Trung Quốc: Ông Trump vẫn ôm mộng ‘bá chủ’ ở Biển Đông

Trung Quốc: Ông Trump vẫn ôm mộng ‘bá chủ’ ở Biển Đông

VOA

Ông Trump hiếm khi nhắc đến Biển Đông trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng tập trung vào quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Ông Trump hiếm khi nhắc đến Biển Đông trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng tập trung vào quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Một nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump không có nghĩa là Mỹ sẽ rút ra khỏi Biển Đông, nhưng sẽ tiếp tục theo đuổi giấc mộng “bá chủ khu vực”, các học giả Trung Quốc, những người đã soạn thảo một phúc trình cho một viện nghiên cứu có ảnh hưởng của chính phủ, bình luận hôm thứ Sáu.

Đảm bảo việc “kiểm soát tuyệt đối” ở Biển Đông là điểm mấu chốt của chiến lược quân sự Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương, theo bản báo cáo được các tác giả cho biết là lần đầu tiên công khai đánh giá về sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực, được công bố hôm thứ Sáu ở Bắc Kinh.

“Sẽ không có sự thay đổi đột ngột chính sách của Mỹ ở biển Đông”, ông Ngô Sĩ Tồn, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông của Trung Quốc, nói. Viện có ảnh hưởng nằm ở Hải Nam này là nơi soạn ra phúc trình trên.

Ông Trump hiếm khi nhắc đến Biển Đông trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng tập trung vào quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, đe dọa sẽ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và đánh thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc.

Ông Ngô nói thêm rằng các cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh cũng như lập trường bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ không thay đổi. Ông còn cho rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông có khả năng gia tăng đồng thời với sự phát triển quân sự của Trung Quốc.

Nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ nhằm đối phó với việc hạn chế tự do hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến Bắc Kinh nổi giận và làm dấy lên lo ngại xung đột quân sự.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã gọi một cuộc tuần tra của tàu chiến Hoa Kỳ hồi tháng 10 là “bất hợp pháp” và “khiêu khích”.

Báo cáo cho biết “Theo quan điểm của Hoa Kỳ, các hoạt động xây dựng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông đã khẳng định sự nghi ngờ của Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có ý định thực hiện chiến lược ngăn tiếp cận đối với vùng biển này”.

Sẽ có “sự tiếp diễn hơn là thay đổi” trong chính sách quân sự của ông Trump ở châu Á-Thái Bình Dương, ông Chu Phong, giám đốc Trung tâm Biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh, cho biết tại buổi ra mắt báo cáo.

Ông Trump có thể không dùng thuật ngữ “tái cân bằng” khu vực nhưng có thể ông sẽ giữ lại hầu hết các chính sách, ông Chu cho biết thêm.

Các học giả đều nhất trí rằng có khả năng cao trong việc gia tăng cho tiêu quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Trump.

Chính quyền của ông Trump sẽ “không phải là ngoại lệ” so với các chính quyền thuộc Đảng Cộng hòa khác và sẽ gia tăng chi tiêu quân sự, ông Chu nói.

Ông Trump tuyên bố bỏ TPP ngay ngày đầu làm Tổng thống

Ông Trump tuyên bố bỏ TPP ngay ngày đầu làm Tổng thống

VOA

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 công bố video đề ra những việc sẽ làm ngay ngày đầu tiên nhậm chức vào Tòa Bạch Ốc, trong đó có việc rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà chính quyền Tổng thống Barack Obama khởi xướng và dày công vun đắp.

Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây.

Trong danh mục những ưu tiên ngày đầu làm Tổng thống được tiết lộ trong video hôm nay, ngoài rút bỏ TPP, ông Trump còn cho biết sẽ yêu cầu Bộ Lao động điều tra những lạm dụng trong chương trình cấp visa của Mỹ đối với lao động nhập cư.

Cùng ngày ông Trump công bố video này, Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe tuyên bố Hiệp định TPP sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có Hoa Kỳ.

Phát biểu từ cuộc họp báo ở Buenos Aires hôm 21/11, Thủ tướng Abe cho biết thêm rằng kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ hôm 8/11, không một nước nào tham gia TPP trì hoãn các nỗ lực nội bộ chấp thuận TPP hay hủy bỏ thỏa thuận này.

Dẫu vậy, TPP mà 11 quốc gia cùng Hoa Kỳ bỏ công thương lượng lâu nay vẫn không kịp ‘chào đời’ trước khi Mỹ thay đổi bộ máy lãnh đạo.

Chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama kỳ vọng thỏa thuận chiếm 40% sức mạnh kinh tế thế giới TPP sẽ giúp Hoa Kỳ đề ra nghị trình mậu dịch toàn cầu trước sức trỗi dậy của Trung Quốc.

Nhật và các nước Châu Á tham gia hiệp định này cũng mong muốn thiết lập một đối trọng với chính sách bành trướng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương trong lúc Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế, chính trị tại đây.

Vì vậy, chỉ hai ngày sau khi ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Hạ viện Nhật nhanh chóng thông qua thỏa thuận thương mại do chính phủ Obama dẫn đầu mà ông Trump mạnh mẽ phản đối.

Luật sư Vũ Đức Khanh kiêm Giáo sư luật tại Đại học Ottawa (Canada) chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế, và luật pháp quốc tế nhận định với VOA Việt ngữ:

“Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, xuyên Thái Bình Dương nghĩa là gồm hai trục: phía bờ Tây và bờ Đông. Phía bờ Đông, Nhật là nước dẫn đầu. Phía bờ Tây là Mỹ. Cho nên, sự thông qua của Hạ viện Nhật đã đặt chuyện thúc đẩy Mỹ trong ván bài cuối cùng của năm nay.”

Các nhà lập pháp Nhật hy vọng việc họ thông qua TPP sẽ gửi một thông điệp tới Mỹ, nhưng thông điệp đó xem ra không có tác dụng.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe xem TPP là cột trụ trong cương lĩnh kinh tế của ông nhằm vực dậy lĩnh vực xuất khẩu chủ đạo của quốc gia.

Tháng 9 năm nay, Tổng thống Barack Obama đã ra lời cảnh báo rằng nếu Mỹ không xúc tiến TPP để đề ra những quy chuẩn cho mậu dịch công bằng tại thị trường Châu Á, thì Mỹ sẽ bị hất chân, sẽ là một thua thiệt lớn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong lúc Bắc Kinh đang thúc đẩy một hiệp định tự do thương mại trong khu vực với các luật lệ không có lợi cho người lao động và doanh gia Mỹ.

Thế nhưng, tân Tổng thống Donald Trump lại xem TPP là một thảm họa cho nước Mỹ. Ông Trump khẳng định dù ông ủng hộ tự do mậu dịch, ông không tán thành TPP hay các thỏa thuận hiện hành khác như Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ NAFTA vì, theo ông, các hiệp định này không được thương lượng công bằng và không phục vụ lợi ích nước Mỹ.

Chiến thắng của ông Trump vào Tòa Bạch Ốc xua ta hy vọng rằng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP trước cuối năm nay và là một đòn giáng đối với những ai kỳ vọng TPP sẽ giúp củng cố vai trò cân bằng của Mỹ tại khu vực đang bị Trung Quốc ‘làm mưa làm gió.’

Luật sư Vũ Đức Khanh:

“Quả thật tôi không biết vai trò của Mỹ sẽ như thế nào trong khu vực, đặc biệt khi chúng ta thấy sự trở cờ của Philippines, Malaysia cũng đã quay lại với Bắc Kinh, còn Việt Nam thì không biết bám vào ai trong thời điểm này. Cho nên, nếu như không thông qua TPP kỳ này, kể như vai trò của Mỹ không còn vai trò nào ảnh hưởng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cả.”

Ngoài hai cường quốc Mỹ, Nhật ở hai bờ Đông-Tây, TPP còn bao gồm sự tham gia của 10 nước khác như Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Động đất ở Nhật, sóng thần ập vào bờ biển Fukushima

Động đất ở Nhật, sóng thần ập vào bờ biển Fukushima

VOA

Hình tư liệu - Những ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Kurayoshi, Nhật Bản, ngày 21 tháng 10 năm 2016.

Hình tư liệu – Những ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Kurayoshi, Nhật Bản, ngày 21 tháng 10 năm 2016.

Sóng thần cao 60cm ập vào cảng Onahama ở Fukushima, Nhật Bản, sáng sớm hôm nay 22/11 (giờ địa phương).

Đây là đợt sóng thần đầu tiên đánh vào bờ biển khu vực sau trận động đất mạnh trên dưới 7 độ Richter làm rung chuyển miền Bắc Nhật Bản cùng ngày, theo đài NHK.

Nhà chức trách đã ban hành cảnh báo sóng thần có thể lên cao đến 3 mét.

Cơ quan Địa chất Hoa Kỳ thoạt đầu báo cáo trận động đất ở Nhật hôm nay có cường độ 7.3 nhưng sau đó hạ xuống còn 6.9 độ Richter.

Tâm chấn động đất ngoài bờ biển khu vực Fukushima có độ sâu khoảng 10 cây số.

Chưa có báo cáo thương vong hay thiệt hại tức thì từ trận động đất lúc 5:59 phút sáng sớm ngày 22/11.

Nhà chức trách thúc giục cư dân khu vực Fukushima sơ tán đến nơi an toàn.

Công ty Điện lực Tokyo đang kiểm tra các nhà máy hạt nhân tại Fukushima xem có bị thiệt hại gì không, đài NHK cho biết.

Công ty Điện lực Tohoku cho hay không có thiệt hại tại nhà máy hạt nhân Onagawa của họ.

Những hình ảnh video cho thấy tàu bè rời khởi các hải cảng Fukushima trong lúc cơ quan khí tượng cảnh báo sóng thần có thể lên cao tới 3m tại Fukushima, nơi nhà máy hạt nhân Daiichi của Tepco bị phá hỏng vì động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm 2011.

Động đất thường xảy ra tại Nhật Bản, nơi chiếm khoảng 20% các trận động đất có cường độ trên 6 độ Richter trên thế giới.

Trận động đất hôm 11/3/2011 đo được 9 độ Richter là trận động đất mạnh nhất ở Nhật. Sóng thần gây ra từ vụ này làm bùng phát khủng hoảng hạt nhân tệ hại nhất toàn cầu kể từ vụ Chernobyl cách đây ¼ thế kỷ.

Tin thất thiệt lan tràn trên Facebook nhiều hơn tin thật

Tin thất thiệt lan tràn trên Facebook nhiều hơn tin thật

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: Getty Images/Carl Court)

SILICON VALLEY, California (NV) – Ông Mark Zuckerberg, tổng giám đốc công ty mạng xã hội Facebook, nói tin thất thiệt loan truyền trên mạng của ông là vấn đề hiếm xảy ra, nhưng ông là người duy nhất mới nói như vậy.

Theo trang mạng Vox.com, Facebook gần đây bị tố cáo cho phép tin thất thiệt, tin phóng đại, tin đồn và các “nhà báo” vô trách nhiệm tha hồ loan tin trên Facebook, mà nhiều giới am tường cho rằng việc làm đó gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử vừa qua.

Hôm 12 Tháng Mười Một, ông Zuckerberg trả lời những cáo buộc này bằng cách lên tiếng rằng tất cả nội dung trên trang mạng của ông được đánh giá là “thất thiệt,” chỉ chiếm chưa đến 1%.

Cứ cho con tính của ông Zuckerberger là chính xác, thì những nội dung thiếu trung thực tuy được đánh giá là không có giá trị đó lại được loan truyền rộng khắp và nhanh hơn tin thật.

Nói chung là giá trị của những tin tức thất thiệt đăng trên Facebook không mang ý nghĩa quan trọng nào, nhưng số người chia sẻ cho nhau những thông tin đó mới là vấn đề hệ trọng.

Nghiên cứu gần đây cho thấy 44% tất cả người tuổi trưởng thành thu thập tin tức từ Facebook, và rằng mạng truyền thông xã hội như Facebook và Twitter có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm chính trị của người dân.

Như vậy, thật hợp lý khi cho rằng những tin thất thiệt chia sẻ trên Facebook, dù thuộc cánh thiên tả hay thiên hữu, đều có thể gây ảnh hưởng đến không ít người của trang mạng mà dân mạng của nó chiếm đến khoảng 1 tỉ người.

Bài đăng của Denver Guardian, được đưa lên Facebook ba ngày trước hôm bầu cử, ám chỉ bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ, sắp xếp đưa đến cái chết của hai nhân vật tưởng tượng, một nhà điều tra của FBI và vợ ông, mà cái chết của họ được dàn dựng như là một vụ giết người rồi tự tử.

Câu chuyện tuy hoàn toàn bịa đặt nhưng vẫn không ngăn được hơn 560,000 người chia sẻ cho nhau trên Facebook, có nghĩa là có nhiều khả năng hàng triệu cử tri có dịp thấy được, đọc được, hay nghe nói về bài báo đó, trước ngày bỏ phiếu.

Một tin đồn thất thiệt khác nữa, đó là, “Đức Giáo Hoàng Francis chính thức ủng hộ ông Donald Trump,” được khối người chuyển đi khắp thế giới và đương nhiên có không ít người tin!

Hồi đầu năm nay những cuộc điều tra do tổ chức BuzzFeed thực hiện, nhận thấy gần 40% nội dung do các trang Facebook thuộc cánh hữu và 19% thuộc cánh tả, đều là thất thiệt hoặc để đánh lạc hướng người đọc.

BuzzFeed cũng khám phá thấy rằng tại một thị trấn ở Macedonia, một băng thiếu niên kiếm tiền bằng cách đăng hàng ngàn tin cuội của cánh hữu và mỗi khi một câu chuyện được phát tán nhiều thì họ thu được tiền từ quảng cáo đăng kèm theo.

Hôm Thứ Hai, Google, công ty tìm kiếm thông tin mạng khổng lồ loan báo chấm dứt việc các mạng loan truyền tin thất thiệt không còn được hưởng lợi từ các công ty quảng cáo.

Không lâu sau đó, Facebook cũng loan báo quyết định tương tự. (TP)

10 QUY TẮC NUÔI CON ĐÁNG PHỤC CỦA NGƯỜI NHẬT

From:   Facebook Phan Thị Hồng
10 QUY TẮC NUÔI CON ĐÁNG PHỤC CỦA NGƯỜI NHẬT

1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.

2. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

3. Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không cần ép con ăn, lo con đói.

4. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

5. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

6. Cho trẻ mặt quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

7. Khi trẻ có triệu chứng cảm lạnh như chảy nước mũi, chỉ cần liên tục nhỏ thuốc muối sinh lý. Không cần uống thuốc. Nếu con có virus cúm mới cần uống thuốc, không uống quá 14 ngày.

8. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con.

9. Dạy trẻ học cách chờ đợi.

10. Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều. Người nhận cũng phải biết ơn.

———————-

Nên đọc:
12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

Một bà mẹ Trung Quốc sống ở thành phố Kyoto, Nhật Bản đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở đất nước này. Cô đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được.

Cô viết: “Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên”.
1. Cần rất nhiều túi để tới trường

Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:

Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.

Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.

Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ

Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!

Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.

Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.

Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “…việc xách những chiếc túi chẳng hạn…” Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.

Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?’

Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?

3. Thay quần áo liên tục

Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.

Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập. Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông

“Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.

Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”

Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao

“Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả’ – lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.

Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ

“Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.<p> </p>Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.<p> </p>
Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.

Trẻ em Nhật không học chữ, học tiếng Anh mà học… cười

Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: “Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!”. Đây là một trong 12 ngạc nhiên của bà mẹ Bắc Kinh có con học mẫu giáo ở Nhật Bản.

7. Hệ thống giáo dục có tính hòa nhập

Khi còn ở Trung Quốc, tôi chỉ nhìn thấy lớp mẫu giáo của Tiantian một vài lần. Mỗi lớp đều có một phòng học riêng, song ở Nhật Bản thì không phải vậy.

Trước 9h30 sáng và sau 3h30 chiều, cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa rất vui vẻ, như thể anh chị em ruột.

Ví dụ như cách đây vài ngày, trong nhóm của Tiantian và một nhóm khác, sau khi biểu diễn tiết mục của chúng, bọn trẻ đã nói những điều làm cho tất cả các bậc phụ huynh đều phải bật khóc:

“Nhóm của con hôm nay rất vui bởi vì những em lớp dưới đã biểu diễn rất tốt. Đây là nhóm cuối cùng của bọn con. Khi bọn con bắt đầu học tiểu học, chắc chắn bọn con sẽ nhớ những người bạn này và trường của chúng con”.

8. Dạy cách “mỉm cười” và nói “cảm ơn”

Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ.
Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội.

Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: “Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!”

Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười’. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.

Họ còn dạy những gì nữa? Họ dạy chúng nói ‘cảm ơn’.

Có những điều được chú trọng trong nền giáo dục của Nhật song lại không được quan tâm nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi nhận thấy rằng Tiantian đã có những tiến bộ về các môn như âm nhạc, nghệ thuật và đọc. Sự tiến bộ này là nhờ phương pháp giáo dục toàn diện.

9. Số lượng các hoạt động

Nhìn vào lịch thì có thể biết những ngày tôi phải chuẩn bị bữa trưa cho Tiantian. Đây là những ngày con bé có những buổi dã ngoại. Tôi không thể đếm được con bé đã leo núi mấy lần, được đi thăm bao nhiêu hồ nước, được đi tham quan và nhìn thấy bao nhiêu động vật và cây cối.

Ngoài ra, Tiantian còn tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm… Chỉ có thể nói rằng có rất nhiều các hoạt động trong trường mầm non Nhật Bản.

10. Tổ chức tất cả các ngày lễ

“Điều này cũng thực sự làm tôi ngạc nhiên. Giống như tôi đã nói ở trên, các trường mầm non của Nhật Bản tổ chức tất cả các ngày lễ truyền thống của họ: Ngày Con Gái, Ngày Con Trai, Lễ hội Ma đói… Không chỉ có vậy, họ còn tổ chức ngày Renri (đêm thứ 7 của năm mới theo lịch âm) và ngày Qixi.

Có buổi học, Tiantian trở về nhà và nói với tôi rằng: “Hôm nay, cô giáo hỏi con người Trung Quốc tổ chức những ngày lễ này như thế nào và con đã nói rằng con không biết”. Thật là xấu hổ! Chính tôi cũng không biết câu trả lời!”

11. Năng lực của giáo viên

“Trong một lớp học ở Nhật, có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên. Ban đầu, tôi đã băn khoăn về điều này. Nếu cô giáo có thể để mắt được tới tất cả bọn trẻ thì quả thực cô ấy rất giỏi. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp những giáo viên mầm non nơi đây. Chỉ với một giáo viên, những tác phẩm của 30 đứa trẻ, chỉ huy một đội trống (rất chuyên nghiệp), việc học nghệ thuật, âm nhạc, học đọc, ngày sinh nhật của chúng, những nhóm mà chúng tham gia và các ngày hội thể thao…tất cả đều được sắp xếp một cách ngăn nắp và cẩn thận.

Hãy nhìn cô giáo xem, cô ấy luôn bình tĩnh và thoải mái. Và cô ấy đã khoảng 50 tuổi rồi đấy! Tôi rất khâm phục cô ấy!”

12. Sự ảnh hưởng của Phật giáo

“Có lẽ Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kì thành phố nào của Nhật Bản. Nó có một không khí linh thiêng. Hàng tuần, Tiantian đều được đưa tới các đền chùa. Trong lễ hội quan trọng nhất, con bé phải quỳ trước Phật và có những hoạt động vào ngày sinh của Phật cũng như ngày Nirvana.<p> </p>Hôm qua, Tiantian đã tới đền Nishi Honganji để xin một điều ước. Con bé được đại diện cho cả lớp dâng lên Phật những bông hoa. Tôi đã hỏi xem nó ước điều gì và con bé nói rằng: “Con ước rằng con sẽ luôn tin tưởng vào Đức Phật, luôn đối xử với mọi người bằng tấm lòng biết ơn và luôn quan tâm tới những gì người khác nói”.

Nguyễn Thảo (Theo Asia One)

Image may contain: one or more people

Tính khả thi của một số chủ trương, hứa hẹn của ông Donald Trump khi tranh cử

Tính khả thi của một số chủ trương, hứa hẹn của ông Donald Trump khi tranh cử

Thạch Đạt Lang

17-11-2016

Nói gì thì nói, đến hôm nay kết quả bầu cử vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã rõ, ông Donald Trump đã thắng cử với số phiếu cử tri đoàn là 279, dù bà Clinton hơn ông Trump trên 1 triệu phiếu phổ thông. Sau khi ông Trump đắc cử, đã có nhiều bài viết phân tích nguyên nhân sự thất bại của bà Hillary Clinton hoặc những yếu tố đưa đến thành công của ông Trump trong cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc. Bài viết này hoàn toàn không nói đến những chuyện đó, chỉ muốn nói đến các chủ trương, chính sách mà ông Donald Trump hứa hẹn.

Ông Trump tuyên bố sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, nếu ông đắc cử. Giờ ông đã đắc cử rồi, chỉ chờ đến ngày thứ Sáu 20.01.2017 sẽ tuyên thệ nhậm chức. Thử phân tích về tính khả thi của vài hứa hẹn trong những chủ trương, chính sách… của ông Donald Trump.

1. Xây bức tường dài 3.200km (chính xác là 3.145km) dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, phí tổn do chính phủ Mexico phải trả. Muốn biết điều này có thể thực hiện hay không phải căn cứ vào mối liên hệ về kinh tế, chính trị giữa hai nước.

Thật ra, dù đồng ý hay không với dự tính của ông Trump thì bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mễ đã được thực hiện từ lâu, trên hệ thống giám sát bằng computer. Đó không phải là một bức tường bằng gạch và đá vôi, dù điều này đã được thảo luận từ nhiều thập niên qua nhưng không đem đến một kết quả nào. Hiện tại, đa số có khuynh hướng thiết lập một bức tường điện tử, kiểm soát mọi di chuyển giữa biên giới hai nước bằng những camera và dụng cụ phát hiện chuyển động với hệ thống cảm biến (sensor).

Đã có rất nhiều đoạn ở biên giới được xây dựng hệ thống theo dõi bằng camera và máy cảm biến di động. Theo báo cáo vào ngày 09.11.2016, Bộ Nội an (Department of Homeland Security) chính quyền mới dự trù sẽ tập trung việc kiểm soát biên giới ở Arizona bằng hệ thống digital camera. Song song với việc tuần tra, chính quyền sẽ đầu tư thêm $145.000.000 vào việc xây thêm 6 tháp canh và hệ thống sensor cảm biến, camera phát hiện di động giữa các tháp canh. Hãng Elbit Systems của Do Thái đang tiến hành lắp ráp hệ thống quan sát, theo dõi chuyển động tối tân dọc theo biên giới dài khoảng 620km ở Arizona cùng với việc cài đặt các sensor cảm biến trên mặt đất.

Biên giới dài giữa hai nước Mỹ-Mễ thật sư có ý nghĩa về an ninh, hòa bình trong khu vực và quan trọng đối với Mỹ trong vấn đề an ninh nội địa, cũng như thương mại quốc tế. Mỹ là đối tác kinh doanh lớn nhất của Mễ. Năm 2010 Mễ xuất cảng số lượng hàng hóa trị giá $306,9 tỉ, gần như ¾ số thương vụ được thực hiện ở Mỹ, ngược lại Mễ là bạn hàng lớn thứ ba của Mỹ về mậu dịch sau Canada và Trung Quốc. Cả hai đều là thành viên trong hiệp ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ NAFTA (North American Free Trade Agreement)

Như vậy, việc xây một bức tường bằng gạch, đá vôi theo ý tưởng của ông Trump thật ra chỉ là một lời tuyên bố trong khi tranh cử, khó lòng trở thành hiện thực, bởi sự hiện diện của một bức tường sừng sững, ngăn cách rõ ràng hai nước sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người dân hai nước, tác động nghiêm trọng đến vấn đề kinh tế, thương mại cho hiệp ước NAFTA.

2. Trục xuất 6 triệu người trong số hơn 11 triệu nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Tại sao là 6 triệu mà không là 2-3 triệu hay tất cả? Đây cũng chỉ là lời tuyên bố trong lúc tranh cử, thỏa mãn tâm lý bực tức của những người Mỹ trước tệ nạn di dân bất hợp pháp mà chính quyền không ngăn chận được.

Theo luật lệ hiện hành, việc trục xuất một người nhập cảnh vào Mỹ không có giấy tờ hợp lệ rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, thủ tục phiền phức. Sở di trú và quan thuế ICE (Immigration and Customs Enforcement) phải thực hiện đúng thủ tục trục xuất để bảo vệ quyền lợi cho người bị trục xuất. Một người bị bắt trong khi làm việc, tại nhà hoặc do một tai nạn lưu thông, không chứng minh được giấy tờ hợp lệ… cảnh sát sẽ liên lạc với cơ quan ICE để xác minh tình trạng di trú của đương sự. Thủ tục này đòi hỏi sự trao đổi dữ kiện, lý lịch giữa cảnh sát, cơ quan ICE, nhà tù, nếu quá 48 giờ cơ quan ICE chưa thể đúc kết tình trạng di trú của nghi phạm thì cảnh sát phải thả họ ra.

Cơ quan ICE cũng không tìm cách giam giữ người nhập cư lậu khi bắt được họ, thông thường họ trả tự do cho những người có con nhỏ theo đúng cách cư xử của các nước tự do, dân chủ và nhân bản, nhưng không vì vậy mà tình trạng cư trú của người nhập cư trở nên hợp pháp. Cơ quan ICE sẽ tiếp tục trao đổi, thu thập dữ kiện, tin tức và một lúc nào đó những người được thả ra vẫn có thể bị trục xuất.

Trục xuất một người như vậy, đòi hỏi thời gian, sự làm việc của nhiều phòng, sở liên quan… nhiêu khê, khó khăn, rắc rối, thế thì làm sao trục xuất 6 triệu người nếu luật lệ về di trú hiện nay không thay đổi? Muốn thay đổi lại phải đưa ra quốc hội, hạ viện, thượng viện bàn cãi, biểu quyết…

Đó là chưa kể đến những phí tổn để trục xuất một người nhập cư bất hợp pháp. Theo ước tính của các chuyên viên tài chánh, trung bình để trục xuất một người, chính quyền Mỹ phải tốn bình quân khoảng $10.070. Vậy để trục xuất 6 triệu người, chính quyền của ông Donald Trump cần khoảng trên 60 tỉ đô la. Đó là chưa kể thiệt hại về kinh tế, dù là di dân lậu nhưng họ vẫn làm việc và đóng góp vào GDP của nước Mỹ. Thử tưởng tượng mất đi 6 triệu lao động với đồng lương rẻ mạt, nền nông nghiệp của các tiểu bang California, Washington, Georgia… sẽ đi về đâu?

Cho dù cả Hạ và Thượng viện đều nằm trong tay đảng Cộng Hòa, chủ trương trục xuất 6 triệu dân nhập cư bất hợp pháp trên nước Mỹ là điều hoang tưởng bởi nước Mỹ không phải là nước độc tài cộng sản, nên họ không thể áp dụng chính sách, đường lối như CSVN đã làm với người Tầu năm 1979.

Hơn thế nữa, việc trục xuất 6 triệu người cũng gây ra nhiều trở ngại khác, nhất là ở những tiểu bang như California, Georgia, Washington… nơi mà nền nông nghiệp cần đến những công nhân lượm trứng trong các trại gà, thu hoạch cam, nho, dâu, táo… ở các nông trại rộng mênh mông hoặc làm những việc lao động khuân vác, phụ giúp xây dựng với đồng lương bình quân khoảng $50/ngày. Những công việc kể trên chỉ dành cho người Mễ nhập cư lậu, người Mỹ trắng không ai làm những việc lao động không cần hoặc chỉ cần rất ít kiến thức phổ thông này.

3. Cấm tất cả những người theo đạo Hồi (Muslim) nhập cảnh vào nước Mỹ. Không thấy ông Trump nói rõ những người theo đạo Hồi ở các nước đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, Kuwait… có bị tính chung trong số những người ông muốn cấm không?

Hiện nay có khoảng 3,3 triệu người theo đạo Hồi sống trên nước Mỹ, tức vào khoảng gần 1% dân số. Nhiều người trong họ đã có quốc tịch Mỹ, làm việc trong chính quyền, trong quân đội… Những người này có thể có thân nhân, họ hàng, bạn bè ở các nước Hồi giáo, nếu cấm không cho người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ thì thân nhân, bạn bè của những công dân Mỹ có xuất xứ từ các nước Hồi giáo cũng bị dính chùm luôn. Những công dân Mỹ theo đạo Hồi sẽ nghĩ sao?

Hơn thế nữa, luật lệ hiện hành không cho phép cảnh sát sở di trú (Customs Officers) ở phi trường, hải cảng, biên giới… được phép hỏi hành khách nhập cảnh theo tôn giáo nào vì trên mẫu khai báo nhập cảnh (Customs Declaration 6059B) không có câu hỏi về tôn giáo. Ngoài ra cũng có không ít những người ở các nước Trung Đông theo Thiên Chúa giáo hay Tin Lành.

Vậy căn cứ vào điểm nào để nhận ra một người Hồi giáo để cấm không cho họ nhập cảnh vào Mỹ? Nhân dáng bên ngoài, y phục, khăn đội đầu (Turban, Hidschab, Niqab, Burka…), tên họ trên thông hành, ngôn ngữ…?

4. Tạo ra 25 triệu việc làm mới bằng cách giảm thuế sản xuất các mặt hàng trong nước, đánh thuế nặng trên hàng hóa nhập cảng, rút các công ty Mỹ ở ngoại quốc ( Apple, General Electric, Caterpillar, Microsoft, Wal-Mart, Chevron, Cisco, Intel, Stanley Works, Merck, United Technologies, và Oracle …) về nước.

Việc đưa các hãng, xưởng ra nước ngoài (Outsourcing, Offshore) sản xuất trong thập niên vừa qua đã làm mất đi khoảng 2,4 triệu việc làm trên nước Mỹ. Nếu kể luôn từ những thập niên trước, số người mất việc trên nước Mỹ vào khoảng 8 triệu kể từ khi có làn sóng đưa hãng, xưởng sản xuất ra nước ngoài với nhân công, chi phí sản xuất rẻ hơn nội địa nhiều lần, nhưng ngược lại người dân Mỹ có được những hàng hóa, sản phẩm rẻ, giá phải chăng, vừa túi tiền của đại đa số, nhất là các mặt hàng gia dụng, quần áo, giầy dép, cellphone, tablet, microwave, TV, DVD-Player và hàng trăm thứ khác, đồng thời các mặt hàng sản xuất có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới trong khung cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Hãy thử hình dung, một chiếc Iphone 6 mới ra lò, còn nóng hổi, vừa thổi vừa bấm, sản xuất ở Trung Cộng, giá khoảng $700 (không có hợp đồng sử dụng), đem về lắp ráp tại Mỹ sẽ có giá thành bao nhiêu? Chắc không dưới $1.400. Ai có tiền mua? Làm sao cạnh tranh được với những smartphone của Samsung Galaxy S7 giá chỉ $500?

Ngoài ra, cũng đừng quên rằng trong 8 năm cầm quyền của tổng thống Obama, tình trạng thất nghiệp đã giảm xuống ở mức thấp kỷ lục 4,9%theo thống kê vào tháng 08.2016. Liệu những chính sách của ông Donald Trump có thể hạ mức thất nghiệp của Mỹ tiếp tục xuống nữa hay ngược lại?

Trên đây là 4 trong 10 điều hứa hẹn của ông Donald Trump trong khi tranh cử. 4 điều này theo ý của người viết, rất khó lòng thực hiện, bởi những trở ngại cũng như ảnh hưởng đến xã hội với những tác động ngược như đã phân tích.

Chỉ có một lời tuyên bố của ông Trump có thể thực hiện dễ dàng, ít gặp trở ngại nhất, là việc thay đổi luật “Sinh ra trên nước Mỹ, bất kể chủng tộc nào đều là công dân Mỹ không cần biết đến tình trạng cư trú của cha mẹ”, bởi vì sau cuộc bầu cử ngày 08.11.2016 vừa qua, đảng Cộng Hòa đã nắm luôn cả lưỡng viện quốc hội.

Nếu không thực hiện được những điều đã hứa khi ra tranh cử, thì Trump trở thành người nói dối, mị dân và những người bầu cho ông sẽ thất vọng mà quay lưng lại với ông. Còn nếu Trump thực hiện lời hứa bằng mọi giá, thì sẽ nguy hiểm cho nước Mỹ.

Dân chủ, không than khóc

Chuyện hậu bầu cử.

Bài viết của người tỉnh táo, đáng đọc.

Góp ý:

Quan niệm của tôi là, mình đã chọn nước dân chủ để dung thân, thì mình nên tôn trọng trò chơi dân chủ của nước người ta.

Người thất cử là người trong cuộc, mà người ta còn, bắt tay, gọi phone chúc mừng  đối thủ thắng cuộc. Còn mình chỉ là Fans mà thôi,  thì tại sao lại nổi nóng gọi người thắng cử là “Thằng nầy, thằng nọ”, và chửi cả những ai bầu cho người thắng cử mà mình không thích?

Người thắng cử chưa nhận bàn giao, sao mình biết được người thắng cử sẽ làm nước Mỹ  tiêu tan? Chắc gì mình tài giỏi hơn, sáng suốt hơn, quá bán dân số Mỹ đã bầu cho người lảnh đạo nước họ?

Hảy bình tâm xét lại coi mình điên, hay là mấy người kia điên?

TGC

On Thursday, November 10, 2016, Quy Ngo wrote:

Dân chủ, không than khóc

Nếu có loại tranh luận nào dẫn đến cãi lộn, mắng nhau, đấm nhau, thì đó là cãi lộn chính trị. Ông Trump và bà Clinton thì chửi nhau, nhục mạ nhau trên sân khấu. Còn fans của họ thì cãi nhau ngoài đường, trên mạng, có lúc đánh nhau đến sưng mỏ.

Ai cũng có fans. Và ai cũng có fans cuồng.

Nhưng tui muốn nói với các bạn: Hãy là fan, đừng là cuồng, vì “cuồng” sẽ dẫn đến cực đoan. Vì “cuồng” đã là một dạng cực đoan.
Fans cuồng rất dễ nhận ra: Trump mà thắng thì tui bỏ nước Mỹ tui đi. Trump mà thắng thì tui không biết giải thích cho con tui như thế nào. Trump mà thắng thì tui đóng blog. Vân vân và vân vân.

(Tui sẽ đợi xem có bao nhiêu người Mỹ bỏ nước ra đi. Tui sẽ đợi xem bao nhiêu người đóng Facebook, đóng blog. Tui cũng muốn nghe các anh/chị đã giải thích thế nào cho con cái mình trong cái ngày sau ngày bầu cử).

Nước Mỹ này của mọi người Mỹ. Của bạn, của tôi, của người tôi thương, của người tôi ghét, của bà Clinton, của ông Trump nữa (và của Ivanka cùng Chelsea nữa chứ). Nhưng đừng bao giờ làm như thể ông Trump đẻ ra nước Mỹ này, để nay ông làm tổng thống thì tui bỏ xứ tui đi.

Nếu chỉ vì ông Trump làm tổng thống mà phải bỏ xứ ra đi thì bạn yêu cảm xúc của bạn, yêu quan điểm của bạn, chứ bạn yêu gì đất nước này. Và tình yêu nước đó của bạn nó rất nhỏ, nhỏ đến độ nó … nhỏ hơn cả ông Trump. Cứ tưởng tượng, tất cả những ai yêu Clinton (hoặc/và ghét Trump) đều bỏ nước ra đi, thì ông Trump thành cái gì? Câu trả lời có sẵn: thành Putin, thành Kim Jong-un, thành Tập Cận Bình… Nếu bạn yêu nước Mỹ, yêu dân chủ, yêu chân thành đến độ sẵn sàng bỏ nước ra đi chỉ để phản đối Trump, thì hợp lẽ nhất là bạn nên ở lại. Ở lại để kiểm soát Trump, ở lại để 4 năm nữa bỏ phiếu cho đối thủ của Trump, ở lại để góp thêm một phiếu cho nền dân chủ xứ này. Dân chủ là lao mình vào chứ không phải bỏ chạy.

Hôm nay là ngày đầu tiên sau bầu cử, bạn đã giải thích gì với con cái mình? Chắc hẳn đa số các bạn sẽ ôm con vào lòng, đôi khi nước lưng tròng, nói như xin lỗi. “Xin lỗi con, ba/mẹ đã có lỗi vì thằng Trump thành tổng thống.” Còn mấy đứa nhỏ thì chắc hẳn mặt mũi phụng phịu, nấc lên từng hồi. “Tại sao cái thằng tục tĩu đó lại là tổng thống của con.” Bảo đảm với các bạn, không cần giải thích gì đâu, chỉ vài ngày là quên hết. Rồi lũ nhỏ cũng phải đi học, phải làm homework, phải đi chơi với bạn bè, hẹn hò với người yêu. Chúng không có nhiều thời gian cho “thằng Trump” đâu. Vậy bạn đã nói gì với chúng ngày hôm nay? Nếu là tôi (nếu thôi, tôi chưa có con), tôi sẽ dạy chúng hành xử để không bị người khác gọi là “thằng,” để người khác khi nhìn vào sẽ thấy cả những giá trị tích cực của mình (cùng cả những tiêu cực khác). Tôi cũng sẽ dạy chúng tinh thần của cuộc chơi dân chủ. Tôi sẽ nói với chúng, đừng bao giờ nghĩ “một lá phiếu của tôi sẽ không thay đổi được gì.”

Rõ ràng, “thằng Trump” rất tục tĩu. Nhưng nếu trong con người “ông Trump” chỉ có tính chất “thằng Trump” thôi, tại sao hắn lại được hơn 50 triệu người Mỹ bỏ phiếu? Nếu bà Clinton ngoan, hiền đến thế, sao cũng chỉ có 50 triệu người Mỹ bỏ phiếu? Tôi sẽ dạy con tôi nhìn vào Trump thật kỹ, và nhìn cả một xã hội đang đánh giá Trump. Xã hội nào thì lãnh đạo đó. Nếu Trump tệ đến thế, thì xã hội – trong đó có tôi và các bạn – tệ hại không kém. Bạn có tin điều ấy không?

Tôi sẽ dạy con tôi một điều nữa: Hãy đi bỏ phiếu; đừng bao giờ nghĩ rằng “Ôi, một lá phiếu của tôi chẳng thay đổi được gì. Cả xóm đi bỏ phiếu là đủ rồi.” Tôi nói thật, Trump thắng là vì những người ghét Trump đã để Trump thắng. Trump thắng là vì những người yêu Trump đã thật sự tin vào hệ thống bầu cử, và làm mọi điều để thắng. Họ đi bỏ phiếu! Phía bên kia thì không! Tôi sẽ nói với con tôi: “Đây là ví dụ rõ nhất của dân chủ con ạ. Đừng nản. Rồi con sẽ trưởng thành, sẽ đi bỏ phiếu, sẽ tham gia thay đổi vận mệnh đất nước này.” Lá phiếu là tiếng nói của chúng ta. Không đi bỏ phiếu chính là phản dân chủ (mà đôi khi chỉ vì lười biếng).

Tôi cũng sẽ hỏi các bạn tôi đang than khóc, các bạn đã làm gì trong mấy tháng qua? Các bạn có xuống đường, đi từng nhà, gõ cửa, vận động cho đối thủ của Trump không? Các bạn có thức đêm, thức hôm, tham gia các cuộc vận động cho đối thủ của Trump không? (Hỏi nhỏ một câu: Thế các bạn có đóng góp vào quỹ tranh cử của đối thủ của Trump không?) Nếu các câu trả lời là “không, không, không,” tôi muốn nói với các bạn: Chúng ta chỉ giỏi “chém gió” và ngồi chờ người khác hành động.

Vậy thì, Trump thắng cử nghĩa là gì? Nghĩa là 4 năm sắp tới Trump sẽ ngồi ở Tòa Bạch Ốc, sẽ là tổng thống nước Mỹ, sẽ ảnh hưởng nhiều lên xã hội, nhưng không phải muốn làm cái gì cũng được. Tại sao? Tại vì đây là nước Mỹ. “Check and balance” là triết lý kiểm soát quyền lực của chính trị Mỹ (cái này thì con trai ông Trump nói một câu nghe được: Không phải ông già tôi muốn làm gì cũng được đâu. Hệ thống công quyền và chính trị Mỹ có rất nhiều tầng nấc).

Trump thắng cử không phải là ngày tận thế. Tin tôi đi, các bạn sẽ quên rất nhanh. Quên, không phải vì các bạn vô tâm, mà vì các bạn còn khối điều lo toan khác. Nói thì nghe có vẻ đơn giản, nhưng anh bạn tôi, một dược sĩ, nói thế này: Cứ làm tròn chuyện của mình, còn ai làm tổng thống mặc kệ, tôi vẫn phải đi làm 40 giờ một tuần. Thế thôi!

Cuối cùng, tôi muốn nói điều này với các bạn: Dân chủ, hình thức xã hội đẹp nhất, cũng chính là nơi thử thách đấy bạn ạ. Dân chủ thử thách tính văn minh và sự trưởng thành của xã hội. Nếu ưa chuộng dân chủ, hãy chuẩn bị để đối mặt với thách thức. Tức là phải tham gia. Nếu chúng ta lên án độc tài, nhất định chúng ta không để một xã hội dân chủ có điều kiện trở thành độc tài. Than khóc, bỏ nước ra đi, đóng blog, vân vân và vân vân, là mầm mống cho độc tài ra đời.

Câu chuyện cuối: Được biết ở nơi tôi sống, có một người bỏ ra $1000 cá cược Trump thắng; bỏ túi $9000!

Lời cuối: Xin đừng hỏi tôi đã bỏ phiếu cho ai.

Thien Giao Pham

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Sóng thần ập vào New Zealand

Sóng thần ập vào New Zealand

13.11.2016

VOA

Một con đường cách Christchurch 2 giờ lái xe bị nứt sau trận động đất sáng 14/11.

Một con đường cách Christchurch 2 giờ lái xe bị nứt sau trận động đất sáng 14/11.

Một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã làm rung chuyển miền trung New Zealand sáng sớm 14/11 (giờ địa phương), gây thiệt hại trên diện rộng và dẫn tới một trận sóng thần, theo Cơ quan thăm dò địa chất của Hoa Kỳ.

Hàng nghìn người sinh sống dọc theo bờ biển phía đông của nước này đã phải sơ tán lên những vùng đất cao, sau khi chính quyền cảnh báo về những đợt triều cường có thể cao tới 5 mét.

Bà Sarah Stuart-Black, quan chức của Bộ Phòng vệ Dân sự New Zealand, được Reuters trích lời nói: “Những đợt sóng đầu tiên đã ập tới, nhưng chúng tôi biết rằng còn quá sớm để nói về những tác động. Điều chúng tôi quan ngại là những gì sắp xảy ra. Những đợt sóng sắp tới có thể lớn hơn trước”.

Trận động đất có tâm chấn ở cách Christchurch 91 km về phía đông bắc. Đây là nơi hứng chịu trận động đất mạnh 6,3 độ richter hồi tháng Hai năm 2011, làm 185 người chết cũng như gây ra thiệt hại nặng nề.

Người dân thủ đô Wellington của New Zealand đổ ra đường sau trận động đất mạnh hôm 14/11.

Người dân thủ đô Wellington của New Zealand đổ ra đường sau trận động đất mạnh hôm 14/11.

Cảnh sát New Zealand cho biết đang điều tra các thông tin về một tòa nhà đổ sập tại thị trấn nghỉ mát nằm ở ven biển Kaikoura.

Cơn chấn động đầu tiên và các đợt hậu chấn sau đó có thể cảm nhận được ở hầu khắp New Zealand.

Theo Reuters, một loạt các dư chấn xảy ra sau đó, và một số có cường độ tới 6,1 độ richter.

Cơ quan Geonet của New Zealand đã thông báo cường độ trận động đất mới nhất là 7,5 độ richter, từ mức 6,5 độ mà cơ quan này công bố trước đó.

Bộ Phòng vệ Dân sự cho biết còn quá sớm để đánh giá thiệt hại về của cũng như thương vong về người.

Các thách thức cho Donald Trump về chính sách đối ngoại

Các thách thức cho Donald Trump về chính sách đối ngoại

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye

Dịch giả: Đổ Kim Thêm

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump trong chiến dịch tranh cử đã có đặt vấn đề về các liên minh và định chế đã củng cố cho trật tự của thế giới tự do, nhưng ông chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ một câu hỏi quan trọng nhất đã đề ra trong chiến thắng của ông là liệu giai đoạn lâu dài của toàn cầu hóa mà trào lưu này bắt đầu vào cuối Thế chiến II về cơ bản là đã kết thúc chưa.

Không tất yếu phải như vậy. Ngay cả khi các hiệp định thương mại như Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương thất bại và toàn cầu hóa về kinh tế chậm lại, thì công nghệ đang thúc đẩy toàn cầu hóa về sinh thái, chính trị và xã hội trong các hình thức của biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia và di dân – cho dù Trump thích các vấn đề này hay không. Trật tự của thế giới không chỉ là kinh tế, mà còn hơn thế và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của trật tự này.

Người Mỹ thường hiểu lầm về vị thế của chúng ta trong thế giới. Chúng ta dao động giữa hai trào lưu hân hoan chiến thắng và tàn lụn. Sau khi Liên Xô phóng phi thuyền Sputnik vào năm 1957, chúng ta tin rằng chúng ta suy vi. Trong những năm 1980, chúng ta nghĩ rằng người Nhật đã vực dậy cao lớn đến ba mét. Trong hậu quả của cuộc Đại Suy thoái vào năm 2008, nhiều người Mỹ lầm tưởng rằng Trung Quốc đã trở nên mạnh hơn so với Hoa Kỳ.

Dù qua các luận điệu tranh cử của Trump, nhưng Mỹ không có suy bại. Nhờ có người nhập cư mà Mỹ là một quốc gia phát triển chính không chịu tình trạng suy giảm dân số vào giữa thế kỷ; sự phụ thuộc của Mỹ vào việc nhập khẩu năng lượng giảm đi chứ không tăng; Mỹ đứng đầu trong những công nghệ lớn (sinh học, nano, thông tin) sẽ định hình thế kỷ này; và các trường đại học của Mỹ đứng đầu các bảng xếp hạng trên thế giới.

Trong chính sách đối ngoại của Trump có nhiều vấn đề quan trọng sẽ đưa vào chương trình nghị sự, nhưng một vài vấn đề chính có thể sẽ chiếm ưu thế – quan hệ với siêu cường Trung Quốc và Nga và những bất ổn ở Trung Đông. Một quân đội Mỹ hùng mạnh vẫn còn cần thiết, nhưng chưa đủ để giải quyết cả ba vấn đề. Duy trì sự cân bằng quân sự ở châu Âu và Đông Nam Á là một nguồn quan trọng về tầm ảnh hưởng của Mỹ, nhưng Trump có lý khi cho rằng các cố gắng để kiểm soát các vấn đề nội chính của các dân chúng ở Trung Đông đang theo phong trào dân tộc chỉ là công thức cho sự thất bại.

Trung Đông đang trải qua một loạt các cuộc cách mạng phức tạp, nó bắt nguồn từ các vấn đề ranh giới nhân tạo trong thời kỳ hậu thuộc địa; xung đột giữa các tông phái trong tôn giáo, và tình trạng hiện đại hoá bị trì trệ mà nó được mô tả trong Báo cáo về Phát triển con người Á Rập của Cơ quan Liên Hợp Quốc. Sự xáo trộn gây hậu quả có thể kéo dài trong nhiều thập niên, và sẽ còn tiếp tục để nuôi dưỡng các trào lưu khủng bố thánh chiến cực đoan. Châu Âu vẫn chưa ổn định trong 25 năm sau ngày Cách mạng Pháp, và can thiệp quân sự của các cường quốc bên ngoài làm cho mọi việc tồi tệ hơn.

Nhưng ngay cả việc giảm nhập khẩu năng lượng từ Trung Đông, Mỹ không thể quay lưng lại với khu vực vì đứng trước các lợi ích của Mỹ tại Israel, thí dụ như bên cạnh các vấn đề khác còn có việc không mở rộng các loại vũ khí hạt nhân gây sát thương đại chúng và tôn trọng quyền con người. Nội chiến tại Syria không chỉ là một thảm họa nhân đạo; nó còn làm mất ổn định cho khu vực và châu Âu. Mỹ không thể bỏ qua sự kiện này, nhưng một trong những chính sách của Mỹ là nên ngăn chặn, gây ảnh hưởng đến kết quả qua thúc đẩy hành động và củng cố đồng minh, thay vì cố gắng để dành quyền kiểm soát quân sự trực tiếp. Biện pháp này vốn tốn kém và vừa phản tác dụng.

Ngược lại, sự cân bằng quyền lực trong khu vực châu Á làm cho Mỹ đuợc hoan nghênh ở đó. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng mối lo ngại ở Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác. Ứng phó với sự trỗi dây của Trung Quốc trong khắp thế giới là một trong những thách thức trong chính sách đối ngoại lớn của thế kỷ này, và chiến lược song hành của cả hai đảng của Mỹ để theo đuổi “vừa tích hợp nhưng đảm bảo” – theo đó Mỹ mời Trung Quốc tham gia vào trong một trật tự của thế giới tự do, trong khi Mỹ tái khẳng định hiệp ước an ninh với Nhật Bản – đó vẫn là một phương sách đúng đắn.

Không giống như thế kỷ trước, khi nước Đức trỗi dậy (đã vượt qua Anh vào năm 1900) làm dấy lên những lo sợ, mà nó đã giúp đưa nhanh tới các thảm họa vào năm 1914. Trong sức mạnh tổng thể, Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ. Ngay cả khi nền kinh tế của Trung Quốc vượt qua Mỹ trong tổng quy mô vào năm 2030 hoặc 2040, thu nhập bình quân tính theo đầu người của Trung Quốc (một cách đo tốt hơn về sự trưởng thành phức tạp của nền kinh tế) sẽ tụt hậu. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ không bằng được Mỹ về “sức mạnh cứng” hay quân sự hoặc “sức mạnh mềm” hay “quyền lực mềm” đầy thu hút của Mỹ. Như Lee Kuan Yew đã từng nói, bao lâu mà Mỹ vẫn rộng mở và thu hút những nhân tài của thế giới, thì Trung Quốc sẽ không dễ bị đánh bại, nhưng sẽ không thay thế được Mỹ.

Vì những lý do này mà Mỹ không cần một chính sách ngăn chặn Trung Quốc. Quốc gia duy nhất có thể kiềm chế Trung Quốc là Trung Quốc. Khi Trung Quốc áp lực với các nước láng giềng về các xung đột lãnh thổ, Trung Quốc kềm chế chính mình. Mỹ cần khởi động các sáng kiến kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, tái khẳng định liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc, và tiếp tục cải thiện quan hệ với Ấn Độ.

Cuối cùng, còn có Nga là nước đang suy bại, nhưng với kho vũ khí hạt nhân đủ để làm Nga tiêu diệt Mỹ – và do đó vẫn còn là một mối đe dọa tiềm tàng cho Mỹ và những nước khác. Nga gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu từ các nguồn tài nguyên năng lượng, Nga có một “một nền kinh tế chỉ có một vụ thu hoạch” với các định chế nhũng lạm và các vấn đề nhân khẩu và y tế bất kham. Các biện pháp can thiệp của Tổng thống Vladimir Putin ở các nước láng giềng và khu vực Trung Đông, và tấn công trên không gian mạng vào nước Mỹ và các nước khác, mặc dù có ý định làm cho Nga vĩ đại trở lại, tất cả  các việc này chỉ làm cho các triển vọng lâu dài của đất nước xấu đi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các nước đang suy sụp thường có nhiều rủi ro và do đó nguy hiểm hơn – bằng chứng là Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.

Điều này đã tạo ra một tình thế khó xử trong chính sách. Một mặt, điều quan trọng là để chống lại thách thức của Putin đang thay đổi trò chơi để cấm các nước do tự sau năm 1945 về việc sử dụng vũ lực quốc gia để chiếm giữ lãnh thổ của các nước láng giềng. Đồng thời, Trump có lý để tránh sự cô lập toàn diện của một đất nước mà chúng ta đang có các lợi ích chồng chéo nhau như an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố và các vấn đề Bắc Cực và khu vực như Iran và Afghanistan. Các biện pháp trừng phạt tài chính và năng lượng cần thiết cho sự răn đe; nhưng chúng ta cũng có lợi ích đích thực: nó được thăng tiến tốt nhất bằng cách giao dịch với Nga. Không ai có thể đạt được thắng lợi từ một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Mỹ không suy bại. Nhiệm vụ trước mắt về chính sách đối ngoại của Trump là nên điều chỉnh lại các ngôn từ trong luận điệu và trấn an các đồng minh và những nước khác về vai trò của Mỹ còn đang tiếp tục trong một trật tự của thế giới tự do.

_____

Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, Giáo sư Đại học Harvard. Ông là tác giả Is the American Century Over? Nguyên tác: Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges.

Bà Clinton, màu tím hàn gắn và phụ nữ Việt Nam

Bà Clinton, màu tím hàn gắn và phụ nữ Việt Nam

Bà Hillary Clinton trong buổi phát biểu chấp nhận thất bại sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Bà Hillary Clinton trong buổi phát biểu chấp nhận thất bại sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Việc bà Clinton thừa nhận thất bại, rồi bày tỏ hậu thuẫn cho Tổng thống đắc cử Trump sau mùa tranh cử đầy tranh cãi, đã khiến phụ nữ Việt cho rằng bà “giống như một nguyên thủ”.

Phát biểu hôm 9/11, cựu ngoại trưởng Mỹ cho biết đã “gọi điện chúc mừng ông Donald Trump và đề nghị làm việc với ông vì đất nước”.

Với phu quân Bill Clinton và con gái Chelsea đứng kế bên, và trước hàng trăm ủng hộ viên cũng như các nhân viên, bà nói rằng “chúng ta phải chấp nhận kết quả này và hướng tới tương lai”.

Một điểm nhấn trong khi cựu đệ nhất phu nhân Mỹ lên sân khấu phát biểu trước hàng trăm người đó là màu tím đậm trên trang phục của bà cũng như trên cà vạt của phu quân Bill Clinton.

Không chỉ nhiều người trên mạng xã hội mà một số tờ báo cũng cho rằng việc bà Clinton sử dụng màu chủ đạo, pha trộn giữa màu xanh nước biển đậm và màu đỏ của Đảng Dân chủ và Cộng hòa, để chuyển đi thông điệp đoàn kết và hàn gắn.

Dù bà không trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, bà Dương Thị Tân từ Sài Gòn nói với VOA Việt Ngữ rằng cựu đệ nhất phu nhân Mỹ đã truyền cảm hứng cho bà cũng như những người phụ nữ khác ở mọi nơi.

Bà Tân nói tiếp: “Tâm lý phụ nữ mà, đương nhiên là bà ấy gây một ấn tượng rất là mạnh mẽ. Đến như con gái tôi, cháu còn rất là bé, khi nghe tinbà ấy không thắng, không thể vượt qua được ông Trump thì cháu cũng rất là buồn, cũng bàn tán, cũng bình luận những chuyện thế này, thế kia. Đương nhiên, những người phụ nữ như chúng tôi ở Việt Nam và rất là nhiều người phụ nữ khác ở trên thế giới rất là buồn”.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ thất bại trước tỷ phú bất động sản thuộc phe Cộng hòa, trong cuộc đua gay cấn tới phút chót hôm 9/11.

Trong chiến dịch vận động kéo dài, cả bà Clinton lẫn ông Trump nhiều lần chỉ trích nhau kịch liệt và thậm chí còn gọi nhau là “kẻ dối trá”.

Nhưng khi phát biểu thừa nhận thất cử, nữ ứng viên tổng thống đầu tiên của một chính đảng ở Hoa Kỳ còn thúc giục những người ủng hộ mình đoàn kết.

“Ông Donald Trump sẽ là tổng thống của chúng ta, chúng ta cần phải mở lòng và cho ông ấy cơ hội lãnh đạo”, bà Clinton nói, và bày tỏ hy vọng rằng tỷ phú bất động sản “sẽ là một tổng thống thành công cho toàn bộ người Mỹ”.

Bà Dương Thị Tân cho biết bà từng theo dõi nhiều kỳ tổng thống trước đây, và theo bà, dù trong chiến dịch tranh cử, các ứng viên dùng nhiều cách để hạ bệ đối thủ, nhưng người chiến bại luôn “có những bài diễn văn rất là cảm động”, thể hiện sự đoàn kết với người đắc cử.

Bà nói thêm: “Tôi nghĩ rằng tất cả họ làm những cái việc như thế, thứ nhất chứng tỏ họ là những người vì đất nước họ. Họ hòa giải, hòa hợp để xây dựng đất nước họ vì một nước Mỹ cường thịnh. Cách làm của bà Clinton, tôi nghĩ rằng người nào sau cuộc tranh đua cũng sẽ làm như vậy, và tôi không ngạc nhiên lắm. Bà Clinton là người thua cuộc, nhưng mà cũng thể hiện là một người Mỹ yêu đất nước mình. Bà kêu gọi mọi người hãy cùng chung tay, gác lại những bất đồng và xây dựng nước Mỹ cường thịnh. Bà đã thể hiện rõ bà là một người có đầy đủ phẩm chất của một người phụ nữ Mỹ, một người dù không làm tổng thống nhưng giống như một người đứng đầu đất nước”.

Bà Clinton đã nhiều lần tới Việt Nam trên cả cương vị đệ nhất phu nhân cũng như ngoại trưởng Mỹ. Và việc ông Bill Clinton đóng vai trò quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Hà Nội – Washington nên nhiều tờ báo ở Việt Nam từng coi gia đình Clinton là “người bạn của Việt Nam”.

Dù bà đã phát biểu chấp nhận thất bại, không ít tờ báo ở trong nước cho rằng bà “vẫn còn cơ hội lội ngược dòng” vì cựu ngoại trưởng Mỹ nhiều hơn ông Trump về số phiếu phổ thông.

Biểu tình chống ông Trump tiếp tục diễn ra khắp nước Mỹ

Biểu tình chống ông Trump tiếp tục diễn ra khắp nước Mỹ

Nguoi-viet.com

Biểu tình ở Milwaukee, Wisconsin, chống ông Donald Trump. (Hình: Pat A. Robinson/Milwaukee Journal-Sentinel via AP)

PORTLAND, Oregon (AP) – Từ New York sang Illionois cho tới California, ở các tiểu bang từng ủng hộ đảng Cộng Hòa cũng như ở các tiểu bang ủng hộ đảng Dân Chủ, người biểu tình phản đối việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ đã kéo ra đường đêm thứ ba liên tiếp, cản trở giao thông trên xa lộ, đập các cửa tiệm, nổi lửa đốt phá, và tại một thành phố đã bị cảnh sát dùng hơi cay và đạn cao su giải tán.

Những cuộc biểu tình đã tiếp tục diễn ra vào đêm Thứ Năm, với cuộc đụng độ lớn nhất xảy ra trên đường phố Portland, tiểu bang Oregon, nơi hàng ngàn người tuần hành hô khẩu hiệu bác bỏ tổng thống tân cử, trong khi một số người khác ném pháo lớn và đốt các thùng rác cùng cây cối trồng bên đường.

Cảnh sát dùng khiên đẩy lui người biểu tình sang hai bên lề đường và có lúc dùng lựu đạn khói, lựu đạn cay và lựu đạn gây tiếng nổ cùng ánh sáng chói lòa để đối phó với họ. Cảnh sát cũng cho hay bắt giữ khoảng 26 người khi họ không chịu giải tán.

Ông Trump dùng Twitter để đáp lại phía biểu tình, nói rằng ông “vừa có một cuộc tranh cử tổng thống minh bạch, thành công. Nay thành phần chuyên biểu tình, được sự xúi giục của truyền thông, đang phản đối. Rất không công bằng!”

Ðến sáng ngày Thứ Sáu, ông Trump lại gửi tweet, lần này lại khen ngợi “lòng nhiệt thành” với đất nước của người biểu tình.

Tại thành phố Denver, người biểu tình khiến giao thông trên xa lộ I-25 gần trung tâm thành phố phải gián đoạn trong một thời gian.

Người biểu tình cũng làm xa lộ ở Minneapolis và Los Angeles phải đóng.

Tại trung tâm thành phố San Francisco, các học sinh trung học hô khẩu hiệu “không phải tổng thống của tôi” khi tuần hành.

Người tham dự biểu tình ở khắp nơi cho thấy thuộc nhiều nhóm khác nhau, kể các nhóm tranh đấu cho người di dân, giới đồng tính, và người thuộc các sắc dân thiểu số.

Tại hai thành phố New York và Chicago, các nhóm biểu tình đã tập trung bên ngoài tòa nhà Trump Tower ở hai thành phố này, hô khẩu hiệu bày tỏ sự giận dữ và đả đảo ông Trump.

 

Ở Philadelphia, người biểu tình tập trung gần tòa thị chánh, mang biểu ngữ có hàng chữ “Không phải tổng thống của chúng tôi.” Nhiều người còn dẫn theo con cái của họ đi tham dự biểu tình.

Có khoảng 500 người tham dự một cuộc biểu tình ở thành phố Louisville, tiểu bang Kentucky, trong khi ở Baltimore có hàng trăm người kéo đến một sân vận động nơi đội bóng football Ravens đang thi đấu.

Những người ủng hộ ông Trump nói rằng người biểu tình không tôn trọng luật chơi và không chấp nhận quy luật dân chủ. (V.Giang)

Nước Mỹ với Trump sẽ bị Bắc Kinh Lấn Lướt ở Châu Á

Nước Mỹ với Trump sẽ bị Bắc Kinh Lấn Lướt ở Châu Á

New Mandala

Tác giả: Hunter Marston

Dịch giả: Liêm Nguyễn

10-11-2016

Ảnh: internet

Nước Mỹ với tổng thống mới Donald Trump sẽ cho phép Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng và kiểm soát nhiều hơn ở châu Á. Việc Trump trở thành tổng thống đang làm cho các đồng minh lâu năm của Mỹ trong khu vực lo lắng, và đặt ra mối nguy cơ kinh tế và chiến lược cho Hoa Kỳ.

Với việc bầu chọn Donald Trump làm tổng thống, cử tri Mỹ cho thấy họ ủng hộ chủ nghĩa hướng nội “Mỹ trước hết”, và phản đối chính sách hướng ngoại toàn cầu hoá của Tổng thống Barack Obama. Đông Nam Á gần như chắc chắn sẽ thành chuyện bên lề và không còn được chú ý nhiều như thời Obama. Thương mại và an ninh trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trump đã nói rõ là ông ta hoài nghi về giá trị của các liên minh ở châu Á, và thậm chí còn cho rằng Hàn Quốc và Nhật Bản nên được trang bị vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình. Sự lạnh nhạt của Trump với an ninh của các đồng minh châu Á cho thấy một sự hiểu lầm cơ bản về lợi ích của Hoa Kỳ với các liên minh nước ngoài và các thỏa thuận chiến lược; điều có khả năng dẫn đến những tính toán sai mà hậu quả là các xung đột hạt nhân thảm khốc.

Với khu vực Đông Nam Á, tuy rằng nguy cơ xung đột hạt nhân là gần như không có, thế nhưng việc rút lui hoặc làm suy giảm các cam kết an ninh của Mỹ sẽ làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc với các quốc gia này và loại bỏ Hoa Kỳ ra ngoài cấu trúc thương mại của khu vực.

Philippines, dưới thời Tổng thống dân túy Rodrigo Duterte đã và sẽ tách ra khỏi Hoa Kỳ để nghiêng về Trung Quốc – mặc dù Trump và Duterte, người được mệnh danh là “Trump của phương Đông”, có thể tìm thấy những điểm chung để làm ấm lại mối quan hệ đang lạnh hạt giữa Mỹ và Philippines.

Thủ tướng Najib của Malaysia cũng đang nỗ lực tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế với Trung Quốc, gây lo ngại rằng Washington rồi cũng sẽ mất đối tác an ninh truyền thống này vào tay Bắc Kinh.

Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore cũng lên tiếng quan ngại việc Mỹ rút ra khỏi châu Á vào lúc này, khi mà quyết sách của Mỹ là rất quan trọng cho ổn định khu vực. Singapore là đối tác an ninh quan trọng, cho phép các máy bay trinh sát và tàu sân bay của Mỹ ra vào, đóng góp quan trọng cho hòa bình ở biển Đông Nam Á. Ở Singapore hiện có hơn 3.600 công ty Mỹ và thương mại hai chiều đạt 47 tỷ USD trong năm 2014-2015.

Thủ tướng Lý cảnh báo rằng, nếu Mỹ không thông qua Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước trong trong khu vực sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và trở nên nghi ngờ các đầu tư kinh tế và cam kết an ninh của Mỹ.

TPP, bản hiệp ước hợp tác thương mại giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Brunei, Úc và New Zealand, nhiều khả năng sẽ chết yểu. Trong suốt cuộc vận động bầu cử, Donald Trump đã nhiều lần mạnh mẽ lên án TPP, do đó ít có khả năng ông sẽ tiếp tục hoặc thậm chí đàm phán lại thoả thuận hợp tác thương mại này.

Trong khi đó, Hiệp Ước Đối Tác Kinh Tế Khu Vực Toàn Diện (RCEP) của Trung Quốc với các nước trong khu vực, mà Mỹ không được tham gia, sắp hoàn thành. Việc bỏ lỡ ưu thế ở châu Á, nơi được xem là trung tâm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sẽ là một trở lực lớn với nền kinh tế Mỹ. Nó sẽ có tác động tiêu cực đến xuất khẩu, người tiêu dùng (thông qua nhập khẩu rẻ), cũng như thị trường lao động cho sản xuất và dịch vụ của Mỹ.

Việc Trump nắm Nhà Trắng vào thời điểm này cũng sẽ có ảnh hưởng hết sức quan trọng cho cân bằng quyền lực toàn cầu, khi Trung Quốc đang vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và ngày càng tìm cách để mở rộng sức mạnh quân sự ra bên ngoài. Các nước Đông Nam Á mong muốn Mỹ sẽ tiếp tục can dự và lãnh đạo, cả về quân sự và kinh tế, trong khu vực để cân bằng với Bắc Kinh. Các hiệp ước liên minh từ hàng chục năm qua cũng như các quan hệ đối tác an ninh mới hình thành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc Philippines ngả về Trung Quốc (và tách ra khỏi Hoa Kỳ) gần đây có thể tạo ra một tiền lệ cho các quốc gia Đông Nam Á khi họ cảm thấy hối thúc phải chọn lựa giữa hai cường quốc.

Bắc Kinh chắc chắn là đã rất vui mừng khi Trump thắng cử. Hillary Clinton luôn được xem là sẽ quyết đoán hơn với sự hiếu chiến ngày càng gia tăng gần đây của Trung Quốc. Nhưng Donald Trump nhiều khả năng sẽ bắt tay với Bắc Kinh. Tuy còn quá sớm để phỏng đoán nội dung của một thỏa thuận như vậy với Trung Quốc, nhiều khả năng nó sẽ dẫn đến việc Mỹ phải thu hẹp sự hiện diện quân sự của mình ở Tây Thái Bình Dương, chấp thuận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông Nam Á và biển Hoa Đông (cũng như các tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và Hồng Kông), và hạn chế việc chỉ trích các vi phạm nhân quyền và phi dân chủ ở Trung Quốc.

Bắc Kinh có thể sẽ cảm thấy nhiều sức mạnh hơn trong việc gây áp lực với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Đông Nam Á, để ép các nước này phải cắt đứt quan hệ với Washington. Một vị Tổng thống ít quan tâm như Trump sẽ khó có khả năng nhận thấy điều này như một mối đe dọa cho quyền lợi của Mỹ ở châu Á; và do đó các nước Đông Nam Á sẽ không còn lựa chọn nào khác là ngả sang Trung Quốc vì các lợi ích kinh tế và an ninh.

Cuối cùng, việc hướng nội sẽ gây hại cho triển vọng kinh tế và lợi ích an ninh của Mỹ. Nó cũng ảnh hưởng đến trật tự mà Hoa Kỳ đã thiết lập và lãnh đạo ở Thái Bình Dương từ sau thế chiến thứ II. Việc Donald Trump thắng cử báo hiệu một sự suy giảm các can dự của Mỹ ở nước ngoài, ngay lúc mà thế giới ngày càng toàn cầu hóa, lúc mà để cạnh tranh thành công các nước cần gia tăng kết nối và mở rộng thương mại.

Các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á có thể sẽ phải sớm nhận ra là chính sách tái cân bằng của Tổng thống Obama đã hết thời, và điều sắp xảy ra có thể là sự ra đời của một trật tự mới trong khu vực nơi mà Trung Quốc được trao cho quyền tối thượng.