Khủng hoảng kinh tế, bánh mì thành món ăn sang chảnh của dân Venezuela

Hai Tran and Son Cao shared a link.
VNDTTQ2018.COM

Khủng hoảng kinh tế, bánh mì thành món ăn sang chảnh của dân Venezuela

Trong vài năm qua, được ăn bánh mì đã trở thành một việc rất may mắn hoặc phải tốn rất nhiều tiền với người Venezuela. Vì đâu mà một món ăn của người nghèo trở thành một món ăn sang trọng của người Venezuela chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?

BỘ MẶT TIÊU BIỂU

Trang Minh shared a post.

Bộ mặt tiêu biểu !

Image may contain: 1 person, smiling, closeup
Luân LêFollow

BỘ MẶT TIÊU BIỂU

Dưới đây là gương mặt điển hình mà được hân hạnh vinh danh với các “thành tích” sau:

Chủ thể chịu trách nhiệm về chính sách sinh viên không được bán dâm quá 3 lần;

Chủ thể chịu trách nhiệm về gian lận thi cử kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học;

Chủ thể chịu trách nhiệm về các vụ giáo viên bắt học sinh quỳ, dâm ô, bạo hành, chạy chọt, đổi chác để được biên chế;

Chủ thể chịu trách nhiệm về chuyến tàu vét bình xét học hàm giáo sư, phó giáo sư;

Chủ thể chịu trách nhiệm về việc viết vào sách giáo khoa và lại tách một kỳ thi chung là kỳ thi tốt nghiệp và đại học thành hai kỳ thi riêng biệt;

Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu trường học và các phương tiện phục vụ học tập cho các học sinh nhiều tỉnh, thành trên cả nước;

Chủ thể chịu trách nhiệm về các tệ nạn thành tích, bằng cấp và dối trá trong giáo dục;

Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng lạm thu vô tội vạ từ các trường học trên toàn quốc vào mỗi đầu năm hoặc các kỳ học;

Chủ thể chịu trách nhiệm về việc cấm đoán sinh viên thực hiện các quyền Hiến định như tự do ngôn luận, biểu tình, tự do lập hội, hội họp, tham gia giám sát và quản lý nhà nước và xã hội;

Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng trì trệ của sinh viên, thất nghiệp của cử nhân, thạc sỹ sau khi ra trường;

Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng và đạo đức học đường ngày càng xuống cấp;

Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng đưa giáo viên đi tiếp khách hoặc việc tổ chức các trò chơi phản giáo dục, giới tính trong các trường học ở nhiều ngôi trường;

Chủ thể chịu trách nhiệm về tình trạng học thêm, học phí tăng cao và thiếu kiểm soát.

Bò trượt ngã làm lộ bê tông cốt cây, cán bộ nói do công nhân nghịch

Cám ơn chú bò, đã vạch mặt tà quyền !

Điều bất ngờ đã xảy ra ở tỉnh Bình Định khi một chú bò nhảy qua kênh nhưng bị trượt chân ngã làm vỡ thanh giằng bêtông trên mặt kênh khiến lộ… cốt cây bên trong.

Nợ Trung Quốc tăng phi mã thế này thì tương lai mất chủ quyền làm sao tránh khỏi?

Minh Phuong Nguyen shared a link.
BAOLUA.NET

Trung Quốc luôn nhòm ngó đất Việt Nam từ ngàn năm nay, dã tâm thôn tính của Trung Quốc chưa bao giờ hạ nhiệt, chỉ khác là thủ đoạn thâu tóm ngày càng tinh vi và “êm ái” hơn thôi. Cậy có tiềm lực kinh tế mạnh, người láng giềng phương Bắc ngày nay chỉ cần nhẹ nhàng giăng “bẫy nợ” để lừa những nước gặp khó khăn, khuyến khích các nước này vay mượn Bắc Kinh, để rồi sau đó khi con nợ không trả được thì bắt bí, đòi nhượng những vùng đất hay cơ sở chiến lược, và chấp nhận làm theo Trung Quốc trên nhiều điểm, tựu chung là để mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh. Sri Lanka là một điển hình, Trung Quốc đã buộc Sri Lanka nhả ra một cảng chiến lược quan trọng, chỉ vì những món nợ không thể hoàn trả cho nước này. Vậy nhưng Việt nam vẫn không xem đó là bài học?

Năm 2045, thu nhập bình quân đầu người gần 18.000 USD

Phuc Dinh shared a post.

ĐẾN NĂM 2045, SAU 100 NĂM XÂY DỰNG CNXH, VN VẪN KHÔNG THOÁT NGHÈO

Phúc thủ tướng vừa đưa ra cái bánh vẽ, đến 2045 thu nhập bình quân đầu người VN đạt 18.000 USD? Vậy là còn 30 năm nữa thôi !

Hiện tại thu nhập bình quân đầu người thế giới đã vào khoảng 12.000-15.000 USD. Còn đa số các nước đã có thu nhập từ 20.000- 30.000 USD. Các nước giầu hơn đã đạt trên dưới 100.000 USD. Vậy thì gần 30 năm nữa, VN cũng chỉ thu nhập nhỉnh hơn trung bình của thế giới hiện bây giờ một chút. Còn thế giới 30 năm nữa thì không biết họ sẽ có thu nhập khủng khiếp đến thế nào. Tóm lại, so với thế giới, VN chỉ ngày càng tụt hậu theo kiểu xuống dốc không phanh. Nguyên nhân do đâu thì đứa trẻ con cũng biết.

VN chỉ có một việc duy nhất thành công là: Thu nhập của quan chức lãnh đạo không chỉ tăng, mà còn tăng khủng khiếp, tăng chóng mặt, con số hàng triệu, hàng chục triệu USD đối với cá nhân bọn đó bây giờ chỉ là MUỖI !

https://vtc.vn/nam-2045-thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-gan-18….

Tào lao.!!!

 

Hình ảnh thánh lễ giỗ 55 năm của cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm

Hình ảnh thánh lễ giỗ 55 năm của cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Giacôbê Ngô Đình Nhu tại phần mộ của các ngài, Lái Thiêu, Bình Dương.

Thánh lễ do Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh cùng quý cha đồng tế và khoảng 300 bà con lương cũng như giáo tham dự.

Đường đến viếng MỘ CÁC CỤ NGÔ, 55 năm sau khi CỤ bị ám sát, 43 năm sau khi hết chiến tranh vẫn còn nhiêu khê vì bọn tiểu nhân cộng sản. Từ sáng sớm đã có rất đông công an, dân phòng, an ninh sắc phục thường phục ngồi trực sẵn phía trước cổng nghĩa trang. Nhiều người bị ngăn cản không cho vào thắp hương. Ngay trước mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm còn được gắn camera để theo dõi những người đến thắp hương.

Nhưng không vì thế mà những người Việt kính yêu Tổng Thống Ngô Đình Diệm chùn bước. Họ vẫn đến để cầu nguyện, để tưởng niệm, và để nung đúc thêm lòng ái quốc và tinh thần dân tộc. Họ là những người đang công khai NÔI CHÍ TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM.

Xin cảm ơn những tấm lòng đã dọn dẹp Mộ các Cụ thật sạch sẽ, tươm tất. Xin Các Cụ trên ấy cầu nguyện cho chúng con sớm có ngày tự do thật sự như Cụ đã từng mong ước.

Image may contain: 9 people, people standing
Image may contain: 1 person, standing
Image may contain: 7 people, people standing
Image may contain: 2 people, people standing
Image may contain: 2 people, outdoor
+11

Việt kiều Mỹ già về nước cưới vợ trẻ

Việt kiều Mỹ già về nước cưới vợ trẻ
By Tin Tức Hoa Kỳ – 2 Tháng Mười Một, 2018

WESTMINSTER (NV) – “Ở đây, người ta nhìn một ông già 70 như tôi, không có xe, không có nhà chẳng khác nào như một người cơ hàn.

Ðó là lý do mà ông Hai Lý cứ chắt mót số lương hưu, khi thấy “vừa đủ” là bay ngay về Việt Nam để được làm người “hét ra lửa.”Trong khi mỗi lần về Việt Nam , tôi thấy mình như ông vua, có thể hét ra lửa được, vì con gái Việt Nam rẻ như bèo, mình có tiền muốn làm gì mà chẳng được.”

Lý do của ông Hai Lý chỉ là một trong số những lý do mà nhiều người đàn ông lớn tuổi, như ông Nghĩa Nguyễn, ông Nguyên Phạm, đưa ra để giải thích cho câu hỏi, “Tại sao nhiều ông thích về Việt Nam cặp bồ?”

Từ cảm giác ‘không có chỗ đứng ở Mỹ’…

Thấy mình “không có chỗ đứng ở Mỹ” là cảm giác của ông Nghĩa Nguyễn, người sắp mừng thọ 75 tuổi và là cư dân thành phố Orange.

Không xuất thân là một tướng tá lên xe xuống ngựa có người săn đón, nhưng hình ảnh của người chồng, người cha trụ cột trong nhà, một viên chức hành chánh của một quận trước 1975, đã khiến ông Nghĩa Nguyễn trở nên có uy quyền đối với vợ con, một lời ông nói ra là “cả nhà ai cũng sợ.”

Như một kiểu gia đình nề nếp, gia giáo, nên dù có lúc “giận nhau bầm gan tím ruột” vợ ông cũng không bao giờ bộc lộ ra ngoài cho con cái hay người ngoài biết để mà còn “giữ thể diện gia đình.”

Năm 1995, lúc ông Nghĩa về hưu cũng là lúc vợ chồng ông sang Mỹ theo diện con cái bảo lãnh. Với ông, cuộc sống ở Mỹ khi đó “giống như địa ngục.”

Bởi, ông “không biết lái xe, không biết tiếng Anh, xin đi làm thì không ai nhận.” Những đứa con đi vượt biên ngày nào giờ đã hấp thụ văn hóa Mỹ, không còn răm rắp nghe lời ông như ngày xưa. Mấy đứa cháu nội, ngoại thì chỉ toàn nói tiếng Mỹ, và dĩ nhiên chúng cũng không muốn nghe lời ông. Vợ ông cũng vậy. Bà dường như không còn thói nín nhịn như ngày xưa. Bà sẵn sàng “đốp chát” lại với ông ngay khi có thể.

Ngột ngạt và tù túng, ông Nghĩa “chỉ muốn quay trở lại ngay Việt Nam,” nhưng các con ông không cho, vì “tụi nó nói dù gì thì đời sống ở Mỹ cũng tốt hơn vạn lần ở Việt Nam.”

Thế là việc trở về Việt Nam trở thành niềm “khao khát” đối với người đàn ông có tuổi đang sống ở thành phố Orange này. Khi dành dụm đủ tiền con cái cho, ông Nghĩa mua ngay vé máy bay về Sài Gòn.

“Về đó lúc đầu thì cũng là đi tìm gặp những ông bạn già ngày trước để hàn huyên, để nhậu nhẹt cho vui thôi,” ông Nghĩa nói lý do về nước của mình. Theo ông, dù từng nghĩ “sống ở Mỹ như địa ngục,” nhưng khi về nhìn lại những người bạn cùng lứa ngày trước, ông Nghĩa lại thấy mình “ngon lành hơn.”

Tương tự như vậy là trường hợp của ông Hai Lý, một cư dân ở Midway City, người cũng đã bước qua tuổi 70, “cổ lai hy.”

Theo lời ông Hai Lý, ông sang Mỹ từ năm 1975, “Việt cộng tấn công vô là tôi đi ngay.” Sau thời gian đi làm “assembly” ở hãng, hiện tại ông Hai đã về hưu, “ly dị lâu rồi,” và “mấy đứa con cũng đều có gia đình ở riêng.”

Ông Hai không có nhà, cũng không có xe vì ông cho rằng “già rồi đi xe bus cho tiện.” Ông không nói lương hưu của ông bao nhiêu, chỉ nói mỗi tháng ông trả $300 tiền thuê phòng, và phải ra ngoài ăn uống một cách tiết kiệm vì “chủ nhà không cho nấu ăn.”

“Ở đây, người ta nhìn tình cảnh của tôi chẳng khác gì thằng cơ hàn,” ông Hai tự đưa lời nhận xét. “Nhưng khi về Việt Nam thì tôi khác à!”

Ðến ‘anh’ Việt kiều được chìu chuộng chăm sóc

“Ở đây, người ta nhìn một ông già 70 như tôi, không có xe, không có nhà chẳng khác nào như một thằng cơ hàn. Trong khi mỗi lần về Việt Nam , tôi thấy mình như ông vua, có thể hét ra lửa được, vì con gái Việt Nam rẻ như bèo, mình có tiền muốn làm gì mà chẳng được.”

Ðó là lý do mà ông Hai Lý cứ chắt mót số lương hưu, khi thấy “vừa đủ” là bay ngay về Việt Nam để được làm người “hét ra lửa.”

Người đàn ông đậm người, tóc được nhuộm đen không thể nhìn ra một sợi trắng, nói rất tự nhiên, “Về Việt Nam , tôi ít khi ở Sài Gòn, ở đó cái gì cũng mắc mỏ. Tôi còn bạn bè ở Vĩnh Long. Mỗi lần tôi về là họ dẫn tôi đi chỗ này chỗ nọ.”

“Chỗ này chỗ nọ” của ông Hai là những quán cà phê, những tiệm massage cũng “sạch sẽ tươm tất” nhưng giá cả không quá đắt. Ông Hai nói không cần che giấu, “Mình bỏ ra có ba bốn trăm ngàn, chưa đến hai chục đô, mà có người gội đầu, người ngồi cắt móng tay, móng chân, người mát-xa mặt thì còn muốn gì nữa. Ðàn ông mà.”

Ông Hai cũng nhắc đến những nơi ông thích lui tới như “cà phê vườn,” “cà phê võng” nhưng khi được hỏi ở đó có gì khiến ông thích thì ông chỉ cười không trả lời, rồi bắt qua chuyện khác.

Không nhận xét “con gái Việt Nam rẻ như bèo” như kiểu ông Hai Lý, nhưng cảm giác được “chìu chuộng chăm sóc ngọt ngào” cũng là điều ông Nghĩa Nguyễn tìm thấy trong những lần về Việt Nam sau đó.

Ông Nghĩa kể mấy lần sau về Việt Nam, nhiều bạn già, bạn nhậu của ông người thì chết, người thì bệnh bởi những chứng tiểu đường, cao máu. Buồn, thiếu người nói chuyện, ông Nghĩa “đi cắt tóc thanh nữ cho quên sầu.”

Học được cách cho tiền “tip” từ Mỹ, ông Nghĩa “bo” cho cô thợ cắt tóc một ít tiền. Thế là “cô thợ chỉ hơn 20 tuổi kêu tôi bằng anh ngọt xớt.” Ông Nghĩa kể lại mà gương mặt vẫn còn giữ nguyên nét hồ hởi, “Tôi nghe khoái quá! Bởi lâu lắm rồi người ta chỉ kêu tôi bằng chú, bằng bác, vợ tôi thì khi nói chuyện cũng kêu tôi bằng ông. Giờ nghe có người kêu mình bằng ‘anh’ thấy lạ tai và thấy mình trẻ ra.”

Cứ vậy mà ông Nghĩa mê trò “đi cắt tóc, gội đầu, mát-xa.”

Rồi ông cũng chợt nhận ra là ông chưa từng bao giờ hưởng được sự dịu ngọt, chìu chuộng như vậy từ vợ con, họ chỉ từng “sợ” ông khi ông còn là trụ cột trong nhà. Ông cảm thấy hình như đã đến lúc ông cần “phải lo cho bản thân ông nhiều hơn.”

Ông Nghĩa bắt đầu có thú vui mỗi khi về Việt Nam là đi “khám phá” những “tiệm cắt tóc gội đầu máy lạnh” và đi nhậu ngoài quán chứ không còn nhậu với mấy ông bạn già ở nhà như những lần trước.

Ông lại vui hơn nữa là mấy cô gái nơi đó đều gọi ông bằng “anh.” Mà tính ông lại “thương người” nên cứ nghe cô nào ngồi thủ thỉ chuyện gia cảnh khó khăn phải đi làm thế này là ông lại cho tiền, “mỗi lần 50 đô hay có khi cho 100 đô.”

Khi được hỏi, “Ông không nghĩ là những cô gái đó ngọt ngào với ông vì chỉ muốn tiền của ông thôi sao?” ông Nghĩa tỉnh bơ trả lời, “Sao lại không biết! Nhưng tôi cảm thấy tôi happy trong những khoảng thời gian đó thì tôi làm thôi.”

Chỉ muốn ‘ăn bánh trả tiền’ hay thực sự muốn chuyện trăm năm?

“Ăn bánh trả tiền” là điều ông Nguyên Phạm, gần 60 tuổi, chủ một business nhỏ ở Santa Ana, chọn.

Ông Nguyên xác định rất rõ, “Cuộc sống vợ chồng tôi ở đây không hạnh phúc. Nhưng cũng không ly dị vì không muốn giải quyết chuyện phân chia tài sản. Mỗi năm tôi về Việt Nam một đôi lần là để đi chơi, hưởng thụ.”

Theo lời ông Nguyên kể, mỗi lần về Việt Nam, qua lời giới thiệu của “người quen,” ông sẽ “cặp kè” với một cô. Trung bình ông sẽ trả cho cô gái $1,000 cho cuộc sống “già nhân ngãi, non vợ chồng” trong vòng một tháng. Còn những khoảng ăn ở, đi chơi nơi này nơi khác, ông Nguyên cũng là người chi trả hết.

Người đàn ông này giải thích thêm, “Mỗi lần về Việt Nam trong thời gian ngắn ngủi như vậy chỉ thấy mình được chìu chuộng, nâng niu. Không có chuyện cãi lộn, gấu ó. Không bị căng thẳng đầu óc vì công việc.”

“Cũng có lúc gặp mấy cô dễ thương, khi qua đây rồi cũng có gọi điện về nói chuyện chơi. Nhưng khi thấy cô nào bắt đầu than ‘má em bệnh, ba em đau, xe em mất’ là tôi ‘bái bai,’ cắt liên lạc luôn để khỏi phiền.” Ông Nguyên nói.

Ông Hai Lý cũng xác định chuyện muốn “hét ra lửa,” vung tay cho tiền những cô gái quê để được chăm sóc, nâng niu cũng chấm dứt khi rời khỏi Việt Nam, bởi ông không muốn có những ràng buộc, “qua đây thân tôi lo còn chưa xong nữa mà đèo bòng thêm chi.”

Riêng ông Nghĩa Nguyễn thì có hơi khác. Không chỉ có cảm giác là mình “thật sự trẻ ra” khi “bước vô quán nào người ta cũng kêu tôi bằng anh,” mà ông còn muốn nếu có ai đó chịu đứng ra bảo trợ tài chánh thì ông sẵn sàng ly dị vợ để cưới ngay một cô từ Việt Nam qua để suốt ngày nghe tiếng “anh” cho thỏa cái lỗ tai.

Ước mơ của ông Nghĩa đang lưng chừng thực hiện được “phíp-ty pờ xen” (50%) vì các con ông chia hai phe. Một phe ủng hộ, “ba già rồi hãy làm điều gì cho ba vui thì làm.” Nhưng phân nửa kia thì cật lực phản đối, “không chịu được cảnh nhìn ba tung tăng đi công viên với một đứa đáng tuổi cháu ngoại.”

Vợ ông Nghĩa đương nhiên biết chuyện “cặp bồ” của ông ở Việt Nam, nhưng bà nói, “Già từng tuổi này rồi, tui chẳng có gì để ghen tuông, mà tui chỉ thấy phát gớm!”

Theo NVonline

Image may contain: 1 person

Cầu 7.000 tỷ nối Hạ Long-Hải Phòng vừa thông xe đã… lún võng

Trang Minh and 2 others shared a link.
DANVIET.VN

……

Cùng nhận định với anh Tuyến, anh Nguyễn Trung Kiên, người dân TP.Hạ Long cũng cho biết, nếu sắp tới điều chỉnh tốc độ tuyến cao tốc này lên 120km/h thì sẽ rất nguy hiểm. “Có lần tôi đi với tốc độ cao qua đoạn này xe còn bay lên khỏi mặt đường. Không hiểu trước khi đưa vào sử dụng việc nghiệm thu cầu được tiến hành như thế nào mà chất lượng mặt cầu lại kém như thế. Mặt cầu cong võng như vậy mà chủ đầu tư không khắc phục mà đã tiến hành thu phí”, anh Kiên nói.

Còn theo các thành viên trên diễn đàn Otofun Quảng Ninh, nếu lái xe nào mới đi qua đoạn cầu này lần đầu sẽ bị giật mình vì mặt cầu lồi lõm rất khó lái, xe chạy nhanh trên 100 km/h nguy cơ va chạm với các xe chạy song song rất lớn. Nhiều thành viên cũng đặt ra câu hỏi nguyên nhân vì sao mà mặt cầu vừa thi công xong đã cong võng khó hiểu?

 cau 7.000 ty noi ha long-hai phong vua thong xe da... lun vong hinh anh 2

Mặt cầu đoạn giữa 3 trụ cầu cong võng một cách khó hiểu.

Để kiểm chứng những phản ánh của lái xe, phóng viên Dân Việt đã đi thực tế tuyến đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng vào sáng 31.10, từ thành phố Hạ Long lên đến trạm thu phí cầu Bạch Đằng chất lượng mặt đường khá tốt, không có hiện tượng lồi lõm. Tuy nhiên khi xe di chuyển từ trụ đầu tiên cầu Bạch Đằng đến trụ cầu thứ 3 thì có hiện tượng bồng bềnh, đi chậm có thể thấy được mặt cầu có nhiều chỗ cong võng với độ võng sâu.

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Ngọc Thảo, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT cầu Bạch Đằng xác nhận, đúng là có hiện tượng mặt cầu đoạn giữa các trụ chữ H bị uốn lượn như nhiều lái xe phản ánh. Ông Thảo giải thích, nguyên nhân là do cầu Bạch Đằng sử dụng công nghệ rất phức tạp. Các nhịp cầu dài làm bằng dầm bê tông cốt thép nên khi ghép vào nhau rất khó để bằng phẳng. Bên cạnh đó, lực căng của dây cáp lại biến thiên không đều làm các khớp nối không đều nhau nên dẫn tới tình trạng mặt cầu bị uốn lượn như hiện nay.

  • Quan chức nhà sản phá kinh khủng, chúng sẽ tàn phá cái đất nước này đến khi không còn cái gì để phá ?

Dự án đường sắt 60 tỷ USD và sự tồn vong của nước Việt

Minh Phuong Nguyen shared a link.
THAOTIN.NET

Ngày 21/08/2018 trong chuyến thăm TQ,Ngài Mahathir đã thẳng thừng tuyên bố: “Chúng tôi không chống lại các công ty Trung Quốc, nhưng chúng tôi đang chống lại việc vay tiền từ bên ngoài và có các dự án không cần thiết và rất tốn kém”.

“Chúng tôi không muốn xảy ra tình huống về phiên bản mới của Chủ nghĩa thực dân bởi vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu về mặt thương mại tự do, cởi mở”

Mahathir đã ngay lập tức cho dừng dự án đường sắt cao tốc 20 tỷ usd vì cho rằng “dự án này không cần thiết cho đất nước và không đủ khả năng chi trả khoản nợ lớn này”.

Trong vòng vài tháng trở lại ghế thủ tướng, ngài Mahathir đã có những động thái quyết liệt khi dừng toàn bộ các dự án và các khoản vay lên đến 30 tỷ usd.

Ngoài ra Mahathir đã ngừng cấp thị thực dài hạn cho người TQ mua nhà ở thành phố Forest city trị giá 100 tỷ usd để chống lại việc “di dân” của TQ (70% nhà ở Forest city đã bị người TQ mua sạch để định cư ).

Mahathir đã cắt giảm 10% chi phí lương của chính phủ bằng cách cắt giảm những bộ ngành kém hiệu quả, sa thải 17.000 công chức “sáng cắp ô đến,chiều cắp ô về”. Ngài đã thẳng tay sa thải những quan chức cao cấp quan liêu, thiếu hiệu quả, bổ nhiệm những người có tài năng trẻ tuổi vào bộ máy chính phủ ( Mahathir đã bổ nhiệm bộ trưởng thanh niên và thể thao trẻ nhất châu á là Syed Saddiq Syed Abdul Rahman chỉ mới 25 tuổi ). 

….

Malaysia là một quốc gia có nền kinh tế mạnh ở Đông Nam Á, tuy nhiên chỉ vì một lãnh đạo tham nhũng, đục khoét là Najib, Malaysia đã trở thành “con nợ” của TQ.

Việt Nam chúng ta đã có khối nợ công khổng lồ hơn 150 tỷ USD, tuy nhiên may mắn cho chúng ta là nợ TQ chỉ hơn 4 tỷ USD, những khoản vay của ADP, World bank đa phần là lãi vay thấp dao động từ 0,6-1,2% trên năm thời gian vay kéo dài từ 25-40 năm và đáo hạn 10-15 năm, Tuy nhiên kể từ năm 2017 trở đi chúng ta đã không còn được cơ chế ưu đãi của những tổ chức này và phải vay của TQ lãi suất rất cao tối thiểu là 3% đến 10% với thời hạn ngắn là 5-15 năm thời gian đáo hạn là 5 năm.

Những khoản vay của TQ lãi suất cao thời gian vay ngắn sẽ là áp lực rất lớn để Việt Nam có thể trả nợ đúng hạn (Khả năng vỡ nợ là rất cao khi nợ công đã ở mức báo động đỏ). Thời gian gần đây truyền thông Việt đã bắt đầu “lobby” cho dự án đường sắt cao tốc bắc nam trị giá 58 tỷ usd (gấp 3 lần dự án đường sắt của Malaysia mà Mahathir vừa tuyên bố hủy ). Nếu dự án này được thông qua,Việt Nam sẽ gánh thêm 1,3 triệu tỷ nợ công ( nếu đội giá có thể lên đến 2 triệu tỷ nợ công cho dự án này )

Phát hiện người Trung Quốc mua gom 246 lô đất ven biển Đà Nẵng

Phát hiện người Trung Quốc mua gom 246 lô đất ven biển Đà Nẵng

Theo thông tin của cơ quan quản lý đất đai quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, hiện có gần 250 lô đất ven biển Đà Nẵng do người Trung Quốc núp bóng thu gom.

 Người Trung Quốc núp bóng gom đất nằm sát tường rào sân bay Nước Mặn

Người Trung Quốc núp bóng gom đất nằm sát tường rào sân bay Nước Mặn

Nói về việc người Trung Quốc núp bóng nhờ người Việt Nam đứng tên mua đất ven biển Đà Nẵng, nằm nơi nhạy cảm về quân sự gần sân bay Nước Mặn, ông Tăng Hà Vinh cho biết theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài chưa được phép mua đất tại Việt Nam.

Do đó, họ lách luật bằng cách đưa tiền nhờ các cá nhân người Việt đứng tên để mua đất.Trong hồ sơ, những trường hợp này đều mua đất hợp pháp, đúng quy trình, quy hoạch. Họ thực hiện đầy đủ các giấy tờ và nghĩa vụ về thuế thì mình phải chấp nhận để họ mua.

Ven biển Đà Nẵng, gần khu vực sân bay Nước Mặn đầy rẫy những nàh hàng do người Trung Quốc làm chủ

Ven biển Đà Nẵng, gần khu vực sân bay Nước Mặn đầy rẫy những nàh hàng do người Trung Quốc làm chủ

Về vấn đề này, ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở TNMT TP Đà Nẵng, lo lắng cho rằng, nếu quả thực đứng sau các cá nhân người Việt lại là người Trung Quốc cần phải hết sức thận trọng. Chẳng hạn người Trung Quốc đưa cho người Việt Nam 3 tỉ đồng  nhờ mua một lô đất.

Sau đó, họ phối hợp thành lập một công ty cổ phần có tổng số vốn khoảng 30 tỉ. Người Việt góp cổ phần bằng chính lô đất trên quy ra 10%, còn người Trung Quốc góp 27 tỉ (90%) để công ty xây khách sạn, nhà hàng.

Như vậy, đương nhiên người Trung Quốc giữ chức chủ tịch HĐQT, có quyền quyết định mọi việc ở công ty. Như vậy, việc sử dụng lô đất trên đương nhiên sẽ thuộc về người có cổ phần nhiều hơn. Ông Điểu cũng cho biết thêm, qua rà soát đã phát hiện có nhiều trường hợp các doanh nghiệp có người Việt Nam đứng tên chung với người Trung Quốc nhưng cổ phần của người Trung Quốc nhiều hơn.

 Một khách sạn 5 sao cạnh sân bay Nước Mặn do người Trung Quốc làm chủ đang xây dựng.

Một khách sạn 5 sao cạnh sân bay Nước Mặn do người Trung Quốc làm chủ đang xây dựng.

Ông Điểu cũng nhấn mạnh, để hạn chế, ngăn chặn tình trạng người Trung Quốc giấu mặt mua đất ở khu vực ven biển Đà Nẵng, Lãnh đạo thành phố  cần phải tính toán để khống chế chiều cao của các tòa nhà ở khu vực này, đừng cho họ xây cao quá. Về quy mô, chỉ cho họ làm nhỏ thôi. Đặc biệt, đất ở gần các khu vực “nhạy cảm” không được cho tách thửa.

H. Dũng
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/nguoi-trung-quoc-mua-gom-246-lo-dat-ven-bien-da-nang-20151216115220645.htm