Tài liệu mật của Mỹ: Sự coi thường quy tắc chưa từng thấy của Trump

Tài liệu mật của Mỹ: Sự coi thường quy tắc chưa từng thấy của Trump

September 6, 2022

WASHINGTON, DC (NV) – Cựu Tổng Thống Donald Trump không phải là người đầu tiên gặp chỉ trích vì coi thường các quy tắc trong việc bảo vệ tài liệu mật của chính phủ, tuy nhiên những tiết lộ gần đây từ các chuyên gia an ninh quốc gia cho thấy sự coi thường ở mức độ lớn lao chưa từng thấy của ông Trump với những quy định này, theo AP hôm Chủ Nhật, 4 Tháng Chín.

Những vụ lùm xùm về tài liệu chính phủ luôn thỉnh thoảng lại thấy qua các thời tổng thống.

Cựu Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)

Chẳng hạn cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng Thống Lyndon B. Johnson nắm giữ nhiều hồ sơ mật trong nhiều năm trước khi chuyển chúng đến thư viện Tổng Thống Johnson. Đây là những hồ sơ về việc vị tổng thống kế nhiệm, tức cựu Tổng Thống Richard Nixon, bí mật liên lạc trong những ngày cuối năm 1968 với chính phủ miền Nam Việt Nam để trì hoãn cuộc hòa đàm tại Paris nhằm chấm dứt Chiến Tranh Việt Nam.

Hoặc bà Fawn Hall, thư ký của cựu Tổng Thống Ronald Reagan, khai rằng mình từng thay đổi và tiêu hủy các tài liệu liên quan đến sự việc Iran-Contra nhằm bảo vệ ông Oliver North, sếp của bà tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tòa Bạch Ốc.

Ông David Petraeus, giám đốc CIA của cựu Tổng Thống Barack Obama, bị buộc phải từ chức và nhận tội nhẹ liên bang vì chia sẻ tài liệu mật với một người viết tiểu sử mà ông có quen biết. Hoặc bà Hillary Clinton, khi còn là ngoại trưởng dưới thời ông Obama, từng bị FBI điều tra trong thời gian có chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, với đối thủ lúc đó là ông Trump, vì bà gửi và nhận tài liệu có tính bảo mật cao bằng tài khoản thư điện tử cá nhân.

Trong cuộc lục soát của FBI tại nhà riêng của ông Trump, khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida, hôm 8 Tháng Tám, Bộ Tư Pháp cho thấy ông Trump xem nhẹ các quy tắc về hồ sơ chính phủ ở mức độ rộng lớn chưa từng thấy kể từ khi Đạo Luật Hồ Sơ Tổng Thống được ra đời năm 1978.

Ông Richard Immerman, người từng là phó giám đốc cơ quan tình báo quốc gia từ năm 2007 đến năm 2009, nói rằng trước đó chưa từng có tổng thống hoặc viên chức cấp cao nào cố ý lấy đi một lượng lớn tài liệu như vậy.

Cụ thể, các nhân viên FBI tìm thấy hơn 100 tài liệu được đánh dấu phân loại, bao gồm 18 tài liệu được đánh dấu tuyệt mật, 54 được đánh dấu bí mật và 31 được đánh dấu cần giữ bí mật. FBI cũng xác định được 184 tài liệu được đánh dấu phân loại trong 15 hộp được Cơ Quan Văn Khố Quốc Gia thu hồi vào Tháng Giêng. Họ cũng nhận được những tài liệu được phân loại khác trong suốt Tháng Sáu. Ngoài ra 10,000 hồ sơ chính phủ khác không được phân loại cũng được tìm thấy.

Hành động này của ông Trump vi phạm Đạo Luật Tổng Thống, trong đó quy định rằng những hồ sơ, tài liệu như vậy là thuộc về chính phủ. Sau khi tổng thống rời nhiệm sở, Cơ Quan Quản Trị Lưu Trữ Và Hồ Sơ Quốc Gia sẽ quản trị hồ sơ của chính quyền sắp mãn nhiệm và làm việc với các nhân viên Tòa Bạch Ốc sắp đến để quản trị tài liệu hợp lý.

Đạo luật được ban hành sau khi ông Nixon từ chức giữa vụ bê bối Watergate và tìm cách phá hủy những đoạn ghi âm có thời lượng đến hàng trăm tiếng đồng hồ tại Tòa Bạch Ốc. Đạo luật có hiệu lực từ thời cựu Tổng Thống Ronald Reagan.

Một số tài liệu mật được tìm thấy ở nhà cựu Tổng Thống Donald Trump tại Mar-a-Lago. (Hình: Bộ Tư Pháp Mỹ)

Theo Cơ Quan Văn Khố Quốc Gia, các hồ sơ không có “giá trị hành chánh, lịch sử, thông tin hoặc bằng chứng” có thể được bỏ đi trước khi có sự cho phép bằng văn bản của người có trách nhiệm lưu trữ.

Nhân viên FBI tìm thấy tài liệu từ phòng ngủ, tủ quần áo, phòng tắm và khu vực nhà kho của ông Trump. Trước đó hồi Tháng Sáu, khi viên chức Bộ Tư Pháp gặp luật sư của ông Trump để lấy hồ sơ theo trát tòa, thì luật sư này rất cẩn thận đưa cho họ tài liệu trong một phong bì được quấn hai lớp băng keo.

Ông Trump tuyên bố rằng ông giải mật tất cả tài liệu mà mình sở hữu và đang làm việc nghiêm túc với Bộ Tư Pháp để trả lại các tài liệu khi xảy ra vụ lục soát Mar-a-Lago.

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump khẳng định rằng việc bà Clinton dùng tài khoản thư điện tử cá nhân cho những tài liệu nhạy cảm của Bộ Ngoại Giao khiến bà không đủ tư cách ứng cử. Những lời hô hào “giam bà ta lại” từ những người ủng hộ ông Trump trở thành một trong những điểm chính trong những cuộc mít tinh của ông.

Ông James Trusty, luật sư của ông Trump về vấn đề tài liệu này, nói rằng việc ông Trump giữ những tài liệu nhạy cảm của chính phủ tương đương với việc giữ quá hạn một cuốn sách của thư viện. Tuy nhiên ông Bill Barr, cựu bộ trưởng Tư Pháp dưới thời ông Trump, nói không thể chấp nhận tuyên bố “giải mật” tài liệu của ông Trump.

Với nhiều người từng làm việc với ông Trump, thái độ này của ông đối với hồ sơ Tòa Bạch Ốc không có gì là đáng ngạc nhiên.

Ông John Bolton, một trong những cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, cho biết ông Trump thường giữ lâu những tài liệu nhạy cảm, vậy nên họ từng thực hiện những biện pháp đề phòng tài liệu không bị thất lạc.

Hành động của ông Trump không phù hợp với cách làm của những tổng thống hiện nay.

Khi rời nhiệm sở, ông Obama giao lại những hồ sơ mà ông từng được Cơ Quan Văn Khố Quốc Gia gửi đến để nghiên cứu. Những hồ sơ này được hoàn trả với hình thức giống như khi chúng được gửi đi.

Hoặc cựu Tổng Thống Dwight Eisenhower, người từng rời nhiệm sở nhiều năm trước khi Đạo Luật Hồ Sơ Tổng Thống thông qua, lưu giữ hồ sơ an toàn tại Fort Ritchie, Maryland, mặc dù không hề có luật nào yêu cầu ông làm vậy.

Ông Larry Pfeiffer, cựu nhân viên CIA và từng là giới chức cao cấp tại Tòa Bạch Ốc, nói rằng tổng thống có thể tiếp cận tài liệu tình báo mà không cần giấy tờ chứng nhận an ninh. Họ cũng không được hướng dẫn chính thức về trách nhiệm bảo vệ bí mật sau khi rời nhiệm sở.

Tuy nhiên bản hướng dẫn từ Văn Phòng Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia yêu cầu tất cả “thông tin nhạy cảm” đều chỉ được xem trong một phòng bảo mật gọi là “SCIF.”

Ông Bill Barr, cựu bộ trưởng Tư Pháp thời Trump, cho rằng việc cựu Tổng Thống Donald Trump nói tự giải mật các hồ sơ đem về nhà là điều không thể chấp nhận. (Hình minh họa: Michael Reynolds-Pool/Getty Images)

Trong hồ sơ gửi tòa án hồi tuần trước, FBI có đính kèm một số hình ảnh tài liệu mà họ tìm thấy ở nhà riêng ông Trump. Hình ảnh cho thấy bìa ngoài của ít nhất năm tập tài liệu được đánh dấu là “TOP SECRET/SCI,” cũng như một bìa được đánh dấu “SECRET/SCI.” Họ cũng tìm thấy hàng chục tệp tài liệu rỗng, ngoài bìa được đánh dấu phân loại nhưng bên trong không có gì.

Một tổng thống có thể giữ các tài liệu để xem xét sau. Và các tổng thống, hoặc ứng cử viên tổng thống trong năm bầu cử, không phải lúc nào cũng bắt buộc đọc tài liệu trong SCIF, bởi vì còn phụ thuộc vào lịch trình và địa điểm của họ.

Ông Pfeiffer cho biết những người xung quanh tổng thống được phép tiếp cận tài liệu tình báo sẽ được đào tạo và buộc tuân thủ các quy tắc liên quan. Nhưng việc đặc vụ tình báo áp đặt hạn chế với tổng thống là điều khó khăn, bởi vì tổng thống là người điều hành cơ quan hành pháp và đặt ra các quy tắc liên quan đến bí mật và phân loại hồ sơ.

Trong những cuộc trò chuyện gần đây với phóng viên, Tổng Thống Joe Biden nói rằng mình thường đọc các thông tin tuyệt mật ở nhà riêng tại Delaware, nhưng sẽ đọc trong một không gian kín đáo, an toàn. Sau khi đọc, ông sẽ khóa lại và gửi cho quân đội. (V.Giang) [qd]

Di dân lên xe buýt theo Chiến Dịch Lone Star của TĐ Abbott, nhưng xuống dọc đường

Di dân lên xe buýt theo Chiến Dịch Lone Star của TĐ Abbott, nhưng xuống dọc đường

September 5, 2022

DEL RIO, Texas (NV) — Mặc dù tiểu bang Texas chi hơn $12 triệu trong chiến dịch “Operation Lone Star” để đưa những người di dân bất hợp pháp đến các thành phố như New York, Washington D.C. và Chicago, vẫn có những người xuống ở trạm khác trước khi xe chạy đến điểm cuối, theo đài truyền hình Fox5 San Diego hôm Thứ Sáu, 2 Tháng Chín.

Bản tin nói rằng cho thấy những người di dân có thể lên xe do Texas đài thọ này ở mọi trạm, và cũng có thể xuống xe ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.

Di dân bất hợp pháp bị Biên Phòng chặn bắt ở Texas. (Hình minh họa: Brandon Bell/Getty Images)

NewsNation theo dõi một chiếc xe buýt chở người di dân từ Del Rio, Texas đến Washington D.C. thì thấy rằng mặc dù họ đồng ý ở yên trên xe trong suốt chặng đường đi, và đa số đều tuân thủ, thế nhưng vẫn có những người rời khỏi xe trước khi đến trạm cuối.

Ông Josman Alvarado là một người di dân như vậy. Ông chạy trốn khỏi Venezuela vì không thể sống dưới chế độ và cảm thấy cuộc sống của mình bị đe dọa. Ông ngồi trên chuyến xe di dân và xuống xe ở thành phố Nashville, tiểu bang Tennessee. Trước đó, người thân của ông mua cho ông vé máy bay từ Nashville đến New Jersey, nơi mà gia đình ông đang ở. Do đó ông xuống xe tại đây, tạm biệt những người khác trên xe và đón Uber ra phi trường.

Kể từ Tháng Tư, Thống Đốc Greg Abbott của Texas bắt đầu khởi sự những chuyến xe buýt chở người di dân và hỗ trợ hơn 9,000 người tị nạn để họ đến các tiểu bang ở phía Bắc, vốn có lập trường ủng hộ di dân. Một số người gọi đây là “cuộc diễn trò” tốn kém, còn Tòa Bạch Ốc vài tháng trước đây nói các chuyến xe này chỉ là “màn trình diễn chính trị.”

Theo Cơ Quan Quản Trị Khẩn Cấp Texas (Texas Department of Emergency Management), tiểu bang này đang phải chi trung bình $1,300 cho mỗi người di dân. Trong khi đó giá vé máy bay thông thường từ vùng Nam Texas đến D.C. hoặc New York chỉ khoảng $400, còn xe buýt thì dĩ nhiên rẻ hơn nhiều. (V.Giang)

Bài nói chuyện của Tổng thống Biden Ở Philadelphia Joe Biden

Bài nói chuyện của Tổng thống Biden Ở Philadelphia Joe Biden

03/09/2022

Nghĩa Bùi dịch

Người dân Hoa Kỳ thân mến, nơi tôi đang đứng thưa chuyện cùng các bạn là thánh địa của chúng ta: Independence Hall [Dinh Độc Lập], tại thành phố Philadelphia, Pennsylvania. Đây là nơi mà hơn hai trăm năm trước một tân quốc gia đã tuyên bố cùng thế giới nền Độc Lập của mình qua một ý tưởng độc đáo chưa ai có, rằng trên đất nước này mọi người sinh ra đều bình đẳng. Đây là nơi bản Hiến Pháp của Liên bang Mỹ quốc được bàn thảo và tranh luận. Đây là khởi điểm cho cuộc thí nghiệm táo bạo nhất lịch sử nhân loại – chính quyền do người dân tự quản lý – chỉ với ba chữ đơn sơ: “Ta, người Dân.”

“We, the People.”

Hai bức văn kiện và những tư tưởng lớn lồng trong đó – bình đẳng và dân chủ, là nền móng dựng xây đất nước này. Nhờ nó mà chúng ta trở thành quốc gia vĩ đại nhất quả địa cầu. Vì nó mà qua hơn hai thế kỷ Hoa Kỳ vẫn là ngọn tiêu đăng của thế giới. Nhưng ngay khi tôi đang trò chuyện cùng các bạn đêm nay, sự bình đẳng và nền dân chủ của chúng ta đang bị đánh phá. Và sẽ chẳng lợi lộc gì nếu ta giả bộ như điều đó không xảy ra.

Bởi vậy nên hôm nay tôi trở lại nơi câu chuyện bắt đầu để nói với các bạn, bằng thứ ngôn ngữ giản dị nhất tôi có thể, về những mối đe doạ ta đang trực diện, về sức mạnh ta có trong tay để đối phó với chúng, và về một tương lai xán lạn đằng trước mặt nếu ta chọn nó.

Đừng bao giờ quên: Ta, người Dân, là những kẻ chính thức thừa kế cuộc thí nghiệm mang tên Mỹ quốc được khởi động hơn hai trăm năm trước. Ta, người Dân, mang trong mình ngọn lửa của quyền tự quyết đã được thắp lên tại Independence Hall. Ngọn lửa ấy đã soi sáng cho chúng ta trên con đường bãi bỏ nô lệ, cuộc Nội Chiến, bình đẳng cho phụ nữ, Đại suy thoái Kinh tế, hai Đại thế chiến, đấu tranh cho Dân quyền…

Ngọn lửa thiêng ấy vẫn đang bừng cháy, giúp ta xây dựng một nước Mỹ thịnh vượng hơn, tự do và công bình hơn. Đối với tôi, đó là nhiệm vụ của người tổng thống. Tôi đặt tất cả linh hồn và niềm tin của mình vào những mục đích ấy. Nhưng trước hết chúng ta cần phải thật lòng với nhau, và với chính mình.

Có quá nhiều chuyện đang xảy ra trên đất nước này mà ta phải công nhận là bất bình thường. Donald Trump và nhóm Cộng Hoà MAGA đại diện cho một thứ chủ nghĩa cực đoan đang làm băng hoại nền tảng quốc gia. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh, muốn nói cho thật rõ, rằng không phải tất cả những ai theo đảng Cộng Hoà, thậm chí càng không phải đa số đảng viên Cộng Hoà, là MAGA.

Không phải người Cộng Hoà nào cũng bị mê hoặc bởi ý thức hệ cực đoan ấy. Tôi biết chắc vậy vì tôi và những người Cộng Hoà chân chính từng làm với nhau được rất nhiều việc chung. Nhưng không thể chối cãi rằng đảng Cộng Hoà ngày nay đang bị khống chế, khuynh đảo, và khiếp đảm bởi Donald Trump và nhóm Cộng Hoà MAGA. Đó là mối đe doạ lớn cho đất nước.

Mấy chuyện này khó nói vô cùng. Nhưng vì là tổng thống của nước Mỹ – không phải của nước Mỹ đỏ hay nước Mỹ xanh, mà là của toàn nước Mỹ – nên tôi cảm thấy có bổn phận nói thẳng với mọi người, dù sự thật có khó nghe hay mích lòng chăng nữa.

Và đây là quan điểm của tôi về sự thật ấy: Những người Cộng Hoà MAGA không tôn trọng Hiến Pháp.

Họ không thượng tôn pháp luật. Họ không công nhận quyền tự quyết của người dân. Họ không chấp nhận kết quả đầu phiếu tự do. Và cả ngay lúc này họ vẫn đang đi từ tiểu bang này đến tiểu bang khác để vận động cho việc trao quyền quyết định kết quả bầu cử vào tay những con buôn chính trị và đám ăn theo; khuyến khích việc phủ nhận lá phiếu của cử tri hòng đánh sập nền dân chủ của chúng ta.

Các thế lực MAGA muốn đưa đất nước này trở lui về thời người dân Mỹ không có quyền chọn lựa, không có quyền riêng tư, không có quyền ngừa thai, không có quyền cưới người mình yêu. Họ ủng hộ những kẻ độc tài, họ thổi bùng ngọn lửa bạo lực chính trị ​hòng đe doạ quyền tự do cá nhân, quyền đi tìm công lý, sự thượng tôn pháp luật, và linh hồn của đất nước. Họ xem đám đông tràn vào Điện Quốc Hội ngày 6 tháng Giêng và bạo hành nhân viên công lực không như những kẻ phiến loạn kề dao vào cổ nền dân chủ, mà như những người yêu nước. Và họ xem thất bại của MAGA trong việc cản trở cuộc bàn giao quyền lực trong ôn hoà sau cuộc bầu cử 2020 như bài tập,​ giúp họ chuẩn bị cho 2022 và 2024.

Lần trước họ đã thử đủ cách để vô hiệu hoá lá phiếu của 81 triệu cử tri. ​Lần này họ càng quyết tâm hơn nữa trong việc bóp nghẹt tiếng nói của người dân. Chính vì vậy mà một số nhân vật Cộng Hoà được nể trọng, như Thẩm phán Liên bang Michael Luttig, gọi Trump và nhóm Cộng Hoà MAGA cực đoan là “hiểm nguy thực sự” cho nền dân chủ của chúng ta.

Nhưng dù rằng nền dân chủ Mỹ có đang bị đe doạ thật​, tôi xin được nói thẳng: Chúng ta không bất lực. Chúng ta không phải là người bàng quan trong lúc nền dân chủ đang bị tấn công như vầy. Số người Mỹ không chấp nhận những tư tưởng cực đoan của MAGA đông hơn số người nghe theo nó rất nhiều, và họ gồm đủ mọi thành phần xã hội cũng như tín ngưỡng. Cho nên, bà con tin tôi đi, chúng ta dư sức chặn đứng cuộc tấn công ​vào thành trì dân chủ nước nhà.

Tôi tin rằng nước Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng. Đây là một trong những thời điểm ta có thể uốn nắn vận mệnh đất nước theo một chiều hướng khác. Đã đến lúc người dân Mỹ phải chọn: Đi tới, hay đi lùi? Xây dựng tương lai, hay bị ám ảnh bởi quá khứ? Trở thành một đất nước của hy vọng, đoàn kết và lạc quan, hay một đất nước đầy sợ hãi, chia rẽ và u ám?​

Những người Cộng Hoà MAGA đã chọn con đường của họ. Họ chọn hận thù. Họ ưa hỗn loạn. Họ không ​sống trong ánh sáng của sự thật mà trong bóng tối của sự lừa dối. Nhưng chúng ta – chung tay với nhau, có quyền chọn một con đường khác. Một con đường sáng sủa hơn. Một con đường hướng đến tương lai. Một tương lai đầy cơ hội. Một tương lai dựng xây ​bằng niềm tin và hy vọng. Và chúng ta hiện đang bước đi trên con đường đó.​

Tôi biết đất nước này. Tôi hiểu người dân Mỹ. Tôi biết sự dũng cảm của bạn. Tôi hiểu trái tim bạn. Và tôi cũng rành lịch sử ​Hoa Kỳ. Chúng ta vinh danh chứ không chối bỏ Hiến Pháp của mình. Chúng ta tuân thủ chứ không khinh thường luật pháp. Chúng ta ​tôn trọng các cuộc bầu cử công bằng và tự do. Chúng ta chấp nhận chứ không phủ nhận tiếng nói của quần chúng qua lá phiếu. Và chúng ta không cho phép sử dụng bạo lực như chiêu trò chính trị. Chúng ta không bao giờ khuyến khích bạo lực. ​

Chúng ta vẫn là một đất nước luôn đặt niềm tin vào sự thành tâm, hướng thiện, tương kính, lòng ái quốc, tinh thần tự quyết, công bằng công lý, hy vọng, cơ hội. Sâu trong tâm khảm, chúng ta vẫn là một nền dân chủ thực sự. Tuy nhiên, lịch sử dạy ta rằng trung thành tuyệt đối với​ một nhà lãnh đạo và sẵn sàng tham gia bạo lực chính trị sẽ giết chết dân chủ.

Bao lâu nay ta thường tự nói với chính mình rằng nền dân chủ Mỹ rất vững vàng và bảo đảm, nhưng sự thật không phải vậy. Chúng ta, mỗi một người dân, phải sẵn sàng trấn thủ, bảo vệ và lên tiếng cho dân chủ. Đó là lý do tại sao tối nay tôi muốn kêu gọi người dân Mỹ, bất luận phe phái, hãy đến với nhau trong tình đoàn kết cùng mục đích chung là bảo vệ nền dân chủ của mình…

Nguồn: baotiengdan.com

4 người chết trong vụ ông bị đuổi nhà ở Houston nổi lửa, bắn hàng xóm

4 người chết trong vụ ông bị đuổi nhà ở Houston nổi lửa, bắn hàng xóm

August 28, 2022

HOUSTON, Texas (NV) – Cảnh sát cho hay một người thuê nhà lâu năm đã đốt lửa ở mấy nơi quanh căn nhà có nhiều phòng cho thuê ở vùng Tây Nam Houston, rồi bắn vào hàng xóm khi họ tháo chạy ra ngoài, làm thiệt mạng ba người trước khi bị cảnh sát bắn chết, theo bản tin của tờ báo địa phương Houston Chronicle.

Giới hữu trách nói rằng hung thủ là một người đàn ông ngoài 40 tuổi, chờ sẵn vào lúc 1 giờ sáng ở khu nhà số 8000 đường Dunlap, trong lúc người sống trong các căn phòng cho thuê tại căn nhà một tầng này hoảng hốt chạy ra khỏi nhà khi thấy lửa cháy.

Khu vực xảy ra vụ nổ súng. (Hình: Google View)

Các lính cứu hỏa thuộc Sở Cứu Hỏa Houston khi đến nơi đã phải tìm nơi ẩn nấp vì có tiếng súng. Cảnh sát nhìn thấy hung thủ, mặc đồ toàn đen, tay cầm khẩu shotgun, đã bắn chết người này.

Hai nạn nhân, tuổi ngoài 60, chết tại hiện trường và một nạn nhân khác, tuổi ngoài 40, chết tại bệnh viện. Một người khác được đưa vào bệnh viện do trúng đạn vào tay.

Một người hàng xóm, ông Robin Ahrens đang chuẩn bị đi làm thì nghe thấy tiếng nổ mà lúc đầu ông cứ nghĩ là tiếng pháo.

Ông Ahrens nói “Tôi thật may mắn là đã không bước ra ngoài, nếu không thì cũng bị ông ta bắn rồi.”

Nhân viên sở cứu hỏa Houston đến hiện trường một vụ cháy. (Hình minh họa: Mark Felix/AFP via GettyImages)

Ông Ahrens, người ở nơi này từ 15 năm qua, nói rằng khu vực thường yên tĩnh và chưa hề có vụ nổ súng như thế này.

Theo ông Ahrens, hung thủ bị ung thư ruột, không trả được tiền nhà và cũng không có việc làm. Người này mới đây được thông báo là bị đuổi nhà.

Ông Ahrens nói rằng “Chắc có điều gì đó xảy ra trong vài ngày qua, đến mức mà ông ta trở nên bất cần, để có hành động này.”

Sau vụ nổ súng, người sống nơi đây vẫn trong tình trạng hốt hoảng, hoang mang, nhặt nhạnh đồ đạc bị cháy, hỏi thăm hàng xóm và cũng phải tìm kiếm các con thú cưng biến mất trong cơn hỗn loạn. (V.Giang)

Một thượng nghị sĩ Colorado rời đảng Cộng Hòa để sang Dân Chủ

Một thượng nghị sĩ Colorado rời đảng Cộng Hòa để sang Dân Chủ

August 23, 2022

DENVER, Colorado (NV) – Ông Kevin Priola, một thượng nghị sĩ tiểu bang Colorado, hôm Thứ Hai, 22 Tháng Tám, thông báo quyết định chuyển từ đảng Cộng Hòa sang đảng Dân Chủ, do không đồng ý với cách giải quyết vấn đề khí hậu và những thuyết âm mưu bầu cử đang tràn ngập trong đảng Cộng Hòa hiện nay, theo Huffpost.

Thượng Nghị Sĩ Kevin Priola công bố một lá thư, trong đó ông tuyên bố sẽ bắt đầu làm việc với thành viên đảng Dân Chủ thay vì đảng Cộng Hòa. Mặt khác, ông nhấn mạnh quan điểm của ông về các chính sách vẫn sẽ không thay đổi.

Ông Kevin Priola, thượng nghị sĩ tiểu bang Colorado. (Hình: leg.colorado.gov)

Người cựu đảng viên Cộng Hòa, được bầu làm thượng nghị sĩ Colorado vào năm 2016 và tái đắc cử năm 2020, nói thêm rằng tình trạng chia rẽ đảng phái đã trở nên “quá trầm trọng” và phải chấp nhận không bên nào “độc quyền sự thật.”

“Tôi nhận ra chúng ta đang ở giữa một cuộc bầu cử sẽ quyết định đảng nào kiểm soát Thượng Viện. Ngay cả khi sẽ tiếp tục có những vấn đề mà tôi không đồng ý với đảng Dân Chủ, hiện tại có quá nhiều vấn đề quan trọng mà chúng ta không nên để cho đảng Cộng Hòa có quyền quyết định,” ông Priola viết.

Ông Priola bày tỏ sự thất vọng, cho rằng đảng Cộng Hòa đã thay đổi so với khi ông mới gia nhập vào năm 1990. Ông cho hay việc đảng Dân Chủ đã vạch trần chi tiết vụ bạo loạn 6 Tháng Giêng của những người ủng hộ cựu Tổng Thống Donald Trump đã khiến ông kinh hoàng. và mong muốn đảng của ông sẽ thoát khỏi sự chi phối của ông Trump.

Cháy rừng ở Colorado. (Hình minh họa: Michael Ciaglo/Getty Images)

“Tuần này qua tuần khác và tháng này qua tháng khác, tôi chờ đợi một điều không bao giờ đến. Trước sự thất vọng của tôi, các thành viên Cộng Hòa dũng cảm và đáng kính như ông Mike Pence, bà Liz Cheney, ông Mitt Romney và ông Adam Kinzinger đã chiến đấu để bảo vệ Hiến Pháp và pháp quyền. Tất cả chỉ để vấp phải thái độ chế nhạo và đe dọa,” ông chia sẻ.

Về vấn đề biến đổi khí hậu, ông Priola nhắc đến nạn cháy rừng và hạn hán nghiêm trọng ở Colorado. Ông chỉ trích đảng Cộng Hòa cản trở các biện pháp kiểm soát khí hậu hợp lý mà cơ quan lập pháp từng cố gắng đưa ra. (V.Giang) 

Người Mỹ ồ ạt bỏ việc, nhưng rồi làm gì?

Người Mỹ ồ ạt bỏ việc, nhưng rồi làm gì?

August 16, 2022

SACRAMENTO, California (NV) – Hơn 4 triệu người đã bỏ việc ở Mỹ mỗi tháng trong năm nay và xu hướng này sẽ không sớm dừng lại, theo CNBC.

Theo báo cáo của McKinsey & Co., khoảng 40% người lao động Mỹ có ý định nghỉ công việc hiện tại trong ba đến sáu tháng tới. Dữ liệu được thu thập từ khoảng 13,000 người trên toàn cầu, trong số này có 6,294 người Mỹ, từ Tháng Hai đến Tháng Tư.

Một bưu cục ở Inglewood, California, của Bưu Điện Mỹ mở hội chợ việc làm tuyển dụng nhân viên hôm 18 Tháng Bảy. (Hình minh họa: Patrick T. Fallon/AFP via Getty Images)

Bà Bonnie Dowling, tác giả báo cáo, cho hay: “Đây không phải là một xu hướng đã qua hay là thay đổi xuất phát từ đại dịch. Tâm lý của người lao động đã có một bước chuyển đổi lớn và họ sẵn sàng ưu tiên cho những yếu tố khác trong cuộc sống thay vì công việc. Chúng ta sẽ không bao giờ có thế quay lại tình hình năm 2019.”

Khi nói đến thôi việc, mọi người thường tập trung vào nguyên nhân, chẳng hạn như lương thấp, ít cơ hội thăng tiến hay lịch trình làm việc không linh hoạt. Tuy nhiên, chúng ta ít chú ý đến câu chuyện diễn ra sau khi người lao động rời công việc cũ.

McKinsey & Co. cũng khảo sát hơn 2,800 người ở sáu quốc gia – Mỹ, Úc, Canada, Singapore, Ấn Độ và Anh – để giải đáp câu hỏi này.

Gần một nửa (48%) trong số đó đã theo đuổi các cơ hội mới trong các ngành khác nhau. Bà Dowling nêu hai yếu tố thúc đẩy khuynh hướng này: kiệt sức do đại dịch COVID-19 và tìm kiếm cơ hội trả lương cao hơn trong thị trường lao động eo hẹp.

Nhiều ngành mất nhân sự nhanh hơn những ngành khác, hơn 70% người lao động bỏ việc trong lĩnh vực tiêu dùng/ bán lẻ và tài chánh/bảo hiểm. Trong khi đó, con số được ghi nhận ở lãnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục là 54%.

Một số người lại bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình hoặc theo đuổi ngành nghề phi truyền thống.

Trong số những người bỏ việc mà không có công việc mới, gần một nửa (47%) chọn quay trở lại lực lượng lao động, nhưng chỉ 29% quay lại công việc truyền thống và toàn thời gian, theo cuộc khảo sát hồi Tháng Ba của McKinsey & Co. đối với 600 nhân viên Mỹ đã tự nguyện nghỉ việc mà không có công việc mới.

Số 18% còn lại thì có việc làm mới nhưng làm ít giờ hơn, qua các công việc tạm thời, độc lập (gig) hay bán thời gian, cũng có những người khác mở doanh nghiệp riêng của mình.

Một cửa hàng Home Depot ở San Rafael, California, thông báo tuyển nhân viên hôm 5 Tháng Tám. (Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)

Bà Dowling nói: “Người ta nay không còn chấp nhận các sếp tệ hại hay môi trường làm việc tệ hại nữa, vì người ta có thể bỏ đi và tìm các cách khác để sống mà không phải ở trong hoàn cảnh tiêu cực. Hiện có nhiều cơ hội kiếm việc làm hơn bao giờ hết, qua sự giao kết ngày càng chặt chẽ giữa mọi người.”

Ngày càng có nhiều người quyết định làm chủ doanh nghiệp của mình: Trong thời đại dịch COVID-19, số đơn lập doanh nghiệp tăng hơn 30%, với gần 5.4 triệu đơn chỉ trong năm 2021, theo báo cáo của Tòa Bạch Ốc hồi Tháng Tư. (V.Giang) 

Không biết chuyện này hư thật ra sao ???

Không biết chuyện này hư thật ra sao ???

– Cựu TT Donald Trump giữ nhiều hồ sơ ”tuyệt mật” tại tư dinh Mar-a-Lago trong đó có cả hồ sơ ghi « 1 A Info: tổng thống Pháp »

Cùng lúc công bố lệnh khám xét tư dinh Mar-a-Lago của cựu tổng thống Donald Trump, bộ Tư Pháp Mỹ, ngày 12/08/2022, cũng công bố danh sách những tài liệu được tịch thu trong đợt khám xét rầm rộ này. Theo bộ Tư Pháp Mỹ, ông Donald Trump đã giữ rất nhiều tài liệu tuyệt mật tại tư gia.

Thông tín viên RFI Loubna Anaki tại New York tóm lược :

« Có nhiều tài liệu được ghi « Tối mật », « tuyệt mật » hay « bảo mật », cùng với nhiều hình ảnh và tài liệu khác… Và danh sách vẫn còn dài… Dường như có cả một hồ sơ ghi « 1 A Info: tổng thống Pháp ».

Tổng cộng, khoảng 30 thùng được thu giữ tại nhà của ông Donald Trump hôm thứ Hai (08/08) được ghi trên ba trang giấy và nêu chi tiết tất cả những gì mà nhân viên FBI đã mang đi, sau khi khám xét kĩ lưỡng 58 phòng và 33 phòng tắm trong biệt thự của ông Donald Trump, ở Mar-a-Lago, bang Florida.

Bản liệt kê này nằm trong số những văn bản pháp lý được Tư Pháp Mỹ công bố hôm qua (12/08), trong đó có cả lệnh khám xét do một thẩm phán liên bang ký. Lệnh khám này cũng cho phép sơ bộ biết được cựu tổng thống đã bị cáo buộc gì trên bình diện pháp lý. Nhiều luật đã được nêu lên, trong đó có những luật liên quan đến tội gián điệp, cản trở tư pháp và tiêu hủy tài liệu mật.

Việc lệnh khám xét và bản liệt kê nói trên được công bố là sự kiện đặc biệt. Quyết định này nhằm để đáp trả những cáo buộc của ông Donald Trump, người thường xuyên nhắc đi nhắc lại rằng bộ Tư Pháp đã lạm dụng quyền lực mà không có lý do chính đáng. Đây cũng là lập luận được nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa ủng hộ, nhằm gây áp lực đối với bộ Tư Pháp từ thứ Hai vừa qua ».

TL RFI

HOUSTON CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM–Minh Đạo & Nguyễn Thạch Hãn

HOUSTON CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM –

 Minh Đạo & Nguyễn Thạch Hãn,                                                                                    

Houston là thành phố lớn thứ tư nước Mỹ và là thành phố lớn nhất của Texas với dân số khoảng 2 triệu sống trên một diện tích 1500 km2. Đất rộng người thưa, nhân công Mễ đầy rẫy, cho nên nhà cửa rẻ rề, hai ba chục ngàn, bạn có thể mua được một chung cư đầy đủ tiện nghi, chỗ đậu xe rộng rãi. Nếu bạn muốn upgrade lên một chút, một hai trăm ngàn bạn có thể mua một gia cư hoành tráng, chẳng phải chung đụng với ai. Đánh lộn trong nhà, hàng xóm cũng không ai biết. Nếu bạn muốn chơi sang, bỏ chừng vài trăm ngàn, bạn có thể tậu một lâu đài có cả hồ tắm đàng hoàng của một ông hoàng Ả rập nào đó đang hồi xuống dốc (vì mấy vụ biểu tình, xuống đường), tha hồ hưởng nhàn.

Người Mễ chiếm tỷ lệ khá cao trong các sắc dân thiểu số, họ làm việc rất chịu khó. Những việc nặng nhọc như làm đường, xây cất cầu cống nhà cửa, toàn là nhân công Mễ, chẳng thấy người da màu hay Á châu nào làm cả, bởi vậy giá sinh hoạt rất thấp. Bạn cần sửa chữa nhà cửa hay chỉnh đốn vườn tược, chẳng khó khăn gì dể tìm kiếm một ông thợ người Mễ giúp cho một tay. 

       Houston được mệnh danh là “Thủ Đô của năng lượng trên toàn thế giới” bởi vì hầu hết các hãng xưởng kinh doanh liên quan đến dầu hỏa đều tập trung ở đây, gồm có kỹ nghệ khoan mỏ dầu, tìm kiếm mỏ dầu, chế tạo dụng cụ khoan dầu, xưởng lọc dầu, phó sản dầu hỏa, chuyên chở dầu bằng hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt khắp hang cùng ngõ hẻm, còn có những hãng chuyên môn thiết lập các bồn dầu khổng lồ để đầu cơ tích trữ và buôn bán dầu trên thị trường chứng khoán vậy mà chẳng có con ma nào bị đưa ra pháp trường cát như thời ông Kỳ làm Thủ Tướng ! Người Việt mình làm nghề hàn và tiện cho các hãng xưởng đó lương rất cao.  Kỹ sư dầu hỏa, hóa học, điện tử, điện toán, luyện kim, cơ khí tha hồ múa may quay cuồng ! Ban đêm đi trên cầu cao bắc ngang Houston Ship Channel bạn nhìn về phía đông, sẽ ngạc nhiên thấy hai bên đèn điện sáng rực, còn hơn kinh đô ánh sáng Paris, đó là tụ điểm của những nhà máy lọc dầu hay chế biến phó sản của dầu hỏa.

                                                                                            

   Houston có một trung tâm Y Tế (Texas Medical Center) lớn nhất thế giới rất nổi tiếng về giải phẫu Tim và tri bệnh Ung Thư. Các Ông Hoàng bà Chúa Ả Rập hay về đây để chữa trị. Bác sỹ, Y tá, chuyên viên Y Tế người Việt làm trong các nhà thương đó cũng nhiều. Houston còn có Johnson Space Center, nơi điều khiển Phi Thuyền Con Thoi, Trạm Không Gian (Space Station), cũng như huấn luyện Phi Hành đoàn. Thập niên 80, khi chương trình phi thuyền Con Thoi đang phát triển mạnh, rất nhiều kỹ sư, chuyên gia gốc Việt đã đóng góp một phần đáng kể cho trung tâm này, lại có cả một ông Tiến Sỹ Phi Hành Gia người Việt nữa chứ làm tôi hãnh diện quá đi mất. Đi đâu cũng vỗ ngực “Tôi là người Viet Nam”.

Hải cảng Houston vẫn đứng đầu về số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và thứ nhì về tổng số hàng chuyên chở trên đất và trên biển.

                                                                                            

Houston cũng đứng hàng thứ nhì chỉ sau New York về số hãng được xếp vào bảng danh sách 500 hãng hàng đầu (Fortune 500) trong nước Mỹ. Tổng sản lượng của Quốc Gia Houston và vùng phụ cận lên đến 440 tỷ Mỹ kim, xếp hàng thứ 22 trên thế giới trong các nước kỹ nghệ gồm Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp… Thành phố được xếp hạng nhất về ba tiêu chuẩn : Tiềm năng kinh tế, khả năng kiếm việc, và giá sinh hoạt. Lợi tức trung bình cho (gia đình) là $40,443. Cho nên mặc dầu nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn nhưng tỷ lệ thất nghiệp tại Houston cũng thấp so với toàn quốc. Mới đây tờ báo nổi tiếng về kinh tế Forbes đưa ra danh sách “The best cities for jobs” theo thứ tự như sau :

                                                                                             Austin

                                                                                        New Orlean

                                                                                            Houston

                                                                                        San Antonio

                                                                                              Dallas

Trong 5 thành phố kể trên, Texas chiếm đến 4, Houston vẫn đứng hàng thứ 3 mấy năm liền

Một điều đáng lưu ý, có lẽ phần đông cư dân Houston cũng không biết, Trung tâm thành phố có một hệ thống đường hầm, nối liền các cao ốc với nhau, dài khoảng 11 km, như một thành phố chìm sâu trong lòng đất. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều quán ăn trong đó chẳng thiếu thứ gì, có cả quán ăn Việt bán phở và bún thịt nướng, ngoài ra còn có các tiệm tạp hóa, văn phòng Bác Sĩ, Nha Sĩ, tiệm hớt tóc, làm móng tay, nhà băng, kể ra không hết.

Giống như hầu hết các thành phố khác, Houston có một số lượng trường Đại Học đáng kể, thu hút rất nhiều sinh viên ngoại quốc, kể cả Việt Nam, vì giá sinh hoạt rẻ, lệ phí không cao lắm.

                                                                            

Nếu quý vị đến Houston để du lịch, tôi xin đề nghị, ngoài khu thương mại Viêt Nam vòng quanh Đại Lộ Bellaire, Beechnut, nên thăm Trung Tâm Không Gian ở Clear Lake, khu giải trí kemah bên bờ vịnh Gaveston, Downtown Houston và Tunnel, Downtown aquadrium, Woodland Waterway, Houston museum of Fine Art, Houston Zoo. Leo lên xe điện, chạy một vòng qua Texas Medical Center.

                                                                                  

                                           Kemah Houston

   HOUSTON SỬ LƯỢC 

Thành phố này được đặt tên Houston để vinh danh vị Tổng Thống đầu tiên của Nước Công Hòa Texas. Tôi hỏng có nói lộn đâu nhé, nhắc lại, Tổng Thống đàng hoàng đó.

Tướng Sam Houston đã lãnh đạo thành công cuộc chiến giành độc lập của nước Cộng Hòa Texas khỏi bàn tay thống trị độc tài của Tổng Thống và Tướng Antonio López de Santa Anna xứ Mễ Tây Cơ, người đã tự ví mình như Napoleon của Pháp Quốc. Ông quên rằng Hoàng Đế Napoleon cũng từng bị đánh bại và chết tủi nhục trong nhà tù ! Khi ra trận Santa Anna ra lệnh tất cả tù binh đều phải xử tử lập tức, dù là hàng binh. Như vậy, dân quân nổi dậy tự hiểu rằng sẽ không có tù binh chiến tranh ! Chỉ có tử chiến mà thôi !                                                          

                                                                                            

 Trong những năm đầu sau khi nước Mễ Tây Cơ giành được độc lập từ người Tây Ban Nha, dân Hoa Kỳ đến lập nghiệp tại Texas rất nhiều. Tướng Santa Anna lên nắm quyền xứ Mễ, ông hủy bỏ hiến pháp dân chủ, giải tán quốc hội và chính quyền các tiểu bang, trở nên một Tổng Thống độc tài của xứ Mễ Tây Cơ. Quân đội và hành pháp đều do một mình ông nắm giữ. Khoảng đầu năm 1835 vùng đất Texas vẫn còn nằm trong vòng cai trị của chính quyền Mễ Tây Cơ. Cuộc cách mạng giành độc lập thật sự khởi đầu chỉ vài tháng sau đó. Trong vòng mấy tháng ngắn ngủi, Toàn quân Mễ trên đất Texas đã bị tiêu diệt hoặc đẩy lui về bên kia biên giới. Quân Texas chỉ là một đám quân ô hợp, vũ khí thô sơ, chưa có thống nhất chỉ huy và tiếp liệu. Chính quyền tạm thời vẫn chưa thành hình. Có một điều chúng ta phải cúi thấp đầu bái phục đó là lòng quyết chiến cho tới chết của đoàn quân Texas, tuyệt đối trung thành và vâng lời thượng cấp, không tranh giành địa vị hay quyền lợi, không tàn sát lẫn nhau, chỉ một lòng chống kẻ thù chung. Họ là những nông dân tự trang bị cho mình đạn dược, súng ống, lương thực, quần áo. Đó là truyền thống của cao bồi Texas còn lưu đến bây giờ. Chính quyền có thể cấm bài bạc, đĩ điếm nhưng cỡi ngựa mang súng là quyền tự do cá nhân đó.

    Chuẩn bị phòng thủ

                                                                                         Alamo

Đầu tiên, quân kháng chiến biến khu truyền giáo Alamo, hiện thời là vùng đất thuộc thành phố San Antonio, thành một pháo đài rộng khoảng 3 mẫu (3 acres) với 1320 feet (400 m) chu vi phòng thủ. Tường bao bọc dầy khoảng 2.75 feet, cao khỏang 9 -12 feet. Thành này vốn lập ra chỉ để phòng ngừa quân da đỏ với vũ khí là cung tên và búa rìu mà thôi, không phải để phòng thủ chống lại đội quân có đại bác như quân của Tướng Santa Anna.

Dân quân đặt 19 khẩu đại bác (tịch thu được trước đây của quân Mễ) vòng theo bờ thành phòng thủ. Họ tin rằng có thể chống cự với một lực lượng đông gấp 10 lần. Lực lượng phòng thủ sơ khởi khoảng gần 100 người, lương thực chỉ đủ cung cấp cho 4 ngày, James C. Neill, vị chỉ huy tạm thời của thành, viết thư kêu cứu với chánh quyền lâm thời, nhưng chẳng ai giúp được gì. Neill bèn tiếp xúc với Sam Houston, một trong bốn vị Tổng chỉ huy Nghĩa quân để xin tiếp liệu, quần áo, và đạn dược. Tướng Houston tiên liệu rằng không thể nào giữ nổi thành nếu bi đại quân Mễ tấn công nên phái James Bowie dẫn theo 30 dân quân để phá hủy thành Alamo và di chuyển tất cả các khẩu đại bác đi. Không thể tìm được phương tiện chuyên chở đại bác, Neil và Bowie viết thơ thuyết phục chính quyền lâm thời rằng Alamo là cứ điểm quan trọng, đó là tiền đồn để ngăn ngừa quân Mễ. Tương lai của Texas đều phụ thuộc vào vùng đất này. Cuối thơ ông viết một câu rất hào hùng “Chúng tôi long trọng thề rằng thà chết ở chiến hào này chứ không giao thành cho địch !” Hai ông cũng xin cung cấp thêm người, tiền bạc, súng ống, đạn dược. Alamo được cung cấp thêm 30 người và một sỹ quan kỵ binh William B. Travis. Vài ngày sau, một số quân nhỏ tình nguyện cũng nhập bọn. Ngày 11 tháng 2 năm 1836 Neil dời thành để đi vận động nhân lực và tiếp liệu, giao quyền chỉ huy cho Travis và Bowie.

         Tử chiến thành Alamo

                                                                                            

 Trong khi thành Alamo, gặp đủ thứ khó khăn về nhân lực và tiếp liệu thì đại quân Mễ đang tiến về hướng Alamo bằng đường bộ. Sáng sớm ngày 23 tháng 2 năm 1836 Santa Anna chỉ còn cách thị trấn 1.5 dặm. Thành Alamo được báo động, Dân chúng di tản khỏi thi trấn, nhưng gia đình của dân quân thì dời vào trong thành. Quân Mễ có khoảng 1500 người sẵn sàng tham chiến, Tướng Santa Anna ra lệnh đặt đại pháo phía đông và nam và cách thành khoảng 1000 feet (300 m), đồng thời kéo cao ngọn “cờ máu”, đó là hiệu lệnh tàn sát không tha. Alamo trả lời bằng một viên đạn đại bác lớn nhất trong thành !

Mỗi đêm, quân Mễ đều quấy rối bằng đại bác mục đích làm mệt mỏi đối phương. Trong tuần lễ đầu tiên vây hãm hơn 200 đạn rơi trong thành. Lúc đầu quân tử thủ cũng bắn trả lại, hầu hết dùng ngay trái đạn của địch quân để bắn trả, nhưng những ngày sau Travis ra lệnh không bắn trả để tiết kiệm thuốc súng.

Ngày 24 tháng 2 Bowie bị bệnh nặng nằm liệt giường, Travis nắm toàn quyền chỉ huy phòng thủ.

                                                                           

Sáng hôm sau, khoảng 300 quân Mễ, lội qua sông ẩn trong những túp lều gần chân thành để tấn công. Quân trong thành phái người ra thiêu hủy những túp lều đó đồng thời bắn trả lại rất gắt. Sau 2 giờ tấn công, quân Mễ bi thiệt hại nhẹ và rút lui.

Ngày 3 tháng 3 quân Mễ được bổ xung thêm 1000 ngươì nữa. Ngày 4 tháng 3 một số nhỏ dân quân tăng viện phá vòng vây từ ngoài lọt vào trong thành.

Ngày 5 tháng 3, Travis tập họp quân thủ thành một lần cuối, thông báo cho toàn quân, sự thật là thành sẽ không thể nào giữ nổi vì lực lượng đôi bên quá chênh lệch, lại thiếu súng ống đạn dược, ngay cả lương thực, nếu ai muốn bỏ thành thì ông cho phép rời ngay, vẫn còn kịp. Mọi người đều đồng lòng tử thủ, chỉ trừ một người xin được ra đi.

10 giờ đêm ngày 5 tháng 3, đại pháo của quân Mễ ngưng bắn hoàn toàn. Tướng Santa Anna tiên đoán quân đồn trú sẽ rơi vào giấc ngủ say sau bao nhiêu đêm mệt mỏi vì tiếng đại bác. Nửa đêm quân Mễ lặng lẽ tiến gần về chân thành, 500 kỵ binh Mễ bao chung quanh thành ở vòng ngoài để bắt những lính đào ngũ của cả hai bên.

Khi còn cách chân thành vừa tầm súng, quân Mễ la to “Hoan Hô Santa Anna”. Tiếng la vang dội vào thành đánh thức quân trong thành vào vị trí chiến đấu, gia đình vợ con lính được đưa vào trong Nguyện Đường của thành để được an toàn hơn. Travis động viên dân quân bằng khẩu hiệu “Hỡi các chiến hữu, tụi Mễ đang tấn công chúng ta, Hãy tống chúng nó vào Địa Ngục, quyết không đầu hàng”.

                                                                                            

Quân trong thành không có đủ đạn đại pháo nên tọng bất cứ mảnh sắt nào vào trong họng súng kể cả bản lề cửa, đinh, móng ngựa, những phát đại bác bắn ra như một phát đạn shotgun khổng lồ, vung vãi miểng ra khắp nơi làm thiệt hại không ít quân Mễ.

Travis bị tử trận ngay trong đợt tấn công đầu tiên. Mặc dầu không có người chỉ huy, quân Mễ vẫn không tiến vào được. Trong vòng 15 phút quân Mễ đã tấn công 3 đợt, mỗi đợt tấn công không lên được thành lại kéo ra để sắp xếp chuẩn bị cho đợt kế tiếp. Đợt tấn công cuối cùng quân Mễ dồn về phía bắc thành, nơi đó tường phòng thủ rất mỏng manh, dễ bị chọc thủng, Phía bắc rồi lần lượt phía nam và đông đều bị thất thủ. Quân Mễ tràn vào thành như nước vỡ bờ. Quân trong thành rút về Nguyện Đường và những căn nhà gạch trong thành, từ đó chĩa súng bắn ra ngoài. Một số nhỏ dân quân không rút kịp bèn ẩn nấp trong giao thông hào giữa tường thành và sông San Antonio River, từ nơi đây có thể bắn trả quân kỵ binh Mễ lội qua sông để tấn công mặt phía tây. Với quân số gần 500 kỵ binh tràn qua, tất cả đám dân quân dưới giao thông hào đều tử trận. Một số nhỏ dân quân khác thoát ra ngoài thành về phía đồng cỏ phía đông nhưng bị kỵ binh Mễ đuổi theo giết sạch. Nhóm dân quân cuối cùng rút vào cố thủ trong các căn nhà gạch và Nguyện Đường. Quân Mễ bắn đại bác phá xập tường rồi tràn vào bên trong. Bowie bị giết trên giường bịnh. Những người khác đều chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. 6:30 sáng, quân Mễ hoàn toàn làm chủ thành ALAMO, kiểm soát từng tử thi, ai còn cử động đều bị đâm chết.

                                                                            

Trong những dân quân tử trận ngoài hai thủ lãnh như Travis và Bowie, Davy Crockett thủ lãnh một đám nhỏ dân quân tình nguyện là nổi tiếng hơn cả. Ông là dân biểu liên bang đại diện của tiểu bang Tennessee, vì bất đồng chính kiến với Tổng Thống Andrew Jackson nên đầu quân vào Texas để phòng thủ thành ALAMO. Ông đã giết chết it nhất 16 lính Mễ bằng dao găm trước khi bị đâm chết, trong khi con dao của chính ông còn cắm sâu trong một xác lính Mễ.

                                                   Davy Crockett

Hollywood đã làm rất nhiều phim về Davy Crockett như một người hùng, người khai phá của Hoa Kỳ.

Các sử gia ước lượng khoảng 400 – 600 quân Mễ tử thương và dân quân bị giết khoảng 182-257 người.

Những người không phải là dân quân đều được thả cho đi, trong đó có cả một nô lệ da đen của thủ lãnh Travis và rất nhiều thân nhân của nghĩa quân. Santa Anna cho mỗi phụ nữ một tấm mền và 2 đồng tiền Mễ bằng bạc (silver pesos) làm lộ phí, đồng thời nhắn tin rằng không ai có thể đánh bại đoàn quân viễn chinh của ông!

                                                            TEXAS TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP 

Trong khi thành ALAMO bị vây ngặt, các dân biểu họp đại hội và đồng thanh tuyên bố thành lập nước CỘNG HÒA TEXAS và chỉ định Sam Houston làm Tổng Tư Lệnh đoàn nghĩa quân khoảng 400 người ! Còn đang chờ đợi để tới giải cứu thành Alamo, họ vẫn chưa biết rằng thành 

Alamo đã thất thủ. Chỉ vài giờ sau những người được thả ra từ Alamo đến báo tin, Tướng Sam Houston quyết định tất cả dân chúng, quân đội và chính phủ mới thành lập rút chạy về hướng đông. Mặc dầu thiệt hại nặng khi tấn công thành Alamo, quân Mễ vẫn đông hơn quân Texas 

gấp 6 lần !

Santa Anna nghĩ rằng, sự tàn sát thành Alamo sẽ làm khiếp đảm đám quân ô hợp và nhỏ bé của Sam Houston và trước sau gì cũng tan rã. Nhưng ông đã lầm vì quá tự tin và kiêu ngạo.

Thành Alamo bị tàn sát làm nổi lên hào khí khắp nơi, thanh niên ào ạt đầu quân dưới quyền Sam Houston. Nếu Santa Anna không quá độc ác, chưa chắc Sam Houston đã có một số quân đông và lòng quyết chiến như vậy.

                  Trận chiến cuối cùng

                                                                                  

Buổi chiều ngày 21 tháng 4 năm 1836, Sam Houston ra lệnh tấn công quân Mễ bên bờ sông San Jacinto, nằm ở phía đông của thành phố Houston bây giờ. Trận chiến chỉ kéo dài 18 phút ngắn ngủi, dân quân luôn hô to khẩu hiệu “trả thù cho thành Alamo !”. Quân Mễ thiệt hại khoảng 630 người và hơn 700 bị bắt làm tù binh, trong khi chỉ có 9 dân quân Texas bị tử trận

                                                                   

Cuối cùng Santa Anna bỏ chạy và bị bắt làm tù binh ngày hôm sau đó. Sam Houston tha mạng cho ông tướng kiêm Tổng Thống Mễ Tây Cơ và buộc ông ta ký hòa ước trả độc lập cho nước Cộng Hòa Texas. Sam Houston được bầu làm Tổng Thống đầu tiên. Sau khi Texas xin sát nhập vào hiệp chủng quốc Mỹ Châu (USA), Sam Houston được bàu làm Thượng Nghị sỹ, rồi Governor của TEXAS.

          Cuộc đời của Sam Houston

 

           Đó là một cuộc đời ngoại hạng, một tấm gương lớn cho nhiều người noi theo. Ông sinh ra ở tiểu bang Virginia nhưng lớn lên ở tiểu bang Tennessee. Sống ở nông trại và chơi rất thân với đám người da đỏ Cherokee. Khi cuộc chiến giữa Hoa kỳ và Anh Quốc lần thứ nhì bắt đàu, ông đầu quân làm binh nhì. Leo dần đến chức Trung Úy rồi giải ngũ đi học luật và hành nghề luật sư. Đắc cử dân biểu liên bang 2 lần đại diện cho tiểu bang Tennessee, sau đó đắc cử Thống Đốc Tennessee. Chưa hết nhiệm kỳ ông xin từ chức về sống với bộ lạc da đỏ Cherokee sau đó dọn về Texas cùng với một số bạn bè thân thiết. Được cử làm đại diện cho vùng Nacogdoches trong đại hội bàu chính phủ lâm thời của nước Cộng Hòa Texas.

Trong cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ ông rất chống đối việc rút Texas ra khỏi liên bang Hoa Kỳ, nhưng phải chiều theo đa số. Trong cuộc nội chiến Bắc – Nam, chính phủ phía Bắc yêu cầu ông gia nhập Bắc quân nhưng ông từ chối vì không muốn bàn tay mình nhuốm máu người miền Nam. Cuối cùng ông về hưu và chết ở Huntsville, đó là một thành phố nhỏ phía bắc của Houston bây giờ.

                                                                                           

Quý vị nào lái xe từ Dallas về Houston cũng nhìn thấy tượng một ông già chống gậy màu trắng khổng lồ bên xa lộ I-45, đó đích thực là ông. Cuộc đời của ông cho chúng ta rất nhiều bài học. Ông là người sãn sàng chiến đấu cho quyền lợi chung của dân tộc, hy sinh quyền lợi riêng tư của mình vì đại cuộc, không tham quyền cố vị, không hãm hại người không đồng chí hướng với mình, biết rút lui khỏi quyền lực đúng lúc. Hãy nhìn lại bao nhiêu lãnh tụ trên thế giới, lấy danh nghĩa vì quốc gia, vì dân tộc, tranh giành quyền lực và mãi mãi bám lấy nó cho đến chết hay bi kẻ khác lật đổ. Thế gian này được mấy người như ông Houston, nhất là vào thời mà sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân còn đang thịnh hành trên địa cầu ! Tôi xin ngả nón nghiêng đầu kính phục và thắp một nén hương lòng cho ngài.

Những ngày gần đây, bao nhiêu cuộc cách mạng đã sảy ra trên thế giới nào là cách mạng Nhung, cách mạng Hoa Hồng, cách mạng Hoa Tulip, Tất cả cùng chung một mục đích lật đổ chế độ độc tài hại dân hại nước. Những kẻ cầm quyền đó chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư của chính họ mà thôi! Bao giờ đến cách mạng hoa Nhài hay Hoa Sen nhỉ?                                 Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn

Vụ khám nhà ông Trump: Phải tôn trọng pháp luật!

Vụ khám nhà ông Trump: Phải tôn trọng pháp luật!

August 12, 2022

Hiếu Chân/Người Việt

Vụ khám dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng Thống Donald Trump hôm 8 Tháng Tám chiếm trang nhất của báo chí trong tuần qua không chỉ vì tính chất mới mẻ của nó mà còn vì thái độ thù địch của các chính trị gia cánh hữu, đặc biệt là những người Cộng Hòa trung thành với ông Trump về sự việc này. Tinh thần thượng tôn pháp luật của người Mỹ dường như đang bị thách thức lớn.

Ông Merrick Garland, bộ trưởng Tư Pháp, tại cuộc họp báo hôm Thứ Năm, 11 Tháng Tám: “Không ai được đứng trên luật pháp, cho dù người đó là ai.” (Hình minh họa: Drew Angerer/Getty Images)

Chuyện bắt đầu từ khi ông Trump thôi làm tổng thống và rời thủ đô trưa ngày 20 Tháng Giêng, 2021, mang về tư dinh ở Florida nhiều tài liệu của chính phủ. Sau một năm thương thảo, tới Tháng Giêng năm nay, ông Trump trả lại cho Nha Lưu Trữ và Hồ Sơ Quốc Gia (National Archive and Records Administration, gọi tắt là NARA) 15 thùng tài liệu lấy đi từ Tòa Bạch Ốc. Trong số này, NARA phát hiện vài tài liệu mật, và họ nghi ngờ ông Trump còn tiếp tục giữ các tài liệu mật khác, cất ở dinh thự riêng của ông. NARA yêu cầu Bộ Tư Pháp điều tra hình sự hành vi vi phạm Đạo Luật Hồ Sơ Tổng Thống (Presidential Records Act of 1978 – PRA).

PRA quy định các hồ sơ của Tòa Bạch Ốc là tài sản của chính phủ liên bang, không phải của riêng của các tổng thống tạo ra chúng và các tổng thống cùng phụ tá của họ phải tuân thủ khi xử lý thông tin bí mật.

Theo nguồn tin từ Bộ Tư Pháp, cuối Tháng Tư vừa qua, một đại bồi thẩm đoàn liên bang đã âm thầm xem xét liệu Tổng Thống Trump có sở hữu bất hợp pháp thông tin an ninh quốc gia hay không và đi đến kết luận rằng đã có hành vi vi phạm pháp luật.

Cách đây vài tháng, Bộ Tư Pháp cử người đến Mar-a-Lago vận động ông Trump tiếp tục trả hồ sơ và cũng gửi trát đòi hồ sơ đến nhà ông. Lo sợ những tài liệu liên quan mật thiết tới an ninh quốc gia có thể rơi vào tay các địch thủ nước ngoài, công tố viên của vụ án đến gặp ông Bruce Reinhart, chánh án tạm liên bang (Magistrate Judge) ở Florida để yêu cầu phê duyệt lệnh khám nhà riêng của ông Trump theo đúng quy định pháp luật.

Cuộc khám xét được FBI thực hiện lặng lẽ từ sáng đến tối ngày 8 Tháng Tám tại dinh thự Mar-a-Lago. Ông Trump không có mặt ở nhà nhưng các luật sư đại diện ông có mặt và ký vào biên bản liệt kê những tài liệu, hiện vật được thu giữ.

Theo danh sách liệt kê mà Bộ Tư Pháp công bố chiều ngày 12 Tháng Tám, sau khi được sự chấp thuận của tòa án và phía ông Trump không phản đối, cơ quan FBI thu được 20 hộp hiện vật, có 33 hồ sơ trong đó có 11 hồ sơ được phân loại hồ sơ mật và tối mật, chỉ được xem ở cơ quan chính phủ được bảo vệ cẩn mật. Bộ Tư Pháp sẽ nghiên cứu các hồ sơ này để quyết định có truy tố cựu tổng thống hay không.

Các cơ quan truyền thông lớn dẫn nhận định của các chuyên gia pháp lý cho rằng, việc thủ đắc bất hợp pháp những tài liệu hệ trọng với an ninh quốc gia như vậy có dấu hiệu vi phạm ba đạo luật của Hoa Kỳ, từ luật Hồ Sơ Tổng thống, Luật Chống Gián Điệp (Espionage Act), và luật về bảo vệ tài sản của chính phủ liên bang.

***

Truy tố hay không chưa rõ, nhưng vụ xét nhà trở nên ầm ĩ vì nhiều lý do. Một là, xét nhà một cựu tổng thống là chuyện chưa có tiền lệ ở Mỹ, dù là chuyện bình thường ở nhiều nước dân chủ khác. Hai là, người bị khám xét chẳng những có thói coi thường pháp luật mà còn có một số lượng ủng hộ viên rất đông đảo và ông Trump dựa vào lòng tin mù quáng của họ để tấn công các cơ quan chính phủ nào dám đụng đến ông.

Ngay trong lúc vụ khám xét diễn ra, ông Trump lên mạng xã hội tuyên bố mình là nạn nhân của một mưu đồ chính trị của đảng Dân Chủ và chính quyền Joe Biden nhằm ngăn ông ứng cử tổng thống năm 2024.

Chưa cần biết mục đích vụ khám xét là gì, kết quả ra sao, các tài liệu mà ông Trump thủ đắc một cách bất hợp pháp có hệ trọng với an ninh quốc gia hay không, nhiều chính trị gia Cộng Hòa đã nhanh nhẩu đứng về phía ông cựu tổng thống, lên án gay gắt hành vi của cơ quan công lực.

Những người ủng hộ ông Trump kéo đến Mar-a-Lago tuần hành trong đêm. Trên mạng xã hội, các tổ chức cực hữu liên tục đăng bài kêu gọi trang bị vũ khí và hành động bạo lực để chống lại “chế độ độc tài Biden,” cổ vũ “Nội Chiến,” và đòi “ám sát Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland!”

Các dân biểu Cộng Hòa họp báo và lên mạng xã hội lên án Bộ Tư Pháp hành động vượt quá thẩm quyền, so sánh FBI với Gestapo (mật vụ Phát Xít Đức), có mưu đồ chính trị trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Họ còn tung ra những thuyết âm mưu vô căn cứ như FBI lợi dụng vụ khám xét để “cấy” (planted) bằng chứng phạm tội vào nhà ông Trump. Các Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas) và Thống Đốc Ron DeSantis (Cộng Hòa) của Florida ủng hộ việc giải tán cả FBI và Bộ Tư Pháp…

Dân Biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California), trưởng khối thiểu số Hạ Viện, còn đe dọa sẽ “trả thù” Bộ Tư Pháp và cá nhân Bộ Trưởng Merrick Garland ngay lập tức nếu Cộng Hòa giành lại được đa số ghế Hạ Viện trong cuộc bầu cử sắp tới.

Sự việc không chỉ dừng lại ở những lời hô hào hiếu chiến mà thực tế đã biến thành hành động bạo lực. Một kẻ cực đoan mặc áo giáp mang vũ khí xông vào trụ sở FBI ở Cincinnati, Ohio, với ý đồ gây rối bị bắn chết sau cuộc đấu súng với cảnh sát.

Giám Đốc FBI Christopher Wray cảnh báo nhân viên trong toàn lực lượng phải đề cao cảnh giác, coi chừng bị tấn công. Ngay đến Chánh Án Bruce Reinhart – người phê chuẩn lệnh xét nhà ông Trump – cũng lo ngại vì gia đình ông và ngôi giáo đường Do Thái Giáo mà ông là thành viên quản trị liên tục bị đe dọa trong vài ngày qua, buộc giáo đường phải hủy các Thánh Lễ ngoài trời…

***

Quan sát những diễn biến như vậy, người Mỹ bình thường không thể không lo ngại. Hoa Kỳ là quốc gia có thể chế tam quyền phân lập, các nhánh Hành Pháp, Tư Pháp, và Lập Pháp kiểm soát lẫn nhau, không ai được đứng trên luật pháp. Đây là điểm cốt lõi phân biệt thể chế dân chủ tự do của Hoa Kỳ với các thể chế độc đảng toàn trị của Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba và các nước chuyên chế khác.

Ở Mỹ, cơ quan thực thi pháp luật như FBI và Bộ Tư Pháp có sự độc lập rất lớn, không phụ thuộc vào đảng phái và không ai can thiệp được hoạt động của họ. Tòa Bạch Ốc của ông Biden thậm chí không hề được báo trước vụ khám xét dinh thự ông Trump mà cũng chỉ biết qua báo chí. Có thể trong những trường hợp nào đó, FBI hành xử vượt quá quyền hạn của họ và bị nhánh Lập Pháp thổi còi, nhưng trong vụ xét nhà ông Trump, họ đã làm đúng chức trách và trình tự pháp luật, ít ra là chưa có bằng chứng cho thấy FBI lạm quyền hoặc hành động với động cơ chính trị.

Người dân tuân thủ pháp luật vì tin vào tính công minh, chí công vô tư của các cơ quan công lực. Khi phát hiện hiện tượng vi phạm pháp luật, lợi ích công cộng bị xâm phạm thì cơ quan công lực thực hiện điều tra, theo dõi. Họ không chịu sự “chỉ đạo” của một đảng hay một cá nhân nào, không phải là “công cụ” để các thế lực chính trị sai khiến. Ngày nào người dân không còn tin vào tính công minh của pháp luật, của các tổ chức thực thi pháp luật, thì ngày đó nền dân chủ có nguy cơ sụp đổ.

Ông Donald Trump không còn là tổng thống và do đó không còn quyền miễn trừ của nguyên thủ quốc gia. Nếu ông có hành vi phạm pháp, ông phải bị điều tra xét xử như bao thường dân khác. Thế thì tại sao các chính trị gia cánh hữu lồng lộn lên chỉ vì ông bị khám nhà? Để thể hiện lòng trung thành với một “cựu vương?” Để nhận được phiếu bầu của những người ủng hộ ông cựu tổng thống?

Các tổ chức công quyền của Mỹ đang bị tấn công từ phía cánh hữu – và đó là một dấu hiệu dẫn tới tình trạng bất ổn rất đáng lo. [đ.d.]

Dinh thự cựu TT Trump ở Mar-a-Lago, Florida bị FBI đột kích vào khám…

Lmdc Viet Nam

Dinh thự cựu TT Trump ở Mar-a-Lago, Florida bị FBI đột kích vào khám…

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết dinh thự của ông ở Florida đã bị FBI “đột kích” và các đặc vụ đã phá két sắt.

Ông Trump cho biết trong một tuyên bố rằng Mar-a-Lago ở Palm Beach đã “bị chiếm đóng bởi một nhóm gồm nhiều đặc vụ FBI”.

Cuộc khám xét được cho là có liên quan đến cuộc điều tra về cách ông Trump xử lý các giấy tờ, tài liệu chính thức của Nhà Trắng.

Việc giám sát thực thi pháp luật đối với ông Trump diễn ra ngày càng gắt gao khi ông chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống lần thứ ba vào năm 2024.

Theo CBS News, đối tác của BBC tại Mỹ, ông Trump đang ở Tháp Trump tại thành phố New York vào thời điểm xảy ra cuộc đột kích được báo cáo hôm thứ Hai.

Một số hộp đã được mang đi, nguồn tin cho biết thêm rằng không có cửa nào bị phá và cuộc đột kích đã kết thúc vào cuối buổi chiều.

Vào tháng Hai, Cục Lưu trữ Quốc gia, cơ quan chính phủ Hoa Kỳ quản lý việc bảo quản hồ sơ tổng thống, đã yêu cầu bộ tư pháp điều tra ông Trump về hành vi xử lý các giấy tờ của Nhà Trắng.

Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ cho biết họ đã thu được 15 hộp từ Mar-a-Lago, một số trong số đó chứa các hồ sơ mật.

Các tổng thống Hoa Kỳ được yêu cầu theo luật phải chuyển tất cả thư từ, tài liệu công việc và email đến Cục Lưu trữ Quốc gia.

Nhưng các quan chức nói rằng cựu tổng thống đã sao chép trái phép nhiều tài liệu.

Một cố vấn cấp cao của Trump ở Palm Beach nói với CBS rằng cuộc đột kích của các đặc vụ liên bang vào dinh thự Mar-a-Lago là về hồ sơ tổng thống.

“Đây là về PRA [Đạo luật Hồ sơ Tổng thống],” nguồn tin về Trump cho biết, người chỉ đồng ý nói với điều kiện giấu tên.

Một lệnh khám xét liên bang phải được ký bởi một thẩm phán. Chúng thường được sử dụng khi các cảnh sát muốn tiến hành nhanh chóng để bảo đảm thu giữ được bằng chứng hoặc lo ngại rằng bằng chứng có thể bị tiêu hủy hoặc hư hỏng nếu không nhanh chóng thu giữ.

Trưởng công tố hạt Palm Beach, Florida nói với BBC vụ khám nhà cựu tổng thống Donald Trump là “chưa hề có trong lịch sử”.

“Đây là sự kiện rất lớn.”

TL BBC

Andrew Yang tuyên bố thành lập đảng thứ ba ở Mỹ

Andrew Yang tuyên bố thành lập đảng thứ ba ở Mỹ

July 31, 2022

WASHINGTON, DC (NV) – Tỷ phú Andrew Yang, từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, vừa cùng một số nhà lãnh đạo chính trị độc lập và Cộng Hòa thành lập một đảng chính trị mới, theo UPI.

Ông Yang, bà Christine Todd Whitman (cựu thống đốc Cộng Hòa, New Jersey), ông David Jolly (cựu dân biểu Cộng Hòa, Florida) đã công bố thành lập đảng Forward thông qua một bài báo trên The Washington Post ngày 27 Tháng Bảy.

Cựu ứng cử viên Tổng Thống Mỹ Andrew Yang. (Hình: Michael M. Santiago/Getty Images)

“Chủ nghĩa chính trị cực đoan đang xé toạc đất nước chúng ta và hai đảng lớn không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng này. Đó là lý do chúng tôi, những người ở đảng Dân Chủ, Cộng Hòa, và độc lập, cùng xây dựng một đảng chính trị mới thống nhất đa số người Mỹ,” họ viết.

Forward là sự kết hợp của đảng Forward Party mà ông Yang thành lập năm ngoái với Republican Renew American Movement và Serve America Movement của ông Jolly.

Họ tuyên bố Mỹ cần một đảng chính trị có phương pháp tiếp cận ôn hòa hơn trước vấn đề súng đạn, biến đổi khí hậu, và phá thai.

“62% người Mỹ mong muốn đảng thứ ba xuất hiện, một con số cao kỷ lục. Họ có thể nhận thấy các nhà lãnh đạo của chúng ta đang không làm tròn trách nhiệm,” ông Yang nói trên CNN’s New Day ngày 28 Tháng Bảy.

Ông Yang là một doanh nhân, từng thất bại trong cuộc đua giành ghế tổng thống vào năm 2020 và thị trưởng thành phố New York năm 2021. Khi đó, ông tham gia tranh cử với tư cách thành viên đảng Dân Chủ.

Bà Whitman giữ chức thống đốc từ năm 1994 đến năm 2001. Bà cũng từng là quản trị Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA), tương đương bộ trưởng nội các, dưới thời cựu Tổng Thống George W. Bush.

Ông Jolly từng là dân biểu từ năm 2014 đến năm 2017. Năm 2018, ông chỉ trích cựu Tổng Thống Donald Trump và tuyên bố rời đảng Cộng Hòa. (V.Giang) [đ.d.]

Rupert Murdoch và Donald Trump, khi “cuộc tình” tan vỡ

Rupert Murdoch và Donald Trump, khi “cuộc tình” tan vỡ

Mỹ Anh

25 tháng 7, 2022

Thái độ gần đây của Rupert Murdoch, ông trùm truyền thông có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội lẫn chính trường Mỹ, cho thấy nhiều điều…

Giới truyền thông Mỹ đã “rung chuyển” sau khi tờ New York Post số ra ngày 22 Tháng Bảy 2022 đưa ra một “cáo trạng” gay gắt về việc ông Trump thất bại trong việc ngăn chặn cuộc tấn công vào Điện Capitol ngày 6 Tháng Một 2021. Bài xã luận, ký tên “Ban biên tập (“Post Editorial Board”) trên tờ lá cải New York Post do Murdoch sở hữu từ năm 1976, viết:

“Khi những người theo dõi ông ta xông vào Điện Capitol, kêu gọi treo cổ Phó Tổng thống, thì Tổng thống Donald Trump ngồi trong phòng ăn riêng, xem TV, không làm gì cả. Trong ba giờ, bảy phút”. Bài báo viết thêm rằng, trọng tâm duy nhất của Trump là ngăn chặn việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. “Về nguyên tắc, về tính cách, Trump đã chứng tỏ ông không xứng đáng trở lại vị trí nguyên thủ của đất nước này một lần nữa”.

Ông Rupert Murdoch (ảnh: Axelle/Bauer-Griffin/FilmMagic)

Wall Street Journal, một tờ báo khác của Murdoch, cũng đưa ra bài bình luận gay gắt tương tự, khi nói những bằng chứng trước Ủy ban Hạ viện ngày 6 Tháng Một là lời nhắc nhở rằng “Trump đã phản bội những người ủng hộ mình”. Bài báo, cũng ký tên Ban biên tập (The Editorial Board), viết rằng Trump đã tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp, có nghĩa phải có nghĩa vụ bảo vệ Điện Capitol khỏi đám đông mà chính ông ta lôi kéo đến; tuy nhiên, dù biết họ được trang bị vũ khí nhưng…

“Ông ấy đã từ chối. Ông ấy đã không gọi quân đội đến giúp. Ông ấy đã không gọi [Mike] Pence để xem ông Phó tổng thống có an toàn không. Thay vào đó, ông ấy nhồi thêm sự tức giận cho đám đông và để bạo loạn bùng phát.” Và Wall Street Journal viết tiếp, Trump đã “không hề tỏ ra hối tiếc”, rằng “cá tính con người ông cuối cùng đã lộ rõ trong cuộc khủng hoảng này”, và cuối cùng khi Pence hoàn thành nhiệm vụ thì “Trump thất bại một cách tuyệt đối”.

Rupert Murdoch và vợ trong một lần dự tiệc tại Tòa Bạch Ốc, 2018 (ảnh: Aaron P. Bernstein/Getty Images)

Trước đó, trong bài viết khác, Wall Street Journal đã “bắn phá” Donald Trump bằng những chỉ trích gay gắt và nặng nề, đồng thời nhấn mạnh với độc giả rằng mùa bầu cử 2024 không cần có Trump.

“Hãy nhìn về phía trước, sân chơi 2024 đầy nghẹt người. Các bạn có Thống đốc Florida Ron DeSantis, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, cựu đại sứ LHQ Nikki Haley… danh sách vẫn còn tiếp tục. Tất cả ứng viên này đều thuộc thành phần bảo thủ với đường lối chính trị bảo thủ… Thế thì hãy hủy đăng ký nhận email hàng ngày của Trump mà nội dung chỉ để xin tiền. Sau đó, hãy chọn ra một nhân vật mà các bạn yêu thích từ thành phần mới gồm những chính trị gia bảo thủ. Hãy hướng đến năm 2022, 2024 và một kỷ nguyên mới. Hãy làm cho nước Mỹ lành mạnh trở lại”.

Ngoài những bài viết của “ban biên tập”, những bỉnh bút, như Michael Goodwin của New York Post hoặc Peggy Noonan của Wall Street Journal, cũng bắt đầu tỏ “thái độ” với Trump… Tín hiệu thay đổi quan điểm của Rupert Murdoch cũng thể hiện trên hãng truyền thông quyền lực nhất của ông, Fox News. Hôm thứ Sáu 22 Tháng Bảy, Fox News đã không phát sóng buổi vận động của Trump ở Arizona mà phát chương trình phỏng vấn Ron DeSantis, Thống đốc Florida, người được xem là ứng cử viên tiềm tàng cho đường đua tổng thống 2024.

Các nhà quan sát tin rằng Rupert Murdoch, 91 tuổi, dường như đã quá chán ngán những lời nói dối của Trump, đặc biệt khi Trump vẫn lặp đi lặp lại rằng cuộc bầu cử năm 2020 bị đánh cắp. Các cơ quan truyền thông của Murdoch đã đối mặt những hậu quả pháp lý khi lặp lại lời nói dối của Trump. Một thẩm phán ở Delaware gần đây cho biết Fox Corp có thể bị Dominion Voting Systems kiện vì phát tán các thuyết âm mưu liên quan cuộc bầu cử năm 2020. Cả Rupert Murdoch lẫn con trai ông (Lachlan) đều có tên trong vụ kiện $1.6 tỷ, với những cáo buộc hành động “ác ý thực sự” (“actual malice”) trong việc cho phép Fox News phát đi lời nói dối vô căn cứ rằng cuộc bầu cử bị gian lận.

Mối quan hệ giữa Murdoch và Trump từ lâu được xây dựng trên nền tảng lợi dụng nhau. Ba mươi năm trước, Trump sử dụng tờ New York Post làm vũ khí trong cuộc chiến ly hôn của ông với Ivana Trump (người vợ đầu tiên của ông vừa qua đời). Theo Roger Stone, đồng minh thân cận của Trump, ông Trump từng đánh giá trang Page Six của New York Post là “rất quan trọng đối với tầm vóc đang lên của ông ở New York City cũng như đối với những nỗ lực xây dựng thương hiệu của ông”.

Một năm trước khi Trump đắc cử, năm 2015, tờ The New York Times cho biết Murdoch đã xem thường Trump đến mức gọi ông là “một tên rởm”. Sau khi Trump chế nhạo thượng nghị sĩ và cựu ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa John McCain, Murdoch viết trên Twitter: “Khi nào thì Donald Trump ngưng làm xấu mặt bạn bè mình, huống hồ cả nước Mỹ?” Wall Street Journal cũng từng gọi Trump là một “thảm họa”… Tuy nhiên, khi Trump đắc cử vào năm 2016, Rupert Murdoch đổi giọng và dùng hệ thống truyền thông của mình ủng hộ Trump hết cỡ.

Cựu Tổng thống Donald Trump trong một buổi vận động tại Tampa, Florida; ngày 23 Tháng Bảy 2022 (ảnh: Joe Raedle/Getty Images)

Với Rupert Murdoch lúc đó, việc xây dựng và thắt chặt quan hệ với Donald Trump là lợi nhiều hơn hại. Murdoch không cần thông qua trợ lý Tổng thống vẫn có thể gặp được Trump. Có lần Trump còn gọi Murdoch để trấn an rằng Fox News sẽ không bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận bán hãng phim 20th Century Fox cho Disney. Jared Kushner và Ivanka Trump từng đi nghỉ trên du thuyền của Murdoch…

Bây giờ tại sao Rupert Murdoch “tráo trở” thay lòng đổi dạ? Như Joe Pompeo viết trên Vanity Fair số ngày 22 Tháng Sáu, ông trùm truyền thông Rupert Murdoch là “một gã thực dụng”. Rupert Murdoch hơn ai hết biết cách “coi bói chính trị”. Lăn lộn nhiều năm, quen biết đủ tai to mặt lớn, Rupert Murdoch thuộc lòng sân khấu chính trị Mỹ như lòng bàn tay. Ông biết điểm mạnh và điểm yếu của từng người.

Ông hẳn đã có thể nhìn thấy lá bài Trump không còn giá trị như những người ủng hộ ông Trump hằng tưởng và mong chờ. Nước Mỹ không còn cần ông Trump vẫn có thể “sống”. “Hãy hướng đến năm 2022, 2024 và một kỷ nguyên mới. Hãy làm cho nước Mỹ lành mạnh trở lại” – như bài viết dẫn ở trên của Wall Street Journal.

M.A.

Nguồn: saigonnhonews.com