Vụ GS Chu Hảo khiến sách về dân chủ ‘cháy hàng’

Vụ GS Chu Hảo khiến sách về dân chủ ‘cháy hàng’

BBC

  • 5 tháng 11 2018

Môi trường học thuật ở Việt Nam còn bị ràng buộc

Tin Giáo sư Chu Hảo bị xem xét kỷ luật làm dấy lên một “làn sóng săn lùng sách của Nhà xuất bản Tri Thức,” chủ nhiệm một nhóm nghiên cứu học thuật Việt Nam trả lời BBC hôm 3/11.

Chị Nguyễn Vi Yên, Chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai Minh, một nhóm hoạt động nghiên cứu thuần túy trong lĩnh vực khoa học chính trị, bình luận rằng không chỉ giới tri thức mà cả đại chúng cũng “bất bình trước cách hành xử vô lý của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản.”

Hôm 25/10, cơ quan này tuyên bố ông Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức bị “đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật” vì những “vi phạm nghiêm trọng”.

Ngày 26/10, ông Chu Hảo ra tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản.

Sau đó, nhiều người trong giới trí thức, văn sĩ đồng loạt tuyên bố rời khỏi Đảng Cộng sản, trong đó đáng chú ý có nhà văn Nguyên Ngọc.

Kỷ luật GS. Chu Hảo có giúp bảo vệ Đảng?

Đảng Cộng sản nêu ‘sai trái’ của GS Chu Hảo

Kỷ luật ông Chu Hảo là ‘giọt nước tràn ly’

Sách về tự do, dân chủ ‘cháy hàng’?

“Chưa bao giờ tôi được chứng kiến một làn sóng săn lùng sách của NXB Tri Thức như lần này,” chị Vi Yên bình luận về mối quan tâm của không chỉ giới học thuật mà còn cả quần chúng đối với vụ GS Chu Hảo bị kỷ luật.

“Nhiều chủ tiệm sách cho biết hàng loạt sách về tự do, dân chủ trong Tủ sách Tinh hoa của NXB Tri Thức đã ‘cháy hàng’.”

“Nói vậy để thấy được vụ việc này đã lan rộng tới đâu,” chị Vi Yên nói thêm.

“Không chỉ có giới tri thức hay giới học thuật lên tiếng đứng về phía GS Chu Hảo, mà đại chúng cũng lấy làm bất bình trước cách hành xử vô lý và phản tiến bộ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản.”

“Rõ ràng, qua những sự vụ như thế này, Đảng Cộng sản đang tự đánh mất tính chính danh của mình, làm xấu hình ảnh của mình trong lòng dân.”

Giáo sư Chu Hảo
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES

Có thêm các trí thức ‘bỏ Đảng’ sau vụ TS Chu Hảo

GS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì ‘tự diễn biến’

‘Đóng góp quan trọng cho xã hội dân sự và tri thức’

Chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai Minh trong chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 1/11 cho biết chị từng có thời gian làm việc với GS Chu Hảo, từ 2014 đến 2016.

Từ kinh nghiệm cá nhân, chị Vi Yên nói chị thấy “những đóng góp của GS Chu Hảo cho xã hội dân sự nói chung và trong mảng tri thức nói riêng là rất quan trọng cho Việt Nam”.

“Thầy Bùi Văn Nam Sơn, một nhà nghiên cứu Triết học ở Việt Nam rất nổi tiếng, từng nói là “bạn hãy nói cho tôi biết nước bạn đã dịch được những gì thì tôi sẽ nói cho bạn biết nền học thuật của nước bạn hiện như thế nào,” Vi Yên nói với ý so sánh với các đầu sách từng được dịch, in trong thời gian ông Chu Hảo lãnh đạo Nhà xuất bản Tri Thức.

Nguyễn Vi Yên
Bản quyền hình ảnh FACEBOOK NGUYEN VI YEN

‘Môi trường học thuật bị chèn ép’

Từng học tập tại châu Âu và hiện đang làm việc tại Cộng hòa Czech, chị Vi Yên nhận xét ở Việt Nam “môi trường học thuật không tự do dẫn đến chưa thể hình thành được một đội ngũ các nhà khoa học chất lượng”.

Chị Vi Yên nêu ví dụ về “môi trường học thuật bị ràng buộc” qua việc “những ấn phẩm của Nhà xuất bản Tri thức như cuốn Đường về nô lệ, chỉ đơn thuần là chuyển tải tư tưởng của một vị triết gia là Hayek thôi mà đã bị cấm xuất bản và đã bị nêu tên trên tuyên bố của Ủy ban Kiểm tra Trung ương”.

“Có thể thấy là trong quá trình nghiên cứu, trao đổi và thảo luận ở Việt Nam mà mình còn chưa làm sáng tỏ được những vấn đề xã hội về mặt khoa học để có thể làm cơ sở cho việc đưa ra cuốn sách.”

“Cho nên là đừng hỏi tại sao các chính sách ở Việt Nam mình lại tồi tệ và đừng hỏi tại sao vấn nạn ở Việt Nam lại xảy ra nhiều như vậy khi mà môi trường học thuật ở Việt Nam bị ràng buộc, bị chèn ép giống như là vừa rồi GS Chu Hảo bị đưa ra xem xét kỷ luật.”

Theo chị Vi Yên, ở Việt Nam có nhiều chuyển dịch khác nhau trong xã hội. Có người chọn cách ở trong Đảng và sử dụng vị trí của họ để xây dựng xã hội, trong khi có người chọn cách bước ra khỏi Đảng và “đứng về phía người dân và lên tiếng”.

Giáo sư Chu Hảo hoàn toàn có thể bước ra bên ngoài và “tham gia mạnh mẽ hơn vào trong xã hội dân sự giống như có rất nhiều nhóm NGO, CSO vẫn đang hoạt động,” chị Vi Yên nói hôm 1/11.

Tổng Trọng: ‘Giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ’

Tổng Trọng: ‘Giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ’

Hàng trăm học sinh tại nhiều trường học của huyện Tây Giang có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì bị “cắt chế độ hỗ trợ.” (Hình: GDVN)

HÀ NỘI (NV) – Ông tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước CSVN tấm tắc tự sướng khi khen rằng “giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ,” bất kể những tai tiếng liên tiếp xảy ra.

Chiều ngày Thứ Bảy, 3 Tháng Mười Một, 2018, theo tờ Giáo Dục Việt Nam (GDVN) tường thuật: “Tại Phủ Chủ Tịch, Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt 55 học sinh, sinh viên tiêu biểu ngành giáo dục năm học 2017-2018.”

Ông Bộ Trưởng Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ mượn cơ hội này để khoe thành tích: “Chất lượng giáo dục phổ thông được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chất lượng giáo dục đại học được cải thiện một bước.”

Tờ GDVN nói ông Nguyễn Phú Trọng “đánh giá cao những kết quả mà ngành đã đạt được trong thời gian qua” và ông nhấn mạnh “…giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ.”

Chỉ mới tuần trước, cả nước sững sờ khi thấy Bộ Giáo Dục và Đào Tạo CSVN công bố để “lấy ý kiến” trước khi ban hành dự thảo “thông tư về quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp.” Trong đó có khoản nữ sinh viên ngành sư phạm bán dâm đến lần thứ tư mới bị đuổi học.

Thấy dư luận phẫn nộ dữ dội, Bộ GDĐT vội vàng rút bản dự thảo thông tư lại, còn ông Bộ Trưởng Nhạ, thay vì nhận lỗi, thì đổ tội cho cấp dưới là “ban soạn thảo hoặc cán bộ, cá nhân thực hiện việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém,” tờ Lao Động dẫn lời ông Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn ở Quốc Hội ngày 31 Tháng Mười, 2018.

Khi ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước khen ngợi 55 học sinh sinh viên xuất sắc và ca ngợi nền giáo dục “chưa bao giờ được như bây giờ” thì tờ GDVN cũng đưa tin trong một bản tin khác rằng hàng trăm học sinh của những xã vùng cao “vừa đạt chuẩn nông thôn mới” ở Quảng Nam “đang có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì bị cắt chế độ hỗ trợ gạo cơm, thực phẩm.”

Những học sinh này nhà ở xa trường cả chục cây số, nếu không được trợ cấp tiền ăn và ở bán trú thì chúng sẽ phải bỏ học. Cha mẹ chúng nghèo khổ, không thể gánh các tốn phí cho chúng kiếm chữ. Tờ GDVN nói: “Nhà trường phải đứng ra vay mượn, xin tài trợ từ các mạnh thường quân… để đảm bảo cuộc sống bán trú cho những học sinh bị cắt chế độ hỗ trợ vì xã đạt chuẩn nông thôn mới” nhưng cũng chỉ giải quyết tạm thời.

Khi Quốc Hội CSVN ngày 25 Tháng Mười, 2018, bỏ phiếu tín nhiệm 48 chức danh cầm đầu chế độ Hà Nội và Quốc Hội, ông Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ có “điểm tín nhiệm thấp” nhiều nhất. Hơn hai tháng trước, cả nước bàng hoàng khi tin tức bị xì ra là cuộc thi tốt nghiệp trung học kết hợp tuyển sinh đại học “hai trong một” đã bị sửa nâng điểm tại hội đồng thi một số địa phương. Thiên hạ ai cũng chỉ tay về phía ông Nhạ để đòi ông từ chức nhưng ông vẫn ngồi nguyên đó.

Nay ông lại còn được ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước “hai trong một” tấm tắc chống lưng. (TN)

GIÁO DỤC THEO CÁCH MAN RỢ

 
GIÁO DỤC THEO CÁCH MAN RỢ

Đây là hành vi bạo hành học sinh và trẻ em, tức hành vi này đã một lúc xâm phạm vào hai loại khách thể, một là quan hệ giáo dục và hai là quyền lợi trẻ em.

Và rõ ràng, hành vi bạo lực một cách man rợ đối với nhiều học sinh theo cấp số cộng (công sai bằng 2 cái tát) thì quả thực con người với danh xưng nhà giáo này sẽ phải đối mặt với án tù hoặc ít nhất là bị cấm dạy học hay làm công việc liên quan đến trẻ em hoặc giáo dục vĩnh viễn cộng với khoản bồi thường (tiền phạt) rất lớn.

Nhưng rất tiếc, chúng ta quen với tâm lý rằng, giáo viên cũng như cha mẹ vậy, được quyền nhân danh yêu thương và giáo dục để dạy dỗ những đứa trẻ nên người. Và nó dẫn tới những tình trạng bạo hành một cách thản nhiên vì được sự đồng thuận của cả xã hội, trong khi chỉ đứa trẻ là buộc phải tự mình đối diện với những nỗi đau đớn về thể xác và nỗi sợ hãi về tinh thần bằng sự trách mắng, xúc phạm và bị cáo buộc là dối trá từ phía những người trưởng thành.

Tôi vẫn thường hỏi, tại sao giáo dục ở các quốc gia khác, từ gia đình cho tới nhà trường, họ không bao giờ phải và cũng không được phép nặng lời với trẻ em và học sinh chứ chưa nói đến là đánh đập vào thân thể những đứa trẻ, nhưng con người họ vẫn văn minh, tử tế và nhân bản đến vậy, và đất nước họ cũng phát triển mỗi ngày.

Còn chúng ta, vẫn là những con người, những tâm hồn trẻ thơ, mà chúng ta cứ thay nhau chửi mắng và đánh đập chúng nhân danh tình yêu và sự giáo dục với mục đích được nại ra là để chúng nên người.

Tôi chưa biết những đứa trẻ có thể phát triển bình thường được hay không và có thể nên người ra sao, nhưng ngay tại lúc mà chúng nhận lấy những lời quở trách, mạt sát hay bị đánh đập, cưỡng bách, thì chúng đã thực sự như một con vật rồi.

Chúng ta còn một kiểu cách giáo dục nữa đó là chấm điểm và phê vào những bài kiểm tra và trả bài một cách công khai cho cả lớp. Và chính điều mà mọi người cho là bình thường đó lại đang làm cho trẻ trở nên tự ti hoặc cảm thấy bị tổn thương vì những lời phê đó. Đương nhiên là chúng ta không hề để tâm đến điều đó và vẫn thản nhiên sử dụng phương pháp đánh giá, nhận xét tố chất học sinh này như một công cụ hữu ích của giáo dục. Nhưng nó thực phản giáo dục và phản khoa học đối với tâm lý của trẻ.

Nếu cứ tiếp tục thế này. Con người sẽ trở thành những kẻ ngược đãi và hành hạ nhau như một con vật, ngay chính tại nơi mà họ gọi là giáo dục. Tôi cảm giác rằng, những đứa trẻ như đang sống trong một trại cải tạo vô cùng  tàn khốc vậy.

Hai chủ hụi bỏ trốn, hàng trăm người trở thành con nợ

CHỦ HỤI BỎ TRỐN SẺ BỊ TRUY NÃ TÙ, CÒN NHÀ BANK PHÁ SẢN ĐỀN 75 TRIỆU HUỀ CẢ LÀNG,  BÀ CON CÒN KHÔNG MAU RÚT TIỀN MUA USD

NEWS.ZING.VN
Hàng trăm người dân tại xã Hòa Lộc và Thạnh Ngãi (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) đã có đơn cầu cứu cơ quan chức năng khi 2 chủ hụi bỏ trốn.

6 NĂM TÙ GIAM CHO NGƯỜI TÀI XẾ ĐI ĐÚNG LUẬT

Trung Minh Le shared a post.
Image may contain: 1 person, text
Amy Truc TranFollow

6 NĂM TÙ GIAM CHO NGƯỜI TÀI XẾ ĐI ĐÚNG LUẬT

Xe Innova do một người tên Sơn sau khi nhậu xong nhét 11 người, chạy lùi trên cao tốc. Anh Lê Ngọc Hoàng (33 tuổi) điều khiển xe Container chở 26 tấn hàng (cho phép 36 tấn) chạy tốc độ 62 km/h, thấp hơn tốc độ cho phép trên cao tốc là 80 km/h, dù phanh lết bánh, kiện hàng trên xe lăn đến đè nát cabin, nhưng vẫn xảy ra va chạm.

Vụ tai nạn này khiến 4 người tử vong và 6 người khác bị thương. Tài xế xe container Lê Ngọc Hoàng bị kết 6 năm tù giam, bồi thường 270 triệu về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Hội đồng xét xử (HĐXX) cho là bị cáo Hoàng đã vi phạm quy định về giữ khoảng cách an toàn với các xe phía trước.

Tại phiên xử phúc thẩm ngày 02.11, anh Hoàng khai khi án sơ thẩm được tuyên ngày 10/5, anh mất toàn bộ niềm tin vào sự thật, công lý nên đã tìm tới cái chết trong trại giam nhưng được cứu kịp thời.

“Xin Hội đồng xét xử nhớ một điều, nhân quả báo ứng tới nhanh lắm. Xử xong bản án này thì các ông cũng phải di chuyển trên đường. Và, một thằng say xỉn nào nó lùi xe tông các ông thì coi các ông né nó kiểu nào!”- Anh Hoàng nói trước tòa.

Nguồn tin: nhà báo Trương Châu Hữu Danh

Trộm “Ghé Thăm”: Quan Chức Lộ Ra Vàng Khối, Tiền Tỷ Siêu Khủng

Trộm “Ghé Thăm”: Quan Chức Lộ Ra Vàng Khối, Tiền Tỷ Siêu Khủng

M.â’t trộm, quan tỉnh lộ 65 cây vàng dưới gầm giường

TAND tỉnh Gia Lai vừa tuyên phạt tổng cộng gần 72 năm tù cho 4 bị cáo gồm: Nguyễn Mạnh Quân, Lê Đình Đạt, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Ngọc Thuận cùng về tội “trộm cắp tài sản”.

Cách đây hơn 1 năm, 4 đối tượng trên đã thực hiện vụ trộm cắp tại nhà riêng của vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ – Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan – trưởng phòng tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai.

Trong lúc tìm kiếm Quân phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số, bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng… Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỷ đồng.

Đối tượng Lê Đình Đạt khi bị cơ quan điều tra bắt giữ

Vụ trộm xảy ra khi gia đình bà Lan đang đi du lịch. 5 ngày sau bà Lan trở về phát hiện nhà bị trộm “viếng thăm”, lấy đi nhiều tài sản quý giá nhưng bà lại trình báo lên Công an phường Yên Đổ (TP. Pleiku) là bị trộm đột nhập nhà, nhưng không bị mất tài sản. Khoảng một tuần sau, bà Lan lại có đơn trình báo gửi Công an TP. Pleiku, vào đêm 31/12/2012, nhà bà bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp 5 cây vàng (?).

Vụ quan tỉnh mất trộm này đã gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Người dân nơi phố núi trong các cuộc “trà dư tửu hậu” vẫn đưa câu chuyện quan tỉnh mất trộm để nói vui rằng “mất trộm, lòi vàng nhà quan”.

Nhà giám đốc Sở GTVT bị trộm “khoắng” hơn 1 tỷ

Ngày 30/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn tiến hành tạm giữ hình sự 3 đối tượng Phan Thế Anh (ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông), La Văn Thắng (SN 1993, huyện Chợ Mới) và Đỗ Văn Ngọc (SN 1997, ở phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn) do liên quan đến vụ trộm cắp tài sản hơn 1 tỷ đồng trên địa bàn.

Trước đó, ngày 10/5, bà Dương Thị Hạnh, ở phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn (vợ ông Lăng Văn Hòa – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn) trình báo: Ngày 7/5, gia đình bà bị kẻ gian đột nhập lấy trộm 40 000 USD, 5 cây vàng SJC, 1 lắc tay, 1 đôi nhẫn cưới và số tiền gần 100 triệu đồng.

Ngôi nhà của vợ chồng ông Hòa bị trộm “hỏi thăm”.

Trộm “rinh” nửa tỷ đồng nhà PGĐ Sở Tài chính

Sáng 10/9/2013, lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, kẻ trộm phá cửa đột nhập vào nhà ông Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định (ở đường Phan Huy Chú, phường Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn), lấy đi két sắt và nhiều tài sản giá trị khác.

Đến trưa cùng ngày, khi gia đình ông Trần Cang về thì phát hiện đồ đạc trong nhà bị lục tung, còn két sắt cũng biến m.â’t nạn nhân đã báo cho cơ quan chức năng. Tổng giá trị tài sản bị m.â’t ước tính khoảng 500 triệu đồng.

Trộm “hỏi thăm” 57 lượng vàng trong nhà cán bộ tỉnh

Sáng ngày 3/7/2013, Công an TP. Vinh (Nghệ An) đã bắt ba nghi can gồm: Phan Xuân Nam (14 tuổi, trú tại thị trấn huyện Nam Đàn); Lữ Văn Sang (14 tuổi, trú xã Mậu Đức, huyện Con Cuông); Nguyễn Cao Cường (18 tuổi, trú tại phường Hồng Sơn, TP. Vinh) vì liên quan đến vụ trộm 57 lượng vàng và 50 triệu đồng tại nhà một cán bộ văn phòng UBND tỉnh.

Ngày 25/6/2013, nhóm đối tượng này đã đột nhập gia đình bà Trần Thị Anh Đào (53 tuổi, trú tại P.Hưng Dũng, TP. Vinh) cạy tủ, két sắt để trộm số tài sản nêu trên. Được biết, bà Đào là cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An (chồng bà Đào nguyên cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Nghệ An, đã về hưu).

Nhà trưởng BQLDA bị trộm khoắng 1,5 tỷ

Tháng 2/2013, trộm đã đột nhập nhà riêng ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng trong két sắt.

Ông Tú trình báo, tài sản trên gồm 1 tỷ đồng tiền mặt của nhiều doanh nghiệp gửi để qua Tết nộp ngân sách; 4.000 USD của cha mẹ vợ ông Tú và tiền, vàng là tài sản của gia đình.

Các đối tượng trong vụ trộm nhà Trưởng ban quản lý dự án Bạc Liêu

Điều đáng nói, bọn trộm đột nhập nhà ông Tú có liên quan đến hàng loạt vụ trộm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh… Chúng chỉ tìm đến nhà cán bộ khá giả hoặc tiệm vàng để trộm.

Trộm “cuỗm” ôtô 800 triệu nhà Phó ban chống tham nhũng tỉnh

Ngày 18/10/2012, ngôi biệt thự của ông Đồng Xuân Thọ (Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai) tại phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa cũng bị trộm ‘viếng thăm’ và lấy chiếc Toyota Altis trị giá trên 800 triệu đồng của gia đình.

Trước đó, vào tối 17/10/2012, tài xế lái chiếc xe ô tô trên cho xe vào gara, để toàn bộ giấy tờ và chìa khóa trên xe rồi đi ngủ. Theo khai báo của gia chủ, tên trộm đã cắt khóa cổng căn biệt thự, vào khu vực nhà để xe ở sảnh trước ngôi biệt thự, đánh xe đi mất

Cổng ngôi biệt thự nhà ông Thọ bị trộm cắt khóa, trộm ôtô.

Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng

Ngày 5/12/2011, bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến – SN 1960, Đội trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.HCM) đi làm về thì phát hiện nhà bị trộm.

Chiếc két sắt đặt trong phòng ngủ bị cạy phá, toàn bộ tài sản bên trong đã bị trộm. Theo trình báo của nạn nhân, tài sản bị mất gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan… , tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Gương mặt lì lợm của siêu trộn Đặng Ngọc Tân tại tòa.

“Siêu trộm” chỉ thích trộm tiền của quan chức

Hồi tháng 6/2013, TAND Đà Nẵng đã xét xử Đặng Ngọc Tân – thủ phạm đột nhập tư gia của hàng chục vụ trộm tại nhà các đại gia, quan chức ở Đà Nẵng. Tân thừa nhận nhà đại gia, quan chức lắm tiền nhiều của chứ nhà dân thường lấy đâu ra tiền mà đột nhập vào cho m.â’t công?

Cụ thể, từ tháng 3/2008 đến 30/4/2011, Tân và đồng phạm Nguyễn Hữu Phước đã thực hiện 45 vụ trộm cắp tài sản, trong đó trót lọt 36 vụ. Số tiền trộm được khoảng hơn 10 tỷ đồng được Tân sử dụng mua đất, mua nhà, xe ôtô và ăn chơi.

Hạnh Nguyên(tổng hợp)

Theo: Vietnamnet

From Lucie 1937

TƯ PHÁP XHCN

TƯ PHÁP XHCN

Năm 2013, trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi Hiến Pháp, ông Nguyễn Phú Trọng có lên truyền hình phát biểu kiểu răn đe rằng “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?”

Ngày đó lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp cũng chẳng ra được bản hiến pháp mới, nó vẫn như bản cũ. Đây là một trò dân chủ giả hiệu. Mọi sự đóng góp ý kiến theo hướng văn minh tiến bộ đều bị chụp mũ. Như ta biết, đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập và phi chính trị hoá quân đội là điều kiện cơ bản để có một nhà nước dân chủ. Đây là những kiến thức thuộc phạm trù khoa học chính trị, nó không thuộc phạm trù đạo đức. Thế nhưng Nguyễn Phú Trọng cho những ai có tư tưởng như thế là “suy thoái đạo đức”. Có lẽ theo quan điểm của ông ta thì đó là một thứ đạo đức nào đấy, có thể là thứ “đạo đức cách mạng” của người CS.

Một khi nhân dân chịu chấp nhận sự áp đặt của ĐCS, thì mọi hệ lụy phát sinh từ nó cũng liên tục đổ lên đầu thì dân phải chịu. Như ta biết, không tam quyền phân lập thì không thể có tư pháp độc lập, mà không có tư pháp độc lập thì không thể có công lý. Vậy tư pháp XHCN được sinh ra để làm gì? Xin nói thẳng, tư pháp XHCN trước hết để bảo vệ đảng, sau đó nó được dùng để làm nơi mua bán công lý cho lãnh đạo ngành tư pháp làm giàu.

Trong thang tội phạm mà chính quyền CS cho là nguy hiểm nhất không phải là cướp của giết người, không phải xã hội đen đầu gấu, không phải là cướp gật lừa đảo. Những loại tội phạm đó hoàn toàn có thể hợp tác với công an để xử những người đấu tranh dân chủ. Cho nên có vô số đầu gấu đâm thuê chém mướn sẵn sàng đầu quân cho công an để nghe sai bảo. Những thành phần nguy hiểm cho xã hội khi ở tù, nếu biết chạy chọt đều có thể được giảm án. Vậy thành phần mà Đảng liệt vài thứ nguy hiểm nhất là tội phạm nào? Đó là tội phạm chính trị – những tù nhân lương tâm. Tù nhân lương tâm sẽ không được giảm án. Những tù nhân này được chính quyền CS dùng làm công cụ để ngã giá với nước nước lớn trong các ký kết thương mại. Dính đến chính trị là bị kết tội rất nặng, mặc dù việc làm của họ là đáng ca ngợi chứ hoàn toàn không đáng tội.

Tựa như ngành công an, Đảng cho kiếm tiền để đổi lấy lòng trung thành “còn đảng còn mình”, thì ngành tư pháp cũng thế. Đảng buông cho cán bộ tư pháp tự do buôn bán công lý để đổi lấy lòng trung thành tận tụy của họ trong các vụ án chính trị. Lấy ví dụ như vụ án buôn thuốc ung thư giả có dính líu đến em chồng bà bộ trưởng Y tế. Vụ án này bị cáo phạm 2 tội: tội nhẹ là tội buôn lậu, tội nặng là buôn thuốc tân dược giả có thể bị chung thân hoặc tử hình. Thế nhưng, tòa án đã bỏ quên tội nặng và chỉ kết án tội buôn lậu. Đằng sau bản án nhẹ như lông hồng này là một đường dây mua bán công lý. Bỏ đi tội có khung hình phạt tử hình là cả một cái giá được quy ra tiền cả. Thế nên cán bộ tư pháp mới giàu, cán bộ viện kiểm sát mới giàu, và công an điều tra mới giàu. Kẻ buôn tân dược giả hại hàng ngàn hàng vạn nạn nhân ung thư tiền mất tật mang, nhưng không bằng tội của kẻ có tư tưởng dân chủ hoá đất nước. Bản chất của Đảng này là vậy.

Vụ án xe Inova chạy lùi trên cao tốc Thăng Long – Thái Nguyên, người tài xế thì đầy rượu bia, chở quá người và ủi ngược vào đầu container. Một đống tội thế nhưng được xử thắng kiện. Đấy là một minh chứng cho loại tư pháp XHCN. Đây là vụ án hình sự không có yếu tố chính trị, cho nên Đảng sẽ để cho cán bộ tư pháp buôn bán công lý để kiếm tiền. Đằng sau vụ án bất công này là đàn giòi bọ thi nhau chia chác khoản tiền chạy chọt. Cả một hệ thống gồm công an điều tra, cán bộ viện kiểm sát, cán bộ tòa án và luật sư chạy án hình thành nên một cái bè chắc chắn. Dư luận không đủ mạnh thì không thể nào buộc cả một hệ thống này phải ói tiền ra để trả lại công lý cho nạn nhân đâu.

Bản chất tư pháp XHCN là vậy. Nó bắt đầu từ loại chính trị tập quyền CS. Một khi nhân dân chấp nhận nó thì tất nhiên phải chấp nhận hệ lụy của nó. Hãy hỏi xem, cán bộ tiền đâu xây nhà lầu và mua xe hơi? Tiền đâu cho con du học chỉ với đồng lương công chức? Nói thế cũng là trả lời. Mạng xã hội nay lại sôi lên vì vụ án bất công này, rồi mai sôi lên vì vụ án bất công khác. Và cuối cùng chẳng thể giật lại công lý cho ai được, vì đơn giản, nó là thuộc tính cố hữu của tư pháp XHCN.

Xã hội dân sự tất yếu sẽ ra đời.

Xã hội dân sự tất yếu sẽ ra đời.

Một Xã hội được quản lý bởi nhà nước và một Xã hội do người dân tự chủ cùng hoạt động bình đẳng, cùng tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật sẽ tạo nên nền móng cho một Xã hội dân chủ.

Một quốc gia vì dân, do dân muốn hùng cường không thể không hình thành và phát triển Xã hội dân chủ được.

Trước đây, ai đó oang oang nước gã có dân chủ, gã đương nhiên không tin. Nhưng với việc nước gã kí kết hai hiệp định CPTPP và EVFTA trong đó có cam kết thực hiện quyền của người lao động thành lập tổ chức công đoàn của mình để bảo vệ quyền lợi của mình, gã bắt đầu tin: Một tiến trình dân chủ đã hình thành ở nước gã.

Gã đánh giá đây sẽ là bước ngoặt quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất trong lịch sử của ĐCS VN từ trước đến nay về mặt chính trị xã hội vì họ đã từ bỏ một phần quan trọng quyền lực tuyệt đối xưa nay của mình.

Gã đánh giá cao những ai kiên trì, đấu tranh, ủng hộ hoặc chấp nhận cho sự ra đời của bước ngoặt: sự ra đời của công đoàn do người dân tự chủ này.

Cái điều mà mới đây thôi ông Trương Đình Tuyển tổ trưởng tổ tư vấn của ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rằng : không tưởng, thì giờ đây ngài CTN Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi QH ủng hộ, biểu quyết thông qua.

Và,bà Trương Thị Mai UVBCT, trưởng ban Dân vận của đảng phát biểu :

” Việt Nam tham gia hiệp định CPTPP thì “phải chấp nhận không còn duy nhất một tổ chức công đoàn. Người lao động tham gia công đoàn hay tổ chức ngoài công đoàn đều được hưởng quyền bình đẳng như nhau… Các cơ quan chức năng cần có đánh giá và chuẩn bị cho phép tổ chức của người lao động liên kết với nhau theo ngành hoặc theo vùng, trong một khu vực hay cả nước để thành lập tổ chức của ngành hoặc vùng…

Công đoàn đang đứng trước thách thức rất lớn để người lao động lựa chọn hay họ tự thành lập tổ chức đại diện.

Người lao động sẽ đứng về phía công đoàn khi đại diện một cách thực chất cho họ”.

Vâng,chỉ cách đây không lâu nhiều nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân đã bị bắt giam và chịu tù tội vì cái tội kêu gọi công nhân lập công đoàn riêng.

Ý nghĩa của việc người lao động được chính danh thành lập công đoàn của mình hoặc được tự do lựa chọn tham gia tổ chức công đoàn nào mà mình tin cậy và các tổ chức công đoàn cơ sở được pháp luật bảo vệ có quyền liên kết theo ngành, theo vùng chính là tiền đề cho sự ra đời hợp pháp của xã hội dân sự- XHDS.

Khi XHDS hình thành tự nó sẽ đào thải các loại cặn bã, lợi ích ích kỉ và tự nó cạnh tranh để chinh phục người dân- người lao động theo tổ chức của mình.

Khi XHDS hình thành pháp luật sẽ chế tài tổ chức nào đi ngược lại hiến pháp, đạo đức, nhân phẩm và quyền lợi quốc gia dân tộc. Chính nhân dân- những người lao động chân chính sẽ tẩy chay các tổ chức xã hội ấy.

Gã luôn lạc quan- cái gì hợp lòng dân, hợp quy luật nhân loại chắc chắn sẽ phải tới.

TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG CỐNG SẢN. VIỆT NAM

Chi Kim Nguyễn is with Hoa Kim Ngo and 16 others.

 

Hôm nay, 4.11.2018, tôi – N.S.Ư.T. Nguyễn Thị Kim Chi, chính thức tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lẽ ra tôi đã làm việc này cách đây gần 3 năm trước, khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư Đảng CSVN. Bởi tôi biết ông Trọng một mực theo đuổi CNXH – con đường tăm tối không có tương lai cho đất nước, đi ngược xu thế tiến bộ của nhân loại.

Nhưng ngày đó, lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, GS – TSKH Chu Hảo, chồng tôi (ô. Vũ Linh), cùng nhiều bằng hữu tâm huyết khuyên tôi kiên nhẫn ở lại để giúp những người tốt trong Đảng CSVN nhận biết lẽ phải.

Tôi đã kiên nhẫn tỏ bày chính kiến ôn hoà trong mọi việc:
– Xuống đường biểu tình vì nhân quyền, chủ quyền đất nước, môi trường sống…
– Viết Facebook lên án những sai trái của an ninh, giới chức nhà nước.
– An ủi, sẻ chia cùng tù nhân lương tâm, bà con dân oan…

Tham gia các hoạt động xã hội dân sự, với thiện ý xây dựng, tôi thành tâm mong góp tiếng nói phản biện, nhằm thức tỉnh lương tri những người đang chèo lái vận mệnh đất nước. Tôi chưa bao giờ có ý tưởng lật đổ, cổ xúy bạo lực, mà luôn thật lòng mong mỏi những người giữ trọng trách trong guồng máy nhà nước thay đổi tốt đẹp, biết yêu nước, thương dân.

Nhưng đáp lại thiện chí của chúng tôi là sự đàn áp ngày càng khốc liệt người bất đồng chính kiến; là ý đồ muốn biến nhân dân thành bầy cừu; thù ghét, khủng bố những người dấn thân tranh đấu vì những quyền cơ bản, chính đáng của con người, những giá trị phổ quát của nhân loại; hãm hại những trí thức ưu tú muốn khai trí nhân dân.

Trải tuổi trẻ ở chiến trường, tôi khát khao giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng than ôi! Khi nhận ra mình đã góp tuổi xanh vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn do mâu thuẫn ý thức hệ quốc tế, tôi vô cùng đau đớn. Nhiều đêm trắng tôi thao thức, khi những người ưu tú lần lượt vào tù. Hàng triệu dân oan không nhà làm nhói tim tôi. Im lặng là đồng loã cái ác, là có tội.

Sự việc mới đây khiến tôi không thể kìm lòng được nữa: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN công bố kết luận hết sức xằng bậy về GS – TSKH Chu Hảo. Đó là một ý đồ hắc ám, muốn thông qua việc trừng phạt một trí thức ưu tú mà tôi và đông đảo trí thức cũng như người dân kính trọng như tinh hoa dân tộc, tuyên chiến với giới trí thức tiến bộ tâm huyết, tuyên chiến với nhân dân. Những ngày qua, tôi kiên nhẫn chờ đợi động thái sửa sai từ cấp cao nhất. Nhưng vô vọng! Tôi hiểu, lề lối quan liêu, tư duy bảo thủ, khuynh hướng độc tài hủ bại hắc ám đã, đang và sẽ còn chế ngự Đảng CSVN, như hồi đánh Nhân văn – Giai phẩm.

Tôi vào Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam tại chiến trường, năm 1971. Ngày đó, tôi đinh ninh đứng vào đội ngũ những người tiên phong, sẵn sàng ngã xuống cho “sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh…”. Do hoàn cảnh lịch sử, hạn chế thông tin khi ấy, tôi chưa thể biết sự thật cay đắng phũ phàng: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, mà Đảng CSVN lấy làm nền tảng tư tưởng, chỉ là một học thuyết phản khoa học, phi thực tế, cổ xúy bạo lực “đấu tranh giai cấp”, hiếu chiến, tạo bất công, gieo rắc đói nghèo lạc hậu, độc đoán thủ tiêu mọi quyền tự do chính đáng của nhân dân.

Thực tế, sau 1975, phần lớn lãnh đạo Đảng CSVN tự hoang tưởng, tha hóa biến chất ngày một tồi tệ, làm đất nước ngày càng tụt hậu, nhân dân lầm than.

Quá thất vọng, tôi bỏ sinh hoạt đảng từ 2013. Tôi luôn trăn trở: “tuổi cao, sức yếu, không gì đau buồn và hổ thẹn hơn là đột ngột ra đi mà vẫn danh nghĩa là đảng viên CS”. Đã đến lúc tôi phải rời khỏi cái đội ngũ mà thế lực hắc ám ngự trị trong Đảng CSVN đang lạm dụng làm bình phong che chắn cho động cơ vị kỷ, tệ hại của họ.

Tôi thành tâm mong mỏi ngày càng có nhiều đảng viên có lương tri, còn tâm huyết với dân, với nước, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục rời bỏ Đảng CSVN, Đoàn TN CSVN. Vận nước, tương lai dân tộc tùy thuộc mỗi người Việt Nam chúng ta.

Vì những lẽ trên, tôi chính thức tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.,.

Nguyễn thị Kim Chi

Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu

Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu

Cao Huy Huan…

Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.

Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.

Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại – kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.

Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản.

Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần, nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này.

Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.

Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển?

Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.

Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam.

Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao.

Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể sản xuất nổi một con đinh vít chất lượng cao hay cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động.

Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho nhiều hãng xưởng, công ty nước ngoài. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?

THẾ GIỚI KHÔNG CẦN ANH HÙNG – HO CẦN KỸ THUẬT & TAY NGHỀ GIỎI!!!

Image may contain: 1 person, text and closeup
Image may contain: 1 person, text

Bộ công an CSVN đăng bài đe dọa đại biểu quốc hội

Bộ công an CSVN đăng bài đe dọa đại biểu quốc hội

Bộ công an CSVN đăng bài đe dọa đại biểu quốc hộiẢnh: Thanh Niên

Quốc hội CSVN mấy ngày qua dậy sóng với sự việc một đại biểu cáo buộc có tình trạng “vi phạm rất khủng khiếp” tại cơ quan điều tra của bộ công an, và sau đó bộ công an đăng một bài viết đe dọa lại vị đại biểu.

Truyền thông trong nước đưa tin, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng hôm 31 tháng 1 nói rằng, ông nắm được những con số thống kê cho thấy vi phạm của cơ quan điều tra bộ công an là “rất khủng khiếp”. Ông Nhưỡng nêu ra những con số như: không thụ lý 94% tin tố giác, chậm gửi 86% quyết định cho viện kiểm sát, ứng phó quá hạn đối với hơn 99% tin tố giác, vi phạm 100% tống đạt… Ông đề nghị bộ trưởng công an Tô Lâm phải có “thái độ hết sức nghiêm khắc đối với cán bộ.”

Ngay hôm sau, bộ công an CSVN sử dụng trang mạng của bộ, đăng bài viết với lời đe dọa rằng: “Yêu cầu đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng chịu trách nhiệm và đính chính trước quốc hội khi nhận định ‘vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp’.” Bài viết còn có ý cáo buộc đại biểu Nhưỡng là tiết lộ bí mật nhà nước khi đưa ra những con số vừa kể.

Nhiều người cho rằng công an CSVN được ưu đãi vì vai trò bảo vệ chế độ, nên lực lượng này đã trở thành kiêu binh, sẵn sàng trấn áp bất cứ ai, kể cả đại biểu quốc hội. Nhà hoạt động nhân quyền Phạm Lê Vương Các cho rằng, bộ công an “lộng ngôn và vô pháp.”

Huy Lam / SBTN