Sổ thông hành Singapore quyền lực nhất thế giới

Báo Nguoi-viet

July 19, 2023

NEW YORK, New York (NV)  Singapore vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia có sổ thông hành (passport) quyền lực nhất, cho phép người sở hữu sổ thông hành của họ có thể được miễn visa nhập cảnh 192 trên 227 quốc gia và lãnh địa trên toàn thế giới, theo CNBC trích dẫn bảng xếp hạng quyền lực sổ thông hành Henley Passport Index.

Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên dữ liệu từ Cơ Quan Vận Tải Hàng Không Quốc Tế (IATA). Cơ quan này xếp hạng sổ thông hành dựa trên số lượng điểm đến mà người sở hữu sổ thông hành đó có thể nhập cảnh mà không cần xin visa trước.

Sổ thông hành Singapore. (Hình minh họa: Roslan Rahman/AFP via Getty Images)

Đức, Ý và Tây Ban Nha đứng ở vị trí thứ hai. Công dân của họ có thể thoải mái đi đến 190 điểm đến trên toàn cầu.

Nhật Bản, quốc gia đứng đầu danh sách năm ngoái, tụt xuống vị trí thứ ba, với 189 điểm đến, giảm 10 so với năm 2022. Cùng xếp với Nhật Bản ở vị trí thứ ba là Áo, Phần Lan, Pháp, Luxembourg, Nam Hàn và Thụy Điển.

Anh tăng hai bậc, nằm ở thị trí thứ tư sau sáu năm trượt dài.

Năm 2021, sổ thông hành của Singapore cũng xếp thứ nhất với 194 điểm đến. Trong vòng 10 năm qua, Singapore tăng 25 điểm, leo thêm năm bậc trên bảng xếp hạng.

Trong khi đó, trong 10 quốc gia đứng đầu, Mỹ có mức tăng điểm số nhỏ nhất. Quốc gia này hiện đang xếp thứ sáu.

Ông Greg Lindsay, ở Jacobs Institute của Cornell Tech, nhận định rằng việc Mỹ trượt dài không ngừng trên bảng xếp hạng sổ thông hành là một lời cảnh báo đối với nước láng giềng Canada và cả phần còn lại của những nước nói tiếng Anh.

Bà Annie Pforzheimer, ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, cho biết sự trượt dốc cũng góp phần làm suy giảm quyền lực mềm của Mỹ, vì các doanh nghiệp đôi khi sẽ gặp những thách thức trong việc mời các đối tác tham gia các cuộc họp, hoặc khách du lịch gặp chậm trễ khi ghi danh.

Không chỉ đơn thuần là giấy thông hành, Henley and Partners cho rằng sổ thông hành mạnh đem đến tự do tài chính đáng kể trong kinh doanh và đầu tư quốc tế. (MPL)

Cuối cùng thuyền phó tàu Titanic cũng tiết lộ bí mật chưa ai biết!

Cuối cùng thuyền phó tàu Titanic cũng tiết lộ bí mật chưa ai biết!

Những câu chuyện trên chuyến tàu định mệnh Titanic năm nào đã được phó thuyền trưởng Charles Lightoller tiết lộ sau hơn nửa cuộc đời giữ kín.

Năm 1912, cả thế giới chấn động trước tin tàu Titanic gặp nạn. Suốt một thời gian dài sau đó, giai thoại về con tàu cùng những vị khách xấu số trên đó đã trở thành cảm hứng của không ít tác phẩm văn học và điện ảnh thời bấy giờ.

Vậy nhưng, những tác phẩm nghệ thuật ấy mới chỉ được xây dựng thông qua cảm quan cá nhân của tác giả.

Ít ai biết rằng, những câu chuyện thực sự phía sau con tàu mang tên Titanic còn bi thương và cảm động hơn nhiều so với các thước phim trên màn ảnh nhỏ.

Từ bỏ cơ hội được sống để cùng nhau bước vào cõi vĩnh hằng

Sau đêm định mệnh ngày 14, rạng sáng ngày 15/4/1912, trong số các hành khách đi trên con tàu Titanic, con số sống sót ghi nhận được chỉ có 710 người, còn 1514 hành khách xấu số khác hoặc là đã mất tích, hoặc đã xác nhận thiệt mạng.

Khi ấy, phó thuyền trưởng Charles Lightoller (38 tuổi) là người cuối cùng lên thuyền cứu sinh, cũng là người có chức vụ cao nhất trong đội ngũ thuyền viên làm việc trên tàu Titanic may mắn còn sống sót.

Chân dung Charles. (Ảnh: nguồn Internet).

Sau nửa đời chôn giấu những ám ảnh về đêm định mệnh ấy, trong những năm cuối cùng, Charles đã viết 17 trang hồi ức thuật lại chi tiết nhiều mẩu chuyện xảy ra trong đêm gặp nạn của con tàu Titanic.

“Đối mặt với sự thật là con tàu sắp chìm, thuyền trưởng đã phát thông điệp ưu tiên cho phụ nữ cùng trẻ em xuống thuyền cứu sinh. Trước lời đề nghị ấy, không ít hành khách chẳng mảy may lay động, vì họ không muốn chia cắt cùng thân nhân của mình.

Khi đó, tôi ra sức hét lớn: ‘Phụ nữ và trẻ em hãy tới đây!’ Nhưng tôi thấy nhiều người không tình nguyện từ bỏ người thân để nhìn phụ nữ và trẻ em bước lên thuyền cứu sinh…”

Nhắc về những ký ức trong đêm hôm đó, Charles vẫn không khỏi cảm thán:

“Chỉ cần tôi còn sống, tôi vĩnh viễn sẽ không bao giờ quên được cái đêm ấy…”

Cũng theo hồi ức của Charles, khi chiếc thuyền cứu hộ thứ nhất được hạ xuống, ông có hỏi một phụ nữ đang đứng trên boong tàu có tên là Straw rằng:

“Quý bà có muốn cùng tôi lên chiếc xuồng cứu nạn kia hay không?” Điều khiến Charles không ngờ là bà Straw cương quyết lắc đầu và đáp: “Không, tôi nghĩ rằng ở trên tàu vẫn tốt hơn”.

Bấy giờ, chồng của Straw hỏi: “Vì sao em không muốn lên thuyền cứu nạn?” Straw mỉm cười: “Không, em chỉ muốn ở bên anh”.

Từ đó về sau, Charles vĩnh viễn không còn được nhìn thấy đôi vợ chồng ấy, nhưng câu chuyện về tình yêu của họ chưa bao giờ phai nhạt trong ký ức Phó thuyền trưởng…

Những câu chuyện cảm động về tình yêu trên chuyến tàu định mệnh năm nào đã trở thành nguồn cảm hứng viết nên nhiều tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh trong phim Titanic).

Tấm lòng cao thượng của tỷ phú giàu nhất thế giới

Trong những thập kỷ đầu năm 1900, Astor đệ tứ (John Jacob Astor IV) đã liên tục giữ danh hiệu người giàu nhất thế giới.

Và khi chuyến hành trình của Titanic được bắt đầu, ông đã không ngần ngại chi một khoản tiền khổng lồ để đưa vợ mình đi nghỉ trên con tàu sang trọng ấy mà không biết rằng bi kịch đang chờ họ ngay trước mắt…

Trong đêm Titanic gặp nạn, ở vào khoảnh khắc những chiếc thuyền cứu sinh được thả xuống, Astor đã đưa người vợ mang thai 5 tháng của mình lên thuyền.

Sau đó, ông đứng ở boong tàu cùng chú chó trung thành bên cạnh, châm một điếu xì gà, nhìn chiếc thuyền cứu hộ cuối cùng đang dần khuất xa và nói lớn: “Anh yêu em!”

Với quyền lực và số tài sản của mình, Astor từng được Phó thuyền trưởng Charles đặc biệt dành một vị trí trên chiếc thuyền cứu sinh đầu tiên. Nhưng ông đã cự tuyết một cách cương quyết và nói: “Đây chính là giải pháp mà tôi thấy hợp lý nhất”.

Sau đó, người đàn ông giàu nhất thế giới ấy đã đem tặng vị trí của mình cho một bé gái người Ireland.

Vài ngày sau tai nạn, vào một buổi sáng sớm ở Bắc Đại Tây Dương, thuyền viên đã phát hiện thi thể của Astor đệ tứ. Khi đó, phần đầu của ông thậm chí đã biến dạng vì bị ống khói của con thuyền đè vào…

Vì người thân mà kiên cường chiến đấu, đó chính là lựa chọn duy nhất của một người đàn ông vĩ đại.

Tài sản của Astor thậm chí có thể mua được tới 10 chiếc tàu Titanic, nhưng trong giây phút sinh tử kia, ông lại không hề trốn chạy mà tìm cách để bảo vệ phái yếu và gia đình của mình cũng như dành cơ hội cho người khác. (Ảnh: Nguồn Internet).

Mong muốn “ra đi như một quý ông” của trùm ngân hàng nổi danh

Cũng trên chuyến tàu định mệnh ấy, ông trùm ngân hàng nức tiếng một thời là Guggenheim ở vào thời điểm nguy nan vẫn vận trên mình bộ lễ phục đắt tiền và thản nhiên nói: “Ta phải chết sao cho đáng mặt một quý ông”.

Trong bức thư viết vội gửi cho vợ mình trước khi tàu chìm, Guggenheim bày tỏ:

“Anh sẽ không chiếm bất kỳ một chỗ nào của phụ nữ và trẻ em trên thuyền cứu sinh mà sẽ đứng trên boong tàu. Anh sẽ không chết như một con vật, mà sẽ ra đi như một quý ông chân chính”.

Tình vợ chồng “đến lúc chết không rời xa” của người sáng lập bách hóa Macy

Cũng trong đêm định mệnh ấy, người giàu thứ hai thế giới và cũng là nhà sáng lập thương hiệu bách hóa Macy nổi tiếng, ông Isidor Straus đã hết lòng khuyên vợ mình bước lên chiếc thuyền cứu sinh số 8.

Nhưng mọi nỗ lực của ông đều không thành, bởi phu nhân Ida Straus đã dứt khoát cự tuyệt: “Bao nhiêu năm qua anh đi đâu em luôn theo đó, em sẽ đi cùng anh đến bất kỳ nơi đâu anh muốn”.

Người phụ trách chiếc thuyền cứu sinh ấy cũng đã dành một vị trí tốt cho quý ông đại gia này và ra sức thuyết phục: “Tôi tin rằng sẽ không có ai phản đối một người lớn tuổi như ngài xuống thuyền cứu hộ”.

Nhưng Straus chỉ nói: “Tôi tuyệt đối sẽ không bước xuống thuyền cứu sinh như những người đàn ông khác”.

Và sau nhiều lần thuyết phục vợ không thành, người đàn ông 67 tuổi ấy đã nắm tay phu nhân 63 tuổi của mình, tập tễnh đi tới boong tàu và ngồi xuống ghế, bình thản chờ đợi thời khắc sinh tử.

Ngày nay, tại Bronx thuộc New York (Mỹ), một đài tưởng niệm những cặp vợ chồng qua đời cùng nhau trong thảm họa Titanic đã được dựng nên và khắc trên mình dòng chữ: “Nước biển dù nhiều tới đâu cũng không thể nhấn chìm được tình yêu”.

Bức ảnh chụp cuối cùng của vợ chồng Straus trước tai nạn Titanic. (Ảnh: Nguồn Internet).

Và còn nhiều câu chuyện cảm động khác…

Chuyến tàu này còn chở theo đôi vợ chồng mới cưới là Astrid Pasi và Reta Pasi trên hành trình đi nghỉ tuần trăng mật. Khi con tàu sắp chìm, cô Reta Pasi một mực ôm chặt chồng mới cưới và từ bỏ cơ hội xuống thuyền cứu sinh một mình.

Chồng của Reta đã bất đắc dĩ phải đánh bất tỉnh vợ rồi lặng lẽ đưa cô xuống thuyền. Sau khi tỉnh lại, Reta mới bàng hoàng phát hiện sự thật.

Từ đó về sau, cô không hề tái hôn với người đàn ông khác và dành nửa đời còn lại để tưởng nhớ người chồng của mình.

Trên con tàu mang tên Titanic năm ấy, một doanh nhân người Pháp là Navratil đã dùng những nỗ lực cuối cùng để đưa 2 người con của mình lên thuyền cứu sinh và nhờ các phụ nữ trên đó chăm sóc, còn bản thân thì ngồi lại nơi boong tàu.

Sau khi may mắn thoát nạn, hai người con của Navratil đã được báo chí khắp thế giới đăng ảnh và nhanh chóng gặp lại mẹ của mình. Nhưng nỗi đau mất cha và những ám ảnh về đêm định mệnh ấy mãi mãi khó có thể nguôi ngoai trong họ.

“Cô nhi Titanic” là bức ảnh chụp lại chân dung của Edmon cùng Michel, hai con của doanh nhân Pháp quốc may mắn sống sót sau tai nạn. (Nguồn: Internet).

Trong cuộc phỏng vấn những người sống sót sau tai nạn tại Thụy Sĩ, một quý bà tên Smith đã không kìm nén được xúc động khi chia sẻ về sự hy sinh của một người mẹ vô danh.

“Tôi bế hai con của mình và đưa chúng lên thuyền cứu sinh. Nhưng vì thuyền đã quá đông, tôi không thể lên được nữa. Khi ấy, một người phụ nữ đã đứng dậy nhường chỗ và giúp tôi xuống thuyền rồi nói lớn: ‘Xuống đi, bọn trẻ không thể không có mẹ…”.

Người phụ nữ vĩ đại ấy chẳng hề để lại tên tuổi. Để ghi nhớ sự hi sinh cao thượng ấy, một tấm bia tưởng niệm người mẹ vô danh đã được dựng nên.

Chuyến tàu Titanic năm nào còn chở theo nhiều nạn nhân khác trong chuyến hành trình định mệnh của mình như tỷ phú Acid, nhà báo William.T Stead, thiếu tá pháo binh, kỹ sư nổi tiếng…

Những con người ấy đề đã từ bỏ việc xuống thuyền cứu sinh của mình để dành cơ hội sống cho nhiều phụ nữ nông thôn nghèo và trẻ em.

Hơn 50 nhân viên phục vụ trên con tàu Titanic đều đã tử nạn, duy chỉ có Phó thuyền trưởng Charles may mắn còn sống sót.

Trong hồi ức của Charles, vào 2h sáng ngày xảy ra tai nạn, thuyền trưởng John Phillip nhận được điện báo thúc giục ông rời tàu và chạy trốn.

Nhưng thay vì làm như vậy, vị thuyền trưởng ấy vẫn bình tĩnh ngồi trong khoảng điều khiển, không ngừng nhấn nút điện báo phát đi thông điệp “SOS” và giữ nguyên tư thế ấy cho đến phút cuối cùng.

Chân dung thuyền trưởng Edward John Smith – người giữ vị trí thuyền trưởng tàu Titanic. (Ảnh: Nguồn Internet).

Vào năm 1912, trước tượng đài tưởng niệm các nạn nhân trên tàu Titanic, người đại diện công ty vận tải biển White Star Line đã phát biểu trước báo chí:

“Không có bất kỳ luật lệ nào ép buộc những người đàn ông phải phải dành ra những hy sinh lớn như vậy. Hành động của họ xuất phát từ sự kiên định mà phái mạnh dành để bảo vệ phái yếu. Đó chính là lựa chọn của họ”.

Trong tác phẩm mang tên “Unsinkable”, tác giả Danielle Allan Butler cũng cảm thán: “Trách nhiệm quan trọng hơn so với mọi thứ khác. Đó chính là điều mà họ được thụ hưởng bởi nền giáo dục ngay từ khi còn nhỏ”.

Đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, tất cả mọi thứ giữa chúng ta đều trở nên ngang hàng. Ở vào thời khắc ấy, gia tài bạc triệu hay quyền lực tối cao cũng chẳng còn mang ý nghĩa vốn có.

Nếu một tỷ phú lại tình nguyện buông tay vợ mình, liều mạng chen chúc lên chiếc thuyền cứu sinh đầy phụ nữ và trẻ em chỉ để ôm tiền của sống nốt nửa đời còn lại, liệu cuộc sống ấy có thực sự còn ý nghĩa?

Có lẽ, nếu sự thực diễn ra như vậy, chúng ta đã chẳng có nhiều câu chuyện cảm động về con tàu Titanic tới thế.

Khi đuôi con tàu bắt đầu chìm xuống nước, ở vào giây phút sinh ly tử biệt, câu nói người ta hét lên trong thảng thốt không phải là tiếng kêu cứu mà là thông điệp ngắn ngủi nhưng ý nghĩa: “I love you”.

Hãy tin rằng, cho dù đứng trước hiểm nguy hay bất kỳ khó khăn gì trên cuộc đời này, những người yêu nhau chân chính sẽ không bao giờ buông tay…

Trần Quỳnh, Theo Trí thức trẻ


 

Nữ nhà văn Ukraine, Victoria Amelina bị tên lửa của Nga giết ở tuổi 37 -BBC

Nữ nhà văn Ukraine, Victoria Amelina chết vì vết thương nặng trong bệnh viện sau vụ tên lửa của Nga bắn vào Kramatorsk thứ Ba tuần trước.

Năm nay bà mới 37 tuổi và là cây bút được giới trẻ Ukraine mến mộ.

Bà là người thứ 13 chết vì vụ oanh kích của quân Nga vào các mục tiêu dân sự ở Kramatorsk, thành phố do Ukraine kiểm soát nhưng nằm gần vùng Nga chiếm ở Đông Ukraine.

BBC.COM

Nữ nhà văn Ukraine, Victoria Amelina bị tên lửa của Nga giết ở tuổi 37 – BBC News Tiếng Việt

Hoa Kỳ chính thức gia nhập trở lại UNESCO

RFI

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và Nga, Hoa Kỳ đã chính thức gia nhập trở lại UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, vào thứ Sáu 30/06/2023, sau hơn 4 năm vắng bóng tại định chế quốc tế này.

Đăng ngày: 01/07/2023

Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay thông báo Hoa Kỳ xin được quay trở lại tổ chức. Paris, Pháp, ngày 12/06/2023. AFP – ALAIN JOCARD

Thùy Dương

AFP cho biết trong số 193 nước thành viên UNESCO, 15 nước bỏ phiếu trắng và 10 nước phản đối, nhưng 132 nước đã bỏ phiếu ủng hộ việc trở lại của Mỹ. Phát biểu với AFP, Denise Bauer, đại sứ Mỹ tại Pháp, nước đặt trụ sở UNESCO, khẳng định : « Chúng tôi thực sự hài lòng về sự hỗ trợ này. (…) Việc tham gia tổ chức đa phương này quan trọng đến mức chúng tôi rất vinh dự được gia nhập trở lại » UNESCO.

Về phía tổng giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay nhấn mạnh : « Đây là một ngày quan trọng, một thời điểm lịch sử ».

Bên cạnh Trung Quốc và Nga, một số nước như Iran, Syria, Bắc Triều Tiên … cũng phản đối sự gia nhập trở lại của Mỹ. Riêng phái đoàn Nga đã nhiều lần phát biểu về thủ tục và về bản dự thảo nhằm làm chậm các cuộc tranh luận về sư trở lại của Washington. Một nhà ngoại giao Nga tuyên bố Mỹ đã làm « méo mó, biến dạng không gian này », rằng « những người bảo vệ nền dân chủ và pháp quyền đang bắt đầu dẫn chúng ta đến việc vi phạm các quy tắc này », đồng thời đòi hỏi Mỹ phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ UNESCO trước khi tái gia nhập tổ chức này, trong khi Washington đề xuất trả nợ dần dần.

Iran thì xem « cách Mỹ đòi trở lại là không thể chấp nhận được » vì giống như việc « vi phạm tinh thần Hiến chương » của tổ chức UNESCO.

Xin nhắc lại, dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump, vào năm 2017, Washington đã rút khỏi UNESCO với lý do tổ chức này thiên vị, chống Israel. Quyết định của Mỹ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2018. Israel khi đó cũng tuyên bố rút khỏi UNESCO.

Vladimir Putin bắt giữ những tướng lĩnh theo đường lối cứng rắn sau binh biến Wagner

Vladimir Putin bắt giữ những tướng lĩnh theo đường lối cứng rắn sau binh biến Wagner

Financial TimesVladimir Putin freezes out hBardliners after Wagner mutiny

Cù Tuấn dịch

Tóm tắt: Lực lượng an ninh của Tổng thống Nga ‘bắt đầu bắt giữ những người có cảm tình’ với thủ lĩnh Wagner lưu vong.

Vladimir Putin đã chuyển sang chấn chỉnh các cơ quan mật vụ của Nga sau cuộc nổi dậy thất bại của nhóm Wagner, thưởng cho những người trung thành bằng việc thăng cấp và bắt giữ những nhân vật có thiện cảm với lãnh đạo tổ chức bán quân sự Yevgeny Prigozhin.

Sergei Surovikin, một vị tướng cấp cao của Nga được biết là có mối quan hệ tốt với Prigozhin, đã không xuất hiện kể từ khi quay một đoạn video vào đầu giờ sáng thứ Bảy khi cuộc binh biến bắt đầu, theo một số người quen thuộc với vấn đề này.

Người dân cho biết sự vắng mặt không rõ nguyên nhân của một trong những chỉ huy nổi bật nhất trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine diễn ra khi Putin tìm cách khôi phục trật tự và thiết lập lại quyền kiểm soát đối với các cơ quan an ninh sau âm mưu đảo chính đầu tiên ở Nga trong ba thập kỷ qua.

Mặc dù Putin bãi bỏ các cáo buộc chống lại tập đoàn Wagner, lực lượng an ninh Nga “đã bắt đầu trấn áp những người có cảm tình với nhóm này và những người vi phạm lời thề của họ”, một người biết Prigozhin từ những năm 1990 cho biết. Theo Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, thủ lĩnh quân sự này đã thực hiện xong thỏa thuận và chuyển đến Belarus.

Ngược lại, Viktor Zolotov, một đồng minh lâu năm của Putin và là cựu vệ sĩ của Tổng thống, đã được thăng chức vì công của lực lượng cảnh sát Vệ binh Quốc gia của ông. Lực lượng này không đóng vai trò lớn trong việc trấn áp cuộc binh biến, nhưng Putin hôm thứ Ba tuyên bố Zolotov sẽ nhận được pháo hạng nặng và xe tăng và đóng vai trò lớn hơn trong cuộc xâm lược Ukraine. Zolotov cho biết ông đã liên lạc với Tổng thống Nga trong suốt cuộc nổi dậy.

Điện Kremlin đang thăng chức cho những nhân vật khác, những người đã công khai tuyên bố trung thành với Putin, trong khi không thăng chức những người theo đường lối cứng rắn yêu nước của Nga, những người đã thúc giục Tổng thống Nga tiến xa hơn trong cuộc xâm lược và, trong một số trường hợp, đã chỉ trích thỏa thuận của ông nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy của Wagner.

Một nhân vật bị trừng phạt trong giới tinh hoa của Nga cho biết, Putin “biết rằng ông trông có vẻ yếu đuối” sau khi Nga bỏ cáo buộc chống lại Wagner để tránh một cuộc đọ súng công khai có thể khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Người đó nói: “Đó là chuyện riêng của những kẻ mạnh. Nó giống như khi bạn vừa bước vào phòng giam, và lập tức đấm ngay vào mặt kẻ to con nhất mà bạn vừa gặp, để chứng tỏ cho cả phòng giam biết rằng không ai có thể nhờn với bạn”.

Điện Kremlin đã bác bỏ những tin đồn về sự vắng mặt của Surovikin sau khi tờ New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ đưa tin rằng vị tướng này đã biết trước về âm mưu đảo chính. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng ông tiên đoán là sẽ có “rất nhiều suy đoán xung quanh những sự kiện này”, đồng thời nói thêm: “Tôi nghĩ đây là một ví dụ về điều đó”.

Kế hoạch của Prigozhin cho cuộc binh biến chống lại Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và sĩ quan chỉ huy của Surovikin, Valery Gerasimov, đã được biết đến rộng rãi trong giới an ninh Nga trong những ngày trước khi cựu nhân viên cung cấp thực phẩm cho Điện Kremlin tuyên bố “cuộc tuần hành vì công lý” vào tối thứ Sáu, theo những người quen thuộc với chuyện này nói lại.

Trong tin nhắn video của mình vào thứ Bảy, Surovikin tỏ ra không vui khi kêu gọi các chiến binh Wagner bỏ súng, ngay cả khi ông ta đang cầm một khẩu súng máy. Surovikin phải đối mặt với áp lực vì mối quan hệ thân thiện với Prigozhin hơn là việc ông ta có thể nằm trong số những kẻ âm mưu đảo chính, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết.

Surovikin là đầu mối liên lạc giữa Prigozhin và cơ sở quân sự ở Matxcơva, hợp tác chặt chẽ với đội bán quân sự Wagner chiến đấu trên tiền tuyến ở miền đông Ukraine.

Trong khi Prigozhin chống lại các tướng lĩnh khác và giới tinh hoa trong quân đội vốn thiên về phòng thủ, ông vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Surovikin.

Trong khi đó, vị tướng này đã đụng độ với các quan chức hàng đầu của Bộ Quốc phòng về chiến thuật và chiến lược trong cuộc chiến ở Ukraine, dẫn đến việc Putin giáng chức Surovikin và phát động một cuộc tấn công mới vào tháng Giêng.

Surovikin và các tướng lĩnh thân thiện với Wagner khác, chẳng hạn như Mikhail Mizintsev, “chạy vòng vòng như những kẻ ngốc để cố gắng thuyết phục [Prigozhin] dừng lại. Bây giờ họ đang bị đối xử như thể họ là những kẻ phản bội”, người này nói thêm.

Mặc dù Surovikin tỏ ra thông cảm với các kế hoạch của Prighozin, nhưng Mỹ không chắc liệu ông có thực hiện bất kỳ bước nào để hỗ trợ cuộc nổi dậy hay không, một người quen thuộc với vấn đề này cho biết. Các quan chức Mỹ đang cố gắng tìm hiểu thêm về sự liên quan của Surovikin với vụ binh biến và tin rằng cũng có những dấu hiệu cho thấy các tướng lĩnh Nga khác cũng cảm thấy tương tự.

Có biệt danh là “Tướng Armageddon” vì chiến thuật oanh tạc hàng loạt khi chỉ huy lực lượng Nga ở Syria, Surovikin là con cưng của cộng đồng blogger quân sự ủng hộ chiến tranh, vốn có tiếng nói và có ảnh hưởng tại Nga.

Giờ đây, cuộc đảo chính đã khiến ông bị thất sủng nặng nề.

“Lúc đầu, có chia rẽ giữa Shoigu và Gerasimov và Surovikin, những người cho rằng có thể chấp nhận tương tác với Wagner, Putin đã đứng về phía Surovikin”, Tatyana Stanovaya, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia cho biết.

“Nhưng sau đó, cán cân nghiêng về Shoigu và Gerasimov”.

Stanovaya cho biết, người chiến thắng chính trong cuộc đảo chính dường như là Shoigu, người dường như đã thành công trong việc lật đổ Wagner và thuyết phục Putin ngả về Bộ Quốc phòng.

“Dù vai trò thực sự của Surovikin là gì, Shoigu có thể muốn chụp mũ Surovikin như một kẻ có âm mưu. Rất dễ biến những người đồng tình với Wagner thành những kẻ có âm mưu”, bà nói.

Trong khi Surovikin đã không xuất hiện trong nhiều ngày, cả Shoigu và Zolotov – những người ít tham gia vào hợp tác quốc tế – đã xuất hiện trên bản tin hôm thứ Tư khi họ gặp các quan chức an ninh hàng đầu của Iran.

“Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga đã được chứng minh là lực lượng duy nhất đã chống lại Prigozhin. Họ đang cố tận dụng tình huống hiện nay sao cho có lợi nhất”. Stanovaya nói.

Ảnh: Sergei Surovikin, một tướng cấp cao của Nga, đã hợp tác chặt chẽ với lực lượng bán quân sự Wagner chiến đấu trên tiền tuyến ở miền đông Ukraine

Nguồn bản dịch: FB Cù Tuấn

ĐỒ TỂ KHÁT MÁU PRIGOZHIN LIỆU CÓ YÊN THÂN?

Oanh Vy Lý

ĐỒ TỂ KHÁT MÁU PRIGOZHIN LIỆU CÓ YÊN THÂN?

Yevgeny Prigozhin đã tới Belarus theo lời mời của nhà đ.ộ.c t.à.i Lukashenko, nhưng đơn vị Wagner “phải tự sống và không được tuyển quân”. Lukashenko cũng nói rằng thủ lĩnh tập đoàn đánh thuê sẽ “có một căn nhà thuộc trại lĩnh cũ, nhưng phải tự chi tiêu”, đồng thời Prigozhin sẽ không được sở hữu súng vì theo luật Belarus, chỉ quân chính quy và cảnh sát mới được phép mang súng và tiếp cận nguồn đạn dược.

Tin tức cũng nói rằng Nga sẽ dừng điều tra Prigozhin. Nhưng có gì bảo đảm mọi thứ sẽ được giữ đúng như lời hứa khi nó được thốt ra từ miệng của những tên độc tài. Putin rất ghét sự phản bội, và ông ta sẽ không thể bỏ qua. Prigozhin là một tên đánh thuê khát máu, giết người không ghê tay.

Biết bao dân thường ở nhiều quốc gia như Syria, Libya, Cộng hòa Trung Phi, Mali và bây giờ là Ukraine đã bị sát hại bởi Wagner – tập đoàn đánh thuê do hắn sáng lập và điều hành.

Kết cục cho Prigozhin có thế nào cũng không tương xứng với tội ác quá khủng khiếp mà tên đồ tể khát máu này gây ra. Hắn được Putin phong các danh hiệu :

– Anh hùng Liên bang Nga

– Anh hùng Cộng hòa Nhân dân Donetsk,

– Anh hùng Cộng hòa Nhân dân Luhansk sau hàng loạt thành tích giết chóc ở Ukraine. Và sau sự kiện “lật đổ bất thành” thì cũng chính Putin phong danh hiệu “kẻ phản quốc” cho Prigozhin.

Chung quy, sát nhân sẽ bị giết trong tay sát nhân thôi. Không khéo, vài ngày nữa thế giới lại nhận tin giật gân, ông chủ Tập đoàn đánh thuê Prigozhin chết trong tư thế treo cổ nghi do tự tử ở một căn hộ nào đó trên lãnh thổ Belarus cũng nên. Đ.ộ.c t.à.i xứ nào chả giống nhau.

À, ông chủ tiệm Cà-rem-ly nói quân Wagner “nhận 1 tỷ USD” từ nhà nước Nga trong năm 2022/23. Không biết tên đầu bếp kiêm đồ tể Prigozhin có giắt được xu nào vào cạp quần đi mà tiêu không.

FB. PHẠM THANH NGHIÊN

Ảnh EPA/EFE/REX/Shutterstock

Mật vụ Nga đe dọa làm hại gia đình các lãnh đạo Wagner, khiến Prigozhin phải ngừng tiến công Matxcơva

Báo Tiếng Dân

27/06/2023

Telegraph

Tác giả: Ben Riley-Smith, Colin Freeman và James Kilner

Cù Tuấn, dịch

27-6-2023

Tóm tắt: Thông tin chi tiết cung cấp manh mối về lý do tại sao Tập đoàn Wagner từ bỏ âm mưu đảo chính, đã làm lộ ra ‘những rạn nứt thực sự’ trong chính quyền Putin.

Các cơ quan tình báo Nga đã đe dọa sẽ làm hại gia đình của các lãnh đạo Wagner trước khi Yevgeny Prigozhin ngừng tiến công Matxcơva, theo các nguồn tin an ninh của Anh.

Người ta cũng đánh giá rằng, lực lượng lính đánh thuê chỉ có 8.000 chiến binh thay vì 25.000 như đã được tuyên bố, và quân Wagner có khả năng phải đối mặt với thất bại nếu cố gắng tấn công thủ đô Nga.

Vladimir Putin hiện cố gắng sáp nhập các binh sĩ của Tập đoàn Wagner vào quân đội Nga và loại bỏ các cựu lãnh đạo của tổ chức này, theo thông tin chi tiết được chia sẻ với báo Telegraph.

Phân tích đưa ra manh mối về bí ẩn tại sao Prigozhin, lãnh đạo Tập đoàn Wagner, đã hủy bỏ cuộc tuần hành nổi loạn của mình ở Matxcơva hôm thứ Bảy, chỉ vài giờ trước khi đến thủ đô.

Vẫn còn suy đoán về nội dung thỏa thuận chính thức đã được ký kết, nếu có. Điện Kremlin cho biết hôm thứ Bảy, rằng Prigozhin sẽ tới Belarus để đổi lấy sự tha thứ cho tội phản quốc.

Prigozhin không có bình luận nào về đề xuất này. Hiện vẫn chưa rõ liệu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sẽ bị giáng chức hay sa thải như Prigozhin yêu cầu.

Hôm Chủ Nhật, nghị sĩ Nga Andrey Gurulyov, một nhà tuyên truyền nổi tiếng của Điện Kremlin, cho biết, “không có lựa chọn nào” ngoài việc xử tử Prigozhin và một nhân vật cấp cao khác của Wagner.

Putin đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi phát biểu trước toàn quốc hôm sáng thứ Bảy 24/6, nhưng một cuộc phỏng vấn được ghi âm trước được quay vào đầu tuần, đã được phát trên truyền hình nhà nước Nga vào ngày Chủ nhật 25/6.

Trong cuộc phỏng vấn, Putin bày tỏ sự tin tưởng vào việc thực hiện các kế hoạch mà ông vẫn gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.

Các báo cáo cho biết, rằng Hoa Kỳ đã biết về một cuộc binh biến có thể xảy ra của Wagner vài ngày trước khi nó xảy ra, báo Washington Post trích dẫn lời một quan chức nói rằng, họ biết “có điều gì đó xảy ra”.

Các nhân vật ở Washington DC được cho là đã lo ngại rằng Putin có thể mất quyền kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của mình, nếu có một cuộc đảo chính toàn diện chống lại Điện Kremlin.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Ukraine lợi dụng sự hỗn loạn do nỗ lực đảo chính của Prigozhin để đẩy mạnh các cuộc tấn công xung quanh Bakhmut ở vùng Donbas. Hôm Chủ nhật, quân đội Ukraine cho biết họ đã tấn công.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói: “Bất kỳ sự hỗn loạn nào đằng sau chiến tuyến của kẻ thù đều có lợi cho chúng tôi“.

Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết, Ukraine đã gia tăng các cuộc tấn công trong vài ngày qua và đã tinh chỉnh chiến thuật của họ trước các tuyến phòng thủ “được chuẩn bị kỹ lưỡng” của Nga.

Các đơn vị Ukraine đang đạt được các tiến bộ chiến thuật chậm rãi nhưng ổn định ở các khu vực quan trọng”, cơ quan này cho biết trong cuộc họp báo tình báo buổi sáng.

Ukraine đã phát động cuộc phản công nhằm vào tiền tuyến của Nga vào khoảng ba tuần trước, nhưng bước tiến còn rất chậm.

Các nhà phân tích nói rằng, sự xao nhãng do âm mưu đảo chính của Prigozhin có thể đã làm suy yếu tiền tuyến của Nga.

Điện Kremlin không rút bất kỳ đơn vị nào về để bảo vệ Matxcơva trước các chiến binh Wagner, nhưng Prigozhin đã kêu gọi các binh sĩ quân đội chính quy Nga đào ngũ.

‘Vì vậy, điều này đặt ra câu hỏi sâu sắc’

Hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng, cuộc nổi dậy vũ trang ở Nga đã bộc lộ “những rạn nứt thực sự” trong chính quyền của Putin sau khi Putin buộc phải ký một thỏa thuận ân xá.

Ông Blinken nói với CBS News rằng, diễn biến này đánh dấu “một thách thức trực tiếp đối với chính quyền của Putin. Vì vậy, điều này đặt ra những câu hỏi sâu sắc, nó cho thấy những rạn nứt thực sự”.

Tác động của cuộc binh biến Wagner trên chiến trường ở Ukraine vẫn còn chưa rõ ràng. Ukraine cho biết, cuộc phản công của họ được thực hiện vào cuối tuần qua, đã có được một số kết quả.

Điện Kremlin cho biết, những binh sĩ Wagner không tham gia binh biến sẽ được đưa vào lực lượng phòng vệ Nga, đồng thời tuyên bố rằng, những người lính không tham gia binh biến sẽ không bị truy tố.

Trong khi đó, các thành viên của đội quân cựu tù nhân Nga đưa ra những lời đe dọa chống lại Prigozhin, cho rằng ông ta đã phản bội họ bằng cách từ bỏ âm mưu đảo chính Điện Kremlin.

Một đoạn video do các chiến binh cựu tù nhân đăng tải trực tuyến, cáo buộc Prigozhin là “hèn nhát”, nói rằng những người ủng hộ ông đã “bị lật kèo” và hiện đang phải đối mặt với sự trừng phạt.

Các chiến binh Wagner giận dữ cáo buộc Prigozhin là hèn nhát và đã phản bội họ. Ảnh chụp màn hình

Trong đoạn video trên có thể nghe thấy một trong những người lính Storm-Z nói rằng, Prigozhin “đã hứa hẹn mọi thứ” với họ và sau đó “đã bẻ lái sang hướng khác”.

Điểm lại vài nạn nhân của Putin

Báo Tiếng Dân

Lâm Bình Duy Nhiên

26-6-2023

Prigojine, thủ lĩnh của Wagner, kẻ hăm doạ đưa quân về Moscow nhưng nửa chừng rút lui để tránh “đổ máu giữa người Nga” vẫn đang bị điều tra bởi Kremlin, dẫu Putin đã hứa “tha lỗi” cho hắn ta!

Nói dối đã trở thành thói quen, nằm trong DNA của Putin từ khi chỉ là một nhân viên xoàng của KGB. Nếu không xảo quyệt và mưu mô cũng như tàn bạo, thì Putin khó lòng nắm quyền và củng cố quyền lực tối cao trong gần một phần tư thế kỷ!

Ra tay đàn áp, khủng bố và lạnh lùng ám sát, đầu độc bất cứ ai dám đối đầu với ông ta. Từ nhà báo, chính trị gia đối lập, đến cả những nhà tài phiệt giàu có nhưng không tuân phục Putin, tất cả đều có một mẫu số chung: Bị tù với những bản án cực nặng hay đơn giản, bị thủ tiêu, nguỵ trang bởi những “tại nạn” khó hiểu!

Bối cảnh nước Nga hậu cộng sản, kể từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền vào tháng 12 năm 1999, cần phải có một sự can đảm nhất định mới dám bày tỏ công khai sự bất đồng của mình với chính phủ dân chủ-độc tài theo mô hình của Putin.

Trong khi nền kinh tế Nga đã phục hồi kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, thì tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi trong mười lăm năm. Tổ chức Ân xá Quốc tế tin rằng, những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp đã trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2010.

Sự khủng bố, đàn áp, đối với những người bất đồng chính kiến ​​dẫn đến sự sách nhiễu của nền tư pháp vốn không khác mấy thời kỳ cộng sản. Chính phủ Nga bỏ tù và đày ải tùy tiện, không toà án công tâm. Đỉnh điểm là các vụ ám sát những khuôn mặt bất đồng chính kiến. Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc điều tra của nền tư pháp Nga không thể chỉ định những kẻ cầm đầu thực sự cho những vụ giết người tàn bạo này.

Phóng viên báo chí: những cái chết dằn mặt

Theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, kể từ khi Putin được bầu làm tổng thống, ít nhất 40 nhà báo đã bị sát hại ở Nga. Một con số kinh khủng, chứng tỏ thái độ độc tài và bản tính tàn ác của một thứ sản phẩm tội ác của thời cộng sản. Những ai dám lên tiếng chỉ trích hay điều tra Putin qua báo chí đều bị sát hại.

Nạn nhân “nổi tiếng nhất” là Anna Politkovskaya. Bà là nhà báo điều tra và nhà hoạt động nhân quyền. Bà bị bắn chết vào ngày 7 tháng 10 năm 2006, tại sảnh tòa nhà của bà ở Moscow. Trên tờ Novaya Gazeta, nhà báo 48 tuổi này đã tố cáo chế độ độc tài của Vladimir Putin và những vi phạm nhân quyền ở Chechnya. Năm nghi phạm, trong đó có 4 người Chechnya, đã bị xét xử và kết án về tội giết người vào năm 2014, nhưng kẻ chủ mưu đằng sau vụ ám sát vẫn đang lẩn trốn và tên của hắn chưa bao giờ được nhắc đến công khai.

USPECIFIED, RUSSIA – UNDATED: (FILE PHOTO) In this undated file photo, Independent Russian journalist Anna Politkovskaya, a highly respected and tireless investigative reporter and author is pictured at work. Politkovskaya, who was murdered in an execution-style slaying October 7, 2006, devoted much of her career to shining a light on human rights abuses and other atrocities of the war in Chechnya as well as the plight of Chechen refugees. (Photo by Novaya Gazeta/Epsilon/Getty Images)

Bức ảnh nhà báo Anna Politkovskaïa, không rõ ngày chụp. Nguồn Novaya Gazeta/ Epsilon/ Getty Images

Anna Politkovskaïa từng viết trong cuốn “Nước Nga của Putin” rằng: “Putin không thích con người. Ông ấy chỉ coi chúng tôi đơn giản như một phương tiện”. Anna Politkovskaïa trở thành biểu tượng của sự can đảm, khí phách, không chùn bước trước bạo quyền mà Putin là kẻ hiện thân hoàn hảo nhất.

Sáu nhà báo hoặc cộng tác viên khác của báo Novaya Gazeta đã bị giết từ năm 2000 đến 2009, trong đó có Natalia Estemirova, 50 tuổi, người đã thay thế Anna Politkovskaya trong tờ báo.

Cũng là một nhà hoạt động nhân quyền và đại diện tại Chechnya của Tổ chức phi chính phủ Memorial, Natalia Estemirova bị bắt cóc vào ngày 15 tháng 7 năm 2009 tại Grozny và được tìm thấy thi thể vài giờ sau đó tại Ingushetia, một nước cộng hòa láng giềng của Caucasus thuộc Nga. “Tội” của bà là đã dám tố cáo sự lạm quyền của chính quyền địa phương.

Nhà báo Natalia Estemirova. Nguồn: Guardian

Nữ nhà báo người Ukraina làm việc tại Nga cho tờ Novaya Gazeta, Anastassia Baburova, 25 tuổi, bị bắn chết ngay giữa đường phố ở Moscow vào ngày 19/1/2009 khi cô đang bước ra khỏi cuộc họp báo với Stanislas Markelov, 34 tuổi. Stanislas Makelov, luật sư chuyên bào chữa cho các nạn nhân bị lạm dụng ở Chechnya cũng bị giết vào ngày hôm đó.

Stanislav Markelov đã công khai lên án việc trả tự do sớm, một tuần trước đó, cho đại tá quân đội Nga Yuri Budanov. Viên chức này bị kết án 10 năm tù vào năm 2003 vì tội cưỡng hiếp và sau đó bóp cổ một cô gái Chechnya 18 tuổi, ba năm trước đó.

Một khuôn mặt nổi tiếng trong giới báo chí ở Ukraina, Pavel Sheremet, người Nga gốc Belarus, đã bị chết trong một vụ nổ bom đặt dưới gầm ô tô của ông, ở trung tâm Kiev, vào ngày 20/7/2016. Ông từng làm việc lâu năm ở Nga, tham gia hoạt động chính trị tự do và điều đáng chú ý là Pavel Sheremet là bạn của lãnh đạo phe đối lập Boris Nemtsov, người đã bị ám sát vào tháng 2/2015.

Không chỉ những nhà báo, luật sư hay nhà hoạt động dân sự người Nga hoặc thuộc Liên Xô cũ bị ám sát, thậm chí các phóng viên phương Tây cũng chịu chung số phận khi dám điều tra những gì xảy ra dưới bàn tay thép của Putin. Nhà báo người Mỹ gốc Nga, Paul Klebnikov đã bị bắn chết vào ngày 9/7/2004. Tổng biên tập ấn bản tiếng Nga của tạp chí Forbes của Mỹ, ông đang rời văn phòng ở Moscow thì bị những người đàn ông trên ô tô nổ súng về phía ông. Bị trúng đạn bốn lần, ông ta chết trong bệnh viện.

Ông Klebnikov là nhà báo nước ngoài đầu tiên bị sát hại ở nước Nga thời hậu Xô Viết. Sau khi quy kết vụ giết người cho một phần tử ly khai Chechnya, chính quyền Nga cuối cùng đã mở lại cuộc điều tra tư pháp vào năm 2009, nhưng đến nay sự thật về vụ án này vẫn chưa được phơi bày ra ánh sáng!

Bất đồng chính kiến: Đàn áp sự đối lập chính trị

Những nhà bất đồng chính kiến, chống đối Putin cũng bị cầm tù hoặc lưu đày. Nổi bật trong số đó là Alexei Navalny.

Đối thủ quyền lực số một của Vladimir Putin, Alexei Navalny đã bị bắt vào tháng 3/2017 khi tuần hành chống tham nhũng với gần một ngàn người biểu tình. Là một blogger chống tham nhũng, Navalny có ý định đối đầu với Putin trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2018. Nhưng ông chủ Điện Kremlin và bộ máy Tư pháp của Nga đã ngăn cản nhà đối lập ra tranh cử khi kết án hình sự Navalny. Một bản án mà Navalny cũng như giới đối lập cho là do Putin dàn dựng. “Phán quyết này là một bức điện tín được gởi từ Điện Kremlin“, Alexei Navalny tố cáo Putin vào tháng 2/2017.

Nhà vô địch cờ vua thế giới từ 1985 đến 2000, Garry Kasparov tham gia chính trị vào năm 2005 để chống lại quyền lực độc tài của Putin. Ông đã bị bắt nhiều lần vì tham gia biểu tình. Năm 2008, ông đồng sáng lập đảng Đoàn Kết, tập hợp các lực lượng cánh hữu.

Biết rằng luôn bị đe dọa, Kasparov luôn được bảo vệ bởi 5 vệ sĩ và không bao giờ di chuyển với công ty quốc gia hàng không Nga Aeroflot. Năm 2013, Kasparov chọn sống lưu vong ở Thụy Sĩ, sau đó ở Hoa Kỳ, vì sợ các thủ tục pháp lý. Ông từng mỉa mai tuyên bố “KGB đang điều hành đất nước. Putin là cựu quan chức KGB và chúng tôi đã quay lại điểm xuất phát, như thể sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản chưa từng xảy ra”.

Sergueï Ouldatsov, gương mặt lãnh đạo trẻ tuổi của Mặt trận Cánh tả đã bị kết án 4 năm rưỡi tù giam trong trại quân sự vào năm 2014, chính thức vì tội “âm mưu đảo chính”. Chính quyền chỉ trích anh ta đóng vai trò là kẻ kích động trong các cuộc biểu tình năm 2012. Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi Ouldatsov là tù nhân chính trị. Từng là đảng viên Đảng Cộng sản, giờ đây anh ủng hộ “sự phát triển dân chủ-xã hội của nước Nga”.

Trong danh sách những nạn nhân của Putin, không thể không nhắc đến những nhà tài phiệt, tỷ phú, làm giàu thời hậu Xô Viết. Điển hình là Mikhail Khodorkovsky, cựu CEO của tập đoàn dầu mỏ Yukos và là đại gia đầu tiên của Nga vào đầu những năm 2000, đã bị bỏ tù 10 năm, từ 2003 đến 2013. Bị buộc tội biển thủ tài chính, ông lọt vào tầm ngắm của Putin. Ông chủ nước Nga nghi ngờ Khodorkovsky mang nhiều tham vọng chính trị và lo ngại ảnh hưởng của ông này đối với thế giới kinh doanh. Khodorkovsky được Putin ân xá vào tháng 12/2013, đổi lại ông đã phải thừa nhận lỗi lầm của mình và cam kết không tham gia hoạt động chính trị.

Ra tay sát hại các đối thủ chính trị:

Vào ngày 27/2/2015, Boris Nemstov, 55 tuổi, bị bắn 4 phát vào lưng khi đang đi bộ gần điện Kremlin. Theo thông tin chính thức, vụ giết người này được quy cho một đội biệt kích người Chechnya. Từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng Năng lượng và Phó Thủ tướng dưới thời Boris Yeltsin (1999), Boris Nemtsov trở thành một nhân vật quan trọng, cái gai trong những cuộc biểu tình chống Putin. Vài ngày trước khi qua đời, ông đã kêu gọi một cuộc tuần hành lớn chống lại các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraina. Luôn bị theo dõi, nghe lén và bị đe dọa tính mạnh, Nemstov đã từng bày tỏ trên báo chí nỗi lo sợ bị ám sát.

Cựu điệp viên, nhân vật phản kháng Putin, Alexander Litvinenko, đã chết vào ngày 23/11/2006 tại London. Ba tuần trước khi qua đời, ông được các doanh nhân và cựu điệp viên KGB mời dùng trà. Litvinenko bị đầu độc khi nước uống có chứa chất phóng xạ cao, polonium 10. Cái chết của Litvinenko, được Scotland Yard mô tả là vụ giết người, rõ ràng đã được Điện Kremlin “phê chuẩn”, theo lời của thẩm phán Robert Owen cho biết vào năm 2016. Cần nhắc lại, vào năm 2000, Litvinenko từng có liên hệ với nhà tài phiệt Boris Berezovski, được tìm thấy đã chết tại nhà riêng vào năm 2013!

Nhà tài phiệt Boris Berezovski từng ẩn náu ở Vương quốc Anh, được phát hiện đã chết vào tháng 3 năm 2013 trong cơ ngơi sang trọng của mình ở Ascot (tây nam London). Ông ta nằm trong phòng tắm với một mảnh vải quanh cổ. Các nhà điều tra tin rằng, Berezovski có thể chết bằng cách treo cổ. Từng là bạn thân của Boris Yeltsin, ông ta có liên quan đến các nhóm tội phạm có tổ chức và giới tài phiệt. Gần gũi với Putin khi Putin lên nắm quyền vào năm 2000, tuy nhiên sau đó Berezovski không còn được ưu ái và được xem như một biểu tượng của “những kẻ cướp bóc nước Nga” thời hậu Xô Viết.

Trong số những cái chết bí ẩn, được cho là dàn dựng một cách khéo léo bởi mật vụ Nga, theo lệnh của Putin, có vụ án liên quan đến Sergueï Magnitski. Là một luật sư thuế trẻ tuổi, Magnitski bị bắt trong một vụ án trốn thuế. Gần gũi với Putin trong mười năm, nhưng sau đó Magnitski đã tố cáo những lạm dụng và tham nhũng của giới thân cận Putin. Magnitsky chết trong một nhà tù ở Moscow vào tháng 11/2009 do không có thuốc điều trị cho căn bệnh tuyến tụy của mình. Cái chết của ông ta đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Nga và Hoa Kỳ, vốn đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 11 người Nga “chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.

Điểm lại vài vụ án nổi bật trong suốt thời gian cầm quyền của Putin để thấy được sự tàn bạo đến mức lạnh lùng và vô cảm của ông ta. Bằng mọi giá, để duy trì quyền lực tối cao, Putin sẵn sàng chà đạp tất cả, từ các giá trị đạo đức đến quyền con người, để ra tay đàn áp, ám sát những ai dám đương đầu, thách thức và chống đối ông ta.

Cho nên một tên như Prigozhin, là một sản phẩm của chính Putin, từng bị kết tội “phản bội”, khó lòng thoát thân khỏi sự trả thù của Putin. Dẫu chạy đằng trời, e cũng không thoát nỗi bàn tay của điệp vụ của Putin.

Putin đã không đưa nước Nga qua khỏi những lạc hậu của thời hậu Xô Viết. Ông ta lại đưa Nga quay về thời kỳ đen tối của chủ nghĩa cộng sản độc tài toàn trị, thậm chí sa lầy trong những cuộc chiến phi nhân và sát hại những nhà bất đồng chính kiến một cách man rợ nhất.

Như những gì Joseph Stalin đã ra tay với Léon Trotski vào ngày 21/8/1940 tận Mexico xa xôi!

Putin cuối cùng cũng học được bài học mà tất cả các bạo chúa đều phải học

Báo Tiếng Dân

Washington Post

Tác giả: Max Boot

Cù Tuấn, biên dịch

25-6-2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang học được điều mà rất nhiều bạo chúa học được trước ông ta: Khi bạn thả bầy chó dùng để gây chiến tranh, chúng có thể quay lại cắn trả. Khi cử binh sĩ Nga hành quân đến chiếm Kyiv, ông ta không bao giờ tưởng tượng được rằng 16 tháng sau, nhóm lính đánh thuê nổi loạn Wagner sẽ tiến quân đến Matxcơva.

Nhưng trước đây Napoléon không bao giờ tưởng tượng được rằng việc xâm lược nước Nga sẽ dẫn đến việc ông ta bị lưu đày và khôi phục chế độ quân chủ ở Pháp. Hitler không bao giờ tưởng tượng rằng việc xâm lược Ba Lan sẽ dẫn đến việc ông ta phải tự sát và nước Đức bị chia cắt. Saddam Hussein không bao giờ tưởng tượng rằng việc xâm lược Kuwait cuối cùng sẽ dẫn đến việc lật đổ chế độ của ông ta và cái chết của chính ông ta.

Chiến tranh vốn dĩ là một việc rủi ro và không thể đoán trước, hậu quả của nó không bao giờ có thể thấy trước một cách rõ ràng — và hiếm khi có thể chèo chống nó đến thành công. Ảo tưởng về quyền kiểm soát của một nhà độc tài rất thường xuyên có thể sụp đổ trong vạc dầu của chiến trường — đặc biệt khi chiến tranh biến thành một cuộc xung đột tiêu hao kéo dài và đẫm máu như đã xảy ra ở Ukraine.

Members of the Wagner Group military company sit in their vehicle on a street in Rostov-on-Don, Russia, Saturday, June 24, 2023, as they prepare to leave an area at the headquarters of the Southern Military District. Yevgeny Prigozhin's troops who joined him in the uprising will not face prosecution and those who did not will be offered contracts by the Defense Ministry. After the deal was reached Saturday, Prigozhin ordered his troops to halt their march on Moscow and retreat to field camps in Ukraine, where they have been fighting alongside Russian troops. (AP Photo)

Nhiều nhà phân tích cho rằng, thời gian đứng về phía Putin trong cuộc chiến này, bởi vì Nga có diện tích lớn hơn rất nhiều so với Ukraine và bởi vì Ukraine quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài từ các quốc gia, mà có thể không đủ kiên nhẫn để tiếp tục chi tiền. Nhưng giờ đây chúng ta thấy rằng, thời gian đang có thể chuyển qua phía Ukraine, bởi vì chính phủ của họ được bầu cử một cách dân chủ và nhận được sự ủng hộ gần như nhất trí của người dân để tiến hành một cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ. Ngược lại, chế độ mafia không qua bầu cử của Putin luôn đe dọa người dân Nga phải phục tùng nhưng không đòi hỏi lòng trung thành hay tình yêu thương.

Giống như nhiều chế độ độc tài, chế độ của Putin hóa ra dễ bị tổn thương hơn nhiều so với vẻ cứng rắn bên ngoài. Putin luôn dựa vào kỹ năng của mình trong việc để cho các trung tâm quyền lực cạnh tranh nhau, khiến các đầu não chính trị (và các nhánh khác nhau của chính phủ Nga) chống lại nhau, để ông trở thành trọng tài cuối cùng trong việc ra quyết định. Mô hình đó đã hoạt động tốt trong hai thập niên, nhưng đang bị phá vỡ do áp lực của một cuộc chiến thất bại đang nghiền nát và hủy hoại quân đội Nga.

Vào tháng 2, tình báo Hoa Kỳ ước tính rằng, Nga đã có ít nhất 35.000 binh sĩ thiệt mạng và ít nhất 154.000 người bị thương, trong khi trang tình báo nguồn mở Oryx ước tính rằng, Nga đã mất hơn 2.000 xe tăng và gần 900 phương tiện chiến đấu bọc thép. Nga chưa từng chứng kiến những tổn thất tầm cỡ như thế này kể từ Thế chiến II. Sự tiêu hao nhanh chóng của quân đội Nga – và sự kém cỏi rõ ràng của họ – đã buộc Putin phải dựa nhiều hơn vào Tập đoàn Wagner, công ty quân sự tư nhân do Yevgeniy Prigozhin thành lập.

Là một tên tội phạm từng ngồi tù ở Liên Xô vào thập niên 1980 vì tội cướp có vũ trang và các tội danh khác, Prigozhin đã mở một quầy bán xúc xích sau khi ra tù, và biến nó thành một doanh nghiệp cung cấp thực phẩm thành công cho quân đội Nga. Điều đó dẫn đến một biệt danh mà Prigozhin rất ghét, đó là “Đầu bếp của Putin”. Chẳng mấy chốc, Prigozhin gây ra rất nhiều rắc rối: Cơ quan Nghiên cứu Internet của ông ta trở thành công cụ phát tán thông tin sai lệch của Nga, giúp làm loạn cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016, và Tập đoàn Wagner của Prigozhin trở thành công cụ để Putin phô trương quyền lực ở châu Phi và Trung Đông, bằng một lớp vỏ bọc rằng Nga không trực tiếp tham gia vào chính trị khu vực này. Khi Putin quyết định chiếm Crimea năm 2014 và kích động một cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine, Wagner – gồm toàn những cựu đặc nhiệm của quân đội Nga – là một trong những công cụ mà Putin sử dụng.

Yevgeny Prigozhin, the leader of the Russian mercenary Wagner Group, in Rostov-on-Don, Russia, on June 24, 2023. Prigozhin Press Service via Associated Press

Wagner ban đầu không đi tiên phong trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga năm 2022, nhưng những thất bại của quân đội Nga đã tạo cơ hội cho Prigozhin giành lấy thị phần từ Bộ Quốc phòng Nga. Vị đầu bếp của Putin đã vạch ra một kế hoạch đặc biệt tàn nhẫn và táo bạo, bằng cách tuyển dụng những người tù bị kết án từ các nhà tù Nga để sử dụng trong các cuộc tấn công bằng sóng người. Để giữ được bọn tội phạm trong quân đội, Prigozhin đã phát hành một bộ phim về một kẻ được cho là đào ngũ bị hành quyết bằng những nhát búa tạ vào đầu.

Các cuộc tấn công của Wagner vào thành phố Bakhmut của Ukraine trở thành tâm điểm chính trong cuộc tấn công mùa đông bị đình trệ của Nga. Cuối cùng, quân của Prigozhin chiếm được thành phố này nhưng với cái giá phải trả đáng kinh ngạc: Tình báo Hoa Kỳ ước tính rằng, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 5, hơn 20.000 quân Nga thiệt mạng và 80.000 người bị thương, chủ yếu ở Bakhmut.

Ukrainian forces destroy three Russian tanks in one section in Bakhmut area – Reznikov

Khi Prigozhin trở nên có quyền lực hơn, quyền lực đó dường như đã làm ông ta trở nên kiêu ngạo, và Prigozhin bắt đầu phát các video trong đó Prigozhin chế nhạo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tướng Valery Gerasimov, tổng tham mưu trưởng, coi họ là những kẻ hèn nhát và tội phạm. Prigozhin cáo buộc họ không cung cấp đủ đạn pháo cho lực lượng của mình, phớt lờ thực tế rằng quân đội Nga có kho dự trữ khá hạn chế và thật dễ hiểu khi Bộ Quốc phòng Nga chỉ ưu tiên cấp đạn dược cho quân lính của mình. Prigozhin cho biết trong một video được quay ngày 20 tháng 5 ở Bakhmut: “Vì những ý tưởng bất chợt của họ, số người chết nhiều gấp 5 lần so với số người đáng lẽ phải chết. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, mà trong tiếng Nga gọi là tội ác”.

Putin dường như không bận tâm lắm; có lẽ ông ta đã tưởng tượng rằng một cuộc cạnh tranh để đạt được tiến bộ quân sự ở Ukraine sẽ mang lại lợi ích cho mình. Nhưng trong những ngày gần đây, sự cạnh tranh giữa Wagner và Bộ Quốc phòng vượt khỏi tầm kiểm soát. Đầu tháng này, binh lính của Prigozhin bắt được một sĩ quan Nga mà Prigozhin công khai cáo buộc [viên sĩ quan này] đã nổ súng vào một đoàn xe của Wagner. Hôm thứ Sáu 23/6, Prigozhin cáo buộc quân đội Nga tấn công một trại lính Wagner, dẫn đến nhiều thương vong, và ám chỉ Shoigu, khi nói rằng: “Bọn cặn bã này sẽ bị chặn đứng!” Cơ quan An ninh Liên bang Nga phản ứng vào cuối ngày thứ Sáu bằng cách ban hành lệnh bắt giữ Prigozhin vì tội “kích động nổi loạn vũ trang”.

Prigozhin không chờ đợi đến khi bị bắt. Giống như Julius Caesar băng qua sông Rubicon, quân của Prigozhin hành quân đến Rostov-on-Don vào ngày thứ Bảy và chiếm trụ sở quân đội Nga ở đó mà không cần giao tranh. Cuối ngày, một đoàn xe của Wagner tiến đến Matxcơva, trong bối cảnh có báo cáo rằng các con đường đến thủ đô đã bị phong tỏa.

Wagner mercenaries leave Russia's Lipetsk and Voronezh oblasts, 19 houses damaged

Bộ Quốc phòng Anh lưu ý: “Trong những giờ tới, lòng trung thành của lực lượng an ninh Nga, đặc biệt là Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, sẽ là chìa khóa giải quyết cuộc khủng hoảng này. Đây là thách thức lớn nhất đối với nhà nước Nga trong thời gian gần đây”.

Để đối phó với mối đe dọa bất ngờ này, Putin đã đi xa đến mức viện dẫn cuộc Cách mạng Nga năm 1917, khi ông nói, “những âm mưu, tranh chấp và chính trị sau lưng quân đội và nhân dân đã dẫn đến một cú sốc lớn, sự hủy diệt của thế giới quân đội và sự sụp đổ của nhà nước”. Tất nhiên, ông ta đang ngầm so sánh mình với Sa hoàng Nicholas II, người đã đưa ra quyết định đen đủi là tham gia Thế chiến thứ nhất, và là người châm ngòi cho một cuộc binh biến bằng những thất bại trên chiến trường.

Vào đêm thứ Bảy 24/6, sau khi có sự hòa giải của Tổng thống Alexander Lukashenko của Belarus, Prigozhin hủy cuộc tiến công của mình khi chỉ cách Matxcơva khoảng 200 km, vì vậy có vẻ như Putin có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng này. Là một phần của thỏa thuận hòa giải, các cáo buộc hình sự đối với Prigozhin sẽ được bãi bỏ và ông ta sẽ đến Belarus. Các thành viên của Tập đoàn Wagner không tham gia cuộc nổi dậy sẽ ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga, nhưng số phận của công ty quân sự này vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Wagner bộc lộ sự bất ổn tiềm ẩn của chế độ Putin và làm lung lay hào quang quyền lực của ông ta. Cuộc khủng hoảng này có thể tạo cơ hội cho một cuộc phản công của Ukraine mà cho đến nay mới chỉ nhích như rùa bò. Nếu quân Nga bị phân tâm do đấu đá nội bộ, Ukraine có thể có cơ hội giành được nhiều thành công hơn trên chiến trường – và điều đó đến lượt nó có thể làm suy yếu hơn nữa quyền lực của Putin.

Ở đây có một bài học cho tất cả những bạo chúa trong tương lai khi nghĩ đến việc phát động các cuộc chiến tranh xâm lược. Tập Cận Bình, ông có nhìn thấy không?


 

NGA THỜI SA HOÀNG VÀ NGA THỜI PUTIN SAO GIỐNG NHAU ĐẾN THẾ

Oanh Vy Lý

NGA THỜI SA HOÀNG VÀ NGA THỜI PUTIN SAO GIỐNG NHAU ĐẾN THẾ

(Bài cũ nay mới ứng nghiệm nên đăng lại. Không phải tự khen chứ, mình cứ như thầy bói).

 

Sau khi nước Nga của Sa Hoàng Nicholas Đệ Nhị thua sấp mặt trong chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) để tranh giành, xâu xé vùng Mãn Châu và Triều Tiên. Nước Nga buộc phải ký hoà ước Portsmouth nhục nhã với chiến thắng tuyệt đối cho nước Nhật. Tiếp đến, khi tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất.

Quân đội Nga với hàng ngũ sĩ quan được thăng chức chủ yếu dựa trên lòng trung thành với Sa Hoàng, dự trữ vũ khí thì cạn kiệt, dẫn đến thất bại liên tiếp của quân đội Nga. Tháng 9/1915, Sa Hoàng đã phải đích thân chỉ huy quân đội. Đến tháng 11/1916, lạm phát, bãi công, khó khăn trong việc cung ứng ra tiền tuyến đã đẩy xã hội Nga rơi vào rối loạn. Hậu phương như vậy, nên chiến trường dần tan rã.

Tháng 1/1917, đã có hơn một triệu quân nhân Nga đào ngũ. Đỉnh điểm cho rối loạn xã hội là cuộc cách mạng Nga tháng 10/1917.

Hiện tại thì sao? Xã hội Nga với tỉ lệ sinh liên tục giảm. Có tới 16% đàn ông Nga nghiện rượu. Kinh tế khó khăn vì cấm vận Quốc tế sau khi cướp trắng bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014.

Giờ đây, với quân đội mà sĩ quan chỉ huy cũng được bổ nhiệm dựa vào lòng trung thành với Putin. Kinh tế thì chủ yếu nằm trong tay nhóm tư bản thân hữu. Vũ khí thì theo như lời quảng bá là “hiện đại, không nơi nào có trên Thế giới”, thực ra chỉ đủ để diễu binh, làm màu trên Quảng Trường Đỏ.

Hãy nhìn đoàn xe dài 64km nằm xếp lớp vì thiếu nhiên liệu và bánh lốp ở cửa ngõ thủ đô Kiev của Ukraine hồi đầu cuộc chiến và xác xe tăng Nga nằm như cua rang muối thì khắc biết.

Liên tục thất bại trên chiến trường. Putin giờ cũng trực tiếp chỉ huy quân đội như Sa Hoàng Nicholas II năm xưa. Sao mà giống nhau đến thế? Liệu có một cuộc cách mạng nổ ra như cách mạng tháng 10/1917? Cách mạng cũng tốt cho chính nước Nga và Thế giới đấy!

Hai nhóm vũ trang, Quân đoàn Tình nguyện Nga (RVC) và Quân đoàn Tự do Nga cho biết họ đã thực hiện các cuộc tấn công ở khu vực Belgorod phía tây nước Nga trong những tuần gần đây.

Nhưng hi vọng, nếu có một cuộc cách mạng nổ ra ở Nga, nó sẽ không sản sinh ra một nhà nước, một chế độ mang cái học thuyết quái quỷ làm khổ một nửa Thế giới suốt từ 1917 đến tận ngày nay, mà một số dân tộc còn chưa thoát ra được và thống khổ vì nó.

Anh em cuồng Nga không nên đọc stt này! Sẽ rất dễ bị đột quỵ.

FB. LE HUYNH PHUONG THAO


 

Có thể và không thể…

Nguyễn Hoành

Có thể và không thể…

  1. Bạn có thể cuồng Putin và cuồng Nga nhưng bạn không thể phủ nhận Nga của Putin đã xâm lược Ukraine một cách trắng trợn.
  2. Bạn có thể tin vào bộ máy tuyên truyền của Putin về chủ nghĩa dân tộc, phát xít ở Ukraine blabla…nhưng bạn không thể phủ nhận cả thế giới đang tẩy chay Nga và ủng hộ Ukraine. Không lẽ thế giới lại ngớ ngẩn đi ủng hộ nhà nước phát xít và tẩy chay một nhà nước tốt đẹp như Nga?!
  3. Bạn có thể tin là quân đội Nga đang chiến đấu với quân đội phát xít Ukraine để giải phóng cho người dân Ukraine nhưng bạn không thể phủ nhận là chính phủ Ukraine đang có cả dân tộc ủng hộ. Người dân Ukraine đang tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống lại đội quân xâm lược Nga. Họ không cần một cuộc giải phóng nào cả! Nếu chính phủ Ukraine không được người dân ủng hộ mạnh mẽ thì đã sụp đổ từ lâu.
  4. Bạn có thể cho là truyền thông phương Tây không khách quan nhưng bạn không thể phủ nhận suốt bao năm qua trong tất cả mọi lĩnh vực thì cách đưa tin của các hãng truyền thông này được coi là chuẩn mực và đáng tin cậy nhất. Một lý do quan trọng đó là họ độc lập với chính quyền, chứ không phải là cái loa của chính quyền. Họ đưa tin từ thực địa, nhiều khi phải trả giá bằng tính mạng, chứ không phải ngồi nhà tổng hợp tin tức.
  5. Bạn có thể xem tổng thống Ukraine là “thằng hề” nhưng bạn không thể phủ nhận sự can đảm và tài năng của ông khi đất nước lâm nguy. Và “thằng hề” này đang tập hợp được cả một dân tộc đứng cùng mình dũng cảm chống lại đội quân xâm lược mạnh gấp nhiều lần. Cũng “thằng hề” này hàng ngày đang được rất rất nhiều các nguyên thủ quốc gia, quốc hội các nước lắng nghe.
  6. Bạn có thể cho NATO là mối nguy cho Nga nhưng bạn không thể phủ nhận là hiện nay các nước cạnh Nga mà không phải là thành viên NATO chính là những mục tiêu tiềm tàng nhất cho sự hung hăng của Nga. Vì vậy vào NATO là sự tìm kiếm bảo đảm an ninh của các nước nhỏ, để có thể tự do tìm kiếm con đường phát triển cho chính mình.
  7. Bạn có thể không thích phương Tây nhưng bạn không thể phủ nhận thực tế là sau sụp đổ của Liên Xô, các nước XHCN cũ nếu nhanh chóng thoát Nga, hội nhập với EU đều phát triển rất tốt, còn những nước nào vẫn nhùng nhằng với Nga thì sau bao năm vẫn lẹt đẹt, phát triển rất kém, tham nhũng tràn lan, chính thể thì độc tài toàn trị. Người Việt thường hay khuyên nhau chọn bạn mà chơi!
  8. Bạn có thể cho Ukraine đã dại dột khi dám chống lại quân xâm lược Nga, và đã để cho chiến tranh tàn phá đất nước nhưng bạn không thể phủ nhận trong lịch sử VN ông cha ta cũng đã từng không chấp nhận đầu hàng mặc dù cái giá phải trả là rất lớn. Và không ai chỉ trích cho việc chống lại kẻ thù là một việc làm dại dột!

Tóm lại bạn có thể nghĩ và đánh giá sự việc theo ý bạn, nhưng thực tế nó xảy ra thế nào là cái mà bạn không thể phủ nhận, mà cái đó mới là quan trọng nhé!

FBer Đỗ Vũ

Cóp từ FB Trần Quốc Quân

NGA, MỘT DÂN TỘC BẤT HẠNH!

Oanh Vy Lý

NGA, MỘT DÂN TỘC BẤT HẠNH!

Cho tới thời điểm hiện tại, quân Nga đã và đang rơi vào ba tình huống bất lợi:

  1. Đem quân đi tấn công xâm lược nước khác mà không thể đánh nhanh thắng nhanh, cuộc chiến lại kéo dài dằng dai.
  2. Đem quân đi tấn công xâm lược nước khác mà bây giờ phải lui về thế thủ trên nước người.
  3. Lại thêm có sự nổi loạn trong hàng ngũ quân đội giữa quân chính quy và đội quân đánh thuê Wagner như hiện nay.

Liệu Putin có thể thắng ở Ukraine không?

Nhưng điều bất hạnh (cho dân tộc Ukraine và cho cả dân tộc Nga) là ngay cả khi Putin có bị buộc phải ra đi chăng nữa, thì không có gì bảo đảm rằng người kế vị sẽ ôn hòa, biết cân nhắc thời cuộc hơn, cũng không có gì bảo đảm nước Nga sẽ thay đổi theo chiều hướng dân chủ!

FB. SONG CHI

NGA, MỘT ĐẤT NƯỚC ĐANG CÓ NỘI CHIẾN

Khoảng 30.000 binh sĩ Wagner hiện đã nắm quyền kiểm soát một khu vực rộng lớn ở phía bắc thành phố Rostov của Nga. Cách thủ đô Nga hơn 200km

Có thể nói nội chiến nước Nga đã bắt đầu, nội tại nước Nga có đến 3-4 lực lượng.

  1. Tập đoàn lính đánh thuê Wagner
  2. Quân đội Nga xanh đã hiện hữu bấy lâu nay chống lại quân đội Nga.
  3. Bộ quốc phòng Nga
  4. Một bộ phận quân đội không ủng hộ chính sách của Pu.tin.                                                FB. NGUYỄN ĐẠO

III. NGA – NỒI DA XÁO THỊT HAY CUỘC KÁCH MỆNH THÁNG 6 ZĨ ĐẠI

Kênh chính thức của Wagner đã tuyên chiến với Putin: “Putin đã lựa chọn sai lầm. Chuyện này càng tồi tệ hơn cho ông ta. Chúng ta sẽ sớm có một tổng thống mới!”.

Trước đó Wagner chỉ đòi mang đầu của Shoigu với Gerasimov tới thôi, chứ chưa công khai nhắm vào Putin. Nay thì sống mái luôn rồi!

Theo đánh giá tức thời của Bộ Quốc phòng Anh, trong những giờ sắp tới, lòng trung thành của lực lượng an ninh Nga và đặc biệt là Vệ binh quốc gia Nga sẽ đóng vai trò then chốt đối với diễn biến của cuộc khủng hoảng diễn ra này.

Nói chung là dù không biết diễn biến sắp tới mèo nào cắn mỉu nào. Nhưng mà lúc này lên bia nhắm từ từ được rồi anh em. Đằng nào nước Nga của Putin cũng nát rồi!

Chủ quán, cho chai ướp lạnh!

FB DUAN DANG