt trong thế giới ngày nay thật dễ chiếm chỗ trong một con tim tuyệt vọng. Đường hướng đó tìm cách biến đổi mọi sự thành đối tượng trao đổi, tiêu thụ, tất cả đều có thể thương lượng được. Đường hướng ấy chủ trương chỉ dành chỗ cho một thiểu số, và gạt bỏ tất cả những người ”không sản xuất”, không được coi là thích hợp và xứng đáng, vì họ có vẻ là không có lợi gì. Một lần nữa Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: ”Không cần phải bảo họ ra đi, chính các con hãy cho họ ăn!”

”Đó là một lời mời gọi ngày nay vẫn còn vang vọng mạnh mẽ đối với chúng ta: ”Không cần một ai phải ra đi; hãy chấm dứt tình trạng bị gạt bỏ, chính các con hãy cho họ ăn”. Chúa Giêsu tiếp tục nói với chúng ta điều ấy tại quảng trường này. Đúng vậy! Hãy chấm dứt tình trạng gạt bỏ người, chính các con hãy cho họ ăn. Quan niệm của Chúa Giêsu không chấp nhận sự gạt bỏ những người yếu nhất, những người đang túng thiếu hơn cả. Khi chấp nhận sự thách đố ấy, thì chính Chúa nêu gương và chỉ đường cho chúng ta. Chỉ dẫn của Chúa được tóm gọm trong 3 câu: Ngài cầm lấy một chút bánh và vài con cá, chúc tụng, phân chia và giao cho các môn đệ phân phát cho người khác. Đó chính là con đường phép lạ. Chắc chắn đây không phải là ma thuật hay là tôn thờ thần tượng. Qua 3 hành động ấy, Chúa Giêsu biến đổi được chủ trương gạt bỏ thành một đường hướng hiệp thông, cộng đồng. Tôi muốn nhấn mạnh vắt tắt 3 hành động ấy.

– Người cầm lấy. Điểm khởi hành là: Chúa rất nghiêm túc coi trọng sinh mạng những người của Ngài. Ngài nhìn tận mắt và qua đó ngài hiểu cuộc sống, tâm tình của họ. Ngài thấy trong cái nhìn ấy điều đang đập và điều ngưng đập trong ký ức và con tim của dân Ngài. Ngài cứu xét và đề cao giá trị của điều ấy. Ngài đề cao giá trị của tất cả những gì tốt mà họ có thể cống hiến, tất cả những gì tốt đẹp trên đó có thể xây dựng được. Nhưng Chúa không nói về những đồ vật hoặc tài nguyên văn hóa hay ý tưởng, nhưng là những con người. Sự phong phú đích thực của một xã hội được đo lường trong cuộc sống của dân chúng, được đo lường nơi những người già có khả năng thông truyền sự khôn ngoan và ký ức của dân tộc cho những người bé nhỏ nhất. Chúa Giêsu không lơ là, không coi nhẹ phẩm giá của một ai, không viện cớ là họ không có gì để cho hoặc để chia sẻ.

– Hành động thứ hai là chúc tụng. Chúa cầm lấy và chúc tụng Cha ở trên trời. Ngài biết rằng những món quà đó là một hồng ân của Thiên Chúa, vì thế Ngài không đối xử với những vật ấy như bất kỳ vật nào, vì tất cả sự sống ấy là thành qủa của tình yêu thương xót. Chúa nhìn nhận điều ấy. Ngài đi xa hơn cái vẻ bề ngoài và trong cử chỉ chúc tụng, ngợi khen, Ngài xin Chúa Cha ban hồng ân Thánh Linh. Chúc phúc hay làm phép bao gồm 2 cái nhìn ấy, một đàng là cảm tạ và đàng khác là có thể biến đổi. Có nghĩa là nhìn nhận rằng sự sống luôn luôn là một hồng ân, một món quà khi đặt trong tay Chúa thì đạt được một sức mạnh tăng thêm nhiều. Chúa Cha của chúng ta không tước bỏ điều gì, Ngài làm tăng thêm nhiều.

– Sau cùng là trao ban. Trong Chúa Giêsu không có sự cầm lấy mà đồng thời không có một sự chúc lành, và không có một sự chúc lành mà không có trao ban. Chúc lành luôn luôn là một sứ mạng, có một mục tiêu, chia sẻ, cùng phân chia điều mình đã nhận lãnh, vì chỉ qua sự trao ban, chia sẻ, chúng ta mới tìm được nguồn mạch vui mừng, chúng ta mới cảm nghiệm được ơn cứu độ.

Từ những giải thích trên đây, ĐTC đề cập đến Đại hội Thánh Thể toàn quốc kỳ 5 của Giáo Hội tại Bolivia, được khai mạc hôm nay nhưng sẽ tiến hành tại Tarija. Ngài nói:

”Đó là Bí tích hiệp thông, làm cho chúng ta thoát khỏi cá nhân chủ nghĩa để cùng nhau sống ơn gọi theo Chúa, và làm cho chúng ta xác tín rằng điều chúng ta sở hữu và chính con người của chúng ta, nếu được đón nhận, chúc phúc và dâng hiến, thì nhờ quyền năng của Thiên Chúa, do quyền năng tình thương của Chúa, có thể trở thành bánh cho tha nhân.

Giáo Hội là một cộng đoàn tưởng niệm. Vì thế, trung thành với mệnh lệnh của Chúa, được lập lại mỗi lần ”Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Giáo Hội hiện tại hóa từ đời nay sang đời kia, nơi mọi góc trên trái đất, mầu nhiệm Bánh Sự Sống. Giáo Hội làm cho mầu nhiệm ấy hiện diện và trao tặng chúng ta. Chúa Giêsu muốn chúng ta tham gia vào sự sống của Ngài và qua chúng ta, sự sống ấy hóa ra nhiều trong xã hội chúng ta. Chúng ta không phải là những người cô lập, phân cách, nhưng là một dân tộc có ký ức được hiện tại hóa và luôn được dâng hiến”.

Một cuộc sống tưởng niệm cần những người khác, cần những quan hệ, cần gặp gỡ, cần tình liên đới thực sự, có khả năng đi vào con đường đón nhận, chúc phúc và dâng hiến, theo đường hướng của tình yêu.

Cuối thánh lễ, sau lời cám ơn của Đức Cha Sergio Gualberti Calandrina, TGM sở tại, ĐTC đã trao Thánh Giá truyền giáo cho một số thừa sai.

Hy Lạp trước tương lai bấp bênh trong Liên Âu

Hy Lạp trước tương lai bấp bênh trong Liên Âu

Nguoi-viet.com

HÀ TƯỜNG CÁT / Người Việt

ATHENS – Hôm Chủ Nhật, Hy Lạp trưng cầu ý kiên dân chúng về các điều kiện cứu trợ tài chính mà Liên Âu đưa ra. Các chủ nợ muốn Athens áp dụng biện pháp khắc khổ, nghĩa là bớt các chương trình chi tiêu của chính phủ, giảm phúc lợi xã hội và tăng thuế để lấy tiền trả nợ. Kết quả của trưng cầu dân ý là người dân Hy Lạp kiên quyết bác bỏ các điều kiện mà chủ nợ quốc tế đòi hỏi. Chỉ có 38,7% cử tri bỏ phiếu “Có” (đồng ý) trong khi 61,3% nói “Không”.

Dân chúng thủ đô Athens, Hy Lạp, đứng xếp hàng trước một máy rút tền ATM hôm Thứ Hai. (Hình: Milos Bicanski/Getty Images)

Ngày 30 tháng 6 là hạn kỳ chót để giải ngân 7.2 tỷ euros ($8.1 tỷ), món tiền cuối cùng trong khoản cứu nguy mà các nước Liên Âu qua Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu (ECB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đã đồng ý cấp cho Hy Lạp. Thiếu ngân khoản này, Hy Lạp đi tới tình trạng vỡ nợ.

Sau các cuộc thương lượng kéo dài hàng tháng không đi tới sự thỏa thuận, Thủ Tướng Alexis Tsipras, mới cầm quyền từ 26 tháng Giêng, bất ngờ loan báo cho tổ chức trưng cầu dân ý. Tsipras, 40 tuổi, nói rằng ông được dân chúng trao nhiệm vụ nên có bổn phận phải làm theo nguyện vọng của họ chứ không thể đơn phương quyết định. Ông kêu gọi dân chúng Hy Lạp bỏ phiếu “Không,” với hy vọng có thể áp lực trong việc thương thuyết với các chủ nợ. Ông nói điều này không có nghĩa là chống lại châu Âu. Nhưng một vài nhà lãnh đạo Liên Âu đã cảnh báo rằng bỏ phiếu chống cũng đồng nghĩa với quyết định rời khu vực đồng euro.

Như vậy điều gì sẽ xảy ra sau khi Hy Lạp bày tỏ thái độ? Các phân tích gia quốc tế cho rằng có ít nhất ba tình huống, trong đó trọng tâm vẫn là điều gì sẽ xảy ra với các ngân hàng Hy Lạp và số tiền hỗ trợ khẩn cấp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). (1) Thỏa thuận không thành khiến Hy Lạp phải ra khối khu vực đồng euro và có thể rời khỏi EU. (2) Ngân hàng Hy Lạp sụp đổ vì ECB không đủ tiền mặt để hỗ trợ khẩn cấp. (3) Lãnh đạo EU thông qua thỏa thuận.

Tình huống thứ nhất có vẻ dễ đi tới  nhất. Các bộ trưởng Đức cũng như lãnh đạo các nước Ý và Pháp đều coi cuộc bỏ phiếu chính là trưng cầu dân ý về việc Hy Lạp đi hay ở lại khu vực đồng euro. Nhưng đây có thể chỉ là phản ứng chính trị ban đầu chưa phải là quan điểm dứt khoátt trước khi lãnh đạo các nước EU sẽ họp vào ngày thứ Ba để bàn cách đối phó tình thế.

Bộ trưởng tài chính Hy Lạp, Yanis Varoufakis, nói với báo chí địa phương trước ngày trưng cầu dân ý rằng EU “không có cơ sở luật pháp” nào để buộc Hy Lạp phải ra khỏi khu vực dùng euro. Ông tố cáo các nước chủ nợ tìm cách gây lo ngại cho người dân trước trưng cầu dân ý. Tuyên bố với tờ báo El Mundo của Tây Ban Nha, ông Varoufakis đặt nghi vấn: “Tại sao họ bắt chúng tôi phải đóng cửa ngân hàng? Có lẽ để reo rắc lo sợ cho người dân, và làm vậy có ý nghĩa như hành động khủng bố.”

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble, một trong những người chỉ trích lập trường của Hy Lạp gay gắt nhất, tỏ ra ôn hòa hơn. Ông  nói rằng nếu nước này phải ra khỏi khu vực euro thì sẽ chỉ là tạm thời, theo lời ông: “Hy Lạp là thành viên của eurozone. Không nghi ngờ gì về chuyện này. Chỉ có người dân Hy Lạp mới có thể trả lời là họ ở lại khu vực euro hay tạm thời rút lui. Và cũng rõ ràng là chúng tôi sẽ không bỏ mặc họ trong nỗi khó khăn.”

Chính phủ Hy Lạp đã hứa là dù có kết quả bỏ phiếu “Không,” các ngân hàng vẫn sẽ mở lại vào ngày Thứ Ba, 07 tháng Bảy. Nhưng vấn đề là ECB khó có thể có đủ số tiền mặt hỗ trợ khẩn cấp và sự tồn tại của các ngân hàng chỉ còn được tính bằng ngày. Dân chúng Hy Lạp lo sợ đã đổ xô đến các ngân hàng mong rút được tiền của họ ra. Hàng tỷ euro đã được rút ra khỏi các tài khoản tư nhân và doanh nghiệp và ngân hàng không còn tiền nữa. Cũng có một khả năng lựa chọn khác cho các ngân hàng là hoạt động trở lại với một loại tiền tệ tương đương, trước khi khôi phục tiền tệ cũ của Hy Lạ là đồng Drachma.

Bộ trưởng Varoufakis nói rằng các ngân hàng Hy Lạp sẽ mở cửa lại dù kết quả trưng cầu dân ý là gì và Thủ tướng Alexis Tsipras vẫn có thể đạt thỏa thuận với chủ nợ dù người dân đã nói “Không.” Tình huống này có lẽ sẽ khó xảy ra. Nhưng Thủ tướng Hy Lạp đã đưa ra chương trình khung cho thỏa thuận và những cải cách mà ông đã đồng ý, chỉ vài ngày trước cuộc bỏ phiếu, cũng không khác nhiều so với yêu cầu từ các chủ nợ và IMF. Các quan sát viên nhận xét rằng với việc bộ trưởng tài chính Yanis Varoufakis từ nhiệm ít giờ sau khi có kết quả trung cầu dân ý là sự mở đường cho Thủ tướng Tspras tìm một hướng tiếp cận ngoại giao hơn.

Từ trước đến nay chưa có tiền lệ về một quốc gia rời khu vực các nước dùng đồng euro, và không ai có thể biết nếu xảy ra như thế nào nó sẽ như thế nào. Nhưng một vụ vỡ nợ hỗn độn, Hy Lạp không còn khả năng trả nợ, có thể làm tổn hại lớn hơn cho nền kinh tế Hy Lạp và ảnh hưởng đến toàn Liên Âu.

IMF đã cảnh báo về vụ khủng hoảng tài chính Hy Lạp rằng “nguy cơ và nhược điểm vẫn còn đó” và sự sụt giảm vừa mạnh vừa rộng rãi trên thị trường thế giới là điều có thể thấy trước.

Hy Lạp ra đi có thể khiến ECB mất 118 tỷ euro tiền cho các ngân hàng Hy Lạp vay nợ và 20 tỷ euro tiền mua trái phiếu của chính phủ Hy Lạp. Một số chính phủ đang phải đối diện với các phong trào chống đối khối EU, và lo lắng dõi theo những diễn biến tại Hy Lạp.

Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy, tuần trước nói Hy Lạp rời khu vực đồng euro có thể là một thông điệp tiêu cực, “rằng tư cách thành viên khu vực đồng euro có thể đảo ngược được.”

Nói chung, dư luận không lạc quan về triển vọng Hy Lạp và khối eurozone sẽ đạt được thỏa hiệp giờ chót ngày Thứ Ba tại Brussels, Bỉ. Hy Lạp có cơ hội cuối cùng đệ trình một kế hoạch cải cách mới để có ngân khoản cứu nguy. Thủ Tướng Tsipras hôm Thứ Hai điện đàm với chủ tịch ECB Mario Draghi đề nghị gỡ bỏ sự kiểm soát tư bản ở Hy Lạp, nhưng bà chủ tịch Christine Lagarde thông báo cho biết không thể giải ngân thêm trong hoàn cảnh Hy Lạp còn nợ tới hạn chưa hoàn trả.

Thủ Tướng Đức và Tổng Thống Pháp sẽ họp đêm Thứ Ba ở Paris để đi đến một quyết định đồng thuận. Thủ Tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy, nói rằng thời gian chỉ còn rất ít và Thủ Tướng Hòa Lan, Mark Rutte, tuyên bố Hy Lạp cần chấp nhận những cải cách sâu rộng để tiếp tục ở lại trong khu vực đồng euro. Tương lai của Hy Lạp, tình trạng Liên Âu và đồng euro đang đến trước một khúc quanh quyết định. (HC)

Đức Giáo hoàng đi thăm tù nhân, người nghèo ở Nam Mỹ

Đức Giáo hoàng đi thăm tù nhân, người nghèo ở Nam Mỹ

Đức Giáo hoàng vẫy chào phóng viên ở Rome khi ông lên máy bay hđến thủ đô Quito, Ecuador, ngày 5 tháng 7, 2015.

Đức Giáo hoàng vẫy chào phóng viên ở Rome khi ông lên máy bay đến thủ đô Quito, Ecuador, ngày 5 tháng 7, 2015.

Đức Giáo hoàng Phanxicô, vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Nam Mỹ, quay trở lại châu lục này hôm Chủ nhật để bắt đầu một chuyến thăm kéo dài tám ngày tới Ecuador, Bolivia và Paraguay.

Vị giáo hoàng 78 tuổi Dòng Tên sẽ không ghé thăm quê hương Argentina của ông trong chuyến đi này, nhưng dự định sẽ về lại vào năm sau. Đó là chuyến xuất ngoại thứ chín của ông kể từ khi lên ngôi Giáo hoàng hơn hai năm trước.

Khi rời Rome, Đức Giáo hoàng cho biết ông muốn nêu bật hoàn cảnh của những người nghèo khổ ở ba nước mà ông tới thăm, “đặc biệt là trẻ em thiếu thốn, người già, người mắc bệnh, người bị giam giữ, người nghèo, những người là nạn nhân của nền văn hóa hay tiêu xài rồi vứt bỏ.”

Giáo hội Công giáo La Mã có khoảng 1,2 tỉ giáo dân với một phần lớn ở khu vực châu Mỹ Latin. Ecuador, Bolivia và Paraguay là ba trong số những nước nghèo nhất và nhỏ nhất của Nam Mỹ.

Ecuador những tuần gần đây đã xáo động vì những cuộc biểu tình chống chính phủ, một phần nhằm phản đối lời kêu gọi của Tổng thống Rafael Correa tăng thuế thừa kế. Những nhà lãnh đạo biểu tình đã kêu gọi tạm ngưng biểu tình trong thời gian diễn ra chuyến thăm của Đức Giáo hoàng để thể hiện sự nể trọng.

Đức Giáo hoàng dự định sẽ cử hành Thánh Lễ bằng tám thứ tiếng vào sáng sớm ngày thứ Hai. Sau đó trong chuyến đi, ông định sẽ đến thăm một nhà tù bạo lực ở Bolivia, gặp gỡ những người thu gom rác ở Bolivia và dừng chân tại một khu nhà ổ chuột ở Paraguay hay bị ngập lụt.

 

Vợ chồng California lấy nhau 75 năm, chết trong tay nhau

Vợ chồng California lấy nhau 75 năm, chết trong tay nhau

Nguoi-viet.com

SAN DIEGO, California (AP)Hai cụ Jeanette và Alexander Toczko mê nhau từ hồi mới lên tám, lấy nhau năm 1940 và từ đó hiếm khi rời nhau.

Họ thường nói với con cháu rằng họ ước ao một ngày nào đó được chết trong vòng tay của nhau.


Hình minh họa. (Hình: Getty Images/Jamie Rector)

Tháng trước tại nhà riêng của họ tại San Diego, và chỉ vài ngày trước dịp kỷ niệm 75 năm ngày cưới, giấc mơ của hai cụ được toại nguyện.

Theo đài truyền hình KGTV, sức khỏe cụ ông Alexander, 95 tuổi, suy sụp nhanh sau khi cụ bị té gãy xương hông.

Con cháu bèn đặt cụ bà nằm bên cạnh cụ ông.

Theo lời kể của con gái hai cụ là bà Aimee Toczko Cushman, sau khi cụ ông chết, cụ bà liền nói: “Ðợi tôi đã, tôi sẽ đến ngay.”

Cả nhà để yên cụ bà trong phòng và chỉ vài giờ sau cụ bà cũng đã kịp theo chân cụ ông.

Ðôi uyên ương được tống táng vào hôm Thứ Hai tại nghĩa trang Miramar National Cemetery. (TP)