httpv://www.youtube.com/watch?v=Rjr5S63_G-8
Can đảm rời bỏ đảng – Bài giảng công lý và hòa bình – Lm. Giuse Nguyễn Quốc Toản, DCCT
Tin Tức – Thế Giới , Việt Nam, Tin Hoa Kỳ
httpv://www.youtube.com/watch?v=Rjr5S63_G-8
Can đảm rời bỏ đảng – Bài giảng công lý và hòa bình – Lm. Giuse Nguyễn Quốc Toản, DCCT
ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI THẤP VÀ NGUYÊN NHÂN
Nếu bạn thay đồ, có kẻ ẩn mình nấp sẵn trong phòng kín ấy quan sát bạn, thì đạo đức kẻ ấy thế nào? Nếu vợ chồng bạn vào phòng ngủ, có kẻ nấp sẵn trong ấy rình mò từng động tác của vợ chồng bạn, thì đạo đức kẻ ấy thế nào? Chuyện kiểm soát những gì thuộc về riêng tư như thế, nó đã là hành động vô đạo đức. Đó là những quy định thuộc phạm trù đạo đức từ ngàn xưa chứ không phải mới.
Thói vô đạo đức bỗng trở nên phổ biến trong một xã hội, thì nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Từ chính trị, chắc chắn là vậy. Một thể chế chính trị đang kiểm soát xã hội, nó có chủ trương kiểm soát tất cả mọi thứ của công dân. Từ phát ngôn, đến suy nghĩ chính quyền đều muốn kiểm soát. Nhất cử nhất động của công dân đều bị giám sát. Chính quyền muốn nạo hết những suy nghĩ mang tính riêng tư của bạn rồi rót vào đó những mẫu suy nghĩ theo form của nó. Mà suy nghĩ là những thứ riêng tư, chính quyền muốn tấn công vào đấy thì rõ ràng làm sao nó có đạo đức? Ở những nước tiên tiến nhất, chính quyền luôn luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư được bảo vệ và không kiểm soát tư tưởng. Ở xứ này, trong pháp luật có đạo đức, thượng tôn pháp luật thì cũng có nghĩa chính quyền ấy cũng rất đạo đức, rất nhân bản.
“Nhơn chi sơ tính bổn thiện” tức con người mới sinh ra đã mang tính thiện. Thế thì cái ác hình thành trong con người là bởi nguyên nhân nào? Câu trả lời là, cái ác được hình thành bởi ai đó cấy vào hoặc bởi môi trường đầy cái ác đã xâm nhập vào tâm hồn con người trong quá trình trưởng thành, nó không bản tính sẵn có trong con người như “tính bổn thiện”. Nền giáo dục nhân bản, nói cho cùng là nền giáo dục biết nuôi nấng mầm thiện trong con người từ nhỏ đến trưởng thành. Như vậy, đạo đức xã hội xuống cấp là bởi chính những kẻ quản lý xã hội đã chủ trương diệt mầm thiện cấy mầm ác.
Giáo dục XHCN là một nền giáo dục bị chính trị hoá rất nặng nề. Chính quyền dối trá, thì giáo dục cũng song hành cùng dối trá. Dối trá hiện diện trong các môn học, dối trá hiện điện trong bệnh thành tích. Chính quyền muốn kiểm soát mọi thứ, thì giáo dục cũng muốn kiểm soát mọi thứ, họ lập ra những đội sao đỏ để rình mò lớp khác. Chính quyền chủ trương đấu tố những đảng viên có tư tưởng khác biệt, thì giáo dục cũng thế, họ sẵn sàng đấu tố học sinh bằng cách bêu tên phụ huynh chỉ vì học sinh chậm đóng học phí. Nói chung, chính trị vô đạo đức thì giáo dục phi nhân bản.
Như ta biết, để ra ngoài xa hội, con người ai cũng trải qua một thời gian dài học hành dưới mái trường XHCN. Lối giáo dục XHCN như thế, thì được mấy người còn giữ được “tính bổn thiệt” ? Cho nên, để sống thiện trong đất nước XHCN này là thật không dễ. Chính vì thế, hiện tượng học sinh đánh nhau, học đánh thầy cô, thầy cô đánh học sinh, và thậm chí thầy cô đánh thầy cô là chuyện bình thường. Vậy, với những con người được giáo dục như thế, lấy đâu ra xã hội có đạo đức?
Khi con người bước từ học đường ra xã hội, mà xã hội lại không dung nạp “tính bổn thiện” thì những kẻ tâm thiện khó có đất sống. Xã hội gì mà hễ vẹt xe nhẹ cũng có thể rút dao đâm chết người. Nhìn mặt khó ưa cũng có thể gây án mạng. Trộm con chó thì bị đánh chết tại chỗ. Kẻ có quyền thì dễ dàng đạp trên đạo đức và luật pháp, kẻ có tiền thì có thể mua tất cả, có thể mua đạo đức có thể mua công lý. Quan chức sai vẫn bình an vô sự, công an giết người thì công lý bất lực. Giỏi và ngay thẳng thì bị ghét, bị cô lập hoặc bị hại. Biết quỳ gối nịnh bợ thì được leo cao và được cơ hội đè đầu thiên hạ. Nói chung với xã hội bên trong thể chế chính trị có tên XHCN này nhìn đâu cũng thấy vô đạo bủa vây. Như vậy cậu hỏi đặt ra là, còn chỗ nào cho “tính bổn thiện” có thể trụ lại trong người đây? Rất khó.
XHCN một cái tên đáng sợ, nó đã làm khiếp sợ xã hội loài người và nay nó đang hoành hành dân tộc Việt Nam. Chính nó tàn phá đạo đức xã hội khủng khiếp nhất, chính nó đã làm cho tính thiện không còn đường phát triển. Chính trị chính là nguyên nhân đạo đức xã hội thấp chứ không phải do xã hội nghèo mà đạo đức xã hội kém như kẻ nào đó trong Quốc hội CS đã nói. Bhutan là nước nghèo nhưng sao dân xứ này hiền hoà sống đạo đức? Gần Việt Nam như Lào – Miên cũng có giàu đâu mà sao dân họ không tham không trộm cướp như dân Việt? Đừng đổ vì nghèo mà thiếu đạo đức, đó là một phát biểu kiểu đổ thừa. Hãy nhìn các quan chức CS, họ giàu nức đố đổ vách mà có ai có đạo đức đâu? Đạo đức xã hội thấp là bởi chính trị, XHCN là cái gốc sinh ra cái vô đạo trong XH.
BỚ NGƯỜI TA !
THẰNG “ĐẦY TỚ DÂN” ĐÒI DOẠ NẠT ÔNG CHỦ !
Định dọa nhân dân sao?
Thuế của người dân đóng góp nuôi các ông, làm việc yếu kém gây nhiều hệ lụy, gây bức xúc phẫn nộ xã hội. Đáng lẽ ra nếu có chút liêm sỉ thì các ông phải từ chức hoặc tối thiểu phải xin lỗi toàn dân.Thật hỗn láo và xấc xược.
Tổng thống Obama đã từng nói: Tôi bị chỉ trích hàng ngày và nhờ đó nước Mỹ lớn mạnh.
Tôi ra khỏi đảng vì muốn làm người tự do
Thân Thế Thi
Gần đây, với sự kiện giáo sư Chu Hảo bị đảng Cộng sản kỷ luật, và nhiều trí thức thoái đảng, thiết nghĩ tôi cũng nên có vài chia sẻ.
Tôi sống tại Lâm Đồng, là một kỹ sư điện và làm việc cho doanh nghiệp nhà nước, ngành điện.
Dưới ách cai trị của chế độ cộng sản, ít nhiều bị ảnh hưởng bởi chính sách nhồi sọ tẩy não, trong toan tính cho bài toán dạ dày, tôi đã vào đảng Cộng sản vào tháng 2/2018.Tuy trước đó, tôi cũng lơ mơ nhận thấy cộng sản với ý thức hệ lệch lạc, vô thần, vô tôn giáo, vô tổ quốc sẽ dần biến người dân thành lừa và đặt quyền lợi đảng phái lên trên quyền lợi quốc gia, quyền lợi dân tộc.
Trong ý thức về phẩm giá làm người, quyền công dân, cũng như sự đánh động của tiếng nói lương tâm, tôi quyết định ra khỏi đảng cộng sản đang khi còn trong giai đoạn mà cộng sản gọi là đảng viên dự bị, dù biết sẽ gặp khó khăn trong công việc. Và tôi đã được cộng sản ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên vào tháng 7/2018.
Không biết các đảng viên khác nghĩ sao, riêng tôi, trong vài tháng trải nghiệm trong tư cách là đảng viên cộng sản dự bị, tôi nhận rõ phẩm giá làm người như đặt trước hai lựa chọn: Một là làm lừa, hai là làm quỷ, nếu muốn vẫn là đảng viên. Thật đau đớn!
Tôi đã thoát được đảng, đang tìm lại tự do và nhận ra cái đáng sợ nhất trong chế độ cộng sản là con người không còn được nhìn nhận theo đúng căn tính mà tạo hóa đã ban cho.
Ước mong Việt Nam sớm có ngày thoát được đại dịch cộng sản.
CHUYỆN TRÊN CHỐN NGHỊ TRƯỜNG
Các bạn có thể tin không, ba đại biểu quốc hội phát biểu làm tôi hoảng hốt và cả sợ hãi.
Một nhà sư nói ngọng, đọc giấy, cốt yếu có hai việc: đó là đảm bảo tiền công đức không bị chính quyền địa phương quản lý; và hai là ca ngợi ông Tổng bí thư vừa nhậm chức Chủ tịch nước và vì “trời đã lựa, dân đã chọn, nên hy vọng Ông có thể trở thành một vị như Bác Hồ để tiêu diệt hết bè lũ tham nhũng”. Tôi thấy sự nịnh bợ và tâm tưởng phụ thuộc vào minh quân, trong khi chính ông ta đang là đại biểu quốc hội, đại diện cho nhân dân ở cơ quan lập pháp nhưng phát biểu không có một chút trách nhiệm hay hiểu biết nào. Tôi nghe mà thấy cám cảnh cho nước nhà.
Tiếp theo là một đại biểu nữ là Phó giám đốc Sở giáo dục tỉnh Đăk Lăk, lên tiếng bênh vực ông Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo một cách thô thiển và kệch cỡm. Giáo dục nước nhà rơi vào những thảm trạng mà đến nay người ta không còn ngôn từ nào để mô tả về nó nữa: bạo lực học đường; chạy chọt biên chế; đổi tình lấy điểm hay đổi tình lấy công việc giảng dạy; giáo viên đi tiếp khách làm nhiệm vụ chính trị; giáo viên bạo hành trẻ em hay học sinh; gian lận thi cử ở nhiều tỉnh, thành và giáo dục đại học ngày càng suy thoái; bằng cấp giả từ giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ; tình trạng học thêm và lạm thu diễn ra ở khắp nơi; chương trình học quá nặng lại thay đổi liên tục nhưng vẫn tụt hậu so với thế giới cả hơn nửa thế kỷ; bệnh thành tích và dối trá trong học đường…tôi không thể nào liệt kê ra thêm nữa. Vậy mà vị đại biểu này dám mở miệng ra để bênh vực và không ngớt lời khen nền giáo dục này và còn cho rằng toàn dân đều từ nền giáo dục này mà ra. Nhưng chúng ta đã thấy đấy, người ta bất lực đến mức: “đạo đức xuống cấp là vì không có kinh phí”. Vậy mà bà ta dám lên tiếng để phản bác lại một đại biểu nữ khác khi chất vấn ông Bộ trưởng đầy tai tiếng khi trước đó dính vào việc bị tố cáo về việc nguỵ khoa học đối với vấn đề phong hàm giáo sư cũng như đưa ra dự thảo sinh viên bán dâm lần 4 thì bị đuổi học. Bà ta không còn biết liêm sỷ và sự nhục nhã là gì nữa. Vậy bà ta đại diện cái gì cho dân khi nói năng lấp liếm và thản nhiên như thế?
Cái đáng buồn hơn nữa là, một vị đại biểu lại lo cho việc bảo vệ Bộ trưởng bằng cách có xử lý được người dân khi họ xúc phạm người đó trên mạng xã hội hay không. Tôi tự hỏi ông đang đại diện cho ai ở nghị trường? Bộ trưởng ăn lương của dân, phải chịu sự giám sát và trách nhiệm trước nhân dân, nên khi không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ năng lực hoặc trở nên tồi tệ thì mỗi người dân đều có quyền lên tiếng chỉ trích, phê phán và bằng cả sự giận dữ như một người chủ thực sự của quyền lực nữa. Hơn thế là nếu quan chức chính phủ mà để xảy ra nhiều sai sót hoặc thiếu trách nhiệm thì phải tự biết tủi hổ mà từ chức chứ đừng để người dân lên tiếng mới là một con người có phẩm cách và cũng là đúng đắn với sự vận hành của một thể chế chính trị khoa học, văn minh. Đằng này đại biểu quốc hội, về mặt danh nghĩa là đại diện cho dân, lại đi tìm cách để xử lý dân và đe doạ dân. Quả thực là chua xót cho thân phận người dân khi đổ mồ hôi sôi nước mắt đóng thuế nuôi kẻ đã quay lại phụ bạc mình.
Tôi không còn lời nào để tả xiết cho sự cám cảnh và đau đớn này của mình khi chứng kiến cảnh hội họp và phát biểu trên nghị trường.
DETROIT, Michigan (AP) — Công ty sản xuất xe hơi General Motors (GM) trong thời gian sắp tới đây sẽ tìm cách cắt giảm chi phí điều hành bằng cách đề nghị trả tiền cho khoảng 18,000 nhân viên lãnh lương tháng ở vùng Bắc Mỹ, để họ tự ý xin nghỉ việc.
Công ty GM loan báo chương trình này hôm Thứ Tư, ngày 31 Tháng Mười, nói rằng chỉ áp dụng cho các nhân viên lãnh lương tháng, có từ 12 năm thâm niên trở lên.
Kỹ nghệ xe hơi Mỹ đang bắt đầu thấy ló dạng các khó khăn, như số bán giảm xuống cả ở thị trường Mỹ lẫn Trung Quốc, cùng giá thép và aluminum đều lên cao do mức thuế quan Mỹ tăng cao.
Công ty GM không tiết lộ chi tiết về chương trình trả tiền để nhân viên tự ý xin nghỉ. Công ty có khoảng 50,000 nhân viên lãnh lương tháng ở Mỹ, Canada và Mexico. (V.Giang)
Đề nghị phá dỡ biệt phủ trong rừng phòng hộ Sóc Sơn, có cả ca sĩ Mỹ Linh
Chính quyền thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các chủ nhà tự tháo dỡ cơ ngơi của mình trong rừng đặc dụng Sóc Sơn. Nếu không thực hiện thì chính quyền sẽ quyết định cưỡng chế, bất kể chủ nhà là ai.
Đó là tuyên bố của ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đưa ra trong một buổi họp hôm Thứ Ba 30/10. Theo truyền thông trong nước, ông Chung yêu cầu nghiêm phạt các trường hợp vi phạm quy định về xây dựng ở huyện Sóc Sơn, và đặc biệt yêu cầu tháo dỡ 27 tòa nhà trong rừng phòng hộ, trong đó có biệt phủ của ca sĩ Mỹ Linh.
Gần đây, công luận trong nước đặc biệt quan tâm đến tình trạng nhiều người giàu có mua đất trong rừng Sóc Sơn để xây biệt phủ và khu du lịch sinh thái. Thành phố Hà Nội đã từng yêu cầu huyện Sóc Sơn điều tra tình trạng xây dựng trái phép tại đây từ năm 2008, nhưng tới nay cuộc điều tra vẫn không tiến triển. Mới đây báo chí trong nước đưa tin các quan chức địa phương đã cấp hơn 200 hồ sơ chuyển nhượng đất rừng cho những gia đình giàu có, khiến đất rừng phòng hộ bị tàn phá.
Một trong những trường hợp được nói đến nhiều nhất trong vài tuần trở lại đây là biệt thự của vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh. Nữ ca sĩ bị dư luận mạng xã hội phản đối mạnh mẽ sau khi công khai đồng ý với việc xây dựng nhà hát giao hưởng tại khu đô thị Thủ Thiêm ở Sài Gòn. Đây là nơi mà hàng trăm gia đình không ngừng khiếu kiện từ hàng chục năm qua. sau khi đất của họ bị nhà cầm quyền thành phố cưỡng chế thu hồi một cách sai trái.
Ông Đặng Hùng Võ– Nguyên Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường- đã nói với báo chí hôm 18/10 rằng việc cấp sổ đỏ cho ca sĩ Mỹ Linh là trái pháp luật, việc này cần phải được sửa sai.
SBTN.TV
Phản đối ‘Luật Đặc Khu,’ một thanh niên ở Trà Vinh bị đánh, phạt $320
TRÀ VINH, Việt Nam (NV) – Một thanh niên bị chính quyền địa phương bắt giam rồi “phạt hành chính” 7.5 triệu đồng (hơn $320) vì dám rải truyền đơn chống “Luật Đặc Khu” ở địa phương.
Anh Đặng Ngọc Thanh, 25 tuổi, có trang Facebook cá nhân Đặng Thanh, hôm Thứ Ba, 30 Tháng Mười, 2018, đăng tấm hình ngồi ăn xin ở đầu chợ vì bị chính quyền phạt số tiền 7.5 triệu đồng vì đã rải truyền đơn có nội dung “Không cho Trung Quốc thuê đất 99 năm” và “nói xấu công an” hồi Tháng Sáu vừa qua.
Anh Thanh đã bị công an địa phương bắt giữ từ Tháng Bảy, thẩm vấn nhưng cho về nhà. Đến Tháng Chín thì công an gửi “giấy triệu tập” nhưng anh đã đi trốn sang nơi khác và đến ngày 26 Tháng Mười thì anh bị bắt sau nhiều ngày công an làm áp lực với gia đình anh.
Tin Facebooker Đặng Thanh bị bắt được nhiều trang mạng xã hội loan truyền và như Facebooker Nguyễn Thiện Nhân cho hay: “Sáng ngày 26 Tháng Mười, sau khi Thanh bị công an giật điện thoại lúc livestream thì chúng xúm lại còng tay Thanh. Một công an áo xanh đánh Thanh rồi chúng đưa Thanh về trụ sở công an phường 5, thành phố Trà Vinh. Facebook Đặng Thanh bị chiếm và kiểm soát. Điện thoại Thanh bị tịch thu.”
Theo Facebooker Nguyễn Thiện Nhân, các cuộc tra hỏi ngày 26 và 27 xoay quanh hai vấn đề gồm rải truyền đơn “chống Luật Đặc Khu” và “dán tờ rơi trên cột điện ở gần nhà.” Tuy nhiên thực tế anh Thanh chỉ rải truyền đơn “không cho Trung Quốc thuê đất 99 năm…” chứ không có dán tờ rơi và cũng không kêu gọi biểu tình.
Tại trụ sở công an phường 5, “Thanh bị một công an đánh và bắt cởi quần áo ra. Như vậy tổng cộng có hai công an đánh Thanh ở tỉnh Trà Vinh,” Facebooker Nguyễn Thiện Nhân kể.
“Sau hai ngày làm việc với công an Trà Vinh tại trụ sở công an phường 5, đến tối ngày 27 Tháng Mười chúng cho Thanh về nhà trọ và canh giữ bên ngoài. Thanh yêu cầu được về nhà nơi Thanh có hộ khẩu thường trú thăm cha mẹ trong ngày 28 Tháng Mười,” Facebooker này cho hay.
Sau khi được thả về hôm 27 Tháng Mười, anh Đặng Thanh viết trên trang Facebook cá nhân, “Hiện tại Thanh rất ê ẩm tay, lưng, cổ do tập thể dục thể thao ở phường 5 thành phố Trà Vinh nên Thanh cần nghỉ ngơi và không trả lời tin nhắn quý anh, chị, cô, chú, bác được.”
Vì công an nghi ngờ Thanh rải truyền đơn ở Cần Thơ nên Thanh bị chuyển về công an Cần Thơ tra hỏi tiếp và như các bản “phạt hành chính” thấy phổ biến trên trang Facebook cá nhân, anh Đặng Ngọc Thanh bị hai nơi khác nhau phạt tổng cộng 7.5 triệu đồng gồm tội “nói công an Cần Thơ ăn bánh trung thu” và “không cho Trung Quốc thuê đất 99 năm.”
Theo Facebooker Đặng Thanh viết trên trang cá nhân, anh làm phụ hồ, tiền công chẳng bao nhiêu nên không thể có số tiền như thế để nộp phạt trong vòng 10 ngày. Anh đành ngồi ăn mày lòng thương của mọi người ở đầu chợ.
Trước đó, ngày 10 và 11 Tháng Sáu, 2018, hàng chục ngàn người đã biểu tình tại nhiều tỉnh thành, đông nhất là tại Sài Gòn và Hà Nội, và bạo động ở Phan Rí, chống hai luật “Đặc Khu Kinh Tế…” và “An Ninh Mạng.” Hàng trăm người đã bị bắt, tra tấn dã man. Để được thả, họ đã bị ép ký tên trên các tờ giấy in sẵn, tự vu cáo mình nhận tiền của “Việt Tân” và các “tổ chức phản động” ở nước ngoài chống đối chế độ. Hàng chục người đã bị kết án tù, nhiều nhất là tại Phan Rí.
Trước áp lực của quần chúng, Quốc Hội “con dấu cao su” của chế độ Hà Nội chỉ hoãn “Luật Đặc Khu” nhưng vẫn thông qua “Luật An Ninh Mạng” để ngăn chặn các thông tin “ngoài luồng” có hại cho chế độ.
Facebooker Đặng Thanh viết: “Em ăn xin công khai ở đầu chợ, anh chị nào đi ngang cho em ít ngàn để đóng phạt nha.” (Hình: Facebook Đặng Thanh)