Hungary đóng cửa biên giới, chặn làn sóng di dân

Hungary đóng cửa biên giới, chặn làn sóng di dân

Nguoi-viet.com

BUDADPEST, Hungary (AFP) Chính phủ Hungary hôm Thứ Ba ra lệnh đóng cửa biên giới với Serbia để ngăn chặn làn sóng người di dân đang cuồn cuộn kéo vào, trong khi chính phủ Ðức lên tiếng đả kích các quốc gia khác trong khối EU, gọi là điều “đáng xấu hổ” vì không nhận thêm di dân sau khi có thêm 22 người chết trên biển.


Hungary nay đóng cửa biên giới hoàn toàn với di dân. (Hình: Getty Images)

Quyết định của Budapest được đưa ra sau khi giới chức Áo và Slovakia khởi sự việc tạm thời kiểm soát biên giới, như Ðức đã làm từ ngày hôm trước.

Ðây là điều đi ngược lại với thỏa thuận Schengeng có từ nhiều năm nay giữa các quốc gia EU, nhằm đối phó với hơn nửa triệu người di dân đang kéo đến biên giới của khối này từ đầu năm tới nay.

Phó Thủ Tướng Ðức Sigmar Gabriel nói rằng Âu Châu “tự làm xấu hổ chính mình” sau khi các bộ trưởng EU không đạt được thỏa thuận hôm Thứ Hai về việc san sẻ gánh nặng đón nhận người di dân.

Cảnh sát Hungary dùng hàng rào kẽm gai khóa lại khoảng trống rộng chừng 40m, vốn cho đến khuya ngày Thứ Hai vẫn được người di dân dùng để vượt qua biên giới.

Tuy nhiên đến sáng Thứ Ba, cổng qua biên giới tại Roskzke và Asothalom đều bị đóng, khiến hàng trăm người bị kẹt trên lãnh thổ Serbia, không biết khi nào sẽ vào được quốc gia thành viên EU này để tiếp tục đi tới Ðức hay Áo như những người di dân trước đó.

Việc đóng cửa được thực hiện sau khi Hungary ban hành luật mới, theo đó coi việc vượt biên giới bất hợp pháp là một tội có thể bị phạt tới ba năm tù. (V.Giang)

Đức kiểm soát biên giới ngăn dòng di dân đổ vào

Đức kiểm soát biên giới ngăn dòng di dân đổ vào

Di dân lên một chuyến tàu trong vùng tại nhà ga chính ở thành phố Munich, Đức, ngày 13 tháng 9, 2015.

Di dân lên một chuyến tàu trong vùng tại nhà ga chính ở thành phố Munich, Đức, ngày 13 tháng 9, 2015.

Đức đang tạm thời khôi phục biện pháp kiểm soát hộ chiếu dọc theo biên giới của mình với Áo để hạn chế dòng di dân và người tị nạn đang đổ vào nước này.

“Mục đích của biện pháp này là để ngăn chặn dòng người hiện đang đổ vào Đức và quay trở lại một quá trình có trật tự,” Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cho biết.

Đức và Áo gần đây đã đồng ý cho di dân nhập cảnh trong một nỗ lực nhằm giảm bớt số lượng người tập trung ở Hungary.

Cảnh sát Đức cho biết khoảng 12.200 người tị nạn đang xin được bảo hộ tị nạn tại Liên minh châu Âu đã tràn ngập thành phố Munich ở miền nam vào ngày thứ Bảy.

Trong một nỗ lực kiểm soát dòng di dân, giới chức đường sắt ở cả hai nước loan báo dịch vụ tàu lửa từ Áo tới Đức đã bị đình chỉ hôm Chủ nhật. Không rõ việc du hành theo hướng ngược lại từ Đức tới Áo như thế nào, một phát ngôn viên của công ty đường sắt Áo OeBB nói.

Hơn 430.000 di dân tìm kiếm cuộc sống tốt hơn, trong đó có người tị nạn từ Syria và Iraq, đã vượt Địa Trung Hải đến châu Âu trong năm nay. Gần 3.000 đã thiệt mạng trong hành trình này, theo Tổ chức Di cư Quốc tế.

Con số này đã nhích lên cao hơn vào Chủ nhật khi ít nhất 28 người bị chết đuối ngoài khơi Hy Lạp sau khi thuyền của họ bị lật.

Hàng chục người khác đã được cứu sống gần đảo Farmakonisi ở Biển Aegea phía đông nam.

Pháp: Vì sao di dân không được thương cảm như thuyền nhân Việt 1979 ?

Pháp: Vì sao di dân không được thương cảm như thuyền nhân Việt 1979 ?

Thụy My

media

Tị nạn và thuyền nhân đổ vào đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 10/09/2015REUTERS

Trước làn sóng người nhập cư đổ vào châu Âu hiện nay, người Pháp vẫn có tâm lý e ngại, thờ ơ, cho đến khi những hình ảnh thương tâm của em bé Syria chết đuối đánh động được dư luận. Tâm lý này tương phản với phong trào cứu vớt thuyền nhân Việt Nam vào cuối thập niên 70.

Vào thời kỳ đó, một phong trào đầy cảm động đã nổi lên ở nước Pháp và nhiều quốc gia phương Tây khác, nhằm cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân chạy trốn chế độ cộng sản Việt Nam trong các điều kiện bi thảm, và cả người Cam Bốt, người Lào.

Vô số hình ảnh những con tàu nhỏ bé trôi dạt trên Biển Đông được phổ biến rộng rãi, đã thức tỉnh lương tâm mọi người. Những hình ảnh này cũng giống những gì thấy được trên báo chí trong mấy tháng gần đây : những ánh mắt hoảng loạn, những thân người kiệt sức, chen chúc trên những con tàu thô sơ ở Địa Trung Hải.

Nhưng bối cảnh rất khác nhau. Nước Pháp vào lúc ấy với tỉ lệ thất nghiệp thấp (chỉ 3,3%, còn nay là 10%), đã nhiệt tình đón tiếp. Hơn nữa người Việt và người Cam Bốt đến từ Đông Dương thuộc Pháp cũ, biết được ngôn ngữ và ít nhiều thấm đẫm văn hóa Pháp, trong khi di dân hiện nay đa số là người Hồi giáo.

Đặc biệt là sự dấn thân ngoạn mục của giới trí thức Pháp thời ấy, cả cánh tả lẫn cánh hữu, từ nhà văn đồng thời là nhà triết học nổi tiếng Jean-Paul Sartre cho đến Raymond Aron – nhà báo kiêm nhà sử học, triết gia, chính khách.

Cuối năm 1978, tàu Hải Hồng chở 2.500 người Việt Nam đã đến được Malaysia nhưng bị đẩy ra, phải trôi dạt 45 ngày trên biển từ bến này sang bến khác, đã gây xúc động lớn. Các nhà báo quay phim những cảnh khốn khổ của thuyền nhân trên tàu trong đó có nhiều trẻ em: thiếu thức ăn, nước uống, thuốc men, trốn tránh ánh nắng đổ lửa dưới những tấm bạt rách nát. Cuối cùng, các nước châu Âu quyết định tiếp nhận những người Việt tị nạn này.

Bị chấn động trước số phận chiếc tàu vô tổ quốc, và thảm kịch của những người mà người ta bắt đầu gọi là « boat people », nhiều nhân vật tiếng tăm của Pháp tập hợp xung quanh bác sĩ Bernard Kouchner và triết gia André Glucksmann, năm 1979 đã quyết định tung ra chiến dịch « Một con tàu cho Việt Nam ».

Họ vận động quyên góp để cải tiến một chiếc tàu mang tên « L’île de lumière » (Đảo Ánh sáng) thành một tàu bệnh viện, đi vớt các thuyền nhân khác trên Biển Đông, rồi thả neo ở đảo Palau Bidong (Malaysia) để các bác sĩ Pháp tình nguyện chăm sóc cho 34.000 người Việt bị giam trên đảo.

Trên đài truyền hình TF1, người dẫn chương trình Roger Gicquel kêu gọi : « Hỗ trợ cho chiến dịch không chỉ là hào hiệp mà còn là điều cần thiết ». Người bác sĩ trẻ Kouchner từ trên boong tàu « Đảo Ánh sáng » thuyết phục nhà báo Jacques Abouchar trước ống kính đài truyền hình France 2. Vị « French doctor » muốn tuyên truyền rộng rãi trên truyền thông, trong khi những người khác lại muốn âm thầm hoạt động.

Ủy ban « Một con tàu cho Việt Nam » được thành lập, được nhiều nhân vật lỗi lạc ủng hộ : triết gia Michel Foucault, giáo sĩ Do Thái Josy Eisenberg, Đức Hồng y François Marty, nhà văn Đức Heinrich Boll, ca sĩ kiêm diễn viên Yves Montand…

Ông Michel Rocard, chính khách đảng Xã hội chống lại chủ nghĩa cộng sản, ký vào bản kiến nghị nhưng Tổng thư ký đảng là ông François Mitterrand thì không. Một bộ phận trong cánh tả Pháp vẫn e dè vì nhiều người vẫn coi chủ nghĩa cộng sản là một mô hình để noi theo.

Cảm động nhất là sự ủng hộ của nhà văn mác-xít Jean-Paul Sartre và nhà trí thức lớn chủ trương tự do Raymond Aron, hai nhân vật này vốn không nhìn mặt nhau suốt 30 năm qua. Hôm 20/09/1979, Tổng thống Valéry Giscard d’Estaing đã hội tụ ở điện Elysée nhiều tên tuổi, trong đó hai trí thức lừng lẫy trên đã siết chặt tay nhau. Đó là một hình ảnh gây tác động mạnh mẽ, chứng tỏ một nước Pháp đoàn kết, ít nhất là trong chủ đề thuyền nhân Việt.

Nhân dịp này, nhà văn nổi loạn Jean-Paul Sartre đã trở thành nhà hoạt động nhân đạo. Ông nhắc lại những từ ngữ mà chính ông đã chỉ trích nhà văn Albert Camus 25 năm về trước : « Tôi ủng hộ những con người mà có lẽ không phải là bạn tôi vào thời kỳ Việt Nam đấu tranh cho tự do, nhưng điều này có quan trọng gì, vì đó là những người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng ».

Tiếp bước triết gia Aron, cánh hữu Pháp trở nên thoải mái hơn trong hồ sơ này. Đô trưởng Paris là ông Jacques Chirac đưa ra lời kêu gọi tiếp đón boat people, và bản thân ông cũng nhận một thuyền nhân trẻ Việt Nam – cô Anh Đào – làm con nuôi.

Năm năm sau đó, vào năm 1984, một nhóm nhạc rock Pháp mang tên Gold phát hành một album trong đó có bản nhạc « Gần bên những ngôi sao », nhằm vinh danh thuyền nhân Việt Nam, đã thành công rực rỡ với 900.000 đĩa bán ra.

Từ năm 1975 đến đầu thập niên 80, đã có trên 120.000 người Việt Nam được đón tiếp tại Pháp, được cấp giấy tờ chính thức là « người tị nạn ». Giáo sư Karine Meslin vào năm 2006 đưa ra con số « 128.000 người Đông Dương, trong đó có 47.356 người Cam Bốt đã nhập cư hợp pháp vào lãnh thổ nước Pháp ». Nhiều người khác đến Pháp nhưng không với tư cách tị nạn.

Từ năm 1975 đến 1985, trên một triệu người Việt đã bỏ trốn khỏi đất nước, trong đó có 800.000 boat people, và theo các nhà nghiên cứu, một phần tư những người vượt biên đã thiệt mạng.

Vì sao cuộc khủng hoảng di dân hiện nay không tạo nên được một làn sóng tương trợ như đối với thuyền nhân Việt Nam cuối thập niên 70 ? Bên cạnh nguyên nhân kinh tế và văn hóa như đã nói ở trên, còn có nhiều lý do khác.

Đợt sóng thuyền nhân Việt mang tính giai đoạn, trong khi áp lực dân số ở châu Phi, sự phức tạp của những cuộc xung đột ở lục địa đen và Syria, quân thánh chiến đủ các phe nhóm có thể tạo nên những cuộc di dân hàng loạt kéo dài.

Nhiều người còn nêu lên mặc cảm của cánh tả Pháp, trước đây ngưỡng mộ chủ nghĩa mác-xít, nên giang tay cứu vớt những người tị nạn cộng sản như một cách chuộc lỗi. Còn trước Hồi giáo cực đoan hiện nay, châu Âu không có cùng tình cảm này, ngược lại còn là nạn nhân. Bên cạnh đó, vai trò của trí thức Pháp cũng không còn như 36 năm về trước.

Thế nên cách đây vài tháng, khi xảy ra hàng loạt vụ chìm tàu làm chết hàng ngàn người trên biển, cũng đã có những lời kêu gọi tương trợ. Nhưng rốt cuộc, Địa Trung Hải năm 2015 không phải là vịnh Thái Lan năm 1979, và « Đảo Ánh sáng» đã không xuất hiện tại đây.

Âu Châu Là Nạn Nhân Của Nạn Di Dân

Âu Châu Là Nạn Nhân Của Nạn Di Dân

Vụ khủng hoảng có nguyên nhân kinh tế, nhưng hậu quả chính trị…

Âu Châu đang gặp một vụ khủng hoảng di dân nghiêm trọng nhất từ Thế chiến II. Khối Liên hiệp Âu châu cố giải quyết bằng cách phân phối di dân cho các thành viên, với nước Đức được coi là ân nhân. Hậu quả lâu dài lại thúc đẩy nhiều sức ly tâm gây thêm phân hóa trong nội bộ Âu Châu….

Âu Châu có trào lưu chung của các nước công nghiệp hóa tiên tiến là có tỷ lệ sinh sản thấp hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn. Dân số hay nhân khẩu là định mệnh trong ý nghĩa đó.

Sau Thế chiến II, Âu Châu áp dụng chiến lược phát triển với niềm tin rằng lực lượng lao động đông đảo sẽ góp đủ thuế để chu cấp cho thành phần ở ngoài tuổi lao động – dưới 15 và trên 64 tuổi. Khi thấy tỷ lệ sinh sản giảm dần, một số quốc gia có tăn trợ cấp cho gia đình đông con nhằm khuyến khích việc sinh đẻ – đứa con thứ ba là “miễn phí” – với kết quả thật ra cũng giới hạn trước một chiều hướng văn hóa phổ biến và khó cưỡng.

Vì vậy, Âu Châu mới có giải pháp di dân, là nhập cảng sức lao động từ bên ngoài.

Di dân sẽ nâng sức lao động và mức cầu kinh tế để tạo thêm việc làm và sự thịnh vượng. Thành phần di dân có tay nghề cao thì giúp kinh tế phát triển các ngành sản xuất chuyên biệt để khai thác lợi thế tương đối của từng quốc gia. Thành phần thiếu chuyên môn thì lao động trong những ngành cực nhọc mà dân bản xứ không muốn làm. Đã vậy, lực lượng lao động càng đông thì thành phần thọ thuế càng nhiều sẽ tăng mức thu cho ngân sách để nhà nước lo toan cho những người ở ngoài tuổi lao động.

Nhưng lý luận kinh tế lạc quan ấy lại đụng vào thực tế cứng đầu. Và Âu Châu đang bị khủng hoảng với làn sóng di dân thứ ba, dữ dội nhất, kể từ 10 năm qua. Xin hãy nói về ba làn sóng đó trước.

Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, các nước Âu Châu lạc quan thúc đẩy việc hội nhập để thành lập Liên hiệp Âu châu. Từ đó, Liên Âu đã “Đông tiến”, kết hợp dân số đông đảo của các nước Đông Âu, nhất là các quốc gia có mật độ dân số cao như Ba Lan hay Romania (Lỗ Ma Ni là cách gọi ngày xưa). Lao động Đông Âu đã “Tây tiến” và góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt dân số của các nước tân tiến hơn ở miền Tây. Đấy là đợt di dân đầu tiên, vào thời 2004-2007.

Nối tiếp là đợt thứ nhì vào các năm 2009-2010, khi khủng hoảng tài chánh tại các nước miền Nam mở ra phong trào “Bắc tiến”. Dân cư của các nước lâm nạn ở miền Nam đi tìm việc làm trong các quốc gia giàu mạnh hơn ở “vùng cốt lõi” là miền Bắc, từ Pháp qua Đức và các lân bang.

Trong hai đợt ấy, hiện tượng di dân vẫn có tính chất nội bộ Âu Châu và dù có gây va chạm, kể cả phản ứng chống di dân, thì cũng chẳng dẫn tới khủng hoảng khi 22 thành viên trong số 28 nước Liên Âu đã ký Hiệp ước Schengen về quyền tự do lưu thông người và vật từ năm 1995.

Đợt thứ ba là ngày nay thì khác.

Làm sóng di dân bùng lên từ Trung Đông và một số quốc gia bị nội loạn ở nơi khác đã dập vào bến bờ Âu Châu để xin tỵ nạn. Di dân là nạn dân và gây vấn đề trước tiên cho các nước lâm nạn kinh tế tại miền Nam, như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, rồi lan qua nước khác, với cao điểm là Hungary.

Trong đợt trước (2009-2010), nếu làn sóng “Bắc tiến” có nhất thời hạ giảm thất nghiệp thì cũng gây ra nạn “xuất não” là thành phần có chuyên môn và tốt nghiệp đại học bỏ xứ đi làm trong các doanh nghiệp Đức Pháp. Các nước lâm nạn chưa kịp phục hồi thì lại bị làn sóng nạn dân đập vào bờ. Thành phần di dân tỵ nạn này không có thông hành Âu Châu nên vừa khó kiếm việc ở tại chỗ lại cũng chẳng thể tạm “quá quan” để đi vào các nước Âu Châu khác. Làn sóng đó bị ứ tại miền Nam và chờ đợi quyết định thu nhận hay phân bố di dân của Liên Âu.

Sự kiện đa số của thành phần này lại theo Hồi giáo, đã chẳng phù hợp với văn hóa hay tôn giáo Âu Châu mà chưa chắc là đã muốn hội nhập, càng dễ gây phản ứng ngược từ phong trào quốc gia dân tộc cực đoan hoặc tinh thần chống di dân tại Âu Châu. Thí dụ như nhiều trại tạm trú di dân tại miền Đông nước Đức đã bị cư dân đập phá, hay đảng Mặt trận Quốc gia theo xu hướng cực hữu đã lên như diều tại Pháp, và đảng Dân Chủ chống di dân đang thắng thế tại Thụy Điển.

Một thí dụ khác là Ba Lan sẽ có bầu cử vào tháng tới và đảng bảo thủ đang cầm quyền lại mất phiếu vào phe đối lập theo khuynh hướng quốc gia. Chính quyền Hung Gia Lợi cũng gặp bài toán tương tự trước sức ép của phong trào quốc gia bên cánh hữu, trong khi Chính quyền Đức chưa kịp mở cửa biên giới để nhận thêm nạn dân ứ đọng tại các trại tạm trú của Hung.

Vì thế, khi thương thuyết việc phân bố hay nhận “hạn ngạch” (định mức di dân) do Liên Âu quyết định, mỗi chính quyền lại cân nhắc lợi hại chính trị trong nội bộ, và đối chiếu với yêu cầu hội nhập và tinh thần liên đới của Âu Châu. Vốn dĩ đã có quá nhiều dị biệt về thực tế kinh tế và lập trường chính trị, Liên Âu lại bị thêm một sức ly tâm mới.

Nhìn về dài, “định mệnh” của một quốc gia là cơ cấu dân số hay nhân khẩu cũng có nhiều khác biệt.

Thí dụ như có nền kinh tế mạnh nhất và tinh thần rộng lượng nhất với nạn dân nên đã quyết định đón nhận 800 ngàn người một năm, nước Đức là một nạn nhân của nạn lão hóa dân số. Theo dự phóng của Liên Âu, từ năm 2020 đến 2060, dân số Đức sẽ mất 10 triệu người. Và “tỷ số lệ thuộc” của thành phần cao niên sống nhờ hưu bổng và trợ cấp y tế do lực lượng lao động (ở tuổi 15-64) tạo ra lại từ 36% trong hiện tại tăng đến mức 59%, cao nhất của Âu Châu. Nhìn cách khác, lực lượng lao động tại Đức sẽ mất một phần tư. Bài toán ngân sách của đệ nhất cường quốc kinh tế Âu Châu là thiếu tiền. Người đi làm ít hơn mà phải gánh vác một loại chi phí chỉ có tăng chứ khó giảm (sống lâu hơn và càng lớn tuổi thì càng lắm bệnh!)

Vì lẽ đó, Đức mới hào phóng với di dân: để nhập cảng sức lao động. Hai năm trước, Đức còn có luật lệ quy định rằng một nạn dân chỉ được phép đi làm 12 tháng sau khi được nhập cư. Thời hạn này vừa được giảm xuống ba tháng. Thà như vậy còn hơn là gặp hiện tượng lao động chui và trốn thuế khá phổ biền trong thành phần di dân nhập lậu vào Mỹ!

Bên kia biển Bắc, Anh quốc (United Kingdom) thì bị tiếng ích kỷ vì có chủ trương hạn chế di dân.

Là quốc gia hải đảo đã chẳng ký Hiệp ước Schengen, nước Anh cũng đứng ngoài vòng tranh luận – dù bị đả kích – vì không gặp bài toán nhân khẩu như Đức. Anh quốc sẽ là nước đông dân nhất Âu Châu: từ 67 triệu vào năm 2020 dân số Anh sẽ lên tới 80 triệu vào năm 2060. Nhìn cách khác, tỷ lệ sinh sản tại Anh thuộc loại cao nhất Liên Âu: trung bình một phụ nữ đẻ được 1,9 trong quãng đời sinh sản của mình. Nhờ các bà lạc quan yêu đời như vậy, tỷ số lệ thuộc tại Anh sẽ chỉ tăng từ 30% đến 43% trong khoảng thời gian dự phóng của Liên Âu (2020-2060).

Cho nên sự chuyển động chậm rãi của dân số trong trường kỳ có thể giải thích nhiều khác biệt về đối sách với di dân.

Nhưng trước mắt thì vụ khủng hoảng đang gây nhiều thách đố cho Liên Âu. Các nước nghèo, hoặc lâm nạn như mấy quốc gia miền Nam, thì không đủ công quỹ giải tỏa sức ép của làn sóng nạn dân. Họ cần tiền. Nhiều nước khác, giàu như Bắc Âu hoặc nghèo như Nam Âu, thì hoài nghi chủ trương hội nhập loại di dân không muốn làm công dân và chẳng muốn tự hội nhập vào xã hội mới. Họ cũng sợ khủng bố Hồi giáo, là điều không phải là vô lý. Vì vậy, họ chỉ muốn cứu nạn dân theo Thiên Chúa giáo mà thôi.

Các nước Đông Âu (nhìn theo trục Đông-Tây) hay Trung Âu (nhìn theo trục Nam-Bắc) thì có quan niệm khác. Sau khi xuất cảng dân công về phía Tây từ đợt sóng trước, các quốc gia này, như Ba Lan, Romania và Bulgaria, lại cần di dân vì cuộc sống cải thiện cũng dẫn tới trào lưu ít đẻ con. Nhưng hậu quả chính trị của nỗ lực kinh tế là các quốc gia ấy trở thành “hành lang quá quan”. Họ phải nhận di dân từ các nước nghèo hơn mà lại mất dần thành phần có chuyên môn và sức lao động cho các nước giàu hơn ở phía Tây, hay thậm chí cho Hoa Kỳ. Khi đả kích các quốc gia này là vội quên việc các nước khác đã giúp họ khi Liên Xô tan rã, người ta chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề mà thôi.

* * *
Chúng ta thấy gì từ những vấn đề quá đỗi phức tạp như vậy?

Bản chất bài toán di dân thành rõ nét hơn từ vụ khủng hoảng hiện nay: không có giải đáp ổn thỏa để đảo ngược trào lưu dân số của Âu Châu: không muốn có con nữa. Mọi thử nghiệm cấp thời chỉ gây thêm phân hóa trong nội bộ Âu Châu sau này. Lý tưởng Âu Châu về một thế giới vô cương, không biên giới, thật ra chỉ phản ảnh nhu cầu thực tế về dân số của từng xã hội và đặt ra nhiều vấn đề khác.

Ngược lại, khi lạc quan ca tụng giá trị đạo đức của mô hình Âu Châu vì thu nhận người Hồi giáo từ các quốc gia có lập trường chống Âu Châu, Thiên Chúa giáo hay nguyên tắc dân chủ thì ta cũng nên hỏi rằng những người Hồi giáo ấy có muốn là dân Âu Châu không? Hay chỉ muốn có một đất tạm dung mà họ không cho là quê hương vì nhiều người còn nín thinh khi trong cộng đồng của họ có những kẻ mưu đồ việc khủng bố để làm sáng danh Thượng Đế. Trong làn sóng nạn dân từ Syria, chúng ta thấy vắng bóng các giáo sĩ của đạo Hồi. Tại sao vậy?

Thế giới đa đoan!

Aylan Kurdi ơi: Em đã chết cho mọi người được sống!

Aylan Kurdi ơi: Em đã chết cho mọi người được sống!

Nguoi-viet.com

Nam Lộc

Hình ảnh của em bé thuyền nhân tỵ nạn Syrian 3 tuổi tên là Aylan Kurdi nằm gục mặt chết trên bãi cát khi xác của em trôi dạt vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ tuần qua đã làm thức tỉnh lương tâm nhân loại trong lúc các con đường dẫn những người phải bỏ nước ra đi vì chế độ độc tài và diệt chủng để tìm đến một nơi an toàn tại các quốc gia Âu Châu lánh nạn đã bị chặn lại và cánh cửa nhân đạo hầu như đều khép kín.


Một nghệ sĩ Ấn Ðộ làm mô hình cát em bé người Syria bị chết trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. (Hình minh họa: Asit Kumar/AFP/Getty Images)

Aylan đã chết đuối cùng với người anh lớn hơn em 2 tuổi và người mẹ của mình cùng hàng chục người khác khi chiếc xuồng của họ bị chìm đắm trên vùng biển Bắc Ðại Tây Dương. Hoàn cảnh của hàng trăm ngàn người tỵ nạn từ các nước Iraq, Afghanistan và đặc biệt là từ Syria tràn vào Âu Châu bằng đường bộ hay bằng đường thuyền cùng với sự xua đuổi của những người lính Hung Gia Lợi trong tuần qua đã gợi lại cho đồng bào tỵ nạn Việt Nam chúng ta cơn ác mộng vượt biên 30 năm về trước. Âm thanh của bài hát Xác Em Nay Ở Phương Nào hoặc câu “tự do ơi, tự do, em đổi bằng thân xác…” bỗng dưng vọng lại bên tai như những Lời Kinh Ðêm quen thuộc mà thuyền nhân đã cầu nguyện thuở nào! Thì ra người Việt chúng ta đã trải qua những nỗi gian truân đó từ lâu, khủng khiếp hơn, khổ đau hơn và bất hạnh hơn. Chỉ khác là vào thời điểm đó phương tiện truyền thông chưa phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay để thế giới biết rằng có đến gần nửa triệu người VN đã chết trên biển Ðông như số phận cùng hoàn cảnh của cậu bé Aylan.

Nhưng cũng chính vì sự tiến bộ kỹ thuật bây giờ mà hình ảnh của cậu bé Aylan chết tức tưởi, oan khiên trên biển cả, đã như một phép lạ từ từ mở rộng những cánh cửa đã bị loài người ích kỷ khóa lại từ suốt gần một tuần qua. Chính phủ Hung Gia Lợi đã phải làm những hành động tối thiểu, dù không tiếp nhận, nhưng cũng đã cung cấp xe bus để đưa người tỵ nạn đến biên giới của những quốc gia nhân đạo hơn, Phần Lan đã mở rộng cánh tay, Ðức đã quyết định tiếp nhận và sẵn sàng cung cấp công ăn, việc làm cho hàng trăm ngàn người tỵ nạn, sau đó là Áo, Anh, Bỉ, Pháp, v.v… và dĩ nhiên là cả Hoa Kỳ, đất nước được xem là có một trách nhiệm lớn trong cuộc khủng hoảng ở Trung Ðông, đặc biệt là chính sách bị nhiều người chỉ trích là “bất nhất” của chính phủ Obama từ suốt 3 năm qua về vấn đề Syria cùng nhà lãnh đạo độc tài và tham quyền, cố vị: Bashar ai-Assad.

Nhưng tình hình đã có phần nào thay đổi theo chiều hướng tích cực trong mấy ngày qua, phải chăng nỗi bất hạnh của Aylan Kurdi cùng gia đình em đã được đổi lại bằng sự may mắn và hạnh phúc của hàng trăm ngàn nạn nhân của bọn độc tài, khủng bố, đã quyết định vượt biên và có thể cũng sẽ là niềm hy vọng cho hàng triệu người khác đang sống nhục nhằn trong các trại tỵ nạn ở Lebanese, tại Thổ Nhĩ Kỳ hay ngay tại đất nước Syria hiện nay? Các nhà lãnh đạo ở trên thế giới kể cả tay cựu trùm KGB, Vladimir Putin, đang là tổng thống nước Nga dù cứng đầu đến đâu cũng phải quyết định ngồi xuống để tìm ra một giải pháp hầu giải quyết cơn khủng hoảng trầm trọng này hầu cho người dân Syria có một cuộc sống ổn định ngay trên quê hương của họ thay vì phải mang đời lưu vong. Và nếu đúng như vậy thì Aylan Kurdi ơi, em đã chết cho mọi người được sống!

Nhìn hình ảnh bé Aylan nằm chết như mơ, như thiên thần đang gục đầu ngủ yên trên bãi cát, nó cũng thảm thương như thân phận của những đứa trẻ VN bất hạnh thuở nào, lòng tôi trùng xuống một nỗi buồn vô hạn. Trước đó một tuần, khi xem được đoạn phim chiếu cảnh người đàn ông Syrian gò lưng đi bán từng cây bút nắp xanh để kiếm được miếng ăn cho đứa con gái nằm ngủ trên vai trong cơn nóng thiêu đốt trên đường phố ở Beirut, bỗng dưng tôi nhớ lại tình cảnh của hơn 2000 “Người Việt Còn Lại” ở Phi Luật Tân vào những năm đầu thập niên 2000, những người đã bị thế giới lãng quên qua gần 20 năm trời khổ hạnh với mẫu “căn cước” được đóng dấu là dân “vô tổ quốc” (Stateless)! Và ở đó, tôi cũng đã thấy hình ảnh người đàn ông tỵ nạn VN cõng trên vai đứa con gái chưa đầy 2 tuổi trong cơn nóng thiêu đốt ở Palawan để bán từng đôi dép cho những người dân làng hầu may ra mua được cho con mình một khúc bánh mì hay một bình sữa lạnh!

Tiếng reo của chuông điện thoại làm tôi tỉnh lại, sờ lên mắt, không biết là mình đã khóc từ lúc nào, và tự nhủ lòng, có lẽ mình sẽ phải làm một điều gì để cùng đồng hương chúng ta xoa dịu được một phần nào vết thương đang nhỏ máu của nhân loại dù chỉ là một điều nhỏ nhoi như hạt cát trong sa mạc.

Bên kia đầu dây là giọng nói của một người bạn trẻ tên là James ở Toronto, Canada, em ngỏ ý muốn mời tôi làm MC cho một buổi “sinh hoạt” tại đây, sau khi thỏa thuận thù lao xong, tôi hỏi em về nội dung chương trình, lúc đó James mới cho biết mục đích của ngày sinh hoạt này là để phát động chiến dịch gây quỹ cho dự án có tên là “Lifeline Syria Project” ngõ hầu tìm phương tiện để bảo trợ cho các gia đình người tỵ nạn Syrian đang phải đối phó với những nỗi khốn cùng trên đường tìm tự do! Lòng tôi chợt bùng sáng lên như một kẻ đang đói khát được người ta ban phát cho một khúc bánh mì cùng ly nước lạnh! Tôi hân hoan nói với James, em ơi, tôi sẵn sàng nhận lời tham dự và xin phép cho tôi được đóng góp toàn bộ số tiền thù lao của tôi vào buổi gây quỹ trong ngày hôm đó để tiếp tay với ban tổ chức. James thoạt đầu hơi ngạc nhiên và ngần ngại, nhưng sau đôi lời trao đổi em đã hiểu lòng tôi và vui vẻ đồng ý. Tuy nhiên khi James đề cập đến thời điểm của buổi tổ chức sẽ rơi vào một ngày cuối tuần trong Tháng Mười sắp tới thì tôi vô cùng lo lắng và hơi thất vọng, vì lịch trình diễn đã đầy ắp, không còn rảnh một weekend nào trong Tháng Mười cả, đấy là chưa kể đến chuyến đi Úc Châu kéo dài hơn một tuần lễ vào giữa Tháng Mười, 2015! Nhưng khi mở lịch ra xem, thì tôi thấy còn trống một ngày Thứ Bẩy duy nhất đó là October 3rd, nhưng đã dự định mua vé để bay sang Washington DC cho một event khác diễn ra vào buổi trưa Chủ Nhật October 4th. Và như một “phép lạ,” James cho tôi biết, vì tính cách cấp bách của sự việc cho nên BTC đã quyết định tổ chức vào ngày Thứ Bảy, mùng 3 Tháng Mười, 2015. Nghe em nói lòng tôi như mở hội, như vậy thì xem như “giấc mơ” ấp ủ “được làm một điều gì để cùng đồng hương chúng ta xoa dịu phần nào vết thương đang nhỏ máu của nhân loại” đã thành sự thật. Hai anh em chúng tôi cùng vui, và sau khi James email cho tôi thêm chi tiết cùng tấm ảnh chúng tôi chụp chung với nhau trong lần tiếp đón và bảo trợ những người Việt tỵ nạn cuối cùng từ Thái Lan đến Vancouver vài tháng trước đây, tôi mới biết đó là James Nguyễn, cựu chủ tịch Hội Người Việt Toronto, và buổi gây quỹ lần này sẽ phối hợp cùng tổ chức VOICE Canada và một số cơ quan, đoàn thể người Việt tại đất nước giầu lòng nhân đạo này. VOICE Canada cũng không xa lạ gì với tôi, vì ngoài nỗ lực tranh đấu, vận động cũng như định cư những người Việt tỵ nạn muộn màng, vào Tháng Tư 2015 vừa qua, họ còn gây quỹ được $100 ngàn để tiếp tay cho Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH và Quả Phụ Tử Sĩ do bà Hạnh Nhơn làm chủ tịch.

Tôi tin rằng điều may mắn được góp mặt cùng “Lifeline Syria Project” lần này là do sự sắp đặt của Thượng Ðế như một “ơn gọi” của Bề Trên, của Trời Phật dù lời cầu xin của tôi chỉ mới là những tiếng nhủ thầm trong bụng. Tôi đem chuyện này chia sẻ với các gia đình tỵ nạn VN từ Palawan, Phi Luật Tân, những người cũng đã từng bị thế giời lãng quên. Họ đang tổ chức ngày “Tri Ân và Hội Ngộ” để kỷ niệm 10 năm định cư, đồng thời để cảm tạ những người đã giúp họ được làm lại cuộc đời nơi đất khách. Trong đêm họp mặt gọi là “tiền hội ngộ,” Thứ Bảy, mùng 5 Tháng Chín, 2015 vừa qua, sau khi nghe tôi trình bày có người đã rơi nước mắt, hồi tưởng lại thân phận mình và so sánh với hoàn cảnh của người tỵ nạn Syrian cùng thân xác của vị “Thánh Tí Hon” tên là Aylan Kurdi, đã hy sinh cuộc đời để cho đồng bào mình được cứu sống! Và kết quả là trong đêm họp mặt ngày hôm sau, mùng 6 Tháng Chín, trước sự hiện diện của các quan khách cùng ân nhân Việt, Mỹ và đặc biệt là đại diện của chính phủ Phi Luật Tân, quốc gia duy nhất đã không trục xuất thuyền nhân VN. Luật Sư Trịnh Hội đã đại diện các gia đình tỵ nạn VN từ Palawan chính thức loan báo rằng những thuyền nhân người Việt muộn màng này sẽ bảo lãnh 4 gia đình người tỵ nạn Syrian, và họ nhờ tôi liên lạc với các cơ quan thiện nguyện để bắt đầu thủ tục định cư tại thành phố Houston. Anh Trung Ðình Nguyễn, trưởng ban tổ chức đã cho các ân nhân và quan khách Việt, Mỹ cũng như Phi Luật Tân hiện diện trong ngày hôm đó biết rằng: “Cách duy nhất mà chúng tôi có thể làm được bây giờ để trả ơn quý vị là đưa tay ra để cứu giúp những người bất hạnh khác, như quý vị đã cứu giúp chúng tôi”! Thật là một hành động dấn thân mang đầy ý nghĩa.

Nhân đây chúng tôi cũng xin cám ơn quý vị đồng hương ở khắp mọi nơi đã đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi để đóng góp vào quỹ “Thank You America” của cơ quan thiện nguyện USCC hầu giúp đỡ và tiếp tay cho tổ chức đã từng bảo trợ chúng ta để định cư những người tỵ nạn Syrian bất hạnh nói trên. Tính đến cuối Tháng Bảy, 2015, sau 4 tháng phát động, hội USCCLA cho biết là họ đã nhận được khoảng 60 ngàn dollars từ cộng đồng người Việt, và cơ quan này cũng đã gởi thơ cám ơn đến từng quý vị ân nhân đã đóng góp.

Qua nghĩa cử cao đẹp trước hết là của “Lifeline Syrian Project” ở Toronto, Canada, theo sau là anh chị em trong nhóm “Người Việt Còn Lại” tại Houston, Texas, chúng tôi mong mỏi sẽ có những tổ chức hoặc các hội đoàn hay cá nhân ở những địa phương khác cũng sẽ tiếp tay đóng góp, đón nhận hoặc bảo trợ các gia đình tỵ nạn đang sống vất vưởng tại các trại tỵ nạn ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu muốn tìm hiểu thêm chi tiết hoặc tin tức, xin quý vị cứ email về địa chỉ của chúng tôi là: [email protected]

Khủng hoảng di dân tràn sang Hy Lạp và Macedonia

Khủng hoảng di dân tràn sang Hy Lạp và Macedonia

Những người di dân đang đợi cảnh sát Macedonia cho phép đi qua biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia.

Những người di dân đang đợi cảnh sát Macedonia cho phép đi qua biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia.

Giữa lúc người tỵ nạn từ Syria và các nước khác bị xâu xé vì chiến tranh tìm đường từ Hungary đi sang nước Đức và các điểm đến khác ở Châu Âu, hàng ngàn người khác đang bị kẹt ở Hy Lạp và Macedonia, mà không hề biết khi nào họ có thể tiếp tục cuộc hành trình.

Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cho hay khoảng 30.000 người di dân đã tới Hy Lạp, kể cả từ 15.000 tới 18.000 người chỉ trên đảo Lesbos mà thôi, trong khi 7.000 người tỵ nạn Syria đã tới Macedonia, một nước cộng hoà thuộc Nam Tư cũ.

Bộ trưởng Nội vụ lâm thời của Hy Lạp Yiannis Mouzalas được Pháp tấn xã dẫn lời nói trên một đài phát thanh ở địa phương rằng tình hình trên đảo Lesbos “sắp bùng nổ”.

Hãng thông tấn Reuters nói cơ quan tỵ nạn LHQ đã ra lời kêu gọi khẩn cấp nói rằng con số người tỵ nạn tìm đường lánh nạn trên khắp Địa Trung Hải để tới Châu Âu sẽ lên tới 400.000 người trong năm nay.

Bà Melissa Fleming, người phát ngôn của Cao Uỷ Tỵ nạn LHQ, được Reuters dẫn lời nói với các nhà báo ở Geneve hôm nay rằng các nước EU phải thiết lập ‘một hệ thống bảo đảm tái định cư”, trong đó mỗi nước cam kết sẽ nhận một con số di dân nhất định.

AFP tường thuật rằng họ có thông tin là Chủ tịch Ủy Hội Âu Châu Jean-Claude Juncker dự kiến ra mắt một kế hoạch vào ngày mai, theo đó Đức sẽ nhận 31.000 người di dân, Pháp nhận 24.000 người và Tây Ban Nha 15.000 người.

Phó Thủ Tướng Đức Sigmar Gabriel nói với báo chí hôm qua rằng nước ông có khả năng tiếp nhận tới 500.000 người tỵ nạn mỗi năm trong vài năm tới.

Đức trước đây nói rằng họ dự kiến sẽ nhận tới 800.000 người tỵ nạn trong năm nay.

Bà Suu Kyi kêu gọi quốc tế giám sát bầu cử Myanmar

Bà Suu Kyi kêu gọi quốc tế giám sát bầu cử Myanmar

Lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi phát biểu tại bang Shan ở miền nam Myanmar, ngày 6/9/2015.

Lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi phát biểu tại bang Shan ở miền nam Myanmar, ngày 6/9/2015.

Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi kêu gọi nên có một cuộc giám sát quốc tế để theo dõi cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar vào tháng 11 này.

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên tính từ nhiều thập niên nay từ khi quân đội lên cầm quyền, cho tới khi chế độ quân phiệt kết thúc vào năm 2011.

Trong một băng video tải lên hôm nay trên trang Facebook của chính đảng của bà, là Liên minh Dân chủ Toàn quốc, gọi tắt là NLD, nhà đấu tranh cho dân chủ lâu năm nói rằng cuộc bầu cử này là lần đầu tiên trong nhiều thập niên mà nhân dân Miến Điện có cơ hội mang lại những thay đổi thực sự.

Bà Suu Kyi nói “đây là một cơ hội mà chúng ta không thể bỏ lỡ. Chúng tôi hy vọng rằng cả thế giới hiểu được việc có được các cuộc bầu cử tự do và công bằng quan trọng như thế nào đối với chúng tôi, và đảm bảo các kết quả của một cuộc bầu cử như vậy phải được tất cả các bên liên quan tôn trọng. ”

Bà nói thêm “hãy giúp chúng tôi bằng cách quan sát những gì đang diễn ra, trước các cuộc bầu cử, trong các cuộc bầu cử, và đặc biệt quan trọng sau khi diễn ra bầu cử. Đây là đóng góp lớn nhất mà quý vị có thể làm cho hoà bình và tiến bộ của nước này.”

Hôm này là ngày đầu tiên của chiến dịch vận động chính thức cho cuộc bầu cử ngày 8/11 để bầu ra quốc hội mới và quốc hội đó sẽ chọn tổng thống.

Đảng NLD được dự kiến sẽ đoạt được nhiều thắng lợi trong cuộc bầu cử này. Nhưng bà Suu Kyi không hội đủ điều kiện để trở thành tổng thống, vì một điều khoản trong Hiến Pháp loại trừ bà vì bà có hai người con trai có quốc tịch nước ngoài.

Nạn nhân chiến tranh VN lên tiếng về bức ảnh bé trai Syria chết đuối

Nạn nhân chiến tranh VN lên tiếng về bức ảnh bé trai Syria chết đuối

Bà Kim Phúc và phóng viên Nick Út đứng trước bức ảnh 'em bé naplam'

Bà Kim Phúc và phóng viên Nick Út đứng trước bức ảnh ’em bé naplam’

LHQ: Khủng hoảng người tị nạn là ‘thời khắc định hình’ cho châu Âu

07.09.2015

Bà Kim Phúc, bé gái trong bức ảnh do nhiếp ảnh gia Nick Ut của hãng AP chụp năm 1972 vào lúc cao điểm của chiến tranh Việt Nam, nói bà hy vọng cái chết của bé trai người Syria sẽ làm ‘cả thế giới thức tỉnh’.

Hãng tin CBC của Canada tường thuật rằng bà Kim Phúc phát biểu như vậy tại Winnipeg hôm qua, Chủ nhật, khi bà đến Nhà Thờ Baptit Grant Memorial để ký tên sách “Girl in the Picture – Cô gái trong bức Ảnh”.

Tại buổi sinh hoạt này, bà Kim Phúc nhắc tới tình cảnh hàng ngàn người tỵ nạn Syria và những hành động tội ác đã buộc họ phải rời bỏ quê hương ra đi tìm đường sống.

Từng là chủ đề của tấm ảnh được ’em bé napalm’ được thế giới biết đến, được cho là đã có tác động tới công luận quốc tế về chiến tranh Việt Nam, bà Kim Phúc nói tấm ảnh chụp xác của Alan Kurdi, cậu bé 3 tuổi người Syria, trôi giạt vào một bờ biển ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã đặc biệt gây tiếng vang nơi bà, vì bà từng có kinh nghiệm về tác động mà những bức ảnh chụp các thảm hoạ có thể có đối với lịch sử.

Bà Kim Phúc chỉ mới 9 tuổi khi nhiếp ảnh gia Nick Ut chụp tấm ảnh một bé gái không quần áo với nét mặt kinh hoàng, vừa chạy vừa la hét sau khi bị bỏng bom Napalm trong chiến tranh Việt Nam năm 1972. Từ đó, Kim Phúc đã trở thành một biểu tượng sống của những thảm cảnh chiến tranh.

Nhiều sử gia cho rằng tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Nick Ut, chụp 5 đứa trẻ Việt Nam chạy sau một cuộc tấn công bom napalm đã khơi dậy cho phong trào phản chiến. Tấm ảnh mang đã giúp Nick Ut đoạt Giải Pulitzer về ảnh phóng sự năm 1973.

Nghệ sĩ Ấn Độ Sudarsan Pattnaik tạo ra một tác phẩm trên cát ở bãi biển Puri miêu tả cậu bé chết đuối người Syria Alan Kurdi.

Nghệ sĩ Ấn Độ Sudarsan Pattnaik tạo ra một tác phẩm trên cát ở bãi biển Puri miêu tả cậu bé chết đuối người Syria Alan Kurdi.

Hãng tin CBC tường thuật về phản ứng của bà Kim Phúc khi xem bức ảnh của bé trai Syria nói rằng bà đã khóc rất nhiều khi xem tấm ảnh, và tự hỏi “tại sao lại có nhiều đứa trẻ vô tội phải chết như thế. Tôi hy vọng là bức ảnh này sẽ làm cả thế giới thức tỉnh.”

Nay định cư ở Canada, bà Phan Thị Kim Phúc góp tiếng cùng với nhiều tiếng nói khác, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy làm việc với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng tỵ nạn Syria.

Bà Kim Phúc nói bà hy vọng quê hương thứ hai của bà là Canada, và các nước khác trên khắp thế giới sẽ mở rộng vòng tay và mở cửa biên giới để đón nhận người tỵ nạn Syria.

Theo CBC, Thanh Nien.

Không quên tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

Không quên tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-09-06

09062015-what-stil-goin-on-in-schina-sea.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Hải quân Trung Quốc hoạt động trên biển Đông

Hải quân Trung Quốc hoạt động trên biển Đông

chinanews

Tin tức về thị trường chứng khoán lao dốc, những vụ nổ hóa chất ở Hoa lục và hoạt động duyệt binh mừng 70 năm mừng chiến thắng Phát xít Nhật tại Bắc Kinh dường như che lấp mọi thông tin về những diễn tiến ngoài Biển Đông.

Vậy thực tiễn tình hình ở đó ra sao?

Tham vọng không đổi của Trung Quốc

Giới quan sát lâu nay đều đồng ý với nhận định là ý đồ làm chủ Biển Đông của Trung Quốc từ trước đến nay vẫn không có gì thay đổi. Bắc Kinh có lúc dường như xuống giọng về vấn đề Biển Đông; thế nhưng đó là những lúc mà họ gặp phải những bất lợi khiến không thể hung hăng như cũ.

Tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á-ASEAN lần thứ 48 vào đầu tháng 8 vừa qua ở Kuala Lumpur, Malaysia, bộ trưởng Vương Nghị của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã ngưng hoạt động cải tạo, bối đắp các đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp với một số nước trong khu vực.

Tuy nhiên chỉ chừng 3 tuần lễ sau đó, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ra phúc trình nói diện tích mà Trung Quốc cải tạo tại quần đảo Trường Sa tăng gần 50 % so với tháng 5.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, khoa Sử, Đại học Maine- Hoa Kỳ đưa ra một số nhận định về quan hệ Trung- Việt liên quan đến Biển Đông và thái độ của Trung Quốc như sau:

“ Đối với Việt Nam bao nhiêu phái đoàn sang bên đó rồi. Trước phái đoàn của ông Trọng là phái đoàn của bộ trưởng Lê Hồng Anh, vào vào đầu tháng tư ông Trọng sang phải nhắc lại chuyện Biển Đông. Trung Quốc có hứa và ký 4 hiệp định hợp tác…Rồi sau chuyến ông Trọng đi ( Trung Quốc) có nói phải thêm nhiều cuộc họp song phương để giải quyết các vấn đề: vấn đề biên giới, vấn đề trao đổi hàng hóa giữa hai bên, vấn đề các nhà thầu của Trung Quốc không làm tới nơi tới chốn… Bây giờ họ cũng đang bàn cãi thôi, cũng chưa đi đến đâu!

“ Lâu nay Trung Quốc vẫn có tiếng là lời nói và hành động của họ không có thống nhất. Bây giờ theo tôi nghĩ nếu trên Biển Đông tình thế khác với những gì họ tuyên bố chính thức thì không có điều gì đáng phải bất ngờ cả. Hiện tại sự chú ý vẫn tập trung vào việc Trung Quốc hoàn thành các đảo nhân tạo và xây lắp các trang thiết bị ở đó

TS Lê Hồng Hiệp”

Tôi nghĩ nếu có gì đi đến đâu ( nói không phải mình nịnh Mỹ), nhưng bây giờ tình hình kinh tế khó khăn như thế này và Tập Cận Bình sắp sang Mỹ; theo tôi từ nay đến đó mà Tập Cận Bình thấy tình hình trong nước quá khó khăn thì có thể chịu một số nhượng bộ thế nhưng trước khi đi phải làm hăng để đỡ mất mặt. Làm hăng như thế để đến khi gặp Mỹ có chịu nhượng bộ gì không. Đối với Trung Quốc chuyện mất mặt rất quan trọng, mặc dù biết làm ẩu nhưng họ vẫn làm tới!”

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia Việt Nam tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng có những đánh giá về diễn tiến các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông:

“ Lâu nay Trung Quốc vẫn có tiếng là lời nói và hành động của họ không có thống nhất. Bây giờ theo tôi nghĩ nếu trên Biển Đông tình thế khác với những gì họ tuyên bố chính thức thì không có điều gì đáng phải bất ngờ cả. Hiện tại sự chú ý vẫn tập trung vào việc Trung Quốc hoàn thành các đảo nhân tạo và xây lắp các trang thiết bị ở đó. Liệu họ có các thiết bị phục vụ cho mục đích quân sự hay không chẳng hạn là điều mà chúng ta cần phải quan tâm theo dõi. Nếu họ có các hoạt động hướng đến quân sự hóa các đảo nhân tạo này thì đó thực sự là một bước leo thang và gây ra những mối quan ngại cho tình hình an ninh khu vực.”

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham dự một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi tại Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh vào ngày 16 Tháng 5 năm 2015.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham dự một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi tại Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh vào ngày 16 Tháng 5 năm 2015. AFP

Thế giới lên tiếng

Có thể nói sau khi thông tin và hình ảnh những khu bãi và đá tại quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát được bồi đắp, cải tạo trở thành những đảo nhân tạo, hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng như ở các châu lục khác cũng đều chỉ trích hoạt động làm thay đổi hiện trạng mà Trung Quốc tiến hành.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định về thái độ của các quốc gia đối với hoạt động của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông như sau:

“ Thời gian gần đây, theo tôi nghĩ tình hình trong khu vực, ở đông bắc Á cũng như ở đông nam Á nói chung, đã có một sự điều chỉnh nhất định ở một số các quốc gia để phản ứng lại sự gia tăng những áp đặt của Trung Quốc trên Biển Đông. Chúng ta thấy ở đông bắc Á, đặc biệt Nhật bản rất cứng rắn và động thái của chính quyền Abe soạn ra dự luật an ninh mới để qua đó hiện thực hóa việc diễn dịch lại Hiến pháp trao cho quân đội Nhật bản vai trò lớn hơn trong việc phòng vệ tập thể cùng với các đối tác của Nhật. Tôi nghĩ hành động đó của Nhật nhắm chủ yếu vào Trung Quốc. Đó là biểu hiện rõ nhất. Còn trong khu vực, ngoài những quốc gia tiền tuyến như Việt Nam hay Philippines thì chúng ta thấy lâu nay họ đã có những động thái để phản ứng lại sự gia tăng gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, thì trong khu vực một số quốc gia khác cũng có một số điều chỉnh nhất định. Rõ nhất là trường hợp của Malaysia chẳng hạn: họ lâu nay có thái độ tương đối nhún nhường đối với Trung Quốc, tuy nhiên gần đây họ có những động thái không giống với truyền thống trước đây của họ. Ví dụ họ ký đối tác chiến lược với Nhật Bản và vừa rồi với Việt Nam; rồi có những tuyên bố rất cứng rắn thể hiện sự quan ngại đối với những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.

Rồi trường hợp của Indonesia cũng đáng lưu ý khi họ công khai bày tỏ những lo ngại đối với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Indonesia cũng cho đánh đắm những tàu cá của Trung Quốc mà xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ…

“ Mỹ mặc dù họ về dài hạn vẫn gia tăng cạnh tranh, gia tăng sức ép đối với TQ để kiềm chế các hành vi của TQ; tuy nhiên một mặt họ vẫn sẽ làm từng bước, có mức độ nhất định để thăm dò phản ứng của TQ cũng như các nước trong khu vực để làm sao có thể kiểm soát được hành vi của TQ đồng thời giữ vững được hòa bình

TS Lê Hồng Hiệp”

Đó là một số ví dụ cho thấy các quốc gia trong khu vực cũng đã có những động thái để phản ứng lại động thái gia tăng sức mạnh cũng như sự quyết đoán ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.”

Vị tiến sĩ trẻ này cũng có đánh giá về hành xử của phía Hoa Kỳ trước các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông:

‘ Một lý do ngắn hạn là Tập cận Bình sắp thăm mỹ; theo tôi nghĩ trước chuyến thăm như vậy, phía Mỹ cân nhắc không muốn đẩy căng thẳng lên cao để chuyến thăm thành công.

Thứ hai về mặt dài hạn mặc dù mâu thuẫn chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng gần đây nhưng hai bên vẫn có những lợi ích song trùng trong một số lĩnh vực nhất định, nhất là lĩnh vực thương mại, rồi các vấn đề liên quan đến Triều Tiên… Họ vẫn có lợi ích và cần có sự hợp tác giữa hai bên để giải quyết các vấn đề này. Theo tôi nghĩ, phía Mỹ mặc dù họ về dài hạn vẫn gia tăng cạnh tranh, gia tăng sức ép đối với Trung Quốc để kiềm chế các hành vi của Trung Quốc; tuy nhiên một mặt họ vẫn sẽ làm từng bước, có mức độ nhất định để thăm dò phản ứng của Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực để làm sao có thể kiểm soát được hành vi của Trung Quốc đồng thời giữ vững được hòa bình, ổn định và bảo đảm được các quyền lợi của Mỹ về thương mại, kinh tế…”

Báo cáo mà Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đưa ra hôm ngày 20 tháng 8 vừa qua nêu rõ quan ngại của phía Mỹ là những đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp lên ở quần đảo Trường Sa sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự. Như thế có thể gây nên bất ổn tại một trong những tuyến đường hàng hải lớn nhất thế giới.

Mỹ: Biểu tình ủng hộ thư ký toà án quận ở bang Kentucky

Mỹ: Biểu tình ủng hộ thư ký toà án quận ở bang Kentucky

Người ủng hộ bà Davis biểu tình trước nơi bà Davis bị giam, ngày 5/9/2015.

Người ủng hộ bà Davis biểu tình trước nơi bà Davis bị giam, ngày 5/9/2015.

Thư ký quận hạt đi tù vì không cấp giấy hôn thú cho những cặp đồng tính

Thẩm phán liên bang nói bà Kim Davis có thể được thả ra khỏi tù nếu đồng ý chấp thuận giấy hôn thú

06.09.2015

Hàng trăm người đã biểu tình để bày tỏ ủng hộ một thư ký tòa án quận ở bang Kentucky thuộc miền trung Hoa Kỳ, hiện đang bị giam vì không tuân lệnh thẩm phán cấp giấy hôn thú cho các cặp đồng tính.

Thư ký tòa án quận Rowan County, bà Kim Davis nói rằng phán quyết hồi gần đây của Tối cao Pháp viện mâu thuẫn với đức tin Công giáo của bà.

Các phó thư ký ở văn phòng của Bà Davis đã cấp giấy hôn thú cho ít nhất 3 cặp đồng tính hôm thứ Sáu dưới sự đe dọa sẽ bị phạt hoặc giam tù nếu họ không chịu làm theo lệnh của một thẩm phán liên bang.

Nhưng có những bất đồng về việc liệu các chứng nhận hôn thú đó có hiệu lực hay không.

Thường các chứng nhận đó phải có chữ ký của thư ký được bầu chọn, mà trong trường hợp này là bà Davis.

Bà Davis từ chối cơ hội được thả ra hôm thứ Năm. Thẩm phán David Bunning nói bà có thể bị giam tiếp cho đến khi nào bà tuân lệnh của ông.

Hôm thứ Bảy, chồng bà Davis là ông Joe đã nói với đám đông tập trung bên ngoài Trung tâm Giam giữ Quận Carter rằng “bà Davis sẽ không cúi đầu, tôi đảm bảo với qúy vị như vậy.”

Các luật sư của bà Davis nói rằng cách duy nhất để xoa dịu sự chống đối của bà Davis là tiểu bang phải thay đổi quy định rằng giấy đăng ký kết hôn không cần phải do thư ký quận cấp nữa. Họ nói các giấy chứng nhận được cấp cho các cặp đồng tính không có hiệu lực.

Hội động lập pháp của tiểu bang Kentucky cho đến tháng Giêng mới nhóm họp lại. Bà Davis có thể bị giam vài tháng.

Xác bé trai tị nạn 3 tuổi trôi vào biển Thổ Nhĩ Kỳ làm rúng động thế giới

Xác bé trai tị nạn 3 tuổi trôi vào biển Thổ Nhĩ Kỳ làm rúng động thế giới

Nguoi-viet.com

MUGLA, Thổ Nhĩ Kỳ (NV) – Hình ảnh bé Aylan, 3 tuổi, chết đuối cùng với bà mẹ và nhiều người  khác khi tìm cách vượt biển qua Hy Lạp, trôi vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ được phát tán nhanh chóng và rộng rãi trên mạng truyền thông xã hội, tạo một áp lực lớn lên giới lãnh đạo Âu Châu về thái độ thờ ơ với dân tị nạn.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ lập biên bản trước khi mang xác của bé Aylan Kurdi, 3 tuổi, ra khỏi bãi biển nghỉ mát Bodrum. (Hình: AP/DHA)

Galip, 5 tuổi, anh trai của bé Aylan, và bà mẹ Rehan, 35 tuổi, nằm trong số 12 người, bị thiệt mạng khi hai chiếc tàu tị nạn bị lật trong khi tìm cách tiến đến đảo Kos của Hy Lạp.

Người cha đau khổ của hai em bé chết đuối đã nhận diện xác họ hôm Thứ Năm và chuẩn bị đưa cả ba về quê nhà ở Kobani, Syria, theo tin của Reuters.

Ông Abdullah Kurdi khóc òa khi từ nhà xác ở Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ, bước ra, nơi thi thể của đứa con trai ba tuổi Aylan của ông tấp vào bờ biển hôm Thứ Tư.

Bức ảnh tấm thân bé nhỏ trong chiếc áo thun màu đỏ, quần cụt xanh, mặt úp xuống, với nước biển liên tục vỗ chung quanh, xuất hiện trên báo chí truyền hình khắp thế giới, gây phẫn nộ lẫn cảm thông trong bối cảnh các nước phát triển không có hành động giúp đỡ nào đối với dân tị nạn.

Gia đình ông Abdullah từng tìm cách xin qua Canada sau khi trốn khỏi thành phố Kobani bị chiến tranh tàn phá, một tiết lộ làm cho chính quyền bảo thủ Canada phải lúng túng.

Ông Abdullah nói, nay Canada đề nghị cho ông vào quốc tịch sau khi chứng kiến những gì xảy ra với gia đình ông, nhưng lần này ông từ chối.

Ông Abdullah có người em gái là Teema Kurdi, cư dân của Vancouver. Hồi Tháng Sáu, khi ở trại tị nạn, gia đình ông có nộp đơn xin được bảo lãnh sang Canada đoàn tụ với người em nhưng bị bác do rắc rối giấy tờ với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Abdullah cho biết, hai lần ông trả tiền cho chủ ghe để đi qua Hy Lạp nhưng cả hai chuyến đều không thành công.

Sau cùng ông quyết định tìm một chiếc thuyền và tự chèo lấy. Trong chuyến đi, thuyền bị nước vào, mọi người hốt hoảng làm thuyền mất thăng bằng và lật úp.

Ông Abdullah kể: “Tôi chụp lấy tay vợ tôi thì hai đứa con lại vuột khỏi tay tôi. Mọi người kinh hãi la hét trong đêm tối. Tôi không còn nghe được tiếng vợ con tôi nữa.”

Những cái chết của gia đình của em Aylan nằm trong số hàng triệu cái chết của người tị nạn trên đường trốn chạy sự hủy diệt tàn phá hiện đang diễn ra tại Syria và Iraq. Nhưng, ít nhất là cho đến giờ, hình ảnh thân xác bé nhỏ của  em chết giạt vào bờ, là biểu tượng mạnh mẽ nhất về thảm cảnh của người tị nạn từ khu vực này. (TP)

TC Thua Ở Biển Đông

TC Thua Ở Biển Đông

Ván bài Biển Đông của Trung Cộng là ván bài TC thua lớn. Đó là một ván bài phá sản, chẳng những thua ở Biển Đông mà thua trên toàn cầu nữa.

Ở Á châu Thái Bình Dương, TC trở thành một nước cô đơn vì hành động ngang ngược, thô bạo lấn chiếm biển đảo của các nước trong vùng. Đến đỗi, TC bỏ ra 400 tỷ Đô la mua khí đốt 30 năm để cứu Nga khi Nga bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt vì Nga thôn tinh Crimea và xâm lấn Ukraine, mà Nga không lên tiếng giúp một lời cho TC khi TC bị thế giới phản đối vì năm ngoái đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN.

VNCS là chế độ cùng CS với TQ, thân tiết lâu đời với TC, mà vì bất bình vấn đề TC lấn chiếm biển đảo, càng ngày càng xích lại gần Mỹ. Chuyến đi Mỹ của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng, được TT Obama đặc cách tiếp rước trong phòng Bầu Dục cho thấy tiến trình phát triển đối tác chiến lược giữa Washington và Hà nội càng ngày càng chặt.

Quậy đục nước biển, ngập đảo ở Biển Đông, TC vô tình tạo cơ hội cho Mỹ trở về Á châu, bao vây TC với chiến lược chuyển trục quân sự, tái cân bằng lưc lượng và bao vây kinh tế TC với chủ trương thành lập TPP, gồm 12 nước của đôi bờ Thái Bình Dương, có VNCS mà không có TQCS.

Nếu tính tốn kém công của, TC tốn kém hơn Mỹ quá nhiều. Nào phải đưa đủ loại tàu, máy bay, giàn khoan, liên tục ra để chứng tỏ sự hiện diện trên các vùng biển, đảo mà TC giành giựt của các nước, nhưng chưa chiếm được một đảo mới nào. Trừ Hoàng sa và Trường sa của VN, TC đã lấy vào thời Chiến Tranh Lạnh.

Nhung nếu tính tổn thất ngoại giao, giao thương trong vùng Á châu Thái Bình Dương và trên thế giới nữa, thì TC tổn thất vô số kể. Xuất cảng giảm 7 tới 8% khá lâu, thị trường chứng khoán tuộc dốc liên tục, hầu hết các nguyên thủ quốc gia Tây Âu, Bắc Mỹ không dự cuộc diễn binh lớn nhứt mà TC muốn giương oai diệu võ trở thành đại siêu cường quân sự, là những dấu chỉ hiện tiền TC thất bại kinh tế, chánh trị ngoại giao.

VNCS là một đồng minh, đồng chí của TC mà vẫn không chịu nổi TC, đang tìm đủ mọi cách để phát triển hợp tác toàn diện với Mỹ. Nói theo kiểu bình dân của phó thường dân Nam bộ, thì TC làm mọi cho Mỹ hưởng. Nói theo lẽ được thua, lợi hại của chánh trị ngoại giao thì TC làm hùm, làm hổ vô tình lùa các nước Á châu Thái Bình Dương vào vòng ảnh hưởng của Mỹ, tạo thêm uy thế, uy lực cho Mỹ như lá chắn che chở các nước, tạo thời cơ thuận lợi cho Mỹ chuyển trực quân sự sang Á châu Thái Bình Dương, được Nhựt, Úc phần nào chia xẻ công tác và quân phí.

Bên cạnh đó để ngăn chận TC bành trướng, với sự yểm trợ của Mỹ nhiều liên minh phòng chống TC đã thành hình: Mỹ, Nhựt, Úc, Ấn; Nhựt, Phi, Việt, Mã.

Các nước trong ASEAN, TC viện trợ hào phóng như Miên, Lào, cũng không mạnh dạn phò tá TC trong hội nghị ASEAN.

Đứng trên phương diện bành trướng, mở rộng, chiếm cứ đất đai, biển đảo, TC tranh giành biển đảo của Nhựt, Phi, Việt nhưng đâu có hoàn toàn chiếm đóng được. Những nước này cũng còn một số đồn bót, cơ sở song song với TC. TC cũng chưa khai thác tài nguyên gì được. Nhưng TC tốn kém rất nhiểu để lắp biển, bồi đảo, xây cất công trình để chứng tỏ chủ quyền nhưng chẳng có nước nào thừa nhận.

Và quan trọng nhứt TC, cũng chưa có thể kiểm soát Biển Đông dù sau khi quân sự hoá, lập đảo nhân tạo, phi đạo ở quần đảo Trường sa. Mỹ đã nhơn danh bảo vệ tụ do hàng hải, hàng không vùng Biển Đông, cho tàu và máy bay tuần tra, TC không thể nào kiểm soát được con đường hàng hải huyết mạch mà Biển Đông là hành lang của nó.

Xét về như cầu chiến lược, TC cần tự do hành hải, cần hoà bình ổn đinh của Biển Đông trước đây hơn sau khi TC mưu toan bành trướng kiểm soát. TC cần an ninh đối với các tuyến hàng hải ở Biển Đông, và phụ thuộc vào chúng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Dù đây là con đường hàng hải 70% hàng hoá sản xuất của thế giới qua đây, dù mỗi năm 5.000 tỷ Mỹ kim hàng hoá Mỹ qua lại đây. Nhưng nền kinh tế sống còn của TC, nhập cảng nguyên liệu, xuất cảng hàng hoá, đánh bắt cá của TC, một nước mà TC tự hào là công xưởng của thế giới cần thiết và lệ thuộc con đường hàng hải huyết mạch nay hơn bất cứ nước nào.

TC quậy nhưng không thể nào chiếm lấy được con đường hàng hải này. Có xung đột, TC là nước chết trước vi bị Mỹ, Nhựt, Úc, Ấn phong toả, kinh tế TC sẽ suy sụp trong vòng 2 tháng nếu bị phong toả. Một minh Mỹ thừa sức phong toả vì hải lực của TC chỉ bằng ¼ của Mỹ.

Ngay khi TC khống chế được Biển Đông, thì các quốc gia khác, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn còn có một con đường khác để vận chuyển; đó là những tuyến đường xung quanh sườn phía nam Indonesia. Cụ thể là eo biển Lombok, eo biển Ombai, eo biển Makassar và biển Philippines – chỉ tốn kém thơi gian và nhiên liệu hơn thôi.

Trong khi đó, Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc Biển Đông vì mô hình phát triển kinh tế của nước này dựa vào các ngành công kỹ nghệ sản xuất hàng rẻ để xuất cảng nằm theo bờ biển và ở miền Nam TQ, như các hải cảng đặt tại Hồng Kông, Thẩm Quyến và Quảng Châu. 40% GDP của TC đến từ xuất cảng; bất an, lộn xộn ở Biển Đông sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc.

TC làm lợi cho Nhựt, là kỳ phùng địch thủ kinh tế, quân sự của TC trong lịch sử và hiện kim. Vì TC bành trướng Mỹ để cho Nhựt gián tiếp tu chỉnh hiến pháp chủ hoà, được tăng cường, hiện đại hóa quân đội và có quyển viện trợ các nước và đưa quân ra ngoại quốc qua đạo luật gọi là “phòng vệ tập thể.” Hạ Viện đã thông qua và Thượng Viện cũng thế vì Đảng của Thủ Tướng Abe đều đa số ở lưỡng viện. Mỹ còn yểm trợ Nhựt làm đầu máy kéo thúc đẩy, viện trợ cho các liên minh chống TC trong vấn đề biển đảo ở Á châu và Úc Châu Thái Bình Dương nữa.

Trên phương diện tâm lý chánh trị toàn thế giới, vì vấn đề Biển Đông, TC trở thành nước bị “thiên hạ” ghét nhứt.

Mới đây Trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew Research Center, một trung tâm điều tra có uy tín, đã thăm dò dư luận ở 44 nước trên thế giới, trong thời gian từ 18/4 đến 8/5/, công bố kết quả ngày 14/07/2014, cho thấy tổn hại của TC và lợi lộc của Mỹ, liên quan đến hành động của TC dùng sức mạnh, ngang ngược giành giựt biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương. Việt Nam, Nhật Bản và Philippines là ba quốc gia dân chúng coi TC là mối đe dọa lớn nhất, và Mỹ là đồng minh đáng tin cậy nhất. 74% người Việt ở VN, 68% người Nhựt và 58% Phi luật tân coi TC là chế độ nguy hiểm nhứt. Hàn Quốc 83%, và Ấn Độ 72% cũng lo ngại TC. Trung tâm Pew đặc biệt ghi nhận lo ngại về nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra vì TC. Tỉ lệ lo ngại này cao nhất ở Philippines 93%, Nhật 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc 83%. Hai phần ba người Mỹ được hỏi (67%) cũng lo lắng chiến tranh có thể xảy ra vì mâu thuẫn lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước.

Mấy tháng trước đây, tổ chức PEW có tổ chức một cuộc thăm dò, kết quả cho thấy đại đa số cho TC là một siêu cường, nhưng bị ghét nhứt thế giới. Ghét TC nhứt là dân Mỹ, kế là Đức, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bổn.. Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới thì coi TC là kẻ thù số 1, theo thăm dò của Viện Gallup.

Thành ra không những TC thua Mỹ ở Biển Đông mà thua trên toàn cầu. TC càng quậy nữa thì càng lún, càng chìm./.(Vi Anh).