Những bức ảnh ấn tượng nhất của Reuters trong 30 năm.

Những bức ảnh ấn tượng nhất của Reuters trong 30 năm. 

Nhân dịp kỷ niệm 3 thập kỷ ra mắt dịch vụ ảnh, hãng Reuters đăng tải hàng loạt bức hình ấn tượng nhất do các phóng viên chụp tại những sự kiện lớn hay vùng chiến sự trên thế giới.

Nhiều người cùng kéo một thi thể ra khỏi đống đổ nát sau khi một quả bom nhằm vào đại sứ quán Mỹ tại Nairobi đã phát nổ tại Nairobi. Mục đích của việc kích hoạt bom là nhằm vào đại sứ quán Mỹ tại đây. Vụ việc khiến 250 người thiệt mạng và 5.000 người bị thương.

Nhiều người cùng kéo một thi thể ra khỏi đống đổ nát sau khi một quả bom nhằm vào đại sứ quán Mỹ tại Nairobi đã phát nổ. Vụ việc khiến 250 người thiệt mạng và 5.000 người bị thương.

 Phóng viên Shannon Stapleton ghi cảnh các nhân viên cứu hộ khiêng người bị thương ra khỏi đống đổ nát sau khi một trong hai tòa tháp trung tâm thương mại thế giới tại New York, Mỹ, bị khủng bố ngày 11/9/2001.

Phóng viên Shannon Stapleton ghi cảnh các nhân viên cứu hộ khiêng người bị thương ra khỏi đống đổ nát sau khi một trong hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ, bị khủng bố ngày 11/9/2001.

Adrees Latif ghi hình ảnh phóng viên Kenji Nagai của hãng AFP bị thương nhưng vẫn cố gắng chụp cảnh tượng cảnh sát và quân đội Myanmar nổ súng và đuổi người biểu tình tại trung tâm thành phố Yangon.

Adrees Latif ghi hình ảnh phóng viên Kenji Nagai của hãng AFP bị thương nhưng vẫn cố gắng chụp cảnh tượng cảnh sát và quân đội Myanmar nổ súng và đuổi người biểu tình tại trung tâm thành phố Yangon, ngày 27/9/2007. Đây là cuộc biểu tình của hàng nghìn người Myanmar nhằm phản đối chính phủ vì giá nhiên liệu tăng cao.

Nhiếp ảnh gia Juan Medina ghi lại cảnh tương phản khi một nhóm người tắm nắng trên bãi biển Gran Tarajal (Tây Ban Nha), trong khi một người da đen di cư đang dần kiệt sức sau chuyến hành trình lênh đênh trên biển. Những người di cư từ châu Phi tới châu Âu với hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phóng viên ảnh Juan Medina ghi lại cảnh tương phản khi một nhóm người tắm nắng trên bãi biển Gran Tarajal (Tây Ban Nha), trong khi một người da đen di cư đang dần kiệt sức sau chuyến hành trình lênh đênh trên biển. Những người di cư từ châu Phi tới châu Âu với hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lính cứu hỏa nỗ lực cắt một phần đường ống và khống chế đám cháy tại giếng dầu ở Kuwait năm 1991. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Russell Boyce cho thấy cảnh đám lửa cháy rực và vụ nổ đã thổi bay mũ bảo hiểm của một lính cứu hỏa.

Lính cứu hỏa nỗ lực cắt một phần đường ống và khống chế đám cháy tại giếng dầu ở Kuwait năm 1991. Bức ảnh của phóng viên Russell Boyce cho thấy cảnh đám lửa cháy rực và vụ nổ đã thổi bay mũ bảo hiểm của một lính cứu hỏa.

Cảnh tượng tan hoang tại thành phố London, Anh sau hai vụ đánh bom do nhóm khủng bố Cộng hòa Ireland (IRA) thực hiện. Vụ việc khiến hàng chục người bị thương.

Cảnh tượng tan hoang tại thành phố London, Anh sau hai vụ đánh bom do nhóm khủng bố Cộng hòa Ireland (IRA) thực hiện. Vụ việc khiến hàng chục người bị thương.

Phóng viên Robert Galbraith chụp cảnh một người đàn ông bám chặt nóc xe ô tô và chờ cơ lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ tới giải cứu sau khi cơn bão Katrina tấn công bang Louisiana, năm 2005.

Phóng viên Robert Galbraith chụp cảnh một người đàn ông bám chặt nóc ôtô và chờ cơ lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ tới giải cứu sau khi cơn bão Katrina tấn công bang Louisiana, năm 2005. . Galbraith chớp được hình ảnh ấn tượng này khi anh đang ở trên máy bay.

Lính cứu hỏa nỗ lực cắt một phần đường ống và khống chế đám cháy tại giếng dầu ở Kuwait năm 1991. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Russell Boyce cho thấy cảnh đám lửa cháy rực và vụ nổ đã thổi bay mũ bảo hiểm của một lính cứu hỏa.

Bức ảnh của phóng viên ảnh Yannis Behrakis cho thấy cảnh hàng chục dân tị nạn người Kurd chen chúc nhau để giành ổ bánh mỳ khi các nhân viên cứu trợ nhân đạo phân phát cho họ tại vùng núi Isikveren, biên giới giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.

 Phóng viên ảnh Viktor Korotayev ghi lại khoảnh khắc một cảnh sát Nga bế em bé trên tay và rời khỏi khu vực nguy hiểm sau cuộc khủng hoảng con tin đẫm máu tại trường học Beslan, Bắc Ossetia, tháng 9/2004. Bức ảnh sau đó xuất hiện trên trang nhất của nhiều ấn phẩm báo chí toàn cầu.

Phóng viên ảnh Viktor Korotayev ghi lại khoảnh khắc một cảnh sát Nga bế em bé trên tay và rời khỏi khu vực nguy hiểm sau cuộc khủng hoảng con tin đẫm máu tại trường học Beslan, Bắc Ossetia, tháng 9/2004. Bức ảnh sau đó xuất hiện trên trang nhất của nhiều ấn phẩm báo chí toàn cầu.

Ký ức kinh hoàng về vụ bắt cóc con tin ở Nga 10 năm trước

Tròn 10 năm sau cuộc khủng hoảng con tin trường học Beslan tại Cộng hòa Ossetia thuộc Nga, hình ảnh về vụ bắt cóc vẫn ám ảnh tâm trí nhiều người.

 Hình ảnh bé Glassa Galisou, 1 tuổi, mắc chứng suy dinh dưỡng đang đặt bàn tay gầy gò lên miệng của mẹ em tại khu vực cung cấp thức ăn khẩn cấp ở thị trấn Tahoua, phía tây bắc Niger.

Hình ảnh bé Glassa Galisou, 1 tuổi, mắc chứng suy dinh dưỡng đang đặt bàn tay gầy gò lên miệng của mẹ em tại khu vực cung cấp thức ăn khẩn cấp ở thị trấn Tahoua, phía tây bắc Niger.

 Người phụ nữ gào khóc và gọi tên chồng và con gái sau một trận động đất ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Đây là bức hình của Jason Lee.

Người phụ nữ gào khóc và gọi tên chồng và con gái sau một trận động đất ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Đây là bức hình của phóng viên Jason Lee.

 Phóng viên ảnh Ahmed Jadallah chụp cảnh tượng nhiều thi thể nằm giữa đường tại trại tị nạn Jabalya ở phía bắc dải Gaza sau một cuộc không kích. Bức ảnh của Jadallah đã giành giải Ảnh báo chí thế giới ở thể loại tin nóng.

Phóng viên ảnh Ahmed Jadallah chụp cảnh tượng nhiều thi thể nằm giữa đường tại trại tị nạn Jabalya ở phía bắc dải Gaza sau một cuộc không kích. Bức ảnh của Jadallah đã giành giải Ảnh báo chí thế giới ở thể loại tin nóng.

 Một người đàn ông Lebanon hét to để tìm kiếm sự giúp đỡ sau khi thấy một người bị thương nặng tại khu vực gần nơi vụ đánh bom xe xảy ra tại Beirut. Vụ nổ đã khiến cựu Thủ tướng Lebanon Rafik al-Hariri và 8 người khác thiệt mạng.

Một người đàn ông Lebanon hét to để tìm kiếm sự giúp đỡ sau khi thấy một người bị thương nặng tại khu vực gần nơi vụ đánh bom xe xảy ra tại Beirut. Vụ nổ đã khiến cựu Thủ tướng Lebanon Rafik al-Hariri và 8 người khác thiệt mạng.

 Người dân Palestine cố chạy thoát khỏi loạt hơi cay do các binh sĩ Israel bắn trong một cuộc đụng độ tại thị trấn Khan Younis, phía nam của dài Gaza.

Bức ảnh chụp cảnh người dân Palestine cố chạy thoát khỏi loạt hơi cay do các binh sĩ Israel bắn trong một cuộc đụng độ tại thị trấn Khan Younis, phía nam của dải Gaza.

Chứng khoán Trung Quốc sụt mạnh

Chứng khoán Trung Quốc sụt mạnh

AFP Thị trường Thượng Hải sụt mạnh

Giao dịch trên thị trường chứng khoán Thượng Hải đã bị tạm đình chỉ sau khi chỉ số Shanghai Composite sụt tới 7%.

Thoạt tiên phiên giao dịch bị đình chỉ 15 phút để điều chỉnh sau khi thị trường sụt 5%.

Tuy nhiên giá cổ phiếu tiếp tục giảm khiến các nhà điều hành phải quyết định đóng cửa sớm.

Trước đó thăm dò trong các nhà sản xuất cho thấy thêm tín hiệu xấu cho nền kinh tế.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) do tạp chí Caixin và Markit Economics công bố giảm xuống 48,2 điểm trong tháng 12, là tháng sụt giảm thứ 10 liên tiếp trong hoạt động sản xuất.

Dưới 50 điểm có nghĩa ngành sản xuất của Trung Quốc bị suy giảm và trên 50 mới là tăng trưởng.

Chỉ số PMI, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được công bố sau khi một khảo sát khác ở các công ty lớn hơn cũng cho thấy 5 tháng liền thuyên giảm hoạt động.

Chỉ số Shanghai Composite giảm 6,9% xuống 3.296,66 điểm trước khi giao dịch bị đình chỉ.

Theo quy định điều chỉnh mới được áp dụng từ 4/1, thị trường giảm 7% sẽ dẫn đến đình chỉ giao dịch.

Chỉ số Hang Seng ở Hong Kong giảm 2,8% xuống còn 21.293,13 điểm.

Toàn cảnh châu Á

Bắt đầu phiên giao dịch năm mới 2016 cả châu Á đều chung xu hướng suy giảm.

Chỉ số Nikkei 225 ở Nhật Bản giảm 3,1% xuống 18.450,98 điểm sau khi đồng yen mạnh lên gây áp lực lên các nhà xuất khẩu.

Thị trường Á châu cũng chịu ảnh hưởng từ sụt giảm ở thị trường Hoa Kỳ.

Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,5% xuống 5.270,50 trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 2,2% xuống 1.918,76 điểm.

Hong Kong quan ngại vụ bắt nhân viên hiệu sách

Hong Kong quan ngại vụ bắt nhân viên hiệu sách

Ông Lương Chấn Anh nói cảnh sát Trung Quốc không có quyền hoạt động tại Hong Kong

Cảnh sát Trung Quốc không có quyền hoạt động tại Hong Kong, người đứng đầu đặc khu hành chính Lương Chấn Anh nói giữa lúc đang có những lo ngại về việc một người bán sách địa phương bị giới chức ở đại lục bắt giữ.

Lý Ba là người đàn ông thứ năm có liên quan tới một cửa hàng bán sách chỉ trích chính phủ Trung Quốc bị mất tích kể từ tháng Mười tới đây.

Dân biểu địa phương Albert Ho nói rằng ông Lý, còn được biết đến với tên gọi Paul Lee, đã bị bắt cóc và đưa sang đại lục.

Sự biến mất của những người này đã làm dấy lên quan ngại về việc Trung Quốc đang làm xói mòn tính độc lập pháp lý của Hong Kong.

“Chính quyền và tôi rất quan ngại về vụ việc,” ông Lương, người từng bị chỉ trích là đã quá nương theo ý Bắc Kinh, nói.

Ông nhấn mạnh rằng “không có chỉ dấu” về việc có điệp viên Trung Quốc, nhưng nói thêm: “Nếu các nhân viên thực thi pháp luật của Trung Quốc tới làm bổn phận tại Hong Kong thì đó là điều không thể chấp nhận.”

Bộ Ngoại giao Anh nói họ đang điều tra về các tường thuật nói ông Lý có thể có hộ chiếu Anh.

Image copyright BBC Chinese Image caption Hiệu sách Causeway Bay đã đóng cửa một ngày sau khi ông Lý Ba mất tích

Ông Lý Ba biến mất hồi tuần trước.

Vợ ông nói ông đã gọi điện cho bà từ Thâm Quyến và nói với bà rằng ông đang giúp đỡ một cuộc điều tra.

Bà nói giấy phép trở về, là loại giấy tờ mà tất cả các công dân Hong Kong phải xuất trình khi vào Trung Quốc, thì vẫn ở nhà, điều mà dân biểu Albert Ho coi là bằng chứng cho thấy ông có lẽ đã bị các nhân viên an ninh buộc phải đi.

Ông Lý là người đã nêu nghi vấn báo động khi bốn đồng nghiệp của ông tại hiệu sách Causeway Bay (tên tiếng Hoa là Đồng La Loan Thư Điếm) và nhà xuất bản có liên quan, Mighty Current, bị mất tích hồi tháng Mười.

Việc ông mất tích hôm thứ Tư tuần trước khiến một số người nghi rằng vụ việc có liên quan tới một cuốn sách mà nhà xuất bản có kế hoạch tung ra, nói về những người đàn bà từng xuất hiện trong cuộc đời Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ sau khi ông đã kết hôn với bà Bành Lệ Viện.

Nhà sách Causeway Bay đã đóng cửa một hôm sau khi ông Lý mất tích.

Hiện giới chức Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức gì, nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo bản tiếng Trung gần đây đã có bài chỉ trích các cáo buộc nói mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đang bị gây phương hại.

Hy vọng hòa bình vừa loé lên tại Syria

Hy vọng hòa bình vừa loé lên tại Syria

Đặng Tự Do

Hôm thứ Hai 28 tháng 12, khoảng 450 chiến binh người Syria và gia đình của họ đã được di tản khỏi hai khu vực bị bao vây nhờ những thỏa thuận do Liên Hợp Quốc đứng ra làm trung gian.

 
Những người di tản được đón tiếp tại Beirut

Diễn biến này hy vọng có thể là một bước ngoặt cho một hiệp ước hòa bình rộng lớn hơn trong cuộc nội chiến đã kéo dài sang đến năm thứ 5 tại nước này.

330 chiến binh Hồi Giáo Shi’ite và thường dân trong hai thị trấn ủng hộ chính phủ ở tây bắc Syria đã được đưa an toàn tới sân bay Beirut của Li Băng. Hàng trăm ủng hộ viên Hezbollah đốt pháo hoa để ăn mừng diễn biến này. Những người được di tản đã khóc vì mừng rỡ trong khi ngồi trên những chiếc xe bus cố căng mắt nhìn xem có gặp được những người thân trong đám đông đang nồng nhiệt chào đón họ.

Việc di tản đã diễn ra an toàn theo một thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc được sự bảo trợ và trung gian bởi các cường quốc khu vực. Đây là một phần trong nỗ lực của Liên Hiệp Quốc nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn và đi lại an toàn.

Trong khi đó, một chiếc máy bay khác chở 126 chiến binh nổi dậy người Hồi giáo Sunni đã từng bị quân chính phủ Syria bao vây trong thị trấn Zabadani gần biên giới với Li Băng. Máy bay đã hạ cánh tại sân bay Hatay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đổi lại với việc cho phép quân nổi dậy được ra đi an toàn, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad được khôi phục lại quyền kiểm soát các khu vực đã nằm trong tay phiến quân trong bốn năm qua.

Zabadani đã từng là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của Syria. Thành phố này hiện nay chỉ còn là một đống đổ nát.

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?

Chính Tâm

MacArthur, vị danh tướng của Mỹ, là người chỉ huy quân đội tiến đánh Nhật Bản trong thế chiến thứ II. Tuy nhiên, khi ông rời khỏi đất nước này, người dân không hề căm ghét mà n

kính trọng, dan chu, chiến tranh,

Chân dung Thống tướng Douglas MacArthur. Ảnh: Internet

Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật đều hận ông thấu xương.

Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

kính trọng, dan chu, chiến tranh,

Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (Ảnh: Internet)

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật thiết lập tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

kính trọng, dan chu, chiến tranh,

Cột khói hình nấm khổng lồ bốc lên khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Ảnh: Askman.com

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.

kính trọng, dan chu, chiến tranh,

Quang cảnh sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử, hầu như mọi thứ đều bị thổi bay. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại. (Ảnh: Internet)

Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng đất đai của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và buộc tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.

Theo Daikynguyenvn

Trung Quốc: Thiếu vắng niềm tin và sự tử tế

Trung Quốc: Thiếu vắng niềm tin và sự tử tế

Gary Feuerberg

Phạm Nguyên Trường dịch

He Huaihong (bên trái), Giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh và Cheng Li, Cheng Li, giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings đang thảo luận về sự suy đồi và thức tỉnh về mặt đạo ở Trung Quốc, Brookings, ngày 6 tháng 11 (ảnh của Gary Feuerberg).

Trong cuốn sách do Brookings Press mới xuất bản gần đây, một vị giáo sư Trung Quốc, ông He Huaihong đề xuất một nền đạo đức xã hội mới cho cái xã hội mà nhiều nhà quan sát, cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc, cho là đang ở trong tình trạng khủng hoảng về mặt đạo đức.

Nhà sử học, đạo đức học, phê bình xã hội, và người bảo vệ không khoan nhượng Nho giáo, giáo sư He đưa ra khuôn khổ trí tuệ nhằm định hướng hành vi của người dân và khôi phục lại nền đạo đức xã hội để Trung Quốc có thể giành được vị trí của mình trong cộng đồng các quốc gia khác mà không phải xấu hổ. Giáo sư He nói tại Viện Brookings vào ngày 06 tháng 11, nhân dịp xuất bản cuốn sách mới của mình: “Đạo đức xã hội ở nước Trung Quốc đang thay đổi: Suy đồi đạo đức hay sự thức tỉnh về đạo đức?”

He Huaihong là giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh. Cuốn sách gồm 19 bài tiểu luận, trừ hai bài, đều được viết trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2013.

“Hiện nay, trong xã hội Trung Quốc, chúng tôi gặp vấn đề khá nghiêm trọng về mặt đạo đức. Những vấn đề chính là chúng tôi thiếu niềm tin và chúng tôi thiếu tử tế”, He nói như thế, đấy là qua lời người dịch tiếng Anh.

Đặc biệt là niềm tin của nhân dân đối với các nhà lãnh đạo chính trị. “Dù chính phủ có nói gì thì dân chúng cũng không tin. Ngay cả khi họ nói sự thật thì người dân vẫn không tin”. Các đảng viên và quan chức nhà nước cũng nghi ngờ, ông nói.

“Hiện nay, ở Trung Quốc, chủ đề về suy đồi đạo đức và thiếu niềm tin không còn là những chủ đề nhạy cảm và chắc chắn không phải điều cấm kỵ về mặt chính trị nữa”, Cheng Li, giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings, người giới thiệu giáo sư He nói như thế.

Trong phần giới thiệu cuốn sách, Li đưa ra một danh sách dài những hiện tượng chứng tỏ đang có những vấn đề đạo đức nghiêm trọng: “Gian lận thương mại, gian lận thuế, lừa dối tài chính, những dự án kỹ thuật kém chất lượng và nguy hiểm, sản phẩm giả, sữa nhiễm độc, bánh mì độc, thuốc độc, và sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp trong giáo viên, bác sĩ, luật sư, các nhà sư Phật giáo, và đặc biệt là các quan chức chính phủ”.

Giáo sư He viết rằng, tham nhũng là không chỉ giới hạn trong những quan chức cao cấp nhất. Ngay cả “trưởng thôn, thị trưởng, các nhà quản lý ngân hàng địa phương có thể có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu nhân dân tệ tiền hối lộ. Một trưởng văn phòng huyện có thể sở hữu hàng chục ngôi nhà”.

Giáo sư He đặc biệt lo lắng về việc xã hội Trung Quốc đang mất dần sự tử tế. Trong buổi nói chuyện, ông có nói rằng nếu người ta nhìn thấy một người già ngã, rất nhiều người sẽ không dám đỡ dậy vì sợ bị tống tiền. Họ có thể sẽ phải trả tiền viện phí. Trong cuốn sách, ông đã dẫn ra một trường hợp có thể làm người ta choáng váng: một bé gái 2 tuổi bị hai ô tô cán lên người, hàng chục người đi qua mà không ai giúp đỡ.

“Nhiều vụ tai nạn với xe chở trẻ con lớp mẫu giáo; khi xe tải đâm vào, người qua đường không những không cứu nạn nhân mà nhảy vào hôi của”, ông viết trong bài tiểu luận thứ tám. “Trong xã hội Trung Quốc, đang xảy ra khủng hoảng đạo đức”.

“Sự thờ ơ đối với tha nhân… đang lan tràn, không quan tâm tới đời sống của con người, không quan tâm tới tục lệ xã hội và luật pháp”, He viết.

Cách mạng Văn hóa

Giáo sư He chỉ ra nhiều nguồn gốc có tính lịch sử làm cho đạo đức suy đồi, nhưng chủ yếu là Cách mạng Văn hóa (1966-1976), khi đất nước rơi vào tình trạng suy đồi đạo đức tồi tệ nhất. Chiến dịch “tiêu diệt bốn cái cũ” – tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, và thói quen cũ – trên thực tế là tiêu diệt đạo đức truyền thống.

“Nhiều cuốn sách lịch sử, nhiều hiện vật và địa điểm lịch sử bị phá hủy. Mộ của một số nhân vật lịch sử được nhân dân kính trọng bị đập phá và thậm chí đôi khi hài cốt của họ còn bị đào lên. … Trẻ con được lệnh phải báo cáo về gia đình của mình và đôi khi thậm chí còn tham gia đánh đập người thân trong gia đình. … Chính trị hoàn toàn thay thế đạo đức. Tiêu chí duy nhất để đánh giá về đạo đức là lòng trung thành với lãnh tụ Mao Trạch Đông”.

Thành phần chủ chốt của Cách mạng Văn hóa là Hồng vệ binh, đỉnh điểm là trong hai năm đầu tiên 1966-1968, lúc đó “đất nước thực ra là đã lâm vào tình trạng hỗn loạn”. Hoạt động của chúng chỉ giảm từ tháng bảy năm 1968, đấy là lúc Mao đưa hầu hết Hồng vệ binh về các vùng nông thôn. He trở thành Hồng vệ binh khi vừa tròn 12 tuổi và đã chứng kiến hoạt động và bạo lực quá mức của tổ chức này. Ông nói rằng đã tìm cách lảng tránh và đóng vai quan sát viên là chính.

Đặc điểm quan trọng nhất của Hồng vệ binh là “xu hướng bạo lực”. Một trong những khẩu hiệu yêu thích của nó là: “Khủng bố đỏ muôn năm!” Trong cuốn sách, He đã dẫn ra một trường hợp khi trở thành người sợ hãi “bạo lực bừa bãi”.

“Đạo đức đứng sau chính trị”, ông nói. Từ sau sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh và kháng chiến chống Nhật, các giá trị được mượn từ Liên Xô và Stalin, “Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ các giá trị truyền thống và cổ xưa của mình”.

Trong vụ Hồng vệ binh, ông cho rằng chỉ một mình Mao có lỗi và đã bỏ qua vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng những lời chỉ trích Đảng Cộng sản, tuy không được nói rõ, lại nằm ngay bên dưới bề mặt. Ông nhắc đến 100 năm hỗn loạn trước khi áp dụng nền kinh tế thị trường trong 30 năm vừa qua, mà theo ông đã để lại một di sản đáng ngờ. Những lời kêu gọi về bình đẳng của thế kỷ trước phải được đưa vào nền đạo đức sẽ được tái thiết, ông nói, nhưng “lý thuyết cực đoan về đấu tranh giai cấp và triết lý về xung đột không phải là di sản mà chúng ta phải chấp nhận (trang 77)”, He viết như thế, mà đấy chính học thuyết cơ bản của Cộng sản.

Tuy không gọi tên Đảng cộng sản Trung Quốc, He cho rằng hệ tư tưởng cũ sinh ra từ lý thuyết về cách mạng, chứ không phải là lý thuyết về quản trị. “Nó bắt đầu như là món hàng nhập khẩu từ nước ngoài, và ban đầu đã chú tâm vào cuộc tấn công vào truyền thống văn hóa của Trung Quốc”. He nói rằng ngay cả những lý tưởng chính trị gần đây, ví dụ như “xã hội hài hòa” cũng “luôn luôn là ý thức hệ và mâu thuẫn với thực tế của đời sống của người Trung Quốc”.

He nói rằng người Trung Quốc vừa mới thoát ra khỏi “thời kỳ quá độ đầy rối loạn” và mặc dù hiện nay đương là thời bình, “chúng ta phải thường xuyên cảnh giác nhằm chống lại sự trở về tình trạng hỗn loạn”. Vì vậy, cần phải xây dựng ngay một kiểu xã hội mới và “bước đầu tiên trong quá trình đó là tạo dựng nền tảng luân lý vững chắc”, ông viết.

Phê Khổng

Giáo sư He viết rằng “linh hồn” văn hóa truyền thống đã bị đánh bật gốc rễ, đấy là trong giai đoạn sau của Cách mạng văn hóa, khi những người cầm bút, từng tin tưởng Khổng giáo bắt đầu tham gia phê phán Khổng Tử.

“Trong nhân dân, Khổng Tử, Khổng giáo, những nghi thức của Nho giáo và đạo đức Nho giáo trở thành những từ ngữ rủa xả. Hiện nay [2013] vẫn còn cảm nhận được ảnh hưởng của việc phê Khổng và không được đánh giá thấp những tác hại mà nó gây ra đối với đạo đức xã hội”.

Không chỉ sự cuồng tín và bạo lực của Hồng vệ binh, sự thiếu giáo dục của cả một thế hệ trong Cách mạng Văn hóa, mà đạo đức truyền thống cũng bị ảnh hưởng trong suốt 30 năm, trước khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ. “Đạo đức lại bị kinh tế và kinh tế thị trường chôn vùi một lần nữa”, giáo sư He nói. “Đó là lý do chính làm cho chúng tôi gặp phải những vấn đề đạo đức như hiện nay”, ông nói ở Brookings.

Khuôn khổ mới của đạo đức xã hội

Giáo sư He cố gắng kết hợp nền đạo đức cũ, từng được sử dụng trong suốt 3.000 năm, với thời hiện đại. Ông dẫn người đọc bài tiểu luận đầu tiên, “Những nguyên tắc mới: Hướng tới khuôn khổ mới của đạo đức xã hội ở Trung Quốc”, thông qua một khóa học ngắn về Nho giáo.

Khởi đầu là Mạnh Tử, học trò nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của Khổng Tử. Mạnh Tử tin vào lòng tốt bẩm sinh của con người. “Mọi người đều có lòng từ bi”, He trích dẫn lời của Mạnh Tử.

Giáo sư He coi những “tính tốt không đổi” từ thời cổ đại và chỉ ra rằng những đức tính đó có thể được áp dụng cho thời kỳ hiện đại: nhân, nghĩa, lễ, trí, và tín. Năm đức đó vẫn còn giá trị, chỉ cần giải thích theo lối mới mà thôi, ông viết.

Ví dụ, lòng nhân có thể được coi là nguồn gốc của toàn bộ đạo đức. Khi lòng từ bi bị những yếu tố bên ngoài làm suy giảm thì nó không còn là động cơ cho hành vi nữa, như được thể hiện trong ở sự vô tâm trong những thí dụ được nói tới bên trên. Lễ là tỏ ra lịch sự. “Tự kiềm chế là một điều kiện tiên quyết cho lễ”, và cũng có nghĩa là hạn chế những ham muốn của chúng ta, đặc biệt là ham muốn vật chất của chúng ta, He nói. Trí là về công nhận những điều đúng đắn và có “ý trí và trí tuệ là để đánh giá về mặt đạo đức … trí còn để tìm ra sự cân bằng và tìm trung đạo”.

Một trong những tư tưởng của Nho giáo là “chính danh”. Giáo sư He nói rằng ý thức hệ chính trị không phù hợp với thực tế xã hội. “Ở đâu cũng đầy những lời sáo rỗng”, ông viết. Niềm tin trong xã hội, đặc biệt là giữa chính quyền và nhân dân, đã không còn, tạo ra khủng hoảng lòng tin. Giáo sư He nói rằng người Trung Quốc “đang thường xuyên gặp phải sự giả dối; chúng ta đang quen với nó”.

Ví dụ, chính quyền gọi các “quan chức” là “đầy tớ của nhân dân”, tạo ra sự bất tương thích giữa danh và thực. Các quan chức sử dụng quyền hạn một cách vô trách nhiệm và phi đạo đức, dẫn tới “sự tức giận và lòng hận thù chưa từng có đối với các quan chức đó”. Cách chữa trị: “Hãy để các quan chức là quan chức” và sửa lại tên gọi, một cách chính thức.

Nền đạo đức mới khác đạo đức cũ ở điểm quan trọng. Quan hệ cũ giữa kẻ cai trị và người bị trị có nghĩa là đưa ra những hướng dẫn cho người bị trị và người bị trị có trách nhiệm trước kẻ cai trị. Hiện nay, ngược lại, người cai trị phải làm tròn bổn phận của mình trước những người có địa vị thấp và chịu trách nhiệm trước các “công dân”. Các chính khách “phải coi nhân dân là ông chủ cao nhất của mình”, He viết. He coi đây là sự thay đổi lớn nhất giữa nền đạo đức cũ và mới. Ông nghĩ rằng với tình hình hiện nay ở Trung Quốc, trở thành chế độ dân chủ và pháp quyền là con đường khó khăn và lâu dài, nhưng đó là hướng đi của lịch sử Trung Quốc.

G.F.

Nguồn bản dịch: http://phamnguyentruong.blogspot.com/2015/12/trung-quoc-thieu-vang-niem-tin-va-su-tu.html

Nguồn bản gốc: http://www.theepochtimes.com/n3/1899732-confucian-scholar-confronts-the-lack-of-trust-and-kindness-in-china/

 

Vượt qua hận thù trường hợp của nước Pháp và Đức

Vượt qua hận thù trường hợp của nước Pháp và Đức

( sau thế chiến thứ hai )

Bài viết của : Đoàn Thanh Liêm

LIEM DOAN

Giữa hai dân tộc nước Pháp và nước Đức đã từng có một sự hận thù nặng nề ghê gớm kéo dài trong nhiều thế hệ, phát sinh từ ba cuộc chiến tranh liên tục, bắt đầu từ năm 1870 với cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (franco-prussian war), rồi đến đệ nhất thế chiến 1914 –

1918, và sau cùng là đệ nhị thế chiến 1939 – 1945. Nhưng kể từ giữa thập niên 1950, hai nước này đã vượt qua được sự thù hận ân oán lâu đời đó, để mà cùng hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm góp phần cực kỳ quan trọng vào việc xây dựng được một khối thị trường chung Âu châu (European Common Market). Và rồi tiến tới thêm một bước kỳ diệu nữa, đó là thiết lập được một thực thể chính trị kinh tế quan trọng bậc nhất trong thế giới hiện đại, tức là tổ chức Liên Hiệp Âu châu (European Union EU), mà hiện gồm có 27 quốc gia thành viên, với dân số tổng cộng là 500 triệu người, với đơn vị tiền tệ chung gọi là đồng euro, và tổng sản lượng quốc gia GDP lên đến 20 ngàn tỷ dollar (20 trillion).

Sự hòa giải và hợp tác giữa hai quốc gia cựu thù này có thể được coi là một sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử của Âu châu nói riêng, cũng như của cả thế giới nói chung, trong thời cận đại kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt vào năm 1945, cho đến đầu thế kỷ XXI của chúng ta ngày nay. Cái thành tựu vĩ đại và ngoạn mục như thế là do sự đóng góp về cả trí tuệ và về cả tâm hồn của biết bao nhiêu nhân vật xuất chúng từ phía cả hai dân tộc Pháp và Đức. Và bài viết này xin được ghi lại cái quá trình phục hồi và xây dựng hết

sức tích cực của một số nhân vật kiệt xuất đó.

Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, người viết xin trình bày sơ lược về bối cảnh lịch sử tại khu vực Tây Âu, trước khi mô tả chi tiết về tiến trình hòa giải và hợp tác của hai nước Pháp và Đức trong nửa sau của thế kỷ XX.

I – Bối cảnh lịch sử cận đại tại Tây Âu.

  • Như ta đã biết vào năm 1870, nước Pháp do Napoleon III lãnh đạo đã bị thất trận nhục nhã trước đội quân tinh nhuệ của nước Phổ  (Prussia) dưới thời cầm đầu của thủ tướng Bismarck. Việc thất trận này đưa đến sự thóai vị của Hòang Đế Napoleon III và sự giải thể của nền Đệ nhị Đế chế ( the Second Empire) và sự ra đời cùa nền Đệ Tam Cộng Hòa ( the Third Republic) của nước Pháp. Nhưng nước Pháp lại còn mất cả vùng đất Alsace-Lorraine ở phía đông bị chuyển vào tay người Đức – (do nước Phổ sáp nhập hợp thành

nước Đức thống nhất vào đầu thập niên 1870)-. Đây là cả một nỗi cay đắng hận thù sâu đậm của dân Pháp đối với người Đức. Chỉ cần đọc bài viết “ Buổi học cuối cùng” (La derniere classe) của nhà văn Alphonse Daudet, ta cũng đủ thấm thía cái nỗi niềm tủi nhục

uất hận của người dân Pháp trong vùng đất bị tước đọat này.

Tiếp theo vào năm 1914 – 18, lại xảy ra cuộc thế chiến thứ nhất giữa phe Đức – Áo và phe Đồng Minh do Pháp – Anh đứng đầu. Cuộc chiến tranh này gây thiệt hại rất nặng cho cả hai nước Đức và Pháp. Vì Đức cuối cùng bị thua trận, nên vùng đất Alsace-Lorraine

lại trở về với Pháp. Nhưng vì nước Đức bại trận bị đối xử quá khắc nghiệt, nên người Đức thật bất mãn, hận thù phe Đồng Minh, đặc biệt đối với dân tộc láng giềng là Pháp.

Cho nên, đến năm 1939 lại xảy ra thế chiến thứ hai rất tàn bạo khủng khiếp, mà bắt đầu vào năm 1940 nước Pháp thua trận và bị quân đội Đức quốc xã của Hitler chiếm đóng với sự đàn áp hết sức tàn bạo khốc liệt. Vì thế mà mối hận thù giữa hai dân tộc Pháp- Đức lại càng thêm nặng nề bi đát. Rốt cuộc, năm 1945 nước Đức lại thua trận nữa, và cả Âu châu bị tàn phá kiệt quệ với hàng chục triệu nhân mạng bị tiêu vong.

Như vậy là chỉ trong vòng 70 năm từ năm 1870 đến năm 1940, giữa hai dân tộc Pháp và Đức đã xảy ra 3 cuộc chiến tranh đẫm máu với bao nhiêu triệu người bị giết và tàn phế, bao nhiêu tài sản bị hủy họai, và nhất là sự căm thù giận ghét mỗi ngày lại càng

thêm chồng chất tích lũy giữa hai bên.

II – Quá trình Hòa giải và Hợp tác Pháp – Đức sau năm 1945.

Sau khi cuộc chiến tàn bạo dã man kết thúc, người dân hai nước bàng hòang trước sự đổ nát hoang tàn và kiệt quệ về mọi mặt. Rồi tiếp liền theo là cuộc chiến tranh lạnh gay go căng thẳng giữa hai phe cộng sản do Liên Xô lãnh đạo và phe tư bản do Mỹ dẫn đầu.

Nhằm lôi kéo khu vực Tây Âu về phía mình, kể từ năm 1948 nước Mỹ đã hào phóng viện trợ đến trên 13 tỉ dollar cho các quốc gia đồng minh tại đây thông qua một chương trình tái thiết Âu châu, mà thường được gọi là kế hoạch Marshall. Nhưng vai trò chủ yếu trong công cuộc phục hồi, tái thiết và hòa giải ở Tây Âu là do các nhà lãnh đạo chính trị có tầm vóc đặc biệt lớn lao, điển hình như thủ tướng Konrad Adenauer của Tây Đức, ngọai trưởng Robert Schuman của Pháp, và đặc biệt là kế hoạch gia đại tài với viễn kiến sâu sắc Jean Monnet người Pháp. Đã có quá nhiều sách báo viết về sự đóng góp đồ sộ làm nền móng vững chắc cho sự tiến bộ của Âu châu từ trên 65 năm nay của những nhân vật chính trị kiệt xuất này, cho nên tôi thấy không cần phải trình bày dài dòng chi tiết thêm nữa về họ.

Mà đúng theo với nhan đề của bài này, tôi muốn viết về một nhân vật tiêu biểu của Xã hội Dân sự ở Âu châu, mà có sự đóng góp thật vĩ đại vào tiến trình hòa giải của hai dân tộc Pháp và Đức trong mấy thập niên gần đây. Nhân vật lỗi lạc đó chính là bà Irène Laure người Pháp, mà tôi xin dành được đề cập đến với nhiều chi tiết hơn trong phần tiếp theo liền sau đây.

III – Câu chuyện của Irène Laure (1898 – 1987).

Irene Laure xuất thân là một cán sự điều dưỡng và đã từng giữ nhiệm vụ quản lý bệnh viện. Victor người chồng của bà là một thủy thủ và là môn đệ của nhà lãnh đạo cộng sản Pháp Marcel Cachin. Trong thế chiến thứ hai, Irène tranh đấu trong hàng ngũ kháng chiến tại vùng hải cảng Marseille chống lại quân Đức quốc xã. Bà có người con trai bị mật vụ Gestapo tra tấn tàn bạo, nên đã có sự căm thù tột cùng đến độ mong cho mọi người dân Đức phải chết hết, và “quốc gia này phải bị xóa bỏ khỏi bản đồ của Âu

châu”. Sau khi chiến tranh kết thúc, Irène được bầu vào Quốc hội Lập hiến và làm Tổng thư ký của tổ chức “Phụ nữ Xã hội Pháp” với số đòan viên thời đó lên tới 3 triệu người.

Tháng chín năm 1947, Irène đến tham dự một hội nghị quốc tế tại thành phố Caux Thụy sĩ, cùng với nhiều đại biểu từ các nước Âu châu. Hội nghị này là do tổ chức Moral Re-Armament MRA (Tái Võ trang Tinh thần) đảm trách, nhằm quy tụ nhiều nhân vật văn

hóa xã hội, tôn giáo để cùng nhau trao đổi về vấn đề tái thiết Âu châu. Sẵn có sự căm thù đối với người Đức, Irène đã chuẩn bị rời bỏ Hội nghị khi được biết là có một số người dân Đức cũng tham dự cuôc gặp mặt này. Nhưng bà đã ngưng chuyện bỏ về, khi được

một người trong Ban Tổ chức nói với Irène rằng : “Bà là một người theo khuynh hướng quốc tế xã hội, làm sao mà bà lại có thể tái thiết được Âu châu, nếu bà loại trừ cả một dân tộc Đức?”

Dẫu vậy, khi được mời ăn bữa trưa với một phụ nữ Đức, thì Irène đã bị “xốc rất nặng”, đến nỗi phải nằm lì trong phòng suốt hai ngàyđêm liền, không ăn không ngủ. Bà bị dằn vặt trăn trở với lửa hận thù còn ngùn ngụt nóng chảy trong tâm can, và cầu xin ơn trên

hướng dẫn soi sáng cho mình. Sau cuộc tranh đấu nội tâm gay go căng thẳng này, Irène đã lấy lại được sự bình tĩnh và chấp nhận đến gặp người phụ nữ Đức như đã được giới thiệu cách đó mấy bữa.

Trong bữa ăn này, Irene không hề động đến món nào, mà lại xổ ra tất cả những gì đã chất chứa trong lòng mình sau khi đã trải qua bao nhiêu sự tàn bạo của quân đội Đức quốc xã. Rồi bà nói với người đối diện : “Tôi phải nói ra tất cả chuyện này, vì tôi muốn

được giải thoát khỏi nỗi giận ghét này “ (I want to be free of this hate).

Một sự im lặng kéo dài. Thế rồi người phụ nữ Đức mới lên tiếng, chia sẻ với Irène về những gì bản thân mình đã trải qua trong thời chiến tranh. Bà này tên là Clarita von Trott có chồng tên là Adam vốn là một người chủ chốt trong vụ âm mưu ám sát Hitler vào ngày 20 tháng Bảy năm 1944. Âm mưu thất bại và Adam bị tử hình, để cho một mình Clarita phải nuôi nấng hai đứa con. Clarita tâm sự với Irène : “Người Đức chúng tôi đã không chống đối đủ, đã không chống lại chế độ quốc xã sớm hơn và với quy mô đủ lớn, và chúng tôi đã đem lại cho chị và cho chính mình và cho cả thế giới những đau khổ đầy đọa dằn vặt không sao kể cho xiết được. Tôi muốn nói lời xin lỗi với chị “ (I want to say I am sorry).

Sau bữa ăn này, hai bà phụ nữ cùng các thông dịch viên đã yên lặng ngồi trên gác thượng nhìn xuống hồ Geneva. Rồi Irène lên tiếng nói với người bạn mới người Đức rằng bà tin tưởng là nếu cả hai người cùng cầu nguyện, thì Thiên chúa sẽ giúp họ. Irène cầu kinh trước, xin cho mình được giải thoát khỏi lòng hận thù để có thể còn xây dựng được tương lai. Và rồi đến lượt Clarita cầu nguyện bằng tiếng Pháp. Irène bất giác đặt tay trên đầu gối của kẻ thù địch trước đây của mình. Sau này, Irène tâm sự : “Từ lúc đó, cây cầu bác ngang qua sông Rhin đã được xây dựng, và cây cầu đó đã đứng vững mãi, không bao giờ gẫy đổ được.” (And that bridge always held, never broke)- (Ghi chú : Sông Rhin là biên giới giữa hai nước Pháp và Đức).

Cuối cùng Irène đã phát biểu trong một phiên họp khoáng đại của Hội nghị trước sự hiện diện của 600 tham dự viên. Bà nói : “Tôi đã thù ghét nước Đức đến độ muốn thấy nước này bị xóa bỏ khỏi bản đồ châu Âu. Nhưng tại đây, tôi thấy sự hận thù của mình là điều sai lầm. Tôi xin lỗi và tôi mong được xin tất cả các bạn người Đức có mặt nơi đây tha thứ cho tôi…” Liền sau đó, một phụ nữ Đức bước lên và nắm tay bà Irène. Sau này Irène thuật lại : “Lúc đó, tôi biết rằng tôi sẽ dành hết cuộc đời còn lại của mình để đem cái thông điệp của sự tha thứ và hòa giải này đến khắp thế giới.”

Và quả thật vào năm sau 1948, Irène cùng chồng là Victor đã qua bên nước Đức suốt 3 tháng , đi khắp nơi để tham dự 200 phiên họp và phát biểu tại Quốc hội của 10 tỉnh bang của xứ này. Ở đâu, bà cũng nói lời xin lỗi của mình. Và đổi lại, thì cũng có rất nhiều vị

tướng lãnh và sĩ quan, cùng các chính khách người Đức cũng đều lên tiếng xin lỗi với bà.

Và đó là bước khởi đầu cho cả một quá trình lâu dài của sự hòa giải và hàn gắn giữa hai dân tộc Pháp và Đức, ngay từ hạ tầng cơ sở của quảng đại quần chúng nhân dân tại hai nước. Giới nghiên cứu chính trị xã hội tại Âu châu đã ghi nhận rõ rệt sự kiện tích cực

hết sức quan trọng này là: Có đến trên 5,000 những Hội Thân Hữu Đức – Pháp tại khắp các địa phương của hai nước và tất cả đều hăng say hoạt động cổ võ cho tinh thần hiếu hòa thông cảm và hiểu biết chân thành giữa hai dân tộc Pháp và Đức.

Vì thế mà chúng ta có thể nói là cái “phong trào quần chúng tự phát này” là một biểu hiện sinh động của Xã hội Dân sự tại hai quốc gia vốn là cựu thù lâu năm với nhau. Và phong trào đó thực sự đã có tác động mãnh liệt thúc đảy cho tầng lớp lãnh đạo chính trị tại hai quốc gia này thực hiện mau chóng sự Hòa giải và Hợp tác Hội nhập giữa hai dân tộc và rõ ràng cũng đã góp phần chủ yếu vào công cuộc xây dựng thành công cho Liên Hiệp Âu châu như ta thấy ngày nay ở thế kỷ XXI vậy./

California, Tháng Hai 2011

Đoàn Thanh Liêm

Ghi Chú

(Được ghi thêm vào cuối năm 2015)

1 – Vào năm 2002, nhân tham dự khóa Hội thảo được tổ chức mỗi năm vào tháng 5 và 6 bởi Viện Xây Dựng Hòa Bình Mùa Hè (SPI =Summer Peacebuilding Istitute) thuộc Đại Học Eastern Mennonite University (EMU) tại thành phố Harrisonburg, Virginia – tôi được xem một video trình bày về hoạt động của Bà Irene Laure nhằm góp phần hòa giải giữa hai dân tộc Pháp và Đức sau thế chiến 2. Rồi qua sự tìm kiếm thêm thông tin trên Internet, tôi lại có thêm được tài liệu để hoàn thành được bài viết này.

Bạn đọc có thể đào sâu vấn đề bằng cách gõ chữ Irene Laure trên Internet, thì sẽ được hướng dẫn tìm kiếm thêm nhiều chi tiết lý thú liên quan đến nhân vật kiệt xuất này, kể cả hình ảnh của bà nữa.

2 – Nhân tiện, tôi cũng xin giới thiệu sơ lược về Viện SPI là một cơ sở thuộc Đại Học EMU. Từ trên 20 năm nay, SPI đều tổ chức những khóa Hội thảo hàng năm vào các mùa hè – nhằm quy tụ những sinh viên cũng như những nhà hoạt động văn hóa xã hội từ nhiều quốc gia trên thế giới để cùng trao đổi học hỏi với nhau về những kinh nghiệm cụ thể trong các lãnh vực Chuyển Hóa Tranh Chấp (Conflict Transformation), Hàn Gắn Chấn Thương (Trauma Healing), Trung Gian Hòa Giải (Mediation) v.v…

Các cuộc Hội thảo này đều được chuẩn bị khá chu đáo và do các giảng viên của EMU đảm trách việc hướng dẫn điều khiển những cuộc thảo luận theo chủ đề riêng biệt cho từng lãnh vực cụ thể.

  • Thủ tục ghi danh tham dự SPI thường được phổ biến vào Tháng Giêng mỗi năm. Xin mở website www.emu.edu/spi để biết thêm các chi tiết.

Trong nhiều năm gần đây, đã có một số tu sĩ, sinh viên và nhà hoạt động xã hội người Việt tham dự các khóa Hội thảo SPI này Bản thân tôi đã tham dự tất cả 4 khóa của SPI trong các năm 2001, 2002, 2007 và 2008 và đã quen biết được rất nhiều bạn hữu quốc tế

qua những khóa Hội thảo này của SPI./

Truyền thông Trung Quốc tiết lộ những bí mật đầy thống khổ của Marx những năm cuối đời

Truyền thông Trung Quốc tiết lộ những bí mật đầy thống khổ của Marx những năm cuối đời

Tác giả: Dương Nhất Phàm | Dịch giả: ĐKN

Ngày 6 tháng 6, truyền thông của Trung Quốc đại lục đã tiết lộ rằng, cha đẻ của Chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx đã giã từ cõi thế một cách đầy đau đớn với một thân thể đầy bệnh tật và những ung nhọt. Trong hình đang chụp các công nhân Đức đang tiến hành di dời một bức tượng của Marx tại thành phố Berlin. Bức tượng này được Đảng Cộng sản Đông Đức dựng lên vào năm 1986 (Getty Images)

Dân chúng Trung Quốc đại lục ngày càng thức tỉnh. Làn sóng dẹp bỏ các chướng ngại lịch sử bắt nguồn từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng mỗi lúc một dâng cao. Giữa lúc ấy, những điều tiếng xung quanh cuộc đời Karl Marx, ông tổ chống lưng cho học thuyết Cộng sản cũng dần được phơi bày. Sự thật lịch sử đã cho thấy, bản thân Marx từng là một tín đồ Cơ Đốc giáo, cũng từng tín phụng Thần linh và Thượng đế, sau đó ông ta đã gia nhập vào Satan giáo và thờ phụng ma quỷ. Tà thuyết Cộng sản mà ông ta sáng lập là một phiên bản khác của tinh thần Satan giáo, mục đích là lôi kéo những người tôn thờ tà thuyết Cộng sản vào địa ngục, hủy diệt nhân loại. Học thuyết của Marx đã gây họa loạn cho nhân gian, mang lại những tai nạn khủng khiếp cho nhân loại, bản thân ông ta đã phải ra đi trong thân thể lở loét đầy bệnh tật.

Bản tin hiếm thấy ở Trung Quốc đại lục tiết lộ nỗi thống khổ khôn thấu của Marx trước khi qua đời

Trang Tin tức The Paper của Trung Quốc đại lục vào ngày 6 tháng 6 đã cho đăng một bài viết hiếm thấy của Triết gia người Anh Simon Critchley, trong đó có đề cập đến tình hình bệnh tật triền miên của Marx lúc cuối đời.

Bài viết nói, trong suốt thời gian dài, Marx hầu như nằm liệt trên giường bệnh, thống khổ khôn xiết. Trong thời gian viết cuốn “Tư bản luận”, ông ta luôn mắc phải vô số những căn bệnh như “chứng viêm niêm mạc trầm trọng, viêm mắt, nôn ra mật, bệnh phong thấp, bệnh đau gan cấp tính, hắt hơi, chóng mặt, ho khan, chứng ung nhọt”. Những căn bệnh này được đề cập trong các bức thư của Marx. Trong đó, “ung nhọt” đã trở thành “sự thống khổ đáng sợ”, nó còn lan khắp “thể xác tàn tạ” của ông ta trong một thời gian dài. Nghiêm trọng nhất là vùng xung quanh cơ quan sinh dục, khiến ông ta đau đớn tột cùng. Đây vẫn chưa phải là kết thúc đối với Marx, vẫn còn hai chứng bệnh chí mạng khác: viêm màng não và ung thư phổi.

Bài viết còn nói, trong mười năm cuối đời do bệnh tật triền miên, Karl Marx phải chạy chữa khắp nơi, những mong tìm được một thầy thuốc giỏi có thể trị được những căn bệnh quái ác. Trong một khoảng thời gian dài, Marx đã lòng vòng khắp châu Úc,  Đức, Thụy Sĩ, Pháp, quần đảo Wight, quần đảo Channel, Easrbourne và Ramsgate. Nhưng số phận là một cơn mưa định mệnh đối với Marx, mây đen đuổi theo từng bước chân một, cho đến tận lúc ông dừng chân ở Monte Carlo.

Quảng cáo

Trong những năm tháng cuối cùng, con đường chính trị của Marx càng lúc càng thăng trầm, tâm tình tuột dốc, khiến cho ông không thể viết ra được một tác phẩm nghiêm túc nào.

Nhưng truyền thông đại lục cũng không dám đưa tin, con đường trở thành ma quỷ của Marx  trước khi bôn ba nơi hải ngoại là như thế nào.

Bình luận viên Lý Lâm nói, theo nguồn tin đã được công bố ở Trung Quốc đại lục, Marx trước lúc chết đã phải chịu một nỗi thống khổ tột cùng, phải chăng là vì ma tính của Marx đã phát tiết dẫn đến ông ta phải chịu báo ứng vì hành vi của mình.

Tín đồ Cơ Đốc của những năm đầu

Theo loạt bài viết được đăng trên mạng Aboluo mang tên “Con đường trở thành ma quỷ của Karl Marx”, tác giả Kim Chung đã cho biết:  trong những năm đầu, Marx vốn là một tín đồ Cơ Đốc giáo. Trong một bài viết mang tên “Tín đồ Cơ Đốc hợp nhất theo lời 15: 1 – 14 trong sách Phúc Âm Gioan: Ý nghĩa, tính tất yếu và ảnh hưởng của sự hợp nhất” Marx có viết: “Sự hợp nhất với Đấng Ki tô nằm trong sự hữu nghị thanh khiết của đời sống và sự thân mật với Ngài, trong sự thật ấy: Ngài luôn ở trước mắt và trong tâm chúng ta”.

Marx viết: “Như vậy, hợp nhất với Đấng Ki tô khiến chúng ta thăng hoa, khiến cuộc khảo nghiệm trở thành niềm an ủi, khiến tâm linh chúng ta mở phóng sự quan ái với người khác – đây không phải là thanh danh cho khát vọng hay kiêu ngạo của chúng ta, mà là vì Đấng Ki tô”.

Dường như đồng thời, Marx còn viết trong “Suy nghĩ của một thanh niên trước ngưỡng cửa nghề nghiệp”: “Tôn giáo đã ban cho tôi một lý tưởng để ngưỡng vọng. Ngài đã hi sinh cho toàn thể nhân loại. Có ai dám phủ nhận điều này? Nếu như chúng ta lựa chọn nghề nghiệp nào có thể đem đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại, chúng ta sẽ không phải vấp ngã đau đớn trên đường đi, bởi vì đây chính là sự hi sinh dâng hiến cho vạn vật.”

Cậu thiếu niên Karl Marx 17 tuổi vẫn là một tín đồ Cơ Đốc, cậu đã viết trong bài văn tốt nghiệp Trung học của mình: “Nếu như không có sự tín ngưỡng vào Thượng đế, không có sự nhất trí với Đấng Ki tô, nhân loại không thể nào hoàn bị những đức hạnh cao đẹp chân chính cũng như thỏa mãn sự truy cầu đối với chân lý và quang minh”.

“Chỉ có Thượng đế mới cứu vớt được chúng ta”.

Lúc Marx tốt nghiệp Trung học, trong văn bằng của cậu còn có lời phê về tri thức tôn giáo: “Tri thức về giáo lý Ki tô của anh ta là tường tận và có cơ sở tốt. Ngoài ra, anh ta còn rất am hiểu lịch sử của Giáo hội Ki tô”.

Marx bị ám ảnh bởi ma quỷ, gia nhập Satan giáo, lập chí hủy diệt thế giới

18 tuổi, chành thanh niên Karl Marx bước vào cánh cửa đại học, người thanh niên này đã gặp phải một sự việc kỳ dị, từ đó con người anh ta biến thành một kẻ phụng thờ Satan.

Sự việc quái dị này được viết trong “Oulanem” được Marx hoàn thành trong những năm tháng sinh viên. Satan giáo có một dạng nghi thức tế tự gọi là “Cuộc tụ hội đen”. Trong nghi thức này, tư tế của Satan giáo sẽ tiến hành tụng niệm lúc nửa đêm. Những ngọn nến màu đen được cắm la liệt trên bàn thờ, tư tế mặc áo trường bào, tụng niệm sách tế tự theo trình tự ngược, bao gồm cả tên các Thánh như Jesus, Thánh Maria cũng được đọc ngược. Một cây Thập tự giá được bày trí lộn ngược đầu hay bị đạp dưới chân, một Thánh khí được trộm ở nhà thờ trên có khắc tên Satan dùng để giả mạo điển lễ giao lưu. Trong “Cuộc tụ hội đen” này, một bộ Kinh Thánh sẽ bị đốt. Tất cả các thành viên ở hiện trường sẽ phát thệ phải vi phạm tất cả bảy tội lỗi trong giáo nghĩa của Thiên Chúa giáo, vĩnh viễn không làm việc tốt. Sau đó chúng tiến hành những nghi lễ dục vọng.

Bài thơ trong chương “Người diễn tấu” của vở kịch Oulanem, có một đoạn tự bạch khá kỳ dị của Marx như sau:

Âm khí địa ngục trào dâng sung mãn đầu óc của ta,

Cho đến lúc ta phát điên, tâm của ta đã hoàn toàn biến đổi.

Đã nhìn thấy lưỡi kiếm này chưa?

Vị Vương Chủ Hắc Ám đã bán nó cho ta,

Nó đã đánh vào thời gian vì ta, và ban cho ta Ấn ký,

Vũ điệu chết chóc của ta đã thêm phần mạnh mẽ.

Những câu chữ như thế này có một hàm ý đặc biệt: Trong nghi lễ hiến tế của Satan giáo, để bảo đảm sự thành công của thanh kiếm vu thuật, thanh kiếm này sẽ được ban cho người Phổ tế. Nhưng người Phổ tế phải trả một cái giá, là dùng máu trong huyết quản của mình để ký vào khế ước với quỷ dữ, sau khi người này chết, linh hồn của kẻ ấy sẽ thuộc về Satan.

Kịch bản Oulanem của Marx còn viết:

Bây giờ nó đã lấp đầy trong ta! Nó trỗi dậy trong linh hồn ta,

Rõ ràng như hơi thở, cứng cáp như xương cốt.

Đôi vai của ta đã sung mãn sức lực tuổi trẻ,

Với tư thế bạo liệt,

Ta sẽ cấu nát người – nhân loại.

Trong tăm tối, vết nứt không đáy nơi địa ngục sẽ mở ra vì ngươi…

Trong đoạn kết của vở Oulanem còn viết:

Nếu như có một thứ nuốt chửng được tất cả,

Ta sẽ nhảy vào, để hủy diệt thế giới này.

Thế giới này tại nơi ranh giới giữa ta và địa ngục, hiện ra rộng lớn vô cùng,

Ta phải dùng những bùa chú mà ta trì tụng lâu nay để đập nó tan tành.”

Marx viết trong bài thơ “Thiếu nữ xanh xao” rằng:

Bởi vậy, ta đã đánh mất thiên đường,

Ta biết rõ điều này.

Ta đây đã từng tín ngưỡng linh hồn của Thượng đế,

Giờ đây đã được định sẽ vào địa ngục.

Trong thời gian theo học tại trường đại học, Marx đã gia nhập Hội Joanna Southcott, một giáo hội chủ trì Satan giáo và đã trở thành tín đồ tại đây. Ngày 10 tháng 11 năm 1837, anh ta đã viết cho cha mình một bức thư nói rằng: “Cái lớp vỏ bên ngoài đã được thoát ra rồi, vị Thánh trên tất cả các Thánh của con đã bị đuổi đi, sẽ cần một linh thể mới bước vào cư ngụ. Một sự cuồng bạo thật sự đã chiếm lấy con, con không còn cách nào khiến linh hồn cuồng bạo này yên tĩnh được”.

Các tư liệu lịch sử đã cho thấy, Marx đã thừa nhận là từng ký Khế ước với Satan, ông ta muốn ném toàn nhân loại vào địa ngục. Marx từng tuyên xưng bằng một bài thơ nhuốm đầy màu sắc cuồng bạo và tinh thần báng bổ rằng: “Ta phải phục thù với Thượng đế”, đây chính là giáo nghĩa tối cao của Satan giáo, Marx chính là người phát ngôn cho Satan tại thế gian này.

Marx viết vở Oulanem khi vừa tròn 18 tuổi. Lúc này, câu thanh niên đã quyết định kế hoạch cho cả cuộc đời mình là “hủy diệt nhân loại”, lấy việc khiến cho thế giới rúng động, đau đớn, loạn lạc làm cơ sở nhằm xây dựng ngai vàng cho mình.

Marx và chủ nghĩa Cộng sản

Lúc hoàn thành vở Oulanem và những bài thơ ca lúc đầu (trong những bài thơ của Marx có thừa nhận việc ông ta từng ký khế ước với quỷ dữ), ông ta không những không có ý niệm gì về Chủ nghĩa Xã hội mà trái lại còn kịch liệt phản đối. Lúc đó, Marx là Tổng biên tập của Tờ báo tiếng Đức Rheinische Zeitung, tờ báo này còn “tuyệt đối không chấp nhận cho dù trên phương diện lý luận  đơn thuần về hình thức của chủ nghĩa xã hội trước đó, nói gì đến mặt thực tiễn của nó? Điều này bất kể thế nào cũng là không có khả năng…”

Moses Hess -- Bậc tiền bối của Karl Marx

Moses Hess — Bậc tiền bối đã hướng Karl Marx theo con đường chủ nghĩa cộng sản

Nhưng lúc này, Marx đã gặp được Moses Hess, con người này đóng một vai trò khá quan trọng trong cuộc đời của Marx, chính ông ta đã dẫn dắt Marx hướng theo Chủ nghĩa Cộng sản. Trong một bức thư viết cho B. Auerbasch vào năm 1841, Hess đã tôn xưng Marx là “vị Tiến sĩ Triết học đương đại vô cùng trẻ tuổi (nhiều nhất là 24 tuổi), là người vĩ đại nhất, có thể là người duy nhất sẽ khiến cho Triết học và Tôn giáo đả kích lẫn nhau”. Có thể thấy, mục tiêu đầu tiên là đả kích tôn giáo chứ không phải là thực hiện xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, Marx thù ghét tất cả các thần linh, ngoài ra ông còn không nghe lời Thượng đế. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ là thứ dẫn dụ giai cấp vô sản và phần tử tri thức đi thực hiện cái vòng lý tưởng của Satan mà thôi.

Một người bạn khác của Marx là Georg Jung vào năm 1841 còn viết rõ hơn, Marx muốn đuổi thần thánh ra khỏi thiên đường, lại còn muốn buộc tội Thần. Cuối cùng, Marx phủ nhận sự tồn tại của Tạo hóa. Nếu như Tạo hóa không tồn tại, như thế sẽ không có ai đặt ra giới luật gì cho chúng ta, chúng ta cũng không phải chịu trách nhiệm với bất cứ ai nữa. Marx còn tuyên ngôn xác nhận điểm này “Chủ nghĩa Cộng sản tuyệt không tuyên dương đạo đức”.

Trong thời đại của Marx, nam giới thường để râu, nhưng khác với kiểu của Marx, họ cũng không để râu dài. Ngoại hình của Marx là mang nét đặc trưng của tín đồ Hội Joanna Southcott.

Joanna Southcott là một nữ Tư tế của Tổ chức Satan giáo, bà ta tự xưng rằng mình có  thể thông linh được với ác quỷ Shiloh. Bà ta chết vào năm 1814, 60 năm sau, một người lính tên là James White đã phát triển giáo nghĩa của Joanna Southcott, khiến cho nó có hơi hướng của chủ nghĩa Cộng sản.

Marx ít khi nào công khai đàm luận về những vấn đề vũ trụ luận, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu quan điểm của ông thông qua việc thu thập các dữ kiện từ những mối quan hệ xung quanh. Marx đã cùng với một học giả theo phái vô chính phủ người Nga mang tên Mikhail Bakunin sáng lập nên Quốc tế thứ nhất. Bakunin từng viết:

“Tôn chỉ tà ác đó, chính là sự phản kháng của Satan đối với Thần, trong sự phản kháng này, nhân loại  khắp nơi sẽ được giải phóng, đây chính là cách mạng. Câu nói để đánh dấu thân phận cho những người xã hội chủ nghĩa là ‘dựa vào danh nghĩa của vị Tôn giả đã bị đối đãi một cách sai lầm’. Satan, kẻ phản kháng vĩnh hằng, là nhà tư tưởng tự do đầu tiên và là cứu thế chủ, Satan đã giải phóng cho nhân loại từ vị trí thấp kém vô tri và vô cùng nhục nhã, trên trán người đều có đóng Ấn ký giải phóng và nhân tính, khiến cho con người biết phản kháng và ăn trọn quả tri thức”.

Bakunin không những tán tụng Lucifer, ông ta còn có một kế hoạch cách mạng cụ thể, chẳng qua, kế hoạch này chẳng phải là để giải cứu những người bần khốn đang bị bóc lột. Ông ta viết: “Trong cuộc cách mạng này, chúng ta cần phải đánh thức con quỷ trong tâm của con người, cần phải kích động những tình cảm đê hèn nhất. Sứ mệnh của chúng ta là lật đổ chứ không phải dạy bảo. Dục vọng hủy diệt cũng chính là dục vọng sáng tạo”.

Những người bạn của Marx cũng là tín đồ Satan

Proudhon, một trong những nhà tư tưởng chủ chốt trong phong trào xã hội chủ nghĩa, đồng thời là bạn của Marx, cũng là một người sùng bái Satan. Kiểu râu ria tóc tai của Proudhon cũng tương tự như Marx, Proudhon cũng viết ra những tác phẩm báng bổ Thần linh và kêu gọi Satan.

Nhà thơ trứ danh người Đức Heinrich Heine cũng là một người bạn thân với Marx, người này là một kẻ sùng bái Satan. Ông ta viết: “Tôi kêu gọi ma quỷ, lập tức nó liền đến và mang theo sự sợ hãi, tôi quan sát kỹ gương mặt của nó, nó không xấu cũng không tàn khuyết, nó là một đấng nam tử khả ái và đầy mê hoặc”. “Marx rất sùng bái con người Heinrich Heine, quan hệ giữa họ cũng rất nồng ấm và chân thành”. Vì sao Marx lại sùng bái Heine? Chắc có lẽ là vì những tư tưởng đậm màu Satan giáo sau đây của Heine:

“Tôi có một nguyện vọng … Trước cửa nhà tôi có những thân cây tuyệt đẹp, nếu có vị Thần thân ái nào đó muốn để cho tôi được hưởng niềm vui trọn vẹn, Ngài hãy ban cho tôi một niềm vui như thế này: để cho tôi nhìn thấy sáu, bảy kẻ địch của tôi bị treo cổ trên cây. Với cõi lòng ôm ấp nỗi buồn thương, sau khi họ chết, tôi sẽ khoan thứ cho họ những việc sai trái mà họ đã làm với tôi. Đúng vậy, chúng ta cần khoan thứ cho kẻ địch của chúng ta, nhưng không phải trước lúc chúng bị chết vì treo cổ”.

Đối với một người đường hoàng chính trực, có thể kết bạn với một người có loại suy nghĩ ấy được không? Nhưng xung quanh Marx toàn là những người như vậy.

Lunatcharski, một Triết gia từng đảm đương chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục Liên Xô, trong cuốn “Xã hội chủ nghĩa và Tín ngưỡng” có viết: Marx đã vứt bỏ toàn bộ những gì liên quan đến Thần, đồng thời lại đem Satan đặt ở vị trí dẫn đầu của giai cấp vô sản trong quá trình tiến hành cách mạng.

Muốn đồng ngôi với Tạo hóa

Người con gái rượu mang tên Eleanor, đã được Marx gả cho Edward Eveling. Chàng rể này đã từng có những diễn thuyết về đề tài “Sự bại hoại của Thần”. (Đây là những việc mà giáo đồ của Satan giáo làm, hoàn toàn không giống với những người theo thuyết vô thần vốn không phủ nhận sự tồn tại của Thần. Trừ những lúc lừa gạt người khác, họ tự biết rằng là Thần có tồn tại chỉ là nói xấu Thần mà thôi). Những câu thơ hồi hướng Satan sau đây sẽ cho thấy tâm thái của chàng rể:

Hướng về Ngài, tôi dám xin dâng hiến bài thơ này,

A! Satan sắp lên ngồi trên ngôi Vương Chủ trong buổi tiệc lớn!

A! Mục Sư, ta tránh khỏi Nước Thánh của mi và những lời lải nhải,

Bởi vì, Mục Sư này, Satan vĩnh viễn không ở sau ngươi.

Như gió xoáy từ đôi cánh vỗ,

Nó càn quét dân chúng, A, Satan vĩ đại!

Hãy tung hô, vì người Biện Hộ Vĩ Đại!

Đốt hương, đọc lời thề, hiến tế cho Ngài,

Ngài đã đem dấu Thánh của Mục Sư đặt dưới ngai vua!

Còn một chứng tích khác là bức thư của người con trai Edgar viết cho Marx vào ngày 21 tháng 3 năm 1854. Mở đầu bức thư là một câu nói rất sốc: “Ác quỷ thân ái của con”. Một đứa con làm sao có thể dùng những lời xàm ngôn như thế để gọi cha mình kia chứ? Chẳng qua, những giáo đồ của Satan giáo đều xưng hô với người thân mình theo kiểu như vậy. Chẳng lẽ con trai của Marx cũng đã nhập môn?

Có một sự thật quan trọng khác, người vợ của Marx vào tháng 8 năm 1844 có viết thư gửi cho ông ta, nói rằng: “Bức thư cuối cùng của Mục sư, Mục sư cao cấp cũng là người nắm giữ linh hồn, xin hãy ban sự hòa bình và an ổn cho bầy con chiên đáng thương của ông”. Trong “Tuyên ngôn Chủ nghĩa Cộng sản”, Marx biểu đạt rất rõ rằng ông ta muốn hủy diệt toàn bộ tôn giáo, nhưng vợ của ông ta trong bức thư lại gọi ông ta là Mục sư cao cấp và là Giáo chủ, là Mục sư và Giáo chủ của tôn giáo nào? Toàn bộ những bức thư ấy ở đâu? Đó là những điều chưa bao giờ được tìm hiểu trong thời gian Marx còn sống.

Trong bài thơ “Lòng cao ngạo của con người”, Marx thừa nhận, mục tiêu của ông ta không phải là cải thiện, cải tổ hoặc là đổi mới thế giới, mà là hủy diệt thế giới, vả lại còn lấy đó làm niềm vui:

Mang theo sự khinh miệt, ta ở trên bộ mặt thế giới,

Quăng khắp nơi chiếc găng tay sắt của ta,

Và nhìn vạn vật to lớn trong thế giới của người lùn đổ vỡ,

Nhưng sự sụp đổ của nó cũng không thể nào làm nguôi cơn kích động trong ta.

Thế rồi ta dạo bước như thần trong chiến thắng

Xuyên qua đống phế tích của thế giới.

Lúc lời nói của ta nhận được những sức mạnh lớn lao,

Ta cảm thấy như mình sánh ngang ngôi Tạo hóa.

Không chỉ có những câu thơ này mới thể hiện được tư tưởng Satan giáo trong đầu óc của Marx. Chúng ta không biết vì sao những người lưu giữ các bản viết tay của Marx lại bảo mật hoàn toàn tư liệu này. Trong cuốn sách “Người Cách mạng”, Albert Camus nói: “Karl Marx và Friedrich Engels có 30 tác phẩm chưa được xuất bản, nội dung những tác phẩm đó đều là sản phẩm của sự buông thả lý trí, hoàn toàn không giống với những gì mà công chúng được biết về chủ nghĩa Marx. Đọc cuốn sách này xong, tôi liền bảo thư ký của tôi viết thư đến Học viện Marx ở Moscow để tìm hiểu xem những lời của tác gia người Pháp này có thật hay không”.

“Tôi đã nhận được thư hồi đáp. Trong thư, Phó Chủ nhiệm Học viện Marx là Giáo sư M.Mtchedlov nói rằng Camus đã sai. Các tác phẩm của Marx có đến hơn 100 cuốn, trong đó có 13 cuốn đã được in ấn công khai. Ông ta đã tìm một lời biện bạch rất dở: vì Thế chiến II nổ ra nên những quyển còn lại không được xuất bản. Bức thư được viết vào năm 1980, tức 35 năm sau cuộc Thế chiến, lúc đó đến các quán bar và ngư trường còn được đầu tư những khoản vốn rất lớn.”

Cuộc sống sau khi bị quỷ nhập

Tất cả những giáo đồ bước chân theo Satan giáo đều có một cuộc sống cá nhân vô cùng hỗn loạn, Marx cũng không ngoại lệ.

Arnold Kunzli trong cuốn sách “Tâm trí của Karl Marx” có viết: hai người con gái và một con rể của Marx đều tự sát, còn có ba đứa trẻ  cũng chết vì không được nuôi dưỡng đầy đủ. Laura, người con gái của Marx, được gả cho một nhà xã hội chủ nghĩa tên Paul Lafargue, bà đã tự mình chôn cất ba cốt nhục do chính mình sinh ra sau đó tự sát với chồng. Còn một người con gái khác tên Eleanor cũng rủ chồng làm việc tương tự, sau khi bà chết, người chồng Edward vì sợ chết nên đã chùn bước.

Marx có con riêng với một người hầu gái tên Helen Demuth, sau đó ông ta đem đứa con này “phi tang” cho Engels, chính Engels đã chấp nhận sự sắp xếp trong vở hài kịch này. Marx còn nghiện rượu rất nghiêm trọng, Riazanov chủ nhiệm Học viện Marx – Engels đã thừa nhận sự thật này trong cuốn “Karl Marx, Mai, nhà tư tưởng và nhà cách mạng”.

Vẫn còn những vết loang lổ khác đã viết nên cuộc đời Marx.

Ngày 9 tháng 1 năm 1960 tờ báo Reichsruf của Đức đã đăng một tin thực: Thủ tướng Úc Raabe từng trao tặng cho nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Krushchev một bức thư viết tay của Karl Marx, nhưng ông Krushchev lại không thích bức thư này, bởi vì nó đã chứng minh rằng, Marx từng là một tay chỉ điểm cho cảnh sát Úc để kiếm tiền thưởng, ông ta đã làm gián điệp trong đội ngũ của “những người cách mạng”.

Bức thư này được phát hiện một cách ngẫu nhiên trong Thư viện Tài liệu mật. Nó đã chứng thực, Marx là một tên chỉ điểm, trong thời gian lưu vong ở London, ông ta đã cáo giác những đồng chí của mình. Mỗi một tin tức đưa đi, Marx nhận được món tiền 25 bảng Anh. Có rất nhiều những “người cách mạng” ở khắp London, Paris, Thụy Sĩ bị Marx chỉ điểm. Một trong số đó là Ruge, một người từng xem Marx như là bạn thân. Những bức thư qua lại giữa hai người rất thắm thiết cho đến khi Ruge bị chỉ điểm.

Friedrich Engels --

Friedrich Engels — Người bạn đã nuôi Marx suốt nửa đời

Marx cảm thấy bản thân không có trách nhiệm chăm sóc gia đình, tuy nhiên theo những lời nói của ông ta thì có vẻ như việc này rất dễ dàng. Ngược lại, ông ta sống là nhờ vào sự bố thí của Engels. Theo tư liệu của Học viện Marx, trong suốt cuộc đời của mình, ông đã tiêu tốn của Engels đến 6 triệu đồng Franc.

Mặc dù vậy, Marx vẫn ham muốn tài sản thừa kế của gia tộc. Lúc một người bác ruột đang vật lộn với bệnh tật tuổi già, Marx viết: “Nếu như cái mạng chó này chết rồi, vậy thì không còn cản trở gì với tôi nữa”.

Đối với những người thân thiết hơn cả người bác này, Marx cũng không có chút từ tâm. Thậm chí khi đề cập tới mẹ ruột của mình, ông ta cũng cùng một thái độ như vậy. Tháng 12 năm 1863, Marx có viết thư cho Engels với lời lẽ như vầy: “Hai tiếng trước tôi vừa nhận được một bức điện báo nói rằng mẹ của tôi đã chết rồi. Vận mệnh cần phải lấy đi một thành viên trong gia đình này. Tôi đã bước một chân vào mộ phần, trong rất nhiều tình huống, cái mà tôi cần không phải là một bà già, đó là thứ khác. Tôi cần phải tự thân đến Trier để tiếp nhận tài sản”.

Đối với cái chết của mẹ ruột, Marx đã nói những lời như vậy. Ngoài ra, vẫn còn có những chứng cớ đầy đủ hơn đã chứng minh tình hình ác liệt trong quan hệ giữa Marx và người vợ. Bà vợ đã hai lần ly thân với ông ta, nhưng sau này lại quay trở về. Lúc bà chết, Marx cũng không thèm đến dự tang lễ.

Một người luôn cần kinh phí như Marx lại tổn thất rất nhiều tiền bạc trong thị trường cổ phiếu. Thân là nhà “Kinh tế học vĩ đại” như Marx lại chỉ biết đi phá tiền.

Marx và Engels đều thuộc vào hàng ngũ phần tử tri thức, nhưng thông qua những bức thư qua lại giữa hai người, người ta chỉ thấy những lời lẽ tục tĩu hạ lưu, hoàn toàn không tương xứng với địa vị xã hội của họ. Ngoài một lô những từ ngữ dâm uế ra, người ta không tìm thấy được bất cứ câu chữ nào liên quan đến lý tưởng “xã hội chủ nghĩa”.

Sự phóng đãng trong đời tư của Marx

Vẫn còn rất nhiều tư liệu lịch sử khác cho thấy đời sống của Marx là vô cùng phóng đãng.

Cuốn sách “Marx và Satan” được xuất bản từ năm 1986 cho biết, cả đời Marx luôn bóc lột người hầu gái Helen, hoàn toàn không chi trả bất cứ một đồng lương nào, còn cưỡng bức người phụ nữ này trở thành nô lệ tình dục, sau đó bà ta có sinh cho Marx một đứa con trai, và Engels đã trở thành một con dê thế tội. Người con gái Eleanor sau khi nghe được lời trăn trối sau cùng của Engels rằng đứa con ấy chính là của Marx, tinh thần bà đã suy sụp cực độ cuối cùng dẫn đến tự sát. Ngoài ra còn có tư liệu tiết lộ, nhiều tình tiết xung quanh việc Marx tư thông với người hầu gái mang họ Demuth này. Sau khi Marx qua đời, ông ta đã được chôn cất tại Khu nghĩa trang High Gates London, một trung tâm hoạt động của Satan giáo tại Anh.

Tà thuyết Cộng sản của Marx là phiên bản hiện đại của chủ nghĩa tôn thờ Satan.

Với một linh hồn bị ám ảnh bởi Satan và đạo đức đồi bại, Marx đã vận dụng những mánh khóe, dối trá và lừa đảo để tạo nên cái gọi là lý luận chủ nghĩa Cộng sản, hướng dẫn con người tín ngưỡng nó, từ đó đạt được mục đích hủy diệt tâm linh của con người. Thực chất, học thuyết Cộng sản của Marx chính là phiên bản hiện đại của chủ nghĩa Satan, chẳng qua là khoác bên ngoài cái áo Chủ nghĩa Cộng sản để che mắt thiên hạ, nó kêu gọi con người vứt bỏ Thần thánh, bán rẻ linh hồn để đổi lấy sự phóng túng dục vọng, mục đích chính là lôi người ta xuống địa ngục.

Hơn 100 năm nay, Chủ nghĩa Cộng sản đã đem lại cho con người vô vàn những tai nạn và thống khổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tín đồ trung thành đi thực thi những chủ thuyết của Satan, đạp đổ toàn bộ nền văn minh huy hoàng sáng lạn của dân tộc Trung Hoa, dùng thuyết vô thần để hủy diệt toàn bộ tín ngưỡng, họa loạn ở đất Trung Hoa gần một trăm năm, hơn 80 triệu người Trung Quốc đã chết dưới tay chính quyền tàn bạo Trung Cộng.

Theo sách Khải Thị trong Kinh Thánh từng viết, con rồng đỏ hung hãn, tàn bạo “tên của nó là ma quỷ hay Satan, mê hoặc toàn bộ nhân loại”, ở nhân gian này chính là một ĐCSTQ thèm khát máu tanh, tôn sùng bạo lực. Con “rồng đỏ” đánh Ấn ký của nó lên con người thông qua việc “nhập Đảng, nhập Đoàn, nhập Đội”, Ấn ký của con thú này chính là tấm giấy thông hành thẳng xuống địa ngục cùng ma quỷ.

Cuối năm 2004, loạt bài xã luận “Cửu bình Cộng sản Đảng” đã vạch trần một cách sâu sắc bản chất tà ác và những tội trạng lịch sử của ĐCSTQ, dấy lên phong trào thoái Đảng sục sôi trong khắp cõi Trung Quốc đại lục, trước mắt con số người thoái đảng đã vượt qua con số 200 triệu. “Tam thoái” chính là con đường duy nhất cứu thoát linh hồn người ta khỏi phải bước xuống địa ngục cùng tà giáo Satan.

Hiện nay, ĐCSTQ đang đứng trước nguy cơ tan rã, mong rằng toàn bộ những công chúng lương thiện tại Trung Quốc sẽ nhìn rõ được bản chất thật của tà đảng, dũng cảm thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội cùng nhau  chào đón một Trung Quốc tương lai không có Đảng Cộng sản.

Ông Mao Trạch Đông mê giết người thế nào?

Ông Mao Trạch Đông mê giết người thế nào?

“Số người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.” (Ảnh: internet)

“Số người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.” (Ảnh: internet)

Bao nhiêu người Trung Quốc chết trong 3 năm Đại nhảy vọt?

Cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phong là sư tổ, từng có bài thơ «Thấm viên xuân – Tuyết» thể hiện sự xem thường các bậc đế vương trong lịch sử. Các vua chúa như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Tống Thái Tổ, thậm chí Thành Cát Tư Hãn, tất cả đều không đáng để ông ta để mắt đến.

Khởi đầu từ năm 1949, Mao Trạch Đông làm ‘hoàng đế’ được 27 năm, tàn sát hơn 60 triệu người Trung Quốc. Ông ta dùng thủ đoạn để cướp chính quyền. Là kẻ điên cuồng với quyền lực, Mao Trạch Đông đã có âm mưu lại có cả dương mưu, lừa gạt dân chúng và khống chế các đối thủ trong Đảng, độc tài cho đến tận hơi thở cuối cùng.

Mao dìu dắt ĐCSTQ cướp chính quyền và được cho là thành công, thực ra cách Mao làm chẳng qua là loại kế sách bẩn thỉu có từ cổ xưa, gọi là ngư ông đắc lợi. Loại mưu mô xảo quyệt này đã được dùng nhiều trong lịch sử Trung Quốc. Sau đây là hai ví dụ:

Vào thời mạt nhà Tần, Hạng Vũ xuất quân quyết chiến quân chủ lực nhà Tần, có công đầu trong diệt nhà Tần. Còn Lưu Bang nhân cơ hội lúc Hạng Vũ và quân Tần quyết chiến đã cướp được Hàm Dương. Sau đó Lưu Bang lại giả vờ thần phục Hạng Vũ rồi âm thầm tích lũy thế lực như tằm ăn rỗi, cuối cùng diệt được Hạng Vũ.

Thời mạt nhà Minh, đội quân nông dân của Lý Tự Thành trường kỳ quyết chiến với nhà Minh, tiểu quốc Mãn Thanh khi đó chiếm cứ vùng biên giới phía đông bắc rồi lặng lẽ quan sát. Lý Tự Thành mất bao nhiêu khổ công cuối cùng mới chiếm được thủ phủ nhà Minh, đang lúc chưa kịp nghỉ ngơi thì quân đội nhà Thanh dưới sự dẫn dắt của Ngô Tam Quế đột nhập vào Sơn Hải Quan đánh Lý Tự Thành. Với đội quân kỵ binh tinh nhuệ 50 nghìn quân đã tiêu diệt Lý Tự Thành và diệt luôn nhà Minh, lập nên triều Mãn Thanh ngoại lai.

Điểm xuất phát của ông Mao Trạch Đông và ĐCSTQ cũng là sự lặp lại của lịch sử: lợi dụng lúc quân Nhật đánh vào, mặc cho quân chính phủ và quân Nhật quyết chiến. Quân Cộng sản chỉ đánh Nhật giả vờ, chiếm cứ địa bàn khắp nơi rồi chuẩn bị lực lượng. Đợi đến khi quân Nhật rút lui, sức mạnh quân chính phủ cũng suy giảm đáng kể, lúc này quân đội ĐCSTQ mới thừa cơ hội tạo loạn và cướp chính quyền.

Cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “đánh cường hào, chia ruộng đất” là một lá bùa khác của Mao Trạch Đông. Thực ra, nhìn vào lịch sử, đây cũng là một cách khởi nghiệp thường thấy của những thủ lĩnh nông dân. Ông Mao Trạch Đông áp dụng chiêu này để lừa thiên hạ. Đội quân Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện “Cải cách ruộng đất” ở khắp nơi, cưỡng chế phân chia cấp bậc, tước đoạt quyền tư hữu tài sản, kích động quần chúng đánh địa chủ, dùng danh nghĩa “cách mạng” ngang nhiên xét xử và bắn chết địa chủ. Mao Trạch Đông lệnh cho tổ công tác “Cải cách ruộng đất” Cộng sản Trung Quốc: “Đặt chân đến đâu, việc đầu tiên là phải tạo ra cảnh tượng thật khủng bố”. Sau khi hệ thống chính quyền cơ sở của ĐCSTQ xây dựng kiên cố, người nông dân chia ruộng đất xong chưa kịp vui được mấy ngày lại bị ĐCSTQ cho “công xã hóa” tịch thu hết. ĐCSTQ ra lệnh nông dân phải nộp lại toàn bộ ruộng đất, thậm chí cả trâu cày và nông cụ. Mọi tài sản đều thuộc về sở hữu của ĐCSTQ.

Cái gọi là “Cải cách ruộng đất” chỉ là một trò bịp bợm, mãi cho đến tận ngày nay ĐCSTQ vẫn quy định ruộng đất là sở hữu công, cũng tức là sở hữu của Đảng, không chịu trả lại ruộng đất cho nông dân, dùng phương thức cho thuê, thầu khoán để giao ruộng cho nông dân cày cấy.

Trong “Phong trào Ngũ Tứ”, thanh niên Mao Trạch Đông khi viết thư cho chiến hữu Thái Hòa Sâm từng nói rõ: “Tôi ghét cay ghét đắng chủ nghĩa yêu nước”, như Hitler viết trong cuốn «Cuộc tranh đấu của tôi» (Mein Kampf), sau này Mao viết lời hứa thuở thanh niên của ông ta. Mao không chỉ muốn lợi dụng lúc giặc Nhật xâm lược để hòng tìm cách cấu kết với Nhật lợi dụng lúc quốc nạn mà phát tài, hơn nữa còn luôn xem văn hóa Trung Hoa như kẻ thù.

Trong “Cách mạng Văn hóa”, ông Mao Trạch Đông đã dốc tận lực để hủy hoại toàn bộ văn hóa, văn vật, di tích của Trung Quốc. Cả đời ông tôn Nga và Đức với Marx, Engels, Lenin, Stalin làm thầy, trước lúc chết còn không quên lải nhải “muốn được gặp Marx”. Câu nói này giờ đã trở thành câu kinh cửa miệng của tập đoàn quan chức ĐCSTQ.

Thứ “triết học” đấu tranh mà Mao theo đuổi là loại triết học bạo lực, triết học thù hận. Để thu lấy quyền lực, ông ta quen nhìn mọi người như kẻ thù, vì thế không chỉ xem Quốc dân Đảng là kẻ thù mà còn xem chính người của mình như kẻ thù, hoặc là kẻ thù tiềm ẩn. Bất cứ ai chỉ cần hơi kín đáo phê bình ông ta là sẽ bị xếp vào đối tượng để thanh trừng.

Sau “Cách mạng Văn hóa”, ông Hồ Diệu Bang từng phụ trách công tác tổ chức của ĐCSTQ, đã tổng kết về “Đại Cách mạng Văn hóa” của ông Mao Trạch Đông với 100 triệu người bị đấu tố, 80 nghìn gia đình bị hủy hoại, 5 triệu người bị kết án, 7.030.000 người bị tàn phế, số người tự sát lên đến 2 triệu người, gần 200 nghìn người bị xử bắn vì tội danh chính trị.

Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị quốc gia đã thực hiện nền chính trị giết người. Trên thế giới, nhiều người đã ví ông Mao Trạch Đông với Hitler và Stalin, mệnh danh là “ba đại đồ tể” của thế kỷ 20. Nhưng theo thống kê ghi chép lại thì ông Mao chính là kẻ giết người kinh khủng nhất, Hitler và Stalin không thể sánh bằng được.

Hitler giết 6 triệu người Do Thái, Stalin giết 12 triệu người Nga, còn Mao Trạch Đông giết ít nhất cũng lên đến 30 triệu người Trung Quốc, tính cả người bị đói mà chết thì con số lên đến 70 triệu người. Mao nghiện giết người, bất kể thời chiến hay thời bình, có bao nhiêu người chết ông ta không bao giờ quan tâm.

Nội tâm Mao Trạch Đông khinh rẻ nhân dân Trung Quốc, không chỉ giết người hàng loạt, ông ta còn luôn xem dân Trung Quốc như kẻ thù, còn nói ngông cuồng muốn có chiến tranh hạt nhân, không tiếc “hy sinh một nửa dân số Trung Quốc”. Để phát triển quân sự, bất chấp dân chúng phản đối, ông ta tước đoạt lương thực của dân chúng khiến vô số người bị chết đói, thế nhưng vẫn xuất khẩu ồ ạt lương thực để đổi lấy trang bị vũ khí.

Trong tác phẩm tiểu sử Mao Trạch Đông của nữ nhà văn nổi tiếng người Anh gốc Trung Quốc là Trương Nhung, đã viết: “ĐCSTQ chế tạo ra một quả bom nguyên tử tốn 4,1 triệu Mỹ kim. Tính theo vật giá thời đó, có thể cứu được 38 triệu người chết đói”. Nhà văn đau xót nói:

“Số người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.”

Là kẻ cầm quyền mà không quan tâm đến quốc kế dân sinh, thản nhiên phá hoại nền kinh tế, có lẽ xưa nay không ai sánh bằng cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Ông ta cao giọng: “Thà lấy cỏ của Chủ nghĩa Xã hội, không lấy mạ của Chủ nghĩa Tư bản”. Trong 26 năm cầm quyền, nền kinh tế Trung Quốc bại hoại, nhân dân sống tạm cho qua ngày, hàng chục triệu người dân bị chết đói. Điều này có lẽ suốt các thời đại trong lịch sử Trung Quốc, hoặc bất kể một quốc gia trên thế giới nào khác, cũng tuyệt không thể có.

Ông Mao Trạch Đông xem thường giáo dục, chửi rủa tri thức là “cục phân”, đại đa số tri thức bị sỉ nhục hoặc dày vò cho đến chết. Ông ta tuyên bố “chế độ giáo dục phải rút ngắn lại, phải làm cách mạng giáo dục”. Vào thời “Cách mạng Văn hóa“, giáo dục bậc cao của Trung Quốc hoàn toàn bị triệt tiêu, giáo dục trung và tiểu học cũng hoàn toàn hoang phế.

Cách mạng kiểu Mao tóm lại là: Lấy nông dân thay cho trí thức, lấy văn mù thay cho văn nhân, nếu ta nói không bằng ngươi thì ta không cần nói nữa mà dùng vũ lực, kẻ nào thắng kẻ đó chuyên chính, ta là lưu manh mặt dày tâm đen thì còn sợ ai.

Lý Nhuệ, một thư ký của ông Mao Trạch Đông tiết lộ, khẩu hiệu “Mao Chủ tịch vạn tuế” có từ năm 1950. Vào năm đó khi ông ta phê duyệt khẩu hiệu chào mừng ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã tự mình bổ sung thêm vào, hơn chục năm sau thì khẩu hiệu này phổ biến khắp Trung Quốc.

Ông Mao Trạch Đông và ĐCSTQ tự xưng là tin vào “Chủ nghĩa Duy vật“, nhưng hành động lại tự mâu thuẫn, khiến người ta phải dở khóc dở cười. Ví như vừa ca lên một câu rằng xưa nay không tồn tại Chúa cứu thế, không có thần thánh, nhưng lại ngay lập tức lại tung hô ta chính là thần thánh của nhân dân!

Cỏ cũng không có để mà ăn! Ở thiên đàng CS Bắc Hàn

Cỏ cũng không có để mà ăn! Ở thiên đàng CS Bắc Hàn

   Phương Tôn                                                                                                                     

Cuốn hồi ký „Đi ngược dòng – Cuộc trốn chạy khỏi Bắc Hàn khốn khổ“ của Timothy Kang vừa được xuất bản như một cái tát vào mặt những tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng Sản Bắc Hàn đứng đầu là Kim Jong-un.

Timothy Kang sinh năm 1986 tại Danchosi thuộc Bắc Hàn. Khi vừa mới 11 tuổi cậu bé đã cùng mẹ bỏ Bắc Hàn chạy trốn sang Trung Cộng. Do cùng là loại thảo khấu, nhà cầm quyền Trung Cộng bắt giam người tỵ nạn rồi trao trả cho Bắc Hàn. Kang bị tống giam hai năm tù khổ sai. Như một phép lạ, cậu ta sống sót sau những năm bị đày đọa trong tù rồi lại còn thoát được nhà tù lớn Bắc Hàn và hiện đang sống cùng vợ tại Nam Hàn.

Hiện vẫn chưa có một thống kê chính xác về con số người bỏ trốn khỏi Bắc Hàn, nhưng chính xác thì con số người thành công vượt ra khỏi Bắc Hàn lại rất ít. Đến được vùng đất an toàn nhưng có lẽ những người vượt tuyến thành công vẫn còn bị ám ảnh bởi sự dã man tàn bạo của nhà cầm quyền nên đa số người tỵ nạn Bắc Hàn đều không dám lên tiếng tố cáo chế độ. Kang là một trong số người hiếm hoi viết lại hồi ký để lên án chế độ bất nhân, tố cáo cùng thế giới những điều kiện giam giữ tồi bại trong các trại tù và các trại cưỡng bức lao động của Bắc Hàn, và cũng để nhắc nhở cùng thế giới về một loại động vật đi hai chân đang sống lầm than vất vưởng tại Bắc Hàn nhưng hiện đang bị loài người bỏ quên.

Đặc biệt xin giới thiệu cùng bạn đọc đoạn ngắn trong tập hồi ký (do Bild Online phổ biến) nói về trận đói thế kỷ từ năm 1994 đến năm 1997 tại Bắc Hàn. Thực sự tại xứ Cộng Sản này chẳng khi nào người dân được no cơm, nhưng do sự ngu xuẩn cộng thêm lối tôn sùng xác chết lãnh tụ đã thối rữa một cách bệnh hoạn của tập đoàn lãnh đạo, người dân trong những năm này đành phải chịu chết vì đói. Họ ăn hết tất cả những gì có thể nhai được và ngay cả cỏ cũng không còn đủ để mà ăn!

* * *

Thời thơ ấu trong địa ngục

Tôi chào đời vào năm 1986 tại Unchŏn, một ngôi làng nhỏ thuộc Danchŏnsi, Hamkyŏngnamdo. Đây là khu vực khai thác mỏ. Ở đây chẳng có gì khác hơn là đá và bụi bay mù trời khi bị gió lốc. Toàn bộ phủ màu xám nghịt, chẳng có màu sắc gì khác hơn, chẳng có màu xanh cây cỏ. Mà nếu như có cây cỏ xanh thì người ta cũng ăn chúng ngay lập tức. Chúng tôi bị đói ăn.

Khi vừa lên ba thì cha tôi qua đời do tai nạn. Mất cha, chúng tôi mất luôn sự bảo bọc, nguồn sống và ngay cả căn hộ để ở. Không nơi trú ngụ, mẹ phải dẫn tôi đi quanh quẩn từ chỗ này sang chỗ khác. Đây là khoảng thời gian có đến chừng hai phần ba người dân Bắc Hàn bị đói. Mẹ cũng chẳng có gì để nuôi tôi ăn.

Trong khoảng thời gian khá dài chúng tôi về sống cùng bà ngoại. Tôi là cái gai nhọn trong con mắt của bà vì ngay chính bà cũng chẳng lo được cho thân bà thì lấy gì để nuôi tôi. Bà xem tôi như là gánh nặng mà bà phải nuôi ăn.

bachan-doi

Cái đói làm hiện ra cái xấu xa được chôn dấu trong con người ta. Đây là cái điều mà về sau này chính tôi cũng tự nhận thấy ngay chính bản thân mình. Nó phá tan tình cảm gia đình trong cuộc chiến giành nhau để được sống còn. Bà ngoại giao cho tôi cái rìu nhỏ để đi chẻ củi như ngầm nói „có ăn thì phải có làm“. Giờ ngồi viết lại thật khó mà nghĩ rằng hồi đó tôi vừa bốn tuổi. Hàng ngày tôi đi ra khỏi cái thành phố xám nghịt để vào rừng, ra ruộng mót củi, mót củ, mót đậu. Từ khoai tây, đến ngũ cốc, bắp, củ cải… tất cả những gì tìm thấy tôi đều gom nhặt đem về. Mỗi khi có ít nhiều đem về thì bà ngoại vui lắm, còn như đi về với hai bàn tay trắng thì bà lại chửi mắng.

Phần số bi thương xảy ra cho gia đình cha ghẻ của tôi khi ông nội của ông vô tình làm vỡ tấm kính khung hình của Kim II Sung trong lúc lau chùi.

Hàng xóm biết vụ việc, thế là đêm hôm sau ông ta biến mất không để lại dấu vết. Tại Bắc Hàn, một khi bạn có lời không tốt về Kim II Sung hay làm hư hại tấm hình của ông ta thì ngay lập tức bạn bị tống vào trại tù chính trị, xem như bản án tử hình rồi sẽ không xa. Chân dung của Kim II Sung và Kim Jong II được treo khắp mọi nơi. Được dùng để trang trí nơi công cộng, treo trong mỗi lớp học và trong nhà riêng cũng không được phép thiếu.

Thảm họa chết đói 1994-1997

Từ cái hồi tôi bé, khẩu phần lương thực do nhà nước phát được xem như là cuộc sống căn bản. Nhưng sau cái chết của Kim II Sung, thời gian để tang được kéo dài từ một trăm ngày lên đến ba năm, rồi đảng lại tuyên bố bắt đầu chiến dịch được gọi là cuộc „Chinh hành lớn“. Trên nguyên tắc người dân được phát khẩu phần ăn nhưng thực tế thì hàng hóa chẳng bao giờ đến tay người dân, do đó những năm kế tiếp có đến hơn ba triệu người bị chết đói. Trận đói này là một thảm họa của đất nước mà không ai có thể tưởng tượng được bởi vì ngay cả cỏ cũng không đủ để mà ăn.

Người dân hoàn toàn lệ thuộc vào khẩu phần lương thực được phát, nên đến khi nhà nước không phát nữa thì người ta đành chịu chết đói đặc biệt là giới trí thức. Chỉ có những người như tôi, chịu nhổ gốc cỏ, cạo vỏ cây mà ăn hoặc đi trộm cắp thực phẩm mới thoát qua được giai đoạn đói này để sống cho đến ngày hôm nay. Con số người chết không thể nào tính cho hết. Có những khu chung cư không còn ai sống sót vì đói. Đi đâu cũng nghe tiếng khóc than vì thân nhân qua đời.

Cỏ là bữa ăn chính

bachan-doian

Để sống sót chúng tôi phải ăn cỏ hàng ngày. Gạo và bắp thì càng ngày càng hiếm. Thỉnh thoảng nguyên cả ngày chúng tôi chẳng có gì để ăn. Tôi còn nhớ bữa ăn cỏ đầu tiên trong đời.

„Mày muốn sống thì mày phải ăn – ngay cả khi chỉ là cỏ mà thôi! Mình đi mót cỏ mà ăn“, mẹ nói. Vừa ngay khi đó thì tôi xây xẩm mặt mày vì hệ tuần hoàn có vấn đề sau vài ngày chẳng có gì để nhét vào bụng. Mẹ đi chừng vài tiếng đồng hồ đem về được một lố cỏ ăn được. Không riêng gì chúng tôi mà rất nhiều người sau khi bị ngưng cung cấp khẩu phần lương thực phải đi nhổ cỏ mà ăn, cái loại cỏ mà trước đây chỉ dành cho heo ăn. Tôi từng nghĩ rằng chỉ có thú vật mới ăn cỏ nhưng nay không ngờ lại đến phiên chúng tôi.

Khi nghe mẹ gọi „ Chŏl có đồ ăn đây!“ tôi liền ngồi bật dậy thật sung sướng. Mẹ nấu cỏ rồi bỏ vào ít muối. Đã một vài ngày bao tử của tôi chẳng phải làm việc gì. Tôi nhai một vài cọng cỏ đắng chát nhưng nó cứ vướng nơi cổ họng. Cuối cùng thì tôi phải phun nó ra.

„ Chŏl khi mày muốn sống thì mày phải ăn cỏ! Mày không chịu ăn thì mày sẽ chết! Mày có muốn chết chung với tao không?“ Mẹ quá đau khổ. Bà cũng chẳng có gì khác để cho tôi ăn nữa. Bà lại đút cỏ vào miệng tôi. Tôi cố tìm cách nuốt nhưng nó vẫn nghẹn nơi cuống họng. Tôi làm thinh nằm xuống trong khi nước mắt trào ra.

Đứa bé con chết đói

Dì tôi có đứa bé con chưa đầy năm nhưng dì không có sữa cho nó bú vì dì chẳng có gì để ăn. Cứ mỗi lần đứa bé khóc rú lên vì đói thì dì lại đẩy nó vào bầu vú đã cạn sữa, nhưng cái kiểu này cũng chẳng lừa nó được lâu, vậy là nó khóc thét lên, không không ngừng. Tiếp như vậy vài ngày thì nó cạn tiếng vì đuối sức. Cuối cùng thì nó chết trên lưng cõng của dì.

Xã hội như đóng băng, lạnh lùng và không có một thay đổi dù nhỏ nhặt nhất. Bất kể ở đâu, dù có mỏi mắt tìm kiếm cũng chẳng có một dấu vết của tình yêu, của sự sống. Cái câu nói dễ dàng nhất, thông dụng nhất như là „Mẹ yêu con“, „Bà thương cháu“, „anh yêu em“ tôi chưa bao giờ được nghe từ ngày được sinh ra đời. Tôi chẳng biết cái chữ „Tình yêu, Tình thương“ có ý nghĩa như thế nào. Ngay cả trong gia đình người ta cũng chẳng để ý, nhường nhịn nhau. Người nào lo thân người nấy. Mỗi khi có liên hệ cùng nhau thì liền xảy ra cãi vã sinh ra thù hận.

Phương Tôn

Đức Giáo Hoàng kêu gọi hòa giải trong thông điệp Giáng sinh

Đức Giáo Hoàng kêu gọi hòa giải trong thông điệp Giáng sinh

Đức Giáo Hoàng phát biểu hôm 25/12 trước hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời xanh không một gợn mây.

Đức Giáo Hoàng phát biểu hôm 25/12 trước hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời xanh không một gợn mây.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi hòa giải giữa các cộng đồng rạn nứt trong thông điệp Giáng sinh năm nay khi ông đứng trước hàng ngàn người tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Rome.

Đức Giáo Hoàng đã đưa ra phát biểu trên trong thông điệp Urbi et Orbi truyền thống hằng năm, “cho thành phố và cho thế giới”.

Thông điệp của ông có sức hấp dẫn toàn cầu trong một năm chứng kiến sự lớn mạnh của Nhà nước Hồi giáo và một dòng người tị nạn đến từ Trung Đông, xung đột sắc tộc ở châu Phi, các cuộc tấn công khủng bố ở Tây Âu và Hoa Kỳ, và các mối quan tâm về nhân đạo ở các quốc gia giàu có khi những người tị nạn từ các khu vực xung đột bạo lực và khổ sở về kinh tế đi tìm nơi an toàn, ổn định hơn để sinh sống.

Phát biểu hôm thứ Sáu trước hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời xanh không một gợn mây, Đức Giáo Hoàng nói, “Nơi Thiên Chúa sinh ra là nơi hy vọng sinh ra”.

Ông kêu gọi nối lại hòa bình ở những nơi có xung đột như Israel và các phần đất của người Palestine, và kêu gọi  mọi người sống hòa hợp với nhau.

Ông nói ông cầu nguyện cho Liên Hiệp Quốc thành công trong việc ngăn chặn cuộc xung đột ở Syria và trợ giúp cho những nỗ lực cứu trợ ở đó.

Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế làm việc để chấm dứt những tội ác ở Libya, Iraq, Yemen và các nước Phi châu ở phía nam sa mạc Sahara.

Đức Giáo Hoàng kêu gọi chú ý đến các nạn nhân gần đây của chủ nghĩa khủng bố ở Ai Cập, Lebanon, Pháp, Mali và Tunisia. Ông gọi những người thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố là “các thánh tử đạo của ngày hôm nay”.

Và ông đã cầu nguyện cho hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc của Cộng hòa Dân chủ Congo, Burundi, và Nam Sudan với hy vọng rằng đối thoại có thể dẫn đến “sự hiểu biết lẫn nhau”.

25-12-1991, ngày cuối cùng của chế độ CS Liên Xô

 25-12-1991, ngày cuối cùng của chế độ CS Liên Xô

Trần Trung Đạo

clip_image001

Merry Christmas !” Một viên chức trong đoàn tùy tùng của Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev chào Ted Koppel và nhóm phóng viên của hệ thống ABC đang đứng chờ trước bậc thềm điện Kremlin. Ted Koppel chào lại nhưng anh chàng Rick Kaplan, phụ tá của Ted Koppel phản đối  “Với tôi anh phải chúc là Happy Hanukkah mới phải”. Rick Kaplan nói thế chỉ vì anh ta gốc Do Thái. Viên chức Liên Xô không hiểu Hanukkah nghĩa là gì và tưởng là Honecker nên hỏi ngược “Tại sao tôi phải chào Happy Honecker chứ nhỉ?”

Thật ra, thắc mắc của viên chức Liên Xô không phải là không có lý do. Ngày 25 tháng 12 không chỉ là ngày cuối cùng của hệ thống CS Liên Xô mà có thể cũng là ngày cuối của Erich Honecker nữa. Tên lãnh tụ CS Đông Đức này bị truy tố tại Đức và được Gorbachev cho phép tỵ nạn chính trị tại Liên Xô. Erich Honecker sợ bị Boris Yeltsin tống cổ về Đức nên hôm qua đã chạy sang tòa đại sứ Chile ở Moscow xin tỵ nạn. Báo chí loan tin sáng hôm đó Erich Honecker vừa xin tỵ nạn chính trị lần nữa nên viên chức trong đoàn tùy tùng Gorbachev liên tưởng đến y khi nghe “Happy Hanukkah”.

Ngày 25 tháng 12 là ngày nhiều tỉ tín đồ Thiên Chúa Giáo trên thế giới kỷ niệm ngày Chúa Cứu Thế giáng trần nhưng tại Moscow, ngày 25 tháng 12, 1991 là ngày chính thức cáo chung của chế độ Cộng Sản. Thật khó tin nhưng đang diễn ra trước mắt nhân loại. Ngày cuối cùng của chế độ CS Liên Xô được tường thuật theo từng giờ trong tác phẩm Moscow, December 25, 1991, the last day of Soviet Union của Conor Óclery mà người viết tham khảo.

Tối ngày 24

clip_image002

Thời tiết Moscow lạnh xuống gần 0 độ F. Những lớp tuyết dày trên dưới chân tường điện Kremlin dấu vết của cơn bão tuyết ba ngày trước. Nửa đêm 24 tháng 12, một đoàn hành hương đến cầu kinh dưới chân tháp Thánh Nicholas. Từ khi chính sách Glasnost ra đời, việc tiếp xúc tôn giáo có phần cởi mở. Nhiều đoàn hành hương có cơ hội đến thăm viếng các nhà thờ lớn ở Liên Xô. Phần đông người trong đoàn đến từ Mỹ. Dù Giáng Sinh theo lịch Julian do Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga dùng là ngày 7 tháng Giêng những người hành hương này muốn đón Giáng Sinh theo lịch Mỹ ở Moscow. Những ngọn đèn cầy được thắp lên trong đêm đông tại quốc gia CS hàng đầu thế giới. Những người hành hương không biết một cách chi tiết những gì sắp xảy ra trên đất nước này trong vài giờ nữa.

Sáng sớm ngày 25

Mikhail Sergeyevich Gorbachev, Tổng Bí Thư đảng CS kiêm Chủ tịch Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết thức dậy sớm. Ông ta ý thức ngay rằng, tất cả những gì ông sắp sửa làm từ bữa ăn sáng do đầu bếp Shura phục vụ và cả biệt điện nguy nga mà vợ chồng ông ta nghĩ trước đó sẽ ở cho đến chết đều sẽ là lần cuối. Chiếc xe đặc biệt ZiL-41047 chờ ông. Hai viên đại tá có khuôn mặt lạnh như tiền ngồi trên chiếc Volga theo  sau xe của Gorbachev. Họ không phải là cận vệ nhưng là người mang chiếc cặp trong đó chứa các thông tin tuyệt mật để  phát động chiến tranh nguyên tử. Hai đại tá này biết chiều tối nay họ sẽ chào từ biệt Mikhail Gorbachev để phục vụ lãnh đạo Cộng Hòa Nga Boris Yeltsin.

Mikhail Sergeyevich Gorbachev được thế giới ca ngợi như là người đã thổi vào không khí chính trị Liên Xô làn gió mới và được trao tặng giải Nobel Hòa Bình 1990 nhưng trong nước dân chúng đổ hết công phẫn lên ông ta. Tên Gorbachev đồng nghĩa với suy thoái, thất nghiệp, vật giá leo thang, tem phiếu. Người dân thường dĩ nhiên không biết và cũng không cần biết, Gorbachev là lãnh đạo CS thứ bảy từ Lenin và cũng là người kế thừa một gia sản lạc hậu, ung thối từ trong máu của chế độ.

Nhiều câu chuyện cười ở Moscow về thái độ bất mãn của người dân đối với Gorbachev. Ví dụ, trong một tiệm rượu, một người khách đứng dậy bỏ đi, các bạn anh ta hỏi đi đâu, anh chàng đáp đi giết Gorbachev chứ đi đâu, anh ta mở cửa ra đi thật nhưng trở lại ngay, bạn bè hỏi sao giết Gorbachev mà nhanh thế, anh chàng đáp không giết được vì phải sắp hàng dài quá.

9 giờ sáng ngày 25

Mikhail Gorbachev và đoàn tùy tùng đến dinh chủ tịch ở điện Kremlin hơi trễ hơn thường lệ chút ít. Hãng tin Mỹ ABC gồm Ted Koppel và Rick Kaplan có mặt ngay tại chỗ dừng xe. Họ được Gorbachev  cho phép tường thuật biến cố lịch sử này. Theo lời kể lại của Ted Koppel, Gorbachev rất trầm tỉnh. Nhân viên làm việc trong điện Kremlin vẫn tới đủ nhưng không có việc nào làm khác hơn là dọn dẹp. Thời khóa biểu tiếp khách trước đây được tính từng phút hôm đó trống không. Mặc dù theo thỏa thuận, Gorbachev có đến cuối năm để dời ra khỏi điện nhưng thực tế Yeltsin đã tóm thu hết quyền hành và các phương tiện thông tin. Đơn vị phòng vệ điện Kremlin vẫn túc trực nhưng không đặt dưới quyền chỉ huy của Gorbachev mà trực thuộc thẳng Yeltsin. Chiếc điện thoại màu trắng trên bàn làm việc của Gorbachev còn hoạt động nhưng không ai gọi vào.

10 giờ sáng ngày 25

Trong lúc điện Kremlin chìm trong im lặng, Tòa Nhà Trắng Nga lại sôi nổi với hàng loạt chương trong ngày mới của nền Cộng Hòa. Tòa nhà quốc hội Nga này là biểu tượng của trận chiến chống chế độ toàn trị khi Yeltsin đứng trên xe tăng thách thức đám lãnh đạo CS cực đoan hồi tháng Tám trước đó. Boris Yeltsin lãnh đạo Nga đến văn phòng làm việc. Ông lên văn phòng đặt trên tầng thứ năm bằng cầu thang riêng phía sau. Trên bàn làm việc hàng loạt sắc lịnh chờ ông ký. Một chế độ hình thành bằng máu, dao búa và súng đạn đang được giải thể bằng sắc lịnh. Một trong những sắc lịnh ông phải ký hôm nay là giải tán cơ quan KGB và thay bằng Federalnaya Sluzhba Bezopasnosti gọi tắt là FSB tức Cơ Quan An Ninh Liên Bang Nga. Không chỉ trong ngành an ninh, mật vụ mà cả sắc lịnh về các hí viện, nhạc viện, các viện hàn lâm, trường đại học, viện bảo tàng, v.v. từ nay đều trực thuộc Cộng Hòa Nga.

Các cơ quan ngoại giao quốc tế cũng vậy. Bộ trưởng Ngoại Giao Eduard Shevardnadze nổi tiếng thời Gorbachev bị trục xuất ra khỏi nhiệm sở và thay bằng Bộ trưởng Ngoại Giao Nga Andrey Kozyrev. Tại tất cả nhiệm sở ngoại giao khắp các múi giờ trên toàn thế giới, cờ Liên Xô bị hạ xuống và cờ Cộng Hòa Nga ba màu được kéo lên. Nhiều đại sứ vội vả đánh điện cho Yeltsin tuyên bố trung thành. Tòa đại sứ lớn nhất của Liên Xô là tòa đại sứ tại Washington DC với hơn 300 nhân viên thuộc nhiều sắc tộc. Các nhân viên chia thành nhiều nhóm theo sắc dân và tự tuyên bố họ là đại diện cho cộng hòa của họ tại Mỹ.

Gần 11 giờ sáng Tổng thống Nga Boris Yeltsin qua phòng họp quốc hội Nga ở lầu 1. Tổng cộng 252 đại biểu quốc hội đang tập trung để chứng kiến ngày lịch sử. Nhân dịp này, Boris Yeltsin thông báo tin vui rằng 11 quốc gia cựu Liên Xô trong phiên họp tại Kazakhstan đã đồng ý thành lập Khối Thịnh Vượng chung.

12 giờ trưa ngày 25

Mikhail Gorbachev ăn trưa xong. Phía sau phòng ăn có một phòng nhỏ bỏ trống. Tổng bí thư CS Liên Xô vào, đóng cửa lại và nằm nghỉ. Các phụ tá của ông hớt hải đi tìm. Gorbachev phải có mặt để ký thư từ biệt gởi các lãnh đạo thế giới mà ông có quan hệ tốt. Một danh sách khá dài từ Tổng thống Mỹ George H. W. Bush cho đến Thủ tướng Anh John Major và cả các ông hoàng như Vua Juan Carlos và Nữ Hoàng Sofia của Spain.

Bài bình luận trên báo Nga buổi sáng hôm đó chẳng tốt lành gì cho lãnh tụ CS Mikhail Gorbachev. Tờ Rossiyskaya Gazeta tiết lộ các cam kết mật Yeltsin dành cho Gorbachev khi về hưu bao gồm số phụ cấp bằng với mức lương hiện nay của ông ta có điều chỉnh theo mức lạm phát, hai chiếc xe riêng và một đoàn tùy tùng 20 người kể cả tài xế và an ninh. Đây là thỏa thuận kín giữa Gorbachev và Yeltsin nhưng đã bị cánh Yeltsin tiết lộ cho báo chí biết. Các báo còn cho rằng Gorbachev đòi hỏi một đoàn phục vụ lên đến 200 người. Thật ra, theo Chernyaev, phụ tá của Gorbachev, ông ta chưa bao giờ đòi hỏi một số lượng nhân viên phục vụ đông như thế. Phe Yeltsin chỉ bịa ra để làm nhục Gorbachev.

4 giờ chiều ngày 25

Gorbachev và phụ tá Andrei Grachev xem lại diễn văn mà 4 giờ nữa ông sẽ đọc và quyết định thay chữ “từ chức” bằng chữ “ngưng các hoạt động” trong chức vụ chủ tịch Liên Bang Sô Viết. Diễn văn được sửa tới sửa lui nhiều lần chung quanh các điểm xung khắc giữa Yeltsin và Gorbachev.

Cũng trong buổi chiều cuối cùng này, Gorbachev gọi điện thoại chào từ giã tổng thống Mỹ George H. W. Bush. Buổi điện đàm được truyền hình ABC thu. Gorbachev mở đầu trước bằng gọi một cách thân mật “George thân mến, chúc mừng Giáng Sinh đến anh và Barbara !” và nói tiếp “George, tôi muốn báo anh biết một tin quan trọng. Trước mặt tôi là diễn văn từ nhiệm. Tôi sẽ rời khỏi chức vụ tổng tư lịnh và chuyển giao quyền sử dụng vũ khí nguyên tử sang tổng thống Liên Bang Nga”.  Buổi điện đàm diễn ra trong không khí rất thân mật và tổng thống Mỹ mời Gorbachev viếng thăm Mỹ lần nữa. Cả hai đều tránh nhắc tới tên Yeltsin.

Trời đã về chiều. Gorbachev và hai phụ tá thân cận nhất của ông ngồi quanh nhau bên ly cà phê cuối cùng. Cả ba đồng ý, sau khi đọc diễn văn, Gorbachev sẽ ký quyết định từ nhiệm thay vì ký trước như dự tính.

Trong lúc nhắp cà phê, câu chuyện về số phận Nicolae Ceausescu của Romania được nhắc đến. Mặc dù Gorbachev ví Ceausescu như là Hitler của Romania, cả hai đã duy trì một quan hệ lãnh đạo các quốc gia trong khối CS. Chỉ ba tuần trước khi vợ chồng Nicolae Ceausescu bị xử bắn, Gorbachev đã tiếp y tại điện Kremlin. Trong dịp đó Gorbachev khuyên Ceausescu đừng ngại thực hiện các cải cách dân chủ và tiên đoán “đồng chí sẽ còn sống trong dịp hội nghị các lãnh đạo CS Liên Xô và Đông Âu” tổ chức ngày 9 tháng Giêng. Ngày đó không bao giờ đến và Nicolae Ceausescu cũng đã chết rồi.

7 giờ tối ngày 25

Kính thưa toàn thể nhân dân”, giọng Mikhail Gorbachev hơi lạc đi vì xúc động, gò má ông rung lên. Trong chốc lát,  ông lấy lại bình tỉnh và đọc tiếp “Số phận đã quyết định rằng, khi tôi trở nên lãnh đạo đất nước, hiển nhiên đã có những sai trái trầm trọng trong quốc gia này. Chúng ta có đầy đủ mọi thứ, đất đai, dầu khí, tài nguyên thiên nhiên và Tạo Hóa đã ban cho chúng ta trí tuệ và tài năng – Tuy nhiên, mức sống của chúng ta tệ hại hơn nhiều so với các quốc gia kỹ nghệ khác và khoảng cách mỗi ngày rộng thêm. Lý do rõ ràng vì xã hội bị bóp ngặt trong tay của một hệ thống quan quyền được tạo ra để phục vụ một ý thức hệ, và phải chịu gánh nặng chạy đua vũ trang, căng thẳng tột cùng. Tất cả cố gắng để thực hiện các cải cách nửa vời đều lần lượt dẫn đến thất bại. Đất nước không còn hy vọng gì nữa.”

Gorbachev tiếp tục nói về các cải cách ông thực thi từ 1985, dù sao, đã là những viên gạch cần thiết lót lên con đường dẫn đến chế độ dân chủ và theo ông “xã hội đã đạt được tự do, tự do về chính trị và tự do về tinh thần”. Gorbachev chấm dứt diễn văn lúc 7:12 phút tối. Ông nhìn lên ống kính truyền hình và thêm vào câu nữa “Chúc quý vị mọi điều tốt đẹp”.

Các lý do làm Liên Xô sụp đổ là nguồn thúc đẩy sự nghiên cứu của nhiều sử gia, nhà nghiên cứu, nhà phân tích và vẫn còn đang được nghiên cứu, phân tích. Tuy nhiên, như nhiều người đông ý, nguyên nhân sâu xa vẫn là (1) những mâu thuẫn có tính triệt tiêu trong bản chất của chế độ CS độc tài toàn trị, (2) sự chuyển hóa không ngừng của xã hội và (3) các nguyên nhân trực tiếp gồm tình trạng tham nhũng thối nát, chạy đua vũ trang và trung ương không giữ được địa phương.

Mâu thuẫn có tính triệt tiêu của chế độ CS

Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, chế độ CS Liên Xô không thể nào sụp đổ. Sau thế chiến thứ hai, Liên Xô có một đạo quân khổng lồ gồm 500 sư đoàn trong đó 50 sư đoàn thiết giáp. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Mỹ và Tây phương, Liên Xô duy trì một đạo quân từ 3 triệu người đến 5 triệu người. Khoảng thời gian Liên Xô sụp đổ, Liên Xô có 210 sư đoàn với một phần tư là các sư đoàn thiết giáp. Kho vũ khí hạt nhân Liên Xô có 27 ngàn đầu đạn nguyên tử trong đó 11 ngàn đầu đạn có tầm bắn xa đến tận nước Mỹ. Mỗi đầu đạn nguyên tử có thể tàn phá một thành phố Mỹ.

Bên ngoài hùng mạnh nhưng bên trong, Liên Xô là một cơ chế chính trị chứa đựng các mâu thuẫn nội tại dẫn đến thối rửa. Chủ nghĩa Marx-Lenin đề cao “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” nhưng thật sự từ Cách mạng CS tại Nga, Trung Cộng, Cu Ba, Bắc Hàn, Việt Nam v.v.. đều phát xuất từ một nhóm nhỏ cán bộ CS biết vận dụng các lý do lịch sử và bất đồng nhất thời trong xã hội để phát động chiến tranh và sau đó tiếp tục cai trị nhân dân bằng súng đạn, nhà tù, sân bắn. Người dân không có quyền chọn lựa. Mâu thuẫn đối kháng mang tính triệt tiêu nhau giữa chế độ độc tài toàn trị và quyền sống, quyền tự do chọn lựa của con người vì thế đã bắt đầu ngay khi cách mạng CS thành công và sâu sắc dần theo thời gian.

Sự chuyển hóa tri thức xã hội

Như người viết đã có dịp phân tích bài Trung Cộng không đáng sợ, sự chuyển hóa tri thức của xã hội là nguồn lực chính thúc đẩy cách mạng dân chủ tại các quốc gia CS. Nguồn lực đó nhanh hay chậm tùy theo điều kiện mỗi nước nhưng là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào. Những nguồn đối kháng từ bên trong các nước CS đã âm thầm lớn mạnh chỉ chờ cơ hội là bùng vở. Sức sống của đất nước cũng như của xã hội là một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ, các thế lực cầm quyền độc tài chỉ là những khe đá, có thể làm chậm dòng thác văn minh nhưng không thể ngào ngăn chận được.

Khi nhận thức con người được mở rộng sự sợ hãi sẽ giảm dần. Điều này thể hiện không chỉ ở người dân Liên Xô lúc đó mà cả các cấp lãnh đạo CS Liên Xô cũng không còn sợ các biện pháp chế tài của trung ương đảng. Chưa bao giờ trong lịch sử đảng CS Liên Xô có một ủy viên bộ chính trị từ chức. Không cần phải tìm hiểu cũng biết điều gì sẽ xảy ra cho Boris Yeltsin nếu ông ta từ chức trong thời kỳ Lenin, Stalin.

Yếu tố chính tác động vào sự sụp đổ của Liên Xô, hệ thống CS tại châu Âu và sẽ diễn ra tại Trung Cộng cũng như Việt Nam chính là nội lực phát xuất từ xã hội, kết quả của các phong trào xã hội và sự chuyển hóa không ngừng của xã hội.  Các quốc gia CS còn lại như Trung Cộng, Việt Nam tìm mọi cách để ngăn chận sự phát triển tự nhiên của văn minh con người, cố tình che đậy, bưng bít thông tin nhưng chỉ làm chậm lại tiến tình cách mạng dân chủ một thời gian ngắn mà thôi. Cuộc chiến tranh xoi mòn từng mảnh nhỏ này đang diễn ra từng giờ, từng phút và phần thắng đang nghiêng dần về phía người dân.

Tham nhũng thối nát, chạy đua vũ trang và trung ương không giữ được địa phương

Thập niên 1970 Liên Xô có vẻ trong vị trí ổn định và có ảnh hưởng quốc tế nhất. Vị trí của Liên Xô lên cao tại Phi Châu, Trung Đông và Á Châu. Tuy nhiên sau thượng đỉnh Vladivostok giữa Leonid Brezhnev và Tổng thống Mỹ Gerald Ford tình hình bắt đầu đổi khác.  Nền kinh tế Liên Xô suy sụp dần vì hơn 30%, nhiều phân tích cho rằng hơn một nửa, ngân sách quốc gia phải đổ vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Giống như đòn kinh tế Mỹ đang áp dụng hiện nay đối với Vladimir Putin, thập niên 1980, Mỹ cũng thỏa thuận với Saudi Arabia để giữ giá dầu thấp nhằm đánh vào nền kinh tế sống nhờ xuất cảng dầu khí của Liên Xô.

Gorbachev kế thừa một “sự nghiệp cách mạng” nhưng trong thực tế một gánh nặng của chủ nghĩa độc tài toàn trị kéo dài từ 1917 cho đến tháng 3 năm 1985, thời gian ông được chọn làm tổng bí thư đảng. Cơ chế chính trị trung ương không giữ được các cộng hòa địa phương. Trước Giáng Sinh 1991 vài ngày, 11 nước cộng hòa Sô Viết gồm Ukraine, Liên Bang Nga, Belarus, Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan tuyên bố họ không còn là những tiểu quốc trong liên bang Sô Viết. Bốn nước Estonia, Lithuania, Latvia, Georgia chọn nghiêng hẳn về phía Tây thay vì theo Nga.

Không có con đường nào khác dành cho các lãnh đạo CS

Chế độ CS, một chế độ đi ngược dòng phát triển văn minh nhân loại và quyền con người như Mikhail Sergeyevich Gorbachev xác nhận trong diễn văn từ chức “hệ thống toàn trị đã ngăn chận một quốc gia để trở nên giàu có và thịnh vượng, hệ thống đó phải bị giải thể.” Điều đó đã xảy ra tại Nga, Đông Âu, Phi Châu và đương nhiên sẽ xảy ra tại Trung Cộng và Việt Nam. Cách mạng dân chủ là một tiến trình không thể nào đảo ngược. Các lãnh đạo CSVN chỉ có một trong hai chọn lựa, hoặc như Mikhail Gorbachev hoặc như bị lật đổ như Nicolae Ceausescu, Erich Honecker chứ không có chọn lựa thứ ba nào.

  1. T. T.Đ.

Nguồn: FB Trần Trung Đạo