Nguyễn Long Thao
2/6/2017
|
|
Theo tin của Catholic World News thì hầu như chắc chắn Tổng thống Donald Trump sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Tòa Thánh Vatican vào tháng 5 nhân dịp ông tham dự hội nghi kinh tế khối G-7 được tổ chức tại Ý
Tòa Bạch Ốc đã xác nhận tin Tổng Thống Donald Trump sẽ tham dự hội nghị G-7. Tuy nhiên Washington lẫn Vatican không nơi nào xác nhận nguồn tin nói trên. Trái lại, tin của cơ quan truyền thông Vatican Insider cho biết cuộc họp như thế chắc chắn sẽ diễn ra. Trước đây, Tổng thống George W. Bush và Tổng Thống Barack Obama khi đi tham dự hội nghị kinh tế khối G-7 tại Ý, đều đã đến gặp Đức Giáo Hoàng. |
Chống tham nhũng: Nửa triệu người xuống đường mừng thắng lợi
Chống tham nhũng: Nửa triệu người xuống đường mừng thắng lợi

Hôm qua, 05/02/2017, trên toàn nước Rumani, nửa triệu người đã xuống đường mừng thắng lợi trong cuộc đọ sức với chính phủ : Bucarest đã buộc phải rút bỏ nghị định giảm nhẹ trừng phạt tội tham nhũng. Riêng tại thủ đô Bucarest, khoảng 300 ngàn người tập hợp trước trụ sở chính phủ trong bầu không khí hồ hởi, phấn khởi.
Từ thủ đô Rumani, thông tín viên Benjamin Ribout gửi về bài tường trình :
« Đó là một trạng thái cảm xúc kỳ lạ khi nhìn những người biểu tình cùng nhau ca hát và nhẩy múa vui mừng. Không bao giờ tôi nghĩ là mình lại có thể chứng kiến một cuộc biểu tình lớn như vậy. Daniela, một phụ nữ khoảng ba chục tuổi, đã tâm sự như vậy. Cô sống tại Pháp từ ba năm nay, nhưng đã tới tham dự cuộc biểu tình ở Bucarest.
Sau khi chính phủ vào tối thứ Bẩy, 04/02, thông báo rút bỏ nghị định giảm nhẹ trừng phạt tội tham nhũng, người ta biết là sẽ có biểu tình lớn vào Chủ Nhật. Thế nhưng, cuộc biểu tình tối qua đông hơn các lần trước, diễn ra trong bầu không khí lễ hội, vui vẻ. Đám đông nhiều lần hát quốc ca, lời bài hát được chiếu lên tường trụ sở chính phủ.
Những người biểu tình hài lòng với việc rút bỏ sắc lệnh, nhưng giờ đây, họ đòi thủ tướng Sorin Grindeanu phải ra đi. Lãnh đạo chính phủ Rumani trước đó đã tuyên bố không muốn từ chức.
Cô Daniela nói : Tôi tin chắc là chính phủ không từ bỏ dự án này. Do vậy, cần phải tiếp tục đấu tranh bởi vì sẽ có những hành động lạm dụng khác. Đây cũng là suy nghĩ của đám đông biểu tình.
Trong lúc có hơn 10% dân số Bucarest biểu tình mừng thắng lợi trước trụ sở chính phủ, thì một cuộc biểu tình khác ủng hộ đảng Dân Chủ được tổ chức trước dinh tổng thống, nhưng chỉ có khoảng gần 2000 người tham gia ».
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung bắt đầu?
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung bắt đầu? (RFA)
Chính phủ Mỹ đưa ra danh sách này vào hôm thứ sáu nhằm mục đích siết chặt cấm vận lên Tehran sau khi Iran thử tên lửa đạn đạo.
Hai công ty này có trụ sở ở thành phố Thanh Đảo, và Ninh Ba miền duyên hải Trung quốc. Trên web site của hai công ty này người ta thấy họ xuất nhập khẩu các sản phẩm như lò đốt, ống nước, vỏ ruột xe gắn máy.
Những người đại diện của hai công ty này nói rằng họ không làm điều gì sai, vì chỉ xuất khẩu những sản phẩm bình thường phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân mà thôi. Hiện nay những dịch vụ tài chính của họ với các ngân hàng Hoa Kỳ đã bị ngừng lại.
Bộ ngoại giao Trung quốc hiện chưa đưa ra lời bình luận nào về việc này, tuy nhiên trong quá khứ Bắc Kinh đã từng rất giận dữ khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên các công ty của họ có làm ăn với Bắc Hàn và Iran.
Xin được nhắc lại là Trung quốc là một trong những cường quốc đã thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân ký kết giữa Iran và các cường quốc phương Tây cùng với Nga và Trung quốc.
Trong một diễn biến khác, vào ngày hôm qua, thứ bảy mùng 4 tháng hai, Bắc Kinh đã lên tiếng cáo buộc Washington vi phạm những luật lệ thương mại toàn cầu khi áp đặt mức thuế từ 63% đến 190% thép Trung quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố của Bộ thương mại Trung quốc đượcc hãng thống tấn nhà nhà nước Tân Hoa Xã trích lời thì Mỹ đã đối xử không công bằng với các công ty Trung quốc chỉ vì các công ty đó là các công ty nhà nước.
Được biết là cộng đồng châu Âu cũng áp đặt một mức thế lên đến 64,9% lên thép nhập khẩu từ Trung quốc.
Trung quốc là quốc gia sản xuất đến phân nửa lượng thép toàn cầu, nhưng do nền kinh tế phát triển chậm lại nên Trung quốc đã bán giá thấp lượng thép dư thùa và hành động này bị cho là phá giá. Bắc Kinh hứa là cho đến năm 2020 sẽ giảm một lượng thép sản xuất mỗi năm là từ 100 đến 150 triệu tấn trong tổng số 1 tỉ hai trăm triệu tấn hiện nay.
Tòa ra phán quyết ngưng thi hành sắc lệnh cấm di dân của TT Trump
Tòa ra phán quyết ngưng thi hành sắc lệnh cấm di dân của TT Trump
Tổng Thống Donald Trump ký lệnh hành pháp tại Tòa Bạch Ốc. (Hình: Getty Images/Pool)
SEATTLE/BOSTON (NV) – Một chánh án liên bang ở Seattle hôm Thứ Sáu ra phán quyết tạm ngưng thi hành sắc lệnh của Tổng Thống Donald Trump, cấm di dân bảy nước Hồi Giáo nhập cảnh vào nước Mỹ. Và lệnh này của tòa có hiệu lực khắp Hoa Kỳ.
Theo Reuters, phán quyết này là một thách thức lớn đối với chính phủ Trump.
Cho đến 7 giờ tối Thứ Sáu, Cơ Quan Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ (CBP) thông báo cho các hãng hàng không là họ có thể đưa di dân đã được cấp visa vào Mỹ.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Tòa Bạch Ốc đưa ra một tuyên bố nói rằng, sẽ yêu cầu Bộ Tư Pháp nộp đơn khẩn cấp, yêu cầu tòa vẫn để sắc lệnh được thi hành.
Ông Sean Spicer, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, nói rằng: “Sắc lệnh của tổng thống có ý bảo vệ người dân, và ông có quyền hiến định và trách nhiệm trong việc bảo vệ người dân Hoa Kỳ.”
Đơn kiện bắt đầu từ tiểu bang Washington và sau đó tiểu bang Minnesota cũng theo chân.
Chánh Án James Robart ở Seattle, một người được Tổng Thống George W. Bush đề cử, phán quyết rằng các tiểu bang có căn bản pháp lý để kiện.
Điều này có thể giúp các luật sư đảng Dân Chủ có thể căn cứ theo đó để kiện ông Trump trong những vấn đề khác.
Quyết định đưa ra vào một ngày mà luật sư của bốn tiểu bang ra tòa, thách thức sắc lệnh của ông Trump.
Chính phủ Trump biện minh hành động của mình dựa trên căn bản an ninh quốc gia, nhưng phía chống đối gán cho đó là vi hiến, nhắm vào những người căn cứ trên tín ngưỡng.
Hôm Thứ Sáu, một chánh án liên bang ở Boston từ chối kéo dài thêm lệnh tạm thời cho phép di dân từ một số nước vào Mỹ mặc dù sắc lệnh của tổng thống không cho phép.
Cũng hôm Thứ Sáu ở Virginia, một chánh án liên bang ra lệnh cho Tòa Bạch Ốc cung cấp danh sách tất cả những người bị chận không được vào Mỹ, theo lệnh cấm của tổng thống.
Bộ Ngoại Giao trong cùng ngày nói rằng có gần 60,000 visa trước đây đã được cấp cho công dân các nước Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen, nhưng bị vô hiệu hóa sau khi lệnh cấm được đưa ra.
Chánh Án Leonie Brinkema ở Alexandria, Virginia, ra lệnh cho chính quyền liên bang phải trao cho tiểu bang danh sách trước ngày Thứ Năm, “tất cả những người từng bị từ chối nhập cảnh hay visa của họ bị hủy bỏ.”
Tiểu bang Hawaii hôm Thứ Sáu cũng theo chân, thách thức lại lệnh cấm, khi nộp đơn kiện, tố cáo rằng lệnh đó là vi hiến và yêu cầu tòa án chận lại lệnh này trên khắp Hoa Kỳ.
Sắc lệnh của tân tổng thống được ký vào ngày 27 Tháng Giêng gây nên tình trạng rối loạn trên khắp các phi trường ở nước Mỹ, làm cho đám đông hằng trăm người tụ tập ở khu vực máy bay đến để phản đối, đồng thời nộp đơn kiện chống lại sắc lệnh này ở khắp nơi.
Theo sắc lệnh của Tổng Thống Trump, dân tị nạn thuộc bảy quốc gia có đa số dân Hồi Giáo tạm thời không được vào Mỹ trong 90 ngày. Ngoài ra, dân tị nạn Syria bị cấm nhập cảnh vô thời hạn. Thêm vào đó, chương trình nhận người tị nạn của Mỹ bị tạm ngưng 120 ngày.
Hôm Thứ Sáu, Bộ Nội An (DHS) ra một lệnh bổ túc để làm sáng tỏ hơn, trong đó nói rằng không có kế hoạch mở rộng thêm ngoài bảy nước đã nêu trong sắc lệnh.
DHS cũng lập lại rằng việc cấm không áp dụng đối với thường trú nhân hay người đã được cấp thẻ xanh, cùng một số người khác, như những người đã từng giúp đỡ quân đội Hoa Kỳ. (TP, Đ.D.)
Bắc Triều Tiên cách chức bộ trưởng An Ninh, hành quyết nhiều sĩ quan
Bắc Triều Tiên cách chức bộ trưởng An Ninh, hành quyết nhiều sĩ quan (RFI)
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng, tháng 01/2017. © KCNA/via Reuters
Bình Nhưỡng lại tiến hành thêm một vụ thanh trừng. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã cách chức đại tướng Kim Wong Hong, đưa nhân vật thân cận này đi lao động cải tạo và xử bắn nhiều sĩ quan tình báo. Tin này do bộ Thống Nhất Hàn Quốc loan báo ngày 03/02/2017.
Bộ trưởng An Ninh Quốc Gia Bắc Triều Tiên và cũng là cánh tay mặt của Kim Jong Un là nạn nhân mới trong chính sách thanh trừng đẫm máu. Phát ngôn viên bộ Thống Nhất Hàn Quốc Jeong Joon Hee cho biết đại tướng Bắc Triều Tiên Kim Wong Hong bị mất chức bộ trưởng An Ninh, bị giáng cấp xuống thiếu tướng và bị đưa đi cải tạo từ giữa tháng 01/2017 vì tội « lạm quyền ». Một số sĩ quan và cán bộ của sở tình báo, thuộc quyền của Kim Wong Hong cũng bị hành quyết theo lệnh của Kim Jong Un.
Theo AFP, trong chế độ Bình Nhưỡng, bộ An Ninh là cơ quan cốt lõi có vai trò tình báo, theo dõi kềm kẹp dân chúng, trấn áp những người chống đối và quản lý các nhà tù chính trị.
Sự kiện Kim Wong Hong bị thanh trừng cho thấy chế độ Bắc Triều Tiên có nguy cơ bất ổn thêm, thành phần có ưu quyền hoang mang hơn vì không biết ngày mai số phận ra sao.
Đại tướng Kim Wong Hong nắm quyền trong suốt các đợt thanh trừng từ khi Kim Jong Un lên cầm quyền từ năm 2011. Bốn trong số năm tướng lãnh cao cấp nhất cha Kim Jong Un để lại cùng với hơn một trăm sĩ quan và đảng viên khác đã bị hành quyết. Đứng đầu bộ An Ninh và Tình báo từ năm 2012, Kim Wong Hong đóng vai trò then chốt trong vụ hành quyết Jang Song Thaek, chú dượng của lãnh đạo Kim Jong Un, và cũng là nhân vật số hai của chế độ vào năm 2013.
Theo AFP, trong diễn văn đầu năm 2017, Kim Jong Un « nhận lỗi » đã không phục vụ « nhân dân » một cách tốt đẹp. Rất có thể hàng loạt quan chức chính quyền sẽ bị đưa ra làm « vật tế thần » trong năm nay để nhà độc tài trẻ tuổi chạy tội, theo báo cáo của Viện Chiến Lược và An Ninh Quốc Gia tại Seoul.
Một cố vấn thân cận của bà Suu Kyi bị ám sát
Một cố vấn thân cận của bà Suu Kyi bị ám sát

Cảnh sát Miến Điện đang mở cuộc điều tra liên quan đến vụ ám sát một cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.
Nạn nhân là ông Ko Ni, một chính trị gia Hồi Giáo 63 tuổi, giữ vai trò cố vấn pháp lý của Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Ông Ko Ni bị bắn chết ngày hôm qua ở phía ngoài sân bay quốc tế Yangoon, lúc vừa từ Indonesia trở về.
Thủ phạm bị bắt giữ ngay tại chỗ.
Cảnh sát Miến nói rằng chưa rõ nguyên nhân của vụ ám sát, nhưng bản thông cáo do Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Vì Dân Chủ phổ biến gọi đây là một vụ ám sát chính trị.
Lúc còn sinh thời, ông Ko Ni thường lên tiếng chỉ trích chính phủ quân sự Miến do các tướng lãnh điều khiển, và chỉ trích những lực lượng Phật Giáo quá khích thúc đẩy chính phủ thông qua luật tôn giáo, bị xem là không công bằng với tập thể thiểu số theo đạo Hồi.
Vụ ám sát xảy ra giữa lúc căng thẳng chính trị đang leo thang tại Miến Điện, liên quan đến cáo buộc của cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya, nói rằng họ bị quân đội và an ninh Miến đàn áp dưới những hình thức khác nhau, từ bắt giữ, tra tấn, bắn giết, cướp của hay hãm hiếp.
Đức Thánh Cha gửi lời Chúc Tết âm lịch tới các gia đình
Đức Thánh Cha gửi lời Chúc Tết âm lịch tới các gia đình
Đức Thánh Cha gửi lời Chúc Tết – AFP
VATICAN. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật 22.01.2017 tại quảng trường thánh Phêrô, sau khi quảng diễn sứ điệp Tin Mừng, Đức Thánh Cha gửi lời chúc mừng Năm Mới đến các gia đình đang chuẩn bị đón Tết âm lịch. Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến!
Tại miền Viễn Đông và nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu người đang chuẩn bị mừng Năm Mới âm lịch. Tôi xin gửi lời chào thân ái đến mọi gia đình, với hy vọng rằng mỗi gia đình ngày càng trở nên mái trường mà nơi đó mọi người học cách tôn trọng nhau, học cách tương quan và quan tâm chăm sóc nhau một cách vô vị lợi. Cầu chúc niềm vui của tình yêu mến chan hòa trong mỗi gia đình và tỏa lan ra toàn xã hội.
Đức Thánh Cha mời gọi cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô
Chúng ta đang trong Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô. Chủ đề năm nay được lấy từ thư của Thánh Phao-lô: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta tiến tới sự hòa giải” (x. 2Cr 5,14). Thứ tư tới đây sẽ kết thúc Tuần cầu nguyện với việc cử hành giờ kinh chiều tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành, với sự tham dự của các anh chị em thuộc các giáo hội khác và cộng đoàn các Kitô hữu tại Roma. Cha mời gọi anh chị em hãy cầu nguyện, để thực hiện nguyện ước của Chúa Giê-su: “Để tất cả được nên một” (Ga 17,21).
Đức Thánh Cha mời gọi cầu nguyện cho các nạn nhân tại Italia
Trong những ngày qua, các trận động đất và bão tuyết đã làm thiệt hại cho nhiều anh chị em thuộc miền Trung Italia. Cha bày tỏ sự gần gũi và cầu nguyện cho các gia đình có người bị nạn. Cha khuyến khích mọi người trong nỗ lực cứu trợ và hỗ trợ để giúp giảm bớt những khó khăn và đau khổ. Cám ơn anh chị em rất nhiều vì công việc phục vụ ấy. Cha mời mọi người cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ cho các nạn nhân và cho những người đang quảng đại dấn thân trong công tác cứu trợ.
httpv://www.youtube.com/watch?v=rZjJabr1IwA
Đức Thánh Cha gửi lời Chúc Tết tới các gia đình
Lương Trump và Putin so với lãnh đạo VN và TQ
Lương Trump và Putin so với lãnh đạo VN và TQ

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, bản thân đã là tỷ phú, sau khi thắng cử đã tuyên bố rằng ông sẽ chỉ nhận 1 đô la lương tượng trưng một năm.
Mức lương luật định của Tổng thống Mỹ là 400 nghìn USD một năm.
Để so sánh, lãnh đạo Việt Nam có thu nhập theo luật định thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ và các nước châu Âu.
‘Bảng lương của cán bộ lãnh đạo nhà nước 2016’ trên trang thuvienphapluat.vncho hay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhận lương 14.950.000 đồng/tháng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhận 13.380.000 đồng/tháng.
Chủ tịch nước Việt Nam có thu nhập bằng Tổng bí thư Đảng: 14.950.000 đồng/tháng, Chủ tịch Quốc hội nhận 14.375.000 đồng/tháng, Thủ tướng Chính phủ nhận 14.375.000 đồng/ tháng.
Thấp hơn họ, Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: 11.845.000 đồng/tháng
Theo bảng lương quy định thì Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhận 13.380.000 đồng/tháng nhưng mức lương thực tế hiện hành có cao hơn một chút.
Ví dụ Ủy viên Bộ Chính trị: 13.455.000 đồng/tháng, bằng lương Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Lương tính theo năm của Tổng bí thư và Chủ tịch nước Việt Nam cũng mới là 179 triệu VND, tương đương 7.900 USD.
Tự nguyện cắt lương
Theo Ivana Kottasova viết trên trang web của CNN (06/03/2015), Tổng thống Vladimir Putin đã tự nguyện cắt lương của mình 10% để chứng tỏ ông đồng cảm với tình cảnh của người ăn lương tại Nga khi kinh tế khó khăn.
Nhưng cũng bài báo trên nói lương ông Putin trước đó đã tăng gần gấp đôi năm 2014: 9 triệu rúp (150.000 USD) so với 3,6 triệu rúp (59.800 USD) năm 2013, theo bản khai thu nhập được công bố.
Chỉ riêng khoản ông Putin tự nguyện cắt lương giữa năm 2015 đã là 900 nghìn rúp, tương đương 14 nghìn USD, nhiều gần gấp đôi số tiền lương cả năm của lãnh đạo cao nhất Việt Nam.
Lãnh đạo Nga không phải là người duy nhất tự nguyện giảm lương của chính mình.

Ông Gordon Brown khi làm Thủ tướng Anh được hưởng lương 197.689 bảng một năm nhưng tự nguyện cắt xuống còn 150 nghìn, nhỉnh hơn một chút so với các bộ trưởng Anh (141.647 bảng/năm).
Sau đó, sang thời đảng Bảo thủ cầm quyền, ông David Cameron còn nhận mức lương thủ tướng thấp hơn nữa, 142.500 bảng/năm và bà Theresa May kế nhiệm cũng giữ mức lương đó.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel có lương bằng euro tương đương 240 nghìn USD một năm.
Đồng loạt tăng lương
Cũng trong năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình và sáu lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đồng loạt tăng lương 62%, theo China Daily.
Sau khi tăng lương, ông Tập có thu nhập chính thức cơ bản mỗi tháng là 11.385 nhân dân tệ, bằng 1.832 USD.
Như thế, cả năm ông cũng chỉ được 22 nghìn USD, thấp hơn nhiều so với lương năm của Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long: 1,8 triệu đô la.
Lương cán bộ cấp thấp ở Trung Quốc sau điều chỉnh đầu 2015 là 212 USD/tháng, theo bài trên BBC News.
Thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump
Thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump
21.01.2017
Toàn văn thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô gửi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thưa ngài Donald Trump
Tổng thống của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ
Nhân ngày lễ nhậm chức để trở thành vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, tôi xin gửi đến ngài lời chúc tốt đẹp thân ái, và tôi chắc chắn sẽ cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng ban cho ngài sự khôn ngoan và sức mạnh để thực thi chức vụ của mình.
Vào thời điểm khi mà gia đình nhân loại của chúng ta bị bao vây bởi các cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, đòi hỏi cần có những phản ứng chính trị có tầm nhìn và hợp nhất, thì tôi cầu xin cho những quyết định của ngài sẽ được hướng dẫn bởi các giá trị tinh thần và đạo đức phong phú đã định hình nên lịch sử của nhân dân Mỹ, và cam kết của quốc gia ngài trong việc thúc đẩy sự tiến bộ về phẩm giá con người và tự do trên toàn cầu.
Dưới sự lãnh đạo của ngài, xin cho tầm vóc của nước Mỹ tiếp tục được nhận chân bởi mối quan tâm trên hết của nó tới người nghèo, người bị ruồng bỏ và những ai thiếu thốn, giống như anh Lazarus đang đứng trước cửa nhà chúng ta. Với những tâm tình này, tôi cầu xin Thiên Chúa ban cho ngài và gia đình ngài, cũng như toàn thể người dân nước Mỹ thân yêu, phước lành hòa bình của Thiên Chúa, phước lành hòa hợp và sự thịnh vượng về vật chất lẫn tinh thần.
FRANCISCUS PP.
(Giáo hoàng Phanxicô)
Nguồn: Vatican Radio
Tổng thống Donald Trump ký chấm dứt TPP
Tổng thống Donald Trump ký chấm dứt TPP
Tân Tổng thống Donald Trump ký ban hành các văn bản đầu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức hôm 20/01/2017.
TPP được ký kết với 12 nước mà Hoa Kỳ là chủ đạo. Hiệp định này được xem là có lợi cho Việt Nam với ưu tiên về thuế xuất khẩu. Tổng thống Donald Trump cho rằng TPP gây bất lợi cho giới công nhân của Mỹ và đã tuyên bố sẽ bãi bỏ nó trong suốt thời gian vận động tranh cử.
Thông báo chính thức của Nhà Trắng viết rằng: “Trong suốt một thời gian dài, người Mỹ buộc phải chấp nhận những hiệp định thương mại dựa trên lợi ích của các nhóm cơ hội và những người giàu có hơn là người lao động. Người dân Mỹ phải nhìn các nhà máy và việc làm có thu nhập tốt bị chuyển ra nước ngoài, trong khi chính phủ phải đối mặt với thâm hụt thương mại và sản xuất liên tục suy giảm”.
Tân Tổng thống Donald Trump cho biết ông vẫn quan tâm tới hiệp định NAFTA và sẽ đàm phán lại với các đối tác trong thời gian tới.
Biển Đông dậy sóng và mối quan hệ tay ba
Biển Đông dậy sóng và mối quan hệ tay ba

Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thăm Việt Nam trước khi mãn nhiệm và sự kiện ông Rex Tillerson, người có thể thay thế ông Kerry, nặng lời răn đe Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là những thông tin đang được dư luận chú ý.
Chờ đợi gì từ Trump?
Hầu hết báo mạng dòng chính ở Việt Nam đều có tin bài liên quan đến các sự kiện vừa nêu. Theo Người Lao Động Online, trong cuộc họp báo thường kỳ đầu tiên năm 2017 của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều 12/1 ở Hà Nội, Người Phát ngôn Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi về việc ông Rex Tillerson, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm ngoại trưởng, khi bình luận về Biển Đông ngày 11/1 nói rằng, nước Mỹ phải sẽ phải gửi tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc, thứ nhất việc xây dựng đảo nhân tạo phải dừng lại; thứ hai, Trung Quốc sẽ không được tới các đảo đó nữa.
Tôi nghĩ tiếng nói mạnh mẽ của Hoa Kỳ có lẽ rất là phù hợp với nguyện vọng chung của quốc tế và vì lợi ích chung của nhân loại. Phát biểu đấy cần phải được chia sẻ.
– TS Trần Công Trục
Ông Lê Hải Bình đã khá dè dặt khi lập lại quan điểm của Việt Nam, theo đó duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực là mục tiêu chung cũng là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Các bên liên quan, các bên trong và ngoài khu vực đều phải có trách nhiệm đóng góp mang tính xây dựng vào mục tiêu chung cũng như đảm bảo lợi ích chung.
Vậy thì quan điểm của ứng viên Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson có phù hợp với quan điểm và lợi ích của Việt Nam hay không?
Chúng tôi nêu câu hỏi này với TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của Chính phủ Việt Nam hiện sống ở Hà Nội và được ông trả lời:
“Không những phù hợp với lợi ích Việt Nam mà phù hợp lợi ích chung của cả thế giới nữa. Bởi vì những việc làm của Trung Quốc như vậy vi phạm Công ước Luật Biển 1982, nó làm biến đổi môi trường sống của các loài thủy sản quý hiếm cũng như thay đổi, biến đổi của cả khu vực Biển Đông. Tôi nghĩ tiếng nói mạnh mẽ của Hoa Kỳ có lẽ rất là phù hợp với nguyện vọng chung của quốc tế và vì lợi ích chung của nhân loại. Tôi cho rằng phát biểu đấy cần phải được chia sẻ.”

Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên vào tối 12/1/2017, Thạc sĩ Hoàng Việt chuyên gia nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon nhận định:
“Trước đây khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống thì nhiều người còn phân vân về chính sách đối ngoại của ông. Nhưng từ lúc tranh cử tổng thống, quan điểm của ông ấy là cần phải cứng rắn với Trung Quốc. Cho đến bây giờ thì những người ông bổ nhiệm như, cố vấn an ninh, cố vấn kinh tế ngoại trưởng, kể cả Bộ trưởng Quốc phòng, tất cả những nhân vật đó đều có quan điểm mạnh thể hiện chính sách của ông Trump.
Nếu mà Hoa Kỳ cứng rắn với Trung Quốc trên Biển Đông thì điều đó chắc chắn có lợi ích cho Việt Nam. Bởi vì nói cho cùng thì trong khu vực Biển Đông này phải có một quốc gia đủ mạnh để có thể kềm chế được Trung Quốc, kềm chế những tham vọng quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông này.”
Nhà Nghiên cứu Hoàng Việt cũng đề cập tới quan điểm không phản đối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP của ứng viên Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson. Chuyên gia Hoàng Việt tiếp lời:
“Chúng ta mong chờ vào tương lai của TPP, nếu mà Hoa Kỳ một mặt mạnh mẽ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc ở trên Biển Đông và mặt thứ hai là tiếp tục duy trì vận mệnh TPP thì có lẽ đấy là những tín hiệu tốt trong khu vực.”
Thế thăng bằng đu dây
Có những ý kiến cho rằng, phản ứng của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình quá dè dặt và thể hiện thực tế quan hệ nước lớn nước nhỏ. TS Trần Công Trục nhận định:
“Tôi không đồng ý với việc dư luận cho rằng phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao không được mạnh mẽ. Trong bối cảnh đây là mới được nghe phát biểu của một ứng cử viên bộ trưởng. Đây mới là phát biểu còn hành động của ông ta thế nào còn là một câu chuyện nữa. Thứ hai, thậm chí khi đã lên chức bộ trưởng có phát biểu thì cũng còn phải thể hiện trên hành động thực tế là Hoa Kỳ cần phải hành xử như thế nào trong việc lên án những hành động sai trái đó. Bởi vì, nên nhớ rằng trước đây rất nhiều lần Hoa Kỳ có nói, nhưng việc làm của họ chưa tương thích với lời nói cũng là câu chuyện khác.
Tôi cho rằng Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu trong chừng mực là có những lý do khách quan, chứ không phải vì Việt Nam sợ Trung Quốc. Bởi vì nếu Trung Quốc làm đúng thì Việt Nam sẽ tôn trọng, còn nếu Trung Quốc làm sai thì người Việt Nam sẽ đấu tranh đến cùng…”
Một tuần trước khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, chiều 12/1/2017 ông Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến Bắc Kinh trong chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc kéo dài 4 ngày. Thông tấn xã Việt Nam mô tả hội đàm Nguyễn Phú Trọng – Tập Cận Bình là nhằm định hướng phát triển lành mạnh, lâu dài cho quan hệ Việt – Trung và về điều gọi là củng cố cục diện ổn định, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Vẫn theo Thông tấn xã Việt Nam, về vấn đề trên biển, hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình cùng cho rằng đây là vấn đề tồn tại chủ yếu của quan hệ Việt Trung và là vấn đề hết sức phức tạp và hệ trọng, tác động chi phối rất lớn đến sự tin cậy chính trị, tình cảm nhân dân và cụ diện quan hệ hai nước, cục diện và tình hình khu vực cũng như thế giới.
Thạc sĩ Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông từ Saigon nhận định:
“Thông thường trong những giai đoạn quan trọng thì Việt Nam bao giờ cũng có các nhà lãnh đạo sang thăm Trung Quốc để trao đổi quan điểm hai bên và phía Trung Quốc cũng tương tự như vậy. Chắc chắn trong mối quan hệ này, mối quan hệ giữa Việt Nam Hoa Kỳ và Trung Quốc vô cùng phức tạp nhưng nó cũng đầy lợi ích đan xen.
Một mặt Việt Nam vẫn muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc vì quan niệm rằng duy trì được quan hệ với Trung Quốc thì mới duy trì hòa bình, mới có cơ hội để phát triển. Tuy nhiên Việt Nam lại lo ngại trước những tham vọng của Trung Quốc trên biển đặc biệt trên Biển Đông và vì vậy Việt Nam cũng muốn thúc đẩy mối quan hệ với các quốc gia khác, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản. Vì vậy mối quan hệ với Hoa Kỳ rất là quan trọng. cũng chính vì vậy mà quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong mấy năm gần đây cũng phát triển nhanh chóng.”
Trong cuộc họp báo ngày 12/1/2017 tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của báo chí nước ngoài, về việc Việt Nam mua tên lửa đất đối không Akash của Ấn Độ. Theo báo Người Lao Động Online, Ông Lê Hải Bình nói là sẽ chuyển câu hỏi đến cơ quan chức năng. Tuy vậy ông nhấn mạnh là Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, việc mua sắm quốc phòng nếu có là bình thường để bảo vệ đất nước.
Chắc chắn trong mối quan hệ này, mối quan hệ giữa Việt Nam Hoa Kỳ và Trung Quốc vô cùng phức tạp nhưng nó cũng đầy lợi ích đan xen.
– Thạc sĩ Hoàng Việt
Nhận định về vấn đề vừa nêu, TS Trần Công Trục nguyên Trưởng ban biên giới của chính phủ Việt Nam cho rằng, Việt Nam không thể không tính đến trách nhiệm lớn lao của mình trong việc đóng góp bảo vệ hòa bình, không để xung đột chiến tranh xảy ra. Nhưng điều đó không có nghĩa vì lý do phải làm mọi cách để đàm phán, hòa hoãn giải quyết hòa bình, thì Việt Nam lơ là việc cảnh giác. TS Trần Công Trục nhấn mạnh:
“Việt Nam luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng tăng cường sức mạnh của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền thiêng liêng của mình khi có kẻ xâm lược trắng trợn, bất chấp quyền lợi chính đáng của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, thì Việt Nam sẵn sàng đứng lên để đánh trả, để gìn giữ mảnh đất thiêng liêng của cha ông để lại….bảo vệ các quyền hợp pháp của mình là việc phải làm…”
Đối với chuyến thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 14/1/2017 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, qua truyền thông nhà nước người đọc báo cảm nhận, việc ông Kerry trở lại Việt Nam lần thứ 3 vào tuần lễ cuối cùng của nhiệm kỳ mang tính cách biểu tượng nhiều hơn, cho dù được mô tả là thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ được đề cử: Trung Quốc phải ngưng ngay việc bồi đắp đảo ở Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ được đề cử: Trung Quốc phải ngưng ngay việc bồi đắp đảo ở Biển Đông
Ông Rex Tillerson điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 11/01/2017.
Nhân vật được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức vụ Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Rex Tillerson, hôm qua 11/01 phát biểu trong phiên điều trần về việc bổ nhiệm tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng hoạt động bồi lắp đảo nhân tạo rồi bố trí khí tài trên đó của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp, tương tự như vụ Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraine.
Khi được hỏi liệu bản thân có ủng hộ đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc hay không? thì ông Rex Tillerson trả lời là sẽ phải nhắn gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng hơn: đó là trước tiên Trung Quốc phải ngưng ngay việc bồi đắp đảo, thứ đến là việc tiếp cận đến những đảo nhân tạo đó cũng không được phép.
Tuy nhiên ông Rex Tillerson không nói rõ chi tiết về biện pháp nào sẽ thực hiện nhằm chặn Trung Quốc tại những đảo nhân tạo được dựng nên ở Biển Đông như thế.
Trung Quốc phải ngưng ngay việc bồi đắp đảo ở Biển Đông, và việc tiếp cận đến những đảo đó cũng không được phép.
Rex Tillerson
Hãng thông tấn Reuters loan tin như vừa nêu và cho biết cả đội ngũ nhận chuyển giao của Tổng thổng đắc cử Donald Trump cũng chưa có trả lời ngay về những biện pháp cụ thể chặn Trung Quốc tại những đảo nhân tạo bồi đắp lên ở Biển Đông.
Bắc Kinh dịu giọng
Phản ứng trước các tuyên bố cứng rắn của nhân vật được đề cử nắm chức Ngoại trưởng Mỹ nhiệm kỳ tới, chính phủ Bắc Kinh hôm nay không tỏ ra gay gắt như thường lệ.
Phát ngôn nhân Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cho rằng căng thẳng tại tuyến đường hàng hải có tầm chiến lược quan trọng qua Biển Đông đã giảm bớt và những quốc gia bên ngoài cần hỗ trợ nỗ lực hướng đến ổn định tại đó.
Ông Lục Khảng nhắc lại mối quan hệ Mỹ- Trung được dựa trên căn bản không đối đầu, không xung khắc, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Hai phía cần tôn trọng lẫn nhau.
Giới ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cho rằng họ không quá lo lắng về những lời lẽ mạnh mẽ của tổng thống đắc cử Donald Trump cũng như những nhân vật được chọn vào tân chính phủ Hoa Kỳ. Trung Quốc sẽ không thay đổi phương pháp căn bản tích cực tiếp cận trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Việt Nam cẩn trọng
Cũng liên quan đến tuyên bố cứng rắn của ông Rex Tillerson về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam hôm nay đưa ra các phát biểu như thường lệ.
Phát ngôn nhân Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao Việt Nam khi được báo giới hỏi về những lời lẽ cứng rắn của ông Rex Tillerson như vừa nêu đối với Trung Quốc tại Biển Đông, ông Bình cho rằng “các bên liên quan và các bên trong, ngoài khu vực đều phải có trách nhiệm đóng góp mang tính xây dựng vào mục tiêu chung cũng như đảm bảo lợi ích chung”.