Những Tuyên Truyền Dối Trá Của Nga Trong Cuộc Chiến Xâm Lăng Ukraine

Ngô Đắc Hòa

Những Tuyên Truyền Dối Trá Của Nga Trong Cuộc Chiến Xâm Lăng Ukraine

Bài nhận định của David Remnick trên THE NEW YORKER ngày 27/2/2023

Ngày 22 tháng Hai năm 2022, ông Vladimir Putin, Tổng Thống nước Nga ra lệnh xâm lăng nước Ukraine. Ông ta đã tung toàn bộ sức mạnh quân sự của nước ông để đánh một nước láng giềng không hề gây hấn với nước Nga. Đồng thời, ông ta cũng tung ra cả một hệ thống tuyên truyền dối trá để nhồi sọ dân chúng nước Nga. Khi đem quân sang đánh Ukraine, ông Putin cầm chắc cái thắng trong tay. Trong nhiều năm qua, đối với báo chí thế giới, Putin được xem là một chiến lược gia cực kỳ xảo quyệt, khôn ngoan. Cùng lúc đó, Putin đã xóa bỏ cả một xã hội văn minh, dân chủ của nước Nga một cách tinh vi,có phương pháp, và dập tắt tất cả những tiếng nói bất đồng chính kiến với ông ở Điện Cẩm Linh.

Tài năng siêu việt, và chuẩn bị chu đáo đến thế thì ai có thể ngăn cản được con đường tiến vào thủ đô Kyiv của lính Nga? Khi ông Donald Trump làm Tổng thống nước Mỹ, chẳng những ông Trump không làm gì để ngăn cản Putin, ngược lại, ông ta còn đào sâu thêm mối rạn nứt với NATO, Liên Minh Quân Sự của các nước Âu châu. Dưới trào ông Joe Biden làm Tổng thống, Hoa Kỳ có vẻ như muốn chấm dứt không theo đuổi bất cứ một cuộc phiêu lưu nào ở ngoại quốc. Nước Mỹ bị làm nhục, mất mặt vì vụ rút quân hỗn loạn, xáo trộn ở Afghanistan, cùng lúc đó, Hoa Kỳ còn bị bối rối vì những chia rẽ trầm trọng ở trong nước. Ở nước Ukraine, thì hình hình ra sao? Nước Ukraine lúc đó là một quốc gia chỉ có trên danh nghĩa, đầy tham nhũng, và tuyệt vọng, ông Volodymyr Zelensky vừa đắc cử Tổng thống phải đứng ra lãnh đạo một đất nước suy yếu. Ông Zelensky trước đây là một diễn viên hài trên hệ thống truyền hình, ông chỉ được dân chúng ủng hộ ở mức thấp, dưới 30%. Tổng thống Putin dự tính chắc chắn lính Nga sẽ tiến vào thủ đô Kyiv dễ dàng, dẹp bỏ chính quyền ở đây trong vòng một tuần lễ. Ông Zelensky và đám cố vấn sẽ bị bắt giam, nước Nga sẽ lập ra một chính bù nhìn gồm những kẻ tay sai của Nga. Putin tin chắc chắn các nhà viết sử sẽ vui mừng kể lại chiến thắng huy hoàng của ông trong việc tái lập Đế Quốc Nga.

Một năm sau, hành động xâm lăng nước Ukraine của Putin đem lại hậu quả đẫm máu và kinh hoàng. Chúng ta không biết rõ chính xác số người chết là bao nhiêu, song có lẽ ít nhất la cũng vào khoảng 250,000 người bị chết. Không mảy may xúc động trước sự thiệt hại về quân số Nga bị tiêu diệt, Putin vẫn gửi những tay sai của ông đến nhiều tỉnh ở Ukraine, cùng với vũ khí, dụng cụ để giết người, giống như hình ảnh của cỗ máy nghiền thịt. Con số thiệt hại về phía Ukraine thấp hơn phía Nga rất nhiều. Như vậy, thử hỏi tài chỉ huy thao lược của Putin nằm ở đâu? Trong nhiều năm, Điện Cẩm Linh quảng cáo ồn ào về việc quân đội Nga được canh tân thời hậu Cộng Sản Xô Viết, về học thuyết quân sự “asymmetric” (bất đối xứng) mới, tuyệt hảo của Nga. Nhưng thực tế cho thấy các nhà phân tích quân sự phải sửng sốt khi thấy quân đội Nga quá dở, ngu xuẩn, và điên rồ. Đây là một đạo quân làm kế hoạch kém không thể tả được, tin tức tình báo thuộc vào loại tệ lậu, hệ thống hậu cần tiếp liệu, và huấn luyện rất kém, và hàng ngũ sĩ quan chỉ huy hầu như không tuân theo luật lệ nào cả. Chiến lược tiến hành chiến tranh của ông ta là một loại chiến lược thô sơ, ấu trĩ, và vô cùng dã man, thẳng tay phá hủy những hạ tầng cơ sở dân sự như trường học, chung cư, nhà máy phát điện, cầu đường, và bệnh viện. Ở tỉnh Bucha, Kherson, Izyum và nhiều nơi khác, quân lính Nga và bọn lính đánh thuê hành hạ dân chúng bằng cực hình một cách dã man. Ký giả và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về những hành vi phi nhân của lính Nga.

Sau suốt một năm chinh chiến, Putin đã làm được những gì? Thực ra, Putin bắt đầu xâm lăng Ukraine từ năm 2014, khi lính Nga chiếm Crimea, và xâm nhập vùng Donbas. Để chứng minh cho hành vi xâm lược toàn bộ nước Ukraine, Putin đã công bố một bản tuyên cáo rất dài nói rằng ông đã báo cho các nhà lãnh đạo trên thế giới từ trước rằng không hề có một quốc gia gọi là Ukraine. Ukraine không bao giờ mang bản chất của một quốc gia. Khi Putin ra lệnh xâm lăng nước Ukraine bằng những hành động thô bạo, dã man Putin đã khiến người dân Ukraine oán hận , và họ đoàn kết lại để chống bọn Nga xâm lược. Họ trở nên cương quyết, nhất định sẽ xây dựng trong tương lai một nước Ukraine độc lập, và tự do ở trong khối Liên Âu.

Cán bộ tuyên truyền của Nga (rất giống với những kẻ tuyên truyền trong Đảng Cộng Hòa Mỹ) xem Tổng thống Biden như một nhân vật kém cỏi, không nói được một lời tuyên bố chính trị nào cho ra hồn,. Biden không biết chọn quyết định sáng suốt, thiếu khôn ngoan, làm sao Biden có thể chống cự lại quân đội Nga được. Nhưng không ngờ trong năm qua, ông Biden đã thực hiện một sách lược ngoại giao hết sức ngoạn mục: đầy tự tin, đạo đức, nhân ái, khéo léo cân bằng giữa ngoại giao, sức mạnh và tự chế. Sau khi nói với công chúng rằng ông tiên đoán ý đồ xâm lược của Putin, Tổng thống Biden được toàn thể Quốc Hội Hoa Kỳ ủng hộ, chấp thuận cho gói viện trợ gần $30 tỷ đô la cho Ukraine, trong đó bao gồm viện trợ cho quân lực Ukraine hệ thống phòng không, nhiều loại súng phóng hỏa tiễn, và gần đây nhất là xe tăng M1 Abrams. Tổng thống Biden ghi nhận sẽ có những rủi ro, thiệt hại rất lớn do chiến tranh gây ra, song ông cũng đau lòng kiềm chế không khiêu khích để có thể dẫn đến chiến tranh trực tiếp với Nga. các nước Âu châu cũng có cùng một quyết tâm như Hoa Kỳ. Thành phần chống đối việc viện trợ cho Ukraine ở trong Quốc Hội Mỹ chỉ thu gọn vào một nhóm nhỏ thành phần cực hữu trong Đảng Cộng Hòa, với sự trợ giúp của đám truyền thông thân với nhóm này.

Sự thất bại của Putin còn lan ra khỏi phạm vi chiến trường. Putin làm cho nước Nga bị cô lập với các nước trên thế giới, gây thiệt hại cho uy tín của nước Nga, làm cho nền kinh tế Nga và cho tương lai của nước Nga bị suy yếu. Hàng trăm ngàn người Nga đã bỏ xứ ra đi. Đa số họ là thành phần ưu tú, thông minh xuất chúng của xã hội Nga. Họ là những chuyên gia kỹ thuật, những giáo sư đại học, và những người sống trong lĩnh vực nghệ thuật. Với việc ông Alexey Navalny, nhà đối lập can đảm, bị giam giữ trong tù, và những hệ thống truyền thông độc lập bị suy yếu, hầu như Putin vẫn bình chân như vại như một con bò đần độn, theo đuổi tham vọng riêng của mình. Tuy nhiên, người ta cũng phát hiện những biểu hiệu chống đối Putin trên các trang mạng xã hội như Telegram. Một trong những cuốn sách được bán chạy nhất ở Nga trong năm ngoái là cuốn “1984” của tác giả George Orwell, miêu tả một xã hội độc tài, công an trị. Ít lâu sau khi cuộc xâm lăng bắt đầu, công an trong thành phố Ivanovo đã đến bắt đi hai người can tội phân phối cuốn sách này miễn phí trên đường phố. Cuốn sách “1984” bán rất chạy, và những gì đang xảy ra ở nước Nga giống y hệt sự miêu tả trong cuốn sách, đến nỗi phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao nước Nga, bà Maria Zakharova phải lên tiếng thanh minh, cải chính bác bỏ những ý niệm về một chế độ độc tài, công an trị giống y chang như chế độ của ông Putin ngày nay. Bà giải thích: “Ở trong trường học, chúng tôi dạy các em học sinh rằng nhà văn Orwell miêu tả những điều hãi hùng của một chế độ độc tài toàn trị. Đây là một trong những tin giả phổ biến trên toàn thế giới- global fakes.”. Thay vào đó, tiểu thuyết “1984” miêu tả “chủ nghĩa cấp tiến sẽ dẫn dắt nhân loại đi đến chỗ chết, bế tắc, không lối thoát.”.

Lẽ ra, kỷ niệm một năm ngày Putin đem quân lính Nga đi xâm lăng Ukraine, chúng ta phải xem đó là giờ phút trang nghiêm để tưởng nhớ những người đã chết vì chiến tranh, và vinh danh sự đề kháng kiên cường của dân tộc Ukraine. Nhưng chúng ta chớ nên quá tự tin, để trở thành sơ xuất, lơ đễnh. Cuộc chiến hiện nay có thể sẽ còn kéo dài một thời gian rất lâu. Như nhà bình luận Dara Massicot, một chuyên gia về khả năng quân sự của Nga viết trên tạp chí Foreign Affairs: “Quân đội Nga không phải hoàn toàn bất lực, không biết cách học hỏi, rút kinh nghiệm.”. Bài báo của bà mổ xẻ rất khéo léo, kỹ lưỡng những thất bại của Nga, nhưng đồng thời cũng nghiên cứu rất sâu để rồi lên tiếng cảnh báo rằng giới lãnh đạo quân sự Nga có thể tuyển mộ hàng trăm ngàn tân binh, và khai thác tối đa tài nguyên phong phú của một nước Nga rộng bao la để đem đến rất nhiều đau thương cho dân tộc Ukraine. Điểm chủ yếu cần nêu ra ở đây là Putin không hề đếm xỉa, mủi lòng về những thương vong xảy ra cho quân đội Nga. Mới gần đây thôi, theo một số sĩ quan cao cấp Nga, lính Nga bị giết như ra, giống như đàn gà tây bị bắn ở bãi tập bắn súng, ngay tại tỉnh Vuhledar, vùng phía Đông Ukraine. Putin đã tỏ thái độ một cách lạnh lùng, nói gọn lỏn rằng Trung Đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 bị chết như rạ là phải, vì chúng nó đánh trận kém quá.

Một trong những tặng phẩm mà ông Zelensky và người dân Ukraine dâng hiến cho đời trong năm vừa qua là tấm gương sáng ngời về tấm lòng dũng cảm, lương tri trong sáng của họ. Nói theo khía cạnh anh hùng, dũng cảm, người dân Ukraine đã vạch rõ lằn ranh giữa kẻ lương thiện và đứa gian trá. Putin nói rằng Ukraine không phải là một quốc gia. Nước Ukraine trả lời y rằng chúng tôi là một dân tộc, là một quốc gia độc lập, kiên cường và bất khuất. Đúng như nhà văn Orwell viết trong tác phẩm của ông: “Giữa một bên là sự thực, và một bên là gian dối, không đúng sự thực, nếu bạn cứ giữ thật chặt sự thật thế nào bạn cũng không thể nào là kẻ điên rồ, dù bạn có phải chống lại cả thế giới đi nữa.”.

Bài nhận định của David Remnick trên THE NEW YORKER ngày 27/2/2023

Nguyễn Minh Tâm dịch

Hiểm họa Trung Quốc không được Chính Giới và Công Chúng Hoa Kỳ đánh giá đúng mức theo chuẩn đô đốc tình báo Hải Quân, Michael Studeman

Tổng hợp báo chí Hoa Kỳ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy tay chào tại một sự kiện giới thiệu các thành viên mới của Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ngày 23 tháng 10 năm 2022. (Ảnh AP / Andy Wong)

Theo đô đốc phụ trách tình báo hải quân, các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ và người dân nói chung đang bị “mù về Trung Quốc”, không hiểu được bản chất của mối đe dọa đối với an ninh Hoa Kỳ do chế độ cộng sản gây ra.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn hắc ám về “giấc mơ Trung Hoa” nhằm tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng và cuối cùng hoàn toàn thay thế Hoa Kỳ để trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, Chuẩn đô đốc Michael Studeman trong một bài phát biểu gần đây.

Đô đốc cảnh báo: “Tôi sẽ rất thành thật với các bạn: thật đáng lo ngại khi thấy Mỹ không kết nối các điểm liên hệ trong thách thức số 1 của chúng ta ở một chừng mực nào đó, mặc dù các chiến lược an ninh và quốc phòng gọi Trung Quốc là đổi tượng chính”. “Thật đáng lo ngại khi người Mỹ bình thường thiếu hiểu biết và ngây thơ về Trung Quốc.

“Tôi cho rằng điều này là do sự mù quáng về Trung Quốc,” ông nói thêm. “Chúng tôi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tri thức và vấn đề mù quáng về Trung Quốc và những lý do khá rõ ràng.”

Ông cho biết tiếp,  “Trung Quốc khá giỏi trong việc che dấu những vấn đề thẳng thắn mà chúng ta cảnh giác. Nó sử dụng thời gian (một cách tiệm tiến) và theo một cách rất lão luyện… len lỏi đến các mục tiêu của nó,” ông nói. “Chủ nghĩa gia tăng (tiệm tiến) này không cảnh báo bạn về thứ gì đó nhanh, đỏ và nhấp nháy đi ngang qua tầm nhìn của bạn. Đó là thứ khác chuyển động chậm không thu hút sự chú ý của bạn.”

Ngoài ra, ý định của Trung Quốc là đảm nhận “sơn phết che đậy trách nhiệm liên quan đến tất cả các hành động của họ” bằng cách gây nhiễu thông tin.

Ông nói: Quả bóng giám sát mà Hoa Kỳ đã bắn hạ hồi đầu tháng này là một sự khởi đầu nhỏ đánh thức công chúng bởi vì đó là thứ mà công chúng có thể nhìn thấy.

“Thật ngạc nhiên đối với bất kỳ ai đòi phải thấy bằng chứng là có sự do thám của Trung Quốc, quả cầu giám sát chỉ là một trong 10.000 cách mà người Trung Quốc thực sự làm gián điệp hoặc thâm nhập vào xã hội của chúng ta—người dân cần thực sự chứng kiến để tin vào điều đó, để hiểu bản chất của mối đe dọa là gì. ”

Đô đốc Michael Studeman là chỉ huy của Văn phòng Tình báo Hải quân, một vị trí mà ông đã giữ trong sáu tháng qua. Ông có thể nói tiếng Quan thoại lưu loát và đã có sáu năm làm lãnh đạo tình báo tại ba bộ chỉ huy tác chiến, gần đây nhất là Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có trụ sở tại Hawaii. Ông đưa ra một quan điểm đặc biệt rõ ràng về sự cai trị của ông Tập.

Chuẩn đô đốc Michael Studeman

Ông nói: “Chúng ta nên kết nối quan điểm của Trung Quốc về cách sử dụng phương tiện của họ trong tất cả các lĩnh vực mà Trung Quốc đã phớt lờ hoặc họ có ý định đạp đổ các định hình hiện hữu của luật pháp quốc tế. “Vì vậy, trong trường hợp này (Quả bóng do thám), người Trung Quốc không nói về nó ngay bây giờ. Nhưng tôi đảm bảo với bạn rằng nếu họ đã thành công với việc điều hành khắp nơi mà không bị chống đối, và họ đã làm như vậy trong một thời gian dài, thì họ sẽ nói về việc xác định lại không phận chủ quyền thực sự là gì.”

“Họ đang đi lên độ cao 60.000, 80.000 feet (của không phận) và có thể xa hơn nữa, phải không, bởi vì ý định của họ là đi trước (phớt lờ luật lệ quốc tế) và sau đó sử dụng quyền truy cập đó để thực hiện nhiều chức năng khác nhau để liên lạc, do thám, cài cắm khí cụ tác chiến điện tử trên đó, gắn hệ thống vũ khí trên những thứ đó, phải không? Studman cho biết. “Ở mọi nơi mà họ có thể giành được lợi thế, họ sẽ làm như vậy, và nó gắn liền với các lĩnh vực khác mà chúng tôi thấy về cơ bản họ đang cố gắng bẻ cong hoặc phá vỡ luật quốc tế, bạn biết đấy.”

Studeman cho biết để giáo dục và trang bị cho công chúng tốt hơn, cộng đồng tình báo nên “giải mật một số điều mà chúng tôi thấy thực sự đáng nguyền rủa về những gì người Trung Quốc đang làm và tại sao họ làm điều đó, đồng thời đưa những điều đó ra công khai cho moi nguời biết.”

Nhưng đô đốc cho biết để Cộng Đồng Tình Báo làm được điều đó là một “cuộc đấu tranh”.

“Đây là điều bình thường đối với cộng đồng tình báo. Việc tiết lộ mọi thứ ra công chúng không có trong DNA của chúng tôi. Chúng ta phải bảo vệ các nguồn cung cấp tin và phương pháp thu thập tin. Tuy vậy, có một cách để bảo mật, đồng thời phơi bày những gì đang thực sự diễn ra trên nhiều mặt trận khác nhau.”

Phan Sinh Trần

Người giàu Trung Quốc tăng cường nỗ lực chuyển tài sản ra nước ngoài

Theo Nikkei Asia

Ngày 12 tháng 2 năm 2023 12:50 JST

Biên tập viên: PAK YIU và ECHO WONG.

Những người Trung Quốc đại lục giàu có đang chọn Singapore làm nơi trú ẩn an toàn để cất giữ tài sản của họ. (Nguồn ảnh của AP) © AP

HỒNG KÔNG – Sau hậu quả của các biện pháp kiềm chế hà khắc đối với đại dịch COVID-19, những người giàu có của Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực chuyển tài sản của họ ra nước ngoài, một động thái cũng được thúc đẩy bởi những lo ngại rằng nỗ lực thu hẹp bất bình đẳng giàu nghèo của Bắc Kinh có thể tác động xấu đến họ.

Singapore đang nổi lên như một điểm nóng đối với các quỹ tài chánh từ Trung Quốc khi Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát Hồng Kông và thách thức danh tiếng lâu nay của trung tâm tài chính quốc tế  này như một nơi trú ẩn an toàn để ký thác tài sản. Khi các thành phố lớn bao gồm cả thủ đô tài chính Thượng Hải bị phong tỏa vào năm ngoái, các công ty tư vấn nhập cư đầu tư, quản lý tài sản và cố vấn văn phòng gia đình đã nhận thấy sự gia tăng các yêu cầu từ các công dân Trung Quốc đang tìm cách chuyển tiền và chính bản thân họ sang các nước khác. Xu hướng đó tiếp tục sau khi Trung Quốc từ bỏ chính sách không có COVID vào tháng 12 và mở cửa biên giới dài hạn. Thật vậy, các yêu cầu đã tăng 600% so với tháng trước, theo công ty tư vấn nhập cư Henley Partners có trụ sở tại London.

Joseph Fan, giáo sư chuyên về tài chính và quản trị tại Đại học Queensland của Úc, nói với Nikkei Asia: “Đây là hậu quả do các chính sách COVID và việc Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm hạn chế cuộc sống và quyền tự do của người dân”. “Vì vậy, để chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, họ phải tung lưới an toàn ra nước ngoài.”

Các cố vấn cho các khách hàng có giá trị tài sản ròng cực cao, nói với Nikkei với điều kiện giấu tên rằng lệnh ở nhà trong hai tháng chưa từng có đối với 25 triệu dân Thượng Hải, bên cạnh các biện pháp chống đại dịch khó khăn khác, đã đánh dấu một bước ngoặt (trong chính sách kiểm soát của chính quyền địa phương).

“Một số khách hàng đã di chuyển ngay khi họ có thể,” một người nói. “Hoặc là họ đến Hồng Kông hoặc Singapore.”

Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát trong nước

Bây giờ trong nhiệm kỳ thứ ba của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình đang siết chặt quyền lực và tăng cường kiểm soát nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, xoay trục khỏi chính sách mở cửa bắt đầu với những cải cách của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980. Chính quyền của ông Tập đã thắt chặt kiểm soát vốn, bao gồm cả những hạn chế mới trên hoạt động kinh doanh trò chơi VIP của Macao. Họ đã đưa ra một cuộc đàn áp trên phạm vi rộng đối với khu vực tư nhân khiến một số công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc bị phạt rất nặng.

Fan nói: “Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã có sự thay đổi hoàn toàn 180 độ đối với các chính sách mà các nhà lãnh đạo trước đây đã thực hiện.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng trước, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He đã cố gắng làm giảm bớt những lo ngại về nỗ lực “thịnh vượng chung” của Bắc Kinh, Ông nói rằng các chính sách thu hẹp bất bình đẳng “chắc chắn không phải là đưa ra chủ nghĩa bình đẳng hay chủ nghĩa phúc lợi.”

Một số doanh nhân Trung Quốc đã bị sốc khi các chính phủ phương Tây trừng phạt những người Nga giàu có sau cuộc xâm lược Ukraine của Moscow, làm dấy lên lo ngại rằng họ cũng có thể bị cuốn vào các mối quan hệ quốc tế căng thẳng. “Họ lo ngại rằng khi tình hình địa chính trị ngày càng trở nên phức tạp, tài sản và lối sống của họ sẽ không còn an toàn ở những nơi như Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Úc,” Rupert Hoogewerf, chủ tịch và trưởng nhóm nghiên cứu của Hurun, cho biết.

Làn sóng di dân của giới nhà giàu Trung Quốc

Năm ngoái, Trung Quốc đã chứng kiến 10.800 cá nhân có giá trị ròng cao, những người có ít nhất 1 triệu đô la tài sản, đã rời khỏi Trung Quốc, theo dữ liệu do Henley & Partners tổng hợp. Điều đó đặt Trung Quốc đứng hạng chỉ sau Nga, nơi ghi nhận dòng chảy ròng của 15.000 công dân giàu có trong cùng thời kỳ.

Dữ liệu cho thấy Hồng Kông, nơi chứng kiến làn sóng di cư liên tục của cư dân và người nước ngoài trong những năm gần đây, đã mất 3.000 cá nhân có giá trị ròng cao, trong khi Singapore tăng 2.800 người vào năm ngoái.
Số lượng văn phòng di trú gia đình ở Singapore tăng gần gấp đôi lên 700 từ năm 2020 đến năm 2021, theo Cơ quan tiền tệ Singapore. Loh Kia Meng, một đối tác cấp cao và giám đốc điều hành của Dentons Rodyk & Davidson ở Singapore, ước tính rằng có tới một nửa số văn phòng di trú gia đình mới được thành lập tại thành phố này vào năm ngoái là từ Khu vực Vịnh Lớn của Trung Quốc. Khu vực này bao gồm Macao, Hồng Kông và một số thành phố phía nam bao gồm Quảng Châu và trung tâm công nghệ Thâm Quyến. Loh cho biết con số này tăng từ khoảng 30% vào năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra.

Singapore thu hút đầu tư vào nước mình

Theo các cố vấn quản lý tài sản, Singapore đã đưa ra một chương trình thị thực 5 năm mới để thu hút đầu tư nước ngoài và những người Trung Quốc giàu có đã tìm hiểu về sáng kiến này.

Harvey Chan, doanh nghiệp cho biết, các quỹ ký thác ở nước ngoài do người Trung Quốc thành lập ở Singapore đã tăng 44% từ năm 2021 đến năm 2022. Đó là mức cao nhất trong 5 năm qua, vượt qua mức tăng 23% so với cùng kỳ năm 2019 trước đại dịch, theo nhận định của giám đốc Payments Asia và cố vấn ủy thác nước ngoài có trụ sở tại Hồng Kông. Ngược lại, chỉ số tăng trưởng niềm tin của Hồng Kông chỉ là 15%.

Theo Thời Báo Tài Chính, Financial Times, trong nhiều năm qua, Singapore đã quảng cáo mình là Thụy Sĩ của Châu Á thế rồi cuộc chiến tranh lạnh mới (giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc) cuối cùng cũng đang biến mục tiêu đó thành hiện thực. Tuy nhiên, câu hỏi lớn là Singapore sẽ chịu đựng được bao lâu khi trở thành Thụy Sĩ với đặc điểm Trung Quốc làm nguồn đầu tư chính yếu.

Phan Sinh Trần

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Trước chiến tranh, đại đa số người Việt không nghe tới Ba Lan, thậm chí còn trường xuyên nhầm với Phần Lan, bản thân Ba Lan cũng rất ít ồn ào, lẳng lặng tập trung phát triển xã hội của họ. Sau 30 năm thay đổi chế độ, GDP của Ba Lan tăng gấp 10 lần (chính xác là 1030% – từ 66 tỷ usd năm 1990 lên 680 tỷ usd năm 2020), xã hội yên bình, ổn định, ít tội phạm thuộc loại nhất châu Âu, trong khi các điều kiện phúc lợi xã hội, miễn học phí, y tế, giáo dục cho toàn dân ngày càng được cải thiện.
 
Nhưng chỉ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina nổ ra, tất cả thế giới mới thực sự ngạc nhiên về thực lực của quốc gia 39 triệu dân này. Trong 1 năm qua, họ đã làm được nhiều điều không tưởng, chưa ai từng làm nổi – trong toàn bộ lịch sử loài người.
 
Việc đáng kinh ngạc nhất là tiếp nhận khoảng 2,5 triệu lượt người Ukraina qua tỵ nạn chiến tranh, thường trực luôn có khoảng 1,8 triệu người ở lại Ba Lan, hầu hết là phụ nữ, trẻ em, người già… những người chỉ “mang thêm gánh nặng” cho xã hội họ. Nhưng không có một khu lều trại ổ chuột nào phải lập ra, thậm chí ngoài các khu tiếp nhận, không hề có “trại tỵ nạn” nào được thành lập. Đại đa số người tỵ nạn Ukraina được nhận “ở nhờ” trong các gia đình Ba Lan cho tới khi tự ổn định được cuộc sống, kiếm được việc làm hoặc trở về nhà. Không có nạn buôn người, tỷ lệ tội phạm không tăng – điều được chính Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tỵ nạn công nhận. Người ngoài đường đông hơn, tiếng Ukraina có thể nghe thấy thường xuyên trên phố, nhưng không có xáo trộn nhiều.
 
Việc thứ hai là hỗ trợ cho Ukraina chiến đấu. Hàng ngàn xe tăng, pháo, xe bọc thép cùng hàng triệu viên đạn, tên lửa… ùn ùn được chuyển sang, rồi hậu cần, huấn luyện binh sỹ, tới mức Ba Lan luôn luôn đứng ở nhóm đầu viện trợ cho Ukraina, sát ngay các cường quốc lớn và giàu có hơn nhiều như Mỹ và Anh, vượt cả Đức.
 
Việc thứ ba là đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm… cho thêm ngần ấy con người. Chiến tranh gây ra lạm phát, khiến giá cả tăng cao, nhưng cần phải thấy một điều là chưa bao giờ bị thiếu cả. Rồi bị Nga cắt cung cấp khí đốt, dầu hỏa, nhiên liệu, (anh em lông hồng từng rên lên vì sung sướng) nhưng sau 1 năm qua, có ai chết rét hay thiếu thốn gì không ?
 
Sống ở Ba Lan 30 năm, chứng kiến toàn bộ thay đổi mà chính bản thân mình còn phải kinh ngạc về nhận thức con người cũng như nội lực của họ. Khác hẳn những dự đoán của phía thân Nga: “ôi dào, trụ được mấy tháng”, 1 năm trôi qua, Ba Lan không hề “nghèo” đi, mà ngược lại, ngày càng mạnh mẽ hơn, công tác hỗ trợ Ukraina vẫn tiếp tục và sẽ còn tiếp tục.
 
Ngược lại, nhìn sang “lãnh tụ vĩ đại” Vladimir Putin cùng với một nước Nga suốt ngày được ca ngợi, tuy ngồi trên một đống tài nguyên, sẽ chỉ thấy đủ các loại vấn đề mà họ không hề “mạnh” như vẫn thường xuyên truyền bá. Phải chăng, đó cũng là bài học cho chúng ta: giáo dục nhân bản, ý thức đối xử người với người dẫn tới nhận thức chung tốt thì xã hội sẽ giàu mạnh lên thôi ? Phùng phùng tẹt tẹt, to mồm hô hào “vĩ đại” với “tự hào”, nhưng động việc thì trốn, thấy người yếu, người lạ thì giở thói côn đồ “biết bố mày là ai không” để bắt nạt, chiếm ưu thế, hơi tý ra là dùng nắm đấm, chửi bới, đánh nhau… thì sẽ dẫn tới cái gì ?
 
Ở Ba Lan chẳng mấy ai quan tâm tới xe đẹp, nhà đẹp, kinh doanh ngàn tỷ, hàng hiệu sang chảnh…, cũng chẳng hô hào vĩ đại, vinh quang, phần nhiều chỉ để ý tới việc: bản thân đem lại giá trị gì tích cực cho xã hội. Cứ lướt 1 vòng báo chí là sẽ thấy, sự khác biệt của hai quốc gia Việt Nam – Ba Lan lớn tới như thế nào, là có thể thấy tại sao họ thế này, mà chúng ta như vậy.
Tất cả bắt đầu từ giáo dục con người, từ chính bản thân mỗi cá nhân trong xã hội đấy. Chúng ta không phải sống tốt cho ai cả, chúng ta sống tốt cho chính mình thôi.
 
Bởi dối trá có đem lại cái gì tử tế dài hạn đâu ?
 
—-
 
p.s. Nhiều bạn khen mình làm được cái này cái kia, thế này thế nọ, không phải đâu, mình y chang các bạn, chẳng qua may mắn được đào tạo trong môi trường này, chịu khó nhìn họ, rồi suy nghĩ, thay đổi nên nhận ra được vấn đề.
 
Việt Nam là nơi mình sinh ra, nhưng Ba Lan đào tạo và hình thành nên con người mình. Nhờ vào đó, mình có cuộc sống của mình ngày hôm nay. Ít nhiều không quan trọng, cái quan trọng là mình cảm thấy đầy đủ, có ích, trước tiên là cho bản thân, gia đình, rồi xã hội chung quanh mình.
 
Vậy nên người Việt, nếu có được môi trường tốt, sẽ có thể phát triển không ? Chắc chắn là được. Nhưng làm thế nào để có môi trường tốt ? Phải bắt đầu từ bản thân mỗi chúng ta thôi, từ hôm nay, bây giờ, thì dần dần sau này con cháu mới có nền tảng để phát triển tiếp, đúng không ?
 
Con đường của Ba Lan chính là ở chỗ đó.
 

Giám đốc CIA William Burns cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị cho PLA chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Đài Loan vào năm 2027

Tổng hợp báo chí Hoa Kỳ

Báo cáo tình báo được tiết lộ bởi Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) William Burns trong cuộc phỏng vấn với CBS News’ “Face the Nation” Sunday (2/26/2023).

Nhưng Burns nói rằng trong khi ông Tập giao nhiệm vụ cho PLA chuẩn bị cho một cuộc xâm lược, điều đó không có nghĩa là chủ tịch Trung Quốc đã quyết định tấn công hòn đảo tự trị vào năm 2027.

“Chúng tôi biết, như đã được công khai, rằng Chủ tịch Tập đã chỉ thị cho PLA, ban lãnh đạo quân đội Trung Quốc, sẵn sàng xâm lược Đài Loan vào năm 2027, nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy quyết định xâm lược vào năm 2027 hay bất kỳ năm nào khác. cũng vậy,” Burns nói trong cuộc phỏng vấn.Giám đốc CIA gợi ý rằng ông Tập và giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc có thể đang nghi ngờ về việc liệu Trung Quốc có khả năng xâm lược Đài Loan hay không, vì Nga, đồng minh thân cận nhất của họ, đang gặp khó khăn trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Tập cận Bình nghi ngờ khả năng của Quân Trung Quốc

Burns nói: “Tôi nghĩ rằng phán đoán của chúng tôi ít nhất là Chủ tịch Tập và giới lãnh đạo quân sự của ông ấy ngày nay nghi ngờ về việc liệu họ có thể thực hiện được cuộc xâm lược đó (thành công) hay không?”.
Burns cũng cho rằng sự đoàn kết của các nước phương Tây trong việc hỗ trợ Ukraine đang kìm hãm các quan chức Trung Quốc theo đuổi kế hoạch xâm lược Đài Loan. Nhưng ông cảnh báo rằng nó sẽ chỉ khuyến khích Trung Quốc hơn nữa (trong việc tăng tốc hiện đại hóa quân đội).

Trước đây, vào tháng 6 năm 2021, trong cuộc điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ, tướng tư lệnh lục quân,  Mark A. Milley đã nhận định:

– Tôi không thấy cuộc xâm lăng Đài Loan có thể  xảy ra ngay lập tức. Không có lý do gì cho điều đó và cái giá phải trả cho Trung Quốc vượt xa lợi ích và Chủ tịch Tập và quân đội của ông sẽ tính toán và họ biết rằng một cuộc xâm lược     để chiếm một hòn đảo lớn như vậy, với nhiều người và khả năng phòng thủ của Đài Loan. có, sẽ cực kỳ phức tạp và tốn kém. Tại thời điểm này – 12 đến 24 tháng tới – tôi chưa thấy bất kỳ chỉ dấu cảnh báo nào,”

Hoa Kỳ gởi binh sĩ huấn luyện quân sự tới Đài Loan

Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng gây hấn với Đài Loan, Mỹ được cho là có kế hoạch triển khai thêm 200 quân nhân tới hòn đảo này để huấn luyện quân sự (cho quân đội Đài Loan).

Việc triển khai quân bổ sung nhằm mục đích mở rộng chương trình huấn luyện với Đài Loan và sẽ thấy các quân nhân Mỹ dạy quân đội Đài Loan về các hệ thống vũ khí và diễn tập quân sự của Mỹ.

Theo Lt. Col. Martin Meiners, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng, nó phản ánh chính sách của Hoa Kỳ’ cam kết “vững chắc” để bảo vệ hòn đảo tự trị chống lại (sự xâm lược) Trung Quốc và “duy trì hòa bình và ổn định” trong khu vực.

Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen đã bày tỏ ý định tăng cường hợp tác quốc phòng của hòn đảo với Hoa Kỳ để ngăn chặn “chủ nghĩa bành trướng độc tài” của Trung Quốc.

Đầu tháng này, Tsai đã gặp một phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ, nhằm mục đích mở rộng “quan hệ đối tác về quân sự và quốc phòng” của hai đồng minh.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan đạt mức cao nhất trong mọi thời vào năm 2022 sau khi Trung Quốc đẩy mạnh các cuộc xâm nhập bằng máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo cũng như các cuộc tập trận hải quân trên eo biển Đài Loan.

Hoa Kỳ công khai bày tỏ sự ủng hộ cho Đài Loan

Đài Loan đã nhận được nhiều sự ủng hộ chính thức của Mỹ đối với nền dân chủ trên đảo trước những màn phô trương vũ lực ngày càng tăng của Bắc Kinh, quốc gia tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình.

Tổng thống Joe Biden đã nói rằng các lực lượng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc cố gắng xâm lược (đảo quốc). Nhà Trắng cho biết chính sách của Hoa Kỳ không thay đổi khi nói rõ rằng Washington muốn thấy tình trạng của Đài Loan được giải quyết một cách hòa bình. Tuy nhiên không rõ liệu các lực lượng Hoa Kỳ có thể được cử đến (Đài Loan) để cùng họ đáp trả một cuộc tấn công của Trung Quốc hay không?

Giấm đốc CIA William Burns kết luận. “Tất cả những gì tôi muốn nói là tôi nghĩ rằng những rủi ro của việc sử dụng vũ lực tiềm tàng có thể tăng lên trong thập kỷ này và sau đó nữa, đe dọa của Trung Quốc sẽ tiếp nối vào thập kỷ tiếp theo.
“Vì vậy, đó là điều hiển nhiên mà chúng tôi theo dõi rất kỹ, rất cẩn thận,” 

Phan Sinh Trần

Người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ.

Nguyễn Hoành

Bài của Nguyễn Đình Đăng

Tôi đã từng học và nghiên cứu ở Nga (Liên Xô cũ) tổng cộng 11 năm, từ năm 18 tuổi tới năm 31 tuổi (1976 – 1989) (Hai năm 1985 – 1987 làm việc ở Việt Nam). Tiếng Nga đối với tôi cũng trôi chảy gần như tiếng mẹ đẻ. Khi còn ở Nga, các bạn Nga từng nói với tôi: “Nếu chỉ nghe tiếng mày nói ngoài hành lang, không nhìn thấy mặt, thì bọn tao tưởng đó là người Nga nói.”

Nước Nga không chỉ mở cho tôi cánh cửa bước vào khoa học mà còn cả nghệ thuật. Chính tại đây lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nghệ thuật lớn: nghệ thuật của các bậc thày cổ điển châu Âu, như Leonardo da Vinci, Botticelli, Titian, Rembrandt, trong nguyên bản, với âm nhạc của các nhà soạn nhạc vĩ đại, qua tiếng đàn của các bậc thày trứ danh biểu diễn sống, như Leonid Kogan, Danill Shafran, Shura Cherkasky, v.v., với văn học và thi ca của Tolstoy, Turgheniev, Chekhov, Leskov, Dostoevsky, Pushkin, Lermontov, Esenin, Pasternak, Blok, Svetaeva, v.v. qua bản gốc tiếng Nga.

Tôi có nhiều bạn bè và đồng nghiệp là người Nga cũng như người Ukraine. Thày của tôi, cố GS Vadim Soloviev là người Nga. Phản biện luận án tiến sỹ năm 1985 của tôi, GS Anatoly Ignatyuk, là người Ukraine. Hai phản biện luận án tiến sỹ khoa học của tôi năm 1989, là GS A. Ignatyuk và GS. Grigory Yakovlevich Korenman, người Nga gốc Do Thái.

Ông Konstantin Gavrilovich, hoạ sỹ và kiến trúc sư, là người Nga đầu tiên phát hiện ra tài vẽ của tôi và đã không tiếc thời gian cũng như sức lực đưa tôi tới gặp các giáo sư tại các trường đại học mỹ thuật Surikov, Stroganov, và đại học kiến trúc.

Bạn gái đầu tiên của tôi là người Nga.

Tất cả họ đều là những con người chính trực, cao thượng, hào hiệp, tốt bụng, trí tuệ, có văn hóa học vấn cao và đáng ngưỡng mộ.

Nói vậy là để các bạn thấy nước Nga từng rất gắn bó với tôi.

Tuy nhiên đừng lẫn lộn người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ.

Khoảng thời gian hơn một thập niên đó cũng đã cho tôi thấy rõ người Nga cũng như người dân các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong đó có Ukraine, đã bị o ép khổ sở về tinh thần và vật chất như thế nào dưới một chế độ quan liêu hách dịch điều khiển một nền kinh tế trì trệ. Nước Nga là một quốc gia rộng lớn, nhưng chưa bao giờ thoát khỏi mặc cảm của một nước nông dân, trong đó thủ đô Moskva được ví như cái làng của châu Âu. Người Nga trong lịch sử chưa bao giờ thoát khỏi ách áp bức từ chế độ Tsar Hoàng, tới chế độ cộng sản thời Lenin, Stalin, toàn trị thời Brezhnev, và cuối cùng là chế độ độc tài của Putin.

Sự yếu kém về kinh tế và hành chính của Ukraine là hậu quả của một thời kỳ dài dặc phụ thuộc vào Nga ở Liên Xô cũ. Cho tới năm 2006, tức 15 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, tới Kiev dự hội thảo vật lý hạt nhân, tôi vẫn thấy sự trì trệ và phong thái làm việc trịch thượng hống hách kiểu Nga ở đó, bắt đầu từ khâu nhập cảnh tại sân bay, sinh hoạt dịch vụ công cộng, tới cách điều hành hội thảo.

Lẽ dĩ nhiên, nhìn sang châu Âu, trước hết là người dân nước hàng xóm Ba Lan, người Ukraine cũng muốn một cuộc sống độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc như vậy. Việc Ukraine lựa chọn gia nhập EU hay NATO là quyền tự do của một quốc gia độc lập.

Vì thế đừng vội vàng đổ lỗi cho tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hay nguyên tổng thống Petro Poroshenko về tình trạng này. Trên thực tế công cuộc “thoát Nga” của Ukraine mới chỉ thực sự bắt đầu từ cuộc nổi dậy ở Maidan từ tháng 11 năm 2013 tới tháng 2 năm 2014, tức cách đây tám năm về trước, quá ngắn để có thể tẩy rửa những căn bệnh do 74 năm chế độ cộng sản để lại, nhất là trong sự hà hiếp của chính quyền Putin.

Cá nhân tôi chưa bao giờ có thiện cảm với Putin, ngay từ những ngày đầu, khi Putin được tổng thống Nga Boris Yeltsin tiến cử. Lý do của tôi rất đơn giản: Putin nguyên là sĩ quan KGB, gia nhập KGB ngay sau khi tốt nghiệp đại học năm 1975. Vào thời perestroika của Gorbachev cho tới khi Liên Xô bắt đầu tan rã (1985 – 1990), Putin làm gián điệp của KGB tại Dresden. KGB khét tiếng tàn ác trong toàn bộ lịch sử của nó. Bố của Putin cũng là một sĩ quan của NKVD, tiền thân của KGB. Mẹ của Putin là công nhân. Ông của Putin nấu bếp cho Lenin và Stalin.

Tham vọng của Putin là khôi phục lại hào quang của đế quốc Nga đã mất trong đó y là độc tài bạo chúa. Nước Nga dưới chế độ Putin là một nước bị cô lập với toàn thế giới. Người dân Nga chưa bao giờ có tự do dân chủ. Các đảng đối lập bị chèn ép, các nhà đấu tranh dân chủ bị bắt bớ, đầu độc, ám sát. Cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra do Putin ra lệnh là khởi đầu của chiến dịch nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng của Putin sang phương Tây, kéo lại đêm đen của chế độ độc tài cộng sản trong đó Nga là bá chủ. Vì thế Ukraine, từ một đất nước đứng lên chiến đấu chống ngoại xâm, nay đã trở thành biểu tượng của đại nghĩa chống lại hung tàn.

Bất kể Putin có thôn tính được Ukraine hay không, cuộc chiến tranh này do Putin khởi xướng đã, đang và sẽ khiến y muôn đời bị nguyền rủa như một tên Hitler t.k. XXI. Hay nói như đại sứ Ukraine tại Liên hiệp quốc, hắn sẽ đi thẳng xuống địa ngục vì không có luyện ngục (purgatory, nơi thanh tẩy tội lỗi sau khi chết) nào cho hắn cả.

Bản chất của tên độc tài nào cũng như vậy, nhưng Putin hiện có lẽ là kinh khủng nhất: Sau khi vừa đe doạ châu Âu rằng nếu nước nào can thiệp chống lại hắn trong cuộc xâm lược Ukraine thì hắn sẽ dùng biện pháp khủng khiếp nhất mà họ chưa từng thấy trong lịch sử của họ, tức khai hỏa vũ khi hạt nhân, hắn đã ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân của Nga đặt trong tình trạng báo động.

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine do Putin ra lệnh đang bị chính phủ và nhân dân nhiều nước trên thế giới lên án mạnh mẽ. Ngay tại nước Nga, nhiều người Nga đã liên tục xuống đường biểu tình phản đối cuộc chiến tranh này.

Nếu Ukraine rơi vào tay Putin, không chỉ người dân Ukraine sẽ lại quay lại cuộc sống nô lệ phụ thuộc Nga, mà sự yên ổn của toàn thế giới cũng sẽ bị đe dọa bởi một chế độ quốc xã mới của một tên phát-xít tàn bạo nhất.

Thị Trường việc làm ở Trung Quốc đang gặp khó khăn

Theo Báo Bưu Điện Hoa Nam và Bloomberg

Google, Meta, Microsoft và những gã khổng lồ công nghệ khác của Thung lũng Silicon ở Hoa Kỳ đã sa thải hàng chục nghìn công nhân trong những tháng gần đây và tình trạng cắt giảm việc làm không có dấu hiệu ngừng lại.

Với nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại và nhu cầu bên ngoài suy giảm, những người lao động văn phòng ở Trung Quốc cũng đang bị ảnh hưởng bởi bầu không khí khó chịu chung giữa những bất ổn và bất ổn lan rộng.

Tình trạng công ăn việc làm ở Trung Quốc,  nhân viên văn phòng ngày càng lo sợ bị sa thải, trong khi sinh viên mới ra trường đối mặt với những thách thức không thể tưởng tượng

Báo cáo mới từ trang web tuyển dụng việc làm hàng đầu cho thấy gần một nửa số nhân viên văn phòng lo lắng rằng họ có thể mất việc trong năm nay – đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ của những nỗi sợ hãi như vậy so với năm ngoái

Một số nhân viên trẻ, điển hình là những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, đang áp dụng tâm lý trong tìm việc là nắm bắt  lấy những gì tôi có thể nhận được, trong một thị trường việc làm không có gì chắc chắn và triển vọng có việc làm trở nên ảm đạm hơn. Theo một báo cáo của Zhaopin được công bố vào tuần trước, 47,3% công nhân văn phòng ở Trung Quốc cho biết họ lo lắng rằng họ có thể mất việc vào năm 2023, tăng so với 39,8% vào năm ngoái, trong khi hơn 90% công nhân văn phòng nghĩ về việc thay đổi công việc, với 63% trong số họ đã bắt đầu nộp đơn.

Tuy nhiên, những tuần sau Tết Nguyên đán thường là thời gian bận rộn đối với thị trường việc làm, với cả nhà tuyển dụng và người tìm việc, họ đều có động thái liên quan đên nhau.

Theo một báo cáo được công bố hôm thứ Ba bởi Zhaopin, một trang web tuyển dụng việc làm lớn, số lượng tin tuyển dụng đã tăng lên trong tháng sau Lễ hội mùa xuân, kết thúc vào cuối tháng Giêng.

Tuần trước, số lượng vị trí mở cao hơn 28% so với ba tuần trước đó, trong khi số lượng hồ sơ do người tìm việc gửi đến tăng 76%.

Bất chấp mùa tuyển dụng có vẻ nhộn nhịp, những người trong ngành cho biết số lượng đăng tuyển các công việc cơ bản đang giảm, trong khi nhu cầu về nhân tài công nghệ cao, trong các lĩnh vực như khoa học đời sống và tài chính, lại ngày càng tăng; và điều đó có nghĩa là sự cạnh tranh trở nên khắc nghiệt hơn đối với những sinh viên mới tốt nghiệp xin vào làm các công việc cơ bản.

Feng Peixin, quản lý nhóm tại một công ty tuyển dụng có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết công ty của ông gần đây đã đóng cửa văn phòng tại Thâm Quyến, trong khi số lượng nhân viên ở Bắc Kinh cũng bị cắt giảm 1/3 do nhu cầu tuyển dụng và dịch vụ săn tài năng giảm. “Đây là thời điểm đặc biệt khó khăn đối với sinh viên mới tốt nghiệp,” Feng nói thêm. “Năm ngoái chúng tôi có khoảng 38 nhân viên chính thức với 8 thực tập sinh. Nhưng tổng số nhân viên đã giảm xuống còn 25 người trong năm nay, không có bất kỳ thực tập sinh nào. Chúng tôi cũng đã sa thải một số sinh viên mới tốt nghiệp, trong đó có một người vừa hoàn thành thực tập toàn thời gian nhưng không được tuyển dụng.”

Những người tìm việc ở Trung Quốc

Họ đang thấy việc tìm kiếm bị cản trở bởi triển vọng việc làm không mấy khả quan và sự phục hồi kinh tế bấp bênh của đất nước – từ những công nhân văn phòng tìm cách kín đáo nhảy việc giữa nỗi lo mất việc, cho đến những sinh viên mới tốt nghiệp đang gặp khó khăn không ngừng trong thị trường việc làm.

Veronica Yang cho biết khá nhiều người đang tìm kiếm những cơ hội mới. Cô hiện đang làm việc tại một công ty internet nhà nước ở Bắc Kinh. Nhưng cô và những người bạn của mình cũng đang thận trọng về việc thực hiện bất kỳ bước chuyển đổi nghề nghiệp một cách vội vàng nào trong bối cảnh kinh tế khó khăn. “Với môi trường (kinh tế) ảm đạm và áp lực duy trì hoạt động kinh doanh, (áp lực công việc tại) tất cả các công ty đều trở nên rất căng thẳng, trong khi đó, phúc lợi ngày càng thu hẹp,” Yang nói và cho biết thêm rằng một số bạn bè của cô đã bị giảm lương, trong khi một số tiền thưởng hàng năm và tài khoản tiết kiệm để đầu tư của họ đã bị ảnh hưởng.

Báo Bloomberg đưa tin, Tại Trung Quốc đang có số lượng sinh viên tốt nghiệp đạt kỷ lục, tình trạng này đang gây áp lực lên thị trường việc làm cho giới trẻ vào năm 2023.

11,58 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp vào mùa hè năm nay theo thống kê của Chính Phủ.

Phan Sinh Trần

Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một mạng lưới vệ tinh khổng lồ trên quỹ đạo gần Trái đất để cung cấp dịch vụ internet và để bóp nghẹt Starlink của Elon Musk.

Theo Bưu Điện Hoa Nam và các báo quốc tế.

Các nhà nghiên cứu cho biết dự án có tên mã là “GW”, do phó giáo sư Xu Can dẫn đầu tại Đại học Kỹ thuật Vũ trụ của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) ở Bắc Kinh.

Nhóm sao GW sẽ bao gồm 12.992 vệ tinh thuộc sở hữu của Tập đoàn Mạng vệ tinh Trung Quốc mới thành lập, Xu và các đồng nghiệp của ông cho biết trong một bài báo về các biện pháp chống Starlink được đăng trên tạp chí Kiểm soát và Mô phỏng Chỉ huy của Trung Quốc vào ngày 15 tháng 2.

Lịch trình phóng các vệ tinh này vẫn chưa được biết, nhưng con số này sẽ sánh ngang với quy mô của mạng lưới hơn 12.000 vệ tinh theo kế hoạch của SpaceX vào năm 2027.

Nhóm của Xu cho biết chòm sao vệ tinh GW có thể sẽ được triển khai nhanh chóng, “trước khi dự án Starlink hoàn tất”. Điều này sẽ “đảm bảo rằng quốc gia của chúng ta có một vị trí trong quỹ đạo thấp và ngăn chòm sao Starlink chiếm đoạt quá mức các nguồn tài nguyên ở quỹ đạo thấp”, họ viết.

Các nhà nghiên cứu cho biết các vệ tinh của Trung Quốc cũng có thể được đặt trong “các quỹ đạo mà chòm sao Starlink chưa chạm tới”, đồng thời cho biết thêm rằng chúng sẽ “đạt được các cơ hội và lợi thế ở các độ cao quỹ đạo khác, thậm chí là triệt tiêu Starlink”.

Họ cho biết các vệ tinh của Trung Quốc có thể được trang bị tải trọng chống Starlink để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như tiến hành “giám sát tầm gần, dài hạn đối với các vệ tinh Starlink”.

Một nghiên cứu gần đây của Cục Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc đã kêu gọi hợp tác và cho biết các mạng vệ tinh liên lạc cạnh tranh có thể gây hại cho nhau.

Mạng Starlink, hiện có hơn 3.000 vệ tinh trên quỹ đạo, dự kiến sẽ tăng lên hơn 40.000 vệ tinh, theo SpaceX.

Nhóm của Xu cho biết khả năng giám sát và phòng thủ không gian của Trung Quốc không thể đối phó với nhiều vệ tinh như vậy.

Theo bài báo, các vệ tinh Starlink có thể nhận dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ để lập kế hoạch hoặc điều phối vị trí của chúng và chúng được trang bị cảm biến giám sát để theo dõi môi trường không gian.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Các vệ tinh Starlink có thể sử dụng khả năng cơ động quỹ đạo của chúng để chủ động tấn công và tiêu diệt các mục tiêu lân cận trong không gian.

Họ cho biết Trung Quốc có kế hoạch xây dựng các hệ thống radar mạnh hơn được hỗ trợ bởi công nghệ mới để xác định và theo dõi các vệ tinh Starlink.

Theo các nhà nghiên cứu, radar và các biện pháp phát hiện khác sẽ được sử dụng để cập nhật “danh mục Starlink” cuối cùng sẽ chứa dữ liệu chi tiết về mọi vệ tinh. Nhóm của Xu cho biết chính phủ Trung Quốc cũng có thể hợp tác với các chính phủ khác để thành lập liên minh chống Starlink và “yêu cầu SpaceX công bố dữ liệu quỹ đạo chính xác của các vệ tinh Starlink”.

Họ nói thêm rằng các vũ khí mới, bao gồm tia laser và vi sóng năng lượng cao, sẽ được phát triển và sử dụng để phá hủy các vệ tinh Starlink đi qua Trung Quốc hoặc các khu vực nhạy cảm khác.

Quân đội Ukraine đã sử dụng dịch vụ Starlink một cách hiệu quả để chống lại lực lượng Nga. Kể từ khi chiến tranh nổ ra, các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi phát triển khả năng tiêu diệt Starlink nếu cần thiết. Vào ngày 13 tháng 2, người sáng lập SpaceX, Elon Musk, đã tweet rằng công ty sẽ hạn chế việc sử dụng Starlink cho mục đích quân sự trong cuộc chiến ở Ukraine vì “chúng tôi sẽ không cho phép leo thang xung đột có thể dẫn đến Thế chiến thứ 3”.

Phi thuyền Spaceship với 60 Starlink chứa bên trong

Trung Quốc không cầu mong họ ngăn chặn được đà phóng Starlinks (của SpaceX). Tốc độ phóng của SpaceX là chưa từng có và phi thuyền Starship sẽ sớm phóng hàng trăm chiếc vệ tinh Starlink trong mỗi lần phóng (so với tốc độ hiện nay, 60 starlink).

Phan Sinh Trần

Mỹ nối gót EU bác đề xuất hòa bình của Bắc Kinh, trừng phạt thêm công ty Trung Quốc

Theo báo Bưu Điện Hoa Nam

Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về cuộc chiến của Nga với Ukraine đã leo thang trên nhiều mặt trận vào thứ Sáu (24-2-2023), kỷ niệm một năm ngày bắt đầu cuộc xâm lược, khi Washington và các đồng minh của họ phần lớn bác bỏ kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh và Hoa Kỳ tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty Trung Quốc bị buộc tội đã giúp thúc đẩy xung đột.

Cuộc tranh luận về đề xuất hòa bình của Trung Quốc cũng được chuyển sang một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã bác bỏ đề xuất hòa bình 12 điểm mà Trung Quốc đưa ra trước đó vào thứ Sáu, nói với CNN rằng Bắc Kinh lẽ ra nên chấm dứt đề xuất này sau điểm đầu tiên kêu gọi “tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia”.

Trong số các yếu tố khác của nó, kế hoạch kêu gọi ngừng bắn sẽ giúp giữ vị trí quân đội Nga tại chỗ trên lãnh thổ Ukraine và chấm dứt ngay lập tức mọi lệnh trừng phạt không được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi Nga nắm quyền phủ quyết, thông qua.

Sự từ chối của Sullivan phù hợp với sự từ chối của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người ngụ ý rằng đề xuất của Bắc Kinh không thay đổi quan điểm của họ rằng Trung Quốc đã đứng về phía Nga.

Các nhà phân tích của Eurasia Group Clayton Allen và Anna Ashton nói rằng đề xuất của Trung Quốc thiên về Moscow – ngay cả khi nó ít thù địch hơn với Washington và các đồng minh so với những bình luận mà nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh Vương Nghị dành cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở Đức vào tuần trước .

“Mặc dù một vài trong số 12 điểm tiết lộ mối lo ngại của Trung Quốc về các hành động chủ yếu liên quan đến Nga, nhưng nó vẫn tiếp tục lặp lại những lời biện minh cho cuộc xâm lược của Nga và phần lớn có thể được Nga đóng khung khi ủng hộ các quan điểm của Moscow”, Allen và Ashton cho biết trong một ghi chú nghiên cứu. “Cách tiếp cận của Trung Quốc cho thấy rằng họ đang đi theo con đường ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ với Nga – một đồng minh địa chiến lược quan trọng và là đối trọng với phương Tây – đồng thời tránh lập trường được coi là công khai thù địch với các mục tiêu của phương Tây”, họ nói thêm.

Khi được hỏi liệu chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có coi đề xuất của Trung Quốc là một “mánh lới quảng cáo” hay không, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby lặp lại bình luận của Sullivan rằng tài liệu này lẽ ra phải dừng lại sau lời kêu gọi tôn trọng chủ quyền. Ông từ chối mô tả nó thêm.

Tại New York, tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ vẫn cam kết chiến thắng ở Ukraine, trong khi Trung Quốc đưa ra kế hoạch của mình.

Mô tả các cuộc đàm phán ngoại giao dài hạn là “cách đúng đắn duy nhất” để giải quyết cuộc khủng hoảng, đại diện của Trung Quốc, Dai Bing, kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo nền tảng để Nga và Ukraine tổ chức các cuộc đàm phán mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. “Đưa các bên xung đột trở lại bàn đàm phán sẽ không dễ dàng, nhưng đó là bước đầu tiên hướng tới một giải pháp chính trị”, Dai, đại biện tại Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, cho biết.

Tuy nhiên, Blinken cảnh báo rằng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng Nga không được phép sử dụng bất kỳ lệnh ngừng bắn tạm thời “vô điều kiện” nào trong cuộc chiến để “nghỉ ngơi, tái vũ trang và khởi động lại”. “Các thành viên hội đồng không nên bị lừa bởi những lời kêu gọi ngừng bắn tạm thời hoặc vô điều kiện”, Blinken nói. Ông nói thêm: “Nga sẽ sử dụng bất kỳ sự tạm dừng chiến đấu nào để củng cố quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ bị chiếm giữ trái phép và bổ sung lực lượng cho các cuộc tấn công tiếp theo”.

Bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc đối với các biện pháp trừng phạt đơn phương, Dai nói rằng các nước đang phát triển đang phải trả giá đắt do tác động của chiến tranh đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính: “Chúng tôi hy vọng rằng các bên liên quan có hành động có trách nhiệm và ngừng lạm dụng các biện pháp đơn phương. biện pháp trừng phạt và quyền tài phán cánh tay dài”.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev hôm thứ Hai. Ảnh: Reuters

Đã có sự thống nhất hơn giữa Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển, nhóm cũng đã lên án mạnh mẽ cuộc chiến của Nga vào thứ Sáu.
Theo truyền thống là đồng minh với Washington, G7 cam kết “hỗ trợ kiên định cho Ukraine trong thời gian còn lại” và kêu gọi Nga “rút quân hoàn toàn và vô điều kiện khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine được quốc tế công nhận”.  “Các nước thứ ba hoặc các chủ thể quốc tế khác tìm cách trốn tránh hoặc làm suy yếu các biện pháp của chúng tôi, (họ phải) ngừng cung cấp hỗ trợ vật chất cho chiến tranh của Nga, hoặc phải đối mặt với chi phí nghiêm trọng…

Washington đã công bố sự răn đe như vậy trước đó vào thứ Sáu.

Dựa trên các biện pháp trừng phạt được công bố vào năm ngoái đối với các công ty Trung Quốc bị nghi ngờ giúp đỡ Nga, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã bổ sung 5 công ty Trung Quốc vào danh sách thực thể của mình: AOOK Technology Ltd; Công ty Phát triển Khoa học và Công nghệ Ti-Tech Bắc Kinh; Công ty Công nghệ Yunze Bắc Kinh; Công ty Công nghệ hàng không vũ trụ HEAD Trung Quốc; và Spacety Co.

Danh sách này cũng bổ sung thêm hai công ty con của China HEAD Aerospace Technology ở Pháp và Hà Lan, và một chi nhánh của Spacety ở Luxembourg.

Việc bổ sung vào danh sách đen thương mại là một phần của các biện pháp trừng phạt mới, sâu rộng giữa các bộ phận mà Hoa Kỳ đã công bố vào thứ Sáu trong phản ứng mới nhất đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Trong một biểu hiện riêng về sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Kyiv, Blinken đã công bố 10 tỷ đô la Mỹ trong “hỗ trợ năng lượng để hỗ trợ người dân Ukraine chịu các cuộc tấn công của Nga” và các khoản tiền để duy trì hoạt động của các chức năng của chính phủ.

Phan Sinh Trần

Đài Loan tặng 165 đô cho 500000 du khách đầu tiên thăm viếng đảo quốc

Tổng hợp báo và đài TV, CNN, The Strait Times, …

TAIPEI – Đài Loan sẽ cung cấp cho 500.000 khách du lịch tiền mặt hoặc ưu đãi giảm giá trong năm nay khi họ cố gắng củng cố ngành du lịch sau đại dịch và tăng chi tiêu.

Mỗi ưu đãi trị giá 5.000 Đài tệ (165 đô la Mỹ) đã được công bố vào thứ Năm như một phần của gói 5,3 tỷ Đài tệ để thu hút khách du lịch quốc tế.

Mặc dù một số chi tiết vẫn chưa được làm rõ, bao gồm các điều kiện hay cách chọn người trúng thưởng, các quan chức cho biết trong một tuyên bố rằng số tiền này có thể được trao bằng phương tiện điện tử hoặc dưới dạng giảm giá thuê chỗ ở.

Ông Lin Fu-shan, giám đốc bộ phận du lịch của Bộ Giao thông Vận tải, cho biết trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi hy vọng sẽ đẩy nhanh và mở rộng nỗ lực thu hút khách du lịch quốc tế đến Đài Loan. Kế hoạch chi tiêu cũng bao gồm đề xuất cung cấp cho các công ty du lịch 10.000 Đài tệ cho mỗi nhóm có ít nhất 8 khách du lịch và 20.000 Đài tệ cho mỗi nhóm có ít nhất 15 khách du lịch.

Đài Loan đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế sau khi dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch Covid-19 vào năm 2022. Tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại vào năm 2023 khi hòn đảo phụ thuộc vào thương mại này phải vật lộn với tình trạng xuất khẩu sụt giảm, điều quan trọng hơn sẽ là thúc đẩy hoạt động thương mãi thông qua nhu cầu mua sắm ở nội địa và kinh doanh từ ngành du lịch.

Trước đại dịch, du lịch chiếm khoảng 4% tổng sản phẩm quốc nội của Đài Loan, theo Cục Du lịch Đài Loan. Trước nạn dịch, có 11.8 triệu du khách quốc tế đến Đài Loan. Nhưng các chuyến thăm gần như bị đình trệ khi Đài Loan đóng cửa biên giới và thực hiện các quy tắc kiểm dịch để ngăn chặn virus. Căng thẳng địa chính trị cũng khiến ngành này chịu ảnh hưởng của sự lạnh nhạt khi Trung Quốc cấm khách du lịch cá nhân đến Đài Loan vào năm 2019 và tháng trước đã loại Đài Loan ra khỏi danh sách 20 điểm đến được phép cho các nhóm du lịch Trung Quốc.

Chiến dịch của Đài Loan diễn ra khi các nước khác trong khu vực cũng đưa ra các sáng kiến để thu hút khách du lịch. Ví dụ, chiến dịch “Xin chào Hồng Kông” liên quan đến việc tặng 500.000 vé máy bay cùng các đặc quyền khác cho du khách đến Hồng Kong.

Phan Sinh Trần

Trung Quốc tăng cường đàn áp các Kitô hữu đang khi chính quyền yêu cầu ‘tôn thờ và trung thành’ Tập Cận Bình

Tổng hợp báo chí Fox NewsChinaAidtạp chí Mở Cửa

Theo một nhóm giám sát về tự do tôn giáo cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã leo thang cuộc bức hại các Kitô hữu trong suốt năm 2022 khi nước này siết chặt việc kiểm soát các nhà thờ và các nội dung liên quan đến tôn giáo phát trực tuyến trên mạng trong khi yêu cầu trung thành với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Báo cáo của tổ chức phi chính phủ, ChinaAid

ChinaAid có trụ sở tại Hoa Kỳ vào tuần trước đã cảnh báo rằng chính phủ Trung Quốc đang sử dụng các cáo buộc “lừa đảo” để bóp nghẹt tài chính của phong trào hội thánh tại gia, bao gồm các hội thánh Cơ đốc giáo chưa đăng ký với nhà thờ Tin lành chính thức của Trung Quốc.

Theo báo cáo, các nhà chức trách đang truy tố tập tục truyền thống của Cơ đốc giáo là dâng phần mười và cúng dường để che đậy các cáo buộc chống lại các nhà thờ tư gia theo “Các biện pháp quản lý tài chính của các địa điểm hoạt động tôn giáo”, được cập nhật vào tháng 6 năm ngoái. Báo cáo lưu ý rằng nhiều mục sư và trưởng lão của hội thánh tư gia đã bị bỏ tù và có khả năng phải đối mặt với nhiều năm tù (vì quản lý tiền dâng cúng và tổ chức thánh lễ tại tư gia).

Chủ tịch kiêm người sáng lập ChinaAid, Bob Fu, cho biết trong một tuyên bố rằng tổ chức của ông cũng “quan ngại sâu sắc” về cách các nhà thờ được nhà nước hậu thuẫn đang bị đối xử ở Trung Quốc, nơi có khoảng 96,7 triệu Cơ đốc nhân. (con số tín đồ do tổ chức  Open Doors.)

Fu cho biết: “Bằng cách sử dụng các biện pháp mới chống lại nội dung tôn giáo phát trực tuyến và chính sách ‘không COVID’ khét tiếng, chính quyền đã hạn chế hoặc loại bỏ các cuộc tụ họp của người theo đạo Thiên chúa”.

Fu nói: “Mục tiêu của họ không chỉ là quản lý một nhà thờ ‘thân thiện với xã hội chủ nghĩa’; họ hy vọng sẽ xóa bỏ nó. “Cộng đồng quốc tế cần biết về những xu hướng và sự phát triển này khi Trung Quốc tiếp tục vươn lên trên trường quốc tế.”

Theo ChinaAid, chính phủ Trung Quốc cũng đang đàn áp các trang web và ứng dụng Cơ đốc giáo trong nỗ lực “loại bỏ Cơ đốc giáo khỏi không gian mạng”.

Sau khi thực hiện “Các biện pháp quản lý đối với thông tin và dịch vụ tôn giáo trên Internet” vào năm 2022, việc kiểm duyệt nội dung Cơ đốc giáo trực tuyến — bao gồm cả trong các cuộc trò chuyện nhóm — đã đạt đến mức “chưa từng có”, báo cáo cảnh báo.

Việc Hán hóa tôn giáo đang biến thái từ sự ủng hộ ĐCSTQ sang hành vi tôn thờ và trung thành với Tập Cận Bình.

“Trước, trong và sau khi khai mạc Đại hội, các nhóm tôn giáo do nhà nước điều hành của Trung Quốc đã dành những lời khen ngợi và ca ngợi Tập với những lời lẽ và cụm từ tâng bốc mãnh liệt hơn so với các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc, cho thấy rằng quá trình Hán hóa tôn giáo đang phát triển từ việc ủng hộ ĐCSTQ sang việc tôn thờ và trung thành với Tập Cận Bình,” báo cáo cho biết.

Báo cáo của tổ chức “Open Doors” 

Theo các biện pháp hà khắc của Chính Quyền Trung Quốc, được đưa ra vào tháng 3 năm 2022, các nhà thờ muốn chia sẻ các bài giảng hoặc nghiên cứu Kinh thánh trực tuyến cần phải có giấy phép – nhưng giấy phép này chỉ dành cho năm tổ chức tôn giáo được nhà nước phê duyệt, chẳng hạn như Phong trào Tam tự Yêu nước. Các hạn chế mở rộng đến phương tiện truyền thông xã hội, có nghĩa là đề cập đến bất cứ điều gì liên quan đến Cơ đốc giáo có thể khiến mọi người gặp rắc rối đáng kể.

Với sự giám sát toàn diện được sử dụng bởi chính quyền – một trong những biện pháp áp bức và đàn áp tinh vi nhất trên thế giới, tín hữu có rất ít cơ hội để điều động, cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Do sự giám sát và hạn chế ngày càng tăng, nhiều hội thánh tư gia đã ngừng nhóm lại trong các nhóm lớn hơn và chia thành các nhóm nhỏ hơn. Những người khác tìm cách họp nhóm trực tuyến, nhưng điều này trở nên khó khăn hơn khi chính quyền Trung Quốc gia tăng chú ý quan sát nhiều hơn đến các hoạt động trực tuyến. Một số tín hữu đã bị bắt và bị kết án, thường bị buộc tội hình sự xấu xa như hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo, hành động chống lại an ninh của nhà nước, hoặc được nói một cách mơ hồ là ‘gây rối’.

Càng bắt bớ tín hữu càng tin yêu Chúa hơn

Cô Xiao Ai (tên đã thay đổi), một giáo dân bị tạm giữ và chịu trừng phạt, ở trong nhà giam hai tuần sau khi Chính Quyền địa phương đột kích vào một buổi nhóm tại gia.

Trong hai tuần bị giam giữ, cô ấy được yêu cầu theo dõi những người bị giam giữ khác, “Chúng tôi được yêu cầu thay phiên nhau giám sát những phạm nhân khác trong ba giờ mỗi đêm,” cô nhớ lại. “Tôi đã vô cùng kiệt sức đến mức mí mắt nặng trĩu. Nhưng đây là một cơ hội tuyệt vời để thực hành cầu nguyện. Khi những người khác đang ngủ, tôi đã cầu nguyện rất nhiều! Sau đó, tôi bắt đầu lấy lại được năng lượng của mình. Tôi càng kiên quyết tiếp tục làm điều tương tự sau khi được thả ra.” Cô kết luận:

– Ở một mức độ nào đó, sự bắt bớ hướng chúng ta đến với Đức Ki tô và tình yêu của Ngài.

Phan Sinh Trần

Hoa Kỳ tin rằng Bắc Kinh đang cân nhắc chuyển giao pháo binh và máy bay không người lái cho Moscow

Tin riêng của Wall Street Journal

Ký giả: Michael R. Gordon và Stephen Fidler 2:23 chiều ET, ngày 24 tháng 2 năm 2023

Các quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc đang xem xét cung cấp pháo và máy bay không người lái cho lực lượng Nga để có thể kéo dài chiến tranh, ngay cả khi Bắc Kinh kêu gọi đàm phán hòa bình để chấm dứt giao tranh vào dịp kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine.

Các quan chức cho biết chưa có việc giao vũ khí nào diễn ra. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tiếp tục cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, căng thẳng có thể sẽ  định hình mối quan hệ của phương Tây với Bắc Kinh trong nhiều năm và có khả năng gây ra hậu quả sâu sắc trên chiến trường ở Ukraine, vào thời điểm cả hai bên đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mùa xuân hè sắp đến.

Ngoại trưởng Antony Blinken và các quan chức Hoa Kỳ khác đã nói rằng Trung Quốc đang xem xét cung cấp “sự hỗ trợ các vũ khí có tính sát thương” cho Nga, nhưng không nói rõ những hệ thống nào có thể được gửi đến.

Các quan chức Hoa Kỳ quen thuộc với các báo cáo tình báo nói rằng nếu Bắc Kinh chọn cung cấp vũ khí (cho Nga), nó  sẽ bao gồm cả khí tài pháo  ngoài máy bay không người lái và có thể còn có thêm các vũ khí khác để giúp các lực lượng Nga ngăn chặn một cuộc phản công dự kiến của Ukraine vào mùa hè này.

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết chính quyền Biden đang xem xét giải mật một số thông tin tình báo, khiến họ đi đến những kết luận nêu trên, để họ có thể chia sẻ với các chính phủ đồng minh và công chúng.

Các quan chức cho biết bất kỳ quyết định cung cấp vũ khí nào của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận của phương Tây về các biện pháp trừng phạt mới đối với Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết hôm thứ Năm (23 tháng 2) rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cảnh báo các quan chức chính phủ, công ty và ngân hàng Trung Quốc về những hậu quả tiềm tàng của việc giúp đỡ Nga.

Khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga bước sang năm thứ hai,

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cam kết năm 2023 sẽ là năm chiến thắng của họ. Yaroslav Trofimov của báo WSJ đã mô tả tâm trạng ở thủ đô Ukraine vào ngày kỷ niệm một năm chiến tranh là buồn bã.

Tạp chí Der Spiegel của Đức đưa tin rằng Nga đang đàm phán với một công ty Trung Quốc để mua 100 máy bay không người lái tự sát nhằm sẵn sàng cho đợt tấn kích vào mùa xuân. Các máy bay không người lái được cho là có khả năng mang chất nổ, báo cáo cho biết tin tức được trích dẫn từ  các chuyên gia quân sự giấu tên.

Cho đến nay, Nga đã mất hàng nghìn khẩu pháo, xe tăng và các thiết bị quan trọng khác trong cuộc chiến và đang xài nhiều đạn dược đến mức giống như đốt cháy kho đạn, một tốc độ chóng mặt. Trong những tuần gần đây, các đơn vị chiến đấu của Nga đã phàn nàn rằng họ không thể có được đủ nguồn cung cấp đạn pháo.
Một số nhà phân tích quân sự kết luận rằng nếu không có nguồn tiếp tế mới, Nga sẽ không thể đẩy lùi cuộc phản công của Ukraine dự kiến sẽ xảy ra vào mùa xuân và mùa hè, Ukraine đang lên kế hoạch đó nhờ vào sự trợ giúp của các loại vũ khí mới của phương Tây.

Đề xuất hòa bình từ Bắc Kinh

Trong một kế hoạch hòa bình cho Ukraine bao gồm 12 điểm, được công bố hôm thứ Sáu tại Bắc Kinh—phần lớn bản đề nghị lặp lại các lập trường quen thuộc của chính phủ Trung Quốc về cuộc chiến tranh và không lên án sự xâm lược của Nga. Bản kế hoạch đã không kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức hoặc đề xuất hòa giải. Điểm đầu tiên trong bản đề nghị, Trung Quốc tuyên bố rằng “chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia phải được duy trì một cách hiệu quả” và nhắc lại sự phản đối của nước này đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ông Blinken nói với  đài tin tức ABC News vào sáng thứ Sáu rằng,  “Trung Quốc đang cố gắng đạt được cả hai chiều. Một mặt họ đang cố gắng thể hiện cách công khai là mình trung lập và tìm kiếm hòa bình, nhưng đồng thời họ đang nói lên câu chuyện sai sự thật do Nga tuyên truyền về lý do xảy ra cuộc chiến.”

Phát biểu sau đó trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Blinken ám chỉ đến đề xuất hòa bình của Trung Quốc mà không nêu đích danh Bắc Kinh. Ông nói: “Các thành viên của Hội đồng này không nên rơi vào tình trạng tương đương với sai lầm khi kêu gọi cả hai bên ngừng chiến đấu hoặc kêu gọi các quốc gia khác ngừng hỗ trợ Ukraine nhân danh hòa bình. “Không thành viên nào của Hội đồng này nên kêu gọi hòa bình trong khi ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine và (không chịu tôn trọng bản) Hiến chương Liên Hợp Quốc.”

Lầu Năm Góc hôm thứ Sáu thông báo gia tăng thêm 2 tỷ USD hỗ trợ quân sự dài hạn cho Ukraine.

Tuy nhiên, việc cắm cờ hòa bình của Bắc Kinh cũng đánh dấu một động thái hiếm hoi của họ nhằm tự đưa mình vào một cuộc khủng hoảng toàn cầu mà lợi ích quốc gia của họ chủ yếu là gián tiếp. Các nhà phân tích cho biết Bắc Kinh đang định vị mình là một bên có thể tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào trong tương lai và ngầm yêu cầu sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, không để xảy ra một thỏa thuận chỉ do các nước phương Tây làm trung gian.

Một số chính phủ châu Âu sẽ đánh giá cao sự can thiệp của Trung Quốc vào bất kỳ hiệp định hòa bình cuối cùng nào, cho rằng điều đó sẽ làm tăng khả năng tuân thủ của Nga.

Ukraine, trong một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm được đưa ra vào cuối năm ngoái, đã chấp nhận rằng một số cuộc đàm phán hòa bình, cuối cùng sẽ là cần thiết để giải quyết xung đột.

Bates Gill, người chỉ đạo Trung tâm Phân tích Trung Quốc của Viện Chính sách Xã hội Châu Á ở New York, cho biết: “Việc Trung Quốc chính thức tham gia vào dàn hợp xướng này có thể là kết quả quan trọng nhất của cuộc diễn tập. “Chắc chắn là nó phá vỡ tiền lệ khi ta thấy Trung Quốc cân nhắc tham gia một cách chính thức vào vấn đề an ninh của châu Âu.”

Phan Sinh Trần