Quân đội Ukraina chuẩn bị phản công vào lúc cường độ tấn công của quân Nga giảm dần

RFI

Đăng ngày: 24/03/2023

Lính Ukraina ở tiền tuyến Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraina, ngày thứ Tư 22/03/2023. AP – LIBKOS

Thanh Phương

Sau nhiều tháng ở thế phòng thủ, quân đội Ukraina sắp tới đây mở chiến dịch phản công do sức tấn công của quân Nga đang yếu dần, theo tuyên bố của một tư lệnh Ukraina sáng nay, 24/03/2023, được hãng tin Reuters trích dẫn. 

Theo quân đội Ukraina, trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, 1.020 lính Nga đã tử trận trong các cuộc tấn công bất thành vào những thị trấn Lyman, Avdiivka, Mariinka, và Shakhtarske. Quân Nga vẫn tập trung lực lượng để cố đánh chiếm thành phố Bakhmut nhằm mở rộng quyền kiểm soát ở miền đông Ukraina, nhưng quân Ukraina vẫn chống trả quyết liệt.

Tư lệnh bộ binh Ukraina, Oleksandr Syrskyi, tuyên bố với hãng tin Reuters là lực lượng của ông sắp mở một cuộc phản công, tranh thủ lợi thế hiện nay. Theo viên tư lệnh này, lực lượng tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga, trên tuyến đầu trong các cuộc tấn công ở miền đông và miền nam Ukraina, đang suy yếu dần. Các phóng viên của Reuters gần mặt trận phía bắc thành phố Bakhmut cũng ghi nhận cường độ tấn công của quân Nga có vẻ đang giảm bớt.

Cũng về tình hình chiến sự Ukraina, chính quyền Kiev hôm nay thông báo đã có 5 người thiệt mạng trong một cuộc oanh kích của Nga vào một trung tâm hỗ trợ nhân đạo tại một thành phố ở vùng Donetsk, miền đông Ukraina.

Phát biểu qua video tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu hôm qua, sau khi đi thăm vùng Kherson gần mặt trận phía nam trở về, tổng thống Volodymyr Zelensky đã cám ơn các nước châu Âu về trợ giúp quân sự, nhưng một lần nữa cảnh báo là nếu phương Tây không cấp chiến đấu cơ và tên lửa tầm xa cho Ukraina thì chiến tranh có nguy cơ kéo dài nhiều năm. Cho tới nay, nhiều nước phương Tây vẫn ngần ngại, không muốn giao cho Kiev những vũ khí có thể được sử dụng đến tấn công nước Nga và làm xung đột leo thang.

Cuba bầu Quốc Hội : Dân mất niềm tin vào chính quyền vì khủng hoảng mọi mặt

RFI

Đăng ngày: 24/03/2023

(Ảnh minh họa chụp tại La Havana, Cuba) – Cử tri Cuba được kêu gọi đi bầu Quốc Hội vào ngày 26/03/2023 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. © CC0 Creative Commons

Thu Hằng

Cử tri Cuba được kêu gọi đi bầu Quốc Hội vào ngày 26/03/2023. Thế hệ dân biểu mới sẽ phải đối mặt với một nước Cuba chìm trong khủng hoảng chưa từng có từ 30 năm nay. Nền kinh tế kiệt quệ dẫn đến thiếu thốn thực phẩm, nhiên liệu, điện và dược phẩm. Những cuộc biểu tình rầm rộ hồi tháng 07/2021 bị trấn áp thô bạo. Sau đó là làn sóng vượt biên chưa từng có, với khoảng 300.000 người (gần 3% dân số) tị nạn tại Hoa Kỳ. 

Khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất từ 30 năm qua 

Chính phủ và đảng Cộng Sản Cuba đang phải đối mặt với khủng hoảng niềm tin và bị mất tín nhiệm nghiêm trọng, trước tiên là do không bảo đảm được đời sống của người dân. Hòn đảo bị « thiếu thốn mọi thứ », theo lời một cặp vợ chồng giáo viên được đặc phái viên RFI Stéfanie Schuler phỏng vấn hôm 22/03 tại một khu chợ ở thủ đô La Habana :

« Tại trung tâm lịch sử của La Habana, một cặp vợ chồng giáo viên vào khu chợ nhỏ. Người đàn ông cho biết : « Chúng tôi có sổ tem phiếu, nhưng không hề đủ. Sổ cho chúng tôi một phần thịt gà, một chai dầu mỗi tháng. Nhưng chúng tôi cũng muốn mua sữa cho con của mình ». Theo người phụ nữ, « không thể mua sữa cho trẻ em trên 7 tuổi ». Người chồng than phiền : « 5 quả trứng và một nửa chai dầu. Chúng tôi trụ được bao lâu với chừng đó ? ». Người vợ nhấn mạnh : « Chỉ có 5 quả trứng cho một tháng, cho tận 30 ngày ».

Cuba nhập khẩu hơn 60% thực phẩm tiêu thụ trên đảo. Thế nhưng đại dịch Covid-19 đã đánh gục ngành du lịch, cùng với các biện pháp trừng phạt của Mỹ được tăng cường dưới thời ông Donald Trump nên Cuba bị thiếu ngoại tệ.

Sau khi đảo một vòng quanh chợ, cặp vợ chồng giáo viên về tay không. Một quả chuối có giá tương đương 1 euro nằm ngoài khả năng của họ. Người vợ nói : « Lương của chúng tôi là 1.140 peso mỗi tháng. Chúng tôi đã dậy học, làm việc chăm chỉ, vậy mà chỉ được lĩnh chưa đầy 10 euro mỗi tháng. Một số người nhận được tiền từ nước ngoài, nhưng chúng tôi không có nguồn đó ». Người chồng tỏ ra ngại ngùng : « Tôi cũng muốn mời chị uống một ly mojito, nhưng với chúng tôi thì không thể, mà chỉ dành cho khách du lịch » 

Tỉ lệ cử tri vắng mặt cao nhất từ 4 thập niên   

Chính phủ và đảng Cộng Sản Cuba mất tín nhiệm, và người dân bất mãn đến mức khoảng 31% cử tri có thể sẽ không đi bỏ phiếu Chủ Nhật 26/03. Dù tỉ lệ này không cao so với ở nhiều nền dân chủ phương Tây, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi triệt để so với các cuộc bầu cử dưới thời nhà lãnh đạo Fidel Castro. Ngoài ra, tỉ lệ vắng mặt được cho là chưa từng có từ khoảng 40 năm nay còn cho thấy « khả năng huy động chính trị của Nhà nước và của Đảng bị bào mòn cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội », theo nhận định với Reuters của ông Bert Hoffmann, chuyên gia về châu Mỹ La-tinh, Viện Nghiên cứu Toàn cầu và Khu vực của Đức.

Đối với rất nhiều cử tri Cuba, cuộc bầu cử lập pháp nặng tính « hình thức » vì có 470 ứng cử viên (đa số thuộc đảng Cộng Sản, đảng duy nhất ở Cuba) đúng với 470 ghế ở Quốc Hội. Cử tri có hai khả năng : bầu cho một hoặc nhiều ứng viên ở khu vực bầu cử hoặc chọn « bầu cho tất cả ». Chính quyền kỳ vọng vào lá phiếu « bầu cho tất cả » được cho là ủng hộ « chủ nghĩa xã hội » và « cách mạng ».

Cuộc bầu cử Quốc Hội Cuba được nhà chính trị học Arturo Lopez-Levy, Đại học Carleton (Mỹ), cho là « cơ hội để chính quyền La Habana nhận thông tin phản hồi nhằm cân nhắc lực lượng hiện tại và thúc đẩy đà tiến » của các nhà lãnh đạo chính trị. Cuba không cho phép đối lập tồn tại cho nên để phản đối cuộc bầu cử trá hình và thiếu mình bạch, trên mạng xã hội tràn ngập lời kêu gọi không đi bỏ phiếu vì đó « là cách bạn phản đối ».

Đối với nhà ly khai Manuel Cuesta Morua, tỉ lệ vắng mặt còn là thông điệp cho thấy « hệ thống bầu cử không còn đáp ứng thực tế của xã hội Cuba hiện nay ». Nhưng nghiêm trọng hơn là có thể sẽ đe dọa đến tính chính đáng của Quốc Hội mới, cũng như của tân chủ tịch Cuba – ông Miguel Diaz-Canel – người sẽ được các dân biểu bầu lại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Xem thêm tin Reuter:
As Cuba election day nears, some voters ask, ‘why bother?’

Ukraine: ai thắng ai?-Tác Giả: Nguyễn Thị Cỏ May

Báo Đàn Chim Việt

Tác Giả: Nguyễn Thị Cỏ May

Ảnh minh họa. Nguồn PAP

Hai tay độc tài Xi và Poutin chắc năm 2022 đã cho phép họ nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới thay Huê kỳ và Âu châu . Nhưng sự thật đã không xảy ra như họ mơ ước.

Xi và Poutin đã âm muu nhau thiết lập một trật tự thế giới mới theo chủ thuyết độc tài của họ. Tháng 2 năm rồi, Pou được Xi tiếp đón niềm nở ở Bắc kinh và hai người đã long trọng xác nhận «tình bạn với nhau không giói hạn». Ba tuần sau, Pou xua quân xâm chiếm Ukraine . Xi không giấu được nổi vui mừng của mình là Tây phương sẽ tan rã vì Otan vốn là cái «xác chết lâm sàng» từ lâu. Con đường chiếm lấy Đài loan dễ như ăn bánh bao đang mở rộng thêng thang trước mắt Xi. Như Pou đã chiếm Crimée năm 2014 và 4 thành phố phía Đông của Ukraine.

Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Ukraine chống trả kiêu hùng. Otan siết chặt hàng ngũ. Trên chiến trường quân đội nga bị đánh tơi bời. Quyền lực của Pou chao đảo. Đồng thời, tại xứ Tàu, dân tàu đứng lên biểu tình khăp nơi đòi Tự do và Dân chủ. Điều chưa từng thấy, cả từ thời Mao. Ngoại trừ cuộc biểu tình mùa Xuân 89 ở Thiên An môn của sinh viên đòi dân chủ và bị Đặng Tiểu bình cho xe tăng cán chết cả mươi ngàn người.

Dân Tàu biểu tình, hô lớn khẫu hiệu «Đả đảo Xi, Đả đảo đảng cộng sản». Hệ thống kiểm soát dân chúng của nhà cầm quyền tàu là tinh vi và khắp nơi nên đã thâu hình cuộc biểu tình với những khẩu hiệu, những lời bất mản của dân chúng để báo cáo. Và Xi đã biết hết . Sau đó, Xi phải tháo gở biện pháp «0 covid». Nhưng Xi đã làm bánh bao hết bao nhiêu dân tàu chống đối, thì chưa biết. Một cái tát tai Xi khá đau đúng vào lúc Xi nắm giữ Chủ tịch đảng thêm năm năm nữa. Và nắm chặc quyền lực tuyệt đối, Xi thực hiện giấc mộng Hoàng đế Tàu suốt đời . Nhung lịch sử cho thấy chế độ đôc tài nào xưa nay vẫn có tuổi thọ của nó.

Xi làm người hòa giải nhưng bao lâu?

Xi muốn ủng hộ Pou tích cực để chiến thắng Ukraine nhưng không dám công khai. Từ một năm nay, Xi lợi dụng tình hình chiến tranh của Nga với Ukraine mà gia tăng trao đổi thương mãi với Nga. Pou vừa thông báo như một tin mừng quan trọng Xi sẽ tới Moscou gặp Pou nhưng không nói rõ chi tiết.

Xi sẽ ủng hộ cụ thể để Pou thắng Ukraine hay chỉ muốn nhắc lại hai nước lâm chiến nên đối thoại tìm một giải pháp hòa bình? Cho tới nay, Xi vẫn chưa bao giờ lên án Pou xâm chiếm Ukraine là vi phạm luật pháp quốc tế. Trái lại, còn công kích Âu châu phong tỏa Nga về kinh tế: «Một số nước muốn liên kết quân sự để tìm một sự an toàn tuyệt đối, khiêu khích các khối xung đột nhau để các nước phải chọn phe phái và để tiếp tục thống trị đơn phương, bất chấp luật pháp và quyền lợi của kẻ khác». Nên Xi thường kêu gọi Âu châu hảy tôn trọng chủ quyền các nước liên hệ trong cuộc chiến, cả Ukraine.

Từ đầu cuộc chiến Ukraine, Xi vẫn giữ 2 cách ứng xử: đoàn kết chặc chẽ với Nga chống Tây phương, nhưng giữ thận trọng với vấn đề viện trợ vũ khí cho Nga. Xi và Pou có chung một chủ trương chống Tây phương vì Tây phương là tiêu biểu cho Dân chủ Tự do mà điều này lại không phù hợp với cái trật tự mà họ muốn áp đặt lên thế giới khi họ thay thế được Tây phương. Hôm trước ngày kỷ niệm một năm tiến đánh Ukraine, Pou còn nhấn mạnh «Giới ưu tú Tây phương không cần che giấu mục tiêu của chúng là phải làm cho Nga thất bại, nghĩa là phải thanh toán chúng ta một lần cho xong». Pou cũng xác nhận chính Tây phương phải lảnh trách nhiệm leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine vì theo lập luận của Pou, Tây phương tích cực yểm trợ lực lượng tân phát-xít ở Ukraine để chúng củng cố một quốc gia chống lại Nga.

Quan hệ giữa Tàu và Huê kỳ ngày càng căng thẳng nghiêm trọng, thường xuyên với nhiều khủng hoảng tưởng chừng đã dẩn tới xung đột nóng. Như vụ bà Chủ tịch Hạ viện Huê kỳ thăm viếng chánh thức Đài loan. Vụ khinh khí cầu của Tàu bay thám thính trên lảnh thổ Huê kỳ trong nhiều ngày và bị bắn hạ.

Xi vẫn nhiều lần kêu gọi, từ nhiều tháng nay, là nên cùng tìm một giải pháp cho cuộc chiến Ukraine mà lại không lên án Pou xăm lăng và vi phạm tội ác chiến tranh. Khi nới chuyện với TT. Biden, như lúc gặp nhau ở Nam-dương năm rồi, Xi tỏ ra mình luôn luôn chủ trương hòa bình, mong muốn có đối thoại để sớm chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Xi còn muốn Huê kỳ, Otan và Âu châu hảy cùng nhau nói chuyện với Nga.

Huê kỳ vẫn nghi ngờ Xi có thể đã viện trợ võ khí cho Pou. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Bắc kinh quả quyết không có và cũng không nghĩ sẽ làm việc này.

Thử nghĩ vai trò hòa giải của Xi sẽ kéo dài được bao lâu khi thấy tình hình cuộc chiến Ukraine xấu đi, bất lợi về phía Pou, liệu Xi có ra tay cứu bồ hay không? Pou thua, Liên bang Nga tan rã, Xi sẽ cô đơn. Bao nhiêu quyền lợi ở Nga chưa kịp khai thác, mất hết. Về địa chánh, các nước trong Liên- bang Nga sẽ trở thành quốc gia độc lập. Âu châu và nền Dân chủ Tự do sẽ mở rộng thêm. Giấc mơ bá chủ thiên hạ của Xi sẽ là giấc mơ giữa ban ngày.

Xi viện trợ võ khí cho Nga?

Hiện tại Xi bảo không hề có viện trợ quân sự cho Nga. Nhưng cho tới bao lâu nữa?
Chiến tranh Ukraine kéo dài làm cho Tàu lúng túng. Viển ảnh thế giới ngày mai này sẽ như thế nào là điều Xi không mong muốn nhìn thấy trong khi nước Tàu đang khó khăn đứng dậy sau hậu quả cực kỳ thảm hại của biện pháp «0 Covid». Nếu nay mất Nga, một cường quốc bạn cần có, thì Xi sẽ vô cùng cô đơn ở Á châu. Không phải chỉ vì bị Huê kỳ cấm vận về công nghệ cao mà bị Huê kỳ cô lập hoàn toàn ở Thái Bình dương. Huê kỳ tái lập căn cứ quân sự ở Phi-luật-tân, trở lại Đài loan, ủng hộ Nhựt phát triển lực lượng quân sự. Giữa 2 cường quốc đã không có đối thoại mà còn thường xuyên căn thẳng. Dư luận chống Tàu hiện nay chiếm đại đa số dân chúng huê kỳ. Trong bối cảnh như vậy, Bắc kinh phải nhìn nhận mình đang bị cô lập . Hơn lúc nào hết, Xi thấy cần có Pou bạn đồng minh môi hở răng lạnh và Pou phải là một đồng minh mạnh mới có giá trị.

Nhưng Xi vẫn chưa dám gởi võ khí cho Pou vì sợ bị Huê kỳ và Âu châu cấm vận kinh tế lúc này. Vả lại Xi thường huênh hoang tự cho mình người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế . Dĩ nhiên, Xi muốn kết thúc sớm cuộc chiến Ukraine nhưng phải có lợi cho bạn nhưng vẫn không dám xác nhận vì mối quan hệ về quyền lợi với nhau. Nên Xi cố đóng vai trò hòa giải.

Sau cùng, ai cũng thấy Xi tới nay đã thật sự học được bài học chiến tranh ở Ukraine. Sự chiến đấu kiên cường của dân và quân Ukraine vì lòng yêu nước đã làm cho bộ tham mưu Bắc kinh phải liệu hồn mà thống nhứt Đài-loan bằng võ lực năm 2027.

Người ta nói chiến tranh Ukraine là cuộc chiến một mất một còn giữa Thiện và Ác, giữa Dân chủ và độc tài. Nếu Pou thắng thì hóa ra cái Ác là chơn lý và độc tài trở thành giá trị qui chiếu của chánh trị!

Nguyễn thị Cỏ May

Tàu ngầm Hakugei mới của Nhật Bản có khả năng tàng hình dưới nước

Theo Nikkei Á Châu

TOKYO – Nhật Bản đang âm thầm nâng cấp khả năng tàu ngầm của mình, bổ sung một số tàu ngầm tàng hình nhất thế giới vào hạm đội của mình để duy trì lợi thế cạnh tranh trước Trung Quốc.

Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã nhận được chiếc tàu ngầm mới nhất, Hakugei, từ Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki. Đây là con tàu thứ hai của tàu ngầm diesel-điện lớp Taigei mới và được trang bị pin lithium-ion cho phép hoạt động dưới nước lâu hơn.

Tàu ngầm diesel-điện hoạt động giống như một phương tiện hybrid, sạc hệ thống pin trong khi nó chạy bằng động cơ diesel và chuyển sang năng lượng pin khi ở sâu dưới nước và ở chế độ hoạt động. Khi chạy bằng pin, động cơ gần như im lặng, không giống như tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, vốn không thể tắt lò phản ứng.

Tàu ngầm Hakugei mới nhất của Nhật Bản được Kawasaki Heavy Industries bàn giao cho Bộ Quốc phòng tại một buổi lễ ở Kobe vào ngày 20 tháng 3. © Kawasaki Heavy Industries

Khả năng tàng hình này, kết hợp với truyền thống phân tích tiếng ồn dưới nước của Nhật Bản, giúp Nhật Bản có lợi thế hơn so với tàu ngầm Trung Quốc. Các nhà phân tích Hoa Kỳ đã kêu gọi các tàu ngầm của Nhật Bản bảo vệ các nút thắt trong một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn ở Đài Loan, phục kích các tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Nhật Bản khi chúng tìm cách đột nhập vào Thái Bình Dương.

Tàu ngầm Taigei của Nhật Bản được nhìn thấy tại cảng Yokohama trong cuộc Duyệt binh Hạm đội Quốc tế vào tháng 11 năm 2022, cùng với tàu khu trục Shiranui. (Ảnh của Konosuke Urata)

Hạn chế quyền tự do di chuyển của tàu Trung Quốc được cho là một trong những cách chính mà Nhật Bản có thể hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ trong một tình huống bất ngờ trong khu vực.

Nhật Bản là quốc gia duy nhất được biết là đã lắp pin lithium-ion cho tàu ngầm. Hiện tại, 4 tàu ngầm của Nhật Bản – 2 chiếc thuộc lớp Taigei và 2 chiếc cuối cùng thuộc lớp Soryu – có pin lithium-ion trong buồng máy. GS Yuasa, nhà cung cấp pin có trụ sở tại Kyoto, cho biết pin lithium-ion sạc lại nhanh hơn pin axit-chì, tăng tốc độ xả pin và mật độ năng lượng cao hơn – tất cả đều góp phần giúp tàng hình nhiều hơn và thời gian ở dưới nước lâu hơn.

Tầu ngầm Hakugei được trang bị thép cường độ cao cho thân chịu áp lực để cho phép thuyền hoạt động ở vùng nước sâu hơn. Tổng chi phí sản xuất vào khoảng 72 tỷ yên (550 triệu USD).

Nhưng hải quân Trung Quốc được cho là đã đạt được những bước tiến trong năng lực tàu ngầm, chẳng hạn như giới thiệu một hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí cho phép tàu tạo ra oxy dưới nước để đốt cháy trong động cơ diesel. Trung Quốc được cho là cũng đang để mắt đến pin lithium-ion cho tàu ngầm của mình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dân số Nhật Bản ngày càng thu hẹp, JMSDF (Bộ phòng vệ Nhật Bản) đã phải vật lộn để tìm được 70 nhân viên vận hành mỗi tàu ngầm và tuân thủ cam kết không được phép mở rộng hạm đội.

“JMSDF đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân lực, chẳng hạn như trong lực lượng tàu ngầm, trong những năm gần đây, họ đã bắt đầu tuyển dụng nhân viên nữ – điều mà trước đây không thể tưởng tượng được”, Koh nói. Tầu ngầm Hakugei mới có khoang riêng cho tối đa 6 nữ thủy thủ tàu ngầm.

Các tàu ngầm của Nhật Bản được chế tạo luân phiên tại Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki. Tàu thứ ba thuộc lớp Taigei, Jingei, được dự kiến sẽ hạ thủy vào tháng 10 để giao hàng vào đầu năm 2024. Lớp Taigei dự kiến sẽ thay thế 9 tàu ngầm lớp Oyashio còn lại trong thập kỷ tới.

Phan Sinh Trần 

Tàu Trung Quốc “nhan nhản” trên vùng biển Việt Nam

RFA

2023.03.16

Các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đi trong vùng biển mà cả Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 15/5/2014. Việc Trung Quốc triển khai một giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam đã gây ra một cuộc đối đầu căng thẳng trên biển đồng thời dẫn tới các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc tại Việt Nam

Hậu Đình/AP Photo

*Một tàu khảo sát 2.600 tấn của Trung Quốc cũng được nhìn thấy trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam – một tổ chức nghiên cứu địa phương cho biết.

Tiếp sau sự vụ ở Philippines, nhiều tàu dân quân biển và tàu cá Trung Quốc đã xuất hiện và tụ tập thành đoàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông – một tổ chức nghiên cứu của Việt Nam sử dụng dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết.

Dự án Đại Sự ký Biển Đông (SCSCI) cũng đưa tin một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung Quốc, tàu Hải Dương Địa chất 4, cũng đã lảng vảng bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và điều này cho thấy có thể đã có “một hoạt động nào đó” tại đây.

Theo SCSCI, số lượng tàu Trung Quốc trong khu vực EEZ của Việt Nam đã tăng đáng kể trong hai tuần đầu của tháng ba năm nay, gần gấp ba lần số lượng quan sát được vào cuối tháng hai. Vùng đặc quyền kinh tế cho phép một quốc gia được độc quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển và đáy đại dương.

Dữ liệu này thu thập được từ tín hiệu của hệ thống nhận diện tự động (AIS) truyền của những con tàu này.

“Các tàu Trung Quốc cũng đã hoạt động sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi chỉ 60 hải lý (111km)” – bà Vân Phạm, người quản lý của SCSCI nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA).

Các tàu đánh cá và tàu dân quân biển thường được Cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống.

Tàu khảo sát Trung Quốc

Trong khi đó, hôm thứ tư (15/3/2023), tàu nghiên cứu và khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã có mặt nhiều giờ trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát trước khi đi vào khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.

Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền đối với một số phần của tuyến đường thủy chiến lược nhưng cho đến nay, Trung Quốc là nước có yêu sách chủ quyền lớn nhất.

Trung Quốc và các nước láng giềng thỉnh thoảng có những bất đồng về hoạt động thăm dò dầu khí của Bắc Kinh trên biển.

Theo dõi hải trình của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa chất 4 cho thấy tàu này xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 15/3/2023. Ảnh: Marine Traffic

Theo trang theo dõi tàu Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), tàu Hải Dương Địa chất 4 đã ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 17 tiếng đồng hồ trong ngày 15/3.

“Có vẻ như con tàu này đang tiến hành một hoạt động ở đây” – tổ chức SCSCI cáo buộc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa có bình luận về vấn đề này.

Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc các tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và gọi các hoạt động này là “vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.

Vào năm 2019, một cuộc biểu tình đã diễn ra ngay trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vì tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã hoạt động nhiều tháng trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát.

Ngay sau đó, năm 2020, cũng chính con tàu này đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài một tháng với một tàu thăm dò dầu khí của Malaysia .

Cuộc đối đầu lớn nhất từ trước đến nay giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề thăm dò dầu khí ở Biển Đông diễn ra vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.

Vụ việc này có sự tham gia của hàng chục tàu chấp pháp của cả hai nước và dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam.

Cuối cùng, Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng biển của Việt Nam sau 2.5 tháng.

Các chiến dịch vùng Xám

Trung Quốc đã và đang tiến hành cái gọi là “các chiến dịch vùng xám”, sử dụng các lực lượng phi truyền thống như dân quân biển để đạt được các mục tiêu kinh tế và an ninh.

Philippines, một quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, gần đây cáo buộc các tàu dân quân biển Trung Quốc đã tràn vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Trong một diễn biến mới nhất, các tàu dân quân biển của Trung Quốc ngoài khơi đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát đã phân tán sau khi tập trung tại đảo này vào hồi đầu tháng ba năm nay – ông Ray Powell, Trưởng dự án Myoushu (Biển Đông) tại Đại học Stanford ở California cho biết.

Ngày 4/3/2023, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines cho biết đã phát hiện thấy hơn 40 tàu dân quân biển được nghi là của Trung Quốc trong khu vực ngoài khơi cách đảo Thị Tứ (hay còn gọi là Pag-asa của Philippines) 4,5 đến 8 hải lý.

“Bằng cách định kỳ phân tán lực lượng của mình, hạm đội dân quân [biển] của Trung Quốc dường như cố ý làm cho các cơ quan thực thi pháp luật của Philippines khó khăn hơn khi theo dõi các chiến thuật kéo bầy đàn của họ” – ông Powel nói với RFA.

Lực lượng dân quân biển của Trung Quốc phần lớn được tổ chức bởi các công ty đánh cá lớn của nước này.

Nghiên cứu của Andrew Erickson và Conor Kennedy vào năm 2016 cho biết: Ước tính duy nhất về quy mô của lực lượng dân quân biển Trung Quốc là từ một nguồn xuất bản năm 1978. Theo đó, nhân sự của lực lượng này vào thời điểm đó là 750.000 người, hoạt động trên khoảng 140.000 tàu. Con số này có khả năng đã tăng lên đáng kể kể từ đó.

Trong Sách trắng Quốc phòng năm 2010, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có 8 triệu dân quân trên toàn quốc, bao gồm cả dân quân biển.

Ngôi sao nhạc Pop Nga chỉ trích Putin được tìm thấy đã chết sau khi ngã xuống nước.

Ngôi sao nhạc Pop Nga chỉ trích Putin được tìm thấy đã chết sau khi ngã xuống nước.

Bài của Shannon Power • Hôm qua 6:37 A

Người sáng lập một nhóm nhạc pop có bài hát trở thành bài quốc ca trong các cuộc biểu tình phản chiến ở Nga đã qua đời ở tuổi 34 vào Chủ nhật.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu trong đại hội của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga (RSSP) vào ngày 16 tháng 3 năm 2023, tại Moscow, Nga. Một nhạc sĩ chế giễu tổng thống đã chết sau khi chết đuối vào Chủ nhật. © Contributor/Getty Images Europe

Dima Nova—tên thật là Dmitry Svirgunov—đã thành lập nhóm nhạc điện tử nổi tiếng Cream Soda và chỉ trích dinh thự được cho là trị giá 1,3 tỷ USD của Tổng thống Nga Vladmir Putin trong bài hát “Aqua Disco”. Bài hát thường được hát tại các cuộc biểu tình trước và trong những ngày đầu khi Nga xâm lược quân sự Ukraine và các cuộc biểu tình nhanh chóng được gọi là “Bữa tiệc vũ trường Aqua”.

Nova rơi xuống băng khi băng qua sông Volga của Nga ở vùng Yaroslavl, phía đông bắc Moscow, theo trang web tin tức People Talk của Nga. Anh ấy đi cùng anh trai Roma và hai người bạn.

Cream Soda đã thông báo về việc Nova qua đời vào thứ Hai trên Instagram.

“Chúng tôi đã gặp một thảm kịch đêm qua. Dima Nova của chúng tôi, cùng với những người bạn, đang đi dọc sông Volga và bị ngã dưới lớp băng. Bộ Tình trạng Khẩn cấp vẫn đang tìm kiếm anh trai của anh ấy là Roma và bạn của anh ấy, Gosha Kiselev. Aristarchus, của chúng tôi người bạn cũng rơi xuống dưới lớp băng, đã tìm thấy,nhưng không thể cứu được. Ngay khi có thông tin từ Bộ Tình trạng khẩn cấp, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn”, nhóm này viết trong chú thích.

Nguồn: Russian Pop Star Who Criticized Putin Found Dead After Drowning

From: Phan Sinh Trần

Trung Cộng Xem “Thiên Chúa Giáo Là Kẻ Thù Số 1”

Báo Vận Hội Mới

Sơn Hà (Feb.2023)

Bán nguyệt san The New American, số ra ngày 16 tháng Giêng -2023, có đăng bài nhận định của bỉnh bút Angeline Tan gởi về từ Singapore. Bài viết nhan đề “Why the CCP Fears Christianity”. Dường như đó không phải là câu hỏi, mà là điều thắc mắc của Angeline; cô đặt ra để tự đi tìm lời giải thích “Tại Sao Đảng Cộng sản Trung Quốc Sợ Thiên Chúa Giáo”. Angeline Tan là phóng viên độc lập, thường có những bài nhận định về chế độ Trung Cộng, đăng trên bán nguyệt san The New American, xuất bản ở Hoa Kỳ.

Ở đây, Angeline gọi chung những người tin vào Đức Chúa Trời và Đức Giêsu là Christian (tín hữu Thiên Chúa Giáo), hay những người theo đạo Thiên Chúa, trong đó có đạo Công Giáo, và các hệ phái Tin Lành. Angeline ghi nhận các cuộc đàn áp nhắm vào Thiên Chúa Giáo vẫn gia tăng mỗi ngày.

ChinaAid, là một tổ chức vô vụ lợi, chuyên tranh đấu cho Tự Do Tín Ngưỡng và Tự Do Tôn Giáo tại Trung Hoa, có trụ sở tại Texas, Hoa Kỳ. ChinaAid thường xuyên phổ biến các báo cáo về những vi phạm nhân quyền, nhất là về tôn giáo tại Trung Hoa lục địa.

Căn cứ theo báo cáo của ChinaAid, Angeline cho biết, có 1256 vụ đàn áp tôn giáo trong năm 2017 so với năm 2016, đã gia tăng 66%. Sau khi đã có sự đi lại nhiều lần, để đạt kết quả vào tháng Mười- 2016, Trung Cộng và Vatican ký kết những thoả hiệp. Vatican chấp thuận để cho nhà cầm quyền Trung Cộng phê chuẩn tất cả các cuộc đào tạo và bổ nhiệm. Đảng cộng sản Trung Cộng lập danh sách đề nghị rồi Vatican bổ nhiệm, hoặc, Vatican hỏi ý kiến đảng cộng sản trước khi bổ nhiệm một chức vụ gì ở đâu đó trên lãnh thổ Trung Hoa. Điều đó cũng có nghĩa là Vatican để cho nhà cầm quyền Trung Cộng kiểm soát Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa. Đổi lại, Trung Cộng để cho các chức sắc của giáo hội Công Giáo được đi lại với giáo đô La Mã (Roma), được gần gũi và tham dự các cuộc họp với các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Roma.

Trung Cộng Sợ Thiên Chúa Giáo

Từ thời Mao Trạch Đông, khi đảng cộng sản chiếm được Hoa Lục, Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Không phải cộng sản sợ Vatican, mà họ sợ tinh thần của đạo Thiên Chúa. Kể từ chế độ Mao Trạch Đông đến nay, trên lục địa Trung Hoa luôn có hai tập thể tín hữu Công Giáo: Công Giáo Hầm Trú và Công Giáo Quốc Doanh. Công Giáo Quốc Doanh là các họ đạo Công Giáo chấp thuận để cho đảng cộng sản kiểm soát. Công Giáo Hầm Trú là các họ đạo hoạt động không có giấy phép của đảng cộng sản, hay còn được gọi là Giáo Hội Thầm Lặng (Underground Church).

đi đàng Thánh Giá

Các hệ phái Tin Lành cũng ở trong tình trạng tương tự. Báo cáo thường niên của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) của Hoa Kỳ cho biết, tính trong năm 2018, có hơn 5.000 tín đồ Tin Lành và 1.000 các vị lãnh đạo tinh thần bị bắt giữ vì lý do có các hoạt động liên quan đến đức tin. Theo báo cáo, đó chỉ là một phần của việc phá hủy hàng ngàn nhà thờ Thiên Chúa Giáo trên khắp lục địa Trung Hoa. Cũng theo báo cáo, “Tại tỉnh Hà Nam, Uỷ Ban Nhân Dân của tỉnh này, yêu cầu các giáo hội Thiên Chúa Giáo loại bỏ điều răn Thứ Nhất trong Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời”, với lý do đảng không chấp nhận: “đặt sự thờ phượng Đức Chúa Trời lên trên lòng trung thành với đảng Cộng sản”. Giáo hội “Quốc Doanh” có thể đáp ứng yêu sách của cộng sản, nhưng Giáo Hội Hầm Trú thì vẫn kiên cường giữ vững đức tin.

Đất Thánh Trong Lòng Đất – Hang Toại Đạo

Nói đến Giáo Hội Thầm Lặng, hay Giáo Hội Hầm Trú, người ta liên tưởng đến những Hang Toại Đạo của Giáo Hội Công Giáo vào thế kỷ thứ nhất. Đến nay, di tích Hang Toại Đạo còn hiện hữu trong lòng đất Ý Đại Lợi. Đó là “Đất Thánh Trong Lòng Đất” của những vị Thánh Tử Đạo và Kitô Hữu trong thời kỳ tiên khởi.

Trong một cuộc hành hương Roma, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt được đi thăm những Hang Toại Đạo (Catacombs of Saint Callixtus), Ngài kể lại trong bài suy tư “Con đường Hạt Lúa: “Giáo hội giữ vững niềm tin trên nền tảng tử đạo của biết bao con người nằm dưới hang này trong 300 năm đầu bị bách hại. Hang toại đạo là hệ thống đường hầm đào sâu dưới lòng đất tại các khu nghĩa trang ngoại thành Rôma. …Gia sản của Giáo Hội là đây. Tại nơi này, các tín hữu sơ khai đã ẩn trốn những cơn bách hại liên tiếp trong ba thế kỷ. Người tín hữu buổi đầu đã phải sống trong những điều kiện như thế để bảo vệ đức tin của mình”.

Hang Toại Đạo

Sau khi Chúa Giêsu về trời, các tông đồ lên đường đi rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu và gánh chịu cơn bách hại kinh khủng của các triều đại Roma. Lính Roma không dám vào các nghĩa trang, là nơi trú ngụ của các tín hữu Công Giáo. Họ sống trong các nhà mồ của nghĩa trang để trốn các đợt bắt đạo. Họ lặng lẽ đào sâu xuống lòng đất, đi xuyên qua các huyệt mộ tạo thành con đường hầm dưới lòng đất. Họ sống với người chết. Họ chết đi và được mai táng trong đường hầm ấy. Các triều đại La Mã tưởng đã chôn vùi đạo Chúa. Nhưng Đức Tin của người Công Giáo vẫn sống mạnh qua 300 năm của thiên niên kỷ đầu tiên.

Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt kể: “Đi dưới lòng hang toại đạo tôi mới thấm thía ý nghĩa của lời Chúa nói: ‘Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác’. Hạt giống Giáo Hội đã bị chôn chặt dưới 3, 4 tầng đất. Hạt giống đức tin đã bị vùi sâu đến 300 năm. Tất cả các thánh Tông đồ, các tín hữu sơ khai đã bị mục nát. Và các ngài đã làm trổ sinh cả một mùa gặt dồi dào phong phú. Cả châu Âu đã tin theo Chúa”.

“Nhìn lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, ta cũng thấy có sự tương tự. Khi đạo Chúa mới được truyền vào Việt Nam, lập tức bị các vua chúa phong kiến bắt bớ. Cuộc bắt bớ kéo dài khoảng 300 năm. Đủ mọi hình thức để tiêu diệt đạo. Nào là cấm cách bắt bớ. Nào là đe doạ bạc đãi. Nào là xua đuổi ra khỏi những vùng trù phú phồn vinh. Nào là phân sáp, tức là tách ly cha mẹ, anh chị em trong một gia đình bắt đi sống riêng rẽ trong các gia đình ngoại đạo. Nào là lấy thép nung đỏ khắc chữ “tả đạo” trên má người có đạo. Và nhất là lên án tử hình những người có đạo.

“Người tín hữu trung thành với đức tin phải trốn chạy chết trên rừng thiêng nước độc. Nếu bị bắt có thể bị chết trong tù. Nếu không cũng bị xử án tử hình. Có đấng bị chém đầu. Có đấng bị trói chân tay vào… bốn con ngựa kéo về bốn góc xé nát xác vị tử đạo. Có đấng bị kết án cho voi dày. Thê thảm nhất có lẽ là án bá đao. Cứ sau một hồi trống, đao phủ xẻo một miếng thịt cho đến khi chết”.

Các tín hữu tiên khởi của Công Giáo Việt Nam đã chết đi để sinh ra nhiều hạt lúa khác. Từ một nhóm nhỏ người bị bắt bớ ấy, nay ta đã có 7, 8 triệu người Công Giáo ở Việt Nam.

Người Công Giáo ở Trung Hoa cũng sẽ xá gì gian lao mà tiếp tục giữ đạo Chúa. Con số tín hữu Thiên Chúa Giáo ở Trung Quốc đã lên tới 100 triệu người.

Trung Cộng Chống Thiên Chúa Giáo

Chống lại các tôn giáo đã có từ lâu ở Trung Quốc, trước khi cộng sản chiếm được Hoa Lục. Từ thời quân chủ, các triều đại vua chúa rất sợ các tôn giáo. Họ ngờ vực tất cả các tôn giáo do những quyền lực “ngoại bang”, sẽ đe doạ quyền lực của họ.

Dưới triều đại nhà Đường của Trung Hoa vào thế kỷ thứ 9, Hoàng đế Đường Vũ Tông (Wuzong) chủ trương tiêu diệt các tôn giáo bị cho là đến từ ngoại quốc như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo,… do ám ảnh bị áp lực từ “các thế lực bên ngoài” có thể làm lung lay ngai vàng. Sau này, dưới triều đại nhà Thanh, thế kỷ 19, Thiên Chúa Giáo bị xem là làn sóng xâm lăng của Tây Phương vào xã hội, gây chia rẽ và xé nát Trung Hoa. Triều đình phát động phong trào bài xích, tiễu trừ các hệ phái Thiên Chúa Giáo. Càng đàn áp, càng gây nên sự phản kháng từ các tín hữu. Họ nổi lên chống trả mạnh mẽ để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo. Một nhà truyền giáo tên là Hồng Tú Toàn đã lãnh đạo cuộc nổi dậy của nông dân, trở thành Cuộc Cách Mạng Thái Bình (Taiping Rebel, Taiping Revolution). Quân nổi dậy chiếm Nam Kinh, lan đến các tỉnh chung quanh và thiết lập vùng tự trị lấy tên “Thái Bình Thiên Quốc”. Thái Bình Thiên Quốc thống lĩnh 16 tỉnh, gồm có hơn 600 thị trấn, kéo dài trong 13 năm (từ 1851 đến 1864).

nghĩa binh của Thái Bình Thiên Quốc

Cuộc nổi dậy Thái Bình là kết cuộc của hiện tượng tức nước vỡ bờ, và cũng thời đại suy tàn của một triều đại phong kiến Mãn Thanh. Khi mà giới lãnh đạo chỉ lo vơ vét cốt làm giàu cho bản thân, mặc cho dân chúng khốn khổ vì sưu cao thuế nặng, thiếu thốn mọi bề. Chỉ còn một giải pháp là dân chúng nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền và thiết lập vùng tự trị.

Giáo sư Frzanz Micheals, người Mỹ gốc Đức, nhiều năm giảng dạy về Trung Hoa tại đại học University of Washington và Georgetown University ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, cho rằng, cuộc nổi dậy Thái Bình là một cú đánh mạnh vào chế độ độc tài và cái thói hủ Nho của triều đình phong kiến. Tác động của cuộc Cách Mạng Thái Bình đã phá vỡ trật tự cũ, được cho là thảm khốc hơn cả hai cuộc Chiến Tranh Nha Phiến.

Sau cùng, quân nhà Thanh đã cầu viện Anh và Pháp, bao vây đánh bại quân “Thái Bình” đưa đến cuộc thảm sát hơn 20 triệu người! Rồi thế lực Tây Phương chia cắt nước Trung Hoa thành nhiều mảnh. Tuy nhiên, các chiến hữu “Thái Bình” vẫn bền chí giữ đạo, giữ đất và sống còn. Mới hay, đạo Thiên Chúa phát triển ở lục địa Trung Hoa chẳng có thế lực ngoại quốc nào đứng đàng sau cả. Người ta chỉ thấy nhà cầm quyền liên kết với thế lực bên ngoài để bách hại tôn giáo.

Hoàn cảnh xã hội và chính trị đã thay đổi nhiều, không khí bách hại Thiên Chúa Giáo cũng thay đổi qua các thời kỳ, kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Đến thời kỳ cộng sản thì càng khốc liệt hơn. Cuộc nổi dậy Thái Bình thường được đảng ôn lại, vì là mối lo cho chế độ Trung Cộng.

Trong những năm lục địa Trung Hoa bị cai trị bởi cộng sản, các giáo hội Tin Lành và Công Giáo ngày càng bị áp bức nặng nề. Các giáo hội được phân loại thành “giáo hội yêu nước”, được cấp phép hoạt động công khai và loại kia thì không được phép. Hai loại giáo hội đó được dân gian gọi là “Quốc Doanh” và “Hầm Trú”. Giáo hội “Quốc Doanh” thì được công khai hoạt động, có công an len lỏi để theo dõi. Giáo hội “Hầm Trú” thì hoạt động âm thầm, nhóm họp kín đáo tại tư gia.

Đạo Binh Đức Mẹ Nguy Hiểm Hơn?

Kể từ khi mới bắt đầu hoạt động tại lục địa Trung Hoa, Mao Trạch Đông và đảng cộng sản chủ trương đặt các giáo hội Thiên Chúa Giáo ra ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, đảng cộng sản lại phải chạm trán Đạo Binh Đức Mẹ (Legion of Mary). Năm 1937, khi Đạo Binh Đức Mẹ đặt chân lên lục địa Trung Hoa, thì cộng sản cảm thấy bị đe doạ trực tiếp. Mao Trạch Đông không ngần ngại tuyên bố công khai: “Thiên Chúa Giáo là Kẻ Thù Số 1”.

Một hôm, linh mục Aedan McGrath, người Ái Nhĩ Lan, là người có trách nhiệm truyền bá tinh thần Đạo Binh Đức Mẹ ở Trung Hoa; ông đem giới thiệu cho một nhóm cộng sản, nói rằng, Đạo Binh Đức Mẹ là nhóm hoạt động về tâm linh, có thể giúp mọi người về phương diện tinh thần. Nhóm Cộng sản ấy nhận xét ngay: “Đây là một tổ chức ‘tuyệt vời’, giống như đảng cộng sản”. Có nghĩa là họ đang gặp kẻ thù nguy hiểm.

Một khi đảng Cộng sản nhận thấy, “đạo binh” này cũng họp nhóm, cũng dùng khẩu hiệu, cũng có chính sách, cũng được chỉ huy từ trung ương, cũng dùng biểu tượng màu đỏ,… rất giống Cộng sản; thì đảng cộng sản xem đây là đối tượng nguy hiểm nhất. Thiên Chúa Giáo vẫn lừng lững sống còn.

Đạo Binh Đức Mẹ Là Gì?

Ký giả Angeline Tan nói đến Đạo Binh Đức Mẹ trong bài tường thuật, và vẫn còn hoạt động ở Trung Quốc. Vậy Đạo Binh Đức Mẹ là gì?

Đạo Binh Đức Mẹ là một phong trào sống đạo, là phong trào giáo dân có tổ chức. Tên phong trào Đạo Binh Đức Mẹ lấy từ chữ Latin: Legio Mariae, hay Légion de Marie (tiếng Pháp), Legion of Mary (tiếng Anh), được thành lập vào đêm 7 tháng Chín, năm 1921, nơi căn nhà nhỏ tại thủ đô Dublin của nước Ái Nhĩ Lan. Legio Mariae là một Đoàn Thể Giáo Dân, được Giáo Hội phê chuẩn và đặt dưới quyền chỉ huy hùng mạnh của Đức Maria vô nhiễm, trung gian các ơn. Các binh sĩ sẵn sàng đối đầu với quyền lực tội ác của thế gian này. Tuy vậy, quyền lợi của họ không nằm trong thế gian này.

Legio Mariae được thiết lập từ các đơn vị nhỏ nhất tại các họ đạo, đi dần lên Hạt, Địa Phận, Tỉnh, Miền rồi Trung Ương, với sự ưng thuận của vị chủ chăn ở giáo phận. Các binh sĩ của Đạo Binh Đức Mẹ gồm có nam và nữ, từ vị thành niên cho đến người lớn. Họ sống Đạo thực hành theo Đức Tin, muốn làm việc Tông Đồ Giáo Dân theo công tác của Legio và sẵn sàng chu toàn phận sự của Hội Viên. Legio Mariae có hai loại Hội Viên: Hội Viên Hoạt Động (Active members) và Hội Viên Tán Trợ (Auxilary members).

Chủ đích của phong trào “Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ” là thánh hóa hội viên bằng cầu nguyện. Thống thuộc giáo quyền Roma, hội viên tích cực tham gia các hoạt động với Đức Maria và Hội Thánh. Đó là, đạp đầu con rắn và mở rộng Nước Chúa Kitô.

Các chế độ chủ trương vô thần như Trung Cộng chắc chắn sẽ phải e dè khi chạm trán với Đạo Binh Đức Mẹ. Trong khi đó, các binh sĩ của Legio Mariae được trang bị tinh thần quyết tâm “vào trận” và “bất thối”; nhất định không đi lui. Vũ khí của họ là đặt niềm tin vào Thiên Chúa và trái tim yêu thương con người. Họ chấp nhận bước vào Trung Hoa lục địa, là môi trường thử thách to lớn đối với Đạo Binh Đức Mẹ.

Tập Cận Bình và Nhiệm Kỳ Thứ Ba

Nhận xét về chủ tịch Tập Cận Bình, ký giả Angeline Tan viết, sau Đại Hội Đảng Thứ 20 của đảng cộng sản Trung Cộng, chủ tịch Tập Cận Bình tự sửa luật để được cầm quyền trong nhiệm kỳ số 3, trở thành một trong những ông vua cầm quyền lâu nhất. Từ đó, những người theo đạo Thiên Chúa nhìn thấy và sắp sẵn tinh thần đối phó với một tương lai đen tối trước mặt.

Trước khi lên ngôi chủ tịch, Tập Cận Bình từng là bí thư tỉnh uỷ ở tỉnh Triết Giang, là tỉnh có rất đông tín hữu Công Giáo. Tập nhìn vào hình tượng thập tự giá, xem là biểu tượng nguy hiểm cho đảng cộng sản, nên đã ra lệnh tháo gỡ tất cả các biểu tượng Thánh Giá ra khỏi các ghe đánh cá, bất chấp đó là tập tục lâu đời của người dân địa phương. Chung quanh các nhà thờ, Thánh Giá cũng phải hạ xuống.

Báo Express của Anh Quốc trong bản tin của tháng Mười -2020, cho biết chế độ Tập Cận Bình yêu cầu đặt sự trung thành với đảng cộng sản lên trên hết. Hội Đồng Quản Trị các nhà thờ Thiên Chúa Giáo của chế độ Trung Cộng đã yêu cầu xoá chữ “Cơ Đốc” (Christ) trên các ấn phẩm bày bán online. Khoa trưởng Trung Văn tại Chinese University of Hongkong, giáo sư Ying Fuk-tsang cho biết, các sách giáo lý Thiên Chúa Giáo bày bán trên Tianfeng Bookstore đã bị cải sửa. Giáo sư Lian Xi của đại học Duke University ở North Carolina phát biểu trên báo Guardian (xuất bản tại London), nói rằng, “Nhà cầm quyền Trung Cộng phát động chiến dịch Hán hoá Thiên Chúa Giáo. Có nghĩa là, các giáo hội sẽ bị thuần hoá [bởi cộng sản] và trở thành công cụ cho đảng”.

Tin tức cho biết, một bản dịch Thánh Kinh mới được in ra ở Trung Quốc cách đây hai năm, gọi là để giúp độc giả “hiểu đúng” Thánh Kinh. Các mục sư Cơ Đốc Giáo phản đối thì bị bắt giam vì tội “kích động lật đổ nhà cầm quyền” và nhà thờ bị xem là “hoạt động trái phép” rồi bị đóng cửa. Nhiều nhà thờ đã bị đóng cửa vì không cho phép nhà cầm quyền lắp đặt camera bên trong nhà thờ để theo dõi.

chủ tịch Tập Cận Bình

Theo báo cáo của ChinaAid, không chỉ Công Giáo mà các tôn giáo khác cũng chịu chung số phận, trong đó có những người theo Phật Giáo Tây Tạng, tín hữu Tin Lành của nhiều hệ phái khác nhau, v.v… Cuộc bố ráp rầm rộ các chùa chiền và nhà thờ, rồi đến việc đột nhập các cuộc họp nhóm họp tại tư gia. Mục sư Wang Yi đã cùng với hơn 400 mục sư của các “nhà thờ tư gia” và đông đảo tín hữu ký tên vào bản Tuyên Bố Chung, phản đối cuộc bố ráp tôn giáo. Vụ này dẫn đến cuộc đàn áp “giáo hội hầm trú” trên toàn quốc. Mục sư Wang Yi bị kết án 9 năm rù. Vô số người bị ngược đãi, sách nhiễu, tù tội cho đến ngày hôm nay, dưới thời đại Tập Cận Bình.

Giáo Hội Yêu Nước và Giáo Hội Hầm Trú

Trở lại bài tường thuật của Angeline Tan, sau khi nhà cầm quyền Trung Cộng ký kết với Vatican các thoả thuận cuối năm 2016, thì cuộc bắt bớ lại tăng nhiều hơn. Các tổ chức nhân quyền đưa ra báo cáo năm 2018 viết rằng, nhiều nhà thờ không thuộc “giáo hội yêu nước” thì bị đóng cửa. “Giáo hội yêu nước” được công khai hoạt động, có công an Cộng sản bám sát theo dõi. Các tín hữu Thiên Chúa Giáo có thể bất ngờ bị bắt giam. Do đó, tín hữu Công Giáo và Tin Lành đổi sang sinh hoạt theo kiểu “giáo hội hầm trú”. Tức là quay về sinh hoạt thầm lặng để tránh sự dòm ngó của nhà cầm quyền Trung Cộng.

Trong bài tường thuật của Angeline Tan còn cho biết, báo cáo của ChinaAid, ghi nhận có đến 1,700 nhà thờ ở Triết Giang bị nhà cầm quyền bắt phải gỡ bỏ các Thánh giá chung quanh nhà thờ, vì lý do “an toàn”. Có nhà thờ phải thay thế tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu bằng chân dung chủ tịch Tập Cận Bình. Các vị lãnh đạo họ đạo “yêu nước” bị bắt buộc quảng bá về đảng cộng sản và chủ tịch Tập Cận Bình trong các cuộc lễ.

Trong một bài phát biểu về chính sách tôn giáo, Tập Cận Bình tuyên bố: “Chúng ta [đảng cộng sản] phải kiên quyết đề phòng sự xâm nhập từ nước ngoài xuyên qua các tôn giáo và phải ngăn chặn sự ‘xâm phạm ý thức hệ từ những kẻ cực đoan’”. Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, đảng cộng sản phải khống chế và buộc các tôn giáo phải được thuần hoá, và được kiểm soát bởi chế độ.

Tại Hội Nghị Công Tác Tôn Giáo Toàn Quốc năm 2016, Tập Cận Bình tuyên bố rằng đảng phải “tích cực hướng dẫn các tôn giáo thích nghi với xã hội chủ nghĩa. Một nhiệm vụ quan trọng là hỗ trợ các tôn giáo thấm nhuần tư tưởng Trung Quốc”. Nghĩa là phải “Hán hoá” Thiên Chúa Giáo.

Càng Đàn Áp, Giáo Hội Hầm Trú ở Trung Cộng Càng Phát Triển

Nhận xét của bình luận gia Andrew Brown trên báo The Guardian của Anh Quốc, được Angeline Tan đưa vào bài tường thuật, nhận định rằng, “Cấu trúc phi tập trung của Cơ Đốc Giáo giúp đạo phát triển và lan rộng, khiến các nhà cầm quyền khó phá hoại cũng như không thể khống chế”. Andrew Brown so sánh Vua Henry VIII của Vương Quốc Anh với Tập Cận Bình của Trung Cộng, Andrew Brown cho rằng, bàn tay của Tập Cận Bình đã vấy máu, rồi sẽ chuốc lấy sự thất bại. Vua Henry VIII của Anh Quốc là người từng ra lệnh tra tấn đến chết 14 tu sĩ Công Giáo vì không nghe theo nhà vua phản lại Giáo Triều La Mã. Ông vua đã thể hiện sự cao ngạo và độc đoán, muốn kiểm soát hoàn toàn các tôn giáo ở Anh Quốc, nhưng đã thất bại. Henry VIII hay bất cứ triều đại nào cũng phải suy tàn, nhưng Thiên Chúa Giáo thì sẽ sống mãi. Và chế độ Trung Cộng sẽ tàn lụi là điều tất yếu.

Dưới triều đại của Tập Cận Bình, giáo hội Công Giáo và các hệ phái Tin Lành đang dần dần phân tán mỏng để sống còn. Họ thấm nhập sâu trong quần chúng mà đảng cộng sản không có cách nào kiểm soát được. Tự thân các hệ phái Tin Lành là các giáo hội không tập trung tiện cho đạo này tồn tại. Giáo hội Công Giáo tại Trung Quốc chỉ mong được thống thuộc Vatican thì bị cản trở. Họ vẫn âm thầm giữ đạo và sống đạo dù chưa được Vatican chấp thuận.

Quan điểm của Vatican là Công Giáo ở Trung Quốc bị chia rẽ; trong khi nhà cầm quyền Trung Cộng thì muốn thanh toán “giáo hội hầm trú” và ưu tiên phát triển “giáo hội yêu nước”. Từ đó phát sinh ra nhu cầu gặp nhau của cả hai bên.

Đức Hồng Y Joseph Zen tại Hongkong chỉ trích mạnh mẽ sự thoả hiệp của Vatican, cho đó là một cuộc bán đứng giáo hội Công Giáo Trung Quốc. Theo đòi hỏi của nhà cầm quyền Trung Cộng, Vatican đã ép buộc các giám mục của “giáo hội hầm trú” về hưu và loại bỏ hệ thống “giáo hội hầm trú” ở lục địa. Linh mục Jeroom Heyndrickx, người Bỉ, đã từng làm công tác mục vụ tại lục địa Trung Hoa trên 60 năm, cho rằng, đã đến lúc Vatican và Bắc Kinh phải đi đến cuộc thoả thuận. Ngài nhận xét, Giáo Hội cũng như nhà cầm quyền Trung Cộng, cả hai đã có “những thay đổi đáng kể” và cần đi đến một thoả thuận.

Tại quận Chinh Định, tỉnh Hà Bắc, Giám mục Phaolo Dong Guanhua không chấp nhận để cho giáo xứ thống thuộc “giáo hội yêu nước”; cả Bắc Kinh lẫn Vatican đều xem giám mục Phaolo Dong Guanhua là người ngoại cuộc.

Báo cáo của Freedom House, năm 2017 cho biết, chỉ riêng trong nước đã có khoảng 100 triệu tín hữu Thiên Chúa Giáo. Con số đó đã vượt qua con số 90 triệu đảng viên của Trung Cộng trong năm đó. Họ là tín hữu Thiên Chúa Giáo, đặt niềm tin vào Thiên Chúa, bất kể thuộc giáo hội nào. Càng tin tưởng vào Thiên Chúa thì họ càng khinh khi đảng cộng sản. Con số 100 triệu tín hữu đó thực sự đe doạ đảng cộng sản.

Xem lại các trang lịch sử mới đây, Giáo Hội Công Giáo là động lực dẫn đến sự sụp đổ các chế độ cộng sản ở Ba Lan và các nước Đông Âu. Sự sụp đổ của chế độ Xô Viết cho thấy dân chúng ở khắp nơi quăng vào thùng rác cái chủ nghĩa Mác-Lênin, mà nó vẫn là học thuyết chính thức của chế độ Trung Cộng ngày nay.

Sự thoả thuận giữa Vatican và Bắc Kinh được nói đến công khai nhưng chưa ai biết cụ thể nội dung ra sao. Chỉ thấy, càng ngày giáo dân càng không muốn dự lễ ở “nhà thờ yêu nước”. Họ tìm đến các “họ đạo chui” thuộc “giáo hội hầm trú”. Họ không để cho công an cộng sản rình rập. Họ bền bỉ bảo vệ Đức Tin trong hầm trú, một thứ Hang Toại Đạo ở Trung Hoa lục địa.

* *  * *

Phần cuối bài tường thuật, Angeline Tan nhận xét rằng, Trung Cộng vẫn thường xuyên tận dụng hệ thống tuyên truyền để nói những điều nhân nghĩa với dân chúng. Nào là “do dân, vì dân,… cán bộ cộng sản cùng ăn, cùng ở, cùng làm… với nhân dân. Nhưng thực tế thì ngược lại. Trong những năm có dịch bệnh COVID-19, đảng cộng sản cầm quyền Trung Cộng, vốn say mê quyền lực, lợi dụng nạn dịch để đưa ra chính sách cô lập và toàn kiểm dân chúng bằng nhiều kỹ thuật mới. Nhưng, nó chỉ có thể áp dụng và khuất phục những người bình thường. Đối với các tín đồ Thiên Chúa Giáo thì khác. Họ đã chịu đựng nhiều cuộc bách hại lâu năm và có sức chịu rất bền. Đức tin của họ sẽ không bị bẻ gẫy.

photo: www.thebeijinger.com

Trong những năm sau này, Trung Cộng gia tăng các chương trình khai thác sức lao động của dân tộc Uyghur, Tân Cương,… rồi đàn áp phong trào Pháp Luân Công,… buôn bán nội tạng con người, càng làm cho dân chúng xa lánh nhà cầm quyền và oán hận đảng cộng sản Trung Cộng. Người ta nhận thức và ngán ngẫm cái đạo đức giả của chế độ và tiêu chuẩn “nói một đàng, làm một nẻo” (double standard) của đảng cộng sản. Người dân hoàn toàn mất tin tưởng vào nhà cầm quyền.

Xã hội Trung Quốc có một khoảng trống tôn giáo do đảng cộng sản vô thần gây ra trong nhiều năm. Càng ngày, người dân Trung Hoa càng tìm đến đạo Thiên Chúa. Càng sinh hoạt với Thiên Chúa Giáo thì càng thấy cái bỉ ổi của đảng cộng sản. Cho nên, đảng cộng sản Trung Quốc phải tính đến việc thanh toán Thiên Chúa Giáo. Như Mao Trạch Đông đã tuyên bố: “Thiên Chúa Giáo là Kẻ Thù Số 1”.

Căn cứ trên các con số người bị bắt trong lúc truyền giáo tăng cao, Angeline Tan đưa nhận xét rằng, kể từ sau khi có thoả hiệp với Vatican, nhà cầm quyền Trung Cộng càng xiết chặt tôn giáo gay gắt hơn. Nhưng, con số người theo Đạo Chúa vẫn gia tăng.

Ngay sau khi Vatican có thoả hiệp với Trung Cộng, Đức Hồng Y Joseph Zen ở Hongkong (đã nghỉ hưu) phát biểu trên đài phát thanh BBC, ông nói “…Chúng tôi đã phải chịu đựng nhiều thứ, nhưng không sao cả. Chúng tôi biết chúng tôi sẽ bị đàn áp mạnh hơn… Chế độ cộng sản không bao giờ thay đổi chính sách. Họ không cần phải thỏa hiệp với Thiên Chúa Giáo. Họ muốn chúng tôi đầu hàng”. Lời phát biểu khẳng khái của Hồng Y Joseph Zen cho thấy, tín hữu Thiên Chúa Giáo sẽ không bao giờ đầu hàng. Điều này đủ nói cho thế giới rằng, các tín hữu và các vị lãnh đạo Thiên Chúa Giáo ở Trung Hoa lục địa sẵn sàng đối đầu với cộng sản, bất chấp hậu quả.

Sơn Hà (Feb.2023)

From: Hong Lien Nguyen &My Tran

Lính chết nhiều quá, thiếu quân, Nga ‘tuyển nữ phạm nhân’ từ một số trại tù để đưa sang chiến trường Ukraine ?

Lmdc Viet Nam

Các nguồn tin Ukraine và Nga nói có hiện tượng quân đội Nga tuyển “nữ phạm nhân” từ các trại tù phía Nam nước này để bổ sung cho chiến trường Ukraine.

Theo trang Moscow Times ở Nga hôm 13/03/2023, Bộ Tổng tham mưu quân lực Ukraine công bố tin về một chuyến tàu có “nữ tù nhân” tới vùng Donetsk, vào khu vực Nga chiếm.

Một nhà hoạt động người Nga, Olga Romanova, người sáng lập phong trào vì nữ quyền xác nhận tin này. Theo bà, chuyến tàu tới Donetsk tuần trước chở một số phạm nhân nữ từ trại giam ở Kushchevka, Vùng Krasnodar, phía Nam Liên bang Nga.

Từ tháng 2 đã có tin từ phía Ukraine tin rằng nữ phạm nhân Nga được bổ sung vào quân đội vì thương vong cao ở phía Nga.

Trang Istorie.media bằng tiếng Nga cho hay các nguồn khác gián tiếp xác nhận hiện tượng này nhưng cho hay nữ phạm nhân Nga được điều vào chiến trường để làm hộ lý, y bác sĩ hoặc nhân viên tín hiệu, chứ không tham gia chiến đấu.

Nguồn tin này cho hay từ tháng 12/2022, một quan chức vùng Sverdlovsk là Vyacheslav Wegner đã phát biểu công khai về sáng kiến “tuyển tù nhân ra trận” của chỉ huy đội quân đánh thuê Wagner khét tiếng, Yevgeny Prigozhin.

Ông ta nói một nhóm nữ phạm nhân đang thi hành án ở trại IK-6, thành phố Nizhny Tagil trong địa phương của ông “xung phong ra trận” để tham gia “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Nga tiến hành ở Ukraine.

Cho tới nay chưa có xác nhận về chuyện “tuyển tù nhân nữ” cho nỗ lực chiến tranh ở Ukraine từ giới chức Kremlin.

Tuy thế, không chỉ Nga bây giờ mà Liên Xô trước đây đã tuyển tù hình sự vào quân đội.

Trang Russia Beyond cho hay trong Thế Chiến II có tới 1 triệu tù hình sự từ mạng lưới trại cải tạo khủng khiếp (Gulag) được cho vào cầm súng trong Hồng quân để đánh phát-xít Đức. Tù chính trị thì không được “ra trận”, thậm chí còn bị canh gác nghiêm ngặt hơn.

TL BBC

Crédit Suisse bị xoá sổ!

Báo Tiếng Dân

Lâm Bình Duy Nhiên

19-3-2023

Họp báo khẩn cấp của chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ về việc “giải cứu” ngân hàng Crédit Suisse.

Một sự kiện hy hữu, chưa từng xảy ra trong lịch sử tài chính Thuỵ Sĩ.

Crédit Suisse là một trong 30 ngân hàng lớn nhất thế giới. Sự sụp đổ của Crédit Suisse sẽ kéo theo những khủng hoảng tài chính nghiêm trọng trên thế giới. Đó là điều mà chính phủ Liên bang muốn tránh bằng mọi giá.

Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ cũng như của thế giới về quản lý tài sản là UBS đã đồng ý mua lại Crédit Suisse. Theo Financial Times và Bloomberg, UBS đã bỏ ra 3 tỷ quan để thâu tóm Crédit Suisse sau một đêm thương thảo căng thẳng mà cả Thuỵ Sĩ nóng ruột chờ đợi kết quả.

Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ sẵn sàng giúp đỡ UBS và Crédit Suisse một số tiền mặt khủng khiếp: 100 tỷ quan để tránh bị phá sản và lấy lại niềm tin của khách hàng và các cổ đông.

Crédit Suisse là ngân hàng lớn thứ nhì tại Thuỵ Sĩ. Sau 167 năm tồn tại, có thể nói tối nay, 19/3/2023, Crédit Suisse chính thức bị xoá sổ trong lịch sử ngân hàng tại quốc gia này.

Giới quan sát tài chính và các chính khách Thuỵ Sĩ nhận định rằng đây là “một sự mua lại đầy hổ thẹn”!

Số phận của gần 45 ngàn nhân viên Crédit Suisse tại Thuỵ Sĩ (17 ngàn) và trên thế giới sẽ ra sao? Một dấu hỏi lớn với nhiều lo lắng cho cuộc sống của họ.

Trong đó có không ít người quen và bạn bè đang hồi hộp và đau khổ chờ đợi một tương lai không mấy sáng sủa!

Trách nhiệm của sự khủng hoảng tại Crédit Suisse thuộc về những kẻ lãnh đạo ngân hàng này. Đó không hề thua kém những tội ác của các băng đảng tài chính. Họ đã thất bại hoàn toàn trong việc lãnh đạo và lèo lái Crédit Suisse. Bọn giám đốc và manager của ngân hàng hưởng những mức lương khủng khiếp, hàng triệu quan một năm nhưng lại vô trách nhiệm đối với chính lịch sử danh giá của ngân hàng và cuộc sống của hàng chục ngàn nhân viên.

Để vào làm việc tại các ngân hàng Thuỵ Sĩ, phải có một quá trình học vấn chất lượng, tối thiểu phải có Master tại các đại học lớn trong các ngành toán, lý, tài chính, kinh tế và luật. Một tương lai tươi sáng, hứa hẹn bởi những mức lương kết xù, vượt quá cuộc sống thực tế.

Tôi từng làm việc trong các ngân hàng ấy và chỉ vài năm trong cái thế giới đó, nó đã cướp mất của tôi những năm tháng quan trọng trong đời, trong cuộc sống gia đình. Rất kinh khủng!

Lương lớn không phải là điều kiện tiên quyết vì chẳng ai biết được ngày mai sẽ ra sao! Nhất là trong một thế giới đầy biến chuyển và bất ngờ, ngự trị bởi các trung tâm tài chính quốc tế quan trọng.

UBS thâu tóm Crédit Suisse, âu đó là kịch bản ít xấu và ít tồi tệ nhất mà thế giới tài chính toàn cầu đang hoang mang và lo lắng.

UBS sát nhập với Crédit Suisse, cho ra đời một con “quái vật khổng lồ” về tài chính trên thế giới, với không ít dấu hỏi và lo lắng cho tương lai…

Tòa án Quốc tế ra trát bắt Tổng thống Putin vì phạm tội ác chiến tranh

Lmdc Viet Nam

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hôm thứ Sáu (17/3) ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc ông phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh trục xuất bất hợp pháp trẻ em khỏi Ukraine.

Moscow luôn bác bỏ cáo buộc rằng các lực lượng của họ đã thực hiện các hành động tàn bạo trong cuộc xâm lược nước láng giềng suốt một năm qua, và Điện Kremlin coi phán quyết của ICC là “không có hiệu lực ” đối với Nga.

Cả Nga lẫn Ukraine đều không phải là thành viên của ICC, nhưng Kiev đã trao cho cơ quan này quyền tài phán để truy tố các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Ukraine.

Toà án, với 123 quốc gia thành viên, không có lực lượng cảnh sát riêng và thường dựa vào các nước thành viên để bắt giữ và chuyển giao các nghi phạm đến The Hague để xét xử.

Mặc dù không có khả năng ông Putin sẽ sớm ra tòa, nhưng trát này có nghĩa là ông có thể bị bắt và giải đến The Hague nếu ông đi đến bất kỳ quốc gia thành viên ICC nào.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Nga nhận thấy những vấn đề mà ICC đưa ra là “xúc phạm và không thể chấp nhận được”.

Khi được hỏi liệu ông Putin có sợ đi đến các quốc gia công nhận ICC hay không, phát ngôn viên Peskov trả lời rằng: “Tôi không có gì để nói thêm về chủ đề này. Đó là tất cả những gì chúng tôi muốn nói.”

Trong lệnh đầu tiên về Ukraine, ICC yêu cầu bắt giữ ông Putin vì bị nghi đã trục xuất trái phép trẻ em và chuyển người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Liên bang Nga.

“Các tội ác được cho là đã xảy ra trên lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng ít nhất là từ ngày 24 tháng 2 năm 2022. Có cơ sở hợp lý để tin rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân đối với các tội ác nói trên,” lệnh bắt giữ cho biết.

Công tố viên ICC Karim Khan đã mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội ác diệt chủng ở Ukraine cách đây một năm.

Ông nhấn mạnh trong bốn chuyến công tác tới Ukraine rằng ông đang xem xét các cáo buộc tội ác đối với trẻ em và việc Nga nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự.

(Reuters)

TL VOA

Nga đang áp sát Bakhmut, với mỗi centimet đất phải trả bằng rất nhiều máu

Báo Tiếng Dân

New York Times

Cù Tuấn, dịch

20-3-2023

Tóm tắt: Với chiến thuật nướng quân, đẩy những “thợ đào chiến hào” không vũ trang ra tiền tuyến, quân đội Nga đang tiến lên rất chậm rãi nhưng rất chắc chắn.

KOSTYANTYNIVKA, Ukraine – Một người lính Nga đơn độc đang chạy dọc theo con đường xuyên qua một cánh đồng trống đột nhiên rối loạn khi một loạt tiếng súng nổ, làm tung bụi mù xung quanh anh ta. Anh ta nhìn lại một giây, sẵn sàng bỏ chạy, nhưng sau đó tiếp tục loạng choạng lao thẳng vào làn đạn.

“Anh thấy chưa? Anh ta không mang theo vũ khí”, Yaroslav, một nhà làm phim trong cuộc sống dân sự, hiện đang lãnh đạo một đơn vị trinh sát bằng máy bay không người lái đã quay phim vụ việc, cho biết.

“Anh ta là một thợ đào chiến hào”, Yaroslav nói thêm, đề cập đến một trong những người đàn ông không mang vũ khí mà các chỉ huy Nga ra lệnh chui qua các kẽ hở của hỏa lực Ukraine để đào chiến hào và vận chuyển đạn dược. Để đảm bảo bí mật, Yaroslav và những người lính khác được phỏng vấn cho bài báo này chỉ nêu tên hoặc biệt danh quân sự của họ.

Quân đội Nga đã ném hàng nghìn binh sĩ vào trận chiến này trong hơn hai tháng trong nỗ lực mới nhất nhằm chiếm thành phố Bakhmut miền đông Ukraine và khu vực xung quanh. Chiến dịch này khá tàn nhẫn và gây nhiều tổn thất cho cả hai bên, nhưng đặc biệt tổn thất đối với quân Nga, ngay cả khi họ đã có được các bước tiến nhất định.

Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đã nói rằng ông và các tướng lĩnh của mình quyết tâm giữ vững Bakhmut, đồng thời nói rằng trận chiến này đang làm suy yếu nhiều lực lượng của Nga. Và các chỉ huy Ukraine ở tiền tuyến nói rằng họ cảm thấy rằng các đơn vị của Nga đang bị rút rỗng ruột và có thể gục ngã trước một cuộc phản công mạnh mẽ của Ukraine được dự đoán rộng rãi vào mùa xuân, sau khi dòng vũ khí phương Tây đã hứa hẹn được triển khai.

Tuy nhiên, cho đến lúc đó, họ phải đối mặt với một đối thủ không ngừng tiến lên phía trước trong một cuộc đấu tranh khốc liệt trên từng khu phố trên chiến tuyến của thành phố này.

“Nhiệm vụ của chúng tôi từ đầu năm: ‘Giữ Bakhmut cho đến đầu tháng 4’”, một thiện xạ người Ukraine, Stas Osman, thuộc tiểu đoàn Aidar, viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram. “Quân Nga lái xe vào thành phố, nhưng chỉ bằng xe bọc thép. Nguy cơ của các động thái như vậy không thể coi thường được”.

Bộ binh từ Lữ đoàn xung kích số 3 đã dành ba tháng qua để chiến đấu với làn sóng lính Nga tràn vào vùng ven Bakhmut, nhiều người trong số họ là cựu tù nhân được nhóm quân sự tư nhân Wagner tuyển mộ. Mặc dù cuộc giao tranh đã đủ tàn khốc, nhưng việc chứng kiến quân Nga lao thẳng vào cái chết cũng là một cú sốc tâm lý.

Sĩ quan truyền thông của đơn vị, người sử dụng mật danh Zmist, cho biết: “Trong tháng đầu tiên, cứ 5 đến 6 lần một ngày, các nhóm từ 10 đến 15 người tiến vào vị trí bộ binh của chúng tôi qua hàng cây. Hết đợt này bị giết, đợt khác lại tràn lên”.

Zmist nói: “Về mặt tâm lý, đó là điều khó khăn – đó là điều không thể nhìn thấy được. Các chàng trai của chúng tôi đang tự hỏi liệu họ có đang sử dụng ma túy hay không. Nếu không, làm sao họ có thể lao thẳng vào cái chết, bước qua xác chết thối rữa của đồng nghiệp? Bạn có thể phát điên”.

Các đơn vị trinh sát Ukraine sử dụng máy bay không người lái để theo dõi các chuyển động của quân Nga và giúp điều phối hỏa lực pháo binh vào quân địch đang tiến lên. Dành hàng giờ để xem hàng loạt đoạn video từ chiến trường, những người lính Ukraine có thể nghiên cứu các phương pháp và chiến thuật của Nga, bao gồm cả việc sử dụng người chuyên đào công sự và người chuyên khuân vác đạn.

“Họ phân chia nhiệm vụ rất tốt”, Yaroslav nói. “Một số người chỉ đào bới, một số mang theo đạn dược, một số là xạ thủ và họ tấn công độc lập với nhau”.

Yaroslav nói thêm rằng người Nga rất giỏi trong việc đào chiến hào. Ngay khi quân đội của họ tiến lên, những người đàn ông cầm xẻng đi phía sau và đào hố cá nhân và boongke, trong khi những người khác mang đạn dược lên và cất vào hố vừa đào. “Chẳng mấy chốc họ có cả một ngôi làng”, anh nói.

Các chỉ huy Ukraine cho biết, chiến lược của Nga được các đơn vị không rút lui thực hiện, như đoạn video quay cảnh người lính loạng choạng lao đến phía hỏa lực của Ukraine đã cho thấy. Yaroslav lưu ý rằng khi người lính Nga bị bắn, anh ta đã nhìn lại chiến tuyến của mình. Yaroslav nói thêm, nhưng anh ta không chạy ngược trở lại, rất có thể vì binh lính Nga được thông báo rằng họ sẽ bị bắn hoặc bỏ tù nếu rút lui.

Các chỉ huy Ukraine cho biết họ đã nghe những mệnh lệnh như vậy từ các chỉ huy Nga khi nghe lén điện thoại, và thậm chí còn nhìn thấy các lệnh này trong một tài liệu được tìm thấy trong túi của một người lính đã chết. Lệnh nói rằng hình phạt cho tội đào ngũ là xử tử.

Yaroslav cho biết, hầu hết những lính Nga đi đầu trong trận chiến đều là những đội quân mới được huy động và được huấn luyện ở mức tối thiểu, nhưng họ giỏi hai việc, Yaroslav nói: đó là bò và ẩn nấp dưới lòng đất.

“Họ sẽ bò đến thôi”, anh nói. “Ngay cả khi đạn bay cách chỉ một mét trên đầu, họ cũng vẫn sẽ bò”.

Các binh sĩ Nga thường ẩn nấp trong các hầm trú ẩn vào ban ngày để tránh bị phát hiện và tiến về phía trước vào ban đêm, các binh sĩ cho biết. Yaroslav cho biết trong một trường hợp, quân Nga đã giả vờ rút lui khỏi các vị trí tiền tiêu vào lúc chạng vạng tối. Nhưng khi quân đội Ukraine thực hiện một cuộc tấn công vào ban đêm, họ phát hiện ra quân Nga được trang bị vũ khí và đang ẩn nấp sẵn sàng trong các hố cá nhân và hầm trú ẩn mà không bị phát hiện.

Dù chiến thuật này cũ như Trái đất, chúng đã giúp các đơn vị Nga tiến lên từng bước, đe dọa hai con đường mà Ukraine sử dụng để tiếp tế cho quân đội của họ bên trong Bakhmut: T0504, một đường cao tốc trải nhựa chạy qua vùng ngoại ô Ivanivske và O0506, một con đường nông thôn nhỏ hơn. qua Khromove đến Chasiv Yar.

Tháng trước, người Nga gần như đã đạt được mục tiêu bao vây Bakhmut. Quân Nga tiến theo thế gọng kìm, tấn công từ hướng tây nam và đông bắc, có lúc tiến đến hai con đường này.

Một dấu hiệu cho thấy quân đội Nga đã áp sát đến mức nào, đó là vào ngày 2 tháng 2, quân Ukraine đã cho nổ tung một cây cầu trên đường cao tốc T0504 khi quân Nga chiếm một phần con đường từ phía nam. Vào cuối tháng 2, họ đã phá hủy một cây cầu trên đường Chasiv Yar để ngăn chặn bước tiến của quân Nga từ phía bắc.

Nếu quân Nga chiếm được đường cao tốc chính, họ có thể đã vượt qua Bakhmut và nhanh chóng tiến tới thị trấn công nghiệp Kostyantinivka, các chỉ huy và quan chức Ukraine cho biết.

“Bakhmut ở đây, nhưng tiếp theo là một chuỗi các thành phố”, Mariana Bezuhla, phó chủ tịch Ủy ban An ninh của Quốc hội, giải thích trong một cuộc phỏng vấn tại thành phố Kramatorsk. “Sloviansk, Kramatorsk, Druzhkivka và Kostyantynivka, tất cả những thành phố đó, có hàng trăm ngàn người.”

Vào giữa tháng 2, các đơn vị tấn công Ukraine bắt đầu một loạt các cuộc tấn công tập trung để đẩy lùi quân Nga khỏi đường cao tốc T0504. Cuộc tấn công đã diễn ra đúng lúc, khi quân Nga cũng bắt đầu áp sát đường Chasiv Yar. Nhiều lực lượng Ukraine đã được đưa đến đây để đẩy lùi các bước tiến của Nga.

Trong khi đó, giao tranh đang gia tăng bên trong thành phố Bakhmut.

Cô Bezuhla đã đến Bakhmut, ngập trong bóng tối, vào tuần trước. “Thị trấn đã bị phá hủy,” cô nói. “Tôi đã ở Bakhmut khoảng 3 tuần trước, và chỉ sau 3 tuần, sự khác biệt là rất lớn”.

Cô nói tiếng ồn ào của cuộc chiến là liên tục. “Bakhmut thường xuyên bị tấn công. Luôn có những trận đánh nhau trên đường phố và máy bay bay qua, và điều đó thật đáng sợ, bởi vì những chiếc máy bay đó không phải của chúng tôi”.

Giao tranh đã chuyển từ những ngôi nhà riêng nhỏ ở phía đông thị trấn bên kia sông, sang các khu dân cư nhiều tầng ở trung tâm. Mamuka Mamulashvili, chỉ huy của Quân đoàn Gruzia, một nhóm gồm các binh sĩ Gruzia và các binh sĩ quốc tế khác có các đơn vị đang chiến đấu trong thành phố, cho biết khi gặp phải sự kháng cự, quân Nga chỉ đơn giản là phá hủy hết khu nhà này đến khu nhà khác.

“Pháo binh của Nga đang đẩy lùi chúng tôi”, anh nói. “Họ đang phá nát toàn bộ các khối nhà”.

Một cựu chiến binh, Yevhen Dykyi, trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình khu vực của Ukraine, First Western, dẫn lời một người bạn vừa trở về từ Bakhmut: “Cuối cùng, tôi đã thoát khỏi địa ngục”.

Dykyi nói: “Địa ngục này chủ yếu là cận chiến. Bạn nhìn thấy khuôn mặt của kẻ thù. Bạn ném lựu đạn vào cửa sổ của nhau, bạn đánh nhau ở trong khu dân cư. Nhà này là của chúng ta và nhà bên cạnh là của họ”.

Anh nói, chiến đấu trong đống đổ nát của các tòa nhà cao tầng không hề dễ dàng. “Một lối vào có thể là của quân ta, một lối vào là của quân địch”.

Dykyi dẫn lời một người bạn khác của anh ấy đang chiến đấu ở Bakhmut: “Chúng tôi mệt mỏi không phải vì những trận đánh nhau mà vì những cảm xúc dao động. Một phút trước chúng ta có tâm trạng rằng ‘Bây giờ tất cả chúng ta sẽ chết một cách anh dũng và không còn lối thoát’. Phút sau chúng ta có tâm trạng, ‘Bây giờ chúng ta sẽ phá vỡ vòng vây của chúng, chúng ta sẽ đẩy bật chúng đi’. Và những tâm trạng này thay đổi nhiều lần trong ngày”.

Dykyi nói Bakhmut là một máy xay thịt cho cả hai bên. Nhưng anh nhấn mạnh rằng Ukraine nên giữ thành phố này để ngăn cản quân Nga. Anh nói về nước Nga: “Nước Nga rất nhạy cảm với những thứ mang tính biểu tượng, những thất bại mang tính biểu tượng, những chiến thắng mang tính biểu tượng. Và Bakhmut là một thành phố mang tính biểu tượng đối với họ”.

Dykyi nói thêm: “Mức tổn thất nhân mạng này của Nga chưa gây ra phản đối mạnh trong xã hội Nga, nhưng nó gây ra sự ồn ào lớn trong quân đội Nga. Và những tổn thất điên rồ này – là không chính đáng, xét theo quan điểm của những người lính cấp thấp và trung bình – càng kéo dài, thì khi chúng tôi phản công tinh thần của Quân đội Nga sẽ càng xuống thấp”.

Trí tuệ nhân tạo có thể thực sự quét sạch nhân loại

 Bởi Jona Jaupi, báo The Sun

Ngày 20 tháng 2 năm 2022

AI hiện diện trong mọi ngõ nghách của đời sống. (Getty Images)

Nhiều người lo sợ rằng trí tuệ nhân tạo sẽ là dấu chấm hết cho loài người – đây là một giả thuyết có cơ sở, theo các chuyên gia.

Đến nay, hầu hết mọi người trên thế giới đều sử dụng một số loại thiết bị sử dụng AI được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của họ. Họ sử dụng trình duyệt Siri  để kiểm tra thời tiết hoặc yêu cầu Alexa tắt đèn tắt TV dùm họ – đây đều là những dạng AI mà nhiều người không nhận ra.

Tuy nhiên, bất chấp việc sử dụng rộng rãi (và tương đối vô hại) công nghệ này trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, một số người dường như vẫn tin rằng một ngày nào đó máy móc có thể quét sạch loài người. Lý tưởng tận thế này đã được phổ biến qua nhiều bài viết và phim ảnh trong nhiều năm qua. 

Ngay cả những nhân vật quan trọng trong lĩnh vực khoa học như Stephen Hawking và Elon Musk cũng đã lên tiếng về mối đe dọa của công nghệ AI đối với loài người. Vào năm 2020, Musk nói với New York Times rằng AI sẽ phát triển thông minh hơn con người rất nhiều và sẽ qua mặt loài người vào năm 2025, đồng thời nói thêm rằng mọi thứ (từ AI) rồi ra, sẽ trở nên “không ổn định hoặc kỳ lạ”.

Bất chấp dự đoán của Musk, hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng nhân loại không có gì phải lo lắng khi nói đến AI – ít nhất là chưa.

Hầu hết AI là “ loại hẹp” Nỗi sợ hãi về việc AI chiếm lấy sự phát triển căn cứ vào ý tưởng rằng máy móc bằng cách nào đó sẽ có ý thức và  đối phó với người tạo ra chúng. Để AI đạt được điều này, nó không chỉ cần sở hữu trí thông minh giống con người mà còn cần có khả năng dự đoán tương lai hoặc lên kế hoạch trước. Như hiện tại, AI cũng không có khả năng làm được điều đó.

Khi được đặt câu hỏi “Liệu AI có phải là mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại hay không,” Matthew O’Brien, một kỹ sư người máy từ Viện Công nghệ Georgia đã viết trên Metafact: “Mục tiêu tìm kiếm từ lâu về một ‘AI dạng chung’ không còn xa nữa. .

Chúng tôi chỉ đơn giản là không biết làm thế nào để tạo ra một trí thông minh có thể thích ứng chung và không rõ cần phải tiến bộ thêm bao nhiêu để đạt được điểm đó”.

Sự thật của vấn đề là máy móc thường hoạt động theo cách chúng được lập trình và chúng ta còn lâu mới phát triển được ASI (siêu trí tuệ nhân tạo) cần thiết để việc “tiếp quản từ con người” này trở nên khả thi. Hiện tại, hầu hết công nghệ AI được máy móc sử dụng đều được coi là “ diện hẹp” hoặc “ diện yếu”, nghĩa là nó chỉ có thể áp dụng kiến ​​thức của mình cho một hoặc một số nhiệm vụ mà thôi. George Montanez, một nhà khoa học dữ liệu tại Microsoft, đã viết: “Các hệ thống AI và máy học còn lâu mới có thể giải quyết được vấn đề khó khăn về ý thức và có thể tạo ra các mục tiêu của riêng chúng trái ngược với chương trình của chủ nhân.

Trình độ của AI hiện tại chưa đủ sức qua mặt con người.   Getty Images/iStockphoto

AI có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân. Một số chuyên gia thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng AI không những không phải là mối đe dọa đối với nhân loại mà còn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân.

Antonio Chella, giáo sư về Robotics tại Đại học Palermocho biết: “Nhờ có AI và người máy, ngày nay chúng ta có thể ‘mô phỏng’ trong người máy và đàn người máy những lý thuyết liên quan đến ý thức, cảm xúc, trí thông minh, đạo đức và so sánh chúng trên cơ sở khoa học.“Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng AI và robot để hiểu bản thân mình hơn. Tóm lại, tôi nghĩ AI không phải là mối đe dọa mà là cơ hội để trở thành con người tốt hơn bằng cách hiểu rõ hơn về bản thân mình,” ông ấy nói thêm.

Người ta lo ngại rằng AD có thể được dùng để tối ưu vũ khí hủy diệt, và phá hỏng hệ sinh thái.  Getty Images/iStockphoto

AI có rủi ro.

Điều rõ ràng là AI (và bất kỳ công nghệ nào) có thể gây rủi ro cho con người. Theo Ben Nye, Giám đốc Khoa học Học tập tại Đại học Nam California, Viện Công nghệ Sáng tạo (USC-ICT), “Nếu AI được thiết kế rõ ràng để tiêu diệt hoặc gây bất ổn cho các quốc gia… thì việc vô tình hoặc thử nghiệm phát hành một loại AI được vũ khí hóa, virus có thể dễ dàng trở thành một trong những vũ khí đóng vai trò quan trọng tiếp theo của Dự án Manhattan (dự án bom nguyên tử),” ông nói trên Metafact.

Nye nói thêm: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​​​các cuộc tấn công dựa trên vi-rút thông minh hơn của các tác nhân được nhà nước bảo trợ, đó chắc chắn là cách điều này bắt đầu. 

Nguồn:  New York Post